Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam
C
Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận
ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền
mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng
yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.
Năm 2007, “tập đoàn” Formosa quốc tịch Đài Loan (hiện đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) tiếp cận các quan đầu tỉnh của Hà Tĩnh nhằm thôn tính vị trí đắc địa này phục vụ mưu đồ chiến lược lâu dài. Họ vẽ ra 1 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài lên đến 23 tỉ USD, cộng với khoản lót tay hậu hĩ nhằm làm mờ mắt các quan to.
Ngày 16/1/2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi Tờ trình 102/UBND-CN2 lên Thủ tướng Chính phủ xin Chính phủ cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án khủng này. Trong khi “nhà đầu tư” chưa thực hiện các thủ tục theo Luật Đầu tư để có tư cách pháp nhân thì ông Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã nhanh chóng được Thủ tướng phân công ký thay cả Chính phủ và Thủ tướng cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án trên (Quyết định 323/Ttg-QHQT ngày 4/3/2008). Lưu ý là chỉ trong vòng 1 tháng rưỡi từ 16/1 đến 4/3/2008 (trừ thời gian nghỉ Tết gần nửa tháng), các Bộ, Ban Ngành chức năng của Việt Nam đã nhanh nhảu hoàn tất mọi đánh giá, báo cáo khả thi, kể cả đánh giá môi trường, đánh giá an ninh quốc phòng, thẩm định dự án để “phụ họa” thuyết phục Thủ tướng đồng ý cho phép Hà Tĩnh thực hiện ngay dự án trên. Tư cách pháp nhân của “nhà đầu tư” cũng được các cơ quan trung ương và địa phương thần tốc hoàn thiện “giúp”. Nhiều thủ tục pháp lý của “nhà đầu tư” còn chưa thực hiện sau khi Hoàng Trung Hải ký quyết định phê duyệt “dự án đầu tư”.
Cần nói rõ rằng quyết định do Hoàng Trung Hải ký, mọi văn bản thẩm định của các Bộ, Ngành liên quan “phụ họa” cho dự án này là hoàn toàn trái pháp luật và làm khống vì đều được ký khi “nhà đầu tư” chưa có tư cách pháp nhân.
Có được sự bảo kê nói trên, Võ Kim Cự (Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh) đã hào phóng ra quyết định cấp ngay 33km2 đất chiến lược an ninh quốc phòng khu vực cảng Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho “tập đoàn” Formosa thuê trong 70 năm. Ngay lập tức, hàng chục nghìn công nhân Trung Quốc được “nhà đầu tư” đưa ùn ùn sang Vũng Áng. Chúng sinh con đẻ cái, chúng kết hôn với con gái địa phương và làm nhà làm cửa, định cư ngay tại chỗ. Nhiều ”khu dân cư” Trung Quốc mọc lên nhan nhản quanh Vũng Áng. Oái ăm thay, chính chỗ này, 33.000 dân Hà Tĩnh chính gốc lại bị đẩy đi dưới cái tên “tái định cư” để đến nơi xa xôi và khó khăn hơn nhiều lập nghiệp từ đầu. Chính quyền Trung ương và địa phương còn ra nhiều chính sách trái pháp luật khác nhằm ưu đãi về thuế, về chính sách nhập khẩu hàng hóa cho “nhà đầu tư” để họ gần như hưởng tự do tuyệt đối trên mảnh đất mà nay đã thành Vương quốc Vũng Áng của riêng họ.
Sau khi chính quyền đã dành hàng nghìn tỉ đồng ngân sách để làm hạ tầng phục vụ “nhà đầu tư”, chi cho di dân tái định cư, gần 5 năm đã trôi qua, người dân địa phương chưa thấy tỉ đô la nào được “nhà đầu tư” rót vào Vũng Áng, cũng chưa thấy “nhà đầu tư” giải quyết công ăn việc làm gì cho dân địa phương. Các hạng mục chính về đầu tư đều chưa được triển khai. Điều ai cũng nhận ra là “nhà đầu tư”, nay toàn bộ đã thuộc về Trung Quốc, ngang nhiên chiếm được hẳn 1 khu vực cảng nước sâu chiến lược trọng yếu của Việt Nam, chiếm được 33km2 ở khu vực yết hầu của nước ta. Bên trong và xung quanh khu vực này, hiện có hàng chục nghìn người Trung Quốc định cư với nhiều “khu dân cư” mọc lên rất náo nhiệt. Điều dễ nhận ra nữa là hơn 33.000 dân địa phương sinh sống tại đây từ bao đời đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh, khó khăn hơn nhiều.
Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.
Xét xử Đinh Nhật Uy - thấy gì qua tang vật thu được.?
Tổ chức ở đây là một công ty viễn thông ở Việt Nam.
Tuy nhiên cáo trạng và vật chứng mà VKS Long An đưa ra có nhiều thứ không nằm trong vật chứng vụ án với công ty viễn thông này.
Trong số cái gọi là tang vật vụ án có những thứ đáng phải suy nghĩ.
- 01 cuốn sách '' Chết bởi Trung Quốc
- 06 áo thun Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam
-02 áo thun có dòng chữ xóa đường lưỡi bò bảo vệ tổ quốc.
Số tang vật liên quan đến Trung Quốc này chiếm 1/3 số tang vật vụ án.
Số tang vật còn lại là máy tính, điện thoại, sách bên thắng cuộc, giấy đòi tha Phương Uyên, sổ ghi chép đơn khiếu nại. Các tang vật này yếu tố riêng rẽ và chỉ chiếm 1/9 tổng số tang vật vụ án.
Vậy với tang vật có yếu tố chống Trung Quốc chiếm số lượng lớn trong bản cáo trạng. Tòa án Long An hay ý chí của Nhà nước CHXHCN Việt Nam muốn đưa thông điệp gì trong vụ án này.
Xin điểm qua một số tin tức gần đây.
Trung Quốc mấy tháng trước đây gia tăng bắt bớ nhiều blogger, nhà báo. Cũng như gia tăng thiết chế kiểm soát internet bằng nghị định, sắc luật. Trung Quốc tháng trước cũng phát trên kênh truyền hình trung ương lời thú tội của một blogger có tên là Charle Xue, cùng với lời nhận tội là lời tỉnh ngộ khẳng định dùng internet để nói xấu chính quyền là sai lầm. Blogger Xue còn khẳng định những hạn chế internet của chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
Giới quan sát quốc tế đã thấy rằng chính quyền Trung Quốc không cải cách tự do ngôn luận như họ từng hy vọng ở những dấu hiệu trước đó. Giờ họ thất vọng khi nhận ra , chính quyền mới của Tập Cận Bình đã xử lý khắc nghiệt với tự do ngôn luận như thời của Mao ít. Với những bài bản quen thuộc như bắt bớ, trấn áp, đưa lên truyền hình để đọc lời thú tội, ca ngợi chính sách áp chế tự do ngôn luận của chính phủ.
Trung Quốc đã hoàn thiện việc khởi công xây dựng viện Khổng Tử ở Việt Nam trong chuyến đi mới hồi tháng 10 năm nay đến Hà Nội của thủ tướng TQ Lý Khắc Cường. Trước đây không lâu, sau những cuộc biểu tình chống TQ xâm lược của thanh niên Việt Nam đã bị chính quyền Việt Nam dập tắt tinh vi và dã man. Trung Quốc đã ráo riết thúc bách Việt Nam triển khai một chương trình có mục tiêu giáo dục thanh niên hai nước hiểu tốt đẹp về quan hệ hai nước.
Ngày 15 /10/2013 hai ban đối ngoại và báo chí VN, TQ đã có những ký kết và ra tuyên bố chung về việc hợp tác cải thiện hình ảnh quan hệ hai nước.
Có thể mọi suy luận đều là khiên cưỡng. Nhưng thực sự nhìn những gì người TQ đang làm tại nước họ và đề nghị Việt Nam hợp tác trên những vấn đề giáo dục nhân dân, thanh niên Việt Nam phải hiểu một hình ảnh tốt đẹp về Trung Quốc. Thì chuyện Việt Nam trừng phạt các blogger đã từng nhiều lần hăng hái biểu thị tinh thần chống Trung Quốc không có gì là khó hiểu.
Tuy bề ngoài, để giữ tiếng, chính quyền Việt Nam xử những bloggre này vì tội khác nhau. Nhưng thông điệp ngầm gửi tới Trung Quốc là họ đã thực hiện cam kết, cũng như cảnh cáo ngầm đến những blogger chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Tình trạng giao cấu với trẻ em vị thành niên ở Việt Nam không phải là ít. Những trường hợp bị truy tố thường do gia đình nạn nhân phát hiện và gửi đơn tới cơ quan công an. Nhưng với trường hợp của Nguyễn Văn Dũng, tức FB aduku lại do cơ quan công an theo dõi và phát hiện, bắt giữ. Thường thì công an Việt Nam chỉ bắt những vụ này theo đơn khiếu nại, đây là một trong những vụ án mà công an dày công theo dõi để phát hiện. Sự tập trung cho một vụ án thế này, cho thấy công an Việt Nam luôn theo sát những người biểu tình chống Trung Quốc để phát hiện bắt họ với một tội danh nào khác mà họ vi phạm.
Một Facebock khác là Trương Văn Tam, tức FB Trương Ba Không bị bắt giữ khẩn cấp trong một vụ án dân sự mà số tiền là 30 triệu đồng. Trong vụ án này do hai bên có nợ nần tiền nhau, cách thức thanh toán trả nợ chưa thống nhất. Cơ quan công an ngay lập tức đã khởi tố và bắt giữ Trương Văn Tam một cách mau lẹ, hăng hái quá mức cần thiết so với hàng nghìn vụ nợ nần dân sự với số tiền lên đến hàng chục nghìn tỷ bị bỏ xó hồ sơ.
Ngẫu nhiên Việt Nam có những hành động bắt bớ blogger trùng với Trung Quốc về quyền tự do ngôn luận, ngẫu nhiên những blogger Việt Nam bị bắt đều là những người hăng hái biểu tình chống TQ, đúng lúc ngẫu nhiên Việt Nam đang phải gia tăng thực hiện cam kết với Trung Quốc về giáo dục thanh niên Việt Nam yêu mến Trung Quốc.
Và cũng ngẫu nhiên, viện kiểm sát Long An đưa ra một lượng lớn chứng cứ thu giữ của Đinh Nhật Uy có liên quan đến việc phản đối Trung Quốc, mặc dù những vật chứng này chẳng liên quan đến tội danh cũng như chủ thể bị xâm phạm.?
Với hàng loạt cái ngẫu nhiên trùng lặp thời điểm ấy. Liệu có thể cho rằng chủ thể bị xâm phạm ở vụ án Đinh Nhật Uy không phải là công ty viễn thông Vietteo, FPT mà là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chăng.?
Mức án của Đinh Nhật Uy sẽ nói lên thái độ của chính quyền Việt Nam. Nếu thực sự Uy xâm hại đến công ty nào đó thì mức án sẽ rất nhẹ, bởi việc phàn nàn, chỉ trích dù thiếu cơ sở của khách hàng vốn dĩ có thể gây thiệt uy tín cho công ty. Nhưng trước nay tiền lệ xử vụ như thế là không có.
Khả năng mức án nhẹ nữa cho Uy là chính quyền Việt Nam làm lấy lệ, để cho người Trung Quốc thấy phía Việt Nam đã có biện pháp giáo dục thanh niên ý thức quan hệ hai nước.
Nhưng nếu với một mức án nặng cho Đinh Nhật Uy, nếu từ 18 tháng tù giam trở nên. Rõ ràng chúng ta có thể liên kết các sự kiện quan hệ hai nước, vật chứng, thời điểm để kết luận về mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã đi đến giai đoạn nào.
Con ngáo ộp 258 bắt đầu thò chân vào trò "lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng"
Dân Làm Báo
- Đợt xung trận của đảng trong chiến dịch thắt cổ toàn diện tự do của
nhân dân bắt đầu bởi việc bắt giam 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết
Đào, Đinh Nhật Uy với Điều 258 dễ tạo ấn tượng điều luật này chỉ nhắm
vào tự do ngôn luận và giới blogger. Theo bản tin cập nhật ngày 15/10/2013 của trang mạng Thanh Tra - Công an tỉnh Tuyên Quang vừa ra quyết định bắt 2 công dân Thào Quán Mua và Hoàng Văn Sang vì đã có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự."
Đó là việc Liên quan đến hoạt động tôn giáo có tên “Dương Văn Mình” trong đó 2 ông Mua và Sang đã cùng với các công dân Việt Nam thuộc dân tộc H'Mong khiếu nại chính quyền địa phương đã cưỡng chế, tháo dỡ "nhà đòn" chứa đồ tang lễ của người chết theo phong tục của người H'Mong.
Hành động khiếu nại này được chính trang Thanh Tra - Cơ quan của Thanh Tra Chính Phủ và Ngành Thanh Tra xác nhận:
“Gần đây nhất, đoàn công dân 4 tỉnh kể trên tiếp tục đến Trụ sở khiếu nại chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế
tháo dỡ công trình “nhà đòn” của các hộ dân và cho rằng việc xây dựng
là trái phép; phản ánh chính quyền địa phương các cấp cùng lực lượng công an tổ chức đạp phá “nhà đòn”, đánh người gây thương tích, khiến đồng bào hoang mang, sợ hãi.”
Hành động khiếu nại này của đồng bào lại bị đảng và nhà nước biến thành những "hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo,
tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, truyền thống
văn hóa của địa phương cần xử lý theo quy định pháp luật." theo văn bản số 518/TGCP ngày 7/6/2013 của Ban Tôn giáo Chính phủ:
Và quy định pháp luật đó chính là điều 258: "Tội
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân: (1) Người nào lợi dụng các quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; (2) Phạm tội trong trường hợp nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm".
Kết quả: Công an tỉnh Tuyên Quang quyết định bắt 2 công dân Thào Quán Mua và Hoàng Văn Sang vì đã có "hành
vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình
sự."
Đem 258 xử "tội yêu nước" của Đinh Nhật Uy!
Trương Minh Đức (Danlambao)
- Ngày thứ Ba, 29 / 10 /2013 "phiên tòa" của đảng CSVN tại Long An đưa
ra xét xử Đinh Nhật Uy theo điều 258 BLHS của đảng. Làm cho tôi nhớ lại
hơn 6 năm trước đây tôi cũng chính là 1 nạn nhân của điều 258. Tôi bị
bọn cường quyền bắt tại gia... rồi họ đưa tôi ra "xử" với một bản án phi
lý 5 năm tù. Vào thời điểm năm 2007 điều luật này (258) còn xa lạ với
nhiều người nhưng bây giờ thì nghe nói đến cái điều 258 thì ai cũng quá
rõ, bởi nó chính là cái đuôi của các điều 88, 79, 89... Hiện nay điều
258 cũng là thủ phạm rất nghiên trọng về Tự Do ngôn luận mà được dư luận
lên án nhiều nhất trên các diễn đàn, báo chí... bởi nó chụp cho bất cứ
ai một cái tội rất mơ hồ là dám nói và viết... phê phán đến lợi ích "nhà
nước" do chủ nghĩa độc tài của đảng cộng sản Việt Nam dựng lên. Ngoài
ra nó còn cấm đoán không được vạch trần những chuyện làm đen tối của các
quan tham cướp nhà cướp đất, tham nhũng... của người Dân và tài sản
Quốc Gia... Kể cả những ý kiến phản đối trên báo chí khi bị giặc ngoại
xâm Trung Cộng lấn chiếm biển đảo.
Trong điều luật 258 BLHS có các cụm từ như: "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân", được mở đầu với cụm từ "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ"
là một cụm từ nói đến một điều không có thật tại Việt Nam, bởi ở VN
quyền tự do dân chủ của người dân đã bị nhà cầm quyền đảng CSVN cưỡng
đoạt từ lúc phôi thai... khi bầu cử Quốc hội trở thành "độc đảng hội" rồi dẫn đến đảng csVN tự thiết kế ra bản "hiến pháp"
mà giới báo chí và người dân gọi là Hiếp pháp!, cho thấy rằng 500 đại
biểu ở quốc hội Việt Nam hiện nay có đến hơn 90% là người của đảng csVN.
Tấ cả chứng minh cho thấy với chính sách độc đảng trị thì làm gì người
dân Việt Nam có quyền tự do Dân chủ đâu... để mà lợi dụng?
Cụm từ "Xâm phạm lợi ích của nhà nước": NHÀ NƯỚC NÀO?
Những Quốc Gia có một nền Dân Chủ thực sự thì Quốc Hội, Nhà Nước thuộc
về của Dân, do Dân Cử, Dân Bầu, có Quốc tế giám sát... nhưng ở Việt Nam
thì nhà nước là của riêng đảng cộng sản, do đảng độc quyền lãnh đạo trên
cả nhà nước, Khi người Dân phát hiện có những chính sách bất cập làm
thiệt hại cho người dân và làm mất đất, mất biển của Tổ Quốc... ai dám
lên tiếng thì sẽ bị đảng trị bằng điều 258.
Cụm từ "Quyền, lợi ích hợp pháp tổ chức công dân"
Hiện nay những vụ cưỡng chế đất đai, đàn áp người dân nghèo... đều có
bàn tay của chính quyền bảo vệ cho một phía, tất nhiên phía đó là một tổ
chức có tiền, có quyền và lợi ích của những người cũng được gọi là
"công dân" do nhà nước độc đảng bảo kê... rồi cùng nhau hưởng lợi. Nếu
các nhà báo hay người dân nào dám lên tiếng sự thật cho dân nghèo thì
cũng bị tròng vào cổ cái điều 258.
Điều 258 BLHS của CSVN đi ngược và vi phạm nghiêm trọng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Điều 258 của đảng csVN:
"Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ
khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
ĐIỀU 18 -19 TUYÊN NGÔN QUÓC TÉ NHÂN QUYỀN
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do
tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín
ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy,
hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác,
tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan
điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm
của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến
bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Tôi hy vọng rằng Phiên tòa "XỬ" Đinh Nhật Uy vào sáng 29/10/2013 sẽ được
đông đảo mọi người tham dự, dù không được vào tòa nhưng cũng tăng thêm
sự phản kháng cái điều luật "258" phi lý của đảng cộng sản VN. Người Dân
Long An và các tỉnh miền tây thêm một lần nữa sẽ chứng kiến cảnh tòa án
cộng sản VN xử người yêu nước "công khai"...
Đây là đoạn Video Đinh Nhật Uy trước khi bị đảng cộng sản Việt Nam bắt giữ 1 tuần:
http://www.youtube.com/watch?v=y__NQlu3NG0&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=y__NQlu3NG0&feature=player_embedded
Nghề Côn An?
Nguyên Thạch (Danlambao) -
Ở trên đời, ai cũng cần có một công việc làm hầu trước để phục vụ cho
chính bản thân và gia đình mình, sau đó là góp sức cho xã hội.
Dân gian thường nói: “Chỉ có người xấu chớ không có nghề xấu”. Câu nói này, mới thoạt nghe thì tưởng chừng như rất êm tai nhưng nếu đi sâu vào chi tiết thì e rằng cũng cần phải xem lại. Chúng ta hãy cùng nhau đi một vòng xem sao.
Nghề cướp của, giết người
Chính bản thân cái nghề này tự nó đã là xấu, một cái nghề mà không ai trong bất cứ xã hội nào có thể hài lòng chấp nhận nó. Tuy nhiên, nó vẫn hiện hữu, sự hiện hữu này lại còn tùy thuộc vào từng xã hội hay mỗi quốc gia. Những quốc gia có nền kinh tế ổn định, người dân có mức thu nhập (GDP) cao, có nền dân chủ pháp trị công minh, cộng với trình độ dân trí cũng như lòng tự trọng quốc thể thì nghề này ít thấy thịnh hành hơn.
Ở những nước áp dụng cơ chế độc tài toàn trị, có cơ cấu dung dưỡng bao che, không tam quyền phân lập và ngay đệ tứ quyền cũng không có như ở Việt Nam hoặc Trung Cộng thì cái nghề kinh tởm này nó lại càng có cơ hội sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh mẽ.
Nếu trình bày vấn đề một cách ôn tồn hơn thì những thành viên tham gia vào cái nghề Trời không dung Đất không tha này chưa hẳn tất cà đều là kẻ xấu. Có thể trong băng nhóm đó, cũng còn những người có chút lương tâm, họ thật sự không muốn tham gia. Nhưng tiếc thay, hoàn cảnh thực tế như ở Việt Nam đã trở thành một cái nếp “Buôn phải có bạn, bán phải có phường”! Ở đây, sự phủ nhận tham gia vào băng đảng, cũng còn có nghĩa là bị loại trừ.
Nói một cách mà mới thoạt nghe như võ đoán, nhưng trên thực tế, nó rất là đúng ở cái đất nước này là tình trạng băng đảng. Băng đảng lớn, cướp của lớn. Băng đảng nhỏ, cướp giựt nhỏ. Hiện trạng như vậy đã và đang thịnh hành một cách dường như triệt để ở mọi cấp, mọi ngành.
Riêng về ngành Côn an và Y tế thì ngoài cái việc cướp bóc, họ còn bao luôn cả việc giết chóc!. Vụ việc đã và đang xảy ra như cơm bữa, côn an đánh người đến chết ngay tại cơ quan, hay điểm vào yếu huyệt để khi về nhà cũng phải chết. Đánh để phải mang trọng bịnh rồi chết dần chết mòn. Những điều tra viên của ngành, sau khi giảo nghiệm, bao che cho nhau với kết quả tự tử là xong.
Ngày nay, ở Việt Nam không ai mà không biết, đến nhà thương không có tiền thì chỉ có chết, đã có quá nhiều cái chết vì bác sĩ y tá vô trách nhiệm, vô đạo đức. Quá nhiều cái chết cũng chỉ vì sự thơ ơ lạnh cảm, sự lãnh cảm như bản thân của cái nguồn gốc cơ chế của nó sản sinh ra...
Nghề côn an
Không ai có thể chối cãi rằng trong xã hội, ai cũng cần đến một cái nghề, một vài việc làm để mà sinh sống. Nghề công an là một trong những nghề quan trọng ở các nước tiên tiến văn minh có nền dân trí cao và luật pháp nghiêm chỉnh. Họ được được coi trọng cũng như uđược kính nể bởi đại đa số công an cảnh sát này đã đáp ứng được nguyện vọng cũng như những nhu cầu cần thiết của dân chúng.
Ở Việt Nam hay các nước độc tài, lạc hậu thì sao? Sự thể đã hoàn toàn trái ngược!. Trong một thể chế toàn trị, hay nói một cách khác là chế độ côn an trị, thì ngành côn an là một trong những ngành bị nhiều tai tiếng nhất, bị thù oán nhiều nhất, từ đó ngành này đã bị khinh khi nhất.
Dưới chế độ côn an trị này, khi ra đường hoặc bất đắc dĩ phải đối diện với côn an, có thể người ta phải chào hỏi xã giao, hay mong đợi được sự bình an, sự thể hiện chỉ bằng mặt chớ không bằng lòng. Bởi những hình ảnh đó đã là những cơn ác mộng hiện đến ngay cả trong những giấc ngủ bình thường vì người ta không biết trong tương lai là phải đối mặt với côn an vào lúc nào và bất cứ lý do gì.
Người dân Việt sẽ không bao giờ quên bao hình ảnh kinh hoàng từ cuộc đấu tố CCRĐ, Nhân Văn Giai Phẩm, Cải tạo công thương nghiệp, bỏ tù quân cán chính VNCH và chương trình đày đọa kinh tế mới. Người dân tội tình, hỏi ai đã không từng bao lần nơm nớp lo sợ côn an như sợ từng tiếng chó sủa nửa đêm.
Màu áo xanh của ngành, tuy nó cũng là màu xanh nhưng lại chẳng là màu xanh của cánh đồng hiền hòa hương ngát mà là một màu của hồi hộp lo sợ, bất an... Màu áo vàng của CSGT cũng là màu vàng nhưng nó không là màu của lúa vàng trĩu hạt tượng trưng cho sự êm đềm no ấm của quê nhà, mà là màu của nhũng nhiễu oán hờn khinh bỉ.
Hỡi các bạn côn an, anh chị có bao giờ nghĩ rằng mình nên tìm một nghề khác để lập kế sinh nhai?. Sở dĩ tôi hỏi các bạn như thế là vì tôi còn nghĩ rằng các bạn cũng là con người như tôi, như bao người khác. Trong một thể chế toàn trị và hung hãn thì cái nghề tự nó đã nói lên tất cả... thì lẽ nào anh chị lại tự cho phép mình đứng trong hàng ngũ mà đại đa số đồng bào xem các anh chị như là kẻ thù, là hình ảnh của hung ác và bất đạo?
Hẳn các bạn đã không quên câu “Quan nhất thời, dân vạn đại” hoặc “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Có thể ngày hôm nay trong sự hãnh tiến, chìm đắm trong tự mãn... khiến các bạn chưa thể lường được hậu quả của nó, nhưng thật sự, tai tiếng sẽ là những gì tủi nhục kéo dài dai dẳng, xã hội sẽ còn nhắc từ đời này sang đời khác, sẽ là điều hổ thẹn cho nhiều thế hệ con cháu về sau. Ví như: Đó thằng đó, con đó, hồi trước cha nó mẹ nó là côn an ác ôn...
Liệu rằng các bạn có vui không, có tự hào hãnh diện với lớp con cháu không khi chúng biết rằng bạn là những người hiếp đáp nhũng nhiễu chính dân mình?. Đó là tôi chưa nói đến cái thuyết “ Nhân quả” mà chính bản thân các bạn đã từng học được hay nghiệm thấy. Dẫu thế nào thì tôi vẫn mạn phép được nhắc nhở là bây giờ, tội ác sẽ bị quả báo rất nhãn tiền.
Tôi xin kể một câu chuyện điển hình cho bao câu chuyện thật đã hiện đầy khắp xã hội. Tôi có một người em họ, nó là sĩ quan thuộc CSGT chuyên ngành án kết tai nạn giao thông, nó đã nhiều lần nhận tiền chung chi của chủ xe giàu có, đã nhiều lần nó làm sai án kết của hiện trường, tạo oan ức cho người thọ nạn. Con trai đầu lòng của nó bị tâm thần ngay khi còn bé, đứa con gái sinh sau đỡ hơn, xinh gái nhưng đã bị dính vào đám hút chích, thậm chí đôi khi phải đứng đường. Tuy có khá tiền, nhà đẹp nhưng vợ chồng chúng nó chẳng những không có được một không gian hạnh phúc mà là lúc nào cũng đau đáu khổ tâm.
Hiện tình đất nước như hôm nay, thiết nghĩ rằng không mấy ai trong ngành của các bạn là không biết. Ở đời, không ai cho không cho mình mà không kèm theo mục đích. Các bạn được cưng chiều với chế độ lương lậu cao, được vinh danh là “Còn đảng còn mình”, được phong cho là “lá chắn” của chế độ... Tất cả cũng không ngoài mục đích để bảo vệ chế độ, gán ghép các bạn hùa theo với tội ác, tham nhũng độc tài, lãng phí tài nguyên, dâng biển dâng đất và qui phục ngoại bang Hán triều phương Bắc, cùng những hành vi lừa mị, phản bội và sẵn sàng đưa cả dân tộc vào tròng nô lệ, mà trong đó có cả con cháu của các bạn đều cũng là nạn nhân của sự bội phản ấy.
Một điều dĩ nhiên mà các bạn đã dư hiểu, đời không có gì là vĩnh viễn, mỗi một khi có biến động, họ là những tên cao bay xa chạy trước nhất và có nhiều điều kiện để thụ hưởng nhất, trong khi các anh chị là những con vật hy sinh!. Phải bị kẹt ở lại và phải đối mặt với nhân dân.
Thiết thực hơn, đất nước hiện đang đứng bên bờ vực thẳm vong nô, giặc phương Bắc đang ngày càng hiện rõ. Với thảm cảnh mất nước, trước khi là côn an, các bạn đều là người Việt Nam. Trong tinh thần yêu nước yêu Quê Hương và tấm tự trọng là thanh niên của Tổ Quốc, các bạn nghĩ gì và phải làm gì?. Người viết xin nhường lại câu trả lời bằng tất cả cái tâm cho các bạn...
Dân gian thường nói: “Chỉ có người xấu chớ không có nghề xấu”. Câu nói này, mới thoạt nghe thì tưởng chừng như rất êm tai nhưng nếu đi sâu vào chi tiết thì e rằng cũng cần phải xem lại. Chúng ta hãy cùng nhau đi một vòng xem sao.
Nghề cướp của, giết người
Chính bản thân cái nghề này tự nó đã là xấu, một cái nghề mà không ai trong bất cứ xã hội nào có thể hài lòng chấp nhận nó. Tuy nhiên, nó vẫn hiện hữu, sự hiện hữu này lại còn tùy thuộc vào từng xã hội hay mỗi quốc gia. Những quốc gia có nền kinh tế ổn định, người dân có mức thu nhập (GDP) cao, có nền dân chủ pháp trị công minh, cộng với trình độ dân trí cũng như lòng tự trọng quốc thể thì nghề này ít thấy thịnh hành hơn.
Ở những nước áp dụng cơ chế độc tài toàn trị, có cơ cấu dung dưỡng bao che, không tam quyền phân lập và ngay đệ tứ quyền cũng không có như ở Việt Nam hoặc Trung Cộng thì cái nghề kinh tởm này nó lại càng có cơ hội sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh mẽ.
Nếu trình bày vấn đề một cách ôn tồn hơn thì những thành viên tham gia vào cái nghề Trời không dung Đất không tha này chưa hẳn tất cà đều là kẻ xấu. Có thể trong băng nhóm đó, cũng còn những người có chút lương tâm, họ thật sự không muốn tham gia. Nhưng tiếc thay, hoàn cảnh thực tế như ở Việt Nam đã trở thành một cái nếp “Buôn phải có bạn, bán phải có phường”! Ở đây, sự phủ nhận tham gia vào băng đảng, cũng còn có nghĩa là bị loại trừ.
Nói một cách mà mới thoạt nghe như võ đoán, nhưng trên thực tế, nó rất là đúng ở cái đất nước này là tình trạng băng đảng. Băng đảng lớn, cướp của lớn. Băng đảng nhỏ, cướp giựt nhỏ. Hiện trạng như vậy đã và đang thịnh hành một cách dường như triệt để ở mọi cấp, mọi ngành.
Riêng về ngành Côn an và Y tế thì ngoài cái việc cướp bóc, họ còn bao luôn cả việc giết chóc!. Vụ việc đã và đang xảy ra như cơm bữa, côn an đánh người đến chết ngay tại cơ quan, hay điểm vào yếu huyệt để khi về nhà cũng phải chết. Đánh để phải mang trọng bịnh rồi chết dần chết mòn. Những điều tra viên của ngành, sau khi giảo nghiệm, bao che cho nhau với kết quả tự tử là xong.
Ngày nay, ở Việt Nam không ai mà không biết, đến nhà thương không có tiền thì chỉ có chết, đã có quá nhiều cái chết vì bác sĩ y tá vô trách nhiệm, vô đạo đức. Quá nhiều cái chết cũng chỉ vì sự thơ ơ lạnh cảm, sự lãnh cảm như bản thân của cái nguồn gốc cơ chế của nó sản sinh ra...
Nghề côn an
Không ai có thể chối cãi rằng trong xã hội, ai cũng cần đến một cái nghề, một vài việc làm để mà sinh sống. Nghề công an là một trong những nghề quan trọng ở các nước tiên tiến văn minh có nền dân trí cao và luật pháp nghiêm chỉnh. Họ được được coi trọng cũng như uđược kính nể bởi đại đa số công an cảnh sát này đã đáp ứng được nguyện vọng cũng như những nhu cầu cần thiết của dân chúng.
Ở Việt Nam hay các nước độc tài, lạc hậu thì sao? Sự thể đã hoàn toàn trái ngược!. Trong một thể chế toàn trị, hay nói một cách khác là chế độ côn an trị, thì ngành côn an là một trong những ngành bị nhiều tai tiếng nhất, bị thù oán nhiều nhất, từ đó ngành này đã bị khinh khi nhất.
Dưới chế độ côn an trị này, khi ra đường hoặc bất đắc dĩ phải đối diện với côn an, có thể người ta phải chào hỏi xã giao, hay mong đợi được sự bình an, sự thể hiện chỉ bằng mặt chớ không bằng lòng. Bởi những hình ảnh đó đã là những cơn ác mộng hiện đến ngay cả trong những giấc ngủ bình thường vì người ta không biết trong tương lai là phải đối mặt với côn an vào lúc nào và bất cứ lý do gì.
Người dân Việt sẽ không bao giờ quên bao hình ảnh kinh hoàng từ cuộc đấu tố CCRĐ, Nhân Văn Giai Phẩm, Cải tạo công thương nghiệp, bỏ tù quân cán chính VNCH và chương trình đày đọa kinh tế mới. Người dân tội tình, hỏi ai đã không từng bao lần nơm nớp lo sợ côn an như sợ từng tiếng chó sủa nửa đêm.
Màu áo xanh của ngành, tuy nó cũng là màu xanh nhưng lại chẳng là màu xanh của cánh đồng hiền hòa hương ngát mà là một màu của hồi hộp lo sợ, bất an... Màu áo vàng của CSGT cũng là màu vàng nhưng nó không là màu của lúa vàng trĩu hạt tượng trưng cho sự êm đềm no ấm của quê nhà, mà là màu của nhũng nhiễu oán hờn khinh bỉ.
Hỡi các bạn côn an, anh chị có bao giờ nghĩ rằng mình nên tìm một nghề khác để lập kế sinh nhai?. Sở dĩ tôi hỏi các bạn như thế là vì tôi còn nghĩ rằng các bạn cũng là con người như tôi, như bao người khác. Trong một thể chế toàn trị và hung hãn thì cái nghề tự nó đã nói lên tất cả... thì lẽ nào anh chị lại tự cho phép mình đứng trong hàng ngũ mà đại đa số đồng bào xem các anh chị như là kẻ thù, là hình ảnh của hung ác và bất đạo?
Hẳn các bạn đã không quên câu “Quan nhất thời, dân vạn đại” hoặc “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Có thể ngày hôm nay trong sự hãnh tiến, chìm đắm trong tự mãn... khiến các bạn chưa thể lường được hậu quả của nó, nhưng thật sự, tai tiếng sẽ là những gì tủi nhục kéo dài dai dẳng, xã hội sẽ còn nhắc từ đời này sang đời khác, sẽ là điều hổ thẹn cho nhiều thế hệ con cháu về sau. Ví như: Đó thằng đó, con đó, hồi trước cha nó mẹ nó là côn an ác ôn...
Liệu rằng các bạn có vui không, có tự hào hãnh diện với lớp con cháu không khi chúng biết rằng bạn là những người hiếp đáp nhũng nhiễu chính dân mình?. Đó là tôi chưa nói đến cái thuyết “ Nhân quả” mà chính bản thân các bạn đã từng học được hay nghiệm thấy. Dẫu thế nào thì tôi vẫn mạn phép được nhắc nhở là bây giờ, tội ác sẽ bị quả báo rất nhãn tiền.
Tôi xin kể một câu chuyện điển hình cho bao câu chuyện thật đã hiện đầy khắp xã hội. Tôi có một người em họ, nó là sĩ quan thuộc CSGT chuyên ngành án kết tai nạn giao thông, nó đã nhiều lần nhận tiền chung chi của chủ xe giàu có, đã nhiều lần nó làm sai án kết của hiện trường, tạo oan ức cho người thọ nạn. Con trai đầu lòng của nó bị tâm thần ngay khi còn bé, đứa con gái sinh sau đỡ hơn, xinh gái nhưng đã bị dính vào đám hút chích, thậm chí đôi khi phải đứng đường. Tuy có khá tiền, nhà đẹp nhưng vợ chồng chúng nó chẳng những không có được một không gian hạnh phúc mà là lúc nào cũng đau đáu khổ tâm.
Hiện tình đất nước như hôm nay, thiết nghĩ rằng không mấy ai trong ngành của các bạn là không biết. Ở đời, không ai cho không cho mình mà không kèm theo mục đích. Các bạn được cưng chiều với chế độ lương lậu cao, được vinh danh là “Còn đảng còn mình”, được phong cho là “lá chắn” của chế độ... Tất cả cũng không ngoài mục đích để bảo vệ chế độ, gán ghép các bạn hùa theo với tội ác, tham nhũng độc tài, lãng phí tài nguyên, dâng biển dâng đất và qui phục ngoại bang Hán triều phương Bắc, cùng những hành vi lừa mị, phản bội và sẵn sàng đưa cả dân tộc vào tròng nô lệ, mà trong đó có cả con cháu của các bạn đều cũng là nạn nhân của sự bội phản ấy.
Một điều dĩ nhiên mà các bạn đã dư hiểu, đời không có gì là vĩnh viễn, mỗi một khi có biến động, họ là những tên cao bay xa chạy trước nhất và có nhiều điều kiện để thụ hưởng nhất, trong khi các anh chị là những con vật hy sinh!. Phải bị kẹt ở lại và phải đối mặt với nhân dân.
Thiết thực hơn, đất nước hiện đang đứng bên bờ vực thẳm vong nô, giặc phương Bắc đang ngày càng hiện rõ. Với thảm cảnh mất nước, trước khi là côn an, các bạn đều là người Việt Nam. Trong tinh thần yêu nước yêu Quê Hương và tấm tự trọng là thanh niên của Tổ Quốc, các bạn nghĩ gì và phải làm gì?. Người viết xin nhường lại câu trả lời bằng tất cả cái tâm cho các bạn...
“Nhà văn, nhà báo, giám đốc thì phong tướng làm gì?”
Bên hành lang Quốc hội chiều
28.10, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp QH đã
trao đổi với phóng viên về trách nhiệm của công an cấp cơ sở trong phát
hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Thưa ông, lực lượng công an được phong tướng rất nhiều, ông nghĩ gì khi số lượng tướng nhiều như thế mà tình hình vẫn phức tạp?
Đây là một câu hỏi rất khó. Ở Việt Nam,
riêng lực lượng vũ trang thì đồng lương gắn với cấp hàm. Cho nên lãnh
đạo cấp phó cũng phong tướng. Theo tôi, tướng là thủ lĩnh, cũng nên chỉ
bố trí ở địa bàn trọng điểm, biên chế bao nhiêu người và cũng chỉ nên bố
trí ở địa bàn trọng điểm thôi.
Những trường hợp trót phong rồi thì nên
giữ nguyên trạng, tới đây sửa Luật công an nhân dân, sĩ quan công an
nhân dân và sĩ quan quân đội nhân dân thì phải hạn chế lại.
Khi những người hiện tại về hưu rồi vài
năm tới mới bớt tướng đi được. Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì
phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế
thì phong tướng làm gì? Theo tôi, những đối tượng đó đã có hình thức tôn
vinh khác.
Nhiều người đặt ra tính hiệu
quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng công an.
Dù đã tăng biên chế, công an nắm địa bàn đến thôn, xóm, khu dân phố rồi
mà rất nhiều việc xảy ra trên địa bàn không phát hiện ra được ?
Tôi thì cho là quản lý địa bàn, dân biết
thì công an phải biết. Trách nhiệm điều hành của người đứng đầu công an
các cấp rất quan trọng nhưng vẫn cần đến công an cấp cơ sở. Ví dụ, đồng
chí Chung (Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an Hà Nội) mới
lên rất năng nổ nên tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội đảm bảo hơn so
với các địa phương khác nhưng Giám đốc không thể nghìn tay nghìn mắt
quán xuyến hết được. Dưới đó phải là quận, phường, xã…Trưởng công an cấp
phường, xã rất quan trọng.
“Theo tôi, tướng là thủ lĩnh, cũng nên chỉ bố trí ở địa bàn trọng điểm,
biên chế bao nhiêu người và cũng chỉ nên bố trí ở địa bàn trọng điểm
thôi. Những trường hợp trót phong rồi thì nên giữ nguyên trạng, tới đây
sửa Luật thì phải hạn chế lại. Khi những người hiện tại về hưu rồi vài
năm tới mới bớt tướng đi được. Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì
phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế
thì phong tướng làm gì?” Đại biểu Đỗ Văn Đương
Nhân dân có ý kiến, có sự thỏa hiệp giữa công an khu vực với tội phạm nên các tệ nạn như mại dâm, ma túy mới có đất sống ?
Dư luận thì nói có, mà rõ ràng là có ma
túy, mại dâm mà sao công an phường không biết được? Chưa nói là có bao
che hay không nhưng nếu không biết cũng là thiếu trách nhiệm hoặc năng
lực kém. Quản lý trên địa bàn mà tình hình phức tạp thì rõ ràng không
hoàn thành trách nhiệm rồi. Nếu lại có bằng chứng tiêu cực nữa thì phải
thay thế ngay.
Nhưng trên thực tế, chưa có trưởng công an phường nào bị thay thế cả?
Thì bây giờ phải chỉ ra, phải có quy
định là nếu xảy ra vi phạm nghiêm trọng về an ninh trật tự, tội phạm
diễn biến phức tạp thì trước tiên phải thay người. Nếu cố ý bao che vụ
lợi thì truy tìm xử lý làm gương đi.
Tuấn Ngọc (ghi)
Ảnh: Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương
“MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC”: VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Lê Anh Hùng
Trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA)
ngày 23.10 vừa rồi đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” với những thông tin hẳn khiến nhiều
người phải giật mình:
…“Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với
chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh
đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm
giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc
biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở
đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn.”…
…“Một người tên Hùng, là cha của hai
thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng
và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh
hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu
vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì
không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng
không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại
âm mưu của người Trung Quốc. Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh,
thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo
thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập…”
Vấn đề còn nằm ở chỗ, cảng
Sơn Dương mà người ta đã “vô tư” dâng cho Formosa (nay đã sang nhượng toàn bộ cổ
phần cho Trung Quốc) [1] lại là một trong 4 yếu
huyệt của Việt Nam trên Biển Đông:
…“Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương
nằm phía nam Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt. Vị trí này
cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí
cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có quốc lộ 1A với
đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi
Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m
cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc
Bộ, kiểm sóat đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc
Việt Nam.”…[2]
Vậy ai đã ngây thơ đến mức “giao
trứng cho ác” hay chính xác hơn là “rước voi về dày mả tổ” như vậy?
Xin thưa, đó chính là ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” Hoàng Trung Hải, với Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.[3] Theo sự chỉ đạo đó, ngày 12/6/2008, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng đã cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1/10/2010 tiến hành bàn giao 33 km2 (bằng 1,2 lần diện tích Macao) trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa.[4]
Xin thưa, đó chính là ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” Hoàng Trung Hải, với Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.[3] Theo sự chỉ đạo đó, ngày 12/6/2008, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng đã cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1/10/2010 tiến hành bàn giao 33 km2 (bằng 1,2 lần diện tích Macao) trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa.[4]
Những biển hiệu bằng chữ Hán, không có lấy một từ Tiếng Việt nào ở Kỳ Anh (Ảnh: Pháp luật Tp HCM) |
Không những vậy, chỉ vì một dự án
đầu tư nước ngoài “lợi bất cập hại” mà khoảng trên 1,3 nghìn hộ dân (tương
đương 33000 dân) đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ
khác xa xôi, hẻo lánh, với điều kiện sinh kế hết sức khó khăn, bị đẩy vào bước
đường cùng của cuộc sống. Mọi thông tin về vụ việc này đang bị bưng bít, khống
chế, che đậy. Nhiều người đã bị tống vào tù chỉ vì lên tiếng đòi hỏi quyền lợi
chính đáng của mình trong việc đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư.[5]
Tuy nhiên, người ta sẽ
không ngạc nhiên với những gì trên đây nếu biết rằng ngay từ ngày 7/5/2007, ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công
nghiệp) đã bị một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban
Tổ chức TW, Ủy Ban KTTW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ quan trọng
yếu cơ mật khác của Đảng, Nhà nước” tố cáo là khai man lý lịch: Bố đẻ của ông
ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.[6] Ấy vậy nhưng ông ta không những không bị xử lý mà còn
được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vào chiếc ghế Phó Thủ tướng quan trọng thứ
hai trong chính phủ.
Khu mộ nhà Hoàng
Trung Hải ở làng Đồng Sơn, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình
(dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)
(dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)
Nghiêm trọng hơn nữa
là suốt hơn 5 năm nay, ông Phó Thủ tướng người Hán này còn bị tố cáo là trùm ma
tuý, trùm băng đảng, giết hại nhiều người cũng như bán tài liệu liên quan đến
an ninh quốc gia cho nước ngoài.[7] Và điều
đã giúp ông ta cho đến nay vẫn bình an vô sự chính là sự “bảo kê” của nguyên
TBT Nông Đức Mạnh (trước kia) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trước kia và hiện
nay).
Nhờ tài phù phép của
ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này (được Thủ tướng “ưu ái” giao nhiệm vụ phụ trách
các mảng: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…
nghĩa là gần như nắm trọn cả nền kinh tế Việt Nam trong tay) mà những năm gần
đây, hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Trung
Quốc. Hơn
20 năm qua, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam.
Nhưng nếu là tổng thầu EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu
khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm.[8] Chính vì
vậy mà người Tàu đã theo chân các dự án này tràn sang hầu khắp các tỉnh thành ở
Việt Nam rồi tìm mọi cách để sinh cơ lập nghiệp.
Ngày 27/10 vừa qua,
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại
Trung Quốc, sau khi đọc bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” trên RFA đã
thốt lên: “Chả lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ 'Bành' phương Bắc?”[9]
Việc nhà lão thành
cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng như vậy là rất cần thiết, nhưng chừng ấy
là chưa đủ, bởi ông vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân trực tiếp của thực trạng
trên. Đó chính là sự thao túng và lũng đoạn hết sức ngang ngược[10] suốt
bao năm qua của ngài Phó Thủ tướng Hán tặc Hoàng Trung Hải (với sự tiếp tay vô
cùng đắc lực và hiệu quả của nguyên TBT Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng).[11]
HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ CỨU
LẤY ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NÀY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!
[2] Trang Kinh Tế Biển: Bốn yếu huyệt trên Biển
Đông của Việt Nam
[3] Báo An ninh Thủ đô: “Siêu” dự án gang
thép trên 7,8 tỷ USD
[4] Báo Người Cao Tuổi: Sai lầm nghiêm trọng
của Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
[5] Văn phòng Luật sư Vì
Dân: Tiên Lãng (Hải Phòng)
và Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ai vi phạm hơn ai?
[6] Trang Tiếng Chim Việt:
Tâm Huyết Thư của một
số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban Tổ chức TW, Ủy Ban KTTW, Ban Bảo
vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ quan trọng yếu cơ mật khác của Đảng, Nhà nước”
tố cáo lý lịch người Hán của Hoàng Trung Hải; có thể tải bản chụp bức thư này về ở đây, hoặc xem bản đánh
máy lại bức thư ở đây
[7] Blog Lê Anh Hùng: Thư Tố Cáo lần thứ 73
và lời kêu cứu
[8] Báo Vietnamnet: Trung Quốc trúng thầu
90% công trình thượng nguồn của Việt Nam
[9] Diễn đàn Xã hội Dân
sự: Chả lẽ mất nước từng
phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ ‘Bành’ phương Bắc?
[10] Ngay giữa thanh thiên
bạch nhật mà ông ta dám ngang nhiên cho đàn em xã hội đen bắt cóc người
tố cáo tội ác của mình rồi tra tấn, ép buộc nạn nhân ký giấy tờ phủ nhận vụ tố
cáo. May thay, dư luận trong và ngoài nước kịp thời lên tiếng nên ông ta mới buộc
phải ra lệnh cho đàn em thả nạn nhận của mình trước khi dở bài tiêm thuốc độc
và hãm hiếp như những lần trước. Điều này càng cho thấy cả hệ thống chính trị
hiện hành ở Việt Nam đã bất lực với ông ta (hay chính xác hơn là đã bị ông ta
thao túng, lũng đoạn) đến thế nào. Xem các bài: (i) Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày
15/10/2013: Bị khủng bố đánh đập
vì tố cáo lãnh đạo;
(ii) blog Lê Anh Hùng: Tường trình về vụ người
tố cáo bị bắt cóc; Bauxite Việt Nam; (iii) trang Bauxite Việt Nam: Thư gửi Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
[11] Một nhận xét trên blog Nguyễn Xuân Diện
về bài viết nói trên
của đài RFA: Nếu hỏi các quan qui hoạch ở Hà
Tĩnh rằng: "Tại sao người TQ/Đài Loan lại chọn xây dựng nhà máy thép
Formosa ở đó? Họ không biết rằng xây ở đó bất lợi thế nào về địa hình địa thế,
về giao thông, về thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung hay sao? Tại sao một nhà
máy mà họ phải xây tường cao, hào sâu (họ đào hào sâu xung quanh nhà máy thép
này như dạng hào nước ở các thành cổ ngày xưa)? Tại sao họ phải xây dựng tới 3
nhà máy điện công suất lớn trong đó? Tại sao họ phải xây dựng đủ hết hạ tầng từ
nhà ở, trung tâm mua sắm, giải trí... có thể nói là gần như một pháo đài độc lập
và không hề phụ thuộc một chút nhỏ nào ở bên ngoài? Khu vực biển Vũng Áng có đặc
thù là bờ biển rất dốc, chỉ cần ra xa bờ chục mét là độ sâu đã đạt tới 15~20m rồi,
vậy sao họ còn phải xây dựng cả một hệ thống đê vươn ra khơi cả mấy cây số, rồi
nạo vét cảng Sơn Dương sâu hơn nữa? Chẳng một nhà đầu tư khôn ngoan nào lại đi
làm cái việc thừa thãi, tốn kém đó chỉ để phục vụ mấy con tàu chở quặng vào và
chở phôi thép của chỉ độc nhất một nhà máy thép ra?" Các ngài sẽ trả lời
sao? Nhìn
vào địa hình của khúc thắt nhất trên đất nước này, chỉ cần có một căn cứ hiện đại
tại đây, thì hai đầu đất nước là vô phương tiếp cứu... lo lắm thay.
TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG VÀ KỲ ANH HÀ TĨNH, AI VI PHẠM HƠN AI?
Thứ ba, 10.07.2012 18:00
Lời
tự sự: “Quê hương là chùm khế ngọt” và khúc hát nghĩa tình: “Dân tôi
ngàn năm khó nhọoc, mà sống chắt chiu câu nghĩa tình”, vương vấn, đau
đáu trong trái tim Luật sư Trần Đình Triển để nói lên vụ việc này. Thiên
vị chính quyền thì mất lòng dân, thiên vị dân thì mất lòng chính quyền;
không còn giải pháp nào khác phải trên cơ sở Đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước,...
Ngày
12/7/2012, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức xét xử vụ: “Chống
người thi hành công vụ”, xẩy ra tại xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh; xét xử phúc thẩm 07 bị cáo trong đó có gia đình ông Nguyễn Đình
Phiên (nguyên là đảng viên, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương
chiến công hạng ba do đã có thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ Quốc
tế vẻ vang tại Campuchia). Trước nguy cơ cả gia đình bị án phạt tù
giam; không những vậy, khoảng trên 1,3 nghìn hộ dân (tương đương 33000
dân rơi vào thảm cảnh như vậy) bởi vì một dự án đầu tư nước ngoài “sính
ngoại quên nhà” đẩy dân vào bước đường cùng của cuộc sống. Mọi thông tin
về vụ việc này đang bị bưng bít, khống chế, che đậy. Trước nỗi oan
khuất này, vì độc lập chủ quyền của Tổ quốc, vì lợi ích của Nhà nước, vì
quyền lợi chính đáng của người dân; Văn phòng Luật sư Vì Dân tuy nghèo,
nhưng trước thảm cảnh đó, đau với nỗi đau của dân và của Nhà nước nên
tham gia vụ việc này miễn phí cho dân. Dù quyền hạn của Luật sư vô cùng
nhỏ nhoi, nhưng cũng vô cùng tự hào như tại phiên toà xét xử sơ thẩm,
hàng ngàn người dân đến dự đã ôm Luật sư Trần Đình Triển vào lòng và
đồng loạt thốt lên rằng: “Hình như linh hồn Bác Hồ thúc giục Luật sư
Triển về đây với dân”. Chúng tôi không vì những lời nói đó, mà vì lợi
ích quốc gia, vì lợi ích chính đáng của người dân, nói lên tiếng nói này
mong mọi người cứu lấy một vùng đất của Tổ quốc đang có nguy cơ mất đi
và khoảng hơn 1,3 nghìn hộ gia đình đang kêu cứu.
1. Nguồn gốc của vụ việc:
Năm
2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cấp 33km2 đất (gấp 1,2 lần diện tích
Ma Cao – Trung Quốc), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang
đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa,
Đài Loan – Trung Quốc, với thời hạn thuê đất 70 năm để làm dự án đầu tư.
Trong quá trình triển khai, Tập đoàn này đã đào một con sông chạy dọc
theo đường quốc lộ 1 trở thành như một khuôn viên lãnh thổ “nội bất
xuất, ngoại bất nhập" trên vùng đất này. Chính quyền huyện Kỳ Anh và
tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai ép buộc 1,3 nghìn hộ dân rơi vào
cảnh cùng cực, đền bù không đúng, tái định cư đưa dân đến như “ấp chiến
lược”, không còn lối thoát cho cuộc sống hôm nay và mai sau. Hình như,
tái hiện sự tiên đoán của thi sỹ Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ: “Qua
đèo ngang” có câu: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi
miệng cái gia gia”. Cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến
dân, có nhiều ý kiến đề nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, nhưng
đang bị chính quyền huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh làm ngơ. Dân chống lại vì
lợi ích Nhà nước, vì lợi ích chính đáng của mình thì bị bắt giam, tù
tội, v à mai sau phải tha phương cầu thực để kiếm sống.
2. Những sai phạm nghiêm trọng của chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh:
-
Căn cứ Điều 37 Nghị định số: 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ, đối với những dự án đầu tư kinh doanh liên quan đến cảng
biển quốc gia, chế biến khoáng sản, luyện kim phải được Thủ tướng Chính
phủ quyết định; Điều 52 Luật Đầu tư quy định thời hạn thuê đất đối với
dự án đầu tư từ 70 năm trở lên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng
đối với dự án này liên quan đến cảng biển, luyện kim, thời hạn thuê đất
là 70 năm mà chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh viện dẫn Công văn số: 323/TTg-QHQT ngày 04/03/2008 do Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký chỉ đạo: “Đồng ý chủ trương, nhưng Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các bộ ngành có liên quan hướng dẫn
nhà đầu tư lập dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”; vậy
mà, Uỷ ban nhân dân tỉnh coi văn bản đó như làm “cái gậy” cho rằng Thủ
tướng Chính phủ đã đồng ý; ngớ ngẩn thay khi hồ sơ pháp lý chưa hoàn
thiện mà người có chức quyền trong Chính phủ lại đến dự việc khánh thành
khởi công dự án đầu tư.
-
Dự án trên, đã triển khai không đúng; Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày
03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu
kính tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày
20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc: phê duyệt quy hoạch chung
xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Điều đáng chú
ý, trong các Quyết định trên đã nói rõ về khu dân dụng: “Các khu tái
định cư: các hộ dân không gắn với nghề biển được bố trí đan xen trong
các khu đô thị mới; các hộ dân gắn liền với nghề biển được bố trí ở ven
sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ; các hộ dân làm
nông nghiệp được bố trí ở chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã nắn
tuyến. Các khu dân cư nông thôn: được giữ nguyên vị trí hiện trạng; đầu
tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tạo việc làm
cho các cư dân trong độ tuổi lao động”. Buồn thay, đất dưới chân núi
Hoành Sơn phía Nam
quốc lộ 1A đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện đã giao
cho doanh nghiệp hoặc bán cho tư nhân. Dẫn đến đất tái định cư cho dân
được tiến hành “lấy chỗ này đập chỗ khác” (hai lần đền bù); dân được
định cư thì đưa lên vùng đồi núi, không có đất để làm nông nghiệp, tập
trung như: “Ấp chiến lược”, gió bấc, gió lào, nuôi gà gà chết, nuôi chó
chó bỏ đi, dân chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà kêu than.
-
Để nhanh chóng giải phóng mặt bằng cho công ty ngoại, hàng loạt những
vi phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh được tung ra, như:
Quyết định thu hồi đất không đưa ra quyết định cụ thể cho từng hộ gia
đình, không đưa bản chính mà đưa bản photo cho dân, số tiền bồi thường
giải phóng mặt bằng không công bố cụ thể mà chỉ bắt ép dân đến lấy, còn
bao nhiêu tiền đúng sai dân khiếu nại không cần biết;
-
Dấu hiệu tham nhũng đã quá rõ ràng, ví dụ như trường hợp của gia đình
anh Nguyễn Đình Phiên, tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (do ông Võ Kim Cự - Chủ tịch UBND tỉnh ký)
phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Đình
Phiên là 962.281.214 đồng. Nhưng Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh đưa 03 văn
bản cùng số (018/BBTT) không đóng dấu, nhưng cùng ngày (01/10/2010) cho
gia đình ông Phiên với ba mức giá bồi thường khác nhau (963.082.044
đồng, 635.709.738 đồng, 622.134.997 đồng); như vậy, gia đình ông Phiên
được nhận số tiền nào? Sự chênh lệch đó bỏ vào túi ai? Dân thắc mắc thì
không giải đáp, không nhận đền bù thì cưỡng chế. Thử hỏi pháp luật ở đâu
trên thế giới này có tình trạng như vậy?
-
Để cưỡng chế gia đình ông Nguyễn Đình Phiên được chính quyền Uỷ ban
nhân dân huyện Kỳ Anh phù phép tạo dựng, bất chấp pháp luật; cụ thể là:
tạo ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (không đề ngày tháng), rồi
tạo ra Quyết định cưỡng chế hành chính, huy động lực lượng công an, quân
đội dỡ bỏ toàn bộ tài sản và nhà cửa gia đình ông Phiên. Buồn thay, sau
khi dỡ bỏ xong lại tiếp tục ra Quyết định cưỡng chế (sau khi việc cưỡng
chế đã xong). Có dấu hiệu tạo dựng người bị thương tích, dùng xăng đốt
mà người dân bình thường cũng cảm thấy ngớ ngẩn nhằm buộc tội chống lại
những người thi hành công vụ. Trong khi luật sư đề nghị đưa ra băng nghi
hình (do Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình
huyện) công bố công khai thì bị lờ tịt đi.
-
Nỗi khổ của người dân tại đây đang bị áp bức dưới nhiều giải pháp khác
nhau như: ai có con cháu, anh em đang làm việc trong Cơ quan huyện mà
không yêu cầu gia đình nhận tiền bồi thường đền bù thì bị sa thải,
chuyển ngành; ai là đảng viên có nguy cơ bị khai trừ; ai muốn đăng ký
kết hôn xin xác nhận lý lịch, hay xin xác nhận thẩm tra lý lịch vào đảng
mà gia đình không nhận tiền đền bù sẽ không được giải quyết.
-
Trường hợp gia đình anh Nguyễn Đình Phiên, anh Phiên khi chưa tổ chức
giải phóng mặt bằng, chỉ bước chân vào chiếc gầu của máy uỷ và đã bị
công an tạm giữ vào xe công an, vậy mà bị xử 18 tháng tù giam về tội
Chống người thi hành công vụ, chị Lê Thị Nhị cùng 02 đứa con với một số
người dân khác đang trèo ở trên mái nhà thì bị sự chỉ đạo của Uỷ ban
nhân dân huyện cho máy xúc, máy ủi đập tường nhà bị rơi từ mái nhà xuống
đất như con chuột, dân đưa đi cấp cứu nằm ở bệnh viện thì bị vu khống
là trốn khỏi nơi cư trú, tạo dựng và vu khống cho họ dùng xăng để đốt
nhà và việc ném làm thương tích cho ông Sơn – Phó chủ tịch huyện (chỉ
lời khai một phía từ phía cán bộ của chính quyền, yêu cầu đưa băng ghi
hình thì im lặng) mà dám vu khống kết tội dân, chị Nhị cũng bị xử 15
tháng tù giam về tội Chống người thi hành công vụ. Anh Phiên và chị Nhị
có hai người con (đang tuổi vị thành niên, khi phá nhà không có nhà ở
phải về nhà chú bác trong xã để ở) thì bị Cơ quan bảo vệ pháp luật của
huyện Kỳ Anh quy kết cho việc là trốn khỏi địa phương và ân ái cho rằng
(hai con trai của anh Phiên và chị Nhị là Hải và Phong cũng tham gia
trèo lên mái nhà, Nguyễn Văn Hải đang bỏ đi khỏi địa phương không rõ địa
chỉ khi nào điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Văn Hải nếu có căn cứ sẽ
xử lý sau”). Phải chăng, Cơ quan pháp luật của huyện Kỳ Anh đang áp
dụng chính sách đe doạ, “nhổ cỏ nhổ tận gốc” đối với gia đình anh Phiên,
chị Nhị. Kỳ lạ thay, tại hai phiên toà sơ thẩm, 02 cháu đều có mặt tại
phiên toà mà Cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Kỳ Anh không nói năng gì.
3. Những dấu hỏi xung quanh dự án và vụ án này:
-
Đây là một khu vực có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và kinh
tế, không những của Việt Nam mà ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, đặc
biệt là biển đông, đưa một vùng đất giao 70 năm cho một tập đoàn Đài
Loan – Trung Quốc, đẩy 1,3 nghìn hộ dân vào ngõ cụt, cái lợi ở đâu? Cái
hại ở đâu?
-
Nếu xây nhà máy nhiệt điện thì vấn đề môi trường đã tính đến chưa. Hiện
nay, tất cả ruộng vườn, nhà ở của dân xung quanh dự án mưa đến thì bị
ngập úng bởi sự ngăn cách của tường bao dự án gần 7km, phía thượng nguồn
và đường quốc lộ 1A đến mùa mưa lũ bị ngập úng thì tính sao? Tình trạng
người Trung Quốc tại dự án sang mua nhà ở, sử dụng đồ dùng, thực phẩm,
rượu của dân không thanh toán tiền, tình trạng người Trung Quốc quan hệ
trai gái, lấy vợ trên địa bàn này hiện tại và tương lai tính sao đây?
-
Điều đáng buồn, khi được cấp dự án đầu tư thì Tập đoàn Formosa lại đưa
ra yêu sách về chính sách tiền tệ, thuế khoá, xuất nhập khẩu, lao động
để buộc phía Việt Nam phải chấp nhận khi sự việc đã rồi.
-
Chính quyền và Cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Kỳ Anh không có quyết
định thu hồi đất với dân, Quyết định xử phạt hành chính không ngày
tháng, có dấu hiệu tham nhũng tiền bồi thường của dân, không giải quyết
khiếu tố, khiếu nại theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cấp trên,
ban hành quyết định cưỡng chế trái pháp luật, sử dụng lực lượng quân
đội để cưỡng chế, áp dụng biện pháp cư xử coi sinh mạng của người dân
không bằng một con vật, vậy thì dân chống là đúng mà không đối.
Tuy
nhiên, việc đã bắt giam dân rồi và Toà án nhân dân huyện Kỳ Anh đã có
văn bản xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền, án đã “bỏ túi” thì luật sư
cũng chịu bó tay vậy thôi. Và án phúc thẩm được xét xử tại Toà án nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh ngày 12/7/2012 có mong gì được giải oan cho dân không?
Với tư cách luật sư mong các Cơ quan Đảng, Nhà nước, quân dân và Cơ quan
báo chí quan tâm đến vụ án này. Theo chúng tôi, tính chất còn nghiêm
trọng hơn vụ Tiên Lãng - Hải Phòng, nhưng quan chức ở Hà Tĩnh liên quan
vụ việc này đang yên vị và đang dùng quyền áp đặt với dân.
HAI LONG
Bốn yếu huyệt trên Biển Đông-Việt Nam |
Viết bởi Doãn Mạnh Dũng |
Thứ sáu, 05 Tháng 8 2011 23:23 |
Kinhtebien online : Nghiên cứu trước đây KS Doãn Mạnh Dũng cho rằng
có 03 yếu huyệt trên biển Đông. Nhưng sau sự kiện tàu Vikịng bị tấn công
phá cáp, KS Doãn Mạnh Dũng đề xuất nên đưa thêm Côn Đảo vào vị tri vai
trò tiền tiêu bảo vệ các vùng dầu khí Việt Nam.Mời các bạn tham khảo
bài viết sau: Chiến tranh liên miên trên bán đảo Đông Dương đã giúp người Việt Nam hiểu rằng ai chiếm được Tây Nguyên thì tất yếu sẽ làm chủ Đông Dương.Vì vậy Tây Nguyên là yếu huyệt của cả Đông Dương. Đất nước Việt Nam với 3260 km bờ biển,vậy đâu là yếu huyệt ? Lịch sử Việt Nam đã chỉ ra rằng , tất cả các cuộc tấn công xâm lược Việt Nam hầu hết đều từ hướng biển. Vì vậy việc nghiên cứu yếu huyệt Biển Đông là vô cùng quan trọng.Trước đây tôi cho rằng chỉ có ba điểm, nhưng sau vụ tàu Viking bị tấn công phá cáp,nên thấy rằng cần sử dụng Côn Đảo cho vai trò bảo vệ các vùng dầu khí.Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ quân sự đủ sức phòng ngự và tấn công. Hình dưới đây : Các vị trí được đánh số-Nơi xẩy ra sự kiện tấn công tàu Bình MInh (1) , tàu Viking (2) -Vị trí Cam Ranh (3), Sơn Dưong (4), Con Đảo (5) , Nam Du (6) Các căn cứ hải quân phải có độ sâu tối thiểu trên 10m, độ rộng mặt nước đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu quân sự,có núi cao để che chắn và thuận lợi trong cung ứng hậu cần. Trước hết, chúng ta cần biết đặc tính tự nhiên ảnh hưởng đến hàng hải qua Biển Đông.Do đặc điểm dòng chảy và gió mùa, về mùa đông tàu biển di chuyển từ phía bắc xuống nam Biển Đông đều phải đi sát bờ biển miền Trung Việt Nam ( đường màu xanh) .Còn từ phía nam lên hướng bắc thì tàu biển phải tránh xa bờ miền Trung để tránh dòng nước ngược (đường màu đõ). Về mùa gió tây nam, dù từ bắc xuống nam hay từ nam lên bắc đều đi cùng một tuyến chung (đường màu đen).Do bão Biển Đông xóay ngược chiều kim đồng hồ, nên khi gặp bão, các tàu thuyền đều có xu hướng bị đẩy vào bờ biển Việt Nam. Do các đặc điểm tự nhiên trên, các chủ tàu qua Biển Đông đều mong muốn có sự hổ trợ của Việt Nam khi gặp sự cố.Đây là lý do mà chúng ta phát hiện nhiều xác tàu thuyền bị chìm từ nhiều thế kỹ trước gần bờ biển miền Trung và Nam Bộ. Tuyến bờ biển từ vịnh Vân Phong đến cảng Cam Ranh là tuyến bờ biển đến đường hàng hải quốc tế là gần nhất .Cảng Cam Ranh (vị trí 3) có vùng nước rộng , kín sóng gió, nước sâu -20 m và có hai cửa ra vào thuận kiểm sóat. Xung quanh cảng có núi cao nên khó bị tấn công. Nơi đây có thể tiếp nhận cùng lúc các loại tàu chiến hiện đại nhất. Vì vậy cảng Cam Ranh là căn cứ hải quân tốt nhất Đông Nam Á.Từ đây chỉ cần tàu ngầm mini chạy dầu là đủ lo ngại cho các tàu lớn tại Biển Đông.Cảng Cam Ranh xứng đáng là trung tâm hải quân của Việt Nam và là yếu huyệt kiểm sóat Biển Đông. Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc Hà Tỉnh có vị trí khá đặc biệt( vị trí 4). Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có đường Quốc Lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi.Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm sóat đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam. Ở bờ biển Nam bộ, Côn Đảo có hình con kỳ lân, lưng theo hướng tây nam- đông bắc mặt nhìn về hướng đông (vị trí 5). Vùng bờ phía đông , các vùng nước đều bị cạn.Nhưng phía tây nam Côn Đảo có Bến Đầm. Phía đông bắc Bến Đầm có núi Thánh Giá cao 577 m,phía tây nam là Hòn Bà cao 242 m còn phía nam có Hòn Bò cao 324m . Độ sâu Bến Đầm khá lý tưởng -13m , kín gió đông bắc và gió tây nam, thuận lợi cho một cảng nước sâu cho hải quân và thương mại. Vị trí nầy gần đường hàng hải quốc tế qua vùng biển Nam Bộ. Đây là yếu huyệt của bờ biển Nam Bộ.Nếu Việt Nam có một căn cứ hải quân hùng mạnh ở đây sẽ giúp kiểm sóat đường hàng hải ra vào bờ biển Nam Bộ và giữ an tòan cho các mỏ dầu phía đông Nam Bộ. Trong vịnh Thái lan, thềm lục địa bờ biển Rạch Giá – Hà Tiên rất cạn. Việc xây dựng cảng nhân tạo có nước sâu tại khu vực này rất tốn kém, nhất là chi phí duy tu. Quần đảo Nam Du có vị trí cách bờ biển khoãng 50 km, nằm giữa con đường từ Phú Quốc đến Cà mau( vị trí 6). Độ sâu tự nhiên giữa quần đảo đạt-10m , có núi cao 309 m phía tây. Các dảy đảo phía đông che kín gió mùa đông bắc. Vì vậy khu vực này thích hợp cho tàu thuyền neo đậu, thuận lợi cho một cảng hải quân tốt nhất ở bờ biển Tây Nam Việt Nam. Vì vậy quần đảo Nam Du là yếu huyệt bảo vệ bờ biển Tây Nam của Việt Nam. Khi kênh Kra của Thái đuợc mở thì vị trí quần đảo Nam Du càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ luồng hàng hải quốc tế băng qua vịnh Thái Lan. Các vị trí Cam Ranh, Sơn Dương, Côn Đảo, Nam Du là những yếu huyệt quan trọng nhất trên tòan tuyến bờ biển Việt Nam. Việc xây dựng và duy trì lực lượng hải quân mạnh ở các vị trí trên là lá chắn quyết định sự an tòan của đất nước.Sự hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xây dựng kinh tế ở các yếu huyệt trên cần gắn chặt với nhu cầu khi xẩy ra chiến tranh vệ quốc.Hy vọng bài viết ngắn này giúp mọi người thêm thông tin để cùng suy ngẩm về các căn cứ tối ưu cho hải quân Việt Nam. KS Doãn Mạnh Dũng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét