Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Ngày 19/10/2013 - Luật sư Lê Quốc Quân kháng án

  • Nga-Trung khai thác dầu ở Siberia (RFI) - Tập đoàn năng lượng Nga Rosneft thông báo sẽ hợp tác với Tổng công ty dầu hỏa quốc doanh Trung Quốc CNPC để khai thác dầu hỏa trong vùng Siberia ...
  • Bộ trưởng Nhật viếng đền Yasukuni, Bắc Kinh phản đối (RFI) - Từ nhiều tháng nay, Hoa Kỳ thuyết phục Nhật Bản tránh gây căng thẳng vô ích với Trung Quốc. Tuy nhiên, sáng nay 18/10/2013, Bộ trưởng Nội vụ Yoshitaka Shindo và 160 dân biểu Nhật đã đến đền thờ Yasukuni tại Tokyo để chào linh vị tử sĩ trong đó có 14 nhân vật phạm tội ác chiến tranh.
  • WHO: Ô nhiễm không khí gây ung thư (RFI) - Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) vừa đưa ra kết luận ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ung thư và ...
  • Luật sư Lê Quốc Quân kháng án (RFI) - Luật sư Lê Quốc Quân, nhà hoạt động nhân quyền tại Việt nam vừa bị tòa án sơ thẩm Hà Nội kết án 30 tháng tù vì tội trốn ...
  • Libya tiếp tục lâm cảnh hỗn loạn (VOA) - Hai năm sau cái chết của Moammar Gadhafi, hỗn loạn vẫn hoành hành ở Libya, nơi chính phủ trung ương không có đủ khả năng để kiểm soát hàng vạn dân quân hoạt động trên khắp nước
  • Không phải chuyện Tướng Giáp (VOA) - Mấy hôm nay ngày nào lên mạng cũng thấy đầy tin về Tướng Giáp. Ông tài như thế nào, đánh trận ngày xưa ra sao
  • Ấn Độ bắt giữ thủy thủ tàu Mỹ chở vũ khí (VOA) - Cảnh sát Ấn Độ bắt giữ ít nhất 33 thủy thủ trên một chiếc tàu Mỹ bị cầm giữ vì đã chở súng ống và đạn dược trong các vùng biển của Ấn Độ mà không có giấy tờ hợp lệ
  • Mỹ-Pakistan chuẩn bị họp thượng đỉnh (VOA) - Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif sẽ hội kiến Tổng thống Obama vào thứ tư tuần tới. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông Sharif với nhà lãnh đạo Mỹ kể từ khi ông nhậm chức
  • ‘Yeti chỉ là một loài gấu’ (BBC) - Một giáo sư từ Oxford đưa ra giải thích rằng người tuyết Yeti ở Himalayas là con cháu đã lai giống của gấu trắng cổ đại.
  • Luật sư Lê Quốc Quân đã kháng cáo (BBC) - Gia đình luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông đã nộp đơn kháng cáo trong khi có tin ông Cù Huy Hà Vũ lại tuyệt thực.
  • VN nhất quyết làm điện hạt nhân (BBC) - Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ.
  • EU có lợi ích sống còn ở biển Đông (BaoMoi) - EU có lợi ích sống còn trong việc duy trì tuyến đường hàng hải an toàn và thông thoáng ở biển Đông đồng thời rất lo ngại về tình trạng căng thẳng tại đây.
  • Hội thảo quốc tế tại Nga về an ninh và hợp tác trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 18-10, tại Mát-xcơ-va, Viện Đông Phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về an ninh và hợp tác tại Biển Đông. Hội thảo có sự tham gia của các quan chức và chuyên gia, học giả của Nga cùng các nhà nghiên cứu quân sự, chính trị, luật biển hàng đầu thế giới đến từ các nước. Để đảm bảo tính khách quan của các tham luận, viện chủ trương không mời các học giả, nhà nghiên cứu đến từ các nước có tranh chấp ở biển Đông.
  • Chống biến đổi khí hậu vùng duyên hải Đông Nam Á (BaoMoi) - Sau 3 ngày diễn ra các hoạt động hội thảo, thảo luận và một ngày thực địa tại các địa phương ven biển thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ngày 18/10, Diễn đàn thường niên vùng Duyên hải lần thứ II về Cải thiện sức chống chịu với tác động biến đổi khí hậu Vùng ven biển Đông Nam Á tại Sóc Trăng đã kết thúc.
  • Năm 2012, thế giới chi hết 1,75 nghìn tỉ USD mua vũ khí (BaoMoi) - Năm 2012, thế giới chi hết 1,75 nghìn tỉ USD cho vũ khí, giảm nhẹ 0,5% so năm 2011, theo báo cáo mới công bố của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) ngày 15.4. Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2012 đứng nhì thế giới, tăng 8% so năm trước. Các nước Đông Nam Á cũng phải tăng chi để đối phó Trung Quốc - Ảnh: news.com.au
  • Aquino: Philippines không gây sự với ai, nhưng sẽ biết tự bảo vệ mình (BaoMoi) - (GDVN) - "Chúng tôi không muốn gây sự với ai, nhưng chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi tôn trọng quyền của các quốc gia khác và chúng tôi đòi hỏi họ phải tôn trọng chúng tôi", ông Aquino phát biểu trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông đang gia tăng.
  • Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Để tránh những xung đột, căng thẳng khó khăn ở tình thế rất phức tạp, chúng ta đã từng chủ động kéo đối phương ngồi vào bàn đàm phán, còn hơn là để tình hình phức tạp thêm, gây ra những mâu thuẫn mới, dẫn đến nguy cơ xung đột vượt tầm kiểm soát. Tôi cho rằng cách đi của Việt Nam trong tuyên bố chung này là hoàn toàn cần thiết, có tính toán kỹ lưỡng, mặc dù mỗi bên có cách hiểu thỏa thuận chung nhất một cách khác nhau, nhưng ít nhất đó là cơ sở để 2 bên ngồi lại với nhau.
  • Malaysia lập căn cứ thủy quân lục chiến gần bãi ngầm James (BaoMoi) - Theo tạp chí quốc phòng Jane’s, Malaysia sắp thành lập lực lượng thủy quân lục chiến đóng quân gần Bãi ngầm James. Đây cũng là nơi hạm đội Nam Hải Trung Quốc đã có cuộc tập trận bất thường vào tháng 3, dấy lên làn sóng căng thẳng tại Biển Đông.
  • Liên minh châu Âu có “lợi ích cốt yếu” ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Liên minh châu Âu (EU) có "lợi ích cốt yếu" ở tuyến đường thương mại hàng hải an toàn, thông thoáng và lo ngại về căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders khẳng định tại diễn đàn về hội nhập khu vực giữa EU và các nước ASEAN diễn ra mới đây tại Brussels, Bỉ.
  • Học giả Lý Lệnh Hoa bình luận về hợp tác trên biển giữa Việt Nam - TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng, tất cả các thành viên của tổ công tác liên hợp sắp được thành lập cần phải tập trung nghiên cứu nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là tinh thần và các điều khoản cụ thể của UNCLOS, thực sự căn cứ vào UNCLOS để giải quyết các vấn đề, phía Việt Nam cũng nên như vậy.
  • Sợ bị cô lập, Trung Quốc "cuống cuồng" kết thân Đông Nam Á (BaoMoi) - Vừa qua, trong một loạt chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ thái độ hết sức mềm mỏng, khác hẳn lối hành xử “hung hăng” trước đó của nước này trên Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với Đông Nam Á để tránh bị cô lập.

Luật sư Lê Quốc Quân kháng án

Luật sư Lê Quốc Quân  nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).
Luật sư Lê Quốc Quân nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp). (REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters)

Luật sư Lê Quốc Quân, nhà hoạt động nhân quyền tại Việt nam vừa bị tòa án sơ thẩm Hà Nội kết án 30 tháng tù vì tội trốn thuế đã có đơn kháng cáo bản án mà bị cáo cho là bất công. Thông tin trên đã được gia đình của luật sư Quân xác nhận. Anh Lê Quốc Quyết, em trai của Lê Quốc Quân cho biết, trong lần vào thăm ngày 09/10/2013, luật sư Lê Quốc Quân thông báo đã gửi đơn kháng án từ ngày 08/10, (trong thời hạn 15 ngày theo luật định). Tuy nhiên đến nay đã được 10 ngày, nhưng Tòa án cho gia đình biết vẫn chưa nhận được đơn kháng cáo của ông Quân.

Bản án 30 tháng tù mà tòa án Hà nội tuyên trong phiên sơ thẩm ngày 02/10 đối với Lê Quốc Quân đã bị phản đối và chỉ trích gay gắt từ phía gia đình, dư luận trong nước, cũng như nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài.

Trả lời RFI hôm nay (18/10/2013), anh Lê Quốc Quyết, từ Hà Nội, cho biết thêm chi tiết :

- Đúng vào ngày 09/10, gia đình vào thăm anh Quân. Cũng là gặp gỡ qua buồng kính thôi. Qua điện thoại, anh Quân nói rằng anh đã làm đơn kháng cáo vào ngày mùng 8, tức trước đó một ngày Sau đấy, gia đình liên lạc với tòa thì cho đến nay tòa cũng chưa nhận được (đơn), nhưng tòa bảo rằng tính từ ngày anh Quân làm đơn cho nên là anh Quân đương nhiên sẽ có phiên phúc thẩm.

Sau 10 ngày tòa chưa nhận được đơn, sự chậm chễ này có bình thường không ?

- Thực ra, theo như bà thẩm phán, gia đình có số điện thoại của bà và đã liên lạc thì bà ấy trả lời cái đấy có thể do chuyện đường bưu điện hoặc là gì thôi. Bà cũng khẳng định, nếu anh Quân làm đơn kháng cáo thì sẽ tính từ ngày làm đơn cho nên việc quá hạn thì không lo đâu.

Tình trạng sức khỏe tinh thần của Lê Quốc Quân ?

- Theo anh nói thì sức khỏe tốt, có thể anh động viên gia đình thôi. Nhưng mà nhìn anh thì gầy, bởi vì nhìn qua buồng kính, tức là cũng hai ba lớp, mà nó vàng ố rồi, nên nhìn không rõ và anh em cũng không được bắt tay nhau nữa, chỉ nói chuyện qua điện thoại thôi. Anh ấy bảo rằng trong đó anh tập thể dục hàng ngày cho nên sức khỏe của anh tốt. Tinh thần thì nói chung anh vui vẻ đón nhận hết mọi khó khăn thôi. Anh ấy chỉ nói là bên ngoài không phải lo cho anh. Đôi khi anh chỉ lo cho bên ngoài, mà bên ngoài mọi người khỏe mạnh thì anh cũng vui vẻ.

Gia đình có hy vọng nhiều ?

- Việc phiên tòa phúc thẩm sẽ xảy ra như thế nào, chính anh Quân cũng nói là anh rất mong muốn cơ quan pháp luật, tư pháp như tòa án phải tôn trọng pháp luật. Trong các lý lẽ ở phiên tòa sơ thẩm thì dường như anh Quân vô tội và trắng án, nhưng cuối cùng vẫn có bản án, như vậy cho nên anh rất phẫn uất về phiên tòa sơ thẩm. Nhưng anh vẫn mong muốn tại phiên tòa phúc thẩm, công lý sẽ được thực thi. Anh có nhắn nhủ cám ơn tất cả mọi người, còn những khó khăn thì anh đón nhận được.

∇ Ông Lê Quốc Quyết - Hà Nội - 18/10/2013
 "<EMBED...>" plugin was removed by WebWarper antivirus 
Anh Vũ (RFI)

Nguyễn Hưng Quốc - Nơi diễn tập của dân chủ


Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân, ngày 29/9/2013.

Để đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền quốc gia hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam phải đối diện với rất nhiều nghịch lý.

Trước, cách đây mấy chục năm, biện pháp trấn áp những người phản kháng, nhất là dưới hình thức biểu tình, có lẽ rất dễ dàng: Một, công an cứ nhào đến lấy dùi cui nện vào đầu, vào vai, vào ngực, vào bất cứ chỗ nào trên thân thể những kẻ cứng đầu hay những “tên phản động”. Không có ai trong số những người yêu nước hay bất đồng chính kiến có thể khỏe hơn công an và có khả năng chịu đòn lâu dài nên việc giải tán các đám biểu tình thường rất nhanh chóng. Hai, kín đáo hơn, cứ đến thẳng nhà từng người, còng tay và đẩy thẳng vào nhà tù, cho nhịn đói dài dài là bao nhiêu nhiệt huyết sẽ nguội tắt hết ngay.

Có điều, cả hai biện pháp trên đều khó áp dụng được trong hoàn cảnh hiện nay. Thứ nhất, với phương tiện truyền thông đại chúng bây giờ, tất cả các biện pháp trấn áp thô bạo ấy đều rất dễ dàng được ghi lại và phát tán khắp nơi trong một thời gian rất ngắn. Thứ hai, sau khi nhiều hiệp ước quốc tế đã được ký kết, Việt Nam chịu khá nhiều áp lực từ bên ngoài, một trong những áp lực ấy là phải tôn trọng nhân quyền. Thứ ba, một phần liên quan đến lý do thứ hai vừa kể, một phần như là hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam dù muốn hay không cũng buộc phải tỏ vẻ “văn minh” để bảo vệ các quyền lợi kinh tế và chính trị của mình. Họ không thể bất chấp dư luận bên ngoài được.

Cuối cùng, chính quyền chỉ còn hai biện pháp chính:

Thứ nhất, tạo áp lực lên từng cá nhân bất đồng chính kiến.

Phổ biến nhất là áp lực tình cảm. Công an, cán bộ địa phương đến rỉ tai thuyết phục hoặc đe dọa ông bà, bố mẹ, vợ hoặc chồng, con cái, hoặc bà con để mọi người dùng tình cảm khuyên can những người bất đồng chính kiến, vì gia đình, từ bỏ con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ và chủ quyền quốc gia. Với một số người, cách này khá hữu hiệu: Người ta có thể cứng cáp trước bạo lực nhưng lại dễ mềm lòng trước nước mắt của bà, của mẹ, của vợ hay của con cái. Cuối cùng, không ít người đành bỏ cuộc.

Không làm áp lực trên tình cảm được thì người ta tạo áp lực về kinh tế bằng cách xúi (hoặc ra lệnh) chủ đuổi việc. Nghe kể, một số luật sư can đảm lên tiếng phản đối chính quyền hoặc đứng ra biện hộ cho những người tranh đấu cho dân chủ thì bị công an thay phiên nhau đứng trước cửa khuyên can khách hàng đừng vào văn phòng luật của họ với lời dọa dẫm: “Luật sư ấy phản động, nhờ ông/bà ấy cãi thì tội và hình phạt sẽ nặng thêm, nguy hiểm lắm!” Thế là bao nhiêu thân chủ đều giạt ra hết. Văn phòng luật sư vắng hoe. Càng ngày càng vắng hoe.

Thứ hai, nếu những biện pháp tạo áp lực về tình cảm cũng như về kinh tế ở trên không thành công, người ta dùng biện pháp khác: lôi ra tòa để xử. Mục tiêu của các phiên tòa ấy nhằm: một, trừng phạt những người dám chống đối lại chính quyền; hai, đe dọa những người còn lại; và ba, chứng tỏ với thế giới là Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, nghĩa là, dân chủ.

Thế nhưng biện pháp trấn áp qua hình thức xét xử công khai như vậy gần đây rõ ràng là thất bại thảm hại.

Thất bại rõ nhất là nó biến chính quyền Việt Nam thành lố bịch. Không thể tìm ra lý do chính đáng để kết tội những người yêu nước và yêu dân chủ, chỉ muốn thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, chính quyền đành phải sử dụng những cáo buộc hết sức nhảm nhí như trốn thuế hay hủ hóa. Trong một đất nước cứ ra ngõ là gặp đĩ vậy mà công an lại xúm vào làm lớn chuyện về hai cái “bao cao su đã qua sử dụng” của Cù Huy Hà Vũ, nghe, ai cũng thấy buồn cười. Cũng trong một đất nước hầu như mọi người ít nhiều đều trốn thuế, cán bộ càng làm lớn và càng giàu càng trốn thuế nhiều, việc mấy người làm ăn cò con như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân bị bắt và phải ra toà về tội trốn thuế, nghe, ai cũng thấy lố bịch.

Thất bại trầm trọng hơn là ở điểm khác: Một mặt, nhà cầm quyền muốn dùng tòa án để chứng minh nền pháp quyền của mình trước thế giới, mặt khác, trong việc tiến hành các phiên xử, người ta lại không thể giấu giếm được bàn tay lông lá của những kẻ cầm quyền, cuối cùng, các quan tòa biến thành những con rối, chỉ đọc những bản án đã được ai đó viết sẵn từ trên đưa xuống. Mà việc viết các bản án ấy lại thay đổi tùy theo các cuộc trao đổi chính trị với các cường quốc. Cùng một tội trạng giống nhau, khi cần làm cao, người ta tuyên án thật nặng, khi phải nhún nhường, người ta tha bổng hoặc cho án treo. Những điều ấy làm cho mọi người trên thế giới thấy rõ: chính quyền lấy mạng sống của dân chúng nước mình ra ngã giá với ngoại quốc. Một cách cò kè hết sức dã man.

Nhưng thất bại nhất là ở điểm này: Xét xử là để răn đe, nhưng dường như chả có ai sợ cả. Người bị kết tội, ngay cả một thiếu nữ trẻ măng như Nguyễn Phương Uyên, cũng không sợ.  Những người chung quanh cũng không sợ. Theo dõi các phiên toà mấy năm qua, tôi thấy có một hiện tượng đáng chú ý: bất chấp những sự cấm cản của chính quyền, số người đến tham dự trước các tòa án càng lúc càng đông. Công an đánh dẹp lần này, lần sau họ lại tụ tập. Phiên tòa xét xử Nguyễn Phương Uyên ở tận Long An, nhiều người từ Hà Nội, Sài Gòn cũng như từ nhiều địa phương khác, cũng lặn lội đến nơi để bày tỏ sự ủng hộ đối với em. Phiên tòa xét xử Lê Quốc Quân cũng vậy. Nhiều người tận miền Trung hoặc miền Nam cũng có mặt.

Cuối cùng, mỗi phiên tòa lại trở thành một cơ hội để dân chúng nhìn thấy rõ hơn bản chất độc tài của chế độ. Là một cuộc tập hợp của lực lượng dân chủ. Là một diễn tập của dân chủ.

Nguyễn Hưng Quốc
16.10.2013
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tham gia thử thách sáng tạo của BBC

Global Creative Challenge

BBC World Service đã kết hợp cùng YCN mở cuộc thi "Thử thách Sáng tạo Toàn cầu".

Đây là sáng kiến để tìm ra các tài năng sáng tạo trẻ trên thế giới và tìm hiểu cách mà họ sẽ mang thương hiệu BBC World Service vào cuộc sống.

Chúng tôi mời tất cả mọi người trong độ tuổi 18-34 ở ngoài nước Anh tham gia sáng tạo quảng cáo hay một chiến dịch quảng cáo để khuyến khích những người trẻ tuổi nối kết với BBC World Service.

Người thắng cuộc sẽ được trao giải thưởng 3.000 bảng và hai người đứng thứ hai và thứ ba sẽ được trao 1.000 bảng mỗi người.

BẠN HÃY BẤM CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA.

Ghi chú:

Những người sống ở Anh không được tham gia. Tất cả tác phẩm dự thi đều phải bằng tiếng Anh hoặc, nếu gửi bằng ngôn ngữ khác, cần có bản dịch tiếng Anh.

Các điều khoản khác có tại đường dẫn này.

Ngày bắt đầu cuộc thi: 17 tháng Mười năm 2013
Ngày kết thúc: 2 tháng Mười Hai năm 2013
(BBC)

Công an, giang hồ tiếp tay giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài


Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Dương Chí Dũng.

18.10.2013
Bộ Công An đề nghị truy tố 7 nghi can đã hỗ trợ cho cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) từng là Cục trưởng Cục Hàng hải, bỏ trốn.

Ông Dương Chí Dũng bị khởi tố hồi tháng 5 năm ngoái về tội ‘cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, tham ô công quỹ trong thời gian làm Chủ tịch Vinalines từ 2005-2012.

Trong số các bị can bị cáo buộc tội ‘tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’ có em ruột ông Dũng là Dương Tự Trọng, nguyên Đại tá, Phó Giám đốc công an thành phố Hải Phòng, một số cán bộ cao cấp trong ngành an ninh và hải quan Hải Phòng, cùng 2 đối tượng giang hồ khét tiếng mà báo Tiền Phong cho hay từng chịu ơn ông Tự Trọng.

Đường dây này đã tiếp tay đưa, đào thoát sang Campuchia, Singapore, rồi tới Mỹ.

Ông Dũng bị bắt tại Campuchia hồi tháng 9/2012 khi trở lại đây vì không thể nhập cảnh Hoa Kỳ do có lệnh truy nã quốc tế của Interpol.

Cơ quan điều tra nói ngoài việc tổ chức cho Dương Chí Dũng chạy trốn, nguyên Phó Giám đốc công an Hải Phòng, Dương Tự Trọng, còn bị phát giác có nhiều vi phạm khác như chỉ thị cho cấp dưới làm chứng minh thư giả, bao che cho đối tượng giang hồ có lệnh truy nã, lợi dụng quyền hạn khi thi hành công vụ.

Ông Trọng cũng bị cáo buộc là người đã tiếp tế tài chánh cho ông Dũng trong thời gian ông này lẩn trốn ở nước ngoài, với tổng số tiền lên tới hàng chục ngàn đô la.

Nguồn: ThanhNien, VTC, TienPhong
(VOA)

WHO: Ô nhiễm không khí gây ung thư

Cột khói gần các khu dân cư ở Thiên Tân (Tianjin), Trung Quốc
Cột khói gần các khu dân cư ở Thiên Tân (Tianjin), Trung Quốc (REUTERS/Petar Kujundzic)

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) vừa đưa ra kết luận ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ung thư và trách nhiệm thuộc về nhiều lĩnh vực kinh tế.

Bác sĩ Kurt Straif thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế trong một cuộc họp báo hôm 17/10 tại Genève khẳng định ô nhiễm không khí không chỉ có tác hại chung chung đế sức khỏe con người mà đó chính là một nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư. Ông nói : « Không khí mà chúng ta đang hít thở đã bị nhiễm hỗn hợp nhiều chất gây ung thư ».

Giám đốc cơ quan nghiên cứu ung thư của OMS Christopher Wild cũng thông báo xếp ô nhiễm vào trong một những tác nhân chắc chắn gây ung thư ở người.

Ông Wild nhấn mạnh rằng trong số gần một triệu ca ung thư phổi được ghi nhận hàng năm, đa số có liên quan đến thuốc lá. Có khoảng 10% có liên quan đến những nguyên nhân từ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu quốc tế ung thư ghi nhận thấy nguy cơ ung thư phổi tăng đáng kể trong số những người bị tiếp xúc nhiều vói không khí ô nhiễm.

Các chuyên gia đã phân tích kết quả của hàng nghìn nghiên cứu tiến hành trên toàn thế giới và rút ra kết luận : Trong những năm gần đây, mức độ tiếp xúc với ô nhiễm không khí đã tăng đáng kể tại một số vùng trên thế giới, nhất là ở những nước đông dân và có tăng trưởng công nghiệp nhanh, như Trung Quốc.

Theo giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư, « việc xếp ô nhiễm không khí như một tác nhân gây ung thư ở người là một bước quan trọng » . Đây là một tín hiệu mạnh mẽ để cộng đồng quốc tế phải hành động nhanh chóng.

Ngày 24/10 tới đây cơ quan nghiên cứu trên của OMS sẽ công bố chi tiết các kết luận của mình trên trang web The Lancet Ongcology. Nhưng ngay trong thông cáo phát đi hôm qua (17/10), cơ quan này cũng điểm danh những lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm không khí đó là giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp hay cả những thói quen sinh hoạt như nấu bếp và sưởi ấm nhà. Năm 2012, khí thải động cơ diesel cũng đã bị xếp vào hàng các tác nhân gây ung thư.
Vấn đề là, các chuyên gia chỉ có thể đưa ra hiện tượng còn các biện pháp hành động thuộc về các nhà làm chính sách.
Anh Vũ (RFI)

'Không lộ dữ liệu mật Mỹ cho Nga và TQ'

Edward Snowden
Edward Snowden nói ông hành động vì lợi ích chung

Người tiết lộ thông tin tình báo của Mỹ, Edward Snowden khẳng định ông không chuyển bất cứ tài liệu mật nào cho Nga khi đào thoát sang Moscow từ Hong Kong hồi tháng Sáu.

Snowden nói với tờ The New York Times rằng ông đã chuyển tất cả các tài liệu cho báo giới tại Hồng Kông và không giữ lại bản sao nào.

Ông Snowden, người từng làm việc cho hai cơ quan gián điệp Mỹ, cũng nói không có thông tin bí mật nào được chuyển cho Trung Quốc.

Nhà chức trách Mỹ muốn dẫn độ ông Snowden về nước để xét xử, nhưng Nga đã từ chối bàn giao ông này.

Giới chức Nga đã cấp cho ông Snowden một visa có thời hạn một năm vào đầu năm nay sau khi ông xin tị nạn.

Ông Snowden nói với tờ báo Mỹ rằng ông không đem theo bất kỳ tài liệu nào bởi vì việc này sẽ không phục vụ lợi ích công.

Đã xuất hiện thông tin trên truyền thông nói Trung Quốc có thể nhận được một số thông tin tình báo từ cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) trước khi ông này rời khỏi Hồng Kông.

Một số phân tích gia cho rằng ông Snowden đã cộng tác với tình báo Trung Quốc, trong khi có các ý kiến khác nói rằng ông làm việc với người Nga.

'Bác bỏ cáo buộc'

"Cơ hội người Nga hay người Trung Quốc nhận được bất kỳ tài liệu nào là không phần trăm"
Edward Snowden
Tuy nhiên, ông Snowden đã bác bỏ các cáo buộc đó và nói:

"Cơ hội người Nga hay người Trung Quốc nhận được bất kỳ tài liệu nào là không phần trăm."

Ông nói công việc cuối cùng của ông cho NSA là tập trung vào Trung Quốc, và ông đã "truy cập vào tất cả các mục tiêu", vì vậy ông thấy tự tin rằng các dữ liệu là "an toàn" đối với các cơ quan của Trung Quốc.

New York Times nói cuộc phỏng vấn của tờ này đã được thực hiện trong vài ngày qua một hệ thống đã được mã hóa.

Các thông tin bị rò rỉ bởi ông Snowden hé lộ việc các cơ quan NSA và CIA tiến hành theo dõi có hệ thống trên quy mô toàn cầu đối với các chính phủ, các doanh nghiệp và các thành viên công chúng.

Các mục tiêu bao gồm các đối thủ như Trung Quốc và Nga, cũng như các đồng minh thân cận như EU và Brazil.

NSA cũng buộc phải thừa nhận cơ quan này đã lọc thư điện tử và các dữ liệu điện thoại từ hàng triệu người Mỹ.
(BBC)

Nga-Trung khai thác dầu ở Siberia

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) đón tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc  Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), tại Hội nghị ở Saint  Petersburg 20/06/2013
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) đón tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), tại Hội nghị ở Saint Petersburg 20/06/2013

Tập đoàn năng lượng Nga Rosneft thông báo sẽ hợp tác với Tổng công ty dầu hỏa quốc doanh Trung Quốc CNPC để khai thác dầu hỏa trong vùng Siberia Viễn Đông thỏa mãn phần nào cơn khát dầu của nước láng giềng Á Châu.

Theo thông báo của Rosneft, hai tập đoàn nhà nước Nga và Trung Quốc đã ký một « biên bản ghi nhớ » dự trù thành lập một công ty liên doanh trong đó Rosneft nắm 51% cổ phần còn phía đối tác CNPC được 49%.

Công ty tương lai này sẽ khai thác mỏ dầu khí Srednebtuobinsk tại Siberia theo thông báo của Rosneft trong ngày hôm nay 18/10/2013. Trữ lượng của mỏ này được thẩm định khoảng 134 triệu tấn dầu hỏa và 155 tỷ mét khối khí đốt.
Lợi thế của mỏ Srednebtuobinsk là gần các nhà máy lọc dầu của Nga và tiện đường ống phân phối xuất khẩu sang Viễn Đông.

Theo giới phân tích, Nga sẽ phải tốn kém rất nhiều để xây dựng hạ tầng cơ sở tại Srednebtuobinsk mới có thể cung ứng đủ lượng dầu khí theo thỏa thuận với Trung Quốc.

Để thỏa mãn nhu cầu nhiên liệu càng ngày càng tăng, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC đã hợp tác với Rosneft trong dự án ở vùng Bắc cực.
Tú Anh (RFI)

Bản tin tiếng Anh

  • Cooperation projects inked (Washington Post) - China and the United Kingdom signed on Tuesday 59 cooperation projects ranging from areas such as infrastructure and civilian nuclear power to yuan internationalization, marking the largest economic cooperation effort by the two countries despite previous political spats.
  • Holding up a mirror to the economy (Washington Post) - Money may not buy happiness but, when it comes to the beauty enhancement department, it sure can help. In China, it appears that as the GDP grows, so does the appetite for cosmetics.
  • Smartphone firm rockets into the US (Washington Post) - Few Chinese companies have managed so far to gain a footprint in the huge and profitable US market. But more Chinese firms are trying to establish a presence there, especially smartphone makers such as ZTE.
  • Canton Fair to promote yuan use (Washington Post) - Transactions during the China Import and Export Fair, the country's largest trade event, will be for the first time announced in the form of yuan settlement, organizers said on Monday.
  • Riding the wave of big bargain buy-ups (Washington Post) - Weetabix cereal, MG3 hatchbacks, London black cabs, the Lloyds of London building, red wine from Bordeaux and Danish audio equipment maker Bang & Olufsen: They do have some things in common. All were cash-strapped and are now enjoying a fresh lease of life, thanks to Chinese companies.
  • Going green can make good money sense (Washington Post) - Government, financial and business leaders are out to convince the world that good climate policy can contribute to strong economic growth.
  • China's fine art world on display (Washington Post) - Ever wonder about the overall state of the country's fine arts? The National Exhibition of Fine Arts has put together more than 600 pieces to give a comprehensive picture of the Chinese art scene.
  • Stars shine at US-China gala in NYC (Washington Post) - Major figures in politics and business urged the United States and China to forge closer ties for the benefit of world interests at the annual gala of the National Committee on US-China Relations.
  • Second time around (Washington Post) - It's sheer understatement to say Qin Tongqian is a collector of century-old houses.
  • Music connects Canada and China (Washington Post) - On a Monday afternoon at Fragrant Hills (Xiangshan), tourists unexpectedly met a brass quintet playing Bach and Brahms.
  • Brown is unique (Washington Post) - Most giant pandas are black and white. But since 1985, the endangered animals with brown fur have been spotted five times.
  • Football futures (Washington Post) - The goal post is made with four plastic water bottles, and the makeshift soccer field is rowdy with a group of children, aged about 11 to 12 years old. Most are sporting the bright red jerseys of Guangzhou Evergrande, the city's soccer team.
  • Storytelling queen (Washington Post) - Author Fang Fang says she is full of story ideas but does not have enough time to write. And she tells Sun Ye she has been pleasantly surprised by the great attention paid to her latest novel.
  • Rhinestones deliver all the bling for less (Washington Post) - Diamonds are a girl's best friend, but what about cheaper crystals? Nathalie Colin, creative director of consumer-goods business department at Swarovski, says rhinestones and fine cut glass offer a lot of freedom for designers.
  • The game's afoot (Washington Post) - How does an independent niche brand stand out and not ship out in today's retail environment of mega brands and monolithic flagship stores? London-based shoe designer Rupert Sanderson has managed to keep his 12-year-old eponymous label profitable while maintaining creativity. He describes his business as "a cross between art and commerce".
  • Xi: Expand Australia ties (Washington Post) - President Xi Jinping has called for increased economic and strategic cooperation with Australia, suggesting continued enthusiasm for a free trade agreement between the two nations.
  • London mayor hails free trade, subway system on China tour (Washington Post) - Mayor of London Boris Johnson spoke optimistically of the involvement of British companies in the Shanghai Pilot Free Trade Zone on Wednesday while posing atop a bicycle on a vertiginous 30th-floor balcony overlooking local landmark the Bund.
  • Courts urged to make use of new media (Washington Post) - China's top court asked each court to make full use of new media platforms, including micro blogs, to update trial information in a timely manner and improve judicial transparency.
  • Nation honors father of Xi Jinping (Washington Post) - China honored the 100th anniversary of the birth of Xi Zhongxun, a late top political leader and the father of President Xi Jinping, on Tuesday with a symposium at the Great Hall of the People in Beijing.
  • Border traders watch Li's visit with close interest (Washington Post) - Hundreds of Chinese and Vietnamese businessmen in the border trade market of Nonghuai in Pingxiang in the Guangxi Zhuang autonomous region are avidly following news reports about Chinese Premier Li Keqiang's visit to Vietnam.
  • Chinese education for Thai students (Washington Post) - If I had not been to the Chongfha Sin Seng School on Sunday to cover Premier Li Keqiang's visit, I would never have imagined students in another country could get a traditional Chinese education, an opportunity that has almost disappeared in China itself.
  • Working group to discuss sea issues (Washington Post) - China and Vietnam will establish a bilateral working group to discuss joint maritime development, a move analysts said is a "breakthrough" for the neighbors to peacefully handle disputes.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét