Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Ngày 19/10/2013 - Chủ tịch Sang nói về ‘đồng chí X’

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Chủ tịch Sang nói về ‘đồng chí X’

Khi tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Tư 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là ‘đồng chí X’.
Phát biểu của ông Trương Tấn Sang vừa được phát trong phần tin thời sự kênh VTV1, Đài Truyền hình Trung ương.
Ông nói với các cử tri: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”.
Tuy nhiên, ông chủ tịch, một trong “tứ trụ” của Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thích lý do không có quyết định kỷ luật ‘đồng chí X’.
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Hôm thứ Hai, trong phát biểu bế mạc hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “”Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị.”
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Chủ tịch Trương Tấn Sang
“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Ông Trọng nghẹn ngào khi thừa nhận: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu.”
“Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó.”
Các kênh thông tin chính thức của nhà nước chưa nêu danh ủy viên Bộ Chính trị nói trên.

‘ Không thể trù úm cả dân tộc’

Ông chủ tịch thừa nhận vấn nạn tham nhũng là ‘sự thật không thể né tránh’; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
“Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”
Ông Sang khẳng định: “Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Khóa họp tới của Quốc hội Việt Nam, khai mạc ngày 22/10, sẽ bàn việc thành lập Ban Nội chính Trung ương để làm cơ quan thường trực phòng chống tham nhũng.
Luật Phòng chống tham nhũng cũng sẽ được bổ sung, trong khi hiện còn chưa rõ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, hiện vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban, sẽ được kiện toàn như thế nào.
Giới quan sát ghi nhận việc ba vị lãnh đạo cao cấp đều có những hoạt động nổi bật sau khi Hội nghị Trung ương kết thúc.
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Còn hôm 16/10, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên Bộ Chính trị.
THEO BBC
 VietNamquatkhoi says:
Bác Dậy Mà Xem
Bác dậy mà xem họ đấu nhau
Một phe tham nhũng một phe Tàu
Phe nào thắng thế đều bi đát
Đều kéo dài thêm những khổ đau.
Phe Tàu đảng trưởng Lú cầm cương
Chủ nước Tư Sang đánh mở đường
Bá Thanh đao búa đi tiền sát
Chờ hốt liền ngay lũ bất lương.
Phe tham đầu mục Dũng đi đầu
Đầu trâu mặt ngựa nối đuôi sau
Bọn này kết hợp do quyền lợi
Tỉnh uỷ vua con ngất ngưỡng giàu.
Cẩu trệ tranh quyền giữa thủ đô
Phe Tàu quân số chẳng là bao
Phe tham áp đảo rồi tràn ngập
Trọng Sang bể mặt Thanh té nhào.
Bây giờ bác đã thấy rành rành
Đảng này của bác quả lưu manh
Cháu con của bác toàn ăn hại
Bác nói gì đây với quốc dân?
Chỉ tội cho người dân nước tôi
Trao duyên nhầm tướng cướp, hư đời.
Bây giờ ân hận thì đã lỡ
Đã lỡ làng duyên cũ mất rồi!

Họ đã ở đâu?

Vậy là cuộc lên đồng vĩ đại nhất nhì lịch sử đã chấm dứt.
Tôi phát ngán khi lên diễn đàn dành cho các nhà báo trẻ và đọc những thứ họ viết ra vào thời điểm ấy. Ừ thì trẻ. Trẻ, nhưng họ là nhà báo.
Thay cho nỗi tiếc thương bởi sự ra đi của một con người lớn, một số thành phần cuồng tín trong đó đã biến tang lễ thành một cuộc đấu tố. Họ nhân danh họ là nhà báo, họ là nhân dân để biến mình thành những anh hùng bảo vệ sự tôn nghiêm, biến mình thành kẻ chỉ điểm, biến mình thành quan tòa, biến mình thành nhà quản lý.
Tôi đã sống đủ lâu, đã chứng kiến đủ nhiều để rồi đặt ra câu hỏi: Họ đã ở đâu những lúc mà người đã khuất cần đến họ?
- Họ đã ở đâu khi người đã khuất gửi hết tâm tư vào những trang thư đề nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên?
- Họ đã ở đâu khi ông gửi thư bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu?
- Họ đã ở đâu khi ông viết bài báo nói về thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề “cơ bản và cấp bách” nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay?
- Họ đã ở đâu trong cái kiến nghị không mở rộng thủ đô?
- Họ đã ở đâu vậy, suốt bao nhiêu năm qua, người đã khuất phải nằm vật vờ, sống nhờ vào cái bóng quá khứ của mình?
Tôi chẳng nhìn thấy họ ở đâu trong những lúc ấy. Rất ít sự ủng hộ, phần đông chỉ là im lặng, không có bao nhiêu những bình luận mang tính cá nhân trên mạng xã hội.
Và rồi lễ đưa tang họ đột ngột xuất hiện.
Họ đã tự cho mình cái quyền gì để đem cái đạo đức của mình ra làm quy chuẩn đánh giá xã hội, đấu tố cá nhân? Và chắc chắn là những người trong số họ, đã căn cứ vào sách vở nào để khiến cho đất trời phải đổi sắc mây, cây bằng lăng phải thay màu lá, con rùa Hoàn Kiếm phải ngóc đầu dậy gật gù bái biệt?
Họ đã đại diện cho cái gì để tạo ra những cuộc đấu tố vĩ đại trong những ngày tang lễ? Đấu tố một anh phát thanh viên lỡ mồm; đấu tố một anh phóng viên ảnh hăng hái quá mức; đấu tố một chú cộng tác viên chụp ảnh tự sướng trong lúc chờ đoàn xe tang đi qua…? Chắc gì họ đã buồn chưa, sao bắt người khác phải đau khổ rấm rứt?
Tôi bàng hoàng thực sự khi nghe thấy lời xin lỗi của lãnh đạo một đài truyền hình. Dư luận khủng khiếp đến mức tạo ra một sức ép chính trị chỉ bởi nửa câu lỡ lời. Mà đáng lẽ, một lời xin lỗi của anh phát thanh viên đối với khán giả là xong; đằng này, lãnh đạo phải nghiêm trang đứng lên tạ tội như thể ông đã không dạy dỗ chu đáo, để nhân viên của mình rút súng bắn chết mấy chục triệu người.
Cơn điên của xã hội hay dư chấn của trận lên đồng còn khiến cho rất nhiều người trong xã hội biến thành chó săn, thành chỉ điểm; tìm ra cho được cái thằng đã dám chụp ảnh tự sướng trước mặt nhiều người. Cứ cho rằng nó thiếu lịch sự; thì thử hỏi hành vi của nó có thể khép vào tội gì? Nó có trần truồng chạy ra giữa đám tang hay buông lời chửi bới người đã khuất không? Hay nó chỉ chụp ảnh nó, rồi quay ra làm công việc mà nó được giao? Nó làm thế thì gây thương vong, tổn thất đến ai, hay là trong tang lễ có quy định cấm chụp ảnh tự sướng?
Khoảng thời gian ấy, bạn chỉ cần mở miệng lỡ lời thôi là hàng trăm danh hiệu “phản động”, “súc vật”, “chó má”, “vô cảm”, “ngu dốt”… sẽ được trao cho bạn. Nhưng tin tôi đi, chừng một tháng nữa thôi, khi thông tin về đám tang ấy không còn là một thứ thời trang, những người tham gia vào việc tạo ra những danh hiệu ấy sẽ quên hẳn rằng họ đã từng tự cho mình là một nhà phán xét đạo đức trong một cái đám tang như thế.
Cũng chính là họ, họ đã im lặng khi những dòng người xuống đường biểu tình đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam. Họ đã im lặng. Nhưng rồi khi dân Tàu xuống đường phản đối Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thì họ viết bài ngợi ca rằng dân xứ Khựa yêu nước lắm.
Dẫu biết có những kiểm duyệt đang siết ngòi bút của họ lại; nhưng cũng đừng mong tìm thấy một ý kiến cá nhân của họ về các vấn đề ấy trên các diễn đàn, trên các trang cá nhân.
Tin tôi đi, chừng một tháng nữa thôi, những con người ấy sẽ biến mất trong chính những bài báo mà họ viết. Những bài báo chỉ nương quan điểm theo số đông, chẳng chính kiến, không lập luận, thiếu thống kê, không một cơ sở pháp lý; nhưng lại rất an toàn trước dư luận và nhà quản lý. Họ chỉ hăng hái, to mồm mở các cuộc đấu tố những lúc có thể kiếm nhuận bút. Khi rủng rỉnh túi tiền thì họ lại tiếp tục biến mất như chưa từng xuất hiện.
Thà rằng họ im lặng.
Chừng một tháng nữa thôi, sẽ chẳng còn ai nhớ tới họ nữa.
THEO FB SINH LÃO TÀ

Kinh tế 2014 chưa thể thoát khỏi trì trệ

Trong ngắn hạn cần tập trung giải quyết nợ xấu để xử lý điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn.

Nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập”

Nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013, chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Trần Du Lịch- Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, 9 tháng đầu năm 2013, kinh tế tăng trưởng chậm (GDP tăng hơn 5%), dự báo cả năm 2013 sẽ tăng khoảng 5,3% và CPI khoảng 6-7%.
“Điểm tích cực nổi bật mà chúng ta đạt được trong năm nay là các chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, tỉ giá và dự trữ ngoại hối ổn định, đặc biệt, hệ thống ngân hàng thanh khoản được giải quyết tương đối. Không còn chạy đua lãi suất huy động”- TS Lịch nói.
Tuy nhiên để giữ được sự ổn định này theo Tiến sĩ Lịch “nền kinh tế cũng phải trả giá. Nhiều doanh nghiệp đã chết hoặc ngưng hoạt động. Đặc biệt, nợ xấu ngày càng lớn… Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, kéo dài từ mấy năm trước”.
Bên cạnh đó, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 9 tháng đầu năm 2013 cũng chỉ tăng 4,63% so với tháng 12/2012, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập”. Nếu thiếu những biện pháp đủ mạnh để tạo sự chuyển biến tình hình, nguy cơ tái lạm phát sẽ tăng cao trong những năm sau.
Ngoài ra, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn.Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện có nhiều ngân hàng cho vay với lãi suất 5-5,8%/năm nhưng cũng có doanh nghiệp cho biết, “15% cũng không thể vay được”. Đây là điểm nghẽn của hệ thống ngân hàng mà theo TS Trần Du lịch là do thị trường giảm, những người được vay với lãi suất 5-7% thì không biết vay làm gì, còn người chấp nhận vay với lãi suất 14 – 15% thì ngân hàng không dám cho vì sợ tăng nợ xấu.
Nghịch lý này còn kéo dài trong thời gian tới. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ phải ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Mục tiêu của ngân hàng nhà nước là đến 2015, nợ xấu toàn hệ thống sẽ dưới 3%.
Theo nhận định của TS Trần Du Lịch, thời gian tới, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, những nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đổng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể.

Khó khăn ngân sách

Những khó khăn trên kéo theo một nguy cơ mới gây bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm 2013 là thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. (Riêng trên địa bàn TP HCM trong quý 3 chỉ có 30% doanh nghiệp có lãi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lại 70% không đủ điều kiện đóng thuế thu nhập doanh nghiệp).
Trong khi đó, chi công không thể giảm và trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách trong 2 năm 2014 và 2015. Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới, vấn đề này sẽ được đặt lên bàn nghị sự.
“Tôi cho rằng ngân sách sẽ tiếp tục khó khăn trong 1- 2 năm tới khi doanh nghiệp và nền kinh tế chưa phục hồi mạnh và một loạt chính sách miễn giảm thuế phải kéo dài. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải hướng tới thay đổi phân bổ ngân sách. Các quỹ phải minh bạch và phải tính toán huy động hết nguồn lực nhà nước. Hiện còn một số nguồn lực chưa huy động là thoái vốn một số ngành mà nhà nước không cần đầu tư. Vấn đề này có nhiều ý kiến kêu khó, tôi cho rằng không hề khó. Muốn huy động được nguồn lực này cho ngân sách, phải dứt khoát làm, thoái bán những mảng miếng đang hiệu quả, chắc chắn sẽ có người mua ngay”- TS Lịch đề xuất.

Năm 2014, chưa thể thoát khỏi trì trệ

Nhận định về tình hình kinh tế 2014, TS Trần Du Lịch cho rằng: “Năm 2014, nền kinh tế vẫn chưa thể thoát khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn. Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013 nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế”.
Tuy nhiên, theo TS Trần Du Lịch, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012- 2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%.
Nhiệm vụ chính trong năm 2014 – 2015 theo TS Trần Du lịch vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời là phục hồi niềm tin của thị trường thông qua các chính sách kinh tế trung-dài hạn và kết quả của quá trình tái cơ cấu 3 lãnh vực ưu tiên, theo tinh thần NQ TW 3 (khoá XI). Trong đó tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và khu vực doanh nghiệp Nhà nước là quan trọng nhất để vừa bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo niềm tin cho thị trường.
“Trong 3 chính sách đang tác động rất lớn đến ngành kinh tế, một là chính sách tiền tệ, 2 là tài khóa, 3 là chính sách thị trường hóa các loại dịch vụ hàng hóa công mà Chính phủ đang kiểm soát giá. Đây là 3 vấn đề gắn chặt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tôi đã đề xuất, lấy mục tiêu lạm phát 7% mỗi năm trong 3 năm tới để ổn định nền kinh tế. Chính phủ đang dự kiến trình Quốc hội tăng dự chi lên để kích cầu. Khi cầu tăng cao thì đầu tư công phải giảm lại để không xảy ra tình trạng lạm phát. Về các loại hàng hóa công cũng phải điều chỉnh giá và gắn với việc tính toán chỉ số lạm phát”- TS Lịch nói.
Trong ngắn hạn, TS Trần Du Lịch kiến nghị tập trung giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại để xử lý điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn. Trong đóphải xử lý nợ xây dựng cơ bản mà ngân sách đang nợ doanh nghiệp. Bởi phần nợ xây dựng cơ bản này đối với doanh nghiệp đang tạo phản ứng dây truyền: Doanh nghiệp nợ ngân hàng, ngân hàng tăng nợ xấu, nợ xấu không vay được, không vay được không có tiền làm công trình…

Cơ hội tái cơ cấu

Với những nỗ lực để kiềm chế lạm phát, đặc biệt thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ ngay từ ngày 7/1/2013 và những giải pháp hỗ trợ thị trường đã mang lại những kết quả khả quan. Thị trường đang dần lấy lại niềm tin và đây là cơ hội mà các doanh nghiệp cần nắm bắt để xây dựng một chiến lược kinh doanh mới.
“Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp không nên có tư tưởng “tăng trưởng nhanh, lãi nhiều” mà chuyển sang “lãi ít, nhưng tăng trưởng chắc”. Tôi mong rằng các ngân hàng cổ phần đừng đưa ra lãi tức cao để PR cho ngân hàng mình vì đây là giai đoạn phải tiến chắc”- TS Lịch bày tỏ.
Thời gian tới, thị trường sẽ diễn ra quá trình tự điều chỉnh; thị phần sẽ được phân chia lại. Đây là cơ hội cho những doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị phần, tăng đầu tư với chi phí rẻ. Kinh nghiệm cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, sau cái hoạ đều có cái phúc cho những người biết nắm được thời cơ. Ngay cả thị trường bất động sản, trong bối cảnh ảm đạm hiện nay cũng đang mở ra cái phúc như vậy; chứ không chỉ có họa.
Với lạm phát kỳ vọng 6-7% và tỷ giá VND/USD ổn định ở biên độ 2-3% trong năm 2013 sẽ tạo điều kiện quan trọng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường và tính toán cho các mục tiêu trung hạn. Bên cạnh đó, trên cơ sở định hướng tái cơ cấu nền kinh tế theo Đề án của Chính phủ đến năm 2020, doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.
“Chắc chắn trong các năm 2014-2015 sẽ diễn ra quá trình tái cơ cấu thị trường “nghiệt ngã”, trong đó có thị trường lao động. Đây là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực; thu hút đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tôi cho rằng đây là vấn đề cốt lõi”- TS Lịch nhấn mạnh.
TS Trần Du Lịch một lần nữa nhấn mạnh, phải làm thế nào để vực dậy nền kinh tế với mục tiêu lớn nhất của chúng ta là nền kinh tế phải tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập để từ giai đoạn 2016-2020 có thể đạt được tốc độ tăng trưởng từ 7- 8% mỗi năm thì mới có thể kỳ vọng đến sự thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nướcvà có tiền đề vật chất nâng cao phúc lợi xã hội./.
Theo VOV

Dù có giảm giá sốc BĐS hạng sang VẪN Ế vì khách thực như “lá mùa thu”



Việc 2 dự án BĐS cao cấp tại TPHCM là Sunrise City và The EverRich 3 giảm giá bán căn hộ tới 50% đã khiến cho nhiều nhà đầu tư lẫn khách hàng vô cùng bất ngờ. Đây được xem là một sự kiện có thể sẽ tạo ra “hiệu ứng” giảm giá cho BĐS hạng sang trong thời gian tới.

Giảm giá vì tồn kho và nợ xấu

Mới đây, Novaland – một đơn vị đã có uy tín phát triển căn hộ cao cấp với dự án Sunrise City tại quận 7 công bố giá bán căn hộ này ở giai đoạn 3 chỉ còn 27 triệu đồng/m2, so với căn hộ giai đoạn 1 đã giảm tới 50%. Cùng thời điểm này Phát Đạt cũng tuyên bố bán 75 biệt thự và nhà phố dự án The EverRich 3 (sát cạnh Phú Mỹ Hưng) với giá 40 triệu đồng/m2, so với giá dự kiến ban đầu mà đơn vị này dự định là 80-100 triệu đồng/m2 cũng giảm tới trên 50%. Theo đánh giá của giới địa ốc, đây là dự án có vị trí đẹp, hạ tầng tốt mà bán với mức giá như vậy có thể là một “hiện tượng phá giá” BĐS cao cấp ở khu vực này.
Theo thông báo của công ty Phát Đạt, hàng tồn kho đang chiếm tới 90% tổng tài sản của công ty này, tương ứng hơn 4.900 tỷ đồng. Tồn kho chủ yếu là giá trị quỹ đất và giá trị xây dựng tại các dự án đang triển khai như The EverRich 2 và 3. Sự èo uột của thị trường khiến cho Phát Đạt càng khó thực hiện những dự tính của mình. Từ năm 2011 đến nay, công ty hầu như không có nguồn thu lớn nào. Việc huy động vốn cho các dự án cũng khó khăn khiến công ty phải tính đến hàng loạt biện pháp như giãn tiến độ đầu tư, điều chỉnh thiết kế, thu hẹp đầu tư và cuối cùng là phải chấp nhận giảm giá khủng.
Đây chính là vấn đề cốt lõi không chỉ của riêng công ty Phát Đạt mà là của thị trường BĐS nói chung hiện nay. Muốn giải quyết tồn kho thì phải bán được hàng, vấn đề nan giải chung của toàn ngành khi mà thị trường vẫn còn ảm đạm và các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đang ôm lượng tồn kho khổng lồ.
Điều này càng quan trọng hơn đối với những doanh nghiệp không đủ khả năng về tài chính, không trông chờ được vào sự cứu viện của ngân hàng. Trước sức ép về chiến lược kinh doanh để tồn tại, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tuyên bố phá sản và đó cũng là giải pháp, hay sát nhập, bán một phần, bán toàn bộ dự án…

Thị trường sẽ đón nhận nhiều “cú sốc” nữa?

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6/2013 tồn kho căn hộ chung cư là 27.805 căn, tương đương 41.542. Riêng tại TP.HCM, tổng giá trị tồn kho khoảng 26.698 tỷ đồng, chung cư là 12.613 căn tương đương 22.414 tỷ đồng.
Mặc dù trong năm 2013 lượng tồn này đã giảm đáng kể do chủ đầu tư các dự án mạnh tay trong việc cắt giảm giá bán, tăng mạnh chính sách ưu đãi khách hàng, linh hoạt trong chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, hiệu quả đạt được không cao và các doanh nghiệp vẫn đang phải gồng mình, vật lộn với thị trường để tìm ra giải pháp, nhất là những dự án không có chiến lược “đi trước đón đầu”, chờ đợi thị trường, không điều chỉnh giá.
Theo một số nhà đầu tư nhận định, việc giảm giá tại thời điểm mặc dù đã là muộn và nó cho thấy những khó khăn mà thị trường đang và sẽ phải đối mặt, song ít nhiều việc này sẽ tạo ra những nhân tố mới làm tăng tính thanh khoản, hút dòng tiền vào. “Cú sốc” giảm tới 50% này sẽ đưa bất động sản TPHCM về vùng đáy và sẽ làm khuấy động thị trường, tạo nên tính thanh khoản cao cho dự án.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vụ vỡ trận của hai đại gia BĐS mà điển hình là việc “Bầu Đức” (Hoàng Anh Gia Lai) rút khỏi thị trường và Quốc Cường Gia Lai liên tiếp đối mặt với các vụ kiện tụng đã là một thông báo rõ ràng cho thị trường. Và rất có thể, tiến độ vỡ trận sẽ dồn dập hơn vào những ngày tới. Điều đó cũng có nghĩa nhiều chủ đầu tư sẽ chấp nhận hạ giá nữa để thu về thứ mà họ cần duy nhất lúc này là dòng tiền.
Sau vụ 2 chủ đầu tư lớn hạ giá sản phẩm đến 50% và những tác động của nó tới thị trường thì chắc chắn rất ít chủ đầu tư sẽ giữ giá bán quá cao, không phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu của thị trường mặc dù phân khúc căn hộ cao cấp luôn có đối tượng riêng bởi lẽ, tình trạng đóng băng kéo dài, thanh khoản kém, chủ đầu tư “đói’ tiền nên phân khúc cao cấp sẽ còn đón nhận thêm nhiều đợt giảm giá.
THEO TẦM NHÌN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét