Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Ngày 18/10/2013 - Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ' & Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ lại tuyệt thực trong tù

  • Diệt chủng tại Cam Bốt : Vai trò « trọng yếu » của Noun Chea và Khieu Samphan (RFI) - Tại tòa án xét xử tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ, ngày 17/10/2013, trong phần luận tội hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ là Khieu Samphan và Noun Chea, viện công tố khẳng định có nhiều bằng chứng cho thấy hai nhân vật này đã đóng vai trò << trọng yếu >> trong các vụ tra tấn và sát hại người dân Cam Bốt.
  • Chính phủ Mỹ mở cửa lại (VOA) - Nhân viên chính phủ liên bang Mỹ được lệnh trở lại làm việc sáng nay, sau khi Quốc hội thông qua một dự luật để chính phủ mở cửa lại và nâng mức trần nợ
  • VN nhất quyết làm điện hạt nhân (BBC) - Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ.
  • ‘Yeti chỉ là một loài gấu’ (BBC) - Một giáo sư từ Oxford đưa ra giải thích rằng người tuyết Yeti ở Himalayas là con cháu đã lai giống của gấu trắng cổ đại.
  • Malaysia thành lập thủy quân lục chiến, đóng căn cứ trên Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Tạp chí Janes vừa đưa tin cho biết quân đội Malaysia đang chuẩn bị thành lập lực lượng thủy quân lục chiến và thiết lâp căn cứ tại khu vực bãi James Shoal - nơi trong tháng 3 vừa qua, tàu hải quân Trung Quốc đã bước chân đến, tuyên bố chủ quyền, rêu rao đó là phần lãnh thổ “Tăng Mẫu, điểm cực nam” của Bắc Kinh.
  • Liên minh EU - ASEAN đề cao UNCLOS trên Biển Đông (BaoMoi) - Cùng thời điểm ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Thượng đỉnh tại Brunei trong tuần qua, trong đó có việc tái khẳng định quan điểm ủng hộ UNCLOS trên Biển Đông nhằm giải quyết các tranh chấp, thì EU cũng đề cao vai trò của luật pháp quốc tế nhằm duy trì sự ổn định, hòa bình và tự do hàng hải trên tuyến đường biển quan trọng này.
  • Biển Đông: Ấn Độ công khai phản bác Trung Quốc (BaoMoi) - Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dường như đã đứng hẳn về phía Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và công khai bác bỏ lập trường Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á diễn ra ở thủ đô của Brunei hồi tuần trước.
  • Trung - Nhật bí mật bàn về biển Hoa Đông (BaoMoi) - Một quan chức hàng đầu Trung Quốc đã bí mật đến Tokyo hồi đầu tháng này để tiến hành các cuộc đàm phán với giới chức cấp cao Nhật Bản về việc làm thế nào để giải quyết tốt nhất cuộc tranh chấp đang rất căng thẳng giữa hai nước ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nay. Đây là thông tin vừa được các nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc tiết lộ hôm 15/10.
  • Diễn đàn thường niên vùng duyên hải lần thứ 2 (BaoMoi) - Từ ngày 15 đến 18-10, Diễn đàn thường niên vùng duyên hải lần thứ 2 trong khuôn khổ dự án cải thiện sức chống chịu với tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ven biển Đông Nam Á, diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng.
  • Luật sư Mỹ chống 'đường lưỡi bò' (BaoMoi) - Trong sự nghiệp hơn 25 năm đáo tụng đình trên trường quốc tế, luật sư Paul Reichler nhiều lần ủng hộ kẻ yếu chống lại những quốc gia hùng cường.
  • "ASEAN duy trì hòa bình, an ninh hàng hải ở Biển Đông" (BaoMoi) - Ngày 16/10, Ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức họp báo tại Jakarta, Indonesia giới thiệu về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các Hội nghị liên quan vừa kết thúc tại Brunei Darussalam.
  • “Phục sinh” rạch Cái Khế ở Cần Thơ (BaoMoi) - Một cựu phi công từng trầm trồ với tôi, mùa nước nổi, nhìn từ trên cao, Cần Thơ như một viên ngọc sáng rực giữa bốn bề là nước. Còn xuống mặt đất, nơi đẹp nhất phải kể tới rạch Cái Khế thơ mộng chảy ra bến Ninh Kiều rồi nhập dòng sông Hậu, qua cửa Định An để ra biển Đông. Chuyện xưa là vậy, còn ngày nay, Cái Khế ô nhiễm nặng nề, khiến chính quyền và nhân dân Cần Thơ quyết tâm phục sinh con rạch đã đi vào thi ca Tây Đô năm xưa.
  • Bồi dưỡng kiến thức biển, đảo cho nhà báo (BaoMoi) - (PL)- Ngày 16-10, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực phía Nam.
  • Miền Bắc trời trở lạnh (BaoMoi) - Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở phía tây Bắc Bộ và một số nơi thuộc Trung Trung Bộ.
  • Hãy tin vào thế hệ trẻ (BaoMoi) - (HNM) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa. Nhưng lúc này, hơn bao giờ hết khi có thời gian để cảm nhận, tuổi trẻ Thủ đô và cả nước không thể nào quên hình ảnh về một con người ngay cả lúc ra đi khỏi nơi ông sống và gắn bó hơn nửa đời người để về với đất Mẹ cũng làm nên một huyền thoại - giúp cho người người nước Việt xích lại gần nhau trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào và lòng tự hào về dòng giống con Rồng, cháu Tiên được sinh ra trên mảnh đất mang hình chữ S bên bờ Biển Đông. Chúng ta có quyền tin tưởng vào điều đó khi chứng kiến tình cảm, hành động, việc làm của các bạn trẻ ở Thủ đô trong những ngày đau buồn của đất nước vừa qua…
  • Đặc biệt trên báo in ngày 17.10.2013 (BaoMoi) - Trở lại cảnh xếp hàng mua hóa đơn? Dùng bằng giả làm giảng viên thật; Tự ý ngắt hoa sẽ bị phạt 1 triệu đồng; Dương Chí Dũng từng trốn đến Mỹ; Luật sư Mỹ chống “đường lưỡi bò”… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 17.10.2013.

Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'

Có gần 30 triệu người được cho là sống trong tình trạng nô lệ trên toàn cầu, riêng Việt Nam có khoảng 240-260 ngàn người.

Nạn nhân của tệ buôn bán người và cưỡng bức lao động cũng được coi là nô lệ
Báo cáo Chỉ số tình trạng Nô lệ 2013 về 162 nước cho biết, Ấn Độ là quốc gia có số người sống trong tình trạng nô lệ đông nhất với 14 triệu người.

Nhưng Mauritania là quốc gia có tỉ lệ cao nhất với 4% dân số bị biến thành nô lệ.

Những người thực hiện báo cáo hy vọng rằng chỉ số trên sẽ giúp chính phủ giải quyết điều mà họ gọi là “tội ác giấu mặt”.

'Tìm cách tốt hơn'

Bảng xếp hạng do Quỹ Walk Free chuyên đấu tranh cho các quyền đặt ở Úc sử dụng định nghĩa của nô lệ thời hiện đại trong đó có nợ nần, hôn nhân cưỡng ép và buôn người.

“Rất nhiều chính phủ không thích nghe những điều chúng tôi cần phải nói,” chủ tịch WFF Nick Grono nói với hãng thông tấn AFP.

“Những quốc gia nào muốn hợp tác cùng chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng và chúng tôi sẽ tìm các cách xem xét sự việc để đánh giá vấn đề nô lệ ngày nay tốt hơn.”

Quốc gia có tỉ lệ nô lệ ước tính cao nhất

1. Ấn Độ - 13.956.010
2. Trung Quốc - 2.949.243
3. Pakistan - 2.127.132
4. Nigeria - 701.032
5. Ethiopia - 651.110
6. Nga - 516.217
7. Thái Lan - 472.811
8. Cộng hòa Dân chủ Congo - 462.327
9. Miến Điện - 384.037
10. Bangladesh - 343.192

Theo ước tính của tổ chức này, có khoảng 29.8 triệu nô lệ trên toàn thế giới – cao hơn hẳn so với các cách đo lường nô lệ hiện đại khác.

Tổ chức Lao động Thế giới ước tính có gần 21 triệu người là nạn nhân của cưỡng bức lao động.

Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nigeria có số người bị buộc làm nô lệ cao nhất, tổ chức này nói.

Cùng với năm nước khác, riêng chín quốc gia này chiếm tới ba phần tư tổng số người được cho là nô lệ trên toàn thế giới.

Xếp hạng của Ấn Độ là chủ yếu do lao động bị lạm dụng từ chính bên trong quốc gia này.

Khảo sát mới này được nhiều nhân vật có uy tín trên thế giới ủng hộ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và cựu thủ tướng Anh Tony Blair.

Bà Clinton nói rằng mặc dù chỉ số trên chưa hẳn đã hoàn thiện, nhưng nó đưa ra điểm khởi đầu, theo hãng tin AP dẫn lời.

“Tôi hối thúc các lãnh đạo trên toàn thế giới coi xếp hạng này là lời kêu gọi hành động, và tập trung vào việc đáp trả tội ác này.”

Nô lệ Việt Nam

Một xưởng may sử dụng lao động trẻ em ở Điện Biên
Việt Nam xếp thứ 64 trên tổng số 162 quốc gia và đứng thứ 9 trong khu vực châu Á. Ước tính số người được cho là nô lệ ở Việt Nam là 240.000 đến 260.000 người, theo báo cáo.

Tuy nhiên, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới nếu xếp theo tổng số người được cho là nô lệ. Ấn Độ vẫn đứng đầu trong bảng này, Trung Quốc theo sau với gần 3 triệu người.

Tình trạng người Việt Nam bị đẩy vào hoàn cảnh lao động trái với ‎ mong muốn xảy ra nhiều ở cả trong nước và nước ngoài.

Ngay ở thành phố thương mại lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, hồi tháng 8/2013 có vụ ba thiếu niên liều nhảy khỏi cửa sổ tầng 3 của một ngôi nhà do bị khóa trong phòng suốt hai năm để làm không lương cho một công ty may mặc.

Báo chí Anh cách đây vài tháng cũng có loạt bài về nhiều người Việt ở Anh làm nô lệ tình dục hoặc làm trong các tiệm sơn móng tay.

Hồi tháng 7 năm 2012, đại diện của hơn 100 công nhân làm việc trong một xưởng may ở Nga đã liên hệ với BBC tiếng Việt để cầu cứu, với cáo buộc họ đã bị tra tấn tàn bạo và bị đối xử như nô lệ.

Tổ chức Walk Free cũng đang thực hiện các chiến dịch tại Việt Nam, có trang web bằng tiếng Việt với đại sứ đại diện là MC Thùy Minh.
Theo BBC

Dàn phó thủ tướng VN 'bớt một thêm hai'

Tin về hai ghế phó thủ tướng mới đã có từ sau khi Hội nghị Trung ương 8.

Quốc hội Việt Nam xác nhận sẽ bỏ phiếu phê chuẩn chức vụ phó thủ tướng chính phủ mới Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, và xem xét việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói với truyền thông trong nước ngày 17/10/2013.

"Đây không phải là Quốc hội bầu, cũng không có chuyện đề cử, ứng cử mà là Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn”, ông Phúc cho biết.

Trước đó vào hôm 14/10, ông Phúc cho biết ngày 12/11, Thủ tướng Dũng sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.

Nhưng ông Phúc khi đó không đề cập tới một ghế phó thủ tướng nữa cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tin Bấm BBC Tiếng Việt đã đưa từ ngày 11/10 sau khi có nguồn thạo tin từ trong nước cho biết.

Trong khi đó báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phúc mô tả "Cho đến nay chúng tôi chưa nhận được phương án trình nào mới vào vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Nếu có phương án cho vị trí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mới thì Chính phủ sẽ trình trong thời gian tới”.

Có mới chẳng nới cũ?

Ông Minh được xem là người thấu hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ"

Greg Rushford
Điều này có thể là ông Đam vẫn có khả năng giữ ghế Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chứ chưa chắc ghế này sẽ được tiếp quản bởi ông Nguyễn Văn Nên, người đang giữ chức Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đã đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, mặc dù hiện người ta vẫn thấy ông tham dự các cuộc họp cấp nhà nước và ông ngồi cạnh Thủ tướng Dũng trong các cuộc họp quan trọng gần đây.

Theo dự kiến, việc miễn nhiệm, bỏ phiếu và phê chuẩn các chức vụ Phó Thủ tướng và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ được các Đoàn đại biểu thảo luận và Quốc hội thực hiện vào ngày 14/11.

Sau khi Hội nghị Trung ương 8 kết thúc hôm 9/10, đã có tin nói hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh được lựa chọn vào hai vị trí phó thủ tướng chính phủ.

Ông Vũ Đức Đam, sinh năm 1963, có bằng tiến sĩ kinh tế, là bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông hiện đang là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Phạm Bình Minh sinh năm 1959, làm ủy viên Trung ương từ năm 2009 và làm Bộ trưởng Ngoại giao từ 2011, và là con trai cố Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.

Mới hôm 10/10 vừa qua,  báo chí Việt Nam đăng tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "khen ngợi Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry vì đã mở ra thỏa thuận hợp tác năng lượng nguyên tử cho hai nước".


Ngày trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng, thì dân chúng vui mừng, hoan nghênh, đâu đâu cũng bàn tán, rồi thì trẻ và năng động, nhưng rồi thì cuối cũng thụt lùi"

Nguyễn Quí Kỳ, facebook.com/bbcvietnamese

Nhà báo Mỹ Greg Rushford trong bài Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt trên trang BBC từng bình luận rằng "ông Minh được xem là người thấu hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng lấn át của Trung Quốc".

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ đối tác toàn diện hồi tháng Bảy được đánh giá là tạo nền tảng cho bước phát triển mới trong quan hệ song phương.

Bộ trưởng Minh cũng được xem là người chủ động góp phần củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Qua hai năm phụ trách chính sách ngoại giao của Việt Nam, ông Minh cũng đẩy mạnh làm sâu sắc quan hệ với các đối tác khác.

Năm nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ chiến lược với một số nước, gồm cả Pháp, Thái Lan, Indonesia và Singapore.

Trong vai trò bộ trưởng, ông Minh đã "cố gắng rất nhiều để thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, phù hợp với lợi ích của Việt Nam," một nguồn tin ngoại giao nói với BBC.

Trước tin thay đổi và bổ sung nhân sự này, một bạn đọc trang web BBC tiếng Việt bình luận rằng "Ngày trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng, thì dân chúng vui mừng, hoan nghênh, đâu đâu cũng bàn tán, rồi thì trẻ và năng động,nhưng rồi thì cuối cũng......... thụt lùi"

Một người khác thì viết "Việc thêm 2 là chuẩn bị cho việc Nguyễn Tấn Dũng nghỉ khóa tới và bác Phúc lên thay, như vậy phó thủ tướng vẫn là 4".
(BBC)

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ lại tuyệt thực trong tù

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ hồi ngày 26/05/2013
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ hồi ngày 26/05/2013
RFA files
Nghe bài này

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tiếp tục phải tuyệt thực trong nhà tù để phản đối những vi phạm của cán bộ trại giam về những quyền căn bản của tù nhân như ông.

Bà Nguyễn thị Dương Hà, vợ của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, cho biết những thông tin mới nhất về chồng tại trại giam qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh sau đây. Trước hết bà trình bày nguyên nhân khiến tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực lần này:

Luật sư Nguyễn thị Dương Hà: Vào ngày 15 tháng trước tôi đi thăm anh Vũ và anh có mang ra tặng cho tôi 45 bức tự họa của anh ấy khổ 40x55 và bốn bức sơn dầu do anh ấy vẽ. Nhưng cán bộ trại thu lại hết. Họ bảo phải qua kiểm duyệt nội dung. Lúc đó tôi cũng bảo thôi nguyên tắc của họ thế thì cứ để người ta xem, mặc dù những bức tự họa chỉ có mặt ông Vũ thôi chứ không có nội dung gì cả. Trong bốn bức sơn dầu tôi biết được hai bức. Một bức anh có kể do có một con rết to quá bò lên gối của anh, bắt được định nuôi để gửi về cho tôi ngâm thuốc, nhưng cho ăn mà không cho uống nên chết mất nên anh vẽ. Còn một bức vẽ cháu nội Cù Huy Xuân Hoàng cầm chìa khóa mở xiềng xích cho anh ra, ông phó giám thị Sáu phụ trách trại nói bức đó có ý nhạy cảm. Tôi nói thôi cứ tạm thời để họ giữ, chỉ xin 45 bức tự họa về nhưng họ không cho. Họ lập biên bản giữ lại.

Hôm 15 vừa rồi, tròn một tháng tôi vào thăm anh, anh có nói cách đây ba ngày có viết đơn yêu cầu ông giám thị trại phải trả lại toàn bộ những tài sản gửi tặng vợ, nếu không sẽ tuyệt thực kể từ chiều ngày 15 ( tháng 10), vì anh biết ngày 15 tôi lên thăm.

Anh nói không phải chỉ có vấn đề đó không thôi mà anh thường xuyên bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của anh. Ví dụ lập biên bản thu giữ chừng đó tranh mà không đưa trả cho anh, đòi mãi không được anh ấy phải tuyệt thực mấy ngày mới đưa trả biên bản nhận tranh của anh ấy. Hay việc được tin Bác Giáp anh cũng muốn được gọi điện về nhà để chia buồn cũng không cho, cuối cùng anh phải tuyên bố tuyệt thực mới được. Tóm lại những đơn thư của anh Vũ từ ngày vào đến giờ gần như không được đáp ứng cũng như trả lời, cho nên anh ấy buộc phải lấy thân mình để đòi hỏi những quyền và lợi ích hợp pháp.

Sáng nay tôi lại đang ngồi ở Tổng Cục 8 để xin giấy được vào làm việc với anh Vũ với tư cách luật sư để khuyên giải cũng như trong vấn đề làm kháng án.

Gia Minh: Đây không phải lần đầu tiên luật sư đến gặp Tổng Cục 8, luật sư được họ tiếp bao nhiêu lần để đáp ứng những yêu cầu có liên quan đến tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ?

Luật sư Nguyễn thị Dương Hà: Trung bình một lần muốn làm việc về vấn đề anh Cù Huy Hà Vũ, tôi phải đến từ ba đến năm lần. Có những lần phải 5 lần mới được, có những lần ba lần, trừ lần đầu tiên đến và được ngay. Thực ra hôm ngày 14 tôi cũng có đến đây để xin giấy giới thiệu vào làm việc với anh Vũ với tư cách luật sư- vừa thăm chồng vừa làm việc cho xong công việc kháng án; nhưng chờ từ sáng đến gần trưa thì một anh trinh sát xuống nói không có người ký, hôm khác quay lại.

Nhân dịp tuyệt thực, anh Vũ cũng nói nên vào để làm cho xong; nhưng từ đầu giờ khoảng sau tám giờ đến lúc này tôi chờ ở phòng thường trực đây, chưa có ai xuống tiếp tôi cả.

Gia Minh: Hy vọng về việc giải quyết Giám đốc thẩm ra sao, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn thị Dương Hà: Thực sự mà nói việc Quốc hội cho lấy ý kiến nhân dân góp ý cho sửa đổi hiến pháp thì anh Vũ cho biết ngày 30 tháng 9 anh có gửi cho gia đình 20 trang viết về góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp, ý kiến của anh về Điều 4 Hiếp pháp, sự độc quyền của Đảng, rồi một số vấn đề. Theo như anh ấy nói như vậy anh được gửi những ý kiến đóng góp mà với những ý kiến đó trước đây anh bị buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN. Theo anh ấy và theo tôi nguyên việc cho gửi như thế chứng tỏ Nhà nước coi đó là không có tội, nên tôi và anh Vũ cũng rất muốn Tổng Cục 8 hỗ trợ tư pháp cho các luật sư để giúp anh Vũ làm xong bản kháng án để anh ấy được sớm trả tự do.

Gia Minh: Ngoài bản thân luật sư còn có luật sư Trần Vũ Hải tham gia trong việc này thì được tham gia thế nào rồi?

Luật sư Nguyễn thị Dương Hà: Vì công việc rất gấp rút mà luật sư Hải còn có văn phòng trong Sài Gòn, tôi chỉ có thể báo cho luật sư Hải thôi chứ chưa thể ra để hỗ trợ tôi giúp cho anh Vũ trong vấn đề này được. Tôi cũng có báo cho luật sư Thanh, nhưng luật sư Thanh bị huyết áp cao. Nói chung chỉ có một mình tôi, mà hai hôm nay Hà Nội lại sụt sùi mưa bão.

Gia Minh: Sức khỏe của tiến sỹ trong tù ra sao?

Luật sư Nguyễn thị Dương Hà: Hôm ngày 15 anh có nói với tôi dạo này sức khỏe suy kém nhiều, huyết áp cao 170/110. Gia đình có gửi máy đo huyết áp loại tốt vào và nhờ anh Dặm cùng phòng đo, anh Vũ nói huyết áp thường xuyên bị cao; nhưng không hiểu sao bác sĩ của trại nói chỉ 150 thôi. Vì anh Vũ thường xuyên bức xúc về việc quyền lợi của anh bị vi phạm, anh phải thường xuyên tuyệt thực để đòi hỏi quyền lợp hợp pháp, nên sức khỏe suy kém.

Gia Minh: Cám ơn luật sư Nguyễn thị Dương Hà.
 Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-17

Cỏ làm sao che được mặt trời!

Đối với mỗi người người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là biểu tượng cho niềm tự hào lớn lao. Cùng với các bậc tiền bối như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… Đại tướng đã làm cho tên tuổi Việt Nam được bay cao, bay xa trên trường quốc tế. Những ngày qua, trên khắp các phương tiện truyền thông trong nước và thế giới đâu đâu cũng thấy bài viết ngợi ca về tài năng, công lao của Đại tướng đối với dân tộc Việt Nam và cả niềm tiếc thương vô hạn dành cho người. Buồn thay khi bên cạnh những tiếng nói công tâm, khách quan lại xuất hiện một vài cơ quan ngôn luận, một số cá nhân thiếu thiện chí cố tình đăng tải những bài viết thể hiện cái nhìn, cách đánh giá phiến diện mang nặng tính suy diễn chủ quan, hằn học nhằm vào Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đơn cử như trang BBC tiếng việt sau khi đăng tải một số bài có nội dung xuyên tạc sự thật về cuộc đời Đại tướng của Bùi Tín. Dù cho đã bị độc giả khắp thế giới kịch liệt phản đối nhưng BBC vẫn làm lơ và giờ tiếp tục đăng tải bài viết “Tướng Giáp – Người hùng và nghịch lý” của một người tự xưng là TS. François Guillemot gửi từ Pháp.

Nội dung bài viết là những cái nhìn lệch lạc của vị tiến sỹ người Pháp này về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không biết vì kém cỏi hay vì vẫn còn mang sự hậm hực của một người Pháp từng bại trận dưới tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông ta có thể viết ra những câu kết tội Đại tướng thế này: “Ông Giáp ký các nghị định vào tháng 9/1945 chống lại cái gọi là các tổ chức “phản động”. Như vậy, ông cũng biểu trưng cho cuộc đàn áp khủng khiếp ở miền Bắc chống lại Việt Nam Quốc dân đảng (vụ Ôn Như Hầu)”. Xin thưa, thời điểm đó dưới sự hậu thuẫn, chỉ đạo của người Pháp ai cũng biết Việt Nam quốc dân Đảng chỉ muốn tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ mà dân tộc Việt đã hết sức vất vả mới giành lại được từ tay người Pháp. Vụ án Ôn Như Hầu là một trong những chiến công nổi tiếng của người Việt Nam nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng dưới sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu không có tài thao lược của Đại tướng thì chính quyền cách mạng non trẻ có lẽ đã bị người Pháp bóp nghẹt từ lâu rồi. Hay vì vậy mà vị tiến sỹ đây ôm hận và nay lợi dụng sự ra đi của Đại tướng để “phục thù” chăng?

Dù cho đã bị độc giả khắp thế giới kịch liệt phản đối nhưng BBC vẫn làm lơ và giờ tiếp tục đăng tải bài viết “Tướng Giáp - Người hùng và nghịch lý” của một người tự xưng là TS. François Guillemot gửi từ Pháp.
Dù cho đã bị độc giả khắp thế giới kịch liệt phản đối nhưng BBC vẫn làm lơ và giờ tiếp tục đăng tải bài viết “Tướng Giáp - Người hùng và nghịch lý” của một người tự xưng là TS. François Guillemot gửi từ Pháp.
Chưa dừng lại ở đó, dã tâm thực sự của ông bộc lộ ngay trong các đoạn ông xuyên tạc trắng trợn về Đại tướng, khi viết: “Chiến lược quân sự của ông vốn tiêu tốn nhiều sinh mạng phụ nữ (cần nhấn mạnh điều này) và nam giới, ngày nay vẫn được thế hệ trẻ đặt dấu hỏi. Bởi vì Điện Biên Phủ, bất chấp chiến tích, là một cuộc xay thịt với cả hai bên và người Việt Nam đã trả một giá đắt cho trận chiến này...” Không rõ, ông căn cứ vào đâu để nói những câu như vậy, khi mà trước giờ, chưa hề có bất kỳ ài đánh giá rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người sẵn sàng hy sinh nhiều nhân mạng của nhân dân Việt Nam để đạt được mục tiêu chính trị, quân sự. Chiến lược quân sự của tướng Giáp là chiến lược chiến tranh nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân vào công cuộc bảo vệ đất nước. Đại tướng là một người cầm quân vô cùng thông minh và đại tướng luôn biết tính toán tìm ra những kế sách để đánh thắng quân địch một cách hiệu quả nhất và tiêu tốn sinh mạng ít nhất. Đúng là người Việt Nam đã mất hàng triệu người trong cuộc chiến này, điều đó là không tránh khỏi khi một quốc gia nghèo, quân đội trang bị thua kém nhiều lần đối đầu với đế quốc giàu mạnh nhất thế giới về kinh tế và quân sự là Mỹ. Việt Nam có tổn thất lớn như thế khi Mỹ có tiềm lực kinh tế và quân sự tương đương Việt Nam không? Đương nhiên là không?
Trước ông, Thượng nghị sỹ Mỹ – John McCain, cũng đã viết: “Ông ấy đã đánh bại chúng tôi trong một cuộc chiến nhưng chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh”. Ngay lập tức, bị dư luận phản đối mạnh mẽ, trong đó độc giả tên Kenneth Deardorff viết: “Là một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở chiến trường Việt Nam, tôi tôn trọng tướng Giáp hơn ông John McCain rất nhiều. Tướng Giáp được gọi là “Napoleon đỏ” trong khi thượng nghị sĩ McCain, John Kerry… đang tiêu diệt nước Mỹ của chúng tôi thông qua các chiêu bài chính trị hoặc “các cuộc chiến tranh bằng mọi phương tiện”.
Bất kể ai là con dân Việt Nam đều thấy hình ảnh một Đại tướng giản dị, hết lòng yêu thương chiến sĩ và không ít lần Người khóc trước thương vong của bộ đội, nhân dân trong chiến tranh. Trung tướng Đặng Quân Thụy viết rằng: “Trong tất cả các lần ông chỉ huy các chiến dịch lớn, tư tưởng xuyên suốt của ông là thắng lợi tối đa nhưng phải thương vong tối thiểu, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 cũng vậy, ban đầu chúng ta chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng sau đó vào giờ chót, Đại tướng vẫn quyết định chuyển sang phương châm “đánh chắc, thắng chắc” vì lúc đó địch đã củng cố quân sự thành một tập đoàn cứ điểm vững chắc, nếu “đánh nhanh, thắng nhanh” thì thương vong sẽ rất lớn, nhất là bộ đội mình chưa có kinh nghiệm đánh vào các cứ điểm kiên cố như vậy của địch”.
“Anh Văn” là cái tên thân mật của Đại tướng mà quân và dân cả nước thường trìu mến gọi. Văn tức là “Nhân văn” - Đó là cội nguồn của Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp!

“Anh Văn” là cái tên thân mật của Đại tướng mà quân và dân cả nước thường trìu mến gọi. Văn tức là “Nhân văn” - Đó là cội nguồn của Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp!

Đã là chiến tranh thì không thể không có hy sinh, mất mát. Nhưng ông và cả Thượng nghị sỹ Mỹ – John McCain, phải luôn nhớ rằng đó là sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Việt Nam vì hòa bình, độc lập và tự do… Chủ tịch Hồ Chí Minh – người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam từng kêu gọi toàn dân: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…”. Và câu Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì nền độc lập của đất nước Việt Nam. Vậy nên, dù các ông hay đài BBC có xuyên tạc kiểu gì đi chăng nữa thì “Cỏ vẫn không thể che được mặt trời!” Muôn đời vẫn không thể lay chuyển được niềm tin, sự kính trọng của nhân dân Việt Nam và thế giới dành cho Đại tướng. Các ông càng viết, càng xuyên tạc chỉ càng chứng tỏ bản chất bỉ ổi, vô liêm sỷ của mình. Và sự thật vẫn là sự thật – Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là tượng đài bất khuất trong mắt của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Đến đây, lại nhớ câu chuyện giữa Đại tướng với người họa sĩ vẽ chân dung của mình, ông nói: “Tựu trung lại là phải giành thắng lợi tối đa với xương máu tối thiểu. Tôi là Võ nhưng lại là Văn vì tôi thương người, thương anh em chiến sĩ lắm”. Vâng, Võ mà Văn. “Anh Văn” là cái tên thân mật của Đại tướng mà quân và dân cả nước thường trìu mến gọi. Văn tức là “Nhân văn” – Đó là cội nguồn của Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp!
(Theo Truongtansang.net)

Bệnh phu An Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đã rộ lên hai luồng tư duy Khen và Chê. Khen nghiêng về phía các chuyên gia nước ngoài có tên tuổi hắn hoi như chuyên gia Giáo sư Carlyle A.Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, các báo đài lớn có uy tín như BBC, RFA, VOA, và nhiều chuyên gia Tây phương đánh giá dựa trên số liệu và sở cứ.

Chê nghiêng về đa số là dạng cảm tính, không có thói quen luận lý và lô gic, lèo tèo ao chuôm rổ rá vặt vãnh. Có thể ví thế này:


Ý kiến Khen thuộc các học viện uy tín trên thế giới có dựa trên những đánh giá mang tầm vĩ mô và tổng quan lịch sử, dựa trên cả những đối phương bại trận nhưng “tâm phục khẩu phục” biết lịch lãm nhìn nhận. Ý kiến chê là những cái lều tranh phên vách hở tứ tung chẳng có sở cứ gì ngoài cảm xúc và đố kỵ. Tôi sẽ chứng tỏ rõ ràng điều đó trong bài viết này.

Người đời nói “ngọc còn có vết”, không ai ở trên đời hoàn hảo cả. Tướng Giáp cũng không phải một ngoại lệ, ông không phải là thần thánh, ông có quyền được khiếm khuyết như người bình thường. Giờ chúng ta hãy ngắm một loạt các danh tướng nổi danh mà vẫn không tránh khỏi những điều kém cỏi:

1- Hàn Tín giúp Lưu Bang giành ngôi cho nhà Hán thống nhất Trung Hoa. Lúc trẻ ông luồn trôn thằng hàng thịt. Chẳng lẽ ta cứ bảo “đại tướng đánh đông dẹp bắc cái gì, lúc trẻ không những thua mà còn bị nhục trước một thằng bán thịt tép riu?”

2- Napoleon dù là một hoàng đế lừng danh đánh dẹp thiên hạ, nhưng sống tại Paris hoa lệ ông vẫn chỉ được coi là một kẻ thiếu văn hóa ở đảo Corse hoang rợ. Rồi thua trận bị đầy ra đảo Helen, trên đường đi ông được nhìn thấy một con tàu nhả khói chạy vù vù. Một bằng chứng tỏ cho ông là người thiển cận vì chính ông đã cậy mình có sở trường về bộ binh, mà từ chối bản thiết kế tầu thủy của người chế tạo. Hoàng đế thiên tài ư? Văn hóa thì mọi rợ! Trí tuệ thì thiển cận ngu dốt! Liệu người đời có nhìn nhận ông như thế không?

3- Tổng thống Lincon được coi như cha đẻ của nước Mỹ với hai sự nghiệp lớn, giải phóng nô lệ và hiệp nhất hai miền Nam Bắc. Nhưng ngay trong cái ngày khánh tiết lễ chào mừng thống nhất vẫn nhiều kẻ ghét ông đến mức cho xơi ngay đạn chì. Liệu ta có thể đọc phương ngôn “con chó sống còn hơn con sư tử chết” để dè bỉu sự nghiệp của ông?

4- Giờ đến đại tướng Võ Nguyên Giáp tại sao lại lấy toàn bộ những gì nước Việt Nam còn chưa làm được cất lên đầu đại tướng? Vậy còn chúng ta thì sao? “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Chẳng lẽ 90 triệu dân Việt lại vô can trong tình trạng nghèo và dốt nát của mình. Nghèo còn tha thứ được. Dốt nát là không chịu học có xuê xoa bỏ qua cho nhau rồi thấy ai đạt được thành tựu gì cũng chê, ngay cả Ngô Bảo Châu đạt được giải Fields toán học hàng đầu thế giới cũng chê là nó chẳng ăn thua?

Văn hào Dostoievski dứt khoát cho rằng: người vĩ đại như cái cây lớn vươn lên bầu trời. Cây càng vươn cao đón ánh sáng thì rễ càng chui sâu vào nơi tối tăm để hút nước và dinh dưỡng đất. Người phương Tây còn dứt khoát rằng “Bóng tối luôn còn ở dưới chân đèn”. Nghĩa là, dù cây đèn đồng hay bạc, đẹp cỡ nào, thì bóng tối vẫn ngự ngay dưới chân đèn của nó. Nghĩa bóng của nó là: dù ai vĩ đại đến đâu vẫn còn bóng khuất tối ngay trong cuộc đời họ.

Triết gia Kant có bàn đến thuật ngữ “Hoàn hảo tương đối”. Một cái xe đạp chẳng hạn, khi nó lăn bánh tức nó đã hoàn hảo tương đối. chẳng hạn, nếu thủng săm, hay lệch ghi đông, hay mất tay phanh sẽ không ai dám đi, cũng như nó không thể lăn bánh. Một khi nó lăn bánh tức là nó hoàn hảo. Hoàn hảo như một chiếc xe đạp. Nhưng người ta không thể nói, xe đạp hoàn hảo đã là cái gì, làm sao tiện lợi và đắt như ô tô, rồi ô tô so với máy bay, máy bay lại so với tầu vũ trụ… Đấy là lối ù xọe không khoa học.

Khi bàn về tài năng quân sự của Đại tướng V N Giáp, lại bàn đến sao chịu nhẫn nhục, sao lại lo sinh nở của đàn bà, sao lại thế nọ rồi lại thế kia… là ấm ớ vớ vẩn, chơi gian. Có một phương ngôn chắc chắn rằng: “Mọi cái vĩ đại đều phải đặt trên sự cực đoan. Mọi cái vững chắc thì đặt trên sự bình thường”. Cái diều muốn bay lên thì phải làm bằng giấy yếu ớt. Hòn gạch chắc chắn thì không bay lên được.

Xã hội loài người chắc chắn không khoa học và đạo đức bằng xã hội của bầy ong và bầy kiến. Con kiến biết hợp tác khiêng mồi về tổ, biết chăn nuôi ấu trùng, xã hội ngăn nắp trật tự và không có tội phạm. Con ong hoạt động theo chức năng. Con truyền giống suốt ngày bấu lấy ong chúa để sờ soạng tí toáy kiếm chác dục lạc. Con ong chiến vừa nhìn thấy vật lạ đã lăn xả vào châm đứt cả nọc mà hy sinh. Như vậy, tổ ong không thể suốt ngày phê bình ong thụ giống là hủ hóa trụy lạc, còn ca tụng ong chiến là hy sinh quên mình… Con vật dù tinh vi thế nào thì cũng chẳng bao giờ chúng làm nên lịch sử. Vì theo triết gia Hegel, loài vật sinh thành và hủy diệt theo lịch trình bất biến tạo hóa an bài cho chúng.

Chỉ có con người mới có lịch sử, vì đó không phải thời gian đều đặn trôi mà là biên niên sử với những dữ kiện thăng trầm của nó. Có một phương ngôn bao trùm của lịch sử rằng: “Hòa bình chỉ là những trang trắng của lịch sử”. Trong sử Việt Nam, năm hòa bình chỉ có một dòng: “năm giáp – ất được mùa, hay lũ lụt…” Chiến tranh có thể nói cách nào đó là “nội dung của lịch sử”, nói chính xác là “đột biến gien của lịch sử” (tôi xin tự nhắc tôi không phải người cổ xúy chiến tranh, tôi rất sợ chết và cũng rất yêu sinh mạng của mình. Những điều tôi nói chỉ cố nhân danh kiến thức chung của nhân loại).

Cuộc Thập tự chinh rất đẫm máu, thắng thua không rõ, nhưng chính nhờ có nó thế giới mới biết đến thời Phục Hưng huy hoàng (Phục hưng tức là muốn hồi phục lại những giá trị trước chiến tranh). Trước thế chiến I và II, châu Âu rất mâu thuẫn, nhưng sau đó châu Âu hiệp nhất chưa từng có, thậm chí còn tiêu chung một đồng tiền. Chủ nghĩa thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, vào lúc Việt Nam chỉ là nước nông nghiệp lạc hậu nhưng đã xây cầu Long Biên lớn bậc nhất thế giới. Thánh Gandhi nói với dân Ấn Độ rằng: chúng ta chống lại người Anh nhưng không chống lại thể chế Anh. Nghĩa là, nhờ thể chế Anh mà người Ấn Độ biết đến khoa học hành chính.

Trong Kinh thánh Chúa Trời nói với Áp-ra-ham rằng: Hãy lên thành Sô-đôm tìm được mười người công chính, Chúa Trời sẽ tha cho cả thành. Con người không có công lý, không có lịch sử, thì khác gì bầy ong, bầy kiến, con cung quăng hay bọ gậy? Muốn có công lý thì sao?

Tiếng Latin có câu: “Sự đồng ý của những người thông thái là bằng chứng của chân lý”. Triết gia Hegel nói: Những người có học, người ta thường ứng xử với sự vật theo bản tính chung của chúng, nghĩa là theo qui luật chung và giá trị chung. Còn kẻ ít học thì xử sự theo ý mình một cách lập dị kỳ cục, vì họ ít học nên không biết làm theo cái chung.

Đánh giá tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần phải được dựa trên những tiêu chí chung, tức công lý chứ không thể theo cảm xúc “bụng”. Giờ hãy đặt câu hỏi, nếu ông không xứng đáng vị tướng giỏi nhất thế kỷ 20 của Việt Nam thì ai xứng đáng hơn? Nào xin mời các vị có khả năng đề cử?! Hay là à uôm để rồi muốn ai cũng bằng mình? Người Trung Quốc có câu “Người quân tử muốn kéo người khác lên ngang bằng mình. Còn kẻ tiểu nhân luôn mong kéo người khác thấp xuống ngang mình”. Người Việt mang nặng căn tính nô tài, đến Ngô Bảo Châu thành công rõ ràng như vậy, nhiều người còn hiềm tị. Than ôi một chín một mười hãy nên đố kỵ, đằng này chiều cao hòn sỏi cứ đòi đọ đỉnh núi làm gì. Ở đời, đo người khác bằng thước, thì đến lượt mình mới được đo bằng thước. Đằng này muốn xí xóa tất cả những người tài thì vị trí của ta sẽ được đặt ở chỗ nào? Văn mình thành phố là trật tự vì có nhà cao nhà thấp. Còn giá trị nhà quê là những ngôi nhà sàn sàn nhau nên không cần phân biệt trật tự. Không phân biệt trật tự, à uôm mọi người bằng mình chính là nét văn hóa tiểu nông, tiểu trí căn bản của người Việt. Một văn hóa lè tè như vậy làm sao có thể trao tặng lời khen cho người khác? Có câu: chê người dễ lắm, ai cũng làm được. Khen người khó lắm vì phải bao dung hơn hẳn người mới làm được điều đó. Cái trí thì thấp! Cái tâm không sáng thì sao có thể bàn đến các bậc thiên tài? Theo chữ Conscience thì kiến thức chính là lương tri. Kiến thức thấp, tiểu trí, sao có thể có lương tri cao mà bàn tới các việc vĩ mô?

Bao giờ nước ta mới hùng cường nếu không biết sống theo lẽ công bằng? “Có lý đi khắp thiên hạ. Không có lý không vượt qua được một bước chân”. Không công bằng như máy bay không cân làm sao bay? Không đi quá bước chân, không ngóc đầu lên trời, còn bàn việc lớn làm gì? Chẳng qua khua môi múa mép khoe mẽ tí chút vậy thôi.

Mời các bạn nào biết lẽ công lý xin trao đổi đến cùng.
Nguyễn Hoàng Đức

Bùi Tín – Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh

Sau mấy bài về tướng Võ Nguyên Giáp trên VOA, một số bạn hỏi tôi vì sao ông không có dịp thăm Pháp và Hoa Kỳ như nhiều lần dư luận đã đưa tin. Đây cũng là một vấn đề hệ trọng trong quan hệ Việt – Pháp và Việt – Mỹ. Tôi phân vân khi viết về chuyện này. Không lẽ im lặng. Đã viết về tướng Giáp, tôi tự bảo hãy ngay thật, viết cho hết lẽ, với công tâm. Đây là chuyện về tù binh chiến tranh, tù binh của quân đội Pháp và của quân đội Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh. Đây là dịp tôi thấy cần nói rõ để bà con ta cùng biết.

Hồi cuối năm 1988, sau khi đi dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn đề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh đây là vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp định Paris, Mỹ đã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên đến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ đặt ra nhiều giả thuyết: Phải chăng phía Việt Nam đã che dấu một số tù binh còn sống, đưa đi đâu để dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Đã tra tấn đến chết rồi phi tang? Đưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại để đào tạo làm gián điệp?

Theo công ước quốc tế và các văn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, đặc biệt là người chỉ huy tối cao – Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không được dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái độ nhân đạo, có trách nhiệm, để trao trả đầy đủ khi chiến sự kết thúc.

Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy – từ năm 1975 đến gần năm 2.000 – có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật đột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.

Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tăm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công văn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận được, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn đề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang đây thì sẽ có hàng ngàn gia đình quân nhân Mỹ kéo đến đòi nợ, chất vấn về POW – MIA đó!

Hồi đó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục địch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay đổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm đắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên đến năm trăm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.

B4775EAD-76D9-4A3B-8DCD-A9496C4BBE61_w640_r1_s_cx27_cy12_cw73.jpg
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.

Khi tôi sang Pháp, vấn đề tù binh mất tích cũng là vấn đề khá lớn trong quan hệ Pháp – Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng năm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết được phong là Nguyên soái. Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp đón ông sang thăm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp – Việt. Đồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi “tướng Giáp – Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh”, hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Điện Biên Phủ rồi không được trao trả, mất tích. Tôi đưa ngay cho đại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp – Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội Cựu chiến binh, như Cựu chiến binh Đông Dương, Cựu chiến binh Điện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên đất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam đã dã man, tàn ác trong đối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân văn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp đã phản đối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn đề tù binh Pháp. Về sau tôi được biết việc tướng Giáp sang thăm hữu nghị Pháp được coi là hành động hòa giải Pháp – Việt không đặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.

Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào năm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn đề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal… Ông cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam được ghi nhận là 5.782, số được trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu đến 2.492 người. Cho đến nay không ai lý giải được số mất tích này ra sao, chết ở đâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì để lại không? Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.

Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp đi thăm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông đã có cả một chương trình dự kiến, như thăm mộ Napoléon, thăm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn đề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý định. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông được nuôi dưỡng bằng nền văn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo – làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia đình, trước đây cũng nuôi ước vọng được có dịp đón ông và gia đình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên đất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trăm bức ảnh tướng Giáp và gia đình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.

Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du – vấn đề quân nhân mất tích – một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp -
ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các văn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, đó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường đan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, đất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt đới và đại dương, máy bay trúng đạn lao xuống rừng hay biển đều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo đói, thiếu thuốc men. Lại còn căn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, đại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.

Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác định cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số đưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm đã giúp tìm ra vài trăm trường hợp, chỉ là vài phần trăm trong tổng số.

Có lần tôi đã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, để ủng hộ phong trào đòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái độ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, hoặc là ông đưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân đội Cộng hòa ở Thủ Đức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật đáng tiếc! Nay ông đã đi xa, sau khi được hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc đời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.

Bùi Tín
  (VOA)

Trung Quốc : Gần 2 tỉ euro mừng sinh nhật Mao Trạch Đông khiến người dân phẫn nộ

Quảng trường Thiên An Môn, ngày 24/10/2012.
Quảng trường Thiên An Môn, ngày 24/10/2012. (REUTERS/Jason Lee)

Theo báo chí Trung Quốc, gần 2 tỉ euro sẽ được dành cho các dự án kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thông tin này hôm nay 17/10/2013 đã gây phẫn nộ cho người dân Trung Quốc.

Mao Trạch Đông, vẫn được một lượng người quan trọng tại Trung Quốc coi là « vĩ nhân », sinh ngày 26/12/1893 tại huyện Thiều Sơn (Shaoshan) thuộc thành phố Tương Đàm (Xiangtan), tỉnh Hồ Nam.

Theo tờ báo Tin tức buổi chiều của Trường Sa (thủ phủ Hồ Nam), thành phố Tương Đàm đã giải ngân 15,5 tỉ nhân dân tệ (1,87 tỉ euro) cho 16 dự án liên quan đến sự kiện trên. Trong số các công trình quy mô này có việc xây dựng cơ sở hạ tầng như xa lộ, ga tàu cao tốc, một trung tâm du lịch, cũng như việc cải tạo ngôi nhà cũ của Người cầm lái vĩ đại.

Số tiền khổng lồ trên đã gây ra phản ứng dữ dội về phía cư dân mạng, trong lúc ban lãnh đạo Trung Quốc đang muốn chứng tỏ quyết tâm đấu tranh chống lãng phí công quỹ.

Trên mạng Vi Bác, một người viết : « Nếu tấn công vào nạn ô nhiễm thì sẽ tốn mất bao nhiêu tiền ? Chi bảo hiểm y tế cho người dân mất bao nhiêu ? Và nếu cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh ở những khu phố nghèo thì sao ? Tôi không thể tin là họ chi ra ngần ấy tiền cho một người chết, hơn nữa là một người chết mà công hay tội vẫn đang bị tranh cãi ».

Một cư dân mạng khác phẫn nộ : « Tình hình kinh tế ở Thiều Sơn đang tiêu điều, nhiều người bị các công ty quốc doanh sa thải. Các quan chức Thiều Sơn đang muốn phục vụ cho ai đây ? »

Trong số các lễ hội mừng 120 năm sinh nhật Mao Trạch Đông, còn có một chương trình sân khấu hóa quy mô, một cuộc đua xe đạp cấp quốc gia và một cuộc triển lãm ảnh.

Cư dân Thiều Sơn thì vẫn có thói quen kỷ niệm ngày này bằng món mì truyền thống, hát bài Đông Phương Hồng – một bài hát được xem như quốc ca trong thời Cách mạng Văn hóa, thời kỳ hỗn loạn mà Mao Trạch Đông được tôn sùng như thánh sống. Một nhà sản xuất rượu Mao Đài đã có sáng kiến tung ra 12.000 chai rượu đặc biệt nhân dịp này.
Thụy My (RFI)

Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra

Ông Quý Kiến Nghiệp
Ông Quý Kiến Nghiệp còn là phó bí thư thành ủy Nam Kinh

Truyền thông Trung Quốc cho hay thị trưởng thành phố Nam Kinh ở miền đông nước này đang bị điều tra tội tham nhũng, trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra trong nước.

Ông Quý Kiến Nghiệp bị nghi là "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp", theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã.

Ông Quý là một trong các quan chức cao cấp nhất bị liệt kê trong chiến dịch được bắt đầu sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2012.

Ông Tập lúc đó cảnh báo về tình trạng tham nhũng khiến người dân vô cùng bức xúc, mà ông nói đang đe dọa sự sống còn của chế độ.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ trừng phạt các quan chức phạm lỗi, dù là cấp cao ("hổ báo") hay cấp thấp ("ruồi muỗi").

Một số quan chức cao cấp đã bị điều tra và kỷ luật trong những tháng gần đây, trong đó có cựu bộ trưởng hỏa xa và quan chức cao cấp ngành kinh tễ kế hoạch.

Một số lãnh đạo tập đoàn PetroChina cũng đang bị điều tra.

Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, là thành phố lớn với bảy triệu dân.

Bản tin đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản nói vụ ông Quý có liên quan tới khoản công quỹ 20 triệu Nhân dân tệ, tương đương 3,3 triệu đôla.

Theo Tân Hoa Xã, ông Quý Kiến Nghiệp làm thị trưởng từ tháng 1/2010 và còn kiêm nhiệm chức phó bí thư thành ủy.
(BBC)
 
Bản tin tiếng Anh
  • Cooperation projects inked (Washington Post) - China and the United Kingdom signed on Tuesday 59 cooperation projects ranging from areas such as infrastructure and civilian nuclear power to yuan internationalization, marking the largest economic cooperation effort by the two countries despite previous political spats.
  • Holding up a mirror to the economy (Washington Post) - Money may not buy happiness but, when it comes to the beauty enhancement department, it sure can help. In China, it appears that as the GDP grows, so does the appetite for cosmetics.
  • Smartphone firm rockets into the US (Washington Post) - Few Chinese companies have managed so far to gain a footprint in the huge and profitable US market. But more Chinese firms are trying to establish a presence there, especially smartphone makers such as ZTE.
  • Canton Fair to promote yuan use (Washington Post) - Transactions during the China Import and Export Fair, the country's largest trade event, will be for the first time announced in the form of yuan settlement, organizers said on Monday.
  • Riding the wave of big bargain buy-ups (Washington Post) - Weetabix cereal, MG3 hatchbacks, London black cabs, the Lloyds of London building, red wine from Bordeaux and Danish audio equipment maker Bang & Olufsen: They do have some things in common. All were cash-strapped and are now enjoying a fresh lease of life, thanks to Chinese companies.
  • Going green can make good money sense (Washington Post) - Government, financial and business leaders are out to convince the world that good climate policy can contribute to strong economic growth.
  • Q3 figures expected to help foreign trade hit growth targets (Washington Post) - Thanks to a recovery in both exports and imports in the third quarter, China's foreign trade is likely to register an increase of up to 8 percent in 2013, achieving full-year trade growth target set by the government, analysts said.
  • Stars shine at US-China gala in NYC (Washington Post) - Major figures in politics and business urged the United States and China to forge closer ties for the benefit of world interests at the annual gala of the National Committee on US-China Relations.
  • Second time around (Washington Post) - It's sheer understatement to say Qin Tongqian is a collector of century-old houses.
  • Music connects Canada and China (Washington Post) - On a Monday afternoon at Fragrant Hills (Xiangshan), tourists unexpectedly met a brass quintet playing Bach and Brahms.
  • Brown is unique (Washington Post) - Most giant pandas are black and white. But since 1985, the endangered animals with brown fur have been spotted five times.
  • Football futures (Washington Post) - The goal post is made with four plastic water bottles, and the makeshift soccer field is rowdy with a group of children, aged about 11 to 12 years old. Most are sporting the bright red jerseys of Guangzhou Evergrande, the city's soccer team.
  • Storytelling queen (Washington Post) - Author Fang Fang says she is full of story ideas but does not have enough time to write. And she tells Sun Ye she has been pleasantly surprised by the great attention paid to her latest novel.
  • Rhinestones deliver all the bling for less (Washington Post) - Diamonds are a girl's best friend, but what about cheaper crystals? Nathalie Colin, creative director of consumer-goods business department at Swarovski, says rhinestones and fine cut glass offer a lot of freedom for designers.
  • The game's afoot (Washington Post) - How does an independent niche brand stand out and not ship out in today's retail environment of mega brands and monolithic flagship stores? London-based shoe designer Rupert Sanderson has managed to keep his 12-year-old eponymous label profitable while maintaining creativity. He describes his business as "a cross between art and commerce".
  • The genius of Da Vinci on display (Washington Post) - Leonardo da Vinci is best known in China as an artist for his masterpiece Mona Lisa, but an exhibition at the Shanghai Science and Technology Museum shows he is also a genius in math, mechanics, biology, astronomy and many other domains.
  • London mayor hails free trade, subway system on China tour (Washington Post) - Mayor of London Boris Johnson spoke optimistically of the involvement of British companies in the Shanghai Pilot Free Trade Zone on Wednesday while posing atop a bicycle on a vertiginous 30th-floor balcony overlooking local landmark the Bund.
  • Courts urged to make use of new media (Washington Post) - China's top court asked each court to make full use of new media platforms, including micro blogs, to update trial information in a timely manner and improve judicial transparency.
  • Nation honors father of Xi Jinping (Washington Post) - China honored the 100th anniversary of the birth of Xi Zhongxun, a late top political leader and the father of President Xi Jinping, on Tuesday with a symposium at the Great Hall of the People in Beijing.
  • Border traders watch Li's visit with close interest (Washington Post) - Hundreds of Chinese and Vietnamese businessmen in the border trade market of Nonghuai in Pingxiang in the Guangxi Zhuang autonomous region are avidly following news reports about Chinese Premier Li Keqiang's visit to Vietnam.
  • Chinese education for Thai students (Washington Post) - If I had not been to the Chongfha Sin Seng School on Sunday to cover Premier Li Keqiang's visit, I would never have imagined students in another country could get a traditional Chinese education, an opportunity that has almost disappeared in China itself.
  • Working group to discuss sea issues (Washington Post) - China and Vietnam will establish a bilateral working group to discuss joint maritime development, a move analysts said is a "breakthrough" for the neighbors to peacefully handle disputes.
  • Peace forum could pave the way to breakthrough (Washington Post) - The First Cross-Straits Peace Forum involving think tanks from the Chinese mainland and Taiwan has broken the ice in grassroots political dialogue. Participants hoped the forum will influence policymaking and consultation.
 

*DHK- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét