Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Ngày 18/10/2013 - Tỉnh nào “vô địch” về sai phạm đất đai? (xin thưa đó là Thủ đô ngàn năm văn "vật" )

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

“Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh và Sự trả ơn” – Không thể tưởng tượng nổi !

TRINHVANBO-DCS1

Chuyện của cụ bà Trịnh văn Bô về đảng phải ơn dân hay dân phải biết ơn đảng.
Nếu đảng, nhà nước cứ làm như thế này thì thống đốc Bình không phải bán vàng bình ổn giá, không phải đi vay nước ngoài. Lãnh đạo hiện nay của nhà mình không nhớ gì về lịch sử dân tộc các bạn nhỉ.
Cụ bà Trịnh Văn Bô (Hoàng Thị Minh Hồ) kể :“Trong Tuần lễ vàng tôi đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho bà mẹ chồng lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.
Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng… khoảng 15 người về ở nhà tôi.
Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.
“Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.”

TRINHVANBO-DCS2

Và đây là sự trả ơn:

Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.
Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô.
Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà. Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô. Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Mãi 9 năm, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
…Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!
Đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước…”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt! Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán… Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn.
Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực đã kể ở trên ghi rất rõ cái việc hợp pháp của cụ ở nhà 34 Hoàng Diệu này.

Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.

THEO PHAN TẤT THÀNH
GHI CHÚ:  tựa bài và ảnh minh họa do Trần Hùng thực hiện

“Trời” sinh Võ Nguyên Giáp để làm gì?



Võ Nguyên Giáp đã về với đất giữa những tiếng tung hô về “thiên tài quân sự” và “phẩm cách thánh nhân” của ông, giữa những lời phân trần biện minh cho thất bại chính trị của ông, cả những nhận xét điềm đạm hay phê bình gay gắt nhất đối với ông. [1] Không nhất thiết phải đóng góp thêm cái không khí ồn ào khi “tang lễ quốc gia” sặc mùi đồng bóng vừa mới bị cắt ngang một cách chưng hửng ngay tại thủ đô để tiếp khách giống như là… chạy cưới, tôi vẫn cảm thấy thiếu thiếu, vẫn còn có một câu hỏi chưa có lời đáp ở nhân vật này. [2]
Câu hỏi đó là: “Trời” sinh ra Võ Nguyên Giáp để làm gì?
Đã ca ngợi ông là một “thiên tài quân sự”, là “thánh nhân” thì phải thừa nhận chuyện “Trời sinh”: sinh ông ra, rồi phú cho ông một “thiên tài”, một phẩm cách “thánh nhân”, ắt hẳn “Trời” đã sắp đặt sẵn cho ông một chương trình, một mục đích và ý nghĩa nào đó, cho đời. Như thế thì cái ý nghĩa “thiên mạng” đó phải thể hiện trong sự nhất quán, trong mối quan hệ tương liên giữa những chặng đời mâu thuẫn mà những kẻ xưng tụng ông vẫn ấm ức gọi là “nghịch lý”, cái “nghịch lý” của cuộc đời khởi đầu vinh quang trong vai trò “cầm quân” tại chiến trường Việt Bắc để rồi tiếp tục một cách ê chề với những tháng năm “cầm quần” giữa những mưu mô chính trị hậu cung tại Hà Nội, nói theo một câu ca dao hiện đại. [3]
Sự nhất quán giữa hai thái cực “cầm quân” và “cầm quần” ấy có thể nhìn qua học thuyết của Thomas Malthus, nhưng đầu tiên là “thiên tài” và phẩm cách của ông Giáp.
Chúng ta thán phục một người là có “tài” khi kẻ đó làm được những điều mà kẻ khác làm được nhưng làm bằng cách nhanh hơn, với cái giá rẻ hơn mà có thể đem lại kết quả hay hơn. Chúng ta ngưỡng mộ một bậc “thiên tài” khi kẻ đó làm được những điều độc sáng mà chưa ai từng làm được hay, không chỉ hơn khối kẻ bình thường khác qua cách làm nhanh nhất, bằng cái giá rẻ nhất nhưng mang lại kết quả mỹ mãn nhất mà còn có thể, qua cách ấy hay việc ấy, để lại một dấu ấn hay những ý nghĩa khó phai nhạt qua những ảnh hưởng đến người khác, ít ra là trong lĩnh vực của mình.
Nếu “thiên tài” của Võ Nguyên Giáp kết tinh ở chiến thắng Điện Biên Phủ “lẫy lừng” thì cái tài trời phú ấy không thể chấm hết sau phút giây bắn pháo hoa mừng chiến thắng mà còn phải để lại những ý nghĩa “lẫy lừng” nào đó, ít nhất là cho riêng vùng đất ấy, và ít ra là trong đường lối quân sự sau đấy.
Ông là “thiên tài quân sự”, thế nhưng với những đồng chí thuộc vai vế đàn em “thiên tài” ấy chẳng có một tý ty trọng lượng, chẳng để lại một dấn ấn hay ý nghĩa hay ảnh hưởng nào, ngay trong lĩnh vực quân sự. Gạt ông ra ngoài trong những quyết định trọng đại về chiến tranh, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã không đếm xỉa gì đến “thiên tài” của ông. Chiến dịch Mậu Thân, họ chỉ báo trước có một ngày. Chiến dịch Quảng Trị, khi xương cốt bộ đội trắng cả đáy dòng Thạch Hãn, họ cũng bỏ ngoài tai những ý tưởng chiến thuật của ông. [4]
Và “chiến thắng lẫy lừng” ấy cũng chẳng mang lại một ảnh hưởng tích cực nào cho những vùng đất hay con người đã trực tiếp và gián tiếp trả giá. Không nói xa xôi đến “đất nước” hay “dân tộc”, gần ba phần tư thế kỷ sau ngày chiến thắng, những “an toàn khu”, những “căn cứ địa”, những “chiến khu gió ngàn” nuôi dưỡng nên chiến thắng ấy vẫn tiếp tục là những vùng đất đói nghèo nhất nước và, phần đông, thế hệ trẻ lớn lên ở đó, muốn đổi đời thì chỉ có thể, hoặc ngược sang Lào theo những “cung đường ma túy”, hoặc bỏ xuôi làm thuê hay làm đĩ. [5]
Giới hâm mộ Võ Nguyên Giáp viện dẫn sự thất thế chính trị để biện minh cho sự vô can của ông trước giá đắt trong Mậu Thân 1968 và Quảng Trị 1972-1973, thế nhưng cái giá của Điện Biên Phủ 1954 đâu có rẻ chút nào? Bao nhiêu nông dân cầm súng đã gục ngã, bao nhiêu tài nguyên đã tiêu tốn và những món nợ “xã hội chủ nghĩa anh em” với hậu quả nhãn tiền về sự phụ thuộc? Mà, xét cho cùng, nếu tướng tài là vị tướng không cần đánh mà có thể lấy được thành thì, chẳng cần đến những “chiến công chấn động thế giới” kiểu ấy, những cựu thuộc địa có cùng hoàn cảnh tại Á châu không chỉ đã giành lại độc lập với cái giá rẻ hơn mà, hơn thế nữa, còn vươn tới những kỳ tích hậu thuộc địa lẫy lừng hơn, rất nhiều.
“Chiến thắng lẫy lừng” ấy là một món hàng xa xỉ, cực kỳ hoang phí, không chỉ hoang phí bằng xương bằng máu mà còn hoang phí bằng sự tụt hậu và phụ thuộc, phụ thuộc ngay vào kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù đã xâm lăng đất nước chúng ta nhiều lần hơn ai hết, chiếm đóng đất nước lâu dài hơn ai hết.
Cái chiến thuật thí thịt người chẳng có gì độc đáo sáng tạo về mặt quân sự của ông Giáp, gợi nhắc một giai thoại về Napoléon Bonaparte khi bị một viên thống chế dưới quyền thắc mắc trước một quyết định thí quân: “Chỉ một đêm của Paris là đủ”. Chỉ một đêm thôi, và riêng tại Paris thôi, sẽ có bao nhiêu cặp nam nữ cuồng nhiệt quấn quýt vào nhau, sẽ có bao nhiêu tinh trùng bắn ra, sẽ có bao nhiêu tinh trùng tiến về bắt rễ trong buồng trứng để từ đó mở ra một mầm sống mới và, với Napoléon, thế là đủ. Đủ để bù lại những sinh mạng bị ông ta vung vãi trước trận địa mà đối phương đã bày bố sẵn sàng.
Như thế phải có một điểm nhất quán nào đó trong “vinh quang” của vị “anh hùng chiến thắng” vào năm 1954 với sự cam chịu thụ động đến bạc nhược của vị “thống chế đặt vòng” vào năm 1983, khi ông ta trở thành “Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch”. [6]
Để hiểu được sự nhất quán ấy, có lẽ, phải nhắc qua học thuyết của Thomas Malthus (1766 – 1834), một giáo sĩ và là một nhà kinh tế học nối tiếng người Anh.
Năm 1798 Malthus xuất bản cuốn khảo luận An Essay on the Principle of Population (Một tiểu luận về nguyên tắc dân số) và, thế là, những lời công kích nổi lên. Để đáp trả những lời chỉ trích và củng cố lý thuyết của mình, từ năm 1799 đến 1802 Malthus thực hiện chuyến du khảo năm năm xuyên suốt Âu châu để rồi tái bản quyển sách trên với sự minh định rằng quan điểm chính vẫn không hề thay đổi. Vẫn bị công kích dữ dội nhưng vẫn thu hút sự chú ý rất đặc biệt và cuốn sách ấy của Malthus đã đuợc tái bản đi, tái bản lại nhiều lần.
Điều khiến Malthus vừa bị công kích vừa lôi cuốn sự chú ý là cách phân tích nguyên nhân của nạn bần cùng như là hậu quả tất yếu của tình trạng quá tải dân số. Theo Malthus thì dân số tăng theo cấp số nhân trong khi kinh tế chỉ tăng trưởng theo cấp số cộng, và khi nền kinh tế không đáp ứng nổi nhu cầu của một dân số quá đông thì bần cùng là hệ quả tất yếu. Vấn đề là làm thế nào để giải quyết nạn ấy và, theo Malthus, khi con người bó tay, không “giải quyết” được sự bùng nổ dân số, thì “tự nhiên” sẽ bắt tay thực hiện. Khảo sát thật kỹ các xã hội trong suốt chiều dài lịch sử của nó, Malthus đi đến kết luận rằng các biến cố lớn liên quan đến nạn đói, thiên tai, bệnh dịch và chiến tranh đều gắn liền với những “khó khăn về dân số”.[7]
Hẳn nhiên học thuyết của Malthus không hoàn toàn đúng và không phù hợp với thực tế của hôm nay sau bao nhiêu bể dâu về kinh tế về khoa học và kỹ thuật thế nhưng mối ám ảnh “khó khăn dân số” ấy vẫn tiếp tục hiệu lực, vẫn dai dẳng đeo bám nhân lọai, thậm chí từng ám ảnh cả nhà thơ Tú Xuơng của chúng ta, qua bài thơ “Chúc Tết”:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non
Ba năm sau khi Tú Xương lìa đời thì Võ Nguyên Giáp mới chào đời. Và bốn mươi bốn năm sau khi ông Giáp chào đời thì ám ảnh ấy đã phần nào giải quyết bằng chiến thuật thí thịt người tại Điện Biên Phủ cùng muôn vàn những trận đánh tương tự trước đó hay sau đó với những quy mô nhỏ hơn. Nếu chiến tranh, theo cái nhìn của Von Clausewitz, là sự “tiếp nối của chính trị bằng những phương tiện khác” thì, phải chăng, “người hùng chiến tranh” Võ Nguyên Giáp, như một kẻ hoàn toàn thất bại về chính trị, chính là hiện thân của sự “can thiệp của tự nhiên” để giải quyết những “khó khăn về dân số”?
“Tự nhiên”, ở đây, nên hiểu là “Trời” và nếu nhìn như thế thì sẽ thấy ngay cái mẫu số chung hay mối quan hệ “biện chứng” giữa đoạn trước và đoạn sau của cuộc đời ông. Cơ hồ “Trời” sinh ông ra là để giải quyết những khó khăn đã ám ảnh Malthus. Đoạn đầu đời xông xáo trên mặt trận, ông “giải quyết khó khăn” bằng cách đẩy những mầm sống đã đạt tuổi trưởng thành vào trận địa theo chiến thuật thí thịt người. Nửa đời sau thầm lặng trong nền chính trị hậu trường, ông “giải quyết khó khăn” với những cái bọc condom, những sợt dây thắt ống dẫn tinh và hay những vòng tránh thai để phong toả, ngăn không cho tinh trùng tiến về với trứng.
Giới hâm mộ xem đó là “thăng trầm” của đời ông Giáp và ca tụng đó là chữ “nhẫn” của bậc thánh nhân, là “phong cách trí thức” của một tướng lĩnh “có văn hoá”. Nhưng tính cách của bậc trí thức không chỉ hình thành từ việc đọc sách, việc làu thông kim cổ hay, giữa một đám lãnh tụ công nông đàn gảy tai trâu, “biết đánh cả đàn pinao”. Và, ngoài chữ “nhẫn”, tiếng Việt còn có thêm từ “khí tiết”. Nếu “nhẫn” không có nghĩa là bạc nhược thì “phong cách trí thức” không có nghĩa là phải giữ sự mềm mỏng và thụ động của con người chỉ biết mỗi một việc đọc sách. Mềm mỏng, hay cứng cỏi, người trí thức phải quyết liệt, không lùi bước, không khoan nhượng để bảo vệ lẽ phải và sự thật. Đó là thái độ của Emile Zola khi lên tiếng “Tôi kết tội” để bảo vệ Alfred Dreyfus, viên sĩ quan gốc Do Thái bị cả guồng máy quân sự và chính trị Pháp toa rập để vu khống tội gián điệp. Dreyfus chẳng can dự gì đến Zola và nhà văn này lên tiếng là để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật, nhưng còn ông Giáp? Như một “đại tướng – trí thức – anh hùng”, ông đã làm gì để bảo vệ lẽ phải và sự thật khi chính những tướng lĩnh và sĩ quan tâm phúc của mình như Đặng Kim Giang, Lê Liêm hay Đỗ Đức Kiên bị vu khống là gián điệp?
Không chứng tỏ một nỗ lực tối thiểu để bảo vệ lẽ phải và sự thật, để trọn chữ nghĩa tình với những người từng vào sinh ra tử với mình thì có thể nào đạt đến chuẩn mực xử sự của bậc thánh nhân? Những kẻ chỉ trích vin vào điều này để cho rằng ông hèn nhát. Thì đó cũng là một cách nhìn nhưng từ góc độ của Malthus và ý nghĩa “Trời sinh” thì chẳng có gì là anh hùng hay ươn hèn trong cái cuộc đời đó cả. Trời sinh ông để “giải quyết những khó khăn” về dân số và ông  phải sử dụng bất cứ vai trò nào có thể sử dụng được để thực hiện sứ mạng đó theo đúng nguyên tắc “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” mà Niccolò Machiavelli đã nêu ra trong The Prince (Quân Vương).
Cuốn sách được xem là kinh điển về chính trị thực dụng này được xuất bản năm 1532, năm năm sau khi Machiavelli qua đời. Trong công trình mỏng tang của mình, Machiavelli đã nhấn mạnh rằng, trong chính trị, yếu tố hiệu năng và thực tiễn phải được đặt lên lên trên giá trị đạo đức hay các khái niệm trừu tượng, và để sống còn, những lãnh tụ chính trị phải biết cách học hỏi từ loài dã thú:
“Bậc quân vương phải học hỏi từ bản chất của loài thú để kết hợp sức mạnh của con sư tử với sự tinh ranh của loài cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ mình trước các cạm bẫy nhưng cáo thì không thể chống lại loài chó sói. Vì thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy và là sư tử để dọa chó sói.” [8]
Nếu “thiên tài quân sự” là kẻ phải thể hiện sự dũng mãnh của loài “sư tử” thì ông, “Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp”, còn có nhiều lợi thế trên đấu trường chính trị hậu cung khi đã từng là “cáo” và cũng từng là “sói”. Trước khi thực sự chống lại thực dân ông đã đóng vai trò chủ chốt trong những cuộc thanh trừng khốc liệt nhắm vào các đảng phái quốc gia chỉ để giành lấy độc quyền chống thực dân, nghĩa là từng giăng bẫy như “cáo”. Trước khi là Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Lư lệnh Quân đội, ông đã là Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và, trong vai trò ấy, đã ký nghị định để chống lại cái gọi là các tổ chức quốc gia “phản động” tháng Chín năm 1945, nghĩa là đã vồ mồi như “sói”.
Đã là “sư tử”, đã từng giăng bẫy như “cáo” và từng vồ mồi như “sói”, tại sao ông có thể dễ dàng đầu hàng trước những đồng chí chỉ đáng mặt là “cáo” hay “sói” như Lê Duẩn và Lê Đức Thọ?
Cũng chẳng có gì đáng gọi là “nghịch lý” trong mối quan hệ tưởng là mâu thuẫn này cả khi một “đại tướng anh hùng” dễ dàng bỏ rơi đồng đội, dễ dàng nhìn những ý tưởng mà mình tin là có lợi cho đất nước bị vứt bỏ vào sọt rác mà, thậm chí, còn là một sự nhất quán và thông suốt nếu nhìn theo những góc độ nói trên. “Trời” sinh ông thế và, cơ hồ, cả trong cái thời sung mãn nhất về thế chất và trí lực của mình, ông, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, chưa bao giờ cảm thấy có đủ tự tin với “thiên tài”, với “thiên mạng” của bậc anh hùng cứu thế trong tầm vóc của một con sư tử của mình. “Trời” không sinh ông để sống trọn vẹn ý nghĩa của một con người huyền thoại. Trời sinh ông ra để giải quyết những “khó khăn về dân số”.
“Thiên mạng” của ông là giải quyết những “khó khăn về dân số” còn chế độ toàn trị thì đang lúng túng với “thiên mạng” của mình trước một “dân số khó khăn”. Lúng túng vì người dân ngày càng trưởng thành hơn. Lúng túng vì càng ngày càng lộ liễu cái bản chất phản động và thối nát nhiều hơn. Thế là, sau bao nhiêu năm bị bỏ quên, phải tìm quên trong thiền và trong kinh Phật, ông được vực dậy, được công kênh như một huyền thoại chiến tranh. Ông càng rũ xuống, càng vật vờ trong đời sống thực vật trên giường bệnh bao nhiêu, cái chiến dịch phục dựng huyền thoại chiến tranh ấy càng rầm rộ bấy nhiêu.
Nhưng, luôn luôn, cái mà nền toàn trị cần là những huyền thoại chỉ để thờ, thờ sống hay thờ chết. Nó chỉ cần cái bài vị, cái vừng sáng lung linh nhang nến quanh một nhân vật để công chúng kính cẩn gập mình xuống lạy chứ không phải những giá trị thực tiễn mà kẻ đó có thể đóng góp. Hồ Chí Minh cũng vậy mà Võ Nguyên Giáp cũng vậy. Cũng chỉ đơn thuần là hai cái bài vị để cho công chúng lạy, lạy sống hay lạy chết. Thập niên 60, hệ thống quyền lực đó vừa thờ sống Hồ Chí Minh, vừa gạt ông qua một bên. Chỉ cách đây mấy năm thôi, hệ thống đó cũng vừa rầm rộ “lạy sống” ông Giáp, vừa thẳng tay vứt vào sọt rác những “tâm can” mà ông trút cạn khi hệ thống quyền lực tự đâm vào cổ mình bằng cách mời mọc kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đến cắm rễ ngay tại vùng đất chiến lược. [9]
Những kẻ hâm mộ ông lấy làm ấm ức vì trong bài điếu văn chính thức đọc trong tang lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không đề cập về ông như một “anh hùng” mà chỉ gọi suông là “nhà lãnh đạo uy tín.” Theo họ ông là “anh hùng dân tộc”, là “hồn thiêng sông núi” v.v… và, theo những dòng người rồng rắn đưa tang, những mỹ từ này đã rồng rắn nối đuôi nhau trên các phương tiện truyền thông để tấn công vào suy nghĩ của công chúng, để bám vào suy nghĩ của thế hệ mới lớn. [10]
Xung tụng ông thế nào, là “thiên tài quân sự”, là “bậc thánh nhân” v.v… là tùy bởi việc đó quyền, là năng lực nhận thức, là trí tuệ của từng người. Nhưng nếu gọi một nhân vật như thế – “sư tử” không ra “sư tử”, “sói” không ra “sói” và “cáo” không ra “cáo” – là “hồn thiêng sông núi” hay “anh hùng dân tộc” thì quả là một sự báng bổ và xúc phạm. Nó báng bổ tổ tiên. Nó xúc phạm đến sông núi thiêng liêng. Nó xúc phạm những anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt. Lê Lợi hay Nguyễn Huệ v.v…
Và nó xúc phạm đến cả chúng ta, những người đang mang ơn những người con kiệt xuất của dân tộc ấy, những anh hùng đã thực sự bảo vệ đất nước trước dã tâm nghiền nát và nuốt chửng của kẻ thù truyền kiếp, cái kẻ thù đang vừa kêu ca đòi chia chác thứ “vinh quang” xây trên xác người ở Điện Biên Phủ, vừa vận dụng cả trăm ngàn trò trí trá để bóp nghẹt môi trường và nguồn sống của chúng ta, dồn ép chúng ta vào cảnh kiệt quệ và chết dần chết mòn, cũng với dã tâm nghiền nát và nuốt chửng. [11]
17.10.2013
Chú thích
[1] Hiện có rất nhiều ý kiến tôn sùng Võ Nguyên Giáp là bậc “thánh nhân”, thí dụ như: Nguyễn Như Phong, “Người là bậc Thánh Nhân!”
[2] Tang lễ kết thúc lúc 5 giờ chiều tại Quảng Bình nhưng trước đó, vào buổi trưa, cờ tang ở Hà Nội đã được tháo bỏ để đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
[3] Có thể kể mấy câu liên quan đến việc Võ Nguyên Giáp nhận chức vụ này:
Năm xưa đại tướng cầm quân
Năm nay đại tướng cầm quần chị em
Hay:
Năm xưa đánh giặc công đồn
Nay về quản lý cái l** chị em
[4] Có rất nhiều tài liệu về việc này, trong đó phần cô đọng nhất là chương viết về Võ Nguyên Giáp trong cuốn Bên thắng cuộc II: Quyền bính, của Huy Đức.
[5] Có thể tham khảo một số bài báo tiêu biểu:
- Hải Chung, “Xóa đói, nghèo ở chiến khu xưa
- Nguyễn Đăng Tấn, “Mùa Thu cách mạng, về thăm chiến khu xưa
-“Na Ư- tụ điểm buôn bán cái chết trắng”.
[6] Câu này liên quan đến việc Tố Hữu trở thành Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế: “Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng”.
[7] Hẳn nhiên tính toán của Malthus không hoàn toàn phù hợp với thực tế và trong hai thế kỷ sau đó tốc độ tăng dân số vẫn xảy ra mà không bị cản trở bởi nghèo đói tại các nước kỹ nghệ như Âu châu. Một trong những người chỉ trích Malthus kịch liệt nhất là Friedrich Engels – đồng chí kiêm môn đệ của Karl Marx. Theo ông tổ số hai của chủ nghĩa cộng sản thì Malthus đã không thấy được các yếu tố như quá trình tích sản, tích lũy giá trị thặng dư của giai cấp bóc lột, cũng không thấy được vài trò của khoa học v.v…
[8\] Bản tiếng Anh: “Of the animals, a prince should be compelled to choose to emulate the effective points of] the fox and the lion, because the lion cannot defend himself against traps, and the fox cannot defend himself against wolves. Therefore, it is necessary to be a fox to discover the traps, and [to be] a lion to terrify the wolves. Those who rely simply on the [effective points of a] lion do not understand what they are about.
[9] Võ Nguyên Giáp đã ba lần viết thư gởi Bộ Chính trị đề nghị chấm dứt dự án bauxite Tây Nguyên, tuy nhiên lời ông bị gạt qua một bên, thậm chí những kẻ có trách nhiệm đã không thèm trả lời.
[10] Thí dụ các bài báo hay bản tin:
- Thùy Linh, “Đại tướng ơi! Người đã thành hồn thiêng sông núi
- Hoàng Điệp – Lam Giang – TTXVN, “Quốc tang anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp”.
[11] Có nhiều tài liệu từ phía Trung Quốc nhấn mạnh vao trò của các cố vấn Trung Quốc, thí dụ:
Hồi kí cố vấn Trung Quốc (3)  -Vai trò của Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) qua lời kể của viên thư kí” [Bản dịch của Dương Danh Dy].
© 2013 Thuận Văn & pro&contra

2069. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SYRIA: THỬ THÁCH ĐỐI VỚI MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 15/10/2013
(Tạp chí Time, ngày 9/9/2013)
Bằng chứng về một vụ tấn công hóa học tàn bạo ở Syria đặt ra một thử thách quyết định đối với danh tiếng ca Mỹ và tầm nhìn chính sách đối ngoại của Barack Obama.
Chính sách đối ngoại ban cho các Tổng thổng Mỹ những quyền lực gần như siêu nhiên. Từ xa hàng nghìn dặm, họ có thể bất chợt huy động các hạm đội và phi đội, đôi khi gây chết người mà không phải mạo hiểm mạng sống của một binh lính nào. Nhưng chính sách đối ngoại cũng có thể trở thành lời nguyền, với khả năng thần bí tương tự hủy hoại một nhiệm kỳ tổng thống. Barack Obama đã học được bài học đó khi quan sát người tiền nhiệm của ông tiến hành điều mà Obama đã có cách gọi nổi tiếng là “một cuộc chiến tranh lựa chọn ngu ngốc” ở Iraq. Việc ông phản đối cuộc xâm lược này đã phát động cuộc chạy đua đầu tiên vào chức tổng thống của vị Thượng nghị sĩ một nhiệm kỳ, và ông bước vào Nhà Trắng với một tầm nhìn rõ ràng của một người Mỹ nhún nhường tập trung hạn hẹp vào các lợi ích cốt lõi, chẳng hạn như hàn gắn các vết thương kinh tế và xã hội trong nước. Obama sẽ lùng bắt những kẻ khủng bố ở các hang động và các sa mạc và tung ra một cú đấm mạnh mẽ hơn vào Taliban ở Afghanistan. Nhưng ông cũng thể hiện mình là một người hòa giải, một sứ giả hòa bình mà giành được giải Nobel Hòa bình thậm chí trước khi ông trang hoàng lại Phòng Bầu dục.
Từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, Obama đã cao giọng trong các bài phát biểu từ Washington tới Praha cho đến Cairo, mô tả một trật tự thế giới được biến đổi – “một thế giới cách mạng” nơi mà “chúng ta có thể làm được những điều không chắc có thực, đôi khi là những điều bất khả thi”. Những người hoài nghi nói rằng Obama chỉ là đang đánh bóng cho hiện thực kinh tế khắc nghiệt: ngập sâu trong nợ nần với việc khu vực tài chính của nước này trong tình trạng hoang mang hỗn loạn, Mỹ không thể đáp ứng một chính sách ngoại giao can thiệp. Nhưng Obama dường như đủ thành thật khi ông đề cập đến việc khởi động một cuộc đối thoại “tôn trọng lẫn nhau” với Iran, và với các đối thủ khác, ông cam kết rằng “chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu các bạn sẵn sàng nới lỏng nắm đấm của mình”. Lẽ phải sẽ thay thế quyền lực bất chính, và tầm nhìn kiểu bảo thủ mới sẽ bị tống khứ. Đó là niềm hy vọng và sự thay đổi ở quy mô toàn cầu.
Nhung lịch sử, hóa ra, đã không được quan tâm.
Nắm đấm vẫn được siết chặt, giọng điệu đối với Mỹ thì thiếu tôn trọng, và mặc dù cách mạng nổ ra từ Cairo qua Tripoli tới Damascus, nó thường giải phóng những cảm xúc giận dữ nguy hiểm mang tính tôn giáo và bộ tộc khắp Trung Đông. Niềm hy vọng đã chuyển hóa thành nỗi sợ hãi, sự thay đổi trở thành mối nguy hiểm. Giờ đây, ở một khu vực đã gây bối rối cho các tổng thống trong nhiều thập kỷ và nơi mà các lợi ích an ninh là cao nhất, Obama đang đối mặt với một thử thách quyết định tại Syria.
Đây không phải là nơi Obama muốn tới. Vào ngày 22/8/2013, một ngày sau khi một khối chất bị nghi ngờ là khí độc thần kinh được thả xuống vùng ngoại ô Damascus, làm chết hàng trăm người, Tổng thống Obama trông rất vui vẻ rời Nhà Trắng để đi đến phía Bắc New York bằng xe buýt, tập trung vào khả năng chi trả của các trường đại học. Nhưng vào buổi sáng hôm đó trong Phòng Tình huống, nhóm an ninh quốc gia của Obama đang cố gắng nắm bắt quy mô đáng kinh ngạc của cuộc tấn công và thách thức tiềm tàng của nó đối với quyền lực và thẩm quyền của Mỹ.
Một sự mỉa mai đầy cay đắng, cuộc tấn công đó diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm một năm lời cảnh báo của Obama rằng việc chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học đã thiết lập một “giới hạn đỏ” mà, nếu bị vượt qua, sẽ gây ra “những hậu quả to lớn”. Đoạn băng video cho thấy những hình ảnh rùng rợn về những người đã chết, bao gồm cả phụ nữ và trẻ sơ sinh, những người gần như được coi là may mắn so với những người sống sót đang co giật, sùi bọt mép. Khi Obama được nghe tóm tắt lại trên chiếc xe buýt dành cho tổng thống của ông, điều trở nên rõ ràng là ông cũng đang đối mặt với triển vọng hành động quân sự ở Trung Đông xung quanh vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Thế giới đã quan sát để xem liệu Obama có chùn bước trước vai trò cảnh sát toàn cầu. Ông đã để cho nhiều cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học diễn ra và trôi qua mà không có bất kỳ hành động rõ ràng nào ngoài sự hỗ trợ khiêm tốn của Mỹ cho một phong trào nổi dậy gây náo loạn.
Và cuộc khủng hoảng Syria không phải là cuộc khủng hoảng duy nhất đang thử thách các giới hạn của đường hướng chính sách đối ngoại của Obama hay quyền lực của đất nước ông. Iran đang tiến về phía trước với chương trình hạt nhân của mình bất chấp những lời cảnh báo tương tự của Obama về việc trừng phạt quân sự. Ở Ai Cập, một chế độ quân sự được những người đóng thuế của Mỹ hậu thuẫn tiếp tục phớt lờ những lời kêu gọi hòa bình của ông sau khi nước này sát hại hơn 600 người phản kháng. Chính phủ Afghanistan hay dao động thận trọng chuẩn bị cho triển vọng nội chiến khi mà binh lính Mỹ cuối cùng sẽ rút lui vào năm tới, trong khi những vụ đánh bom khủng bố tiếp tục gieo rắc đau khổ cho các thành phố bất ổn của Iraq. Trong khi đó, Al-Qaeda thì sống sót và khỏe mạnh ở những nơi như Yemen và Bắc Phi, cho dù là Osama bin Laden không còn. Ở trong nước, nhận thức về thành tích của chính sách đối ngoại đã giảm dần: giờ đây chỉ có khoảng 40% người Mỹ tán thành.
Nhà Trắng kết luận rằng sự bất chấp của Syria, nếu không bị trừng phạt, có nguy cơ gây ra “hiệu ứng đôminô” cho những hành động ngang ngạnh hơn nữa trên toàn cầu. Brent Scowcroft, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho các Tổng thống George H.W.Bush và Gerald Ford, người đã cố vấn cho Obama một cách không chính thức, giải thích: “Chúng ta đang đặt danh tiếng của mình vào chỗ nguy hiểm”.
Đó chính là nơi Obama đã hy vọng có thể né tránh trong các bài phát biểu sớm lạc quan đó trên khắp thế giới: bị mắc kẹt bởi sự điên rồ của Trung Đông, bị ép buộc sử dụng hành động quân sự bởi nhà độc tài của Syria, một cựu bác sĩ nhân khoa mà hầu hết người Mỹ khó có thể gọi tên.
Con đường tới Damascus
Làm thế nào mà chuyện đó lại đến nông nỗi này? Một số là do vận rủi – mặc dù điều đó thường xảy ra với sự kiện: Bush với vụ 11/9, Clinton với cuộc chiến tranh vùng Balkan, Carter với vụ giải cứu các con tin tại Iran. Nhưng Obama cũng mắc sai sót. Nghệ thuật chính sách ngoại giao là ngăn không cho các quyết định bất thắng xuất hiện. Và khi nhìn lại, sự thận trọng của Obama có thể đã có tác dụng ngược đối với ông.
Ngay từ đầu, ông đã giữ khoảng cách thận trọng với phong trào Mùa Xuân Arập. Hiện thân đầu tiên, mặc dù không rõ ràng vào thời điểm đó, là một phong trào cải cách tràn ngập các đường phố Tehran vào tháng 6/2009. Việc kêu gọi thay đổi chế độ có lẽ mang dáng vẻ của Bush, và Nhà Trắng sợ phải đưa ra những tuyên bố mà sẽ cho phép Chính phủ Iran khiến cho các cuộc phản kháng trông giống như một âm mưu của nước ngoài. Obama cuối cùng chỉ nói rằng Mỹ sẽ “cung cấp bằng chứng cho các sự kiện bất thường” xảy ra ở đó, với việc hầu như không ủng hộ các cuộc phản kháng.
Trong nhận thức muộn màng, ban tham mưu của ông phát hiện sai sót một cách rụt rè. Dennis Ross, người đứng đầu về chính sách Iran trong nhiệm kỳ đầu tiên của Obama, nói: “Tôi nghĩ chúng tôi đã quá thận trọng. Tôi hối hận vì điều đó”. Đó có lẽ là một điều báo hiệu cho những việc sắp đến.
Khi các cuộc phản kháng nổ ra khắp khu vực Trung Đông hai năm sau đó, Obama tiếp tục bước đi nhẹ nhàng -lựa chọn sự ổn định thay vì rủi ro của những điều chưa được biết đến và từ chối đưa ra bất kỳ thuyết thống nhất nào về phản ứng của Mỹ. Ben Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Obama, nói: “Tìm cách xác định xem chúng ta cần nước Mỹ dính líu như thế nào mà không trở nên quá mức đã là một câu hỏi trung tâm về chính sách đối ngoại của nhiệm kỳ tổng thống này”.
Phải mất nhiều tuần Obama mới chấp nhận được các cuộc phản kháng năm 2011 ở Cairo buộc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ bỏ quyền lực. Khi vương quốc Bahrain ở vùng Vịnh – một đồng minh chiến lược và là nơi đóng của Hạm đội 5, Hải quân Mỹ – đàn áp một cách thô bạo cuộc nổi dậy của dân chúng, Obama đã không có hành động gì. Ngay cả ở Libya, ban đầu ông đứng ngoài khi những người nổi dậy chiến đấu với các lực lượng của Muammar Gaddafi nhận thấy họ đã bị đánh bại và phải chạy trốn.
Cuối cùng, Obama chỉ can thiệp khi các lực lượng của Gaddafi tập trung bên ngoài thành phố Benghazi, đe dọa dẫn tới cuộc thảm sát người vô tội trong khi áp lực gia tăng từ Pháp và Anh. Các đảng viên đảng Cộng hòa hiểu điều này là “lãnh đạo từ hậu trường”, thuật ngữ do một sĩ quan phụ tá của Obama sử dụng nhằm làm nổi bật sự tương phản với chính sách ngoại giao “cao bồi” được ưu tiên của George Bush, nhưng những người chỉ trích lại gọi đó là sự từ bỏ quyền lãnh đạo thực sự.
Ban đầu, sự sụp đổ khá nhanh chóng của Gaddafi khiến cho sự can thiệp vào Libya có vẻ là một thành công. Obama nói: “Chúng ta đã chứng tỏ điều mà hành động chung có thể đạt được trong thế kỷ 21”. Nhưng câu chuyện đã trở nên xấu đi. Thận trọng với việc tìm cách tái thiết quốc gia Arập khác, Obama hầu như không đầu tư gì vào Libya thời kỳ hậu Gaddafi, nơi các lực lượng dân quân bất hảo và chủ nghĩa cấp tiến nở rộ – bao gồm cả những chiến binh đã tấn công khu nhà lãnh sự quán Mỹ được canh gác ở Benghazi, chính thành phố mà Obama đã cứu vớt, sát hại Đại sứ Chris Stevens và 3 người Mỹ khác.
Cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu mạnh mẽ vào khoảng cùng thời điểm với hoạt động tác chiến tại Libya của Obama. Ông quan sát chế độ của Tổng thống Syria Bashar Assad ứng phó một cách tàn bạo thêm 6 tháng nữa mà không có bất cứ hành động nào. Khi số người chết tăng cao, những người quan sát đã nhìn thấy “thuyết Obama” trong cuộc can thiệp ở Libya, đã tự hỏi: Tại sao không phải là Syria? Các phụ tá của Obama nói rằng sự so sánh đó là vô nghĩa. Rhodes nói: “ý niệm về một học thuyết là có lợi như một nguyên tắc tổ chức cho những người suy tính về chính sách ngoại giao. Nhưng trong chính phủ, điều đó trên thực tế là bất khả thi”.
Syria rõ ràng là một vấn đề hóc búa hơn. Libya có các hệ thống phòng không tồi tàn và một chiến trường trên sa mạc khiến cho các cuộc không kích trở nên dễ dàng. Syria có các thành phố đông dân cư, và Assad có hỏa lực dữ dội. Không giống như Gaddafi, người không có các đồng minh quốc tế thân cận, Syria khoe khoang các mối quan hệ đối tác quân sự và tình báo kéo dài nhiều thập kỷ với cả Iran và Nga. Obama đã đợi cho đến tháng 8/2011 để tuyên bố rằng “đã đến lúc Tổng thống Assad phải tránh sang một bên”. Trong nhận thức muộn màng, điều này có lẽ là hành động sai lầm đầu tiên của ông ở Syria. Khi Assad phớt lờ lời khuyên đó, nhà độc tài này không phải đối mặt với bất kỳ hệ quả nào. Obama nói với các phóng viên một năm sau: “Ông ta đã không nhận được thông điệp”. Đúng hơn, Assad đã không thấy có lý do nào để lưu ý đến thông điệp đó.
Không phải là Obama đã có những lựa chọn lớn. Một số người lập luận rằng vào một hoặc hơn .một năm trước đây, ông có lẽ đã làm gia tăng sự ủng hộ đối với các phe phái nổi dậy ôn hòa của Syria, trước khi những người Hồi giáo cấp tiến nắm quyền kiểm soát cuộc nổi dậy. Thậm chí vào cuối năm 2012, các quan chức hàng đầu của Obama, gồm cả Hillary Clinton và David Petraeus, vẫn còn đang tranh cãi ủng hộ tiến trình này. Nhưng Obama đã bác bỏ các đề xuất của họ, lo ngại Mỹ có thể hầu như không gây được ảnh hưởng gì đối với một tình huống phức tạp như vậy.
Ông cũng lo lắng về việc trao quyền cho những phần tử nổi dậy có liên kết với al-Qaeda, những người có thể đe dọa đến các lợi ích của Mỹ nhiều hơn so với Assad. Giờ đây, ngay cả những người trước đây ủng hộ cho các chính sách như vậy cũng nói rằng cửa sổ có vẻ như đã đóng. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey gần đây viết: “Vấn đề ở Syria ngày nay không phải là việc lựa chọn giữa hai phe mà là chọn ra một trong số nhiều phe”, không một phe nào trong số đó có cùng lợi ích với Mỹ.
Tiếp đó tới lời tuyên bố về “giới hạn đỏ”. Trả lời câu hỏi tại một cuộc họp báo vào tháng 8/2012 ở Nhà Trắng, Obama nói rằng việc sử dụng hoặc di chuyển các vũ khí hóa học sẽ có “những hệ quả to lớn”. Obama có thể đã hối hận về bình luận đó. Assad dường như chế nhạo ông bằng những cuộc tấn công hóa học quy mô nhỏ – đủ để khiến nhiều người thiệt mạng nhưng lại không hoàn toàn lớn để bất ngờ gây ra một cuộc khủng hoảng quốc tế. Có lẽ để ứng phó, Obama đã điều chỉnh định nghĩa về giới hạn đỏ của ông vào tháng 4/2013, nói rằng đó là hành động sử dụng vũ khí hóa học “có hệ thống” mà ông sẽ không tha thứ. Vào tháng 6/2013, với việc Assad thắng thế rõ ràng, Chính quyền Obama nói họ cuối cùng sẽ vũ trang cho quân nổi dậy của Syria. Tuy nhiên, các báo cáo đáng tin cho rằng rất ít vũ khí, nếu có, thực sự được chuyển giao, một lần nữa dẫn đến nghi ngờ về quyết tâm của Obama.
Vụ tấn công rõ ràng bằng khí độc thần kinh ở bên ngoài Damascus vào ngày 21/8 đã trở thành “giọt nước cuối cùng làm tràn ly”. Đây là đỉnh điểm của các nhân tố: bằng chứng về hình thái của các cuộc tấn công và đoạn phim lố bịch về các nạn nhân đang phải chịu đựng những cơn co giật. Đó là một “sự đồi bại về đạo đức”, như Ngoại trưởng John Kerry đã gọi nó, điều đó lớn đến mức Obama không thể phớt lờ, thanh minh hay chỉ thị cho một ủy ban để nghiên cứu.
Việc xác định thời điểm là hoàn toàn tồi tệ, vào lúc mà Obama đã có vẻ định ủng hộ sự ổn định hơn là các giá trị của Mỹ. Mười bảy cuộc điện thoại từ Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tới Tướng Abdul Fattah al- Sisi của Ai Cập đã thất bại trong việc ngăn chặn cuộc đảo chính và đổ máu ở đó. Giờ đây Washington bị bỏ lại với những đồng minh hầu như không có tiếng nói trong đất nước đông dân này của thế giới Arập. Eliot Cohen, một cựu cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Condoleezza Rice, nói: “Điều đó khá khác thường, rằng chúng ta đã tìm cách thuyết phục mọi người ở Ai Cập là chúng ta đã phản bội họ”.
Các giới hạn của quyền lực
Một vài vấn đề của Obama có vẻ quen thuộc. Vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Bill Clinton – người, giống như Obama, đã tập trung vào các vấn đề trong nước – cũng đối mặt với những lời buộc tội về sự nhút nhát và yếu đuối. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ phàn nàn vào năm 1993: “Chúng ta đơn giản là không có đòn bẩy, chúng ta không có ảnh hưởng [hoặc] khuynh hướng để sử dụng sức mạnh quân sự”. Và giống như Obama phải đối mặt với nhiều áp lực ở trong và ngoài nước xung quanh vấn đề Syria, Clinton cũng bị chỉ trích vì đã không can thiệp vào các cuộc chiến tranh ở Balkan. Tổng thống Pháp Jacques Chirac than vãn vào năm 1995: “Vị trí nhà lãnh đạo thế giới tự do đang bị khuyết”.
Tương tự, Obama cũng phát triển một liên minh rộng lớn đến kỳ lạ của những người chỉ trích: những người theo chủ nghĩa nhân đạo muốn chấm dứt cuộc chiến tranh ở Syria; những kẻ diều hâu muốn một chính sách ngoại giao Mỹ táo bạo hơn; những người ủng hộ dân chủ và nhân quyền lo sợ rằng Obama không cứng rắn đối với các tướng lĩnh của Ai Cập. Trong khi đó, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu phàn nàn rằng Mỹ đang không tỏ rõ quyền lãnh đạo, và một quan chức cấp cao của Chính phủ Arập nói với tờ Time rằng các nhà nước thân thiện trong khu vực không cảm thấy họ có thể trông mong vào Mỹ. Christopher Hill, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng phụng sự với tư cách là đại sứ tại Iraq của Obama, nói: “Không có nhận thức nào rằng chúng ta đang can dự vào các vấn đề ở Trung Đông ngay lúc này”.
Những người bảo vệ cho Obama nói rằng ông đã làm hết sức đối với một di sản bị nhiễm độc – từ chủ nghĩa chống Mỹ ở nước ngoài tới ngân sách bị thắt chặt và chủ nghĩa biệt lập ngày càng tăng ở trong nước. Và những người tiền nhiệm ở Nhà Trắng của ông thường nghe thấy những tiếng kêu gào từ nước ngoài rằng khát vọng quyền lực của Mỹ đang trở nên nao núng. Nhưng cũng đúng là công chúng mệt mỏi vì phải trả giá bằng máu và của cải để giải quyết những vấn đề xa xôi mà thường có vẻ không thể giải quyết được. Adam Smith, thành viên cấp cao thuộc đảng Dân chủ tại ủy ban quân lực Hạ viện, nói: “Xét về mọi mặt, Mỹ không thể áp đặt ý muốn của mình lên mọi vấn đề trên thế giới”.
Công cụ sức mạnh quân sự không sắc bén có thể đặc biệt vô dụng khi cuối cùng nó tìm cách gỡ rối cho các cuộc biến động xã hội của Mùa Xuân Arập. Theo Mieke Eoyang, một nhà phân tích an ninh quốc gia thuộc Third Way, một tổ chức tư vấn ở Washington: “Thẳng thắn mà nói, Mỹ không giỏi trong việc giải quyết thất bại chính trị của nước khác. Có lẽ đơn giản là Mỹ không có các công cụ”.
Syria chắc chắn sẽ đòi hỏi công cụ có độ chính xác cao. Đất nước 22 triệu dân, được bao bọc bởi Địa Trung Hải ở phía Tây và Iraq ở phía Đông, đã là một chế độ độc tài kể từ năm 1949. Nó cũng luôn là cái gai trong mắt Mỹ, liên kết với các giáo sĩ Hồi giáo cầm quyền của Iran và bảo trợ cho nhóm khủng bố Hezbollah của Liban. Trong suốt thời gian Mỹ chiếm đóng Iraq, Assad đã để mở đường biên giới nước mình cho các chiến binh Hồi giáo vượt biên giới vào Iraq tiêu diệt các binh lính Mỹ. Ngay dù vậy, năm 2009 Assad nói rằng ông “muốn có một cuộc đối thoại” với Mỹ, và các nhà ngoại giao Mỹ kể cả Kerry, khi đó là chủ tịch của ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện, đã có nhiều chuyến thăm tới Damascus trước khi cuộc nổi dậy bắt đầu ở đó. Nhưng Assad có lẽ không bao giờ bị dỗ ngọt để hợp tác thực sự.
Gia đình Assad đến từ phái Alawite của Syria, một nhánh của Hồi giáo Shiite. Sự cai trị của họ đối với một đất nước mà gần 3/4 là người Sunni đã luôn đòi hỏi sự đàn áp ở mức độ gợi nhớ tới Iraq của Saddam Hussein. Nhưng vào tháng 3/2011, xã hội Syria rạn nứt và sự cai trị của Assad lần đầu tiên bị thách thức công khai trên các đường phố bởi điều sẽ trở thành cuộc nổi dậy do người Sunni chi phối.
Syria có ý nghĩa rất nhiều đối với các nước láng giềng của nó. Cuộc nội chiến đã sản sinh ra gần 2 triệu người tị nạn, một cuộc di cư đe dọa sẽ gây bất ổn cho Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ, và đã làm gia tăng căng thẳng giữa
người Shitte-Sunni ở Liban và Iraq, kích động một cuộc xung đột giáo phái mà có thể trải dài từ vùng Vịnh tới Địa Trung Hải. Trong nhiều tháng, các đồng minh của Assad ở Iran và Liban đã gửi các chiến binh tới hỗ trợ cho chế độ của ông. Đó là một lý do khiến cho các lợi ích ở Syria lại lớn đến vậy: nó đã trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, được tiếp sức bởi tiền mặt và vũ khí, giữa Iran và các đối thủ Sunni của nước này chẳng hạn như Saudi Arabia. Có đòi hỏi về đạo đức hiển nhiên liên quan tới cuộc xung đột mà trong đó hơn 100.000 người đã thiệt mạng. Và có vấn đề về an ninh của Israel khi một nhà nước được vũ trang hóa học đang sụp đổ.
Obama không phủ nhận bất kỳ điều gì. Ông nói với Charlie Rose trên kênh truyền hình PBS vào tháng 6: “Chúng ta có những mối quan tâm thật tâm ở đó. Và không chỉ là các mối quan tâm mang tính nhân đạo. “Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng hỗn loạn đang tiếp diễn ở một nước lớn tiếp giáp với một nước như Jordan, mà đến lượt nó lại tiếp giáp với Israel. Và chúng ta có nhu cầu hợp pháp để được can dự và dính líu”. Điều ông tranh luận đó là ông có thể định hình kết quả ở Syria thông qua can thiệp quân sự, bằng hành động trực tiếp hoặc bằng cách vũ trang cho những phần tử nổi dậy có thể có các mối quan hệ với người Hồi giáo cấp tiến.
Vì vậy, khi lên kế hoạch ứng phó với cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào ngày 21/8/2013, các phụ tá của Obama đã tập trung vào việc xác định một sự ứng phó sao cho có thể gửi đi một thông điệp mà không gây ra sự hỗn loạn hơn nữa. Quá nhiều vũ lực có thể làm thay đổi sự cân bằng chiến lược của cuộc xung đột, có thể là trao quyền cho các phần tử nổi loạn Hồi giáo – một số người trong số đó có liên kết với al-Qaeda – mà Nhà Trắng cho rằng còn nguy hiểm hơn so với chính Assad. Tuy nhiên, sử dụng quá ít vũ lực thì lại có vẻ tắc trách. Scowcroft cảnh báo: “Không gì tồi tệ hơn là có một cử chỉ mà chẳng thay đổi được điều gì và khiến chúng ta có vẻ thậm chí còn bất lực hơn”.
Thông điệp gửi ti Tehran
Vào ngày 10/12/2009, Obama bay tới Na Uy để nhận giải Nobel Hòa Bình, một vinh dự đến quá sớm mà không hoàn toàn được Nhà Trắng chào
đón. Vào lúc đó Obama đã gửi thêm binh lính tới Afghanistan, leo thang các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chống lại những kẻ khủng bố al-Qaeda và nhìn thấy bàn tay hữu nghị của ông bị Tehran từ chối. Ngày càng trở nên rõ ràng rằng xét cho cùng, thế giới có thể sẽ không biến đổi. Vì vậy, ngay cả khi Obama tán dương sự nghiệp của hòa bình thế giới vào ngày hôm đó, ông cũng thừa nhận rằng một thế giới nguy hiểm đôi khi đòi hỏi chiến tranh, thường được dẫn dắt bởi vũ khí của Mỹ. Ông nói: “Bất kể sai lầm nào chúng tôi đã mắc phải, sự thật rõ ràng là: Mỹ đã giúp cam kết tài trợ cho an ninh toàn cầu trong suốt hơn 6 thập kỷ bằng máu của công dân chúng tôi và bằng sức mạnh vũ khí của chúng tôi”.
Obama giờ đây đang áp dụng nguyên tắc này ở Syria. Bất kể điều gì đến từ cuộc đối đầu của Obama với Assad, một cuộc đối đầu thậm chí còn nguy hiểm hơn đang chờ đợi – cuộc đối đầu với Iran. Nếu một vòng đàm phán khác với Tehran thất bại, Obama có lẽ sẽ sớm bị buộc phải thực hiện lời hứa hẹn của mình nhằm ngăn không cho Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Obama nói với ủy ban các vấn đề chung Mỹ-Israel vào tháng 3/2012: “Tôi sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo vệ Mỹ và các lợi ích của nó”.
Nhưng đối với những người chỉ trích ông, Obama thực sự do dự, và kết quả là rắc rối theo sau đó. Với hơn 3 năm còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông có cơ hội để đảo ngược ấn tượng đó. Thành công ở Syria và sau đó là Iran có thể minh oan cho ông, và thất bại có thể khiến ông điêu đứng. Brian Katulis, một cựu cố vấn cho chiến dịch tranh cử của Obama hiện nay thuộc Trung tâm vì sự tiến bộ Mỹ, nói: “Rủi ro là, nếu mọi thứ ở Trung Đông tiếp tục chuyển động theo hình xoắn ốc, điều đó sẽ trở thành di sản của ông Obama”.
Một vài tổng thống thuộc đảng Dân chủ đã bị chính sách ngoại giao làm cho thân bại danh liệt: Carter với chính sách Iran, Lyndon Johnson với chính sách Việt Nam. Nhưng không có hình mẫu nào khác. Clinton dập tắt ngọn lửa ở khu vực Balkan và chứng tỏ tính cao quý của sự can thiệp của Mỹ. Obama có thời gian để tìm ra một con đường xuyên qua sự hỗn loạn hiện tại tiến tới một di sản thành công ở nước ngoài.
Khi ông lập biểu đồ cho tiến trình của mình, ông có thể cân nhắc đến một ý kiến từ một nguồn tin không chắc có thực. Trong một cuộc phỏng vấn báo chí Anh năm 2009 mà có giọng điệu ôn hòa, Assad nói ông hy vọng Obama sẽ đóng vai trò tích cực trong tiến trình hòa bình Trung Đông vì chỉ Washington mới có thể làm trung gian cho một giải pháp bền vững. Ông nói: “Không gì thay thế được Mỹ”.
***
(Tạp chí Time, 23/9/2013)
Phản ứng không bình thường của Tng thng Obama đi với Syria đã làm tổn hại chức vụ của ông và làm nước Mỹ suy yếu. Đã đến lúc có thêm một sự chuyến hướng nữa.
Vào ngay trước ngày kỷ niệm các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, Barack Obama đã đưa ra lý lẽ mạnh mẽ nhất có thể ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại chế độ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng đó không phải là một lý lẽ quá mạnh mẽ. Quả thật, nó được xây dựng trên giả thuyết sai lầm như ông đã nói sau khi tập hợp những hình ảnh ghê rợn về những đứa trẻ đau đớn quằn quại và sùi bọt mép và rồi chết trên sàn bệnh viện: “Chúng ta có thể ngăn tình trạng trẻ em bị phun khí độc đến chết”. Liệu ông có thực sự nghĩ rằng Mỹ có thể làm được điều đó bằng một cuộc tấn công quân sự có giới hạn hay một tiến trình ngoại giao tương đối hời hợt hiện đang được theo đuổi? Họ không thể làm được điều đó ngay cả nếu họ gửi đến 250.00 binh lính và lật đổ Assad. Khí độc có thể được chuyển đến tay những kẻ khủng bố, có khả năng nhất là Hezbollah, trước khi họ tìm thấy tất cả hay thậm chí phần lớn khí đó. Và đó là cốt lõi vấn đề chính sách mà Obama đang phải vật lộn về Syria: khi người ta thăm dò những khả năng để có sự can thiệp, bất cứ hành động phần nào hợp lý cũng nhanh chóng đi đến ngõ cụt.
Tổng thống hiểu điều này, điều khiến những lời lẽ và thái độ của ông trong những tuần dẫn tới bài diễn văn của ông về Syria ngày càng bối rối hơn. Ông sẵn sàng rơi vào một cái bẫy gấu do chính ông tạo ra. Trong quá trình này, ông đã làm hỏng nhiệm kỳ tổng thống của mình và làm địa vị của Mỹ trên thế giới suy yếu. Đó là một trong những biểu hiện gây choáng váng hơn và không thể lý giải được về sự kém cỏi của một vị tổng thống mà tôi từng chứng kiến. Thất bại này làm nổi bật trọng tâm sự chỉ trích liên tục đối với Nhà Trắng của Obama: rằng Tổng thống nghĩ ông có thể một mình thực hiện đầy đủ chính sách đối ngoại. Đây là quá trình hoạch định chính sách đối ngoại được tổ chức chặt chẽ nhất của Mỳ kể từ thời Nixon và Kissinger, chỉ là không có Kissinger. Không có người giật dây – hãy nghĩ đến ai đó như Brent Scowcroft – người có thể nói với Obama bằng sức mạnh và sự tin tưởng thực sự rằng ngài Tổng thống, ngài đang làm việc sai trái ở đây. Chúng ta hãy cân nhắc những hậu quả nếu ngài gọi việc sử dụng các vũ khí hóa học là “giới hạn đỏ”. Hay, Ngài Tổng thống, làm sao ông có thể nói việc này là “giới hạn đỏ của thế giới” nếu như thế giới không sẵn sàng hành động? Có lẽ những câu hỏi đó, và nhiều câu hỏi khác nữa, đã bị bỏ sót khi đội ngũ an ninh quốc gia nhiệm kỳ đầu của Obama phải ra đi và một êkíp mới bước vào. Nhưng ông đã cho thấy sự khao khát có được các cố vấn an ninh quốc gia là “các nhà trung gian chân thật” – những người chuyển thông tin đến cho ông – hơn là các nhà chiến lược toàn cầu. Trong trường hợp này, đội ngũ mới của ông rõ ràng là đã nêu ra những câu hỏi quan trọng về việc đi đến Quốc hội để có một lá phiếu: Ông có thực sự muốn làm điều này cho một đòn tấn công có giới hạn? Nếu họ nói không thì sao? Nhưng vị Tổng thống đã tảng lờ họ, điều có thể có nghĩa là ban cố vấn đó chưa đủ mạnh.
Việc trình bày công khai của các chính sách của ông được để cho những kiểu người như Ngoại trưởng John Kerry, mà tuyên bố của ông phải bị tổng thống bẻ lại hai lần trong bài diễn văn về Syria. Kerry đã nói rằng có thể cần phải “triển khai quân” ở Syria (Obama: không triển khai quân). Kerry đã nói rằng các cuộc tấn công quân sự sẽ là “nhỏ một cách khó tin”. (Obama nói rằng: Chúng tôi không gây ra những vết kim châm). Tồi tệ nhất, Kerry đã vụng về đề cập một cách nóng vội về “kế hoạch” rất không có sức thuyết phục của Nga tiêu hủy vũ khí hạt nhân của Syria. Điều này đã được thảo luận riêng tư trong nhiều tháng, rõ ràng là kiểu thái độ do dự mà những kẻ xấu – Saddam, người Iran, Assad – thường sử dụng như một chiến thuật trì hoãn. Kerry, đang ở trong trạng thái hiếu chiến, dường như giễu cợt ý tưởng này – và người Nga đã yêu cầu ông phải chú ý đến nó. Đội ngũ của Kerry tìm cách rút lại câu nói hớ này, gọi nó là “cách nói hoa mỹ”. Như nó vẫn vậy, sẽ không một ai ngạc nhiên nếu đề xuất này là một trò mưu mẹo, nhưng chính quyền hiện nay đang vướng vào việc theo đuổi đề xuất đó và đánh cuộc rằng sẽ dễ dàng hơn có được một phiếu bầu của Quốc hội nếu như đề xuất đó thất bại.
Những gì gần với vấn đề của Chính quyền Obama: có quá nhiều “cách nói hoa mỹ”, có quá nhiều tuyên bố chính thức cẩu thả về ý định của Mỹ mà không tính đến những hậu quả. Vấn đề dai dẳng này – hãy nhớ sự khẳng định không cần thiết và nguy hiểm của tổng thống rằng chính sách của ông không phải là “kiềm chế” chương trình hạt nhân Iran – đã chuyển thành một loạt những lời nói vô nghĩa về Syria. Đã hai năm kể từ khi ông nói rằng “Assad phải từ chức”. Ông đã tuyên bố “giới hạn đỏ” và “giới hạn đỏ của thế giới”. Và hiện nay, ông nói: “Chúng ta có thể ngăn việc những đứa trẻ bị chết ngạt do khí độc”. Người Trung Quốc tin rằng người mạnh nhất là người nói ít nhất. Vị tổng thống này là người mạnh nhất về mặt quân sự trên thế giới. Ông không phải khoe khoang về những ý định của mình. Ông nên truyền đạt chúng trong khi nói chuyện riêng tư và chờ đợi câu trả lời, rồi hành động, hay không hành động. Ông nên làm những gì người Israel đã làm khi loại bỏ lò phản ứng hạt nhân của Syria: họ đã làm điều đó, mà không có bất cứ sự lớn tiếng khoe khoang nào trước đó, và thậm chí cũng không đòi khen ngợi về hành động đó. Con sói không phải kêu cứu giả, con đại bàng Mỹ cũng không cần làm vậy. Mỹ cần phải đại diện cho sức mạnh tinh thần tự chủ, sức mạnh hoàn toàn chết người và có chủ tâm khi nó được thực thi, nhưng không bao giờ được thực thi một cách bừa bãi mà không có một kế hoạch hay một mục tiêu rõ ràng.
Việc tạo ra một kế hoạch rõ ràng ở Trung Đông là hoàn toàn không thể, là thứ gì đó mà người Mỹ rõ ràng phải tiến tới hiện thực hóa. Khu vực này đang ở vị trí bản lề của lịch sử: những đường biên giới thẳng tắp, được người châu Âu vẽ ra gần 100 năm trước đây, dường như đã qua thời hoàng kim của mình. Những thập kỷ tiếp theo có thể chứng kiến sự ra đời các nước mới, như Kurdistan, dọc theo các đường ranh giới sắc tộc và phe phái, và quá trình này không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ rất đẫm máu. Phiên bản Syria nào đó sẽ có thể xuất hiện – luôn là một Syria – nhưng có thể không phải bên trong các đường biên giới hiện nay. Phương Tây sẽ phải đứng sang một bên khi việc này được thực hiện. Mỹ đã khai quang con đường của mình dẫn đến những nơi này, dưới giả định thuộc địa mới cho rằng dù sao thì chúng cũng cần đến sự hiểu biết và sức mạnh của Mỹ, và để lại quá nhiều hỗn loạn và quá nhiều xác chết theo sau để có được bất cứ đức tin nào để lại khu vực này ngoại trừ, có lẽ là, ở Israel. Và người ta phải tự hỏi sau một vài tuần qua, liệu người Israel có tin tưởng người Mỹ sẽ mang lại an ninh cho nền hòa bình mà Kerry đang tìm cách đàm phán với người Palestine hay không.
Một lần nữa, Tổng thống Obama hiểu được tất cả những điều này. Ẩn ý của nhiệm kỳ tổng thống của ông là Mỹ không còn có thể làm việc đó một mình – ngay cả nếu ông tiếp tục tự mình làm như vậy – trừ khi nước này đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp và ngay lập tức đối với an ninh quốc gia, và rằng nước này phải xây dựng các liên minh đa phương để củng cố các giới hạn đỏ của thế giới. Và nếu vậy, câu hỏi phải được đặt ra là: tại sao ông kiên trì theo đuổi lựa chọn quân sự có giới hạn ở Syria? Những việc này gần như chưa bao giờ có tác dụng. Chúng thường khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ryan Crocker, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu có nhiều kinh nghiệm nhất ở khu vực này đã suy đoán ràng sự trả đũa hiểm ác của Assad trước đòn tấn công quân sự của Mỹ có thể là tiến hành “một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khác sờ sờ trước mắt”. Và rồi hành động tiếp theo là gì? Liệu Tổng thống Obama có chịu đựng một cuộc tấn công bằng khí độc nữa không?
Tổng thống không ngu ngốc đến vậy, nhưng tôi đoán rằng ông đang khăng khăng đe dọa công khai hành động quân sự bởi vì sự tín nhiệm của Mỹ – và chính xác hơn là sự tín nhiệm của ông – thực sự đang gặp nguy hiểm. Nhưng việc chơi lá bài “sự tín nhiệm của Mỹ” là một trò chơi ngu xuẩn và hết sức nguy hiểm. Trong toàn bộ cuộc đời tôi, những mạng sống, kể cả mạng sống của người Mỹ, đã mất trong khi theo đuổi sự tín nhiệm của Mỹ nhiều hơn là do bất cứ nhân tố quân sự chính đáng nào. Đó là những gì đã khiến Lydon Johnson gia tăng nỗ lực ở Việt Nam. Đó là những gì đã giúp đẩy George W.Bush đến chỗ kéo cò súng ở Iraq, thậm chí sau khi rõ ràng là phần lớn thế giới và, một cách lặng lẽ, quân đội Mỹ đều cho rằng điều đó sẽ là một sự vận dụng thảm họa. Đó là những gì đã khiến Obama lún sâu vào Afghanistan hơn. Đừng có lầm lẫn, Obama đã đánh mất sự tín nhiệm trên thế giới, do sự thể hiện của ông trong vài tuần qua. Nhưng sự tín nhiệm của Mỹ dễ dàng được phục hồi, do sức mạnh áp đảo của quốc gia này, bằng hành động khôn ngoan, vào thời điểm tới khi một cuộc khủng hoảng nổ ra, một tầm nhìn chiến lược rõ ràng và một bàn tay cầm lái vững chắc. Sự tín nhiệm này được Ronal Reagan hồi phục vào những năm 1980. Điều đáng buồn là Obama đã xây dựng lại tầm cờ quốc tế của đất nước ông theo sự vẫy vùng đơn phương của George W.Bush . Obama hiện nay đang gây tổn hại cho khả năng đạt được điều mình muốn với người Trung Quốc, người Iran và thậm chí là người Israel.
Điều đó có thể không bao giờ quay trở lại – và có những cơ hội thực sự để đạt được tiến bộ nào đó, đặc biệt là với Iran, nơi việc vị Tổng thống không khiêu khích Hassan Rouhani và vị Ngoại trưởng có tư tưởng cải cách Mohammed Javad Zarif lên nắm quyền đã mở ra một cơ hội đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán về hạt nhân và thậm chí có thể cả trong các lĩnh vực khác, như vấn đề Afghanistan. Câu hỏi hiện nay là liệụ việc ông Obama không có khả năng làm cho mối đe dọa quân sự của ông ở Syria có thể tin được – và sự căm ghét rõ ràng của người Mỹ đối với việc có nhiều hành động quân sự hơn – có sẽ cho phép những người theo đường lối cứng rắn trong Lực lượng bảo vệ cách mạng quyền không khoan nhượng trong các cuộc đàm phán hay không. Người Trung Quốc, những người thèm khát các mỏ dầu ớ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), có thể không kiềm chế như trong quá khứ. Người Nhật Bản có thể cảm thấy cần phải hồi sinh quân đội của mình, hay thậm chí có vũ khí hạt nhân, hiện nay khi mà lời hứa hẹn bảo vệ của Mỹ dường như ít đáng tin cậy hơn. Những hậu quả của biểu hiện không chuyên nghiệp của Obama đã lan ra khắp thế giới.
Cũng có cả những hậu quả ở trong nước. Đây được cho là tháng mà các vấn đề tài chính và ngân sách nghiêm trọng của quốc gia này được xới lên, hay không, với các đảng viên đảng Cộng hòa. Đã có một cơ hội để xây dựng một liên minh ủng hộ một sự thỏa hiệp để giải quyết vấn đề nợ trần và những nỗi sợ hãi thầm lặng do việc chính phủ tạm thời ngừng hoạt động gây ra và cuối cùng để đạt được một sự thỏa hiệp dài hạn về ngân sách. Nhưng bất cứ thỏa thuận nào cũng đòi hỏi phải có sự đàm phán sâu sắc và chuyên tâm, bao gồm sự bảo vệ về chính trị, hay những sự mua chuộc, dành cho các đảng viên đảng Cộng hòa đã vượt qua ranh giới. Thời gian quý báu đã bị lãng phí. Và sau Syria, bất cứ thành viên Quốc hội nào cũng khó có thể tin được rằng vị tổng thống này khư khư giữ quan điểm của mình hay mang lại sự bảo vệ.
Có những người nói rằng Obama đã hủy hoại nhiệm kỳ tổng thống của mình. Điều đó có thế là đúng, nhưng tôi nghi ngờ điều đó. Tất cả những kiểu sự việc này có thể đảo ngược theo chiều hướng có lợi cho ông. Cuộc thăm dò dư luận nhanh sau bài diễn văn về Syria cho thấy ràng ông vẫn có khả năng quảng cáo cho một lý lẽ, dù là trong thời gian ngắn. Ông đã gặp may về các đối thủ của ông: không còn nghi ngờ gì nữa, các đảng viên đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục có những quan điểm mà phần lớn người Mỹ nhìn nhận là ngu ngốc hay cực đoan. Chương trình Obamacare có thể tỏ ra là một sự thành công, ông có thể có những quyết định dứt khoát trong cuộc khủng hoảng tiếp theo ở nước ngoài, người ta sẽ hy vọng rằng ông học được điều gì đó từ cuộc khủng hoảng này. Nhưng ông đã gây ra mối nguy hại lớn và không cần thiết cho bản thân, và bản thân quốc gia này. Con đường có lại sự tín nhiệm và sự tôn trọng sẽ hết sức khó khăn.
* * *
(Newsweek - 27/9/2013)
 Liệu có cách thực tế đ Mỹ giúp chm dứt cuộc nội chiến Syria?
Tính đến nay, trong vòng hơn một tháng, Mỹ và phần lớn cộng đồng quốc tế đã tốn nhiều thời gian và công sức bởi vấn đề làm thế nào để đáp lại việc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học. Động cơ đằng sau những đề xuất khác nhau – đầu tiên là một cuộc tấn công bằng tên lửa, giờ là một nỗ lực giải trừ quân bị lớn – rõ ràng là hợp lý: để đảm báo rằng Syria sẽ không bao giờ sử dụng những vũ khí này một lần nào nữa. Và triển vọng thành công dường như khá khả quan, mặc dù rõ ràng đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Nhưng một vấn đề lớn hơn thì sao? Việc đơn giản chỉ loại bỏ vũ khí hóa học ở Syria sẽ không thể chấm dứt cuộc tàn sát đã lấy đi sinh mạng của khoảng 100.000 người. Liệu chúng ta có thực sự chấp nhận ngồi yên và chứng kiến sự giết chóc này tiếp diễn? Hay chúng ta cần phải cố gắng ngăn ngặn?
Hầu hết những cuộc tranh luận về vấn đề này đều diễn ra dưới dạng tranh cãi về các hình thức can thiệp cụ thể. Các nhà phê bình theo xu hướng hành động của Tổng thống Obama – nhắc đến việc Mỹ không hành động ở Rwanda vào năm 1994 hay sự can thiệp thành công hơn của nước này tại Libya năm 2011 – đã thúc đẩy những đề xuất như vũ trang cho quân nổi dậy hoặc thiết lập một vùng cấm bay. (Tác giả ủng hộ những kiểu quan điểm như vậy). Trong khi đó, những người phản đối những lựa chọn này đã phản pháo bằng cách viện dẫn trường họp Iraq và Afghanistan – và lập luận rằng một cuộc can thiệp có khả năng tốn kém và nguy hiểm nữa dường như không phải là một ý tưởng khôn ngoan, đặc biệt là ở Trung Đông.
Nhưng phần lớn bị mất định hướng trong cuộc tranh luận này là một loạt những câu hỏi mang tính dài hạn hơn: Chúng ta đang cố gắng để đạt được điều gì? Trong viễn cảnh khả quan nhất, một Syria hậu tàn sát sẽ như thế nào trong năm 2014 hoặc hơn nữa? Nói rằng chúng ta muốn chứng kiến quân nổi dậy lật đổ Bashar al-Assad, sau đó là thỏa thuận chia sẻ quyền lực nào đó hiện vẫn chỉ được xác định một cách mơ hồ, là không đủ. Cuộc nổi dậy này là một mớ hỗn độn đầy rạn nứt, bao gồm 2 nhóm lớn của các phần tử cực đoan có liên hệ với al-Qaeda. Có khả năng họ sẽ chiến đấu chống lại nhau, hoặc có thể thực hiện những cuộc tàn sát hàng loạt nhằm vào những người đã từng thân cận với Assad, nếu họ đánh bại ông. Việc lật đổ Assad gần như không thể làm kết thúc cuộc chiến tranh tại Syria như việc lật đổ Saddam vào năm 2003 đã không đem lại sự ổn định cho Iraq.
Vì vậy, trước khi Mỹ có thể tìm ra cách giải quyết cho vấn đề Syria, nước này phải nghĩ về địa điểm mà sự can thiệp của họ có thể thực sự kết thúc. Điều này chắc chắn không dễ dàng gì vì hoàn cảnh có thể sẽ thay đổi trong những tháng tới. Nhưng lối tư duy dài hạn như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Theo quan điểm của tác giả, hình mẫu thích hợp không phải là Iraq, Afghanistan hay Libya mà là Bosnia. Đây không phải là một hình mẫu hoàn hảo, nhưng thích hợp để bắt đầu từ đây. Nhiều người sẽ nhớ lại, 2 thập kỷ trước chúng ta đã chứng kiến sự giết chóc tương tự diễn ra ở Bosnia trong vài năm cho đến khi cơn giận dữ quốc tế và những động lực trên chiến trường đã kết hợp lại để cho ra một giải pháp khả thi. Rốt cuộc NATO đã ném bom lực lượng dân quân Serbia của Slobodan Milosevic sau đó thúc đẩy ông tiến tới một thỏa thuận hòa bình, tạo ra sự “chia sẻ quyền lực” của nước này. Đây không phải là một kết quả mỹ mãn, nhưng gần 2 thập kỷ sau đó, người Serbia, người Hồi giáo và người Croatia tại Bosnisa đã không quay trở lại chiến tranh.
Khi so sánh với Bosnia, cuộc nội chiến ở Syria thậm chí còn khó đi đến hồi kết hơn, vì lực lượng nổi dậy rất hỗn độn và họ có những phần tử cực đoan. Hơn nữa, các thành phố trung tâm lớn của Syria vẫn bị pha tạp nặng nề bởi các cá nhân thuộc các tín ngưởng khác khau, khiến cho sự chia sẻ quyền lực khó có thể hình dung vào thời điểm hiện nay.
Nhưng mọi thứ đều có thể thay đổi. Đáng tiếc thay, như ở Bosnia, cuộc chiến này đang có những tác động phân chia dân số một cách chậm chạp. Đáng buồn nhưng cũng không thể phủ nhận, điều này đồng nghĩa với việc những đề xuất cho sự chia sẻ quyền lực dường như sẽ trở nên đúng đắn khi cuộc chiến vẫn tiểp tục diễn ra.
Bởi vì mục tiêu của Mỹ thực chất không phải là chiến thắng, mà là thành công lớn hơn của quân nổi dậy – để buộc Assad đồng ý từ bỏ quyền lực và khiến những người cộng sự của ông nhất trí về một thỏa thuận hòa bình – Mỹ có thể đạt được mục tiêu này bằng cách dần củng cố những bộ phận ôn hòa của phe đối lập mà không cần bất cứ sự xoay chuyển tình thế đột ngột quá mức nào. Theo quan điểm của tác giả, Chính quyền Obama đã quá chậm trễ trong việc khởi động nỗ lực này một cách nghiêm túc, và quả thực nghe nói, sự hỗ trợ có hại của Mỹ mới chỉ bắt đầu đến được với quân nổi dậy sau 30 tháng xung đột. Nhưng vẫn chưa quá muộn.
Tất nhiên, việc vũ trang và tổ chức quân nổi dậy – và cuối cùng, có thể hỗ trợ họ trong sức mạnh không quân nếu cần – sẽ không kết thúc được cuộc chiến trong một sớm một chiều. Có thể sẽ mất nhiều tháng hoặc thậm chí một năm hoặc hơn nữa để đưa quân nổi dậy và Chính quyền Assad đến bàn đàm phán, Nhưng một khi điều đó diễn ra, sự chia sẻ quyền lực ở Syria thực sự sẽ như thế nào?
Theo bất cứ kế hoạch hòa bình thực tế nào, cộng đồng thiểu số Alawite của Assad sẽ kiểm soát một khu vực của nước này, khả năng lớn nhất là phần dọc bờ biển, nơi mà cảnh sát địa phương sẽ là lực lượng an ninh chính. Đa số người Alawite ở đó sẽ tự trị ở phần lớn khu vực này (có thể bầu lên một cựu quan chức chính phủ, mặc dù lý tưởng nhất là không phải một người thân cận hoặc họ hàng của Assad). Bản thân Assad cũng phải từ bỏ chức tổng thống và hi vọng là sẽ sống lưu vong. Người Kurd sẽ kiểm soát những khu vực ở miền Bắc nước này. Liên minh người Sunni sẽ phụ trách một nơi khác, và Mỹ sẽ phải cộng tác với họ để kiềm chế vai trò của các phần tử cực đoan. Các thành phố trung tâm lớn của nước này sẽ bị chia sẻ, giống như một vài nơi ở Bosnia, chẳng hạn như Mostar (ngay dù nếu chúng được phân chia trên thực tế trong hầu hết mọi trường hợp). Và dĩ nhiên, các quyền lợi của cộng đồng thiểu số sẽ được quy định trong thỏa thuận mà cuối cùng đã lập thành quy tắc sự dàn xếp này.
Đúng vậy, kế hoạch này hàm ý về một số lượng nhân viên gìn giữ hòa bình của Mỹ trên thực địa, có thể ngang với con số 20.000 người đã bắt đầu công việc tại Bosnia vào năm 1995. Bởi vì mức độ khó khăn của sứ mệnh này và sự cần thiết phải có một sự lãnh đạo mạnh mẽ, sự hiện diện nào đó của Mỹ là không thể thay thế. Tuy nhiên, Mỹ chỉ nên cam kết một sự triển khai quân như vậy khi những nước khác, trong đó có các nước Arập và Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp đa số binh lính gìn giữ hòa bình. Trên thực tế, hiện nay Mỹ nên tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chiến lược này trước khi tiến tới bất kỳ sự can dự trực tiếp nào vào cuộc xung đột.
Không có gì sai lầm trong những nỗ lực hiện nay của Mỹ nhằm buộc Assad từ bỏ vũ khí hóa học. Nhưng Mỹ không được quên một mục tiêu quan trọng và dài hạn hơn về một thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Tán thành cách tiếp cận này giờ đây đem lại cho Mỹ cơ hội tốt nhất để tránh một cuộc “tắm máu” giữa các phe phái trong tương lai. Nó cũng có thể đóng vai trò giảm nhẹ sự phản đối của Nga đối với hành động can thiệp. Và tại Mỹ, nó sẽ cho phép người Mỹ – cuối cùng – cũng được tranh luận về các sự lựa chọn với một mục tiêu thực tế và bao quát./.

Thoát khỏi ảo tưởng



Lâu nay chúng ta thường lấn cấn với suy nghĩ, nợ của doanh nghiệp nhà nước có lẽ không liên quan gì đến nợ công vì doanh nghiệp, dù của nhà nước, nhưng đã tự vay thì phải tự trả, nhất là đối với các khoản vay không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Suy nghĩ này càng được củng cố khi nhiều quan chức từng khẳng định về một trường hợp cụ thể là các khoản vay của Vinashin, rằng “Vinashin tự vay thì Vinashin phải tự trả thôi”.
Chỉ mấy năm sau ngày có những phát biểu như đinh đóng cột này, tuần trước đã lộ rõ khả năng Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay Vinashin, không chỉ với khoản vay bằng trái phiếu quốc tế 750 triệu đô-la do Chính phủ phát hành lấy tiền về giao cho Vinashin kinh doanh, mà còn với khoản vay 600 triệu đô-la nguyên thủy không có bảo lãnh của Chính phủ. Để đổi lấy việc các chủ nợ không kiện Vinashin ra tòa, để đổi lấy việc chưa phải thanh toán ngay, Vinashin và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã phát hành trái phiếu đảo nợ khoản vay 600 triệu đô-la nói trên, trì hoãn lại thời gian trả cả gốc lẫn lãi thêm 12 năm nữa. Vấn đề nằm ở chỗ khoản vay cũ không có Chính phủ bảo lãnh, còn trái phiếu mới được Chính phủ bảo lãnh, có nghĩa 12 năm nữa cho dù Vinashin có tiếp tục làm ăn thất bát đi nữa thì chắc chắn một điều nghĩa vụ nợ này là do ngân sách gánh chịu. Có thể chủ nợ mới chịu bởi tính ra số tiền nhận được trong tương lai 12 năm nữa chỉ bằng chừng 30% số tiền hiện nay.
Tranh luận quanh chuyện này cũng đã nhiều, dù sao giải quyết êm xuôi cũng còn hơn uy tín tín dụng của cả nước bị ảnh hưởng. Vấn đề cần nhấn mạnh là suy nghĩ nợ của doanh nghiệp nhà nước không liên quan đến nợ công xem như phá sản.
Một minh chứng khác: Vào cuối tháng 9 vừa qua, cũng Vinashin thông qua DATC đã hoán đổi 11.900 tỷ đồng tiền nợ với 18 tổ chức tín dụng thành trái phiếu DATC. Cho dù các tổ chức tín dụng chỉ nhận về lượng trái phiếu trị giá chừng 30% giá trị thật của khoản nợ, đối với họ như thế còn hơn không vì trái phiếu này cũng được Chính phủ bảo lãnh. Sắp sửa có thêm một đợt hoán đổi như thế nữa vào cuối năm nay. Nói cách khác, món nợ 86.000 tỷ đồng của Vinashin mà trước đây được khẳng định do Vinashin chịu thì nay dần dần biến thành nợ có Chính phủ bảo lãnh, ít nhất là theo một tỷ lệ nào đó. Mười năm nữa, tình hình tài chính của Vinashin ắt cũng chưa có chuyển biến tích cực, vẫn chưa có thặng dư để trả nợ, theo chính tính toán của tập đoàn này. Vậy 10 năm nữa, ngân sách lại phải đứng ra lo trả nợ thay cho Vinashin.
Xin nhắc lại một lần nữa, có biện pháp giải quyết dù sao cũng hơn là tình trạng bế tắc kéo dài trong mấy năm qua. Các tổ chức tín dụng dù sao cũng phải gánh chịu phần lớn thiệt hại vì sự cho vay không cẩn trọng của mình. Hướng đi hoán đổi nợ là điều phải làm. Điều duy nhất mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nợ doanh nghiệp nhà nước trước sau gì cũng trở thành nợ công và ngân sách phải gánh chịu – đó là một thực tế không thể chối cãi.
Thấy được điều đó, có nghĩa chúng ta hết ảo tưởng về các doanh nghiệp nhà nước, rằng 1,33 triệu tỷ đồng mà các doanh nghiệp này đang nợ (tính đến 1-2013) là chuyện của họ lo. Không – con số nợ khổng lồ đó có thể là các khoản nợ kinh doanh bình thường mà doanh nghiệp nào cũng phải có nhưng cũng dễ dàng biến thành cơn ác mộng cho ngân sách nếu chúng ta không thận trọng trong quản lý các doanh nghiệp nhà nước.
Và con đường quản lý thận trọng nhất là cải tổ cả khu vực này theo hướng như ai cũng đều nhất trí: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê hầu hết chỉ giữ lại những doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế, an ninh quốc phòng. Vấn đề là thực hiện điều ai cũng nhất trí đó như thế nào – vì từ đầu năm 2013 đến nay chỉ có chừng 10 doanh nghiệp được cổ phần hóa.
Theo Nguyễn Vạn Phú

Tỉnh nào “vô địch” về sai phạm đất đai?

Hà Nội, nơi nổi tiếng với nhiều vi phạm về đất đai, lại là một trong số 8 địa phương vắng mặt trong danh sách…

0-3c29c
Đến tháng 6/2013, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 121.811 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 2.434 triệu m2 đất và 115 triệu m2 nhà.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 của Chính phủ vừa hoàn thiện đã chỉ đích danh tỉnh, thành nào sai phạm bao nhiêu về đất đai.

Phần đánh giá chung, Chính phủ cho biết, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trên phạm vi cả nước và thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế lãng phí do giao đất, sử dụng đất sai mục đích, sai quy định hoặc để đất hoang hóa… Sau hơn 3 năm thực hiện chỉ thị này, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát hiện 8.161 tổ chức có vi phạm (sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, chuyển nhượng trái phép…), với diện tích đất bị vi phạm là 128.033 ha. Các địa phương đã xử lý theo quy định 105.037 ha và đang tiếp tục xử lý đối với diện tích đất còn lại.
Tuy nhiên, số liệu được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến ngày 7/10/2013 chỉ 55 tỉnh có số liệu cụ thể về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm theo chỉ thị 134. Lý do vắng số liệu của 8 tỉnh thành còn lại cũng không được giải thích.
Ở 55 tỉnh thành có số liệu cụ thể, An Giang đứng đầu về số lượng đơn vị có vi phạm với 760 đơn vị, nhưng Quảng Ninh lại “vô địch” về diện tích đất bị vi phạm với 23.188 ha.
Trong danh sách các tỉnh dẫn đầu về diện tích đất bị vi phạm có Đắc Nông 13.493 ha, Đắc Lắc  12.035 ha, Phú Thọ trên 19.000 ha, Tuyên Quang với 9.994 ha, Hòa Bình 9.402 ha…
Kết quả xử lý vi phạm về đất duy nhất Cà Mau vẫn để trống, trong khi có 309 ha vi phạm. Còn kết quả xử lý tài chính, Quảng Ninh dẫn đầu về diện tích đất bị vi phạm nhưng mới chỉ xử lý được 6 triệu đồng.
Nhiều địa phương không có kết quả ở mục này, như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Long An, Lạng Sơn, Kiên Giang, Hải Phòng, Hậu Giang, Hưng Yên.
42.103 triệu đồng là con số xử lý tài chính cao nhất, thuộc về tỉnh Bình Thuận. Phú Thọ về nhì với 8.276 triệu đồng.
Rất đáng chú ý, Hà Nội, nơi nổi tiếng với nhiều vi phạm về đất đai, lại là một trong số 8 địa phương vắng mặt trong danh sách này.
Bên cạnh các địa phương, báo cáo cũng cho biết kết quả triển khai, thực hiện chỉ thị 134 tại một số bộ, cơ quan ở Trung ương.  Cụ thể, Bộ Công An đã kiểm tra, rà soát phát hiện 33 đơn vị có vi phạm với diện tích đất 5.137,14 ha; đã thu hồi được 163,57 ha đất bị lấn chiếm và chuyển giao 4.325 ha đất có tranh chấp sang Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng.
Bộ Quốc phòng qua kiểm tra, rà soát còn 179 điểm đất đang có tranh chấp, lấn chiếm, với diện tích khoảng 3.002,64 ha, đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định.  Một số bộ, cơ quan đã tiến hành, kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý, nhưng chưa phát hiện có vi phạm phải xử lý theo chỉ thị 134.
Vẫn liên quan đến nhà đất, theo báo cáo thì sau hơn 6 năm thực hiện, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ đã thu được những kết quả tích cực. Đến tháng 6/2013, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 121.811 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 2.434 triệu m2 đất và 115 triệu m2 nhà.
Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 2.169 triệu m2 đất; 79 triệu m2 nhà, trong đó chuyển nhượng gần 4,7 triệu m2 đất; thu hồi trên 2,9 triệu m2 đất; chuyển mục đích sử dụng đất trên 2,9 triệu m2 đất.
Một số bộ, ngành và địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước như: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao; các tỉnh: Bến Tre, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai …
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước còn chậm, chủ yếu mới tập trung thực hiện tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM, kết quả còn hạn chế, chưa được thực hiện tập trung, quyết liệt theo quy hoạch được duyệt. Có nguyên nhân do quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất rất phức tạp và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các cơ quan có nơi còn thiếu chặt chẽ.
Theo vneconomy

Sự vắng mặt của Tổng Thống Obama cô lập các đồng minh



Sau nhiều tuần lễ căng thẳng để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn châu Á của Tổng thống Barack Obama, mà nhiều người dự kiến nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tạo ra một dấu ấn chiến lược lớn hơn của Mỹ trong khu vực, thì một bế tắc xảy ra không đúng lúc và cay đắng tại Washington buộc ông ta phải hủy chuyến đi.
Giữa lúc chính phủ liên bang lần đầu tiên đóng cửa kể từ khi lên nắm quyền sau chính quyền Clinton, Nhà Trắng lần đầu tiên công bố quyết định bỏ qua cuốc viếng thăm Malaysia và Philippines của Tổng thống Obama. Các cuộc viếng thăm cấp cao tới Indonesia cho Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Brunei cho Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) cũng bị hủy bỏ.
Trong khi nhiều đối tác Châu Á bày tỏ sự đánh giá cao đối với những ưu tiên trong nước của Tổng thống Obama, vẫn đọng lại cảm giác rõ ràng về sự vắng mặt. Trong bối cảnh có những lo ngại kéo dài về cam kết của Mỹ trong khu vực, bên cạnh sự cắt giảm ngân sách quốc phòng sâu rộng và những ưu tiên chính sách vẫn dành cho cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, nhiều đồng minh châu Á đã hy vọng ông Obama sẽ sử dụng chuyến đi Châu Á để củng cố sự ủng hộ và đưa ra tín hiệu can dự sâu rộng hơn.
“Mặc dù về mặt chính trị, chúng tôi hiểu được lý do dẫn đến quyết định của tổng thống, nhưng điều đó vẫn gây thất vọng cho tất cả những người tham gia”, một quan chức Bộ Ngoại giao người Brunei cho biết với điều kiện giấu tên. “Tôi chắc rằng mọi người đều hướng về hình ảnh lộng lẫy của một chuyến viếng thăm của tổng thống.”
Trong số những tiếng nói năng động và chủ động nhất về cuộc chơi chiến lược trong khu vực, trái với thường lệ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh giá thẳng thừng. “Hoa Kỳ phải tiếp tục tham gia vào khu vực này vì nước này đóng một vai trò rất quan trọng mà không một quốc gia nào khác có thể thay thế, không phải Trung Quốc, không phải Nhật Bản, cũng không bất cứ cường quốc nào khác”, ông Lý nói.
Sự vắng mặt của Tổng thống Obama ở châu Á củng cố cho hai nhận thức cơ bản trong số các đồng minh và kể cả kẻ thù. Trước tiên, nó báo hiệu một vị thế tương đối không quan trọng của họ trong tính toán chiến lược của Tổng thống Obama. Thứ hai, có lẽ còn quan trọng hơn, đó là cuộc khủng hoảng đóng cửa chính phủ đã phơi bày mặt trái của nền dân chủ Mỹ, cho thấy những rạn nứt ghê gớm về tư tưởng và phá hoại uy tín của các thể chế nhà nước của quốc gia.
Bên cạnh sự phục hồi kinh tế yếu kém, nhiều đồng minh châu Á bây giờ tự hỏi liệu Mỹ có đủ năng lực chính trị hoặc kinh tế để trở thành cái neo cho sự ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đồng minh cô đơn
Trong những tháng gần đây, ông Obama đã chìa tay ra với các đối thủ chiến lược, từ cuộc gặp gỡ áo sơ mi cộc tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu bất động sản Sunnylands riêng biệt tại California hồi đầu tháng Sáu, cho đến cú điện thoại lịch sử của ông ta cuối tháng chín với Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani ở New York.
Ngược lại , ông Obama vẫn chưa viếng thăm Manila. Trong khi người Philippines dành cho Hoa Kỳ sự đánh giá cao nhất thế giới (85%), theo một khảo sát gần đây của Dự án Thái độ Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, nước này bị phụ thuộc sâu sắc vào sự hỗ trợ quân sự của Mỹ để đối đầu với những thách thức an ninh trên cả hai mặt trận phía nam (Mindanao) và phía Bắc (Biển Đông).
Chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Obama đến Manila do đó được coi vừa là một biểu tượng, vừa là sự bày tỏ cam kết xác thực của Washington đối với quan hệ song phương Mỹ – Philippines. Một thời gian ngắn trước cuộc viếng thăm dự kiến, các quan chức cao cấp Philippines bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm của nhà lãnh đạo Mỹ có thể trùng hợp với việc ký kết một hiệp định khung quốc phòng mới, nếu sau đó đưa vào luật thì nó sẽ cho phép Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự luân phiên trên đất Philippines, đặc biệt tại căn cứ Clark và căn cứ Subic.
“[Chuyến thăm của Tổng thống Obama] có ý nghĩa khá quan trọng bởi vì nó xác nhận giá trị mối quan hệ của chúng tôi”, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết trong một buổi điều trần ngân sách tại Quốc hội Philippines vào cuối tháng Chín, phản ánh dự đoán của chính phủ vào thời điểm đó. “Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận khung vào thời điểm đó, nhưng chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra.”
Trước mối lo ngại ngày càng tăng về tính hợp hiến của thỏa thuận chiến lược mới được đề xuất với Mỹ, với chính phủ Philippines khẳng định đó là một thỏa thuận hoàn toàn thuộc quyền của cơ quan hành pháp mà không cần Thượng viện phê chuẩn, các quan chức Philippines hy vọng rằng sức thu hút của ông Obama sẽ gây ảnh hưởng đến công chúng nói chung và làm nguôi giận các nhà chỉ trích trong cơ quan lập pháp và xã hội dân sự.
Đằng sau thỏa thuận là một nhu cầu mạnh mẽ có tính cấp bách về mặt chiến lược. Philippines hiện đang bị kẹt trong một tranh chấp lãnh thổ gay gắt với Trung Quốc trên các vùng Biển Đông. Khi thiếu vắng các cuộc họp song phương cấp cao, các kênh giao tiếp hiệu quả đã thất bại.
Các báo cáo cho biết Trung Quốc đang phát triển xây dựng các cơ sở trên những vùng gây tranh chấp như bãi cạn Scarborough và mở rộng các cuộc tuần tra bán quân sự của họ trong các vùng biển tranh chấp khác, điều đó nhấn mạnh sự bất lực của Manila trong việc đương đầu với sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Obama đã có thể giúp làm giảm bớt cảm giác dễ bị tổn thương và xua tan những nghi ngờ về cam kết của Washington đối với vấn đề an ninh quốc gia của đồng minh có hiệp ước với nước này.

Trò chơi tổng bằng không

Các nước Đông Nam Á nhỏ hơn có truyền thống tìm cách cân bằng giữa các cường quốc với nhau, nuôi dưỡng những mối quan hệ đặc biệt với từng nước trong số họ qua thời gian. Trong khi Mỹ chủ yếu được đối xử như là một đối tác chiến lược quan trọng về sự ổn định khu vực, ngược lại Trung Quốc nổi lên như một đối tác kinh tế chủ chốt.
Những năm gần đây cho thấy giữa các làn ranh quân sự và thương mại đang mờ dần, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách gây ảnh hưởng về kinh tế và chiến lược của mỗi bên trong khu vực. Chính quyền Obama đã tìm cách đối trọng với sức mạnh khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách kết hợp củ cà rốt kinh tế với một dấu ấn quân sự lớn hơn trong khu vực.
“Sau một thập kỷ chiến đấu với hai cuộc chiến tranh đắt giá bằng xương máu và tài sản của đất nước, Hoa Kỳ đang chuyển sự chú ý đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương với nguồn tiềm năng to lớn”, ông Obama tuyên bố tại quốc hội Úc vào tháng Mười năm 2011. “Là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, khu vực Châu Á Thái Bình Dương rất quan trọng cho việc đạt được ưu tiên cao nhất của tôi, đó là tạo ra công ăn việc làm và cơ hội cho người dân Mỹ.”
Củ cà rốt kinh tế cơ bản của ông Obama là thỏa thuận thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương ( TPP) gồm 12 quốc gia, có tham vọng chiếm một phần ba thương mại thế giới và khoảng 40 % tổng sản phẩm quốc nội GDP toàn cầu, nhưng không bao gồm Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 18 vòng đàm phán, những vấn đề chính trị quan trọng liên quan đến những hạn chế về mua sắm chính phủ, về sự cắt giảm nguồn tiếp cận dịch vụ công đối với người tiêu dùng, về sự áp đặt các quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn đã trở thành những vấn đề gây khúc mắc. Chuyến đi của ông Obama đã có thể tạo ra một cơ hội để vận động trực tiếp các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam, hiện đều đang tạo lá chắn, để tham gia vào TPP.
“Một mặt, TPP được thiết kế như một lựa chọn thứ hai tốt nhất để thúc đẩy lợi ích doanh nghiệp thông qua thương mại tự do thay cho sự bế tắc tại [Tổ chức Thương mại Thế giới ]. Mặt khác, nó là một kế hoạch địa kinh tế do Mỹ dẫn đầu được thiết kế để ngăn chặn sức mạnh kinh tế của Trung Quốc bằng cách loại trừ để nước này không hưởng những lợi thế ưu đãi mà các thành viên sẽ được hưởng.” Ông Walden Bello, một trong số những chuyên gia nổi tiếng nhất ở châu Á về các vấn đề liên quan đến thương mại, lập luận. “Hai mục tiêu này là những mục đích đối chọi nhau. Trung Quốc thậm chí còn không cần khởi động một khối đối trọng. Nước này chỉ cần ngồi yên và nhìn sáng kiến TPP sụp đổ.”

Lựa chọn khác về kinh tế

Trung Quốc đang thúc đẩy một khối kinh tế khác, đó là Hợp tác Kinh tế Toàn diện ở Đông Á. Với sự vắng mặt của Tổng thống Obama tại Hội nghị Cấp cao châu Á gần đây, ông Tập được đứng dưới ánh đèn sân khấu. Ông ta là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có bài phát biểu tại Quốc hội Indonesia, trở thành diễn giả chính tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, và được lên kế hoạch đến thăm Malaysia để làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương và xoa dịu những căng thẳng trên những vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Chuyển đổi sức mạnh kinh tế vào tầm ảnh hưởng chiến lược, ông Tập giới thiệu một Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á với số vốn 50 tỷ USD – sánh tầm với Ngân hàng Phát triển Châu Á do Mỹ – Nhật Bản dẫn đầu (ADB) – để thu hút các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sử dụng vị thế gia tăng của đất nước mình để gạt những tranh chấp trong vùng Biển Đông sang một bên, làm mất mặt Philippines và nhấn mạnh đến việc cần phải ưu tiên các mối quan hệ kinh tế cao hơn những vấn đề lãnh thổ khó giải quyết.
Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Úc để đưa tranh chấp Biển Đông vào trung tâm của chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, cuộc họp kết thúc mà không đưa ra được một kế hoạch rõ ràng nào hoặc một đà phát triển hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc cho một giải pháp hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều người ở Manila đã hy vọng sự hiện diện và thúc đẩy của Tổng thống Obama sẽ đưa vấn đề này trở thành mũi nhọn của Hội nghị thượng đỉnh.
Thay vào đó, sự cạnh tranh Trung-Mỹ giành uy thế toàn diện tại khu vực đã dẫn đến một động lực có tổng bằng không. Trong cuộc chơi đó, sự vắng mặt của ông Obama ở châu Á được xem như là một thất bại chiến lược quan trọng của Mỹ và tạo ra một cảm giác đột ngột bị cô đơn giữa các đồng minh chiến lược châu Á của nước này.
[*] Richard Javad Heydarian là một chuyên gia phân tích các vấn đề đối ngoại có trụ sở tại Manila tập trung vào vấn đề Biển Đông và các vấn đề an ninh quốc tế. Ông là một giảng viên tại Khoa Chính trị của Đại học Ateneo De Manila (ADMU), và đồng thời là tác giả của cuốn sách sắp phát hành “Từ Mùa xuân Ả Rập đến Mùa hè Ả Rập: Các nguyên do kinh tế và tương lai bấp bênh của các cuộc nổi dậy ở Trung Đông”. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ email: jrheydarian@gmail.com.
Nguồn: “Obama no-show isolates allies“
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét