Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tin ngày 03/5/2013

  • Việt kiều ở Pháp về nước làm ăn (RFI) - Hiện có khoảng 4 triệu người Việt hải ngoại, trong đó tại Pháp có khoảng 300 000 người. Nước Pháp đang trong vòng xoáy khủng hoảng của Châu Âu với tình trạng thất nghiệp leo thang. Do vậy, nhiều Việt Kiều Pháp đã tìm cơ hội đầu tư làm ăn ở Việt Nam. Đây là nội dung bài viết đăng trên báo La Croix với hàng tựa : "Việt Kiều trở lại Sài Gòn".
  • Châu Âu nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và chống nạn thất nghiệp nơi giới trẻ. (RFI) - Trong bối cảnh kinh tế vẫn trì trệ và thất nghiệp tiếp tục phá kỷ lục (hơn 19 triệu người chỉ riêng trong khu vực euro), các nước châu Âu đang dồn mọi nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hôm nay, 02/05/2013, Ngân hàng trung ương châu Âu BCEđã tiến thêm một bước trong chính sách nới lỏng tiền tệ khi loan báo giảm lãi suất chỉ đạo chính từ 0,75% xuống còn 0,50%. Đây là mức thấp nhất trong lịch sử của châu Âu.
  • Biển Đông : Hải quân Trung Quốc tràn xuống phía nam (RFI) - Cuối tháng Ba 2013, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, có bài viết dưới dạng hỏi đáp, gửi các phương tiện truyền thông quốc tế, đưa ra một số nhận định về ý đồ của Trung Quốc khi gia tăng các hoạt động ở Biển Đông, như tập trận, đưa tàu xuống sâu phía nam, bắn cháy tàu đánh cá Việt Nam…
  • Trung Quốc ra luật cấm cưỡng bức vào bệnh viện tâm thần (RFI) - Hôm nay, 02/05/2013, báo chí chính thức Trung Quốc loan tin là chiếu theo một đạo luật bắt đầu có hiệu lực hôm qua, kể từ nay việc cưỡng bức vào bệnh bệnh viện tâm thần, một biện pháp vẫn thường được sử dụng để giam giữ các nhà đối lập, sẽ bị cấm.
  • Bình Nhưỡng kết án tù công dân Mỹ, tạo cớ mặc cả với Hoa Kỳ (RFI) - Hôm nay, 02/05/2013, Bắc Triều Tiên thông báo kết án một công dân Mỹ 15 năm lao động khổ sai, vì có những "hành động thù địch" đối với chính quyền Bình Nhưỡng. Theo giới quan sát, qua vụ này, Bình Nhưỡng tạo cớ để mặc cả với Mỹ, như họ đã từng làm trong quá khứ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
  • Khủng bố Boston: Ba bạn học của Dzokhar Tsarnaev bị bắt (RFI) - Hôm qua 01/05/2013 cảnh sát Mỹ loan báo đã bắt giữ ba sinh viên là bạn học cùng trường đại học của nghi phạm trong vụ khủng bố ở Boston, Dzokhar Tsarnaev, vì tội gây trở ngại cho tư pháp và khai man. Ba sinh viên này đã đến phòng của Dzokhar và mang đi một số vật chứng, ba ngày sau vụ đánh bom làm cho 3 người chết và 264 người bị thương hôm 15/04.
  • Bangladesh mở lại xưởng may 8 ngày sau tai nạn (RFI) - Lãnh vực dệt may tại Bangladesh hôm nay 02/05/2013 đã bắt đầu hoạt động trở lại sau tám ngày đóng cửa vì vụ một tòa nhà có nhiều xưởng may bị sụp đổ, làm cho ít nhất 429 người chết. Đây là thảm họa công nghiệp to lớn nhất trong lịch sử Bangladesh. Theo AFP, thì Việt Nam có thể là mô hình để Bangladesh học tập để tránh những thảm kịch mới.
  • Trung Quốc : Thêm một người chết vì H7N9 (RFI) - Hôm nay, 02/05/2013, Tân Hoa Xã loan tin là số người tử vong do virus cúm gia cầm H7N9 đã lên đến 27, sau khi khi có thêm một người chết vì virus này tại tỉnh Hồ Nam.Bệnh nhân là một người đàn ông 55 tuổi đã qua đời vào ngày hôm qua.
  • Báo Tuổi Trẻ xin lỗi nhà báo tự do Phạm Chí Dũng (RFI) - Hôm nay, 02/05/2013, báo Tuổi Trẻ đã đăng một bài ngắn trên trang 2 xin lỗi tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập đã bị bắt giam gần bốn tháng vì « Viết và phát tán tài liệu có nội dung xuyên tạc sự thật », và đến tháng 2/2013 được đình chỉ điều tra.
  • Vụ lính Mỹ Robertson còn sống ở Việt Nam là giả mạo (RFI) - Trong một thông cáo gởi đến hãng tin AFP vào ngày hôm nay, 02/05/2013, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khẳng định người tự nhận là lính đặc nhiệm Mỹ sống tại Việt Nam từ năm 1968, trên thực tế là một người gốc Việt Nam.
  • Thủ tướng Ý kêu gọi châu Âu cùng giải quyết khủng hoảng (RFI) - Vừa nhậm chức, thủ tướng Ý Enrico Letta đã thực hiện các chuyến công du sang Đức, Pháp, Bỉ và gặp các quan chức Liên Hiệp Châu Âu. Theo lãnh đạo chính phủ Ý, châu Âu cần phải cùng nhau tìm kiếm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc hội nghị trung ương 7 (RFI) - Hôm nay, 02/05/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.
  • Việt Nam cần đổi tên nước? (VOA) - Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp đề xuất đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như tên trong Tuyên ngôn độc lập
  • Tổng thống Obama đi thăm Mexico (VOA) - Hai nhà lãnh đạo có thể tập trung vào lãnh vực hợp tác song phương và thương mại, nhưng cũng có phần chắc sẽ duyệt lại các nỗ lực chống buôn lậu ma túy có cơ sở ở Mexico
  • Vào thăm tù nhân Cuba Cộng sản (BBC) - Lần đầu tiên trong suốt nhiều năm, phóng viên nước ngoài được phép vào thăm một số trại giam an ninh chặt nhất Cuba.
  • Trung Quốc vẫn còn cân nhắc COC (BaoMoi) - Tại buổi gặp gỡ Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa vào ngày 2/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cho biết Bắc Kinh đang để ngỏ một cuộc thảo luận với các quốc gia ASEAN về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, mà cụ thể là tiến trình xây dựng COC.
  • Trung Quốc đề xuất đàm phán về soạn thảo COC (BaoMoi) - Theo Kyodo, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết Bắc Kinh ngày 2/5 đã đề xuất mở các cuộc đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nơi có các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN.
  • Châu Á lo ngại hành động gây hấn quyết liệt của Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Đưa du khách đến Hoàng Sa, đưa tàu với máy bay chiến đấu yểm trợ đến vùng Senkaku, đưa quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, những hành động gây hấn này của Trung Quốc đang gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nước láng giềng châu Á.
  • Tân Ngoại trưởng TQ hội đàm TTK ASEAN Lê Lương Minh (BaoMoi) - Ngày 2/5, tân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tới thăm Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta của Indonesia và có cuộc gặp với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
  • Chiến lược 2 ’gọng kìm’ độc chiếm Biển Đông của TQ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Ngoại trưởng Trung Quốc công du ASEAN, 1 trong 2 "gọng kìm" độc chiếm Biển Đông, Triều Tiên chuẩn bị khởi động một lò phản ứng xây dựng mới, Trung Quốc khuyên Mỹ nên cảnh giác Nhật... là tin tức thời sự chính ngày 2/5.
  • Phép thử đối với “bó đũa” ASEAN (BaoMoi) - SGTT.VN - Bằng chuyến thăm các nước “không thân không sơ”, Bắc Kinh muốn làm phép thử xem tác động của vấn đề biển đảo đối với quan hệ Trung Quốc – ASEAN rồi sẽ như thế nào?
  • Trung Quốc lại “ngăn sông cấm chợ” ở Biển Đông (BaoMoi) - Một số ngư dân Philippines ở Masinloc, Zambales hôm nay (2/5) tố cáo, Trung Quốc vừa triển khai một loạt tàu hải giám để thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong phạm vi 24km xung quanh bãi cạn Scarborough. Đây là khu vực vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines và gần đây nó trở thành tâm điểm của một cuộc tranh chấp quyết liệt giữa Bắc Kinh và Manila.
  • Chuyên gia Mỹ dự báo kịch bản khủng hoảng ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Mới đây, trên tuần báo Defense News (Mỹ) có giới thiệu báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng quốc gia (Mỹ) mang tựa đề “Giới hạn chịu đựng của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc và những ẩn ý trong đối đầu quân sự Trung-Mỹ”.
  • Trung Quốc lên án Nhật, lôi kéo Mỹ (BaoMoi) - Cuộc khẩu chiến giữa các bên liên quan trên quần đảo Senkaku tiếp tục có những diễn biến mới khi Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ mới đây cho rằng chính Nhật Bản mới là nước gây nên các căng thẳng trong khu vực, đồng thời “nhắc nhở” Mỹ không nên cổ vũ tinh thần dân tộc cho Tokyo.
  • Trung Quốc khuyên Mỹ nên cảnh giác Nhật (BaoMoi) - (TNO) Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cảnh báo Washington nên dè chừng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại Nhật Bản, đồng thời ngụ ý Mỹ đừng nên kích động Nhật trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Không thể mơ hồ (BaoMoi) - Trước khi ngang nhiên đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một chiến dịch truyền thông rầm rộ đã được Trung Quốc phát động. Tờ Thời báo Hoàn cầu loan tin, con tàu này chở tới 2000 người. Còn tờ Bưu điện buổi sáng (Thượng Hải) lại khoan khoái mô tả rằng, chỉ có những du khách "khỏe mạnh và có cân nặng ở mức mình thường” mới được phép tham gia vào chuyến đi du lịch này. Cùng với việc Bắc Kinh "ngỏ ý” muốn bàn với các nước ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông-COC, một số ý kiến cho rằng Trung Quốc bắt đầu áp dụng sách lược "không đánh mà thắng”- có nghĩa là không dùng vũ lực nhưng vẫn độc chiếm Biển Đông.
  • Trung Quốc gây hấn cùng lúc trên ba mặt trận (BaoMoi) - Trong quá trình theo đuổi tham vọng lấn chiếm về lãnh thổ, lãnh hải, Trung Quốc đang áp dụng một lối đi ngày càng hung hăng, hiếu chiến. Lối đi này rất dễ đẩy cường quốc số 1 Châu Á rơi vào chiến tranh với các nước láng giềng.
  • Trung Quốc ngang nhiên gây hấn liên tiếp với các nước châu Á (BaoMoi) - (Dân trí) - Đưa du khách đến Hoàng Sa, đưa tàu với chiến đấu cơ yểm trợ đến vùng Senkaku/Điếu Ngư, đưa quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, những hành động gây hấn này của Trung Quốc gây lo ngại ngày càng lớn cho các nước láng giềng châu Á.
  • Trạm hậu cần giữa đại dương (BaoMoi) - TT - Chỉ vài tiếng đồng hồ, tàu của ngư dân có thể mua đủ lương thực, nhiên liệu và nước ngọt ngay tại Trường Sa để tiếp tục hành trình thay vì phải vào bờ như trước kia. Nhiều ngư dân gọi Trung tâm DVHC đảo Đá Tây thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông là “siêu thị giữa đại dương”.
  • Chợ sớm ở cầu cảng Lý Sơn (BaoMoi) - Sáng tinh mơ, cầu cảng Lý Sơn (Quảng Ngãi) bừng tỉnh trong tiếng rộn rã của tiếng máy tàu giòn tan sau một đêm đánh bắt cá ở biển Đông. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng ngã giá và cả tiếng giành nhau mua từng mẻ cá, mực, tôm, cua… tươi ngon khiến cầu cảng này nhộn nhịp. Phiên chợ ở ngay chân cầu cảng ấy diễn ra chừng 2 giờ đồng hồ (từ 5 giờ 30 đến 7 giờ 30), từ khi mặt trời lấp ló sau ngọn núi Thới Lới đến khi nắng đã phủ dày khắp cầu cảng thì bắt đầu thưa dần, vắng hẳn nhưng đã thể hiện gần như đầy đủ nhịp sống về ngày mới của cư dân nơi đảo xa này.
  • "Mỹ nên coi chừng Nhật hơn là Trung Quốc" (BaoMoi) - (NLĐO) – Mỹ nên chia sẻ mối lo ngại của nhiều nước khác về chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy tại Nhật Bản, tân đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cảnh báo, qua đó ám chỉ Washington không nên khích lệ Tokyo trong căng thẳng quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
  • Shangri-La 12 sẽ thảo luận các vấn đề biển Đông (BaoMoi) - TP - Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 sẽ thảo luận chi tiết các vấn đề biển Đông như tránh xung đột trên biển, ngoại giao quốc phòng, vai trò của Trung Quốc…, Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, trao đổi với Tiền Phong
    qua email.
  • Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Có thể kéo dài 2 đến 3 năm (BaoMoi) - Đài RFI (Pháp) bình luận, những hành động gây hấn của Trung Quốc như đưa du khách đến Hoàng Sa, đưa tàu với chiến đấu cơ yểm trợ đến vùng biển Senkaku, đưa quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ... đang gây lo ngại ngày càng lớn cho các nước láng giềng Châu Á.
  • Đại sứ Trung Quốc ‘nhắc nhở’ Mỹ (BaoMoi) - Ngày 1/5 giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, chiều 30/4 Thôi Thiên Khải, tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã chính thức lên tiếng phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, có nghĩa là Washington sẽ ra tay can thiệp nếu "ai đó" đơn phương làm suy yếu quyền kiểm soát của Nhật Bản với nhóm đảo này.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Giá điện Việt Nam 'có thể tăng cao'


Giá điện có thể tăng cao sau khi than được cho phép tăng giá

Giá điện tại Việt Nam có thể sẽ tăng cao sau khi chính phủ chấp thuận cho tăng giá than, theo ý kiến của chuyên gia.

Trước quyết định cho Tập đoàn than Khoáng sản (Vinacomin) tăng giá than lên bằng 100% giá thành sản xuất than năm 2011 có hiệu lực từ hồi 20/4 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Công thương, nhiều ý kiến cho rằng việc giá điện sẽ sớm tăng lên theo giá than chỉ là vấn đề thời gian.

Báo Thanh Niên trong một bài đăng hồi cuối tháng Tư dẫn nguồn tin từ Vinacomin nói hiện tại, giá than bán cho ngành điện bằng 71 - 73% giá thành năm 2011.

Như vậy, để tăng giá than lên bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011, giá bán cho ngành điện sẽ phải tăng thêm 27-29% nữa.

Trong khi đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Vinacomin tiết lộ than chiếm khoảng 70% giá thành nhiệt điện than và tỷ lệ nhiệt điện than chiếm 1/4 - 1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát.

Theo quy định về giá thành hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép điều chỉnh giá điện khi thông số đầu vào tăng 5%.

Bù lỗ

"Bây giờ chính phủ đã cho phép nâng giá than lên, thì sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến việc tăng giá điện ở mức tương ứng."
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt ngày 5/2, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng nguyên nhân dẫn tới việc tăng giá than là do "giá thành sản xuất than ngày càng tăng lên và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn."

Trong khi đó, "từ lâu này Vinacomin vẫn than phiền là phải cung cấp than cho ngành điện dưới giá thành," ông nói.

Để bù lỗ cho lượng than bán qua cho ngành điện, ông Lê Đăng Doanh nói Vinacomin phải xuất khẩu than, mà một trong những thị trường lớn nhất là sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu than cũng diễn ra không thuận lợi. Giá xuất khẩu than trong năm 2012 liên tục xuống rất thấp, đồng nghĩa với việc than xuất khẩu sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận đủ để bù lỗ cho than bán cho ngành điện.

"Bây giờ chính phủ đã cho phép nâng giá than lên, thì sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến việc tăng giá điện ở mức tương ứng."

Cũng theo ông Doanh, giá điện năm nay, nếu tăng, có thể sẽ là sự kết hợp của mức tăng 7% mà EVN đã đề xuất hồi tháng Một, cộng với số phần trăm tương ứng từ hệ quả của việc tăng giá than.

Gánh nặng kinh tế

Trả lời câu hỏi của của BBC tiếng Việt về ảnh hưởng của việc tăng giá điện đối với nền kinh tế và đời sống người dân, ông Doanh cho rằng việc tăng giá điện sắp tới "chắc chắn sẽ làm tăng chỉ số giá, tăng đầu vào đối với các doanh nghiệp và chi phí đối với người dân về điện cũng sẽ cao hơn."

"Đấy là một gánh nặng, vì sức mua trong năm 2013 đã giảm sút rất nhiều," ông Doanh nói.

"Những doanh nghiệp tiêu hao nhiều điện như thép và xi măng sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt."

Đứng trước sức ép về giá thành đầu vào, ông Doanh nói các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách hợp lý hóa sản xuất.

"Các doanh nghiệp phải hợp lý hóa sản xuất, hiện đại hóa công nghệ."

"Như thép Pomina hiện tại dùng công nghệ của Châu Âu, nên tiêu thụ điện thấp hơn các doanh nghiệp khác 30% mà giá thành lại rẻ hơn, vì vậy thép Pomina vẫn sản xuất và bán được."
(BBC)
 
 Bản tin tiếng Anh

  • Property price growth rate dips in April (Washington Post) - Property prices in China's major cities saw an 11th consecutive monthly increase in April, but the growth rate slowed as the government's latest tightening policies gradually kicked in.
  • Car rental boss switches on to e-vehicles (Washington Post) - With local governments in most major Chinese cities fighting a losing battle against worsening air pollution, Ray Zhang in Shanghai has an idea.
  • UnionPay issues its first card in US (Washington Post) - China UnionPay, the dominant bank card organization in China, took a further move to enhance its global presence as it launched the first card in the US.
  • Beauties turn entrepreneurs (Washington Post) - More fashion models for online shopping site, Taobao.com, are changing roles. Instead of just posing for the site, they are selling clothes online.
  • NE China to build robot industrial base (Washington Post) - A robot industrial base with an estimated annual output of 50 billion yuan (8 billion U.S. dollars) will be established in northeast China's Liaoning Province, local authorities said.
  • More students resume classes in quake-hit region (Washington Post) - A total of 2,502 students relocated and resumed classes on Thursday in Tianquan county, Southwest China's Sichuan province, 13 days after the area was hit by a 7.0-magnitude earthquake.
  • Recognizing good work (Washington Post) - National awards honor contributions by outstanding workers across the country.
  • Holiday Special: Stressed out? Time to relax (Washington Post) - In China, May 1 marks the Labor Day holiday, one of the country's seven major public holidays. One day off from work is given, along with a surrounding weekend.
  • New mothers donate milk to help baby (Washington Post) - More than 20 new mothers in Chengdurushed to a hospital to help breastfeed a stranger's baby whose mother is recovering from injuries caused by the earthquake on April 20.
  • China's elder-care services to reach households (Washington Post) - Home and neighborhood-based elder-care services will be available in all of China's urban communities and half of its rural areas by the end of 2015, the country's vice minister of civil affairs vowed on Wednesday.
  • Xi Jinping meets model workers (Washington Post) - Hybrid rice researcher Yuan Longping told President Xi Jinping on Sunday that he hopes his hybrid rice will one day be grown throughout the world.
  • Reform and opening up reshapes Chinese labor (Washington Post) - With agricultural production becoming more efficient, surplus laborers have flocked to cities to look for jobs, ballooning the country's urban population and changing the way China's labor force is defined.
  • Chinese NGOs reach out to African countries (Washington Post) - Groups give new impetus and direction for people-to-people exchanges in Africa with their community outreach programs, report Meng Jing and Sun Yuanqing.
  • Top advisor stresses multi-party co-op (Washington Post) - Top political advisor Yu Zhengsheng has called for improving and developing multi-party cooperation in accordance with contemporary conditions.
  • China, EU 'to renew ties' (Washington Post) - China and the European Union on Saturday pledged to promote their mid- and long-term cooperation plan, as the first top-ranking EU official visited China under its new leadership.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét