Nguyễn Ngọc Già - LS. Lê Quốc Quân trốn thuế ư?
Báo Tiền Phong đưa tin [2]: Đến hết tháng 9/2013, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 543.835 tỷ đồng, bằng 66,6% dự toán. Đáng lưu ý hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán.
Thất thu và bội chi ngân sách là "điệp khúc" muôn thuở của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam.
Lục tìm trên mạng để trình ra công luận như sau:
Dù 10 năm không nộp thuế cho nước sở tại nhưng Giám đốc đối ngoại của Coca-Cola lại tuyên bố là "đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam" và cho rằng mình "trong sạch"[3]. Nghi án trốn thuế bằng việc "chuyển giá" của tên tuổi sừng sỏ này vẫn chưa biết đi về đâu.
Tòa nhà cao nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam do Hàn Quốc đầu tư có tên Landmark, không ai ở Việt Nam không biết. Theo đó, năm 2011, Keangnam-Vina bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower, đạt trên 5.200 tỷ đồng, nhưng công ty này báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trong hơn 5 năm đầu tư, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm. [4]
Honda, một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản tại Việt Nam cũng trình ra một bất hợp lý về chuyện "thuế má": đại biểu quốc hội Nguyễn Đình Xuân lên tiếng từ 2009 khi ông mua một chiếc xe tay ga của hãng Honda, giá công bố là 25 triệu đồng/chiếc nhưng khi bán giá là 28,5 triệu đồng. Ông Xuân nói tiếp: "nếu tính ra từ việc chênh lệch không ghi trong hóa đơn đó DN trốn được 30% số thuế, trong số 3 triệu đồng chênh lệch mà không ghi hóa đơn đó thì riêng một chiếc xe ít nhất họ cũng trốn được 1 triệu đồng tiền thuế".[5] Vụ việc trôi như nước mùa mưa lũ.
Khách sạn Equatorial, một khách sạn liên doanh lớn, tọa lạc tại Quận 5 Tp.HCM, dù đã bị khởi tố vụ án trốn thuế với con số nhiều tỉ đồng [6] từ năm 2010, nhưng vẫn mất tăm 3 năm qua như chiếc xuồng ba lá chìm sâu dưới lòng sông ô nhiễm nặng "mùi tiền".
Doanh nghiệp Trung Quốc cũng trốn thuế khoảng 40 tỉ đồng, đây [7]!
Người ta phải kêu lên: "Nhức nhối trốn nợ thuế của doanh nghiệp FDI" [8] hoặc "Nhiều doanh nghiệp nước ngoài núp bóng FDI để trốn thuế" [9]
Đó là nói về doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trốn thuế. Còn trong nước thì sao?
"Đại gia" Nguyễn Thạc Thanh tại Bắc Ninh trốn thuế hàng chục tỉ đồng với án 36 tháng tù treo.
Nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu trốn thuế hàng tỉ đồng [10].
PVN [11], từ thời Đinh La Thăng còn tại nhiệm, đã "'quên' nộp ngân sách khiến Bộ Tài chính đã phải hai lần ra văn bản yêu cầu nộp thuế, PVN còn đang bị đề nghị phạt gần 500 tỉ đồng vì không nộp thuế". Sau đó tập đoàn đầy tai tiếng này, đủng đỉnh nộp lại chỉ sơ sơ... 1.000 tỉ trong khoản tiền 21.000 tỉ. Còn khoản phạt 500 tỉ thì... hãy đợi đấy (!).
Sốc hơn, một đơn vị chuyên môn về thuế trương bảng hiệu [12] "Chi cục thuế quận 1" thuộc Tp.HCM lại ngâm hơn 1.400 tỉ tiền thuế để lấy lãi suốt 5 năm nhưng cuối cùng Chi cục trưởng của "Cục... này" xin tự nhận... "phê bình" (!). Chóp bu tại Tp.HCM cho đến nay vẫn chưa báo cáo lên ông Thủ tướng theo yêu cầu dù sự việc được phanh phui 2 năm qua.
Mới nhất, ngày 3/10/2013, trang phunutoday cho biết [13]: EVN trốn thuế và bị truy thu 1,2 tỉ đồng với quyết định gọi là "xử lý hành chính". Bên cạnh EVN, các "vị đại gia" xăng dầu tiếp tục được "vinh danh" bằng cách: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) yêu cầu truy thu gần 350 tỷ đồng tiền thuế, trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 170 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) là 66 tỷ đồng, Xăng dầu Đồng Tháp (Petimex) là 56,5 tỷ đồng, Lọc hóa dầu Nam Việt (NamViet Oil) là 26 tỷ đồng, Xăng dầu quân đội 19,7 tỷ đồng và Công ty Vận tải Đường bộ Hải Hà 650 triệu đồng.
Còn hằng hà sa số vụ trốn thuế, nếu độc giả có nhã hứng, xin gõ các cụm từ: "đại gia trốn thuế", "doanh nghiệp FDI trốn thuế", "nghệ sĩ trốn thuế", "siêu xe trốn thuế" vân vân và vân vân, có khi đọc cả năm không hết. Tuy nhiên điều chúng ta cần chỉ ra ở đây là hầu như chưa có một vụ trốn thuế nào mà không qua quy trình như bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục thuế TP HCM cho biết [14]: (trích)
Trường hợp cá nhân cố tình trốn tránh, khi cơ quan thuế đã mời làm việc nhưng vẫn không hợp tác thì chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra. Người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm khác nhau.
Ngoài ra, đối tượng trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác như phạt tiền bằng số tiến thuế trốn (ngoài số thuế bị truy thu)… Tuy nhiên, pháp luật cũng có sự phân biệt giữa hành vi “chưa đến mức bị coi là tội phạm” với hành vi "bị coi là tội phạm". Không phải ai vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế, mà có thể bị xử phạt hành chính bằng các hình thức khác nhau.
(hết trích)
Luật sư Lê Quốc Quân "được" quy tội "trốn" hơn 600 triệu tiền thuế, trong đó năm 2012 hơn 400 triệu, năm 2011 hơn 200 triệu và nhận án tù giam 30 tháng cùng mức phạt hơn 1,2 tỉ đồng trong phiên sơ thẩm ngày 02/10/2013.
Trang thông tin TTXVN đưa tin [15]: Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội “Trốn thuế”.
Bản tin trên chỉ thấy nói chung chung, không trình ra cho người đọc chi tiết gì để cho thấy LS. Quân cố tình chây ì hay trốn tránh cơ quan thuế. Không biết quy trình như bà Phó cục trưởng Cục thuế Tp.HCM nói, có được tiến hành đối với ông Quân chưa? Thậm chí, so với những dẫn chứng về việc hàng hà sa số doanh nghiệp cho đến cá nhân trốn thuế với con số khổng lồ như trên, liệu LS. Quân có đáng để phù hợp cái gọi là "mức độ tội phạm"?
Một khi với hơn 600 triệu tiền thuế mà gán cho LS. Quân 30 tháng tù giam, thì cỡ như Đinh La Thăng cùng bộ sậu "xăng dầu", cho đến các doanh nghiệp FDI đầy... "tiếng tăm", các "đại gia", các "siêu sao" v.v...cứ thế mà "đổ đồng", rồi lấy số đó tính ra tháng tù giam cho bảo đảm "công bằng" và "công khai" (!). Nghĩa là 600 triệu/30 tháng tù giam, vị chi 20 triệu/tháng tù giam.
Theo đó, tính "rợ" 1.400 tỉ đồng của cơ quan gọi là "Chi cục thuế" quận 1 Tp.HCM, cứ thế mà ra 70.000 tháng tù, tương đương 5.800 năm tù giam. Lấy số này chia (kẻ nhiều, người ít) cho đám lãnh đạo tại "Chi cục thuế" quận 1 và "nội các" Tp.HCM, gồm nguyên giàn Thành ủy và quận ủy quận 1, UBNDTp.HCM và UBND quận 1 cho đến Cục thuế Tp.HCM, Sở Tài Chính, Hải Quan Tp.HCM, Sở Công an Tp.HCM và quận 1, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp.HCM v.v...
Do đó, tên gọi "trốn thuế" phủ chụp luật sư Lê Quốc Quân đều được đại đa số gọi là sự trả thù hiển hiện của chế độ cộng sản Việt Nam mang màu sắc chính trị. Nó cũng được xem là đòn dằn mặt tiếp tục cho bất kỳ ai đòi dân chủ.
Không biết phiên phúc thẩm tới đây, vụ việc diễn biến ra sao khi gắn kết với một xã hội mà blogger Trương Ba Không đã tường thuật [16] qua buổi trực tiếp đi nhưng... không đến được "phiên tòa công khai": "Xã hội loạn mẹ nó rồi. Chẳng biết xét xử cái gì mà ngăn đường đến vỡ thành phố mất rồi". Giá như người cộng sản khôn ra hơn một chút để thấy càng ngăn cấm kiểu này thì cá nhân Luật sư Quân cũng như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác càng nổi tiếng.
Ừ quên! Những mái đầu nhuộm đen nhánh, những bộ veston đắt tiền, cho đến những đôi giày bóng loáng của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh v.v... cho đến những bộ áo dài tha thướt, những hộp trang điểm hàng hiệu của Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thị Kim Tiến, Tòng Thị Phóng v.v... có xuất "hóa đơn đỏ" không nhỉ? Không khéo lại mang tiếng "trốn thuế" mất!
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131002_vietnam_budget_difficulties.shtml [1]
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/648233/Phai-het-suc-lo-cho-doanh-nghiep-tpp.html [2]
http://vtc.vn/1-359428/kinh-te/10-nam-khong-dong-thue-coca-cola-phat-trien-gi-cho-vn.htm [3]
http://vtc.vn/1-359319/kinh-te/nghi-an-chu-dau-tu-toa-nha-cao-nhat-vn-chuyen-gia.htm [4]
http://www.baomoi.com/Phat-hien-dai-ly-Honda-tron-thue-de-the-sao-khong-ai-xu-ly/145/3417689.epi [5]
http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-dieu-tra-vu-tron-thue-o-khach-san-Equatorial/20109/61530.vnplus [6]
http://giaothongvantai.com.vn/thi-truong/201208/Vu-tham-lau-2000-tan-xang-doanh-nghiep-Trung-Quoc-tron-thue-115256/ [7]
http://dddn.com.vn/doanh-nghiep/nhuc-nhoi-tron-no-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-20120409091138733.htm [8]
http://www.haiduong.gov.vn/vn/chinhquyen/Pages/Nhi%E1%BB%81udoanhnghi%E1%BB%87pn%C6%B0%E1%BB%9Bcngo%C3%A0in%C3%BApb%C3%B3ngFDI%C4%91%E1%BB%83tr%E1%BB%91nthu%E1%BA%BF.aspx [9]
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/612922/Soc-danh-sach-ca-sy-dien-vien-noi-tieng-tron-thue-tpp.html [10]
http://tuoitre.vn/Kinh-te/519007/Buoc-Tap-doan-Dau-khi-nop-lai-gan-11000-ti-dong.html [11]
http://www.tienphong.vn/phap-luat/553851/ong-chi-cuc-truong-tu-nhan-phe-binh-tpp.html [12]
http://phunutoday.vn/doi-song/evn-bi-truy-thu-thue-nhap-khau-dien-32960.html [13]
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quan-diem/11-dai-gia-nop-thieu-chu-khong-tron-thue-10-ty-dong-2856058.html [14]
http://www.vietnamplus.vn/Home/Le-Quoc-Quan-bi-phat-30-thang-tu-ve-toi-Tron-thue/201310/218769.vnplus [15]
https://www.facebook.com/notes/tr%C6%B0%C6%A1ng-ba-kh%C3%B4ng/t%C3%B4i-%C4%91i-d%E1%BB%B1-t%C3%B2a-x%E1%BB%AD-l%C3%AA-qu%E1%BB%91c-qu%C3%A2n-tr%E1%BB%91n-thu%E1%BA%BF/418336031603691 [16]
Người Buôn Gió - Vài suy nghĩ về án tù của Lê Quốc Quân
Vụ án Lê Quốc Quân định đem ra xử khi CTN Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, thế nhưng người ta đã gác lại đợi sau chuyến đi của thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ. Cả hai chuyến đi này đều không đem lại kết quả như mong đợi của Việt Nam. CTN Sang được đón tiếp trong sự thờ ơ, còn thủ tướng Dũng dù các nguồn cố gắng vận động dăm lần bảy lượt để cho thủ tướng có cơ hội tiếp xúc với tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng không đem lại kết quả. Cuối cùng thủ tướng Dũng đành tiếp Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ tại một nơi không lấy gì làm trang trọng với tầm cỡ của một nguyên thủ quốc gia.
Cuộc tiếp kiến với IMF và WB cũng không mang lại kết quả như ý là vận động cho Việt Nam được mượn thêm tiền. Thậm chí là nguồn ODA cũng bị đóng băng vì đòi hỏi VN phải có nguồn vốn đối lưu tương xứng. Câu trả lời của các tổ chức tín dụng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Hoa Kỳ này là ; Việt Nam hãy tự điều chỉnh chính sách kinh tế của mình trước rồi hãy nói đến chuyện mượn tiền nong sau. Chúng tôi làm ăn, không nói đến chuyện nhân quyền ở đây.Điều chỉnh chính sách kinh tế, hay cải cách chính sách kinh tế là một thách đố quá khó đối với một quốc gia mà nhà nước do một đảng độc tài điều hành. Bởi những tập đoàn nhà nước là những tấm bình phong để mang lại nguồn lợi ngầm cho quan chức đảng, nó cũng chính là mạch máu nuôi dưỡng sự tồn vong của đảng, nó đem lại những bổng lộc khiến các đảng viên phải cố gắng phục vụ trung thành cho Đảng để kiếm chác được.
Với hàng loạt trụ sở hoành tráng của ĐCS , cũng như những món tiền
khổng lồ để phục vụ tuyên truyền, bảo vệ ĐCS, dùng cho ĐCS...ai cũng
hiểu mấy chục ngàn VND đảng phí của các đảng viên đóng hàng tháng, không
thể đáp ứng được cho chính các đảng viên ấy trà thuốc khi họp chi bộ,
giấy in để đọc các nghị quyết. Vậy tiền chi cho Đảng lấy ở đâu ra.? Lấy
bằng cách nào.?
Con bài nhân quyền của phía Việt Nam dùng để mặc cả tiền nong với phương Tây đã vào giai đoạn hết tác dụng . Giờ có bắt thêm hàng chục người bất đồng chính kiến hay các blogge phản biện đều chỉ khiến phương Tây thêm cười nhạt.Vào lúc này họ sẵn sàng khen ngợi Việt Nam đã cải thiện về nhân quyền nữa cơ, có tiến bộ lắm, đáng khen lắm. Nhưng mà vay tiền, viện trợ thì lại là chuyện kinh tế, chuyện ông làm ăn thế nào, có hiệu quả hay không.? Tôi trông giỏ tôi bỏ thóc, trông vào cung cách làm ăn của ông có khả năng phát triển hay không tôi đầu tư cho vay.
Thiết nghĩ mọi vấn đề về tiền nong đã rõ ràng. Chuyện nhân quyền không còn là lá bài hữu dụng . Chẳng phải phương Tây ghi nhận tiến bộ về nhân quyền, mà ngay cả Vatican cũng hài lòng với sự tiến bộ về tôn giáo của các ông. Vấn đề bây giờ là các ông hãy phát triển kinh tế lành mạnh và có khả năng phát triển đi. Mọi cái khác ông làm rất đáng khen. Luật sư Lê Quốc Quân, người Việt Nam có học bổng ở Hoa Kỳ và lại là một giáo dân uy tín của Công giáo Việt Nam, một tri thức yêu nước, một người mong muốn cải cách sự dân chủ, quyền con người bỗng nhiên anh bị bắt về tội '' trốn thuế ''. Và khi lá bài nhân quyền để đổi kinh tế, viện trợ không được như ý. Lê Quốc Quân bị người ta kết án nặng nhất so với bất kỳ các vụ án tương tự, thậm chí cả những vụ án mà số tiền trốn thuế gấp vài chục lần. Người ta định bắt anh vì mục đích khác, khi mục đích ấy không còn hữu dụng, lẽ ra phải thả cho anh với mức án hợp lý để lấy sự nhân hòa. Nhưng họ lại hành xử theo cách của người bán đào đêm 30 Tết. Không còn ai mua đào, quất,người bán dùng gậy vụt cho tan nát những cây đào, quất rồi bỏ đó cho người công ty vệ sinh đến dọn, khỏi mất công chở về.
Nếu phiên tòa hôm nay, Lê Quốc Quân nhận tội và xin khoan hồng. Có lẽ anh cũng tạo cho những người bắt anh được lối thoát để họ thành công về dư luận, hể hả thỏa mãn quyền lực tối cao của mình khép ai có tội là có tội. Nhưng anh không làm thế, chẳng ai đi đổi 20 tháng tù giam còn lại của một vụ án bất công, để xin xỏ mong được chuyển thành án treo. Đến một thằng lưu manh, thực dụng như Lái Gió cũng chẳng dại gì đi đổi cái giá ấy. Dẫu biết một ngày tù là thiên thu tại ngoại, là xa lìa con thơ, vợ dại, mẹ già, anh chị em và bằng hữu. Huống chi là một người trí sĩ có tấm lòng với quê hương, một tín đồ Công Giáo nhiệt thành như luật sư Lê Quốc Quân.
Bài phân tích trước khi xử một tháng, tôi đã đặt khả năng Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù giam. Nhưng hy vọng những người kết án anh cân nhắc lợi hại cho họ, bởi có giam được anh thêm 20 tháng tù nữa thì cũng chả nghĩa lý gì thời gian vèo cái là qua. Trái lại uy tín của anh và sự quý trọng anh của những người thương mến anh càng dâng cao và lan tỏa. Còn xử anh án treo và thử thách thì không những vô hiệu hóa anh trong vòng kiềm tỏa,mà vẫn có thể đánh vào uy tín của anh qua những lần kiểm điểm hàng tháng, trình diện tại địa phương, đi đâu phải khai báo xin xỏ. Trong khi đó vẫn được tiếng là không nặng tay với người bất đồng chính kiến, không phân biệt đối xử giữa người bất đồng chính kiến với những người khác cũng trốn thuế trước đó bị xử tội danh như vậy.Nhưng xử án treo là chính quyền phải đủ mạnh, đủ lực. Cũng như Gia Cát Lượng ngày xưa 7 lần bắt và thả Mạch Hoạch. Phải đủ lực để điều khiển cuộc chơi, phải tin vào bản thân mình còn sức lực, trí tuệ và khả năng như Gia Cát Lượng lúc đó mới dám chơi cuộc chơi vờn giỡn như thế.
Có lẽ những người phụ trách vụ án Lê Quốc Quân, cũng chẳng còn niềm tin là họ sẽ còn trụ được đến 20 tháng nữa chăng ?. Thế nên mới quyết giam được ngày nào hay ngày ấy cho khỏi mất công lập chuyên án theo dõi, vô hiệu hóa, ngăn chặn. Chấp nhận để Lê Quốc Quân đi vào lịch sử không phải vì tội ''trốn thuế '' nữa mà như một vị anh hùng đối lập.
Mà cũng có thể là thế lắm, cho mày làm anh hùng đối lập sau này cũng đựơc. Vì lúc đó tao đâu có còn chức quyền nữa mà quan tâm chuyện mày đối lập hay không.? Thật bi hài cho những người chủ trương kết án Lê Quốc Quân hôm nay, nếu suy nghĩ thế thực sự tồn tại ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Con bài nhân quyền của phía Việt Nam dùng để mặc cả tiền nong với phương Tây đã vào giai đoạn hết tác dụng . Giờ có bắt thêm hàng chục người bất đồng chính kiến hay các blogge phản biện đều chỉ khiến phương Tây thêm cười nhạt.Vào lúc này họ sẵn sàng khen ngợi Việt Nam đã cải thiện về nhân quyền nữa cơ, có tiến bộ lắm, đáng khen lắm. Nhưng mà vay tiền, viện trợ thì lại là chuyện kinh tế, chuyện ông làm ăn thế nào, có hiệu quả hay không.? Tôi trông giỏ tôi bỏ thóc, trông vào cung cách làm ăn của ông có khả năng phát triển hay không tôi đầu tư cho vay.
Thiết nghĩ mọi vấn đề về tiền nong đã rõ ràng. Chuyện nhân quyền không còn là lá bài hữu dụng . Chẳng phải phương Tây ghi nhận tiến bộ về nhân quyền, mà ngay cả Vatican cũng hài lòng với sự tiến bộ về tôn giáo của các ông. Vấn đề bây giờ là các ông hãy phát triển kinh tế lành mạnh và có khả năng phát triển đi. Mọi cái khác ông làm rất đáng khen. Luật sư Lê Quốc Quân, người Việt Nam có học bổng ở Hoa Kỳ và lại là một giáo dân uy tín của Công giáo Việt Nam, một tri thức yêu nước, một người mong muốn cải cách sự dân chủ, quyền con người bỗng nhiên anh bị bắt về tội '' trốn thuế ''. Và khi lá bài nhân quyền để đổi kinh tế, viện trợ không được như ý. Lê Quốc Quân bị người ta kết án nặng nhất so với bất kỳ các vụ án tương tự, thậm chí cả những vụ án mà số tiền trốn thuế gấp vài chục lần. Người ta định bắt anh vì mục đích khác, khi mục đích ấy không còn hữu dụng, lẽ ra phải thả cho anh với mức án hợp lý để lấy sự nhân hòa. Nhưng họ lại hành xử theo cách của người bán đào đêm 30 Tết. Không còn ai mua đào, quất,người bán dùng gậy vụt cho tan nát những cây đào, quất rồi bỏ đó cho người công ty vệ sinh đến dọn, khỏi mất công chở về.
Nếu phiên tòa hôm nay, Lê Quốc Quân nhận tội và xin khoan hồng. Có lẽ anh cũng tạo cho những người bắt anh được lối thoát để họ thành công về dư luận, hể hả thỏa mãn quyền lực tối cao của mình khép ai có tội là có tội. Nhưng anh không làm thế, chẳng ai đi đổi 20 tháng tù giam còn lại của một vụ án bất công, để xin xỏ mong được chuyển thành án treo. Đến một thằng lưu manh, thực dụng như Lái Gió cũng chẳng dại gì đi đổi cái giá ấy. Dẫu biết một ngày tù là thiên thu tại ngoại, là xa lìa con thơ, vợ dại, mẹ già, anh chị em và bằng hữu. Huống chi là một người trí sĩ có tấm lòng với quê hương, một tín đồ Công Giáo nhiệt thành như luật sư Lê Quốc Quân.
Bài phân tích trước khi xử một tháng, tôi đã đặt khả năng Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù giam. Nhưng hy vọng những người kết án anh cân nhắc lợi hại cho họ, bởi có giam được anh thêm 20 tháng tù nữa thì cũng chả nghĩa lý gì thời gian vèo cái là qua. Trái lại uy tín của anh và sự quý trọng anh của những người thương mến anh càng dâng cao và lan tỏa. Còn xử anh án treo và thử thách thì không những vô hiệu hóa anh trong vòng kiềm tỏa,mà vẫn có thể đánh vào uy tín của anh qua những lần kiểm điểm hàng tháng, trình diện tại địa phương, đi đâu phải khai báo xin xỏ. Trong khi đó vẫn được tiếng là không nặng tay với người bất đồng chính kiến, không phân biệt đối xử giữa người bất đồng chính kiến với những người khác cũng trốn thuế trước đó bị xử tội danh như vậy.Nhưng xử án treo là chính quyền phải đủ mạnh, đủ lực. Cũng như Gia Cát Lượng ngày xưa 7 lần bắt và thả Mạch Hoạch. Phải đủ lực để điều khiển cuộc chơi, phải tin vào bản thân mình còn sức lực, trí tuệ và khả năng như Gia Cát Lượng lúc đó mới dám chơi cuộc chơi vờn giỡn như thế.
Có lẽ những người phụ trách vụ án Lê Quốc Quân, cũng chẳng còn niềm tin là họ sẽ còn trụ được đến 20 tháng nữa chăng ?. Thế nên mới quyết giam được ngày nào hay ngày ấy cho khỏi mất công lập chuyên án theo dõi, vô hiệu hóa, ngăn chặn. Chấp nhận để Lê Quốc Quân đi vào lịch sử không phải vì tội ''trốn thuế '' nữa mà như một vị anh hùng đối lập.
Mà cũng có thể là thế lắm, cho mày làm anh hùng đối lập sau này cũng đựơc. Vì lúc đó tao đâu có còn chức quyền nữa mà quan tâm chuyện mày đối lập hay không.? Thật bi hài cho những người chủ trương kết án Lê Quốc Quân hôm nay, nếu suy nghĩ thế thực sự tồn tại ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Người Buôn Gió
* Bài viết theo phản ánh quan điểm cá nhân, nếu có điểm nào đụng đến
những quan điểm khác xin được lượng thứ vì trình độ hạn hẹp.
Nguyễn Đình Ấm - Vụ xử Lê Quốc Quân: Công an “việt vị”
Do phải chờ mấy anh bạn nên 9h chúng tôi mới sang đến tòa án Hà Nội. Tất
cả các đường Hai Bà Trưng, Quán Sứ, Thợ Nhuộm…dẫn đến quãng phố Lý
Thường Kiệt đoạn có trụ sở tòa án Hà Nội đều bị chăng dây bịt kín bằng
những hàng rào công an các loại: Cảnh sát trang phục vàng xanh, cơ động,
dân phòng (chân tay công an), cảnh sát mặc thường phục giả dân…Ngoài
các chốt chặn đường vào tòa án, cứ vài chục mét trên tất cả các phố lân
cận lại có những tốp cảnh sát, dân phòng, cảnh sát cải trang canh chừng
theo dõi, nhòm ngó từng người qua đường. Bất kể ai đi tay không có vẻ đi
biểu tình đều bị hỏi đi đâu…Bên cạnh những tốp người canh chừng ấy lại
có những chiếc xe trên thùng ém sẵn vài viên cảnh sát cầm súng, dùi cui
sẵn sàng “chiến đấu”, các bác dân phòng toàn già và trung niên chờ trực
sẵn sàng nghe lệnh…
Do “nội bất xuất, ngoại bất nhập” nên các phố Lý Thường Kiệt, Hai Bà
Trưng…bị tê liệt, dân buôn bán kêu trời. Một bác nhà ở gần tòa Hà Nội ra
vườn hoa Quán Sứ đón khách chửi đổng:
- Mẹ chúng nó, xử người buôn lậu thì sao phải cấm dân đến dự để hôm nay
phải đóng cửa, thiệt hại cả mấy triệu, đến bạn bè lại chơi cũng không
được vào…
Đau nhất là bà con đi khám chữa ở bệnh viện u biếu. Hôm nay phòng tiếp
và khám bệnh bên phố Hai Bà Trưng bị “niêm phong”. Các quán “cóc” bán
nước của bà con nghèo xung quanh bệnh viện cũng bị dẹp để tránh “tụ tập
đông người”…
Xem ra công an đã chuẩn bị lực lượng quá chu đáo, hùng hậu để ngăn chặn
cuộc biểu tình phản đối vụ xử Lê Quốc Quân nhưng họ đã bị “việt vị”.
Không như những lần trước, những người ủng hộ Cù Huy Hà Vũ tập trung ở
các cửa vào toà án bị công an ngăn chặn, cả ngày phải chầu trực ở ngoài
phản đối nên chỉ ít bà con lân cận biết. Nhưng hôm nay những đoàn người
ủng hộ Lê Quốc Quân tản ra đi biểu tình ở nơi khác tận Quang Trung, Lê
Duẩn…làm cho công an không kịp ngăn chặn. Thảo nào 9 h chúng tôi đến tòa
Hà Nội thì chỉ có những toán người đứng ngồi rải rác ở các phố dẫn vào
tòa án.Tại vườn hoa Quán sứ có khoảng 60-70 người đứng, ngồi chờ đợi
cuộc biểu tình nhưng không thấy. Khoảng 10 giờ chúng tôi mở mạng thì mới
biết biểu tình dã diễn ra ở những nơi khác. Thế là chúng tôi cũng như
hàng trăm người cũng bị “việt vị” cùng với công an…
10h 40 chúng tôi ra về. Ngồi trên xe, tôi gọi điện cho luật sư Hà Huy
Sơn hỏi xem tình hình trong tòa ra sao nhưng không thấy luật sư trả lời.
Có lẽ phiên tòa lúc đó vẫn đang tiếp tục. Điều đó cũng vô ích vì sự
trừng phạt Lê Quốc Quân như thế nào đâu ở cái tòa này quyết định!…
02.10.13
(Blog Nguyễn Tường Thụy)
Đừng để cái ác lộng hành
Người tố cáo tham nhũng, tiêu cực bị đánh nứt sọ, cho nghỉ việc. Nhiều
nơi những tiêu cực bị tố cáo rõ rành rành nhưng các cơ quan chức năng vờ
đi, làm người tố cáo bị cô lập...
Vụ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh (SN 1983, ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình
Phước), nhân viên Phòng Giám định Y khoa (GĐYK) tỉnh Bình Phước bị ông
Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK - người bị chị Oanh tố cáo tham nhũng,
cho nghỉ việc làm dư luận rất bức xúc. Trước đó chị Oanh đã bị một người
liên quan trong vụ tố cáo này đánh nứt sọ.
Hèn!
Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, nhất là Sở Y tế ở đâu khi người tố cáo những sai phạm tại Phòng GĐYK liên tục bị hành hung, trù dập? Đấu tranh chống tiêu cực chỉ ở một phòng nhỏ của Sở Y tế Bình Phước tiêu cực mà lại quá nhiêu khê, nguy hiểm như thế thì thử hỏi còn ai dám đấu tranh chống tiêu cực.
Bạn đọc Trần Lâm bày tỏ: “Quyết định sa thải dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh là một cú tát thẳng mặt vào quyết tâm phòng chống tham nhũng của tỉnh Bình Phước. Nếu sau khi khiếu nại mà quyền lợi và cả cuộc sống của dược sĩ Oanh không được bảo vệ thì người dân Bình Phước có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước. Hành động bao che của Sở Y tế Bình Phước cho Trưởng phòng GĐYK cần phải được tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo Ban nội chính tỉnh vào cuộc xem xét”.
Chị Trần Thị Kiều Oanh bên những lá đơn tố cáo những sai phạm tại
Phòng GĐYK tỉnh Bình Phước. Ảnh: TÂN TIẾN
Nhiều bạn đọc cho rằng cách hành xử của các cơ quan liên quan và một số
cá nhân trong vụ việc này là có vấn đề. Với cách kết luận “dược sĩ Trần
Thị Kiều Oanh tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích
của người sử dụng lao động như: gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của một số cá nhân, tập
thể...” nghe quá cũ. Đây là “bài” của những người bị tố cáo tiêu cực
thường sử dụng với người tố cáo. Nếu tố cáo sai, ông Loát có quyền hồi
tố theo luật còn đằng này đánh hội đồng một người đơn thân độc mã thì
chỉ còn biết thốt lên một câu rằng: Hèn!” - bạn đọc Robert nhận xét.
Đưa ra ý kiến về vấn đề trên, bạn đọc Quang Minh, cho biết: Đừng hô hào nhiều quá về chống tiêu cực, bảo vệ người tố cáo, mà hãy hành động để người dân tin rằng có cơ quan đứng ra bảo vệ họ nếu họ tố cáo tiêu cực. Hãy quy trách nhiệm ngay với cấp trực tiếp trở lên nếu để người tố cáo tiêu cực bị trù dập thì người dân mới có lòng tin và quyết tâm chống tiêu cực mới được củng cố. Hãy làm cho con sâu phải sợ thuốc chứ không phải ngược lại.
Ai bao che cho sai phạm ?
Vụ việc trên tưởng chừng như đơn giản nhưng càng ngày càng lộ ra những tình tiết rất bất thường. Những sự kiện cứ tiếp nối nhau như sắp đặt sẵn để triệt tiêu vụ tố cáo tiêu cực này.
Nhiều bạn đọc theo dõi hành trình tố cáo của chị Oanh đặt lại diễn tiến vụ việc: Sau khi chị Oanh tố cáo tiêu cực về các y bác sĩ và Trưởng Phòng GĐYK nhận tiền đút lót của bệnh nhân, phòng này không tiếp tục ký hợp đồng với chị Oanh, kế tiếp không trả lương cho chị Oanh mấy tháng ròng. Các người liên quan đến vụ tố cáo thì nhục mạ và sau đó hành hung chị ngay tại phòng làm việc. Đến nay thì ông trưởng phòng ký quyết định cho chị Oanh nghỉ việc.
Công an xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài cấp giấy giới thiệu đi xác nhận tình trạng
thương tích cho chị Oanh sau khi bị một đồng nghiệp dùng ghế sắt đánh nứt sọ. Ảnh: TÂN TIẾN
Bạn đọc Bao Công, đặt vấn đề: “Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cơ quan dân
chính Đảng tỉnh Bình Phước thừa nhận những gì chị Oanh tố cáo là đúng,
ông Đoàn Đức Loát, Trưởng phòng GĐYK có sai phạm, vậy việc dược sĩ Trần
Thị Kiều Oanh nhận quyết định cho thôi việc do ông Đoàn Đức Loát, ký là
cái gì? Ông Loát chỉ là trưởng của một phòng trực thuộc Sở Y tế thì tư
cách gì mà ký quyết định sa thải người khác? Nếu sa thải chị Oanh vì lý
do “tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích của người
sử dụng lao động...”, vậy thì kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối
cơ quan dân chính Đảng tỉnh Bình Phước đã bị ông Loát chẳng xem ra gì.
Cách vận hành của bộ máy công quyền một tỉnh sao mà kỳ quặc thế”.
Sự việc càng khó hiểu hơn, khi ông Trần Đức Loát là người bị chị Oanh tố cáo nhưng cũng chính ông lại là người chủ trì cuộc họp xem xét kỷ luật chị Oanh. Thực tế, kết quả của cách giải quyết tố cáo trên là chị Oanh bị... cho thôi việc.
Hãy cố gắng lên nhé
“Thừa thắng thì xông lên, nhưng khiếu kiện, tố cáo thì phải đúng người, đúng tội và phải chi tiết cụ thể từng vụ việc, chứng cứ rõ ràng. Cơ quan này không giải quyết thì còn có các cơ quan cao hơn. Cháu phải hết sức bình tĩnh để theo đuổi mục tiêu của mình” - bạn đọc Lý Thông. “Buồn thật. Sự việc này kéo dài, báo chí đăng nhiều rồi sao mà không thấy ai can thiệp?. Cơ quan pháp quyền đâu rồi sao không ai lên tiếng ủng hộ người tố cáo hết vậy? Cứ như thế này thì làm sao chống tiêu cực, cái xấu sẽ lộng hành, người dân càng khổ” - bạn đọc Phan Thị Nhàn. |
Phạm Hồ
(Người Lao động)
Khi người tố cáo tiêu cực gặp rắc rối
Trong khi một bộ phận không nhỏ trong xã hội chạy theo tiền bạc và
danh vọng, thì vẫn có những cá nhân dám đứng lên phanh phui, tố cáo các
vụ việc mờ ám, tiêu cực của các quan chức… Hành trình tìm lại công lý
của họ ra sao? Liệu họ có đơn độc trong cuộc chiến không cân sức?
Câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thu Thủy tố cáo vụ tráo đổi thủy tinh thể ở bệnh viện Mắt Hà Nội và của chị Hoàng Thị Nguyệt tố cáo giả mạo kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức chưa kịp lắng xuống, thì sự vụ dược sĩ Trần Kiều Oanh đứng lên tố chuyện ăn tiền hối lộ tại phòng Giám Định Y Khoa, Sở Y tế Bình Phước và bị đuổi việc, khiến dư luận hết sức quan tâm.
Điểm chung của những vụ lùm xùm này đều bắt nguồn từ lĩnh vực y tế, nghề nghiệp được coi là “lương y từ mẫu” của Việt Nam, cũng có lẽ vì thế, mà những gian lận hay tiêu cực ở đây càng khiến dư luận thêm dạy sóng.
Dư luận đặt ra câu hỏi, liệu những cá nhân dám đứng lên nói sự thật, đi ngược lại lợi ích của giới chức quyền thế thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Chế độ bảo vệ và khen thưởng họ thế nào? Vì tiền bạc mà những cán bộ được xem là “y đức” đó xem thường sức khỏe, tính mạng của người bệnh, họ sẽ bị xử lý ra sao?
Dân gian có câu “đấu tranh, tránh đâu” hàm ý những người can đảm, đứng lên nói sự thật sẽ bị lãnh đạo trù úm, thậm chí bị đuổi việc. Nhưng động cơ nào khiến họ vẫn không ngại ngần phơi bày ra ánh sáng những việc làm nhơ nhuốc và đầy tiêu cực của những cán bộ hám tiền. Phải chăng những người chống tham nhũng cần tiền thưởng? Hẳn là không! Điều họ mong muốn là niềm tin vào một xã hội vẫn tồn tại sự công bằng, minh bạch, ở đó, tiếng nói thẳng thật của họ được trân trọng và bảo vệ…cây ngay không sợ chết đứng!
Câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thu Thủy tố cáo vụ tráo đổi thủy tinh thể ở bệnh viện Mắt Hà Nội và của chị Hoàng Thị Nguyệt tố cáo giả mạo kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức chưa kịp lắng xuống, thì sự vụ dược sĩ Trần Kiều Oanh đứng lên tố chuyện ăn tiền hối lộ tại phòng Giám Định Y Khoa, Sở Y tế Bình Phước và bị đuổi việc, khiến dư luận hết sức quan tâm.
Điểm chung của những vụ lùm xùm này đều bắt nguồn từ lĩnh vực y tế, nghề nghiệp được coi là “lương y từ mẫu” của Việt Nam, cũng có lẽ vì thế, mà những gian lận hay tiêu cực ở đây càng khiến dư luận thêm dạy sóng.
Dư luận đặt ra câu hỏi, liệu những cá nhân dám đứng lên nói sự thật, đi ngược lại lợi ích của giới chức quyền thế thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Chế độ bảo vệ và khen thưởng họ thế nào? Vì tiền bạc mà những cán bộ được xem là “y đức” đó xem thường sức khỏe, tính mạng của người bệnh, họ sẽ bị xử lý ra sao?
Dân gian có câu “đấu tranh, tránh đâu” hàm ý những người can đảm, đứng lên nói sự thật sẽ bị lãnh đạo trù úm, thậm chí bị đuổi việc. Nhưng động cơ nào khiến họ vẫn không ngại ngần phơi bày ra ánh sáng những việc làm nhơ nhuốc và đầy tiêu cực của những cán bộ hám tiền. Phải chăng những người chống tham nhũng cần tiền thưởng? Hẳn là không! Điều họ mong muốn là niềm tin vào một xã hội vẫn tồn tại sự công bằng, minh bạch, ở đó, tiếng nói thẳng thật của họ được trân trọng và bảo vệ…cây ngay không sợ chết đứng!
Lật lại vụ việc tại bệnh viện Mắt Hà Nội, hôm 24/9, tại buổi tiếp xúc
cử tri của đoàn đại biểu TP Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Thu Thủy đã tố cáo
những việc sai trái trong việc thay thủy tinh thể tại bệnh viện này.
Theo đó, bệnh viện nói thay thủy tinh thể của Mỹ cho bệnh nhân với giá
6,5 triệu đồng, nhưng thực tế, thủy tinh thể bệnh nhân nhận được là của
nước khác và có giá chỉ bằng 1/10, và cũng theo lời bác sĩ Thủy thì giám
đốc Bệnh viện Mắt này đã lừa khoảng 3.000 bệnh nhân với số tiền lên tới
hàng tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi, bà Hồng Hạnh tại Hà Nội có người nhà chuẩn bị thay thủy tinh thể tại bệnh viện này bức xúc chia sẻ:
“Gia đình nhà tôi có bà bác ở dưới quê muốn lên thay thủy tinh thể, nhưng nghe vụ tiêu cực ở bệnh viện Mắt Hà Nội thì chúng tôi cũng đang rất phân vân. Vì thực tế, khi chúng tôi mất tiền, mà thay thủy tinh xong lại không đảm bảo có loại thủy tinh thể chất lượng, rồi mổ xong mà mắt lại mờ đi, không đảm bảo sức khỏe, điều này khiến chúng tôi rất bất bình. Những sự việc lùm xùm như vậy trong thời gian vừa rồi có nhiều người lên án, trong đó, có bác sĩ Thu Thủy người đã đề cập đến vấn đề này, muốn phanh phui vụ việc này. Tôi nghĩ rằng xã hội cũng nên quan tâm, chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc để cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này.
Những góc khuất trong xã hộiTrao đổi với chúng tôi, bà Hồng Hạnh tại Hà Nội có người nhà chuẩn bị thay thủy tinh thể tại bệnh viện này bức xúc chia sẻ:
“Gia đình nhà tôi có bà bác ở dưới quê muốn lên thay thủy tinh thể, nhưng nghe vụ tiêu cực ở bệnh viện Mắt Hà Nội thì chúng tôi cũng đang rất phân vân. Vì thực tế, khi chúng tôi mất tiền, mà thay thủy tinh xong lại không đảm bảo có loại thủy tinh thể chất lượng, rồi mổ xong mà mắt lại mờ đi, không đảm bảo sức khỏe, điều này khiến chúng tôi rất bất bình. Những sự việc lùm xùm như vậy trong thời gian vừa rồi có nhiều người lên án, trong đó, có bác sĩ Thu Thủy người đã đề cập đến vấn đề này, muốn phanh phui vụ việc này. Tôi nghĩ rằng xã hội cũng nên quan tâm, chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc để cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này.
Lời chia sẻ “chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này”
hẳn không chỉ là suy nghĩ của bà Hồng Hạnh nói riêng, mà cũng là bức
xúc của công luận nói chung khi cho rằng những kẻ quyền thế, vì đồng
tiền mờ mắt mà phớt lờ sức khỏe bệnh nhân sẽ phải bị trừng phạt đích
đáng.
Tuy nhiên, những “thế lực đen tối” ấy có bị xử lý hay không là một
câu chuyện khác, nhưng chỉ biết rằng, mới đây, sự việc dược sĩ Trần Kiều
Oanh tố cáo Trưởng phòng Giám định Y khoa, sở Y tế Bình Phước và một số
nhân viên khác tại đây nhận tiền hối lộ để giám định bệnh nhân hưởng
chế độ chất độc hóa học, thương bệnh binh, tai nạn lao động… đã bị đánh
bầm giập, phải đi cấp cứu. Chưa kể, sau đó dược sĩ Oanh bị mất việc, mặc
dù bản thân chị được Đài truyền hình Việt Nam vinh danh tới 3 lần vì đã
dám đứng lên tố cáo những sai phạm.
Báo chí trong nước trích đăng, đến thời điểm này, chị Oanh vẫn bị
khủng hoảng nặng nề, phải đối mặt với biết bao khốn khổ cả về tinh thần
và thể chất, chị nói rằng sự vô cảm trong xã hội còn rất nhiều, chị cũng
không biết số phận của mình sắp tới sẽ ra sao, khi mà chị bị họ quyết
tâm “diệt” bằng được, thậm chí người ta còn thách thức chị “cứ vinh danh đi, cứ lên báo chí đi, rồi sẽ phải trả giá.”
Tình hình VN trong thời gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo.
-Trần Đăng Khoa
Lời thách thức trên của những kẻ có quyền thế nhắm vào những người
đơn độc lên tiếng chống lại tiêu cực đã phần nào cho thấy sự lũng đoạn
và trắng trợn của những kẻ nằm quyền sinh, quyền sát trong xã hội. Chính
vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Lê
Như Tiến thẳng thắn xác nhận ông đã từng bị đe dọa “đừng dây vào địa hạt”
của những kẻ chức quyền. Ông phát biểu trên truyền thông trong nước
rằng xã hội đang phổ biến tâm lý vô cảm, “ngậm miệng ăn tiền” cho nên
phát hiện, tố cáo tham nhũng, người thua thiệt nhất lại chính là người
tố cáo. Những kẻ tham nhũng thường là những người có địa vị, chức quyền…
trong khi người đi tố cáo thường lại yếu thế, khó chống lại các nhóm
thế lực có khả năng kiềm tỏa, vì thế, tâm lý không muốn tố cáo cũng phổ
biến trong xã hội, chỉ khi “cực chẳng đã” những người tố cáo mới lên
tiếng.
Ngoài ra, ông Lê Như Tiến còn lấy thêm nhiều thí dụ khác như những
người dũng cảm tố cáo tham nhũng họ bị trù dập, uy hiếp tính mạng không
chỉ bản thân mà cả gia đình, người thân bị liên lụy, thậm chí có trường
hợp nhà bị phóng hủy, bị xã hội đen dằn mặt, bắt cóc con cái để trả thù…
Vậy không lẽ xã hội cứ làm ngơ với những tiêu cực, làm thế nào để khuyến khích những cá nhân dũng cảm dám nói lên sự thật?
Thầy giáo Trần Đăng Khoa, người từng đối mặt với nhiều đe dọa khi dám thẳng thắn tố cáo tiêu cực trong hệ thống giáo dục Việt Nam chia sẻ rằng muốn nhân dân chống tiêu cực thực sự thì phải nói thật, chứ đừng cho mọi người ăn “bánh vẽ” nữa. Ông cho biết:
“Tình hình VN mình trong thời gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo. Nhiều việc rất là mâu thuẫn. Ví dụ như trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi người dân cương quyết đấu tranh với tham nhũng nhưng ông Trọng lại trả lời trên báo chí là không kỷ luật người sai phạm vì kỷ luật sẽ sinh ra thù oán.”
Về phương diện pháp lý, luật Tố Cáo năm 2011 quy định: tố cáo là quyền của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội. Tố cáo là thể hiện sự bất bình của người này đối với hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có thái độ, biện pháp giải quyết.
Rõ ràng câu chuyện của chị Oanh, chị Thủy, chị Nguyệt, những người phụ nữ dũng cảm lên tiếng đòi hỏi sự công bằng, minh bạch vẫn chỉ là số nhỏ, nhưng qua đó, nó cho thấy những góc khuất và mặt trái lớn hơn trong xã hội, đó là việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn rất nhiều hạn chế và cơ chế bảo vệ những người tố cáo còn chưa thực sự hiệu quả và thiếu nghiêm túc.
Vậy không lẽ xã hội cứ làm ngơ với những tiêu cực, làm thế nào để khuyến khích những cá nhân dũng cảm dám nói lên sự thật?
Thầy giáo Trần Đăng Khoa, người từng đối mặt với nhiều đe dọa khi dám thẳng thắn tố cáo tiêu cực trong hệ thống giáo dục Việt Nam chia sẻ rằng muốn nhân dân chống tiêu cực thực sự thì phải nói thật, chứ đừng cho mọi người ăn “bánh vẽ” nữa. Ông cho biết:
“Tình hình VN mình trong thời gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo. Nhiều việc rất là mâu thuẫn. Ví dụ như trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi người dân cương quyết đấu tranh với tham nhũng nhưng ông Trọng lại trả lời trên báo chí là không kỷ luật người sai phạm vì kỷ luật sẽ sinh ra thù oán.”
Về phương diện pháp lý, luật Tố Cáo năm 2011 quy định: tố cáo là quyền của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội. Tố cáo là thể hiện sự bất bình của người này đối với hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có thái độ, biện pháp giải quyết.
Rõ ràng câu chuyện của chị Oanh, chị Thủy, chị Nguyệt, những người phụ nữ dũng cảm lên tiếng đòi hỏi sự công bằng, minh bạch vẫn chỉ là số nhỏ, nhưng qua đó, nó cho thấy những góc khuất và mặt trái lớn hơn trong xã hội, đó là việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn rất nhiều hạn chế và cơ chế bảo vệ những người tố cáo còn chưa thực sự hiệu quả và thiếu nghiêm túc.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-10-02
Hơn cả nói dối chính là... thống kê
Thời gian gần đây, những con số thống kê về tình hình
kinh tế đã trở thành đề tài bàn thảo sôi nổi trên mặt báo, với nhiều
nghi ngờ.
|
Số dối tại người
Sự thiếu tin tưởng vào con số thống kê không phải là hiện tượng mới. Phương Tây có một câu nói nổi tiếng: “Có ba loại nói dối: dối, dối đáng nguyền rủa, và… thống kê”(*). Con số thống kê được xếp vào nhóm nói dối còn tệ hơn là đáng nguyền rủa!
Tại sao con số thống kê được xem là kinh tởm như thế? Tại vì người dùng con số và bản chất khoa học của con số. Người dùng con số thống kê thường là những người có học, họ xuất hiện trước công chúng một cách nghiêm chỉnh (veston, thắt cravat) và do đó càng tăng mức độ tin cậy. Vói sự kỳ vọng như thế, khi công chúng biết rằng họ nói dối thì đó là một sự thất vọng ghê gớm. Khác với con chữ, bản thân con số là sự chính xác của khoa học (nếu ai đó nói rằng “một thiểu số cán bộ” thì không thuyết phục bằng “có 1% cán bộ”), và khoa học theo nguyên tắc thì không được dối trá. Do đó, dùng con số thống kê để nói dối là một “trọng tội”, vì nó nguy hiểm hơn tất cả các loại nói dối khác.
Không phải ngẫu nhiên mà trong nghị trường ở các nước phương Tây, con số thống kê được sử dụng rất cẩn thận. Nói dối trong xã hội phương Tây là điều đại kỵ, dù chính trị gia nổi tiếng là nói dối. (Xin mở ngoặc để nói thêm rằng ở các nước phương Tây, các thành phần xã hội bị người dân khinh thường nhất gồm người bán xe cũ, giới làm việc trong ngân hàng, và… chính trị gia). Ở Úc, nếu bộ trưởng trình bày một con số hay một phát biểu quan trọng mà không có cơ sở thì được xem là trọng tội, và bị ghi vào hồ sơ quốc hội.
Nhưng ở Việt Nam, có nhiều quan chức, kể cả quan chức cao cấp, có xu hướng dùng con số thiếu cẩn thận. Người ta thường dùng (hay có khi “vặn vẹo”) con số thống kê được để yểm trợ cho các phát biểu nào đó. Điều trớ trêu nhất có lẽ là con số tăng trưởng GDP. Trong khi cả nước tính trung bình, tỷ lệ tăng trưởng GDP khoảng 6%, nhưng các tỉnh/thành thì báo cáo tăng trên 10%. Những khác biệt đến vô lý như thế làm cho ngay cả chuyên gia thống kê cũng phải thốt lên “sự dối trá của số liệu”. Trong khoa học, vặn vẹo số liệu là một trọng tội và nhà khoa học sẽ bị kỷ luật, nhưng trớ trêu thay, trong nghị trường thì chẳng ai bị kỷ luật gì cả!
Thật ra, con số không dối trá, chỉ có người sử dụng con số để nói dối. Để chứng minh thành tích giáo dục, người ta có thể làm cho con số tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông cao ngất ngưởng tới 95 – 100%. Trong trường hợp này, con số đó là được thu thập đúng, nhưng nó là con số đã bị “tra tấn”. Do đó, thủ phạm nói dối ở đây chính là cái hệ thống đã tra tấn, đã tạo ra con số đó chứ không phải con số.
“Sai con toán, bán con trâu”
Con số thống kê cũng là một sản phẩm của xã hội, chứ không tồn tại một cách độc lập. Chính vì thế mà con số cần phải đặt trong bối cảnh thì mới có ý nghĩa. Mới đây, một trong những con số gây ra nhiều nghi ngờ nhất có lẽ là con số 1% cán bộ công nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ. Càng đáng nghi ngờ hơn khi trước đó ngay trong nghị trường Quốc hội, có con số 30% cán bộ công chức làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Người ta nghi ngờ con số 1% không chỉ vì nó khác biệt quá lớn với con số 30%, nhưng còn vì không biết con số đó được thu thập và tính toán như thế nào, và định nghĩa thế nào là “không hoàn thành nhiệm vụ”. Không có câu trả lời cho hai câu hỏi đó thì con số 1% hay 30% đều chưa nói lên ý nghĩa thật của chúng.
Nếu con số thống kê bị làm cho
sai, bị biến thành một công cụ để nói dối thì các chính sách công sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến rất nhiều người.
|
Bối cảnh của con số rất quan trọng. Nhiều người rất tự hào rằng tỷ lệ
phát triển kinh tế (qua con số tăng trưởng GDP) cao nhất nhì thế giới,
nhưng có lẽ họ quên rằng Việt Nam xuất phát từ một cơ sở rất thấp so với
các nước trong vùng như Thái Lan và Malaysia. Có thể (chỉ là ví dụ) thu
nhập bình quân của người dân Việt tăng gần bốn lần từ năm 2000 – 2012,
nhưng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam vào năm 2000 chỉ 402 USD
(bằng 1/5 của Thái Lan). Nếu chúng ta tăng trưởng thì các nước láng
giềng cũng không đứng một chỗ. Đặt trong bối cảnh như thế mới thấy còn
quá sớm để tự hào.
Bối cảnh còn quan trọng hơn khi con số liên quan đến tử vong. Khoảng năm năm trước, tôi kinh ngạc khi đọc một bản tin trên báo trích dẫn phát biểu của một quan chức rằng “Lao động Việt Nam tại Malaysia: tỷ lệ tử vong chỉ 0,09%”. Tại sao “chỉ”, trong khi có hàng trăm người chết? Có 315 người Việt đã chết trên xứ người, với những nguyên nhân mù mờ, là một điều rất đáng quan tâm. Mỗi cái chết là một thảm trạng cho gia đình nạn nhân. Con số 315 tử vong cũng có nghĩa là 315 gia đình đang lâm vào cảnh khó khăn, khốn đốn. Chẳng những là 315 cái tang gia đình, mà còn là một sự mất mát không nhỏ cho quốc gia Việt Nam. Cần nhắc lại rằng những người lao động kém may mắn này chết trong độ tuổi sung mãn nhất của đời người. Nếu tuổi thọ trung bình trong nam giới cả nước là 71, tính trung bình mỗi cái chết tương đương 46 năm sống bị mất, và tính chung 315 người chết có nghĩa là trên 14.000 năm sống bị mất đi. Con số 0,09% có lẽ quá nhỏ đối với người mê sảng con số, chứ nó không hề nhỏ với cộng đồng.
Con số có khi còn được sử dụng để nguỵ biện. Không ít người nghĩ rằng ngành y tế Việt Nam dù được đầu tư thấp nhưng có hiệu quả cao. Nhận định này dựa vào so sánh con số thống kê tuổi thọ trung bình của dân số và đầu tư cho y tế của Việt Nam và các nước tiên tiến như Mỹ hay Âu châu. Nhưng đây là một nguỵ biện bằng con số, bởi vì đánh giá hiệu quả của một nền y tế không ai chỉ chọn một chỉ tiêu duy nhất như tuổi thọ trung bình, mà còn phải xem xét đến tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh, chất lượng chăm sóc, sự hài lòng của bệnh nhân, v.v. Vả lại, người dân Việt Nam bỏ tiền túi cho y tế nhiều hơn là đầu tư trung bình của Nhà nước. Do đó, một so sánh giữa Việt Nam và Mỹ rất khó cho chúng ta một kết luận đúng.
Người Việt chúng ta có câu “sai con toán, bán con trâu” để nói lên hệ quả nghiêm trọng của việc tính toán sai. Tính toán sai có thể bắt nguồn từ con số sai. Nếu con số thống kê bị làm cho sai, bị biến thành một công cụ để nói dối thì các chính sách công sẽ gây ảnh hưởng xấu đến rất nhiều người.
Nguyễn Văn Tuấn
(*) “There are 3 kinds of lies: lies, damned lies, and statistics”. Nhiều người cho rằng tác giả câu này là Benjamin Disraeli, Thủ tướng Anh vào thế kỷ 19, nhưng trong thực tế ông không nói câu đó. Rất có thể người nói là nhà văn Mỹ Mark Twain.
Bối cảnh còn quan trọng hơn khi con số liên quan đến tử vong. Khoảng năm năm trước, tôi kinh ngạc khi đọc một bản tin trên báo trích dẫn phát biểu của một quan chức rằng “Lao động Việt Nam tại Malaysia: tỷ lệ tử vong chỉ 0,09%”. Tại sao “chỉ”, trong khi có hàng trăm người chết? Có 315 người Việt đã chết trên xứ người, với những nguyên nhân mù mờ, là một điều rất đáng quan tâm. Mỗi cái chết là một thảm trạng cho gia đình nạn nhân. Con số 315 tử vong cũng có nghĩa là 315 gia đình đang lâm vào cảnh khó khăn, khốn đốn. Chẳng những là 315 cái tang gia đình, mà còn là một sự mất mát không nhỏ cho quốc gia Việt Nam. Cần nhắc lại rằng những người lao động kém may mắn này chết trong độ tuổi sung mãn nhất của đời người. Nếu tuổi thọ trung bình trong nam giới cả nước là 71, tính trung bình mỗi cái chết tương đương 46 năm sống bị mất, và tính chung 315 người chết có nghĩa là trên 14.000 năm sống bị mất đi. Con số 0,09% có lẽ quá nhỏ đối với người mê sảng con số, chứ nó không hề nhỏ với cộng đồng.
Con số có khi còn được sử dụng để nguỵ biện. Không ít người nghĩ rằng ngành y tế Việt Nam dù được đầu tư thấp nhưng có hiệu quả cao. Nhận định này dựa vào so sánh con số thống kê tuổi thọ trung bình của dân số và đầu tư cho y tế của Việt Nam và các nước tiên tiến như Mỹ hay Âu châu. Nhưng đây là một nguỵ biện bằng con số, bởi vì đánh giá hiệu quả của một nền y tế không ai chỉ chọn một chỉ tiêu duy nhất như tuổi thọ trung bình, mà còn phải xem xét đến tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh, chất lượng chăm sóc, sự hài lòng của bệnh nhân, v.v. Vả lại, người dân Việt Nam bỏ tiền túi cho y tế nhiều hơn là đầu tư trung bình của Nhà nước. Do đó, một so sánh giữa Việt Nam và Mỹ rất khó cho chúng ta một kết luận đúng.
Người Việt chúng ta có câu “sai con toán, bán con trâu” để nói lên hệ quả nghiêm trọng của việc tính toán sai. Tính toán sai có thể bắt nguồn từ con số sai. Nếu con số thống kê bị làm cho sai, bị biến thành một công cụ để nói dối thì các chính sách công sẽ gây ảnh hưởng xấu đến rất nhiều người.
Nguyễn Văn Tuấn
(*) “There are 3 kinds of lies: lies, damned lies, and statistics”. Nhiều người cho rằng tác giả câu này là Benjamin Disraeli, Thủ tướng Anh vào thế kỷ 19, nhưng trong thực tế ông không nói câu đó. Rất có thể người nói là nhà văn Mỹ Mark Twain.
(SGTT)
Diệu Chính Nguyễn Bạch - Trận Đánh Lớn
Từ lúc nghe được cái Luận đầy chất Vũ của ông Thượng Bộ Dục mình cứ
nghĩ mãi: không hiểu khi nói: “trận đánh lớn” ở đây ông hàm những ý
gì???
- Trong một trận đánh phải có địch thủ. Vậy địch thủ của ông Thượng Bộ Dục là ai?
- Mục tiêu là gì? Xin ông đừng có nhai lại những thứ rơm khô như “đào tạo con người mới XHCN”, “trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”, “trường học thân thiện”. Những câu,có thể nói là, vô nghĩa, bởi trường không ra trường thì ra cái gì? Ra cái chợ chắc? Thầy không ra thầy thì ra cái gì? Ra con buôn chắc? Hay ra thằng Sở Khanh “gạ tình lấy điểm”.
- Chiến lược, chiến thuật là gì? Bao nhiêu hội nghị, hội thảo, thí điểm, tổng kết lớn nhỏ to bé đủ cả, mà dân vẫn chưa hiểu cái công nghệ với triết lý giáo dục của các ông là gì.
- Bao giờ thì trận đánhkết thúc thắng lợi? (Ông đừng “học tập và làm theo” mà đưa cái khẩu hiệu “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa” ra nhé.)
- Thôi được, cứ cho cải cách giáo dục là “trận đánh” với ý nghĩa là thể hiện quyết tâm đi, thì quân tướng là những ai: là thầy hiệu trưởng họ Sầm, là cô giáo bắt học sinh liếm ghế, là…, là…; và thiết nghĩ vũ khí đặc dụng, trọng yếu nhất được sử dụng phải là trí tuệ. Về điểm này thì mình rất ngờ cái trí tuệ của cả vị Tư lệnh – ôngThượng Bộ Dục, cùng đám tướng tá, mưu sĩ dưới trướng. Trước ông mấy đời, dân mình ai cũng rõ về trí tuệ của các ông rồi. Nào là cải cách chữ viết (cải cách lần nữa là trở về như cũ), nào là cải cách sách giáo khoa. Các nhà cải cách ngồi trên mây nhồi nhét kiến thức hổ lốn cho con trẻ, học trò quá tải. Để rồi lại cải cách lùi (giảm tải). Người tiền nhiệm của ông có sáng kiến tràn trí tuệ: ghi nợ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên. Đến đời ông thì có một chính sách ngập tính nhân văn: ưu tiên điểm cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, Lão thành Cách mạng thi đại học. Và có thấy ông nào “sẵn sàng trả giá” đâu.
Quên chưa kể cái sự cải cách học chữ, học vần từ “a” sang “e”, sinh viên phải học Nghị quyết của Đảng. Với những “đức” và“trí” như thế, cộng thêm sư tuyên truyền, giáo dục: Đảng là đầu bảng, nhất thống, nên chữ cái đầu tiên trẻ cần học phải là chữ Đ. Rồi tiếp thu có chọn lọc, biết đâu các ông lại quay về với thời Bình dân Học vụ, xoá giặc dốt, nên tiếp theo là i, t. Kết quả của trận đánh lớn: thứ tự học chữ học vần củatrẻ sẽ là chữ Đ hoa in đầu tiên, rồi đến i, t và âm it. Thế là cả nước ra đường cứ thấy “líu lo Đ, i, t môi đọng trẻ thơ”… Nếu thế thì sự “trả giá” là quá đắt. Lúc ấy thì sự “trả giá” cho cái đồng hồ Thuỵ sĩ ông đeo, - mà ngay đến cây vợt tenis triệu đô chính gốc người Thuỵ sĩ cũng không dám xài (phát hiện của anh Gốc Sậy đấy ạ), - chỉ là muỗi, nhằm nhò gì với tương lai, vận mệnh của cả dân tộc.
Như các đời tiền nhiệm của ông, kết thúc trận đánh, cái giá mà ông sẵn sàng trả là hạ cánh an toàn, hát vang bài “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, và đổi tên thành “Phạm…Lãi”. Hãi!!!
- Trong một trận đánh phải có địch thủ. Vậy địch thủ của ông Thượng Bộ Dục là ai?
- Mục tiêu là gì? Xin ông đừng có nhai lại những thứ rơm khô như “đào tạo con người mới XHCN”, “trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”, “trường học thân thiện”. Những câu,có thể nói là, vô nghĩa, bởi trường không ra trường thì ra cái gì? Ra cái chợ chắc? Thầy không ra thầy thì ra cái gì? Ra con buôn chắc? Hay ra thằng Sở Khanh “gạ tình lấy điểm”.
- Chiến lược, chiến thuật là gì? Bao nhiêu hội nghị, hội thảo, thí điểm, tổng kết lớn nhỏ to bé đủ cả, mà dân vẫn chưa hiểu cái công nghệ với triết lý giáo dục của các ông là gì.
- Bao giờ thì trận đánhkết thúc thắng lợi? (Ông đừng “học tập và làm theo” mà đưa cái khẩu hiệu “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa” ra nhé.)
- Thôi được, cứ cho cải cách giáo dục là “trận đánh” với ý nghĩa là thể hiện quyết tâm đi, thì quân tướng là những ai: là thầy hiệu trưởng họ Sầm, là cô giáo bắt học sinh liếm ghế, là…, là…; và thiết nghĩ vũ khí đặc dụng, trọng yếu nhất được sử dụng phải là trí tuệ. Về điểm này thì mình rất ngờ cái trí tuệ của cả vị Tư lệnh – ôngThượng Bộ Dục, cùng đám tướng tá, mưu sĩ dưới trướng. Trước ông mấy đời, dân mình ai cũng rõ về trí tuệ của các ông rồi. Nào là cải cách chữ viết (cải cách lần nữa là trở về như cũ), nào là cải cách sách giáo khoa. Các nhà cải cách ngồi trên mây nhồi nhét kiến thức hổ lốn cho con trẻ, học trò quá tải. Để rồi lại cải cách lùi (giảm tải). Người tiền nhiệm của ông có sáng kiến tràn trí tuệ: ghi nợ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên. Đến đời ông thì có một chính sách ngập tính nhân văn: ưu tiên điểm cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, Lão thành Cách mạng thi đại học. Và có thấy ông nào “sẵn sàng trả giá” đâu.
Quên chưa kể cái sự cải cách học chữ, học vần từ “a” sang “e”, sinh viên phải học Nghị quyết của Đảng. Với những “đức” và“trí” như thế, cộng thêm sư tuyên truyền, giáo dục: Đảng là đầu bảng, nhất thống, nên chữ cái đầu tiên trẻ cần học phải là chữ Đ. Rồi tiếp thu có chọn lọc, biết đâu các ông lại quay về với thời Bình dân Học vụ, xoá giặc dốt, nên tiếp theo là i, t. Kết quả của trận đánh lớn: thứ tự học chữ học vần củatrẻ sẽ là chữ Đ hoa in đầu tiên, rồi đến i, t và âm it. Thế là cả nước ra đường cứ thấy “líu lo Đ, i, t môi đọng trẻ thơ”… Nếu thế thì sự “trả giá” là quá đắt. Lúc ấy thì sự “trả giá” cho cái đồng hồ Thuỵ sĩ ông đeo, - mà ngay đến cây vợt tenis triệu đô chính gốc người Thuỵ sĩ cũng không dám xài (phát hiện của anh Gốc Sậy đấy ạ), - chỉ là muỗi, nhằm nhò gì với tương lai, vận mệnh của cả dân tộc.
Như các đời tiền nhiệm của ông, kết thúc trận đánh, cái giá mà ông sẵn sàng trả là hạ cánh an toàn, hát vang bài “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, và đổi tên thành “Phạm…Lãi”. Hãi!!!
Diệu Chính Nguyễn Bạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét