Võ Dũng, đứa con bướng bỉnh
- Anh Sáu ơi! Đơn vị báo thằng Dũng hy sinh rồi anh!
Không nghe rõ, ông Sáu Dân kéo tay bác sỹ Huỳnh Hoài Nam hỏi:
- Mầy nói gì vậy?
Giọng bác sỹ Huỳnh Hoài Nam nghẹn lại:
- Dũng hy sinh rồi anh ơi!
Ông Sáu Dân bỗng thấy choáng váng, suýt ngã. Bác sỹ Huỳnh Hoài Nam vòng tay đỡ, ông Sáu gượng đứng thẳng dậy, và ông nói:
- Không sao đâu!
Chính ủy mặt trận và những người có mặt chết lặng khi nghe tin Võ Dũng
, con trai Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt hy sinh hai ngày trước,
29-4-1972, khi đang bò vào hàng rào dây kẽm gai trinh sát một chốt
địch ở Sóc Trăng, mấy chị phụ nữ bật khóc. Ông Võ Văn Kiệt vẫy tay bảo
mọi người vào họp tiếp. Khuôn mặt hốc hác đen sạm của ông vẫn tỏ ra
cương nghị.
Tan cuộc họp, ông lầm lũi về chiếc chòi riêng, đứng một mình, đăm
đắm nhìn những cánh rừng tràm, đước mênh mông. Ông đứng như thế, không
nhúc nhích đến khi màn đêm buông xuống.
Ông Võ Văn Kiệt lấy vợ năm 1949. Ông không lấy đảng viên theo sắp xếp
của tổ chức, mả vì tình cảm chân thành giữa hai người, dù tuổi tác và
hoàn cảnh chênh lệch. Năm ấy ông 27 tuổi, là Thường vụ Tỉnh ủy ,vợ ông
17 tuổi, con thứ sáu một gia đình từng là địa chủ có 300 mẫu ruộng và
một nhà máy xay lúa.
Năm 1950, bà Kim Anh có thai đứa con đầu lòng được bốn tháng thì ông
Kiệt lên đường ra chiến khu Việt Bắc. Hơn hai năm sau ông trở về, đứa
con trai đã lẫm chẫm biết đi. Bà Kim Anh tủi thân kéo con vào lòng ôm
mặt khóc.
Ông Võ Văn Kiệt đặt tên con là Phan Văn Dũng, lấy họ mẹ làm tên thường
gọi là Võ Dũng. Ở với vợ con được năm ngày, ông lại ra đi trong đêm
khuya , khi Võ Dũng đang ngủ say .
Năm 1954, các ông Lê Duẩn, Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) và nhiều cán bộ
lãnh đạo khác không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam làm nhiệm vụ, bị
chính quyền Ngô Đình Diệm truy quét gắt gao, phải lánh sang
Campuchia, đóng vai thương nhân ở thủ đô Phnom Pênh. Năm 1955, ông Võ
Văn Kiệt đón vợ và hai con - Hiếu, Dân sinh 1953- qua bên đó. Đó là
lần đầu tiên, cũng là duy nhất, gia đình ông được đoàn tụ.
Nhưng trên đất khách quê người, và với một nhà hoạt động chính trị bí
mật, cuộc sum họp của gia đình ông bấp bênh đầy căng thẳng hồi hộp, và
cũng chỉ được ngắn ngủi ít ngày rồi lại chia ly. Theo quyết định của
trên, ông Võ Văn Kiệt gửi cậu con trai Võ Dũng ra miền Bắc, đưa vợ và cô
con gái về quê ngoại , còn mình về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy.
Võ Dũng năm ấy mười tuổi bé loắt choắt, nhưng nhanh nhẹn, khuôn mặt và
dáng đi giống hệt ông Võ Văn Kiệt. Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước
Nam bộ phóng khoáng, không được gần ba, nên còn nhỏ Võ Dũng đã có tính
tự lập vẻ tỏ ra hào hiệp. Võ Dũng tự gói quần áo, đồ dùng vào bồng,
tự rút từng chiếc quai dép cho vừa chân, và chia cho mấy người bạn cùng
đi từ cục xà bông đến bịch ruốc bông má mua cho mình.
Trước lúc tiễn con trai ra Bắc, tiễn con gái và vợ quay về quê, ông Võ
Văn Kiệt muốn chụp một tấm hình kỷ niệm. Ông đưa vợ con đến một hiệu ảnh
ở đường Monivong , thủ đô Phnom Pênh. Người thợ ảnh chuẩn bị bấm máy,
thì ông xin lỗi tách ra , không chụp chung với vợ con nữa. Cuộc chiến
đấu một mất một còn đang tiếp diễn , chính quyền Ngô Đình Diệm đang
truy lùng mình ráo riết, hậu quả sẽ ra sao ? Ý nghĩ ấy chợt đến khiến
ông Võ Văn Kiệt bỏ lỡ cơ hội duy nhất có một tấm hình kỷ niệm với vợ
con, để rồi sau này, ông mang trong lòng niềm ân hận, nuối tiếc.
Mẹ con bà Kim Anh trở về Rạch Gíá ở vơi ông bà ngoại, biền biệt mấy
năm không được tin chồng. Nhớ ngày ở Campuchia có quen các ông Huỳnh
Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, bà Kim Anh mang con lên Sài gòn vừa kiếm kế
sanh nhai vừa dò la tin chồng.
Đường ra trận |
Dù là một địa chủ nhưng ruộng đất đã hiến cho cách mạng gần hết, nhà
máy xay thì phá hủy theo tinh thần tiêu thổ kháng chiến , nên gia đình
bà Kim Anh đã khánh kiệt. Bà lên Sài Gón với chút vốn liếng chỉ đủ góp
cùng người anh trai mua một căn nhà nhỏ vách ván, lợp lá dừa nước , bên
ao rau muống trong con hẻm Đội Có đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Hàng ngày
bà xay bột làm bành tai yến mang ra chợ Tân Định bán kiềm tiền nuôi
con.
Bấy giờ ông Kiệt ở căn cứ Hố Bò, Củ Chi. Chỉ một quãng đường mà vợ
chồng như cách xa vời vợi muôn trùng. Mãi đến năm 1961, ông mới móc nối
được vợ con, và bà Kim Anh cùng Hiếu Dân được giao liên đưa lên Hố Bò.
Năm 1962, bà Kim Anh sinh con gái thứ ba,đặt tên là Ánh Hồng. Cô bé
xinh xắn vừa lẫm chẫm biết đi thì phải quay về thành, vì Củ Chi liên
tiếp bị càn quét quá ác liệt. Về thành một thời gian, còn cảm thấy
nguy hiểm hơn, mẹ con bà Kim Anh lại bồng bế nhau lên cứ.
Năm 1965, Mỹ trực tiếp đưa quân vào miền Nam, cuộc chiến tranh ác liệt
hơn. Ông Võ Văn Kiệt quyết định gửi tiếp cô con gái Hiếu Dân ra Bắc. Bà
Kim Anh tiễn con ra trạm giao liên, trên đường về ghé vào bệnh viện
khám , biết mình đã có thai đứa con thứ tư.
Bà Kim Anh nhớ ba lần sanh nở đều vắng chồng , vừa cực, vừa tủi, có
lần phải đẻ nhờ trong nhà ông thợ may bên bở kinh, cắt nhau cho con
bằng kéo cắt vải. Bây giờ đang có bầu, lại về quê , cảnh nhà như thế
biết nhờ ai ? Suy nghĩ kỹ, bà Kim Anh quyết định giữ Hiếu Dân lại
không cho ra Bắc nữa. Năm ấy Hiếu Dân đã mười tuổi, là một cô bé nhanh
nhẹn đảm đang . Bà Kim Anh lật đật quay lại trạm giao liên, nhưng
Hiếu Dân đã lên đường mất rồi. Bà đành lặng lẽ rời Hố Bò, bồng đứa con
ba tuổi quay về Rạch Gíá nương nhờ cha mẹ. Cuối năm ấy Chí Tâm ra đời,
cũng một mình bà xoay trở như ba đứa trước.
Ông Võ Văn Kiệt được tin nhắn về, bảo vợ con vào cứ. Gia đình khuyên
bà Kim Anh không nên đi vì cháu Chí Tâm còn quá nhỏ, nhưng bà nóng lòng
gặp chồng nên không ai cản nồi.
Cơ quan cử bà Ba Kiếm, một cán bộ giao liên về đón mẹ con bà Kim Anh.
Rời Rạch Gía sáng sớm ngày rằm tháng Chạp , chỉ còn nửa tháng nữa là
tết Bính Ngọ,1966. Lòng vòng cắt đuôi đeo bám của mật vụ, mật thám, đến
sáng 17 tháng Chạp xuống con tàu Thuận Phong ở Bến Cát , xuôi sông Sài
Gòn về Củ Chi.
Cách vài cây số là tới Bến Dược. Bỗng một tốp máy bay trực thăng của
Mỹ bay tới quần đảo, rồi bắn Rocket vào con tàu đang chở mấy trăm
khách, trong đó có cả người Việt cộng lẫn Quốc gia, nhiều nhất là
thường dân. Chiếc tàu bốc cháy , đắm giữa dòng sông Sài Gòn chảy xiết.
Hơn hai trăm người thiệt mạng trong đó có bà Kim Anh, vợ ông Võ Văn
Kiệt và hai đứa con ông, Ánh Hồng lên ba, Chí Tâm chưa đầy ba tháng
tuổi.
Hai ngày sau, đang ở Nhà Bè, ông Võ Văn Kiệt mới biết tin vợ con mình
chết, không tìm được xác. Ông đứng lặng trong nhà một cơ sở bí mật.
Từ đó ông luôn giữ bên mình tấm hình vợ con và bộ quần áo bà ba lụa
, bà Kim Anh may gửi lên cho ông trước khi mất không lâu.
Liệt sĩ Võ Dũng |
Hai anh em Võ Dũng, Hiếu Dân nhận được tin má và hai em chết cách đó
mấy tháng. Hiếu Dân khóc, còn Võ Dũng, y hệt như tính cách ông Võ Văn
Kiệt , cắn môi chảy máu mà không khóc.
Năm ấy Võ Dũng 16 tuổi, đang học lớp 6 phổ thông, học khá nhưng điểm trung bình về hạnh kiểm.
Từ ngày ra Bắc , Võ Dũng sống chung trong gia đình bà Bảy Huệ , vợ ông Nguyễn Văn Linh. Hiếu Dân ra cũng ở đó với anh trai.
Lúc còn bé Võ Dũng đã có tính tự lập,và cương trực , thằng thắn, mang
đậm khí chất dân Nam bộ. Phải xa ba má , sống trong một hoàn cảnh đặc
biệt, hoàn toàn khác với môi trường mình sinh ra , có khi phải chịu
cảnh bất công , Dũng phản kháng như bản năng. Dũng không thể nín nhịn
khi con người ta sai lại đổ lỗi cho mình. Dũng không thích bị sai
khiến, không khép nép để được người lớn khen ngoan. Ngược lại Dũng thích
sòng phẳng , thích bao bọc bạn bè và bênh vực những người yếu thế. Ai
nói oan cho mình và bạn mình Dũng cãi lại liền bất kể người đó là ai.
Đứa nào bắt nạt em gái hay bạn bè Dũng tẩn lại liền ,dù bản thân bị
toét đầu đổ máu và bị ghi hạnh kiểm xấu .
Có lần Hồ Chủ tịch cho các cháu miền Nam vào phủ chủ tịch chơi, lúc chia
kẹo, ông hỏi các cháu có ngoan không? Tất cả trả lời “ Thưa Bác Ngoan
ạ!” Riêng Võ Dũng thẳng thắn trả lời “ Cháu không ngoan!” Trở về người
phụ trách hỏi tại sao em trả lời như vậy? Dũng trả lời “ Em không thích
nói dối!”
Từ khi nghe tin mẹ và em mất, Võ Dũng càng cô đơn, càng buồn hơn, và
Dũng thường tỏ ra bức xúc trước lối sống ích kỷ của một số người chung
quanh. Và thế là những nhận xét thiếu vô tư, nhiều ác cảm từ miệng
người nọ người kia, biến Võ Dũng thành một thanh niên hư hỏng, đến nỗi
người bạn gái nói lời từ biệt Dũng. Buồn chán và thất vong, Dũng đã lấy
phẩm xanh viết lên cánh tay mình : “Tôi là đứa con bất hạnh!”
Những tin không vui về Võ Dũng đến tai ông Võ Văn Kiệt. Ông viết thư cho
con trai: “Từ khi má con mất ba buồn lắm. Ba lại nghe các chú nói con
hư, ba càng buồn. Thôi con hãy về đây với ba, để ba dìu dắt con trưởng
thành, để con sưởi ấm lòng ba!”.
Nhân được thư ba, Võ Dũng bỏ học dở dang lớp 9, vào bộ đội, và lên thẳng
Hòa Bình huấn luyện đi B. Hết khóa huấn luyện, một cán bộ trong Ủy ban
Thống nhất Trung ương lúc đó, lên đơn vị nói với Võ Dũng:
- Các chú bố trí cho cháu đi máy bay sang Phnom Pênh, từ đó sẽ có giao liên đón cháu về chỗ ba cháu!
Dũng hỏi:
- Thế mọi người trong đơn vị đi bằng phương tiện gì?
- Đơn vị hành quân bộ vượt Trường Sơn ba, bốn tháng mới tới, sốt rét, bom đan gian khổ lắm.
Dũng nói:
- Các chú các bác là cán bộ phài đi bộ, cháu là lính binh
nhì lại đi máy bay? Đã vào Nam chiến đấu thì phải vượt Trường Sơn như
mọi người, cháu không thích được ưu tiên như vậy.
Võ Dũng kiên quyết từ chối đi bằng máy bay, hòa mình vào cùng với các
chiến sỹ khác trong đơn vị, Chi đội một, đi B2 bằng đường bộ. Dũng kết
bạn thân với nhà thơ Thanh Quế , chia ngọt sẻ bùi với nhau trên đường
hành quân. Anh Thanh Quế kể rằng, suốt chặng đường Trường Sơn, hai người
luôn gắn bó bên nhau, nhưng Dũng không hề nói cho Thanh Quế biết ba
mình đang làm cán bộ lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. Khi Thanh Quế rẽ
vào Khu V, Võ Dũng moi ba lô lấy tút thuốc Tam Đảo bao bạc để dành tặng
Thanh Quế và hẹn gặp lại nhau ngày chiến thắng .
Võ Dũng vào cơ quan Trung ương cục gặp ông Võ Văn Kiệt một buổi chiều
hanh hao cuối mùa khô. Ông Võ Văn Kiệt ôm con rất lâu, nhưng không ai
khóc, và ông Kiệt không nhắc lại những điều người ta nói về con trai.
Ông Võ Văn Kiệt muốn bố trí công tác cho Võ Dũng ở cơ quan , nhưng Võ
Dũng dứt khoát đòi ra trận. Ông Kiệt nhờ bác sỹ Nam thuyết phục Dũng ,
Dũng nói :
- Em về Nam để chiến đấu trả thù cho mà và em em, đâu phải về đào hầm cho ông già em núp!
Bác sỹ Huỳnh Hoài Nam nói:
- Ở cứ bảo vệ lãnh đạo cũng là nhiệm vụ chiến đấu !
Dũng ngắt lời:
- Em không muốn chiến đấu trong xó rừng! Ba em kêu gọi mọi người ra trân địa , mà lại để con mình ở cứ ?
Không thuyết phục được Võ Dũng, bác sỹ Huỳnh Hoài Nam nói với ông Võ Văn Kiệt:
- Thằng Dũng bướng lắm anh Sáu. Nó dứt khoát vào trinh sát. Em đầu hàng anh ơi!
Ông Võ Văn Kiệt nói:
- Thôi kệ nó!
Võ Dũng vào đại đội trinh sát bộ binh, xông xáo chiến đấu hết trận này
trận khác, coi thường nguy hiểm. Ông Lê Đức Anh nghe tin, ra quyết định
điều Võ Dũng sang đơn vị pháo binh. Quyết định chưa kịp trao, thì Võ
Dũng hy sinh.
Hơn bốn chục năm rồi, kể từ buổi chiều ấy. Chiến tranh đã lùi xa 38 năm.
Ông Võ Văn Kiệt mất cũng đã trên 5 năm, ông không còn cần bất cứ thứ
vàng son nào tô điểm thêm lên tên tuổi ông. Tôi, một người lính, một nhà
báo già, không còn tham vọng và cũng không thể nịnh nọt một người đã
chết để kiến chác danh lợi.
Bằng tài liệu của bản thân và bạn bè, tôi chỉ muốn kể lại một câu chuyện
thực về một thời đầy bi đã qua và muốn cùng các bạn suy nghĩ đôi điều:
Võ Dũng , sẽ trở thành một một học sinh hạnh kiểm cực tốt nếu biết dạ
vâng, khép nép cúi đầu làm theo những cô, bác anh chị trông coi mình. Và
dù Võ Dũng không ngoan như vậy, ông Võ Văn Kiệt vẫn có thừa quyền lực
và mối quan hệ đề đưa con sang Liên Xô, Đông Đức, hayTiệp để thanh nhàn,
thậm chí chỉ ăn chơi, vui thú ‘xứ người’ mà vẫn có một tấm bằng đỏ đại
học sau này ấm thân. Nhưng Võ Dũng đã sống với bản chất, nghị lực của
mình, không thớ lợ, không dựa dẫm, và ông Võ Văn Kiệt sẵn sàng chấp
“tính bướng bình” đáng khâm phục ấy của con mình. Hình như tính cách ấy,
phẩm chất ngày xưa cũng không nhiều, bây giờ thì...không có.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)
Trần Độ, xóa ác thay cực thiện
Tướng trần Độ |
(Sắp đến 9/8 ngày giỗ tướng Trần Độ)
Trong tâm hồn sâu thẳm của chúng ta dù đi đâu, ở đâu, ai cũng có cội
nguồn, ít nhiều đều có kỷ niệm và biểu lộ tình yêu quê hương theo cảm
nhận, góc nhìn của mình.
Quê hương
Năm 2012, lần đầu tiên tôi gặp nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại nhà
họa sĩ Nguyễn Quốc Việt ở Thái Bình, tác giả của nhạc phẩm “khúc hát
sông quê” nổi tiếng.
Thời kháng chiến, nhà thơ Giang Nam có bài thơ nổi tiếng với những câu
thơ giản dị mà sâu sắc, thấm đẫm lòng người khi nói đến quê hương:
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Yêu quê hương, trước hết là hiểu lịch sử và văn hóa quê hương, đặc biệt
các nhân vật đã đi vào huyền thoại của đất nước. Trên mảnh đất Việt Nam
hình chữ S thân thương của chúng ta, Thái Bình quê hương tôi không có
núi, nhưng có ngọn núi nào cao hơn “ngọn núi”- nhà bác học Lê Quý Đôn?
Người dân Thái Bình vẫn luôn tưởng nhớ đến những người con “lớn” của
quê hương như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Văn Thái, Trần Độ,
Vũ Ngọc Nhạ vv… Nhân kỷ niệm ngày mất của Trung tướng Trần Độ sắp đến
(9/8) xin có đôi lời về vị văn tài võ tướng chịu nhiều oan khuất kể cả
khi đã về cõi vĩnh hằng.
Trong một lần về thăm quê hương, tôi được nhà văn Võ Bá Cường tác giả
cuốn sách “Chuyện tướng Trần Độ” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2007),
kể cho nghe những gian nan vất vả khi đi tìm sự thật. Dù được sự ủng hộ
của các vị lão thành cách mạng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Lê Khả
Phiêu vv… nhưng tác giả vẫn phải biết cách “lách”, không bình luận để
đưa được cuốn sách ra mắt bạn đọc.
Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách sinh ra ở xóm Bát Điếu, làng Thư Điền,
xã Tây Giang, huyện Tiền Hải (do Doanh điền Nguyễn Công Trứ khai khẩn
từ 1828). Trần Độ tham gia cách mạng từ thuở thanh niên, trải nghiệm,
thử thách giữ vững khí tiết của người dân yêu nước qua các nhà tù tàn
khốc từ Thái Bình, đến Sơn La.
Ông là một vị tướng nổi tiếng, tài kiêm văn võ, có nhiều công lao đi
cùng dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Ông là
ủy viên Trung ương Đảng nhiều khóa, là Phó Chủ tịch Quốc hội.
Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét Trần Độ là người nhạy cảm với thời cuộc,
tha thiết với yêu cầu “đổi mới” của Đảng để đưa đất nước tiến lên. Với
văn nghệ, ông là người chủ trương định hướng rộng. Tiếc thay, ông sa vào
cái mạng lưới “hạn chế” của thời cuộc, rơi vào tình thế lao lung hiểm
nguy và cuối cùng bị xử trí oan ức.
Và may thay Võ Bá Cường với tư cách nhà văn, đã tự nguyện dấn thân kiên
trì và dũng cảm làm công việc giải oan cho ông bằng việc sưu tầm tư
liệu, gặp gỡ các nhân chứng còn sống ở khắp miền đất nước, xuất bản
sách để dư luận hiểu rõ về phẩm chất cao đẹp, sáng ngời chính nghĩa của
ông, không phải là người chống Đảng mà chỉ chống sự… ô nhiễm trong Đảng.
Bản lĩnh Trần Độ
Danh tướng ở nước ta có nhiều, nhưng là tướng tài, ‘văn –võ song toàn’ như tướng Trần Độ rất hiếm.
Ông được người đời mến mộ bởi ‘tâm sáng, chí cao, bản lĩnh phi thường,
lập trường kiên định’. Ở mặt trận xông xáo tác chiến, thắng giặc rồi vẫn
bền chí trung kiên, sẵn sàng bút chiến. Những gì mà có hại đến uy tín
của Đảng, có hại cho dân, bất lợi cho nước đều không nằm ngoài tầm kiểm
soát và trăn trở của ông. Sự thẳng thắn, cương trực của ông đã làm cho
những vị quan chức quyền uy, thích vuốt ve, khoái nịnh bợ khó chịu,
thậm chí hằn học.
Tuy ông đã đi xa, nhưng người dân đều thấy những điều ông nói, suy cảm,
những đề xuất ích nước lợi dân nay vẫn còn mang đậm tính thời sự, và
giá trị hiện thực. Tâm hồn, bản lĩnh, ý chí của ông như còn tươi nguyên.
Ở cương vị thay mặt Đảng, lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, ông có ý thức "cởi
trói". Ông nhận thức rằng văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết.
Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng
tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng
hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp. Cần phải
biết trọng dụng các tài năng, thuyết phục các tài năng do cá tính độc
lập, và tài năng sáng tạo, họ không phải là những kẻ dễ chịu ngoan
ngoãn, phục tùng.
Về vấn đề Đảng lãnh đạo, Trần Độ phát biểu: "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ
vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là
thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử
trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều
đưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà
cả cơ thể Đảng nữa. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong
Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối
của Đảng".
Ông kêu gọi: "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn
trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực
hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần
Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập
đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử,
ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ
"hiệp thương" mà thực chất là gò ép".
Ngay từ năm 1973, sau khi đi tham quan ở Cộng hòa Dân chủ Đức và trải
nghiệm thực tế của bản thân, Trung tướng Trần Độ viết bức thư tâm huyết
yêu cầu đổi mới (13 trang) gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Lê
Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ.
Nội dung chủ yếu, ông kiến nghị đưa ra khỏi Đảng những nhân vật lười
biếng, mất phẩm chất, chỉ biết nói về Nghị quyết của Đảng như con vẹt,
không có năng lực nhưng chiếm chỗ quan trọng, là đầu mối gây bất hòa
trong Đảng. Ông kiến nghị cần tổ chức để đưa nông dân ra đồng làm việc
một cách tự giác, để phát triển nông nghiệp. Đưa thanh niên học sinh đi
học ở nước ngoài (không phải chỉ làm thuê) để có kiến thức về phục vụ
xây dựng phát triển đất nước vv…
Trần Độ có 04 câu thơ giãi bày tâm sự thật ngao ngán (và được một số tài liệu đăng lại khác nhau):
Bản 1
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xóa đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.
Bản 2
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.
Chính vì các quan điểm nêu trên, ông bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếng vỗ tay trong một đám tang
Để tưởng nhớ công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với sự
phát triển kinh tế xã hội vùng tứ giác Long Xuyên, lãnh đạo và nhân dân
địa phương quyết định đổi tên kênh Tuần Thống- T5 thành kênh Võ Văn
Kiệt.
Ở đầu kênh có tấm bia đá hoa cương khắc bài văn bia do Anh Nguyễn Minh
Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) chấp bút. Khi được giao
nhiệm vụ này, Anh Bẩy hiểu rõ “khôn văn tế, dại văn bia ” nên đã lao
tâm, khổ tứ, vắt óc chắt lọc từng con chữ từ trái tim thành kính, ngưỡng
mộ vị Thủ tướng của nhân dân, để lại áng văn sâu sắc đi vào lòng người.
Ngược lại với văn bia kể trên là “văn tế” trong đám tang của Trung tướng Trần Độ.
Bài điếu văn của Trưởng ban tang lễ do ông Vũ Mão vừa mới đọc xong, đã
bị con trai Trung tướng Trần Độ là Đại tá Trần Thắng đáp từ, phản đối
không chấp nhận trong… tiếng vỗ tay đồng tình của những người đi viếng.
Sự kiện hy hữu này, đã làm ông Vũ Mão mang tiếng để đời. Còn Đại tá
Trần Thắng bị kỷ luật trong quân đội!?
Dù vậy, hẳn Trung tướng Trần Độ ngậm cười nơi chín suối? Và Đại tá Trần
Thắng không hề ân hận, thậm chí bình thản khi chấp nhận kỷ luật đó? Ông
đã làm, chí ít bổn phận đạo hiếu làm con, là bênh vực lẽ phải cho cha
mình!
Năm năm sau ngày mất của tướng Trần Độ, ngày 1/8/2007 tại hội trường Ba
Đình, ông Vũ Mão viết bức thư “Nghị sỹ đóng vai nghệ sỹ bất đắc dĩ”,
thanh minh, dù không đồng tình nhưng vẫn phải chấp nhận phân công của tổ
chức, đọc bài điếu văn “lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người
quá cố”.
Ông biết, đó là điều tối kỵ chưa ai làm thế bao giờ nhưng vẫn phải làm (?)
Nghĩa tử là nghĩa tận. Đạo hiếu người Việt không bao giờ cho phép lương
tâm người sống “nói xấu” người đã khuất, khi mà người đó thực ra đã dám
sống trung thực với tổ chức của mình. Trần Độ không phải người đầu tiên.
Ông chỉ là “hậu bối” của các bậc tiền nhân tiên liệt nước Việt như Chu
Văn An…
Tiếng “vỗ tay” trong tang lễ là bài học đắt giá cho các vị chính khách
chỉ biết nhìn vào “cái ghế” của mình nhân danh “ý thức tổ chức”, không
dám hiểu thấu đáo công bằng của sự thật và tình nhân ái của con người.
Lời sám hối muộn màng nhưng có còn hơn không!
Mảnh đất Thái Bình còn nhân vật rất nổi tiếng khác đó là ông Nguyễn Hữu
Đang. Ông được Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho nhiệm vụ chỉ huy xây dựng
lễ đài để Người thay mặt toàn dân tộc đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ
ngày 2/9/1945 tại Ba Đình lịch sử.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Hữu Đang tin tưởng, cống hiến
đi theo Đảng nhưng éo le thay đã phải trả bằng cái giá quá đắt! Ông bị
xử lý oan trái trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, bị giam cầm 15 năm ở T75 (Hà
Giang), muốn đến nơi ông ở phải đi qua các vùng đất đầy khắc nghiệt:
“ Muỗi Pắc Xum, hùm làng Đán
Dốc cán Tỷ, phỉ Đồng Văn”
May thay, tuy muộn nhưng ông được lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận ra sai
lầm, đã sửa sai, phục hồi, cấp nhà và thẻ cử tri. Ngay lúc cuối đời ,
ông vẫn làm việc nghĩa, đã bán căn nhà được cấp ở Hà Nội để lấy tiền xây
trường học cho trẻ em ở quê hương Thái Bình.
Những gì của Caesar trước sau cũng sẽ phải được trả cho Caesar
Đánh giá về Trung tướng Trần Độ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết (ngày 12/7/2006), nguyên văn như sau:
“Trần Độ là một thanh niên yêu nước, sớm giác ngộ và tham gia đấu tranh
cách mạng, trở thành người cộng sản kiên cường. Vào quân đội, Trần Độ là
cán bộ trẻ thuộc lớp cán bộ Trung đoàn, Đại đòan, Quân khu đầu tiên,
trở thành vị tướng có đức có tài, đã có nhiều công lao trong hai cuôc
kháng chiến vĩ đại chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trần Độ có nhiều suy
tư trăn trở về con đường phát triển tiến lên của đất nước, về xây dựng
Đảng, sống liêm khiết trung thực, luôn đoàn kết với đồng bào, đồng chí,
đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực tham nhũng, quan liêu mất dân chủ.
Trong tìm tòi nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Trần Độ manh dạn nêu ý
kiến suy nghĩ cá nhân nhưng có lúc chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc.
Trung tướng Trần Độ là một con người yêu nước và cách mạng, suốt đời
chiến đấu cho lý tưởng của Đảng, vì độc lập của dân tộc, vì tự do và
hạnh phúc của nhân dân.
Chúng ta mãi mãi thương tiếc Trung tướng Trần Độ”.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (viết ngày 2/5/2007):
“Tôi biết nhiều về anh Trần Độ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả
anh và tôi cùng ở Trung ương Cục miền Nam. Năm 1941 anh bị thực dân Pháp
bắt kết án 15 năm tù đầy đi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục về công tác
ở Ban tuyên truyền Trung ương.
Anh Trần Độ cống hiến gần hết cuộc đời mình cho dân, cho nước suốt hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trực tiếp chiến đấu và chỉ huy ở
chiến trường trên cương vị Phó Chính ủy Quân giải phóng miền Nam-Phó bí
thư Quân ủy Miền (thời kỳ chống Mỹ). Đánh giá con người nói chung, sự
cống hiến, một chặng đường dài trong đấu tranh cách mạng, ít ai không có
vấp váp sai phạm ở mức độ khác nhau. Đó cũng là lẽ bình thường trong
một chặng đường và cả cuộc đời.
Đảng ta không chủ trương lấy công thay cho lỗi lầm, ngược lại cũng
không vì lỗi lầm mà phủ định hết giá trị của sự cống hiến. Vấn đề ở đây
phải hết sức công bằng, có sức thuyết phục cao.
Hơn nữa, chúng ta cần xem xét thuộc quan điểm, chủ trương như trước đổi
mới và đổi mới ban đầu và ở những chặng sau này. Có những cái ta cho là
đúng trước đây, khi đổi mới và càng về sau càng thấy là nó sai hoặc
trước đây là sai nghiệm trọng nhưng khi đổi mới lại là đúng như trường
hợp đồng chí Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú).
Ngay cả đổi mới lúc đầu với mức hiện nay cũng có nhiều mức khác biệt,
ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lịch sử sẽ phán xét công minh
nhưng trước tiên mỗi một cá nhân cũng phải sòng phẳng với lịch sử. Với
tinh thần ấy, tôi tin việc xuất bản cuốn sách “Tướng Trần Độ” là việc
làm kịp thời và rất có ý nghĩa”.
Thay cho lời kết
Xin mượn câu đối của tiến sĩ Hà Sĩ Phu tặng Trung tướng Trần Độ để thay cho kết luận của bài viết này:
“Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm.
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm.”
Tô Văn Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét