Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

Hội nghị TW 7: Bàn nhân sự và hiến pháp

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI vừa khai mạc sáng thứ Năm 1/5 để bàn và quyết định sáu nhóm vấn đề lớn.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay các ủy viên Trung ương sẽ "xem xét, quyết định, cho ý kiến về các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc Hội nghị 7
Theo Chương trình của toàn khóa, Hội nghị 7 đáng ra bàn chuyên đề về công tác dân vận. Một nguồn khả tín nói với BBC rằng chương trình nghị sự nay thêm một số chủ đề khác; và đây là lý do mà Hội nghị 7 diễn ra chậm hơn kế hoạch khoảng một tuần.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì và có bài phát biểu khai mạc Hội nghị 7.
Tại hội nghị lần này, một bản dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo sẽ được mang ra xin ý kiến.
Nguồn tin không chính thức nói con số ủy viên Bộ Chính trị khóa XI sẽ được tăng thêm một vị trí thành 15 trong thời gian tới.
Theo TTXVN, các ủy viên Trung ương "đã tích cực tham gia phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch".
Bản tin của hãng thông tấn nhà nước cho hay "nguồn cán bộ khá dồi dào về số lượng, có đủ ba độ tuổi cho các chức danh".
Bộ Chính trị Đảng CSVN đã xem xét, thảo luận và có ý kiến sơ bộ về chức danh nhân sự dự kiến để thảo luận trong hội nghị 7 này.
Sau khi tổng hợp ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ căn cứ vào đó để ra quyết định chính thức.
Khác với Hội nghị 6, khi không khí căng thẳng với kết quả phê bình và tự phê bình của nhiều lãnh đạo chủ chốt, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; hội nghị 7 dường như nhìn tới quy hoạch xa.
Kiên trì nguyên tắc trong Hiến pháp
Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong phát biểu khai mạc Hội nghị 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các ủy viên Trung ương "bám sát Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5... nghiên cứu thật kỹ, thảo luận thật sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng".
TBT Nguyễn Phú Trọng nói về nguyên tắc trong sửa đổi Hiến pháp 92
Ông Trọng khuyến cáo "phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý".
Tuy nhiên ông nhấn mạnh cần "kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước" và "tiếp tục khẳng định Nhà nước [ta] là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo".
Nguyên tắc khác mà ông tổng bí thư tái khẳng định là "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông và đội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…"
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc nhở cần "tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao".
"Đối với những vấn đề mới hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổi thật kỹ để có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp."
Với chỉ đạo nói trên, có thể thấy sẽ không có đột phá gì lớn so với dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Quốc hội Việt Nam đang trưng cầu ý dân tới tháng 9/2013.
Được biết Hội nghị 7 sẽ kéo dài tới 10/5.
(BBC)

Báo Tuổi Trẻ xin lỗi ông Phạm Chí Dũng

Ông Phạm Chí Dũng đã khiếu nại báo Tuổi Trẻ từ 15/4
Báo Tuổi Trẻ TP HCM đăng lời xin lỗi ngắn gọn tới nhà báo Phạm Chí Dũng, người bị bắt điều tra tội Lật đổ hồi năm ngoái.
Lời cải chính trên tờ báo này hôm thứ Năm 2/5 viết: “Tuổi Trẻ ngày 20/7/2012 trên trang 2 trong bản tin 'Bắt một cán bộ làm lộ bí mật' có hai chi tiết không chính xác".
"Xin cải chính như sau: Đến nay, chưa có cơ sở xác định ông Phạm Chí Dũng cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn USD như tin đã đưa."
"Báo Tuổi Trẻ và tác giả chân thành cáo lỗi ông Phạm Chí Dũng cùng gia đình ông Dũng và bạn đọc”.
Hôm 15/4 ông Dũng đã gửi thư khiếu nại lên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP HCM và một số cơ quan về việc báo này đưa tin sai về ông, đồng thời nói ông sẽ kiện nếu báo Tuổi Trẻ không có hành động.
Nói chuyện với BBC sau khi Tuổi Trẻ đăng cải chính, ông Phạm Chí Dũng nói việc làm này là phù hợp với các quy định của Luật báo chí và những văn bản dưới luật.
Ông nói việc báo Tuổi Trẻ thực hiện cải chính giúp cho những trường hợp giống ông hồi phục phần nào "hy vọng về tinh thần công bằng trong phản biệt độc lập, đối thoại dân quyền và dân chủ chính kiến trong bối cảnh xã hội đang xuất hiện những biến chuyển mới".

Cải chính của báo Tuổi Trẻ
Cải chính của báo Tuổi Trẻ
Đưa tin đầu tiên
Ngày 17/7/2012, ông Phạm Chí Dũng, một cây viết về các vấn đề kinh tế-chính trị-xã hội ở TP HCM, bị công an bắt giam do hành vi “Viết và tán phát tài liệu có nội dung xuyên tạc sự thật”, liên quan đến nhiều bài viết về khiếu kiện đất đai, tự do báo chí, dân chủ quốc hội và công kích nạn tham nhũng cùng các nhóm lợi ích đăng tải trên Tạp chí Phía Trước.
 "Việc cải chính của báo Tuổi Trẻ tạo điều kiện cho những trường hợp giống tôi hoặc gần tương tự tôi (nếu có) hồi phục phần nào hy vọng về tinh thần công bằng trong phản biệt độc lập... " - Nhà báo Phạm Chí Dũng
Trường hợp bắt giữ khẩn cấp này đã gây chú ý trong dư luận vì ông Phạm Chí Dũng, 47 tuổi, cán bộ nhà nược và là người có quan hệ với nhiều cấp cao trong hệ thống.
Chỉ ba ngày sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt, Tuổi Trẻ - cơ quan ngôn luận của Thành đoàn TP HCM - đã đưa tin “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” vào ngày 20/7/2012.
Tin tức này được đăng tải trên báo in lẫn bản điện tử của báo. Một chi tiết đáng lưu ý và cho tới nay vẫn là dấu hỏi, là Tuổi Trẻ là tờ báo nhà nước duy nhất đưa tin về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng.
Bản tin đăng hôm 20/7 và sau đó nhanh chóng bị gỡ xuống dẫn nguồn tin riêng của tờ báo này nói ông Dũng "đã bị Cơ quan Công an bắt giam với cáo buộc làm lộ bí mật”.
"Ông Phạm Chí Dũng bị điều tra về hành vi móc nối, cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước ngoài."
Báo này còn cho hay: "Theo nguồn tin, sau khi các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân [2009], các tổ chức phản động tại nước ngoài vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam".
"Sau một thời gian điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, cơ quan an ninh điều tra xác định ông Dũng là người cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn USD."
Thay thế vào các chi tiết nói trên, Tuổi Trẻ sau đó đăng tin khác hôm 21/7 cũng về việc bắt ông Phạm Chí Dũng, nhưng bỏ các chi tiết liên quan vụ án Lê Công Định.
Bản tin 21/7 dẫn nguồn cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM nói cơ quan này vừa "bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Chí Dũng về hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
(BBC) 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải làm rõ ai bảo kê cho các băng nhóm xã hội đen

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng, băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, yêu cầu Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên; Thành ủy, UBND TP.HCM và Hải Phòng chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng, băng nhóm hoạt động kiểu “xã hội đen” hoạt động bảo kê, lộng hành, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự tại địa phương.

Tú khỉ; giang hồ đất Cảng
Tú khỉ (bìa trái) và đàn em thân tín - một băng nhóm xã hội đen đã bị C45 triệt phá thời gian qua. Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng lực lượng công an tỉnh Hưng yên đã bị tê liệt?
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự mà các cơ quan báo chí phản ánh thời gian gần đây như: băng nhóm tội phạm ở tỉnh Hưng Yên do Phạm Khắc Tú (tức Tú 'khỉ') cầm đầu; 3 đối tượng giang hồ ở Hải Phòng sau khi gây án “bị bệnh tâm thần” và tiếp tục điều hành băng nhóm tội phạm; tội phạm bảo kê taxi hoạt động trái phép ở TP.HCM….
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, kiên quyết không để diễn ra tình trạng dung túng, bao che, tiếp tay cho tội phạm.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường rà soát các loại đối tượng, các tuyến, địa bàn, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tội phạm để chủ động phòng ngừa, xử lý có hiệu quả.
Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên; Thành ủy, UBND TP.HCM và Hải Phòng kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan thuộc quyền quản lý trong việc để các đối tượng, băng nhóm tội phạm hoạt động bảo kê, lộng hành, gây hoang mang, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự tại địa phương.
Hoàng Sang
(VNN)

Thủ phạm ” vàng hóa” nền kinh tế

vang-canhbac copy
Bài báo “Rửa vàng bằng cơ chế” của tác giả Nguyên Hằng đăng trên báo Thanh Niên ngày 24/4 vừa qua bị Ngân hàng Nhà nước phản ứng mạnh đến nỗi Ban biên tập phải rút bài xuống, ngày hôm sau, báo Thanh Niên phải đăng đính chính. Chưa hết, Ngân hàng Nhà nước còn hình sự hóa mời Bộ Công an vào cuộc để xem xét, xử lý!
Đọc kỹ, khách quan nhận xét tác giả bài viết trên báo Thanh Niên ngoại trừ về đưa tin số lượng vàng chưa được chính xác, tất cả nội dung bài viết còn lại đều chuẩn không cần chỉnh. Là nhà khoa học, thường xuyên viết báo, tôi thật sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của các nhà báo và người làm báo chính thống ở Việt Nam trong thời buổi nhiễu nhương:
“Bắt rút bài phải rút bài

Dù tin đúng, bảo rằng sai cùng đành!”

Phương pháp tiếp cận kinh tế thị trường
Cuộc chiến tranh thông tin, cũng là cuộc chiến tranh tâm lý. Đây là một thực tế diễn biến, trước mắt, có thể nói là đã xẩy ra tối thiểu từ những năm trước đại chiến thế giới lần thứ II. Đó là cuộc chiến tranh quán triệt chính sách của Goebbel là “Nói dối một lần không ai tin, nói dối lặp lại mười lần thì dẫn đến bán tin bán nghi nhưng nói dối lập lại đến một trăm lần thì mọi người tin đó là sự thật”. Luận thuyết này chỉ thể hiện một sự kiện dã sử của Trung Quốc về mẹ Ông Mạnh Tử. Bà mẹ này đang ngồi dệt vải thì có người đến báo tin là con bà phạm tội giết người và đã được dẫn lên quan. Bà không tin nên vẫn điềm nhiên ngồi dệt như thường. Nhưng đến khi có người thứ ba đến đưa tin đó thì bà hốt hoảng bỏ khung cửi để chạy đến công đường.
Hiện nay, cuộc chiến này được thể hiện trong việc làm đồng nhất nền kinh tế thị trường với sự vận hành nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là một thực thể khách quan nhưng lại phát triển, vận hành theo các quy luật của nền kinh tế này. Về cơ bản có hai cách vận hành. Một là để các quy luật tự phát tác động vào quá trình phát triển của thị trường. Đó là cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường dưới bàn tay vô hình của thị trường dẫn đến chạy theo tỷ suất lợi nhuận cao làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối dẫn đến các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Hai là con người, do nhận thức được các quy luật kinh tế, vận dụng các quy luật đó phục vụ lợi ích của mình, qua đó hạn chế (khắc phục ở mức độ nhất định) tình trạng phát triển vô tổ chức, dẫn đến những mất cân đối nghiêm trọng, đến các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Đó là cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Trong tác phẩm “Chống Duy Rinh”, F. Ăng Ghen đã đề cập đến thực trạng là nhà nước tư bản chủ nghĩa cũng buộc phải thực hiện chức năng quản lý thị trường để ngăn chặn tính tự phát dẫn đến các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Sau này J.Keynes đưa ra học thuyết về vai trò quản lý của nhà nước và cuộc đại khủng hoảng của thập kỷ 30 của thế kỷ XX đã buộc các nhà khoa học và nhả quản lý phải chấp nhận học thuyết về vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường để khắc phục tình trạng mất cân đối cung – cầu.
Tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về quan hệ cung – cầu bộc lộ rất rõ trong các cuộc chiến tranh. Trong nền kinh tế thị trường thời chiến, vai trò quản lý của Nhà nước để bảo đảm các quan hệ cân đối cung – cầu đối với các nhu yếu phẩm cơ bản đã bộc lộ ra, dẫn đến việc Nhà nước phải thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp ở những mức độ nhất định. Điều này, thể hiện qua việc các nước tham chiến phải áp dụng một cách phổ biến chế độ bán một số nhu yếu phẩm theo tem phiếu, với giá mang tính chất bao cấp, tách xa giá chợ đen.
Trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu đã xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh nên đã xuất hiện và phát triển học thuyết trọng cung để khắc phục tình trạng mất cân đối đó. Thế nhưng đến khi kết thúc chiến tranh, nền kinh tế đã phục hồi trên cơ sở công nghệ hiện đại thì cung lớn hơn cầu. Đến thời điểm này, xuất hiện và phát triển học thuyết tự do mới về kinh tế, đòi hỏi Nhà nước không được can thiệp vào quan hệ cung – cầu.
Tác động đầu tiện của học thuyết tự do mới về kinh tế là dẫn đến sự hình thành môn học Marketing dạy cách bán hàng nhưng quên không dạy cách mua hàng nên khách hàng chạy theo mốt thời trang, mời chào cùa người sản xuất, lao vào mua hàng ngay cả khi cầu có khả năng thanh toán thấp. Sau này, nhân dịp cuộc khủng hoảng dầu mỏ do các nước OPEC gây nên, FED và Tổng thống Mỹ Regan, Thủ tướng nước Anh Thatcher đã vận dụng học thuyết tự do mới về kinh tế theo tinh thần là hạ thấp tối đa vai trò quản lý của Nhà nước (nếu không phải là muốn thủ tiêu vai trò quản lý đó của Nhà nước) để phát huy tối đa vai trò chủ động của các doanh nhân, dẫn đến phát huy vai trò bàn tay vô hình của thị trường. Đó là mô hình nền kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ mà hậu quả là dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái của nền kinh tế, bùng nổ vào năm 2008, đến nay vẫn chưa phục hồi.
Đối với Việt Nam, chính sách kinh tế thiếu nhất quán. Nhiều lúc lúng túng, mất vai trò quản lý của Nhà nước, các đại gia tha hồ thao túng nên mới xẩy ra tình trạng bất cập, gây bức xúc trên thị trường. Trước đây, trong một thời gian dài, VN quy định một tỷ giá hối đoái ổn định, chủ yếu là đối với đồng Rúp của Liên Xô và khối Varsovie. Do đó, sau khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng sang quan hệ thương mại với các nước phương Tây thì tỷ giá hối đoái đó không còn phản ánh thực tế. Từ đó, hình thành và phát triển một thị trường tự do (kinh tế ngầm, chợ đen) về ngoại tệ với tỷ giá trên thị trường chợ đen cao hơn rất nhiều so với tỷ giá của nhà nước. Trước tình hình đó, đã có sự dường như quay ngoắt 180 độ là Ngân hàng Nhà nước đã thả nổi thị trường ngoại tệ, lấy tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng làm tỷ giá chính thức. Tỷ giá này được công bố hàng ngày trên báo Nhân dân. Theo đó thì vào ngày 1/10/1999, tỷ giá đó là 1$ = 3.981 đồng VN. So với tỷ giá công bố trên báo Nhân dân ngày 30/4/2013 thì tỷ giá đó là 1$ = 20.828 đồng VN. Như vậy là đã xẩy ra tình trạng đồng tiền Việt Nam mất giá một cách nghiêm trọng (khác xa so với giá trị đồng tiền Baht của Thái Lan và Kip của Lào).
Về phương diện này, cần lưu ý đối chiếu với các Nghị quyết Đại hội Đảng về nhiệm vụ “tạo điều kiện cho đồng tiền Việt Nam có thể chuyển đổi tự do, trở thành phương tiện thanh toán duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII, trang 45). Nhiệm vụ là cho đồng tiền VN trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi, được các Đại hội sau đó nhắc lại (Văn kiện Đại hội VIII, trang 103, Văn kiện Đại hội IX, trang 101). Như vậy, có thể khẳng định là công tác quản lý Nhà nước trên thị trường tiền tệ nói chung, trên thị trường ngoại tệ nói riêng, đã không quán triệt được các Nghị quyết Đại hội Đảng. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc công tác quản lý Nhà nước đã buông lỏng nhiệm vụ cân đối cung – cầu ngoại tệ và nhiệm vụ tăng hiệu quả kinh tế của đồng vốn đầu tư (ICOR), một trách nhiệm vượt khỏi chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và của một số Bộ, ngành có liên quan.
Chính sách không nhất quán về quản lý vàng
Vàng ở nước ta có 3 chức năng song song tồn tại (1) Vật cất trữ phòng thân; (2) Phương tiện thanh toán, như tiền tệ; (3) Là hàng hoá, làm đối tượng kinh doanh như bất kỳ hàng hoá nào khác.
Năm 2008 chính sách quản lý vàng ở nước ta quá nhấn mạnh vàng với tư cách là phương tiện thanh toán, coi nó là tội đồ gây ra lạm phát, cho nên đã hô hào chống “đô la hoá”, chống “vàng hoá”! Đây là quan điểm sai lầm dẫn đến cấm kinh doanh vàng miếng. Vàng không thể gây ra lạm phát, vì có “in” được vàng như giấy đâu mà gây lạm phát. Vàng có hai phần: vàng là tiền và vàng là hàng hóa. Vàng là hàng hóa thì tự do kinh doanh. Vàng là tiền thì cần hạn chế. Việc Ngân hàng Nhà nước cho nhận ký gửi vàng như USD là biến cái nằm trong gầm giường thành tiền, và làm như vậy chính Ngân hàng Nhà nước đã “vàng hóa” nền kinh tế. Cái đó cần phải chấm dứt. Bởi không chấm dứt, tất nhiên nó vừa thay đồng tiền nội vừa gây khó khăn cho quản lý ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước không có lý do gì lại giao độc quyền cho mình. Còn kiểm soát xuất nhập vàng như tiền thì có thể bằng chính sách thuế, bằng chính sách đăng ký kể cả quota như ngoại tệ (cho phép 1 người nào đó mang ra, mang vào USD ở mức hạn định). Cần nhìn vàng như ngoại hối. Capital Control (kiểm soát dòng chảy tư bản) là cần thiết, và ngay cả IMF bây giờ cũng chấp nhận chứ không đòi hỏi các nước phải theo Free Capital Flow như trước kia, một trong những lý do gây ra khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Châu Á và sau đó ở nhiều nước trên thế giới. Tất nhiên, cho đến nay khi nói đến dòng chảy tư bản thì người ta mới chỉ nghĩ đến ngoại hối, mà không ai để ý đến vàng. Có lẽ đây là trường hợp đặc biệt của Ấn Độ và Việt Nam.
Trong thực tế, trước năm 2008, một thời gian dài, phạm vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã bị thu hẹp do sức mua của VND khá ổn định và khi giá vàng thế giới biến động thì người ta càng hạn chế dùng vàng như là tiền tệ. Với tư cách là hàng hoá, là đối tượng kinh doanh thì luôn có đầu cơ. Từ đó, khi giá vàng trong và ngoài nước có chênh lệch, để chống đầu cơ khi thì tuyên bố Nhà nước cần phải bình ổn thị trường vàng, khi thì tuyên bố thả nổi!? Chính sách quản lý vàng thay đổi xoành xoạch, gây mất mát quá lớn cho nhiều tổ chức tín dụng và chưa tính tới nhu cầu cất trữ phòng thân của người dân, mỗi năm cũng cần 30-40 tấn vàng.
Quan điểm xử lý sai
Trước tháng 5 năm 1989, Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng. Chính sách này đã thất bại. Từ tháng 5 năm 1989, Nhà nước có chính sách cho tư nhân kinh doanh vàng, cho vàng trong nước và ngoài nước liên thông. Thực chất chuyển sang kinh tế thị trường về kinh doanh vàng. Nhờ đó, chúng ta có 17-18 năm giá vàng ổn định. Bây giờ, Nhà nước quay trở lại độc quyền kinh doanh vàng. Thực chất là đi ngược lại với Đổi mới. Theo quy luật và thực tế, chính sách độc quyền kinh doanh vàng đã và sẽ thất bại nặng nề. Điều đáng buồn là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho đến nay, không trung thực nhìn nhận thất bại để sửa chữa mà còn “vụng chèo khéo chống” khi tuyên bố Ngân hàng Nhà nước chỉ lo ổn định thị trường vàng, chứ không lo ổn định giá vàng!?
Thay cho lời kết
Ngân hàng Nhà nước cho nhận ký gửi vàng như USD là biến cái nằm trong “gầm giường” thành tiền, cho nên chính Ngân hàng Nhà nước là thủ phạm đã “vàng hóa” nền kinh tế.
Tiếp theo bài “Quản lý vàng – thất bại được báo trước” (tác giả Tô Văn Trường), bài viết này càng khẳng định rõ việc quản lý vàng sai từ quan niệm, quan điểm, chứ không chỉ cách kinh doanh (đấu thầu hay bằng cách thức khác…). Đó là chưa nói đến một đất nước không tự sản xuất vàng, ngoại tệ trong tay Nhà nước không đáng kể mà tuyên bố tự mình độc quyền kinh doanh mà ổn định được giá vàng là điều không tưởng. Thay cho kết luận bài viết này bằng mấy vần thơ :
Sinh ra cái thứ độc quyền

Chẳng qua thao túng đồng tiền dễ hơn

Máu tham khi đã nổi cơn

Gom vàng, dìm giá khi vờn khi buông

Xem ra nào khác vở tuồng

Nửa chừng vở diễn rung chuông khép màn

Mặc cho thế sự bẽ bàng

Sinh ra nhiễu sự trái ngang hại đời.
Tô Văn Trường
(Quê choa)

Cứu BĐS: Giải pháp 30 ngàn tỷ

Sau bốn năm phát triển nóng và tự phát, thị trường bất động sản Việt Nam như con gấu ngủ đông, nó không chịu thức giấc khi băng đã tan và bóng mặt trời đã lấp ló từ phương Đông.
Những nhận xét hóm hỉnh này có thể phác thảo hiện tượng kinh doanh bất động sản lụn bại tại Việt Nam hiện nay khi tổng số nợ tồn kho mà Quốc hội Việt Nam được nghe báo cáo trong tuần lễ vừa qua là tròn 1 triệu ngàn tỷ đồng. Liệu 30 ngàn tỷ mà nhà nước bỏ ra có đủ làm cơ thể thị trường bất động sản ấm lại phần nào hay không?

Một công trình xây dựng ở Hà Nội bị tạm ngưng vì hết vốn? RFA
Một công trình xây dựng ở Hà Nội bị tạm ngưng vì hết vốn? RFA
Làm sao bình ổn với 30 tỷ?
Thị trường bất động sản đóng băng cho tới ngày hôm nay vẫn không có phương thức nào giải cứu thật ra bắt nguồn từ giá cả không thật do chính những đại gia bất động sản, những tập đoàn kinh tế, những nhóm lợi ích cấu kết nhau lập ra khi đầu tư xây dựng những căn nhà với giá trị thật chỉ 10 triệu một m2 nhưng lại phóng đại giá tới 60-70 triệu. Khi thị trường thức giấc không còn bị ảo giác nữa thì chính là lúc khách hàng quay lưng với phân khúc căn hộ trung và cao cấp.
Thị trường bất động sản tê liệt không những ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng với núi nợ xấu khổng lồ đang đè nặng mà nhiều ngành nghề khác cũng liên đới ảnh hưởng. Trước mắt là hàng trăm ngàn công nhân xây dựng, hàng chục ngàn cửa hàng mua bán vật liệu cũng như đạo quân thất nghiệp các ngành nghề khác đang gây bất ổn cho nền kinh tế. Tiếng kêu cứu từ doanh nghiệp bất động sản không còn nhỏ lẻ mà đã trở thành thúc bách cho các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Từ sự thúc bách này, gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ được mang ra hỗ trợ bất động sản tuy gây tranh cãi nhưng công bằng mà nói, nó có tác dụng nhiều mặt, trước nhất nhà nước đã cho thấy sự quan tâm của mình đối vấn đề và con số 30 ngàn tỉ tuy chỉ là vài phần trăm đối với mối lo 1 triệu tỷ, cũng phần nào làm ấm lại một phần của cơ thể bất động sản đang bị đóng băng.
Vàng và bất động sản hoàn toàn khác nhau. Giá vàng ngày càng tăng so với thị trường vàng thế giới nhưng vẫn có người xếp hàng tranh mua, trong khi giá nhà đất của thị trường bất động sản VN đang đóng băng tuy kêu giá xuống mỗi ngày vẫn không có người mua, như vậy thì giải pháp bình ổn thị trường là không chính xác
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì số tiền này được dùng để bình ổn thị trường bất động sản chứ không phải đề bình ổn giá. Đây là cách nói mà ông Bình áp dụng cho việc đấu thầu vàng trong những ngày qua.
Thật ra vàng và bất động sản hoàn toàn khác nhau. Giá vàng ngày càng tăng so với thị trường vàng thế giới nhưng vẫn có người xếp hàng tranh mua, trong khi giá nhà đất của thị trường bất động sản Việt Nam đang đóng băng tuy kêu giá xuống mỗi ngày vẫn không có người mua, như vậy thì giải pháp bình ổn thị trường là không chính xác.
Hơn nữa con số 30 ngàn tỷ so với 1 triệu tỷ đang tồn kho là muối bỏ biển. Nó chỉ có tác dụng rất nhỏ trên một phần nào đó vì chỉ chiếm 3%  thì làm sao bình ổn được với con số như vậy? Có chăng số tiền này tạm thời là lực đẩy cho cỗ xe đang mắc lầy có thể nhúc nhích để rồi sau đó thị trường sẽ tự điều chỉnh và khởi động lại tốt hơn.
Ông Lê Hoàng Châu chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhận xét hướng tích cực của mình qua số tiền 30 ngàn tỷ này:
Gói tín dụng kích cầu tiêu dùng thì tôi cho rằng nếu đến tận tay người có nhu cầu mua nhà và nhất là những người có thu nhập thấp thì những người đó nếu mua nhà thì sẽ giúp giải quyết được hàng tồn kho trên thị trường bất động sản rất là tốt.
Vừa rồi tụi tôi đề nghị thì chính phủ đã chấp nhận được cái thứ nhất là cho phép mua nhà ở xã hội. Đề nghị thứ hai của chúng tôi là ổn định lãi suất 6% trong hai mươi năm thì vừa rồi chính phủ cũng đồng ý cái thời gian vay là trên mười năm. Trước đây chỉ cho phép 10 năm thôi nhưng lãi suất không ổn định thì chúng tôi đề nghị lãi suất phải ổn định để cho người tiêu dùng được mua.
    Con số 30 ngàn tỷ so với 1 triệu tỷ đang tồn kho là muối bỏ biển. Nó chỉ có tác dụng rất nhỏ trên một phần nào đó vì chỉ chiếm 3% thì làm sao bình ổn được với con số như vậy?

Câu hỏi là sẽ đến tay ai?
Tuy nhiên cách mà 30 ngàn tỷ vận hành mới quan trọng. Số tiền này được chi vào đâu, cho ai chính là tiền đề cho giải pháp. Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc công ty kinh doanh bất động sản Đất Lành cho biết về gói hỗ trợ:
Một khu biệt thự nằm chờ khách hàng
Một khu biệt thự nằm chờ khách hàng. RFA
Theo tôi được biết 30 ngàn tỷ đồng nó không phải hỗ trợ cho doanh nghiệp mà là hỗ trợ cho người mua nhà tức là những người mua nhà có giá trị dưới một tỷ đồng thì nhà nước ỗ trợ về lãi suất. Thay vì lãi suất 10-12% thì nay còn 6% một năm thôi phần còn lại nhà nước sẽ hỗ trợ.
Nhưng cho tới nay theo tôi được biết chưa có một cá nhân nào được vay ưu đãi này bởi vì còn nhiều thủ tục phải duyệt nữa. Phải thông qua bên tài chính, ngân hàng rồi phải có những hướng dẫn cụ thể, tức phải hướng dẫn những người như thế nào, hoàn cảnh nào và điều kiện mua nhà như thế nào...nó thành một văn bản chính thức chứ không phải bằng từ một nghị định nhà nước mà áp dụng được. Nghị định chỉ là định hướng thôi rồi từ những định hướng phải có những văn bản dưới luật. Cho tới ngày nay chưa có một cá nhân nào có thể vay trong gói ưu đãi trong 30 ngàn tỷ đồng đó.
Vấn đề chậm chạp không phải chỉ xuất hiện mới đây mà ở những gói kích cầu trước báo chí đã phanh phui rất nhiều vụ tiêu cực của cán bộ nhằm vòi vĩnh người được trợ giúp trước khi họ cầm được trong tay số tiền vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản nào cũng muốn bán sản phẩm của mình trước nhất sẽ dẫn đến tình trạng bôi trơn để khách hàng của họ ưu tiên hơn trong việc xét duyệt.
Từ những thực tế này, hiệu quả của gói kích thích mua nhà xã hội sẽ không bao nhiêu đó là chưa kể tới khả năng thanh toán của người thu nhập thấp có trả nổi số tiền mà họ vay hay không, khi chỉ chăm chăm vào đồng lương bấp bênh của mình. Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân có thể tăng cao và các loại phí cho một căn nhà có thể đè họ dưới đống nợ không tên nhưng phải trả ngay mới được dọn vào nhà.
Rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cùng khuyên người dân có nhu cầu nhà ở thực sự đừng nên vội mua nhà lúc này vì giá bất động sản còn xuống thấp hơn nữa kể cả nhà ở xã hội. Không phải vì gói kích cầu 30 ngàn tỷ không có tác dụng nhưng do thực tế khách quan của thị trường cho thấy giá 12 triệu mỗi m2 vuông vẫn còn khá cao do đó hãy chờ một thời gian nữa.
Ông Nguyễn Văn Đực chia sẻ kinh nghiệm của ông qua nhận xét này:
Hiện nay chúng tôi đã bán gần hết rồi, số căn hộ còn lại chỉ 50-60 căn thôi và hiện nay thì khách hàng rất ít mua bởi vì có thể khu vực của chúng tôi đã bão hòa thứ hai nữa có thể người dân chờ đợi một thị trường giá thấp hơn hoặc chờ đợi cái gói ưu đãi này mà hiện nay có thề nói thị trường không bán được kể cả những căn dưới 1 tỷ đồng.
Người ta biết rằng cái số tồn kho rất nhiều và rất nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ khó khăn nếu không muốn nói là chuẩn phá sản. Nhiều doanh nghiệp đang cần phải có tiền mặt thêm để chi dùng, để đầu tư tiếp hoặc trả nợ trả lãi ngân hàng vì thế buộc lòng doanh nghiệp chúng tôi phải giảm giá liên tục và người dân thì hy vọng còn giảm giá nữa và theo tôi sẽ có một số phân khúc còn giảm giá nhiều nữa riêng về những phân khúc nhà giá thấp giá trung bình thì có thể giảm nhưng mức độ ít mà thôi.
Nhà nước tỏ ra quan tâm tới nhà cho người thu nhập thấp qua quyết định hỗ trợ thuế. Kể từ ngày 1/7/2013 sẽ giảm 50% thuế VAT với hoạt động kinh doanh nhà ở xã hội và 30% thuế VAT với hoạt động đầu tư kinh doanh căn hộ có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Đây là động thái giúp cho doanh nghiệp một cách cụ thể và nhiều người tin rằng nó sẽ kích thích tốt hơn cho doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu cho biết ý kiến của mình:
Sắp tới sẽ có một nghị định của chính phủ về phát triển nhà ở xã hội. Nghị định đó sẽ tạo cơ chế để có quỹ đất với giá rẻ hơn rồi chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp đầu tư trên cái dự án xã hội này thì lãi suất được ưu đãi rất thấp nếu với chính sách như thế thì hoàn toàn khả năng giảm giá ở phân khúc thị trường nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô nhỏ dưới 70m2 mỗi căn hộ thì hoàn toàn khả thi.
30 ngàn tỷ tuy nhỏ bé so với nỗi lo canh cánh của giới kinh doanh bất động sản nhưng dù sao nó cũng là chiếc gậy tuy mỏng manh nhưng vẫn có thể giúp cho giới này có cơ hội nắm lấy để tự trườn ra khỏi khu đầm lầy mang tên bất động sản.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-02

Không biết đọc hay cố tình phớt lờ?

Ở Quan Sơn (Thanh Hóa), thầy cô phải vớt nhái dưới suối ăn. Ở Phù Yên (Sơn La), trẻ tới trường phải ăn chuột, ở Đắk Glei (Kon Tum), trẻ mầm non học ngập trong bùn. Những thông tin này hàng ngày ngập tràn trên mặt báo, nhưng quan chức nói chung và quan chức ngành giáo dục, họ không biết đọc hay cố tình lờ đi?
Bạn tôi, một người đàn ông dạn dày sương gió ngoài 40, đi công tác lên Quan Sơn (Thanh Hóa) trở về đã sụt sịt như một đứa trẻ khi kể với chúng tôi chuyện các thầy cô phải ra suối bắt nhái về nấu lên ăn với cơm. Những con nhái suối chỉ to bằng ngón chân cái, nấu lên rồi mà vẫn chưa hết mùi tanh, có thể khiến cho người chưa ăn quen như mình lợm giọng.
Bạn thương những đứa trẻ vùng cao cứ tới mùa giáp hạt là mặt vàng ra vì đói, cả mấy tháng chỉ trông chờ vào đợt cứu trợ với suất chia bình quân mỗi khẩu được 1 yến gạo, như hạt muối rơi tõm xuống biển sâu, thấm tháp vào đâu.

Bữa cơm của trẻ vùng cao - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
Bữa cơm của trẻ vùng cao - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
Một người đàn ông ở tuổi ấy mà rơi nước mắt vì chuyện đó, có thể khiến nhiều người thấy...buồn cười, còn tôi thấy yêu quý bạn hơn, vì lòng trắc ẩn của bạn vẫn còn nguyên như ngày xưa. Vì bạn vẫn giữ được một tâm hồn nhạy cảm như ngày xưa chúng tôi đã cùng học với nhau suốt 7 năm ở lớp chuyên văn.

Kể những chuyện rông dài như thế, chỉ muốn để nói một điều, thôi thì cứ cho là những người có tâm hồn yếu đuối nhạy cảm như chúng tôi và rất nhiều người đọc báo bình thường khác nữa, phải rớt nước mắt vì những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại mình đi. Còn những người khác thì sao? Những quan chức địa phương và những quan chức của ngành giáo dục ấy, họ ở đâu, họ nói gì đi khi hàng ngày đọc báo, lướt mạng trông thấy những cảnh này?
Bữa cơm của trẻ vùng cao - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
Bữa cơm của trẻ vùng cao - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
Chẳng ai có một phản ứng nào hết. Báo viết cứ viết, bạn đọc có xót thương thì cứ xót thương, chuyện đó là chuyện của ai đó, như trên sao Hỏa, chắc chắn chẳng liên quan gì đến cái vị trí họ đang ngồi. Thế mới có chuyện nhà báo Trần Đăng Tuấn, vất vả bao năm trời vì cái quỹ “Cơm có thịt” cho trẻ vùng cao của ông, mà gửi hồ sơ lên Bộ Nội vụ xin thành lập Quỹ, bị “ngâm tôm” đến 5 tháng liền không được xét đến.

Lại cũng nhà báo Trần Đăng Tuấn, mới đây đã phải viết đến mấy lần thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về chuyện Bộ này quá chậm trễ ban hành Thông tư hướng dẫn  Quyết định 60/2011/QĐ-Ttg cho phép chi 120.000 đồng/ tháng/học sinh hỗ trợ cho việc duy trì bữa ăn trưa tại trường cho trẻ em vùng núi, hải đảo và thôn bản đặc biệt khó khăn. Sau 14 tháng từ khi Quyết định này có hiệu lực, tiền đã có, nhưng các địa phương chưa chịu chi, vì... chưa có thông tư hướng dẫn của Bộ.

Sau hai lá thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn được báo chí rầm rộ đăng tải, chắc thấy “rát mặt” quá, Bộ Giáo dục Đào tạo cuối cùng đã có phản hồi, cho biết thông tư sẽ sớm được ban hành. Ôi chao, 15 tháng đã trôi qua, hơn một năm học đã kết thúc, năm học 2012-2013 này cũng chỉ còn 2 tháng nữa là khép lại, ngày 11/3/2013 Bộ mới cho biết sẽ có Thông tư để hướng dẫn cho cái Quyết định có hiệu lực từ 15/12/2011. Chắc chuyện này là “đặc sản” của Việt Nam.
Các em nhỏ vùng cao ở La Pán Tẩn với món sữa từ đoàn công tác từ thiện - Ảnh: Trần Đăng Tuấn.
Các em nhỏ vùng cao ở La Pán Tẩn với món sữa từ đoàn công tác từ thiện - Ảnh: Trần Đăng Tuấn.
Trong quãng thời gian ấy, bao nhiêu đứa trẻ vì đói đã phải bỏ ngang con đường tới trường? Bao nhiêu đứa bé phải đi bắt chuột để ăn? Bao nhiêu đứa trẻ ôm cái bụng cồn cào vì bát cơm chan canh lõng bõng và chút muối trắng đã không giúp các em quên cơn đói?

Có vị lãnh đạo nào thấy xót xa? Có quan chức của Bộ Giáo dục nào thấy động lòng?

Nhà báo Trần Đăng Tuấn, trong lúc mòn mỏi chờ cái quyết định chi 120.000 đồng cho học sinh miền núi được thực thi, đã tuyên bố trên trang cá nhân của ông rằng: “Kể cả vào lúc kinh tế khó khăn, tôi tin ở Việt Nam có nhiều hơn 1 triệu người mỗi tháng có thể san cho trẻ con 120.000 đồng. Khi đó ở Việt Nam KHÔNG CÒN trẻ con không biết đến thịt trong bát cơm. Tuyệt đối không còn”. Trong số hơn 1 triệu người mà ông Tuấn nhắc đến đó, tôi cứ vẩn vơ nghĩ xem, liệu có vị nào là quan chức ngành giáo dục, chắc là hiếm lắm.

Hôm qua, một tờ báo lại đưa lên chuyện học sinh trường mầm non Mường Hoong, điểm trường làng Đắk Bối, xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei (Kon Tum) đang phải ngồi học trong căn phòng tồi tàn, rách nát, bàn ghế dính lem đất bùn nhão. Những bàn chân bé tý xíu của trẻ mẫu giáo cũng đang ngập trong bùn.

Tôi đọc bài báo này và thấy tim mình đau thắt. Tôi thấy thương cho bọn trẻ, những đứa ăn chuột, những đứa đu dây vượt sông đi học, thương các thầy cô ăn nhái ở vùng cao, thương cho người mẹ ở An Xuyên (Cà Mau) mới đây đã tự tử để cho con được đến trường. Tại sao những tin tức động trời như thế trên báo chí chẳng bao giờ làm động lòng các quan chức của Bộ này Bộ nọ?

Các nhà báo cứ viết, người đọc cứ xót thương, còn quan chức thì lờ đi như chẳng biết. Họ chắc chắn không phải dạng biết đọc rồi, nếu mù chữ thì làm sao ở được vị trí đó. Họ có thể thấy không cần thiết đọc, hoặc có đọc mà lờ đi, tức là thuộc diện “mù tim”.

Đến bao giờ mới có chuyện các vị chức cao vọng trọng, mỗi buổi sáng đến cơ quan, dành ra 5 phút đọc báo, để lướt một vòng thôi, xem có chuyện gì “động trời” liên quan đến ngành hay công việc mình phụ trách, nhấc điện thoại lên giải quyết ngay lập tức rồi sau đó đôn đốc kiểm tra? Chức phận của họ là thế cơ mà? Họ ăn lương để làm việc đó cơ mà?

Đọc đến đây, chắc chắn bạn đọc sẽ nóng máu lên mà lập tức xỉ vả tôi, thôi thôi đừng ngồi mà mơ hão nữa, chán chuyện.
Vâng, tôi xin phép đồng tình.
Mi An
(Đất Việt)

Báo đảng: Chán nản, một cựu chiến binh xin ra khỏi Đảng

Bị chèn ép chuyện đất đai, nhiều lần viết đơn đề nghị giải quyết, chính quyền cũng đã ra quyết định nhiều lần nhưng không được thực thi, ông Nguyễn Thanh Hảo ở xã Minh Hợp, Quỳ Hợp Nghệ An đã xin ra khỏi Đảng.
Năm 1989, thấy ông Nguyễn Thanh Hảo và vợ con chưa có đất làm nhà, ưu tiên ông Hảo là thương binh, UBND thị trấn 3/2 (bây giờ là xã Minh Hợp) huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cấp cho vợ chồng một vùng đất ở gần nghĩa địa thuộc xóm Minh Tân, xã Minh Hợp.
Chưa kịp vui mừng thì ngay sau đó ông Hảo được UBND xã đến thương lượng để ông Hảo nhường lại vùng đất đó cho xã làm chợ bán trâu bò.
Đầu năm 1990, ông Hảo được anh Nguyễn Đức Hà bán cho 3 gian nhà trên mảnh đất cùng xóm. Biết vợ chồng ông Hảo mua được nhà, UBND xã Minh Hợp, rồi UBND huyện Quỳ Hợp đã hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ số 56 ngày 2/6/2003.
Sau 13 năm ở yên lành bỗng dưng đêm 2/4/2003 đến 22/4/2003 ông Bạch Xuân Quang (cùng xóm Minh Tân) và con cái kéo đến đập phá tường rào của ông Hảo xây từ năm 1995.
Lý do ông Quang cho rằng vợ chồng ông Hảo lấn chiếm 2m đất của ông. Hỏi thủ tục giấy tờ đất thì ông Bạch Xuân Quang đưa ra một giấy chuyển nhượng đất viết tay của anh Nguyễn Đức Hà đã được xóm và xã ký.

Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hảo trước đơn thư khiếu kiện
Biện minh cho hành động của mình, ông Bạch Xuân Quang đưa ra 3-4 tờ giấy viết tay chuyển nhượng đất của anh Hà nhưng nó lại có trước cả giấy tờ gốc mà anh Hà được chính quyền cấp đất.
Tóm lại ông Quang không có giấy tờ đất của cấp có thẩm quyền.
Ngày 6/2/2004, Chủ tịch huyện Quỳ Hợp có quyết định số 17 khẳng định: “Việc ông Bạch Xuân Quang đòi thêm 2m đất chiều ngang bám mặt đường là không đúng vì ông Nguyễn Đức Hà chuyển nhượng đất ghi trong đơn không rõ ràng, không có giá trị”.
Tuy nhiên, hành vi phá tường rào của gia đình ông Quang lại không ai xử lý khiến ông Hảo phải gửi đơn thư lên tỉnh Nghệ An.
Ngày 25/7/2004, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh đã về xã Minh Hợp xác minh sự việc.
Ngày 18/8/2004 UBND tỉnh Nghệ An có quyết định số 3087, nêu rõ: “Qua  làm việc với đoàn thanh tra, ông Nguyễn Đức Hà thừa nhận giấy chuyển nhượng đất mà ông Bạch Xuân Quang cung cấp cho đoàn thanh tra liên ngành là không phải do ông viết, ký”.
Vì thế không thừa nhận việc ông Bạch Xuân Quang đòi quyền sử dụng 2m chiều ngang mà gia đình ông Nguyễn Thanh Hảo đang sử dụng và tôn trọng quyền sử dụng đất 2 gia đình đã sử dụng từ trước đến nay.
Nhưng một lần nữa quyết định của UBND tỉnh vẫn không được thực thi. Không còn biết kêu ai, chán nản vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hảo viết đơn xin ra khỏi Đảng.
Được biết ông Hảo đã có 15 năm chiến đấu giải phóng miền Nam. Năm 1978 – 1979 tại mặt trận phía Bắc ông bị thương và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Ông Hảo tâm sự: “Chuyện hai năm rõ mười, từ huyện đến tỉnh đã có kết  luận mà nhiều năm rồi vẫn nằm trên giấy”. Không biết đến bao giờ những quyết định của chính quyền tỉnh Nghệ An mới được thực thi?
Hồ Hồng Tuyến

Huy Đức - Sinh Viên & Diễn Biến Hòa Bình

Đêm qua, một sinh viên đang học năm thứ hai tại một trường đại học ở Hà Nội có nhờ tôi trả lời một số câu hỏi. Thấy cách đặt vấn đề khá lạ, tôi có đề nghị bạn ấy giải đáp một số thắc mắc. Sau khi được sự đồng ý của bạn ấy, tôi xin đưa cuộc trò chuyện của chúng tôi lên Facebook, hy vọng, qua phản hồi của bạn đọc, tôi có thể biết được đây là nhận thức chỉ của một sinh viên hay của đa số bạn trẻ.
Huy Đức
Chào chú ạ. Cháu xin tự giới thiệu cháu là sinh viên... Cháu biết facebook của chú thông qua một người bạn ạ. Hiện nay cháu đang làm một bài tiểu luận về "vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền sửa đổi Hiến pháp 1992 của Việt Nam". Khi đánh giá về vai trò thì cần nhận xét của một nhà báo làm về pháp luật ạ. Cháu được biết chú là tác giả của cuốn sách bên chiến thắng, chú có thể cho cháu được phép hỏi 2 câu hỏi về vấn đề tiểu luận của cháu đc ko ạ?
Chú thì sẵn sàng thôi nhưng chú trả lời thì cháu có sử dụng được không (Sách của chú là Bên Thắng Cuộc).
dangnhatminh.png
Giới trẻ không ít người mất khả năng định hướng đúng sai. Những comment chửi bới vô lối như thế này vẫn thường thấy trên Facebook. Ảnh minh họa của Dân Luận.
À, cháu nhầm tên sách, cháu xin lỗi chú, cháu muốn được lắng nghe ý kiến của các nhà báo về vấnđề trên thôi ạ, rất cám ơn chú vì đã nhận lời. Thế cháu gửi câu hỏi luôn ở đây được ko ạ?
Được cháu, cuối tuần rảnh chú trả lời. Nhớ nhắc chú.
Vâng. Cháu cám ơn ạ. Cháu xin gửi 2 câu:
Hiện nay, đất nước ta đang diễn ra một sự kiện chính trị hết sức lớn lao là đóng góp ý kiến xây dựng bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bọn phản động đang từng giây, từng phút lợi dụng mọi kẽ hở trong luật pháp, trong tư tưởng của người dân, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước để chống phá chế độ chính trị của ta về mọi mặt của đời sống, chống phá bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Câu hỏi cháu muốn đặt ra xoay quanh những vấn đề này.
1. Nhà báo nhận thấy báo chí nước ta đang phản biện những lí lẽ, lập luận thiếu căn cứ và mang tính phản động của các thế lực thù địch ở khía cạnh nào?”
2. Nhà báo có nhận xét gì về vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền để lấy ý kiến đống góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Chú sẽ trả lời sau, nhưng sao cháu lại bảo là: "Nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bọn phản động đang từng giây, từng phút lợi dụng mọi kẽ hở trong luật pháp, trong tư tưởng của người dân, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước để chống phá chế độ chính trị của ta về mọi mặt của đời sống, chốngphá bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992?"
Đấy là theo nhận định của cháu như vậy, vì sau 1 tháng theo dõi Facebook tên là Dân làm báo, cháu thấy bất cứ 1 vấn đề gì mới xảy ra trong ngày là chúng viết ngay 1 bài bình về vấn đề đó, giọng điệu phản động, kích động và nhận được sự đồng tình của ít nhất là 20 người ngay lập tức. Còn tranh thủ kẽ hở thì cháu thấy, hễ có gì liên quan đến nhân quyền tôn giáo là hàng nghìn blog viết bài phản biện ngay được ạ.
Ai nói đúng thì mình nghe, ai nói sai thì thôi,góp ý mà chỉ muốn nghe người khác nói giống mình thì đâu có được cháu.
Nhưng với quá trình sửa đổi hiến pháp thì theo cháu là: phản động chống phá nhiều, như đòi đa nguyên đa đảng chẳng hạn, nếu ta làm ngơ thì sẽ có nhiều người nghe bọn phản động đấy ạ, hì, nên báo chí mới cần định hướng dư luận góp ý theo quan điểm của đảng ta.
Dân tộc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh rồi, theo cháu tại sao lại phải sợ diễn biến hòa bình? Cháu nêu ý kiến về mặt học thuật thôi, chú chỉ là nhà báo, cháu là sinh viên, không nên để các quan điểm chính trị chi phối quá cháu nhé.
Vâng, cái gì đúng thì mình nên nghe phải ko chú.
Cháu trả lời chú câu hỏi về diễn biến hòa bình nhé.
Sợ diễn biến hòa bình, theo cháu vì sợ bọn phản động dùng âm mưu lật đổ chính quyền, sợ chúng kích động đa nguyên đa đảng. Nhưng nếu không làm gì sai và chính quyền vững mạnh thì không cần phải sợ ạ.
Thế sao lại phải sợ đa nguyên, đa đảng cháu?
Sợ quyền lực tối cao ko nằm trong tay của Đảng nữa, khó mà yên bề cai trị đất nước, đặt biệt là ko thể tham nhũng nữa, đấy là vì lợi ích của 1 bộ phận trong xã hội chứ ko phải vì dân nữa ạ.
Ai không thể tham nhũng cháu? Ý cháu là cần phải bảo vệ quyền tham nhũng phải không? Sao nhất thiết quyền lực tối cao phải nằm trong tay Đảng mà không phải trong tay dân? Sao đất nước lại phải cai trị hả cháu?
Thật ra là cháu đã hiểu ý của chú, nhưng cháu là sinh viên, hiểu biết về chính trị chưa nhiều, nên có nói sai thì chết, hì, Nhà nước không muốn đa nguyên đa đảng vì như thế thì các ông lãnh đạo đâu còn cơ hội tham nhũng nữa ạ, cháu thì không cổ động đa nguyên đa đảng hay chỉ 1 đảng, vì mục đích cũng chỉ là làm xã hội tiến bộ, phát triển. Nhưng mà 1 đảng lãnh đạo mà mãi chưa tiến bộ thì cần xem xét lại ạ. Đấy là quan điểm của cháu.
Chú hỏi để cháu suy nghĩ thôi. Chú không biết cháu học những gì trong nhà trường, nhưng chú hơi ngạc nhiên khi cháu bảo vệ sự lãnh đạo của một đảng vì "nhà nước không muốn đa nguyên, đa đảng vì như thế các ông lãnh đạo đâu còn cơ hội tham nhũng nữa". Cháu học năm thứ mấy rồi?
Đấy là theo quan điểm của cháu, hì, tại chú hỏi vì sao không đa nguyên đa đảng ạ. Bây giờ quyền lực tất cả nằm trong tay chú mà chú lại phải san sẻ cho người khác, như vậy thì ai cũng phản đối cả ạ. Cháu mới học năm 2 thôi ạ, cháu còn chưa học hết đại học đại cương nên nhiều cái vẫn chưa hiểu nổi đâu ạ, hì.
Chú đưa đoạn chat này lên FB, không để tên cháu, không để tên trường, chú cháu mình quan sát xem mọi người thảo luận thế nào nhé?
Có được không hả chú?
Sẽ không ai biết cháu, nhưng cháu có thể biết mọi người nghĩ gì?
Vâng. Cháu cũng muốn xem phản ứng của mọi người thế nào chú ạ.
Có thể có ý kiến gay gắt nhưng cái chính là cháu sẽ học được. Ai có ý kiến xây dựng thì mình nghe. Ai chửi bới thì mình có thể không cần để ý. Cháu thấy sao?
Quan điểm của cháu sẽ có nhiều người phản đối, không phải vì họ không thấy đúng đâu ạ, mà cháu nghĩ họ không dám nói thôi. Chứ bây giờ đất nước phát triển, giáo dục phát triển bọn cháu cũng được lợi mà. Chú cứ đăng đi ạ, nhưng nếu nghe ý kiến gay gắt thì cháu ko ngại, chỉ sợ các ông chính quyền thấy lại nghĩ cháu cổ vũ đa đang thì chết.
Đây là trường hợp có thật, bạn ấy đang cần học hỏi, xin đề nghị các anh chị không dùng lời lẽ nặng nề khi nhận xét.
Huy Đức

Chủ tịch Sang thực sự có bao nhiêu căn nhà?

Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gây sốc khi phát biểu: “Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”. Người dân và cử tri cả nước choáng váng về sự liêm khiết được chính bản thân Tư Sang tô vẽ: “một vị chủ tịch nước liêm khiết sống chui rúc trong một căn nhà 51m2 ?!”. Lẽ ra Tư Sang phải chín chắn hơn và trung thực khi phát biểu câu này, vì dù ông có giỏi che đậy đến bao nhiêu thì người dân đều biết hết, biết đến từng chi tiết nhỏ nhất.
.
Bất cứ ai sinh sống ở khu vực Thạch Thị Thanh, phường Tân Định đều biết ông Sang tối thiểu có 3 căn nhà và con trai ông – Trương Tấn Sơn có một công ty to đùng đều nằm trên đường Thạch Thị Thanh.
.
1 - Căn thứ nhất: 60 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất: 51m2 (1 trệt + 3 lầu + sân thượng, 4m x 13m). Diện tích sử dụng: 255 m2 (chưa tính phần lan can lấn chiếm thêm 8m2 mỗi tầng). Giá thị trường: 12 tỷ đồng.
.
Căn này do Đảng cấp cho Trương Tấn Sang lúc đương chức lãnh đạo thành phố. Để bảo vệ danh tiếng “liêm khiết”, Tư Sang, vợ, con, cháu đều đăng ký thường trú ở căn nhà này. Với thành tích tham vọng cá nhân, nói nhiều, không làm gì cho Dân cho Đảng mà chuyên đi chọc ngoáy đáng xấu hổ như hiện nay, Tư Sang nên “viết đơn xin từ chức” và trả nhà ngay lập tức. Và Tư Sang cũng cần phải nhớ, đã làm đến chức Chủ tịch nước thì phải phát biểu cho chính xác, biết bao nhiêu người đã hy sinh để ông leo lên được chức Chủ tịch nước như hiện tại.
.
2 - Căn thứ hai: 17/51 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất: 105m2 (1 hầm + 1 trệt + 1 lửng + 4 lầu + sân thượng, 5m x 21m). Diện tích sử dụng: 720 m2. Giá thị trường: 21 tỷ đồng.
.
Đây là căn nhà ông được TPHCM cấp năm 1979 khi là Giám đốc nông trường Phạm Văn Hai (Minh Diện - Bùi Văn Bồng). Đến năm 1992, khi lên làm Bí thư Thành uỷ TPHCM, ông đột nhiên “cho, tặng” căn nhà này cho em gái ruột tên Trương Thị Hồng Huệ (hiện đang công tác tại Hải quan TPHCM, một trong các nhân vật chuyên lo chuyện đứng tên các khối tài sản kếch sù thay cho Tư Sang sẽ được vạch trần trong các bài tiếp theo).

Trương Thị Hồng Huệ- Nhân vật chuyên lo chuyện đứng tên các khối tài sản kếch sù thay cho Tư Sang
Nay không rõ sổ đỏ căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh đang đứng tên ai, nhưng nó đang được em gái Trương Tấn Sang cho thuê với giá 2.000 USD/tháng và không rõ tài sản này của nhân dân đã được gia đình Chủ tịch Trương Tấn Sang “biến hoá” và “tẩu tán” đến đâu rồi?!!

Căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh hiện đang được em gái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho thuê với giá 2.000 USD/tháng
Và dĩ nhiên TPHCM không thể để Bí thư Thành uỷ vô gia cư hoặc phải đi “ăn nhờ ở đậu” nên những người đại diện nhân dân TPHCM đã “cắn răng lấp liếm” cấp tiếp căn nhà 60 Thạch Thị Thanh cho Tư Sang có chỗ “chui ra chui vào”. Khổ thân Tư Sang mà cũng khổ cho thân phận nhân dân TPHCM! Tư Sang giờ chắc đã quên căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh nên người dân TPHCM cũng không còn hy vọng gì ông sẽ trả lại. Đúng không Tư Sang?

Chỉ cần vào ngõ 17 Thạch Thị Thanh hỏi nhà Chủ tịch nước sẽ được người dân dẫn đến căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh
3 - Căn thứ ba: 29/5C Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM. Diện tích đất: 90m2 (1 trệt + 1 lửng + 3 lầu + sân thượng, 5m x 18m). Diện tích sử dụng: 480m2. Giá thị trường: 10 tỷ đồng.
.
Người dân Thạch Thị Thanh ai cũng biết, căn nhà này là nơi quý tử Trương Tấn Sơn của Chủ tịch nước thường xuyên lui tới. Đây cũng là trụ sở Công ty TNHH Thương mai – Dịch vụ - Sản xuất – Xây dựng – Trang trí nội thất LE CA DE - một công ty có quy mô và doanh số lớn trong ngành nội thất, đây chỉ là một trong những công ty nằm trong hệ thống các công ty của gia đình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đặc biệt, mặc dù nằm trong 2 con hẻm khác nhau nhưng hai căn nhà 17/51 và 29/5C Thạch Thị Thanh nằm liền kề (hình chữ L) và thông nhau. Trong thời gian tới, Tư Sang chắc chắn sẽ phải trả lời các câu hỏi hóc búa từ Trưởng Ban Nội chính Trung Ương – Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh sẽ hỏi Tư Sang những câu đại loại như:
TƯ SANG, MI CÓ MẤY NHÀ? MẤY CÔNG TY? RĂNG KHAI TÀI SẢN CÓ MỘT CĂN 51M2 MÀ KIỂM TRA THÌ RA NHIỀU RỨA? CON MI LÀM RĂNG MÀ LẮM TIỀN NHIỀU CỦA RỨA? RĂNG GIA ĐÌNH MI LẮM SÂU RỨA? SÂU CHA, SÂU CON, SÂU VỢ,…NGUYÊN MỘT BẦY SÂU THÌ CHỪ BIẾT MẦN RĂNG BAO CHE MI ĐÂY?
Trên website và trên giấy phép Đăng ký kinh doanh của công ty Lecade ghi rõ: “Trụ sở 29/5C Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Q1, TPHCM”.
4 - Căn thứ tư: Hai căn hộ Penthouse liền kề (các căn số 2201 và 2202), tầng 22 của toà nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú. Diện tích: 300m2. Giá thị trường: 20 tỷ đồng.
.
Đây là căn hộ siêu sang mà sau khi mua lại với giá 15 tỷ, Trương Tấn Sơn đã bỏ thêm hơn 2 tỷ để hoàn thiện nội thất và chi thêm gần 3 tỷ để trang bị đồ đạc trong căn hộ. Căn hộ siêu sang này đang đứng tên vợ chồng Sơn Nhớt.
Bản thiết kế căn hộ siêu sang trị giá 20 tỷ tại tầng 22 của toà nhà A2 chung cư cao cấp Imperia An Phú của vợ chồng Trương Tấn Sơn – quý tử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Vừa mới đi du học ở Anh về, chưa làm gì nên hồn, không rõ nguồn tiền từ đâu mà Sơn Nhớt mua, hoàn thiện nội thất và trang bị cho căn hộ siêu sang nói trên?! Nếu nói là tiền của Sơn Nhớt tự kiếm được thì xem thường nhân dân quá, còn nếu nói tiền của Tư Sang thì lại kẹt quá. Mong là ngài Chủ tịch nước đừng giải trình đây là tiền có được do bán căn nhà 17/51 Thạch Thị Thanh mà những người nhân danh nhân dân TPHCM đã cấp cho ông, vì trên giấy tờ ông không hề bán mà chỉ “mượn” tài sản nhân dân để “cho tặng” người em gái ruột của mình. Nếu ông đã “cho” hay bán nó để cho tiền Sơn Nhớt mua nhà, thì căn hộ siêu sang này cũng phải trả về cho nhân dân! Có phải không ngài Chủ tịch nước liêm khiết?
.
Như vậy dù chỉ mới đếm sơ sơ trên giấy tờ, đã có ít nhất 3 căn nhà và 1 căn hộ siêu sang mà ngài Chủ tịch nước liêm khiết đang sở hữu, đã “cho, tặng” người em gái  ruột. Chưa kể tiền mặt, cổ phần và các tài sản khác, chỉ riêng số bất động sản này đã có 546 m2 (không phải 51 m2 ít ỏi như ông nói), diện tích sử dụng lên đến 1755 m2 có giá trị ước tính lên đến 63 tỷ đồng. Một phần trong số này là tài sản của nhân dân giao Tư Sang sử dụng và ông cần phải trả lại vì từ lâu không còn phục vụ nhân dân mà chỉ theo đuổi mưu đồ và tham vọng quyền lực cá nhân. Một phần khác đến từ các nguồn bất minh, các mối quan hệ làm ăn mờ ám của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (sẽ được lột trần trong các phần tiếp theo).
.
Đề nghị Uỷ ban kiểm tra Trung Ương vào cuộc, kiểm tra việc kê khai tài sản của Trương Tấn Sang, Trương Tấn Sơn, Trương Thị Hồng Huệ và những người khác trong gia đình để từ đó đối chiếu với thực tế nhằm sớm có câu trả lời cho nhân dân: “Ông Trương Tấn Sang có thực sự liêm khiết như ông này thường nói không? Hay ông chính là một con sâu cực lớn giỏi đánh võ mồm, khéo che đậy và quen thói mị dân côn đồ nham hiểm? 
.
Trương Tấn Sang thực sự có bao nhiêu nhà? NHÂN DÂN đã biết rõ tối thiểu là 4 (3 căn nhà ở Thạch Thị Thanh và 1 căn hộ siêu sang ở toà nhà A2 Imperia An Phú). Còn lại bao nhiêu căn khác và bao nhiêu m2 nữa thì Ban Nội chính Trung Ương và Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương phải trả lời! Nếu hai ban này tiếp tục bị vô hiệu hoá thì NHÂN DÂN sẽ tiếp tục tìm và công bố.
.
Nhân dân Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM 
.
Tái bút: “Kính thưa” Chủ tịch nước, NHÂN DÂN không trách vì ông có nhiều nhà, thậm chí NHÂN DÂN còn muốn ông có càng nhiều nhà càng tốt, nhưng NHÂN DÂN căm thù, phỉ nhổ ông vì ông quá xảo trá, diễn kịch quá trơ trẽn, chuyên dùng mỹ từ để lừa dối cấp trên, lừa gạt đồng chí đồng đội và quen thói mị dân côn đồ nham hiểm.
(On The Net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét