Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Góc nhìn khác về bản án Lê Quốc Quân / Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư / Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư

Ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng là vị tổng bí thư đầu tiên bị Trung ương Đảng bác đề xuất

Một đảng viên lão thành cho rằng người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam ‘đã mất uy tín’ và ‘nên từ chức’.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện đang họp toàn thể lần thứ 8 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để bàn về các vấn đề như sửa Hiến pháp, tình hình kinh tế-xã hội, cải cách giáo dục và chuẩn bị cho đại hội lần sau của Đảng.

Ông tổng bí thư đã hai lần thất bại tại hai kỳ Hội nghị Trung ương liên tiếp khi các đề xuất của ông đưa ra đều bị đa số các ủy viên Trung ương bác bỏ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

‘Xin từ chức’

Bình luận về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu ủy viên trung ương, nói rằng điều này ‘chứng tỏ tổng bí thư không được Trung ương tín nhiệm bao nhiêu’.

“Nếu tôi ở trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng thì tôi xin với Trung ương từ chức,” ông Vĩnh nói.

Ông Vĩnh cũng chỉ trích ông Trọng là ‘không nói đúng sự thật’ về tình hình đất nước khi ông bày tỏ thái độ lạc quan trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây ở Hà Nội.

Ông nói tuyên bố của ông Trọng về việc ‘tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ những nội dung chủ chốt của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi’ là ‘không đúng sự thật’ và ‘không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân’.

Về chương trình nghị sự tại Hội nghị Trung ương 8, theo đánh giá của ông Vĩnh thì nội dung quan trọng là bàn về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo thông cáo của Đảng thì tại hội nghị này các ủy viên Trung ương sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Ban cán sự Đảng chính phủ, trình bày báo cáo về tình hình đất nước để từ đó bàn bạc đánh giá và tìm giải pháp.

‘Nghị quyết suông’

“Hiện tình chính phủ muốn đăng báo công khai nói thế nào thì nói nhưng thật sự kinh tế đã sa sút nghiêm trọng,” ông nói, “Đất nước đã tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Khó khăn đầy rẫy.”

Theo ông thì có thể Trung ương Đảng sẽ bàn về đổi mới kinh tế nhưng không biết đến mức nào.
"Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Tốt nhất là nên tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước mà phần lớn đều kêu lỗ vốn.”

Còn về cải cách chính trị, ông Vĩnh cho rằng ‘Trung ương sẽ không bàn đổi mới chính trị đâu’.

Trong chương trình thì hội nghị Trung ương cũng bàn thảo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vốn giữ nguyên những nội dung về chế độ chính trị của Đảng, trước khi đưa ra Quốc hội thông qua trong phiên họp vào cuối tháng này.

Điều ông Vĩnh quan ngại là Trung ương Đảng phải ‘có biện pháp gì hữu hiệu’ chứ không phải là ra một nghị quyết rồi ‘cuối cùng không đi đến đâu’.

“Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại,” ông nói.

Do đó ông nói ông không có hy vọng gì về việc Hội nghị 8 lần này sẽ có tác động tích cực gì đối với tình hình đất nước.
(BBC)

Nguyễn P. T. Sơn - Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm được gì từ khi nhậm chức Tổng Bí thư?

Một điều mà ai cũng thấy là từ ngày lên ngai Tổng Bí thư tại Đại hội XI đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng chưa để lại bất kỳ một dấu ấn nào dù là mờ nhạt thể hiện vai trò của người đứng đầu giai cấp lãnh đạo, ngược lại, mọi hành động, lời nói của ông đều thể hiện sự giáo điều, bảo thủ, không có thực tiễn đã trở thành trò cười, sự chế nhạo của quần chúng nhân dân. Mỹ danh “Trọng Lú” mà người dân đã “tặng” cho ông đã thể hiện tất cả. Thử điểm lại các hoạt động của ông trong thời gian qua:
nptrong1.jpg

Ông Nguyễn Phú Trọng
Tháng 4/2012, ông Trọng đi Cuba “rao giảng” về chủ nghĩa xã hội tại Trường Đảng cao cấp Nico Lopez mang đậm tính giáo điều cố hữu. Suốt gần 1 giờ đồng hồ “quảng cáo” về CNXH, người nghe lỗ tai lùng bùng với một mớ thông tin hỗn độn, làm trò cười cho trí thức và nhân dân. Sau một hồi thao thao bất tuyệt về các “thành tựu vĩ đại” của CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng, ông lại quay ngoắt lại phủ nhận hoàn toàn các “thành tựu” đó và đổ hết lỗi do sự điều hành của chính phủ. Theo ông Trọng, hiện nay Việt Nam vẫn đang “định hướng”, “vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm”,… một người đứng đầu Đảng cầm quyền mà phát biểu vô trách nhiệm như thế, thử hỏi, dưới sự lãnh đạo Đảng mà đứng đầu là ông Trọng thì Việt Nam còn phải “định hướng”, “mò mẫm” bao lâu nữa? Nghe xong bài phát biểu của ông, không lạ khi Brazil quyết định không cấp visa cho ông, dành thời gian cho ông về nước tiếp tục chỉ đạo câu chuyện “định hướng” và “mò mẫm”.
nptrong2.jpg

Ông Nguyễn Phú Trọng đang “rao giảng” về chủ nghĩa xã hội tại Đại học Nico Lopez, Cu Ba

Sự lú lẫn, tham vọng quyền lực của ông Trọng có thể thấy rõ từ tháng 5/2012 khi ông quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị thay vì do Thủ tướng đảm nhận. Tại HNTW 6 (10/2012), ông và các đồng minh đã lôi con bài Vinashin ra làm áp lực để hạ bệ Thủ tướng, thậm chí ông trắng trợn vi phạm nghị quyết trung ương khi đòi xem xét lại kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin, và tại HNTW 6 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản khi Tổng Bí thư vấp phải sự phản đối của tập thể ban chấp hành TW khiến âm mưu của ông thất bại.

Chưa dừng lại tại đó, cuối năm 2012 đầu năm 2013, ông Trọng quyết định đơn phương tái lập “Ban nội chính TW” và “Ban Kinh tế TW” với lý do mà ông giải thích rằng: “Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy” và lôi các ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ vào ván bài chính trị mà ông bày ra nhằm phế truất Thủ tướng vào HNTW 7 sắp diễn ra vào tháng 5/2013. Ông tự phụ cho mình thông minh hơn các thế hệ lãnh đạo trước đó khi 02 ban này đã được Bộ Chính trị khóa trước cho giải thể, sát nhập từ tháng 5/2007.

Sau khi tái lập được 02 ban được xem là “cánh tay đắc lực” nhằm tăng quyền lực cho chức danh Tổng bí thư, ngày 22/1/2013, ông Trọng yên tâm xuất ngoại, đầu tiên sang Anh sau đó âm thầm qua Ý ký “hợp tác chiến lược” với tòa thánh Vatican, để rồi trong chuyến thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội) hôm mùng 5 tết quý tỵ (14/2/2013), ông vênh váo “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”(!?!), một lời phát biểu đủ thể hiện cái “tầm” của ngài Tổng bí thư đương kim, lời tự nhận định của ông tiếp tục trở thành trò cười tiếp theo cho thiên hạ bàn tán. Tức tối vì không làm gì được số đông, cụ tổng đành trút giận lên đầu phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, khiến anh trở thành “nhà báo tự do” khi dám công khai “phê phán” một bài phát biểu khác với nội dung cũng “trên cả mức lú” của ông Trọng về vấn đề “suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức” trên blog cá nhân ngày 25/2.
nptrong3.jpg

Ông Nguyễn Phú Trọng: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!

Uy tín của ông Tổng Trọng đã suy giảm nghiêm trọng từ HNTW6 và hoàn toàn không còn gì từ HNTW7 khi có UVTW thẳng thắn nhận định ông Trọng đã có những thể hiện là một người thiếu kinh nghiệm và yếu kém về năng lực, có dấu hiệu lú lẫn, kể cả đối với những việc nội bộ của Đảng. Ông Trọng đã rất ấu trĩ khi tìm cách lừa BCH TW khi không đưa chương trình bầu BCT/BBT vào chương trình nghị sự chính thức của HNTW7 trong phát biểu khai mạc. Sau hai ngày, ông đột nhiên đưa ra chương trình bầu bổ sung nhân sự vào BCT/BBT để “tính chơi bài bất ngờ” để TW không kịp chuẩn bị chống lại ông, trong khi đó ngay từ đầu HNTW7 thì Ban tổ chức TW đã sơ sểnh tiết lộ rồi! Vì vậy TW rất không đồng tình với cách làm của ông và đã hành động để phản đối. Kết quả là, mặc dù trong quá trình bỏ phiếu ông đã kêu gào lạc giọng nhưng bỏ phiếu đến 05 lần mà vẫn không đạt kết quả mong muốn. Ông Trọng chủ quan với kết quả giới thiệu các nhân sự cho các vị trí quy hoạch chủ chốt và tin chắc sẽ thành công, nào ngờ khi bỏ phiếu thì kết quả lại khác hoàn toàn. Các ông Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị và một số nhân vật khác đã nghe công bố kết quả với vẻ mặt bất ngờ, thảng thốt và thẩn thờ, chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Ngọc Sơn là tỏ ra hoan hỉ. Còn ông Trọng đau lắm vì BCH TW đã cho ông Trọng và các đồng chí trong Thường trực TW4 ăn knock-out đến 05 lần. Thế mới biết rằng Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều, không có thực tiễn, chưa có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong chính trường chính trị.

Ngay sau HNTW7, trước tình hình uy tín cá nhân bị triệt tiêu, không những bị các UVTW xem thường mà ông Trọng còn bị quần chúng nhân dân khinh bỉ, ông tiếp tục lú lẫn đến mức tiếp tục tăng cường sự thiếu thực tiễn, giáo điều, bảo thủ khi trong chuyến công du Thái Lan vào tháng 6/2013, ông đề nghị nước bạn tặng bằng “Tiến sỹ danh dự” môn “Chính trị học” tại Đại học Thammasat, một đại học danh tiếng của Thái Lan. Bức xúc trước “sự kiện” này, Giáo sư Tương Lai, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam nhận định: “Người nhận bằng đó mà cũng vênh váo cho rằng mình thuộc loại học thức, học giả... thì sẽ rơi vào sự lố bịch thôi!”. Thử hỏi, một người “lùn trí tuệ” như ông thì Nhân dân sao có thể giao trọng trách gánh vác đất nước?
nptrong4.jpg

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp ông “tiến sĩ danh dự”

Cái “” của ông Trọng đã lên đến đỉnh điểm và tiến hóa thành căn bệnh “mất trí” trong thời gian gần đây, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, ông tuyên bố xanh rờn “về thành phần kinh tế thì đa số đang tán thành phương án có nêu ‘kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo’” trong khi các buổi họp bàn về Sửa đổi Hiến pháp, điều mấu chốt mà nhiều đại biểu không nhất trí là dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước (KTNN) là chủ đạo, trong khi trong suốt thời gian qua khu vực kinh tế này không làm tốt vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Các đại biểu nhấn mạnh cả 4 thành phần kinh tế phải được đặt ở vị trí ngang bằng, bình đẳng. Để nói về vai trò chủ đạo của KTNN, trước hết phải làm rõ được khái niệm sở hữu toàn dân. Cũng trong buổi tiếp xúc, ông Trọng còn nhiều phát biểu, đánh giá trái ngược với nghị quyết trung ương tại Đại hội XI về điều hành kinh tế xã hội và tình hình nội bộ Đảng.

Thực tế nếu xét về uy tín trong Đảng hiện nay, thì chính ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người mất uy tín nhất và đang phải đương đầu với sự khinh miệt của quần chúng nhân dân, nhất là giới trí thức, còn nhớ, ngay sau khi ông đọc phát biểu khai mạc HNTW7, giới trí thức đã khẳng định, ông Trọng không còn lú mà phải nói là trên cả lú, thậm chí giáo sư Tương Lai trong một bài phỏng vấn đã thẳng thắn nhận định về ông Trọng: "Có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kiềm hãm cả dân tộc này".

Hà Nội 3/10/2013
 
 Nguyễn P. T. Sơn
  (Dân luận)

Lý Trung Nam - Thư gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Trước đây nhiều người thường nói ông là lú lẫn, tôi không tin, vì chắc đây là thế lực thù địch, lợi dụng dân chủ để làm diễn biến hòa bình (nói như các ông hay nói). Tuy nhiên thời gian gần đây tôi có theo dõi những phát ngôn của ông thì tôi thấy “bọn thế lực thù địch” nói có lý.

Bởi lẽ, trước đây ông khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, người dân góp ý, ông không thèm lắng nghe, mà còn dọa nạt người ta. Ngày 25/2 ông phát biểu tại Phú Thọ và tỉnh uỷ Vĩnh Phúc:
“…Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy! Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".
Ngay lập tức, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và nhiều người phản đối, ông lại chỉ đạo Báo GĐ-XH đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, việc làm này tôi không thấy ở bậc quân tử, ông ạ. Sau đó một thời gian dài, ông rất ít xuất hiện trên báo chí lề đảng. Chắc là Bộ Chính trị bắt ông ở nhà để chỉnh đốn, phê và tự phê; hay do sức khỏe của ông có vấn đề?

Ông ạ, theo tôi, người dân phản đối là đúng bởi lẽ họ góp ý Hiến pháp, chứ có góp ý Cương lĩnh của đảng nhà ông đâu, mà ông hù dọa người ta, ông lấy tư cách gì để làm việc đó?

2

Thời gian gần đây, ông lại xuất hiện nhiều, nói năng thiếu suy nghĩ, lú lẫn. Tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 27 -28/9/2013 tại Hà nội, ông đưa ra nhiều khái niệm mới làm người dân thất vọng.

“Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặn cũng nhiều kiến người dân như bị ngứa ghẻ và ông coi “Hiến Pháp, …Văn kiện chính trị pháp lý quan trọng bậc nhất sau Cương lĩnh của đảng”.

Theo tôi đoán, ý ông là: Tham nhũng thì chỗ nào cũng có, rất khó chịu. Nếu hiểu theo dân gian thì cái gì không quan trọng, bình thường thì thường xem như chuyện ghẻ lở. Có nghĩa ngứa ghẻ là chuyện bình thường; người bị ghẻ cắn thỉ bực bội, khó chịu chứ không chết; chỉ có con ghẻ là sướng, vậy con ghẻ trong trường hợp này là ai? là cán bộ, đảng viên của các ông chứ của ai, chẳng lẽ người dân lại có cơ hội tham nhũng? Không biết ông có nghĩ vậy không? Nhưng tôi và rất nhiều người đều nghĩ như vậy.

Ông coi Hiến pháp chỉ đứng sau Cương lĩnh của đảng, nhiều người buồn cười khi nghe một “Đỉnh cao trí tuệ” lại có tư duy kiểu ấy, càng chớ trêu hơn khi biết biết ông từng là người đứng đầu của cơ quan quyền lực nhất nước (Quốc Hội) mà lại suy nghĩ như vậy. Hóa ra từ trước tới giờ ông và đảng của ông toàn lừa rối dân; nay ông mới nói lên sự thật. Tôi thấy rất vui khi biết ông là người thật thà vì đã nói lên sự thật, mặc dù có thể là lỡ miệng. Bởi lẽ, nói dối, gian xảo là bản chất của những người “Đỉnh cao trí tuệ”; chẳng hạn lúc nào các ông cũng nói tự do, dân chủ; nhà nước là của dân, do dân, vì dân… nhưng nay ông lại nói toẹt ra bản chất nấy lâu các ông che đậy, (Cương lĩnh đứng trên Hiến pháp). Lấy một ví dụ để biết tính 2 mặt của các ông: Ở trong nước thì các ông tuyên tuyền nền kinh tế nước ta là kinh thế thị trường, định hướng XHCN; nhưng khi ra nước ngoài để vận động các nước công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường; các ông, ẻm đi đâu mất cái đuôi XHCN? Vậy, đây không phải là sự gian lận thì là gì, thưa ông?

Đảng của ông tư cách gì mà ngồi trên Hiến pháp và pháp luật, ai cho các ông sứ mệnh lãnh đạo đất nước?

Tôi không có bằng GS chính trị như ông, nhưng đủ kiến thức để phân tích một bài vở lòng để biết xem ĐCS lãnh đạo đất nước có chính danh hay không?

Những người có cùng chung chí hướng, hoài bảo muốn phục vụ dân dân, xây dựng, bảo vệ tổ quốc: A1, A2… An lập thành một đảng A; Những người cùng chung chí hướng B1, B2… Bn muốn có sức mạnh để cạnh tranh với đảng A thì lập ra đảng B; các đảng khác tương tự từ C đến N.

Các đảng A, B,… N muốn được quyền lãnh đạo đất nước thì phải cạnh tranh nhau một cách lành mạnh; người giao quyền đó chính là nhân dân thông qua lá phiếu; khi được nhân dân giao phó, được giữ các vị trí trong chính quyền thì mới được trả lương bằng tiền thuế của dân.

Một đất nước chỉ độc tôn một đảng, thì sự tồn tại của đảng đó không còn ý nghĩa, vì có đối thủ đâu mà phải hợp sức để cạnh tranh; nếu cố tình tồn tại thì sẽ trở thành chuyên quyền, độc đoán, ép người khác làm theo ý mình, có miếng bánh muốn ăn cả; cách này thường tồn tại ở các tổ chức xã hội đen, mafia; nhưng họ lại không tự tôn mình là đạo đức, là văn minh, là đỉnh cao trí tuệ, và đã được nhân dân giao phó, ông ạ.

Nếu ông cho rằng ĐCS có sứ mệnh lãnh đạo đất nước vì đã có công lãnh đạo nhân dân làm nên các cuộc cách mạnh đánh Pháp, Mỹ…thì lại càng sai lầm, bởi lẽ: Đó là cuộc cách mạnh của cả dân tộc, chứ đâu của mình ĐCS, thời đó Đảng viên các ông được mấy người; các nước khác quanh ta, như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… không có ĐCS thì họ bị áp bức, nghèo khổ hết à, thưa ông! Trước đây ông cha ta có ĐCS đâu mà vẫn làm được các cuộc cách mạng thần thánh. Đến nay người dân mới hiểu rõ, kết quả theo ĐCS chẳng qua là dọn đường cho Trung Quốc xâm chiếm đảo, đất liền, văn hóa như ngày nay.

Giả sử ĐCS có công với đất nước thì ĐCS cũng không có quyền lãnh đạo đất nước, nếu chưa được người dân lựa chọn thông qua trưng cầu dân ý một cách công khai, dân chủ. Theo tư duy của ông, thì cứ ai có công là được dẫn dắt người khác? nếu vậy thì cũng chưa đến lượt ĐCS; vì các vua, quan triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn có công đánh giặc, mở mang bờ cõi, đặc biệt là triều Nguyễn, thì con cháu của họ ngày nay có quyền lãnh đạo đất nước?”

Nếu các ông không phản biện được những chứng minh trên đây, chứng tỏ sự lãnh đạo của ĐCS là không chính danh, áp đặt, độc quyền, toàn trị, có miếng bánh muốn ăn cả; cách này thường thấy ở mấy ông xe ôm, đánh giầy kệ sức khỏe, luôn tìm cách độc quyền lãnh thổ làm ăn; cao hơn nữa là các tổ chức xã hội đen, mafia.

ĐCS đã không chính danh mà lại xảo trá, vì tiền thuế của dân chỉ nuôi chính quyền, chứ đâu có để đem đi nuôi mấy ông đảng của các ông; đáng ra các ông cảm ơn dân, thì các ông luôn lại dạy người dân ngay từ nhỏ cái gì cũng “cảm ơn đảng, chính phủ”, cách tư duy này đang ru ngủ người dân, đặc biệt là thế hệ cao tuổi, trẻ con và người dân nông thôn, miền núi.

Đáng ra người dân chỉ phải đóng thuế nuôi chính quyền, thì lại phải nuôi số lượng gấp 2, 3 lần bình thường, từ: Chi bộ thôn, Đảng bộ xã, huyện ủy, tỉnh ủy, Trung ương đảng, Bộ chính trị; các hội, đoàn thể: MTTQ, hội phụ nữ, nông dân, Đoàn TNCSHCM… từ trung ương tới địa phương.
Nếu bên UBND xây trụ sở, mua xe, thì bên đảng cũng xây nhà, mua xe to hơn, đẹp hơn. Cùng dự một cuộc họp ở tỉnh, hay ở TW; ông bên đảng, ông chính quyền mỗi ông mỗi xe đi đường dài hàng 100 km, thật là oai, nhưng lãng phí. Do ĐCS đẻ ra nhiều ban, bệ nên mới phức tạp, có nhiều đơn vị (sở, ban, ngành) có tới 9-10 ông GĐ, PGĐ mà lúc nào cũng thấy các ông ấy bận vì họp hành, tiếp khách; nhiều lúc vẫn thấy thiếu lãnh đạo. Bận là đúng thôi, có một vấn đề mà cứ họp hết các sở, sang UB, rồi sang các đoàn thể, cơ quan đảng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy ông ấy, và nội dung ấy. Vì các ông ấy vừa là lãnh đạo sở, vừa là tỉnh ủy viên, thường vụ, hay trưởng, phó, thành viên ban chỉ đạo nào đó. Cách làm này chỉ làm khổ anh em chuyên viên giúp việc, gây lãnh phí thời gian, tiền của. Cứ lấy ví dụ các ông đi thăm một tỉnh một huyện nào thì rõ, mỗi lần các ông đi, các bộ, sở, ban ngành đi cùng, nhưng phần lớn chỉ là hình thức, chẳng đem lại hiệu quả gì. Do vậy, cán bộ cơ sở suốt ngày chỉ đón tiếp hết đoàn này sang đoàn kia, từ sở, ban, ngành, các đoàn thể, UBND, cơ quan đảng, thì lấy đâu ra thời gian làm việc. Chưa nói là quà cáp cho các ông, nếu không ăn bớt của dân thì lấy ở đâu ra làm các ông vui lòng.

ĐCS đã lấy tiền thuế của dân để nuôi các cơ quan đoàn thể, đảng chưa được sự đồng ý của dân, mà lại còn trả lương cho khối đảng cao hơn khối chính quyền 30-50%. Thực ra, có mấy ông sống được bằng lương, mà bằng chỉ trỏ, quy hoạch, luân chuyển.. cán bộ nên mới có “Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặn cũng nhiều kiến người dân như bị ngứa nghẻ “ công trình nào, dự án nào cũng có sai phạm, chưa cần nói công trình lớn, chỉ cần xem các công trình nhỏ ở miền núi, thì phần lớn là kém chất lượng, sai phạm; có nhiều công trình không làm mà vẫn cứ được thanh toán, vì lính của các ông ăn dày quá, nhà thầu hết vốn, bỏ của chạy lấy người; dân có kiện mãi cũng chán vì các ông chỉ giải quyết nội bộ trừ trường hợp lộ rõ mà các ông không đậy được hoặc các ông thanh trừ lẫn nhau; mà nếu có xử thì xử ai. Tôi lấy ví dụ nếu UBND xã, huyện làm chủ đầu tư công trình, thì hết ông cấp trên từ bộ, sở, UBND, tỉnh ủy, huyện ủy điện, gửi gắm thì làm gì công trình không kém chất lượng, các ông cứ đỗ lỗi tại một số nhà thầu kém chất lượng, các ông nói đúng vì: Các nhà thầu đó phần lớn đi cửa sau, đi đêm, con ông này, cháu bà nọ thì làm gì có năng lực; và nếu các nhà thầu có năng lực mà các ông cứ bóc như vậy thì họ còn đâu năng lực nữa. Trong khi lúc nào, ở đâu ĐCS của ông cũng tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, theo tôi các ông cũng nên dừng ngay việc này, vì càng làm càng lộ rõ bản chất; ông nên nghiên cứu bài “Thực hư việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” rồi cả quyết định có nên tuyên truyền nữa không.

Việc nuôi nhiều ban ngành như vậy chẳng qua là ĐCS đang dùng chính sách chia kẹo, ai cũng có phần, tạo thành chân rết, chỉ vì tiếc cái kẹo mà để mặc các ông, bảo vệ ĐCS. Tuy nhiên, phần lớn lãnh đạo, cán bộ từ địa phương đến TW cũng không thích cơ chế, ngột ngạt khó chịu như hiện nay. Phần lớn họ có học, có suy nghĩ đúng đắn vì dân, vì nước, chứ không tư duy theo kiểu “Hiến pháp đứng sau Cương lĩnh của đảng” như ông nghĩ. Chẳng qua họ chưa liên kết được nên tạm lắng; vì còn sợ các ông nhớ lâu, thù dai, xảo trá, xử sự theo kiểu vứt bao cao su đã qua sử dụng. Bằng chứng là nếu báo chí lề đảng mà tôn trọng, trung thành với ông thì làm gì họ trích những phần nói năng xằng bậy của ông để cho thiên hạ biết, chê cười; hay làm gì có chuyện hàng chục tờ báo viết và điện tử đều viết sai cùng một từ “Hiến pháp” thành “Hiếp pháp”, nếu ông mà biết máy tính thì ông sẽ hiểu đây không thể là lỗi đánh máy được.

Với tư cách là một công dân, tôi viết đôi lời để giải bày tấm lòng vì dân vì nước và vì chính ông; mong ông lần sau có phát biểu để anh em viết trước chỉ có việc đọc thôi; hoặc đóng tất cả các báo đăng phần nói xằng bậy trước đây của ông, chí chính nó là thế lực thù địch làm diễn biến hòa bình; hay kiểm duyệt khắt khe hơn trước khi phát hành. Mà tốt hơn hết là giải nghệ, già rồi, lẫm cẩm, hãy về với nhân dân, tiếc gì chức vị cao nhất của đảng không chính danh, đã không chính danh thì càng làm cao càng lắm tội; người dân coi thường, lịch sử sẽ xét soi, mệt lắm./.
03/10/2013
  Lý Trung Nam
  (Dân luận)

Nguyễn Khắc Mai - Cha nó lú, có chú nó khôn!



Cụ Nguyễn Khắc Mai
Tôi viết những dòng này để tặng những người còn có lương tri trong ĐCSVN, nhân Hội nghị TW8
 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở nên khôn ngoan hơn. Lần họp này (TW 8) ông không đưa ra trước những định hướng tư tưởng, mà giả vờ học cái ngây ngô đã là phương thức của những ông lãnh đạo, tuy không có mỹ hiệu nhưng lại quá cỡ của ba gót A sin như Lê Nin đã chỉ ra, đó là dốt, tham và cậy quyền!
Những người ấy khi đi cơ sở họ chỉ có mỗi một câu hỏi với dân, với đảng ủy, với ủy ban là nên trồng cây gì nuôi con gì. Đến nỗi dân phát ngán phải cho một tiếu lâm rằng: nên trồng cây anh túc, thế mà người ta thật thà tưởng thật, hóa ra nó là cây thuốc phiện, còn nuôi thì nên nuôi con ca ve. Tất cả đều sinh lãi nhanh, nhiều. Thế rồi không dám hỏi nữa.
Nay trong bài diễn văn khai mạc, ông Trọng chỉ đặt câu hỏi là chính. Kinh tế phát triển thế nào, Hiến pháp thế nào, tái cấu trúc thế nào, đổi mới giáo dục (không dám nói cải cách, vì sợ nhỡ cải cách lại không thành công, thất bại như lần trước, cho nên phải dùng tới mấy định ngữ “toàn diện”, “triệt để”, …). Đồ rằng sẽ có mấy báo cáo của Chính phủ, Bộ giáo dục, Bộ Quốc phòng và ban Sửa đổi hiến pháp… Những từ nghi vấn được lặp đi lặp lại như “đến đâu”, “liệu”, “phải chăng”, “như thế nào”, gần như suốt cả bài diễn văn khai mạc. Ông khéo léo đặt vấn đề: Trung ương cần cho ý kiến định hướng để Quốc hội thảo luận quyết định.
Ta cũng có thể dùng chữ “phải chăng” mà ông Trọng dùng nhiều trong diễn văn để nói. Phải chăng đã có những định hướng định sẵn của TƯ mà thực tế không tiếp nhận, như định hướng về đất đai mà ngay cả trong Quốc hội cũng có những ý kiến khác. Đánh giá về tình hình kinh tế, xác định ba khâu đột phá kinh tế là tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, và ngân hàng thương mại, thì ngay từ đầu năm nay và vừa mới đây trong những hội thảo của Quốc hội tổ chức đã phủ định và kết luận rằng dữ liệu không chính xác (thật ra là nói dối), không thể có thông tin chính xác và đi đến tri thức (những kết luận) chính xác. Tái cấu trúc ba lĩnh vực riêng lẻ không thể có kết quả nếu không đặt trong tổng thể một chiến lược tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế. Còn nói về sức mạnh quốc phòng thì không thể là vũ khí luận, mà nền móng của sức mạnh quốc phòng là lòng dân, vận nước và thế của thời đại, đó chính là nhân hòa, địa lợi, thiên thời. Minh triết Việt Nam khẳng định phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc đặng giữ nước.
Phải chăng (lại phải chăng) người ta có quyền đặt câu hỏi và đặt một niềm tin là “có chú nó khôn”? Hy vọng những câu hỏi mà ông Trọng đặt ra sẽ có những đầu óc không bị cái vòng kim cô tư duy xơ cứng máy móc, bị nhào nặn bởi ý thức hệ Xô Viết đã phá sản chi phối. Những đầu óc có trí có dũng có tâm và nhất là có hình ảnh rất đậm nét là người Dân, có tình tự dân tộc, sẽ chụm đầu nhau lại để phân tích đánh giá và dám đưa ra những ý kiến phản biện có chân lý có tình người.
Tôi tán thành ý kiến của ông Tống Văn Công trong thư gởi HNTW8, mà riêng tôi cũng đã nhiều lần phát biểu. Đó là chúng ta đang rơi vào một vòng luẩn quẩn, một hũ nút tắc tị (chữ tắc tị là chữ của một nhóm cán bộ trung cao cấp ở một bộ nọ khi họ trò chuyện trong một công vụ. Tôi nói chúng ta đang có nhiều trì trệ, thì họ bảo không, chúng ta đang tắc tị!) Chúng ta đang chui ngày một sâu vào cái sừng trâu, mà phía trước ngày càng tắc tị. Đến nỗi như Nga Xô cũng buộc phải tự cưa sừng mà ra! Cái nguyên nhân rốt ráo tột cùng khiến cho mọi cải cách của chúng ta trước sau đều nửa vời, không thể đi đến nơi đến chốn, suy cho cùng chính là do cái mô hình chính trị – kinh tế- xã hội-văn hóa kiểu Xô Viết toàn trị mà ra. Nếu chúng ta có tái cấu trúc bộ phận hay tái cấu trúc toàn phần như diễn văn của ông Trọng khi đặt câu hỏi “phải chăng tới đây cần phải tiếp tục có những điều chỉnh và kiên trì tiến hành một cách bài bản, căn cơ hơn, gắn với tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế?…”; nếu vẫn đặt trong cái vòng luẩn quẩn của mô hình Xô Viết toàn trị, chắc chắn câu trả lời là có thể đoan chắc: Không thể thành công.
Nếu thật tâm, vì dân, vì nước hẳn những người cộng sản cũng dễ dàng nhận ra rằng khi Dân tộc trao vào tay lãnh đạo của đảng, thì dân tộc ta đang sánh vai với các nước lân bang trong khu vực, nên mới có cái mơ ước sánh vai với năm châu. Ngày nay, mọi người có chút hiểu biết đều nhận ra rằng, càng đổi mới theo tư tưởng và mô hình Xô Viết, càng toàn trị, đất nước càng tụt hậu ngày càng xa hơn so với những nước mà trước đây, ta cùng họ xếp ngang một trình độ. Giờ đây không thể sánh vai, mà thật sự chỉ còn là sánh vế. Có bốn sự thật cần có tư duy mới, không ngụy luận, dám tìm nguyên nhân từ những vấn đề cốt lõi, đi đến tận cùng kỳ lý, không dừng lại bề ngoài để tự ru mình và ru người khác, may ra mới tỉnh mộng, mới thấy được đâu là lẽ  đúng sai.
1. Ngót cả thế kỷ vẫn duy trì một mô hình thể chế chính trị mà càng cải cách càng “hành dân”, thủ tục càng rườm rà, nhiều điều phi lý. Một mô hình mà hệ tư duy là duy vật máy móc, lý tưởng và mục tiêu là ảo tưởng, duy ý chí, tinh thần là sao chép vọng ngoại, triết lý đầy những mâu thuẫn lô gich…Còn về thân xác vật chất, tức nguồn nhân lực, là nhân cách con người thì đầy những lỗ hổng trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Một thiết chế chính trị không làm nền được cho phát triển bền vững, không biết tiếp nhận năng lượng mới của nhân loại, không đủ sức nhạy cảm để tim ra nguyên nhân của lạc hậu trì trệ, không nâng được trên vai trách nhiệm của mình để tôn vinh nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển trí sáng tạo, thậm chí cũng không làm theo tư duy của Hồ Chí Minh “làm cho dân dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, dám nói, dám làm”. Nghe theo luận điểm của Lê nin một cách mù quáng, chuyên chính vô sản là bà đỡ của chế độ mới, ĐCSVN, thực sự làm luôn “bà đẻ”. 
Nên do tiên thiên bất túc mà sinh quái thai, dị tật, có muốn cải tạo, hoàn thiện cũng không thể được! Có một câu hỏi vừa khôi hài vừa cay đắng là cớ sao những nhà cầm quyền đi nước ngoài vẫn van xin thiên hạ công nhận cho VN cơ chế thị trường đầy đủ lại không xin nhân dân, không tạo mọi điều để cho nhân dân tự mình làm ra kinh tế thị trường thật sự và đầy đủ. Nguyên một cái quyền sở hữu, trong đó có sở hữu đất đai, vốn là một trong những điều kiện cơ bản của kinh tế thị trường cũng đánh tráo khái niệm để tước mất cái cơ sở quan trọng để có thị trường. Một thể chế chính trị đã xây dựng nên những quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực đầy khuyết tật, lạc hậu, phản tiến hóa, đã làm cho đất nước ngày một tụt hậu xa so với khu vực, đang hủy hoại môi trường, làm băng hoại xã hội, con người…không thể không cải cách, chấn hưng, làm lại.
2. Ngót 50 năm không xây dựng cho dân tộc một nền kinh tế tự chủ, tự cường với những điều kiện ban đầu rất thuận lợi. Ngót nửa thế kỷ vẫn không xong cơ sở hạ tầng, vẫn cứ còn loay hoay với sửa đổi luật pháp, một hệ thống luật pháp làm nền cho đất nước phát triển như thiên hạ đã làm được, hiện thời xã hội ta cũng chưa có. Chúng ta duy trì mãi những quan niệm kinh tế vùa lạc hậu vừa phản tiến hóa. Ra sức duy trì một nền kinh tế yếu kém, chi phí cao, mà năng suất, hiệu quả thấp, luôn trong cảnh gia công, lệ thuộc…Không phải vì năng lực quản lý yếu kém, mà chính là vì không lấy dân làm gốc, mà thật sự là lấy một lý thuyết lạc hậu để duy trì phe đảng, nhóm lợi ích. Phải biết xấu hổ, khi Hàn Quốc, một thời trình độ như ta, họ chỉ trong vòng non nửa thế kỷ đã bỏ xa ta đến hàng chục lần. Lỗi không phải ở dân, mà ở đảng cầm quyền đã duy trì quá lâu một mô hình kinh tế lầm lỗi. Ngay cả khi Tổng bí thư Trường Chinh tuyên bố đổi mới tư duy kinh tế thì cũng chỉ là nửa vời.
3. Nửa thế kỷ là thời gian của ba thế hệ, nhưng Việt Nam chúng ta cũng không có nổi một đội ngũ cán bộ, công chức đúng nghĩa, đúng tầm. Họ đang là một số đông phình to vượt cả yêu cầu, tham nhũng phổ biến (cái gì cũng ăn), ngồi chơi xơi nước, hành dân là chính. Về nguyên tắc, họ phải trở thành nhóm tinh hoa của xã hội, có trí, có tâm, có đức (cái đức lớn của họ là phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, chứ không phải ngu trung hoặc trở nên hèn mọn giá áo túi cơm), có lối sống văn hóa, lành mạnh…đủ sức cầm trịch, áp đặt một cuộc chơi mới nhằm chấn hưng và phát triển dân tộc trong thế kỷ mới. Họ đang là tội nhân, là nạn nhân. Lỗi lầm chính là ở đường lối của đảng cầm quyền đã biến họ thành lực lượng tiêu cực, có sức phá hoại, cài số lùi nghiêm trọng.
4. Xã hội ta bề ngoài có chút phát triển. Nhưng bên trong đầy ung nhọt nguy hiểm. Nhìn ở bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy có rối loạn cục bộ. Chính những rối loạn cục bộ đó đã dẫn đến trạng thái khủng hoảng toàn thể, như đã chứng kiến. Có thể mượn cách nói của Mác: sự hình thành nhân cách cá nhân, là tiền đề, là cơ sở để hình thành nhân cách mới của dân tộc. Ông Trọng có lần nói phải bứt phá về lý luận. Đúng thế. Phải bứt phá để thoát vượt khỏi trạng thái triền miên và phổ biến cảnh tượng rối loạn cục bộ khắp nơi như hiện nay. Lãnh đạo nghĩa là dẫn dắt chứ không phải ăn trên ngồi trốc, làm quan phát tài. Lỗi lầm lớn cũng chính là làm biến dạng nhân cách con người và nhân cách dân tộc.
Lãnh đạo thì phải ưu tiên về tính chiến lược vĩ mô, và khi đã thấy xuất hiện vô vàn những rối loạn cục bộ thì vấn đề là phải tìm cho ra gốc rễ của hiện tượng. Đây là lúc cần suy tính nhiều nước cờ chứ không thể chỉ tính nước cờ trước mắt. Nhà chuyên gia tầm cỡ quốc tế về “Chiến lược điều hành” Lloyd Bruce (Anh quốc) khẳng định: “Nếu không hiểu minh triết và biết dùng minh triết, các nhà lãnh đạo sẽ trả giá đắt cho sự vô minh của mình”. Hãy xóa bỏ u mê lầm lỗi, quẳng đao đi thì thành Phật. Minh triết Việt, phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm tốt đẹp của nhân loại tiên tiến sẽ là dấu chỉ tin cậy để chỉ ra con đường phục hưng dân tộc trong thế kỷ mới. 

LS Vũ Đức Khanh - Góc nhìn khác về bản án Lê Quốc Quân

LS Lê Quốc Quân tại tòa

Hôm 2/10, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án 30 tháng tù giam với luật sư Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo điều 161, khoản 3, Bộ Luật Hình sự (BLHS).

Ngoài ra, Tòa còn tuyên phạt bổ sung công ty của ông Quân theo điều 161, khoản 4 (BLHS) số tiền phạt là 1.290.450.394 đồng, đồng thời bắt công ty truy nộp cho ngân sách nhà nước 645.225.197 đồng, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn trong 2 năm 2010 và 2011.

Phản ứng dư luận

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội lập tức lên tiếng với thông cáo như sau: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại".

Thông cáo cho biết thêm: "Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế".

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ (Việt Nam) hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
Các tổ chức nhân quyền quốc tế và cộng đồng mạng lề trái của Việt Nam cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và không chậm trễ.

Riêng cá nhân tôi thì cho rằng với bản án này, thay vì cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ để đáp ứng nguyện vọng của người dân và cộng đồng bè bạn quốc tế thì một lần nữa chính phủ Việt Nam lại minh chứng với mọi người rằng họ không hề tôn trọng nhân quyền và cũng không cần quan tâm đến những "quan ngại sâu sắc" của các đối tác, bạn bè của Việt Nam, cho dù đó có là một đối tác có tầm chiến lược và mối quan hệ "đối tác toàn diện" với Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bài viết này tôi chỉ chú trọng trao đổi về khía cạnh pháp lý: Liệu Tòa án TP Hà Nội có xử đúng người, đúng tội không?

Luật sư Lê Quốc Quân vô tội?

Như chúng ta đã biết luật sư Lê Quốc Quân bị tòa tuyên án theo điều 161, khoản 3, BLHS vì tội Trốn thuế. Điều này được quy định nguyên văn như sau: "Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm".

Điều khoản này chỉ quy định là phạm tội trốn thuế với một số tiền cụ thể hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì sẽ phải chịu một hình phạt cụ thể.

Khoản 3 này không nói gì đến chủ thể của việc phạm tội. Điều đó dẫn đến câu hỏi: Ai là "chủ thể có tư cách pháp nhân" của sự phạm tội này, cá nhân hay tổ chức, vì chúng ta ai cũng đều biết rằng chỉ có những người hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ trước pháp luật mới có trách nhiệm hình sự và hoặc dân sự trước pháp luật.
"Luật pháp hiện hành ở Việt Nam chưa thống nhất là có nên quy trách nhiệm hình sự của công ty cho lãnh đạo của công ty hay không."
Khoản 3, điều 161 không quy định cụ thể về chủ thể của sự phạm tội.

Trong khi khoản 1 và 4 của điều 161 lại quy định rõ ràng là "người phạm tội" phải chịu hình phạt cụ thể cho trách nhiệm hình sự của mình.

Khái niệm "người" trong hai điều khoản nêu trên không thể nào nhầm lẫn được. Không có lý do gì các đại biểu Quốc hội Việt Nam lại đánh đồng khái niệm "người" với các "tổ chức, đoàn thể, hội đoàn" được mặc dù tất cả đều có tư cách pháp nhân như nhau trước pháp luật.

Xin nhắc lại rằng ông Quân là một trong ba thành viên sáng lập công ty Giải pháp Việt Nam (GPVN). Tư cách pháp nhân của ông Quân và của hai người đồng sáng lập hoàn toàn khác với tư cách pháp nhân của công ty GPVN.

Câu hỏi đặt ra là ông Quân hay công ty của ông Quân bị truy tố về tội trốn thuế?
Nếu là ông Quân thì điều 161 khoản 3 không thể áp dụng cho ông Quân vì điều này không có chủ thể của sự phạm tội rõ ràng như điều 161 khoản 1 và 4 có quy định đến khái niệm "người".

Nếu các nhà lập pháp có ý định muốn chỉ rõ "người phạm tội" trong điều khoản này thì tại sao họ không viết rõ như điều 161 khoản 1 và 4? Họ là những người làm luật thì họ có toàn quyền cơ mà.

Việc không quy định cụ thể chủ thể của phạm tội ở khoản 3 này có lẽ các nhà lập pháp muốn để ngỏ để hiểu rằng đó là các "tổ chức" có tư cách pháp nhân ví dụ như công ty của ông Quân chẳng hạn chăng? Vì thế, nếu như công ty của ông Quân phạm tội thì ông Quân vô tội.

Đi xa hơn, có người lý luận rằng ông Quân là lãnh đạo có quyền nhất trong công ty của ông nên việc công ty của ông phạm tội, ông phải là người chịu trách nhiệm hình sự với tư cách lãnh đạo. Đáng tiếc, quan điểm này hiện vẫn còn đang tranh cãi ở Việt Nam.

Luật pháp hiện hành ở Việt Nam chưa thống nhất là có nên quy trách nhiệm hình sự của công ty cho lãnh đạo của công ty hay không.


Nhà nước pháp quyền chuẩn mực Việt Nam?

Một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền chuẩn mực là xử đúng người, đúng tội.

Các quy định về tội danh cũng như về đối tượng chịu quyền tài phán của pháp luật phải rõ ràng, minh bạch và được công bố rộng rãi. Khi luật pháp chưa rõ ràng thì nhà nước không thể và cũng không nên lạm quyền, chèn ép người dân.

Nhà nước, thông qua Quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất có thẩm quyền làm luật, có thể gần như muốn viết luật như thế nào cũng được, trong khi đó, người dân thì không.

Cho nên, để tái lập cán cân công lý, tòa án nhất thiết phải độc lập và bảo vệ công lý, lẽ phải cho người dân. Nếu như pháp luật chưa rõ thì cần phải làm sáng tỏ; nếu như điều gì đó mà luật pháp chưa hoặc không quy định cụ thể thì tòa án thay vì kết án người dân, nên đề nghị quốc hội làm luật quy định cụ thể hơn vì người dân hầu như không có cơ hội làm việc này.

Trong trường hợp của ông Quân, điều 161, khoản 3, BLHS không quy định cụ thể về chủ thể của sự phạm tội.

Cho nên, ông Quân có thể là người vô tội.

Thay vì vội vàng kết án ông Quân, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, đang ở mức sơ thẩm, có thể tuyên bố ông Quân trắng án và kiến nghị lên Tòa phúc thẩm hoặc trình thẳng lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xin ý kiến giải thích về chủ thể của sự phạm tội theo quy định của điều khoản nói trên.

Nếu làm được như thế không những đã giúp chính phủ Việt Nam giải tỏa được rất nhiều áp lực từ mọi phiá, mà còn làm ấm lòng nhiều người dân Việt Nam, tạo cho họ thêm niềm tin vào nền công lý của nhà nước pháp quyền chuẩn mực Việt Nam.

Chắc ông Quân sẽ kháng án và hy vọng Tòa phúc thẩm sẽ có những bước chuyển đổi ngoạn mục nhưng phù hợp với nguyện vọng của người dân và thời đại.

LS Vũ Đức Khanh
gửi cho BBCVietnamese.com từ Canada
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một luật sư sống và hành nghề tại Canada.
(BBC)

Phóng viên không biên giới chỉ trích bản án đối với Lê Quốc Quân

Người ủng hộ Lê Quốc Quân biểu tình phản đối bên ngoài phiên tòa xét xử anh tại Hà Nội ngày 02/10/2013.
Người ủng hộ Lê Quốc Quân biểu tình phản đối bên ngoài phiên tòa xét xử anh tại Hà Nội ngày 02/10/2013. (REUTERS/Kham)

Hôm qua, 02/10/2013, ngay sau khi Tòa sơ thẩm tại Hà Nội  tuyên án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù và phạt1,2 tỷ đồng vì tội "trốn thuế",  Tổ chức Phóng viên không biên giới  (RSF)  đã ra thông cáo đánh giá : « Bản án này, rõ ràng mang động cơ chính trị, nhằm bịt miệng và trừng trị một tiếng nói đối lập (... ) Luật sư Lê Quốc Quân là nạn nhân của một nền tư pháp theo lệnh của một đảng độc đoán và phải được trả tự do».

RSF cho rằng bản án tù đối với luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân là « không thể chấp nhận được». Phóng viên không biên giới cho biết là trước tòa hôm qua, luật sư Lê Quốc Quân đã khẳng định ông vô tội và tuyên bố sẽ tiếp tục « cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và sự trì trệ đang làm tê liệt đất nước Việt Nam ».

Trong bản thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại là luật sư Lê Quốc Quân đã bị bắt vào tháng 12 năm ngoái, với tộì danh « trốn thuế », nhưng trên thực tế vụ bắt giữ này có liên quan đến những hoạt động của ông với tư cách blogger và đến những những lời kêu gọi của ông đòi đa đảng, tự do tôn giáo và thực thi các quyền dân sự ở Việt Nam.

Phóng viên không biên giới cũng lưu ý rằng tội danh « trốn thuế » đã từng được áp dụng đối với blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải vào năm 2008. Sau 30 tháng tù vì tội danh này, blogger Điếu Cày lại lãnh thêm bản án 12 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Việt Nam hiện đứng thứ 172 trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới do Phóng viên không biên giới lập ra và là một trong các quốc gia bị xếp vào loại « kẻ thù của Internet ». Trong chuyến viếng thăm Pháp gần đây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từ chối đối thoại với các đại diện Phóng viên không biên giới, muốn trao cho phái đoàn Việt nam bản kiến nghị với 25 ngàn chữ ký, đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị giam ở Việt Nam.
Thanh Phương (RFI)

Nguyễn Quang A - Không được kích động bạo lực

Các báo chính thức đưa tin về vụ xử Luật sư Lê Quốc Quân vì tội “trốn thuế”. Từ “trốn thuế” trong ngoặc là nguyên văn của TTXVN và các tờ báo của nhà nước. Như thế báo chính thống cũng ngầm thừa nhận Luật sư Quân không phạm tội trốn thuế.

Nhiều người đã đến dự phiên tòa nhưng bị cản trở. Vì thế nhiều cuộc biểu tình đã hình thành trên địa bàn Hà Nội trong ngày xét xử. Tôi ủng hộ những người biểu tình ôn hòa.

Nhưng tôi thực sự bị sốc khi xem một đoạn video mang tên “Lê Quốc Quân” trên mạng. Tại đó một người phụ nữ hô to “Học tập gương anh hùng Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình,”“Nhìn thẳng đầu bọn quan tham mà nổ súng,” “Nhìn thẳng đầu bọn tham nhũng mà bóp cò”. Tôi không thể tin vào tai mình nữa. Hình như người đó cũng mang một chiếc áo có in hình Lê Quốc Quân. Những lời hô hào đó làm bẩn danh Lê Quốc Quân! Tôi nghĩ Luật sư Lê Quốc Quân chắc hẳn không tán thành sự kích động bạo lực như vậy. Những người hô hào như thế có thể có bức xúc gì đó nhưng chẳng gì có thể biện minh cho việc làm tai hại của họ. Những hành động như thế là có hại cho đất nước và phải bị lên án.

Chúng ta lên án chính quyền đã gây ra những bất công cho anh Đoàn Văn Vươn. Chúng ta ủng hộ anh Vươn và có thể đồng cảm với sự “tự vệ” của anh em ông Vươn, nhưng chúng ta không thể đồng tình với việc dùng vũ khí (dù chỉ để “dọa”) của anh em họ Đoàn.

1
Thêm chú thích

Cũng vậy với ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình. Việc ông Viết gây ra 2 cái chết và 3 người bị thương là hành động bạo lực rất đáng tiếc. Ông Viết đã bị dồn đến đường cùng. Nguyên nhân chính hẳn là ở Hiến pháp, Luật đất đai và việc thi hành. Chúng ta phải lên tiếng để loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự cố đau thương như thế. Tuy vậy, không thể và không nên coi ông Viết là anh hùng và càng không thể chấp nhận việc noi gương ông Viết để giết người.

Chúng ta phấn đấu cho một nền pháp trị. Hô hào “nổ súng” và “bóp cò” là phản lại các ý tưởng dân chủ và pháp trị, là khuyến khích bạo lực và khuyến khích luật rừng và như thế phải bị lên án. Hơn thế, luật Việt Nam và luật của hầu hết các nước đều coi kích động bạo lực là một tội, mà ở đây đích thực là kích động giết người!

Phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam phải tránh xa các phần tử quá khích như vậy và phải thấm nhuần và tuân theo nguyên tắc bất bạo động.

Trong một đất nước mà lịch sử chỉ chủ yếu là lịch sử chiến tranh, việc truyền bá tinh thần bất bạo động hẳn không dễ. Thế mà chừng nào mọi người Việt Nam, nhất là những người cầm quyền, không thấm nhuần tư tưởng bất bạo động, không mạnh dạn lên án bạo lực, thì Việt Nam không có tương lai.

Bất bạo động không chỉ là việc không dùng bạo lực như công cụ để đạt mục tiêu của mình, mà còn là việc lên tiếng và dùng tất cả các biện pháp bất bạo động và hợp pháp khác để (cùng những người khác) chống lại bạo lực từ bất kỳ phía nào.

Thí dụ, trong một cuộc biểu tình ôn hòa thì việc lên án nhà cầm quyền dùng bạo lực là chuyện hiển nhiên, nhưng việc can ngăn, thậm chí cách ly những phần tử quá khích trong hàng ngũ những người biểu tình là hết sức quan trọng. Nếu chúng ta phản đối nhà cầm quyền sử dụng bạo lực với những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, thì chúng ta càng phải ngăn chặn những người chủ trương bạo lực trong chính hàng ngũ những người biểu tình bằng cách can khuyên họ hoặc thậm chí cách ly họ nếu họ không nghe lời khuyên.

2

Chúng ta cũng phải coi chừng công an cài người vào khiêu khích và tạo cớ cho nhà cầm quyền can thiệp bằng bạo lực. Chính vì thế những người biểu tình nên tìm mọi cách lưu và truyền bá mọi chứng cứ như ảnh, video để vạch trần những kẻ được cài vào nhằm kích động và yêu cầu cảnh sát cách ly chúng với chứng cớ cụ thể về cả bản thân sự yêu cầu này, và đấy là một phần quan trọng của phương pháp bất bạo động.

Bạo lực là sức mạnh của việc dùng cơ thể, khí cụ, vũ khí. Nhưng bạo lực cũng có thể là bạo lực ngôn từ, sự hô hào, kích động dùng vũ lực, việc sử dụng lời lẽ ác khẩu. Tránh bạo lực là phải tránh cả hai loại đó.

Phật giáo, Công giáo đều đề cao sự bất bạo động. Tôi tin các Ki tô hữu không khuyến khích những người hô hào bạo lực như vậy đi với họ. Và phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam cũng phải bày tỏ chính kiến dứt khoát phản đối việc hô hào bạo lực.
  Nguyễn Quang A
  (DĐXHDS)

Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới


Việt Nam là một trong hai quốc gia đàn áp quyền tự do internet nhất ở Châu Á và đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước không có tự do internet tệ hại nhất thế giới.

Theo khảo sát về Tự do Internet 2013 do tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố hôm nay, Việt Nam bị xếp vào các nước hoàn toàn không có tự do Internet.

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.  Phúc trình của Freedom House nói ngoài việc mở rộng kiểm duyệt net, chính phủ Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp để quản lý và định hướng dư luận quần chúng trên mạng.

Trong năm năm qua, theo kết quả khảo, Việt Nam không ngừng bắt bớ, thẩm vấn, bỏ tù, tấn công những người viết blog hay các ký giả trên mạng, và xu hướng đàn áp mạnh tay này càng ngày càng leo thang.

Bà Madeline Earp, chuyên gia phân tích nghiên cứu về tự do internet khu vực Châu Á thuộc Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận có thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng. Việt Nam không chỉ đứng hạng nhì trong số các nước Châu Á đàn áp internet mạnh nhất theo xếp hạng của Freedom House, mà còn đứng thứ hai trong số các nước bỏ tù nhiều blogger nhất trên danh sách xếp hạng do các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác thực hiện. Chỉ đứng sau quốc gia có dân số khổng lồ như Trung Quốc trong các lĩnh vực này thì quả thật tình trạng tự do internet của Việt Nam rất đáng quan tâm.”
Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng...
​Bà Earp cho hay điều gây chú ý nhất đối với các nhà phân tích khi thực hiện cuộc khảo sát này là con số những người dùng net tại Việt Nam bị chính quyền sách nhiễu hay giam cầm.

Khảo sát về Tự do Internet của Freedom House được thực hiện ở 60 quốc gia trên thế giới.

Các phạm vi được đánh giá bao gồm những rào cản ngăn trở người dùng net, các hình thức giới hạn nội dung truy cập như kiểm duyệt, khóa chặn, và các hình thức vi phạm quyền của người sử dụng mạng bao gồm xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, theo dõi, tấn công, sách nhiễu hoặc bắt bớ. Trong tất cả các lĩnh vực này, Việt Nam đều có số điểm rất thấp.

So với kết quả khảo sát tương tự của Freedom House năm trước, thứ hạng của Việt Nam trong bảng Tự do Internet 2013 đã bị tuột dốc.

Chuyên gia của Freedom House nói tổ chức này lo rằng trong thời gian tới, xu hướng đàn áp internet tại Việt Nam sẽ còn tệ hơn khi mà Nghị định 72 chính thức được thực thi, công an Việt Nam càng được tạo điều kiện để kèm kẹp quyền tự do internet của công dân và bắt bớ thêm những công dân mạng thể hiện quan điểm trái với nhà nước hay chỉ trích chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn theo bà Madeline Earp, một tín hiệu khả quan là cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực phản kháng sự cản trở và kiểm duyệt của nhà nước, đặc biệt là phản đối Nghị định 72.
Ghi nhận nỗ lực đó, Freedom House kêu gọi quốc tế hỗ trợ người sử dụng net tại Việt Nam, tăng áp lực thúc đẩy Hà Nội tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do internet.

Bà Madeline Earp:

“Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế lưu ý hơn tới tình trạng của các blogger ở Việt Nam đang bị giam cầm với các án tù dài hạn chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do internet. Chúng ta đừng quên những người này.”

Theo khảo sát của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, trong năm 2013 này, Việt Nam đã thế chỗ Iran trở thành nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam cầm các cư dân mạng, sau Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm nay đã có 35 blogger bị bỏ tù tại Việt Nam với các bản án lên tới 13 năm. 
Trà Mi
(VOA)

Muôn vẻ "thương mại hóa" giáo dục


LTS: Cách đây 9, 10 năm, cuộc tranh cãi về khái niệm “thương mại hóa” giáo dục xoay quanh hệ thống các trường đại học ngoài công lập, xem thử sự ra đời và phát triển của hệ thống này có liên quan gì đến “hành vi thương mại hóa giáo dục” mà điều 17 Luật Giáo dục đã cấm. Nay nhìn lại, hầu như mọi lập luận thời đó không còn ý nghĩa gì nữa, thậm chí nhiều trường ngoài công lập đang vất vả để tồn tại, chứ nói gì đến “thương mại hóa”.

Tuy nhiên, biến tướng của hiện tượng “thương mại hóa” giáo dục lại nở rộ hơn bao giờ hết, tập trung vào hệ thống trường công lập, từ cấp tiểu học đến đại học.

Chẳng hạn, Hà Nội đang thí điểm 15 trường công lập “chất lượng cao” và mục tiêu là đến năm 2015 sẽ có khoảng 30-35 trường như thế. Khi thu mỗi học sinh đến 3-4 triệu đồng/tháng tiền học phí, các trường này đã loại trừ học sinh nhà nghèo, lấy cơ sở vật chất được xây dựng từ tiền đóng thuế chung của người dân để phục vụ cho một số ít người đủ khả năng tài chính.

Ở TPHCM, rộ lên chuyện kêu gọi phụ huynh trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy đắt tiền ở các lớp. Chưa kể liệu các thiết bị này có thật sự hữu ích, việc các công ty bán thiết bị sử dụng hoa hồng để nhà trường o ép phụ huynh đóng góp tiền bạc cũng là một biểu hiện “thương mại hóa”. Ngoài ra, các trường đang dựa vào phụ huynh để trang bị cho lớp, tạo ra cảnh tượng, chẳng hạn, lớp thì có máy lạnh, lớp không.
TBKTSG đã mời một số nhà giáo dục và chuyên gia kinh tế tham gia vào một bàn tròn được tổ chức qua mạng về đề tài này, gồm GS. Trần Hữu Dũng (nhà giáo nghỉ hưu), TS. Vũ Quang Việt (nguyên chuyên viên cao cấp của Liên hiệp quốc), GS. Ngô Bảo Châu (Đại học Chicago), TS. Giáp Văn Dương (người sáng lập cổng giáo dụctrực tuyến mở đại trà GiapSchool).
TBKTSG: Có thể nào trong hệ thống công lập lại có trường công “chất lượng cao”?
- GS. Ngô Bảo Châu: Tôi cho rằng một nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục đa dạng, về triết lý giáo dục, về phương pháp giảng dạy và cả về mô hình kinh tế. Con người sinh ra có những khả năng khác nhau và có những thiên hướng khác nhau, một nền giáo dục tốt phải đáp ứng được những nhu cầu đa dạng này. Vì thế trên nguyên tắc, tôi không cảm thấy dị ứng với những mô hình giáo dục mới, cả trên bình diện sư phạm lẫn kinh tế.
- TS. Giáp Văn Dương: Theo tôi, việc thiết kế hệ thống giáo dục, và tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với hệ thống đó, là sự phản chiếu của những giá trị cốt lõi mà chính quyền, hoặc ít nhất cũng là những người làm chính sách giáo dục, theo đuổi. Nếu lý tưởng bình đẳng về cơ hội được nêu ra cho một xã hội, thì rõ ràng, việc cho phép các trường “chất lượng cao” trong hệ thống trường công, là vi phạm nguyên tắc này. Vấn đề đặt ra là, khi xảy ra sự vi phạm này thì ai được lợi? Rõ ràng không phải là những người nghèo.
Vì vậy, tôi cho rằng, lớp chất lượng cao trong trường công, hay trường công chất lượng cao, là một thiết kế không chính đáng vì vừa vi phạm nguyên tắc bình đẳng về cơ hội, vừa là mảnh đất để các tiêu cực giáo dục phát triển. Việc phát triển các trường lớp như vậy nên để cho hệ thống giáo dục ngoài công lập đảm nhiệm.
- TS. Vũ Quang Việt: Trước năm 1975 cũng có khoảng 10 trường công lập đặc biệt ở vùng Sài Gòn - Gia Định và ở các tỉnh thường có một trường. Học sinh muốn vào phải thi đỗ kỳ thi tuyển chọn. Học sinh thời đó nếu nghèo còn được chính phủ cấp học bổng, ít nhất là đủ để mua sách vở và may quần áo đồng phục.
Ở Mỹ, tại thành phố New York tôi đang sống, cũng có năm trường tuyển phổ thông như thế, không kể những trường đặc biệt chuyên về nghệ thuật. Trong số này, Bronx Science là trường đã đào tạo ra tám người đoạt giải Nobel về khoa học và hàng loạt học sinh đoạt những giải cao quý khác ở nước Mỹ. Mọi trẻ em ở thành phố đều có cơ hội ngang nhau khi thi vào các trường tuyển này. Các trường công lập tuyển này cũng chỉ nhận được ngân sách thường xuyên giống các trường công lập khác và giáo viên cũng được trả lương bằng nhau theo cùng bậc lương.
TBKTSG: Nhưng khái niệm công lập “chất lượng cao” ở Việt Nam gắn liền với học phí cao, mang tính loại trừ?
- TS. Vũ Quang Việt: Cái khác biệt là ở chỗ đó. Tôi chắc họ sẽ chọn các trường ở địa điểm đẹp nhất, rộng rãi nhất, trường sở khang trang nhất để làm chuyện này. Với học phí như vậy họ sẽ có thể trả lương để tuyển được các thầy cô giáo giỏi, cơ sở vật chất tốt. Cơ bản là nhằm phục vụ những con em của người giàu có, và tước đoạt cơ hội của những trẻ em nghèo.
- GS. Ngô Bảo Châu: Ở trên là tôi nói về hệ thống giáo dục nói chung. Còn trong hệ thống công lập, vai trò chính của Nhà nước vẫn là dựa trên tiền thuế của dân để đảm bảo cho tất cả trẻ em Việt Nam có được cơ hội học hành tương đương nhau, đặc biệt là ở phân đoạn giáo dục phổ thông cơ sở mà theo Hiến pháp hiện hành là bắt buộc. Ở đây Nhà nước thực ra không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện đúng những gì được quy định trong Hiến pháp. Nếu lấy tiêu chuẩn thu nhập cao của cha mẹ để làm ra trường “chất lượng cao” nhận mức đầu tư đặc biệt của Nhà nước là đi ngược lại nhiệm vụ cơ bản đã được nêu ở trên.
- TS. Giáp Văn Dương: Hãy tưởng tượng con của bạn, nhà ở gần các trường công này, có thể học rất giỏi, nhưng bạn không có đủ học phí để đóng cho các lớp “chất lượng cao” này. Cảm nhận của bạn và con của bạn là gì? Là một sự bất công rõ ràng, nhưng được hợp pháp hóa. Như vậy là các yếu tố mang tính phản giáo dục đã manh nha ngay trong các hoạt động này. Đó là chưa kể việc có thể có một sự lãng phí rất lớn trong việc xây dựng các lớp “chất lượng cao” này.
Việc trang bị máy móc mà dựa vào phụ huynh cũng vậy. Phụ huynh phải đóng thêm tiền để trang bị thêm máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ… cho các lớp học. Vậy về nguyên tắc phụ huynh sẽ sở hữu các thiết bị này. Đến khi con em họ tốt nghiệp thì các thiết bị này cũng bị thanh lý, dù vẫn còn sử dụng tốt. Vì sao? Vì khi lứa học sinh mới bắt đầu thì bắt buộc phải mua sắm mới, trên danh nghĩa là để đảm bảo công bằng cho các lứa học sinh khác nhau, nhưng trên thực tế là do việc này gắn liền với lợi ích của cán bộ quản lý và các doanh nghiệp cung cấp thiết bị trường học.
- GS. Trần Hữu Dũng: Không ai phủ nhận vai trò quan trọng của các trường dân lập, công khai thu học phí cao nhưng bên cạnh đó cần có những trường-hoàn-toàn-miễn-phí cho người dân. Không một quốc gia văn minh nào có thể chối bỏ nguyên tắc căn bản này. Những trường-hoàn-toàn-miễn-phí này thường được gọi là... trường công. Mọi việc sẽ là dễ dàng nếu chúng ta tôn trọng phép chính danh: không thể gọi trường công mà lại tùy tiện thu mọi loại phí, bất kể mức độ, như hiện nay. Cụm từ “xã hội hóa giáo dục” chỉ là một cách nói hoa mỹ mà huỵch toẹt là dân chúng phải đóng thêm tiền cho giáo dục!
TBKTSG: Nhưng ngân sách nhà nước thì hữu hạn trong khi nhu cầu cải cách giáo dục lại lớn, nguồn lực lại thiếu thốn. Lẽ nào hệ thống giáo dục công lập phải chấp nhận “xã hội hóa” một phần theo kiểu đó?
- GS. Trần Hữu Dũng: Phải cẩn thận kẻo chính sách “xã hội hóa giáo dục” sẽ là mầm mống cho những sự bất công xã hội sau này. Những gia đình giàu sẽ sẵn sàng đóng góp nhiều cho trường của con họ, trong lúc dân nghèo thì chỉ tùy vào sự ban ơn nhỏ giọt của Nhà nước. Khi Nhà nước dựa nhiều hơn vào sự đóng góp của phụ huynh thì những bất quân bình thu nhập hiện tại trong xã hội sẽ len vào nhà trường, gây phản ứng dây chuyền đến nhiều thế hệ tương lai.
- TS. Giáp Văn Dương: “Xã hội hóa giáo dục” là một cụm từ thời thượng. Nhưng khi hỏi chi tiết hơn là xã hội hóa cái gì, thì tất cả đều lúng túng. Vì thế mà khi thực hiện, xã hội hóa giáo dục được tiến hành theo cách dễ nhất và thô lậu nhất là nhà trường bắt phụ huynh đóng thêm tiền dưới nhiều dạng khác nhau, hoặc tệ hơn là nhà trường đứng ra bán bằng cấp chứng chỉ, hay làm đại lý dịch vụ cho doanh nghiệp liên quan. Tất cả các việc này đều không giúp cải thiện chất lượng giáo dục, nếu không muốn nói là gây hại cho giáo dục trong dài hạn.
- GS. Ngô Bảo Châu: Nếu muốn tạo ra chính sách mới, khuyến khích cha mẹ học sinh đóng góp tiền vào trường công lập, tôi thấy chỉ có cách điều chỉnh chính sách thuế cho hợp lý, chẳng hạn như thuế thu nhập không đánh vào những khoản tiền đóng góp vào giáo dục.
- TS. Vũ Quang Việt: Không hiểu sao những người đã từng và đang kêu gào về lý tưởng công bằng xã hội (công bằng cơ hội chứ không phải cào bằng thu nhập) lại không nhận thấy hành động trên là bất công xã hội. Ngay ở Trung Quốc họ cũng không dám làm thế. Họ có một số trường đại học ưu tú (tuyển chọn kỹ và bảo đảm học sinh ưu tú ở mọi tỉnh ở Trung Quốc có cơ hội tham gia (thậm chí có chỉ tiêu tối thiểu cho từng tỉnh) và các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc thường được tuyển từ những sinh viên ưu tú này sau khi ra trường và sau khi đã qua thử nghiệm thực tế từ thấp lên. Việt Nam không có cả trường đại học ưu tú công lập (mà sinh viên không phải đóng học phí cao), ngày càng bỏ qua tính ưu tú, chỉ nhằm tuyển chọn từ giai cấp có tiền thì không hiểu sau này đất nước sẽ được lãnh đạo bởi loại người nào?
TBKTSG: Vậy có giải pháp nào vừa để mọi người chung tay xây dựng nền giáo dục vừa đảm bảo được sự công bằng?
- TS. Giáp Văn Dương: Giải pháp nói khó thì cũng thật là khó, mà dễ thì cũng thật là dễ. Nếu nguyên tắc bình đẳng về cơ hội được tôn trọng, nếu các giá trị mà giáo dục vẫn rao giảng, như: trung thực, nhân văn, phát triển toàn diện… được tôn trọng, thì giải pháp sẽ xuất hiện tức thì. Khi đó việc “xã hội hóa giáo dục” sẽ không chỉ là việc thu thêm tiền của phụ huynh mà xã hội sẽ thực sự được tham gia vào tất cả các khâu của giáo dục, từ việc biên soạn sách giáo khoa, chương trình, cách thức giảng dạy, cách thức quản trị nhà trường, tạo lập các giá trị mà nhà trường cần hướng tới… Đó mới là ý nghĩa đích thực của “xã hội hóa giáo dục”. Nếu không làm được điều này, thì “xã hội hóa giáo dục” chỉ là một sự đùn đẩy gánh nặng chi phí giáo dục lên vai người dân, vốn đã quá nặng rồi, và một sự cấu kết lợi ích giữa những người làm công tác quản lý giáo dục và các doanh nghiệp liên quan.
- TS. Vũ Quang Việt: Trường tuyển mang tính ưu tú, nên không phải là phương cách nâng cấp giáo dục nói chung. Chính vì thế ở những khu vực người giàu, cha mẹ học sinh đã nghĩ đến việc đóng góp thêm vào ngân sách cho trường (để mở các lớp đặc biệt) nhằm nâng cao chất lượng, bởi vì theo nguyên tắc, ngân sách cấp cho mỗi một học sinh là giống nhau. Cha mẹ chỉ có cách thành lập các tổ chức phi lợi nhuận để quyên góp thêm tiền cho trường. Ngay hoạt động tự nguyện như thế đã bị nhiều người đặt vấn đề về tính công bằng và đề nghị chính phủ không coi các tổ chức gây quỹ như thế là vô vị lợi, để được trừ thuế lợi tức vì chúng thực sự là “tư lợi”.
- GS. Trần Hữu Dũng: Trước hết, phải khẳng định rằng tiền bạc không phải là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục (kỷ luật học đường, tác phong ban giảng huấn, chẳng hạn, không thể mua bằng tiền). Song, trên thực tế, lý do chính mà Nhà nước viện dẫn (cho “xã hội hóa giáo dục”, lẫn y tế, giao thông) là sự eo hẹp của ngân sách quốc gia. Đúng là ngân sách quốc gia có eo hẹp thật (nước nào chẳng thế?). Nhưng không phải giải pháp cho bất cứ sự eo hẹp ngân sách nào cũng là bắt buộc người tiêu dùng đóng tiền. Thử cường điệu: Có ai dám đề nghị rằng vì ngân sách quốc phòng là không bao giờ đủ, quân đội phải “xã hội hóa”: mỗi chiến sĩ phải tự mua vũ khí, đạn dược cho mình?
Trước khi kêu gọi người dân đóng góp thêm (ngoài những đóng góp qua thuế của họ) vào giáo dục, Nhà nước phải tự trả lời hai câu hỏi:
(a) Đã không còn lãng phí nào trong ngân sách hiện tại chưa? Nên nhớ là lãng phí không phải chỉ ở khâu trường ốc, phương tiện vật chất, sự phân phối nhân lực mà còn, nên nói thẳng, lãng phí ở chương trình giảng dạy nữa.
(b) Nguồn lực cả nước có được phân bố hợp lý chưa? Nếu chưa thì vì sao? Ai cũng biết là Việt Nam đang đương đầu với nhiều khủng hoảng: từ giáo dục, y tế, đến kinh tế, ngân hàng... Thế thì tại sao lại hàng ngày cứ nghe những đề nghị Nhà nước bỏ vài ngàn tỉ để “giải băng” bất động sản, để cứu các tập đoàn quốc doanh, để mua các nợ xấu của ngân hàng... mà không nghe một tiếng nói mạnh mẽ nào đề nghị vài trăm ngàn tỉ để “giải cứu giáo dục” công lập (tất nhiên với điều kiện là phải chấm dứt những lãng phí, như đã nói ở trên)? Có phải là sự phân bố hiện nay là phản ảnh “sức mạnh”của các nhóm lợi ích không?
Nguyễn Vạn Phú thực hiện
(Thời báo Kinh Tế Sài Gòn)

Lý Quang Diệu và triết lý tuyển chọn nhân tài

Một trong những tuyên bố quan trọng của Lý Quang Diệu trên cương vị thủ tướng được bầu đầu tiên của đảo quốc Sư tử sau khi giành được tự chủ  chính quyền (self-government) vào tháng 8 năm 1959 là Singapore vẫn duy trì bức tượng của Ngài Stamford Raffles, người đã có công sáng lập thuộc địa ở quảng trường Empress, nơi đặt trụ sở cai trị của thực dân Anh.

Với thông điệp mang tính biểu tượng này, thủ tướng Lý đã khẳng định cho người dân và cả thế giới biết rằng Singapore sẽ xây dựng lại đất nước trên những giá trị nền tảng lâu đời của người Anh là nhà nước pháp quyền (rule of law), lòng khoan dung tôn giáo (religious tolerance) và trọng dụng nhân tài (meritocracy).
Sir-Stamford-Raffles 
Singapore xây dựng đất nước dựa trên những giá trị nền tảng lâu đời của người Anh là nhà nước pháp quyền (rule of law), lòng khoan dung tôn giáo (religious tolerance) và trọng dụng nhân tài (meritocracy) 

Nhân tài xung quanh  ông Lý vào thời điểm đó, những đảng viên của đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP) tham gia vào nội các cũng như lá mùa thu mà theo thú nhận của ông, chỉ có năm người có thể gọi là tinh hoa (elite), còn lại là cũng chỉ là những gương mặt “thường thường bậc trung” (mediocre).

Chưa hết, đảng viên PAP tham gia nghị trường  cũng thuộc các thành phần xã hội khác nhau về trình độ học vấn, văn hóa, sắc tộc và tôn giáo như  nhân viên bưu điện gốc Mã Lai, thợ mộc, thợ cắt tóc gốc Hoa hay thủ lĩnh nghiệp đoàn gốc Ấn.

Và rồi sau một thời gian cùng với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội, thế hệ đảng viên trẻ PAP muốn trở thành nghị sĩ hay bộ trưởng đều phải có bằng đại học và hiện nay tuyệt đại đa số thành viên nội các Singapore đều có bằng thạc sĩ…

LKY 
Lý Quang Diệu (giữa) trong những năm đầu tự chủ chính quyền   cùng các đảng viên PAP thuộc các thành phần xã hội khác nhau về trình độ học vấn, văn hóa, sắc tộc và tôn giáo 

Nhưng nhân tài vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu và nỗi ám ảnh dai dẳng của vị cha già lập quốc họ Lý, nay đã hơn 90 tuổi, tuy không còn quyền hành gì trong nội các nhưng vẫn còn là đại biểu quốc hội và giữ chức danh Cố vấn Bộ trưởng (Minister Mentor) và  ảnh hưởng lớn đến chính trường Singapore.

Trong một phỏng vấn với nhật báo The Straits Times (TST) năm 1982, khi một bộ phận thế hệ lãnh đạo đầu tiên của PAP phải về hưu để trẻ hóa đội ngũ, ông cho rằng:

“Để Singapore lọt vòng tay của những kẻ tầm thường là một tội lớn.”

Hai mươi lăm năm sau đó, ông nói rõ điều này hơn với phóng viên TST:

“Nếu chúng ta không có một chính phủ và người dân khác biệt với các nước láng giềng theo cách tích cực và có thể bảo vệ quyền lợi của đất nước, Singapore sẽ không còn tồn tại nữa.”

Theo ông Lý, sẽ là thiếu sót nếu chỉ tìm kiếm nhân tài trong số tầng lớp tinh hoa tốt nghiệp hạng ưu từ những trường đại học đẳng cấp tham gia vào guồng máy hành chính công quyền, những nhà chuyên môn giỏi như bác sĩ, kỹ sư, luật sư hay những người có tài hùng biện được lòng dân trong những kỳ bầu cử.

Singapore sử dụng phương pháp tuyển chọn người tài của tập đoàn Shell với những tiêu chí về tính cách, động cơ cá nhân và “phẩm chất máy bay lên thẳng” (helicopter quality), tức là khả năng đánh giá tình huống thông qua việc phân tích, cảm nhận thực tế và tưởng tượng.

Do đó, nhân tài không đơn thuần là những cá nhân thành đạt về học vấn hay nghề nghiệp mà những tiêu chí đó còn phải hòa quyện với nhân cách kiên định và triển vọng tương lai, trong đó tính chính trực và lòng trung thực là nhân tố sống còn.

Nhântài 
Tinh hoa / nhân tài tại Singapore không chỉ là chính trị gia hay những người có học vị cao trong guồng máy hành chính công quyền mà còn là doanh nhân, nhà chuyên môn hay những cá nhân thành đạt trong xã hội

Quy trình tuyển chọn nhân tài của PAP được dư luận trong nước và quốc tế xem khá khắt khe, mang tính hệ thống và kín đáo.

Những người có trình độ chuyên thành đạt trong khu vực nhà nước và tư nhân sẽ được lãnh đạo PAP “mời dùng trà” (“invited for tea”), một lối nói uyển ngữ về cuộc phỏng vấn đầu tiên.

Các ứng viên là công chức tham gia vào guồng máy hành chính đã có quá trình làm việc “cận kề” với lãnh đạo PAP không nhất thiết phải qua công đoạn này.

Sau đó, các ứng viên có triển vọng sẽ qua một vòng thử lửa nữa là gặp trực tiếp các bộ trưởng trong nội các và Ban Chấp hành Trung ương (CEC) mà ông Lý là một thành viên.

Đây sẽ là một bộ hồ sơ nặng ký cả về nghĩa đen và nghĩa bóng trong đó phải kể đến trắc nghiệm tâm lý kéo dài sáu tiếng về những vấn đề rất cá nhân như tôn giáo và hôn nhân.

Ứng viên cũng phải đưa ra cách xử lý những tình huống tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức đối với những giá trị riêng của bản thân.
chanchunsing
Bộ trưởng Phát triển Xã hội và Gia đình Chan Chung Sing, bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của Singapore, năm nay mới có 44 tuổi

Nhiệm kỳ bất thành văn của một chính khách PAP hiện nay là 3 nhiệm kỳ quốc hội trong đó có một phần ba đảng viên lớn tuổi sẽ về hưu trước mỗi mùa bầu cử.

Theo ông Lý, một bộ trưởng mới ra lò chưa thể hiện được trình độ và năng lực của mình trong nhiệm kỳ đầu tiên mà phải sau nhiệm kỳ thứ hai, khi người này đã thấu hiểu được nguyện vọng của người dân, nắm bắt guồng máy vận hành của chính phủ và hiểu điều gì có thể làm được.

Lương của một bộ trưởng Singapore hiện nay không dưới một triệu USD còn thủ tướng không dưới 3 triệu và đã gây nhiều chỉ trích từ chính đảng đối lập hay một bộ phận dân chúng Singapore.

Tuy nhiên, ông Lý cho biết ông chẳng bận tâm với điều đó bởi chi phí vận hành nội các tính ra không quá 0,02% GDP và thấp hơn tiền Bộ Quốc phòng Singapore mua một chiếc máy bay tiêm kích F5.

LÊ HỮU HUY (*)
(*) Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore
(kinhnghiemsingapore)

Phạm Chí Dũng - Phải truy tố kẻ thủ ác Nicotex Thanh Thái!

Vùi lấp…

Đã hơn một tháng trôi qua kể từ thời điểm vụ chôn hóa chất độc xuống lòng đất của Công ty Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa bị dư luận và báo chí phát hiện, song chính quyền địa phương nơi đây vẫn như bị vùi trong cơn bế tắc hỗn độn giữa chức trách và lương tâm. Tuy thế, hiển thị được phát hiện mang tính bằng chứng rõ nhất là vẫn chưa có bất cứ một động thái nào để làm rõ điều mà các nạn nhân ung thư và công luận gọi là “tội ác” – rất gần gũi với các điều 182 và 182a của Bộ Luật hình sự.

Cuộc họp báo mới đây của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về vụ việc trên thực ra chỉ giải quyết những vấn đề vi phạm hành chính với mức tiền phạt hoàn toàn không đáng kể đối với Nicotex Thanh Thái. Nhiều lý do được các “đày tớ” của dân nại ra, và thay vì xử lý hình sự vụ việc bằng toàn quyền trong tay, chính quyền xứ Thanh lại dẫn dụ sang một thủ tục khác: chuyển báo cáo xin ý kiến Chính phủ.

Không khác gì cách hành xử của chính quyền tỉnh Đồng Nai liên quan đến các vụ việc xả nước thải của Vedan và Sonadezi Long Thành trước đây. Việc đùn đẩy trách nhiệm thường xảy ra khi khúc xương trở nên khó gặm.

Cũng không phải loài động vật nào cũng có được ý thức đầy đủ về tội ác của chúng đối với đồng loại của chúng.

Tội ác!

Tội ác đã hiển hiện suốt từ năm 2001 đến nay, từ thời điểm Nicotex Thanh Thái bắt đầu thủ ác vào lòng đất mẹ. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu chất thải đều chứa các chất độc cấu thành sản phẩm thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc II và III như Cypermethrin, Dichlorvos, Fenobucarb, Isoprothiolane, Butachlor, Isoprocard, Dimethoat, Fenobucar. Ngoài các chỉ tiêu không có trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, các chỉ tiêu còn lại đều vượt quá quy chuẩn này nhiều lần. Thậm chí, chỉ tiêu Cypermethrin vượt quy chuẩn cho phép tới 9.276 lần.

Theo mô tả của cánh phóng viên nặng lòng với những gì sót lại của môi trường, các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thuỷ) và Yên Lâm (huyện Yên Định) ở Thanh Hóa đang phải sống bên “kho thuốc độc” của Công ty Nicotex Thanh Thái, hằng năm phải ăn, hít thở không biết bao nhiêu hóa chất độc hại vào người. Chính vì vậy mà con số mắc bệnh hiểm nghèo tăng lên chóng mặt theo hằng năm.

Từ nhiều năm qua, người dân đã không ngần ngại đặt cho những xã sống quanh Cty Nicotex là “làng ung thư”. Ở xã Yên Lâm, huyện Yên Định, trong vòng hơn 10 năm qua trở lại đây số người mắc bệnh hiểm nghèo của xã đã lên tới con số 315 người với các bệnh như ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng, đẻ non, sẩy thai… Trong đó, số người mắc bệnh ung thư đã chết lên tới 150 người, và hiện tại đang còn hàng chục người mắc bệnh ung thư nằm chờ chết.

Cũng chung cảnh “làng ung thư” như xã Yên Lâm, thôn Cò Đồm thuộc xã Cẩm Vân chỉ có 75 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, nhưng đã có gần chục người chết do ung thư trong khoảng mười năm trở lại đây. Còn số người đẻ non, dị dạng thì không thể đếm xuể…

Phản bác

Vậy cái gọi là “bằng chứng” mà ủy ban nhân dân và công an tỉnh Thanh Hóa đang “tiếp tục điều tra” là gì? Lẽ nào còn có thứ bằng chứng đắt giá hơn nguy cơ bạo bệnh và sinh mạng con người?

Đơn giản là nếu một vụ thủ ác như Nicotex Thanh Thái xảy ra ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, những cái chết vì ung thư sẽ là chứng cứ khủng khiếp nhất nhằm chống lại kẻ gián tiếp giết người.

Nhưng ở những địa phương Việt Nam, mọi chuyện lại bị thoái hóa rất nhiều. Trong một động tác muốn thoái thác trách nhiệm của mình, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nêu lý do “chưa đủ thiết bị và chuyên môn để đánh giá hết được mức độ ô nhiễm môi trường do Nicotex gây ra”. Ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện đã phản ứng: nếu đúng với lời lẽ của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền thì chắc chắn sẽ không đủ căn cứ để khởi tố các cá nhân và tập thể của Nicotex Thanh Thái theo Bộ luật hình sự.

Những người phản biện độc lập còn nghi ngờ rằng việc UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Nicotex Thanh Thái lập phương án xử lý và ký kết hợp đồng với đơn vị xử lý các chất độc hại trong vòng 30 ngày, khi mà chưa xác định được mức độ và quy mô gây ô nhiễm của độc chất, đã vô hình trung đã giúp công ty này xóa đi chứng cớ hiện trường để xác định mức độ vi phạm.

Và tại sao trong thẩm quyền của mình, UBND tỉnh Thanh Hóa không mời các cơ quan nghiên cứu có chuyên môn cao, có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại để xác định mức độ và quy mô ô nhiễm, cũng như không mời các chuyên gia y tế xét nghiệm việc có hay không tình trạng bị nhiễm độc của người dân, để làm căn cứ cho việc có thể khởi tố vụ việc hay không?

Thái độ và hành động có vẻ khá khuất lấp của chính quyền Thanh Hóa đang khiến cho dư luận đặc biệt nghi vấn về những động tác bao che nào đó của cơ quan này cho Nicotex Thanh Thái.

Sau các vụ việc nổi cộm như Vedan và Sonadezi Long Thành những năm trước, một lần nữa người dân trở thành nạn nhân của những thứ quyền lực chỉ tồn tại vào thời dã man nhất trong lịch sử.

Biểu tình?

Nhưng vẫn còn một chút quyền thuộc về dân chúng và các nạn nhân, chỉ có điều cho đến nay vẫn chưa được luật hóa.

Biểu tình chống ô nhiễm môi trường đã từng có tiền lệ ngay sát Việt Nam.

Vào tháng 8/2011, cuộc biểu tình của người dân Đại Liên ở Trung Quốc phản đối nhà máy sản xuất paraxylene Phúc Giai gây ô nhiễm trầm trọng môi trường và đe dọa đến tính mạng của người dân sinh sống trong khu vực, đã gặt hái được một kết quả ít ai dám mong đợi: chính quyền thành phố này – cả chủ tịch thành phố lẫn bí thư thành ủy đều phải xuất hiện, đối thoại với người biểu tình, đồng thời cam kết với người dân là sẽ di dời nhà máy paraxylene Phúc Giai ra khỏi khu công nghiệp cảng Đại Liên.

Mười hai ngàn người tham gia là yếu tố thành công đầu tiên của cuộc biểu tình. Con số này được xem là một trong những bằng chứng ấn tượng nhất trong làn sóng biểu tình phản đối gây ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc trong những năm qua. Vào năm 2007, một cuộc biểu tình với chủ đề tương tự cũng đã nổ ra ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, với con số tham gia lên đến hàng chục ngàn người. Kết quả cuộc biểu tình ở Hạ Môn cũng đã buộc chính quyền thành phố phải di dời nhà máy hóa chất Đài Loan ra khỏi khu vực gây nguy hiểm cho môi sinh.

Lượng và chất luôn là hai yếu tố song trùng hữu cơ, làm nên tính quyết định thành bại cho một phong trào dân sự. “Đám đông tụ tập” ở Đại Liên đã không hề bị biến thành một đám ô hợp. Ngược lại hoàn toàn, đó là một khối người được tổ chức chặt chẽ nhất quán, thái độ dứt khoát và kiên trì trong thể hiện yêu sách, ý thức chấp nhận va chạm ban đầu để tiếp cận với trụ sở chính quyền, tính kỷ luật trong việc bố cục không gian hợp lý trong đoàn biểu tình mà vẫn không bị chia cắt, công tác hậu cần được tổ chức chu đáo, tâm lý và không khí biểu tình ôn hòa được duy trì ổn định… Những tố chất của chiến thuật và kỹ thuật biểu tình đã được cơ bản đảm bảo.

Trong thực tế, vẫn còn nhiều khu vực ở Trung Quốc và hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam – những nơi nằm trong vùng nguy cơ hoặc nguy hiểm của nạn ô nhiễm môi trường – chưa tạo lập được một cán cân đối trọng với tác nhân gây ra ô nhiễm.

Tức đã chưa có phong trào dân sự nào về môi trường ở Việt Nam. Tất cả vẫn chỉ dừng ở hình thức đơn thư khiếu nại, dù rằng mức độ khiếu nại ngày càng tăng nhưng vẫn vấp phải sự vô tâm, vô cảm của chính quyền địa phương. Trong khi đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều tai họa trực tiếp đối với môi trường sống của người dân.

Với thế giới, môi trường và môi sinh là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt những quốc gia phát triển, những tổ chức phi chính phủ như Hòa Bình Xanh, DANIDA… đã xây dựng được vai trò và sự ảnh hưởng lớn lao đối với việc cải thiện các vấn đề môi trường và xã hội.

Bài học kinh nghiệm mà nhiều tổ chức phi chính phủ hàng đầu trên thế giới đã tích lũy được và đưa vào chiến lược hành động của họ là không thể thụ động trông chờ thái độ cải hóa và sự cải tiến tự thân của các cấp chính quyền, mà phải tạo được hành động tác động đối với chính quyền nhằm thay đổi về chính sách và những vấn đề liên quan. Đường lối hành động này trong thực tế đã trở nên hiệu quả hơn hẳn ở nhiều quốc gia châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, hay gần đây là cáo buộc của tổ chức phi chính phủ Global Witness đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Việt Nam…

Truy tố!

Chỉ có điều, Việt Nam là một trường hợp “ngoại lệ” về xã hội, bắt nguồn từ tính “đặc cách” về thể chế chính trị. Đó cũng là lý do vì sao bà Đỗ Thị Thu Hằng – người đại diện cao nhất của Sonadezi Long Thành, cũng là đại biểu Quốc hội và còn là một thành viên của Ủy ban kinh tế quốc hội, vẫn chưa phải nhận một kết quả xử lý thích đáng nào về hành chính và pháp luật hình sự từ tháng 8/2011 đến nay.

Nhìn lại một cách đau đớn, Việt Nam hiện thời đang tồn tại đến 37 làng ung thư, mà một trong những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu tại các kho chứa thuốc.

Cũng ở Việt Nam, tội ác và những kẻ thủ ác đã bị bỏ quên quá lâu. Đã đến lúc Nicotex Thanh Thái phải bị truy tố như một thước đo cho những gì còn lại trong lương tâm các “đày tớ”. Đến lượt mình, những “đày tớ” có chức trách cao nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu trách nhiệm trực tiếp về môi trường lại cần được xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm hành chính và cả về trách nhiệm hình sự.

Cũng đã đến lúc các tổ chức quốc tế về môi trường và nhân quyền cần lên tiếng về quyền bảo vệ môi trường, quyền bảo vệ thân thể và quyền khiếu nại tố cáo của người dân Việt Nam đối với sự tàn hại môi trường cùng an lành dân sinh. Tác động của các tổ chức quốc tế và tốt hơn thế, nếu có được một phong trào dân sự về môi trường ở Việt Nam, sẽ khiến rút ngắn tuổi thọ của các “đày tớ” vô trách nhiệm, nhưng lại giúp cho người dân kéo dài được cuộc sống bớt băng hoại bởi cơn ung thư ác tính.
Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
 

Kinh tế xuống đáy vì thiếu cải cách thể chế

dien-dan-305.jpg
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ở Huế trong hai ngày 26 và 27/9.
Courtesy ld.com.vn
Cải cách thể chế là một trong ba khâu đột phá chiến lược được nhà nước Việt Nam đặt ra và tiến độ cải cách thể chế gắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình đầu tư. Tuy vậy các học giả, chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ở Huế vừa qua đánh giá là cải cách thể chế dậm chân tại chỗ làm trì trệ nền kinh tế.
Khuynh hướng tăng vai trò nhà nước

Nam Nguyên phỏng vấn bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Từ Hà Nội trước hết bà Phạm Chi Lan nhận định:

Phạm Chi Lan: Ý kiến của rất nhiều người tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu cho rằng cải cách thể chế được tiến hành khá là chậm chạp, chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vì cải cách thế chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu. Thí dụ như tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công đều chậm. Tình hình kinh tế khó khăn trong mấy năm vừa qua liên tục kéo dài cho đến năm nay, triển vọng cũng chưa rõ trong thời gian tới. Ý kiến chung cũng cho là nguyên nhân chính là do cải cách thể chế không được tiến hành đúng như yêu cầu cần thiết.

Cải cách thể chế phải làm rõ ra được vai trò nhà nước và thị trường phân định vai trò hai bên, nhà nước làm gì thị trường làm gì trong phát triển kinh tế. Vì những năm vừa qua cho thấy khuynh hướng tăng vai trò của nhà nước lên cũng quá rõ và quá lớn, vì vậy tất cả những qui định, chính sách ban hành nhiều khi thiên về mang thuận lợi cho nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp hoặc môi trường kinh doanh chậm được cải thiện kéo dài, cũng như không phát huy được hết tiềm lực của các lực lượng, nhất là doanh nghiệp dân doanh. Ngay cả đầu tư nước ngoài tiền đổ vào với mức độ khá nhưng vẫn chưa như mong muốn và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn kêu ca nhiều về những khó khăn trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Nam Nguyên: Vấn đề cải cách thể chế bị chậm và không rõ ràng cũng không đúng hướng, thưa bà bắt nguồn từ những nguyên nhân như thế nào?

Phạm Chi Lan: Có nhiều ý kiến trong hội thảo cho là, trong điều hành lại không tuân thủ theo các yêu cầu về cải cách thể chế là vì cải cách thể chế kể cả cải cách thể chế chính trị đều đã được nêu rõ trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11, cũng như trong chiến lược của Việt Nam mà Đại hội Đảng thông qua cho giai đoạn 2011-2020 thì cũng có đề cập đến cải cách chính trị nữa. Nhưng mà trên thực tế cả thể chế kinh tế lẫn thể chế chính trị đều cải cách rất chậm chạp chứ không như mong muốn.

Tap-doan-xang-dau-12-250.jpg
Trụ sở Petro Việt Nam tại Hà Nội hôm 24/12/2011. RFA PHOTO.
Trong điều hành thậm chí có những cái còn đi ngược lại nữa. Thí dụ thay vì cải cách doanh nghiệp Nhà nước là giảm bớt đi những thứ không cần thiết, thì trong thời gian vừa qua lại để cho tràn làn đầu tư ngoài ngành quá lớn đến mức dẫn đến sụp đổ như Vinashin hoặc là có quá nhiều vấn đề, thì mới có chỉ thị thu hẹp lại các doanh nghiệp Nhà nước, chấn chỉnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, thu lại bớt các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành để tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi.

Điều hành như vậy ngược với chủ trương cải cách doanh nghiệp Nhà nước hay là đối với nhiều lĩnh vực khác cũng vậy, thay vì phải có những công cụ bằng thể chế bằng luật pháp đưa ra các qui định để thực hiện thì lại ban hành quá nhiều những văn bản mang tính chất hành chính để điều hành. Ví dụ như đối với hệ thống ngân hàng, thành ra nó làm cho các công cụ của thị trường không được thực hiện một cách đầy đủ, một cách nhất quán hay đồng bộ và nó cứ bị chắp vá và nó không thể có hiệu quả được.
Không đảm bảo tinh thần Hiến pháp

Nam Nguyên: Thưa bà vấn đề chủ đạo nền kinh tế giao cho Tập đoàn Tổng công ty Doanh nghiệp Nhà nước, khu vực kinh tế Nhà nước ghi trong Hiến pháp1992 có cần được bãi bỏ hay không và theo bà sắp tới có thay đổi hay không?

Phạm Chi Lan: Trong quá trình thảo luận về Hiến pháp thì có rất nhiều ý kiến cho là không nên đưa ‘kinh tế Nhà nước là chủ đạo’ vào Hiến pháp. Trong bản Dự thảo đầu tiên Hiến pháp sửa đổi để ra lấy ý kiến trong xã hội thì cũng không có điều đó, chỉ nói là nền kinh tế ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng không nói kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Việc không đưa kinh tế Nhà nước là chủ đạo thì được rất nhiều ý kiến hoan nghênh và sau đó khi Quốc hội bàn thảo thì lại đưa trở lại vào. Đến bây giờ thì nó vẫn có hai phương án khác nhau đối với điều đó, một phương án vẫn đưa kinh tế Nhà nước là chủ đạo và một phương án thì không đưa. Quyết định cuối cùng sẽ ở Quốc hội trong kỳ họp tới khi bàn và biểu quyết về Hiến pháp.

Chúng tôi cũng rất tiếc về điều đó, bởi vì theo ý kiến của rất đông đảo chuyên gia thì cho là không nên đưa kinh tế Nhà nước là chủ đạo vào Hiến pháp, bởi vì như vậy sẽ được hiểu là doanh nghiệp Nhà nước là thành phần nòng cốt, một biểu hiện quan trọng hàng đầu của kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước vẫn được Nhà nước kỳ vọng, vừa là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chủ trương vai trò chủ đạo của mình vừa là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định thị trường. Tức là đặt cho nó rất nhiều vai trò mà nó không thể nào đảm đương hết được. Cũng không hợp lý khi giao cho doanh nghiệp những vai trò như vậy.         

Nam Nguyên: Thưa bà, tại New York mới đây, Thủ tướng hứa hẹn thực hiện công khai minh bạch khi mời gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thêm vào Việt Nam. Đây cũng là một vấn đề liên quan tới thể chế, vậy thì Việt Nam có thể cải thiện vấn đề công khai minh bạch này hay không?

Phạm Chi Lan: Khả năng cải cách, cơ hội cải cách thì bao giờ cũng có. Chỉ có điều những người lãnh đạo có đủ quyết tâm chính trị mà làm hay không, có làm tới nơi tới chốn hay không thôi.

Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm công khai minh bạch theo cách là thiết chế lại xem lại rà soát lại tất cả luật pháp, hệ thống chính sách. Những chỗ nào không hợp lý, chỗ nào chưa đảm bảo được độ minh bạch thì phải sửa lại cho nó minh bạch hơn. Ví dụ như trong Hiến pháp chẳng hạn có rất nhiều điều chúng tôi góp ý kiến không nên đưa là ‘theo qui định của pháp luật’ mà nên đưa là ‘theo luật định’ thì như vậy nó sẽ làm rõ chỉ có luật mới có quyền qui định, có quyền đưa ra những thể chế để thực hiện các điều khoản của Hiến pháp.

Còn nếu chung chung là ‘theo qui định của pháp luật’ thì pháp luật sẽ được hiểu rất rộng. Như vậy nó sẽ làm loãng đi và có thể có nguy cơ rất lớn là từ một qui định trong Hiến pháp, nhưng sẽ được đưa ra theo nhiều cách khác nhau, hoặc theo tính cách không đảm bảo tinh thần đầu tiên của Hiến pháp nữa.

Thành ra có những điều cần phải minh bạch ngay từ đầu, từ trong Hiến pháp trở đi. Trên cơ sở đó thì các Luật cũng phải qui định theo cách đó. Nhất là chúng tôi mong muốn không phải chỉ minh bạch mà còn phải nhấn mạnh trách nhiệm giải trình nữa, bởi vì ở Việt Nam với cơ chế lãnh đạo tập thể thì trong vô vàn trường hợp, rốt cục không biết ai là người chịu trách nhiệm trước việc này việc khác xảy ra cho xã hội. Hay là đối với cách điều hành của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội nữa.

Nam Nguyên: Cảm ơn bà Phạm Chi Lan đã trả lời RFA.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-10-03 

Nguyễn Vạn Phú - Nếu “kinh tế nhà nước” không bao gồm “doanh nghiệp nhà nước”!

Nhiều người phản đối câu "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo" bởi doanh nghiệp nhà nước hiện đang là gánh nặng của nền kinh tế, vừa kém hiệu quả vừa gây thất thoát tài sản quốc gia. Nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng nề, bắt nhà nước gánh những khoản nợ lớn do họ gây ra trong khi khu vực này không tạo ra công ăn việc làm bao nhiêu cả.

Lập luận trên quá thuyết phục nhất là trong bối cảnh các vụ Vinashin, Vinalines đang còn nóng hổi trong đầu mọi người. Thế là mới có lập luận mới: "Chúng tôi nói kinh tế nhà nước chứ đâu nói doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà còn nhiều thứ khác như các quỹ dự trữ của quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước, ngân sách nhà nước…"
 
À, biến báo như thế cũng gọi là giỏi. Vấn đề ở chỗ các nguồn lực quốc gia như cái gọi là các quỹ hay ngân sách nhà nước là để dùng chung cho xã hội thì bản thân nó nằm tách ra một bên chứ đâu có so sánh với ai đâu mà cần xem nó là chủ đạo hay không chủ đạo.
 
Vì thế, có một đề nghị rất mới: cứ quy định kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo. Đồng ý. Nhưng kèm theo đó phải định nghĩa kinh tế nhà nước KHÔNG bao gồm các doanh nghiệp nhà nước.
 
Chứ gì nữa. Một khi xem là chủ đạo thì nhà nước phải sử dụng được “cái chủ đạo” này cho các mục tiêu, các chính sách xã hội của mình. Nhưng với doanh nghiệp nhà nước thì bó tay. Doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ nộp thuế như bao doanh nghiệp khác còn lại nhà nước hiện không làm gì họ được cả: tiền lãi họ làm ra cũng để đó chứ không đưa vào ngân sách, tiền bán cổ phần cũng để một cục, không biết làm gì bèn bỏ vào ngân hàng lấy lãi, bắt họ bình ổn giá thì họ đòi tăng giá, họ nợ lại bắt nhà nước nai lưng ra trả. 
 
Nói tóm lại, hoặc là không ghi “kinh tế nhà nước” đóng vai trò chủ đạo; hoặc ghi cũng được nhưng phải hiểu trong “kinh tế nhà nước” không có các doanh nghiệp nhà nước. Với một quy định như thế cuộc chơi bình đẳng sẽ được xác lập, doanh nghiệp nhà nước buộc phải cạnh tranh để phát triển như doanh nghiệp thuộc thành phần khác, nhất là trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp nhà nước cũng phải vươn ra làm ăn ở những nước hoàn toàn không có khái niệm về thành phần kinh tế chủ đạo. Làm như thế cũng là khẳng định một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế, phù hợp với yêu cầu xác lập một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đồng thời làm cơ sở để đẩy mạnh việc cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước.
 
Nguyễn Vạn Phú
 

Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.
– Hồ Chí Minh
Nhà soạn nhạc Xô Viết phải tìm kiếm những giá trị anh hùng, vĩ đại và cao đẹp, phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa hiện đại mang tính phá hoại lật đổ, điển hình cho thời kỳ suy tàn của nền nghệ thuật tư sản. [Âm nhạc phải] mang tính dân tộc về mặt hình thức và xã hội chủ nghĩa về mặt nội dung.
- Maxim Gorky, “Bàn về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, 1934
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi

Y như một cái bình vôi,

Càng sống càng tồi.

Càng sống càng bé lại.

- Phan Khôi
Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.(Ảnh tư liệu : DR)
Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. (Ảnh tư liệu : DR)
Từ ngày đất nước thống nhất năm 1975 đến Đại hội Đảng lần thứ Sáu vào tháng Mười Hai năm 1986 khi chương trình cải cách kinh tế được tiến hành, hầu như không tồn tại bất cứ mối bất đồng nào trên cả nước, ngoại trừ những cựu thành viên chống cộng sản của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Nhưng ngay cả mối bất đồng này cũng bị hạn chế vì sự độc đoán và những cuộc trừng trị không nương tay ngày càng mở rộng của chính phủ đối với những kẻ thù trước đây. Những người không bị “học tập cải tạo” và đưa đến “những vùng kinh tế mới” (hơn 300.000 người) sẽ bị hăm dọa buộc phải phục tùng nhà nước. Những nguyên nhân của mối bất đồng xuất hiện trong suốt thời kỳ đổi mới có nguồn gốc từ trước ngày đất nước thống nhất, và cũng cần xem xét một bối cảnh lịch sử đặc biệt liên quan đến hai sự kiện nhằm giải thích cho mối bất đồng trong thời kỳ đương đại. Sự kiện đầu tiên liên quan đến việc đối xử đối với các trí thức gia, tác giả, nhà thơ, và văn nghệ sỹ – những người đã gia nhập hàng ngũ Việt Minh trong những năm 1940-1950 nhưng sau đó đã bị thanh trừng vì yêu cầu đòi mở rộng quyền tự do trí thức, bao gồm quyền được xuất bản các tác phẩm độc lập. Thực tế cho thấy rất nhiều trong số những nhà trí thức này vẫn là những nhân vật đi đầu trong các hoạt động chống đối trong thời điểm hiện tại trong khi những vấn đề và yêu sách tương tự tiếp tục vẫn còn dư âm. Sự kiện thứ hai là cuộc thanh trừng nội bộ Đảng vào giữa đến cuối những năm 1960 mà trong đó những người chống lại chính sách leo thang chiến tranh chống Mỹ sẽ bị thanh trừng vì đã vi phạm những nguyên tắc của chế độ tập trung dân chủ. Những đảng viên nào đưa ra bất cứ phương án khác cho cuộc chiến ở miền Nam mà đi ngược lại với chủ trương không khoan nhượng của những nhà cầm quyền sẽ bị ngược đãi không thương xót, điều này đã vô hình chung chấm dứt những cuộc tranh luận công khai và ý nghĩa trong nội bộ đảng. Từ năm 1967 đến khi chính sách Đổi Mới được thực hiện, tất cả quá trình ra quyết định bị giữ độc quyền trong tay của những nhà lãnh đạo mà không ai dám chống đối hoặc có ý nghi ngờ, do đó đã tạo ra sự trì trệ trong chính sách nhà nước và chính sách đối ngoại. Mặc dù sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm và cuộc thanh trừng nội bộ đảng vào năm 1967 đã được phân tích một cách thấu đáo trong các tác phẩm khác, nhưng tác giả vẫn sẽ bàn luận hai sự kiện trên trong bài viết này. Chúng chính là những sự kiện đầu tiên và mang tính cấu thành nhất đối với tình trạng bất đồng chính kiến dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản, và những vấn đề được những người chống đối đưa ra vào những năm 1950-1960 cho đến giờ vẫn không thay đổi. Di sản của những sự kiện này mang tính thu hút, và chúng đã trở thành điểm quy tụ cho những người chống đối ngày nay: sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm như là một biểu tượng của sự thất bại của đảng trong lời hứa sẽ mang lại tự do cho giới trí thức, và cuộc thanh trừng nội bộ đảng chính là dấu chấm hết cho nền dân chủ nội đảng và dập tắt tư duy trong quá trình ra quyết định. Cuối cùng là, cách thức mà chế độ đáp trả đối với những sự kiện này, ngay cả thời điểm hiện tại, cho ta thấy về tình trạng cải cách chính trị tại Việt Nam.
Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm
Bối cảnh sự kiện
Năm 1950, vào giữa cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh, Hồ Chí Minh đến Trung Quốc và ký kết thỏa thuận viện trợ quân sự với nhà lãnh đạo cộng sản mới của Bắc Kinh. Khi viện trợ quân sự được đưa vào, thì dòng chảy ồ ạt các thể chế, cải cách và lực lượng cố vấn mang phong cách Trung Quốc cũng từ đó mà tràn vào. Một chiến dịch gấp gáp được khởi động để học tập kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc, và 200.000 bản sao của 43 cuốn sách của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã được dịch và in ra. Các thể chế kinh tế và chính trị Trung Quốc ngày càng phổ biến. Trước năm 1952, có gần 7.000 binh sĩ và cố vấn Trung Quốc hiện diện tại Bắc Bó (một chiến khu phía Bắc). Trong giai đoạn 1949-1954, Trung Quốc huấn luyện và trang bị cho gần 50.000 bộ đội Việt Nam tại các doanh trại ở Vân Nam và Quảng Tây thành lập vào mùa xuân năm 1950. Theo đề xuất của Trung Quốc, Đảng Lao Động mang tính xã hội chủ nghĩa được công khai thành lập vào tháng Hai năm 1951, sự kiện này đã chấm dứt cáo buộc cho rằng Việt Minh là một tổ chức chống thực dân có cơ sở rộng khắp mà lại không có điểm tựa về mặt tư tưởng.[2] Theo như một nhà sử học, Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh, tác phẩm đặt ra cuộc cách mạng ba giai đoạn cho chiến tranh, lại “gần như ăn cắp ý tưởng của chủ nghĩa Mao.”[3] William Duiker đã ghi nhận một cách súc tích rằng đường hướng lãnh đạo của Việt Minh đơn thuần là để “vuốt ve cái tôi của những nhà lãnh đạo Trung Quốc” bởi vì sự trợ giúp của họ là hoàn toàn thiết yếu.[4]
Chiến dịch chỉnh huấn khổng lồ trong nội bộ Đảng (hay Cheng feng theo tiếng Hoa), lấy hình mẫu của chiến dịch Diên An tại Trung Quốc, đã được khởi động và hàng ngàn cán bộ bị thanh trừng; số lượng Đảng viên giảm gừ 50.000 trong năm 1950 xuống còn 40.000 vào năm 1954. Chiến dịch cải cách ruộng đất hai giai đoạn bắt chước mô hình của Trung Quốc cũng được tiến hành. Giai đoạn ôn hòa từ năm 1953 đến năm 1954 nổi bật là việc giảm tô, theo sau đó là giai đoạn thay đổi rõ rệt hơn từ năm 1954 đến năm 1956 với việc tái phân phối một khối lượng lớn tài sản ở phía Bắc.[5] Đây là hồi chuông cảnh báo giới trí thức bởi vì hầu hết trong số họ đều có vài mối liên hệ đến tầng lớp có ruộng đất “phong kiến” và “phản động”.[6] Vào tháng Ba năm 1953, chính phủ quyết định và ban hành một danh sách đặt tên các giai cấp trong xã hội, trong đó chính phủ nỗ lực làm dịu đi nỗi sợ hãi bằng cách khẳng định rằng “giới trí thức không tự họ hình thành nên một tầng lớp riêng” mà địa vị của họ dựa trên “thành phần” của gia đình. Bởi vì nhiều trí thức gia được xếp vào thành phần “kẻ thù giai cấp”, nên ngược lại cũng có một thành phần mới được tạo ra, đó là “cá nhân tiên tiến”, danh hiệu này sẽ được cấp cho ai ngoài việc phục vụ cho cách mạng còn tình nguyện giao nộp toàn bộ của cải cho chính phủ.
Trong khi sự trợ giúp về mặt hậu cần từ phía Trung Quốc là cần thiết, thì một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng đối với công cuộc đấu tranh chống thực dân của Việt Minh là thu phục được sự đồng lòng của giới trí thức. Nhiều trí thức gia cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải lên Việt Bắc và tham gia cách mạng; nếu không làm như vậy, họ sẽ bị đánh đồng với việc bắt tay với giặc Pháp. Một số lượng lớn các trí thức gia tham gia Việt Minh vì lòng yêu nước, chứ không phải vì chủ nghĩa cộng sản. Thực tế cho thấy vì các nhà lãnh đạo Việt Minh cố gắng che giấu đi những mối liên hệ với chủ nghĩa cộng sản của tổ chức này, bằng cách trên danh nghĩa giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương vào năm 1946, nên rất có thể nhiều nhà trí thức tin theo lời Hồ Chí Minh từng công khai cho rằng đây là một tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải cộng sản. Thật vậy, một học giả miền Nam Việt Nam có luận điểm cho rằng giới trí thức “được động viên bởi hy vọng rằng họ có thể dùng tổ chức kháng chiến này để tập hợp các phần tử dân tộc và tạo nên một lực lượng có thể điều chỉnh cán cân chống lại những người cộng sản trong số những thành viên tham gia kháng chiến.[7] Dù cho lý do có là gì đi nữa thì các nhà trí thức cũng tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân với đầy nhiệt huyết.
Ngay từ buổi ban đầu, [các nhà văn] đã dốc hết tâm huyết và sức lực cho tất cả các hoạt động mà đất nước kêu gọi sự giúp sức của họ trong thời chiến. Họ sát cánh với những người phu và nông dân để chiến đấu chống lại kẻ thù của đất nước. Họ chia sẻ với những con người này đời sống khổ cực trong rừng rậm, và cũng như thế, họ sống và làm việc trong bầu không khí ngập tràn lòng yêu nước.[8]
Nhưng ngay từ buổi ban đầu, Đảng đã kiên quyết kiểm soát giới trí thức và ngăn cản họ khỏi tình trạng quá độc lập. Dựa trên tác phẩm của Mao, Lenin, và Maxim Gorky,[9]các văn nghệ sỹ Việt Nam bị bắt buộc phải chấp nhận những nguyên lý của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và phải xem xét lại lập trường tư tưởng của mình. Trong một bài phát biểu năm 1948, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trường Chinh đã yêu cầu văn học và văn hóa “phải duy trì lòng trung thành hoàn toàn với Tổ quốc và cuộc kháng chiến.”[10]
Năm 1951 chứng kiến hai ràng buộc sâu sắc hơn đối với giới trí thức: Ràng buộc đầu tiên chính là việc đưa vào “chế độ tập trung dân chủ” như là quy trình hoạt động trung tâm của Đảng. Nguyên tắc này trở thành mối liên kết giữa giới tinh hoa và quần chúng: một khi Đảng đã đưa đến một quyết định nào đó thì không có bất cứ sự chống đối nào được chấp nhận. Sau đó, trong một bức thư gửi đến giới nghệ sỹ và trí thức vào năm 1951, Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn từ mà Mao đã sử dụng trong buổi nói chuyện với giới trí thức tại Diên An, trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm rõ rằng “thực tế không có nghệ thuật vị nghệ thuật, không có nghệ thuật đứng trên giai cấp, không có nghệ thuật tách rời hoặc độc lập với chính trị. Văn học và nghệ thuật vô sản là một phần của toàn bộ lý tưởng đấu tranh cách mạng của giới vô sản.”[11] Ông giải thích cho giới trí thức về khái niệm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. “Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, người chiến đấu trên mặt trận văn hóa cần có một lập trường chính trị vững vàng và một hệ tư tưởng đúng đắn: Nói tóm lại, anh phải đặt lợi ích của cuộc cách mạng, của quốc gia và dân tộc lên trên tất cả.”[12] Để thực hiện được mục tiêu này, Hồ Chí Minh lập luận rằng “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.”[13] Kết quả là, những hình thức thay đổi sự thật hoặc nguyên tắc từ ngữ ngữ pháp tiêu chuẩn trong các tác phẩm nghệ thuật bị hạn chế, và theo như học giả người Pháp Georges Boudarel, “những tác phẩm của họ được kỳ vọng xoay quanh những đặc tính điển hình và phục vụ kịp thời cho các đòi hỏi về mặt chính trị của phong trào. Từ phổ biến hay dùng là từ “căm thù”: căm thù đế quốc nước ngoài và phong kiến bản địa hoặc những điền chủ.”[14]
Những bó buộc đối với giới văn nghệ sỹ này, cùng với việc thi hành những khía cạnh khác của chủ nghĩa cộng sản, “đã đẩy một làn sóng trí thức gia khổng lồ tới khu vực thuộc quyền kiểm soát của Pháp.”[15] P.J.Honey khẳng định rằng “càng áp dụng nhiều nguyên lý từ những người cộng sản Trung Quốc, thì hàng ngũ những trí thức gia bị vỡ mộng ngày càng nhiều, điều này loại bỏ đi những thành phần tham gia hoạt động kháng chiến.”[16] Những người nào còn trụ lại gần như chỉ có việc sáng tác cho chiến dịch văn chương của Việt Minh và phải chịu đựng những nguyên lý khắt khe của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Trong một nỗ lực lớn hơn nhằm bắt giới tri thức phải chịu sự kiểm soát của Đàng, người ta đã gây áp lực để giới này phải gia nhập đảng. “Họ bị đe dọa rằng nếu từ chối tư cách thành viên, họ sẽ bị lên án là những kẻ phản động, cùng lúc đó, họ cũng được dụ dỗ gia nhập bởi lời hứa về những ưu đãi đặc biệt.”[17] Tuy nhiên, ngay cả những người trí thức ở lại chiến khu và gia nhập Đảng cũng phải chịu đựng chiến dịch học tập cải tạo dẫn đầu bởi “những cán bộ văn hóa cộng sản đặc biệt” – những người đã từng được “chỉ dẫn bởi ‘những người đàn anh ở phía bên kia đường biên giới’ [các cán bộ Trung Quốc] trong ‘hệ thống nghệ thuật và văn chương Trung Quốc.’”[18]
Nhìn chung, hầu hết các trí thức gia trụ lại là do những lý do xuất phát từ lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến chống Pháp chính là một động cơ thúc đẩy thực sự. Vì muốn giành độc lập, các văn nghệ sỹ sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và mệnh lệnh của đảng buộc công việc của họ phải là một phần trong toàn bộ phong trào kháng chiến lãnh đạo bởi Đảng Lao Động. Họ chấp nhận sự kiểm soát, kiểm duyệt của Đảng và hy sinh một phần tự do cho nền độc lập dân tộc. Như một nhà chống đối hàng đầu từng viết:
Khi Hội [văn hóa cứu quốc] ở Việt Bắc thì đường lối hoạt động dường như rất đơn giản. Để phục vụ đất nước dân tộc, và trên hết là cuộc kháng chiến cấp bách, thì phải tuân theo chủ nghĩa Mác. Không thể cho rằng các văn nghệ sỹ lúc bấy giờ hoàn thành đúng và đủ hoàn toàn các nhiệm vụ được giao, nhưng có một điều chắc chắn rằng họ nỗ lực hết mình để đi theo đường lối hoạt động nói trên. Liệu họ có bao giờ cảm thấy bất mãn với cấp trên của mình? Rất hiếm hoi. Hoặc nếu có đi chăng nữa, họ cũng không để tâm lắm đến điều đó vì tâm hồn của họ đã đắm chìm trong cuộc kháng chiến gian khó mà vĩ đại. Họ không có thì giờ rỗi rãi để nghĩ đến các vấn đề khác nữa.[19]
Con người họ tràn ngập niềm tự hào và lửa nhiệt tình với mong muốn xây dựng một Việt Nam mới độc lập, và họ tin rằng chính việc phục vụ cách mạng sẽ mang lại cho họ tự do sáng tác. Họ mong muốn rằng, sau cuộc kháng chiến, họ sẽ nhận được tự do nhiều hơn cả dưới thời Pháp và sự can thiệp của đảng vào văn học nghệ thuật cũng sẽ chấm dứt.
Vào thời kỳ đầu tình hình cho thấy họ có vẻ sẽ được tự do. Đảng Lao Động gửi các cán bộ văn hóa đến Hà Nội vào tháng Chín năm 1954 để thuyết phục những người đã rời khỏi Việt Bắc thôi không chuyển vào miền Nam trong khoảng thời gian 300 ngày như hiệp định Geneva đã cho phép. Để lấy lại sự ủng hộ của giới trí thức, vào năm 1954-1955 Đảng Lao Động đã thực hiện một đường lối mang tính tự do đối với những trí thức và chuyên gia đã phục vụ cho Pháp; những người nào ở lại miền Bắc được đối xử rất tốt, thường kiếm được nhiều hơn những người cùng với Đảng Lao Động vào Hà Nội vào năm 1954.[20] Tố Hữu, một trí thức hàng đầu của đảng, đã thông báo một chính sách hòa giải vào năm 1955: “Đảng có thể cung cấp sự lãnh đạo trí thức để chống lại kẻ thù, nhưng hiện nay là giai đoạn cho công việc mang tính xây dựng. Đảng có thể sẽ không lãnh đạo nữa, mà nên nhường đường cho giới trí thức.”[21] Nhưng cùng thời điểm đó, Đảng Lao Động buộc tất cả văn nghệ sỹ phải gia nhập Hội Văn Nghệ chính thức. Cuộc trấn áp bắt đầu.
Loạt đạn mở màn
Tình trạng bất đồng bắt đầu khi Trần Dần, một tác giả quân đội đồng thời là Đảng viên, đã viết một cuốn sách phóng sự về trận chiến Điện Biên Phủ vào tháng Hai năm 1955. Sau này Bảo Ninh và Dương Thu Hương có các tác phẩm tương tự vào những năm 1990, các nhân vật trong tác phẩm của ông không phải là những hình mẫu anh hùng chủ nghĩa xã hội mà đảng đã ra lệnh phải theo. Quyển sách là bức chân dung phác họa cuộc sống khổ cực bên trong chiến hào nơi hầu như không thấy bằng chứng cho thấy sự thắng lợi của cuộc chiến hay tính đúng đắn của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên ông đã được cử đến Trung Quốc để viết kịch bản phim; ở đó ông đã trải qua một cuộc tranh cãi quyết liệt với viên chính ủy người đã được gửi đến làm việc với ông. Trần Dần trở về nước với tâm trạng thất vọng và đã tập hợp một nhóm các nhà trí thức có cùng tư tưởng trong nội bộ quân đội mà mục tiêu của họ là thuyết phục các lãnh đạo đảng trả lại cho họ sự tự do sáng tác. Họ mong muốn đòi lại sự tự do không chỉ từ các nhân viên kiểm duyệt quân đội mà còn từ các viên chính ủy của đảng. Theo như cương lĩnh được soạn thảo và đệ trình cho Ban chấp hành Trung ương vào năm 1955 của Trần Dần và gần 30 các trí thức gia khác,
Biểu hiện cao nhất về trách nhiệm của một tác giả là sự tôn trọng và trung thành của anh ta đối với sự thật… Sự thật, với phạm vi của nó, vượt qua tất cả những chỉ thị, tất cả lý thuyết…Nếu nó đi ngược lại một kế hoạch hoặc mệnh lệnh nào đó, các tác giả cần bám theo sự thật, không bóp méo nó cũng như không được ép sự thật vào khuôn khổ chính trị… Cách mạng không cần bất cứ nhà tông đồ nào để đốt hương và ca tụng các kế hoạch và cũng chẳng cần đến các vị pháp sư cúng tế khi họ vỗ chiêng và tụng kinh cầu…Ngày nay, người ta tìm thấy trong văn chương của chúng ta khá nhiều kỹ xảo (và ngay cả bộ mặt đạo đức giả).[22]
Ông lập luận rằng “một tác giả phải được cho phép sự tự do gần như hoàn toàn trong việc lựa chọn chủ đề, nhân vật, phong cách thể hiện thái độ và cảm xúc. Tất cả trở ngại và hạn chế phải bị bài trừ như những kẻ thù của chủ nghĩa hiện thực.” Trong thời gian ở Trung Quốc, Trần Dần chịu ảnh hưởng bởi một nhân vật trong nền văn chương Trung Quốc là Hồ Phong, người muốn mở rộng những biên giới có thể chấp nhận được của văn học. Khi trở về, Trần Dần đã viết, “Tại sao không có ai viết về các quan chức chính phủ chẳng hạn? Hoặc về tình yêu? Tại sao cứ phải giới hạn các nhân vật vào vai những cá nhân mang thân phận người công nhân hoặc nông dân? Chủ nghĩa hiện thực khuyến khích hàng trăm trường phái cùng phát triển mạnh.”[23] Những lời tấn công thẳng thắng như vậy vào sự kiểm soát của đảng đã khơi dậy khí phách trong lòng giới trí thức, những người đã tập hợp lại để bảo vệ cho ông. Phan Khôi, cha đẻ của nền thơ ca hiện đại Việt Nam,[24] khi đó 70 tuổi, đã viết “mỗi người trong chúng ta sở hữu nghệ thuật của chính bản thân mình và phản ánh tính cách của chúng ta trong đó. Chỉ có loại hình nghệ thuật và tính cách này mới có thể tạo ra quang cảnh trăm hoa đua nở. Trái lại, nếu các tác giả bị ép buộc phải viết theo cùng một phong cách, thì sẽ có ngày tất cả loài hoa đó sẽ trở thành hoa cúc vạn thọ hết thảy.”[25]
Một nhà trí thức khác, Lê Đạt, đã than phiền rằng hiện thực xã hội chủ nghĩa giống như:
Việc đặt các đồn cảnh sát và máy móc thiết bị vào giữa trái tim con người
Việc buộc cảm xúc phải thể hiện theo như một bộ quy tắc mà chính phủ ban hành.
Phản ứng ban đầu của đảng đối với Trần Dần và những nhà chống đối khác là đặt họ trong chế độ quản thúc tại gia và sau đó cải tạo họ.[26] Tố Hữu, nhà thơ của chính phủ, sau đó đã phát động một chiến dịch nhằm tái củng cố đời sống của giới trí thức với những nguyên lý của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tố Hữu yêu cầu các nhà trí thức phải tuân thủ nghiêm ngặt các tham số được quy định trong bài phát biểu của chủ tịch Mao tại Diên An: “những nhân vật mang tính tích cực,” “những anh hùng cách mạng,” và “nông dân và công nhân như lực lượng tiên phong.” Nói tóm lại, Tố Hữu kêu gọi sự tổng hợp không thỏa hiệp giữa chính trị và nghệ thuật bởi vì “nội dung quyết định hình thức.”
Trong khi nhiều nhà trí thức ý thức được tương lai không lành sẽ xảy ra và tuân theo đường lối của đảng thì những người khác lại tạm lánh mặt cho đến đầu năm 1956 khi tuyển tập mang tên Giai Phẩm Mùa Xuân được xuất bản. Tính táo bạo của tạp chí này, trong đó bao gồm một bài thơ Trần Dần viết nhằm miêu tả tình trạng tệ hại không thể chấp nhận được ở miền Bắc, đã làm chất xúc tác cho các nhà trí thức khác.[27] Khi đảng trao giải Nhất Giải thưởng Văn học vào năm 1954-1955 cho một tác phẩm chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tầm thường của nhà thơ trung thành với đảng – Xuân Diệu, giới trí thức nổi dậy.[28]
Tại Hội nghị tháng Tám năm 1956 của Hội Văn nghệ, các nhà trí thức công khai đòi quyền tự do nhiều hơn, cũng giống như đồng sự của họ ở Trung Quốc và Liên Xô tại thời điểm đó. Ở Trung Quốc, Lục Định Nhất kêu gọi “phá vỡ sự trì trệ trong hoạt động của giới trí thức ở Trung Quốc” trong bài phát biểu “Trăm hoa” của ông. Cụ thể là ông đã yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc cho phép “sự tự do trong suy nghĩ độc lập về hệ tư tưởng, các hoạt động nghiên cứu khoa học và nghệ thuật; tự do ngôn luận; tự do tham gia vào các công việc sáng tạo và phê bình tác phẩm của những người khác; tự do bày tỏ ý kiến; và tự do thu lại ý kiến.” Các học giả cũng bàn luận về những thay đổi trong chính sách của Xô Viết đối với giới trí thức kể từ Đại hội lần thứ Hai mươi của Đảng Cộng Sản Liên Xô khi Khrushchev đưa ra bài phát biểu phi Stalin hóa của mình.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn làn sóng chỉ trích, Hoài Thanh – một quan chức cao cấp của đảng đã xuất bản một bài viết tự phê bình trong tuần báo Văn Nghệ. Nhưng đã quá trễ, giới trí thức bắt đầu xuất bản tạp chí riêng của họ dựa trên triết lý của trí thức gia đối kháng Trung Quốc Hồ Phong, người đã cho rằng “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cần phải chuyển sang khía cạnh con người và khẳng định bản thân như một loại hình của chủ nghĩa nhân văn.” Vào ngày 15 tháng Chín năm 1956, tạp chí Nhân Văn độc lập đã được cấp phép xuất bản. Biên tập bởi Phan Khôi, Nhân Văn xuất bản năm lần từ 20 tháng Chín đến 20 tháng Mười Một năm 1956. Trong giai đoạn đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận trong thời gian ngắn sự thẳng thừng của các tác giả và biên tập viên.
Càng nhiều thứ thay đổi…
Ngoài nhu cầu tự do sáng tác và quyền tự do thành lập các ấn phẩm độc lập mà không chịu sự kiểm soát và kiểm duyệt của đảng, những người bất đồng ý kiến còn có rất nhiều khiếu nại khác. Cũng giống như nhiều đồng nhiệp của họ vào những năm 1990, giới trí thức những năm 1950 rất cẩn trọng trong việc thách thức chủ nghĩa xã hội hoặc sự độc quyền về quyền lực của đảng. Theo Georges Boudarel, một học giả hàng đầu trong nghiên cứu phong trào này: “Nhưng họ không đồng ý việc đánh đồng chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa nhất thể (monolithism), và chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism).”[29]
Phần lớn nhu cầu của họ tập trung vào vấn đề “sự thật” và tính hợp pháp của các nguồn thông tin độc lập và thay thế. Các nhà đối kháng hiểu sự cần thiết của công tác tuyên truyền, nhưng họ cũng cảnh giác trước việc Đảng sẽ diễn dịch sai hoặc nói dối về các sự kiện nhằm thúc đẩy các mục tiêu của mình. Phùng Quán đã yêu cầu một cách rõ ràng về sự minh bạch trong một bài thơ nổi tiếng (Lời mẹ dặn – ND):
Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ.[30]
Tương tự như vậy, Trần Vệ Lan giải thích cho sự thiếu thốn các nguồn thông tin thay thế là do tính thiếu trách nhiệm tai hại và lạm dụng quyền lực của đảng. “Nếu như các cuộc phê bình công khai được áp dụng sớm hơn trong công chúng và báo giới, mà trong đó ai cũng có thể thẳng thắn nói ra điều họ nghĩ để các nhà lãnh đạo của chúng ta dần dần nói ra sự thật từ những dối trá trong việc thực hiện các chính sách, thì nhiều thảm họa đã có thể tránh được.”[31]
Sai lầm tối quan trọng chính là chương trình cải cách ruộng đất đặc trưng bởi “sự nổi lên của phong trào nông dân bạo lực.” Những người chống đối quan tâm đến thực tế là có ít tính hợp pháp ở khu vực nông thôn hơn là ở Hà Nội – khu vực trong tầm kiểm soát của Pháp: Bài xã luận của Nguyễn Hữu Đang trong kỳ 4 tạp chí Nhân Văn, vào ngày 5 tháng 11 năm 1956, đã nhắc lại lời tố cáo của Khrushchev về việc sử dụng bạo lực và khủng bố của Stalin và Beria, nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng “Điều này ở xã hội ta không phải ai cũng công nhận dễ dàng. Vì lòng khinh bỉ của chúng ta đối với pháp lý tư sản lớn quá đến nỗi ở một số đông người nó đã trở thành lòng khinh bỉ pháp lý nói chung… Ít luật lệ là một điều thuận tiện cho sự lạm quyền, độc đoán. [32]
Để thúc đẩy tạo dựng nên xã hội mang tính pháp trị hơn, giới trí thức đã kêu gọi chỉnh sửa Hiến pháp, yêu cầu đảng trao tự do cho quốc hội, và mong muốn một nhánh tư pháp được độc lập. Vị luật sư nổi tiếng, Nguyễn Mạnh Tường, đã vạch ra bốn cuộc cải cách pháp lý cơ bản vào tháng 10 năm 1956 cần phải được thực hiện để tránh những việc lạm dụng ngoài vòng pháp luật như đã xảy ra trong suốt chiến dịch cải cách ruộng đất: thiết lập thời hiệu khởi kiện; chấm dứt việc xử tội đồng lõa của gia đình và các thế hệ liên quan đến phạm nhân; thiết lập một tiêu chuẩn cao hơn cho chứng cứ; và cung cấp quyền lợi cho người bị khởi tố trong suốt thời gian điều tra. Theo ông, những trở ngại thêm vào đó là “sự khinh bỉ đối với pháp lý – thứ đứng dưới quyền lực chính trị – và sự khinh bỉ đối với các chuyên gia.”[33]
Các nhà phê bình cũng đề cập rất nhiều đến sự thiếu dân chủ, sự chiếm hữu quyền lực trong tay một số ít nhân vật, và tình trạng trì trệ của chính trị nói chung. Hai tác phẩm táo bạo nhất là của Phan Khôi và Lê Đạt, hai tác giả viết về “ông bình vôi,” ống nhổ mà người nhai trầu vẫn sử dụng, được lấp đầy bởi vôi để ngăn mùi; đến lúc vôi tích tụ, làm cho bình vôi trở nên vô dụng. Sự ám chỉ Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng trong tác phẩm này đã làm cho đảng giận dữ:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi

Y như một cái bình vôi,

Càng sống càng tồi.

Càng sống càng bé lại.
Phan Khôi đã viết một bài khảo cứu nhỏ dựa trên bài thơ bốn câu này, đặt tên là “Ông bình vôi,” nhằm bổ sung thêm cho hình ảnh phúng dụ của Lê Đạt. Trong bài viết này, ông kể khi còn là một cậu bé 18 tuổi ông đã “hất một loạt ‘ông bình vôi’ thờ trên tường thành xuống đất. Sao lại làm như thế? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận.” Ông đả kích những nhà lãnh đạo đảng vô dụng và già cỗi: “Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cũ rũ trên tran hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng ‘Ông’.”[34]
Đối tượng của sự đả kích rất rõ ràng. Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo đảng hàng đầu đã trở nên quá cứng nhắc và bảo thủ, cũng giống như những bình vôi cũ, đã mất đi tính hữu dụng. Đã đến lúc cất họ vào kệ. Ở đó họ sẽ được kính trọng, nhưng họ sẽ được thay thế bởi “những bình vôi” mới và có ích hơn. Vì điều này mà Phan Khôi bị tố là kẻ phản động và người theo chủ nghĩa xét lại, một người con người già nua suy yếu không thể vượt qua được “tâm tính tư sản” của mình, nhưng bất chấp những sự tấn công này, ông tiếp tục biên tập tờ Nhân Văn và Giai Phẩm để hỗ trợ cho những tác giả và trí thức trẻ. Để đáp lại lời cáo buộc của nhiều người trong đảng rằng ông là kẻ phản cách mạng, ông đã viết một bài thơ trong tạp chí Giai Phẩm kỳ số ba (tháng mười 1956):
Hồng nào hồng chẳng có gai,

Miễn đừng là thứ hồng rài không hoa.

Là hồng thì phải có hoa,

Không hoa chỉ có gai mà ai chơi?

Ta yêu hồng lắm hồng ơi!

Có gai mà cũng có mùi, hương thơm.
Tuy nhiên, Lê Đạt và Phan Khôi đứng trong hàng ngũ thiểu số khác biệt, và rất ít người sẵn sàng đối kháng công khai với hệ tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng vẫn có một ngoại lệ, đó là Giáo sư sử học Đào Duy Anh, người đã khẳng định rằng sự tuân thủ cứng nhắc của đảng đối với ý thức hệ sẽ giới hạn lại phạm vi nghiên cứu và tri thức của đất nước và do đó làm chậm quá trình tăng trưởng và phát triển. Trong một đoạn văn sẽ làm tấm gương cho các công trình vào gần bốn thập kỷ sau đó của Phan Đình Diệu và Hà Sĩ Phu, Đào Duy Anh có viết:
Ở nước ta thì bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn, khiến người ta, vô luận bàn về vấn đề gì, cũng đều phải bắt đầu dẫn những đề án của Mác-Ăng-ghen và Lê-nin, hoặc những ý kiến của Sta-lin hay các lãnh tụ khác, để, hoặc phát triển thêm những ý kiến ấy, hoặc g̣ò bó tài liệu, xoay sở thế nào để gán vào khuôn khổ của những công thức rút ra tự những ý kiến ấy. Xin chỉ một cái tỷ dụ gần đây. Như vấn đề phân kỳ của lịch sử Việt Nam và vấn đề hình thành dân tộc, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người nghiên cứu không dám có ý kiến gì mới ngoài những điều các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác hay các vị lãnh tụ đã nói về các vấn đề ấy. Hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài những công thức cũ, những khuôn khổ sẵn có thì người ta chụp ngay cho những cái mũ dễ sợ, như cái danh hiệu cải biến chủ nghĩa chẳng hạn, những mũ như thế rất dễ bịt mồm bịt miệng người ta…Trong thực tế thì sự thảo luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận một vấn đề gì, nhiều người chỉ nơm nớp sợ không khéo thì chệch ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với những người ấy, công tác học thuật trở thành trò xiếc leo dây. Con đường học thuật phải là con đường cái thênh thang mọi người tự do đi lại, chứ không phải sợi dây căng của người làm xiếc. Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật. Phải áp dụng chính sách “bách gia tranh minh” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thi hành đối với công tác nghiên cứu khoa học.”[35]
Tư tưởng chính thống không chỉ dẫn đến tình trạng trì trệ về mặt tri thức và chủ nghĩa giáo điều, mà nó còn tạo ra một tầng lớp tinh hoa hoàn toàn mới, một tầng lớp “bà la môn” bao gồm các đảng viên nào bắt đầu tách mình ra khỏi quần chúng. Là cơ sở cho những tác giả những năm 1990, Hữu Loan tấn công tầng lớp mới này qua bài thơ “Cũng những thằng nịnh hót,” trong đó ông cáo buộc giai cấp thống trị mới, những người đã hành động cũng tương tự như những kẻ thống trị thời phong kiến và thực dân mà họ đã thay thế, về việc trở thành một thứ gì đó mà lẽ ra không nên tồn tại trong xã hội không giai cấp này.[36]
Phản ứng của Đảng
Các nhà lãnh đạo đảng bị chia rẽ trong việc giải quyết tờ Nhân Văn, Giai Phẩm và những tạp chí chống đối khác. Nhiều người muốn miễn tội cho giới trí thức này. Đặc biệt, quân đội khá cảm thông với nhu cầu của những nhà trí thức có lẽ bởi vì bản thân Quân đội Nhân dân (QĐND) cũng cảm thấy đảng can thiệp quá nhiều vào công việc riêng của mình. Nhiều người trong QĐND, cũng như các nhà trí thức, cảm thấy lo lắng về sự quỵ lụy một cách mù quáng đối với các mô hình và học thuyết Trung Quốc.[37] Thật vậy, một chính ủy tư tưởng trong QĐND, Trần Độ, sau này trở thành người bất đồng chính kiến dẫn đầu vào những năm 1990, đã cố gắng dàn xếp một thỏa hiệp với những người theo đường lối cứng rắn của đảng đứng đầu bởi Tố Hữu và trợ lý của ông là Hoài Thanh.
Những người khác hoàn toàn không tin rằng giới trí thức có thể là mối đe dọa với chế độ: những cuộc tấn công gay gắt từ trong nội bộ giới này đã chọc giận nhiều người của đảng, nhưng dân chúng không mấy ai biết đến các nhà trí thức cùng với những lời phê bình chỉ trích của họ. Bùi Tín cho rằng phong trào được dung thứ vì tính cô lập của nó. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, thường dưới dạng sách và phim Trung Quốc và Xô Viết, dễ tiếp cận với người dân Việt Nam có trình độ trung bình hơn nhiều so với các tác phẩm của Lê Đạt và Phan Khôi. Như Bùi Tín ghi lại, “Những ngày đó không ai có thể sở hữu các bản Nhân Văn hoặc Giai Phẩm để có thể tự hiểu được vấn đề ồn ào lúc bấy giờ.”[38] Lời kêu gọi của những nhà bất đồng chính kiến phần nào không tới được phần lớn dân chúng bởi vì gần 90 phần trăm dân cư là nông dân mù chữ hoặc bán mù chữ.
Tuy nhiên, những người theo đường lối cứng rắn trong đảng đã giành phần thắng, vào tháng Hai năm 1956 cuộc đàn áp không nương tay bắt đầu với việc bắt giam Trần Dần và các đồng nghiệp của ông. Mặc dù đảng tiến hành hàng loạt các chiến dịch công khai bài trừ các tác phẩm của ông, nhưng để theo kịp trào lưu của thế giới cộng sản như bài phát biểu phi Stalin hóa của Khruschev và bài “Trăm hoa” của Lục Định Nhất, đảng đã cho phép Nhân Văn, Giai Phẩm và các tạp chí khác được xuất bản vào mùa hè và mùa thu năm đó (Nhân Văn được xuất bản năm lần từ 20 tháng 9 đến 20 tháng 11). Học giả người Nhật Hirohide Kurihara đã lập luận rằng trong suốt giai đoạn này thật ra đảng đã thừa nhận những sai lầm trong chính sách văn chương.[39] Ví dụ, tạp chí lý thuyết của đảng, Học Tập, đã công nhận những vấn đề nêu ra trong Nhân Văn và Giai Phẩm “phần nào phản ánh được thực tế,” và một bài viết trong nhật báo của đảng, Nhân Dân, đã nói rằng chính sách “Trăm hoa” “nhìn chung là đúng.”[40]
Việc đơn thuần khơi lên những vấn đề văn chương không thể đe dọa được những người trong đảng. Điều làm cho đảng sợ là việc phong trào đang tìm cách biến mình thành một tổ chức đối lập với đảng một cách độc lập, lâu dài, trung thành và có tổ chức. Như Chu Ngọc – một biên tập viên – đã tổng kết lại trong tờ Nhân Văn kỳ ba: “Chúng tôi cố gắng đấu tranh trong tổ chức, song liên tục chúng tôi bị chế ngự, nguyện vọng của chúng tôi lên tới Trung ương Đảng đã bị thay thế bằng nguyện vọng của bè phái họ.”[41] Khi các chỉ trích trên các tạp chí mang tính chính trị nhiều hơn và định hướng văn chương ít lại thì nhiều thành viên trong đảng muốn khơi dậy một cuộc đàn áp.
Những tác nhân bên ngoài đã thay đổi tình hình trong nội bộ đảng khi chính quyền Xô Viết nghiền nát cuộc nổi dậy tại Hungari vào tháng Mười Một năm 1956, trong khi đó Trung Quốc đang ở giữa phong trào “chống cánh hữu.” Trong kỳ báo Nhân Dân ra ngày 16 tháng Chín năm 1956, Lê Duẩn cho xuất bản một bài viết có tên “Đập tan phe cánh hữu,” bài viết này là một sự mô phỏng rõ ràng lại cuộc đấu tranh được phát động tại Trung Quốc chống lại Đinh Linh và các trí thức gia đã lên tiếng chỉ trích trong suốt phong trào Trăm hoa. Trong bài báo, Lê Duẩn đã ghi “quyền [chính trị] là một loài cỏ dại độc hại và [chúng ta cần] biến nó thành phân bón để cải thiện đất trồng lúa của chúng ta.”[42] Vào tháng Mười Một, báo Nhân Dân đã đặt tên cho phong trào nổi dậy ở Hungary là cuộc phản cách mạng,[43] và một hội nghị vào tháng Mười Hai của các đảng cộng sản tại Matxcơva đã dẫn đến kết quả là các hệ tư tưởng trở nên cứng rắn hơn và việc đàn áp tất cả kẻ thù của chế độ chuyên chính vô sản được biện minh.
Các nhân tố bên trong cũng có tác dụng, cụ thể là công cuộc cấp tiến hóa của xã hội trong suốt chiến dịch cải cách ruộng đất tàn bạo giai đoạn 1954-1956. Đảng Lao Động “giải phóng sức mạnh của quần chúng để tiêu diệt tầng lớp địa chủ,” đây là một chiến dịch làm cho nhiều người căm phẫn và tổn hại rất nhiều đến khu vực nông thôn. Quá trình tập thể hóa nông nghiệp được thực hiện vào năm 1956 dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc, và các chiến thuật của Trung Quốc như tòa án nhân dân, chiến dịch chống lại địa chủ, vận động quần chúng, đặt tên giai cấp, và hành quyết hàng loạt đã được áp dụng một cách sốt sắng.[44]
Và tất nhiên tồn tại một mối quan ngại về việc thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt từ giữa năm 1954. Có người lo sợ rằng nếu các trí thức gia trở nên quá thẳng thắn và tập hợp được một diễn đàn công cộng thì họ sẽ sử dụng nó để xúc tiến các quan điểm của họ, và sau đó họ sẽ bị chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam sử dụng cho hoạt động tuyên truyền và làm mất uy tín chính phủ Bắc Việt Nam.[45] Theo Hiệp định Geneve ký năm 1954, các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong vòng hai năm – đây là một quyết định mang tính thỏa hiệp, bởi vì trước đó Hà Nội đã muốn tổ chức bầu cử ngay lập tức nhằm tận dụng thế áp đảo của Việt Minh. Mặc dù các cuộc bầu cử ngày càng khó xảy ra, nhưng hy vọng vẫn chưa bị dập tắt, Đảng vẫn muốn duy trì sự ủng hộ cao độ của nhân dân – đặc biệt là ở miền Bắc – kể từ khi mạng lưới Việt Minh và cơ sở hỗ trợ nhanh chóng bị xóa sổ bởi Diệm và em trai của ông là Ngô Đình Nhu ở miền Nam.
Ảnh hưởng thực của sức ép quốc tế và nhu cầu chính trị trong nước là một phản ứng hai mũi nhọn tấn công. Đầu tiên là cuộc đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến, bao gồm cả việc các ấn phẩm của họ bị tịch thu và những nhà lãnh đạo phong trào bị bắt và cho đi cải tạo. Hai là chiến dịch văn học mạnh mẽ dẫn đầu bởi giới trí thức trung thành với đảng và mệnh lệnh của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Chiến dịch bắt đầu khi tạp chí Nhân Văn bị đóng cửa vào tháng Mười Một năm 1956 sau một cuộc đình công có tổ chức của công nhân xưởng in, trước khi số báo thứ sáu được xuất bản. Tạp chí Giai Phẩm cũng bị đóng cửa chỉ sau khi phát hành bốn số (Tháng Ba, Tháng Tám, Tháng Mười, Tháng Mười Hai năm 1956). Các nhà xuất bản của cả hai tờ báo đều bị bắt, còn Phan Khôi qua đời tại Hà Nội vào đầu năm 1960, chỉ vài ngày trước khi ông bị triệu tập xét xử vì tội “đi chệch đường lối.” Các nhà lãnh đạo khác bị cáo buộc là đã “âm mưu kích động quần chúng thực hiện những cuộc biểu tình phản cách mạng nhằm lật đổ chế độ dân chủ nhân dân và sự lãnh đạo của đảng.”
Trong bài nói chuyện với giới trí thức vào tháng Bảy năm 1956, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Đảng và chính phủ cần hỗ trợ giới trí thức bằng cách giáo dục để họ có được một lập trường giai cấp vững vàng, một quan điểm đúng đắn, một suy nghĩ hợp lý và những cách cư xử mang tính dân chủ.”[46] Theo lời dẫn dắt này, vào tháng Mười Hai năm 1956, một cuộc họp của các quan chức cao cấp của đảng chịu trách nhiệm về giáo dục và nghệ thuật đã được triệu tập nhằm “thống nhất các quan điểm và suy nghĩ của đảng về chủ đề văn học nghệ thuật, để đưa ra một quyết định cho tạp chí Nhân Văn và chỉ ra những hướng phát triển cho tương lai.”[47] Trong buổi họp này, đã đưa ra quyết định biên dịch ra tiếng Việt tất cả tài liệu tiếng Trung và tiếng Nga về việc quản lý giới trí thức.
….
Bài học kinh nghiệm
Cuộc thanh trừng 1963 – 1967
Gốc rễ của cuộc thanh trừng
Tìm hiểu lại cuộc thanh trừng
Di sản của sự bất đồng chính kiến
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Su kien Nhan Van – Giai Pham.pdf
----------------------------------
[1] Ghi chú của Ban Biên tập: 1. Tài liệu mang tính chất tham khảo, thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của người dịch và Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net; 2. Do không thể tìm được tất cả các văn bản gốc để đối chiếu, một số trích dẫn được dịch từ tiếng Anh có thể không đúng như nguyên văn tiếng Việt. Một số thông tin (như về nhân thân, chức danh… của các nhân vật) trong bài mà tác giả đưa ra có thể không chính xác.
[2] Hồ Chí Minh đã giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1946 khi các cuộc đàm phán với Pháp về quyền tự trị đã thất bại và ông chuẩn bị cuộc chiến chống Pháp. Để làm cho các nhóm dân tộc khác, đặc biệt là Việt Nam Quốc Dân Đảng – những người kiên quyết chống cộng, gia nhập vào tổ chức chung là Việt Minh, Hồ Chí Minh đã giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông tìm cách làm giảm bớt những lo ngại cho rằng Việt Minh là một tổ chức do cộng sản lãnh đạo hoặc chi phối. Tuy nhiên, các cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã chiếm ưu thế trong những vị trí lãnh đạo của Việt Minh.
[3] Melvin Gurtov, The First Indochina War: Chinese Communist Strategy and the United States (New York: NXB ĐH Columbia, 1967), 16.
[4] William Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam (Boulder, Colo.: Westview Press, 1981), 141.
[5] Andrew Vickerman, The Fate of the Peasantry: The Premature “Transition to Socialism” in the Democratic Republic of Vietnam (New Haven, Conn.: Yale Center for International and Area Studies, Chuyên khảo số 28, 1986). Tham khảo thêm Neil Jamieson, Understanding Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1993), 224.
[6] Như Phong, “Intellectuals, Writers and Artists,” trong P. J. Honey, biên tập., North Vietnam Today: Profile of a Communist Satellite (New York: Praeger, 1962), 77.
[7] Như Phong, “Intellectuals, Writers and Artists,” 73.
[8] Đặng Thai Mai, “Văn học Việt Nam,” tạp chí Châu Âu, 187-388 (Tháng Bảy – Tháng Tám 1961), 91.
[9] Mao Trạch Đông, “Talks at the Yenan Forum on Literature and Art,” Tháng Năm 1942, trong Mao Trạch Đông, Tuyển tập, tập 3 (Peking: NXB Ngoại Ngữ Hà Nội, 1965), 69–98; Vladimir Lenin, “Party Organization and Party Literature,” 1905, trong Robert C. Tucker, biên tập và dịch, The Lenin Anthology (New York: Norton, 1975), 148–153; Maxim Gorky, “Soviet Literature,” Bài nói chuyện tại Đại hội đầu tiên các nhà văn Xô Viết của toàn liên bang 17 tháng Tám 1934, trong Maxim Gorky, On Literature: Selected Articles (Moscow: Foreign Language Publishing House, n.d.), 228–268.
[10] Trường Chinh, “Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam” (Báo cáo trong Hội nghị Văn hóa Toàn Quốc lần hai, tháng Bảy 1948) trong Trường Chinh, tuyển tập (Hà Nội: NXB Ngoại Ngữ, 1977), 286
[11] Mao Trạch Đông, “Talks at the Yenan Forum on Literature and Art,” 86.
[12] Hồ Chí Minh, “Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951,” trong Hồ Chí Minh, tuyển tập (1920-1949) (Hà Nội: NXB Ngoại Ngữ, 1973), 133
[13] Cùng tác phẩm, 134
[14] Georges Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s: The Nhan-Van Giai Pham Affair,” Vietnam Forum 13, 155.
[15] Như Phong, “Intellectuals, Writers and Artists,” 74.
[16] P. J. Honey, “Introduction,” in Honey, ed., North Vietnam Today: Profile of a Communist Satellite (New York: Praeger, 1962), 6.
[17] Như Phong, “Intellectuals, Writers and Artists,” 75.
[18] Như trên, 76.
[19] Phan Khôi, “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ,” Giai Phẩm Mùa Thu (Tháng Chín 1956) trong Hoàng Văn Chí, biên tập, Giai cấp mới ở miền Bắc Việt Nam (Sài Gòn: NXB Công Dân, 1958), 75.
[20] Như Phong, “Intellectuals, Writers and Artists,” 80.
[21] Trích trong Như Phong, “Intellectuals, Writers and Artists,” 80.
[22] Trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 157.
[23] Trích trong C. K. Nguyễn, “Prophets without Honour,” Far Eastern Economic Review (sau đây viết tắt là FEER), 4 Tháng Tư 1991, 31.
[24] Phan Khôi là cháu trai của huyền thoại Hoàng Diệu (người đã treo cổ tự vẫn khi người Pháp chiếm thành Hà Nội) và là cha đẻ của thơ hiện đại, một nhà cách mạng kỳ cựu, người đã trải qua chín năm bị giam cầm trong nhà tù Côn Đảo và tám năm trong những khu rừng Việt Bắc cùng với lực lượng kháng chiến. Ông qua đời trong tủi nhục, và bị gán cái mác kẻ thù của quốc gia.
[25]Giai Phẩm, Tháng Chín 1956, trích trong Jamieson, Understanding Vietnam, 258
[26] Hoàng Văn Chí khẳng định rằng Trần Dần cuối cùng cũng bị đem ra xét xử, nhưng “không có lời bào chữa nào của ông được nhắc đến,” qua đó chứng minh rằng “tất cả miệng của họ đã bị lắp đầy.” Tham khảo Hoàng Văn Chí, The New Class in North Vietnam (Sài Gòn, NXB Công Dân, 1958), 81-83
[27] Tham khảo Nguyễn Ngọc Bích, biên tập, One Thousand Years of Vietnamese Poetry (New York: NXB ĐH Columbia, 1975), 187–189.
[28] Tác phẩm giành giải của Xuân Diệu “Ngôi sao.” Xuân Diệu trở thành trí thức gia hàng đầu của đảng, liên kết chặt chẽ với Tố Hữu – nhà thơ cách mạng và sau này trở thành ủy viên Bộ chính trị.
[29] Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 164.
[30] Trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 164. Khi đảng cảnh cáo ông về những tác phẩm này, Phùng Quán đã trả lời một cách ngang ngược:
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi?
[31] Trần Lê Văn, “Fear Not that the Enemy Shall Benefit,” Nhân Văn số 2 (30 tháng Chín 1956): 164; trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s.”
[32] Trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 166.
[33] Như trên.
[34] Trích trong Jamieson, Understanding Vietnam, 261.
[35] Trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 167.
[36] Bài thơ xuất hiện trong Giai Phẩm mùa Thu phiên bản ra vào Tháng Mười năm 1956 và có thể tìm thấy trong Hoàng Văn Chí, The New Class in North Vietnam.
[37] Bùi Tín, Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel (Honolulu: University of Hawaii Press, 1995), 14-16. Tác phẩm này nhấn mạnh sự bất đồng giữa Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh. Ông Giáp, người chiến thắng trong trận chiến Điện Biên Phủ, đã đạt được điều đó bằng cách lờ đi lời khuyên từ các cố vấn Trung Quốc của mình. Một điểm thú vị là trong hồi ký của mình về cuộc chiến, ông rất hiếm khi nhắc đến sự ủng hộ của Trung Quốc hoặc trợ giúp mà ông nhận từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tham khảo thêm trong Cecil Currey, Victory at Any Cost (Washington, D.C.: Brassey’s, 1997), esp. 145–212.
[38] Tín, Following Ho Chi Minh, 35.
[39] Hirohide Kurihara, “Changes in the Literary Policy of the Vietnamese Workers’ Party, 1956-1958,” in Indochina in the 1940s and 1950s (Ithaca, N.Y.: NXB ĐH Cornell, Southeast Asia Program, 1992), 165–196.
[40] Ví dụ, tham khảo Nguyễn Chương, “Có căn cứ hay không có căn cứ,” Nhân Dân, 15 tháng Mười 1956. Và Nguyễn Chương, “Mấy điểm sai lầm chủ yếu trong báo Nhân Văn và tập Giai Phẩm Mùa Thu,” Nhân Dân, 25 tháng Chín 1956.
[41] Chu Ngọc, Nhân Văn, Kỳ 3. Trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 164.
[42] Trích trong Boudarel, “Intellectual Dissidence in the 1950s,” 171.
[43] “Phất cao ngọn cờ yêu nước và xã hội chủ nghĩa, nhân dân Hung-ga-ri đã đè bẹp bọn phản cách mạng, tay sai của đế quốc,” báo Nhân Dân, 5 tháng Mười Một 1956
[44] Chiến dịch cải cách ruộng đất tàn bạo và gây ra cuộc nổi loạn công khai tại Nghệ An, điều này đã đe dọa đến sự sống còn của đảng – Ngay cả sự trung thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng bị nghi ngờ. Hồ Chí Minh bị buộc phải cách chức Trường Chinh (người đã trải qua việc tự phê bình trước công chúng) và nắm quyền điều hành đảng. Bản thân Hồ Chủ tịch nhận ra được sự thái quá, và đã tiến hành một cuộc vận động chỉnh đốn. Ban chấp hành Trung ương Đảng thừa nhận “đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng trong suốt cuộc cải cách ruộng đất,” và hàng nghìn tù chính trị đã được thả như một động thái thể hiện thiện chí. Nhưng những cuộc thanh trừng của đảng đã gieo rắc sự ngờ vực sâu sắc. Tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Lao Động đã thông báo sẽ “mở rộng dân chủ, bảo vệ tự do dân chủ và mở rộng hệ thống pháp lý dân chủ.” Lincoln Kaye, “A Bowl of Rice Divided: The Economy of North Vietnam,” trong P. J. Honey, biên tập, North Vietnam Today, 107–108. Lịch sử đầy đủ của chiến dịch cải cách ruộng đất có thể tìm đọc trong Vickerma, The Fate of the Peasantry.
[45] Ví dụ, tham khảo, Hoàng Văn Chí, The New Class in North Vietnam.
[46] Hồ Chí Minh, “A Talk with Intellectuals,” trong Hồ Chí Minh, Tuyển tập các bài báo và phát biểu, 1920–1967, Jack Woddis, biên tập (New York: International Publishers, 1969), 109.
[47] Tạp chí Văn Nghệ, 13 (Tháng Sáu 1957)
(NCQT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét