Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tiêu đề bài đăng

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Danlambao 1/5/2013

Cái Đẹp cứu rỗi Đất Nước


August Anh (Danlambao) – Đã hết ngày 30/4. Chúng ta nhìn lại giai đoạn ấy và cả bây giờ để xem thử còn lại gì? “Nửa triệu người vui, còn nửa triệu người đau buồn”. Nửa triệu người vui ấy, chỉ vui trên chiến thắng của mình, chứ nếu nửa triệu người vui chịu suy xét nhìn lại phần thời gian từ sau chiến thắng ấy đến giờ, nửa triệu vui cũng giống như nửa triệu buồn sẽ chẳng vui tí tẹo nào. Thật sự ta còn gì sót lại khi mà dân Việt chưa có một ngày tự do sau cái gọi là “thống nhất”? Bên “chiến thắng” có hiểu thế nào là chiến thắng sau bao đêm trường chiến trận của hai bên mà phe thắng đã gian khổ, thậm chí phải nương nhờ đến những cánh tay bao dung của người mẹ Việt anh hùng và trên tay, trên người, dưới đôi bàn chân luôn là những sản phẩm chiến tranh chế tạo từ Trung cộng, Liên xô?

Kết luận sai trái của Bộ Công an đối với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha


Vũ Đông Hà (Danlambao) – Sau khi dài dòng kể lể, bản cáo trạng 10 trang của Bộ Công An – Tổng Cục An Ninh, Cục Bảo vệ Chính trị 5 kết luận:
“Hành vi nêu trên của các bị can Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đã phạm vào tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật hình sự:

Tôi bị mất Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam làm bậy


Phạm Văn Điệp – Thật là uất ức khi tôi là người Việt Nam, có một quốc tịch duy nhất là Việt Nam và chưa từng xin rời bỏ quốc tịch hay xin nhận quốc tịch khác. Vậy mà ngày 24 tháng Tư 2013 Công An Việt Nam đã dùng vũ lực ngăn cản không cho tôi ở Việt Nam và họ đã ép cưỡng chế tôi ra máy bay chở sang Nga. Nếu mọi người nghe kỹ thì còn thấy được một số lời nói của Cảnh sát cơ động còn đáng buồn hơn nữa, họ đáng tuổi con em tôi, thà họ cứ lặng lẽ làm theo lệnh của kẻ khác chứ vô cớ với những lời nói hoàn toàn thiếu suy nghĩ, hỗn láo thì không tương ứng với ngành nghề này.Tôi mong muốn mọi người hãy giúp tôi giành lại Tổ quốc và đất nước của mình.

30/4: Sự thật nằm sau “Bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958″


Lê Quốc Trinh (Danlambao) - “… Một vấn đề trọng đại như bức công hàm PVĐ 1958, đưa đến chiến tranh tương tàn, dân tộc ly tán, hơn 6 triệu người dân VN bị chia lìa, mất trắng cơ nghiệp, anh chị em, gia đình phân cách trong suốt 60 năm ròng, thì ngày 30/04 không thể nào được xem như là “một chiến thắng vinh quang”, ngược lại đó chính là một dấu tích ô nhục cho tiền đồ một dân tộc…”

Đại diện 5 tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi Hiến pháp


Danlambao – Hôm 1/5, đại diện các chức sắc của 5 tôn giáo là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành – Giáo Hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống – Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã cùng nhau ra Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Vua lú mật bàn Hội nghị TW7


Nguyên Anh (Danlambao) – Sau thời gian bàn tới bàn lui, vua Lú quyết định triệu tập hội nghị TW7 nhằm tháo gỡ các vấn đề nổi cộm trong nước. Các ông hoàng bà chúa được lệnh lên kinh, ai nấy cỡi công xa tiến cung hớn hở, người thì xì xầm hỏi ý lẫn nhau về những chương trình sắp biết, kẻ thì móc máy tính cộng của nả thu tô, còn mấy bà hoàng nữ thì a lố a lồ cho quý tử đang du học (hí) bên trời Phú Lang Sa…

An ninh Bộ cơ đấy!


Hoàng Dũng CĐVN – Như các anh chị đã biết, 6 người chúng tôi ghé thăm nhà anh Trội ở xã Chương Dương, Thường Tín vào buổi sáng nay. Khi về tới nơi thì đã có 2 công an ngồi ở nhà anh Trội chờ – chào đón. Ngồi một xíu thì 2 người rút, chúng tôi (anh Phạm Hồng Sơn, thày Đỗ Việt Khoa, anh Mai Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ, anh Tùng và tôi) vui vẻ trò chuyện về chuyện anh Trội khi còn ở trong tù (vui lòng google từ khóa Phạm Văn Trội để biết thêm thông tin :D ), chuyện về công an, an ninh biết chuyện hôm nay chúng tôi ghé thăm anh Trội mà quanh quẩn ở ngoài.

Hát cho bé Sàigòn

Quên?
30 tháng Tư, square1 thắp một nén hương.
Trong khói hương quần quyện, square1 lấy cây đàn đã bỏ không từ rất lâu,
lên giây, so phím, rồi cúi đầu mà nói…

Bầy sâu

Nguyễn Đăng Việt (Danlambao) - Các bạn thân mến! Hiện nay đất nước ta đang trong thời gian suy sụp nghiêm trọng cũng chỉ vì bầy sâu chuyên đục khoét và loài đỉa chuyên hút máu người kia. Bọn chúng thi nhau rút và hút không một chút thương tiếc nguồn tài nguyên của nước ta. Trên thực tế đất nước ta tuy nhỏ nhưng mà mang tiếng là đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhưng đó cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài vì bên trong đã bị bọn chúng đục khoét và bào mòn làm cho sản vật của nước ta ngày càng khan hiếm cũng bởi sự lười nhác của chúng.

Thủ phạm ‘vàng hóa’ nền kinh tế


Tô Văn Trường (Blog Bùi Văn Bồng) – Bài báo “Rửa vàng bằng cơ chế” của tác giả Nguyên Hằng đăng trên báo Thanh Niên ngày 24/4 vừa qua bị Ngân hàng Nhà nước phản ứng mạnh đến nỗi Ban biên tập phải rút bài xuống, ngày hôm sau, báo Thanh Niên phải đăng đính chính. Chưa hết, Ngân hàng Nhà nước còn hình sự hóa mời Bộ Công an vào cuộc để xem xét, xử lý!

Điện Biên: 25 tỷ xây nghĩa trang ‘liệt sỹ người Trung Quốc’


Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay
Điện Biên TV – Ngày 25/4, Ban quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên đã tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc cho UBND thị xã Mường Lay.

Tản mạn đêm 30/4

David Thiên Ngọc (Danlambao) – Đêm 30/4, nằm trăn trở cho vận mệnh nước nhà, lòng bồi hồi nhớ lại thời chiến tranh máu lửa của hơn 40 năm qua trên quê hương yêu dấu. Trong đáy lòng tôi và trong cả những giấc mơ, chiến tranh hiện về từ trong tiềm thức, hình ảnh của cuộc chiến tranh toàn một màu trắng rợn người.

Phương Uyên! Con hãy can đảm lên!


LM. Vĩnh Sang (VRNs) – Đà Nẵng – Tôi gặp mẹ của Phương Uyên vào một ngày cuối năm, dáng chị thon nhẹ, gương mặt hiền hoà nhưng như chất chứa nhiều nỗi muộn phiền. Chị chậm rãi kể cho tôi nghe về chuyến đi thăm Phương Uyên nhưng không được gặp, nước mắt chị chạy quanh khi nhắc đến con gái mình, thật xót xa cay đắng. Tôi nhớ đến mẹ tôi, sau ngày 30 tháng tư năm ấy, các anh tôi đi học tâp cải tạo trong các trại tập trung, các chị tôi ngược xuôi thay chồng nuôi con vượt qua bão tố cuộc đời. Những tháng đầu năm ấy, tin tức biền biệt, không một ai biết những người thân mình ra sao, ở nơi đâu. Mẹ tôi quyết định khăn gói lên đường quyết tử tìm con, cha tôi lo sợ can ngăn, nhưng ông biết bà mà đã quyết, nhất là trong chuyện con cái thì khó có ai làm bà thay đổi.

Tố cáo những hành vi hành hạ, trả thù của CA đối với Blogger Điếu Cày

Danlambao – Ngày 29/4/2013 vừa qua, gia đình Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã chính thức gửi đơn khiếu nại tố cáo những hành vi hành hạ, trả thù một cách có hệ thống của cán bộ trại giam K3, Xuyên Mộc (Bà Rịa, Vũng Tàu) đối với thân nhân.

Clip vui: Bộ Chính Trị họp khẩn sau khi quái chiêu ‘Đổi tiền – Quỵt nợ’ bại lộ

Nguồn: Dự Đoán Kinh Tế

Giới trẻ thả bóng bay mang thông điệp “Hòa Giải để Hy Vọng” trong ngày 30/4


Hòa Giải để Hy Vọng – Tròn 38 năm trôi qua, cuộc nội chiến hơn 20 năm của dân tộc đã kết thúc. Tuy nhiên, sự hận thù và khác biệt giữa 2 phía vẫn chưa hề nguôi ngoai. Sự chia rẽ đó cũng là nguyên nhân một phần ngăn cản bước tiến của đất nước, khi từ hai phía đối nghịch vẫn dành cho nhau những anh mắt thù hận.

Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa ngày 16/5


Hải Huỳnh (Danlambao) – Tin cho biết, phiên toà xét xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra vào ngày 16/5/2013 sắp tới, tại trụ sở tòa án tỉnh Long An. Cả hai sinh viên cùng bị cáo buộc ‘Tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo điều 88 BLHS, trong đó có việc rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược.
Dự kiến, chủ tọa phiên tòa là ông Lê Quốc Hùng, hiện đang là Phó Chánh án tòa án tỉnh Long An, Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Huỳnh Văn Hoàng.

Nghệ An: Cán bộ ăn chặn tiền cứu trợ của người tàn tật để chia cho người nhà

Cháu Thái Thị Thắm bị tâm thần, gia đình phải xích lại khỏi quậy phá, bị UBND xã Thanh Chi ăn chặn tiền trợ cấp.
Hải Hưng (Người Cao Tuổi)“Cháu Thái Thị Thắm ở xóm Kim Liên bị tâm thần, hằng ngày gia đình phải nhốt vào cũi hoặc lấy dây xích lại, bà nội cháu 90 tuổi ngã què chân nằm một chỗ, kinh tế gia đình rất khó khăn. Thế mà số tiền ít ỏi cứu trợ hằng tháng của cháu xã cũng giữ”.

Cáo trạng vụ án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Danlambao – Như đã đưa tin, hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa vào ngày 16/5/2013 với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo theo khoản 1, điểm C, điều 88 BLHS. Mức án áp đặt cho tội danh này từ 3 đến 12 năm tù giam, chưa kể thời gian tù quản chế.

Mỉa mai chua xót về lòng yêu nước


Lê Anh (Danlambao) – Tình cờ, tôi đọc được bài phỏng vấn ông Nguyễn Thành Trung được thực hiện bởi hai tác giả Trung Dũng và Minh Nguyễn của báo Sài Gòn Tiếp Thị, sau được dẫn lại trên Dân Làm Báo. Tôi tưởng đã quên cái ngày ấy, lúc đó tôi còn nhỏ đi chạy giặc theo ba tôi, chúng tôi đã đến đảo Phú Quốc khi hay tin ông ném bom vào Dinh Độc Lập. Khi ấy tôi đã hét lên rằng quân phản bội, và hàng ngàn tiếng hét lên án hành động của ông. Rất tiếc, ông đã không chứng kiến cảnh người ta lên án ông vào cái ngày ấy. Nhưng tôi thì không thể nào quên. Và nếu như ngày hôm nay, không có cảnh ngư dân đánh cá trên lãnh thổ mình nhưng lại bị quân Trung Quốc bắn và giết một cách vô nhân đạo; nếu không có cảnh các cô gái, trẻ em bị lừa đảo làm gái mại dâm tại Campuchia và Nga, và nếu không có hàng trăm cảnh đau lòng khác mà một người Việt Nam có tình yêu với quê hương không thể làm ngơ… thì tôi có thể xin lỗi ông khi lên án, dù lúc ấy tôi chưa trưởng thành.

Cải cách chính trị để giữ chủ quyền

“Quan điểm của chúng tôi là nếu Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì nên đẩy mạnh cách cải cách về chính trị và nhân quyền. Chừng nào Việt Nam còn bắt giữ, đàn áp, hạn chế tự do ngôn luận thì ít quốc gia nào trên thế giới ủng hộ Việt Nam. Nếu Việt Nam thay đổi theo chiều hướng cởi mở như vậy thì Việt Nam sẽ giành được sự ủng hộ của quốc tế, có thế mạnh trong vẫn đề chủ quyền…”Tiến sỹ Jonathan London

Để tiến tới một chế độ tốt đẹp


Chu Chi Nam (Danlambao) – Hiện nay ở Việt Nam đang bàn tán xôn xao về việc sửa đổi hiến pháp. Công nhận đây là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là quyết định tất cả, vì hiến pháp chỉ là một phần trong một chế độ. Một hiến pháp tốt đẹp, mà những yếu tố khác như quan niệm đạo đức, triết lý chính trị, vai trò lãnh đạo của giới cầm quyền và giai tầng sĩ phu trí thức không tốt, thì hiến pháp cũng chỉ là mớ giấy lộn, không thể nào tạo nên được một chế độ tốt đẹp, có hiệu quả để phục vụ dân.
Vậy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ để xem thế nào là một chế độ tốt đẹp, cùng đồng thời định rõ vai trò của một hiến pháp.

30-4-1975 là ngày gì?


Lê Phi (Danlambao) – Ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi vẫn là một điểm mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ngày này đã có những tên gọi khác nhau “Ngày Giải Phóng Miền Nam”, “Ngày Thống Nhất”, “Ngày Hòa Bình”, “Ngày Quốc Hận” hay “Ngày Mất Nước”. Thử xét xem tên gọi nào chính xác nhất cho ngày này.

Đến thăm đồng nghiệp ở Việt Nam


Người viết: Maartje Duin/Người dịch: Tam HợpViệt Nam truy bức có hệ thống những nhà văn và những blogger có tư tưởng phê phán. Trên cơ sở chiến dịch gửi thư của Văn Bút, Maartje Duin đến thăm họ.

Cuộc tháo chạy khỏi ‘hàng nóng’ của các ông bầu

Là những đại gia lắm tiền nhiều của nhưng cuối cùng bầu Đức, bầu Hiển, bầu Thụy cũng phải tháo chạy khỏi “hàng nóng”.
Chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, vàng được xem là những ngành nghề kinh doanh nóng nhất trong nhiều năm qua. Với lợi thế nhiều tiền, các đại gia, trong đó có nhiều ông bầu lừng danh đất Việt như bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức), bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển) và bầu Thụy (Nguyễn Đức Thụy) không thể bỏ qua “hàng nóng” đầy béo bở này.
Kết quả là bầu Đức khá thành công với bất động sản, bầu Hiển nổi danh cùng ngân hàng, trong đó có cả chứng khoán. Còn bầu Thụy chưa kịp hái trái ngọt của chứng khoán thì đã nhận quả đắng. Chính vì vậy, việc bầu Thụy tuyên bố “tháo chạy” khỏi chứng khoán sau một thời gian ngắn “kết duyên” gây xôn xao dư luận nhất.
Cách đây hơn một tháng, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa thông báo bầu Thụy đăng ký bán toàn bộ 24,45 triệu cổ phiếu chứng khoán Xuân Thành. Lượng cổ phiếu này tương ứng 81,5% vốn VIX. Điều đó có nghĩa Bầu Thụy muốn thoái toàn bộ 81,5% vốn. Với thị giá hiện tại của VIX quanh 8.000 đồng/cp, bầu Thụy sẽ thu về khoảng 200 tỷ đồng.
Việc bầu Thụy “ly hôn” và “kết hôn” đều khiến dư luận xôn xao. Năm 2011, bầu Thụy khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực khi tuyên bố mua lại Công ty chứng khoán Vincom (VIX).  Ban đầu, bầu Thụy chỉ mua 7,14 triệu cổ phiếu VIX và nắm giữ 23,8% vốn.

Cuộc tháo chạy khỏi ‘hàng nóng’ của các ông bầu
Bầu Đức, bầu Thụy, bầu Hiển thoái vốn khỏi các ngành nghề kinh doanh "nóng"
Sau khi đại hội cổ đông năm 2011 thông qua phương án đổi tên công ty thành chứng khoán Xuân Thành, bầu Thụy tiếp tục gây sốc khi đăng ký mua thêm 17,31% vốn của VIX để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 81,5% vốn.
Tuy nhiên, chứng khoán không mang lại trái ngọt cho bầu Thụy. Năm 2012, chứng khoán Xuân Thành báo lỗ 51 tỷ đồng, trong khi năm 2011 có lãi 6,5 tỷ đồng. Tới quý 1/2013, VIX đã có lãi nhưng vẫn không thể níu chân ông bầu lắm tiền này.
Trong quý 4/2012, bầu Thụy đã bán sạch danh mục cổ phiếu niêm yết và chỉ còn giữ lại 380 nghìn cổ phiếu OTC. Và nay đến lượt các ông bầu này bán nốt cổ phiếu của mình nắm giữ để rút lui khỏi chứng khoán sau hai năm theo đuổi.
Ít ồn ào hơn, bầu Hiển cũng tuyên bố giã từ chứng khoán. Trong Đại hội cổ đông của ngân hàng SHB diễn ra hồi đầu tháng 4 năm nay, bầu Hiển tiết lộ đã 2 năm nay ông không tham gia giao dịch cổ phiếu và ông không có duyên với thị trường này.
Nguyên nhân mà ông đưa ra chính là ông khá “đen” với chứng khoán. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác khiến bầu Hiển quay lưng với chứng khoán chính là: "Tôi không cần mua, chỉ cần xui ai mua vào thôi nó cũng xuống, thứ hai ở vị trí của tôi nếu mua vào cổ phiếu sẽ khiến cổ đông không hiểu lại nghĩ mình làm giá nên tôi rất ngại "món" này".
Bên cạnh đó, ông Hiển cũng chia sẻ nếu ông tham gia giao dịch chứng khoán, sẽ không còn khách quan độc lập nữa, ảnh hưởng đến hoạt động của SHB. Hơn nữa, dù có muốn tiếp tục theo đuổi chứng khoán, bầu Hiển cũng khó thành công vì ông không có thời gian quan tâm đến cổ phiếu. Một ngày làm việc của ông thường kéo dài tới 11h-12h đêm.
Cuộc rút lui khỏi chứng khoán của bầu Hiển khá lặng lẽ và ít ảnh hưởng tới thị trường. Chính vì vậy, việc ông có tiếp tục “chơi” chứng khoán nữa hay không cũng không khiến dư luận quá quan tâm.
Trong khi đó, không phải đến thời gian này bầu Đức mới nhắc tới việc rút khỏi “hàng nóng”. Tuy nhiên, không rút giật cục như bầu Thụy, bầu Đức từng bước ra khỏi bất động sản. Cách đây nhiều năm, bầu Đức đã tuyên bố tỷ lệ bất động sản giảm mạnh trong cơ cấu đầu tư của Hoàng Anh Gia Lai.
Năm nay, động thái rút chân khỏi bất động sản của bầu Đức càng rõ nét hơn.  Đầu tiên là việc rời khỏi ghế Chủ tịch HAGL Land. Bên cạnh đó, việc bầu Đức giảm giá 50% cho hai dự án của Tập đoàn cũng chứng tỏ mong muốn “thanh lý” bất động sản của bầu Đức.
Bầu Đức cùng Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chuyển hướng kinh doanh, dồn sức cho mía đường, cao su. Cụ thể, trong năm 2013, HAG dự kiến đầu tư 200 tỷ đồng vào dự án trồng và chăm sóc 9.000 ha cao su tại tỉnh Rattanakiri, Campuchia và 300 tỷ đồng cho dự án trồng và chăm sóc 25.000 ha cao su và cọ dầu tại tỉnh Attyapeu, Lào.
Báo cáo tài chính quý 3/2012 của HAG cho thấy rõ việc dòng tiền của công ty bầu Đức chảy sang mía đường, nhiệt điện, cao su là rất lớn. Trong khi đó, tại các khoản đầu tư dài hạn, chi phí đất đai để phát triển các dự án của HAG đã giảm 116,65 tỷ đồng.
Có thể thấy, cuộc tháo chạy khỏi “hàng nóng” của bầu Hiển và bầu Đức khá thành công. Trong khi đó, bầu Thụy lại không được may mắn như vậy.
Trong tháng 4, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố bầu Thụy đã không bán được toàn bộ 24,5 triệu cổ phiếu đang sở hữu như đăng ký trước đó vào ngày 12/3. Số lượng cổ phiếu mà bầu Thụy chuyển nhượng được chỉ là 2,2 triệu đơn vị. Nguyên nhân không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký không được vị này công bố.
Như vậy, hiện tại, bầu Thụy vẫn nắm tới 74,17% vốn của chứng khoán Xuân Thành, và vẫn là cổ đông lớn nhất của công ty này với giá trị cổ phiếu tương đương 188 tỷ đồng.
Thanh Hà
(VTC News)

Vua lú mật bàn Hội nghị TW7

Nguyên Anh (Danlambao) - Sau thời gian bàn tới bàn lui, vua Lú quyết định triệu tập hội nghị TW7 nhằm tháo gỡ các vấn đề nổi cộm trong nước. Các ông hoàng bà chúa được lệnh lên kinh, ai nấy cỡi công xa tiến cung hớn hở, người thì xì xầm hỏi ý lẫn nhau về những chương trình sắp biết, kẻ thì móc máy tính cộng của nả thu tô, còn mấy bà hoàng nữ thì a lố a lồ cho quý tử đang du học (hí) bên trời Phú Lang Sa...
Chợt tất cả im bặt khi vua Lú tiến cung.

Sau khi thi lễ các ông hoàng bà chúa ai về chỗ nấy, (vì đã quá quen thuộc ai cũng có biễn để tên vàng rực rỡ), vua Lú nhìn bao quát hết đám cận thần, ngài nhấp một ngụm trà Ô Long thượng hảo hạng xong tằng hắng:

- Hôm nay trẫm cho khai mạc hội nghị TW7, trong đó chương trình nghị sự gồm có những vấn đề quốc thái dân sinh mà bọn dưới bộ bẩm lên:

Bộ Y với quá tải bệnh viện, bộ Giao với vấn đề lạm thu phí, bộ Giáo với sách giáo khoa có cờ nước Lạ, Bộ Quốc với vấn đề hòa hay chiến, bộ Văn với xin kinh phí trả cho Unesco, bộ Ngân với vấn đề bán vàng và hai vấn đề nổi cộm nhức nhối mà bọn dân đen đêm ngày đòi hỏi: Từ bỏ điều 4 Hiến Pháp và đòi đa nguyên đa đảng.

Các khanh hãy mau hiến kế chứ trẫm cảm thấy rối lắm rồi !
Một bà hoàng có tấm thân ục ịt bước ra, mọi người xem lại thì thấy bà hoàng họ Tòng tên húy là Lao:
- Báo cáo quốc vương, ý thần là tại chúng ta dân chủ quá cho nên bọn dân đen mới láo, kể từ hôm nay chúng ta tăng viện phí gấp 10 lần hiện nay thì đố cha bọn dân đen dám... bệnh. Từ đó chúng ta sẽ giải được bài toán quá tải bệnh viện ạ!
Ai nấy xì xào người nào cũng tán thưởng cao kiến của bà hoàng Lao (!)
Vua Lú chưa kịp có ý kiến thì một ông hoàng tiến ra, người này họ Tô tên húy là Rựa hàm ngũ phẩm cơ mật tấu:
- Khải tấu bệ hạ, theo thiển ý của thần cái vụ cờ nước lạ trong sách giáo khoa là chủ trương của ta và anh Lạ, nhưng những lần in ra bị phát hiện cũng đâu có sao, cứ lâu lâu in lộn cờ của ảnh vào, dân tình nó la hoài cũng mệt riết rồi nhàm không ai la nữa thì ta in hàng loạt. Dạ vụ đó thần có nhận phone của anh Tập ảnh nhờ chuyển lời khen của ảnh đến bệ hạ đấy.
Nghe nói vậy vua Lú tươi ngay nét mặt, sửa người ngay ngắn đứng lên quay về phía Bắc thi lễ một lạy.
Chợt một người hùng dũng nhìn là biết con nhà võ bước ra dâng tấu sớ, ai ai cũng quay nhìn. Thì ra đó là ông hoàng họ Phùng tên húy là Nhát tâu:
- Thưa bệ hạ,cái vấn đề hòa hay chiến theo thần nói chỉ cho vui thôi, một mặt ta chi tiền cho mấy con vẹt nó la lên Hoàng Sa Trường Sa là của ta, một mặt ta cho sứ qua thiên triều bẩm báo là của anh Lạ, chúng ta không có lý do gì để làm sứt mẽ tình hĩu nghị đời đời bền vững của hai tiên đế năm xưa ạ!
Vua Lú cùng các ông hoàng bà chúa tươi tỉnh khi nghe ngài Phùng Nhát bẩm báo, mọi hoài nghi về chiến đã hoàn toàn tiêu tan.
Một ông hoàng có hàm ngũ phẩm lên tiếng:
- Vấn đề xin kinh phí trả cho cái đám đi xin công nhận của Unesco theo tôi thấy phải kiểm tra lại, tuy xin danh hiệu là chủ trương của chúng ta nhằm ru ngủ bọn dân đen nhưng sao tui thấy chỗ nào cũng có sâu, từ sâu non cho tới sâu róm, từ sâu nái đến con sâu chúa, nếu chúng ta làm không tốt tránh sao khỏi điều tiếng bọn dân đen dị nghị!
Thì ra đó là quan Thái Phó có họ Trương húy là Tư Sâu:
- Úi zào, vẽ sự, anh cứ nói nước chúng ta nhiều sâu chứ từ hôm đó đến giờ anh có bắt được con nào đâu!
Ông hoàng họ Phạm tên húy là Nghị Gật lên tiếng, cả khán phòng vổ tay rần rần làm quan Thái phó quê quá lủi thủi bước về chỗ của mình!
Một ông hoàng tiến ra dâng tấu sớ, ngài có hàm ngũ phẩm hộ Đinh tên Truyền (húy là Đinh tuyên Truyền):
- Vụ bán vàng thần đã sai bọn tay chân thân tín dập đám nhà báo dám lên tiếng rồi, dù bọn chúng cũng là vẹt chúng ta nuôi đi nữa nhưng sai quan điểm là em rút thẻ nhà báo ngay, hơn nữa bên bộ Ngân cũng có văn bản nhờ bộ Côn thì phen này em cho chúng rũ tù cho hết láo!
- Thế còn bọn báo ngoài luồng thì sao? - Vua Lú hỏi
- Dạ, dạ... Cái này bọn em đang... quan tâm... khắc phục, khi nào xong sẽ bẩm báo ngay cho thánh thượng ạ.
Nói rồi ĐinhTruyền len lén rút lui ra sau hàng cho nó lành, ở lâu đức vua nhớ mấy cái báo của bọn dân đen thì khốn (!)
Bỗng từ trong hàng một vị hoàng hàm cửu phẩm hàm khai quốc công thần bước ra dâng tấu sớ, ai nấy nhìn lại thì thấy là ông hoàng họ Nguyễn húy là Hói:
- Theo thần việc từ bỏ điều 4 HP là không khả thi, vì khi đó nếu chúng ta có đảng phái đối lập tất nhiên cả họ chúng ta về vườn, biết lấy gì ăn, làm gì để sống?
Vua Lú nghe xong phán:
- Chúng ta cần tổ chức cho người dân học tập bà hoàng Dzoan, chỉ cho mọi người thấy dân chủ nước chúng ta hơn bọn tư bản giãy chết chán vạn lần, lúc đó thì không ai còn dám chống đối nữa đâu!
Một quan hàm bát phẩm bước ra, ngài họ Nguyễn tên húy là Ếch đương chức thừa tướng của triều đình phát biểu bổ xung:
- Ta cứ nói cho phản biện, hùng biện, ngụy biện cho nó vui thôi, cho thế giới thấy nước chúng ta cũng có dân chủ chứ không phải độc tài, mặt khác ta sai đám côn an đầu trâu mặt ngựa theo dõi, bắt về phang cho một trận là chúng sợ ngay chứ gì, còn thằng nào cứng đầu quá thì cứ... chích điện cho nó chết rồi cứ vu cho nó tự tử trong đồn côn an là xong, khó gì chứ!
Vua Lú băn khoăn:
- Thế cái bọn đế quốc nó cấm vận chúng ta thì sao?
Quan thừa tướng tâu:
- Thánh thượng chớ có lo, của nả chúng ta làm quan ăn 10 đời còn chưa hết, chỉ nội bán mấy khu tài nguyên thiên nhiên cho anh Lạ thì ngọc ngà châu báu gì chúng ta không có, cấm vận thì bọn dân đen nó chết chứ chúng ta làm sao mà chết được cơ chứ!
Các ông hoàng bà chúa hoan hô cao kiến của quan Thừa tướng nhiệt liệt làm ngài phỗng mủi to như trái cà chua, vua tôi hân hoan chuấn bị tiến ra hội trường liên hoan bù lại lượng chất xám đã bỏ ra nghị sự.


Cả họ làm quan!

nguoilaodong

Có đến hơn 2/3 cán bộ ở xã là bà con, dòng họ của bí thư Đảng ủy. Nhiều người trong số đó không có trình độ, không có chuyên môn trong khi những người có bằng đại học lại không thể xin được việc ở xã này

Ngày 29-4, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa – Phú Yên, cho biết sẽ chỉ đạo Phòng Nội vụ tiến hành kiểm tra việc tuyển dụng và tổ chức cán bộ ở xã Hòa Tâm.

Ông Lê Văn Thiệu, cán bộ xã Hòa Tâm, bị cho thôi việc vì không phải họ hàng và hay phản đối ý kiến bí thư Đảng ủy xã
Không phải họ hàng, không có cửa vào
Người dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang bức xúc khi phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ hàng của ông Đặng Tín, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm. Trong số 23 cán bộ xã đã có 18 người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban Thường vụ Đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín và Phó Bí thư Đặng Thị Dung. “Dân xã tôi gọi đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ này thì không có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm” – ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa Tâm, cho biết.
Trong khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ hàng với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.
Cụ thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm. “Tôi nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp đơn rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển bà con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp” – anh Tú bức xúc.
Lần nộp đơn gần đây nhất của anh Tú là khi xã tuyển công an viên nhưng anh cũng bị loại. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc là chồng của phó bí thư Đảng ủy xã và là cháu rể của ông Đặng Tín được tuyển dụng mặc dù ông Phúc chỉ có bằng trung cấp. Về trường hợp tuyển công an viên, ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, thừa nhận có nhiều hồ sơ xin tuyển, trong đó có hồ sơ của anh Huỳnh Thanh Tú. Tuy vậy, ông Đặng Tín lại cho rằng xã tuyển ông Phúc là do chỉ một mình ông này nộp hồ sơ ứng tuyển vào chức danh công an viên.
Mất dân chủ
Ông Tín thừa nhận có nhiều cán bộ xã là bà con, dòng họ của ông nhưng “do khách quan”(?). “Ở nông thôn mà, đụng đâu cũng bà con” – ông Tín nói. Tuy nhiên, ông cho rằng việc nhiều cán bộ xã là bà con, dòng họ không trở ngại gì trong điều hành công việc. Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Lê Văn Hoàng lại cho rằng: “Một số cán bộ là bà con, dòng họ Đặng được bố trí không đúng chuyên môn, lĩnh vực, không đáp ứng được công việc của xã, làm giảm chất lượng công việc”.
Một đảng viên là cán bộ xã Hòa Tâm cho biết để tồn tại, cán bộ xã là người ngoài dòng họ với Bí thư Đảng ủy phải răm rắp nghe theo ý kiến của bí thư, không được có ý kiến khác. Nếu không, sẽ bị loại khỏi bộ máy chính quyền của xã. Cụ thể là trường hợp của ông Lê Văn Thiệu, nguyên cán bộ phụ trách công tác LĐ-TB-XH xã Hòa Tâm.
Ông Thiệu là người thường tỏ thái độ phản đối các ý kiến của ông Tín. Trong cuộc bầu cử HĐND xã vừa qua, trước khi hiệp thương lần 2, ông Thiệu được ông Tín gọi vào phòng “làm việc tư tưởng”, sau đó bị rút khỏi danh sách ứng cử viên. Thắc mắc về cách hành xử trên, ông Thiệu viết thư xin tư vấn gửi đến Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên thì bị ông Tín cho là gửi đơn vượt cấp, buộc ông Thiệu viết kiểm điểm, bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên và bị kỷ luật buộc thôi việc. Vị trí ông Thiệu đảm nhận trước đây, hiện được giao cho ông Đặng Văn Hằng, cháu ông Đặng Tín.
Theo lời giải thích của ông Đặng Tín, ông Thiệu bị đưa ra khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND xã vì “cha ông Thiệu là ông Lê Văn Bộ có nhiều phức tạp trong kháng chiến chống Mỹ”. Trong khi đó, tại nhà ông Thiệu đang treo bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đối với ông Bộ vì có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ. Ông Bộ hiện còn là Phó Chủ tịch Hội Tù chính trị xã Hòa Tâm. Ở xã Hòa Tâm có 3 trường hợp bị trù dập như ông Thiệu.
Bài và ảnh: HỒNG ÁNH

Chỉ 4 tháng, chi vượt ngân sách 56,6 nghìn tỷ đồng


(ĐVO) – Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 15/4/2013 bội chi ngân sách Nhà nước là 56,6 nghìn tỷ đồng.
Nếu tính từ đầu năm đến 15/4/2013, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 201,4 nghìn tỷ đồng, bằng 24,7% dự toán năm.

Trong đó thu nội địa 133,9 nghìn tỷ đồng, bằng 24,5%; thu từ dầu thô 34,6 nghìn tỷ đồng, bằng 35%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 32 nghìn tỷ đồng, bằng 19,2%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 40,1 nghìn tỷ đồng; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 31,3 nghìn tỷ đồng; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 28,8 nghìn tỷ đồng; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 15,5 nghìn tỷ đồng; thu thuế bảo vệ môi trường đạt 3,4 nghìn tỷ đồng; thu phí, lệ phí đạt 2,7 nghìn tỷ đồng.

Chỉ 4 tháng đầu năm con số bội chi ngân sách Nhà nước là 56,6 nghìn tỷ đồng
Chỉ 4 tháng đầu năm con số bội chi ngân sách Nhà nước là 56,6 nghìn tỷ đồng

Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/4/2013 ước tính đạt 258 nghìn tỷ đồng, bằng 26,4% dự toán năm.
Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 47,7 nghìn tỷ đồng (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản là 46,5 nghìn tỷ đồng); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) ước tính đạt 182,1 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ.

Như vậy, nhìn con số tổng thu và tổng chi cho thấy ngân sách đang chi quá số tiền có là 56,6 nghìn tỷ đồng.

Trước đó, trong phiên họp thường kỳ tháng 4, Chính phủ đã thẳng thắn nhìn nhận từ kết quả của 4 tháng đầu năm, cùng với những diễn biến không thuận lợi của kinh tế thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải quyết liệt, năng động, sáng tạo, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, kiên quyết bảo đảm kế hoạch thu, chi, bội chi ngân sách Nhà nước.

Trước mắt, đối với những nhiệm vụ chi quan trọng, nếu có khó khăn sẽ xem xét áp dụng các biện pháp như tạm ứng, cho vay. Đồng thời phải tăng cường thực hiện tiết kiệm chi, nhất là chi hội họp, tiếp khách, đi nước ngoài…
 Bích Ngọc (Tổng hợp)

Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay

Dienbientv.vn

Thứ Năm, 25/04/2013, [GMT+7]
Điện Biên TV – Ngày 25/4, Ban quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên đã tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc cho UBND thị xã Mường Lay.
 vc
Công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay

Công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc được khởi công vào năm 2009 với tổng số vốn đầu tư trên 25 tỷ đồng. Công trình bao gồm: Đài tưởng niệm, khuôn viên cây xanh, bãi đỗ xe và hệ thống tường rào xung quanh do Ban quản lý Dự an di dân tái định cư thủy điện Sơn La làm chủ đầu tư.
Sau khi kiểm tra thực địa tại hiện trường, Đoàn nghiệm thu của UBND thị xã Mường Lay đánh giá cao chất lượng công trình Nghĩa trang người Trung Quốc đã đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật. Hiện nay, Nghĩa trang người người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị 12 vào những năm 1967 – 1972.
Tại buổi nghiệm thu, UBND thị xã Mường Lay cũng đã kiến nghị và mong muốn chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần sớm lắp đặt hệ thống nước để vừa phục vụ tưới cho cây xanh. Đồng thời, nghiên cứu, lắp đặt hệ thống điện, đảm bảo cho việc phục vụ khách đến thăm viếng và  tiến hành kè thêm bên mái ta luy âm để chống sụt sạt vào mùa mưa./.
Anh Thu – Đức Trung

ĐỌC MỘT Đ0ẠN HỒI KÝ CỦA DUYÊN ANH ĐỂ THẤY DÂN NGHÈO SÀI GÒN TRƯỚC 75 NHƯ THẾ NÀO.

Huỳnh ngọc Chênh

Những gì nhà văn Duyên Anh viết về chuyện hôi đồ của người dân nghèo Sài Gòn vào ngày 29.4.1975 là hoàn toàn chính xác. Nhà văn Duyên Anh sống ở gần ngã tư Yên Đỗ- Công Lý (Lý Chính Thắng- NKKN bây giờ) còn tôi khi ấy đang ở trong khu nhà chồ trên bờ kênh Nhiêu Lộc trước mặt chùa Vĩnh Nghiêm, bên cạnh cầu Công Lý. Những gì Duyên Anh quan sát thấy cũng là những gì tôi thấy. Duyên Anh từ khu nhà giàu nhìn xuống còn tôi từ khu nhà nghèo xóm Lách nhìn lên.
Từ chiều 28 qua ngày 29.4.1975, khi nhân viên các cơ quan Mỹ và gia đình các quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn lần lượt bỏ chạy thì dân nghèo Sài gòn bắt đầu mở chiến dịch hôi của. Trích hồi ký Duyên Anh
Than ôi, năm 39 tuổi, đất nước vào Dương lịch 1975, tôi phải cõng vợ con di tản và không di tản được. Bây giờ, thơ tình là thơ cù nhầy Phan Khôi khi vợ tôi hỏi tôi “ở với Việt Cộng có làm sao không”?

Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có việc gì cũng chẳng làm sao…

Đang ở cái thế “mã cùng đồ” thì ông luật sư Dzu và vợ là ca sĩ Đan Thanh tới, hỏi chuyện ra đi ngả Usis. Tôi não nề đáp: “Hỏng rồi, hỏng rồi”? Và tôi ra vỉa hè xem “nhân dân chống Mỹ cứu nước”. Chiến dịch Hôi Đồ đồng khởi ngoạn mục. Các trụ sở của cơ quan thiện nguyện Mỹ, của Hội cha mẹ nuôi quốc tế, của các nhà cho Mỹ mướn, của các gia đình di tản không còn ai trông giữ bị tấn công ào ạt. Người người, lớp lớp, dân Xóm Lách phóng lên đường Công Lý. Thoạt đầu, nhân dân “giải phóng” sữa đặc, sữa bột, đồ hộp. Rồi mùng mền, ri-đô. Rồi tủ, giường, bàn ghế. Rồi máy lạnh, tủ lạnh, bếp ga. Rồi cửa sổ, cửa kính. Trẻ già, trai gái, bô lão, nhi đồng tham dự chiến dịch một cách quyết liệt. Rất may không xảy ra giết nhau vì thù hận cá nhân. Tôi chứng kiến “nhân dân anh hùng” làm thịt gọn một chiếc buýt chuyên chở lính Mỹ. Chiến dịch Hôi Đồ và sự lưu thông bất chấp đèn đường chiều 29-4 là dấu hiệu rõ nét nhất của sự sụp đổ miền Nam. Kể từ 16 giờ ngày 29-4-87, Sài Gòn sống trong tình trạng vô chính phủ.
Có một điều để tôi suy nghĩ, để tôi còn yêu mến dân Sài gòn và thành phố Sài gòn là dân nghèo Sài gòn chỉ hôi đồ của Mỹ và những vi-la do Mỹ mướn bỏ trống. Ý thức đấu tranh giai cấp chưa thấm vào lương tri dân nghèo Sài gòn và không bao giờ thấm nổi cả. Tất cả những gia đình quyền quý, giầu sang đều bình yên. Ngay cả những gia đình tướng tá, bộ trưởng, cảnh sát hống hách cũng bình yên. Tinh thần dân tộc cao quý thể hiện rõ rệt ở Sài Gòn chiều 29-4. Con người, nhất là con người nghèo khổ triền miên bị áp bức, bóc lột được quyền phẫn nộ lúc này, lúc mà luật pháp quốc gia dưới chân họ. Người ta tự do trả thù, đốt nhà, cướp của, hãm hiếp, sát nhân; tự do đối với những đối tượng thù nghịch. Nhưng không một ai thèm hưởng cái tự do đó. Người ta vẫn ăm ắp lương tri và nhân tính. Và tôi nghĩ đó là bài học cho toàn thể người Việt Nam trên trái đất. Và tôi hãnh diện là người Sài Gòn của chiều 29-4-1975 và mãi mãi.
…….
Nhà thơ tàn tật Huy Tưởng chống nạng đến thăm tôi xem tôi đi được hay kẹt lại. Tôi bỏ cảnh tượng hôi đồ, mời Huy Tưởng vô nhà. Mở chai Rémy Martin cuối cùng, Huy Tưởng và tôi cụng ly:
- Anh có sợ không?
- Sợ gì?
- Anh có nhiều điều để sợ. Tôi nhắc anh nghe một điều thôi. Anh đã thách Võ Nguyên Giáp cho T-54 xâm nhập chiến tuyến Hải Lăng và bảo hạ sĩ Sứt đang chờ T-54 để phóng hỏa tiễn TOW. Anh nhớ chứ? Anh đã tuyên bố trên vô tuyến truyền hình Huế được phát lại ở Sài Gòn. Anh nhớ chứ? Chuyến bay trên phá Tam Giang của anh với Phạm Duy, Tô Thùy Yên, Trần Văn Ân, Nguyễn Trọng Nho…
- Uống đi, bằng hữu. Có thể là cuộc rượu cuối cùng đấy!
Tôi bốc máu Kiều Phong:
- “Sống bằng không mà chết cũng bằng không”?
Sống có thể bằng không nhưng chết khó thể bằng không. Tôi đâu phải nhân vật tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Alain De lon đã diễn xuất một vai thật người trong phim Deux hommes danh la ville với Jean Gabin. Khi lên máy chém, người không sợ chết đã thú nhận, thành khẩn thú nhận “Tôi sợ”! Tôi đã biết Lan Khai chết cách nào, Khái Hưng chết cách nào, làm sao tôi không sợ? Tôi sợ lắm, sợ lắm, sợ lắm…
Duyên Anh
——————————————–
Tôi ở ngay trong xóm của không những chỉ người nghèo mà còn đủ hạng người lưu manh trộm cướp khác. Thế nhưng tôi thấy khi họ đi hôi của, họ chỉ xông vào các cơ quan của người Mỹ và cơ quan của chính quyền Sài Gòn chứ không hề xông vào cướp phá các gia đình quan chức và các gia đình nhà giàu Việt Nam. Ngay trước mặt nhà tôi ở trọ là khu cư xá của sĩ quan không quân cao cấp, hầu hết đều bỏ đi nhưng cho đến hết ngày 30.4 không hề thấy bất kỳ một ai xông vào cướp phá.
Người Sài Gòn và người miền Nam nói chung trước 1975 là như vậy đó.
Cái gì đã làm nên một xã hội lương thiện như vậy?
Nhưng một vài năm sau đó, khi tôi đã về quê đi dạy học thì nghe nói ở TP Hồ Chí Minh, đám nhà giàu và gia đình các quan chức chế độ cũ bị cướp tan hoang.
HNC

NỘI CHIẾN VÌ Ý THỨC HỆ HAY CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC?

Huỳnh ngọc Chênh

Sau khi bài viết Lan man về cuộc chiến đã xa đăng lên, blog nầy nhận được nhiều phản hồi, đa số đều đồng tình, nhưng cũng không ít những ý kiến phản bác. Sau đây là một trong các ý kiến phản bác ấy của bạn đọc Hiển Việt, tôi xin đăng lại cùng với trao đổi lại của tôi.
Bác Chênh xuyên tạc sự thật rồi.Ở Việt Nam thời kỳ hiện đại này khởi đầu của cuộc chiến tranh chúng ta đang nói đến đâu phải cuộc chiến ý thức hệ.Ta phải gọi chính xác:Chiến tranh giành lại đất nước,giữ nước chống ngoại xâm.Nếu phong trào cần vương, văn thân chiến thắng biết đâu nước ta vẫn giữ nguyên nền quân chủ nhà Nguyễn?Nếu phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu giúp Việt Nam tự cường đuổi Pháp đi có thể Việt Nam đã đi theo con đường duy tân của Nhật bản?Nếu cụ Phan châu Trinh thành công thuyết phục tư bản Pháp trao trả độc lập cho Annamis thuộc địa có lẽ nhà nước Việt nam đã là nhà nước quân chủ lập hiến như Thái lan..v.v.
Nhân dân Việt Nam với mục đích tự tồn của dân tộc, độc lập cho đất nước tiến hành cuộc chiến tranh cho chính mình chứ đâu vì mấy cái ba lăng nhăng từ trời Tây đưa lại bác Chênh?
Cái khác mà Đảng cộng sản Việt Nam đã thành công thuyết phục dân tộc, lãnh đạo nhân dân chiến thắng trong cuộc chiến tranh này là do thiên tài vị lãnh tụ của nó, tính chất lý tưởng học thuyết của nó nhưng trước hết cuộc chiến tranh mà Đảng này lãnh đạo là cuộc chiến tranh DÂN TỘC.Đừng phủ nhận cả dân tộc đã đứng về phía Đảng CS, trao toàn bộ sức mạnh lồ của Nhân Dân để chiến thắng.Làm gì có cuộc chiến tranh của phe cộng sản với phe dân chủ cộng hòa hả bác Chênh?Chỉ có cuộc chiến đấu của đại bộ phân nhân dân yêu nước với bọn bán nước{cố nhiên có một số ít lầm tưởng, và một số người dân muốn an phận thủ thường cư trú theo địa lý) để giành độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.
Sự suy đồi , sa đọa , thoái hóa, biến chất của Đảng cộng sản ngày hôm nay không phải lý do nhập nhằng về lịch sử bác Chênh ạ.Nếu ĐCS trong vị trí lãnh đạo của mình hiện nay không thể giữ toàn vẹn lãnh thổ, quốc thái, an dân thì đến nó cũng sẽ biến đi như nhiều vương triều oai hùng một thưở.
Trả lời
Trả lời
  • HE HE, hiện nay nhân dân Bắc Triều Tiên vẫn tin rằng Nam Triều Tiên đang rên xiết dưới ách chiếm đóng thống trị của đế quốc Mỹ và cần phải làm chiến tranh tiến xuống giải phóng miền Nam. Bác Hiền Việt có tin như vậy không? Chắc chắn cách đây vài chục năm bác cũng tin như vậy. Và nếu nổ ra chiến tranh giữa 2 miền Nam Bắc Triều Tiên thì hồi đó (lúc bác chưa được sáng mắt) bác cũng giống như dân Bắc Triều Tiên bây giờ tin rằng đó là chiến tranh giải phóng dân tộc CỦA NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN CHỐNG LẠI ĐẾ QUỐC MỸ ĐẶT DƯỚI SỰ  LÃNH ĐẠO TÀI BA CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VĨ ĐẠI chứ không phải là nội chiến vì ý thức hệ, cũng không phải là chiến tranh vì tham vọng ngông cuồng muốn nhuộm đỏ toàn Triều Tiên của cha con họ Kim để đưa cả Triều Tiên tiến lên thiên đường XNCN (hay tiến xuống vực thẳm của dối lừa!!!)
  • Với Việt Nam, tôi không bàn đến cuộc chiến chống thực dân Pháp trước đó, vì quá nhiều chuyện để bàn cãi. Bài viết của tôi (Lan man về cuộc chiến đã xa) chỉ gom lại khoảng thời gian sau hiệp định Geneve, từ 1954 trở đi mà thôi, khi đó hai miền Nam Bắc đều độc lập dưới 2 ý thức hệ khác nhau và đều được thế giới công nhận.
    Từ 1954 đến 1965 cả hai miền đều chưa có quân đội nước ngoài hiện diện, thế nhưng cuộc chiến đã nổ ra với sự ra đời của mặt trận GPMN đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Nhân dân Cách mạng là trá hình của đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản. Hồi đó cán bộ miền Bắc lén lút vào Nam chiến đấu gọi là đi chống đế quốc Mỹ để giải phóng miền nam chứ gì? Bác tin theo điều đó chứ gì? Mà tôi và cả gia đình tôi, lúc đó ở miền Nam, cũng tin vào điều đó dù khi ấy chưa thấy có một thằng Mỹ nào ở Việt Nam.
    Sự thật là sự thật, nội chiến thì cứ gọi nội chiến, không ai có thể xuyên tạc lịch sử được, dù nhỏ bé yếu ớt như cá nhân tôi hay là vĩ đại to lớn như cả chế độ này. Họng súng không làm ra sự thật. Lịch sử rồi cũng phải được trả lại sự thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét