- Nguyễn Đình Ấm: Ông Trần Công Trục có bị oan không? (Bà Đầm Xòe).
- Hé lộ nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc (TN). - Bắc Kinh cảnh báo Mỹ về quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông(ĐKN).
- Biển Đông: TQ ra điều kiện kỳ quái cho Tổng thống Philippines (Soha). - ‘Trung Quốc ép Philippines từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò’ (SM). - Sự thật đằng sau quyết định hủy chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Philippines (PT).
- CHUYỆN VỀ ĐINH NGUYÊN KHA (Thùy Linh).
- Thiếu Khanh: Về lòng tự hào dân tộc (luanhoan.net).
- Quốc khánh (VOA Blog).
- Tranh luận về Hiến pháp và Luật đất đai (VOA Blog).
- CNN: Các tổ chức nhân quyền chỉ trích những quy định mới về Internet của Việt Nam (Lê Anh Hùng). - MỘT BÀI BÁO ‘SIÊU ĐẠO VĂN’ CỦA PETROTIMES ! (TSYG).
- Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng? (VOV). - Vụ ‘lương khủng’: Đúng quy định chỉ 40 triệu/tháng (VNN). -Công ích, đừng hại dân! (BVPL). - Làm nhà nước mà đòi thưởng như tư nhân! (VNN). - Tương phản (TP).
- Giám đốc BV Hoài Đức bất ngờ tố chị Nguyệt nhân bản KQ xét nghiệm (Soha). - Sau vinh danh là đuổi việc: Nhân viên – sa thải, “sếp” – “phê bình” nhẹ nhàng (LĐ).
- Vì sao bản án hình sự sơ thẩm số 33/2012 /HSST ngày 29/06/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bị hủy? (Tầm nhìn).
- Lại động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 (TT). - Động đất 3,3 độ Richter ở thủy điện Sông Tranh 2 (TT).- Quảng Nam: Nổ lớn kèm rung chuyển tại Bắc Trà My (DV). - Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2: nhiều phòng học xuống cấp (VOV).
- Phạm Nguyên Trường: Sự vặn vẹo của công lí – Ngải Vị Vị nói về phiên tòa thế kỉ ở Trung Quốc (DĐTK). - Luật sư Trung Quốc bị hành hung và bị từ chối gặp mặt thân chủ (ĐKN).
Biển Đông: TQ ra điều kiện kỳ quái cho Tổng thống Philippines (Soha) -
Philippines quyết không chấp nhận điều kiện vô lý của Trung Quốc -(ANTĐ)
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng mới của Ðài Loan ở Biển Đông (VOA) —-Biên giới biển không thể phân định bằng quyền lực (TVN)
Việt – Trung nhất trí kiểm soát tình hình Biển Đông (VNN) —-Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc (Chinhphu) —-“Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam” (TTXVN) — Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc (VOV)
Việt-Trung sớm sử dụng và phát huy đường dây nóng quốc phòng (LĐ)
Tổng thống Putin: Việt Nam giành uy tín cao trên trường quốc tế (DV) ——-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Campuchia -(HNM)
Đảng sẽ đưa đất nước về đâu? (RFA) - Từ trước đến nay đảng chưa hề có một lời xin lỗi với nhân dân về những sai lầm của mình. Từ đó, những người ấy nghi ngờ rằng đảng đã không còn đi trên con đường lý tưởng như ban đầu đã chọn lựa. – Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Facebook ở VN: Đồng sàng dị ‘mạng’ (BBC) – Từ Nghị định 72 nhìn tới hai cách suy nghĩ của cư dân mạng và cư dân Đảng. —Các nước Đông Nam Á tìm cách trấn áp bình luận trên các mạng xã hội (VOA)
‘Giáo hội PGVNTN không thể thiếu lãnh đạo’ (BBC/nghe) - Thượng tọa Thích Quảng Ba từ Úc cho rằng, việc Đức Tăng Thống cách chức một vị giáo phẩm ‘gieo tai tiếng không tốt’ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là hoàn toàn nằm trong quyền hạn của Ngài.
“Chúng tôi không hiểu là ba vị được nêu danh, một vị ở nước ngoài và hai vị ở trong nước có lý do gì đặc biệt mà phải phản đối chuyện Đức Tăng Thống cách chức thầy Thích Chánh Lạc đến nỗi để cho Đức Tăng Thống cảm thấy mình bất lực hay là điều gì đó mà phải từ nhiệm,” -”Chúng tôi nghĩ là trách nhiệm thuộc về các vị đã gây ra sự việc,” ông nói với nhà báo Nguyễn Giang từ BBC.
Đình chỉ phát hành Đại gia: Nhóm lợi ích can thiệp vào công tác xuất bản? (VOA)- Phạm chí Dũng.
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Dân lập trại giữ hiện trường, công an đi điều tra lý lịch (LĐ)Số lượng các ca TNGT tăng mạnh dịp nghỉ lễ 2/9 (SM) —-Bộ trưởng GTVT muốn xử lý cán bộ ‘bảo kê’ (TP)
Vì sao nông dân viết đơn trả ruộng? (TP) —–Vụ thiếu thuốc tại một số BV ở TPHCM: Có lợi ích nhóm trong đấu thầu thuốc (LĐ)
Lương khủng 2,6 tỷ là ‘tham nhũng tập thể’ (VNN)
_______________________________________________________________________________
Chế độ nghị viện -(Kỳ 2) -(Boxitvn) >>>Chế độ nghị viện
Quốc khánh - (Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Tranh luận về Hiến pháp và Luật đất đai -(Bùi Tín -VOA)
Tại Syria, Trung Cộng là cọp giấy (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)Khí bốc thành hơi (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet) – Hôm Thứ Bảy 28, sau khi đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là Samantha Powers kêu gọi các nước lập tức có hành động tại Syria vì vụ sử dụng võ khí hóa học, hai đại sứ Liên Bang Nga và Trung Quốc liền bước khỏi cuộc họp của Hội Ðồng Bảo An. Hai quốc gia này không có quyền lợi chiến lược gì tại Syria, nơi có sản lượng dầu khí không đáng kể. Họ dùng Syria để gây rối cho Mỹ và các nước dân chủ nên vẫn bênh vực chế độ hung đồ của lãnh tụ Bashar al Assad….
Số phận của những kẻ phản tỉnh! (Huy Phương -Nguoiviet) - Trong hồi ký “Ðời” của Hồ Ngọc Nhuận, tác giả có nói đến gia thế, tổ tiên ông gốc dòng Hồ Ðắc ở Huế, lưu lạc vào tới ấp Tân Hội Tây, Tiền Giang đã bảy đời nay. Ông cho biết chuyện nhà, “cái sợ lớn nhất của cha” trong câu nói của ông cụ nói với ông:
“Ðời cha sợ nhất là mất con! Có ba cách mất: một là con theo gánh hát, hai là theo cộng sản, ba là theo Công Giáo!” (Chương I- trang 8 – xb 2010)
Không có kịch bản suy sụp kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị (Lê diễn Đức -Nguoiviet)
Nguyễn Văn Tuấn: Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới - (Danluan)Lý sự tí chơi (Vũ Tôm – Trannhuong) – Em xin lí sự (tâm sự) với các bác tí tẹo nhé. Em là lãnh đạo công ty quốc doanh, hưởng lương khủng (200 triệu/ tháng) hàng chục năm nay, chẳng nhẽ mấy bác lãnh đạo chóp bu của thành phố không biết? Không biết, không rõ, không hay, bận việc khác không quan tâm… Nếu không phải giả vờ quản lí yếu kém, bảo kê, bảo lãnh cho chúng mày nhé, rồi cứ thường xuyên có “quà” biếu anh là được, vân vân và v v thì đúng là … mù tịt con mẹ nó rồi còn gì! ===>>>
Việt Nam tăng cường chính sách tuần duyên bất chấp căng thẳng ở Biển Đông -Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Nguyen Pham Muoi, WSJ
Hãy tự hào vì sự lạc lõng của bạn! -Hà Thủy Nguyên -Theo BookHunter - (Phiatruoc) – Xem thêm: Chúng ta – Một thế hệ lạc lõng
_____________________________________________________________________________________________________________________“Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử (GDVN) – Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở Thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.- Ông Trần công Trục.
Thái Nguyên: Bí thư xã ‘mắng’ dân ‘ngu, kém hiểu biết và bố láo’ (Soha.vn)
“Giờ mới phát hiện lương 2,6 tỷ/năm là muộn”(Soha.vn) — Vụ sếp lương “khủng”: Đây là một vụ tham nhũng, cần được xử lý nghiêm(GDVN) —- Vụ sếp lĩnh lương “khủng”: Sẽ quy trách nhiệm người vi phạm thế nào? (GDVN) —–Giám đốc BV Hoài Đức bất ngờ tố chị Nguyệt nhân bản KQ xét nghiệm(Soha.vn)
Lại động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 (TT) -Sáng nay 3-9, ông Lê Văn Tuấn, Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam xác nhận tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại xảy ra động đất nhẹ. —Động đất 3,3 độ Richter tại Sông Tranh (TN)
Xây nhà không phép cách phường… 100 bước chân (TT) —-Thu hồi đất không đền bù (TT) —-Công bố bản sách đầy đủ về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn (TT)
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Cựu giám đốc Nicotex cảnh báo đào hóa chất lên rất nguy hại, chết người (LĐ)
- Ai giám sát nợ công? (TBNH/Tầm nhìn).
- Điều kiện để các TCTD vay lại nguồn vốn ODA (TBNH/CafeF). - Vẫn lo tín dụng đen hoành hành (PT).
- Phát triển kinh tế tập thể (SGGP).
- PVFC sáp nhập theo đống nợ của Vinashin, Vinalines (ĐV). - PVFC còn hơn 2.700 tỷ đồng dư nợ Vinashin, Vinalines(DT).
- Giá vàng trong nước giảm theo thế giới (VnEco).
- Cần sân chơi mới cho cổ phiếu ‘xuống cấp’ (VNE). - Cổ phiếu ngân hàng: Giảm lãi, ‘rớt’ nhà đầu tư (TP).
- Giải ngân gói 30.000 tỷ đồng: Lạ số lượng đăng ký (ĐTCK). - Bất động sản vẫn hút FDI (ĐTCK). - Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS chưa kịp phát huy tác dụng đã lộ bất cập (LĐ). - Hanco3 – Nhà thu nhập thấp đầu tiên bị “tố” chậm bàn giao (Infonet).
- Doanh nghiệp ngành than oằn vai cõng nợ (ĐTCK).
- Kinh tế Ấn Độ ‘ngấp nghé’ khủng hoảng toàn diện (Infonet).
WTO/OMC : Từ tự do mậu dịch đến sen đầm thương mại (RFI) —-Nhóm BRICS sẽ họp riêng về đề án quỹ dự trữ ngoại tệ chung (RFI)Mỹ hoãn việc tấn công Syria: Đồng “bạc xanh” lên giá (TTXVN)
Vướng mắc đất rừng: Công ty ôm nợ, dân mơ sổ đỏ (TTXVN) -Do vướng mắc đất đai, việc đổi tên lâm trường bản chất vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ” đã khiến Công ty Yên Bình rơi vào cảnh nợ nần.
Vốn ODA: Minh bạch cần được luật hóa (VNN) —-McDonald’s và thị trường thức ăn nhanh béo bở tại Việt Nam (RFI)
Du lịch Việt Nam tăng 22% trong tháng 8 (VOA)
TP.HCM: Gần 3 năm chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào -(Infonet) – TP.HCM liệt kê hàng loạt khó khăn như kinh tế toàn cầu và khu vực biến động, thị trường chứng khoán giảm sút, tồn đọng về tài chính, kể cả một số cơ chế chính sách chưa phù hợp… đã khiến gần 3 năm qua không cổ phần hóa được doanh nghiệp.
Hàng loạt loại ô tô sắp giảm giá trăm triệu (VEF) —Khó khăn, sếp ‘quỵt’ kỳ nghỉ mát của nhân viên (VEF)
- Giáo sư Larry Berman sẵn sàng chịu vất vả vì Phạm Xuân Ẩn (LĐ). - Điệp viên hoàn hảo X6: Sứ mệnh bắt đầu (TN).
- VĂN CAO BẬC TÀI DANH THẾ KỶ (1923 – 1995) (Trần Mỹ Giống).
- Chuyên đề ‘Mổ xẻ & Khai thông phê bình âm nhạc’: Bài 3: Nhà phê bình âm nhạc: Hồn ở đâu bây giờ? (TTVH). - “Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua” (DT). - Khoảng trống trong phê bình văn học – nghệ thuật – Bài 1: Phê bình văn học chuyên nghiệp – anh là ai? (ĐĐK).
- Nhạt và đậm (SGTT).
- VÀ CHỢT THU (Văn Công Hùng).
- HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 155: DU LỊCH VIỆT – DU LỊCH THÁI LAN) (Trần Mỹ Giống). - Tạp bút Nguyễn Thị Hậu: Tháng Bảy đã qua (viet-studies).
- HỒN VIỄN XỨ (Tương Tri).
- CUỘC SỐNG KHÔNG YÊN BÌNH TRONG NGƯỜI ĐÀN BÀ NGHỊCH CÁT (Nguyễn Trọng Tạo). - Những dấu hiệu của một tư duy trung cổ (Vương Trí Nhàn).
- NGHỆ THUẬT KHỎA THÂN (Văn Công Hùng).
- Phim đề tài Quốc khánh 2.9 và Cách mạng Tháng Tám 1945: Phải chăng có sự quên lãng? (LĐ). - Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn (Lê Thiếu Nhơn).
- Huyền thoại là gì? (PBVH).
- Nhân “sự xúc phạm” mang tên Gareth Bale (Đào Tuấn).
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Cách đánh giá học sinh hiện nay là của 40 năm trước (PT).
- THƯA THỦ TƯỚNG, CON CHÁU MÌNH VẪN PHẢI MANG NGÔ KHOAI ĐẾN LỚP!.. (Mai Thanh Hải).
- Ngày khai trường ở hai thế kỷ (Hiệu Minh).
- Nỗi nhục (pro&contra).
- Bao giờ sinh viên mới “an cư”? (ĐĐK).
- Biến tướng đồng phục (TN).
- “Cộng gì” cho học trò vùng cao? (ĐĐK).
Xung quanh vụ cả nước thiếu 27.000 giáo viên: Bộ nói thiếu, địa phương nói thừa (LĐ)Gầy dựng lại niềm tin từ mỗi gia đình (VNN) —Nghỉ học vì… có trường mới! (TN) —-Gây bức xúc hằng năm (TN)
- NHẬN ÁO MỚI, TỪ ÁO ẤM BIÊN CƯƠNG (Mai Thanh Hải).
- Việt Nam đã biết chế ra hoá chất độc hại cho thực phẩm; không cần TQ (Góc nhìn Alan).
- Chính sách “một cục” – nhiều bất cập (SGGP).
- Sợ ‘ma ăn mày’ bỏ hoang biệt thự tiền tỷ (VNN). - Hàng loạt chung cư Hạ Long sắp sập, dân sống trong sợ hãi (SM).
- Bà Diana Nyad đã hoàn thành chuyến bơi lịch sử từ Cuba sang Mỹ ở tuổi 64 (FB Ngọc Thu). “Hy
vọng câu chuyện của bà Diana Nyad sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ
lẫn các bạn không còn trẻ ở VN: Hãy biết ước mơ và tìm cách thực hiện
những giấc mơ của mình. Đừng bao giờ bỏ cuộc“.
Vũ trường to của Cty làm quảng cáo, Hợp tác xã kinh doanh nhà hàng (DV) —-Nhân viên xăng dầu chết cháy thương tâm (Tintuc) —Tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Nai, Bắc Giang -(VN+) —Cháy nổ ghe trên sông Đồng Nai, 2 người thương vong (VN+)Chen nhau về Hà Nội, nhà xe tranh thủ “chặt chém” (VN+) —Nạn “chặt chém” ở bến xe Miền Đông (RFA) —Vợ về nhà mẹ đẻ sinh, chồng và mẹ chồng đón dâu mới (NĐT) —Khi kỹ thuật viên chẩn bệnh thay bác sĩ (TP)
Người Việt mê hàng xách tay (NV) —Bác sĩ ở Houston bị giam vì tội bỏ bê con cái (NV) —Bắt trình dược viên buôn Viagra giả (TP) —-3.000 đồng/kg cà phê (TN) —–Ngang nhiên đe dọa nạn nhân ngay tại chốt 141 -(ANTĐ) —–Xin xe đất không được, chú đâm chết cháu -(ANTĐ)
Giải cứu thành công một cô gái bị bán sang Trung Quốc -(ANTĐ) —–Thiêu sống hàng xóm vì tranh chấp đất (TP) —-Độn đá vào nho Ninh Thuận, người bán rong kiếm chục triệu/tháng (GDVN) —-Cận cảnh nội tạng thối biến thành đặc sản (GDVN)
- NATO: Bằng chứng thuyết phục, nhưng sẽ không tham gia tấn công Syria (GDVN). - Pháp trưng bằng chứng vũ khí hóa học ở Syria (TN).
- Syria cầu viện Liên hợp quốc ngăn ý đồ tấn công của Mỹ (DT). - Liệu Mỹ có đánh Syria khi không được Quốc hội chấp thuận? (VOV). - Vì sao Mỹ trì hoãn tấn công Syria? (TP). - Vũ khí nào sẽ được sử dụng tại Syria ? (TN). - Phương Tây không nên giữ bí mật bằng chứng tại Syria (VOV). - Siêu tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã tiềm nhập ngoài khơi Syria (ANTĐ). - Liệu Mỹ có đánh Syria khi không được Quốc hội chấp thuận? (VOV). - Đối lập Syria đe dọa phản công Mỹ (PT).
- Tin tặc Syria tấn công website Thủy quân lục chiến Mỹ (TT). - Syria có vũ khí ‘khủng’ nào để đối đầu với Mỹ? (NĐT). - ‘Nga có thể lợi dụng Syria để phá Mỹ’ (TP). - Lý giải tại sao? Nga và Trung quốc bảo vệ Syria (Tầm nhìn).
- Từ Athens đến Rome (VOA Blog).
Liên bang Nga tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Syria (TTXVN) —-QH Anh trước sức ép bỏ phiếu lại để tấn công Syria (TTXVN) —Cảm tử quân từ phe nổi dậy Syria có thể tấn công Mỹ (TTXVN)
Phe đối lập Syria bất ngờ đe dọa tấn công Mỹ (Gafin) -Phe đối lập Syria sẵn sàng tấn công Mỹ nếu Mỹ liều lĩnh tấn công Syria. -Đây là tuyên bố của Tổng Thư ký Đảng al-Shabab, ông Mahir Marhadzh, với hãng thông tấn Fars. “Tổ quốc quan trọng hơn sự đối lập với chính quyền”,
Syria: Chính phủ, báo chí lên án cuộc xâm lăng của phương Tây (VOA) —-Nga muốn đưa người sang trình bày với Quốc hội Mỹ về tình hình Syria (VOA)
TT Obama đề nghị tăng lương 1% cho công chức liên bang (NV)
Brazil triệu tập đại sứ Mỹ về chuyện gián điệp (VOA) —-Hoài Mao, Bạc Hy Lai bị thất sủng ?(RFI)
NT Nga phản đối Bắc Hàn trở thành cường quốc hạt nhân (RFA) —Thái Lan bị tố cáo bóc lột người nhập cư trái phép (RFI) —–Bà Diana Nyad thực hiện được ý định bơi từ Cuba sang Mỹ (VOA)
Trung Quốc sẽ tiến hành tác chiến đổ bộ trực tiếp tấn công Đài Loan? (GDVN)
Ấn Độ muốn lập thêm 35 trạm gác biên giới đối phó Trung Quốc xâm phạm(GDVN)
Đài Loan đang chế tạo tàu tên lửa song thể trang bị tên lửa Hùng Phong(GDVN)
Đôi điều với ông Đằng về lời hô hào lập đảng « Dân chủ xã hội ».
Cũng như từ ngữ « dân chủ », « dân chủ xã
hội » là học từ chính trị, thường xuyên được diễn giải qua lăng kính (hay
được thể hiện dưới) chủ nghĩa chính trị, do đó có ý nghĩa rất khác nhau.
Tại VN hiện nay, người ta thường lấy mô hình « dân chủ
xã hội » ở các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy… để làm kiểu mẫu
cho sự phát triển quốc gia, nhằm thay thế mô hình xã hội « xã hội chủ
nghĩa » của Mác-Lênin. Có lẽ GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu
tiên ở VN đã mạnh bạo đề cao mô hình « dân chủ xã hội » từ đầu thập
niên 90, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản LX và Đông âu.
Cũng như « dân chủ » - « dân chủ nhân
dân » qua lăng kính Mác-Lê – hoàn toàn khác với « dân chủ » của
thế giới tự do, « dân chủ xã hội » của Mác-Lê hoàn toàn khác với
« dân chủ xã hội » của các nước Bắc Âu.
Một cách đơn giản để phân biện đâu là dân chủ xã hội của tư
bản và đâu là dân chủ xã hội của Mác là vai trò của nhà nước trong sinh hoạt
kinh tế. Tức khác biệt giữa sự can thiệp chừng mực của Keynes trong các nước tư
bản với sự áp đặt (truất hữu) thô bạo của Mác trong các xã hội xã hội chủ nghĩa.
Sự sai biệt này, trước đây GS Phan Đình Diệu đã thấy và
nhắc : dân chủ thì phải đa nguyên vì đa nguyên luôn là điều kiện cần của
dân chủ.
« Dân chủ xã hội » ở các nước Bắc Âu được xây dựng
trên căn bản xã hội đa nguyên : dân chủ tự do. (Người ta còn gọi là
capitalisme social – chủ nghĩa tư bản xã hội). Ta còn gọi các nhà nước này là
« nhà nước phúc lợi ».
Hầu hết các nước Tây Âu giàu mạnh như Pháp, Đức, Anh, Ý… đều
là các nhà nước phúc lợi, có một liều lượng ít nhiều « dân chủ xã
hội ». Các chính sách về kinh tế và xã hội các nước này tương tự như
nhau : mức thuế rất cao đánh lên tài sản và mức thu nhập cá nhân nhưng đổi
lại, một nền giáo dục ép buộc và miễn phí, an sinh xã hội, quĩ hưu trí, quĩ gia
đình… bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội. Một đứa trẻ sinh ra
« phải » học cho hết cấp phổ thông, có « quyền » học lên
đại học, hoàn toàn miễn phí. Người bệnh có « quyền » được chăm sóc
chu đáo, được « quyền » nghỉ bệnh có lương. Sản phụ được
« quyền » nghỉ ăn lương để nuôi con. Tất cả những đứa trẻ sinh ra,
cho đến tuổi trưởng thành, đều được « quyền » hưởng phúc lợi, sinh ra
từ thành quả phát triển của đất nước, dưới hình thức tiền trợ cấp gia đình.
Công nhân có « quyền » nghỉ thường niên có lương, khi thất nghiệp có
« quyền » hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Khi đến tuổi về hưu, có đi
làm hay không có đi làm, đều có « quyền » hưởng tiền hưu bỗng do đóng
góp lúc đi làm, hay tiền trợ cấp từ quĩ xã hội…
Như thế, mức phúc lợi của người dân tùy thuộc vào số thuế
thâu vào, tức mức độ phát triển kinh tế của quốc gia. Dân chúng các nước Bắc Âu
có mức phúc lợi lớn hơn các nước Tây Âu vì nhiều yếu tố : dân số thấp
nhưng phong phú tài nguyên thiên nhiên. (Yếu tố địa chính trị, trái độn giữa
hai khối tư bản – cộng sản, các nước này « trung lập » trong chiến
tranh lạnh, cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên văn hóa).
Chỉ sau khi khủng hoảng kinh tế từ vài năm nay (từ năm 2005),
mức phúc lợi của người dân các xứ Tây Âu bị giảm sút đáng kể. Nhưng dầu vậy, ở
các mặt giáo dục, an sinh xã hội, hưu trí… vẫn còn ở mức chấp nhận được.
Như vậy, « dân chủ xã hội » ở các nước Bắc Âu (và
Tây Âu) được xây dựng trên một xã hội đã có sẵn một nền kinh tế năng động, (một
nguồn tài nguyên dồi dào), một nền chính trị dân chủ tự do (đa nguyên). Nếu
tính « bổ đồng », thời gian để xây dựng lên một nhà nước « phúc
lợi » như vậy phải là 30 năm. Mà trong thời gian phát triển, các nước này thường
xuyên đứng đầu trên thế giới về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật…
Xây dựng lên một nhà nước phúc lợi khó biết bao nhiêu, nhưng
« bọn tư bản dẩy chết » chúng xây dựng được.
Thế giới cộng sản đã xây dựng « dân chủ xã hội »,
« một thế giới không còn người bóc lột người », như thế nào ? Ở
đây người ta lấy cái « nghèo » chia đều cho mọi người, xem đó là
« công bằng xã hội ». Đây không phải là « công bằng » mà là
« cào bằng », là đập phá chứ không phải là « xây dựng ».
Đập phá, cào bằng ai làm cũng được, càng ngu dốt thì càng làm tốt thôi. Nhưng
xây dựng thì rất khó, vì nó cần kiến thức, cần chuyên môn, cần vốn liếng…
Xây dựng một đất nước đã khó, một nhà nước phúc lợi càng khó
thiên nan, vạn nan.
Ông Lê Hiếu Đằng, trong những ngày trên giường bệnh, nhắc
đến « dân chủ xã hội » như là một lối thoát cho chính trị VN. Ông hô
hào các đảng viên bỏ đảng, tuyên bố thành lập đảng « dân chủ xã
hội ».
Tôi cảm nhận những khắc khoải, những thao thức của ông Đằng,
trước cái bất công, cái nghèo đói của đại đa số người dân trong xã hội VN hiện
nay. Dĩ nhiên, đứng trước một thảm cảnh như vậy, ai có lương tri cũng mong muốn
người dân thoát cảnh bất công, nghèo khổ. « Dân chủ xã hội » chợt
nghĩ đến như là một phản xạ tự nhiên. Nhất là những người như ông Đằng, theo
cộng sản vì tưởng rằng « chủ nghĩa cộng sản » sẽ xây dựng được một VN
tốt đẹp (như là các nước Bắc Âu).
Đây là một sai lầm chết người. Biết bao nhiêu xương máu VN
đổ xuống tưởng rằng chỉ để thực hiện điều đó.
Tôi cũng có những giây phút khắc khoải và phản xạ như ông Đằng,
mặc dầu sống tại nước ngoài. Tôi đã từng lên án trường phái « tân tự
do – néolibéralisme » đã làm kinh tế thế giới khủng hoảng nặng nề. Khi chỉ
số phát triển của quốc gia giảm, dĩ nhiên mức thuế thâu vào sụt giảm, mức phúc
lợi của người dân do đó giảm theo. Ở một số nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp… cuộc
khủng hoảng kinh tế đã đưa đất nước vào vòng phá sản, đưa hàng chục triệu người
không có công ăn việc làm, trong khi mức phúc lợi giảm, đôi khi truất mất.
Nhân danh cái gì, cho ai mà chúng đổ rác trên đầu trên cổ
của đại đa số dân nghèo ?
Làm sao không uất ức ? Vì thế, trong dòng máu của tôi
cũng chảy một phần « dân chủ xã hội », một lý tưởng về nhà nước phúc
lợi.
Ở các nước Tây Âu, một xã hội dân chủ tự do, người ta
có thể điều chỉnh lại, đặt ra các luật lệ khắc khe hơn để những con thú
« tân tự do » không còn tác yêu tác quái như trước nữa. Những
« phúc lợi » mà người dân đã đạt được, trong nhất thời bị bớt đi,
nhưng không thể mất được.
Nhưng khi nói « dân chủ xã hội » cho VN thì tôi
nghe không ổn, ông Đằng ơi !. « chỉ là mơ thôi… », lời bài hát
của ai trong tình cảnh nào đó, xem ra cũng hợp.
Ông lấy gì để xây dựng một nhà nước dân chủ xã hội (như các
xứ Bắc Âu) mà không thông qua dân chủ đa nguyên (như lời GS Phan Đình
Diệu) ? Ở đây người ta xây dựng nhà nước phúc lợi bằng tiền thuế, bằng sự
năng động của nền kinh tế quốc dân. Trong khi nhà nước XHCN của VN, kinh tế
quốc doanh là chủ đạo, thực tế cho thấy nó không phát triển sinh lời để đóng
góp vào phúc lợi cho toàn dân. Ngược lại, nền kinh tế nhà nước này đã trở thành
gánh nặng cho đất nước.
VN đi theo
mô hình TQ. Một nước phát triển chỉ về kinh tế, như Trung Quốc, sẽ dây dựng lên
một thứ chủ nghĩa tư bản quyền lực man rợ, chỉ tạo ra bất công xã hội, không
bao giờ xây dựng được một nhà nước phúc lợi.
Ước mơ nào
cũng đẹp, nhưng đó là điều hướng tới. Muốn xây dựng một « nhà nước
phúc lợi » như các xứ Bắc Âu, tôi e VN phải mất nhanh thì vài chục năm,
chậm thì vài thế kỷ.
Tình trạng bệ rạc của VN hiện nay, nhà thuơng, trường học…
lần hồi phải trả phí, trong khi việc miễn phí là điều căn bản của mọi quốc gia
bất kể sắc thái chính trị. Tài nguyên khai thác cạn kiệt trong khi cơ sở hạ
tầng không xây dựng được. Những công trình quan trọng đều có vốn, hay « viện
trợ » của nước ngoài. Con người lý ra là đối tượng phục vụ của nhà nước,
của bất kỳ quốc gia nào, thì ở VN con người trở thành « nguồn lực »
để nhà nước « xuất khẩu lao động ». Ở các xứ tiên tiến, khi chỉ số
thất nghiệp tăng thêm phần trăm nào thì chính phủ đang lãnh đạo mất lòng dân
thêm phần trăm ấy.
Một chế độ như vậy, một đảng lãnh đạo như vậy, đưa đất nước
từ thảm cảnh này đến thảm cảnh khác, đến nay mới quyết định « tính sổ với đảng »
cũng là hơi chậm, phải không ông Đằng ?
Nhưng có còn hơn không, dầu trễ nhưng cũng hơn là
« không bao giờ ».
Tôi thắc mắc về ngôn từ « dân chủ xã hội » nhưng
tôi hoan nghênh việc ông hô hào lập đảng khác. Tôi thấy nhiều người lên tiếng phê
bình ông lập đảng, lề phải và lề trái. Tôi không thấy ai đưa lời thuyết phục. « Lề
phải » thì khỏi nói. Lý lẽ quá tệ. Có điều họ có súng trong tay. Họ nói
thế nào cũng là « chân lý ».
Tôi lạc quan xem việc hô hào lập đảng của ông Đằng như là
bước đầu của sinh hoạt dân chủ, đa nguyên chính trị ở VN. Ai chống thì chống,
tôi ủng hộ, nếu « dân chủ xã hội » ở đây là một « ước mơ »
để hướng đến.
Làm chính trị thì đối tượng là làm cho dân giảu, nước mạnh,
mọi người được an lành, hạnh phúc. Vấn đề là làm thế nào ?
Đảng CSVN đã từ thất bại này sang thất bại khác, nhưng sai
thì sửa, quyền lãnh đạo nhất định không buông, mà quyền này chỉ tập trung vào
một nhóm nhỏ có thực quyền trong đảng.
Đảng CSVN đã phản bội lại lý tưởng của các đảng viên có lý
tưởng, như ông Đằng. Việc ông Đằng, cũng như nhiều đảng viên có lý tưởng khác, chưa
bỏ thẻ đảng, sẽ là một dấu hỏi lớn cho những người quan tâm.
Sẽ mất thì giờ biết bao nhiêu, nếu « dân chủ xã
hội » mà ông Đằng nói lại đặt lên nền tảng Mác-Lênin. Nếu vậy suy nghĩ chi
lôi thôi, giao quách cho đảng CSVN, họ có nhiều « kinh nghiệm » hơn. Đất
nước mấy lần được « cào bằng », không phải hay sao ?.
Sự minh bạch trong ngôn từ là điều cần thiết để được mọi
người ủng hộ. Ông Đằng nói đi, cương lĩnh thế nào, xây dựng đất nước ra
sao ? xã hội tổ chức ra sao ? các mặt văn hóa, kinh tế, giáo dục,
quốc phòng, ngoại giao ?
Lề trái cũng nên ngồi yên, đánh tá lả trước khi nghe người
ta nói phải trái là không đúng, phải không ?
Không có kịch bản suy sụp kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị
Sunday, September 01, 2013 5:47:12 PM
Lê Diễn Ðức
Trên các phương tiện truyền
thông quốc tế đang loan tải những bài viết có luận điểm rằng, nền kinh
tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, báo hiệu
một cuộc khủng hoảng toàn diện, có thể dẫn tới suy sụp. Sự biến động
của kinh tế sẽ dẫn tới một sự thay đổi về chính trị, có lợi cho lộ trình
dân chủ.
Bài “Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới” trên BBC Việt ngữ, viết:
“Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986. Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra”.
Bài “Việt Nam: Những tiền đề khủng hoảng” trên trang web của đài VOA Việt ngữ viết:
“Chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng và nợ công quốc gia có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc.. Ðầu năm 2013 (...)có đến 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản. Con số này chiếm khoảng 18-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Kể từ năm 1990 đến nay, đây là con số ngừng hoạt động lớn nhất, cho thấy tình trạng nền kinh tế đã ở vào thế bỉ cực”. “...Chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào một chu kỳ suy sụp kinh tế và kéo theo hàng loạt mầm mống phản ứng và biến loạn xã hội như hiện thời”.
Những phân tích
Nợ xấu của Việt Nam theo dự đoán có thể làm suy sụp hệ thống ngân hàng, tuy nhiên trong thực tế không đến mức như vậy.
Công ty xử lý nợ xấu VAMC ra đời sẽ là công cụ để giải quyết món nợ khổng lồ này. Nếu hệ thống luật pháp thay đổi thích ứng giúp VAMC và các ngân hàng xử lý nợ xấu có hiệu quả, thì vấn đề nợ xấu cơ bản sẽ được giải quyết.
Robert Young, giám đốc bộ phận tư vấn các tổ chức tài chính của Deloitte (Anh) nói rằng, “tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam chưa đến mức nghiêm trọng nhưng thay vì nhìn vào con số, hãy xem các ngân hàng nỗ lực như thế nào trong việc thiết lập các bộ phận tái cơ cấu và xử lý nợ xấu” (Vneconomy 15/08/13).
Bà Karin Finkelston, Phó chủ tịch Công ty Tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới (WB), cho rằng, điều quan trọng là không chỉ xử lý nợ xấu bằng sổ sách, nếu các khung cải cách được xây dựng nhanh chóng, việc xử lý nợ sẽ hiệu quả” (Vneconomy 19/08/13).
Bà cũng cho hay, “hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các tài sản nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần có các khung pháp lý rõ ràng hơn”.
“IFC đã đầu tư vào các chương trình xử lý nợ xấu ở các quốc gia, và IFC hy vọng giải quyết vấn đề nợ xấu ở Việt Nam dựa trên điều kiện thị trường. IFC muốn dành nguồn lực đầu tư và tư vấn cho vấn đề thách thức nhất mà Việt Nam đang gặp phải”, bà Karin nói.
Kỳ vọng nâng mức đầu tư tại Việt Nam lên trên 1 tỉ USD, bà Karin Finkelston cho biết: “Trong thời gian tới, IFC sẽ tập trung vào những hoạt động thúc đẩy cải cách cơ cấu cần thiết trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng, để giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì sức cạnh tranh và tăng trưởng trở lại”.
So với tổng dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở mức 4,47% theo báo cáo của tổ chức tín dụng, hay 8,6% theo kết quả giám sát, vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước, cụ thể: Hàn Quốc 17% (3/1998), Thái Lan 47,7% (5/1999), Malaysia 11,4% (9/1998), Indonesia trên 50% (1999), Albania 18,8%, Latvia: 17,5%, Lithuania 16,4%; Montenegro 15,5%, Romania 14,1%; Serbia 18,8%, Kazakhstan 30,8%, Tajikistan 14,9%, Ukraine 14,7%; Pakistan 16,2% (sukienhay.com 14/07/12)...
Theo đồng hồ nợ công của tạp chí kinh tế nổi tiếng thế giới “The Economist”, tính đến thời điểm 11/3/2013, nợ công của Việt Nam là 71,749 tỉ USD, chiếm 49,4% GDP, tăng 12,7% so với năm 2012. Ðiều đó đồng nghĩa với việc mỗi người dân Việt đang gánh trên vai mức nợ công là 800,7 USD.
Theo các nhà phân tích của tạp chí này, nợ công của Việt Nam trong năm 2013 sẽ có thể đạt mức 79,827 tỉ USD. Khi đó, mỗi người dân sẽ gánh khoản nợ lên tới gần 900 USD/người.
Tuy nhiên, cần lưu ý là “The Economist” chỉ dựa trên các con số thống kê công khai. Nếu gộp thêm cả số nợ của các doanh nghiệp nhà nước, vốn không được kể đến theo cách tính nợ công của Việt Nam, con số này sẽ tăng lên đáng kể. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất toàn tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 công bố hồi tháng 1/2013, tổng nợ phải trả của các đơn vị này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, hay khoảng hơn 60 tỷ USD, bằng 44% GDP 2012.
Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Trọng Hậu, tiến sĩ Ðại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.
Dựa trên con số đó, cho thấy nợ công của Việt Nam không phải nằm trong ngưỡng an toàn như “The Economist” nhận định. Tuy nhiên, con số nợ công vẫn là chủ đề bàn cãi, khó đi đến thống nhất.
Theo khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, chiếu theo Luật nợ công năm 2009, tại Khoản 2 Ðiều 1, thì nợ công của Việt Nam gồm có nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính quyền địa phương. Tính đến 31/12/2012, nợ công tương đương 55,5% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,1%, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 11,5% và nợ địa phương là 0,9% GDP. Với con số trên, nợ công Việt Nam hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát, mặc dù đây là con số khá cao (Dantri 31/05/13).
So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức nợ công tính theo đầu người khá thấp. Con số này ở Indonesia là 917,69 USD/người, ở Philippine là 1.213,74 USD/người, ở Thái Lan là 2.640,8 USD/người, Malaysia là 5.936,87 USD/người. Tuy vậy, nếu xét theo tỷ lệ nợ công trên GDP, Indonesia là nước có tỷ lệ này thấp nhất trong khu vực, chỉ khoảng 24,8%, Malaysia 56,8%, Philippines 49,5% hay Thái Lan là 48%.
Nếu như số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động là 28.755, trong đó, có 4.499 doanh nghiệp đã chính thức giải thể hẳn, thì song song, trong 6 tháng đầu năm 2013, cả nước có 39.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,5% so với 6 tháng cuối năm 2012, với tổng số vốn đăng ký là 193,5 ngàn tỉ đồng, (giảm về vốn đăng ký 19,9%) (Nld 16/08/13)
Tình hình ngưng hoạt động hoặc giải thể của các doanh nghiệp là xấu nhưng không đến mức “bỉ cực”.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng của Việt Nam đạt khoảng 5,5% trong năm 2013, còn theo Ngân hàng Phát triển châu Á, thì 5,7%. Quỹ tiền tệ Quốc tế nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013 sẽ phục hồi cùng mức như năm 2011, đạt mức 5,9%.
Nhìn vào toàn cảnh kinh tế, Việt Nam thực sự gặp khó khăn chưa từng có, tính từ khủng hoảng năm 2008, nhưng để sụp đổ là điều khó xảy ra.
Có khoảng 60% nợ công là vay nước ngoài, chủ yếu là vay dài hạn với lãi suất thấp 1%-2%. Ước tính khoản nợ phải trả mỗi năm tương đương gần 5 tỉ USD, nhà nước Việt Nam vẫn dùng chính sách vay nợ mới để trả nợ cũ, cho dù số nợ cứ ngày càng lớn, đè nặng lên thế hệ tương lai.
Chưa có phong trào xã hội
Trong thời gian qua, giá xăng, điện, viện phí, v.v... tăng, nhưng cuối cùng dân chúng vẫn móc tiền chi trả, sau những kêu ca, thậm chí chửi bới một cách bất lực trên các diễn đàn Internet.
Ý thức phản kháng chính trị của đại đa số dân chúng rất kém. Dường như họ chấp nhận một đời sống như thế. Dù sao so với thời chiến tranh vẫn khá hơn rất nhiều. Dân oan hay công nhân bị bóc lột thậm tệ đình công hay khiếu nại cũng chỉ vì miếng ăn. Bà Nguyễn Thị Cúc, một dân oan, mặc dù trần tình rằng bản thân phải đi ăn xin, và “Ðảng và Nhà nước chẳng ai quan tâm đến” bà vẫn “tin đường lối của Ðảng và tin sẽ giải quyết”! (BBC 12/1/12). Bà con Vụ Bản treo khăn tang đòi đất mà vẫn với khẩu hiệu ngây ngô “Thủ tướng đâu, cứu chúng tôi”! Tâm lý này là phổ biến.
Cho nên, những ngọn lửa Ðoàn Văn Vươn, Văn Giang hay Dương Nội, hay vụ tự thiêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng không thể bùng lên được. Sự gắn kết vào một lực lượng phản kháng thống nhất rời rạc, manh mún. Một cuộc biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược cao nhất cũng chỉ có đến một ngàn người tham gia.
Ðã có những tiếng nói của giới trí thức, nhưng đa phần họ vẫn là đảng viên cộng sản. Sự phản kháng thông thường dừng ở mức đòi hỏi ÐCSVN thay đổi, thiếu tính cương quyết và dứt khoát về sự thay đổi cả hệ thống chính trị.
Những cá nhân, các nhóm trẻ, có tinh thần tranh đấu, cũng chỉ đủ để tác động vào một phần dư luận xã hội và quốc tế, chưa có tính rộng khắp, bao quát xã hội, trong khi ở Việt Nam, dân chúng sống ở nông thôn chiếm hơn 70%.
Kết
Vô cảm, thờ ơ với chính trị, ngậm miệng ăn tiền, hoặc sống trong văn hoá sợ hãi, cam phận với cuộc sống hiện tại, là những điều cho thấy dù kinh tế khó khăn, khó có thể có một cuộc cách mạng xuống đường ở Việt Nam. Sự chịu đựng của người Việt dường như vô tận.
Kinh tế suy thoái chỉ là một trong những điều kiện thúc đẩy cách mạng. Một cuộc cách mạng chỉ có thể nổ ra khi phong trào tranh đấu vì tự do,dân chủ và nhân quyên được nhân rộng, có tổ chức và tạo ra một trào lưu xã hội rộng khắp, thu hút mọi thành phần. Ðó là điều chưa có ở Việt Nam.
Sunday, September 01, 2013 5:47:12 PM
Lê Diễn Ðức
Bài “Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới” trên BBC Việt ngữ, viết:
“Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986. Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra”.
Bài “Việt Nam: Những tiền đề khủng hoảng” trên trang web của đài VOA Việt ngữ viết:
“Chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng và nợ công quốc gia có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc.. Ðầu năm 2013 (...)có đến 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản. Con số này chiếm khoảng 18-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Kể từ năm 1990 đến nay, đây là con số ngừng hoạt động lớn nhất, cho thấy tình trạng nền kinh tế đã ở vào thế bỉ cực”. “...Chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào một chu kỳ suy sụp kinh tế và kéo theo hàng loạt mầm mống phản ứng và biến loạn xã hội như hiện thời”.
Những phân tích
Nợ xấu của Việt Nam theo dự đoán có thể làm suy sụp hệ thống ngân hàng, tuy nhiên trong thực tế không đến mức như vậy.
Công ty xử lý nợ xấu VAMC ra đời sẽ là công cụ để giải quyết món nợ khổng lồ này. Nếu hệ thống luật pháp thay đổi thích ứng giúp VAMC và các ngân hàng xử lý nợ xấu có hiệu quả, thì vấn đề nợ xấu cơ bản sẽ được giải quyết.
Robert Young, giám đốc bộ phận tư vấn các tổ chức tài chính của Deloitte (Anh) nói rằng, “tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam chưa đến mức nghiêm trọng nhưng thay vì nhìn vào con số, hãy xem các ngân hàng nỗ lực như thế nào trong việc thiết lập các bộ phận tái cơ cấu và xử lý nợ xấu” (Vneconomy 15/08/13).
Bà Karin Finkelston, Phó chủ tịch Công ty Tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới (WB), cho rằng, điều quan trọng là không chỉ xử lý nợ xấu bằng sổ sách, nếu các khung cải cách được xây dựng nhanh chóng, việc xử lý nợ sẽ hiệu quả” (Vneconomy 19/08/13).
Bà cũng cho hay, “hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các tài sản nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần có các khung pháp lý rõ ràng hơn”.
“IFC đã đầu tư vào các chương trình xử lý nợ xấu ở các quốc gia, và IFC hy vọng giải quyết vấn đề nợ xấu ở Việt Nam dựa trên điều kiện thị trường. IFC muốn dành nguồn lực đầu tư và tư vấn cho vấn đề thách thức nhất mà Việt Nam đang gặp phải”, bà Karin nói.
Kỳ vọng nâng mức đầu tư tại Việt Nam lên trên 1 tỉ USD, bà Karin Finkelston cho biết: “Trong thời gian tới, IFC sẽ tập trung vào những hoạt động thúc đẩy cải cách cơ cấu cần thiết trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng, để giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì sức cạnh tranh và tăng trưởng trở lại”.
So với tổng dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở mức 4,47% theo báo cáo của tổ chức tín dụng, hay 8,6% theo kết quả giám sát, vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước, cụ thể: Hàn Quốc 17% (3/1998), Thái Lan 47,7% (5/1999), Malaysia 11,4% (9/1998), Indonesia trên 50% (1999), Albania 18,8%, Latvia: 17,5%, Lithuania 16,4%; Montenegro 15,5%, Romania 14,1%; Serbia 18,8%, Kazakhstan 30,8%, Tajikistan 14,9%, Ukraine 14,7%; Pakistan 16,2% (sukienhay.com 14/07/12)...
Theo đồng hồ nợ công của tạp chí kinh tế nổi tiếng thế giới “The Economist”, tính đến thời điểm 11/3/2013, nợ công của Việt Nam là 71,749 tỉ USD, chiếm 49,4% GDP, tăng 12,7% so với năm 2012. Ðiều đó đồng nghĩa với việc mỗi người dân Việt đang gánh trên vai mức nợ công là 800,7 USD.
Theo các nhà phân tích của tạp chí này, nợ công của Việt Nam trong năm 2013 sẽ có thể đạt mức 79,827 tỉ USD. Khi đó, mỗi người dân sẽ gánh khoản nợ lên tới gần 900 USD/người.
Tuy nhiên, cần lưu ý là “The Economist” chỉ dựa trên các con số thống kê công khai. Nếu gộp thêm cả số nợ của các doanh nghiệp nhà nước, vốn không được kể đến theo cách tính nợ công của Việt Nam, con số này sẽ tăng lên đáng kể. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất toàn tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 công bố hồi tháng 1/2013, tổng nợ phải trả của các đơn vị này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, hay khoảng hơn 60 tỷ USD, bằng 44% GDP 2012.
Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Trọng Hậu, tiến sĩ Ðại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.
Dựa trên con số đó, cho thấy nợ công của Việt Nam không phải nằm trong ngưỡng an toàn như “The Economist” nhận định. Tuy nhiên, con số nợ công vẫn là chủ đề bàn cãi, khó đi đến thống nhất.
Theo khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, chiếu theo Luật nợ công năm 2009, tại Khoản 2 Ðiều 1, thì nợ công của Việt Nam gồm có nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính quyền địa phương. Tính đến 31/12/2012, nợ công tương đương 55,5% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,1%, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 11,5% và nợ địa phương là 0,9% GDP. Với con số trên, nợ công Việt Nam hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát, mặc dù đây là con số khá cao (Dantri 31/05/13).
So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức nợ công tính theo đầu người khá thấp. Con số này ở Indonesia là 917,69 USD/người, ở Philippine là 1.213,74 USD/người, ở Thái Lan là 2.640,8 USD/người, Malaysia là 5.936,87 USD/người. Tuy vậy, nếu xét theo tỷ lệ nợ công trên GDP, Indonesia là nước có tỷ lệ này thấp nhất trong khu vực, chỉ khoảng 24,8%, Malaysia 56,8%, Philippines 49,5% hay Thái Lan là 48%.
Nếu như số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động là 28.755, trong đó, có 4.499 doanh nghiệp đã chính thức giải thể hẳn, thì song song, trong 6 tháng đầu năm 2013, cả nước có 39.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,5% so với 6 tháng cuối năm 2012, với tổng số vốn đăng ký là 193,5 ngàn tỉ đồng, (giảm về vốn đăng ký 19,9%) (Nld 16/08/13)
Tình hình ngưng hoạt động hoặc giải thể của các doanh nghiệp là xấu nhưng không đến mức “bỉ cực”.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng của Việt Nam đạt khoảng 5,5% trong năm 2013, còn theo Ngân hàng Phát triển châu Á, thì 5,7%. Quỹ tiền tệ Quốc tế nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013 sẽ phục hồi cùng mức như năm 2011, đạt mức 5,9%.
Nhìn vào toàn cảnh kinh tế, Việt Nam thực sự gặp khó khăn chưa từng có, tính từ khủng hoảng năm 2008, nhưng để sụp đổ là điều khó xảy ra.
Có khoảng 60% nợ công là vay nước ngoài, chủ yếu là vay dài hạn với lãi suất thấp 1%-2%. Ước tính khoản nợ phải trả mỗi năm tương đương gần 5 tỉ USD, nhà nước Việt Nam vẫn dùng chính sách vay nợ mới để trả nợ cũ, cho dù số nợ cứ ngày càng lớn, đè nặng lên thế hệ tương lai.
Chưa có phong trào xã hội
Trong thời gian qua, giá xăng, điện, viện phí, v.v... tăng, nhưng cuối cùng dân chúng vẫn móc tiền chi trả, sau những kêu ca, thậm chí chửi bới một cách bất lực trên các diễn đàn Internet.
Ý thức phản kháng chính trị của đại đa số dân chúng rất kém. Dường như họ chấp nhận một đời sống như thế. Dù sao so với thời chiến tranh vẫn khá hơn rất nhiều. Dân oan hay công nhân bị bóc lột thậm tệ đình công hay khiếu nại cũng chỉ vì miếng ăn. Bà Nguyễn Thị Cúc, một dân oan, mặc dù trần tình rằng bản thân phải đi ăn xin, và “Ðảng và Nhà nước chẳng ai quan tâm đến” bà vẫn “tin đường lối của Ðảng và tin sẽ giải quyết”! (BBC 12/1/12). Bà con Vụ Bản treo khăn tang đòi đất mà vẫn với khẩu hiệu ngây ngô “Thủ tướng đâu, cứu chúng tôi”! Tâm lý này là phổ biến.
Cho nên, những ngọn lửa Ðoàn Văn Vươn, Văn Giang hay Dương Nội, hay vụ tự thiêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng không thể bùng lên được. Sự gắn kết vào một lực lượng phản kháng thống nhất rời rạc, manh mún. Một cuộc biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược cao nhất cũng chỉ có đến một ngàn người tham gia.
Ðã có những tiếng nói của giới trí thức, nhưng đa phần họ vẫn là đảng viên cộng sản. Sự phản kháng thông thường dừng ở mức đòi hỏi ÐCSVN thay đổi, thiếu tính cương quyết và dứt khoát về sự thay đổi cả hệ thống chính trị.
Những cá nhân, các nhóm trẻ, có tinh thần tranh đấu, cũng chỉ đủ để tác động vào một phần dư luận xã hội và quốc tế, chưa có tính rộng khắp, bao quát xã hội, trong khi ở Việt Nam, dân chúng sống ở nông thôn chiếm hơn 70%.
Kết
Vô cảm, thờ ơ với chính trị, ngậm miệng ăn tiền, hoặc sống trong văn hoá sợ hãi, cam phận với cuộc sống hiện tại, là những điều cho thấy dù kinh tế khó khăn, khó có thể có một cuộc cách mạng xuống đường ở Việt Nam. Sự chịu đựng của người Việt dường như vô tận.
Kinh tế suy thoái chỉ là một trong những điều kiện thúc đẩy cách mạng. Một cuộc cách mạng chỉ có thể nổ ra khi phong trào tranh đấu vì tự do,dân chủ và nhân quyên được nhân rộng, có tổ chức và tạo ra một trào lưu xã hội rộng khắp, thu hút mọi thành phần. Ðó là điều chưa có ở Việt Nam.
về lòng tự hào dân tộc
Thiếu Khanh
“Người
Nhật lãnh 2 trái bom nguyên tử, năm năm lao đao cùng
động đất sóng thần, bị người Tàu
hù muốn đái trong quần mà vẫn làm được chuyện
vĩ đại trên cả vĩ đại. Những con
ếch ngồi đáy giếng tự sướng với
mấy ngàn năm văn hiến, coi lại mình chút.”
(Từ một Email nhân có một clip 10.000 người
Nhật hợp xướng Bản giao hưởng số
9 của Beethoven)
Mười
ngàn người hợp xường bài nhạc này của
Beethoven có nghĩa là có thể có mười triệu
người, hoặc toàn thể dân Nhật đều quen
thuộc và biết thưởng thức bài nhạc này.
Hiển nhiên là trình độ văn hóa của họ thật
cao.
Không chỉ một sự kiện này mà vô số sự kiện khác đều chứng tỏ tầm mức văn hoá của họ cao hơn nhiều dân tộc khác. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Nhật đã chúng tỏ sự khôn ngoan, mạnh mẽ và lòng dũng cảm trong các chiến công đánh bại hai đế quốc Nga và Tàu. Trong Thế chiến II người Nhật tuy thất trận nhưng lòng dũng cảm phi thường của họ khiến cả thế giới đều thán phục. Sau hai trái bom nguyên tử, thay vì họ lụn bại, phải xuất khẩu dân mình đi làm cu li hay nô lệ tình dục cho người nước khác hay cho phép người nước khác vào xứ mình lột truồng phụ nữ để tuyển “vợ”, để huênh hoang về số ngoại tệ thu được hàng năm, thì họ đã đứng dậy, chỉ mất vài ba mươi năm để trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì của thế giới. Sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái họ đã khiến cả thế giới phải cúi chào và khâm phục tinh thần kỷ luật và lòng tự trọng của họ. Tất cả những thứ đó đều phát xuất từ một nguồn gốc vững chắc: đó là niềm tự hào dân tộc. Mà niềm tự hào dân tộc không phải bắt nguồn từ không khí, càng không phải là kết quả từ sự quay lưng ngoảnh mặt với lịch sử và văn hóa của dân tộc mình. Trái lại, tự hào dân tộc chính là tự hào về lịch sử và văn hóa muôn đời của dân tộc và đất nước.
Không chỉ một sự kiện này mà vô số sự kiện khác đều chứng tỏ tầm mức văn hoá của họ cao hơn nhiều dân tộc khác. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Nhật đã chúng tỏ sự khôn ngoan, mạnh mẽ và lòng dũng cảm trong các chiến công đánh bại hai đế quốc Nga và Tàu. Trong Thế chiến II người Nhật tuy thất trận nhưng lòng dũng cảm phi thường của họ khiến cả thế giới đều thán phục. Sau hai trái bom nguyên tử, thay vì họ lụn bại, phải xuất khẩu dân mình đi làm cu li hay nô lệ tình dục cho người nước khác hay cho phép người nước khác vào xứ mình lột truồng phụ nữ để tuyển “vợ”, để huênh hoang về số ngoại tệ thu được hàng năm, thì họ đã đứng dậy, chỉ mất vài ba mươi năm để trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì của thế giới. Sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái họ đã khiến cả thế giới phải cúi chào và khâm phục tinh thần kỷ luật và lòng tự trọng của họ. Tất cả những thứ đó đều phát xuất từ một nguồn gốc vững chắc: đó là niềm tự hào dân tộc. Mà niềm tự hào dân tộc không phải bắt nguồn từ không khí, càng không phải là kết quả từ sự quay lưng ngoảnh mặt với lịch sử và văn hóa của dân tộc mình. Trái lại, tự hào dân tộc chính là tự hào về lịch sử và văn hóa muôn đời của dân tộc và đất nước.
Người
Nhật ngay từ nhỏ được giáo dục lòng
tự hào về lịch sử oai hùng của họ, về
những chiến công hiển hách của họ, tự hào về
văn hóa của họ, cái văn hóa đã khiến họ
tự mổ bụng mà chết chớ không sống
nhục, và tự hào là con cháu của Thái dương
thần nữ. Họ tự hào là một trong số
rất ít các dân tộc trên thế giới đã đánh
bại quân xâm lăng Mông Cổ vào thế kỷ 13, dù
đoàn quân này đã bị một trận bão bất
ngờ đánh tan tác trên biển trước khi chúng
đặt chân được lên đất Phù Tang tam
đảo.
Chừng nào
niềm tự hào dân tộc còn tồn tại trong lòng
người dân một nước thì quốc gia đó, dân
tộc đó mới có thể tồn tại
được. Lòng tự hào dân tộc chính là chỗ
dựa tinh thần của dân tộc đó. Mất lòng
tự hào dân tộc, con người ta sẽ dễ dàng làm
mọi điều ô nhục mà tự cho là vinh. Mất
niềm tự hào dân tộc, lòng người nhanh chóng tan rã
vì không còn giá trị nào để kết dính họ lại
với nhau. Họ không thấy đất nước mình,
dân tộc mình có điều gì hay đáng tự hào
để yêu thương và bênh vực.
Niềm
tự hào bốn ngàn năm văn hiến của
người Việt Nam hoàn toàn không phải là chuyện
dốt nát, điên khùng, ngu xuẩn và vô lối. Nền
văn hóa VN là một thực tế lịch sử. Càng ngày
những nghiên cứu lịch sử và văn hóa càng làm cho
nó sáng tỏ thêm ra. Chính niềm tự hào về nền
văn hóa đó đã giữ cho nước VN còn và dân
tộc VN còn cho đến nay. Sau hơn một ngàn năm
nô lệ Tàu, người VN giành được độc
lập dân tộc chính bằng cái vũ khí lòng tự hào vào
lịch sử và văn hóa của mình. Cũng bằng chính
lòng tự hào về lịch sử và văn hóa dân tộc mà
dân tộc VN bé nhỏ liên tiếp đánh thắng những
kẻ thù phương Bắc hùng mạnh hơn mình gấp
nhiều lần để giữ vững nền
độc lập quốc gia, trong đó có ba lần
đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, một lực
lượng xâm lăng dữ dằn hung hãn và tàn bạo
nhất trong suốt lịch sử nhân loại. Chưa có
một dân tộc nào nghi ngờ những sự kiện
lịch sử đó. Sao ta lại làm người
đầu tiên nghi ngờ lịch sử và văn hóa
của chính dân tộc mình? Tại sao niềm tự hào vào
bốn ngàn năm văn hóa của dân tộc lại có
thể biến người ta thành ếch nhái? Bụt chùa
nhà không thiêng bằng bụt Tàu, bụt Đại Hàn,
bụt Nhật? Quốc hiệu của Hàn quốc hiện
nay là Đại Hàn Dân Quốc (Taehan Minguk), quốc hiệu
của Nhật trong Thế chiến thứ II là “Đế
Quốc Đại Nhật Bổn “ (Dai Nippon
Teikoku – Great Empire of Japan). Tên của hòn đảo Anh
quốc là Great Britain (tên của cả vương quốc
là “The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland)… Các quốc
gia này chẳng hề vĩ đại về mặt
diện tích hay dân số để lấy thịt đè
người, nhưng họ tự hào “lớn” về
lịch sử và văn hóa. Trước kia quốc hiệu
của ta là Đại Việt hoặc Đại Nam.
Đó đâu phải là chuyện huênh hoang “tự
sướng”, mà là niềm tự hào dân tộc hoàn toàn chính
đáng.
Nếu
một số vua chúa VN trước đây vì tối
tăm thiển cận làm chậm, thậm chí cản
trở, sự phát triển của đất nước,
đó là vì họ ít nhiều mất lòng tự hào dân
tộc, họ không tin vào lịch sử hào hùng của cha
ông mình, không tin “nước Việt ta từ trước,
vốn xưng văn hiến đã lâu” (Bình Ngô đại
cáo) mà đi tôn thờ các ông Nghiêu Thuấn bên Tàu, coi các anh
Tàu hàng ngàn năm trước là Thánh nhân, thánh hiền, coi
các tên thái thú Nhâm diên, Tích quang, Sĩ Nhiếp là thầy là ân
nhân (phong tước Vương cho Sĩ Nhiếp và các nhà
nho ta gọi y là Sĩ Vương!). Chính vào lúc lòng tự
hào dân tộc phai nhạt hoặc không còn chỗ trong lòng
người thì mới sinh ra những tên Tôn thọ
Tường, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, và những tên
hót theo giọng quan thầy đại Pháp của chúng cho
tổ tiên ta là người Gô-loa. Không lẽ những tên đó
(tuy xuất thân từ hàng ngũ nho sĩ trí thức) là
người chớ không phải là ếnh nhái?
Với
người VN, lòng tự hào dân tộc không hề dành riêng
cho tầng lớp trí thức (tiếc thay một số
trong tầng lớp trí thức thời trước cũng
như bây giờ đã biếm nhẽ lịch sử và
văn hóa dân tộc, thậm chí phản bội lại dân
tộc). Trước kia tinh thần tự hào dân tộc
thấm nhuần trong tâm hồn mọi người dân,
nhất là những người dân quê ít tiêm nhiễm văn
hóa Tây phương. Chính lòng tự hào dân tộc này, nằm
trong tiềm thức văn hóa, đã bộc lộ trong
một hình thức “bảo vệ nòi giống” rất
cảm động mà ngày nay chúng ta có thể coi là cực
đoan, quá đáng:
Trước
năm 1975, ít nhất ở miền Nam VN theo như tôi
biết, chỉ có những người phụ nữ VN
trót bị “sa chân lỡ bước” hay bị liệt vào
hàng bán phấn buôn hương hoặc thuộc loại
“bỏ đi” không người đàn ông con trai đứng
đắn nào đoái hoài tới thì mới phải chịu
lấy chồng ngoại quốc. Mà đã lấy chồng
ngoại quốc, cho dù là lấy một ông hoàng đế
Phi Châu, cũng là điều tủi nhục, càng rơi
xuống sâu thêm một bậc nữa trong dư luận xã
hội VN. Vợ và con gái người Việt của ông
hoàng đế Bokassa của Đế quốc Trung Phi
(Central African Empire) vào những năm 1960 – 1970 không hề là
niềm tự hào của chính đương sự, và
cũng không được ai “thán phục” hết, vì
bản thân người phụ nữ ấy (tên là
Nguyễn Thị Huệ) là một “me Tây”. (Nếu giới
trẻ bây giờ không biết “me Tây me Mỹ” là gì thì hãy
hiểu rằng kẻ đó bị xếp hạng ngang hàng
đĩ điếm – mà đĩ điếm cho
người nước ngoài thì giá trị nhân cách thấp
hơn cả gái giang hồ “nội địa”).
Ngay
đến công chúa Huyền Trân đời Trần, do
phải thực hiện một sứ mệnh lịch
sử, đi làm vợ của một ông vua lân bang để
đổi lấy đất đai cho quốc gia, mở
rộng giang sơn Đại Việt, công ơn với
đất nước lớn lao là vậy mà không gây
một cảm hứng tự hào nào, trái lại còn
để niềm thương tiếc muôn đời không
nguôi trong lòng người Việt: Tiếc thay cây quế
giữa rừng, để cho thằng mán thằng
mường nó leo!
Kết
quả của sự “phân biệt đối xử” trong ý
thức bảo vệ nòi giống này là đa số
những người nước ngoài thời đó chỉ
có thể lấy được những phụ nữ
gần như “dưới đáy xã hội” VN mà thôi.
Những phụ nữ “con nhà đàng hoàng” không bao
giờ lấy chồng người nước mgoài
để mang sự tủi nhục về cho gia đình và
dòng họ. Cả một vài người phụ nữ có
học thức, sống trong môi trường Tây học
cởi mở, có tình yêu thực sự và kết hôn một
cách nghiêm túc với một người chồng
nước ngoài có vị trí xã hội cao cũng không là
một ngoại lệ trước dư luận VN. Họ
đều bị đồng bào mình nhìn với cái nhìn khinh
miệt hay dè bỉu; bị liệt chung vào hàng “me Tây, me
Mỹ”, và luôn cảm thấy rất nhục nhã. (Bạn
trẻ nào chưa biết chuyện này, đọc ở
đây để biết ít nhiều tâm sự một
người phụ nữ VN có học lấy chồng
Mỹ mới hơn bốn mươi năm trước
(Le Hoa Wilson – Có tội hay không có tội ?)
Những
biến động lịch sử gần đây, nhất
là từ sau khi chủ nghĩa cộng sản vào VN tàn phá
lịch sử và văn hóa dân tộc, đền miều
bị phá dở, chùa chiền làm kho hợp tác xã, đàn Nam
Giao ở Huế bị phá bỏ, luân thường đạo
lý đảo lộn (vợ chồng tố khổ lẫn
nhau, con cái tố cáo nhục mạ cha mẹ; trong hồi ký
của mình, cựu ngự tiền văn phòng của vua
Bảo Đại là NKH gọi cựu hoàng đế
Bảo Đại, ông chủ cũ của mình, là
“hắn”); tượng vua Lý ở HN thì mặc triều
phục nhà Tống bên Tàu; phim lịch sử VN thì do
ngoại bang, kẻ luôn rắp tăm thôn tính mình, dàn
dựng thực hiện; học trò không còn thuộc
lịch sử nước mình; phim ảnh trên TV thì toàn phim
lịch sử Tàu và tình cảm Hàn Quốc. Người
Việt thuộc lòng lịch sử các triều vua Tàu qua
phim ảnh, nhưng có người không biết Trần
Hưng Đạo là ai. Thậm chí có người viết
lách về lịch sử thì nói đến một ông vua tên
là Lê Trung Hưng, và nói đến chuyện một
người có công với vua “được phong chức
công thần”. Các tiệm uốn tóc quảng cảo kiểu
tóc Hàn Quốc. Các tiệm thời trang, và cả báo chí
nữa, nhan nhản phô trương “mốt” thời trang
Hàn Quốc, từ quần áo, kiểu tóc, son môi cho
đến kiểu chụp hình, v.v…
Trước
đây để bày tỏ lòng biết ơn mẹ,
người ta mượn hình thức “bông hồng cài áo”
của người Nhật. Bây giờ giới trẻ VN có
người vận động xếp hình hàng ngàn con
hạc giấy (cũng phong tục và tập quán của
Nhật) để bày tỏ niềm hy vọng, mà không
tự mình sáng tạo nỗi một hình thức nào khác. Vô
số thanh niên Hà Nội (thủ đô ngàn năm văn
vật!) khóc bù lu bù loa ngoài phố rất thê thảm và
thức suốt đêm đốt nến tưởng
niệm ca sĩ Mỹ Michael Jackson qua đời. Vô số
phụ nữ VN đổ xô đi lấy chồng
nước ngoài chỉ qua môi giới của “cò” và sẵn
sàng tới khách sạn xếp hàng cởi truồng cho
người nước ngoài ngắm nghía mua làm “vợ”.
Không ít kẻ vênh vang dù kết hôn với một anh da
đen từ những xứ sở châu Phi. Người giàu
có thì tung tiền mua sắm xe cộ lộng lẫy nghênh
ngang, tiêu xài phung phí giữa biển người nghèo
đói. Mới đây hàng trăm thiếu nữ Việt
chen lấn xô đẩy nhau xỉu lên xỉu xuống
trước cổng khách sạn chào đón các ngôi sao ca
nhạc Hàn Quốc đến lưu diễn, và sau đó
nhiều cô đã tranh nhau hôn hít và liếm chiếc ghế
mà ngôi sao này ngồi khiến báo chí và dư luận VN
vốn đã quen với nền giáo dục mà cô giáo từng
bắt học trò liếm ghế của mình cũng
phải sững sờ.
Chỉ nói
sơ qua một ít thôi. Và có lẽ chừng đó đã
đủ làm đau lòng những người có lòng với
đất nước, nếu cho đến nay vẫn còn
thờ ơ với hiện trạng này. Chừng đó
đã đủ cho thấy một số không nhỏ
người VN hiện nay không còn lòng tự hào dân tộc,
vì sau lưng họ là một khoảng trống mông lung
về lịch sử và văn hóa. Nay mai phải đánh
giặc Tàu họ sẽ biết bám níu vào cái gì? Nếu lúc
này mà cười cợt biếm nhẽ những
người tự hào về lịch sử và văn hóa dân
tộc là những con ếch tự sướng, thì có
lẽ đó là một thái độ rất không đúng
đắn và nên nghĩ lại, nhất là nói từ một
người trí thức.
Nói về
bốn ngàn năm văn hiến của đất
nước đâu phải là để tự sướng.
Trong một ngàn năm độc lập vừa qua,
tiền nhân ta đã nói điều đó nhiều lần,
đã tự hào về điều đó nhiều lần.
Chính lịch sử và tinh thần văn hóa (văn hiến)
đó của dân tộc đã giúp người dân
Đại Việt biết mình là ai, và giúp phân biệt ta
với Tàu: “Sơn hà cương vực đã chia, phong
tục bắc nam cũng khác” (Bình Ngô đại cáo), và có
thể dõng dạc lên tiếng “tuyên ngôn”: “Nam Quốc sơn
hà Nam Đế cư”.
Lòng tự hào
dân tộc không làm ai tự sướng hay ngủ quên
cả. Nhìn vào người Nhật thì thấy rõ lòng tự
hào cao ngất của dân tộc họ. Họ có tự
sướng hay ngủ quên gì đâu. Họ “rất
thức” nữa là khác. Trong một email phản hồi nhân
thông tin về sự phát hiện chữ Việt cổ, tôi
có dịp viết: “Trong lịch sử thế giới,
đã có quốc gia nào từng ngủ quên trên sự tự
hào về lịch sử hào hùng của dân tộc họ
không? Không hề. Trái lại, những giai đoạn suy
vong của mỗi quốc gia đều xảy ra trong
thời kỳ mà lòng người phân tán, khi niềm tự
hào dân tộc ấy đã bị lung lạc, suy yếu hay
không còn nữa. Trong hoàn cảnh như thế, Lê Lợi
phải mất đến mười năm mới
“đẩy” được đám quân Minh xâm lăng về
nước, (sau cuộc kháng chiến dai dẳng làm cho chúng
mỏi mòn mà ta không có một trận đại thắng
nào lừng lẫy tầm cỡ “Bạch Đằng”),
trong khi trước đó, nhà Trần với hào khí Đông
A chỉ cần một thời gian rất ngắn
để ba lần đánh bại ba cuộc xâm lăng
của lực lượng xâm lược mạnh nhất,
dữ dằn nhất, đáng sợ nhất của cả
nhân loại trong mọi thời đại, với các
chiến thắng lừng lẫy. ” (có thể đọc
toàn bộ bài viết / email này ở đây: http://www.vietthuc.org/2012/02/23/35807/)
Trước
năm 1975, trong cuốn sách Người Việt Cao Quý, nhà
văn Vũ Hạnh, khi so sánh với Vạn Lý
Trường Thành của Trung Quốc, Kim Tự Tháp của
Ai Cập, Đế Thiên Đế Thích của Căm
Bốt, vân vân, đã thấy rằng Việt Nam không có
một công trình nào đủ lớn đáng để
tự hào cả.
Thật
nản lòng, phải không? Không có gì để tự hào
cả? Nhìn vào các thành tích văn minh văn hóa lừng
lẫy của người rồi nhìn lại mình không có gì
cả, hoặc chỉ thấy chiến tranh và đổ nát,
có đáng nản lòng không? Nhưng Vũ Hạnh đã
nhận xét rằng công trình vĩ đại của dân
tộc VN chính là dải đất hình chữ S từ
Ải Nam Quan đền Mũi Cà Mau này. Đây là công trình
lớn lao mà tất cả các thế hệ cha ông ta luôn
phấn đấu đổ nhiều mồ hôi
nước mắt và cả xương máu để xây
dựng, mở rộng và bảo vệ, suốt lịch
sử không lúc nào ngơi nghỉ. Vũ Hạnh là một
anh Việt Cộng, tức là một kẻ theo chủ
thuyết cộng sản, chủ trương tất
cả vì tính giai cấp vô sản quốc tế mà không thèm
đếm xỉa đến lịch sử và văn hóa của
tổ quốc mình, mà đã nhận ra một điều
đáng tự hào của dân tộc như thế. Tại
sao một người trí thức không cộng sản
lại biếm nhẽ những người tự hào
với tinh thần dân tộc, coi họ là những con
ếch?
Ngay cả khi
buộc phải lòn trôn giữa chợ, Hàn Hín vẫn tin vào
tài năng và giá trị của mình. Ông ta biết mình có các
giá trị đó để tin, để tự hào và
nhờ đó đứng vững trong nghịch cảnh.
Nhật Bản trong Thế chiến II, bị dội hai
trái bom nguyên tử, phải chịu đầu hàng
đối phương vô điều kiện, nhưng lòng
tự hào dân tộc của họ cao đến nỗi giúp
họ tự tin và đường hoàng bắt tay với
kẻ thù để vực dậy và xây dựng đất
nước chớ không chịu sút kém. Hàn Quốc từng
bị Nhật xâm lăng, nhưng niềm tự hào dân
tộc mạnh mẽ của họ giúp họ khôi phục
độc lập và phát triển đất nước
rực rỡ. Trong khi đó, không một người ăn
mày nào mà chúng ta từng biết tự nghĩ mình có một
giá trị gì để tự hào và tự trọng. Biết
mình có điều gì để tự hào tự trọng thì
họ đâu có đi ăn xin. Có lòng tự hào và tự
trọng thì đâu có ngửa tay ca bài ca con cá nó sống vì
nước, chúng tôi độc lập tự do hạnh phúc
gần bốn mươi năm mà vẫn còn nghèo xin ông
đi qua bà đi lại rủ lòng thương giúp
đỡ. Không biết và không tôn trọng lịch sử
văn hóa của đất nước dân tộc mình
tức là ta không tự trọng mình; không tự biết mình
là con nhà thế gia chớ không phải thứ đầu
đường xó chợ nay mặc váy kiểu Mỹ mai
mặc áo theo “mốt” Đại Hàn, ngày kia theo “mốt”
thời trang đuôi sam Mãn Thanh, khóc lóc lu loa vì một
thằng bá vơ nào đó chết bên Tây hay bên Tàu. Không
tự trọng mình thì ta sẽ không thể bằng
người Nhật. Không những ta đang không bằng
người Nhật mà ta cũng không bằng cả
người Đại Hàn. Đất nước họ
chẳng lớn lao hơn ta, nhưng họ đều có
lòng tự hào dân tộc rất cao, mà ta thì đã tiêu hao mòn
mỏi. Tại sao ta lại biếm nhẽ bốn ngàn
năm lịch sử của mình?
Người
trí thức có trách nhiệm phải nói cho mọi
người biết: “Anh là con nhà gia giáo có lịch sử và
văn hóa, chớ không phải loại cha căng chú
kiết. Anh đã chiến đấu hàng ngàn năm
để giữ vững tự do và độc lập. Anh
có quyền và phải được tự do và độc
lập. Không cần một chữ vàng chữ bạc nào
của ai cả.” Nếu không nói được như
thế, mà lại biếm nhẽ họ, coi họ là
ếch nhái, thì … thôi.
Chớ sao! Nói
gì với kẻ chưa đánh đã hàng! Thằng Tàu
muốn đánh VN, chuyện đó ai cũng biết. Anh cho
rằng ta chỉ là những con ếnh tự sướng
chớ thực ra ta không có gì cả, thôi thua nó cho rồi.
Phải vậy không?
Thiếu
KhanhÔng Trần Công Trục có bị oan không?
Nguyễn Đình Ấm
Hôm nay lại giật mình tình cờ đọc được
tin ông TS Trần Công Trục nguyên trưởng ban biên giới quốc gia trả lời
báo chí về việc đàm phán biên giới giữa VN và Trung Quốc năm 1999 với
tiêu đề: “Sòng phẳng khi đàm phán biên giới”.
Trong bài này, ông Trục nói dư luận nghi ngờ các ông đàm phán không sòng phẳng với Trung Quốc (chịu thiệt với TQ).Ông nói “…ngay cả nhiều người làm việc cho chính phủ VN vẫn mơ hồ, lăn tăn về các hiệp định với TQ…”, và “
Thế nhưng những tiếng nói chỉ chích đặc biệt trong giới bất đồng chính
kiến vẫn nói rằng không tin về đường biên giới Việt –Trung rất mờ
mịt…Luồng thông tin này cũng cáo buộc đảng CSVN dường như tìm cách che
giấu tình hình đường biên giới mới…Tôi từng bị chửi là bán đất ông cha
cho TQ”….
Đặc biệt, ông nói chỗ cụ thể về thác Bản Giốc và ải Nam Quan(Hữu nghị quan): “ Chính
phủ VN nói phần thác phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN, còn
phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới,
hai nước đã tiến hành phát triển du lịch, kinh tế tại khu vực thác” và ông giaỉ thích về hiện nay một nửa thác Bản Giốc và ải Nam quan không phải của VN là:
“Xuất phát từ tài liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, đã đi vào tiềm
thức người VN rằng thác Bản Giốc là của VN, nước VN kéo dài từ ải Nam
Quan đến mũi Cà Mâu, đó là văn chương còn về mặt pháp lý khi hai bên đàm
phán không thể quay lại văn chương những yếu tố mơ hồ để khẳng định…”.
Theo tôi, ông TCT cũng như nhà cầm quyền VN không thể trách “ nhóm CBNV quan tâm lo lắng chủ quyền” hay nhóm thứ hai“ những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể thông qua câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ…” nghi ngờ các ông là phải, bởi vì:
- Việc liên quan đến cương thổ quốc
gia ngàn đời cha ông để lại thuộc lĩnh vực thiêng liêng nhất của dân tộc
nhưng việc đàm phán, ký kết, phân định danh giới cụ thể, sự thay đổi
lãnh thổ ở từng địa phương như thế nào mà hầu hết người dân-chủ nhân đất
nước- có được biết, được hỏi ý kiến hay chưa? Nếu như việc này là sòng
phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm
chí nếu có sự nhường, đổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong
hoạch định lại biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký
hoạch định biên gới với nước đã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều
tin đồn năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao điểm của ta, có việc đó hay
không, nếu có, họ có trả cho ta hay không…mà hầu hết dân không được biết
kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không bình thường. Đặc biệt, sau
khi tàu thăm dò dầu khí Bình Minh02 của VN đang hoạt động trong lãnh hải
của ta bị tàu TQ quấy nhiễu, cắt cáp…ông Nguyễn Duy Chiến phó chủ nhiệm
ủy ban biên giới- đồng nghiệp của ông- nói: “Hành động đó của TQ chỉ là thương cho roi cho vọt”, tức
coi TQ như bố, mẹ VN. Đặc biệt TQ liên tục quấy phá biển Đông, đốt phá
tàu thuyền, bắt bớ hành hạ dân ta, liên tục xây công trình trên đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, làm tem, sách nhận…hai quần đảo là của mình nhưng
ta vẫn chỉ phản ứng yếu ớt, chiếu lệ, không dám gọi tên TQ mà phải “tàu
lạ, tàu nước ngoài…”; các ngày lịch sử chống Pháp, Mỹ ta tuyên truyền
rùm beng cả những trận đánh nhỏ còn những trận lớn TQ xâm lược giết hại
dã man bao đồng bào, chiến sĩ ta thì không dám nhắc đến… Vậy VN ký biên
giới trong hoàn cảnh “khốn khổ” với một kẻ đã xâm lược, luôn quấy nhiễu
VN lại bị chính đại diện người VN( trong lĩnh vực biên giới) nhận thân
phận như con cái họ lại không công khai rộng rãi…thì dư luận nghi ngờ sự
sòng phẳng cũng là điều dễ hiểu.
- Đặc biệt nữa, trong bài trả lời
phỏng vấn ông lẩn tránh không nói rõ ải Nam Quan, thác Bản Giốc trước
kia của ai, nay của ai mà lại lửng lơ: “Chính phủ VN nói phần thác
phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN còn phần thác chính đổ
xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, nay hai nước tiến hành du
lịch, kinh tế”. Cái mà dư luận đòi hỏi thác BG trước kia và bây giờ
ai sở hữu nhưng ông lại đi mô tả trạng thái dòng sông rồi nói như hai
nơi này không phải của VN mà do văn chương, sách giáo khoa “nhận vơ”…
Tôi khẳng định với ông từ xưa không
có ai nói TQ có phần ở thác Bản Giốc, nhiều người ở địa phương khẳng
định từ trước 1999 chưa bao giờ TQ người ở hoặc có hoạt động gì ở thác
này ngoài người VN, chỉ sau khi ký hiệp định họ mới ồ ạt xây nhà cửa,
công rình…Có thật sách giáo khoa bao nhiêu năm qua dạy các thế hệ người
VN sai sự thật, “nhận vơ” thác Bản Giốc , ải Nam Quan…của “bạn 4 tốt”?
Về ải Nam Quan, trước năm 1999 cũng chưa có ai nói là của TQ, sách trắng “Vấn đề biên giới giữa VN và TQ” do nhà xuất bản sự thật HN năm 1979 vẫn khẳng định “…ở cửa khẩu Hữu nghị quan, (ải Nam Quan) thuộc tỉnh Lạng Sơn. Vậy
tỉnh Lạng Sơn là của VN hay TQ? Thực tế, đã biết bao người qua bao thế
hệ từng công tác, đến, đi qua ải này thì hỏi họ xem ải đó là của ai?
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm trên thực
địa và tài liệu chưa rõ ràng gây nghi ngờ khác, ví dụ: Trong bài “Kết
quả hiệp định biên giới năm 1999” bách khoa toàn thư tiếng Việt nêu rõ: “Một nhượng bộ lớn của VN là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ đã phải cắt cho TQ”.
Vậy ông giải thích về các điểm trên như thế nào?
Như thế, việc “thế lực bất đồng chính kiến” hoặc không bất đồng nghi ngờ các ông trong hiệp định biên giới thì có oan không?
NĐA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét