Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Ông Phàng Sao Vàng bị bắt & Chữ doanh thì lỗ, chữ nhân thì… “lờ”

Cầu Nhật Tân - Vụ cắt xén Quốc tang Đại tướng dưới góc nhìn của pháp luật và tập quán quốc tế


Kể từ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác tổ chức tang lễ cho cán bộ cao cấp tại Việt Nam được tổ chức theo mô hình của Liên Xô. Quốc tang cho các lãnh tụ qua đời sau đó như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, TBT Lê Duẩn, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt đều gần giống nhau và đều gồm ba phần Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng với các nghi lễ trọng thể nhất được cử hành. Riêng Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị cắt hẳn phần Lễ an táng tức là Quốc tang đã bị xà xẻo 1/3. Hành động này không những gây bức xúc trong dư luận nhân dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn, chà đạp thô bạo lên luân thường đạo lý của dân tộc.

Ngày 12/9/2001, Nghị định số 62/2001/NĐ-CP được ban hành đã đưa ra quy định cụ thể về mặt luật cho công tác tổ chức tang lễ cán bộ. Ban soạn thảo (gồm một số bộ ban ngành do Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chủ trì) đã kế thừa cách làm từ trước cũng như đảm bảo văn hóa truyền thống của Việt Nam. Chương 2 từ điều 3 đến điều 18 quy định rõ Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng.

Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012  ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ nhà nước khi từ trần dành hẳn Chương 2 quy định về Lễ Quốc tang. Trong đó Ban soạn thảo (gồm một số Bộ ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì) đã nghiên cứu kỹ truyền thống, tập quán và dành hẳn từ điều 5 đến điều 20 nói rất rõ Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng.

Lịch sử thế giới gần đây có hai quốc tang được tổ chức trọng thể và cảm động nhất. Đó là lễ tang cho đồng chí Leonid Brezhnev (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô – mất ngày 10/11/1982 ). Tới dự đám tang có hơn 40 nguyên thủ, là đám tang có nhiều nguyên thủ tới dự nhất. Đồng chí được an táng tại chân bức tường Điện Kremlin ngày 15/11/1982, Quốc tang dành cho đồng chí kéo dài hết ngày này. Liên Xô và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam dành nhiều ngày treo cờ rủ, để quốc tang vĩnh biệt đồng chí Brezhnev trong đó có toàn bộ ngày cử hành lễ an táng đồng chí.

Lễ tang Tổng thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy là cảm động nhất: ông bị ám sát ngày Thứ Sáu 22/11/1963. Hoa Kỳ tuyên bố 3 ngày quốc tang (Thứ Bảy, Chủ Nhật, Thứ Hai). Chỉ 18 giờ mở cửa viếng đã có 25 vạn nhân dân tới viếng Tổng thống. Biển người xếp hàng dài hơn 10km. Thời gian dành cho nhân dân vào viếng dự kiến kết thúc 9h tối ngày Chủ Nhật 24/11/1963 nhưng vào giờ đó, hàng chục vạn nhân dân vẫn xếp hàng nhiều km chờ vào viếng, khiến Ban tổ chức lễ tang phải quyết định mở cửa thâu đêm phục vụ nhân dân viếng tới 9h sáng hôm sau (Thứ Hai). Ba hãng truyền hình lớn nhất là NBC, CBS và ABC truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ viếng thâu đêm này và phát vệ tinh để cả thế giới theo dõi. Đúng 8h25 phút sáng hôm sau, cảnh sát phải dàn hàng ngang để cắt đoàn người vào viếng (còn hàng triệu người khác đang chờ). Đám rước linh cữu Kennedy từ Nhà Trắng tới Nghĩa trang Arlington có hơn 1 triệu người đứng dọc các tuyến đường để vĩnh biệt người con ưu tú của Hoa Kỳ. Trước biển người và tình cảm của nhân dân dành cho Kenney, đám tang của ông được đánh giá là đám tang cảm động và trang trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông được an táng tại Nghĩa trang quốc gia Arlington vào ngày Thứ Hai 25/11/1963. Hoa Kỳ vẫn dành trọn ngày hôm đó treo cờ rủ, để quốc tang vĩnh biệt Kennedy.

Từ truyền thống của Việt Nam, từ quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tang và tập quán quốc tế về tổ chức tang lễ theo nghi thức quốc tang, ta thấy rõ ràng Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng. Rất đáng tiếc, khi tổ chức Quốc tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban lễ tang quy định Quốc tang kết thúc lúc 12h ngày 13/10/2013. Tệ hơn, UBND Thành phố Hà Nội đã lệnh cho chính quyền thu toàn bộ cờ rủ để tang Đại tướng trước 12h30 cùng ngày (lệnh bằng văn bản). Chính trong lúc này, mấy chục triệu đồng bào cả nước vẫn đang khóc Đại tướng, lĩnh cữu của Người vẫn đang trên đường được rước về nơi an táng mà chưa được chôn. Lễ an táng Người chỉ bắt đầu vào lúc 16h và kết thúc lúc hơn 17h ngày 13/10/2013. Như vậy, Ban lễ tang đã cố tình cắt bỏ toàn bộ Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khỏi nghi thức Quốc tang dành cho Người. Hành động này không những đi ngược lại với tình cảm thiêng liêng của đông đảo các tầng lớp nhân dân dành cho Đại tướng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn, chà đạp thô bạo lên luân thường đạo lý của dân tộc và trái với tập quán tổ chức tang lễ trên thế giới. Lịch sử muôn đời sau sẽ nguyền rủa hành động phi pháp, vô luân này.
  Cầu Nhật Tân

Ông Phàng Sao Vàng bị bắt

phang-sao-vang63452
Hình ảnh người cựu chiến binh dân tộc H’Mông, đứng nghiêm trang theo tác phong quân đội trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tỏ lòng trung thành với người Anh Cả của quân đội Việt Nam đã khiến nhiều người xúc động.
Thông tin nhận được vào lúc 10h45′ tối nay, Ông Phàng Sao Vàng bị bắt mang đi đâu không rõ.

Ông Phàng Sao Vàng sinh năm 1936 người H’Mông ở bản Suối Vạch, xã Kim Bon, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La là dân oan thường trực ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Lý Tự Trọng nhiều năm nay để khiếu kiện. Tôi biết ông lần đầu tại phòng tiếp dân, một cơ sở khác của Tòa án tối cao ở 262 Đội Cấn từ năm 2008, sau đó gặp lại ông nhiều lần ở Vườn hoa Lý Tự Trọng.

ong Vang

Theo đơn của ông ngày 28/8/2013 thì vụ việc của ông đã “kéo dài 20 năm, 5 tạ đơn, 5 kg dấu đỏ”

Ông cũng là nhân vật được báo giới nhiều lần nhắc đến trong đám tang ông Võ Nguyên Giáp với tư cách là chiến sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiều tối nay, 18/10, vào lúc 5 giờ chiều, khi đến Vườn hoa Lý Tự Trọng để giúp đồng bào H’Mông, ông có đến gặp chúng tôi tiếp tục kể về tình cảnh oan khuất của ông và trao cho chúng tôi các lá đơn mà ông đã gửi đi nhiều nơi.
20131018_170402
Ông Phàng Sao Vàng (đội mũ vải) trước lều bạt của bà con H’Mông. (Bạt che mưa do chúng tôi vừa mang đến giúp bà con). Ảnh chụp lúc 5 giờ chiều nay, 18/10).


(Blog Nguyễn Tường Thụy)

Nguyễn Tiến Dũng - Khôn chinh, dại đồng!


Hôm qua, sau một hồi “thi lý sự” về tình hình VN, tôi chợt nhận thêm ra một điều vì sao ở Việt Nam lắm người khôn ngoan vậy, mà bản thân Việt Nam lại đứng cuối bảng về nhiều mặt so với thế giới như vậy. Thực ra , điều này không có gì mới, chỉ có điều hôm nay tự nhiên thấy thấm thêm. Đó là vấn đề, mà như người Anh thường nói, là “penny-wise, pound-foolish”. Có thể dịch tiếng Việt thành “khôn chinh, dại đồng”.

Có một anh chàng rất ngốc, anh ta làm 50 thứ thì 49 thứ sai chỉ có 1 thứ đúng. Mỗi thứ sai khiến anh ta mất một xu, còn thứ đúng khiến anh ta được 1 đồng. Tổng lại anh ngốc còn được 51 xu. Còn một anh khác rất không, người đầy mưu mẹo, làm 50 thứ thì đúng được 49 thứ, chỉ sai có mỗi một thứ. Nhưng 49 thứ đúng chỉ đem lại cho anh ta 49 xu, còn một cái sai làm mất đi 1 đồng. Và kết quả tổng cộng là âm.

Người VN ta như vậy đó, rất “khôn khéo”, “mưu mẹo”, “tài tình”. Vậy mà sao lại đì đẹt, luôn xếp hạng dưới trung bình về các mặt trên thế giới, không những thua xa Hàn Quốc, Đài Loan, v.v., mà còn thua xa cả những nước láng giềng “ngố” hơn ta như Thái Lan, Mã Lai, v.v. Có thể đổ tội cho ngoại cảnh, nào là thực dân, nào là chiến tranh, nào là Bắc thuộc, v.v. Nhưng có một điểm mấu chốt, mà nếu không công nhận, thì vẫn sẽ thua mãi: đó là ta “khôn chinh dại đồng”.

Cái khôn của “ta” là gì? Là khôn về “mưu mô” (hay dùng mĩ từ thì là “mưu trí”), cái khôn để luồn lách, để lạm dụng, để nguỵ biện, để tranh quyền, để nhập nhèm, v.v. Về khoản đó dân các nước khác có lẽ đang thua xa “ta”. Nhưng “một xã hội mà toàn người khôn như vậy là một xã hội khó phát triển”. Vì quá “khôn”, nên mới “dại” về một vài nguyên lý cơ bản. Còn người ta “ngố” nên người ta chú trọng đến vài nguyên lý căn bản thôi, để sao cho người “ngố” cũng “tồn tại” được. Chẳnh hạn như nguyên lý tam quyền phân lập, không biết đến bao giờ mới được những người VN quá “khôn” chấp nhận!
  Nguyễn Tiến Dũng

Vì sao Mỹ trải qua khủng hoảng ngân sách và trần nợ?

Tối Thứ Tư vừa qua, hầu hết người dân Mỹ thở phào nhẹ nhõm, nhất là công chức liên bang, sau khi lưỡng viện Quốc Hội bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách tạm cho tới ngày 15 Tháng Giêng, 2014 và nâng trần nợ lên đến ngày 7 Tháng Hai năm sau. Ngay lập tức, dự luật được Tổng Thống Barack Obama ký ban hành.
Ngày hôm sau, hàng trăm ngàn công chức liên bang được gọi trở lại làm việc.
Thế nhưng, từ giờ đến đầu năm tới, mọi người e ngại các chính trị gia lại có một trận “đấu đá” nhau nữa, có thể là dữ dội hơn, hoặc nhẹ nhàng hơn, hoặc giống như ba tuần vừa qua.



Khuôn mặt vui vẻ của Tổng Thống Barack Obama sau khi biết Quốc Hội thông qua ngân sách tối Thứ Tư. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)
Câu hỏi ở đây là tại sao chuyện ngân sách và trần nợ lại làm nước Mỹ lao đao như vậy?
Câu trả lời là luật nước Mỹ, dù hoàn hảo đến đâu, vẫn có những điều bất cập. Và các chính trị gia lợi dụng “kẽ hở” này để bắt bí với nhau khi cần.
Và chuyện này ngày càng được cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tận dụng để có lợi cho đảng mình.
Ngân sách
Theo luật hiện hành, ngân sách nước Mỹ cung cấp tiền cho chính phủ liên bang chi tiêu, từ ngày 1 Tháng Mười mỗi năm cho đến 30 Tháng Chín năm sau, gọi là “tài khóa.” Vì ngân sách “choàng” qua hai năm, nên thường có con số hai năm đi kèm. Ví dụ, tài khóa hiện nay gọi là “tài khóa 2013-2014,” vì nó bắt đầu từ 1 Tháng Mười, 2013 và kết thúc vào ngày 30 Tháng Chín, 2014.
Nếu không có ngân sách, chính phủ phải đóng cửa. Ðó là điều tất nhiên.
Cũng theo luật, Quốc Hội (lập pháp) là nơi quyết định chi tiền cho ngân sách, nhưng phải được tổng thống (hành pháp) chấp thuận thì mới có giá trị.
Quốc Hội có Hạ Viện và Thượng Viện, nhưng ngân sách phải bắt đầu từ Hạ Viện, rồi sau đó chuyển qua Thượng Viện.
Nếu cả hai viện đều đồng ý với nhau, tức là Thượng Viện không điều chỉnh gì cả, thì đưa qua tổng thống, và nếu tổng thống đồng ý, thì ký thành luật, coi như xong ngân sách.
Tất cả phải hoàn tất trước 0 giờ ngày 1 Tháng Mười mỗi năm.
Nếu ngân sách do Hạ Viện thông qua, mà Thượng Viện không đồng ý, cơ quan này có thể điều chỉnh, rồi trả lại Hạ Viện để điều chỉnh cho phù hợp. Tiến trình này cứ thế qua lại giữa hai viện, cho tới khi thống nhất, bỏ phiếu thuận, ngân sách sẽ được chuyển qua tổng thống để ký thành luật.
Ngoài ra, trong tiến trình lập ngân sách, để giải quyết khác biệt, mỗi viện có thể cử ra một số người đại diện, cùng ngồi lại với nhau, để giải quyết, rồi đưa ngân sách sang Tòa Bạch Ốc.
Nếu không đồng ý, tổng thống không thể điều chỉnh ngân sách, mà phải phủ quyết toàn bộ, rồi trả lại Quốc Hội, để hai viện tiếp tục điều chỉnh, cho tới khi cả Hạ Viện, Thượng Viện, và Tòa Bạch Ốc đồng thuận với nhau.
Nếu Quốc Hội không đồng ý với Tòa Bạch Ốc, họ có quyền bác phủ quyết của tổng thống, nhưng phải hội đủ 2/3 số phiếu, một điều ít khi đạt được.
Nhưng tại sao ngân sách lại bắt đầu từ Hạ Viện, mà không phải là Thượng Viện?
Hiến Pháp quy định, vì toàn thể Hạ Viện được bầu hai năm một lần, trong khi chỉ có 1/3 Thượng Viện được bầu mỗi hai năm. Vì thế, Hạ Viện chịu trách nhiệm trực tiếp với người dân nhiều hơn là Thượng Viện, nên ngân sách phải xuất phát từ Hạ Viện để người dân “dễ thở,” vì ngân sách có được là do tiền thu thuế của người dân.
Tuy nhiên, Hiến Pháp không bắt buộc phải có ngân sách, nhưng bắt buộc ngân sách phải xuất phát từ Quốc Hội.
Thành ra, Quốc Hội có thể cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động cả năm, vài tháng, hoặc từng tháng, miễn là chính phủ có hoạt động.
Ðây chính là điều mâu thuẫn mà các nhà lập quốc của Mỹ không mường tượng ra được cách đây hơn 230 năm!
Hiện nay, Hạ Viện do đảng Cộng Hòa chiếm đa số, nên có quyền quyết định đưa ngân sách ra. Còn Thượng Viện, do đảng Dân Chủ chiếm đa số, có quyền không chấp thuận ngân sách do Hạ Viện đưa ra.
Vì thế, đảng Cộng Hòa, mà chủ yếu là thành phần bảo thủ thuộc Tea Party, đã lợi dụng “kẽ hở” này để “bắt bí” Tổng Thống Barack Obama và đảng Dân Chủ phải hủy bỏ, hoặc trì hoãn thi hành, Ðạo Luật Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân (Affordable Care Act), hay còn gọi là “Obamacare,” đã được ký ban hành hồi năm 2010, và được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho là hợp hiến, thì họ mới thông qua dự luật ngân sách.
Tuy nhiên, Tổng Thống Obama, cũng thuộc đảng Dân Chủ, và Thượng Viện không chịu, lập luận rằng, Hạ Viện không có lý do gì để mang ngân sách quốc gia ra làm áp lực để hủy bỏ ột bộ luận hợp hiến.
Và cứ thế hai bên “đưa banh” qua lại cho tới khi bên nào mệt mỏi và chịu áp lực của dân chúng nhiều hơn thì đành phải chấp nhận đề nghị của bên kia.
Trong trường hợp năm nay, rõ ràng phía Cộng Hòa ở Hạ Viện đã bị thất bại, đành phải chấp nhận ngân sách của Dân Chủ, sau khi chính phủ liên bang bị đóng cửa 16 ngày.
Tuy nhiên, ngân sách này chỉ kéo dài 3 tháng rưỡi, từ 1 Tháng Mười, 2013 đến 15 Tháng Giêng, 2014, để bên Cộng Hòa “tái phối trí lực lượng” rồi tính tiếp.
Trần nợ
Bắt đầu từ năm 1917, Hoa Kỳ có luật giới hạn mức nợ quốc gia, “debt ceiling,” mà truyền thông Việt Nam thường gọi là “trần nợ” hoặc “nợ trần.”
Bộ Tài Chánh là cơ quan chịu trách nhiệm vay và trả nợ cùng với lãi nợ hàng năm. Khi món nợ quá lớn, tức là sắp “đụng trần,” cơ quan này phải báo cho Quốc Hội biết.
Sau đó, Quốc Hội sẽ quyết định có cho Bộ Tài Chánh vay thêm nữa không, hoặc vay bao nhiêu.
Hoa Kỳ chưa bao giờ phải đến mức vỡ nợ, tức là không vay được tiền để trả nợ, cho đến gần đây, nhất là sau hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan quá tốn kém.
Vì thế, những năm trở lại đây, Bộ Tài Chánh thường “báo động” vấn đề này trước để Quốc Hội chuẩn bị.
Ðiều đáng chú ý ở đây, trần nợ là một vấn đề riêng rẽ, không liên quan gì đến ngân sách, nhưng tiến trình cho phép vay nợ cũng giống y chang tiến trình duyệt ngân sách.
Năm nay, Bộ Tài Chánh báo cho Quốc Hội biết nợ sẽ đụng trần vào ngày 17 Tháng Mười, đúng ngay thời điểm hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đang “đấu đá” với nhau về ngân sách.
Vì thế, nhóm Tea Party trong đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện cũng “kèm” trần nợ vào luôn, để gây sức ép bắt đảng Dân Chủ phải bỏ hoặc hoãn thi hành “Obamacare.”
Hồi năm 2011, Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát cũng từng “gài” trần nợ vào việc thông qua ngân sách, đẩy kinh tế Hoa Kỳ đến bợ vực thẳm, làm S&P 500 hạ điểm tín dụng chính phủ. Chỉ đến phút chót, hai đảng mới đạt được thỏa thuận ngắn hạn, để Hoa Kỳ không bị vỡ nợ.
Biết trước điều này sẽ được phía Cộng Hòa sử dụng trở lại, lần này, ngay từ đầu, Tổng Thống Obama tuyên bố không nhân nhượng, nếu trần nợ lại được “kèm” vào ngân sách để gây sức ép lẫn nhau.
Ông Obama đã “cương tới bến” và liên tục đổ lỗi cho đảng Cộng Hòa.
Với 28% dân chúng ủng hộ, thấp nhất trong 21 năm qua, đảng Cộng Hòa đành chấp nhận thối lui tạm thời cho tới ngày 7 Tháng Hai năm tới, rồi tính tiếp.
Dân chúng Mỹ bây giờ đang lo ngại, nếu sau này đảng Dân Chủ nắm đa số Hạ Viện và đảng Cộng Hòa kiểm soát Thượng Viện và Tòa Bạch Ốc, liệu những chuyện này có lập lại.
Nếu còn sống đến ngày nay, các nhà lập quốc Hoa Kỳ chắc phải chào thua các hậu duệ của họ!
Ðỗ Dzũng
(Người Việt)

Khi nào Trung Quốc có thể thực sự trở thành siêu cường? (tư liệu dịch)

Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong vài thập niên vừa qua để trở thành một nền kinh tế đứng thứ hai sau Hoa Kỳ đã làm cho cả thế giới kinh ngạc và thán phục. Tuy nhiên, những thành tựu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc không phải là không có mặt trái của nó, trong đó có những tác hại ghê gớm về môi trường, về các chính sách xã hội, và đặc biệt là về mối quan hệ giữa chính phủ và dân chúng - tất cả đang đe dọa làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Xin giới thiệu với bạn đọc một bài phân tích về cái giá phải trả cho việc phát triển kinh tế tại Trung Quốc của một học giả người Anh gốc Trung Quốc vừa đăng trên tờ London Evening Standard của Anh ngày 14/10/2013. Những phân tích của tác giả không chỉ có tác dụng cảnh báo đối với Trung Quốc mà còn đúng cho cả Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, vì nhiều vấn đề mà Trung Quốc đã và đang đối mặt gặp phải cũng là những vấn đề của chính chúng ta.
Tốc độ phát triển phi thường của Trung Quốc trong ba thập kỷ vừa qua đã khiến nhiều người tin rằng đất nước này sẽ trở thành một siêu cường của thế kỷ 21, thậm chí một số người còn cho rằng TQ sẽ qua mặt Hoa Kỳ . Bản thân tôi cũng là người Trung Quốc và tôi cũng cảm thấy tự hào về những thay đổi nhanh chóng trong đất nước của tôi, những thay đổi đến mức không còn nhận ra được, kể từ khi tôi bắt dầu giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh từ đầu thập niên tám mươi đến nay. Tuy vậy, những điều đó vẫn chưa đủ sức thuyết phục tôi tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ của thế giới trong thế kỷ 21.
Trung Quốc đang chuyển từ một xã hội nông nghiệp - nông thôn sang một xã hội công nghiệp - đô thị, và quá trình này đang làm cho vấn đề bảo vệ đất canh tác ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bình quân mỗi người dân Trung Quốc hiện chỉ có 900 mét vuông đất canh tác trên đầu người , ít hơn đến 40 phần trăm so với mức bình quân toàn cầu. Đáng báo động hơn là nguồn tài nguyên vốn đã hạn chế này lại đang liên tục giảm dần. Nhiều khu vực nông thôn rộng lớn đang bị chính phủ các cấp - cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương - biến thành các đô thị với lý do là cần phát triển.
Không chỉ là đất đai, mà không khí cũng đang có vấn đề, vì bị ô nhiễm trầm trọng. Chất lượng không khí tồi tệ trên toàn cõi Trung Quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn - là điều mà không ai có thể tranh cãi. Các chỉ số về chất lượng không khí đăng trên trang Twitter của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào hồi hè thiệu đã đưa ra những nhận định đại loại như "vô cùng tệ hại" hoặc "không thể dùng chỉ số nào để ghi lại". Ngoài ra, sự ô nhiễm không khí đang tăng rất nhanh do khí độc từ nhà máy luyện kim loại và từ ngành công nghiệp pin. Điều này dẫn đến nhiễm độc chì , một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở trẻ em: hiện có đến một phần ba số trẻ em Trung Quốc bị nhiễm chì trong máu ở mức cao .
Sau nữa là nước. Những vấn đề nghiêm trọng hiện nay là sự khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến mực nước ngầm giảm liên tục. Nguồn nước đang cạn kiệt dần. Việc khai thác các đập nước và các hệ thống thủy lợi khác đã làm ngưng dòng chảy tự nhiên của sông Hoàng Hà, gây nguy cơ hạn hán trên toàn bộ thung lũng. Thậm chí vào năm 1997, vùng hạ lưu sông Hoàng Hà đã ngưng chảy đến 230 ngày trong năm.
Vì vậy, chỉ cần xét đến các điều kiện thiết yếu của cuộc sống thì đã có thể thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn. Những vấn đề này thậm chí lại càng nghiêm trọng hơn vì dân số khổng lồ đến 1,3 tỷ người của Trung Quốc, kèm theo những vấn đề về nhân khẩu học của đất nước này, tất cả đã tạo ra cái mà có lúc người ta ví von là một "cơn bão hoàn hảo".
Trước hết, tổng số dân trong độ tuổi lao động của Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm liên tục trong vòng 20 năm tới. Đến năm 2030, chỉ có ba công nhân trẻ để thay thế cho hơn bốn công nhân của thế hệ trước đó. Với một lực lượng lao động giảm đi về số lượng và già hơn về tuổi tác, chắc chắn tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không còn giữ được như trước đây.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ bùng nổ dân số người cao tuổi trong vòng 20 năm tới . Đến năm 2030, đất nước này sẽ có 240 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng chắc chắn sẽ đặt lên đất nước Trung Quốc một áp lực kinh tế ghê gớm mà chưa có quốc gia có mức thu nhập tương đương đã từng phải đối mặt .
Thứ ba, do chính sách một con với xu hướng ưu tiên có con trai (cùng những số liệu thống kê kinh hoàng về việc tiêu diệt trẻ sơ sinh nữ) , Trung Quốc sẽ có một sự mất cân đối lớn giữa nam và nữ. Tủ số trong năm 2005 đã là 120 bé trai trên 100 bé gái. Hậu quả là có một số lượng ngày càng tăng các thanh niên không thể lập gia đình và trở nên thất vọng.
Thứ tư, chính sách một con cũng có nghĩa là thế hệ này không có nhiều anh chị em , cô dì, chú, bác, cũng không có cháu gái và cháu trai. Với truyền thống tổ chức các hoạt động doanh thương dựa trên quan hệ huyết thống của Trung Quốc, chắc chắn thành tựu kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng nhất về tương lai của Trung Quốc liên quan đến các lãnh đạo của họ, hoặc đúng hơn là các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Có rất ít thông tin về việc những nhân vật này lựa chọn cách làm việc cùng nhau như thế nào, hoặc thậm chí là họ đang nghĩ những gì, hoặc đưa ra những quyết định như thế nào. Quá trình đưa ra tất cả các quyết định quan trọng của nhà nước đều không rõ ràng, và điều này tồn tại từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc vào năm 1949 đến giờ. Chính điều này đã gây nên một nền văn hóa "đâm sau lưng" lẫn nhau giữa những người đang cạnh tranh quyền lực, và quan trọng hơn là nó tạo ra một sự cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ giữa chính phủ và dân chúng. Và điều này không bao giờ có thể là cơ sở để xây dựng một quốc gia phát triển thực sự bền vững.
Những khó khăn của người dân Trung Quốc với tư cách từng cá nhân là rất căn bản. Rất thường xuyên chúng ta thấy có các hội nghị, hội thảo và các bài viết nói về Trung Quốc như một quốc gia - về các tiến bộ đã đạt được, con số tăng trưởng kinh tế , sự gia tăng của tầng lớp trung lưu - nhưng hiếm khi có ai đề cập đến vai trò của các cá nhân.
Khi tôi sống ở Trung Quốc trong thập niên tám mươi đầu tôi đã có cảm nhận rất rõ về sự tồn tại của một lối cai trị bàn tay sắt bọc nhung chiếm ưu thế ở thủ đô. Đó là một cảm giác rất rõ về sự sợ hãi của người dân đối với nhà chức trách. Ba mươi năm sau, tình hình có vẻ ít căng thẳng hơn - nhưng tôi vẫn có thể phát hiện ra cảm giác sợ hãi, hoặc ít ra là bất lực của người dân. Khi người Trung Quốc được hỏi xem họ nghĩ về Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản năm ngoái, câu trả lời của họ là họ không quan tâm bởi vì nó không liên quan đến họ. Tôi nghĩ điều họ có ý nói rằng họ chẳng thể có tác động gì, và vì thế chẳng có lý do gì khiến họ cần quan tâm cả.
Chính là cảm giác sợ hãi này là trở ngại lớn nhất đối với một Trung Quốc đang cố gắng nổi lên như một siêu cường. Trung Quốc chỉ có thể thực sự trở thành một quốc gia vĩ đạikhi đất nước này có được sự trọng dụng nhân tài thực sự trong các cơ quan công quyền, cũng như sự kết nối thực sự giữa chính phủ và dân chúng, cùng với quá trình đảm bảo - dù là dần dần - các quyền tự do cơ bản cho toàn bộ người dân. Chúng ta cần nhìn thấy một đất nước Trung Quốc nơi người dân được sống thoải mái và hạnh phúc mà không phải có sợ hãi đối với chính quyền.
Tôi rất mong nhìn thấy Trung Quốc nổi lên như một siêu cường trong thế kỷ 21. Nhưng vẫn còn đây nỗi sợ hãi và sự bất hạnh bao trùm lên đa số những thường dân. Cách đây 100 Trung Quốc đã trở thành một nước cộng hòa với lời hứa dân chủ - mang lại sự kết thúc cho 4.000 năm cai trị của các triều đại phong kiến. Có thể Trung Quốc sẽ phải cần thêm 100 năm nữa để đảm bảo tự do thật sự trước khi đạt được vị thế siêu cường. Suy cho cùng, 200 năm cũng là khoảng thời gian mà nước Mỹ đã phải bỏ ra để trở thành một siêu cường từ một khởi đầu nghèo khó.
Tựa bài viết do tôi đặt lại; tựa gốc là "TQ không thể là một siêu cường cho tới khi nào dân TQ được tự do".
(Blog Anh Vũ)

Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN?


000_Hkg9079155-305.jpg
Lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 tại Brunei hôm 09/10/2013. AFP photo
Liên tiếp trong 3 tháng gần đây, các lãnh đạo Trung Quốc nối tiếp nhau thực hiện các chuyến công du đến các nước ASEAN kêu gọi thúc đẩy quan hệ đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực. Đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn hòa hoãn với ASEAN. Tuy nhiên, không một lãnh đạo Trung Quốc nào đến Philippines, nước thành viên ASEAN và là nước đang có tranh cãi gay gắt với Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền ở biển Đông. 

Những chuyến đi con thoi

Những tuần cuối hè và đầu thu năm 2013 có thể được coi là thời gian bận rộn của lãnh đạo Trung Quốc từ Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ Tướng Lý Khắc Cường đến Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, khi họ liên tục làm các chuyến công du đến các nước ASEAN, chứng kiến các lễ ký kết hợp đồng kinh tế, đầu tư lên đến hàng chục tỷ đô la và kêu gọi hợp tác vì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Vào hồi đầu tháng 8, Bộ trưởng Ngoại Giao Vương Nghị bắt đầu chuyến công du đến 4 nước ASEAN là Malaysia, Lào, Việt Nam, và Thái Lan. Một trong những nội dung chính của chuyến đi chính là thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc xung quanh Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là COC). Kết thúc chuyến đi 6 ngày, ông Vương Nghị nói Bắc Kinh đã sẵn sàng đối thoại với ASEAN về COC. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo các bên cần phải kiên trì.

Tiếp theo sau chuyến đi của Ngoại trưởng Vương Nghị là chuyến đi của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Indonesia và Malaysia vào đầu tháng 10. Tại Jakarta, Ông Tập Cận Bình nói ông muốn đưa thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc lên con số 1 nghàn tỷ đô là vào năm 2020, tức là tăng gấp 2 lần rưỡi so với con số 400 tỷ đô là vào năm ngoái. Ông Tập Cận Bình cũng phát biểu trước quốc hội Indonesia và nói sự phát triển của Trung Quốc là vì hòa bình và hữu nghị trên thế giới, đem cơ hội phát triển đến châu Á và thế giới chứ không phải là mối đe dọa. Nói về vấn đề biển Đông, ông khẳng định mọi bất đồng, và tranh chấp đều phải được giải quyết qua biện pháp hòa bình.

Sau chuyến đi của ông Tập Cận Bình là chuyến đi của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Thái Lan, Brunei và Việt Nam. Tại Thái Lan, ông Lý Khắc Cường hứa Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều gạo và cao su từ Thái Lan hơn, cam kết đưa thương mại hai chiều lên 100 tỷ đô la vào năm 2015. Tại Việt Nam, kết thúc chuyến đi được báo chí Việt Nam mô tả là thành công tốt đẹp, Việt Nam Trung Quốc đã ký tuyên bố chung 10 điểm khẳng định thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện trên các mặt.

Phát biểu tại thượng đỉnh ASEAN Trung Quốc ở Brunei hôm 9 tháng 10, ông Lý Khắc Cường nói củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi các bên tránh để tranh chấp chủ quyền làm hỏng mối quan hệ với Trung Quốc.

Đánh giá về các chuyến đi liên tục này của các lãnh đạo Trung Quốc đến ASEAN,  tờ South China Morning Post hôm mùng 4 tháng 10 cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình nhằm mục đích ‘lấy lại lợi thế với ASEAN, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, đối lại với ảnh hưởng của việc chuyển trục chiến lược của Mỹ về châu Á’. Còn tờ Strait Times của Singapore thì nói chuyến đi của ông Tập Cận Bình có mục tiêu ‘trấn an nỗi lo sợ về sức mạnh quân sự ngày một tăng và thái độ mạnh mẽ của Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa’.
 
Cô lập Philippines
 

image.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO
Thế nhưng, điểm đáng chú ý trong các chuyến đi này là không một lãnh đạo nào của Trung Quốc đặt chân đến Philippines, nước đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc ở biển Đông. Giáo Sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về châu Á, trong bài viết của mình trên The Diplomat hôm 1 tháng 10, gọi đây là kiểu ‘chính trị chia cắt’ mà Trung Quốc đang áp dụng với với ASEAN kể từ sau vụ xung đột bãi cạn Scarborough shoal với Philippine từ tháng 4 năm ngoái.

Giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc trường đại học De la Salle, Philippines nhận xét:

Họ cố gắng chia cắt ASEAN bằng cách cô lập Philippines. Trung Quốc cố gắng tạo hình ảnh mình là một bên xây dựng trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông còn Philippines là bên gây rắc rối. Vì thế chúng ta thấy tất cả các nhà ngoại giao Trung Quốc trong diễn đàn khu vực vừa qua đã cố gắng đưa ra một thông điệp với nước chủ nhà (Brunei) là Philippines đang gây chuyện, đang chia cắt ASEAN và Philippines không hợp lý. Cho nên chúng ta vẫn có sự đoàn kết của ASEAN nhưng chúng ta cũng thấy những cố gắng từ phía Trung Quốc để cô lập Philippines và cuối cùng là chia cắt ASEAN.

Một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc đang cô lập Philippines, chính là vào tháng 8 vừa qua xung quanh việc Tổng thống Philippines Aquino lên kế hoạch dự triển lãm ASEAN Trung Quốc Expo lần thứ 10 ở Nam ninh từ ngày 3 đến 6 tháng 9. Sau khi nhận được thông báo về dự định chuyến thăm của Tổng thống Aquino, phía Trung Quốc đã gửi thư đề nghị ông nên đến vào một dịp khác thuận lợi hơn.

Theo Giáo sư Renato Cruz de Castro, việc cô lập này là do Philippines nộp đơn lên tòa quốc tế liên quan đến tranh chấp về chủ quyền giữa hai nước tại biển Đông vào hôm 22 tháng giêng vừa qua.

Đó là bởi vì Philippines đã nộp đơn lên tòa quốc tế của Liên hiệp quốc theo Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc Đó là lý do mà Trung Quốc làm điều này. Họ muốn cho mọi người thấy là Philippines đang gây khó khăn bằng cách nộp đơn kiện còn Trung Quốc là người xây dựng và đang cố gắng giải quyết vấn đề trong khuôn khổ ASEAN. Điều mà Trung Quốc làm là chặn trước khi có bất cứ quyết định nào từ tòa đưa ra. Họ muốn cho mọi người thấy là họ luôn hợp tác với ASEAN để giải quyết vấn đề cho nên tại sao cần phải nộp đơn kiện?

Việc chia rẽ ASEAN của Trung Quốc đã được các chuyên gia về châu  Á cảnh báo ngay từ năm ngoái khi Campuchia là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN. Trung Quốc đã thành công trong việc chia rẽ khiến các nước ASEAN không thể có được sự thống nhất trong vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Sự chia rẽ này thể hiện cao nhất là vào kết thúc thượng đỉnh ASEAN vào tháng 7 năm ngoái khi các nước thành viên không thể đưa ra tuyên bố chung chỉ vì những bất đồng về vấn đề biển Đông.

Năm nay là kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc. Đây cũng là năm của những chuyến đi liên tục của những lãnh đạo mới của Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á, dấu hiệu được đánh giá là khá tích cực. Thế nhưng việc các lãnh đạo Trung Quốc ‘lờ’ Philippines rất có thể làm người ta đặt câu hỏi về thiện chí thực sự của Trung Quốc với ASEAN.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-10-18
 

Chữ doanh thì lỗ, chữ nhân thì… “lờ”

Kinh tế VN lúc này, cũng đang rất cần những “cây cầu vượt” như trong giao thông. Đó là sự trẻ hóa tư duy kinh tế, là sự dám đổi thay, từ lối mòn xơ cứng chật hẹp, ách tắc sang cây cầu tư duy văn minh, hiện đại và tăng tốc?
Tuần này, khi sự kiện đau buồn của cả quốc gia- Quốc tang Đại tướng vừa lắng xuống, bỗng nổi lên hai vụ việc “ngán ngẩm”- đều dính líu tới doanh nghiệp, doanh nhân Nhà nước. Cả hai, đi đến tận cùng ngọn nguồn, đều liên quan đến tư duy kinh tế, đến cái gốc của vấn đề- cơ chế, thể chế quản lý kinh tế- xã hội.
Có điện trong …bikini?
Người viết bài xin được lấy cái title của nhà báo Đào Tuấn, xung quanh giá điện của EVN (Tập đoàn Điện lực VN) bán cho nhân dân, mà Thanh tra Chính phủ vừa điều tra và kết luận, vì nó vừa hài hước, vừa đắng, vừa đáng buồn.
Kết luận của TTCP cho thấy EVN làm ăn đã thua lỗ, lại không ít sai phạm - nguyên nhân lớn khiến giá điện được tăng liên tục, tới nhiều lần trong 05 năm qua.
Ngược dòng thời gian, có thể thấy, năm 2009, giá điện tăng 8,92%. Năm 2010, tăng 6,8%. Năm 2011, từ 1-3, tăng 15,3%. Tháng 12/2011, giá điện tăng lần hai- 5%. Tháng 07/2012, tăng thêm 5%. Tháng 12/2012, giá điện tăng lần hai- 5%. Và từ 1/08/2013, giá điện tăng 5%. Cái tỷ lệ tăng giá này không biết sẽ xếp hàng tuần tự đến năm nào. Chỉ biết, mỗi lần thấy cô thu tiền điện, nhà nào nhà nấy … giật thột!
“Bà cả”- điện lực của EVN đã chẳng giỏi giang gì, các “bà hai”- đầu tư ngoài ngành của EVN cũng… chổng vó: “Tính đến hết năm 2011, EVN đầu tư vốn ra ngoài (ngành) lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào, mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng” (Dân trí, 07/10). Trong một bài báo cách đây hai năm, người viết bài đã nhận định, EVN có một cái tài- “tài… lỗ”.
Noi gương “xám” của công ty mẹ, các công ty con của EVN không chịu kém, như Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT), đầu tư ngoài ngành, tính đến hết năm 2011, lỗ 3.145 tỷ, không bảo toàn được vốn Nhà nước.
Các dự án EVN gây lãng phí hàng trăm tỷ, mà không thu được đồng nào, hoặc tăng chi phí đầu tư. Như dự án nhiệt điện Uông Bí, Công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty điện lực miền Nam. Điều đáng quan tâm, EVN còn nhập nhèm tiền lương và thưởng, nguy cơ nảy sinh lãng phí, tham nhũng. Trong lúc đó, lại rất chịu “chơi sang” cả công ty mẹ lẫn công ty con, khi vung tiền mua sắm ô tô, vựơt quá mức quy định hơn 05 tỷ đồng.
Điều khiến xã hội bức xúc nhất là khoản 595 tỷ đồng hạng mục xây dựng nhà ở cán bộ nhân viên, bể bơi, sân tennis, biệt thự của EVN, cũng được tính vào giá điện.
Nhưng dư luận xã hội còn thấy ngán hơn, đến lượt EVN chơi… tennis “thông tin” với TTCP.

Đáp trả lại nhận xét của TTCP cho rằng, những công trình này phải dùng nguồn vốn phúc lợi, EVN khăng khăng, đó là những công trình không thể thiếu, phục vụ cho quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện của ngành. Nếu vậy, thì các khái niệm đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện hay phúc lợi xã hội, cần được định nghĩa lại trong từ điển, theo cách diễn giải của EVN.
Sự thành thật duy nhất, rõ nhất- EVN nhận cái lỗi be bé- mua sắm ô tô vượt quy định 03 tỷ đồng (công ty mẹ).
Tuy nhận mỗi cái lỗi be bé, nhưng EVN hiện lại là tập đoàn “con nợ”… to nhất nước, đứng đầu trong đội ngũ nợ- với 119.000 tỷ đồng vay ngân hàng (TBKTSG, ngày 10/10)- một vị trí “khôi nguyên” chả tập đoàn nào mong muốn? Và với con số nợ khủng kiểu này, các chuyên gia kinh tế dự đoán, việc tăng giá điện còn tiếp tục dài dài đến vài năm nữa?
Một câu hỏi cần đặt ra, nếu EVN không phải là tập đoàn- DNNN, liệu có tình trạng làm ăn bết bát đến thế này không? Để mọi thiệt hại, rút cục, người dân phải gánh, nhân danh khái niệm có vẻ hiện đại và “thời thượng”- giá điện theo cơ chế thị trường. Trong khi thực chất, giá điện theo cơ chế thị trường chỉ tồn tại trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không thể có trong môi trường kinh doanh độc quyền.
Có điều, giữa lúc đó, dư luận xã hội cũng rất ngạc nhiên và phải đặt câu hỏi, khi được biết, kết luận TTCP loại ra gần 6.500 tỉ đồng sai phạm của EVN so với báo cáo của cơ quan này với Thủ tướng CP. Đại diện TTCP lý giải chênh lệch số tiền giữa dự thảo và kết luận thanh tra có thể khác nhau và điều này là chuyện bình thường. Nhưng 6.500 tỉ đồng sai phạm, là con số quá lớn, liệu có thể coi sự “chênh lệch” đó là bình thường được không? Câu trả lời, chắc còn phải chờ đợi… Nhưng xin đừng để hy vọng thành thất vọng!
Trong khi chờ đợi, người dân cũng chưa quên, tháng 01/2013, trước thông tin EVN công bố con số 6000 tỉ đồng tiền lãi năm 2012, nhưng vẫn tiếp tục tăng giá điện trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thẳng thắn, điều đó không lạ, khi điện là độc quyền của EVN (VietNamNet, ngày 13/01).
Vì điện là độc quyền của EVN, nên chữ doanh thì lỗ, chữ nhân (dân) thì …lờ?
Cũng có một “doanh nhân”- giờ đây là kẻ phạm tội, đang chờ ngày ra trước vành móng ngựa, ở ông này, chữ doanh thì lỗ, chữ nhân không “lờ”. Có điều, chữ nhân đây không phải nhân dân, mà là… nhân tình.
Đó là vụ ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines), bị bắt, và cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đề nghị truy tố cùng 09 bị can khác theo quy định pháp luật.
Cái chữ nhân (tình) của Dương Chí Dũng, được báo chí mấy ngày nay khai thác triệt để, nhất là thông tin ông này mua cho “bồ nhí” và con riêng của hai người, hai căn hộ tại Láng Hạ (Q. Đống Đa), và Lý Thường Kiệt (Q.Hoàn Kiếm)- Hà Nội, với số tiền gần 18 tỷ đồng, thực chất là rửa tiền. Vụ việc đáng hổ thẹn đến mức, mới đây, tiếp xúc cử tri tại huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) người đứng đầu Chính phủ cũng phải nói: Có cán bộ tham nhũng hàng triệu đôla để mua nhà cho bạn gái là điều rất đau xót. Tuy nhiên, đau xót cũng phải cắt bỏ.(Lao động, 17/10)
Sự cố ý của ông Dương Chí Dũng, chính là vụ mua “ụ nổi” 83 M. có lẽ sẽ đi vào lịch sử của ngành điều tra, ngành luật pháp với tên gọi đặc sắc mà báo chí đặt tên- “kỳ án ụ nổi sắt vụn”, cho thấy tính chất ranh ma, tinh quái, xảo trá của những kẻ tham nhũng có quyền lực. Cho thấy sự táng tận lương tâm của một quan chức tha hóa.
Không mua trực tiếp ở Công ty Nakhodka (chủ sở hữu), theo giá dưới 05 triệu USD, Dương Chí Dũng và đồng bọn đã mua qua công ty môi giới AP với giá 09 triệu USD, dù ụ nổi 83 M sản xuất năm 1965, bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp vào năm 2006.
Cho dù cùng đồng bọn bỏ túi, chia chác riêng với nhau 04 triệu USD chênh lệch, từng sống như những kẻ thượng lưu, đến hôm nay, ông ta cùng đồng bọn cũng thân bại danh liệt. Đó là cái giá đắt phải trả.
Con đường tham nhũng do quyền lực- có bồ nhí- con riêng, biệt thự riêng, sống xa hoa phung phí, không phải chỉ riêng ông ta. Nó đã trở thành quy luật mang tính phổ biến của nhiều quan chức tha hóa ở nhiều xã hội, nhiều quốc gia.
Tội lỗi của Dương chí Dũng, là nỗi đau rất lớn cho gia đình ông ta, là vết thương lòng khó liền miệng của người vợ chính danh và các con ông ta. Nhưng nó cũng chính là “vết thương toác miệng” của cung cách quản lý kinh tế- xã hội đầy khiếm khuyết, của giám sát, thanh tra thả nổi, mà bản chất cơ chế xin- cho, là mảnh đất mỡ màu cho các tội đồ, cho các nhóm lợi ích lớn, nhỏ, mà Dương Chí Dũng chỉ là đồng chí bị lộ… mà thôi.
Cần “cây cầu vượt” tư duy trẻ
Thế nhưng, có phải tất cả các doanh nghiệp đều được chiều chuộng như EVN và các tập đoàn kinh tế NN khác? Trong Ngày Doanh nhân VN 13/10 mới đây, có rất nhiều doanh nghiệp không thuộc DNNN, như Công ty Sài Gòn Đẹp, Công ty may túi xách Minh Tiến, Câu lạc bộ CEO…( thuộc t/p HCM), khi trả lời báo chí, họ chỉ có mong mỏi- được có chung một “nguồn sữa”.
Nguồn sữa đó, không phải là tiền, mà chính là cơ chế, chính sách Nhà nước không phân biệt đối xử, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, sòng phẳng, công bằng, bình đẳng với tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Có khó lắm không? Nếu một khi chính tư duy kinh tế xơ cứng và duy ý chí?
Một môi trường kinh doanh mà sự thiếu công bằng, thiếu bình đẳng là nhãn tiền, DNNN luôn được ưu tiên ưu đãi, được chiều chuộng thành hư hỏng, luôn lấy… “lỗ làm đầu”, còn các doanh nghiệp ngoài NN làm ăn hiệu quả, lại chỉ luôn mong “chính sách Nhà nước làm đầu”, tất sẽ dẫn đến những hệ lụy rất buồn.
Không phải không có lý, khi VN tham gia WTO từ lâu, nhưng đến giờ, những quốc gia mạnh nhất về kinh tế thị trường vẫn … ngoảnh mặt làm ngơ, chưa chịu công nhận.
Tại cuộc tọa đàm khoa học về độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế, do Quỹ Hòa bình và Phát triển VN tổ chức mới đây, Ts Trần Đình Thiên khẳng định, VN đang lệ thuộc nhiều hơn và xu hướng lệ thuộc ngày càng gia tăng, bởi cấu trúc kinh tế rủi ro, nội lực yếu. Thậm chí, kinh tế VN đang rơi vào điểm nghẽn nhưng chưa biết khi nào thoát ra được.
Còn các chuyên gia kinh tế khác cho rằng, nguy cơ tụt hậu so với thế giới và khu vực của kinh tế VN rất rõ: Trong hai năm 2011- 2012, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng nền kinh tế VN giảm 16 bậc, xuống hạng 75, thấp nhất kể từ khi VN được xếp hạng. Trong 12 nhóm chỉ tiêu đánh giá, VN tụt hạng ở 09 nhóm và chẳng có nhóm nào vượt hạng 50, phần lớn cận kề hạng… 100 (TPO, ngày 15/10).
Tái cấu trúc kinh tế, là một chính sách, một chủ trương lớn để làm thay đổi sự trì trệ, sự làm ăn kém hiệu quả của các tập đoàn, DNNN, kích thích sự vận động của kinh tế- xã hội. Chính sách đó là một thách thức không nhỏ với tư duy và phẩm chất làm kinh tế- chây ì hay năng động, ỉ lại hay tự chủ sáng tạo, tài năng “rởm” hay tài năng thật- của các tập đoàn, DNNN trong một môi trường cạnh tranh sòng phẳng và khắc nghiệt.
Theo lịch trình, tháng 9/2013 là thời hạn cuối cùng để các tập đoàn kinh tế, các DNNN hoàn thiện đề án tái cơ cấu, trình Chính phủ. Nhưng đến thời điểm này, báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, có 99/101 dự án tái cơ cấu DNNN được TTCP phê duyệt, nhưng mới chỉ có vỏn vẹn… 16 doanh nghiệp được sắp xếp lại. Trong đó, 10 doanh nghiệp được cổ phần hóa, còn lại là sáp nhập, hợp nhất và thành lập mới (Kinh tế và Dự báo, ngày 01/10). Vì sao?
Cũng tờ báo này cho biết, có 05 “điểm nghẽn” … giao thông mà đôi chân đi bộ “tái cơ cấu” đang bị ách tắc.
Đó là: 1.Các biện pháp tái cơ cấu vẫn mang nặng tính hành chính, chưa đi vào cốt lõi là đưa DNNN hoạt động và vận hành theo cơ chế thị trường. 2. Khó khăn trong việc bảo toàn vốn. 3. Vốn ít, đầu tư thua lỗ, DNNN đang phải đối mặt với số nợ quá lớn.4. Tốc độ cổ phần hóa chậm.5 Thiếu sự phối hợp liên ngành trong việc chọn DNNN để tái cơ cấu “điểm”.
Ở góc nhìn thực tiễn, tháng 04/2013, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, VN cần có lựa chọn đối với việc tái cơ cấu các DNNN, vì không thể thực hiện tất cả cùng một lúc.
Còn ở góc nhìn con người, trong bài trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam mới đây, ngày 17/10, Ts Võ Trí thành lạc quan cho rằng, chúng ta cần có những cá nhân quyết đoán, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Nhưng người viết bài nhớ tới sự phân tích khá sâu sắc của cố GS- Sử gia kinh tế Đặng Phong, về đặc thù của công cuộc Đổi mới 1986. Rằng VN không có cá nhân có tư tưởng đổi mới tiên phong, quyết liệt, mà thực ra, tư tưởng đó được thúc đẩy, liên kết, tạo ra xu thế mới, luồng gió mới bởi cả một tập thể lãnh đạo. Nhận định đó có lẽ vẫn nguyên giá trị trong thời khắc này.
Sự thức tỉnh, sự vận động và chuyển biến của từng quan chức có trách nhiệm trước vận mệnh đất nước, nhất là sau “hồng tang” Đại tướng, trước sự tụt hậu đáng hổ thẹn về kinh tế so với ngay các quốc gia khu vực, trước sự “hư hỏng” của không ít tập đoàn kinh tế- DNNN, như EVN, liệu có dẫn đến sự biến đổi từ lượng thành chất trong tư duy?
Kinh tế VN lúc này, cũng đang rất cần những “cây cầu vượt” như trong giao thông- đó là sự trẻ hóa tư duy kinh tế, là sự dám đổi thay, từ lối mòn xơ cứng chật hẹp, ách tắc sang “cây cầu tư duy” văn minh, hiện đại và tăng tốc?
Kỳ Duyên 
(Tuần Việt Nam)

“Nên bỏ dự án sân golf, dừng xây dựng sân bay Long Thành”

Ngày 17/10, đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đã tiếp xúc chuyên đề với cử tri quận Tân Bình nhằm lấy ý kiến cử tri về dự án sân golf nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).
Nhiều cử tri cho rằng, nên bỏ dự án sân golf và dừng xây dựng sân bay Long Thành thời điểm này cho đến khi có nhu cầu.
Cử tri Nguyễn Đăng Diệp, hiện là Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp cho rằng, sân golf nên làm ở nơi đất xấu, xa dân, vì tốn nhiều nước tưới, sử dụng thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu gây độc hại cho nguồn nước ngầm.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sân golf chiếm đất quá lớn và sẽ gây nguy hiểm cho máy bay lên xuống. Theo cử tri Đào Khắc Khởi, đất sân bay Tân Sơn Nhất do Bộ Quốc phòng quản lý. Vì vậy, nếu sử dụng không hết hoặc làm xong nhiệm vụ thì bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Tại sao lại giao cho công ty thuê 50 năm?

“Nên bỏ dự án sân golf, dừng xây dựng sân bay Long Thành”
Nhiều cử tri Tp.HCM không hài lòng với dự án sân golf nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất và dự án xây dựng sân bay Long Thành...
Ông Khởi đề nghị Tp.HCM tổ chức thanh kiểm tra sân golf. Nếu thấy vi phạm pháp luật, trái quy định quản lý nhà nước thì thu hồi sân golf giao cho cơ quan chức năng mở rộng sân bay vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.
Một vấn đề quan trọng khác được các cử tri cho ý kiến là dự án sân bay quốc tế Long Thành do Tông công ty Cảng hàng không Miền Nam làm chủ đầu tư. Hiện tại, quy hoạch dự án đã được phê duyệt vào năm 2011.
Theo các cử tri, cần dừng việc xây dựng sân bay Long Thành thời điểm này cho đến khi có nhu cầu. Ông Nguyễn Đăng Diệp cho rằng, không nên xây dựng sân bay Long Thành vì nhiều lý do.
Thứ nhất, số tiền xây dựng đầu tư rất lớn, trên 13 tỷ USD, gây lãng phí trong điều kiện đất nước còn khó khăn.
Thứ hai, sân bay ở nước ta còn quá nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có nhiều sân bay quốc tế chưa sử dụng hết như sân bay Cần Thơ, mỗi năm chỉ được vài chuyến bay, hay sân bay Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh cũng chưa sử dụng hết công suất. Cho nên, xây dựng sân bay Long Thành bây giờ là lãng phí, sẽ ‘trùm mềm” như hải cảng.
Ông Diệp nói: “Tại sao không mở rộng "sân bay vàng" Tân Sơn Nhất, mà lại lấy đất sân bay làm sân golf? Tại sao không tận dụng và mở rộng sân bay Biên Hòa đã có sẵn và diện tích rất lớn?”.
“Tp.HCM là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, các lãnh sự quán và cơ quan trung ương cũng ở đây. Vì vậy, tại sao lại bỏ thương hiệu là sân bay quốc tế mà lại ngược xuống tận Long Thành-Đồng Nai để làm sân bay quốc tế, gây nhiều tốn kém về ngoại tệ, đất đai, chặt bỏ hàng ngàn hecta cao su…”.
Cử tri Nguyễn Quang Thái cho rằng, sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong nội thành đông dân cư ở Tp.HCM nên quan điểm di dời là đúng nhưng vấn đề là di dời lúc nào . Ông nói “Việc xây dựng sân bay Long Thành là quy hoạch lâu dài, có thể bàn ở 30-50 năm sau, chứ không phải thời điểm này”.
Còn cử tri Nguyễn Thiện Tống cho rằng, không nên xây dựng Long Thành quá sớm vì như thế không hiệu quả kinh tế. Cần có cơ quan chức năng kiểm chứng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành hàng không, thời điểm di dời sân bay Tân Sơn Nhất và hiệu quả kinh tế ra sao? Trước mắt nên tiếp tục sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất và mở rộng để nâng cao năng lực.
Bà Võ thị Dung, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cho biết, việc xây dựng sân bay Long Thành nếu đưa vào sử dụng sớm như lộ trình đề ra thì sẽ lãng phí, trong khi các sân bay khác chưa hết công suất. Trong tương lai dài thì quy hoạch này là cần thiết.
(VnEconomy)

An Nguyễn - Cái sảy nảy cái ung

Không phủ nhận hành vi vi phạm pháp luật của một số người dân, nhưng đằng sau câu chuyện dân làng bắt và đánh chết trộm chó, hành hung công an, nổ súng, bắt trói cán bộ chính quyền… trong một số vụ việc quá khích gần đây là những vấn đề rất đáng quan tâm về công lý, về nhà nước pháp quyền, về dân chủ cơ sở và năng lực chính quyền địa phương.

Người ta chỉ “tự xử” khi mất niềm tin vào khả năng bảo đảm an toàn, công bằng của luật pháp. Và do vậy cần xem những vụ dân “tự xử” là bài học lớn về nâng cao hiệu lực áp đặt luật pháp, trước khi nhìn nó như những vụ án hình sự mà người phạm tội vốn là những người nông dân hiền lành.

Nếu công lý không quay lưng trong 2 phiên tòa, kéo dài 4 năm, chắc chắn sẽ không có tiếng nổ của Đoàn Văn Vươn, nếu chính sách đền bù thu hồi đất được giải thích hiệu quả, kịp thời sẽ không có tiếng súng Đặng Văn Viết. Và việc khai khoáng trái phép (có sự liên quan của người nhà cán bộ xã) chỉ là giọt nước tràn ly trong vụ bắt trói cán bộ tại thôn Bôi Câu, Kim Bôi, Hòa Bình. Nguyên nhân sâu xa là những bức xúc tích tụ lâu ngày về sự thiếu minh bạch, thiếu dân chủ của chính quyền cơ sở. Báo cáo của UBND huyện Kim Bôi thừa nhận đã có 11 lượt ý kiến công dân yêu cầu chính quyền thôn phải giải thích chuyện cho phép khai thác khoáng sản trái phép, phải xin lỗi dân vì một số cán bộ đảng viên và vợ con lãnh đạo xã có thái độ không đúng mực với dân, thiếu minh bạch trong chương trình nông thôn mới, thu chi tài chính sai nguyên tắc… Nhưng yêu cầu chính đáng ấy dường như đã không được đáp ứng; dân chủ cơ sở thiếu vắng ở nơi này. Chỉ đến khi người dân ngăn cản, thu giữ phương tiện khai khoáng trái phép thì chính quyền mới xuất hiện và xảy ra chuyện ngoài ý muốn.


Dân “tự xử” trộm chó và đám đông chống đối chính quyền có vẻ là những chuyện chả liên quan với nhau, nhưng lại giống nhau đến lạ lùng, đó hầu hết là những người dân vốn hiền lành, chất phác, chưa từng vi phạm pháp luật bỗng trở nên hung hãn, bất chấp luật pháp. Cũng có thể họ không ý thức được những việc mình gây ra đã là vi phạm hình sự và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng cũng có thể, họ buộc phải làm thế để gửi đi thông điệp rằng, lòng tin của họ vào luật pháp (đúng hơn là những người thực thi luật pháp) bị lung lay, khi họ bất lực với mọi hình thức biểu đạt khác.

Bất luận thế nào, vi phạm pháp luật phải chịu sự thi hành pháp luật. Nhưng việc chấn chỉnh, xử lý những yếu kém của chính quyền cơ sở ở nhiều nơi phải được xem là rất cần thiết trong lúc này để lấy lại niềm tin của người dân vào sự nghiêm minh của pháp luật.
An Nguyên
 

Triệt phá đường dây đánh bạc 500 tỉ đồng

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa triệt phá đường dây chuyên cá độ qua mạng trực tuyến www.188bet.com, bắt giữ 7 nghi can, với số tiền giao dịch ước tính lên trên 500 tỉ đồng.
Triệt phá đường dây đánh bạc 500 tỉ đồng
Vợ chồng Thanh - Khuyến nghe đọc lệnh bắt. Ảnh: C.T.V
>> Triệt phá băng đánh bạc 'khủng' qua mạng
Sau khi các đường dây đánh bạc bằng nhiều hình thức khác nhau ở VN bị triệt phá, một đường dây đánh bạc lớn, cách thức đánh bạc bằng hình thức từ cá độ bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đánh bài trực tuyến... có chân rết ở nhiều nơi thuộc TP.HCM, núp bóng dưới cái tên Công ty TNHH quốc tế Viễn Tin (đường 3 Tháng 2, Q.11) do Vương Chấn Thanh (37 tuổi, ngụ Q.11, làm giám đốc) và vợ là Đàm Kim Khuyến (35 tuổi, ngụ Bến Tre) vẫn tồn tại. Đường dây này hoạt động từ năm 2010 nhưng núp bóng dưới hình thức kinh doanh các mặt hàng ĐTDĐ, thẻ cào, thiết bị tin học viễn thông... để qua mắt cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, những hoạt động bất minh của Viễn Tin đã bị các trinh sát thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) phát hiện. Sau nhiều tháng lần theo từng thông tin ít ỏi trên mạng, các trinh sát phát hiện con bạc tham gia đường dây gồm nhiều thành phần, ở nhiều địa phương khác nhau, thanh toán bằng tài khoản điện tử thông qua các ngân hàng. Thanh và Khuyến là người tổ chức mạng lưới đánh bạc và tiếp nhận tiền cá cược từ các đại lý chuyển về, sau đó Thanh - Khuyến chuyển ra nhà cái ở nước ngoài để hưởng hoa hồng...
Triệt phá đường dây đánh bạc 500 tỉ đồng
Cơ quan công an đang khám xét - Ảnh: Nguyên Bảo

Đồng loạt tấn công

Có đủ bằng chứng về đường dây đánh bạc trực tuyến hàng trăm tỉ đồng do vợ chồng Thanh - Khuyến cầm đầu, đầu năm 2013 lãnh đạo C50 báo cáo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm và phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (CSHS) xác lập chuyên án triệt phá. Dưới sự chỉ đạo của đại tá Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cục CSHS), các trinh sát Cục CSHS từ Hà Nội được tăng cường vào TP.HCM, phối hợp với lực lượng hiện có của Cục CSHS, C50 thường trực ở TP.HCM tiếp tục thu thập chứng cứ, lần theo các “trùm” đứng ra tổ chức và đặc biệt là những con bạc đang lao vào vòng xoáy đường dây này cũng như những con bạc phải bán nhà cửa vì thua bạc.

Đủ chứng cứ để phá án, lãnh đạo Ban chuyên án xin ý kiến Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm và được lệnh phá án giữa tháng 10. Đúng 6 giờ sáng 18.10, nhiều mũi chủ công của lực lượng CSHS, C50 bất ngờ ập vào Công ty TNHH quốc tế Viễn Tin, bắt Vương Chấn Thanh và Đàm Kim Khuyến. Tại đây, cơ quan công an thu giữ rất nhiều tài liệu, thiết bị công nghệ cao sử dụng vào mục đích đánh bạc, cùng hàng trăm ngàn USD, hàng trăm triệu tiền Việt... Đặc biệt, trong số tài liệu ghi nhận tiền và chuyển tiền của các con bạc, cơ quan công an phát hiện vợ chồng Thanh tàng trữ nhiều phiếu thu tiền để trống của một số ngân hàng ở TP.HCM.
Triệt phá đường dây đánh bạc 500 tỉ đồng
Triệt phá đường dây đánh bạc 500 tỉ đồng
Tang vật vụ án bị thu giữ - Ảnh: C.T.V

Cùng thời điểm trên, một mũi trinh sát khác cũng thi hành lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở đối với cặp vợ chồng Nguyễn Thanh Triều (35 tuổi) và vợ là Vương Thúy Hằng (36 tuổi, ngụ TP.HCM). Triều và Hằng làm đại lý cho vợ chồng Thanh - Khuyến. Hằng ngày, Triều và Hằng đứng ra tổ chức cá cược các bộ môn như bóng đá, quần vợt, bóng rổ, đánh bài trực tuyến... thu hút hàng trăm con bạc tham gia cá độ với số tiền lên tới hàng trăm ngàn USD.

Bên cạnh việc bắt những nghi phạm tổ chức, cơ quan công an cũng thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 3 con bạc từng tham gia đường dây để phục vụ công tác điều tra. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra mở rộng.
Trang www.188bet.com là một trong những trang mạng cá độ bóng đá ăn tiền lớn nhất đang hoạt động ở nhiều tỉnh, thành tại VN. Qua điều tra, công an xác định trang này có máy chủ đặt tại Philippines, mạng lưới hoạt động “phủ sóng” nhiều nước trên thế giới; trong đó có VN, tổ chức cá độ dưới mọi hình thức ăn thua. Để triệt phá đường dây của Thanh - Khuyến, các trinh sát đã nhập nhiều vai trong “thế giới cờ bạc”... Qua xác minh, cơ quan điều tra đã định các giao dịch thanh toán thắng thua của đường này đều thông qua ngân hàng, số tiền giao dịch lên đến trên 500 tỉ đồng.
Hoài Nam
(Thanh niên)

* DHK- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét