Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Tin ngày 05/8/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Thành phố Đà Nẵng đang nằm trên thớt thanh toán nội bộ?


Từ sau khi không được bầu chọn vào Bộ chính trị trong hội nghị lần thứ 7 trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hồi trung tuần tháng 05 vừa qua, uy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh suy giảm hẳn với thời gian. Mặc dù vẫn còn được giữ những chức vụ cao cấp trong nội bộ đảng cộng sản và guồng máy cầm quyền, như ủy viên Ban chấp hành trung ương, trưởng Ban nội chính trung ương, trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng, ủy viên Ủy ban tài chánh và ngân sách quốc hội, đặc biệt là chức vụ phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, một cơ quan trực thuộc Bộ chính trị, nhưng những thành tích cũ của ông trong thời gian nắm giữ vai trò bí thư thành ủy thành phố Đà Nẵng đang bị xét lại.
Nhiều dư luận cho đây là một vụ thanh toán quyền lợi giữa những phe phái trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là nhắm vào ông Nguyễn Bá Thanh. Thực hư như thế nào ?

Báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường

Ngày 02/08/2013, theo chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã tổ chức kiểm tra toàn diện về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án tại Đà Nẵng từ khi luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay và phát hiện thêm nhiều sai phạm.
Theo báo cáo gửi chính phủ của Bộ Tài nguyên-Môi trường, về cơ bản, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đúng trình tự, thẩm quyền với tình hình thực tế của địa phương, tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nhưng còn một số bất cập.
Bất cập nào ? Từ sau khi ban hành luật Đất đai năm 2003, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ký 28 văn bản quy phạm pháp luật, 8 văn bản chỉ đạo điều hành về đất đai giúp công tác quản lý của thành phố đi vào nề nếp. Một cách cụ thể, thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định giao, cho thuê đất với 1.061 công trình, dự án với tổng diện tích 15.783,46 ha, trong số đó, có 220 dự án thuê đất với diện tích 3.411,44 ha, 166 dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, diện tích 2.896,08 ha. Mặc dầu vậy, Bộ Tài nguyên-Môi trường kết luận trong năm 2011, thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện nội dung Công văn số 79/TTg-KTN ngày 26/3/2011 của thủ tướng về quyết định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình cấp bách.
Tháng 7/2012, báo cáo của Sở Tài nguyên-Môi trường về nhu cầu sử dụng đất của các dự án, công trình cấp bách trên địa bàn cho biết có 233 dự án, công trình với tổng diện tích 15.495,56 ha và 66 dự án, công trình có sử dụng vào đất trồng lúa với diện tích là 1.457,7 ha. Nhưng khi thực hiện, Bộ Tài nguyên-Môi trường phát hiện một số dự án có quyết định thu hồi, giao hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án từ năm 2009-2010, nhưng đến thời điểm kiểm kê đất đai năm 2010 vẫn chưa được bồi thường, giải phóng mặt bằng như dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú, khu công nghiệp Hòa Cầm, khu công nghệ cao Đà Nẵng…
Sau khi kiểm tra 48 trên 1.061 hồ sơ, Bộ Tài Nguyên-Môi trường kết luận có 2 trong số 14 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được giao đất chưa đúng trình tự thủ tục. Theo đó có dự án xây dựng Bệnh viện ung thư Đà Nẵng đã hoàn thành xây dựng ngày 31/12/2012 và đi vào hoạt động từ 15/1/2013. Công trình kế tiếp là dự án Khu liên hợp thể thao, Trạm xử lý nước thải và khu tái định cư Hòa Xuân thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ. Trong số 34 dự án còn lại, có 30 dự án chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục giao đất.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường kiểm tra 41/48 hồ sơ, trong đó chỉ có 14 dự án được cấp đúng thủ tục, đối tượng và thời hạn sử dụng đất ; 27 trường hợp còn lại không sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh với thời hạn sử dụng lâu dài là trái với quy định.
Về việc chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã chỉ ra những bất cập liên quan đến hai đơn vị là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Hà và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Khách sạn và Biệt thự Nam Phát không đúng với luật Đất đai năm 2003, với diện tích 150.750 m2 đất.
Bộ Tài nguyên-Môi trường kiến nghị thủ tướng chỉ đạo Đà Nẵng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi để xảy ra sai sót và những tồn tại nói trên. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng cần chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền, hoặc những dự án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định của luật Đất đai 2003, thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật.
Ngày 22/7/2013, Văn phòng chính phủ cho biết thủ tướng chính phủ đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ Tài nguyên-Môi trường và yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khẩn trương, nghiêm túc thực hiện kết luận của thanh tra chính phủ và báo cáo kết quả lên thủ tướng trước ngày 30/8/2013.
Trước đó, hồi đầu năm 2013, thanh tra chính phủ đã kiến nghị kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng.
Trong báo cáo Số 2032/BTNMT-TTr, Bộ Tài nguyên-Môi trường kiến nghị thủ tướng chính phủ 6 nội dung, theo đó có việc chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền, hoặc những dự án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định tại khoản 12 điều 38 luật Đất đai 2003 ; và thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật và sớm thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất.

Trả lời của ông Nguyễn Bá Thanh

Trước hết là vụ 3.400 tỷ đồng (tương đương với 161 triệu USD). Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết ông không chấp nhận con số mà thanh tra chính phủ nêu ra và thành phố Đà Nẵng đã báo cáo với thủ tướng và Bộ Chính trị. Việc thành phố Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất cho người dân diện bồi thường giải tỏa và doanh nghiệp đối với các trường hợp nộp tiền một lần trong 60 ngày là đã có chủ trương của chính phủ.
Tiếp theo là tin có tài khoản ở nước ngoài. Trước tin đồn nói ông có hàng chục tỷ USD gửi ở nước ngoài, ôngNguyễn Bá Thanh nói bản thân ông và các lãnh đạo thành phố Đà Nẵng không ai có tài khoản ở nước ngoài hết, dù là 100 hay 200 USD.ÔngThanh cho biết kinh tế gia đình ôngkhá giả, không ở mức nghèo nhưng nói có hàng chục tỷ đô-la gửi ở nước ngoài là không đúng, nếu có 1 tỷ đô-la cũng đã phấn khởi, chưa nói đến chuyện có 60 tỷ đô-la (sic).
Trong thời gian là bí thư thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh thừa nhận có nhiều việc ông chưa sâu sát hết và xác nhận cũng có nhiều người ghét nhưng đa số người dân đều ủng hộ những việc ông làm, để cùng xây dựng một thành phố sạch đẹp. Cụ thể là những bất cập trong thủy điện tại Bắc Trà My (Quảng Nam) chưa giải quyết xong thì này lại có thêm vụ việc về dự án thủy điện Đồng Nai 6 – 6A này, theo đó các bộ ngành thì đổ lỗi cho nhau còn quan chức thì đỗ lỗi cho đơn vị chủ đầu tư, nói chung không ai chịu trách nhiệm.
Về việc đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư tại dự án Bạch Đằng Đông, ông Thanh khẳng định dân được thực thi quyền giám sát, nhưng thỏa mãn hay không là chuyện khác.
Nói chung, những thắc mắc của đảng, chính quyền và người dân Đà Nẵng về những bất cập trong việc quản lý của tthành phố Đà Nẵng về quyền sử dụng đất đai đều đã được ông Nguyễn Bá Thanh giải thích rõ ràng. Những sai phạm của thành phố dưới quyền lãnh đạo của ông nếu đúng là sự thật thì cũng không lấy gì là quá đáng. Nếu so với những vụ tham nhũng do những đồng nhiệm là những bí thư tại những tỉnh và thành phố khác gây ra, số tiền thiệt hại 161 triệu USD chẳng thắm vào đâu. Chỉ riêng trong ngành ngân hàng thôi, trong 5 tháng đầu năm tham nhũng đã làm thất thoát ngân sách gần 700 tỷ đồng và mỗi năm Việt Nam có ít nhất 280 vụ án tn bị khởi tố. Do đó, việc sử dụng Bộ Tài nguyên và Môi trường của chính phủ để kiểm điểm ông Nguyễn Bá Thanh và những phụ tá của ông trong việc quản lý thành phố Đà Nẵng nhằm một mục tiêu khác : hạ bệ một đối thủ đáng nguy hiểm.

Nguyễn Bá Thành là ai ?

Ông Nguyễn Bá Thanh, năm này 60 tuổi (sinh năm 1953 tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là một cán bộ cao cấp trong đảng và guồng máy nhà nước. Ông hiện đang là ủy viên Ban chấp hành trung ương, trưởng Ban nội chính trung ương, trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng, ủy viên Ủy ban tài chánh và ngân sách quốc hội, đặc biệt là chức vụ phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, một cơ quan trực thuộc Bộ chính trị.
Gia nhập đảng cộng sản năm 1980, sự nghiệp chính trị ông bắt đầu thăng tiến khi được bổ nhiệm làm phó bí thư huyện ủy Hòa Vang, giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là phó giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng.Năm 1996, ông được cử giữ chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, và giữ chức vụ này trong 7 năm. Năm 2003, ông được bầu vào chức vụ bí thư thành ủy Đà Nẵng và không lâu sau vào chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Nguyễn Bá Thanh cỏn là là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 dedến 2011, qua các khóa IX (1992-1997), XI (2002-2007) và XII (2007-2011). Cuối năm 2012, Bộ Chính trị đề cử ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng giữ chức trưởng Ban nội chính Trung ương.
Chính với chức vụ sau cùng này, ông Nguyễn Bá Thanh trở nên hung hăng đòi “hốt” tất cả những ai tham nhũng và trở thành đối tượng đánh phá bởi những phe phái và người bị ông hảm hại.
Thật ra, trong suốt thời gian nắm quyền lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh dính líu đến rất nhiều vụ tham nhũng, đặc biệt là vụ Cầu sông Hàn và đường Bắc-Nam ở Đà Nặng năm 2000. Trong vụ này, ông Nguyễn Bá Thanh bị tố cáo nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng của ông Phạm Minh Thông, người bị tướng công an Trần Văn Thanh bắt. Vụ bắt người này làm ông Nguyễn Bá Thanh nổi giận và đã vận động với trung ương điều tướng công an Trần Văn Thanh về công tác tại Hà Nội. Nội vụ tưởng như kết thúc nhưng đã bùng nổ trở lại năm 2007 khi Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố các ông Đinh Công Sắt, Nguyễn Phi Duy Linh, tướng công an Trần Văn Thanh và trung tá công an Dương Tiến về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khi làm lớn vụ Cầu sông Hàn.
Khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, luật sư của ông Dương Tiến, bà Nguyễn Thị Dương Hà, đại diện văn phòng luật sự Cù Huy Hà Vũ xác định người bị Đinh Công Sắt tố cáo tham nhũng trong vụ Cầu sông Hàn chính là ông Nguyễn Bá Thanh. Từ đó vợ chồng ông Cù Huy Hà Vũ nằm trong ống nhắm triệt hạ của nhóm Đà Nẵng. Theo những tố cáo qua lại, dư luận được biết là ông Nguyễn Bá Thanh có gốc gác lớn trong Bộ chính trị nên đã được bao che.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII (2007-2011), mặc dầu có nhiều tố cáo về nhiều vi phạm trong quản lý đất đai của ông Nguyễn Bá Thanh, ủy ban bầu cử vẫn xác minh tư cách ứng cử viên của ông Nguyễn Bá Thanh vì ông không vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đại biểu quốc hội và 8 nội dung trong các đơn thư tố cáo ông Thanh đều không đúng sự thật, ông Nguyễn Bá Thanh đắc cử chức vụ đại biểu quốc hội.
Mặc dù bị tai tiếng tham nhũng và độc tài, ông Nguyễn Bá Thanh rất được dân chúng Đà Nẵng mến mộ vì đã biến thành phố này thành hòn ngọc miền Trung, Đà Nẵng được xếp vào loại thành phố loại 1 trực thuộc trung ương, thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam. Tham vọng của ông Nguyễn Bá Thanh là biến Đà Nẵng thành thủ đô của miền Trung như Hà Nội của miền Bắc và Sài Gòn của miền Nam. Chính tham vọng và sự thành công này đã khiến ông bị chống đối và đang bị những phe phái khác tìm cách triệt hạ : ông không được đề cử vào Bộ chính trị mặc dù có đỡ đầu. Mặc dầu vậy, con trai của ông là Nguyễn Bá Cảnh, hiện là bí thư thành đoàn Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2012-2017 với 100% số phiếu, kiêm chủ tịch hội sinh viên thành phố Đà Nẵng.
Những tuyên bố chống tham nhũng trong chức vụ trưởng Ban nội chính suốt năm 2012 đã biến ông Nguyễn Bá Thanh thành nhân vật của năm 2012. Vấn đề là không một người nào trong guồng máy đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không tham nhũng, do đó tất cả đều lo sợ và phản ứng chống ông Thanh. Người lo sợ đầu tiên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm.
Theo Nguyễn Văn Huy

Nguyễn Văn Thái – Đội phó CSĐT Công an Hà nội BẢO KÊ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI giữa trung tâm thủ đô?

Đầu thư em rất cám ơn các anh chị đã dành chút thời gian để đọc thư của em – với tâm nguyện muốn vạch trần bộ mặt của những kẻ giết người xảy ra giữa trung tâm Thủ đô XHCN với hàng nghìn người dân (Phường Trần Hưng Đạo) đều biết nhưng cả hệ thống chính quyền đều làm ngơ và các anh chị có thể thấy tâm trạng hoang mang và thất vọng thế nào cả người dân khi hai tên giết người vẫn hàng ngày ngang nhiên ngoài vòng pháp luật và một điều thật kỳ lạ là không ai dám có ý kiến gì (chắc là phần đông họ quá sợ hãi)
1.  Em xin bổ sung thêm một số chi tiết:
- Bác ruột của hai tên giết người là Bùi Thị Thảo – nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân thành phố Hà nội – cũng đang sống tại nhà số 7 Phố Dã Tượng – Hà nội
- Cậu rể của hai tên giết người là Nguyễn Văn Thái – Đội phó Phòng Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hà nội

http://www.tin247.com/them_nghi_an_xa_sung_giet_nguoi_giua_trung_tam_thu_do-1-21646514.html

2.  Em xin báo cáo thêm những chi tiết liên quan:
- Vụ án này xảy ra khoảng 24 giờ đêm ngày 09/09/2010 tại 83 Phố Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà nội – chỉ cách cổng Sở Công an Hà nội và Bộ Giao thông vận tải khoảng 50 mét.
- Hai anh em Bùi Quang Long và Bùi Quang Phong ( là con ruột của bà An – bán quán Phở AN ngụ tại số 7 Phố Dã Tượng – cách hiện trường khoảng 80 mét) đã đâm tử vong Nguyễn Thế Nguyên , sau đó đồng bọn của Nguyễn Thế Nguyên đã đến và dùng súng hoa cải bắn hai tên Long và Phong nhưng không trúng và trúng vào các xe hơi đỗ trên lề đường Trần Hưng Đạo.
- Sau việc này hai tên Bùi Quang Long và Bùi Quang Phong đã bỏ trốn khoảng 3 tháng để vừa tránh sự trả thù của đồng bọn Nguyễn Thế Nguyên cũng như để gia đình ” thu xếp ” với ” Cơ quan chức năng “.
- Trước đó năm 2003, Bùi Quang Phong đã phạm tội lái xe máy không bằng, đi vào đường ngược chiều và đâm chết một bà già 78 tuổi – nhưng sau đó được Tòa àn xử án treo mặc dù gia đình nạn nhân phản đối rất quyết liệt
- Sau khi đi trốn về hai tên Long và Phong về lại Phố Dã Tượng và mở quán ăn buổi tối gây huyên náo ầm ỹ và đến nay cũng chẳng thấy vụ án bị khởi tố.
3.  Em xin kính gửi những băn khoăn của người dân Phường Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội như sau:
- Tại sao vụ việc được các báo điện tử và báo viết như Vietnam Net, An ninh Thủ đô,… và tất cả nhân dân Phường Trần Hưng Đạo ( gồm phố Trần Hưng Đạo, Dã Tượng, Lý Thường Kiêt ) đều biết nhưng chính quyến Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm lại không biết – nhất là vụ án lại xảy ra ngay trước cổng Sở Công an Hà nội và Bộ Giao thông Vận tải
- Tại sao hai tên Long và Phong ngày ngày với thân thể chạm trổ đầy người vẫn ngang nhiên chiếm hè phố Dã Tượng bán hàng, sẵn sàng gây gổ đánh nhau, giành khách và đe dọa hàng xóm mà không ai dám có ý kiến gì
- Tại sao hai tên giết người (riêng tên Bùi Quang Phong đã hai lần giết người ) mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật – liệu có liên quan gì vì nhân dân Phường Trần Hưng Đạo đều biết là bác ruột của hai kẻ thủ ác làm tại Tòa án Hà nội và cậu rể là Cảnh sát Điều tra Công an Hà nội
- Trước đó năm 2002, mẹ của hai anh em Long và Phong đã đánh trọng thương một công nhân môi trường vì cho rằng chị công nhân khi quét rác đã gây bụi nên ảnh hưởng đến quán phở và năm 2006 hai tên Long và Phong đã đánh trọng thương chị Hồ Hải Hạnh (cùng trong nhà số 7 Phố Dã Tượng – Hà nội) vì cho rằng em chị Hạnh đã làm đổ bàn bán phở ( thực ra để la liệt trong sân chung nhà số 7 Dã Tượng.
Em chỉ xin thay mặt những người dân Phường Trần Hưng Đạo viết vài dòng với chút hy vọng rằng các Cơ quan chức năng đang thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cùng với Đài truyền hình VTV và các Báo khẩn trương điều tra các vụ việc bảo kê tại Hải Phòng, Hưng Yên … nhưng lại ” bỏ quên ” các vụ giết người giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Em chỉ có chút lòng tin rằng câu chuyện này sẽ vạch trần sự tham nhũng trắng trợn giữa thủ đô và sự lộng hành của các băng nhóm cũng như sự tê liệt của chính quyền thành phố Hà nội
Em trân trọng cám ơn các anh chị,
MINH THƯ GỬI TTVA

Vụ quan tài diễu phố: Sự thật về cái chết của Tuấn Anh

Trước khi bị đạp xuống dòng nước và chết chìm, Tuấn Anh đã quỳ xuống ôm đầu hứng “mưa đòn” và lao xuống mương bỏ chạy song bị dồn đuổi tới cùng. Hiệp, em họ Tuấn Anh, đứng cách đó khoảng 4m đã chứng kiến toàn bộ sự việc.

Nơi phát hiện thi thể nạn nhân Tuấn Anh

Liên quan đến vụ án giết người xảy ra tại Quán Tiên, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (xảy ra vào đêm 14, rạng sáng ngày 15-3-2013) gây chấn động dư luận thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra cáo trạng số 39/KSĐT-P1A truy tố các bị can ra trước pháp luật.
Nạn nhân là Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc), bị chết sau khi uống rượu và xô xát với nhóm người ăn đêm tại Quán Tiên thuộc địa bàn phường Hội Hợp.
Trước đó, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 6 người về hành vi “Giết người”, gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định (SN 1983) cùng ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng; Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992) cùng ở xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và Đặng Quốc Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Vĩnh Phúc) và Nguyễn Văn Bình (tức Bính “cong”, SN 1997, cùng ở phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra bắt thêm Nguyễn Văn Hiệp (SN 1986, ở phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên) về hành vi Không tố giác tội phạm và Nguyễn Anh Tuấn (SN 1992, trú tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) về hành vi Che giấu tội phạm.

Vì một câu nói, truy sát tới cùng

Theo cáo trạng, sau khi đi liên hoan cùng công ty vào tối 14-3, Tuấn Anh đã cùng với em họ là Nguyễn Văn Hiệp đi hát karaoke cùng bạn bè và uống rất nhiều rượu, bia. Hiệp phải chở Tuấn Anh về. Đến quán ăn đêm ở ngã tư Quán Tiên, Tuấn Anh rủ Hiệp vào ăn đêm.
Khi vào đến khu vực kê bàn ăn thì Hiệp và Tuấn Anh gặp nhóm người gây án. Do Hiệp biết Đặng Quốc Tú từ trước nên Hiệp đến chào và mời Tú rượu song Tú từ chối. Thấy vậy, Hiệp hỏi Đặng Quốc Tú: “Mày là thằng nào, sinh năm bao nhiêu, ở đâu?”. Tú trả lời: “Em tên là Tú, sinh năm 1980, quê Phú Thọ, ở cách đây 2-3 nhà”. Nguyễn Tuấn Anh đi đến đầu bàn chỗ Phùng Mạnh Tuấn (Tuấn “trọc”) ngồi và tỳ tay phải lên vai trái Tuấn Trọc nói: “Đ.M, mày sinh năm 80 mà già thế!”. Thấy vậy, Phùng Đắc Tú và Tuấn “trọc” đứng dậy, Tú nói: “80, già, già cái đ. gì mà già, mày thích đánh nhau à?” đồng thời cả hai vung tay đấm Tuấn Anh.
Bị đánh, Tuấn Anh vùng chạy thì Phùng Đắc Tú hô: “Đuổi chém chết mẹ nó đi”, Tuấn “trọc” hô: “Chém chết mẹ nó đi!”. Tuấn Anh chạy ra khỏi quán và chạy dọc quốc lộ 2A theo hướng từ TP Việt Trì về phía ngã tư Quán Tiên thì Tuấn “trọc”, Phùng Đắc Tú, mỗi người cầm 1 con dao lấy ở trong quán cùng Đặng Quốc Tú, Tình, Định và Bính lần lượt đuổi theo.
Tuấn Anh chạy ra đến ngã tư Quán Tiên, chạy dọc bờ bên phải của kênh. Được khoảng 10 mét thì bị ngã nên Tuấn “trọc”, Định, Tình đuổi kịp dùng chân, tay đấm đá vào vai, ngực Tuấn Anh. Tuấn Anh tiếp tục vùng dậy được, nhảy xuống kênh, lội sang phía bờ kênh bên trái. Thấy vậy, Tuấn “trọc” bảo với Định, Tình: “Chạy chặn bên phải”. Định và Tình đã chạy dọc kênh bên phải để dồn đuổi Tuấn Anh còn Tuấn “trọc” chạy quay lại để sang bờ bên trái “khóa” đường. Chạy được một đoạn thì Tuấn Anh đã bị Đặng Quốc Tú giữ được ở bờ kênh bên trái gần bụi chuối. Tuấn “trọc” chạy sang giữ Tuấn Anh cùng Đặng Quốc Tú.

Lúc này anh Nguyễn Tuấn Anh quỳ hai gối xuống bờ kênh, hai tay bo ôm gáy phòng thủ. Lúc này Phùng Đắc Tú, Bính chạy đến rồi cả nhóm đều dùng tay, chân đấm, đá vào người Tuấn Anh.
Nguyễn Duy Hiệp đã chứng kiến toàn bộ sự việc
Điều đáng chú ý, trong lúc Tuấn Anh bị đánh thì Nguyễn Duy Hiệp cũng chạy theo và có mặt trên đường tỉnh lộ 305, bên bờ kênh, đứng cách nơi Tuấn Anh bị 4 đối tượng trên đánh khoảng 4 mét. Hiệp đã chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra.
Trong lúc Tuấn Anh đang ở tư thế quỳ chịu trận, Phùng Đắc Tú giơ dao lên hô: “Chém chết nó đi!”. Thấy quá nguy hiểm, Tuấn Anh liền vùng dậy để chạy thì bị Tuấn “trọc” dùng chân đạp vào mông, làm Tuấn Anh bị ngã sấp xuống dòng kênh nước chảy xiết.
Tuấn “trọc” cầm dao cúi xuống chém với theo Tuấn Anh nhiều nhát nhưng không trúng. Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Văn Định ở phía bờ kênh phải nhìn thấy Tuấn Anh bị Tuấn “trọc” đạp ngã xuống kênh thì Định cầm gạch ném 2 phát xuống lòng kênh nơi Tuấn Anh ngã. Ném gạch không thấy Tuấn Anh ngoi lên, Định cầm điện thoại bật đèn, đứng trên bờ soi xuống dòng kênh và hai bên bờ kênh tìm nhưng không thấy nên hô to: “Tao ném hai viên gạch vào chỗ nó ngã, không thấy nó ngoi lên, chắc chết rồi!”. Tuấn “trọc” nói thêm: “Không thấy nó đâu, nó chết kệ mẹ nó” rồi cả nhóm quay về.
Sau đó, Đặng Quốc Tú và Tuấn “trọc” quay lại quán ăn đêm lấy 2 chén rượu uống với Hiệp để xin lỗi và Tú xin số điện thoại của Hiệp. Hai người này đi khỏi, Hiệp lấy xe máy của Tuấn Anh đi dọc bờ kênh để tìm Tuấn Anh song không thấy; Hiệp cũng mượn điện thoại gọi vào số Tuấn Anh song không liên lạc được nên đi về nhà ngủ.

Mới bồi thường 10 triệu đồng

Thi thể Tuấn Anh được tìm thấy vào 8 giờ 30 sáng ngày 17-3 tại cống kênh 2B phường Hội Hợp. Sau đó, kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y tỉnh Vĩnh Phúc kết luận nguyên nhân cái chết: “Ngạt nước, trên nạn nhân có chấn thương do vật tày gây nên”. Bản giám định pháp y của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cũng kết luận: “Nguyên nhân do ngạt nước, trên người có chấn thương vùng lưng và gối trái. Tổn thương ở vùng lưng và gối trái do vật tày gây nên”.
Cũng chính vì từ “ngạt nước” mà người dân cùng người nhà nạn nhân đã mang quan tài nạn nhân “diễu phố”, gây sức ép với chính quyền. Ngay cả khi đã ra cáo trạng, người nhà nạn nhân vẫn tiếp tục có đơn gửi tới Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Công an yêu cầu điều tra lại từ đầu.



Về trách nhiệm dân sự, cáo trạng nêu, gia đình Nguyễn Tuấn Anh yêu cầu các bị can phải bồi thường khoản tiền là 221.825.000 đồng về chi phí tìm kiếm, chi phí mai táng, đồng thời yêu cầu các bị can có trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật đối với các tổn thất tinh thần, tổn thất về con người, tiền phụng dưỡng mẹ già, tiền nuôi 2 con nhỏ của Tuấn Anh đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, ngoài việc ông Phùng Đắc Hùng, bố đẻ bị can Phùng Đắc Tú, đã tự nguyện đến cơ quan điều tra nộp 10 triệu đồng, đến nay chưa có bị can và gia đình bị can nào bồi thường cho gia đình bị hại.
Dự kiến Luật sư Lê Thị Oanh (Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam, TP Hà Nội) là luật sư bảo vệ cho gia đình bị hại. Về lịch xử của vụ án, hiện nay TAND tỉnh Vĩnh Phúc chưa có lịch xử. Theo vị luật sư này, đây là vụ án nghiêm trọng nên tòa án được dành thời gian 3 tháng để nghiên cứu và sắp xếp.
Liên quan đến vụ việc, ngày 4-7, khoảng 30 người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đã đến trước cổng trụ sở Bộ Công an (ở Hà Nội) để đưa đơn kêu cứu. Theo người nhà Tuấn Anh, đến nay vẫn chưa có phản hồi chính thức với gia đình.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tản mạn Xuân Quan

Xuân Quan là một xã thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, nổi danh về việc chính quyền, ngày 24/4/2012 cưỡng chế thu hồi đất để giao cho công ty CP ĐT và PT Việt Hưng (Vihajico) thực hiện dự án Ecopark. Có liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng, con gái TT Nguyễn Tấn Dũng.
Việc thu hồi đất để thực hiện dự án kinh tế là bình thường, cái không bình thường là dự án đó nhằm mục đích kinh doanh hay xã hội, việc đền bù khi thu hồi đất theo cơ chế như nào và thủ tục tiến hành ra sao?
Theo người dân Xuân Quan ông Lê Văn Dũng cho biết: Nếu thu hồi đất để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoặc lợi ích cộng đồng, người dân sẽ chấp hành theo chính sách chung. Còn thu hồi đất để giao cho một công ty cổ phần, nhằm mục đích thương mại, thì việc đền bù phải sát với giá thị trường. Không thể vì mục đích lợi nhuận của một số cổ đông của công ty, mà đẩy người dân vào bước đường cùng để bức tử (Đ 100 LHS).
Kinh doanh là việc của công ty, nếu đủ năng lực tài chính và thỏa thuận được với người dân. Với mức đền bù ban đầu do công ty đưa ra là: 19.800.000đ năm 2005, sau đó năm 2011 được nâng lên 54.000.000đ trên một sào 360m2 = 150.000đ/m2.
Khi sự việc chưa có sự đồng thuận của cả hai bên, chính quyền đã dùng sức mạnh cưỡng chế, để giao đất cho CT Việt Hưng. Vì vậy người dân phải chống lại là đương nhiên. Bởi vì đó là hành vi “Phòng vệ chính đáng” (Điều 15 LHS). Để giữ đất, nguồn sống của người dân đồng thời cũng là quyền con người.
Ecopark là một dự án lớn thu hút một lượng tiền khổng lồ, nên dễ gây ra tham nhũng tiêu cực. Dường như đã có sự móc nối giữa quan chức nhà nước với doanh nhân, để cùng ăn chia trên diện tích đất đã cướp được. Thực chất 150 xuất đất ngoại giao với giá 5.000.000đ / m2 (ngày 4/3/2008), là khoản hối lộ cho những quan chức có liên quan.


Nắng chói chang, nóng rát người, đường về Xuân Quan bụi bẩn, còn ngổn ngang bùn đất, bởi đường đang thi công. Người nông dân với bàn tay chai sần do quen lam lũ, làn da cháy nắng đen nhẻm đang thu hoạch vụ lúa chiêm xuân. Mệt mỏi nhưng mà vui vì vẫn giữ được đất nên dân mới có đường sinh sống.
Theo trưởng thôn 1, ông Phạm Phú Trù: Trên DT khoảng 8 mẫu còn lại sau cưỡng chế, sẽ cho năng xuất khoảng trên 25 tấn thóc. Mọi người thống nhất để lại làm vốn, tái sản xuất vụ sau như: Mua sắm thêm vật tư nông cụ, sửa chữa máy móc thiết bị, hệ thống thủy nông, đường điện .. trước đây đã bị phá hủy.
Trong thôn, nhiều ngôi nhà mới khang trang đang được xây dựng, ngô lúa phơi đầy trên sân, báo hiệu đời sống người dân đang dần tốt lên. Bên cạnh đó, một số hộ dân đã nhận tiền đền bù, lại đang rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, do không còn đất sản xuất. Số tiền trong tay đang cạn dần theo năm tháng, không hiểu rồi đây họ sẽ sống ra sao?
Ngay giữa thủ đô Hà nội và nhiều nơi khác, biết bao dự án “Treo”, đất để hoang hóa, cỏ mọc um tùm, đã gây nên sự lãng phí, thất thoát tiền thuế của nhà nước và dân thì không có đất để sản xuất.
Dân Xuân Quan vẫn đang tiếp tục khiếu tố, yêu cầu các cấp chính quyền, có chủ chương rõ ràng để người dân ổn định cuộc sống. Cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền con người còn nhiều khó khăn, nguy hiểm. Bài học ở đây là sự đoàn kết thống nhất, như CT Hồ Chí Minh đã nói.
Người dân tự nguyện chấp nhận mọi gian khổ, hiểm nguy để giữ lấy “Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (TN độc lập 2/9/1945).
Xuân Quan là hình ảnh thu nhỏ, phản ánh thực trạng trên cả nước. Ở đó doanh nghiệp và tội phạm cấu kết với chính quyền, cướp đoạt tài sản hợp pháp của công dân. Mà vụ tham nhũng của CN UB tư pháp của quốc hội, UV BCĐ TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Văn Hiện. Nguyên UV TW Đảng, chánh án tòa án NDTC, trong vụ án oan sai “Đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng” tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, là một ví dụ điển hình.
Ở Việt Nam từ lâu đã xuất hiện tầng lớp dân oan. Họ là nạn nhân của hành vi tham nhũng do Đảng viên là quan chức nhà nước gây ra. Những người dân oan đi khiếu tố theo luật định, lại bị những người nhân danh nhà nước, thi hành công vụ để hành hung ngăn cản.
Vậy sự lãnh đạo của Đảng, sự thực thi pháp luật của chính quyền ở đâu? Chẳng nhẽ quyền con người không có giá trị trong nhà nước pháp quyền XHCN này sao?
Cuộc sống có quy luật của nó, những gì trái với quy luật sẽ bị đào thải đó là điều chắc chắn.
Nhà giáo-Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng  

Việt Nam bây giờ … NHẤT THẾ GIỚI

nghitruockhibamcoi5
- Vợ rẻ nhất thế giới
- Sữa đắt nhất thế giới
- Xăng cao nhất thế giới
- Xe hơi đắt nhất thế giới
- Thuốc tây đắt nhất thế giới
- Uống rượu nhiều nhất thế giới
- Đánh bạc , số đề nhiều nhất thế giới
- Trẻ em thất học , bỏ học nhiều nhất thế giới
- Tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới- DÂN lại NGHÈO NHẤT THẾ GIỚI
- Chính phủ VN ĐÃ LÀM DÂN VN TRỞ THÀNH DÂN TỘC LẠC QUAN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI.Không nói đùa đâu.  Dân VN hiện tại đang sống rất lạc quan, chẳng biết lo ngày mai là gì, điển hình là còn đang ấp ủ xây dựng Đuong Sat Cao Tốc cho bằng Pháp bằng Nhật, thậm chí còn muốn lập Ky Luc thế Gioi’ cho hơn. Cho dù tình hình lụt năm nay cao hơn năm ngoái, điện năm nay cúp nhiều hơn năm ngoái, cướp , giết, hiếp năm nay nhiều hơn năm ngoái, nhưng cứ sống cho hôm nay, ngày mai ra sao thì cứ ra.
Nhiều lắm:- Nhiều học sinh đu dây giỏi nhất thế giới, vì phải đu dây đi học mỗi ngày.- Trẻ em VN có lòng cầu tiến nhất thế giới, vào lớp 1 đã phải tranh nhau thi, đậu mới vào.
- Người dân chạy xe giỏi nhất thế giới. Có lần Michael Schumacher, mấy lần vô địch F1, qua VN còn phải thú nhận “tôi không dám chạy xe tại VN”.
- Bác sĩ VN giỏi nhất thế giới về môn… phá thai. Có người phá “thành công” ngày mấy chục vụ, khoảng 10 ngàn/ năm, 500 ngàn cho cả cuộc đời.  Ai không tin, ra khu phá thai Từ Dũ, buổi sáng 8:30 là số thứ tự trên 300.
- VN có nhiều tiến sĩ nhất vùng, và lại học rất giỏi. Người Mỹ kém thông minh nên phải học ít nhất 4 năm sau đại học, chứ tại VN có khi chỉ cần… vài tháng.Trên báo Quân đội Nhân dân, nay các bài bình luận tầm phào cũng do các Tiến sĩ, Thạc sĩ viết ra, huống gì các bài xã luận bao la bát ngát khác, chắc phải là Tổng Tiến sĩ mới viết nổi.
Bất động sản có giá cao gần nhất thế giới.
Tỷ lệ xe máy trong thành phố nhiều nhất thế giới.
Thủ đô Hà Nội lớn ( mở rộng) với tốc độ nhanh nhất thế giới.
Có công trong việc buông lỏng quản lý, khiến học sinh học ngày học đêm, không bỏ thời gian để rong chơi.  Khiến các thành phố, khu phố đầy màu sắc, nhà cửa chen nhau, tạo sự đa dạng so với 1 thế giới trật tự. Giữ được nét nghèo khổ, là nơi du lịch dân dã cho các người nước ngoài muốn nhớ lại thời gian nghèo khổ trước đây ở nước mình.Tạo ra được 1 tầng lớp phụ nữ muốn lấy chồng nước ngoài góp phần truyền gen VN ra khắp thế giới.Góp phần mang lại lợi ích cho nước bạn Trung Quôc.
THEO VĨNH CHÂU

Chuyện Mỹ và Việt Nam

 Trưa thứ 5 ngày 25.7.2013, lúc 11 giờ 30 chúng tôi nhận được bản “Tuyên bố chung” bằng tiếng Anh của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama do Tòa Bạch Ốc phổ biến, tôi định dịch một số đoạn chính ra tiếng Việt để tối lên nói chuyện trên truyền hình, nhưng lại nghĩ rằng thử vào website của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội xem có bản dịch bằng tiếng Việt chưa. Tôi vào và tìm thấy nó đã nằm sẵn ở đó rồi!
Đây là một bản tuyên bố dài 3.200 từ, đọc hơn 30 phút, nếu dịch nhanh thì cũng phải mất vài tiếng. Dùng Google có thể dịch nhanh nhưng thường sai nghĩa quá nhiều và quá xa, không thể dùng được. Tại sao họ dịch mau như vậy?
Tại vì “mọi sự đã được an bài”. Cuộc họp giữa Chủ Tịch Trương Tấn Sang và Tổng Thống Obama từ 24 đến 26.7.2013 chỉ là các nghi thức ngoại giao, mọi chuyện đã được hai bên thảo luận và quyết định trước rồi. Bản tiếng Việt của bản tuyên bố chung cũng đã được dịch sẵn.
Như vậy các kháng thư, thỉnh nguyện thư hay những tiếng kêu trên các đường phố…về “dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam” chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc họp thượng đỉnh này cả!

HƯỚNG DẪN HAY LÁI TIN?

Mặc dầu “mọi sự đã được an bài”, trong những ngày trước cuộc họp và khi cuộc họp giữa hai bên đang diễn ra, đài Á Châu Tự Do (RFA), một cơ quan được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, lại mở chiến dịch kích động phong trào đòi Mỹ buộc Việt Nam phải thực thi dân chủ và dân quyền mới thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam. Một số còn yêu cầu Mỹ đừng cho Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)!
Ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc ban Việt ngữ của đài RFA, người luôn tuyên bố “mới từ Tòa Bạch Ốc trở về”, còn đi làm “phóng viên” cho nhiều đài truyền thanh và truyền hình Việt ngữ khác để cổ động cho chiến dịch đòi hỏi này.
Tuy nhiên, qua các cuộc họp, người ta thấy cả Ngoại Trưởng Kerry lẫn Tổng Thống Obama đều “thổi ống đu đủ” cho Trương Tấn Sang căng phồng lên và trong bản tuyên bố chung, người ta thấy Hoa Kỳ đã quyết định thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện” (comprehensive partnership) với Việt Nam và thúc đẩy Việt Nam tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP vào cuối năm nay. Hoa Kỳ không hề đòi hỏi Việt Nam phải thực thi dân chủ và dân quyền. Thế là thế nào?
Như chúng tôi đã nói, sau cuộc gặp gỡ giữa Obama và Tập Cận Bình vào tháng 6 vừa qua, nhiều nước Á Châu nghi ngờ Mỹ đã giao Biển Đông cho Trung Quốc. Chủ Tịch Trương Tấn Sang đã vội qua Bắc Kinh ký một loạt 10 hiệp ước và tuyên bố hai nước quyết định thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trước tình thế này, Tổng Thống Obama một mặt mời Trương Tấn Sang qua thăm Mỹ bàn về quan hệ đối tác, mặt khác sai Phó Tổng Thống Joe Biden đi trấn an các nước Á Châu.
Dĩ nhiên, khi muốn dụ Việt Nam xa Trung Quốc ra, Mỹ phải “thổi ống đu đủ”. Ngoài ra, có lẽ do sự lèo lái của Mỹ, hôm 28.7.2013 Ấn Độ cho biết sẽ cấp tín dụng 100 triệu cho Việt Nam mua bốn tàu tuần tra của Ấn Độ. Ấn Độ cũng sẽ bán hỏa tiễn siêu âm BrahMos chống chiến hạm cho Việt Nam. Hỏa tiễn này có đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km.
Trước những diễn biến thuận lợi cho Việt Nam như vậy, đài RFA không còn loan tin theo hướng “ta thắng địch thua” của sách quốc văn giáo khoa thư chống cộng nữa, ngày 26.7.2013 đài này đã cho phổ biến một bài dưới đầu đề “Gặp gỡ Obama-Trương Tấn Sang: hai bên cùng thắng”, trích dẫn một số đoạn quan trọng trong tuyên bố chung biểu hiện sự thắng lợi đó, chẳng hạn như:
“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
“Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.”
Sau đó, dùng cô nhân viên Diễn Thi làm cò mồi, ông Nguyễn Văn Khanh tuyên bố:
“Trong cương vị của một nhà báo, tôi thấy tôi hài lòng với cuộc gặp gỡ và kết quả của cuộc gặp gỡ vừa mới kết thúc cách đây chỉ mấy giờ đồng hồ ở Nhà Trắng giữa chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ, ông Brack Obama. Trong cương vị của một người Mỹ gốc Việt, tôi cũng hài lòng về kết quả của cuộc gặp gỡ đó…”
Khi phát biểu như vậy, có lẽ ông Nguyễn Văn Khanh muốn xóa đi những chiến dịch mà đài RFA đã phát động trước đó vì nó không phù hợp với đường lối của Washington, nhưng những lời phát biểu đó lại không phù hợp với sứ mạng của một người làm truyền thông.
Trên nguyên tắc, vai trò của ký giả là là cung cấp thông tin một cách chính xác, toàn diện, đúng lúc và có thể hiểu được (It is the role of journalists to provide the information in an accurate, comprehensive, timely and understandable manner). Vai trò của người ký giả không phải là lái tin. Đó là điều RFA phải xem lại.


CHUYỆN HUYỀN THOẠI VỀ TPP

Một chuyện khôi hài nữa là Hợp Định Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP). Hiệp định đó đang soạn thảo (tức chưa có) và Mỹ cũng chỉ là một thành viên của ban soạn thảo như Việt Nam, làm sao Mỹ không cho Việt Nam vào Hiệp Định TPP được? Trong thực tế, Mỹ sợ Việt Nam bỏ chạy nên thúc Việt Nam tham gia tích cực hơn. Để độc giả có thể nắm vững vấn đề, không bị các chánh khứa chạy rong xúi bậy, chúng tôi xin tóm lược tiến trình thành lập và nội dung của dự thảo hiệp định này.
1.- Đi tìm một mô thức chung
Năm 2003, ba nước là Singapore, New Zealand và Chile họp bàn về một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2005 có thêm Brunei tham gia vào. Đền ngày 22.9.2008 Mỹ mới chính thức tham gia thảo luận. Ngày 30.12.2008, Australia, Peru và Việt Nam vào theo, sau đó đến Canada và Mexico. Nhật tham gia sau cùng với tư cách là quan sát viên.
Cho đến nay, đã có 12 quốc gia tham gia soạn thảo quy chế của TPP, đó là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Malaysia, Hoa Kỳ, Peru, Úc, Việt Nam, Mexico, Canada, và Nhật. Rất nhiều nước đang đứng ngoài như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nam Hàn, Bangladesh, Pakistan, v.v.
Như vậy quy chế TPP soạn thảo chưa xong và Hoa Kỳ cũng chỉ là 1 trong 12 thành viên hiện nay như Việt Nam, nên Hoa Kỳ không có quyền không cho Việt Nam vào TPP.
2.- Những khó khăn đang gặp phải
Mô thức hình thành TPP phần lớn mô phỏng theo các hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreements – FTA) hiện đang áp dụng, nhưng vì các nước trong vùng lớn nhỏ và giàu nghèo khác nhau, nên khó tiến tới các tiêu chuẩn chung. Một tiêu chuẩn có thể lợi cho các nước giàu lại bất lợi cho các nước nghèo và ngược lại.
Có khoảng 30 đề mục được đưa ra thảo luận, chẳng hạn như Cạnh tranh, Hải quan, Hợp tác và Nâng cao năng lực, Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Tiếp cận thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, v.v.
Trong phiên họp thứ 17 tại Lima, Peru, vào tháng 5 vừa qua có đến 700 chuyên viên và đại diện của 10 nước tham dự, trong đó Việt Nam có 35 người. Trong phiên họp thứ 18 tại Malaysia, mới chỉ có 5 đề mục chính được thông qua là tạo thuận lợi thương mại, thống nhất tiêu chuẩn, viễn thông, phát triển và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy làm sao từ nay đến cuối năm có thể thảo luận xong cả 30 đề mục như Mỹ muốn được?
Có hai vấn đề gay cấn sẽ được thảo luận là luật lao động và thuế quan.
Về luật lao động, các nước nghèo nhờ lao động rẽ nên giá sản phẩm thấp, vì thế có nhiều nước tới đầu tư. Nay nếu nâng tiêu chuẩn lao động lên như Mỹ hay Úc, giá sản phẩm sẽ tăng lên, ai tới đầu tư và làm sao cạnh tranh?
Về quan thuế, đây là nguồn thu chính của ngân sách nước nghèo và là hàng rào ngăn chận nhập cảng xa xỉ phẩm để tiết kiệm ngoại tệ. Nay bắt giảm thuế suất xuống còn 0% đối với 90% loại hàng hóa trao đổi, lấy nguồn thu ở đâu để thay thế và làm sao ngăn chận các xa xỉ phẩm?
Trên đây mới chỉ là chuyện soạn thảo hiệp ước. Sau khi có sự đồng thuận, còn nhiều chuyện nhiêu khê khác phải giải quyết. Trước mắt là vấn đề phê chuẩn. Chính phủ ký nhưng Quốc Hội thấy không lợi nên không phê chuẩn thì kể như thua. Một thí dụ cụ thể là Mỹ đã góp phần soạn thảo và ký Luật Biển năm 1982 và Luật thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế năm 2000, nhưng Quốc Hội Mỹ không phê chuẩn thành ra Mỹ không bị ràng buộc bởi hai luật này.
Ngoài ra, hiện nay còn khoảng 30 hiệp ước song phương và đa phương đang tồn tại trong vùng, làm sao giải quyết để vào TPP?

LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM

VNCH ngày xưa chỉ biết có Mỹ và ôm cẳng Mỹ, nên Mỹ bỏ là mất nước. CSVN ngày nay ôm nhiều cẳng cùng một lúc như Trung Quốc, Nga, Mỹ… nên có thể chơi trò đu dây để tồn tại. Hiện nay CSVN đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng nếu phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc thì CSVN sẽ chọn Trung Quốc, vì nước (Biển Đông) coi như đã mất rồi, nên phải giữ lấy Đảng bằng mọi giá. Theo Mỹ sẽ mất cả hai.
Mỹ hiểu rõ chuyện đó, nên không bắt CSVN phải bỏ Trung Quốc mà chỉ muốn Việt Nam tách ra khỏi Trung Quốc một khoảng cách vừa phải để Mỹ còn có chỗ đứng ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng muốn như vậy để giảm bớt áp lực từ phía Trung Quốc. Nhưng kế hoạch này của Mỹ chỉ mới đi bước đầu, chưa biết nó sẽ như thế nào?
Hiệp định TPP khi hoàn tất có thể giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng chưa chắc đã có lợi cho các nước nhỏ và nghèo, trong đó có Việt Nam. Chấp nhận TPP Việt Nam còn phải cải tiến nhiều vấn đề như hủy bỏ chế độ quốc doanh, hàng rào quan thuế, quản lý thị trường; sửa đổi luật thương mại và đầu tư, sửa đổi chế độ lao động… Nếu làm như vậy đâu còn là “xã hội chủ nghĩa” nữa? Vả lại, không chắc theo mô thức thương mại tự do sẽ phát triển mạnh hơn. Trung Quốc có theo mô thức thương mại tự do đâu mà ngày nay đã tiến lên hàng cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới?
Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN (viết tắt là AFTA) được thành lập từ năm 1992, nhưng các nước Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam vẫn chưa tham gia vì gặp khó khăn trong việc thay đổi theo những điều kiện đã được đưa ra. Đầu năm 2010, Khu vực Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc – ASEAN (ASEAN China Free Trade Area – CAFTA) lại được thành lập khiến Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN bị lu mờ. Một số nước trong vùng lại làm ăn lẽ với Trung Quốc vì có lợi hơn. Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN đã tăng vọt lên trên 200 tỷ USD mỗi năm trong những năm gần đây.
Hoa Kỳ sợ Việt Nam rút lui hay trì hoãn áp dụng một số điều khoản trong hiệp định TPP như đã làm với hiệp ước Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN, nên yêu cầu Việt Nam “cam kết hoàn tất đàm phán” về TPP vào cuối năm nay.
Về vấn đề nhân quyền, Hoa Kỳ hiểu rỏ Đảng CSVN sẵn sàng từ bỏ các quyền lợi khác để bảo vệ quyền lực của Đảng, nên không làm theo yêu cầu của các tổ chức nhân quyền mà chỉ yêu cầu Việt Nam “thu hẹp khác biệt về quyền con người” giữa hai bên mà thôi.
Qua các cuộc họp và bản tuyên bố chung được công bố, chúng ta thấy Hoa Kỳ đang áp dụng một chính sách mới để Việt Nam không đứng hẳn về phía Trung Quốc. Có điều đáng buồn cười là đài RFA và các nhà đấu tranh không nắm vững đường lối của Washington nên thay vì lùa CSVN vào TPP để bắt phải thay đổi, nhất là chế độ quốc doanh, lại yêu cầu loại Việt Nam ra!
THEO LỮ GIANG

Báo động cán bộ dùng doanh nghiệp sân sau để tham nhũng


Quan hệ không bình thường giữa cán bộ đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp sân sau là một dạng tham nhũng đã ở mức đáng báo động…
Trong một đề tài nghiên cứu khoa học mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện đã cảnh báo một thực tế rất đáng lo ngại, đó là nhiều cán bộ đảng viên cấp Trung ương có quan hệ không bình thường với doanh nghiệp để trục lợi. Ở cấp tỉnh, thành và tương đương và sau đó là ở cấp huyện cũng có biểu hiện này, nhưng thấp hơn, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận diện đây là một dạng tham nhũng đặc biệt.
Tại tỉnh Bình Phước, những lô cao su nằm trong 323ha từng được thí điểm bán đấu giá để tạo quỹ làm đường Lộc Tấn – Bù Đốp. Ý tưởng lập quỹ làm đường từ việc khai hoang, trồng mới cây cao su vốn là chủ trương đột phá và đúng đắn của tỉnh, thế nhưng khi thực hiện lại mắc nhiều sai phạm.
Cụ thể là, UBND tỉnh đã ký quyết định bán số cao su này với giá bình quân 353 triệu đồng/ha, nhưng không lâu sau đó lại chấp thuận giảm 30% so với giá khởi điểm, làm thất thu cho ngân sách nhà nước trên 25 tỉ đồng. Việc tự ý giảm giá bán – theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra là tùy tiện vì đã không được bàn trong Thường trực UBND tỉnh và không báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy.
Theo ông Hà Đức Chí, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh Bình Phước: “Quy định của Thường vụ Tỉnh ủy là từ 100ha đến dưới 500ha thì trong tập thể Ủy ban phải bàn bạc, sau đó phải báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy trước khi quyết định, còn từ 500ha trở lên thì trong tập thể UBND tỉnh phải bàn bạc thống nhất, sau đó phải báo cáo với Thường vụ Tỉnh ủy. Nhưng có một số trường hợp đã không thực hiện đúng theo quy định này, ai làm nấy biết, nhiều khi sai cả quy chế của cơ quan mình”.
Một câu chuyện khác cũng liên quan đến người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Phước, đó là UBND tỉnh có quyết định giao trạm thu phí và chỉ định thầu Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài – Cây Chanh cho nhà đầu tư Đức Thành – Gia Lai trong khi nhà đầu tư này yếu kém về năng lực tài chính, kỹ thuật và có nhiều vi phạm trong quá trình quản lý tiền thu phí và thực hiện dự án.
Ông Vũ Minh Khương, Vụ trưởng Vụ địa phương 7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: “Giữa đại gia và đại quan họ kết hợp với nhau trong từng dự án cụ thể, nếu không có thì họ không bất chấp để cố ý làm trái quy định của pháp luật, cố ý làm trái Điều lệ Đảng ở một tỉnh với nhiều dự án, dẫn đến chuyện bị lũng đoạn, bị phá vỡ quy hoạch”.
Việc tự ý hạ giá bán cao su và chỉ định nhà thầu kém năng lực chỉ là hai trong số nhiều vụ việc nổi cộm, gây bức xúc dư luận. Đằng sau những quyết định sai nguyên tắc kia, dư luận nghi ngại về việc có mối quan hệ không bình thường ràng buộc giữa doanh nghiệp với cán bộ, đảng viên có chức quyền – vấn đề đã được các chuyên gia và cơ quan chức năng cảnh báo.
Theo kết quả khảo sát xã hội học do Thanh tra Chính phủ công bố năm 2012, có đến 40% doanh nghiệp đồng ý với việc có sử dụng các mối quan hệ với quan chức để trục lợi. Cho dù với mục đích tích cực, hay tiêu cực thì các nhóm lợi ích tác động nhiều nhất vào lãnh đạo UBND và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương. Nhiều doanh nghiệp còn lấy thước đo sự quen biết số lượng cán bộ càng có vị thế thì cơ may giành thắng lợi trong kinh doanh càng nhiều.
Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định: “Muốn làm cho nhanh, muốn làm cho thuận tiện thì họ phải “bôi trơn” – đưa tiền vào, tất nhiên điều này không thành văn nhưng gần như phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp. Đây là hiện tượng rất nhức nhối, làm cho đội ngũ cán bộ vi phạm luật pháp, luôn dùng hoạt động nghiệp vụ để lách, trốn tránh sự kiểm soát. Biểu hiện rất rõ trong mối quan hệ làm ăn hiện nay gọi là bôi trơn để được việc”.
Theo ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: “Quan hệ không bình thường giữa cán bộ đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp sân sau là một dạng tham nhũng đã ở mức đáng báo động. Không nhận diện rõ điều này thì thực sự trở thành nguy cơ đối với sự phát triển đất nước, làm thay đổi, vẩn đục môi trường đầu tư, làm cho việc phân bổ ngân sách đầu tư và chính sách bị méo mó và chắc chắn hệ lụy là ảnh hưởng trực tiếp tới lòng tin của nhân dân và sự tín nhiệm của nhân dân”.
Trở lại với câu chuyện ở Bình Phước, một Phó bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch UBND tỉnh đã phải nhận hình thức kỷ luật là cảnh cáo và cho thôi chức; 2 Giám đốc Sở Tư pháp kiêm giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá và Phó giám đốc Sở Tài chính cùng Giám đốc Quỹ Phát triển đất tỉnh này bị bắt tạm giam để phục vụ quá trình điều tra là bài học đắt giá về công tác cán bộ ở tỉnh này khi những cán bộ có chức, có quyền đã nhiều lần vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, điều hành làm thất thu ngân sách và gây hậu quả nghiêm trọng.
Và việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát đi cảnh báo về hiện tượng liên kết nhóm để trục lợi ngày càng có xu hướng tăng, tinh vi hơn và xảy ra với tất cả các loại hình và quy mô doanh nghiệp cũng là rất đáng để suy ngẫm./.
THEO VTV

EVN chỉ còn ‘đánh úp’ dân trong… 11 năm tới?

 Đề án xoá bỏ tình trạng độc quyền điện của EVN đã có từ năm 2009 nhưng 11 năm sau (2024), giấc mơ này mới hi vọng sẽ có thật.
Tháng 4/2009, Hiệp hội năng lượng Việt Nam đã trình lên Thủ tướng đề xuất thành lập Tổng công ty mua bán điện quốc gia và Tổng công ty điều độ hệ thống điện quốc gia do Chính phủ quản lý để xoá bỏ tình trạng độc quyền từ các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, mua bán điện đều trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo đó, Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho biết, Chính phủ chỉ cần tách khâu mua bán điện và điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN là đủ điều kiện để hình thành một thị trường điện cạnh tranh lành mạnh.
Theo ý tưởng của Hiệp hội, EVN sẽ nắm giữ khâu truyền tải, phân phối và vẫn tiếp tục sở hữu các nguồn điện đang thuộc EVN hiện nay. Trên thị trường điện sẽ hình thành 5 Tổng công ty phân phối trên cơ sở nâng cấp Công ty điện lực Hà Nội và điện lực TP.HCM thành 2 tổng công ty phân phối, sáp nhập các công ty điện lực địa phương còn lại thành 3 tổng công ty phân phối đại diện 3 miền.
Phải đến năm 2024, thị trường phát điện cạnh tranh mới được hoàn thiện, và khi đó mới hy vọng EVN chấm dứt độc quyền.
Sau một thời gian dài xem xét, chuẩn bị, đến ngày 1/7/2011, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành. Tuy nhiên, sau đó, tất cả các khâu truyền tải, mua, bán và phân phối điện… vẫn do EVN độc quyền. Tiến trình lại phải lùi hẳn sang năm 2012.
Một năm sau, đến tháng 8/2012, tình hình vẫn không có gì mới mẻ. Vẫn là EVN truyền tải điện, phân phối điện vẫn là EVN, EVN mua điện ở công ty “con” của mình.
Đã có khoảng 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện. Song, tất cả quyền định giá, mua điện của ai, bán cho ai, phân phối điện thế nào… đều một tay EVN điều hành.
Chưa hết, nói về tính minh bạch của thị trường phát điện cạnh tranh cũng lại bộc lộ những mảng tối khi mà chính bản thân vị Phó Tổng giám đốc EVN vẫn thừa nhận, chưa thể tách rời các công ty phát điện ra khỏi EVN.
Tại một cuộc họp báo liên quan đến vấn đề giá điện do EVN tổ chức hồi trung tuần tháng 7/2012, khi được đặt câu hỏi: Thị trường phát điện cạnh tranh liệu có đảm bảo sự minh bạch hay không khi bản thân EVN không thể tách rời khỏi những công ty phát điện?
Phó Tổng giám đốc EVN – ông Đinh Quang Tri đã nhấn mạnh rằng, bản thân EVN đã rất muốn tách các công ty phát điện ra khỏi EVN, và chính EVN đã từng có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép EVN tách các công ty này ra khỏi cơ quan chủ thể.
Song lại chính EVN lên tiếng “cảnh báo” rằng: Nếu các công ty phát điện tách khỏi EVN, e rằng sẽ khó mà tồn tại được, vì món nợ mà các công ty này đang gánh lớn hơn gấp 5,6 lần vốn chủ sở hữu, và như vậy, không thể tự đứng độc lập để vay vốn ngân hàng được.
Nói như vậy, rõ ràng EVN đã chơi đòn “lập lờ”… để rồi, những “mong muốn” được tách bạch ấy của EVN lại không có gì thay đổi, khi nhà quản lý vẫn chấp nhận không tách các công ty phát điện khỏi EVN cho đến khi nào các công ty này thực sự khỏe mạnh, có thể đứng được độc lập.
Một thị trường phát điện chỉ thực sự minh bạch khi EVN không thâu tóm toàn bộ các công ty phát điện. Điều này, cho đến thời điểm này là hoàn toàn không có.
Đến tháng 4/2013, một lần nữa, kế hoạch tách các Tổng công ty phát điện ra khỏi EVN và khởi động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được đề cập đến.
Tuy nhiên, theo dự thảo quyết định của Thủ tướng về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành, phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam được Bộ Công thương hoàn thiện thì từ 2015 thí điểm để tới 2017 mới có thị trường bán buôn điện chính thức và tận 2024 Việt Nam mới thật sự có thị trường bán lẻ cạnh tranh.
Theo đó, các Tổng công ty phát điện sẽ được tách khỏi EVN từ năm 2015 – 2017. 9 năm sau (năm 2022) Việt Nam mới bắt đầu thì điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, và đến 2024 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh mới được hoàn chỉnh.
“Doanh nghiệp được độc quyền quá lâu nên sẽ không dễ dàng từ bỏ đặc lợi của mình, nếu tiếp tục trì hoãn việc tái cơ cấu thì việc hình thành thị trường điện cạnh tranh vẫn giậm chân tại chỗ và nhiều khả năng sẽ bị trễ so với lộ trình đề ra” – GS-TSKH Trần Đình Long nhận xét.
Như vậy, để xoá bỏ tình trạng độc quyền, để thoát khỏi cảnh người dân nươm nướp lo sợ EVN tăng giá điện bất cứ lúc nào thì cần thêm 11 năm nữa.
Hy vọng sau 11 chờ đợi dài cổ, người tiêu dùng có thể có quyền lựa chọn người cung cấp điện cho mình, được đòi hỏi chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ và không phải “lựa” EVN mà sống như hiện nay.
THEO ĐẤT VIỆT

Tiền dân đóng thuế ấy mà, cứ thoải mái

Muốn tồn tại được thì phải có tiền. Ai cũng cần tiền. Nhà nước cũng cần tiền. Tiền do người dân và doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước được gọi là tiền thuế. Khi nhà nước quản nó trong kế hoạch chi tiêu quốc gia thì gọi là ngân sách. Tiền ấy là mồ hôi, nước mắt của dân, phung phí thì phải tội.
Ấy thế mà có những vị coi nó như tiền chùa. Có thì cứ xài, thoải mái. Hết lại thu, dân nó đóng thuế ấy mà. Trách nhiệm của nó là nộp, nộp, nộp… Trách nhiệm của cán bộ chúng mình là xài, xài, xài. Không biết xài thì phải tạo cách xài. Thế mới tay chơi, mới đẳng cấp.
Thì đấy thây, cụ không đọc báo à. Chuyện gì? Chán cụ quá. Báo chí nó bảo các quan nhà ta dạo ni chơi, à quên, làm việc phục vụ nhân dân, sang lắm. Ngày xưa làm cán bộ như ông A ông B nhé, cái bút bi cũng phải tự mua, phân phối cho chiếc xe đạp Thống Nhất, Cửu Long bỏ tiền túi ra mà lấy về, cấm xớ rớ vào ngân sách nhé. Anh nào dấm dúi thụt két bị bắt quả tang chịu kiểm điểm nghiêm khắc chứ đùa à. Cấp nào cũng vậy, xã, huyện, tỉnh, thậm chí cả trung ương cũng cứ chí công vô tư. Ôi dào, cụ cứ rườm rà ôn nghèo kể khổ mãi. Bây giờ họ không thế đâu. Có tiền, thằng nào chả ăn chơi.
Phỉ phui cái mồm cụ, ăn với nói. Ở đây tai vách mạch rừng, chết có ngày. Chết chết cái gì, nói có sách mách có chứng. Báo nó nói chứ có phải tôi vu cáo như thế lực thù địch đâu. Ở thủ đô nhá, Quảng Bình, Sóc Trăng, Cà Mau, Hà Tĩnh… nhá, các vị dân biểu HĐND mỗi người được trang bị người thì chiếc iPad hiện đại, người chiếc laptop tối tân, hòm hòm cũng khoảng 20 triệu đồng/cái. Trừ anh thủ đô Hà Nội giàu có, còn lại tuyền tỉnh nghèo, dân đói quanh năm. Anh nào anh ấy xông xênh, đúng dáng cán bộ nhà nước, giống như mấy ông chủ nhiệm HTX xưa đeo đài Orionton ra ruộng. Chỉ khác là đài do tay chủ nhiệm nó bán thóc nó tự mua, để giải quyết khâu oai, còn giờ tất tật do ngân sách, do tiền thuế dân đóng góp, cụ góp, tôi góp, lo cho các vị ấy. Cũng để oai thôi, sĩ thôi, chả giải quyết được việc gì đâu.
Sao lại không giải quyết việc gì, cụ có nói quá không đấy, tội cho cán bộ. Lại báo nó nói đấy thây. Các bố phần lớn không biết dùng, nghênh ngang iPad, laptop, iPhone nhưng có mần được đâu, máy móc chứ có phải vợ đâu, cuối cùng thì quay về cây bút bi quyển sổ, vẫn phải in báo cáo tổng kết, phương hướng thì mới họp được, nắm được đường lối chính sách của đảng, nhà nước. Cụ nói lạ, tôi coi truyền hình tivi thấy trong cuộc họp mấy ông bà ấy cũng mở máy rờ rờ bấm bấm đó thôi. Giời ơi, cụ nhầm rồi. Các vị đại biểu khôn lắm, nếu nói không biết xài trả máy thì tiếc thì quê nên cứ giữ, mình không dùng cho con cháu nó dùng, tiền nhà nước mà. Sau này hết nhiệm kỳ chắc chẳng ai nỡ đòi, mà cán bộ khóa mới chả đứa nào dại xài đồ cũ, ô tô nó còn đòi thay, nhằm nhò chi mấy thứ lẻ tẻ, vậy tự dưng được mấy chục triệu chứ ít à. Nhờ đứa con, đứa cháu chúng chỉ cho vài ba đường cơ bản chơi trò chơi điện tử, ngồi họp nghe nghị quyết mãi chán bỏ mẹ, năm nào kỳ nào chả thế, chi bằng lôi máy làm vài đường game đấu với nhau. Thoạt nhìn cứ tưởng thông thạo nhá, sử dụng hiệu quả nhá.
Ờ nhỉ, thảo nào dân đen chúng mình đóng nhanh lúa tốt hăng thế mà nhà nước vẫn không đủ tiền. Hết Vinashin, Vinalines, lại iPad, laptop, rót vào những chỗ vậy thì tiền núi cũng chả thấm tháp gì. Nay mai lại trang bị cho mỗi ông một cái xế hộp nữa thì cụ với tôi đi ăn mày.
(Ghi lại cuộc than vãn của hai cụ gần đất xa trời).
THEO NGUYỄN THÔNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét