- Nguyễn Đình Ấm: Ông Trần Công Trục có bị oan không? (Bà Đầm Xòe). “Nếu như việc này là sòng phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm chí nếu có sự nhường, đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong hoạch định lại biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký hoạch định biên gới với nước đã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều tin đồn năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao điểm của ta, có việc đó hay không, nếu có, họ có trả cho ta hay không…mà hầu hết dân không được biết kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không bình thường.”
Lại phải nhắc lần nữa vụ ông Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng từ nhiều năm trước đã tuyên bố ngon lành là sẽ công khai toàn bộ bản đồ chi tiết của Hiệp định Biên giới với Trung Quốc, nhưng cho tới giờ vẫn mờ mịt. Xin mời xem lại thông tin cách đây hơn 5 năm: Hiệp ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc (RFA). Khi đó ông thứ trưởng này vẫn lớn giọng “… không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, cắt đất, cho nước này nước kia như một số mạng nước ngòai đưa tin … chỉ có thể giải thích rằng những mạng này họặc do thiếu thông tin, họăc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”
Còn ”nhận định của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn sách dầy gần 900 trang có tựa đề “Biên giới Việt Trung, 1885-2000, lịch sử hình thành và những tranh chấp”, do nhà xuất bản Dũng Châu ấn hành tại Pháp năm 2005 thì “Cái khó khăn của những người làm nghiên cứu hiện nay là, cái bản đồ đính kèm hiệp định ký ngày 30/12/1999 lại chưa đựơc công bố. Chỉ có khi nào đựơc công bố, thì mới có thể so sánh bản đồ ấy với bản đồ đã ký năm 1887 thì mới biết nó xê xích thế nào. Bản đồ chính thức chưa công bố thì không thể nào dựa trên cái gì để kết luận chính thức hết.”
- VỮNG CHÂN VỚI PHÚC TẦN (Mai Thanh Hải). - Chính thức ra mắt cuốn 100 câu hỏi-đáp về biển đảo (TTXVN). - Nhắn tin ủng hộ Trường Sa (NLĐ). - Tàu hỏng máy, 15 ngư dân trôi tự do trên biển Hoàng Sa (VOV). - Một ngư dân mất tích trên vùng biển Trường Sa (VOV). -Tìm kiếm ngư dân mất tích khu vực quần đảo Trường Sa (CAĐN).
- Doanh nhân Thái Bình chịu áp lực vì dự án tàu ngầm (VNE).
- Học hỏi những suy nghĩ cha ông (RFA). Phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Mai về Trung tâm minh triết Việt.
- Việt – Trung ‘duy trì ổn định trên biển’ (BBC). - Trung Quốc ‘sẵn sàng’ hợp tác biển đảo với Việt Nam (VOA) (hợp tác cái gì nhỉ, trả lại Hoàng Sa và Trường Sa đi rồi hãy hợp tác). - Việt – Trung “cùng nhau duy trì ổn định tại biển Đông” (VnEco).
- Say sưa với “tiếng tăm” từ bài phát biểu ở Shangri-la, Thủ tướng phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Hội nghị ASEAN-Trung Quốc (CP), khỏi băn khoăn tới vấn đề đoàn kết khối ASEAN từ trò hạ nhục Tổng thống Philippines của Trung Quốc để ông không thể tới dự Hội chợ? Hay là vui khi nghe một tuyên bố trơ tráo kiểu này: Thủ tướng Lý Khắc Cường: Trung Quốc và ASEAN là một đại gia đình (CRI) giữa lúc Philippines tố Trung Quốc xây cơ sở trên bãi cạn Scarborough ? - ‘Trung Quốc, ASEAN có thể có thập kỷ kim cương’ (VNN).
- Manila tố cáo Bắc Kinh xây cơ sở ở bãi cạn Scarborough (RFI). - Lý Khắc Cường: Bắc Kinh “sẵn sàng” thương lượng về Biển Đông. - Philippines tố cáo Trung Quốc xây cất trên bãi đá ngầm có tranh chấp (VOA). - Philippines: Trung Quốc xây dựng tại bãi ngầm tranh chấp (PNTP).
- ADMM+: 3 năm nhìn lại (TQ).
- David Brown: TPP: Sự cần thiết đối với Việt Nam (Asia Sentinel/ Lê Anh Hùng).
- Mạng lưới nhân quyền VN Kêu Gọi Đề Cử Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2013 (BS).
<- Khẩn – Trực tiếp: Nghệ An, giáo dân Mỹ Yên bao vây Ủy Ban xã Nghi Phương đòi thả người bị bắt trái pháp luật (NVCL). - Thông tin khẩn từ vụ trả thù bắt giữ người trái luật tại Nghi Lộc -Nghệ An (Bùi Hằng). – Video:Nghệ An 3/9/2013 giáo dân xã Nghi Phương bao vây Ủy Ban xã đòi thả người bị bắt trái pháp luật (NVCL). - Nghệ An: giáo dân tập trung đòi giải quyết vụ bắt người trái phép (RFA).
- Cafe Cộng & Nghị Định 72 (FB Osin Huy Đức). “Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp“. - “Cà phê Cộng”, một sự giải thiêng nhẹ nhàng (RFA).
- Facebook ở VN: Đồng sàng dị ‘mạng’ (BBC). “…các chính trị gia phương Tây vất vả hơn chính trị gia Việt Nam khi muốn tới với công chúng. Họ không kiểm soát được truyền thông chính thống nên rất tích cực dùng mạng xã hội”. - MẠNG XÃ HỘI (Bùi Văn Bồng)
- NHẬT KÝ ĐƯƠNG ĐẦU TÀ QUYỀN CÔN ĐỒ NGÀY 31-8-2013 (Bùi Hằng).
- Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 3) – Hoạt động nhóm và thông tin liên lạc (DLB).
- LS Nguyễn Thị Dương Hà kiến nghị Uỷ ban Thường Vụ Quốc Hội giải thích điều 88 Bộ Luật Hình Sự (lần 2) (Dân Luận).
- Bản cáo trạng vụ án Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha tại phiên tòa phúc thẩm ngày 16.8.2013 (Dân luận).
- Thư cám ơn của bà Trần Thị Ngọc Minh – mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB).
- Vạch mặt Ấu Bồ Hòn, kẻ thù dân tộc – Tán gẫu với đồng hương (Dân luận).
- Nguyễn Đại – Do “dân chủ” hay do “não trạng nô lệ”? (Dân Luận).
- Lữ Phương: Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam (Diễn đàn).
- Ts Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Về mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ĐBND). Nghe thông tin là ngày kia, thứ Sáu, 6/9/2013, Ủy ban soạn thảo Sửa đổi Hiến pháp sẽ họp để thông qua bản Dự thảo lần cuối (?), sẽ trình kỳ họp Quốc hội tháng sau.
- GS Đặng Hùng Võ: Sửa Luật [Đất đai] để tránh lợi dụng quyền của Nhà nước (VNN). Kỳ 1.
- Phan Thành Đạt: Chế độ nghị viện (Kỳ 3 – Kỳ cuối) (Boxitvn).
- Đại biểu Quốc hội TP.HCM chất vấn vụ lương “khủng” (TT). - Băn khoăn về 4 TP “vệ tinh” (NLĐ).
- ‘Không thể quản cả ngàn doanh nghiệp’ (BBC).
- TS Tô Văn Trường: VỐN ODA – MINH BẠCH CẦN ĐƯỢC “LUẬT HÓA (Bùi Văn Bồng).
- Thương lái Trung Quốc lại giở trò (NLĐ). – Bình Định: Lùng săn mua nấm độc bán sang Trung Quốc (DV).
- Nữ hộ sinh chống tham nhũng kiên quyết từ chối khen thưởng (VOV). =>
- Khốn đốn vì của hỗ trợ (NLĐ).
- Bà hội đồng bị tố lừa đảo (NLĐ).
- Vụ chôn thuốc trừ sâu: Công an huyện Cẩm Thủy đứng về bọn xấu (Quê choa). - Vụ chôn thuốc trừ sâu: Đòi 160 triệu đồng mới chỉ chỗ chôn… (LĐ). - Dân bám trụ canh “vật chứng” khổng lồ gây ô nhiễm môi trường (TT).
- Thủy điện Ea K’tuor: Tỉnh bảo dừng, bộ nói tiếp tục (NLĐ). - Đắk Lắk dừng khảo sát xây dựng thủy điện Ea Ktuor (VOV).
- Khi nào hết động đất tại vùng thủy điện Sông Tranh 2? (Tầm nhìn).
- Võ Văn Tạo: Xỏ xiên (Quê choa). - Nhật Lệ: Người cày có ruộng và được mùa… rớt giá.
- Song Chi: Nghịch lý nghề nghiệp ở VN (RFA Blog).
- Nhật ký mở lại (lần thứ 65): TRONG CƠN NGẤT NGƯ, “LỰC LƯỢNG THÙ ĐỊCH” QUYẾT LIỆT ĐẬP PHÁ, VƠ VÉT ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG… (Nhát sĩ bảo thủ Tô Hải).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 63) (Nhật Tuấn).
- Từ tư duy nhiệm kỳ đến dấu ấn vượt thời gian (VOV).
- “VỤ THỰC” – NHỮNG GIÁ TRỊ ẢO (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Ôi trời ơi! Tập đoàn điện hạt nhân Nhật TEPCO giãi quyết nạn rỏ rỉ nước nhiễm xạ tại Fukushima theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” – thấy đâu đánh đó (BS).
<- Nhật quyết chấm dứt tình trạng nước nhiễm xạ chảy ra biển (RFI). - Nhật Bản : Chỉ còn 1 lò phản ứng hạt nhân hoạt động. Sắp thua Việt nam rồi! - Khách sợ cá nhiễm xạ, siêu thị Hàn Quốc trang bị máy dò.
- Vũ Quang Việt: Vài nét về kinh tế & chính trị Myanmar (Diễn Đàn).
- Bắc Kinh chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ ? (RFI). - Hết thời Chu Vĩnh Khang? (BBC). - Trung Quốc cách chức một quan chức kinh tế cấp cao (VOA). - Quan tham Trung Quốc lại ngã ngựa (NLĐ). - Trung Quốc cấm dùng tiền công mua bánh trung thu (PNTP).
- Cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman trở lại Bắc Triều Tiên (VOA).
- ‘Tội diệt chủng’ với quản giáo cộng sản Romania (BBC).
- Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 2) (Boxitvn).
- Ra mắt sách hỏi, đáp về biển đảo Việt Nam (TP). - So sánh thú vị: Tàu ngầm “made in Vietnam” và tàu ngầm Mỹ TK 19 (Soha).
- Phạt nặng hành vi xâm phạm lãnh hải thăm dò dầu khí (TTXVN/TT).
- Biển Đông: Đi tìm giải pháp dân sự cho tranh chấp (Infonet). - Trung Quốc muốn đạt được giải pháp về biển Đông (PLVN). - Tướng TQ: Bắn rơi máy bay, đánh chìm chiến hạm Mỹ, phong tỏa Biển Đông (GDVN).
- Bắc Kinh kêu gọi hợp tác ASEAN – Trung Quốc, đánh lạc hướng Biển Đông (GDVM). - ‘Trung Quốc xâm phạm Biển Đông nghiêm trọng nhất trong 10 năm qua’ (SM). - Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Phải tôn trọng DOC và đàm phán COC (PT).
- Philippines tố Trung Quốc xây dựng tại Scarborough (TN). - Philippines trấn an TQ về việc Mỹ tăng cường quân (TTXVN).
- MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ: Xóa chuyện một trục đường bốn quận quản (PLTP).
- Sáng nay, chất vấn vụ giám đốc lương “khủng” (KT). - Đại biểu Quốc hội TP.HCM chất vấn vụ lương “khủng” (TT). - Lương khủng vì người lao động bị xén chế độ (PLTP). - Lương chính trị gia khủng cỡ nào? (TVN).
- Nữ dược sĩ tố cáo tiêu cực lại bị bôi nhọ (PT). - Người tố cáo tiêu cực từ chối nhận thưởng (DV). - Chống tham nhũng được khen thưởng, nhưng từ chối (TT).
- Sử dụng người tài… tại sao khó? (PT).
- Quỹ Bảo hiểm xã hội “điêu đứng” vì nợ đọng (DT). - Nước đến chân mới nhảy (LĐ).
- Bùi Hoàng Tám: Chôn “bom hóa học” hủy diệt tương lai? (DT). - Dân bám trụ canh “vật chứng” khổng lồ gây ô nhiễm môi trường (TT). - Dân trực chiến ngăn tẩu tán tang vật (TT). - Vụ công ty chôn thuốc sâu: Sở TN&MT tiếc vì không lập được công? (GDVN). - Vụ chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa: Năm nào cũng thanh kiểm tra… ngoài tường rào (!?) (LĐ). - Vụ chôn thuốc sâu: Người tố cáo bị theo dõi (SM).
- Kết luận về vụ nạo vét mờ ám trên sông Thị Vải (TN). - Kênh Tham Lương sẽ hồi sinh vào năm 2015 (PLTP).
- Dự án ‘lạ’ ở khu du lịch: Xây tường che… biển (VNN). - “Tháp Doanh nhân” không xin phép xây dựng vẫn thu cả trăm tỉ của dân (LĐ). - Dự án thúc dự án (SGTT).
- Nhiều hồ đập Tây Nguyên dọa vỡ (TP).
- Đường nứt, vẫn đề nghị thưởng 180 tỷ đồng: Dư luận thêm bức xúc (TP). - Quản lý “hờ”? (SGTT).
- BÁN TÂN DƯỢC CÓ CHẤT GÂY NGHIỆN: Lẽ ra được tha nhưng phải đi tù? (PLTP).
- BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG KIM KWAN-JIN: Triều Tiên đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân (PLTP).
KINH TẾ- Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư (TN).
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dọa bỏ Việt Nam sang các nước láng giềng (VOA).
- “Chưa bao giờ Nhà nước từ bỏ vũ khí quản lý giá” (TQ).
- Bộ Công thương trả lời về việc Petrolimex lãi ‘khủng’ (TN). - “Không trao hết quyền điều hành giá xăng cho DN” (TTXVN).
- Sếp Eximbank về Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (VnEco).
- Ít doanh nghiệp xin cấp phép sản xuất vàng trang sức (TBKTSG).
- Giá ô tô sẽ rẻ hơn nhiều (NLĐ). - Rắc rối thuế trước bạ xe ngoại giao.
- Xuất khẩu gạo: Vị đắng quán quân (NLĐ).
- Interfoods lần thứ 13: Cơ hội đối chiếu (SGTT).
- Thép nhập tăng cao gây khó nhà sản xuất (TBKTSG).
- Công ty CP Thanh Bình kiện Cục thuế Đồng Nai: Chờ đợi một kết quả công tâm (DĐDN). Phiên tòa sơ thẩm ngày 28/8/2013 =>
- Giá heo hơi “hạ nhiệt”, người chăn nuôi vẫn có lãi (TBKTSG).
- Đồng roupee trượt giá, dấu hiệu kinh tế Ấn Độ bị hụt hơi (RFI).
- Microsoft mua lại mảng di động của Nokia (BBC). - Smartphone : Nokia lật qua trang sử điện thoại đa năng (RFI).
- Hội chứng “xin” ưu đãi (TN).
- ‘Petrolimex lẽ ra phải lãi 1.200 tỉ đồng’ ! (TN). - Lãi “khủng” Petrolimex thua lãi gửi ngân hàng (Infonet). - Bộ Công thương: Petrolimex mang tiền gửi NH còn lãi nhiều hơn (ĐV). - Bộ Công Thương giãi bày chuyện xăng “tăng nhanh, giảm chậm” (DT). - Nhà nước sẽ giảm can thiệp giá xăng dầu (TT).
- Hàng tồn kho tiếp tục tăng (TP).
- Quen làm ăn kiểu “thuốc độc bọc đường” (SGTT).
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp – Bài 1: Điệp khúc mất mùa được giá… (SGGP). - Nông dân chưa thể… sướng (KT). - Một triệu tấn gạo bị huỷ hợp đồng xuất khẩu chủ yếu là tiểu ngạch (SGTT).
- Được mùa, vẫn ồ ạt nhập ngô (DV).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Khai quật con tàu chìm mới phát hiện ở Quảng Ngãi (VNE).
- Cần 30 tỷ đồng để tôn tạo khu di tích Cao Lỗ Vương (TTXVN).
- GIỌT NƯỚC MẮT NGƯỜI LÍNH (Nguyễn Trọng Tạo). - NÉT CHÌM CỦA THƠ “GIỮA YÊU VÀ…” . – LẠY BÀ BÌNH THƠ… LẠY ÔNG BIÊN TẬP… (Cua rận).
- Những nhà văn “khó đọc” ba miền (Da màu).
<- Trần Mạnh Tuấn: Âm nhạc đã cứu một con mắt, hai quả thận của tôi (TN).
- Khan hiếm đào tính cách (NLĐ).
- LÀM “ÔSIN” TRÊN PHIM: Nhọc nhằn gầy dựng tên tuổi (NLĐ).
- Con đi thi The Voice, bố nấu ăn trong toilet (TT).
- Angela Phương Trinh bị cấm biểu diễn trên toàn quốc (VOV).
- Bảo tàng về Vua hề Chaplin ở Thụy Sĩ (VOV).
- Người phụ nữ 64 tuổi bơi từ Cuba tới Florida trong 52 giờ (VOV). - Bà Diana Nyad thực hiện thành công giấc mơ bơi từ Cuba sang Mỹ (VOA). - ‘Không bao giờ quá già’ (BBC). – Video: Cụ bà 64 tuổi bơi từ Cuba sang Mỹ(VTV).
- Hồi sinh ca Huế thính phòng (TN). - Hình ảnh hoang tàn của cố đô Huế (DT). - Triển lãm ảnh về quá trình trùng tu di tích Huế (TN).
- ‘Lịch sử trang phục Việt Nam qua ngàn năm áo mũ’ (TP). - Đi dọc Hà Nội – Kỳ 2: Chiếc váy phụ nữ Hà thành (TN). - Hà Nội xưa lên… gốm (DV).
- Nhà sử học Larry S. Berman: Sẽ viết tiếp về Phạm Xuân Ẩn (TP).
- Tích tắc: những đón nhận rộng mở (TT). - Đông Tây hội ngộ trong Ta đã ở đó (SGTT).
- Xem “Dấu ấn” của Trần Mạnh Tuấn (DV). - Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn với một con mắt và hai quả thận hỏng (GDVN).
- Chung tay chống sách lậu (GDVN).
- Người Anh cứu LHP Venice ra sao? (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đổi mới giáo dục – đòi hỏi cấp bách (NLĐ).
- Cái gì đằng sau việc say sưa khai thác “hiện tượng” Bộ trưởng Đinh La Thăng tìm việc cho thủ khoa: Mỏi mòn tìm việc (Bài 1) (LĐ).
- Miền Tây: Trường gần vẫn xa (NLĐ). =>
- NHÀ GIÁO NGHỈ HƯU: Trợ cấp thâm niên quá thấp (NLĐ).
- Giáo viên tố cáo vụ làm khống học bạ bị kỷ luật (Tin tức).
- Thầy giáo xin lỗi 7 học sinh bị cắt dép (VNE). - Thầy giáo cắt dép học sinh bị kỷ luật trong toàn ngành (VOV).
- HỌC CÁI GÌ? (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nỗi nhục (pro&contra).
- Bảy năm bò đến trường tìm con chữ (TP).
- Sáu học trò lớp 8, 9 lặn biển Côn Đảo chụp hình (TT).
- Học để làm việc hay để làm … quan? (GDVN). – Cải cách giáo dục: Học để làm … ‘ông nọ, bà kia’? (TVN).
- Giáo dục Đại học Việt Nam chậm cải tổ (GDVN).
- Tiến sĩ Giáp Văn Dương: ‘MOOCs có thể là một lối thoát cho giáo dục Việt’ (VNN).
- Chuyện tiền nong: Hậu thi nhờ & hồ sơ ảo (GD&TĐ).
- Đời sẽ đẹp nếu tự đi bằng chính chân mình (TT). - Đỗ 2 trường, nữ sinh mồ côi mẹ lo không có tiền nhập học (DT).
- Niềm vui ở những ngôi trường mới (PLTP).
- Trước ngày khai giảng năm học 2013 – 2014: Bộn bề nỗi lo thiếu trường, lớp (DV). - Hàng nghìn học sinh thủ đô vẫn phải “học nhờ ở đậu” (SM). - Còn nhiều học sinh không được dự lễ khai giảng (TT).
- Câu hỏi nhỏ cho Bộ trưởng Giáo dục (DV). - Rắc rối chuyện đồng phục học sinh! (GD&TĐ).
- Nơi học trò vượt sông Kỳ Cùng hung dữ đi học (Infonet). - Độc đáo nơi học trò vác mái chèo đi học (VNN).
- Cảnh cáo toàn ngành thầy giáo cắt dép học sinh (SGGP). - Thầy giáo cắt dép của học sinh xin lỗi và bồi hoàn tiền (DV).
- Trung Quốc: Dựng lều cho phụ huynh đưa con nhập học (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Đáng lo thuốc giá bèo (NLĐ). - Kỷ luật bác sĩ vụ chẩn đoán sai khiến phẫu thuật nhầm phổi (VNE).
- Dịp lễ 2/9, cả nước xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông (TTXVN).
<- Nghề “độc” mưu sinh (NLĐ).
- Tràn lan thuốc viêm xoang “gia truyền” (PNTP).
- Nghệ An: Bé 2 tuổi chết đuối ở hố ga trường mầm non (PNTP).
- Không xứng đáng với “Thành phố mang tên bác” nên bị đổi lại tên? Phố Sài Gòn “thành sông” sau cơn mưa chiều 3/9 (VNN). - Sài Gòn ngập trong ‘biển nước đen’ (Zing). Vì không lẽ lại biểu “HCM … ngập …”?
- Thêm người Việt bị bắt ở tiệm móng tay (BBC). - ‘Chấp nhận rủi ro khi thuê người lậu’ (BBC).
- Nga bắt nghi phạm sử dụng người Việt như “nô lệ” (SGTT).
- Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức về môi trường (VOA). - Trung Quốc xử vụ dùng phế phẩm động vật làm dầu ăn (RFI).
- Cứu 15 ngư dân bị chìm tàu trên biển (PLTP). - Hàng trăm người giải cứu thành công cá voi mắc cạn trên đảo Cô Tô (GDVN).
- Cảnh báo thuốc giá rẻ chất lượng kém vào bệnh viện (TN). - Đua nhau ‘tố’ chuyện nhầm lẫn khi khám bệnh (VNN).
- Độ xe Trung Quốc để nâng tải (TP).
- Hai trẻ chết đuối trong hố công trình cầu Nhật Tân (PLTP). - 2 học sinh tiểu học tử vong dưới hố công trình (TN).
QUỐC TẾ - Nga: Có ‘vật thể đạn đạo’ được phóng đi từ Địa Trung Hải (VOA). - Nga phát hiện hai tên lửa phóng về phía Syria (VNE). - Breaking News: Radar Nga phát hiện 2 tên lửa bắn đi từ Địa Trung Hải (GDVN). - Nga phát hiện hai vụ phóng tên lửa ở Địa Trung Hải (Tin tức). - Israel xác nhận thử tên lửa trên Địa Trung Hải (VNE).
- Tổng thống Syria đe dọa nước Pháp (RFI). – Phỏng vấn Nhà báo Nguyễn Văn Huy tại Paris: Syria xem Pháp là « mắt xích » yếu trong liên minh quốc tế. - Tình báo Pháp đưa bằng chứng Damas sử dụng ồ ạt vũ khí hóa học. - Syria : 2 nghị sĩ McCain và Graham kêu gọi can thiệp mạnh. – Hơn 2 triệu người Syria phải bỏ nước ra đi vì nội chiến. - Giáo hoàng phản đối gây chiến tại Syria (TN). - Lính Mỹ phản đối tham chiến tại Syria (VOV). - Hai TNS Mỹ ủng hộ kế hoạch về Syria của Tổng thống (VOA). – Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên cán bộ Viện Chiến lược quân sự Bộ Quốc phòng: Nhiều khả năng Mỹ sẽ sa lầy ở Syria (TN). - Mỹ đánh Syria là “tự bắn vào chân”? (KT).
- TT Obama mưu tìm sự ủng hộ của Quốc hội về việc tấn công Syria (VOA). - Obama: ‘Syria khác Iraq và Afghanistan’ (VNE). - Mỹ chỉ có thể tấn công Xy-ri sau ngày 9-9? (QĐND). - Nga muốn đưa người sang trình bày với Quốc hội Mỹ về tình hình Syria (VOA). - Pháp công bố báo cáo buộc tội Assad (BBC). - Tổng thống Pháp ‘mắc bẫy’ do Obama chùn bước (Tin tức). - Pháp tuyên bố sẽ không tấn công Syria ‘một mình’ (Tin tức). - Trung Quốc ủng hộ LHQ điều tra về vũ khí hóa học ở Syria (VOV). - Chuyên gia có bằng chứng vụ vũ khí hóa học đào tẩu (TTXVN). - Hơn hai triệu người Syria phải tị nạn (BBC). - Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu (VOA). - Cứ 15 giây, một người Syria trở thành dân tị nạn (PNTP).
- Ai Cập : Kết án 52 thành viên Huynh đệ Hồi giáo (RFI).
- Tòa án Ai Cập ra lệnh cho 4 kênh truyền hình ngưng hoạt động (VOA).
- Thủ tướng Merkel và đối thủ tranh luận quyết liệt (TTXVN). =>
- Tướng Indonesia vào tù vì tham nhũng (BBC).
- Chính phủ Nhật giải quyết rò rỉ phóng xạ Fukushima (VOA). - Nhật chi 470 triệu đô la xử lý nước nhiễm xạ (BBC).
- Brazil và Mêhicô giục Mỹ giải thích về vụ tình báo nghe lén (RFI).
- Pháp công bố tài liệu mật (PLTP). - Pháp tính đường đi nước bước cho việc tấn công Syria (VOV). - Syria: Những lời hăm dọa chiến tranh (PT).
- Bước đi ‘sốc’ nhưng khôn khéo của Obama (VNN). - Lãnh đạo Hạ viện Mỹ ủng hộ việc tấn công Syria (VOV). - Bộ 3 quyền lực Mỹ thuyết phục Quốc hội để Obama tấn công Syria (GDVN). - Tấn công Syria, Mỹ đối mặt rủi ro (TP). - Tàu chiến Mỹ sắp tới Syria có gì đặc biệt? (KT). - Tên lửa đã được phóng ở Địa Trung Hải (TN).
- Israel hăm dọa sẽ cho Tổng thống Assad “biến mất” (TTXVN). - Israel làm thế giới lo lắng (TT).
- Lý do Nga, TQ ‘sát cánh’ Syria (VNN). - Chủ tịch ĐCS Nga: “Sau Syria sẽ tới nước Nga” (Infonet). - Vatican cảnh báo nguy cơ chiến tranh thế giới (KT).
- Kỳ cục nước Mỹ… (P. 2) (Infonet).
* RFA: + Sáng 3-9-2013; + Tối 3-9-2013* RFI:
* VTV: + Cuộc sống thường ngày – 03/09/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 03/09/2013; + Tài chính tiêu dùng – 03/09/2013; + Công ty NICOTEX Thanh Thái gây ô nhiễm môi trường; + Điểm hẹn văn hóa – 03/09/2013; + Điều còn mãi – Phần 1 – 02/09/2013; + Điều còn mãi – Phần 2 – 02/09/2013; + 360 độ Thể thao – 03/09/2013; + Cụ bà 64 tuổi bơi từ Cuba sang Mỹ; + Thời sự 12h – 03/09/2013; + Thời sự 19h – 03/09/2013.
2011. Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam
3-9-2013
Lữ Phương
Việc thành lập một đảng chính trị mới đang nói tới ở đây là một đảng giả định, mang tên “ Đảng Dân Chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề
xuất. Anh Đằng là một cán bộ đã 45 tuổi Đảng, hoạt động ở các đô thị
miền Nam trong thời kỳ chiến tranh “ chống Mỹ ”, sau 1975 từng đảm nhận
vai trò lãnh đạo trong Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh suốt một
thời gian dài. Đề xuất của anh đã làm dấy lên trong dư luận trong và
ngoài nước một không khí tranh cãi sôi nổi, hào hứng, quyết liệt ít
thấy. Là chỗ quen biết anh Đằng, sau khi theo dõi những cuộc tranh luận
nói trên, tôi xin được góp thêm với công luận mấy ý kiến sau đây :
*
1. Điều tôi có thể khẳng định đầu tiên là đề xuất ấy chỉ là ý kiến đột xuất của riêng Lê Hiếu Đằng khi anh đối mặt với căn bệnh ngặt nghèo mà mình vướng phải, từ đó nẩy ra ý định nhìn lại cả một đời hoạt động đã qua và đã bày tỏ những dằn vặt cá nhân của mình về những hoạt động đó trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh. Khi bài này xuất hiện trên một trang mạng lập tức được anh Hồ Ngọc Nhuận – một nhà báo cũng là một nhân sĩ ngoài Đảng, thuộc “ lực lượng thứ ba ” đối lập với chính quyền Sài Gòn trước đây, sau 1975 đã cùng hoạt động với anh Đằng trong ban lãnh đạo Mặt trận Thành phố Hồ Chí Minh – lên tiếng tán thưởng bằng một bài viết hết sức nhiệt tình mang tên Phá Xiềng.
Sau bài viết đó của anh
Nhuận, đây đó đã phát sinh dư luận cho rằng việc thành lập một đảng mới
đối lập, đương đầu với Đảng Cộng sản đã là một thực tế đang được xúc
tiến và xúc tiến bởi một nhóm người đang nuôi tham vọng nào đó về chính
trị. Nhưng theo chỗ tôi biết thì trên thực tế chưa hề có một cá nhân nào
hoặc một nhóm người nào đó thực sự có ý định kết tập nhau lại để bắt
tay vào việc hình thành ra cái đảng chính trị này cả. Tất cả chỉ mới
manh nha trong sự gợi ý từ bài viết của anh Đằng và riêng anh Đằng cũng
cho biết, ngay cả khi có điều kiện để hiện thực hoá ý tưởng ấy thì trong
tình trạng bệnh tật không biết đi đến đâu hiện nay, anh cũng không thể
nào đứng ra đảm đương được. Anh Đằng không ngây thơ đến nỗi không hiểu
tính chất đầy khó khăn và phức tạp của một dự án chính trị như vậy.
2. Qua
việc tiếp xúc trực tiếp với anh và những văn bản mà anh đã công bố, tôi
có thể khẳng định thêm rằng khi gợi ra vấn đề “ đa đảng ” nói trên,
anh Đằng không hề đề ra mục tiêu lật đổ hay thay thế Đảng cộng sản đang
lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam. Động lực thực sự của anh là muốn
đưa ra một giải pháp thiết thực, góp phần dân chủ hoá đời sống chính trị
của đất nước, từ đó cùng góp sức với Đảng cộng sản, tìm kiếm những giải
pháp phù hợp thực tế để mau chóng đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng hiện nay. Suy nghĩ này của anh thật ra không có gì mới mẻ vì đã
được nhiều nhân vật hoạt động và một số nhà nghiên cứu (kể cả những
người trong Đảng) nói tới từ lâu, quan trọng nhất là chỉ ra được nguyên
nhân mọi sai lầm lặp đi lặp lại của Đảng cộng sản cầm quyền: đó là việc
Đảng đã coi cái ý thức hệ Mác-Lênin của riêng mình như chân lý duy nhất
đúng, ép buộc toàn xã hội phải thừa nhận, căn cứ vào đó thiết lập quyền
độc tôn lãnh đạo, không màng đến phản ứng của cuộc sống thực tiễn,
nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
Tất cả mọi sự phản biện
dai dẳng đưa đến những đề xuất tìm kiếm một giải pháp điều chỉnh lại
hướng đi cho đất nước cũng xuất phát từ đó : trong thời kỳ mới này, Việt
Nam cần phải chuyển mình sang thể chế dân chủ để hình thành một tập hợp
dân tộc đồng thuận, trong và ngoài nước, dựa trên đó cùng nhau tìm ra
những giải pháp thoát khỏi được sự bế tắc bấy lâu nay. Trong ý hướng dân
chủ hoá đời sống chính trị đó, vấn đề kiểm soát quyền lực – cụ thể là
không để nhà nước dùng sự độc tôn quyền lực triệt tiêu sự sống độc lập
của xã hội công dân, kết quả là biến sự độc tôn đó thành chỗ dựa cho các
tập đoàn lợi ích cấu kết với nhau để thao túng nhà nước – đã được đặt
ra ngày càng gay gắt, dưới nhiều hình thức, từ việc lên tiếng của những
cá nhân đến những kiến nghị tập thể mở rộng cho nhiều người tham gia.
3. Vấn
đề “ đa đảng ” mà Lê Hiếu Đằng nêu ra chỉ nhắc lại những suy nghĩ chung
nẩy sinh từ quá trình thảo luận tìm kiếm con đường dân chủ hoá cho Việt
Nam, diễn ra cả hơn hai thập kỷ đã qua. Và không phải chỉ như vậy vì có
lúc các ý tưởng ấy đã thể hiện trong thực tế, cụ thể qua sự xuất hiện
công khai một số đảng chính trị mà thách thức rất đáng chú ý là việc ông
Hoàng Minh Chính một cựu đảng viên đứng ra “ phục hồi ” một đảng ra đời
vào thời kỳ cách mạng 1945 mệnh danh là Đảng Dân Chủ. Gọi là “ phục hồi
” một đảng cũ (thực chất là do Đảng Cộng sản chủ động lập ra) nhưng
trong khi đó ông Chính lại dời vị trí nội địa của nó ra hải ngoại để một
số nhân vật bên ngoài chi phối, vì thế nỗ lực của ông đã không giữ được
tính chính danh cần phải có để có thể hoạt động, nhất là không đủ thực
lực để vượt qua được sự trấn áp của Đảng cộng sản.
Đảng chính trị mang tên
“ Dân chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất đã đi theo một hướng hoàn
toàn khác : là kết quả của cuộc vận động trong nước nhưng không ra đời
một cách tự phát từ cuộc sống xã hội mà lại bắt nguồn từ nội bộ Đảng
cộng sản, cụ thể từ sáng kiến của những đảng viên bất đồng, xin ra khỏi
Đảng với một số lượng tương đối nào đó để có thể khởi xướng và thành
lập. Thực chất của cái thực thể chính trị được Lê Hiếu Đằng đề xuất đã
bộc lộ rõ trong điều kiện giả định đó : Đảng Dân chủ Xã hội sẽ không thể
nào trở thành hiện thực nếu chưa có đủ số đảng viên cộng sản ly khai
cần thiết. Vì thế sẽ là tất nhiên khi thấy anh Đằng chưa nói gì đến
cương lĩnh, tổ chức, điều lệ của đảng, và cũng là tất nhiên nữa khi
chúng ta chưa thấy có dấu hiệu nào cho biết đã có một sự chuẩn bị tối
thiểu để làm việc đó. Câu hỏi về sự chín muồi hay chưa của tình hình để
sự đề xuất này có thể đi vào thực tế thiết tưởng cũng không có ý nghĩa
bao nhiêu.
Vì thế, muốn nhìn ra
cho rõ hình hài của cái thực thể chính trị mới này tôi thấy không dễ.
Tuy vậy nếu cố gắng đi sâu vào những gì Lê Hiếu Đằng gợi ra qua các bài
viết của anh, chúng ta vẫn có thể hình dung ra được đôi nét rất khái
quát của nó. Khác hẳn về phương pháp hoạt động với Đảng cộng sản, đó là
điều rõ ràng nhất : nếu một bên là chuyên chính, dựa vào đường lối từ
bên trên để “ cải tạo ” bên dưới, buộc bên dưới phải vâng phục (cộng
sản) thì một bên sẽ là dựa vào bên dưới – Lê Hiếu Đằng nói đến nhiều lần
cái “ xã hội dân sự ” đang lớn mạnh – để hoạt động, lấy nguyện vọng của
bên dưới hình thành đường lối, căn cứ vào đó tạo ra áp lực tác động lên
trên, buộc Đảng cộng sản phải tiến hành những cải cách căn bản và thiết
thực (dân chủ xã hội).
Khác nhau về phương
pháp hoạt động nhưng xét về mặt mục tiêu, hai thực thể chính trị ấy vẫn
có thể gặp nhau trên những định hướng lý thuyết khả dĩ về một mô hình xã
hội chủ nghĩa truyền thống : hạn chế sự bóc lột mù quáng và vô độ của
chủ nghĩa tư bản, đề cao quyền sở hữu về sức lao động của những người
công nhân, bảo vệ môi trường tự nhiên, lành mạnh hoá môi trường văn hoá
xã hội… Với những tương đồng giả định đó, nếu ra đời được, Đảng Dân Chủ
Xã hội sẽ đảm nhận một chức năng đặc biệt trong mô hình “ lưỡng đảng ”
kiểu Việt Nam, ở đó Đảng cộng sản vẫn là chủ thể lãnh đạo còn Đảng Dân
chủ Xã hội sẽ giữ vai trò của một lực lượng “ đối trọng hợp pháp ”,
không hoàn toàn là một thứ đảng bù nhìn vuốt đuôi (như ở Trung quốc)
nhưng cũng không phải là một đảng chống đối nhằm “ giải thể ” Đảng cộng
sản để thay thế như người ta có thể tưởng tượng ra.
4. Nhìn chung lại, tôi thấy đề xuất thành lập Đảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu Đằng đã đặt nền trên mấy nhận định sau đây :
-
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hiện nay đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong công cuộc phát triển lành mạnh của đất nước, vì vậy đang đưa dân tộc vào một cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng, có nguy cơ để mất chủ quyền vào thế lực bành trướng phương Bắc.
-
Tình trạng đó được quy về phương thức lãnh đạo chuyên chính của Đảng cộng sản với một đường lối áp đặt, xa rời thực tế, mất lòng dân, cho nên biện pháp dân chủ hoá sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cấp bách để giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên.
-
Trong tình thế cực đoan như hiện nay, sự ra đời của một đảng mới gần gũi với Đảng cộng sản về mục tiêu nhưng khác về phương pháp là phương thức tốt nhất, để vừa dân chủ hoá thể chế chính trị ở Việt Nam, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh thúc đẩy Đảng cộng sản tự dân chủ hoá và canh tân.
Qua sự tìm hiểu như
trên, giả sử như tiếp cận được gần đúng suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng, nếu
bỏ qua một số biểu đạt có tính chất cảm tính vì những bức xúc đặc biệt
của anh, tôi cho rằng những suy nghĩ ấy cần được đón nhận một cách thiện
chí vì bản thân cái phần cốt lõi trong bài viết của anh đã bắt nguồn từ
một thiện chí không thể không ghi nhận. Những anh em quen biết anh Đằng
lâu năm đều nhận thấy anh thuộc loại đảng viên ít chịu khoan nhượng
trước những sai trái, cho nên hoạt động trong một môi trường phải tận
mắt chứng kiến quá nhiều những điều đi ngược lại lý tưởng ban đầu của
anh, nghiêm trọng, dai dẳng đến phi lý, anh không thể không tiếp nối
những người đi trước (như tướng Trần Độ đã mất), lên tiếng phê phán
những sai trái ấy với tinh thần trách nhiệm cao nhất của một đảng viên
mà cũng là của một công dân. Gọi anh là kẻ “ phản bội ”, “ chuyển hệ ”
hoặc theo đuôi các “ thế lực thù địch ”, xuyên tạc tư tưởng để bôi nhọ
nhân thân của anh v.v… là những quy kết đầy ác ý.
Còn về vấn đề “ đa đảng
” mà anh xới lên, như đã nói ở trên, thật sự đó vẫn chỉ là một đề xuất
giả định, đúng hơn là một khuyến cáo có tính chất định hướng cho Đảng
cộng sản – chứ không phải cho những thực thể chính trị khác – mà anh vẫn
còn là một thành phần, mục đích không có gì khác hơn là thúc đẩy sự
canh tân thể chế, vì lợi ích của dân tộc mà cũng là vì Đảng của anh. Vốn
là một khuyến cáo công khai đề xuất trực tiếp, nếu không đồng ý với anh
thì điều quan trọng nhất để những nhà lãnh đạo Đảng ứng phó là chỉ đạo
những nhà lý luận của mình, dưới hình thức một cuộc đối thoại cũng công
khai, minh bạch trả lời từng điểm một các vấn đề đã được nêu ra, nhân
dịp này thành thật công bố đường lối giải quyết những khó khăn hiện nay
của Đảng (nhất là với chủ nghĩa bành trướng phương Bắc), không phải chỉ
với riêng anh mà với cả đông đảo những người thuộc nhiều thế hệ khác
nhau, đã nghĩ như anh và tạo ra động lực để anh bộc lộ. Không làm như
vậy mà lại né tránh các vấn đề đó, trong khi đó lại cho mở ra chiến dịch
công kích anh hết sức thô bạo – cơ sở lập luận không dựa vào đâu ngoài
những công thức tuyên truyền xa rời thực tế (như tính chất “ khoa học ”
của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự chọn lựa của Đảng và của nhân dân là một, cổ
vũ đa đảng là làm rối loạn xã hội v.v…), đương nhiên coi đó như những
chân lý quyền uy, không cần thuyết phục – những nhà lý luận của Đảng đã
không gặt hái được gì ngoài những chống trả quyết liệt của nhiều xu
hướng phản biện khác nhau.
5. Để
giữ tính chất nghiêm túc cho đề xuất của Lê Hiếu Đằng, thiết nghĩ chúng
ta cần vượt lên cuộc tranh cãi ồn ào đang diễn ra để tìm hiểu thêm vấn
đề này theo một viễn cảnh chuyển đổi xã hội rộng lớn hơn mà ở Việt Nam
hiện nay đang đặt ra ngày càng rõ ràng, đặc biệt là những ý hướng canh
tân mạnh mẽ xuất phát từ trong nội bộ Đảng cộng sản. Trong xu thế ấy,
việc đề xuất công khai và trực tiếp của Lê Hiếu Đằng về vấn đề “ đa đảng
” là một đột biến quan trọng, có khả năng mở ra một hướng mới cho quá
trình đấu tranh trong nội bộ Đảng về sự cần thiết phải có những chuyển
hoá triệt để về lãnh đạo : cuộc đấu tranh dân chủ hoá đời sống chính trị
của đất nước từ nay trở đi sẽ không chỉ giới hạn trong việc “ phản biện
” trên lời nói về những chính sách sai lầm của Đảng mà cần tranh đấu
tạo ra một định chế phân tán quyền lực để ngăn chặn những sai lầm ấy một
cách có hiệu lực. Việc kiểm soát quyền lực này không đụng chạm tới
cương lĩnh của Đảng cộng sản (đó là chuyện nội bộ của những người cộng
sản) mà chỉ đặt vấn đề thiết lập một định chế mới để buộc Đảng cộng sản
phải tuân thủ những quy định dân chủ về “ kiểm soát và cân bằng quyền
lực ” khi đem cương lĩnh của mình ra thực hiện.
Trước một xu thế như
vậy, sự phản ứng ứng quyết liệt của một số cán bộ Đảng, quen bám víu
(một cách lén lút) vào thứ lý luận giáo điều về “ chuyên chính vô sản ”,
dứt khoát không chia quyền với bất cứ ai, là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng
nhìn vào lịch sử của phong trào cộng sản thế giới, người ta nhận thấy
quan niệm ấy không phải lúc nào cũng được áp dụng một cách tuyệt đối,
máy móc, nhất là trong những tình thế khó khăn cần linh động nhân nhượng
để đừng mất tất cả (“dĩ nhất biến ứng vạn biến” như Hồ Chí Minh hay
nói) : việc Đảng cộng sản Đông Dương, cuối năm 1945 ra thông báo căn cứ
vào “tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước” bấy giờ để tự giải tán
là một thí dụ. Trong những tình hình như vậy, vấn đề “ đa đảng ” không
còn là một khái niệm thiêng liêng, một nguyên tắc bất dịch mà là một
công cụ trong đấu tranh, cần phải được sử dụng để bảo vệ mục đích theo
đuổi của mình. Vấn đề thành công hay thất bại trong trong việc quyết
định này hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của những người có đảm lược sử
dụng công cụ đó.
Ngay trong điều kiện đã
giành thắng lợi rồi mà muốn bảo vệ quyền lực một cách lâu bền, công cụ
đó vẫn không thể tiên quyết coi như một cấm kị. Thực tế cho chúng ta
biết có khá nhiều hình thức “ đa đảng ” đã được những đảng cầm quyền sử
dụng có lợi cho mình. Có thể cho phép một loạt đảng “ hiệp thương ” tồn
tại để làm “ kiểng ” cho chế độ một đảng độc tài. Cũng có trường hợp các
đảng gọi là “ đối lập trung thành ” được luật pháp cho hoạt động công
khai nhưng trên thực tế đã bị đảng cầm quyền khống chế (một cách hợp
pháp và cả bất hợp pháp) để duy trì quyền lãnh đạo thống trị của mình.
Cũng có trường hợp công cụ đa đảng được dùng trong thể chế “ đa nguyên
đa đảng ” ở đó các đảng đối lập, vì một lý do văn hoá, lịch sử nào đó,
luôn chiếm vị trí thiểu số, nhưng cũng có những trường hợp được sử dụng
trong thể chế “ nhất nguyên đa đảng ”, ở đó chỉ có hai đảng thay nhau
cầm quyền bằng những phương pháp khác nhau nhưng có cùng mục đích bảo vệ
những giá trị chung của một chế độ cả hai đều chia sẻ. Trước thực tế
phức tạp của cuộc đấu tranh quyền lực, việc tuyệt đối hoá một quan niệm “
độc đảng ” có nội dung nào đó để duy trì sự độc tôn quyền lực cho Đảng
của mình trong mọi trường hợp là một thái độ không thực tế. Nhất là lại
thuần tuý bằng trấn áp và bạo lực thì không những không thực tế mà còn
nguy hiểm : đảng chính trị đó chỉ tích tụ những toan tính bạo lực ngược
chiều, trước sau gì cũng “ quỵ sụm ” hoặc bị đánh đổ bằng con đường bạo
lực do mình tạo ra.
*
Sẽ là một thiếu sót nếu bài này chấm dứt mà không có vài lời sau đây xin thưa cùng những người quen hay không quen đã bày tỏ thái độ đồng tình, cổ vũ đề xuất của Lê Hiếu Đằng : a) Đề xuất của anh chỉ là một khuyến cáo với Đảng cộng sản. Tán thành nhưng xem đây chỉ như một sáng kiến “ cải lương ”, “ thoả hiệp ” hoặc “ ảo tưởng ” cũng không sao, nhưng đừng quên rằng đây là một hình thức tranh đấu mới nẩy sinh từ bên trong hàng ngũ những người cộng sản trước tình thế mới. b) Thực chất của đề xuất đó là chuyển hoá thể chế chuyên chính sang dân chủ pháp quyền, ở đó hình thức đa đảng là một công cụ đấu tranh thực hiện bằng phương pháp nội tại của những người cộng sản bất đồng. Cần xuất hiện những suy nghĩ khác có nội dung phù hợp với những bước đi thích hợp hơn. c) Công việc cực kỳ khó khăn, xin đừng quá bồng bột coi đề xuất này như một thứ phép màu mang đến khả năng chấm dứt ngay được di sản nặng nề của độc tài, chia rẽ, hận thù do quá khứ để lại. Cũng đừng quên trong chính trị, vấn đề “ đa đảng ” chỉ là một công cụ đấu tranh : viễn cảnh về một xã hội mà công cụ đó cần vượt qua và nhắm tới mới là mục tiêu quan trọng hơn.
Xong đúng ngày 2-9-2013
Lữ Phương
Nguồn: Diễn đàn
Chế độ nghị viện (Kỳ 3 – Kỳ cuối)
Phan Thành Đạt
III. Chế độ tổng thống, mô hình chính trị thích hợp cho Việt Nam
Cây tự do lớn rất nhanh, một khi nó bén rễ sâu trong lòng đấtViệt Nam có vị trí địa lí chiến lược ở Đông Nam Á, vì vậy các cường quốc đều muốn có ảnh hưởng ở đây. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phe cộng sản và phe tư bản đối đầu trong một cuộc chiến ý thức hệ, bằng chạy đua vũ trang và tạo ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới. Triều Tiên và Việt Nam là nơi đối đầu trực tiếp giữa hai phe. Về phía Trung Quốc, láng giềng khổng lồ bên cạnh Việt Nam, nước này luôn muốn có ảnh hưởng chính trị và kinh tế, khiến Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Để giữ vị thế độc lập, tự chủ, tránh rơi vào vòng xoáy của nước lớn, Việt Nam cần xây dựng một thể chế dân chủ, để phát huy trí tuệ của con người nhằm giúp đất nước vượt qua những khó khăn hiện tại. Muốn vậy, Việt Nam cần có một bản Hiến pháp tiến bộ. Hiến pháp năm 1946 và Kiến nghị 7 điểm của các nhà trí thức đã tìm được lối thoát cho đất nước (A). Thêm một số đề nghị bổ sung nhằm xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan lãnh đạo (B), người viết bài này hi vọng sẽ góp phần vào sự nghiệp dân chủ hóa đất nước.
George Washington, Tổng thống Mỹ
A. Phân tích hai bản Hiến pháp dân chủ của đất nước
Hiến pháp 1946 thiết lập thể chế nghị viện
Hiến pháp 1946 đặt tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là
bản Hiến pháp dân chủ nhất trong 4 bản Hiến pháp của Việt Nam, Hiến pháp
1946 là văn bản có giá trị, vẫn có thể áp dụng được trong giai đoạn
hiện nay. Bản Hiến pháp xây dựng chế độ nghị viện mất cân bằng, quyền
lực thuộc về Nghị viện vì quyền giải tán Quốc hội không tồn tại, chỉ có
quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh cho rằng Hiến
pháp 1946 trao quá nhiều quyền cho Chủ tịch nước trong khi Chủ tịch
không phải chịu bất kì trách nhiệm nào. Bản Hiến pháp này chưa bao giờ
phát huy giá trị trong thực tế, đây là thiệt thòi lớn cho đất nước trong
sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực thi dân chủ. Sẽ là rất
khó khăn để biết chính xác Hiến pháp tăng cường quyền lực cho Chủ tịch
nước hay củng cố quyền lực cho Nghị viện, vì mọi lí do đưa ra đều dựa
trên lí thuyết. Hơn nữa, vào thời điểm đó, Tòa án Hiến pháp chưa được
thành lập ở Việt Nam để bảo vệ Hiến pháp. Tinh thần của Hiến pháp dựa
trên phán quyết của Tòa án Hiến pháp, chứ không phải dựa theo chính Hiến
pháp.Kiến nghị 72 của các trí thức Việt Nam đưa ra 7 điểm quan trọng nhằm đổi mới chính trị và cải cách bộ máy hành chính đang rơi vào khủng hoảng do cách thức tổ chức không hợp lí từ nhiều năm qua, kèm theo bản kiến nghị là một bản Hiến pháp có giá trị tham khảo. Văn bản không chính thức này xác định cơ quan lập pháp gồm Thượng viện và Hạ viện. Tổng thống và các nghị sĩ được nhân dân trực tiếp bầu ra. Cơ quan tư pháp có vai trò độc lập, nhiệm vụ bảo hiến được giao cho một tòa án đặc biệt. Nguyên tắc tam quyền phân lập được đặc biệt nhấn mạnh để tránh lạm quyền.
Bản Hiến pháp (có giá trị tham khảo) đề cao quyền con người được Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và Các hiệp ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị công nhận. Các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, quyền biểu tình ôn hòa đều được Hiến pháp trân trọng ghi nhận. Bản Hiến pháp cũng hướng đến hòa giải dân tộc và làm dịu những đau thương và mất mát của người Việt Nam, khi đưa ra ý tưởng trợ cấp và giúp đỡ tất cả những thương binh của cả hai bên. Điều này hợp với đạo nghĩa “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam. Xây dựng chế độ tổng thống ở Việt Nam có lẽ là sáng kiến hay nhất của những người biên soạn văn bản này.
Hiến pháp mới được coi là tiến bộ, nếu các nhà soạn thảo mạnh dạn đưa vào văn bản này một số nguyên tắc cơ bản như tư pháp độc lập, Tòa án Hiến pháp không trực thuộc Quốc hội, tôn trọng quyền tự do lập hội và cạnh tranh chính trị… Thể chế chính trị và cơ chế bầu cử tự do cần được nêu ra cụ thể. Có biện pháp giám sát quyền lực của những người đại diện cho nhân dân. Xin đưa ra một số gợi ý:
B. Thẩm quyền của các cơ quan được Hiến pháp quy định
Giữa thể chế nghị viện và thể chế tổng thống, người viết bài này cùng chung quan điểm với các nhà trí thức khởi xướng kiến nghị 72, chọn chế độ tổng thống cho Việt Nam. Các nhà luật học mong muốn chọn thể chế nghị viện cũng sẽ có lí do để giải thích cho lựa chọn của mình, đây chỉ là ý kiến cá nhân về một chủ đề quan trọng. Để có một bản Hiến pháp dân chủ và một mô hình chính trị phù hợp cho Việt Nam, rất cần thiết có một Hội nghị Diên Hồng về Hiến pháp. Hội nghị sẽ là nơi tập hợp của các nhà trí thức ưu tú của dân tộc Việt Nam.
1. Bàn về tên nước
Quốc hiệu “Cộng hòa Việt Nam” sẽ thay thế cho cái tên “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hiệu mới có ý nghĩa tương đương với quốc hiệu cũ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” vì hai khái niệm “dân chủ” và “cộng hòa” đều có ý nghĩa gần giống nhau, từ “cộng hòa” bao hàm nghĩa của từ “dân chủ”. Từ cộng hòa có nguồn gốc la tinh res publica (cái của chung), hai nhà triết học Hy lạp là Platon và Aristote đã bàn về nền cộng hòa. Đế chế La Mã sáng lập ra nền cộng hòa năm 509 đến 44 trước công nguyên. Nền cộng hòa phủ định chế độ quân chủ. Nền cộng hòa gắn liền với Nhà nước có các cơ quan quyền lực được nhân dân bầu ra. Nhà nước đảm bảo lợi ích chung cho mọi người. Các thiết chế trong nền cộng hòa luôn đặt lợi ích của nhân dân cao hơn các lợi ích khác và không phục vụ một nhóm người cụ thể.
Khái niệm “dân chủ” có nguồn gốc từ tiếng hy lạp “dèmos” để chỉ nhân dân sống trong một thành bang Hy Lạp. Nhân dân tham gia vào các sinh hoạt chính trị ở thành bang, họ chọn ra những người đại diện để điều hành công việc chung. Khái niệm “dân chủ” cũng dùng để chỉ một bộ phân dân cư nghèo, đối lập với những người giàu. Ở một số khu vực, dân chủ gắn liền với những người giàu có, sở hữu nhiều đất đai hoặc là các thương gia. Cùng với thời gian từ “dân chủ” đại diện cho nhiều lớp người trong xã hội, hiện nay “dân chủ” thể hiện nhân dân có các quyền bầu cử và ứng cử, các cơ quan công quyền được dân bầu ra và phục vụ nhân dân…Quốc hiệu “Cộng hòa Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” về cơ bản có cùng ý nghĩa.
Có ý kiến cho rằng nếu trở lại với tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Việt Nam sẽ khó đòi lại được quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974. Theo luật quốc tế, tất cả các thỏa thuận kí kết giữa Chính phủ các nước không ảnh hưởng gì, khi tên nước thay đổi, hoặc một nước này sát nhập vào nước khác. Chính phủ kế tiếp sẽ có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp qua các nội dung kí kết trước đó. Điều quan trọng, người Việt Nam cần chỉ ra Công hàm ngày 14 tháng 9 không có giá trị về mặt pháp lí, vì hoàn toàn trái với Hiến pháp và luật pháp Việt Nam, trái với Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, (Chương VI cấm các nước sử dụng vũ lực để lấn chiếm đất đai của nước khác). Quá trình đòi lại Hoàng Sa sẽ dễ hơn khi Trung Quốc trở thành nước dân chủ, và chia ra thành nhiều quốc gia như trước đây. Chiến dịch thông tin về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là thông tin cho người dân Việt Nam và người dân Trung Quốc về quá trình chiếm đoạt bất hợp pháp của Trung Quốc tại Hoàng Sa của Việt Nam.
Lựa chọn quốc hiệu “Cộng hòa Việt Nam” hợp lí hơn cả vì tên này ngắn gọn, hiện đại, đồng thời thể hiện những đổi thay về chính trị.
2. Thẩm quyền của Tổng thống
Ứng cử viên của các đảng phái chính trị có quyền tranh cử Tổng thống, các công dân trên 30 tuổi không vi phạm pháp luật, không có dấu hiệu tâm thần, nếu tập hợp được 50.000 chữ kí ủng hộ, đều có quyền ra ứng cử Tổng thống.
Tổng thống được nhân dân bầu trực tiếp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổng thống là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và biển đảo, giữ vững chủ quyền quốc gia. Tổng thống phải bảo vệ các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.
Tổng thống Cộng hòa Việt Nam là tổng tư lệnh các lực lượng quân đội, nhưng quyền tuyên bố chiến tranh, quyền gửi quân đội ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Thượng viện. Tổng thống và Thủ tướng có quyền kí kết các hiệp ước quốc tế, nội dung các hiệp ước này phải được thảo luận trước đó tại hai viện. Không có sự đồng ý của Thượng viện và Quốc hội, các hiệp ước quốc tế, công hàm ngoại giao… đều không có giá trị.
Tổng thống Cộng hòa Việt Nam có quyền triệu tập Hội nghị Diên Hồng, khi lãnh thổ, vùng kinh tế đặc quyền, các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam bị nước ngoài đe dọa, hay khi Nhà nước muốn hỏi ý kiến nhân dân về các vấn đề quan trọng. Các đại diện đến từ 63 tỉnh thành trong cả nước, tụ họp tại thủ đô Hà Nội. Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống sẽ hỏi ý kiến các thành viên chính phủ, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Quốc hội, Tòa án Hiến pháp. Tổng thống sẽ có quyết định ngay sau cuộc họp. Thượng viện và Quốc hội sau đó được triệu tập khẩn cấp để thông qua một đạo luật giải quyết tình hình đất nước trong tình hình khó khăn.
Tổng thống có quyền tổ chức trưng cầu dân ý, theo sáng kiến của các thành viên chính phủ và các nghị sĩ tại hai viện. Trong cùng 1 năm, Nhà nước không được tổ chức hơn 2 lần trưng cầu dân ý, nội dung trưng cầu dân ý phải đề cập những vấn đề quan trọng về quốc kế dân sinh.
Tổng thống không có quyền đưa ra các dự luật, Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật của Nghị viện hay yêu cầu Nghị viện thảo luận thêm một lần nữa về dự luật trước khi ban hành, Nghị viện không được khước từ đề nghị của Tổng thống. Khi dự luật bị phủ quyết, nếu hai viện lại thông qua với 2/3 số phiếu. Tổng thống buộc phải kí để ban hành dự luật. Nếu Tổng thống từ chối, dự luật sẽ có hiệu lực 10 ngày sau đó.
Tổng thống có quyền bổ nhiệm các viên chức cao cấp, khen tặng và ban thưởng các chức danh cao quý, huân huy chương cho các cá nhân xuất sắc. Tổng thống đại diện cho Nhà nước trong các hội nghị quốc tế. Tổng thống có quyền đặc xá. Tổng thống không bị xét xử trong các vụ việc dân sự bình thường. Tổng thống sẽ bị xét xử như tất cả các công dân khác, sau khi nhiệm kỳ kết thúc. Khi Tổng thống mắc phải các lỗi nghiêm trọng như tham nhũng, lạm dụng quyền lực, phản bội, phạm tội hình sự. 50 Đại biểu Quốc hội, 50 Thượng nghị sĩ được hai viện bầu ra để xét xử Tổng thống. Nếu Tổng thống bị kết án và bị phế truất. Chủ tịch Quốc hội sẽ tạm thời đảm nhiệm chức năng của Tổng thống, cho đến khi nhân dân bầu ra Tổng thống mới.
Chính phủ có thể thông qua một nghị định có giá trị như một đạo luật. Thượng viện và Quốc hội sẽ bỏ phiếu ủng hộ, nếu đa số nghị sĩ tán thành, nghị định của Chính phủ sẽ được ban hành và có giá trị như một đạo luật trong một khoảng thời gian quy định. Nghị định sẽ hết hiệu lực, nếu một đạo luật có cùng nội dung được ban hành trong khoảng thời gian này. Khi nghị định đã hết thời hạn được phép lưu hành, nếu Chính phủ thấy cần gia hạn thêm, hai viện sẽ bỏ phiếu chấp nhận hoặc không đồng ý. Nếu Chính phủ không có đề nghị gì, nghị định sẽ không còn giá trị như một đạo luật, và sẽ trở lại là một nghị định thông thường.
3. Thẩm quyền của Nghị viện
Nghị viện gồm có Thượng viện và Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội có nhiệm kì 5 năm, được nhân ra bầu chọn trực tiếp, các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm, được các tỉnh và thành phố bầu chọn gián tiếp. Các nghị sĩ được phép bầu lại. (Luật tổ chức của Quốc hội và Thượng viện quy định thể lệ bầu cử và tiêu chuẩn của các ứng cử viên, cũng như việc kê khai tài sản khi trở thành nghị sĩ và khi chấm dứt vai trò này).
Các dự luật được Chính phủ và các nghị sĩ biên soạn phải được thông qua ở cả hai viện với đa số phiếu. Nếu dự luật được thông qua ngay lần thảo luận đầu tiên với đa số phiếu, đạo luật sẽ được ban hành muộn nhất trong thời gian 2 tuần. Đạo luật sẽ bị treo nếu các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của đạo luật. Nếu 1 trong 2 viện không thông qua dự luật, dự luật sẽ được thảo luận và biên soạn lại. Hai viện sẽ bỏ phiếu lần thứ 2. Nếu 1 trong 2 viện không chấp nhận hoặc cả 2 viện không thông qua. Một ủy ban hòa giải gồm 20 Thượng nghị sĩ và 20 đại biểu Quốc hội được chỉ định để bàn bạc thêm về dự luật. Sau đó dự luật sẽ được trình Thượng viện và Quốc hội lần thứ 3. Dự luật sẽ được Hai viện thông qua hoặc phản đối. Trong trường hợp này, dự luật sẽ được ban hành, hoặc sẽ không được đề cập đến nữa. Nghị viện không có trách nhiệm bàn thêm về dự luật lần thứ 4.
4. Tòa án Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp có 11 thành viên, có nhiệm kì 9 năm và không được bầu lại. 3 thẩm phán được Tổng thống cử ra, 3 thẩm phán khác được Chủ tịch Thượng viện cử, 3 thành viên được Chủ tịch Quốc hội bầu ra, 2 người còn lại do Thủ tướng lựa chọn. Thượng viện sẽ có ý kiến về việc lựa chọn các thẩm phán ở Tòa án Hiến pháp, nếu Thượng viện phản đối, các nhà lãnh đạo phải chọn người khác. Các thành viên của Tòa án Hiến pháp không được phép kiêm nhiệm bất kì chức vụ nào khác, họ không thể bị bãi chức trong thời gian nhiệm kì, trừ khi bị Tòa án đặc biệt của Nghị viện xét xử. Các quyết định của Tòa án Hiến pháp có giá trị áp đặt đối với tất cả các cơ quan công quyền, và không thể khiếu nại.
Thẩm phán ở Tòa án Hiến pháp là các nhà luật học, các nhà nghiên cứu chính trị, các giáo sư, tiến sĩ luật, các luật sư có ít nhất 15 năm kinh nghiệm. Tòa án Hiến pháp có nhiệm vụ loại bỏ các đạo luật vi hiến trước và sau khi ban hành. Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch quốc hội, một nhóm đông đảo các nghị sĩ đối lập, tất cả các cá nhân này đều có quyền yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của đạo luật trước khi ban hành. Đề nghị giám sát luật sau khi ban hành thuộc về quyền lợi của các công dân, nếu trong một vụ tranh chấp, công dân nhận thấy một trong những điều khoản được Hiến pháp bảo vệ, bị vi phạm và điều này ảnh hưởng đến chính họ. Công dân có quyền yêu cầu Tòa án Hiến pháp can thiệp để bảo vệ quyền lợi của họ được Hiến pháp công nhận. Đơn đề nghị của công dân phải đề cập những nội dung nghiêm túc, được Hiến pháp bảo vệ, chủ đề cần giải quyết phải là vấn đề mới, chưa được Tòa án Hiến pháp đưa ra quyết định, nội dung cần xem xét phải liên quan trực tiếp đến vụ việc.
Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền công bố kết quả các cuộc bầu cử Nghị viện và bầu cử Tổng thống, đồng thời giải quyết tranh chấp về kết quả bầu cử, xem xét tính hợp pháp của các cuộc bầu cử và bãi bỏ kết quả khi có gian lận.
Tòa án Hiến pháp có trụ sở tại thủ đô Hà Nội. Thẩm phán giữ vai trò độc lập khi đưa ra quyết định. Tòa án Hiến pháp là cơ quan tư pháp đặc biệt không chịu sức ép của bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Ngân sách của Tòa án Hiến pháp do Nhà nước chu cấp, các khoản chi tiêu sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin vào dịp cuối năm.
5. Các nguyên tắc không thể thay đổi trong Hiến pháp
Tư pháp giữ vai trò độc lập, tam quyền phân lập, các đảng phái được tự do hoạt động là những nguyên tắc không thể sửa đổi trong Hiến pháp.
6. Vai trò của quân đội
Nhiệm vụ vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và đòi lại Hoàng Sa vào thời điểm thuận lợi. Quân đội đảm bảo các hoạt động đánh bắt và khai thác của Việt Nam trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý. Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, giúp đỡ nhân dân phòng chống thiên tai bão lụt. Quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình dưới sự điều hành của Liên hiệp quốc. Quân đội Việt Nam hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ và có thể tiến đến một Liên minh chiến lược lâu dài.
7. Sửa đổi điều 4 Hiến pháp năm 1992
Các đảng phái phải tôn trọng luật pháp. Cạnh tranh chính trị lành mạnh góp phần đảm bảo nền dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Các đảng phái vi phạm các nguyên tắc được Hiến pháp công nhận, vi phạm luật pháp sẽ bị cấm hoạt động.
Kết luận
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thu hút được mối quan tâm của nhiều người Việt Nam, nhiều ý kiến chân thành đã được gửi đến các cơ quan Nhà nước. Kiến nghị 72 là một ví dụ tiêu biểu, bản thân là một luật gia, tôi thấy cần có trách nhiệm góp ý với Ủy ban dự thảo Hiến pháp năm 1992. Sẽ có người cho rằng, việc đóng góp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là điều không cần thiết, vì tất cả những gì trái với ý Đảng sẽ không được ghi vào Hiến pháp. Nhưng là công dân Việt Nam có chút ít hiểu biết về luật pháp, tôi không thể không có ý kiến. Với trách nhiệm của mình, tôi đưa ra những điều mình hiểu và mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam nhân cơ hội này sẽ tiến hành cải tổ chính trị, tạo đà cho đất nước phát triển. Mọi quyết định của họ sẽ được lịch sự đánh giá và ghi nhận công lao. Lịch sử cũng sẽ phán xét những việc làm của họ cũng như thái độ của họ trước tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị và niềm tin hiện nay ở Việt Nam vì lịch sử vốn công bằng, lịch sử không thay đổi được. Những gì đã diễn ra là câu chuyện của ngày hôm qua. Nhưng còn hôm nay và ngày mai, các thế hệ tiếp theo sẽ sống ra sao? tương lai của đất nước sẽ ra sao? Khi người Việt Nam hôm nay chưa biết xây dựng cho mình một thể chế dân chủ, để trí tuệ Việt Nam có cơ hội tỏa sáng, để văn hóa Việt Nam có nhiều thành tựu sánh vai với các nước lớn trên thế giới. Việt Nam là đất nước dễ tiếp nhận cái mới, con người Việt Nam có sức sống mãnh liệt. Tiếp thu những tiến bộ của thế giới không phải là điều khó, nhưng cái khó nhất là quyết tâm đổi mới của những người có trách nhiệm, điều này không dễ, vì hệ thống chính trị của Việt Nam đã vận hành từ gần 7 thập kỉ nay như vậy. Phải có lòng yêu nước nông nàn và mạnh dạn đổi mới, những người có trách nhiệm mới tháo gỡ được khó khăn này.
P.T.Đ.
Tài liệu tham khảo
1.http://www.toupie.org/Dictionnaire/Regime_presidentiel.htm
2.http://www.cours-de-droit.net/cours-de-droit-constitutionnel/le-regime-presidentiel-americain,a3067686.html
3. http://langlois.blog.lemonde.fr/2008/11/17/regimes_politiques/
4.http://triplette38scpo.forumgratuit.org/t24-regime-parlementaire-regime-d-assemblee-regime-presidentiel
5.http://www.agoravox.fr/actualites/politique/article/regime-presidentiel-a-la-francaise-73999
6.http://www.toupie.org/Dictionnaire/Regime_parlementaire.htm
7.http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/ridc_0035-3337_1979_num_31_3_3455
8.http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-constitutionnel/francais/la-constitution/la-constitution-de-1958-en-20-questions/la-constitution-en-20-questions.17418.html
9.http://www.assemblee-nationale.fr/connaissance/constitution.asp
10. De l’Esprit des lois, Montesquieu,1748
11. Les régimes politiques occidentaux, Jean-Louis Quermonne, Éditions du Seuil
12. Droit constitutionnel, Bernard CHANTEBOUT, 28 e édition, SIREY
13. Droit constitutionnel, Francis Hamon, Michel Troper, 32 e édition, L.G.D.J
- Ôi trời ơi! Tập đoàn điện hạt nhân Nhật TEPCO giãi quyết nạn rỏ rỉ nước nhiễm xạ tại Fukushima theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” – thấy đâu đánh đó
Nguyễn Hùng – Trần Hoài NamĐảng và nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Công Nghiệp chỉ đạo cùng với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) soạn thảo kế hoạch khả thi và tiến hành thực hiện dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận và tiến tới (toàn thắng chắc chăn ắc về ta) cho cả nước. Xuyên qua lobby của cả chính phủ Nhật và tập đoàn Điện hạt nhân Tokyo (TEPCO), đảng và nhà nước Việt Nam giao cho tập đoàn TEPCO cố vấn dự án điện hạt nhân cùng huấn luyện kỹ thuật vận hành nhà máy chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuân.
Với nhiều chục năm kinh nghiệm về vận hành và giải quyết chất thải phóng xạ do các lò phản ứng hạt nhân tạo ra, tưởng như việc chọn TEPCO làm chuyên gia cố vấn cũng là việc hợp lý dù cho nước Nhật đã quyết định ngưng xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại Fukushima vào năm 2011.
Với một tập đoàn to lớn và tự cho mình dày dạn kinh nghiệm về lò phản ứng hạt nhân thì ai ai cũng nghỉ rằng họ có đủ trỉnh độ và kỹ thuật và nhân lực giãi quyết tốt nhất những hậu quả ô nhiễm phóng xạ của thảm họa hạt nhân tại Fukushima. Nhưng qua những vụ đổ bể mới đây chỉ về vấn nạn nước nhiễm xạ cao bị rò rì với số lượng đáng kể ra chung quanh khu vực nhà máy và chảy ra vùng biển xung quanh vùng Fukushima gây ô nhiễm phóng xạ cho vùng biển rộng lớn xung quanh nước Nhật Bản vừa bị Cơ quan kiểm tra hạt nhân của chính phủ Nhật phanh phui thì cả nước Nhật và thế giới mới vỡ lẽ rằng TEPCO là tập đoàn không ra gì trong cách thức giãi quyết nguồn nước chứa đầy chất độc phóng xạ tại khu vực nhà máy điện hạt nhân bị hư hại Fukushima. Một vị Bộ Trưỏng Nhật đặc trách về thảm họa Fukushim đã thẳng thừng tuyên bố rằng TEPCO đã giải quyết tình trạng ô nhiễm phóng xạ tại Fukushi không ra làm sao, không nên thân nên hình, giải quyết ô nhiễm phóng xạ theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”, thấy đâu đánh đó, không có bài bản gì cả (whack a mole).
Ngay tại Nhật mà đã như vậy thì chúng ta nghỉ lại cho trường hợp nếu có một nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam bị tai nạn tương tự mà càng lo sốt vó cho tương lai của đất nước và dân tộc mình, không sớm thì muộn cả nước sẽ bị đại họa của tai nạn nóng chảy lò phản ứng hạt nhân. Và khi đó cả nước sẽ rơi vào địa ngục phóng xạ kéo theo là đại nạn diệt vong.
Các vị lãnh đạo trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam phải gạt sang một bên quan điểm “còn đảng còn mình”, không thể chỉ lo cho lợi ích cá nhân trước mắt cho thế hệ này của đảng cộng sản Việt Nam, mà phải công tâm suy nghỉ lại về những hậu quả không lường gây ra từ một thảm họa hạt nhân mà con cháu chúng ta – luôn con cháu các vị và rất nhiều đảng viên đảng cộng sản khác – sẽ gánh chịu muôn đời vạn kiếp một khi có thảm họa hạt nhân.
Các vị học giả, trí thức nhất là các vị chuyên gia hạt nhân Việt Nam uy tín trong và ngoài nước không thể nào thờ ơ và có cái nhìn thụ động buông tay theo phong cách “có nhà nước lo” mà cần phải tích cực lên tiếng và có hành động cụ thể chống lại việc làm quá sức tai hại này. Các vị là những người “đầu tàu” của nền khoa học kỹ thuật Việt Nam, được toàn dân tin cậy và nương tựa nên không thể lẫn tránh trách nhiệm của mình trước một vấn đề vô cùng hệ trọng trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống còn của cả dân tộc- điện hạt nhân.
Mọi người chúng ta cùng nhau xăn tay đóng góp sức mình đấu tranh chống lại các dự án điện hạt nhân, ra sức thuyết phục các cấp lảnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam ngưng lại dự án nhà máy điện hạt nhân để tránh một tình trạng đã rồi và không còn lối thoát cho cả nước cho nhiều thế hệ con cháu chúng ta sau này.
Mời tất cả chúng ta đọc qua bài lược dịch của bài tường thuật dưới đây của hảng thông tấn AFP viết về cách giãi quyết thảm họa hạt nhân ngạy tại Nhật Bản, một nước có trình độ khoa học kỹ thuật, tiềm năng và sức mạnh của nền công kỹ nghệ hàng đầu thế giới để từ đó suy nghiệm lại tình trạng của nước mình bây giờ và trăm năm sau này.
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Ngày 04/09/2013
Bộ trưởng Nhật bản vì von Top of Form
Fukushima xử lý nước nhiễm chất phóng xạ như “hành động bắt cóc bỏ dĩa” - thấy đâu đánh đó.
Nhóm phóng viên AFP tường thuật
Tokyo ( AFP ) 26 tháng 8 năm 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Cách giãi quyết của TEPCO với nước nhiễm xạ tại khu vực nhà mày điện hạt nhân bị hư hại tại Fukushima đã được ví như “hành động bắt cóc bỏ dĩa”, một bộ trưởng Nhật Bản cho biết như vậy vào hôm thứ Hai sau khi ông đến thăm nhà máy bị tàn phá này. Tại khu vực nhà máy, ông cho hay rằng chính phủ Nhật Bản cam két sẽ đẩy mạnh sự tham gia của chính quyền.
Các lời phê phán đầy màu mè đã xảy ra sau khi 300 tấn nước nhiễm phóng xạ độc hại bị phát hiện đã rò rỉ từ một trong hàng trăm bồn lưu trữ nước bị nhiễm xạ cao độ được sử dụng để làm mát các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại tại nhà máy.
” Liên quan đến công tác xử lý nước nhiễm xạ của TEPCO, chúng đã được ông Bộ trưởng Công Nghiệp Toshhmitsu Motegi ví von như “hành động bắt cóc bỏ dĩa” khi so sánh hành động của tập đoàn TEPCO với một trò chơi tại hội chợ trong đó người chơi đập vào những vật bật lên một cách ngẫu nhiên từ các lỗ.
Ông nói “Từ giờ trở đi chính phủ sẽ đóng một vai trò lớn hơn”.
Chuyến đi của ông Motegi , người đang đề cập đến phản ứng vội vã “như bắt cóc bỏ dĩa” của TEPCO khi có các sự kiện xảy ra hơn là lập ra kế hoạch trước, được thực hiện giữa lúc có việc gia tăng lời kêu gọi chính phủ phải nhận lấy trách nhiệm thu dọn tại nhà máy hạt nhân bị hư hại.
Các nhà phê bình đã cáo buộc TEPCO ( Tokyo Electric Power Co) không có khả năng đối phó với khối lượng lớn – và ngày càng tăng – nước nhiễm xạ tại khu vực nhà máy điện hạt nhân bị hư hại.
Vụ rò rỉ hôm tuần trước được cho là một tai nạn riêng biệt nghiêm trọng nhất kể từ khi các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy bị nóng chảy trong thảm họa hạt nhân vào tháng 3/2011 sau khi bị thiệt hại bởi một trận động đất và sóng thần .
Vào đầu tháng Tám, Thủ tướng Shinzo Abe mô tả là “khẩn cấp” về cuộc chiến đấu ngăn chặn nước bị nhiễm xạ chảy thoát vào đại dương.
Chánh văn phòng nội các, ông Yoshihide Suga, cho biết tại Tokyo rằng Thủ tướng Abe đã ra lệnh cho Bộ trưởng Công nghiệp dùng “mọi biện pháp có thể “, bao gồm cả việc sử dụng Quỹ dự phòng từ ngân sách quốc gia .
” Vụ rò rỉ nước nhiễm xạ từ các bồn chứa là vô cùng đáng tiếc , ” ông Suga nói tại một cuộc họp báo . “Thất bại trong việc quản lý các bồn chứa nước nhiễm xạ chính là một vấn đề lớn . ”
“Về phía chính phủ , chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm gì để giải quyết vấn đề này.”
Các nhân viên thanh tra của Cơ quan giám sát hạt nhân của Nhật Bản đã đi xem xét nhà máy Fukushima hôm thứ Sáu , họ tuyên bố việc trữ nước nhiễm xạ tại khu vực này là việc làm “cẩu thả” .
Hôm thứ Bảy, TEPCO cho biết chiếc bồn chứa xì nước nhiễm xạ là một trong ba bồn trước đó đã được di dời khỏi vị trí ban đầu của chúng vì nền bị lún .
TEPCO vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề rò rỉ tại bồn chứa đầu tiên , nhưng vào cuối tuần họ đã bắt đầu rút cạn những bồn chứa khác mà chúng đã được di chuyển cùng lúc với bồn đầu tiên bị rò rỉ trong năm 2011.
Vào ngày Chủ Nhật , Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Chernobyl ở Ukraine , khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986, và dự kiến tổ chức hội đàm với nhân vật đồng cấp Ukraina vào ngày thứ Hai .
Ông Kishida hy vọng sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc khắc phục hậu quả của những thảm họa hạt nhân , một phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản cho biết .
Hơn hai năm sau khi thảm họa xảy ra tại Fukushima , TEPCO tiếp tục đấu tranh với công việc làm sạch phóng xạ, một dự án dự kiến sẽ mất khoảng bốn thập niên.
Một danh mục các rủi ro , thường kèm theo việc họ không muốn công khai thừa nhận để khỏi phải tiết lộ mức độ nguy hiểm của vấn đề , đang dẫn đến một loạt cảnh báo ngày càng tăng của nhu cầu cần cho các chuyên gia nước ngoài tham gia và kiểm soát các hoạt động giãi quyết nhiễm xạ.
Trong khi không ai được chính thức ghi nhận là đã bị chết do kết quả trực tiếp của bức xạ hạt nhân bị thoát ra bởi tai nạn nóng chảy lò phản ứng hạt nhân, dân chúng trong các khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy điện hạt nhân đã phải được sơ tán.
Hàng chục ngàn người vẫn không thể trở về nhà của họ vì các nhà khoa học cảnh báo một số khu vực có thể sẽ bị bỏ hoang vĩnh viễn và con người không còn có thể sinh sống được.
Nhấp để chỉnh sửa và xem các bản dịch thay thế
Kéo với phím shift để sắp xếp lại.
Nguồn bài phòng sự:
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Fukushima_water_handling_like_whack-a-mole_minister_999.html
Fukushima water handling ‘like whack-a-mole’: minister
by Staff Writers
Tokyo (AFP) Aug 26, 2013
The colourful comments come after 300 tonnes of toxic liquid was found to have leaked from one of the hundreds of tanks storing heavily polluted water used to cool broken reactors at the plant.
“With regard to TEPCO’s handling of contaminated water, it has been just like whack-a-mole,” said industry minister Toshimitsu Motegi, in reference to the anarchic fairground game in which players bash creatures that pop up from random holes.
“From now on, the government will play a greater role,” he said.
The trip by Motegi, who was apparently referring to TEPCO’s hurried response to events rather than planning ahead, comes amid growing calls for the government to take charge of the clean-up at the plant.
Critics accuse TEPCO (Tokyo Electric Power Co) of being incapable of dealing with the vast — and growing — volumes of radioactive water at the site.
Last week’s leak was dubbed the most serious single incident since the plant went into meltdown in March 2011 after being hit by a quake and tsunami.
Prime Minister Shinzo Abe in early August described as “urgent” the battle to stop contaminated water escaping into the ocean.
Chief Cabinet Secretary Yoshihide Suga said in Tokyo that Abe had ordered his industry minister to take “every possible measure”, including the use of reserve funds from the national budget.
“The leak of contaminated water from the tank was extremely regrettable,” Suga told a news conference. “Failing to manage tanks properly is a big problem.”
“As a government, we will do whatever we can do to resolve the problem.”
Inspectors from Japan’s nuclear watchdog who toured the plant Friday declared water storage at the site was “sloppy”.
TEPCO said Saturday the tank that sprang a leak was one of three to have been relocated from its original spot because of subsidence.
The utility has not yet pinpointed the reason for the problem with the first tank, but at the weekend began emptying the other tanks that were moved with it in 2011.
On Sunday Japanese Foreign Minister Fumio Kishida visited Chernobyl in Ukraine, the site of a 1986 nuclear disaster, and was due to hold talks with his Ukrainian counterpart on Monday.
Kishida hopes to share experience in overcoming the consequences of nuclear disasters, a spokesperson said.
More than two years after the disaster at Fukushima, TEPCO continues to struggle with the clean-up, a project expected to take around four decades.
A catalogue of mishaps, often accompanied by a perceived unwillingness publicly to reveal the extent of problems, is leading to a growing chorus warning of the need for outside experts to step in and take control of the operation.
While no one is officially recorded as having died as a direct result of the radiation released by the meltdowns, large areas around the plant had to be evacuated.
Tens of thousands of people are still unable to return to their homes, with scientists warning some areas may have to be abandoned for human habitation.
- Kêu Gọi Đề Cử Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2013
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Vietnam Human Rights Network
8971 Colchester Ave.
Westminster, CA92683 – USA
Tel.: 714-657-9488
Tel.: 714-657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net ■ http://www.vietnamhumanrights.net
Thông Cáo Báo Chí16/6/2013
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Kêu Gọi Đề Cử Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2013
Từ ngày thành lập đến nay, MLNQ đã tuyên dương những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền tại Việt Nam, gồm Hoà thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Chí Quang, Ông Nguyễn Vũ Bình, Ông Nguyễn Khắc Toàn, Ông Phạm Quế Dương, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Ông Lê Quang Liêm, Linh mục Phan Văn Lợi, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, Ông Đỗ Nam Hải, Ông Nguyễn Chính Kết, Ông Hoàng Minh Chính, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận, Mục sư Nguyễn công Chính, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ký giả Trương Minh Đức, Ông Đoàn Huy Chương, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Nhà báo Tạ Phong Tần, Cô Phạm Thanh Nghiên, và Cô Huỳnh Thục Vy. Hiện nay một số những người đã được trao Giải Nhân Quyền Việt Nam vẫn còn đang bị tù đày hoặc cô lập. MLNQVN tiếp tục kêu gọi thế giới lưu tâm đến tình trạng nhân dân Việt Nam bị tước đoạt tự do và nhân quyền, đặc biệt là những khôi nguyên Giải Nhân Quyền VN.
Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2013 sẽ được trao tặng nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65 vào tháng 12 năm 2013 tại Paris, Pháp quốc. MLNQVN mong ước sẽ đón nhận được nhiều hồ sơ đề cử ứng viên xứng đáng cho Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2013 từ các đoàn thể và cá nhân trong cũng như ngoài nước. Kết quả việc xét giải sẽ được chính thức công bố vào trung tuần tháng 10 năm 2013.
Tiêu Chuẩn Tổng Quát
- Phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam.
- Đã có thành tích đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt Nam.
- Việc đấu tranh của họ đã tạo được ảnh hưởng tích cực tại quốc nội cũng như ở hải ngoại.
Thủ Tục Đề Cử
- Mỗi cá nhân hay đoàn thể có thể đề cử nhiều ứng viên; tuy nhiên Ban Xét Giải không cứu xét việc tự đề cử;
- Nên sử dụng mẫu đơn đề cử (đính kèm); tuy nhiên Ban Xét Giải cũng chấp nhận thư đề cử có đầy đủ chi tiết cần thiết;
- Hồ sơ đề cử nên bao gồm các tài liệu hỗ trợ, như các bài viết, phát biểu của người được đề cử hoặc tài liệu đã hoặc chưa xuất bản về người hoặc tổ chức được đề cử.
Xin gởi hồ sơ đề cử về MLNQVN trước ngày 15/9/2013 theo địa chỉ:
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
8971 Colchester Ave.
Westminster, CA92683 – U.S.A.
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2013
Mẫu Đơn Đề Cử
2. Quá trình họat động có liên quan đến nhân quyền Việt Nam: (Các công tác đã thực hiện, tác phẩm đã phổ biến, gian khổ đã chịu đựng, thành tích được tuyên dương…)
3. Tên và địa chỉ những người mà Ban Xét Giải có thể liên lạc để biết thêm chi tiết về người được đề cử nếu cần:
4. Tên người hoặc tổ chức đề cử:
Địa chỉ:
Điện thọai:
Email:
Đơn đề cứ phải được gởi về văn phòng Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trước ngày 15 tháng 9 năm 2013:
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
8971 Colchester Ave.
Westminster, CA92683 – U.S.A.
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét