QUẬN HOÀN KIẾM – BIỆT ĐỊA VÔ CHÍNH PHỦ
QUẬN HOÀN KIẾM – BIỆT ĐỊA VÔ CHÍNH
PHỦ
TRONG LÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XHCN
VIỆT NAM
Nhóm tham nhũng đẩt đai là thuộc hạ của Phạm Quang Nghị - Nguyễn Thế
Thảo ở quận Hoàn Kiếm đã thao túng và biến quận Hoàn Kiếm thành một vùng vô
chính phủ. Chỉ đạo của Thủ tướng ở đây không có hiệu lực.
Hoàng Công Khôi – Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch HĐND quận Hoàn
Kiếm – kẻ chỉ đạo trực tiếp đường dây
tham nhũng nhà đất và phá nát kiến trúc
cổ ở trung tâm thủ đô.
Nguyễn Quốc Hoa –
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm – kẻ trực
tiếp ký các báo cáo của UBND quận về nhà đất xây dựng. Chuyên làm chữ ký
giả để bán ‘sổ đỏ’ và báo cáo láo có thâm niên. Báo
Dân trí và Người Cao Tuổi đã đăng bài điều tra nhiều kỳ, xem tại đây:
Nguyễn Minh Thanh – Phó chủ tịch UBND
phường Tràng Tiền – kẻ trực tiếp ‘xào’ các hồ sơ nhà đất ở khu đất vàng trung tâm thủ đô cho bề
trên chiếm đoạt.
Thanh – kẻ bị kỷ luật ghi lý lịch đảng lại thuộc
diện được cơ cấu lên Chủ tịch phường nhưng bị dính vụ thủ tiêu tang vật ma túy
ngay tại trụ sở UBND phường Tràng Tiền, bị cử tri Nguyễn Văn Long kiện khai man
lý lịch ứng cử Đại biểu HĐND phường, cử tri Nguyễn Đăng Tiến kiện tổng hợp cả băng
nhóm Hoàng Công Khôi.
Cả
ba đơn tố cáo (nhiều lần) của các cử tri 3 năm nay chưa được Thành phố Hà Nội
ký quyết định thụ lý nhưng Vũ Hồng Khanh lại báo cáo láo với Văn phòng CP là
đang đôn đốc xử lý để báo cáo Thủ tướng CP. Đơn chưa thụ lý lấy gì mà báo cáo?
Thanh – kẻ đã bảo kê cho việc phá hỏng biệt thự
14 Tông Đản. Biệt thự Pháp cổ này thuộc quyền quản lý của gia đình cố luật sư
Phan Anh. Nhà hàng Nhất Thống thuê mở quán ăn và đã “cải tạo” không phép, phá
hỏng toàn bộ kiến trúc, biến biệt thự 14 Tông Đản thành kiểu nhà hộp tỉnh lẻ
quê kệch không thể tả nổi. Thanh đã “bao sân” công trình này. Khách hàng tới
đây không hề biết rằng nhà hàng này không có kết cấu an toàn, các mảnh ghép gá
vội vào nhau không có móng có thể sập bất kỳ lúc nào.
Trần Thị Nga – Phó chánh Thanh tra quận HK chuẩn bị lên
Chánh khi Lê Thị Minh Thủy về hưu. Nga có nhiệm vụ Thanh tra sai sự thật và ‘sáng tác’ các bản kết luận gian dối và lập
lờ câu chữ sao cho dân không kiện được nữa để báo cáo Thanh tra Thành phố
HN, sau đó Thanh tra Thành phố HN báo cáo lên Thanh tra CP. Thế là chấm dứt vụ
kiện (trừ khi dân quyết chống đối kiện ra tòa). Nếu dân kiện ra tòa thì Khôi
mới phải ra tay với Tòa án Nhân dân quận.
Sau vụ thanh tra gian trá các
vi phạm pháp luật ở 11A Tông Đản của Nguyễn Minh Thanh, Nga đã bị giáng chức,
điều chuyển làm Phó CT UBND phường Hàng Bạc để chờ cơ hội Khôi ‘vợt’ thăng chức
trở lại.
Nga kết với Nguyễn Quốc Hoa
khi cả 2 còn làm ở công an quận Hoàn Kiếm, cùng nhau ra khỏi C.A sang UBND để
tăng tuổi về hưu và được kết nạp vào băng nhóm của Khôi.
Nguyễn Văn Thịnh – Tham
mưu của Thảo Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội là kẻ chống lưng cho
Nguyễn Minh Thanh. Theo QĐ số 103/QĐ-VP ngày 26/12/2007 Thịnh được phân công tham
mưu cho UBND thành phố (trực tiếp cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch phụ trách khối)
thực hiện quản lý Nhà nước thuộc các lĩnh vực:
1/ Quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị,
quản lý xây dựng và phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông công
chính, phát triển nhà ở và các chính sách về xây dựng nhà ở, giao thông vận
tải, xây dựng các công trình công cộng.
2/ Trao đổi, cung cấp thông tin cho báo
chí theo thẩm quyền; đề nghị các cơ quan liên quan của thành phố trả lời những
vấn đề mà báo chí nêu thuộc lĩnh vực được phân công.
3/ Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng
Xây dựng - Đô thị, Ban Quản lý dự án.
4/ Tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc lĩnh vực được phân công.
Không có bàn tay của Thịnh không
thể tham nhũng được.
VỀ CẤP PHÉP KINH DOANH
Nguyễn
Thị Minh Yến – vợ bí
thư quận ủy Hoàng Công Khôi từ người bán hàng khô, chè, măng miến và chấp
táp hương đèn ở đền Hàng Tre cho mẹ đẻ, không có bằng cấp, được Khôi đưa về làm
Trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch quận Hoàn
Kiếm khi Khôi chạy thoát tội bảo kê tặng bằng khen cho tụ điểm ma túy là vũ
trường New Century phố Tràng Thi và lo lót
được chức Bí thư quận ủy.
Ỷ thế chồng, Yến thao túng bất kể
chỗ nào, bảo kê cho việc cấp giấy phép kinh doanh trong toàn quận. Yến nhận hối
lộ, đã cấp vô số giấy phép sai quy định, điển hình như cấp 3 giấy phép kinh
doanh rượu thuốc lá ở nơi không hề có địa điểm kinh doanh tại số 18 Ngô Quyền
mà công dân kiện đã 7 năm nay. Ở biệt thự 11A Tông Đản, chỉ có một đoạn cầu
thang dùng chung mà Yến cũng cấp 3 giấy phép kinh doanh cho gia đình giảng viên
Học viện tài chính Trần Vinh Quang để họ còn cho thuê lại thu lời hằng tháng.
Các gia chủ ở đây đã nhiều lần tố
cáo việc lấn chiếm và kinh doanh bất hợp pháp này nhưng bị quận Hoàn Kiếm cho
qua. Ở một đất nước có luật pháp nhưng việc nhỏ như thế này đích thân Thủ tướng
chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải chỉ đạo mà chúng không chấp hành, Vụ trưởng Vụ
Khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng Phan Văn Minh phải xuống tận nơi thị
sát vẫn không xử lý được vì ở quận Hoàn
Kiếm Khôi là Luật, Luật là Khôi. Trước tình hình vô chính phủ, vô luật pháp
đó, những kẻ môi giới đã gợi ý đưa tiền cho Khôi nên mới giải tỏa được tụ điểm
này. Một cái tát vào Chính phủ.
Yến là đầu nậu thuốc lá và rượu
ngoại lậu thuế toàn quận Hoàn Kiếm. Trước đây, vợ chồng Khôi-Yến bảo kê cho vũ
trường New Century bán ma túy và mại dâm tới mức Bộ trưởng Bộ Công an Lê Đức
Anh phải trực tiếp xử lý vụ này, Sở Công an Hà Nội bất lực với Khôi. Khôi-Yến
có 2 con trai, 1 đã nghiện nặng vợ làm cave ở vũ trường này. Gõ “Hoàng Công
Khôi vũ trường New Century” 1 giây có 6 triệu kết quả trên Google.
Nhân dân quận Hoàn Kiếm và công luận không
bao giờ quên tội ác
mà Bí thư đảng CS Hoàng Công Khôi đã gây ra
“Cây quan chức ở quận Hoàn Kiếm
xanh hay héo?
Phó Chủ tịch UBND phường Tràng
Tiền, Nguyễn Minh Thanh, trúng cử đại biểu HĐND
nhờ lí lịch khai man
Nhân dân tố giác Bí thư Quận ủy
Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi chiếm dụng vỉa hè
vi phạm các chỉ đạo của UBND thành
phố HN về “Tuần Lễ Dành Cho Người Đi Bộ”.
Thành phố Hà Nội: Phó Chủ tịch UBND
quận Hoàn Kiếm báo cáo sai sự thật
có hệ thống, “bao che” cho tham
nhũng
QUẬN HOÀN KIẾM HÀ NỘI “NHÀ DỘT TỪ
NÓC?”
"Năm kỉ cương hành chính -
2013" ở Hà Nội:
Bức xúc cử tri ở phường Tràng Tiền
trung tâm Thủ đô...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ
đạo xử lí sai phạm của lãnh đạo phường Tràng Tiền, Hà Nội
Cần xử lí dứt điểm các điểm nóng
vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (công văn số
134/CV-BNCT)
Đảng viên quận Ba Đình đề nghị Bí
thư Phạm Quang Nghị về vụ khai man lý lịch của Nguyễn Minh Thanh…
Tham nhũng nhà đất, ép dân hối lộ,
man trá hồ sơ lý lịch cán bộ đảng viên, sử
dụng chữ ký giả, phá hỏng kiến trúc…
ở quận Hoàn Kiếm
là điển hình của hệ thống tham nhũng toàn
Việt NamBí mật đằng sau vụ án Bố già Nguyễn Đức Kiên: P.1: Thống đốc Bình - chủ nhân ông thật sự của Samcombank!
Không một cán bộ điều tra nào tham gia vụ án bố già Kiên mà không nhận biết được một Ma trận khủng khiếp hình THÁP đứng sau Nguyễn Đức Kiên.
Có thể thấy tầng thứ nhất là Bè lũ 4 tên: Nguyễn Đức Kiên - Thống đôc Nguyễn Văn Bình - Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang.
Ngay khi vừa uống no rượu mừng chức vụ Thống đốc cùng với hàng chục triệu đô la thu gom được sau ngày nhậm chức do các ngân hàng và doanh nghiệp lũ lượt xếp hàng mang đến cống nộp thì Thống đốc Bình cùng nhóm bộ tam Kiên - Anh - Quang đã không bỏ sót thời gian, họ đã họp kín ngay tại chính phòng làm việc của ông Thống đốc mới!
Tại đây kế hoạch thâu tóm ngân hàng và doanh nghiệp đã được quyết định, những ngân hàng nào, doanh nghiệp nào trong tầm ngắm đã được chính bộ tứ đưa ra với sự phân công rạch ròi: Nguyễn Đức Kiên sẽ 'cướp' Ngân hàng và nhóm Anh-Quang sẽ bức tử doanh nghiệp. Thống đốc Bình giữ vai trò tổng công trình sư chịu trách nhiệm 'đẻ' chính sách tài chính - tiền tệ để Kiên - Anh - Quang thực hiện các kịch bản.
Kết quả, Samcombank đã sa lưới. Con cá mập trị giá hàng chục tỷ đã được Kiên núp bóng Trầm Bê thâu tóm với giá bèo bọt. Vụ thâu tóm gây trấn động thị trường tài chính Việt Nam. Song Trầm Bê chỉ chỉ hưởng lợi qua vụ thâu tóm này là được các bậc đàn anh' bộ tứ cho phép được rút tiền từ Samcombank về cứu NH Phương Nam đang thúi rữa của ông ta. Sau khi NH Phương Nam thoát được nguy khốn, lấy cớ của vụ 'lùm xùm', Tướng Tô Lâm và 'ông Trời con' Nguyễn Văn Hiếu định 'mượm gió bẻ măng' đển 'phỗng tay trên' của Trầm Bê. Nhưng chưa làm được gì thì mưu đồ đã bị bại lộ nên kế hoạch chưa thành!
Nguyễn Đức Kiên thì bị bắt... Có lẽ kịch bản không tính đến màn Kiên 'bị vào xọ', nhưng bỗng đâu cơ hội ngàn năm lại đến... Thống đốc Bình đã hiện nguyên hình một tên cướp ngày xảo quyệt. Y đã sử dụng toàn bộ họ hàng, bà con của bên vợ - cô tình nhân thừa của Bắc Hà chủ tịch BIDV gán cho - Bỗng chốc họ hàng bà con của vợ Thống đốc Bình, thậm chí cả những đám 'ô-sin', 'chân đất mắt toét' cũng có vài tỷ đến hàng trăm tỷ âm thầm chuyển nhượng cổ phiếu Samcmbank từ cha con Trầm Bê, từ Phạm Hữu Phú, từ nhiều cổ đông đứng thế khác...
Samcombank hiện nay chủ nhân thật sự chính là ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình - vậy mà hầu như chẳng ai bận tâm điều tra làm rõ trắng đen tại sao con bé ô sin' hay bà cô, ông chú, bà dì, ông cậu của vợ thống đốc Bình lại có lắm tiền đến thế? Bỗng dưng lại trở thành cổ đông của mấy công ty hiện mới là chủ nhân ông của ngân hàng Samcombank trị gia hàng chục tỷ đô la một cách ngon lành?
Từ Trầm Bê, đến Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang... chẳng thiếu mặt ai lần lượt, chẳng ai bảo ai đều công bố rút .... cổ phiếu STB âm thầm chui vào 'tủ' nhà Thống đốc Nguyễn Văn Bình!
Thám tử quan
Doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Indonesia và Myanmar như thế nào?
Do đó, một số chuyên gia kinh tế cho
rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần có những bước đi đúng đắn và chiến lược
phù hợp để khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như Indonesia và
Myanmar.
Tại
buổi Hội thảo bàn về vấn đề làm ăn với Indonesia và Myanmar do Chi
nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại thành phố Hồ
Chí Minh phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ
chức tại thành phố ngày 17/9, ô ng Trương Cung Nghĩa, Giám đốc điều hành
Công ty Trương Đoàn nhấn mạnh:
Indonesia
là một trong những thị trường hấp dẫn thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN,
nhờ vào lợi thế dân số đông và tăng nhanh, mức độ đô thị hóa ngày càng
mạnh mẽ, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng lớn; đồng thời người dân Indonesia
cũng cảm nhận lạc quan và tin rằng nền kinh tế đất nước đã cải thiện khá
nhiều so với những năm trước.
Mặc
dù phân khúc thị trường tiêu dùng tại Indonesia được chia làm 7 nhóm,
nhưng thói quen tiêu dùng của người dân có nhiều điểm chung, trong đó
dành khoảng 50% thu nhập cho việc ăn uống; khi mua sắm thường quan tâm
đến giá cả phù hợp với chất lượng; thích những sản phẩm có trọng lượng
nhỏ; thực phẩm tươi sống, sản phẩm sạch…
Theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp nước ta có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Indonesia, Myanmar vì các thị trường này đòi hỏi chất lượng sản phẩm ở mức độ khá cao, không ưu chuộng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, các nước này đang chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đặc
biệt, nhu cầu tiêu dùng và sức mua của thị trường này rất lớn, trong đó
có nhiều ngành đang là thế mạnh của Việt Nam như thực phẩm chế biến,
hàng gia dụng, chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, vật tư nông nghiệp,
phân bón, dịch vụ…
Cũng như những đất nước đang phát triển khác trong khu vực, tỉ lệ người dân chọn các kênh bán lẻ hiện đại để mua sắm ngày càng tăng đáng kể, dẫn đến nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… đang phát triển nhanh chóng ở Myanmar và Indonesia nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Cũng như những đất nước đang phát triển khác trong khu vực, tỉ lệ người dân chọn các kênh bán lẻ hiện đại để mua sắm ngày càng tăng đáng kể, dẫn đến nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… đang phát triển nhanh chóng ở Myanmar và Indonesia nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Tuy
nhiên, để thỏa mãn thị hiếu tiêu dùng, một số doanh nghiệp có kinh
nghiệm ở 2 thị trường này cho rằng cần phải đưa ra những sản phẩm trọng
lượng nhỏ với giá thấp hơn, nhiều nhãn hàng phổ thông, đặc biệt là với
sản phẩm thiết yếu như gạo, đường, dầu ăn…
Riêng
về phương thức thâm nhập thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác,
liên kết với nhà phân phối nội địa, nếu triển khai độc lập thì sẽ khó
đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, các doanh nghiệp không nên cạnh
tranh về giá mà áp dụng phương châm chất lượng đồng hành cùng với giá
bán mới mong hấp dẫn được người dân ở các thị trường này.
Ông Lê Đức Duy, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Vinamit cho biết, hiện nay Myanmar là quốc gia đất rộng người thưa, đất đai màu mỡ, nhiều lĩnh vực có nền tảng vững chắc như nông nghiệp, giáo dục… Một trong những yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường Myanmar có thể kể đến là sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh và phát triển tốt hệ thống phân phối.
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại Tp. Hồ Chí Minh cũng nhận định: Myanmar vẫn là một thị trường mới, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, nhưng nền kinh tế nước này vẫn mang nặng cơ chế quản lý hành chính tập trung, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với một số sản phẩm hàng hóa thiết yếu.
Ông Lê Đức Duy, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Vinamit cho biết, hiện nay Myanmar là quốc gia đất rộng người thưa, đất đai màu mỡ, nhiều lĩnh vực có nền tảng vững chắc như nông nghiệp, giáo dục… Một trong những yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường Myanmar có thể kể đến là sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh và phát triển tốt hệ thống phân phối.
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại Tp. Hồ Chí Minh cũng nhận định: Myanmar vẫn là một thị trường mới, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, nhưng nền kinh tế nước này vẫn mang nặng cơ chế quản lý hành chính tập trung, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với một số sản phẩm hàng hóa thiết yếu.
Với
hạ tầng còn yếu (thiếu điện, viễn thông kém, giao thông khó...) nên các
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thị trường này còn nhiều hạn chế nhất
định. Do đó, khi khai thác những thị trường mới, doanh nghiệp Việt Nam
nên vào thị trường theo từng nhóm, tương tác hỗ trợ nhau, cùng làm nổi
bật hình ảnh thương hiệu của Việt Nam thì dễ gây chú ý hơn. Đồng thời,
doanh nghiệp phải quyết tâm đeo bám thị trường, kiên nhẫn đầu tư chu đáo
cho thị trường từ bao bì, thiết kế mẫu mã, quy cách, chiến lược truyền
thông phù hợp.
Theo các chuyên gia, đây là thời điểm thích hợp để thâm nhập thị trường Myanmar và Indonesia, vì khu vực bán lẻ đang tăng trưởng rất nhanh, người tiêu dùng đang có nhu cầu cao với nhiều mặt hàng khác nhau, trong khi điều kiện thị trường cũng thuận lợi cho việc xây dựng thị hiếu tiêu dùng, nhưng doanh nghiệp cần có cái nhìn thực tế về quy mô thị trường, các thách thức hiện tại đối với việc tiếp cận thị trường, chủ động về khả năng linh hoạt và có cam kết phát triển thị trường lâu dài…
Theo các chuyên gia, đây là thời điểm thích hợp để thâm nhập thị trường Myanmar và Indonesia, vì khu vực bán lẻ đang tăng trưởng rất nhanh, người tiêu dùng đang có nhu cầu cao với nhiều mặt hàng khác nhau, trong khi điều kiện thị trường cũng thuận lợi cho việc xây dựng thị hiếu tiêu dùng, nhưng doanh nghiệp cần có cái nhìn thực tế về quy mô thị trường, các thách thức hiện tại đối với việc tiếp cận thị trường, chủ động về khả năng linh hoạt và có cam kết phát triển thị trường lâu dài…
PVMP
Trở lại "Vụ án 2 con vịt"
Chập chập cheng cheng Pháp luật xứ Việt ta!
Làm
khó phóng viên
Tại tòa, phóng viên Pháp Luật
TP.HCM đã trình giấy giới thiệu để xin phép tác nghiệp. Tuy nhiên, chủ tọa nói
giấy giới thiệu này chỉ có ý nghĩa là “được tổng biên tập giới thiệu đến để
tham dự phiên tòa chứ không phải đến dự phiên tòa với tư cách nhà báo (!). Giấy
giới thiệu thì có thể cấp cho ai cũng được (!)”. Theo đó, chủ tọa cho rằng
phóng viên không được tác nghiệp tại phiên tòa nếu... không có thẻ nhà báo?!
(Thanh Lưu)
Vụ
“hai con vịt oan nghiệt”:
Cáo trạng mới không có gì mới
VKSND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vừa ra bản cáo trạng
thứ hai truy tố Trương Ngọc Quyền, Vy Hoàng Bảo Hưng, Vy Kim Long về tội cướp
tài sản.
Nhìn chung bản cáo trạng lần hai không có gì
khác so với bản trước. Trước đó, xử sơ thẩm hồi tháng 3, TAND huyện này hoãn
xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, tối 28-9-2008, Quyền
cùng Hưng, Long và Nguyễn Thanh Hà nhậu nhưng thiếu mồi nên đã lẻn vào một chòi
vịt để trộm. Người coi vịt cầm đèn pin chạy ra hô hoán nên một người cầm hòn đá
nhỏ chọi về phía người coi vịt. Quyền, Hưng, Long bị bắt, còn Hà bỏ trốn. Các
bị can đã đền cho chủ vịt hai triệu đồng, được nạn nhân bãi nại nhưng vẫn bị xử
lý hình sự. Theo công an huyện, lúc đầu họ trộm vịt, khi bị phát hiện lại ném
đá uy hiếp người chăn vịt là đã chuyển hóa thành tội cướp.
Nhiều
người cho rằng xử hình sự các bị cáo là quá nặng. (PL)
* * *
Lâm Đồng: Vì hai con vịt, ba nông dân bị 13 năm tù!
VKS không tranh luận, bản án không ghi nhận quan điểm
của các luật sư. Làm khó phóng viên.
Sáng qua (10-8-2009), TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng)
đã tuyên phạt Trương Ngọc Quyền năm năm tù, Vy Hoàng Bảo Hưng và Vy Kim Long
mỗi người bốn năm tù về tội cướp tài sản. Ngay chiều qua, hai trong số ba bị
cáo đã đến tòa nộp đơn kháng cáo kêu oan.
Hai con vịt oan nghiệt
Theo cáo trạng, tối 28-9-2008, Quyền cùng bạn bè đang
nhậu thì hết mồi. Nhớ ra nhà hàng xóm có một bầy vịt, Quyền sang xin bởi trước
đó Quyền từng được nơi này cho một con vịt què. Lần này Quyền không những bị từ
chối mà còn bị con trai của chủ vịt “mắng sốc”. Bực bội, Quyền về rủ Hưng,
Long, Hà (đã bỏ trốn) sang đánh “thằng nhỏ mà láo” cho bõ tức.
Cả bốn kéo nhau đến chòi vịt, chia thành hai nhóm đi
vào. Nghe tiếng chó sủa, người coi vịt cầm đèn pin ra rọi. Trong đêm, Hưng cầm
một hòn đá nhỏ chọi về phía người coi vịt. Người coi vịt hoảng, chạy tọt vào
chòi, đóng cửa lại cùng con trai chủ vịt ở luôn trong đó. Chờ một lúc không
thấy ai, Long bắt hai con vịt đưa cho Quyền rồi tất cả kéo về nhà làm thịt nhậu
tiếp.
Sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam Quyền,
Hưng, Long hơn ba tháng rồi cho tại ngoại. Tiếp đó, VKS huyện truy tố họ về tội
cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS (khung hình phạt cao nhất đến 10 năm
tù) dù Quyền đã bồi thường hai triệu đồng cho nạn nhân, được nạn nhân bãi nại.
Không
phải tội cướp?
Ở vụ án này, tòa từng một lần trả hồ sơ và hai lần
phải hoãn xử. Tại phiên tòa hôm qua, ba bị cáo đều khai mục đích tới chòi vịt
là để đánh con của chủ vịt cho bõ tức chứ không nhằm cướp vịt. Cạnh đó, khi
thấy có người soi đèn pin, Hưng nhặt một cục đá nhỏ dưới chân ném về phía ánh
đèn để người rọi tắt đèn chứ không phải để cướp.
Tuy nhiên, luận tội, đại diện VKS cho rằng hành vi ném
đá là nhằm làm nạn nhân tê liệt ý chí, tạo điều kiện cho các bị cáo cướp hai
con vịt. Theo VKS, bốn bị cáo tham gia là tạo nên một sức mạnh đe dọa nạn nhân.
Tranh luận, luật sư Đinh Văn Thảo (Đoàn luật sư
TP.HCM) nói một yếu tố bắt buộc của tội cướp tài sản là người phạm tội phải có
mục đích chiếm đoạt tài sản. Ở đây, cả ba bị cáo đều khẳng định không bàn bạc
gì về chuyện cướp vịt mà chỉ đến chòi vịt dằn mặt con của chủ vịt. Chính kết
luận điều tra và cáo trạng thừa nhận điều này, tức là ngay từ đầu các bị cáo đã
không có mục đích cướp tài sản. Cũng theo kết luận điều tra, sau khi thấy phía
nạn nhân bỏ chạy, các bị cáo đứng đợi gần 10 phút rồi mới lấy hai con vịt về
nhậu. Nếu nói họ cướp thì họ đã cướp ngay rồi chứ còn đứng đợi cái gì nữa!
Về mặt khoa học pháp lý, luật sư dẫn chứng Bình luận
khoa học BLHS của Chánh Tòa hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế về tội cướp tài
sản. Cụ thể, người phạm tội không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà còn
phải có mục đích cướp tài sản. Ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội
phải có trước khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc
có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ
được. Nếu một người có hành vi tấn công vì động cơ và mục đích khác, không nhằm
chiếm đoạt tài sản nhưng sau đó người bị tấn công bỏ chạy, để lại tài sản và
người có hành vi tấn công lấy tài sản đó thì không phải là tội cướp tài sản.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản trong trường hợp này là
không chính xác.
Từ
đó, luật sư khẳng định tuy các bị cáo có hành vi vi phạm gây bức xúc nhưng việc
truy cứu các bị cáo về tội cướp tài sản là không chính xác.
Một luật sư khác nói đây là một vụ án phức tạp nhưng
cơ quan điều tra lại không thu hồi tang vật (cục đá và những khúc cây), không
thực nghiệm điều tra. Hơn nữa, cơ quan tố tụng cũng không trưng cầu giám định
giá trị của hai con vịt, chỉ ước đoán “theo giá thị trường” rằng hai con vịt
trị giá “khoảng 175 ngàn đồng” mà vẫn truy tố, xét xử các bị cáo là vi phạm tố
tụng...
Kết luận suy diễn?
Những luận điểm trên của luật sư đều không được kiểm
sát viên tranh luận.
Sau
khi nghị án, tòa tuyên bố các bị cáo phạm tội cướp và phạt như trên. Theo tòa,
sau khi ném đá trúng người coi vịt, các bị cáo đã không có ý định đánh con của
chủ vịt nữa mà chuyển sang ý định cướp vịt. Riêng đối với Quyền, tòa nói “trong
đầu bị cáo luôn có mục đích là kiếm vịt mang về làm mồi nhậu”.
Trao
đổi sau phiên xử, các luật sư cho rằng tòa nhận định như vậy là suy diễn và chủ
quan. Xét xử là phải dựa vào chứng cứ chứ không thể nói “trong đầu bị cáo có ý
định kiếm vịt về nhậu”. Một luật sư bức xúc: “Chúng tôi đưa ra nhiều vấn đề cần
phải làm rõ như vậy mà kiểm sát viên chẳng hề tranh luận. Cạnh đó, trong bản án
không có một dòng nào nhắc đến quan điểm của các luật sư, cứ như sự có mặt của
chúng tôi chẳng có một chút giá trị nào”!.
Thanh Lưu (Báp Pháp luật T.p HCM) "Đội ơn Đảng Chính Phủ" hay "đội ơn bọn tư bản giãy chết" đây?
“Chắc hắn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết một số quyền căn bản
được "tạo hóa ban cho" mà dân Việt Nam chúng ta được hưởng trên thực tế,
chứ không phải trên sách vở hiện nay là do tư bản mang lại, theo đúng
nghĩa đen. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại
và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công
dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để
nhận được các khoản vay từ World Bank. Luật doanh nghiệp thống nhất với
việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân mà nhà nước
thiết lập cũng là một điều kiện khác do tư bản áp đặt. Nên cũng không có
gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập
hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957. Còn không ít
quyền căn bản khác dành cho người Việt mà chính phủ Việt Nam phải thực
thi theo các điều kiện để vay, để xin tiền của tư bản không được công
khai và được tung hô là thành tích cải cách của Việt Nam.”
(Thạc sĩ, NCS. Trần Kiên, Đại học Glasglow, Anh)
* * *
- “Nhân việc anh Trần Kiên nhắc đến quyền tự do đi lại và cư trú,
mình nhớ từng được nghe vài cô chú đứng tuổi kể một chuyện khó tin. Đó
là vào thập niên 90s, mặc dù ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã
có khách sạn, nhà nghỉ, song bạn sẽ không được phép lưu trú tại đó nếu
có hộ khẩu trong thành phố.
'Có nhà sao không ở, mà lại chui vào khách sạn, nhà nghỉ? Hẳn là có gì đó mờ ám.' là lối tư duy của các nhà quản lý thời đó. Nhãn quan quản lý của họ lúc ấy dường như chưa có bóng dáng quyền con người.
Thôi thì cái thời ấu trĩ (tới mức đó) cũng đã qua. Song, điều quan trọng mà chúng ta cần nhận rõ là những quyền tự do [còn ít ỏi] chúng ta nhận được tới thời điểm này không đến từ thiện ý của chính quyền, mà từ các cuộc mặc cả trong đó chính quyền cực chẳng đã phải chiều ý các nước phương Tây để đạt được thỏa thuận với họ (cũng nhằm kiếm tiền thôi).
Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm 'Đội ơn World Bank' [thay cho 'Ơn Đảng ơn Chính phủ'] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp tới đây là TPP”.
(Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia)
* * *
"Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt
Nam "quyền lập hội". Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự
lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cưu mang" nhau lúc khó khăn.
Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh. Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp, mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!
Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa..."
(Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ trả lời phỏng vấn tờ VietnamNet về TPP)
[Koala]
Nhìn chung trên thế giời, có 2 hình thức cấu tạo Quân đội: Buộc thanh niên lứa tuổi theo luật định phải nhập ngũ theo hình thức“Quân dịch”, theo thời gian hạn định. Kêu gọi thanh niên trong lứa tuổi được qui định nhập ngũ theo hình thức “Tình nguyện”, thời gian không hạn định – gọi là chí nguyện quân.
Quân đội xây dựng theo hình thức Quân dịch, về chất hẳn là kém hơn quân Tình nguyện – Quân dịch là tạp binh vì bịbắt buộc, tham gia ngắn hạn, không coi là nghề. Tình nguyện là tinh binh vì tự giác, tham gia dài hạn, xem là nghề (binh nghiệp).
Quân đội được trang bị vũ khí và phương tiện tối đa để tấn công, có nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ đất nước và dân tộc – đối ngoại. Cảnh sát được trang bị vũ khí và phượng tiện tối thiểu để tự vệ, có nhiệm vụ giữ trật tự trị an trong nội địa – đối nội.
Ở Việt Nam, tổ chức lực lượng vũ trang cơ bản giống các nước, chỉ khác tên gọi, chẳng hạn: Người ta gọi “quân dịch”, VN gọi “nghĩa vụ quân sự”; Người ta gọi “quân đội”, VN gọi “Quân đội Nhân dân”. Người ta gọi “Cảnh sát”, VN gọi “Công an”(vì còn để nhập cục). Điều đáng chú ý, ở các nước thể chế Dân chủ Đa nguyên chính trị, lực lượng vũ trang thuộc “sở hữu toàn dân”; ở các nước thể chế Độc nguyên chính trị (Độc tài), lực lượng vũ trang thuộc “sở hữu riêng của giới cầm quyền”.
Lực lượng vũ trang là con em của các tầng lớp nhân dân không phân biệt đạo đời, được nhân dân góp tiền nuôi dưỡng, mua vũ khí, phương tiện… trang bị cho nó để bảo vệ, trị an đất nước và dân tộc, dĩ nhiên là nó phải “trung với nước, hiếu với dân”. Những đảng hay phái chính trị chỉ là những bộ phận của dân tộc. Về pháp lý và đạo lý, không tổ chức nào được quyền biến lực lượng vũ trang thuộc sở hữu chung ấy thành của tư. Nếu tổ chức nào cố tình biến lực lượng vũ trang thuộc của chung ấy thành của riêng đều được xem là bước đầu tham nhũng quyền lực. Lý giải cho vấn đề nầy bằng lập luận logic “Cái chung hàm chứa cái riêng, cái riêng không hàm chứa cái chung” – tổ chức đảng phái chỉ là bộ phận của dân tộc. Lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ đất nước và dân tộc nghiễm nhiên có các đảng phái trong đó. Đảng phái cần chi, với động cơ gì mà đòi có sở hữu riêng lực lượng vũ trang? Trong một nước, nếu đảng phái, phe nhóm nào cũng tổ chức lượng vũ trang để bảo vệ riêng cho mình thì đó là mầm mống “loạn sứ quân”, mầm mống nội chiến, không nên chút nào?!
Về nguyên tắc, Quân đội không can thiệp việc đấu đá phe phái trong cộng đồng dân tộc. Công an xử lý và truy tố những ai, phe phái nào vi phạm Pháp Luật.
Ở Việt Nam ta, sau chiến tranh, từ khi giải tán các đảng và tổ chức chiến hữu, một mình một chợ, Đảng CSVN giành sở hữu riêng lực lượng vũ trang, từ “trung với nước” đổi thành “trung với đảng”. Trịch thượng, kiêu binh…, ngành Công an trương bảng to trước tổng hành dinh 44 Yết Kiêu Hà Nội “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”. Từ khi Đảng CSVN sở hữu lực lượng vũ trang, xuất hiện hiện tượng: Quân đội hơi lơ là trong công việc bảo vệ Tổ quốc, để Trung quốc xâm lấn biên giới, biển, đảo ; làm trái chức năng, tham gia cưỡng chế đầm của ông Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng chẳng hạn. Công an không giám sát, tham mưu cho lãnh đạo, để Trung quốc đưa lậu người và hàng ồ ạt vào VN mốt cách trái phép ; trấn áp không nương tay với dân oan, với dân biểu tình chống Trung quốc xâm lược, với lực lượng bất đồng chính kiến đấu tranh bất bạo động.Tệ hại hợn, không ít lần Công an tổ chức và sử dụng cả côn đồ cùng mình trấn áp lực lượng tay không bị coi là “Những phần tử chống đối”, “thế lực thù địch”!
Quân đội Nhân dân VN hiện nay được tổ chức theo hình thức “nghĩa vụ quân sự” với thời gian chỉ 2 năm – tạp binh chớ không phải tinh binh. Giới lãnh đạo được Đảng ưu ái, ngoài nâng cấp nâng lương, còn cho làm kinh tế riêng để kiếm thêm chút “cháu bào ngư”, chớ còn lính chỉ đảm bảo cho nó không đói – có gia đình thăm nuôi tiếp tế thêm. Họ là con em các tầng lớp nhân dân, từ nhân dân mà ra, được nhân dân góp tiền nuôi và trang bị vũ khí, phương tiện…Họ là con người có đủ trí khôn, lẽ nào trở thành kẻ vong ân bạc nghĩa đối với Nhân dân?
Công an thì khác, nhân sự được lựa chọn kỹ càng, cốt cán đa phần là dòng tộc của giới cầm quyền, được cưng như trứng mỏng, nâng cấp nâng lương vô tội vạ, lực lượng đông như kiến cỏ, sĩ quan nghều đầu, trở thành như những hung thần trên mọi nẻo đường đất nước. Mọi hành động của họ thể hiện “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”. Có lẽ do vậy, người ta xầm xì: “Công an vì Đảng quên Dân, vì Thân phục vụ”.
Dưới thể chế Dân chủ, Đa nguyên Chính trị, do Pháp Luật và Nhân dân chế ngự, đảng phái chình trị đấu tranh nghị trường, có thể có xung đột bằng miệng chớ không xung đột bằng phương tiện. Dưới thể chế độc tài ngoài xung đột miệng, không loại trừ xung đột phương tiện – nội chiến.
Nói gì thì nói, Quân đội luôn đóng vai trò quyết định, thế thường, nếu có nội chiến, diển theo 4 kịch bản:
- Nếu Quân đội đứng về Giới đương quyền thì thể chế ấy được giữ vững.
- Nếu Quân đội đứng về phía đối lập chống lại Giới đương quyền thì thể chế nầy phải thay đổi.
- Nếu Quân đội ngã cả hai bên thì bất hạnh – sẽ có mùi tanh của máu và mùi thước súng.
- Nếu Quân đội xác định rõ trách nhiệm của mình là “đối ngoại”, không can dự “đối nội”, làm ngơ như các nước Cộng sản Đông Âu vào giữa thập kỷ 1980-1990 thì tuyệt vời, Quân đội vẫn đường hoàng trong phục trang, cùng toàn thể đón nhận thể chế Dân chủ Đa nguyên về mọi mặt.
Vụ Tiên Lãng, anh em Đoàn văn Vươn tự vệ giữ của, gây thương tích cho bộ đội biên phòng. Thế mà trước tòa án, những bộ đội bị thương miễn tố cho anh em Đoàn văn Vươn là ý gì nếu không phải thấy mình tham gia cưỡng chế là sai chức trách?
Mang tên “Quân đội Nhân dân”, từ nhân dân mà ra, được nhân dân nuôi dưỡng. Quân đội Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. Đến một giới hạn nào đó quá sức chịu đựng, họ sẽ ra tay khử những ai xâm phạm “vùng cấm” của mình đảm trách cho trọn nghĩa vẹn tình với nước với dân, phần thắng chắc chắn thuộc về họ?
Tôi không phải chuyên gia quân sự, viết ra những điều nầy theo cảm nhận, cảm hứng. Tất nhiên là nó đúng với tôi, còn với mọi người thì xin thỉnh giáo.
10/09/2013
T.T
Qua đó cho thấy, tư duy của Ông Lý đối với đất nước non trẻ Singapore là
xây dựng một thể chế chính trị, làm sao để biến Singapore là một trung
tâm kinh tế tài chính hàng đầu Đông Á, làm sao bắt kịp và thay thế
Hongkong. Nhiệm vụ đó Ông đã hoàn thành trong 31 năm - từ 1959 đến 1990.
Đến năm 1990 Ông thoái vị và trao nhiệm vụ mới cho thế hệ kế thừa là,
biến Singapore thành một trung tâm khoa học kỹ thuật và sáng tạo ở Đông
Á.
Cho đến nay, tuy là một đất nước nhỏ bé có diện tích chỉ bằng 1/3 Sài Gòn. Mộng ước của Ông biến Singapore trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông đã vượt tầm. Và trường National Singapore University đã đứng vào top 30 thế giới - cụ thể là xếp hạng thứ 22 năm 2013 này. Một thứ hạng đang sánh vai với các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, v.v.. như Cornell University một trong những IVy League của Hoa Kỳ, và như London School of Economics and Political Science, ngôi trường chuyên đào tạo ra những lãnh tụ hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh, nơi mà ông đã từng theo học.
Trong khi đó, Việt Nam đang chiến lược dân vận vĩ đại thời kỳ mới của đảng cầm quyền là, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến 99% các sinh viên đại học có học chương trình nghị quyết của đảng cầm quyền vào năm 2016, cho sự nghiệp giáo dục của đảng cầm quyền, để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, thì chưa có trường đại học nào ở Việt Nam nằm trong top 400!
Tất cả những điều trên cho thấy, với một kiến thức luật sư bài bản từ Luân Đôn, và kiến thức kinh tế đang học dang dở nửa chừng cũng tại Luân Đôn, Ông Lý đã biết sử dụng nước mắt chính khách để khai sinh vùng đất mà trước đó Stamford Raffles đã tìm ra, và biến nó thành nơi giao lưu buôn bán Đông Tây sầm uất vào năm 1819.
Cũng thì nước mắt chính trị gia, nhưng nước mắt của ai đó, trong cải cách ruộng đất năm 1957 dùng để lừa gạt dân tộc mình, làm thân tay sai ngoại bang vì tiền đồ chính trị cho riêng mình. Nhưng nước mắt của Lý Quang Diệu thì khác, nó qua mặt một chính phủ lớn mạnh hơn Singapore gấp hàng trăm lần, để mang lại cho người dân Singapore tự lực, tự cường và có thu nhập đầu người đang đứng hàng đầu thế giới - 50.323USD/đầu người vào 2012.
Một câu nói đáng ghi vào sử sách của Ông Lý trong bộ phim này mà tôi nhớ mãi là: "Bạn đừng nên làm chính trị nếu bạn có ý định tham nhũng". Ông đã quy định tất cả thành viên nội các Singapore mang trang phục trắng khi tham chính, để chứng tỏ sự trong sạch bằng hành động. Một vấn đề mà nước Việt hôm nay đang có thể lao vào vực thẳm, nhưng không thể giải quyết được. Điều mà Ông Lý đã làm được trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, và tạo ra một đất nước, mà nơi ấy là quê hương thứ hai của ông trở thành nơi mà, mọi người dân sống và làm việc trong một không khí chính trị trong sạch vào bậc nhất toàn cầu.
4. Món hời
Mít Đặc khoe với Biết Tuốt:
- Tớ mới mua được một đồng tiền cổ từ thời trước công nguyên có giá trị 100$ từ một người gặp ở ngoài đường. Người này nói là đang cần tiền nên gạ nhượng lại cho tớ với giá 50$, và sau một hồi mặc cả, tớ mua được nó với giá 30$ thôi.
- Làm sao mà cậu biết là nó là đồng tiền từ thời trước công nguyên ?
- Thì trên mặt đồng tiền có in năm sản xuất là 125 TCN mà.
- Thế thì là đồng tiền giả rồi!
Mít Đặc ngớ ra, không hiểu tại sau Biết Tuốt lại nghĩ đó là đồng tiền giả. Vì sao vậy ?
5. Chuyện cao bồi
Biết Tuốt đọc truyện:
- … Hai chàng cao bồi tài giỏi John và Bob đi đấu súng. Cả hai đều bắn trúng tim đối thủ của mình …
Mít đặc nghe thấy thế chen vào:
- Hai chàng John và Bob chỉ vì ngông cuồng mà chết nhỉ
Biết tuốt phản đối:
- Hai chàng đó có chết đâu!
Vì sao vậy ?
6. Giải A
Mít Đặc được tham gia vào vào một trò chơi có thưởng. Trò chơi này gồm có 3 giải thưởng: giải C là một cái bút chì, giải B là một quyển truyện “Mít Đặc và Biết Tuốt”, còn giải A là một cái máy tính bảng loại xịn nhất.
Nguyên tắc của cuộc chơi như sau: Người chơi chỉ được nói 1 câu. Nếu đó là câu nói sai thì nhận được giải C. Nếu đó là câu nói đúng thì người dẫn chương trình được phép cho người chơi giải B hoặc giải A.
Mít Đặc thích máy tính bảng hơn là quyển truyện, nhưng không biết làm thế nào để cho chắc chắn nhận được giải A. Biết Tuốt mới gợi ý “nói thế này này …”.
Nói thế nào để chắc được giải A ?
7. Chia bánh trung thu
Mít Đặc và Biết Tuốt được tặng chung nhau một cái bánh pizza trung thu hình tròn như mặt trăng ngày rằm. Mít Đặc lấy dao cắt bánh theo hai đường vuông góc với nhau thành 4 mảnh, nhưng hai đường đó nằm lệch chứ không đi qua tâm bánh pizza. Mít Đặc đề nghị với Biết Tuốt:
- Tớ lấy hai phần, phần to nhất và phần nhỏ nhất (phần chứa tâm hình tròn pizza và phần đối nghịch với nó), còn cậu lấy hai phần còn lại nhé, thế là đều nhau.
- Không, chia như thế không đều – Biết Tuốt phản đối – mà là phần của cậu sẽ nhiều hơn của tớ mất.
Thế rồi Biết Tuốt đề nghị một cách chia khác như sau: Biết Tuốt lấy dao cắt thêm 2 đường thẳng trên bánh, đi qua giao điểm của hai đường lúc nãy, và tạo thành các góc 45 độ với hai đường đó. Bánh bây giờ được chia thành 8 phần A, B, C, D, E, F, G, H, đánh số thứ tự theo vòng quay kim đồng hồ, kể từ phần A là phần to nhất (phần chứ tâm điểm của pizza). Biết Tuốt bảo với Mít Đặc:
- Bây giờ cho cậu chọn, hoặc là lấy các phần A, C, E, G, hoặc là lấy các phần còn lại B, D, F, H.
Mít Đặc nhìn loay hoay một lúc để đoán xem các phần nào nhiều hơn, nhưng hoa mắt và vẫn không biết nên chọn thế nào, nên cuối cùng chọn A, C, E, G, vì đoán là 4 phần đó nhiều hơn 4 phần còn lại.
Mít Đặc đoán có đúng không ? Nên chọn thế nào ?
8. Cân thế nào ?
Lần này, đến lượt Mít Đặc đọc được trong một quyển sách một câu đố hóc búa để đố Biết Tuốt. Câu đố như sau:
Có 12 đồng tiền vàng trông giống hệt nhau, đẹp như trăng rằm, trong đó có 11 đồng là thật và 1 đồng là giả. Biết rằng đồng giả có khối lượng khác các đồng thật, nhưng chưa biết là nó nhẹ hơn hay nặng hơn các đồng thật. Bây giờ có một cái cân (loại cân cổ điển có hai bên cân), hãy tìm cách chỉ cân 3 lần thôi, mà tìm ra được đồng tiền giả, đồng thời xác định được xem nó nặng hơn hay nhẹ hơn đồng tiền thật.
Bài toán đố đó làm Biết Tuốt phải suy nghĩ toát mồ hôi một lúc lâu, nhưng rồi cũng giải ra.
Bạn thử nghĩ xem lời giải của Biết Tuốt như thế nào ? Lần đầu tiên cân mấy đồng tiền mỗi bên ? Lần thứ hai cân mấy đồng tiền mỗi bên ? Và lần thứ ba cân mấy đồng tiền mỗi bên ?
(Thạc sĩ, NCS. Trần Kiên, Đại học Glasglow, Anh)
'Có nhà sao không ở, mà lại chui vào khách sạn, nhà nghỉ? Hẳn là có gì đó mờ ám.' là lối tư duy của các nhà quản lý thời đó. Nhãn quan quản lý của họ lúc ấy dường như chưa có bóng dáng quyền con người.
Thôi thì cái thời ấu trĩ (tới mức đó) cũng đã qua. Song, điều quan trọng mà chúng ta cần nhận rõ là những quyền tự do [còn ít ỏi] chúng ta nhận được tới thời điểm này không đến từ thiện ý của chính quyền, mà từ các cuộc mặc cả trong đó chính quyền cực chẳng đã phải chiều ý các nước phương Tây để đạt được thỏa thuận với họ (cũng nhằm kiếm tiền thôi).
Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm 'Đội ơn World Bank' [thay cho 'Ơn Đảng ơn Chính phủ'] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp tới đây là TPP”.
(Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia)
Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh. Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp, mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!
Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa..."
(Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ trả lời phỏng vấn tờ VietnamNet về TPP)
[Koala]
Trích đoạn bài "Chia tay ý thức hệ" của ông Hà Sĩ Phu viết cách đây gần 20 năm
HỎI: Nhận định gì về tính Tiền phong và Dự đoán Mác xít?
ĐÁP: Tính khoa học, tính tiền phong và khả năng dự đoánlà một bộ ba liên hoàn. Nếu có tính khoa học thật sự, ắt có tính tiền phong và khả năng dự đoán. Ngược lại nếu Dự đoán luôn luôn sai hay chủ yếu là sai thì bản chất khó lòng là tiền phong và khoa học được. Một khi chủ nghĩa Mác-Lê đã tự xác định mình là "Chủ nghĩa Xã hội khoa học" thì việc tự xưng là Đảng Tiền phong và tiến hành Dự đoán như đinh đóng cột cũng là hợp với tư duy lôgic và phép biện chứng tự nhiên. Nhưng ngược lại, nếu dự đoán như đinh đóng cột ấy đổ thì đương nhiên không ai dám nhận mình là khoa học và tiền phong nữa, vì đó cũng là lôgic tự nhiên và là sự tự trọng tối thiểu. Người Cộng sản rất tài giỏi trong thực tế tranh đấu trong đó có sự ứng dụng khoa học thật sự, do đó dự đoán chiến thuật thường là đúng, nếu không thì sao thắng được. Nhưng dự đoán chiến lược, lại là một vấn đề khác hẳn.
Dự đoán Mác xít có tính chiến lược bao trùm nhất, kết tinh của tư duy Cộng sản toàn thế giới là tuyên bố của 81 đảng Cộng sản về nội dung thời đại: "Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10 vĩ đại; là sự sụp đổ của chủ nghĩa Đế quốc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa; là sự xuất hiện ngày càng nhiều dân tộc tiến lên con đường XHCN. Giai cấp Công nhân quốc tế, mà đại diện là Đảng Mácxít Lêninít chân chính, đang đứng ở vị trí trung tâm của Thời đại mới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa Xã hội". Đảng Cộng sản Việt nam còn đi xa hơn không phải dự đoán nữa mà đã nhìn thấy "ba dòng thác" : dòng thác tan rã của chủ nghĩa Tư bản, dòng thác sinh sôi của chủ nghĩa Xã hội và dòng thác của thế giới thứ ba. Đối chiếu với thực tế ngày nay liệu còn gì để bình luận?
Hãy chú ý rằng đây là trí tuệ tập trung của cả thế giới Cộng sản, trí tuệ ở vào lúc khá nhất của phong trào Cộng sản (khá nhất vì trong đó tính giai cấp kiêu ngạo cực đoan phi thực tế đã được điều chỉnh đi rất nhiều), khá đến mức bị người Cộng sản khác lên án là "xét lại" mà còn sai đến mức lộn ngược như thế thì hệ thống lý thuyết ấy ở dạng chân chính còn khủng khiếp biết chừng nào? Vậy mà đến hôm nay, trí thức gọi là tiên tiến nhất của thế giới tư duy Cộng sản vẫn chưa nhìn ra được cái sai từ nơi gốc rễ, vẫn cứ xưng là "Khoa học", là "Tiền phong" thì đủ biết khả năng "ngu hóa" của lý thuyết ấy đã đến độ tuyệt hảo vậy. Có người không đồng ý với tôi, lại bảo người ta chẳng dốt đâu, người ta biết cả đấy!
Nếu vậy thì còn kinh khủng hơn. Đẩy được trí tuệ ra khỏi đầu người vốn thông minh đã là điều tài tình, thì việc đẩy được lương tâm và danh dự ra khỏi trái tim vốn đầy tính lương thiện và lý tưởng quả là một siêu ma lực đáng để loài người muôn đời nghiền ngẫm. Kẻ làm chính trị mà dùng được "ngu lực" hay ma lực này thì lo gì không vô địch ? Và người vô địch không bao giờ ngu dốt, trái lại, tinh khôn tuyệt vời. Thông minh và ngu dốt luôn song song trong mỗi con người, bởi lượng trí khôn mà Tạo Hóa ban cho mỗi con người bình thường gần là một hằng số như nhau (Trừ người bất thường thì không kể. Chỉ số thông minh cũng chỉ là một mặt của trí khôn thôi). Dùng hết tinh khôn cho việc này thì ngu dốt trong việc khác. Vô địch trong điều kiện này đại bại trong điều kiện khác. Thoạt nhìn thì Chân lý mang tính "cù nhầy".
Nhưng nếu lấy sự tiến hóa và hạnh phúc chung của cả nhân quần làm chuẩn thì chân lý có tiêu chuẩn xác định không thể lộn ngược. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc, Đảng Lao động Việt nam gồm người yêu nước nhất, dám hy sinh, biết tổ chức và có sách lược nên có vai trò tiền phong thật sự. Nhưng bước vào giai đoạn "cách mạng" tức cuộc đấu tranh giai cấp nhằm mục đích tối hậu là xây dựng chủ nghĩa Cộng sản thì tình hình dần dần xoay ngược trở lại. Dựa trên một lý thuyết phi khoa học thì chủ trương và hành động sẽ chống quy luật, sẽ bị thực tế phủ định. Bản chất lạc hậu, không tiền phong, nhưng muốn giành vị trí tiền phong thì quy trình giành lấy tiền phong phải diễn ra theo 4 bước tuần tự:
Bước 1: Thấy cái tiền phong thật ngược với mình, nên coi là phản động.
Bước 2: Không chống được, đành buông lỏng, để cái tiền phong thật tồn tại không chính thức.
Bước 3: Thấy cái tiền phong thật hữu hiệu, hợp lý nên phải làm theo.
Bước 4: Tuyên bố cái tiền phong thật ấy là do mình khởi xướng.
Trong thực tiễn Cách mạng Việt nam, từ việc to việc nhỏ đều có thể dẫn ra vô số sự kiện đã diễn ra theo kiểu ấy, tức là lếch thếch chạy theo thực tiễn để đoạt lấy tiền phong, từ chủ trương khoán sản, thị trường tư nhân, tự do luyến ái, y phục thời trang, quan hệ với người nước ngoài, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, nhân quyền, pháp trị, xã hội công dân, tự do lập hội, trí tuệ là động lực..., rồi chẳng bao lâu nữa sẽ là thứ mà ngày hôm nay đang coi là phản động, như: từ bỏ Chuyên chính Vô sản, Dân chủ đa nguyên, tự do báo chí, tự do truyền bá tư tưởng, thông tin Internet, tự do xuất bản, hủy hệ thống trường Đảng, nhìn nhận lại bản chất tư tưởng Mác-Lê, nhìn nhận lại vấn đề tư tưởng Hồ chí Minh và lăng Hồ chủ tịch, Đảng đối lập, Tổng thống chế, tự do vận động tranh cử vân vân... (xin nhắc lại: nhiều vấn đề ấy đang bị coi là cấm kỵ, nhưng xin chưa thảo luận ở đây).
Ngay bài viết của tôi cũng như của nhiều trí thức tiến bộ, hôm nay còn bị thông báo nội bộ coi là phản động thì rồi đây chắc chắn sẽ được coi là quan điểm của Đảng. Nếu rồi đây Đảng cũng nghĩ như thế thật thì rất đáng mừng, vì điều quan trọng đối với xã hội không phải ở chỗ quan điểm ấy là của ai, mà ở chỗ quan điểm tiến bộ ấy được thực hiện như thế nào, do thực tâm muốn đổi mới vì đất nước hay vì buộc phải thích nghi để duy trì được quyền lợi của tập đoàn. Và từ đó sẽ phát sinh hệ quả rất khác nhau. Trong phần sẽ trình bày sau, có đề cập đến một số Dự đoán mang tính hiện thực vàTiền phong bởi nó dựa trên tư duy khoa học thực sự.
Nguồn: Chia tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu (1995)
Suy ngẫm về chủ nghĩa xã hội và con đường cải cách thế chế ở Việt Nam
Trần Văn Tùng
Việc gắn
chủ nghĩa xã hội (CNXH) và thị trường lại với nhau đã trải qua một thời
kỳ dài. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam và việc nghiên cứu lịch sử
thực tế của hai nước này có thể giúp cho việc nghiên cứu quan hệ giữa
hai khái niệm CNXH và thị trường. Nội dung của bài viết này là làm rõ
một số khái niệm và sau đó đưa ra các khuyến nghị cải cách thể chế tại
Việt Nam.
1. Bàn luận thêm về CNXH
Khái
niệm về thị trường có sự đồng thuận cao đã được các nhà kinh tế học như
Ricardo, Mill Walras trình bày trước đây. Thị trường được hiểu là cơ
chế phục vụ cho sự điều phối các hoạt động của con người, sự tổ chức
tích hợp của xã hội. Thị trường không phải là cơ chế điều tiết duy nhất,
mà còn có các cơ chế điều tiết khác mà mọi người từng hiểu là cơ chế
quan liêu mệnh lệnh của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt được
vận dụng tại Việt Nam trước đây. Điều tiết quan liêu và thị trường khác
nhau về các khía cạnh như tập trung hay phân tán, bản chất các quá trình
thông tin, cơ chế khuyến khích. Điều tiết thị trường và điều tiết quan
liêu chỉ là hai trong số nhiều loại điều tiết do lịch sử tạo ra, tuy
nhiên chúng có vai trò đặc biệt quan trọng. Cải cách kinh tế tại Trung
Quốc và Việt Nam, bên cạnh những thay đổi khác đã mang lại sự chuyển đổi
xa rời ưu thế của điều tiết quan liêu sang ưu thế điều tiết thị trường.
Muốn hiểu bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN thì cần phải
bàn luận thêm về khái niệm CNXH, bởi vì nó là một khái niệm cho tới nay
theo tôi vẫn không rõ ràng.
Có
nhiều cách giải nghĩa về CNXH, nếu xem xét một cách có hệ thống, chúng
ta sẽ thấy có sự khác biệt, thậm chí là đối lập nhau về các cách giải
nghĩa một khái niệm. Có thể còn nhiều cách giải nghĩa khác nhau, nhưng
có thể mô tả chúng bằng cách kết hợp, chọn lọc các đặc điểm chính và
phân loại ra năm cách giải nghĩa.
1.1. Quan niệm chủ nghĩa xã hội của Marx
Ông
không phải là người đầu tiên sử dụng cụm từ CNXH. Trước ông, đã có
Saint-Simon, Owen, Fourier sử dụng cụm từ này, nhưng rất tiếc trong các
sách giáo khoa của các nước có đảng cộng sản lãnh đạo luôn cho rằng các
nhà tiền bối đó là những nhà XHCN không tưởng, đối lập với khái niệm
CNXH khoa học được cho là của Marx.
Marx đã mở
ra một chương mới trong lịch sử tư tưởng XHCN, và học thuyết của ông đã
có ảnh hưởng suốt một thời kỳ dài, đến ngày nay vẫn còn có những ảnh
hưởng đến tư duy và hành động chính trị tại một số nước. Thực chất là
Marx đã cố gắng mô tả hệ thống XHCN trong tương lai theo cách tiếp cận
phủ định, ngược lại với đặc điểm của chủ nghĩa tư bản mà ông căm ghét.
Hệ thống XHCN của Marx được xây dựng dựa vào các trụ cột sau:
- Cơ cấu chính trị:
Marx đã không vạch ra một kế hoạch hay phương hướng rõ ràng về chế độ
chính trị của CNXH là như thế nào. Nhưng ta có thể tìm thấy các ý tường
của ông. Không nghi ngờ gì, Marx không coi trọng nền dân chủ tư sản, coi
chúng là tư tưởng chính trị rỗng tuếch. Ông lên tiếng bảo vệ chính
quyền vô sản, và tin chính quyền đó dẫn tới hệ thống cộng sản chủ nghĩa
đã phát triển hoàn toàn. Marx ảo tưởng, cho rằng khi đó mọi nhu cầu được
thoả mãn, nhà nước bắt đầu teo lại và cuối cùng sẽ biến mất và chỉ còn
bộ máy tự quản cộng đồng. Rõ ràng là Marx không khuyến khích thiết lập
một nhà nước tàn bạo, áp bức toàn trị kiểu Leninist – Stalinist –
Maoist. Nhưng, có thể nói rằng ông đã coi nền chuyên chính là tương hợp
với những hình dung riêng của ông. Ít nhất là trong thời kỳ quá độ, với
độ dài không xác định để dẫn tới chủ nghĩa cộng sản.
- Sở hữu:
Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tư bản sản xuất thuộc sở hữu của các
nhà tư bản, họ điều khiển, kiểm soát việc sử dụng tư bản của họ. Giai
cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản, không phải vì họ tàn bạo mà bởi họ
là chủ sở hữu hợp pháp tư bản. Theo Marx, phải thay đổi thế giới, đã đến
lúc “đi tước đoạt những kẻ đi tước đoạt”. Từ cách tư duy đó có thể suy
ra rằng Marx và Engels trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848)
đã lên tiếng ủng hộ chế độ công hữu. Giai cấp vô sản sẽ sử dụng quyền
lực chính trị, từng bước chiếm đoạt tất cả tư bản của giai cấp tư sản,
để tập trung mọi công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là vào trong
giai cấp vô sản (chương II, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản). Trong
khi đó, Marx không nêu rõ, con đường nào dẫn đến việc tất cả các tư liệu
sản xuất tập trung hoàn toàn vào tay nhà nước và cũng không nêu ra
thiết chế của chế độ công hữu.
- Cơ cấu điều tiết: Marx đã dành ra ba cuốn trong bộ Tư bản luận
để nghiên cứu kinh tế thị trường. Quan tâm của ông là xem xét thị
trường hoạt động như thế nào. Các nhận xét, tổng hợp của Marx đối lập
gay gắt với các quan điểm của Adam Smith (điều tiết nhờ bàn tay vô
hình). Marx cho rằng kinh tế thị trường dẫn tới trạng thái vô chính phủ,
lãng phí. Có vẻ như những kết luận của ông dựa vào trực cảm, bột phát.
Các
tư tưởng của ông liên quan đến CNXH hệt như những hình dung của ông về
chế độ chính trị của CNXH, dựa vào cách tiếp cận phủ định. Cơ chế điều
tiết của CNXH không có gì khác ngoài ngược lại với cơ chế điều tiết thị
trường của chủ nghĩa tư bản.
- Hệ tư tưởng:
Marx là một trong những nhà khoa học xã hội đầu tiên nhận rõ vai trò
của hệ tư tưởng. Có lẽ Marx sẽ bối rối, nếu như ông nhìn thấy các nhóm
quyền lực chính trị đã làm những gì sau hơn 100 năm dưới ngọn cờ chủ
nghĩa Marx.
1.2. Quan niệm của Léon Walras về CNXH
Cách
giải thích này được phát triển trong môi trường của thế giới hàn lâm.
Người đi tiên phong dựng lên lối tư duy lý thuyết XHCN đầu tiên là nhà
kinh tế học người Italia, Enrico Barone, học trò của Pareto. Tiếp theo
sau đó là Léon Walras, Oskar Lange.
Mô
hình lý thuyết của Lange nhà kinh tế học Ba Lan ăn khớp chặt chẽ với
khuôn khổ lý thuyết của nhà kinh tế học Walras. Trong mô hình của Lange,
CNXH có nghĩa là công hữu và đây là điều kiện cần và đủ cho một hệ
thống nào đó được gọi là CNXH. Lange không làm rõ bên trong toàn thể các
quyền sở hữu và vị trí chính xác của công hữu là gì. Liệu công hữu
chiếm toàn bộ hay một phần của nền kinh tế? Có thể hiểu khu vực công hữu
thoát ly hoàn toàn khỏi các phần khác của nền kinh tế. Như vậy thì chủ
nghĩa xã hội thị trường của Lange là một nền kinh tế dựa trên công hữu
và do thị trường điều tiết. Theo ông hai hình thái kết hợp này là phù
hợp với nhau.
Cách giải thích của Lange đã làm
bùng nổ các cuộc tranh luận sôi nổi. Đầu tiên, Hayek (1935) đã bác bỏ
quan điểm của Lange. Lập luận của Hayek là không thể thu thập, lưu trữ
và sử dụng khối lượng thông tin kiến thức khổng lồ trong một trung tâm
duy nhất. Không thể thiếu các khuyến khích phân tán để thúc đẩy việc sử
dụng và tích tụ thông tin kiến thức. Thị trường và sở hữu tư nhân tạo ra
sự khuyến khích này và kết hợp các khuyến khích và tích tụ thông tin
một cách tự động. Làn sóng tấn công thứ hai, nổ ra có liên quan tới cải
cách của các nền kinh tế Xô Viết và Đông Âu. Lập luận của Hayek về các
khuyến khích thông tin được ủng hộ bằng kinh nghiệm. Rất ít khả năng để
tạo ra một cách khuyến khích thành công nhằm tối đa hoá lợi nhuận hoặc
tối thiểu hoá chi phí trong các doanh nghiệp nhà nước bị ràng buộc ngân
sách. Thực ra là không thể gắn một cấu trúc quyền sở hữu được chọn một
cách tuỳ tiện với một cơ chế điều tiết cũng được chọn một cách tuỳ tiện.
Một
lập luận khác liên quan đến lĩnh vực chính trị và hệ tư tưởng là sự
hoạt động của thị trường theo Lange sẽ là không có vướng mắc nếu có bầu
không khí thân thiện với thị trường. Lập luận đã không có chỗ đứng vững
chắc ở những nước mà chính trị gia chỉ huy đất nước không đội trời chung
với chế độ phân quyền thì thị trường không thể là cơ chế điều tiết tốt
cho nền kinh tế hoạt động. Sau khi các nước XHCN sụp đổ, ở một vài nơi
đã xuất hiện tư tưởng XHCN thị trường, cùng với việc hình dung tạo lập
ra con đường thứ ba khác, thế nhưng ý tưởng đó đã bị thực tiễn bác bỏ.
Các nước Đông Âu đi theo thể chế kinh tế thị trường tự do.
1.3. Quan niệm của Lênin về CNXH
Trong
thời gian chiến tranh thế giới lần thứ I, với sự lãnh đạo của Lênin, đã
hình thành nên đảng cộng sản. Quyền lực của đảng cộng sản được củng cố,
đây là giai đoạn mà Kornai (2007) gọi là CNXH cổ điển, với sự cai trị
tiếp theo của Stalin. Sau khi đã hoàn thành giai đoạn cách mạng, giành
chính quyền, nhà nước Xô Viết đã quốc hữu hoá và tập thể hoá mọi cơ sở
hoạt động sản xuất tư nhân hình thành từ thời Sa Hoàng. Có thể tóm tắt
các đặc điểm chính về quan điểm CNXH của Lênin như sau:
- Cơ cấu chính trị:
Bác bỏ nền dân chủ, thực hiện chế độ chuyên chế của giai cấp vô sản.
Đây là chế độ, mà đảng cộng sản có quyền chính trị hoàn toàn, loại bỏ
các lực lượng chính trị ganh đua, trấn áp các lực lượng chính trị đối
lập khác.
- Sở hữu: Tất cả các tư liệu
sản xuất thuộc về công hữu. Việc tịch thu tài sản tư nhân, quốc hữu hoá
và tập thể hoá trở thành yếu tố then chốt của cương lĩnh cách mạng trước
và sau khi giành được chính quyền. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn sống
sót, nhưng hầu như vai trò của nó là không đáng kể. Lập trường của chủ
nghĩa Lênin đối lập gay gắt với sở hữu tư nhân, ông cho rằng sản xuất
hàng hoá nhỏ và với quy mô hàng loạt sinh ra chủ nghĩa tư bản.
- Điều tiết:
Chỉ huy tập trung thay thế ưu thế thị trường. Hình thức điều tiết được
gọi là kế hoạch hoá tập trung với các đặc điểm quan liêu, kiểm soát tập
trung và mệnh lệnh.
- Hệ tư tưởng: Coi
chủ nghĩa Marx, sau này là chủ nghĩa Marx-Lênin là bất khả xâm phạm,
linh thiêng. Dù rằng không chiếm vị trí độc tôn trong tư duy của mọi
người, nhưng nó chiếm vị trí độc quyền trong giáo dục, trong xuất bản
phẩm hợp pháp, trong các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
Hệ tư tưởng chính thống này bác bỏ mọi hệ tư tưởng thân thiện với chủ
nghĩa tư bản, với sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường. Hệ thống này là
hệ thống duy nhất, được các nước XHCN, có đảng cộng sản lãnh đạo gọi là
CNXH.
1.4. Quan niệm xã hội dân chủ về CNXH
Phong
trào dân chủ xã hội đã có quá trình phát triển khá dài, nhưng nhiều học
giả thường chú ý tới các trào lưu xuất hiện trong thập niên 1980. Các
mô hình xã hội dân chủ được chú ý nhiều nhất là Thuỵ Điển, các nước Bắc
Âu, sau đó là Tây Đức và một số quốc gia Tây Âu khác. Dầu phong trào này
có nắm quyền lãnh đạo hay thất bại trong các cuộc bầu cử, họ vẫn tuân
theo các nguyên tắc.
- Cơ cấu chính trị:
Chấp nhận nền dân chủ đại nghị. Khác với các đảng cộng sản muốn giành
chính quyền bằng bạo lực thì các nhà dân chủ xã hội muốn thực hiện CNXH
theo cách riêng của họ, khi mà đa số nhân dân ủng hộ cương lĩnh của họ
và bỏ phiếu ủng hộ cho đảng của họ. Đảng dân chủ xã hội sẵn sàng từ bỏ
quyền lực của họ, nếu kết quả bầu cử cho thấy họ mất đi sự ủng hộ của đa
số nhân dân và họ kiên trì chờ cơ hội khác. Sự chia rẽ giữa những người
Leninist và những người dân chủ xã hội bắt đầu bằng cuộc tranh luận nảy
lửa xoay quanh các vấn đề chế độ chuyên chế, cạnh tranh chính trị, vai
trò của quốc hội và bầu cử. Cho đến tận ngày nay, đây là các tiêu chuẩn
để phân biệt khái niệm về CNXH theo cách giải thích thứ ba và thứ tư.
- Sở hữu:
Từ chối sở hữu tư nhân, các nhà dân chủ xã hội theo lối cũ bác bỏ việc
tịch thu tài sản tư nhân. Nhưng, thực tế nhiều quốc gia sau khi quốc hữu
hoá tài sản tư nhân, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Trước
thực tế đó, các nhà dân chủ xã hội đã từ bỏ các kế hoạch quốc hữu hoá và
chấp nhận sở hữu tư nhân. Lĩnh vực được tiếp tục duy trì sở hữu công là
y tế, giáo dục.
- Điều tiết: Các nhà dân
chủ xã hội không do dự khi chấp nhận thị trường là cơ chế điều tiết
chính các hoạt động kinh tế, nhưng không tin hoàn toàn vào thị trường tự
do nếu không có sự can thiệp nào khác. Ngược lại họ dùng quyền lực nhà
nước cho việc tái phân phối thu nhập. Thành quả vĩ đại thể hiện qua thuế
luỹ tiến, giáo dục và dịch vụ y tế không mất tiền, hệ thống hưu bổng
rộng khắp, bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ cho người nghèo được chính phủ
quan tâm. Quy mô của nhà nước phúc lợi đã làm cho tình hình ngân sách
trở nên khó khăn nhưng các nhà dân chủ xã hội cố gắng duy trì, bởi vì
đây là cam kết của họ trong cuộc đấu tranh chính trị sau khi thắng trong
cuộc bầu cử.
Các nhà dân chủ xã hội không muốn
tạo ra một hệ thống XHCN mới, khác với chủ nghĩa tư bản, mà họ cố cải
tạo hệ thống tư bản chủ nghĩa đang tồn tại. Nói khác đi là muốn biến hệ
thống tư bản chủ nghĩa theo sát với lý tưởng chính trị và đạo đức của
họ. Đồng thời tìm mọi cách khắc phục những khó khăn đang ngày càng trở
nên trầm trọng hơn mà nhà nước phúc lợi phải gánh vác như tình trạng
nghèo đói, áp lực cạnh tranh toàn cầu, thay đổi nhân khẩu học.
- Hệ tư tưởng:
Các lý tưởng và giá trị của mục tiêu dân chủ xã hội gắn liền với nhà
nước phúc lợi và quá trình chính trị dân chủ. Hơn 100 năm trước đây đã
diễn ra một cuộc tranh luận giữa hai nhà sáng lập của nước Nga và nước
Đức, một bên là Lênin, một bên là Karl Kautsky, khi cả hai bên đều dẫn
chứng các quan điểm của Marx để bảo vệ các quan điểm của riêng mình.
Thời gian trôi đi, các nhà dân chủ xã hội ngày càng xa rời Marx hơn và
sau chiến tranh thế giới lần thứ II, họ xa rời ý thức hệ của Marx mà
trước đây họ trung thành. Các nhà dân chủ xã hội tại hội nghị ở Bad
Godesberg (Cộng hoà Liên bang Đức) năm 1959 đã khởi xướng trào lưu mới
của họ, công khai từ bỏ chủ nghĩa Marx và loại bỏ biện pháp quốc hữu hoá
khỏi cương lĩnh của mình.
1.5. Quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam về CNXH
Nếu như đem so sánh các quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam về CNXH ta thấy không giống với bốn quan điểm đã giải thích ở trên.
So
sánh với cách lý giải thứ nhất, thì Marx luôn lên tiếng phản đối sở hữu
tư nhân, biểu lộ sự hoài nghi đối với thị trường. Ngược lại ở Trung
Quốc và Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển nhanh, đóng góp
tỷ lệ xứng đáng cho GDP, trong khi tỷ lệ của khu vực kinh tế nhà nước
đang có xu hướng giảm. Thể chế kinh tế thị trường cũng được áp dụng tại
hai nước này mặc dầu vẫn còn sự can thiệp của nhà nước. Nếu soi vào các
quan điểm của Marx thì Trung Quốc và Việt Nam không còn là chế độ XHCN
nữa.
Với cách lý giải thứ hai, Trung Quốc và
Việt Nam cũng không thể xem là có các đặc điểm CNXH của Lange. Trong các
quan điểm của Lange, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu công và Lange đã
nỗ lực chứng minh rằng thị trường có khả năng điều tiết mà không cần
phải có sở hữu tư nhân. Thực sự thì tại Trung Quốc và Việt Nam ngày nay,
thị trường đóng vai trò điều tiết chính. Trạng thái hiện thời ở hai
nước này không có quan hệ gì với mong ước của trường phái CNXH thị
trường phác hoạ.
Liên quan tới cách giải thích
thứ ba ta thấy Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì một đặc điểm quan
trọng của CNXH theo quan niệm của Lênin. Cơ cấu chính trị không thay
đổi, đảng cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo. Do đó có thể trấn áp, dẹp bỏ
các quan điểm đối lập, ý kiến khác biệt. Mặt khác, cơ cấu sở hữu đã trải
qua nhiều thay đổi căn bản, cả hai nước đều từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, giảm mạnh sự điều tiết của nhà nước thay vào đó là cơ chế
điều tiết của thị trường. Hệ thống này đã xa rời hệ thống XHCN cổ điển
và đang tiệm cận với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Ý thức hệ chính trị cũng
trải qua những thay đổi lớn, đảng cộng sản truyền thống luôn đối kháng
với sở hữu tư nhân và thị trường, nhưng ngày nay trở nên thân thiện hơn
với các định chế này. Thế giới quan chống lại tư bản chủ nghĩa gay gắt
trước kia đã chuyển theo hướng tiệm cận tới các giá trị cơ bản của chủ
nghĩa tư bản. Các đảng cộng sản của hai nước này cũng thân thiện với chủ
nghĩa tư bản, mặc dầu vậy cương lĩnh của hai đảng vẫn giương cao khẩu
hiệu trung thành với chủ nghĩa Marx- -Lênin, tư tưởng của Mao (trường
hợp của Trung Quốc) và tư tưởng Hồ Chí Minh (trường hợp Việt Nam).
Đối
chiếu với cách giải thích thứ tư sẽ thấy thiếu vắng hai đặc điểm cơ bản
của nền dân chủ xã hội thực sự. Trước hết, duy trì chế độ chuyên chế,
độc đảng và bác bỏ khả năng bầu cử cạnh tranh quyền lực chính trị. Thứ
hai, chế độ cộng sản theo kiểu cũ nỗ lực xây dựng nhà nước phúc lợi thể
hiện qua việc chăm sóc y tế, đầu tư cho giáo dục, lương hưu, phúc lợi
cho những người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Khi nền kinh
tế sa sút, thì khó bảo đảm phúc lợi ích mọi người trong số lĩnh vực
chính nêu trên. Nhà nước sau đó đã rút lui khỏi các dịch vụ phúc lợi,
cho phép khu vực tư nhân hoạt động cạnh tranh với khu vực của nhà nước.
Vì mục tiêu cân bằng ngân sách, thì tình hình tái phân phối giảm, bất
bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh.
So
sánh với bối cảnh giải thích về CNXH thì liệu Trung Quốc và Việt Nam có
thể gọi là CNXH nữa không? Nếu CNXH là nhằm đạt được mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì chắc có sự đồng thuận
lớn trong dân chúng và đó cũng là mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi.
Tên gọi XHCN hay CNXH không quan trọng, miễn là phải bám vào mục tiêu
trên và tìm mọi cách thực hiện mục tiêu đó. Sự giằng co về mặt lý luận ở
Việt Nam hiện nay là giữa hai lực lượng. Những người trung thành với
chủ nghĩa Marx-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của các
doanh nghiệp nhà nước, có lúc muốn quay trở lại cách quản lý kế hoạch
hoá tập trung. Một lực lượng khác thì muốn cải cách triệt để, loại bỏ
vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước (tập đoàn kinh tế, doanh
nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo). Sự giằng co này đã dẫn đến việc
đề xuất và thực thi các chính sách không nhất quán. Nhà nước đi kinh
doanh là không nên, nhà nước phải là bên thứ ba, khuyến khích các doanh
nghiệp cạnh tranh, hoạt động minh bạch, có trách nhiệm giải trình và
đứng ra giải quyết các tranh chấp, các hành vi phạm pháp xảy ra trong cơ
chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân
phát triển. Theo tôi nên hiểu kinh tế thị trường định hướng XHCN là có
những đặc điểm giống với cách giải thích thứ tư nêu trên hoặc là tiệm
cận tới cách giải thích này.
Câu chuyện ông Lê
Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận đề nghị thành lập đảng dân chủ xã hội là
bình thường thể hiện nguyện vọng của nhiều người. Bởi vì, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đánh mất niềm tin ở người dân, khi tham nhũng tràn lan, nhóm
lợi ích nở rộ, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, nông dân mất đất, mất
ruộng dẫn đến kết cục xuất hiện các hiện tượng ĐoànVăn Vươn, Đặng Ngọc
Viết. Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải thấy trách nhiệm của mình góp
sức vào cải cách thể chế hướng tới một đảng theo mô hình dân chủ xã hội
mà các nước Bắc Âu đã thực hiện để giải quyết các xung đột xã hội.
T. V. T.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hayek, F.A (ed.) (1935). Collectivist Economic Planning. London: George Routledge & Sons.
2. Kornai, Janos (2007). Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống. Bản dịch của Nguyễn Quang A. Sắp xuất bản.
3. Kornai, Janos (2001), Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường. Hà Nội: Hội Tin học Việt Nam.
4. Kornai, Janos (2002). Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hà Nội: Văn hoá Thông tin.
5. Kautsky, Karl (1910). The Social Revolution. Chicago: Charler H.Kerr & Company.
6. Lange, Oskar (1936). “On the Economic Theory of Socialism”. Review of Economic Studies, v. 4, no1, 53-71.
7. Landes, David (1998). The Wealth and The Poor of Nations. New York: W. W. Norton & Company.
8. Lênin, V. I. (2005). Nhà nước và cách mạng. Trong Lênin, Toàn tập, tập 33. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
9. Lênin, V.I. (1977). Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky. Trong Lênin, Toàn tập, tập 37. Moscow: Tiến bộ.
10. Marx, Engels (1995), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong C. Mác & P. Ăngghen, Toàn tập, tập 4. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
11. Sen, Amatya (2002). Phát triển là quyền tự do. Hà Nội: Thống kê.
12.Nguyễn
Quang A (2010). “Tính tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”. Bài đọc tại hội thảo do Viện Triết học tổ chức, Chương
trình cấp bộ năm 2009-2010.
13. Trần Văn Tùng, Vũ Đức Thanh (2011). Thể chế yếu tố quyết định tăng trưởng. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Thiện Tùng – Đôi điều về lực lương vũ trang
Nói nôm na, vũ trang là trang bị vũ khí. Lực lượng vũ trang là lực lựng được trang bị vũ khí. Gần như nước nào cũng vậy, Quân đội và Cảnh sát đều được trang bị vũ khí và phương tiện chiến đấu, mục đích để bảo vệ quốc gia, dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Từ mục đich ấy, lực lượng vũ trang phải thuộc sở hữu toàn dân.Nhìn chung trên thế giời, có 2 hình thức cấu tạo Quân đội: Buộc thanh niên lứa tuổi theo luật định phải nhập ngũ theo hình thức“Quân dịch”, theo thời gian hạn định. Kêu gọi thanh niên trong lứa tuổi được qui định nhập ngũ theo hình thức “Tình nguyện”, thời gian không hạn định – gọi là chí nguyện quân.
Quân đội xây dựng theo hình thức Quân dịch, về chất hẳn là kém hơn quân Tình nguyện – Quân dịch là tạp binh vì bịbắt buộc, tham gia ngắn hạn, không coi là nghề. Tình nguyện là tinh binh vì tự giác, tham gia dài hạn, xem là nghề (binh nghiệp).
Quân đội được trang bị vũ khí và phương tiện tối đa để tấn công, có nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ đất nước và dân tộc – đối ngoại. Cảnh sát được trang bị vũ khí và phượng tiện tối thiểu để tự vệ, có nhiệm vụ giữ trật tự trị an trong nội địa – đối nội.
Ở Việt Nam, tổ chức lực lượng vũ trang cơ bản giống các nước, chỉ khác tên gọi, chẳng hạn: Người ta gọi “quân dịch”, VN gọi “nghĩa vụ quân sự”; Người ta gọi “quân đội”, VN gọi “Quân đội Nhân dân”. Người ta gọi “Cảnh sát”, VN gọi “Công an”(vì còn để nhập cục). Điều đáng chú ý, ở các nước thể chế Dân chủ Đa nguyên chính trị, lực lượng vũ trang thuộc “sở hữu toàn dân”; ở các nước thể chế Độc nguyên chính trị (Độc tài), lực lượng vũ trang thuộc “sở hữu riêng của giới cầm quyền”.
Lực lượng vũ trang là con em của các tầng lớp nhân dân không phân biệt đạo đời, được nhân dân góp tiền nuôi dưỡng, mua vũ khí, phương tiện… trang bị cho nó để bảo vệ, trị an đất nước và dân tộc, dĩ nhiên là nó phải “trung với nước, hiếu với dân”. Những đảng hay phái chính trị chỉ là những bộ phận của dân tộc. Về pháp lý và đạo lý, không tổ chức nào được quyền biến lực lượng vũ trang thuộc sở hữu chung ấy thành của tư. Nếu tổ chức nào cố tình biến lực lượng vũ trang thuộc của chung ấy thành của riêng đều được xem là bước đầu tham nhũng quyền lực. Lý giải cho vấn đề nầy bằng lập luận logic “Cái chung hàm chứa cái riêng, cái riêng không hàm chứa cái chung” – tổ chức đảng phái chỉ là bộ phận của dân tộc. Lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ đất nước và dân tộc nghiễm nhiên có các đảng phái trong đó. Đảng phái cần chi, với động cơ gì mà đòi có sở hữu riêng lực lượng vũ trang? Trong một nước, nếu đảng phái, phe nhóm nào cũng tổ chức lượng vũ trang để bảo vệ riêng cho mình thì đó là mầm mống “loạn sứ quân”, mầm mống nội chiến, không nên chút nào?!
Về nguyên tắc, Quân đội không can thiệp việc đấu đá phe phái trong cộng đồng dân tộc. Công an xử lý và truy tố những ai, phe phái nào vi phạm Pháp Luật.
Ở Việt Nam ta, sau chiến tranh, từ khi giải tán các đảng và tổ chức chiến hữu, một mình một chợ, Đảng CSVN giành sở hữu riêng lực lượng vũ trang, từ “trung với nước” đổi thành “trung với đảng”. Trịch thượng, kiêu binh…, ngành Công an trương bảng to trước tổng hành dinh 44 Yết Kiêu Hà Nội “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”. Từ khi Đảng CSVN sở hữu lực lượng vũ trang, xuất hiện hiện tượng: Quân đội hơi lơ là trong công việc bảo vệ Tổ quốc, để Trung quốc xâm lấn biên giới, biển, đảo ; làm trái chức năng, tham gia cưỡng chế đầm của ông Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng chẳng hạn. Công an không giám sát, tham mưu cho lãnh đạo, để Trung quốc đưa lậu người và hàng ồ ạt vào VN mốt cách trái phép ; trấn áp không nương tay với dân oan, với dân biểu tình chống Trung quốc xâm lược, với lực lượng bất đồng chính kiến đấu tranh bất bạo động.Tệ hại hợn, không ít lần Công an tổ chức và sử dụng cả côn đồ cùng mình trấn áp lực lượng tay không bị coi là “Những phần tử chống đối”, “thế lực thù địch”!
Quân đội Nhân dân VN hiện nay được tổ chức theo hình thức “nghĩa vụ quân sự” với thời gian chỉ 2 năm – tạp binh chớ không phải tinh binh. Giới lãnh đạo được Đảng ưu ái, ngoài nâng cấp nâng lương, còn cho làm kinh tế riêng để kiếm thêm chút “cháu bào ngư”, chớ còn lính chỉ đảm bảo cho nó không đói – có gia đình thăm nuôi tiếp tế thêm. Họ là con em các tầng lớp nhân dân, từ nhân dân mà ra, được nhân dân góp tiền nuôi và trang bị vũ khí, phương tiện…Họ là con người có đủ trí khôn, lẽ nào trở thành kẻ vong ân bạc nghĩa đối với Nhân dân?
Công an thì khác, nhân sự được lựa chọn kỹ càng, cốt cán đa phần là dòng tộc của giới cầm quyền, được cưng như trứng mỏng, nâng cấp nâng lương vô tội vạ, lực lượng đông như kiến cỏ, sĩ quan nghều đầu, trở thành như những hung thần trên mọi nẻo đường đất nước. Mọi hành động của họ thể hiện “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”. Có lẽ do vậy, người ta xầm xì: “Công an vì Đảng quên Dân, vì Thân phục vụ”.
Dưới thể chế Dân chủ, Đa nguyên Chính trị, do Pháp Luật và Nhân dân chế ngự, đảng phái chình trị đấu tranh nghị trường, có thể có xung đột bằng miệng chớ không xung đột bằng phương tiện. Dưới thể chế độc tài ngoài xung đột miệng, không loại trừ xung đột phương tiện – nội chiến.
Nói gì thì nói, Quân đội luôn đóng vai trò quyết định, thế thường, nếu có nội chiến, diển theo 4 kịch bản:
- Nếu Quân đội đứng về Giới đương quyền thì thể chế ấy được giữ vững.
- Nếu Quân đội đứng về phía đối lập chống lại Giới đương quyền thì thể chế nầy phải thay đổi.
- Nếu Quân đội ngã cả hai bên thì bất hạnh – sẽ có mùi tanh của máu và mùi thước súng.
- Nếu Quân đội xác định rõ trách nhiệm của mình là “đối ngoại”, không can dự “đối nội”, làm ngơ như các nước Cộng sản Đông Âu vào giữa thập kỷ 1980-1990 thì tuyệt vời, Quân đội vẫn đường hoàng trong phục trang, cùng toàn thể đón nhận thể chế Dân chủ Đa nguyên về mọi mặt.
Vụ Tiên Lãng, anh em Đoàn văn Vươn tự vệ giữ của, gây thương tích cho bộ đội biên phòng. Thế mà trước tòa án, những bộ đội bị thương miễn tố cho anh em Đoàn văn Vươn là ý gì nếu không phải thấy mình tham gia cưỡng chế là sai chức trách?
Mang tên “Quân đội Nhân dân”, từ nhân dân mà ra, được nhân dân nuôi dưỡng. Quân đội Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. Đến một giới hạn nào đó quá sức chịu đựng, họ sẽ ra tay khử những ai xâm phạm “vùng cấm” của mình đảm trách cho trọn nghĩa vẹn tình với nước với dân, phần thắng chắc chắn thuộc về họ?
Tôi không phải chuyên gia quân sự, viết ra những điều nầy theo cảm nhận, cảm hứng. Tất nhiên là nó đúng với tôi, còn với mọi người thì xin thỉnh giáo.
10/09/2013
T.T
NƯỚC MẮT CHÍNH TRỊ GIA
Bài đọc liên quang:
+ Hôn quân và minh quân trong chính trị Thái Lan
+ 50 năm và 67 năm
+ Tội ác thiên niên kỷ
+ Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 9/2013
21h30' ngày 16/9/2013 vừa qua là ngày sinh nhật lần thứ 90 của một vĩ nhân của thế kỷ XX - Ông Lý Quang Diệu. Kênh truyền hình Discovery đã chiếu lại bộ phim tài liệu về sự thành công của Ông Lý và lịch sử đất nước Singapore 50 năm qua. Hôm ấy cũng là ngày mà con trai Ông - Lý Hiển Long đương kim thủ tướng Singapore thế hệ thứ 3 - động thổ cho khu công nghiệp Việt Sing thứ 5 tại Việt Nam ở Dung Quất. Nó chứng tỏ Singapore đã là một nền kinh tế hùng cường trong khu vực.
+ Hôn quân và minh quân trong chính trị Thái Lan
+ 50 năm và 67 năm
+ Tội ác thiên niên kỷ
+ Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 9/2013
21h30' ngày 16/9/2013 vừa qua là ngày sinh nhật lần thứ 90 của một vĩ nhân của thế kỷ XX - Ông Lý Quang Diệu. Kênh truyền hình Discovery đã chiếu lại bộ phim tài liệu về sự thành công của Ông Lý và lịch sử đất nước Singapore 50 năm qua. Hôm ấy cũng là ngày mà con trai Ông - Lý Hiển Long đương kim thủ tướng Singapore thế hệ thứ 3 - động thổ cho khu công nghiệp Việt Sing thứ 5 tại Việt Nam ở Dung Quất. Nó chứng tỏ Singapore đã là một nền kinh tế hùng cường trong khu vực.
Nói về Ông Lý, thì không ai chối cãi sự thành công của Ông với vai trò
nhạc trưởng của đất nước nhỏ bé, chỉ bằng 1/3 diện tích Sài Gòn - 710km2
so với 2.095km2, dân số chỉ bằng 70% dân số Sài Gòn. Nhưng Sigapore có
một thuận lợi cũng như thách thức to lớn về địa chính trị, mà bất kỳ
người dân hay chính trị gia nào cũng mơ ước, khi nó án ngữ eo biển
Malacca và tách khỏi Trung Hoa lục địa, mà lại nằm ở chung bán đảo Mã
Lai Á.
Nếu kiểm chứng toàn bộ bộ phim trên Discovery so với bản chính cuốn sách From Third Wordl to First
của Ông Lý viết về Singapore và về mình, thì có một chi tiết khác nhau
khá thú vị. Nước mắt của ông vào ngày 09/8/1965, khi Thủ tướng Mã Lai Á
lúc bấy giờ là Tunku Abdul Rahman, tuyên bố Quốc hội Mã Lai Á thông qua
quyết định cắt đứt quan hệ với tiểu bang thứ 14 của nước này - Singapore
- ra khỏi Liên Bang Quân chủ Malaysia.
Trong phim có một chi tiết Ông Lý Quang Diệu đã khóc trước toàn dân
Singapore và lời bộc bạch trong nuối tiếc rằng: "Đối với tôi, đây là một
khoảnh khắc đau thương. Suốt cuộc đời tôi, suốt cuộc đời trưởng thành
của tôi, tôi luôn tin tưởng vào sự kết hợp và thống nhất của hai vùng
lãnh thổ... Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân
danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay,
ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập,
dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự
do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang
sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng."
Tuyên ngôn độc lập của Singapore đơn giản chỉ có vậy và dòng nước mắt của Ông khi đọc những lời trên.
Tuyên ngôn độc lập của Singapore đơn giản chỉ có vậy và dòng nước mắt của Ông khi đọc những lời trên.
Nhưng trong sách của Ông Lý thì, ước mơ thoát khỏi cuộc chiến sắc tộc,
tôn giáo và dưới sự kiểm soát quân đội của Mã Lai Á đối với Singapore là
một mong muốn, mà Ông luôn thường trực trong lòng, từ khi ông lên nắm
cương vị Thủ tướng Singapore do dân bầu vào ngày 01/6/1959.
Có nhiều lý do Ông Lý Quang Diệu muốn Singapore tách ra khỏi Mã Lai Á.
Trong đó, an ninh cho bản thân ông là một yếu tố quan trọng hàng đầu.
Yếu tố thứ hai cũng cực kỳ quan trọng là vấn đề Singapore phải chịu sự
đô hộ của Mã Lai Á. Và cuối cùng là, cuộc chiến tranh sắc tộc của người
Mã Lai không muốn tiểu bang có 2 triệu dân lúc ấy của Singapore hầu hết
là người Hoa chung sống với họ.
Nhưng lý do làm Ông Lý buồn lòng khi phải tách ra khỏi Mã Lai Á là có
thể mất đi một thị trường lớn đông dân của 13 bang Mã Lai Á lúc bấy giờ.
Một câu hỏi lớn đối với ông là, làm sao giải quyết công ăn việc làm của
2 triệu dân Singapore, sau khi ông Lý kết hợp với đảng cộng sản
Singapore để đấu tranh đuổi thực Dân Anh giành độc lập. Rồi sử dụng
người Anh để tiêu diệt đồng đảng cộng sản ở Singapore, mà ông cho là
thành phần nguy hiểm sẽ làm cho Singapore chậm tiến.
Cho đến nay, tuy là một đất nước nhỏ bé có diện tích chỉ bằng 1/3 Sài Gòn. Mộng ước của Ông biến Singapore trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông đã vượt tầm. Và trường National Singapore University đã đứng vào top 30 thế giới - cụ thể là xếp hạng thứ 22 năm 2013 này. Một thứ hạng đang sánh vai với các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, v.v.. như Cornell University một trong những IVy League của Hoa Kỳ, và như London School of Economics and Political Science, ngôi trường chuyên đào tạo ra những lãnh tụ hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh, nơi mà ông đã từng theo học.
Trong khi đó, Việt Nam đang chiến lược dân vận vĩ đại thời kỳ mới của đảng cầm quyền là, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến 99% các sinh viên đại học có học chương trình nghị quyết của đảng cầm quyền vào năm 2016, cho sự nghiệp giáo dục của đảng cầm quyền, để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, thì chưa có trường đại học nào ở Việt Nam nằm trong top 400!
Tất cả những điều trên cho thấy, với một kiến thức luật sư bài bản từ Luân Đôn, và kiến thức kinh tế đang học dang dở nửa chừng cũng tại Luân Đôn, Ông Lý đã biết sử dụng nước mắt chính khách để khai sinh vùng đất mà trước đó Stamford Raffles đã tìm ra, và biến nó thành nơi giao lưu buôn bán Đông Tây sầm uất vào năm 1819.
Cũng thì nước mắt chính trị gia, nhưng nước mắt của ai đó, trong cải cách ruộng đất năm 1957 dùng để lừa gạt dân tộc mình, làm thân tay sai ngoại bang vì tiền đồ chính trị cho riêng mình. Nhưng nước mắt của Lý Quang Diệu thì khác, nó qua mặt một chính phủ lớn mạnh hơn Singapore gấp hàng trăm lần, để mang lại cho người dân Singapore tự lực, tự cường và có thu nhập đầu người đang đứng hàng đầu thế giới - 50.323USD/đầu người vào 2012.
Một câu nói đáng ghi vào sử sách của Ông Lý trong bộ phim này mà tôi nhớ mãi là: "Bạn đừng nên làm chính trị nếu bạn có ý định tham nhũng". Ông đã quy định tất cả thành viên nội các Singapore mang trang phục trắng khi tham chính, để chứng tỏ sự trong sạch bằng hành động. Một vấn đề mà nước Việt hôm nay đang có thể lao vào vực thẳm, nhưng không thể giải quyết được. Điều mà Ông Lý đã làm được trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, và tạo ra một đất nước, mà nơi ấy là quê hương thứ hai của ông trở thành nơi mà, mọi người dân sống và làm việc trong một không khí chính trị trong sạch vào bậc nhất toàn cầu.
Chiếc tàu màu trắng của hy vọng
Thủ tướng Đức Ludwig Erhard đã “kinh
hoàng” trước lời yêu cầu của người đối thoại. Hort Osterheld, cố vấn cho
Ludwig Erhard, đã nhớ lại cái đêm 20 tháng 12 năm 1965 đó trong Tòa Nhà
Trắng ở Washington, D. C.: Lính Đức, theo ý muốn của tổng thống Hoa Kỳ
Lyndon B. Johnson, cần phải giúp đỡ người Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Johnson biết
ông đã đưa người khách của ông vào trong tình trạng nào: Một sự tham
chiến của quân đội Đức ở Đông Dương không chỉ hết sức đáng ngờ do những
quy định của Hiến pháp Đức và Hiệp định NATO – mới hai mươi năm sau Đệ
nhị Thế chiến và một thập niên sau lần tái vũ trang, người thủ tướng hầu
như không thể nào mà đưa ra được một lệnh hành quân cho quân đội Đức.
Việc Johnson yêu cầu thủ tướng Đức tham
gia gánh vác với các tiểu đoàn quân y và công binh có lý do riêng của
tổng thống: nghị sĩ Hoa Kỳ đồng ý chỉ tăng ngân sách quốc phòng khi các
đồng minh tích cực giúp đỡ lính Mỹ ở Việt Nam. Để “thuyết phục” người
Đức đồng ý với lời yêu cầu của mình, viên tổng thống đe dọa sẽ rút một
phần lớn quân đội Hoa Kỳ đang đóng ở Tây Đức về nước nếu như Erhard từ
chối.
Các nhà chiến lược của Erhard gấp rút tìm
kiếm một lựa chọn khác: cần phải làm cho người Mỹ hài lòng và đồng thời
tránh được một cuộc khủng hoảng chính trị ở trong nước. Ý tưởng cứu
thoát đến từ Bộ Ngoại giao: cần phải gửi đi một con tàu bệnh viện, để
tham gia chăm sóc y tế cho người dân thường ở Nam Việt Nam. Chính phủ
Đức có thể biểu lộ lòng tốt và đồng thời không bị nghi ngờ là muốn tham
chiến bằng quân đội trong Chiến tranh Việt Nam.
Chỉ trong vòng sáu tháng, chiếc
“Helgoland” từ một con tàu du ngoạn được cải tạo thành một bệnh viện nổi
với 150 giường bệnh, ba phòng mổ và bốn khu chuyên khoa (phẫu thuật,
nội khoa, phụ khoa và khoa chiếu tia X). Tổng cộng có 54 bác sĩ và 160 y
tá đã chăm sóc cho trên 11.000 ca bệnh nằm lại và thêm vào đó là đã
chữa trị không nằm lại cho 200.000 bệnh nhân trong phòng khám.
Chiếc tàu bệnh viện “Helgoland” từ 1966
cho tới 1972 đã trở thành biểu tượng cho niềm hy vọng và tình nhân đạo
trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Phan Ba (lược dịch theo Der Spiegel)
Được sự đồng ý của người bác sĩ trưởng
đầu tiên trên con tàu bệnh viện viện Helgoland, Giáo sư Tiến sĩ Y khoa
Heimfried-Christoph Nonnemann, Phan Ba đã dịch quyển hồi ký của ông về
thời gian hoạt động nhân đạo ở miền Nam Việt Nam (1966/1967) với rất
nhiều chi tiết thú vị cũng như đau lòng về con người và đất nước Việt
Nam trong khoảng thời gian đó.
Sách đã được phát hảnh trên Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA
Cái chết của Stalin
HỒI KÝ KHRUSEV
Nguyễn Học
(dịch từ
bản tiếng Nga)
Trích
Ghi chú: do convert từ bản PDF,trong bản để đọc này các số trang nhảy vào
trong chính văn (xoá chưa hết) và có thể có một vài chữ nhảy sai vị trí hoặc
sai dấu v,v...Người đọc xem đến thì hiểu đó là số trang chứ không phải số trong
câu văn của nguyên bản. Nguồn:
Chân thành cám ơn người dịch.
Ngạn Xuyên, Hà Nội
Cái chết của Stalin
Tháng hai 1953 Stalin đột ngột ốm. Việc này xảy
ra như thế nào? Tất
cả chúng tôi ở cạnh ông vào thứ bẩy. Việc này
xảy ra sau Đại hội 19, khi
Stalin còn “treo” số phận Mikoian và Molotov.
Tại Plenum đầu tiên sau Đại
hội, ông đề nghị thay thế Bộ chính trị, bằng
Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng
gồm 25 người và điểm tên nhiều người mới. Tôi
và nhiều uỷ viên Bộ chính
trị rất ngạc nhiên, cái danh sách ấy được lập
ra như thế nào và ai lập? Chính
Stalin cũng không biết những người đang giúp
ông. Đến bây giờ tôi không
biết thực chất. Hỏi Malenkov, ông trả lời rằng
bản thân ông không biết. Theo
tình thế ấy, Malenkov lẽ ra phải tham gia vào
việc cải cách Đoàn chủ tịch,
chọn người và lên danh sách, nhưng lại không
được làm. Có thể tự tay Stalin
làm? Theo một số dấu hiệu, tôi giả thiết rằng
Kaganovich giúp Stalin chọn cán bộ mới. Bên trong Đoàn chủ tịch, có một Văn
phòng hẹp hoạt động.
Đoàn chủ tịch thực tế cũng không tập hợp các vấn
đề, mà tất cả các vấn đề
lại do Văn phòng này giải quyết. Đây là Stalin
nghĩ ra một công thức hoàn
toàn không có trong điều lệ: không có Văn
phòng nào như thế tìm thấy trong
Điều lệ Đảng.
Stalin xây dựng Văn phòng Đoàn chủ tịch để làm
gì? Hình như Stalin
muốn lập tức tống cổ Molotov và Mikoian, và
ông làm một Đoàn chủ tịch
mở rộng, còn sau đó chọn vào Văn phòng một số
nhân vật. Như ông nói, là
để lãnh
đạo linh hoạt. Và trong Đoàn Chủ tịch Văn phòng này không có
Molotov, không có Mikoian, nghĩa là “treo” họ.
Tôi tin rằng giá như Stalin
sống lâu thêm một thời gian nữa, cuộc đời của
cả hai Molotov và Mikoian sẽ
kết thúc một cách thê thảm. Nói chung, ngay lập
tức sau Đại hội Đảng 19,
Stalin tiến hành chính sách cô lập Molotov và
Mikoian, không mời họ đi đâu
cả, không
đến nhà nghỉ, không đến nhà
riêng, không đến xem phim mà
chúng tôi trước đó thường đi cùng với nhau.
Nhưng Vorosilov được bầu vào Văn phòng Đoàn chủ
tịch. Khá thú vị,
có lần chúng tôi ngồi ở chỗ Stalin vì một bản
án kéo dài đã lâu, bỗng nhiên
ông nói:
- Vorosilov chui vào Văn phòng như thế nào?
Chúng tôi không nhìn vào ông, mắt đang cụp xuống.
Thứ nhất, vì câu
nói “chui vào”? Sao mà Vorosilov có thể “chui
vào”? Sau đó chúng tôi nói:
- Chính ông bổ nhiệm Vorosilov, và ông là được
bầu.
Stalin không phát triển chủ đề này thêm nữa.
Tuy nhiên tuyên bố của
ông cũng hiểu được, vì Vorosilov trước Đại hội
19, chưa lôi cuốn vào công
tác như một uỷ viên Bộ chính trị: ông không
tham gia các phiên họp, không
nhận tài liệu. Stalin nói với chúng tôi trong
vòng hẹp rằng ông nghi
Vorosilov là điệp viên Anh. Không tưởng tượng
được, tất nhiên, sự ngu ngốc
này. Nhưng ông có lần “nghi ngờ” Molotov. Tôi
có mặt nhà nghỉ cuối tuần ở
Stalin tại Novo Afon. Và bỗng nhiên trong đầu ông lởn vởn ý nghĩ rằng
Molotov là điệp viên của đế quốc Mỹ, bán mình
cho Mỹ, vì rằng năm 1945
sang Mỹ bàn về Liên Hiệp Quốc đi trên toa xe
hoả đặc biệt sang trọng. Nghĩa
là, có toa riêng, như thế là bị bán rồi! Chúng
tôi giải thích là Molotov không
thể nào có một toa xe riêng nào cả, ở Mỹ các
toa xe thuộc về các hãng xe lửa
tư nhân. Đấy, đầu óc mụ mị của Stalin trong những
tháng cuối cùng của cuộc
đời.
Và có lần vào thứ bẩy ông gọi chúng tôi vào
Kreml. Ông đích thân
mời tôi, Malenkov, Beria và Bulganin. Chúng
tôi đến. Ông nói:
- Chúng ta xem phim.
Chúng tôi xem. Sau đó ông lại nói:
- Đi thôi, chúng ta sẽ ăn ở một nhà nghỉ gần.
Chúng tôi đén đó, ăn tối. Bữa ăn kéo dài.
Stalin gọi những bữa ăn tối
như thế, một bữa ăn rất muộn là “bữa trưa”.
Chúng tôi ăn xong, có lẽ, 5 hoặc
6 giờ sáng. Thời gian bình thường, khi kết
thúc “bữa trưa”.
Stalin rất vui vẻ, có mối thiện cảm rất tốt về
tinh thần. Không ai
chứng minh rằng có thể xảy ra một điều bất ngờ
gì đó. Chúng tôi từ giã và ra
về.
Chúng tôi ra chỗ treo áo, Stalin, như thường lệ,
đi đến chỗ chúng tôi.
Ông hay đùa, giơ tay, những ngón tay thọc vào
bụng tôi, gọi Mikita. Khi nào
ông có mối thiện cảm tốt về tinh thần, ông
luôn luôn gọi tôi theo tiếng
Ukraina là Mikita. Chúng tôi cũng ra về trong
tâm trạng tốt, vì rằng không
xảy ra cái gì xấu trong bữa ăn, mà không phải
bữa ăn nào cũng được kết thúc
tốt đẹp như thế này. Chúng tôi ai nấy về nhà.
Tôi chờ đợi, vì sáng mai là
ngày nghỉ, Stalin nhất định gọi chúng tôi, vì
thế cả ngày tôi không dám ăn,
nghĩ có thể là ông lại mời sớm hơn? Sau đó tôi
ăn qua loa. Không và vẫn
không có chuông! Tôi không tin là ngày nghỉ có
thể uổng phí thế này, điều
gần như ít xảy ra. Nhưng không! Cũng đã muộn,
tôi cởi quần áo, chui lên
giường.
Malenkov bỗng nhiên gọi tôi:
- Một thằng nhóc ở chỗ Stalin (ông nói tên),
nhân viên Cheka, vừa gọi
đến cho tôi và họ băn khoăn nói rằng dường như
một điều gì đó xảy ra với
Stalin. Phải nhanh chóng đến đó. Tôi gọi cho
anh và đã báo cho Beria và
Bulganin. Đến thẳng đó nhé.
Lúc ấy, tôi cho gọi xe. Xe của tôi đang ở nhà
nghỉ cuối tuần. Tôi mặc
nhanh quần áo, đi ngay đến đó, mất chừng 15
phút. Chúng tôi đã quy ước với
nhau là không đi vào chỗ Stalin, mà đến trực
ban. Chúng tôi rẽ vào, hỏi:
- Có chuyện gì thế?
Họ trả lời:
- Bình thường
đồng chí Stalin vào thời gian 11 giờ, nhất định gọi
mang trà cho ông. Có lúc thì ông đòi món ăn.
Bây giờ không thấy điều này.
Chúng tôi cử
đi bà Matrena Petrovna người đi
thám thính, bà ta là
người hầu phòng, một phụ nữ không còn trẻ và
nhiều năm phục vụ ở chỗ
Stalin, ít hiểu biết, nhưng là một phụ nữ
trung thành với ông.
Nhân viên Cheka nói với chúng tôi rằng họ cũng
đã cử bà đến đó xem
tình thình ra sao. Bà kể là đồng chí Stalin nằm
ở trên sàn, ngủ, còn dưới ông
có nước. Nhân viên Cheka đỡ ông dậy, đặt ông
lên đi văng ở phòng làm việc
nhỏ. Ở ấy có một phòng làm việc nhỏ và một
phòng làm việc lớn. Stalin nằm
ở sàn phòng làm việc lớn. Tiếp theo họ đặt ông
lên giường, đi qua phòng làm
việc, nơi ông trượt ngã bị ướt. Khi đó họ kể
cho chúng tôi cũng có lần xảy ra
như thế như thế và bây giờ ông dường như đang ngủ, chúng tôi cho rằng
không có lợi chúng tôi xuất hiện ở chỗ ông và
ghi lại sự có mặt của mình,
nhìn thấy ông ở đó trong tình thế không đẹp
như thế này. Chúng tôi trở về
nhà.
Một lúc sau, tôi lại nghe chuông. Một lần nữa,
Malenkov gọi:
- Thằng nhóc ở chỗ đồng chí Stalin lại gọi điện
nói rằng một điều gì
đó với ông không phải như thế. Mặc dù Matrena
Petrovna cũng nói rằng ông
ngủ ngon, nhưng đây là một giấc ngủ không bình
thường. Phải đến đó một
lần nữa đi.
Chúng tôi thoả thuận rằng Malenkov gọi tất cả
các uỷ viên Văn
phòng, kể cả Vorosilov và Kaganovich là những
người không có mặt trong
bữa ăn và không có đến đến nhà nghỉ lần đầu.
chúng tôi cũng thoả thuận gọi
cả bác sỹ. Chúng tôi đến chỗ trực ban. Có mặt
Kaganovich, Vorosilov, bác
sỹ. Trong số bác sỹ, tôi nhớ tên giáo sư tim mạch
nổi tiếng Lukomski.
Nhưng cùng với ông còn có cả những nhân viên y
tế mà tôi không nhớ tên.
Chúng tôi vào phòng. Stalin nằm trên đi văng.
Chúng tôi nói với bác sỹ để họ
bắt đầu công việc của mình và kiểm traл tình
trạng đồng chí Stalin. Người
đầu tiên là Lukomski, rất cẩn thận, và tôi hiểu
ông. Ông sờ vào tay Stalin,
như là sờ cục sắt nóng, thậm chí tay giật giật.
Beria thô lỗ nói:
- Ông là bác sỹ, phải biết làm chứ?
Lukomski tuyên bố rằng tay phải Stalin không
hoạt động, tê liệt chân
trái, và không nói được. Tình huống thật nặng
nề. Lúc ấy người ta lập tức
rạch quần áo Stalin, mặc quần áo mới và đặt
ông lên đi văng ở phòng lớn,
nơi ông thường ngủ và có nhiều không khí hơn.
Lúc đó chúng tôi quyết định 289
đặt trực ban bác sỹ bên cạnh với ông. Chúng
tôi, các uỷ viên Văn phòng
Đoàn chủ tịch, cũng phải thường xuyên trực. Sắp
xếp như thế này: Beria và
Malenkov hai người trực, Kaganovich và
Vorosilov, tôi và Bulganin. Nhưng
“chủ lực” là Malenkov và Beria. Họ họ trực
sáng, chúng tôi với Bulganin
trực đêm. Tôi rất lo lắng và, thú nhận rằng
tôi tiếc là có thể mất Stalin, người
đang nằm trạng thái nguy kịch. Bác sỹ nói rằng
mắc chứng bệnh như thế này
hầu như không ai có thể quay lại làm việc. Người
ta có thể còn sống nhưng
không còn khả năng làm việc, có lẽ phần nhiều
những căn bệnh như thế này
không tiếp tục, mà kết thúc bằng thảm hoạ.
Chúng tôi thấy rằng Stalin nằm bất tỉnh: không
biết ông ở trạng thái
nào. Người ta cho ông ăn bằng từng thìa nước
dùng và trà đường. Các bác sỹ
đứng ở đó. Họ lấy nước tiểu của ông, ông vẫn nằm
bất động. Tôi nhận xét
rằng khi hút nước tiểu ông cố gắng như được
che chở, cảm giác không lanh
lợi. Nghĩa là, có biết một điều gì đó. Một hôm
Stalin hơi tỉnh. Nét mặt ông
thể hiện rõ điều này. Nhưng ông không thể nói,
cất tay trái và bắt đầu chỉ lên
trần, rằng chỉ xuống đất, chỉ vào tường. Môi
ông mấp máy tựa như cười. Sau
đó bắt đầu nắm tay chúng tôi. Tôi chìa tay
mình cho ông và ông chìa tay trái,
tay phải không cử động. Bằng việc nắm tay, ông
truyền cảm giác của mình.
Lúc đó tôi nói:
- Ông biết, vì sao ông chìa tay cho chúng tôi?
Trên tường treo một
bức tranh, được cắt từ tạp chí “Ngọn lửa nhỏ”,
in lại bức tranh của hoạ sỹ
này. Trong bức tranh có một cô gái đang cho
thiên thần nhỏ bú một chai sữa.
Nhưng chúng tôi cho đồng chí của Stalin ăn bằng
thìa, và ông, có lẽ chỉ ngón
tay lên bức tranh, mỉm cười: này, hãy xem, tôi
trong trạng thái này cũng
giống như những thiên thần nhỏ.
Ngay khi Stalin trút hơi thở cuối cùng, Beria
công nhiên sùng sục
những hành động độc ác chống Stalin. Beria chửi
rủa ông, và nhạo báng ông.
Đơn giản là không thể nghe ông được! Cũng hay,
vả lại, ngay lúc Stalin có
được cảm giác và hiểu có thể khỏi bệnh, Beria
sán lại ông, đặt tay lên đầu
gối, lắc tay ông và bắt đầu hôn tay ông. Khi
Stalin lại hôn mê và nhắm mắt,
Beria cất bước và nhỏ ra sàn. Chân dung của
Beria đấy! Quỷ quyệt thậm chí
trong quan hệ với Stalin, người mà Beria từng
như tán tụng và sùng bái.
Đến phiên trực của tôi với Bulganin. Chúng tôi
vào ban ngày cùng với
ông đến
chỗ Stalin, khi có các giáo sư, và chúng tôi trực đêm. Tôi với
290
Bulganin khi đó là khá cởi mở hơn so với những
người khác, tôi tin ý nghĩ
cởi mở nhất của ông và nói:
- Nicolai Aleksandrоvich, thấy chưa, bây giờ
chúng ta ở trong tình thế
là Stalin chẳng bao lâu sẽ chết. Ông chắc là
không qua được đâu. Và bác sỹ
nói rằng ông không thể sống được đâu. Anh biết,
Beria nhắm chức vụ nào
cho mình?
- Chức nào?
- Hắn sẽ lấy chức Bộ trưởng an ninh quốc gia
(lúc ấy Bộ an ninh quốc
gia và nội vụ đã tách ra). Chúng ta không thể
còn cách nào thông qua việc
này. Nếu Beria nhận Bộ an ninh quốc gia - điều
này sẽ là bắt đầu sự kết thúc
của chúng ta. Hắn sẽ lấy chức vụ này để tiêu
diệt tất cả chúng ta. Và hắn sẽ
làm điều này!
Bulganin đồng ý với tôi. Và chúng tôi bàn bạc
sẽ hành động như thế
nào. Tôi nói với ông:
- Tôi sẽ nói chuyện với Malenkov. Tôi nghĩ rằng
Malenkov cũng có ý
nghĩ, ông cần phải hiểu phải một điều gì đó
làm, nếu khác đi sẽ là thảm hoạ
đối với Đảng.
Vấn đề này đụng chạm không những đối với chúng
ta, mà còn tất cả
đất nước, mặc dù và tất nhiên chúng ta không
muốn rơi vào lưỡi dao của
Beria. Sẽ quay lại thời kỳ 1937-1938, có thể
thậm chí tệ hơn. Tôi còn một
ngờ vực: tôi không coi Beria là một người cộng
sản và nghĩ rằng hắn đơn
giản chui qua vao Đảng. У tôi lờ mờ nhận ra lời
của Kaminski rằng hắn là
điệp viên nước khác, đây là con sói đội lốt cừu,
tạo tín nhiệm với Stalin và
chiến chức vụ cao. Chính Stalin cũng kéo hắn.
Tôi cảm thấy rằng có ngày
chính Stalin lại sợ Beria.
Có một sự cố đụng đến tôi theo ý nghĩ tương tự,
tôi muốn kể hết về
nó. Có lần chúng tôi ngồi ở Stalin. Bỗng nhiên
ông nhìn vào Beria và nói:
- Tại sao bây giờ tôi những người quanh hoàn toàn
người Gruzia? Tại
sao lại như vậy?
Beria nói:
- Đây là những người trung thành và được ông
tin.
- Nhưng cớ gì, đây là những người Gruzia được
tin và trung thành?
Chả lẽ người Nga không trung thành và không được
tin cậy sao? Dẹp đi! 291
Và thời điểm ấy người ta bỏ đi những người
này. Beria có khả năng
qua tay chân của mình làm với Stalin những gì
mà hắn đã tiến hành với
người khác theo chỉ thị của Stalin: tiêu diệt
đầu độc và v.v... Vì thế Stalin, có
lẽ (lập luận thay cho ông) cho rằng Beria có
khả năng làm những điều như
thế với ông. Nghĩa là, phải dẹp đám người hầu
cận, qua đó Beria có thể thâm
nhập vào buồng ngủ và nhà bếp.
Nhưng vì tuổi tác đã già, Stalin không hiểu
Dân uỷ an ninh quốc gia
khi đó là Abakumov báo cáo ông mọi vấn đề sau
khi Abakumov trình Beria
và nhận những chỉ dẫn nói như thế nào cho
Stalin. Stalin nghĩ rằng
Abakumov sắp xếp những người mới và Abakumov
làm điều này để Stalin
sai bảo. Theo mặt này thì “vụ án mingrel” bị xổ
tung.
Khi đó
Stalin áp đặt quyết định (và nó
được được công bố), rằng
những người mingrel liên quan với Thổ nhĩ Kỳ
trong số họ có những nhân
vật nhắm hướng Thổ Nhĩ Kỳ. Tất nhiên chuyện vớ
vẩn! Tôi cho rằng có xảy
ra một hành động của Stalin nhằm chống Beria,
vì rằng Beria - là minggrel.
Như thế, Stalin cũng chuẩn bị đòn chống Beria.
Lúc đó nhiều người bị bắt,
nhưng Beria khôn khéo quay lại: chui vào “con
dao của Stalin” và Beria bắt
đầu trấn áp những người mingrel. Những người
nghèo tội nghiệp. Người ta
lôi họ lên đoạn đầu đài như lôi những con cừu.
Có những sự thật chứng minh sự phản bội của
Beria, về sự không tin
cậy của Stalin đối với Beria. Như vậy, tôi đã
nói tất cả với Bulganin, kết thúc
buổi trực, và tôi về nhà.
Muốn ngủ bù, vì rằng lâu không ngủ tại phiên
trực. Bị mất ngủ và đau
chân. Chỉ có chân chân đau, nhưng không ngủ được,
nghe chuông. Malenkov
nói:
- Đến ngay, Stalin xấu đi rồi. Đi ngay thôi!
Tôi gọi xe. Quả là, Stalin ở trong trạng thái
xấu. Những người khác
lục tục kéo đến. Mọi người thấy rằng Stalin
đang chết. Các bác sỹ nói với
chúng tôi rằng ông bắt đầu hấp hối. Ông ngừng
thở. Làm thở nhân tạo cho
ông. Xuất hiện một người đàn ông to cao, bắt đầu
nén bóp ngực ông, thực
hiện thao tác để giúp ông thở. Tôi thú thực rằng
toi rất thương Stalin, anh ta
làm ông đau. Và tôi nói:
- Nghe
đây, thôi đi. Người ta chết rồi.
Anh còn muốn cái gì nữa?
Không thể làm ông sống lại được. 292
Stalin chết, nhưng chính là đau lòng nhìn người
ta làm đau ông. Hô
hấp nhân tạo ngừng lại.
Ngay khi Stalin chết, Beria ngay lập tức vào xe
của mình từ “nhà nghỉ
gần” và chạy vụt về Moskva.
Chúng tôi quyết định gọi đến đây tất cả các uỷ
viên Văn phòng hoặc,
nếu được,
tất cả các uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng. Chính xác tôi
không nhớ. Trong lúc họ chưa đến, Malenkov đi
đi lại lại trong phòng, vẻ, lo
lắng. Tôi quyết định nói chuyện với ông:
- Egor, tôi nói - tôi phải nói chuyện với anh.
- Về cái gì? - Malenkov lạnh lùng hỏi lại.
- Stalin chết. Chúng ta sẽ sống tiếp như thế
nào?
- Nói gì bây giờ? Triệu tập mọi người lại,
chúng tôi sẽ nói. Để làm
điều này, chúng ta triệu tập nhau lại.
Dường như
đây là câu trả lời phô diễn. Nhưng tôi hiểu theo nghĩa
khác, hiểu rằng mọi vấn đề đã được Malenkov với
Beria dự kiến, và đã được
thảo luận từ lâu.
- Thôi được - tôi trả lời - sau này chúng ta sẽ
nói chuyện.
Mọi người tụ hợp. Họ cũng nhìn thấy Stalin đã
chết. Cả Svetlana cũng
đến. Tôi gặp cô. Khi gặp, cô rất bồn chồn và
khóc, không thể thể kìm được.
Tôi thật sự thương Stalin, các con của ông, từ
đáy lòng tôi than khóc cái chết
của ông, lo lắng cho tương lai đất nước, cho Đảng.
Cảm thấy rằng bây giờ
Beria bắt đầu chỉ huy tất cả mọi người. Tiếp tục
bắt đầu cái vòng được chuẩn
bị bởi những tên đao phủ, những tên sát nhân
này. Và có sự phân bố “ghế”.
Beria đề nghị bổ nhiệm Malenkov làm Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng
Liên Xô, và Malenkov thôi chức vụ Bí thư BCHTƯ
Đảng. Malenkov đề nghị
chuẩn y phó thứ nhất của mình là Beria và chia
đôi hai Bộ, thành Bộ an ninh
quốc gia và Bộ nội vụ, trong Bộ nội vụ, Beria
bổ nhiệm Bộ trưởng. Tôi im
lặng. Bulganin cũng inm lặng. Lúc ấy tôi sợ rằng Bulganin nhảy ra không
đúng lúc, vì rằng không được lộ diện sớm quá.
Tôi cũng thấy tâm trạng của
những người còn lại. Nếu như tôi và Bulganin
nói rằng chúng tôi chống, thì
bằng đa số phiếu họ sẽ buộc tội chúng tôi là
người phá hoại tổ chức, là khi
xác Stalin chưa nguội mà chúng tôi đấu đá
giành chức vụ. Vâng, tất cả xảy ra
theo hướng này hướng, như tôi nghĩ trước. 293
Molotov cũng bổ nhiệm phó thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.
Kaganovich - là phó. Vorosilov đề nghị bầu Chủ
tịch Đoàn chủ tịch xô viết
tối cao Liên Xô, cách chức Svernik. Beria thể
hiện rất láo xược với Svernik:
nói rằng dân trong nước nói chung không ai biết
ông. Tôi thấy lộ diện chi tiết
kế hoạch của Beria, biến Vorosilov thành người
soạn thảo các quyết định mà
Beria làm, khi cối xay thịt của hắn bắt đầu
làm việc. Beria đề nghị tôi thôi
chức Bí thư Thành uỷ Moskva để tôi tập trung
những hoạt động của mình
vào công tác BCHTƯ Đảng. Chúng tôi tiến hành cả
những bổ nhiệm khác.
Đưa ra nghi lễ chôn cất và nghi thức thông báo
nhân dân về cái chết của
Stalin. Như thế chúng tôi, những người thừa kế
của Stalin khởi đầu hoạt
động độc lập của mình điều khiển Liên Xô.
Có một thoả thuận: hai người lập chương trình
nghị sự phiên họp
Đoàn chủ tịch BCHTƯ - Malenkov và Khrusevу.
Malenkov chủ toạ phiên
họp, nhưng tôi chỉ nhận tham gia lập chương
trình nghị sự. Beria vơ lấy
nhiều quyền lực, sự trơ trẽn của ông tăng lên.
Lúc đó xảy ra va chạm đầu tiên
của các uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ với Beria
và Malenkov. Đoàn chủ
tịch, về thành phần bị thay đổi. Chúng tôi
quay trở lại nhóm hẹp các uỷ viên,
còn Văn phòng do Stalin lập ra tại Plenum sau
Đại hội 19, chúng tôi huỷ bỏ.
Beria và Malenkov đề nghị bãi bỏ một nghị quyết
từ thời Stalinе về
xây dựng CNXH ở CHDC Đức. Họ đọc tài liệu cần
thiết, nhưng không đưa
cho nó vào tay chúng tôi, mặc dù ở Beria có
văn bản viết. Beria đọc nó nhân
danh bản thân và Malenkov. Molotov phát biểu đầu tiên. Ông kiên quyết
chống lại đề nghị đó và lập luận rất hay tại
sao ông phản đối. Tôi mừng là
Molotov phát biểu dũng cảm và có căn cứ. Ông
nói rằng chúng tôi không thể
làm việc này; rằng đây là một sự bỏ vị trí; rằng
từ bỏ xây dựng CNXH ở
CHDC Đức - nghĩa là làm mất phương hướng sức mạnh
của Đảng ở phương
Đông và không những ở Đông Đức, mà còn thủ
tiêu triển vọng, rằng đây là
đầu hàng trước người Mỹ.
Tôi hoàn toàn
đồng ý với Molotov và ngay lập tức cũng phát biểu,
ủng hộ Molotov. Sau tôi nói với Bulganin đang
ngồi bên cạnh tôi. Sau đó các
uỷ viên còn lại của Đoàn chủ tịch phát biểu.
Và Pervukhin, và Saburov, và
Kaganovich phát biểu chống đề nghị của Beria -
Malenkov đối với CHDC
Đức. Lúc đó Beria với Malenkov rút tài liệu của
mình. Chúng tôi thậm chí bỏ
phiếu và không chép vào biên bản kết quả thảo
luận. Tựa như vấn đề chưa hề
có. Lúc ấy là mánh khoé, thủ đoạn. 294
Chúng tôi ra về sau phiên họp, nhưng về mặt
tinh thần vẫn nóng bỏng.
Làm sao có thể đưa một đề nghị về vấn đề quan
trọng như thế này? Tôi cho
rằng đây là quan điểm chống cộng. Chúng tôi hiểu,
tất nhiên, Beria sử dụng
Malenkov, còn Malenkov, như con bê, theo đuôi
với Beria trong việc này.
Kết thúc phiên họp, bộ ba ra về từ phòng họp -
Malenkov, Beria và tôi.
Nhưng không tranh cãi gì cả. Ngay hôm đó tôi gặp
Molotov, và ông nói với
tôi:
- Tôi rất hài lòng, ông có quan điểm như vậy.
Tôi, thừa nhận, tôi bất
ngờ, vì rằng tôi thấy ông luôn luôn với bộ ba
này và cho rằng ông cũng có
cùng quan điểm thống nhất với Malenkov và
Beria, tôi nghĩ rằng Khrusev, có
lẽ, biết trước vấn đề này. Rõ ràng ông có quan
điểm vững chắc, làm tôi rất
hài lòng.
Và ông đề nghị tôi gọi ông là “anh”.
Phần mình, tôi nói rằng cũng hài lòng rằng
Viacheslav Mikhailovich
có quan điểm đúng như thế.
Một thời gian sau, Bulganin gọi cho tôi:
- Người ta vẫn chưa gọi điện cho anh à?
Tôi lập tức hiểu ý định của ông mà không cần
giải thích thêm:
- Không, người ta đã không gọi điện. Cũng sẽ
không gọi điện cho tôi.
- Còn tôi người ta cũng đã gọi.
- Và anh trả lời gì?
- Họ nói rằng tôi nghĩ thêm một lần nữa: liệu
tôi có muốn giữ chức Bộ
trưởng quốc phòng?
- Ai gọi điện cho anh?
- Ban đầu một người, sau đó người kia. Cả hai
đã gọi.
- Không, họ không gọi tôi, vì họ biết rằng
chuông của họ có thể làm
hại họ.
Sau đó, từ phía Beria quan hệ với tôi vẻ bề
ngoài tựa như không thay
đổi. Nhưng tôi hiểu rằng đấy chỉ là mánh khoé của “dân châu Á”. Trong
thuật ngữ này, chúng tôi sự đóng góp vào tư
duy là con người nghĩ một đằng
nói một nẻo “nói dzậy những không phải dzậy”.
Tôi hiểu rằng Beria tiến 295
hành chính sách hai mặt, chơi với tôi, làm tôi
yên tâm, còn hắn chờ thời điểm
sẽ trấn áp tôi trước tiên, khi có thời gian
thích.
Tại phiên họp Beria đưa đề nghị như thế này:
- Bởi vì ở nhiều người bị kết án hoặc bị đi
đày đã kết thúc thời hạn tù
hoặc đi đày và họ cần được quay về nhơi họ cư
trú trước đây, tôi đề nghị
chấp nhận quyết định là không ai có quyền quay
về nếu thiếu quyết định của
Bộ trưởng Bộ nội vụ và phải sống trong khu vực,
mà Bộ nội vụ nói trước.
Tôi nổi giận và phát biểu chống, nói:
- Tôi thẳng thừng phản đối, đây là sự chuyên
quyền. Sự chuyên quyền
trước đây từng hoành hành. Những người này bị
bắt bởi An ninh quốc gia,
tiến hành điều tra cũng là An ninh quốc gia và
kết án cũng là An ninh quốc
gia. “Bộ ba”,
được xây dựng trong An ninh quốc gia, tạo ra cái gì mà họ
muốn. Không điều tra viên, không công tố viên,
không toà - chẳng có cái gì
cả, đơn giản là tón người ta và giết. Giờ đây
những người đã quá hạn bị trừng
phạt thậm chí theo kết án của “bộ ba”, lại bị
tước bỏ tất cả, vẫn còn là phạm
nhân, và chỗ cư trú của họ lại do Bộ nội vụ
đưa ra. Điều này là không được.
Những người khác ủng hộ tôi. Beria lại khôn khéo rút đề nghị của
mình. Malenkov ghi biên bản, và vấn đề này, một
lần nữa, không có trong
biên bản.
Có những tín hiệu khá nghiêm trọng từ phía
Beria. Sau đó Beria lại
đưa ra một đề nghị có vẻ tự do: thay đổi những
quyết định (thay số quyết
định và thời gian), dự tính trước các vụ bắt bớ
và kết án những người bị “bộ
ba” bắt thời hạn đến 20 tù hoặc lưu đày. Beria
đề nghị giảm thời hạn xuống
dưới 10 năm. Tỏ ra là một đề nghị nhân hậu.
Nhưng tôi hiểu đúng Beria và
nói:
- Tôi thẳng thừng chống điều này, vì rằng phải
xem xét lại tất cả hệ
thống bắt bớ, toà và thực tế điều tra. Đấy là
sự chuyên quyền. Nhưng vấn đề,
khép tội 20 hoặc 10 năm tù, không có giá trị
nào cả, vì rằng có thể ban đầu
khép tội 10 năm, sau này thêm 10 năm nữa và lại
thêm 10 năm nữa. Có
những việc như thế. Chúng tôi có những tài liệu,
nêu rõ các phương pháp
tương tự đã được thi hành. Vì thế tôi thẳng thừng
chống.
Và Beria lại rút đề nghị của mình.
Như thế tôi tích cực phát biểu chống Beria về
hai vấn đề. Vấn đề đầu
tiên là ủng hộ lời phát biểu Molotov, vấn đề
thứ hai, những người khác ủng 296
hộ tôi. Như thế, tôi không còn nghi ngờ, Beria
bây giờ hiểu đúng về tôi và
cũng hoạch định những “biện pháp” của mình, vì
rằng ông không thể giảng
hoà với ai cản đường ông. Điều kiện công việc
xảy ra như thế. Sau đó Beria
có một đề nghị, như nhử mồi? Có lần chúng tôi
đi, dạo chơi, và Beria nói ý
nghĩ của mình:
- Tất cả chúng ta đi dưới một bầu trời, như đã
nói trong thời kỳ cũ,
chúng tôi đang già đi, mọi thứ có thể xảy ra ở
mỗi một người trong chúng ta,
chúng ta còn có gia đình. Phải nghĩ về tuổi
già, và về gia đình của mình. Tôi
đề nghị xây dựng những nhà nghỉ cho quan chức
mà những nhà nghỉ này
được nhà nước chuyển thành sở hữu riêng cho những
ai xây dựng chúng.
Tôi cũng chẳng ngạc nhiên cách suy nghĩ này.
Nó hoàn toàn gắn liền
với kiểu cách Beria. Và tôi tin tất cả điều
này được nói nhằm mục đích khiêu
khích. Nhưng Beria tiếp tục:
- Tôi đề
nghị xây dựng những nhà nghỉ này không phải
ở ngoại ô
Moskva, mà là ở Sukhumi. Ái chà, thành phố này
đẹp như thế nào!
Và Beria tả thành phố đẹp lạ lùng như thế
nào.
- Nhưng tôi đề nghị xây dựng không phải ở ngoại
ô Sukhumi. Tại sao
cứ phải ra khỏi thành phố? Phải giải phóng một
khoảnh đất rộng ở trung tâm
thành phố, làm một công viên, trồng đào.
Và Beria bắt đầu bốc lên, nào là trồng ở đó loại
đào gì, nho nào. Sau
đó Beria tiếp tục phát triển ý nghĩ của mình.
Beria có tính toán kỹ càng: cán bộ nào cần,
nhân viên nào cần. Ông ta
đặt tất cả lên bàn chân trần và rộng lớn.
- Dự án và xây dựng do Bộ nội vụ tiến hành.
Trước hết theo tôi, phải
xây dựng cho Egor (nghĩa là cho Malenkov),
sau đó là anh, Molotov,
Vorosilov, và sau đó là những người khác.
Tôi im lặng nghe, chừng nào chưa phản đối. Sau
đó tôi nói:
- Cần phải nghĩ đã.
Kết thúc cuộc nói chuyện, bộ ba đến nhà nghỉ.
Hai người ngồi chung
một xe. Đến gần chỗ rẽ vào đại lộ Rulevsk. Ở
đó tôi với Malenkov phải đi
tiếp tiếp sang trái, còn Beria - đi thẳng. Tôi
ngồi với Malenkov trong một xe.
Tôi nói với ông:
- Anh xem thế nào? Đây có phải là khiêu khích
đơn thuần không. 297
- Vì sao mà anh dây vào những lời của ông ấy
nhỉ?
- Tôi nhìn xuyên qua nó, đây là khiêu khích.
Chẳng có lẽ có thể làm
như thế? Bây giờ không phản đối được, cứ để
ông ta chúi mũi vào chuyện
này và nghĩ rằng, mưu đồ của ông không ai hiểu.
Và Beria bắt đầu thúc đẩy ý tưởng của mình.
Cho người làm thiết kế.
Khi thiết kế xong, mời chúng tôi xem thiết kế
và đề nghị bắt đầu xây dựng.
Báo cáo về vấn đề này là một kiến trúc sư nổi
tiếng. Bây giờ đồng chí này là
người chỉ huy xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
Tôi biết ông từ trước chiến
tranh và ở các sự kiện trong chiến tranh.
Beria coi ông là nhân vật gần gũi,
hoặc ông làm việc ở chỗ Beria và thực hiện cái
gì mà Beria nói. Sau cuộc
gặp gỡ này, tôi nói Malenkov:
- Lấy đi. Beria có nhà nghỉ. Ông nói với chúng
tôi là cho người ta xây
dựng, nhưng ông ấy không xây dựng cho mình. Mà
xây cho anh, và làm điều
này để làm mất uy tín anh đấy.
- Không, không, anh nói gì thế!
Đối với tôi sự thật là Beria đề nghị xây dựng
nhà nghỉ riêng dứt khoát
ở Sukhumi. Trong đồ án có
địa điểm được hoạch
định, nơi nhà nghỉ của
Malenkov sẽ được xây cất. Theo kế hoạch, thấy
trước là việc đuổi một số
lượng người dân ra khỏi chỗ họ đang sống
ở đó. Bộ trưởng báo cáo cho
chúng tôi rằng phải đuổi một lượng lớn dân và
việc xây dựng như thế quả
thật là một tai hoạ. Người ta nói đùa, ở đó
bao nhiêu nhà riêng của họ, bao
thế hệ sinh sống ở đó từ lâu, và bỗng nhiên lại
đuổi họ đi?
Beria giải thích là đã được chọn để Malenkov từ
nhà nghỉ của mình
có thể nhìn thấy Biển Đen quan sát được Thổ
Nhĩ Kỳ. Beria thậm chí đùa:
- Bờ Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngang chân trời, rất đẹp.
Nhưng khi mọi người ra về và chúng tôi còn lại
chỉ hai người với
nhau, tôi nói với Malenkov:
- Chẳng lẽ anh không hiểu Beria muốn gì?
Ông ấy muốn tàn sát,
quẳng người ta đi, phá huỷ những tổ ấm của họ
và xây dựng một cung điện ở
đó cho anh. Tất cả sẽ có hàng rào vây quanh. Bắt
đầu căm tức sôi sục trong
thành phố. Mọi người sẽ chú ý rằng cái này xây
cho ai? Và khi tất cả xong,
anh đến đó, và mọi người nhìn thấy trong xe là
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Liên Xô; tất cả những việc tàn phá, đuổi dân hoá ra được làm vì anh. Sự 298
phẫn nộ xuất hiện không những chỉ ở Sukhumi, mà bó còn sang các nơi
khác. Nhưng Beria cần điều này. Anh khi đó lại
tự yêu cầu từ chức.
Malenkov lưỡng lự.
Beria cũng nói về nhà nghỉ với cả Molotov. Tôi
không nghĩ rằng
Molotov làm như thế, nhưng Molotov bỗng nhiên
đồng ý. Ông nói rằng cứ
xây cho ông nhưng không phải ở Kavkaz, mà ở
ngoại ô Moskva. Tôi ngạc
nhiên. Tôi nghĩ là Molotov nổi cáu và phản đối.
Tôi không biết điều này xảy
ra như thế nào.
Như vậy không ai tỏ ra tích cực chống, cỗ máy
bắt đầu chạy. Thiết kế
xong, Beria xem. Sau công việc, chúng tôi tới
gặp Beria, và ông chỉ cho tôi
bản thiết kế nhà nghỉ của tôi.
- Ôi, xin nghe nhé, căn nhà tốt làm sao, đẹp
thế nào.
Tôi nói với ông:
- Đúng, tôi rất thích.
- Cứ cầm bản thiết kế về nhà.
Tôi mang bản thiết kế về nhà và, thú thực là
không biết nhét nó vào
đâu. Vợ tôi, Nina Petrovna, nói với tôi:
- Anh có cái gì đấy?
Tôi thú thực với bà. Vợ tôi nổi giận:
- Bậy bạ quá chừng!
Tôi không giải thích một điều gì cho Nina
Petrovna và chỉ nói:
- Thôi mà, chúng ta xếp nó lại, nói chuyện
sau.
Như vậy, vụ việc xoay vần. Beria đẩy mạnh xây
dựng, nhưng trước
khi ông bị bắt thực chất cũng chưa làm được gì
cả. Khi ông bị bắt, chúng tôi
lập tức bãi bỏ tất cả. Nhưng bản thiết kế nhà
nghỉ, thời gian dài lăn đi lăn lại
ở đâu đó trong nhà tôi. Lúc đó Beria tăng cường
những hoạt động điên cuồng
can thiệp vào sinh hoạt các tổ chức Đảng.
Beria chế tạo tài liệu về tình hình
công việc trong lãnh đạo Ukrainaе. Đòn đầu tiên mà ong nghĩ ra là quyết
định giáng vào tổ chức Đảng Ukraina. Tôi nghĩ
ông triển khai vụ này để lôi
người của tôi. Ông chuẩn bị những tài liệu cần
thiết thông qua Bộ nội vụ
CHXHCN Ukraina và bắt đầu lôi kéo tỉnh trưởng
công an trong việc chuẩn
bị vụ việc. Tỉnh trưởng công an ở Lvov
Strokach. Giờ đã chết. Đó là một 299
người cộng sản chân chính và một quân nhân tốt.
Trước chiến tranh ông là
trung tá, tư lệnh biên phòng. Trong thời gian
chiến tranh là tham mưu trưởng
du kích Ukraina và luôn luôn báo cáo tôi về
tình hình tại vùng lãnh thổ bị kẻ
thù chiếm đóng. Tôi thấy ông là người trung thực
và đứng đắn. Sau chiến
tranh ông được bổ nhiệm toàn quyền Bộ nội vụ tỉnh
Lvov, nơi bọn chống đối
hoạt động.
Sau này chúng tôi biết rằng khi đó Bộ trưởng Bộ
nội vụ Ukraina yêu
cầu cầu ông thu thập những tài liệu tư liệu
bôi nhọ thanh danh các cán bộ
Đảng, thì Strokach nói rằng đây không phải là
việc của ông, mà là Bí thư tỉnh
uỷ, cứ gọi đến đó. Lúc đó Beria gọi cho
Strokach và nói rằng nếu ông cứ làm
theo ý mình, thì sẽ bị biến thành bụi ở trại tập
trung. Nhưng năm 1953, chúng
tôi ban đầu chẳng biết một cái gì cả, mặc dù cảm
thấy rằng đang có cuộc tấn
công vào Đảng, bắt nói phải khuất phục Bộ nội
vụ. Chúng tôi bàn cãi tại
BCHTƯ ĐCSLX về bản danh sách của Beria về cán
bộ lãnh đạo Ukraina.
Do đó,
thông qua quyết định cách chức Melnikov
khỏi chức vụ Bí thư
BCHTƯ ĐCS Ukraina, thay vào đó Kirichenko. Ý
tưởng Beria là ở chỗ các
cán bộ địa phương, dân tộc Ukraina dường như
không đưa vào ban lãnh đạo,
không điều động họ, và đề nghị đưa Korneychuk
vào Đoàn chủ tịch BCHTƯ
ĐCS Ukraina. Việc này được làm tại Plenum. Sau
khi Beria bị bắt, các đồng
chí kể cho tôi nghe Plenum tiến hành ra sao.
Korheychuk hiểu không đúng,
vì sao những ứng cử viên của ông không được
điều động, và bắt đầu đấu
khẩu, nói lung tung có lợi cho Beria. Ông
không sáng trí, vì Beria đã nói như
thế.
Bản danh sách sau của Beria động đến
những người Baltic, sau đó
Belorussia. Và cũng cùng một hướngh. Bản đề
nghị của Beria chẳng có gì
không đúng. BCHTƯ ĐCSLX và chính Beria trước
đó đã có lớp học điều
động cán bộ dân tộc. Và chúng tôi quyết định rằng
ở nước cộng hoà chức vụ
Bí thư thứ nhất BCHTƯ phải là người địa
phương, không phải là người Nga
được cử từ Moskva. Nói chung Beria có xu hướng
bài Nga. Ông tuyên
truyền rằng tại nơi có nhiều người Nga thì phải
phong tỏa họ. Tất cả mọi
người cũng hiểu và bắt đầu đả kích không những
người Nga, mà còn những
cán bộ dân tộc không đấu tranh với “thế lực”
Nga. Điều này xảy ra tại nhiều
tổ chức Đảng nước cộng hoà tự trị.
Tôi nhiều lần nói với Malenkov: 300
- Chẳng lẽ anh không nhìn thất sự việc sẽ nhân
rộng đi đâu à? Chúng
ta đang đi đến thảm họa. Beria thu nhặt dao
đâm chúng tôi.
Malenkov nói với tôi:
- Ừ, làm gì? Tôi nhìn thấy, nhưng làm sao tham
gia?
Tôi nói với ông:
- Phải chống cự, mặc dù trong hình thức thế
này: anh nhìn thấy các
vấn đề mà Beria đưa ra, thường mang xu hướng
chống đảng. Không được
chấp nhận chúng, mà phản đối chúng.
- Anh muốn tôi còn lại một mình hay sao? Nhưng
tôi không muốn.
- Tại sao anh nghĩ chỉ còn mình anh, nếu anh bắt
đầu phản đối? Anh
và tôi - cũng hai người. Bulganin, tôi tin,
cũng nghĩ như vậy, vì rằng tôi đôi
lần trao đổi với ông những suy nghĩ. Những người
khác cũng cùng đi với
chúng tôi, nếu chúng tôi phản đối lập luận, từ quan điểm. Bản thân anh
không có khả năng nói được ai. Ngay khi Beria
đưa đề nghị ra, anh nhanh
chóng ủng hộ ông ta, tuyên bố: đúng, đây là đề
nghị đúng, tôi “đồng ý”, ai
“chống”? Và lập tức anh cho bỏ phiếu. Nhưng
anh phải tạo khả năng cho
người khác phát biểu, bằng cách ghìm mình, đừng
nhảy vọt ra và anh thấy
không phải một người nghĩ đâu. Tôi tin tưởng rằng
nhiều người không đồng
ý về hàng loạt vấn đề với Beria”.
Và tôi đề nghị:
- Chúng ta lập chương trình nghị sự. Đưa các vấn
đề các gai góc mà
theo quan điểm của chúng ta, Beria đưa ra là
không đúng, và chúng ta bắt
đầu phản đối ông ta. Tôi tin tưởng rằng chúng
tôi huy động được cũng uỷ
viên Đoàn chủ tịch, và không chấp nhận cách giải
quyết của Beria.
Malenkov cuối cùng cũng phải đồng ý. Tôi, thề
rằng, cũng ngạc nhiên
và vui lòng. Chúng tôi cùng lập chương trình
nghị sự các phiên họp Đoàn
chủ tịch BCHTƯ. Bây giờ tôi không nhớ, khi đó
các vấn đề đưa ra như thế
nào, vì lâu quá rồi. Tại cuộc họp chúng tôi
phát biểu lập luận “chống” về mọi
vấn đề. Những người khác cũng ủng hộ chúng
tôi, và ý đồ của Beria không
được thông qua. Liền tù tì nhiều phiên họp.
Ngay sau việc này, Malenkov
tìm thấy niềm tin là, té ra, với Beria có thể
đấu tranh hoàn toàn bằng phương
pháp Đảng, Malenkov tỏ ra cũng có ảnh hưởng của
mình giải quyết vấn đề
và phủ quyết những đề nghị, mà theo quan điểm
của chúng tôi, là có hại cho
Đảng và đất nước. 301
Chúng tôi thấy rằng Beria bắt đầu đẩy mạnh các
sự kiện. Ông cảm
thấy mình đứng trên các uỷ viên Đoàn chủ tịch,
lên mặt và thậm chí vẻ bề
ngoài biểu thị sự lấn át của mình. Chúng tôi
trải qua thời điểm rất tốt nghuy
hiểm. Tôi cho rằng cần phải nhanh tay, và nói
với Malenkov rằng cần phải
nói chuyện với các uỷ viên Đoàn chủ tịch về lý
do này. Hình như tại cuộc
họp không thể làm thế được, mà phải mặt đối mặt
nói chuyện với từng người
một để hiểu ý nghĩ về những vấn đề cụ thể đối
xử với Beria. Với Bulganin
tôi đã nói vấn đề này từ trước đây và biết ý
kiến của ông. Ông đứng ở trên
cao trí và hiểu rõ sự nguy hiểm, đang đe dọa Đảng
và tất cả chúng ta từ phía
Beria. Malenkov cũng đồng ý:
- Đúng, phải hành động.
Chúng tôi thỏa thuận rằng trước tiên tôi phải
tới gặp và nói chuyện
với Vorosilov. Có một Uỷ ban nào đấy trong đó
phải có sự tham gia của tôi
và Vorosilov. Tôi quyết định dùng tình tiết
này, gọi Klimentу Efremovichу
và nói rằng muốn gặp ông nói chuyện về vấn đề
gì đó. Vorosilov trả lời ông
muốn bây giờ đi cùng với tôi đến BCHTƯ.
- Không - tôi nói - tôi đề nghị ông tiếp tôi,
tôi tự thân đến ông.
Nhưng ông vật nài là ông phải đi. Cuối cùng
tôi nài nỉ theo ý mình.
Chúng tôi quy ước với Malenkov là sau khi nói
chuyện với Vorosilov (trước
bữa ăn trưa) tôi quay về nhà, ghé vào
Malenkov, và chúng tôi ăn trưa cùng
với nhau. Khi đó, tôi và Malenkov sống ở cùng
một số nhà, cùng cửa ra vào,
chỉ khác là tôi ở tầng cao hơn.
Tôi
đi đến gặp Vorosilov tại Xô viết
tối cao, nhưng tôi không đạt
được cái điều mà tôi đã tính. Ngay khi tôi mở
cửa và bước qua ngưỡng cửa
phòng làm việc của ông, ông đang lớn giọng tán
tụng Beria:
- Hân hạnh cho chúng tôi, đồng chí Khrusev,
chúng tôi có một người
tuyệt vời Larenti Pavlovich, đây là một con
người xuất chúng!
Tôi nói với ông:
- Có thể, anh đừng phí công nói như thế nữa,
anh đang thổi phồng tư
cách ông ta phải không?
Nhưng tôi cũng không thể nói với ông về Beria
như tôi nghĩ. Sự đánh
giá là hoàn toàn ngược lại, và tôi bằng ý kiến
của mình đặt Vorosilov vào
tình thế khó xử; Ông có thể không đồng ý với
tôi đơn giản vì tự ái: khi tôi
vừa mới vào, ông đang ca tụng Beria, nhưng sau
này lập tức chuyển sang 302
quan điểm của tôi là đi đến sự cần thiết phải
loại bỏ Beria. Và tôi quẳng lại
cho ông những lời về vấn đề, mà chúng tôi thoả
thuận một cách chính thức
qua điện thoại: về vấn đề vớ vẩn nào đấy. Và
bây giờ tôi quay về ăn trưa,
như đã quy ước với Malenkov. Tôi kể cho
Malenkov rằng tôi không nhận
được cái gì cả, rằng tôi không thể nói chuyện
với Vorosilov, như đã nghĩ. Tôi
nghĩ rằng Vorosilov có thể, nói như thế để đề
phòng người ta nghe trộm, và
nói điều đó để cho bọn “tai mắt” của Beria.
Mặt khác, ông cũng coi tôi là người gần với
Beria, vì rằng thường
thấy chúng tôi bên nhau: Beria, Malenkov và
tôi. Nghĩa là, ông nói điều này
đối với Beria, ông cũng chứng minh bầu không
khí, buộc mọi người phải
chấp nhận tính cách và ôm lấy tội lỗi trong óc
chống lại lương tri của mình.
Chúng tôi thoả thuận với Malenkov là tiếp đây,
tôi sẽ nói chuyện với
Molotov. Molotov khi đó là Bộ trưởng Bộ ngoại
giao. Trước đây ông thường
gọi điện cho tôi, nói rằng muốn cùng tôi gặp BCHTƯ
và nói chuyện về các
vấn đề cán bộ Bộ Ngoại Giao. Tôi lợi dụng cuộc
gọi của ông và nói:
- Anh muốn gặp tôi phải không? Tôi sẵn sàng. Nếu
có thể, anh đến
chỗ tôi, tôi ta sẽ nói chuyện với về chuyện
cán bộ.
Nhưng khi ông đến, tôi nói với ông:
- Chúng ta nói chuyện về cán bộ, nhưng không
phải về cán bộ của Bộ
ngoại giao đâu.
Và tôi bắt đầu kể cho Molotov đánh giá của tôi
về vai trò của Beria.
Tôi nói có sự nguy hiểm như thế nào bây giờ đe
doạ Đảng nếu không ngăn
chặn Beria đang thực hiện quá trình làm đổ sự
lãnh đạo của Đảng. Molotov,
hình như bản thân cũng nghĩ nhiều về điều này.
Ông không thể không nghĩ,
vì rằng bản thân ông biết tất cả và thấy dự giống
nhau hơn từ khi Stalin còn
sống. Khi Molotov còn được Stalin tin ở
Stalin, tôi chính tai đã nghe, ông
phát biểu rất mạnh như thế nào chống Beria,
nhưng khi không còn Stalinе,
Beria có phương pháp khiêu khích. Nếu Beria
đưa một đề nghị nào đấy, mà
Stalin phát biểu chống, thì Beria quay bề người
nào đó đang ngồi:
- Đấy, anh cứ đề nghị mãi? Cái này chưa có lợi!
Như thế Beria không ít lần chỉ vào Molotov, và
Molotov phản ưng rất
rất mãnh liệt.
Vì vậy, ngay khi tôi bàn mưu với Molotov, ông
hoàn toàn đồng ý với
tôi.
303
- Đúng, đúng, nhưng tôi muốn hỏi: thế ý
Malenkov ra sao?
- Tôi nói chuyện lúc này với anh nhân danh và
Malenkov, và
Bulganin. Malenkov, Bulganin và tôi cũng trao
đổi ý kiến về vấn đề này.
- Đúng, Các ông hiểu vấn đề này. Tôi hoàn toàn
đồng ý và ủng hộ
ông. Nhưng ông làm tiếp cái gì và việc này dẫn
đến đâu?
- Trước hết cần cách chức Beria khỏi chức vụ uỷ
viên Đoàn chủ tịch
BCHTƯ, phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô
và Bộ trưởng Bộ nội vụ.
Nhưng Molotov nói rằng điều này không đủ:
- Beria rất nguy hiểm, và tôi cho rằng phải
dùng những biện pháp cực
đoan hơn.
- Có thể giữ ông ta để điều tra?
Tôi nói “giữ” vì rằng chúng tôi không có những
chứng cớ để buộc tội
trực tiếp Beria. Tôi có thể nghĩ rằng ông là
điệp viên của Musavist, nhưng
chỉ Kaminski nói về điều này. Và những bằng chứng
như thế không cách nào
kiểm tra được, nhưng tôi chưa nghe thấy có sự
kết án vụ này. Có thể là thật
và cũng có thể là không đúng, tuy nhiên tôi tin Kaminski, vì rằng ông
là
người đứng đắn và hoàn toàn vì Đảng. Nhưng tính cách
khiêu khích của
Beria, tất cả chúng tôi dựa trên sự linh cảm.
Nhưng không thể bắt người theo
linh cảm. Vì thế tôi nói rằng phải giữ Beria
“để kiểm tra”.
Điều này thì đúng là có thể.
Như vậy, tôi thoả thuận được với Molotov, còn
sau đó tôi kể tất cả
cho Malenkov và Bulganinу. Và chúng tôi quyết
định, cần đẩy nhanh công
việc, vì rằng chúng tôi có thể bị nghe trộm hoặc
ai đó vô tình sảy miệng,
những bằng chứng về những bước đi của chúng
tôi lọt tới tai Beria, và Beria
bắt chúng tôi một cách đơn giản. Lúc đó chúng
tôi quy ước tôi cần phải nói
chuyện với Saburov, cũng là uỷ viên Đoàn chủ tịch.
Saburov rất nhanh trả lời
tôi:
- Tôi hoàn toàn đồng ý.
Và cũng hỏi:
- Thế còn Malenkov?
Về điều
này những ai dự mưu với tôi đều cũng hỏi
như thế.
Kaganovich trong thời gian ấy không có mặt ở
Moskva, ông ở bận thu mua
gỗ, ông kiểm tra công việc ở đó chạy ra sao.
Khi Kaganovich quay về, tôi đề 304
nghị ông rẽ vào BCHTƯ. Ông đến buổi chiều, và
chúng tôi ngồi với ông rất
lâu. Ông tỷ mỷ kể cho tôi về Siberi, về thu
mua thu mua gỗ. Tôi không cắt
lời ông, mặc dù trong đầu tôi hoàn toàn nghĩ
những chuyện khác. Tôi tỏ ra lễ
độ, chiến thuật, chờ khi câu chuyện của ông cạn
hết.
Khi thấy thời cơ đến, tôi nói:
- Những điều anh kể cũng hay đấy. Giờ đây tôi
muốn nói hết với ông
rằng chúng tôi đang làm gì.
Kaganovich lập tức vểnh tai nghe:
- Thế ai “đồng ý”?
Ông đặt vấn đề như thế, thăm dò, tương quan lực
lượng. Tôi nói rằng
Malenkov, Bulganin, Molotov và Saburov đồng ý, như thế, nói riêng, và
không có ông thì chúng tôi cũng có số đông.
Lúc đó Kaganovich tuyên bố:
- Tôi cũng “đồng ý”, tất nhiên, “đồng ý”,
nhưng tôi đơn giản chỉ hỏi
thế thôi.
Nhưng tôi hiểu đúng ông, và ông hiểu tôi. Sau
đó hỏi:
- Thế còn Vorosilov?
Và tôi kể cho ông, tôi nhận thấy mình không
tháo vát với Vorosilov.
- Ông nói với với anh như thế à?
- Đúng, ông ta ca tụng Beria.
Kaganovich chửi rủa Vorosilov, nhưng không độc
ác:
- Thằng cáo già. Ông ấy không nói thật với anh
đâu. Chính ông ấy nói
với tôi thật sự là không thể sống tiếp được với
Beria, rằng Beria là người rất
nguy hiểm, rằng Beria có thể tìm và tiêu diệt
tất cả chúng ta.
- Thế thì cần phải nói chuyện với ông ta hội
đàm một lần nữa. Có thể
Malenkov nói chuyện với ông ta được không? Tốt
hơn, tôi không nên quay
lại nói chuyện với ông nữa để không đặt ông ta
vào tình thế khó xử.
Cả hai chúng tôi đồng ý.
Kaganovich hỏi:
- Còn Mikoian?
- Với Mikoian, về vấn đề này tôi vẫn còn chưa
nói, vì có vấn đề phức
tạp.
305
Tất cả chúng tôi biết những người Kavkaz như
Mikoian và Beria có
những quan hệ tốt nhất, họ luôn luôn không rời
nhau nửa bước. Và tôi kể đã
nói chuyện với Mikoian, hình như phải gác lại
muộn hơn. Về các cuộc nói
chuyện mới, tôi thông báo cho Malenkov, và ông
cũng đồng ý trong tình
hình hiện tại, tốt hơn là nói cho Vorosilov biết.
Giờ đây còn Pervukhin.
Malenkov nói:
- Với Pervukhin, tôi muốn tự đến bàn bạc.
- Lưu ý rằng Pervukhin là người phức tạp, tôi
biết ông ta.
- Nhưng cả tôi cũng biết ông ấy.
- Thôi được, xin cứ việc!
Malenkov mời Pervukhin đến gặp và sau đó gọi
cho tôi:
- Tôi gặp Pervukhin, kể hết với ông ta tất cả,
nhưng Pervukhin trả lời
rằng còn suy nghĩ. Điều này rất nguy hiểm. Tôi
phải thông báo điều này để
giục ông ta nhanh hơn. Không biết, điều này có
thể kết thúc như thế nào.
Tôi gọi cho Pervukhin. Ông đến với tôi, và tôi
hết cho ông nghe một
cách thẳng thắn. Mikhail Georgy trả lời:
- Nếu như Malenkov nói tất cả với tôi như thế
này, như anh nói, tôi
đâu có những vấn đề như thế. Tôi hoàn toàn đồng
ý và xem rằng không còn
lối thoát khác.
Tôi không biết Malenkov nói với Pervukhin như
thế nào, nhưng kết
thúc như thế.
Như thế, chúng tôi đã bàn bạc công việc với tất
cả uỷ viên Đoàn chủ
tịch, trừ Vorosilov và Mikoian.
Tôi và Malenkov quyết định bắt đầu hành động
trong ngày họp Đoàn
chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Tại cuộc
họp Đoàn chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng tôi luôn luôn có mặt: vì biên bản đã
ghi là tôi phải tham gia những
phiên họp như thế. Tại những phiên họp này vắng
mặt Vorosilov. Vì thế
chúng tôi quyết định, mời Vorosilov tham dự
phiên họp Đoàn chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng. Khi mọi người đến đông đủ,
thay bằng phiên họp Đoàn chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng, là phiên họp Đoàn chủ
tịch BCHTƯ. Chúng tôi quy
ước, ngay trước phiên họp này tôi nói chuyện với
Mikoian, còn Malenkov
nói với Vorosilov. 306
Sáng sớm hôm ấy, tôi ở nhà nghỉ cuối tuần. Tôi
gọi cho Mikoian và
mời ông rẽ qua tôi, đi cùng tôi cùng tới phiên
họp Đoàn chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Liên Xô. Mikoian đến, và ở đó tôi tiến
hành hội đàm. Cuộc hội
đàm rất dài. Tôi nhớ rằng chúng tôi nói chuyện
khoảng hai tiếng đồng hồ,
nói hết và tỷ mỷ, còn sau đó lại hai ba lần
đôi lần quay lại những chuyện đã
bàn rồi. Vị thế của Mikoian là thế này: Beria
quả là có tư cách xấu, nhưng
ông không tuyệt vọng, trong thành phần tập thể
có thể làm được việc. Đó là
một vị trí hoàn toàn đặc biệt, không phải ai trong số chúng tôi có
thể giữ
được. Tạm thời kết thúc đàm phán, thời gian
còn lại chỉ kịp có mặt tại phiên
họp. Tôi ngồi chung xe với nhau và đi vào
Kreml. Trước đó Malenkov cũng
nói chuyện với Vorosilov.
- Thế nào? Ông ta vẫn như trước đây khen ngợi
Beria à?
- Khi tôi vừa mới lắp bắp vài lời về dự định của
chúng tôi, Klim (tên
gọi thân mật của Vorosilov) ôm quàng lấy tôi,
hôn và khóc.
Thật thế không, tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ
rằng Malenkov nói dối
chẳng để làm gì.
Sau đó
nảy sinh sinh vấn đề thảo luận bắt giữ
Beria. Nhưng ai là
người bắt Beria? Đội bảo vệ của chúng tôi lại
dưới quyền cá nhân Beria.
Trong thời gian họp uỷ viên Đoàn chủ tịch, đội bảo vệ ngồi ở phòng bên
cạnh. Ngay khi chúng tôi đưa ra vấn đề này, Beria
sẽ ra lệnh cho đội bảo vệ
bắt chính chúng tôi. Lúc đó chúng tôi thoả thuận
gọi các tướng lĩnh. Chúng
tôi quy ước là tôi nhận trách nhiệm đi mời các
tướng lĩnh. Thế là tôi làm như
thế, mời Moskalenko và những người khác, tất cả
là năm người. Sau đó
Malenkov với Bulganin nới rộng vòng của họ và
mời thêm cả Zukov. Do vậy
chúng tôi có 11 nguyên soái và tướng. Chúng
tôi thoả thuận rằng các tướng
lĩnh sẽ chờ đợi ở phòng riêng, còn khi nào
Malenkov báo cho biết biết, thì họ
đi vào gian phòng đang diễn ra phiên họp, và sẽ
bắt Beria.
Và thế là phiên họp khai mạc. Vorosilov với tư
cách Chủ tịch Đoàn
chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô, đương nhiên,
không thể có mặt tại phiên
họp Đoàn chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Vì thế sự xuất hiện của ông
tựa như khó hiểu. Và Malenkov, khai mạc phiên
họp, lập tức đặt vấn đề:
- Chúng ta thảo luận công tác Đảng. Có những vấn
đề cần phải thảo
luận ngay, trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ. 307
Tất cả
đồng ý. Như đã thoả thuận từ trước,
tôi xin phép Malenkov
được nói và đề nghị thảo luận vấn đề Beria.
Beria ngồi bên phải. Beria giật
mình, cầm lấy tay tôi, nhìn vào tôi và nói:
- Anh nói gì thế, Nikita? Anh định giở trò gì?
Tôi nói với Beria:
- Thì anh cứ nghe đã, ngay đây tôi muốn nói hết
với anh.
Thế là tôi nói.
Tại Plenum BCHTƯ trước chiến tranh, khi thảo
luận tình hình công
việc trong Đảng, có lời phát biểu của
Kaminski, Dân uỷ y tế Liên Xô. Ông
lên diễn đàn và tuyên bố:
- Tôi muốn nói rằng khi tôi làm việc ở Baku,
có tin đồn dai dẳng lan
đi trong số những người cộng sản rằng Beria
làm việc trong cơ quan phản
gián Musavist. Tôi muốn nói về điều này, để Đảng
biết và kiểm tra điều này.
Phiên họp khi đó kết thúc, và không ai phát biểu
thêm nữa về vấn đề đã nêu,
bản thân Beria cũng không cải chính, mặc dù có
mặt. Sau đó nghỉ ăn trưa.
Sau bữa ăn Plenum tiếp tục, nhưng Kaminski
không đến, và không ai biết vì
sao. Lúc đó điều này là đúng luật. Nhiều uỷ
viên BCHTƯ, có mặt tại một
phiên họp, người phiên không đến, bị rơi vào
“kẻ thù nhân dân” và bị bắt. Số
phận đã rơi vào Kaminski.
Tôi biết Kaminski, khi tôi là bí thư Bauman,
sau đó Kraskaia Presnia,
thành uỷ Moskva và đặc biệtgần gũi với ông khi
ông được bầu bí thư đảng
uỷ Moskva
đầu 1932. Kaminski chơi thân với Mikhain Mikhailovich, một
cán bộ triển vọng. Tôi rất kính trọng ông và
cũng đánh bạn với ông. Đương
nhiên, tôi xây dựng tình hữu nghị với
Kaminski. Vì thế tôi tin rằng Grisa - là
người đứng đắn. Ông là người đặc biệt trong sạch
và có đạo đức. Tuy nhiên,
mặc dù không ai tại Plenum cho một lời giải
thích nào cả về việc số phận
Kaminski, ông như chìm vào nước. Bị chìm không
chỉ Kaminski. Hàng trăm,
hàng nghìn người mất tích. Sau đó người ta
tuyên bố rằng họ là “kẻ thù nhân
dân”, vâng tôi
đã nói không phải về mỗi người. Từ lâu, trong đầu tôi lẩn
quẩn ý nghĩ: Vì sao, khi Kaminski tuyên bố như
thế, không ai có lời giải
thích xem ông nói đúng hoặc không đúng, điều
này có hay không có - không
biết...
Sau đó tôi kể và những hoạt động gần đây của
Beria, từ sau khi Stalin
chết, trong quan hệ các tổ chức Đảng -
Ukraina, Belarussia và những nước 308
khác. Trong các thư của mình Beria đặt các vấn
đề (thư này còn nằm trong
lưu trữ) về mối quan hệ tương hỗ trong việc
lãnh đạo các nước cộng hoà dân
tộc, đặc biệt trong sự lãnh đạo của các cơ
quan Cheka, và đề nghị điều động
các cán bộ dân tộc. Điều này đúng, đường lối
như thế luôn luôn rồn tại trong
Đảng. Nhưng Beria đặt vấn đề này theo hướng
bài Nga trong việc bồi dưỡng,
điều động và lựa chọn cán bộ. Ông muốn cột chặt
các dân tộc và tập hợp họ
chống người Nga. Luôn luôn tất cả các kẻ thù
ĐCS luôn luôn tính đến cuộc
đấu tranh giữa các dân tộc, và Beria cũng bắt
đầu từ điều này.
Sau đó tôi kể về đề nghị cuối cùng của Beria -
về việc từ bỏ xây dựng
CNXH ở CHDC Đức - và đề nghị đối với những người
bị kết án bị trừng
phạt biệt xứ, khi Beria đề nghị không cho phép
họ quay về chỗ cư trú, mà
quyền quyết định nơi ở của họ do Bộ nội vụ
làm, nghĩa là do bản thân Beria.
Lúc ấy sự chuyên quyền về luật pháp! Tôi nói cả
về đề nghị và Beria thay
bằng giải quyết tận gố vấn đề việc bắt người
và kết án họ dưới thời Stalinе,
giảm thời hạn cực đại những người bị kết ăn bởi
cơ quan Bộ Nội vụ từ 20
xuống 10 năm. Thoáng nhìn, đề nghị này tựa như
tự do, còn theo thực chất là
họp pháp hoá những gì đang tồn tại. Khép tội 20
năm hoặc 10 năm, tình thế
vẫn không thay đổi. Tới 10 năm, và, nếu cần,
Beria cho thêm 10 năm, còn
sau đó lại 10 năm, chừng nào người ta còn chưa
chết. Và tôi kết thúc:
- Do những theo dõi những hoạt động của Beria
tôi có ấn tượng rằng
ông ta nói chung không phải là một người cộng
sản, mà làm kẻ hám lợi, chui
vào đảng vì động cơ hám lợi. Ông làm những việc
để đề cao mình và không
thể chấp nhận được. Không tưởng tượng được một
người trung thực có thể
làm việc vì mình.
Sau tôi, Bulganin tiếp lời. Tôi và ông từ khi
Stalin còn sống đã có
cùng một ý kiến về Beria. Ông cũng phát biểu
trong tinh thần như thế. Và
những người khác thể hiện tính nguyên tắc, trừ
Mikoian. Mikoian phát biểu
cuối cùng. Ông phát biểu (tôi không còn nhớ
chi tiết lời của ông): lặp lại cái
điều đã nói với tôi, khi tôi và ông bàn bạc
trước phiên họp, tuyên bố rằng
Beria có thể tính đến sự phê bình, rằng ông
không mất tuyệt vọng, trong một
tập thể ông có khả năng ích lợi.
Khi tất cả phát biểu hết, Malenkov, với tư
cách Chủ tịch phải tổng kết
và làm văn bản quyết định. Nhưng ông lúng
túng, và phiên họp chấm dứt ở
diễn giả cuối cùng. Phiên họp ngừng lại ít
phút. 309
Tôi thấy vấn đề như thế đã chất đống lên rồi,
và đề nghị Malenkov để
ông chuyển lời của tôi vào bản dự thảo. Như
chúng tôi đã quy ước với nhau,
tôi đề
nghị Plenum quyết định vấn đề cách chức Beria (Đoàn chủ tịch
BCHTƯ làm điều này) khỏi tất cả các chức vụ mà
ông giữ. Malenkov vẫn
còn bối rối và thậm chí không đưa đề nghị của
tôi ra bỏ phiếu, mà lập tức ấn
nút bí mật gọi các tướng lĩnh. Người đầu tiên vào là Zukov, sau ông là
Moskalenko và những người khác. Zukov khi đó
thứ trưởng Bộ trưởng quốc
phòng Liên Xô. Lúc ấy giữa tôi và Zukov còn tồn
tại mối quan hệ tốt, mặc
dù ông trong thời kỳ đầu không được tính trong
số tướng lĩnh giúp đỡ chúng
tôi xử lý Beria.
Vì sao chúng tôi lôi kéo các tướng lĩnh. Cũng
có những suy tính được
nêu ra, nếu chúng tôi quyết định giữ Beria, ai
dám chắc Beria không gọi các
Chekist, bảo vệ, những người này đang dưới quyền
ông, và ông ra lệnh cho
họ cô lập chúng tôi? Chúng tôi không có lực lượng,
vì rằng ở Kreml có một
lượng lớn người của Beria được vũ trang và huấn luyện kỹ càng. Vì thế
chúng tôi quyết định lấy các tướng lĩnh quân đội
vào việc.
Đầu tiên, chúng tôi trao lệnh cho Moskalenko
và 5 tướng bắt Beria.
Moskalenko cùng các đồng chí của mình có vũ
khí, mà họ cùng vũ khí đó
được Bulganin chở vào Kreml. Khi các tướng
lĩnh vào Kreml, đã trao vũ khí
cho trực ban. Ngay trước phiên họp phiên họp,
nhóm Moskalenko được bổ
xung thêm nguyên soái Zukov và một số người
khác. Và tiến vào phòng họp
khoảng 10 người hoặc hơn. Malenkov nói nhẹ
nhàng, đề nghị với Zukov:
- Tôi đề nghị ông, thay mặt Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Liên Xô giữ
Beria.
Zukov ra lệnh cho Beria:
- Giơ tay lên!
Moskalenko và những người khác lột vũ khí, cho
là Beria có thể gây
khiêu khích. Beria kéo mạnh về phía mình chiếc
cặp đang nằm ở bậu cửa sổ,
sau lưng ông ta. Tôi tóm tay Beria để ông
không thể sử dụng súng, nếu súng
nằm trong cặp. Sau đó kiểm tra: không có súng
trong túi, cũng như trong cặp.
Beria đơn giản có phản xạ thôi.
Beria bị tống giam vào một gian phòng nhỏ, cạnh
văn phòng làm việc
Malenkov của trong dinh Hội đồng Bộ trưởng. Và
chúng tôi quyết định, sáng
mai hoặc sang ngày kia, càng nhanh càng tốt,
triệu tập Plenum BCHTƯ
Đảng, xử lý vấn đề Beria. Đồng thời cách chức
Viện trưởng Viện Kiểm sát 310
Liên Xô, vì rằng ông không được chúng tôi tin
cậy, và chúng tôi nghi ngờ,
liệu ông có tiến hành điều tra một cách khách
quan không. Viện trưởng Viện
kiểm sát mới được bổ nhiệm là Rudenko và được
trao quyền tiến hành điều
tra vụ Beria. Như vậy, Beria bị bắt. Nhưng đư
hắn đi đâu? Chúng tôi không
thể tin đội bảo vệ của Bộ nội vụ, vì rằng đây
là cơ quan của Beria, với tay
chân của Beria. Lúc đó thứ trưởng Bộ nội vụ
Kruglov và, hình như, Serov.
Tôi ít biết về Kruglov, còn Serov tôi biết rõ
hơn và tin ông. Tôi cho rằng
Serov là một người trung thực. Nếu có một cái
gì đấy làm ông thay đổi, cũng
mọi nhân viên Cheka khác, thì ông cũng là nạn
nhân của cùng một chính
sách chung do Stalin tiến hành. Vì thế tôi đề
nghị trao quyền giữ Beria cho
chính Serov. Nhưng các đồng chí khác suy nghĩ
rằng dù sao chăng nữa phải
thận trọng hơn - tất cả chúng tôi không ai tin
Kruglov cả. Rồi chúng tôi thoả
thuận rằng tốt nhất là trao vụ này tư lệnh
quân đoàn phòng không, quân khu
Moskva Moskalenko. Moskalenko nhận Beria, cho
người của mình vây
quanh và giải Beria về chỉ huy sở của mình,
trong một cái hầm chống bom.
Tôi thấy ông làm tất cả những gì cần thiết.
Phiên họp này kết thúc.
Ngay khi phiên họp kết thúc, Bulganin đến gặp
tôi:
- Anh hãy nghe tay đội trưởng bảo vệ của tôi kể.
Viên đội trưởng này đến chỗ tôi, kể:
- Tôi biết vừa mới bắt Beria, và tôi muốn nói
với ông Beria hiếp đứa
cháu gái của tôi, học sinh lớp 7. Hơn một năm
trước đây bà của nó đã chết,
còn vợ tôi vì đột quỵ và nằm ở bệnh viện. Cô
bé ở nhà một mình. Một lần
vào buổi chiều nó chạy đi mua bánh mỳ thì qua
đúng ngôi nhà mà Beria ở. Ở
đó, cháu gặp một người đàn ông già
đang nhìn chăm chăm vào nó. Cháu
khiếp sợ. Sau đó, một nhân viên Cheka gọi cháu
và dẫn cháu vào nhà Beria.
Beria ngồi ăn cơm chiều cùng với cháu, đề nghị
uống rượu chúc Stalin. Cháu
từ chối, nhưng ông ta cứ nài nỉ phải uống vì
Stalin. Cháu đồng ý, rồi uống,
còn sau đó cháu thiếp đi và ông ta hiếp cháu.
Tôi trả lời người này:
- Tất cả những gì ông kể, công tố viên sẽ điều
tra”.
Sau đó người ta đưa chúng tôi một danh sách
trong đó có họ tên hơn
100 phụ nữ. Tay chân của Beria dẫn họ tới
Beria. Nhưng việc tiếp khách ở
chỗ Beria tất cả mọi người đều theo một cách:
tất cả những ai vào nhà Beria
lần đầu tiên, ông đều mời ăn và đề nghị uống
rượu vì sức khoẻ của Stalin.
Trong rượu vang ông bỏ sẵn thuốc ngủ. Sau đó
ông làm với họ cái gì mà ông 311
muốn. Khi Beria bị cách ly, ông xin bút và giấy.
Chúng tôi bàn bạc và quyết
định cứ đưa cho ông: biết đâu trong lòng ông
thức tỉnh một khát vọng chân
thật để ông nó những gì ông ấy biết là chúng
tôi buộc tội ông. Và ông bắt đầu
viết. Ban đầu, thư cho Malenkov:
- Egor, anh thật đáng khinh, tôi biết anh,
chúng ta là bạn nhau, sao
anh lại tin Khrusev? Ông ta xúi giục anh làm
điều này... và vân vân.
Với tôi ông cũng có một bức thư, trong đó viết
rằng ông là một người
trung thực. Ông gửi một số thư như thế:
Malenkov băn khoăn khi đọc những
thư này. Sau đó Malenkov bắt đầu lo lắng rằng
ông và Beria cùng đưa ra ý
tưởng từ bỏ xây dựng CNXH ở Đông Đức, và ông sợ rằng vụ việc nhằm
chống Beria, xoay sang chống ông. Nhưng chúng
tôi nói với ông rằng bây
giờ chưa phán xét vấn đề này. Vấn đề Beria còn
sâu rộng hơn nhiều so với
vấn đề Đức.
Khi Rudenko bắt đầu thẩm vấn Beria, thì chúng
tôi ngỡ ngàng thấy
một con người tàn ác, khốn nạn, không có một
cái gì thiêng liêng cả. Ở Beria
không hề có chủ nghĩa cộng sản, và nói chung
không có bộ mặt đạo đức con
người. Nhưng quả là về tội ác của Beria khu vựcc
gì để nói, vì ông làm chết
bao nhiêu người lương thiện!
Sau khi bắt Beria được một thời gian, lại có vấn
đề về Merkulov, từng
là Thanh tra nhà nước Liên Xô. Tôi, thú thực rằng,
trước đây tôi kính trọng
Merkulov và coi ông là người của Đảng. Ông là
con người có văn hoá và nói
chung tôi quý ông. Vì thế tôi nói các đồng chí
của mình:
- Có một sự kiện, Merkulov là trợ lý của Beria
ở Gruzia, còn chưa đủ
chứng minh rằng ông là đồng bọn của Beria. Có
thể dù sao đi nữa, điều này
không phải thế? Chính Beria giữ rất chức vụ
cao và chính hắn chọn người
cho mình, mà không phải ngược lại. Người ta
tin Beria và làm việc với ông
ta. Vì thế không thể coi những ai làm việc làm
việc với Beria, như là những
cộng sự gây những tội ác. Chúng ta gọi
Merkulov, nói chuyện với ông. Có
thể, ông thậm chí giúp đỡ chúng ta tốt hơn
trong việc phán xét Beria.
Và chúng tôi quy ước rằng tôi gọi ông đến BCHTƯ Đảng. Tôi gọi
Merkulov, nói rằng Beria bị bắt, rằng đang tiến
hành điều tra.
- Ông nhiều năm làm việc với Beria, liệu có thể
giúp đỡ BCHTƯ.
- Tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể.
Và tôi đề nghị Merkulov: 312
- Hãy trình bằng văn bản tất cả những gì cần
thu thập.
Sau bao nhiêu ngày trời, ông mới viết một bức
thư dày, tất nhiên, vẫn
nằm ở lưu trữ. Nhưng bức thư này chẳng giúp
chúng tôi một cái gì cả. Ở đó
chỉ là những
ấn tượng chung chung, suy lý, tựa như tác phẩm nào đó.
Merkulov viết một cái gì đó, kể cả bài hát, và
thói quen sáng tác. Khi tôi gửi
tài liệu này cho Rudenko, thì ông nói thẳng rằng
phải bắt Merkulov, vì rằng
điều tra vụ Beria mà không bắt Merkulov thì sẽ
công việc sẽ bị cản trở và
không làm đày đủ.
BCHTƯ Đảng quyết định bắt Merkulov. Tôi đau
lòng, thấy rõ rằng
mình phí công tin ông. Merkulov có liên quan với
Beria trong những tội ác
như thế, và chính ông phải ngồi trên ghế bị
cáo và cùng trách nhiệm với
Beria. Trong lời nói cuối cùng, khi bị kết án
trước toà, Merkulov nguyền rủa
cái ngày giờ, khi gặp với Beria. Ông nói rằng Beria
đã đưa ông tới toà.
Từ Đại hội 19 đến Đại hội 20 ĐCSLX
Ngay sau khi kết thúc Đại hội 19 ĐCSLX, nảy
sinh việc thay thế Bộ
chính trị BCHTƯ Đảng trước đây bằng một cái
tên gọi mới - Đoàn chủ tịch
BCHTƯ ĐCSLX, Stalin đã hình thành những hội đồng
rộng rãi gồm nhiều
thành viên về các lĩnh vực khác nhau. Trên thực
tế té ra là những hội đồng
này chẳng có khả năng làm việc, mặc dù tôi xem
rằng nếu có sự lãnh đạo
thích đáng lãnh đạo thì nó cũng giải quyết nhiệm
vụ cụ thể mà quyền hạn chủ
yếu - hội đồng này đưa ra những dự thảo, thì họ
đóng một vai trò tích cực.
Nhưng họ không thể làm nổi vai trò đó, vì rằng
nó được trình cho chính họ,
và không hề có một kế hoạch nào cả để lãnh đạo
những hội đồng này, và các
vấn đề đặt ra trước đây với họ vẫn không giải
nghĩa được. Các vấn đề đang
được suy nghĩ. Tóm lại, một người có dụng cụ của
mình thích dùng lúc nào
thì dùng. Không có ai lãnh đạo cả.
Rồi Stalin chết. Tôi rất trải qua nặng nề về
cái chết của ông. Nếu nói
chân thật, thì tôi chịu đựng không phải vì tôi
có mối ràng buộc với Stalin,
mặc dù nói chung tôi cũng ràng buộc với ông.
Đơn giản là ông đã già, và
không tránh khỏi cái chết luôn cặp kè với ông.
Đối với tôi dó là quy luật bi
thảm của tự nhiên: mọi người sinh ra và chết đi, phải coi trọng điều này.
Stalin ở độ tuổi như thế, không thể tránh khỏi
cái chết. Nôi lo lắng trước tiên
của tôi là thành phần Đoàn chủ tịch vẫn tồn tại
sau khi Stalin chết, và vai trò
đặc biệt của nó đang nằm trong tay Beria và được
ông ta củng cố: vai trò này
đang báo trước, theo đánh giá của tôi, có một
công việc lớn và là một bất ngờ 313
lớn, tôi thậm chí nói rằng hậu quả thảm khốc.
Vì thế tôi than khóc Stalin như
một lực lượng duy nhất hiện thực đoàn kết. Mặc
dù lực lượng này thường
được sử dụng rất lung tung và không phải luôn
luôn đi theo hướng cần thist,
nhưng tất cả sức lực của Stalin là nhằm đến sự
vững mạnh và phát triển sự
nghiệp CNXH, sự vững mạnh thành quả của cách mạng
tháng Mười. Điều
này tôi không nghi ngờ. Ông đã thi hành cách
thức dã man trong hành động,
nhưng khi đó tôi còn chưa biết, sự xấu xa của
ông là hoàn toàn vô căn cứ đến
nhường nào, từ quan điểm của những người bị bắt
và bị tử hình một cách vô
cớ.
Tất nhiên ở tôi, cũng như mọi người khác
thoáng hiện một ngờ vực:
- Thế này là thế nào? Trong số những người bị
bắt hoặc bị tù hầu như
không có ai quay lại và hầu như họ không đúng?
Trong cuộc sống không cần phải có như thế. Những
nghi ngờ phát
sinh đều
có căn cứ, như phải theo chuẩn mực đúng
trong ý nghĩ. Nhưng
Stalin - là Stalin. Uy tín của ông rất lớn, và
tôi không nghĩ rằng con người
này về nguyên tắc có khả năng cố ý lạm dụng
quyền lực.
Beria, khi Stalin chết, lại vào đúng chỗ đó.
Ông thay đổi hẳn, trẻ ra,
ăn nói thô lỗ, vui vẻ lên, đứng ở thi hài
Stalin đặt trong quan tài chưa đến giờ
chôn. Beria cho rằng thời của ông đã đến. Bây
giờ không còn thế lực nào có
thể kiềm chế ông, mà thế lực đó ông cần tính đến.
Giờ đây ông có thể làm tất
cả những gì ông xem là cần thiết.
Malenkov?
Malenkov không bao giờ giữ vị trí riêng, ông
không có vai trò đặc
biệt. Ông luôn luôn là người đầu sai. Stalin
trong các cuộc nói chuyện hẹp đã
nói một cách tương đối hình ảnh về Malenkov:
- Đây là một thợ viết. Ông ta viết nghị quyết
rất nhanh, không phải
luôn luôn một mình mà con tổ chức mọi người.
Điều này ông làm nhanh hơn
và tốt hơn những người khác, nhưng ông không
có khả năng suy nghĩ và
sáng kiến độc lập.
Đúng, Malenkov, theo tôi, cũng không có tham vọng
trực tiếp cho
điều này. Năm năm trước khi Stalin mất, tôi có
mặt ở Sochi theo lời mời của
Stalin, tôi có một lần nói với Malenkov, nhắc
ông nên lưu tâm rằng ông có
chỗ đứng
của mình và không phải là dường cột trong quan hệ Beria, còn
Beria nhạo báng ông. Lúc đó Malenkov nói với tôi là ông biết điều này,
314
nhưng ông có khả năng để làm đúng công việc và
thoát khỏi điều này. Ông
cho rằng ông cùng với Beria là có lợi cho cá
nhân ông. Vả lại, quả là đúng
như vậy. Ông ủng hộ Beria, còn Beria ủng hộ
Malenkov. Vì thế Stalin đánh
giá cao hoạt động của Malenkov, mặc dù ông phê
phán mạnh về khả năng
của Malenkov trong lãnh đạo.
Bulganin?
Bulganin rất thận trọng với Beria, và khi tôi
với ông nói về vấn đề
này, thì ông phát biểu nhận xét tiêu cực đối với
Beria, ông đồng ý với tôi.
Với ý nghĩ như thế, tôi đứng cạnh thi hài
Stalin. Trước đây tôi đã kể
về hoạt động của chúng tôi sau khi Stalin chết
và về việc bắt Beria và tôi
không bây giờ không lặp lại nữa. Nhưng sau khi
bắt Beria và điều tra thì
khám phá được những thôi thúc bí mật che dấu
chúng tôi, những thôi thúc
này trước đây đẻ ra sự lạm quyền lớn biết nhường
nào dẫn đến cái chết của
nhiều người lương thiện. Đối với tôi, nói
riêng, ấn tượng mạnh nhất là cái
chết Kedrov, cha của viện sỹ triết học Kedrov.
Cá nhân tôi không biết
Kedrov cha. Ông là một chính khách lớn, một
trong những nhà lãnh đạo bộ
đội Liên Xô ở miền Bắc, trong những năm nội
chiến ông là người tổ chức
phòng thủ chống bọn can thiệp ở đó. Và tôi có
nhu cầu phải vén bức rèm để
biết, dù cuộc điều tra đang làm, tại sao xảy
ra các vụ bắt bớ, tất cả bao nhiêu
người bắt, tài liệu gốc về việc bắt giam và điều
tra về các vụ bắt giam này
như thế nào? Tôi đặt vấn đề này tại cuộc họp
Đoàn chủ tịch BCHTƯ và đề
nghị được phân xử rõ ràng. Các vấn đề này đặc
biệt làm tôi lo lắng vì rằng
chúng tôi cũng bắt đầu nghĩ về tiến hành Đại hội
20.
Tất nhiên chúng tôi cùng Vorosilov, Molotov,
Kaganovich không bỏ
cuộc đấu tranh để mở toang những thôi thúc bí
mật. Tôi còn nhớ chính xác
quan điểm
của Mikoian. Hình như, Mikoian không tích cực, nhưng không
cản trở quá trình phanh phui sự bất công. Tóm
lại, dần dần tất cả đều đồng ý
rằng cần phải tiến hành phanh phui vụ việc. Một
Uỷ ban điều tra được thành
lập, đứng đầu là Pospelov.
Trước đó, tôi mời Viện trưởng Viện Kiểm sát
Liên Xô Rudenko (là
Viện trưởng Viện kiểm sát đã xem xét nhiều và
kiểm tra các tài liệu này) và
hỏi ông:
- Đồng chí Rudenko, theo những bản án công
khai thập niên 30 những
điều buộc tội là căn cứ, thì mang chúng trình
cho Bukharinу, Rykov, Syrsov, 315
Lominadze, Krestinski và những người khác,
trong BCH TƯ, các uỷ viên
Ban tổ chức và Bộ chính trị? Có bao nhiêu những
tài liệu có căn cứ?
Rudenko nói rằng từ quan điểm chuẩn mực luật pháp thì chẳng có
một số liệu nào cả để buộc tội những người
này. Tất cả chỉ dựa trên những
lời thú nhận có tính cá nhân, mà những lời thú
nhận đó có được bằng cách
đánh đập và hành hạ người ta về tinh thần và
thể xác, cho nên không thể là
cơ sở để kết án người ta.
Khi đó đặt trước tôi một vấn đề: điều này có
thể xảy ra không? Mọi
người biết về vai trò của Stalin, cá nhân ông,
quá trình hoạt động cách mạng
của ông, công lao của ông trước đất nước và những
phẩm chất mà Đảng ghi
nhận. Ông có đầy đủ cơ sở để có vai trò đặc biệt,
vì rằng ông thực tế đã tách
khỏi những người gần mình và biết tổ chức công
việc, và thông minh. Ông
quả là đứng cao hơn người khác. Và thậm chí
bây giờ, dù tôi không khoan
nhượng những phương pháp hành động của ông, sự
lạm quyền của ông, tôi
cũng phải thừa nhận điều này. Tuy nhiên, nếu
như bây giờ, chẳng hạn, ông
vẫn còn sống và tiến hành bỏ phiếu về vấn đề
trách nhiệm của ông vì hành vi
ấy, thì tôi vẫn có quân điểm là phải xử ông.
Nhưng cần phải đánh giá ông.
Con người này không đơn giản đến với chúng tôi
bằng gươm và chiếm được
trái tim khối óc chúng tôi. Không, ông trong
cuộc sống ông thể hiện sự lấn át
của mình, tài năng lãnh đạo đất
nước, kỹ năng cai trị mọi người, cho họ
những phẩn cách vững chắc, cần thiết cho người
lãnh đạo ở quy mô lớn.
Tất cả những gì liên quan tới cá nhân của
Stalin, có cái xấu, cái tốt,
cái đúng, và dã man, không để hết vào đâu. Phải
xem xét tất cả các mặt của
con người phức tạp này. Tôi nói nhiều ở đây
phía tối đơn giản vì rằng mặt
tâng bốc ông là quá đủ rồi. Điều chủ yếu - có
những kết luận cần thiết và để
những sự việc tương tự không lặp lại trong
tương lai. Ở đây bao gồm tất cả
các thư của tôi. Bất cứ việc nghiên cứu nào về
quá khứ cần phải phục vụ cho
hiện tại và tương lai.
Mở rộng một hướng song song. Những người lứa
tuổi tôi nhớ lại việc
ca tụng Stalin dần dần tăng lên, và mọi người
đều biết sự tụng ca này được
rót hết cỡ. Stalin thông minh! Stalin thiên
tài! Tôi cũng chưa nói về những từ
văn vẻ khác: nào là bố để nhân dân, và vân
vân. Tất cả điều này hiện nay
vang lên tại Trung Quốc người ta nói và viết về
Mao. Tôi xem phim Trung
Quốc. Tôi thấy chúng không hiếm trên TV. Tất cả
các buổi tiếp khách được
Mao nhân bản từ Stalin. Hãy mở mắt và nghe những
lời phát biểu của người 316
Trung Quốc về Mao Trạch Đông. Nếu thay thế
“Mao” bằng “Stalin”, thì
nhận được quá khứ. Đúng là những “màn kịch”
tương xứng đã từng được tổ
chức ở chúng ta. Tôi xem đó là hiện diện tính
nhu nhược của Stalin. Nhưng,
hình như sự việc không những chỉ ở tính nhu
nhược. Hình như những người
này, Stalin và Mao Trạch Đông, trong vấn đề
này về nguyên tắc rất giống
nhau. Họ coi điều này là cần thiết để giữ uy tín của họ được trên cao và
không những bắt mọi người chịu mình, mà còn bắt
họ phải sợ hãi.
Và dù sao chăng nữa có vấn đề: Vì sao điều này
lại xảy ra? Nhiều
người mà tôi tiếp xúc, hỏi:
- Tai sao Stalin, một người thông minh, có thể
làm thế?
Tôi không ít lần, khi quay lại vấn đề này, tìm
câu trả lời cho mình. Và
tôi có câu câu trả lời duy nhất, tôi nghĩ rằng
ông đúng. Để hiểu căn nguyên
sự lạm quyền, giết người sai trái, tính tàn bạo
của Stalin, phải quay về chúc
thư của Lenin. Lenin, khi ông viết chúc thư,
rõ ràng đã thấy trước, Stalin có
thể đưa Đảng đến điều đó, nếu Stalin còn nằm
trong ban lãnh đạo sẽ chiếm
chức vụ Tổng Bí thư BCHTƯ. Lenin viết rằng phải
loại bỏ Stalin khỏi chức
vụ này, mặc dù Stalin cũng có những phẩm chất
để làm lãnh đạo. Nhưng ông
thô lỗ và có khả năng lạm dụng quyền lực, vì
thế ông không thể giữ được.
Lenin đề nghị thay thế Stalin bằng một người
chan hoà hơn, biết lắng nghe
hơn, kiên nhẫn hơn đối với đồng chí trong Đảng
và không lạm dụng chức vụ
cao của mình. Tôi cho rằng đây là nhận xét
chính xác. Cuộc sống đã hoàn
toàn xác nhận tư tưởng của Lenin. BCHTƯ Đảng
không đi theo lời Lenin,
không rút ra những kết luận thích hợp và bị thất
bại. Không những BCHTƯ,
mà toàn Đảng đã vị Stalin lạm quyền trừng phạt,
giết Đảng viên và cốt cán
ngoài Đảng.
Trong những hoạt động này của Stalin, thấy được một con
người bệnh hoạn. Đã xảy ra thảm hoạ với Đảng
và tất cả nhân dân chúng tôi.
Tài liệu của Uỷ ban Pospelov mà chúng tôi lập
trước ngưỡng cửa Đại
hội 20 ĐCSLX, đối với nhiều người trong chúng
ta là hoàn toàn bất ngờ. Tôi
nói về ban thân tôi, ở mức độ nào đấy và về
Malenkov, Bulganin, Pervukhin,
Saburov, và các đồng chí khác. Đồng thời tôi
xem rằng Mikoian trong thâm
tâm phải rất sẵn sàng có thể bóc trần các sự
thật dạng này được soi sáng
trong thư của Pospelov. Tôi không cả quyết
Mikoian biết tất cả! Dù sao
chăng nữa thời gian dài Mikoian gần Stalin hơn
tất cả chúng ta, và nhiều
người làm việc với ông, được ông tin và được ông kính trọng, cũng đã bị
giết. Anastas Ivanovich là người thông minh sắc
sảo, biết cách thông báo sự 317
thật, tôi nghĩ rằng nếu ông không biết tất cả,
thì tôi dự đoán cho rằng vẫn còn
ít chứng cớ về các vụ bắt bớ giam cầm và đặc
biệt là các vụ hành quyết, được
tiến hành trong thời gian Stalin cầm quyền.
Tôi có cơ sở nghĩ như vậy, nói
riêng, cuộc mạn đàm của tôi với Anastas
Ivanovich, khi ông kể cho tôi nghe
về buổi nói chuyện của ông với Ordzonikidze
ngay đêm hôm trước cái chết
của ông ta.
Khi đó tôi là uỷ viên Ban lễ tang Sergo, Chủ tịch
Ban lễ tang là Avel
Safronovich Enukidze giải thích rằng Sergo chết đột ngột do vỡ tim. Tất
nhiên ông giải thích rằng Stalin ra lệnh như
thế. Sau này, có lần tôi ở văn
phòng của Stalin và hoàn toàn ngẫu nhiên khen
ngợi Sergo. Điều này gây ra
một ấn
tượng xấu, không ai phản đối tôi, nhưng tất cả lặng thinh, im lặng
một lúc. Sau đó Malenkov giải thích cho tôi rằng
Sergo bị bắn. Tất nhiên khi
Sergo chết, Malenkov cũng không biết gì cả về
điều này, bởi vì khi đó ông
còn chưa gần Stalin bằng tôi. Nhưng trong thời
gian chiến tranh vệ quốc ông
biết về điều này trong một lần nói chuyện ngẫu
nhiên ở Stalin. Sau khi Stalin
chết, Mikoian cũng kể rằng Ordzonikidze bị bắn
hôm chủ nhật, nhưng đêm
thứ bẩy, họ còn đi bộ quanh Kreml và nói chuyện.
Trong cuộc hội đàm ấy,
Sergo nhận xét rằng không thể tiếp tục sống:
chiến đấu với Stalin thì ông
không thể, mà chịu đựng thì ông đã làm, không
còn sức.
Vì sao chúng tôi xây dựng Uỷ ban của Pospelov?
Tôi lập luận như thế
này: chúng tôi đang chuẩn bị Đại hội Đảng, Đại
hội Đảng đầu tiên sau khi
Stalin chết. Tại Đại hội này chúng tôi cần phải
nhận trách nhiệm về lãnh đạo
Đảng và đất nước. Để làm việc này phải biết
chính xác cái gì được làm trước
đây và bằng cái gì mà Stalin đưa ra những quyết
định về vấn đề này khác.
Đặc biệt điều này can hệ tớ những người bị bắt.
Vấn đề đặt ra là: họ bị tù vì
cái gì? Và cái gì tiếp theo đến với họ? Khi đó
trong các trại cải tạo có đến
hàng triệu người. Đấy là con số 3 năm sau khi
Stalin chết. Trong năm này
chúng tôi không thể cắt đứt với quá khứ, không
thể có đủ lòng dũng cảm, tìm
thấy nhu cầu nội tại hé mở bức màn che và nhìn
vào cái gì đằng sau bức bình
phong? Cái gì ẩn sau bức màn này, cái gì xảy
ra dưới thời Stalinе? Điều này
nghĩa là các vụ bắt bớ vô tận, xét xử, độc
đoán, bắn giết? Chúng tôi cảm thấy
ngượng bởi hoạt động của mình dưới sự lãnh đạo
của Stalin và mà vẫn chưa
thoát khỏi áp lực này sau khi ông chết, mặc dù
cũng không thể hình dung
rằng các xử bắn lại có thể tỏ ra là vô căn,
nói theo ngôn ngữ luật, tội ác
chồng chất. Nhưng chính là như thế! 318
Stalin đã thực hiện những tội ác hình sự, loại
tội ác này bị trừng phạt
tại bất cứ quốc gia, trừ những quốc gia chẳng
có luật pháp nào cả. Tình hình
có hai mặt: Stalin chết, chúng tôi chôn cất
ông, còn những người vô tội vẫn
đi đày trong các trại tập trung... Tiếp theo,
mọi lại trở lại bình thường? Tiếp
tục chính sách cũ và tất cả những gì được làm dưới thời Stalinе, lại được
hoan nghênh? Thậm chí các vụ bắt bớ không đúng
và hành quyết? Những
người đã bị giết với cái mác “kẻ thù nhân
dân”, không ai nghĩ đến minh oan.
Tôi cho rằng Molotov, Vorosilov và Kaganovich
là nguồn thông tin
lớn nhất về quy mô thực và nguyên nhân các vụ
đàn áp dưới thời Stalin. Tôi
cho rằng Stalin trao đổi ý kiến với họ về con
số này. Mặc dù Kaganovich, có
lẽ, chưa biết hết cặn kẽ tất cả. Chưa gì
Stalin chia sẻ với ông một cách cởi
mở. Nịnh bợ đến như thế, là Kaganovich, ông có
thể phanh thây cha đẻ của
mình nếu như Stalin chỉ trong nháy mắt nói là
điều này là cần thiết cho lợi
ích của sự nghiệp Stalin. Stalin cũng không cần
lôi kéo Kaganovich: chính
con người này hơn ai hết gào to lên rằng cần
phải làm ở đâu, không cần phải
làm ở đâu, bò rách đầu gối quỵ luỵ trước Stalin, bằng cách bắt
người bên
phải bên trái và vạch mặt “kẻ thù”.
Khi ông vào Dân uỷ, thì triển khai ngay ở đó một
lực lượng đầy đủ.
Sau một cơn
điên dài săn lùng “kẻ thù nhân dân” chúng tôi cũng
không thể quẳng được gánh nặng tinh thần của những những việc
làm từ
trước đó cho đến 1956, tất cả đã vẫn còn tin
vào cái giả thiết mà Stalin dựng
lên, rằng trong nước chúng tôi bị bao vây bởi
“kẻ thù nhân dân” và phải
chiến đấu
với họ, bảo vệ cách mạng. Chúng tôi vẫn như trước đây nằm
ở
quan điểm nặng nề đấu tranh giai cấp, như là
được dựa trên học thuyết và
được Stalin thực thi. Nhưng khi chúng tôi đi đến
quyết định thành lập Uỷ ban
kiểm tra và Uỷ ban này cung cấp những tài liệu
của mình, những tài liệu này
đã được làm một cách bí mật. Sau đó, tại Đại hội
20, báo cáo của tôi được
lãnh đạo theo tài liệu của Uỷ ban này. Bản báo
cáo được copy gửi cho toàn
bộ các cơ sở Đảng và thi hành những biện pháp,
để các tài liệu sau khi đọc
xong được thu hồi về.
Chúng tôi phân phát chúng cho các ĐCS anh
em để biết. Trong số
này, có Đảng công nhân thống nhất Ba Lan. Ở Ba
Lan đúng lúc đó người
lãnh đạo đảng là Berut chết. Sau khi ông chết,
ở Ba Lan nổi lên một làn sóng,
và tài liệu nói trên rơi vào tay những người
Ba Lan không ưa Liên Xô. Họ sử
dụng tài liệu này vào mục đích của mình và
nhân bản nó. Người ta thậm chí 319
nói với tôi rằng những người Ba Lan đã bán rẻ
những tài liệu này. Báo cáo
của Khrusev, làm trong phiên họp kín Đại hội
20 ĐCSLX, được đánh giá là
không đắt. Đơn giản người ta có thể mua nó ở
chợ trời, kể cả những người từ
khắp các nước trên thế giới. Như thế tài liệu
này đã được lưu hành. Tôi nhớ,
các nhà báo phỏng vấn tôi rằng tôi có thể nói
theo lý do này được không? Tôi
trả lời tôi không biết những tài liệu như thế
và cứ để tình báo Mỹ trả lời vấn
đề này. Nhưng tôi phải trả lời thế nào, nếu phải
nói ra bí mật?
Như vậy, chúng tôi sát Đại hội thường kỳ của Đảng.
Tôi từ chối báo
cáo tổng kết và cho rằng lần này chúng tôi làm
lãnh đạo tập thể, nên báo cáo
tổng kết không nhất thiết là bí thư BCHTƯ phải
làm. Vì thế tại phiên họp
thường kỳ Đoàn chủ tịch BCHTƯ tôi đề nghị quyết
định ai sẽ làm báo cáo
tổng kết. Tất cả mọi người, trong số này có cả
Molotov (ông là người nhiều
tuổi nhất trong số chúng tôi và có nhiều cơ sở
hợp với vai trò người báo cáo),
đồng thanh cử tôi làm báo cáo. Hình như về
theo suy nghĩ hình thức, thì
thường Bí thứ thứ nhất BCHTƯ đóng vai trò báo
cáo tổng kết. Nếu để người
khác báo cáo, thì có thể gây ra phức tạp. Sau
khi Stalin chết trong số chúng
tôi không có ai được coi là người lãnh đạo
sáng giá. Có nhiều người cũng
muốn đứng lên phất cờ, nhưng chưa có một người
nào vượt trội cả. Vì thế
người ta trao việc làm báo cáo cho tôi. Nhưng
khi ấy một số người, trong số
này có Vorosilov và Kaganovich, phản đối việc
nói ra trên Đại hội điều gì
đấy về sự đàn áp phi pháp dưới thời Stalin.
Tôi chuẩn bị báo cáo. Bản báo cáo tổng kết được
thảo luận tại Plenum
BCHTƯ và được tán thành. Bản báo cáo là thành
quả của sáng tạo tập thể,
tập hợp các sức lực của BCHTƯ, của các viện
nghiên cứu khoa học và một
loạt các cơ quan khác, và cả những nhân vật cuốn
hút vào việc hình thành
báo cáo tổng kết. Đại hội khai mạc. Báo
cáo đã sẵn sàng. Triển khai các
tranh luận. Đại hội tiến hành tốt đẹp. đối với
chúng tôi, tất nhiên, là một thử
thách. Đại hội sẽ ra sao sau khi Stalin chết?
Nhưng tất cả các phát biểu đều
hoan nghênh
đường lối BCHTƯ, không cảm thấy một sự
đối lập nào cả,
không thấy những dấu hiệu của cơn bão tố nào cả.
Tôi cũng luôn lo lắng, dù
rằng Đại hội tiến hành trôi chảy, báo cáo được
hoan nghênh. Tuy nhiên tôi
cũng chưa bằng lòng. Một ý nghĩ dày vò tôi:
- Rồi Đại hội bế mạc, sẽ phải ra, và đây là
hình thức thôi. Nhưng cái
gì tiếp? Trong lương tri chúng tôi vẫn đọng lại
hàng trăm người bị giết oan,
kể cả hai phần ba uỷ viên BCHTƯ được bầu tại Đại
hội 17. Ít ai còn nguyên 320
vẹn, hầu như tất cả các cốt cán chẳng đã bị bắn
hoặc bị đàn áp. Hiếm có ai
gặp may để còn sống. Làm gì bây giờ?
Tài liệu của Uỷ ban của Pospelov nhói óc tôi.
Cuối cùng tôi thu hết
sức lực và trong một lần nghỉ giải lao, trong
gian phòng Đoàn chủ tịch
BCHTƯ chỉ có một số uỷ viên, lại đặt vấn đề:
- Thưa đồng chí, tài liệu của Pospelov ra sao
đây? Làm gì với những
người bị bắt và bị giết từ quá khứ? Đại hội bế
mạc, và chúng tôi ra về, mà
không nói
được lời của mình? Chính vì chúng tôi cũng biết rằng những
người bị sự đàn áp là oan uổng, không phải là
“kẻ thù nhân dân”.
Đây là những người lương thiện, trung thành với
Đảng, cách mạng, sự
nghiệp Lenin xây dựng CNXH ở Liên Xô. Họ sẽ từ nơi bị đầy ải
trở về.
Chúng tôi đâm ra không giữ họ ở chỗ đó nữa Phải
nghĩ xem làm thế nào để
họ quay về một cách danh dự.
Chúng tôi trước đó vẫn chưa thông qua quyết định
xem xét việc này
và việc thả những người bị kết tội oan về nhà.
Ngay khi tôi nói xong, mọi người lập tức quẳng
vào mặt tôi. Đặc biệt
Vorosilov:
- Anh làm gì thế? Chẳng lẽ thế này ư? Chẳng có
lẽ có thể nói hết điều
này tại Đại hội? Điều này làm hỏng uy tín của
Đảng ta, đất nước ta như thế
nào? Anh phải giữ bí mật về điều này chứ. Và
khi đó người ta sẽ khiếu kiện
chúng tôi. Chúng tôi sẽ nói gì về vai trò cá
nhân của chúng tôi?
Cả Kaganovich rất bực tức, và cùng một quan điểm
như thế. Đó là
quan điểm không có tính Đảng sâu sắc mà là ích
kỷ. Đây là sự phủi trách
nhiệm và nếu tội các còn sờ sờ ra đó thì phải ỉm
đi, che giấu đi.
Tôi nói với họ:
- Điều này là không thể, thậm chí nếu lập luận
từ quan điểm của các
ông. Không thể ỉm đi được. Người ta phải ra khỏi
nhà tù, về nơi chôn rau cắt
rốn, kể lại cho họ hàng, người thân và bạn bè,
đồng chí, cho toàn quốc và
toàn Đảng, biết rằng những người vẫn còn sống
từng bị đàn áp oan uổng.
Những người ngồi tù 15 năm, có ai đó còn bị
hơn nhiều, hoàn toàn chưa là
gì. Tất cả những điều buộc tội họ chỉ là chuyện
bịa đặt. Không thể im được.
Sau đó tôi đề nghị suy nghĩ: tiến hành Đại hội
đầu tiên sau khi Stalin chết.
Tôi cho rằng chính trên Đại hội chúng tôi cần
thành tâm nói hết tất cả sự thật
về đời sống và hoạt động của Đảng và của BCHTƯ
trong thời gian tổng kết. 321
Chúng tôi bây giờ tổng kết từ thời kỳ sau khi
Stalin chết, nhưng các uỷ viên
BCHTƯ phải nói như thế nào trong thời kỳ
Stalin. Chúng tôi đã lãnh đạo đất
nước cùng với Stalin. Khi Đảng biết sự thật từ
những người bị kết tội oan
trước đây, họ nói với chúng tôi: Hãy cho biết
điều này là như thế nào? Đại
hội 20 họp, và ở đó người ta chẳng kể cho
chúng ta cả. Và chúng tôi không
có khả năng trả lời. Chả lẽ nói rằng chúng tôi
không biết gì hết, sé là lừa dối:
chính là chúng bây giờ biết tất cả sự thật, về
sự đàn áp vô căn cứ, sự chuyên
quyền của Stalin.
Những phản
ứng quật lại cũng rất mãnh liệt. Vorosilov và
Kaganovich lặp lại bất tận:
- Người ta buộc chúng tôi phải chịu trách nhiệm.
Đảng có quyền buộc
chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Chúng
tôi ở trong ban lãnh đạo, và nếu
chúng tôi không biết tất cả sự thật, đấy là
tai hoạ của chúng tôi, nhưng chúng
tôi chịu trách nhiệm tất cả.
Tôi nói với họ:
- Nếu xem xét Đảng ta những một Đảng dựa trên
tập trung dân chủ,
thì chúng ta, những người những người
lãnh đạo
Đảng, không có quyền
không biết. Tôi, và nhiều người khác nằm trong
tình thế là, tất nhiên, không
biết nhiều, vì rằng được đặt trong một chế độ,
lúc đó anh chỉ biết người ta
giao cho anh cái gì, còn những cái khác anh
không được nói, và đừng thọc
mũi tiếp
điều này. Chúng tôi không chọc mũi. Nhưng không phải tất cả ở
trong tình thế như vậy. Một số trong chúng ta
biết, một số thậm chí chấp
nhận tham gia giải quyết vấn đề này. Vì thế ở
đây mức độ trách nhiệm cũng
khác nhau. Cá nhân tôi sẵn sàng là uỷ viên
BCHTƯ Đảng từ Đại hội 17 và
uỷ viên Bộ chính trị từ Đại hội 18 chịu phần
trách nhiệm của mình, nếu Đảng
thấy cần phải truy cứu trách nhiệm của ai lãnh
đạo trong thời Stalin, khi sự
chuyên quyền hoành hành.
Họ là không đồng ý với tôi. Họ phản đối:
- Anh biết cái gì sẽ xảy ra không?
Lời đối đáp Vorosilov và Molotov đặc biệt the
thé. Vorosilov chứng
minh rằng nói chung không cần làm điều này:
- Hừ, ai hỏi chúng ta cơ chứ? - ông lặp lại.
Tôi hỏi lại:
322
- Những tội ác có không? Chính chúng ta chứ
không đợi ai khác, phải
nói rằng có. Khi nào người ta hỏi chúng ta,
thì mới bắt đầu phán xét. Tôi
không muốn điều này và tôi không chịu trách
nhiệm như thế.
Nhưng chẳng thể nào thống nhất ý kiến được, và tôi
đã thấy rằng
không đạt được đúng quyết định từ các uỷ viên.
Trong Đoàn chủ tịch của Đại
hội chúng tôi chưa đặt vấn đề này, chừng nào
thoả thuận được nội bộ Đoàn
chủ tịch BCHTƯ. Lúc đó tôi đưa một đề nghị như
sau:
- Đại hội Đảng cứ họp. Kỷ luật nội bộ Đảng cần
có sự nhất quán của
lãnh đạo trong các uỷ viên BCHTƯ và uỷ viên
Đoàn chủ tịch BCHTƯ, sẽ
không tác dụng trong thời gian Đại hội, bởi vì
Đại hội có ý nghĩa cao nhất.
Bây giờ mỗi uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ và uỷ
viên BCHTƯ, trong số
này và tôi phải làm báo cáo tổng kết, từng người
có quyền phát biểu tại Đại
hội và trình bày quan điểm của mình, thậm chí
nếu quan điểm này không phù
hợp với quan điểm báo cáo.
Tôi không nói rằng tôi sẽ thông báo về tài liệu
của Uỷ ban điều tra.
Nhưng, hình như có ai phản đối, cho rằng tôi
có thể phát biểu và trình bày
quan điểm của tôi động chạm đến việc bắt bớ, bắn
giết. Bây giờ tôi không
nhớ sau
đó những ai ủng hộ ủng hộ tôi. Tôi nghĩ rằng đây là Bulganin,
Pervukhin và Saburov. Tôi không chắc lắm,
nhưng tôi nghĩ rằng, có thể,
Malenkov cũng ủng hộ tôi. Ông là bí thư BCHTƯ
phụ trách nhân sự, vai trò
của ông trong việc này là khá tích cực. Ông,
nói riêng, cũng giúp đỡ Stalin
điều động cất nhắc cán bộ, rồi sau đó tiêu diệt
họ. Tôi không dám chắc cá
nhân ông khởi xướng đàn áp. Chưa chắc. Nhưng tại
những vùng, khu vực,
mà Stalin cử Malenkov đến đó để chỉnh đốn hàng
ngũ, thì hàng nghìn người
bị đàn áp và nhiều người trong số này bị xử tử.
Tuy nhiên Malenkov có thể
bây giờ ủng hộ tôi.
Có ai đấy nảy ra sáng kiến:
- Vấn đề đặt ra thế này, hình như tốt hơn là
làm thêm một bản báo
cáo.
Lúc ấy mọi người miễn cưỡng đồng ý. Tôi nói với
họ:
- Thậm chí ở những ai thực hiện những tội ác,
lần này đến lúc họ có
thể thú nhận, và họ cũng được khoan hồng,
không phải biện minh. Nếu thậm
chí từ quan điểm xem xét vấn đề báo cáo sự lạm
quyền mà Stalin thực hiện,
thì có thể làm được ngay bây giờ, tại Đại hội
20. Để đến Đại hội 21 thì sẽ 323
muộn, nếu chúng ta còn kịp sống đến lúc đó và
đòi hỏi những vấn đề trước
đây thì chẳng cần nữa. Vì thế tốt nhất làm bản
báo cáo thứ hai từ bây giờ.
Khi đó nảy sinh vấn đề ai phải làm báo cáo.
Tôi đề nghị Pospelov, và
lập luận đề nghị của mình là ở chỗ Pospelov
nghiên cứu vấn đề này với tư
cách Chủ tịch Uỷ ban và viết tài liệu để chúng
tôi sử dụng nó. Vì thế ông
không phải mất thời gian chuẩn bị: ông có thể
chuyển các tài liệu này vào
báo cáo và đọc nó tại Đại hội. Những người
khác (tôi không nhớ là ai) phản
đối và đề nghị là tôi làm luôn báo cáo này. Đối
với tôi là bất tiện: vì trong
báo cáo tổng kết tôi không nói một lời nào về
điều này, còn sau đó tôi lại làm
thêm báo cáo thứ hai? Và tôi từ chối. Nhưng họ
phản đối tôi:
- Nếu bây giờ không phải là anh phát biểu, mà
là Pospelov, cũng là
một trong những bí thư BCHTƯ, thì phát sinh vấn
đề: Vì sao Khrusev trong
báo cáo tổng kết không nói tý gì về điều này,
mà Pospelov lại phát biểu một
vấn đề quan trọng để tranh luận? Không thể
Khrusev không biết tài liệu của
Pospelov hoặc không coi trọng sự cần thiết của
vấn đề. Nghĩa là, về vấn đề
này có sự bất đồng trong lãnh đạo? Mà Pospelov
phát biểu chỉ với ý kiến
riêng?
Luận cứ này cứ lằng nhằng
mãi, cuối cùng tôi phải đồng ý. Quyết
định rằng tôi sẽ phát biểu
tài liệu của Uỷ ban cùng với báo cáo. Chúng tôi tổ
chức phiên họp kín trong thời
gian tranh luận về tổng kết của BCHTƯ, ở đó
tôi cũng làm bản báo cáo thứ
hai.
Đại hội nghe tôi một cách im
lặng. Như người ta nói có thể nghe được
tiếng ruồi bay. Mọi người đều
quá bất ngờ. Cần, tất nhiên, biết rằng các đại
biểu đã sửng sốt về những
câu chuyện về sự độc ác được thực hiện đối với
những người từng có công
lao, những bolsevich lão thành và những người
trẻ. Bao nhiêu người lương
thiện từng được điều động đến khác nhau của đất
nước đã bị giết! Đây là một thảm khốc cho Đảng
và cho các đại biểu tham dự
Đại hội. Báo cáo tại Đại hội 20 ĐCSLX về sự lạm
quyền của Stalin đã ra đời
như thế.
Tôi xem rằng vấn đề được đưa ra hoàn toàn đúng lúc và kịp thời.
Không những không hối hận, những một số người
nghĩ, mà còn thoải mái
trong lòng rằng đã chộp đứng thời điểm và đã cố
làm để bản báo cáo này
được làm. Tất cả việc này có thể đưa đến hướng
khác, mọi người còn bị sốc
là còn nhiều người cũng bị giam cầm nhe trước
đây trong các nhà tù và trại
cải tạo. Năm 1953 chúng tôi đã có giả thiết về
vai trò Beria dường như, Beria 324
hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lạm quyền thực
hiện thời Stalinе. Điều này
cũng gây sốc. Chúng khi đó tôi không cách nào gột khỏi ý nghĩ Stalin
-
người bạn của mọi người, bố đẻ nhân dân, thiên
tài và vân vân... Không thể
ngay lập tức hình dung rằng Stalin - kẻ sát
nhân và tên hung đồ. Vì thế sau
bản án cho Beria chúng tôi lại luẩn quẩn trong
giả thiết mà chúng tôi xây
dựng nên có lợi minh oan cho Stalin: Ông Trời
không có lỗi, mà lỗi ở kẻ
nịnh bợ, kẻ báo cáo sai cho Trời, vì vậy Trời
mới giáng mưa đá, sấm sét và
các tai hoạ khác. Nhân dân bị khổ sở không phải
vì Trời muốn thế, mà do tên
nịnh nọt Nicolai, Ilia Prosok, Beria và vân
vân... Và bây giờ có lần có người
đặt câu hỏi:
- Liệu có cần phải kể về Stalin không?
Đây hoàn toàn không phải là những người đồng phạm của Stalin
trong tội ác, mà thực chất họ là những người
quen thói sợ Stalin, và bây giờ
họ khó xử. Thông thường các vị lão thành đặt các vấn
đề như thế. Họ đã
sống với quá khứ, họ khó từ bỏ nổi những hiểu
biết trước đây và luận cứ của
thời Stalin. Đây cũng một trong những khuyết
điểm giáo dục Đảng viên. Tất
cả các phương pháp giáo dục trong Đảng, Stalin
làm nó thích ứng với mình,
với hoạt động của mình: sự tuân lệnh không bàn
cãi, sự tín nhiệm tuyệt đối.
Trong thời gian chiến tranh có chết chóc mà không
nghi ngờ, tất nhiên,
nhưng sau này luôn luôn quay ngoắt theo hướng
ngược lại, vì rằng một
người tin anh mà không bàn luận, khi biết, sự
tín nhiệm của anh ta bị lừa, họ
sẽ là kẻ thù của anh. Điều này rất nguy hiểm.
Tôi luôn luôn đã đứng, hơn nữa
bây giờ tôi đang đứng vì sự thật, vì sự đúng đắn
tuyệt đối trước Đảng, Đoàn
thanh niên và tất cả nhân dân. Có một kết luận
là chỉ có nguồn gốc bất tận
sức mạnh của Đảng mới có thể chiếm được sự tín
nhiệm nhân dân. Người ta
biết rằng Đảng đã lừa quần chúng đông đảo, Đảng
đến đường cùng.
Bây giờ tôi thường nghe đài. Radio - đó là người
bạn đồng hành của
tôi trong thời gian dạo chơi. Từ radio tôi nhận
cả thông tin, cả sự thoả mãn.
Tôi yêu âm nhạc, yêu dân ca. Nhạc hiện đại
cũng làm tôi thích. Nhưng, tôi
cảm thấy, hình như con người độ tôi có xu hướng
sống lại tời trai trẻ. Đặc
biệt trong tâm trạng tốt, tôi vừa đi bộ, nghe
giọng hát của Ludmina Zykina,
ca sĩ mà tôi yêu thích, và nghe cả những buổi
truyền khác. Các buổi truyền
thanh rất nhiều, đa phần là tốt, nhưng cũng gặp cả những những
chuyện
nhảm nhí, chỉ có làm bẩn chương trình phát
sóng thôi. 325
Một lần tôi nghe đọc một trong các chương cuối
tiểu thuyết “Họ chiến
đấu vì tổ quốc” của Solokhov. Mikhail
Aleksandrоvich tin bởi sự sáng tác
của mình: chuyện thời Stalin lạm quyền, ông trấn
áp những cán bộ lương
thiện,
được Lenin giáo dục, Solokhov tả về cuộc nói chuyện của hai ông
đánh cá. Họ ngồi và chuyện trò. Người này hỏi
người kia:
- Nên hiểu đồng chí của Stalin như thế nào nhỉ?
Người ta nói rằng ông
bỏ sót. Nhưng bao nhiêu người bị tội, bao
nhiêu người bị hành quyết! Có thể
Stalin phạm vào điều này không?
- Đúng, khó hiểu - người kia trả lời.
Lúc đó người đầu tiên lại hỏi:
- Thế không phải Beria chính là người có lỗi
à? Chính ông báo cáo tất
cả cho Stalin?
Và câu trả lời:
- Đúng, tất cả là do Beria.
Mikhail Aleksandrоvich - một người thông minh
và nhà văn giỏi. Sự
thật việc ông lại bám vào cách hiểu biết tương
tự theo truyền thống của
chẳng và nhân dân, trong khi bao nhiêu người
chết bởi tay Stalin, tất nhiên,
không tô hồng cho ông. Lúc ấy cốt lõi là thế
này: Beria không dựng Ezov,
mà từ trước đây, dựng Yagoda. Tất cả bọn họ tiếp
theo chân nhau vào màn
kịch. Một “nhân vật”, được Stalin dựng lên, sẽ
được thay thế bằng nhân vật
khác, và đây cũng là logic đối với Stalin.
Stalin dùng tay người khác để giết
những người lương thiện và ông biết rằng họ là
những người trong sạch
trước nhân dân và trước Đảng. Những người chết
chỉ vì rằng ông ông sợ họ
và không tin họ. Sau đó, phải dần dần loại bỏ
một đồ tể và thay bằng một đồ
thứ hai. Cứ như thế ba thê đội tiễu phạt: trước
tiên Yagoda, sau đó Ezov, sau
đó Beria.
Đến Beria, thì
điều này chấm dứt. Nói đúng ra,
không phải chính
Beria, mà do cái chết của Stalin. Beria đứng
trước toà án nhân dân như một
tội phạm. Nhưng khi đó chúng tôi vẫn còn lẩn
quẩn về cái chết Stalin, thậm
chí khi mọi người biết rõ nhiều sau phiên toà
xử Beria, vẫn còn đưa cho
Đảng và nhân dân những lời giải thích không
đúng, tất cả đổ bớt sang đầu
Beria. Đối với chúng tôi, Beria tỏ là tiện lợi
cho hình ảnh này. Chúng ta đã
làm tất cả để bào chữa cho Stalin, dù chúng ta
che chở được tên tội phạm, tên
giết người, vì chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi sự
ngưỡng mộ Stalin. 326
Lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy sự dối trá,
khi tôi đến Nam Tư và
hội đàm và Tito và đồng chí khác. Khi chúng
tôi đụng chạm vấn đề này và
đổ cho Beria, họ cười và đáp lại một cách nhạo
báng. Điều này làm chúng tôi
ức, và chúng tôi, để bảo vệ Stalin, đã cãi
nhau rất to, thậm chí suýt đến đổ vỡ
to. Sau đó tôi công khai phát biểu bảo vệ
Stalin và chống Nam Tư. Bây giờ
tất cả rõ ràng là không đúng, lúc
ấy tôi ở quan điểm của một người chưa
nhận thức được cần vạch mặt đến cùng những tội
ác của Stalin, sao cho các
phương pháp hành xử tương tự không bao giờ có
thể quay về Đảng ta nữa.
Người, quả là muốn thiết lập kỷ luật của Lenin
trong Đảng ta, mình không
phải kỷ luật của Stalin, phải làm hết sức lực
để phanh phui Stalin và sự kết
án các phương pháp Stalin. Cần phải minh oan
những người lương thiện
trong số những người chưa được minh oan, và
phanh phui những sự phi pháp
được tạo ra trước đây, để thậm chí bóng ma của
những phương pháp như thế
không thể đội mồ sống lại.
Tôi sửng sốt bởi một số tướng lĩnh lớn quân đội
trong hồi lý của mình
muốn minh oan cho Stalin và cho ông là người
cha nhân dân, đã chứng minh
rằng nếu không có ông thì chúng tôi không chiến
thắng và rơi vào ách phát
xít. Đây là lý luận ngu ngốc, mù quáng. Ngay
bây giờ, khi không có Stalin,
chúng tôi vẫn bị rơi vào ảnh hưởng của Đức, Anh, Mỹ hay sao? Không,
không bao giờ. Nhân dân đưa ra những người
lãnh đạo mới và có khả năng
bảo vệ mình như từng có trong quá khứ. Sự phi
lý của những bàn luận như
thế không cần thiết trong những bằng chứng
riêng.
Tôi nhớ, tại một hội nghị, một chỉ huy quân sự,
nhân ca ngợi Stalin,
cũng tôn vinh cả Bliukher. Những người khác,
tuy ca ngợi Stalin, cũng tôn
vinh Tukhachevski. Đồng chí, phải ăn nói có
trước có sau! Không thể đặt kẻ
giết người và nạn nhân lên một bệ. Bliukher là
ai? Anh hùng nội chiến, có
bẩm sinh quân sự, thợ nguội, nằm trong hàng
ngũ tướng lĩnh lớn. Ông đã
nhận huân chương Cờ Đỏ №1. Bliukher là số một.
Sau đó, là một trong số
những chỉ huy quân sự tốt nhất của Liên Xô được
cử sang Trung Quốc làm
cố vấn quân sự cho Tôn Trung Sơn. Và bỗng
nhiên ông bị bắn! Không thể
nói cùng một lúc về Stalin và Bliukher, mà lờ đi nguyên nhân cái chết
Bliukher. Không thể nhắm mắt cho rằng chẳng ai
nhìn thấy gì cả. Sự xấu xa
tương tự có thể chỉ gây ra mất lòng tin.
Tôi có lần ở Bulgari, một trong những bài phát
biểu tôi dẫn lời của
Puskin, trong tác phẩm của ông có nói về cuộc
nói chuyện giữa Mozart và
Salere. Mozart không hề nghi ngờ rằng Salere
chuẩn bị đầu độc mình, nói: 327
- Thiên tài và tội ác không thể là một.
Đúng vậy! Với Stalin cũng vậy. Không thể ghép
thiên tài và sát nhân
vào cùng một bộ mặt. Không thể gắn hàng nghìn
nạn nhân với những kẻ sát
nhân, mà không có sự giải thích về vụ việc
Stalin. Không thể trên một bệ đặt
hai bức tượng. Tội ác do Stalin gây ra!
Theo lối nghĩ như thế - có câu hỏi khác. Một số
người tranh luận như
thế này: điều này được làm không phải nhằm mục
đích vụ lợi cá nhân, mà là
lo cho dân. Thật mọi rợ! Lo cho dân, thế mà lại
giết những đứa con tốt nhất
của họ! Logic khá ngu đần. Sự thật, tìm những
luận cứ để biện bạch cho kẻ
giết người, luôn luôn là phức tạp.
Trong báo cáo của tôi tại Đại hội 20, không
nói gì iên quan tới những
vụ án công khai thập niên 30, trong đó có mặt
đại diện Đảng cộng sản anh
em. Lúc đó người ta kết án Rykov, Bukharin, những
lãnh tụ khác của nhân
dân. Họ xứng đáng để được gọi là lãnh tụ. Chẳng
hạn, Rykov. Sau khi Lenin
qua đời, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ
Liên Xô, có công lao to
trước Đảng, trước nhân dân và xứng đáng lãnh
đạo Chính quyền xô viết.
Nhưng người ta kết án và bắn ông. Còn
Bukharin? Bukharin là trong những
yêu quý Đảng. Thế hệ Đảng viên lão thành РĐCS(b) từng học theo cuốn
sách của ông Khoa học Mác Lênnin. Bukharin nhiều
năm là chủ bút báo Sự
Thật. Lenin gọi ông thân mật là “Bukhric của
chúng ta”. Hoặc Zinovev và
Kamenov. Trong cách mạng tháng Mười 1917 họ có
sai lầm. Điều này ai
cũng biết, nhưng những cái khác cũng nên biết.
Zinovev và Kamenov được
Lenin
đưa vào Bộ chính trị BCHTƯ Đảng và ngang hàng các vị lãnh đạo
khác Khi Chính phủ xô viết chuyển về Moskva,
Zinovev còn ở Petrograd.
Ông được
tin tưởng giao lãnh đạo cái nôi cách mạng
và đã nâng ngọn cờ
khởi nghĩa tháng Mười năm 1917. Kamenov được
Moskva tin tưởng. Ông là,
nói riêng, là Chủ tịch Mossoviet. Lenin vc
quan hệ với ông sau những sai
lầm người ta đã tha thứ cho ông.
Có lần tôi nghe đài nói là: Lenin trao một cái gì đó cho Lomov.
Nhưng Lomov ở đâu nhỉ? Tôi biết rõ Lomov,
không ít lần tiếp xúc với ông,
khi làm việc tại Donbass, từ sau nội chiến.
Lúc đó ông lãnh đạo khai thác
than tại Donbass. Tôi thường có mặt tại các buổi
họp của ông, hoặc ở
Kharkov, nơi trụ sở chính của ông. Đó là một
người rất được kính trọng
trong Đảng с thâm niên bí mật trước cách mạng.
Lomov đâu rồi? Ông bị bắn,
không còn Lomov nữa. Tôi nói về Kedrovе,
Tukhachevski, Egorov, 328
Bliukher, và những người khác. Có thể lập một
quyển sách dày thống kê chỉ
những họ tên những tướng lĩnh, Các nhà lãnh đạo
Đảng, Đoàn thanh niên,
kinh tế, ngoại giao, khoa học. Tất cả đều là
những người lương thiện. Họ là
nạn nhân của Stalin, nạn nhân sự chuyên quyền.
Vấn đề những vụ án công khai thập niên 30 cũng
cũng có hai mặt.
Chúng tôi lại sợ nói đến tận cùng, mặc dù
không gây ra nghi ngờ nào, rằng
những người này không có tội, họ là nạn nhân sự
chuyên quyền. Tại các vụ
án xử công khai, có mặt những người lãnh đạo đảng
anh em, mà chính họ sau
này đã chứng minh tại nước họ đây là những bản
án chính đáng. Chúng tôi
không muốn làm mất uy tín về những tuyên bố của
họ, và hoãn lại việc minh
oan cho Bukharin, Zinovev, Rykov và những người
khác đồng chí trong một
thời hạn chưa định được. Tôi nghĩ rằng đúng là
cần phải nói đến cùng. Cái
kim trong bọc cũng phải lòi ra.! Thành công chủ
yếu Đại hội 20 - là nó bắt
đầu quá trình làm trong sạch Đảng và đưa Đảng
trở lại chuẩn mực sinh hoạt,
mà Lenin và những đứa con thân yêu nhất của đất
nước đã làm vì nó.
Một phần những người bị kết án sai đã được
tha, ngay khi Stalin chết.
Beria khi đặt vấn đề này, điều chỉnh nó, đưa
ra một đề nghị thích hợp, và
chúng tôi
đồng ý với ông. Nhưng té ra là những người được tha lại là tội
phạm hình sự: giết người, trấn lột, bọn vô lại
và đểu cáng. Khi bọn này quay
về nơi ở cũ, thì tái diễn những cảnh trộm cắp,
cướp giật và giết người. Nhân
dân ca thán rằng người ta thả bọn trộm cắp và
giết người và họ làm bẩn sự
nghiệp của mình. Trước đó Beria bị vạch mặt và
kết án. Vì thế chính chúng
tôi phải đưa cho nhân dân những chỉ thị. Bản
thân chúng tôi cũng thấy đây là
việc làm không đúng, mặc dù thông qua đề nghị
của Beria, nhưng quyết định
lại do Chính phủ và BCHTƯ thông qua, như vậy tất
cả chúng tôi chịu trách
nhiệm về việc này. Bao nhiêu đối tượng này được
thả, tôi khó nói được, tuy
nhiên trong mọi trường hợp cũng là một đội
quân lớn.
Những người bị kết án về chính trị và những
người bị lưu đày vẫn còn
nằm trong các nhà tù và các trại tập trung.
Beria thậm chí đề nghị thông qua
luật trao quyền cho Bộ nội vụ, nghĩa là Beria,
có quyền xem xét là thả ai cho
ai sau khi hết thời hạn trừng phạt. Như tôi đã
kể, tôi đã thẳng cánh phản đối
như thế nào, và mọi người ủng hộ tôi. Do đó,
Beria rút đề nghị này. Số phận
tất cả những người tù chính trị ra sao, khi Viện
trưởng Viện Kiểm sát
Rudenko trình tôi về sự vô tội của họ, tôi hỏi
ông: 329
- Sao lại thế? Chính tôi đã nghe, họ thú nhận
tội mình người ta buộc
cho họ cơ mà.
Rudenko cười:
- Đó là nghệ thuật của người điều tra và người
xử. Hình như những
con người này bị dồn đến trạng thái, chỉ có một
cách duy nhất để kết thúc
sớm những đau khổ và nhục nhã - là tự thú nhận,
bước sau đó là cái chết”.
Sau Đại hội 20 ĐCSLX
Ngay sau Đại hội 20, trong tất cả các ĐCS, đặc
biệt Pháp và Ý bắt
đầu xúc
động. Cũng dễ hiểu rằng đó là những Đảng vô sản,
đông quần
chúng, mà tại những phiên toà xử “kẻ thù nhân
dân” lại có mặt Torez và
Toliatti, hai ông này về sau làm nhân chứng
cho nước họ rằng những người
bị khép tội là đúng luật. Thế mà bây giờ tất cả
xoay ngược lại! Tình tiết này
cũng ngăn họ không công bố tư liệu phiên toà
công khai, mặc dù cũng chẳng
có tội ác nào cả và các bản án chỉ có tính ý
nguyện và không chứng minh
được tội ác của những bị cáo “tự thú nhận”.
Bắt đầu
mây đen ở Ba Lan. Sau Ba Lan, lan sang
Hungary. Sau khi
người lãnh đạo Ba Lan là Berut qua đời, tôi, đại
diện toàn quyền BCHTƯ
ĐCSLX,
đến Warsawa, tham dự Plenum BCHTƯ Đảng công nhân thống
nhất Ba Lan. Tôi không có mặt tại các phiên họp
này để người ta không buộc
tội Liên Xô can thiệp vào nội bộ Đảng anh em.
Các phiên họp tiến hành rất
sóng gió, các uỷ viên BCHTƯ Đảng công nhân thống
nhất Ba Lan bày tỏ
không hài lòng với Liên Xô. Những người trong
BCHTƯ Đảng Ba Lan, thân
với chúng tôi, đã kể như thế. Điều này làm
chúng tôi không sung sướng gì,
nhưng chúng tôi cho rằng đây là thể hiện dân
chủ - một yếu tố tích cực. Tuy
nhiên, sau một thời gian, ở đấy xảy ra những sự
kiện làm chúng tôi lo ngại.
Tại Plenum, Okhab được bầu làm Bí thư thứ nhất
BCHTƯ Đảng công
nhân thống nhất Ba Lan. Chúng tôi cũng có những
quan hệ cá nhân tốt với
Okhab. Tôi kính trọng ông, theo tư liệu, ông
hoàn toàn xứng đáng điều này.
Một người cộng sản lão thành, trải qua trường
học cách mạng trong tù. Và
thoạt đầu, chúng tôi cho rằng ông xứng đáng
tin cậy. Sau khi ông được bầu
làm Bí thư thứ nhất, chúng tôi hội đàm với
ông, và tôi đặt vấn đề:
- Tại sao Gomumka lại ngồi ngồi tù ở Ba Lan?
Khi tôi nói điều này với Berut, thì ông ta trả
lời tôi như thế này: 330
- Tôi và chính tôi cũng không biết, tại sao
Gomumka ngồi tù và ông
bị buộc tội gì.
- Ông nghĩ xem, có thể tha ông ấy được không?
Thế là Okhab bắt đầu chứng minh với tôi rằng
không thể tha được.
Ngồi tù không chỉ một mình Gomumka: mà còn cả
Slykhanski, cả Loga-
Sovinski, Klisko và nhiều người khác. Điều này
làm tôi lo ngại, và tôi không
thể nào hiểu, vì sao họ bị giữ trong tù. Tôi
thảo luận hầu như với tất cả các vị
lãnh đạo Đảng công nhân thống nhất Ba Lan, và
họ đều chứng minh rằng
không thể làm một cái gì cả, không thể tha những
người này.
Sau một thời gian, Okhab dẫn đầu Đoàn
đại biểu đến Trung Quốc.
Khi họ quay về nước, ghé qua Moskva, tôi lại
bàn bạc với Okhab. Trước đó
Gomumka được tha, và tôi hỏi Okhab:
- Liệu chúng tôi chúng tôi có thể mời Gomumka
đến Liên Xô, nghỉ ở
Hắc hải, ở Krym hoặc Kavkaz, nơi có khí hậu tốt
lành để nghỉ hơn là ở Ba
Lan.
Ông trả lời không rõ ràng và quay về Warsawa.
Điều này làm tôi lo
ngại, thậm chí còn băn khoăn. Và đúng sau một
vài ngày đại sứ của chúng tôi
ở Ba Lan cho biết ở Ba Lan bùng ra sự kiện là
nhiều người Ba Lan phỉ báng
Liên Xô và suýt nữa thì đảo chính, do những
người chống Liên Xô tiến hành.
Phát sinh mối đe doạ tuyến giao thông, liên lạc
của chúng tôi ở CHDC Đức,
qua Ba Lan. Nhưng sự kiện ở Ba Lan chúng tôi rất lo ngại và có những
nguyên nhân khác nhau, và chúng tôi quyết định
áp dụng các biện pháp để
đảm bảo cho chúng tôi tự do qua lại Ba Lan và
đảm bảo liên lạc với quyết
định Liên Xô ở CHDC Đức. Chúng tôi dự định cử
một Đoàn đại biểu đến Ba
Lan, nhưng trước khi đi, chúng tôi gọi điện
cho phía Ba Lan. Tình hình ở đó
tiếp tục nóng bỏng. Báo chí Ba Lan mạnh mẽ phê
bình Liên Xô, dường như
Liên Xô cướp bóc Ba Lan, mua than của họ theo
giá rẻ và bán cho họ quặng
sắt theo giá cao. Những việc này quả thật xảy
ra thời Stalinе, khi chúng tôi
mua bán với các nước dân chủ nhân dân không
theo giá thế giới, mà là áp
đặt. Lãnh đạo Ba Lan khuyên chúng tôi không đến
vào lúc này. Nhưng điều
này lại càng làm chúng tôi lo ngại hơn, vì lẽ
những người Ba Lan rõ ràng
chứng minh rằng họ không muốn gặp chúng tôi Và
chúng tôi quyết định
nhanh chóng cử một Đoàn đại biểu đến đó gồm:
Khrusev, Mikoian, Bulganin
và một số người khác. 331
Chúng tôi bay đến Warsawa. Ở đó chúng tôi gặp
Okhab, Gomumka,
những đồng chí khác. Cuộc gặp rất lạnh lùng.
Khuôn mặt của Okhab lộ rõ vẻ
lo âu. Tất cả kéo đến dinh thự, cung điện ở
Larenka nơi bắt đầu đàm phán ở
mức gay gắt. Chúng tôi cảnh cáo về việc làn
sóng chống xô viết tăng lên ở
Ba Lan và tuyên bố rằng chúng tôi kiên quyết đảm
bảo giao thông, liên lạc
của mình với quân đội xô viết ở CHDC Đức. Đó
là áp lực thẳng thừng từ
phía chúng tôi. Okhab nổi khùng:
- Ông đưa yêu sách cho tôi phải không? Bây giờ
tôi không phải là bí
thư BCHTƯ. Ông đi mà hỏi người khác.
Và ông ta chỉ sang Gomumka. Lời nói của Okhab
lộ ra vẻ không hài
lòng. Chúng tôi khi ấy có một ấn tượng nặng nề
về tình hình trong ban lãnh
đạo Ba Lan. Chúng tôi không biết thực chất
tình hình và sợ rằng chính quyền
rơi vào tay những người đang tiến hành chính
sách chống Liên Xô. Nhưng
chúng tôi không muốn trở lại những quan hệ của
chúng tôi với Ba Lan như
trước chiến tranh, mà chúng tôi vẫn chưa phai
trong đầu.
Gomumka cố gắng xua tan nghi ngờ của chúng
tôi. Ông đồng ý rằng
tình thế ở Ba Lan là phức tạp và làn sóng chống
xô viết tăng lên. Nhưng ông
cam đoan tình hữu nghị với Liên Xô cần thiết sống
còn đối với Ba Lan và
mối quan hệ của chúng tôi không bị phá huỷ.
Tôi tin rằng trong một thời gian
ngắn, thì làn sóng không hài lòng sẽ bị bớt đi và tình hình trở lại bình
thường. Tuy nhiên sau này bắt đầu thên sự kiện
ở Hungary. Lúc đó, theo tôi,
có hai ĐCS, mà lãnh đạo không yên ổn. Ở
Hungary thời Stalin cũng nhiều
người bị bắt bắt, tôi cho rằng không phải
Stalin khởi xướng bao nhiêu thì
Rakosi làm bấy nhiêu. Điều này được làm thông
qua cố vấn của chúng tôi do
Stalin cử đến ngồi ở Ba Lan, Hungary, và các
nước anh em khác. Qua những
người này, Stalin hành xử ở đó với cùng một
phương pháp hành xử ở Liên
Xô. Sau các cuộc thương thuyết ở Warsawa chúng
tôi quay về Moskva dưới
một ấn tượng lời tuyên bố căng thẳng nhưng
chân thật của Gomumka rằng
tình hữu nghị của Ba Lan với Liên Xô cần hơn
tình hữu nghị của Liên Xô
với Ba Lan. Ông nói:
- Chẳng có lẽ chúng tôi không hiểu tình thế mà
chính chúng tôi không
có Liên Xô không giữ được biên giới phía tây của
mình. Chúng tôi tự xem lại
các vấn đề nội bộ, những quan hệ với Liên Xô vẫn
là, vẫn là tình hữu nghị
không thay đổi và liên minh. 332
Mặc dù ông nói điều này hơi cao giọng, nhưng
không đến nỗi khó để
tin. Và tôi tin ông, nói với các đồng chí của
mình:
- Tôi nghĩ rằng chúng tôi không có cơ sở để không tin Gomumka.
Ông được bầu Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng công
nhân thống nhất Ba Lan.
Phần đông các đồng chí Ba Lan tin ông. Tôi cảm
thấy rằng lời tuyên bố của
Gomumka được những người khác ủng hộ. Chính
ông nói điều này không
phải là bí mật, mà là công khai, tại cuộc họp
lãnh đạo. Tất cả mọi người đã
nghe thấy. Phải cho rằng lần này không ai, tất
cả đều đồng ý.
Tuy nhiên một thời gian dài tình hình ở Ba Lan
vẫn căng thẳng và làm
chúng tôi rất lo ngại.
Trước mắt chúng tôi còn có cả những mối quan hệ
với các nước làng
giềng. Thời kỳ
đó, vấn đề nghiêm trọng nhất - chất
lượng sản phẩm của
chúng tôi. Đáng tiếc, chúng tôi không cách nào
đuổi kịp các nước tư bản.
Nhưng để thi đua thành công với họ, để chủ
nghĩa xã hội lôi cuốn mọi người,
chúng tôi cần làm tốt nhất. Chúng tôi phải ngả
mũ kính chào chủ nghĩa tư
bản. Điều này thật xấu hổ. Đáng tiếc, anh hãy
dùng radio, ô tô, máy ghi âm
của chúng ta sản xuất. Chất lượng ra sao?
Chúng tôi ghi nhận 50 năm cách
mạng tháng Mười bằng việc mua ở “chủ nghĩa tư
bản thối nát” nhà máy ô tô
mác “Fiat”.
Chắc chắn những ô tô này ở đó là lỗi thời, mà
những người tư bản
không phải là ngu: họ bán cho chúng ta model
thải ra khỏi sản xuất, chính họ
lại lắp model mới. Đáng tiếc, chúng tôi vẫn
còn không thể làm việc chúng tôi
mong muốn. Tôi nói rằng chúng ta vẫn còn lạc hậu.
Nhưng những người lạc
hậu, từng có một lúc nào đó sống ở Nga, đã chết
từ lâu rồi. Hãy lấy Nhật Bản
làm thí dụ: Nhật Bản hoàn toàn tiêu điều sau
chiến tranh, bây giờ chiếm vị trí
hàng đầu trên thế giới. Nhật Bản cũng đọ sức
trong vấn đề tiến bộ kỹ thuật
với Mỹ và Tây Đức cũng một phần nào nằm trong
đống đổ nát.
Thật ra trong một số lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật chúng tôi đang ở
phía trước. Chẳng hạn, chúng tôi phát minh ra
phương pháp rót thép nóng
chảy thép liên tục. Chúng thậm chí chúng
tôi đã bán hát minh cho Mỹ.
Nhưng những thí dụ như thế chỉ là nhỏ so sánh
với cái chúng tôi mua từ họ.
Khi chúng tôi cố sức mở rộng khai thác dầu mỏ,
chúng tôi cần chất chỉ thị
buryl. Chúng tôi làm được những chất chỉ thị tốt,
tuy nhiên chất chỉ thị của
Mỹ không thể so sánh được với chúng ta. Lúc ấy
Mỹ vượt xa Liên Xô. Chất
chỉ thị buryl tốt nhất này được sản xuất ở
Rumani. Tôi hỏi Georgy-Degia về 333
điều này. Ông mỉa mai: người ta nói chúng tôi
là ở Mỹ có một nhà tư bản
người Rumani trong ngành công nghiệp dầu mỏ.
Ông ta giúp đỡ chúng tôi
đánh cắp bản thiết kế của Mỹ. Các thiết bị của
Rumani làm theo bản thiết kế
của Mỹ. Chúng tôi muốn mua của Rumani bản thiết
kế này. Tôi nói Georgy-
Degia:
- Cho chúng tôi bản thiết kế nhé!
Ông nói:
- Cầm lấy đi.
Cầm lấy đi... với người Rumani giữa từ “cầm lấy
đi” và “nhận đi” -
một khoảng cách rất xa.
Nói chung lãnh
đạo Rumani còn trẻ. Họ thúc đẩy
nhanh nền công
nghiệp của mình, xây dựng nông trang nhanh và
tốt. Rumani về văn hoá
trước
đây đứng dưới các nước Đông Âu,
bây giờ thì cao hơn, chẳng hạn,
nông dân mù chữ. Nhưng, dù thế, Rumani chẳng
bao lâu nữa sẽ đi lên. Tất
nhiên Rumani có điều kiện thiên nhiên thuận lợi
hơn các nước xã hội chủ
nghĩa khác. Họ, nói riêng, có nhiều dầu mỏ,
khí đốt, rừng, bánh mỳ. Các
nước xã hội chủ nghĩa khác cũng chưa phải có đủ
lương thực, còn Rumani
xuất khẩu bột mỳ. Chúng tôi thường giận Rumani
rằng họ bán bột mỳ cho
thế giới tư bản, mà không bán cho các nước xã
hội chủ nghĩa. Nhưng nếu lấy
thí dụ Ba Lan có thừa ngũ cốc, họ có lẽ, khôn
hơn Rumani. Họ có thể bán lúa
mỳ cho CHDC Đức bằng hàng hoá giá trị. Nhưng
chính là mỗi quốc gia đều
muốn có ngoại tệ và chạy ra thị trường thế giới.
Vì thế không thể giận
Rumani.
Nhân đây, tôi nhớ lại có lần Gomumka đến
Moskva và đề nghị bán
cho Ba Lan lúa mạch ngoài kế hoạch, mà cái đó
chính lại là bánh mỳ của
chúng ta. Tôi thấy Gomumka khôn lỏi, không nói
thật, và tôi nhận xét:
- Ông muốn mua luá mỳ, nhưng tôi biết rằng Ba
Lan tự cung cấp
được lúa mạch. Ông muốn mua ngũ cốc của chúng
tôi để nuôi lợn và bán thịt
thăn hun khói cho Mỹ.
Gomumka luống cuống, sau đó trả lời:
- Đúng.
- Và ông nghĩ rằng chỉ có người Ba Lan biết
làm điều đó, còn người
Nga - là những người ngu sao? Ông mua ngũ cốc ở
Canada bao nhiêu cũng
được, biến thành thịt và bán thịt đi. 334
- Nhưng ở đó phải trả ngoại tệ.
Vấn đề thế đấy. Mối quan hệ tương hỗ giữa các
nước xã hội chủ nghĩa
cũng có thể rất phức tạp, và có những lý do
khác nhau. Sau cuộc đàm phán
này với Gomumka tất cả chúng tôi cung cấp ngũ
cốc cho Ba Lan. Nhưng
chẳng có lẽ đây là một một trường hợp duy nhất,
khi Liên Xô bớt miệng để
giúp đỡ những người bạn?
Bao nhiêu lần,
đôi khi, chúng tôi đồng ý kế hoạch,
nhưng sau đó
Gomumka hoặc lại có ai đấy gọi:
- Đồng chí Khrusev, tôi đề nghị tiếp tôi,
chúng tôi có vấn đề hóc búa.
Người ta đến.
- Đồng chí Khrusev, ông cung cấp cho chúng tôi
chừng này quặng với
hàm lượng sắt chừng này, chúng tôi không hoàn
thành kế hoạch. Hãy giúp
chúng tôi, cho chúng tôi nhiều quặng hơn, hàm
lượng sắt cao hơn.
Nhưng cái đó nghĩa là gì? Chúng tôi cho họ số
quặng, mà để có được
điều này chúng tôi phải chế biến từ quặng sắt
hàm lượng thấp. Lại chuyện cà
chua Bulgari. Chúng tôi nhận những thứ không
ra gì. Người Bulgari quen
nghic rằng người Nga ăn mọi thứ rác rưởi, xin
lỗi vì cách nói này, thế là họ
hái cà chua còn xanh, và làm chín đỏ chúng khi
vân chuyển. Đó là những thứ
kém phẩm chất! Họ cũng chở cà chua đến Tây Đức,
nhưng không phải loại
cà chua như thế, vì rằng sẽ không ai mua, ở đó
là sự cạnh tranh. Nhưng họ
bán để người tiêu dùng nước ta ăn. Đấy là cà
chua kỳ diệu. Bulgari - nước
trồng trọt tốt nhất thế giới. Nhưng cà chua
ngon, chỉ khi hái chúng vào buổi
chiều, còn buổi sáng thì mang lên bàn.
Nhiều vấn đề khác nhau nảy sinh quan hệ giữa
các nước xã hội chủ
nghĩa. Nếu không đề cập và giải quyết, thậm
chí có thể gây ra xích mích.
Chúng tôi giận là nhiều nước xã hội chủ nghĩa
nhìn Liên Xô như con bò sữa.
Nhưng chính chúng tôi còn sống khổ hơn nước nước
mà chúng tôi giúp đỡ.
Mức sống được xác định bằng sự tiêu thụ trên một
đầu người dân. Thí dụ
tiêu thụ thịt. Năm 1964 ở CHDC Đức 75 kg đầu người một năm, ở Tiệp
Khắc là 65, Ba Lan - dưới 50, sau đó là
Hungary, sau đó chỉ có - Liên Xô, và
thấp hơn là Bulgari - 26 kilogam. Có lần nói với
Ulbrich:
- Walter, tôi không cần bình quân đâu, nhưng
phải hiểu tình thế chúng
tôi. Chúng tôi chiến thắng, chúng tôi đánh tan
Đức Hittler, và chúng tôi cho
CHDC Đức ngũ cốc và hàng hoá giá trị ngoại tệ,
để ông có thể bán cho nước 335
ngoài, mua về thịt và đảm bảo tiêu thụ trên đầu
người là 75 kg. Nhưng ông
có lo cho chúng tôi không?
Những tư duy chính trị, đặc biệt trong quan hệ
CHDC Đức cũng ảnh
hưởng đến các vấn đề như thế. Người ta muốn mức
sống Đông Đức phải hơn
Tây Đức. Chỉ riêng điều
đó có thể lôi kéo tất cả người Đức chạy về phía
chúng ta. Nhưng hiện thời chưa có thế.
Vấn đề bồi thường chiến tranh cũng đáng quan
tâm. Các nước phương
tây bỏ khoản bồi thường chiến tranh, mà
Tây Đức phải trả cho họ, còn
CHDC Đức tiếp tục trả chúng ta những cái gì có
thể. Khi Stalin qua đời,
chúng tôi một lần nữa đặt vấn đề này: nếu
chúng tôi muốn Đông Đức có thể
chạy đua về mức sống với phương Tây, cần cho họ
khả năng nâng cao kinh
tế mạnh hơn. Nếu tiếp tục trả bồi thường chiến
tranh và nuôi quân đội Liên
Xô ở
CHDC Đức bằng tiền của họ, thì không thể làm
được điều này. Và
chúng tôi bỏ khoản bồi thường chiến tranh, và
chúng tôi nhận về mình khoản
nuôi quân đội. Người Ba Lan cũng thích điều
này, và họ cũng vặt lông và
kiếm lợi ở chỗ bộ đội chúng tôi vì lợi ích của
chính Ba Lan đóng trên lãnh
thổ Ba Lan. Nhiều vấn đề phức tạp tồn tại
trong mối quan hệ tương hỗ giữa
các nước dân chủ nhân dân, như người ta gọi
sau chiến tranh. Ba Lan có than
cốc. Một lần người Tiệp yêu cầu Ba Lan cung
cáp than cho họ. Người Ba
Lan đề nghị chúng tôi cung cấp dầu mỏ bổ xung
cho họ, và chúng tôi vạch ra
điều kiện: chúng tôi đưa cho các ông dầu mỏ
theo tương đương với lượng
than cốc các ông cho Tiệp Khắc. Những người Ba
Lan khi đó đúng là nắm
yết hầu người Tiệp. Nếu chúng tôi cũng làm như
vậy, thì chúng tôi bóp cổ
Ba Lan, nền công nghiệp của họ thấp kém, họ
không thể bước ra thuộc
trường thế giới và cạnh tranh với tư bản, lập
tức mức sống của họ giảm đi, và
điều này làm bùng nổ không hài lòng của dân
chúng Ba Lan. Chính những
người Ba Lan - mà không phải người Nga, không
thích chịu đựng.
Nhớ về Tiệp khắc - nhớ ngay về nền công nghiệp
phát triển cao của
họ. Khi chúng tôi còn cởi truồng chui bàn, thì
người Tiệp đã làm được những
thứ làm sửng sốt thế giới. Chẳng hạn, những cỗ
pháo phòng không của họ
cùng chúng tôi trải qua chiến tranh. Trước chiến
tranh, người Tiệp đã bán
cho chúng tôi nhà máy Skoda nổi danh, chúng
tôi sử dụng chúng trong sản
xuất đến tận 1945. Có lần năm 1948 Gotwald nghỉ
ở Krym với Stalin. Stalin
gọi cho tôi:
- Gotwald ở đây, ông đến đi. 336
Hôm sau tôi bay đến. Mọi người tụ họp ăn cơm ở
chỗ Stalin. Gotwald
uống say (ông có nhược điểm này) và nói:
- Đồng chí Stalin, tại sao các ông lại cho người
ăn cắp bản quyền sáng
chế của chúng tôi? Ông cứ nói với chúng tôi,
và chúng tôi tặng tất cả không
lấy tiền
đâu. Khi người của các ông ăn cắp,
mà người dân chúng tôi nhìn
thấy các ông ăn cắp như thế, họ phật ý đấy.
Chúng tôi có thể cho các ông
không những bản quyền phát minh. Hãy nhận
chúng tôi gia nhập Liên Xô,
chúng tôi hài lòng gia nhập Liên Xô, và tất cả
những gì chúng tôi có, sẽ là
của chung.
Stalin từ chối, nổi giận bởi chữ ăn cắp. Nhưng trên lời nói, bởi vì
chúng tôi tiếp tục ăn cắp, thỉnh thoảng cũng theo thói quen cũ,
như người
Digan được được hỏi:
- Nếu anh là Sa hoàng, thì anh làm gì?
Người Digan trả lời:
- Tôi lập tức ăn cắp đàn ngựa và chạy biến đi.
Lại còn một vấn đề phức tạp - chi phí phòng thủ khối xã hội
chủ
nghĩa. Đúng ra thì phải chia đều, hết bao
nhiêu, chia đều cho đầu người. Tôi
nghĩ rằng chúng tôi có lẽ bớt đi được một nửa
chi phí quân sự của Liên Xô.
Nhưng việc ra sao? Chúng tôi có lần trong
khuôn khổ khối Warsawa thoả
thuận rằng mỗi nước cần phải tăng cường khả
năng phòng thủ của mình.
Rumani nhận bao nhiêu xe tăng, và nó phải đóng
bao nhiêu tàu ở Hắc hải.
Sau đó Bộ trưởng quốc phòng báo cáo tôi rằng
người Rumani chẳng làm gì
cả, không thực hiện giao ước. Lúc ấy người Tiệp
hỏi tôi: Chúng tôi đã làm xe
tăng cho Rumani, nhưng họ không mua chúng, nói
rằng không có tiền. Tôi
nói với người Tiệp:
- Thế ai còn dư tiền để tiêu chi phí phòng thủ
cho họ? không có ai cả.
Đây là sự cần thiết bắt buộc.
Suy nghĩ của người Rumani rất đơn giản: Liên
Xô bảo vệ chúng tôi,
chẳng ai tấn công chúng tôi, họ sợ Liên Xô, cứ
để người Nga tốn tiền phòng
thủ, còn chúng tôi sẽ nâng cao mức sống của
mình. Nhưng đây là chủ nghĩa
dân tộc thuần tuý. Đáng tiếc, nó lại xảy ra
trong mối quan hệ tương hỗ giữa
các nước xã hội chủ nghĩa.
Tôi nhớ một trường hợp tiêu biểu. Chúng tôi
năm 1943 đứng trước
bức tường Stalingrad. Chúng tôi đã bao vây
quân Paulius, còn Ulbrich bằng 337
loa điện yêu cầu quân Đức đầu hàng. Ông làm việc
đó suốt đêm, khi chúng
tôi ăn cơm với ông, tôi nói với ông bao nhiêu
lính Đức ra hàng. Đôi lúc đùa:
- Hôm nay không có ăn đâu nhé.
- Vì sao?
- Chẳng có thằng lính Đức nào ra hàng cả.
Một lần ông đến và nói:
- Hôm nay tôi có bữa ăn rồi.
Nhưng tôi trả lời:
- Đúng đấy, có ăn. có một lính ra hàng, nhưng
lại là lính Ba Lan.
Tôi đích thân thẩm vấn người lính Ba Lan. Anh
ta nói rằng anh ta ra
hàng vì không muốn đánh nhau. Và tôi đề nghị
anh ta:
- Chúng tôi xây dựng quân đội Ba Lan, anh tham
gia nhé?
- Không, tôi vào trại tù binh.
- Thế ai sẽ giải phóng Ba Lan?
- Người Nga.
Anh ta bình tĩnh trả lời như thế. Và tôi ra lệnh:
- Tống cổ mẹ nó đi!
Luôn luôn người Nga, lại người Nga... Nếu tâm
trạng ỷ lại như vậy
được thúc
đẩy tiếp tục, nếu mọi người hy vọng rằng người Nga đem cho,
người Nga bảo vệ, thì có thể kết thúc thảm hại
phexã hội chủ nghĩa.
Lại còn một hòn đá cản đường - vấn đề biên giới.
Bây giờ, chúng ta
công khai xung
độ với Trung Quốc, lại nổi lên vấn
đề biên giới giữa các
nước xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này luôn luôn
có. Nhưng lần đầu tiên trong
lịch sử xô viết phát sinh xung đột quốc tế với
nước Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa. Thông thường luôn luôn đạt được giải quyết
vấn đề, bằng cách nhượng
bộ lẫn nhau và làm rạch ròi biên giới. Lúc bắt
đầu xung độ với Trung Quốc,
chúng tôi tìm cách giải quyết vấn đề, cũng
nghĩ nhượng bộ Trung Quốc chỗ
đất nào đó đổi lấy chỗ đất ngang bằng Trung Quốc
trong các vùng dàn quân
cả hai phía. Trung Quốc đưa yêu sách cho chúng
tôi, đông viên người Trung
Quốc. Malinovski, Gromyko và tôi họp nhau.
Chúng tôi nghĩ rằng lập tức
chúng tôi giải quyết tất cả. Tôi lấy bút chì
và vạch một đường, kéo dài dường
như chia đôi theo đề nghị. Biên giới được thẳng
hơn. 338
Chúng tôi không chờ đợi những phức tạp hơn nữa,
vì rằng phần lớn
vùng đất
này là bỏ hoang: chẳng có người dân của chúng tôi, chẳng dân
Trung Quốc sống ở đó.
Đôi lúc, có thể là, những người thợ săn và người
chăn thả súc vật đến
đó. Tóm lại, là tranh cãi vô bổ. Nhưng người Trung
Quốc chính muốn tạo ra xung đột, từ chối tham
gia đàm phán và áp đặt Liên
Xô những đòi hỏi phi lý, tư bản chủ quyền của
họ ở Vladivostok, Pamir vân
vân... Giờ đây, sau năm năm chúng tôi lại gặp
nhau. Thứ trưởng Bộ trưởng
Bộ ngoại giao Vasili Kuznesov đến Bắc Kinh. Có
thể lại sau năm năm gặp
người Trung Quốc. Lúc ấy cuộc xung
đột thực chất không phải là vấn đề
biên giới, mà “chính sách lớn” quốc tế. Ai chị
đựng được.
Nếu vụ việc chi là về biên giới, có thể dễ
dàng thu xếp được. Với Iran
chúng tôi vẫn chưa có một đường biên giới xác định rõ ràng từ thời Sa
hoàng. Chúng tôi vạch ra ở đó đường biên giới
năm 1955, có nhượng bộ một
số vùng, gần như sa mạc. Nhưng thỉnh thoảng vẫn
tranh cãi! Với Iran phát
sinh chỉ có một vấn đề nguyên tắc: số phận
làng Firiuza ở Turmenia. Khi Sa
hoàng vạch biên giới với Iran, làng Firiuza cần
phải đưa về Iranу. Tôi không
biết, vì sao Sa hoàng không nhường ngôi làng
Firiuza. Trong thời kỳ xô viết,
người Turmenia xây một nhà nghỉ ở đó. Và khi
Iran đặt vấn đề làng Firiuza,
chúng tôi nói cho họ:
- Hãy giải quyết trên tinh thần anh em. Chúng
tôi bây giờ khó trả lại
làng Firiuzaу, ở đó có nhiều nhà nghỉ của
chúng tôi, chúng tôi đã phát triển
khác chỗ này so với lúc vấn đề phát sinh lần đầu
tiên vấn đề. Chúng tôi sẵn
sàng đổi làng Firiuza, nhường một làng khác
cho các ông?
Họ đồng ý, ký một hiệp ước, và bây giờ không
còn cãi nhau nữa. Với
láng giềng không còn vấn đề gì tranh cãi về
biên giới nữa, trừ Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc đòi hỏi cái gì?
Bắc Kinh nói:
- Chúng tôi yêu cầu ký một hiệp định về biên
giới, những đường biên
giới trước đây được hình thành trước đây tại
thời điểm có hiệp ước không
bình đẳng ký với Sa hoàng.
Chẳng có một người thông minh nào ký cả. Hiệp ước không bình
đẳng nghĩa là gì? Nếu tôi ký theo lời của họ,
thì tiếp theo cũng phải từ bỏ
những cái gì mà chúng tôi làm chủ trên cơ sở
những hiệp ước tương tự.
Nhưng tất cả các nước xã hội chủ nghĩa chấp nhận
biên giới của mình từ thời
Sa hoàng, đế quốc và Nữ hoàng xa xưa. Nếu từ
quan điểm này chúng tôi có 339
thể tạo ra mối quan hệ tương hỗ của mình và điều
này sẽ đi xa hơn nữa! Nói
chung trong vấn đề biên giới tồn tại nhiều
khía cạnh có thể lý giải một cách
khác nhau, đặc biệt ở châu Âu. Chúng tôi không
có biên giới với Hungary,
không có tranh cãi về biên giới nhưng ở vùng Zakarpat sống 120 nghìn
người Hung. Janos Cadar không tham vọng
vùng đất này. Vì sao? Người
Hung có thời lợi dụng Zakarpat (Ukraina) gia
nhập đế quốc Áo-Hung, và đẩy
người Ukraina kên núi, chiếm vùng đất phì nhiêu Tise. Nếu bây giờ đòi
Cadrar vùng đất này?
Tuy nhiên Hungary và Nam Tư có cãi nhau lớn về
biên giới. Tại Nam
Tư có hai triệu người Hung sinh sống. Hung và
Rumani cãi nhau về vùng
Transivania. Người Rumani sùi bọt mép chứng
minh rằng đây là tỉnh xa xưa
của Rumani, còn người Hung nói rằng
Transivania luôn luôn là của Hung, ở
đó có văn hoá Hungary và tiếng Hung. Người
Rumani đảo ngược lại tất cả từ
trên xuống dưới, làm cỏ sạch tất cả người
Hung. Tranh cãi to về biên giới
giữa Albani và Nam Tư. Tôi nghĩ rằng người
Albani sống ở Nam Tư nhiều
hơn tại chính Albani, nhưng Enver Hodga rất sợ
Nam Tư. Nhưng những
người Albani sinh sống ở Nam Tư, xem mình hoàn
toàn không phải là người
Albani và họ không về Albani. Ở Nam Tư о sống
tốt hơn. Đúng là Tito làm
chính trị thông minh hơn.
Hodga - đây là một tên kẻ cướp thực thụ. Chẳng
có lẽ đây là chính
khách? Ông ta có một phương pháp: tròng thòng
lọng vào cổ và treo lên.
Chính sách điển hình của Stalin. Hodga có những
sát thủ bí mật, đâm những
người đối lập: lùng họ trên đường và đâm. Hoặc
đột nhập vào nhà và đâm.
Còn Mehmet Sehu? Mehmet Sehu trước kia là Bí
thư BCHTƯ Đảng, một
công nhân, người rất thông minh. Ông là người
sáng lập ĐCS Albani, còn
Hodga
đích thân bóp cổ Sehu. Vì sao? Sehu có quan điểm xây dựng liên
minh Albani với Nam Tư. Đó là ý tưởng của
Stalin. Trong thời kỳ nào đấy,
có thể, đây là khôn ngoan, hợp lý, sau đó -
thì không phải. Nhưng nếu điều
này làm phật ý ai đó, sao lại bóp cổ người ta?
Ngoài biên giới, còn phát sinh nhiều vấn đề
khác. Chủ nghĩa xã hội là
gì, có phải giữ con người trong vòng không? Đội
ngũ công minh là thế nào?
Thiên
đường là gì? Tất cả mọi người đều muốn rơi vào thiên đường. Đấy
không phải là thiên đường, vì người ta muốn chạy
khỏi thiên đường mà cửa
thì sập lại. Nếu Thượng đế cho tôi tiếp tục hoạt
động, có lẽ tôi mở cửa, mở
toang cả cửa ra vào, cả cửa sổ. Và tất cả bỗng
nhiên chạy đi Lenin từng mở
biên giới Liên Xô sau nội chiến. Một số bỏ đi.
Saliapin, Andreev, Kuprin, 340
những người nổi tiếng khác. Nhưng sau này có
người quay về, người khác
lâu lâu xin quay lại. Chẳng có lẽ có thể tất cả
nhân dân bỏ đi? Có bao nhiêu
người nước ngoài chạy sang chúng ta và không
quay về nước mình... Vì sao
chúng tôi phải sợ điều này?
Ở Ba Lan ai thích đi, cứ đi. Và sao? Nhiều người
sau đó quay về. Đại
sứ chúng ta, gửi bức điện từ Israel nói rằng một
số người bỏ Liên Xô đến
Israel, đã yêu cầu dứt khoát quay về. Tôi có một
phụ nữ quen (bà là người
bất hạnh, bản thân bà hai lần ngồi tù thời
Stalinе, chồng bị bắn, em bị bắn và
em rể bị bắn, trong chiến tranh, quân Đức
thiêu bố mẹ bà, còn cái gì có thể tệ
hơn?), và bà kể cho tôi một người họ hàng ruột
thịt của bà sang Israel, khách
mời, nhìn thấy ở đó người ta sống như thế nào
và nói rằng nói chung người
Do Thái sống không tồi, nhưng những người già
hình thành cá tính dưới
chính quyền Xô viết, cũng buồn. Bà cũng muốn
quay về, nhưng những vẫn
còn sống chẳng để làm gì. Thanh niên, thật ra,
không không muốn quay lại.
Vì lẽ gì? Giải thích:
- Chúng tôi đã chán ngấy nghe người ta gọi tôi
là bọn ăn bám.
Nói chung chúng tôi khó đặt quan hệ với Israel. Israelе tiến hành
nhiều vách để cải thiện mối quan hệ này, nhưng
chúng tôi không thể đi đến
dùng vì tình hữu nghị với thế giới Ả-rập. Bao
nhiêu lần, đại sứ Israel đề nghị
tôi tiếp. Bản thân tôi cũng muốn tiếp ông,
nhưng tôi không thể làm vì làm
những người Ẩ rập nổi khùng. Khi Israel đóng
vai trò gián điệp của đế quốc
Mỹ ở Trung Đông, chúng tôi không muốn những
người Ả rập xa rời chúng
tôi, mà muốn lôi kéo họ, và thế là phải giữ một
khoảng cách với Israel. Nếu
xem xét bộ mặt chính trị của Israel, thì hộ
không những không tồi, mà thậm
chí còn tốt hơn những nước tư bản chủ nghĩa
khác, và với Israel có thể dàn
xếp những quan hệ bình thường. Ở Israel, nông
nghiệp được tập thể hoá
không kém gì Ba Lan. Ở Ba Lan cũng không có
nông trang, chỉ xây dựng tổ
đổi công như cấp đầu tiên của tập thể hoá nông
nghiệp. Đất đai ở Ba Lan
thuộc về tư nhân, còn thu nhập trong tổ đổi
công phụ thuộc vào lượng đất
đóng góp.
Tôi không bao giờ là người bài Do thái. Tôi từng
sống ở Yuzovk, và
làm việc cùng với những người Do Thái. Tôi
cũng có nhiều bạn người Do
Thái. Từ hồi còn trẻ con, tôi làm việc ở nhà máy với một người Do thái,
Yakov Issakovich Kutikov - một người tốt. Ông
là thợ nguội và nhận 2 rúp
một ngàyь, nhưng tôi nhận cao hơn và giúp đỡ
ông 25 cô pếch một ngày. 341
Những kẻ đểu giả ở đâu đâu cũng có - cả người
Nga, cả người Do Thái, và
người nào cũng
được. Thậm chí không có cái gì có thể so sánh Ả rập và
Israel, ở Israel người ta sống giàu hơn. Trong
nông nghiệp đã có hệ thống
thuỷ nông tự hành - một phương pháp tiến bộ nhất
đối với cây trồng. Mối
quan hệ tương hỗ của Israel với thế giới Ả rập
rất nặng nề. Nếu như cứ tiếp
tục, thì kết thúc xấu cho Israel. Israel luôn
lo ngại các nước Ả rập. Nhưng
thực lực thì hai bên ngang nhau. Cuộc chiến
tranh sáu ngày, năm 1967 cần
phải dạy cho những người Ả rập một bài học.
Tôi nhớ Petro I. Khi quân
Thuỵ Điểm đánh tập hậu ông ở Narva, ông hiểu:
cám ơn bài học, sau đó ông
đánh tan quân Thuỵ Điển ở Poltava. Thời gian sẽ
trôi đi, và nếu người Israel
không chịu hiểu, thì người Ẩ rập sẽ đánh tan họ.
Vả lại, nếu anh ai tổ chức công việc tốt thì
không sợ ai, mà người
khác sợ anh. 2,5 triệu người Do Thái tổ chức
như thế này để trong sáu ngày
đánh tan hàng chục triệu người ở Ai Cập, Syri,
và các nước đồng minh. Chỉ
huy quân sự của Israel là Daian từng là sĩ
quan quân đội Anh. Nhưng ở đó
còn bao nhiêu người, từng phục vụ trong quân đội
chúng tôi? Đó cũng là một
lực lượng của họ. Người Ả rập đặc biệt không
biết đánh nhau, chỉ cưỡi lạc
đà, còn người Do Thái chiến đấu khắp các cuộc
во всех chiến tranh. Israel
xuất hiện như thế nào? Đây là ý tưởng của những
người Sionit. Hai năm
trước
đó, có một người già, thành lập đảng
Sionit. Nước Anh kiểm soát
Trung Đông, đồng ý chia một vùng cho Israel, bằng
cách cắt đất của những
người Ả rập. Chúng tôi lúc đó thời gian không
biểu quyết vấn đề này ở Liên
Hiệp Quốc, còn sau đó cũng cho chỉ thị đồng ý
thành lập Israel. Bây giờ thủ
tướng Israel là Golda Mayer. Bà là đại sứ đầu
tiên của Israel tại Liên Xô. Bà
sinh ra ở Odessa, lúc bà sáu tuổi, bố mẹ đưa
bà sang Mỹ. Bà biết tiếng Nga
giỏi. Khi bà đến Nga, thì phát triển mạnh những
hoạt động của những người
Do Thái xô viết, và Stalin đuổi bà đi. Lúc đó
những quan hệ của chúng tôi
cũng xấu đi.
Về Albani
Tôi muốn bây giờ được dừng lại
ở những quan hệ với Chính phủ
Albani và với Đảng lao động Albani. Trong thời
kỳ Stalin, chúng tôi không
có sự va chạm nào trong những quan hệ giữa
Liên Xô và Albani, giữa Đảng
cộng sản chúng tôi và Đảng lao động Albani. Họ
đáng ra phải là ở giữa các
nước xã hội chủ nghĩa. Liên Xô làm tất cả để
giúp đỡ Nhà nước Albani mạnh
lên sau thất bại Hittler đạo quân lớn và đuổi
quân đội Ý ra khỏi lãnh thổ của
họ. Nhân dân Albani thống nhất thời ấy sức mạnh
của mình với Nam Tư, và 342
họ tiến hành cuộc đấu tranh cùng nhau chống kẻ
thù chung - Đức Hittler và
phát xít Italy. Như đồng chí Tito kể cho tôi,
ĐCS Nam Tư có sự giúp đỡ lớn
lao cho nhân dân Albaniу trong việc tổ chức đấu
tranh chống phát xít. Điều
này là
đương nhiên, vì rằng ĐCS Nam Tư
được tổ chức tốt hơn và giàu
truyền thống cách mạng hơn. ĐCS Albani, như thời
ấy gọi nó, là yếu và cần
giúp đỡ, mà Các đồng chí Nam Tư có được cho họ.
Tito kể, ông cử bạn chiến
đấu của mình Vukvanovich đến Albani, để tổ chức
Đảng lao động.
Khi những quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư tốt
nhất, Tito được
Stalin tin cậy tuyệt đối, tôi nhớ, có mặt tôi,
Stalin đọc (chính tả) một bức điện
cho Tito, nội dung, tới đây mối quan hệ tương
hỗ với Albani cần xuất phát từ
việc Albani sẽ tham gia Liên bang Balkan. Bức
điện như thế được gửi đi. Tất
nhiên Albani không biết điều này. Stalin ấp ủ
ý tưởng xây dựng Liên bang
Balkan và thường phát biểu chủ đề này ở một số
hẹp người quanh ông. Đối
với Chính phủ tương lai Liên bang Balkan thậm
chí người ta bắt đầu xây
dựng một cung
điện gần Belgrad. Khi tôi ở Nam Tư, tôi
đã thấy chỗ này.
Người ta chở đến đó khá nhiều bê tông sắt,
nhưng sau này lại bỏ đi tất cả.
Ghép Albani vào nhà nước Nam Tư không đi ngược
ý tưởng của Stalin về
xây dựng Liên bang các nước Balkan. Khi cắt đứt
mối quan hệ hữu nghị với
Nam Tư thì Stalin căm ghét Tito, ý tưởng Liên
bang Balkan bị chôn vùi.
Tôi không biết hết nguyên nhân làm xấu mối
quan hệ giữa Nam Tư và
Liên Xô, nhưng một cái gì đó tôi biết. Stalin
gửi chúng tôi một số bức điện,
do đại sứ xô viết ở Nam Tư gửi về. Trong những
bức điện này, đại sứ chúng
tôi vạch ra những hoạt động Tito dưới ánh sáng
dân tộc chủ nghĩa và làm tất
cả để cho thấy rằng đây không phải hữu nghị của
nước, mà ĐCS Nam Tư
dưới sự lãnh
đạo Tito tiến hành công việc phá hoại chống ĐCS Liên Xô.
Trong đó cụ thể đại sứ buộc tội Nam Tư, tôi
bây giờ tôi không nhớ. Lúc đó
tôi làm việc tại Ukraina và ít tham gia các quốc
tế vấn đề, vì rằng tôi dường
như bị cách ly trong những vấn đề này và không
nhận được các tài liệu tương
ứng. Mặc dù tôi là uỷ viên Bộ chính trị ĐCS
toàn Nga (b), những tài liệu, lẽ
ra phải gửi cho tôi, lại không đến. Lúc ấy
Stalin thống trị. Ông nói gửi- tất cả
được gửi, còn nếu không nói, thì không gửi một
cái gì cho ai cả.
Sau khi Stalin chết, chúng tôi vẫn phải thừa kế
những quan hệ xấu với
Nam Tư. Chúng tôi nghĩ vấn đề này giải quyết
như thế nào. Trong vấn đề
này chính tôi nảy ra sáng kiến. Vì sao? Tôi
luôn luôn phấn khích bởi những
hoạt động của du kích Nam Tư. Du kích Nam Tư
trong cuộc đấu tranh với
chủ nghĩa phát xít tự thể hiện mình liệu có phải
không, không tốt hơn những 343
người khác. Điều này được nhiều người biết và
được nhiều người công nhận.
Họ xây dựng quân đội, có sự chỉ huy từ trung
tâm của mình và tiến hành
cuộc đấu tranh thành công với Đức, giải phóng
khá nhiều lãnh thổ, trên đó
khu du kích được thành lập. Ngoài ra, từ trước
chiến tranh tôi đã nghe về
hoạt động của Tito. Đó là một người cộng sản,
rất nổi tiếng trong Quốc tế
cộng sản. Khi là cựu binh của quân đội Áo-Hung
ông làm tù binh của Nga và
trải qua trường học đầu tiên của mình trong thời
gian cách mạng tháng Mười.
Khi theo dõi điều này tôi có sự thiện cảm với
ông, mặc dù cá nhân tôi gặp
ông rất ít.
Tôi gặp Tito cũng ở chỗ Stalin. Tôi có lần ở
Moskva, Stalin nói rằng
Đoàn đại biểu Nam Tư sẽ đến. Stalin nói điều
này với thiện cảm và với sự
vui mừng mong đợi: Họ sẽ đến đấy! Nhưng tôi
không chờ Đoàn đại biểu này
tới và quay về Kiev. Sau đó Stalin gọi tôi và
nói rằng Tito sẽ quay về nước
qua Kiev, và đề nghị:
- Anh ở đó tiếp Tito và các đồng chí khác. Họ
là những người bạn tốt.
Tôi đã làm như thế. Tito, Kardele, Ginlas và
những người khác đến
Ukraina. Chúng tôi đã làm tất cả những gì cần
thiết: giới thiệu cho họ thành
phố, pháo
đài, đến nông trang, xem hát, tiến
hành những cuộc trao đổi.
Chúng tôi nói chuyện, tất nhiên về cuộc sống
Ukraina, về hoạt động BCHTƯ
ĐCS(b) Ukraina, còn những vấn đề khác chúng
tôi không đụng chạm.
Thời ấy, chúng tôi sống bởi lý tưởng khi hình
thành một nước xã hội
chủ nghĩa mới, thì đồng thời cần hình thành sự lãnh đạo nào
đáy của họ
không những về những vấn đề chính trị Đảng mà
còn về những vấn đề kinh
tế: một điều gì đó tựa như Uỷ ban quốc tế đại
biểu công nhân toàn thế giới
của những nước cộng hoà như thế. Với điều này,
tất cả chúng tôi được nuôi
dưỡng. Vì thế chúng tôi với tình yêu như thế và
sự tin cậy với từng nhân dân
tham gia trên con đường xây dựng CNXH, hơn thế
nữa ĐCS của họ. Chúng
tôi đã làm cho từng nhân dân và cho bản thân,
khi cho là sự liên kết tất cả các
cán bộ Đảng, khoa học, vật chất kỹ thuật của
chúng tôi tập trung sức của
mình trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
thế giới. Tôi cho rằng đây
là là một bằng chứng trong lòng tốt mọi người,
đứng trên vị trí cộng sản.
Khi xảy ra sự đổ vỡ, tất cả lập tức thay đổi hẳn.
Stalin suýt nữa tấn
công Nam Tư. Tôi nhớ, một lần người ta đặt tôi
là tiến hành bí mật gửi nhiều
người từ Odessa vào Balkan. Chúng tôi đã gửi bằng tầu thuỷ, có lẽ, đến
Bulgari. Những người tổ chức việc gửi người đi báo cáo tôi, có một binh 344
đoàn đấy được hình thành, và mặc dù những người này mặc
áo dân sự,
nhưng trong valy chẳng họ có quân phục và vũ
khí. Người ta nói với tôi, rằng
chuẩn bị giáng một đòn nào đó khắp Nam Tư. Vì
sao Stalin không làm, tôi
không thể nói được. Hơn nữa, từ chính Stalin
nói chung tôi không nghe về
điều này, nhưng người ta báo cáo tôi những người
thực hiện chiến dịch này,
họ là những người tổ chức gửi người đi và đưa
họ lên tầu thuỷ. Tâm trạng
của họ là tâm trạng của những người xâm lược:
- Đưa cho họ người của chúng ta! Thế là họ được
gửi đi và chẳng bao
lâu bắt đầu thấy hiệu ứng.
Trong các lời nói, họ không hề có sự hối tiếc
về sự việc xảy ra.
Vì sao tôi bây giờ chú ý mạnh đến Nam Tư, mặc dù đang nói về
Albani? Vì rằng những vấn đề này có liên quan qua lại với nhau. Vì sao
chính tôi thể hiện sự quan tâm cải thiện mối
quan hệ với Nam Tư, mà không
phải ai khác? Việc này cần phải rõ ràng cho
nhân loại, ít nhiều suy nghĩ về
chính trị và biết thời gian ấy. Khi chúng tôi
có quan hệ xấu với Nam Tư, tôi
ở Ukraina và, mặc dù nằm trong chóp bu lãnh đạo
ĐCS LX, nhưng không
tham gia việc vị Nam Tư “xấu xa” này.
Khởi xướng cuộc này liệu có phải là Molotov,
Suslov, Vorosilov và
những người khác? Trong thời gian ấy, họ khá gần
gũi với Stalin. Tôi đã nói
ở đây không chỉ những người gần Stalin, mà còn
cả bao nhiêu người xung
quanh Stalin: mọi chính sách chống Nam Tư, do
Stalin chỉ huy, đều qua tay
họ, và họ là những người trực tiếp thi hành
nó, đặc biệt Molotov. Molotov
trong vấn đề này là cánh tay phải của Stalin.
Những người này học ở Stalin ý nghĩ từ vị thế chủ nghĩa sô vanh
nước lớn và áp dụng chuẩn mực này cho tất cả
các ĐCS, trong số này, tất
nhiên, có cả Nam Tư. Vì thế họ không hiểu sự cần
thiết phải cải thiện mối
quan hệ của chúng tôi và loại bỏ xung đột với
Nam Tư, nói chung họ không
muốn hiểu vấn đề này. Khi tôi đặt vấn đề đó,
có sự hiểu biết và ủng hộ hơn
nữa từ phía Anastas Ivanovich Mikoian. Ông cho
rằng phải thực hiện những
bước như thế. Molotov, Vorosilov, Suslov
không đồng ý với tôi. Mây mù
che khuất mắt họ: Chúng ta là nước lớn như thế,
thắng Đức Hittler, rồi đi đến
Nam Tư?
Trước đó chính họ là những kẻ dối trá, nói dối
một lần và nhiều lần,
bằng cách sau đó lặp đi lặp lại sự dối trá của
họ, bắt đầu tin vào chuyện bịa
đặt rằng Nam Tư là nước tư bản chủ nghĩa,
không còn tý gì xã hội chủ nghĩa; 345
rằng Nam Tư trở thành phản bội CNXH và liên kết
với chủ nghĩa đế quốc.
Rất thú vị rằng bây giờ Trung Quốc cũng sử dụng
luận điệu này phê bình
nước chúng tôi. Ở Bắc Kinh người ta tuyên bố rằng
Liên Xô ký một liên
minh bí mật với đế quốc Mỹ, và đó là sự ngu ngốc.
Đáng tiếc, điều tương tự
này, hai mươi năm trước trước đây chúng tôi đã
nói về Nam Tư. Tất cả điều
này đều
do Stalin nghĩ ra, còn các nhà báo chộp lấy. Nhiều giấy mực đổ
xuống sông xuống biển. Gánh nặng quá khứ đổ vào tất cả chúng tôi, và
không dễ dang như thế thời ấy lập tức có một
bước đi mới.
Vì vậy tôi đề nghị:
- Các đồng chí, chúng ta hãy xây dựng một Uỷ
ban gồm các nhà khoa
học và trao cho họ nghiên cứu, bây giờ Nam Tư
là quốc gia kiểu gì - tư bản
chủ nghĩa hoặc xã hội chủ nghĩa? Nếu là nước
tư bản chủ nghĩa, thì yếu tố
nào chứng tỏ họ không phải nước xã hội chủ
nghĩa?
Tôi không còn nhớ ai tham gia Uỷ ban này,
nhưng tôi nhớ rõ trong đó
có chủ bút báo “Sự Thật” Sepilov. Uỷ ban này lẽ
ra phải công nhận rằng
Nam Tư chẳng thể nào được coi là nước tư bản
chủ nghĩa, rằng trong sự xây
dựng nước này có mặt tất cả các yếu tố của nề
nếp xã hội chủ nghĩa: không
có sở hữu cá nhân về phương tiện sản xuất,
không có sở hữu riêng về ngân
hàng, tất cả những thứ này thuộc về nhân dân.
Buôn bán chủ yếu cũng nằm
trong tay nhà nước. Không xác định được chỉ có
vấn đề nông nghiệp nông
trang hầu như không có và phổ biến là kinh tế
cá thể. Tuy nhiên hình thái
như thế cũng có ở các nước khác, đang trên đường
xây dựng CNXH, như thế
Nam Tư về mặt này không hề tách rời trong số
các nước như Rumani.
Hungary, Bulgari, Tiệp Khắc, Ba Lan. Tôi quả
là chưa nói về CHDC Đức.
Trong số tất cả các nước trên con đường xây dựng
CNXH, thì Albani
tiến hành chính sách chống Nam Tư mãnh liệt nhất.
Trong thời kỳ đáng nhớ
ấy, điều này được Liên Xô thích thú và cổ vũ.
Nhưng khi chúng tôi quyết
định phải thực hiện những bước bình thường hoá
mối quan hệ Liên Xô-Nam
Tư, để đặt con
đường đầu tiên đi tới
đoàn kết, tới sự vững mạnh của lực
lượng cách mạng, thái độ của Albani đã làm hỏng
việc của chúng tôi.
Trước khi thực hiện những bước đi cụ thể bình
thường hoá mối quan
hệ Liên Xô-Nam Tư, chúng tôi thảo luận các ĐCS
anh em. Tôi không nhớ
bây giờ, ai phản đối, nhưng đa số đồng ý với
chúng tôi. Nhưng chúng tôi rất
kiên trì cố đạt được điều này. Albani không đồng
ý. Những người lãnh đạo
Đảng và nhà nước rất khó đồng tình với những đề
nghị của chúng tôi chứng 346
minh rằng những người Nam Tư - là những người
không tin cậy, rằng họ
không phải là những người cộng sản. tất cả điều này
được phát biểu với
giọng độc ác. Đặc biệt Enver Hodga rất hay tức
giận. Tính ông này rất ác, và,
khi ông nói về cái gì mà ông không thích, thì
mặt ông co giật và nghiến răng
kèn kẹt.
Chúng tôi bình tĩnh chứng minh rằng phải có
quan niệm và sự sáng
suốt để phân tích lại những mối quan hệ quốc tế:
sự bình thường hoá sẽ có
lợi cho cả Albani, cho cả Nam Tư, và phong
trào cộng sản thế giới. Chia rẽ
vì cái gì? Phải thấy rằng ở có nhiều người
Albani sống ở Nam Tư, và mặc dù
các nước xã hội chủ nghĩa đã bóp méo số liệu
thống kê, khi đó điều này là có
lợi, nhưng Tito sau này nói với tôi, rằng ở
Nam Tư người Albani nhiều hơn
số người Albani ở tại nước họ. Tôi cho là điều
này không có gì xấu cả, đặc
biệt, cũng không thấy, tình anh em giữa các quốc
gia. Albani buộc phải đồng
ý với chúng tôi, nhưng không phải vì chúng tôi
tin họ, vì rằng họ không có
lối thoát khác.
Đoàn đại biểu Liên Xô đến Nam Tư (tôi sẽ nói
riêng), và chúng tôi
bình thường hoá quan hệ. Sự thật cả sau khi bình
thường hoá những mối
quan hệ cũng không phải bằng phẳng: có sự bá
vai choàng cổ, và cũng có cả
những lạnh nhạt. Nhưng trong mọi trường hợp
cái gì xảy ra ở thời Stalin, sẽ
không lặp lại nữa. Chúng tôi tiến tới thắt chặt
mối quan hệ tốt đẹp và đã làm
những bước đi tạo điều kiện thống nhất lực lượng
chúng tôi cả trong chính
sách cũng như trong kinh tế. Điều này gây ra sự
bất lợi lớn ở Albani. Trong
thời gian ấy, chúng tôi đi đến vấn đề dường
như từ vị trí một đồng chí cũ:
làm gì, nếu họ không hiểu? Họ đang trưởng
thành, không có gì băn khoăn ở
đây, nói riêng, không có. Và chúng tôi giải
thích vị trí chúng tôi để những
người Albani hiểu chúng tôi tốt hơn.
Từ phía Albani, chúng tôi đã xây dựng những mối
quan hệ anh em
không đơn giản. Chính những mối quan hệ anh em
- đó là những quan hệ
bình đẳng. Nhưng ở đây, với quan điểm sự giúp
đỡ phát sinh những quan hệ
cũ đối
với mới. Chúng tôi tiêu rất nhiều phương tiện, tiền bạc để giúp
đỡ
Albani. Với các nước khác, chúng tôi có sự
giúp đỡ bằng tín dụng ư đãi, còn
Albani, chúng tôi trên cơ sở khác, chủ yếu là
tặng không. Chúng tôi nói
chung hoàn toàn nhận trách nhiệm trang bị cho
quân đội Albani: cung cấp
cho họ đồng phục, thực phẩm, đạn dược, vũ khí,
và tất cả là không phải trả
tiền.
347
Vì sao? Có lý do của nó, và bất kỳ ai đầu óc
sáng suốt, sống trong bầu
không khí mà chúng tôi thời ấy đã sống, hiểu
và tìm thấy sự đúng đắn hành
động như thế của chúng tôi. Phải thấy rằng
trong thời gian ấy, NATO hình
thành. Nhưng Albani có một vị trí chiến lược ở
Địa Trung Hải, và chúng tôi
xem nó như một căn cứ của các nước xã hội chủ
nghĩa ở biển này. Vì thế tình
thế nước đôi đặt ra: liệu chúng tôi có mặt ở
đó, nói một cách thô thiển, quân
đội của mình hoặc xây dựng cho Albani quân đội
riêng của mình? Đương
nhiên, Albani có thể duy trì một lượng quân
không nhiều và họ không gây
một ấn tượng nào cả đối với kẻ địch. Họ thực tế
không sản xuất vũ khí, có lẽ
chỉ có súng trường. Vì thế chúng tôi quyết định
giúp đỡ về mặt vật chất để
xây dựng theo khả năng quân đội Albani
đông người, nhưng, tất nhiên,
không đến nỗi điều này làm khổ nền kinh tế
Albani. Điều này cần thiết là
quân đội này phải gây một ấn tượng đe doạ, được
trang bị phương tiện chiến
đấu hiện đại. Vì thế quân đội Albani nhận
tăng, pháo, súng mới. Đấy là chưa
kể đồng phục và đồ ăn. Nếu Albani trích tiền từ
ngân sách của mình để nuôi
quân đội thì họ không còn đủ tiền làm những việc
cần thiết khác: phát triển
kinh tế, công nghiệp hoá đất nước, cải tổ xã hội
chủ nghĩa. Và chúng tôi biết
cần Albani.
Từ sau chiến tranh, mới đây mối quan hệ Liên
Xô các nước tư bản
chủ nghĩa bị nặng nề, chúng tôi không loại trừ
khả năng xung đột quân sự.
Với vị trí của mình, Albani đe doạ nghiêm túc
những hoạt động của NATO ở
Địa Trung Hải. Vì thế chúng tôi thoả thuận với
Albani là chúng tôi kéo cả tàu
ngầm đến. Chúng tôi đã làm thế vì lợi ích tất
cả các nước xã hội chủ nghĩa.
Quyết định
bố trí ở đó 12 tầu ngầm. Các bạn có biết
một quả đấm
tương đối mạnh - 12 tầu ngầm ở Địa Trung Hải.
Với những quả đấm như thế,
đối thủ của chúng tôi bắt buộc phải coi trọng.
Những tàu ngầm này chúng tôi
cũng muốn chuyển cho Albani. Thuỷ thủ chúng
tôi đến Albani với đày đủ
phương tiện trên biển và sửa chữa, để đào tạo,
và, xây dựng đội ngũ sĩ quan
chỉ huy Albani đối với tầu ngầm. Chuyển cho họ
những tàu ngầm này. Bước
đi này chứng minh chúng tôi tin họ như thế và,
tôi đã nói, với tình yêu như
thế chúng tôi đối với người bạn Albani. Đoàn đại
biểu Albani đến gặp chúng
tôi đôi
lần đứng đầu là Enver Hodga và Mehmet
Sehu. Giữa chúng tôi có
những quan hệ tốt nhất, chưa kể tới nhân dân
Albaniе.
Những người Albani nhiều lần đề nghị chúng tôi
mời Đoàn đại biểu
cấp cao Đảng và Chính phủ chúng tôi tới thăm họ.
Người ta quyết định rằng
tôi đứng đầu Đoàn đại biểu như thế. Và chúng
tôi đến Albani. Trước khi đi, 348
chúng tôi báo cho những người bạn Albani rằng
chúng tôi không muốn khi
chúng tôi có mặt, không tiến hành công khai chỉ
trích Nam Tư và những
người lãnh
đạo của họ. Trong thời gian ấy,
Albani giữ những quan hệ rất
căng thẳngvới Nam Tư và tiến hành một cuộc đấu
súng bằng lời trên báo chí.
How to topple a dictator Làm thế nào lật đổ nhà độc tài
Mít Đặc và Biết Tuốt (2)
Mít Đặc khoe với Biết Tuốt:
- Tớ mới mua được một đồng tiền cổ từ thời trước công nguyên có giá trị 100$ từ một người gặp ở ngoài đường. Người này nói là đang cần tiền nên gạ nhượng lại cho tớ với giá 50$, và sau một hồi mặc cả, tớ mua được nó với giá 30$ thôi.
- Làm sao mà cậu biết là nó là đồng tiền từ thời trước công nguyên ?
- Thì trên mặt đồng tiền có in năm sản xuất là 125 TCN mà.
- Thế thì là đồng tiền giả rồi!
Mít Đặc ngớ ra, không hiểu tại sau Biết Tuốt lại nghĩ đó là đồng tiền giả. Vì sao vậy ?
5. Chuyện cao bồi
Biết Tuốt đọc truyện:
- … Hai chàng cao bồi tài giỏi John và Bob đi đấu súng. Cả hai đều bắn trúng tim đối thủ của mình …
Mít đặc nghe thấy thế chen vào:
- Hai chàng John và Bob chỉ vì ngông cuồng mà chết nhỉ
Biết tuốt phản đối:
- Hai chàng đó có chết đâu!
Vì sao vậy ?
6. Giải A
Mít Đặc được tham gia vào vào một trò chơi có thưởng. Trò chơi này gồm có 3 giải thưởng: giải C là một cái bút chì, giải B là một quyển truyện “Mít Đặc và Biết Tuốt”, còn giải A là một cái máy tính bảng loại xịn nhất.
Nguyên tắc của cuộc chơi như sau: Người chơi chỉ được nói 1 câu. Nếu đó là câu nói sai thì nhận được giải C. Nếu đó là câu nói đúng thì người dẫn chương trình được phép cho người chơi giải B hoặc giải A.
Mít Đặc thích máy tính bảng hơn là quyển truyện, nhưng không biết làm thế nào để cho chắc chắn nhận được giải A. Biết Tuốt mới gợi ý “nói thế này này …”.
Nói thế nào để chắc được giải A ?
Mít Đặc và Biết Tuốt (3)
Mít Đặc và Biết Tuốt được tặng chung nhau một cái bánh pizza trung thu hình tròn như mặt trăng ngày rằm. Mít Đặc lấy dao cắt bánh theo hai đường vuông góc với nhau thành 4 mảnh, nhưng hai đường đó nằm lệch chứ không đi qua tâm bánh pizza. Mít Đặc đề nghị với Biết Tuốt:
- Tớ lấy hai phần, phần to nhất và phần nhỏ nhất (phần chứa tâm hình tròn pizza và phần đối nghịch với nó), còn cậu lấy hai phần còn lại nhé, thế là đều nhau.
- Không, chia như thế không đều – Biết Tuốt phản đối – mà là phần của cậu sẽ nhiều hơn của tớ mất.
Thế rồi Biết Tuốt đề nghị một cách chia khác như sau: Biết Tuốt lấy dao cắt thêm 2 đường thẳng trên bánh, đi qua giao điểm của hai đường lúc nãy, và tạo thành các góc 45 độ với hai đường đó. Bánh bây giờ được chia thành 8 phần A, B, C, D, E, F, G, H, đánh số thứ tự theo vòng quay kim đồng hồ, kể từ phần A là phần to nhất (phần chứ tâm điểm của pizza). Biết Tuốt bảo với Mít Đặc:
- Bây giờ cho cậu chọn, hoặc là lấy các phần A, C, E, G, hoặc là lấy các phần còn lại B, D, F, H.
Mít Đặc nhìn loay hoay một lúc để đoán xem các phần nào nhiều hơn, nhưng hoa mắt và vẫn không biết nên chọn thế nào, nên cuối cùng chọn A, C, E, G, vì đoán là 4 phần đó nhiều hơn 4 phần còn lại.
Mít Đặc đoán có đúng không ? Nên chọn thế nào ?
8. Cân thế nào ?
Lần này, đến lượt Mít Đặc đọc được trong một quyển sách một câu đố hóc búa để đố Biết Tuốt. Câu đố như sau:
Có 12 đồng tiền vàng trông giống hệt nhau, đẹp như trăng rằm, trong đó có 11 đồng là thật và 1 đồng là giả. Biết rằng đồng giả có khối lượng khác các đồng thật, nhưng chưa biết là nó nhẹ hơn hay nặng hơn các đồng thật. Bây giờ có một cái cân (loại cân cổ điển có hai bên cân), hãy tìm cách chỉ cân 3 lần thôi, mà tìm ra được đồng tiền giả, đồng thời xác định được xem nó nặng hơn hay nhẹ hơn đồng tiền thật.
Bài toán đố đó làm Biết Tuốt phải suy nghĩ toát mồ hôi một lúc lâu, nhưng rồi cũng giải ra.
Bạn thử nghĩ xem lời giải của Biết Tuốt như thế nào ? Lần đầu tiên cân mấy đồng tiền mỗi bên ? Lần thứ hai cân mấy đồng tiền mỗi bên ? Và lần thứ ba cân mấy đồng tiền mỗi bên ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét