Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Ngày 30/10/2013

  • Mốt mới tại Hồng Kông : Nói tiếng Mỹ thay vì tiếng Anh (RFI) - Là một thuộc địa của Anh Quốc cho đến tận 1997, thế nhưng Hồng Kông ngày nay lại đang có xu hướng chạy theo Mỹ về mặt ngôn ngữ : Học tiếng Anh với giọng Mỹ (American English) thay vì tiếng Anh thuần túy (British English) như thường được dùng tại vùng lãnh thổ này. Điều đáng nói là mốt << văn hóa >> thời thượng này lại do chính những gia đình giàu có từ Lục địa khỏi xướng, kể tù khi Hồng Kông trở về dưới trướng Trung Quốc.
  • Internet : Trung Quốc gia tăng trấn áp (RFI) - Tình hình chính trị và an ninh tại Trung Quốc là chủ đề được một số báo Pháp phát hành sáng nay 29/10/2013 quan tâm nhiều. Đối với người dân Trung Quốc hiện nay, trang web, phương tiện duy nhất cho phép bày tỏ chính kiến, ngày càng bị kiểm soát gắt gao.
  • Putin ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Komsomol (RFI) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 29/10/2013 nhân dịp 95 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Komsomol - một tổ chức của thanh niên cộng sản thời Liên Xô cũ, ngày nay không còn nữa - đã ca ngợi tổ chức này là << lãng mạn >> và << ái quốc >>.
  • Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường hầm qua sông Bosphore nối hai bờ Âu-Á (RFI) - Các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay 29/10/2013 trọng thể khánh thành tuyến đường sắt xây ngầm dưới lòng sông Bosphore, nối hai bờ Âu-Á của Istanbul, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập nước. Đây là một dự án khổng lồ được chính quyền gọi là << công trường thế kỷ >>.
  • Tập đoàn Nga Gazprom tố cáo Ukraina quỵt nợ (RFI) - Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vào hôm nay, 29/10/2013 đã lên tiếng tố cáo chính quyền Ukraina là đã không trả tiền mua khí đốt đã giao. Hóa đơn lên đến 882 triệu đô la. Thông báo này dự báo một cuộc đọ sức mới giữa Matxcơva và Kiev trong lúc Ukraina chuẩn bị tiến gần đến Liên Hiệp Châu Âu.
  • Bình Nhưỡng chuẩn bị gần xong việc phóng tên lửa tầm xa mới (RFI) - Nhiều bức không ảnh do vệ tinh chụp được mới đây xác nhận rằng Bắc Triều Tiên Bắc đang tiến hành những công trình xây dựng rất quy mô ở căn cứ phóng hỏa tiễn tầm xa vào tháng 12 năm 2012. Công việc này sắp hoàn tất, cho phép Bình Nhưỡng thực hiện một vụ phóng hỏa tiễn mới.
  • Người Duy Ngô Nhĩ bị nghi là thủ phạm tông xe vào Thiên An Môn (RFI) - Từ hôm qua, 28/10/2013, công an và giới điều tra tại Bắc Kinh đã phải khẩn trương dò tìm manh mối một << vụ >> được chính quyền đánh giá là << nghiêm trọng >>. Đó là vụ chiếc xe lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn trước khi bốc cháy và đâm vào một rào cản, khiến cho 5 người chết và 38 người bị thương.
  • Nhật–Trung đấu khẩu về "chiến tranh và hòa bình" (RFI) - Lần đầu tiên từ khi vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở nên gay gắt từ một năm qua, Bắc Kinh và Tokyo trong những ngày gần đây đã sử dụng đến những từ ngữ liên quan đến chiến tranh, gây lo ngại là xung đột sẽ leo thang.
  • Đinh Nhật Uy trả lời phỏng vấn RFI sau khi được tự do (RFI) - Bị Tòa án Nhân dân Long An tuyên án 15 tháng tù treo và một năm quản chế, anh Đinh Nhật Uy đã được trả tự do và đã trở về nhà với người thân và bạn bè. Trả lời RFI Việt Ngữ, Đinh Nhật Uy bày tỏ tâm trạng của anh sau khi được tự do và quan điểm anh về bản án hôm nay.
  • Bắc Kinh phô trương đội tàu ngầm hạt nhân (RFI) - Báo chí Nhà nước Trung Quốc hôm nay đăng trên trang nhất những hình ảnh về đội tàu ngầm của nước này, trong khi đài truyền hình trung ương thì trong hai ngày liên tiếp dành phần lớn bản tin thời sự để tường thuật về những buổi thao dượt của các tàu ngầm nói trên.
  • Đinh Nhật Uy lãnh án tù treo với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ" (RFI) - Hôm nay, 29/10/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã đưa ra xét xử anh Đinh Nhật Uy với tội danh << lợi dụng các quyền tự do dân chủ >> và đã kết án nhà hoạt động này 1 năm 3 tháng tù treo và 1 năm thử thách, một vụ xử cho thấy chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến trên mạng.
  • IAEA, Iran sắp đàm phán về hạt nhân (VOA) - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Liên Hiệp Quốc nói họ hài lòng về 'cách thức mới' Iran đang áp dụng để đàm phán về chương trình hạt nhân
  • Bão lớn ập vào Châu Âu (VOA) - Một trận bão lớn với gió giật lên đến 160 kilômét/giờ đã ập vào miền nam nước Anh, Hà Lan, Pháp và Đức
  • Án tù treo cho Facebooker Đinh Nhật Uy (BBC) - Tòa án tỉnh Long An tuyên án Đinh Nhật Uy, anh trai của Đinh Nguyên Kha, 15 tháng tù treo vì tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
  • Truy tìm hai nghi phạm Thiên An Môn (BBC) - Cảnh sát Trung Quốc truy tìm hai nghi phạm người Tân Cương liên quan "vụ việc nghiêm trọng" ở quảng trường Thiên An Môn hôm 28/10.
  • Phiến quân Libya cướp 54 triệu đôla (BBC) - Truyền thông chính phủ Libya nói các tay súng đã tấn công xe chở tiền của ngân hàng trung ương nước này, cướp đi khoản nội tệ và ngoại tệ trị giá 54 triệu đôla.
  • 13 người chết vì bão ở châu Âu (BBC) - Cơn bão hoành hành ở miền tây bắc châu Âu đã làm ít nhất 13 người thiệt mạng, trong đó sáu người ở Đức và làm gián đoạn giao thông.
  • TQ xử người chống tham nhũng (BBC) - Ba nhà hoạt động chống tham nhũng nổi bật ở Trung Quốc đã ra tòa ở tỉnh Giang Tây về tội ‘tụ tập trái phép’.
  • Thông tin trái chiều về vụ Hướng Hóa (BBC) - Bộ trưởng Bộ Y tế nói ba trẻ sơ sinh tử vong ở Quảng Trị, hồi tháng Bảy là do 'vi phạm quy tắc tiêm chủng' trong khi y tá khẳng định không tiêm nhầm thuốc.
  • 'Bầu' Kiên sắp phải hầu tòa (BBC) - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói đã hoàn tất điều tra sáu vụ án lớn, gồm cả vụ Nguyễn Đức Kiên và Dương Chí Dũng.
  • Bí thư Quảng Ngãi xin lỗi dân (BBC) - Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi 'cảm thấy xót xa, có lỗi' sau khi hàng ngàn người dân biểu tình, chặn Quốc lộ 1A.
  • Lý do Đinh Nhật Uy nhận án treo (BBC) - Luật sư bào chữa cho Đinh Nhật Uy, ông Hà Huy Sơn, cho rằng thân chủ của ông lĩnh án treo vì "không phải là người mà chính quyền lo ngại".
  • 'Tôi muốn tránh vết xe đổ' (BBC) - Luật sư Nguyễn Thanh Lương nói ông 'không còn nghị lực' theo đuổi các vụ án chống Nhà nước và muốn 'tránh sai lầm'.
  • Nhật Bản: 'Trung Quốc đe dọa hòa bình' (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm nay chỉ trích Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho hòa bình trong khu vực biển Hoa Đông, sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ coi là chiến tranh nếu Nhật bắn hạ máy bay không người lái.
  • TQ ngán Mỹ-Nhật-Phi liên minh XD "NATO châu Á" (BaoMoi) - Ngày 12-10 vừa qua, trang mạng Chinanews của Trung Quốc đã tổng hợp, phân tích các thông tin từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản, Philippines và đưa ra kết luận, hiện Mỹ-Nhật-Phi và một số nước khác xúc tiến xây dựng một NATO "phiên bản" châu Á.
  • Nhật “tung” 34.000 quân cảnh cáo Trung Quốc (BaoMoi) - 9pp'p'p Vào cuối tuần này, 34.000 binh lính Nhật Bản sẽ tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn thật rầm rộ, trong đó có cả màn diễn tập tấn công đổ bộ, ở Biển Đông. Tuy nhiên, mục tiêu chính của cuộc tập trận này được cho là nhằm để phát đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc.
  • Mỹ tập trận lớn trên biển Đông, TQ khoe tàu ngầm khủng (BaoMoi) - (Phunutoday) - Nhóm tàu tấn công lớn nhất của Mỹ tập trận trên biển Đông. TQ ‘khoe’ tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản 'tố' thái độ của Trung Quốc gây hại cho hòa bình, Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa tầm xa mới...là những tin tức thời sự chính ngày 29/10.
  • Tàu chiến Trung Quốc lại vào khu đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông (BaoMoi) - Tokyo vừa trao công hàm phản đối cho Bắc Kinh liên quan đến một loạt 'hành động xâm phạm của các tàu công vụ Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Senkaku' (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông - Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo ngày 28.10.
  • Phạt 30 triệu du khách mang bản đồ vi phạm chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Ngày 29/10, Cục Hải quan TP. Đà Nẵng đã có quyết định xử phạt 30 triệu đồng vi phạm hành chính đối với bà Li Ye (SN 1982, quốc tịch Trung Quốc) khi nhập cảnh vào Đà Nẵng mang theo 257 tờ gấp bản đồ du lịch vi phạm chủ quyền Việt Nam.
  • Nhật bị Trung Quốc uy hiếp trên đảo tranh chấp (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua (28/10) đã tiếp tục gây sức ép với Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông thông qua việc phái thêm một loạt tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đến khu vực. Hành động này được đưa ra sau khi Bắc Kinh hồi cuối tuần trước vừa lên tiếng cảnh báo viễn cảnh “chiến tranh” sau khi Tokyo tuyên bố sẵn sàng bắn hạ máy bay không người lái của nước ngoài.
  • Trung - Nhật: Tranh chấp trên miệng hố chiến tranh (BaoMoi) - Căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây đã chuyển sang giai đoạn mới - sẵn sàng đe dọa nhau một cách công khai. Trong khi Tokyo tuyên bố rằng các máy bay không người lái của Trung Quốc bay trên không phận đảo Senkaku sẽ bị bắn hạ thì Bắc Kinh cảnh báo, việc bắn rơi các máy bay không người lái trên quần đảo Điếu Ngư là hành động “khiêu chiến” và sẽ đáp trả quyết liệt.
  • ‘Trung Quốc đang chọc tức và xâm phạm lãnh thổ Nhật’ (BaoMoi) - Trong cuộc họp báo sáng ngày 29/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã công khai chỉ trích hành động 4 tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển gần quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý là “chọc tức” Nhật Bản và “không thể chấp nhận được”.
  • Phạt hành khách mang bản đồ vi phạm chủ quyền vào Việt Nam (BaoMoi) - GiadinhNet – Trong khi kiểm tra soi chiếu hành lý một hành khách đến từ Trung Quốc, lực lượng Hải quan phát hiện có hàng trăm tờ gấp bản đồ du lịch thành phố Đà Nẵng, có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Tên lửa "khủng" Trung Quốc uy hiếp trực diện Mỹ (BaoMoi) - Trong một bài phỏng vấn trên báo People Daily, chuyên gia quân sự Li Li cho rằng hạm đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Ngưu Lang 2(JL-2) của Trung Quốc có thể vươn tới đảo Guam, Hawaii, Alaska (Mỹ) nếu phóng từ biển Hoa Đông.
  • Nhật cáo buộc Trung Quốc làm tổn hại hòa bình (BaoMoi) - TTO - Ngày 29-10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tuyên bố cách hành xử của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật đang làm tổn hại hòa bình khu vực.
  • Phạt kẻ mang bản đồ vi phạm chủ quyền Việt Nam 30 triệu đồng (BaoMoi) - Ngày 29/10, lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với hành khách LI YE (sinh năm 1982, quốc tịch Trung Quốc) do hành vi sai phạm khi nhập cảnh vào Đà Nẵng có mang theo 257 tấm bản đồ gấp du lịch Đà Nẵng, in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Nấm cỏ giản dị trên mộ Đại tướng (BaoMoi) - Mỗi buổi sáng sớm, trong 1 giờ đồng hồ, mộ chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Vũng Chùa, Quảng Bình) được dời lọng đỏ để đón những ánh nắng ban mai phía biển Đông.
  • Nấm cỏ giản dị trên mộ Đại tướng (BaoMoi) - Mỗi buổi sáng sớm, trong 1 giờ đồng hồ, mộ chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Vũng Chùa, Quảng Bình) được dời lọng đỏ để đón những ánh nắng ban mai phía biển Đông.

Nâng trần bội chi và tồn kho thể chế

Phạm Chí Dũng
Gửi cho (BBC) từ Sài Gòn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội

Lần đầu tiên “trong suốt quá trình hoạt động cách mạng”, người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thừa nhận bội chi ngân sách đã vượt trần.

Vụ việc hy hữu này xảy ra vào tháng 10/2013, trùng với thời gian Quốc hội đang tổ chức kỳ họp cuối cùng của năm, với nhiều nội dung liên đới tính hiếm muộn của nền kinh tế quốc gia.

Trong khi tiêu chí của Ngân hàng thế giới xác định độ nguy hiểm sẽ tăng lên đáng kể nếu mức bội chi vượt quá 5% GDP, bội chi ngân sách của chính phủ Việt Nam được thống kê là 4,8% vào năm 2012. Nhưng giờ đây, giới lãnh đạo chính phủ đang sẵn lòng đổi lấy tương lai nguy hiểm vượt trần khi đề xuất Quốc hội nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% vào năm 2013.

Bội chi để an sinh?

Dễ dãi như đút tiền vào túi, các quan chức chính phủ thản nhiên thuyết minh về mục đích tăng trần bội chi nhằm tăng đầu tư công và an sinh xã hội. Hơn nữa, dù bội chi ngân sách có vượt khung 5% thì nợ công quốc gia vẫn còn dưới mức 60% GDP, chưa có gì đáng lo theo quan niệm “tiêu trước, thôi tiêu sau”.

Chỉ có điều đã có quá nhiều thứ được tiêu trước, bất chấp tương lai trả nợ của lớp hậu bối ở Việt Nam.

Lẽ ra, chủ đề bội chi ngân sách có thể được dư luận cho qua, dễ dãi không kém lối bao biện tùy tiện của giới quan chức chính phủ, nếu không có hiện tượng từ đầu năm 2013 đã dậy lên tin đồn về khả năng ngân sách nhà nước có nhiều dấu hiệu cạn kiệt trong dư luận xã hội. Đến giữa năm 2013, tin đồn này không còn bị xem là vỉa hè, khi bất chợt thấp thoáng vài phát ngôn của giới quan chức ngân hàng nhà nước về khả năng có thể “in thêm tiền”.
"Nếu nói tăng chi ngân sách để lo cho dân thì lấy gì lý giải cho việc giá hàng tiêu dùng thực tế luôn gấp vài ba lần con số công bố của cơ quan nhà nước?"
Tuy vậy, in thêm tiền là một điều không đơn giản, thậm chí là tối kỵ trong hoàn cảnh nền kinh tế vừa tạm thoát khỏi bóng ma lạm phát đến gần 20% vào năm 2011 (chỉ tính theo con số thống kê chính thức) và mặt bằng tăng trưởng thực tế của hàng tiêu dùng từ 50-100%, tức khác xa với số báo cáo. Chính vì thế, ngay khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất nới trần bội chi ngân sách, nhiều chuyên gia và đại biểu quốc hội đã lên tiếng phản ứng hoặc phản bác.

Đơn giản là xã hội chưa từng biết đến một kế hoạch chi tiêu được công khai hóa, minh bạch hóa của Chính phủ dành cho nhiều vấn đề tầm cỡ quốc gia. Cho tới nay, mối nghi ngờ về chuyện gói kích cầu 8,5 tỷ USD năm 2009, bị coi là được sử dụng để kích động lợi nhuận khủng khiếp của các nhóm đầu cơ chứng khoán và bất động sản, vẫn còn nguyên mà chưa hề được giải tỏa.

Trong những năm suy thoái qua, mục tiêu an sinh xã hội rõ ràng cũng chưa hề được bảo đảm. Nếu nói tăng chi ngân sách để lo cho dân thì lấy gì lý giải cho việc giá hàng tiêu dùng thực tế luôn gấp vài ba lần con số công bố của cơ quan nhà nước?

Chính phủ làm sao an dân khi cơ quan này bỏ mặc và còn “khuyến khích” cho các tập đoàn lợi ích như điện lực, xăng dầu liên tục tăng giá nhằm trút lỗ do đầu tư trái ngành lên đầu người dân? Chưa kể đến sự hiện diện của những “con ngáo ộp” khác như học phí, viện phí… mà đã góp phần không nhỏ làm thối rữa lòng tin của dân chúng từ già đến trẻ.

Lý do có vẻ thuyết phục hơn của Chính phủ là việc nới trần bội chi sẽ giúp cho đầu tư công tăng trưởng. Nếu được thực thi, nguồn tiền mới mẻ này sẽ giúp cho một số tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có ngành xây dựng cơ bản và những doanh nghiệp độc quyền đang nợ đầm đìa định hướng được “lối ra”.

Tuy nhiên, xây dựng cơ bản lại đang nợ đọng đến 91.000 tỷ đồng - theo một con số báo cáo gần đây của cơ quan kiểm toán nhà nước, và con số này đã gần bằng với số nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng đang muốn bán nợ cho Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC). Như vậy, Chính phủ tìm cách chi tiền để “bảo lãnh” cho con số 91.000 tỷ đồng chăng?

Liên quan đến doanh nghiệp độc quyền, gần đây một con số lần đầu tiên được công bố cho thấy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trở thành quán quân về vay nợ ngân hàng, với 118.000 tỷ đồng, vượt hẳn vốn điều lệ của doanh nghiệp này.

Khá đồng cảm, nhiều doanh nghiệp nhà nước khác như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Vinashin… đều đang phải đội chiếc vòng kim cô chúa chổm.
Nhưng cũng thoải mái như đút tiền vào túi, giới quan chức chính phủ đã chưa hề tự nguyện lộn ngược hầu bao của các tập đoàn kinh tế quốc doanh đầy bê bối tài chính, trước khi tiếp tục trút tiền vào cái hầu bao không đáy đó.

Tàu của Vinashin

Lại vay tiền của dân!

Nếu Vinashin đang “phát minh” ra phương án thoát nợ bằng cách phát hành trái phiếu quốc tế lên đến 600 triệu USD với sự bảo lãnh của Chính phủ, thì đến lượt mình, Chính phủ lại đang có kế hoạch phát hành trái phiếu, có thể như một phương cách duy nhất, để có được nguồn tiền tăng bội chi. Phương cách, hoặc cũng có thể được xem là cứu cánh này, nhiều khả năng sẽ được thực hiện thông qua việc chính phủ “vận động” các ngân hàng thương mại mua trái phiếu, còn ngân hàng lại có thể dùng tiền huy động của người dân để mua trái phiếu này.

Một chuyên gia đầu ngành về kinh tế nói thẳng: bản chất thật của nâng trần bội chi không phải gì khác ngoài việc vay thêm tiền của dân.

Nhưng Chính phủ và chính thể đã vay của dân quá nhiều món từ quá nhiều năm qua. Rất nhiều món vay, hữu hình và vô hình, đã chưa được trả.

Chỉ đến giờ này, dường như bán trái phiếu là lối thoát còn lại của một nền kinh tế bị trục lợi quá sâu đậm bởi các nhóm lợi ích và đang trên bờ suy sụp. Từ nhiều năm qua, chủ đề chi ngân sách quá “quyết liệt” mà dẫn đến lãng phí, thất thoát và tham nhũng đã khiến nổi sóng trong dư luận và trên mặt công luận. Hệ lụy lớn lao chưa phải cuối cùng mà nền kinh tế phải nhận lãnh là nợ công quốc gia.
"Nhưng Chính phủ và chính thể đã vay của dân quá nhiều món từ quá nhiều năm qua. Rất nhiều món vay, hữu hình và vô hình, đã chưa được trả."
Vẫn đang tồn tại song song hai con số về nợ công hoàn toàn trái ngược: một của Chính phủ chỉ khoảng 55% GDP, tức chưa vượt quá ngưỡng nguy hiểm 60%; một quan điểm khác thuộc về giới chuyên gia phản biện độc lập. Ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng vụ thống kê của tổ chức Liên hiệp quốc, còn tính cặn kẽ rằng nợ công Việt Nam phải lên đến 106% GDP, nếu cộng đủ nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc.
Nhưng cho đến giờ phút này, vẫn chưa có thêm một tập đoàn kinh tế nào của nhà nước được làm rõ về gốc gác nợ nần, sau khi hai doanh nghiệp Vinashin và Vinalines đã bắt buộc phải công khai tài chính do thành án.

“Nhẹ nhàng” hơn, Ủy ban kinh tế quốc hội đã xác định nợ công quốc gia có thể lên tới 95% GDP, theo một báo cáo công bố vào tháng 5/2013. Lối minh bạch hóa lần đầu tiên này rõ ràng đã mâu thuẫn dữ dội với “quyết tâm” nâng trần bội chi của Chính phủ, bởi phần lớn đại biểu quốc hội muốn biết rõ Chính phủ đã và sẽ chi bao nhiêu và cho cái gì trước khi cơ quan đầu não này tiếp tục đổ tiền vào cái mà người dân gọi là “thùng không đáy”, hay vào một trong những địa chỉ “ăn của dân không chừa thứ gì” - như một thành ngữ của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Tồn kho thể chế

Tất cả vẫn đang quẩn quanh mà chưa có một lối thoát nào khả dĩ. Đề xuất gần đây của Bộ tài chính về giảm mức lương cơ bản 100.000 đồng/tháng đối với công chức nhà nước càng cho thấy ngân sách quốc gia đã bị vắt kiệt, cho dù những người đứng đầu Chính phủ và Ngân hàng nhà nước luôn tự tin về tiềm lực dự trữ ngoại tệ hơn 20 tỷ USD của Việt Nam.

Tạm gác lại những mộng tưởng bao la, giá rau củ ở các chợ đầu mối đã tăng vọt trong vài tháng qua, đặc biệt sau những cơn bão dữ dội càn quét khu vực miền Trung. Gần tương đương với cơn bão giá gián tiếp gây ra bởi các nhóm lợi ích Việt Nam, mặt bằng giá rau xanh đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba sau thiên tai. Nếu vào đầu năm nay, một gia đình đi chợ hàng ngày chưa tới 100.000 đồng, thì hiện thời phải mất đến 120-150.000 đồng.

Không có một sự đồng cảm khả dĩ nào giữa những con số thống kê nhà nước luôn bị nghi ngờ với “thực tiễn khách quan và sinh động” mà Đảng vẫn không ngớt giảng bài.


Túi tiền người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề

Vào cuối tháng 9/2013, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, các học giả đã ngầy ngật với thực trạng “GDP có chân”. Bất chấp nền kinh tế quốc gia đã xuyên suốt chiều sâu suy thoái đến 5 năm, gần hết các địa phương vẫn báo cáo chỉ tiêu này lên đến hơn 10%, còn con số chính thức của Tổng cục thống kê dù “khiêm tốn” hơn rất nhiều nhưng vẫn cao hơn 5%, tức gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân của Hoa Kỳ.

Đất nước liên tục tăng trưởng GDP, nhưng ngân sách lại không ngớt thiếu hụt trầm trọng và dẫn đến bội chi - đó là cái gì, nếu không phải là một nghịch lý khủng khiếp về phép toán học và những khuất tất ẩn sâu phía sau?

Một số đại biểu quốc hội một lần nữa phải cao giọng yêu cầu Chính phủ cần công bố kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Nhiều năm qua, Chính phủ đã tung ra nhiều phép thử cho những người đại diện của dân và cho chính nhân dân. Nhưng đến nay, các phép thử đã dồn tích quá sâu đậm, vào lúc tất cả đều nhìn thấy đáy bi kịch của nền kinh tế nhưng chẳng mấy ai đủ can đảm để trồi lên khỏi đáy.

Thời gian cuối của năm 2013, tình thế đã “ổn định và phát triển” đến mức mà ngay Thời báo kinh tế Việt Nam - một ấn phẩm báo chí có khuynh hướng “thân chính phủ”, cũng phải kêu lên: “Kinh tế ngày một gian nan mà Chính phủ vẫn vang bài ca cũ với những điệp khúc cũ cả trong cách đánh giá lẫn việc đưa ra giải pháp”.

Vậy nguồn cơn sâu xa tận cùng của “bài ca” đó nằm ở chỗ nào?

Cũng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đặc tả: “Tồn kho thể chế”.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà báo tự do sống tại TP HCM.

VN Airlines ký hợp đồng tỷ đô với GE


Vietnam Airlines đang muốn nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực với đội bay mới

Vietnam Airlines vừa ký hợp đồng mua động cơ GEnx cho Boeing 787 Dreamliners từ General Electric Aviation (GE Aviation), đơn vị trực thuộc tập đoàn General Electric của Mỹ, báo trong nước cho biết.

Ông Stuart Dean, Tổng giám đốc GE tại khu vực Đông Nam Á, được báo điện tử VnEconomy dẫn lời tại lễ ký kết nói đây là hợp đồng có giá trị lớn nhất của GE trong 20 năm hoạt động tại Việt Nam.

Được biết, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Việt Nam, ông Đinh La Thăng, và đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, cũng có mặt tại buổi lễ.

Mặc dù giá trị cụ thể của đơn hàng này không được công bố tại lễ ký kết, tờ Wall Street Journal trong tin đăng ngày 29/10 cho biết hợp đồng có tổng trị giá 1,7 tỷ đôla.

Hãng thông tấn Reuters nói qua hợp đồng này, Vietnam Airlines đã đặt hàng tổng cộng 40 động cơ GEnx từ GE Aviation.

Trong khi đó, Wall Street Journal cho biết Vietnam Airlines có ý định mua 18 động cơ trong số này và thuê 22 động cơ khác.

Số động cơ này sẽ được sử dụng cho loại Boeing 787 Dreamliners mà Vietnam Airlines dự kiến sẽ nhận hàng vào quý hai năm 2015, Wall Street Journal cho biết thêm.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ hồi tháng Một, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Phạm Ngọc Minh, cho biết đã ký hợp đồng mua 8 chiếc và thuê lại 11 chiếc máy bay loại này.

Cũng theo ông Minh, những chiếc sớm nhất trong số này sẽ đến Việt Nam vào tháng 5/2015 và chiếc cuối cùng dự kiến sẽ được giao vào năm 2018.

Thắt chặt quan hệ


Ngoại trưởng Hoa Kỳ và người đồng cấp phía Việt Nam cũng đã ký một hiệp định hợp tác về hạt nhân tại Brunei

Hợp đồng giữa Vietnam Airlines và GE Aviation đã được thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, tiết lộ trong chuyến công du sang Hoa Kỳ hồi cuối tháng Chín.

Trả lời phỏng vấn đài New York City vào lúc đó, ông Dũng cho biết General Electric đã thắng hợp đồng trên trong cuộc đấu thầu với Tập đoàn Rolls Royce.

"Cả GE và Rolls Royce đã cạnh tranh rất mạnh mẽ nhưng GE đã thắng thầu," ông Dũng nói. "Đây là một thương vụ rất tốt."

Cũng theo ông Dũng, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đề nghị tạm hoãn loan báo về hợp đồng trên để chờ đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei.

Hợp đồng này là mốc ngoặc cho nỗ lực của General Eletric nhằm củng cố vị thế tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, Wall Street Journal nhận định.

"Điều này cũng cho thấy mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thắt chặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ," tờ này bình luận thêm.

Trước đó, ngày 10/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cũng đã ký một hiệp định hợp tác về hạt nhân bên lề Hội nghị cấp cao Asean tại Brunei, theo đó Mỹ có thể bán nhiên liệu và công nghệ cho Hà Nội

Quan chức hai bên đã ca ngợi đây "là một tiến triển tích cực, là bước đi quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam tiếp cận công nghệ cao của Hoa Kỳ về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự trong tương lai".
(BBC)

Nhật Bản: 'TQ đe dọa hòa bình trên biển'


Tàu biên phòng của Nhật đuổi tàu hải giám của Trung Quốc hồi tháng 4/2013

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng cách cư xử của Trung Quốc về tranh chấp trên biển Hoa Đông gây nguy hại tới hòa bình.

Bình luận của ông Itsunori Onodera được đưa ra trong lúc căng thẳng giữa hai quốc gia về vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng dâng cao.

Thời gian gần đây, hai quốc gia thường xuyên lời qua tiếng lại, với Nhật Bản nói Trung Quốc tăng cường hoạt động trong khu vực.

Tuần trước Nhật đã ba lần cho chiến đấu cơ xua đuổi máy bay của quân đội Trung Quốc bay gần không phận của Nhật.

Hai quốc gia tranh cãi về khu đảo hiện do Nhật kiểm soát, mà Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền.

Năm 2012, Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật, động thái này gây bất bình và nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố khác nhau ở Trung Quốc đã nổ ra.

Từ đó tàu thuyền của phía Trung Quốc thường xuyên ra vào vùng nước mà Nhật tuyên bố có chủ quyền, gây quan ngại sẽ xảy ra đụng độ.

'Thổi phồng'

Ông Onodera nói với phóng viên ở Tokyo ông tin rằng “việc Trung Quốc đột nhập vào vùng nước xung quanh khu đảo Senkaku, là ‘vùng ranh giới xám’ [giữa] hòa bình và tình huống khẩn cấp”.


Khu đảo Điếu Ngư/Senkaku ở vị trí chiến lược và có tiềm năng hải sản phong phú

Hôm thứ Hai 28/10/2013, bốn tàu Trung Quốc đi vào vùng nước quanh khu đảo, sau khi Nhật cho chiến đấu cơ quần đảo liên tiếp ba ngày do máy bay Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế gần đảo Okinawa ở phía Nam Nhật.

Cuối tuần qua Thủ tướng Shinzo Abe cũng nói Nhật cần quyết đoán hơn trong việc đối phó với Trung Quốc ở châu Á.

Cũng có tin ông Abe đã thông qua kế hoạch quốc phòng trong đó có cho phép tình huống sử dụng không quân để bắn hạ máy bay không người lái lọt vào không phận của Nhật Bản.

Hồi tháng trước, một máy bay không người lái bay đến gần khu đảo và sau đó trở lại không phận của Trung Quốc, theo một báo cáo.

Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói mọi cố gắng từ phía Nhật nhằm bắn hạ máy bay Trung Quốc “sẽ được coi là khiêu khích nghiêm trọng, có thể coi là một hành động chiến tranh”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói hôm thứ Ba 29/10 rằng Nhật Bản nên “ngừng thổi phồng những đe dọa từ bên ngoài và hãy giải thích cặn kẽ với cộng đồng quốc tế về ý đồ thực sự của việc triển khai quân sự của mình là gì”.

Khu đảo tranh chấp nằm ở phía Đông Trung Quôc và Tây Nam đảo Okinawa của Nhật. Đây là vùng gần với các tuyến vận tải biển quan trọng và có tiềm năng hải sản phong phú.
(BBC)

Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đầu tháng 11 để thông qua cải tổ kinh tế sâu rộng


REUTERS/Edgar Su

Mai Vân (RFI)

Theo một thông báo của Bộ Chính trị được Tân Hoa Xã công bố hôm nay, 29/10/2013, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ triệu tập Hội nghị Trung ương từ ngày 9-12/11 tới đây. Đây là một cuộc họp quan trọng, được dự đoán là nhằm công bố các biện pháp cải cách kinh tế sâu rộng.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong những tuần lễ qua, giới phân tích luôn luôn theo dõi chặt chẽ mọi gợi ý cải cách của Tổng Bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình, chính thức nhậm chức lãnh đạo đảng vào năm ngoái, để xem cụ thể cải tổ sẽ đi theo hướng nào.

Trong lãnh vực đối nội, cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã tự chứng tỏ mình là một nhà cải cách trên một số vấn đề, chẳng hạn như trong lãnh vực chống tham nhũng và lãng phí. Thế nhưng, chính quyền của ông cũng đã tăng cường trấn áp các phương tiện thông tin truyền thống và các mạng xã hội.

Trong lãnh vực đối ngoại, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh chủ trương trả đũa, chống lại các công ty nước ngoài bị cáo buộc thông đồng nhằm ấn định giá cả trên thị trường Trung Quốc.

Đối với các láng giềng, ông Tập Cận Bình cũng thể hiện một lập trường ngày càng quyết đoán trong việc bảo vệ điều mà Trung Quốc cho là chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Vào hôm qua, báo chí Trung Quốc đã tiết lộ một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, một định chế tham vấn cho chính phủ, trong đó nêu lên một danh sách các gợi ý cải cách. Vấn đề là chưa rõ các gợi ý này sẽ được đảng Cộng sản thông qua hay không, vì có nhiều ý kiến khác cũng sẽ được đưa ra.

Trong số các đề xuất được nêu lên trong lộ trình của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, có việc bãi bỏ chế độ hộ khẩu, công bố thông tin tài chính cá nhân của các quan chức, và việc nới lỏng quyền quản lý của Nhà nước trên ngành đường sắt, năng lượng và nhiều lãnh vực khác.

Bắc Kinh phô trương đội tàu ngầm hạt nhân

Báo đài Trung Quốc liên tục loan tải những hình ảnh về đội tàu ngầm (DR)
Báo đài Trung Quốc liên tục loan tải những hình ảnh về đội tàu ngầm (DR)

Thanh Phương (RFI)

Báo chí Nhà nước Trung Quốc hôm nay đăng trên trang nhất những hình ảnh về đội tàu ngầm của nước này, trong khi đài truyền hình trung ương thì trong hai ngày liên tiếp dành phần lớn bản tin thời sự để tường thuật về những buổi thao dượt của các tàu ngầm nói trên.

Việc Trung Quốc lần đầu tiên phô trương lực lượng tàu ngầm rất bí mật của nước này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng do tranh chấp chủ quyền biển đảo, đặc biệt là với Tokyo trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong bài xã luận hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo chính thức vốn có lập trường dân tộc chủ nghĩa rất mạnh, viết rằng, « trước thái độ khinh thường của các nước đó, Trung Quốc phải chứng tỏ một cách rõ ràng rằng con đường duy nhất là không nên thách thức các lợi ích lợi cốt lõi của Trung Quốc ».

Tờ báo này viết tiếp : « Phát triển một lực lượng tàu ngầm hạt nhân là một mặt của chiến lược đó. Có thể điều này sẽ tạo thêm lý lẽ cho những người vẫn báo động về « mối đe dọa Trung Quốc », nhưng những mối lợi thu được lớn hơn nhiều so với những lo ngại của công luận ngoài nước ».

Tàu ngầm đầu tiên chạy bằng năng lượng nguyên tử của Trung Quốc, được đưa vào sử dụng từ năm 1970, gần đây đã ngưng hoạt động sau 40 năm phục vụ, theo tin tờ báo của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc. Nay lần đầu tiên người ta mới nhìn thấy những hình ảnh của đội tàu ngầm Trung Quốc.

Cuối tháng bảy vừa qua, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi huy động tổng lực để Trung Quốc để thành cường quốc hải dương lớn trên trên thế giới. Đầu tháng 8/2013, Bắc Kinh cũng đã tự hào loan báo là năm chiến hạm của Trung Quốc lần đầu tiên đã đi hết một vòng quanh Nhật Bản. Các chuyên gia quân sự quốc tế cũng đang đồn đoán về việc Trung Quốc đang xây một hàng không mẫu hạm thứ hai.

Bắc Kinh tiếp tục phát triển lực lượng hải quân trong bối cảnh mà Hoa Kỳ cũng đang gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực, trong khuôn khổ chiến lược « xoay trục sang châu Á ».

Washington trong tuần qua đã phô trương sức mạnh của hải quân Mỹ qua việc điều chiếc hàng không mẫu hạm USS Geroge Washington đến khu vực Biển Đông, đi thăm một số nước Đông Nam Á, trong đó có những nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.


 Bản tin tiếng Anh

  • Jewelry exhibit dazzles in California (Washington Post) - Through the determined efforts of two passionate Chinese women over a decade, an exhibition from the high-end Parisian jeweler Van Cleef and Arpels opened at Bowers Museum in Santa Ana on Sunday.
  • Demand drives soybean imports (Washington Post) - Soybean imports will rise to a new high in the 2013-14 market year following a drop in domestic output and greater demand for animal feed and edible oil.
  • Trade winds put protectionism on agenda (Washington Post) - Tucked away in a corner of Malaysia is the sultanate of Brunei Darussalam, a tiny country along 161 km of coast with just 415,000 people who enjoy some of the highest standards of living in the region.
  • Trade ties improve despite tension (Washington Post) - Despite the stalemate in political ties between China and Japan, economic relations of the two Asian economies have improved this year compared with the second half of last year.
  • Deposit insurance plan moving forward (Washington Post) - The People's Bank of China, the nation's central bank, has signed a memorandum of understanding with the US Federal Deposit Insurance Corp, a move that market players have taken as a new step toward launching deposit insurance in China.
  • Wal-Mart plans to open 110 new stores (Washington Post) - Wal-Mart Stores Inc said it will open up to 110 new stores in China over the next three years and invest in its distribution centers and remodel existing stores.
  • Path to inner peace (Washington Post) - A cultural exchange course offers young Africans a tough but rewarding experience at the famous Shaolin Temple.
  • New film finds a hip-hop-tai chi connection (Washington Post) - The odds were against him from the beginning. Adam Wong Sau-ping was a little-known Hong Kong film director; he made a dance movie, which is not a popular genre in the region; and his cast was not studded with even one star.
  • Right royal dream wedding (Washington Post) - It's everything a girl will want for the happiest day in her life - a horse-drawn carriage, a banquet in a palatial garden, and a ritzy banquet in a magnificent ballroom.
  • Right as Rhine (Washington Post) - I have to admit: Aside from riesling, which is one of my favorite varietals to drink, I think of beer when I want to enjoy a beverage from Germany. My prejudice is not uncommon. Patrick Festl, business development manager for Schmidt Vinothek, believes that it was the influx of cheap wines such as Black Tower that gave German vintages a bad name in the 1970s and '80s.
  • Delicate delights (Washington Post) - Chinese Jiangnan-style food is probably one of the most delicate and historical cuisines in the country that originated from south of the Yangtze River.
  • Snuff bottle 'gems' on display at Met (Washington Post) - New York's Metropolitan Museum of Art is now showcasing the art form of the snuff bottle, a uniquely Chinese innovation with European roots.
  • Former Secretary Albright counsels 'fact' not 'myth' (Washington Post) - Former Secretary of State Madeleine Albright stressed a continuing US-China bilateral relationship that requires commitment from both nations, in addition to recognition of each country's challenges.
  • ABC apologizes for 'Kimmel' joke (Washington Post) - ABC is apologizing for a skit broadcast on its Jimmy Kimmel Live show in which a young boy joked about killing all the Chinese people rather than pay back the money the US owes that country.
  • Nuclear submarine fleet comes of age (Washington Post) - China's nuclear submarine fleet has had a remarkable safety record for more than 40 years and gained rich experience through rigorous training and drills, its fleet commanders said.
  • Forum to guide China and Japan (Washington Post) - More exchanges are expected to help China and Japan dispel doubts and see the way forward at a time of strained bilateral relations, Chinese and Japanese observers said on Friday.
  • Court upholds verdict of Bo Xilai (Washington Post) - A court in Jinan upheld the verdict of Bo Xilai, who was sentenced to life in prison for bribery, embezzlement and abuse of power in September.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét