Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Tin ngày 05/8/2013

  • Mật vụ Nga quay lại dùng máy chữ để bảo mật (RFI) - Tưởng rằng các máy chữ cổ lỗ đã đi vào dĩ vãng và được tôn vinh trong các viện bảo tàng, thế nhưng, vụ cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ Edward Snowden tiết lộ các chương trình thu thập, nghe lén thông tin của các tình báo Mỹ, đã buộc mật vụ Nga quay lại dùng máy chữ.
  • Jean-Jacques Goldman : Dù đã « hưu » nhưng vẫn rất được ái mộ (RFI) - Bảng xếp hạng 50 nhân vật được người Pháp ái mộ nhất vừa được tuần báo Le Journal du dimanche công bố hôm nay 04/08/2013 đã cho thấy một bất ngờ lớn. Jean Jacques Goldman, ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng trong thập niên 1980, dù đã << về hưu >> - không còn xuất hiện trước công chúng hay ra đĩa mới - từ gần 10 năm nay, vẫn được người Pháp bình chọn là nhân vật được ái mộ nhất.
  • TQ ngưng nhập sữa bột New Zealand sau khi phát hiện có độc (RFI) - Trích dẫn bộ trưởng Thương mại New Zealand vào hôm nay, 04/08/2013, hãng tin Pháp AFP cho biết : Trung Quốc đã cấm nhập sữa bột của New Zealand sau khi phát hiện trong sữa một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc trầm trọng. Hãng sữa Fonterra của New Zealand xác nhận là một số sản phẩm từ sữa của họ, trong đó có sữa cho trẻ em, có thể chứa vi khuẩn nói trên, loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong.
  • Seoul cảnh cáo Bình Nhưỡng : Đã mất kiên nhẫn trên hồ sơ Kaesong (RFI) - Bộ Thống Nhất Hàn Quốc vào hôm nay, 04/08/2013 đã thúc giục Bắc Triều Tiên trả lời đề nghị đàm phán tiếp trên việc cho khu công nghiệp Kaesong hoạt động trở lại. Đối với Seoul, Bình Nhưỡng phải có “lời lẽ và hành động có trách nhiệm thay vì giữ im lặng”.
  • Bắc Kinh lại phô trương quan điểm cố hữu về Biển Đông (RFI) - Báo chí Trung Quốc trong hai ngày 02 và 03/08/2013 nhất loạt đưa tin về ba phương cách mà Ngoại trưởng nước này vừa đề nghị để giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh và các láng giềng Đông Nam Á. Theo các nhà phân tích, ba phương cách này tuy nhiên không có gì mới, chỉ lập lại các quan điểm mà Trung Quốc nhắc đi nhắc lại từ trước đến nay, đồng thời quy trách nhiệm về tình hình căng thẳng tại Biển Đông cho các nước khác.
  • Bình Nhưỡng rút ngắn tập trận để tập trung cứu lụt (RFI) - Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày hôm nay 04/08/2013, Chính quyền Bình Nhưỡng đã cho đã rút ngắn chương trình thao diễn quân sự mùa hè để huy động lực lượng cứu lụt. Từ đầu tháng Bảy đến nay, các trận mưa lũ đã gây thiệt hại nghiêm trọng và làm cho hàng chục người chết.
  • Ngoại trưởng Pháp thăm Việt Nam : Hà Nội và Paris sẽ nâng quan hệ lên hàng đối tác chiến lược (RFI) - Đến Việt Nam từ hôm qua trong khuôn khổ vòng công du châu Á, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vào hôm nay 04/08/2013 đã có cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc hội đàm, hai bên đã đánh giá cao đà phát triển trong quan hệ song phương trên mọi lãnh vực. Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ với Pháp là đạt đến một thỏa thuận đối tác chiến lược song phương.
  • Tây phương báo động vì sợ Al Qaida khủng bố (RFI) - Mỹ, Đức, Anh và Pháp khẩn cấp ra lệnh đóng cửa các sứ quán tại Bắc Phi và các nước Hồi giáo. Nếu những thông tin tình báo của Mỹ chính xác thì Al Qaida lần đầu tiên đe dọa một cách << cụ thể >> toàn bộ lợi ích của Tây phương trên thế giới từ giờ cho đến cuối tháng.
  • Senkaku/Điếu Ngư : Tuần duyên Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Nhật Bản (RFI) - Theo nguồn tin từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản vào hôm nay 04/08/2013, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc vẫn lảng vảng tại khu vực sát ranh giới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Biển Hoa Đông) đang tranh chấp giữa hai nước sau khi đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý vào tối hôm qua. Ngoài ra, còn có một chiếc tàu nhỏ khác của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển này, thả một chiếc phao mang cờ đỏ.
  • Nữ kỳ thủ Hung-Việt vô địch cờ vua Châu Âu (RFI) - Với trận hòa trong ván cuối vào tối qua 03/08/2013 trước đối thủ hơn mình 14 thứ hạng, đại kỳ thủ cờ vua Hoàng Thanh Trang đã giành được ngôi vị vô địch Châu Âu trong sắc áo Hungary, quê hương thứ hai của chị, nơi chị cùng gia đình sinh sống, học tập và làm việc từ 23 năm nay. Viết trên mạng xã hội Facebook sau khi đăng quang, Hoàng Thanh Trang đã dùng những từ ngữ xúc động để tri ân sự hỗ trợ của gia đình và bạn hữu. Chị nhấn mạnh: 'Xin cảm ơn tất cả các bạn chơi cờ và các bạn yêu cờ của Trang vẫn không quên Trang là người Việt Nam'.
  • Nga : Cả ngàn lao động Việt Nam bị bắt đang chờ trục xuất (RFI) - Trong chiến dịch truy bắt tội phạm tại Matxcơva, tiến hành từ 31/07 cảnh sát Nga đã khám xét hàng loạt xưởng may lậu và bắt khoảng 1.200 người Việt Nam. Hôm thứ sáu, một trại lều dã chiến đã được dựng lên cho họ tạm trú trong khi chờ kiểm tra lý lịch. Thông tấn Xã Việt Nam cho biết những người bất hợp lệ sẽ bị đưa về nước.
  • Phó Thủ tướng Libya từ chức (VOA) - Phó Thủ tướng Libya đã từ chức, nói rằng các chính sách của chính phủ đã thất bại và tình hình an ninh đang xuống cấp
  • Israel sẽ thả 26 tù nhân Palestine (VOA) - Trưởng đoàn đàm phán Palestine cho biết chính phủ Israel sẽ thả 26 tù nhân Palestine vào tuần tới, một trong những điều kiện để hai bên mở lại hòa đàm
  • Mỹ ra cảnh báo toàn cầu (BBC) - Bộ Ngoại giao Mỹ ra cảnh báo cho việc đi lại của công dân Mỹ, đặc biệt ở Trung Đông và Bắc Phi, vì có đe dọa từ al-Qaeda.
  • Pháp vui mừng trước tiến triển COC giữa Trung Quốc và ASEAN (BaoMoi) - SGTT.VN - Theo tin từ bộ Ngoại giao ngày 4.8, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-5.8, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã bày tỏ, phía Pháp ủng hộ việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực có ý nghĩa quan trọng này.
  • Trung Quốc dựa vào cái gì để thống trị thế giới? (BaoMoi) - ANTĐ - Nhà quan sát về các vấn đề Trung Quốc người Mỹ David Shambaugh khẳng định trong cuốn “Trung Quốc bước ra thế giới”: “Nhiều người lo ngại về một "cuộc chinh phục" thế giới của Bắc Kinh, nhưng họ còn xa mới có thể đạt đến tầm thống trị thế giới”.
  • Láng giềng liên thủ chống TQ (BaoMoi) - Trung Quốc càng hung hăng lấn tới với mưu đồ "vẽ lại" ranh giới trên đất liền (Ấn Độ) và trên biển (biển Đông, Hoa Đông), càng làm cho các nước trong khu vực tăng cường tự bảo vệ và liên minh với các nước khác để chống lại tham vọng của Bắc Kinh.
  • Tranh chấp biển Đông: Trung Quốc ’nói một đằng làm một nẻo’ (BaoMoi) - Ngày 02/8/2013,ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đã đưa ra đề xuất 3 cách giải quyết tranh chấp biển Đông và những tuyên bố rất hòa dịu ở Diễn đàn ASEAN-Trung Quốc. Dư luận đang chờ đợi những động thái trong thực tế của Bắc Kinh có gắn với những tuyên bố của họ hay lại 'nói suông'?
  • Tướng “diều hâu” Trung Quốc lại bày trò “thầy dùi” (BaoMoi) - (Petrotimes) – Viên tướng “diều hâu” khét tiếng Trung Quốc La Viện vừa đăng đàn trên tờ Nhân dân nhật báo bản quốc tế phân tích về cái gọi là “sách lược đối phó của Trung Quốc với tranh chấp lãnh thổ” đúng dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa ngày 1/8.
  • Trung Quốc chơi đuổi hình bắt chữ trên Biển Đông (BaoMoi) - Theo đó, biện pháp đầu tiên của nước này nói tới là tiến tới thống nhất thông qua con đường bàn bạc và thương lượng giữa các biên liên quan trực tiếp. Ông Vương nhấn mạnh rằng đây là biện pháp căn bản và là con đường duy nhất có thể dẫn tới giải pháp cuối cùng cho vấn đề Biển Đông.
  • Philippines tăng cường sức mạnh hàng hải (BaoMoi) - Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và lấn tới trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Philippines đang ra sức tăng cường sức mạnh hàng hải nước này bằng cách mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự từ những cường quốc hàng đầu thế giới.
  • Philippines mua chiến hạm của Pháp (BaoMoi) - Manila mua tàu chiến, máy bay để tăng cường lực lượng ở biển Đông giữa lúc khu vực này đang có nhiều biến động vì tranh chấp chủ quyền.

Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người

Người biểu tình Nguyễn Văn Phương bị tấn công trong lần biểu tình chống Trung Quốc mới đây nhất
Nhà văn Võ Thị Hảo nói ít người dám lên tiếng chống lại cái ác

"Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ… Khiếp sợ quen thói, nghe và thấy chật hẹp, tai như điếc, mắt dường mù…

"Người dưới phải làm điều đê tiện mà không biết hổ, phải chịu sự ô nhục mà không biết thẹn…"

(Phan Bội Châu –Bức thư viết bằng máu và nước mắt từ đảo Lưu Cầu)

Chuyện cướp bóc ở làng Vĩ Đại

Làng ấy nhỏ, nhưng có tính vĩ cuồng nên tự đặt tên là làng Vĩ Đại.

Ông Cột sống giữa làng Vĩ Đại gồm ba mươi ba người. Xung quanh có ông Kèo, bà Ninh, người làng cùng một số côn đồ.

Đám côn đồ chuyên hà hiếp cướp đoạt. Mỗi tháng tại làng có trung bình 9 vụ cướp bóc.

Người làng nhìn thấy nhưng lờ đi, chỉ đến khi mình là nạn nhân, mới kêu khóc thì đã muộn.

Không đành lòng, ông Cột, ông Kèo và bà Ninh bèn bênh vực những nạn nhân. Đám côn đồ phải chùn tay. Số vụ cướp bóc giảm còn 6.

Đám côn đồ ấy tức lắm, một hôm liền dựng ra một vụ đánh ghen, xúm lại đánh ông Cột, đã thế còn hô hào dân làng vào đổ tội, bêu riếu, làm nhục, làm chứng giả.

Ông Cột bị ném đá gẫy nát một chân, rồi từ đó cũng ê chề vì người làng xử ác, không dám lên tiếng nữa.

Số vụ cướp bóc tăng lên 1/3, lại trở thành 9 vụ.

Ông Kèo và bà Ninh vẫn liều mạng bênh vực người lành. Bọn côn đồ thấy chiêu dối trá bạo lực hiệu quả, liền đổ cho ông Kèo tội ăn cắp. Tòa án làng dẫu biết Kèo vô tội nhưng vẫn tống Kèo vào ngục.

Thế là chỉ còn bà Ninh đơn thương độc mã. Số vụ cướp bóc tăng lên thành 15. Thu nhập của đám côn đồ tăng theo. Mỗi tháng, tại làng Vĩ Đại có khoảng 15 nạn nhân.

Bọn chúng được đà, lại đổ tội làm giấy tờ giả, đưa tiếp bà Ninh vào tù. Số vụ cướp bóc tăng lên 20 rồi 25…

Bây giờ thì những người không phải côn đồ đều trở thành nạn nhân. Nhiều người trong đám côn đồ cũng bị kẻ mạnh hơn hà hiếp.

Lúc đó, có người dân làng Vĩ Đại mới đập đầu kêu khóc mà rằng: Bây giờ chúng ta dở sống dở chết, chẳng còn ai cứu giúp. Giá như ngày trước chúng ta dám kêu lên, không mặc kệ ân nhân bị hành hạ, không làm chứng dối, ném đá tiếp tay cho bọn cướp hãm hại người lành thì đâu đến nông nỗi này…”

Sự dối, bạo lực và dân khí suy đồi

Câu chuyện trên đây là thực tế đang có ở nhiều nơi tại VN, khi rất nhiều người trong chúng ta đã bỏ qua lương tri và sự thật, im lặng, vô cảm trước sự oan khuất của đồng bào mình.

Nhiều người đã từng chua chát tự hỏi, trong đám đông chen chúc kia, trong đồng nghiệp, trong hàng xóm, trong bạn bè, trong những nhà chức trách tại cơ quan đoàn thể… khi chúng ta làm điều đúng, khi bị oan khuất, liệu có bao nhiêu người trong số họ dám đứng ra nói sự thật và bênh vực ta?

Ai? Hy vọng nào ở đám người hoặc hèn nhát hoặc tham lam vô cảm chỉ sáng tối làm bóng lộn bộ da và căng đầy cái dạ dày của mình, sống chết mặc bay?

Hy vọng nào từ đa số dân biểu, quan chức, cơ quan đoàn thể, nhà báo, luật sư, văn nghệ sĩ, quan tòa, quân đội, công an, nhà khoa học, nhà giáo… – những người có công cụ ngôn ngữ, quyền lực hoặc vũ khí có thể bảo vệ công lý nhưng đã và đang cúi đầu khoanh tay câm lặng, chỉ lên tiếng khi đụng đến quyền lợi của chính họ?
"Đa phần mọi người đều nói rằng tìm người có dũng khí và trung thực bây giờ thật khó như tìm kim đáy biển."
Đa phần mọi người đều nói rằng tìm người có dũng khí và trung thực bây giờ thật khó như tìm kim đáy biển.

Chính bởi thế, chúng ta là số đông, gần cả trăm triệu người, nhưng lại bị gọi là một đám đông hèn yếu, thậm chí còn không dám mở miệng cất lời bảo vệ chính mình, cam tâm nô lệ, còn nói gì đến việc bảo vệ người khác!

Đó là sự suy đồi của dân khí.

Vấn đề thịnh suy của một đất nước, đương nhiên ở trách nhiệm nhà cầm quyền, nhưng không thể không tính đến nguyên nhân dân khí.

Khí chất và khí phách của người dân thể hiện trong tính cộng đồng, trách nhiệm xã hội, trong sự lựa chọn, dám tôn vinh sự thật, biết tri ân những người vì cộng đồng và công lý, dám chống lại bất công, bạo ngược.

Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử đúng mực. Dân khí cũng khiến mỗi người có được sức mạnh tinh thần để thoát vòng nô lệ luôn chờ chực bủa vây.

Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từng xót xa khi bàn về dân khí.

"…Cái tệ ấy buổi đầu là do tính nhu nhược, theo mãi, hóa ngu hèn đến nỗi … có miệng lưỡi mà không biết trình bày,…u mê gàn dở, không chút căm giận, sao mà hèn nhát sút kém đến thế…( Phan Bội Châu toàn tập. Tr 145. NNXB Thuận Hoá Huế.1990.

Hãy ngẫm nghĩ tiếp những lời của Phan Bội Châu: " … Các người chỉ là một khối thịt sống, ù ù cạc cạc không biết cái gì, chỉ ngồi mà trách cứ lẫn nhau, trông mong lẫn nhau mà thôi….đến nỗi cùng xô đẩy dắt díu nhau xuống hồ cả một lũ, một đoàn… Ngó lại các ngươi, ta chỉ hổ thẹn với con chó của tên Đạo Chích…" (Thời thế và anh hùng- Phan Bội Châu toàn tập- tr175- 176- NXB Thuận Hóa- Huế- 1990)

Biểu tình chống Trung Quốc hồi đầu năm 2013
Ít người Việt Nam dám làm những điều khiến chính quyền bực mình

Những lời đó đã phản ánh tình trạng dân khí của người VN trong những năm đầu thế kỷ XX. Thời đó, với sự hà khắc của chế độ phong kiến, nếu dám trái ý triều đình, có thể bị tội tru di tam tộc.

Tệ thế, nhưng thời đó vẫn có những chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và đông đảo người ủng hộ… Đám tang người tù yêu nước Phan Chu Trinh ngày 4/4/1926 có tới khoảng sáu vạn người Nam kỳ (có tài liệu nói là khoảng mười vạn, tức là khoảng 1/3 dân số Sài Gòn) theo sau quan tài ông để bày tỏ lòng biết ơn và chí khí, bất chấp sự ngăn cấm của chính quyền, phong trào truy điệu để nối chí ông được tổ chức khắp ba kỳ.

Thật đáng buồn là sau hơn một thế kỷ, những nhận định của Phan Bội Châu vẫn mang tính thời sự, thậm chí thực tế còn đáng đau xót hơn hơn.

Làm sao tưởng tượng nổi là không khí quy chụp tư tưởng, vu oan giá họa, xét xử bất cần công lý thuở Cải cách ruộng đất những năm 50 của thế kỷ trước dường như đang sống lại ở thời này ở nhiều vụ việc, tạo vô số dân oan ở nơi nơi. Trong một số bài báo và phóng sự truyền hình, thật nhục nhã cho nghề nhà báo khi một số người thay vì làm rõ sự thật như sứ mạng, thì lại “gắp lửa bỏ tay người” chỉ để đổi lấy tiền bạc, chức vị hoặc sự yên ổn!

Trên thực tế, tỉ lệ người trộm cắp cướp đoạt không lớn so với dân số nhưng sự hoành hành của chúng thật không giới hạn. Chỉ có thể ngăn chặn bằng cải cách thể chế. Một mặt khác, mỗi công dân cũng không thể không nhìn lại trách nhiệm của mình trong việc đã để dân khí suy đồi.

Tù nhân lương tâm - những Tráng sĩ công lý

Những tù nhân lương tâm - những tráng sĩ vì đấu tranh cho lợi quyền chung mà phải giam cầm sau song sắt - lẽ nào ta không nợ họ?!

Khi tù nhân lương tâm Nelson Mandela khốn khổ vì bị nhà cầm quyền Nam Phi kết án chung thân, đày đọa ông trong tù tới 27 năm, mỗi người Nam Phi và người dân trên thế giới, kể cả người VN, đều nợ ông vì ông đã vì dám dũng cảm đứng lên chống lại chế độ phân biệt chủng tộc, bảo vệ quyền con người và tự do.

Mặc dù nhà cầm quyền đổ nhiều trọng tội, bôi nhọ bằng mọi cách, nhưng ông đã được tôn vinh là người anh hùng của Nam Phi và thế giới, lĩnh tới hơn 250 giải thưởng, trong đó có giải Nobel Hòa bình, trở thành vị tổng thống dân cử đầu tiên của Nam Phi và là một trong những vị cứu tinh của nhân loại.

Bà Aung San Suu Kyi tiếp xúc với người dân
Bà Aung San Suu Kyi đã bị giam cầm và quản thúc trong hơn 20 năm nhưng cuối cùng chế độ ở Myanmar phải thay đổi theo hướng bà kêu gọi

Tương tự, bà Aung San Suu Kyi đã bị chế độ độc tài quân phiệt Myanma nhục mạ, kết tội, giam cầm và quản thúc tới gần 21 năm chỉ vì bà lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động cho việc thiết lập một nền dân chủ và thể chế tiến bộ cho người Myanma. Bà cùng những đồng chí của mình đã thức tỉnh chế độ quân phiệt tàn bạo, khiến đất nước này gần đây phải chuyển đổi theo thể chế dân chủ và tự do. Bà là vị cứu tinh của Myanma, cũng được coi là vị anh hùng của thế giới.

Mỗi người Myanma, nếu có lương tri, đều biết rằng mình may mắn được nợ bà- nợ những nỗi thống khổ mà bà đã vì họ mà chịu đựng. Nợ những cử chỉ nhằm giải phóng chế độ độc tài quân phiệt mà bà đã bền gan thực hiện cho bà và cho họ.

Khi xã hội loài người tiến lên được một bước về phía tự do, bình đẳng và công lý thì thường lại có rất nhiều người phải hy sinh trong công cuộc đấu tranh chống lại những thế lực luôn lấy việc cưỡng đoạt hạnh phúc của người khác để phục vụ cho quyền lợi riêng của chúng làm lẽ sống.

Suy cho cùng, không ai sống trên đời mà lại có thể chối bỏ hân hạnh gánh trên vai những món nợ tinh thần phải trả cho mình và cho cộng đồng, cho niềm hạnh phúc của con người.
"Khi xã hội loài người tiến lên được một bước về phía tự do, bình đẳng và công lý thì thường lại có rất nhiều người phải hy sinh trong công cuộc đấu tranh chống lại những thế lực luôn lấy việc cưỡng đoạt hạnh phúc của người khác để phục vụ cho quyền lợi riêng của chúng làm lẽ sống."
Bởi thế bất kỳ công dân nào cũng có trách nhiệm đương nhiên phải đấu tranh cho tự do, nhân quyền và công lý cho mình và cho mọi người.

Đó là khí chất làm người, là dân khí, là nhân tố cốt lõi tạo nên nền công bằng và vững mạnh cho một đất nước.

Cần ý thức rằng, khi một người chối bỏ trách nhiệm đó, là đem lại tổn thương cho chính mình và cho xã hội. Trong nỗi oan khuất của người vô tội này bao giờ cũng hàm chứa mối đe dọa về nỗi oan khuất rồi cũng sẽ đến với những người khác.

Khi công dân ý thức được điều đó, nghiễm nhiên sẽ có phẩm giá của loài hiểu biết, hãnh diện về khí chất làm người của mình, sẽ không còn sợ hãi bóng tối và những sự đe dọa.

Khi nhận thức được như thế, sẽ có sức mạnh tinh thần để biết tạ ơn và biết hành động để trả nợ, để không chỉ sống cho ta, trong kiếp ngắn ngủi này, mà biết còn hân hoan sống cho cộng đồng.

'Thế lực thù địch'

Người VN, đương nhiên mỗi người cũng mang món nợ của mình.

Như người làng Vĩ Đại nợ những giọt máu, nợ cái chân gẫy, nợ sự oan khuất và tự do bị tước đoạt của ông Cột ông Kèo bà Ninh…

Ta hân hạnh nợ nần bao nhiêu người anh hùng bảo vệ đất nước, chống tham nhũng, ma túy, cướp bóc, những nhà tư tưởng và nhà khoa học vì con người. Ta nợ bao Tráng sĩ lương tâm – họ xứng đáng được tôn vinh là Tráng sĩ - vì có bản lĩnh dám chỉ ra những cái sai cho nhà cầm quyền biết- thực chất là họ đã giúp nhà cầm quyền để củng cố nền hòa bình, công lý và tự do.
"Những người dám nói lên sự thật, đòi quyền làm người, dám phản đối cái ác và bất công, hoàn toàn không hề là người đối lập với đảng và chính phủ VN, mà chính nhiều cá nhân, tổ chức nằm trong hệ thống quyền lực đã tự hành xử ngày càng đối kháng với quyền lợi chính đáng của nhân dân, đất nước."
Thật đau lòng là nhiều người trong số họ lại đang bị giam cầm và hành hạ sau song sắt nhà tù. Đa phần trong số họ là vô tội, giữ được bản lĩnh. Càng bị đàn áp, bôi nhọ, phẩm chất của họ càng tỏa sáng.

Những người dám nói lên sự thật, đòi quyền làm người, dám phản đối cái ác và bất công, hoàn toàn không hề là người đối lập với đảng và chính phủ VN, mà chính nhiều cá nhân, tổ chức nằm trong hệ thống quyền lực đã tự hành xử ngày càng đối kháng với quyền lợi chính đáng của nhân dân, đất nước.

Nhưng danh sách tù nhân lương tâm tại VN tăng theo mức độ đàn áp. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 này đã có tới khoảng 50 người bị bắt giam. Theo công luận và nhiều luật sư, họ đã bị kết tội oan. Đặc biệt bất công là trường hợp quy tội “trốn thuế” cho Điếu Cày và luật sư Lê Quốc Quân để bỏ tù và đối xử tàn nhẫn với họ, trong khi vô số cá nhân, công ty, đại gia, người trong giới biểu diễn…thiếu thuế hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, thì chỉ truy thu và được gọi là “kê khai thiếu chứ không phải trốn thuế,”(theo trả lời PV của bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục thuế TP HCM- Theo VNExpress- 27/7/2013)

Gần đây, việc bị dồn vào tình thế phải tuyệt thực liên tiếp của một số tù nhân lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày…và cuộc nổi dậy bất đắc dĩ của tù nhân tại trại giam Z30 A Xuân Lộc – Đồng Nai ngày 30/6/2013 vừa rồi đã lại làm phẫn nộ thêm nhiều người có lương tri trong và ngoài nước.

Hiện trạng ấy khiến cho dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối. Có khôn ngoan không, khi nhà chức trách đang chọn cách giải quyết những vấn nạn chính trị - kinh tế- xã hội bằng súng và xiềng xích đe nẹt tự do ngôn luận thay vì cải cách thể chế và cải cách kinh tế?

Chỉ tìm cách đổ lỗi cho các “thế lực thù địch diễn biến hòa bình” bên ngoài chứ không cắt bỏ khối ung bướu ngay trong thể chế, đó thực ra là một sự “tự sát”, không những làm trầm trọng thêm các vấn đề cấp bách hiện nay mà còn khiến VN càng thêm giảm uy tín và khiến cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ.

Gần chót về tự do

VN hiện đang bị xếp thứ gần chót hạng(172/179 quốc gia) trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí thường niên 2013 do Phóng viên Không biên giới thực hiện.

Không phải vô cớ, không chỉ có sự đòi hỏi từ một số đồng bào VN, mà ngày càng dồn dập tăng số lượng cá nhân và tổ chức trung lập có uy tín trên thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với những nhà phản biện và tù nhân lương tâm VN, đòi phải lập tức trả tự do cho họ.

Ngày 18/4/2013, QH châu Âu thông qua nghị quyết tố cáo VN đàn áp tự do ngôn luận và hạn chế tự do tôn giáo.

Ngày 17/6/2013, có tới 12 tổ chức NGO, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới, Trung tâm nhân quyền Kennedy(Mỹ) và một đoàn gồm 12 nghị sĩ Mỹ… cũng lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu chính phủ VN phóng thích ngay luật sư vô tội Lê Quốc Quân, đồng thời yêu cầu chấm dứt việc đàn áp các luật sư và các nhà chỉ trích chính phủ về vấn đề nhân quyền.

Ngày 27/6/2013, bản Dự thào về luật nhân quyền cho VN đươc được UB đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua, đưa ra cảnh báo dứt khoát cho VN là phải cải thiện về nhân quyền, nếu không muốn có những tổn hại về kinh tế và thương mại, hoặc những nguồn viện trợ nằm ngoài tính cách nhân đạo từ Mỹ.

Một Dự luật nhân quyền cho Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, hiện đang được trình cho Hạ nghị viện và rồi Thượng nghị viện Mỹ, là những hành động cảnh báo mạnh mẽ để VN cân nhắc lại và hành xử cho đúng với những văn bản đã ký cam kết về quyền con người cùng thế giới.

Trong hoàn cảnh Chủ tịch nước VN vừa ký văn bản cam kết hợp tác toàn diện với Mỹ, nếu VN không cam kết suông, thì vấn đề cải thiện nhân quyền tại VN lại càng cấp bách hơn bao giờ hết.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và ông Barack Obama ở Nhà Trắng hôm 25/7
Việt Nam và Mỹ vừa cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về nhân quyền

Mỗi người VN xin hãy tỉnh táo để tránh thảm họa đều trở thành nạn nhân của nạn côn đồ cướp bóc, như người dân làng Vĩ Đại. Hãy mở miệng bảo vệ chính chúng ta và các Tráng sĩ công lý.

Mỗi người VN vốn đều mang căn tính thiện và dũng khí trong mình, với lòng yêu công lý, hòa bình và hạnh phúc.

Vậy hãy để cho căn tính này được tự nhiên bộc lộ.

Hãy hồn nhiên “”mở miệng” như tạo hóa vốn tạo nên ta thế. Như một sự xác tín rằng ta là con người, xứng đáng được hưởng những quyền tối thiểu, đương nhiên của con người đã được tạo hóa ban cho. Nếu sống mà không có quyền tự do ngôn luận, quyền được hưởng công lý và bình đẳng, thì sống khác nào đang chết.

Mỗi công dân nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ chấn hưng được dân khí.

Người VN cũng biết hân hạnh mang nợ và trả nợ lương tâm. Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh./.

Bài viết của Nhà văn Võ Thị Hảo, hiện đang sống tại Hà Nội. Nhà văn chuyển bài viết cho BBC qua điện thư. BBC luôn hoan nghênh đóng góp bài vở của quý vị về địa chỉ thư điện tử vietnamese@bbc.co.uk

Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho (BBC) Việt ngữ từ Hà Nội

Ngoại trưởng Pháp thăm Việt Nam : Hà Nội và Paris sẽ nâng quan hệ lên hàng đối tác chiến lược

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 04/08/2013.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 04/08/2013. (REUTERS/Kham)

Đến Việt Nam từ hôm qua trong khuôn khổ vòng công du châu Á, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vào hôm nay 04/08/2013 đã có cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc hội đàm, hai bên đã đánh giá cao đà phát triển trong quan hệ song phương trên mọi lãnh vực. Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ với Pháp là đạt đến một thỏa thuận đối tác chiến lược song phương.

Trên hồ sơ này, bản tin trên trang thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam nói rõ : « Theo tinh thần Thông cáo chung giữa Bộ Ngoại giao hai nước nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (tháng 3/2013), hai bên đã trao đổi và thống nhất về cơ bản nội hàm và lộ trình nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược trong thời gian tới ».

Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ ngày 02/08, trước lúc ghé Việt Nam, Ngoại trưởng Pháp đã xác nhận rằng chuyến thăm Việt Nam lần này cũng là dịp để đề cập với giới lãnh đạo Việt Nam “về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và tăng cường hợp tác song phương trên tất cả lĩnh vực”.

Ông Laurent Fabius nói rõ : “Đối với Pháp, VN là một đối tác chính trị quan trọng, một nền kinh tế năng động đối với châu Âu và là một thành viên tích cực của khối Pháp ngữ”, có quan hệ hợp tác nhiều mặt với Pháp, do đó, Paris mong muốn rằng “thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hai bên sẽ có thể tăng cường theo chiều sâu những lĩnh vực hợp tác đó và tạo nên một động lực mới cho mối quan hệ của hai nước”.

Xin nhắc lại là ý tưởng về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Pháp đã được nêu lên từ nhiều năm nay. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, từng nêu lên hai sự kiện : Ngày 26 Tháng Bảy năm 2010 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Hervé Morin – theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam – đã khẳng định « Pháp mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong an ninh quốc phòng ... ». Sau đó, ngày 04/05/2011, trong chuyến thăm Pháp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh khẳng định rằng Việt Nam « luôn luôn mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Pháp ». Vào khi ấy bộ Ngoại giao Việt Nam đưa tin là Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp lúc ấy là Alain Juppé đã « hoan nghênh và cho biết sẽ quyết tâm thực hiện ý tưởng này ».

Đầu năm nay, khi tiếp xúc với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault hôm 04/02/2013 bên lề lễ hỏa táng cựu Vương Cam Bốt Norodom Sihanouk tại Phnom Penh, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng năm 2013 là thời điểm quan trọng và đầy ý nghĩa để hai nước hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hiện nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 4 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Nga, Trung Quốc, Anh, và gần đây nhất là Mỹ, với thỏa thuận đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ được loan báo nhân chuyến công du Washington của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

Hồ sơ Biển Đông đương nhiên cũng được nêu lên trông cuộc họp Việt Pháp hôm nay. Báo chí Việt Nam cho biết : « Phía Pháp ủng hộ việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực có ý nghĩa quan trọng này ».

Riêng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đã được ông Fabius nhắc qua trong bài trả lời báo Tuổi Trẻ : « Tôi cũng chú trọng đến tầm quan trọng của việc duy trì một cuộc đối thoại thẳng thắn và trân trọng về các vấn đề liên quan đến điều hành tốt, quyền tự do ngôn luận và nhà nước pháp quyền ».

Tại Hà Nội, theo chương trình dự kiến của chuyến thăm, sẽ kéo dài đến ngày mai 05/08/2013, ngoài cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam, ông Fabius còn gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trước lúc đến Việt Nam, Ngoại trưởng Pháp còn ngỏ ý muốn gặp gỡ đại diện giới doanh nghiệp cũng như xã hội dân sự.
Trọng Nghĩa (RFI)

Liệu có nên hợp pháp hóa mại dâm tại VN?

Phát biểu của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh, đã gây nhiều tranh cãi khi ông nói rằng "hình như phải có dịch vụ mại dâm thì khách du lịch mới tới" và thừa nhận: "Nói đến mại dâm là nó xuất hiện không chừa hang cùng, ngỏ hẻm nào cả."
Nhiều người cho rằng ông Nguyễn Xuân Anh chỉ nói thẳng về một sự thật tồn tại lâu nay mà giới chức đều biết nhưng bất lực và nó cũng khiến đặt ra câu hỏi liệu nếu không giải quyết được thì nên chăng hợp pháp hóa cho dễ quản lý.
BBc Việt Ngữ đã đặt câu hỏi này với Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi (Ts Vũ Mạnh Lợi), Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Trước hết ông nói về tình trạng mại dâm ở Việt Nam, có gì khác biệt với các nước khác trên thế giới và châu Á:
Ts Vũ Mạnh Lợi: Thời thuộc địa hoạt động mại dâm khá phát triển và được chính quyền thuộc địa cho phép.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, hoạt động mại dâm cũng phát triển mạnh ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) và các đô thị miền nam, song hoạt động này là bất hợp pháp ở miền Bắc
Phụ nữ hành nghề mại dâm
Mại dâm vẫn là bất hợp pháp tại Việt Nam
Từ đầu thập niên 1990 đến nay hoạt động mại dâm phát triển mạnh, bắt đầu ở các thành phố lớn, dần dần lan rộng ra các nơi khác trong cả nước.
Theo ước tính của một quan chức Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nêu trong một hội thảo về phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi đầu năm nay, cả nước ước tính có khoảng 30 nghìn người hành nghề mại dâm.
Người hành nghề mại dâm rất đa dạng về tuổi đời và nguồn gốc xuất thân, bao gồm cả sinh viên, người mẫu, người đạt được các danh hiệu trong các cuộc thi sắc đẹp. Thời gian gần đây mại dâm nam cũng đang nổi lên như một vấn đề xã hội được dư luận quan tâm.
Hình thức hành nghề mại dâm cũng vô cùng đa dạng, từ những người đứng đường tìm khách cho đến những người phục vụ trong các nhà hàng, quán bar, sàn nhảy, cơ sở karaoke, massage, xông hơi, tẩm quất, hoặc giao dịch qua điện thoại di động hay internet, cả tự làm việc độc lập cũng như tham gia vào các đường dây mại dâm có tổ chức.
Chính quyền đã có rất nhiều nỗ lực nhằm xóa bỏ mại dâm, song những nỗ lực này thu được kết quả rất hạn chế.
Mại dâm vẫn bị coi là tệ nạn xã hội cần xóa bỏ. Người hành nghề mại dâm vẫn tiếp tục hoạt động ngầm dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, trốn tránh sự truy lùng của nhà chức trách bằng nhiều cách khác nhau.
BBC: Ông có thể cho biết lý do cấm mại dâm tại Việt Nam?
Ts Vũ Mạnh Lợi: Chẳng phải chỉ riêng Việt Nam cấm mại dâm. Mại dâm là nghề cổ xưa trong lịch sử nhân loại, và việc cấm đoán của chính quyền ở các quốc gia ở mọi thời đại cũng cổ xưa không kém.
Hiện nay chỉ có khoảng 20 nước trên thế giới công nhận mại dâm ở các mức độ khác nhau. Đây vẫn là số nhỏ.
Mại dâm là điều không thể chấp nhận được về mặt hệ tư tưởng, đe dọa sự toàn vẹn của gia đình, một thiết chế xã hội rất được người Việt Nam đề cao. Mại dâm có thể gây ra nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế, về xã hội, về sức khỏe cộng đồng như việc lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mại dâm còn bị coi là trái với thuần phong mĩ tục của đất nước. Cả hành vi bán dâm và mua dâm đều bị coi là hành vi lệch chuẩn theo chuẩn mực văn hóa hiện nay trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế xã hội đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các giá trị này.
BBC: Hành nghề mại dâm là bất hợp pháp tại VN, nhưng tình trạng mại dâm vẫn là một thực tế không tránh khỏi, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng mở cửa hòa nhập hơn, vậy liệu có nên tiếp tục cấm (mà ít hiệu quả) hay cần có những giải pháp khác?
Gần đây có nhiều ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý đề xuất nên hợp pháp hóa mại dâm để có thể quản lý được, bảo vệ quyền và sức khỏe cho người hành nghề mại dâm, khách mua dâm, và sức khỏe cộng đồng.
Những ý kiến này tuy chưa được chấp nhận, song đã có tác động khiến nhà chức trách và người dân phải suy nghĩ lại về mại dâm.
Việc Quốc hội thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và có hiệu lực từ 1/7/2013 bãi bỏ việc đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội như trước đây cũng phần nào phản ánh sự nới lỏng quan niệm khắt khe về mại dâm.
BBC: Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng cho rằng nên hợp pháp hóa, để a) có thể tiếp cận và giáo dục phòng tránh HIV, b) bảo vệ người hành nghề mại dâm tránh tình trạng bị bóc lột, bạo hành, ông nghĩ sao về quan điểm này, trong một xã hội châu Á như Việt Nam?
Tôi cũng có một số nghiên cứu về đề tài này trong khoảng mười năm qua và hiểu về tình trạng dễ bị tổn thương của người hành nghề mại dâm (như có thể bị ngược đãi, bị chà đạp nhân phẩm, bị bóc lột, bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị phân biệt đối xử; nhiều người trong số họ thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, thiếu kỹ năng đàm phán về tình dục an toàn, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng).
Không chỉ là nạn nhân, họ đồng thời có thể là tác nhân gây lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ra cộng đồng.
Việc bảo vệ các quyền con người cơ bản của họ, bảo vệ sức khỏe, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng tình dục an toàn, và tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt tạo cho họ cơ hội chuyển sang nghề khác tốt hơn là bài toán lớn cho nhà nước, cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, tôi không cho rằng hợp pháp hóa mại dâm ở Việt Nam vào lúc này là giải pháp tốt.
Với năng lực quản lý xã hội yếu kém hiện nay, với hệ thống giá trị đang chuyển đổi, trong đó những giá trị liên quan đến tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, giới tính, mại dâm, người đồng tính, thái độ đối với người có HIV còn đang chưa định hình rõ trong bối cảnh một xã hội hiện đại, hội nhập với thế giới, thì việc hợp pháp hóa mại dâm không phải là phép màu để giải quyết những vấn đề nêu trên.
Hợp pháp hóa mại dâm có thể là giải pháp tốt cho một xã hội hiện đại, song hiện nay chưa phải thời điểm thích hợp đối với thực tế ở Việt Nam.
Tôi cho rằng vẫn cần coi mại dâm là hoạt động bất hợp pháp, song là dạng hoạt động bất hợp pháp đặc biệt và cần biện pháp xử lý đặc biệt.
Vị thành niên châu Á hành nghề mại dâm
Nhiều phụ nữ châu Á bị buôn bán và đưa lậu ra nước ngoài làm nghề mại dâm
Tôi thiên về giải pháp giảm bớt kỳ thị xã hội đối người hành nghề mại dâm và tìm ra những con đường phù hợp để bảo vệ quyền hợp pháp của họ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực và phòng chống lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong khoảng gần 20 năm qua, nhiều tổ chức NGO quốc tế và Việt Nam đã khá thành công trong cách tiếp cận này. Cần tổng kết và phổ biến các bài học tốt từ thực tiễn này để tiếp tục phát triển sáng tạo các giải pháp khả thi khác.
Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức xã hội, dựa vào các tổ chức xã hội nhiều hơn trong nỗ lực này, hơn là việc truy lùng, bắt bớ để xử phạt.
BBC: Đây là đề tài đã nói đi nói lại rất nhiều rồi, nhưng trong bối cảnh ngày nay chuyện quan chức, công ty kinh doanh tiếp khách sau đó chiêu đãi khách bằng các hình thức “giải trí” sử dụng dịch vụ mại dâm trở nên khá phổ biến, vậy chính sách của nhà nước cần có thay đổi gì hay không?
Tôi nghĩ rằng quan niệm này có phần chỉ là định kiến của một số nhà báo. Hiện tượng này có thể có, song tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu có hệ thống nào cho thấy các công ty kinh doanh chiêu đãi khách bằng mại dâm là phổ biến.
Trong nghiên cứu mà tôi tham gia, khách mua dâm có thể đơn giản là người lao động nghèo, xe ôm, thậm chí là người nhập cư còn đang hàng ngày tìm việc ở các "chợ người" ở các thành phố lớn, người thất nghiệp, công nhân, lái xe đường dài, học sinh, sinh viên, đến những người có học cao hơn, người làm nghề tự do, cán bộ công chức nhà nước, doanh nhân, thậm chí cả nông dân ở các vùng nông thôn.
Nghĩa là thành phần người mua dâm vô cùng đa dạng, không phải chỉ có người được các công ty kinh doanh chiêu đãi. Thị trường mua bán dâm không phải là nơi doanh nhân có thế độc quyền dù nhiều người trong số họ có lẽ cũng tham gia mua dâm, thậm chí có chiêu đãi đối tác, nhưng tôi không cho rằng điều này là phổ biến.
Mặc dù vậy, câu hỏi của phóng viên gợi ra rằng tham nhũng có thể là tác nhân thúc đẩy mại dâm ở một khía cạnh nào đó và ở một mức độ nào đó. Việc chống tham nhũng chắc sẽ có tác động tích cực đến việc hạn chế cán bộ, công chức nhà nước mua dâm. Cảnh báo này đáng lưu ý.
(BBC)

Bắc Kinh lại phô trương quan điểm cố hữu về Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Bangkok, đầu tháng 8/2013.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Bangkok, đầu tháng 8/2013. (Reuters)

Báo chí Trung Quốc trong hai ngày 02 và 03/08/2013 nhất loạt đưa tin về ba phương cách mà Ngoại trưởng nước này vừa đề nghị để giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh và các láng giềng Đông Nam Á. Theo các nhà phân tích, ba phương cách này tuy nhiên không có gì mới, chỉ lập lại các quan điểm mà Trung Quốc nhắc đi nhắc lại từ trước đến nay, đồng thời quy trách nhiệm về tình hình căng thẳng tại Biển Đông cho các nước khác.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Bangkok hôm 02/08/2013 để tham dự Diễn đàn Cao cấp kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Trung Quốc (2003-2013). Trong một cuộc tiếp xúc với cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surukiat Sathirathai, Chủ tịch định chế mang tên Hội đồng Hoa giải Hòa bình Châu Á, ông Vương Nghị đã nêu lên ba hướng mà theo ông nếu được tiến hành đồng thời, sẽ cho phép giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Hướng đầu tiên theo ông Nghị, là tiến tới thỏa thuận thông qua tham vấn và đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp. Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, đây là biện pháp căn bản và là phương cách duy nhất dẫn đến giải pháp dứt điểm cho vấn đề Biển Đông.

Hướng thứ hai, theo Ngoại trưởng Trung Quốc, là tiếp tục thực thi Bản Tuyên bố Ứng xử trên biển Đông DOC đồng thời từng bước thúc đẩy các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Hướng thứ ba là tìm cách đồng khai thác Biển Đông.

Theo các nhà quan sát, ba hướng kể trên chỉ thể hiện quan điểm cố hữu của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Về hướng thứ nhất, đó là chủ trương xuyên suốt của Bắc Kinh, chỉ muốn giải quyết các tranh chấp một cách song phương với từng nước nhỏ hơn mình, để dễ dàng dùng thế nước lớn gây sức ép.

Chính vì lý do đó mà chủ trương song phương không được nhiều nước tán đồng, nhưng theo ông Vương Nghị, những dè dặt của nước khác đều không đúng và không có cơ sở.

Về nhu cầu thực thi DOC và từng bước tiến tới COC, ông Vương Nghị công khai cho rằng đó không phải là giải pháp cho việc giải quyết dứt điểm tranh chấp chủ quyền, đồng thời lại đổ lỗi cho một số nước là đã không tôn trọng COC. Trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc không hề nhắc tới những hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm bản Tuyên bố Ứng xử mà Bắc Kinh đã ký kết.

Về chủ trương đồng khai thác, đề nghị của Bắc Kinh cũng không có gì mới. Vấn đề là Trung Quốc chỉ muốn đồng khai thác các vùng mà các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền, điều khó được các nước khác chấp nhận.
Trọng Nghĩa (RFI)

Rainsy: 'Tất cả đảo tranh chấp là của TQ'

Sam Rainsy
Đảng của Sam Rainsy đã có bước tiến vượt bậc trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua

Ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng, trang mạng của Hoa Thương Thời Báo, tờ báo Hoa văn ở Campuchia đưa tin hôm 2/8.

Ngoài ra ông tỏ rõ sự ủng hộ dành cho Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Theo tờ báo này thì đây là cuộc phỏng vấn độc quyền với Kênh truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong diễn ra hôm thứ Hai ngày 29/7.

Ông Rainsy cũng bày tỏ hy vọng rằng Campuchia sẽ ‘chuyển tiếp sang nền dân chủ’ một cách hòa bình.

Sam Rainsy nói ông lên án những ‘bất thường nghiêm trọng’ trong cuộc bầu cử vừa qua mà ông cho là ‘đi ngược lại ý nguyện của nhân dân’.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng đảng của ông chỉ muốn hòa bình chứ không muốn xung đột quân sự.

“Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi muốn ổn định. Chúng tôi muốn phát triển kinh tế. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng dân chủ sẽ đến một cách hòa bình và ổn định,” ông nói.

Lãnh đạo đối lập Campuchia cũng gửi những thông điệp hữu nghị đến với Chính phủ và người dân Trung Quốc. Ông nói rằng đảng của ông sẽ xem Bắc Kinh là một đồng minh quan trọng.
"Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi."
Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia
Rainsy cho biết ông đã đến Trung Quốc nhiều lần và đã chứng kiến sự phát triển của Trung Quốc. Ông nói Trung Quốc là ‘hình mẫu để Campuchia học hỏi’.

“Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là một người bạn mà còn là một đồng minh. Đảng của chúng tôi ủng hộ chính sách một Trung Quốc,” ông nói.

Ông cũng nói rất rõ rằng Đảng Cứu quốc sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông.

“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi,” ông phát biểu.

Rainsy cũng nhấn mạnh rằng những đảng phái ở Campuchia không thể ủng hộ Trung Quốc rõ ràng về Biển Đông giống như đảng của ông. Ông còn hỏi người phỏng vấn cách phát âm Biển Đông như thế nào trong tiếng Hoa.
(BBC)

Cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày

H2

VRNs (05.08.2013) – Sài Gòn – Ngày 02.08.2013, anh Nguyễn Trí Dũng đã gặp blogger Điếu Cày trong 12 phút (theo một băng ghi âm chúng tôi nhận được từ Trại giam số 6 – xin cho chúng tôi không công bố nguồn cung cấp băng này, để bảo đảm an toàn cho người cung cấp).
Sau đây là chi tiết cuộc trao đổi giữa hai bố con blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
—-
Dũng: họ giải quyết cho bố chưa?
Bố: vào ngày 27.07, họ vào, họ gặp bố rồi.
Dũng:  Cụ thể ông nào vào gặp bố, cơ quan nào vào gặp bố?
Bố: Ông Nguyễn Cảnh Nga.
Dũng: à ông trưởng phòng 4?
Lý do tuyệt thực
Bố: Ừ đúng rồi. Cái vụ việc này thì bố đại diện cho tất cả các tù nhân chính trị ở đây ký vào cái biên bản kiến nghị với trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giải quyết cho nó đúng pháp luật, và đề nghị tổ chức giam giữ cho nó đúng với pháp luật, nhưng họ không giải quyết và nếu họ không giải quyết bố sẽ tuyệt thực.
Ngày 23.05, anh em tù chính trị ở đây có kiến nghị tập thể yêu cầu trại giam giải quyết một số điều kiện sinh hoạt và sinh hoạt giam giữ cho nó đúng với pháp luật, bởi vì, hiện nay bố đang bị giam giữ với một tù chung thân, nó không đúng với Điều 27 khoản 1 điểm a điểm b.
Đến ngày 22.06, họ không giải quyết mà vào đọc quyết định giam riêng bố 3 tháng vào ngày 22.06. Rồi đến ngày 24.06, bố bắt đầu tuyệt thực vì bố đã thông báo rồi. Đến ngày 29.06, họ vào làm việc một lần, họ nói ban hành quyết định theo điều 27 khoản 4, cán bộ Diệu lên trực tiếp làm việc.
Diễn tiến của những ngày tuyệt thực
Bố: Vào ngày 03.07, họ vào làm việc với bố lần thứ 2, họ đưa ra quyết định việc giam riêng theo quy định của thông tư 40, có phó giám thị trại giam, cán bộ tên Diệu là người tuyên bố. Trong buổi làm việc này, họ nói là họ ban hành quyết định tại vì bố không nhận tội và không viết bản kiểm điểm, cho nên là họ theo thông tư 40, họ ban hành quyết định giam riêng 3 tháng. Bố nghĩ thế nào họ cũng trình sự việc này trên báo nhân dân.
Đến ngày 16.07 con lên thăm, ngày 17.07, bác Nghĩa thông báo tin này ra thì chiều ngày 19 bác Nghĩa bị cảnh cáo vì bác ấy đã nói sự thật. Đến ngày 20 thì con lên thăm trở lại, đến ngày 22.07, họ mới bắt đầu lắp tivi vào trong phòng bố, trước đó là không có tivi.
Dũng: Để họ quay lén bố đó bố.
Bố: Không, họ quay lén bố ở trên phòng giam số 5 mà họ đoán con ra, nhưng mà họ vừa đưa bố sang và bố phát hiện cái máy thu âm thì họ tháo ra rồi.
Dũng: Họ gắn cả cái phòng mà bố khám bệnh hả? để họ xuyên tạc về bố?
Bố: Cái chuyện của bác Cù Huy Hà Vũ thì bố cũng đã biết rồi. Cho nên ngày 25.07, họ kiểm tra trại giam một lần nữa, kiểm tra toàn bộ phòng giam, thống kê đồ đạc. Bố nhắc lại vào ngày 22.06, khi đưa bố vào trại giam thì họ kiểm tra toàn bộ đồ đạc, trong đó thực phẩm chỉ có duy nhất 9 gói mì ăn Hảo hảo và một số gói Nest cà phê thôi. Đến ngày 25.07, họ lại kiểm tra thì vẫn còn 9 gói mì ăn và những gói cà phê còn nguyên, và toàn bộ những số hàng hóa mà con gửi lên ấy, là có kiểm kê đồ đạc hết là 38 gói cháo, gồm 23 hộp sữa nhỏ.
Đến buổi sáng ngày 27.07, ông Nguyễn Cảnh Nga xuống làm việc với bố, ông đấy ra lệnh khám xét phòng giam một lần nữa.
Dũng: Ông có quyền gì ở đây?
Bố: Không, ông có quyền hay không là chuyện của ông đấy! Còn cái thẩm quyền của ông đấy như thế nào thì bố không nói. Nhưng ý bố nói là, ông đấy đến để kiểm tra số hàng hóa đó một lần nữa thì số hàng hóa đó vẫn như trên, vẫn y nguyên như trên và khi bố ký vào biên bản thì bố ghi rõ số lượng hàng hóa của những lần kiểm tra. Và yêu cầu không được sử dụng những hình ảnh vì họ lấy những đồ đạc của bố ra, họ chụp ảnh và quay phim những đồ đạc mà nhà gửi lên, để họ sử dụng vào mục đích mà người ta nói rằng bố không tuyệt thực, không ăn phần cơm riêng của trại mà ăn những thức ăn đó. Toàn bộ những lần đó có 3 lần kiểm tra tất cả. Số lượng thực phẩm kiểm tra cả 3 lần là như nhau. Và vấn để ở chỗ là bố ghi ý kiến trước khi bố ký. Đấy, bố phải cẩn trọng tất cả những cái đấy.
Dũng: Bố ơi bố, không cần bố ký một cái gì hết, họ đã làm khống một cái giấy khám sức khỏe cho bố, chữ ký không phải của bố.
Bố: Cái giấy khám sức khỏe, con phải chú ý đến cái này, những ngày đó bố rất yếu, thành ra cái giấy khám sức khỏe chỉ là một vấn đề, bố yêu cầu họ cân nhưng họ không cân xem bố cân nặng bao nhiêu. Con hiểu không? Còn nếu họ sử dụng hình ảnh thì họ không thể sử dụng hình ảnh được. Còn vấn đề thế này, vào ngày 27.07, khi lên làm việc với bố thì ông Nguyễn Cảnh Nga ấy, ông đấy tập trung hỏi sự khác biệt của buồng giam giam riêng bố và các buồng giam khác là như thế nào, nhưng ông đấy không hỏi về chế độ giam giữ của bố. Vấn đề thứ hai là, tại sao các tù nhân ở đây nhận cơm tập thể hằng ngày theo tiêu chuẩn của cả đội, cả đội nhận cơm, tự chia nhau ăn và ăn ở ngoài sân. Nhưng tại sao hằng ngày cán bộ phải mang cơm cho bố phần cơm ở trong cái cà mên, mang đến vào phòng giam của bố nếu không bị giam riêng thì tại sao lại như vậy? Và bố luôn luôn không bị kỷ luật thì tại sao mẹ con và con lên thăm lại không cho gặp? Xu hướng của họ như vậy, mà họ nói với bố là, chỉ chuyển phòng giam thôi chứ không phải giam riêng.
Dũng: Họ quay lén bố và nói là ông Hải có cầm cái cà mên ấy và họ nói là ông Hải có ăn cái đồ ấy. Và bây giờ con chuẩn bị đi chất vấn với an ninh tivi trên cái đài ấy đây.
Bố: Đó tất cả những cái đó, bố đã ghi ý kiến của bố ở trong cái bản tường trình. Tại vì cái biên bản của Viện kiểm sát khi làm việc với bố thì chủ yếu họ nói đến sự khác biệt của buồng giam giam bố với buồng giam kia là như thế nào, không hỏi chế độ giam giữ, chủ yếu là họ hỏi theo cái cách tạo ra một cái biên bản, có xu hướng, để cho bố có thể nhận tội được. Nhưng cái chế độ giam giữ, những thứ bố cần thì họ không hỏi, cho nên bố ghi vào dưới cái biên bản đó là chiều nay sẽ làm việc với Viện kiểm sát và nộp bản tường trình cho Viện kiểm sát. Trong bản tường trình đó, bố ghi hết tất cả.
Tiếp tục ngày 23.07, họ vẫn tiếp tục vào lập biên bản bố vi phạm nhằm hợp thức hóa cái quyết định ra trước, vì quyết định ra nhưng không có biên bản vi phạm, cho nên ngày 23.07, họ tiếp tục lập một cái biên bản vi phạm. Cái biên bản ở đây thì lại do hai thằng gián điệp Trung Quốc ở chung buồng với bố. Họ lợi dụng hai cái thằng này tạo cho nó viết đơn khiếu nại tố cáo và lấy cái đơn đó đề nghị lập quyết định cho bố, mà không cần bất kỳ bằng chứng gì. Tên anh ta là Trần Văn Tín, người Lạng Sơn, bị tù chung thân về tội gián điệp. Chính tên Tín và một tên nữa là tên Thuận, người Lạng Sơn, làm giám điệp cho Trung Quốc, làm đơn tố cáo bố với cán bộ ở đây. Hai tên này đã từng tố cáo bác Nghĩa. Bố khẳng định hai tên này đã làm đơn tố cáo bố, bố đã hỏi tất cả các anh em tù nhân chính trị ở đây thì không có ai tố cáo bố hết.
Những ngày vừa qua, bố rất yếu mên anh Rôn, người Tây Nguyên đã dìu bố đi và anh ấy đã ý kiến và ký vào tất cả các biên bản của bố làm việc. Cho nên tất cả các biên bản này kia mà ra là phải có ý kiến của anh Rôn.
Vào ngày 01.08, họ vào làm lại tất cả biên bản đưa cơm đến buồng giam của bố, làm lại tất cả luôn, để dấu những chứng cứ gian kia đi. Vì thế vấn đề này cần làm rõ trên công luận quốc tế đặc biệt là vấn đề bố không thể đưa thông tin ra ngoài được.
Hôm bố gặp ông Nguyễn Cảnh Nga, trong hồ sơ có đơn khiếu nại của bố và đơn khiếu nại viết vào ngày 24, thế thì nội dung của lá đơn đó như thế nào mà viện kiểm sát không xuống làm việc?
Dũng: Ông Nga nói với gia đình mình là ông đã gặp bố cách đây 20 ngày, trước ngày con gặp bố xong.
Bố: Ông ấy nói với bố là, tôi vào đấy thấy ông nằm gác chân lên đọc báo. Bố mới hỏi là tại sao cán bộ lại không giải quyết vấn đề tuyệt thực của tôi, ông nói là, lúc đó tôi không biết anh tuyệt thực và tôi không biết khiếu nại của anh. Thế thì vấn đề là cái đơn khiếu nại đã nằm trong cái đơn của Viện kiểm sát thì đề nghị của nó như thế nào phải làm rõ, tại sao trại giam lại ngăn cản không đưa đơn khiếu nại lên Viện kiểm sát hay Viện kiểm sát có đơn mà không xuống giải quyết.
Hành trình sắp tới
Dũng: Bố cứ yên tâm, bố cứ giữ gìn sức khỏe và ăn uống lại bình thường vì gia đình đã đi đến Tổng cục 8 và gia đình làm cho ra chuyện ở Tổng cục 8 và họ đã trả lời, cả ông Trương Tấn Sang đã yêu cầu họ trả lời cho gia đình mình và con sẽ nói lại cho bố biết.
Bố: Đó bây giờ, vấn đề ở đây là cho họ biết là tất cả các đơn khiếu nại của bác Tin và bác Ngàn đã được gửi đi đến Viện kiểm sát, gửi trước cả bố nhưng đều bị ém nhẹm. Ngay cái hôm làm việc với ông Lê Đức Địa Phương và yêu cầu ông Lê Đức Địa Phương trả lời đơn khiếu nại của bác đến Viện kiểm sát thì tại sao không thấy trả lời. Tất cả các đơn này đã được gửi đi nhưng không được giải quyết hoặc là không được gửi đi. Phải làm rõ cho công luận biết là họ đã bưng bít tất cả các thông tin khi họ đàn áp bố hay làm cái gì đó với bố thì bố không thể thông tin ra ngoài được và tất cả các đơn khiếu nại của bố bị ngăn chặn.
Dũng: Tất cả mọi người và mẹ đang đứng ở ngoài kia. Mọi người rất quan tâm đến vấn đề này và cả ông Obama đã lên tiếng cho bố, Hội đồng Nhân quyền LHQ, Ủy ban Nhân quyền LHQ gồm 7 nước, họ đã họp lại và đã gặp con và mẹ rồi. Con và mẹ sẽ lên gặp bố một tháng một lần. Gia đình sẽ cố gắng thu xếp được mọi thứ để lên gặp bố.
Bố: Đặc biệt là quan tâm đến việc những tiếng nói ở đây không được đưa ra ngoài, không chỉ bố bắt giam mà họ còn đối xử bất công và không cho bố tiếp cận với công lý và pháp luật, do đó các cơ quan chức năng phải làm rõ việc này.
Dũng: Bố bắt đầu ăn lại từ khi nào?
Bố: Vào ngày 27.07, bố gặp lại viện kiểm sát. Cho bố gửi lời hỏi thăm tất cả các bạn bè và các tổ chức cá nhân trên khắp thế giới đã quan tâm đến vấn đề của bố.
Dũng: Hàng tháng con sẽ lên thăm bố, nếu con không gặp được bố thì con biết bố đã có vấn đề.
Bố: Đúng rồi, hàng tháng mà bố không gọi điện thoại về nhà thì lúc đó bố đang gặp chuyện.
Dũng: Hàng tháng con sẽ lên gặp bố.
Bố: Bố nhớ rồi, con à.
PV. VRNs
ghi lại từ băng ghi âm
 
 Bản tin tiếng Anh

  • Top jobs getting difficult to fill (Washington Post) - China will experience the most severe managerial shortage in the world in the second half of 2013, continuing a five-year trend, according to a survey of executive search consultants.
  • Foreign carriers compete in 2nd-tier cities (Washington Post) - Foreign airlines are competing fiercely for business in second-tier cities in West China, despite the lower profitability of the routes in the region.
  • Chinese students head overseas at younger ages (Washington Post) - To protect their children from the pressure of the fierce competition faced by millions of college-bound exam takers in the country,an increasing number of Chinese parents are sending their children abroad.
  • Nation 'confident' on trade (Washington Post) - Despite discouraging signs for both exports and imports, Commerce Minister has expressed confidence in achieving this year's trade targets.
  • 7.5% GDP growth 'in reach' (Washington Post) - China's top economic planner expressed confidence in achieving the 7.5 percent gross domestic product growth target this year.
  • Xiaomi shifts into low end of mobile sector (Washington Post) - Chinese smartphone manufacturer Xiaomi Corp launched a sub-brand "Hongmi" (red rice) on Wednesday that targets the country's entry-level smartphone buyers.
  • Bridging hope and history (Washington Post) - An unexpected disaster has become a rallying call to preserve heirloom and heritage, galvanizing a whole community into realizing how fragile some traditions can become.
  • International vertical run debuts in Beijing (Washington Post) - German runner Thomas Dold and Australian Suzy Walsham respectively claimed first place in the men's and women's vertical marathon in Beijing on Saturday, the first such event held in the Chinese mainland.
  • Forum fights desertification (Washington Post) - The UN is seeking more cooperation with China to explore better models to fight desertification, according to the Kubuqi International Desert Forum 2013 that opened in the Inner Mongolia autonomous region.
  • Chinese art goes public in NYC (Washington Post) - Above New York City Chinatown's busy Forsyth Street fruit market, five photographic banners affixed to a fence depict the obliteration of a colorful watermelon at the mouths of hungry farm animals.
  • A softer focus (Washington Post) - Romance of the Three Kingdoms, a 14th-century novel based on the history of Three Kingdoms period (AD 220-280), has been regarded as a men's book.
  • Soccer strives for elusive success (Washington Post) - Stories about bribery and match-fixing scandals may have disappeared from the front pages, but 2013 has so far been another frustrating year for soccer fans.
  • A stitch in time (Washington Post) - She can barely read or write, but 82-year-old Yang Huani of the Miao ethnic group has been keeping a daily record of her routines and moods with a needle for 70 years.
  • Beijing sees decline in tourists (Washington Post) - The capital is attracting fewer tourists compared to this time last year and tourist complaints have risen over the last six months.
  • Doctor suspected of child trafficking (Washington Post) - Police have questioned an obstetrician-gynecologist and two other people suspected of human trafficking in Shaanxi province and detained the two other suspects.
  • Investment promotion between China and Ontario (Washington Post) - Although China and Canada are separated by vast oceans, and the two countries have differences in many aspects, still we would like to promote the complementary economic cooperation from all levels.
  • FM urges restraint on sea issues (Washington Post) - China's top diplomat on Friday called on countries involved in the South China Sea issue to avoid aggravating conflicts.
  • China blasts US Senate resolution (Washington Post) - China criticized a US Senate resolution expressing concern over China's stance on the disputed East and South China Seas, "strongly" opposing the US' putting blame on China.
  • China sails through 'first island chain' (Washington Post) - The Chinese navy has fulfilled its long-held dream of breaking through the "first island chain blockade", and its vessels have gained access to the Pacific Ocean.
  • Xi vows to protect maritime interests (Washington Post) - China's top leader has vowed to protect the country's maritime interests and be fully prepared for the complex issues in the region.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét