Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam
Một nhân viên trạm xăng của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex đang đổ xăng cho khách. AFP photo |
Các nhóm lợi ích
Anh Vũ: Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới
rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất
mạnh. Nó có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin
ông đánh giá khái quát về vấn đề này?
TS. Phạm Chí Dũng: Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ
lâu, nhưng đến đầu năm 2011 cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư
luận xã hội đề cập một cách chính thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường
được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và
quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm trục lợi.
Nhóm lợi ích tạm chia thành ba loại: Nhóm lợi ích thứ nhất là nhóm đầu
cơ liên quan đến tài chính như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng
khoán; điển hình như nhóm ngân hàng G5, Công ty vàng SJC... Nhóm lợi ích
thứ hai liên quan đến tính bao cấp là những nhóm độc quyền như xăng
dầu, điện, nước mà điển hình là Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex), Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là những điển hình. Nhóm lợi ích thứ ba là
các Tổng công ty nhà nước như Vinashin, Vinalines… Các nhóm lợi ích tuy
không được bao cấp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
xuất và kinh doanh, nhưng lại được hưởng lợi khá lớn từ hệ thống chính
sách ưu đãi của chính phủ.
Trong hai năm 2011 và 2012, làn sóng thâu tóm ngân hàng cho thấy một sự
chiếm đoạt và giành giật lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích. Trong bối cảnh
nền kinh tế còn tương đối ổn định thì các nhóm lợi ích vẫn còn đất sống,
nhưng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì đã có những nhóm lợi ích
như BĐS và chứng khoán đã gặp khốn đốn. Khi ấy, chỉ còn một số nhóm lợi
ích như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện, nước vẫn có thể tồn tại.
Trong các nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích thứ nhất được đánh giá là nhóm
trục lợi ghê gớm nhất, có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các chiến
dịch đầu cơ vào thời điểm các năm 2006-2009. Giai đoạn này nhiều triệu
phú đô la ở Việt Nam xuất hiện, có nhiều đại gia có tài sản từ vài trăm
triệu đến hàng tỷ USD. Đáng chú ý là theo dư luận, trong nhóm đại gia
này còn có sự liên quan đến không ít các quan chức.
Anh Vũ: Xin ông cho biết về sự nguy hại của nó đối với đất nước như thế nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Rất nguy hại làm cho kinh tế suy thoái. Trong thời
gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền
kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình
trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Từ đó dẫn đến
khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội. Tuy nhiên, bất chấp
làn sóng phản ứng gay gắt của dư luận, các nhóm lợi ích xăng dầu, điện
vẫn không ngừng tăng giá, một phần để bù đắp cho những khoản lỗ ngoài
ngành, phần khác để gia tăng lợi nhuận. Vừa rồi đã giá xăng tăng 3 lần
và giá điện tăng 5%.
Điều đáng lưu ý là các nhóm lợi ích ở Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt
động theo kiểu mafia với hai yếu tố quyền lực và tiền bạc để lũng đoạn.
Khác với ban đầu là các nhóm lợi ích chỉ dùng quyền để trục lợi thì bây
giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền không những nhằm khuynh loát chính
trị mà còn lợi dụng vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của
dân chúng.
Từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước, nhóm lợi ích vàng
xuất hiện, đã khuấy đảo và thao túng thị trường vàng trong tất cả các
khâu. Tính chất độc quyền trong kinh doanh vàng đã tạo ra sự chênh lệch
khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới 5- 7 triệu đồng/lượng và
gây thiệt hại cho người dân.
Mâu thuẫn phát sinh
Anh Vũ: Hiện nay, giữa các phe nhóm lợi ích đang có vấn đề mâu thuẫn
về quyền lợi và quyền lực. Xin ông cho biết về hậu quả của việc xung đột
ở đỉnh điểm trong tương lai (nếu có) sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Vì khó khăn của nền kinh tế mà thị phần và tỷ suất
lợi nhuận của các nhóm lợi ích đã bị giảm đi tương đối. Từ đó, các nhóm
lợi ích phải quay sang cạnh tranh với nhau như trong vài năm vừa rồi. Sự
tồn tại và chiếm lĩnh của các nhóm lợi ích sẽ phụ thuộc rất lớn vào
biến động của nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, kênh tạo ra lợi nhuận tối ưu
lại phụ thuộc vào các chính sách độc quyền và tạo ra đặc quyền của nhà
nước.
Muốn có được chính sách độc quyền và đặc quyền lại cần có những người
tạo ra chính sách. Trong trường hợp này, nhóm thân hữu xuất hiện và các
nhóm lợi ích đã bắt rễ với nhau và hình thành nên mối liên kết hữu cơ,
hay còn gọi là mối quan hệ “ăn chịu”.
Nếu không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này,
tất yếu sẽ kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân.
Tương lai bùng nổ như thế sẽ không còn bao lâu nữa.
Anh Vũ: Ngoài nguyên nhân về trục lợi, sự tồn tại của nhóm lợi ích còn là hệ quả tâm lý của các quan chức, ông có đánh giá như thế nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Mục tiêu của mối quan hệ nhóm lợi ích – nhóm thân hữu
ở Việt Nam không chỉ thuần túy là tạo ra lợi nhuận. Như bài học lịch sử
ở các nước tư bản từ thời kỳ đầu đến nay, tiền bạc luôn có khuynh hướng
biến thái thành quyền lực, thông qua phương tiện chính trị. Thì hoạt
động chính trị ở Việt nam không chỉ nhằm gia tăng và bảo vệ tài sản cá
nhân, mà còn để thỏa mãn tâm lý ham thích và thể hiện quyền lực đối với
đối tượng bị cai trị.
Nền chính trị Việt Nam đã tạo ra cho quan chức thói quen thích thể hiện
quyền lực và đặc biệt thích cai trị. Với cố tật của nó, nó có khả năng
sẽ bị biến thái trong những năm tới, với một phần lớn nền chính trị sẽ
rơi vào tay các nhóm tài phiệt và chính khách tham lam.
Anh Vũ: Vậy theo ông cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
TS. Phạm Chí Dũng: Chính quyền phải có biện pháp ngay, không thì sẽ quá
muộn. Trong những năm qua, mặc dù không ít vụ việc lợi dụng chính sách
trục lợi đã bị công luận và dư luận phanh phui và lên tiếng phản ứng
mạnh mẽ. Tuy vậy vẫn không có bất kỳ một hành động cụ thể nào của các cơ
quan đảng và nhà nước đối với bất kỳ một nhóm lợi ích nào.
Vì thế một yêu cầu cần phải tiến hành cuộc đại phẫu đối với khối doanh
nghiệp nhà nước là hết sức bức thiết. Nhưng cần hơn tất cả, là phải có
nhát cắt đại phẫu vào vị trí của những nhóm lợi ích. Nếu không, nguy cơ
nền kinh tế Việt Nam bị thao túng và lũng đoạn hoàn toàn bởi nhóm lợi
ích và nhóm thân hữu là rất dễ xảy ra. Khi đó, mức độ xấu nhất của tình
trạng kinh tế xã hội không còn được quy chiếu từ năm 1991 như TS. Lê
Đăng Doanh đã nói, mà sẽ ghê gớm hơn gấp bội.
Anh Vũ: Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Chí Dũng.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-08-07
Đào Tuấn - Email của bộ trưởng, cái lắc đầu của thứ trưởng
Một thứ trưởng đã từ chối trả lời những thắc mắc của báo chí. Một cơ
quan chính phủ đã không giải đáp thắc mắc của những người đóng thuế, trả
tiền điện. Và một cuộc họp báo không có thông tin
Hồi tháng 7, ngay trước các kỳ thi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã công khai
địa chỉ email cá nhân trên báo chí. “thông tin rất có ích giúp tôi nắm
bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của thầy cô giáo, cán bộ quản lý trong
ngành Giáo dục cũng như học sinh, sinh viên, hỗ trợ kịp thời công tác
chỉ đạo công việc của tôi”. Và đặc biệt là việc đấu tranh chống các hiện
tượng tiêu cực trong thi cử”.
Việc công khai email cá nhân của bộ trưởng bấy giờ được đánh giá giống
như một “cái tai thứ hai”, để không chỉ nghe những báo cáo cấp dưới, đa
phần đã được “tút tát” để làm đẹp lòng nhau, mà còn để nghe dân nói.
Suy cho cùng, trách nhiệm của một chính khách, của một người quản lý là
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân, giải đáp những thắc mắc của họ để
những chính sách công liên quan với số đông đạt được sự đồng thuận. Quy
chế tiếp dân, quy chế người phát ngôn, và các cuộc họp báo ra đời, thật
đơn giản, chỉ để làm mỗi nhiệm vụ hỏi và trả lời. Liệu có bao giờ người
dân thông cảm và đồng thuận nếu chẳng rõ thực hư, nếu chỉ nhận được
những câu trả lời vòng vo, sự lảng tránh kiểu ừ hữ, hay tệ hơn, là những
cái lắc đầu.
Bởi vậy, có thể hiểu được sự bức xúc của dư luận khi hôm qua, trong một
cuộc họp báo, về giá điện- loại mặt hàng liên quan trực tiếp đến đời
sống của gần 90 triệu dân và cả nền kinh tế, một nữ thứ trưởng Bộ Công
thương đã đáp chỏn lỏn rằng “Chúng tôi không trả lời nữa”.
Cần phải nhắc lại rằng, đây là câu trả lời trước hàng loạt những câu hỏi
chưa có câu trả lời, đồng thời cũng là những bức xúc của người dân.
Chẳng hạn “Sáu tháng đầu năm EVN đã cân đối tài chính, tổng doanh thu
tăng 23% so với cùng kỳ. Tại sao EVN vẫn xin tăng giá điện?” “Trước đó,
tại buổi họp báo ngày 30/7, người phát ngôn Chính phủ truyền đạt ý kiến
chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu việc tăng giá điện phải lấy ý kiến người
dân, doanh nghiệp. Vậy khi bất ngờ ban hành Thông tư cho phép tăng giá
điện 5% ngay trong ngày 1-8, Bộ đã lấy ý kiến người dân hay chưa?”.
“Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, EVN công khai, minh bạch giá điện với
nhân dân. Có phải Bộ đã làm trái chỉ đạo của Chính phủ?”. “Giá điện
Việt Nam có phải đang cao hơn một số nước trong khu vực như Lào,
Myanmar, Indonesia hay không?”.
Cũng toàn là những câu hỏi khó chứ chẳng chơi.
Và đứng trước những câu hỏi đó, một người phát ngôn đã không phát ngôn.
Một thứ trưởng đã từ chối trả lời những thắc mắc của báo chí. Một cơ
quan chính phủ đã không giải đáp thắc mắc của những người đóng thuế, trả
tiền điện. Và một cuộc họp báo không có thông tin, hay nói đúng hơn,
chỉ có một thông tin, cũng là thông điệp duy nhất mà bất cứ người dân
cũng cảm nhận được từ câu trả lời của nữ thứ trưởng, là “Bộ công thương
muốn chấm dứt dư luận về giá điện”, muốn “người dân ngủ yên với những
băn khoăn”.
“Tôi nghĩ rằng người dân hiểu được sẽ rất thông cảm”- Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng tâm sự trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” ba hôm
trước đó. Bộ trưởng nói đúng quá. Có điều, với câu trả lời “không trả
lời nữa”, người dân làm sao có thể hiểu được để có thể nói đến sự thông
cảm, đến sự đồng thuận, điều đáng lẽ phải là ưu tiên số một mỗi khi ban
hành một chính sách, một quyết định công.
Đào Tuấn(Blog Đào Tuấn)
Vốn ODA cho Việt Nam vay bị ăn bớt đến 40%
Có
tới 40% vốn tín dụng phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình
xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng bị ăn chặn nhưng những cá nhân có
liên quan chỉ bị cảnh cáo.
|
Vì bị các quan ăn
chặn, trường học lẽ ra phải hai tầng với 6 phòng học trở thành một dãy
nhà cấp 4 có ba phòng học. (Hình: VietNamNet)
|
ODA là ba chữ viết tắt của Official Development Assistance (hỗ trợ phát
triển chính thức). ODA có thể là các khoản cho vay không tính lãi hoặc
tính lãi thấp với thời gian vay dài. Đôi khi ODA là viện trợ. Mục tiêu
của ODA là trợ giúp để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở quốc
gia nào đó.
Tại Việt Nam, nhiều năm qua, ODA luôn là một nguồn béo bở để các viên chức từ trung ương đến địa phương xà xẻo, bỏ túi riêng. Rất nhiều dự án lớn sử dụng tín dụng ODA bị đám quan chức lươn lẹo ăn cắp, nổi tiếng như Dự án xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn đến các dự án do công ty thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN quản lý gọi là PMU 18, bị phơi bày trên mặt báo cho người ta thấy phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng ở Việt Nam.
Chuyện mới nhất vừa được phanh phui vì ăn chặn ODA xảy ra tại Hà Tĩnh. Theo báo điện tử VietNamNet, Trong các năm từ 2009 đến 2010, sau khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng, một phụ nữ mà báo điện tử VietNamNet không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề “chạy dự án”, với điều kiện khi thành công, phải “cắt” cho bà ta 40%.
Sau đó, nguồn vốn ODA vừa kể được rót về ba xã: Gia Phố (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Minh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Trong đó, xã Gia Phố được nhận 80.000 USD để xây dựng trường Tiểu học Đông Hải và chính quyền xã này đã lấy 8.000 USD chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 USD chi cho người phụ nữ làm môi giới. Chuyện tương tự cũng xảy ra tại hai xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, chỉ có một khác biệt là người phụ nữ làm môi giới được chia tới 40% “hoa hồng”.
Do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã vừa kể đều phải giảm quy mô và chất lượng tất nhiên cũng giảm. Chẳng hạn trên giấy tờ, trường Tiểu học Đông Hải ở xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một khu nhà hai tầng với 6 phòng học nhưng trên thực tế chỉ là một dãy nhà cấp 4 với ba phòng học.
Điểm đáng chú ý là dù ăn chặn trắng trợn như thế nhưng khi sự việc đổ bể, không rõ tại sao hệ thống tư pháp Việt Nam lại lờ đi, không xem xét trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai. Người phụ nữ làm môi giới dự án vẫn là một nhân vật không ai rõ tên tuổi, không hiểu vì sao bà ta chạy dự án và các viên chức cấp xã tham gia ăn chia vốn ODA chỉ bị cảnh cáo.
Cho đến nay vẫn chưa thấy Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam có ý kiến về vụ tham nhũng vừa kể. Trong quá khứ, Nhật – quốc gia dẫn đầu về cấp ODA cho Việt Nam – đã từng tuyên bố cắt nguồn ODA, đòi Việt Nam phải điều tra, truy tố các viên chức tham nhũng sau khi vụ tham nhũng ở dự án “Đại lộ Đông – Tây” tại Sài Gòn bị đổ bể.
Hồi cuối tháng 5, Đan Mạch – một trong những quốc gia dẫn đầu trong nhóm cấp ODA cho Việt Nam, cũng đã dừng việc cấp ODA để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam. Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt” .
Tại Việt Nam, nhiều năm qua, ODA luôn là một nguồn béo bở để các viên chức từ trung ương đến địa phương xà xẻo, bỏ túi riêng. Rất nhiều dự án lớn sử dụng tín dụng ODA bị đám quan chức lươn lẹo ăn cắp, nổi tiếng như Dự án xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn đến các dự án do công ty thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN quản lý gọi là PMU 18, bị phơi bày trên mặt báo cho người ta thấy phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng ở Việt Nam.
Chuyện mới nhất vừa được phanh phui vì ăn chặn ODA xảy ra tại Hà Tĩnh. Theo báo điện tử VietNamNet, Trong các năm từ 2009 đến 2010, sau khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng, một phụ nữ mà báo điện tử VietNamNet không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề “chạy dự án”, với điều kiện khi thành công, phải “cắt” cho bà ta 40%.
Sau đó, nguồn vốn ODA vừa kể được rót về ba xã: Gia Phố (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Minh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Trong đó, xã Gia Phố được nhận 80.000 USD để xây dựng trường Tiểu học Đông Hải và chính quyền xã này đã lấy 8.000 USD chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 USD chi cho người phụ nữ làm môi giới. Chuyện tương tự cũng xảy ra tại hai xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, chỉ có một khác biệt là người phụ nữ làm môi giới được chia tới 40% “hoa hồng”.
Do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã vừa kể đều phải giảm quy mô và chất lượng tất nhiên cũng giảm. Chẳng hạn trên giấy tờ, trường Tiểu học Đông Hải ở xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một khu nhà hai tầng với 6 phòng học nhưng trên thực tế chỉ là một dãy nhà cấp 4 với ba phòng học.
Điểm đáng chú ý là dù ăn chặn trắng trợn như thế nhưng khi sự việc đổ bể, không rõ tại sao hệ thống tư pháp Việt Nam lại lờ đi, không xem xét trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai. Người phụ nữ làm môi giới dự án vẫn là một nhân vật không ai rõ tên tuổi, không hiểu vì sao bà ta chạy dự án và các viên chức cấp xã tham gia ăn chia vốn ODA chỉ bị cảnh cáo.
Cho đến nay vẫn chưa thấy Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam có ý kiến về vụ tham nhũng vừa kể. Trong quá khứ, Nhật – quốc gia dẫn đầu về cấp ODA cho Việt Nam – đã từng tuyên bố cắt nguồn ODA, đòi Việt Nam phải điều tra, truy tố các viên chức tham nhũng sau khi vụ tham nhũng ở dự án “Đại lộ Đông – Tây” tại Sài Gòn bị đổ bể.
Hồi cuối tháng 5, Đan Mạch – một trong những quốc gia dẫn đầu trong nhóm cấp ODA cho Việt Nam, cũng đã dừng việc cấp ODA để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam. Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt” .
Tuy không đề cập chi tiết nhưng theo báo chí
Đan Mạch thì các dự án bị dừng có liên quan tới việc nghiên cứu biến đổi
khí hậu, do Danida - môt tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch, cấp vốn.
Theo đó, lý do khiến Đan Mạch ngưng cấp ODA là vì phát giác phía Việt
Nam chi quá nhiều cho các dịch vụ đáng ngờ. Số tiền bị nghi là tham
nhũng được ước đoán khoảng 550 ngàn USD. Phía Đan Mạch đã chính thức yêu
cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ điều tra nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa
cho biết kết quả
(Người Việt)
Phiên tòa làm xấu bộ mặt luật pháp?
Hai mươi năm đổ mồ hôi, nước mắt, cả tính mạng của đứa con gái thân yêu
cùng tiền vay bạc hỏi để hình thành khu đầm nuôi thủy sản ở Cống Rộc,
Hải Phòng hiện đền đáp cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn bằng cảnh tù đày.
Sao gia đình dân oan ấy gặp phải bi cảnh như vậy?
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
Hồi tháng Hai năm ngoái, khi lên tiếng về vụ gia đình nông dân chân
chính Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, Huyệt Tiên Lãng, Hải
Phòng bị lâm nạn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lưu ý rằng “ Việc thu hồi
đất, cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là trái pháp luật; việc
lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là
có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra
làm rõ và xử lý nghiêm minh”.
Và trong tháng Tư năm nay, tại Trường Cán bộ Toà Án của VN, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng “Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc
lần thứ 11 đã khẳng định là phải xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch,
vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”.
Nhưng cuối tháng Bảy vừa rồi, tại Hải Phòng, Toà án Nhân dân Tối cao
phán quyết vẫn giữ y án sơ thẩm 5 năm tù đối với ông Đoàn Văn Vươn và em
là Đoàn Văn Quý về tội danh gọi là “giết người”; 4 thân nhân còn lại
của nhà họ Đoàn vẫn không tránh khỏi những bản án từ tù ở cho tới tù
treo.
Tình cảnh Đoàn Văn Vươn vẫn phải oan ức chịu tội “giết người dù không ai
chết cả” khiến công luận phẫn nộ, và người ta càng thêm nghi ngờ đối
với giới cầm cân nẩy mực - và cả hệ thống tư pháp - không độc lập của
nhà nước VN.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình bày tỏ “chẳng hy vọng gì phiên
toà này ” và khẳng định rằng những người có lương tri “biết anh em Đoàn
Văn Vươn vô tội là được rồi”;
Anh Đoàn Văn Vươn tại phiên xử ở Tòa án Hải Phòng hôm 2 tháng 4 năm 2013. RFA files |
Nhưng nhà văn Nguyễn Quang Vinh xem chừng như không dằn được bực tức,
nêu lên câu hỏi rằng “ Hóa ra, tự dưng anh Vươn vào một ngày đẹp trời,
nổi cơn điên, chế tạo vật nổ, rào nhà, bắn súng hoa cải vào lực lượng
cưỡng chế ? Ôi trời ơi, các ông không ra lệnh cưỡng chế thì làm sao có
hành động của anh em nhà họ Đoàn?”. Và nhà văn chua chát, “Nếu xử để làm
xấu thêm bộ mặt Luật pháp nước nhà thì cứ xử thôi. Không bàn thêm”.
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lên tiếng về tình cảnh tù tội oan khuất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn:
MS Nguyễn Trung Tôn: Anh Đoàn Văn Vươn là một cựu chiến binh, người đã
hy sinh bao nhiêu công sức, mồ hôi, xương máu để mong thực hiện được một
giấc mơ nhỏ nhoi – cũng là ước mơ của toàn dân VN, đó là mong rằng mình
được sống bình yên ngay trên mảnh đất của quê hương mình. Nhưng rồi họ
gặp phải cảnh bất trắc do áp lực từ phía chính quyền. Mà ngay cả Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kết luận việc chính quyền địa phương cướp
đất, giải toả nhà của gia đình anh Vươn là sai.
Nhưng họ vẫn tiếp tục xử tù gia đình Đoàn Văn Vươn. Những gì giữa chính
phủ nói, những gì đảng CSVN nói và những gì họ làm hoàn toàn trái ngược
nhau. Anh Vươn không phải là người đấu tranh dân chủ, cũng chẳng phải là
nhà hoạt động gì hết, chẳng phải là thế lực thù địch theo kiểu nhà cầm
quyền CS tuyên truyền, mà ảnh chỉ là người dân bình thường muốn cùng gia
đình được sinh sống ngay trên mảnh đất mà họ đã đổ mồ hôi, xương máu.
Nhưng vẫn bị người ta tới cướp bóc, đè nén, uy hiếp khiến cuối cùng cả
nhà phải đi tù.
Những bản án đã soạn sẵn
Tình cảnh oan khuất của gia đình Đoàn Văn Vươn, nói riêng, và dân oan
khắp nước hiện giờ, nói chung, khiến sự phẫn nộ trong công luận lan sang
quý thính giả của Đài ACTD. Chẳng hạn như một thính giả tên Hiệp “buột
miệng kêu trời” rằng “Người ta thường nghĩ một khi ra tòa sẽ nhờ vào
công lý soi sáng sự việc một cách công bình và sáng suốt. Còn ở VN, ra
tòa là một hình thức gian trá. Bản ản do đảng quyết định rồi thì không
bao giờ thay đổi”. Và thính giả nầy, sau khi kêu Trời, đã phản ứng rằng
“Thế mà cũng bày trò ra tòa. Thật vô lý!”.
Trong khi đó, ý kiến của độc gia mang tên Ảo Vọng ghi nhận được trên
mạng cũng lưu ý rằng “Luật là để bàn với nhau cho vui thôi, chứ luật làm
gì có ở các phiên toà VN ngày nay” trong khi “ nền tư pháp hoàn toàn
thiếu vắng tố chất độc lập, hiện diện chẳng qua nhằm chuốc ảo vọng cho
dân đen, khuất phục thê lương dưới ách lạm quyền của chế độ đảng trị,
thì có nó mà như không có …”.
Lên tiếng mới đây với thông tín viên Anh Vũ của Đài ACTD, nhà văn Vũ Thư
Hiên vốn nỗi tiếng với nhiều tác phẩm, nhất là hồi ký “Đêm giữa ban
ngày”, nhận xét về các phiên toà "mang tính đảng" như sau:
Cái này thì rõ ràng, rằng là những gì tôi biết tới nay là đảng đều có sự
can thiệp vào công việc của toà án cả. Cho nên nó có những bản án gọi
là bản án đã soạn sẵn, án bỏ túi ra đấy chỉ có rút ra mà đọc thôi…
Tình trạng “án bỏ túi” phát xuất từ thể chế toàn trị dưới sự độc quyền
lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN vốn không chấp nhận tam quyền phân lập
khiến hệ thống tư pháp mất đi tính độc lập, dẫn tới cảnh tù tội oan
khuất, dài lâu. Bi cảnh ấy không những đang xảy ra đối với gia đình "anh
hùng áo vải" Đoàn Văn Vươn sau khi họ bị mất nhà, mất đất, thậm chí mất
cả đứa con gái thân yêu, mà còn đến với bao nhiêu dân oan khác ở mọi
miền đất nước. Đặc biệt, những người khắc khoải cho vận nước, dân tộc để
dám chống TQ xâm lược, sau cùng rồi, cũng khó thoát khỏi cái "án bỏ
túi" này, mà Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha là những
thí dụ điển hình.
Tình hình như vậy khiến các tổ chức nhân quyền thế giới, cụ thể là Human
Rights Watch, mới đây có lưu ý rằng “hệ thống tòa án Việt Nam thiếu
tính độc lập vì bị chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam khống chế chặt
chẽ”. Human Rights Watch cũng không quên cảnh báo về nạn bạo hành của
công an, bao gồm cả việc tra tấn nạn nhân trong khi giam giữ khiến họ
thậm chí tử vong ngay trong đồn công an, để rồi nạn nhân bị vu oan là "
vì ân hận nên tự tử trong đồn".
Và, trong khi tình trạng tù tội oan khuất về tay giới cầm cân nẩy mực
cũng như tử vong trong đồn công an như vừa nói tiếp diễn đáng ngại khắp
quê hương VN, thì các quan toà “án bỏ túi” và “kiêu binh công an” chỉ
biết “còn đảng còn mình” xem chừng như lúc nào cũng “bình an vô sự”.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-08-07
Ảo tưởng công nghiệp hóa vào năm 2020
Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa Việt Nam vào năm 2020, tức chỉ còn gần 7 năm nữa. Với tình hình tụt hậu quá xa ngay với các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, mục tiêu này được xem là không tưởng. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quàn lý Trung ương về vấn đề này.Giao thông trên đường phố Sài Gòn RFA photo |
Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Đại hội lần thứ 10 và Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam đều
đã thông qua mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước cơ
bản công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Nhưng không nêu rõ tiêu chí cơ
bản là bao nhiêu phần trăm, không nói rõ tiêu chí công nghiệp hóa là
những gì và theo hướng hiện đại là như thế nào. Cho nên đấy là một mục
tiêu rất cao, nhưng lại không có các chỉ tiêu, các định nghĩa rõ ràng.
Nếu như muốn đạt được một tiêu chí của một nước công nghiệp hóa, thì thu
nhập bình quân đầu người phải vào khoảng 6.300 USD và lúc đó thì Việt
Nam chắc chắn là không đạt được mục tiêu đó.
Còn cơ bản tức là không đạt được đầy đủ thì cũng đạt được cơ bản. Cơ bản
là 70% hay 60%, hay có người nói là 30% cũng là cơ bản rồi, thì hiện
nay chưa rõ. Theo tôi cơ bản có nghĩa là phải đạt được 60%-70% và
60%-70% của 6.300 USD thì Việt Nam cũng không dễ dàng gì có thể đạt
được. Còn theo hướng hiện đại có nghĩa là gì, thì cũng chưa rõ. Vấn đề
này đang được đưa ra tranh luận trao đổi, bởi vì Việt Nam hiện nay đang
đánh giá giữa nhiệm kỳ tức là một nửa thời gian kế hoạch 5 năm ; mục
tiêu đạt được chiến lược kinh tế xã hội cho đến năm 2020 là như thế nào,
đó là chủ đề của những cuộc trao đổi hiện nay và vẫn đang diễn ra trong
nội bộ ở nhiều cấp khác nhau.
Nam Nguyên: Có ý kiến là phải giải quyết triệt để những vấn đề kinh
tế bức xúc của 25 năm đổi mới gắn với sở hữu toàn dân như đất đai, doanh
nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước thì mới có thể nói chuyện tiến lên
công nghiệp hóa ở mức độ nào đó. Thưa Tiến sĩ nhận định gì?
TS Lê Đăng Doanh: Nền kinh tế Việt Nam một lần nữa lại đứng giữa ngã ba
đường, tức là Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng và Đảng
Cộng sản Việt Nam vào ngày 15/10/2011 thì đã đề ra mục tiêu đó rồi.
Nhưng thay đổi mô hình tăng trưởng là chuyển sang tăng trưởng có hiệu
quả dựa vào nâng cao năng suất lao động, dựa vào khoa học công nghệ, dựa
vào quản lý hiện đại, thì hiện nay bước chuyển đổi đó chưa thực hiện
được.
Đồng thời cũng đề ra tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc các tập đoàn
kinh tế và tổng công ty nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và hệ
thống thể chế tài chính, cũng như giải quyết nợ xấu và tái cấu trúc đầu
tư công. Cho đến nay đã có đề án tái cấu trúc nhưng chưa thực hiện được
bao nhiêu, đề án tái cấu trúc đầu tư công thì chưa được trình ra đầy
đủ.
Kế hoạch 5 năm 2010-2015 cũng đề ra ba khâu đột phá quan trọng. Một là
đột phá, một nỗ lực vượt bậc trên lĩnh vực thiết lập thể chế kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là xây dựng kết cấu hạ
tầng và thứ ba là nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Cả ba khâu đột
phá đó cho đến nay mới làm được rất khiêm tốn và thể chế kinh tế thị
trường thì gần đây nhiều người thấy là Nhà nước đã can thiệp quá nhiều
vào thị trường. Trong khi đó, những việc chính yếu của Nhà nước như bảo
đảm luật pháp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế
vĩ mô thì Nhà nước lại làm kém hiệu quả.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội. RFA photo |
Phân bố nguồn lực không hợp lý
Nam Nguyên: Theo thông tin ghi nhận, các chuyên gia của chính
phủ cũng nói là, sự phân bổ nguồn lực được mô tả là méo mó chính là sự
cản trở phát triển kinh tế. Thí dụ, ưu đãi doanh nghiệp nhà nước hay
doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm lợi ích trong tiếp cận tín dụng, đất đai
hay các nguồn lực sản xuất quan trọng khác. Thưa TS nhận định gì về
đánh giá này ?
TS Lê Đăng Doanh: Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là phân
bố nguồn lực một cách hợp lý, để bảo đảm sự phát triển xã hội và tăng
trưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn lại thì thấy sự phân bổ nguồn lực của
Việt Nam rất kém hiệu quả và không hợp lý. Khối kinh tế Nhà nước thì
thu hút tới 65% tổng tín dụng, nhưng chỉ sản xuất ra được 28% tổng sản
phẩm xã hội.
Con số của Tổng cục Thống kê đưa ra là kinh tế Nhà nước đóng góp 34% là
bao gồm cả đóng góp của quốc phòng của bộ máy hành chính của thể dục thể
thao! Chứ còn sự đóng góp đích thực của các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước chỉ khoảng 28% thôi. Chúng tôi đã tính lại một cách hết sức nghiêm
túc dựa trên các con số của Tổng cục Thống kê và như thế thấy là không
được hiệu quả lắm. Thứ hai nữa, sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhà
nước đã không đem lại hiệu quả như mong đợi. Thí dụ đầu tư lớn vào
Vinashin vào Vinalines và bây giờ không đem lại hiệu quả mong đợi.
Việc đầu tư công là một nhiệm vụ rất quan trọng của một Nhà nước đưa một
nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp tiến lên hiện đại thì phải
có đầu tư công, phải có phát triển kế cấu hạ tầng, phải có phát triển
khoa học công nghệ, phát triển giáo dục đào tạo ..v..v.. nhưng đầu tư
công của Việt Nam là rất kém hiệu quả rất tốn kém. Một km đường cao tốc
giá cao một cách bất ngờ và mới đây Đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến
việc một số nhà vệ sinh được xây cho các cháu ở trường học mà được báo
giá lên đến 600 triệu đồng, nó quá lớn. Vì vậy, việc đó nó gắn liền với
các nhiệm vụ mà tôi có kể ở trên, tức là phải tái cấu trúc đầu tư công
và tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-07
Thể hiện sự thật khi ve vãn Việt Nam
Thực tế: Khi Hoa Kỳ đàm phán hiệp định thương mại với các quốc gia có
chủ trương đàn áp người dân của họ thì cơ hội lại được mở ra để tự do
hóa các tổ chức, và cuối cùng tạo ra những cải cái chín trị cần thiết –
nếu chúng ta có đủ tầm nhìn để làm những điều như vậy.
Để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng kinh tế, chính phủ Việt Nam đang dần tự
do hóa lĩnh vực kinh tế trọng điểm của nước này. Việc Việt Nam tham gia
vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ
khuyến khích chương trình cải cách các nhiều hơn nữa.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã cam kết trong bản tuyên
bố chung rằng hai nước sẽ thúc đẩy hoàn tất đàn phán TPP vào cuối năm
nay. Đây là điều rất đáng khuyến khích. Các tiêu chuẩn để gia nhập TPP
sẽ giúp thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ và nhà nước pháp quyền [thượng tôn
pháp luật] cũng như các quyền tự do tài chính và đầu tư tại Việt Nam.
Công việc của Tổng thống Hoa Kỳ không chỉ ngừng lại ở việc hướng dẫn
hiệp định thương mại kinh tế. Tự do kinh tế có thể giúp tiến trình cải
cách chính trị và thúc đẩy tình hình nhân quyền tại quốc gia này hơn bất
kỳ các số lượng cuộc họp hoặc hình ảnh nào khác.
Tổng thống Obama và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phòng Bầu dục-Tòa Bạch Ốc. Ảnh: Yuri Gripas/Reuters//Newscom |
Nhưng khi hai lãnh đạo kết thúc cuộc họp tại Nhà Trắng với những nhận
xét trước các phóng viên, Tổng thống Obama đã nói “chúng tôi đã trao đổi
rằng Hồ Chí Minh đã thực sự lấy cảm hứng từ bản Tuyên ngôn Độc lập và
Hiến pháp của Hoa Kỳ, cũng như những lời của Thomas Jefferson”.
Nếu điều đó là đúng. Việc này cần hiểu một chút về lịch sử thay vì chỉ
đưa ra nhận định chung chung như vậy. Điều quan trọng nhất không phải là
những gì người lãnh đạo nói nhưng những gì ông làm và những hành động
của ông.
Thực tế là hàng triệu người dân Việt Nam bên phía Chủ tịch Hồ Chí Minh –
chưa kể đến hàng chục ngàn người Mỹ – đã chết trong cuộc chiến tranh do
ông chủ trương lên kế hoạch để đánh chiếm Miền Nam Việt Nam. Và đau khổ
đã không kết thúc sau khi chiến tranh kết thúc. Chính phủ do Hồ Chí
Minh thành lập đã cầm tù hơn một triệu người trong các “trại cải tạo”
sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Trong nhiều năm sau đó, hàng trăm
ngàn người đã “vượt biên” trên các con tàu đầy hiểm nguy để thoát khỏi
những áp bức của chính phủ cộng sản Việt Nam. Trong số đó có nhiều người
bị chết đuối và đói. Và hiện nay số người đó tiếp tục tạo nên cộng đồng
người Việt trên toàn thế giới.
Thomas Jefferson đã nói lên rất rõ các quyền phổ quát trong bản Tuyên
ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Những quyền phổ quát này vốn được Tạo hóa ban
cho chúng ta. Chính phủ có nghĩa vụ phải bảo vệ chúng. Chủ tịch Sang
ngày hôm nay không có quyền xác định mức độ đàn áp người dân như thế nào
so với thời ông Hồ Chí Minh, và cả hai đều không có quyền đàn áp người
dân như vậy.
Với tất cả mọi người, Tổng thống Obama – lãnh đạo của thế giới tự do –
nên kiên quyết và rõ ràng trong việc bảo vệ các quyền phổ thông, các
quyền mà Jefferson đã nêu trong bản Tuyên ngôn Độc lập, cũng như những
nhận thức khác trong bất kỳ cuộc thảo luận về nhân quyền nào và các nghi
thức ngoại giao của Hoa Kỳ không nên bị sao lãng trong các cuộc thảo
luận kinh tế.
Ông Obamađã thất bại trong việc phân biệt rõ ràng giữa Hồ Chí Minh và
Jefferson. Nhưng ông sẽ có một cơ hội khác. Kết thúc cuộc gặp tại Nhà
Trắng, Chủ tịch Sang đã ngỏ lời mời Tổng thống Obama thăm Việt Nam trước
khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2016.
Chuyến thăm này [nếu diễn ra] sẽ cho Tổng thống Obama cơ hội để nói
chuyện trực tiếp với nhân dân Việt Nam, mặc dù ông không cần phải nói
nhăng nói nhít về ông Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Nhưng thay vì ve vãn sự
mất uy tín của Việt Nam trước công cộng và tuyên truyền Hồ Chí Minh như
một tiền thân của sự tự do tương đương với Jefferson, ông cần phải thảo
luận về các ví dụ của Hoa Kỳ và làm thế nào những sự thật của Jefferson
chiến thắng hùng hồn trong các cuộc đấu tranh dẫn đến sự thịnh vượng lớn
nhất mà thế giới này chưa bao giờ có. Bằng cách này, ông có thể chứng
minh sự kết nối một cách tự nhiên giữa việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho các chương
trình tự do thương mại với tự do chính trị.
Cuối cùng, các Tổng thống đều có thể truyền cảm hứng về những điều tuyệt vời với những sự kiện được lặp đi lặp lại như thế.
Nick Zahn, The Heritage
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Phạm Văn Điệp - Tâm sự của một người bị Công An quy kết là chống đối nhà nước và bị trù dập
Theo đường đơn thư hỏa tốc chuyển nhanh toàn cầu thì bây giờ Đơn của tôi
đã ở Tòa án thành phố Hà Nội. Nó cùng chẳng còn gì là bí mật nữa.
Tôi là Phạm văn Điệp, công dân Việt Nam thường tham gia góp ý về các
chính sách, chủ trương, đường lối và chỉ trích các hành vi vi hiến của
Chính phủ Việt Nam từ 2002 bằng các bài viết nêu rõ các luận cứ và quan
điểm của mình. Cũng từ đó, Công an tìm mọi cách răn đe, khủng bố thanh
danh gia đình người thân, bè bạn và họ vẽ vào người thận bè bạn của tôi
bằng một hình ảnh về tôi là một kẻ chống phá nhà nước CHXHCN VN và phản
động. Mặc dù tôi chỉ dựa theo tinh thần thói quen sinh hoạt chính trị ở
Liên bang Nga về xã hội dân sự đa đảng, tự do ngôn luận và bầu cử tự do.
Do tôi được ăn, học và làm việc ở Nga theo các tiêu chuẩn của người Nga
nên luôn được bảo vệ khi ở Nga và phía Công An, chính quyền Việt Nam
không thể vươn sang để tác oai, tác quái và trù dập. Nhưng mỗi khi tôi
về thăm Việt Nam thì họ đã có các hành vi trù dập, gây thiệt hại cho
tôi, mỗi lẫn đó tôi đều khiếu nại, khởi kiện và phía Tòa án Việt Nam đều
không tổ chức để xét xử. Cũng may là tôi có cơ sở làm ăn ở Nga, đủ khả
năng phục hồi những thứ mà tôi đã mất do Công an Việt Nam làm hại ở Việt
Nam. Công việc của tôi ở Nga, không nằm trong tầm khống chế và phá hoại
của Việt Nam.
Ông Phạm Văn Điệp |
Vừa qua, tôi bị Công An sân bay Nội Bài không cho tôi là công dân Việt
Nam nhập cảnh, tạo sự thiệt thòi, lãng phí cho tôi khoảng vài chục triệu
ĐVN. Sau khi mổ xẻ tất cả các vấn đề thì hầu hết mọi người đều khẳng
định tôi bị thiệt hại là do hành vi sai trái của Công an Sân bay Nội Bài
và ra tòa thì phía Công An sẽ không có lý do gì để biện minh. Về Chính
trị thì đây là một phiên tòa danh dự, về kinh tế thì đây là phiên tòa
phục vụ cho lợi ích của người bị hại và người bào chữa không đến nỗi
phải lúng túng trước các lý lẽ tự nhiên. Nhưng điều đáng nói không phải ở
chỗ này, mà điều đáng nói là giới luật sư. Gía thấp nhất để luật sư
nhận lời tư vấn, viết đơn, nộp hồ sơ và đến tòa tranh tụng để nhận một
bản án sơ thẩm là 45 triệu ĐVN. Trong khi đó thì chính các luật sư cũng
không rõ tòa án có thụ lý hay không. Từ đó, tôi liên tưởng đến các vụ án
phức tạp khác, áp lực khác thì tôi cảm thấy xót xa cho những ai không
có tiền và dính vào lao lý, trù dập.
Bản thân tôi bị trù dập, mất vài chục triệu không phải là lớn, có bản án
giải quyết hay không có giải quyết thỏa đáng chỉ là tài liệu tham khảo,
chỉ phục vụ cho một trò chơi dân chủ song người khác, gia cảnh neo đơn,
kinh tế thiếu thốn, công việc dở dang, thu nhập phọt phẹt thì sẽ như
thế nào đây khi họ không phải có tự do như mình. Họ phải hằng ngày, hàng
giờ trong giam hãm, không có tự do? Chính quyền CA thì tàn bạo, luật sư
thì phải lo trả tiền, chân lý bị dập vùi. Họ có vượt qua được không
đây?
Phạm Văn Điệp(Dân Luận)
Cây bèo : Từ thảm họa trở thành một tài nguyên quý giá
Một khi được chế biến, "sợi bèo" có khả năng hút dầu, a-xít, các chất tẩy và các hóa chất đủ loại - Photo by Ted Center
Trong chương trình « Ce n’est pas du vent » chúng
ta thường nói rằng cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay, với tính chất
cái khó làm ló cái khôn, chính là cơ hội quý giá cho việc phát triển các
tiềm năng kinh tế mới. Tạp chí hôm nay của RFI sẽ giới thiệu với quý vị
hai sáng kiến, trong đó có việc khai thác tảo biển để chế tạo nilon
100% tự hủy tại Pháp, nhưng nội dung chủ yếu trước hết của tạp chí là
việc biến bèo, một thực vật bị coi như là thảm họa ở nhiều nơi trên thế
giới, thành một nguồn lực kinh tế hết sức quý báu.
Bèo là một loại thực vật nhiệt đới sống trên mặt nước, có khả năng thích nghi rất lớn. Người ta thấy nó ở hồ, đầm, trên sông, thậm chí ven biển. Loài này được các nhà thực vật học nhận dạng vào năm 1852 trên sông Amazone.
Ba mươi năm sau, người ta tìm thấy nó tại Mêhicô và ở tiểu bang Florida, rồi ở Châu Á và Châu Phi. Hiện tại, loài bèo này trở thành một tai họa trên các dòng sông khắp nơi trên thế giới, như Nil, Niger, Congo, Zair… trên các hồ lớn của Châu Phi, như Victoria, Taganyika, Malawi. Nó xâm chiếm phía nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Gần đây, chính tại Mêhicô, mà thông tín viên RFI Patrice Gouy tại Mêhicô đã phát hiện ra những sáng kiến mới cho phép biến thảm họa tự nhiên này thành một thế mạnh kinh tế phi thường.
Địa điểm đầu tiên thông tín viên RFI đưa chúng ta tới là vườn nổi Xochimilco, địa điểm du lịch nổi tiếng, được Unesco xếp hạng di sản nhân loại. Đây là một trung tâm nông nghiệp thuở xưa của người thổ dân Azteque. Nơi đây từng là vùng cung cấp thực phẩm cho kinh đô Tenochtitlán, được người Azteque lập nên vào năm 1321. Xochimilco, tiếng địa phương có nghĩa là nơi nở hoa, là nơi có một địa hình đặc biệt, với nhiều mảnh đất nổi và nối liền chúng với nhau là các kênh, rạch. Phương tiện đi lại ở đây chủ yếu là thuyền. Địa điểm này là nơi du lịch đặc biệt ưu thích của người Mêhicô vào cuối tuần, với rất nhiều âm nhạc và màu sắc rực rỡ.
Đối thủ vô hình của khu vườn nổi Xochimilko là các công trình đô thị, nhưng đặc biệt là cuộc xâm lấn dữ dội của bèo.
Người phụ trách bảo trì khu vực Xochimilko cho chúng tôi biết bèo Mêhicô có gốc gác tại đây. Nhưng thời gian gần đây, bèo này đã bị bèo Brazil xâm lấn. Loại bèo này đã được đưa vào các kênh đào Xochimilko vào thế kỷ trước. Lúc đó, Xochimilko đã là một trung tâm du lịch. Loài bèo Brazil này được đưa vào đây để làm tăng thêm vẻ đẹp của chốn này. Vì khi nở, hoa bèo có màu tím biếc rất duyên dáng. Vấn đề ở chỗ là loài bèo này không có đối thủ tự nhiên nào để khắc chế. Bèo Brazil đã phát triển mà không có bất cứ thực vật hay động vật nào ngăn chặn được. Và sự phát triển của loại bèo này nhanh chóng trở nên không kiểm soát nổi.
Người phụ trách khu vực Xochimilko cho biết những tai họa do bèo gây ra tại đây :
« Loại bèo này khiến thuyền không di chuyển được, cản trở việc vận chuyển nông sản từ nông thôn đến các chợ. Ở đây có nhiều nhà nông, nhà nuôi gia súc, và đây cũng là một vùng du lịch, nên bèo thực sự là một thảm họa. Vào hai ngày cuối tuần, ở đây khách du lịch đông đặc, việc di chuyển bằng thuyền rất khó khăn. Việc đi lại của các nhạc công, những người bán hoa, bán hàng đồ ăn rong cũng gặp trở ngại. Sự phát triển thái quá của bèo cũng cản trở việc sinh trưởng của cá và các hoạt động đánh bắt. Tại các kênh đào không được làm sạch, việc di chuyển rất khó, vì thuyền bị rễ bèo làm kẹt. Rễ loại cây này dài đến 0,5 mét ».
Khắp nơi trên thế giới, bèo gây trở ngại cho vận tải thủy, làm nghẽn các động cơ của của các nhà máy thủy điện, hút nước khiến sông ngòi khô cạn và làm suy giảm đa dạng sinh thái. Từ lâu, người nông dân đã sử dụng bèo để làm phân bón. Việc dùng bèo này làm phân bón mang lại rất nhiều ích lợi cho đất.
Nhưng tốc độ phát triển của bèo nhanh hơn là việc người ta tiêu diệt nó. Khắp nơi trên thế giới, người ta nghĩ cách thoát khỏi nạn bèo. Nhìn chung, các hoạt động tiêu diệt bèo, chủ yếu mang tính cơ học. Người phụ trách khu du lịch cho biết :
« Cái mà ông thấy ở đây là cách loại trừ bỏ bèo theo kiểu cổ điển. Người ta sử dụng những cái gầu để đưa bèo lên bờ. Trước khi đưa máy móc vào sử dụng, chúng tôi từng dùng các chât hóa học để diệt bèo, nhưng phần còn lại của hóa chất nằm lại dưới đáy nước. Kỹ thuật này không mang lại các kết quả tốt. Trước đây, chúng tôi cũng đã từng sử dụng một số loại động vật, như lợn biển để diệt bèo, bất hạnh thay là chúng chết ngay khi được đưa vào môi trường này. Bây giờ, chúng tôi sử dụng các thuyền với gầu múc. Sau đó, bèo được chuyển lên bờ để phơi trên mặt bờ sông cho khô. Tàu hoạt động liên tục. Hàng ngày chúng tôi đưa lên bờ khoảng 20 đến 30 mét khối, tương đương với từ 3 đến 4 xe ben ».
Đối với nhà khoa học Isabelle Gaime, IRD (Viện nghiên cứu phát triển) Marseilles, đang làm việc tại Mêhicô, cộng tác chặt chẽ với Đại học tự trị Mêhicô, thì bèo mang lại nhiều ích lợi.
« Theo chúng tôi, không thể nào tiêu diệt được giống bèo, vì nó có sức xâm lấn mạnh mẽ, sức sinh sản cao và gây tổn hại cho nhiều hoạt động của con người, như các công trình thủy điện. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về cách ủ bèo để phân hủy chúng, nhưng chúng tôi gặp phải một vấn đề khó, tức là cái giá của việc thu lượm bèo, do đó cũng là giá vận chuyển, đặc biệt do bèo có thể tích rất lớn, với 90% bèo là nước.
Điều mà chúng tôi đề nghị cần làm là thuần hóa bèo, kiểm soát và quản lý loài cây này. Bằng cách sử dụng các tiềm năng tích cực, tức là khả năng lọc của bèo, vốn tính năng thanh lọc các mặt nước của bèo. Và học cách sử dụng chất liệu thực vật này để làm ra một thứ nguyên vật liệu có giá trị về kinh tế, cho đời sống dân cư và cho công nghiệp.
Cho đến nay bèo là vấn nạn đối với những người đánh cá, đối với cuộc sống mọi người, chứ không liên quan đến công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, có một sự quan tâm mới đối với lợi ích kinh tế của thực vật này. Đứng trước hiểm họa bèo lan vào các nhà máy thủy điện, chúng ta hy vọng rằng loài cây này sẽ được giới công nghiệp chú ý hơn. »
Vào thời điểm thành lập năm 1999, Tema - một doanh nghiệp Mêhicô, chuyên môn hóa trong lĩnh vực môi trường, do Lorenzo và Carlos Vargas lập ra - đã nhận được một hợp đồng làm sạch một đập nước bị bèo phủ kín. Hai người, vốn rất quan tâm đến sinh thái học, đã đặt câu hỏi về ích lợi của loại cây này và về những giá trị mà chúng có thể mang lại. Đại diện của Tema cho biết, khi làm việc tại một đập thủy điện ở Mêhicô, đã quan sát thấy :
« Tại nhiều vùng nước, có các loài động vật, như bò hay lợn sinh sống, lấy bèo làm nguồn thực phẩm chính. Chúng ta thấy các bò sữa này béo và cho ra sữa ngon. Khi phân tích, chúng tôi thấy là sữa của bò này đáp ứng được mọi tiêu chuẩn vệ sinh đối với người tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ý thức được rằng bèo có thể dùng như một thứ thức ăn. Chúng tôi cũng quan sát thấy, khi bèo được phơi khô trên bờ, có hàng đàn kiến và ong đến hút lấy các chất ngọt có trong bèo. Chúng tôi bổ sung quan sát này bằng cách tham khảo những nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô về nồng độ đường trong bèo, và bởi các Viện nghiên cứu quốc tế và quốc gia khác ».
Tema tiếp cận với các nhà nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô và Viện IRD Pháp, đã nghiên cứu về bèo từ mươi năm nay. Các nghiên cứu cho thấy trong bèo có chứa nhiều protéine và polysaccharides (nhóm chất hữu cơ rất phổ biến bao gồm các loại như : tinh bột, glycogen, cellulose…). Theo nhà nghiên cứu Isabelle Games, trong bèo có chứa nhiều chất cho phép chiết xuất được oligomère, là một chất quý, hiện nay chỉ được tổng hợp từ hóa chất với giá thành rất cao….
Tuy nhiên, trong số các ứng dụng đối với bèo, Tema đặc biệt quan tâm đến phương diện dùng bèo để tạo các sợi có độ hút chất lỏng cao :
« Tema là một doanh nghiệp chuyên về bèo. Giải pháp của chúng tôi là cung cấp các kỹ thuật dùng ngay được cho các cộng đồng địa phương, và cho các cơ quan chính phủ phụ trách quản lý các vùng mặt nước trên toàn quốc. Kỹ thuật này cho phép chúng ta lấy ra được các sợi. Chúng tôi thu hoạch bèo tại các vùng mặt nước và chuyển chúng thành các sợi hữu cơ. Các sợi này chúng tôi chế biến thành các vật liệu mới, có độ hút rất cao, có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp, như các chất hút dầu, hút a-xít, các chất tẩy, cũng như để hút các hóa chất đủ loại… Bằng việc chiết suất này, chúng tôi làm cho nước bớt bị ô nhiễm và việc không dùng các hóa chất gây ô nhiễm, trong các hoạt động tẩy rửa, cũng làm giảm đáng kể lượng nước bị nhiễm độc được đổ xuống cống ».
Khắp nơi ở Mêhicô, bèo được lấy lên từ nước, được phơi khô, rồi nghiền ra, cho vào túi, trước khi được đưa đến nhà máy San Luis Potosi, nằm tại một thành phố mỏ, cách đây 85 km về phía bắc, nơi các vấn nạn môi trường là rất nghiêm trọng.
Đại diện công ty Tema giải thích về các công đoạn sản xuất vật liệu sợi hút làm từ bèo :
« Có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất diễn ra ngay tại các vùng nước. Chúng tôi lấy bèo lên khỏi nước để đưa lên bờ. Hiện tại khu vực nước chúng tôi đang làm rộng 22 ha. Cần có 8 người làm việc tại đây để đưa bèo lên. Giai đoạn thứ hai là sơ chế bèo. Bèo được phơi khô ngoài trời trong mùa nắng, và được sấy vào mùa mưa. Chúng tôi tiến hành thanh lọc bèo khỏi các loại rác rưởi, nilon và đủ thứ đồ khác để chỉ còn lại tuyền bèo khô sẵn sàng cho khâu chế biến.
Tiếp theo đó, bèo khô được nghiền nát để thành một thứ bột. Một cân bột này có khả năng hút được 4 đến 5 kg chất lỏng. Giai đoạn thứ ba là hoàn tất sản phẩm tại nhà máy San Luis Potosi. Trong số các sản phẩm, có gối hút ẩm, các tấm ngăn, các túi hạt với đủ loai kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng… Việc sử dụng các sợi hút này được ứng dụng trong phạm vi rất rộng và được quan tâm rất nhiều, vì tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề rò rỉ. »
Việc khai thác bèo có tại 70.000 ha mặt nước cho phép sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn sợi hút/năm. Đây là lượng vật chất cho phép xử lý được tất cả những rò rỉ trên khắp Mêhicô. Đây là một nguồn tạo công ăn việc làm không thể coi nhẹ. Ngay lập tức tại Mêhicô, 5.000 chỗ làm trong lĩnh vực chăm sóc các vùng mặt nước, giải quyết được việc làm cho khu vực nông thôn.
Thông tín viên RFI đưa chúng ta tới phòng thí nghiệm của doanh nghiệp Tema. Người kỹ sư hóa chất biểu diễn cho chúng ta thấy mức độ thẩm hút của sợi bèo, bắt đầu với các chất dễ hút và kết thúc với chất khó nhất là dầu mỏ bị rò từ các trạm khai thác dầu trong vùng vịnh Mêhicô. Sợi bèo đã giúp cho việc tẩy sạch dầu không còn vết nào. Khả năng thẩm hút của bèo thật là kỳ diệu. Chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm của Tema giải thích :
« Cây bèo cấu thành từ các sợi thể hang. Nghiên cứu của phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cấu trúc thể hang và xốp này giúp cho cây hút được lượng chất lỏng rất lớn. Chúng tôi đã đạt được đến chỗ, một khi loài cây này được xử lý, bột bèo có thể hút được lượng chất lỏng từ 4 đến 5 lần trọng lượng của riêng nó, từ dầu thông thường, dầu máy bay… và cả xăng nữa, đến tối đa là 50 lần trong trường hợp thủy triều đen. Vì dầu thô rất đậm đặc trong trường hợp thủy triều đen, nên độ hút của sợi bèo cũng tăng lên.
Sợi bèo có thể được sử dụng, ví dụ để khống chế một lượng dầu 20 lít rò rỉ trong vòng 15 phút. Đơn giản là rải bột lên chỗ bị rò, rồi sau đó thu lại khối hỗn hợp này để đưa đi nơi khác.
Đây là chất liệu lý tưởng để khống chế thủy triều đen. Việc trước tiên là khoanh lại khu vực bị dầu tràn. Tiếp theo đó, đối với những nơi bị rò rỉ, sử dụng các tấm ngăn do chúng tôi sản xuất. Một khi khu vực này được khoanh lại, thì ta rắc lên mặt nước các bột bèo. Toàn bộ dầu sẽ được hút ra khỏi mặt nước trong vòng một tiếng, một tiếng rưỡi.
Vật liệu này có thể được sử dụng ở vùng nước mặn cũng như nước ngọt. Nó rất hiệu quả để làm sạch khu vực ven bờ biển, cứu những cây bị dầu tràn, như tràm, đước… hay thậm chí các vùng đầm lầy. Công ty dầu mỏ Mêhicô là khách hàng quan trọng của chúng tôi. Bởi vì họ liên tục có các vấn đề rò rỉ. Ngay tại những dàn khai thác, khoảng 1 đến 2 % lượng dầu hút lên bị rò ra ngoài. Các công ty khai thác dầu luôn cần đến những chất liệu cho phép xử lý được lượng dầu này mà không làm tổn hại đến môi trường ».
Sản phẩm của Tema ngày càng được công nhận. Các hợp đồng đến với Tema từ tất cả các doanh nghiệp lớn. Năm 2005, chúng tôi nhận được Giải thưởng Sinh thái ; năm 2012, huy chương Cleantech dành cho doanh nghiệp ít gây ô nhiễm nhất tại Mêhicô. Và đặc biệt là Pemex, công ty dầu mỏ Mêhicô đã công nhận hiệu quả của chất sợi do chúng tôi sản xuất. Công ty này đã coi sản phẩm của chúng tôi là mẫu mực và yêu cầu các chi nhánh đặt hàng chúng tôi.
Từ một năm nay, Tema tiếp tục khai thác một hướng cách tân khác : Sử dụng bèo để sản xuất chất độn hút đồ phóng uế của các súc vật nuôi trong nhà, như chó, mèo… Đây là điều được giới thú y quan tâm trước hết, và chắc chắn các sản phẩm này sẽ thu hút người tiêu dùng trong tương lai.
Từ bèo có thể làm ra nhiều thứ. Doanh nghiệp Tema cộng tác chặt chẽ với một trung tâm nghiên cứu và cách tân ở thành phố San Luis Potosí. Ở đây các nhà hóa học nghiên cứu việc tái chế các chất hữu cơ, các nhà chế biến thực phẩm thì tìm cách làm ra món bánh tráng miệng từ nguyên liệu bèo, cũng có nhà nghiên cứu tìm tòi việc chế tạo nylon tự hủy từ bèo…
Tương lai của nhiều sáng kiến chế tạo các sản phẩm mới vẫn còn nằm trong các phòng thí nghiệm. Bèo cũng có thể là vật liệu cho việc chế tạo sinh khối tạo năng lượng, hay chất liệu để chế tạo xăng thực vật mà nhân loại ngày mai sẽ cần đến.
Trong thời gian sắp tới, tương lai sẽ chứng kiến những thay đổi lớn mang lại cho bèo một đời sống thứ hai đầy hứa hẹn.
Tạp chí khoa học tuần này xin khép lại, với một sáng kiến mới chế tạo nhựa từ tảo biển.
Tác giả của sáng kiến này là Rémy Lucas, 43 tuổi. Ông đã từng làm việc trong 15 năm trong lĩnh vực đồ nhựa. Rémy Lucas kể lại, một hôm, ông nghĩ có thể dùng tảo biển để chế tạo các sản phẩm nhựa. Điều này không đến một cách ngẫu nhiên. Nghề truyền thống của ông bà Lucas là cắt tảo bên bờ biển xứ Bretagne, phơi khô trên các ngọn đồi, để sau đó sử dụng làm phân bón. Rémy Lucas giới thiệu với chúng ta một chiếc nắp nồi 100% làm từ tảo biển. Algopack, doanh nghiệp do Rémy Lucas sáng lập năm 2010, là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới chế được nhựa 100% làm từ thực vật biển, không hề có sự tham gia của hóa chất và không hề tạo ra các chất thải độc hại nào. Rémy Lucas giải thích :
« Vật liệu mà chúng tôi sử dụng là vô tận, hoặc chúng ta khai thác từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên tôi không muốn lạm dụng nó, vì không muốn làm suy thoái môi trường sinh thái. Giải pháp thứ hai là cấy trồng tảo trong các bể, sau đó phát triển chúng ở ngoài biển. Như vậy chúng ta không làm suy thoái môi trường tự nhiên, mà chỉ mượn chỗ ở môi trường và đồng thời mang lại thêm các lợi ích cho môi trường. Vì tảo là một thực vật hút carbon tuyệt vời. Đó là một chiếc giếng carbon. Tảo hết sức có lợi về phương diện này, vì loài thực vật này không hề cần đến thuốc trừ sâu, cũng như phân bón, và nước. Theo tôi, tảo là một trong các nguyên liệu lý tưởng nhất ».
Kết thúc chương trình, tạp chí RFI rất mong quý thính giả, nếu phát hiện thấy các sáng kiến khác trong lĩnh vực, tại chính nơi cư trú của quý vị, xin quý vị giới thiệu cho chương trình của chúng tôi. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Trọng Thành (RFI)
Bèo là một loại thực vật nhiệt đới sống trên mặt nước, có khả năng thích nghi rất lớn. Người ta thấy nó ở hồ, đầm, trên sông, thậm chí ven biển. Loài này được các nhà thực vật học nhận dạng vào năm 1852 trên sông Amazone.
Ba mươi năm sau, người ta tìm thấy nó tại Mêhicô và ở tiểu bang Florida, rồi ở Châu Á và Châu Phi. Hiện tại, loài bèo này trở thành một tai họa trên các dòng sông khắp nơi trên thế giới, như Nil, Niger, Congo, Zair… trên các hồ lớn của Châu Phi, như Victoria, Taganyika, Malawi. Nó xâm chiếm phía nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Gần đây, chính tại Mêhicô, mà thông tín viên RFI Patrice Gouy tại Mêhicô đã phát hiện ra những sáng kiến mới cho phép biến thảm họa tự nhiên này thành một thế mạnh kinh tế phi thường.
Địa điểm đầu tiên thông tín viên RFI đưa chúng ta tới là vườn nổi Xochimilco, địa điểm du lịch nổi tiếng, được Unesco xếp hạng di sản nhân loại. Đây là một trung tâm nông nghiệp thuở xưa của người thổ dân Azteque. Nơi đây từng là vùng cung cấp thực phẩm cho kinh đô Tenochtitlán, được người Azteque lập nên vào năm 1321. Xochimilco, tiếng địa phương có nghĩa là nơi nở hoa, là nơi có một địa hình đặc biệt, với nhiều mảnh đất nổi và nối liền chúng với nhau là các kênh, rạch. Phương tiện đi lại ở đây chủ yếu là thuyền. Địa điểm này là nơi du lịch đặc biệt ưu thích của người Mêhicô vào cuối tuần, với rất nhiều âm nhạc và màu sắc rực rỡ.
Tím duyên dáng mà tai hại
Đối thủ vô hình của khu vườn nổi Xochimilko là các công trình đô thị, nhưng đặc biệt là cuộc xâm lấn dữ dội của bèo.
Người phụ trách bảo trì khu vực Xochimilko cho chúng tôi biết bèo Mêhicô có gốc gác tại đây. Nhưng thời gian gần đây, bèo này đã bị bèo Brazil xâm lấn. Loại bèo này đã được đưa vào các kênh đào Xochimilko vào thế kỷ trước. Lúc đó, Xochimilko đã là một trung tâm du lịch. Loài bèo Brazil này được đưa vào đây để làm tăng thêm vẻ đẹp của chốn này. Vì khi nở, hoa bèo có màu tím biếc rất duyên dáng. Vấn đề ở chỗ là loài bèo này không có đối thủ tự nhiên nào để khắc chế. Bèo Brazil đã phát triển mà không có bất cứ thực vật hay động vật nào ngăn chặn được. Và sự phát triển của loại bèo này nhanh chóng trở nên không kiểm soát nổi.
Người phụ trách khu vực Xochimilko cho biết những tai họa do bèo gây ra tại đây :
« Loại bèo này khiến thuyền không di chuyển được, cản trở việc vận chuyển nông sản từ nông thôn đến các chợ. Ở đây có nhiều nhà nông, nhà nuôi gia súc, và đây cũng là một vùng du lịch, nên bèo thực sự là một thảm họa. Vào hai ngày cuối tuần, ở đây khách du lịch đông đặc, việc di chuyển bằng thuyền rất khó khăn. Việc đi lại của các nhạc công, những người bán hoa, bán hàng đồ ăn rong cũng gặp trở ngại. Sự phát triển thái quá của bèo cũng cản trở việc sinh trưởng của cá và các hoạt động đánh bắt. Tại các kênh đào không được làm sạch, việc di chuyển rất khó, vì thuyền bị rễ bèo làm kẹt. Rễ loại cây này dài đến 0,5 mét ».
Khắp nơi trên thế giới, bèo gây trở ngại cho vận tải thủy, làm nghẽn các động cơ của của các nhà máy thủy điện, hút nước khiến sông ngòi khô cạn và làm suy giảm đa dạng sinh thái. Từ lâu, người nông dân đã sử dụng bèo để làm phân bón. Việc dùng bèo này làm phân bón mang lại rất nhiều ích lợi cho đất.
Triệt được bèo rất khó
Nhưng tốc độ phát triển của bèo nhanh hơn là việc người ta tiêu diệt nó. Khắp nơi trên thế giới, người ta nghĩ cách thoát khỏi nạn bèo. Nhìn chung, các hoạt động tiêu diệt bèo, chủ yếu mang tính cơ học. Người phụ trách khu du lịch cho biết :
« Cái mà ông thấy ở đây là cách loại trừ bỏ bèo theo kiểu cổ điển. Người ta sử dụng những cái gầu để đưa bèo lên bờ. Trước khi đưa máy móc vào sử dụng, chúng tôi từng dùng các chât hóa học để diệt bèo, nhưng phần còn lại của hóa chất nằm lại dưới đáy nước. Kỹ thuật này không mang lại các kết quả tốt. Trước đây, chúng tôi cũng đã từng sử dụng một số loại động vật, như lợn biển để diệt bèo, bất hạnh thay là chúng chết ngay khi được đưa vào môi trường này. Bây giờ, chúng tôi sử dụng các thuyền với gầu múc. Sau đó, bèo được chuyển lên bờ để phơi trên mặt bờ sông cho khô. Tàu hoạt động liên tục. Hàng ngày chúng tôi đưa lên bờ khoảng 20 đến 30 mét khối, tương đương với từ 3 đến 4 xe ben ».
Đối với nhà khoa học Isabelle Gaime, IRD (Viện nghiên cứu phát triển) Marseilles, đang làm việc tại Mêhicô, cộng tác chặt chẽ với Đại học tự trị Mêhicô, thì bèo mang lại nhiều ích lợi.
« Theo chúng tôi, không thể nào tiêu diệt được giống bèo, vì nó có sức xâm lấn mạnh mẽ, sức sinh sản cao và gây tổn hại cho nhiều hoạt động của con người, như các công trình thủy điện. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về cách ủ bèo để phân hủy chúng, nhưng chúng tôi gặp phải một vấn đề khó, tức là cái giá của việc thu lượm bèo, do đó cũng là giá vận chuyển, đặc biệt do bèo có thể tích rất lớn, với 90% bèo là nước.
Điều mà chúng tôi đề nghị cần làm là thuần hóa bèo, kiểm soát và quản lý loài cây này. Bằng cách sử dụng các tiềm năng tích cực, tức là khả năng lọc của bèo, vốn tính năng thanh lọc các mặt nước của bèo. Và học cách sử dụng chất liệu thực vật này để làm ra một thứ nguyên vật liệu có giá trị về kinh tế, cho đời sống dân cư và cho công nghiệp.
Cho đến nay bèo là vấn nạn đối với những người đánh cá, đối với cuộc sống mọi người, chứ không liên quan đến công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, có một sự quan tâm mới đối với lợi ích kinh tế của thực vật này. Đứng trước hiểm họa bèo lan vào các nhà máy thủy điện, chúng ta hy vọng rằng loài cây này sẽ được giới công nghiệp chú ý hơn. »
Bèo chứa nhiều chất bổ
Vào thời điểm thành lập năm 1999, Tema - một doanh nghiệp Mêhicô, chuyên môn hóa trong lĩnh vực môi trường, do Lorenzo và Carlos Vargas lập ra - đã nhận được một hợp đồng làm sạch một đập nước bị bèo phủ kín. Hai người, vốn rất quan tâm đến sinh thái học, đã đặt câu hỏi về ích lợi của loại cây này và về những giá trị mà chúng có thể mang lại. Đại diện của Tema cho biết, khi làm việc tại một đập thủy điện ở Mêhicô, đã quan sát thấy :
« Tại nhiều vùng nước, có các loài động vật, như bò hay lợn sinh sống, lấy bèo làm nguồn thực phẩm chính. Chúng ta thấy các bò sữa này béo và cho ra sữa ngon. Khi phân tích, chúng tôi thấy là sữa của bò này đáp ứng được mọi tiêu chuẩn vệ sinh đối với người tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ý thức được rằng bèo có thể dùng như một thứ thức ăn. Chúng tôi cũng quan sát thấy, khi bèo được phơi khô trên bờ, có hàng đàn kiến và ong đến hút lấy các chất ngọt có trong bèo. Chúng tôi bổ sung quan sát này bằng cách tham khảo những nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô về nồng độ đường trong bèo, và bởi các Viện nghiên cứu quốc tế và quốc gia khác ».
Tema tiếp cận với các nhà nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô và Viện IRD Pháp, đã nghiên cứu về bèo từ mươi năm nay. Các nghiên cứu cho thấy trong bèo có chứa nhiều protéine và polysaccharides (nhóm chất hữu cơ rất phổ biến bao gồm các loại như : tinh bột, glycogen, cellulose…). Theo nhà nghiên cứu Isabelle Games, trong bèo có chứa nhiều chất cho phép chiết xuất được oligomère, là một chất quý, hiện nay chỉ được tổng hợp từ hóa chất với giá thành rất cao….
Tính năng tuyệt vời của bèo : Hút lỏng
Tuy nhiên, trong số các ứng dụng đối với bèo, Tema đặc biệt quan tâm đến phương diện dùng bèo để tạo các sợi có độ hút chất lỏng cao :
« Tema là một doanh nghiệp chuyên về bèo. Giải pháp của chúng tôi là cung cấp các kỹ thuật dùng ngay được cho các cộng đồng địa phương, và cho các cơ quan chính phủ phụ trách quản lý các vùng mặt nước trên toàn quốc. Kỹ thuật này cho phép chúng ta lấy ra được các sợi. Chúng tôi thu hoạch bèo tại các vùng mặt nước và chuyển chúng thành các sợi hữu cơ. Các sợi này chúng tôi chế biến thành các vật liệu mới, có độ hút rất cao, có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp, như các chất hút dầu, hút a-xít, các chất tẩy, cũng như để hút các hóa chất đủ loại… Bằng việc chiết suất này, chúng tôi làm cho nước bớt bị ô nhiễm và việc không dùng các hóa chất gây ô nhiễm, trong các hoạt động tẩy rửa, cũng làm giảm đáng kể lượng nước bị nhiễm độc được đổ xuống cống ».
Khắp nơi ở Mêhicô, bèo được lấy lên từ nước, được phơi khô, rồi nghiền ra, cho vào túi, trước khi được đưa đến nhà máy San Luis Potosi, nằm tại một thành phố mỏ, cách đây 85 km về phía bắc, nơi các vấn nạn môi trường là rất nghiêm trọng.
Đại diện công ty Tema giải thích về các công đoạn sản xuất vật liệu sợi hút làm từ bèo :
« Có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất diễn ra ngay tại các vùng nước. Chúng tôi lấy bèo lên khỏi nước để đưa lên bờ. Hiện tại khu vực nước chúng tôi đang làm rộng 22 ha. Cần có 8 người làm việc tại đây để đưa bèo lên. Giai đoạn thứ hai là sơ chế bèo. Bèo được phơi khô ngoài trời trong mùa nắng, và được sấy vào mùa mưa. Chúng tôi tiến hành thanh lọc bèo khỏi các loại rác rưởi, nilon và đủ thứ đồ khác để chỉ còn lại tuyền bèo khô sẵn sàng cho khâu chế biến.
Tiếp theo đó, bèo khô được nghiền nát để thành một thứ bột. Một cân bột này có khả năng hút được 4 đến 5 kg chất lỏng. Giai đoạn thứ ba là hoàn tất sản phẩm tại nhà máy San Luis Potosi. Trong số các sản phẩm, có gối hút ẩm, các tấm ngăn, các túi hạt với đủ loai kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng… Việc sử dụng các sợi hút này được ứng dụng trong phạm vi rất rộng và được quan tâm rất nhiều, vì tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề rò rỉ. »
Việc khai thác bèo có tại 70.000 ha mặt nước cho phép sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn sợi hút/năm. Đây là lượng vật chất cho phép xử lý được tất cả những rò rỉ trên khắp Mêhicô. Đây là một nguồn tạo công ăn việc làm không thể coi nhẹ. Ngay lập tức tại Mêhicô, 5.000 chỗ làm trong lĩnh vực chăm sóc các vùng mặt nước, giải quyết được việc làm cho khu vực nông thôn.
Bột bèo hút thủy triều đen rất hiệu quả
Thông tín viên RFI đưa chúng ta tới phòng thí nghiệm của doanh nghiệp Tema. Người kỹ sư hóa chất biểu diễn cho chúng ta thấy mức độ thẩm hút của sợi bèo, bắt đầu với các chất dễ hút và kết thúc với chất khó nhất là dầu mỏ bị rò từ các trạm khai thác dầu trong vùng vịnh Mêhicô. Sợi bèo đã giúp cho việc tẩy sạch dầu không còn vết nào. Khả năng thẩm hút của bèo thật là kỳ diệu. Chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm của Tema giải thích :
« Cây bèo cấu thành từ các sợi thể hang. Nghiên cứu của phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cấu trúc thể hang và xốp này giúp cho cây hút được lượng chất lỏng rất lớn. Chúng tôi đã đạt được đến chỗ, một khi loài cây này được xử lý, bột bèo có thể hút được lượng chất lỏng từ 4 đến 5 lần trọng lượng của riêng nó, từ dầu thông thường, dầu máy bay… và cả xăng nữa, đến tối đa là 50 lần trong trường hợp thủy triều đen. Vì dầu thô rất đậm đặc trong trường hợp thủy triều đen, nên độ hút của sợi bèo cũng tăng lên.
Sợi bèo có thể được sử dụng, ví dụ để khống chế một lượng dầu 20 lít rò rỉ trong vòng 15 phút. Đơn giản là rải bột lên chỗ bị rò, rồi sau đó thu lại khối hỗn hợp này để đưa đi nơi khác.
Đây là chất liệu lý tưởng để khống chế thủy triều đen. Việc trước tiên là khoanh lại khu vực bị dầu tràn. Tiếp theo đó, đối với những nơi bị rò rỉ, sử dụng các tấm ngăn do chúng tôi sản xuất. Một khi khu vực này được khoanh lại, thì ta rắc lên mặt nước các bột bèo. Toàn bộ dầu sẽ được hút ra khỏi mặt nước trong vòng một tiếng, một tiếng rưỡi.
Vật liệu này có thể được sử dụng ở vùng nước mặn cũng như nước ngọt. Nó rất hiệu quả để làm sạch khu vực ven bờ biển, cứu những cây bị dầu tràn, như tràm, đước… hay thậm chí các vùng đầm lầy. Công ty dầu mỏ Mêhicô là khách hàng quan trọng của chúng tôi. Bởi vì họ liên tục có các vấn đề rò rỉ. Ngay tại những dàn khai thác, khoảng 1 đến 2 % lượng dầu hút lên bị rò ra ngoài. Các công ty khai thác dầu luôn cần đến những chất liệu cho phép xử lý được lượng dầu này mà không làm tổn hại đến môi trường ».
Sản phẩm của Tema ngày càng được công nhận. Các hợp đồng đến với Tema từ tất cả các doanh nghiệp lớn. Năm 2005, chúng tôi nhận được Giải thưởng Sinh thái ; năm 2012, huy chương Cleantech dành cho doanh nghiệp ít gây ô nhiễm nhất tại Mêhicô. Và đặc biệt là Pemex, công ty dầu mỏ Mêhicô đã công nhận hiệu quả của chất sợi do chúng tôi sản xuất. Công ty này đã coi sản phẩm của chúng tôi là mẫu mực và yêu cầu các chi nhánh đặt hàng chúng tôi.
Những ứng dụng khác của bèo : Chất dẻo, bánh ăn, đồ độn...
Từ một năm nay, Tema tiếp tục khai thác một hướng cách tân khác : Sử dụng bèo để sản xuất chất độn hút đồ phóng uế của các súc vật nuôi trong nhà, như chó, mèo… Đây là điều được giới thú y quan tâm trước hết, và chắc chắn các sản phẩm này sẽ thu hút người tiêu dùng trong tương lai.
Từ bèo có thể làm ra nhiều thứ. Doanh nghiệp Tema cộng tác chặt chẽ với một trung tâm nghiên cứu và cách tân ở thành phố San Luis Potosí. Ở đây các nhà hóa học nghiên cứu việc tái chế các chất hữu cơ, các nhà chế biến thực phẩm thì tìm cách làm ra món bánh tráng miệng từ nguyên liệu bèo, cũng có nhà nghiên cứu tìm tòi việc chế tạo nylon tự hủy từ bèo…
Tương lai của nhiều sáng kiến chế tạo các sản phẩm mới vẫn còn nằm trong các phòng thí nghiệm. Bèo cũng có thể là vật liệu cho việc chế tạo sinh khối tạo năng lượng, hay chất liệu để chế tạo xăng thực vật mà nhân loại ngày mai sẽ cần đến.
Trong thời gian sắp tới, tương lai sẽ chứng kiến những thay đổi lớn mang lại cho bèo một đời sống thứ hai đầy hứa hẹn.
Làm nhựa từ tảo biển
Tạp chí khoa học tuần này xin khép lại, với một sáng kiến mới chế tạo nhựa từ tảo biển.
Tác giả của sáng kiến này là Rémy Lucas, 43 tuổi. Ông đã từng làm việc trong 15 năm trong lĩnh vực đồ nhựa. Rémy Lucas kể lại, một hôm, ông nghĩ có thể dùng tảo biển để chế tạo các sản phẩm nhựa. Điều này không đến một cách ngẫu nhiên. Nghề truyền thống của ông bà Lucas là cắt tảo bên bờ biển xứ Bretagne, phơi khô trên các ngọn đồi, để sau đó sử dụng làm phân bón. Rémy Lucas giới thiệu với chúng ta một chiếc nắp nồi 100% làm từ tảo biển. Algopack, doanh nghiệp do Rémy Lucas sáng lập năm 2010, là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới chế được nhựa 100% làm từ thực vật biển, không hề có sự tham gia của hóa chất và không hề tạo ra các chất thải độc hại nào. Rémy Lucas giải thích :
« Vật liệu mà chúng tôi sử dụng là vô tận, hoặc chúng ta khai thác từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên tôi không muốn lạm dụng nó, vì không muốn làm suy thoái môi trường sinh thái. Giải pháp thứ hai là cấy trồng tảo trong các bể, sau đó phát triển chúng ở ngoài biển. Như vậy chúng ta không làm suy thoái môi trường tự nhiên, mà chỉ mượn chỗ ở môi trường và đồng thời mang lại thêm các lợi ích cho môi trường. Vì tảo là một thực vật hút carbon tuyệt vời. Đó là một chiếc giếng carbon. Tảo hết sức có lợi về phương diện này, vì loài thực vật này không hề cần đến thuốc trừ sâu, cũng như phân bón, và nước. Theo tôi, tảo là một trong các nguyên liệu lý tưởng nhất ».
Kết thúc chương trình, tạp chí RFI rất mong quý thính giả, nếu phát hiện thấy các sáng kiến khác trong lĩnh vực, tại chính nơi cư trú của quý vị, xin quý vị giới thiệu cho chương trình của chúng tôi. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Trọng Thành (RFI)
Nga sẽ huấn luyện quân sự cho Việt Nam
Bộ trưởng quốc phòng Nga và Việt Nam vừa
chấp thuận chương trình 5 năm, theo đó sĩ quan và bộ đội CSVN sẽ được
huấn luyện tại Nga.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga, Sergei Shoigu (trái), đứng cạnh Tổng Thống Nga, Vladimir Putin, trong cuộc đi câu ở vùng Siberia hồi Tháng Bảy. (AP/Alexei Nikolsky) |
Hai ông Phùng Quang Thanh và Sergei Shoigu cùng ký kết thỏa ước này hôm
Thứ Tư. Trong buổi họp báo chung, bộ trưởng Nga nói: “Chúng tôi xem Việt
Nam như là một đối tác chiến lược vừa là một người bạn thâm niên và tín
cẩn.”
Theo ông Shoigu, tình hình quân sự và chính trị thế giới và vùng Châu Á
Thái Bình Dương nói riêng đang trong thời kỳ nghiêm trọng; trong khi
những căng thẳng hiện thời, có cơ nguy leo thang và vẫn còn có khả năng
bùng phát thêm xung đột mới.
Ông Phùng Quang Thanh đáp rằng, ông chắc chắn “sự hợp tác thân mật giữa
hai nước sẽ làm tăng thêm sự quân bình và hòa bình trong khu vực, và
trên thế giới nói chung.”
Nỗ lực hợp tác quân sự gồm việc huấn luyện bộ đội, hợp tác hải quân,
trao đổi đại biểu quân sự ở mọi cấp, kể cả các hoạt động khoa học. Được
biết Việt Nam là quốc gia nhập cảng vũ khí quan trọng của Nga.
Bộ Trưởng Shoigu hồi Tháng Tư từng viếng thăm Hà Nội, đồng ý giúp Việt
Nam tân trang lại hải cảng Cam Ranh. Ngoài việc sử dụng nhân sự và tàu
thuyền của Nga trong việc nâng cấp các cơ sở hải quân tại đây, lãnh đạo
đôi bên cũng thỏa thuận xây dựng thêm các cơ sở sửa chữa tàu thuyền có
tính cách thương mại khác.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét