Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Tin thứ Năm, 08-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Cứu người giữa trùng khơi (NLĐ). – Gặp những “người hùng” cứu 17 ngư dân (CAĐN).   - Video Clip: Những “người hùng” trên biển (TT). Ông Nguyễn Xu – Thuyền trưởng tàu QNg 90079 => 
- NHỚ 455 NĂM CHÚA NGUYỄN HOÀNG DỰNG NGHIỆP: “MỞ MANG NGOẠI THƯƠNG, HƯỚNG TẦM NHÌN RA BIỂN” (VCV/VC+). Nắm được lòng dân và dân đã thuận theo mình, để đưa Đàng Trong  phát triển… Với việc đẩy mạnh ngoại thương, hướng tầm nhìn ra biển, chúa Tiên Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đã làm cho Đàng Trong hưng thịnh và chính sự hưng thịnh này đã góp phần quyết định tạo nên trọn vẹn dáng hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam như ngày nay”.
- Phỏng vấn Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh: Nhiều thách thức trên con đường hình thành Cộng đồng ASEAN (VOV).
Cục diện Biển Đông khi Philippines vỗ tay đón tàu chiến (ĐV).
Cáo buộc tội danh giết người với cảnh sát biển Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan (PT).  - 8 nhân viên tuần duyên Philippines đối mặt tội giết người (NLĐ).  - Đề nghị truy tố 8 lính tuần duyên giết ngư dân Đài Loan (RFI).

- Nhật khoe tàu sân bay xịn, Trung – Triều tức tối (NLĐ).  – Truyền thông TQ tự đưa F-35 lên siêu tàu sân bay Nhật (ĐV).
- CÓ BAO NHIÊU CON CÁN BỘ LÊN ĐƯỜNG NHẬP NGŨ? (FB Bình Nguyên/ Mai Thanh Hải). “Cha mẹ nào mà không thương con? Nhưng quốc gia nào mà khộng cần những người lính, vậy đi lính bây giờ chỉ là con nhà nghèo, những gia đình không có điều kiện kinh tế?
- Nhật Bản ‘muốn đón tiếp Chủ tịch Sang’ (BBC). – Thủ tướng Việt Nam đi Pháp tháng 9. Tổng thống Pháp sẽ thăm Việt Nam (RFI).
- Tình tiết mới trong phiên xử phúc thẩm hai sv yêu nước Phương Uyên – Nguyên Kha (Chúa cứu thế).
- Tin vui: Nguyễn Xuân Anh, một trong 14 người bị xử trong vụ án Thanh niên Công Giáo đã mãn án tù giam (FB Bùi Hằng). – Thanh Niên Yêu Nước Nguyễn Xuân Anh Đã Trở Về Với Nhà Tù Lớn (TNCG).
- Thủ đoạn ném đá giấu tay và lật lọng của chính quyền, công an Nghi Lộc, Nghệ An trong vụ việc ở Linh địa Trại Gáo, Gp Vinh (Chúa cứu thế).  – PGHH Đồng Tháp cầu siêu cho thân mẫu mục sư Nguyễn Công Chính (Chúa cứu thế). – Video: Buổi Cầu Siêu cho Thân Mẫu Mục Sư Nguyễn Công Chính và Cầu An Cho Gia Đình Mục sư Nguyễn Công Chính (PGHH).
- Đỗ Quang Thênh Nam Định, Việt Nam: BỨC THƯ CỦA MỘT THANH NIÊN Ở NAM ĐỊNH (TNM). “Cho đến hôm nay (tháng 8 năm 2013) đã có không biết bao nhiêu người, trẻ có già có, có người còn quấn khăn tang đến xã nhà của cháu (bây giờ là xã Nam Vân, huyện Nam Ninh trước kia là xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) để tìm bằng được mộ của Lê Đức Thọ. Họ có chung một mối thù cha, thù chồng, thù ông với lời thề: Khi đã thấy xác nó, bí mật di dời từ Mai Dịch về cải táng ở đây, mộ nó sẽ ngập phân người“.
- CHUYÊN MỤC MỚI! Đưa câu hỏi là ĐỐI ĐÁP (Bùi Hằng).
Đơn kiện Công an sân bay Nội Bài không cho Công dân Việt Nam nhập cảnh (Phạm Văn Điệp).  – Tâm sự của một người bị CA quy kết là chống đối nhà nước và bị trù dập (Phạm Văn Điệp).  – CHỖ ĐỨNG NÀO TRÊN ĐẤT NƯỚC CỦA TÔI ? (TNM). “Chỗ đứng nào trên đất nước của tôi? Mảnh đất nào dành cho những người dân Việt Nam sinh sống đúng nghĩa?
2<- Phỏng vấn ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ 4T: Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận (VOV).
.
- Tiếp tục phỏng vấn Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn:  Thiếu kỹ năng mới ngại báo chí (VNN). Và thiếu cái lý mới sợ mạng tự do? 
H1- Blogger Việt Nam trao “Tuyên Bố 258″ cho Đại sứ quán Thụy Điển (RFA). – Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho Thụy Điển (RFI). – Trao Tuyên bố 258 cho sứ quán Thụy Điển (BBC). – Trao Tuyên bố 258 cho sứ quán Thụy Điển (BBC). Blogger Lê Thiện Nhân: “Chúng tôi cũng giải thích rõ rằng ở Việt Nam, càng chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng tăng, không hề giảm. Khi mà luật pháp Viêt Nam nếu mà không đứng độc lập được, vẫn phụ thuộc vào Đảng thì không thể có một hệ thống pháp luật minh bạch”.
- Facebooker Nguyen Anh Tuan: “Tin từ Nguyễn Thu Trang, một blogger đến sứ quán Thụy Điển sáng nay: Tin từ các blogger bên trong sứ quán Thụy Điển: Bà Phó Đại sứ mời các blogger vào thăm nhà riêng, dùng máy tính cá nhân gửi ảnh lên mạng, tránh việc bị CA tịch thu máy ảnh“. – Độc giả Thành cho biết: “Bạn Nguyễn Đình Hà diễn tả thiện chí của đại sứ quán Thụy Điển thông qua thái độ của Bà Elenore Kanter: ‘Bà Phó Đại sứ và những người đón tiếp rất là thiện chí. Họ rất vui vẻ và thân thiện. Chúng tôi ngồi chia sẻ với nhau trong vòng hai giờ đồng hồ rất nhiều vấn đề về nhân quyền Việt Nam, tất nhiên là không bao giờ hết được cả nhưng mà trong thời gian như thế thì rất là tốt đẹp’.”
- TIN BÁO ĐỘNG: NHÀ BÁO VÕ TÙNG – VÕ DUY ĐÔNG báo Pháp Luật ĐÃ BỊ BẮT (TTXVA). – Facebooker Người Buôn Gió: “Theo tin từ đồng nghiệp, nhà báo Võ Duy Đông của báo PLHCM tác giả của loạt bài phóng sự về tiêu cực ăn hối lộ của cảnh sát giao thông, đã được cơ quan anh ninh tối nay bất ngờ đưa vô tù, có thể để anh có cơ hội điều tra về tiêu cực của cán bộ trại giam“. Mời xem lại: NHỨC NHỐI NẠN “ĐÓNG HỤI CHẾT” CHO CSGT TRÊN QL20 – BÀI 1 Bán xe, đóng “hụi chết” bằng tiền… âm phủ! (PLTP). - Bài 2: Điệp khúc: “Sếp ơi, cho em gửi tháng!”   –    Bài 3: SGT trả lại tiền vì… chê ít!   –   Bài 4: Mở rộng nguồn xe chung tháng   –    Bài 5: Vì sao tài xế đóng “hụi chết”?   –   “Sẽ xử lý nghiêm các CSGT sai phạm”   –    Việc đóng “hụi chết” cho CSGT trên quốc lộ 20: Văn phòng Bộ Công an yêu cầu kiểm tra, xử lý (PLTP).
- Tướng tình báo trở lại Bộ Công an (BBC).  – Dấu hiệu đuổi gà !!! (Người Buôn Gió). “BCT bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công An. Điều mà xưa nay vẫn thường thấy thủ tướng bổ nhiệm và điều động các thứ trưởng. Nhưng BCT lấy cớ là điều động ủy viên trung ương, và trên cớ này họ bổ sung một ủy viên trung ương vào chức thứ trưởng. Thật lạ lùng, lần đầu thấy BCT can thiệp bổ nhiệm đích danh một ủy viên trung ương vào vị trí trong bộ máy chính phủ. Lạ hơn nữa là một ủy viên từ Ninh Bình, nơi có những quan chức không mấy ủng hộ thủ tướng hiện nay“.
- TP.HCM sẽ có Thị trưởng? (VNN).  – Chính quyền đô thị phải vì dân (NLĐ).
- Video: Thành tựu 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (VTV).
- Thứ trưởng Việt và phiên toà Đức, nan đề hội nhập chính trường (BS).
- Về tướng Trần Độ: NÉN TÂM NHANG VIẾNG MỘT NHÂN CÁCH LỚN (Bùi Văn Bồng).
 DỊCH GIẢ CAO VIỆT DŨNG: TỪ CHUYỆN NHÃ THUYÊN NGHĨ VỀ CUỐN “Ý NIỆM ĐẠI HỌC” CỦA KARL JASPERS (NL/VC+). một nhà nước can thiệp thô bạo vào đời sống và nguyên tắc của trường đại học ở trong chính nó là một nhà nước vi phạm vào tinh thần quan trọng nhất của đại học, và cho thấy nó không quan tâm đến mục tiêu kiếm tìm chân lý. Chúng ta còn nhớ, cùng thời điểm Nhân văn-Giai phẩm, bên trong giới đại học cũng có nhiều người bị ‘trừng trị’, trong đó tờ tạp chí Tự do diễn đàn của giới giáo sư đại học Hà Nội đã bị xử lý theo đúng kiểu thanh trừng”.
- Nguyen The Duyen: Nhân vụ luận văn của Nhã Thuyên, thử bàn một chút về sự tương tác giữa chính trị và khoa học (BS). – Mời xem lại bài điểm trưa hôm qua: Thế hệ, ý hệ và vấn đề thực hành phê bình văn học  (TS). - BLOG GIAO: TANIKAWA SHUNTARO VÀ BÀI THƠ LỪNG DANH “TẤT CẢ ĐỀU LÀ L…”  (VC+).
- Khởi tố điều tra vụ “nhân bản” giấy xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức (ANTĐ).   – Bộ Y tế yêu cầu điều tra vụ gian lận kết quả xét nghiệm (VOV).  – Sở Y tế Hà Nội nói gì về vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm? (VOV).  – “Nhân bản” kết quả xét nghiệm: Từ chối đánh giá mức độ sai phạm (NLĐ). – Lãnh đạo bệnh viện không thể vô can (NLĐ).  – Bệnh viện Hoài Đức tạm đình chỉ chức vụ người tố cáo! (TT). – Cẩu y đức (Võ Nhật Thủ). – Phạm Mạn: NHỮNG NGƯỜI “NGOÀI HÀNH TINH” (Trần Mỹ Giống). – Video: Sở y tế Hà Nội trả lời về vụ các mẫu máu xét nghiệm trùng nhau tại BV đa khoa Hoài Đức (VTV). – Mời xem lại: Chuyện khó tin ở BV Đa khoa Hoài Đức: “Nhân bản” kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân! (LĐ).
- HAI VIỆC KHẨN CẤP CHO NGÀNH Y TẾ (Nguyễn Quang Vinh). “Chấm dứt cái lời hứa hão mỗi khi xảy ra sự cố: ‘Chúng tôi sẽ…’ mà là xử lý thật nghiêm, thậm chí bỏ tù ngay những y bác sĩ tắc trách, thiếu trách nhiệm với bất cứ lý do gì đối với bệnh nhân… Yêu cầu các bệnh viện, nếu có biệnh nhân chết vì trách nhiệm, vì tay nghề, thì trưởng khoa đó, bác sĩ điều trị trực tiếp và lãnh đạo bệnh viện nữa mất chức. Mất chức thật sự. Có như thế họa may mới rung chuông báo động thực sự...”
H2<- Email của bộ trưởng, cái lắc đầu của thứ trưởng (Đào Tuấn). “… có thể hiểu được sự bức xúc của dư luận khi hôm qua, trong một cuộc họp báo, về giá điện- loại mặt hàng liên quan trực tiếp đến đời sống của gần 90 triệu dân và cả nền kinh tế, một nữ thứ trưởng Bộ Công thương đã đáp chỏn lỏn rằng ‘Chúng tôi không trả lời nữa‘.”
- Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam (RFA). “Nếu không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này, tất yếu sẽ kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân. Tương lai bùng nổ như thế sẽ không còn bao lâu nữa”. – Chi một triệu tỷ đồng, Việt Nam có nghèo không? (BoxitVN).
- Cách chức trưởng công an nếu có dấu hiệu bảo kê tội phạm (CP). Còn công an được cấp trên bảo kê rồi thì có khả năng được thăng… tướng.
- Hải Dương: Tử vong vì bị công an truy đuổi? (ĐV).
- Lên kế hoạch giải phóng mặt bằng cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (HQ).
- Cầu Nhật Tân: Không để lãng phí tiền của nước, của dân (SK&ĐS).
- Tử hình bằng thuốc độc lần đầu tiên tại Việt Nam (RFI). – Ân xá Quốc tế lên án tiêm thuốc độc (BBC). “Thật đáng lên án khi Việt Nam nối lại việc hành quyết và thể hiện một quyết tâm tàn nhẫn của chính quyền tiếp tục duy trì án tử hình”.
- Cảnh người Việt trong trại ở Moscow (BBC). – Vụ di dân Việt: Cảnh sát Nga ‘tham nhũng’ (BBC). – Nhập cư lậu : 3 chỉ huy cảnh sát Nga bị cách chức (RFI).
- Yeltsin, Gorbachev và Sự tan rã của Liên Xô (Bùi Văn Bồng).  – MỘT “BỨC TRANH” 22 NĂM TRƯỚC (Bùi Văn Bồng).
- Những phát ngôn lạc lõng, vô căn cứ của ông Xam Rên-xi (QĐND).
- Báo chí Trung Quốc nhầm lẫn video sex với tử hình (RFI). Cuối năm ngoái, Nhân Dân Nhật báo cũng đã bị hố quá nặng, khi đăng tin từ báo châm biếm The Onion của Mỹ, nói rằng “Kim Jong Un là người đàn ông quyến rũ nhất thế giới 2012″. Mời xem lại: Tạp chí lá cải Mỹ ‘lừa’ báo chính thống Trung Quốc (TP). Thật ra, The Onion không có ý lừa Nhân Dân Nhật báo, họ chỉ đăng bài bình thường như mọi khi, Nhân Dân Nhật báo không biết The Onion là tờ báo châm biếm, nên tự để cho mình bị mắc lừa. Cũng may là Nhân Dân Nhật báo chưa lấy tin từ The Daily Show của Jon Stewart, chương trình truyền hình châm biếm các lãnh tụ Mỹ và thế giới để đưa vào bản tin trên báo chính thống.
3- Bê bối tình dục : Ba thẩm phán Thượng Hải bị khai trừ Đảng (RFI).  – Trung Quốc: Cấm phát tán video giám sát để bảo vệ dâm quan? (Soha).
- Một nhà sử học nói rằng chế độ thời Giang Trạch Dân là “tham nhũng nhất” (ĐKN). Ông Nguyễn Minh là một người soạn diễn văn cho Cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, Hồ Diệu Bang => 
- Mỹ Yêu Cầu Trung Quốc Giải Trình Về Nhân Quyền! (ĐKN).
- Hàn Quốc – Triều Tiên nhất trí nối lại đàm phán về Keasong (VOV).  – Bình Nhưỡng đưa ra một số đảm bảo để mở lại Kaesong (RFI). – Bình Nhưỡng: Tokyo đã đi quá “lằn ranh nguy hiểm” (RFI).
- Miến Điện : Thêm 68 lính-trẻ em được xuất ngũ (RFI).

- VỤ TTGT HẢI PHÒNG SỬA HÀNG LOẠT BIÊN BẢN VI PHẠM: Khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn (PLTP).
KINH TẾ
- VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt mua 10.000 tỷ đồng nợ xấu (DĐDN).
- Mạo hiểm khi vay tiền đi mua doanh nghiệp (ĐT).
- Giá USD tăng sau cú huých của Ngân hàng Nhà nước (TQ).
- Công ty mua bán điện bị tố lạm dụng vị thế độc quyền (TBKTSG).  – Sự im lặng khó hiểu (TT). “Thực tế, ngay bộ trưởng Bộ Công thương dù được cung cấp đầy đủ thông tin nhưng đứng trước việc tăng giá điện, còn có “tâm trạng khó tả”. Thế mà khi người dân, qua công luận đặt câu hỏi thì lãnh đạo ngành công thương lại một mực từ chối trả lời, từ chối giải thích thì thật khó hiểu”.
- Lượng vàng miếng được trúng thầu và những ẩn số (TTXVN).  – Có vàng vẫn khó tìm nơi gửi  (TBKTSG).  – Vàng xuất khẩu phải có giám định của SJC (DĐDN).  – Sàn vàng tái xuất? (CT).
4<- Đấu giá hơn 1.000 nền đất (NLĐ).
- “Đắp đập” ngăn lũ thép nhập khẩu (CT).
- Điệp khúc “xù” hợp đồng (TBKTSG).  – Khi nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu (TQ).  – Cấu trúc lại đất trồng lúa : Cần nhưng không thể vội  (DĐDN).  – Nông thôn vẫn khó khăn (TBKTSG).   – Nghèo vì tư duy xơ cứng (DN/DNSG).
- ĐBS Cửu Long: “Treo miệng”… cá tra (CT).
- Bình Phước: Doanh nghiệp “ngột ngạt”vì chính sách! (NB&CL).
- Nga dùng tàu cao tốc đẩy kinh tế tăng trưởng (Tầm nhìn).
- Bắc Kinh phạt nặng 6 công ty sữa vì làm giá (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 57) (Nhật Tuấn).
- Đêm nghệ thuật tôn vinh Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh (TTXVN).
- Trình Thủ tướng đề nghị tặng danh hiệu NSƯT cho NS Văn Hiệp (VOV).  – Bộ Văn hóa đề nghị xét đặc cách NSƯT cho trưởng thôn Văn Hiệp (TT).
- THƯ MỜI DỰ TỌA ĐÀM VỀ TIỂU THUYẾT “SÓNG HẬN SÔNG LÔ” CỦA VŨ NGỌC TIẾN (Tễu).
- Xóm WEBSITE nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ (Lê Thiếu Nhơn).
- Chuyện ở nông trại: Điểm sách Catalonia của George Orwell (Nhị Linh).
- Chùm thơ Thiếu nhi, kể chuyện bếp núc của VŨ XUÂN QUẢN (Trần Mỹ Giống).
5- BÁO NHÂN DÂN – ĐỖ NGỌC YÊN: VÀI GHI NHẬN VỀ THƠ TRẺ HÔM NAY (ND/VC+).
- Tái hiện “Trò đời” xưa qua lăng kính nay (NLĐ). =>
- Nghĩ đủ cách để thu tiền khách thơ (TP).
- Sự nổi tiếng có thể là “thuốc độc” tiêu diệt… người nghệ sĩ (ANTĐ).
- Phương Mỹ Chi bị BTC Giọng hát Việt nhí “dìm”? (PT).
- Dừng cấp phép biễu diễn cho “bà Tưng” trên cả nước (TN).
- Video: Sẵn sàng cho chung kết Sao Mai 2013 (VTV).
- Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn” (Chùa PL).
- Những hệ quả bi hài của việc người thế tục mặc đồ tu (Chùa PL).
- Tiến triển quá trình phong Chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận (RFI).
- Video: Phát hành cuốn truyện tranh về Whitney Houston (VTV).
- Fan Công Vinh… nản với cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á (TN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Duy trì hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: Đáp số nào chuẩn cho ngành giáo dục? (NB&CL).  – Xung quanh đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT (QĐND).  – Bỏ thi, học sinh sẽ lười hơn? (GĐ).
- 6 năm, mới có 4 trường ĐH dân lập chuyển sang tư thục (TT).
6< – Chị em sinh 3 cùng đậu ĐH Y Dược TP.HCM (TN). - Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Chỉ dùng “chiêu” sẽ không hiệu quả (GD&TĐ).
- Rớt đại học: cuộc sống còn mãi ngoài kia (TT).
- TP.HCM: Quá tải học sinh tuổi “heo vàng” vào lớp 1 (HQ).
- Khi sinh viên đổ xô đi học tiếng Nhật (Kênh 14).
- Cây bèo : Từ thảm họa trở thành một tài nguyên quý giá (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nữ Bí thư Tỉnh ủy đội mũ cối chỉ đạo chống bão (VTC).  – Bão số 6 chính thức độ bộ vào Thanh Hóa – Ninh Bình (SM).  – Bão đổ bộ, mưa lớn hoành hành (VNN). – Bão số 6: Một thanh niên bị sóng cuốn trôi khi đi xem bão tại Đồ Sơn (LĐ).  – Một tàu cá mất tích trên vùng biển Hà Tĩnh (TN).   – Gãy trục số, một tàu cá đang thả trôi trên biển (VOV).   – Bão số 6: Hải Phòng mưa to, Đồ Sơn sóng dựng cột nước cả chục mét (TN).
- VỤ CHÌM CANÔ Ở CẦN GIỜ: Báo tin tai nạn thiếu trung thực (NLĐ).  – Vụ chìm tàu tại Cần Giờ: Đơn vị cứu nạn nói gì? (NLĐ).  – Vụ ‘chìm ca nô kinh hoàng’: Vợ tài công kêu cứu thay chồng (TN).  – Vụ chìm ca nô: Vợ tài công gửi thư phản bác (NLĐ).  – Bộ LĐTB-XH: Phong liệt sĩ cho người chọn chết nhường áo phao (ĐV).
- Virus H7N9 lây từ người sang người? (BBC). – Ca lây nhiễm cúm gà từ người sang người đầu tiên ở Trung Quốc (VOA). – Virus cúm H7N9 có thể đã lây trực tiếp từ người sang người (RFI).
- ‘Nếu không tắm hậu sự, tôi đã suýt chôn sống con’ (VNE).  – Vụ trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống: Phải cứu mạng sống cho trẻ (TN).
- Cần Thơ: Mẹ con sản phụ chết tại bệnh viện, người nhà bức xúc (TT).  – Hai cái chết đau lòng (NLĐ).
- Đời sống co cụm của ngư dân phá Tam Giang (RFA). “Một nữ ngư dân có thâm niên đã trên ba mươi năm đánh bắt trên phá Tam Giang nói với chúng tôi rằng suốt cả mấy đời nay, dòng tộc nhà bà chỉ mong mỏi, ước mơ có được một người trong tộc ăn học đến nơi đến chốn, nhưng việc này khó còn hơn cả bơi bộ vượt biển Đông vì đất ở đây nghèo quá”.
- Cha con ‘người rừng’ sống 40 năm trên cây (VNE).
7- Thực phẩm không an toàn (NLĐ).  – Thực phẩm bẩn “bủa vây” người tiêu dùng (TQ).  – Có 8 mẫu bún chứa hóa chất công nghiệp tinopal (TN).  – Còn hơn 1.000 thùng sữa nhiễm độc ngoài thị trường (NLĐ).
- Hầm bộ hành để đi hay để ở? (SK&ĐS).=>
- Video: Buông lỏng quản lý xây dựng khó cấp sổ đỏ cho người dân (VTV).
- Video: Phỏng vấn luật sư về khe hở trong công chứng giấy tờ nhà đất (VTV).
- Máy bay của VNA rơi tự do hơn 100m là do gặp nhiễu động (ANTĐ).  – Máy bay VNA “rơi tự do” 122 m (NLĐ).  – Làm gì khi máy bay ‘rơi tự do’ vào vùng nhiễu động? (iHay).
- Tu sĩ Miến Điện muốn hạn chế hôn nhân dị giáo (RFI).
- Dầu tràn làm chính quyền Thái điêu đứng (RFI).

- Tiếng khóc sau cánh cửa – Kỳ 8: 4 người, 3 bữa ăn, 100.000 đồng… (TT).
- Người lao động Làng công nhân KCN Phú Nghĩa (Hà Nội): Thắt chặt mãi vẫn không đủ chi tiêu (LĐ).
QUỐC TẾ
- Nga: Tổng thống Syria không phải một người bạn (ĐV).  – Ngoại trưởng Nga lên tiếng vụ sát hại người Kurd tại Syria (VOV).
- Yemen thắt chặt an ninh (BBC). – Máy bay không người lái giết 7 phần tử hiếu chiến ở Yemen (VOA).
- Nội các ôn hòa của tân Tổng thống Iran (TQ).  – Đối đầu hạt nhân Iran-phương Tây hứa hẹn đổi thay? (VOV).
- Tổng thống Obama ‘thất vọng’vì Nga cho Snowden tị nạn (VOA).   - Obama chỉ trích Nga về vụ Snowden và luật bài đồng tính (RFI). – Mỹ-Nga vẫn gặp mặt sau vụ Snowden (BBC). – Ông Obama hủy cuộc gặp với TT Putin (BBC). - TT Obama hủy cuộc gặp với TT Putin vì Snowden (NLĐ). – Nga – Mỹ bàn vụ Snowden (NLĐ).
- Thủ tướng Ai Cập quyết tâm giải tán người biểu tình (TTXVN).  – Chính phủ lâm thời Ai Cập thờ ơ trước kêu gọi đối thoại (VOA).
8<- Thái Lan căng thẳng vì luật ân xá (BBC). – Hòa giải dân tộc khó khăn ở Thái Lan (RFI). – Thái Lan: Lãnh đạo đảng đối lập xuống đường (NLĐ).
- Ấn Độ thành lập bang mới: Lợi bất cập hại? (ĐBND).
- Quân đội Ðài Loan mất uy tín sau các vụ từ chức, tử vong của binh sĩ (VOA).
- Cháy lớn tại phi trường quốc tế ở thủ đô Kenya (VOA). – Sân bay lớn nhất Đông Phi chìm trong biển lửa (VTC).
- Chính phủ Hoa Kỳ kiện ngân hàng BoA (BBC).

* RFA: + Sáng 07-08-2013; + Tối 07-08-2013
* RFI: 07-08-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 07/08/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 07/08/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 07/08/2013; + Tài chính tiêu dùng – 07/08/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 07/08/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 07/08/2013; + 360 độ Thể thao – 07/08/2013; + Thể thao 24/7 – 07/08/2013; + Gặp gỡ ca sĩ Koda Kumi Nhật Bản – 07/08/2013; + 7 ngày công nghệ – 07/08/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 07/08/2013; + Cuộc sống thường ngày – 07/08/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 07/08/2013; + Thời tiết du lịch – 07/08/2013; + Thời sự 12h – 07/08/2013; + Thời sự 19h – 07/08/2013.

1943. Thứ trưởng Việt và phiên toà Đức, nan đề hội nhập chính trường

TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức
07-08-2013
Cách 3 tháng trước, trang mạng Liên hiệp người Việt ở Đức đăng bài “Buổi gặp gỡ giao lưu của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và  BCH Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức” có đoạn: “Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã động viên, khuyến khích mọi người tham dự buổi gặp mặt phát biểu ý kiến thẳng thắn, nêu rõ nguyên nhân và những người đã gây ra sự bất ổn cho cộng đồng để cùng nhau tháo gỡ… Tất cả các Uỷ viên BCH đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và cụ thể về những nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong suốt năm qua. Bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch “Hội đồng thành viên” của Liên hiệp đã luôn cản trở các hoạt động của BCH, gây rối, làm mất đoàn kết trong nội bộ và cộng đồng. Cơ sở khởi nguồn từ cấu trúc bất hợp lý trong Điều lệ Liên hiệp đó là việc thành lập ra “Hội đồng thành viên”. … Thứ trưởng chỉ  công nhận BCH mới có vai trò lãnh đạo Liên hiệp. Liên hiệp cần tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho hợp lý… „.
Bản tin vừa đưa lên mạng lập tức dấy lên một làn sóng bức xúc, bất bình sôi sục cộng đồng; chỉ trong vòng 10 ngày, bài “thư ngỏ gửi Chủ tịch Liên hiệp” của Mạnh Thái lên tiếng phản đối, đăng trên trang mạng nguoiviet.de, đã có ngót 200 bình luận. Bởi Liên hiệp đã vi phạm Điều §9 Hiến pháp Đức: „ (1) Tất cả người Đức có quyền thành lập hội đoàn. (2) Cấm những hiệp hội mà tôn chỉ mục đích, hoặc hoạt động vi phạm luật hình sự hoặc chống lại nền tảng của một xã hội dân chủ hoặc chia rẽ, chống lại sự giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm, giai tầng, dân tộc“. Điều khoản này có 3 điểm quan trọng: 1- Hiệp hội sinh ra để đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, chứ không phải tạo phe nhóm chống nhau, hay chống bất cứ cá nhân nào. 2- Chỉ áp dụng cho người Đức tức quyền công dân, không phải quyền con người áp dụng cho cả  người nước ngoài sống ở Đức. Lẽ dĩ nhiên, người nước ngoài không vì thế bị cấm lập hội, mà chỉ có nghĩa vị thế pháp lý hội đoàn họ khác người Đức ở chỗ, người Đức có quyền buộc nhà nước tạo mọi điều kiện luật định để thực hiện quyền đó, nếu không họ sẽ viện tới toà án chế tài cơ quan nhà nước liên quan, còn người nước ngoài thì không. 3- Những hiệp hội bị cấm không chỉ do sai tôn chỉ mục đích thường được thể hiện ở Điều lệ mà chính bởi những hoạt động hàng ngày vi phạm luật hình sự, như tụ tập, hội họp, ra nghị quyết, tuyên truyền gây thiệt hại cho nạn nhân, vu khống, lăng mạ, bài xích, kích động, chia rẽ…  Đầu năm nay, Toà án Hành chính ở Kassel, Đức, với án số 8 C 2134/11 đã cấm hiệp hội Hell Angels MC Charter Westend hoạt động. Trước nữa, tháng 12.2012, Hiệp hội HNG bị cấm, kháng kiện phúc thẩm lên toà án Hành chính Liên bang cũng bị y án.
BCH Liên hiệp trong buổi gặp gỡ này quy chiếu theo Điều §9 Hiến Pháp Đức cho thấy: 1- Buổi gặp gỡ là 1 hoạt động của Liên hiệp; Liên hiệp phải chịu trách nhiệm. 2- Hội đoàn Đức không được phép tham gia chính trị, nhưng Liên hiệp đã vi phạm, “cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và cụ thể về những nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong suốt năm qua”, cho Thứ trưởng “để cùng nhau tháo gỡ”. 3- Cuộc họp lại nhằm vào cá nhân, “tìm kiếm những người gây ra bất ổn cho cộng đồng”. Hội đoàn sinh ra để làm công việc thiện, chứ không phải để nhắm vào cá nhân con người. Ngay biểu tình dù rất tự do ở Đức nhưng sẽ bị giải tán, phạt hình sự người tổ chức, nếu hô khẩu hiệu hay mang biểu ngữ có tên cá nhân để chống họ, bất kể họ là ai. Chưa nói, nếu có gây bất ổn cộng đồng thật, thì đó là chức năng hiến định của cảnh sát Đức phải giải quyết, không liên quan tới bất kỳ hiệp hội nào, hay nhà chức trách nước ngoài nào. 4- BCH cũng như HĐTV do đại hội bầu không liên quan gì tới nhà nước nào cả, nhưng lại ra tuyên bố chỉ BCH mới được Thứ trưởng Việt Nam công nhận có vai trò lãnh đạo, loại bỏ chức năng tương đương của Hội đồng thành viên vốn được luật Đức thừa nhận. 5- Với danh nghĩa Liên hiệp, cùng hình thức tổ chức cuộc họp BCH, ra thông báo, kèm những câu vu khống, xúc phạm cá nhân trên phương tiện truyền thông, ảnh hưởng tới uy tín và nghề nghiệp của họ; rõ ràng tổ chức liên hiệp trong trường hợp cụ thể này đã được dùng làm phương tiện chống lại cá nhân, vi phạm luật hình sự, trực tiếp vi phạm mục (2) điều §9 Hiến pháp Đức, bị cấm hoạt động.
Một xã hội thượng tôn pháp luật, tự nó sẽ vận hành một khi pháp luật bị vi phạm: Để chấm dứt ngay hành vi phạm pháp trên, bảo vệ nhân phẩm của mình, bà Trịnh Thị Mùi viện ngay tới luật sư đệ đơn lên toà án điạ phương Amtsgericht Lichtenberg, Berlin, Đức, „Yêu cầu toà ra án quyết khẩn cấp, chiểu theo Điều §§ 935 ff., 91 Luật ZPO, cấm lập tức Liên hiệp, đại diện bởi ông Nguyễn Văn Thoại Chủ tịch và ông Vũ Quốc Nam Phó Chủ tịch, đăng tải trên trang web Liên hiệp 2 câu liên quan tới bà Trịnh Thị Mùi. Nếu tái phạm, sẽ bị phạt tiền tới 250.000 Euro hoặc phạt tù 6 tháng“.
Theo luật định về án quyết khẩn cấp, toà phải thụ lý ngay, lên lịch xét xử. Chỉ sau 15 phút, toà kết thúc với án quyết số 3 C 1004/13, nội dung: “Bên nguyên thông báo, bài viết vi phạm bị phản đối đã được gỡ bỏ. Bên bị cam kết, bài viết về gặp mặt giữa ông Nguyễn Thanh Sơn và BCH sẽ không đưa lên truyền thông nữa, nhất là trên trang mạng của Liên hiệp”.
Hệ quả dẫn tới một án quyết Đức ghi cả tên Thứ trưởng Việt Nam có một không hai trong lịch sử ngoại giao này, bắt nguồn từ mô hình hội đoàn giữa 2 nước Việt Nam và Đức vốn khác nhau về bản chất, nguyên lý vận hành, xuất phát từ 2 hình thái kinh tế xã hội đối lập nhau giữa các nước TBCN và XHCN trước đây. Ở TBCN,  hội đoàn thuộc phạm trù xã hội dân sự, hay xã hội công dân, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “politiké koinonia”, sau này chuyển ngữ sang tiếng La Tinh “societas civilis”, được hiểu là tập hợp các công dân tự do. Lý luận về xã hội dân sự mô phỏng xã hội loài người như một vòng tròn chưá 3 vòng tròn ngoại tiếp nhau, gồm vòng tròn nhà nước hoạt động bằng quyền lực, vòng tròn thị trường trao đổi kinh tế, vòng tròn gia đình trao đổi tình cảm, riêng tư. Khoảng không gian giữa 3 vòng tròn đó chính là xã hội dân sự, nơi hoạt động bất vụ lợi của các hội đoàn, tổ chức, phong trào, biểu tình, bàn tròn, diễn đàn… Mấy triệu người Việt Nam sống  khắp thế giới hiện nay, khởi đầu đa số đều “chân ướt chân ráo”, thâm chí thân cô, thế cùng, có khi đánh cược bằng cả sinh mạng, được nước họ cưu mang đùm bọc, mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảm ơn trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, chính nhờ vai trò nền tảng xã hội dân sự họ tác động lên chính quyền. Bởi chính quyền sinh ra không phải để  nuôi công dân nước khác, mà vì lòng nhân của công dân nước họ buộc nhà nước họ phải làm. Ở Đức bao trường hợp chính quyền trục xuất về Việt Nam đúng luật vẫn buộc phải đón trở lại nhờ sức mạnh đấu tranh của các hội đoàn, phong trào Đức, như phong trào “Bàn tròn Thu Nga” năm 2004 với trường hợp học sinh Thu Nga 14 tuổi, hay Hiệp hội ủng hộ tỵ nạn với trường hợp cả gia đình ông bà Nguyễn năm 2011.
Mô hình hội đoàn ở ta tương tự Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây, là “một bộ phận trong hệ thống chính trị xã hội”, “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”, do nhà nước bao cấp lương và kinh phí, được tổ chức và vận hành theo cấp chính quyền từ trung ương tới điạ phương.
Ngược lại, mô hình hội đoàn Đức, luật quy định, chỉ cần tối thiểu 7 người là được phép thành lập một hội đoàn, hoàn toàn độc lập với chính quyền và mọi tổ chức xã hội khác, nơi khác, tự quy định tôn chỉ mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, gọi là điều lệ đóng vai trò nền tảng như hiến pháp; tự bầu cử BCH và các hội đồng, ban bệ; tự lo tài chính kinh phí; hoạt động không được phép trả thù lao; nếu đăng ký ở toà án thì có tư cách pháp nhân nghĩa là Chủ tịch phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn không thì tất cả hội viên phải cùng chịu chung. Ở Đức hiện có 280.000 hội đoàn khác nhau có đăng ký, thu hút 60% của trên 80 triệu dân số Đức. Liên hiệp người Việt ở Đức được thành lập năm 2011 theo đúng mô hình trên, thu hút 172 đại biểu cả cá nhân lẫn hội đoàn, trong đó có đại diện 72 hội đoàn, trên tổng số chừng 100 hội đoàn toàn Liên bang. Bản dự thảo điều lệ tham khảo từ 5 Liên hiệp người nước ngoài lớn nhất ở Đức, bổ sung, sửa chữa sau khi tiếp nhận 33 ý kiến đóng góp.
Tuy nhiên, do thiếu kiến thức hoà nhập về mô hình hội đoàn và đảng phái ở Đức, khi Liên hiệp bước vào hoạt động, Chủ tịch cùng Phó Chủ tịch thường trực vốn trên dưới nửa đời người học, làm việc trong nước và Đông Đức, điều hành Liên hiệp hoạt động theo mô hình XHCN như một quán tính, ra văn bản khẳng định Chủ tịch là cấp trên của BCH và Liên hiệp, sai với mô hình hội đoàn Đức không được phép và không thể phân cấp bậc hành chính trong hội đoàn vốn mang tính tự nguyện, ai tâm huyết thì tham gia không thì thôi, chẳng ai lệnh được cho ai, mà chỉ theo nghị quyết, thoả thuận. Đảng phái cũng vậy, chỉ khác hội đoàn ở chỗ hoạt động trên lĩnh vực chính trị. Số lượng 1 hội đoàn hay đảng phái ở Đức so với Việt Nam nói chung không nhiều, đảng FDP do Rösler gốc Việt làm chủ tịch, tham gia chấp chính, hiện chưa tới 60.000 đảng viên so với ở ta 3 triệu. Bỏ đảng này tham gia đảng khác là bình thường, kể cả chủ tịch Đảng cũng vậy. Với quan niệm mình là cấp trên, Chủ tịch cùng Phó Chủ tịch thường trực khi đăng ký ở toà án đã tự ý sửa biên bản đại hội lẫn điều lệ theo ý mình, biến Liên hiệp trở thành liên kết các cá nhân, phá vỡ hoàn toàn mô hình kỳ vọng của cộng đồng mong muốn liên kết các hội đoàn điạ phương trong một mái nhà Liên hiệp, bị HĐTV có chức năng đại diện hội thành viên và giám sát BCH can thiệp không được đành phải viện tới toà, hiện đang chờ phán quyết. Hậu qủa, Liên hiệp nay chỉ còn hơn 90 hội viên cá nhân, không có thẻ hội thành viên, thuộc loại nhỏ nhất các hội đoàn người Việt ở Đức. Nội bộ bất ổn, Chủ tịch đọc báo cáo trước Đại hội công khai chia cộng đồng thành 2 loại ủng hộ và chống phá Liên hiệp (ở Đức là một khái niệm hình sự phải có hậu quả thiệt hại), chụp mũ bất cứ ai chỉ trích mình đều là chống phá Liên hiệp. Bất chấp điều lệ quy định loại bỏ họ kể cả thành viên BCH. Vô hiệu hoá HĐTV bị HĐTV đề nghị Đại hội miễn nhiệm Chủ tịch.
Buổi gặp gỡ Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phải viện tới toà giải quyết là hệ quả pháp lý không thể tránh khỏi khi không chỉ Liên hiệp mà cả Thứ trưởng cũng áp dụng mô hình hội đoàn XHCN vào quốc gia TBCN: 1- Với tư cách Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, theo mô hình hội đoàn trong nước, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn coi sự sống còn của Liên hiệp thuộc trách nhiệm của mình, nên đã can thiệp với hình thức dưới báo cáo trên chỉ đạo „tháo gỡ“, trong khi Hội đoàn ở Đức độc lập, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng pháp lý với bất kỳ cơ quan công quyền nào, không nhà chức trách nào được phép can thiệp. 2- Với trách nhiệm trước công dân nước  mình, Thứ trưởng yêu cầu BCH „nêu rõ  nguyên nhân và những người  đã gây ra sự bất ổn cho cộng đồng“. Nhưng nếu có bất ổn thật thì đó là công việc quốc gia Đức, thứ trưởng chỉ có thể can thiệp cho công dân nước mình qua con đường ngoại giao, chưa nói cộng đồng người Việt có tới 1/5 quốc tịch Đức. 3- Điều lệ do hội viên đề xuất và đại hội biểu quyết theo ý chí hội viên họ, nhưng Thứ trưởng chỉ đạo, tức theo ý mình, „Liên hiệp cần tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho hợp lý… „. 4- Với tư cách chính quyền, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn quyết định chỉ công nhận BCH „mới có vai trò  lãnh đạo  Liên hiệp“, trong khi theo luật Đức các cơ quan Liên hiệp do điều lệ họ quy định, không cấp nhà nước nào được phép thừa nhận hay không.
Không chỉ hội đoàn, biểu tình cũng thuộc xã hội dân sự, thể hiện ý thức tự nhiên của con người trước đồng loại, hoàn toàn bất vụ lợi, được xã hội hiện đại coi là một quyền cơ bản thiêng liêng, được các quốc gia tiến bộ khuyến khích, bảo đảm, cho dù chống lại nhân sự hay chính sách nhà nước họ ban hành; hiến pháp nước ta cũng ghi nhận quyền đó. Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước, trên nghị trường quốc gia, được truyền thông cho cả thế giới biết, công khai miệt thị điều thế giới trân trọng: „Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh“. Nay tới lượt Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đánh giá biểu tình ở Mỹ sai lệch cả lý thuyết lẫn thực tế về xã hội dân sự – mà bất cứ ai đã từng 1 lần biểu tình ở bất cứ nước nào đều có thể nhận ra – đụng chạm tới quyền thiêng liêng bất vụ lợi của người biểu tình, khi ông trả lời báo chí thế giới: „có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia“.  Ở họ, bất kỳ cuộc biểu tình nào nhằm kiếm thu nhập, nghĩa là vụ lợi, đều bị pháp luật cấm, nên tuyệt không thể xảy ra như Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu, mà không hề hấn gì ! Khác với chiến tranh, chính biến, cách mạng bạo lực, biểu tình chống nhà nước họ hay nhà nước khác không đồng nhất với nhà nước đó hoàn toàn xấu, hay phải lật đổ, mà chỉ là sự biểu thị thái độ, chính kiến đối với những chính sách, nhân sự nhà nước đó mà họ quan tâm. Thái độ của nhà nước đối với biểu tình như thế nào phản ảnh nền tảng dân chủ tạo nên sức mạnh nhà nước đó !
Thứ trưởng Việt Nam có tên trong án quyết Đức, phát ngôn bị truyền thông thế giới phản ứng là một thực tế sống động cho các chính khách, quan chức Việt Nam tham khảo, nếu muốn  dẫn dắt nước mình „sánh vai các cường quốc năm châu“; khi tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu ngày càng tăng tốc, toàn diện và đa chiều, đòi hỏi phải nắm vững không chỉ những nguyên lý, phạm trù phổ quát, mà quan trọng hơn là thực tế vận hành của xã hội, quốc gia họ, hiểu như chính mình đã sống trong đó; không thể lấy quan điểm cá nhân mình, hay rộng hơn mô hình quốc gia mình làm thước đo thế giới – đó chính là tiền đề của hội nhập.

1944. PHILÍPPIN VÀ MỸ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CHỐNG MỐI ĐE DỌA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 31/7/2013
TTXVN (New York 30/7)
Phản ánh sự phục hồi và triển vọng của liên minh Philíppin-Mỹ trong những năm gần đây và sắp tới, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 10/7 cho biết trước năm 1992, quan hệ an ninh Philíppin-Mỹ được dựa trên cơ sở một số thỏa thuận quốc phòng song phương. Hai nước trở thành đồng minh chính thức sau khi ký Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Hai nước cũng trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á năm 1956.

Nhưng quan trọng nhất trong số các thỏa thuận quốc phòng song phương là hiệp ước phòng thủ chung bắt buộc của hai nước có tên “Hiệp định Căn cứ Quân sự Philíppin-Mỹ năm 1947”, theo đó tạo điều kiện cho Mỹ xây dựng các căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ Philíppin. Các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philíppin gồm căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark nhằm mở rộng sự yểm trợ hậu cần quan trọng cho lực lượng Mỹ triển khai tuyến trước ở Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và thậm chí Vùng Vịnh trong Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, các tài sản của lực lượng không và hải quân Mỹ trên thực tế là nhằm thực hiện nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa đối với Philíppin, bởi vì quân đội Philíppin chủ yếu tiến hành các hoạt động an ninh nội bộ.
Tháng 9/1991, Thượng viện Philíppin không phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Philíppin-Mỹ năm 1991 (PACT), hiệp ước nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho việc kéo dài các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Philíppin sau năm 1992. Được thúc đẩy bởi tư tưởng chống Mỹ và sự phẫn nộ trước việc bồi thường kinh tế và quân sự không thỏa đáng liên quan đến các căn cứ, đa số thượng nghị sĩ Philíppin bỏ phiếu chống hiệp ước này. Do Mỹ rút tất cả các cơ sở quân sự khỏi Philíppin vào năm 1992, liên minh chuyển sang hình thức khác trước đây. Quan hệ an ninh Philíppin-Mỹ không hoạt động do Manila chủ yếu tập trung vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, Mỹ chuyển ưu tiên chiến lược từ Đông Nam Á sang Đông Bắc Á. Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ bắt đầu năm 2001 và các căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung sau năm 2008 đã giúp khôi phục mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ- Philíppin. Mối quan hệ an ninh giữa hai nước được khôi phục và liên minh thực hiện 2 mục tiêu chính trị và chiến lược gồm: thứ nhất, Manila nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong các chiến dịch chống khủng bố và chống nổi dậy ở miền Nam; thứ hai, Washington tăng cường liên minh với Manila không những nhằm mục đích cô lập các nhóm khủng bố, mà còn chống lại ảnh hưởng chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Philíppin. Hiện nay, Mỹ thường xuyên tăng cường huấn luyện kỹ thuật và viện trợ quốc phòng cho Lực lượng vũ trang Philíppin (AFP) để củng cố quan hệ đối tác an ninh Mỹ-Philíppin nhằm đối phó với sức mạnh quân sự và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Gần đây nhất, căng thẳng giữa Philíppin và Trung Quốc tại bãi Hoàng Nham vào tháng 4/2012 khẳng định thực tiễn: sức mạnh hải quân Trung Quốc đang bao phủ bóng đen đối với Philíppin, nước ở vị trí tuyến đầu trong các tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc đang tập trung chống Philíppin bằng một trò chơi chính sách bên miệng hố chiến tranh. Do tình trạng yếu kém của quân đội, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III rất cần Mỹ ủng hộ về mặt ngoại giao và viện trợ quân sự trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Quân đội Philíppin lạc hậu nhất Đông Nam Á
Sau khi giành được độc lập vào năm 1946, các lực lượng nổi dậy trong nước thường xuyên quấy rối chính quyền. Hơn 6 thập kỷ qua, chính phủ chủ yếu tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực để ngăn chặn các nhóm phiến quân và ly khai, trong đó có các cuộc nổi dậy của những phần tử theo chủ nghĩa Mao và những kẻ ly khai người Hồi giáo ở Mindanao. Mối lo ngại an ninh nội bộ ở Philíppin được thể hiện rõ nhất dưới thời Tổng thống Arroyo. Tháng 1/2002, AFP công bố một kế hoạch an ninh nội bộ được gọi là “Bantay Laya”, trong đó khẳng định họ kiên quyết đánh bại các phần tử vũ trang nổi dậy ở Philíppin trong 5 năm. Nhưng trọng tâm chiến lược xoay quanh các phần tử nổi dậy trong nước làm cho AFP không còn thời gian hoặc ngân sách để phát triển các khả năng trên không và trên biển để có thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Báo cáo đánh giá khả năng của AFP tháng 9/2007 cho biết tình trạng vũ khí trang bị yếu kém của AFP đã có ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả của quân đội trong các chiến dịch chống nổi dậy. Tệ hơn nữa, các cuộc xung đột cường độ thấp đã chuyển hướng sự chú ý và các nguồn lực của quân đội ra khỏi các dự án hiện đại hóa quốc phòng, về khả năng quân sự thông thường của AFP, báo cáo khẳng định hải quân Philíppin “thiếu các trang thiết bị để tiến hành các hoạt động tuần tra khu vực lãnh hải, bởi vì không có khả năng phòng không và không thể tiến hành các hoạt động chống tàu ngầm và chống mìn”. Khả năng chiến đấu hạn chế đó của hải quân được thể hiện rõ nhất ở Nhóm đảo Kalayaan thuộc quần đảo Trường Sa, nơi AFP không thể ngăn chặn và đối phó với việc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Philíppin hoặc thể hiện quyết tâm bảo vệ các khu vực tuyên bố chủ quyền lãnh hải. Vì vậy, Chính phủ Philíppin không có lựa chọn nào khác ngoài đề nghị hợp tác ngoại giao và an ninh với Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông để thúc đẩy xây dựng lòng tin và tăng cường các thỏa thuận hợp tác quân sự song phương trong các hoạt động tuần tra và diễn tập trận trên biển.
Đối mặt với thách thức của Trung Quốc
Sau khi trở thành Tổng thống vào tháng 7/2010, ông Aquino tuyên bố Philíppin phải hiện đại hóa AFP để đối phó với các thách thức an ninh mới.
Thực hiện chỉ đạo của tân Tổng thống, Cục Lực lượng Đặc nhiệm Quốc phòng chung của AFP đã xây dựng Kế hoạch Phát triển khả năng lâu dài của AFP. Kế hoạch yêu cầu AFP nhanh chóng chuyển đổi từ an ninh nội bộ sang bảo vệ lãnh thổ. Kế hoạch cũng phát triển khả năng răn đe vừa phải đề bảo vệ các đường biên giởi biển rộng lớn của đất nước cũng như các tuyên bố chủ quyền lãnh hải đối với một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Cụ thể, kế hoạch đề nghị phát triển các khả năng tình báo, hải giám và nâng cấp khả năng của hải quân Philíppin để tham gia các hoạt động hải giám, phòng thủ và ngăn chặn chung trên Biển Đông. Yêu cầu đối với AFP nhanh chóng thay đổi từ an ninh nội bộ ra bên ngoài được nhấn mạnh vào tháng 3/2011, khi hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy rối một tàu khảo sát của Bộ Năng lượng Philíppin ở Bãi cỏ Rong ở phía Đông và cách quần đảo Trường Sa khoảng 150 dặm và ở phía Tây cách đảo Palawan của Philíppin 40 dặm. Phản ứng trước việc Bắc Kinh không chấp nhận phản đối chính thức của Manila, Chính phủ Philíppin tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía Tây của nước này sát Biển Đông. Tương tự, Manila chi 18,4 triệu USD sửa chữa đường băng hiện có trên một trong những hòn đảo đang chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa và mua sắm các trang thiết bị cho hải quân và không quân để theo dõi các hoạt động của đối phương dọc biên giới hàng hải rộng lớn của đất nước. Trong một cuộc tập trận chung giữa Philíppin và Mỹ ở Luzon, Tổng thống Aquino ra lệnh chi 22,5 triệu USD, không kể phần ngân sách quốc phòng chi cho mua sắm hàng năm, để mua ngay lập tức các tàu tuần tiễu, máy bay trực thăng và vũ khí hiện đại cho AFP.
Chính sách an ninh quốc gia năm 2011-2016 của Chính quyền Aquino cũng yêu cầu nâng cao khả năng phòng thủ kéo dài từ lãnh hải của Philíppin đến các vùng biển tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Do đó quân đội Philíppin phải phát triển một hệ thống phòng thủ lãnh thổ và hàng hải toàn diện trên cơ sở các khả năng giám sát, ngăn chặn ở mức vừa phải và tuần tra biên giới. Mục tiêu này trở thành chính sách khi Chính phủ Philíppin tuyên bố vào tháng 9/2011 rằng Manila sẽ chi khoảng 1,1 tỷ USD từ ngân sách quốc gia hàng năm cho các hệ thống hậu cần và yểm trợ căn cứ cũng như mua sắm tàu chiến có sức chịu đựng cao và 6 máy bay trực thăng cho lực lượng hải quân và không quân để quân đội Philíppin có thể thiết lập một vành đai an ninh mạnh mẽ ở khu vực Bãi cỏ Rong, Nhóm Đảo Kálayaan và Palawan.
Dẫn đến Liên minh Philíppin-Mỹ
Việc Manila tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ nhằm giải quyết mối đe dọa Trung Quốc được thúc đẩy bởi một thực tế là liên minh Philíppin-Mỹ đã hồi sinh sau các cuộc tấn công ngày 11/9. Trong thập kỷ qua, Manila và Washington đã hợp tác với nhau trong việc ngăn chặn các nhóm khủng bố và nổi dậy khác nhau ở Philíppin. Năm 2002, quân đội hai nước thành lập Lực lượng đặc nhiệm tác chiến đặc biệt chung Mỹ- Philíppin (JSTOF-P) để chống khủng bố xuyên quốc gia đặt căn cứ tại Philíppin. Thông qua JSTOF-P, Lầu Năm Góc huấn luyện 3 đội phản ứng được trang bị vũ khí hạng nhẹ để cuối cùng tạo thành Nhóm Lực lượng đặc biệt thứ nhất của AFP. JSTOF-P hoạt động cùng với AFP nhằm nâng cao khả năng tác chiến của AFP trong cuộc chiến chống khủng bố và chống nổi dậy. JSTOF-P cũng đang huấn luyện và trang bị hơn 2 đội phản ứng được trang bị vũ khí hạng nhẹ và 4 tiểu đoàn bộ binh cho lục quân Philíppin, đồng thời tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ bay đêm của các phi công lái máy bay trực thăng UH-1 của không quân Philíppin. Hải quân Mỹ cũng cung cấp cho AFP một tàu chiến hoạt động đặc biệt lớp Cyclone đã được tân trang nhằm tăng cường các khả năng ngăn chặn và trinh sát của hải quân Philíppin dọc khu vực bờ biển và các vùng lãnh hải. Ngoài việc hỗ trợ các chương trình của AFP để cải thiện khả năng an ninh nội bộ, Lầu Năm Góc còn cung cấp cho quân đội Philíppin các thiết bị quan trọng như phụ tùng thay thế của xe chiến đấu bọc thép V-150 và V-300, máy bay trực thăng UH-l,…các thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát ban đêm, áo chống đạn, huấn luyện chiến đấu. Lầu Năm Góc cũng tăng cường các thỏa thuận tiếp cận với Chính phủ Philíppin. Ví dụ, năm 2007, hai đồng minh đổi mới Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần Quân sự được ký năm 2002. Thỏa thuận này cho phép lực lượng Mỹ mua các nguồn như thực phẩm, nhiên liệu, đạn và thiết bị của nước chủ nhà để giảm bớt chi phí của hợp tác liên minh bằng cách giảm thiểu các chi tiêu hành chính và phát triển khả năng phối hợp hành động của các đồng minh trong các hoạt động chung, nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và các đạt triển khai quân sự đa phương khác của Liên Hợp Quốc. Thực tế, Lầu Năm Góc đã thiết lập các căn cứ hoạt động tiền phương nhỏ và tạm thời ở phía Nam Philíppin và nhiều trung tâm hợp tác an ninh ở các khu vực chiến lược của Philíppin để lực lượng Mỹ có thể sử dụng nếu xảy ra khủng hoảng ở Đông Á.
Hai nước đồng minh cũng đang thực hiện dự án “Theo dõi Bờ biển phía Nam” Philíppin. Dự án này bao gồm lắp đặt các trạm thông tin liên lạc và nghe trộm dọc bờ biển Mindanao để thông báo cho các máy bay của không quân và tàu tuần triễu của hải quân Philíppin đang hoạt động trong vùng biển Sulu và Sulawesi. Nhưng từ năm 2009, sự quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông là mối lo ngại ngày càng tăng của các cơ quan như: Hội đồng Phòng thủ Chung Mỹ-Philíppin, cơ quan liên lạc và cơ quan tham vấn chuyên theo dõi sức mạnh phòng thủ của Philíppin-Mỹ chống lại các mối đe dọa bên ngoài. Hội nghị thường niên của Hội đồng Phòng thủ Chung tháng 8/2010 đã thảo luận các thách thức an ninh của hai đồng minh như: chủ nghĩa khủng bố, lực lượng nổi dậy trong nước và mối quan tâm an ninh hàng hải, cũng như các điểm nóng tiềm tàng như tranh chấp lãnh thổ gây tranh cãi ở Biên Đông. Mỹ và Philíppin quyết định bổ sung các khả năng quân sự lẫn nhau để tăng cường phối hợp tác chiến giữa các lực lượng vũ trang hai nước và tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ của AFP với sự hỗ trợ an ninh hữu hiệu của Mỹ. Do đó, trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc tranh cãi lãnh thổ giữa Philíppin với Trung Quốc tháng 6/2011, Chính quyền Aquino nhận thấy Philíppin rất cần hỗ trợ về ngoại giao và viện trợ quân sự của Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Philíppin Harry Thomas cam kết sẵn sàng ủng hộ Philíppin. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ Manila. Trong cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Philíppin Albert Del Rosario tại Washington, bà Clinton bày tỏ sự thận trọng của Mỹ trước sự xâm nhập của Trung Quốc ở EEZ của Philíppin và tuyên bố Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 và liên minh chiên lược với đồng minh Đông Nam Á. Bà cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Philíppin, thậm chí Mỹ sẽ cung cấp vật chất và trang thiết bị cần thiết để cho phép AFP bảo vệ đất nước.
Vai trò của Liên minh Philíppin-Mỹ
Rõ ràng quân đội Philíppin rất cần các loại vũ khí và trang thiết bị mới để phát triển khả năng bảo vệ lãnh thổ. Hiện nay Mỹ đã chuyển giao cho AFP 3 tàu lớp Hamilton bảo vệ bờ biển cũ. Sau khi được chuyển giao cho Philíppin, các tàu chiến này sẽ là loại tàu lớn nhất để thay thế các tàu khu trục hộ tống của Philíppin được sản xuất trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai hiện vẫn đang được hải quân Philíppin sử dụng để tuần tra các vùng biển quốc tế. Tương tự, AFP sẽ tiến hành các cải cách trước khi có thể dành sự quan tâm và các nguồn lực để bảo vệ lãnh thổ. Những cải cách đó sắp được tiến hành để phát triển chức năng bảo vệ lãnh thổ trong chương trình phòng thủ trung hạn. Thực tế, nhiệm vụ quan trọng trước mắt của Mỹ và Philíppin là thảo luận triển vọng an ninh và cơ cấu lại chi tiêu quốc phòng của AFP. Nhưng không hỗ trợ kỹ thuật và vật chất nào của Mỹ có thể cho phép Philíppin đối đầu với một Trung Quốc quyết đoán ở Biển Đông. Do khả năng quân sự hạn chế, Manila đề nghị Washington cam kết mạnh mẽ về quốc phòng và an ninh theo quy định của Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Cam kết hỗ trợ đồng minh của Mỹ thực tế đã được thử nghiệm trong thời gian diễn ra cuộc đối đầu ở bãi Hoàng Nham năm 2012 giữa Philíppin và Trung Quốc.
Trong thời gian xảy ra đối đầu, Philíppin kêu gọi Mỹ ủng hộ ngoại giao và quân sự. Đáp lại, Mỹ phái tàu chiến USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia đến Vịnh Subic ngày 13/5/2012. Một tháng sau, hải quân Mỹ tiếp tục phái một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân có tên “USS Louisville” đến Vịnh Subic. Thực tế mục đích của các chuyến thăm công khai của các tàu hải quân Mỹ là nhằm khẳng định Mỹ sẽ không đứng yên nếu đồng minh hiệp ước bị Trung Quốc đe dọa xâm lược bằng vũ lực. Sau cuộc đối đầu, Tổng thống Aquino đề nghị Mỹ bảo đảm an ninh chắc chắn cho Philíppin khi ông gặp Tổng thống Barack Obama tại Washington tháng 6/2012. Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ sẽ tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Nhưng khả năng đảm bảo phòng thủ bên ngoài cho Philíppin của Mỹ phụ thuộc vào việc lực lượng Mỹ phải được triển khai trước trên lãnh thổ Philíppin để sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp và kịp thời.
Hơn nữa, Mỹ chỉ có thể bảo vệ hiệu quả đồng minh Philíppin nếu lực lượng Mỹ có quyền ra vào các căn cứ gần Biển Đông để có thể phản ứng kịp thời trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang. Để đạt được mục đích đó, trong hội nghị của Hội đồng Phòng thủ chung và Hội đồng Can dự An ninh Philíppin-Mỹ, hai nước nhất trí mở rộng khuôn khổ hợp tác về an ninh song phương và đa phương. Hội đồng đã xem xét các biện pháp như: hiện diện luân phiên của các tài sản phòng thủ trên biển của hải quân Mỹ ở Philíppin để hỗ trợ các hoạt động của Hội đồng Phòng thủ chung và Hội đồng Can dự An ninh, đồng thời AFP phát triển khả năng để bảo vệ lãnh thổ, tăng cường các hoạt động an ninh hàng hải song phương chung ở Biển Đông; phát triển các cơ sở hỗ trợ an ninh hàng hải sử dụng chung; cải thiện chia sẻ thông tin giữa lực lượng Mỹ và Philíppin và thực hiện các sáng kiến an ninh hàng hải đã thống nhất liên quan đến Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ và AFP. Washington cũng cam kết phát triển khả năng của Manila để theo dõi và bảo vệ lãnh hải thông qua các cuộc diễn tập quân sự và các nỗ lực xây dựng năng lực. Tháng 1/2012, trong Cuộc Đối thoại An ninh Song phương Philíppin-Mỹ tại Washington, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Philíppin khẳng định quân đội Mỹ cần tăng cường hiện diện tại Philíppin nhằm đối phó với khả năng của hải quân và sự quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á và phù hợp với định hướng chiến lược của Chính quyền Obama, tái cân bằng cơ cấu lực lượng và đầu tư của Mỹ để giải quyết các mối đe dọa tiềm tàng và thường xuyên tại châu Á- Thái Bình Dương và Trung Đông, và thúc đẩy khả năng duy trì và tăng cường sức mạnh toàn cầu. Hai nước đồng minh hiện cũng đang phát triển khái niệm về sự hiện diện luân phiên ngày càng tăng của quân đội Mỹ tại Philíppin. Điều này có thể liên quan đến việc đồn trú của một trung đoàn máy bay chiến đấu chiến của Mỹ tại một căn cứ không quân Philíppin trong 6 tháng, sau đó sẽ được thay thế bằng một trung đoàn máy bay ném bom chiến đấu của hải quân Mỹ đồn trú tại một căn cứ khác của Philíppin trong 6 tháng nữa. Hiện nay Lầu Năm Góc đang triển khai một chương trình 3 năm nhằm tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển của Philíppin thông qua sự hiện diện luân phiên. Chương trình này đòi hỏi Philíppin phải cải thiện cơ sở hạ tầng bến cảng, nâng cấp thiết bị, phát triển thông tin liên lạc nhằm cho phép khả năng phối hợp tác chiến hơn nữa giữa quân đội Mỹ với AFP và giúp đỡ Philíppin lập kế hoạch tác chiến và phối hợp giữa hai bộ quốc phòng. Nhưng việc thâm nhập chiến lược hơn nữa của Mỹ tại Philíppin chắc chắn sẽ bị các nhân vật chính trị dân tộc chủ nghĩa và các tổ chức cánh tả quân sự ở Philíppin phản đối. Chính quyền Aquino cũng sẽ phải đối mặt với sự bất bình của đa số công chúng do chính phủ phụ thuộc quá nhiều vào đồng minh chiến lược Mỹ. Hơn nữa, quan hệ an ninh thân thiện hơn với Mỹ cũng sẽ hạn chế hoạt động ngoại giao của Philíppin trong đàm phán với Trung Quốc để tìm kiếm một giải pháp cho các cuộc tranh chấp lãnh hải cũng như ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại Philíppin- Trung Quốc. Vì vậy Chính quyền Aquino phải tập hợp sức mạnh chính trị để khắc phục sự phản đối rộng rãi và các hậu quả kinh tế do sự hiện diện chiến lược của Mỹ ở Philíppin có thể tạo nên.
Tóm lại, bất chấp tình trạng yếu kém của quân đội, chính quyền Aquino đã thực hiện một chính sách cân bằng với Trung Quốc. Gữa năm 2011, Chính phủ quyết định theo đuổi chương trình hiện đại hóa AFP, đồng thời tiếp tục chú trọng các hoạt động an ninh nội bộ nhằm chống lại các nhóm nổi dậy trong nước. Việc khôi phục liên minh Philíppin-Mỹ sau ngày 11/9 đã tạo ra cơ hội cho Mỹ giúp đỡ đồng minh đối mặt với các thách thức của Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ đang tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật, vật liệu và tài chính để phát triển khả năng của AFP về giám sát và tuần tra trên biển, về lâu dài, Mỹ cũng phải giúp quân đội Philíppin xóa bỏ tình trạng quan liêu hiện đang hạn chế chức năng bảo vệ lãnh thổ. Sự hỗ trợ như vậy của Mỹ đòi hỏi AFP phải phối hợp phòng thủ bên ngoài trong kế hoạch an ninh và cải thiện chi tiêu quốc phòng, trong đó ưu tiên các khoản chi phí cho quân nhân. Hơn nữa, Mỹ cũng phải đảm bảo với Philíppin tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp ước Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 khi Manila đối mặt với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông./.

1945. VÌ SAO TRUNG QUỐC ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU HỆ THỐNG S-400 CỦA NGA?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 7/8/2013
TTXVN (Hong Kong 5/8)
Sau quyết định bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 thế hệ 4 ++ và tàu ngầm lớp Lada thế hệ 4 cho Bắc Kinh, Mátxcơva đã có bước nhượng bộ tiếp theo với quyết định xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 sang thị trường Trung Quốc. Dưới đây là bài viết liên quan của Tổng biên tập tạp chí “Kanwa Defense Review” Bình Khả Phu đăng trên số tháng 7 phát hành ở Hong Kong.
Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga tiết lộ với tạp chí “Kanwa Defense Review” rằng Chính phủ Nga đã quyết định xuất khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc. Đây là bước nhượng bộ tiếp theo sau quyết định bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh. 
Trong các cuộc họp thường niên giữa chính phủ hai nước từ vài năm trước, phía Trung Quốc không ngừng đưa ra yêu cầu mua S-400. Nhưng tới năm 2012, Mátxcơva vẫn chưa đồng ý xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không này sang thị trường Trung Quốc. Cuối năm 2012, phía Nga lần đầu tiên trực tiếp biểu thị với phía Trung Quốc rằng họ đồng ý bán S-400 cho nước này.
Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga cho biết hiện nay, hai bên tuy chưa kí kết hiệp định và hợp đồng chính thức, nhưng đàm phán liên quan đã được đưa vào nghị trình làm việc giữa Mátxcơva và Bắc Kinh. Phía Nga đã quyết định bán cho Trung Quốc hệ thống radar, hệ thống chỉ huy và hệ thống kiểm soát trang bị cho S-400. Việc S-400 sẽ được trang bị tên lửa gì sẽ trở thành trọng điểm đàm phán giữa hai bên từ nay về sau. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định là Nga sẽ không bán cho Trung Quốc phiên bản S-400 sử dụng cho quân đội nước này mà sẽ là phiên bản dành cho xuất khẩu.
Theo giới thiệu của Almaz Antey, đơn vị sản xuất S-400, phiên bản S-400 dành cho xuất khẩu hiện nay bao gồm cả lựa chọn trang bị tên lửa đánh chặn có tầm bắn 380km. Tuy nhiên, liệu Nga có xuất khẩu loại tên lửa này cho Trung Quốc hay không, tới nay vẫn chưa có phương án cuối cùng.
Có cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin rằng trong chuyến thăm Nga, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi ý kiến với Tổng thống Nga V. Putin về vấn đề mua bán vũ khí, bao gồm cả việc Trung Quốc muốn mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Tuy nhiên, “Kanwa Defense Review” biết rằng hai nhà lãnh đạo này không đề cập tới chuyện mua sắm vũ khí cụ thể, đương nhiên cũng không ký bất cứ họp đồng lớn nào. Hiện nay, hợp đồng chính thức liên quan tới việc Nga bán cho Trung Quốc tàu ngầm lớp Lada và máy bay chiến đấu đa năng Su- 35 đang trong quá trình chuẩn bị. Hơn nữa, một số quan chức cao cấp có tiếng nói của Nga còn cho “Kanwa Defense Review biết rằng đàm phán sẽ phải tiến hành nhiều vòng, không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì mỗi một hợp đồng mua bán vũ khí trang bị lớn, phía dưới hợp đồng mẹ còn có một số hơp đồng con, thậm chí có thể phải phân giai đoạn ra để ký kết.
Tháp tùng ông Tập Cận Bình thăm Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn còn dẫn theo một đoàn đại biểu quân sự, cùng xuất phát từ Bắc Kinh, nhưng sau đó đã lưu lại Mátxcơva, không đi châu Phi. Tại Mátxcơva, Bộ Quốc phòng hai nước đã thảo luận vấn đề hợp tác quân sự, ổn định chiến lược (ảnh hưởng của hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia NMD của Mỹ) và diễn tập quân sự liên hợp. Tương tự, hai Bộ Quốc phòng đã không ký một hợp đồng cụ thể nào. Tuy nhiên, cuộc hội đàm đã xác định một số nội dung cụ thể về hợp tác quân sự. Bước tiếp theo, các cuộc đàm phán liên quan tới việc Máíxcơva bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh sẽ tiến vào giai đoạn đàm phán mang tính sự vụ và tham vấn kĩ thuật.
Tại sao Nga lại nới lỏng quyết định bán S-400 cho Trung Quốc? “Kanxva Defense Review ” cho rằng sở dĩ Nga thay đổi thái độ, ngoài việc xuất phát từ nhu cầu cần nhau về chính trị, nguyên nhân chủ yếu và Mỹ và Nhật Bản bắt tay thúc đẩy hơn nữa việc nghiến cứu về chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hành động này của Mỹ-Nhật đã kích thích thần kinh của Trung Quốc và Nga. Nhưng nghiên cứu về chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo được phát triển mạnh hơn dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe ở Nhật Bản với mục tiêu cuối cùng là chế tạo thành công tên lửa đánh chặn có tốc độ lên tới 6,5 km/giây cùng hệ thống thám trắc tương ứng có thể được bố trí ở Nhật Bản. Một khi điều này xảy ra, lực lượng tên lửa liên lục địa của Nga bố trí ở Tây Siberia rơi vào thế tương đối bị động. Do đó, Nga và Trung Quốc phải tăng cường tư vấn, hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa và quyết định bán S-400 cho Trung Quốc đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Trong một phát biểu sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Thứ trưởng Quốc phòng Nga A.Antonnov cho biết Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga và Trung Quốc đã thảo luận vấn đề ổn định chiến lược. Phía Nga đã cho phía Trung Quốc thấy rằng một khi chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ hoàn thành, có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với ổn định chiến lược và phía Trung Quốc đã có ấn tượng sâu sắc về việc này.
Sau khi Mỹ tuyên bố hủy bỏ việc bố trí tên lửa đánh chặn ở Rumani, Nga và Trung Quốc rõ ràng đã lo lắng Nhật Bản sẽ tham gia chương trình nghiên cứu tên lửa SM3 Block II với Mỹ.
Đối với phía Trung Quốc, nguyên nhân cốt lõi nhất thúc đẩy nước này nỗ lực sở hữu S-400 là hy vọng lấy được công nghệ của Nga, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa đất đối không tầm xa để cải tiến tên lửa đất đối không HQ9A do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Loại tên lửa này chỉ có tầm bắn là 125km. Muốn nâng tầm bắn của tên lửa HQ9A lên trên 200km, Trung Quốc buộc phải thay động cơ mới và cải thiện công nghệ nạp đạn. Cả hai công nghệ này của HQ9 đều lạc hậu hơn so với hệ thống S-300 PMU 2 và S-400 của Nga. Chính vì thế, tầm bắn lên tới 380 km của S-400 đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không thể có ngay S-400 để tạo ra sức răn đe. Tầm bắn của S-400 xa hơn tầm bắn của hầu hết tên lửa của Mỹ bố trí ở các căn cứ ngoài khu vực phòng thủ của nước này.
Trong một bài viết liên quan đăng trên số ra vào tháng 6, tạp chí “Kanwa Defense Review nhận định Nga có thể sẽ nới lỏng việc bán S-400 cho Trung Quốc. Đó là bởi các chuyên gia Nga cho rằng công nghệ và tầm bắn của tên lửa đất đối không tầm xa HQ9/FD2000 do Trung Quốc chế tạo còn kém xa S-400. Hơn nữa, trong lĩnh vực động cơ hàng không, công nghệ hệ thống tên lửa đất đối không S-400…, Trung Quốc rất khó có thể làm nhái./. 

Chi một triệu tỷ đồng, Việt Nam có nghèo không?

Wegreen
Một trong những nhiệm vụ của chính phủ là nắm giữ ngân sách quốc gia. Tất nhiên gần đây, chúng ta không thể không dành lời khen ngợi với các thành viên chính phủ vì đã công khai minh bạch tiền thu thuế và số liệu chi tiêu công vụ. Tuy nhiên, là những công dân của một quốc gia, chúng ta có một trách nhiệm bắt buộc là giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với“ngân khố chung”, để phòng tránh những việc tiêu xài hoang phí không có hiệu quả của chính phủ. Công dân phải luôn luôn đòi hỏi ngân sách được thu chi hợp lý, đúng mục đích, làm giàu cho đất nước, lợi cho nhân dân.Dưới đây, Wegreen Vietnam sẽ giới thiệu và phân tích một số biểu đồ về hoạt động ngân sách, để giúp các độc giả có thêm những thông tin về ngân sách nhà nước VN, qua đó việc dõi theo các “công bộc nhân dân” của chúng ta sẽ phần nào dễ dàng và hiệu quả hơn.
I. BIỂU ĐỒ 1 VÀ 2:
Trước tiên các bạn hãy xem biểu đồ 1, đây là biểu đồ thể hiện số tiền mà chính phủ “thay mặt nhân dân” gom góp lại trong vòng một năm để chi cho phúc lợi xã hội, quốc phòng, giáo dục, cơ sở hạ tầng, v.v.
Tuy nhiên, tiền thu được không đủ để chi cho các vấn đề xã hội như đã nói ở trên. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào biểu đồ 2, chi 1.001.899 tỷ đồng nhưng ở biểu đồ 1 thu vào là 740.500 tỷ đồng (1).
Hãy hình dung, quy giản số tiền trên theo như ví dụ ở bên dưới đây:
“Thu nhập của một bà cụ bán hàng nước trong 1 tháng là 750 ngàn đồng. Tuy nhiên, số tiền cụ chi tiêu cho công việc ăn ở, cưới xin trong tháng đó lên tới 1 triệu đồng. Mặc nhiên, cụ phải đi vay mượn 250 ngàn để chi trả cho “khoản ngân sách bị thâm hụt” trong quá trình chi tiêu. Nhưng do giá cả ngày càng tăng, tiền thu nhập thì “tăng ít” mà chi tiêu thì càng ngày càng lớn, do đó tháng nào cụ cũng phải đi vay nợ”.
Ngân sách bị thâm hụt còn gọi là Bội chi, hay nói cách khác đó là tình trạng khoản chi vượt quá khoản thu.
Người ta vẫn gọi số tiền “bội chi” này tích góp trong vòng nhiều năm là “nợ công” (hay còn gọi là nợ chính phủ). Đó là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay (2).
Ai vay ai, vay bao nhiêu, trả bằng cách nào? Wegreen xin phép đề cập cụ thể hơn về vấn đề này trong một bài viết khác.
II. BIỂU ĐỒ 3 VÀ 4:
Biểu đồ 3 thể hiện số tiền tổng thu ngân sách (tiền thu thuế) từ năm 2006 đến năm 2012. Trong năm 2006 thu 237.900 tỷ đồng, năm 2012 thu 740.500 tỷ đồng. Tăng gấp 3,1 lần trong vòng 6 năm.
Biểu đồ 4 thể hiện số tiền thuế thu nhập cá nhân từ năm 2006 đến 2012. Năm 2006 thu 5.100 tỷ, năm 2012 thu được 46.333 tỷ. Theo như luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành tháng 11 năm 2007, Chương 2 mục 2, điều 22 khoản 2 có ghi như sau (3):
- Căn cứ: thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
- Cách tính thuế: lũy tiến từng phần
+ Đến 5 triệu: 5% (tối đa là 5*5%= 0,25 triệu đồng)
+ Trên 5 đến 10 triệu: 10% (tức là phải đóng thuế 0,25 triệu đồng + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu _ tối đa là 0,75 triệu đồng)
+ Trên 10 đến 18 triệu: 15% (0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu _ tối đa là 1,95 triệu đồng)
+ Trên 18 đến 32 triệu: 20% (1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu _ tối đa là 4,75 triệu đồng)
+ Trên 32 đến 52 triệu: 25% (4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu _ tối đa là 9,75 triệu đồng)
+ Trên 52 đến 80 triệu: 30% (9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu _ tối đa là 18,15 triệu đồng)
+ Trên 80 triệu: 35% (18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng)
Ví dụ:
+ Tiền lương là 4 triệu thì sẽ phải đóng: 4*5% = 0,2 triệu đồng
+ Tiền lương 20 triệu thì sẽ phải đóng: 1,95 + (2*20%) = 2,35 triệu đồng
+ Tiền lương 60 triệu thì sẽ phải đóng: 9,75 + (8*30%)= 12,15 triệu đồng
Cần chú ý chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2009 đến 2011, thu năm 2011 xấp xỉ gấp đôi năm 2009, từ 14.545 tỷ nhảy vọt lên 28.902 tỷ. Đặc biệt năm 2012 thu 46.333 tỷ tăng 17.431 tỷ so với năm 2011.
Rõ ràng chính phủ đang thắt chặt hơn việc thu thuế thu nhập cá nhân trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, chính phủ có vẻ như“nhân đạo” hơn khi ban hành một luật sửađổi bổ sung về việc thu thuế cá nhân theo hướng tránh đánh thuế vào người thu nhập thấp khi mà giá cả leo thang trong những năm qua. Theo các điều khoản sửa đổi luật mới được thông qua năm ngoái, bắt đầu từ ngày 1/7/2013, mức giảm trừ gia cảnh khi tính TNTT đối với người chịu thuế được nâng lên 9 triệu đồng/tháng và đối với những người phụ thuộc được nâng lên 3,6 triệu đồng/tháng (4).
III. VẬY VIỆT NAM CÓ NGHÈO KHÔNG?
Để kết luận điều này chúng ta có thể so sánh ngân sách chi tiêu của Việt Nam với 2 nước láng giềng là Thái Lan và Philippines, đã quy đổi ra đồng Việt Nam. Trong năm 2012, tổng thu ngân sách của Thái Lan là 1.113.000 tỉ đồng, tổng chi ngân sách là 1.344.000 tỉ đồng (5). Còn tổng chi ngân sách của Philippines 609.000 tỉ đồng (6).
Để dễ hiểu hơn ta đơn giản hóa các số liệu trên về như sau:
Thái Lan: 1,34 triệu, Việt Nam: 1 triệu, Philippin: 0,6 triệu.
Như vậy về ngân sách chi tiêu năm 2012, Việt Nam ít hơn Thái Lan 0,34 triệu tỉ nhưng lại hơn Philippines những 0,4 triệu tỉ. Từ số liệu so sánh trên, khó cóthể nói rằng Việt Nam giàu có, song có thể đưa ra một nhận định rằng, Việt Nam không nghèo như chúng ta thường nghĩ.
Vậy thì tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ, lại vẫn phát ngôn rằng 'Việt Nam vẫn là nước nghèo” (7)? Xét trên phương diện ngân sách mà nói, từ “nghèo” trong trường hợp này sẽ có lý khi chúng ta nói rằng “Việt Nam nghèo về năng lực quản lý ngân sách”. Thực tế của vấn đề này nằm ở chỗ, mối quan hệ giữa chính phủ và công dân trong quá trình quản lý này bị phân tán và không đủ sức mạnh.
Có thể nói một cách khác, đất nước chúng ta kể từ khi sinh ra cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa hợp nhất được cái “năng lực giàu có” để điều khiển ngân khố đó. Bởi vậy, việc điều chỉnh năng lực bị phân tán này, làm cho nó phù hợp tình trạng hiện thực là điều gấp rút phải làm đối với nền kinh tế để phát huy các nguồn lực của mình (8).
WG
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
-------------------
Chú thích
(3) LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
(4) Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung - Luật số 26/2012/QH13
(5) Ngân sách thu, chi Thái Lan (tiếng Nhật)
(6) Ngân sách chi của Philippin (tiếng Nhật) [Tính theo tỉ giá 1 yên = 210VND]
(8) Fukuzawa Yukichi, “Khái lược về văn minh luận”

Cẩu y đức

By Võ Nhật Thủ from Đời Cừời ký sự
Chó đâu có máu nhóm A, nhóm B, nhóm C như máu người! Nếu chó bị mất máu thì lấy máu của con khác truyền vô là được hà!
Chiện ni thì thì tui biết vì thằng em cột chèo của tui là bác sĩ thú y Nguyễn Ngọc Trường Sơn có tiếng ở Đà Nẵng thỉnh thoảng về Cẩm Lệ lấy máu từ hai con chó nhà ông gia tui đi truyền cho “bệnh nhân” đang điều trị của hắn.

Rứa mà có tay bác sĩ thú y “khè” đủ thứ về huyết học của chó là nên xét nghiệm chó để biết máu nhóm chi, nhóm chi… lỡ khi chó mất máu thì cần phải tìm máu đúng nhóm mà truyền chứ không chó chết.
Hắn khè hay quá nên gia chủ phải xin hắn xét nghiệm nhóm máu cho con vật cưng của mình dù món tiền bỏ ra có hơn chút chút nhưng được cái an tâm.
Một hôm có hai nhà bênh cạnh có chó bệnh cũng đến chữa chỗ hắn, rồi cũng xét nghiệm máu. Về ông ni khoe với ông tê là chó tui vừa mới xét nghiệm. Ông tê kêu: Đâu đâu kết quả của chó ông ra răng? chứ chó tui nhóm máu O. Ông kia ừ ừ: Chó tui cũng nhóm máu O ông nợ!
Hai ông đem cái kết quả ra xem. Ủa răng hai cái kết qủa giống nhau ghê ri hè? Giống nhau y chang từ chỉ số hồng cầu, nhóm máu… đến cả chữ ký kỹ thuật viên chỉ khác nhau mỗi ngày tháng xét nghiệm (?)
Hai ông hàng xóm tức quá đến chỗ “bệnh viện chó” của hắn thì cũng vừa gặp một người mới xét nghiệm máu chó. Hai ông đem đọ thử kết quả thì cũng “một mẹt” với cái của hai ông.
Tức quá ba ông chỉ vô mặt hắn:
- Mi mà bác sĩ à? Mi lừa gạt Bệnh cẩu đến độ ni à? Mi coi mạng chó như rơm, như rác à?
- Dạ, dạ…. các bác thông cảm không phải tại lỗi của cháu mô mà tại cái lập trình của máy cháu nó in cái kết quả xét nghiệm ra bị lộn!
- Hử, mi là bác sĩ mà y đức của mi ở đâu hử?
Hắn nhăn mặt:
- Các bác thông cảm cho, con chỉ là bác sĩ thú y, xét nghiệm máu chó cho kết quả như nhau thì có chi mà ghê gớm. Các bác ra bệnh viện Hoài Đức ở Hà Nội kia kìa! Máu người mà kết quả người mô cũng y như rứa thì mong các bác xem lại cái y đức của bác sĩ người trước rồi hãy xét đến y đức của bác sĩ chó như cháu!

BLOG GIAO: TANIKAWA SHUNTARO VÀ BÀI THƠ LỪNG DANH “TẤT CẢ ĐỀU LÀ L…”


1. Thơ Tanikawa trong tiếng Việt
Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)
Theo bạn, tấm ảnh nói gì,
hay cho ta liên tưởng đến nội dung gì ?
Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:
                                    tiến đến việc xây bằng việc đập phá
                                    tiến đến việc đập phá chính bằng việc xây
                                                                        (trích bài “Con đập phá”)
(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)
2. Chữ L...
Chữ L... tôi viết tắt ở đây, nếu vào tay Bùi Chát của nhóm Mở Miệng thì sẽ được viết đàng hoàng (tức không thèm viết tắt). Định dịch nhẹ đi thành là "Mọi thứ đều là hĩm" hay "Tất cả đều là bườm", "Cái gì cũng là bườm/Cái gì cũng bườm" ("bườm" là dấu huyền nhé), nhưng cảm giác không lột tả được thực chất mà nguyên tác tiếng Nhật muốn biểu đạt, tức là ý gốc trong câu chữ của nhà thơ Tanikawa.Tanikawa Shuntaro, một trong những nhà thờ lừng danh nhất Nhật Bản hiện nay, đang ở tuổi ngoại bát tuần. Ông được các dịch giả Diễm ChâuÁi Vân Quốc giới thiệu tới bạn đọc tiếng Việt từ khá lâu trước đây (xem trên Tiền Vệ). Những bản dịch của những nhà thơ tiếng Việt cho một nhà thơ tiếng Nhật, nên có thể thấy đều rất có hồn cốt, đúng là không phải dùng lời bình thường, mà là thơ, để, dịch thơ. Thi sĩ Diễm Châu còn có cả một bài thơ để gửi tặng cho Tanikawa mang tựa đê "Nụ hôn".
Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ
3. Nguyên bản tiếng Nhật của bài "Tất cả đều là L..." như sau:

"
なんでもおまんこ   谷川俊太郎
なんでもおまんこなんだよ
あっちに見えてるうぶ毛の生えた丘だってそうだよ
やれたらやりてえんだよ
おれ空に背がとどくほどでっかくなれねえかな
すっぱだかの巨人だよ
でもそうなったら空とやっちゃうかもしれねえな
空だって色っぽいよお
晴れてたって曇ってたってぞくぞくするぜ
空なんか抱いたらおれすぐいっちゃうよ
どうにかしてくれよ
そこに咲いてるその花とだってやりてえよ
形があれに似てるなんてそんなせこい話じゃねえよ
花ん中へ入っていきたくってしょうがねえよ
あれだけ入れるんじゃねえよお
ちっこくなってからだごとぐりぐり入っていくんだよお
どこ行くと思う?
わかるはずねえだろそんなこと
蜂がうらやましいよお
ああたまんねえ
風が吹いてくるよお
風とはもうやってるも同然だよ
頼みもしないのにさわってくるんだ
そよそよそよそようまいんだよさわりかたが
女なんかめじゃねえよお
ああ毛が立っちゃう
どうしてくれるんだよお
おれのからだ
おれの気持ち
溶けてなくなっちゃいそうだよ
おれ地面掘るよ
土の匂いだよ
水もじゅくじゅく湧いてくるよ
おれに土かけてくれよお
草も葉っぱも虫もいっしょくたによお
でもこれじゃまるで死んだみたいだなあ
笑っちゃうよおれ死にてえのかなあ"
4. Hãy ngắm bức ảnh đầu tiên ở entry này, và xem video đọc bài thơ ở dưới đây, cũng tạm hiểu được đại ý "Tất cả đều là L...".

Về bản dịch tiếng Việt, nếu bạn nào đọc thông Nhật ngữ, xin mời thử sức. Còn bản của tôi, thì tạm đợi, cần cho nó xuất hiện trước trên chỗ chính qui của làng văn Việt Nam cái đã. Để nó không bị ở bên lề !

Nguồn: http://giaovn.blogspot.com/2013/07/tanikawa-shuntaro-va-bai-tho-lung-danh.html



MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 8/8:
Nhã Thuyên hệ (KỲ 12):
______________
Ngày 7/8:
Nhã Thuyên chim (KỲ 11):
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):
Báo Nga: Trung Quốc tung 'đòn Tôn Tử' ở biển Đông
> Thêm chương trình bí mật của Mỹ bị lộ 
TPO - Chuyên gia Nga nhận định trong 4 -5 năm tới, Trung Quốc không có khả năng tiến hành chiến tranh mà chỉ sử dụng đội quân tàu cá, du lịch,  ngư chính, hải giám làm chủ công để lấn chiếm, tranh đoạt...
Năm 2012 một sự kiện lớn trong chiến lược hải dương của Trung Quốc đã hình thành, đó là việc thử nghiệm thành công tàu sân bay Liêu Ninh. Sự kiện này gây sự chú ý và bàn luận khắp thế giới. Cùng với việc phục sinh một tàu sân bay cũ của Liên Xô, Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình trên hầu hết Biển Đông, nhưng lực lượng tiên phong chủ lực nhằm thực hiện mục đích thống trị vùng nước này lại không nằm trong hải quân.
Vài tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một kế hoạch tham vọng và thâm sâu hơn nhiều so với các tàu chiến khổng lồ đang hiện diện trên Biển Đông. Kế hoạch thể hiện một nỗ lực giành giật quyền làm chủ trên những vùng nước và hải đảo tranh chấp – sử dụng tàu du lịch với hàng nghìn du khách, được chính quyền Trung Quốc cho phép thực hiện các chuyến du lịch trên các hòn đảo đang có những đòi hỏi về chủ quyền của các nước láng giềng. Sử dụng tàu du lịch có tải trọng lớn và rất nhiều các loại tàu khác, Trung Quốc đang thực hiện mưu đồ khẳng định chủ quyền của mình tại những vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Từ năm 1950, các bản đồ của Trung Quốc đưa ra 9 đoạn vạch dài dọc theo bờ biển Trung Quốc và tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, từ đó đòi hỏi xác lập quyền độc chiếm Biển Đông của mình. Giải thích tính đúng đắn của đường 9 đoạn đó, người Trung Quốc đưa ra những luận chứng không đồng nhất, không có căn cứ lịch sử và hoàn toàn mâu thuẫn lẫn nhau, không dựa trên bất cứ một căn cứ pháp lý quốc tế nào.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh.
 
Những tuyên bố về đường hải giới chủ quyền đó vào thời điểm ấy không được công luận thế giới cho rằng là một điều nghiêm túc. Nhưng đến năm 2009, cùng với việc biểu dương tiềm lực quân sự hùng hậu của mình, Trung Quốc đệ trình Liên Hợp quốc bản đồ 'lưỡi bò' nhận sở hữu tất cả những khu vực tranh chấp với các nước láng giềng mà Trung Quốc khẳng định là “chủ quyền không thể tranh cãi”.
Hàng loạt sự cố xảy ra trên Biển Đông, với sự tham gia của 'đội quân' hùng hậu gồm tàu cá trọng tải lớn, tàu ngư chính và hải giám, cùng với những lời tuyên bố quyết liệt và mang tính khiêu khích từ tháng 7.2010 đến nay. Sau hàng loạt va chạm với Nhật Bản, Philipines và các nước khác đã dẫn đến việc ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton phải kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Trung Quốc đáp trả bằng cách liên tiếp gia tăng các hoạt động của các cơ quan quản lý biển cấp nhà nước và tung ra nhiều thủ đoạn khác. Họ đã liên kết phối hợp cơ quan cảnh sát biển thuộc Bộ công an và các cơ quan quản lý địa phương, trước hết là cơ quan do họ dựng lên một cơ quan hành chính (thành phố Tam Sa) và những cơ quan quản lý bờ biển gần với đảo Hải Nam, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát triển lực lượng hải quân và không quân hải quân làm phương tiện răn đe và sẵn sàng cho cuộc xung đột không chủ ý.
Chiến thuật 'biển tàu cá'
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc lộ diện lôi cuốn được sự chú ý của tất cả thế giới. Người ta nghĩ đến những tập đoàn không quân hải quân tấn công sẽ xuất hiện trên Biển Đông và Ấn Độ Dương, đến những cuộc chiến tranh chớp nhoáng và tổng lực. Nhưng trong tương lai gần, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ chỉ làm nhiệm vụ đơn thuần là phục vụ huấn luyện không quân hải quân, chứ không phải là một đơn vị chiến đấu trong một lực lượng hải quân viễn chinh. Tuy nhiên lực lượng cảnh sát biển với rất nhiều phương án sử dụng và thể hiện quyền lực trên biển lại là một vấn đề hoàn toàn khác với những nguy cơ lớn hơn rất nhiều.
Sự phát triển của lực lượng này được phóng viên tờ báo The Los Angeles Times khẳng định. Ví dụ, từ năm 2000 lực lượng quân sự Trung Quốc đã chuyển bàn giao cho các cơ quan hành pháp biển 11 tàu quân sự nhằm tăng cường năng lực giám sát. Bản thân lực lượng Hải giám Trung Quốc cũng tự đóng 13 chiếc và sẽ tăng cường lên đến 36 chiếc đóng mới.
Lực lượng ngư chính của Trung Quốc cũng tiếp nhận các tàu quân sự, có sân đậu cho máy bay trực thăng. Các tàu ngư chính, hải giám đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng và có mặt liên tục trên Biển Đông. Lực lượng hải quân hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định cho đến nay tính từ năm 2008, số lượng các tàu tuần biển của cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần.
Các tàu đánh cá Trung Quốc tại đảo Hải Nam, so  với người trên thuyền thấy rõ được các tàu cá của Trung Quốc có lượng giãn nước khá lớn
Các tàu đánh cá Trung Quốc tại đảo Hải Nam, so với người trên thuyền thấy rõ được các tàu cá của Trung Quốc có lượng giãn nước khá lớn.
Chuyên gia Hải quân Mỹ, ông James Funnell đã viết trong một bài đăng trên tờ Times đã nhận xét: Các tàu tuần biển Trung Quốc không có mục đích gì khác ngoài mục đích uy hiếp, đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông, buộc họ phải tuân thủ và phục tùng những yêu sách ngang ngược, phi lý của mình”. Họ sẵn sàng với những hành động cực đoan như cắt cáp tàu thăm dò hải dương của tàu khoa học Việt Nam, tấn công đe dọa các tàu đánh cá có lượng giãn nước nhỏ của các nước láng giềng.
Các tàu cá Trung Quốc có lượng giãn nước lớn cũng sẵn sàng tham gia chống lại các lực lượng cảnh sát biển của các nước láng giềng, đơn cử như với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku và với Hàn Quốc, họ cũng không ngại ngần truy đuổi và tấn công cả các tàu quân sự Mỹ. Khi gặp phải sự phản kích và ngăn chặn từ phía bên kia, họ yêu cầu các tàu hải giám, ngư chính hỗ trợ can thiệp. Các tàu của Trung Quốc dù không có sự hiện diện của vũ khí quân sự, nhưng họ được trang bị vòi rồng công suất lớn và các móc sắt. Họ làm cho những ngư dân của các nước láng giềng có cảm giác bất lực và sợ hãi.
Tính đến thời điểm này, chiến lược “Hồng kỳ rực Biển Đông” và chiến thuật “lấy biển vây bờ” cùng những giải pháp khác phi quân sự của Trung Quốc đã mang lại hiệu quả nhất định. Các ngư thuyền Trung Quốc, với số lượng áp đảo, được sự hỗ trợ của chính quyền đã gây rất nhiều khó khăn và lúng túng cho các nước láng giềng trên biển. Điển hình như vụ bãi cạn Cỏ Mây (Second Thomas), bãi đá ngầm Scarborough. Các cơ quan nghiên cứu biển các nước khu vực Đông Nam Á cũng ghi nhận hiện trạng các ngư thuyền của Trung Quốc đang nỗ lực vét cạn nguồn tài nguyên thủy sản trên vùng nước của các nước láng giềng trên Biển Đông.
Sự phát triển của tư duy “bất chiến tự nhiên thành” bắt nguồn từ binh pháp Tôn Tử, sau đó là tư tưởng chiến tranh nhân dân “lấy nông thôn bao vây thành thị” trong cuộc chiến chống Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Nay Trung Quốc lại đem chiến thuật sử dụng số đông nhân sự của ngành ngư nghiệp Trung Quốc, những người có thể lực tốt, được huấn luyện, được hỗ trợ của chính quyền, bao gồm cả năng lực tài chính, được tuyên truyền kỹ lưỡng và họ hoàn toàn tin tưởng không gặp phải sự ngăn chặn đủ mạnh nào trên biển Đông.
Trước chiến lược này, các đồng minh của Mỹ cũng như các nước đang có tranh chấp trên biển với Trung Quốc gặp phải khó khăn rất lớn. Do chính phủ Mỹ đã tuyên bố ”không dùng vũ lực quân sự đối với ngư dân”, vì vậy các đồng minh của Mỹ không thể sử dụng lực lượng vũ trang và khí tài quân sự để ngăn chặn hoặc đối phó với chiến thuật 'biển tàu cá'. Một vài tàu cảnh sát biển cỡ nhỏ khó mà đương cự được đội quân hàng trăm ngư thuyền. Và đằng sau là sự hậu thuẫn của các tàu hải giám, ngư chính có nguồn gốc từ các tàu quân sự.
Từ lâu, Mỹ đã tuyên bố không tham gia vào bất cứ bên nào trong các tranh chấp trên biển, và kiên quyết yêu cầu thực hiện hai nguyên tắc chủ yếu trong ứng xử ở khu vực biển Đông: Một là “tự do hàng hải” hai là “giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng phương pháp hòa bình”. Đây chính là điểm yếu trong chính sách đối ngoại chính trị của Mỹ trên Biển Đông. 
Với số lượng vượt trội cả về tàu đánh cá có trọng tải lớn và các tàu hải giám, ngư chính thực chất là các tàu quân sự hoán cải, người Trung Quốc dường như cho rằng đủ sức mạnh và sự tự tin để thống trị Biển Đông. Được sự hậu thuẫn lớn, các ngư dân Trung Quốc thoải mái vơ vét tài nguyên biển và không quá lo lắng đến sự ngăn chặn và trừng phạt của các nước láng giềng khi họ xâm phạm chủ quyền của nước khác hoặc mặc sức ào ạt đổ xuống các vùng nước tranh chấp nhằm thể hiện quyền lực nước lớn. Cho đến hôm nay, có vẻ như Trung Quốc vẫn chơi con bài “du kích ” trên Biển Đông với áp lực từ sức mạnh dân sự ngày càng lớn.
Hai hướng tiến công
Tham vọng độc chiếm và quản lý Biển Đông của Trung Quốc bao hàm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng ở mức sống còn. Những năm 1990-x, chỉ có Mỹ và Nhật Bản là những đối tác kinh tế quan trọng của khu vực Đông nam Á. Nhưng hiện nay Trung Quốc đang là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của khu vực, quy mô phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đi vào cấp độ đầu tư, vượt xa khỏi lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ và tài chính. Trung Quốc đã ký kết rất nhiều các thỏa thuận với các nước trong khu vực, bao gồm phát triển hạ tầng, kết nối Đông Nam Á với Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc xây dựng các tuyến đường giao thông sắt bộ, đường thủy và mạng lưới điện năng cấp quốc gia, các hải cảng kinh tế xuất nhập khẩu, kết nối các nước Đông Nam Á với hệ thống giao thông Trung Quốc vào một siêu hệ thống kinh tế thương mại khổng lồ.
Không cần phải có chỉ số IQ quá cao để hiểu, các liên hệ kinh tế và các mối quan hệ giao thương có thể được sử dụng như những đòn bẩy mang tính chiến lược trong các chính sách gây áp lực đối ngoại. Trong cuộc gặp của các bộ trưởng Bộ ngoại giao ASEAN năm 2012 ở Campuchia đã xuất hiện những mâu thuẫn dẫn đến các tranh cãi gay gắt...
Việc Trung Quốc đưa tàu du lịch vào vùng nước tranh chấp đã làm tăng thêm một vấn đề nghiêm trọng đối với khu vực Biển Đông. Tất nhiên, các tàu cảnh sát biển, tàu quân sự của các nước láng giềng không thể dùng vũ lực đối với tàu du lịch, ngay cả khi họ cho rằng tàu du lịch đang xâm phạm vùng nước chủ quyền của họ. Từ những chuyến du lịch gần, sẽ có nhiều tàu hơn nữa với những chuyến du lịch xa hơn nữa. Sẽ không đơn thuần chỉ là người Trung Quốc đi du lịch, mà còn có cả những người nước ngoài. Ở các khu vực tranh chấp, vấn đề đã trở nên vô cùng nghiêm trọng.
Có thể suy đoán rằng, quyết định đưa lực lượng thứ 3 (lực lượng dân sự) vào cuộc chiến giành quyền thống trị Biển Đông là một nước cờ quyết liệt, thực hiện ý đồ chiến lược thực hiện đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Tín hiệu nguy hiểm đã lan truyền trong khu vực châu Á, đặc biệt đối với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tín hiệu này cũng buộc Mỹ phải "xoay trục" trọng tâm chiến lược về châu Á – Thái Bình Dương. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng một phần lực lượng quân đội Mỹ sẽ được điều chuyển tới châu Á, lực lượng này sẽ nằm ngoài kế hoạch cắt giảm ngân sách quân sự. Chính phủ một số nước Đông Nam Á đã quyết định tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Nhưng từ sau nhiệm kỳ của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hilary Clinton, dường như Mỹ cũng phần nào lơi lỏng ảnh hưởng của mình đối với các đồng minh châu Á, vì chính bản thân Mỹ cũng có mối quan hệ khá đặc thù và đậm màu sắc lợi nhuận trong nhiều vấn đề quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ kinh tế chính trị, có thể nhận rõ tư duy chiến lược của Trung Quốc như sau. Trên Biển Đông cùng tiến hành song song hai hướng tiến công chủ lực: hướng thứ nhất là ngư thuyền dân sự kết hợp du lịch biển đảo khằng định chủ quyền; hướng thứ hai là lực lượng chấp pháp trên biển như các đội tàu hải giám, ngư chính. Đứng sau lưng hai lực lượng này là lực lượng hải quân hùng hậu của Trung Quốc. Hai lực lượng này trong giai đoạn từ cuối năm 2012 đến nửa đầu năm 2013 đã hoạt động hết sức tích cực trong tranh chấp biển Đông, sự gia tăng các hoạt động diễn tập trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và những cuộc diễn tập với quân đội Nga đã đưa các nước xung quanh vào tình huống nghi ngờ và lúng túng. Trung thành với luận thuyết “trường kỳ kháng chiến”, “chiến tranh nhân dân”, Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng thống trị các vùng nước đang tranh chấp với nhiều chiến thuật phức tạp khác nhau.
Trung Quốc xây dựng một đội quân gồm các tàu hải giám, ngư chính hùng hậu tiên phong trong tranh chấp chủ quyền trên biển
Trung Quốc xây dựng một đội quân gồm các tàu hải giám, ngư chính hùng hậu tiên phong trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Dường như tư duy chiến lược “Hồng kỳ rực biển Đông” và “bất chiến tự nhiên thành” với ý đồ kéo dài thời gian tranh chấp, lấy ngư thuyền và chấp pháp trên biển làm lực lượng chủ chốt từng bước lấn chiếm khu vực, với dân số đông, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và lực lượng quân sự hùng hậu, sẵn sàng cứng rắn khi cần thiết, con cháu của Tôn Tử tin tưởng vào thắng lợi sau một vài thập niên nữa.
Các chuyên gia Nga nhận định chính tư duy “Quần chúng đông đảo, kinh tế cường thịnh, quân sự hùng mạnh” của một siêu cường đang trỗi dậy vẫn có một điểm yếu chết người: Lịch sử chứng minh Trung Quốc chỉ giỏi trong các cuộc nội chiến kiểu thời Xuân thu Chiến quốc chứ không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh bên ngoài, nhất là chiến tranh trên biển. Và sẽ cực kỳ nguy hiểm hơn nếu cuộc chiến tranh trên biển kéo dài.
Theo giới chính trị-quân sự Nga, hiện nay Philippines dường như đang bị Trung Quốc lấn sân, gây áp lực dữ dội nhất và có nguy cơ mất đi các bãi cạn. Đương nhiên với sức mạnh quân sự còn hạn chế, Philiphines không có hy vọng giành phần thắng trong cuộc hải chiến nếu nó xảy ra. Nhưng trong trường hợp nổ ra chiến sự, chỉ cần các chiến hạm Trung Quốc đánh chìm một tàu Philiphines cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế của Trung Quốc cũng chìm xuống biển rất nhanh.
Xung đột quân sự sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tốc độ cao đến chóng mặt của khu vực châu Á – Thái Bình Dương khiến nền kinh tế Trung Quốc cũng không đủ sức chịu đựng nổi. Khu vực Biển Đông có thể sẽ bị phong tỏa cho một cuộc chiến dài ngày. Các đoàn ngư thuyền, du lịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ bài Hoa, các đối tác kinh tế của Trung Quốc bao gồm cả Nga sẽ đồng loạt ngoảnh mặt làm ngơ. Châu Âu sẽ có những quyết định khắc nghiệt với các hợp đồng kinh tế Trung Quốc. Và cuối cùng, bộ Tài chính Mỹ với phố Wall sẽ buộc phải vĩnh biệt những giao thương tiền tỷ trên đại lục. Đó thật sự là thảm họa với hệ thống kinh tế - chính trị Trung Quốc hiện nay.
Lo lắng hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là việc các nước Đông Nam Á gia tăng sức mạnh quân sự của mình, đồng thời phát triển các hải đoàn ngư nghiệp có số lượng đông đảo, các tàu đánh cá có lượng giãn nước lớn, có khả năng khai thác biển dài ngày và được sự ủng hộ về mọi mặt của các chính phủ trong khối ASEAN. Các lực lượng cảnh sát, tuần biển các nước thể hiện sự cứng rắn trên Biển Đông và sẵn sàng đáp trả những hành động khiêu khích bằng các biện pháp quân sự. Đây là điều mà Trung Quốc không trông đợi.
Trên các quan điểm về quân sự - chính trị đối ngoại, khác hẳn với Mỹ ở thời điểm này Trung Quốc không mong chờ chiến tranh và cũng chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự. Những hành động trong vùng nước Senkaku đã khẳng định một điều: Trung Quốc có thể cố gắng đe dọa sử dụng biện pháp cứng rắn như các tướng lĩnh diều hâu của họ vẫn luôn đánh võ mồm, nhưng cân đối về lợi ích và nguy cơ (người Trung Hoa tự xưng là bậc thầy về lý luận thực dụng). Các chuyên gia chính trị-quân sự Nga nhận định trong giai đoạn từ 4 -5 năm nữa Trung Quốc không có khả năng tiến hành chiến tranh lớn và xung đột vũ trang khu vực mà chỉ có thể sử dụng lực lượng tuần cảnh mạnh với lực lượng ngư dân, du lịch, ngư chính, hải giám làm chủ công để lấn chiếm, tranh đoạt.
Giới phân tích Nga cho rằng tình hình những vùng nước thuộc Biển Đông không thể dự đoán trước và còn xa mới đạt được sự ổn định khu vực. Trung Quốc vẫn quyết liệt trong những đòi hỏi vô lý và thậm chí ngang ngược về chủ quyền của mình, mặc dù họ không hề có những căn cứ thuyết phục về vấn đề chủ quyền trong lĩnh vực luật pháp quốc tế về biển. Theo tờ báo Nga, Trung Quốc hoàn toàn không có những bằng chứng lịch sử về kiểm soát những khu vực tranh chấp, họ đã tự dựng lên, tự tuyên truyền đến mức hằn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc. Bất chấp những khoảng trống và tính phi lý trong yêu sách của mình, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các tư duy chiến thuật và đưa ra những thách thức mang tính chiến lược đối với các nước trong khu vực và với siêu cường Mỹ.
Trịnh Thái Bằng
Theo Epochtimes - Nga
 

Dấu hiệu đuổi gà !!!

Trong ngày hôm nay báo chí VN đưa tin bổ nhiệm một số nhân sự trong bộ máy chính phủ và đảng cộng sản. Bí thư Ninh Bình Bùi Văn Nam trở về Bộ Công An để nhận chức thứ trưởng. Quyết định này của BCT và do trưởng ban tổ chức Đảng Tô Huy Rứa thay mặt ĐCS trao cho Bùi Văn Nam.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/134533/ong-bui-van-nam-tro-lai-lam-thu-truong-cong-an.html

Trong khi đó thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bổ nhiệm điều động một số cán bộ cỡ phó chủ tịch tỉnh, giám đốc sở, chủ tịch huyện ở Lào Cai, Bắc Kan, An Giang.

So sánh giữa sự bổ nhiệm của BCT và Chính Phủ có nhiều khác nhau.



BCT bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công An. Điều mà xưa nay vẫn thường thấy thủ tướng bổ nhiệm và điều động các thứ trưởng. Nhưng BCT lấy cớ là điều động ủy viên trung ương, và trên cớ này họ bổ sung một ủy viên trung ương vào chức thứ trưởng. Thật lạ lùng, lần đầu thấy BCT can thiệp bổ nhiệm đích danh một ủy viên trung ương vào vị trí trong bộ máy chính phủ. Lạ hơn nữa là một ủy viên từ Ninh Bình, nơi có những quan chức không mấy ủng hộ thủ tướng hiện nay. Ninh Bình là tỉnh không xa Hà Nội, chức vụ mới của ông Bùi Văn Nam sẽ đưa ông về thủ đô làm việc. Ông Nam là thứ trưởng công an duy nhất do BCT chỉ định, không như các thứ trưởng khác do thủ tướng bổ nhiệm. Bộ Công An là thế lực mạnh nhất Việt Nam hiện nay, có thể khuynh đảo thể chế chính trị cũng như làm thay đổi các nhân sự cao cấp nhất.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/134534/3-tinh-co-nhan-su-moi.html

Trong khi đó thì báo chí cũng đưa tin, thủ tướng đi bổ nhiệm chức danh bầu cho vị trí phó chủ tịch, ủy viên UBND tỉnh, giám đốc sở ở những tỉnh khỉ ho, cò gáy, đói nghèo như miền núi và miền tây nam bộ. Lặt vặt hơn nữa là thủ tướng giờ đích miễn nhiệm đến cấp sở và cấp chỉ huy quân sự tỉnh. Những việc này trước kia chỉ có chủ tịch tỉnh làm hay hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Hai bài báo ra trong một ngày, thường thì việc bổ nhiệm cấp sở, chỉ huy quân sự tỉnh không mấy được lên báo. Nhưng cùng một lúc hai sự bổ nhiệm từ cấp BCT và CP cùng đưa lên báo một lúc. Đó chắc chắn là thông báo ngầm cho dấu hiệu suy giảm quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Về thực lực chưa biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có suy giảm nhiều hay không. Nhưng trên mặt phương diện thông tin truyền thông, người ta thấy một Nguyễn Tấn Dũng thảm hại đi phân cấp, bổ nhiệm cho những chức vụ mà chỉ có chủ tịch tỉnh mới làm như chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, giám đốc sở. Chuỗi sự kiện như vậy dẫn dư luận quan tâm sẽ đặt câu hỏi.

- Khi nào BCT bổ nhiệm bộ trưởng, phó thủ tướng, thủ tướng.? - Khi nào chính phủ sẽ bổ nhiệm chủ tịch huyện, chủ tịch xã, chủ tịch phường?

Nếu Cao Bằng, Bắc Kan, An Giang là những tỉnh miền núi vùng sâu xa, công nghiệp, thương mại chưa phát triển, nghĩ đến những vùng này, người ta thường nghĩ đến nông nghiệp, chăn nuôi như gà đồi, gà trang trại là đặc sản ngon và truyền thống. Qua những gì ở hai bài báo, có thể kết luận qua việc bổ nhiệm vị trí và vùng miền. Chúng ta có thể kết luận vui hai hước là thủ tướng sắp đi đuổi gà trong nay mai.

Người Buôn Gió(Bài viết cho Vietinfo.eu)

http://vietinfo.eu/cung-suy-ngam/dau-hieu-ve-duoi-ga.html

Nhân vụ luận văn của Nhã Thuyên, thử bàn một chút về sự tương tác giữa chính trị và khoa học

Nguyen The Duyen
Điều trước tiên phải nói ngay là tôi  không thích  mà thậm chí còn rất dị ứng với thơ của nhóm mở miệng. Với tôi đấy không phải là thơ và nó không đáng để cho ta phải phí thời gian và công sức để đọc nó.
Nhưng!
Cho dù là  không thích, tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng : “Nhóm mở miệng đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ còn tồn tại cho đến khi nào những nguyên nhân tạo ra nó mất đi, bất chấp sự phản ứng gay gắt của một bộ phận khá đông đảo người đọc. Thậm chí bất chấp cả sự truy bức của chính quyền” Và còn một điều này nữa : Số người theo phong cách của nhóm mở miệng đang gia tăng từng ngày.
Tại sao vậy?  Câu hỏi này dành cho những nhà khoa học về xã hội và nhân văn và có một người có lẽ đã trả lời được một phần của câu hỏi này . Đó chính là Nhã Thuyên. Tại sao tôi lại nói là có lẽ ? Vì rằng mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng tôi vẫn không sao có được bản luận văn về nhóm “Mở miệng” khi tra nó trên google. Tôi chỉ biết nội dung của nó  qua nhưng bài viết phê phán cũng như bảo vệ luận văn này.
Cũng cần phải nói ngay rằng : “ Bản luận văn này không phải là một tác phẩm văn học. Nó là một công trình nghiên cứu khoa học”.
Nhiệm vụ của khoa học là gì? Nhiệm vụ của khoa học là  nghiên cứu các quy luật vận động của vật chất (Đối với khoa học tự nhiên) và quy luật vận động của xã hội( Đối với khoa học xã hội và nhân văn) . Những quy luật vận động này là một tồn tại khách quan nằm ngoài ý chí của con người. Nó đã nằm ngoài ý chí của con người thì làm sao có cái khoa học “Nằm trong chính trị” như  một số ngài Giáo sư đã lớn tiếng dạy dỗ trong các bài phê phán luận văn này được? Đọc những lời của các vị tiến sỹ ấy tôi lại nhớ đến phiên tòa xử án của giáo hội thời trung cổ khi buộc Ga li lê phải thừa nhận mặt trời quay quanh trái đất . Một phiên tòa điển hình cho cái gọi là “Khoa học nằm trong chính trị”
Cần phải khẳng định ngay là “Khoa học nằm ngoài chính trị”  vì chỉ khi đó nó mới nghiên cứu được “ Những quy luật vận động khách quan” còn khi phải nằm trong chính trị  thì khi đó sự vận động ấy trở thành sự vận động theo “Chủ quan của chính trị” và những nghiên cứu ấy chỉ dẫn đến một tất yếu sai lầm và nếu sử dụng những kết quả nghiên cứu ấy vào trong chính sách của nhà nước thì quả thật là một thảm họa.
Ôi xin lấy hai ví dụ minh họa cho điều này. Một ở nước ngoài và một ở trong nước ta.
Ví dụ 1- ở Liên xô  trước kia trong lúc cả thế giới thừa nhận thuyết di truyền của Men Đen trong sinh học thì nước Nga Xô viết   lại chỉ công nhận học thuyết của một ông thợ làm vườn Mit su rin  và kết quả là , tại thời điểm đó, dù trong các lĩnh vực khác  có những lĩnh vực Liên xô vượt xa các nước châu Âu và Mĩ (Thí dụ thám hiểm vũ trụ) nhưng về sinh học và nông nghiệp Liên xô chậm sau các nước phương tây vài chục năm. Và rồi cuối cùng “Sự vận động khách quan” đã chiến thắng “Ý chí chính trị”  Liên xô đã công nhận học thuyết của Men đen và bộ trưởng nông nghiệp  Lư sen cô mất chức
Ví dụ 2- Ở Việt Nam
Đó chính là khoán 10.  Khi Kim Ngọc đưa ra mô hình khoán ruộng đất đến người lao động ông đã bị tổng bí thư Trường chinh, một nhà lý luận gạo cội của Đảng, cho lên bờ xuống ruộng  chỉ vì nó trái với  “ Quy luật vận động theo chính trị” của chủ nghĩa Mác Lê nin. Nhưng rồi lại một lần nữa “Quy luật vận động khách quan”  đã chiến thắng và chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta đã làm nên được một kì tích Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới.
Từ các ví dụ trên cho ta thấy rằng Nếu khoa “Nằm trong chính tri”, Nó sẽ làm khoa học bị biến dạng  và sẽ không còn là khoa học nữa mà trở thành điều mà đúng như các ông vẫn hoảng sợ gào lên khi phê phán cái luận văn này “Giả khoa học”.
Khoa học là một tia sáng trắng.Nó chỉ đi theo đường thẳng trong một môi trường trong suốt còn nếu như nó phải đi qua một lăng kính thì nó sẽ bị khúc xạ không còn thẳng nữa. Mà cái lăng kính chính trị lại là một cái lăng kính đặc biệt. Nó có thể uốn cong tất cả mọi thứ trên đời.
Quay lại với bản luận văn, tôi xin nhắc lại một lần nữa là tôi không thể tìm được bản luận văn này trên mạng nên không thể phân tích cái sai, cái đúng  một cách chi tiết của bản luận văn được nhưng  thông qua những bài phê phán bản luận văn thì tôi hiểu vấn đề như sau.
Thứ nhất—Bản luận văn dựa vào một lý thuyết của nước ngoài, trung tâm và ngoại biên để đưa ra một nhận định.
Mở miệng đại diện cho một bộ phận ngoại biên  cất lên tiếng nói phản kháng  với những cái xưa cũ, trì trệ, bế tắc , sáo mòn trong văn học và trong đời sống xã hội.
Nhận định này là đúng hay sai?
Tôi cho là đúng!
Thực ra cái ranh giới của trung tâm và ngoại biên là hơi mơ hồ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà phê bình Trần Đình Sử đã nói  nhưng ranh giới này phụ thuộc rất lớn vào “Ý chí chính trị” Của các nhà lãnh đạo. Vì vậy cái trung tâm có thể biến thành ngoại biên bất cứ lúc nào. Có lẽ Nhã Thuyên muốn “Tây hóa” bản luận văn của mình nên cô dùng đến cái lý thuyết này.  Thực ra Việt Nam ta có một khái niệm rất gần với lý thuyết này nhưng ranh giới của nó lại rất rõ ràng đó là “Chính thống và phi chính thống”.
Dòng văn học chính thống là dòng văn học được chính quyền ủng hộ. Tại sao nó được chính quyền ủng hộ? Vì nó ủng hộ chính quyền. Còn dòng văn học phi chính thống thì ngược lại . Nó phản kháng lại chính quyền hiện tại và vì vậy nó không được chính quyền ủng hộ.
Hai dòng văn học này luôn luôn tồn tại song hành ở mọi thời điểm, ở mọi quốc gia chẳng phải chỉ ở Việt Nam mới có. Điều này là rất bình thường và là một sự tồn tại khách quan vì rằng không có bất cứ một thể chế chính trị nào có thể làm vừa lòng tất cả mọi bộ phận người dân và cái bộ phận không vừa lòng ấy luôn luôn cất tiếng nó phản kháng  của nó  bằng  văn chương. Chỉ có điều chính quyền có công nhận cái tiếng nói phản kháng ấy hay không mà thôi.
Dòng văn học hiện thực phê phán về bản chất nó chính là vùng “ Ngoại biên” cất lên tiếng nói phản kháng. Nhưng nó lại được nhà nước bảo hộ thừa nhận.
Truyện tiếu lâm, truyện trạng quỳnh  chẳng phải là tiếng nói phản kháng của người dân với chế độ đương thời hay sao? Và! Nổi bật hơn hết chính là  Hồ Xuân Hương ,một tiếng nói phản kháng mạnh mẽ nhất  và cũng là tiếng nói phản kháng được chúng ta nghiên cứu nhiều nhất.
Có một câu hỏi đặt ra là: Tại sao những tiếng nói phản kháng phi chính thống chỉ trích các chế độ ngày xưa thì chúng ta nghiên cứu một cách rất cẩn thận còn tiếng nói phản kháng chỉ trích chính chúng ta thì chúng ta lại cố tình lờ đi làm như là nó không tồn tại?
Lẽ ra chúng ta phải làm ngược lại. Những tiếng nói chỉ trích chúng ta chúng ta phải nghiên cứu thật cẩn thận. Nguyên nhân phát sinh? Đặc điểm ? Tầng lớp tham gia ? vị trí và sự ảnh hưởng của nó trong nền văn học đương đại?  và cuối cùng là câu hỏi làm thế nào để dập tắt đi những tiếng nói phản kháng ấy? bởi vì dù có nói ra hay không thì không một thể chế chính trị nào lại  muốn tiếng nói phản khảng mình được ngày càng đông đảo người dân ủng hộ.
Vì không có toàn bộ bản luận văn của Nhã thuyên trong tay nên tôi không thể biết bản luận văn có trả lời được tất cả những câu hỏi đó hay không. Nhưng thông qua các bài phê phán bản luận văn thì tôi thấy bản luận văn đã ít nhất trả lời được bốn trong năm câu hỏi nêu trên.
1-Nguyên nhân phát sinh—sự trì trệ, cùn mòn của nên văn học đương đại, sự mất dân chủ trong sinh họat xã hội  và cuối cùng là những vấn đề tồn tại trong việc xuất bản.
2—Đặc điểm –dùng cái dung tục .Sử dụng lối nói lái, nói nhại làm vũ khí.
3—Tầng lớp  tham gia –Những thanh niên trí thức trẻ.
4—Vị trí của nhóm mở miệng trong nền văn học đương đại –Có ảnh hưởng không nhỏ trong dòng thơ hậu hiện đại đang thịnh hành.
Tôi không biết Nhã thuyên có trả lời được câu hỏi thứ năm không. Nếu trả lời được thì bản luận văn được điểm mười là xứng đáng còn nếu không trả lời được câu hỏi thứ năm thì bản luận văn được điểm mười quả có hơi “Hào phóng” như một ông “Giáo sư “ Đã nhận xét. Cùng lắm bản luận văn chỉ đáng được điểm 8.
Người ta trả lời được bốn câu hỏi khá lớn mà các vị còn bảo “Bản luận văn  không có tính khoa học”.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, chúng ta ít nhất đã có ba lần phong trào phản kháng (Tôi nói phong trào chứ không nói đến những cá nhân đơn lẻ) cất lên trong văn học. Lần đầu tiên đó chính là  phong trào Nhân văn giai phẩm. Chúng ta đã dập tắt tiếng nói phản kháng này bằng công cụ chuyên chính vô sản nhưng rất tiếc sau mấy chục năm, tuy không chính thức, ta lại phải thừa nhận nó bằng cách trao giải thưởng văn học cho chính những tác giả mà ta đã từng chối bỏ. Lần thứ hai xuất hiện từ sau năm 1975 đến trước thời kì đổi mới. Một phong trào tiếu lâm chính trị  trải rộng suốt từ Bắc chí Nam và kéo dài suốt hơn một chục năm mà nguyên nhân là sự đói kém đến cùng cực, hậu quả của một chính sách kinh tế sai lầm. Lần này chúng ta không có cách nào dập tắt được. Nó chỉ tự biến mất khi nguyên nhân tạo ra nó, sự đói khổ cùng cực,  mất đi do chính sách đổi mới của Đảng. Và lần này là nhóm mở miệng. Có một sự tương đồng giữa nhân văn giai phẩm và nhóm mở miệng đó là họ đều là những người trí thức ,họ không “Khuyết danh” và cuối cùng đó là nguyên nhân dẫn đến tiếng nói phản kháng của họ là tương đối giống nhau. Họ chỉ khác nhau ở một điểm duy nhất đó là vũ khí dùng để phản kháng.
Tôi không bênh vực nhóm mở miệng mà tôi còn dị ứng với cách viết của họ nhưng tôi bênh vực Nhã thuyên với tư cách là một người nghiên cứu khoa học vì vậy tôi buộc lòng phải phân tích một chút về cái vũ khí mà nhóm mở miệng đang dùng.
Chửi! đó là một đặc trưng văn hóa của người việt.  Các ngài giáo sư khi phê phán bản luận văn này có một nhầm lẫn hết sức tai hại . Các vị ấy cho rằng văn hóa  phải là những cái đẹp, có tính mà theo ngôn từ của các vị đó là “Mỹ học” . Sai! Văn hóa  là những đặc điểm riêng mà chỉ có ở một dân tộc, hay một bộ phận cư dân duy nhất có. Nó chẳng liên quan gì đến cái từ to tát “Mĩ học” mà các vị giáo sư mang ra làm con ngáo  ộp để đe dọa mọi người.  Những phong tục tập quán đó có thể là không “Mỹ học” nhưng nó gắn liền với lịch sử hình thành hoặc niềm tin tôn giáo của dân tộc đó.Trong những đặc điểm riêng đó cái nào có thể gắn hai từ “Mĩ học” Vào thì đó là điều quá tốt còn cái nào không gắn nổi hai từ “Mĩ học” thì không phải vì thế mà ta bảo nó không phải là “Đặc trưng văn hóa”. Với cách nhìn nhận như thế thì chửi là một đặc trưng văn hóa của riêng người việt . Nó chủ yếu  là cách phản kháng của người yếu đối với kẻ mạnh. Độ tục của câu chửi là thước đo của sự phản kháng. Sự uất ức càng lớn thì câu chửi càng tục.  Và khi chửi thì người Việt thường mang kẻ mạnh ví với những cái ( theo cách nghĩ của người Việt) nhơ bẩn  nhất như (Xin lỗi mọi người) Lồn, buồi, cứt, đái. Truyện tiếu lâm của chúng ta cũng sử dụng phương pháp này và đặc biệt Hồ xuân hương đã sử dụng phương pháp này đến cái độ “Mỹ học”. Nhưng khác với truyện tiếu lâm hay hay Hồ xuân hương , nhóm mở miệng dùng cách này với  một cường độ bạo liệt nó rất gần gũi với cách chửi thô tục ngoài cuộc đời. Chính vì điều này mà Nhã thuyên đã đi đến kết luận
“chối bỏ quyết liệt”, “lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có nguy cơ tan rã” “
Cái kết luận này là rất đúng đắn vì như tôi đã nói đọ tục của câu chửi là thuốc đo sự uất ức của kẻ yếu đối với kẻ mạnh.  Chỉ có điều ông giáo sư  đã cố tình lập lờ . Đây là nhóm mở miệng “Chối bỏ quyết liệt” chứ đâu phải là cô thạc sỹ Nhã Thuyên “ Chối bỏ quyết liệt”  mà lại đòi xét lại bản luận văn? Vì tư tưởng chính trị?
Vị giáo sư này còn viết
Trong khoa học xã hội và nhân văn, có khi chỉ có thể nghiên cứu đối tượng trong độ lùi cần thiết của lịch sử, khi sự việc, hiện tượng đã an bài, xong xuôi, người nghiên cứu đã có đủ tư liệu chính xác để nhìn nhận thỏa đáng các khía cạnh của vấn đề.
Đây không phải  là tư duy của một nhà khoa học. Đây là tư duy của một kẻ cơ hội trong khoa học.
Một trong những  giá trị cao nhất khiến cho loài người phải bỏ bao tiền của, công sức vào cho khoa học đó chính là tính tiên đoán và dự báo. Giá trị của khoa học nằm ở chỗ đó. Nó giúp cho các nhà hoạch định chính sách tránh đuộc những sai lầm. Gúp cho loài người tránh đuộc những thảm họa có thể hoặc sắp xẩy ra. Kể cả những bộ môn khoa học chỉ chuyên nghiên cứu về quá khứ như khảo cổ cũng phải có  đặc tính này. Hóa ra ngài giáo sư này chỉ chuyên nghiên cứu nhữn cái đã hai năm rõ mười, ai cũng biết. Vậy xin hỏi cái nghiên cứu ấy dùng để làm gì? Chẳng làm gì cả! Nó chỉ là những tờ “Giấy vụn” . Hay các ngài ấy có cổ phần trong nhà xuất bản “Giấy vụn “Của Bùi Chát và Lý Đợi?
Ở các nước tiên tiến nhà nước thường đặt hàng cho các trường đại học và các học viện nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến những chính sách sắp ban hành.Có nghĩa là điều ấy chưa hề xẩy ra đã phải nghiên cứu rồi vì giá trị tiên đoán và dự báo của khoa học. Còn với vị giáo sư này thì…..
Nói như vị giáo sư này thì ông Mác phải đợi đến bao giờ mới nghiên cứu nổi lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học?  Một nền tảng của Đảng ta? Chủ nghĩa này đến bây giờ con người vẫn chưa đạt đến
Ông ta còn viết2.
Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu cùng với các dữ kiện nghiên cứu phải đáng tin cậy và hợp hiến
Với hai từ “Hợp hiến” Không biết ông giáo sư này muốn nói điều gì? Phải chăng ông muốn nói có những điều không đuộc phép  nghiên cứu cho dù nó đang tồn tại? Hay nói khác đi ông muốn đặt khoa học nằm trong lòng chính trị?
Đúng là tư duy của một kẻ cơ hội. Phải khẳng định rằng không có bất cứ một giới hạn nào cho nghiên cứu khoa học. Khoa học có thể nghiên cứu từ những thứ không tưởng nhất như hố đen đến những thứ nhỏ nhặt nhất như con kiến. Trong khoa học xã hội và nhân văn những chủ nghĩa phản động nhất như chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay nhưng lí thuyết cực kì vô nhân tính như thuyết nhân mãn chúng ta đều phải nghiên cứu đầy đủ nhằn tránh cho loài người dẫm vào vết xe đổ của quá khứ. Vậy tại sao một tiếng nói phản kháng đã đang và sẽ tiếp tục phát triển lại không đuộc nghiên cứu?
Nhà nước quản lý khoa học bằng kế hoạch,  dựa vào nhu cầu cấp thiết hay chưa cấp thiết mà cuộc sống đòi hỏi mà định ra cái nghiên cứu nào nên làm trước, cái nghiên cứu nào nên làm sau để rót ngân sách chứ không thể quản lý khoa học bằng cái các ông vẫn gọi “Tư tưởng chính trị”
Khoa học nghiên cứu các quy luật vận động khách quan và chính trị áp dụng những kết quả nhiên cứu ấy vào các chính sách của mính để những chính sách đề ra đúng với quy luật vì vậy chỉ có “Những đường lối chính sách của nhà nước được soi rọi dưới ánh sáng của khoa học” Chứ không thể có cái điều nguộc lại như các ông giáo sư vẫn nghĩ
“Các nghiên cứu khoa học đuộc chỉ đạo bằng các tư tưởng chính trj”.
“Lãnh đạo” Theo tiếng hán việt có nghĩa đen là tìm ra,đưa ra vậy thì xin hỏi các ông Chính trị lãnh đạo khoa học hay khoa học lãnh đạo chính trị?
Những đường lối lãnh đạo phi khoa học chỉ theo ý chí cá nhân hay ta vẫn gọi khác đi là duy ý chí, chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sao đến tận bây giờ mà mấy ông tiến sỹ vẫn chưa nhìn ra?
Ngày xưa mấy nhà lý luận các ông xúm vào đánh nhân văn giai phẩm với chiêu bài phi chính trị , tuy là sai lầm những kể ra thì vẫn còn có cái để bao biện được vì dù sao văn học vẫn có một thuộc tính đó là tuyên truyền. Nhưng lần này mấy ông định mang chiêu bài này để đánh khoa học thì lại là điều không thể chấp nhận. Tôi nói lại một lần nữa : Bản luận văn này không phải là một tác phẩm văn chương. Nó là một đề tài khoa học.  Có thể sai! Có thể đúng về mặt lý luận nhưng không thể là sai hay đúng theo cái các ông gọi “Tư tưởng chính trị”. Mà một nghiên cứu khoa học thì sai đúng đó là chuyện bình thường sao có thể cách chức , cắt hợp đồng với người hướng dẫn và với Nhã thuyên?
Với cách hành xử như vậy liệu còn ai dám nghiên cứu khoa học xã hội một cách trung thực? mà nghiên cứu khoa học xã hội không trung thực thì Đảng dựa vào đâu để đưa ra những đường lối chính sách của mình? Cái chính sách “Cộng hai điểm cho bà mẹ Việt Nam  anh hùng” đó chính là kết quả của cái tư duy “Khoa học trong chính trị” của các ông. Nó quá đúng! Quá chính trị! Quá nhân văn. Nhưng! Lại vô tích sự .
Tôi đọc hồi kí của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh ông ta có than thở rằng môn ngữ văn quá  thiếu đề tài nghiên cứu. Quanh đi Nam Cao, quẩn lại lại Chí phèo thế cho nên một thằng cha lưu manh vô học lại đẻ ra được đến hơn trăm ông tiến sỹ (Chỉ tính riêng trường đại học sư phạm đã có đến bốn mươi luận văn tiến sỹ về Nam Cao ) Thật là chuyện cười ra nước mắt.
Tôi nghĩ : Thực ra chẳng thiếu đề tài đâu nhưng với cái tư tưởng “Chính trị” Và “Cơ hội” như của các ông thì  những đề tài như “Nền văn học hiện thực phê phán đã đẻ ra Nam cao ông tổ của các tiến sỹ đương đại vậy tại sao nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta lại không thể sinh ra đuộc một nhà văn bằng một nửa Nam cao? Cái gì tạo ra điều đó?”
Hay
Nền văn học chiến tranh cách mạng đã tương xứng chưa với xương máu của hơn ba triệu con người đã ngã xuống. So với nền văn học chiến tranh vệ quốc củaL iên xô xưa nền văn học chiến tranh cách mạng của chúng ta như thế nào?
Hay
Đạo đức xã hội xuống cấp một cách thê thảm. Văn hóa đọc đang dần biến mất. Tại sao? Và văn học chịu trách nhiệm đến đâu với tình trạng đó?
Những đề tài như thế đang rất cần những nhà khoa học nghiên cứu nhưng ! Chỉ với một bản luận văn đề cập đến một nhóm thơ nhỏ xíu mà các ông đã quy chụp thành “Phản động” Kích động lật đổ “ Thì những vấn đề rất lớn của xã hội liệu ai còn dám nghiên cứu một cách thật sự để đưa ra những quy luật vận động một cách khách quan thật sự giúp Đảng và nhà nước đưa ra đuộc những chính sách đúng đắn đưa đất nước tiến lên?
Nguyễn Đăng Mạnh có nói đại ý  là thời thơ mới có hàng trăm nhà thơ mà chỉ có mỗi một Hoài Thanh nên ông rút ra kết luận “Phê bình văn học là một nghề khó”
Điều này chỉ đúng một nửa. Khó! Khan hiếm chỉ với những nhà phê bình thật sự tài năng, thật sự tâm huyết với nền văn học. Còn những nhà phê bình như các ông thì không hiếm mà còn quá nhiều là đằng khác. Thử hỏi hiện nay có bao nhiêu nhà thơ thực sự? Chắc chỉ dăm ba người?  nhưng có bao nhiêu ông “Giáo sư tiến sỹ phê bình và lý luận văn học”? Chắc cungx phải vài chục.  Nguyễn Đăng Mạnh đã sai. Phải nói rằng “ Những kẻ muốn vào làng văn nhưng không viết được thì đi làm phê bình văn học”.
Sự dung tục đang lan vào trong văn học một cách mạnh mẽ không thể nào cưỡng lại. Những tác phẩm như Hoan ca , Dị hương mà hội nhà văn vừa trao giải về bản chất nó cũng là một tiếng nói phản kháng với cái sáo mòn, cũ kĩ hiện nay của văn chương, một mong muốn đòi hỏi sự cách tân đổi mới cho văn học đâu chỉ riêng có mở miệng. Chỉ có điều nhóm mở miệng dung tục đến cái mức quyết liệt hơn, điển hình hơn. Mà trong nghiên cứu khoa học thì phải bắt đầu nghiên cứu từ cái điển hình từ đó suy ra những hiện tượng ít điển hình hơn thì các ông lại cho là “Cổ vũ” kích động lật đổ”. Nếu tác giả  định “ Kích độnglật đổ” hay “Cổ súy” nhóm mở miệng thì tác giả của nó đã tung bản luận văn này lên mạng từ lâu rồi. Tôi không tìm thấy bản luận văn trên mạng chứng tỏ Nhã Thuyên là một người nghiêm túc. Nhận định khác với cổ súy. Trong nhiên cứu khoa học tất phải đưa ra các nhận định.Nhưng nhận định khác với cổ súy. Đã ba năm nay, không ai biết đến bản luận văn này trừ một vài người trong hội đồng khoa học trường đại học sư phạm. Nhưng nay thì nhờ các ông mà ai cũng biết đến nhóm mở miệng, và ai cũng đọc nó. Vậy ai là người kích động lật đổ? Chính là các ông!
Xin nhắc lại một lần nữa.
Khoa học là một tia sáng. Nó chỉ có thể đi theo một đường thẳng trong một môi trường trong suất không có vật cản”
Xin các ông đừng trở thành vật cản của khoa học.
                                                          Hà nội 7-8-2013
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét