Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Kỳ Anh – Một yếu địa, hãy cảnh giác! & CNXH đưa ra chỉ để bịp thiên hạ!

GS Trần Phương: CNXH đưa ra chỉ để bịp thiên hạ!

Giáo sư Trần Phương, cựu phó Thủ tướng Chính phủ
Lời dẫn của Huỳnh Ngọc Chênh: Tôi được vinh dự nghe giáo sư, phó thủ tướng Trần Phương nói chuyện thời sự một lần. Đó là vào năm 1987, khi tôi là giáo viên trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng. Nhân dịp ông vào công tác Đà Nẵng, ban giám hiệu trường Phan Chu Trinh đã mời ông về nói chuyện cho toàn thể giáo viên nghe.
Lúc đó tôi đang rất hoang mang về "con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội" thì qua bài nói chuyện, ông đã khai sáng cho tôi rất nhiều. Một số nội dung trong bài phát biểu dưới đây là những điều tôi đã được nghe hồi đó, dĩ nhiên, dưới cách nói bóng bẩy, rào đón hơn chứ không thẳng thừng như góp ý với đảng.

Đây là phát biểu của GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982), cựu ủy viên Trung ương Đảng, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Phát biểu này của GS Trần Phương tại hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội 11 trước đây, do có liên quan tới phát phiểu gần đây của TBT Nguyễn Phú Trọng về tình hình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, xin được giới thiệu cùng độc giả.
GS Trần Phương đã phát biểu như sau: "Thế tôi hỏi ông là: bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây nhỉ? Thế ông không nói đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu, cái chuyện đó xa xôi, với các nhà học thuật thôi, có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì, mà ông nói là nền tảng của ông?
Chúng ta đã trải qua 70 năm (người Việt Nam thì 20 năm) ông xây dựng CNXH theo nguyên tắc mà ông Mác đưa ra, là gì? Chuyên chính vô sản về mặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy, thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không? Tôi nghĩ ông từ chối rồi còn gì nữa. Có phải không? Khi các ông đổi mới... À, người Việt Nam thì giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông 'đổi mới' nhưng thực ra ông 'thụt lùi'.
Tôi có lần viết cho lời nói đầu một bài viết của anh Đặng Phong về tư duy kinh tế. Tôi nói đổi mới thực chất là ông lùi lại. Ông tiến lên chế độ công hữu như bây giờ đó thì ông phải lùi lại rồi. Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ.
Tôi không gọi là thụt lùi mà là bởi vì cái thời kỳ mà ông xây dựng CNXH từ năm 60 cho đến năm 80 là ông theo cái tư tưởng tả khuynh. Ông theo một cái tư tưởng giáo điều mà cái điều này tôi nói là ông Mác sai, ông Mác sai dự kiến là CNXH, với những đặc trưng đó, là dự kiến của ông Mác là sai. Ông Mác có nhiều cái dự kiến phải nói là thiên tài, nhưng riêng dự kiến là những đặc trưng của CNXH là ông Mác sai. Nhưng mà chúng ta không thừa nhận rằng ông ý sai. Chúng ta cứ làm giả vờ như là ta vẫn theo ông Mác. Thì xin lỗi, ông giả vờ ông Mác thì ông đã thay đổi hành động của ông rồi.
Cho nên cái đổi mới của ông nó thực chất là ông lùi lại chứ không phải là ông tiến lên. Lùi lại chế độ sở hữu tư nhân. Ngay cả chế động công hữu ông cũng phải cổ phần hóa bớt đi. Vì công hữu đó, ông có hiệu quả đâu. Trừ mấy thằng to tổ bố thì không ai làm nổi, ông dầu khí này, ông điện lực này v.v… thế còn nói chung một loạt các cái công hữu của ông đó là nó làm bố láo, nó tiêu tốn đất đai và vốn của nhà nước rất nhiều. Nhưng mà ông cứ ôm lấy nó để tưởng là CNXH.
Cho nên tôi nói rằng là chúng ta đổi mới mà thực ra là chúng ta lùi lại chứ không phải đổi mới. Đổi mới là so với những cái chúng ta đã làm sai 20 năm thì gọi là đổi mới. Ông đổi mới theo kiểu đó, theo ông là sai 20 năm rồi, bây giờ ông đổi mới thì ông phải sửa cái sai ấy đi. Nhưng thực chất ông lùi lại. Vâng, vâng, ông trở lại. Bởi vì thế này, thực ra tôi nói là Mác nói là triệt tiêu cái chế độ tư hữu, tôi nói là luận điểm của cụ là sai. Bởi vì 70 năm Liên Xô và Đông Âu, Đông Âu thì 40 năm thôi, ông triệt tiêu cái chế độ tư hữu. Thế là nền kinh tế mất động lực, mất động lực, ông phải lùi lại, thực chất ra ông lùi lại đấy chứ. Việt Nam ta cũng phải lùi lại đấy chứ.
Cho nên tôi nói là chúng ta … đây thì không biết là góp ý kiến rồi để rồi người ta như thế nào, nhưng ý tôi thì thế này này, ông đừng tiếp tục nói như bịp người ta! Tôi nói ví dụ như bây giờ, là vì ông nói là nền tảng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin cho nên rằng tất cả các trường ông đều bắt nó dạy chủ nghĩa Mác – Lênin. Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó, nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó biết cái gì?! Nhưng mà cứ vẫn phải bắt buộc làm như thế.
Còn bây giờ trong cái cương lĩnh này, trong cái gì này… thì ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN, nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất rồi đây. Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái gì? Tôi đố ông trả lời được đấy?!
Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác!
Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu là gì, "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh", đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH!
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh: anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu "dân giàu, nước mạnh" mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy! Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!
Đại hội X, tôi đã nói trước Bộ Chính trị trước khi các anh đưa … bởi vì thế này này: tôi được cái ưu điểm là người ta mời mình vì mình là một thằng lão thành, lâu năm quá rồi mà chưa chết cho nên người ta cũng mời mình phát biểu. Nhưng tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là nó là cái gì? Cũng không ai trả lời. Rồi tôi hỏi là: ông nói định hướng cái XHCN thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây, là ông cũng không trả lời được. Có phải không ạ? Ông nói về định hướng XHCN thì định hướng của ông là cái gì đây, ông nói tôi nghe? Ông bảo là xóa đói giảm nghèo. Xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên hợp quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó. Thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.
Cho nên tôi cảm thấy là … viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là 'nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin', lúc nào cũng là 'định hướng XHCN' rồi 'xây dựng CNXH' và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là 'chúng ta đang quá độ lên CNXH'!"
(Tin không lề)

Kỳ Anh – Một yếu địa, hãy cảnh giác!


Kỳ Anh là huyện nằm về phía đông nam của tỉnh Hà Tĩnh; vốn là một huyện nghèo, nơi từng ví “chó ăn đá, gà ăn sỏi”; sản xuất và đời sống luôn gặp nhiều khó khăn khắc nghiệt. Những năm gần đây, Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng Vũng Áng, và hoạt động kinh doanh du lịch; tương lai sẽ là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành đa nghề, tầm cỡ quốc gia. Nếu nhìn thuần túy góc độ phát triển kinh tế, là một vùng có triển vọng đáng vui mừng cho huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh. Song, nếu nhìn ở góc độ quản lý xã hội và an ninh quốc phòng, thì đây là vấn đề rất đáng lo ngại, cần phải được cảnh báo sớm!

Từ khi Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng nước sâu Vũng Áng, giá đất ở đây tăng vọt; vùng quê yên tĩnh, đã nhộn nhịp hẳn lên. Người dân bán đất (thực chất mất đất), tuy trong tay có một khoản tiền, nhưng chưa biết kinh doanh buôn bán gì; trong khi đó, nhiều thanh niên là con em họ, dùng tiền bán đất, bị bọn người xấu ở xa mới đến, rủ rê, lôi kéo, ăn chơi sa đọa, hư hỏng, trên một dốc trượt không có phanh hãm; tệ nạn xã hội ở đây phát sinh phức tạp, với tốc độ trông thấy.
Cũng từ khi huyện Kỳ Anh hình thành khu kinh tế Vũng Áng và hoạt động kinh doanh du lịch, là lúc người Trung Quốc ào ạt tràn vào vùng đất này; mua đất, xây nhà, lập phố; chẳng biết bằng cách nào, hợp pháp hay không hợp pháp?! Việc này chỉ có chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương mới trả lời được! Chỉ nhìn hiện tượng bên ngoài cũng thấy, họ vào đất nước có chủ quyền, mà tưởng như vô chủ vậy. Ai cũng lấy làm lạ và lo lắng; lo gần, lo xa cho quê hương, đất nước, nhưng biết hỏi ai?! Biết tin ai mà hỏi, mà phản ảnh, mà đề xuất?!
Tôi vừa đọc một bài viết đăng trên mạng, với tiêu đề: “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”. Tác giả bài báo kể lại rằng, một người dân chính gốc huyện Kỳ Anh, được yêu cầu dấu tên, buồn bã nói; dân Kỳ Anh của họ đã thực sự đánh mất mình rồi; họ không còn là người chủ, là dân bản xứ nữa; mà thay vào đó, là cảm giác bị thua thiệt, trước sự giàu có và hách dịch của dân nhập cư – người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới đến đất Kỳ Anh, sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây, đã tổ chức thành đội ngũ băng nhóm, và ông trùm trông khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất cứ người Việt nào động đến băng nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở đất Kỳ Anh này rồi, nên dù các ban ngành an ninh, công an vẫn hoạt động; nhưng hình như họ chẳng coi ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ khá mạnh. Ông này lại nói thêm rằng, hiện tại, huyện Kỳ Anh giống như “một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc”; ở đây mọi thứ quyền lợi và quyền lực, đều vào tay họ; thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở huyện Kỳ Anh, cũng tỏ ra lép vế với người Trung Quốc. Người kể chuyện cho rằng, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc ở đây nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh. Một bà mẹ và một ông bố khác, cũng lo ngại, xin được dấu tên, cho biết thêm; trước khi người Trung Quốc có mặt ở huyện Kỳ Anh, thanh niên ở đây thuần hiền, nay 70% nghiện ngập, hư hỏng. Bà mẹ và ông bố dấu tên, đã nói lên nghi ngờ về sự tác động rất nguy hiểm của người Trung Quốc, với ý đồ không tốt. Lại có một bà mẹ khác, kể lại cái chết của con trai mình, là một thanh niên, bị bọn xấu người Trung Quốc lôi kéo, đã sa vào con đường nghiện ngập, nợ nần, bế tắc, đã đâm đầu vào đoàn tàu tự sát, để lại bức thư tuyệt mệnh nói rõ thực trạng trên; rồi bà tự an ủi rằng, mong qua cái chết của con bà, sẽ cảnh tỉnh được nhiều cháu thanh niên khác.
Qua đọc bài “Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, tôi có suy nghĩ rằng, phải chăng vùng đất Kỳ Anh đã thực sự trở thành “khu tô giới” của người Trung Quốc?! Trong khu đất họ mua, hoặc thuê dài hạn này, họ làm chủ, không ai được vào; họ làm những gì, địa phương có biết không? Có báo cáo lên Trung ương về thực trạng này, và có được chỉ đạo xử lý gì không? Hay đây là một sự “ thỏa thuận ngầm”, từ trên xuống dưới; hay là một sự bất lực, không kiểm soát nổi; hoặc vì trục lợi, mà chính quyền và các cơ quan chức trách địa phương tự thả nổi, làm lơ?! Viết đến đây, tôi nhớ vừa được đọc trên mạng bài của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người hiểu Trung Quốc đến từng chân tơ kẽ tóc, có tiêu đề “Chả lẽ mất nước từng phần…?!” Mở đầu bài, tướng Vĩnh viết: Tôi “giật mình” khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc!” Tôi không có tầm nhìn xa trông rộng, từng trải, hiểu biết sâu sắc vấn đề này, như lão tướng đáng kính; nhưng không hiểu vì sao, tôi cũng có tâm trạng, có cảm giác “giật mình”, ngay khi vừa tiếp xúc thông tin nói trên, về thực trạng người Trung Quốc có mặt và hoạt động tại huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài băn khoăn, lo lắng mất đất, mất chủ quyền; bị lũng đoạn kinh tế, mất thị trường, mất công ăn việc làm; gây phức tạp cho công tác quản lý trị an; làm băng hoại văn hóa, đạo đức, đối với lớp thanh niên trẻ, tương lai của đất nước;… Tôi còn có nỗi lo, huyện Kỳ Anh như là “MỘT YẾU ĐỊA”, có can hệ đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Đây chỉ là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, không dựa vào tài liệu tham khảo, hoặc trợ giúp nào; nếu có gì chưa sát thực, mong được các chuyên gia quân sự chỉ bảo thêm.
Như mọi người đều biết, Kỳ Anh là huyện có địa hình khá đặc biệt về mặt quân sự: nằm ngay trên quốc lộ 1A, gần biển phía đông, gần núi phía tây, diện tích đồng bằng hẹp; phía bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía đông giáp biển, phía tây và phía nam, giáp tỉnh Quảng Bình, cách nhau bởi Đèo Ngang; nơi đây có dãy núi nổi tiếng, tên gọi là Hoành Sơn, mà tiền nhân đã từng chỉ ra rất đúng cho các chiến lược gia: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân.” Tôi không phải là nhà quân sự, nhưng xin mạn phép đưa ra một nhận xét; với địa thế này, nếu xảy ra chiến tranh, nơi đây vừa có khả năng phòng thủ lý tưởng, vừa cũng dễ bị chia cắt chiến lược, rất hiểm! Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, Kỳ Anh là huyện bị đánh phá nặng nề, ác liệt nhất, cũng từ đặc điểm địa hình địa thế này. Trên trời, máy bay của không quân rải đủ các loại bom; và ngoài biển, thì pháo tầm xa của hải quân dồn dập dội vào. Theo một số nguồn tin tình báo lúc bấy giờ, trong thời gian Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, trong này có tính toán đến cả khả năng có thể đổ bộ bằng cả đường không và đường biển vào “yếu địa” này, để ngăn chặn đường tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền Nam, mà Kỳ Anh được coi như là “một yếu huyệt”, để thực hiện tính toán này. Song, khả năng này do nhiều nguyên nhân, không trở thành hiện thực. Chúng ta đều biết, quốc lộ 1A đi qua huyện Kỳ Anh ngày ấy, là thế độc đạo; nên trong chiến tranh, một bên quyết giữ để thông đường; và một bên quyết phá, để ngăn chặn, là đối kháng gay gắt ở cường độ cao. Ngày nay, ngoài quốc lộ 1A, còn có đường xuyên Việt phía tây, và nhiều đường ngang khác, có thuận lợi hơn. Tuy vậy, ngoài lĩnh vực kinh tế, Kỳ Anh vẫn là “MỘT YẾU ĐỊA”, có vị trí rất quan trọng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ đất nước.
Từ một phóng viên chiến tranh, lăn lộn nhiều ở mảnh đất Kỳ Anh ác liệt này, trong những năm chiến tranh phá hoại; nên tôi hiểu rõ “YẾU ĐỊA” này, thuộc như lòng bàn tay. Phải chăng, từ thực tiễn này, đã giúp tôi có một phản xạ nhạy cảm “giật mình”, lo lắng, khi nghe tin  “mấy ông bạn 16 chữ vàng và 4 tốt”, tràn ngập lãnh thổ Hà Tĩnh và địa bàn Kỳ Anh. Tỉnh Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh, vốn là địa phương nghèo, kéo dài nhiều năm; nay bước đầu mới có tín hiệu tìm lối ra cho sự phát triển, là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, xin mạo muội góp ý rằng, chớ coi phát triển kinh tế bằng bất cứ giá nào; mà phải gắn phát triển kinh tế với xây dựng, củng cố an ninh quốc phòng, để khỏi hậu quả phải trả giá đắt! Trước hết, tỉnh và huyện, cần có biện pháp xử lý ngay và có hiệu quả, tình trạng nhập cư trái phép của người Trung Quốc, mà dư luận đã băn khoăn, lo lắng. Cần tỉnh táo, tỉnh táo hơn nữa! Cần cảnh giác, cảnh giác hơn nữa! Kiên quyết giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mới có cơ may phát triển bền vững, và đảm bảo số phận cho từng người dân, có trách nhiệm với mảnh đất quê hương thân yêu này./.
Hữu Quả
(Quê Choa)

Truyền thông Trung quốc phản ứng mạnh mẽ về truyện tranh Việt Nam

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã là người hiệu đính cho bộ sách. (Ảnh: Lucy Nguyễn, Radio Chân Trời Mới)
Công ty Phan Thị, Việt Nam vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập. Việc này chưa để truyền thông trong nước chú ý nhưng truyền thông Trung Quốc đã xôn xao, những trang báo diều hâu Trung Quốc phẫn nộ.
Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.

Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh

Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.

Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.

Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.
Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.

Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.

Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.

“Truyện tranh về Hoàng Sa-Trường Sa sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc”- tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.

Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.

Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.

Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.

Trung Quốc vội vã phản ứng

Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”

Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.

Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.

Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bàiViệt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.

Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.

Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.

Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.

Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.

Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),

Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com, forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com…

Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.
(Radio CTM)

Minh Nguyễn - "Làm thế nào để được lòng dân?"


Đó là lời bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội phát biểu ở tổ Quốc hội đang họp, đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 25-10. Tôi cũng vừa đọc bài “Vì sao lòng dân chưa an” của ông Tương Lai trên trang viet-studies, sau khi ông đọc bài trích ghi ý kiến phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trên báo Tuổi Trẻ nói trên. Hai bài báo đề cập vấn đề “lòng dân” – Một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ, nhưng ngày nay dường như những người đương quyền các cấp chưa thật sự coi trọng. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và ông Tương Lai thẳng thắn nêu những ý kiến sát [xác] đáng chung quanh vấn đề nầy, những ai quan tâm đến vận nước và sự tồn vong của chế độ rất nên suy ngẫm!
Nói về “lòng dân”, từ xưa đến nay Đảng rất “coi trọng”, có biết bao chỉ thị, nghị quyết và “lời hay ý đẹp” của Đảng trên các diển đàn về vấn đề nầy, nhưng nói là một chuyện, làm là một chuyện khác! Tôi chỉ nói từ Đại hội VI năm 1986, Đảng nói như “đinh đóng cột” rằng “lấy dân làm gốc”, nhưng thực hiện quan điểm nầy như thế nào, mà đến nay người dân ngày càng giãm sút niềm tin đối với Đảng! Gần đây Đảng phải ra Nghị quyết Trung ương bảy về “Công tác dân vận trong tình hình mới”, nhằm tăng cường công tác vận động quần chúng trong hệ thống chánh trị, giúp Đảng thu phục lòng dân, củng cố niềm tin người dân đối với Đảng! Thế nhưng, Nghị quyết Trung ương bảy đề ra các nhiệm vụ, giải pháp công tác dân vận với những khái niệm trừu tượng, chung chung, xa rời thực tế cuộc sống, tôi nghĩ sẽ không thực hiện được.
Các nước phương Tây họ không nói nhiều như ta, nhưng họ rất coi trọng lòng dân, thể hiện qua cơ chế dân chủ trong bầu cử, trưng cầu dân ý, hay thăm dò dư luận xã hội về những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng…Chế độ ta “dân chủ gắp [gấp] triệu lần dân chủ tư sản”, nhưng tầm cỡ như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm mà còn lúng túng, không biết “làm cách gì để đo được lòng dân?”. Tôi nghĩ bà nói cho vui, chứ làm gì bà không biết lòng dân diễn biến như thế nào qua từng khúc quanh lịch sử, hay đối với những chánh sách của Đảng và Nhà nước có quan hệ đến lợi ích người dân.
Là cán bộ hoạt động thực tiễn nhiều năm và từ khi nghỉ hưu, tôi có điều kiện tiếp xúc đủ hạng người trong xã hội, từ người cùng đinh đến kẻ giàu sang, quyền quý nghe họ nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Còn nhớ, năm 1986 khi Đại hội VI của Đảng đang họp, tôi có dịp công tác ở Hà Nội, rảnh việc lân la các quán cốc vĩa hè, hay đi xích lô gợi chuyện nghe người dân nói huyên thiên, có những chuyện “thâm cung bí sử” ở Ba Đình không biết họ moi đâu ra, với thái độ dè bĩu, bỡn cợt nghe mà “nhức mình”! Và khi đại hội chưa bầu bán mà họ nói vanh vách ai làm tổng bí thư, ai được vào hay ra Bộ Chánh trị, họ nói trúng phóc như ở Ban Tổ chức Trung ương vậy! Bây giờ, các vị lãnh đạo các cấp muốn hiểu người dân họ nghĩ gì, muốn gì trong cuộc sống, nếu không tin Mặt trận và các đoàn thể báo cáo, thì chịu khó “vi hành” trên những chuyến xe đò, gợi chuyện người dân nói các vị nghe đầy lỗ tai; hay hòa mình trong những buổi nhậu, khi sương sương vài tuần rượu thì “rượu vào lời ra”, ruột gan mấy khoanh người ta tuông ra bằng hết…!
Ông Tương Lai đặt câu hỏi “Vì sao lòng dân chưa an”? Ông nêu nhiều vấn đề với nhiều góc cạnh, cả lý luận lẩn thực tiển lý giải, cũng như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm với lòng nhiệt huyết của mình, những mong đem lại điều lành cho dân, cho chế độ.
Gần trọn đời gắn bó máu thịt với Đảng, nói ra sự thật đau lòng, nhưng làm sao lẩn tránh được, người cùng thời với tôi ai cũng biết, không phải đến ngày nay lòng dân mới bất an, mà lòng dân bất an đã từ lâu. Tôi chỉ nói hai sự kiện bi thương trong thế kỷ trước: Năm 1954 miền Bắc được “giải phóng”, nhưng lòng dân bất an nên cả triệu người rời bỏ quê cha đất tổ di cư vào Nam và những năm sau 1975 miền Nam “giải phóng”, non sông “thu về một mối”, nhưng lòng dân bất an mới có làn sóng người vượt biển, chen chút trên những con thuyền gỗ mong manh bất chấp hiểm nguy tìm con đường sống, có biết bao người vùi xác ngậm oán hờn dưới lòng biển!
Thãm trạng đó của người dân ngày xưa, là hệ quả nhãn tiền những sai lầm có hệ thống của Đảng trong chánh sách cầm quyền và thái độ đối nhân xử thế tệ bạc với người dân “bên thua cuộc” và người dân được cho là “đối tượng” của giai cấp vô sản. Tôi chắc rằng rồi đây lịch sử sẽ phán xét minh bạch!
Ngày nay, sau hơn 25 năm “đổi mới” kinh tế đạt được một số thành quả, nhưng với thể chế chánh trị, kinh tế “lai căng” không giống ai, cùng những chánh sách bất chấp lòng người, không phù hợp trào lưu thời đại, kềm hãm kinh tế phát triển, nguy cơ tụt hậu ngày càng cao. Nếu những người cầm quyền cấp cao của Đảng và Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, điều hành nền kinh tế, để đất nước tụt hậu so với cả Campuchia, Lào, hay Mianma thì không còn điều gì để nói…!!
Hàng ngày đọc báo, xem đài nghe thấy nhan nhản tin bài phản ánh những mảnh đời khốn khó, bất hạnh của người dân, tội ác lộng hành, xã hội băng hoại, tham nhũng hoành hành, người chết do tai nạn giao thông không có điểm dừng… ở mọi miền Tổ quốc. Bức tranh toàn cảnh đất nước như như một chiếc áo, phần trước lành lặn, diêm dúa, còn lại rách tả tơi, vá víu!
Thực trạng đất nước như vậy, thử hỏi làm sao lòng dân không bất an? Từ người dân bình thường, đến bậc cao niên hưu trí; từ người ít học đến các vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi của đất nước, nếu có chút tấm lòng với dân, với nước không ai có thể yên lòng! Nhưng, có lẽ dân ta chịu khổ nạn trong chiến tranh quá lâu, sức chịu đựng đã quen, nén lòng cam chịu, mong chờ các nhà lãnh đạo đất nước đừng “ngủ mê” nữa, hãy tỉnh giấc “Nghiêm túc tự vấn lương tâm và trách nhiệm…” của mình trước hiện tình đất nước, đừng để lòng dân vượt quá giới hạn sự chịu đựng…!
 Minh Nguyễn
(Người Lót Gạch)

Phạm Chí Dũng - Chính phủ nợ Vinashin?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 30 tháng mười năm 2013


Bảo lãnh nợ = Nhận nợ
 
Sau một thời gian lắng tiếng canh chừng, giới lãnh đạo chính phủ đã lần đầu tiên hé lộ một xác nhận về mối liên đới nợ nần với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam: Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho công cuộc phát hành trái phiếu có giá trị 600 triệu USD của Vinashin, hầu mong thu ngoại tệ trả nợ cho con tài đắm này.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng Chính phủ chỉ bảo lãnh nợ chứ không phải “nhận nợ”.

Nhưng dưới góc nhìn đa chiều của dư luận xã hội, xác nhận như vậy của một quan chức cao cấp trong Chính phủ vẫn luôn bị xem là biểu hiện hoàn toàn không bình thường giữa cơ quan điều hành cao nhất quốc gia với con nợ bị xem là “hại dân hại nước”.

Tại sao Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho Vinashin phát hành 600 triệu USD trái phiếu quốc tế để tái cấu trúc khoản nợ doanh nghiệp tự vay trước đây trong khi cân đối ngân sách đang quá khó khăn? Đó là câu hỏi mà dư luận, báo chí trong nước và cả các đại biểu trong kỳ họp cuối cùng của năm 2013 đang xoáy vào về “nghĩa vụ trả nợ” của Chính phủ, về trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp đối với số nợ ít nhất 86.000 tỷ đồng của Vinashin.

Tương lai “Chính phủ bảo lãnh cho Vinashin” của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng gián tiếp xác nhận phần trách nhiệm đầy nghi vấn trên.

Sự nghi ngờ của người dân thật ra đã có quá nhiều tiền lệ trong lịch sử mối quan hệ bị nghi ngờ là khuất tất giữa Vinashin với giới chức Chính phủ. Vào lần này, người dân lại có thêm một câu hỏi đắng ngắt: món nợ 600 triệu USD là do Vinashin tự vay, không có bảo lãnh từ trước như món nợ trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD trước đó mà Chính phủ đã hoàn toàn phải đứng ra gánh chịu; vậy tại sao Chính phủ vẫn phải và dường như bằng mọi cách phải che chắn cho Vinashin, ngược với các tuyên bố trước đó về cách giải quyết các khoản nợ đối với con nợ đã thành án quốc gia này?

Như một thường thức về kinh tế, giới chuyên gia tài chính trong vài ngoài nước đều nằm lòng việc nhận bảo lãnh nợ hay nhận nợ đều không có gì khác biệt. Trường hợp Vinashin có vẻ càng điển hình hơn: Bảo lãnh nợ hay thanh toán là Cam kết trả nợ hay thanh toán vô điều kiện bởi Người bảo lãnh (tức Chính phủ) thay Người được bảo lãnh (Vinashin) cho chủ nợ hay người Thụ hưởng (các định chế tài chính quốc tế), bất kỳ khi nào người được bảo lãnh không thực hiện cam kết và trách nhiệm trả nợ và thanh toán của họ vì bất kỳ lý do gì...

Quay ngược thời gian, 600 triệu USD mà Vinashin nợ nước ngoài chỉ là một phần nhỏ trong “gánh nặng sơn hà” mà đối tượng bị xem là “sâu chúa” này đã gây ra. Vào năm 2012, trong khi Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cố thuyết phục dư luận rằng Vinashin thực chất “chỉ” lỗ khoảng 13.000 tỷ đồng, còn con số 86.000 tỷ đồng là nợ chứ không phải thất thoát, một số đại biểu Quốc hội như ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Quốc hội, đã luôn dùng đến từ “thất thoát” cho 107.000 tỷ đồng tại “tập đoàn kinh tế quốc doanh chủ đạo” này, trong đó có trên 40.000 tỷ đồng là nợ nước ngoài và hơn 60.000 tỷ đồng từ nợ trong nước.

Các đại biểu Quốc hội cũng không quên so sánh: trong khi Vinashin bị thất thoát kinh hoàng như thế, suất đầu tư cho một phòng học của chương trình kiên cố hóa trường lớp học là khoảng 500 triệu đồng, suất đầu tư nhà văn hóa xã khoảng 1 tỷ đồng, trạm xá xã khoảng 2 tỷ đồng. Nếu Vinashin không thất thoát nợ đọng thì người dân Việt sẽ có thêm 214.000 phòng học hoặc 107.000 nhà văn hóa hay 53.000 trạm xá xã…

Ai nợ ai?

Trong lúc nhiều khuất tất về nợ còn chưa được điều tra làm rõ ở Vinashin, mới đây ông Vũ Văn Ninh – cấp phó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – lại chính thức công bố: nợ trong nước của Vinashin cũng đã có phương án xử lý. Các tổ chức tín dụng trong nước đồng ý tái cơ cấu theo hướng xoá nợ 70%, 30% còn lại doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu để trả.

Đó chính là kết quả đắc lực mà “sâu chúa” Vinashin cần có trong cái “ổ kén” của nó, bất chấp tập đoàn này phải lên kế hoạch cho nghỉ việc hơn một phần ba nhân sự vì thiếu “lối ra”.

“Lối ra” ấy cũng như có quan hệ môi răng với một “chiến dịch vận động” – như đồn đoán của dư luận – suốt mấy năm qua của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, với mục đích để các ngân hàng thương mại chủ nợ của Vinashin giảm hoặc xóa nợ cho con nợ đầy tai tiếng này.

Còn giờ đây, mọi chuyện đã trở nên “minh bạch” hơn rất nhiều: không chỉ giảm nợ, nhiều ngân hàng còn sẵn lòng xóa nợ.

Nhưng từ đâu sản sinh ra tấm lòng hào phóng như thế?

Những vận động hành lang luôn có thể dẫn đến những thỏa hiệp ngấm ngầm với quyền lợi có đi có lại – ứng với trường hợp “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hoặc một thứ “chủ nghĩa tư bản man rợ” ở Việt Nam mà giới chuyên gia độc lập cả trong lẫn ngoài nước phải lắc đầu kinh sợ. Lòng hào phóng cũng vì thế chỉ có thể được sinh sôi từ quyền lợi và được hợp đồng chặt chẽ cho những lối thoát liên quan đến trách nhiệm cá nhân nếu xảy ra hậu quả.

Đó cũng là nguồn cơn sâu xa để dư luận và công luận không ngừng nổi giận trong những năm qua: cơ chế nào và ai đã tạo ra một Vinashin với khuôn mặt thất thoát và tham nhũng đến mức phù thũng? Phải chăng Chính phủ đã “nợ” Vinashin đến mức không thể không trả, với một cái giá không chỉ thuộc về “uy tín”? Liệu các quan chức chính phủ có dính dáng, và nếu có thì với mức độ sâu đậm đến thế nào với những tỷ lệ thất thoát tại Vinashin?

Chủ trương “bảo lãnh nợ” của Chính phủ cho Vinashin càng khiến người dân có thêm cơ sở để suy đoán rằng đó sẽ là tiền lệ để Chính phủ phải bảo lãnh trả thay cho các món nợ “tự vay” khác của các tập đoàn kinh tế nhà nước khác – trong đó có những tập đoàn còn thấm đẫm sắc hương độc quyền hơn cả Vinashin. Một trong số đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với số nợ ngân hàng trong nước đang lên tới 118.000 tỷ đồng.

Nhưng đỉnh điểm bi kịch của nền kinh tế quốc dân chắc chắn là món nợ tổng hợp lên đến 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 60 tỷ UDSD và chiếm đến một nửa GDP quốc gia. Món nợ tích lũy sau hơn hai chục năm mở cửa này phải được xử lý trong vài ba năm tới, nếu không muốn hệ thống ngân hàng sụp đổ dây chuyền và kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính ở Việt Nam.

Cuối cùng, tất cả những chuyện bảo lãnh nợ, nhận nợ và sẵn sàng trả nợ thay như thế sẽ lấy tiền từ đâu?

Giấy!

Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước kỳ họp cuối năm 2013 của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ đã lần đầu tiên phải thừa nhận tình trạng bội chi ngân sách và đề nghị được tăng trần bội chi. Ngay lập tức đã xuất hiện một làn sóng dư luận phản ứng gay gắt: tăng bội chi thực chất là vay thêm tiền của dân.

Trong tình cảnh ngân khố quốc gia đã có nhiều dấu hiệu bị suy kiệt và sức dân cũng bị “khoan” đến tận xương tủy bởi đủ các sắc thuế và độc quyền tăng giá, phương cách gần như duy nhất của thể chế điều hành kinh tế quá yếu kém và đậm đặc màu sắc nhóm lợi ích chỉ còn là phát hành “trái phiếu đặc biệt”.

Nhưng những loại trái phiếu này về thực chất lại chỉ là giấy.

Sẽ không quá ngạc nhiên đối với dân chúng trong nước vốn mang trong đầu não trạng và trên mình thói quen cam chịu, nhưng có thể một sự kinh ngạc sẽ xảy đến đối với giới tài chính quốc tế, khi họ chứng kiến một chiến dịch phát hành trái phiếu ồ ạt chưa từng thấy của Chính phủ Việt Nam cùng các ngân hàng và cả những tập đoàn kinh tế nằm thường trực trong danh sách “ô nhiễm”.

Nhưng thói cam chịu của người dân Việt cũng sẽ có giới hạn của nó: nhân dân sẽ một lần nữa phải cùng chịu trách nhiệm với những khoản thất thoát và tham nhũng khổng lồ của Vinashin và các tập đoàn kinh tế khác bằng vào những tờ giấy chẳng mấy giá trị?

Hay dân chúng sẽ cố tìm cách đốt sạch những tờ giấy đó?
Phạm Chí Dũng 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

“Bảo vệ” hay kích động, dung túng?

QĐND - Núp dưới chiêu bài “bảo vệ các nhà báo tự do trên thế giới” thời gian qua, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã đưa ra những nhận xét mang tính quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Đáng chú ý là mới đây tổ chức này còn ngang nhiên trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013 cho Nguyễn Văn Hải - đối tượng đang thụ án vì phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Nguyễn Văn Hải phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" theo khoản 2 Ðiều 88 Bộ luật Hình sự và đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật tuyên phạt 12 năm tù... Sự việc đã rõ như ban ngày, vậy mà CPJ vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật khi cho rằng Việt Nam "vi phạm tự do báo chí", "bắt bớ xâm hại nhà báo"... Không chỉ bênh vực, tung hô mà CPJ còn diễn trò lố bịch "trao giải" cho Nguyễn Văn Hải... Việc làm của CPJ khiến dư luận không khỏi bất bình. Theo CPJ tự xưng thì họ là một tổ chức phi chính phủ giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị đối xử phân biệt vì thực thi quyền tự do ngôn luận... Thế nhưng những năm gần đây, tổ chức này ngày càng xa rời tôn chỉ, mục đích. Không chỉ với Việt Nam mà CPJ đã bị nhiều nước trên thế giới lên án vì những nhận xét mang tính quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia, nhất là những quốc gia không theo “chuẩn” về tự do báo chí, tự do ngôn luận của phương Tây.
Vì sao CPJ lại làm như vậy? Câu trả lời không khó, bởi lẽ nguồn "nuôi sống" CPJ không đâu khác là từ một số tổ chức và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam và những quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với phương Tây. Chính sự lệ thuộc về tài chính ấy đã biến CPJ trở thành công cụ phục vụ cho mục đích của một số tổ chức và các quốc gia đã "nuôi sống" họ. Những hành động của CPJ càng cho thấy rõ thực chất của cái gọi là “bảo vệ các nhà báo tự do” mà họ vẫn thường rêu rao chỉ là sự kích động, dung túng, che đậy cho những đối tượng phạm tội lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá các nhà nước, trong đó có Việt Nam.
(QĐND)

Marianne Brown - Vụ án Đinh Nhật Uy làm nổi bật thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam

Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.
Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.
HÀ NỘI — Blogger Đinh Nhật Uy đã bị tòa án Việt Nam xét là can tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đã dùng trang mạng xã hội Facebook để vận động cho việc trả tự do cho em trai là một người chỉ trích chính phủ đang bị bỏ tù. Theo tường thuật của thông tín viên Marianne Brown của đài VOA ở Hà Nội, đây là vụ xử mới nhất liên quan tới một thế hệ mới của những người tranh đấu đặt căn cứ trên internet.
Ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, đã bị đưa ra tòa xét xử hôm thứ ba vì đã đăng tải thông tin trên trang Facebook để ủng hộ người em trai của ông đang thọ án tù 4 năm về tội phát tán truyền đơn chống chính phủ.
Ông Hà Huy Sơn, luật sư của ông Uy, nói rằng sau một phiên xử ngắn tòa án đã ra phán quyết cho rằng thân chủ của ông phạm tội dùng trang mạng xã hội này để chỉ trích chính phủ.
"Theo văn bản khởi tố được đăng lại trên trang blog chính trị Dân Luận, những thông tin trên trang Facebook của Đinh Nhật Uy có những nội dung ngụy tạo, vu khống và xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân."
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng lệnh khởi tố ông Đinh Nhật Uy có tính chất khác thường vì nó đặt trọng tâm vào việc ông sử dụng trang mạng xã hội Face book.
"Ngay cả trong trường hợp có những vụ án khác ở Việt Nam dính líu tới những người đã đăng tải thông tin trên Facebook, tôi vẫn cho rằng đây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy bị truy tố."
Vụ án này làm nổi bật một thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam, là nước có 32 triệu người sử dụng internet trong khối dân khoảng 90 triệu người.
Hơn 70% công dân mạng ở Việt Nam sử dụng Facebook và mặc dù có đôi lúc bị ngăn chặn bởi một số các công ty cung cấp dịch vụ internet, trang mạng xã hội này đã trở thành một diễn đàn rất sinh động cho những người viết blog chính trị ở Việt Nam.
Ông Vũ Sỹ Hoàng, một nhà hoạt động ở Sài Gòn, là một trong số hàng ngàn người tham dự lễ thắp nến cầu nguyện tại một nhà thờ ở Sài Gòn hôm chủ nhật để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đinh Nhật Uy và gia đình. Ông Hoàng cho biết cảm nghĩ như sau.
"Tôi nghĩ rằng hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động, những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình."
Tuy hầu hết các nhân vật tranh đấu chính trị sử dụng truyền thông xã hội, các nhà quan sát nói rằng thế hệ trẻ hơn, lớn lên trong một hoàn cảnh kinh tế khá hơn, có cách tiếp cận riêng trong việc thảo luận về đề tài cải cách chính trị.
Ở Việt Nam trước đây, thảo luận về cải cách là lãnh vực riêng của các nhà trí thức. Nhưng giờ đây, theo giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kông, internet đang mở rộng cuộc thảo luận tới một khối người đông đảo hơn.
"Chúng ta đang thấy sự du nhập hoặc đa dạng hóa của những mô thức bày tỏ quan điểm chính trị. Và dĩ nhiên sức hấp dẫn của truyền thông xã hội ở Việt Nam là nó mang lại cho người dân Việt Nam một điều gì đó rất đặc biệt. Đó là tự do diễn đạt, là ngôn luận chính trị không qua trung gian. Đó là một việc thật sự mới mẻ ở Việt Nam và dĩ nhiên nó làm cho người ta cảm thấy phấn khởi."
Trong lúc các blogger chính trị tìm cách truyền bá thông tin và gây ảnh hưởng lên hàng triệu người sử dụng internet, chính quyền ở đây đang chật vật để tìm hiểu và quản lý diễn đàn mới của cuộc thảo luận chính trị. Giáo sư London cho rằng vụ xử Đinh Nhật Uy nêu bật mối căng thẳng đó.
"Một mặt, những người Việt Nam thuộc mọi thành phần đang đang ứng phó với một cuộc bàn thảo không ngừng thay đổi về xã hội và chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một quá trình mà tự bản thân nó là quá trình rất thú vị và phức tạp. Và mặt khác, đây là một vấn đề chính trị. Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam."
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho biết ông tin là cáo trạng nhắm vào ông Đinh Nhật Uy có mục đích hăm dọa để những nhân vật tranh đấu và gia đình của họ không đi theo con đường của ông.
Nhiều người trong gia đình của các nhân vật bất đồng chính kiến đã sử dụng mạng internet để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc vận động của họ.
Ông Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày đang bị bỏ tù, cũng dùng trang Facebook của mình để vận động cho cha ông được thả. Ông nói rằng ông có thể bị bắt vì Điều 258 nhưng ông sẵn sàng chấp nhận hậu quả.
"Tôi không biết Kha và Uy nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó và mẹ tôi hiểu được điều đó."
Theo Human Rights Watch, 61 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bị tòa án Việt Nam kết tội trong năm nay, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người của cả năm 2012. Ông Robertson cho biết ông lo ngại là vụ xử Đinh Nhật Uy chứng tỏ xu hướng này sẽ tiếp tục.
Marianne Brown
(VOA)

Không có kinh tế nhà nước, già yếu ai lo?

Vậy ở những quốc gia có an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới, họ có cần đến "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo"?.
Khắp nơi, trên các mặt báo, lúc nào chúng ta cũng bắt gặp một góc dành riêng cho những câu chuyện thương tâm. Bệnh nhân hiểm nghèo, chờ chết vì không có tiền chữa bệnh, đang kêu gọi lòng hảo tâm của các độc giả, là hình ảnh cô đọng nhất về phúc lợi an sinh xã hội. Vì đâu? Kinh tế nhà nước ở đâu?
Vì: an sinh xã hội đã được kinh tế nhà nước lo. Nhưng, cách hiểu này cũng cần được trao đổi lại để làm rõ thêm ở một số điểm.
Thứ nhất, an sinh xã hội xưa nay là trách nhiệm của nhà nước chứ không phải của kinh tế nhà nước.
Nguồn tiền chi cho an sinh xã hội có hai dòng chính: do chính người lao động không phân biệt trong DNNN hay DN dân doanh đóng góp, thông qua việc trích một phần quỹ lương, thu nhập của mình hình thành nên các loại quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi tự nguyện khác, v.v...
Dòng tiền thứ hai, từ ngân sách nhà nước, trợ giúp cho những người không có khả năng đóng góp các quỹ hoặc các hoàn cảnh đặc biệt khác (trợ cấp xã hội).
kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, an sinh xã hội, lương hưu, quỹ bảo hiểm
Lĩnh lương hưu qua thẻ ATM. Ảnh: Hải Ngọc/ Báo Hải Phòng

Dòng tiền này, có nguồn gốc chủ yếu từ thuế. Mà trong đó, DNNN cũng chỉ là một nhóm chủ thể đóng thuế bình thường bên cạnh các nhóm khác.

Trách nhiệm chính của nhà nước đối với dòng tiền thứ nhất là xây dựng khuôn khổ pháp lý để hình thành, duy trì, phát triển, hạn chế rủi ro trong sử dụng các quỹ hưu trí, bảo hiểm, quỹ phúc lợi tự nguyện.

Đối với dòng tiền thứ hai, nhà nước vừa có vai trò điều tiết thuế, thu thuế thu nhập cá nhân của người giàu, chia sẻ một phần tiền thu được cho người nghèo thông qua các loại trợ cấp xã hội, vừa có vai trò trực tiếp trợ cấp xã hội đúng đối tượng. Hoạt động quản lý các quỹ trợ cấp xã hội, an sinh xã hội của nhà nước không nhằm mục đích kiểm lợi nhuận, làm luật không phải để kiếm tiền, không phải là kinh tế nhà nước.

Thứ hai,cái gì làm nên an sinh, phúc lợi xã hội tốt?

Trong danh sách Top 50 quốc gia có an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới hiện nay, hẳn nhiên là không có tên Việt Nam chúng ta. Các bảng xếp hạng cũng cho thấy điều đó, không có gì phải bàn cãi.

Vậy ở những quốc gia có an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới, họ có cần đến "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo"?. Tại sao chúng ta lại luôn luôn khẳng định một điều duy nhất: "Đương nhiên kinh tế nhà nước phải là chủ đạo. Nếu không chủ đạo thì ai lo an sinh xã hội? Đương nhiên kinh tế nhà nước phải lo rồi".

Thứ ba, hơn 70% dân cư Việt Nam là nông dân sống ở nông thôn được hưởng gì từ kinh tế nhà nước? Phải chăng từ giá điện, giá xăng ngày càng rẻ hơn? Khi tuổi già, sức yếu, ốm đau bệnh tật họ nương tựa vào con cái, họ hàng thân thích hay trông chờ vào các loại quỹ?

Kinh tế phi nhà nước (kinh tế hộ gia đình, tiểu chủ, tư nhân), trong thực tế, đã, đang và tiếp tục sẽ là nơi nương tựa của đa số cư dân Việt Nam, đặc biệt là người nghèo. Trong mấy năm kinh tế suy thoái vừa qua, Chính phủ cũng đã luôn luôn khẳng định vai trò của khu vực này.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, với quan điểm "phải lo cho an sinh xã hội", một số DNNN không chỉ đầu tư ngoài ngành, mà họ còn... lấn sân sang một số lĩnh vực khác, như đầu tư tài chính, bất động sản, khai khoáng và khi làm ăn thua lỗ thì được "giải cứu".

Tất cả những vấn đề này cần phải được Hiến pháp minh định để hiểu cho đúng bản chất.
TS Võ Trí Hảo (Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM)
(VNN)

Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia

Các đại gia lộ mặt trốn thuế, những thương hiệu nổi tiếng dính scandal chuyển giá, trong khi đó, Tập đoàn Nhà nước vẫn hồn nhiên ngửa tay xin cứu… thuế. Túi tiền quốc gia không thâm thủng mới là lạ.
Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm nay, hàng loạt vụ việc trốn thuế, lách thuế bị phát giác với những con số cực kỳ lớn, gắn với những danh hiệu đình đám thậm chí rất nhiều án trốn thuế thuế khủng lại do chính những DN nghiệp lớn, luôn tự hào về thành công kinh doanh thực hiện.

Đầu tiên phải kể đến, đó là vụ truy thu thuế cả chục tỷ đồng đối với 11 đại gia ở TP HCM. Đây chỉ là khoản thuế thu nhập cá nhân bị các đại gia này kê khai sót từ năm 2011 và vụ việc chỉ mới được khui ra vào tháng 7 vừa qua, tức sau một năm rưỡi.

Trong đó, chỉ riêng một ông chủ làm kinh doanh thương mại đã có số thuế nộp thiếu lên tới 2,2 tỷ đồng. Năm cá nhân còn lại, trung bình mỗi vị phải trả ngân sách trên dưới 1,5 tỷ đồng. Năm nhân vật VIP đứng cuối “bảng’ danh sách đen, mỗi vị phải nộp trả trên dưới 500 triệu đồng. 
 
trốn thuế, chuyển giá, gian lận, ngân sách

Nếu so với một cán bộ nhân viên bình thường thì số thuế mà các đại gia siêu giàu trên suýt “ăm trộm” của ngân sách đã gấp cả trăm lần. 
Cùng lúc đó, hàng loạt sao showbiz nổi tiếng cũng bị đưa vào danh sách ‘trốn thuế” phải truy thu hàng tỷ đồng. Các sao cũng lớn tiếng phản đối nhưng khi các số liệu lộ ra, các sao đành im lặng nộp tiền.
Vụ truy thu thuế khủng thứ hai đang nóng ran dư luận tuần qua liên quan các DN trên sàn chứng khoán. Điển hình nhất là khoản truy thu và phạt hơn 117 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty Nhựa Bình Minh. Lý do là đơn vị này vẫn tiếp tục kê khai giảm ưu đãi 50% thuế thu nhập trong khi thời hạn ưu đãi đã chấm dứt. 
Cũng với thiếu sót này, hàng chục những tên tuổi khác cũng bị cơ quan thuế bắt lỗi với mức trung bình cũng vài tỷ đồng mỗi đơn vị, như công ty cổ phần Sông Đà, Cao su Sao Vàng, nước giải khát Chương Dương… 

trốn thuế, chuyển giá, gian lận, ngân sách

Không chỉ giới DN tư nhân, đến cả những DNNN kinh doanh hàng thiết yếu nhất cũng vướng vào án “trốn thuế”. Đó là ngành xăng dầu với con số 470 tỷ đồng thuế nhập khẩu mà Kiểm toán Nhà nước vừa phát hiện. Vụ việc thực tế đã gây ồn ào từ tháng 4 năm nay.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không thoát tai tiếng về nộp thuế. Số thuế bị phát giác khai thiếu không lớn, chỉ hơn 1 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu điện. Lỗi chính bắt nguồn từ việc, EVN đã không báo trước cho hải quan việc tính sản lượng điện mua của Trung Quốc hồi năm 2007 chỉ là tạm thời.

Việc chấp hành luật thuế của nhóm các doanh nghiệp lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn tệ hơn. Những phi vụ chuyển giá hàng nghìn tỷ đã bị phanh phui. Tập đoàn Keangnam Vina- chủ sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chuyển giá hơn 1220 tỷ đồng, số thuế bị truy thu 95,2 tỷ đồng. Hay như một liên doanh khác trong ngành dệt đến từ Malaysia- Đài Loan.. cũng bị buộc phải nộp hơn 78 tỷ đồng với tổng giá trị chuyển giá gần 1.200 tỷ.

Danh sách đen 122 vị doanh nghiệp FDI chuyển giá, bị truy thu hơn 214 tỷ đồng cũng đang dần đưa ra ánh sáng.

Cùng đó, hàng loạt những ông chủ hàng tiêu dùng nổi tiếng toàn cầu như Adidas, Metro, Cocacola cũng đang trong tầm ngắm xem xét việc chuyển giá.

Thế nên, một đợt thanh tra, kiểm tra của ngành thuế chỉ mới tính đến tháng 9, đã cho ra kết quả, thu hồi hơn 9.600 tỷ đồng cho ngân sách.

Nhiều vụ việc gian lận thuế đã bị cơ quan công an, cảnh sát khởi tố điều tra. Gần đây nhất là vụ xin hoàn thuế khống lên tới 109,4 tỷ đồng, cho tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu khống là hơn 1.094 tỷ đồng do cơ quan công an tỉnh Kiên Giang triệt phá.

Trong khi đó, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn cứ liên tục hồn nhiên xin… cứu thuế. Dường như, có bao nhiêu dòng thuế, sắc thuế mà các Tập đoàn, Tổng công ty này phải nộp thì đều được liệt kê xin miễn, giảm cả. Ví dụ như Tập đoàn Than- Khoáng sản (Vinacomin) xin giảm phí môi trường xuống tới 10 lần, giảm thuế xuất khẩu than xuống một nửa, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) xin giảm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu trong công nghiệp đóng tàu. Và mới đây, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) xin ưu đãi về cảng phí...

Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí vừa qua, phải nộp trả ngân sách 19.000 tỷ đồng tiền lãi dầu khí.

Tài nguyên khoáng sản của đất nước được đào lên, đem bán cho nước ngoài nhưng lợi nhuận cũng không được nộp đủ về cho ngân sách. Chuyển giá, buôn lậu, trốn thuế, lách thuế… diễn ra khắp nơi. Các chuyên gia kinh tế nói, ngân sách không thâm thủng mới là lạ.

Ngân khố quốc gia đã nghèo lại gặp cái eo.

Chính phủ đã phải thừa nhận vỡ bội chi ngân sách năm nay, nguồn thu bị hụt tới gần 60000 tỷ đồng. Kèm theo đó, Chính phủ đang phải “điều trần” với Quốc hội cho phép nâng tỷ lệ bội chi từ 4,8% lên 5,3%.

Và thật không khó để nhận ra, thu chi ngân sách vỡ trận không chỉ vì doanh nghiệp suy giảm, đầu tư công lãng phí mà còn do vấn nạn… nhà nhà trốn thuế.
Phạm Huyền
(VNN)

Clip "Chánh thanh tra Sở Y tế dùng cuốc bổ đầu một phụ nữ"


Chiều 29-10, lãnh đạo Sở Y tế Kon Tum cho biết đã bước đầu nắm được sự việc ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum dùng cuốc đánh một người dân bị thương nặng.

Clip "Chánh thanh tra Sở Y tế dùng cuốc bổ đầu một phụ nữ Kontum"

Cùng ngày, bà Phan Kim Uyên Trâm (41 tuổi) đã được gia đình đưa vào TP.HCM tiếp tục điều trị vết thương trên vùng đầu.

Trước đó, 8g45 sáng 25-10, đoàn cưỡng chế TP Kon Tum đến tháo dỡ bờ rào bằng lưới B40 do gia đình ông Phan Tân Tiến (45 tuổi, ngụ số 26 đường Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất, TP Kon Tum) rào nhằm phản đối việc gia đình bà Phạm Thị Quýt (67 tuổi) đang chuẩn bị xây cất căn nhà tại số 24 Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất.

Sau khi đoàn cưỡng ra về, một số người nhà bà Quýt đã xô xát với gia đình ông Tiến. Bất ngờ ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum (con rể bà Quýt) - có mặt tại buổi cưỡng chế - lấy cuốc bổ vào đầu bà Trâm làm bà Trâm ngất xỉu ngay tại chỗ, máu chảy đầy mặt, được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu.

Theo lãnh đạo Bệnh viện, bà Trâm bị vết thương dài khoảng 4cm phía trên lông mày bên trái.

Sau khi xảy ra vụ việc, Công an phường Thống Nhất đã có mặt tại hiện trường lập biên bản. Biên bản làm việc ghi rõ: “Sau khi đoàn cưỡng chế xong, gia đình bà Quýt có mang theo cuốc xẻng, trong lúc xô xát ông Hoàng có dùng cuốc đánh vào đầu bà Trâm gây thương tích ở trán phía bên trái”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (59 tuổi) nhân chứng cho biết: sau khi xảy ra xô xát, đẩy qua đẩy lại và thấy ông Hoàng dùng cuốc đánh vào đầu bà Trâm làm chảy máu rất nhiều…

Ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum cho biết, thời điểm xảy ra xô xát ông có mặt tại hiện trường với tư cách là người nhà của bà Quýt. Lúc này hai bên xô xát qua lại, bà Trâm có những lời lẽ nặng nề và xô xát với nhiều người. Thấy vậy ông cũng lao vào. “Trong lúc xô xát tôi có cầm một cây cuốc, sự việc lúc đó rất phức tạp nên xô qua đẩy lại làm chiếc cuốc trúng chị Trâm chứ tôi không chủ đích” - ông Hoàng nói.

Trong khi đó, một đoạn clip do người dân dùng điện thoại ghi lại cho thấy, lúc xô xát bà Trâm có cầm một hòn gạch giữa đám đông. Lúc này ông Hoàng cầm một cán cuốc dài khoảng 1,5m rượt và bổ vào đầu bà Trâm dù rất nhiều người tìm cách can ngăn.

Theo ông Hoàng, hiện tại ông vẫn công tác bình thường, ông và người nhà cũng chưa tới thăm hỏi bà Trâm sau khi xảy ra vụ việc.

“Đúng sai thế nào có cơ quan pháp luật làm rõ, tôi không nói được nhiều lúc này” - ông Hoàng nói.

Theo giấy tờ mua bán nhà ghi ngày 7-10-1975 và được khu phố và UBND phường xác nhận, bà Nguyễn Thị Kim Vinh (người nhà của bàTrâm) có bán nhà cho bà Quýt với giá 60.000 đồng. Trong giấy bán nhà này có ghi: “Sau này bà Quýt không ở, dỡ nhà phải hoàn trả lại đất cho bà Vinh”.

Theo ông Tiến (con trai bà Vinh), mẹ ông chỉ bán nhà, chứ không bán đất, nên không ở nữa thì phải trả lại lô đất này. Tuy nhiên hiện lô đất đã cấp sổ đỏ cho gia đình bà Quýt.

Biết sự việc, gia đình ông Tiến đã có đơn thư của các cấp có thẩm quyền của tỉnh Kon Tum, khiếu nại quyết định cấp đất. UBND tỉnh Kon Tum đã giao Thanh tra tỉnh Kon Tum kiểm tra, kết luận đề nghị của ông Tiến và báo cáo về UBND tỉnh để trả lời cho ông Tiến theo quy định của pháp luật.
(Tuổi trẻ)

Trung Quốc trước loạt cải cách “chưa từng có tiền lệ”

Nông dân nghèo trồng ngô ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang bên cạnh một mô hình tháp Eiffel và các khu đô thị mới đang mọc lên - Ảnh: Reuters
Hội nghị trung ương vào tháng tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hứa hẹn những thay đổi mạnh mẽ.


Những cải cách toàn diện của hội nghị lần này đang khiến nó được ví với hội nghị trung ương 3 cách đây 35 năm khi ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy một loạt cải cách giúp Trung Quốc mở cửa và phát triển suốt mấy thập kỷ qua.

Tân Hoa xã hôm 26-10 trích lời ông Du Chính Thanh, chủ tịch Ủy ban Chính hiệp và là nhân vật lãnh đạo số 4 trong thường vụ Bộ Chính trị, nói: "Phạm vi cải cách rộng, với cường độ lớn, chưa từng có tiền lệ và sẽ thúc đẩy những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội".

Giảm vai trò kinh tế nhà nước
Theo chế độ quản lý đất đai hiện hành, Trung Quốc có hai hình thức sở hữu đất đai: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể của nông dân. Đất thành phố thuộc sở hữu nhà nước, đất nông thôn thuộc sở hữu tập thể. Việc đưa đất nông thôn vào thị trường là một trong những điểm mấu chốt trong cải cách chế độ quản lý đất đai. Theo phương án này, nông dân có quyền chuyển nhượng, thế chấp, quản lý đất đai, việc thu hồi đất của người dân được bồi thường theo giá thị trường. Đây là cải cách chưa từng có tiền lệ.

Các xu hướng cải cách này trước đó đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường nhiều lần nhắc đến, trong đó có các cam kết như giảm vai trò của kinh tế nhà nước, thay đổi hệ thống tài chính và tài khóa cũng như cải cách về sở hữu đất đai và quy định hộ khẩu để duy trì tăng trưởng bền vững ở nước này.

Hôm 26-10, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện đã đưa ra một loạt đề xuất trong tám lĩnh vực gồm tài chính, thuế, đất đai, tài sản nhà nước, phúc lợi xã hội, đổi mới, đầu tư nước ngoài và trong sạch chính phủ. Trong đề xuất cũng đề cập các vấn đề như phá vỡ thế độc quyền của nhà nước và đẩy nhanh cải cách đất đai.

Phương án đề xuất một lộ trình kéo dài đến năm 2020 mà sẽ hạn chế vai trò nhà nước trong điều hành kinh tế, tạo nhiều điều kiện hơn cho thị trường phát triển tự do. Để khắc phục tình trạng lũng đoạn, thúc đẩy cạnh tranh, cải cách sẽ mở theo hướng doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn. Như với ngành điện, các công ty điện sẽ phải cạnh tranh nhau để giành được hợp đồng của các tập đoàn. Ba nội dung chính thúc đẩy cải cách kinh tế sẽ là: nới lỏng quyền kiểm soát tiếp cận thị trường, thiết lập "gói an sinh xã hội cơ bản" cho mọi người dân và cho phép bán đất nông nghệp thuộc sở hữu tập thể. Đồng thời, nhóm cố vấn còn đề xuất kế hoạch đầy tham vọng biến nhân dân tệ thành đồng tiền được sử dụng các giao dịch thương mại quốc tế trong 10 năm tới.

Cho phép bán đất nông nghiệp

Một trong những người biên soạn chính của bản dự thảo trên là ông Lý Vĩ - từng là thư ký của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ và ông Lưu Hạc - cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình hiện nay.

Với các gói an sinh xã hội cơ bản, người dân sẽ được cấp lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp giáo dục, một số tiền tuy không nhiều nhưng đảm bảo được tính công bằng. Phương án này còn đề cập việc xóa bỏ chế độ hộ khẩu, một phương thức quản lý nhân khẩu Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Ngoài ra, theo phương án trên, nông dân có quyền mua bán đất dưới một thị trường thống nhất, trong đó đất thành thị và đất nông thôn có giá trị ngang nhau. Hiện nay, nông dân Trung Quốc chỉ có quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể. Một khi chính quyền thu hồi đất để phát triển các dự án, họ chỉ nhận được một số tiền bồi thường ít ỏi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội tại nước này.

Phương án trên còn đề xuất việc chống lại nạn tham nhũng tràn lan bằng cách thiết lập một khoản tiền dưỡng liêm. Các quan chức sẽ nhận được số tiền trên nếu họ liêm khiết trong suốt quá trình làm việc. Dù vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi cho tính khả thi của đề xuất này.

"Nhiều lãnh đạo cấp cao thừa nhận sự cần thiết thúc đẩy cải cách quyền đất đai và hệ thống bảo hiểm xã hội, tuy nhiên còn phải chờ xem các ý kiến trên có được các nhóm lợi ích chấp thuận hay không" - giáo sư Hu Xingdou, ĐH Công nghệ Bắc Kinh, cho biết.

Theo phó viện trưởng Viện nghiên cứu chứng khoán Dân Sinh Quản Thanh Hữu, lộ trình trên là một trong nhiều phương án được đệ trình lên cấp lãnh đạo cấp cao nhất trong hội nghị trung ương 3, Đại hội đảng lần thứ 18.

Dù kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu có những dấu hiệu khó khăn, một loạt chuyên gia kinh tế được Bloomberg thăm dò đã nói các chính sách được triển khai có thể giúp giảm nguy cơ tăng trưởng chậm lại và giúp Trung Quốc trở thành một nước có thu nhập cao vào năm 2030.

Đ.PHƯƠNG - T.TUẤN
(Tuổi trẻ)

Bí ẩn vụ đâm xe ở Thiên An Môn

Có nhiều dấu hiệu cho thấy vụ đâm xe tại quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc ngày 28.10 là một vụ tấn công được dự tính trước.

Hiện trường xe bốc cháy ở Thiên An Môn ngày 28.10 - Ảnh: Reuters 

Ngày 29.10, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn nguồn tin từ cảnh sát cho biết nhà chức trách Trung Quốc đang truy lùng hai nghi phạm đến từ Khu tự trị Tân Cương có liên quan đến “một vụ việc lớn” xảy ra ngày 28.10. Các khách sạn được yêu cầu chú ý những vị khách và xe cộ “khả nghi”. Thông báo của cảnh sát nêu tên hai cư dân của huyện Bì Sơn và huyện Thiện Thiện thuộc Khu tự trị Tân Cương cùng bốn biển số xe xuất xứ từ khu vực này, theo Hoàn Cầu thời báo.

Tấn công tự sát ?

Nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra kết luận về vụ đâm xe tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, hãng Reuters dẫn một số nguồn tin tiết lộ giới chức Trung Quốc nghi ngờ đây là vụ tấn công có dự tính trước. Vụ việc xảy ra lúc 12 giờ 5 phút trưa 28.10, khi một chiếc xe jeep đâm vào thành cầu Kim Thủy bên ngoài cổng phía nam của Tử Cấm Thành rồi bốc cháy. Hậu quả là tài xế, 2 người trên xe cùng 2 khách bộ hành thiệt mạng và 38 người bị thương, theo Hoàn Cầu thời báo.

“Nó trông giống vụ tấn công tự sát có tổ chức”, một nguồn thạo tin về vụ việc tiết lộ với Reuters. Một nguồn tin khác có quan hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc thì khẳng định với Reuters: “Đó không phải là tai nạn. Xe jeep lao thẳng vào rào chắn rồi đâm vào đám đông. Ba người đàn ông trên xe không có ý định chạy khỏi hiện trường”. Chuyên gia về chính trị Trung Quốc Willy Lam nhận định với AFP vụ này trông giống tấn công khủng bố nhưng thận trọng nói rằng cần phải đợi thêm thông tin.

Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một nhân chứng: “Chiếc xe lao rất nhanh. Tôi nghe người ta kêu gào khi nó lao thẳng vào đám đông”. Nhân chứng này cho biết thêm chiếc xe màu trắng và bị nhiều xe cảnh sát rượt đuổi trước khi bốc cháy. Sau vụ việc, một phần đại lộ Trường An ngay trước cổng Thiên An Môn bị phong tỏa và cứ cách 50 m lại có cảnh sát tuần tra, theo Hoàn Cầu thời báo.

Nghi phạm người Duy Ngô Nhĩ

Trong bài báo ngày 29.10, tờ Hoàn Cầu thời báo cho biết việc cảnh sát truy lùng hai nghi phạm đến từ Tân Cương có liên quan đến chiếc “xe điên” nói trên. Dựa vào danh tính, hãng Reuters đưa tin hai nghi phạm có vẻ như là người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc có đa số theo Hồi giáo ở Tân Cương. Tuy nhiên, học giả người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti nói với AFP thông báo của cảnh sát không đề cập dứt khoát về sự liên quan giữa vụ đâm xe và Tân Cương. Ông Tohti nói: “Truyền thông cho rằng đó là vụ tấn công khủng bố do người Duy Ngô Nhĩ tiến hành nhưng không đưa ra được bằng chứng”.

Dẫu vậy, ông này không loại trừ khả năng một số người Duy Ngô Nhĩ có hành động cực đoan. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cáo buộc những phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ và phần tử Hồi giáo cực đoan tiến hành hàng loạt vụ tấn công ở Tân Cương trong mấy năm qua. Theo Tân Hoa xã, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 140 nghi phạm nổi dậy ở Tân Cương trong vài tháng gần đây và tiêu diệt 22 người Duy Ngô Nhĩ trong chiến dịch chống khủng bố vào tháng 8.2013. Hồi tháng 7, truyền thông Trung Quốc đưa tin một vụ tấn công khủng bố đã giết chết 35 người tại khu vực thuộc huyện Thiện Thiện, nơi cư ngụ của một trong hai nghi phạm nói trên. Theo BBC, nếu bằng chứng về sự liên hệ giữa người Duy Ngô Nhĩ và vụ đâm xe được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên các nhóm này tiến hành một cuộc tấn công ở Bắc Kinh.

Văn Khoa
(Thanh niên)
 

Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường - "Cần cấm giới ngoại cảm hành nghề"

"Theo tôi là cấm giới ngoại cảm hành nghề. Còn ai muốn chứng tỏ khả năng, hãy thực hiện sự thử nghiệm trước giới chuyên môn đủ tư cách học thuật....". Đó là quan điểm của Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu các hiện tượng dị thường, với 5 cuốn sách chuyên khảo và hàng trăm bài báo trên các phương tiện thông tin khoa học và thông tin đại chúng.

Câu chuyện về các nhà ngoại cảm đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là sau một loạt phóng sự VTV “vạch mặt nhà ngoại cảm”, trong đó có cả một nhân vật được coi là “huyền thoại ngoại cảm” của Việt Nam, vậy Ông bình luận gì về vấn đề này?

Tôi hoàn toàn ủng hộ VTV trong việc vạch mặt giới ngoại cảm. Nếu có tiếc thì chỉ tiếc là VTV lên tiếng hơi muộn. Với sức mạnh to lớn trong việc tác động lên nhận thức và hành động của xã hội, nếu VTV lên tiếng sớm hơn, chắc chắn giới ngoại cảm không thể lộng hành như thời gian qua. Tôi rất mừng là nay xã hội đã tương đối đồng thuận trong vấn đề rất nhạy cảm này.

Từ vụ VTV lật tẩy nhà ngoại cảm: Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường "cần cấm giới ngoại cảm hành nghề".
Xin lưu ý rằng, ngay từ 2007, tôi đã được cộng tác với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam) và nhà thơ Nguyễn Quyến để vạch mặt giới ngoại cảm. Và vào năm 2008, báo Thể thao và Văn hóa đã đăng liên tiếp 28 bài viết của tôi về các hiện tượng dị thường, trong đó tôi kiên quyết bác bỏ cái gọi là “ngoại cảm tìm mộ”, một thuật ngữ hoàn toàn sai về mặt học thuật và về mặt thực tiễn.


Báo chí có thuật ngữ nhà ngoại cảm “rởm” và nhà ngoại cảm “chân chính”, vậy theo Ông có tiêu chí gì để phân biệt không hay tất cả đều là rởm?

Khi được đăng bài trả lời phỏng vấn kết luận loại bài viết với cái tít: “Đại tá Đỗ Kiên Cường, chiến binh quyết sạch ngoại cảm giả danh”, tôi đã đùa với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Quyến rằng, phải chăng tôi không chống ngoại cảm “chân chính”.
Xin khẳng định một sự thật rằng, sau 130 năm nghiên cứu (sau khi Hội nghiên cứu đầu tiên trên thế giới ra đời tại Anh năm 1882), giới khoa học quốc tế chưa tìm thấy bất cứ một bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thật. Điều đó có nghĩa bất cứ ai tuyên bố có khả năng tiên tri, thấu thị hoặc áp vong, họ chính là kẻ lừa đảo, cho dù là lừa đảo chủ ý (để cầu danh lợi) hoặc không chủ ý (do tin tưởng mù quáng vào khả năng không có thật của mình).

Xin nhấn mạnh điều căn cốt đó, do một thực tế là ngay cả những người đang mạnh mẽ phê phán giới ngoại cảm tìm mộ dường như cũng tin các hiện tượng tâm linh có thể có thật, cho dù với xác suất rất nhỏ. Nhiều người nhắc tới Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri Nostradamus hoặc nhà tiên tri Vanga.. Xin nhấn mạnh rằng, nguyên lý bất định của cơ học lượng tử đã là phát súng ân huệ đối với khả năng tiên tri từ lâu rồi; nếu không thì các hãng xổ số đã phá sản.

Những vấn đề VTV đề cập không phải là lần đầu nhưng trước đây báo chí chỉ “đánh” lẻ tẻ rồi sau đó chìm xuống và những người được gọi là “nhà ngoại cảm” vẫn hoạt động bình thường? Ông có thấy điều này là bất thường?

Không có đơn vị và cá nhân quyền lực nào đứng sau hoặc bao che giới ngoại cảm và tâm linh đâu. Chính xác hơn, chính chúng ta là những kẻ bao che. Tại sao tôi nói như vậy? Đó là vì “chúng ta muốn tin”, một bản năng gốc của con người.

Có thể bạn đọc ngạc nhiên, nhưng khoa học cuối thế kỷ 20 chứng tỏ rằng, con người là loài động vật mê tín, khi chúng ta rất thích nghe và dễ tin các hiện tượng lạ thường, những hiện tượng có vẻ nằm ngoài hiểu biết đương đại. Tại sao như vậy? Lý thuyết tiến hóa hiện đại nói rằng, người mê tín có sức khỏe thế chất và tinh thần tốt hơn người không mê tín, do đó có khả năng di truyền hệ gien bản thân tốt hơn. Là hậu duệ của những người mê tín, nên chúng ta mang sẵn cái bản năng mê tín trong bản chất sinh học của mình! Tuy nhiên đây là một chủ đề rất phức tạp, nếu có dịp tôi sẽ trình bày rõ hơn.

Vấn đề nhà ngoại cảm, nhất là việc sử dụng họ trong việc tìm mộ liệt sĩ đã quá rối loạn trong thời gian qua. Vậy theo Ông, các cơ quan nhà nước cần ứng xử như thế nào để thay đổi tình trạng trên? Có ý kiến cho rằng, nên cấm triệt để hoặc nếu để các nhà ngoại cảm này tồn tại thì cần phải quản lý bằng cách tổ chức thi để cấp giấy chứng nhận, cấp giấy hành nghề. 
Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường.
Nếu đặt ra nhiệm vụ quản lý ngoại cảm, nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhất là của Mỹ, nơi cả hai giới ủng hộ và phản đối các hiện tượng lạ đều hoạt động rất năng nổ. Ở đây có hai vấn đề: học thuật và quản lý nhà nước. Về mặt học thuật, chính phủ Mỹ tuyệt đối không chi tiền thuế của dân để nghiên cứu các hiện tượng đáng ngờ về mặt khoa học như ngoại cảm và tâm linh. Cần lưu ý thêm rằng, các tờ báo chính thống ngoại quốc (như Time, Newsweek, The Economist,…) không bao giờ viết về các hiện tượng này (trừ các bài phê phán!). Tất cả kinh phí nghiên cứu ngoại cảm đều do sự đóng góp của những người ưa chuyện lạ.
Do không công nhận ngoại cảm về mặt học thuật, nên chính phủ Mỹ cũng không đặt ra vấn đề quản lý ngoại cảm (tại sao lại quản lý cái không có?). Các nhà ngoại cảm được tự do hoạt động để thỏa mãn tính hiếu kỳ của dân chúng, miễn là không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác và của xã hội. Nếu có sự lừa gạt thì đó là việc của tòa án. 
Riêng tại Việt Nam, quan điểm của tôi là cấm giới ngoại cảm hành nghề. Còn ai muốn chứng tỏ khả năng, hãy thực hiện sự thử nghiệm trước giới chuyên môn đủ tư cách học thuật. Tuy nhiên đó chỉ là hoạt động thuần túy học thuật mà thôi. 
Hôm qua, cơ quan công an đã bắt “nhà tâm linh” - cậu Thủy (Bắc Ninh) vì tội lừa đảo làm giả hài cốt liệt sỹ. Đây không phải “nhà ngoại cảm” duy nhất có hành vi lừa đảo nhưng là trường hợp đầu tiên bị xử lý theo pháp luật. Vậy theo Ông, có nên có một cuộc tổng điều tra và xử lý tất cả những trường hợp có bằng chứng lừa đảo theo đúng quy định của pháp luật?
 
Đó là điều bình thường trong một nhà nước pháp quyền và nên làm. 
Gần đây, một giáo sư có tiếng đã phát biểu đại ý: không thể để Viện Toán học, Viện Vật lý “đứng cùng” với một trung tâm có những nghiên cứu về “áp vong”. Ông bình luận thế nào về phát biểu này?
 
Tôi hiểu sự bức xúc của và hoàn toàn đồng ý với ý tưởng đó. Theo tôi, UIA và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người là những tổ chức phải chịu trách nhiệm chính trong việc lăng xê giới ngoại cảm. Qua các sự vụ như công nhận khả năng áp vong của cô đồng Phương tại Thanh Hóa, tung hô lúa nhân điện (trồng lúa không cần phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện tuần hai lần đề nhìn ruộng lúa trong vài phút để “truyền năng lượng vũ trụ” mà lúa tốt bời bời!), bênh vực Phan Thị Bích Hằng hoặc gắn gương Huyền Thông để tôn vinh một số nhà ngoại cảm, có thể thấy hai tổ chức này là các cơ quan phản khoa học hơn là khoa học. 
Có thể bạn đọc không ngờ tới một thực tế rất đáng buồn rằng, ông tiến sỹ giám đốc UIA hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì, cho dù ông rất hăng hai nghiên cứu và tung hô giới ngoại cảm. Nếu không tin, xin bạn đọc hãy tìm lại hai loạt bài viết cũ của tôi. 
Những người phụ trách UIA hay Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng là nhà khoa học, vậy theo Ông tại sao họ lại tin và thuyết phục dư luận là có những nhà ngoại cảm thật (nhà ngoại cảm chân chính) dù khẳng định khả năng của họ chỉ đạt 60-70% và có thể mất đi ?
 
Có hai lý do cơ bản. Đầu tiên với tư cách một người bình thường, họ cũng mê tín như chúng ta, do bản năng sinh học chi phối. Thứ hai, tuy cũng là nhà khoa học, nhưng họ không phải là nhà khoa học trong lĩnh vực dị thường học, nên thiếu kiến thức chuyên sâu. Năm 2002, tôi đã từng báo cáo chủ đề Các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh dưới ánh sáng khoa học tại Viện Vật lý thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nên tôi biết. Tại buổi seminar đó, vị giáo sư giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người hoàn toàn chưa biết những thông tin mà tôi trình bày. 
Ông đánh giá thế nào về sự “chủ quan” của các tổ chức chi tiền cho việc tim kiếm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm như trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội chi hơn 7 tỷ đồng cho “nhà tâm linh Thủy”?
 
Hoặc họ tin tưởng mù quáng vào khả năng tâm linh, hoặc họ không tin nhưng vẫn chi tiền vì những lý do “tế nhị” nào đó. Chúng ta tin tưởng vào cơ quan điều tra và cùng chờ sự kết luận của pháp luật. 
Xin cám ơn ông! 
H.Minh

Vụ án 194 phố Huế: “Thế lực ngầm” chống lưng, điều khiển"

(Dân trí) - Sau rất nhiều nỗ lực của Cơ quan Điều tra, sau cả một quá trình đấu tranh đầy cam go của các phương tiện truyền thông, mà trong đó báo Dân trí là lực lượng nòng cốt, hành vi phạm tội của nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hai Bà Trưng - Trịnh Ngọc Chung đã bị vạch trần và đưa ra ánh sáng.
Bài 32: Bị can được vụ án 194 phố Huế được “ưu ái” về thời hạn tố tụng?
Sau khi Dân trí đăng tải trên 30 bài báo phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế, tòa soạn đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc.
Ngày 08/7/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ban hành cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội “Ra Quyết định trái pháp luật”. Quyết định truy tố này của VKSNDTC ngay lập tức nhận được sự tán thưởng, đồng tình của đông đảo nhân dân thủ đô và hàng triệu bạn đọc trên cả nước. 
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Bị can Trịnh Ngọc Chung có tiếp tục được “ưu ái” về thời hạn tố tụng?
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thì thời hạn đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 176 BLTTHS như sau: 
“Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45  ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử”
Bị can Trịnh Ngọc Chung bị VKSNDTC truy tố bằng bản cáo trạng ngày 08/7/2013 theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội “Ra Quyết định trái pháp luật” với khung hình phạt đến 10 năm tù, tức là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Dẫn chiếu theo quy định trên đây thì thời hạn đưa vụ án này ra xét xử tối đa không quá 04tháng (kể cả trong trường hợp phức tạp) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, tính đến ngày hôm nay (30/10/2013) thời hạn đưa vụ án ra xét xử của vụ án này đã gần hết nhưng phía gia đình bị hại 194 phố Huế phản ánh: Vẫn chưa nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND TP Hà Nội. Thậm chí gia đình 194 phố Huế chưa từng được TAND TP Hà Nội mời lên làm việc về vụ án!
Lật lại quá trình giải quyết vụ án, Báo Dân trí đã từng phản ánh, đã không dưới một lần vị nguyên Chi cục trưởng này được nhận “ngoại lệ” về thời hạn tố tụng. Và lần này, tại Cơ quan xét xử là TAND TP Hà Nội, liệu Trịnh Ngọc Chung còn được hưởng “đặc quyền” về thời hạn tố tụng nữa hay không?
Cáo trạng truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSNDTC
Cáo trạng truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Gia đình 194 phố Huế còn phải chờ đợi đến bao giờ mới được trở về nhà?
Đến nay đã hơn 2 năm kể từ ngày Trịnh Ngọc Chung nhân danh “Nhà nước” cưỡng chế trái pháp luật ngôi nhà 194 phố Huế khiến cho gia đình 194 lâm vào thảm cảnh khốn cùng, tan đàn xẻ nghé, mỗi người lang bạt một nơi. Vụ án đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan ngôn luận và được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thủ đô với mong muốn pháp luật được xử lý công bằng, nghiêm minh đối với kẻ phạm tội dù đó là bất kỳ ai. Tuy nhiên, vụ án vẫn bị kéo dài quá lâu, gây hoang mang trong lòng dư luận với quá nhiều tin đồn về “thế lực ngầm” chống lưng, điều khiển.
Bài 32: Bị can được vụ án 194 phố Huế được “ưu ái” về thời hạn tố tụng?
Luật sư Trương Quốc Hòe: "Việc nguyên Trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng Trịnh Ngọc Chung có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng vẫn được tự do, gây cản trở việc điều tra, truy tố tội phạm, khiến cho xung quanh vụ án này đến nay vẫn còn tồn tại quá nhiều tin đồn về “thế lực ngầm” chống lưng, điều khiển"

Là một lãnh đạo của Cơ quan Thi hành án dân sự cấp quận ngay giữa thủ đô Hà Nội, Trịnh Ngọc Chung đã cho cưỡng chế Thi hành án một tài sản mà không cần căn cứ vào bất cứ một bản án có hiệu lực pháp luật nào theo quy định tại Điều 70 Luật Thi hành án năm 2008. Bất chấp bản án 143/2007/QĐST-KDTM của TAND TP Hà Nội đã bị hủy, bất chấp quá trình kê biên có nhiều sai phạm, Trịnh Ngọc Chung đã cố tình làm giả hồ sơ để hợp thức hóa thủ tục bán đấu giá ngôi nhà 194. Điều này cho thấy thái độ đứng trên luật của Trịnh Ngọc Chung, lợi dụng quyền lực công để thực hiện đến cùng hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thống nhất ngay từ ban đầu nhằm cưỡng chế bằng được ngôi nhà 194 đã được Cơ quan điều tra làm sáng tỏ. 
Hậu quả từ hành vi phạm tội của y đã khiến gia đình 194 phố Huế rơi vào cảnh mất nhà cũng đã quá rõ ràng, thế nhưng vụ án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đã dấy lên nhiều hồ nghi về hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, làm mất lòng tin của công dân tới Cơ quan Nhà nước gây nên hậu quả rất nghiêm trọng về an ninh trật tự, chính trị trong xã hội.  
Vì thế, hơn bao giờ hết, dư luận đang hy vọng về một bản án xét xử công minh, đúng người, đúng tội đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung, cũng như giải quyết triệt để hậu quả do hành vi của bị cáo gây ra, khôi phục nguyên trạng ngôi nhà cho gia đình 194 phố Huế. 
Báo Dân trí đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẩn trương chỉ đạo, giám sát việc TAND TP Hà Nội xét xử công tâm, đúng pháp luật vụ án trên.

Như vậy, sau 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua.
Trong quá trình tác nghiệp điều tra vụ việc trên, PV Dân trí gặp phải không ít khó khăn trong việc thu thập tư liệu viết bài, cũng như có rất nhiều luồng dư luận “khóc mướn”, “tán thưởng” với việc làm trái pháp luật của bị can Trịnh Ngọc Chung. Đây chính là một "rào cản" lớn, một hình thức gây "sức ép" cản trở quá trình điều tra của cơ quan chức năng và Báo Dân trí. Đã có lúc đông đảo bạn đọc Dân trí tưởng chừng vụ án có thể "chìm xuồng", rơi vào "ngõ cụt", công lý sẽ không được thực thi!.
Hiện nay, dư luận đang mong chờ vụ án 194 phố Huế sớm được TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng, thanh lọc cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ án trên.
Vũ Văn Tiến
(Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét