- Nhật quyết chấm dứt tình trạng nước nhiễm xạ chảy ra biển (RFI) - Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga hôm nay thông báo, chính phủ Nhật sẽ dành 47 tỉ yen (360 triệu euro) cho việc ngăn chận nước nhiễm xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima chảy ra biển
- Ai Cập : Kết án 52 thành viên Huynh đệ Hồi giáo (RFI) - Tại Ai Cập, một tòa án quân sự hôm nay 03/09/2013 đã kết án 52 thành viên Huynh đệ Hồi giáo, vì đã tấn công các quân nhân tại Suez hồi giữa tháng Tám, sau khi những người ủng hộ ông Morsi bị đàn áp đẫm máu tại Cairo.
- Trung Quốc chống tham nhũng: Phe Chu Vĩnh Khang bị tấn công (RFI) - Gần đây, giàn lãnh đạo mới tại Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng với nhiều vụ bắt giữ và đưa ra xét xử ...
- Smartphone : Nokia lật qua trang sử điện thoại đa năng (RFI) - Theo AFP hôm nay, 03/09/2013, đi tiên phong trong công nghiệp điện thoại << thông minh >>, tập đoàn Nokia của Phần Lan vừa bán ngành sản xuất điện thoại di động cho Microsoft với giá 7 tỷ đô la.
- Brazil và Mêhicô giục Mỹ giải thích về vụ tình báo nghe lén (RFI) - Chính phủ hai nước nam Mỹ Brazil và Mêhicô phản đối Hoa Kỳ đụng đến << chủ quyền >>. Đài truyền hình Brazil, trong chương trình tối chủ nhật 01/09/2013 tiết lộ tình báo Mỹ đã theo dõi điện đàm, thư điện tử của tổng thống Brazil Dilma Roussef và tổng thống Mêhicô Enrique Pena Nieto.
- Trung Quốc xử vụ dùng phế phẩm động vật làm dầu ăn (RFI) - Báo chí Trung Quốc hôm nay 03/09/2013 cho biết, 16 người đã phải ra trước tòa án thành phố Liên Vân Cảng (Lianyungang), tỉnh Giang Tô hôm qua, vì tội sử dụng các phụ phẩm động vật để chế biến thành dầu ăn
- SYRIA (RFI) - Đe dọa biến Trung Đông thành << biển lửa >>, trả đũa vào quyền lợi kinh tế của Pháp và xem Pháp là kẻ thù nếu bị tấn công. Trên đây là những lời đe dọa của lãnh đạo Syria vào lúc chính phủ Hollande giải mật thông tin tình báo thuyết phục công luận ủng hộ một chiến dịch quân sự.
- Bắc Kinh chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ ? (RFI) - Chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc có dấu hiệu với càng lúc càng cao hơn, nhưng động cơ là gì ?
- Khách sợ cá nhiễm xạ, siêu thị Hàn Quốc trang bị máy dò (RFI) - Tại Hàn Quốc, lượng cá bán ra đã bị giảm hẳn, từ khi có tin một lượng lớn nước nhiễm xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima của nước ...
- Nhật Bản : Chỉ còn 1 lò phản ứng hạt nhân hoạt động (RFI) - Một trong số hai lò phản ứng nguyên tử còn hoạt động của Nhật Bản đã bị đóng hôm nay 03/09/2013, và lò thứ hai sẽ được đóng vào giữa tháng Chín.
- Manila tố cáo Bắc Kinh xây cơ sở ở bãi cạn Scarborough (RFI) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin vào hôm nay, 03/09/2013 tố cáo : Trung Quốc chuẩn bị xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough - một thực thể địa lý không người ở trên Biển Đông, đang được cả hai nước tuyên bố chủ quyền. Manila cáo buộc Bắc Kinh vi phạm Bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN.
- Syria : 2 nghị sĩ McCain và Graham kêu gọi can thiệp mạnh (RFI) - Tổng thống Mỹ tiếp các nghị sĩ then chốt của quốc hội trước khi lên đường đi dự thượng đỉnh G20 tại Nga. Tổng thống Obama được hai thượng nghị sĩ John Mc Cain và Lindsey Graham hậu thuẫn. Tuy nhiên hai nhân vật thuộc phe diều hâu vận động đồng sự ủng hộ giải pháp quân sự đặt điều kiện : Phải có một kế hoạch cụ thể về chính trị và phải buộc Bachar al Assad ra đi.
- Hơn 2 triệu người Syria phải bỏ nước ra đi vì nội chiến (RFI) - Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) hôm nay 03/09/2013 loan báo, số lượng người tị nạn Syria đã vượt quá hai triệu. Tổ chức này nhắc lại, cách đây một năm số người tị nạn Syria chỉ là 230.671 người.
- Tình báo Pháp đưa bằng chứng Damas sử dụng ồ ạt vũ khí hóa học (RFI) - Trong tài liệu được giải mật và được Thủ tuớng Jean Marc Ayrault trao cho các lãnh đạo Nghị viện chiều tối hôm qua, 02/09/2013, tình báo Pháp khẳng định là chính quyền của Tổng thống Bachar al Assad đã tiến hành một vụ tấn công vào một số khu vực ở ngoại ô Damas, vừa dùng vũ khí quy ước và sử dụng << ồ ạt >> các chất độc hóa học.
- Lý Khắc Cường: Bắc Kinh "sẵn sàng" thương lượng về Biển Đông (RFI) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay 03/09/2013 khẳng định muốn có được một giải pháp thương lượng để chấm dứt các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông với các nước Đông Nam Á.
- Tổng thống Syria đe dọa nước Pháp (RFI) - Vào lúc các nước phương Tây tìm cách thuyết phục công luận và tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế, Tổng thống Syria Bachar al Assad ...
- Ai Cập cấm Al Jazeera, các kênh thân Hồi giáo hoạt động (VOA) - Ðài Al Jazeera Trực tiếp, hôm thứ Ba, cho phát sóng một đoạn nhạc giữa bản tin ngắn, kêu gọi “chiến thắng của đạo Hồi và sự thất bại của chủ nghĩa thế tục”
- Tổng thống Somalia thoát chết sau vụ nổ bom (VOA) - Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud không hề hấn gì khi một quả bom cạnh đường phát nổ gần xe của ông
- TT Obama mưu tìm sự ủng hộ của Quốc hội về việc tấn công Syria (VOA) - Tổng thống Obama đang gặp các thành viên Quốc hội trong khuôn khổ nỗ lực nhằm được sự chấp thuận của các nhà lập pháp để mở cuộc tấn công Syria
- Tòa án Ai Cập ra lệnh cho 4 kênh truyền hình ngưng hoạt động (VOA) - Một tòa án Ai Cập ra lệnh cho 4 kênh truyền hình chấm dứt hoạt động, trong đó có chi nhánh địa phương của đài Al-Jazeera và một mạng lưới thuộc Huynh đệ Hồi Giáo.
- Cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman trở lại Bắc Triều Tiên (VOA) - Ông Rodman nói ông hy vọng sẽ gặp lại bạn của ông là nhà lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến đi ngoại giao bóng rổ
- Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu (VOA) - Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc cho biết hơn 2 triệu người Syria đã bỏ chạy ra khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá. Hơn phân nửa người tị nạn là trẻ em
- Nga: Có 'vật thể đạn đạo' được phóng đi từ Địa Trung Hải (VOA) - Bộ quốc phòng Nga có được thông tin về những 'vật thể đạn đạo' được phóng đi từ miền trung Địa Trung Hải
- Philippines tố cáo Trung Quốc xây cất trên bãi đá ngầm có tranh chấp (VOA) - Philippines cho biết đã khám phá hàng chục khối bêtông có thể là khởi đầu của một dự án xây dựng của Trung Quốc trên bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Ðông
- Trung Quốc cách chức một quan chức kinh tế cấp cao (VOA) - Giới hữu trách Trung Quốc đã cách chức một giới chức kinh tế cấp cao trong một diễn tiến được nhiều người xem là chiến dịch rầm rộ nhằm bài trừ tệ nạn tham nhũng
- Trung Quốc 'sẵn sàng' hợp tác biển đảo với Việt Nam (VOA) - Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc đã sẵn sàng cùng làm việc với Việt Nam để tăng cường hợp tác biển đảo
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dọa bỏ Việt Nam sang các nước láng giềng (VOA) - 45% các doanh nghiệp tin rằng so với Việt Nam, các thị trường ASEAN khác có thể là những nơi tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của họ
- 2 nhà lập pháp Nam Triều Tiên tháp tùng TT Park đi thăm Việt Nam (VOA) - Hai nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền Nam Triều Tiên sẽ tháp tùng Tổng Thống Park trong chuyến đi thăm chính thức Việt Nam
- Chính phủ Nhật giải quyết rò rỉ phóng xạ Fukushima (VOA) - Nhật Bản cho hay chính phủ sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong nỗ lực ngăn chặn vụ rò rỉ nước có mức phóng xạ cao ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima
- Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức về môi trường (VOA) - Cơ quan quản lý môi trường Trung Quốc mới đây quyết định ngưng các dự án mới của hai đại công ty dầu khí quốc doanh vì không thỏa mãn các qui định về ô nhiễm
- Hai TNS Mỹ ủng hộ kế hoạch về Syria của Tổng thống (VOA) - Hai thượng nghị sĩ nhiều thế lực cho biết chính phủ của Tổng thống Obama đang có một kế hoạch rõ ràng để tăng cường sức mạnh của phe chống đối ở Syria
- Ông Obama được ủng hộ để đánh Syria (BBC) - Tổng thống Barack Obama đã nhận được sự ủng hộ của một số nhân vật chính trị quan trọng cho kế hoạch tấn công quân sự vào Syria.
- Hơn hai triệu người Syria phải tị nạn (BBC) - Liên Hiệp Quốc nói hai triệu người Syria đã bỏ nước ra đi và tổng số đã tăng thêm 1 triệu người trong sáu tháng.
- Tướng Indonesia vào tù vì tham nhũng (BBC) - Tòa án ở Indonesia kết án 10 năm tù với một tướng cảnh sát trong vụ xử tham nhũng lớn nhất.
- 'Tội diệt chủng' với quản giáo cộng sản Romania (BBC) - Công tố viên ở Romania truy tố một quản giáo thời cộng sản vì tội diệt chủng.
- Nhật chi 470 triệu đô la xử lý nước nhiễm xạ (BBC) - Nhật phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla để xử lý lượng nước đã nhiễm xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima.
- TQ 'ra điều kiện cho Tổng thống Aquino' (BBC) - Philippines nói Tổng thống Aquino hủy chuyến đi hội chợ ở Nam Ninh vì Trung Quốc đòi rút khiếu nại về biển đảo.
- Cựu tổng thống Ai Cập Morsi sắp ra tòa (BBC) - Cựu tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi sẽ ra tòa với cáo buộc kêu gọi ủng hộ viên tấn công người biểu tình làm bảy người chết.
- Việt Nam đặc xá hàng ngàn tù nhân dịp 2/9 (BBC) - Hình ảnh tù nhân được trả tự do nhân dịp Quốc khánh 2/9 tại Việt Nam.
- Đối lập Campuchia tiến hành biểu tình (BBC) - Đối lập Campuchia dự kiến tổ chức biểu tình trong cả tuần này, nhưng cam kết sẽ không xảy ra bạo lực.
- 'Có bằng chứng là Syria sử dụng sarin' (BBC) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói Washington có bằng chứng rằng chất độc sarin đã được sử dụng trong đợt tấn công gây chết người ở ngoại ô Damascus.
- Thêm người Việt bị bắt ở tiệm móng tay (BBC) - Anh bắt giữ và làm thủ tục trục xuất một người đàn ông 26 tuổi tại thị trấn Chester, bị cho là làm việc bất hợp pháp.
- Blogger Anh Ba Sài Gòn ra tù sớm (BBC) - Ông Phan Thanh Hải, tức blogger Anh Ba Sài Gòn, được thả sớm hơn thời hạn một tháng rưỡi, do có ‘kết quả cải tạo tốt’.
- Nga thử tàu ngầm thứ ba cho VN (BBC) - Xưởng đóng tàu Admiralty của Nga vừa hạ thủy, chuẩn bị thử nghiệm chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba cho Việt Nam, theo hãng Interfax.
- Microsoft mua lại mảng di động của Nokia (BBC) - Microsoft thỏa thuận mua lại bộ phận điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỷ đôla với hợp đồng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014.
- Yahoo Trung Quốc chính thức đóng cửa (BBC) - Các dịch vụ của Yahoo tiếng Trung đã chính thức khép lại sau thời gian dài ế ẩm ở Trung Quốc.
- Venezuela thừa nhận kinh tế khó khăn (BBC) - Bộ trưởng Tài chính Venezuela thừa nhận kinh tế nước này có ‘vấn đề’ với lạm phát cao, tăng trưởng trì trệ và thiếu hụt sản phẩm.
- Việt - Trung 'duy trì ổn định trên biển' (BBC) - Thủ tướng Trung Quốc tỏ thái độ mềm mỏng về biển đảo khi gặp Thủ tướng Việt Nam tại một hội chợ ở tỉnh Quảng Tây.
- 'Cúi xin' Hòa thượng không từ chức (BBC) - Nhiều lãnh đạo tại hải ngoại của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất "cúi xin" Tăng thống Thích Quảng Độ rút quyết định từ chức.
- TS Doanh nói về cải cách doanh nghiệp (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói cần chấm dứt tình trạng 'vừa đá bóng, vừa thổi còi' trong quản lý doanh nghiệp.
- 'Chấp nhận rủi ro khi thuê người lậu' (BBC) - Việc dùng người nhập cư bất hợp pháp khá phổ biến trong các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh, một kiểm toán viên nói.
- 'Không bao giờ quá già' (BBC) - Bà Diana Nyad, 64 tuổi, vừa bơi hơn 100 dặm từ Cuba sang Mỹ để thực hiện ước mơ nhiều lần chưa thành.
- 'Giáo hội không thể thiếu lãnh đạo' (BBC) - Việc Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ từ nhiệm là 'khủng hoảng' của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
- Vì sao HT Thích Quảng Độ từ nhiệm? (BBC) - Người đứng đầu Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất loan báo từ nhiệm, trong biến cố nội bộ lớn nhất từ nhiều năm qua.
- VN ngày càng siết chặt internet? (BBC) - Nghị định mới có hiệu lực khiến giới quan sát đặt câu hỏi, liệu chính quyền có thể vươn tay kiểm soát hàng triệu người dùng mạng?
- Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng' (BBC) - Từ Nghị định 72 nhìn tới hai cách suy nghĩ của cư dân mạng và cư dân Đảng.
- Đảng Cộng sản: võ sỹ không đối thủ? (BBC) - Ông Nguyễn Sĩ Bình nói độc quyền chính trị khiến Đảng Cộng sản thực ra đang tạo ra nhiều đối thủ bên trong và bên ngoài.
- 'Không thể quản cả ngàn doanh nghiệp' (BBC) - Nhà nghiên cứu hàng đầu cảnh báo chính phủ cần ý thức được rằng không cơ quan nào có thể quản lý nổi cả ngàn doanh nghiệp.
- Thành phố công nghệ cao ở Hàn Quốc (BBC) - Songdo được coi là một trong những thủ đô công nghệ của thế giới, nhưng thành phố mới này cũng gặp không ít thách thức.
- Hết thời Chu Vĩnh Khang? (BBC) - Ông trùm an ninh một thời của Trung Quốc có phải đã sa cơ?
- Canh bạc của Obama ở Syria (BBC) - Tổng thống Mỹ đứng trước lựa chọn khó khi muốn Quốc hội cho phép tấn công Damascus, trong lúc LHQ và Anh chưa sẵn sàng tham chiến.
- Trung Quốc ‘sờ gáy’ tập đoàn dầu khí (BBC) - Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc rơi vào tầm ngắm của chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc.
- London triển lãm nghệ thuật 'Australia' (BBC) - London mở triển lãm nghệ thuật mang tên lục địa Úc, với các tác phẩm lớn từ thế kỷ 19 đến nay.
- Thủ tướng Trung Quốc ủng hộ đàm phán COC (BaoMoi) - Ngày 3-9, phát biểu khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại Trung Quốc-ASEAN tại Nam Ninh (Trung Quốc).
- Philippines tố Trung Quốc xây dựng trên bãi cạn tranh chấp Scarborough (BaoMoi) - (NLĐO) – Manila cáo buộc Trung Quốc đặt các khối bê tông trên một nhóm nhỏ các rạn san hô và mỏm đá trong phạm vi lãnh thổ Philippines
- Philippines: Trung Quốc xây dựng tại bãi ngầm tranh chấp (BaoMoi) - PNO – Ngày 3/9, Manila cáo buộc Trung Quốc đặt những khối bê tông trên một nhóm nhỏ các rạn san hô và mỏm đá trong phạm vi lãnh thổ của Philippines, đây là hành động leo thang mới nhất trong tranh chấp biển đảo giữa hai nước.
- Trung Quốc bắt đầu đổ móng công sự ở Scarborough (BaoMoi) - Đưa ra hình ảnh các khối bê tông Trung Quốc mới đổ ở Scarborough, Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin nói “đó là dấu hiệu của quá trình xây dựng" công sự.
- Philippines tố Trung Quốc xây cơ sở trên bãi cạn Scarborough (BaoMoi) - TTO - Hôm nay 3-9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltare Gazmin tố cáo Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) khi xây dựng hạ tầng trên bãi cạn Scarborough.
- Mỹ đặt thêm chốt gác xung quanh Trung Quốc (BaoMoi) - Theo một nhịp độ nhất định, Washington liên tục đưa ra các cảnh báo tới Bắc Kinh song song với việc đẩy mạnh do thám gần Trung Quốc, như một câu trả lời rõ nhất cho việc tăng cường sự hiện diện tại châu Á, mà cụ thể là tại Biển Đông. Động thái đó ngay lập tức làm mếch lòng Trung Quốc khi một quan chức cấp cao của nước này cho rằng “cú huých”đã làm rạn nứt mối quan hệ đôi bên.
- 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho Tuổi trẻ Việt Nam (BaoMoi) - TPO – Đó là tên cuốn sách vừa ra mắt của Ban Tuyên giáo T.Ư nhằm tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt Nam hiểu thêm về các vấn đề về chủ quyền biển đảo...
- Diễn biến “đáng báo động” ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong phiên điều trần trước Quốc hội Philippines hôm nay (3/9), Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Voltaire Gazmin cho hay, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây dựng một cấu trúc nào đó tại bãi cạn Scarborough.
- Tranh chấp biển Đông: Truyền thông Trung Quốc "vừa đấm vừa xoa" ASEAN (BaoMoi) - Truyền thông Trung Quốc liên tục thay đổi giọng điệu khi thì hung hăng, lúc lại xoa dịu về tranh
- Trung Quốc tiếp tục trì hoãn COC, bắt đầu đổ móng công sự Scarborogh (BaoMoi) - (GDVN) - "Chúng tôi thấy xuất hiện các khối bê tông trong bãi cạn, đó là những dấu hiệu đầu tiên của quá trình xây dựng", ông Gazmin nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội Philippines và đưa ra hình ảnh bằng chứng các khối bê tông Trung Quốc mới đổ ra Scarborough được chụp từ trên không.
- Philippines: Trung Quốc có "một số hành động xâm phạm mới” trên Biển Đông (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin vừa thừa nhận Trung Quốc có những hành động xâm phạm mới vào vùng biển mà hai nước đang tranh chấp trên Biển Đông.
- Trung Quốc đang gấp rút bê tông hóa Scarborough (BaoMoi) - Phát biểu trước Quốc hội ngày 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tỏ ra hết sức quan ngại về những động thái bê tông hóa của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough và cho rằng một kịch bản chiếm đóng phi pháp tại khu vực Đá Vành Khăn rất có thể lặp lại.
- Biển Đông: Việt Nam có Yakhont, TQ loay hoay với “giấc mơ” YJ-83 (BaoMoi) - (Soha.vn) - Tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh luôn luôn là ước mơ của Trung Quốc. Khi Việt Nam sở hữu Yakhont, Trung Quốc hy vọng YJ-83 có thể giúp họ thỏa mãn ước mơ này.
- Trung Quốc chuẩn bị chiếm bãi cạn Scarborough ở biển Đông ? (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây dựng một cấu trúc nào đó tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines ở biển Đông, theo tiết lộ của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin vào hôm nay, 3.9.
- "100 câu Hỏi - Đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" (BaoMoi) - (HQ Online)- Là tên cuốn sách do Ban Tuyên giáo trung ương biên soạn, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản mới ra mắt vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh 2-9.
- Biển Đông: Đến đảo Đá Thị, giáp mặt tàu Trung Quốc (BaoMoi) - Trên đường đi từ Đá Nam đến Đá Thị, con tàu chở chúng tôi phải đi qua khu vực Đá Su Bi (thuộc quần đảo Trường Sa) do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Trước mắt chúng tôi có rất nhiều tàu cá, tàu quân sự Trung Quốc.
- Đài Loan ngang nhiên công bố xây cảng trên đảo Ba Bình (BaoMoi) - Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan thường giữ lập trường im lặng trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nóng bỏng ở Biển Đông. Tuy nhiên, tuần trước, giới quan chức của vùng lãnh thổ này đã ngang nhiên thông báo kế hoạch chi hơn 100 triệu USD để xây dựng một cảng có thể đón tàu chiến ở trên đảo Ba Bình – hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Sự thật đằng sau quyết định hủy chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Philippines (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hai quan chức giấu tên của Philippines vừa tiết lộ với AP rằng Trung Quốc đã ép Manila phải rút đơn kiện “đường lưỡi bò” ở Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về Luật Biển.
- ADMM+: 3 năm nhìn lại (BaoMoi) - (Toquoc)-ADMM+ là diễn đàn ích lợi cho tham vấn và đối thoại, chưa giải quyết vấn đề khó và tạo cấu trúc an ninh khu vực.
- Biển Đông: TQ ra điều kiện kỳ quái cho Tổng thống Philippines (BaoMoi) - (Soha.vn) - Bắc Kinh đã ra điều kiện cho Tổng thống Philippines rằng nếu muốn tới thăm Trung Quốc, trước hết ông phải rút đơn kiện về các tranh chấp trên Biển Đông.
- Philippines quyết không chấp nhận điều kiện vô lý của Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 2-9, Bộ Ngoại giao Philippines chính thức thông báo hủy bỏ chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino III tới Trung Quốc, khi chính quyền Bắc Kinh ra điều kiện buộc Manila phải hủy bỏ vụ kiện “đường lưỡi bò”.
- Đà Nẵng nhộn nhịp lễ 02/9 (BaoMoi) - Ngày 01/9, hàng ngàn người dân Đà Nẵng và du khách đã hòa mình cùng không khí sôi nổi của Cuộc thi Marathon quốc tế và Hội thi Đầu bếp giỏi diễn ra tại Công viên Biển Đông, khiến dịp lễ Quốc khánh ở thành phố ven sông Hàn thêm phần nhộn nhịp.
- Tổng thống Philippines muốn thăm Trung Quốc phải rút đơn kiện Bắc Kinh (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc đã đưa ra điều kiện rằng họ chỉ tiếp Tổng thống Philippines khi Manila rút đơn kiện Bắc Kinh áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở Biển Đông, đồng thời rút quân đồn trú tại bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Bắc Kinh đòi yêu sách "chủ quyền".
- Chuyện Cảnh sát biển Việt Nam - Kỳ 1: Cá kình Biển Đông (BaoMoi) - 15 năm qua, cùng với bộ đội Hải quân, cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng nòng cốt, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.
- Trung - Nhật lại khẩu chiến (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông khiến dư luận cho rằng, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo sẽ khó tạo được đột phá trong thời gian tới. Bởi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không họp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị G-20 để giải quyết tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso tuyên bố, Tokyo phải thể hiện quyết tâm bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng lực lượng Phòng vệ biển. Và Tokyo sẽ tăng thêm 528 binh sĩ cho lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản trong năm tài chính tới.
- ‘Trung Quốc ép Philippines từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò’ (BaoMoi) - Hãng tin AP ngày 2/9 dẫn lời hai quan chức giấu tên trong chính phủ Philippines cho hay: Tổng thống Aquino đã quyết định hủy chuyến thăm tới Trung Quốc nhân Hội chợ ASEAN-Trung Quốc tại Nam Ninh do phía Bắc Kinh đã yêu cầu ông rút đơn kiện “đường lưỡi bò” phi pháp trên Biển Đông lên Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
- Biên giới biển không thể phân định bằng quyền lực (BaoMoi) - -Nếu một nước mạnh hơn, định sử dụng sức mạnh để ép nước khác phải ký vào thỏa thuận nhượng bộ biên giới biển, tôi nghĩ trong thời đại ngày nay điều đó khó xảy ra.
“Cà phê Cộng”, một sự giải thiêng nhẹ nhàng
Quán cà phê Cộng tại Hà Nội đang bị phòng an ninh chính trị thủ đô điều
tra về những điều mà một vài tờ báo Việt Nam cho rằng quán này đã xúc
xiểm đến các biểu tượng lịch sử và lãnh tụ.
Bên cạnh đó báo Petro Times còn đưa các hình ảnh khác như là hình các lãnh tụ cộng sản trên nền đỏ vàng đội mũ và cầm một loại thức uống gì đó trông giống như Coca Cola, rồi búa liềm, sao vàng.v.v…. được quán cà phê Cộng sử dụng để trang trí.
Bài báo thứ hai này kết luận là, các hành vi này bộc lộ sự lệch lạc và yếu kém trong nhận thức, xúc phạm tới lịch sử và lãnh tụ dân tộc. Bài báo còn nói:
“Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.”
Ngày 31 tháng tám, báo Petro Times lại đưa tin là phòng an ninh chính trị nội bộ của công an thành phố Hà Nội đã vào cuộc điều tra cái mà báo này gọi là những sai phạm của quán Cà phê Cộng. Và bài báo cho rằng quán cà phê này đã làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, gọi quán này có các hành vi vô đạo đức, và “chà đạp lên những giá trị tư tưởng, lý luận đạo đức của các vị lãnh tụ như Lenin, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Được biết chủ quán cà phê Cộng là một ca sĩ trẻ ở Hà Nội tên là Linh Dung, từng được biết đến qua bài hát “Vì một thế giới ngày mai” nhân kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á SEAGAMES lần thứ 22. Báo Đất Việt trích lời ca sĩ Linh Dung, cô nói rằng việc kinh doanh của cô hoàn toàn đúng pháp luật. Giải thích về cái hình ảnh dung cho trang trí của quán, cô nói them:
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
“Tôi không có bất cứ giải thích nào về vấn đề này. Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau, không thể vừa lòng hết mọi người. Việc kinh doanh của tôi đều bắt nguồn từ những ý nghĩ trong sáng chứ không phải là phản động.”
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng là người đã từng đến quán Cộng nói với chúng tôi như sau:
“Tôi đến quán đó vào một ngày mùa đông khá lạnh, tôi thấy rằng quán đó có cái cách trang trí gợi nhớ lại một chút không khí thời bao cấp, có thể là cũng hài hước đôi chút nhưng không phải là cái gì ghê gớm như báo và đài đưa tin đâu.”
Được biết là quán cà phê Cộng cũng là địa chỉ mà giới Văn nghệ sĩ thủ đô hay lui tới. Chúng tôi hỏi chuyện một nữ họa sĩ trẻ cũng là khách hàng thường xuyên của quán này, chị nói với chúng tôi chị thích quán cà phê này, và chị nói về các bài báo chỉ trích quán cộng như sau:
“Em thấy bình thường, khi vào quán thì có một không khí nhẹ nhàng, em không thấy có vấn đề gì về việc bài trí quán cả. Em có đọc một số bài báo và em thấy nó nực cười, chẳng có cơ sở nào để chỉ trích như vậy cả.”
“Nó phạm phải một điều mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc.”
Dường như lần này, với quán cà phê Cộng, lại là vấn đề Giải thiêng hay chăng!
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Trong nội dung các bài báo tấn công quán cà phê Cộng của ca sĩ Linh Dung, khối lượng từ ngữ dành cho sự xúc phạm đến các hình ảnh, tư tưởng chiếm phần lớn. Nữ họa sĩ trẻ ở Hà Nội nói với chúng tôi rằng sự trang trí của quán bằng các câu khẩu hiệu được sửa lại, hay là tấm thực đơn viết trên quyển sách Lenin toàn tập chỉ là “sự giễu nhại nhẹ nhàng”:
“Theo em đấy là sự giễu nhại nhẹ nhàng thôi, giễu nhại về những lý thuyết giáo điều của thời xưa. May mắn là chúng ta đang sống ở thé kỷ 21, nhiều thông tin, chứ như ngày xưa là chỉ đóng khung trong một lý thuyết.”
Vậy nếu quán Cộng có đụng đến sự giải thiêng thì đó phải chăng chỉ là một “sự giải thiêng nhẹ nhàng”.
Lịch sử nhân loại thời hiện đại đã được mở màn bằng thời kỳ phục hưng rực rỡ, thời kỳ mà vị trí của con người được trân trọng hơn, các giáo điều, các quyền lực thánh thần bị giải thiêng, nhường bước cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.
Với tư cách một học thuyết chính trị xã hội, chủ nghĩa cộng sản tuyên bố rằng những người theo chủ nghĩa cộng sản là những người vô thần, duy vật. Nhưng điều trái khoáy ở đây là “họ rất ưa thích sự thiêng liêng” sùng bái, mà các đối tượng được sùng bái là các lãnh tụ cộng sản. Từ các ông Lenin, Stalin bên Liên Xô cũ, cho đến ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hay ông Mao Trạch Đông bên Trung Quốc cùng gia tộc họ Kim bên Bắc Triều Tiên, các từ ngữ tụng ca được dùng một cách tối đa. Và như ông Phong Lê đã nói là ông không đồng ý giải thiêng, mặc dù ông chắc chắn là một đảng viên cộng sản, về mặc lý thuyết là có tư duy khoa học biện chứng.
Trở lại quán cà phê Cộng. Không biết rồi chính quyền và công an thành phố Hà Nội sẽ ứng xử ra sao với những biểu hiện giải thiêng nhẹ nhàng đó của họ. Nếu chỉ vì sự ồn ào của một cái quán thì chắc hẳn không cần phòng an ninh chính trị của thủ đô phải ra tay. Nhưng liệu có điều luật nào qui định rằng dùng bìa sách Lenin làm bảng viết thực đơn thì sẽ bị phạm tội chăng? Kỹ sư Nguyễn lân Thắng nói rằng:
“Dù có là câu nói của thánh nhân đi nữa thì cũng chẳng có cơ chế chế tài nào, đâu có làm như thời phong kiến là bắt bớ những điều phạm úy được. Nếu bây giờ chính quyền dẹp những quán cà phê Cộng đó thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.”
Một điều có phần chắc là nếu quán cà phê của ca sĩ Linh Dung bị dẹp đi, những người trẻ tuổi ở Hà Nội mất đi một địa chỉ mà họ cảm thấy dễ chịu, “một sự giễu nhại nhẹ nhàng”.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-03
Gợi nhớ thời bao cấp
Liên tiếp hai ngày 22 và 23 tháng tám năm 2013, trên báo mạng Petro Times đăng bài chỉ trích một quán quán cà phê ở Hà Nội tên là Cộng Cà Phê. Trong bài đầu tiên, tờ báo cho biết một chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy làm ồn ào ảnh hưởng đến đời sống cư dân xung quanh. Bài báo thứ hai miêu tả quán cà phê cộng đã lấy các quyển sách Lenin toàn tập cắt ra rồi viết đè lên đó các menu của quán, trang trí của quán là các câu khẩu hiệu của các lãnh tụ cộng sản như Lenin và Hồ Chí Minh được sửa lại, ví dụ câu nói Học, học nữa học mãi được sửa thành Cộng, Cộng nữa, Cộng mãi, còn câu Tiến lên toàn thắng ắt về ta được sửa thành Ngồi im toàn thắng ắt về ta.Bên cạnh đó báo Petro Times còn đưa các hình ảnh khác như là hình các lãnh tụ cộng sản trên nền đỏ vàng đội mũ và cầm một loại thức uống gì đó trông giống như Coca Cola, rồi búa liềm, sao vàng.v.v…. được quán cà phê Cộng sử dụng để trang trí.
Bài báo thứ hai này kết luận là, các hành vi này bộc lộ sự lệch lạc và yếu kém trong nhận thức, xúc phạm tới lịch sử và lãnh tụ dân tộc. Bài báo còn nói:
“Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.”
Ngày 31 tháng tám, báo Petro Times lại đưa tin là phòng an ninh chính trị nội bộ của công an thành phố Hà Nội đã vào cuộc điều tra cái mà báo này gọi là những sai phạm của quán Cà phê Cộng. Và bài báo cho rằng quán cà phê này đã làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, gọi quán này có các hành vi vô đạo đức, và “chà đạp lên những giá trị tư tưởng, lý luận đạo đức của các vị lãnh tụ như Lenin, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Được biết chủ quán cà phê Cộng là một ca sĩ trẻ ở Hà Nội tên là Linh Dung, từng được biết đến qua bài hát “Vì một thế giới ngày mai” nhân kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á SEAGAMES lần thứ 22. Báo Đất Việt trích lời ca sĩ Linh Dung, cô nói rằng việc kinh doanh của cô hoàn toàn đúng pháp luật. Giải thích về cái hình ảnh dung cho trang trí của quán, cô nói them:
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
“Tôi không có bất cứ giải thích nào về vấn đề này. Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau, không thể vừa lòng hết mọi người. Việc kinh doanh của tôi đều bắt nguồn từ những ý nghĩ trong sáng chứ không phải là phản động.”
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng là người đã từng đến quán Cộng nói với chúng tôi như sau:
“Tôi đến quán đó vào một ngày mùa đông khá lạnh, tôi thấy rằng quán đó có cái cách trang trí gợi nhớ lại một chút không khí thời bao cấp, có thể là cũng hài hước đôi chút nhưng không phải là cái gì ghê gớm như báo và đài đưa tin đâu.”
Được biết là quán cà phê Cộng cũng là địa chỉ mà giới Văn nghệ sĩ thủ đô hay lui tới. Chúng tôi hỏi chuyện một nữ họa sĩ trẻ cũng là khách hàng thường xuyên của quán này, chị nói với chúng tôi chị thích quán cà phê này, và chị nói về các bài báo chỉ trích quán cộng như sau:
“Em thấy bình thường, khi vào quán thì có một không khí nhẹ nhàng, em không thấy có vấn đề gì về việc bài trí quán cả. Em có đọc một số bài báo và em thấy nó nực cười, chẳng có cơ sở nào để chỉ trích như vậy cả.”
Sự giễu nhại nhẹ nhàng
Cách nay không lâu, báo chí Việt Nam có một loạt bài tấn công nhà văn Nhã Thuyên về luận văn Thạc sĩ của cô về nhóm văn chương ngoài chính thống tên là nhóm Mở Miệng. Lên tiếng mạnh mẽ nhất là giáo sư Phong Lê, được xem là một nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học hiện nay ở Việt Nam. Ông Phong Lê nói với đài Á châu tự do về cái mà ông gọi là xúc phạm của luận văn Nhã Thuyên như sau:“Nó phạm phải một điều mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc.”
Dường như lần này, với quán cà phê Cộng, lại là vấn đề Giải thiêng hay chăng!
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Trong nội dung các bài báo tấn công quán cà phê Cộng của ca sĩ Linh Dung, khối lượng từ ngữ dành cho sự xúc phạm đến các hình ảnh, tư tưởng chiếm phần lớn. Nữ họa sĩ trẻ ở Hà Nội nói với chúng tôi rằng sự trang trí của quán bằng các câu khẩu hiệu được sửa lại, hay là tấm thực đơn viết trên quyển sách Lenin toàn tập chỉ là “sự giễu nhại nhẹ nhàng”:
“Theo em đấy là sự giễu nhại nhẹ nhàng thôi, giễu nhại về những lý thuyết giáo điều của thời xưa. May mắn là chúng ta đang sống ở thé kỷ 21, nhiều thông tin, chứ như ngày xưa là chỉ đóng khung trong một lý thuyết.”
Vậy nếu quán Cộng có đụng đến sự giải thiêng thì đó phải chăng chỉ là một “sự giải thiêng nhẹ nhàng”.
Lịch sử nhân loại thời hiện đại đã được mở màn bằng thời kỳ phục hưng rực rỡ, thời kỳ mà vị trí của con người được trân trọng hơn, các giáo điều, các quyền lực thánh thần bị giải thiêng, nhường bước cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.
Với tư cách một học thuyết chính trị xã hội, chủ nghĩa cộng sản tuyên bố rằng những người theo chủ nghĩa cộng sản là những người vô thần, duy vật. Nhưng điều trái khoáy ở đây là “họ rất ưa thích sự thiêng liêng” sùng bái, mà các đối tượng được sùng bái là các lãnh tụ cộng sản. Từ các ông Lenin, Stalin bên Liên Xô cũ, cho đến ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hay ông Mao Trạch Đông bên Trung Quốc cùng gia tộc họ Kim bên Bắc Triều Tiên, các từ ngữ tụng ca được dùng một cách tối đa. Và như ông Phong Lê đã nói là ông không đồng ý giải thiêng, mặc dù ông chắc chắn là một đảng viên cộng sản, về mặc lý thuyết là có tư duy khoa học biện chứng.
Trở lại quán cà phê Cộng. Không biết rồi chính quyền và công an thành phố Hà Nội sẽ ứng xử ra sao với những biểu hiện giải thiêng nhẹ nhàng đó của họ. Nếu chỉ vì sự ồn ào của một cái quán thì chắc hẳn không cần phòng an ninh chính trị của thủ đô phải ra tay. Nhưng liệu có điều luật nào qui định rằng dùng bìa sách Lenin làm bảng viết thực đơn thì sẽ bị phạm tội chăng? Kỹ sư Nguyễn lân Thắng nói rằng:
“Dù có là câu nói của thánh nhân đi nữa thì cũng chẳng có cơ chế chế tài nào, đâu có làm như thời phong kiến là bắt bớ những điều phạm úy được. Nếu bây giờ chính quyền dẹp những quán cà phê Cộng đó thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.”
Một điều có phần chắc là nếu quán cà phê của ca sĩ Linh Dung bị dẹp đi, những người trẻ tuổi ở Hà Nội mất đi một địa chỉ mà họ cảm thấy dễ chịu, “một sự giễu nhại nhẹ nhàng”.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-03
Huy Đức - Cafe Cộng & Nghị Định 72
Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị
định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những
người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.
Không
phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi.
Chủ nhân của nó đã
thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu
chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh.
Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của
họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô
được quán ngồi cùng với những người tử tế.
Cafe Cộng là
một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng "âm mưu". Quy kết vội vàng
của Giám đốc sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ
thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh "an ninh chính trị" trong sự
muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình
lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có
hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.
Internet
không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian
sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước
Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài
của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính
để điều chỉnh những hành vi dân sự.
Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258...
Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.
Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định "các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội"; tại sao lại chỉ có "5 loại trang tin tổng hợp"; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào "năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật" của những người làm "trang tin"; tại sao "trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức..."
Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.
Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.
Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ Đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang... đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.
Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể "vùng vẫy" trong "5 loại trang tin tổng hợp".
Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website - blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận... Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị "tường lửa" và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, BS và Quê Choa... hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.
Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.
Huy Đức
TPP: Sự cần thiết đối với Việt Nam
Thử đi thì mới biết |
Hà Nội rất cần đến hiệp định thương mại toàn diện này nhưng Washington sẽ đưa ra nhiều đòi hỏi khó khăn.
Sự thịnh vượng của một khu vực phụ thuộc nhiều vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương, cho dù chúng không phải là loại sự kiện khiến người ta phải hồi hộp. Minh chứng ở đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): 12 quốc gia vốn rất khác biệt gặp nhau ở Brunei từ ngày 23 đến 30.8 để tiến hành vòng đàm phán thứ 19, và rồi tin tức duy nhất sau một tuần nỗ lực khác là họ lại lần nữa trì hoãn việc đưa ra quyết định.
Sẽ không có một hiệp định nào cho các vị nguyên thủ quốc gia ký vào tháng Mười tới đây cả. Liệu đấy có phải là dấu hiệu xấu, nếu bạn là một thương nhân tự do? Một dấu hiệu tốt, nếu bạn là một người theo chủ nghĩa bảo hộ (protectionist) hay nằm trong số những người vẫn coi “toàn cầu hoá” là một từ bẩn thỉu? Hay đây chỉ là một bằng chứng cho thấy rằng những chính phủ vẫn đang giám sát đến 40% số của cải trên toàn thế giới sẽ dành bất cứ thời lượng nào để làm cho ra nhẽ thứ mà Washington gọi là “hiệp định thương mại thế kỷ 21” đầu tiên của thế giới?
12 quốc gia này quả là một nhóm khập khiểng và bất đối xứng. Chile, Peru và Mexico. Hoa Kỳ và Canada. Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. New Zealand và Australia. Rồi giờ là cả Nhật Bản, nhưng đáng chú ý là sự thiếu vắng của cả Hàn Quốc lẫn Trung Quốc. 12 nước tham gia đàm phán, người ta nói vậy, bởi cách thức duy nhất để thuyết phục một đối tác cụ thể như Washington mở cửa thị trường hơn nữa cho những hàng hoá mà họ sản xuất là đáp ứng đòi hỏi của những ngành công nghiệp thâm dụng tri thức ở Hoa Kỳ – ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, viễn thông, dược phẩm, giải trí – để đổi lấy cơ hội tiếp cận bình đẳng tới các thị trường nước ngoài và sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Đây là vấn đề phức tạp và thực sự đòi hỏi tri thức chuyên sâu, điều chưa hề làm nản chí các nhà phân tích chính sách khiến họ khỏi giải thích theo cách này hay cách khác. Hai nỗ lực vượt bậc, mỗi nỗ lực trong phạm vi 20.000 từ, nằm ở đây và ở đây.
Một cách khác để hiểu được những kịch bản cố hữu trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là xem xét cuộc đàm phán từ góc độ quốc gia – chẳng hạn như từ phía Việt Nam. Tại sao một nước vừa mới thoát ra khỏi ranh giới nghèo đói lại khát khao chạy đua với những gã khổng lồ khác?
Theo quan điểm của một số nhà phân tích – chẳng hạn như Greg Rushford (“Báo cáo Rushford” là một tài liệu mà các nhà vận động hành lang chính sách thương mại ở Washington phải đọc) – đối với Việt Nam, tất cả chỉ là về dệt may và da giày. Kể từ khi vứt bỏ chủ nghĩa xã hội vào sọt rác cách đây một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã tạo được một ngách thị trường chắc chắn ở Mỹ với các sản phẩm xuất khẩu là áo sơ mi, giày thể thao và những sản phẩm liên quan.
Dệt may và da giày là những ngành thâm dụng lao động và liên tục chiếm khoảng 20% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Chúng bắt đầu tiến ra thị trường thế giới những năm 1990, bởi theo chương trình quota của EU và Hoa Kỳ lúc bấy giờ thì các sản phẩm dệt may và da giày xuất khẩu của Trung Quốc bị khống chế số lượng. Một số dây chuyền sản phẩm cuối cùng được chuyển sang Việt Nam để khai thác lợi thế quota ở đây. Những nhà máy này là làn sóng đầu tiên của chính sách công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm động lực của Việt Nam. Chúng hoạt động hiệu quả đến mức vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chế độ quota chấm dứt và thực sự giành được thị trường.
Những sản phẩm chuyên môn hoá được các nhà bán lẻ cung cấp; họ cũng thu xếp nguồn cung cho các loại vải, da, chỉ, dây khoá kéo, cúc… chủ yếu là từ Trung Quốc; sản phẩm được gia công trong các nhà máy sử dụng nhân công giá rẻ ở Việt Nam rồi vận chuyển bằng tàu biển tới Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản. Cạnh tranh diễn ra khốc liệt.
Vài năm trước, Việt Nam được ca ngợi như một “Trung Quốc tương lai”. Người ta kháo nhau là các nhà sản xuất dệt may và da giày ở Quảng Đông sắp sửa chuyển hàng loạt sang Việt Nam, trước sự cuốn hút của mức chi phí nhân công chỉ bằng 30% ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó đã không xẩy ra. Với công việc cắt may, hoá ra là lực lượng lao động thậm chí còn rẻ hơn lại sẵn có ở Campuchia, Bangladesh hay Myanmar, địa chỉ ưa thích mới. Với mọi thứ còn lại, các nhà máy ở Trung Quốc đơn giản là hoạt động hiệu quả hơn.
Các nhà sản xuất theo đơn hàng ở Việt Nam phải chịu áp lực cắt giảm lương rất lớn. Công nhân thì vẫn không ngừng đòi hỏi lương thưởng cao hơn, trong khi chỉ một số ít chủ nhà máy dệt may hay da giày là có khả năng đầu tư vào những máy móc thiết bị hiệu quả hơn. Đối với họ, TPP giống như chiếc phao cứu sinh. Hà Nội nhận thấy cơ hội khác thường để mở rộng thị phần của mình trong thị trường trang phục thể thao mênh mông của Mỹ mà kẻ chịu thiệt hại là Trung Quốc – tức là, nếu Washington hợp tác.
Các nhà đàm phán thương mại Hoa Kỳ muốn trở nên hữu ích. K-Mart và Wal-Mart, Nike và Levi Strauss, cũng như các nhà bán lẻ khác vẫn tìm nguồn hàng từ nước ngoài khác, muốn họ là những người hữu ích. Các công ty vẫn đang quay sợi bông ở Mỹ thì lại không. Họ đang gây áp lực rất lớn lên Washington là đòi duy trì một hệ thống gọi là “yarn forward”[i] và giữ nguyên chế độ bảo hộ thuế quan đối với ngành dệt may của Hoa Kỳ, hiện đánh thuế bình quân 17% lên hàng hoá của Việt Nam. Tương tự, các nhà sản xuất giày cuối cùng của Mỹ cũng đang gây sức ép đòi duy trì thuế suất nhập khẩu từ 11 đến 70%.
Nguyên tắc “yarn forward” đòi hỏi mọi công đoạn của quy trình sản xuất một sản phẩm dệt may phải diễn ra hoặc ở Hoa Kỳ hoặc ở mối đối tác thương mại được hưởng quy chế ưu đãi, chẳng hạn, nếu TPP có hiệu lực, như ở Việt Nam hay các thành viên TPP khác. Ngay cả một mẩu thành phần ngoài TPP cũng khiến cho sản phẩm may mặc đó không còn đủ điều kiện để hưởng thuế suất 0% nữa. Yêu cầu “yarn forward” sẽ phá vỡ các chuỗi giá trị vẫn cung ứng vải, da, chỉ, dây khoá kéo, cúc… của Trung Quốc cho các nhà máy gia công ở Đồng bằng Sông Hồng và vùng ngoại ô Tp Hồ Chí Minh. Các nhà đàm phán Việt Nam phản đối rằng “yarn forward” là điều khoản khiến đàm phán bế tắc. Nếu những hé mở trên truyền thông Việt Nam là chính xác thì họ đã được Washington hứa hẹn về một giai đoạn điều chỉnh kéo dài 3 năm. Và nếu Việt Nam nhanh nhạy thì đó là tất cả những gì mà họ cần để được chén bữa trưa của Quảng Đông.
Trong kịch bản này, trớ trêu thay, những người được hưởng lợi lại không phải là các nhà sản xuất sợi của Mỹ mà lại là những doanh nhân Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc đã cấp tập di chuyển các nhà máy sản xuất chỉ, vải, cúc và khoá kéo vào Việt Nam, trước sự khích lệ từ các khách hàng Mỹ của mình. Nếu không có gì thay đổi, thu nhập từ xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên rất lớn. Viện Peterson (Peterson Institute) dự đoán, đến năm 2025 Việt Nam sẽ giàu có hơn 14% so với mức độ nếu họ không tham gia TPP. Đó là trừ khi Trung Quốc cũng tham gia TPP, không phải là một triển vọng trong tương lai gần nhưng cũng không phải là điều mà người ta không thể nghĩ tới. Thiết tưởng không cần phải nói thêm ở đây rằng các nhà phân tích thương mại thống nhất là trong số 12 nước đang tham gia đàm phán, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự ra đời của TPP.
“Chẳng có bữa trưa miễn phí nào cả”
Theo các nhà phân tích, Việt Nam được chào đón vào TPP chính xác là vì họ không phải là Trung Quốc. Họ lập luận rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận những “nguyên tắc” cơ bản của hiệp định thế kỷ 21 này: một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể trong và ngoài nước, việc thực thi chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ, các nghiệp đoàn tự chủ, quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đưa sự vụ ra một ban trọng tài quốc tế để phán xét Bắc Kinh nếu nhà đầu tư đó tin rằng quyền lợi của mình đã bị tổn hại.
Một số người phỏng chừng rằng TPP, giống như phần còn lại trong chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ, là nhằm kiềm toả siêu cường đang nổi lên đầy quyết đoán kia. Một cách lý giải tinh tế hơn ở đây cũng có cơ sở: với Việt Nam như một đại diện biết phục tùng, Washington muốn cho Bắc Kinh thấy điều gì là khả dĩ nếu họ lựa chọn hợp tác thay vì đối đầu.
Bất kể theo cách lý giải nào người ta cũng có lý do để băn khoăn là không biết liệu Việt Nam có sẵn sàng tiến tới các nguyên tắc kia hay không, liệu Việt Nam có thực sự đủ năng lực chính trị hay năng lực hành chính để san bằng sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài hay không.
Hệ thống kinh doanh của Việt Nam chỉ là bán tự do, và ở đây có một trở ngại. Suốt hai thập niên, các nhà cải cách kinh tế và những kẻ dàn xếp quyền lực khục khặc với nhau. Bên cạnh một khu vực kinh tế tư nhân năng động và định hướng xuất khẩu thì khu vực DNNN vẫn chi phối nền kinh tế nội địa của Việt Nam. Khu vực DNNN khai thác 60% tổng tài sản quốc gia nhưng lại chỉ sản xuất ra được 40% của cải. Được Ngân hàng Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) khích lệ, các nhà cải cách khao khát chia tách và tư nhân hoá các DNNN, nhưng họ thường xuyên phải thất vọng trước liên minh mật thiết giữa giới quan chức cùng các chiến hữu của họ trong khu vực DNNN.
Một số người phỏng đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ của ông muốn đưa Việt Nam tham gia vào TPP chính xác là vì điều đó cho phép họ khắc chế được phe cánh muốn duy trì hiện trạng trong Đảng CS cầm quyền và ép buộc những thiết chế thủ cựu phải thay đổi. Điều đó có thể đúng; đây không phải là chuyện dễ dàng gì. Cái giá mà Việt Nam phải trả để được tham gia TPP là những cam kết hết sức khó thực thi. Đó là:
Sự thịnh vượng của một khu vực phụ thuộc nhiều vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương, cho dù chúng không phải là loại sự kiện khiến người ta phải hồi hộp. Minh chứng ở đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): 12 quốc gia vốn rất khác biệt gặp nhau ở Brunei từ ngày 23 đến 30.8 để tiến hành vòng đàm phán thứ 19, và rồi tin tức duy nhất sau một tuần nỗ lực khác là họ lại lần nữa trì hoãn việc đưa ra quyết định.
Sẽ không có một hiệp định nào cho các vị nguyên thủ quốc gia ký vào tháng Mười tới đây cả. Liệu đấy có phải là dấu hiệu xấu, nếu bạn là một thương nhân tự do? Một dấu hiệu tốt, nếu bạn là một người theo chủ nghĩa bảo hộ (protectionist) hay nằm trong số những người vẫn coi “toàn cầu hoá” là một từ bẩn thỉu? Hay đây chỉ là một bằng chứng cho thấy rằng những chính phủ vẫn đang giám sát đến 40% số của cải trên toàn thế giới sẽ dành bất cứ thời lượng nào để làm cho ra nhẽ thứ mà Washington gọi là “hiệp định thương mại thế kỷ 21” đầu tiên của thế giới?
12 quốc gia này quả là một nhóm khập khiểng và bất đối xứng. Chile, Peru và Mexico. Hoa Kỳ và Canada. Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. New Zealand và Australia. Rồi giờ là cả Nhật Bản, nhưng đáng chú ý là sự thiếu vắng của cả Hàn Quốc lẫn Trung Quốc. 12 nước tham gia đàm phán, người ta nói vậy, bởi cách thức duy nhất để thuyết phục một đối tác cụ thể như Washington mở cửa thị trường hơn nữa cho những hàng hoá mà họ sản xuất là đáp ứng đòi hỏi của những ngành công nghiệp thâm dụng tri thức ở Hoa Kỳ – ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, viễn thông, dược phẩm, giải trí – để đổi lấy cơ hội tiếp cận bình đẳng tới các thị trường nước ngoài và sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Đây là vấn đề phức tạp và thực sự đòi hỏi tri thức chuyên sâu, điều chưa hề làm nản chí các nhà phân tích chính sách khiến họ khỏi giải thích theo cách này hay cách khác. Hai nỗ lực vượt bậc, mỗi nỗ lực trong phạm vi 20.000 từ, nằm ở đây và ở đây.
Một cách khác để hiểu được những kịch bản cố hữu trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là xem xét cuộc đàm phán từ góc độ quốc gia – chẳng hạn như từ phía Việt Nam. Tại sao một nước vừa mới thoát ra khỏi ranh giới nghèo đói lại khát khao chạy đua với những gã khổng lồ khác?
Theo quan điểm của một số nhà phân tích – chẳng hạn như Greg Rushford (“Báo cáo Rushford” là một tài liệu mà các nhà vận động hành lang chính sách thương mại ở Washington phải đọc) – đối với Việt Nam, tất cả chỉ là về dệt may và da giày. Kể từ khi vứt bỏ chủ nghĩa xã hội vào sọt rác cách đây một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã tạo được một ngách thị trường chắc chắn ở Mỹ với các sản phẩm xuất khẩu là áo sơ mi, giày thể thao và những sản phẩm liên quan.
Dệt may và da giày là những ngành thâm dụng lao động và liên tục chiếm khoảng 20% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Chúng bắt đầu tiến ra thị trường thế giới những năm 1990, bởi theo chương trình quota của EU và Hoa Kỳ lúc bấy giờ thì các sản phẩm dệt may và da giày xuất khẩu của Trung Quốc bị khống chế số lượng. Một số dây chuyền sản phẩm cuối cùng được chuyển sang Việt Nam để khai thác lợi thế quota ở đây. Những nhà máy này là làn sóng đầu tiên của chính sách công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm động lực của Việt Nam. Chúng hoạt động hiệu quả đến mức vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chế độ quota chấm dứt và thực sự giành được thị trường.
Những sản phẩm chuyên môn hoá được các nhà bán lẻ cung cấp; họ cũng thu xếp nguồn cung cho các loại vải, da, chỉ, dây khoá kéo, cúc… chủ yếu là từ Trung Quốc; sản phẩm được gia công trong các nhà máy sử dụng nhân công giá rẻ ở Việt Nam rồi vận chuyển bằng tàu biển tới Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản. Cạnh tranh diễn ra khốc liệt.
Vài năm trước, Việt Nam được ca ngợi như một “Trung Quốc tương lai”. Người ta kháo nhau là các nhà sản xuất dệt may và da giày ở Quảng Đông sắp sửa chuyển hàng loạt sang Việt Nam, trước sự cuốn hút của mức chi phí nhân công chỉ bằng 30% ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó đã không xẩy ra. Với công việc cắt may, hoá ra là lực lượng lao động thậm chí còn rẻ hơn lại sẵn có ở Campuchia, Bangladesh hay Myanmar, địa chỉ ưa thích mới. Với mọi thứ còn lại, các nhà máy ở Trung Quốc đơn giản là hoạt động hiệu quả hơn.
Các nhà sản xuất theo đơn hàng ở Việt Nam phải chịu áp lực cắt giảm lương rất lớn. Công nhân thì vẫn không ngừng đòi hỏi lương thưởng cao hơn, trong khi chỉ một số ít chủ nhà máy dệt may hay da giày là có khả năng đầu tư vào những máy móc thiết bị hiệu quả hơn. Đối với họ, TPP giống như chiếc phao cứu sinh. Hà Nội nhận thấy cơ hội khác thường để mở rộng thị phần của mình trong thị trường trang phục thể thao mênh mông của Mỹ mà kẻ chịu thiệt hại là Trung Quốc – tức là, nếu Washington hợp tác.
Các nhà đàm phán thương mại Hoa Kỳ muốn trở nên hữu ích. K-Mart và Wal-Mart, Nike và Levi Strauss, cũng như các nhà bán lẻ khác vẫn tìm nguồn hàng từ nước ngoài khác, muốn họ là những người hữu ích. Các công ty vẫn đang quay sợi bông ở Mỹ thì lại không. Họ đang gây áp lực rất lớn lên Washington là đòi duy trì một hệ thống gọi là “yarn forward”[i] và giữ nguyên chế độ bảo hộ thuế quan đối với ngành dệt may của Hoa Kỳ, hiện đánh thuế bình quân 17% lên hàng hoá của Việt Nam. Tương tự, các nhà sản xuất giày cuối cùng của Mỹ cũng đang gây sức ép đòi duy trì thuế suất nhập khẩu từ 11 đến 70%.
Nguyên tắc “yarn forward” đòi hỏi mọi công đoạn của quy trình sản xuất một sản phẩm dệt may phải diễn ra hoặc ở Hoa Kỳ hoặc ở mối đối tác thương mại được hưởng quy chế ưu đãi, chẳng hạn, nếu TPP có hiệu lực, như ở Việt Nam hay các thành viên TPP khác. Ngay cả một mẩu thành phần ngoài TPP cũng khiến cho sản phẩm may mặc đó không còn đủ điều kiện để hưởng thuế suất 0% nữa. Yêu cầu “yarn forward” sẽ phá vỡ các chuỗi giá trị vẫn cung ứng vải, da, chỉ, dây khoá kéo, cúc… của Trung Quốc cho các nhà máy gia công ở Đồng bằng Sông Hồng và vùng ngoại ô Tp Hồ Chí Minh. Các nhà đàm phán Việt Nam phản đối rằng “yarn forward” là điều khoản khiến đàm phán bế tắc. Nếu những hé mở trên truyền thông Việt Nam là chính xác thì họ đã được Washington hứa hẹn về một giai đoạn điều chỉnh kéo dài 3 năm. Và nếu Việt Nam nhanh nhạy thì đó là tất cả những gì mà họ cần để được chén bữa trưa của Quảng Đông.
Trong kịch bản này, trớ trêu thay, những người được hưởng lợi lại không phải là các nhà sản xuất sợi của Mỹ mà lại là những doanh nhân Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc đã cấp tập di chuyển các nhà máy sản xuất chỉ, vải, cúc và khoá kéo vào Việt Nam, trước sự khích lệ từ các khách hàng Mỹ của mình. Nếu không có gì thay đổi, thu nhập từ xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên rất lớn. Viện Peterson (Peterson Institute) dự đoán, đến năm 2025 Việt Nam sẽ giàu có hơn 14% so với mức độ nếu họ không tham gia TPP. Đó là trừ khi Trung Quốc cũng tham gia TPP, không phải là một triển vọng trong tương lai gần nhưng cũng không phải là điều mà người ta không thể nghĩ tới. Thiết tưởng không cần phải nói thêm ở đây rằng các nhà phân tích thương mại thống nhất là trong số 12 nước đang tham gia đàm phán, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự ra đời của TPP.
“Chẳng có bữa trưa miễn phí nào cả”
Theo các nhà phân tích, Việt Nam được chào đón vào TPP chính xác là vì họ không phải là Trung Quốc. Họ lập luận rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận những “nguyên tắc” cơ bản của hiệp định thế kỷ 21 này: một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể trong và ngoài nước, việc thực thi chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ, các nghiệp đoàn tự chủ, quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đưa sự vụ ra một ban trọng tài quốc tế để phán xét Bắc Kinh nếu nhà đầu tư đó tin rằng quyền lợi của mình đã bị tổn hại.
Một số người phỏng chừng rằng TPP, giống như phần còn lại trong chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ, là nhằm kiềm toả siêu cường đang nổi lên đầy quyết đoán kia. Một cách lý giải tinh tế hơn ở đây cũng có cơ sở: với Việt Nam như một đại diện biết phục tùng, Washington muốn cho Bắc Kinh thấy điều gì là khả dĩ nếu họ lựa chọn hợp tác thay vì đối đầu.
Bất kể theo cách lý giải nào người ta cũng có lý do để băn khoăn là không biết liệu Việt Nam có sẵn sàng tiến tới các nguyên tắc kia hay không, liệu Việt Nam có thực sự đủ năng lực chính trị hay năng lực hành chính để san bằng sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài hay không.
Hệ thống kinh doanh của Việt Nam chỉ là bán tự do, và ở đây có một trở ngại. Suốt hai thập niên, các nhà cải cách kinh tế và những kẻ dàn xếp quyền lực khục khặc với nhau. Bên cạnh một khu vực kinh tế tư nhân năng động và định hướng xuất khẩu thì khu vực DNNN vẫn chi phối nền kinh tế nội địa của Việt Nam. Khu vực DNNN khai thác 60% tổng tài sản quốc gia nhưng lại chỉ sản xuất ra được 40% của cải. Được Ngân hàng Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) khích lệ, các nhà cải cách khao khát chia tách và tư nhân hoá các DNNN, nhưng họ thường xuyên phải thất vọng trước liên minh mật thiết giữa giới quan chức cùng các chiến hữu của họ trong khu vực DNNN.
Một số người phỏng đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ của ông muốn đưa Việt Nam tham gia vào TPP chính xác là vì điều đó cho phép họ khắc chế được phe cánh muốn duy trì hiện trạng trong Đảng CS cầm quyền và ép buộc những thiết chế thủ cựu phải thay đổi. Điều đó có thể đúng; đây không phải là chuyện dễ dàng gì. Cái giá mà Việt Nam phải trả để được tham gia TPP là những cam kết hết sức khó thực thi. Đó là:
- Một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hà Nội sẽ phải chấm dứt việc dành cho các DNNN cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng, nguồn tài trợ dưới chuẩn thị trường, ưu đãi thuế, vốn bổ sung, những ưu đãi mua sắm công và những lợi thế khác khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài bị bất lợi về cạnh tranh.
- Xoá bỏ thuế suất nhập khẩu hiện ở mức bình quân gần 10% xuống 0% đối với hàng hoá của các đối tác TPP. Áp đặt mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nhân Việt Nam có đầu óc kinh doanh vẫn thản nhiên sao chép và bán lại bất kể thứ gì mà họ thấy hợp với mình, trong khi những luật lệ về bảo hộ bản quyền và patent lại không được thực thi. Đó là một thông lệ thực sự gây khó khăn cho các ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình, phần mềm và dược phẩm của Mỹ.
- Quyền tự chủ cho các nghiệp đoàn. Các nghiệp đoàn lao động của Việt Nam và tất cả các tổ chức dân sự khác là những công cụ kiểm soát của nhà nước. Quyền thương lượng tập thể với giới chủ cũng như quyền đình công bị giới hạn. Tuy nhiên, TPP sẽ đòi hỏi các thành viên phải đáp ứng các chuẩn mực của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
- Bảo vệ môi trường. TPP sẽ đòi hỏi Việt Nam phải trấn áp nạn buôn bán các loài động vật đang bị đe doạ.
- Giải quyết tranh chấp doanh nhiệp - nhà nước. Bản dự thảo TPP sẽ cho phép những doanh nghiệp nước ngoài nào tin rằng hành động của chính phủ – kể cả những chuẩn mực về môi trường và sức khoẻ cộng đồng đã được cải thiện – đã gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh mình được quyền yêu cầu trọng tài quốc tế phân xử. Australia kiên quyết chống lại điều khoản này, vì thế họ có thể sẽ không xuất hiện trong bản thảo cuối cùng.
- Tôn trọng nhân quyền. Ngoài việc luật hoá quyền tự do tổ chức và thương lượng tập thể, TPP sẽ không xử lý thông lệ nhân quyền của các thành viên. Tuy nhiên, một nhóm ngày càng đông thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ lại có cái nhìn tiêu cực về cách thức Hà Nội vẫn đối xử với những người bất đồng chính kiến và có thể nêu những hạn chế về tự do ngôn luận như một lý do để phản đối việc phê chuẩn TPP, hoặc thay vì thế, để loại trừ Việt Nam.
Sáu năm trước, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ca
ngợi như một bước đi đảm bảo cho sự cạnh tranh thành công của Việt Nam
trong nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đã không hoàn toàn diễn ra như thế.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã ồ ạt đổ vào Việt Nam như kỳ vọng, song quá
nhiều dòng tiền lại được chuyển hướng sang các DNNN để rồi chúng lại
vung vãi vào các dự án đầu cơ.
Sau hai cơn lạm phát mạnh mẽ và một nỗ lực vô vọng hòng duy trì tốc độ tăng trưởng cao trước ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới đã cạn kiệt và nền kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái. Chính phủ rốt cuộc thắt chặt tín dụng vào năm 2011, điều này tránh thêm nhiều vụ vỡ nợ nhưng lại khiến cho khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam rơi vào tình cảnh thiếu hụt nguồn vốn mà nó cần để hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Giờ đây các nhà tư bản nội địa đoản vốn của Việt Nam vẫn đang phải vật lộn trong khi, trớ trêu thay, khu vực đầu tư nước ngoài lại đang bùng nổ.
Như vậy, bên cạnh việc phải ứng phó với sự kháng cự của những thành phần thủ cựu trong bộ máy, chính phủ của Thủ tướng Dũng còn phải đương đầu với sự hoài nghi rằng TPP sẽ đáp ứng được những kỳ vọng mà người ta đã quảng bá từ trước. Phần lớn các chuyên gia kinh tế và doanh nhân Việt Nam sẽ vui mừng khi được chứng kiến những cải cách mà hiệp định TPP bắt buộc song lại nghi ngờ rằng chúng sẽ được hiện thực hoá. Đồng thời, ý thức rõ về những rào cản mà người Mỹ nặn ra để hạn chế tôm và cá da trơn nhập khẩu của Việt Nam, họ cũng băn khoăn là không biết liệu cụ thể ở đây là Hoa Kỳ có thực hiện đúng những cam kết mở cửa thị trường của mình hay không.
Bất chấp những nghi ngại, dường như Hà Nội đã cam kết hướng về phía trước. Những bài bình luận trên các phương tiện truyền thông gần gũi với chế độ thừa nhận những thách thức nhưng đồng thời cũng bày tỏ niềm lạc quan. “Hiệp định TPP là một sân chơi tốt để những nền kinh tế như chúng ta thúc đẩy sự phát triển của những lĩnh vực then chốt như dệt may, da giày và nông sản”, Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định. “Sau khi chúng ta tham gia hiệp định, dòng hàng hoá và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam, đem lại động lực mới để đất nước tăng trưởng mạnh hơn.” Và, nhiều người hy vọng, để cải cách mạnh hơn nữa.
Sau hai cơn lạm phát mạnh mẽ và một nỗ lực vô vọng hòng duy trì tốc độ tăng trưởng cao trước ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới đã cạn kiệt và nền kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái. Chính phủ rốt cuộc thắt chặt tín dụng vào năm 2011, điều này tránh thêm nhiều vụ vỡ nợ nhưng lại khiến cho khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam rơi vào tình cảnh thiếu hụt nguồn vốn mà nó cần để hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Giờ đây các nhà tư bản nội địa đoản vốn của Việt Nam vẫn đang phải vật lộn trong khi, trớ trêu thay, khu vực đầu tư nước ngoài lại đang bùng nổ.
Như vậy, bên cạnh việc phải ứng phó với sự kháng cự của những thành phần thủ cựu trong bộ máy, chính phủ của Thủ tướng Dũng còn phải đương đầu với sự hoài nghi rằng TPP sẽ đáp ứng được những kỳ vọng mà người ta đã quảng bá từ trước. Phần lớn các chuyên gia kinh tế và doanh nhân Việt Nam sẽ vui mừng khi được chứng kiến những cải cách mà hiệp định TPP bắt buộc song lại nghi ngờ rằng chúng sẽ được hiện thực hoá. Đồng thời, ý thức rõ về những rào cản mà người Mỹ nặn ra để hạn chế tôm và cá da trơn nhập khẩu của Việt Nam, họ cũng băn khoăn là không biết liệu cụ thể ở đây là Hoa Kỳ có thực hiện đúng những cam kết mở cửa thị trường của mình hay không.
Bất chấp những nghi ngại, dường như Hà Nội đã cam kết hướng về phía trước. Những bài bình luận trên các phương tiện truyền thông gần gũi với chế độ thừa nhận những thách thức nhưng đồng thời cũng bày tỏ niềm lạc quan. “Hiệp định TPP là một sân chơi tốt để những nền kinh tế như chúng ta thúc đẩy sự phát triển của những lĩnh vực then chốt như dệt may, da giày và nông sản”, Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định. “Sau khi chúng ta tham gia hiệp định, dòng hàng hoá và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam, đem lại động lực mới để đất nước tăng trưởng mạnh hơn.” Và, nhiều người hy vọng, để cải cách mạnh hơn nữa.
David Brown
Lê Anh Hùng dịch
Nguồn: Asia Sentinel / Defend the Defenders
* David Brown là quan chức ngoại giao hồi hưu của Mỹ, người chuyên về Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam
(Blog Lê Anh Hùng )
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dọa bỏ Việt Nam sang các nước láng giềng
03.09.2013
Một cuộc khảo sát mới do Phòng Thương Mại Châu Âu thực hiện nói rằng hơn
20% các thành viên của họ đang cứu xét giải pháp bỏ Việt Nam để chuyển
sang làm ăn tại các thị trường khác trong khu vực.
Tờ Thanh Niên hôm nay dẫn tin của Phòng Thương Mại Âu Châu nói rằng đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và sự xuất hiện nổi bật hơn của các nước láng giềng trong khu vực, kể cả Campuchia và Miến Điện.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 45% các doanh nghiệp tin rằng so với Việt Nam, các thị trường ASEAN khác có thể là những nơi tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Khi được hỏi về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, 37% trả lời “trung bình”, chỉ có 18% cho rằng Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu về tính hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tin rằng những thủ tục hành chánh rườm rà là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một trở ngại khác được nhắc tới là các dịch vụ hậu cần kém, và lực lượng lao động không thể được khai thác triệt để vì những quy định giới hạn các giờ làm việc phụ trội.
Ông Kimio Yamaguchi, Chủ tịch Hiệp Hội này, và cũng là Tổng giám đốc của Công ty Sojitz Vietnam, xác nhận Nhật Bản có kế hoạch đổ thêm đầu tư vào Việt Nam, nhưng ông nói rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn kém hơn so với kỳ vọng.
Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Đỗ Nhật Hoàng, người đứng đầu Cơ quan Đầu Tư Nước Ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, quy lỗi cho Nghị quyết 108, hướng dẫn việc thi hành luật đầu tư về tình hình xấu đi của môi trường đầu tư.
Nguồn: Bangkok Post, Vietnamnet
(VOA)
Tờ Thanh Niên hôm nay dẫn tin của Phòng Thương Mại Âu Châu nói rằng đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và sự xuất hiện nổi bật hơn của các nước láng giềng trong khu vực, kể cả Campuchia và Miến Điện.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 45% các doanh nghiệp tin rằng so với Việt Nam, các thị trường ASEAN khác có thể là những nơi tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Khi được hỏi về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, 37% trả lời “trung bình”, chỉ có 18% cho rằng Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu về tính hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tin rằng những thủ tục hành chánh rườm rà là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một trở ngại khác được nhắc tới là các dịch vụ hậu cần kém, và lực lượng lao động không thể được khai thác triệt để vì những quy định giới hạn các giờ làm việc phụ trội.
Ông Kimio Yamaguchi, Chủ tịch Hiệp Hội này, và cũng là Tổng giám đốc của Công ty Sojitz Vietnam, xác nhận Nhật Bản có kế hoạch đổ thêm đầu tư vào Việt Nam, nhưng ông nói rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn kém hơn so với kỳ vọng.
Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Đỗ Nhật Hoàng, người đứng đầu Cơ quan Đầu Tư Nước Ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, quy lỗi cho Nghị quyết 108, hướng dẫn việc thi hành luật đầu tư về tình hình xấu đi của môi trường đầu tư.
Nguồn: Bangkok Post, Vietnamnet
(VOA)
'Không thể quản cả ngàn doanh nghiệp'
Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự minh bạch và giám sát độc lập
Người từng đứng đầu ngành nghiên cứu quản lý kinh tế của Việt Nam
cảnh báo chính phủ hiện nay cần ý thức được rằng không cơ quan nào có
thể quản lý nổi cả ngàn doanh nghiệp và nên nghĩ tới các giải pháp đồng
bộ để giải quyết các vấn đề ở doanh nghiệp nhà nước.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đưa ra nhận định như vậy trong lúc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình lên chính phủ Việt Nam hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Mô hình thứ nhất là một ủy ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc chính phủ, vốn được cho là có nhiều ủng hộ hơn so với mô hình thứ hai mà trong đó các bộ, ủy ban nhân dân hay Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đứng ra làm chủ sở hữu vốn ở doanh nghiệp.
Ông Doanh nói việc tái cấu trúc đã được bàn tới từ Hội nghị trung ương 3 hồi tháng 10/2011 trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có chỉ thị 929 về đề án tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hồi năm 2012.
Hội nghị trung ương 6 hồi 2012 cũng nêu vấn đề lập cơ quan quản lý chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
"Cho đến bây giờ các biện pháp tái cấu trúc diễn ra rất chậm và chưa đem lại kết quả gì rõ rệt, kể cả việc thoái vẫn lẫn việc quản lý," ông Doanh nói.
Vị Tiến sỹ nói thêm việc một số tổng công ty và công ty công ích ở thành phố Hồ Chí Minh nhận lương cao như báo chí nêu gần đây cũng cho thấy giới hạn hành chính của việc quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Theo cựu viện trưởng, cách quản lý của Trung Quốc có những ưu điểm.
"Trung Quốc đã vận dụng được khá tốt các nguyên tắc quản lý hay quản trị doanh nghiệp hiện đại của OECD.
"Trung Quốc nói chung đã thực hiện việc ký hợp đồng với các chức danh bổ nhiệm trong một thời hạn khoảng 3-5 năm trong đó mỗi năm đề ra số mục tiêu mà chức danh đó phải thực hiện.
"Nếu không thực hiện được sẽ trừ lương và nếu hai năm không thực hiện được họ sẽ hủy hợp đồng để mời người khác.
"Đấy là những tiến bộ mà theo tôi Việt Nam đáng tham khảo."
"Vì vậy bây giờ phải có hoàn thiện cái mô hình đó."
Một trong những biện pháp để quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn đó là "bổ nhiệm có thời hạn, có điều kiện, có mục tiêu rõ ràng và có sự giám sát độc lập", theo vị Tiến sỹ.
Ông Doanh nhấn mạnh tới tính độc lập của việc giám sát bởi Vinashin đã chịu 11 lần thanh tra nhưng không lần nào phát hiện sai phạm trong khi đa số các vụ tham nhũng đều do "quần chúng phát hiện và thanh tra vào cuộc".
Ông Doanh nói thêm: "Tôi cũng đã nhấn mạnh là phải cổ phần hóa và phải giảm bớt đầu mối.
"Một cơ quan quản lý không thể quản lý cả ngàn các đơn vị được. Điều ấy thực tế đã chỉ rõ.
Hai vụ scandal Vinashin và Vinalines khiến VN phải thay đổi
"Và điều thứ ba nữa là phải có quản trị một cách công khai minh bạch và có sự giám sát độc lập.
"Tất cả những bài học kinh nghiệm đó có lẽ phải áp dụng một cách đồng bộ chứ không nên hy vọng rằng một cơ quan quản lý nào sẽ giải quyết được vấn đề."
Liên quan tới các cố gắng cổ phần hóa số hơn 1.000 doanh nghiệp hiện đang do nhà nước sở hữu 100%, ông Doanh nói quan điểm của những người cầm quyền có vẻ đã thay đổi:
"Theo như tôi hiểu thì bây giờ Chính phủ cũng nhận ra được các giới hạn của quản lý hành chính cho nên sắp tới đây chính phủ cũng muốn cổ phần hóa và để cổ phần hóa cũng phải có đổi mới.
"Thí dụ cổ phần hóa Vietcombank thì có Mizuho Bank.
"Các nhà đầu tư chiến lược đó họ có đủ vốn, họ có kinh nghiệm, họ cử người vào trong hội đồng quản trị mới giải quyết được.
"Chứ còn cổ phần hóa trước kia mình cứ nghĩ rằng giao cho công nhân một vài cổ phần thì lúc bấy giờ công nhân sẽ trở thành đồng sở hữu thì ước mơ đó đã không được thực hiện.
"[Lý do là] công nhân là công nhân, công nhân không có thông tin, công nhân không có năng lực, công nhân không được báo cáo đầy đủ và đại diện công nhân cũng không có mặt trong hội đồng quản trị cho nên việc hy vọng đưa công nhân lên thành đồng sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng là một giấc mơ tốt lành nhưng mà còn xa thực tế."
(BBC)
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đưa ra nhận định như vậy trong lúc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình lên chính phủ Việt Nam hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Mô hình thứ nhất là một ủy ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc chính phủ, vốn được cho là có nhiều ủng hộ hơn so với mô hình thứ hai mà trong đó các bộ, ủy ban nhân dân hay Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đứng ra làm chủ sở hữu vốn ở doanh nghiệp.
Ông Doanh nói việc tái cấu trúc đã được bàn tới từ Hội nghị trung ương 3 hồi tháng 10/2011 trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có chỉ thị 929 về đề án tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hồi năm 2012.
Hội nghị trung ương 6 hồi 2012 cũng nêu vấn đề lập cơ quan quản lý chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
"Cho đến bây giờ các biện pháp tái cấu trúc diễn ra rất chậm và chưa đem lại kết quả gì rõ rệt, kể cả việc thoái vẫn lẫn việc quản lý," ông Doanh nói.
Vị Tiến sỹ nói thêm việc một số tổng công ty và công ty công ích ở thành phố Hồ Chí Minh nhận lương cao như báo chí nêu gần đây cũng cho thấy giới hạn hành chính của việc quản lý doanh nghiệp nhà nước.
'Tham khảo' Trung Quốc
Khi được hỏi liệu Việt Nam có đi theo mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc hay không, ông Doanh nói Việt Nam "tham khảo" mô hình của Trung Quốc nhưng không sao chép.Theo cựu viện trưởng, cách quản lý của Trung Quốc có những ưu điểm.
"Trung Quốc đã vận dụng được khá tốt các nguyên tắc quản lý hay quản trị doanh nghiệp hiện đại của OECD.
"Trung Quốc nói chung đã thực hiện việc ký hợp đồng với các chức danh bổ nhiệm trong một thời hạn khoảng 3-5 năm trong đó mỗi năm đề ra số mục tiêu mà chức danh đó phải thực hiện.
"Nếu không thực hiện được sẽ trừ lương và nếu hai năm không thực hiện được họ sẽ hủy hợp đồng để mời người khác.
"Đấy là những tiến bộ mà theo tôi Việt Nam đáng tham khảo."
"Trung Quốc nói chung đã thực hiện việc ký hợp đồng với các chức danh bổ nhiệm trong một thời hạn khoảng 3-5 năm trong đó mỗi năm đề ra số mục tiêu mà chức danh đó phải thực hiện. Nếu không thực hiện được sẽ trừ lương và nếu hai năm không thực hiện được họ sẽ hủy hợp đồng để mời người khác.""Riêng trường hợp đối với Việt Nam thì trước đây Thủ tướng đã quản lý khoảng trên 10 tập đoàn kinh tế lớn nhất của đất nước nhưng điều này cũng không tránh khỏi việc có Vinashin, Vinalines.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Vì vậy bây giờ phải có hoàn thiện cái mô hình đó."
'Vừa đá bóng, vừa thổi còi'
Tiến sỹ Doanh nói Việt Nam không nên để một cơ quan quản lý "quá nhiều" doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước cũng như nên cải thiện việc quản trị doanh nghiệp và tách quản lý nhà nước khỏi quản lý vốn chủ sở hữu để tránh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".Một trong những biện pháp để quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn đó là "bổ nhiệm có thời hạn, có điều kiện, có mục tiêu rõ ràng và có sự giám sát độc lập", theo vị Tiến sỹ.
Ông Doanh nhấn mạnh tới tính độc lập của việc giám sát bởi Vinashin đã chịu 11 lần thanh tra nhưng không lần nào phát hiện sai phạm trong khi đa số các vụ tham nhũng đều do "quần chúng phát hiện và thanh tra vào cuộc".
Ông Doanh nói thêm: "Tôi cũng đã nhấn mạnh là phải cổ phần hóa và phải giảm bớt đầu mối.
"Một cơ quan quản lý không thể quản lý cả ngàn các đơn vị được. Điều ấy thực tế đã chỉ rõ.
Hai vụ scandal Vinashin và Vinalines khiến VN phải thay đổi
"Và điều thứ ba nữa là phải có quản trị một cách công khai minh bạch và có sự giám sát độc lập.
"Tất cả những bài học kinh nghiệm đó có lẽ phải áp dụng một cách đồng bộ chứ không nên hy vọng rằng một cơ quan quản lý nào sẽ giải quyết được vấn đề."
Liên quan tới các cố gắng cổ phần hóa số hơn 1.000 doanh nghiệp hiện đang do nhà nước sở hữu 100%, ông Doanh nói quan điểm của những người cầm quyền có vẻ đã thay đổi:
"Theo như tôi hiểu thì bây giờ Chính phủ cũng nhận ra được các giới hạn của quản lý hành chính cho nên sắp tới đây chính phủ cũng muốn cổ phần hóa và để cổ phần hóa cũng phải có đổi mới.
"Tức là cổ phần hóa phải có nhà đầu tư chiến lược... Các nhà đầu tư chiến lược đó họ có đủ vốn, họ có kinh nghiệm, họ cử người vào trong hội đồng quản trị mới giải quyết được.""Tức là cổ phần hóa phải có nhà đầu tư chiến lược. Thí dụ cổ phần hóa Vietnam Airlines phải có nhà đầu tư chiến lược.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Thí dụ cổ phần hóa Vietcombank thì có Mizuho Bank.
"Các nhà đầu tư chiến lược đó họ có đủ vốn, họ có kinh nghiệm, họ cử người vào trong hội đồng quản trị mới giải quyết được.
"Chứ còn cổ phần hóa trước kia mình cứ nghĩ rằng giao cho công nhân một vài cổ phần thì lúc bấy giờ công nhân sẽ trở thành đồng sở hữu thì ước mơ đó đã không được thực hiện.
"[Lý do là] công nhân là công nhân, công nhân không có thông tin, công nhân không có năng lực, công nhân không được báo cáo đầy đủ và đại diện công nhân cũng không có mặt trong hội đồng quản trị cho nên việc hy vọng đưa công nhân lên thành đồng sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng là một giấc mơ tốt lành nhưng mà còn xa thực tế."
(BBC)
'Cúi xin' Hòa thượng không từ chức
Hòa thượng Thích Quảng Độ từng nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa bình
Một loạt lãnh đạo cao cấp tại hải ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất đã ký thỉnh nguyện thư 'cúi xin' Hòa thượng Thích Quảng
Độ rút lại quyết định rời khỏi vai trò Tăng thống.
Trong một thỉnh nguyện thư công bố hôm 2/9, tổng số 12 tăng lữ, quan chức cao cấp trong giáo hội từ Hoa Kỳ, Canada và Pháp, đã cùng ký thư "cúi xin ngài tiếp tục vai trò Tăng thống của Giáo hội" và cam kết "xin kính nguyện khâm tuân mọi hướng dẫn và bất cứ quyết định gì của ngài".
Trước đó, Hòa thượng Thích Quảng Độ nói lý do dẫn đến quyết định từ chức là do bất đồng giữa ngài với một số lãnh đạo trong giáo hội liên quan tới vấn đề đạo đức của nhân vật được cử trọng trách dẫn dắt tổ chức tại hải ngoại.
Theo bản cáo bạch của Hòa thượng Thích Quảng Độ, hai quan chức của giáo hội ở trong nước cùng một lãnh đạo ở hải ngoại đã không những không chấp nhận ý định của Tăng thống trong việc muốn cách chức một vị giáo chức, mà còn muốn đưa người này lên giữ chức Cố vấn Văn phòng II Viện Hóa đạo.
Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ, tức lãnh đạo cao nhất của tổ chức này tại nước ngoài, bị cáo buộc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi,” bản cáo bạch viết.
Nay, trong thư thỉnh nguyện người ta không thấy tên của Hòa thượng Thích Viên Lý.
Theo thông cáo báo chí do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, tức cơ quan phát ngôn của Viện Hóa đạo đặt tại Paris, thì chỉ có ba người trong Văn phòng II Viện Hóa đạo không ký thỉnh nguyện thư.
Ba người này, ngoài Hòa thượng Thích Chánh Lạc và Hòa thượng Viên Lý là Pháp sư Giác Đức.
Nhật báo Người Việt đóng tại California, Hoa Kỳ nói trong cuộc tiếp xúc ngắn mới đây với báo này, Hòa thượng Thích Viên Lý nói ông “cần thỉnh ý chư tôn trưởng lão Hội đồng Lưỡng viện”, và “xin được thỉnh ý Hòa thượng Quảng Độ”.
Tuy nhiên, “cho dầu bất cứ quyết định ấy là gì, tôi cũng sẽ khâm tuân quyết định của Hòa Thượng,” Hòa thượng Thích Viên Lý được Người Việt dẫn lời.
(BBC)
Trong một thỉnh nguyện thư công bố hôm 2/9, tổng số 12 tăng lữ, quan chức cao cấp trong giáo hội từ Hoa Kỳ, Canada và Pháp, đã cùng ký thư "cúi xin ngài tiếp tục vai trò Tăng thống của Giáo hội" và cam kết "xin kính nguyện khâm tuân mọi hướng dẫn và bất cứ quyết định gì của ngài".
Trước đó, Hòa thượng Thích Quảng Độ nói lý do dẫn đến quyết định từ chức là do bất đồng giữa ngài với một số lãnh đạo trong giáo hội liên quan tới vấn đề đạo đức của nhân vật được cử trọng trách dẫn dắt tổ chức tại hải ngoại.
Theo bản cáo bạch của Hòa thượng Thích Quảng Độ, hai quan chức của giáo hội ở trong nước cùng một lãnh đạo ở hải ngoại đã không những không chấp nhận ý định của Tăng thống trong việc muốn cách chức một vị giáo chức, mà còn muốn đưa người này lên giữ chức Cố vấn Văn phòng II Viện Hóa đạo.
Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ, tức lãnh đạo cao nhất của tổ chức này tại nước ngoài, bị cáo buộc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi,” bản cáo bạch viết.
Chia rẽ ở hải ngoại?
Bản cáo bạch cũng nêu đích danh Hòa thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Văn phòng II Viện Hóa đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội tại Hoa Kỳ là người trình bày với Tăng thống về việc "đã thỉnh ý chư tăng cả năm châu lục và tất cả đã đồng tình lưu giữ Hòa thượng Thích Chánh Lạc và cung thỉnh Hòa thượng Chánh Lạc lên ngôi vị Cố vấn Văn phòng II Viện Hóa đạo".Nay, trong thư thỉnh nguyện người ta không thấy tên của Hòa thượng Thích Viên Lý.
Theo thông cáo báo chí do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, tức cơ quan phát ngôn của Viện Hóa đạo đặt tại Paris, thì chỉ có ba người trong Văn phòng II Viện Hóa đạo không ký thỉnh nguyện thư.
Ba người này, ngoài Hòa thượng Thích Chánh Lạc và Hòa thượng Viên Lý là Pháp sư Giác Đức.
Nhật báo Người Việt đóng tại California, Hoa Kỳ nói trong cuộc tiếp xúc ngắn mới đây với báo này, Hòa thượng Thích Viên Lý nói ông “cần thỉnh ý chư tôn trưởng lão Hội đồng Lưỡng viện”, và “xin được thỉnh ý Hòa thượng Quảng Độ”.
Tuy nhiên, “cho dầu bất cứ quyết định ấy là gì, tôi cũng sẽ khâm tuân quyết định của Hòa Thượng,” Hòa thượng Thích Viên Lý được Người Việt dẫn lời.
(BBC)
Nhật Lệ - Người cày có ruộng và được mùa... rớt giá
Cách đây 68 năm, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên dưới
năm ngàn đảng viên cộng sản và hàng triệu người dân đất Việt đã nhất tề
đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng 8 lịch sử. Không ai có thể phủ nhận
tầm vóc và mức độ ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi thế giới của Cách mạng
tháng 8. Không ai có thể phủ nhận tài thao lược của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và những người Cộng sản lúc ấy, đã biết tạo ra thời cơ, nắm chắc
thời cơ, phát lệnh tổng khởi nghĩa dành chính quyền đúng lúc.
Và, không ai có thể phủ nhận sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam, đã
vùng dậy cuốn bay hệ thống chính quyền thực dân, vốn đã chà đạp nhân
phẩm và lương tri, vốn đã đẩy cuộc sống nhân dân đến chỗ khốn cùng mà
đỉnh cao là hàng triệu người chết đói năm 1945. Đương nhiên, không ai
phủ nhận được sự hy sinh xương máu lớn lao của những người đã làm nên
Cách mạnh tháng 8. Đó là trận cuồng phong không gì chống nổi, là tức
nước vỡ bờ, đập tan mọi xiềng xích và áp chế, giũ bỏ mọi bất công và
ngang trái cản trở sự phát triển bình thường của một dân tộc theo xu thế
thời đại.
Dù còn người này người khác nhưng cần nhấn mạnh, chủ thể của cuộc Cách mạng tháng 8 là toàn thể dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái…trong đó nòng cốt là nông dân vốn chiếm hơn 80% dân số. Cách mạng tháng 8 thành công gắn liền với sự ra đời của nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Và, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nhà nước này là bảo đảm NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG. Có thể nói, người nông dân tham gia cách mạng không biết nhiều về học thuyết Mác Lê nin. Thậm chí, họ chẳng cần biết. Họ đứng lên, đi theo cách mạng với niềm tin son sắt là nhà nước Công Nông do Đảng lãnh đạo sẽ bảo đảm cho họ người cày có ruộng, tiền đề của no ấm, hạnh phúc và còn giúp họ thực hiện được nhiều giấc mơ cao đẹp khác.
68 năm đã trôi qua (Thường thì người đời chỉ cần ngũ thập đã tri thiên mệnh được), nông dân vẫn một lòng một dạ theo Đảng. Mấy mươi năm đất nước binh đao, sự hy sinh vô bờ bến của dân tộc phần nhiều nông dân chịu. Trong hoà bình, trong xây dựng kinh tế, thử hỏi đất nước về đâu nếu không có nông dân. Khi lạm phát phi mã, chính nông dân và sản phẩm của nông dân là cứu cánh, là bệ đỡ để các nhà hoạch định chính sách trổ tài lèo lái nền kinh tế. Dù các chính sách kinh tế thường là thay đổi năm một, khi thì thắt chặt, khi thì nới lỏng nhưng có điểm chung là nông dân chịu thiệt nhiều nhất. Vài ba năm lại có một cơn lốc khi thì chứng khoán, khi thì bất động sản... Lạ thay, nông dân thường không đính đến những thứ này thế nhưng cũng không tránh được sự vùi dập của nó.
Công bằng mà nói, 68 năm thuỷ chung theo Đảng, cuộc sống của người nông dân Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Xét tổng thể, cái ăn, cái mặc đã đủ đầy hơn; phương tiện sinh hoạt, đi lại; tư liệu sản xuất đã được cải biến nhiều; chăm sóc sức khoẻ, y tế giáo dục…ngày càng tiến bộ. Nhưng sẽ công bằng hơn khi nói, trong mọi biến chuyển kinh tế, chính trị, xã hội 68 năm sau cách mạng tháng 8, nếu ta xét theo phương pháp so sánh chuyển động tương đối (cũng mới chỉ dám so sánh trong đất nước này thôi, hoàn toàn chưa dám so sánh với nước khác, khu vực khác) thì thấy rõ một nghịch lý là chuyển động của nông dân về hướng phồn vinh, hạnh phúc là chậm nhất. Nghịch lý ở chỗ nông dân là giai tầng cống hiến và hy sinh nhiều nhất nhưng lại được thụ hưởng ít nhất thành quả do phát triển mang lại. Điều nguy hiểm đã đến lúc cảnh báo là khoảng cách giữa nông dân và các giai tầng khác không những chậm được thu hẹp mà có biểu hiện gia tăng nhanh chóng. Vì sao lại như vậy khi Đảng hết sức quan tâm, chăm lo đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân? Hàng loạt các nghị quyết trong mấy chục năm qua đã được Đảng dày công xây dựng và lãnh đạo thực hiện những mong Tam Nông phát triển đúng với vị thế của nó trong tổng thể đường lối phát triển đất nước. Tất cả các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đều được viết rất hay với nhiều ngôn từ sang trọng. Các chính sách, cơ chế quản lý nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng lại cũng được thiết kế hoàn hảo theo đúng đường lối được Đảng đề ra. Chỉ có điều các nghị quyết, chính sách và cơ chế quản lý khi đi vào cuộc sống đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, có loại thì phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả ngay nhưng một thời gian sau thì mất hết công năng vì tự nó đã mất động lực phát triển; có loại thì không đi vào cuộc sống được vì không phù hợp thực tiễn và có loại lại phản tác dụng, vừa lãng phí công của của xã hội, vừa gây ách tắc trong SXKD vì nó không phù hợp với sự vận động khách quan của quá trình sản xuất nông nghiệp (Sản xuất – trao đổi – phân phối – tiêu dùng). Thế thì, đã đến lúc cần truy đến nguồn gốc, nền tảng mà dựa trên đó các nghị quyết, chính sách quản lý Tam Nông được ban hành. Âu cũng là phương pháp tiếp cận khoa học và cần thiết.
Câu chuyện nổi bật, minh chứng một cách rõ ràng những thất bại, yếu kém trong quản lý nông nghiệp, nông thôn và nông dân là ĐƯỢC MÙA RỚT GIÁ. Không phải chỉ đối với một, một số mà tất cả các sản phẩm nông nghiệp đều như thế; không phải chỉ trên phạm vi vùng miền mà là cả nước; không phải hiện tượng đơn lẻ mà hễ cứ được mùa là biết chắc rớt giá. Hãy hình dung, người nông dân chân lấm tay bùn; quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, suốt ngày đối mặt với giá phân bón, giá thuốc trừ sâu… tăng vô tội vạ, không thể kiểm soát và vượt xa mọi toan tính của họ (chưa kể là phải chống chọi với bão giá để lo toan cuộc sống thường ngày cho gia đình). Nhờ năm mưa thuận gió hoà, hạt lúa, củ khoai cho năng suất khá và đến lượt họ lại vật lộn với những thách thức khác. Đó có thể là sản phẩm ngoại lấn át sản phẩm nội thậm chí làm giả sản phẩm nội, khiển cho nông sản của mình điêu đứng, không có lối ra; đó có thể là nông dân không am tường dự báo, hoặc dự báo sai, hoặc trình độ thấp nên hiểu sai dự báo nên sản xuất thừa nông sản, hoặc sản xuất các loại nông sản có giá trị thấp; đó cũng có thể là nông dân thì chân thật, không đủ trí trá và giảo hoạt để đối phó với đội ngũ thương lái mà đằng sau là trùng trùng, điệp điệp nhóm lợi ích. Các lái buôn hoạt động chỉ vì lợi nhuận, tha hồ ép giá nông dân. Cả đống lúa như vậy không bán cho họ thì có mà …cho vịt ăn hoặc đổ đi. Nhà xưởng thì không có, hợp tác xã thì hoạt động rất không hiệu quả, sản xuất thì manh mún, chẳng ra tự cung, tự cấp cũng chẳng ra sản xuất hàng hoá…Thế là, người nông dân, đứng trên mảnh ruộng của mình, ngậm đắng nuốt cay chấp nhận bán lúa như cho để rồi nhẩm tính lại mới hay, mỗi ngày công bình quân chỉ mang về thu nhập vẻn vẹn 1500 – 2000 đồng, vừa vặn để trả cho 1 số điện hay 1 điếu thuốc lá hạng thường!.
Để hỗ trợ nông dân, Chính phủ đã có chính sách là phải làm sao để người nông dân có lãi khoảng 30%. Nên nhớ, mức lợi nhuận trên dưới 30% là rất có ý nghĩa, kể cả đối với các nhà tư bản vì lúc này họ đã hăng máu lên (theo học thuyết Mác Lê nin). Vậy nhưng, quy định thì đã lâu nhưng người dân thì…không muốn nói đến quy định này nữa. Vì Chính phủ nói phải làm sao thì không biết phải làm răng (sẽ phân tích sau), còn đo đếm 30 % theo cách của Chính phủ thì đúng là đánh đố nông dân. Khi các cơ quan tham mưu cho Chính phủ dự tính giá thành 1 kg thóc, gồm phân bón là từng này, thuốc trừ sâu là từng kia…thì nông dân không thể mua được ở mức giá đó. Đơn giản là vì Chính phủ chưa thật sự hiểu nông dân. Khi thuốc trừ sâu và phân bón được bán ở đâu đó với mức giá mà Chính phủ tính toán thì tại địa phương người ta đã bán cao hơn nhiều; và kể cả khi bán đúng mức giá đó đi nữa thì không phải người nông dân nào cũng có tiền mua với mức giá thuận lợi nhất cho họ. Nông dân thường phải mua phân bón, thuốc trừ sâu…trước hoặc mua sau thời điểm được cho là có mức giá tốt nhất. Nông dân không sẵn tiền mặt, phải đi vay ngân hàng, phải cầm cố tài sản thậm chí phải bán lúa non mới có tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu…Vậy là 30 % lợi nhuận nghe rất hấp dẫn nhung nông dân thì chẳng thấy đâu.
Mỗi khi nông dân được mùa thì mặc dù nắm trong tay hệ thống chính quyền từ trên xuống dưới cùng với dày đặc các ban ngành, các viện nghiên cứu nhưng phải đến gần khi thu hoạch Chính phủ mới biết. Biện pháp thường thấy là ứng tiền trước, không tính lãi cho các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu lương thực mua tạm trữ vài trăm đến vài triệu tấn. Có thể coi đây là biện pháp dễ nhất trong tất cả các biện pháp. Đáng tiếc, Chính phủ thường đi chậm một bước so với đội ngũ thương lái. Bởi khi Chính phủ quyết định mua lúa tạm trữ (với mong muốn tăng cầu để cân bằng với cung tăng, nhằm trợ giá cho nông dân) cũng là lúc hầu hết nông dân không còn lúa để bán. Mặc dù họ biết thể nào cũng có chính sách mua tạm trữ nhưng với bản tính an phận, lại gặp thương lái vốn hiểu rõ hoàn cảnh của từng gia đình đã nhanh chân với vô số ràng buộc không tên vừa thương lượng, thuyết phục vừa ép giá và mua hết sản lượng của nông dân ngay cả trước khi thu hoạch. Vậy thì mua tạm trữ là mua của ai ? Xin thưa, các công ty kinh doanh, xuất khẩu lương thực được ứng tiền ngân sách không chịu lãi suất (tức là tiền của dân) mua lại của chính các thương lái. Vậy là, mặc dù bỏ ra nguồn lực rất lớn cốt để nông dân được hưởng nhưng thực tế phần lớn trong số đó không đến tay nông dân mà lại vào túi các thương lái và sau các thương lái là các công ty kinh doanh, xuất khẩu lương thực. Điều kỳ lạ là một chính sách không hiệu quả nếu không muốn nói là đã bị các nhóm lợi ích (thương lái, các công ty kinh doanh, xuất khẩu lương thực) thao túng này cứ lặp đi, lặp lại mãi chưa biết bao giờ mới xoá bỏ.
Trước Đổi mới, Đảng đã nhận ra nhiều sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước, đã duy ý chí trong thời gian dài; không nhận thức và vận dụng đúng các quy luật kinh tế; không đáp ứng các đòi hỏi khách quan của quy luật giá trị…Và nay, sau hơn ¼ thế kỷ đổi mới chúng ta có vẻ như đã hiểu thế nào là quy luật giá trị nhưng nói thật, vẫn không đáp ứng các đòi hỏi khách quan của nó. Chúng ta vẫn thích dùng mệnh lệnh hành chính can thiệp thị trường. Vẫn biết thị trường của chúng ta là thị trường định hướng XHCN, nhưng làm sao để bàn tay vô hình kết hợp nhịp nhàng với bàn tay có hình hoàn toàn là điều không đơn giản, đòi hỏi sự nhận thức cao siêu về kinh tế thị trường, đòi hỏi sự trải nghiệm, thậm chí cả sự trả giá của chính đội ngũ vận hành. Đặc biệt là phải có sự công khai, minh bạch và cơ chế phản biện hiệu quả ngay từ khâu hoạch định chính sách nhằm giảm thiểu sự thao túng của các nhóm lợi ích cũng như bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi của chính sách. Người nông dân sản xuất mớ rau, bán được 3 ngàn, nhưng chỉ sau đó 1 – 2 tiếng đồng hồ, qua vài khâu trung gian, khi đến tay người tiêu dùng (cũng ở loanh quanh đấy), mớ rau đã được bán tới 9 ngàn đồng, tăng 200% so với mức giá của nông dân. Rõ ràng đã có sự không ngang giá trong khâu lưu thông. Hay nói cách khác là không tuân thủ quy luật giá trị. Lẽ ra chúng ta phải tác động vào khâu lưu thông (tất nhiên là không phải bằng biện pháp cấm đoán, ngăn sông, cấm chợ…) bằng cách lập các DN công ích nhằm bảo đảm về cơ bản hàng hoá được trao đổi ngang giá. Nhưng chúng ta đã không làm, mặc kệ thị trường. Nên nhớ, trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào thì bổn phận của Nhà nước là phải thực hiện những nhiệm vụ không DN nào muốn làm hoặc những nhiệm vụ mà nếu nhiều DN cùng làm thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chung của nền kinh tế (Những ngành nghề có tính độc quyền tự nhiên). Và cũng nên nhớ thêm, trên thế giới này, không đất nước nào có thể phát triển để nhân dân ấm no, hạnh phúc mà không tuân thủ nghiêm ngặt những đòi hỏi khách quan của quy luật giá trị.
Một vấn đề khác liên quan đến được mùa rớt giá đó chính là cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu ở Việt Nam. Hãy nhìn sang Thái lan để biết, so sánh và rút ra các bài học cho mình. Trong khi chúng ta cứ mãi tranh luận, rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân hay tập thể hay thuộc sở hữu tư nhân; và trong khi chúng ta còn tranh cãi về quyền sử dụng và quyền sở hữu trong chuyển nhượng đất đai thì ngoài kia, cuộc sống đã phả vào gáy nhiều câu chuyện nóng hổi không thể giải quyết được. Đó là đòi hỏi của quá trình tích tụ ruộng đất, tiến lên làm ăn lớn. Hiện, một vài địa phương đã thực hiện dồn điển đổi thửa, đã có thành công bước đầu để hình thành những cánh đồng mẫu lớn. Nhưng xin đừng coi các địa phương đó như những điển hình trong tích tụ ruộng đất. Bởi vì chừng nào không dứt khoán vấn đề sở hữu thì dồn điền đổi thửa nói trên vẫn chỉ là cách làm cảm tính, và tất yếu sẽ đến một ngày trao đổi không ngang giá. Rồi tranh chấp đất đai và những hệ luỵ trong thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng, rồi việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất…Toàn những thách thức nghiêm trọng mà nếu không tháo gỡ kịp thời thì hệ quả sẽ rất khủng khiếp.
68 năm đã trôi qua từ cuộc cách mạng mùa thu lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người Cộng sản và nhân dân Việt Nam trong đó rất nhiều người là nông dân, chủ thể của cuộc Cách mạng hẳn không thể ngờ mục tiêu người cày có ruộng vẫn còn nhiều bất cập; càng không thể ngờ thân phận người nông dân vẫn khó khăn và thiệt thòi đến vậy. Dù họ vẫn thuỷ chung, một lòng, một dạ theo Đảng nhưng chẵng lẽ mãi thế này sao ? Chẵng lẽ cuộc Cách mạng long trời lở đất ngày nào lại lỗi hẹn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; bảo đảm tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái cho nông dân sao ? Trong khi chính nông dân là lực lượng nòng cốt đóng góp quyết định vào thành quả đất nước suốt 68 năm qua. Nông dân vẫn có thể chờ. Nhưng nếu phải chờ đến …kiếp sau thì buồn và xa xót quá.
Nhật Lệ
(Quê Choa)
Bản tin tiếng Anh- Li sees opportunities despite dispute (Washington Post) - China and Vietnam should properly handle sea disputes and convert challenges into cooperation opportunities, Premier Li Keqiang said on Monday
- Banks rake in profits (Washington Post) - The banking sector was the most lucrative industry in the A-share market in the first half of 2013. Mining and metal-producing sectors experienced a tough time.
- An urban inferiority complex (Washington Post) - As warnings continue to be sounded about the bubble in China's housing market, real estate industry insiders are warning of another, but one that few people are aware of.
- Tin city explores economic shift (Washington Post) - Peng Jianguo was giving instructions to his employees in the metals recycling unit at a new facility in Gejiu, Yunnan province, site of 24 percent of the world's tin deposits.
- Error costs Everbright millions (Washington Post) - The operational error made by Everbright Securities has earned it a 523 million yuan ($85 million) fine from the nation's top securities regulator.
- Sinopec takes stake in Egyptian oil (Washington Post) - China Petrochemical Corp, or Sinopec Group, has agreed to pay $3.1 billion for a 33 percent stake in Apache Corp's Egyptian oil and natural gas business.
- Economic slowdown, railways hold back airlines (Washington Post) - Slower economic growth and competition from high-speed railways were a drag on the first-half performance of domestic airlines.
- Solar panel maker hits milestone (Washington Post) - Yingli Green Energy Holding Co Ltd said that its wholly owned subsidiary, Yingli Green Energy Americas, has achieved the milestone of more than 1 gigawatt of PV modules delivered to over 30,000 projects across the American continents and the Caribbean.
- Edge of excess (Washington Post) - The Great Gatsby brings an all-American tale of decadence, idealism and social upheaval that Chinese audiences may find familiar.
- Rooftop buildings face awkward home truths (Washington Post) - Illegal rooftop constructions have prompted heated discussions, with a range of structures discovered around the country.
- A down-to-Earth lesson (Washington Post) - Chinese astronaut Wang Yaping (center) arrives at the high school affiliated with Beijing Normal University for a science lesson on September 1.
- Pupil workload should shrink in new semester (Washington Post) - Primary school students should have a less-stressful new semester, thanks to new national education guidelines that aim to reduce students" workload.
- Geek girls, a man's world (Washington Post) - They're the IT girls, women working in the information technology industry dominated by men in almost every country, including China.
- Once upon a time (Washington Post) - One beat of the gravel on the wooden table and the sounds of cymbals signal the beginning of an age-old storytelling performance.
- Caught in the Web of rumor and innuendo (Washington Post) - A series of arrests of high-profile micro-bloggers has sounded warnings bells for China's Internet commentators.
- New 7-D cinema steals the thunder in Shanghai (Washington Post) - According to its creators at least, witness the arrival of 7-D cinema - complete with handheld guns, machine-created bubbles, and a few early glitches.
- Beijing to consider fees for car congestion (Washington Post) - Beijing may take the road followed by other international metropolises by imposing a congestion fee for cars in the center of the city.
- VP urges cooperation with Eurasia against terrorism (Washington Post) - Cooperation is the only viable way to safeguard Eurasian countries' security in the face of transnational terrorist threats,says Chinese Vice-President Li Yuanchao.
- Experts: US unwise to wage war on Assad (Washington Post) - A US military strike against Syria, if implemented, would be the "most directionless" action taken by Washington in its Middle East policies, Chinese observers said.Kerry to sell attack on Syria West pushing Syria toward total doom Few support Syria strike Obama to use G20 for Syria attack justification
- Beijing prepares for September gridlock (Washington Post) - Beijing's traffic authorities will use motorbikes and helicopters as part of a series of measures to tackle heavy traffic in September.
- New regulations for foreigners to take effect in Sept (Washington Post) - A series of new regulations and judicial interpretations, including new visa rules affecting foreigners in China, will take effect on Sunday.
- Education and sci-tech can boost economy (Washington Post) - The government will continue to prioritize and invest in education, and enhance science and technology, to stabilize and transform the slowing economy, Premier Li Keqiang said.
- 'Don't flaunt ASEAN banner' on the S. China Sea issue (Washington Post) - Chinese FM said China opposes certain ASEAN member nations "trying to tout their own stand as that of the regional organization" on the South China Sea issue.
- Xi urges military to expand training (Washington Post) - President Xi Jinping urged the nation's military to make greater efforts in training troops and in safeguarding national sovereignty, security and development.
- Chang calls for closer ties with ASEAN members (Washington Post) - China's defense minister called for closer China-ASEAN security cooperation on Thursday, saying maritime disputes between China and some Association of Southeast Asian Nations member states "should not, and will not undermine" the overall relationship.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét