HNTW 7: Dự kiến cơ cấu nhân sự bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư
Đây là tin đồn trước kỳ Hội nghị Trung Ương Đảng 7, xin
độc giả sử dụng với sự dè dặt cần thiết. Những nhân vật như Nguyễn Thiện
Nhân khó có thể coi là người của "thực tiễn và hành động, không ngại va
chạm để hướng đến mục tiêu chung là phục vụ người dân, cải thiện kinh
tế, xử lý tiêu cực và ổn định đất nước" được.
Như vậy, Hội nghị trung ương 7 (khóa XI) của Đảng cộng sản Việt Nam
đã khai mạc, theo dự kiến, hội nghị sẽ làm việc từ hôm nay tới
11/05/2013, nhìn vào 6 nội dung chính của hội nghị có thể nhận thấy công
tác nhân sự là vấn đề quan trọng nhất đối với Đảng trong tình hình hiện
nay. Trái với nhận định của nhiều trang mạng, số lượng và thành phần
nhân sự được cơ cấu bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỳ này gồm:
1. Nhân sự bổ sung Bộ Chính trị
Ba nhân sự được cơ cấu bổ sung vào Bộ Chính trị, nâng tổng số thành viên Bộ Chính trị lên 17 vị:
- Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung Ương
2. Nhân sự bổ sung Ban Bí thư
Hai nhân sự được cơ cấu bổ sung vào Ban Bí thư, nâng tổng số thành viên Ban Bí thư lên 12 vị:
- Ông Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đây là những con người của thực tiễn và hành động, không ngại va
chạm để hướng đến mục tiêu chung là phục vụ người dân, cải thiện kinh
tế, xử lý tiêu cực và ổn định đất nước. Đề nghị Ban Chấp hành Trung Ương
ủng hộ mạnh mẽ các nhân sự nói trên trên để sớm kiện toàn bộ máy và
khẩn trương đi vào hoạt động để tham gia lãnh đạo đất nước.
GS. Tương Lai - Đất, Khát vọng và Nghịch lý
Khát vọng của ai? Khát vọng của người nông dân, và vì vậy cũng là khát
vọng của cả dân tộc từng dựng nước, mở nước trên một bán đảo của miền
nhiệt đới gió mùa với nghề trồng lúa. "Cấy cày vốn nghiệp nông gia"[ca
dao], những người "côi cút làm ăn toan lo nghèo khó...Chỉ biết ruộng
trâu, ở theo làng họ. [Nguyễn Đình Chiểu. "Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc"].
Nông gia, nông dân cũng là dân tộc đấy thôi. Liệu có người Việt nào
không có gốc gác từ làng quê hoặc có mối liên hệ giây mơ rễ má với cái
lũy tre làng quen thuộc? “ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ
cấy, con trâu đi bừa” là hình ảnh tiêu biểu của khung cảnh xã hội Việt
Nam trong hệ văn minh lúa nước vùng nhiệt đới.
Tự bao đời “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó, việc cuốc việc cày việc
bừa việc cấy, tay vốn quen làm” [Nguyễn Đình Chiểu], người nông dân gắn
bó với đất, cái quý nhất đối với họ và cũng là khát vọng bao đời của họ.
Cho dù chính “cái nghiệp nông gia” gắn với “đất”, tư liệu sản xuất cơ
bản nhất ấy cùng với lối tư duy tiểu nông "con trâu đi trước, cái cày
theo sau" ấy là nguồn cơn của sự lạc hậu triền miên như bước chân trâu ì
ạch trên ruộng bùn, nền sản xuất xã hội không sao chuyển nổi sang kinh
tế hàng hóa. Nhưng cũng vì thế, mảnh đất ấy là vốn quý, đời cha để lại
cho đời con, đời cháu. Con cháu đẻ thêm ra ngày một nhiều nhưng đất thì
không sinh sôi nảy nở! “Tấc đất tấc vàng” là bảo vật cha truyền con nối.
Tiến trình dựng nước, từ miền trung du tiến về vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, sông Mã cũng là để mở đất. Mở đất cũng có nghĩa là “mở nước”.
Tiến trình “mở nước” về phía nam cũng là sức lao động của người nông
dân “mở cõi” bằng những nhát cuốc, đường cày, khai hoang thục hóa, thau
chua rửa mặn để có những cánh đồng màu mỡ hôm nay. Ấy vậy mà, lối tư duy
tiểu nông lại được biến thái và thăng hoa trong chủ nghĩa giáo điều,
duy ý chí khước từ kinh tế thị trường đã làm chậm bước tiến của lịch sử
khiến cho trong sự ổn định trì trệ kéo dài này, cái cày chìa vôi từ đời
Lý vẫn còn hiện diện cùng với máy cày, máy gặt đập trên cánh đồng Việt
Nam thế kỷ XXI :
“Dưới đồng ông lão đi bừa,
Hệt như cụ cố ngày xưa đi cày [Ca dao mới]
Đây là hình ảnh vừa xót xa vừa giục giã những quyết sách ở tầm vĩ mô
phải đưa ra được những kiến giải thông minh mang tính đột phá khi mà
lịch sử chưa bao giờ và không bao giờ thong dong đi trên con đường phẳng
phiu, mà luôn "vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh". Lịch sử là một sự
vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực nhằm tìm ra một hợp lực,
vạch ra con đường đi của nó. Ngày từ đầu, và cho đến bây giờ và mãi mãi,
những hợp lực ấy vẫn do các cá nhân hiện thực tạo ra song vẫn không là
phụ thuộc vào cá nhân họ. Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc,
viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là quần chúng
nhân dân : những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc,
đúng thời điểm cần có họ. "Người lên như nước vỡ bờ. Nước Việt Nam từ
trong máu lửa. Rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa"[ Nguyễn Đình Thi]. Ngày 30
tháng Tư năm 1975 là một minh chứng sống động cho điều vừa nói đồng thời
cũng là mở đầu cho một nghịch lý mà vào cái buổi người nông dân " việc
cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm " nhưng theo mệnh
lệnh của trái tim yêu nước đã "đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như
không" [Nguyễn Đình Chiểu] để rồi không sao hình dung nổi sự thể lại
xoay ra phải đi khiếu kiện để đòi lại đất!
Tiếp theo những biến động dồn dập của CMT8, của các cuộc kháng chiến
chống thực dân, đế quốc và bành trướng, không ai khác mà chính nông dân
là đội quân chủ lực “đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại
hiền như xưa”. Ấy thế mà rồi, xem ra sau khi " súng gươm vứt bỏ " người
nông dân lại không "hiền như xưa" nữa rồi! Thì đấy, hãy cứ nhìn lại một
đoạn rất vắn của lịch sử đất nươc trong vòng hai thập niên qua, từ sự
kiện Thái Bình năm 1997 đến sự kiện Tiên Lãng 2012 đủ để hiểu được những
gì cần phải đặt ra một cách thật nghiêm cẩn trong tư duy cũng như trong
sách lược, chiến lược và trong những ứng xử ở tầm quốc gia.
Có lẽ trước khi sự kiện Thái Bình bùng nổ, ít ai nghĩ rằng tại nơi đây,
quê hương của lá cờ đầu sản xuất nông nghiệp “chị Hai năm tấn quê ở
Thái bình”, nơi đây cũng là lá cờ đầu của “thóc không thiếu một cân,
quân không thiếu một người” trong kháng chiến, lá cờ đầu của hầu hết các
hoạt động, từ sản xuất đến văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây
dựng đời sống mới… Thái Bình tự hào về người quê mình từng có mặt tại
những điểm hẹn của lịch sử: bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ
tháng 7 năm 1954, cắm cờ trên Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, cũng
là người Việt Nam “chân dép lốp mà bay vào vũ trụ”…
Ấy thế rồi những ngày cuối cùng của tháng 6 năm 1997 có tới 5 trên 7
huyện và thị của tỉnh gồm xã Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng,
Thái Thụy có khiếu kiện tập thể của bà con nông dân về những vấn đề dân
chủ và công bằng xã hội trong nông thôn. Không được tiếp nhận và giải
quyết thỏa đáng, những sự biến xảy ra dồn dập hơn, mãnh liệt hơn, và có
chiều hướng bạo lực từ cả hai phía: chính quyền và dân. Và rồi, sự xuất
hiện của cảnh sát cơ động đã đặt các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp thức
vào tình thế bế tắc. Xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng. Sự kiềm chế và
tính tổ chức ở những người biểu tình càng giảm sút thì các sự biến xã
hội càng khó kiểm soát. Một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội thực sự
trong nhiều xã và huyện của nông thôn Thái Bình đã bùng nổ. Mười lăm năm
sau, tiếng súng tuyệt vọng của gia đinh họ Đoàn ở xã Vinh Quang, Tiên
Lãng, Hải Phòng là một biến tấu mang tinh logic của quy luật lịch sử nếu
có một cái nhìn thấu dáo, khách quan và đầy tính trách nhiệm về đất đai
và những nghịch lý đang diễn ra.
Còn nhớ vào dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho gọi đến báo cáo về cuộc
nghiên cứu xã hội học về “Sự kiện Thái Bình”, khi nghe tôi nói … “vấn đề
dân cày” mà Qua Ninh và Vân Đình [bút danh của Trường Chinh và Võ
Nguyên Giáp] đặt ra những năm 40 dường như vẫn còn những dấu tích nguyên
vẹn cho dù những biến tấu của chúng thì phức tạp hơn rất nhiều. Nhưng
dù phức tạp thế nào thì cái cốt lõi vẫn là chuyện đất đai”, ông tỏ ra
đặc biệt quan tâm : “ Thế anh cũng có đọc cuốn sách ấy à, nhưng đấy là
chuyện trước Cách mạng Tháng Tám, anh nói rõ chuyện hôm nay đang như thế
nào”.
“Vâng ạ, đúng là cuốn sách “Vấn đề dân cày” ra đời trước CMT8, tôi
thưa, "cứ tưởng với thắng lợi của CMT8, của hai cuộc kháng chiến chống
thực dân và đế quốc, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc,
rồi cuộc chiến tranh biên giới chống lại bọn bành trướng xâm lược mà
nông dân là đội quân chủ lực làm nên mọi chiến thắng vẻ vang ấy, thì rồi
vấn đề nông dân sẽ được đặt ra trên một bình diện mới của chiến lược
phát triển đất nước tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thế
nhưng, thật là đáng tiếc, vấn đề nông dân đi liền với nông thôn và nông
nghiệp của nước ta đã chưa được giải quyết đúng".
Để khỏi phải nói dài khi biết rằng thời gian của Đại tướng dành cho buổi
gặp này không thể nhiều được, tôi dẫn ra nhận định sâu sắc của Từ Chi,
nhà dân tộc học đáng kính được dùng làm điểm tựa cho sự phân tích về “sự
kiện Thái bình”: "Làng là tế bào của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam
là sản phẩm của tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của
người dân Việt trồng trọt. Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối
thiểu và cần thiết để tiến lên hiểu xã hội Việt nói riêng và xã hội
Việt Nam nói chung trong sự năng động lịch sử của nó, trong ứng xử cộng
đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hóa của nó, cả
trong những phản ứng của nó trước những hình thái mà lịch sử đương đại
đặt vào nó".
Nói một cách nghiêm cẩn thì chúng ta đã ứng xử không đúng đối với vấn đề
có ý nghĩa cực kỳ lớn này để rồi phải gánh chịu“những phản ứng của nó
trước những hình thái mà lịch sử đương đại đặt vào nó".“Sự kiện Thái
Bình 1997” và sau đó 15 năn, "Sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng 2012" là
minh chứng hiển nhiên cho điều này. Thật ra, sự kiện Đoàn Văn Vươn xảy
ra sau 15 năm, được công luận lập tức lên tiếng là nhờ có sự phát triển
vượt bực của công nghệ thông tin và mạnh internet khiến người ta cố tình
bưng bít cũng không bưng bít nổi. Sự kiện Thái Bình trước đó 15 năm,
nếu xét về quy mô thì lớn hơn rất nhiều nhưng "nghệ thuật ém nhẹm" điêu
luyện đã khiến cho nó chóng chìm vào quên lãng. Đừng quên rằng, vào lúc
ấy, đã có 5 trong số 7 huyện có khiếu kiện đông người và xảy ra xung đột
mà sau ngôi nhà của cán bộ xã An Ninh huyện Quỳnh Phụ bị nông dân xã
này đốt cháy lúc nửa đêm nói lên tính bạo liệt của sự xung đột đó. Quên
lãng là một cách nói, chứ thực ra, cội nguồn của sự kiện, bản chất của
mâu thuẫn giữa vấn đề sở hữu đất đai với hệ ý thức về sở hữu toàn dân và
cách quản lý đất đai tùy tiện nhằm dung túng cho lợi ích của nhà cầm
quyền tác oai, tác phúc, thì người nông dân không hề quên.
Mà quên làm sao được khi "đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi
ngày xưa vọng nói về" [Nguyễn Đình Thi]. "Tiếng gọi của đât", khát vọng
ngàn đời của người dân cày. Tiếng gọi đó giằng co quyết liệt với "lực
hút của đất" đủ sức làm chuyện “chết đuối người trên cạn mà
chơi”![Nguyễn Gia Thiều] Chỉ có điều, “dìm chết người trên cạn” tại Tiên
Lãng trước tết Nhâm Thìn dạo nọ hay tại Thái Bình năm 1997…không phải
do “: trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán” mà do tham nhũng đất đai, nguồn
tham nhũng béo bở, quá dễ dàng khi quyền đã nắm trong tay, nhân danh sở
hữu toàn dân "quy hoạch" rồi "giải tỏa, đền bù" thì quá gọn! Mà trò đời,
“quyền” đi liền với “tiền”, “trong tay đã sẵn đồng tiền, dầu lòng đổi
trắng thay đen khó gì”[Nguyễn Du] !
Các đạo diễn bậc thầy của quy hoạch” để “chuyển đổi mục đích sử dụng”
rồi “hoá giá”, rồi “đền bù, giải tỏa” được thực thi trong sự “đồng
thuận” của cả “hệ thống quyền lực” một cách nhanh gọn và ngoạn mục mà
một đại biểu Quốc hội trong phát biểu tại nơi diễn đàn tôn nghiêm này
gọi là “siêu nhanh”. Ở đây cho thấy có cả một mạng lưới khép kín và tinh
nhuệ của quy trình hoá giá “của chung ai khéo vẫy vùng làm riêng”.
Chính sự "vẫy vùng" tái diễn cái nghịc lý bao đời “cướp ngày là quan”
xưa kia đã diễn ra tại Tiên Lãng nhân danh pháp luật của “nhà nước địa
phương” để thực hiện việc cưỡng chế tàn bạo và vi hiến, rồi người chỉ
huy còn biểu dương đây là một cuộc “hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay…. có
thể viết thành sách”. Chao ôi sách!
Nhân đây xin nhắc lại một nhận định vẫn nóng bỏng tính thời sự của Phạm
Văn Đồng khi nghe báo cáo về cuộc Khảo sát Xã hội học về sự kiện Thái
Bình, do người viết báo cáo trình bày. Ông đã không đồng tình khi người
báo cáo giải thích rằng: “Ở đây không có chuyện địch ta, mà chỉ là mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Ông yêu cầu chỉnh lại: “Đây là mâu thuẫn
giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè
nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải
vùng dậy đấu tranh. Phải phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp
đúng”!
Rõ ràng là vấn đề dân cày và gắn liền với nó là khát vọng ngàn đời của
họ sẽ được lý giải một cách suôn sẻ bằng những định hướng tốt đẹp và
những chính sách vĩ mô đúng đắn, thế nhưng những cuộc khiếu kiện liên
miên xoay quanh chuyện đất đai với những ngôn từ mới mẻ "quy hoạch, thu
hồi, giải tỏa, đền bù"... xuất hiện cho, thấy còn quá nhiều vấn đề đặt
ra.
Ai có thể ngờ cái cảnh "Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ,?ngọn đèn khuya
leo lét trong lều; Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng cơn bóng xế dật
dờ trước ngõ" cụ Đồ Chiểu miêu tả từ một thế kỷ trước nay lại có thể tái
hiện với những biến tấu mới cực kỳ phức tạp sau chuyện "cưỡng chế, thu
hồi" để thực hiện đúng quy hoạch của quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa! Kỷ cương phép nước đương nhiên phải giữ vững. Nhưng sau những ngôn
từ đẹp đẽ đó là lực hút của đất đang tạo ra những mối lợi quá lớn mà khó
có một đầu tư kinh doanh sản xuất nào sánh kịp đã đẩy tới những thủ
đoạn đen tối của các nhóm lợi ích.
Cứ ngỡ rằng, từ buổi "rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa" [Nguyễn Đình Thi"] ấy,
nông dân, người trĩu trên vai mình gánh nặng nhất của công cuộc dựng
nước và giữ nước, sẽ có được sự đền bù xứng đáng với máu xương của cha
anh họ, với sức lực của chính họ đã bỏ ra cứu nguy cho nền kinh tế đi
vào khủng hoảng trầm trọng, khi mà công nghiệp, dịch vụ và đô thị đều
rơi vào suy thoái, tăng trưởng âm. Chỉ bằng sự bền bỉ, nhẫn nại của nông
dân mà nông nghiệp vẫn tăng trưởng, đưa lại những khởi sắc! Nhưng rồi,
những thành quả của Đổi Mới, của công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại
hóa thì chỉ đến nỏ giọt với nông dân và nông thôn. Và không chỉ thế, hệ
lụy trực tiếp đến với họ, oái oăm thay, từ quá trình nói trên là nhỡn
tiền, mà gay gắt nhất là chuyện mất đất. Ấy thế mà, động đến vấn đề
đất là động đến cái khát vọng ngàn đời của họ. Các cuộc khiếu kiện kéo
dài triền miên có nguồn gốc từ khát vọng bao đời đó bị động chạm. Phản
ứng dây chuyền của chuyện đất đai mà tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ là nhờ
mạng lưới thông tin đại chúng với internet nối mạng toàn cầu.
Thế rồi, cuộc sống đang chứng kiến sức năng động xã hội đang từ âm ỉ đến
bột phát. Những "bàn chân nổi giận" xuống đường trong các vụ khiếu kiện
đang đặt ra những câu hỏi mới cho những ai quan tâm đến thế cuộc và vận
mệnh đất nước. Để giải đáp thỏa đáng những câu hỏi ấy, tư duy của người
có trách nhiệm phải được chiếu rọi bởi một ánh sáng mới. Liệu cái ánh
"sáng lòa" mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi nói kia đã đủ làm sáng tỏ thời
cuộc hay cần phải có thêm cái ánh sáng từ bộ óc lớn của Victor Hugo từng
mở đường cho thời đại văn minh :
"Ánh sáng, Ánh sáng! Biết đâu đấy, những khối u minh dày đặc ấy lại
không trở thành trong suốt. Những cuộc cách mạng chẳng phải là những
cuộc thay hình đổi dạng là gì?... : "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như
gió lốc. Cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời. Ta
hãy biết khai thác các đám cháy mênh mông những nguyên lý, những đạo
đức đôi khi tóe lửa, chói lòa, rung động trong những giờ phút nào đó"?
Từ nhận thức đó mà đại văn hào Pháp khuyến cáo : "Hãy nhìn qua dân
chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý"[*]! Liệu cái "chân lý" mà V. Hugo nói
đến có phải là chân lý đang tiềm ẩn trong sự vận động của lịch sử đẩy
tới tốc độ của dòng sông cuộc sống.
Rõ ràng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một bước đi tất yếu
của lịch sử để nông thôn và nông dân thoát khỏi thực trạng ì ạch "con
trâu đi trước cái cày theo sau" với nền độc canh lúa trên những mảnh
ruộng manh mún. Đô thị hóa cũng là một giải pháp góp vào việc chuyển đổi
cơ cấu lao động và ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp,
nâng cao trình độ cho người lao động nông thôn trước đây đang từng bước
làm quen với những ngành nghề lao động mới. Thế nhưng, hiện đại hóa,
công nghiệp hóa, đô thị hóa thế nào là cả một đại vấn đề trong một xã
hội sản xuất nông nghiệp với tập quán "nông vi bản".
Phi nông bất ổn không là một nhận thức đã bị vượt qua, mà đang là một
thách thức đối với cung cách tư duy đương đại. Nói đến nông nghiệp, nông
dân thì vấn đề cốt lõi vẫn là vấn đề đất. Thế nhưng, nói đến công
nghiệp, đến đô thị, dù có "hóa" kiểu nào, theo cách nào, nếu không có
"đất", một nhân tố quyết định của "kết cấu hạ tầng" thì cũng chỉ là nói
trên giấy.
Mà động đến "đất" cũng có nghĩa là động đến vấn đề gay cấn nhất, cam go
nhất trong đời sống xã hội, một xã hội còn đến hơn 70% dân số găn bó với
nông thôn. Vì vậy, đã quá muộn, song muộn còn hơn không, vấn đề nông
dân liên quan đến quyền sở hữu đất - cái không thể sinh sôi nảy nở trong
khi người thì cứ tăng mãi lên gắn liền với chuyện đô thị hóa, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa phải đặt ra một cách nghiêm cẩn đúng tầm vóc
của một quyết sách lớn, không chỉ liên quan đến định hướng phát triển
đất nước, mà còn tác động lớn đến kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội.
Trong dòng chảy lịch sử với những biến tấu nâng dần lên về lượng và chất
của tâm trạng nông dân, chỉ tạm dừng lại ở cột mốc “Sự kiện Thái Bình
1997” mười lăm năm trước “Sự kiện Tiên Lãng 2012” và những gì đang tiếp
diễn và lan rộng không dừng lại chỉ ở một vài điểm "nóng", để thấy cho
ra "những phản ứng của làng quê trước những hình thái mà lịch sử đương
đại đặt vào nó"! Chính ở đây đòi hỏi một tầm vóc tư duy mới vượt lên
khỏi những lợi ích cục bộ và phiến diện có thể đẩy tới nhưng xung đột xã
hội với những hậu quả khó lường!
Có thể nói dòng sông cuộc sống nói ở trên đang trải qua những bước gấp
khúc, ở đó đang xuất hiện những đoạn “nước xoáy”! Tại đó, váng bẩn nổi
lên nhiều và dạt vào bờ, con mắt trực quan rất dễ nhìn thấy. Nhưng, sức
cuộn chảy từ bên dưới thì lại không dễ nhận ra! Vậy mà, những sục sôi
trên bề mặt thật ra là do sức dồn nén trầm tích từ sức cuộn chảy bên
dưới. Sức cuộn chảy từ bê dưới ấy đang quyết định tốc độ của dòng chảy.
Phải có đôi mắt tỉnh táo nhìn cho ra những cái gì đang và cái gì sẽ xảy
ra để có quyết sách đúng, nhất là không được để cho những quyết sách đó
bị khúc xạ qua lăng kính của những nhóm lợi ích thao túng quyền lực.
Những cái đang xảy ra ấy đúng là đang chuyển động từ tự phát sang tự
giác về quyền của chính mình. Nếu quyền ấy bị tước đoạt một cách phi
pháp nhân danh những gì to tát mang tính lừa mị sẽ không còn làm lóa mắt
họ nữa, họ sẽ quyết liệt đấu tranh. Khi nhà đại văn hào Pháp đòi hỏi
"Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc" phải chăng là lúc ông nghĩ
đến "cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời" một
khi họ đã nhận ra được quyền của họ.
Với người nông dân Việt Nam, quyền ấy đã được trịnh trọng tuyên bố từ
"Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Quyền ấy được ghi trong Hiến Pháp. Với họ, vấn đề đất đai, khát
vọng bao đời của họ đang đối diện với những nghịch lý cần phải được kiến
giải một cách sòng phẳng và công khai. Đó là một đòi hỏi chính đáng mà
cuộc sửa đổi Hiến pháp đang tiến hành phải đặt ra, và Luật đất đai nhằm
giải quyết những nghịch lý về đất để đáp ứng khát vọng ngàn đời của
người nông dân nên được thông qua sau khi có Hiến pháp mới tiếp thu đầy
đủ trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Quá trình tiếp thư và sửa đổi Hiên Pháp, cùng với chuyện "đại sự" đó là
lấy ý kiến về Luật đất đai mà người cần được hỏi và được tỏ bày một
cách công khai, minh bạch là người nông dân, chủ thể của ruộng đất, mảnh
đất đã thấm đẫm mồ hôi và cả máu của cha anh họ. Và quá trình hỏi ý
kiến, lắng nghe ý chí và nguyện vọng của người nông dân đồng thời cũng
là quá trình nâng cao ý thức của người nông dân về quyền của họ, "quyền
không ai được xâm phạm" mà Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9 khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dõng dạc tuyên bố với thế giới. Đấy cũng
là quá trình mà đại văn hào Pháp chỉ ra "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên
như gió lốc".
Hội Nông dân, một hình thái của Xã hội Dân sự, sinh ra là để làm chuyện
này. Nếu chưa làm thì đây là lúc nên làm. Làm để giải tỏa nghịch lý và
đáp ứng khát vọng của người nông dân.
GS. Tương Lai
Ngày 2-5-13
--------------
[*] Victor Hugo. "Những người khốn khổ". NXBVNTPHCM.1999, tr.358, 359
(Viet-studies)
Việt Nam trở thành ‘Con hổ châu Á’
Trong khi ở Hà Nội vào tuần trước, tôi có cơ hội tham dự một buổi lễ lớn
tại nhà thờ Thánh Joseph, một nhà thờ Thiên Chúa giáo với phong cách
kiến trúc gothic mới tuyệt đẹp được xây dựng bởi người Pháp vào năm
1886. Tôi chợt nhớ lại rằng trong hơn 2000 năm tính từ sau Công nguyên,
người dân Việt Nam đã luôn chiến đấu để giành lại tự do khỏi các cuộc
xâm lăng của ngoại quốc. Chỉ mới khoảng 40 năm trước đây, Việt Nam đã
kết thúc một cuộc chiến tranh tàn khốc với Hoa Kỳ, một cuộc chiến đã phá
hủy nhiều cơ sở hạ tầng quốc gia và cướp đi mạng sống của hàng triệu
người.
Người dân Việt Nam là những người có khả năng tự hồi phục mạnh mẽ và có
tính độc lập cao. Những vết sẹo chiến tranh đã dần mờ theo thời gian và
giờ đây thay thế vào đó là sự kỳ vọng và lạc quan.
Việt Nam là quê nhà của hơn 88 triệu dân và rộng gần bằng toàn bộ diện
tích bang New Mexico của Hoa Kỳ. Đất nước này đang có một sự thay đổi
chính trị và kinh tế mạnh mẽ. Những thay đổi đang diễn ra nhanh và khá
ngoạn mục. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nghèo đói của Việt
Nam đã giảm từ 58% hồi năm 1993 xuống còn 14% trong năm 2008, tương
đương với số 35 triệu dân Việt đã bước ra khỏi cảnh nghèo đói.
Vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới – World Trade Organization. Kể từ đó, đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài đã tăng nhanh theo một xu hướng ổn định và giai cấp
tư nhân sung sức đang chứng minh giá trị của họ. Trong tháng Ba vừa qua,
ông Phạm Nhật Vượng, 44 tuổi, lãnh đạo của tập đoàn bất động sản
Vingroup, đã được liệt kê vào danh sách tỉ phú do Tạp chí Forbes bình
chọn với tổng tài sản lên tới khoảng 1,5 tỉ USD. Thông tin này đã được
ăn mừng khắp Việt Nam.
Những nhà lãnh đạo thế giới đã để ý thấy điều này và đang liên tục dọn
đường tới gõ cửa Việt Nam. Với tăng trưởng bình quân hàng năm lên khoảng
7,2% trong 10 năm liền trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm
2008-2009, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất thế giới. Giai cấp trung lưu đang hình thành nhanh và mạnh,
và thị trường tiêu dung đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ những năm
1980, Việt Nam đã tiếp nhận cải cách chính sách định hướng thị trường và
đã tăng tốc như vũ bão từ năm 2007. Việt Nam đã được nằm trong danh
sách các nước có thu nhập bình quân đầu người mức trung bình, khoảng
1.200 USD mỗi năm – một con số không tưởng đối với những ai sống tại
nước này cách đây khoảng vài thập kỷ.
Trung tâm của sự chuyển mình đến kinh ngạc của Việt Nam chính là Nguyễn
Tấn Dũng, người được Quốc hội bầu làm thủ tướng. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng
nhậm chức vào năm 2006, GDP Việt Nam lúc đó khoảng 52 tỉ USD. Mặc cho
những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, GDP của Việt Nam hồi
năm ngoái đã đạt mức 124 tỉ USD, tăng tới 138% chỉ trong vòng 6 năm.
Lạm phát chính là một hệ quả của sự phát triển quá nóng. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của ông đã có những bước đi quyết đoán
nhằm ổn định tiền đồng Việt Nam và kìm hãm lạm phát ở mức thấp nhất có
thể. Trong năm 2011, lạm phát là 19% nhưng năm ngoái đã dừng lại ở mức
9.2% bởi sự dũng cảm về đường lối chính trị những việc thắt chặt hệ
thống tiền tệ khá đau đớn đã giúp mang lại sự khởi sắc ngoạn mục trong
điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những cộng sự của ông đã kiểm soát được các
khoảng tiêu dùng công (public spending). Toàn bộ nợ công của Việt Nam
hiện ở mức khoảng 48% tổng GDP. Đây là một thành tích rất đáng nể khi
chúng ta so sánh với nợ công của Nhật Bản là khoảng 219% GDP, của Mỹ là
khoảng 105% GDP, Pháp là 89% GDP, Anh là 89% GDP và Canada là 84% GDP.
Chính phủ Việt Nam được chèo lái bởi ông Dũng đã đạt được tất cả những
thành tích đáng khen, cùng với việc giữ tỉ lệ thất nghiệp dưới mức 4%,
cải thiện y tế, giáo dục, và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quốc gia. Nhìn
vào sẽ rất dễ khi đánh giá thấp sự phức tạp vô cùng trong việc xây dựng
lại toàn bộ hệ thống ở đất nước này và đưa Việt Nam vào thế kỷ 21. Kỹ
năng chính trị và kỷ cương quản lý làm nền tảng vững chắc cho sự phục
hồi ổn định của Việt Nam là một điều kỳ diệu.
Trong một bản báo cáo gần đây “Phát triển xa hơn châu Á”,
Ernst&Young dự đoán sự trở lại mạnh mẽ của Việt Nam vào năm
2014-2015 với GDP đạt mức 7.1%.
E&Y cho biết sự ổn định trong hệ thống ngân hàng và sử dụng hiệu quả
dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp chính là chìa khóa của thành công.
Tình hình chính trị tại Việt Nam đã thể hiện sự tương đồng với những
nhận định này. Tháng Mười hai năm ngoái, Victoria Kwakwa thuộc Ngân hàng
Thế giới đã chúc mừng Hà Nội vì ổn định được giá trị tiền đồng Việt
Nam, điều này “đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm mạnh mẽ trong đường lối
chính trị, nhờ đó mới có thể đưa ra được những hành động đầy dũng cảm”.
Tuy nhiên, các vấn đề bất ổn không thể tránh khỏi ở bất cứ một đất nước
nào trong quá trình phát triển và chuyển mình ngoạn mục như vậy. Sự phức
tạp nổi lên từ sự quản lý yếu kém các tập đoàn kinh tế nhà nước, mảng
tài chính và ngân hàng ốm yếu, và một vài sự thiếu hiệu quả trong chính
sách đầu tư vào các công trình công cộng. Ở Việt Nam cũng vậy, ông Dũng
đã phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề liên quan đến chính sách cải
cách và các biện pháp trách nhiệm.
Tất nhiên, không phải những vấn đề này chỉ xảy ra ở Việt Nam. Những
thành phần tữ mãn đã chỉ trích chính phủ Việt nam và Đảng Cộng sản vì sự
vận hành vượt quá phạm vi và năng lực yếu kém của các tập đoàn kinh tế
nhà nước.
Sự quản lý hiệu quả chính là sách lư ̣c chính đối với khả năng lãnh đạo ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, gồm cả các hệ thống dân chủ phương
Tây. Sự khủng hoảng của nền tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ. Nó gây ra mất
mát hàng chục tỉ USD trên toàn thế giới và những tập đoàn được quản lý
bởi nhà nước hay tổ chức thì không phải là ngoại lệ.
Theo ProPublica, chi phí cứu chữa cho các tập đoàn bảo hiểm thế chấp,
Fannie May và Freddie Mac đã lên tới 142 tỉ USD. Các ngân hàng nhận được
hàng trăm tỉ USD từ tiền thuế của người dân. Trong khi đó, các giám đốc
điều hành của họ vẫn nhận những gói tiền lương hàng trăm triệu USD mỗi
năm.
Trong khi đó ở Việt Nam, một số giám đốc đã bị xa thải, một số khác còn
bị đi vào tù. Vậy mà còn có một số người mượn lý do này để lên lớp Việt
Nam?
Sực phát triển thần kỳ của Việt Nam trong 15 năm qua thực sự đáng chú ý.
Tuy nhiên, không một ai ở đất nước này – thậm chí ngay cả những người
lãnh đạo như ông Dũng và các cộng sự của ông lại còn ít hơn – cảm thấy
hài lòng và tự mãn về lượng công việc khổng lồ còn lại.
Thế nhưng, chỉ trích vẫn không nguôi. Cái điều mà nhiều nhà quan sát
Việt Nam không hiểu đó là gốc rễ của vấn đề nằm ở sự khát khao khôn
nguôi cho sự độc lập và tự chủ dân tộc.
Fredrick Logevall đã biên niên ký lại cuộc chiến này trong cuốn sách rất
hay của ông ấy, Embers of War. Ông đã mô tả những cố gắng của Hồ Chí
Minh trong việc liên hệ với các Tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Hồ Chí Minh là một người hâm mộ các lý tưởng được nêu ra trong Bản
Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và được khích lệ mạnh mẽ bởi cuộc Cách
mạng Hoa Kỳ. Ông tin rằng người Mỹ sẽ ngay lập tức đón nhận sự cương
quyết trong tư tưởng chống thuộc địa của Việt Nam. Ông đã suy nghĩ một
cách tự nhiên rằng ông có thể tìm thấy tinh thần cao đẹp ở Mỹ. Thế nhưng
không phải vậy. Trong khi Franklin Roosevelt và Dwight Eisenhower cương
quyết phản đối việc tham dự của Hoa Kỳ vào tình hình ở bán đảo Đông
Dương và khích lệ Pháp từ bỏ tham vọng đô hộ của họ, một môi trường địa
chiến lược nguy hiểm đã diễn ra trên toàn khu vực. Việt Nam đã trở thành
một chiến trường của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Như đã được minh chứng rõ ràng trong một nền lịch sử lâu đời và phong
phú của nước này, Việt Nam luôn muốn bảo đảm hòa bình và đấu tranh bảo
vệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt nền thể chế của họ. Điều này và việc
tăng cường các mối quan hệ kinh tế chính là mục tiêu trong tâm can của
ông Dũng, một trong những chính sách đối ngoại mạnh mẽ của ông.
Đối với những người như chúng ta, được sinh ra và lớn lên ở một nền xã
hội phương Tây giàu có, khó có thể tưởng tượng hết được việc lãnh đạo ở
Việt Nam phúc tạp đến mức độ nào. Cần có một sự khéo léo và nghệ thuật
quản lý tài tình mới có thể lèo lái Việt Nam từ một đất nước nghèo đói
thành một “con hổ châu Á” như hiện nay.
Nền văn hóa hài lòng kiểu tức thì của chúng ta thường không tránh khỏi
được những quan điểm tư duy lý đó. Nó làm cho chúng ta không nhìn thấy
được sự tài tình của những người lãnh đạo như ông Dũng ở Việt Nam và mức
độ đóng góp mạnh mẽ của Việt Nam trong khu vực cũng như trên toàn thế
giới. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra được điều này. Nền kinh tế tư lợi
của chúng ta phụ thuộc vào sự hợp tác chủ động, và những hỗ trợ vững
chắc đối với những công cuộc chuyển biến đang được diễn ra.
Daniel D. Veniez - Huffington Post
Lê Duy dịch, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TC Phía trước
Đảng CSVN vẫn ‘kiên trì’ với suy thoái và bất công
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TW) Đảng CSVN đã
khai mạc tại Hà Nội ngày 2/5/2013, trễ hơn một tuần so với sự chuẩn bị
từ trước.
Báo chí tuyên truyền của nhà nước CSVN cho biết, hội nghị này sẽ kéo dài
cho tới ngày 11 tháng 5 để “xem xét” và quyết định sáu vấn đề lớn.
Trong đó có “dự kiến quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho nhiệm kỳ tới”.
Nói cách khác, các đại biểu dự hội nghị sẽ giới thiệu, thảo luận để
quyết định xem những nhân vật nào sẽ tham dự BCH TW, Ban Bí thư, Bộ
Chính trị và những nhân vật nào sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo nhà nước,
lãnh đạo chính quyền CSVN ở nhiệm kỳ tới (2016-2021).
Một trẻ em làm “phu đá” ở Rú Mốc, Hà Tĩnh, nơi từng sập mỏ đá làm chết 6 người. Tại Việt Nam, số trẻ thất học, phải cùng cha mẹ làm đủ loại công việc nặng nhọc để sinh tồn càng ngày càng nhiều nhưng lãnh đạo Đảng CSVN vẫn “kiên trì” với “kinh tế thị trường định hướng XHCN” . (Hình: báo Nông nghiệp VN) |
Trước, trong và sau Hội nghị trung ương 6 (diễn ra hồi tháng 10 năm
ngoái), ông Nguyễn Tấn Dũng – Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng chính
quyền CSVN bị dư luận chỉ trích nặng nề về nhiều vấn đề (tham nhũng, câu
kết để lũng đoạn kinh tế).
Khá nhiều “bí mật cung đình” được tiết lộ như một nỗ lực nhằm tác động
dư luận, loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng. Gần đây, trước Hội nghị trung ương
7, “bổn cũ” tiếp tục được dùng lại, song đối tượng lần này là ông
Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng CSVN và ông
Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nhà nước CSVN.
Ông Trọng bị quy buộc trách nhiệm liên đới trong scandal bị xem là “trốn
thuế lớn nhất lịch sử’”. Vụ này xảy ra từ năm 2004, khi ông Trọng đang
là Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng tới nay mới được công bố.
Còn ông Tương Tấn Sang thì bị bôi bẩn bởi những thông tin về các “thủ
đoạn” gây mất đoàn kết nội bộ, phát biểu vô nguyên tắc, mị dân, hoặc con
trai “học hành không ra gì”. Bảng điểm của con trai ông Sang thời còn
là sinh viên Đại học Bách khoa Sài Gòn – vốn hoàn toàn riêng tư và thật
sự là rất khó có - đã được ai đó scan rồi thảy lên Internet.
Dẫu các dấu hiệu đấu đá, tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo
Đảng CSVN là khá rõ ràng nhưng giới quan sát hiện tình chính trị Việt
Nam tin rằng, chưa thể có bất kỳ thay đổi nào về nhân sự ở thời điểm
này.
Hồi đầu, giới lãnh đạo Đảng CSVN dự trù, Hội nghị Trung ương 7 sẽ là dịp
để bàn sâu về “công tác dân vận” nhưng hôm khai mạc, ông Nguyễn Phú
Trọng lại cho biết, BCH TW Đảng CSVN sẽ “sơ kết một năm thực hiện công
tác xây dựng Đảng”.
Ông Trọng cũng dành khá nhiều thời gian để đề cập đến việc sửa đổi Hiến
pháp. Một mặt, nhân vật hiện là Tổng Bí thư Đảng CSVN kêu gọi các Ủy
viên BCH TW Đảng CSVN phải “lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối
đa những ý kiến hợp lý” nhưng mặt khác lại nhấn mạnh “kiên trì những vấn
đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà
nước”.
Mặc dù kinh tế Việt Nam đang suy thoái nghiêm trọng, riêng năm qua, đã
có hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản. Số người thất nghiệp được ước
đoán phải tới hàng chục triệu, rồi vật giá gia tăng, người nghèo càng
ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn…
Không chỉ các chuyên gia kinh tế mà nhiều viên chức trong hệ thống Đảng,
hệ thống chính quyền cũng công khai thừa nhận, nguyên nhân chính là do
chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém.
Gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát. Trong ngày
khai mạc Hội nghị Trung ương 7, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng
định, Đảng CSVN vẫn “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
(Người Việt)
Hứa hẹn về một nước Việt Nam dân chủ
Các học giả và những người bất đồng quan điểm chính trị công bố một bản tuyên ngôn
Sự đấu tranh cho một nền dân chủ và cải cách chính trị ở Việt Nam đã tìm
được một khẩu hiệu để giương cao. Nó được gọi là Kiến nghị 72, với con
số “72” tượng trưng cho số học giả và những cựu công chức trong chính
quyền, những người đã soạn và đề nghị một bản hiến pháp khác thay thế
cho bản đang có hiệu lực. Kiến nghị 72, cùng với những đệ trình để thay
đổi quan trọng khác, có thể sẽ xóa bỏ hệ thống chính trị một đảng duy
nhất tại Việt Nam.
Nhưng liệu bản Kiến nghị 72 có thể làm được gì thì đến nay còn chưa rõ
ràng. Tuy nhiên, những gì mà chính phủ chưa đáp ứng đúng với nguyện vọng
của lòng dân thì chính nhân dân đã tự tạo ra những ảnh hưởng nhất định
để mang tới những thay đổi cần thiết đó.
Kien nghi 72
Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013. |
Những thay đổi mạnh mẽ
Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc lấy lòng người dân bằng việc
trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp thay vào đó đã mang lại những phản
ứng ngược. Cho đến nay thì Việt Nam vẫn chưa tỏ ra thật tâm trong việc
dân chủ hóa đất nước, bản Hiến pháp sửa đổi của chính quyền vẫn tiếp tục
khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ máy cầm quyền duy nhất.
Trong khi đó, Kiến nghị 72 mong muốn xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện
hành, xóa bỏ tình trạng chuyên chế của Đảng Cộng sản và mở ra con đường
cải cách dân chủ cho Việt Nam. Không chỉ là hứa hẹn về một hệ thống đa
đảng, Kiến nghị 72 còn đặt nền tảng cho những thay đổi về tư hữu đất đai
– điều mà hiện nay đang còn rất xa tầm tay của người dân Việt Nam.
Được xem như là một phương án thay thế cho bản Hiến pháp hiện hành, Kiến
nghị 72 còn xa mới đạt được sự hoàn hảo, nhưng đó là một sự trỗi dậy
đầy quyết liệt đối kháng lại với cái đang có. Những điểm quan tâm chính ở
bản Hiến pháp mới của Kiến nghị 72 là sự tách rời quyền lực [tam quyền
phân lập] được bảo đảm bởi hệ thống kiểm soát và cần bằng, và bảo vệ
quyền con người tuân thủ theo Bản Tuyên ngôn chung về quyền con người.
Bản Hiến pháp mới cũng đề ra lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ
quốc và nhân dân chứ không phải với Đảng Cộng sản như chính quyền đã đề
nghị trong những tu chánh án mới đây.
Rõ ràng, những thay đổi mạnh mẽ này hướng tới những cách để Việt Nam lột
xác trở thành một nền dân chủ tự do – một tương lai đã bị ngăn cản bây
lâu nay bởi thể chế hiện tại và cả trước đây. Không có gì nếu không rõ
ràng, rằng Kiến nghị 72 đang tìm cách vạch ra một chương mới cho đất
nước.
Mặc dù những người hoài nghi có thể coi bản Hiến pháp thay thế này như
một nổ lực thất bại khác trong việc cải cách chính trị ở Việt Nam, nhưng
vẫn có những lý do để tin vào một điều gì đó khác trong lần này.
Những người ủng hộ từ bên trong
Sức mạnh của bản Kiến nghị này không phải là một bản thay thế cho bản
Hiến pháp hiện hành. Những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền đã đấu
tranh bấy lâu nay cho sự cải cách, nhưng chưa nổ lực nào có được một
giai đoạn đáng chú ý như hiện nay.
Với một chính quyền đang bị phản đối và thủ tướng phải đối mặt với một
nền kinh tế trì trệ, tồi tệ hơn nữa là sự không hài lòng với những thay
đổi trong bản Hiến pháp mới – quá trình “đối thoại” với người dân gần
như chẳng được chính quyền tiếp nhận – chưa kể là với sự góp mặt của
mạng Internet và truyền thông xã hội đang đóng vai trò mạnh mẽ trong
việc tạo nên một xã hội mở và kết nối hơn, những nhân tố này đã hội tụ
đủ để có một cơn bão hoàn hảo cho sự thay đổi.
Tuy nhiên, vượt xa hơn cả cơn bão hoàn hảo này, đó chính là những tác
giả của bản Kiến nghị 72, những người đã mang sự tín nhiệm và sức nặng
của họ vào trong bản Hiến pháp thay thế. Trong số 72 chữ ký này có cả
những đảng viên của chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Một người ủng hộ đáng
chú ý là tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc – học giả luật và cựu Bộ trưởng Bộ Tư
pháp, và ông Hồ Ngọc Nhuận – hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến nghị 72 không phải là một làn sóng ngầm mà nó là một thử thách rõ
ràng, cởi mở, và thẳng thắn đối với Đảng Cộng sản cũng như các lãnh đạo
hiện nay, không chỉ đơn giản là từ người dân mà còn từ chính những nhân
tố cấu thành bên trong Đảng Cộng sản.
Trưng cầu dân ý
Tính tới nay, bản Hiến pháp thay thế này đã nhận được 12.000 chữ ký trực
tuyến. So sánh với hơn 40 triệu người ủng hộ bản sửa đổi bổ sung Hiến
pháp được Đảng Cộng sản nêu ra thì có lẽ bản Kiến nghị 72 sẽ chết yểu.
Tuy nhiên, nếu có chăng đúng là như thế thật thì chính phủ hiện tại của
Việt Nam cũng cần có một chút phản ứng đối với một cuộc trưng cầu dân ý
về vấn đề này và cho phép người dân được lựa chọn giữa bản Hiến pháp của
nhóm Kiến nghị 72 và bản bổ sung bởi chính quyền. Nếu bản sửa đổi của
chính quyền được nhân dân ủng hộ, như lời Đảng đã tuyên bố, thì việc bỏ
phiếu tuyệt đối sẽ nghiêng về bản sửa đổi này.
Đối mặt với hai lựa chọn này, quyết định được người dân chọn lựa thì nên
để cho họ tự đưa ra; và hai lựa chọn mà người dân phải đối mặt là ủng
hộ tình trạng như hiện nay hay là yều cầu thay đổi bản mới.
Mặc dù vẫn còn những hiểm nguy khó lường trước mắt – bất cứ một loại
thay đổi nào cũng luôn chứa đầy những khó khăn và rủi ro, và dù cho sự
khăng khăng của chính quyền về sự ủng hộ của khoảng 40 triệu người dân
cho bản sửa đổi Hiến pháp của họ, thì không khó để cảm nhận được sự thay
đổi đang bay bỏng trong bầu không khí chính trị ở Việt Nam.
Một cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp thay thế có thể giải quyết ước
vọng của người dân một cách dễ ràng và hiệu quả nhất; tuy nhiên, bất cứ
một cuộc trưng cầu dân ý nào cũng đều phải có sự quan sát nghiêm ngặt
từ quốc tế, bao gồm cả sự có mặt của các quan sát viên tại các điểm bỏ
phiếu. Điều này nhằm mục đích loại bỏ hoặc ít nhất là ngăn chặn các
trường hợp bỏ phiếu bất hường hoặc người dân bị chính phủ đe dọa. Có thể
xem đây là một khoảnh khắc bắt đầu cho Việt Nam, tính chính trực của
cuộc trưng cầu dân ý cần được gìn giữ và bảo vệ.
Không cần biết là Kiến nghị 72 có thành công hay không, nhưng rõ ràng
quan cảnh chính trị ở Việt Nam đã thực sự thay đổi. Một nơi mà trước đây
chỉ có những lời ra tiếng vào về cải cách chính trị, chủ yếu được khuấy
lên bởi giới blogger và người dân, chính phủ đơn giản chỉ cần đàn áp và
bịt miệng phía đối nghịch. Nhưng giờ đây, với chính những thành viên
của Đảng Cộng sản đang cất tiếng nói về sự cải cách, có vẻ như cải cách
không chỉ đơn thuần có thể xảy ra mà thực sự sắp xảy ra rồi.
Dù cho chính phủ có đồng ý hay không đồng ý thực hiện một cuộc trưng cầu
dân ý, có lẽ sẽ không thể nào dừng lại được làn sóng cải cách chính trị
bất ngờ này. Nếu không phải là Kiến nghị 72 thì cũng có thể là một cái
gì đó khác. Cái đập đã bị vỡ và thể chế cộng sản, có lẽ tương tự như
những người dân trong một ngôi làng nằm ngay trong làn nước cuốn, sẽ
không có sự lựa chọn nào khác ngoài: hoặc là chạy đi chỗ khác và tiếp
tục theo một hướng mới, hoặc là bị cuốn phăng đi bởi nguồn nước không
thể tránh được.
Luật sư Vũ Đức Khanh hiện là giáo sư luật bán thời gian tại Đại học
Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật
pháp quốc tế. Ông là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel và
BBC Tiếng Việt.
Vũ Đức Khanh - Asia Sentinel
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TC Phía trước
Suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 và những hy vọng vào HNTW 7
Năm nay, kỷ niệm ngày 30/4, dường như báo đài, ti vi tuyên truyền bớt ác
liệt. Đây có phải là tín hiệu đáng mừng? Chúng ta đang đau đáu hướng
tới hòa giải dân tộc. Mà một trong những điều tưởng không gì thiết thực
hơn, ấy là bớt dần, tiến tới bỏ hẳn những tuyên truyền về “Chiến thắng”,
hay về “Quốc hận”. Nếu người ta cứ ra rả nói về “chiến thắng”, tranh
thủ nói mỗi khi có dịp, đưa lên truyền hình những thước phim về những gì
liên quan đến cuộc chiến đã đi qua gần nửa thế kỷ, khác nào đụng vào
nỗi đau đã rất khó “lên da non”. Non một nửa số người Việt, cũng thuộc
về con Mẹ Âu Cơ, có lý do để kỷ niệm ngày “Quốc hận”, mỗi dịp 30 tháng
tư về! Nhưng hòa giải, hòa hợp dân tộc phải đến từ cả hai phía, và nhất
thiết nó phải xuất phát từ thiện chí. Người “Chiến thắng” phải tiên
phong, phải đi đầu, và có những kế hoạch, những bước đi cụ thể cho tiến
trình Hòa Giải. Bên “Quốc hận” hãy vị tha, hãy nghĩ tới dân tộc, tới quê
hương. Nếu nghĩ rằng, “Bên thắng cuộc” cũng là người Việt, hơn nữa còn
đang chịu “Quả báo” bởi sai lầm đi theo một thứ chủ nghĩa ghê gớm đã sụp
đổ gây ra, thì bên “Quốc hận” chắc cũng thấy nhẹ nhõm mà chìa tay ra…
Dù ít nhiều thì mỗi dịp 30/4 về, người Việt ở mọi nơi, dù trong nước
hay hải ngoại chắc cũng phải suy tư, phải có những hành động cụ thể nào
đó cho một Việt Nam tương lai, mà ở đó, người Việt không chỉ thống nhất
về giang san, mà thống nhất cả về tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, và hành
động…
Suy nghĩ cũng là một trạng thái của hành động. Những suy nghĩ xuất phát
từ sự thành tâm, là những trăn trở cho thời cuộc dân tộc, cũng là cần
thiết. Có thể những suy nghĩ đó không phù hợp, không “lọt lỗ tai” người
này, bộ phận kia, nhưng nhất thiết phải được nói ra, miễn sao xuất phát
từ sự thành tâm và phải mang tính xây dựng.
Nghĩ về cuộc chiến tranh tương tàn đã đi qua ngót 40 năm, nếu nói Dương
văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của chế độ đã sụp đổ là người có
công…chắc ít ai nghĩ đến, và lại càng khó chấp nhận. “Có công” ở đây,
nếu xét theo quan niệm cuả nhà thơ Nguyễn Duy, dù bên nào thắng, thì
nhân dân vẫn là người thua! Tức là hậu quả cuối cùng cho mọi cuộc chiến,
người gánh chịu là ai nếu không phải là nhân dân. Cái danh hiệu Mẹ VN
anh hùng có giá mấy xu, khi đem đánh đổi việc những đứa con mẹ vĩnh viễn
bỏ mẹ lại không người chăm sóc mà ra đi. Nếu ai bảo rằng những đứa con
mẹ hy sinh để đất nước này có độc lập thì hãy khoan nói đến, bởi vì độc
lập chưa phải là điểm đến cuối cùng cho một cuộc cách mạng, bởi vì “Nếu
Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc , tự do, thì độc lập
ấy cũng không ý nghĩa gì”!…
Thế nên, khi Dương Văn Minh, với cương vị tổng thống, người có quyền ra
lệnh tối cao, sẵn sàng chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của một chế độ,
sẵn sàng chịu sự chỉ trích, thậm chí là sự lên án của những sỹ quan,
binh lính trung thành với chế độ cộng hòa, đã ra lệnh cho quân đội VNCH
buông vũ khí. Hãy tưởng tượng, chiến tranh kéo dài thêm một phút thôi,
sẽ có ít nhất một người lính của “phía bên này” và thêm một người lính
“phía bên kia” tử trận; Sự đau khổ vì thế sẽ dày thêm. Ngoài việc nghĩa
trang thêm lên những nấm mồ, đồng nghĩa với việc có thêm hai bà mẹ ở hai
phía mất con, còn là những người phụ nữ khác, người thì mất chồng,
người mất người yêu. Chưa hết, còn có những đứa trẻ lớn lên mà thiếu
vắng sự dưỡng dục, mất đi cái quý giá nhất trong đời. Một người lính vứt
bỏ vũ khí tháo chạy, với lý do chỉ huy của họ đã chạy trốn, hay vì lý
do gì chăng nữa, có thể là đáng trách, vì không làm tròn bổn phận người
lính. Một sỹ quan “tuẫn tiết” vì quá trung thành với chế độ, đã không
còn có cơ hội để chiến đấu bảo vệ cái chế độ mà mình yêu…là có thể hiểu
được; Nhưng ông Dương Văn Minh ra lênh cho quân đội của ông đầu hàng, là
đã ghi công trạng với dân tộc, với người Việt Nam. Là một chính khách,
ông hiểu chế độ mà ông đứng đầu, là cái chế độ đáng tồn tại; Nhưng khi
nhận ra sự thật là lịch sử không đứng về phía ông, ông đành chấp nhận.
Lịch sử sẽ phải đi một con đường vòng với những mất mát khổ đau khác,
nhưng không phải là máu xương…Vậy thì quyết định của ông là nhân đạo và
cao cả! Đó là cái việc có ý nghĩa cuối cùng mà vị tổng thống cuối cùng
làm được cho dân tộc mình. Ông đã không kêu gào tử thủ. Ông đã không cho
mở các kho bom đạn…
images 2_Gần đây có bài trả lời phỏng vấn của anh hùng Nguyễn Thành
Trung. Ai cũng biết Nguyễn Thành Trung là người lái máy bay của Mỹ trang
bị cho đồng minh VNCH, đã ném bom Dinh Độc Lập trong những ngày tàn
cuộc chiến; Nhưng ít ai biết ông ta là người của cộng sản, mà cứ nghĩ
ông là sỹ quan cộng hòa phản chiến. Cũng giống như người ta cứ tưởng anh
Trỗi chỉ là thợ điện, vì căm thù giặc Mỹ mà có hành động đánh bom liều
chết, sau này mới biết anh là biệt động quân SG. Ông Nguyễn Thành Trung
nói đã hối hận vì không được chết vì Hoàng Sa những ngày Hoàng Sa bị
cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm. Liệu phát biểu vậy có phải là lời chém
gió chăng? Nếu thực sự ông hối hận, thì cơ hội chết cho Hoàng Sa vẫn
chưa hết, thậm chí chết bây giờ còn ý nghĩa hơn ngày xưa. Mà nhẹ nhàng
hơn rất nhiều so với cái chết, ông chỉ cần hòa mình vào những cuộc biểu
tình của những người yêu nước chống quân Trung Quốc bành trướng, trong
những cuộc xuống đường ở HN hay SG. Một người cũng được coi là có “số
má” của chế độ như ông, sẽ có tác dụng lớn cho cuộc đấu tranh đòi chủ
quyền biển đảo của VN, cũng như đòi tự do dân chủ cho nhân dân… Chém gió
thì nhân dân đã và đang phải nghe nhiều rồi. Hãy làm những việc thiết
thực hơn. Hãy noi gương những người như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tướng
công an Phạm Chuyên, nguyên ủy viên BCT Nguyễn khoa Điềm, Bs Huỳnh Tấn
Mẫm, nguyên phó CT UBMTTQ Tp HCM Lê Hiếu Đằng…nếu thực sự AHLLVT Nguyễn
Thành Trung muốn đóng góp cho đất nước…
Dũng cười vào viếng lăng 3_Hội nghị trung ương 7 của đảng vừa khai mạc
hôm nay. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn khai mạc. Nhân dân
cả nước đang theo dõi sát sao, cũng kỳ vọng nhiều vào Hội nghị lần này
sẽ không “thành công tốt đẹp” như hội nghi trung ương 6 tháng 10 năm
ngoái, cũng như những hội nghị trước đây, bởi vì, cứ “thành công tốt
đẹp” như vậy cho đảng, thì nhân dân sẽ mất rất nhiều, và dân tộc chẳng
được gì cả!
Hy vọng trong hội nghị lần này, người ta không phải nghe những phát
biểu mang tính suy thoái như phát biểu của cụ tổng trước đảng bộ Vĩnh
phúc tháng 2 mới rồi. Quả thực, như nhà báo Nguyễn Đắc kiên từng nhận
xét, những tác hại về tư tưởng, ý thức hệ mà một chính khách gieo rắc,
có hậu quả khôn lường so với hậu quả về kinh tế mà ai đó gây ra, dễ khắc
phục hơn. Thế nên, đừng dập tắt niềm hy vọng của nhân dân vào một sự
chuyển mình tốt đẹp cho tương lai dân tộc từ Hội nghị trung ương này. Đã
đủ chưa, sáng tỏ chưa, về “tính ưu việt” hay “dân chủ gấp vạn lần”…của
cái thứ chủ nghĩa mà chúng ta đã và đang đeo đuổi suốt mấy mươi năm
qua.? Đảng đã hứa gì, và đã làm được gì. Nhưng điều đó cũng không quan
trọng bằng đảng sẽ nói gì và làm gì…Thiết nghĩ, hãy rời bỏ cái chủ nghĩa
mà trên thực tế nó đã phá sản, đã sụp đổ. Như thế sẽ tốt đẹp cho dân
tộc này. Rời bỏ nó, có thể đảng sẽ mất đi nhiều quyền lợi. Nhưng cái
được là lớn lao, là cái bao trùm lên toàn dân tộc, trong đó có đảng.
Việc thiết thực trước mắt là đừng đàn áp dân, đừng bắt bớ những người
bày tỏ quan điểm, đừng nghi kỵ và lập hàng rào với các trí thức. Trí
thức yêu nước là nguyên khí quốc gia, là những người muốn canh tân đất
nước. Ổn định kinh tế vĩ mô hay thậm chí là ổn định chính trị cũng chưa
là cấp bách. Chống tham nhũng cũng chưa phải là cấp bách hiện nay, hơn
nữa, sẽ chẳng thể chống nổi tham nhũng nếu cứ duy trì sự “ổn định chính
trị” thế này, bởi ai cũng biết tham nhũng đào hầm trú ẩn trong sự ổn
định thể chế chính trị như kiểu này. Hãy cho người dân được đóng góp,
được bày tỏ chính kiến. Hãy luật hóa ngay những điều cơ bản mà HP đã
minh định mấy mươi năm qua. Đó là quyền biểu tình, quyền tự do báo chí,
quyền thành lập đảng phái, thành lập hội đoàn.
Muốn ra khỏi tình trạng như hiện nay, thì không thể cứ duy trì hay lập lại cái gây nên tình trạng như hiện nay.
AFR Dân Nguyễn
April/2nd/2012.
(Quê Choa)
Toàn văn phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng khai mạc HNTW 7
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị TW 7 |
Sáng 2.5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
phát biểu khai mạc Hội nghị. Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn
phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay, Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI bắt đầu họp Hội nghị lần thứ bảy để xem xét, quyết định,
cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây
dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; và
một số vấn đề quan trọng khác.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị; xin
gửi tới các đồng chí lời chúc tốt đẹp nhất.
Thưa các đồng chí,
Thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, các
ban đảng và các cơ quan hữu quan khẩn trương chuẩn bị các đề án, báo
cáo, tờ trình để gửi Trung ương theo Quy chế làm việc; các đồng chí đã
nghiên cứu trước. Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến có tính chất
gợi mở, nêu vấn đề, mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình thảo
luận, xem xét, quyết định. Tập trung vào các nội dung sau:
1- Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở
Chúng ta biết, khái niệm "hệ thống chính trị" được dùng ở nước ta lần
đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3-1989), sau đó được
chính thức đưa vào Cương lĩnh năm 1991. Hệ thống chính trị bao gồm Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung
ương đến cơ sở, liên quan đến cả cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, bố trí
cán bộ, phương thức hoạt động, lề lối làm việc và chế độ, chính sách
đãi ngộ... rất phức tạp, nhạy cảm. Do đó, Đảng ta chủ trương phải lấy
đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời đổi mới hệ thống chính trị từng
bước vững chắc. Thực tế hơn 20 năm qua cho thấy, đây là một chủ trương
đúng, chúng ta đã thực hiện nghiêm túc và nhờ thế đã thu được những kết
quả rất quan trọng.
Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần này, hơn một năm qua, Bộ Chính
trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX
"Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường,
thị trấn"; sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X "Về đổi
mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ
chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội"; đồng thời đã nghe báo cáo một số chuyên đề về: Kết quả thí điểm
không tổ chức hội đồng nhân dân ở một số huyện, quận, phường; thí điểm
mô hình bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân xã... Trên cơ sở đó xây
dựng Đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở" trình Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết về vấn
đề này.
Chúng ta cần tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện các vấn đề liên
quan đến việc quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Kết luận
của Trung ương , chỉ ra mặt được và mặt chưa được, phân tích nguyên
nhân, đề xuất các quan điểm, chủ trương và biện pháp khắc phục những
hạn chế , yếu kém . Chú ý làm rõ, vì sao ở một số nơi v ai trò
lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng chưa được phát huy đầy đủ;
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chậm được nâng cao; việc
đổi mới tổ chức, n ội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa mạnh, tình trạng "hành chính h
óa " chậm được khắc phục ? Vì sao c ải cách hành chính chưa đạt
được kết quả mong muốn; bộ máy tổ chức và tổng biên chế vẫn
tiếp tục phình to, nhất là ở cấp tổng cục, các đơn vị trực
thuộc bộ và chính quyền cơ sở. Tình trạng "tách ra, nhập vào",
"nhập vào, tách ra" vẫn lặp đi lặp lại. Hoạt động của nhiều ban cán sự
đảng, đảng đoàn, đảng ủy khối vẫn lúng túng. Giữa các bộ, ngành vẫn
còn một số nội dung quản lý nhà nước trùng lắp hoặc chưa
được phân công cụ thể, rõ ràng. Việc phân cấp của Trung ương cho
chính quyền địa phương, của cấp trên đối với cấp dưới nhìn chung
chưa thật hợp lý; có lĩnh vực quá rộng, thiếu sự kiểm tra, giám
sát, ảnh hưởng đến sự quản lý thống nhất cả nước; có lĩnh
vực lại quá hẹp, không phát huy được quyền chủ động, tính năng
động, sáng tạo của địa phương. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,
cấp huyện sau khi sắp xếp lại tuy có giảm đầu mối trực thuộc
ủy ban nhân dân nhưng lại tăng các đơn vị bên trong các sở,
ngành. Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vị trí, vai trò, hiệu
quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Vấn đề biên
chế, phụ cấp cho cán bộ cơ sở vẫn chưa có lời giải thấu đáo. Số các hội
quần chúng được lập mới vẫn tăng nhanh, một số hội đề nghị có biên chế
cán bộ, công chức và hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước... Trên cơ sở
đánh giá, phân tích những mặt hạn chế, yếu kém đó, cần có giải pháp gì
để khắc phục một cách cơ bản.
2- Về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới
Tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị (năm 2011)
của Đảng đã rút ra 5 bài học, trong đó có bài học: Cách mạng là sự
nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chính nhân dân là người
làm nên thắng lợi lịch sử; toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở
sự gắn bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân
sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của
chế độ và của Đảng. Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược
đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong nhiều năm qua, nhất là từ khi ban hành Nghị quyết Trung ương 8b,
kh óa VI, công tác quần chúng của Đảng tiếp tục được đổi mới, góp phần
làm nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Vấn đề đặt ra là vì sao lúc này chúng ta lại phải
bàn về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác dân vận.
Phải chăng là do bối cảnh, tình hình đã và đang có nhiều thay đổi.
Bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản, cũng xuất hiện không ít khó khăn, thách
thức mới, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới và bản thân công tác dân vận
hiện còn những hạn chế, yếu kém? Ví dụ như: Kinh tế thị trường phát
triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời với những tác động
tích cực, đã và đang xuất hiện những mặt trái, tiêu cực tác động hằng
ngày, hằng giờ đến đời sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Tình trạng
phân hóa giàu nghèo, phân cực, phân tầng xã hội; những biến đổi về quan
hệ lợi ích, hệ giá trị xã hội; sự cách biệt về kinh tế, xã hội… làm nảy
sinh tiền đề của sự phân hóa về nhận thức, tư tưởng. Những khó khăn về
kinh tế - xã hội và đời sống hiện nay cùng với tính chất lâu dài, phức
tạp và cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tiến bộ và lạc hậu
trong bước chuyển quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang tác động đến nhận
thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống... đang làm tổn thương đến uy tín của Đảng và Nhà
nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Lợi dụng những khó khăn của
nước ta trên con đường phát triển, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh
các hoạt động "diễn biến hòa bình", xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ, bôi nhọ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tìm mọi
thủ đoạn phân hóa nội bộ Đảng, kích động chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà
nước.
Trong khi đó chúng ta lại chậm đổi mới, cụ thể hóa cơ chế Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự phối hợp
giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị có lúc, có nơi còn
thiếu chặt chẽ. Trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền trong
công tác dân vận ở nhiều nơi bị xem nhẹ, chỉ dựa chủ yếu vào
bộ máy hành chính và biện pháp hành chính. Một số tổ chức
đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể nhân dân hoạt động
kém năng động, hiệu quả, không nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân và cũng không đủ sức tuyên truyền, vận động,
giải quyết những bức xúc của nhân dân. Tổ chức, hoạt động của
các cơ quan chuyên trách làm công tác dân vận và của Mặt trận,
các đoàn thể nhân dân chậm được đổi mới, tăng cường. Đội ngũ
cán bộ làm công tác dân vận ít được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực và cũng chưa được quan tâm đúng mức về chế độ, chính
sách…
Nhận rõ những khó khăn, thách thức, thấy hết những hạn chế, yếu kém và
nguyên nhân, chúng ta cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, quan
điểm, tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong
tình hình mới. Phải chăng vấn đề có ý nghĩa quyết định để tăng cường
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân hiện nay vẫn là Đảng phải
hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; củng cố, xây
dựng tổ chức đảng và bộ máy chính quyền thật trong sạch, vững mạnh; khắc
phục cho được những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công
chức, làm cho Đảng thật sự xứng đáng là người lãnh đạo và người công bộc
trung thành của nhân dân.
3- Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
năm 1992, thời gian qua, cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp
nhân dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, tích cực tham gia góp ý vào việc sửa
đổi Hiến pháp. Hoạt động lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp đã thực sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng trong xã
hội. Đồng bào, chiến sĩ cả nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đã có nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và trách nhiệm về cả nội dung
và kỹ thuật lập hiến đối với hầu hết các chương, điều của Dự thảo. Bên
cạnh đó, cũng có những ý kiến góp ý, nhận định chưa phù hợp, thậm chí có
một số ít lợi dụng việc góp ý kiến để xuyên tạc, chống phá chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên các phương
tiện thông tin, truyền thông, nhiều cán bộ, đảng viên và các nhà nghiên
cứu đã trao đổi, phân tích, làm sáng tỏ nhiều vấn đề, góp phần tạo được
sự đồng thuận cao trong xã hội đối với những nội dung cơ bản của Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp; đồng thời kiên quyết đấu tranh với những luận điệu
tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch và số đối tượng cơ hội
chính trị.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chỉ đạo tập hợp, tổng hợp, phân
loại, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến xác đáng; phân tích, giải trình lý
do không tiếp thu những góp ý chưa phù hợp. Bộ Chính trị cũng đã thảo
luận, có ý kiến chỉ đạo định hướng cho việc tiếp thu, giải trình. Đề
nghị các đồng chí Trung ương bám sát Cương lĩnh của Đảng, các Nghị
quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5
về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nghiên cứu thật kỹ, thảo luận thật
sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu và bản Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình, đóng góp nhiều ý kiến có
chất lượng. Tinh thần chung là phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân
dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấn đề có tính
nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta,
tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa… Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và
các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn
đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống
nhất cao. Đối với những vấn đề mới hoặc còn nhiều ý kiến khác
nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổi thật kỹ để có phương án tiếp
thu, giải trình phù hợp.
4- Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.
Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" là một
Nghị quyết rất quan trọng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân
đặc biệt quan tâm và theo dõi, ngay từ khi Nghị quyết mới được ban hành,
cũng như trong suốt quá trình triển khai thực hiện.
Sau hơn 1 năm thực hiện, chúng ta cần sơ kết để kịp thời rút kinh nghiệm
và có những nhận định, đánh giá thống nhất, tạo sự đồng thuận cao, làm
cơ sở cho việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa Nghị
quyết này. Trên cơ sở Báo cáo của Bộ Chính trị và bằng thực tiễn của địa
phương, đơn vị, đề nghị các đồng chí thảo luận một cách thẳng thắn và
sâu sắc vấn đề này.
Với tinh thần nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và ý thức trách
nhiệm, phải chăng chúng ta có thể nhận định: Trong hơn một năm qua, dù
thời gian còn ngắn, nhiều việc mới triển khai hoặc chưa đạt kết quả như
mong muốn, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân,
nhưng với quyết tâm cao, tinh thần cầu thị, các cấp ủy và tổ chức đảng
từ Trung ương đến cơ sở đã triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
một cách nghiêm túc với một khối lượng công việc lớn, phức tạp, và đã
đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Thể hiện trên một số mặt
chủ yếu sau đây:
Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nhận
thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng
trong tình hình mới; thấy rõ tính cấp bách và sự cần thiết phải tiếp tục
đổi mới và chỉnh đốn đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững
mạnh. Từ đó, xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của
Đảng, của dân tộc, đề cao ý thức tự giác trong việc thực hiện Nghị
quyết. Quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê
bình theo Nghị quyết Trung ương 4 thực sự đã trở thành một đợt sinh hoạt
chính trị sâu rộng trong toàn Đảng.
Hai là, thông qua việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, báo cáo giải trình
của tập thể, cá nhân một cách nghiêm túc, được bổ sung, hoàn thiện nhiều
lần; việc tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng
viên; việc tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, kỹ
lưỡng, đã giúp các cấp ủy , tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên thấy
rõ hơn những ưu điểm để phát huy; những hạn chế, khuyết điểm để kịp thời
sửa chữa, khắc phục. Đây là một dịp tốt để mỗi tổ chức và cán bộ, đảng
viên tự nhìn nhận, soi xét lại mình, qua đó tự điều chỉnh suy nghĩ, hành
động của bản thân và có những giải pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục
khuyết điểm. Nó có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn
những tiêu cực, sai phạm.
Ba là, hầu hết các cấp ủy, tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên đã đề
ra chương trình hành động và các biện pháp thiết thực để sửa chữa, khắc
phục khuyết điểm, và trên thực tế đang có nhiều việc làm cụ thể. Ví dụ
như: Trung ương đang triển khai việc xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ
cấp chiến lược; mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn; ban hành Quy định
về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; quy
định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo,
quản lý... Nhiều cấp ủy đã quy định cụ thể về việc sử dụng xe công, cải
tiến tổ chức các hội nghị, chấn chỉnh tác phong công tác, lề lối làm
việc, quy định về việc cán bộ lãnh đạo đi công tác nước ngoài; rà soát,
điều chỉnh, thu hồi các dự án đã được cấp phép nhưng chậm triển khai
hoặc chủ đầu tư không có khả năng thực hiện; sắp xếp lại tổ chức bộ máy
và bố trí lại một số cán bộ; tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và kết
luận để điều chỉnh hoặc xem xét, xử lý kỷ luật đối với những người có dư
luận liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; tập trung xem xét, giải quyết
các vụ khiếu kiện kéo dài và xem xét giải quyết dứt điểm các vụ án tồn
đọng hoặc được dư luận đặc biệt quan tâm v.v...
Bốn là, các cấp ủy , tổ chức đảng có thêm kinh nghiệm trong việc chỉ đạo
thực hiện công tác xây dựng Đảng nói chung, kiểm điểm, tự phê bình và
phê bình nói riêng. Có thể nói, với sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, có
trọng tâm, trọng điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực
hiện Nghị quyết với quy trình tiến hành kiểm điểm từ trên xuống dưới,
nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu của cấp trên và của người đứng đầu;
việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tập thể và cá nhân trước khi kiểm
điểm; việc gợi ý kiểm điểm đối với những nơi có vấn đề nổi cộm; việc
thông báo kết quả và tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân
sau kiểm điểm... là những cách làm mới, có tác dụng tích cực trên nhiều
mặt.
Năm là, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, việc triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã góp phần thúc đẩy các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an
sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã
hội; chủ động hội nhập, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của đất nước.
Không vì tập trung thực hiện nghị quyết mà sao nhãng công việc thường
xuyên, ngược lại, việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm càng được chú trọng
và đem lại những kết quả rất đáng ghi nhận.
5- Về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", thời gian
qua, Bộ Chính trị đã sớm chỉ đạo triển khai việc xây dựng Đề án quy
hoạch cán bộ cấp chiến lược. Sau khi được Hội nghị Trung ương 6 khóa XI
thông qua Đề án, Bộ Chính trị đã khẩn trương chuẩn bị để trình Hội nghị
Trung ương lần này cho ý kiến về dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của
Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Với tinh
thần trách nhiệm cao, các đồng chí Trung ương đã tích cực tham gia phát
hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch. Tổng hợp kết quả phát hiện, giới
thiệu, bước đầu cho thấy nguồn cán bộ khá dồi dào về số lượng, có đủ 3
độ tuổi cho các chức danh, trong đó có khá nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và có ý kiến sơ bộ về chức danh nhân
sự dự kiến đưa vào Quy hoạch nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp
theo.
Tại hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho ý
kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy
hoạch; về số lượng cho mỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi, giới tính,
thành phần xuất thân và phương án nhân sự cụ thể đưa vào quy hoạch, sau
đó giao cho Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của Trung ương cân nhắc, quyết
định chính thức. Để bảo đảm tính khả thi, thực chất của quy hoạch và
tính kế thừa, phát triển của đội ngũ cán bộ, việc lựa chọn nhân sự đưa
vào quy hoạch phải theo đúng đối tượng, độ tuổi, số lượng và cơ cấu như
Đề án quy hoạch mà Hội nghị Trung ương 6 đã thông qua. Phân biệt công
tác quy hoạch với công tác nhân sự: Công tác quy hoạch là việc chủ động
chuẩn bị nguồn nhân sự từ xa cho công tác cán bộ, bao gồm cả khâu đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong
tương lai; còn công tác nhân sự là việc lựa chọn người để bố trí, bổ
nhiệm vào vị trí có nhu cầu theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Do vậy,
việc lựa chọn nhân sự vào quy hoạch cần có tiêu chí, bảo đảm tính thống
nhất, đồng bộ và sự liên thông giữa quy hoạch của cấp trên và cấp dưới;
đồng thời phải làm nhiều lần, bổ sung, điều chỉnh dần, không nhất thiết
phải đủ số lượng ngay từ đầu. Đây là lần đầu tiên Trung ương tiến hành
xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, chắc là không tránh khỏi những
mặt còn hạn chế, chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
6- Về ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ tài nguyên, môi trường
Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là
vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia, dân tộc; đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với nhân loại
trong thế kỷ XXI. Việt Nam là quốc gia ven biển, dễ bị tổn thương trước
những tác động của biến đổi khí hậu; tài nguyên có hạn trong khi nhu
cầu khai thác, sử dụng tăng nhanh; môi trường chịu áp lực lớn từ quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước
ta đã luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, coi đây là một
nhiệm vụ trọng yếu. Trong các văn kiện Đại hội IX, X, XI và nhiều nghị
quyết, chỉ thị của Đảng gần đây đã có đề cập vấn đề này, nhưng chưa có
một nghị quyết chuyên đề toàn diện, sâu sắc của Ban Chấp hành Trung ương
cho cả 3 nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ đặt ra tại Hội nghị Trung ương lần này là phải bàn bạc thấu đáo
để có những chủ trương, phương hướng đúng đắn, kịp thời chỉ đạo thực
hiện có kết quả lĩnh vực này, nhằm quán triệt, cụ thể hóa quan điểm phát
triển bền vững của Đại hội XI, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 cũng như lâu dài của đất nước. Muốn thế,
chúng ta cần thảo luận, đánh giá thật khách quan, khoa học tình hình
biến đổi khí hậu, tài nguyên, môi trường và công tác ứng phó với biến
đổi khí hậu ở nước ta trong thời gian qua. Nhất là tình trạng nước biển
dâng, ngập lụt, triều cường, xâm nhập mặn; phòng tránh, giảm nhẹ tác hại
của thiên tai, bão lũ, hạn hán; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên,
khoáng sản, tìm kiếm, phát triển các nguồn mới thay thế; phòng ngừa và
kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học. Đồng thời, dự báo đúng xu thế diễn biến trong từng lĩnh vực,
những thách thức và vấn đề lớn đặt ra cần phải nghiên cứu xử lý. Trên cơ
sở đó đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng nhiệm vụ, giải pháp sát
hợp, khả thi. Có quan điểm chỉ đạo chung cho cả ba lĩnh vực và cho mỗi
lĩnh vực; mục tiêu tổng quát đến năm 2020, tầm nhìn 2050; mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và chiến
lược 10 năm 2011 - 2020.
Trong quá trình này, phải nhìn nhận đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các
tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, cộng đồng các doanh nghiệp, của người
dân và của toàn xã hội. Xem xét toàn diện các vấn đề song phải có trọng
tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Xác định và giải quyết tốt mối quan hệ giữa thích nghi và ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống, giảm thiểu tác hại
của thiên tai; giữa quản lý, khai thác, sử dụng trước mắt với giữ gìn,
bảo vệ tài nguyên, môi trường cho tương lai lâu dài . Việc xác định các
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phải dựa trên tinh thần chủ động, quyết
liệt, có chương trình, kế hoạch hành động sát hợp về khoa học - công
nghệ cũng như kinh tế - xã hội, và được đặt trong tổng thể chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển cho từng thời kỳ. Phải có sự tính toán
ngay từ đầu các điều kiện bảo đảm việc thực hiện, nhất là điều kiện về
khoa học - công nghệ và các nguồn lực trong nước và quốc tế, bao gồm
nhân lực và nguồn lực tài chính; kết hợp công tác tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức với việc đề ra và thực hiện đồng bộ hệ thống các
cơ chế, chính sách phù hợp và chế tài đủ mạnh.
Thưa các đồng chí,
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này đều là những vấn đề
khó, phức tạp nhưng rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của
đất nước, không chỉ trong nhiệm kỳ này mà cho cả các nhiệm kỳ tiếp theo.
Mặc dù đã được Bộ Chính trị chỉ đạo nghiên cứu, chuẩn bị nghiêm túc,
công phu, nhưng chắc không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Đề
nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh
thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến
để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn./.”
(TTXVN)
Việt Nam cần đổi tên nước?
Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nêu rằng khi bỏ cụm từ XHCN, Việt Nam sẽ tranh thủ được cảm tình của quốc tế. Trước nay thế giới chưa bao giờ có cảm tình với các quốc gia cộng sản cả. Đổi tên nước mà không đổi các định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế, và cách thức làm việc của nhà nước, không nới lỏng các quyền tự do-dân chủ cho người dân thì đổi tên nước để làm gì?Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp đề xuất đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như tên khai sinh trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được dùng từ năm 1976 tới nay theo chủ ý của đảng cộng sản cầm quyền muốn đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội như tuyên bố của Quốc hội khóa VI rằng ‘Nhân dân ta, dân tộc ta có đầy đủ mọi khả năng và nghị lực để thực hiện nhiệm vụ vĩ đại đó, giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội’.
Thế nhưng, sau mấy thập niên đất nước vẫn trong giai đoạn ‘quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội’, nay các nhà làm luật trong nước lại đề xuất bỏ quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khiến công chúng chú ý và tranh luận về lợi-hại cũng như ý nghĩa thực tế của việc này.
Quan điểm của giới trẻ thế nào? Tạp chí Thanh niên ghi nhận trong cuộc thảo luận hôm nay với 4 bạn trẻ từ Sài Gòn và Đà Nẵng.
Duy: Khi thấy đề xuất này được đăng công khai trên các mặt báo lớn của chính quyền Việt Nam kiểm soát, tôi có phần hơi ngạc nhiên. Sau khi đọc các bài báo đó, tôi nhận thấy dẫu CHXHCN Việt Nam có đổi thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì cũng không ảnh hưởng gì, không thay đổi gì đối với thể chế và bản Hiến pháp đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi. Trước đây, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng đã đề xuất đổi tên nước CHXHCN Việt Nam thành quốc hiệu duy nhất Việt Nam để hòa hợp, hòa giải dân tộc. Tuy nhiên, sau đó không lâu, ông ta bị chính quyền bỏ tù vì lý do “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Điều này có thể thấy rằng ý kiến thay đổi tên nước là một điều hết sức nhạy cảm từ trước tới nay tại Việt Nam, nhưng nay lại được đưa lên mặt báo để bàn luận công khai. Tôi cho đây là hiện tượng hết sức đáng quan tâm.
Sơn: Đổi quốc hiệu là việc rất ư hệ trọng của quốc gia cần được đưa ra thảo luận công khai, rộng rãi, với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Nếu đổi tên mà đất nước vẫn không có tự do-dân chủ cho nhân dân thì không nên đổi. Còn nếu thật sự lãnh đạo đảng và nhà nước quyết tâm muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lên dân chủ-tự do thì rất nên đổi tên nước. Về quốc hiệu, tôi đồng ý với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết rằng nên đổi thành Cộng hòa Dân chủ Việt Nam vì tên cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gắn liền với Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, và Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng liên quan đến chủ quyền biển đảo.
Thành: Đề xuất thay đổi tên nước là một bất ngờ đối với mình. Nhà nước đang kêu gọi dân góp ý thay đổi Hiến pháp nhưng mình thấy mọi người không mấy hưởng ứng vì thay đổi cũng như không. Mọi cái không theo quy trình tự do, mà theo sự áp đặt của chính quyền. Cho nên, việc thay đổi tên nước, theo mình, là một việc làm chính trị. Thật ra thay đổi tên nước hay không, không quan trọng. Quan trọng ở chỗ nhà nước mình có thay đổi hay không, chính quyền có chịu thay đổi thái độ, lối tư duy, hệ thống làm việc hay không. Nước mình theo kiểu độc đảng trị, việc này sẽ không dẫn tới sự thay đổi gì quan trọng hết.
Giang: Bây giờ xã hội đi lên, đời sống người dân cao hơn, anh phải có một thể chế mới. Hồ Chí Minh lúc trước cũng đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi nghĩ nay lên quay lại thể chế cộng hòa, đó là điều thiết thực. Người dân bây giờ đang mong đợi điều đó. Việt Nam độc đảng, đảng thâu tóm mọi quyền lợi cho họ chứ không để cho dân có tiếng nói. Ủy ban sửa đổi dự thảo Hiến pháp đề xuất đúng. Tôi đồng ý với việc đó.
Trà Mi: Ý nghĩa hai cụm từ CHXHCN và DCCH có những đặc điểm thế nào, khác nhau như thế nào mà mình cần hay không cần phải sửa đổi? Quốc hiệu nào phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với bản chất, tình hình, và đặc điểm của đất nước Việt Nam?
Duy: Quốc hiệu CHXHCN không phản ánh đúng tình hình thực tế của đất nước Việt Nam hiện nay. Từ 1986 khi đổi mới, đảng cộng sản Việt Nam đã làm ngược lại chủ thuyết Mác-Lênin khi chấp nhận nền kinh tế thị trường thay cho nền kinh tế tập trung bao cấp của học thuyết Mác-Lênin. Chấp nhận đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau là đã phản lại học thuyết mà đảng cộng sản Việt Nam thường coi là “sách gối đầu giường” của họ. Tôi nghĩ bỏ cụm từ XHCN là việc rất thiết thực. Tuy vậy, khi bỏ cụm từ Dân chủ vào tên nước tôi không nghĩ có thay đổi gì lớn vì “chiếc áo không làm nên thầy tu”. Có rất nhiều chính thể mang tên Dân chủ mà hoàn toàn không cho người dân bất kỳ quyền tự do-dân chủ nào. Như cái tên mỹ miều Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ở nước đó người dân không hề được hưởng bất kỳ quyền tự do nào. Họ cố tình bỏ từ Dân chủ vào tên nước để làm bình phong cho mục đích chính trị của họ. Tôi nghĩ bỏ cụm từ XHCN ra khỏi tên nước Việt Nam là việc tất yếu phải xảy ra, nhưng khi sửa tên nước thì cần đổi luôn thể chế, cách thức làm việc của nhà nước, đặc biệt là phải thực hiện những quyền tự do-dân chủ của người dân. Đó mới là sự thay đổi thực tế mà ai cũng mong muốn, chứ không phải chỉ thay đổi tên nước thì có thể giải quyết được các vấn đề.
Trà Mi: Mời các bạn khác góp ý thêm.
Sơn: Nhìn vào tình hình thực tế hiện nay, người ta đang phấn đấu xây dựng dân chủ trên toàn thế giới. Đó là điều hiển nhiên và việc đổi tên nước Việt Nam rất cần thiết, phải bỏ cụm từ XHCN đi.
Giang: Bây giờ chẳng có ai đi theo xu hướng xã hội chủ nghĩa đó cả. Liên Xô đi theo con đường này rốt cuộc cũng phải giải tán. Bây giờ không lẽ còn mình Việt Nam ở lại làm xã hội chủ nghĩa? Tôi đồng ý là “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng mình hy vọng. Cái gì cũng phải thay đổi từ từ. Thay đổi tên nước bây giờ cũng không đơn giản. Nó kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, hành pháp, tư pháp, rất nhiều cái liên đới trong đó. Hy vọng là sau khi đổi tên nước, cơ cấu chính trị sẽ được thay đổi. Con người càng ngày càng phải tiến bộ thôi. Chẳng ai bây giờ muốn đi theo các nước xã hội chủ nghĩa nữa vì đó là những nước độc đoán, không cho dân có tiếng nói. Hy vọng tương lai họ sẽ cho lập pháp, hành pháp kiểm tra chéo nhau để người dân có tiếng nói hơn và đất nước đi lên hơn nữa. Mình nghĩ hiện tại trong chính phủ cũng có một số người tiến bộ, nhưng họ không dám nói ra và không làm được vì bên độc đoán còn quá nhiều. Các bạn phải hiểu ở Việt Nam không thể nào làm cái gì một lúc ngay được. Anh chỉ ló ra là bị bắt ngay.
Trà Mi: Từ tháng 7/1976, tên nước được đổi thành CHXHCN Việt Nam với ý định tiến lên xã hội chủ nghĩa. Bây giờ đổi lại như cũ chẳng lẽ nào phủ nhận con đường định hướng của đảng và nhà nước bấy lâu nay hay sao?
Duy: Khi Liên Xô sụp đổ, những nhà lý luận Maxist tiên tiến nhất bậc thầy mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hay học tập đã không còn có thể phát triển học thuyết Mác-Lênin lên một tầm cao nữa. Họ không thể nào đưa Việt Nam đi đến tương lai như mơ. Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nêu rằng khi bỏ cụm từ XHCN, Việt Nam sẽ tranh thủ được cảm tình của quốc tế. Trước nay thế giới chưa bao giờ có cảm tình với các quốc gia cộng sản cả. Đổi tên nước mà không đổi các định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế, và cách thức làm việc của nhà nước, không nới lỏng các quyền tự do-dân chủ cho người dân thì đổi tên nước để làm gì? Đổi tên nước sẽ phải trả các khoản chi phí rất lớn như thay đổi tất cả thủ tục giấy tờ, in lại tiền mà lại không có một ý nghĩa thiết thực nào mà tôi có thể nhìn thấy được. Tôi dự đoán ý kiến này sẽ rất khó trở thành hiện thực. Nếu họ muốn Việt Nam đi theo con đường dân chủ, trở thành đất nước tôn trọng nhân quyền thì họ phải có lộ trình rõ ràng như Miến Điện. Miến chuyển từ một quốc gia độc tài hướng sang một thể chế dân chủ với những tiến trình rất rõ ràng mà trứơc nhất là nới lỏng các quyền về tự do báo chí, nới lỏng kiểm duyệt, cho phép tư nhân thành lập các tờ báo độc lập, cho phép đảng đối lập được công khai tranh cử, hoạt động. Nếu những người lãnh đạo ở Việt Nam có tâm, muốn Việt Nam phát triển theo con đường dân chủ để huy động sức mạnh toàn dân, làm đất nước giàu mạnh, họ phải đề ra những bước đệm để chuyển từ thể chế độc tài sang thể chế dân chủ. Chuyện đổi tên nước nên là bước cuối cùng trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Trà Mi: Trong cuộc tái ngộ vào giờ này tuần sau, chúng ta sẽ nghe những ý kiến của người trẻ về trách nhiệm và đóng góp giúp Việt Nam tiến tới một nền dân chủ thực thụ theo đúng quốc hiệu mà các bạn ủng hộ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Mong quý vị nhớ đón nghe.
Qúy vị và các bạn muốn chia sẻ quan điểm về đề xuất đổi tên nước Việt Nam hoặc muốn góp ý tham luận với các khách mời của chương trình và bạn đọc khắp nơi, xin vui lòng gửi vào phần Ý Kiến dưới đây.
Trà Mi hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA tuần tới.
02.05.2013
Trà Mi
(VOA)
Chính quyền lúng túng khi dân gom vàng
Việt Nam tạm thời từ bỏ mục tiêu ổn định giá vàng
Chính quyền Việt Nam hiện đang bất lực nhìn khoảng cách giữa giá
vàng Việt Nam và thế giới tăng cao, có lúc lên tới gần bảy triệu đồng
(khoảng 330 đôla) trong thời gian vừa qua, theo các chuyên gia.
Đề cập tới chuyện giá vàng vẫn tăng bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước bán đấu giá tới 12 tấn vàng trong khoảng một tháng qua, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
"Ông ấy [Thống đốc Nguyễn Văn Bình] nói rằng là ổn định thị trường vàng nhưng không ổn định giá. Thế thì ổn định thị trường mà lại không ổn định giá thì...ổn định thị trường kiểu gì.
"Thứ hai nữa là ông ấy tổ chức đấu thầu nhưng những điều kiện tham gia đấu thầu rất cao. Tức là phải đặt thầu từ 40-100 lượng vàng, tương đương với 40 tỷ đồng.
"Thế thì phần lớn chỉ có các ngân hàng thương mại mới có thể tham gia."
Tuy nhiên Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long nói với BBC Ngân hàng Nhà nước đang có mục tiêu khác với bình ổn giá:
"Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là muốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại đóng trạng thái ở nước ngoài và có vàng trả lại cho người dân thì mình cũng không nên đòi hỏi kéo giá lại gần giá thế giới vì cùng một lúc không thể làm nhiều việc được.
"Còn về ý định của nhà nước thì cũng tốt thôi, cũng muốn làm sao để vàng không thể lũng đoạn chính sách ngoại hối được.
"Nhưng về lâu về dài cũng phải có tính cách thị trường, nhà nước chỉ đứng ra để quản lý, giám sát, tổ chức thôi chứ còn thị trường vàng rất linh hoạt, giá vàng là giá thế giới quyết định [nên] cố gắng chỉ huy nó cũng rất khó.
"Nên tạo điều kiện để thị trường quyết định, làm sao hình thành những sàn vàng để những doanh nghiệp đứng ra kinh doanh với nhau."
Ông Long nói người ta chỉ có thể hy vọng vào sự thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và thế giới sau mốc này.
Mặc dù vậy Tiến sỹ Doanh đặt câu hỏi liệu việc bán đấu giá vàng như trong 12 phiên vừa qua còn tiếp tục sau ngày 30/6 không:
"Câu hỏi rất lớn là sau 30/6 có tiếp tục đấu thầu nữa không và thị trường vàng sẽ được ổn định thế nào.
"Và cái gọi là thị trường ấy gồm những ai tham gia vào đấy.
"Nếu mà thị trường chỉ có một bên độc quyền đấu thầu còn số người tham gia có điều kiện rất ngặt nghèo thế này thì đấy chỉ là thị trường rất là hạn hẹp đối với những người được chọn lọc mà thôi."
Ông Doanh cũng chất vấn chuyện Ngân hàng Nhà nước đích thân đứng ra tổ chức đấu thầu vàng:
"Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là quản lý nhà nước, ban hành luật lệ và thực hiện luật pháp chứ không phải trực tiếp đứng ra đấu thầu vàng.
"Tình hình mà cứ bộ nào quản cái gì thì đấu thầu cái ấy thì tôi nghĩ rằng sẽ có hiện tượng Bộ Nông nghiệp sẽ đi đấu thầu gạo hay hồ tiêu, Bộ Xây dựng sẽ đấu thầu xi măng hay sắt thép thì tôi không hiểu quản lý nhà nước ở đây nó sẽ như thế nào."
Tiến sỹ Doanh cũng nói ông "hoan nghênh" Thanh tra nhà nước đã bắt đầu thanh tra đối với hoạt động liên quan tới vàng của Ngân hàng Nhà nước và mong Thanh tra sớm công bố kết quả.
Ông cũng cho rằng chỉ sau ngày 30/6, khi việc "tất toán trạng thái vàng" của các ngân hàng đã được thực hiện, thì thị trường vàng mới có thể ổn định.
Ông Doanh đặt câu hỏi "lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy"
Theo Tiến sỹ Thành, giá vàng trong nước chỉ có thể coi là bình ổn khi chênh lệch với giá thế giới khoảng một triệu đồng.
Trong khi đó ông Lê Đăng Doanh cũng dẫn lại lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nói hồi năm 2011 rằng chênh lệch phải được giữ ở mức 400.000 đồng và khoảng cách trên mức này báo hiệu sự "đầu cơ" vàng.
Ông Doanh bình luận thêm:
"Tôi không hiểu sự nhất quán trong chính sách của ông Thống đốc trong chính sách đối với vàng như thế nào, đâu là ổn định thị trường vàng, đâu là ổn định giá và tại sao lại có việc đột ngột thôi không thực hiện mục tiêu bình ổn giá nữa.
"Trong khi đó các chuyên gia đều nói rằng cần thành lập một sàn vàng và tạo ra sự liên thông giữa thị trường vàng Việt Nam và thế giới để ngăn chặn đầu cơ bởi đầu cơ sẽ dẫn đến mất nhiều ngoại tệ và ngân sách nhà nước cũng không thu thuế được từ những phi vụ đó.
"Câu hỏi được đặt ra là lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy.
"Tôi mong là sắp tới đây tại kỳ họp quốc hội câu hỏi này sẽ được đưa ra chất vấn và có câu trả lời thích đáng."
Theo ông người dân sẽ tìm cách sử dụng vàng của họ mà nhà nước không thể kiểm soát nổi nếu không có sàn giao dịch vàng công khai.
Trong khi đó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Nguyễn Thành Long nói nhu cầu vàng ở Việt Nam như "thùng không đáy".
Ông giải thích thêm: "Đó là kinh nghiệm của tôi hơn 20 năm kinh doanh vàng thì thấy như vậy, đúng là một thùng không đáy.
"Tức là khi giá cao hơn giá thế giới thì cũng có chuyện chảy máu vàng còn khi giá thấp cũng có chuyện tương tự.
"Khi vàng giá thấp thì gần như không đủ cung ứng. Nếu bán thấp người ta mua hết.
"Không biết ai mua, nhưng cầu của nó cao lắm."
Ông Long nói chỉ có người dân là chịu thiệt trước các quyết định nhắm tới thị trường vàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ việc chọn SJC là thương hiệu độc quyền tới việc độc quyền nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước.
"Nói thiệt hại là thiệt hại của người tiêu dùng, người dân, người sở hữu vàng những thương hiệu khác còn những ông chủ thương hiệu khác vừa qua người ta tích lũy được, người ta được lời nhiều lắm," ông Long nói.
"Từ vàng của người ta chuyển sang SJC họ đã được lợi 4, 5, 6 triệu rồi."
"...Tôi nghĩ người dân vẫn là người thiệt hại.
"Nhà nước cũng có những ý tốt nhưng khi thực thi nó không được như ý."
Với giá vàng như trong thời gian qua, ông Doanh nói con số này sẽ lớn hơn và Hiệp hội vàng thế giới đã có thống kê cụ thể .
Hiệp hội nói chỉ riêng vàng nữ trang nhập vào Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 đã là hơn 25 tấn và báo Lao Động nói đây có thể là vàng nhập lậu hoàn toàn vì Việt Nam chưa cấp phép cho công ty nào nhập vàng nữ trang.
Nhưng ông Long nói con số của Hiệp hội vàng thế giới "quá cao" do họ coi như vàng nhập vào Campuchia cũng đồng nghĩa với nhập vào Việt Nam.
Mặc dù vậy ông thừa nhận rằng việc ngăn cản vàng nhập lậu là không khả thi.
Trước câu hỏi khi nào lượng vàng trong dân có thể được huy động vào nền kinh tế, ông Long nói:
"Nếu kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển thì người ta cũng sẽ chia tài sản vào thị trường chứng khoán và tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
"Nếu tiền đồng mất giá và thị trường chứng khoán liên tục rớt giá thì người ta sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng."
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Đề cập tới chuyện giá vàng vẫn tăng bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước bán đấu giá tới 12 tấn vàng trong khoảng một tháng qua, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
"Ông ấy [Thống đốc Nguyễn Văn Bình] nói rằng là ổn định thị trường vàng nhưng không ổn định giá. Thế thì ổn định thị trường mà lại không ổn định giá thì...ổn định thị trường kiểu gì.
"Thứ hai nữa là ông ấy tổ chức đấu thầu nhưng những điều kiện tham gia đấu thầu rất cao. Tức là phải đặt thầu từ 40-100 lượng vàng, tương đương với 40 tỷ đồng.
"Thế thì phần lớn chỉ có các ngân hàng thương mại mới có thể tham gia."
Tuy nhiên Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long nói với BBC Ngân hàng Nhà nước đang có mục tiêu khác với bình ổn giá:
"Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là muốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại đóng trạng thái ở nước ngoài và có vàng trả lại cho người dân thì mình cũng không nên đòi hỏi kéo giá lại gần giá thế giới vì cùng một lúc không thể làm nhiều việc được.
"Còn về ý định của nhà nước thì cũng tốt thôi, cũng muốn làm sao để vàng không thể lũng đoạn chính sách ngoại hối được.
"Nhưng về lâu về dài cũng phải có tính cách thị trường, nhà nước chỉ đứng ra để quản lý, giám sát, tổ chức thôi chứ còn thị trường vàng rất linh hoạt, giá vàng là giá thế giới quyết định [nên] cố gắng chỉ huy nó cũng rất khó.
"Nên tạo điều kiện để thị trường quyết định, làm sao hình thành những sàn vàng để những doanh nghiệp đứng ra kinh doanh với nhau."
Mốc 30/6
"Tình hình mà cứ bộ nào quản cái gì thì đấu thầu cái ấy thì tôi nghĩ rằng sẽ có hiện tượng Bộ Nông nghiệp sẽ đi đấu thầu gạo hay hồ tiêu, Bộ Xây dựng sẽ đấu thầu xi măng hay sắt thép thì tôi không hiểu quản lý nhà nước ở đây nó sẽ như thế nào?"Các ngân hàng ở Việt Nam sẽ buộc phải hoàn trả vàng đã huy động từ người dân và đóng các khoản cho vay bằng vàng vào ngày 30/6.
Ông Long nói người ta chỉ có thể hy vọng vào sự thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và thế giới sau mốc này.
Mặc dù vậy Tiến sỹ Doanh đặt câu hỏi liệu việc bán đấu giá vàng như trong 12 phiên vừa qua còn tiếp tục sau ngày 30/6 không:
"Câu hỏi rất lớn là sau 30/6 có tiếp tục đấu thầu nữa không và thị trường vàng sẽ được ổn định thế nào.
"Và cái gọi là thị trường ấy gồm những ai tham gia vào đấy.
"Nếu mà thị trường chỉ có một bên độc quyền đấu thầu còn số người tham gia có điều kiện rất ngặt nghèo thế này thì đấy chỉ là thị trường rất là hạn hẹp đối với những người được chọn lọc mà thôi."
Ông Doanh cũng chất vấn chuyện Ngân hàng Nhà nước đích thân đứng ra tổ chức đấu thầu vàng:
"Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là quản lý nhà nước, ban hành luật lệ và thực hiện luật pháp chứ không phải trực tiếp đứng ra đấu thầu vàng.
"Tình hình mà cứ bộ nào quản cái gì thì đấu thầu cái ấy thì tôi nghĩ rằng sẽ có hiện tượng Bộ Nông nghiệp sẽ đi đấu thầu gạo hay hồ tiêu, Bộ Xây dựng sẽ đấu thầu xi măng hay sắt thép thì tôi không hiểu quản lý nhà nước ở đây nó sẽ như thế nào."
Tiến sỹ Doanh cũng nói ông "hoan nghênh" Thanh tra nhà nước đã bắt đầu thanh tra đối với hoạt động liên quan tới vàng của Ngân hàng Nhà nước và mong Thanh tra sớm công bố kết quả.
'Nhóm lợi ích'
Bình luận với báo chí trong nước, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói Ngân hàng Nhà nước đang "học cách chơi" trong vấn đề quản lý thị trường vàng.Ông cũng cho rằng chỉ sau ngày 30/6, khi việc "tất toán trạng thái vàng" của các ngân hàng đã được thực hiện, thì thị trường vàng mới có thể ổn định.
Ông Doanh đặt câu hỏi "lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy"
Theo Tiến sỹ Thành, giá vàng trong nước chỉ có thể coi là bình ổn khi chênh lệch với giá thế giới khoảng một triệu đồng.
Trong khi đó ông Lê Đăng Doanh cũng dẫn lại lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nói hồi năm 2011 rằng chênh lệch phải được giữ ở mức 400.000 đồng và khoảng cách trên mức này báo hiệu sự "đầu cơ" vàng.
Ông Doanh bình luận thêm:
"Tôi không hiểu sự nhất quán trong chính sách của ông Thống đốc trong chính sách đối với vàng như thế nào, đâu là ổn định thị trường vàng, đâu là ổn định giá và tại sao lại có việc đột ngột thôi không thực hiện mục tiêu bình ổn giá nữa.
"Trong khi đó các chuyên gia đều nói rằng cần thành lập một sàn vàng và tạo ra sự liên thông giữa thị trường vàng Việt Nam và thế giới để ngăn chặn đầu cơ bởi đầu cơ sẽ dẫn đến mất nhiều ngoại tệ và ngân sách nhà nước cũng không thu thuế được từ những phi vụ đó.
"Câu hỏi được đặt ra là lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy.
"Tôi mong là sắp tới đây tại kỳ họp quốc hội câu hỏi này sẽ được đưa ra chất vấn và có câu trả lời thích đáng."
Vàng trong dân
"Nhà nước cũng có những ý tốt nhưng khi thực thi nó không được như ý"Tiến sỹ Doanh nói lượng vàng mà người dân đang giữ ở mức từ 300-400 tấn và nguồn tài sản này hiện đang không được huy động.
Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng
Theo ông người dân sẽ tìm cách sử dụng vàng của họ mà nhà nước không thể kiểm soát nổi nếu không có sàn giao dịch vàng công khai.
Trong khi đó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Nguyễn Thành Long nói nhu cầu vàng ở Việt Nam như "thùng không đáy".
Ông giải thích thêm: "Đó là kinh nghiệm của tôi hơn 20 năm kinh doanh vàng thì thấy như vậy, đúng là một thùng không đáy.
"Tức là khi giá cao hơn giá thế giới thì cũng có chuyện chảy máu vàng còn khi giá thấp cũng có chuyện tương tự.
"Khi vàng giá thấp thì gần như không đủ cung ứng. Nếu bán thấp người ta mua hết.
"Không biết ai mua, nhưng cầu của nó cao lắm."
Ông Long nói chỉ có người dân là chịu thiệt trước các quyết định nhắm tới thị trường vàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ việc chọn SJC là thương hiệu độc quyền tới việc độc quyền nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước.
"Nói thiệt hại là thiệt hại của người tiêu dùng, người dân, người sở hữu vàng những thương hiệu khác còn những ông chủ thương hiệu khác vừa qua người ta tích lũy được, người ta được lời nhiều lắm," ông Long nói.
"Từ vàng của người ta chuyển sang SJC họ đã được lợi 4, 5, 6 triệu rồi."
"...Tôi nghĩ người dân vẫn là người thiệt hại.
"Nhà nước cũng có những ý tốt nhưng khi thực thi nó không được như ý."
Vàng nhập lậu
"Nếu tiền đồng mất giá và thị trường chứng khoán liên tục rớt giá thì người ta sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng."Tiến sỹ Doanh nói Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng thừa nhận từ trước khi giá vàng tăng cao như vừa qua rằng lượng vàng nhập lậu có thể ở mức từ 20-40 tấn mỗi năm.
Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long
Với giá vàng như trong thời gian qua, ông Doanh nói con số này sẽ lớn hơn và Hiệp hội vàng thế giới đã có thống kê cụ thể .
Hiệp hội nói chỉ riêng vàng nữ trang nhập vào Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 đã là hơn 25 tấn và báo Lao Động nói đây có thể là vàng nhập lậu hoàn toàn vì Việt Nam chưa cấp phép cho công ty nào nhập vàng nữ trang.
Nhưng ông Long nói con số của Hiệp hội vàng thế giới "quá cao" do họ coi như vàng nhập vào Campuchia cũng đồng nghĩa với nhập vào Việt Nam.
Mặc dù vậy ông thừa nhận rằng việc ngăn cản vàng nhập lậu là không khả thi.
Trước câu hỏi khi nào lượng vàng trong dân có thể được huy động vào nền kinh tế, ông Long nói:
"Nếu kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển thì người ta cũng sẽ chia tài sản vào thị trường chứng khoán và tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
"Nếu tiền đồng mất giá và thị trường chứng khoán liên tục rớt giá thì người ta sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng."
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Việt nam, Trung quốc và xung đọt ở Biển Đông nam Á
Thoả thuận tháng 10 năm 2011 giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc giải quyết
tranh chấp lãnh thổ và biển ở biển Đông Nam Á (biển Đông) một cách hòa
bình ban đầu đã được chào đón với những nụ cười, chủ yếu là vì dường như
nó hứa hẹn một giai đoạn tạm ngơi đi các căng thẳng đang xấu thêm giữa
hai nước Leninist láng giềng này. Nhưng những nụ cười hồi hộp trong việc
chính trị hệ trọng này của Đông Á chưa bao giờ chứa đựng nhiều thông
tin. Và từ chỗ đứng của năm 2013 rõ ràng thoả thuận trên giấy đó đã
không giải quyết được những cội rễ của những căng thẳng và, trên thực tế
đã thất bại ngay cả trong việc “che đậy” sự tranh chấp. Chỉ một tháng
sau khi hiệp định được ký kết, một đoạn băng video tiếng Việt không rõ
nguồn tung lên cảnh một tàu biên phòng Việt Nam đâm một tàu hải giám
Trung Quốc (TQ) tại một địa điểm không tiết lộ. Bắc Kinh không có phản
ứng chính thức nào về sự cố này, một dấu hiệu cho thấy sự cố quả thực
xảy ra khá gần Việt Nam. Chỉ một vài ngày sau đó thì các giới chức Việt
Nam và TQ họp tại APEC ở Honolulu. Ở đó, Tổng thống Obama và Hồ Cẩm Đào
tiếp tục cuộc đối thoại căng thẳng, theo sau là một thông báo của Tổng
thống Obama rằng Hoa Kỳ đã gần hoàn tất thỏa thuận Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) hình thành một cộng đồng kinh tế không có TQ, bao gồm
Úc, New Zealand, Malaysia, Singapore, Chile, Peru, và đáng chú ý là có
Việt Nam. Dự kiến Nhật Bản sẽ gia nhập sớm. Với một cách lý giải nào đó,
Bắc Kinh xem TPP như là một chỉ dấu về những cố gắng của Washington
nhằm hạn chế sức mạnh của họ và đã phản ứng bằng nhiều nỗ lực khác nhau
nhằm giảm thiểu bất kỳ tác động bất lợi nào, chủ yếu bằng cách ký thỏa
thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều đối tác
khác. Các diễn biến khác, đặc biệt căng thẳng giữa Trung – Nhật, đi
ngược lại diễn tiến vừa nêu.
Trong vòng 18 tháng kể từ cuộc họp APEC, nhiều việc đã xảy ra, nhưng
tuyệt đối không có việc nào thuộc dạng làm giảm đi những căng thẳng ở
biển Đông Nam Á. Quả thế, chúng tôi sẽ lập luận ở đây rằng hành vi của
Bắc Kinh trong giai đoạn này chỉ có thể được hiểu như là một quá trình
bành trướng theo chủ nghĩa đế quốc mới thuộc loại chính sách ngoại giao
pháo hạm. Việc đầu tiên là giằng co của TQ-Philippines tại bãi cạn
Scarborough, ở đó TQ chiếm giữ các vùng biển và các thể địa lí mà
Philippines tuyên bố chủ quyền từ lâu và từ chối rời đi. Việc thứ hai là
sự phá sản đáng kinh ngạc về tính thích đáng của ASEAN trong các vấn đề
ngoại giao, gây ra do sự biểu lộ của Phnom Penh rằng lập trường của họ
đối với biển Đông Nam Á là Bắc Kinh muốn sao thì nó phải như vậy. Việc
thứ ba là việc chính thức hóa tuyên bố chủ quyền “lưỡi bò” bất hợp pháp
của TQ đối với 80 phần trăm biển Đông Nam Á qua việc thành lập “thành
phố Tam Sa”, một quyền pháp lý có chẳng có cơ sở nào trong luật pháp
quốc tế. (Hãy tưởng tượng một nước bất kỳ nào khác, kể cả Hoa Kỳ thời
hoàng kim đế quốc của mình thực hiện điều tương tự. Thôi được, có thể là
một ví dụ tồi!). Lưỡi bò bây giờ điểm tô các hộ chiếu TQ, các bản đồ
(bao gồm cả một số được bán tại Philippines) và các con dấu chính thức
của TQ. Việc thứ tư là tăng cường các cuộc tập trận hải quân khiêu khích
từ năm 2008 kể cả “tăng thêm tuần tra” trên vùng biển với 24 tàu hải
giám bổ sung, trong đó gần một nửa là tàu chiến cải biến, chúng “… không
có nhiệm vụ nào khác ngoài việc chèn ép các nước khác phải khuất phục
trước yêu sách bành trướng của TQ”[ii] trên cái lưỡi bò mà Bắc Kinh
không có tuyện bố chủ quyền hợp pháp đối với nó. Việc cuối, nhưng không
kém phần đáng lo ngại, là tiếp tục cổ vũ chủ nghĩa dân tộc và “số phận
đã định” như một phương tiện kích động sự hậu thuẫn trong nước. Một xu
hướng không những đề cao về sự cần thiết cho “ổn định khu vực” (theo
ngôn từ của Bắc Kinh) mà còn có vẻ mời gọi các xu hướng siêu quốc gia và
thậm chí phát xít trong chính trị TQ, điều này không có chút cường điệu
nào.
Những phát triển khác trong khu vực cũng không làm dịu căng thẳng. Ví dụ
rõ ràng nhất là vụ giằng co quanh quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, mà Bắc
Kinh dường như sẵn sàng theo đuổi bằng mọi giá, trong vòng một năm qua
tranh chấp đã trở nên tồi tệ hơn mà không có dấu hiệu dừng lại. Nếu cuộc
xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát thì toàn bộ khu vực sẽ bị biến dạng.
Ngoài ra, có nhiều điều không chắc chắn về việc Mỹ sẽ phản ứng như thế
nào. Tình thế với CHDCND Triều Tiên cũng có tác động đối với thế trận an
ninh của Mỹ. Đã có dấu hiệu cho thấy rằng Philippines mong muốn một
dạng sức mạnh hải quân cốt yếu nào đó của Mỹ quay trở lại Subic Bay.
Cuối cùng chúng ta đã thấy sự phát triển của một cuộc chạy đua vũ trang
thực sự ở Đông Á, một phần bị thúc đẩy bởi sự mở rộng quân sự có thể dự
đoán phần nào của Bắc Kinh. Người hưởng lợi lớn ở đây dường như là Nga
và Mỹ. Kẻ thua là an ninh khu vực và hàng loạt các mục tiêu đáng giá mà
tiền sẽ không được chi vào. Có lẽ yếu tố đáng lo ngại nhất trong nền
chính trị khu vực là dường như không có khả năng giới tinh hoa chính trị
vượt qua “chính trị thể diện”, một thuộc tính văn hóa thâm căn cố đế
của Đông Á từ lâu sống lâu hơn tính hữu dụng của nó. Tất cả những điều
trên thậm chí còn làm các nhà quan sát thận trọng lo lắng về các căng
thẳng trong khu vực.
Sự dai dẳng của tình trạng căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á trong
bối cảnh của một cảnh quan khu vực địa chính trị năng động tạo cơ hội để
xem xét lại những ưu và nhược điểm của các tuyên bố chủ quyền xung khắc
của nhà nước Việt Nam và TQ ở biển Đông Nam Á, để khám phá những động
lực chính trị trong nước và quốc tế gây kích động cuộc xung đột, và để
suy tư về các điều kiện theo đó cuộc xung đột có thể giải quyết một cách
không bạo lực. Vì hầu hết chúng ta đã quen thuộc với trường hợp Việt
Nam, chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt trong việc tháo dỡ mặt chính
trị về vị thế của Việt Nam trong cuộc xung đột. Hơn nữa, chúng tôi làm
như vậy từ một tầm nhìn được đào tạo về một quan điểm của Việt Nam và
giả định, dưới ánh sáng của các bằng chứng, rằng tuyên bố của Việt Nam
thực sự hợp pháp. Chúng tôi thăm dò những cách mà Việt Nam có thể nâng
cao lợi ích của mình khi đối mặt với chủ nghĩa đế quốc TQ.
Trên tổng thể, chúng tôi cho rằng một cuộc chiến tranh Trung-Việt nữa sẽ
là thảm hoạ. Nhưng vẫn còn khó để hình dung ra một giải pháp hòa bình
có thể đạt tới như thế nào mà không có những thay đổi cơ bản trong các
tính toán chính trị hiện tại. Để hiểu rõ hơn cuộc xung đột và lý do tại
sao các ý đồ của Bắc Kinh đối với khu vực là không thể chấp nhận được
đòi hỏi một quan điểm lịch sử đối với những tuyên bố xung khắc, chú ý
đến thái độ và hành vi ẩn bên dưới các rắc rối gần đây, và lưu ý rằng
các yêu sách của Bắc Kinh to tát và bất hợp pháp nhường nào. Rõ ràng TQ
là một nước lớn mạnh và là còn là một siêu cường đang trỗi dậy. Nhưng
điều này không phải có nghĩa là Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. Có vẻ giải
pháp duy nhất đối với Bắc Kinh sẽ là từ bỏ tuyên bố bất hợp pháp của
mình theo tiêu đề của một hiệp ước đa phương khu vực và một bộ quy tắc
ứng xử có tính ràng buộc. Đạt được kết quả như vậy sẽ đòi hỏi đề cao
việc không khuyến khích đối với các thứ chủ nghĩa bành trướng và nền
ngoại giao pháo hạm mà Bắc Kinh dường như có ý muốn thực hành. Điều đó
cũng sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo ở Việt Nam vung bồi với nhiệt tâm hơn
tính chính đáng quốc tế và trong nước.
Thực tế lịch sử không ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đánh giá các yêu sách hợp pháp kích động
các tranh chấp giữa Việt Nam và TQ nói riêng. Các khía cạnh lịch sử
tranh chấp hiện tại rất khó tóm tắt ngắn gọn. Sẽ hữu ích khi tách cuộc
xung đột thành ba khu riêng biệt dù có liên kết với nhau. Thứ nhất là
tình trạng của quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển liền kề mà Hà Nội, Bắc
Kinh và Đài Bắc đều tuyên bố chủ quyền. Thứ hai là tình trạng của quần
đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề mà Việt Nam và TQ là hai trong số
năm nước có yêu sách, gồm có Philippines, Malaysia và Brunei. Cuối cùng
đó là tình trạng của chính biển Đông Nam Á – một khu vực biển rộng lớn
mà cho đến nay đã bị gọi sai là biển Nam Trung Hoa. Việc chỉ định tên
gọi địa lý biển Nam Trung Hoa là không phù hợp cho một vùng biển nằm
trong khu vực Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế, nên ngừng và từ bỏ cách
gọi như vậy.
Quần đảo Hoàng Sa
Đối với quần đảo Hoàng Sa, các bằng chứng như sau. Trong giai đoạn Việt
Nam chia thành hai lãnh địa dưới thời vua Lê, năm 1774, nhà viết sử Lê
Quý Đôn ghi lại các chuyến đi hàng năm do chúa Nguyễn của Đàng Trong
(miền Nam) phái ra quần đảo Hoàng Sa trong quyển Phủ biên tạp lục (府 编 杂
录).
Khi Việt Nam thống nhất, vị vua đầu là Gia Long tuyên bố chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa năm 1816.[iii] Gia Long và hai vị vua sau đó thể
hiện chủ quyền và kiểm soát các hòn đảo thông qua các chuyến đi chính
thức lặp đi lặp lại được ghi chép kỹ lưỡng vào tài liệu và báo cáo trong
hơn năm thập kỷ. Từ 1835-1838, vua Minh Mạng hàng năm đều phái lính ra
quần đảo Hoàng Sa, vua Thiệu Trị cũng làm như thế cho đến năm 1854.[iv]
Những hành động liên tục này thể hiện rõ ràng quyền kiểm soát quần đảo
Hoàng Sa.
Pháp thuộc đia hóa Việt Nam năm 1884 tiếp theo sau là một thời kỳ xao
lãng. Tỉnh Quảng Đông, chưa từng là một quốc gia có chủ quyền, đã đưa ra
tuyên bố chủ quyền lần đầu đối với quần đảo Hoàng Sa bắt đầu vào năm
1909. Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đã tuyên bố lần đầu và chỉ đối với quần
đảo Hoàng Sa vào năm 1932, trong một bản thông cáo gửi cho người Pháp.
THDQ nêu ra hai lý do, cả hai đều bất hợp pháp. Lý do thứ nhất là do
trong quá khứ Việt Nam là chư hầu của TQ nên quần đảo này là của TQ. Lý
do thứ hai, thường được chính quyền TQ nêu ra, là thoả thuận đã ký kết
tại Bắc Kinh vào năm 1887 (khoảng 70 năm sau tuyên bố ban đầu của Gia
Long) giữa Thống đốc Pháp ở Bắc Ký và TQ với tiêu đề “Công ước về phân
định biên giới giữa TQ và Bắc Bộ”. Thoả thuận này chỉ trên vịnh Bắc Bộ
có nêu rằng các đảo phía đông kinh tuyến 105° 43′ thuộc về TQ. Tuy
nhiên, điều quan trọng là quần đảo Hoàng Sa, tuy nằm về phía đông của
105° 43′ nhưng lại ở ngoài khơi bờ biển An Nam, miền Trung Việt Nam hiện
nay, không thuộc quyền quản hạt của Bắc Bộ.
Chịu thua trước sức ép của các quan chức địa phương Việt và Pháp,[v]
ngày 08 tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.[vi] Năm 1933, Pháp chính
thức tái khẳng định chủ quyền.[vii] Tuy nhiên, họ chỉ chiếm nhóm đảo
Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ
quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937. Trong quảng
thời gian Pháp xao lãng, ít nhất là một công ty Nhật đăng ký dưới tên
một người TQ và sử dụng công nhân TQ đã bắt đầu khai thác phân chim trên
đảo Phú Lâm, nằm trong nhóm An Vĩnh của quần đảo. Pháp phái một nhóm
cảnh sát bản địa tới đây vào năm 1939.[viii] Sau Thế chiến II người Pháp
không trở lại đảo Phú Lâm nhưng đã trở lại đảo Hoàng Sa tái chiếm đóng
nhóm Trăng Khuyết của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 rồi chuyển giao
quyền kiểm soát chủ quyền cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau
khi Nhật thua trận, THDQ nắm quyền kiểm soát đối với nhóm An Vĩnh, nhóm
có đảo Phú Lâm. Năm 1955, CHNDTH nắm quyền kiểm soát. Năm 1974, CHNDTH
chiếm nhóm Trăng Khuyết bằng vũ lực, dẫn đến cái chết của 54 lính Việt
Nam và 48 người khác cùng một cố vấn quân sự Mỹ bị tạm giữ. TQ vẫn tiếp
tục kiểm soát bất hợp pháp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974.
Quần đảo Trường Sa
Tiếp theo chúng ta chuyển sang quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền
kề. Quần đảo Trường Sa bao gồm 36 đảo nhỏ và hơn một trăm mỏm đá và bãi
cát với tổng diện tích 5 km², nhưng lan rộng trên một vùng biển khoảng
600.000 km². Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, 0,5 km², do Đài Loan chiếm
đóng kể từ sau Thế chiến II. Quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được Pháp
tuyên bố chủ quyền một phần vào năm 1887, và sau đó toàn bộ năm 1933
nhưterra nullius (đất không chủ) để ngăn chặn Nhật Bản xâm nhập. Không
có phản đối từ Đài Loan.
Sau Thế chiến II, Pháp đã không tái khẳng định chủ quyền, nhưng VNCH đưa
quân đến nhiều đảo, trong khi Philippines cũng tuyên bố một số khu vực
như terra nullius. Malaysia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền đối với
nhiều rạn san hô và bãi cạn trong năm 1982 và 1983. THDQ không yêu sách
chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong Thông cáo năm 1932 của họ về
quần đảo Hoàng Sa.[ix] Năm 1946, lợi dụng nhiệm vụ do Đồng Minh giao bảo
vệ các khu vực trên vĩ tuyến 16, Tưởng Giới Thạch tuyên bố chủ quyền cả
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố của TQ tiếp theo
được CHNDTH thực hiện vào năm 1951, khi Chu Ân Lai tuyên bố quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn là lãnh thổ của TQ. Dường như tuyên bố
chủ quyền của TQ có rất nhiều khả năng được tiến hành phối hợp với Liên
Xô mà tại Hội nghị Hòa bình San Francisco tổ chức chỉ một tháng sau
tuyên bố của họ Chu, nước này đã đưa ra 13 sửa đổi cho Hiệp ước, trong
đó có một sửa đổi giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ. Các
sửa đổi này đã bị loại với tỉ lệ phiếu là 48-3.[x] Nhưng những nỗ lực
của Bắc Kinh để phô trương sức mạnh chỉ mới bắt đầu và các quan chức TQ
vẫn tiếp tục lập luận sai trái rằng Hiệp ước hòa bình San Francisco được
ký kết giữa Nhật và Đồng minh kết thúc chiến tranh thế giới II đã giao
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại cho TQ. Thật ra, hiệp ước quốc tế này
chỉ đơn giản nói rằng “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu cầu
đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.”[xi]
Hiệp ước hòa bình giữa THDQ (Đài Loan) và Nhật vào ngày 28 tháng 4 năm
1952 chỉ lặp lại những gì đã được ký kết giữa Nhật và Đồng minh. Nhật
Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa, và yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan
(Formosa) và Bành Hồ (Pescadores) cũng như quần đảo Trường Sa và quần
đảo Hoàng Sa theo quy định tại Điều 10 của Hiệp ước San Francisco.[xii]
Không có chỗ nào trong tài liệu này nói rằng các đảo đó được trả lại cho
THDQ, nhưng từ đó Bắc Kinh cứ giải thích như thế. Không chỉ vậy, họ còn
nói rằng “Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Nam Sa
[Trường Sa] trong một loạt các hội nghị quốc tế và thông lệ quốc tế sau
đó.”[xiii] Nhưng khẳng định của TQ rõ ràng là trái với chủ trương của
Hoa Kỳ “không theo lập trường nào đối với giá trị pháp lý của các tuyên
bố chủ quyền đối chọi nhau”. Hoàn toàn ngược lại, “Hoa Kỳ sẽ xem xét
nghiêm ngặt bất kỳ yêu sách biển nào hoặc bất kỳ hạn chế nào đối với
hoạt động trên biển trong biển Đông mà không phù hợp với luật pháp quốc
tế” (tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10 tháng 5 năm 1995).[xiv]
Ngoài ra, TQ cũng không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy họ đã từng
thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng như với quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa chưa bao giờ được mô tả như là một phần của
TQ trong các hồ sơ lịch sử. TQ cũng không chiếm đóng bất kỳ đảo nào của
quần đảo này bất kỳ thời điểm nào trước thập niên 1980, kể cả trong
thời hoàng kim của Trịnh Hòa. CHNDTH cho rằng người TQ phát hiện, đặt
tên, khai thác, tiến hành các hoạt động kinh tế và thực thi quyền tài
phán đầu tiên đối với các đảo trong biển Nam Trung Hoa.[xv] Tuy nhiên,
người ta có thể chỉ ra rằng ranh giới của TQ kết thúc tại đảo Hải Nam
sau khi kiểm tra cẩn thận các tài liệu lịch sử chính thức của TQ từ Lịch
sử nhà Minh (Minh Sử / 明 史), Lịch sử nhà Thanh (Thanh Sử Cảo/ 清史稿) và
các bản đồ Quảng Đông đã được vẽ ra qua nhiều triều đại và chính thức
công bố trong bộ bản đồ tinh tuý của Quảng Châu (广州 历史 地图 精粹 / Quảng
Châu lịch sử địa đồ tinh túy).[xvi] Nguồn này bao gồm các bản đồ hành
chính xuống đến cấp huyện và được biên soạn thời nhà Thanh và thời THDQ.
Một bản đồ thẩm quyền hơn có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (皇舆全览图) vì nó
được Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh ra lệnh làm. Bản đồ này được in
trên gỗ năm 1717 sau 10 năm nghiên cứu, vẽ bởi một nhóm giáo sĩ dòng Tên
có kiến thức Bản đồ học phương Tây. Lãnh thổ TQ cũng kết thúc tại đảo
Hải Nam.[xvii] Bản in sao chép trên đồng được giáo sĩ Dòng Tên Matteo
Ripa thực hiện vẫn còn lưu giữ ở một phần bộ sưu tập địa hình của vua
George III tại Thư viện Anh ở London.[xviii]
Tất cả những cuốn sách mà TQ kê ra nhằm mục đích thể hiện một bằng chứng
mơ hồ nào đó cho những hiểu biết của TQ về quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa đều là những ghi chép của những nhà du lịch và thám hiểm.
Rõ ràng TQ không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy rằng chính phủ của
họ đã có thẩm quyền, hay thậm chí đã xem quần đảo Hoàng Sa như là một
phần của TQ trước năm 1909. Do đó, tuyên bố “TQ là nước đầu tiên phát
hiện ra, đặt tên, khai phá, thực hiện các hoạt động kinh tế và thực thi
quyền chủ quyền” là không có giá trị. Về phần Việt Nam, tuyên bố chủ
quyền đối với Trường Sa chủ yếu dựa trên tuyên bố của Pháp. Bằng chứng
lịch sử khác khá mong manh, mặc dù có các ghi chép về các hoạt động của
Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ít ra từ năm 1776.
Điều này cuối cùng dẫn chúng ta tới công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng
Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai vào năm 1958. Công
hàm này đã trở thành tâm điểm cho các nỗ lực Bắc Kinh vo tròn bóp méo
lịch sử và suy diễn sai trái rằng Việt Nam đã từ bỏ tuyên bố chủ quyền
của mình, khi mà công hàm không hề nói điều đó. Nỗ lực của Bắc Kinh khi
chơi con bài Phạm Văn Đồng có ba vấn đề. Đầu tiên và quan trọng nhất,
công hàm Phạm Văn Đồng tỏ ý ủng hộ cho lãnh hải 12 hải lý trong bốn câu.
Không chỗ nào Phạm Văn Đồng tỏ ý rằng Việt Nam nhượng chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa cho TQ.
Thứ hai, Phạm Văn Đồng vào thời điểm đó thay mặt cho VNDCCH, trong khi
đó chính VNCH lại là nước đã nhận được sự chuyển giao quyền lực từ tay
người Pháp và đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này. Do đó, công
hàm Phạm Văn Đồng không có hiệu lực về vấn đề chủ quyền. Như một nhà
quan sát nói: “Người ta không thể từ bỏ một cái gì đó mà họ không nắm
quyền kiểm soát.”[xix] Cả VNCH lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam đều phản đối tuyên bố của TQ.
Cuối cùng, Bắc Việt Nam vừa đã bị chiến tranh vừa phụ thuộc nặng nề vào
viện trợ của TQ. Trong tình cảnh đặc biệt đó, ĐCSVN không có tư thế nào
để phản đối. Sau đó, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam
(được Bắc Việt Nam ủng hộ), khi lên tiếng phản đối việc TQ chiếm đóng
bằng bạo lực quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 đã kêu gọi giải quyết trên
cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt.[xx]
Điều cần cho Bắc Kinh và những người ủng hộ là nên loại bỏ các cứ liệu
lịch sử mơ hồ để ủng hộ các bằng chứng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong
đánh giá các tuyên bố về chủ quyền.
Đường chữ U và luật pháp quốc tế
Điều này dẫn đến thành phần cuối cùng của những rắc rối hiện tại. Tuyên
bố chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Trường Sa vào năm 1933 không gặp
sự phản đối của TQ. Tuy nhiên, tuyên bố của Pháp đã khiến một quan chức
THDQ là Bạch Mi Sơ bịa ra bản đồ hình chữ U 11 vạch, thu tóm 80 phần
trăm biển Đông Nam Á vào lãnh thổ của TQ.[xxi] Bản đồ này, in vào năm
1947, không có ghi tọa độ, và vẫn giữ nguyên không có tọa độ. Hình chữ U
11 vạch đã được CHNDTH chỉnh thành hình chữ U 9 vạch và nộp cho Liên
Hiêp Quốc (LHQ) năm 2009, yêu sách rằng khu vực được phân định đó là
lãnh thổ lịch sử của TQ. Cần nhấn mạnh rằng yêu sách trong đường chữ U
không được luật pháp quốc tế công nhận và do đó là hoàn toàn bất hợp
pháp. Có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh biết điều này. Có cách giải
thích nào khác việc Bắc Kinh cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh
cãi” lại đồng thời đề xuất cùng nhau khai thác tài nguyên? Điều sau mâu
thuẫn với điều trước hay tìm cách khôi phục lại huyền thoại về lòng hào
phóng của đế chế TQ xưa.
Những điều trình bày ở đây được định hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế
đã được thiết lập liên quan đến các yêu sách chủ quyền lãnh thổ có chủ
quyền. Hai bộ tiêu chuẩn được sử dụng trong bài viết này dựa trên các
quyết định trước đây của Tòa Án Quốc tế và của các Trọng tài quốc tế
khác, Hiến chương LHQ và Công ước về Luật Biển của LHQ (UNCLOS). Một
tuyên bố chủ quyền phải được phản ánh trong tuyên bố và các hành động
công khai của một chính phủ cấp quốc gia, chứ không phải chỉ do chính
quyền địa phương. Một tuyên bố phải bao gồm hai yếu tố, mỗi một yếu tố
đó phải cho thấy sự tồn tại: chủ định và ý muốn hành động như một chủ
quyền và một thực thi thực tế nào đó hoặc thể hiện tiếp tục thẩm quyền
đó. Một tuyên bố phải không bị tranh chấp tại thời điểm tới hạn
(critical time – thời điểm mà những hành động của các bên sau đó sẽ
không được xét tới) của việc công bố. Im lặng có nghĩa là mặc nhận. Một
tuyên bố phải không được thực hiện bằng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. Quyền
lịch sử với đại dương không được luật pháp quốc tế công nhận. Bằng
chứng về chủ quyền lịch sử phải là văn bản chính thức, chúng có ưu tiên
cao hơn các tài liệu lịch sử khác ghi nhận các hành động của một cơ quan
quốc gia. Bằng chứng lịch sử cũng phải minh bạch với các nguồn có thể
kiểm chứng được.
Bằng chứng cho thấy tuyên bố chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Bắc Kinh là giả trá và vô căn cứ. Kiểm tra cẩn thận các
tài liệu lịch sử chính thức TQ của nhà Minh và nhà Thanh đều cho thấy,
ranh giới theo lịch sử của TQ kết thúc tại đảo Hải Nam. Tất cả các sách
Bắc Kinh kê ra làm bằng chứng cho hiểu biết của TQ về quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa đều là những ghi chép của các nhà du lịch và thám
hiểm. Bắc Kinh không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy rằng chính phủ
của họ đã có thẩm quyền, thậm chí đã coi quần đảo Hoàng Sa là một phần
của TQ trước năm 1909, hơn 130 năm sau khi Việt Nam đã thiết lập tuyên
bố chủ quyền.
Động lực chính trị: Trong nước và quốc tế
Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam và TQ đều thèm muốn kiểm soát chủ
quyền đối với các đảo tranh chấp và các vùng biển liền kề. Cũng sẽ không
đáng ngạc nhiên là các bên thứ ba có quan tâm, trong đó có Hoa Kỳ, có
lợi ích trong cuộc xung đột này, vì tác động của nó về phạm vi quả thực
là tác động địa chính trị. Khu vực này rất giàu sinh vật biển và nằm
trên một trữ lượng dầu khí đáng kể dù chưa xác định rõ. Khu vực này là
một tuyến đường vận tải biển quan trọng và chiến lược. Nhưng cũng đáng
xem xét đến các động lực trong nước và quốc tế của cuộc xung đột, chúng
không phải luôn luôn rõ ràng.
Đối với Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế tương đối nhỏ và có đường
bờ biển dài với dân cư sinh sống phụ thuộc vào biển, tiếp cận/sử dụng
biển Đông thực sự là một lợi ích quốc gia sống còn. Tiềm năng đóng góp
của tài nguyên cho nền kinh tế của Việt Nam là to lớn. Không giống như
TQ, Việt Nam không có cả ngàn tỉ đô la ngoại hối và không có tầm với ra
toàn cầu mà TQ đang nhanh chóng phát triển. Thậm chí cơ bản hơn, tài
nguyên thiên nhiên của biển Đông Nam Á là rất quan trọng đối với sinh kế
của hàng triệu người Việt. Hành vi gần đây của TQ, bao gồm cả việc bắt
giữ bất hợp pháp tàu Việt Nam, là đặc biệt đáng tiếc. Cảnh một siêu
cường đòi tiền chuộc từ kẻ nghèo quả thực không đẹp chút nào. TQ cũng có
những lợi ích trong nước quan trọng. Trong số những lợi ích quan trọng
nhất này là tiếp cận/ khai thác các nguyên liệu, bao gồm hải sản và các
loại nhiên liệu hóa thạch. Sự thèm khát vô độ của TQ đối với nguyên liệu
thô là mối quan ngại toàn cầu và khuyến khích TQ đi đầu trong những nỗ
lực phát triển năng lượng thay thế. Trong khi đó, TQ không được phép gây
sức ép lên các nước nhỏ. Một khía cạnh di sản Đông Á có nhiều vấn đề
liên quan đến thể diện. Bắc Kinh không muốn bị mất mặt bằng cách thừa
nhận rằng các tuyên bố chủ quyền của họ là quá đáng.
Cũng quan trọng là việc nhận ra các sắc thái chính trị trong nước và
quốc tế của Việt Nam. Trong một bài viết gần đây, đồng nghiệp và cũng là
bạn của chúng tôi, Joseph Cheng, khẳng định rằng Hà Nội đã dung túng
hay khuyến khích các cuộc biểu tình để làm người dân quên đi sự yếu kém
của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên điều này rõ ràng là không đúng, và
phản ánh sự thiếu thông thạo của giáo sư Cheng với chính trị tại Việt
Nam. Sau khi tham dự một trong những cuộc biểu tình tại Hà Nội gần đây,
một trong những tác giả hiện nay có thể tự tin để nói rằng những người
phản đối các hành động của TQ là những người bình thường. Có chăng,
chính quyền Việt Nam đã muộn màng nhận ra rằng tính chính đáng pháp của
chính họ đang có vấn đề nếu họ không chịu đương đầu với TQ. Các cuộc nói
chuyện với nhiều người Việt Nam lứa tuổi trung niên mang lại một cảm
giác chung: sợ hãi trước viễn cảnh chiến tranh trở lại, nhưng cương
quyết đối mặt với chủ nghĩa đế quốc TQ. Công thức cũ mà mọi người Việt
Nam đều biết. Nếu Việt Nam cúi đầu trước TQ thì đơn giản là sẽ không có
một Việt Nam. Có một ít điều về chính trị có thể liên kết người Việt
trên toàn cầu với nhau nhưng chắc chắn việc tranh chấp biển với TQ nằm
trong số đó. Có lẽ khía cạnh quốc tế quan trọng nhất của cuộc xung đột
đã nẩy sinh để đáp ứng với cách tiếp cận vụng về và hung hăng của Bắc
Kinh là: Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng việc bảo vệ hoạt động tự do trong khu
vực là một lợi ích an ninh quốc gia.
Giải pháp?
Đối với Việt Nam và TQ để đạt được một giải pháp hòa bình, có ba rào cản
cần phải vượt qua. Đầu tiên, điều cần thiết là cả hai bên nên trình ra
một đánh giá khách quan về tuyên bố chủ quyền lịch sử do mỗi bên đưa ra.
Tuy nhiên, Bắc Kinh khó có thể chấp nhận. Thứ hai, có một nhu cầu TQ
dừng và từ bỏ các hành vi bất hợp pháp của họ trên vùng biển công (quốc
tế). Nhưng điều này cũng khó có thể xảy ra. Thứ ba, do tầm quan trọng
của biển Đông Nam Á đối với thương mại khu vực và thế giới, có một nhu
cầu các cường quốc khu vực và trên thế giới – và không chỉ TQ – đạt được
một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc đối với khu vực. Luật Biển
của LHQ (UNCLOS) có thể đóng một vai trò ở đó. Nó quy định rằng tất cả
các cấu trúc trên biển trong trạng thái tự nhiên của chúng, nếu là đảo
nhỏ và bãi cát trên biển Đông không thể duy trì sự sống của con người
thì không đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, ngoại trừ 12 hải lý
lãnh hải. Cách giải thích đó nếu được chấp nhận sẽ tách riêng ra được
một mảng lớn của khu vực này hiện đang có các tranh chấp lôi thôi và
nguy hiểm giữa các nước và đặt chúng vào loại biển công quốc tế. Tòa án
quốc tế về UNCLOS phải ở trong vị thế để cho ra ý kiến. TQ cũng có thể
phản đối điều này. Họ chỉ muốn đàm phán song phương về một vấn đề đa
phương để họ có thể gây sức ép lên các nước nhỏ hơn và yếu hơn. TQ đã
nhiều lần thả nổi đề xuất chia sẻ cùng với họ một số tài nguyên dầu khí
nào đó và kiểm soát thủy sản cho tới khi nào mà những nước khác chấp
nhận chủ quyền của họ đối với biển Đông Nam Á. Điều này là lố bịch. Nó
trông giống như một tên khổng lồ côn đồ đến nhà người khác đòi lấy hết
của cải và đe dọa giết họ nếu họ không đồng ý với một ít mẫu xương thừa
mà anh ta đã rộng rãi ban cho. Đối với chúng tôi, dường như giải pháp
duy nhất hợp lý để chia sẻ tài nguyên trên các vùng biển là phần phân
chia thực (net) từ khai thác tài nguyên tỉ lệ với chiều dài bờ biển liên
quan của các quốc gia xung quanh vùng biển, bỏ qua tất cả các cấu trúc
quốc gia trong vùng biển. Các quốc gia này gồm có TQ, Brunei, Malaysia,
Philippines và Việt Nam.
Nhìn trên bề mặt, ba điều kiện đặt ra ở trên có vẻ như khá phải chăng.
Tại sao không đưa vụ việc ra trọng tài? Tại sao không dừng lại việc giam
giữ bất hợp pháp tàu Việt Nam. Và tại sao không tìm kiếm một giải pháp
đa phương thừa nhận tầm quan trọng quốc tế của biển Đông Nam Á. Để thấy
lí do tại sao không đòi hỏi thẩm tra kỹ hơn các yêu sách và tham vọng
của Bắc Kinh trong khu vực, chúng là đế quốc chủ nghĩa trong bản chất.
Giáo sư Amitav đã đúng khi cho rằng TQ hiện nay đang tìm cách để mở rộng
học thuyết Monroe phiên bản TQ.
Có một nhu cầu thừa nhận rằng môi trường chính sách đối ngoại của Bắc
Kinh là một căn phòng phản âm trong đó tiếng vọng lặp lại các tuyên bố
mờ ảo được coi như là thật. Dù sự trỗi dậy của TQ ấn tượng ra sao, không
thể trông mong thế giới sẽ chấp nhận phiên bản Sự thật của Bắc Kinh, vì
phiên bản này thường là tự thoả mản mình (self-serving). Có một nhu cầu
cho các bên liên quan, trong đó có Mỹ, bảo đảm rằng TQ ngưng và từ bỏ
hành vi đáng khiển trách và thật ra là phạm tội của họ, đặc biệt khi nó
liên quan đến sinh kế của ngư dân Việt Nam và sức khỏe thân thể bị đe
dọa. Tất nhiên, làm thế nào để có thể đạt được điều này thì chưa thật rõ
ràng. Lạc quan nhất, tuyên bố của Bắc Kinh dựa trên sự kết hợp của lịch
sử hư ảo, bằng chứng mong manh, và các phát biểu sai sự thật, như được
minh họa ở trên. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng nhiều hơn là việc sở hữu
một vài đảo nhỏ và bãi cát. Họ muốn kiểm soát cả biển Đông Nam Á và buộc
các nước khác chịu sự kiểm soát, hoặc ít nhất nằm vào phạm vi ảnh hưởng
của họ trong khi chiếm hữu dầu khí và nguồn lợi thủy sản ở biển Đông
Nam Á.
Việt Nam: Con đường thứ ba?
Một đặc điểm thú vị của tình trạng khó khăn của Việt Nam đã được lưu
hành trong một thời gian. Đặc tính này được cho là tiêu biểu cho các
quan tâm cơ bản của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà nguồn gốc chính xác từ
đâu chúng ta không biết, nói theo lời truyền miệng sau: “Theo Mỹ thì mất
chế độ, theo TQ thì mất nước”. Câu châm biếm này, dù hài hước trong
nhiều khía cạnh, nói lên một tình thế nan giải sâu sắc mà ban lãnh đạo
Việt Nam đang đối mặt, tiến thoái lưỡng nan, dù không phải là mới nhưng
có một sự thích đáng mới, và đòi hỏi một cách tiếp cận mới. Trước hết,
chúng ta hãy mổ xẻ nan đề này, cả điều kiện tổng quát lẫn đối với biển
Đông Nam Á. Sau đó chúng ta có thể quan sát các tác động đối với Việt
Nam. Điều này đưa chúng tôi đến việc đề xuất một con đường thứ ba có
liên quan đến việc không mất nước mà cũng không nhấn Việt Nam chìm vào
hỗn loạn.
Đối phó với một TQ bành trướng hay – nói một cách xây dựng hơn – thiết
lập quan hệ đối tác với một TQ đang trỗi dậy, có thể là một vấn đề “mới”
cho phần lớn các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam đang và luôn luôn
là một thực tế sống còn. Đối với ĐCSVN, TQ luôn luôn đặt ra những cơ
hội và các đe dọa. Một mặt, ĐCSTQ đã từng viện trợ Việt Nam về vật chất
và phi vật chất tại nhiều thời điểm quan trọng trong cuộc đấu tranh
giành độc lập của Việt Nam. Mặt khác, ĐCSTQ đã tìm cách thao túng, làm
suy yếu, và thách thức nền độc lập của Việt Nam. Đây cũng là trường hợp
mà các mối quan hệ lịch sử của ĐCSVN với ĐCSTQ là một điểm nhức nhối
trong chính trị nội bộ của Việt Nam. Một phần là do việc áp dụng tai hại
cải cách ruộng đất theo gợi ý của ĐCSTQ và chính sách văn hóa từ thập
niên 1950 đến thập niên1970 và một phần là do vào một số thời điểm nhất
định, chẳng hạn như năm 1951 và năm 1974, có thể ĐCSVN đã đặt tin tưởng
quá nhiều vào tình đồng chí của Bắc Kinh, thể hiện qua những nỗ lực vô
bổ và tự chuốc lấy thảm hại để vun bồi sự ủng hộ của Bắc Kinh vì một mối
quan hệ hòa bình và thân thiện được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn
nhau. Chỉ là phản bội. TQ nói chung và đặc biệt là ĐCSTQ luôn luôn là
một con dao hai lưỡi đối với Việt Nam và ĐCSVN. Liên quan đến biển Đông
Nam Á, ĐCSVN đối mặt với bề bén của con dao và vẫn chưa tỏ ý muốn thoát
ra khỏi vị trí này, tiết kiệm việc mua các rào chắn quân sự (chẳng hạn
như tàu ngầm, máy bay chiến đấu, công nghệ tên lửa, tàu tuần tra và máy
bay). Điều này, tự nó, là cách tiếp cận sai.
Về mặt lịch sử, mối quan hệ của ĐCSVN với Hoa Kỳ có thể được mô tả hợp
lý là thảm hại, ít nhất là cho đến gần đây. Tất nhiên, lý do chính, là
việc Hoa Kỳ không công nhận ĐCSVN cùng những nỗ lực phá hoại, đánh bại,
và tiêu diệt ĐCSVN bằng quân sự sau đó. Can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại
Việt Nam, ban đầu dựa trên nguỵ tạo (ví dụ như “Sự cố Vịnh Bắc Bộ”), đã
diễn biến xấu đi thành một cuộc xung đột giáng thiệt hại thảm khốc lên
Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không muốn chăm chú vào cuộc
chiến tranh bất hợp pháp của Chính quyền Johnson và Nixon và nhiều hành
vi phạm tội được những người như McNamara và Kissinger giám sát, nhưng
chúng tôi không thể không nắm bắt về sự trớ trêu mà sự chiếm giữ bất hợp
pháp Hoàng Sa của Bắc Kinh vào năm 1974 là kết quả trực tiếp của việc
cò kè của cả ĐCSVN lẫn của chính quyền Nixon trong việc vun quén mối
quan hệ tốt hơn với ĐCSTQ, một chiến lược ngắn hạn đã được chứng tỏ là
gây tổn hại về lâu dài, không những vì ĐCSVN đứng nhìn TQ chiếm quần đảo
Hoàng Sa mà còn vì họ đã cho TQ một chỗ đứng trong biển Đông Nam Á mà
TQ liên tục tìm cách mở rộng. Đối với Mỹ, động lực của Nixon-TQ là được
hưởng lợi trong việc tăng sức ép lên Liên Xô và xây dựng một mối quan hệ
có tính xây dựng với một quốc gia sẽ sớm thách thức vị trí bá chủ của
chính Hoa Kỳ, kể cả ở Đông Á. Sự miễn cưỡng của ĐCSVN vun bồi các quan
hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ được sinh ra từ hai lý do cơ bản: một
mặt, sợ làm ĐCSTQ nổi giận và mặt khác sợ cho phép ‘diễn biến hòa bình’
mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSVN. Nhưng cả hai lý do cơ bản
là không có giá trị.
Liên quan đến Bắc Kinh, quả thực có một nhu cầu thiết lập một mối quan
hệ mang tính xây dựng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Không rõ là Bắc
Kinh tôn trọng Hà Nội vượt trên mối quan hệ Anh – Em đã liên tục mang
lại tổn hại cho Việt Nam. Chúng tôi không có ảo tưởng, khi đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam và khi cường quốc quân sự tầm cỡ thế
giới ngay bên cạnh, Việt Nam phải duy trì một mối quan hệ tích cực và
xây dựng với TQ. Mặt khác, ngồi im tổ chức một vài hội nghị mà chúng hầu
như không thu hút sự chú ý của quốc tế, là một con đường chắc chắn để
nhượng mất biển Đông Nam Á. Việt Nam là một nước có chủ quyền không phải
là một nước chư hầu và Việt Nam có lợi ích chiến lược riêng của mình
độc lập và, tất yếu, khác với TQ. Mối quan hệ của ĐCSVN với ĐCSTQ và các
mối quan hệ của Việt Nam với TQ phải dựa trên nguyên tắc hợp tác và
không gia trưởng.
Đối với Washington, ĐCSVN có quyền hoài nghi. Tất cả các nước và các
quốc gia cần hoài nghi về sự nhất định phá sản về trí tuệ của Hoa Kỳ phụ
thuộc vào thế giới theo các nguyên tắc thị trường. Ngoài ra, ĐCSVN nên
thận trọng về sự phân chia có mặc cả khu vực ảnh hưởng giữa các cường
quốc lớn, ở đó quyền lợi của đất nước bị giày xéo. Mặt khác, có rất
nhiều thứ thu lượm được về kinh tế và về các lĩnh vực khác thông qua sự
can dự tích cực và năng động hơn với Mỹ. Vun bồi một mối quan hệ chặt
chẽ hơn với Mỹ cũng không nhất thiết kéo theo một trò chơi tổng bằng
không đối với Bắc Kinh, như chúng tôi sẽ nhấn mạnh hơn, dưới đây. Than
ôi, quan hệ đối tác của ĐCSVN với Mỹ, và thực sự chỗ đứng của Việt Nam
trong các vấn đề quốc tế, hiện nay bị giới hạn do ĐCSVN một mực muốn duy
trì một hệ thống chính trị áp bức. Điều này đưa chúng ta thẳng tới lý
do rằng nếu ĐCSVN vun quén mối quan hệ sâu xa hơn với Washington,
Washington sẽ đòi hỏi giảm bớt các trói buộc lên các quyền tự do cơ bản
(ngôn luận, lập hội, vv…), thì sự cai trị độc đảng sẽ bị đặt trong tình
trạng nguy hiểm. Một cái nhìn như vậy là sai lầm, tuy nhiên, trong chừng
mực giả định rằng ĐCSVN không có khả năng tự cải cách.
Làm thế nào mà một bài viết về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở biển
Đông Nam Á lại dẫn chúng ta đến một cuộc thảo luận về chính ĐCSVN? Điều
này có thể được nêu ra bằng những ngôn từ rất đơn giản. Chính quan điểm
của chúng tôi là an ninh quốc gia của Việt Nam và lợi ích quốc gia, về
kinh tế và những mặt khác, sẽ được hưởng lợi to lớn từ việc cải thiện
tầm vóc quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cải thiện tầm vóc quốc tế của
Việt Nam sẽ chỉ đi kèm với cải cách thể chế cơ bản, trong đó có cải cách
chính trị và kinh tế mà Việt Nam rõ ràng rất cần. Có rất, rất nhiều
người Việt Nam, kể cả hàng tá người có nhiều liên hệ lâu dài với ĐCSVN
nhận ra rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một chính phủ có năng lực và
có trách nhiệm hơn và một hệ thống chính trị và nền dân chủ cởi mở hơn,
hệ thống đó hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam và nguyện vọng của
mọi người Việt Nam. Thực hiện cải cách cơ bản không nhất thiết có nghĩa
là sự cáo chung của ĐCSVN. Có rất nhiều người thông minh và có tài nhưng
đã phải đứng bên lề một cách không cần thiết do sự bảo thủ chính trị và
chính trị của các nhóm lợi ích. Ngược lại, chúng tôi tin rằng Việt Nam
sẽ được hưởng lợi to tát từ những cải cách cơ bản. Và rằng những cải
cách như vậy sẽ không những mở đường cho một nền kinh tế sôi động hơn mà
cũng đưa Việt Nam ngang tầm với phần lớn các nước trên thế giới có cùng
khát vọng về tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng và các giá trị con
người khác, qua đó củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam và cuối cùng tăng
cường vị trí của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và thế giới. Khi đó –
và chỉ khi đó – Việt Nam và TQ sẽ có thể đứng ngang nhau.
Jonathan London and Vũ Quang Việt [i]
Soạn cho Hội nghị Quốc tế về biển Đông, 27-28/4/2013
Đại học Phạm văn Đồng, Quảng Ngãi, Việt Nam
Người dịch: Huỳnh Phan
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
-------------------
Ghi chú:
[i] Ts. Jonathan D. London là giáo sư ĐH thành phố Hong Kong. Ts. Vũ
Quang Việt là một nhà phân tích độc lập và là cựu chuyên viên phân tích
thống kê LHQ.
[ii] http://articles.latimes.com/2013/mar/27/world/la-fg-china-maritime-20130327
[iii] Hành động này của vua Gia Long đã được hai người nước ngoài ghi nhận.
Giám mục Pháp Jean Louis Taberd viết rằng vua Gia Long đã cắm cờ Việt
Nam ở Hoàng Sa năm 1816 trong Note on the Geography of Cochin China,
xuất bản bằng tiếng Anh trong Journal of the Asiatic Society of Bengal,
Issue 69, 1837, page 745. Taberd viết: “The Pracel or Parocels, is a
labyrinth of small islands, rocks and sand-banks, which appears to
extend up to the 11th degree of north latitude, in the 107th parallel of
longitude from Paris. Some navigators have traversed part of these
shoals with a boldness more fortunate than prudent, but others have
suffered in the attempt. The Cochin Chinese called them Cón uáng [Cát
Vàng – or Hoang Sa in Vietnamese which refers to the Paracels]. Although
this kind of archipelago presents nothing but rocks and great depths
which promises more inconveniences than advantages, the king GIA LONG
thought he had increased his dominions by this sorry addition. In 1816,
he went with solemnity to plant his flag and take formal possession of
these rocks, which it is not likely any body will dispute with him.”
[Quần đảo Pracel hoặc Parocels, là một mê cung các đảo nhỏ, đá và bãi
cát, nằm trãi rộng tới 11 độ vĩ bắc, ở kinh tuyến 107 so với Paris. Một
số nhà hàng hải đã dạn dĩ đi qua được một phần những bãi cát ngầm này
nhờ may mắn hơn là thận trọng, nhưng những người khác đã nỗ lực nhưng bị
trả giá. Người Nam Kì (Cochin Chinese) gọi chúng là con uang [Cát Vàng -
hay Hoàng Sa theo tiếng Việt khi nói tới quần đảo này]. Mặc dù loại
quần đảo này không có gì khác ngoài các đảo đá và các độ sâu lớn hứa hẹn
bất nhiều bất tiện hơn là thuận lợi, vua Gia Long nghĩ rằng ông làm
tăng lãnh địa của mình lên bằng cách thêm vào các đảo cằn này. Năm 1816,
ông đã long trọng cắm lá cờ của mình và thực hiện việc chiếm hữu chính
thức các đảo đá này, mà ít có khả năng bất kỳ ai khác sẽ tranh chấp
chúng với ông].
Taberd cũng vẽ ra một bản đồ An Nam (tên Việt Nam lúc đó) rất chuyên
nghiệp – Annam Đại Quốc Họa Đồ – Tabula Geographica Imperii Ananmitici
bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ này được in trong quyển tự điển của
Ông tên Latin Vietnamese Dictionary.J. L Taberd, Dictionarium Anamitico
Latinum, xuất bản năm 1838, bởi J. Marshnam, in Serampore (Bengale) và
được in lại photocopy bởi NXB Văn Hóa và Trung Tâm Nghiên cứu Quốc học,
2004, Vietnam.
Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825), là một lính hải quân và nhà thám
hiểm Pháp, viết trong quyển Memoire sur la Cochinchine (Hồi ức về xứ Nam
Kì) về sự kiện xảy ra vào một lúc nào đó trước khi ông chết vào năm
1825; quyển sách được xuất bản năm 1925 sau khi ông mất trong Bulletin
Des Amis du Vieux Hue, số. 2, 4, và 6.
[iv] Hành động của vua Minh Mạng được ghi chép trong lịch sử chính thức
Ðại Nam Thực Lục Chính Biên (大南寔錄正編) (q. 104, 122, 154, 165). Hành động
của vua Thiệu Trị được ghi chép trong các Châu Bản thờiThiệu Trị (q. 42
tr. 83, và q. 51 tr. 125)—dù không được ghi chép trong lịch sử chính
thức.
[v] Sức ép lực của quan chức địa phương đã được phản ánh trong các thư
do Khâm Sứ An Nam, Huế, gửi Thống đốc Đông Dương vào ngày 22 tháng 1 năm
1929, lập luận sự kiện là quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam, kê ra
các hành động của vua Gia Long đã được Giám mục Taberd khẳng định, và Bộ
trưởng Bộ An Nam Thân Trọng Huề trước khi qua đời. Bức thư nói rằng
Pháp nên phản ứng tuyên bố chủ quyền vào năm 1909 của Tổng đốc tỉnh
Quảng Đông. (Xem Monique Chemillier-Gendreau, Sovereignty over the
Paracel and Spratly Islands, Kluwer Law International, 2000, Annex 8,
p.180-182.) Xem thêm thảo luận về lịch sử quần đảo Hoàng Sa như một phần
của sức ép liên tục của Lacombe (Alexix Elijah), L’histore moderne des
l’iles Paracels, L’Eveil de l’Indochine, Hanoi, Vietnam, No. 788, 22 Mai
1932.
[vi] Monique Chemillier-Gendreau, ibid., p. 37.
[vii] French Ministry of Foreign Affairs, French Journal Official, July 26, 1933 (page 7837).
[viii] Sự có mặt của người Nhật và Hoa ở Trường Sa được tường thuật
trong Economie de L’Indochine 19 Mai 1929,
(http://hoangsa.org/forum/downloads/63868-N5561322_PDF_1_-1EM.pdf)
published in Hanoi. Bài báo có một ảnh chụp hồi tháng 7/1926 cho thấy
một bến cảng dài 300m do người Nhật xây để vận chuyển phosphate xuống
tàu. Xem thêm Marwyn Samuels, Contest for the South China Sea, New
York/London, 1982, p. 55-60.
[ix] Monique Chemillier-Gendreau, ibid., Annex 10, pages -184-196: Note
of 29 September 1932 from the Legation of the Chinese Republic in France
to the Ministry of Foreign Affairs, Paris.
[x] James William Morley, The Soviet-Japanese Peace Declaration, Political Science Quarterly, Summer 1957
[xi] Treaty of Peace with Japan. http://www.taiwandocuments.org/sanfrancisco01.htm
[xii] Treaty of Peace between the Republic of China and Japan. http://www.taiwandocuments.org/taipei01.htm
[xiii] The Issue of South China Sea, Ministry of Foreign Affairs
People’s Republic of China June 2000. Posted on the website of
Federation of American Scientist:
http://www.fas.org/news/china/2000/china-000600.htm.
[xiv] B.Raman, Re-visiting the South China Sea, 3 April 2001. http://www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers3%5Cpaper222.htm
[xv] China’s Ministry of Foreign Affairs. http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19231.htm
[xvi] Xuất bản bởi Sở hồ sơ lịch sử Trung Quốc số 1 thành phố Quảng
Châu, Chính quyền quậnViệt Tú thành phố Quảng Châu People’s Government
Archives (广州市档案馆 中国第一历史档案馆 广州市越秀区人民政府), 2003.
[xvii] Lịch sử của bản đồ này được mô tả trong Cordell D.K. Yee, Chapter
7, Traditional Chinese Cartoghraphy and the Myth of Westernization
trong The History of Cartography, Volume 2, Book 2, the University of
Chicago Press, 1994.
[xviii] Ref. K.top. 116.15, 15a. 15b.2 (K.Top là cách viết tắt của King’s Topographical collection)
[xix] Monique Chemillier-Gendreau, Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands, Kluwer Law International, 2000, page 130.
[xx] “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra tuyên
cáo như sau: “Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng
liêng đối với mỗi dân tộc. Trong vấn đề biên giới lãnh thổ, các nước
láng giềng thường có sự tranh chấp do lịch sử để lại, có khi rất phức
tạp, cần được nghiên cứu. Trước sự phức tạp của vấn đề, các nước có liên
quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết bằng thương lượng.”
Tuyên bố của CPCMLT Miền Nam VN.
[xxi] Peter Kien-Hong Yu, “The Chinese (Broken) U-shaped line in the
South China Sea: Points, Lines and Zones”, Current Southeast Asia, vol.
25, no. 3, 2003. p. 407. Về việc vẽ ra tuỳ tiện đường chữ U 11 vạch do
Bạch Mi Sơ, một viên chức của THDQ tưởng ra vào năm 1947, Yu viết: “It
is quite probable, however, that he was prompted by a primordial
possessive instinct (that as the adage goes, views possession as
nine-tenths of the law.) Indeed, Bai notes the French occupation (from
July 1933) of six islands in the Nansha (or Spratly) island group the
South China Sea (SCS) and states that or arguably felt that Chinese
sovereignty must somehow be protected.” [Tuy nhiên, có nhiều khả năng là
ông đã được thúc đẩy bởi bản năng sở hữu sơ khai (mà như câu ngạn ngữ
nêu, xem sở hữu như chín phần mười của pháp luật.) Thật vậy, Bạch Mi Sơ
lưu ý Pháp chiếm đóng (từ tháng 7 năm 1933) sáu hòn đảo trong nhóm đảo
Nam Sa (hay Trường Sa) ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) và nói rằng hay
cảm thấy rằng chủ quyền của Trung Quốc phải được bảo vệ bằng cách nào đó
]. Sau đó năm 1947 bản đồ này được THDQ phát hành (xem Li Jinming and
Li Dexia, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A
Note, Ocean Development & International Law, 34:287–295, 2003).
(ABS)
Biển Đông : Hải quân Trung Quốc tràn xuống phía nam
Cuối tháng Ba 2013, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á,
có bài viết dưới dạng hỏi đáp, gửi các phương tiện truyền thông quốc
tế, đưa ra một số nhận định về ý đồ của Trung Quốc khi gia tăng các hoạt
động ở Biển Đông, như tập trận, đưa tàu xuống sâu phía nam, bắn cháy
tàu đánh cá Việt Nam…RFI xin giới thiệu bài viết này.
- Giáo sư bình luận gì về những hành động gần đây của Trung Quốc tại
Biển Đông, như tiến hành tập trận, điều các tàu đến những vùng có tranh
chấp, bắn vào một tàu cá của Việt Nam ?
GS Thayer : Các hành động của Trung Quốc là một sự tiếp nối trong kế
hoạch dài hạn nhằm khẳng định chủ quyền và kiểm soát hải quân tại Biển
Đông. Trung Quốc tiếp tục nâng cấp căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam. Trung
Quốc đã lập một trạm đồn trú trên đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa.
Chính quyền trung ương đã khẳng định rằng chính quyền Thành phố Tam Sa
sẽ thực thi pháp luật trong Vùng Đặc quyền Kinh tế.
Những hành động này đã tạo cho Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc một
vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các sự cố gần đây cho thấy Trung Quốc có sức mạnh hải quân, có khả năng
vươn xa và khẳng định chủ quyền tại bất kỳ nơi nào nằm trong bản đồ 9
đường đứt đoạn ở Biển Đông.
- Giáo sư nhận định thế nào về việc Trung Quốc tăng tốc thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông ?
GS Thaye :Sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc cũng như việc tăng cường
đội tàu dân sự là một xu hướng còn tiếp diễn. Ngày càng có nhiều tàu bè
Trung Quốc sẽ được điều động đến Hạm đội Nam Hải và đi xuống Biển Đông.
Trung Quốc sẽ tranh thủ lợi thế trong những cơ hội nhỏ nhặt để thúc đẩy
các đòi hỏi của mình.
Ví dụ, khi biết các tàu của Philippines sẽ rời bãi đá Scarborough, ngay
lập tức Trung Quốc đã dựng lên một hàng rào sau khi các tàu Philippines
ra khỏi đây, để họ không thể quay lại được nữa. Trung Quốc đã thực sự
thôn tính bãi đá Scarborough với việc đưa tàu đến đậu thường trực tại
đây. Qua cách này, Philippines bị mất chủ quyền đối với bãi đá và vùng
biển lân cận.
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010 © AFP/ Park Yeong-Dae |
- Liệu có mối liên hệ nào giữa những sự kiện vừa nói ở trên và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc hay không ?
GS Thayer : Ông Tập Cận Bình tham gia vào tất cả các quyết định quan
trọng liên quan đến Biển Đông, ngay cả trước khi ông trở thành lãnh đạo
Đảng và chủ tịch Nhà nước. Những sự cố gần đây cho thấy Quân đội Giải
phóng Nhân dân đóng vai trò chủ động hơn trong việc khẳng định chủ quyền
của Trung Quốc.
Tôi nhận định rằng ban lãnh đạo ở trung ương đề ra chính sách đối ngoại
và các chỉ huy tại chỗ thực hiện theo ý của họ. Ví dụ, các lãnh đạo cấp
cao có thể đồng ý để một đội thuyền tiến vào bãi đá James gần Malaysia
trong lúc một viên chỉ huy ở cấp địa phương lại ra lệnh cho tàu của mình
bắn pháo sáng vào một tàu cá Việt Nam.
- Trung Quốc sẽ có thêm những hành động mới nào ở Biển Đông ?
GS Thayer : Trung Quốc gây áp lực ở hậu trường đối với các thành viên
ASEAN để họ vận động Philippines từ bỏ đơn kiện ở Tòa án Trọng tài Liên
Hiệp Quốc, đánh đổi lấy việc nối lại các cuộc đàm phán về Bộ Luật ứng xử
(COC). Do thời tiết tốt hơn và giai đoạn từ tháng Năm đến tháng Tám
đang tới gần, khi Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá, hải
quân và các tàu dân sự thực thi pháp luật của Trung Quốc sẽ năng động
hơn trong việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Các hành động của họ
được tính toán một cách cẩn thận, không để xẩy ra các vụ tấn công vũ
trang, nhưng đủ mạnh để dọa nạt.
Trong lúc Philippines theo đuổi vụ kiện trước Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc
sẽ từng bước củng cố sự hiện diện của họ ở Biển Đông. Nếu Chánh án Tòa
án Quốc tế về Luật Biển cho lập một Tòa án Trọng tài, Trung Quốc sẽ tiếp
tục gây áp lực trong thời gian nghị án. Philippines đánh giá rằng tòa
án có thể cần từ 3 đến 4 năm để ra quyết định. Trong thời gian đó, Trung
Quốc sẽ càng xác lập chủ quyền rõ hơn.
Việc thể hiện quyết tâm của Trung Quốc là một trắc nghiệm đối với tân
Ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng như đối với chính quyền
Obama trong nhiệm kỳ thứ hai này. Trung Quốc sẽ tìm cách thúc ép Mỹ hợp
tác trên các lợi ích chiến lược đối ngoại, đánh đổi lấy việc giảm bớt
vai trò quân sự năng động của Mỹ trong việc tái cân bằng lực lượng ở
châu Á-Thái Bình Dương.
- Giới nghiên cứu quốc tế bình luận như thế nào về những hành động
khiêu khích gần đây của Trung Quốc ? Họ nói gì về việc Philippines kiện
Trung Quốc ?
GS Thayer : Còn quá sớm để đưa ra một đánh giá sâu sắc. Nhưng điều rõ
ràng là các nhà nghiên cứu quốc tế hầu như đều quan ngại trước việc hạm
đội hải quân Trung Quốc tiến về bãi đá ngầm James. Hạm đội này bao gồm
một tàu đổ bộ lớn và các khu trục hiện đại. Giới nghiên cứu quốc tế ghi
nhận là hạm đội này tiến gần Malaysia và Brunei và có nguy cơ dấy lên
những lo ngại từ những quốc gia này.
Giới nghiên cứu quốc tế không đồng quan điểm khi đánh giá về sự cần
thiết của việc Philippines kiện Trung Quốc. Báo chí nói rằng chính phủ
Singapore không khuyến khích các bình luận của giới chuyên gia pháp luật
ở đây. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế ghi nhận, hành động của Philippines
là đơn phương và Manila đã làm việc này mà không có tham khảo với
ASEAN. Các nhà nghiên cứu này lo ngại về tác động tiêu cực đối với sự
đoàn kết của ASEAN và đối với các cuộc đàm phán về Bộ Luật ứng xử.
(COC).
Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng các hành động của Philippines đã
diễn ra sau khi không thuyết phục được Trung Quốc rút khỏi bãi đá
Scarborough và các cuộc thương lượng giữa Manila và Bắc Kinh đã không
mang lại kết quả tích cực. Những người này ghi nhận là Philippines đã
công khai cân nhắc việc đưa vụ tranh chấp này ra trước tòa án Liên Hiệp
Quốc từ nhiều năm qua và việc nhờ đến vai trò của Liên Hiệp Quốc là một
trong số các nguyên tắc cơ bản đã được các Ngoại truởng ASEAN thông qua
hồi tháng Bẩy năm ngoái.
(RFI)
Lý do gây thù hận tôn giáo ở Miến Điện
Trong tất cả những giáo huấn đạo đức đạo Phật được thấm
nhuần trong các nhà sư, thì việc tránh sát sinh được nhắc tới
đầu tiên, và nguyên tắc bất bạo động được cho là nằm ở vị
trí trung tâm, quan trọng hơn nhiều đối với đạo Phật so với
bất kỳ tôn giáo lớn nào khác.
Vậy tại sạo các vị sư lại có những bài diễn thuyết đầy thù hận chống lại người Hồi giáo và cùng hòa vào những đám đông giận dữ vốn đã khiến hàng chục người thiệt mạng?
Đây là điều đang diễn ra tại hai quốc gia nằm cách nhau cả ngàn dặm trên Ấn Độ Dương - Miến Điện và Sri Lanka.
Vấn đề là cả hai nước này đều đang không hề phải đối diện với mối đe dọa từ các tay súng Hồi giáo cực đoan.
Người Hồi giáo ở cả hai nơi đều là những cộng đồng nhỏ, sống hiền hòa.
Tại Sri Lanka, giết mổ gia súc theo nghi thức Hồi giáo (halal) là một vấn đề. Được các nhà sư dẫn đầu, các thành viên Bodu Bala Sena, Lữ đoàn Phật tử, đã có các cuộc tuần hành kêu gọi có hành động trực tiếp, tẩy chay các cơ sở kinh doanh của người Hồi giáo, và đặt các rào chặn bao quanh các gia đình Hồi giáo.
Ở Sri Lanka, không có người Hồi giáo nào bị giết chết. Nhưng tình hình tại Miến Điện nghiêm trọng hơn nhiều.
Tại đây, sự thù hận được lan ra từ nhóm 969, là nhóm do một nhà sư dẫn đầu. Sư Ashin Wirathu đã từng bị tù hồi năm 2003 với tội danh kích động hận thù tôn giáo.
Được thả năm 2012, ông tự gọi mình một cách kỳ cục là "Bin Laden Miến Điện".
Hồi tháng Ba, đã xảy ra làn sóng bạo lực trực tiếp nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo ở thị trấn Meiktila thuộc miền trung Miến Điện, khiến ít nhất 40 người chết.
Các ngôi làng của người Hồi giáo ở Meiktila đã bị thiêu trụi hồi tháng Ba
Nguồn cơn bắt đầu từ một cửa hàng vàng. Các phong trào ở cả hai nước đều khai thác tâm trạng bất mãn về kinh tế, một nhóm tôn giáo thiểu số bị dùng làm vật thế mạng cho sự bực tức của nhóm người đa số.
Hôm thứ Ba, các Phật tử hung hăng đã tấn công các thánh đường Hồi giáo và phóng hỏa đốt hơn 70 ngôi nhà ở Oakkan, nằm phía bắc Rangoon, sau khi một cô gái Hồi giáo đi xe đạp đâm phải một nhà sư.
Một người thiệt mạng và chín người bị thương.
Nhưng phải chăng các nhà sư Phật giáo không phải là những người tốt có đức tin?
Tất cả những ai theo đạo Phật đều được dạy rằng cách suy nghĩ hung hãn là chuyện xấu.
Phật giáo thậm chí còn được dạy cách thức cụ thể để hóa giải tâm trạng này. Nhờ thiền, sự khác biệt giữa cảm giác của mình và của những người khác sẽ được xoa dịu, trong lúc bạn sẽ mong muốn cho vạn vật đều được sinh sôi nảy nở.
Tất nhiên, Thiên chúa giáo cũng có lời răn dạy yêu thương. "Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi con," là lời dạy của Chúa Jesus.
Nhưng bất kể mỗi tôn giáo được khởi đầu ra sao, thì sớm muộn nó cũng đi vào một liên minh với quyền lực nhà nước.
Các nhà sư Phật giáo trông chờ vào sự ủng hộ, ban phước và quyền lực mà chỉ các vị vua mới có thể đem lại. Các vị vua thì trông vào các nhà sư nhằm lấy được sự chính danh mà chỉ những người đức cao vọng trọng mới có thể đưa ra.
Những người tham gia thập tự chinh, các tay súng Hồi giáo cực đoan, hay các lãnh đạo của "các quốc gia yêu tự do", đều biện hộ cho việc cần có hành vi bạo lực bằng việc nhân danh một lý do cao cả hơn.
Các nhà cầm quyền theo Phật giáo và các nhà sư cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
Xét về mặt lịch sử mà nói, thì Phật giáo cũng không phải là một tôn giáo hiền hòa hơn Thiên chúa giáo.
Một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Sri Lanka là Dutugamanu, người đã thống nhất hòn đảo hồi thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Ông được cho là đã đặt một thánh tích Phật giáo vào trong chiếc thương của mình và đưa 500 vị sư đi cùng trong cuộc chiến chống lại một vị vua không theo Phật giáo.
Ông đã hủy diệt đối phương. Sau cuộc tắm máu, một số người đã tán dương ông: "Giết chúng như giết thú vật; Ngài sẽ khiến đức tin Phật giáo tỏa sáng."
Những người cầm quyền Miến Điện biện hộ cho các cuộc chiến nhân danh điều mà họ gọi là học thuyết Phật giáo thực sự.
Tại Nhật Bản, nhiều võ sĩ đạo samurai là những người theo Thiền của đạo Phật và đưa ra nhiều lý lẽ biện hộ. Chẳng hạn, giết một kẻ phạm tội khủng khiếp chính là một hành động trắc ẩn.
Lý lẽ này cũng được nhắc lại khi Nhật Bản huy động sức mạnh để tham gia Đại chiến Thế giới thứ hai.
Đạo Phật đã giữ vai trò dẫn dắt các phong trào theo chủ nghĩa dân tộc trong lúc Miến Điện và Sri Lanka muốn lật đổ sự thống trị của Đế chế Anh.
Đôi lúc đã nổ ra tình trạng bạo lực. Hồi thập niên 1930, ở Rangoon các nhà sư đã dùng dao đâm chết bốn người châu Âu.
Quan trọng hơn, nhiều người cảm thấy đạo Phật chính là một phần trong tính cách dân tộc của mình, và việc có những nhóm người nhỏ khác trong quốc gia vừa mới giành được độc lập này là điều khiến họ khó chịu.
Năm 1983, căng thẳng sắc tộc ở Sri Lanka đã bùng nổ thành cuộc nội chiến. Theo sau các cuộc tàn sát bài người Tamil, các nhóm Tamil đòi ly khai ở miền bắc và miền đông hòn đảo này đã tìm cách tách khỏi chính phủ của người Sinhale chiếm đa số.
Làn sóng bạo lực mới đây khiến nhiều người Hồi giáo ở Miến Điện bị mất nhà cửa
Trong cuộc chiến, cuộc bạo động tồi tệ nhất chống lại người Hồi giáo ở Sri Lanka đã xảy ra do các phiến quân Tamil. Nhưng sau khi cuộc giao tranh chấm dứt một cách đẫm máu với sự thất bại của các phiến quân hồi 2009, dường như sự giận dữ của cộng đồng chiếm đa số đã tìm được mục tiêu mới, cộng đồng Hồi giáo thiểu số.
Ở Miến Điện, các vị sư nắm giữ sức mạnh tinh thần trong việc thách thức chính quyền quân sự nhằm đòi dân chủ trong cuộc cách mạng 2007. Các cuộc biểu tình hòa bình là vũ khí chính khi đó, và các nhà sư đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Nay một số nhà sư đang dùng sức mạnh tinh thần của mình để phục vụ cho một cái đích hoàn toàn khác.
Chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng với 500 ngàn người nếu tính cả những đứa trẻ được gửi vào các tu viện nhằm trốn cảnh đói nghèo hay mồ côi, thì các nhà sư rõ ràng chiếm một lượng đáng kể trong số giới trẻ giận dữ.
Hiện người ta vẫn chưa nắm được bản chất thực sự của mối quan hệ giữa những đối tượng Phật giáo cực đoan và các đảng cầm quyền ở cả hai quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực của Sri Lanka, Gotabhaya Rajapaksa, là khách danh dự trong lễ khai trương trường huấn luyện Lữ đoàn Phật tử, và ông đã nhắc tới các nhà sư như là những người "bảo vệ đất nước, tôn giáo và chủng tộc của chúng ta".
Nhưng thông điệp bài Hồi giáo dường như đã chạm được vào các bộ phận dân chúng.
Tuy không chiếm đa số ở cả hai quốc gia, nhưng nhiều người theo đạo Phật chia sẻ rằng đất nước họ phải được thống nhất, và rằng tôn giáo của họ đang bị đe dọa.
Người ta tin rằng Hồi giáo cực đoan là tâm điểm của nhiều cuộc xung đột bạo lực nhất trên thế giới. Họ cảm thấy rằng họ đang họ đang bị đấy tới hướng phải cải đạo bởi những niềm tin tôn giáo cực đoan hơn. Và họ cảm thấy rằng nếu như các tôn giáo khác đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn, thì họ cũng phải nên như vậy.
Alan Strathern là một nhà nghiên cứu về lịch sử tại trường Brasenose College, thuộc Đại học Oxford và là tác giả cuốn sách "Kingship and Conversion in Sixteenth-Century Sri Lanka: Portuguese Imperialism in a Buddhist Land" (tạm dịch "Vương triều và Cải đạo trong Thế kỷ 16 tại Sri Lanka: Chủ nghĩa Đế quốc Bồ Đào Nha ở miền đất Phật giáo").
Alan Strathern
Đại học Oxford (BBC)
Vậy tại sạo các vị sư lại có những bài diễn thuyết đầy thù hận chống lại người Hồi giáo và cùng hòa vào những đám đông giận dữ vốn đã khiến hàng chục người thiệt mạng?
Đây là điều đang diễn ra tại hai quốc gia nằm cách nhau cả ngàn dặm trên Ấn Độ Dương - Miến Điện và Sri Lanka.
Vấn đề là cả hai nước này đều đang không hề phải đối diện với mối đe dọa từ các tay súng Hồi giáo cực đoan.
Người Hồi giáo ở cả hai nơi đều là những cộng đồng nhỏ, sống hiền hòa.
Tại Sri Lanka, giết mổ gia súc theo nghi thức Hồi giáo (halal) là một vấn đề. Được các nhà sư dẫn đầu, các thành viên Bodu Bala Sena, Lữ đoàn Phật tử, đã có các cuộc tuần hành kêu gọi có hành động trực tiếp, tẩy chay các cơ sở kinh doanh của người Hồi giáo, và đặt các rào chặn bao quanh các gia đình Hồi giáo.
Ở Sri Lanka, không có người Hồi giáo nào bị giết chết. Nhưng tình hình tại Miến Điện nghiêm trọng hơn nhiều.
Tại đây, sự thù hận được lan ra từ nhóm 969, là nhóm do một nhà sư dẫn đầu. Sư Ashin Wirathu đã từng bị tù hồi năm 2003 với tội danh kích động hận thù tôn giáo.
Được thả năm 2012, ông tự gọi mình một cách kỳ cục là "Bin Laden Miến Điện".
Hồi tháng Ba, đã xảy ra làn sóng bạo lực trực tiếp nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo ở thị trấn Meiktila thuộc miền trung Miến Điện, khiến ít nhất 40 người chết.
Các ngôi làng của người Hồi giáo ở Meiktila đã bị thiêu trụi hồi tháng Ba
Nguồn cơn bắt đầu từ một cửa hàng vàng. Các phong trào ở cả hai nước đều khai thác tâm trạng bất mãn về kinh tế, một nhóm tôn giáo thiểu số bị dùng làm vật thế mạng cho sự bực tức của nhóm người đa số.
Hôm thứ Ba, các Phật tử hung hăng đã tấn công các thánh đường Hồi giáo và phóng hỏa đốt hơn 70 ngôi nhà ở Oakkan, nằm phía bắc Rangoon, sau khi một cô gái Hồi giáo đi xe đạp đâm phải một nhà sư.
Một người thiệt mạng và chín người bị thương.
Nhưng phải chăng các nhà sư Phật giáo không phải là những người tốt có đức tin?
Tất cả những ai theo đạo Phật đều được dạy rằng cách suy nghĩ hung hãn là chuyện xấu.
Phật giáo thậm chí còn được dạy cách thức cụ thể để hóa giải tâm trạng này. Nhờ thiền, sự khác biệt giữa cảm giác của mình và của những người khác sẽ được xoa dịu, trong lúc bạn sẽ mong muốn cho vạn vật đều được sinh sôi nảy nở.
Tất nhiên, Thiên chúa giáo cũng có lời răn dạy yêu thương. "Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi con," là lời dạy của Chúa Jesus.
Nhưng bất kể mỗi tôn giáo được khởi đầu ra sao, thì sớm muộn nó cũng đi vào một liên minh với quyền lực nhà nước.
Các nhà sư Phật giáo trông chờ vào sự ủng hộ, ban phước và quyền lực mà chỉ các vị vua mới có thể đem lại. Các vị vua thì trông vào các nhà sư nhằm lấy được sự chính danh mà chỉ những người đức cao vọng trọng mới có thể đưa ra.
Những người tham gia thập tự chinh, các tay súng Hồi giáo cực đoan, hay các lãnh đạo của "các quốc gia yêu tự do", đều biện hộ cho việc cần có hành vi bạo lực bằng việc nhân danh một lý do cao cả hơn.
Các nhà cầm quyền theo Phật giáo và các nhà sư cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
Xét về mặt lịch sử mà nói, thì Phật giáo cũng không phải là một tôn giáo hiền hòa hơn Thiên chúa giáo.
Một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Sri Lanka là Dutugamanu, người đã thống nhất hòn đảo hồi thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Ông được cho là đã đặt một thánh tích Phật giáo vào trong chiếc thương của mình và đưa 500 vị sư đi cùng trong cuộc chiến chống lại một vị vua không theo Phật giáo.
Ông đã hủy diệt đối phương. Sau cuộc tắm máu, một số người đã tán dương ông: "Giết chúng như giết thú vật; Ngài sẽ khiến đức tin Phật giáo tỏa sáng."
Những người cầm quyền Miến Điện biện hộ cho các cuộc chiến nhân danh điều mà họ gọi là học thuyết Phật giáo thực sự.
Tại Nhật Bản, nhiều võ sĩ đạo samurai là những người theo Thiền của đạo Phật và đưa ra nhiều lý lẽ biện hộ. Chẳng hạn, giết một kẻ phạm tội khủng khiếp chính là một hành động trắc ẩn.
Lý lẽ này cũng được nhắc lại khi Nhật Bản huy động sức mạnh để tham gia Đại chiến Thế giới thứ hai.
Đạo Phật đã giữ vai trò dẫn dắt các phong trào theo chủ nghĩa dân tộc trong lúc Miến Điện và Sri Lanka muốn lật đổ sự thống trị của Đế chế Anh.
Đôi lúc đã nổ ra tình trạng bạo lực. Hồi thập niên 1930, ở Rangoon các nhà sư đã dùng dao đâm chết bốn người châu Âu.
Quan trọng hơn, nhiều người cảm thấy đạo Phật chính là một phần trong tính cách dân tộc của mình, và việc có những nhóm người nhỏ khác trong quốc gia vừa mới giành được độc lập này là điều khiến họ khó chịu.
Năm 1983, căng thẳng sắc tộc ở Sri Lanka đã bùng nổ thành cuộc nội chiến. Theo sau các cuộc tàn sát bài người Tamil, các nhóm Tamil đòi ly khai ở miền bắc và miền đông hòn đảo này đã tìm cách tách khỏi chính phủ của người Sinhale chiếm đa số.
Làn sóng bạo lực mới đây khiến nhiều người Hồi giáo ở Miến Điện bị mất nhà cửa
Trong cuộc chiến, cuộc bạo động tồi tệ nhất chống lại người Hồi giáo ở Sri Lanka đã xảy ra do các phiến quân Tamil. Nhưng sau khi cuộc giao tranh chấm dứt một cách đẫm máu với sự thất bại của các phiến quân hồi 2009, dường như sự giận dữ của cộng đồng chiếm đa số đã tìm được mục tiêu mới, cộng đồng Hồi giáo thiểu số.
Ở Miến Điện, các vị sư nắm giữ sức mạnh tinh thần trong việc thách thức chính quyền quân sự nhằm đòi dân chủ trong cuộc cách mạng 2007. Các cuộc biểu tình hòa bình là vũ khí chính khi đó, và các nhà sư đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Nay một số nhà sư đang dùng sức mạnh tinh thần của mình để phục vụ cho một cái đích hoàn toàn khác.
Chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng với 500 ngàn người nếu tính cả những đứa trẻ được gửi vào các tu viện nhằm trốn cảnh đói nghèo hay mồ côi, thì các nhà sư rõ ràng chiếm một lượng đáng kể trong số giới trẻ giận dữ.
Hiện người ta vẫn chưa nắm được bản chất thực sự của mối quan hệ giữa những đối tượng Phật giáo cực đoan và các đảng cầm quyền ở cả hai quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực của Sri Lanka, Gotabhaya Rajapaksa, là khách danh dự trong lễ khai trương trường huấn luyện Lữ đoàn Phật tử, và ông đã nhắc tới các nhà sư như là những người "bảo vệ đất nước, tôn giáo và chủng tộc của chúng ta".
Nhưng thông điệp bài Hồi giáo dường như đã chạm được vào các bộ phận dân chúng.
Tuy không chiếm đa số ở cả hai quốc gia, nhưng nhiều người theo đạo Phật chia sẻ rằng đất nước họ phải được thống nhất, và rằng tôn giáo của họ đang bị đe dọa.
Người ta tin rằng Hồi giáo cực đoan là tâm điểm của nhiều cuộc xung đột bạo lực nhất trên thế giới. Họ cảm thấy rằng họ đang họ đang bị đấy tới hướng phải cải đạo bởi những niềm tin tôn giáo cực đoan hơn. Và họ cảm thấy rằng nếu như các tôn giáo khác đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn, thì họ cũng phải nên như vậy.
Alan Strathern là một nhà nghiên cứu về lịch sử tại trường Brasenose College, thuộc Đại học Oxford và là tác giả cuốn sách "Kingship and Conversion in Sixteenth-Century Sri Lanka: Portuguese Imperialism in a Buddhist Land" (tạm dịch "Vương triều và Cải đạo trong Thế kỷ 16 tại Sri Lanka: Chủ nghĩa Đế quốc Bồ Đào Nha ở miền đất Phật giáo").
Alan Strathern
Đại học Oxford (BBC)
Ông Lê Lương Minh 'quyền lực nhất'?
Người Việt Nam duy nhất có tên trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí Foreign Policy là ông Lê Lương Minh, tổng thư ký ASEAN.
Bản đồ Quyền lực do tạp chí Foreign Policy số tháng Năm – tháng Sáu 2013 tổng hợp 500 cá nhân trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tiền bạc, chính trị, quyền lực, quân đội, trí thức, tôn giáo, thậm chí, cả xấu và tốt.
Chiếm đa số trong khu vực châu Á là Trung Quốc với ít nhất 30 nhân vật được nêu tên, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Hai ông này cũng có trong danh sách của tạp chí Forbes>, lần lượt xếp thứ 9 và 13.
Nhật Bản có 25 nhân vật, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe, và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso.
Ngoài ra đại diện của Miến Điện là bà Aung San Suu-kyi, còn Indonesia cũng có 6 nhân vật, chủ yếu thuộc mảng chính trị.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nằm trong số các nhân vật tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất cùng với tân Giáo hoàng Francis.
Tuy nhiên, chiếm đa số danh sách vẫn là các nhân vật từ châu Âu và Mỹ, như các chính trị gia, chủ tịch tập đoàn, học giả, và thậm chí cả trùm mafia Nga Semion Mogilevich.
Hoa Kỳ có khoảng hơn 140 nhân vật trong danh sách, gói trọn hai vợ chồng tổng thống Obama, trùm truyền thông Rupert Murdoch, CEO của Amazon Jeff Bezos, Sheldon Adelson chủ tịch chuỗi sòng bạc Las Vegas Sands, và cả người sáng lập kiêm chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg.
Tập đoàn Truyền thông Anh Quốc BBC cũng góp mặt vị Tổng giám đốc mới Tony Hall.
Vượt qua các chính trị gia hàng đầu của Việt Nam, ông Lê Lương Minh đứng trong danh sách 500 người quyền lực nhất hành tinh ở mảng chính trị.
Ông nhận chức Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 – 2017 hồi tháng 01/2013. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC tại Jakarta ngay sau khi nhậm chức, ông Minh nói vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tới các mục tiêu của khối nếu không được giải quyết sớm.
Ông cho biết Biển Đông không phải là vấn đề duy nhất trong chương trình nghị sự của ASEAN và cũng không phải là vấn đề duy nhất trong mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Ông cũng nói "Tuy có những khác biệt ASEAN có một nền tảng chung mà trên cơ sở đó sẽ tiến hành bàn thảo, thương thuyết với Trung Quốc và rằng hy vọng có thể kéo Trung Quốc tham gia sớm vào quá trình bàn thảo nhằm đạt được giải pháp trong ứng xử và đặt quan trọng vào việc bảo đảm hòa bình và ổn định trong vùng".
Lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un bị liệt vào danh sách 'xấu xa'
Ông Kim Jong-un đang là tâm điểm chú ý của truyền thông trong một năm trở lại đây do cho thử hỏa tiễn, phát triển vũ khí hạt nhân, và liên tiếp đe dọa tấn công Hoa Kỳ và Nam Hàn.
Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir là người đứng đầu quốc gia đầu tiên trên thế giới từng bị Tòa án Quốc tế (ICC) buộc tội diệt chủng, phạm tội ác chống lại nhân loại và tội ác chiến tranh vào năm 2008.
Cả hai vị lãnh đạo trên cùng bị các nhóm nhân quyền quốc tế lên án mạnh mẽ là tập trung tiền của và nhân lực vào phát triển vũ khí, quân đội trong khi nhân dân còn thiếu thốn lương thực.
Đồng hạng trong bản danh sách ‘xấu’ là các trùm buôn ma túy của Mexico, hay mafia Nga, và các thủ lĩnh al Qaeda ở các quốc gia như Iraq, Yemen, Ai Cập; tổng thư ký nhóm Hezbollah ở Lebanon, Hassan Nasrallah và Mullah Mohammed Omar Taliban là thủ lĩnh của Taliban ở Afghanistan.
Bản đồ Quyền lực của tạp chí Foreign Policy được tổng kết dựa theo các nguồn như danh sách của tạp chí Forbes, xếp hạng của Global Finance, Global Journal, Wall Street Journal.
“Hãy coi đây là bản danh sách tổng hợp lại tất cả các danh sách quan trọng nhất khác. Người Mỹ vẫn đứng số 1 trong hầu hết các lĩnh vực, cho tới nay,” theo Foreign Policy tổng kết về Bản đồ Quyền lực.
(BBC)
Bản đồ Quyền lực do tạp chí Foreign Policy số tháng Năm – tháng Sáu 2013 tổng hợp 500 cá nhân trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tiền bạc, chính trị, quyền lực, quân đội, trí thức, tôn giáo, thậm chí, cả xấu và tốt.
Chiếm đa số trong khu vực châu Á là Trung Quốc với ít nhất 30 nhân vật được nêu tên, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Hai ông này cũng có trong danh sách của tạp chí Forbes>, lần lượt xếp thứ 9 và 13.
Nhật Bản có 25 nhân vật, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe, và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso.
Ngoài ra đại diện của Miến Điện là bà Aung San Suu-kyi, còn Indonesia cũng có 6 nhân vật, chủ yếu thuộc mảng chính trị.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nằm trong số các nhân vật tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất cùng với tân Giáo hoàng Francis.
Tuy nhiên, chiếm đa số danh sách vẫn là các nhân vật từ châu Âu và Mỹ, như các chính trị gia, chủ tịch tập đoàn, học giả, và thậm chí cả trùm mafia Nga Semion Mogilevich.
Hoa Kỳ có khoảng hơn 140 nhân vật trong danh sách, gói trọn hai vợ chồng tổng thống Obama, trùm truyền thông Rupert Murdoch, CEO của Amazon Jeff Bezos, Sheldon Adelson chủ tịch chuỗi sòng bạc Las Vegas Sands, và cả người sáng lập kiêm chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg.
Tập đoàn Truyền thông Anh Quốc BBC cũng góp mặt vị Tổng giám đốc mới Tony Hall.
Vượt qua các chính trị gia hàng đầu của Việt Nam, ông Lê Lương Minh đứng trong danh sách 500 người quyền lực nhất hành tinh ở mảng chính trị.
Ông nhận chức Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 – 2017 hồi tháng 01/2013. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC tại Jakarta ngay sau khi nhậm chức, ông Minh nói vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tới các mục tiêu của khối nếu không được giải quyết sớm.
Ông cho biết Biển Đông không phải là vấn đề duy nhất trong chương trình nghị sự của ASEAN và cũng không phải là vấn đề duy nhất trong mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Ông cũng nói "Tuy có những khác biệt ASEAN có một nền tảng chung mà trên cơ sở đó sẽ tiến hành bàn thảo, thương thuyết với Trung Quốc và rằng hy vọng có thể kéo Trung Quốc tham gia sớm vào quá trình bàn thảo nhằm đạt được giải pháp trong ứng xử và đặt quan trọng vào việc bảo đảm hòa bình và ổn định trong vùng".
Những người ‘xấu’
Những người được liệt vào hạng ‘xấu xa’ (evil) trong danh sách chiếm 3.4%, đặc biệt có hai nguyên thủ quốc gia là Lãnh đạo Tối cao của Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir.Lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un bị liệt vào danh sách 'xấu xa'
Ông Kim Jong-un đang là tâm điểm chú ý của truyền thông trong một năm trở lại đây do cho thử hỏa tiễn, phát triển vũ khí hạt nhân, và liên tiếp đe dọa tấn công Hoa Kỳ và Nam Hàn.
Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir là người đứng đầu quốc gia đầu tiên trên thế giới từng bị Tòa án Quốc tế (ICC) buộc tội diệt chủng, phạm tội ác chống lại nhân loại và tội ác chiến tranh vào năm 2008.
Cả hai vị lãnh đạo trên cùng bị các nhóm nhân quyền quốc tế lên án mạnh mẽ là tập trung tiền của và nhân lực vào phát triển vũ khí, quân đội trong khi nhân dân còn thiếu thốn lương thực.
Đồng hạng trong bản danh sách ‘xấu’ là các trùm buôn ma túy của Mexico, hay mafia Nga, và các thủ lĩnh al Qaeda ở các quốc gia như Iraq, Yemen, Ai Cập; tổng thư ký nhóm Hezbollah ở Lebanon, Hassan Nasrallah và Mullah Mohammed Omar Taliban là thủ lĩnh của Taliban ở Afghanistan.
Bản đồ Quyền lực của tạp chí Foreign Policy được tổng kết dựa theo các nguồn như danh sách của tạp chí Forbes, xếp hạng của Global Finance, Global Journal, Wall Street Journal.
“Hãy coi đây là bản danh sách tổng hợp lại tất cả các danh sách quan trọng nhất khác. Người Mỹ vẫn đứng số 1 trong hầu hết các lĩnh vực, cho tới nay,” theo Foreign Policy tổng kết về Bản đồ Quyền lực.
(BBC)
Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí
02.05.2013
Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không
có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do
tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.
Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.
Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :
“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:
“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”
Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:
“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
(VOA)
Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.
Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :
“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:
“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”
Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:
“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
(VOA)
FIDH kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam
02.05.2013
Liên đoàn quốc tế vì nhân quyền kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam
Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.
Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
(VOA)
Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.
Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
(VOA)
'Sữa chua trộn bả chuột' ở TQ
Các bé gái ở làng Lương Hà, huyện Bình Sơn đã ăn chung chỗ sữa chua sau khi đi học về, theo Tân Hoa Xã.
Các em đã bị co giật sau khi ăn sữa chua hôm 24/4, rồi tử vong.
Cảnh sát tin rằng việc trộn chất độc vào sữa chua có động cơ từ vụ tranh cãi giữa các trường học.
Cảnh sát nói với Tân Hoa Xã rằng hiệu trưởng của một trường học đối thủ, người đã bị bắt, thừa nhận có việc bơm thuốc chuột vào sữa chua.
Họ nói bà ta sau đó đã yêu cầu một người đàn ông để chỗ sữa chua này cùng với vài quyển vở ở trên đường, gần trường học của các nạn nhân.
Tin cho hay người bị tình nghi là đã giúp bà ta cũng đã bị bắt giữ.
Được biết bà của các bé gái đã nhìn thấy sữa chua và đã đem về nhà.
Trung Quốc là nơi đã xảy ra một loạt các vụ việc gây sốc trong những năm gần đây, trong đó có nhiều vụ liên quan tới thực phẩm và thuốc men bị nhiễm độc.
Các vụ việc khiến người ta trăn trở, đặt câu hỏi về việc vì sao lợi nhuận lại được đặt lên trên sức khỏe con người như vậy, phóng viên BBC Damian Grammaticas tường thuật từ Bắc Kinh.
Tồi tệ nhất là vụ xảy ra cách đây năm năm, hàng chục ngàn em nhỏ đã bị bệnh sau khi uống sữa bột trẻ em bị nhiễm độc.
Hóa chất melamine dùng cho công nghiệp đã bị bỏ thêm vào bột để tạo cảm giác sữa giàu protein hơn.
Sáu em nhỏ thiệt mạng và hai trong số những kẻ phải chịu trách nhiệm trong vụ này đã bị mức án tử hình.
(BBC)
Tổng lãnh sự quán Pháp quan tâm đến buổi dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người
Các bạn trẻ tập trung tại công viên trên đường Phạm Ngọc Thạch, TPHCM trong một lần chuẩn bị biểu tình cống TQ trước đây |
Sáng ngày 02/05/2013, blogger Nguyễn Hoàng Vi và Vũ Sỹ Hoàng đã có một
cuộc gặp gỡ không chính thức với ông Faubrice Maurice Tổng Lãnh sự quán
Pháp tại Sài Gòn. Cuộc trò chuyện diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ. Phía
Lãnh sự quán đưa ra những vấn đề mà họ quan tâm đặc biệt:
1. Thăm hỏi về cuộc dã ngoại trao đổi về Nhân Quyền vào Chủ Nhật ngày 5 tháng 5 này.
2. Suy nghĩ của blogger Việt Nam về vụ án Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đặc biệt là bản án đối với anh Điếu Cày.
3. Thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người biểu tình chống Trung Quốc.
4. Những đàn áp, sách nhiễu từ phía nhà cầm quyền đối với cá nhân Nguyễn
Hoàng Vi và các bloggers khác, đặc biệt trong ngày diễn ra phiên tòa xử
phúc thẩm các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do.
5. Suy nghĩ của chúng tôi về lãnh đạo đảng CSVN điển hình là về Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng.
Ông Faubrice Maurice đã đặc biệt quan tâm là với những đàn áp của nhà
cầm quyền, điều gì đã làm cho những Công Dân Tự Do không sợ hãi và công
khai tổ chức buổi dã ngoại trao đổi về Quyền con người vào ngày Chủ Nhật
5/5/2013.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời rằng Nhân quyền cần phải được thể
hiện công khai và quyền con người sẽ không có nếu nó chỉ được thể hiện
trong sự sợ hãi hoặc lén lút. Bên cạnh đó, Việt Nam đang nộp đơn để xin
trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì không có
lý do gì, hay chính xác hơn là một nghịch lý nếu ngăn cản công dân Việt
Nam thảo luận nội dung của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như
phân phát tài liệu quan trọng này cho những công dân khác để hiểu rõ
những quyền mà nhà nước đang bàn thảo để cho vào trong Hiến pháp mới.
Ông cũng thắc mắc là tại sao Điếu Cày với các blogger cách xa về tuổi
tác mà mọi người vẫn luôn luôn có cùng chí hướng và ủng hộ anh ấy.
Blogger Vũ Sỹ Hoàng đã trả lời rằng anh Điếu Cày là biểu tượng của Tự do
Ngôn luận, là người tiên phong của phong trào Dân Báo Việt Nam và cũng
là người từ những ngày đầu đã lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Việt Nam. Do đó, những bạn bè, blogger đàn em phải tiếp nối anh để làm
những viên gạch lót đường nhằm góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam tốt
đẹp hơn.
Trước khi chia tay, ông Maurice đã chúc cho buổi dã ngoại của các Công
Dân Tự Do Việt Nam thành công và nói rằng dù lãnh sự quán Pháp không
trực tiếp tham gia với các bạn nhưng sẽ luôn quan tâm và quan sát buổi
dã ngoại của các bạn.
Ông cũng nói là sẽ luôn luôn quan tâm theo sát những vấn đề về nhân
quyền ở Việt Nam, tình trạng của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và mong
rằng các blogger Việt Nam sẽ giữ mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên
với Lãnh sự quán Pháp trong tương lai.
Đào Tuấn - “Xin lỗi: Thầy chỉ là thằng đàn ông”
Xin cảm ơn các nhà báo vì cái tên tắt. Không phải vì giữ sĩ diện cho một
người thầy cụ thể là ông B, mà vì thiêng liêng 2 tiếng thầy giáo...
Nhưng một cái tên viết tắt không thể cứu vãn cái gọi là “thanh danh”.
Lại xảy ra một vụ thầy giáo “gạ tình lấy điểm”. Và bài điều tra của
Thanh Niên, chỉ vài giây sau đó đã tràn ngập trên mạng, kèm theo những
từ khóa được tag cuối bài: Thầy giáo, quấy rối tình dục, dâm ô với học
sinh, gạ nữ sinh đi nhà nghỉ, hiếp dâm và… đạo đức.
Khỏi phải nói dư luận đã phận nộ như thế nào. Và đó là sự phẫn nộ bắt
nguồn từ nỗi lo lắng rất cụ thể. Lo cho những đứa con, những đứa học trò
trong một xã hội quân sư phụ, nơi người thầy tuyệt đối đúng. Nếu không
đúng thì cũng chẳng bao giờ sai.
Sau những scandal Sầm Đức Sương, Đỗ Tư Đông, một cách vị tha, dư luận
vẫn chặc lưỡi rằng đó chỉ là những con sâu. Quan chức ngành giáo dục
Thành phố, sau vụ gạ tình lấy điểm cũng lại vừa nói chỉ là “con sâu”
trong “một tập thể tốt”. Nhưng giờ sâu nhiều quá. Ở Bắc Ninh, thầy giáo
nhận án chung thân vì cưỡng hiếp rất nhiều lần 5 học sinh lớp..3. Ở Sóc
Trăng, thầy giáo luyện thi học sinh giỏi đưa nữ sinh vào nhà nghỉ
để…luyện thi. Ở An Giang, hơn 10 học sinh tiểu học bé nhỏ cũng bị yêu
râu xanh trong vai thầy thể dục sàm sỡ, ngay trong trường, ngay trong
nhà vệ sinh.
Thôi không kể nữa. Bởi đơn giản, khi nữ sinh viết đơn tố thầy liên quan
đến phần “con” trong sự khả kính. Có lẽ, không gọi khác hơn rằng, đó
chính là sự ô nhục, bẽ bàng.
Và giờ, lại phải viết thêm một cái tên nữa trong bản danh sách những mất mát đạo lý xã hội: Thầy TTB.
Xin cảm ơn các nhà báo vì cái tên tắt. Không phải vì giữ sĩ diện cho một
người thầy cụ thể là ông B, mà vì thiêng liêng 2 tiếng thầy giáo. Và có
thể còn vì người phụ nữ vô tội đằng sau ông, và cả những đứa học sinh
vẫn gọi ông là bố.
Nhưng một cái tên viết tắt không thể cứu vãn cái gọi là “thanh danh”.
Nhớ vụ Sầm Đức Xương, thầy hiệu trưởng từng “làm chuyện người lớn” với
học sinh ngay trong phòng hiệu trưởng, từng gạ gẫm học sinh giới thiệu
các bạn với cái giá “Người nào còn trinh thầy trả từ 3 – 4 triệu đồng,
nếu đã mất trinh thì chỉ 1 triệu đồng”. Khi ra tòa, người thầy, và vẫn
tự xưng là thầy này một mực chối tội khi khai rằng mình không có khả
năng quan hệ tình dục do bị tiểu đường nặng. Thậm chí để chứng minh mình
trong sạch, ông Xương còn đòi… cởi quần trước tòa.
Còn trong vụ gạ tình của thầy giám thị, trả lời báo chí sau đó, ông
“thẳng thắn”: “Thường thì tôi hay đặt vấn đề về tiền. Nếu em muốn giúp
thì em phải chi tiền ra. Nhưng trường hợp học sinh này lại nói là không
có tiền và đề nghị về tình”.
Sẵn sàng cởi quần, trước tòa. Đổ lỗi cho học sinh đề nghị mình trước.
Thưa thầy X, thưa thầy B, một người thiếu hẳn hai chữ thanh danh và sự
tự trọng, ít nhất là việc dám làm dám chịu, thì liệu có thể nhận mình là
Thầy? để giảng dạy về những đạo lý cao đẹp.
Không tình cờ, báo chí, có lẽ cũng thừa cay đắng-đã xếp bản tin “thầy
giáo gạ tình lấy điểm” vào chung nhóm với những “bắt nam sinh gạ bạn
chát bán dâm”; “bóc mẽ trò gạ tình của gái bán dâm thời @”; “Nữ sinh
cùng bạn trai trong WC”. Nữ sinh chat sex sách quần chạy vì gặp phải kẻ
bạo dâm; hay “Xin lỗi anh chỉ là thằng bán bánh giò”.
Sẽ ra sao một xã hội kẻ bạo hành, cô gái bán dâm, thằng bán bánh giò và
thầy giáo cùng được xếp chung một… mâm?! Và với hiện thực như thế, danh
danh như vậy, có khi nào chính học trò sẽ chế ra những clip, đại khái
“Xin lỗi: Thầy chỉ là thằng đàn ông”?
Đào Tuấn
Hoa Kỳ cảnh giác với trục liên minh ma quỷ!
Hoa kỳ đã phạm phải một sai lầm rất lớn trong chiến lược phòng thủ lâu
dài ở thế giới tương lai, vì đã tích cực góp phần vực dậy một nền kinh
tế và quốc phòng hùng mạnh thứ hai thế giới hiện nay là Trung Quốc! Hơn
bốn mươi năm trước sau những lần “đi đêm” mặc cả với Trung Quốc và Hà
Nội, người Mỹ chấm dứt sự có mặt ở miền Nam Việt Nam thông qua việc đàm
phán và ký kết hiệp định paris vào ngày 27/01/1973, điều đó đồng nghĩa
với việc Hoa Kỳ chấp nhận bỏ rơi người anh em đồng minh Việt Nam Cộng
Hòa dẫn đến kết cuộc quân đội miền nam Việt Nam dần suy yếu và Sài Gòn
chính thức thất thủ vào ngày 30/4/1975. Trách nhiệm thuộc về chức sắc
nền Đệ nhị Cộng hòa đã không tìm cách tự lực cánh sinh: ngân quỹ quốc
gia chủ yếu phụ thuộc, dựa dẫm vào sự viện trợ của người Mỹ cho đến khi
người Mỹ rút thang thì Chính phủ VNCH phải chới với và ngã từ trên cao
xuống đất mà không thể bấu víu vào đâu được nữa. Việc rút thang này có
công đóng góp rất lớn của ông tiến sĩ ngoại trưởng Kit-sinh-gơ, ông ta
đã đạt thành quả với ván cờ cao vì quyền lợi của người Do Thái bởi ông
là người gốc Do Thái và bản thân đất nước Hoa Kỳ cũng đạt được mục tiêu
thí chốt trên bàn cờ chiến lược khi làm sụp đổ, tan rã khối cộng sản
Đông Âu và Liên Xô. Nhưng sự ngoi lên mạnh mẽ về kinh tế, lẫn tiềm lực
quân sự của Trung Quốc ngày nay đang là mối lo cho vị thế siêu cường của
người Mỹ! Ở vị thế năm nước thường trực, lá phiếu của Trung Quốc luôn
phủ quyết và đối nghịch lại các chính sách của Hoa kỳ đồng thời là một
nước chống lưng làm bức bình phong cho các cuộc thương lượng về ván cờ
hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên… Trung Quốc thường sử dụng hai nước
nói trên như những quân cờ trên bàn đàm phán trong chiến lược ngoại
giao; buộc Mỹ và các nước phương Tây phải nhượng bộ nhằm kêu gọi sự ủng
hộ từ phía Bắc Kinh; dù thừa hiểu rằng Trung Quốc là kẻ đứng phía sau,
bao che, dung túng kể cả việc cung cấp nguyên liệu lẫn phương tiện, kỹ
thuật làm giàu Uranium về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của hai quốc
gia này.
Sau sự kiện ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến chống khủng bố
và nhanh chóng giải thể các chế độ nhà nước Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên
uy tín và vị thế siêu cường số 1 của Hoa Kỳ lại xuống thấp do sa lầy
bởi hai cuộc chiến ở Afghanistan và Irac. Cho dù ông Geogth W. Bush có
làm sụp đổ chế độ Taliban hay đưa ông Sadam Huisen lên giá treo cổ nhưng
nếu nhìn kỹ lại người Mỹ không đạt được nhiều lợi ích như mong muốn?
Chỉ có chết chóc, thương tật và những hậu quả nặng nề do chiến tranh để
lại cho cả hai phía! Mười hai năm trôi qua, việc tái thiết nhằm ổn định
cho cả hai quốc gia nói trên xem ra còn xa vời và một cuộc khủng hoảng
suy thoái kinh tế không mong đợi đó là: khủng hoảng tài chính, những
khoản nợ công, thất nghiệp tăng cao ở Hoa Kỳ là một sự thật? Theo dự
đoán, bước sang thập kỷ 20 của thế kỷ 21 thì nền kinh tế của Trung Quốc
sẽ vượt mặt Hoa Kỳ nếu người Mỹ vẫn mãi hao tâm, tổn sức cho những việc
triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở Đông Âu hoặc loay hoay vấn đề
hạt nhân của Iran và Bắc triều tiên. Nói như thế không có nghĩa là nước
Mỹ lơi lỏng để ba quốc gia nói trên muốn làm gì thì làm! Hoa Kỳ phải có
những đối sách rạch ròi và chiến lược thích hợp trước sự trỗi dậy mạnh
mẽ của Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai? Trước thế lực bao
che, dung túng vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên cộng với việc
xưng hùng, xưng bá gây căng thẳng ở biển đông, vùng Đông Bắc Á như thời
gian vừa qua và hiện nay thì những bước đi ngoại giao của Hoa Kỳ sắp tới
sẽ ra sao?
a. Người Mỹ sẽ thích ứng với những chiến lược nào?
- Với các chính sách áp đặt trước đây mà một vùng Châu Mỹ Latin rộng
lớn gồm nhiều quốc gia đã từng là sân sau của Mỹ nay đã lần lượt quay
lưng với người Mỹ? Một quốc gia Đài Loan nhỏ bé trên bàn cờ chiến lược
của Mỹ thời chiến tranh lạnh (cũng là nạn nhân nhưng lại may mắn hơn
VNCH) nay không có nhiều lợi thế cho một cuộc chiến tranh quy mô, khi
đối đầu với những vũ khí chiến lược tầm xa của Trung quốc? Một đảo quốc
Philippin và một quốc gia Thái Lan là những đồng minh luôn bất ổn về
chính trị? Một Indonesia, Malaisia hai quốc gia hồi giáo Mỹ không mặn
mòi vì những người Hồi Giáo luôn có tư tưởng chống Mỹ? Một đất nước Việt
nam vừa là bạn, vừa là thù trong quá khứ ngày nay đã tự biến mình thành
rùa già rút cổ, chậm chạp bởi tầm trí thấp bé luôn lo sợ “diễn biến hòa
bình”? Như vậy cả vùng Đông Nam Á này không thể làm thế đối trọng chiến
lược quân sự lâu dài và có đủ sức ngăn chặn, hạn chế sức phát triển,
bành trướng của người Trung Quốc trong tương lai.
- Người Nhật sau thế chiến thứ hai, phải tận lực tập trung vào phát
triển kinh tế và xây dựng tái thiết đất nước trên đống đổ nát hoang tàn
do hậu quả của chiến tranh để lại. Tuy bị chiếm đóng nhưng may mắn nền
tảng chính trị đất nước không rơi vào trạng thái hổn loạn, rối ren. Dưới
sự bảo trợ của Hoa Kỳ! Nhật Bản tập trung vào việc tái thiết đất nước.
Với tinh thần dân tộc bất khuất, ý chí quật cường cùng với nghị lực phi
thường; người Nhật không những thành công trong việc tái thiết đất nước
mà còn tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực khoa học kỷ thuật và nhanh
chóng trở thành một quốc gia cường thịnh…. Dù là một siêu cường kinh tế
thế giới nhưng tiềm năng quân sự của Nhật Bản không thể phát huy hết sở
trường bởi sự khống chế ở một số điều khoản trong Hiến Pháp sau chiến
tranh. Tiềm năng quân sự, lẫn tiềm lực quốc phòng của Nhật Bản hiện nay
chỉ đủ khả năng chống đở mối hiểm họa tiềm ẩn từ Bắc Hàn, nhưng không đủ
lực đương đầu với một cuộc chiến tranh tổng lực trước Trung quốc. Vì
vậy việc phòng thủ an ninh quốc phòng Nhật Bản vẫn dựa vào đồng minh
chiến lược Hoa Kỳ là chính. Lòng tự ái dân tộc của người Nhật đang trỗi
dậy nhưng người Nhật phải chờ đợi đến mười, mười lăm năm nữa mới đủ thời
gian để hiện đại hóa quân đội.
- Người Mỹ nên hạn chế tầm ảnh hưởng với Pakistan một quốc gia hồi
giáo không ưa thích Mỹ, hơn nữa quốc gia Nam Á nầy khó có một nền chính
trị ổn định bền vững để làm đối tác, đồng minh chiến lược lâu dài. Đồng
thời Hoa Kỳ cần có những chính sách mềm dẽo, ôn hòa với các quốc gia hồi
giáo ở Trung Đông và những quốc gia Nam Mỹ.Với lợi thế siêu cường trong
lĩnh vực khoa học kỷ thuật, Hoa kỳ mở rộng giao thương, hợp tác khai
khoáng và khai sáng mở mang vùng đất Châu Phi giàu tiềm năng, nhằm hạn
chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì với một nền kinh tế đang trên đà
lớn mạnh, Trung quốc sẽ nhanh chân tạo mối quan hệ giao thương lên các
quốc gia này để tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác khoáng sản
cùng tiềm năng kinh tế còn tiềm ẩn của các quốc gia Châu Phi.
- Hoa Kỳ xác định mối quan hệ song phương ngày càng khằng khít, bền
chặt với Ấn Độ một quốc gia Nam Á nằm sát cạnh sườn Trung Quốc là một
hướng đi ngoại giao sáng suốt. Tuy diện tích đất đai của Ấn Độ rộng lớn
chỉ bằng 1/3 Trung Quốc nhưng có số dân đông đúc và tiềm năng phát triển
không thua kém Trung Quốc. Với chiến lược lâu dài, Ấn Độ có thể là một
đồng minh tin cậy có khả năng, thực lực làm thế đối trọng quân sự cho
người Mỹ trong tương lai. Thế giới vẫn luôn chờ mong sự phát triển của
Trung Quốc, Ấn Độ có thể làm cho hệ thống quốc tế trở về với trạng thái
cân bằng giữa Đông và Tây! Thế nhưng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc
ngày nay không theo chiều hướng tích cực mà chỉ đem đến nhiều hệ lụy
tiêu cực, lo lắng cho tất cả các quốc gia láng giềng kể cả Mỹ và phương
Tây. (chiếm đóng trái phép, chồng lấn biên giới, lãnh thổ lên hai nước
láng giềng là Việt nam và Ấn Độ; cùng lúc chịu tác động lớn bởi các
chính sách áp đặt thiếu nhất quán, nói một đàng làm một nẻo. Với Ấn Độ
thì Trung quốc còn kiêng nể nhưng với Việt Nam họ vừa đấm, vừa xoa).
- Trong xu thế toàn cầu hóa ở thế kỷ 21, Hoa Kỳ và Liên bang Nga nên
là hai đồng minh hợp tác chiến lược, sẽ tạo nên bước ngoặc kép: kiềm
tỏa Trung quốc ở mặt bắc, mở sang trang bước vào kỷ nguyên mới một thế
giới hiện đại ổn định và phồn vinh. Nếu hai quốc gia này luôn dè chừng
và đối đầu nhau thì cả hai đều bại, kẻ thắng cuộc chắc chắn sẽ là Trung
quốc vì “Ngư ông đắc lợi”? Hãy gạt bỏ quá khứ tạo nên mối quan hệ bền
chặt như quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ-Nhật Bản nhằm hạn chế và ngăn
chặn mưu đồ bành trướng, bá quyền của người Trung Quốc những kẻ nuôi
tham vọng một ngày nào đó sẽ vượt qua mọi rào cản để lên ngôi bá chủ
thống trị thế giới mới là đều cần thiết trong bối cảnh hiện nay và cả
cho tương lai.
b. Hoa Kỳ có những bước đi ngoại giao thế nào?
- Do có nhiều bất đồng sâu sắc trong đàm phán,
ngoại giao như vừa kể trên và sau những sự kiện xảy ra trên biển đông
trong thời gian gần đây Hoa Kỳ hiện đang tìm thế, lẫn tiềm lực nhằm ngăn
chận và kiềm tỏa mưu đồ bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đó là một
trong những lý do để người Mỹ quay trở lại vùng Đông Nam Á – Thái Bình
Dương đã bỏ ngỏ hơn bốn mươi năm qua. Việt Nam sẽ là điểm đến và lựa
chọn ưu tiên số một cho mục tiêu chiến lược mới bởi trong quá khứ giữa
Hoa Kỳ – Việt Nam từng có những “kỷ niệm” khó quên! Việt Nam suốt chiều
dài lịch sử dựng nước, giữ nước trải qua các triều đại Nhà nước phong
kiến, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh chống ngoại xâm, từng
đẩy lùi nhiều cuộc xâm lăng thống trị của người phương Bắc. Nhưng tiếc
rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn đang mê ngủ, theo đuổi những giấc mơ
hão huyền, ảo tưởng! Ở một chừng mực nào đó có thể nói chế độ hiện nay
không còn là chế độ của giai cấp chuyên chính vô sản đích thực mà là một
giai cấp của những người lãnh đạo, giai cấp này tự đặt cho mình quyền
cai trị tối thượng chỉ nhằm bảo vệ tư lợi của một nhóm người đặt lên
trên quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước, của dân tộc, đồng thời xem
thường nhân cách, vi phạm dân chủ, nhân quyền một cách nghiêm trọng. Khi
đất nước lâm nguy họ vẫn chủ trương ôm chân cầu cạnh, cúi đầu trước kẻ
thù xâm lược bạo ngược? Việt Nam càng phải học hỏi và đúc kết kinh
nghiệm của người Nhật là nên gác lại quá khứ lẫn ánh hào quang trong
chiến thắng để phát triển bền vững và cường thịnh như Nhật Bản.
- Mấy năm trở lại đây Trung quốc, Iran, Bắc triều
tiên, họ thừa hiểu rằng họ không đủ thực lực để đối đầu trực diện với
Hoa kỳ? Mưu đồ chiến lược của trục liên minh ma quỷ này đang tìm kế sách
đánh vào kinh tế của nước Mỹ vốn là con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Nền
tảng kinh tế suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: thất nghiệp lan tràn sẽ
gây bất ổn xã hội, ngân sách cắt giảm, thiếu hụt làm cho quốc phòng suy
yếu, quốc phòng yếu kém dẫn đến việc an ninh chính trị đất nước bị đe
dọa. Hoa Kỳ cần phải thận trọng trước những động thái mặc cả chính trị
về tiến trình hạt nhân vì nó có thể là mưu đồ làm hao công, tổn sức của
Hoa Kỳ trong đó mục tiêu, chiến lược lớn nhất là đánh vào nền kinh tế
nước Mỹ trong những lần điều động và triệt thoái binh lực. Họ tuyên bố
cứng rắn, bất chấp phản ứng của dư luận quốc tế hoặc một cuộc thanh sát
của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế (IAEA). Khi Hoa Kỳ dùng biện
pháp cứng rắn điều động binh lực trừng phạt thì họ lại dịu giọng đáp ứng
yêu cầu.
- Tình hình trên bán đảo Triều tiên hiện nay đã
nhận thấy rõ, đang đi theo chiều hướng này. Dư luận cho rằng nhà lãnh
đạo Triều Tiên Kim jong un trẻ người, non dạ lỡ mạnh miệng tuyên bố
chiến tranh nên phóng lao phải theo lao để giữ thể diện, nhưng thực ra
họ đang giở những chiêu bài hư hư, thực thực. Iran cũng vậy họ cũng đang
mặc cả khi các phương án ngoại giao không đạt kết quả, chờ đến lúc Hoa
Kỳ điều động binh lực thì lúc đó Iran mới giả vờ lùi bước chấp nhận một
cuộc thanh sát toàn diện.
- Có không ít ý kiến cho rằng nhờ Bắc Triều Tiên
hung hăng làm càn nên Hoa kỳ mới danh chánh, ngôn thuận chuyển hướng
phòng thủ đến vùng Châu Á Thái Bình Dương sau hơn bốn mươi năm bỏ ngỏ.
Nhưng cũng không thể khinh suất và loại trừ khả năng Trung Quốc tập
trung quan sát, theo dõi sát sao việc Hoa Kỳ tập trận chung cùng với Hàn
Quốc, Nhật Bản. Có khi họ lại chủ động khuyến khích Bắc Hàn gây hấn để
tận mắt chứng kiến, khám phá xem tiềm lực xuất kích của những loại vũ
khí chiến lược tối tân B-2 và F-22 đến đâu? Bởi hai loại vũ khí chiến
lược tối tân này đối với họ vẫn còn là những ẩn số? Có thể họ sẽ tìm ra
những phương án để chế ngự, phòng bị hoặc khả năng đánh bại trong tương
lai? Nói như thế không có nghĩa khuyên ngăn Hoa Kỳ thụ động đứng ngoài
cuộc để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm mà qua đó đề ra những đối
sách phù hợp tránh để bị sa lầy và hao tổn binh lực cho những lần huy
động lực lượng rồi triệt thoái. Hoa Kỳ càng hao tâm, tổn sức với tình
hình Bắc Hàn và Iran bao nhiêu, Trung quốc càng có lợi bấy nhiêu.
- Hoa Kỳ cần nghiên cứu xem xét chiến lược lá chắn
tên lửa ở Đông âu với lý do bảo vệ đồng minh có thiết thực hay không?
Việc Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của hệ thống lá chắn tên
lửa ở châu Âu chưa thể xua tan mối hoài nghi của người Nga, vì Nga không
công nhận quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của lá chắn tên lửa của Mỹ ở
châu Âu là một hành động nhượng bộ?
- Giới chức Hoa Kỳ nỗ lực thúc đẩy Quốc hội nước
này thông qua việc Mỹ chính thức tham gia vào Công ước luật biển, như
vậy mới có cơ sở pháp lý buộc Trung Quốc chấp hành công ước mà nước này
đã ký kết. Và những điều luật của Công ước này sẽ là nền tảng pháp lý
cho sự hiện diện của Mỹ trên toàn cầu, cả không phận, hải phận và dưới
đáy biển (Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994).
- Điều động binh lực trong điều kiện, khả năng
kinh tế cho phép nhưng không để ảnh hưởng suy giảm đến nền kinh tế đất
nước. Bảo vệ đồng minh là các quốc gia Đông Bắc Á gồm Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc vừa ngăn chặn hướng đông khogn6 để Trung Quốc làm bàn đạp
tiến ra cửa ngỏ thế giới, vừa tạo thế gọng kềm từ bán đảo Ấn Độ giáp
giới phía tây và Nga từ hướng bắc, Úc đóng vai trò hổ trợ then chốt giữa
khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nhằm khống chế Trung Quốc tác
oai, tác oái trên biển đông và Thái Bình Dương.
Xảy ra vụ hai quả bom tự chế phát nổ khi đoàn vận động viên về gần đích
đến ở giải marathon thường niên tại thành phố Boston bang Massachusetts
khiến 3 người chết và 264 người bị thương vào sáng ngày 15/4/2013, càng
khoét sâu thêm vào vết thương chưa kịp lành sau sự kiện khủng bố ngày
11/9/2001, và từ đó cho đến nay cũng xảy ra vài vụ tương tự hoặc được
ngăn chận kịp thời hoặc ở một mức độ không nghiêm trọng. Vì vậy, người
dân Mỹ đã suy nghiệm một điều: nước Mỹ không phải là một đất nước bất
khả xâm phạm bởi nhà chức trách không thể kiểm tra, giám sát toàn diện
và tổ chức mạng lưới bố phòng an ninh dầy đặc trên khắp đất nước Mỹ!
Chính quyền quốc gia phải nhanh chóng đề ra những phương án tối ưu và
hiệu quả giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại tiềm tàng nhất là không được
khinh suất, lơ là trong mọi tình huống. Chiến lược phòng thủ từ xa hay
đổ bê tông trước khung thành trong môn bóng đá đều có thế mạnh và điểm
yếu: tùy theo hoàn cảnh ứng biến, hoặc kết hợp cả hai thì cơ hội giành
thắng lợi mới được toàn diện trên bàn cờ chính trị trong thời đại toàn
cầu hóa, hiện đại hóa.
Dù người Mỹ đã gây ra cái chết oan uổng cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
trong quá khứ? Và hiện tại nước Mỹ có không ít kẻ thù do một số chính
sách cứng rắn, áp đặt lên các quốc gia có tham vọng hạt nhân! Nhưng cả
thế giới nầy không thể phủ nhận vai trò siêu cường của nước Mỹ đối với
thế giới. Hãy cảm tạ Đấng Tạo hóa, vì ngài đã ban cho thế giới nầy một
đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để nhân loại mới hiểu được thế nào là
dân chủ và tự do, thế nào là bình đẳng và nhân quyền vì ở những chế độ
nô lệ, phong kiến xa xưa con người không thể nhìn thấy! Và trong thời
hiện đại ngày nay còn sót lại những thế lực vô nhân, tàn bạo đang kìm
hãm sự phát triển của xã hội tương lai đó là các chế độ cộng sản vô thần
đang hủy hoại đời sống tâm linh, sẵn sàng gieo rắc bạo tàn và bất hạnh
cho nhân loại. Mong muốn của xã hội hiện đại là đất nước Hoa Kỳ mãi mãi
cầm trịch thế giới, để thế giới nầy luôn nhìn thấy ánh sáng của tự do,
dân chủ; ngày nào chẳng may bọn cộng nô Hán quyền Trung quốc đoạt ngôi
thống trị bá chủ thế giới! Ngày đó sẽ là ngày thảm họa và bất hạnh của
cả thế giới hơn cả nạn diệt chủng của phát xít ở thập niên 1935-1945 của
thế kỷ trước. Lịch sử nhân loại không thể nào quên vào khoảng 2250 năm
(năm 259-210 trước công nguyên), dưới triều đại Tần thủy hoàng bạo chúa
đã thôn tính và cai trị các nước chư hầu như thế nào? Hãy vì hòa bình,
ổn định và trật tự thế giới; vì tự do, dân chủ và phát triển, phồn vinh:
thế giới chúng ta hãy cùng đoàn kết xiết chặt tay, cùng nhau vạch mặt,
chỉ tên, nhanh chóng đánh đổ, loại bỏ một thứ chủ nghĩa quân phiệt kiểu
mới đó là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền và Hán hóa của Trung Quốc.
© Quốc Anh
© Đàn Chim Việt
Khổ vì thoát nghèo: Chính sách bất cập, cán bộ xa dân
Đó là bài học rút ra từ chuyện chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (ngụ ấp 5, xã An
Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) treo cổ quyên sinh vì cuộc sống quá túng
quẫn và bế tắc.
Theo quy định hiện hành, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập
bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; ở thành thị là có mức
thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông
thôn có mức thu nhập từ 401.000-520.000 đồng/người/tháng, thành thị từ
501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Đây là căn cứ để thực hiện các
chính sách an sinh xã hội và các chính sách khác. Dựa vào mức chuẩn
này, cán bộ địa phương tính toán gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã
thoát nghèo vì có thu nhập 5 triệu đồng/tháng (chia 5 nhân khẩu), cao
hơn chuẩn nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chị Nhân bị bệnh kéo dài,
con đi học đại học, nhưng do đã thoát nghèo nên bị cắt bảo hiểm y tế,
các con đi học cũng không còn được miễn giảm học phí. Với chị Nhân,
thoát nghèo còn khổ hơn khi được công nhận là hộ nghèo.
Đại diện chi hội phụ nữ ấp thăm hỏi ba con của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân sau khi chị Nhân tự vẫn. Lẽ ra cử chỉ quan tâm này đến với gia đình chị Nhân khi chị còn sống thì có thể giờ đây không phải “rút kinh nghiệm sâu sắc” |
Lỗi do đâu?
"Cá nhân tôi nghĩ rằng chính sách của Nhà nước ban hành ra là để “kéo”
những người đang ngồi đứng dậy, tạo cho họ thêm sức lực và động lực để
sống và phát triển. Đừng để cho một số người, hoặc thậm chí chỉ là một
vài người, cảm thấy mình bị ngồi bệt xuống mà không đứng lên được, chìa
tay ra cầu cứu nhưng không nhận được sự quan tâm của chính quyền, đoàn
thể, xã hội rồi rơi vào cảnh túng quẫn khốn cùng và chọn cách kết thúc
tiêu cực "
Bà NGUYỄN THỊ KHÁ
(ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) |
Ngày 1-5, ông Trần Đại Đoàn - bí thư Đảng ủy xã An Xuyên, TP Cà Mau - cho biết đã chỉ đạo ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã rà soát lại trường hợp của gia đình anh Bảo - chồng chị Mỹ Nhân, nếu đủ điều kiện thì xét đưa vào hộ nghèo của xã, đồng thời tìm phương án hỗ trợ lâu dài để các con anh Bảo không bỏ học giữa chừng. Trả lời câu hỏi tại sao trước đây không giải quyết chính sách hộ nghèo cho gia đình chị Nhân mà đến nay mới xem xét, ông Đoàn giải thích: “Vào thời điểm năm 2012, khi ấp 5 tiến hành xét hộ nghèo, gia đình anh Bảo không đạt vì thu nhập hai vợ chồng lúc này vượt quy định hộ nghèo”.
Ông Đoàn cũng thừa nhận gia đình anh Bảo rất khó khăn, cả vợ lẫn chồng
nghề nghiệp không ổn định, đất đai cũng không, nên càng gặp nhiều khó
khăn hơn khi bệnh chị Nhân ngày càng nặng và con đi học xa nhà. “Qua
việc này chúng tôi thấy chính sách còn bất cập, khó uyển chuyển khi
thực hiện. Theo tôi, cần điều chỉnh chính sách hộ nghèo một cách thoáng
hơn, không chỉ căn cứ vào nội tại là về thu nhập mà phải tính đến yếu
tố ngoài xã hội khác như: phải nuôi con cái học hành, bệnh tật kéo
dài...” - ông Đoàn nói.
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Bạch Đằng - bí thư Thành ủy TP Cà Mau -
cũng nói các tiêu chí tính toán hộ nghèo hiện nay chưa sát với thực tế
cuộc sống, cần xem xét điều chỉnh cho hợp lý. Còn về cái chết của chị
Nhân, ông Đằng khẳng định: “Dù sao đi nữa thì trách nhiệm vẫn là do cán
bộ địa phương chưa sát với cuộc sống của người dân. Tới đây, TP Cà Mau
sẽ có cuộc họp chấn chỉnh, yêu cầu lãnh đạo cơ sở phải gần dân, sát
dân hơn, phải nắm rõ những diễn biến trong dân, đặc biệt là phải rút
kinh nghiệm sâu sắc đối với trường hợp như chị Nhân”.
Theo ông Võ Hoàng Hiệp - giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, để những sự
việc tương tự không tái diễn, ngoài các chính sách liên quan chăm lo
cho hộ nghèo, cận nghèo, chính quyền các cấp nên có một nguồn quỹ dự
phòng (có thể là nguồn tiền ngân sách hoặc nguồn vận động, xã hội hóa)
để kịp thời hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất như
bệnh tật, bị thiên tai hoặc tai nạn. Sự hỗ trợ ấy tuy chỉ nhất thời
nhưng rất có ý nghĩa trong việc giúp những hộ khó khăn vượt qua khúc
ngặt của cuộc sống.
Bài học sâu sắc
Trao đổi với phóng viên về trường hợp chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, bà Nguyễn
Thị Khá - ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội -
cho rằng đây là bài học sâu sắc cho các cấp chính quyền. Những người
làm chính sách nhìn vào đó, sửa đổi những quy định chưa phù hợp để
tránh những trường hợp tương tự xảy ra.
Theo bà Khá, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho chính quyền cấp cơ sở là họ đã
thật sự chia sẻ và giải quyết đúng mực, thấu đáo tâm tư, nguyện vọng
của gia đình chị Nhân chưa? Bà Khá phân tích: “Nói rằng chồng đi làm
phụ hồ mỗi tháng 3 triệu, vợ đi giúp việc gia đình mỗi tháng 2 triệu
thì không đủ tiêu chuẩn để xếp hộ nghèo. Nhưng thử hỏi, nhà chị Nhân
không có đất sản xuất, công việc mà hai vợ chồng đi làm mướn là rất bấp
bênh, khi có việc thì làm, hết việc thì nghỉ, cuộc sống như vậy sao có
thể gọi là thoát nghèo. Đó là chưa kể bản thân chị Nhân bệnh tật, ba
cháu nhỏ lại đang tuổi học hành. Nhìn vào thực tế như vậy, thử hỏi có
ai khẳng định hoàn cảnh gia đình chị không khó khăn, cùng cực. Vậy, khi
đưa gia đình chị Nhân ra khỏi diện hộ nghèo, chính quyền địa phương
dựa trên cơ sở nào, có vì bệnh thành tích hay không?”.
Câu hỏi thứ hai bà Khá đặt ra là dành cho cơ quan làm chính sách. Theo
bà Khá, trường hợp chị Nhân cứ cho là đã thoát khỏi nghèo, nhưng có
người bị bệnh kéo dài và nuôi các con đang đi học thì thực chất là họ
đã rơi vào tình trạng nghèo. Bà Khá còn nói quy định hiện nay về hộ
nghèo hay chuẩn nghèo là quá lạc hậu, “Bộ LĐ-TB&XH phải tính toán
lại, đề nghị mức chuẩn nghèo mới phù hợp với thực tế, nhất là bao quát
được các hoàn cảnh khác nhau trong xã hội”.
Bà Khá cũng đặt câu hỏi về việc xóa nghèo bền vững và chính sách đất
đai. “Mục tiêu của chúng ta là xóa nghèo bền vững, hết nghèo rồi nhưng
phải có kế sinh nhai mới đưa ra khỏi diện hộ nghèo. Với gia đình chị
Nhân thì không thể coi là họ đã có kế sinh nhai bền vững. Nghề nghiệp
bấp bênh, lúc khỏe thì bán sức lao động kiếm ăn, lúc bệnh tật thì không
biết bấu víu vào đâu. Chị Nhân, cũng như không ít hộ gia đình ở đồng
bằng sông Cửu Long, tuy sống ở nông thôn nhưng không có tư liệu sản
xuất - đó là đất đai. Đây là một trong những vấn đề xã hội rất cần được
quan tâm giải quyết” - bà Khá nói.
TẤN THÁI - ĐÔNG TRIỀU - LÊ KIÊN - HỒ VĂN
Cần hỗ trợ thoát nghèo một cách bền vững
Ông Nguyễn Trọng Đàm, thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết cá nhân ông
rất bất ngờ về vụ việc bi thảm này. Qua thông tin của phóng viên, ông
Đàm bày tỏ xúc động: “Tôi thấy rất đáng tiếc cho trường hợp một người
dân ở TP Cà Mau quyên sinh vì bế tắc trong cuộc sống. Cả nước có hàng
triệu hộ nghèo, nhưng đây là lần đầu tiên tôi biết có vụ việc thế này.
Thật đáng tiếc. Có thể do những ngày nghỉ nên tôi chưa được báo cáo,
nhưng tôi sẽ yêu cầu địa phương báo cáo để nắm thêm vụ việc. Qua việc
này, tôi thấy chúng ta cần phải rút ra bài học liên quan đến chuyện
bình xét hộ nghèo và hộ cận nghèo, để từ đó có những cách vận dụng linh
hoạt, thiết thực hơn”.
Theo ông Đàm, có rất nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Nhưng việc thoát nghèo của các hộ này không thể diễn ra nhanh chóng một
sớm một chiều được. “Vì thế quan điểm của chúng ta vẫn vừa triển khai,
vừa phải xem xét, chấn chỉnh và điều chỉnh bổ sung chính sách” - ông
Đàm nhấn mạnh. Ông Đàm cho biết có rất nhiều cách để hỗ trợ những hoàn
cảnh như gia đình chị Nhân. Không được xét hộ nghèo thì chị có thể làm
đơn kiến nghị lên cấp trên. Cũng còn nhiều chính sách, chương trình
khác có thể vận dụng để hỗ trợ gia đình chị.
Ông Đàm cũng nói Bộ LĐ-TB&XH đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện các
chính sách hỗ trợ để hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo một cách ổn
định, bền vững. Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong công
tác xóa đói giảm nghèo.
Đ.BÌNH
|
(Tuổi trẻ)
Tiền ngân hàng đang chảy về đâu?
Ngân hàng báo cáo tiền huy động từ dân cư vẫn tăng trưởng tốt trong khi
doanh nghiệp kêu thiếu vốn, không vay được. Thực tế này khiến không ít
chuyên gia đặt nghi vấn về đích đến của dòng tiền trong nền kinh tế.
Thống kê mới nhất cho thấy quý I, tăng trưởng huy động vốn trong hệ
thống ngân hàng đạt 4,34%, nhưng tín dụng chỉ tăng 0,67%. Mùa đại hội cổ
đông năm nay, báo cáo của ngân hàng nào cũng khoe "huy động vốn tăng
trưởng đáng kể". Còn khi nói đến kết quả cho vay - dẫn vốn cho nền kinh
tế thì ông chủ nào cũng "ngao ngán" và trình bày kèm theo một loạt
nguyên nhân.
Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thế
Tuy (Lạng Sơn) kể câu chuyện chi nhánh một ngân hàng quốc doanh ở Lạng
Sơn vừa phải chuyển 1.000 tỷ đồng vốn huy động về trung ương, vì không
cho vay nổi. "Nếu chính sách không hài hòa, không cho vay được và không
gắn kết với doanh nghiệp thì ngân hàng cũng chết thôi", ông Tuy lo lắng.
Nhiều đại biểu Quốc hội thắc mắc tiền đang ở đâu khi không chạy vào sản xuất. Ảnh: Thanh Lan. |
Ngân hàng Nhà nước trong báo cáo bổ sung tình hình năm 2012 và 3 tháng
đầu năm 2013 gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã nêu một số nguyên nhân khiến
tín dụng tăng trưởng thấp. Theo cơ quan này, một trong các lý do là
năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, hàng tồn kho cao nên tiêu thụ
sản phẩm khó khăn.
Thực tế, không chỉ vì lãi suất cao, nhiều doanh nhân thú nhận chẳng dám
vay vốn vì mở rộng sản xuất để làm gì khi hàng tồn chưa bán hết. Một đại
diện của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói: "Dịp cuối tuần, cứ nhìn mỗi giỏ
hàng hóa thanh toán tại siêu thị của người dân ngày một vơi đi là tôi
biết sức mua của nền kinh tế yếu thế nào".
Ngân hàng Nhà nước đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã suy giảm
khi phần lớn tài sản thế chấp các khoản vay có nguồn gốc từ bất động
sản đang đóng băng. Các ngân hàng cũng ngại cho vay do lo ngại nợ xấu
gia tăng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trên 30%. Trong khi đó
những doanh nghiệp khỏe, đủ điều kiện, "vừa mắt" ngân hàng thì có xu
hướng thoái nợ, muốn giảm phụ thuộc vốn vay. Chỉ còn lại nhóm khó khăn
muốn được bơm vốn nhưng không đủ điều kiện.
Hơn 80% doanh nghiệp hiện nay thuộc diện vừa và nhỏ (SME), quy mô cũng
như tài sản, uy tín thấp nên việc tiếp cận vốn ngân hàng càng khó. Báo
cáo về khó khăn này trước Ủy ban kinh tế Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước
cho biết cơ chế Ngân hàng Phát triển bảo lãnh cho SME vay vốn dù đã có
nhưng vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thế nên,
tín dụng càng không thể tăng nổi.
Báo cáo phân tích tình hình kinh tế tháng 4 của Ủy ban Giám sát Tài
chính quốc gia phần nào gợi mở chuyện tiền đang ở đâu. Ủy ban này cho
rằng tỷ lệ nợ xấu cao khiến nhiều ngân hàng vẫn tăng mạnh huy động nhưng
chủ yếu là để trả nợ những khoản huy động cũ đáo hạn.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói thêm, để đáo hạn các
khoản huy động cũ nhà băng phải sử dụng tới lượng tiền gửi mới nhận được
từ dân cư. "Việc này nếu kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho
nền kinh tế", ông Hiếu cảnh báo.
Cũng theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, vốn huy động
của các nhà băng chủ yếu được tập trung vào đầu tư tài chính phi tín
dụng như trái phiếu Chính phủ dù lợi suất có lúc đã thấp nhất trong
nhiều năm. Phân tích này phù hợp với số liệu từ Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội (HNX) cho biết, tổng huy động trái phiếu Chính phủ qua kênh đấu
thầu trong năm 2012 đạt 167.589 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước
đó. 80% số này do ngân hàng thương mại mua vào.
Lo ngân hàng mải đầu tư trái phiếu quên cho vay
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đức Thụ cũng thấy làm
lạ khi huy động tăng nhưng cho vay gần như không nhúc nhích. Ông thắc
mắc về sự đóng góp vốn của ngân hàng nếu không tính gộp cả phát hành
trái phiếu. "Nếu loại trừ việc mua trái phiếu thì trong số dư nợ tăng
này có bao nhiêu phần trăm vào sản xuất kinh doanh và tác động đến tăng
trưởng? Tôi đề nghị làm rõ vấn đề này", ông Thụ yêu cầu.
Năm 2012, chuyện tính gộp trái phiếu Chính phủ vào chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng của nền kinh tế đã được Thống đốc đưa ra khi trả lời trước Quốc
hội. Người đứng đầu ngành ngân hàng cho rằng một phần vốn huy động đã
được đầu tư gián tiếp qua trái phiếu Chính phủ. Tốc độ giải ngân thực sự
của hình thức cho vay Chính phủ này thường có độ trễ lớn và vốn không
trực tiếp đến ngay với doanh nghiệp.
Chia sẻ với VnExpress, một chuyên gia kinh tế là thành viên cố vấn cho
Ngân hàng Nhà nước cho rằng áp lực tất toán trạng thái trước ngày 30/6
có thể khiến nhiều ngân hàng phải dùng vốn huy động để mua vàng thời
gian qua. Kể từ khi đấu thầu vàng, hơn 13 tấn (tương đương gần 1.500 tỷ
đồng nếu tính giá trúng thầu trên 42 triệu đồng một lượng) đã được Ngân
hàng Nhà nước bán hết và phần lớn do các ngân hàng thương mại mua vào.
"Như vậy, lượng tiền các nhà băng mua vàng lấy từ đâu ra nếu không phải
từ nguồn huy động", vị này nghi vấn.
Diễn biến đấu thấu vàng miếng
Trong phiên làm việc mới đây của Ủy ban Kinh tế, Phó trưởng đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam kể nhiều cử tri ngân hàng chỉ làm
tốt nghiệp vụ bán vàng thay vì cho vay. "Chúng tôi cũng hiểu Ngân hàng
Nhà nước đã làm rất nhiều việc, nhưng những cái cụ thể để tác động vào
doanh nghiệp, nền kinh tế thì chưa rõ. Cái cụ thể mà dân thấy nổi bật,
nổi trội trong thời gian vừa rồi chủ yếu là bán vàng”, ông Lê Nam nói.
Thanh Thanh Lan
(VnExpress)
Bát Thạch Kiều - Chúng ta cần hoà hợp, không cần hoà giải
Lúc ấy tôi còn trẻ, nghe tin "Giải phóng miền Nam", nước nhà hoà bình
thống nhất, mừng như điên. Gia đình tôi như mọi gia đình, đều có người
bên này bên kia, lúc đó thực tình đã nghĩ rằng chuyện lớn nhất sau chiến
tranh là "Hoà hợp và hoà giải dân tộc".
Bây giờ đã gần 40 năm trôi qua, vẫn cứ câu nói ấy "đến hẹn lại lên" như
một điệu hát buồn vô nghĩa. Để rồi mọi người đều quên. "Hoà hợp và hoà
giải" như nó đã được đặt ra lúc ban đầu đã trở thành không đối tượng.
Những người ra đi thì đã ra đi, chết thì đã chết, trở về thì đã trở
về... những quyết định ấy có những lý do kinh tế, tình cảm... chứ chẳng
mảy may vì cái gọi là "chính sách Hoà hợp và hoà giải" đãi bôi. Đó vẫn
chỉ là một khẩu hiệu lá nho mà thôi, của những kẻ không hề tin vào chính
điều mình nói.
Thôi, bỏ đi có được không ? Đừng lải nhải nữa, để đặt ra những câu hỏi
có thực chất: Đất nước này, dân tộc 85 triệu con người này cần gì ?
Hoà giải ? chỉ có thể "hoà giải" khi hai bên đều chịu nhận một phần
những sai lầm về mình, và dĩ nhiên bên thắng cuộc cần đưa tay ra
trước... 40 năm qua làm gì có. Bất kể họ chân thành hay không, có thể là
chính họ cũng chia rẽ với nhau, nửa chân thành nửa lừa bịp, những kẻ đề
ra khẩu hiệu chính trị này đều đã đi vào quá khứ. Đại đa số người Việt
hiện nay dù ở đâu cũng không còn chịu trách nhiệm gì về cuộc chiến đã
qua, thế thì còn cần gì nói đến hoà giải ? Giới ưu tú trên vai họ đặt
nặng tương lai đất nước (dĩ nhiên không phải là giới "lãnh đạo" hiện
nay), họ có những ưu tiên khác, những con đường khác...
Về chữ "hoà giải" này chỉ còn món nợ tinh thần của thế hệ đi trước đối
với họ : đó là giải thích trung thực tại sao đây lại là một cú lừa bịp
đau đớn của lịch sử ; tôi nói "của lịch sử" mà không nói tại ai. Bài học
lịch sử không bao giờ thừa cho văn hoá và hành xử của con người. "Lấy
đức báo oán, nên chăng ?" Khổng Tử đã trả lời : "thế thì lấy gì báo đức ?
lấy đức báo đức và lấy công chính báo oán". Về chữ "hoà giải" này chỉ
còn cần và rất cần sự công chính của lịch sử. Không cần ai đóng kịch giơ
má giơ tay cho đáng khinh, buồn cười, muốn khóc.
Hoà hợp dân tộc, nói cho cùng là chuyện dĩ nhiên, muôn thủa, không phải
sau chiến tranh mới cần đặt ra. Và lúc nào cũng có ở mức cao hay thấp,
ai cũng có thể hoà hợp với hàng xóm; nhưng ở ta thì mức hoà hợp vẫn rất
thấp, vì còn quá nhiều công an chìm nổi... mà đất nước đang cần hoà hợp
hơn bao giờ hết để mọi người đồng lòng phát triển kinh tế và giữ gìn
lãnh thổ. Không thể có hoà hợp nếu không có dân chủ và nếu không có một
Hiến Pháp thực sự là khế ước sống chung của đại đa số, nghĩa là tối
thiểu phải công nhận đa đảng bình đẳng với nhau.
Hoà hợp đồng nghĩa với "Cộng hoà", "Xã hội Chủ nghĩa" thì bỏ đi vì có ai
biết nó là cái gì đâu ? Hoà hợp mà không có "vua" cá nhân hay tập thể
thì là dân chủ và bình đẳng rồi, không cần nói ra. Vậy xin hãy bắt đầu
bằng tên nước : Cộng Hoà Việt Nam.
Bát Thạch Kiều
(Diễn Đàn)
Tiểu thuyết Đĩ thúi (Kỳ 1)
Trong cuốn tiểu thuyết phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện thực và
phản tiểu thuyết này, các nhân vật chính của tác phẩm văn học Việt Nam
nổi tiếng nhất, Truyện Kiều, và cả tác giả của nó, Nguyễn Du, bước thẳng
ra từ hư cấu và lịch sử để lăn lộn trên một bàn cờ thế sự quái đản mà
tất cả chúng ta dường như đều có mặt.
Bạn có thể thích hay ghét, rất thích hay rất ghét, khen hay chê tác phẩm Phản Kiều, hay Tân Đoạn trường tân thanh này, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ không thể dửng dưng với nó. Tôi hân hạnh giới thiệu tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Viện, đăng thành 5 kì trên pro&contra.
Bạn có thể thích hay ghét, rất thích hay rất ghét, khen hay chê tác phẩm Phản Kiều, hay Tân Đoạn trường tân thanh này, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ không thể dửng dưng với nó. Tôi hân hạnh giới thiệu tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Viện, đăng thành 5 kì trên pro&contra.
Phạm Thị Hoài
Nàng Kiều (Hình minh họa) |
Gặp Mã Kiều Nhi trong một lầu xanh tại Bắc Kinh nhân chuyến đi sứ năm
1813, Nguyễn đã chới với. Đó là một kiều nữ tài hoa. Cầm kỳ thi họa đủ
món ăn chơi vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề, đặc biệt là món thổi
kèn điêu luyện theo đúng tinh thần Karma Yoga không phân biệt đối xử
của nàng. Dẫu sao, Nguyễn cũng không tránh được cái mặc cảm của người
tiểu quốc đi trả thù dân tộc. Vì thế, hành động vô cầu bất phân rất
lương tâm chức nghiệp của Kiều Nhi khiến cho Nguyễn cảm động. Và chàng
muốn chiếm lấy nàng, theo một cách nào đó tương tự như Từ Hải trong một
giả định hóa giải oan nghiệp. Tất nhiên, khoản được gọi là “bo” của
Nguyễn không thể so sánh với các hào phú bản địa, nhưng Mã Kiều Nhi
thượng thừa bản lĩnh và thâm hậu nhân sinh hiểu được đây là cơ hội nàng
bước vào một thế giới khác, mà ngay cả một hảo hán như Từ Hải cũng không
thể làm nổi. Thế giới của ảo tượng văn chương.
Mã Kiều Nhi trốn theo Nguyễn về Việt Nam năm 1814.
Cho đến sau năm 1820, không còn ai ở Việt Nam biết Mã Kiều Nhi là ai
nữa. Nàng đã có một khai sinh mới được gọi là Vương Thúy Kiều. Tôi chưa
bao giờ ngưỡng mộ Truyện Kiều, nhưng tôi thích cái hệ lụy của Truyện
Kiều.
Vì thế, có một Mã Kiều Nhi trở thành nhân vật văn chương và cũng có
những Mã Kiều Nhi khác vẫn quanh quẩn đâu đó trong các lầu xanh. Nàng đi
xuyên suốt dòng lịch sử từ những kỹ viện đầu tiên do Quản Trọng, Tể
tướng nước Tề sáng lập khoảng 2700 năm trước đến các khu đèn đỏ đương
đại. Đĩ là vĩnh cửu.
Sau khi vượt ải Nam Quan, Mã Kiều Nhi đã rũ bỏ bộ đồ hóa trang làm tên
lính hầu của Nguyễn. Nàng trở lại là một cô gái xinh đẹp. Xinh đẹp và e
lệ thì cũng đến lúc phải đi tiểu. Tiết tháng ba ở rừng biên cương mát mẻ
và phong quang, vì thế nàng đã phải đi hơi xa để tìm một chỗ kín đáo.
Kiều Nhi nhìn thấy một gò đất. Và nàng ngồi xuống. Cỏ vàng hiu hiu. Bỗng
nhiên, Kiều Nhi nghe thấy tiếng nói sau lưng mình: “Cô đã đánh thức tôi
dậy.” Nàng quay lại thấy một cô gái dường như rất quen. Đoán được điều
ấy, cô gái nói: “Tôi là Đạm Tiên, cũng từng ở lầu xanh như cô ở Bắc
Kinh. Tôi theo Mạc Đĩnh Chi sang đây.” Kiều Nhi hỏi ngay: “Sao chị không
về Tràng An mà lại ở chốn hoang vu thế này?” Đạm Tiên bảo: “Chuyện dài
lắm, không có thì giờ để nói đâu. Em hãy đi theo chị.” “Tại sao?”, Kiều
Nhi hỏi lại. Đạm Tiên nói: “Vương phủ không phải là chỗ của chúng ta.
Chị đã đến đó và chị đã quay về.” Kiều Nhi lại hỏi: “Chị muốn đưa em
về?” “Không, không phải trở lại Bắc Kinh, mà là trở về con đường của
mình”, Đạm Tiên giải thích.
Thấy Mã Kiều Nhi đi lâu, Nguyễn đích thân cùng vài tên lính đi tìm.
Trong vòng vài dặm, không thấy một bóng nhà. Khi tối trời vẫn không thấy
nàng đâu, Nguyễn và đoàn tùy tùng đều cho rằng Kiều Nhi có thể đã bị
thú hoang ăn thịt.
1.
Mã Kiều Nhi đến một trong những trang trại ở khu vực rừng biên giới được
các nhà đầu tư Trung Quốc thuê của Việt Nam. Đạm Tiên dặn Kiều Nhi: “Em
không được nói tiếng Hoa.” Kiều Nhi thắc mắc: “Ở đây toàn là người
Trung Quốc không mà?” Đạm Tiên bảo: “Tất cả bọn đàn ông đều thích của
lạ. Bởi vậy em hãy nói tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc nào ở Việt Nam cũng
được.”
Chính sách mỗi gia đình chỉ có một con của Trung Quốc dẫn đến tình trạng
đàn ông khó tìm được vợ. Đến Việt Nam không phải chỉ là lời mời gọi của
miếng cơm manh áo mà còn bởi cơn quẫn bách thèm khát giống cái của lao
động giống đực Trung Quốc đòi được giải quyết. Giống cái Việt vừa đẹp
vừa nhiều vừa rẻ. Việt Nam trở thành thị trường giống cái của thế giới.
Kiều Nhi và Đạm Tiên mở quán nhậu bán rượu Mao Đài. Mái tôn vách lá sơ
sài. Nhưng chiều tối nào quán cũng đông nghẹt. Công nhân Trung Quốc cũng
không khác Việt Nam, lao động cật lực rồi uống rượu. Rượu lên cơn thì
gái nào cũng là gái, kể gì hàng dạt hàng xịn. Kiều Nhi thường tiếp khách
suốt đêm, sáng ngủ bù. Khô rát âm đạo, để đỡ đau Kiều Nhi phải dùng gel
bôi trơn. Bọn Trung Quốc bảo nàng không có chút biểu cảm.
Kiều Nhi từng là ngôi sao của vũ trường Kit ở Sài Gòn. Trong số những
khách quen của nàng có Thiếu tá Việt Nam Cộng hòa tên Tùng. Tuy không
oai phong ngang tàng như các sĩ quan Dù, Biệt động Quân hay Thủy quân
Lục chiến, nhưng Tùng hào hoa đẹp trai và nhiều tiền nhờ bán hàng quân
tiếp vụ cho Việt cộng. Tùng yêu và chiều Kiều Nhi. Nàng thích chàng
không phải vì tiền mà ở những bước nhảy bay bướm cũng như thái độ sùng
tín gái đẹp của chàng. Nhưng có một người đàn bà khác không cho đó là
mối tình đẹp. Vợ Tùng đánh ghen bằng một lon acid và một bản án chung
thân máng vào cổ nàng: “Hồng nhan bạc phận”. Sau này, Kiều Nhi đã giải
phẫu thẩm mỹ khuôn mặt nhưng bản án “Hồng nhan bạc phận” nàng khắc vào
miếng lắc đeo ở tay. Từ đó, không ai thấy được cảm xúc của nàng trên
khuôn mặt nữa. Bù lại, thân thể của nàng càng ngày càng đẹp và quyến rũ.
Kiều Nhi trở thành đĩ tinh ròng.
Vào đầu những năm 2000, khi nền kinh tế thị trường trong nước phát
triển, những cô gái sở hữu một thân hình chuẩn có vơ vàn cơ hội kiếm
tiền. Họ làm người mẫu trình diễn hoặc quảng cáo và được các đại gia
theo đuổi. Những giá trị mới được xác lập. Kiều Nhi được một đại gia bao
trong căn biệt thự tuy không lộng lẫy nhưng cũng đủ danh giá. Nàng tân
trang lại trinh tiết. Thỉnh thoảng bán trinh tìm cảm xúc mới. Nàng phát
biểu, nhận tiền từ tay những người đàn ông đi mua trinh nó khác hẳn làm
điếm chuyên nghiệp. Không hẳn vì những số tiền lớn lao, mà nàng nhận
được cả niềm tin thiêng liêng của người mua trinh về cái lộc của tạo
hóa. Nàng bảo “lộc trời bao la, sao nỡ hẹp với mọi người”.
Đôi khi nhớ tới Nguyễn, nàng cũng muốn tặng chàng “chữ trinh còn một
chút này” để cảm tạ tấm lòng tri kỷ. Nhưng dường như Nguyễn không quan
tâm đến điều ấy. Chàng vẫn nói: “Lần nào đụ em, anh cũng tìm thấy cảm
giác của sự trinh bạch.” Lần nào cũng là lần đầu tiên. Kiều Nhi cũng
không hiểu được lòng mình, tại sao với Nguyễn, nàng luôn luôn trinh
bạch. Nguyễn bảo “anh vẫn nhìn thấy khuôn mặt thật của em dưới lớp da
nhân tạo.”
Hoài niệm vẫn là một khuynh hướng tự nhiên của con người. Thời kỳ chuyên
chính vô sản xã hội chủ nghĩa, ai cũng khổ như chó. Kiều Nhi sống bằng
cách tham gia đoàn văn công thành phố. Nàng có nhiều khách. Nhưng họ chỉ
trả bằng tem phiếu hoặc nhu yếu phẩm. Không huy hoàng, nhưng vẫn được
sống tiện nghi hơn người. Nguyễn có rượu ngoại uống và thuốc lá thơm hút
cũng nhờ Mã Kiều Nhi từ bi nhân hậu chia sẻ.
Thơ mộng nhất trong cuộc đời Kiều Nhi có lẽ phải kể đến giai đoạn hưng
thịnh của cô đầu. Phẩm chất nghệ sĩ hoang đường với cây tì bà của nàng
cùng nhịp phách tiếng hát đa tình của Nguyễn Công Trứ quả là một cặp đôi
hoàn hảo, anh hùng và mỹ nhân kinh điển cho mọi thời đại. Trong số
những người tình của Mã Kiều Nhi, không kể Nguyễn Du, thì Nguyễn Công
Trứ làm nàng say đắm nhất.
Không như Từ Hải, Trứ phụng sự triều đình tận tụy theo cốt cách của một
quân tử. Và Trứ cũng trở thành một hình tượng đối nghịch với bọn văn nô
nịnh thần trong thời đại của ông. Cùng với một đức hạnh ngay thẳng như
Nguyễn Công Trứ, nhưng Kiều Nhi vẫn chan hòa với bọn văn nô dịch vật,
bởi vì với nàng “tiền nào cũng là tiền” và nàng phục vụ theo đúng nghĩa
vụ công bằng mà thiên hạ đã mua nàng. Kiều Nhi bảo “Em tam giáo đồng
nguyên, vô vi theo Lão giáo, hành động mà không làm gì cả. Phục tùng ước
muốn của đàn ông mọi lúc mọi nơi theo kinh tế thị trường định hướng
Khổng Nho nên em đòi hỏi ăn bánh trả tiền. Đời là ảo tượng vô thường, vì
thế không bám níu chấp trước để giải phóng oan nghiệp theo lời Phật
dạy.”
Không hối tiếc. Đàn ông hay tiền bạc cũng là một thứ nhu cầu. Cũng chẳng
thấy đâu là ngu muội hay minh triết. Nàng bảo “không có tiền thì cạp
đất mà ăn à”. Vì thế, khi Nguyễn mang cho nàng đọc Truyện Kiều, nàng chỉ
nói “em không biết mình có thiện căn hay không, nhưng em tin rằng em
luôn sống thành thật.” Nguyễn biết điều ấy, chính vì thế Vương Thúy Kiều
trở thành bất hủ. Sau 200 năm ngày sinh, Nguyễn Du được Hội đồng Hòa
bình Thế giới phong tặng “Danh nhân văn hóa”.
Năm 2012, nhà văn đồng hương của Mã Kiều Nhi đoạt Giải Nobel Văn chương.
Dư luận không thống nhất về kết quả này bởi thái độ chính trị của Mạc
Ngôn đối với một chế độ toàn trị như Trung Quốc. Văn tài và nhân cách
trở thành một vấn nạn thời đại. Bất cứ nhà văn nào cho rằng mình đứng
ngoài chính trị đều là ngụy biện cho sự ẩn náu trước cái ác.
Kiều Nhi viết một status trên Facebook: “Nếu anh Mạc Ngôn muốn, em sẵn
sàng chiêu đãi miễn phí món phong nhũ phì đồn đặc sản thiên nhiên của em
để tưởng thưởng cho tinh thần đồng văn đề huề giữa đĩ hiện đại và
truyền thống thập thành của Trung Quốc cố cựu.”
Tin Giải Nobel cho Mạc Ngôn tuy đến được với xóm lao động Trung Quốc
trong rừng sâu đầu nguồn của Việt Nam, nhưng không ai quan tâm, ngoại
trừ Mã Kiều Nhi. Đêm đó, nàng tiếp gần hai chục khách. Lần đầu tiên,
nàng cảm nhận một cách khác thường về những con cu Trung Quốc. Tất cả
đều vội vã. Tất cả đều tột đỉnh. Nhưng cũng tất cả tinh dịch đều khô như
bột. Mã Kiều Nhi hỏi Đạm Tiên về hiện tượng này, Tiên cũng chỉ phỏng
đoán: “Có lẽ đó là kết quả của một chính sách về toàn cầu hóa của người
Trung Quốc. Chị ngờ rằng, đàn bà chỉ ngửi bằng mũi cũng có thể thụ
thai.”
Tinh khí bay mù mịt. Những cô gái người dân tộc thiểu số sống ở quanh
vùng đều mang bầu khống. Bụng của họ càng ngày càng to ra nhưng rỗng
tuếch. Nỗi hoang mang lan tỏa khắp rừng núi. Nhưng hơn chín tháng sau,
bụng của họ tự xẹp xuống như chưa có chuyện gì. Tuy nhiên, cái tai nạn
kỳ cục đó đã để lại những vết nhăn di chứng không những trên bụng họ mà
còn trên bụng của tất cả những bé gái sinh ra sau này. Các thày cúng đều
cho rằng đó là hội chứng “thiên triều”.
Một trong số những cô gái từng mang bầu khống đã theo anh chàng buôn gỗ
lậu về miền xuôi nói với Kiều Nhi: “Em hoàn toàn mất cảm giác về chuyện
ấy. Nhưng em muốn theo chồng để phục hồi chức năng. Chị giúp em được
chứ?”. Kiều Nhi bảo: “Không cần đâu. Cảm giác chỉ là sự bịa đặt của mấy
ông nhà văn. Em muốn thế nào thì nó sẽ là như thế.” Cô gái không hiểu.
Nhưng cô ta có bản năng của một thú rừng, vì thế sự hoang dã có bài học
của riêng nó.
Những ngày hành nghề trong rừng với lao động đồng hương Trung Quốc, Mã
Kiều Nhi không cảm thấy bị tổn thương như Nguyễn đã thương cảm một cây
quế cao quí để cho mán mường trèo leo. Ngược lại, nàng hoàn toàn sống an
vui với truyền thống “thập nữ viết vô” trong sự tồn tại của mình. Một
cách nghịch lý, nó giải thoát nàng bằng thân phận một con đĩ. Đậm đà bản
sắc Nho giáo.
Chính Nguyễn cũng đã không nhìn thấy tính phản động của tinh thần Nho
giáo trong cuộc đời mình. Vì thế đã có lúc, Nguyễn muốn chạy vào Gia
Định theo phò Nguyễn Ánh chống giặc Tây Sơn. Nhưng Nguyễn không bao giờ
cảm thấy được hóa giải nghiệp chướng như con đĩ toàn phần Mã Kiều Nhi.
Nguyễn lúc nào cũng là một hàng thần lơ láo thân phận trí thức.
Cuộc đời Mã Kiều Nhi không có biến cố, kể cả việc nàng phải bán mình
chuộc cha và trở thành Vương Thúy Kiều như Thanh Tâm Tài Nhân hay Nguyễn
Du đã mô tả. Từ trước khi nàng có mặt trên cõi đời, Mã Kiều Nhi đã là
đĩ. Và cho đến muôn đời sau, Mã Kiều Nhi vẫn là đĩ.
Bản thân Khổng Tử hay Nguyễn Du cũng chỉ là những kẻ chạy theo quyền lực
và phò quyền lực. Khổng giáo là tập đại thành của sự sa đọa trí thức.
Năm 1862, Hòa ước Nhâm Tuất được ký, tỉnh Gia Định được nhượng quyền cho
Pháp cùng với Biên Hòa và Định Tường. Lúc ấy Mã Kiều Nhi đang sống
trong Chợ Lớn. Trải nghiệm với lính Tây là một cảm giác rất kỳ quặc. Khi
lính Tây xông vào nhà, Mã Kiều Nhi đang ngồi đan áo, nàng vội vàng đứng
lên định cởi quần dâng hiến ngay, nhưng dường như bọn Tây không biết
thế nào là phụ nữ Á Đông toàn tòng, xông vào với tất cả khí thế của kẻ
đi chinh phục thuộc địa. Kết quả là Tây không tìm được sự thỏa mãn khai
hóa, mà Ta cũng mất cơ hội thống khoái của thứ đức hạnh nhẫn nhục. Tây
nằm bất tỉnh nhân sự thượng mã phong trên cái ngổn ngang giao lưu văn
hóa. Tay vẫn còn cầm cây đan, Kiều Nhi đâm vào khúc xương cùng anh Tây,
giải cứu chàng thoát khỏi nỗi ô nhục văn minh súng đạn.
Tỉnh dậy, Tây nhìn ra Tây và cũng nhìn thấy Ta. Từ đó, có kỹ nghệ lấy Tây và Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Năm 1975. Mã Kiều Nhi bất chợt cảm thấy mình trở thành nhân vật trung
tâm của toàn bộ cuộc cách mạng do Karl Marx khởi xướng. Bản thân nàng là
một tuyên ngôn “vô sản thế giới hãy đoàn kết lại” trong mọi góc độ, chủ
thể và đối tượng. Khám phá này nâng tầm Mã Kiều Nhi thành một thương
hiệu toàn cầu và mang tính phổ quát. Chưa bao giờ Mã Kiều Nhi lại nhận
được một thứ tình cảm tương lân như thế với tất cả nhân dân khi trên
giường cũng như ngoài đường phố.
Không có quần áo đại cán hay công nhân lao động. Cũng không có linh hồn hay bản sắc. Mọi thứ trở nên đơn giản lạ kỳ.
Và đến khi bước vào thế kỷ 21, Mã Kiều Nhi đã trở thành đĩ quốc tế.
Có lúc nàng phải đến tận Hà Khẩu của Trung Quốc hay các khu đèn đỏ ở
Campuchia, Singapore và Malaysia kiếm ăn. Hộ chiếu Việt vẫn có sự hấp
dẫn riêng của nó.
2.
Chuyện ở Hà Khẩu.
Có anh nông dân muốn mua nàng mang về quê. Kiều Nhi bảo anh: “Em là đĩ, không làm vợ được.”
Anh nông dân khẩn khoản: “Anh cần có con nối dõi, em đẻ cho anh một thằng con trai, sau đó tùy em.”
Tuy nhiên, Kiều Nhi bảo anh nông dân đồng hương: “Nếu em chỉ có thể đẻ cho anh toàn con gái thì sao?”
Anh nông dân điềm nhiên: “Thì em sẽ phải tự biết cách xử lý. Anh cần một thằng con trai.”
Kiều Nhi hỏi: “Em sẽ được đền bù ra sao?”
Anh nông dân vẫn bình thản: “Đủ để cho em có một kỹ viện ở Bắc Kinh hoặc Hà Nội.”
Kiều Nhi bảo: “Cho em vài ngày suy nghĩ và thu xếp công việc.”
Anh nông dân nói: “Không, đi ngay bây giờ. Mọi thứ anh đã chuẩn bị rồi. Em có thể ra khỏi đây mà không sợ phiền hà gì.”
Kiều Nhi hiểu ngay mình đã gặp một tay anh chị thứ thiệt. Có thể là Sở
Khanh, cũng có thể là Từ Hải. Hoặc hai trong một, vì thế có thể gọi anh
nông dân này là Sở Từ.
Sở Từ đưa Kiều Nhi ra xe hơi. Đi nửa ngày đường, họ đến một thị trấn
trên núi và đi qua cái cổng cầu kỳ vào một biệt thự thuộc vào loại đẹp
nhất khu vực. Sở Từ nói với Kiều Nhi: “Hoặc em là bà chủ của ngôi biệt
thự này, hoặc em sẽ là một con nha đầu mãn kiếp ở đây.”
Ở trong nhà thì tuyệt đối sung sướng, muốn gì cũng được, nhưng bước ra
khỏi cổng đều có người đi theo. Kiều Nhi buộc phải trở thành cái máy đẻ.
Rồi nàng cũng mang thai. Sinh con gái, Kiều Nhi không kịp thấy mặt con.
Nó bị bóp cổ chết và ngâm rượu. Đó là loại rượu chỉ dành cho các đại
gia muốn tẩm bổ quả thận và cầu mong ân sủng của vận hạn. Lần đẻ con thứ
hai, may sao là con trai. Sở Từ giữ đúng lời hứa, Mã Kiều Nhi được giải
phóng. Nàng ôm một đống tiền về Hà Nội mở quán bia ôm.
Mã Kiều Nhi nhờ Đạm Tiên tuyển tiếp viên và giao Đạm Tiên làm má mì quản
lý các em. Không ai xuất sắc hơn Đạm Tiên trong việc này. Các anh giai
muốn chân quê hay hiện đại đều được đáp ứng. Các kiểu cung đình phương
Đông hay quái dị bạo lực phương Tây cũng đều được phục vụ chu đáo. “Tất
cả thế giới trong tầm tay”, đó là slogan của nhà hàng đặc sản Kiều Tiên.
Sự thành công của Kiều Tiên khiến các bà Hoạn Thư trong Hội Liên hiệp
Phụ nữ ganh tị và phản ứng quyết liệt. Kiều Nhi và Đạm Tiên phải vào
trường phục hồi nhân phẩm với quyết định cấm hành nghề mại dâm vĩnh
viễn.
Kinh tế thị trường với qui luật cung cầu tự nhiên, mặc dù được định
hướng xã hội chủ nghĩa cũng không thể ngăn cản Kiều Nhi và Đạm Tiên tiếp
tục hành nghề. Bởi xét cho cùng, xã hội phong kiến Khổng Nho cũng như
xã hội xã hội chủ nghĩa đương đại, trong bản chất luôn tiềm ẩn những ức
chế nội tại một cách nóng bỏng nhất. Vì thế nhu cầu về sự phóng thể trở
thành tất yếu đối với toàn xã hội. Thực hiện hành vi tình dục là một
giải pháp thuận tiện và đơn giản để giải phóng năng lượng và an ủi bản
thân mang tính cá nhân. Đồng thời nó cũng là một hòa giải với căn tính
đĩ mang màu sắc xã hội.
Kiều Nhi không bao giờ chết. Nàng tồn tại vừa như một bản thể vừa như
một hiện tượng. Ngay chính Vương Thúy Kiều cũng không thể vượt thoát
được cái mệnh bạc mà tráng lệ ấy khi tìm đến với cái chết trên sông Tiền
Đường.
Để trốn tránh chế độ quản thúc tại địa phương, Kiều Nhi và Đạm Tiên lên
rừng đầu nguồn phục vụ các anh giai đồng hương Trung Quốc. Nhưng tình
trạng mang bầu khống liên miên do tinh trùng bột của niềm kiêu hãnh Hán
hóa rơi vãi vô tội vạ khiến Kiều Nhi và Đạm Tiên phải bỏ chạy. Các em
lại về trong vòng tay âu yếm của anh trai Việt. Kể từ khi gặp Nguyễn, Mã
Kiều Nhi đã là người tình muôn thuở của tâm hồn Việt. Nàng vẫn dzin
trên từng cây số. Vẫn mẫu mực trâm anh văn hóa thuần Việt.
3.
Mã Kiều Nhi có phải là tín đồ của Linga không? Nàng chẳng bao giờ thắc
mắc về điều ấy. Nàng có cái vốn tự có và để cho Linga có thể là Linga
như nó phải thế, cái Yoni của nàng tung tóe từ ngõ hẻm đến đại lộ như nó
vốn là thế. Nhân phẩm của nàng. Dâng hiến và bị hãm hiếp.
Từ sâu thẳm, tất cả đều tôn thờ nàng. Nhưng tất cả đều miệt thị nàng. Vì
thế, để xác lập quyền tồn tại và mưu cầu hạnh phúc, thậm chí mang hạnh
phúc đến cho người khác, nàng luôn bành hai chân dạng háng uy nghi trước
mọi nền văn minh nhân loại.
Mã Kiều Nhi kéo đầu từng người áp dí vào hĩm nàng. Nàng bảo đấy là niềm
ân sủng vĩ đại nhất mà con người từng biết đến. Chẳng có lãnh tụ nào
muôn năm như nàng. Thế nhưng Nguyễn vẫn bảo nàng mệnh bạc. Cái hạnh phúc
thật của con người không phải vì đám đông, cho đám đông. Lẽ ra Vương
Thúy Kiều phải thuộc về Nguyễn, hay Mã Kiều Nhi phải thuộc về tôi chẳng
hạn. Nhưng cả Vương Thúy Kiều và Mã Kiều Nhi đều là người của bá tánh,
vì bá tánh và cho bá tánh. Hồng nhan đa truân.
Cả Vương Thúy Kiều và Mã Kiều Nhi đều không có quyền chọn lựa.
Vì thế, Vương Thúy Kiều lại từ phong tình cổ lục lặng lẽ bước ra phong
trần. Thúy Kiều đi theo Kiều Nhi và Đạm Tiên mở quán cà phê ôm, hớt tóc
massage trên mọi nẻo đường quê hương của Nguyễn.
Cả ba vừa trực tiếp hành nghề, vừa tuyển thêm đào nương khi họ làm ăn
phát đạt. Đạm Tiên vốn là ma nên nàng biết đi đâu để tìm các cô gái có
nhu cầu muốn làm gái báo hiếu song thân. Sau khi được Vương Thúy Kiều
phỏng vấn, nhiệm vụ dạy nghề cho các cô là của Mã Kiều Nhi.
Thúy Kiều hoàn toàn thất vọng vì tấm gương báo hiếu bán mình chuộc cha
của nàng đã trở thành một lý do chính đáng biện minh cho sự xả thân của
các cô. Không một cô gái nào bày tỏ ý muốn làm gái vì vinh quang của
nghề hay bản chất đĩ tính của mình. Tất cả vì hoàn cảnh.
Mã Kiều Nhi nói: “Không một ai nhận trách nhiệm do mình và vì mình.” Vì
thế việc dạy nghề của nàng cũng trở nên khó khăn hơn. Các cô gái không
nhận biết được cái phẩm chất và lương tâm nghể nghiệp là phục vụ một
cách bình đẳng tất cả mọi khách chơi, không phân biệt giàu nghèo, già
trẻ.
Đạm Tiên cũng bảo: “Không một cô gái nào nhìn ra làm gái là con đường duy nhất của mình.”
Nghề làm gái mất đi chất hồng nhan bạc mệnh và cái tài tình công phu của
nghề, mà chỉ còn là một thứ lao động giản đơn thuần túy kinh tế thị
trường. Vì thế, gái bán dâm cũng không còn là một cảm hứng thi ca như
các nàng kỹ nữ xưa kia.
Nhưng nó vẫn là một quá trình văn hóa hình thành bởi các cuộc cách mạng công nghệ và ý thức hệ.
Vương Thúy Kiều, Mã Kiều Nhi và Đạm Tiên không những hành nghề bán dâm
mà còn luôn đi cùng và đi trước thời đại, các em có mặt trong mọi thứ
văn hóa phẩm từ phim XXX dị tính, đồng tính và lưỡng tính đến quảng cáo
sex toy đủ loại để quảng bá và tạo nên một thị hiếu nghệ thuật sống mang
tính xã hội hài hòa theo tinh thần triết lý chính trị của Hồ Cẩm Đào
tiên sinh.
Tứ hải giai huynh đệ của Khổng Tử là chuyện vặt.
4.
Trong lúc đó, Kim Trọng vẫn yên bề gia thất và trung quân ái quốc, bất
kể vật đã đổi sao đã dời. Tuy thỉnh thoảng chàng cũng tìm cách mua vui
với Vương Thúy Kiều một vài trống canh. Lỡ khi Thúy Kiều kẹt trong mùa
kinh nguyệt thì chàng tìm Mã Kiều Nhi. Và để cho có ý vị nhân sinh cao
cả, chàng cũng thường thoát tục với Đạm Tiên trong cõi thiền. Tóm lại,
còn vua còn mình, chàng đề huề sinh thái.
Thật ra, chỉ có Mã Kiều Nhi mới biết Kim Trọng thực hư thế nào. Vương
Thúy Kiều không phải không biết, nhưng nàng vẫn cố giữ thể diện cho
chàng. Vì thế, Kim Trọng cho đến muôn đời sau vẫn là một anh trí thức mà
Mao Trạch Đông coi không bằng cục phân. Những cục phân ấy luôn tự an ủi
mình trong cõi ta bà rằng “ăn cây nào rào cây ấy” theo đúng đạo nghĩa
Nho gia.
Những gì Mã Kiều Nhi biết về Kim Trọng chỉ là vấn đề chất lượng đàn ông.
Cái mà Đạm Tiên biết về Kim Trọng mới thực là con người và niềm tin của
chàng.
Bí thư Tỉnh ủy là một trong các chức vụ không phải cao nhất của Kim
Trọng nhưng lại mang đến cho chàng sự viên mãn nhất. Với chức vụ này,
chàng đủ điều kiện để hủ hóa mang tính chất mặt trận tổ quốc, đồng thời
thu vén được cả một gia tài cho con cháu hưởng lộc đến muôn đời sau. Sử
sách ghi chép về giai đoạn này không kể xiết, thế hệ độc giả thời
Google.com có thể truy cứu tài liệu với các từ khóa như “dự án”, “đất
đai”, “mua quan bán chức”, “tham nhũng”, “lợi ích nhóm” hoặc “đảng”…
Nhưng để đạt được vinh quang, Kim Trọng đã phải nhờ đến Đạm Tiên.
Cứ mỗi cuối tháng âm lịch, Kim Trọng cùng Thúy Vân đều đến trước mộ Đạm
Tiên cúng vái và cầu cơ. Nể tình Vương Thúy Kiều, Đạm Tiên giúp Kim
Trọng tất cả những gì chàng muốn với một điều kiện duy nhất, Kim Trọng
phải tự làm hình nộm khỏa thân của mình và hóa vàng xuống âm phủ cho
nàng. Không ai biết ở thế giới bên kia Kim Trọng và Đạm Tiên có làm gì
với nhau không, nhưng con người còn lại của Kim Trọng trên dương thế
hoàn toàn bị bất lực trong vòng nửa tuần trăng mỗi lần như thế. Vương
Thúy Vân không ghen, bởi vì nàng cần những thứ khác cũng không kém tình
yêu của Kim Trọng.
Giải thích về điều này, Đạm Tiên chỉ bảo: “Nếu không vong thân tuyệt
đối, anh ta sẽ không thể thành công trên cõi đời.” Riêng Vương Thúy Kiều
lại nhìn nhận vấn đề cách khác: “Thật ra, Kim Trọng cũng chẳng vong
thân tha hóa gì cả, con người chàng nó vậy.” Mã Kiều Nhi thì đơn giản
hơn, nàng nói: “Anh Kim Trọng lúc nào cũng bo rất đẹp.”
Trong lúc Kim Trọng vẫn là một kẻ sĩ mẫu mực phục vụ chế độ hết mình hết
trí khôn, vợ đẹp con ngoan, lợi dụng chức quyền vun vén tài sản; thì Từ
Hải đã trở thành nạn nhân trong các vụ cướp cạn giữa ban ngày của đám
vua quan như Kim Trọng.
Không sống được ở Trung Quốc, Từ Hải trốn qua Việt Nam cũng chung thân
bất mãn. Trải qua nhiều triều đại, từ vô sản bần cố nông chàng đã đổi
đời thành trí thức tiểu tư sản. Karl Marx, Lenin, Mao Trạch Đông và công
an nhân dân không biết xếp chàng vào loại giai cấp nào để xử lý cho
đúng. Về bản chất, Từ Hải vẫn là kẻ vô sản về mặt kinh tế xã hội, nhưng
thái độ chính trị của chàng lại có những biểu hiện của kẻ ngang ngược và
bất định của tên trí thức tiểu tư sản thành thị.
Từ năm 1956, cùng với phong trào Nhân văn – Giai phẩm, Từ Hải đã làm
những bài thơ mang tính phản kháng và giễu cợt, nhưng thơ của chàng chỉ
được đọc trong những lúc rượu vào lời ra, vì thế Đảng không chấp. Cũng
nhờ thế, thơ của chàng trở thành một thứ tài sản chung được truyền tụng
từ bàn nhậu này tới bàn nhậu khác. Đó là những năm tháng cùng quẫn nhất
của đời chàng. Bất cứ một ý tưởng hay hành vi nào mang tính khác thường
đều bị qui kết là chống chế độ. Mà chàng vốn là con người mang mầm mống
chống đối từ trong máu. Giữ cho dòng máu ấy không vọt ra là một cực
hình. Sự phẫn uất của chàng biến thành thơ và nỗi cay đắng của chàng
biến thành sự u mặc. Cơm áo gạo tiền biến chàng thành ma cô của Thúy
Kiều. Chưa bao giờ chàng lại cảm thấy số phận mình và Thúy Kiều hòa trộn
vào nhau đến thế.
Càng nghĩ đến tình cảnh của mình, Từ Hải càng u uất. Chàng chìm đắm
trong rượu. Nhưng để có rượu uống không phải lúc nào cũng hào hùng.
Năm 1970. Sau khi từ chiến trường miềnNamtrở về, Từ Hải lấy một cô bạn
cùng khóa ở Đại học Sư phạm làm vợ. Nhờ gia thế nhà vợ và cũng nhờ cái
lý lịch cựu chiến binh, Từ Hải xin được một chân biên tập của Thông tấn
Xã. Cũng từ đây, chàng bắt đầu viết văn theo đúng tinh thần cán bộ chiến
sĩ thi đua người tốt việc tốt và sinh hoạt chi bộ Đảng. Chàng quên hết
những bài thơ châm biếm xưa kia, phục vụ Đảng tận tụy. Chàng dễ dàng có
một chỗ đứng trong hàng ngũ Hội Nhà văn Việt Nam. Mọi chuyện thật tốt
đẹp và tiếp tục tốt đẹp cho đến cả sau khi thống nhất đất nước.
Năm 1976 chàng chuyển vào Sài Gòn công tác. Được tận mắt và tiếp xúc với
hàng đống sản phẩm văn hóa đồi trụy của miền Nam bày bán ở khu chợ trời
đường Đặng Thị Nhu, Từ Hải hoa mắt vì các tựa sách mà trước đó ở miền
Bắc có mơ cũng không thấy. Càng đọc càng choáng váng. Từ Hải nhìn thấy
ánh sáng của tự do. Chàng mơ hồ nhận ra con người thật của mình đã ngủ
quên bao năm. Nhưng chàng biết không thể đánh thức nó bởi cái con người
thật ấy có thể sẽ làm chàng mất tất cả.
Bà cô bên vợ chàng vốn di cư từ 1954 đón tiếp chàng nồng hậu. Biết chàng
thiếu thốn vì mới chân ướt chân ráo vào miền Nam, bà cho vợ chồng chàng
tất cả những thứ cần thiết, từ quần áo, giày dép đến giường tủ, thậm
chí cả một chiếc xe đạp, quạt máy và cái TV. Đó là một gia tài vĩ đại.
Khi nhà nước cho phép cán bộ, công chức được quyền tham gia hoạt động
kinh tế, Từ Hải liền cải biến căn nhà của mình thành khách sạn cho thuê
giờ. Cả Mã Kiều Nhi, Vương Thúy Kiều và Đạm Tiên đều dẫn khách đến khách
sạn của Từ Hải. Vừa là chỗ thân tình, vừa cũng là để giữ mối, giá thuê
phòng của ba nàng được Từ Hải bớt 20%. Tuy nhiên, mỗi lần dẫn mối cho
họ, Từ Hải đòi ăn chia 40% tiền cò.
Vốn trải nghiệm của Từ Hải về cuộc sống đặc biệt phong phú, nhất là với
giới hồng nhan. Vì thế, Từ Hải vẫn ôm giấc mộng viết một tác phẩm lớn về
cái gọi là Vina-đĩ như một biểu tượng văn hóa người Việt. Nhưng mỗi lần
cầm bút, Từ Hải lại nhớ đến Hồ Tôn Hiến, nhớ đến cái nhục chết đứng của
mình, chàng mượn rượu chém gió.
Năm 1972. Không biết từ nỗi ghen ăn tức ở nào, Từ Hải bị vu cáo đã hợp tác với địch khi cùng đồng đội chiếm đóng Huế năm 1968.
Tất cả bạn bè đều sợ hãi xa lánh chàng. Chi bộ Đảng họp kiểm điểm. Công
đoàn họp kiểm điểm. Chi Hội Nhà báo họp kiểm điểm. Chi Hội Nhà văn họp
kiểm điểm. Ai cũng cố tìm một điều gì đó để kết án chàng. Ai không phát
biểu thì được yêu cầu phát biểu, nếu không có ý kiến sẽ bị qui kết thành
đồng lõa.
Từ Hải không nhớ mình đã phải viết bao nhiêu bản tự kiểm. Từ Hải không
biết phải chống đỡ kiểu gì. Chàng suy sụp. Nguy cơ bị đuổi ra khỏi cơ
quan đã ở trước mắt, không kể chàng có thể bị bắt.
Từ Hải ngủ không được, nuốt không vô. Những ảo ảnh bay lượn. Hệ thống
phản xạ của cơ thể bị tê liệt. Đàm rãi nhổ không ra, mỗi lần như thế
chàng phải há miệng cho sự kinh tởm tự động rớt xuống đất. Chàng cũng
không thể đứng đái. Nước tiểu chỉ có thể thoát được khi chàng ngồi xuống
như đàn bà.
Tuyệt vọng và liều mạng, Từ Hải không đến cơ quan nữa. Chàng đến nhà
Thúc Sinh tìm sự cứu giúp. Bấy giờ Thúc Sinh đã là một ông lớn trong Ban
An ninh Nội chính. Bà Hoạn Thư tiếp đãi chàng ân cần như người nhà.
Thuở ấy, gia đình bà có tiêu chuẩn vào cửa hàng mậu dịch quốc tế. Từ Hải
biết bọn ở cơ quan chỉ là một lũ thượng đội hạ đạp, nên chàng bảo Hoạn
Thư cần gì chàng đi mua giùm, rồi chàng mang đống đồ của Họan Thư mua
theo chế độ đặc biệt đến vất trên bàn mình ở cơ quan. Bọn chúng nhìn
thấy đống đồ xa xỉ và cao cấp ấy đều chóa mắt và xanh mặt, dù đó chỉ là
mấy thước vải ni-lông, chai mật ong và dăm ổ bánh mì. Chúng hiểu thông
điệp của chàng. Và rồi chúng biết chàng là chỗ quen biết với Thúc Sinh.
Thế là án oan quan hệ với CIA của chàng tự nhiên chìm vào quên lãng.
Mọi mối quan hệ của chàng trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Năm 1968, Từ Hải có mặt ở Huế. Không như những nhà văn, nhà báo ngồi ở
Hà Nội thêu dệt về những người dân Huế mặc áo mới hân hoan đón đoàn quân
giải phóng, dân Huế đã sợ hãi bỏ chạy như tất cả những nơi có chiến sự.
Cho dù chỉ chạy loanh quanh. Nhưng quan trọng hơn, Từ Hải thấy dân
chúng sợ Việt cộng, sợ mình. Hiện thân của súng đạn và tử thần. Rồi Từ
Hải ngỡ ngàng. Chàng đâm ra trắc ẩn. Và chàng đã chia sẻ. Từ Hải nhường
phần ăn của mình cho một gia đình đang đói. Chẳng may gia đình ấy là một
gia đình “ngụy quyền”. Một đồng đội báo cáo cho cấp trên. Sự nhân đạo
được suy diễn và nâng thành quan điểm. Nó trở thành một vết đen trong lý
lịch của chàng. Và trở thành cái cớ cho những kẻ thù trong Đảng đánh
chàng.
Không những thế, Từ Hải còn bị rắc rối vì một chuyện khác. Cũng năm 1968
ở Huế, chàng báo công đã cứu một anh cán bộ rất nổi tiếng trong phong
trào đấu tranh của sinh viên Huế bằng việc dùng dao lam cạo râu mổ an
toàn lấy viên đạn ra khỏi chân anh ta. Sau này, anh cán bộ nằm vùng cũng
ra Bắc. Anh ta lại báo cáo một người khác đã cứu mình trong chiến dịch
Mậu Thân ở Huế. Đó chính là thủ trưởng của anh ta. Từ Hải nghe, chỉ còn
biết chửi thề.
Từ Hải vẫn nhớ mãi tâm trạng hụt hẫng của mình khi rút khỏi Huế. Một số
đồng đội của chàng rời hàng ngũ “hồi chánh” theo địch. Chính chàng cũng
đã nhìn thấy một phần của một sự thật khác về cái miền Nam trong “kìm
kẹp Mỹ ngụy” không như mình vẫn tưởng. Lá cờ Liên minh các Lực lượng Dân
tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam trên kỳ đài Ngọ Môn bị máy bay trực
thăng của quân “ngụy” bắn tơi tả.
Từ đó, khi Thúc Sinh nhờ chàng đưa các em Mã Kiều Nhi, Vương Thúy Kiều,
Đạm Tiên đến phục vụ các loại thủ trưởng, chàng đã rất thản nhiên.
5.
Mã Kiều Nhi nói với tôi: “Em tuổi gà và cũng như gà, em đi tìm giun,
không thấy giun mà chỉ thấy dây thun. Biết là dây thun nhưng vẫn nuốt.”
Tôi nói: “Anh cũng chỉ là một thứ dây thun thôi. Nuốt vào thắt ruột chết đấy.”
Kiều Nhi bảo cũng chả sao. Nàng khoe vú: “Hàng chuẩn.”
Tôi nhìn-cười-bảo: “Tuyệt.”
Kiều Nhi nói: “Cho hôn đấy.”
Thúy Kiều bất ngờ xuất hiện: “Hàng của nó chỉ là thứ phẩm thôi. Đây mới là hàng xịn.” Rồi nàng cũng vạch vú ra.
Tôi bảo: “Siêu phẩm.”
Nhưng khi Đạm Tiên khoe hàng, ngôn ngữ bỗng trở nên ú ớ. Đạm Tiên dịu dàng: “Nếu anh không đủ đức tin thì cứ bóp thử.”
Tôi không phải Tô-Ma của Chúa Giêsu, nên tôi tin. Đây là thứ ảo tượng ma
quái, nó chỉ tùy thuộc vào cái cảm thức tiên thiên về bản chất của hiện
tượng. Vì thế, bóp hay không bóp cũng không khác gì nhau. Tôi nói: “Anh
chỉ bóp khi biết chính xác nó là thật. Và vì anh biết nó là thật nên
không cần bóp thử.”
Đạm Tiên hỏi: “Vậy thì anh muốn gì?”
Tôi nói như một người đàn ông chân chính: “Anh muốn nó là của riêng anh.”
Đạm Tiên cười: “Không bao giờ. Nó là của riêng em và em muốn phân phát
nó một cách rộng rãi nhất. Nếu anh muốn, anh cũng có phần.”
Tôi lắc đầu: “Anh ăn bánh trả tiền.”
Đạm Tiên lại cười: “Anh là đồ dây thun. Nhưng em không xài tiền âm phủ.”
Bất ngờ, Thúy Kiều xen vào: “Em biết anh hợp với tuổi gà. Em cũng tuổi gà đấy.”
Đạm Tiên nói: “Em cũng là gà thích nuốt dây thun.”
Cái dây thun của tôi bị kéo căng ra. Ba con gà mái dầu mổ tôi gãy xương sườn.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm dưới đất trong một căn nhà trống trơn.
Nhưng tôi lại nghe thấy những âm thanh kỳ lạ phát ra từ bốn bức tường,
trên trần và dưới nền nhà. Đó là tạp âm không thể phân biệt giữa những
tiếng rên sung sướng và đau khổ. Tôi cũng ngửi thấy mùi hiu hắt của đất
thó, mùi tanh tưởi của tinh trùng, mùi nếp chín nồng nồng của âm hộ. Tôi
có cảm giác như trong âm ty, nhưng ánh sáng bình minh đang rực rỡ chiếu
qua khung cửa. Tôi đã qua một đêm hay nhiều đêm cũng không thể kiểm
chứng. Tôi thử cử động chân tay. Rồi tôi xoay người ngồi dậy. Đây là
thực tại. Những bức tường trắng vẫn rầm rì những âm thanh của thống
khoái và đọa đày. Và tôi nhìn thấy những bức tường oằn oại. Không phải
ảo giác.
Mã Kiều Nhi hỏi: “Anh nuôi em được không?”
Tôi nói: “Nếu em độ cho anh trúng số.”
Kiều Nhi nói: “Em chỉ có thể độ cho anh giải thoát thôi.”
Tôi bảo: “Nhưng anh còn muốn tục lụy.”
Kiều Nhi nói: “Vậy thì anh nên sống với Thúy Kiều.”
Tôi bảo: “Anh không thích tính cách của Thúy Kiều. Mặc dù Thúy Kiều là một mẫu đàn bà nhân hậu.”
Thúy Kiều bước ra khỏi bức tường. Tôi không còn nghe thấy những âm thanh
rầm rì nữa. Thúy Kiều nói: “Em vẫn luôn là một người yếu đuối.”
Tôi nhìn Kiều. Giống như lúc Kiều ngồi ở lầu Ngưng Bích. Mặt nàng nhợt
nhạt. Sương khói. Tôi cảm thấy ái ngại. Nhưng tôi có thể làm gì? Tôi
không phải Thúc Sinh, Sở Khanh hay Từ Hải. Tôi không thể đeo mang số
phận người khác. Tôi là kẻ nhìn ngắm. Kẻ chơi chạy. Kẻ phá hủy.
Đạm Tiên ở dưới đất chui lên. Nàng như lửa. Tôi nói: “Em biến anh thành kẻ tham lam.”
Nhưng Đạm Tiên cười: “Anh không biết lượng sức mình.” Ừ, có lẽ tôi chỉ
nói cho sướng miệng. Tuy thế, Đạm Tiên vẫn đốt tôi bừng bừng cháy. Đạm
Tiên là ân huệ, nàng đẩy tôi tới một cảnh giới trừu tượng mê hoặc. Không
còn biết mơ hay thực. Và tôi không phân biệt được ai là Mã Kiều Nhi, ai
là Vương Thúy Kiều, ai là Đạm Tiên. Tôi bơi trong một không gian lỏng.
Mất trọng lực.
Thúc Sinh bảo sân khấu chính trị bây giờ chỉ toàn bọn sâu bọ và ngu dốt,
thằng nào có tư cách một chút thì lại mê gái. Mã Kiều Nhi bảo: “Đàn ông
mê gái mới là người có tư cách.”
Thúc Sinh nói thêm: “Thế nhưng, những người đàn ông đích thực ấy lại bị bọn âm binh biến thành nhơ bẩn.”
Đạm Tiên hỏi: “Anh không phải là phù thủy của bọn âm binh sao?”
Thúc Sinh nói: “Anh về hưu rồi.”
Đạm Tiên bảo: “Các bác về hưu đều rách chuyện.”
Thúc Sinh cười trừ: “Đấy là vấn đề thuộc về cơ chế em ạ.”
Đạm Tiên nói: “Em là ma nên em đi guốc trong bụng tất cả các anh. Các anh chỉ khác nhau ở chỗ thật hay giả.”
Thúy Kiều xen vào: “Em không quan tâm chuyện thật hay giả. Em tin tất cả những ai đến với em, cho dù họ cứng hay mềm.”
Tôi thường xuyên mất trọng lực.
Thúc Sinh quàng tay ôm vai Thúy Kiều, nói: “Nếu như có thể bắt đầu lại, chắc chắn tôi sẽ làm khác, sống khác.”
Từ Hải hỏi: “Anh biết sai từ bao giờ?”
Thúc Sinh đáp: “Ngay sau khi vào Đảng.”
Từ Hải lại hỏi: “Đảng sai từ bao giờ?”
Thúc Sinh đáp: “Ngay sau khi thành lập.”
Từ Hải hỏi tiếp: “Người thành lập Đảng sai từ bao giờ?”
Thúc Sinh im lặng một lúc rồi nói: “Từ Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội
Pháp tại Tours tháng 12.1920, gia nhập Cộng sản Quốc tế thứ ba và trở
thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp.”
Từ Hải nói: “Đáng lẽ chúng ta chỉ nên vui chơi.”
Thúc Sinh nói: “Cách mạng cũng là một cuộc chơi.”
Từ Hải bảo: “Chúng ta mất quá nhiều.”
Vương Thúy Kiều nói: “Cả hai anh đều không còn giống như hồi mới gặp em.”
Đạm Tiên nói: “Nếu không có Mao Trạch Đông thì các anh vẫn phong kiến.”
Thúc Sinh cười: “Thời đại Mao Trạch Đông chỉ là bình mới rượu cũ. Vẫn là
một thứ trung quân ái quốc vô điều kiện. Chuyên chính hơn vì thế cũng
ít nhân tính hơn.”
Mã Kiều Nhi nói với tôi: “Từ Hải đã biến thái. Thúc Sinh cũng biến thái.”
Tôi bảo: “Anh cũng biến dạng.”
Mã Kiều Nhi cười: “Anh từ xấu giai đến xấu lão.”
Tôi cũng cười: “Lẽ ra, đàn ông khi về già thường đẹp hơn nhờ từng trải và tự tại.”
Mã Kiều Nhi nói: “Anh xấu vì lúc nào cũng thảng thốt.”
Tôi bảo: “Anh tưởng mình nham nhở.”
Mã Kiều Nhi xoa đầu tôi: “Thực ra, anh rất dở hơi.”
Tôi ngả đầu vào lòng Mã Kiều Nhi: “Đó là những vết thương. Những cơn đau bất chợt. Và ám ảnh bởi cái chết.”
Mã Kiều Nhi hỏi: “Tại sao lại có những vết thương. Chiến tranh ư?”
Tôi nói: “Không. Nạn nhân của hòa bình?”
Mã Kiều Nhi nói: “Em không hiểu.”
Tôi bảo: “Giết người hay phủ nhận người khác trong hòa bình bao giờ cũng
tàn nhẫn hơn thời chiến, bởi nó vô lý và vô nhân tính. Chúng ta bị giết
mỗi ngày. Điều này không phải ai cũng nhận ra.”
Mã Kiều Nhi lắc đầu: “Em không quan tâm. Nhưng em lo nghĩ về anh.” Nàng nói thêm: “Anh cần được thoải mái.”
Tôi không nói nữa. Và tôi nằm xuống.
Bốn bức tường xung quanh tôi lại rầm rì.
Tôi nghe những tiếng đàn ông huyên thuyên. Đè lên nhau. Đan xéo nhau.
Mỗi lúc một dày hơn. Và rồi không còn những bức tường xi măng nữa, chỉ
là những tiếng nói dựng lên, bao kín. Những bức tường tiếng nói che
khuất tôi, hay che khuất chung quanh. Và rồi nó trở nên quá mức chịu
đựng. Tôi muốn hét lên. Nhưng tôi hét không ra tiếng. Đúng lúc ấy, tôi
thấy Mã Kiều Nhi đè lên tôi.
Rồi tôi nghe những tiếng chạy thình thịch trên mặt đất. Người tôi nẩy
lên. Tôi cần thoát ra khỏi chỗ này. Tôi nghĩ thế, nhưng tôi bất lực. Mã
Kiều Nhi vẫn đè trên tôi. Mùi của nàng thiên cổ.
Tôi mở mắt. Đạm Tiên đứng trên đầu tôi. Ở tư thế nằm, tôi thấy Đạm Tiên sừng sững và đang trút xuống, như thác.
Tôi muốn nói: “Em đừng biến đi”, nhưng tôi nói không thành lời. Rồi người tôi bỗng nhẹ hẫng.
Mã Kiều Nhi nói: “Anh cứ nằm nghỉ đi.”
Thế giới quanh tôi như không có, chưa có. Khởi thủy chỉ có lời. Nhưng
lời không hiện diện. Tôi há miệng cho lời tuôn ra. Nhưng chỉ có gió. Gió
thông suốt từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Tôi xoay người nằm
nghiêng. Vẫn chỉ thấy gió.
Từ Hải hỏi Thúc Sinh: “Làm thế nào để sửa sai?”
Thúc Sinh nói: “Có hai cách. Một là ra khỏi Đảng. Hai là xóa bỏ Đảng.”
Từ Hải lắc đầu. Ý nghĩ ấy chưa bao giờ có trong đầu chàng. Từ Hải hỏi: “Không có cách thứ ba sao?”
Thúc Sinh nói: “Tất cả các cách còn lại đều vô ích.”
Từ Hải hỏi tiếp: “Anh chọn cách nào?”
Thúc Sinh nói: “Không chọn cách nào cả.”
Từ Hải hỏi mà dường như không nhắm vào ai: “Vậy thì chúng ta đang vui chơi, hay làm cách mạng?”
Thúc Sinh cười, nói: “Chúng ta đang kiếm ăn.”
Từ Hải bỗng tràn ngập một mối hoài cảm về cái ngày chàng đầu hàng Hồ Tôn
Hiến. Niềm tin chỉ dành cho bọn ngây thơ. Cùng lúc, Thúc Sinh có một
niềm hưng phấn khác, bảo: “Bất kể thời đại nào, buôn thần bán thánh,
hoặc mua quan bán chức đều rất ngon ăn. Cậu nên theo tôi.”
Từ Hải nhớ lại việc Vương Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, chàng quyết
định theo Thúc Sinh. Họ môi giới buôn bán từ một chỗ làm nhỏ mọn đến
những địa vị cao sang nhất. Họ ăn tiền cò cả bên bán và bên mua. Và họ
còn được cả ơn nghĩa.
Tháng 5 3, 2013
Nguyễn Viện
(Còn 4 kì)
© 2013 Nguyễn Viện & pro&contra
'Đấu giá vàng chỉ đem lại lợi ích cho những 'ông' lớn'
Theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia, những chính sách của Ngân hàng
Nhà nước (NNHN) trong thời gian qua khiến cho mục tiêu bình ổn thị
trường vàng dường như ngày càng xa.
Thậm chí có người còn cho rằng thị trường vàng trở nên khó kiểm soát là
hệ quả của sự can thiệp hành chính quá mức của NHNN. Hậu quả cuối cùng
là người dân chịu thiệt.
Thanh tra chính phủ vào cuộc
Trước tình trạng thị trường vàng trong nước biến động lớn với những cơn
lên xuống giá ngoài tầm kiểm soát, mới đây thanh tra Chính phủ cho biết
sẽ tiến hành thanh tra hoạt động điều hành của NHNN từ thời kỳ năm 2009
đến hết tháng 3/2013.
Đặc biệt hoạt động thanh tra sẽ hướng đến năm 2012, đây cũng là năm NHNN
tham mưu soạn thảo để Chính phủ ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng. Với nghị định 24 vàng SJC trở thành thương hiệu
vàng quốc gia với hơn 90% thị phần, còn các doanh nghiệp vàng khác chỉ
chiếm một thị phần khiêm tốn. Cũng chính từ đây phát sinh nhiều vấn đề
như vàng nhái SJC, thêm phí chuyển đổi bao bì, phí gia công, vàng SJC
cao hơn vàng thế giới 4-6 triệu đồng/lượng trong khi vàng các hãng khác
chỉ ngang bằng thế giới thậm chí thấp hơn...
Trong nỗ lực kéo giá vàng trong nước tiệm cận với giá vàng quốc tế, NHNN
lại tiếp tục tung ra chính sách đấu thầu vàng miếng. Cũng trái với mong
muốn của các nhà quản lý, tính đến ngày 24/4, hơn 12 tấn vàng (315.000
lượng - tương đương 1.500 tỉ đồng) đã được NHNN tung ra trong các phiên
đấu thầu và được tiêu thụ hết, nhưng giá vàng trong nước không những
không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới đến gần 6,5 triệu
đồng/lượng. Đại diện của NHNN, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản
lý Ngoại hối giải thích rằng giá vàng thế giới giảm mạnh nhưng giá vàng
trong nước điều chỉnh không kịp khiến mức chênh lệch giá cao.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao trước khi đấu thầu giá vàng trong
nước cao hơn thế giới 2-3 triệu đồng/lượng vàng, đến khi NHNN can thiệp,
tung ra hơn 12 tấn vàng mà người dân vẫn phải mua vàng với giá cao hơn
giá thế giới tới 6 triệu đồng có thời điểm là gần 7 triệu đồng.
Vậy "núi vàng" kia chảy đi đâu? Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công
ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB) cho hay trước đây các ngân hàng
huy động vàng trong dân vào rồi bán vàng để đổi ra tiền đồng cho vay với
lãi suất có thời điểm lên đến hơn 20%/năm kiếm lời. Nay họ phải mua để
trả lại cho người gửi vàng trước thời điểm 30/6. Vì thế việc đấu thầu
vàng thực chất chỉ để bù đắp lại số vàng huy động của dân trước đây chứ
không thể bình ổn được thị trường ngay cả sau thời điểm 30/6 khi các
ngân hàng hoàn tất việc đóng trạng thái. Chính vì thế dù NHNN có "núi
vàng" khổng lồ thì cũng không thể chảy đến được với người dân. Nó vẫn
nằm trong kho dự trữ của các ngân hàng để trả cho người gửi tiết kiệm.
Hình minh họa |
Đánh giá về chính sách điều hành thị trường vàng của NHNN trong thời
gian qua, TS. Phạm Đỗ Chí, chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng việc quản
lý vàng trong thời gian qua gây hỗn loạn một thị trường vốn được coi là
linh hoạt trong tập quán kinh tế của người dân Việt (có thói quen giữ
vàng). Ông lo ngại nếu cứ ra sức can thiệp bằng biện pháp hành chính thì
nền kinh tế lâm vào thế tê liệt. Những hành động của ngân hàng Nhà nước
trong những năm qua như độc quyền Nhà nước về vàng, khống chế ngân
hàng, điều khiển thị trường tín dụng theo mệnh lệnh hành chính... đã và
đang làm nghẽn mạch hệ thống tiền tệ.
Đồng quan điểm với TS. Phạm Đỗ Chí, TS. Nguyễn Thị Hiền, nguyên thành
viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, sở dĩ thị trường
vàng trở nên khó kiểm soát như hiện nay là do hệ quả của sự can thiệp
hành chính quá mức của Ngân hàng Nhà nước. Và bà hết sức khó hiểu khi
NHNN lúng túng điều hành thị trường vàng.
Đem lại lợi ích cho ai?
Việc thanh tra Chính phủ vào cuộc trước thực tế thị trường vàng đang trở
nên khó kiểm soát như hiện nay được dư luận xã hội cũng như các chuyên
gia kinh tế đầu ngành ủng hộ. Mong muốn qua đợt thanh tra này sẽ tìm ra
nguyên nhân gây nên sự biến động vô lý của thị trường vàng. Trả lại vàng
về đúng thị trường của nó.
TS. Phạm Đỗ Chí cho rằng NHNN cần lo những vấn đề nóng bỏng như giải
quyết nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng... Nhưng hiện nay NHNN lại
chuyên tâm vào định giá vàng, buôn bán vàng trong khi giá vàng là do
thị trường quyết định. NHNN không thể ngồi họp mỗi sáng để quyết định
giá vàng, nhất là khi giá vàng biến động từng giờ từng phút. Nói một
cách hình ảnh đó là NHNN đang đứng trong một cái nhà cháy mà không lo
cứu, chỉ nhăm nhăm tìm chổi để quét nhà cho sạch.
Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long (Phó viện trưởng Viện
Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả) nhận định các định mức giá vàng
trong nước điều chỉnh chậm hơn so với thế giới là không hợp lý. Bởi lẽ
điều hành giá vàng khác với giá xăng dầu. Nếu như xăng dầu dự báo và đặt
hàng trước cả tháng thì vàng đặt lệnh ngay thời điểm chào giá, không
phụ thuộc vào khâu dự báo giá. Do đó NHNN có thể định giá sát với giá
thế giới, kiểm soát doanh nghiệp đấu thầu.
Thành Huế
(Người Lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét