Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Bài viết đáng chú ý

Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam - Lữ Phương

Việc thành lập một đảng chính trị mới đang nói tới ở đây là một đảng giả định, mang tên “ Đảng Dân Chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất. Anh Đằng là một cán bộ đã 45 tuổi Đảng, hoạt động ở các đô thị miền Nam trong thời kỳ chiến tranh “ chống Mỹ ”, sau 1975 từng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh suốt một thời gian dài. Đề xuất của anh đã làm dấy lên trong dư luận trong và ngoài nước một không khí tranh cãi sôi nổi, hào hứng, quyết liệt ít thấy. Là chỗ quen biết anh Đằng, sau khi theo dõi những cuộc tranh luận nói trên, tôi xin được góp thêm với công luận mấy ý kiến sau đây :

*

1. Điều tôi có thể khẳng định đầu tiên là đề xuất ấy chỉ là ý kiến đột xuất của riêng Lê Hiếu Đằng khi anh đối mặt với căn bệnh ngặt nghèo mà mình vướng phải, từ đó nẩy ra ý định nhìn lại cả một đời hoạt động đã qua và đã bày tỏ những dằn vặt cá nhân của mình về những hoạt động đó trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh. Khi bài này xuất hiện trên một trang mạng lập tức được anh Hồ Ngọc Nhuận – một nhà báo cũng là một nhân sĩ ngoài Đảng, thuộc “ lực lượng thứ ba ” đối lập với chính quyền Sài Gòn trước đây, sau 1975 đã cùng hoạt động với anh Đằng trong ban lãnh đạo Mặt trận Thành phố Hồ Chí Minh – lên tiếng tán thưởng bằng một bài viết hết sức nhiệt tình mang tên Phá Xiềng.

Sau bài viết đó của anh Nhuận, đây đó đã phát sinh dư luận cho rằng việc thành lập một đảng mới đối lập, đương đầu với Đảng Cộng sản đã là một thực tế đang được xúc tiến và xúc tiến bởi một nhóm người đang nuôi tham vọng nào đó về chính trị. Nhưng theo chỗ tôi biết thì trên thực tế chưa hề có một cá nhân nào hoặc một nhóm người nào đó thực sự có ý định kết tập nhau lại để bắt tay vào việc hình thành ra cái đảng chính trị này cả. Tất cả chỉ mới manh nha trong sự gợi ý từ bài viết của anh Đằng và riêng anh Đằng cũng cho biết, ngay cả khi có điều kiện để hiện thực hoá ý tưởng ấy thì trong tình trạng bệnh tật không biết đi đến đâu hiện nay, anh cũng không thể nào đứng ra đảm đương được. Anh Đằng không ngây thơ đến nỗi không hiểu tính chất đầy khó khăn và phức tạp của một dự án chính trị như vậy.

2. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với anh và những văn bản mà anh đã công bố, tôi có thể khẳng định thêm rằng khi gợi ra vấn đề  “ đa đảng ” nói trên, anh Đằng không hề đề ra mục tiêu lật đổ hay thay thế Đảng cộng sản đang lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam. Động lực thực sự của anh là muốn đưa ra một giải pháp thiết thực, góp phần dân chủ hoá đời sống chính trị của đất nước, từ đó cùng góp sức với Đảng cộng sản, tìm kiếm những giải pháp phù hợp thực tế để mau chóng đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Suy nghĩ này của anh thật ra không có gì mới mẻ vì đã được nhiều nhân vật hoạt động và một số nhà nghiên cứu (kể cả những người trong Đảng) nói tới từ lâu, quan trọng nhất là chỉ ra được nguyên nhân mọi sai lầm lặp đi lặp lại của Đảng cộng sản cầm quyền: đó là việc Đảng đã coi cái ý thức hệ Mác-Lênin của riêng mình như chân lý duy nhất đúng, ép buộc toàn xã hội phải thừa nhận, căn cứ vào đó thiết lập quyền độc tôn lãnh đạo, không màng đến phản ứng của cuộc sống thực tiễn, nguyện vọng của đông đảo nhân dân.

Tất cả mọi sự phản biện dai dẳng đưa đến những đề xuất tìm kiếm một giải pháp điều chỉnh lại hướng đi cho đất nước cũng xuất phát từ đó : trong thời kỳ mới này, Việt Nam cần phải chuyển mình sang thể chế dân chủ để hình thành một tập hợp dân tộc đồng thuận, trong và ngoài nước, dựa trên đó cùng nhau tìm ra những giải pháp thoát khỏi được sự bế tắc bấy lâu nay. Trong ý hướng dân chủ hoá đời sống chính trị đó, vấn đề kiểm soát quyền lực – cụ thể là không để nhà nước dùng sự độc tôn quyền lực triệt tiêu sự sống độc lập của xã hội công dân, kết quả là biến sự độc tôn đó thành chỗ dựa cho các tập đoàn lợi ích cấu kết với nhau để thao túng nhà nước – đã được đặt ra ngày càng gay gắt, dưới nhiều hình thức, từ việc lên tiếng của những cá nhân đến những kiến nghị tập thể mở rộng cho nhiều người tham gia.

3. Vấn đề “ đa đảng ” mà Lê Hiếu Đằng nêu ra chỉ nhắc lại những suy nghĩ chung nẩy sinh từ quá trình thảo luận tìm kiếm con đường dân chủ hoá cho Việt Nam, diễn ra cả hơn hai thập kỷ đã qua. Và không phải chỉ như vậy vì có lúc các ý tưởng ấy đã thể hiện trong thực tế, cụ thể qua sự xuất hiện công khai một số đảng chính trị mà thách thức rất đáng chú ý là việc ông Hoàng Minh Chính một cựu đảng viên đứng ra “ phục hồi ” một đảng ra đời vào thời kỳ cách mạng 1945 mệnh danh là Đảng Dân Chủ. Gọi là “ phục hồi ” một đảng cũ (thực chất là do Đảng Cộng sản chủ động lập ra) nhưng trong khi đó ông Chính lại dời vị trí nội địa của nó ra hải ngoại để một số nhân vật bên ngoài chi phối, vì thế nỗ lực của ông đã không giữ được tính chính danh cần phải có để có thể hoạt động, nhất là không đủ thực lực để vượt qua được sự trấn áp của Đảng cộng sản.

Đảng chính trị mang tên “ Dân chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất đã đi theo một hướng hoàn toàn khác : là kết quả của cuộc vận động trong nước nhưng không ra đời một cách tự phát từ cuộc sống xã hội mà lại bắt nguồn từ nội bộ Đảng cộng sản, cụ thể từ sáng kiến của những đảng viên bất đồng, xin ra khỏi Đảng với một số lượng tương đối nào đó để có thể khởi xướng và thành lập. Thực chất của cái thực thể chính trị được Lê Hiếu Đằng đề xuất đã bộc lộ rõ trong điều kiện giả định đó : Đảng Dân chủ Xã hội sẽ không thể nào trở thành hiện thực nếu chưa có đủ số đảng viên cộng sản ly khai cần thiết. Vì thế sẽ là tất nhiên khi thấy anh Đằng chưa nói gì đến cương lĩnh, tổ chức, điều lệ của đảng, và cũng là tất nhiên nữa khi chúng ta chưa thấy có dấu hiệu nào cho biết đã có một sự chuẩn bị tối thiểu để làm việc đó. Câu hỏi về sự chín muồi hay chưa của tình hình để sự đề xuất này có thể đi vào thực tế thiết tưởng cũng không có ý nghĩa bao nhiêu.

Vì thế, muốn nhìn ra cho rõ hình hài của cái thực thể chính trị mới này tôi thấy không dễ. Tuy vậy nếu cố gắng đi sâu vào những gì Lê Hiếu Đằng gợi ra qua các bài viết của anh, chúng ta vẫn có thể hình dung ra được đôi nét rất khái quát của nó. Khác hẳn về phương pháp hoạt động với Đảng cộng sản, đó là điều rõ ràng nhất : nếu một bên là chuyên chính, dựa vào đường lối từ bên trên để “ cải tạo ” bên dưới, buộc bên dưới phải vâng phục (cộng sản) thì một bên sẽ là dựa vào bên dưới – Lê Hiếu Đằng nói đến nhiều lần cái “ xã hội dân sự ” đang lớn mạnh – để hoạt động, lấy nguyện vọng của bên dưới hình thành đường lối, căn cứ vào đó tạo ra áp lực tác động lên trên, buộc Đảng cộng sản phải tiến hành những cải cách căn bản và thiết thực (dân chủ xã hội).

Khác nhau về phương pháp hoạt động nhưng xét về mặt mục tiêu, hai thực thể chính trị ấy vẫn có thể gặp nhau trên những định hướng lý thuyết khả dĩ về một mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống : hạn chế sự bóc lột mù quáng và vô độ của chủ nghĩa tư bản, đề cao quyền sở hữu về sức lao động của những người công nhân, bảo vệ môi trường tự nhiên, lành mạnh hoá môi trường văn hoá xã hội… Với những tương đồng giả định đó, nếu ra đời được, Đảng Dân Chủ Xã hội sẽ đảm nhận một chức năng đặc biệt trong mô hình “ lưỡng đảng ” kiểu Việt Nam, ở đó Đảng cộng sản vẫn là chủ thể lãnh đạo còn Đảng Dân chủ Xã hội sẽ giữ vai trò của một lực lượng “ đối trọng hợp pháp ”, không hoàn toàn là một thứ đảng bù nhìn vuốt đuôi (như ở Trung quốc) nhưng cũng không phải là một đảng chống đối nhằm “ giải thể ” Đảng cộng sản để thay thế như người ta có thể tưởng tượng ra.
4. Nhìn chung lại, tôi thấy đề xuất thành lập Đảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu Đằng đã đặt nền trên mấy nhận định sau đây :
  • Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hiện nay đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong công cuộc phát triển lành mạnh của đất nước, vì vậy đang đưa dân tộc vào một cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng, có nguy cơ để mất chủ quyền vào thế lực bành trướng phương Bắc.
  • Tình trạng đó được quy về phương thức lãnh đạo chuyên chính của Đảng cộng sản với một đường lối áp đặt, xa rời thực tế, mất lòng dân, cho nên biện pháp dân chủ hoá sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cấp bách để giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên.
  • Trong tình thế cực đoan như hiện nay, sự ra đời của một đảng mới gần gũi với Đảng cộng sản về mục tiêu nhưng khác về phương pháp là phương thức tốt nhất, để vừa dân chủ hoá thể chế chính trị ở Việt Nam, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh thúc đẩy Đảng cộng sản tự dân chủ hoá và canh tân.
Qua sự tìm hiểu như trên, giả sử như tiếp cận được gần đúng suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng, nếu bỏ qua một số biểu đạt có tính chất cảm tính vì những bức xúc đặc biệt của anh, tôi cho rằng những suy nghĩ ấy cần được đón nhận một cách thiện chí vì bản thân cái phần cốt lõi trong bài viết của anh đã bắt nguồn từ một thiện chí không thể không ghi nhận. Những anh em quen biết anh Đằng lâu năm đều nhận thấy anh thuộc loại đảng viên ít chịu khoan nhượng trước những sai trái, cho nên hoạt động trong một môi trường phải tận mắt chứng kiến quá nhiều những điều đi ngược lại lý tưởng ban đầu của anh, nghiêm trọng, dai dẳng đến phi lý, anh không thể không tiếp nối những người đi trước (như tướng Trần Độ đã mất), lên tiếng phê phán những sai trái ấy với tinh thần trách nhiệm cao nhất của một đảng viên mà cũng là của một công dân. Gọi anh là kẻ “ phản bội ”, “ chuyển hệ ” hoặc theo đuôi các “ thế lực thù địch ”, xuyên tạc tư tưởng để bôi nhọ nhân thân của anh v.v… là những quy kết đầy ác ý.
Còn về vấn đề “ đa đảng ” mà anh xới lên, như đã nói ở trên, thật sự đó vẫn chỉ là một đề xuất giả định, đúng hơn là một khuyến cáo có tính chất định hướng cho Đảng cộng sản – chứ không phải cho những thực thể chính trị khác – mà anh vẫn còn là một thành phần, mục đích không có gì khác hơn là thúc đẩy sự canh tân thể chế, vì lợi ích của dân tộc mà cũng là vì Đảng của anh. Vốn là một khuyến cáo công khai đề xuất trực tiếp, nếu không đồng ý với anh thì điều quan trọng nhất để những nhà lãnh đạo Đảng ứng phó là chỉ đạo những nhà lý luận của mình, dưới hình thức một cuộc đối thoại cũng công khai, minh bạch trả lời từng điểm một các vấn đề đã được nêu ra, nhân dịp này thành thật công bố đường lối giải quyết những khó khăn hiện nay của Đảng (nhất là với chủ nghĩa bành trướng phương Bắc), không phải chỉ với riêng anh mà với cả đông đảo những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, đã nghĩ như anh và tạo ra động lực để anh bộc lộ. Không làm như vậy mà lại né tránh các vấn đề đó, trong khi đó lại cho mở ra chiến dịch công kích anh hết sức thô bạo – cơ sở lập luận không dựa vào đâu ngoài những công thức tuyên truyền xa rời thực tế (như tính chất “ khoa học ” của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự chọn lựa của Đảng và của nhân dân là một, cổ vũ đa đảng là làm rối loạn xã hội v.v…), đương nhiên coi đó như những chân lý quyền uy, không cần thuyết phục – những nhà lý luận của Đảng đã không gặt hái được gì ngoài những chống trả quyết liệt của nhiều xu hướng phản biện khác nhau.
5. Để giữ tính chất nghiêm túc cho đề xuất của Lê Hiếu Đằng, thiết nghĩ chúng ta cần vượt lên cuộc tranh cãi ồn ào đang diễn ra để tìm hiểu thêm vấn đề này theo một viễn cảnh chuyển đổi xã hội rộng lớn hơn mà ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra ngày càng rõ ràng, đặc biệt là những ý hướng canh tân mạnh mẽ xuất phát từ trong nội bộ Đảng cộng sản. Trong xu thế ấy, việc đề xuất công khai và trực tiếp của Lê Hiếu Đằng về vấn đề “ đa đảng ” là một đột biến quan trọng, có khả năng mở ra một hướng mới cho quá trình đấu tranh trong nội bộ Đảng về sự cần thiết phải có những chuyển hoá triệt để về lãnh đạo : cuộc đấu tranh dân chủ hoá đời sống chính trị của đất nước từ nay trở đi sẽ không chỉ giới hạn trong việc “ phản biện ” trên lời nói về những chính sách sai lầm của Đảng mà cần tranh đấu tạo ra một định chế phân tán quyền lực để ngăn chặn những sai lầm ấy một cách có hiệu lực. Việc kiểm soát quyền lực này không đụng chạm tới cương lĩnh của Đảng cộng sản (đó là chuyện nội bộ của những người cộng sản) mà chỉ đặt vấn đề thiết lập một định chế mới để buộc Đảng cộng sản phải tuân thủ những quy định dân chủ về “ kiểm soát và cân bằng quyền lực ” khi đem cương lĩnh của mình ra thực hiện.
Trước một xu thế như vậy, sự phản ứng ứng quyết liệt của một số cán bộ Đảng, quen bám víu (một cách lén lút) vào thứ lý luận giáo điều về “ chuyên chính vô sản ”, dứt khoát không chia quyền với bất cứ ai, là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nhìn vào lịch sử của phong trào cộng sản thế giới, người ta nhận thấy quan niệm ấy không phải lúc nào cũng được áp dụng một cách tuyệt đối, máy móc, nhất là trong những tình thế khó khăn cần linh động nhân nhượng để đừng mất tất cả (“dĩ nhất biến ứng vạn biến” như Hồ Chí Minh hay nói) : việc Đảng cộng sản Đông Dương, cuối năm 1945 ra thông báo căn cứ vào “tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước” bấy giờ để tự giải tán là một thí dụ. Trong những tình hình như vậy, vấn đề “ đa đảng ” không còn là một khái niệm thiêng liêng, một nguyên tắc bất dịch mà là một công cụ trong đấu tranh, cần phải được sử dụng để bảo vệ mục đích theo đuổi của mình. Vấn đề thành công hay thất bại trong trong việc quyết định này hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của những người có đảm lược sử dụng công cụ đó.
Ngay trong điều kiện đã giành thắng lợi rồi mà muốn bảo vệ quyền lực một cách lâu bền, công cụ đó vẫn không thể tiên quyết coi như một cấm kị. Thực tế cho chúng ta biết có khá nhiều hình thức “ đa đảng ” đã được những đảng cầm quyền sử dụng có lợi cho mình. Có thể cho phép một loạt đảng “ hiệp thương ” tồn tại để làm “ kiểng ” cho chế độ một đảng độc tài. Cũng có trường hợp các đảng gọi là “ đối lập trung thành ” được luật pháp cho hoạt động công khai nhưng trên thực tế đã bị đảng cầm quyền khống chế (một cách hợp pháp và cả bất hợp pháp) để duy trì quyền lãnh đạo thống trị của mình. Cũng có trường hợp công cụ đa đảng được dùng trong thể chế “ đa nguyên đa đảng ” ở đó các đảng đối lập, vì một lý do văn hoá, lịch sử nào đó, luôn chiếm vị trí thiểu số, nhưng cũng có những trường hợp được sử dụng trong thể chế “ nhất nguyên đa đảng ”, ở đó chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền bằng những phương pháp khác nhau nhưng có cùng mục đích bảo vệ những giá trị chung của một chế độ cả hai đều chia sẻ. Trước thực tế phức tạp của cuộc đấu tranh quyền lực, việc tuyệt đối hoá một quan niệm “ độc đảng ” có nội dung nào đó để duy trì sự độc tôn quyền lực cho Đảng của mình trong mọi trường hợp là một thái độ không thực tế. Nhất là lại thuần tuý bằng trấn áp và bạo lực thì không những không thực tế mà còn nguy hiểm : đảng chính trị đó chỉ tích tụ những toan tính bạo lực ngược chiều, trước sau gì cũng “ quỵ sụm ” hoặc bị đánh đổ bằng con đường bạo lực do mình tạo ra.

*

Sẽ là một thiếu sót nếu bài này chấm dứt mà không có vài lời sau đây xin thưa cùng những người quen hay không quen đã bày tỏ thái độ đồng tình, cổ vũ đề xuất của Lê Hiếu Đằng : a) Đề xuất của anh chỉ là một khuyến cáo với Đảng cộng sản. Tán thành nhưng xem đây chỉ như một sáng kiến “ cải lương ”, “ thoả hiệp ” hoặc “ ảo tưởng ” cũng không sao, nhưng đừng quên rằng đây là một hình thức tranh đấu mới nẩy sinh từ bên trong hàng ngũ những người cộng sản trước tình thế mới. b) Thực chất của đề xuất đó là chuyển hoá thể chế chuyên chính sang dân chủ pháp quyền, ở đó hình thức đa đảng là một công cụ đấu tranh thực hiện bằng phương pháp nội tại của những người cộng sản bất đồng. Cần xuất hiện những suy nghĩ khác có nội dung phù hợp với những bước đi thích hợp hơn. c) Công việc cực kỳ khó khăn, xin đừng quá bồng bột coi đề xuất này như một thứ phép màu mang đến khả năng chấm dứt ngay được di sản nặng nề của độc tài, chia rẽ, hận thù do quá khứ để lại. Cũng đừng quên trong chính trị, vấn đề “ đa đảng ” chỉ là một công cụ đấu tranh : viễn cảnh về một xã hội mà công cụ đó cần vượt qua và nhắm tới mới là mục tiêu quan trọng hơn.

Xong đúng ngày 2-9-2013
Lữ Phương
(Diễn đàn)

Về mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Hội đồng Hiến pháp là một nội dung đã được nghiên cứu, tranh luận kỹ lưỡng trong suốt quá trình biên tập để tìm ra giải pháp phù hợp với thể chế chính trị Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tiệm cận dần với xu thế chung của nhân loại trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để tìm ra giải pháp đối với Hội đồng Hiến pháp, một thiết chế mới đối với chúng ta, luôn có ba vấn đề cần được giải đáp. Đó là: vì sao phải tổ chức cơ quan này, mô hình cụ thể thế nào và cơ quan này có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII vừa qua và đã được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho ý kiến tại Phiên họp lần thứ 7 ngày 10.8.2013. Một trong những nội dung quan trọng là quy định về Hội đồng Hiến pháp với 2 phương án (Điều 117, Chương X).
Có thể nói, đây là một nội dung đã được nghiên cứu, tranh luận kỹ lưỡng trong suốt quá trình biên tập để tìm ra giải pháp phù hợp với thể chế chính trị Việåt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tiệm cận dần với xu thế chung của nhân loại trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để tìm ra giải pháp đối với Hội đồng Hiến pháp, một thiết chế mới đối với chúng ta, luôn có ba vấn đề cần được giải đáp. Đó là: vì sao phải tổ chức cơ quan này, mô hình cụ thể thế nào và cơ quan này có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng đã nêu tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Hội nghị lần thứ Năm và Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI. Đó là xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời, cũng nhằm cụ thể hóa cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được khẳng định trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Đây là bước tiến quan trọng về nhận thức của chúng ta trong tổ chức, phân công quyền lực, bảo đảm quyền lực nhà nước phải có sự kiểm soát. Chủ trương này của Đảng cũng thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân vì qua tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho thấy, nhiều ý kiến đề nghị thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách, độc lập.

Mặt khác, việc thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách (Hội đồng Hiến pháp) là đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Bởi vì, yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và có cơ chế phân công, kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước để tránh lạm quyền. Vì vậy, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp sẽ là cơ chế bổ sung cần thiết bên cạnh cơ chế kiểm tra, giám sát hiện hành để thông qua đó, các cơ quan nhà nước có thể thực hiện sự kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp giao.
Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới cho thấy, trong tiến trình tổ chức và quản trị xã hội, ngày nay ở các nước dân chủ trên thế giới, bên cạnh các thiết chế truyền thống như Nghị viện (cơ quan lập pháp), Tổng thống hoặc Chính phủ (cơ quan hành pháp), Tòa án (cơ quan tư pháp), ngày càng xuất hiện nhiều loại hình cơ quan chuyên biệt hoạt động độc lập theo luật do Nghị viện đặt ra. Chẳng hạn cơ quan bảo vệ Hiến pháp (Tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp), Ủy ban Bầu cử, Kiểm toán, Ngân hàng Trung ương, Ủy ban Chống tham nhũng... Số lượng, những loại hình cụ thể tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức độ dân chủ ở mỗi quốc gia. Vì sao như vậy? Theo suy nghĩ cá nhân, tôi cho rằng xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nguyên tắc chủ quyền nhân dân. Nhân dân đặt ra Hiến pháp và trao quyền cho các thiết chế nhà nước để tổ chức và quản trị xã hội. Theo đó, quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp, tư pháp được trao cho các thiết chế tương ứng đảm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, luôn có xu hướng lạm quyền và tha hóa quyền lực, cho dù, giữa các thiết chế này được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, kiềm chế và đối trọng với những cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể. Đồng thời, với xu thế dân chủ hóa xã hội, yêu cầu công khai, minh bạch trong hoạt động của mỗi thiết chế trong bộ máy nhà nước cũng như trong việc tổ chức và quản trị xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, chính nhân dân và xã hội đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cần đa dạng hóa các loại hình cơ quan, thiết chế bên cạnh các thiết chế truyền thống để thực hiện tốt hơn chủ quyền của mình trong việc kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực.
Ở Việt Nam, trong nhiều chục năm qua, từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), mô hình bộ máy nhà nước qua 4 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992), trừ Hiến pháp năm 1946 chưa được tổ chức thực hiện, tuy có những khác biệt về tên gọi, hình thức tổ chức, nhưng nhìn chung được tổ chức theo mô hình Xô Viết, với các cơ quan thực hiện ba nhóm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các hoạt động như bầu cử, ngân hàng, kiểm toán, phòng, chống tham nhũng, bảo vệ Hiến pháp... được giao cho các cơ quan hữu quan và gắn với hoạt động của các cơ quan này. Lý giải cho tình hình này có thể có nhiều lý do. Trước hết, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nước ta bị cuốn vào cuộc chiến đấu tranh giành độc lập, giải phóng đất nước. Vì thế, trong tổ chức và quản trị xã hội không đặt ra nhiều vấn đề, kể cả hoạt động lập pháp. Mặt khác, trong một thời gian dài, với mô hình Nhà nước chuyên chính vô sản, cùng với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài trên 30 năm, chúng ta không có nhiều thời gian dành cho nhiệm vụ tổ chức và quản trị xã hội. Ngay cả khi bắt tay xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì những tư tưởng, thói quen của Nhà nước chuyên chính vô sản vẫn còn chi phối nhiều hoạt động của bộ máy nhà nước. Những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng hạn chế nhận thức của chúng ta trong việc tổ chức và quản trị xã hội, mà biểu hiện của nó chính là trong hệ thống chính trị nước ta, với tư cách là một bộ phận, bộ máy nhà nước vẫn chỉ gồm những cơ quan truyền thống thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cùng với chủ trương đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước cả về kinh tế và chính trị, trong điều kiện dân chủ hóa xã hội cũng như hội nhập quốc tế, rõ ràng rằng, bộ máy nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, cũng cần được hoàn thiện, kể cả đa dạng hóa các loại hình cơ quan chuyên biệt hoạt động độc lập. Điều quan trọng là cần phải hiến định những cơ quan đó làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động sau này.
Từ những trình bày trên, theo ý kiến tôi, trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 này cần bổ sung một số thiết chế chuyên biệt như Hội đồng Hiến pháp, Ủy ban Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước là phù hợp.
Thứ hai, nếu thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp, thì mô hình nào cần được lựa chọn? Như đã trình bày, thiết chế bảo vệ Hiến pháp độc lập cho đến nay là hoàn toàn chưa có trong bộ máy nhà nước ở nước ta. Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp chủ yếu được giao cho cơ quan độc lập (Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp) hoặc được giao cho Tòa án kiêm nhiệm. Ở nước ta, cơ chế bảo vệ Hiến pháp được thực hiện theo phương thức phi tập trung. Hoạt động này chủ yếu dựa vào hoạt động tự kiểm tra, giám sát và tự khắc phục. Việc thiếu cơ quan chuyên trách dẫn đến hiệu quả thấp. Đơn cử, hoạt động giám sát tối cao của QH, trong đó có việc giám sát việc tuân theo Hiến pháp, mà chủ yếu là giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, QH là một thiết chế ở tầm vĩ mô, các cơ quan của QH với nhiều nhiệm vụ quan trọng, các ĐBQH chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm nên không có điều kiện để thường xuyên xem xét và phát hiện hành vi vi hiến để yêu cầu xử lý kịp thời.
Vấn đề đặt ra là, giữa hai mô hình phổ quát mà nhiều nước hiện nay áp dụng: Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng Hiến pháp thì nên lựa chọn mô hình nào? Tuy có điều giống nhau rất cơ bản là nhiệm vụ bảo vệ tính tối thượng của Hiến pháp nhưng giữa hai mô hình này cũng có những điểm khác nhau cơ bản cả về tổ chức, phương thức hoạt động cũng như thẩm quyền cụ thể. Với mô hình Tòa án Hiến pháp thì việc giải quyết những vấn đề liên quan đến Hiến pháp, chẳng hạn khiếu kiện, cáo buộc vi phạm Hiến pháp được xử lý bởi chính phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Hoạt động của cơ quan này thông qua các Thẩm phán với trình tự tố tụng tương tự như thủ tục tố tụng tư pháp. Có thể khẳng định đây là mô hình đang được đa số các nước áp dụng. Tuy nhiên, do là một thiết chế mới, chúng ta không có kinh nghiệm, hơn nữa, đội ngũ chuyên gia am tường về Hiến pháp để có thể bổ nhiệm làm Thẩm phán không nhiều. Vì vậy, chưa nên áp dụng mô hình này trong tổ chức bộ máy của Nhà nước ta hiện nay.
Về Hội đồng Hiến pháp, đây là mô hình được một số quốc gia áp dụng, được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở mô hình Hội đồng Hiến pháp của Cộng hòa Pháp (Conseil Constitutionel). Về tổ chức và phương thức hoạt động, Hội đồng Hiến pháp có nhiều đặc điểm của một cơ quan chính trị - pháp lý hơn là cơ quan tài phán Hiến pháp thực thụ bởi một số đặc trưng:
- Trong số thành viên của Hội đồng Hiến pháp, các cựu Tổng thống là thành viên đương nhiên.
- Thành viên của Hội đồng Hiến pháp không bắt buộc phải có chuyên môn về pháp luật.
- Quy trình giải quyết tại Hội đồng Hiến pháp không công khai và thiếu đặc trưng của thủ tục tố tụng.
- Kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật trước khi công bố hoặc kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật đang có hiệu lực thi hành…
Tuy số lượng các quốc gia áp dụng mô hình này không nhiều (30/175), nhưng theo tôi, việc lựa chọn mô hình Hội đồng Hiến pháp là phù hợp giữa nhận thức chính trị và yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Bởi vì, mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Hội đồng Hiến pháp như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không trùng lặp, chồng chéo với tổ chức và hoạt động của các cơ quan hiện hành mà vẫn bảo đảm nguyên tắc tổ chức và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước ở nước ta, không ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến mang tính hậu kiểm và ngoại kiểm (từ bên ngoài) do có địa vị pháp lý độc lập với cơ quan ban hành văn bản, khác với hoạt động thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến (tiền kiểm) của các cơ quan của Chính phủ và QH.
Thứ ba, về nhiệm vụ của Hội đồng Hiến pháp, Điều 117 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có hai phương án, cụ thể là:
Phương án 1:
1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét tính hợp hiến của luật, nghị quyết của Quốc hội. Trường hợp Hội đồng Hiến pháp xác định quy định hoặc văn bản không phù hợp với Hiến pháp thì quy định hoặc văn bản đó bị tạm dừng việc thi hành cho đến khi Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất. Nếu có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết giữ nguyên quy định hoặc văn bản đó thì quy định hoặc văn bản đó tiếp tục có hiệu lực;
b) Xem xét tính hợp hiến của văn bản do Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; trường hợp Hội đồng Hiến pháp xác định quy định hoặc văn bản không phù hợp với Hiến pháp thì quy định hoặc văn bản đó bị tạm dừng việc thi hành cho đến khi cơ quan ban hành văn bản sửa đổi hoặc hủy bỏ quy định hoặc văn bản trái Hiến pháp. Nếu cơ quan ban hành văn bản đó không sửa đổi hoặc hủy bỏ quy định hoặc văn bản đó thì Hội đồng Hiến pháp kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Xem xét tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch Nước phê chuẩn.
2. Hội đồng Hiến pháp gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên. Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trình tự, thủ tục hoạt động của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.
Phương án 2:
1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét tính hợp hiến của luật, nghị quyết của Quốc hội, nếu xác định văn bản của Quốc hội không phù hợp với Hiến pháp thì kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
b) Xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, nếu xác định văn bản của Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không phù hợp với Hiến pháp thì Hội đồng Hiến pháp tạm đình chỉ việc thi hành và yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản; trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản đó không thực hiện yêu cầu của Hội đồng Hiến pháp thì Hội đồng Hiến pháp kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Xem xét tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch Nước phê chuẩn.
2. Hội đồng Hiến pháp gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên. Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trình tự, thủ tục hoạt động của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.
Theo quy định trên đây, Hội đồng Hiến pháp có ba nhiệm vụ, quyền hạn. Nhìn chung, việc xác định ba nhiệm vụ, quyền hạn như Dự thảo đã được cân nhắc khá kỹ. Một mặt, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Mặt khác, cũng phải bảo đảm phù hợp với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, trước những thiết chế mới, trong khi đang còn những nhận thức khác nhau, yêu cầu đòi hỏi cũng rất khác nhau thì việc lựa chọn mô hình nào, trao cho nó nhiệm vụ, quyền hạn gì cũng cần được cân nhắc thận trọng, bảo đảm cho thiết chế đó vận hành có hiệu quả. Theo tinh thần đó, tôi tán thành trước mắt trao cho Hội đồng Hiến pháp ba nhiệm vụ như khoản 1 Điều 117 là phù hợp. Mỗi phương án đều có mặt tích cực và hạn chế riêng nhưng theo tôi, phương án 1 là hợp lý hơn.
Đồng thời cũng cần biên tập lại để xác định rõ hơn về vị trí, vai trò của Hội đồng Hiến pháp; chẳng hạn, cần xác định đây là cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.
Ts Nguyễn Văn Thuận
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
(Đại biểu Nhân dân)

Nữ hộ sinh chống tham nhũng kiên quyết từ chối khen thưởng

Nữ hộ sinh một mực từ chối vinh dự này vì cho rằng việc tố cáo chưa được giải quyết thỏa đáng.

Sáng 3/9, Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho nữ hộ sinh Dương Thị Thu Thủy công tác tại Trạm Y tế thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình vì "đã có thành tích phát hiện những biểu hiện tiêu cực của viên chức trạm y tế thị trấn Hà Lam".

Tuy nhiên, nữ hộ sinh này một mực từ chối vinh dự này vì cho rằng, việc tố cáo chưa được giải quyết thỏa đáng.

Chị Dương Thị Thu Thủy (Ảnh: VnExpress)
Trong quá trình công tác tại Trạm Y tế thị trấn Hà Lam, từ cuối năm 2011, nữ hộ sinh Dương Thị Thu Thủy đã phát hiện, thu thập bằng chứng và tố cáo ông Nguyễn Đức Đạo, Trưởng trạm Y tế biển thủ số tiền hơn 150 triệu đồng trong quản lý phí thu được từ việc khám sức khỏe cho học sinh và chi tiêu ngân sách hoạt động thường xuyên của trạm.

Điều đáng nói, Trạm trưởng Y tế thị trấn Hà Lam Nguyễn Đức Đạo đã tự tiện mở lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho gần 150 hộ sản xuất và kinh doanh ăn uống trên địa bàn, đồng thời giả mạo chữ ký của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình để cấp giấy chứng nhận cho số hộ nói trên.

Từ đơn tố cáo và bằng chứng của nữ hộ sinh này cung cấp, Thanh tra y tế và Thanh tra nhân dân huyện Thăng Bình đã kết luận về hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Đạo. Nữ hộ sinh Dương Thị Thu Thủy từ chối nhận khen thưởng vì cho rằng vụ việc giải quyết chưa thỏa đáng.

Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết, mặc dù chị Thủy từ chối, nhưng việc khen thưởng là trách nhiệm của ngành. Chưa hài lòng thì chị Thủy có ý kiến với Sở Y tế để tiếp tục được giải quyết./.
Hải Sơn
(VOV)

Mohan Malik - Lịch sử là mắt xích yếu trong tuyên bố chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh

Trung Quốc nói rằng lịch sử hỗ trợ tuyên bố chủ quyền biển đảo của mình. Nhưng Trung Quốc thực sự có chủ quyền ở những vùng biển đó?

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông và đường chủ quyền của họ được in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc và bản đồ chính thức. Lãnh đạo Trung Quốc và người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước họ ngày càng nhấn mạnh rằng các đảo, bãi đá, và các rạn san hô ở Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại”. Thông thường, các yêu sách chồng lấn về ranh giới chủ quyền và hàng hải phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế, tố tụng tại Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển, hoặc hòa giải theo Phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Trong khi Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS và Công ước này bãi bỏ tuyên bố chủ quyền “dựa trên lịch sử” nhưng đó là chính là căn cứ mà Bắc Kinh luôn dùng để khẳng định chủ quyền. Vào ngày 04 tháng 9 năm 2012, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng có “rất nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận”.

Đa số các chuyên gia luật quốc tế đã kết luận rằng “tuyên bố chủ quyền dựa vào lịch sử” của Trung Quốc về Biển Đông, gồm quản lý chủ quyền và đặc quyền cho phép tàu bè đi lại qua vùng biển này, là phi lý và phi pháp. Các bằng chứng lịch sử của họ, nếu có, đều thiếu tính thuyết phục. Căn cứ Trung Quốc biện minh cho tuyên bố của mình đến hòn đảo và rạn san hô ở Biển Đông rất mâu thuẫn, ngay cả khi chúng có một chút tương đồng với luận điểm bành trướng mà Hoa Kỳ và các nước đế quốc châu Âu đã áp dụng trong thế kỷ 18-19. Để bảo vệ quan điểm của Trung Quốc trong việc mở rộng biên giới lãnh hải của mình bằng cách tuyên bố chủ quyền tại các đảo và rạn san hô ở Biển Đông, giáo sư Gia Kinh Quốc tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần làm theo tiền lệ của phương Tây. Gần đây GS Giả còn nói với hãng tin AFP rằng “Chuyện này không có gì mới: Hoa Kỳ có đảo Guam ở châu Á cách xa Mỹ và người Pháp có các đảo ở Nam Thái Bình Dương”.

Phân tích sâu hơn về các “bằng chứng lịch sử” trong tuyên bố của Trung Quốc cho thấy trên thực tế lịch sử không đứng về phía họ. Yêu sách của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa dựa trên cơ sở lịch sử rằng các vương triều trước đây đã không thực thi chủ quyền tại vùngbiển này. Tại châu Á thời tiền hiện đại, biên giới của các vương triều có đặc điểm là không xác định rõ ràng, không được bảo vệ nghiêm ngặt, và hay thay đổi. Thời đó bá quyền lấn át chủ quyền. Không giống như một quốc gia hiện đại, biên giới của các đế quốc Trung Hoa không được vạch định và tuần tra cẩn thận mà được mô tả như những vùng ranh nhằm bảo vệ trung tâm văn minh Thiên Triều khỏi các bộ tộc man ri ngoại bang. Quan trọng hơn, trong các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng như Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam, Bắc Kinh luôn xác định rằng ranh giới đất liền của họ không được xác định rõ rành. Nhưng khi nói đến các đảo, bãi đá ngầm, và các rạn san hô ở Biển Đông, Bắc Kinh lại tuyên bố ngược lại. Nói cách khác, tuyên bố lịch sử của Trung Quốc rằng ranh giới đất liền của họ là bất định trái ngược hẳn với lập trường của họ rằng biên giới trên biển của Trung Quốc là xác định. Đây là một mâu thuẫn cơ bản không thể chấp nhận trong lập trường của Trung Quốc về ranh giới trên đất liền và trên biển. Trên thực tế, từ những năm giữa thế kỷ 20 Trung Quốc đã tập trung nỗ lực giải quyết mẫu thuẫn biên giới đất liền và biển đảo với các quốc gia láng giếng dựa trên khái niệm biên giới bá quyền. Nói đơn giản, chủ quyền biên giới rõ ràng là một khái niệm không có trong thời cổ đại mà chỉ được xác định với các quốc hiện đại sau giai đoạn đế quốc.

Khái niệm về chủ quyền bắt nguồn từ châu Âu với việc ký kết Hiệp ước Westphalia năm 1648 chứ không phải từ Trung Quốc hoặc châu Á. Đây là một khái niệm cho biên giới trên đất liền và không được áp dụng cho quốc gia ở châu Á và châu Phi cho đến giữa thế kỷ 20. Hệ thống Westphalia dựa trên khái niệm về bình đẳng pháp lý hay chủ quyền quốc gia với mốc giới rõ ràng không chỉ khác với quan niệm thời phong kiến ở châu Âu, mà còn với các nhà nước bá quyền ở châu Á, Ba Tư, Trung Quốc và Ấn Độ. Trước Hiệp ước Westphalia, các vương quốc ở châu Âu và các nơi khác không tuyên bố và thực thi chủ quyền theo quan điểm hiện nay.

Lịch sử, như chúng ta biết, được viết bởi người chiến thắng, không phải bởi kẻ chiến bại. Biên giới hiện tại của Trung Quốc chủ yếu phản ánh ranh giới được thiết lập trong thời kỳ bành trướng ngoạn mục của nhà Thanh (Mãn Châu) trong thế kỷ 18 và dần dần định hình như hiện nay (ngoại trừ vùng Ngoại Mông do ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô), sau đó áp dụng hệ thống chủ quyền quốc gia Westphalia trên toàn châu Á trong thế kỷ 19-20. Sử sách chính thống của Trung Quốc ngày nay thường bóp méo tiến trình lịch sử phức tạp này; họ tuyên bố rằng người Mông Cổ, Tây Tạng, Mãn Châu, và Hán đều là người Trung Quốc trong khi thực tế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bởi các triều đại Trung Quốc để tránh bị tấn công vì Mông Cổ và Mãn Châu ở phía bắc đã nhiều lần đánh bại người Hán; Vạn Lý Trường Thành thực sự đại diện cho rào chắn an ninh bên ngoài của các vương triều nhà Hán. Trong khi hầu hết các sử gia nhìn rõ rằng cuộc tấn công của quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ đạo trong những năm 1200 là khởi điểm đe dọa sự sống còn của nền văn minh cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và các quốc gia khác, người Trung Quốc đã xây dựng một huyền thoại rằng Thành Cát Tư Hãn là người “Trung Quốc”, và do đó tất cả các lãnh thổ mà người Mông Cổ (nhà Nguyên) đã chiếm đóng hoặc chinh phục (như Tây Tạng và phần lớn Trung và Nội Á) thuộc về Trung Quốc bằng cách lồng khái niệm về chủ quyền của châu Âu ở thế kỷ mười sáu vào hoàn cảnh Châu Á ở thế kỷ mười hai. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Đài Loan và Biển Đông cũng dựa trên cơ sở là cả hai đều là một phần của đế chế Mãn Châu. (Thực ra, trong bản đồ của nhà Thanh, chỉ có đảo Hải Nam chứ không phải là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc). Trong phiên bản lịch sử này, bất kỳ lãnh thổ nào được chinh phục bởi “Người Trung Quốc” trong quá khứ đều là của Trung Quốc, bất biết được chiếm từ bao giờ.

Việc viết đi viết lại lịch sử theo góc độ dân tộc chủ nghĩa để thúc đẩy đoàn kết dân tộc và tăng cường tính hợp pháp của chế độ được coi là ưu tiên cao nhất của lãnh đạo Trung Quốc từ cả hai phe: Quốc gia và Cộng Sản. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cho mình là người thừa kế di sản của đế quốc Trung Hoa và thường sử dụng các biểu tượng và cách phát ngôn như là Thiên Triều. Từ sách giáo khoa tiểu học đến phim truyền hình lịch sử, hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát đã nhồi nhét các thế hệ người Trung Quốc những tư tưởng về một đế chế Trung Hoa vĩ đại. Khi nhà Hán học người Úc Geremie Barmé chỉ ra rằng, “Chính sách giáo dục và tuyên truyền của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã nhấn mạnh vai trò của lịch sử tới sự tồn vong của nhà nước Trung Quốc… trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông đã bị bỏ rơi hoàn toàn trừ cái tên, vai trò của lịch sử trong tương lai của Trung Quốc vẫn rất kiên định”. Vì vậy, các viện nghiên cứu, truyền thông đại chúng, và các cơ quan giáo dục do nhà nước kiểm soát đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử như một công cụ bành trướng (điều này còn được gọi là “xâm lược bằng bản đồ”).

Trung Quốc cũng sử dụng văn hóa dân gian, thần thoại, truyền thuyết, dã sử, để củng cố yêu sách lãnh thổ và hàng hải lớn hơn và để tạo ra “thực tế” về biên giới trên đất liền và trên biển. Sách giáo khoa Trung Quốc giao giảng quan điểm rằng Thiên Triều là trung tâm vũ trụ có nền văn minh lâu đời nhất và tiên tiến nhất; các nước nhỏ xunh quanh đã bị Hán hóa một phần ở Đông và Đông Nam Á luôn phải khấu đầu tôn kính. Phiên bản của lịch sử Trung Quốc thường cố tình làm mờ đi sự khác biệt giữa ảnh hưởng bá quyền, quan hệ triều cống, quyền bá chủ ranh giới, thực tế kiểm soát lãnh thổ. Theo quan điểm ai đã làm chủ trong quá khứ thì kiểm soát được hiện tại hoạch định tương lai của mình, Bắc Kinh luôn đánh giá cao “lá bài lịch sử” (xem xét các chứng cứ lịch sử đã được viết lại) trong các nỗ lực ngoại giao để đạt được mục tiêu đối ngoại, đặc biệt là để khai thác nhượng bộ lãnh thổ từ các nước khác. Không lúc này thì lúc khác, hầu như tất cả các nước tiếp giáp với Trung Quốc như Mông Cổ, Tây Tạng, Miến Điện, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Đài Loan đều bị chèn ép hoặc bằng quân sự hoặc theo quan điểm lịch sử viết lại của Trung Quốc. Martin Jacques đã lưu ý trong cuốn Khi Trung Quốc Thống Trị Thế Giới rằng “dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc hiện nay có hình hài và thể thức của Đế quốc Trung Hoa”. Nếu không được kiểm soát, sự ngạo mạn đế quốc hoặc nỗi khát khao trở lại quá khứ hào hùng có thể có dẫn đến những hậu quả khôn lường với hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trong khi quan điểm chủ quyền đất liền được hình thành từ thế kỷ 17 ở châu Âu với Hiệp ước Westphalia, ý tưởng về chủ quyền biển phần lớn là bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 20: Trung Quốc và những nước khác khai thác chúng để mở rộng lãnh thổ lãnh hải. Theo Jacques “Ý tưởng về chủ quyền biển là một phát minh tương đối mới, tính từ năm 1945 khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh hải của mình”. Trên thực tế, sự đồng thuận trong Luật Biển của Liên Hợp Quốc đại diện cho nỗ lực quốc tế nổi bật nhất để áp dụng khái niệm chủ quyền biên giới trên đất liền đối với biên giới biển trên toàn thế giới-nhưng quan trọng là Luật này bác bỏ ý tưởng dùng lịch sử để bảo vệ tuyên bố chủ quyền biển. Vì vậy mặc dù Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với khoảng 80% Biển Đông dựa trên lý do rằng đây là “vùng nước lịch sử của mình” (và hiện đang tìm cách nâng cao tuyên bố này lên tầm “lợi ích cốt lõi” giống như với các tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và Tây Tạng). Tuyên bố chủ quyền theo lịch sử của Trung Quốc về Biển Đông có thể nói giống như Mexico tuyên bố Vịnh Mexico là của thuộc độc quyền mình, hay Iran tuyên bố như vậy với Vịnh Ba Tư, hay Ấn Độ tuyên bố như vậy với Ấn Độ Dương. Nói cách khác, tuyên bố như vậy không có giá trị gì cả. Từ quan điểm pháp lý, "việc sử dụng tên ‘Hoa Nam’ để chỉ vùng biển này không có nghĩa là ghi nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”. Những nước sử dụng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với các đảo đều phải được các nước liên quan đồng ý và dựa trên cách giải thích lịch sử mà các bên thống nhất nhưng cả hai các yếu tố này đều không có trong trường hợp Biển Đông.

Các đế chế xưa hoặc giành quyền kiểm soát lãnh thổ thông qua xâm lược, thôn tính, đồng hóa hoặc bị mất chủ quyền về đối thủ có vũ khí tối tân hơn. Mở rộng và thu hẹp lãnh thổ được coi là tiêu chí xác định một đế chế là mạnh hay yếu. Khái niệm “hải đảo thiêng liêng” là phi lịch sử vì các đảo này hầu như đã được chuyền tay nhiều lần và việc kiểm soát hiện nay căn cứu vào việc nước nào chiếm được từ nước nào lần gần đây nhất. Biên giới của nhà Tần, Hán, Đường, Tống, và Minh đều thịnh rồi suy suốt chiều dài lịch sử. Đế quốc Trung Hoa khi mạnh, cũng giống như nước Nga thời Sa-Hoàng, đã bành trướng vào vùng Nội Á và Đông Dương khi cơ hội xuất hiện và sức mạnh cho phép. Việc mở rộng lãnh thổ Trung Hoa nhờ các triều đại ngoại Hán như nhà Nguyên (Mông Cổ) và nhà Thanh (Mãn Châu) đã khiến Trung Quốc kiểm soát được Tây Tạng và một phần Trung Á (nay là Tân Cương), Đài Loan và Đông Nam Á. Trung Quốc hiện nay trên thực tế là một “đế chế” đang đeo cái mặt nạ của một “quốc gia”.

Nếu chấp nhận “tuyên bố chủ quyền theo lịch sử” của Bắc Kinh thì sẽ gặp vấn đề là Trung Hoa không phải là đế chế duy nhất trên thế giới hay ở châu Á thời cận đại. Thế giới còn có các đế chế và vương quốc khác. Nhiều quốc gia có thể “tuyên bố chủ quyền theo lịch sử” với những vùng đất hiện nay do Trung Quốc kiểm soát (ví dụ, vùng Gando ở tỉnh Cát Lâm trước kia thuộc về Triều Tiên). Trước thế kỷ thứ hai mươi, Châu Á không có các quốc gia có chủ quyền biên giới có tính pháp lý rõ ràng. Nếu các tuyên bố chủ quyền theo lịch sử của Trung Quốc là hợp lý thì Việt Nam và Philippines cũng có thể đưa ra các tuyên bố tương tự dựa trên lịch sử của họ. Ai học sử châu Á đều biết rằng người Mã Lai, tổ tiên của người Philippines ngày nay có lý hơn Bắc Kinh để tuyên bố chủ quyền của đảo Đài Loan. Người Mã Lai khai phá Đài Loan đầu tiên và con cháu họ hiện đang sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển của quốc đảo này. Chuyên gia nghiên cứu Châu Á Philip Bowring cho rằng “thực tế là người Trung Quốc có sử viết lâu dài không có nghĩa là lịch sử của họ đáng tin hơn các di sản sử học của các nước khác bằng hiện vật, ngôn ngữ, gia phả, gen di truyền, các bằng chứng về thương mại và di dân”.

Trừ khi công nhận Trung Quốc là ngoại lệ, “tuyên bố chủ quyền theo lịch sử” của đế chế Trung Hoa cũng có giá trị như tuyên bố lịch sử của các nước khác trong khu vực Đông Nam và Nam Á. Vấn đề của căn cứ lịch sử là chọn điểm dừng ở đâu và quan trọng hơn là phiên bản lịch sử nào được coi là chính xác. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với các quốc gia đã quy phục đế chế Mông Cổ và Mãn Châu tương đương với việc Ấn Độ tuyên bố chủ quyền với Afghanistan, Bangladesh, Miến Điện, Malaysia, Nepal, Pakistan và Sri Lanka vì những nước này đều thuộc lãnh thổ của đế chế Ashoka, Maurya, Chola, Moghul và Anh-Ấn. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13, quốc vương của Pallava và Chola ở miền nam Ấn Độ xây dựng lực lượng hải quân lớn và chinh phạt thành công các vương quốc trong Vịnh Bengal ngày nay. Họ còn tiến theo đường biển để chinh phục Sri Lanka, Malaysia và Indonesia ngày nay. Trong nghiên cứu của mình về văn hóa chiến lược Ấn Độ, George Tanham nhận xét: “Trong cuộc chiến giành quyền thông thương giữa Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, các vua Cholas đã chiến thắng trong các trận hải chiến và cai trị các nước Đông Nam Á trong một thời gian”.

Các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là một sự thay đổi lớn từ định hướng địa chính trị làm bá chủ đất liền từ lâu đời của họ. Trung Quốc căn cứu vào các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa đến Ấn Độ Dương và châu Phi vào đầu thế kỷ 15 để cho rằng họ có truyền thống hảng hải. Nhưng theo nhà nghiên cứu Bowring thì “Trung Quốc là kẻ hậu sinh trong nghề đi biển. Người Mã Lai mới là bậc thầy thám hiểm đại dương trong nhiều thế kỷ; họ đã chinh phục phần lớn thế giới từ Đài Loan, New Zealand và Hawaii ở phía nam và phía đông, đến Madagascar ở phía tây.Các con tàu bằng đồng của họ đã giao thương với Palawan, phía nam của Scarborough từ thời Khổng Tử. Khi khách hành hương Phật giáo từ Trung Quốc như Faxian đến Sri Lanka [miền nam Ấn Độ] trong thế kỷ thứ năm, họ đã đi trên các con tàu do người Mã Lai điều hành và sở hữu. Tàu thuyền đi từ Philippines ngày nay đã giao dịch ở Phù Nam, nay thuộc miền Nam Việt Nam, một ngàn năm trước khi nhà Nguyên hình thành”

Và cuối cùng, cái gọi là “tuyên bố chủ quyền theo lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Đông thực sự không phải đã có hàng “thế kỷ”. Tuyên bố này chỉ có từ năm 1947 khi chính phủ quốc dân của Tưởng Giới Thạch vẽ cái gọi là “đường 11 đoạn” trên bản đồ của Trung Quốc ở Biển Đông, bao quanh quần đảo Trường Sa và các chuỗi đảo khác nên chính quyền Quốc Dân Đảng tuyên bố vùng biển này bây giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Bản than Tưởng Giới Thạch cho rằng ông ta thấy chủ nghĩa phát xít Đức là mô hình cho Trung Quốc và đã bị cuốn hút bởi ý tưởng phát xít về việc mở rộng “không gian sống” (lebensraum) cho dân tộc Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch đã không có cơ hội để thực hiện ý đồ bành trướng vì bị phát xít Nhật đuổi đánh nhưng những tay họa đồ của chính quyền Quốc Dân Đảng đã vẽ đường chữ U (đường lưỡi bò) với 11 đoạn nhằm mở rộng “không gian sống” của Trung Quốc ở Biển Đông ngay sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến Thứ 2. Rõ ràng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng tức giận về tấm bản đổ của Phát xít Nhật trong Thế chiến Thứ 2: toàn bộ Biển Đông được vẽ thành một cái hồ của Nhật. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thám hiểm vùng biển này lần đầu vào năm 1947 với các con tàu mang tên Zhongjian, Zhongye, TaipingYongxing. Họ chỉ khảo sát đo đạc vùng biển này nhiều năm sau đó. Sau chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến vào năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chỉnh lại bản đồ này của Tưởng Giới Thạch thành “đường chín đoạn” sau khi xóa hai đoạn vào năm 1953 ở Vịnh Bắc Bộ, nơi họ chưa bao giờ khảo sát. Đến cuối năm 2005, bản đồ của Hải quân Trung Quốc công bố về bãi cạn Scarborough cũng chỉ là “sao-y-bản-chính” từ bản đồ của Hải quân Hoa Kỳ (cám ơn Barney Moreland cung cấp cho tác giả thông tin này).

Kể từ khi kết thúc Thế Chiến Thứ 2, Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ, xác định lại biên giới, ngụy tạo bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực để tạo “sự đã rồi” về lãnh thổ, đổi tên đảo, và tìm cách áp đặt phiên bản lịch sử của mình trên các vùng biển trong khu vực. "Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp" của họ, thông qua vào năm 1992, tuyên bố chủ quyền tại 4/5 diện tích Biển Đông, tiếp đó họ tiến hành xung đột vũ trang với hải quân Philippines và Việt Nam trong suốt những năm 1990. Gần đây, nhiều tàu cá Trung Quốc và tàu hải giám được điều đến vùng biển tranh chấp nhằm tiến hành “chiến tranh nhân dân trên biển” đã làm tình hình ngày càng căng thẳng thêm. Theo phân tích của Sujit Dutta, “Để cho tinh thần tìm lại quá khứ hào hùng của Trung Quốc phát triển không kiểm soát được dựa trên ... lý thuyết là phải chiếm cái chưa cốt lõi để đảm đảm cái cốt lõi. Lý thuyết này là một khái niệm đế quốc cơ bản được đưa vào nội hàm của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, cả Quốc Gia và Cộng Sản. Những nỗ lực của chế độ [hiện nay] để đạt được biên giới địa lý tưởng tượng của họ dựa vào những chứng cớ lịch sử ít ỏi đã và tiếp tục tạo ra các bất ổn chiến lược”.

Rõ ràng, một trong những lý do các nước Đông Nam Á cảm thấy khó chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc vì điều đó đồng nghĩa chấp nhận rằng người Hán ưu việt hơn các chủng tộc và đế chế khác ở châu Á. Jay Batongbacal thuộc trường Đại học Luật pháp Philippines cho rằng “Chấp nhận đường chín đoạn là từ chối bản sắc và lịch sử của tổ tiên người Việt Nam, Philippines, và Mã Lai; điều này thực chất là sự hồi sinh của tư tưởng hủ lậu đã coi những chủng người không phải Trung Quốc là ‘mọi rợ’, không đáng được bình đẳng tôn trọng và nhân phẩm như một dân tộc”.

Tóm lại, các đế chế và vương quốc ngày xưa không bao giờ thực thi chủ quyền theo quan điểm hiện đại. “Câu hỏi lịch sử” rất phức tạp và không chấp nhận một lời giải thích dễ dãi. Nếu yêu sách chủ quyền theo lịch sử có giá trị thì Mông Cổ có thể khẳng định chủ quyền với toàn châu Á, đơn giản vì họ đã từng chinh phục châu lục này. Hoàn toàn không có cơ sở lịch sử cho “đường lưỡi bò” vì lãnh thổ của đế quốc Trung Hoa chưa bao giờ được vạch rõ ràng, cẩn thận như của một quốc gia hiện đại mà chỉ được dùng để khoanh vùng ảnh hưởng giữa “trung tâm văn minh” và “ngoại bang mọi rợ”. Đây là luận điểm mà nhà nước Trung Quốc áp đặt từ những năm 1960 trong khi đàm phán biên giới trên đất liền với một số nước láng giềng. Nhưng họ không dùng luận điểm này trong việc hoạch định bản đồ, hoạt động ngoại giao và xung đột quân sự để xác định biên giới biển.

Kết hợp việc liên tục xuyên tạc lịch sử để đạt các mục đích chính trị, lãnh thổ và hàng hải hiện đại với sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản để bật hay tắt núi lửa “tinh thần dân tộc” trong những thời điểm căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, khiến Bắc Kinh khó trấn an các nước láng giềng rằng sự “trỗi dậy hòa bình” của họ là hoàn toàn hòa bình. Chấp nhận của phiên bản lịch sử của Trung Quốc đồng nghĩa với từ chối của lịch sử của các nước khác và từ chối khái niệm về bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền. Vì có sáu nước tuyên bố chủ quyền với các đảo, rạn san hô, bãi đá, và các mỏ dầu ở Biển Đông, các tranh chấp quần đảo Trường Sa là đa phương và phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Nhưng Bắc Kinh luôn khẳng định giải quyết tranh chấp song phương vì họ tin sẽ thành công do mình mạnh hơn các nước ASEAN mất đoàn kết. Tuyên bố của Trung Quốc về “chủ quyền không thể tranh cãi ở Biền Đông”, bắt nguồn vào cuối những năm 1940 chứ không phải từ thời cổ đại, thách thức tất cả các quốc gia biển.

Mohan Malik
 
* Mohan Malik là giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phản ánh quan điểm của Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương. Phiên bản ngắn hơn của bài viết sẽ được xuất bản tại tạp chí “Vấn đề Thế giới” tháng 6 năm 2013. Tác giả đặc biệt cảm ơn Carleton Cramer, Carlyle Thayer, Justin Nankivell, Denny Roy và Barney Moreland về những góp ý quý báu.

Nghiêm Hồng Sơn gửi cho viet-studies ngày 2-9-13

Nguồn: History the Weak Link in Beijing’s Maritime Claims, Diplomat (30-8-13)

Chê đích danh thủ tướng: TPP có tạo được sức ép cải cách?

Vòng đàm phán thứ 19 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc vào ngày 31/8, với nội dung trong ngày làm việc cuối cùng này là thảo luận về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, cũng được xem là một trong ba thách thức lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam để có thể tham gia TPP, bởi khi tham gia Hiệp định này, đòi hỏi các nước thành viên phải loại bỏ được sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Thực tế, vấn đề cải tổ doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa hai khu vực này, đã được Việt Nam rốt ráo thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dường như, kết quả thu được mới chỉ nằm ở những thông điệp, những chỉ đạo còn ở trên giấy chứ chưa thể đi được vào cuộc sống.
Chuyên gia kinh tế và cũng là lãnh đạo của một doanh nghiệp tư nhân, ông Nguyễn Trần Bạt thường nói, mặc dù dự thảo Hiến pháp, dự thảo các Nghị quyết của Đảng đã bắt đầu nói đến câu chuyện bình đẳng giữa các khu vực, thành phần kinh tế khác nhau, nhưng khó mà xóa được sự phân biệt đối xử giữa các khu vực này.
Nguyên nhân là vì thói quen trong cả tư duy và hành động rằng ưu tiên đặt hàng trước hết là cho khu vực doanh nghiệp nhà nước trong các dự án kinh tế của nhà nước, dự án kinh tế công.
Các công ty thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước không được tiếp cận với các hợp đồng như vậy nên họ cũng không phát triển quy mô, năng lực tương xứng để có thể gánh vác được những dự án kinh tế lớn.

TPP có tạo được sức ép cải cách?
Khi tham gia TPP, đòi hỏi các nước thành viên phải loại bỏ được sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân - Ảnh minh họa.
Do đó, ngay cả khi được tạo ra môi trường bình đẳng để có thể tiếp cận thì họ cũng chưa thể tiếp cận được. Vậy là câu chuyện này sẽ còn tiếp tục luẩn quẩn dài lâu.
Ngay tại Quốc hội, tư duy về cần ưu tiên trước hết cho khối doanh nghiệp nhà nước, cũng được thể hiện rất rõ ràng, khi có không ít đại biểu thường xuyên đặt câu hỏi rằng nếu không có doanh nghiệp nhà nước, thì giải quyết vấn đề đó thế nào.
Như tại Kỳ họp thứ 5, diễn ra hồi tháng 6 rồi, khi bàn thảo về nội dung các thành phần kinh tế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đại biểu Quốc hội Tp.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh rằng: “Thực tiễn thời gian qua cho thấy vai trò của kinh tế nhà nước là rất lớn và quan trọng, giữ vai trò chính, có tác dụng chi phối cần thiết, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định và đúng định hướng. Các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, địa bàn quan trọng, đặc thù của đất nước”.
Tương tự, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) cũng nói: “Nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế. Trong 5 thành phần kinh tế này chỉ có duy nhất thành phần kinh tế nhà nước mới giữ được yếu tố đảm bảo cho nền kinh tế thị trường của nước ta định hướng theo hướng xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế nhà nước mới có thể là cốt lõi của nền kinh tế quốc dân nắm vững những vấn đề then chốt quan trọng của đất nước, định hướng điều tiết kinh tế làm cho các nền kinh tế khác cùng nhau phát triển. Thành phần kinh tế nhà nước đảm bảo điều tiết trong thời bình cũng như trong thời chiến”.
Người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong mọi thông điệp của mình đều luôn khẳng định phải đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên, trong tất cả các cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế nhà nước được Chính phủ tổ chức thường niên, ông đều luôn đề cao, ca ngợi và khẳng định vị trí không thể thay thế của khối này.
Như trong cuộc gặp diễn ra hồi đầu năm, Thủ tướng nói: “Tôi đi đến đâu cũng thấy doanh nghiệp nhà nước có đóng góp ở các vùng nghèo, xây nhà cho người nghèo, cầu đường, trường học...”.
Rồi ông dẫn chứng: “Những năm trước điện cắt cúp phập phù, nay đã khác, điện đã đủ cho sản xuất, cho tiêu dùng, tập đoàn điện lực đã nỗ lực rất lớn, dù phải hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn. Thủy điện Sơn La ai làm, từ thiết kế, đầu tư đến thi công đều là doanh nghiệp nhà nước. Với viễn thông, tôi không nói quá cao, nhưng thực sự là lĩnh vực này của chúng ta là khá trên thế giới, từ chất lượng đến giá cả. Ai làm, còn ai nếu không phải là các tập đoàn kinh tế nhà nước? Với hàng không thì nhiều hãng trên thế giới phá sản nhưng chúng ta vẫn trụ được, tiếp tục đưa máy bay mới về. Sân bay Phú Quốc vừa được khánh thành, lần đầu tiên Việt Nam tự tay làm được trọn vẹn một cái sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế. Rồi đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ, đạm Ninh Bình, không phải doanh nghiệp nhà nước thì còn ai?...”.
Rõ ràng, nếu không có một cú hích lớn thì việc tạo ra được sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, vẫn là một hành trình rất dài chưa nhìn rõ thời hạn về đích.
Và lúc này, TPP đang được xem là một cú hích, với nhiều phần thưởng đem lại cho Việt Nam như sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển; đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng; không phải cạnh tranh với người láng giềng “khổng lồ” Trung Quốc trong TPP...
Nhưng những phần thưởng đó liệu có thể tạo ra được sức ép để Việt Nam thực sự bắt tay vào cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và mở ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hay không. Tất cả mới đang chỉ là niềm hy vọng, dù để làm được những điều này đều nằm trong tầm tay và khả năng của chúng ta.
(Thời báo Kinh tế Việt Nam) 

Những scandal làm nên tên tuổi của Huỳnh Uy Dũng

(à, hóa ra là Lò Vôi)

Mất trộm kim cương hàng chục tỷ đồng, treo thưởng 100 tỷ cho ai chứng minh vợ vay tiền... là những lùm xùm rúng động của vị đại gia đến từ Bình Phước Huỳnh Uy Dũng.
Hột xoàn 40.000 USD là hàng “fake”
Năm 2008, Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến là khu du lịch của người Bình Định được xây dựng trên đất Bình Dương tổ chức khánh thành giai đoạn I vào ngày 11 tháng 9 năm 2008. Thay bằng việc tổ chức khánh thành, ông chủ Đại Nam lại làm lễ thượng thọ cho mẹ.
Trên quảng trường Đại Nam Văn Hiến, dưới ánh sáng của dàn đèn cao áp, một ngàn bàn tiệc mặn, tiệc chay với 10.000 thực khách. Mẹ Huỳnh Phi Dũng mặc gấm đỏ, ngổi kiệu hồng, bồng bềnh trong cờ lọng, hoa đăng rực rỡ như giữa chốn thiên đình.
Trong buổi tiệc này, vợ Huỳnh Uy Dũng là bà Trần Thị Tuyết gặp Nguyễn Phương Hằng (sau này là vợ ông Huỳnh Uy Dũng). Gần tàn tiệc, Hằng tặng Trần Thị Tuyết chiếc nhẫn hột xoàn “mua bên Canada 40.000 đô la Mỹ” làm kỷ niệm.
Ông chủ Đại Nam Huỳnh Uy Dũng
Ông chủ Đại Nam Huỳnh Uy Dũng
Tuy nhiên, bà Tuyết đã đưa cho Hằng số tiền 40.000 USD, coi như Hằng mua giúp chiếc nhẫn hột xoàn. “Mấy ngày sau, tôi mang chiếc nhẫn lên một tiệm mua bán hột xoàn kim cương nổi tiếng mà tôi quen ở Sài Gòn để kiểm tra. Người chủ tiệm vừa cầm chiếc nhẫn, đã nói ngay: “Chiếc nhẫn này mới mua ở tiệm tôi!”. Tôi cãi: “ Bà nhầm rồi, chiếc nhẫn này mua ở Canada!”. Bà chủ nói: “Ca-na-ma thì có ấy!”. Bà ta lấy chứng từ gốc ra đối chiếu. Đó chính là chiếc nhẫn Nguyễn Thị Thanh Tuyền mua tại đây, giá 10.500 đô la. Bà chủ tiệm giải thích: “ Nếu không bị tỉ vết, chiếc nhẫn này trị giá 40.000 đô la!”.
Mất trộm kim cương hàng chục tỷ đồng
Ông Dũng có nhiều tin đồn, nhất là từ khi cưới vợ hai (bà Nguyễn Phương Hằng) thì ngày càng nhiều tin đồn, rằng ông này nợ đầm đìa, bị tâm thần.
Cuối năm 2012, Vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) báo tin bị mất trộm 54 viên kim cương cùng nhiều tài sản.
Vụ trộm 54 viên kim cương, nhiều vòng trang sức bằng đá quý, nhẫn kim cương... tổng trị giá trên 6 tỷ đồng tại nhà riêng.
Bà Hằng tường trình, ngày 2.11, bà Hằng phát hiện phòng ngủ (tại một ngôi biệt thự ở khu Saigon Pearl, đường Nguyễn Hữu Cảnh) bị lục tung, mất trộm 54 viên kim cương, nhiều vòng trang sức bằng đá quí, nhẫn kim cương... tổng trị giá trên 6 tỷ đồng.
Qua kiểm tra camera lắp đặt trong nhà, cảnh sát phát hiện thủ phạm là người giúp việc Phạm Thị Dung, 31 tuổi, ở huyện Long Đất, Bà Rịa-Vũng Tàu). Sau khi lấy số tài sản trên, Dũng đã bỏ trốn.
Treo thưởng 100 tỷ cho ai chứng minh vợ vay tiền
Ngày 17-1-2013, Huỳnh Uy Dũng rao trên báo Lao Động, treo thưởng 100 tỷ đồng cho bất kỳ ai có chứng cứ vợ ông vay nợ 2.000 tỷ đồng từ các ngân hàng và đối tượng bên ngoài.
Ông chủ Khu du lịch Đại Nam đã chính thức treo thưởng 100 tỷ đồng cho bất cứ ai chứng minh được vợ ông - bà Nguyễn Phương Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, điều hành về du lịch) đem tài sản của ông đi thế chấp vay tiền bên ngoài, còn ông thì bị tâm thần có chứng nhận của bác sĩ.
Ông Dũng và vợ hai, bà Nguyễn Phương Hằng
Ông Dũng và vợ hai, bà Nguyễn Phương Hằng
Ông Huỳnh Uy Dũng cho biết: Gần đây, dư luận ở tỉnh Bình Dương và một số nơi đồn thổi rằng vợ tôi đem tài sản của tôi đi thế chấp cho các ngân hàng vay số tiền trên 2.000 tỷ đồng và lợi dụng uy tín của tôi để huy động tiền bên ngoài với lãi suất đến 3,4%/tháng làm cho cuộc sống của tôi rất điên đảo và gây ra bao nhiêu thị phi, tai tiếng cho tôi về tư cách đạo đức, lối sống của vợ tôi.

Cứ tưởng đây lại là một thế lực thủ địch, vì Huỳnh Uy Dũng từng làm đại biểu quốc hội với cái tên Huỳnh Phi Dũng, nên Bộ công an phải vào cuộc. Nào ngờ, chả có thế lực thù dịch nào, mà kẻ “vu khống bôi nhọ” ấy đã bị Nguyễn Phương Hằng vạch mặt chỉ tên, đó chính là chồng cũ của Nguyễn Phương Hằng.
  (TTVN)

Công an tranh công giải cứu bé gái bị cướp?

Cho rằng mình đối đầu băng cướp hung bạo giải cứu cô gái, nhưng ông Nguyễn Văn Muốc, Công an viên xã Phước Kiến, lại được vinh danh, khiến “người hùng” vô cùng bức xúc. Sự thật là thế nào?

Vụ việc liên quan đến ông Đặng Văn Nở, ngụ phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 - TP HCM, người đã được UBND quận 2 tặng giấy khen và tiền thưởng vì thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ truy bắt đối tượng cướp tài sản tại khu vực đường dẫn cầu Phú Mỹ, phường Thạnh Mỹ Lợi gây rúng động dư luận.

Vợ con bức xúc, bạn bè nghi ngờ

Trong tâm trạng bức xúc tột đỉnh, ông Đặng Văn Nở liên tục “cầu cứu” đến báo Kiến Thức nhờ can thiệp để “làm rõ sự thật nhằm trả lại danh dự, công bằng cho ông, chứ không phải ông tranh dành phần thưởng, vật chất!”
Ông Đặng Văn Nở bức xúc trao đổi với PV Kiến Thức về vụ việc.

Bà Lý Bích Liên, vợ ông Nở kể lại: Tối 23/8, bà xem Đài truyền hình TP HCM phát sóng chương trình “Tỏa sáng giữa đời thường” và vô cùng bất ngờ khi thấy chương trình tuyên dương hành động dũng cảm của ông Nguyễn Văn Muốc, công an viên xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM trong việc giải cứu cô gái bị băng cướp dùng dao chém đứt tay, định cướp xe SH ở khu vực cầu Phú Mỹ vào tháng 11/2012.

“Vụ án này gây chấn động dư luận và từng là niềm tự hào của gia đình tôi với hàng xóm, người thân vì chồng mình là người đối đầu với băng cướp cứu cô gái, vậy mà hôm nay một chương trình truyền hình lớn lại vinh danh người khác khiến tôi hụt hẫng, bức xúc”, bà Liên chia sẻ.

Ngay lập tức bà gọi điện cho chồng đang đi làm nhưng ông Nở không quan tâm.

“Mấy ngày sau, trong lúc uống cà phê, nghe bạn bè đã xem qua chương trình kể tường tận lại sự việc và có phần “nghi ngờ” sự thật về việc mình từng đối mặt với bọn cướp; đưa nạn nhân đi cấp và được lãnh đạo UBND quận 2 tặng giấy khen…tôi vô cùng bức xúc đã quyết làm cho ra sự thật!”, ông Nở cho chúng tôi biết.

Lo sợ dư luận nghĩ sai về mình, ông Nở đã cố giải thích rằng, ông chỉ muốn làm rõ để lấy lại danh dự, công bằng, chứ không phải tranh dành vật chất.
Những vết máu của nạn nhân ở vị trí nơi xảy ra vụ án
Nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc Thúy thời điểm gặp nạn
Theo ông Nở kể lại, khoảng gần 20h đêm 24/11/2012, khi ông đang trên đường đi làm và vừa đổ dốc cầu Phú Mỹ ở hướng quận 2 thì phát hiện một phụ nữ (sau này được xác định là chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 30 tuổi, ngụ phường Thạnh Mỹ Lợi) ngồi bệt ven đường ôm cánh tay đầy máu; chiếc xe SH của nạn nhân ngã ven đường Vành đai phía Đông, trong khi có 4 thanh niên đứng vây quanh như “hổ dữ”.
Ông Nở kể lại phút giây đối mặt với 4 tên cướp sau đêm xảy ra vụ án chấn động dự luận

Biết đây là vụ cướp, ông Nở đã la to thì bị bọn cướp cầm dao đe dọa nên ông bỏ chạy băng qua kia đường có chốt dân phòng truy hô.

Biết bại lộ, các tên cướp đã cướp chiếc giỏ xách nạn nhân và lên 2 xe phóng lên cầu Phú Mỹ ngược về hướng quận 7. Ông Nở và 2 dân phòng định đuổi theo nhưng nghĩ không kịp nên quay lại nơi cô gái gặp nạn.
Hung khí băng cướp chém đứt tay nạn nhân...
và chân dung 4 tên cướp máu lạnh gây ra vụ án ở cầu Phú Mỹ
Lúc này, có rất đông người đi đường dừng lại theo dõi nhưng không ai đưa cô gái đi cấp cứu, ông Nở đã dìu chị Thúy lên xe và một tay ôm, tay điều khiển chở cô vào bệnh viện quận 2 cấp cứu. Đến rạng sáng hôm sau, khi gia đình nạn nhân có mặt, ông mới trở về nhà và tiếp tục đến Công an phường Thạnh Mỹ Lợi tường trình vụ việc nhằm phục vụ công tác điều tra.
Giấy khen do Chủ tịch UBND quận 2 ký tặng và tiền thưởng được Trưởng Công an quận 2 đại diện đến nhà trao tặng cho ông Nở
Ông Nở và một số cá nhân, tập thể được khen thưởng

Chỉ qua hôm sau, các tên cướp sa lưới pháp luật và ông Nở đã được đích thân Trưởng Công an quận 2 đến nhà tặng giấy khen kèm tiền thưởng 2 triệu đồng do Chủ tịch UBND quận 2 tặng vì đã cùng một số cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ truy bắt đối tượng cướp tài sản tại khu vực đường dẫn cầu Phú Mỹ, quận 2.

Lễ vinh danh không có dấu ấn “người hùng” Đặng Văn Nở!

Để tìm hiểu thực hư bức xúc của ông Nở, PV Kiến Thức đã xem lại chương trình “Tỏa sáng giữa đời thường” và “Gương sáng phố phường lần thứ 14” do báo Công an TP HCM; Cung văn hóa Lao Động và Đài truyền hình TP HCM phối hợp thực hiện nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thành lập Công an Nhân dân; 8 năm ngày Hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. Trong 2 chương trình này, nhiều tấm gương được tôn vinh và trong đó đã tôn vinh tấm gương sáng của ông Nguyễn Văn Muốc, Công an xã Phước Kiến trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, cụ thể là tham gia truy băng bắt cướp chặt tay cô gái cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ.
 
Một số hình ảnh trong chương trình truyền hình trực tiếp "Gương sáng phố phường lần thứ 14" do Đài truyền hình TPHCM phát sóng trực tiếp

Trong các chương trình này, ông Muốc đã kể lại việc ông cùng 2 đồng đội phát hiện 4 đối tượng khả nghi trên địa bàn xã Phước Kiển nên bám theo dõi suốt nhiều tuyến đường và qua đến địa bàn quận 2. Sợ bị chúng phát hiện nên nhóm tuần tra phải bám khá xa. Khi xuống cầu Phú Mỹ thì băng cướp ép xe và lạnh lùng dùng dao chặt tay cô gái. Theo ông Muốc, do còn ở khoảng cách khá xa nên ông và đồng đội không kịp có mặt trước khi chúng vung dao chém cô gái.

Ông Muốc khẳng định, do lúc này có đông người đi đường nên 4 tên cướp không kịp lấy xe mà chỉ cướp được giỏ xách bỏ chạy. Ông và đồng đội chạy đến thấy nạn nhân ôm cánh tay đầy máu và vội băng qua đường kêu dân phòng đưa nạn nhân đi cấp cứu, rồi tiếp tục đuổi theo băng cướp.

“Bọn cướp không biết chúng tôi đuổi theo phía sau nên dù chúng chạy với tốc độ kinh hoàng nhưng tôi và đồng đội quyết không để chúng thoát và bằng mọi giá phải bắt được chúng. Khi 4 tên ngỡ đã an toàn vào thuê một khách sạn ở QL50, huyện Bình Chánh, TP HCM trú ẩn thì tôi đã báo về Công an quận xin chi viện lực lượng vây bắt”, ông Muốc đã trao đổi lại vụ việc với phóng viên.

Ông Muốc khẳng định chính ông và 2 đồng đội là lực lượng đeo bám 4 tên cướp cho đến lúc chúng chém nạn nhân. Khi phát hiện có đông người đi đường, bọn chúng đã bỏ chạy.

Khi PV đặt câu hỏi sau khi vụ cướp xảy ra, báo chí đều đăng tải thông tin việc ông Nở đối mặt với 4 tên cướp giải cứu nạn nhân và nếu cho đó là chưa đúng sự thật sao ông không phản ánh thì ông Muốc cho biết, ông không quan tâm đến vấn đề đó.

Trong suốt các chương trình tuyên dương nói trên, PV cũng như khán giả xem đài không hề được nghe nhắc đến sự có mặt của ông Đặng Văn Nở. Điều đó cũng khiến nhiều người vô cùng thắc mắc vậy ông Nở đã làm "công trạng gì” mà được Trưởng Công an quận 2 đến tận nhà trao giấy khen cùng tiền thưởng do Chủ tịch UBND quận 2 ký tặng?
Chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy phát biểu trong chương trình

Trao đổi với PV Kiến thức, chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (nạn nhân của vụ cướp) cho biết: Lúc chị vừa bị chém thì có người đàn ông dừng lại và sau đó có nhiều người đi đường dừng lại nên bọn cướp bỏ chạy cùng chiếc giỏ xách nhưng không cướp được xe. Chính người đàn ông dừng lại đầu tiên (sau này chị mới biết là ông Nở) đã đưa chị đi bệnh viện cấp cứu. Chị Thúy thừa nhận lúc đó, do quá đau đớn bấn loạn tinh thần nên chị cũng không nhớ ông Nở có la to và bị bọn cướp hăm dọa không?

Theo ông Nở, do 2 dân phòng có mặt vào thời điểm xảy ra vụ cướp không làm tròn nhiệm vụ hỗ trợ người dân nên đã bị sa thải. PV đã cố tìm 2 nhân chứng này để làm rõ vụ việc; tuy nhiên vẫn chưa tìm được.

Trong khi đó, một lãnh đạo Công an phường Thạnh Mỹ Lợi khi được PV đề nghị cho biết tường trình của ông Nở ở thời điểm xảy ra vụ cướp thì vị chỉ huy này trả lời toàn bộ hồ sơ đã chuyển về Đội CSĐT Công an quận nên không nhớ được.
Ông Đặng Văn Nở.
“Tại buổi trao giấy khen, ông Trưởng Công an quận 2 có cho biết trước khi băng cướp gây án có một tốp Công an Nhà Bè theo dõi. Tôi hỏi lại theo dõi sao lúc tôi ẩu đả với chúng, công an không phụ giúp thì Trưởng quận nói theo dõi đến cầu Phú Mỹ bên quận 7 thì mất liên lạc”, ông Đặng Văn Nở cho biết.
Ông Nguyễn Văn Muốc
“Trưởng Công an quận 2 nói báo đăng chưa đúng, tôi sợ mấy anh em Nhà Bè (Công an Nhà Bè- PV) buồn nên qua đây thưởng nóng!”, ông Nguyễn Văn Muốc nói về thông tin báo chí đăng việc ông Nở là người đối mặt băng cướp cứu cô gái sau khi xảy ra vụ án.

Vũ Sơn
(Kiến thức) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét