Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Ngày 04/10/2013 - KHAI MINH BẠCH

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

“Chết nước, chết khô” vì thủy điện

Người sống trong vùng thủy điện lúc nào cũng nơm nớp lo âu khi mùa nắng không có nước sản xuất, còn mùa mưa lại xả lũ ồ ạt, cuốn trôi tài sản của dân

Ngày 3-10, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) phối hợp với Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo “Thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân”.
Không biết lúc nào gặp nạn
Tại hội thảo, nhiều người dân chịu thiệt hại nặng nề từ thủy điện tỏ ra bức xúc trước việc thủy điện mọc lên quá nhiều. Hơn 50 năm sinh sống ở vùng hạ lưu sông Vu Gia (xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), bà Nguyễn Thị Nga cho rằng người dân hạ lưu đã mất quá nhiều sau khi các dự án thủy điện triển khai ở thượng nguồn.
Theo bà Nga, dân vùng hạ lưu phải đối mặt với 2 cái chết là chết nước và chết khô. “Mùa lũ đến, thủy điện xả lũ ào ạt, dân chạy không kịp thì cũng chết chưa nói đến chuyện vỡ đập. Còn mùa nắng thì dòng sông cạn kiệt, nước không có cho sản xuất thì dân chết đói” - bà Nga lý giải.
Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ gây ngập nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Nam Ảnh: THÚY PHƯƠNG
Cùng tâm trạng, bà Phan Thị Qua (ngụ xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) kể từ khi nhượng đất cho dự án thủy điện, nhiều người dân mất đất sản xuất, phải đối diện với muôn vàn khó khăn như thất nghiệp, nghèo đói...
Đánh giá tác động của các công trình thủy điện đối với môi trường, ông Nguyễn Minh Tuấn, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, công bố con số hơn 3.600 ha rừng tự nhiên của tỉnh đã biến mất sau khi phát triển thủy điện. Riêng thủy điện Sông Tranh 2 đã hứng chịu 75 trận động đất trong năm 2012 và làm cho 1.600 ngôi nhà bị nứt.
Ngoài ra, hệ thống thủy điện cũng phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên, thủy sản ở các sông. Theo khảo sát của VRN, lượng cá, tôm người dân khai thác được trên sông Hương đã giảm 50%-70% sau khi có thủy điện Bình Điền ở tỉnh Thừa Thiên - Huế .
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Hạt, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên, cho rằng người dân vùng hạ lưu của thủy điện chưa rõ gặp nạn lúc nào. “Để cho dân khỏi đau tim, chi bằng loại bỏ các dự án thủy điện không an toàn. Hãy đặt lợi ích của dân lên trên lợi ích nhóm, đối tượng phục vụ là người dân chứ không phải là người khai thác!” - ông Hạt nhấn mạnh.
Minh bạch trong phê duyệt dự án thủy điện
Nhiều đại biểu đánh giá phần lớn các dự án thủy điện đều thực hiện khâu đánh giá tác động với môi trường. Tuy nhiên, quá trình này chỉ mang tính hình thức và còn sơ sài. Ông Nguyễn Minh Tuấn kể ông đã xem qua hàng chục dự án thủy điện. Trong số đó, 9/10 dự án thủy điện đều có báo cáo tác động môi trường na ná nhau. Vì vậy, ông Tuấn đề nghị nhà nước xây dựng quy định rõ ràng và giám sát chặt chẽ khâu đánh giá tác động môi trường.
Sau khi nghe ý kiến của người dân và các bên liên quan cũng như đi thực địa tại Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 4 và thôn tái định cư Nước Lang (xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), ông Đào Trọng Hưng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - cho rằng nhà nước cần xem lại quy trình phê duyệt dự án thủy điện và phải minh bạch cho dân biết.
Theo bà Nguyễn Thụy Khanh, điều phối viên VRN, Việt Nam chưa có quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng. Vì vậy, cần dừng ngay các dự án thủy điện để tập trung giám sát những công trình đã xây dựng, song song với thực hiện chính sách an dân, tái định cư để nhà quản lý khỏi đau đầu lo giải quyết hậu quả.
Về lâu dài, cần nghiên cứu việc sử dụng năng lượng tái tạo thay thế như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… “Đa dạng hóa năng lượng là giải pháp thông minh nhất mà các nước trên thế giới đang thực hiện. Thủy điện không phải là giải pháp cuối cùng để phải đánh đổi quá nhiều thứ như vậy” - bà Khanh nhấn mạnh.
BÍCH VÂN
 

KHAI MINH BẠCH

 Ngày 3-10, trong ngày làm việc thứ 4, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành thảo luận Đề án đổi mới giáo dục và thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2013, nhiệm vụ năm 2014. Các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2013, nhiệm vụ năm 2014. Khi các con số thống kê, những đánh giá, nhận định chưa được coi là chính xác, thì thảo luận như thế nào được?
Cũng trong ngày 3-10, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng tổ chức công bố chỉ số công lý năm 2012, đánh giá thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân.
Kết quả được xây dựng thông qua việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ hơn 5.000 người được phỏng vấn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 19 tỉnh, thành được lựa chọn ngẫu nhiên khác trong năm 2012.
Chỉ số công lý năm 2012 dựa trên 5 trục nội dung về thực thi pháp luật và bảo đảm công lý gồm: khả năng tiếp cận, công bằng, liêm chính, sự tin cậy hiệu quả và bảo đảm các quyền cơ bản.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh: Báo cáo chỉ số công lý phản ánh chính xác khả năng tiếp cận công lý của người dân.
Các số liệu báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra về mọi phương diện ở nước ta gần đây đã gây sự nghi ngờ, khó tin đối với người dân. Nào là GDP đạt tỷ lệ này-kia, nào là tỉ lệ tốt nghiệp PTTH cả gần 100%; nào là điều tra xã hội học cho ra con số …Nào là chỉ số tiêu dùng CPI…Riêng khoản ‘nợ xấu’ ngân hàng mà cũng 5 lần 7 lượt thay đổi ngay tại nghị trường Quốc hội.
Việc quản lý, kết toán, thống kê, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đưa ra công khai, minh bạch về thu-chi ngân sách cũng rối tinh, loạn cào cào, không biết con số chính xác là bao nhiêu. Sau 9 năm thực hiện, Luật Ngân sách đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, nguyên tắc “công khai, minh bạch” còn một khoảng cách so với thực tế…Việt Nam có thứ hạng thấp về công khai ngân sách là do dự thảo ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra công chúng để lấy ý kiến trước khi được Quốc hội phê duyệt chính thức. Triển khai thực hiện Luật Ngân sách đã bộc lộ những mặt hạn chế, tuỳ tiện ‘lướt’ qua luật. Đó là, tính “lồng ghép” của hệ thống ngân sách, trùng lắp giữa ngân sách ngành và ngân sách vùng lãnh thổ; chưa có kế hoạch tài chính trung hạn mà mới chỉ dừng ở dự toán ngân sách theo từng năm, nhất là chưa thấy được nguồn lực tài chính công trong dài hạn. Thực tế cũng cho thấy, nhiều khoản thu, khoản chi đang để ngoài cân đối ngân sách Nhà nước; tình trạng chi, thu, quản lý qua ngân sách Nhà nước vẫn diễn ra như vay về rồi cho vay lại, phát hành trái phiếu chính phủ, công trái, thu xổ số kiến thiết, thu trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, tài nguyên môi trường… vi phạm nguyên tắc toàn diện, đầy đủ, được Quốc hội chấp thuận.
Thế nên, các Hội nghị Trung ương đảng, kỳ họp Quốc hội, các đại biểu ngồi thảo luận, tranh luận với nhau trên ‘cái sàn những con số ảo’.
Thế thì mang lại gì? Mất công lý giải, phân tích một cách chung chung những dữ liệu không minh bạch. Chỉ thêm tốn thời gian, vô ích, như tính cua trong lỗ mà thôi! Ngay như việc kê khai tài sản trong chống tham nhũng cũng chỉ như một trò hề, đối phó, lấp liếm, có gì là chính xác, giải quyết được gì không? Những thông số, dữ liệu, thực trạng cần thiết nhất để qua đó phân tích, đánh giá chuẩn xác thực trạng, nhằm phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,… thì lại nghiễm nhiên trở thành cái thứ ‘trời ơi đất hỡi’!
Như một trò cười đầy mỉa mai, có những doanh nghiệp báo cáo thành tích thì nêu những con số lãi khá lớn, chỉ để nhận huân chương; thế nhưng trớ trêu thay báo cáo chuyên đề sản xuất –kinh doanh lại đưa ra con số thua lỗ, thất thoát cũng khá là …khủng, để xin chính phủ chia sớt cho gói cứu trợ, xoá nợ, lấy cớ vay tiền ngân hàng lãi suất ưu đãi để…”bù lỗ” (bù thêm vào những cái lỗ tam những không đáy!?).. Thôi thì đủ thứ thủ đoạn để các con số tha hồ mặc sức nhảy múa…
Báo cáo: Vinashin vẫn kinh doanh có lãi….
Thực trạng “nhảy múa tuỳ tiện’ của các con số, báo cáo, thống kê đã biểu hiện rõ nét sự thiếu minh bạch, cho nên vấn đề ‘khai minh bạch’ rất cần đặt ra.
Theo báo Pháp Luật và trang mạng VnConomy, 6 tháng đầu năm 2013, Thanh tra chính phủ đã thực hiện 4.724 cuộc thanh tra hành chính, 89.281 cuộc thanh tra chuyên ngành, và 3.745 cuộc thanh tra do bộ, ngành và địa phương thực hiện, tại 283.183 đơn vị , cá nhân trên cả nước.
Trong 6 tháng = 180 ngày = 4.320 giờ, tính cả chủ nhật, ngày lễ. Từ đó suy ra, mỗi ngày có 543 đoàn thanh tra, kiểm tra và mỗi giờ thanh tra, kiểm tra được 65 đơn vị, cá nhân. Không biết Thanh tra chính phủ có phép Lão Tôn đi mây về gió và có những phép màu gì nữa mà tài tình thế
Cũng theo hai tờ báo trên, thanh tra trung ương đã phát hiện sai phạm 12.225 tỷ đồng, 452 hec-ta đất, thanh tra các địa phương phát hiện 1.447 tỷ, và thanh tra ngân hàng phát hiện 682 tỷ đồng , 562 lượng vàng và 50.000 đô la. Tổng số tiền, vảng ấy quy ra bằng 683 triệu đô la Mỹ.
Nếu so với GDP bình quân thu nhập của Việt Nam năm 2012 là 1.407,11 đô la thì số tiền sai phạm, nói trắng ra là tham nhũng gấp 485.429 lần. Con số báo cáo, thống kê ở nước ta về mọi phương diện vẫn là những màn múa rối với những kịch bản theo trường phái trừu tượng!
Tỉnh Bình Dương chỉ có gần 1,7 triệu dân, nhưng chỉ hai đợt đồng góp ý liến xây dựng Hiến pháp 1992 đã có 44.459.628 ý kiến đóng góp.
Như vậy từ đưa trẻ trong bao thai cho đến mồ mả lôi lên chưa chắc đủ số người đó: Theo báo cáo, trong đợt 2, toàn tỉnh đã tiếp tục tổ chức được 207 hội nghị, hội thảo với 20.393 người tham dự, in ấn và phát 10.000 bảng so sánh Hiến pháp 1992 kèm bản thuyết minh gửi đến các tổ chức công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã phát 258.091 phiếu lấy ý kiến nhân dân, thu về 220.885 phiếu, đạt 85%. Tổng số các ý kiến đóng góp trong đợt 2 là 33.268.532 ý kiến. Trong đó, có 28.894.551 ý kiến tán thành, 1.871 ý kiến góp ý sửa đổi, 424 ý kiến bổ sung nội dung mới, 638 ý kiến không tán thành.
Như vậy, cả đợt 1 và đợt 2, toàn tỉnh có 44.459.628 ý kiến đóng góp. Trong đó, tổng số ý kiến tán thành là 44.455.188; tổng số ý kiến không tán thành là 657 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý sửa đổi là 2.666 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý bổ sung 1.117″…
Trên đây mới chỉ là những ví dụ gần đây bộc lộ sự “nhảy múa” tùy tiện, loạn xì ngầu của các con số báo cáo. Thực tế, ngay trong các tổ chức đảng từ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ dưới lên trên hầu như đều mang tính chất hình thức, đối phó, báo cáo cho có, “cho xong việc”.
Còn nữa, do bệnh thành tích, do những động cơ có lợi cho cá nhân cấp ủy, người đứng đầu và bao che cho nhóm lợi ích, muốn cơ quan, đơn vị mình không bị yếu kém, mà có thành tích, động cơ lên lương, lên chức, muôn số phiéu cao qua bầu cử,…nên đã cố tình tìm cách giấu nhẹm các vụ việc. Cùng lắm chỉ “xử lý nội bộ”!
Thực tế cho thấy, có những cơ quan, đơn vị 5 năm liền đạt tiêu chuẩn đảng bộ, chi bộ “trong sạch, vững mạnh”, nhưng khi “cái kim bọc trong giẻ lâu ngày” lòi ra, biết bao vụ tiêu cực, tham nhũng, nội bô chia bè, kó cánh, đơn vị làm ăn thua lỗ, mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột”!
Hơn nửa tháng trước, ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2013.
Cho ý kiến báo cáo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải có đánh giá hoạt động đấu tranh PCTN. “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không . Tiếp tục “mổ xẻ”, Chủ tịch QH yêu cầu báo cáo phải làm rõ trách nhiệm của những cơ quan chủ lực từ Thanh tra, Kiểm toán, cơ quan điều tra, Kiểm sát…Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phòng thừa nhận chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó vì còn liên quan đến thể chế. Có địa phương đưa ra 804 vụ nhưng chỉ xử được vài vụ rồi chỉ xử lý hành chính. Có bao vụ án nghiêm trọng có ý kiến can thiệp, cản trở từ cấp cao; rồi dân phạm tội 2 triệu đi tù, nhưng cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo – Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước bức xúc: “Dân bình thường phạm tội 2 triệu bị bắt tù, cán bộ Nhà nước cả mấy tỉ thì là án treo”. Đặc biệt, ông Ksor Phước nhấn mạnh:
“Thông tin liên quan đến nhiều cán bộ rồi xử lý đến đâu, xử lý không rõ ràng, “âm thầm lặng lẽ quá” làm dân hoài nghi mà hoài nghi chính nhằm vào sự tồn vong của chế độ”.
Tổng kết, thi đua, báo cáo cần trung thực, minh bạch, chính xác, không thể thực tế chẳng ra gì, yếu kém trầm bê, mà báo cáo lại rất hay, thậm chí “tô màu”, bịa đặt, thổi phồng. Chưa nói đến những cơ quan, cơ sở, đơn vị yếu kém, do báo cáo láo, tung ra các số liệu thống kê vô lý đến ‘phát sốt’, mà năm nào cũng “giật cờ thi đua” xuất sắc. Đó là sự nguy hại, đánh lừa nhau và lừa dối nhân dân. Nhìn thực trạng đó, càng thấm thía câu nói của Bác Hồ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” (Sửa đổi lối làm việc).
Thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, thiếu công tâm,thiếu trách nhiệm mới là những nội dung Đảng và Nhà nước Việt nam cần cầu thị ra Nghị quyết,viết thành luật, quyết liệt chống chứ không phải cứ gãi ghẻ mãi quanh câu chuyện lạc đề, che đậy thực tế bằng những chủ chương, Nghị quyết, luật lệ nặng về hình thức mà chống được tham nhũng, mà cứu được chế độ đâu. Chữa bệnh phải trị cái căn nguyên gây bệnh chứ thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, cứ giảm đau mãi vừa tốn tiền, mất thời gian mà bệnh chắc chắn sẽ ngày càng trầm trọng nguy hiểm thêm lên thôi.
Khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu và các chức danh giữ cương vị lãnh đạo, bộ máy chuyên môn phải thực sự trung thực, làm việc nghiêm túc, tôn trọng thực tế khách quan, không cá nhân vụ lợi, không chạy theo thành tích hình thức bề ngoài. Cần tập hợp, phân tích, thống kê các số liệu, các dữ kiện chính xác, làm cơ sở để đánh giá đúng mạnh, yếu. Không nên vì động cơ cá nhân, phe nhóm mà ém nhẹm các vụ việc, không dám báo cáo cấp trên, dẫn tới vụ việc, tồn tại yếu kém lình xình, kéo dài, lùng nhùng xử tý nội bộ, sinh ra “cái sảy nảy cái ung”. Cứ làm cái kiểu như vậy, đến khi bung xé vụ việc, lộ tẩy thực tế thì đã rất nặng nề, xâu chuối, dính chùm và vô cùng phức tạp.
Về các cấp lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên bán sát cơ sở, khắc phục lối làm việc quan liêu, xuê xoa, lớt phớt, tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra, đôn đốc. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và uốn nắn ngay, chỉnh sửa các sai lầm, xử lý nghiêm, khắc phục nhanh những mặt yếu kém. Tiếp nhận và đọc các báo cáo cũng phải thận trọng tính toán, so sánh kỹ, phát hiện kịp thời những “độ vênh” vô lý, những bất hợp lý trong các báo cáo, nhằm phát hiện những báo cáo láo, báo cáo ẩu, khoa trương thành tích, giấu nhẹm khuyết điểm, yếu kém. Mong sao, ‘hội chứng’ giấu nhẹm khuyết điểm, che đậy yếu kém và báo cáo lèm nhèm sẽ được khắc phục để làm trong sạch và chuẩn mực môi trường chính trị-xã hội, thực sự minh bạch hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành bộ máy, cơ quan, đơn vị.
Trong một xã hội mà sự giả dối được coi là đương nhiên, không hề có chút gợn lên trong lương tầm điều gì hổ thẹn, nói dối thành thói quen và có nghệ thuật, thì đó là trạng chứng mất nhân cách, làm nhạt mờ dần đi đến triệt tiêu các gia trị nhân văn, nhân bản. Thậm chí, khi sự nói dối đạt được đúng chủ đích, người ta lại tự mừng như một chiến tích. Trên nói dối dưới, hứa lèo, hứa hão mà không làm; dưới báo cáo láo, dựng chuyện, đánh lừa cấp trên…Xã hội mà mọi sự đều không minh bạch, lừa dối nhau, phát sinh đủ mọi trò thủ đoạn, mánh lới để vụ lợi thì không thể gọi là văn minh, hơn nữa lại là tác nhân kìm hãm sự phát triển. Khai minh bạch, bao giờ xã hội mới vươn đạt dược như thế?
THEO BÙI VĂN BỒNG

Đồng chí Trọng nói không đúng sự thật



Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng TBT Đảng ‘nói không đúng về kinh tế’ và hội nghị trung ương thường ra nghị quyết mà không làm được.

Nghemp3

Bình luận về Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng là ủy viên trung ương Đảng, nói rằng nội dung quan trọng của hội nghị này là bàn về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo thông cáo của Đảng thì tại hội nghị này các ủy viên trung ương sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bí thư Ban cán sự Đảng chính phủ, trình bày báo cáo về tình hình đất nước để từ đó bàn bạc đánh giá và tìm giải pháp.
“Hiện tình chính phủ muốn đăng báo công khai nói thế nào thì nói nhưng thật sự kinh tế đã sa sút nghiêm trọng,” ông nói, “Đất nước đã tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Khó khăn đầy dẫy.”
Theo ông thì có thể Trung ương Đảng sẽ bàn về đổi mới kinh tế nhưng không biết đến mức nào.
“Tốt nhất là nên tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước mà phần lớn đều kêu lỗ vốn.”
Còn về cải cách chính trị, ông Vĩnh cho rằng ‘Trung ương sẽ không bàn đổi mới chính trị đâu’.
Trong chương trình thì hội nghị trung ương cũng bàn thảo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vốn giữ nguyên những nội dung về chế độ chính trị của Đảng, trước khi đưa ra Quốc hội thông qua trong phiên họp vào cuối tháng này.
Điều ông Vĩnh quan ngại là Trung ương Đảng phải ‘có biện pháp gì hữu hiệu’ chứ không phải là ra một nghị quyết rồi ‘cuối cùng không đi đến đâu’.
Tướng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng nói: “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói không đúng sự thật về kinh tế.”
Vì, theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, “sự thật về kinh tế khó khăn hơn nhiều lắm”, và không phải như Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói với cử tri Hà Nội trước thềm Hội nghị Trung ương rằng “kinh tế xã hội đang rất ổn định”.
Bình về hội nghị, Tướng Vĩnh nói:
“Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại,” ông nói.
Do đó ông nói ông không có hy vọng gì về việc Hội nghị 8 lần này sẽ có tác động tích cực gì đối với tình hình đất nước.
THEO BBC

Tham nhũng – “ghẻ” đột biến gene

(Dân trí) - Tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình HN ngày 27/9, về tệ tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Bây giờ ra khỏi nhà thấy cái gì cũng phải tiền, rất là khó chịu. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ... Vậy có thơ rằng:
 >>  Tham nhũng - công nghệ kiếm tiền "khủng"

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp) 
 
Chuyện một thời
Hai ba chục năm về trước
Dân mình lặn ngụp trong đói khổ khó khăn
Đến tấm thân còm cũng bị ghẻ nó ăn
Lở loét tay chân
Ngứa ngáy bên trong ống quần vá víu…

Thế rồi may nhờ cải tổ
Cho nên
Ăn tàm tạm no
Mặc vừa vừa đủ
Bột giặt Omo, dầu gội Sunsilk…ở đâu cũng có
Quần áo thơm tho, tóc tai láng mượt
Bọn nhà ghẻ, hắc lào giãy chết!

Hai ba chục năm sau tưởng chúng tuyệt diệt rồi
Ai dè xài phải thực phẩm hôi
Uống nước nhiễm độc
Lại dùng vắcxin quá đát
Những xác ghẻ đã tan trong bùn đất
Bỗng một ngày chúng đột biến gene
Hóa thành những tên tham nhũng
Rúc vào nhân dân
Ăn bẩn!

Ghẻ tham nhũng mang dáng hình bạch tuộc
Không từ một thứ gì, chúng ăn tuốt
Ăn từ gỗ trên rừng
Ăn cả nhà vệ sinh của trẻ em
Ăn đất đai, ruộng vườn nông dân nghèo khó
Chúng nhung nhúc, bầy bầy lũ lũ
Bám cơ thể đất nước, cưỡi lên cổ nhân dân…

Lũ kí sinh trùng, thật gớm ghê!

Nguyễn Duy Xuân
 

Petrolimex rút khỏi xăng dầu, tất cả có lợi

“Ai đó nói giá xăng dầu Việt Nam không phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới là hoàn toàn không có căn cứ…”.
Trước thông tin giá xăng dầu thế giới liên tục giảm sâu nhưng giá xăng, dầu trong nước lại không giảm. Lý giải điều này, Bộ Công thương cho rằng giá xăng dầu thế giới không quyết định giảm giá xăng trong nước. Bình luận vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng “đó là nhận định hoàn toàn vô căn cứ”.
PV:- Bộ Công thương cho rằng, giá xăng dầu thế giới không quyết định để giảm giá xăng dầu trong nước, nhưng khi cần tăng thì luôn viện cớ giá thế giới tăng. Ông nhận xét thế nào về những lý giải trái ngược như vậy?
Ông Lê Đăng Doanh: Việt Nam là nước không tự túc được về xăng dầu mà phải nhập khẩu. Khi đã nhập khẩu thì giá xăng thế giới tác động rất mạnh.
Trên thế giới chỉ có một số nước như Venezuela, Ả rập quá nhiều dầu xuất khẩu và nuôi được cả nền kinh tế thì mới có thể tự quyết định giá xăng dầu mà không bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Còn lại hầu hết các nước đều bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới.
Ai đó nói giá xăng dầu Việt Nam không phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới là hoàn toàn không có căn cứ. Trừ khi Bộ Công thương làm được như Venezuela, hạ giá dầu xuống còn mấy xu để ai muốn dùng bao nhiêu cũng được.
PV:- Sau nhiều phiên giảm giá sâu, giá xăng dầu thế giới theo nhận định sẽ còn tiếp tục giảm. Ông dự đoán xăng trong nước có giảm nữa không hay vẫn cứ một mình đi một đường và đi ngược chiều thế giới, thưa ông?
Ông Lê Đăng Doanh: Bộ Công thương đã trả lời giá xăng dầu thế giới không quyết định giá xăng dầu trong nước thì việc có giảm hay tiếp tục tăng chắc chỉ có Bộ công thương mới trả lời được.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng giá xăng dầu trên thế giới giảm thì trong nước cũng phải giảm. Bên cạnh đó, cần phải rút ngắn thời hạn là 30 ngày lại, 30 ngày là khoảng thời gian quá dài để điều chỉnh giá xăng dầu hợp lý. Trong khoảng thời gian đó giá xăng dầu có thể lên hoặc xuống, giá nhập khẩu có thể nhập rồi xuất hàng bao nhiêu lần rồi mà không có được động thái kiểm soát giá kịp thời.
Hơn nữa, vấn đề kiểm soát giá rất quan trọng. Phải làm rõ cơ chế kiểm soát, hoạt động kiểm soát được thực hiện như thế nào, theo nguyên tắc nào? Tôi cho rằng, ở đây rõ ràng có yếu tố cạnh tranh và độc quyền. Nếu để độc quyền rơi vào tay doanh nghiệp thì nó sẽ có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế.
Petrolimex có dọa cũng không khiến ai sợ
PV:- Nghị định mới thay thế Nghị định 84 sẽ cho phép doanh nghiệp được tăng giá 5% mà không cần thông báo, đồng nghĩa với việc cho Petrolimex tự quyết giá xăng dầu (vì doanh nghiệp này chiếm trên 50% thị phần). Trước thực tế là giá tăng thì tăng ngay, giá giảm thì mãi chưa giảm, ông nghĩ sao trước những lo lắng này của người dân?
Ông Lê Đăng Doanh: Cần phải xem lại căn cứ pháp lý của một nghị định. Bộ Công thương nói cho phép như vậy thì phải dựa trên những căn cứ nào.
PV:- Petrolimex là doanh nghiệp kinh doanh đặt mục tiêu có lãi (như phát biểu của ông Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex mới đây), trao cho họ quyền thích thì tăng giá thì có đồng nghĩa với việc bắt người dân gánh chịu mọi rủi ro tăng giá hay không và vì sao?
Ông Lê Đăng Doanh: Điều đó là đương nhiên. Nếu đưa ra quyết định như vậy là ngành kinh tế phải chịu chứ không phải ai khác.
PV:- Petrolimex đã đánh tiếng, nếu mà than thở nhiều về giá xăng dầu, họ có thể rút vốn, ngừng kinh doanh xăng dầu. Nhiều người nghĩ rằng, Petrolimex đang muốn dọa cơ quan quản lý. Ông có đồng tình với ý kiến đó không? Ông nghĩ sao về đề xuất phá thế độc quyền kinh doanh xăng dầu hiện nay?
Ông Lê Đăng Doanh: Nếu Petrolimex rút vốn thì Chính phủ hãy mở ra cho các doanh nghiệp tư nhân họ làm. Lúc đó sẽ có tự do kinh doanh, phá thế độc quyền trong kinh doanh xăng dầu, tất cả cùng có lợi.
Petrolimex đừng dọa rút vốn mà hãy làm đi vì dù có dọa thì cũng không làm ai sợ hãi đâu.
PV: Xin cảm ơn ông!
THEO ĐẤT VIỆT

Từ một câu chuyện “công bằng” ở trường mẫu giáo

Hôm trước tôi có đọc một bài viết “Cần quái gì sự công bằng gớm giếc ấy” trên phunutoday. Thường thì mọi người cho đây là 1 tờ lá cải nên không quan tâm nhiều. Hôm nay tôi thấy nó trên Vietnamnet. Và đã có nhiều quan điểm được đưa ra.

Có quan điểm cho rằng: “trẻ em cần được học luật chơi từ nhỏ?”
Đúng…. Đó là các bạn được giáo dục trong một môi trường mà cái các bạn gọi là công bằng có nghĩa là “mày có tiền thì mầy được những ưu tiên hơn những đứa có ít tiền hơn mình”, hay một môi trường “có tiền thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” hoặc là bạn được sinh ra trong một môi trường khá tốt, có thể lo cho bạn đầy đủ….
Trong giáo dục, điều đầu tiên là sự “công bằng”. Các nhà sư phạm phải giữ sự công bằng của mình đối với các học trò, phải là người đứng ở giữa, việc các cô làm có lẽ là đúng cho sự công bằng ở cái nền giáo dục tiền bạc này.
Nếu nói như có đóng tiền thì mới được coi.
Thì tại sao người ta lại có những thứ gọi là cho vay vốn để xóa đói giảm nghèo, cho vay tiền học, các chương trình dành cho người nghèo, hỗ trợ giúp đỡ người nghèo….
Thay vì dạy các em nhỏ khác (các em có đóng tiền) sự chia sẻ đối với những bạn khó khăn hơn…. Thì việc thông báo trên loa… đề nghị những em chưa đóng tiền ngồi nguyên trong lớp học không được ra sân. Tạo cho những em không được xem có cảm giác mình sinh ra trong nghèo khó. Đó là lỗi của ba mẹ mình. Phải chi ba mẹ mình giàu hơn. Hình thành nên một thế hệ sống vì tiền bạc, thay vì chia sẻ….
truong mam non
Tôi không thường so sánh nước mình với các nước khác trên thế giới…. Lần này cũng vậy thay vì so sánh với các nước khác tôi sẽ nói “tất cả mọi người trên đời khi được sinh ra thì đều giống nhau…. Nhưng tùy theo môi trường xung quanh mà con người sẽ phát triển theo một cách nào đó”. Các bạn hay chê bai người Việt Nam tham lam, bẩn tính, xấu tính,….này nọ các bạn có biết đó là 1 phần tính cách được hình thành từ nền giáo dục không? Tuổi trẻ em mẫu giáo là tuổi các em thâu nạp kiến thức cho một cuộc hành trình dài sắp tới…. Đây là tuổi các em cần được giáo dục sự tôn trọng, lễ phép, chia sẻ, tính tự lập,…. Nhưng người lớn thì đưa các em đến sự công bằng trong tiền bạc và quyền ưu tiên….cái sự công bằng của người lớn….
Lại có người cho rằng….”Ba mẹ biết không đóng tiền thì cho con ở nhà đi…. Đem con lên trường làm gì? Để con ở nhà đi…. Rõ ràng những phụ huynh đó tham lam… muốn con mình được coi xiếc miễn phí…”
È hèm…. Chưa kể các bạn có biết rõ nội tình nhà người ta hay không? Chứ có những bé nó có thông báo, thì ba mẹ cũng không có tiền để đóng…. Không có tiền rồi, mà phải cho con ở nhà nghỉ học một buổi…. Gửi con đi nhà trẻ…. Thường thì do ba mẹ phải đi làm, không có ai chăm sóc con, gửi ở nhà trẻ không có nghĩa cho con mình đi học sớm…. Mà chỉ là họ cần người coi con họ trong lúc họ phải đi làm để kiếm thêm cơm…. Các bạn có lẽ chưa bao giờ bị cô giáo gọi đích danh vì chưa đóng tiền học đâu ha? Vậy nên các bạn không hiểu cảm giác của những người không có tiền như thế nào đâu? không chỉ có con cái buồn mà ba mẹ bị gọi cũng rất đau lòng nữa.
Tôi viết những điều này, vì bản thân tôi là một đứa trẻ được đi học mẫu giáo nhờ vào sự chia sẻ của các sơ, các cô giáo, các phụ huynh khác…Ba mẹ tôi không có nhiều tiền để cho 5 chị em đi học một lúc được. Phải nhờ đến quỹ khó khăn thì tôi mới được gửi đến trường mẫu giáo để ba mẹ có thể đi làm. Không phải tôi kể nghèo kể khổ gì? Nhưng đến giờ, tôi vẫn nhớ lời các cô khi tôi được 5 tuổi. “các em mang đồ chơi đến lớp để làm gì? Để ngồi chơi một mình hay sao? (trẻ em vào độ tuổi này thì rất sợ một mình) các em mang đến lớp không phải để chia sẻ, để khoe với bạn mình sao? Nếu chơi một mình không phải buồn lắm sao? Vậy nên nếu có đồ chơi thì sao lại chơi một mình. Rủ bạn cùng chơi không phải vui hơn sao? Hay về những hộp “da ua” mỗi chiều…. Tất nhiên, không có tiền thì không được ăn…. vì tiền “da ua” được đóng riêng với tiền học. ai có đóng tiền thì được ăn. Nhưng lúc đó tôi không nhớ rõ lắm… khi tôi đang chảy nước miếng vì thèm cái vị chua chua đó thì một cô bé đã đem tới chỗ tôi ngồi và cho tôi ăn chung.
Nói thật thì hồi đó nhỏ nhưng tôi cũng khá là mặc cảm về độ nghèo của gia đình…. Các bạn trong lớp lúc nào cũng có quà bánh, đồ chơi này nọ trong khi đó mình thì ….cái gì cũng không? Cũng có lúc tôi ganh tỵ và ước ao mình được như những người bạn đó…. Nhưng lúc đó, các cô và sơ chưa bao giờ làm cho tôi cảm thấy mình phải mặc cảm và tủi thân cả. Tới các ngày lễ tết tôi vẫn được một phần quà. Được xem múa lân cùng các bạn….
Các bạn đừng đặt cái suy nghĩ người lớn của mình lên bọn trẻ…. Chính các bạn mới là người cần học “tôn trọng” “chia sẻ” “biết ơn”…. Để trẻ em được là trẻ em….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét