Ông Ksor Phước: Dân phạm tội 2 triệu thì đi tù, cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo
Ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về báo
cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2013.
Cho ý kiến báo cáo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải có
đánh giá hoạt động đấu tranh PCTN. “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực
lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng
trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi” –
ông Hùng nói.
Tiếp tục “mổ xẻ”, Chủ tịch QH yêu cầu báo cáo phải làm rõ trách nhiệm
của những cơ quan chủ lực từ Thanh tra, Kiểm toán, cơ quan điều tra,
Kiểm sát…
Phúc đáp câu hỏi của Chủ tịch QH về việc “trong cơ quan PCTN có tham
nhũng không?”, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải
Phong thừa nhận chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó vì còn
liên quan đến thể chế. Có địa phương đưa ra 804 vụ nhưng chỉ xử được vài
vụ rồi chỉ xử lý hành chính.
“Tôi khẳng định có vụ có thể xử lý hình sự nhưng đã xử lý hành chính.
Tội phạm tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít do vì cơ quan Thanh tra, Kiểm
toán chuyển sang ít nên không làm sâu được. Nếu làm tốt sẽ hạn chế được
bỏ lọt tội phạm, oan sai” – ông Phong phân trần.
Không đồng tình với ý kiến của ông Phong, Phó Chủ tịch QH Uông Chu
Lưu nói thẳng về thể chế không hẳn là thiếu, bất cập mà do thực hiện
không tốt.
Gay gắt hơn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị những vụ án
tham nhũng liên quan đến cán bộ, xử lý có vấn đề cần phải làm rõ, nếu
không thể trình bày công khai trước QH thì phải nói rõ trong Ban chấp
hành Trung ương. “Dân bình thường phạm tội 2 triệu bị bắt tù, cán bộ Nhà
nước cả mấy tỉ thì là án treo. Tất cả liên quan đến việc xử lý chưa
đúng thì là dấu hiệu tham nhũng, nghi vấn cao là tham nhũng” – ông Phước
nói.
Dẫn chứng vụ việc sai phạm ngân hàng xử lý kéo dài, vụ Dương Chí
Dũng, ông Phước nhấn mạnh: “Thông tin liên quan đến nhiều cán bộ rồi xử
lý đến đâu, xử lý không rõ ràng, “âm thầm lặng lẽ quá” làm dân hoài nghi
mà hoài nghi chính nhằm vào sự tồn vong của chế độ”.
Dẫn thực trạng “ngõ ngách” tham nhũng, ông Phước nêu hiện tượng lên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư “chạy” dự án, rồi tại sao các bộ gật cho làm thuỷ
điện khắp nơi, thậm chí có dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Cán bộ nắm chắc quy định nhưng vẫn cho qua dự án thì người dân
và “chính tôi ngồi đây không tin nổi” – ông Phước bức xúc.
Ông Phước hiến kế Thanh tra cần dũng cảm đề xuất tập trung làm trọng
điểm những lĩnh vực “dính” đến nhiều tiền, quyền to như lĩnh vực xây
dựng, cầu đường, giao thông.
Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN cho biết từ đầu năm 2013 đến
nay, đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để
xảy ra tham nhũng, trong đó có 4 người đã bị xử lý hình sự, 28 người đã
bị xử lý kỷ luật hành chính, 4 trường hợp khác đang được các cơ quan có
thẩm quyền xem xét, xử lý (giảm 34% so với cùng kỳ năm trước).
Hành vi “tự xử” là tự đưa mình vào chốn lao tù!
Chỉ tính trong vòng 1 tháng trở lại đây, các phương tiện
thông tin đại chúng đã đưa tin hàng chục vụ việc người dân “tự xử” khi
bức xúc bằng các hành vi bị cho là vi phạm pháp luật.
Đáng bàn, từ những hành xử thiếu cân nhắc đó, không ít người dân lương thiện đã tự đưa mình vào vòng lao lý.
Nhốt công an, hành hung bác sĩ…
Mới đây, nhận được tin báo có nhiều người ở thôn Ba Thượng, xã Yên
Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định mang cuốc, thuổng, xẻng, búa chim đến
Cty Trường Sinh đào đường, ngăn cản không cho Cty này khai thác đá tại
khu vực mỏm Sếu, núi Phương Nhi. Một tổ công tác của CA huyện Ý Yên đã
đến hiện trường. Khi một đồng chí CA dùng điện thoại ghi hình lại thì
một số người xông vào đánh, ném điện thoại xuống vũng nước, sau đó khống
chế nhốt vào nhà văn hóa thôn. Những người dân này tiếp tục phá ống
nhựa dẫn khí, phá cửa kho chứa máy móc dụng cụ của Cty, lấy 2 dàn máy
nén khí đưa về nhà văn hóa… Đồng thời, dùng đá ném vào đầu gây thương
tích cho một đồng chí CA khác.
Những hành vi nói trên đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ
thể, việc tụ tập hò hét, đập phá gây mất trật tự có dấu hiệu của tội Gây
rối trật tự công cộng, việc gây thương tích cho cán bộ CA, ngăn cản lực
lượng CA làm nhiệm vụ có dấu hiệu phạm tội Chống người thi hành công
vụ. Việc đập phá, làm hư hỏng tài sản có thể bị truy tố về tội Hủy hoại
tài sản, còn đem tài sản của doanh nghiệp đi cất giấu có thể phạm tội
Chiếm giữ trái phép tài sản. Ngoài ra, việc bắt và giam cán bộ CA còn có
dấu hiệu của tội phạm Bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Vài tháng gần đây, có hàng chục vụ người nhà bệnh nhân “quây” bác sĩ,
“bắt đền” BV khi người thân tử vong. Nghiêm trọng hơn hành vi hò hét,
gây rối, đập phá tài sản là việc đánh đập, hành hung y, bác sĩ. Hậu quả,
y, bác sĩ bị thương tích, còn người nhà bệnh nhân cũng khó tránh khỏi
việc đối mặt với vòng lao lý. Đã có người nhà bệnh nhân lĩnh án tù chung
thân vì gây ra cái chết cho bác sĩ, và không ít người khác lĩnh án tù
cho hành vi cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản một cách rất “đáng
tiếc”. Thậm chí, có vụ việc, đã có đến 33 người nhà, người thân của bệnh
nhân bị tử vong phải hầu tòa vì có hành vi gây rối, đập phá tài sản ở
BV ĐK khu vực Năm Căn (tỉnh Cà Mau).
Mới đây, CA TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cùng với việc ra quyết định
khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người” do vi phạm quy tắc nghề nghiệp với
các y, bác sĩ liên quan, thì cũng đồng thời khởi tố hành vi “Hủy hoại
tài sản” đối với những người thân của bệnh nhân!
Rõ ràng, những hành vi này đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Đánh chết trộm chó
Người dân tham gia bắt giữ và đánh hội đồng “cẩu tặc”.
Dẫu các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải hàng loạt vụ gây
thương tích, đốt phá tài sản, giam giữ, đánh chết kẻ trộm nói chung và
trộm chó nói riêng để rồi vướng vòng lao lý, đối mặt với việc bị xử phạt
hành chính, bồi thường thiệt hại và nặng nề hơn là bị tù giam. Nhưng
mới đây nhất, ngày 28-8, tại thôn Tân Thọ, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh,
tỉnh Thanh Hóa, vẫn xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng.
Khoảng 1g sáng 28-8, khi phát hiện Trần Văn Hải, SN 1986, trú tại
thôn Eo Son, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa và một người
nữa đi xe máy đến thôn Tân Thọ câu trộm được 1 con chó, bị phát hiện.
Trong khi người cùng đi nhanh chân chạy thoát, thì Hải bị một số người
bắt được và đánh đến tử vong. Tại hiện trường, lực lượng CA thu được 1
con chó khoảng 8kg đã chết, 1 bao tải và 1 chiếc xe máy đã bị đốt cháy.
Vụ việc chưa hết xôn xao dư luận thì ngày 11-9, tại xã Quang Lộc,
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã xảy ra việc một số người “xử” hai kẻ
trộm chó là Lê Văn Dũng và Phạm Tuấn Thành cùng trú tại xã Thành Lộc,
huyện Hậu Lộc đến ngất xỉu…
Tự đưa vào vòng lao lý…
Bác sỹ bị hành hung đến ngất xỉu tại BV Bạch Mai.
Sau các sự việc đáng tiếc xảy ra, nhiều người cho rằng, vì không được
đảm bảo quyền lợi, hoặc chính quyền không giải quyết thỏa đáng nên
những người trong vụ việc mới bức xúc mà gây nên vụ việc.
Không ít chuyên gia pháp lý khi bình luận về hành động “tự xử” này
cho rằng, điều này có nguyên do trước đây, trải qua hàng trăm năm bị đô
hộ, người dân luôn cố gắng tự đấu tranh để xây dựng một cuộc sống bình
đẳng, không áp bức. Tuy nhiên, khi chế độ mới đã được thành lập, thì
những “tàn dư quan niệm” vẫn còn, nhất là ở những nơi, với những người
còn hạn chế hiểu biết về pháp luật.
Đáng lo ngại là nhiều người hành xử theo kiểu “hiệu ứng đám đông”,
chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện đã “cổ vũ” cho việc gây rối, hành hung
người khác. Có lẽ, phải đến khi phải đối mặt với vòng lao lý, họ mới
giật mình nghĩ lại hành vi của mình. Trong nhiều vụ việc, lẽ ra có thể
giải quyết một cách đơn giản hợp lý, hợp tình, thì sự “nóng giận đám
đông” đã đẩy sự việc trở nên nghiêm trọng. Nếu bắt được kẻ trộm mà dẫn
giải đến CQCA trình báo thì chắc chắn họ sẽ được khen ngợi vì đã dũng
cảm truy bắt tội phạm, tham gia bảo vệ trật tự xã hội. Nếu phát hiện ra
sai phạm của y bác sĩ, hay người thi hành công vụ, mà làm đơn tố cáo thì
người tố cáo sẽ được bảo vệ, và có thể họ cũng được khen ngợi vì đã
dũng cảm đấu tranh chống sai phạm… Thế nhưng, một số người đã không chọn
cách hành xử được pháp luật bảo vệ ấy, mà hành động bột phát, theo ý
chí chủ quan của mình, thậm chí là “a dua” theo người khác.
Trong một xã hội có pháp luật, việc hành xử bất chấp pháp luật không
thể được chấp nhận, dù hành vi đó “bắt nguồn” từ việc ngăn chặn một hành
vi có thể vi phạm pháp luật khác. Nhưng, cũng mới đây, có một sự việc
khiến các cơ quan có trách nhiệm không thể không “suy ngẫm”. Cũng với
hành vi đánh chết hai kẻ trộm chó, và CQCA mời một số người liên quan
đến để điều tra về vụ việc, thì chiều 2-9 vừa qua, khoảng 800 người
thuộc 3 xóm Danh Thượng 1, Danh Thượng 2, Danh Thượng 3, xã Danh Thắng,
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã cùng ký tên vào bản tường trình nhận
mình đã tham gia đánh chết hai “cẩu tặc” gửi đến CQCA.
Phản ứng “thái quá” của những người trong những sự việc nêu trên cho
thấy, bên cạnh sự hạn chế về hiểu biết pháp luật, còn cho thấy những bất
ổn tiềm ẩn trong đời sống xã hội. Vì vậy, để tránh cho người dân “bỗng
dưng” vướng vòng lao lý khi đối mặt với những hành vi sai phạm trong đời
sống, thì các cơ quan chức năng ngoài việc thực thi nghiêm chức trách
của mình, cần tuyên truyền pháp luật để mọi người dân cân nhắc thiệt
hơn.
THEO PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Thương vụ lạ của thương lái TQ: Ngày càng gia tăng và khó hiểu
(hệ thống an ninh, phản gián... nhiều như thế, sao không đi theo mấy tay Thương lái tàu này đến tận nơi xem nó làm trò gì là hiểu ngay thôi mà.........)
Thời gian gần đây, những thương vụ lạ như thu mua mỡ lợn, mua
nấm độc, mua lá dừa… của thương lái TQ ngày càng gia tăng khiến người
dân hết sức khó hiểu nhưng nhiều người vẫn lùng sục sản phẩm để bán…
Động thái thu mua nông sản, nguyên liệu lạ lùng của thương lái, trong
đó phần lớn là thương lái Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài
và vốn không còn lạ với người dân Việt. Mặc dù không hiểu mục đích thu
mua để làm gì nhưng “vì có người mua và mua giá cao” nên người dân các
địa phương vẫn thu gom sản phẩm bán cho thương lái.
Tháng 7 vừa qua, sau một thời gian tạm lắng, phong trào bắt đỉa bán
cho thương lái Trung Quốc rộ lên trở lại và lan nhanh ra các tỉnh miền
Bắc. Theo đó, rất nhiều người đổ xô đến các khu đồng ruộng ao ở Cổ Nhuế
(Từ Liêm, Hà Nội) bắt đỉa để bán cho thương lái với giá 600.000 đồng/kg.
Trước đó là hàng loạt các động thái thu gom thân cây sắn, quả dừa non
ở Phú Yên, lá điều khô ở Bình Dương, lùng mua rễ và gốc cây tiêu ở Gia
Lai, liên tiếp mua cây hải đường (kể cả hải đường vừa được ươm trồng)
với giá cao ngất ngưởng của người dân ở xã Đặng Cương (An Dương, Hải
Phòng)… và mới đây nhất là những thương vụ hết sức khó hiểu:
1. Thương lái Trung Quốc dồn dập mua mỡ lợn
Lợn quá lứa đang được thương lái Trung Quốc thu gom mạn
Sau một thời gian tạm lắng, gần đây, thương lái Trung Quốc lại dồn
dập thu mua lợn mỡ từ Việt Nam với giá cao. Theo Bộ NN&PTNT, hiện
tượng thương lái Trung Quốc vào nội địa, thậm chí vào tận các tỉnh ở
phía Nam có phong trào chăn nuôi mạnh như Đồng Nai, Bình Phước… để thu
mua lợn hơi đang lặp lại như năm 2010-2011.
Lợn mà họ săn lùng chủ yếu là loại có tỷ lệ mỡ cao, trọng lượng từ
100kg trở lên. Nhờ vậy, giá lợn hơi đang từ mức 35.000 – 36.000 đồng/kg
(đã duy trì một thời gian dài) nay tăng lên tới 39.000 – 39.500 đồng/kg,
rồi tiếp tục tăng thêm và hiện đạt 40.000 – 41.000 đồng/kg. Thậm chí,
nhiều người dự báo với đà thu mua của các thương lái thì giá vẫn còn
tiếp tục tăng.
Không chỉ phía Nam mà ở miền Bắc, người chăn nuôi cũng chứng kiến giá lợn đang tăng từng ngày.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, suốt một thời gian dài, từ tháng 3
đến tháng 7/2013, giá lợn hơi đã ở mức thấp, thậm chí dưới giá thành nên
người nông dân thua lỗ. Qua sơ kết sản xuất chăn nuôi tại cả ba miền
mới đây, hầu hết các địa phương đều phản ánh giá thịt lợn thấp dưới giá
thành từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Do đó, việc giá lợn hơi tăng trong thời
điểm gần đây phần nào tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi. Mặc dù vậy,
điều đáng lo ngại là hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi đã rậm rịch thông báo tăng giá.
2. Ồ ạt gom tôm nguyên liệu
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết
khoảng gần một tháng trở lại đây nhiều thương lái Trung Quốc tăng cường
thu mua khối lượng lớn tôm tươi từ các tỉnh miền Trung và ĐBSCL rồi ướp
đá vận chuyển về Trung Quốc.
Thống kê sơ bộ mỗi ngày có khoảng 300 tấn tôm tươi nguyên liệu được
xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua các cửa khẩu. Nếu trước đây,
các thương lái chỉ thu mua tôm cỡ 80 con/kg trở lên thì nay tôm cỡ nhỏ
chỉ 150 con/kg cũng được thu gom để xuất sang Trung Quốc. Những thương
lái này không những không quan tâm đến kiểm soát kháng sinh trong tôm
nguyên liệu mà còn thực hiện bơm chích tạp chất có mục đích.
Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, tình
trạng trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu tôm Việt Nam, gây rối
loạn thị trường tôm nguyên liệu… Đặc biệt, việc thu mua này khiến nguy
cơ không kiểm soát được về chất lượng, đặc biệt là kháng sinh và tạp
chất làm ảnh hưởng tiềm tàng đến hình ảnh tôm Việt Nam…
Sau phản ánh của VASEP, Tổng cục Thủy sản cũng đã có công văn gửi Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung
ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm
thương phẩm. Đồng thời, khuyến cáo người nuôi tôm thận trọng với các
thương lái khi mời chào với giá cao, không yêu cầu kiểm soát chất lượng
và kích cỡ tôm thu hoạch.
3. Lùng mua… nấm độc
|
Bà Bùi Thị Kim Hoa giới thiệu số lan kim tuyến vừa mua được. |
Không chỉ thu mua các loại nông sản mà thương lái Trung Quốc còn tận mua đủ các loại nấm của Việt Nam. kể cả nấm độc.
Theo VietNamnet đưa tin: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết
tại các xã vùng cao thuộc tỉnh Bình Định đang có hiện tượng thu mua nấm
hòm. Loại nấm này thường mọc ở rừng đặc dụng ẩm ướt, sau khi phơi cả
tai và thân nấm đều có màu đen, mùi hắc và rất độc.
Cục khuyến cáo người dân cảnh giác với các loại nấm độc, đặc biệt là
các địa phương miền núi. Tuy nhiên, tại xã vùng cao An Toàn, huyện An
Lão, tỉnh Bình Định, nấm hòm đang được thu mua rất mạnh với giá 30.000
đồng/kg.
Ông Nguyễn Xuân Đào, Phó Chủ tịch UBND xã An Toàn cho biết: Hơn 1 năm
nay, thứ gì thương lái Trung Quốc cũng mua nên người dân đổ xô vào rừng
tìm hàng để bán. Nếu muốn gặp người dân ở đây thì chỉ có ban đêm vì
sáng sớm họ đã mang gùi lên rừng, chiều tối mới về. Hơn 180 hộ dân với
735 nhân khẩu nhưng ban ngày, xã này chỉ có cán bộ xã, người già và con
nít.
Người dân vào rừng gặp gì thu nấy nhưng nhiều nhất vẫn là nấm linh
chi và lan kim tuyến vì những mặt hàng này có giá cao. Mỗi kg lan kim
tuyến được mua tại chỗ với giá 1,25 triệu đồng, còn nấm linh chi tươi
cũng có giá 50.000 đồng/kg. “Tất cả đều được đầu nậu thu mua rồi bán lại
cho thương lái Trung Quốc. Giá này đã bị đầu nậu bắt chẹt rồi vì tại TP
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, lan kim tuyến có giá hơn 2,5 triệu đồng/kg”,
ông Đào chia sẻ.
4. Tận thu… lá dừa
Theo tờ Người Lao động cho biết: Trong khoảng 1 tuần trở lại đây,
tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một số người chuyên lùng sục đến các gia đình
trồng dừa để hỏi mua với giá 1.000 đồng/lá.
Sáng 2/9, có khoảng 10 thanh niên sử dụng xe tải đến các nhà vườn ở
phường Đài Sơn, TP Phan Rang – Tháp Chàm đặt vấn đề thu mua lá dừa.
Những người này chỉ mua tàu lá tươi trên cây, theo phương thức: chặt lấy
1/3 lá tính từ ngọn xuống. Trong một buổi sáng, họ đã gom được gần nửa
xe tải với khoảng hơn 300 lá dừa.
Khi được hỏi mua làm gì thì những người này cho biết về bán lại cho
người nuôi tôm hùm lồng để kết bè ngoài biển. Tuy nhiên, theo nhiều ngư
dân, lá dừa rất dễ mục khi ngâm nước nên không thể kết bè ngoài biển.
Hơn nữa, nếu làm bè thì phải dùng nguyên lá khô chứ không thể chỉ dùng
1/3 lá tươi.
Trong khi đó, nhiều nông dân khẳng định số người này đi thu gom lá
dừa để bán cho thương lái Trung Quốc. “Cây dừa nếu không có tàu lá thì
không thể quang hợp dẫn đến chết dần mòn hoặc không tạo trái được” – anh
Định, một chủ vườn ở TP Phan Rang – Tháp Chàm, cho biết.
THEO GIÁO DỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét