Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

LÝ QUANG DIỆU: 'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm' & Quan hệ Việt Trung thời kỳ mới: mừng ít lo nhiều

'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm'

Hồi tháng Tám vừa qua, cựu thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt cuốn sách hơn 400 trang, bày tỏ quan điểm về tương lai, triển vọng của các quốc gia lớn đáng chú ý trên thế giới và trong vùng Đông Nam Á.
Cuốn 'One man’s View of the World' có cả phần nhận định của tác giả về hiện tại và tương lai của Việt Nam.
Theo ông Lý, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận.

Nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, theo mô hình cải cách kiểu Trung Quốc.

Ông Lý Quang Diệu từng thăm Việt Nam.
Thực sự thì Đổi mới ở Việt Nam khác xa những gì diễn ra ở Trung Quốc.

Mấy năm gần đây, ông Lý hoàn toàn chán nản về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo.

Theo ông, Việt Nam chưa hề và sẽ chưa thể có một lãnh đạo ngang tầm Đặng Tiểu Bình trong một tương lai gần. Ông đã sử dụng một cụm từ mô tả chung cho toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam: 'Bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa'.

Theo lời ông Lý, ở Việt Nam, những vị lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi những vị này nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.

Chỉ hắng giọng, ậm ừ
Singapore là tấm gương thu hút đầu tư nhờ hệ thống nhà nước hiệu quả
Ông có đưa ra một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam.

Ông thuật lại chi tiết về những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội.

Khi công ty này bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang bắt đinh ốc vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn.

Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói: “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy”. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn.

Ông Lý Quang Diệu giải thích với những nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó.

Giới chức Hà Nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này. Họ không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
"Khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay"
Theo ông Lý, lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác.

Sự thật thì ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia cuộc chiến (được đa số người Việt gọi là kháng chiến chống Mỹ) đang tham gia giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và bộ máy chính quyền.

Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi “đánh nhau”.

Cựu thủ tướng quốc đảo sư tử nhìn nhận, điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa chính là tham nhũng. Đội ngũ cán bộ Đảng bỗng chốc nhận thấy những người ngoài Đảng đang giàu lên nhanh chóng.

Họ vỡ mộng và dần trở nên tham tiền, hám của. Ví dụ như những quan chức hải quan cao cấp nhập khẩu xe hơi bất hợp pháp để được chia phần lợi nhuận.

Khác Trung Quốc, Việt Nam không có một nhân vật giống như ông Đặng Tiểu Bình, một người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đội ngũ cán bộ vừa có niềm tin vững vàng rằng tiến hành cải cách triệt để là con đường duy nhất vươn ra thế giới.

Có thể nói, chiến tranh chính là lý do tại sao đất nước lại thiếu đi một con người như vậy.

Tiếp tục bế tắc
Trong cuốn sách mới ra, ông Lý Quang Diệu chỉ còn niềm tin vào thế hệ trẻ Việt Nam
Trong khi những lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có hàng thập kỷ thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, chọn lựa những lời khuyên thực tế về việc gì cần làm, tiếp tục củng cố niềm tin và hệ tư tưởng, thì các nhà cộng sản Việt Nam vẫn bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt với người Mỹ, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước.

Hơn thế nữa, hầu hết những doanh nhân thành đạt ở miền Nam Việt Nam, những người đã quen thuộc với cách làm việc của chủ nghĩa tư bản thì lại bỏ trốn ra hải ngoại vào những năm 70.

Điều đáng nói hơn cả là cách nhìn nhận rất khách quan và tích cực về con người Việt Nam của ông Lý Quang Diệu. Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được những điểm số cao nhất trong cách kỳ thi tầm cỡ quốc tế.

Với những con người thông minh như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, đáng lẽ Việt Nam phải giàu mạnh từ rất lâu rồi.

Theo ông Lý, thật đáng tiếc là Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình. Ông đặt niềm tin rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay.

Những con người ấy sẽ nhìn nhận được Thái Lan đã thành công đến như thế nào, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Lý thì Việt Nam đang gặp phải những khó khăn lớn.

Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu bài chia cắt nội bộ ASEAN, cô lập các bên để giành thế thượng phong trong đàm phán song phương. Nước có hàng mấy ngàn năm lịch sử chiến tranh lân bang này sẽ kiên quyết từ chối đàm phán đa phương dưới mọi hình thức.
'Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm'
Về quan hệ Việt – Mỹ, ông Lý cho rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ được chính quyền Việt Nam đồng ý cho trở lại Cam Ranh đóng quân. Hơn thế nữa, việc Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên, những động thái đó chẳng mang lại nhiều ý nghĩa trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông Lý, Việt Nam hầu như không thể trông mong vào tiếng nói và hành động của Hoa Kỳ. Ngoài những bất đồng trong chính trị và nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, Mỹ không hề muốn đối đầu với một nước lớn và đầy tiềm lực như Trung Quốc.

Ông Lý Quang Diệu, trong phần nói về Việt Nam, tuy không bộc lộ rõ nhưng người đọc có thể nhận ra ông không mấy tin tưởng vào sự can thiệp của ASEAN trong việc lên tiếng giúp Việt Nam đạt được thắng lợi dù nhỏ trong đàm phán biển Đông với Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là tương lai vấn đề Biển Đông của Việt Nam, trong suy nghĩ của cựu thủ tướng Singapore, là hoàn toàn bế tắc.
Hạnh Nguyên  
Bài của bạn đọc BBC Tiếng Việt
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Hạnh Nguyên, một bạn đọc của bbcvietnamese.com từ Việt Nam.

Hàn Quốc đã thành công, ta vẫn loay hoay

...cc : Không thể so sánh xứ “thiên đường” của CHXHCN VN với Đại Hàn được, từ khởi đầu cứ cho là năm 1953 thì Đại hàn là Quốc gia tư bản , nhà cầm quyền có tâm và vì Dân tộc của họ thì phải tôn trọng “cá nhân” và chịu trách nhiệm cá nhân trước toàn thể Quốc dân…Riêng về mặt Kinh tế Tài chánh Công nghiệp , nhà cầm quyền vạch ra đường lối hiệu quả , hướng dẫn đi tới ,hỗ trợ Công dân làm ăn cho tối ưu với Cộng đồng mình . là một “trọng tài và giám sát” toàn diện cho nền Kinh tế tài chánh xã hội, không phải lăn xả vào mà “cướp” của cá nhân , phải thực thi công bằng xã hội (được chừng nào tốt chừng ấy, chứ không phải kiểu “thành công tốt đẹp” , không có cái gì trên đời mà trăm phần trăm) chỉ trừ những lãnh vực an ninh Quốc gia , nhưng giới cầm quyền cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể trước Quốc Dân- Cái thứ “cha chung không ai khóc” hay “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” là như thế nào , nó ra làm sao , định nghĩa và diễn giải theo qui luật Kinh tế hình thành….chính Ông TS này cũng không giải thích ?!-
   Ai cần tìm hiểu tại sao Đại Hàn phát triển nhanh chóng ,trong khi có hoàn cảnh “tương cận” ta nhưng tài nguyên thiên nhiên và Dân số thua ta , hãy tìm tài liệu xem cho biết. Và sóng gió chính trường khoảng 1960 đến 1974 rất là “lộn xộn”.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/136460/han-quoc-da-thanh-cong–ta-van-loay-hoay.html
-”Cùng một xuất phát điểm như vậy, mà Hàn Quốc đã thành công. Còn chúng ta, trong cùng một khoảng thời gian đó, vẫn loay hoay với việc giải quyết những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường” – PGS-TS Trần Đình Thiên.
Sau khi trả giá đắt, mới nhớ ra… bài học
Các nước che đậy, Việt Nam lại… trưng ra
Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường
Theo cách giải thích của ông, tôi hoàn toàn cảm thấy dễ hiểu. Vậy mà sao suốt 25 năm qua tại sao chúng ta lại vật vã, khổ sở đến vậy, và cũng khiến cho giới đầu từ nước ngoài vào Việt Nam luôn băn khoăn, thắc mắc, thậm chí hồ nghi về khái niệm này, để có những quyết định quan trọng khi bỏ đồng vốn ra?
Bởi vì hoá ra chúng ta chưa hiểu thế nào là kinh tế thị trường theo nghĩa đàng hoàng tử tế. Chúng ta tưởng chúng ta hiểu, bởi giáo trình Tây có đầy rẫy, đọc là hiểu. Nhưng hoá ra lại không phải là thế.
Điều cốt lõi nhất của kinh tế thị trường là chấp nhận những quyền tự do về tài sản, bao gồm quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh. Tất nhiên là tự do trong khuôn khổ luật pháp, tự do có điều kiện, chứ không phải tự do vô chính phủ.
Vai trò của nhà nước pháp quyền là đảm bảo cho những quyền chính đáng đó được thực hiện. Và, đặc biệt, không cho cái tự do vô chính phủ nó phá đám việc thực thi những quyền đó.
Ông Adam Smith bảo nhà nước là “gác đêm” cho sở hữu tư nhân là theo cái nghĩa đó. Tức là đừng để cho bọn trộm cắp lợi dụng trạng thái “tối đen” về luật pháp mà cuỗm những quyền chính đáng đó của cá nhân.
Vai trò lớn nhất của nhà nước, tựu trung lại, là bảo vệ những tài sản của những cá nhân đó để họ yên tâm vận hành tài sản đó một cách hiệu quả nhất và sáng tạo ra của cải cho xã hội, và một phần được dùng lại làm chi phí vận hành cho nhà nước.
Thị trường là cạnh tranh tự do, càng nhiều cạnh tranh tự do, càng nhiều sở hữu tư nhân hợp pháp, và sự bình đẳng giữa các chủ thể, thì nền kinh tế thị trường càng tốt. Cách hiểu của mấy chục năm qua đã khiến cho cái định hướng cao đẹp, nhưng rất xa vời kia, đã lấn át cái kinh tế thị trường.
Theo ông căn nguyên của cách hiểu sai lệch này là gì?
Đây không phải là lỗi cá nhân nào cả. Mà là hệ quả của một ý thức hệ thâm căn cố đế.
Rất may là gần đây hai khái niệm thị trường và định hướng XHCN đã dần rõ ra, và nhà nước cũng bắt đầu ngộ ra rằng vai trò chính của mình là làm sao giảm thiểu tổn thất thị trường. Đây là cách hiểu định hướng XHCN một cách hợp lý nhất.
Còn về mặt xã hội, vai trò của nhà nước là điều tiết làm sao đừng để sự chênh lệch thái quá giữa các cá nhân trong xã hội, bởi sự chênh lệch thái quá sẽ dẫn đến sự méo mó về nhân cách con người, và lớn hơn là bất ổn xã hội.
Đâu cũng vậy thôi, câu chuyện phong trào Phố Wall là vậy đó.
Kinh tế thị trường, XHCN, Trần Đình Thiên, Việt Nam
PGS-TS Trần Đình Thiên
Để khắc phục cái nhận thức sai lệch này phải làm sao đây?
Chuyện này không chỉ một số nhà lãnh đạo hiểu, không chỉ giới lý luận, hay chuyên gia kinh tế hiểu, mà toàn xã hội phải hiểu kinh tế thị trường đích thực là gì. Là tư nhân, cạnh tranh, vị thế, và được đảm bảo bằng luật.
Việt Nam bây giờ càng phải làm sao phải càng thúc đẩy cho hệ thống thể chế thị trường phát triển nhanh, bởi đã hội nhập vào cái thị trường thế giới phát triển rất cao rồi. Đã ngồi trên lưng hổ rồi, không còn cửa tụt xuống đâu, gẫy cổ như chơi.
Chúng ta hay nhắc đến từ công nghệ, phấn đấu có công nghệ hiện đại. Nhưng để đảm bảo điều đó, trước hết phải có hệ thống thế chế hiện đại, đặc biệt với những nước đi sau. Bởi chỉ so thể chế tốt, những nhà đầu tư có công nghệ hiện đại họ mới vào được.
Nói tóm lại, muốn định hướng thì phải có đối tượng để định hướng trước. Tức là phải có thị trường thì mới định hướng XHCN được. Thị trường càng lành mạnh thì định hướng càng hiệu quả, và càng đỡ tốn kém (về chi phí định hướng).
Từ lập luận nói trên, tôi thấy Nghị quyết Đại hội XI, tuy không dùng những từ đạo to búa lớn, nhưng đã tiếp cận được tư duy phát triển đúng.
Tại sao Việt Nam chậm tiến?
Vấn đề chính của Việt Nam hơn hai chục năm qua là gì?
Chúng ta đưa quá ít những nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường vào thực tiễn, mà quá chú trọng phần quản lý nó theo cách hành chính, vì sợ nó chệch hướng. Như tôi đã nói, cái định hướng tốt nhất là phải tạo ra cái đối tượng cần định hướng (thị trường), và để cho nó phát triển bình thường nhất.
Đó là lý do tại sao doanh nghiệp Việt Nam phát triển hơn 20 năm rồi, nhưng vẫn yếu, và thị trường vẫn kém phát triển. Hay nói một cách nhẹ hơn là phát triển khấp khểnh, không đồng bộ.
Nói một cách hình ảnh là không nên quá chú trọng tới việc giáo dục giới tính cho một cô bé con mới 5-6 tuổi, tôi xin lỗi các chuyên gia về giáo dục và bình đẳng giới, đúng không ạ?
Nhưng, theo ông, khoảng thời gian vừa rồi có phải là vẫn chưa đủ dài cho cô bé con đó trở thành một cô gái nở nang, hay theo cách nói của các cụ là “xôi ra xôi, oản ra oản” không?
Thời đại này là thời đại của tốc độ, của thay đổi tới chóng mặt. Hàn Quốc chẳng hạn, cũng trong khoảng thời gian đó, họ đã bước từ cái xã hội kém phát triển, như chúng ta, sang xã hội phát triển loại cao.
Ông có nhớ trong cuộc hội thảo Hàn – Việt cách đây mấy năm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, chính (cựu) Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã nói rằng Việt Nam và Hàn Quốc có cái xuất phát điểm giống nhau là đều đi lên từ đống tro tàn của chiến tranh không?
Có. Cùng một xuất phát điểm như vậy, mà Hàn Quốc đã thành công. Còn chúng ta, trong cùng một khoảng thời gian đó, vẫn loay hoay với việc giải quyết những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường. Ví dụ như lực lượng doanh nghiệp, ví dụ như sự vận hành của các thị trường, ví dụ như câu chuyện cạnh tranh tự do, bình đẳng…
Ông lý giải thế nào về sự rụt rè, e ngại, vừa làm vừa run, nặng về định hướng, hơn là phát triển thị trường? Do thiếu quyết tâm chính trị, hệ thống think-tank có vấn đề, hay do cái mà gần đây người ta hay nói vui là “Việt Nam là nước khó có thể phát triển”?
Hoặc giả nguyên nhân chính là những yếu tố tác động từ bên ngoài khiến chúng ta e ngại? Chẳng hạn khủng hoảng kinh tế – tài chính, cuối những năm ’90 ở châu Á, và lặp lại 10 năm sau trên toàn thế giới?
Những điều anh nêu đều có lý cả. Nhưng nói một cách tận cùng là suốt mấy ngàn năm phát triển của Việt Nam cái cấu trúc phát triển của ta nó quá bền vững, như chúng ta hay nói là con trâu đi trước cái cày đi sau, và con người đi sau rốt.
Cái hệ thống thể chế dựa trên ba nhân vật ấy nó tích đọng lại quá lâu nên phá vỡ nó rất khó. Nhất là việc cái cấu trúc thể chế đó đã giúp dân tộc này xử lý thành công bao nhiều cuộc chiến tranh…
Bởi sự luôn phải gồng mình lên đương đầu với bao cuộc chiến tranh, nên nó luôn cảnh giác với mọi thế lực từ bên ngoài. Mọi luồng gió mới từ bên ngoài vào luôn được đón nhận với một tâm lý cảnh giác cao độ.
Hơn nữa, hệ thống đó lại thành công trong các công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, nên mặc nhiên người ta thấy đó là một hệ thống rất tốt.
Văn hoá tự chịu trách nhiệm
Nhất là đối với một đất nước trải qua khá nhiều cuộc chiến tranh trong quá trình một ngàn năm từ khi có nền độc lập của mình, đúng không ông? Nhưng xét cho cùng, chiến tranh tuy nhiều, nhưng vẫn chỉ là những cái bất thường, còn hòa bình và phát triển mới là cái bình thường trong quá trình phát triển của một xã hội.
Theo tôi, suy cho cùng là phải suy như vậy, chứ chúng ta hay có thói quen qui lỗi ngắn hạn, qui cho ông nọ, ông kia, hay cho giai đoạn nọ, giai đoạn kia. Tất nhiên ai cũng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về những quyết định của mình cả. Nhưng chúng ta phải nhìn như thế để đánh giá cho nó công bằng hơn, thấy gốc rễ vấn đề ở chỗ nào mà thay đổi.
Hơn nữa, cái xã hội của chúng ta còn dựa trên mô hình của phương Đông, của đồng thuận xã hội, và ảnh hưởng nặng nề của Khổng Giáo. Xã hội đại đồng đâu phải phát minh của ông Karl Marx, ông Lenin đâu, mà là phát minh của ông Khổng Tử, và những đệ tử của mình. Một cấu trúc xã hội mà mỗi người đều có tham gia vào đó, mỗi người đóng một vai trò chức năng khác nhau.
Khi có đổi mới, đó là một cuộc cách mạng thực sự – chuyển sang kinh tế thị trường. So với với nhiệm vụ hội nhập của dân tộc Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy đổi mới nó tiến chậm.
Nhưng nếu nhìn vào tiến trình lịch sử, thì quả là một phần tư thế kỷ đổi mới vừa rồi cũng làm được một việc lớn: đó là rung, là lắc cái cấu trúc “tĩnh” đã hình thành hàng ngàn năm đó, khiến nó phải năng động.
Tức là không chỉ văn hóa thể hiện bản thân, mà có cả cái văn hóa chịu trách nhiệm về sự thể hiện đó?
Cũng có thay đổi rồi, nhất là với lớp trẻ, chứ không phải hoàn toàn vẫn như vậy.
Nhưng nói chung tập tính, đặc điểm tâm lý cố hữu đó của người Việt, hoàn toàn không còn tương thích với yêu cầu phát triển hiện nay nữa. Cho nên tôi nói việc thay đổi lối tư duy này sẽ thực sự là một cuộc cách mạng.
Chúng ta cũng nên tự tin rằng hơn một phần tư thế kỷ đổi mới vừa rồi, cũng có những cái chúng ta nhập cuộc với thế giới đâu phải quá chậm. Viễn thông, điện thoại di động, internet, chẳng hạn. Hay Đặng Thái Sơn, hay Ngô Bảo Châu chẳng hạn.
Tất nhiên những cái đơn lẻ đó cũng chưa đủ chứng tỏ là Việt Nam đã nhập cuộc tốt. Nhưng, chí ít, nó cũng cho thấy nếu thực sự quyết tâm thì cũng có thể làm được cái gì đó.
Và điều làm được đó nó giúp chúng ta thoát khỏi cảm giác tự ti rằng dân tộc chúng ta không thể khẳng định được gì trước loài người, ngoài việc đánh thắng mấy đế quốc to, trong quá khứ. Bởi tuy là cá thể, nhưng những cá thể đó là dấu hiệu của năng lực Việt Nam.
Tôi lấy ví dụ cơ cấu công nghiệp, bởi cũng sắp đến năm 2020 rồi, khi Việt Nam phấn đấu đạt mức cơ bản là nước công nghiệp, chúng ta định làm cái gì trên thế giới, trong cái chuỗi giá trị của loài người? Tôi nghĩ Việt Nam phải tạo ra một cái riêng.
Ta hãy so sánh Đài Loan với con chip của PC. Chính con chip đó đã định vị Đài Loan trong cuộc chơi. Thậm chí, người Đài Loan còn tự đặt cho mình một vị thế là thiết kế sản phẩm vi tính cho loài người.
Còn Việt Nam, do mới nhập cuộc, nên chủ yếu đi theo người ta, chứ chưa nghĩ đến chuyện nghĩ ra cái gì mới. Nhưng đây là chuyện cần thiết, và cấp thiết.
Hay Việt Nam sẽ chỉ là người đi hút dầu thô, đào mỏ, hay xúc cát đi bán cho loài người? Và được bao lâu?
Ý ông nói là phải có sản phẩm made by Vietnam, chứ không chỉ made in Vietnam?
Tất nhiên. Nhưng đầu tiên phải made in Vietnam đã, bởi bây giờ thế là đã khó rồi.
Xin cám ơn ông.
Huỳnh Phan

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...

Không biết bao lần tôi được nghe ông nói. Không biết bao bài báo đã phỏng vấn ông. Ông được mệnh danh là người có “nghề” trả lời phỏng vấn đặc biệt là hỏi gì đáp nấy. Không phải tất cả những điều ông nói tôi đều thích nhưng phải thừa nhận rằng những điều ông nói bao giờ cũng hấp dẫn và nó luôn ẩn chứa một thông điệp nào đó liên quan đến những vấn đề “nóng” của xã hội.
Ông được xếp vào hàng “tứ trụ” (Nhất Thước/Nhất Ngoạn – Nhì Trân – Tam Lân – Tứ Quốc) trong Quốc hội, là người không thích nói suông mà phải xắn tay vào thực hiện, đó là điều chúng tôi cảm nhận được từ con người ông. Có gần ông, nghe ông trong những lúc “trà dư tửu hậu” mới hiểu rằng những khao khát cống hiến của ông cho đời thật là ghê gớm. Và đây là một trong những lần nói chuyện như thế mà chúng tôi ghi lại được với Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.
Sách giáo khoa là linh hồn của bài giảng. Vâng, vấn đề sách giáo khoa (SGK) hiện nay phải nói là không ổn một chút nào.
http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2012/01/22/gsnguyenlandung_1.jpg

Tôi đi nước nào tôi cũng mua SGK phổ thông, hiện nay tôi có chừng 70 cuốn SGK sinh học của các nước và tôi giật mình thấy SGK của nước mình không giống với SGK của bất cứ nước nào. 
SGK Việt Nam dạy cái gì? Xin thưa, dạy tất cả các môn của Đại học Sư Phạm: Thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xương, động vật có xương, giải phẫu người, giải phẫu động vật, sinh lý người, sinh lý động vật, sinh thái học, vi sinh học, tiến hóa, di truyền…
Trong khi đó một nước phát triển như nước Pháp, trong chương trình giáo dục học sinh phổ thông không dạy chương trình biologie, từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng họ có môn “la sienne de la vie”, “sienne de la terre” (khoa học về sự sống, khoa học về trái đất). Như vậy thay vì họ học về dương xỉ, mộc bá, quyết… cấu tạo dây thần kinh của thằn lằn, dây thần kinh thỏ… như chúng ta thì họ dạy những khái niệm rất chung như thần kinh từ vi khuẩn đến người, dinh dưỡng từ vi khuẩn đến người… còn những thứ mình dậy là vấn đề của những nhà nghiên cứu, của trình độ đại học. 
Mô hình thứ hai là mô hình giáo dục của Nepal, một nước rất nghèo, nghèo hơn cả Việt Nam, nhưng giáo dục của họ tuyệt vời. Tôi mua 2 cuốn sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 mỗi cuốn 700 trang. Với số lượng trang như vậy chắc học sinh của họ không cần phải học thêm gì nữa. Tại sao họ có thể dạy sinh học cho lớp 11, 12 với những cuốn sách 700 trang? 
Câu trả lời cực đơn giản, nhưng tôi nói không ai nghe!
Đó là coi lớp 9 và lớp 10 là xong phổ thông. Thế hệ của tôi cũng vậy. Hai năm lớp 11 và 12 họ chia 4 phân ban: một là quản trị kinh doanh, hai là khoa học xã hội và nhân văn, ba là toán lý, bốn là hóa sinh. Và mỗi một chuyên ban lại học 4 môn. Chỉ có ban hóa sinh mới học sinh học, còn 3 ban kia chỉ cần kiến thức sinh học ở bậc phổ thông là đủ. Như vậy mới có cuốn sách giáo khoa 700 trang dành cho lớp 11 và 12. Lớp 11, 12 gần như bước đệm, dự bị đại học. Hơn nữa, không có nước nào có một bộ sách giáo khoa duy nhất như nước ta. Khi ở trong quốc hội, tôi đấu tranh chuyện này mà không thành công là bởi vì họ nghĩ một bộ SGK còn chưa ra gì huống hồ nhiều bộ.
Nhưng, chính là một bộ mới chưa ra gì vì không có cạnh tranh, còn ở các nước thì rất nhiều bộ SGK. Cũng như không có nước nào có một loại thuốc đánh răng, và đương nhiên không phải ai cũng làm được thuốc đánh răng vì nó phải có tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cho nên phải có một chương trình chuẩn, phải dùng được lâu dài, nhiều năm chứ không phải như hiện nay. 
Thế nhưng, kiến nghị của tôi cũng không ai nghe!
Xây dựng một chương trình chuẩn đâu có khó. Tôi không đồng ý với cách Nhà nước chuẩn bị đến 2015 mới bắt đầu đổi mới toàn diện chương trình giáo dục, làm thử vài năm rồi mới viết sách giáo khoa, rồi lại thử nghiệm vài năm nữa… đến lúc đó chắc thế hệ chúng tôi đã hai năm mươi rồi. Tôi cũng không hiểu tại sao không giao việc này cho các Hiệp hội chuyên ngành để chỉ cần trong một năm có thể hoàn thành Bộ Chương trình Giáo dục phổ thông trước khi đưa ra thảo luận rộng rãi, sau đó có thể thông qua tại một Hội đồng đủ quyền lực cấp Nhà nước. Hội sinh học chúng tôi sẵn sàng chỉ với điều kiện cho chúng tôi xin những chương trình dạy học của một số nước. Việc đó cực dễ hỏi Đại sứ quán nào người ta cũng có thể cho ngay. 
Để cho các hội chuyên ngành tham gia viết SGK là điều nên làm, và họ sẽ mời những người dạy lâu năm cùng tham gia. Như vậy SGK phải là chuyện của các nhà khoa học hay nhóm các nhà khoa học, của các thày giáo hay nhóm thày giáo… khi đã có một chương trình chuẩn rồi. Và cuốn nào hay thì người ta dùng. Chỉ tập chung làm một việc đó thôi cũng đủ tạo ra một bứt phá rõ rệt trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Một câu chuyện rất đơn giản đó nhưng…
Tôi nói cũng không ai nghe, không ai làm!
Học sinh của chúng ta đâu có kém, bằng chứng là đã có lần tôi ngạc nhiên và vô cùng phấn khởi khi dự một buổi lễ trao phần thưởng ở một trường Dược khá nổi tiếng ở bang California khi những em học sinh lên lĩnh phần thưởng đa phần là người Việt. Như vậy người Việt Nam không kém nhưng chương trình học của người Việt không tốt, SGK không tốt mà ở bậc đại học lại càng không tốt. Các trường Đại học lại mở ra quá nhiều mà không có SGK. Hiện nay nước ta có khoảng 400 trường Đại học cao đẳng, dự kiến đến năm 2020 có đến 600 trường, tôi nghĩ rằng nếu như thày không đủ trình độ để giải quyết những vấn đề của xã hội thì mở ra nhiều trường như vậy để làm gì. Ví dụ như ngành môi trường chẳng hạn. Giải quyết các vấn đề về rác thải, nước thải, ô nhiễm… đến thày các em còn chả làm được huống hồ sinh viên mới ra trường.
Môi trường chỉ là một ví dụ thôi, các ngành khác cũng vậy, phải có các thày là các nhà khoa học giỏi mới có thể đào tạo ra các chuyên gia, còn nếu các thày còn chưa đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề của ngành đó thì có đào tạo ra một loạt cử nhân cũng chả giải quyết được gì. Chi bằng ta nên mở nhiều trường đào tạo về ngoại ngữ, vì thích học đại học là nguyện vọng chính đáng của mọi người, và thậm chí cả nước được đào tạo về ngoại ngữ cũng chả sao. Tôi quen một người bạn là người đầu tiên làm ra cái bẫy dính chuột, tôi hỏi anh lấy đâu ra công thức? Anh bảo, trên mạng internet đầy. Bây giờ cái gì đã qua thời kỳ bảo hộ tác quyền người ta đều công bố hết. Như vậy, chỉ cần biết ngoại ngữ có thể trở thành nhà kinh doanh. Thà thế còn hơn đào tạo những chuyên ngành mà cả thày và trò đều không đủ trình độ để giải quyết các vấn đề xã hội. Dẫn đến việc rất nhiều sinh viên ra trường phải đi tiếp thị mì tôm, thuốc lá, bán chè chén vỉa hè... Đấy là chuyện đau lòng.
GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
Không có ngành công nghiệp vi sinh vật chúng ta không bứt phá lên được về kinh tế đâu! Tôi nói mà cũng không ai nghe…
Trong lĩnh vực vi sinh vật học, chúng tôi có hợp tác với Nhật bản để tìm ra các vi sinh vật mới, có một điều rất lạ là nếu như họ cần phải đi tìm một loài mới nào đó thì sẽ rất vất vả nếu họ đến các nước Châu Á song hễ cứ sang Việt Nam thì chỉ trong khoảng 2 tháng là bao giờ cũng tìm được rất nhiều loài mới… Tôi vẫn nói đùa rằng, có lẽ tại nước tôi bẩn quá chăng?
Thật ra không phải thế. Điều này xuất phát từ chỗ điều kiện khí hậu của nước ta nằm giữa khí hậu nhiệt đới với ôn đới, mặt khác nước ta lại có những khu rừng nguyên sinh mà tại đó chúng tôi chỉ cần lấy một cục đất bằng ngón tay thôi rồi cùng với những chuyên gia Nhật bản chúng tôi phân lập lựa chọn… Vậy mà tôi đã từng bị những người xấu tính vu cho là bán bí mật quốc gia, và tôi đã phải giải thích với những đồng chí lãnh đạo rằng đó chỉ là một cục đất không phải cái cây hay con vật. Nếu tôi không hợp tác thì họ cũng đút túi đem về tự làm và mình chả được gì. Chi bằng mình hợp tác cùng nghiên cứu, hai bên cùng được hưởng thành tựu từ việc tìm ra những vi sinh vật mới. Chỉ tiếc rằng mình chưa có ngành công nghiệp vi sinh vật, nên dù biết cái chủng này hay lắm, nó sinh ra chất này, chất kia, nhưng biết để đấy thôi vì… lấy đâu ra nhà máy mà sản xuất. Đất nước ta gần 90 triệu dân mà đến nay chưa sản xuất ra được một miligam kháng sinh hay vitamin nào, tất cả đều phải nhập khẩu. Điều đó thật vô lý và đáng tiếc. Trong khi đó ngành công nghiệp vi sinh vật là một ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho đất nước.
Cho đến nay, ngành công nghiệp vi sinh vật của chúng ta chỉ xoay quanh 3 lĩnh vực: Đó là bia (chúng ta xứng đáng là cường quốc Bia). Tiếp đến là bột ngọt (nhưng là toàn nằm trong tay các công ty nước ngoài, họ chỉ lấy sắn, gỉ đường của chúng ta để làm ra bột ngọt. 1 lít dịch lên men làm được 150g bột ngọt. Mỗi nồi lên men vào khoảng 1000 lít, mà mỗi nhà máy của họ có khoảng 700 nồi lên men, như vậy mỗi ngày họ làm ra biết bao nhiêu tiền). Thứ 3 là Vaccin. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đã làm được khá nhiều việc do được Nhà nước tập trung đầu tư nghiên cứu. Việt Nam đã tự túc được khá nhiều loại vaccin, kể cả những vaccin thế hệ mới sử dụng tái tổ hợp gen. Đó là minh chứng điển hình cho khẳng định của tôi là: Nếu đầu tư nghiêm túc cho lĩnh vực vi sinh vật học thì chúng ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành công.
Ngoài 3 lĩnh vực trên, chúng ta không phát triển thêm bất cứ sản phẩm nào từ vi sinh vật và đó là điều đáng buồn. Có những thứ rất đơn giản, rất thực tế, dễ làm mà chúng ta không làm. Tôi nói ví dụ như vấn đề số người mắc căn bệnh ung thư hiện nay của chúng ta tăng lên một cách đáng sợ. Vậy tại sao số lượng người bị ung thư lại tăng lên nhiều như vậy? Trong rất nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân mà dường như ai cũng biết, song đành phải cố quên đi. Đó là việc chúng ta đang phải ăn rất bẩn, ăn phải rất nhiều chất gây ung thư có trên các loại rau cỏ, thực phẩm… Tôi đã từng kiến nghị với Bộ Y tế một vấn đề mà chưa được giải đáp đó là Tương.
Tương là món ăn truyền thống rất ngon, đặc biệt là Tương Bần. Tôi đã phải về tận Hưng Yên để xem người ta làm tương như thế nào và tôi thấy sợ cách làm của người dân nơi đây.
Về lý thuyết cách làm tương là ngâm gạo nấu thành xôi sau đó đổ vào nong, chờ lên nấm mốc đó chính là nấm Aspergillus Oryzae một loại nấm tốt men cao chuyển hóa bột thành đường, chuyển hóa đậu tương thành axit amin. Nhưng khi tôi nhìn vào cái nong của họ thì thấy rằng không phải chỉ có Aspergillus Oryzae mà trăm thứ bà rằn, xanh đỏ tím vàng đủ các loại nấm. Trong đó có một loại nấm có tên là Aspergillus Flavur sinh ra độc tố Aflatoxin cực nguy hiểm có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sinh ra một số chất độc hại khác. Ngay những người có chuyên môn như chúng tôi cũng không thể phân biệt được 2 loại nấm Aspergillus Oryzae và Aspergillus Flavur vì chúng rất giống nhau. Tôi có đề nghị một bà cụ, người khá nổi tiếng vì đã từng được huy chương vàng về làm tương là: cho chúng tôi làm thử một mẻ, với điều kiện là… hãy để chúng tôi giặt nong.
Bà ấy nhìn tôi từ đầu đến chân giống như người ở hành tinh khác đến. Bà nói: Chúng tôi làm tương đã mấy đời nay, và bí quyết của chúng tôi là không giặt nong, đồ xôi xong là đổ ra nong ngay.
Tôi nói với bà, điều này quá nguy hiểm và thuyết phục bà cứ cho chúng tôi giặt nong, nếu hỏng chúng tôi sẽ đền toàn bộ chi phí cho bà, cuối cùng bà cũng đồng ý. Tôi lấy ra một gói bao tử nấm Aspergillus Oryzae do chúng tôi sản xuất (có giá là 1000 đồng/gói) và nhờ bà đồ xôi rồi rắc bao tử vào. Chúng tôi để lại số điện thoại và ra về. Hai ngày sau, bà gọi điện thoại cho tôi bảo: Bác ơi, chưa lần nào mà mốc nó lại lên đều và đẹp như thế.
Tôi tin là bà nói đúng, vì chúng tôi đã cấy hàng tỉ bao tử nấm vào mà lại chỉ toàn là nấm Aspergillus Oryzae đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ.
Qua chuyện này, tôi kiến nghị với Bộ Y tế là cho kiểm tra Aflatoxin ở các mẫu tương được bán trên thị trường. Để kiểm tra cũng rất đơn giản vì nó phát huỳnh quang khi chiều tia tử ngoại vào.
Nhưng tôi nói cũng không ai nghe, cho đến hôm nay cũng không ai làm!
Một chuyện nữa tôi thấy cũng khá hài hước. Trên TV ngày nào cũng ra rả quảng cáo các loại nước mắm không có vi khuẩn. Điều này thật buồn cười, chả có nước mắm nào có vi khuẩn vì nồng độ muối như vậy lấy đâu ra vi khuẩn. Còn nhớ đợt dịch tả năm nào cứ đổ cho thủ phạm là mắm tôm. Tôi đã nói trước Quốc hội: không phải do mắm tôm, vì với nồng độ muối của mắm tôm, không có vi khuẩn nào sống được, nhất là vi khuẩn tả là vi khuẩn không có bao tử thì chết ngay, nên không thể đổ tội cho mắm tôm được. Và kết luận phải chôn các bể mắm tôm ở các làng làm mắm tôn đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người dân nhưng về mặt khoa học lại không đúng.
Tôi cũng đã từng kiến nghị với đồng chí Chủ tịch thành phố Hà Nội về vấn đề rau sạch. Một lần tôi được một đồng chí lãnh đạo của Hà Nội đưa đi thăm vùng trồng rau sạch, tôi hỏi anh căn cứ vào đâu để cho là rau này sạch. Anh bảo: Tôi đã ký hợp đồng với họ rồi, họ đã cầm bao nhiêu tiền rồi và cam kết là 5 ngày trước khi hái rau không phun thuốc…
Tôi cười bảo: Thế mà anh cũng tin được à?
Sâu chỉ trong một đêm là nó phá tan cả ruộng, họ chỉ nói vậy thôi chứ không thực hiện đâu. Một nguyên lý quá đơn giản là không có bướm thì không có sâu nên chỉ cần làm nhà lưới là giải quyết được vấn đề. Với nông dân chỉ cần trang bị đầy đủ nhà lưới, lo đầu ra cho sản phẩm và thuê họ làm với giá hợp lý là giải quyết được ngay vấn đề về rau sạch. Đấy cũng là một việc không hề khó, mà chúng ta không làm được. Ngoài cách làm này ra không thể tin được vào bất kỳ một loại rau sạch nào khác. Mọi người đừng bao giờ tin khi ra chợ các bà bán rau nói rau của họ bị sâu cắn lỗ chỗ nghĩa là không hề có thuốc sâu. Đó chẳng qua là “bài” của các tay đầu nậu, họ xui nông dân hãy để cho sâu cắn một ít rồi phun thuốc. Thậm chí có bà bán rau còn dấu một ít sâu trong túi thỉnh thoảng bắt vài con cho bò lổm ngổm trên rau…
Điều này là quá nguy hiểm mà tôi nói thì không ai nghe, và không ai làm cả…
Tại sao chúng ta không nghiên cứu những vấn đề rất cụ thể ví dụ như thuốc trừ sâu sinh học an toàn tuyệt đối với người nhưng diệt sâu rất hiệu quả. Khi trồng rau trong nhà lưới, mà có những vi khuẩn nhỏ vẫn lọt qua nhà lưới như con bọ nhện chẳng hạn, thì sẽ dùng thuốc trừ sâu sinh học.
Hay một ví dụ khác là hiện tượng ô tô, xe máy đang đi tự dưng bốc cháy gây hoang mang trong dư luận thời gian gần đây nhưng người dân không biết hỏi ai. Người thì bảo do chuột cắn, người bảo xăng có methanol, người bảo vấn đề tâm linh… và chẳng ai nghiên cứu về vấn đề này cả.
Như vậy tôi cho rằng phải có những cơ quan được giao nhiệm vụ nghiên cứu và chịu trách nhiệm trả lời về những vẫn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Phải có những phòng nghiên cứu chuyên đề cấp nhà nước. Ví dụ như về vi sinh vật, tôi xin đảm bảo, hỏi chúng tôi về vấn đề vi sinh vật học chúng tôi sẽ trả lời được. Nếu chúng tôi không trả lời được, chúng tôi sẽ hỏi bạn bè quốc tế, chúng tôi có quan hệ với tất cả các viện nghiên cứu lớn trên thế giới. Cũng tương tự như vậy đối với các lĩnh vực khác. Tôi mong muốn nhà nước phải xây dựng những lực lượng nghiên cứu chuyên nghành để giao nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu. Không bứt phá về khoa học thì sẽ không bao giờ theo kịp các nước khác ngay cả mục tiêu cho đến năm 2020 sẽ trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại cũng là điều rất khó.
Với những ví dụ trên có thể thấy rằng không thiếu gì đề tài nghiên cứu mà chúng ta phải đổi mới hoạch định chính sách khoa học bằng cách là chỉ định thầu chứ không phải đấu thầu như hiện nay. Chúng ta phải xây dựng những lực lượng nghiên cứu để nhà nước cần việc gì, giao việc đó cho bộ phận có nghề. Còn đấu thầu hiện nay đang dàn trải lung tung và không bứt phá lên được. Nếu chúng ta sử dụng tốt 600 triệu dolla dành cho nghiên cứu khoa học (một con số rất nhỏ so với thế giới, nhưng lại là một con số rất lớn với những người làm khoa học ở Việt Nam) chúng ta giải quyết được rất nhiều việc. Sắp tới chúng đang cố gắng để lập một xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ví dụ như cái taq polymerase là cái mà lâu nay chúng ta phải nhập để cho các máy PCR với giá rất đắt, chúng tôi đã làm thử với giá rẻ hơn Mỹ 10 lần thế mà tại sao chúng ta không làm mà phải đi mua do đó chúng tôi sẽ cố gắng làm ra những sản phẩm công nghệ cao để nuôi nhau. Và tôi nói thật, tôi rất tiếc, lẽ ra Nhà nước phải giúp chúng tôi vì đó là mô hình rất hay. Các nhà khoa học không cần tăng lương, mà chúng tôi biết cũng không thể tăng lương được (hiện nay gần 9 triệu người ăn lương thì làm sao mà chúng tôi hy vọng được tăng lương)… Nhưng, ngay cả điều này tôi cũng đã kiến nghị mà… không ai đầu tư cả!
Lê Trang
(VTC)

Muốn tiêu tiền ở “trục đường tâm linh” Mỹ Đình-Bái Đính: Đừng đổ cho dân!

Nhận định về 3 phương án để xây dựng trục đường tâm linh Mỹ Đình-Bái Đính, nhiều ý kiến cho rằng tất cả những phương án này đều sai lầm ngay từ mục đích ban đầu. Hình thành thêm tuyến đường hoành tráng với kinh phí “khổng lồ” có thể lên tới 4.300 tỷ đồng, trong khi các tuyến có sẵn chưa khai thác hết công suất sử dụng, thì còn trên cả sự lãng phí.
Dự án đường cao tốc Mỹ Đình-Bái Đính trên cả sự lãng phí
Lý giải về mục đích xây dựng tuyến đường ‘tâm linh” này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết dự án để đáp ứng nhu cầu du lịch, tâm linh của 6,5 triệu dân Hà Nội. Hơn nữa, dự án chỉ là nối liền 3 dự án đã có sẵn nên sẽ phát huy hiệu quả vốn đầu tư, chi phí thấp. Thậm chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên, còn khẳng định dự án chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch nên “càng vòng vo càng đẹp”?!
 
Trên thực tế, chùa Bái Đính mới vẫn chưa được người Hà Nội nói riêng và người dân các tỉnh nói chung coi như một địa điểm tâm linh đích thực, bởi ngoài sự hoành tráng về quy mô của các công trình kiến trúc với chùa to, tượng lớn na ná bên Trung Quốc thì khách thập phương không cảm nhận được cái hồn cốt của chốn thanh thiền, mà thay vào đó là muôn vàn hình ảnh chướng tai gai mắt mang màu sắc kinh doanh. Việc “vu” cho người Hà Nội có nhu cầu đi chùa Bái Đính của Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ để khỏi phải biện minh cho mục đích giải ngân bằng được số tiền 4.300 tỷ đồng đầu tư vào dự án. Trong khi đó, tình trạng thất thoát, tham nhũng tại các dự án đầu tư công ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề nhức nhối khiến người dân chỉ nơm nớp lo tiền thuế của họ bị sử dụng một cách lãng phí, mà phần lớn chui vào túi riêng.
 
Việc xây dựng dự án đang có sự chồng chéo, lãng phí thừa thãi khi các tuyến đường hiện có đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Cụ thể, đó là tuyến đường sắt, tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, thậm chí cả đường cao tốc Bắc Nam đã và đang hình thành đều hướng tới Bái Đính.
 
Thực tế, ngay ở Mỹ Đình đã có sẵn tuyến đường Từ Mai Dịch-Linh Đàm-Pháp Vân, nối liền đến Cầu Giẽ. Và từ Cầu Giẽ lại có đường cao tốc đi Ninh Bình. Vì vậy, người Hà Nội sẽ chọn đi Bái Đính (Ninh Bình) bằng đường cao tốc cho nhanh chứ không thừa thời gian chọn đi “tuyến du lịch tâm linh” của Tổng Cục đường bộ. Không chỉ vậy, thời gian diễn ra lễ hội chùa Bái Đính cũng chỉ trong 3 tháng đầu năm, tức là 9 tháng còn lại trong năm tuyến đường hoành tráng này sẽ tạm được “nghỉ ngơi”.
 
Không cần phải có kiến thức kinh tế hay công tác ở những vị trí quan trọng trong ngành mới nhận ra rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc chi hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng thêm một tuyến mới mang tính “tâm linh”  là một sự lãng phí, thừa thãi. Thay vì mải mê xây dựng “con đường du lịch tâm linh” chỉ để phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó, nếu như số tiền 4.300 tỷ đồng được tập trung xây dựng và nâng cấp những tuyến huyết mạch kinh tế thông thương giữa các tỉnh thành trên cả nước, hoặc đưa vào quỹ bình ổn giá xăng, bình ổn giá điện, giá cước viễn thông cho dân đỡ khổ thì có lẽ, các nhà hoạch định và thực thi chính sách sẽ nhận được sự ủng hộ chứ không phải là phản đối kịch liệt của cả triệu người dân, mỗi khi lên kế hoạch tiêu vung tiền thuế của dân như vậy sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.
 
Dự án đường cao tốc Mỹ Đình-Bái Đính do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, có chiều dài 91,5 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ôtô cấp 2 với 4 làn xe, tốc độ tối đa 100 km/h. Theo thiết kế, tuyến đường có điểm đầu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), điểm cuối kết nối với cầu Trường Yên, khu vực Bái Đính (thuộc xã An Sinh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
  Vân Du 
  (Sống mới)

Đinh Tấn Lực – Đạo Cạy Cửa

cankiemliemchinh
Đạo sĩ, nói chung, là từ mô tả những tay râu dài tóc bạc khoái chống gậy lom khom lên núi/chui hang/nhập động đi tìm một cái gì đó, thường khi chỉ là tìm thuốc trường sinh bất lão (chủng loại thần dược màu xanh dương), lại có khi, họa hoằn, là tìm đường kách mệnh, sau khi đã rạc rài trôi sông lạc chợ tìm đường hiến nước.
Đạo cô là đạo sĩ đơn độc, không cần phân biệt giới tính, nhưng hễ là thứ hàng dỏm/hàng giả thì gọi là đạo mạo.
Đạo cụ, khác với đạo lão, chính là những đạo sĩ tuổi quá mức hiếm (cổ hi lai), chỉ có thể là phái nam, hay nói chuyện trồng người tả đạo, thường được nêu làm gương sáng ngời môn đạo đức, rất rành nghề đạo diễn, và nhất định chỉ đi xa vào ngày hoàng đạo.
Hãy nói theo cách của bạn” (Viettel)
Đạo gia, khác với đạo sĩ, là động từ chỉ việc trưng dụng nhà cửa những ai góp của cho kách mệnh (chừng 50 năm không trả lại, như trường hợp chủ nhà 34 Hoàng Diệu từng đóng góp 5147 cây vàng, chẳng hạn). Còn việc cưỡng chế đất thì thuộc phạm vi trách nhiệm của quân địa đạo. Riêng động thái xiềng chân bộ đội vào súng máy, hay cột cẳng tù nhân lúc chuyển trại, thì gọi là xích đạo.
Đạo dụ, không có nghĩa là lang thang làm chuyện gì đó, mà dùng để chỉ từng đơn vị văn kiện quan trọng của vua hay của nhà nước, thường gắn liền với lãnh đạo và đòi hỏi thần dân phát huy cuộc sống phải đạo.
Đạo bùa, chỉ phép lạ của thần linh ủy thác qua một đại diện nào đó có nhân thân tốt, cũng thường gắn liền với tư tưởng của lãnh đạo, và ở tầm quốc gia hay thế giới thì gọi là chủ nghĩa gì đó, nếu là tư tưởng hại người thì kêu bằng quỹ đạo; người theo thì gọi là ngoan đạo, ai đứng ngoài thì coi như ngoại đạo, còn kẻ nghĩ ngược lại, kêu bằng lỗi đạo hoặc sùng đạo, thì thường được cho đứng ở ngay đầu đạn đạo.
Đạo luật là loại đũa tiên hoặc gậy phù thủy, cứ huơ vào không khí thì sẽ khều ra tiền. Nó là cha đẻ của dàn tiền đạo. Do tính cách sản sinh lợi nhuận nhai được, nên đạo luật còn có thêm tên gọi tượng hình là đạo hàm (“thực vực đạo”). Ngồi xổm trên các loại đạo luật là giai cấp lãnh đạo/chỉ đạo. Còn định hướng và quảng bá cho đạo hàm là bộ phận tuyên giáo, có thêm tên khác là huấn đạo.
Đạo văn có nghĩa là tự ý ký tên vào tác phẩm của người khác, bất kể là thơ phú trong tù hay ngoài tù. Ngược lại, tự kể chuyện mình mà ký tên khác để lừa thiên hạ thì kêu bằng đạo cốt.
Đạo ý là khắc tên vào ý kiến của người khác rồi hè nhau vinh danh đổi mới, bất kể khoán mười hay khoán trăm.
Nhưng, trong giống dòng đạo thuỗng thì nhất định đạo chích ( 盜 跖) không phải là chỉ thuỗng ống kim tiêm, của bất kỳ ai.
Đạo chích (phỏng theo Wiki) là chuyện kể về tài năng xuất chúng của bộ phận chuyên ngành đào tường khoét vách, chiếm đất, lùa bò, bắt cóc người ta, tụ tập đồ đảng, hoành hành khắp nơi, và có ảnh hưởng khống chế lên toàn xã hội. Tuân Tử chép: “Đạo Chích mở lời, tiếng tăm như mặt trời mặt trăng, cùng Thuấn, Vũ lưu truyền không thôi“. Nghe chẳng khác nào khẩu hiệu về huyền thoại thầy trò những lãnh đạo vĩ đại kính mến đương thời.
Từ đó, đạo chích, lắm nơi, lắm lúc, được coi là một nghề chuyên môn. Xã hội càng tiến nhanh tiến mạnh, bất kể lên trời hay xuống hố, mà cứ thi đua nhau tiến vững chắc và đúng quy trình, thì nghề này càng thịnh. Đạo đồ/đạo kiếp/đạo tặc… đều là đạo hữu của đạo chích.
Thời A còng, nghề đạo chích được (trực tiếp lẫn gián tiếp) tận tình chỉ dẫn/hướng nghiệp/cảnh báo/trao đổi kinh nghiệm trên các diễn đàn Online. Nổi tiếng ở đây là những trang mạng đặc chiêu hình sự tình/tiền/tù: CATP, CAND, ANTĐ, ANTG…
Thiếu một đức thì không thành người” (Hồ Chí Minh)
Sơ đẳng: Thuộc hạng dân đen nghèo khó cùng đinh kiếm ăn bằng món khoái khẩu của nhiều người khác, nhưng vang danh đại trà, khắp nước, là nghề trộm chó. Kỹ thuật bao gồm cả đánh bả, trùm bao, câu trộm… . Sang cả lân bang lùa chó hoang và trộm chó nuôi nhà. Hệ quả thảm khốc là trong nước bị quần chúng nhân dân đốt xe treo cột điện, đánh tới chết; còn ở nước bạn thì bị bỏ tù, chụp hình đăng báo làm nhục.
Hạ đẳng: Là nghề trộm thơ phú văn chương và cả luận văn thạc sĩ/tiến sĩ của người khác. Một số kẻ đạo thơ đã được phong tặng tước thơ có chóp và được in thơ ở trang đầu của mọi tuyển tập, thành tấm gương sáng ngời thần thơ nhất khoảnh. Một số kẻ khác mua thẻ hội viên giá đắt và chộp ngay mọi cơ hội có thể để vỗ ngực là thánh thơ, trên cả thi bá/thi hào các thứ, lại thường chen vai chường mặt trong mọi dịp khạc thơ cháy míc, đặc biệt là những đám tang có truyền hình VTV.
Trung đẳng: Ở thời A còng thì đây là hạng trộm mật khẩu, cướp trương mục (email/blog/FB). Từng khoe nhặng thành tích với niềm tự hào trong một đại hội nhà văn toàn quốc. Cũng từng nâng đỡ cho các tổng bí thư nhiều triều đại đồng nhận lãnh giải thưởng Predators of Press Freedom (dã thú ăn thịt báo chí). Hạng này được hỗ trợ bởi hai nhóm lợi ích (ở hàng bộ) là Bưng Bít và Bưng Bô, qua đó, trang thiết bị (phá sóng/nghe lén/định vị…) được cung ứng cho “công vụ” toàn là loại tân tiến bậc nhất hành tinh.
Cao đẳng: Là hạng trộm bằng/trộm danh/trộm chức… để trộm tiền. Thường được gọi là “chạy”, nhưng vì khả năng bất xứng với văn bằng/danh vọng/chức tước mua bằng tiền (hay rất nhiều tiền), rồi sau đó, gỡ vốn lấy lời lại gấp bội bằng 1001 mánh khóe nhân danh “công vụ”, nên thực chất chính là trộm. Trong các thứ gọi là công vụ đó, không loại trừ hàng nghìn thứ phí: viện phí/trường phí/lộ phí/thủ tục phí/phí bôi trơn/phí chiết khấu/phí hải quan/phí bưu chính/phí tem/phí cầu đường/phí dịch vụ/phí vay nợ/phí niêm phong/phí bảo hiểm v.v… thậm chí cả phí bikini, phí sân tennis và phí biệt thự (được tính cả vào giá điện của dân đen). Đàng sau đó là hàng nghìn mánh khóe khác để ăn cắp tiền xóa đói giảm nghèo/cứu trợ thiên tai… Đến mức rôm rả dạy bảo nhau: “Bọn chỉ đạo nó ko làm công tác phòng tránh bão lũ trước, vì nếu làm thế dân thiệt hại ít, thì… đói à. Ai thèm cứu trợ chứ?”.
Thượng đẳng là hạng trộm vía đảng mà “ăn không chừa thứ gì”. Loại này đông nhất, bởi từng được xuất xưởng đại trà. Tròm trèm 3 triệu trên tổng số dân cả nước. Kẻ bảo là sâu. Kẻ kêu bằng ghẻ. Kẻ gọi là dòi. Có nghĩa là nhung nhúc trồi đạp quanh các dự án (thời sự đường Hồ 2 làn xe cần thêm 65 nghìn tỷ đồng, chẳng hạn). Cỡ chủ tịch MTTQ cấp xã đã có thể nuốt trộng 21/29 căn nhà được trợ cấp xây dựng. Cỡ chủ tịch Tổng Cty thì ụ nổi sắt vụn giá 4 triệu phải thành 9 triệu USD mới bõ công kết toán chi phí. Hoặc đạp nhầu nhau để giành giật các chương trình kê khống (“Thằng đó đã quản những mấy cửa khẩu rồi mà còn được hưởng thêm bão lụt nữa!”). Xét riêng những can phạm ăn bẩn bị lộ mang mỗi tên Dũng không thôi cũng đã đếm hụt hơi: Lương Quốc Dũng (Hậu Seagame 2003), Bùi Tiến Dũng (PMU18), Dương Chí Dũng (Vinalines), Nguyễn Tấn Dũng (Chủ trương lớn)… Hạng này ăn xong rồi cùng nhau xỉa răng tập thể mà hắng giọng phán rằng tham nhũng nhiều triệu USD để xây nhà thờ họ hay “mua nhà cho bạn gái (tình nhân/bồ nhí/vợ bé…) là điều đau xót”, “như ngứa ghẻ, khó chịu lắm”…
Tối thượng đẳng là trộm công và trộm quyền. Hạng này hô hào đồng hóa tổ quốc với đảng cướp. Nó đạp mặt nhân dân để thần tượng lãnh đạo. Nó nhân danh độc lập để nhuộm đỏ nửa nước rồi thống nhất cả nước vào vòng nô lệ Nga-Tàu. Nó nhân danh chiến tranh để biện minh cho lạc hậu. Nó nhân danh định hướng để ăn cắp tài nguyên. Nó nhân danh hiến pháp để khoắng đất thành vàng. Nó nhân danh đồng bọn để bao che cho thuộc hạ khoắng cả nước (“làm người ai chẳng tham?”). Nó nhân danh Quốc Tế III để khoắng cả láng giềng (Miên/Lào). Nó nhân danh ổn định để ngăn chận mọi thông tin tới cấp thứ trưởng. Nó nhân danh trật tự xã hội để bỏ tù mọi phóng viên điều tra phăng lần các đường dây ăn chia. Nó nhân danh hòa bình khu vực để dâng bán cho giặc biển đảo/sông hồ/thác nước/rừng đầu nguồn… hầu làm đầy trương mục ngân hàng Thụy Sĩ.
*
Hễ ưng tắm mát phải lên ngọn sông Đào
Còn muốn khoắng mẽ lớn thì vào nhà quan
…”
(Ca dao bào)
Một đẳng cấp khác của đạo chích, đậm tính giang hồ và khoa học hơn, chính là tác giả câu hạ của dòng ca dao bào vừa kể.
Họ tổ chức “ăn hàng” có bài bản tuyên giáo hẳn hoi: “đạo diệc hữu đạo” (kẻ cướp cũng cũng có lập luận/đạo lý riêng). Tất nhiên, không loại trừ tính năng hiệu quả công việc (nhắm nhà kho khỏe hơn nhà khó), họ còn có ẩn ý thu hoạch lại các món thu hoạch của bọn trộm có môn bài đóng dấu đỏ nói trên.
Và qua đó, một số không ít quan lại chỉ giữ được tiếng “Liêm” biểu kiến kia cho tới khi bị cạy cửa.
Có tính văn nghệ nhất, phải kể đến vụ chụp ảnh trộm mớ ngà voi/trống đồng/đồ cổ/tranh thư pháp/tượng ngọc/vườn rau sạch… tại tư gia một tổng bí thư ngắn ngày từng nổi tiếng với hàng cột mốc  biên giới phía Bắc.
Chủ yếu kinh tế thì… phải tạm liệt kê mấy vố đáng đồng tiền bát gạo:
  • Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định, 500 triệu đồng.
  • Trần Thị Anh Đào, Cán bộ UBND tỉnh Nghệ An, 57 lượng vàng và 50 triệu đồng.
  • Trần Thị Xuân Lan, Trưởng phòng Tổ chức, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, 3 tỷ đồng & 1 khẩu súng điện.
  • Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), 1 tỷ rưỡi đồng.
  • Đồng Xuân Thọ, Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai, 800 triệu đồng.
  • Trương Công Chiến, Đội trưởng Trước bạ thuộc Chi cục Thuế Bình Tân, Sài Gòn, 6 tỷ đồng.
  • Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN/PTNT tỉnh Quảng Nam, 110 lượng vàng SJC.
  • Hoàng Dương Việt Anh, con trai Bộ trưởng Văn-Thể-Du Hoàng Tuấn Anh, 617 triệu đồng.
  • Lê Thị Thủy, Phó chánh văn phòng Cty truyền tải điện lực II, 600 triệu đồng.
  • Phan Chí Thanh, Đại tá Giám đốc CA tỉnh Long An, xe máy Yamaha Exciter.
  • Dương Quốc Xuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Long An, các tài sản điện tử đắt giá.
  • Đỗ Hoàng Việt, Bí thư Thành ủy Tân An, kho rượu ngoại.
  • Huỳnh Thanh Phơi, Trưởng Công an huyện Cần Đước, xe máy.
  • Nguyễn Văn Lai, nguyên Trưởng Công an thị trấn Cần Đước, laptop và chim cảnh.
  • Nguyễn Văn Nam, nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, được viếng 4 lần trong năm 2011.
  • Ngô Tấn Cư, Phó giám đốc công ty Điện lực Đà Nẵng, 7 lượng vàng và 70 triệu đồng.
  • Lê Thị Hường, Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, 20 triệu đồng.
  • Nguyễn Thanh Sang, Phó giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, 5 triệu đồng + 1000USD.
  • Nguyễn Văn Phụng, Phó giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, 35 triệu đồng.
  • Từ Minh Liên, Giám đốc Trung tâm đấu giá Sở Tư pháp, 232 triệu đồng.
  • Ngô Quang Trường, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH ĐắcLắc, 50 triệu đồng.
  • Vũ Hùng Vương, Thiếu tướng Phó tổng cục trưởng TC/CS/ĐTTP Bộ Công an, 1 tỷ đồng.
  • Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư Pháp, 17.000USD
Câu hỏi của một nhà báo trong luồng: “Lương không đủ sống nhưng quan chức của ta sao nhiều người giàu đến vậy. Nhà lầu xe hơi, trang trại điền viên…Đó là chưa kể của chìm của nổi, đến khi bị trộm ‘thăm viếng’ mới lộ ra?”.
Đã có một số bài báo rụt rè phân tích. Tựu trung, và điển hình, đó là những thông tin về Trạm trưởng kiểm lâm (Đào Công Thắng) vận chuyển gỗ lậu cho sếp lớn; bí thư đảng ủy (Phạm Đình Dần)trộm tiền cứu trợ để xây mộ; Trưởng ấp (Mai Văn Việt) nhận quà “cứu đói” và cho dân vay lấy lãi; Thượng úy CAGT (Huỳnh Minh Đức) nhận hối lộ bị bắt quả tang…
Theo tác giả Trần Kinh Nghị, nguyên cán bộ ngành ngoại giao:
Tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam mang một đặc thù khác với tệ nạn tham nhũng trên thế giới, đó là ‘tham nhũng tập thể’… thực chất đó là phần ‘lậu’ đã được hợp thức hóa. Nó quen thuộc đến nỗi không còn ai thấy đó là sai trái”.
Câu hỏi kế tiếp: “Phải chăng tham nhũng được ‘dung dưỡng’ bởi các quan tòa?”.
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Ủy ban Tư pháp Quốc hội): “Tòa án Nhân dân Tối cao đã xử lý như thế nào trong trường hợp phát hiện tòa cho bị cáo hưởng án treo không đúng, nhất là với tội phạm tham nhũng?”.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng): “Để xảy ra tình trạng trên, phải chăng công tác quản lý cán bộ của ngành tòa án có vấn đề?
Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình trả lời:
Trong các vụ tham nhũng, số thừa hành chiếm số đông, họ lại là cán bộ công chức nhà nước có nhân thân tốt… nhưng cũng không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lại lo ngay ngáy: “Kỷ luật họ thì bầu sao kịp?”. Còn kẻ đứng đầu chính phủ thì vẫn tự hào suốt 7 năm qua chưa từng kỷ luật một ai.
Từ lâu đã có một quan thượng thư ngành tiền mơ ước một nửa giải Nobel. Cũng có thể giờ này quan lớn ấy đang ngắm nguyên giải, với manh nha một luận án kinh tế đầu tiên trên thế giới về đề tài “Vòng Quay Trộm-Cướp-Trộm”.
Như thế thì đã rõ bọn trộm đẳng cấp cao đó đông đảo như thế nào, từ đâu ra, được ai đào tạo, ai dung dưỡng, sinh sản ra sao… Tốt đời (quan) đẹp đạo (chích)… là đây chăng?
Ngược lại, cũng rõ do đâu mà bọn trộm giang hồ thích cạy cửa bẻ nát chữ Liêm của các quan chức.
Xem ra, không có một đạo sĩ nào có thể tìm ra loại thuốc diệt trừ đạo chích đẳng cấp cao, ngoại trừ cách rốt ráo nhất là bẻ nát chữ Cộng, tán nhuyễn, thả giếng.
17-10-2013 –  Nhiệt liệt chào mừng Ngày Quốc Tế Xóa Nghèo.
Blogger Đinh Tấn Lực

Khởi công xây dựng Cung hữu nghị Việt – Trung.


Việt – Trung thỏa thuận lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội -(VnEconomy)
Trần Quốc Quân – Nhân việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam, bàn về “giao thoa” văn hóa  -(DĐTK)

TTXVN

Ngày 8/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung tại đường Lê Quang Đạo-Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.Tham dự lễ khởi công có: Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Trung, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga; đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan hữu quan và đông đảo nhân dân Thủ đô.Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu, đại diện nhà thầu và cán bộ nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cùng tham dự buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam-đơn vị chủ đầu tư dự án, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng cho biết: Xuất phát từ mong muốn có được một cơ sở vật chất tốt hơn để quần chúng nhân dân tới sinh hoạt, giao lưu, tổ chức các hoạt động hữu nghị giữa nhân dân hai nước và các hoạt động quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã quyết định tặng cho nhân dân Việt Nam dự án Cung hữu nghị Việt-Trung.
Chúc dự án Cung hữu nghị Việt-Trung triển khai thuận lợi và sớm hoàn thành, Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu nhấn mạnh, qua sự chuẩn bị sâu sắc và lâu dài của hai bên, lễ khởi công dự án thể hiện ý muốn chung tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, làm sâu sắc tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Việt.
Chủ tịch Vũ Xuân Hồng và Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cùng bày tỏ hy vọng, nhà thầu dự án – Tổng công ty xây dựng công trình Vân Nam, Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban quản lý dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo an toàn, hiệu quả về chất lượng để sớm hoàn thành một công trình văn hóa hiện đại, tạo thêm vẻ đẹp kiến trúc và văn hóa cho phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội.
Vào tháng 10/2004, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng hai nước đã đặt cột mốc đánh dấu địa điểm xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung.
Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng 3,3 ha với diện tích xây dựng là 13.966 m2, trong đó diện tích mặt đất là 11.401 m2, diện tích hầm là 2.562 m2.
Tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình Cung hữu nghị Việt-Trung khoảng 140 triệu nhân dân tệ, do Chính phủ Trung Quốc tài trợ không hoàn lại.
Đây là một trong những dự án hợp tác hữu nghị lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây, được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên quan tâm, thể hiện sự phát triển trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Cung hữu nghị Việt-Trung được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong 20 tháng./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)

Tân Cương lại có loạn

Hùng Tâm/Người Việt

Từ đột quyết tự trị đến thánh chiến Hồi Giáo
Tuần qua, công an tỉnh Tân Cương thông báo là trong hai Tháng Bảy và Tám đã có 139 người bị bắt vì tội tuyên truyền cho chủ nghĩa Thánh Chiến Hồi Giáo Jihad. Tin đó được loan sau khi lực lượng an ninh Trung Quốc hạ sát 12 người và bắt giữ 20 người thuộc tộc Duy Ngô Nhĩ Uighurs trong cuộc tảo thanh một địa điểm họ gọi là “sào huyệt của khủng bố” tại khu vực Khách Thập Kashgar ở phía Nam tỉnh Tân Cương. Khu vực này là nơi tập trung người Uighurs theo Hồi giáo nhưng thu hút khá nhiều đầu tư và di dân Hán tộc từ nhiều năm nay.

Loại tin tức thời sự như vậy của một khu vực xa xôi, được gọi là “biên cương mới” của Trung Quốc từ vài trăm năm nay, thường chỉ xuất hiện vài dòng ở trang trong các tờ báo. Nhưng đấy cũng là những chi tiết về sự biến ở bên trong Trung Quốc, tại một khu vực đang được lãnh đạo Bắc Kinh dùng làm bàn đạp để tiến vào Trung Á. Vì vậy, tiếp theo hai bài về Trung Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan A Phú Hãn, “Hồ sơ Người Việt” xin nói về Tân Cương.
Biên cương mới

Từ ngoài vào trong, lãnh thổ rộng tới 10 triệu cây số vuông của Trung Quốc là những bậc thềm từ các hướng Tây và hướng Bắc ngó xuống vùng đồng bằng ở khu vực duyên hải miền Ðông là nơi tập trung Hán tộc. Mạn Bắc của vùng đồng bằng đó, trên lưu vực sông Hoàng hà, thường được gọi là Trung Nguyên, là nơi xuất phát nền văn minh Hoa Hạ. Vây quanh là những vùng thảo nguyên, sa mạc và núi non hiểm trở, từ trên bước xuống.
Từ ngàn xưa, khu vực ngoại biên rộng lớn này cũng là nơi xuất phát nhiều đợt “Ðông tiến” của các dị tộc đổ xuống Trung Nguyên. Kỵ binh Mông Cổ từ bình nguyên Trung Á hay người Kim, Liêu, Mãn, v.v… từ miền Ðông của Tây Bá Lợi Á và từ Mãn Châu từng vào làm chủ Trung Nguyên và cả Trung Quốc. Gần đây hơn, người Nhật đã hai lần từ bán đảo Triều Tiên đánh xuống Mãn Châu và vào khuất phục Trung Quốc, một lần vào đời Minh, năm 1591. Lần cuối là vào thế kỷ 20, rồi bị đánh bại là nhờ… Hoa Kỳ trong Thế Chiến II.
Cả mấy ngàn năm, lãnh đạo Trung Quốc, từ các hoàng triều cho đến đảng Cộng sản hiện nay, đều có phản ứng phòng thủ.
Thụ động thì họ xây nhiều đợt Vạn Lý Trường Thành. Tích cực hơn thì họ ra quân kiểm soát khu vực ngoại biên để bảo vệ Trung Nguyên của Hán tộc. Muốn cho an toàn, họ biến khu vực này thành vùng trái độn quân sự và tìm cách tiêu diệt hoặc đồng hóa các sắc tộc khác. Khu vực gọi là Tân Cương hiện nay là vành ngoài và xa nhất, của cả nỗ lực phòng thủ đó. Xa nhất là khi ta so sánh với Tây Tạng, Nội Mông hay Mãn Châu.
Thủ phủ của Tân Cương là Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) cách thủ đô Bắc Kinh hơn ba ngàn cây số, còn Khách Thập Kashgar, một trạm giao lưu của con đường Tơ Lụa thời xưa, ở cách biển Ðông hơn bốn ngàn cây số, là tận cùng của biên giới miền Tây. Trong các vùng sinh hoạt của dị tộc, Tân Cương bị sát nhập sau cùng, chỉ có tên gọi như vậy là từ thế kỷ 18 dưới đời Thanh khi nước Tầu bị dân Nga và các sắc tộc khác đe dọa. Lần sau cùng và triệt để nhất là vào năm 1949, dưới thời Mao Trạch Ðông.
Diện tích Tân Cương là gần hai triệu cây số vuông – bằng 17% của lãnh thổ Trung Quốc, phân nửa của Ấn Ðộ và hơn gấp năm của Việt Nam – mà chỉ có 22 triệu dân. Về địa dư thì Tân Cương có hai lòng chảo hay bồn địa là Junggar (Dzungaria hay Chuẩn Cát Nhĩ) ở miền Bắc và Tarim (Tháp Lý Mộc) ở miền Nam, ở giữa là thung lũng của sông Illi (Y Lệ hà), con sông bắt nguồn từ rặng núi Thiên San nổi tiếng trong văn học và lịch sử.
Xưa kia gọi là Hồi Hột hay Ðột Quyết, sắc dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo có 10 triệu người trên toàn quốc thì đại đa số sống tại Tân Cương, nhiều nhất là trong lòng chảo Basim. Họ tập trung tại Kashgar, nơi có gần bốn triệu người thì 90% là dân Duy Ngô Nhĩ. Còn Hán tộc, kể cả di dân từ nơi khác được đưa về đấy, thì sống nhiều nhất trong lòng chảo Junggar.
Ðây là vùng đất hoang vu khô cằn, không người mà nhiều chuyện, từ sắc tộc, tôn giáo đến an ninh và kinh tế.
Sắc tộc tự trị, thánh chiến và al-Qaeda

Trung Quốc phát minh ra chữ “đồn điền” – ruộng vườn và trại lính, do chính sách đưa binh lính đi canh tác để giữ đất – chính là từ đất Tân Cương xưa kia còn gọi là Tây Vực. Sau này, Mao Trạch Ðông học theo Stalin mà thi hành chính sách cai trị tinh vi hơn với nhiều đợt di dân và phân vùng kiểm soát.
Mặc dù là một vùng trái độn quân sự để ngăn ngừa ngoại xâm, từ nhiều thập niên vừa qua, xứ Tân Cương vẫn bị hai vấn nạn là phong trào nổi loạn của sắc tộc để đòi quyền tự trị, xen kẽ cùng các nhóm võ trang nổi dậy, gọi là lực lượng dân quân. Bây giờ, là sự xuất hiện của phong trào Thánh Chiến, dùng khủng bố làm phương pháp.
Phân biệt ba hình thái đấu tranh hay khuynh đảo này là điều không dễ.
Trong các thập niên cuối của Thế kỷ 20, Tân Cương có loạn là do những mâu thuẫn và xung đột mang tính cách chủng tộc giữa người Ðột Quyết đa số và người Hán thiểu số, được đưa vào đấy để cai trị và bảo đảm quyền lãnh đạo của đảng theo kiểu Mao Trạch Ðông. Những vụ bạo động này thường xảy ra tại miền Nam dù chưa không gây thiệt hại về kinh tế hay an ninh cũng khiến trung ương quan tâm. Ðây là khu vực có nhiều tiềm năng về khoáng sản và năng lượng.
Vì vậy, Bắc Kinh tìm cách xả sức ép, rút củi dưới nồi, qua chánh sách nâng đỡ dân Hồi giáo về xã hội, giáo dục và thậm chí kinh tế lẫn chính trị. Sắc tộc Duy Ngô Nhĩ được cất nhắc để giúp đảng có thêm đảng viên “người sắc tộc” nói theo ngôn ngữ Hà Nội. Nhưng chánh sách này lại gây phản ứng ngược từ người Hán được đưa vào đó. Họ cảm thấy là nạn nhân của sự bất công, và mở phong trào tự phát chống người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi!
Chính là những xung đột ấy mới dẫn đến sự hình thành của các nhóm võ trang kết tụ vào yếu tố tôn giáo là đạo Hồi.
Trong số này, lực lượng đông đảo và có tổ chức nhất là Phong trào Hồi Giáo Ðông Thổ (East Turkestan Islamic Movement, gọi tắt là ETIM). Phong trào ETIM bị Bắc Kinh kết tội khủng bố và đàn áp rất mạnh. Từ nguyên thủy, dân Hồi Hột, Ðột Quyết hay Duy Ngô Nhĩ là thuộc chủng tộc Thổ, vì sống tại miền Ðông của một khu vực trải ngang lục địa Âu Á, từ Turkey Thổ Nhĩ Kỳ qua Trung Quốc, họ lập ra một quốc gia tên là Ðông Thổ East Turkestan nhưng bị Mao tiêu diệt.
Qua Thế kỷ 21, khi Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công trong vụ 9-11, cả thế giới đã quan tâm đến nạn khủng bố Hồi Giáo. Bắc Kinh nương theo trào lưu đó mà vận động quốc tế và cả Hoa Kỳ công nhận lực lượng ETIM là khủng bố. Trung Quốc tìm lẽ chính danh cho việc thẳng tay đàn áp.
Khi ấy những ai quan tâm đã so sánh hai phương pháp đấu tranh kết hợp sắc tộc và tôn giáo.
Dân Tây Tạng theo Phật Giáo thì có đòi hỏi ôn hòa, chỉ xin được tự trị một phần để bảo tồn di sản văn hóa của người Tạng và tín ngưỡng là đạo Phật. Với ảnh hưởng rất lớn của đức Ðạt Lai Lạt Ma, dân Tây Tạng áp dụng phương pháp bất bạo động theo con dường trung đạo thật sự là trung dung. Nhưng họ vẫn bị đàn áp.
Dân Ðột Quyết hay Ðông Thổ theo Hồi Giáo thì đòi quyền độc lập và áp dụng phương pháp bạo động nên bị gọi là khủng bố. Lực lượng ETIM mất dần ảnh hưởng vì bị đàn áp và quả thật là có bị cô lập khi Hoa Kỳ mở chiến dịch A Phú Hãn cùng các nước càn quét khủng bố Hồi giáo.
Bây giờ, chuyện đáng chú ý là sự biến thái của đấu tranh tại Tân Cương. Với nhiều người, bản tin tuần qua của Tân Hoa Xã về đụng độ tại Kashgar chỉ là chuyện cũ, thật ra đấy là một mối nguy mới cho biên cương mới của Trung Quốc! Phong trào độc lập của dân Duy Ngô Nhĩ đã lan qua các nước Hồi Giáo Trung Á đến tận Pakistan, và các lực lượng khủng bố Hồi Giáo xưng danh Thánh Chiến hoặc dùng phiêu hiệu Al-Qaeda đang vào tới Tân Cương.
Nhớ lại việc Hoa Kỳ sẽ triệt thoái khỏi A Phú Hãn, ta thấy là cả một khu vực rộng lớn từ Nam Á qua Trung Á đến Trung Quốc sẽ là vùng oanh kích tự do của các lực lượng dân quân có võ khí là súng đạn và thuốc phiện hay ma túy cùng các nhóm khủng bố Hồi Giáo có võ khí là tư tưởng Thánh Chiến. Trong mười mấy năm liền, Hoa Kỳ là “sen đầm quốc tế” đã tốn kém nhân lực và tài lực để bảo vệ A Phú Hãn và giải trừ khủng bố.
Hoa Kỳ đang triệt thoái và để lại trách nhiệm bình định cho các nước trong vùng.
Khi muốn tiến vào Trung Á để tìm năng lượng và mở đường thông thương xuyên tới Âu Châu, Trung Quốc sẽ gặp chướng ngại ngay trên Con Ðường Tơ Lụa truyền thống. Rồi vì chứng ung thư trong nội tạng là bất ổn tại Tân Cương, lãnh đạo Bắc Kinh còn mở đường giao lưu cho Thánh Chiến và Al Qaeda sẽ vào tới lãnh thổ của mình!
Kết luận ở đây là gì?
Truyền thông chuyên đề về kinh tế quốc tế cứ nói đến những dự án quy mô bạc tỷ mà Trung Quốc đã và đang thực hiện từ các tỉnh bị khóa trong lục địa đến Pakistan và Biển Á Rập. Ðó là các dự án năng lượng (dầu thô và khí đốt) hay xây dựng hạ tầng (như xa lộ hay thiết lộ). Căn cứ vào đó, chúng ta có thể nghĩ đến sự lớn mạnh đáng ngại của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang thu vén phương tiện và chuyển trọng tâm về các vấn đề nội bộ.
Nhưng chính là khi phải vươn ra ngoài để tìm đường sống về kinh tế cho một quốc gia thiếu lương thực và năng lượng và cần thị trường xuất cảng, Trung Quốc lại phiêu lưu vào vùng đất hiểm. Và bệ phóng Tân Cương sẽ gặp nhiều tai họa bất ngờ.
Khi đối chiếu với những tiềm lực mới về năng lượng của Hoa Kỳ, có lẽ người ta nên nghĩ khác về sức mạnh của Trung Quốc!

Quan hệ Việt Trung thời kỳ mới: mừng ít lo nhiều

Nam Nguyên, phóng viên RFA

2013-10-18
000_Hkg9095445-305.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013.  -AFP PHOTO=>

Chuyên gia phản ứng khá thận trọng, nếu không muốn nói là đầy hoài nghi đối với quan hệ Việt-Trung thời kỳ mới, qua Tuyên bố chung 10 điểm ngày 15/10 tại Hà Nội kết thúc chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Sử dụng chiến thuật

Hầu hết báo chí do Chính phủ kiểm soát đều đưa tin lớn về những thỏa thuận được cho là, mang tính cách mở rộng hợp tác kinh tế thương mại cùng lúc hạ nhiệt tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuyên bố chung Lý Khắc Cường-Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển Việt-Trung với những lời lẽ đầy tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ tinh thần Công ước Quốc tế về Luật Biển hoặc tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.
Về vấn đề vừa nêu, GSTS Nguyễn Thế Hùng nhà hoạt động xã hội dân sự, đồng sáng lập trang mạng Bauxite Việt Nam từ Đà Nẵng nhận định,  đối với chính sách của Trung Quốc, Việt Nam luôn luôn phải nghi ngờ thiện chí của họ nhất là trong tình hình hiện nay. Việt Nam chẳng là gì dưới mắt Trung Quốc, theo ông Việt Nam phải hiểu rõ điều này và cần khôn khéo thể hiện đại đoàn kết dân tộc, phải theo thể chế dân chủ để đất nước hùng mạnh thì mới có thể sinh tồn bên cạnh Trung Quốc. GSTS Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
Không phải họ mềm dẻo xuống thang hoặc tôn trọng vấn đề luật pháp quốc tế đối với VN, mà họ đang sử dụng chiến thuật trong lúc phải đối phó Nhật Bản và Philippines.
-GS Nguyễn Thế Hùng
“Theo tôi không phải họ mềm dẻo xuống thang hoặc tôn trọng vấn đề luật pháp quốc tế đối với Việt Nam, mà họ đang sử dụng chiến thuật trong lúc phải đối phó Nhật Bản và Philippines, hoặc để cho thế giới không thấy được dã tâm của họ. Chiến lược cuối cùng của họ là khuất phục Việt Nam, làm cho Việt Nam suy yếu để đạt mục đích cuối cùng là lái Việt Nam đi theo hướng của họ chứ không thực sự ích lợi cho Việt Nam.”
Về quan hệ thương mại kinh tế, theo tuyên bố chung, Trung Quốc hứa huy động vốn cho Việt Nam phát triển nhiều dự án khu công nghiệp và các tuyến giao thông trọng yếu nối vùng biên giới Trung Quốc với Hà Nội; thúc đẩy doanh nghiệp hai bên đầu tư qua biên giới. Hai Thủ tướng Trung Quốc và Việt Nam hứa hẹn hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là Việt Nam luôn nhập siêu từ Trung Quốc hơn chục tỷ USD mỗi năm, vậy làm sao có thể cân bằng thương mại song phương lại vừa nâng kim ngạch ở mức lớn lao như vậy. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Riêng về thương mại tôi nói thật, mỗi khi lãnh đạo hai bên gặp nhau cứ hứa hẹn đẩy kim ngạch thương mại lên bao nhiêu…bao nhiêu, kể cả phía Trung Quốc hứa hẹn tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam thì vẫn làm cho tôi thấy lo nhiều hơn là mừng. Tại sao vậy, bởi vì lâu nay Việt Nam chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc và mức nhập siêu càng ngày càng lớn càng nặng nề. Kể cả trong mấy năm gần đây khi mà kinh tế khó khăn, nhập khẩu của Việt Nam giảm xuống, thậm chí có năm Việt Nam còn xuất siêu được vài trăm triệu đô la nhưng vẫn nhập siêu từ Trung Quốc như thường và số tiền nhập siêu từ Trung Quốc vẫn rất lớn. Như vậy chứng tỏ cải thiện kim ngạch rất khó.”

Lo nhiều hơn mừng

000_Del6255742-250.jpgThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thảo luận tại Hà Nội ngày 13 tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra thận trọng về khả năng Trung Quốc gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Bà nói:
“Ngay cả khi Trung Quốc hứa hẹn tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam, để cho Việt Nam cải thiện cán cân thanh toán với Trung Quốc thì tôi vẫn lo. Bởi vì  Trung Quốc chủ yếu muốn mua hàng nguyên liệu thô của Việt Nam, nào là khoáng sản đào bới tài nguyên thiên nhiên lên để bán cho họ như là bauxite chẳng hạn hay là các khoáng sản khác. Rất nhiều thứ khoáng sản của Việt Nam đã được khai thác và xuất thô sang Trung Quốc rồi, làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam cạn kiệt rất nhanh. Tuy Trung Quốc cũng mua một số mặt hàng khác như nông sản nhưng chủ yếu cũng là hàng thô chưa qua chế biến; riêng cách mua nông sản không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là, có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. Thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới, như là thanh long hiện nay đang đọng lại ở biên giới chẳng hạn,  là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.”
Bà Phạm Chi Lan lý giải thêm về lý do bà cảm thấy lo nhiều hơn mừng, khi hai phía Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận mở rộng hợp tác thương mại. Bà nói:
Nghe hai bên cam kết sớm đạt được mức kim ngạch 60 tỷ USD, thực sự tôi không cảm thấy mừng mà thậm chí còn cảm thấy lo.
-Bà Phạm Chi Lan
“Dù có tuyên bố tăng cường nhập khẩu nhưng điều đó chưa chắc có thể tạo khả năng xuất khẩu trả nợ cho Việt Nam sang Trung Quốc, từ đó có thể giúp cải thiện được cán cân thanh toán. Cho nên nói lên một con số thì dễ, nói lên ý chí hoặc mong muốn của hai bên thì dễ, nhưng mà cách thức thực hiện như thế nào và đàng sau nó là tất cả những biện pháp như thế nào để tạo được một cán cân thực sự mang lại lợi ích cho cả hai bên, thì đấy là điều hoàn toàn không dễ một chút nào cả. Bởi vì vẫn còn thấy thiếu vắng những biện pháp cụ thể và về phía Việt Nam đã thấy trong bao nhiêu năm rồi, với bao nhiêu cam kết hứa hẹn về chính trị rồi mà quan hệ thương mại luôn luôn mang tới bất lợi cho phía Việt Nam. Vì vậy cho nên nghe hai bên cam kết sớm đạt được mức kim ngạch 60 tỷ USD, thực sự tôi không cảm thấy mừng mà thậm chí còn cảm thấy lo.”
Bên cạnh vấn đề kinh tế thương mại, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thời kỳ mới còn nhấn mạnh việc ‘tăng cường định hướng đúng đắn báo chí và dư luận…góp phần quan trọng cho việc tăng cường sự tin cậy giữa hai bên. Nhận định về vấn đề này, GSTS Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
“Trung Quốc thường nói một đàng làm một nẻo, họ bảo là định hướng nhưng cuối cùng nhiều lúc họ bật đèn xanh hoặc họ không chấn chỉnh. Khi mình phản ảnh thì họ đổ lỗi này kia trong khi Việt Nam nghiêm túc thực hiện, như vậy nó không có công bằng. Đối với Việt Nam những gì Trung Quốc họ làm không đúng với luật lệ quốc tế…thì phải để cho nhân dân người ta bày tỏ, để cho báo chí chính thống bày tỏ để tạo dư luận trong nước và quốc tế thì như vậy người Trung Quốc mới bớt chuyện làm không đứng đắn của họ lại. Chứ đàng này, mình không để cho báo chí chính thống, không để cho người dân bày tỏ trên những blog của họ, không để cho người dân đi biểu tình ôn hòa, như vậy mình không tạo được sự đồng thuận nhân dân, không tạo được sức ép lên dư luận trong nước và quốc tế, lại mất đi một lực lượng ủng hộ chính quyền thì rất là dở.”
Chuyến đi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Việt Nam còn đạt kết quả Việt Nam ký kết văn kiện đồng ý thiết lập Viện Khổng Tử tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Dư luận cho rằng, bề ngoài của một Viện Khổng Tử mang tính cách một Trung tâm truyền bá và quảng cáo văn hóa Trung Quốc. Nhưng theo TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện viết trên Blog của ông: “Phải thừa nhận hiện nay giới lãnh đạo về vắn hóa của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh.” TS Nguyễn Xuân Diện lập lại sự quan ngại của ông qua phát biểu với Đài Á châu Tự Do. Vì âm thanh không được tốt, chúng tôi xin trích đọc nguyên văn lời TS Nguyễn Xuân Diện.
“Vì vậy, để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa hay gọi là “quyền lực mềm” sẽ bị áp đặt tại Việt Nam. Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể nào chống lại được. Văn hóa là nền tảng của đất nước, một khi văn hóa bị thuần hóa thì đó là một điều nguy hiểm.”
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Trung được mở rộng trong thời kỳ mới, qua chuyến đi của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Hà Nội quả là ẩn chứa rất nhiều điều, làm cho các chuyên gia kinh tế, chuyên gia văn hóa và các nhà hoạt động dân sự đầy quan ngại. Đúng là chưa mừng đã vội lo.

VN liên tục diễn tập chống bạo loạn

Diễn tập chống bạo loạn ở Đăk Nông (ảnh của VietnamNet)
Diễn tập chống bạo loạn ở Đăk Nông (ảnh của VietnamNet)
Trong ba ngày 15/10-17/10 giới chức liên ngành tổ chức hai cuộc diễn tập quy mô lớn chống bạo loạn, khủng bố ở Nghệ An và Đăk Nông.

Báo trong nước cho hay buổi Diễn tập khu vực phòng thủ năm 2013 diễn ra tại Đăk Nông ngày 15/10.

Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, chỉ đạo cuộc diễn tập trong khi tổng đạo diễn là Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5.

Một trong những điểm chính của cuộc diễn tập lần này là xử lý bạo loạn.

Kịch bản được nói là "lợi dụng tình hình an ninh chính trị của tỉnh X diễn biến phức tạp, các phần tử phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá… kéo về trung tâm tỉnh gây bạo loạn".

Trong các bức hình đăng trên truyền thông trong nước, đám đông 'gây rối' có mang cờ đỏ sao vàng và băng rôn đòi trả tiền đền bù đất đai thỏa đáng.

Hàng trăm binh lính và cảnh sát đã được huy động để tham gia cuộc diễn tập, có sử dụng trang thiết bị, vũ khí hiện đại và chó nghiệp vụ. Quân đội đã điều cả xe thiết giáp vào để dập tắt bạo động.

Để giải tán đám đông, lực lượng an ninh đã dùng các phương tiện như quả nổ và vòi rồng.

Cuộc diễn tập được nói đã kết thúc thành công, với "hàng chục đối tượng sừng sỏ bị lực lượng chức năng phân loại bắt giữ, tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững".
Địa bàn phức tạp

Hai ngày sau đó, một cuộc diễn tập khác cũng quy mô không kém được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Tại đây hồi đầu tháng Chín đã xảy ra đụng độ giữa hàng trăm tín đồ Công giáo và công an ở Giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc.

Cuộc diễn tập “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự, bạo loạn; xử lý chất độc hóa học" ở Nghệ An hôm 17/10 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức.

Hai nội dung chính của cuộc diễn tập này là giải quyết tập trung đông người, bạo loạn, và bắt khủng bố, giải cứu con tin.

Cuộc diễn tập huy động cả trực thăng chở lực lượng đặc nhiệm tới hiện trường.

Được biết, cuộc diễn tập chống bạo loạn hôm 17/10 có sự tham gia chỉ đạo của Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông Tô Lâm đã thăm và làm việc với công an Nghệ An trong hai ngày 4/9 và 5/9, trong đó ông khuyến cáo rằng trong thời gian tới sẽ "có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy Công an tỉnh Nghệ An cần chủ động làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình... để chủ động tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ".
 (BBC)

Công an Hà Nội thừa nhận sai sót!

DSC_2350

Công an Hà Nội cho rằng một số cảnh sát khu vực đã làm sai khi giao cho tổ trưởng tổ dân phố phát phiếu thu thập thông tin cho người dân.
Chiều 18.10, Công an TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp để thông tin cho báo chí những vấn đề liên quan đến việc thu thập thông tin dân cư mà cơ quan này đang thí điểm thực hiện tại 5 quận trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, người dân sẽ phải kê khai tới 32 danh mục, trong đó có nhiều thông tin cá nhân quan trọng khiến nhiều người lo ngại sẽ bị lộ ra ngoài.
Theo Đại tá Lê Ngọc Thu, chánh văn phòng công an TP Hà Nội, căn cứ pháp lý để công an Hà Nội là Nghị định 9/2010 về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tư 10/2013 của Bộ Công an hướng dẫn Nghị định 90 và Thông tư 81/2011 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu được sử sụng trong đăng ký, quản lý cư trú. 3 văn bản này yêu cần người dân kê khai khoảng gần 100 thông tin, trong đó có tới 31 thông tin trùng nhau nên gộp vào 1 biểu mẫu.
Cũng theo ông Thu, việc thu thập này của công an Hà Nội thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và phục vụ dự án đầu tư xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lí dân cư giai đoạn 1 trên địa bàn. “Để thống nhất và tránh trùng lắp thông tin quy định tại các quy định trên, công an Hà Nội đã tiến hành tích hợp các danh mục thông tin trong các văn bản để xây dựng phiếu thu thập thông tin dân cư này. Trong đó chỉ có 15 thông tin bắt buộc người dân phải kê khai, bao gồm cả ảnh”, ông Thu cho hay.
Trong 32 danh mục ở phiếu thu thập thông tin, chi tiết địa chỉ emal và nhóm máu được công an Hà Nội thêm vào. Theo lý giải của ông Thu, thông tin này để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Trên thực tế có rất nhiều tai nạn xảy ra, nếu không xác định được nhóm máu của nạn nhân thì công tác cấp cứu sẽ gặp nhiều khó khăn.
Người phát ngôn của Công an Hà Nội cho rằng công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu nói chung và việc thu thập thông tin dân cư nói riêng là công tác thường xuyên của lực lượng cảnh sát khu vực. Trước khi thực hiên việc thu thập thông tin dân cư, Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo công an các quận huyện, phường xã báo cáo, tham mưu cho UBND các cấp để tuyên truyền cho nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số cánh sát khu vực đã có thiếu sót khi không trực tiếp gặp công dân để giải thích , thu thập thông tin; không dùng bản hướng dẫn của công an TP Hà Nội để công dân nghiên cứu, kê khai.
Đặc biệt, một số cảnh sát khu vực đã giao Tổ trưởng tổ dân phố đưa phiếu thu thập thông tin cho các hộ, công dân kê khai dẫn đến một số công dân không hiểu đầy đủ ý nghĩa và yêu cầu của việc thu thập này.
Để khắc phục những thiếu sót trên, công an Hà Nội đã tổ chức rút kinh nghiệm và chấn chỉnh việc thưc hiện việc thu thập thông tin của cảnh sát khu vực đồng thời tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu việc này sẽ giảm phiền hà cho họ rất nhiều về sau này.
Trả lời thắc mắc về việc bảo mật những thông tin này, ông Thu khẳng định: “Tất cả những tài liệu của cơ quan công an đều là thông tin mật và chúng tôi sẽ đảm bảo giữ bí mật cho công dân”.
Cũng theo công an Hà Nội, để đảm bảo tính chính xác, bộ phận chức năng sẽ đối chiếu giữa thông tin do người dân khai và thông tin trong sổ quản lý của cảnh sát khu vực, nếu không khớp thì yêu cầu đính chính. Nếu người dân nào cố tình ghi sai thì sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 đồng – 2 triệu đồng.
Đại tá Đỗ Đức Quang, trưởng phòng cảnh sát quản ký hành chính (PC64) công an TP Hà Nội cho biết công an Hà Nội sẽ mở rộng thực hiện việc thu thập thông tin này và sẽ ưu tiên những người có hộ khẩu thường trú hoặc đã đăng ký tạm trú tại Hà Nội.
Sau khi hoàn tất thu thập thông tin về dân cư, công an Hà Nội sẽ kết nối hệ thống thông tin này với hệ thống cơ sở dữ liệu của trung ương.
Thanh Lưu
(Một thế giới) 

Cục trưởng Cục Đăng kiểm bác tố cáo "ăn" tiền, nuôi "bồ nhí"

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trịnh Ngọc Giao đã hoàn toàn bác bỏ, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý 1 cán bộ cấp dưới tại TP HCM vì đã "tố" ông nhận tiền hàng tháng và có “bồ nhí” ở TP HCM.
Trạm đăng kiểm xe cơ giới 50-05V tại TP HCM -  Ảnh: Một Thế giới
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết đơn vị này đang tiến hành xác minh đơn tố cáo ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, với nhiều nội dung vi phạm về công tác quản lý cũng như đạo đức cán bộ đảng viên.
Người tố cáo ông Giao là ông Trần Văn Nuôi, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-05V tại TP HCM - cấp dưới của ông Giao. Đơn tố cáo của ông Nuôi cho rằng trong quá trình di dời Trung tâm Đăng kiểm 50-05V từ quận Gò Vấp về quận 12 - TP HCM, ông Giao đã buộc ông Nuôi phải ký hợp đồng thuê mặt bằng của 1 công ty do ông Giao chỉ định.
Ngoài ra, theo tố cáo, lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam còn ra một “cơ chế” tiêu cực trong ngành: Hàng tháng các đơn vị đăng kiểm cấp dưới phải nộp cho 2 lãnh đạo là ông Trịnh Ngọc Giao và ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, một khoản tiền nhất định, không dưới 20 triệu đồng/người/tháng, nếu không sẽ cử đoàn thanh tra tới gây khó dễ.
Ông Nuôi cũng tố cáo với Bộ GTVT và nhiều cơ quan chức năng rằng ông Giao đã vi phạm đạo đức lối sống khi có quan hệ “ngoài luồng” với một người phụ nữ ở TP HCM và còn bỏ tiền ra mua nhà cho người tình.
Ông Huyện cho biết dự kiến trong tuần này Thanh tra Bộ GTVT sẽ có buổi làm việc trực tiếp với ông Nuôi tại TP HCM để làm rõ các nội dung tố cáo.
Trong khi đó, trả lời Báo Người Lao Động về những tố cáo của ông Nuôi, ông Trịnh Ngọc Giao cho rằng đó là những nội dung “hoàn toàn bịa đặt”. Lý giải về việc tại sao lại bị cấp dưới tố cáo với những nội dung “gai góc”, gây ảnh hưởng lớn tới uy tín, hình ảnh, địa vị cá nhân như thế, ông Giao cho rằng có thể xuất phát từ việc Cục Đăng kiểm Việt Nam thanh tra sai phạm tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-05V vào tháng 7-2013 và có đề xuất xử lý những vi phạm nặng nề của ông Nuôi.
Ông Giao cho biết Cục Đăng kiểm Việt Nam dự định điều chuyển công tác đối với ông Nuôi sang vị trí khác. Khi đang làm các thủ tục cần thiết thì Cục Đăng kiểm Việt Nam biết được tin ông Nuôi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh nên đã tạm dừng việc ra quyết định. Khi hay tin ông Nuôi xuất viện, Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa kịp ban hành các quyết định xử lý trách nhiệm cá nhân, điều chuyển ông Nuôi thì xuất hiện đơn tố cáo ngược trở lại đối với 2 lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là ông Trịnh Ngọc Giao và ông Nguyễn Hữu Trí.
Theo ông Giao, người mà ông Nuôi tố cáo là “bồ nhí” của mình thực chất là “đứa cháu, con gái của bạn chiến đấu ngày xưa”. Có lần ông Giao nhờ ông Nuôi đăng ký giúp “đứa cháu gái” này một chiếc xe nên mới có chuyện hiểu nhầm như vậy. Ông Giao cho biết đã báo cáo toàn bộ sự việc với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Bộ GTVT cũng chỉ đạo sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm vụ việc này.
Chánh thanh tra Nguyễn Văn Huyện cũng cho biết ông Trịnh Ngọc Giao đã có báo cáo bước đầu xung quanh sự việc này và phủ định toàn bộ những cáo buộc của ông Nuôi.
“Đây là những tố cáo làm ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của cán bộ nên nếu ông Nuôi tố cáo sai, không có căn cứ thì chúng tôi có thể xem xét chuyển cho cơ quan điều tra công an để làm rõ dấu hiệu vu khống” - ông Huyện nói.
Ông Trịnh Ngọc Giao cũng thừa nhận sẽ xem xét tới việc đề nghị cơ quan chức năng xem xét, xử lý ông Nuôi tội “bịa đặt, vu khống”.
Thế Kha
(Người Lao động)

Hội cựu tù Đông Dương phản đối Ngoại trưởng Pháp ca ngợi Tướng Giáp


Trang web của ANAPI
Trang web của ANAPI

Anh Vũ  -RFI

Hôm qua 17/10/2013, Hội cựu tù nhân Đông Dương của Pháp đã lên tiếng phản đối phát biểu của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ca ngợi đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngay sau khi ông qua đời ngày 04/10 vừa qua.
Trong thông cáo ra hôm qua, Hiệp hội toàn quốc các cựu tù nhân và lưu đầy ở Đông Dương (ANAPI) ghi rõ « Liên quan đến ông Võ Nguyên Giáp, người ta không thể tách rời một nhà chiến thuật quân sự với một nhà lãnh đạo chính trị của đảng Cộng sản Đông Dương, mà ông từng là Bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng » .
Vì thế, các cựu tù nhân Đông Dương cho rằng tướng Giáp là người phải chịu trách nhiệm về việc giam cầm tù binh chiến tranh trong những điều kiện mà họ đánh giá là « vô nhân đạo ». Các cựu binh của Hiệp hội các tù nhân Pháp bị Việt Minh bắt nhắc lại : Trong tổng số 36.979 tù binh trong cuộc chiến tranh Đông Dương, có tới 26.225 người đã chết trong trại giam, tức là chiếm tới 71%.
Thực tế này có thể lý giải cho phản ứng của những cựu tù nhân Pháp tại Đông Dương trước những lời ca ngợi của Ngoại trưởng Pháp dành cho tướng Giáp sau khi ông qua đời tại Hà Nội ngày 04/10, ở tuổi 103.
Ngay sau khi có thông báo chính thức tướng Giáp qua đời, ngày 5/10, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã ra thông cáo ca ngợi vị tướng chiến thắng người Pháp với những lời lẽ đầy xúc động, đánh giá ông là « một nhà yêu nước, một người lính vĩ đại của Việt Nam », hay tướng Giáp là « một nhân vật phi thường ».
 

Không phải chuyện Tướng Giáp

Trịnh Hội – VOA

Mấy hôm nay ngày nào lên mạng cũng thấy đầy tin về Tướng Giáp. Ông tài như thế nào, đánh trận ngày xưa ra sao, có biết bao người đang thương khóc ông, v. v. Tôi cứ có cảm giác như các báo, đài trong nước đang cùng nhau “lên đồng” làm lễ điếu. Ngoài này còn có bài “Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp”.
Tôi cần phải thành thật thú nhận rằng, ý nghĩ đầu tiên loé lên trong đầu tôi sau khi đọc tựa đề của bài viết là: who cares!
Tôi không quan tâm nhiều về cái chết của ông Giáp. Càng không quan tâm đến dân Trung Quốc họ nghĩ gì về ông. Vì tôi nghĩ, cho dù Võ Nguyên Giáp có là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử quân sự thế giới, là người có công chỉ huy đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, thì ông vẫn mãi mãi là một người trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng một phần vì những đóng góp của ông mà hiện nay từ Nam ra Bắc tất thảy đều do Đảng Cộng sản quyết định. Thích thì họ cho lên chức, hưởng bổng lộc. Không thích thì họ cho vào tù.
Không một ai có quyền thách thức họ.
Từ một doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm tù. Cho đến mới đây nhất là luật sư Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù cộng thêm gần $100,000 đô Mỹ tiền phạt. Không như những lần trước Đảng chỉ bắt bỏ vào tù, kể từ đây về sau họ sẽ làm cho gia đình bạn phải khánh kiệt để ngay cả sau khi mãn hạn tù, bạn và cả gia đình bạn sẽ không thể nào ngóc đầu lên nổi.
Thâm tâm tôi không quan tâm đến ông Giáp là vì thế. Ngược lại, tôi rất quan tâm đến thế hệ trẻ ở Việt Nam. Họ là những ai, đang làm gì, đang có ước mơ gì cho tương lai của chính mình, cho nòi giống?
Và không như một số nhận định tôi đọc được trước đây, tôi thấy ngày càng có nhiều người Việt trẻ tuổi có lòng, có học, dám nói và dám đứng lên tranh đấu đòi lại những quyền con người căn bản của chính bản thân họ.
Tôi đặc biệt muốn nhắc đến một số thông tin trên mạng trong những ngày gần đây liên quan đến việc một số thanh thiếu niên trẻ sau khi tham gia một khoá học về xã hội dân sự ở Philippines đã bị bắt ngay sau khi đáp xuống phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo tin mới nhất của các đài VOA, RFA, Dân Làm Báo… đã có thêm 3 người nữa bị bắt mà trong đó có một bạn trẻ tên Trương Quỳnh Như, 23 tuổi, đến từ Sài Gòn. Trong một lá thư được đăng trên trang Facebook của anh Peter Lam Bui, Như đã viết như sau:
‘Tôi tin quyết định tham gia khoá học này của mình là đúng đn. Nếu được quay trở lại cách đây 2 tuần trước, tôi vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi’’.
Lá thư của Như được ký vào ngày 9 tháng 10 tại Manila, Philippines có nghĩa là trước khi Như quyết định quay trở về lại Việt Nam và vài ngày sau khi các bạn trẻ khác bị bắt.
Điều này cũng có nghĩa là Như đã có một sự chuẩn bị tinh thần trước. Biết là mình sẽ bị bắt. Nhưng Như vẫn quyết định về.
Thử hỏi nếu bạn là Như bạn có dám về không? Nếu cho làm lại từ đầu, bạn vẫn có thể khẳng định là bạn vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi” như Quỳnh Như chứ?
Tôi cảm phục tuổi trẻ Việt Nam là vì thế. Không những họ dám học, dám viết mà họ còn dám dấn thân, dám trải nghiệm. Có lẽ cũng bởi thế mà trong một lá thư của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được đăng trên trang nhà của tổ chức phi chính phủ (NGO) Asian Bridge Philippines, ông Laurent Meillan, Quyền Trưởng Văn Phòng Khu Vực Đông Nam Á, đã nhấn mạnh:
Tôi viết thư này để cảm ơn Asian Bridge Philippines đã cho tôi cơ hội được trò chuyện với nhóm thực tập sinh Việt Nam của các bạn vào tuần trước… Đó quả thật vừa là một niềm vui, vừa là một cơ hội hiếm hoi để tôi có thể gặp gỡ những người trẻ tuổi, thông minh và đáng cảm phục đến thế từ Việt Nam – những người khát khao tìm hiểu về thế giới quanh họ và về những công ước nhân quyền quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn…”
Thì ra tôi không phải là người duy nhất cảm phục họ. Người dân Philippines đã lên tiếng. Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng. Biết đâu trong tháng tới khi Việt Nam xin ngồi vào Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva, điều này sẽ làm cho những nhà lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội nhức đầu, mệt óc?
Bởi thay vì họ đương nhiên được chấp nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ tới thì bây giờ chỉ vì một việc đi học cỏn con này, mà chuyện đại sự của họ trong những năm tới sẽ bị gián đoạn. Bạn nghĩ thử xem lúc ấy ai mới là người sẽ bị phạt nặng?
Nhưng mà thôi. Đấy không phải là chuyện của tôi. Càng không phải là chuyện về ông Giáp.
Nó chỉ là một câu chuyện nhỏ về một gương mặt trẻ trong rất nhiều bạn trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ mới là những người đang đi tiên phong trong phong trào xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và có thật mà ở những nơi khác họ sẽ được hỗ trợ, khuyến khích hết mình. Nhưng ở ngay quê hương họ thì lại bị đối xử như một tội phạm. Chính họ và việc làm của họ mới đáng cho chúng ta quan tâm.
Như Quỳnh Như đã tự đặt câu hỏi ở cuối bức tâm thư:
Có thể sẽ có ai đó đang thắc mắc: “Xã Hội Dân Sự là gì?”. Nếu bạn có lòng và muốn đời mình có nghĩa, hãy xách ba lô lên và đi như chúng tôi, vào năm sau.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét