Bụt chùa nhà không thiêng viết về Nick Vujicic: 'Đốt đền để nổi tiếng'
"Bài viết "Bụt chùa nhà không thiêng" viết về
Nick Vujicic chẳn khác nào hành động “đốt đền" để được nổi tiếng, để có
thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội. Nó đã chà đạp lên
những giá trị cốt lỗi của cuộc sống. Hàng mấy chục ngàn like tương tự
như việc sinh viên khen giảng viên chửi tục là giảng bài hay...."
- Nick Vujicic diễn thuyết tối 23/5: 'Đừng coi thường gia đình, bè bạn'
- 'Nếu không nghị lực, người khuyết tật chẳng có gì ngoài nước mắt'
- "Có đúng vung 32 tỷ đồng vì Nick Vujicic là vô bổ"?
- Sắp diễn ra Hội chợ việc làm cho nhân lực ngành Kinh tế
- 'Bụt chùa nhà không thiêng' viết về Nick Vujicic làm dậy sóng dân mạng
LTS: Đúng
2h sáng 23/5, tức chưa đầy 6 giờ sau khi buổi diễn thuyết được truyền
hình trực tiếp của Nick Vujicic tại Khách sạn White Palace, TP.HCM kết
thúc, một cư dân mạng đã đăng tải bài viết 1500 từ với tựa đề: “Bụt chùa nhà không thiêng”.
Bài viết đặt ra câu hỏi: Tại sao
lại là Nick mà không phải là những nghị lực sống của Việt Nam như Nguyễn
Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (biên dịch sách của Nick),
“Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh…? Tại sao những doanh nhân người Việt
giàu có lại bỏ ra một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick
đến Việt Nam (xem chi tiết tại đây),
nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn - những điều
mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có
thừa?
Bài viết nhận được sự đồng tình của không ít người và ghi nhận trên 40.000 lượt like của cộng đồng cư dân mạng.
Tuy nhiên đứng trên khía cạnh
khác, ông Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN lại cho rằng: Bài viết
đã chà đạp lên những giá trị cốt lỗi của cuộc sống.
Báo Giáo dục VN xin đăng tải nguyên văn bài phản biện 'Bụt chùa nhà không thiêng' liên quan tới hình ảnh nhân vật Nick Vujicic đang được bạn trẻ VN yêu mến và hâm mộ.
Tại sao lại là Nick mà không phải ai khác?
“Nick Vujicic tới Việt Nam, đối với cá
nhân tôi trong ngành đào tạo và phát triển nhân lực 20 năm, những giá
trị bài viết của Nick đã đăng tải trên youtube và qua các quyển sách
được ấn bản do First News không có gì là mới lạ. Phần thứ hai cũng do
công việc nhiều nên tôi không định tham gia sự kiện Nick mặc dù có thể
lấy vé được dễ dàng. Tuy nhiên vào giờ phút cuối tôi thay đổi và quyết
định tham dự hai buổi tối thứ tư và sáng thứ năm tại White Place sau khi
hoãn các công việc với khách hàng. Cho tới bây giờ tôi cảm thấy may mắn
vì đã quyết định tham gia và chứng kiến những gì Nick nói.
Giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác. |
Các cụ đã nói “Trăm Nghe Không Bằng
Một Thấy”. Theo quan điểm của tôi, giá trị lớn nhất Nick mang lại đó
chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người
chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những
người khác. Giá trị đó thật lớn và thật trùng hợp, những giá trị đó hoàn
toàn trùng khớp với những giá trị mà ông bà tổ tiên chúng ta - người
Việt Nam đã truyền dạy qua nhiều thế hệ.
Điều thứ hai tôi cảm nhận được khi
Nick nói hai lần trong hai hội thảo đó chính là sự khác biệt về tôn giáo
giữa Nick và CEO Tôn Hoa Sen - đơn vị tài trợ chương trình này. Điều đó
hoàn toàn đúng khi các tôn giáo đều muốn con người sống tốt hơn, yêu
thương nhau. Đó là sự đồng cảm giữa những cá nhân trong nhân loại cùng
chia sẻ một hàm giá trị. Tất nhiên còn nhiều điều nữa chia sẻ trong hai
buổi nói chuyện của Nick. Nếu sự việc có vậy thì chắc không có bài báo
này.
Sau khi tham dự về tôi có được một người bạn gửi cho bài trên Facebook
của một tác giả. Trong bài báo có rất nhiều những điểm chỉ trích việc đưa Nick tới Việt Nam và các ý đồ của các đơn vị tài trợ v.v.
Nếu chỉ có một bài báo thì không thành
vấn đề vì trong 84 triệu dân Việt Nam nếu có một người suy nghĩ “khác
biệt “ cũng không ngạc nhiên. Tuy vậy bài báo đã có hơn 40 ngàn like
trên facebook. Con số này lại thể hiện một chuyện khác khi một tập thể
thể hiện suy nghĩ chưa sâu sắc.
Truyền thông VN có “nhẹ dạ”?
Hãy khoan bình luận tới chủ ý của tác giả bài viết trên facebook, chúng ta hãy tuần tự xem các điểm phản biện của tác giả.
Chẳng qua chỉ là để bán sách:
Đúng nhưng bán sách có phải là tội không. Rõ ràng sách là một sản phẩm
tri thức tốt cho người đọc và xã hội. Trong xã hội Việt Nam khi văn hóa
đọc thể hiện qua con số thống kê trung bình người Việt đọc không quá 1
quyển sách Việt Nam (1), có gì là sai trái khi First New ước muốn mỗi
người Việt Nam hãy đọc thêm những quyển sách để sống tốt hơn, yêu thương
mọi người hơn và giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Hơn thế nữa, các tập sách
này nằm trong chương trình Hạt Giống Tâm Hồn – một chương trình tâm
huyết của First New giúp thế hệ trẻ sống tốt hơn. Chẳng một ai kinh
doanh chỉ vì lợi nhuận lại hoạt động trong một ngành mà một người tiêu
dùng chỉ sử dụng ít hơn 1 sản phẩm một năm. Các bạn thử suy nghĩ với số
lượng chai bia tiêu thụ trung bình trên đầu người tại Việt Nam thì sẽ
hiểu như thế nào.
Tôn Hoa Sen hãy bỏ 32 tỷ ra từ thiện: Thật
nực cười khi tác giả bài viết lại đi dạy bảo cho Tôn Hoa Sen về cách
làm từ thiện. Chắc anh ta không biết Tôn Hoa Sen đã thực hiện rất nhiều
chương trình từ thiện và hảo tâm trên cả nước từ rất nhiều năm nay. Chi
phí để Tôn Hoa Sen mời một diễn giả để truyền đạt thông điệp sống tốt
hơn, yêu thương hơn tới hơn 84 triệu dân Việt Nam cũng là quá rẻ khi so
với chi phí marketing cho người mẫu và ca sĩ tại Việt Nam. Tại sao tác
giả không suy nghĩ nếu như Tôn Hoa Sen thật sự muốn marketing hiệu quả
có thể tài trợ cho những ca sĩ nổi tiếng hoặc show diễn chân dài hàng
ngày nhan nhản trên mặt báo. Hãy lắng nghe cái tâm của những người trong
ban tổ chức.
Tác giả có vẻ tán đồng và bảo vệ cho những người khuyết tật Việt Nam:
Theo tôi đây là một sự mạo danh không thể chấp nhận được. Các anh chị
khuyết tật đều có đủ tri thức và kiến thức để nhận lời tham gia vào
chương trình của Tôn Hoa Sen và First News. Tác giả không phải là họ và
càng không có quyền mạo danh họ để nói thay cho cộng đồng khuyết tật.
Những anh chị khuyết tật trong cả nước sẽ cảm thấy vui vì một lý do đơn
giản họ cũng như Nick rất yêu thương và trân trọng những giá trị cao đẹp
trong cuộc sống.
Tại sao chúng ta không suy nghĩ một cách tích cực rằng nhờ Nick cộng đồng khuyết tật Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn, sẽ được chú ý hơn và sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn. Tôi thật sự không cầm được xúc động khi dịch giả Bích Lan với thân hình gầy gò đã dịch ba quyển sách trên bàn phím. Chắc chắn khi làm việc chị Bích Lan sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng cái gì đã làm cho chị vượt qua. Đó chính là sự đồng cảm giữa một con người và một con người, giữa những chân giá trị mà dân tộc nào, tôn giáo nào cũng đều hướng tới. Bằng việc mạo danh cộng đồng những người khuyết tật, tác giả bài viết nợ một lời xin lỗi tới tất cả những anh chị đã nêu trong bài báo trên facebook.
Truyền thông nhẹ dạ: Nick đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Nếu nói truyền thông nhẹ dạ tất nhiên chắc cũng sẽ bao hàm mấy chục quốc gia và các nguyên thủ nói trên. Một chương trình được truyền hình trên VTV1 – kênh chính thống của quốc gia Việt Nam và với sự tham gia của những người giỏi nhất – nổi tiếng nhất của hệ thống truyền hình trung ương không thể nào "nhẹ dạ" như tác giả đã nói. Vấn đề tiếp theo, nếu như đúng "nhẹ dạ" nhưng giúp cho rất nhiều người sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn thì đấy cũng sẽ là sự nhẹ dạ đáng thương và cần được nhân rộng ra.
Tại sao chúng ta không suy nghĩ một cách tích cực rằng nhờ Nick cộng đồng khuyết tật Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn, sẽ được chú ý hơn và sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn. Tôi thật sự không cầm được xúc động khi dịch giả Bích Lan với thân hình gầy gò đã dịch ba quyển sách trên bàn phím. Chắc chắn khi làm việc chị Bích Lan sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng cái gì đã làm cho chị vượt qua. Đó chính là sự đồng cảm giữa một con người và một con người, giữa những chân giá trị mà dân tộc nào, tôn giáo nào cũng đều hướng tới. Bằng việc mạo danh cộng đồng những người khuyết tật, tác giả bài viết nợ một lời xin lỗi tới tất cả những anh chị đã nêu trong bài báo trên facebook.
Bài viết "Bụt chùa nhà không thiêng" trên Facebook khiến cư dân mạng tranh luận gay gắt. |
Truyền thông nhẹ dạ: Nick đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Nếu nói truyền thông nhẹ dạ tất nhiên chắc cũng sẽ bao hàm mấy chục quốc gia và các nguyên thủ nói trên. Một chương trình được truyền hình trên VTV1 – kênh chính thống của quốc gia Việt Nam và với sự tham gia của những người giỏi nhất – nổi tiếng nhất của hệ thống truyền hình trung ương không thể nào "nhẹ dạ" như tác giả đã nói. Vấn đề tiếp theo, nếu như đúng "nhẹ dạ" nhưng giúp cho rất nhiều người sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn thì đấy cũng sẽ là sự nhẹ dạ đáng thương và cần được nhân rộng ra.
Tác giả hỏi rằng tại sao không phải là một người khuyết tật Việt Nam lại là Nick: Câu trả lời rất đơn giản, Nick có chia sẻ anh
đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người từ lúc nhỏ tới lúc trưởng
thành. Chính anh đã truyền cảm hứng “Người Việt hãy giúp Người Việt”.
Một câu hỏi đặt ra tác giả viết bài và 40 ngàn người bấm like trên
facebook trong năm 2013 có bao giờ nghĩ tới người khuyết tật, đã bao giờ
thực hiện một lần từ thiện, đã bao giờ thử cố gắng giúp những người
khuyết tật Việt Nam mà chính bài báo nêu lên làm ví dụ. Nếu như họ thật
sự giúp thì có thể họ có quyền nói và chỉ trích như vậy. Nhưng theo suy
nghĩ chủ quan của tác giả, phần lớn trong số họ chắc chẳng giúp gì những
người tàn tật nêu trong bài báo. Vì đơn giản, nếu họ có thật sự giúp
thì họ sẽ hiểu nghĩa của từ yêu thương và không bao giờ viết hoặc bấm
like cho một bài báo như trên. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng cùng
với hiệu ứng Nick, các năm sau nữa sẽ có những gương vinh danh nỗ lực
của người tàn tận một cách hệ thống và có chiều sâu như các đơn vị tổ
chức tâm huyết và đã thực hiện một phần nào.
Chúng ta cần có những cái nhìn nhiều
chiều và phản biện. Tuy nhiên những chân giá trị căn bản như tình yêu
đồng loại, chia sẻ... không thể đem ra thí nghiệm nhiều chiều.
Tác giả viết bài trên có dụng ích gì –
bảo vệ người khuyết tật chăng, giúp mọi người sống tốt hơn chăng, tạo
lòng thương yêu giữa con người và con người chăng?
Tất cả những cái đó không hiện rõ và
chỉ một dòng thể hiện đó chính là hành động "đốt đền" để có thể được nổi
tiếng, để có thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội.
Để kết thúc bài viết tôi xin trích dẫn
lời nói của anh Thái Hòa - FPT: “FPT cũng chỉ là một bức tranh thu nhỏ
của xã hội Việt Nam. Qua một số lớp học khác mà tôi đã từng giảng dạy,
tôi nhận thấy rằng thiếu hụt lớn nhất của giới trẻ hiện nay không phải
vấn đề nhận thức, mà là vấn đề niềm tin. Thực tế đau lòng là ở Việt Nam
bây giờ ít có người còn niềm tin vào những điều tử tế. Đây thực sự là
một nguy cơ lớn”.
Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN
(GDVN)
Đặng Chí Hùng - Chúng ta có rất nhiều Vujicic !
Cái đáng làm ta suy nghĩ ở đây là ở Việt Nam có rất nhiều , nhiều người
như Nick mà đảng cộng sản đã cố tình quên hoặc cố tình trà đạp họ.Những
giọt nước mắt của Fan, niềm vui và tự hào, số tiền hàng tỉ đồng khi đón
một Nick ở xa xôi xin hãy một lần biết chia xẻ với những Nick ở ngay quê
nhà. Những người mà tôi nhắc đến trong bài này là ai ?
Không thể phủ nhận bản thân tôi rất ngưỡng mộ những gì anh chàng không
tay không chân Vujikic đã làm. Tôn vinh anh như là một điều đương nhiên
và căn bản cần phải nhớ của chúng ta. Tấm gương của Nick như một thứ dầu
bôi trơn cho ý chí vươn lên của một con người. Gia đình anh , tổ quốc
anh sẽ phải tự hào về anh. Và xa hơn nữa, cả loài người tự hào vì có anh
, một con người biết vươn lên từ những khó khăn tưởng chừng như đứng
bên bờ của địa ngục.
Khi anh đến Việt Nam trong mùa phật đản , tấm gương của anh lại càng nổi
bật hơn bởi câu răn dạy của nhà phật “đức năng thắng số”. Phật đã dạy,
số phận do chính chúng ta nắm lấy và định đoạt nó. Phật cũng dạy chúng
ta phải biết lấy chính khó khăn làm bàn đạp vươn lên. Đức năng thắng số
là ở chỗ ấy.
Lẽ ra không có nhiều điều để nói về sự kiện đó Nick khá rầm rộ ở Việt
Nam do các công ty của tư bản đỏ được đảng cộng sản bảo trợ đứng ra. Nếu
các Fan ở Việt Nam đón những ngôi sao ca nhạc Hàn quốc với những giọt
nước mắt “không đáng có” thì tôi miễn bàn. Nhưng trường hợp của Nick lại
khác. Cái đáng làm ta suy nghĩ ở đây là ở Việt Nam có rất nhiều , nhiều
người như Nick mà đảng cộng sản đã cố tình quên hoặc cố tình trà đạp
họ.Những giọt nước mắt của Fan, niềm vui và tự hào, số tiền hàng tỉ đồng
khi đón một Nick ở xa xôi xin hãy một lần biết chia xẻ với những Nick ở
ngay quê nhà. Những người mà tôi nhắc đến trong bài này là ai ?
Những người mà đảng cố tình bỏ quên họ đó là những chiến binh đảng dùng
cho công cuộc “giải phóng ngược” của mình. Giờ đây, ngoài những kẻ có
quyền thế, mưu mô thì không ít các cán binh cộng sản đang què cụt chân
tay kia đâu có được ai ngó ngàng, ai tôn vinh. Thậm chí khi họ tự lo
được miếng ăn thì đảng cũng ra tay cướp của họ. Không biết bao dân oan
huy chương đỏ ngực nằm lăn lôn trên hè phố chờ mong công lý. Nhưng công
lý chẳng bao giờ tới cả….
Ngay thủ đô Hà Nội , một anh thương binh đã phải lên Youtube để tố cáo
lũ cướp công , cướp miếng ăn của anh ấy : thương binh Huỳnh Xuân Long.
Phần nhiều những cán binh cộng sản thế hệ cha tôi nghe theo những lời
lừa đảo cho quyền lực của đảng, hi sinh thân thể cho một cuộc chiến vô
nghĩa, để rồi…để rồi họ nhận lấy những sự thật đắng cay và phũ phàng sau
cái ngày họ trở thành “Kẻ thắng trận”.
Họ không hạnh phúc, dư thừa , béo tốt như thủ tướng thất học 3X với các
mác “thương binh”. Cái sai của những người cán binh cộng sản trong đó có
nhiều người trong gia đình tôi là tin và nghe theo những lời lừa dối
của đảng và ông Hồ Chí Minh. Nhưng cuộc chiến đã qua, trách họ thì cũng
thế, họ biết mình bị đảng bỏ rơi, bị vắt chanh bỏ vỏ nhưng cũng đành câm
lặng. Đã đến lúc những thương phế binh cộng sản phải đứng lên đòi lại
quyền sống cho mình và tố cáo những kẻ lừa đảo , đẩy cuộc đời của mình
xuống hố sâu vực thẳm.
Những người bị đảng cố tình trà đạp là ai ? Đó là những người thương phế
binh VNCH. Xét về chính nghĩa, họ có chính nghĩa. Chính nghĩa của họ là
chính nghĩa bảo vệ đất nước trước khủng bố và xâm lăng. Họ chiến đấu
cho tự do và cho một nền dân chủ đang hình thành. Họ chiến đấu vì nhân
dân Miền Nam, họ chẳng chiến đấu vì thằng “Liên Xô, Thằng Trung Quốc”
nào cả. Họ đáng được tôn vinh. Ấy vậy nhưng sau ngày cộng sản cướp miền
nam, họ trả thù tàn bạo những người thương phế binh VNCH. Họ đẩy những
người lành lặn vào trại tập trung với những cái án không cần xử, cũng
chẳng bản cáo trạng. Họ tàn phá nghĩa trang người đã khuất . Và cũng
chính họ, những người cộng sản không quên đầy đọa những thương phế binh.
Những thương phế binh VNCH chiến đấu vì chính nghĩa ấy đã hi sinh thân
thể mình cho tự do và dân chủ. Nhưng đáp lại,họ bị trà đạp và bắt chẹt ở
khắp mọi nơi. Những người phế binh ấy còn không có một đồng xu phụ cấp,
lương cho thương phế binh sau 1975 như những cán binh cộng sản. Ấy vậy
mà họ vẫn vươn lên để sống. Sống đàng hoàng, không nản chí đấu tranh cho
tự do quê hương. Họ có xứng đáng được như Nick không? Rất xứng đáng vì
họ là những anh hùng. Đảng cộng sản không những đã không lo cho những
thương phế binh VNCH như một tình thương yêu của người Việt , mà đảng
còn cho một lũ côn đồ đến bao vây những chùa, những ai còn quan tâm tới
thương phế binh VNCH.Đảng cộng sản thật là bỉ ổi.
Ở Việt Nam không thiếu gì những Nick Vujikic cả, chỉ có vấn đề đảng cộng
sản không muốn cho những bạn trẻ sẵn sàng khóc lóc thảm thiết khi
M.Jackson ra đi, hay một ngôi sao xứ Hàn đến Việt nam cuồng lên một cách
thái quá vì Nick. Bởi vì đảng muốn thanh niên phải thần tượng hóa ,
phải khóc lóc thảm thiết cho những ai không ảnh hưởng đến vị thế độc tôn
của đảng. Đảng sợ những người thanh niên nhận ra sự vắt chanh bỏ vỏ của
đảng với cán binh đã vì đảng mà thành phế binh. Đảng cũng sợ thanh niên
Việt Nam biết họ đã trả thù tàn bạo những người phế binh VNCH thế nào.
Nick không phải muốn mình thành người tàn phế để được chào đòn ở khắp
nơi trong đó có Việt Nam. Nick là con người mà chúng ta đáng trân trọng
và yêu quý. Nhưng cái cách lợi dụng Nick của đảng cộng sản là một tấn
trò đời nghiệt ngã. Đảng cộng sản chỉ muốn các bạn trẻ quên đi rằng ở
Việt Nam còn rất , rất nhiều Nick đáng được tôn vinh và noi gương. Đảng
cũng muốn các bạn trẻ trong khi gào thét về các thần tượng sao Hàn, ngôi
sao ca nhạc Việt Nam rẻ tiền, Hoa hậu bán dâm thì ngoài kia Tầu cộng
đang vét sạch cá biển đông, đang khoan dầu vào chính trái tim Việt Nam,
và ngay trong lòng núi rừng Tây Nguyên lũ Tầu đang múc cho đầy Boxit.
Hỡi các bạn trẻ ! Thần tượng một ai đó không có gì sai , ai cũng có thần
tượng cho riêng mình kể cả tôi. Nhưng đừng để đảng cộng sản lừa đảo,
dắt dìu đến thói quen “mù quáng “ về thần tượng . Bất cứ thần tượng nào
cũng không bằng lợi ích của Dân Tộc, của Đất nước. Hãy sớm nhận ra âm
mưu thâm hiểm của đảng nhằm giao Việt Nam dần dần và dễ dàng cho Trung
cộng . Các bạn hãy đứng lên và đừng u mê nữa!.
Đặng Chí Hùng
23/05/2013
(Trí Nhân Media)
Dấu hiệu sai phạm trong việc đón Nick Vujicic
Rõ ràng người của công ty bảo vệ không có quyền mở đường cho xe chạy.
Nick Vujicic đến Việt Nam đang
gây xôn xao dư luận liên tục mấy ngày gần đây. Ngay trên các diễn đàn
mạng nhiều cuộc khẩu chiến đã diễn ra về việc bỏ ra số tiền quá lớn chỉ
để mời anh này về diễn thuyết.
Mọi
chuyện chưa có dấu hiệu lắng dịu thì mới đây trên youtube lại xuất hiện
một đoạn clip dài hơn ba phút cho thấy dấu hiệu sai phạm của đoàn bảo
vệ đi theo hộ tống anh chàng khuyết tật này như: thực hiện việc mở đường
không đúng chức năng, lấn tuyến, lạng lách, đánh võng,....
Nhưng
rõ ràng người của công ty bảo vệ không có quyền mở đường cho xe chạy.
Đây là chức năng của cảnh sát giao thông và chỉ có nguyên thủ hay phái
đoàn ngoại giao của các nước mới được đặc cách này mà thôi.
Đoạn clip này khiến cho các quan điểm trái chiều về việc Nick tới Việt Namlại
một lần nữa bộc phát. Một số ý kiến cho rằng việc này là cần thiết vì
phải tận dụng thời gian quý báu để Nick có thể tham gia đúng và đầy đủ
kế hoạch đã định. Số khác thì tỏ ra gay gắt hơn, chẳng hạn:
Nick
amte_tu: “Gì kì vậy trời? Chỉ là một anh chàng khuyết tật đâu phải nhân
vật quan trọng gì mà mở đường ghê vậy. Dân Việt Nam cũng ngộ, người
trong nước tài giỏi như giáo sư Ngô Bảo Châu còn chưa được đặc cách này,
đúng là làm quá”.
Sẵn sàng chặn đầu xe lớn |
Nick
tranthanhluan19: “Nhóm bảo vệ này đâu có chức năng mở đường? Thấy bản
số xe rõ luôn phải phạt nguội mới được, chứ để vầy mốt mình cũng mướn
bảo vệ mở đường cho mình đi được không ta?”
Nick
hotry_ung: “Ở Việt Nam hay kẹt xe mình mở đường cho anh này đi cho đúng
lịch. Đã tốn tiền mời mà không sắp xếp được lịch di chuyển đúng giờ nhỡ
tới trễ thì coi như huỷ, mắc công lại tốn tiền”.
Nick
anhchang24: “Một anh chàng nước ngoài không có chân tay đi thuyết
trình về nghị lực sống được cả triệu người hoan nghênh, chào mời, đưa
đón như ông hoàng. Một người Việt Nam tàn tật, thiếu tay chân đi thuyết
trình, chẳng ma nào quan tâm, nên xem lại cách suy nghĩ của mình trước
đi. Còn chuyện đoàn bảo vệ tự phong cho mình cái quyền dẹp đường, vượt
đèn đỏ thì chẳng ai "nỡ" xử lý cả... đưa người nổi tiếng mà!”
Clip nhóm bảo vệ "vô tư" mở đường dù không có quyền này ( theo the box. vn)
Bộ Công an: Xử lý nghiêm nhóm vệ sĩ dẫn đường cho Nick Vujicic
Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm nhóm vệ
sĩ hộ tống đoàn xe ra đón Nick Vujicic đến TPHCM chiều 22-5 do đã có
những hành vi sai quy định pháp luật
Nhóm vệ sĩ hộ tống chặn cả xe tải để cho đoàn ôtô đi qua, gây náo loạn con đường
Ngày 24-5, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đã chỉ đạo
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TPHCM và Công an
TP Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xác minh sự việc một nhóm vệ sĩ dẹp
đường, hộ tống đoàn sai quy định chiều 22-5.
Trước đó, trên đường đến sân bay Tân Sơn Nhất đón Nick Vujicic đến Việt Nam vào chiều 22-5 , một đội vệ sĩ mặc áo xanh được huy động để dẫn đường. Đội vệ sĩ đi trên 7 - 8 chiếc mô tô phân khối lớn, ngang nhiên hú còi, nháy đèn và vung gậy để chặn xe.
Trước đó, trên đường đến sân bay Tân Sơn Nhất đón Nick Vujicic đến Việt Nam vào chiều 22-5 , một đội vệ sĩ mặc áo xanh được huy động để dẫn đường. Đội vệ sĩ đi trên 7 - 8 chiếc mô tô phân khối lớn, ngang nhiên hú còi, nháy đèn và vung gậy để chặn xe.
Trên suốt tuyến đường, những chiếc môtô không ngừng lạng lách, đánh
võng, nhấp nháy đèn và hụ còi inh ỏi. Còn các các vệ sĩ được trang bị
bộ đàm liên tục thổi còi yêu cầu người đi đường dạt vào hai bên đường.
Họ thậm chí còn chặn cả xe tải để cho đoàn ôtô đi qua, gây náo loạn con
đường.
Các vệ sĩ đi trên mô tô phân khối lớn, ngang nhiên hú còi, nháy đèn và vung gậy để chặn xe sai quy định
Được biết, nhóm vệ sĩ này là của Công ty vệ sỹ Titan, đã được thuê để hộ tống đoàn đón nhân vật Nick Vujicic.
Được biết, nhóm vệ sĩ này là của Công ty vệ sỹ Titan, đã được thuê để hộ tống đoàn đón nhân vật Nick Vujicic.
Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu: “Nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật, báo cáo lãnh đạo Bộ và thông tin cho báo chí”.
Nick Vujicic là một chàng trai người Australia không có tay và chân
song đã nỗ lực vươn lên trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng trên
toàn thế giới. Anh trở thành tấm gương và truyền cảm hứng về khát khao
sống, chiến đấu vượt qua nghịch cảnh cho hàng chục triệu người khuyết
tật cũng như đem lại niềm tin vào cuộc sống cho giới trẻ.
Nick Vujicic được mời về Việt Nam tham dự một chuỗi sự kiện với các
cuộc giao lưu, gặp gỡ đang gây xôn xao cả nước cũng như làm “dậy sóng”
cộng đồng mạng.
Theo quy định, chỉ có lực lượng Cảnh sát giao thông, các lực lượng quân
sự khi làm nhiệm vụ dẫn đường cho các nguyên thủ quốc gia, các đoàn
chính khách... hay những sự kiện lớn mới được phép sử dụng còi hụ để
dẹp đường.
N.Quyết
(Người lao động )
Những cơn gió bỏng rát đầu hè
Mới đầu tháng 5, vừa vào hè mà người dân đã rát mặt bởi những cơn nắng
nóng khủng khiếp. Cái bỏng rát vật lý tạt vào đời sống chật vật của mùa
kinh tế khủng hoảng, suy thoái, kiệt quệ. Và thêm những vết bỏng rộp
trong tâm hồn những người đang khắc khoải, cồn cào mong sự thay đổi…
Mấy hôm nay, mọi người tạm quên những ồn ào, thị phi quanh hội nghị
TW7; quên rằng Hiến pháp vẫn giữ nguyên sau khi tốn rất nhiều thời gian,
công sức, tâm trí, tiền bạc của hàng triệu công dân tham gia góp ý thay
đổi; quên rằng một mùa hè đỏ lửa và bão tố đang kéo đến…để tập trung
vào người hùng không chân tay Nick Vujicic đến từ Úc.
Nick là anh hùng. Những gì anh làm là kỳ tích. Đương nhiên rồi. Thông
điệp anh mang đến Việt nam là tốt đẹp, nhân văn. Đương nhiên rồi. Phải
cám ơn và tán thán Nick.
Nhưng có lẽ ồn ào nhất là Nick có nói về ông Hồ Chí Minh như giới tuyên
giáo hay nói là bị dịch sai, dịch thiếu? Những kỳ tích như Nick đã làm
được có thấy ở những người khuyết tật ở Việt nam hay không? Lại nữa, ban
tổ chức không cho dịch câu nói về Chúa cũng được chia sẻ trên mạng. Và
nhiều bạn đã dẫn chứng sự thật đó bằng vốn tiếng Anh không tồi của mình.
Chợt nhó đến trò chơi của truyền hình Mỹ cách đây không lâu vào Việt
Nam để làm chương trình truyền hình thực tế gì gì đó…Họ phải nhớ và ghép
thành bài hát mà nước chủ nhà giới thiệu. Bài hát đó là bài “Ca ngợi
đảng cộng sản”. Hình như câu đầu tiên là: “đảng CSVN quang vinh, ánh
sáng soi đường đưa ta…” (quên rồi). Cuối cùng các bạn Mỹ vẫn hoàn thành
được cuộc “sát hạch này”. Sau đó các bạn được đưa đến giới thiệu về cái
hồ B52 trong làng Ngọc Hà – một chứng tích chiến tranh giữa Viêt Nam và
Mỹ.
Dân Dương Nội biểu tình ngày 23/5 |
Với tư cách chủ nhà đứng ra tiếp khách thì đây là một chủ nhà thô lỗ,
ngạo mạn. Không thể bắt khách nhớ về một thất bại của họ trong một cuộc
đối kháng đã xa với chính chủ nhà.
Với tư cách người làm văn hóa thì chủ nhân này đã bỏ lỡ một cơ hội giới
thiệu về đất nước và con người Việt Nam (hay ít ra là thủ đô Thăng Long
cổ kính có hàng ngàn năm lịch sử). Khách ra về mà không hề biết thêm gì
về đất nước mà họ tới, có thể chỉ một lần.
Với tư cách tuyên truyền viên thì người này xứng đáng bị đuổi việc vì
những gì anh ta hướng dẫn đoàn khách thực hiện đã gây làn sóng bất bình
và phẫn nộ với khán giả coi chương trình đó.
Thực tế công tác tuyên truyền của nhà nước Việt nam đã phát sản từ lâu.
Giờ thì tuyên truyền tràn ngập cả các chương trình giải trí, văn hóa,
từ thiện…để trở thành phản tuyên truyền.
Bỏ qua chuyện đó để thấy kỳ tích của Nick và niềm cảm hứng đến những
người khuyết tật Việt Nam vượt qua nỗi tuyệt vọng. Xin tán thán Nick.
May mắn là Nick được sinh ra và lớn lên ở một đất nước tự do, giàu có
nên anh được hỗ trợ nhiều từ cộng đồng để phát huy hết khả năng có thể.
Còn người khuyết tật Việt nam phải phát huy hết khả năng có thể để mưu
sinh, tồn tại, sống tự lập và tử tế đã là một kỳ tích. Liệu Nick có được
biết điều này không?
Sự tuyệt vọng lúc này không chỉ của riêng những người khuyết tật, mà là
của chung người dân Việt, vì như nhiều người nói, dân Việt đang bị rất
nhiều những khuyết tật về tâm hồn. Một Việt Nam bệnh tật. Một chính
quyền bệnh hoạn. Còn kinh khủng hơn sự khuyết tật về thể xác nhiều, Nick
à.
Khi báo chí kêu gọi chia sẻ những thông điệp nhân văn mà Nick đem đến
với người Việt, thì nơi đây, chính quyền đang công khai có những hành xử
tương phản lại những gì Nick truyền đạt. Sự phản ứng của cộng đồng mạng
không phải với Nick và những gì anh đem đến mà phản ứng chính vì sự
tương phản này.
Chỉ trong vòng 8 ngày, chính quyền đã sử dụng gần 100 năm tù để kết án
16 người đang tuổi hoa niên rực rỡ và đẹp đẽ nhất. Chỉ vì sự đấu tranh
bất bạo động của họ với một xã hội xấu xa và một chính quyền mục nát.
1. Đầu tháng trên mạng đã xôn xao vụ xử án hai sinh viên Nguyễn Phương
Uyên và Đinh Nguyên Kha sắp diễn ra. Những người tin tưởng và ủng hộ hai
em thì thấp thỏm chờ đợi một cái án như các vụ án tương tự trước đó,
chừng 4, 5 năm tù cho tội 88. Mình thì thấp thỏm nỗi lo về những ứng xử
trước tòa của hai người còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, chứ đừng
nói bản lĩnh chính trị cần thiết để đương đầu với hệ thống hành pháp, tư
pháp chối bỏ cách hành xử văn minh nhân loại. Cuối cùng Uyên, Kha đã
vượt qua “kỳ sát hạch” lớn lao mà các em không muốn, làm nên một kỳ
tích.
Chị Kim Liên, mẹ Nguyên Kha kể là hồi hai em mới bị bắt, chị mua hai
cây sầu riêng đem về trồng vườn nhà. Để nhìn cây mà nhớ đến con. Để hy
vọng mùa bói quả “hai đứa sẽ về”. Mùa bói quả của sầu riêng, như chị
nói, là 3 năm. Cuối cùng Uyên bị kết án 6 năm, Kha 8 năm. Vậy là sẽ hai
mùa cây sầu riêng trổ bông thì may ra…Biết đâu có thể còn sớm hơn mùa
bói quả???
2. Ngay sau phiên tòa Uyên, Kha và phiên tòa phúc thẩm xử 14 thanh niên
Công giáo và Tin lành với nhiều phản ứng bất bình từ dân chúng. Tổng
cộng số năm tù dành cho họ là hơn 80 năm. Xấp xỉ tuổi của đảng CS. Họ ôn
hòa hơn những người CS hoạt động bí mật hồi tiền khởi nghĩa vì họ chỉ
đấu tranh với những bất công xã hội bằng hình thức bất bạo động. Họ làm
nên kỳ tích khi đánh động tâm thức của người dân về quyền được làm người
tử tế.
Bà Nguyễn Thị Hóa (áo tím) bị đâm kim
Bà Nguyễn Thị Hóa (áo tím) bị đâm kim
3. Mẹ của anh Nguyễn Đình Cương, người bị đưa ra xét xử tại tòa án Vinh
ngày 23/05/2013, bà Nguyễn Thị Hóa đã bị một nữ an ninh dùng kim tiêm
(hóa chất?) vào bên cạnh sườn để ngăn cản không cho bà vào tham dự phiên
tòa gọi là xét xử công khai. Đây có phải là một trong những “kỳ tích”
chống lại nhân dân của chính quyền?
Vậy nên giữa những event nhân văn (tương tự như việc Nick đến VN) của
các tập đoàn, công ty thường là với ý định tốt, nhưng gieo trên mảnh đất
“lắm người nhiều ma” này bỗng trở thành bão tố của những bất bình,
tranh luận, chán nản, khó chịu…
Người Việt sẽ nhớ một thông điệp của Nick: “Người Việt hãy giúp đỡ
người Việt” và “đừng để người khác khiến bạn nản lòng”. Cám ơn Nick.
Nhưng chúng tôi còn phải tri ân những thanh niên như Uyên, Kha, 14
thanh niên thành Vinh, Minh Hạnh, Đoàn Văn Chương…vì họ đã lập được kỳ
tích là “vượt qua sợ hãi” để sống có lý tưởng.
Đúng vậy, sống có lý tưởng như họ thực sự là một kỳ tích ở Việt Nam,
không khác mấy với kỳ tích của Nick là chiến thắng số phận kém may mắn.
Uyên, Kha và nhiều thanh niên khác không để bạo quyền làm họ nản lòng
đâu, Nick yên tâm nhé…
Nhà văn Thùy Linh
(buudoan.com)
Nguyễn Quang Duy - Cờ vàng chống cộng quá khứ hay tương lai?
Ngày 16/5/2013, tòa án Long An khép án mười sáu năm tù và sáu năm
quản chế, hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Trước
phiên tòa, hai bạn trẻ với những lập luận vững chắc đã phản đối các tội
bị khép: phổ biến cờ vàng, chống đảng Cộng sản và thả truyền đơn chống
Trung Quốc.
Khi dư luận còn bàng hòang vì bản án và ngưỡng phục chí khí hai bạn trẻ,
thì diễn đàn BBC cho đăng bài 'Đừng giữ một giấc mơ đã chết’ của Tiến
sĩ Jonathan London. Tác giả là một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về
Việt Nam và hiện đang dạy ở Đại học Hong Kong.
Một mặt tác giả đồng tình với dư luận công khai phản đối bản án. Mặt
khác tác giả lại biểu lộ bất đồng với hai người trẻ. Ông cho rằng cờ
vàng là lá cờ của quá khứ và việc sử dụng cờ vàng không phải là con
đường hứa hẹn nhất cho một Việt Nam mới.
Bài viết vừa chủ quan, vừa thiếu thông tin nên lập luận đâm ra thiếu
chặt chẽ. Bài viết lại được phổ biến vào một thời điểm vô cùng tế nhị
đảng Cộng sản vừa khép án nặng nề hai bạn trẻ yêu nước. Chính vì thế bài
viết đã nhận được rất nhiều góp ý phản đối.
Sau đó vài hôm, ngày 20-5-2013, trên diễn đàn BBC tác giả đã viết bài
‘Có những con đường nào đi tới?’ nhằm phân bua cùng độc giả. Điều đáng
tiếc tác giả vẫn tiếp tục chủ quan và chưa nhận ra con đường Việt Nam
đang tới.
Là một người Hoa Kỳ, lớn lên trong nền giáo dục tự do và lại là một nhà
khoa học, một người như thế lẽ ra nên bắt đầu bằng câu hỏi: “Tại sao cờ
vàng lại chỉ được vinh danh tại một số quốc gia ở Mỹ châu, Úc châu và Âu
châu?” Khi đặt được câu hỏi như thế ông sẽ có ngay câu trả lời vì Việt
Nam chưa có tự do.
Từ đó ông sẽ hiểu thêm rằng người Việt tự do sống rải rác khắp nơi trên
thế giới có quá nhiều khác biệt, nhưng chỉ có một điểm chung. Điểm chung
của họ chính là lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của tự do. Vì thế họ
luôn bảo vệ và sẵn sàng vinh danh khi có điều kiện.
Còn với ngừơi Việt trong nước không chỉ đã mất tự do, mà luật pháp Việt
Nam cũng chỉ là công cụ của đảng cầm quyền. Trong phiên tòa quan điểm
Luật sư Hà Huy Sơn về việc Nguyễn Phương Uyên phổ biến cờ vàng như sau:
“Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc
đỏ tại nơi công cộng.” Quan điểm này xác nhận tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam.
Ông London còn cho biết ông cảm nhận sẽ có thay đổi chính trị xẩy ra
trong vòng 5 năm tới. Nếu ông cảm nhận chỉ thay đổi một phần của thể chế
chính trị, trong đó có việc cải cách luật pháp thì ông nên cổ vũ cho
cho quan điểm của Luật sư Hà Huy Sơn. Ông cũng nên ủng hộ hành động dán
và phổ biến cờ vàng của hai sinh viên. Hay ít ra ông London không nên
kêu gọi người khác gát chuyện cờ vàng vì mỗi người đều có quyền tự do
chọn con đường cho mình. Tìm hiểu và tôn trọng chính kiến của người khác
chính là nguyên tắc căn bản của tự do và dân chủ. Có như thế mọi người
mới có thể đi chung đường.
Nếu ông London cổ vũ thay đổi thể chế chính trị, từ một thể chế cộng sản
sang một thể chế tự do thì dấu hiệu của một thể chế tự do chính là việc
lá cờ vàng ba sọc đỏ được tự do tung bay khắp ba miền đất nước.
Trong thời đại truyền thông tòan cầu, lá cờ vàng càng ngày càng được
nhiều người trẻ biết đến. Họ tìm hiểu vì lịch sử lá cờ gắn liền cuộc đấu
tranh chống Pháp giành độc lập và thống nhất đất nước và vì là biểu
tượng của tự do. Tuổi trẻ tìm hiểu và công nhận cờ vàng vì yêu nước và
yêu tự do.
Trên thực tế, các phiên tòa chính trị đều được dựng lên cho có hình
thức. Còn bản án chính trị đều được “Đảng” quyết định từ bên trên, từ
bên trong và từ trước. Trong phiên tòa hai sinh viên nêu rõ quan điểm họ
chống lại đảng Cộng sản. Ông London và dư luận công khai biểu lộ không
đồng ý với bản án. Như vậy ông London và dư luận đang chống lại bản án.
Chống lại quyết định bản án, không khác gì chống lại đảng Cộng sản. Mọi
người đều có quyền chống lại những quyết định sai trái của những người
cầm quyền. Đây là quyền tự do cơ bản của con người.
Trước tòa hai sinh viên công khai tuyên bố chống lại đảng Cộng sản, là
một hiện tượng chứng tỏ sự trưởng thành của tuổi trẻ Việt Nam. Hai sinh
viên chống lại đảng Cộng sản vì tệ nạn tham nhũng của các quan chức cộng
sản, và vì hành động xâm phạm chủ quyền và tàn sát ngư dân Việt Nam của
nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng gia tăng. Vì yêu nước họ chống lại
đảng Cộng sản.
Bản án đảng Cộng sản khép cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh
Nguyên Kha chính là một bản án chống lại những quan điểm chính trị của
thời đại. Kinh tế tự do phải song hành với chính trị tự do, là một tiến
sĩ dạy kinh tế chính trị, ông London chắc đã rõ điều này.
Bởi thế kết án hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
chứng tỏ đảng Cộng sản đang đi ngược lại nguyện vọng của giới trẻ, đang
đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc Việt Nam, đang đi ngược lại xu
hướng tự do và dân chủ của nhân lọai.
Trong bài viết “Có những con đường nào đi tới?”, sau một hồi phân bua
tác giả London nhận xét: “Rõ ràng, ngày 16/5 là một bước thụt lùi khá xa
cho Việt Nam.” Nhận xét như thế là đồng nghĩa giữa đảng Cộng sản và đất
nước Việt Nam. Một đồng nghĩa lại được chính hai sinh viên Nguyễn
Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bằng hành động giải thích cho mọi người
sự khác biệt.
Trên các diễn đàn, đại đa số các bài viết và ý kiến đều đồng tình và
thuận lợi cho hai bạn trẻ. Ngày 16-5-2013 như thế phải nhận xét là một
bước tiến mới của những người đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam.
Mặc dù xuất phát từ nhiều khuynh hướng khác nhau họ đồng tình phản đối
bản án khép cho hai sinh viên yếu nước. Điều này cho thấy thời điểm hội
tụ của mọi khuynh hướng muốn thay đổi chính trị đã và đang bắt đầu.
Ngày 16-5-2013, phải nói là một bước thụt lùi khá xa của đảng Cộng sản
Việt Nam. Nó chỉ thấy đảng Cộng sản đang chống lại đòi hỏi phải thay đổi
chính trị.
Tại sao đảng Cộng sản phải chống lại thay đổi chính trị? Vì đảng Cộng
sản cho rằng thay đổi là tự sát. Nhưng việc đảng Cộng sản đang chống lại
chiều tiến hóa của dân tộc, của nhân lọai, rồi cuối cùng cũng như các
thể chế độc tài khác, đảng Cộng sản sẽ bị đào thải.
Sau Hội Nghị 4, ngày 29/12/2011 trên báo Quân Đội Nhân Dân, ông Lê Khả
Phiêu cho biết tình trạng của đảng Cộng sản bấy lâu nay là “tồn tại
trong suy thoái”. Tình trạng tồn tại trong suy thoái chính trị lại càng
ngày càng bộc lộ và cho thấy không còn cách cứu chữa.
Ngược lại đòi hỏi tự do dân chủ, đòi hỏi tôn trọng nhân quyền càng ngày
càng bộc lộ nhất là trong giới trẻ. Tuổi trẻ là tương lai. Đảng Cộng sản
đang đi vào quá khứ. Tự do là tương lai. Cộng sản là quá khứ.
Bất chấp các hình phạt nặng nề, ngày 30-4-2013 Tuổi Trẻ Yêu Nước Long An
lại cho dán cờ vàng và cho phổ biến rộng rãi trên Facebook, trên các
diễn đàn trong và ngòai nước. Các bạn Tuổi Trẻ Yêu Nước đã nhìn nhận cờ
vàng là dấu hiệu của một thể chế tự do.
Chỉ dưới một thể chế thực sự tự do, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại được tự do
tung bay khắp ba miền đất nước. Cờ vàng lá cờ của tương lai, lá cờ của
Việt Nam tự do.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
23/5/2013
Trương Duy Nhất - Xấu hổ cho bà Doan Phó Chủ tịch nước
Nick Vujicic, cô gái Việt và bà Doan
3 nhân vật, 3 cung cách ứng xử cho thấy sự khác biệt lớn. Nick Vujicic
đã không chỉ truyền dạy cho lớp trẻ nghị lực sống, mà còn dạy cho bà Phó
Chủ tịch nước Việt bài học lớn quá xấu hổ và đầy mai mỉa về văn hóa ứng
xử.
Buổi diễn thuyết đầu tiên tại TP. HCM. Một cô gái Việt học đàn tại
London. Cô bị bệnh cột sống, bi quan chán nản muốn bỏ nghề. Nhưng rồi cô
đã đứng vững, vượt qua nhờ học tập tấm gương Nick Vujicic. Cô bước lên
sân khấu đến bên Nick và… tuôn ra một tràng tiếng Anh.
Thấy vậy, Nick Vujicic liền nhắc: Bạn hãy dùng tiếng Việt của mình!
*
* *
Buổi diễn thuyết tại Mỹ Đình (Hà Nội). Mưa tầm tã. Nick Vujicic vẫn
cương quyết không chịu cho người cầm dù che. Ướt sũng, miệt mài hào hứng
giao lưu, diễn thuyết trong mưa.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bước lên khán đài trao tặng Nick
Vujicic một… tấm ảnh chân dung Hồ Chí Minh. Sát nách là hai tay cận vệ
lực lưỡng cầm dù che mưa.
Một tay cận vệ định giơ dù che cho Nick Vujicic thì bị anh… từ chối.
“Tôi thấy xấu hổ cho bà Doan. Bà có biết người tàn tật phải là người
được ta giúp đỡ che chở trước. Bà là người tay chân lành lặn sao lại
phải có người che ô cho mình, trong khi đứng đấy suốt trời mưa, một
người tàn phế như Nick lại ‘ dầm mưa’ để nói về sự chở che nhân ái của
con người với nhau?”
Một bạn đọc ký tên “Honda” đã comment vào bài “Nick Vujicic và… tư tưởng Hồ Chí Minh” như vậy.
Hình ảnh Nick Vujicic ướt sũng vẫn miệt mài hào hứng diễn thuyết trong mưa:
Một vài hình ảnh của Nick Vujicic tại Mỹ Đình Hà Nội tối qua 23/5/2013:
(Blog Trương Duy Nhất)
Trần Kinh Nghị - Tìm lại những giá trị bị đánh mất?
Từ những năm 1970 của thiên niên kỷ trước, ở miền Bắc đã có câu chuyện tiếu lâm rằng đất nước ta giống như người mù cụt một chân chống nạn đi và đi mãi để rồi thấy mình trở lại điểm xuất phát. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ đó là một cách "phản biện" dù không có mấy tác dụng. Và câu chuyện vẫn lưu truyền đến ngày nay với ngày càng nhiều hơn những minh chứng về cái sự đi vòng tròn như thế .Một cửa hàng Bách hóa thời bao cấp tại Hà nội |
Đầu tiên có thể nói đến là cuộc cải cách ruộng đất mà sau này được nhận
ra là "sai lầm ấu trĩ " khi chính quyền tước đoạt ruộng đất khỏi các
thành phần địa chủ phú nông tức là những người biết làm ăn để trao vào
tay các thành phần bần cố nông mà trong đó có nhiều người thực ra do
không biết làm ăn hoặc lười biếng trở thành bần cùng. Tiếp đến, toàn bộ
ruộng đất và sức lao động (người, trâu bò và công cụ) được đưa vào HTX
quanh năm theo đuổi các phong trào thi đua, lúc thì hô hào cấy dầy, lúc
lại bảo "cấy thưa thừa thóc, cấy dầy cóc được ăn"... Rốt cuộc năng suất
thóc gạo ngày càng giảm sút khiến cả nước rơi vào tình trạng thiếu đói
trong nhiều thập liên tiếp buộc phải dừng lại để mò mẩm mong tìm lại
những gì đã bị đánh mất trong quá trình cuộc cải cách . Thử hỏi các chủ
trang trại giàu có ngày nay có gì khác với những địa chủ ngày xưa mà
phải tốn quá nhiều thời gian và mất mát để đánh đổi như vậy?
Cũng đã diễn ra một quá trình tương tự trong lĩnh vực công nghiệp, thủ
công nghiệp và thương nghiệp. Đó là cuộc cải tạo công thương nghiệp tư
bản tư doanh bắt đầu từ những năm 1960 ở miền Bắc đã nhanh chóng xóa bỏ
các thành phần biết sản xuất và buôn bán và trao toàn bộ các cơ sở sản
xuất kinh doanh vào tay những người thợ và cán bộ, bộ đội vừa qua các
lớp đào tạo cấp tốc. Công cuộc cải tạo này bắt đầu muộn hơn nhưng kịp
thời để xóa bỏ những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở niềm
Bắc và tiếp đến ở cả miền Nam sau giải phóng kéo theo nhiều hậu quả
chính trị-xã hội rất nặng nề khác. Liệu có gì khác giữa các các nhà tư
sản dân tộc trước đây với đội ngũ doanh nhân ngày nay nếu không phải
là sự giàu lên nhanh chóng nhờ tham nhũng công của của lớp doanh nhân
sau này?
Thực ra còn rất nhiều những cuộc "đi vòng tròn" của người mù chống gậy
như thế đã liên tục diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi thời gian và không
gian cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cái gọi là chiến
lược "đi tắt đón đầu" nghe rất kêu đến nay vẫn chỉ là con số 0 to tướng.
Ngành chế tạo ô tô được coi là một "mũi nhon" của quá trình công nghiệp
hóahiện đại hóa đất nước sau hơn 30 năm chỉ là một thị trường tiêu thụ
xe hơi giá cao nhập khẩu từ nước ngoài. Đau nhất là công cuộc cải cách
hành chính khi Lãnh đạo càng hô hào tinh giản biên chế thì biên chế càng
phình to, càng hô hào đơn giản thủ tục thì thủ tục càng nhiều và càng
rắc rối. Người dân sợ và ghét quan hơn cả thời phong kiến thực dân.
Gần đây lại rộ lên cuộc thảo luận về đổi tên nước trong khuôn khổ đợt
vận động lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp. Suy cho cùng đây cũng chỉ là biểu
hiện của trạng thái bế tắc và nhu cầu tìm lại những giá trị bị đánh mất
ở tầm vĩ mô mà thôi. Có điều là, những thứ bị đánh mất này không phải
là những vật cụ thể như thỏi vàng hay viên kim cương... mà là những giá
trị trừu tượng chỉ hình thành với sự chín mùi của một quá trình vận động
lịch sử. Tên nước VNDCCH là kết quả của cả quá trình cách mạng giải
phóng dân tộc sao bổng chốc có thể thay đi đổi lại một cách duy ý chí?
Bài học đáng tiếc của việc thay đổi tên CHXHCNVN tưởng đã rõ rồi sao còn
muốn lặp lại?.
Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ V Quốc hội khóa XIII ngày 20/5/2013 |
Tuy nhiên, nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cho thấy một hướng
tìm kiếm ngược lại, đó là tìm cách cố thủ hơn là tìm lại với những giá
trị đã bị đánh mất. Trong khi công chúng nêu nguyện vọng tiến tới xóa bỏ
Điều IV thì bản Dự thảo lại sửa đổi bổ sung khiến nó trở nên dài dòng
và cứng nhắc. Thiết nghĩ, trong bối cảnh tình hình hiện nay, việc sửa
đổi, bổ sung Hiến pháp chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực cấp thiết
với nội dung thật cụ thể liên quan đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ và việc thực thi pháp luật công bằng nghiêm minh. Đó là cách
tiếp cận hợp lý ngỏ hầu rút ngắn con đường đi vòng vo để trở lại với
những giá trị đã bị đánh mất./.
Trần Kinh Nghị
(Blog Bách Việt)
Jonathan London - Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó
Jonathan London |
Ngày
22/05/2013, trong báo Nhân Dân, ‘nhà báo’ Lê Võ Hoài Ân, trong một bài
mang tên “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương” đã trích
dẫn bài của tôi như sau:
“Trong bài ‘Ðừng giữ một giấc mơ đã chết’ đăng trên BBC ngày 16-5, Jonathan London đã viết rằng: “Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do… Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn!”
Mặc dù chính tôi đã viết những chữ đó, nhưng tôi hoàn toàn bác bỏ cách trích dẫn của tờ báo Nhân Dân trong trường hợp này, vì đã lạm dụng nguyên tắc báo chí nghiêm trọng và trình bày một ý tưởng của tôi một cách không đồng bộ để phục vụ cho một âm mưu cụ thể và trái ngược với tinh thần của bài đó và bài tiếp theo của tôi. Việc này hoàn toàn không chính đáng và tôi phản đối nhà báo Lê Võ Hoài Ân trong trường hợp này.
Không bất ngờ, những câu này đã bị lấy ra khỏi bối cảnh rộng hơn của nó và thậm chí đã bóp méo ý nghĩa cơ bản của bài đó là, muốn Việt Nam vươn lên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn dân, cả trong và ngoài bộ máy của Đảng và Nhà Nước. Và chỉ có cách đó Việt Nam mới sớm có thể vượt qua những khó khăn hiện tại, gồm cả việc vi phạm nhân quyền như trường hợp Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và bao nhiêu người yêu nước khác trong thời gian qua.
Trong bài báo Nhân Dân, cũng không bất ngờ, đã không đề cập một chút nào về bài tiếp theo, trong bài này, tôi đã xin lỗi toàn dân Việt Nam vì đã viết một bài thiếu tế nhị và gây bất hòa. Trong bài đó và nhiều bài khác nhau, tôi đã nói rõ Việt Nam muốn vươn lên phải chấm dứt hành vi đàn áp và khuyến khích quá trình đa nguyên hóa mà rõ ràng đang biến chuyển cả trong lẫn ngoài bộ máy.
Qua những trao đổi, thăm dò, tôi hiểu được giấc mơ của đại đa số người dân mà quý lá cờ vàng, không phải là để hướng về một thời đã xa, mà chính là hướng tới một tương lai tốt hơn bây giờ. Một tương lai mà dân tộc Việt Nam không bị coi là trẻ con như không có đầu óc, không bị đàn áp vì ý tưởng của họ, và không bị ngăn chặn tham gia đời sống chính trị trong cơ quan công quyền, bằng chế độ pháp quyền thực sự.
Như vậy, tôi nhấn mạnh, tôi hoàn toàn phản đối cách trích dẫn của báo Nhân Dân và thể hiện sự ủng hộ của mình cho những nỗ lực đẩy mạnh cải cách chính trị ở Việt Nam một cách sâu rộng, càng sớm càng tốt. Chuyện hai người bị bắt giữ là chuyện buồn cho cả nước Việt Nam. Mặt khác, vì hậu quả của việc kết án hai người bạn trẻ này đã có tác động không như ý, tôi nhấn mạnh một câu trong chính bài đó:
“Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà một chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng. Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy sẽ tiếp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.”
Tôi mong muốn được tiếp tục làm việc với nhà nước và nhân dân Việt Nam để thực hiện các khát vọng và quyền lợi chính đáng của toàn dân Việt Nam.
Trân trọng
Jonathan Đ. London
Trường Đại Học Thành Thị Hông Kong
(City University of Hong Kong)
“Trong bài ‘Ðừng giữ một giấc mơ đã chết’ đăng trên BBC ngày 16-5, Jonathan London đã viết rằng: “Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do… Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn!”
Mặc dù chính tôi đã viết những chữ đó, nhưng tôi hoàn toàn bác bỏ cách trích dẫn của tờ báo Nhân Dân trong trường hợp này, vì đã lạm dụng nguyên tắc báo chí nghiêm trọng và trình bày một ý tưởng của tôi một cách không đồng bộ để phục vụ cho một âm mưu cụ thể và trái ngược với tinh thần của bài đó và bài tiếp theo của tôi. Việc này hoàn toàn không chính đáng và tôi phản đối nhà báo Lê Võ Hoài Ân trong trường hợp này.
Không bất ngờ, những câu này đã bị lấy ra khỏi bối cảnh rộng hơn của nó và thậm chí đã bóp méo ý nghĩa cơ bản của bài đó là, muốn Việt Nam vươn lên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn dân, cả trong và ngoài bộ máy của Đảng và Nhà Nước. Và chỉ có cách đó Việt Nam mới sớm có thể vượt qua những khó khăn hiện tại, gồm cả việc vi phạm nhân quyền như trường hợp Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và bao nhiêu người yêu nước khác trong thời gian qua.
Trong bài báo Nhân Dân, cũng không bất ngờ, đã không đề cập một chút nào về bài tiếp theo, trong bài này, tôi đã xin lỗi toàn dân Việt Nam vì đã viết một bài thiếu tế nhị và gây bất hòa. Trong bài đó và nhiều bài khác nhau, tôi đã nói rõ Việt Nam muốn vươn lên phải chấm dứt hành vi đàn áp và khuyến khích quá trình đa nguyên hóa mà rõ ràng đang biến chuyển cả trong lẫn ngoài bộ máy.
Qua những trao đổi, thăm dò, tôi hiểu được giấc mơ của đại đa số người dân mà quý lá cờ vàng, không phải là để hướng về một thời đã xa, mà chính là hướng tới một tương lai tốt hơn bây giờ. Một tương lai mà dân tộc Việt Nam không bị coi là trẻ con như không có đầu óc, không bị đàn áp vì ý tưởng của họ, và không bị ngăn chặn tham gia đời sống chính trị trong cơ quan công quyền, bằng chế độ pháp quyền thực sự.
Như vậy, tôi nhấn mạnh, tôi hoàn toàn phản đối cách trích dẫn của báo Nhân Dân và thể hiện sự ủng hộ của mình cho những nỗ lực đẩy mạnh cải cách chính trị ở Việt Nam một cách sâu rộng, càng sớm càng tốt. Chuyện hai người bị bắt giữ là chuyện buồn cho cả nước Việt Nam. Mặt khác, vì hậu quả của việc kết án hai người bạn trẻ này đã có tác động không như ý, tôi nhấn mạnh một câu trong chính bài đó:
“Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà một chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng. Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy sẽ tiếp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.”
Tôi mong muốn được tiếp tục làm việc với nhà nước và nhân dân Việt Nam để thực hiện các khát vọng và quyền lợi chính đáng của toàn dân Việt Nam.
Trân trọng
Jonathan Đ. London
Trường Đại Học Thành Thị Hông Kong
(City University of Hong Kong)
Vì sao chúng ta lại cần một chính phủ?
Như đã chia sẻ trên FB, mình vô cùng thích thú khi hôm nay tìm thấy
trong thư viện cộng đồng nơi mình đang ở hiện nay một số (nếu không muốn
nói là khá nhiều) sách trong đó đưa ra những bài học vỡ lòng về chính
trị cho trẻ em (mình nghĩ, với nền giáo dục trong trường cùng môi trường
sống ngoài đời thực như ở đây thì chỉ cần khoảng 7-8 tuổi là trẻ có thể
đọc được những cuốn sách như vậy rồi). Mình định dành thời gian khi
rảnh rỗi dịch dần từng ít một để giới thiệu trên blog, hi vọng có ích
phần nào đó cho bạn bè. Mơ mộng hơn nữa, nếu mình cảm thấy có thể dịch
được toàn bộ một quyển thích nhất (có thể là quyển “Who’s in charge?”),
mình sẽ dịch, nhờ biên tập rồi liên hệ với tác giả/nhà xuất bản cho in
bằng tiếng Việt, hehe. Mình có quyền ước mơ chứ nhỉ, who knows!
Lần này mình dịch một đoạn đầu tiên trong quyển “Who’s running this
country? Government in Australia” của tác giả John Nicholson. Đoạn này
có tiêu đề là “Vì sao chúng ta lại cần một chính phủ”. Văn phong trong
đoạn này, giống như toàn quyển sách là viết cho trẻ em, nhưng mình sẽ
không dùng đại từ nhân xưng “em” hay “cháu” như trong tiếng Việt có thể,
mà dùng “bạn” với dụng ý thể hiện việc ở Úc người lớn có xu hướng coi
trẻ em là bình đẳng với mình thay vì coi các em là trẻ con. Cũng xin lưu
ý một đặc điểm trong câu dịch tiêu đề là mình dịch “một chính phủ” chứ
không chỉ dùng mỗi là “chính phủ” với hàm ý nhấn mạnh “chính phủ” bất
kì, chứ không phải một chính phủ cụ thể, tránh việc hiểu đó là chính phủ
đương nhiệm. Hi vọng, mình hiểu đúng đó cũng là dụng ý sâu xa của tác
giả. Mình mong muốn khi các bạn đọc phần dịch dưới đây, hãy đọc nó như
một đứa trẻ 7-8 tuổi, chứ không phải một người lớn nha. Cũng mong muốn
các bạn đọc nó như chỉ là một phần đầu của cả một quyển sách mà tiếp
theo phần mở đầu là nhiều phần khác nữa, tạo thành một chỉnh thể giúp
trẻ em ở một đất nước như nước Úc (nơi trẻ em đã được giáo dục rất sớm
và đã có những hiểu biết nhất định về quy tắc ứng xử cơ bản) hiểu về
chính phủ, chính trị ở mức cơ bản nhưng khá đầy đủ.
Vì sao chúng ta lại cần một chính phủ?
Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu chúng ta không có một chính phủ nào cả thì mọi thứ sẽ ra sao nhỉ?
Đầu tiên, chẳng có luật pháp – người ta có thể làm bất cứ thứ gì mình
thích. Họ có thể lái xe chạy nhanh tới mức nào họ thích, ở bất kì lề
trái hay lề phải của con đường (nếu giả định là đã có đường rồi), chẳng
bao giờ dừng lại nhường đường cho người khác hay chạy chậm lại để tránh
tai nạn. Bạn có thể bị tấn công hoặc bị cướp trên đường tới trường (nếu
giả định lúc ấy đã có trường để bạn tới học rồi!) Bạn sẽ không bao giờ
thấy an toàn, và có lẽ bạn cũng chẳng cảm thấy tin tưởng ai cả.
Tình trạng cũng là tương tự như một trận bóng đá mà không có luật lệ và
cũng chẳng có trọng tài – nó sẽ kết thúc với rất nhiều cãi vã và đánh
lộn lẫn nhau giữa các cầu thủ. Kết quả có thể tốt cho những cầu thủ to
khỏe nhất, cứng rắn nhất song lại chẳng hề tốt chút nào cho bất kì ai
khác.
Trong lịch sử, những chính phủ đầu tiên bắt đầu bằng cách tạo dựng lên
quân đội để bảo về người dân trong nước khỏi những quốc gia láng giềng
hiếu chiến. Rồi sau đó, họ làm ra luật pháp để bảo vệ những người bình
thường khỏi những kẻ lừa đảo và bắt nạt. Sau nữa, họ bắt đầu mở đường
xá, xây trường học và bệnh viện. Nhưng đến các chính phủ như ngày nay
thì họ làm nhiều hơn thế nhiều.
Vậy thì các chính phủ làm gì ở một đất nước như nước Úc của chúng ta? Tôi có thể nghĩ được 5 thứ chính.
1. Họ làm luật, và họ lập ra tòa án, cử ra thẩm phán và thành lập lực lượng cảnh sát để bảo đảm mọi người tuân thủ pháp luật;
2. Họ cung cấp một số dịch vụ rất quan trọng, như đường giao thông,
trường học, bệnh viện, cứu thương, cứu hỏa, lực lượng vũ trang, tàu
điện, xe buýt và thu gom rác thải;
3. Họ nỗ lực tìm cách quản lí tiền bạc của chúng ta và khiến cho đất
nước trở lên thịnh vượng, phát đạt. Họ khuyến khích nông dân, chủ nhà
máy, công ty khai mỏ và các doanh nghiệp khác cung cấp công việc tạo ra
thực phẩm, hàng hóa, và các vật chất (ND: vật dụng) mà chúng ta cần sử
dụng – cộng thêm với một số dư ra để bán cho các nước khác, đổi về những
thứ mà nước khác làm ra.
4. Họ nỗ lực hoạch định các thành phố, thị trấn và vùng đồng quê của
chúng ta sao cho ai cũng có không gian để làm điều họ cần hoặc muốn mà
không xâm phạm vào đường của người khác hay phá hỏng môi trường. Họ nỗ
lực bảo đảm rằng nhà cửa được nhóm lại cùng nhau, tránh xa khỏi tiếng
ồn, các khu công nghiệp có mùi khó chịu và gần với trường học, cửa hàng,
tàu điện, xe buýt, và khu thể thao. Họ bảo tồn một số vùng nguyên sinh
đẹp đẽ nhất.
5. Họ nỗ lực làm trọng tài phân định giữa những người khác nhau mà nhu cầu và ý muốn xung khắc lẫn nhau.
Chúng ta có các chính phủ bởi vì chúng ta (tất cả mọi người) cần ai đó
khác để quản lí những thứ trên cho chúng ta trong khi chúng ta xoay xỏa
với cuộc sống riêng của chính mình. Ở nước Úc, các chính phủ làm những
việc đó với sự cho phép của chúng ta; họ làm việc phục vụ cho người dân
Úc – chúng ta là chủ nhân, chứ không phải họ! Cứ vài năm chúng ta lại có
các cuộc bầu cử, trong đó tất cả những người lớn bỏ phiếu (bầu hoặc
chọn) lấy những người làm những công việc quan trọng này. Những người mà
chúng ta bầu ra biết rằng nếu họ không làm những gì chúng ta muốn, thì
chúng ta chẳng bỏ phiếu cho họ trong lần bầu cử sau.’
Vì vậy, theo cách như thế, chúng ta thực sự đang quản trị chính chúng ta! Loại hình chính phủ này được gọi là chính phủ dân chủ.
(Hết phần dịch)
Điều thú vị nữa mình thấy là bên dưới phần text như trên là một cái bản
đồ nước Úc chỉ ra rõ các vùng lãnh thổ và đảo cùng các khu vực đặc quyền
kinh tế (vùng biển và thềm lục địc Úc có chủ quyền). Phần lục địa nổi
thì tô mầu vàng, còn các vùng nước thì tô mầu xanh. Việt Nam mình cũng
có các khu vực đặc quyền kinh tế, nhưng mình thấy trên bản đồ thông
thường không thể hiện theo kiểu này (mà thể hiện theo kiểu khó nhìn hơn)
hoặc chỉ thể hiện rõ trên những bản đồ chuyên môn thôi. Mình thấy Việt
Nam nên xem xét học cái này của Úc đấy.
Rồi, mình tạm nghỉ đây, hẹn các bạn các bài sau nha.
Phan Hải
Lê Thăng Long - Chọn Đường
Tôi ra tù đã gần 1 năm. Vụ án chúng tôi đã tròn 4 năm.
Gần đây, từ cuối năm 2012, trong những lần làm việc với các sĩ quan an
ninh, họ thường nói với tôi rằng: "Đảng và nhà nước cũng đã phần nào
nhận ra sai lầm… và cũng đang cố gắng thay đổi. Các anh cũng không nên
làm quá sẽ gây khó xử." Những thành viên khác của phong trào Con đường
Việt Nam khi bị nói chuyện với an ninh cũng nghe họ thừa nhận những gì
anh Thức cảnh báo đã được thực tế chứng minh. Họ còn nói rằng vụ án của
anh Thức sẽ phải xét lại, tuy nhiên không thể là ngày một ngày hai.
Những hành xử của các cơ quan an ninh và những bản án chính trị của
chính quyền mới đây khiến người ta thật khó tin vào những thiện ý như
vậy. Nhưng một điều có thể thấy rõ là vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công
Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ
của những người cầm nắm quyền lực. Trong những buổi làm việc với an
ninh, vào những lúc mà họ gọi là tâm tình ngoài nhiệm vụ, họ thường tỏ
thái độ khâm phục tầm nhìn của anh Thức, anh Định và giải bày rằng chẳng
qua họ phải làm vì nhiệm vụ.
Không ai không thấy được thực tế xấu đã và đang xảy ra chính là những gì
các anh đã cảnh báo và không muốn đất nước gặp phải. Chia sẻ những điều
trên với người dân, tôi nhận thấy rằng tất cả họ đều hoài nghi vào
thiện chí của chính quyền nhưng lại tin tưởng rằng lẽ phải sẽ nhanh
chóng được trả về đúng vị trí của nó. Họ tỏ ra rất tiếc nuối cho đất
nước vì đã không có một cơ chế biết lắng nghe hiền tài để tránh được
những thảm hoạ làm dân chúng khốn khổ. Họ cũng buồn tiếc cho tôi và
những người bạn Thức, Định, Trung. Nhưng tôi nói nếu được lựa chọn lại
thì tôi vẫn sẽ chọn con đường chúng tôi đã đi và không có gì phải ân
hận. Có người nói rằng nếu tôi không cùng anh Thức kinh doanh thì giờ
đây tôi đã là một quan chức đang thăng tiến, chứ không phải một cựu tù
chính trị đang bị chính quyền quản chế. Điều đó có thể đúng. Nhưng nếu
vậy thì tôi chắc chắn rằng lương tâm tôi lúc này đang bị dằn vặt và ân
hận về con đường mình đã chọn khi phải chứng kiến tương lai của đất
nước, của con cháu mình đi vào ngõ cụt. Hậu quả đó có trách nhiệm của
mình. Điều đáng mừng là tôi chứng kiến tâm trạng như vậy đang diễn ra
với hầu hết những người cộng sản. Điều đó cho tôi niềm tin vào một sự
thay đổi tốt đẹp không xa nữa.
Nếu được lựa chọn lại thì tôi vẫn sẽ chọn Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công
Định, Nguyễn Tiến Trung là những người bạn đồng chí hướng và cùng nhau
dấn thân đấu tranh vì một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng cho dù biết
trước sự lựa chọn đó sẽ dẫn đến những gian nguy, thử thách.
Hôm nay 24/5/2013, tròn 4 năm Trần Huỳnh Duy Thức bị tước đoạt tự do một
cách tuỳ tiện. Có nhiều người nói nếu 4 năm qua anh không bị bắt thì
anh đã làm được rất nhiều việc có ích cho gia đình, cho cộng đồng và
lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông của đất nước. Hẳn là như vậy.
Nhưng tôi lại nghĩ 4 năm tù của anh đã tạo ra những giá trị lớn hơn
nhiều. Làm cho rất nhiều người phải suy nghĩ và thay đổi nhận thức một
cách đúng đắn là điều không hề dễ dàng. Áp đặt một tư tưởng bằng quyền
lực thì dễ, còn thuyết phục để người ta hiểu đúng và tự nguyện chấp nhận
lẽ phải là điều rất khó và có khi phải hy sinh. Đó chính là cuộc CÁCH
MẠNG SUY TƯỞNG mà Thức theo đuổi vì anh tin rằng dân tộc Lạc Hồng chỉ có
thể ngẩng cao đầu khi nào người dân nhận thức đúng về quyền con người
của mình để hành động như những người chủ đích thực của đất nước. Nếu
không thì nhân dân sẽ luôn là những người nô lệ bị trị. Cuộc đấu tranh
để con người hiểu ra chân lý thường rất gian khổ và nguy hiểm. Nhất là
trong một bối cảnh mà sự giáo điều và phản động ngự trị nhiều năm trời
bằng bạo quyền. Nhưng thành công của những cuộc đấu tranh này luôn là
những phần thưởng rất giá trị và vĩ đại cho nhân loại.
Nếu được lựa chọn lại tôi vẫn sẽ đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức dù
biết rằng hành trình đó sẽ trải qua tù đày. Gần một năm ra tù và đối
diện với bao nhiêu thử thách nguy nan, tôi nhận ra rằng mình đã bản lĩnh
và vững vàng gấp bội trước khi vào tù. Đó là một khoảng thời gian để tu
thân tuyệt vời nhất mà không phải ai cũng có được cơ duyên ấy. Tôi tự
hào vì là bạn học, đồng nghiệp và bạn tù của Thức. Tôi vẫn sẽ chọn đi
cùng anh vì tôi thấy rõ con đường mà chúng tôi đã chọn sẽ dẫn đến một
tương lai tươi sáng không còn xa nữa. Và vì tôi đã được thấy ngày càng
nhiều người bước vào con đường đó – Con đường Việt Nam – Con đường phát
triển đất nước tốt đẹp trên nền tảng quyền con người.
Tôi khâm phục tầm nhìn chính trị của Thức. Trong kinh doanh anh là người
luôn nhìn ra các đích nhắm chiến lược chỉ đòi hỏi những nguồn lực nhỏ
hơn nhưng giúp đạt được những mục tiêu cuối cùng lớn hơn. Đến giờ anh
lại cho thấy anh không chỉ có khả năng quản trị chiến lược trong kinh
doanh mà cả trong chính trị. Quyền con người vừa là một mục tiêu chung
của tất cả mọi người, vừa là một đích nhắm chiến lược hiệu quả cho cuộc
đấu tranh dân chủ hoá đất nước và làm cho dân giàu nước mạnh. Khi các
mục tiêu đấu tranh hội tụ về đích nhắm này thì sẽ không có sự độc tài,
toàn trị nào có thể tồn tại trên đất nước mãi về sau.
Tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều người nhận ra chiến lược đó. Và
ngày càng có nhiều người thấy được và mong muốn Trần Huỳnh Duy Thức trở
về để đóng góp cho đất nước vượt qua khó khăn và phát triển tốt đẹp. Tôi
tin ngày đó sẽ không lâu nữa.
Tôi cũng tin rằng ngay bây giờ nếu được lựa chọn giữa phải từ bỏ con
đường đã chọn để được trở lại thành doanh nhân thành đạt, hoặc sẽ chấp
nhận gian khổ để tiếp tục con đường đó thì Thức sẽ chọn gian khổ. Anh
không phải là người hy vọng vào ánh sáng cuối đường hầm. Anh hiểu rõ và
biết mình phải làm gì, trải qua những gì để đi về đích.
Lê Thăng Long, Phong trào Con đường Việt Nam.
TB: thể theo yêu cầu của nhiều người muốn biết "họ đã bắt chúng tôi như
thế nào và hành xử trong tù ra sao?", hôm nay tôi xin được kể phần của
anh Thức trước.
Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long cùng những người bạn. Ảnh: Fanpage Trần Huỳnh Duy Thức |
HỌ ĐÃ BẮT ANH THỨC NHƯ THẾ NÀO?
Thứ sáu 22/05/2009, ban lãnh đạo công ty One-Connection Internet (OCI)
họp tại TpHCM thông qua quyết định khởi kiện sở Thông tin truyền thông
TpHCM về những quyết định hành chánh sai trái của cơ quan này đối với
OCI. Cũng trong cuộc họp này anh Thức phân công những người kế nhiệm
trong trường hợp mình bị bắt vì anh tin rằng sở Thông tin truyền thông
TpHCM sẽ tìm cách hình sự hóa vấn đề để né tránh trách nhiệm làm sai của
họ. Anh Thức cũng cho biết rằng thời gian đó xuất hiện nhiều người lạ
mặt lảng vảng trước cửa nhà anh. Sau cuộc họp anh Thức nói chuyện tiếp
với tôi trên điện thoại nhận định rằng nếu họ không hình sự hóa được vấn
đề thì họ sẽ chính trị hóa nó. Anh dặn tôi cẩn thận nhưng phải chuẩn bị
tinh thần cho tình huống xấu nhất và kiên định những gì đã chọn. Tôi
cũng bắt đầu linh cảm những chuyện chẳng lành.
Thứ bảy 23/05/2009, anh Thức gặp luật sư Lê Công Định để chia sẻ tất cả
các nội dung trên. Anh Định đảm nhiệm về pháp lý cho vụ kiện sở Thông
tin truyền thông TpHCM của OCI. Anh Thức nhờ anh Định nếu anh bị bắt thì
anh Định tiếp tục hỗ trợ cho các lãnh đạo kế nhiệm của OCI theo tiếp vụ
kiện tới cùng. Tuy nhiên nếu họ chính trị hóa vấn đề thì không loại trừ
anh Định cũng sẽ bị bắt. Trong thời gian này. Thanh tra bộ Thông tin
truyền thông đang tiếp nhận đơn khiếu nại của OCI và bắt đầu xem xét các
trách nhiệm của sở Thông tin truyền thông TpHCM trong việc xử phạt OCI.
Cùng lúc đó đài truyền hình Việt Nam (VTV) liên tục phát đi những phóng
sự cho thấy sự sai trái và vi phạm pháp luật của sở Thông tin truyền
thông TpHCM trong sự việc này. Nhiều tờ báo như Sài Gòn Tiếp thị, Thời
báo kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu có những phân tích chỉ ra sự lạm quyền
của sở Thông tin truyền thông TpHCM. Dư luận đã thấy rõ sự đuối lý của
cơ quan này.
Chủ Nhật 24/5/2009, khoảng 8h00 tối, tôi hay tin được đăng trên tờ Công
an nhân dân online là anh Thức bị bắt vì tội “trộm cước viễn thông”. Gọi
cho Trần Huỳnh Duy Tân, em trai anh Thức thì được biết đang có đến cả
trăm người tràn ngập sân, hẻm và nhà anh Thức. Lúc này tôi đang ở Hà Nội
nên không thể đến được với anh. Họ ập vào lúc 4h30 chiều, quần nát
trong nhà đến 10h30 tối thì đưa anh đến văn phòng công ty OCI. Họ lục
soát văn phòng làm việc của anh Thức gần 2 tiếng và thu toàn bộ hồ sơ
OCI khởi kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM. Nếu không bị bắt thì hồ
sơ này sẽ được nộp cho tòa án hành chính TpHCM vào ngày hôm sau. 0h30
khuya hôm đó họ rời OCI và chở anh về trại giam B34 (Nguyễn Văn Cừ, Q1,
TpHCM) và hỏi cung anh đến hơn 2h sáng.
Ngay khi họ nhốt anh vào phòng giam thì một cơn mưa trên toàn thành phố
trút xuống. Sài Gòn gần như chưa bao giờ mưa to trên diện rộng đến như
vậy. Mưa như thác đổ liên tục từ khoảng 2h00 đến 7h00 sáng mới ngơi dần,
nhưng mãi đến trưa hôm đó mới tạnh. Kể cũng lạ, ngày chúng tôi ra tòa
sơ thẩm, một cơn mưa kéo dài suốt 2 ngày đêm trên khắp miền Nam. Ngày đó
nhiệt độ ở Sài Gòn theo thông báo của đài phát thanh là xuống thấp kỷ
lục. Điều kỳ lạ hơn đó là cơn mưa rất to nhưng trái mùa. Lúc đó là tháng
Chạp năm Kỷ Sửu (tháng 1/2010). Những cơn mưa phùn tháng Chạp gần như
không thấy, đừng nói là mưa rào và giông liên tục 2 ngày.
Hai ngày sau khi anh Thức bị bắt, tôi bay vào Sài Gòn để lo việc công ty
OCI và an ủi gia đình anh ấy. Tôi được nghe thuật lại lời kể của những
người hàng xóm. Vào tối anh bị bắt, trước cổng, sân, hẻm nhà anh rất
đông công an với nhiều loại lực lượng khác nhau. Theo ý kiến của những
người hàng xóm thì trong số này không phải chỉ toàn những người đến bắt
anh mà có cả những người có mục đích ngược lại. Có những lúc họ tranh
cãi nhau rất căng và phải chờ điện thoại chỉ thị từ cấp trên để phân
định. Người dân ở đây nghe được những lời nói trên điện thoại rằng:
“Không được bắt, không nên bắt”. Họ bao vây kín cả khu vực, có cả các xe
chuyên dụng và xe kỹ thuật. Hàng xóm xung quanh còn nghe thấy các nhân
viên an ninh bàn tán với nhau về việc chưa thống nhất từ các lãnh đạo
cấp cao, chỉ đạo từ trung ương trong việc bắt này (người đồng ý, người
không đồng ý). Cuối cùng có một người nhận điện thoại rồi truyền đạt lại
cho nhóm đại ý rằng quyết định cuối cùng là bắt. Rồi anh ta cùng với
toán người của mình rút khỏi hiện trường. Cùng lúc đó một người đàn ông
khác bước từ trong xe hơi ra và ra lệnh: "bắt đi". Sau khi ra tù, tôi
đọc lại những thông tin về vụ án này thì biết được bộ chính trị của đảng
Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ nặng nề đối với vụ án này. Đây có lẽ là lý
do cho những tranh cãi giữa các lực lượng công an nói trên.
Còn những chi tiết về sự ngược đãi, truy bức, nhục hình trong tù thì khá
dài. Những bạn nào quan tâm xin hãy đón đọc quyển sách về anh Thức và
Con Đường anh chọn sắp ra mắt.
Thân mến,
Lê Thăng Long
Diễn viên Huy Khánh: Nghệ sĩ Việt đến Cannes là để "ăn liên hoan"
Từng có mặt trên thảm đỏ của Cannes, diễn viên Huy Khánh đã có những
chia sẻ để công chúng hình dung chính xác hơn về câu chuyện này.
"Đến hẹn lại lên”, năm nào cũng vậy, hễ nghệ sĩ Việt tham dự Liên hoan
phim Cannes hay Oscar là công chúng trong nước lại có dịp bàn ra tán
vào, từ việc họ mặc như thế nào, đi với vai trò gì... cho đến chê trách,
giễu cợt họ chưa xứng tầm để tham dự một Liên hoan phim tầm cỡ như thế…
Từng có mặt trên thảm đỏ của Cannes, diễn viên Huy Khánh đã có những
chia sẻ để công chúng hình dung chính xác hơn về câu chuyện này.
Đoàn nghệ sĩ Việt tham gia LHP Cannes 2013 |
Đây là năm thứ 4, đoàn nghệ sĩ Việt Nam được mời tham dự Liên hoan phim (LHP) Cannes theo hình thức xã hội hóa (do một hãng rượu tài trợ). Dù đã rất cố gắng “dung hòa” các thành phần tham gia, có lớp nghệ sĩ đã thành danh- đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Dustin Nguyễn, có những gương mặt trẻ mới nổi- Vân Trang, Khương Ngọc, Trúc Diễm, Maya, Lý Nhã Kỳ… nhưng sự khắt khe, cầu toàn vẫn được công chúng đặt ra với nghệ sĩ.
Trước áp lực mà đoàn nghệ sĩ năm nay đang gặp phải từ báo chí và công chúng trong nước, diễn viên Huy Khánh- người đã từng đến LHP Cannes 2010 thở dài: “Đây là lần thứ 4 đoàn nghệ sĩ Việt Nam có mặt tại LHP này nhưng tôi thấy năm nào người ta cũng bàn tán về nó. Đó là do sự đố kỵ, thiếu hiểu biết hay coi thường nghệ sĩ thì tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi thấy sự việc chả có gì mà phải ầm ĩ. Nếu để đi theo hình thức chính thống, tức là anh có phim tham gia Liên hoan và được ban tổ chức mời thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới được xuất hiện ở Cannes?! Chính vì vậy, việc chúng ta chưa có phim mà vẫn được đến đó là một vinh dự chứ sao lại xét nét nghệ sĩ? Để được đến đó, đơn vị tài trợ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để lo cho nghệ sĩ, nếu công chúng cứ khắt khe, chê trách như thế thì họ cũng không còn hứng thú để mà mời nghệ sĩ nữa. Vô tình lại làm mất đi cơ hội cho nhiều người mong muốn có mặt vào những năm sau…”.
Lý Nhã Kỳ không muốn đi chung là quyền của cô ấy
Về câu hỏi “có nhất thiết cứ phải là người có đóng góp mới được đến Cannes?”, diễn viên Huy Khánh chia sẻ: “Với một LHP tầm cỡ thế giới và lâu đời như Cannes thì có rất nhiều cách thức để điện ảnh các nước được tham dự. Ngoài các đoàn có phim tranh giải, được ban tổ chức trực tiếp mời thì phần lớn là khách mời danh dự. Nghệ sĩ Việt Nam đi trong diện được một hãng rượu là đơn vị tài trợ cho LHP Cannes mời. Cứ coi như người ta đến để dự LHP thì mình đến để “ăn liên hoan”, đi du lịch, xem phim, học hỏi… Đừng nặng nề đòi hỏi họ phải ăn mặc đẹp, được lưu lại trên thảm đỏ bao lâu, có được chụp hình hay không… Bởi ngay cả với những ngôi sao thế giới, nếu không thuộc thành phần chính- tức là không có mặt trong các phim được tham dự- thì cũng chỉ được lưu lại trên thảm đỏ vài giây thôi. Nếu đứng quá thì ngay lập tức sẽ có nhân viên nhắc nhở và mời tiến vào bên trong để nhường “đất” cho đoàn khác”.
Tuy nhiên, diễn viên Huy Khánh cũng cho rằng, sở dĩ có sự khắt khe của công chúng là do họ chưa hiểu “tiêu chí” của LHP. Thế nên, anh cũng không lấy làm buồn khi nhận được những phản ứng chê trách của công chúng dành cho mình và các nghệ sĩ. “Dư luận thì muôn thủa vẫn thế thôi. Cái mình học được, cảm nhận được mới là của mình. Những ai từng đến Cannes đều sẽ thấy đó là chuyến đi không hoài phí. Đó là sự chuyên nghiệp và bình đẳng, bất kể anh là ngôi sao hay là diễn viên mới nổi, thuộc nước giàu hay nước nghèo… Chỉ cần anh là nghệ sĩ, được mời đến Cannes thì đều được tôn trọng, ở chung một khách sạn, được ăn cùng một nhà hàng chứ không có chuyện phân biệt đối xử”.
Song song với việc mổ xẻ nghệ sĩ Việt làm gì ở LHP Cannes, nhiều ý kiến cũng tỏ ra bất bình trước việc Lý Nhã Kỳ “đánh quả lẻ” mà ít có sự gắn kết với người trong đoàn. Diễn viên Huy Khánh cho rằng: “Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau, nếu họ không muốn đi chung thì đó là quyền của họ, nhưng tôi nghĩ khán giả nhìn vào sẽ khó mà đồng tình với điều đó. Có thể vì họ nghĩ mình là “ngôi sao”, là “đẳng cấp” hơn nên mới cư xử như vậy. Như tôi đã nói, nghệ sĩ Việt đến đó là để xem phim, đi du lịch và “ăn liên hoan” nên việc họ làm gì, làm thế nào ở đó thì tôi thấy không có gì để phải bận tâm cả”.
LHP Cannes có gì mà phải long trọng hóa?
Xung quanh câu chuyện này, một đạo diễn gạo cội chia sẻ: Tôi đã hai lần được mời đến Cannes (một lần do cá nhân mời, một lần do Cộng đồng Pháp ngữ mời) nên hiểu rõ cách thức tham gia LHP này. Có ba hình thức để đến Cannes: một là thành phần chính thức (có phim tham gia giải), hai là khách mời, ba là khán giả tự bỏ tiền ra mua vé đến xem. Cả ba hình thức này đều được xuất hiện trên thảm đỏ, vì Nhà hát nơi diễn ra LHP Cannes chỉ có duy nhất một con đường để dẫn vào khán phòng. Thế thì có gì mà phải long trọng hóa? Nếu là sự kiện ban ngày thì việc ăn mặc như thế nào là quyền của họ, miễn là không quá nhếch nhác. Nhưng là sự kiện buổi tối thì khác. Bắt buộc phải là trang phục dạ hội cho nữ, comple có thắt nơ dành cho nam và họ ghi rõ trong thiệp mời. Tôi đã từng bị từ chối không cho vào chỉ vì trang phục không có nơ đen. Nhưng họ có hẳn một dịch vụ cho thuê trang phục, nơ để đề phòng những trường hợp bị mời ra như tôi. Tóm lại một điều rằng, việc nghệ sĩ Việt đến Cannes không có gì để phải ầm ĩ bàn ra tán vào, vì thực chất họ cũng chỉ là khán giả đi xem phim mà thôi, sao lại phải chê bai, giễu cợt họ làm gì, mặc gì ở Cannes? |
Thanh Hà
(gia đinh.net)
(gia đinh.net)
Philippine thề chống Trung Quốc “đến người cuối cùng”
(còn VN thì sao???)
Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của Philippines. (Hình: TED ALJIBE/AFP/Getty Images) |
Philippines đã thề sẽ chiến đấu chống Trung Quốc cho “đến người cuối
cùng”, khi tàu chiến Trung Quốc lởn vởn xung quanh một rạn san hô ở quần
đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Manila chiếm đóng phi pháp.
Vụ tranh cãi mới nhất nổ ra khi Philippines lên án sự hiện diện “khiêu
khích và trái phép” của một tàu chiến và nhóm tàu cá Trung Quốc ở gần
bãi Cỏ Mây.
Sau khi Trung Quốc bác bỏ lời phản đối và ngang ngược tuyên bố nước này
sở hữu rạn san hô cùng các hòn đảo ở Trường Sa, Philippines đã lập tức
phản pháo.
Chiếc tàu cũ được Philippines dùng làm căn cứ ở bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP |
“Chúng tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ những gì của chúng tôi cho đến binh sĩ
cuối cùng”, hãng AFP trích phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng
Philippines Voltaire Gazmin khi được hỏi liệu Manila có khuất phục trước
sự đe dọa của Trung Quốc và rút khỏi rạn san hô hay không
Bãi Cỏ Mây là một trong số 9 đảo mà Philippines chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bãi này hiện được một nhóm lính thủy đánh bộ Philippines đồn trú, với số
lượng được cho là ít hơn 10 người. Nhóm này ở trên một chiếc tàu thời
Thế chiến thứ hai mà họ cố tình ủi vào bãi Cỏ Mây vào cuối thập niên
1990 để làm căn cứ.
“Họ không được ở đó. Họ không có quyền ở đó. Đừng nên nghi ngờ quyết tâm
của người dân Philippinies trong việc bảo vệ những gì thuộc về chúng
tôi tại đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Raul Hernandez phát biểu với
AFP vào hôm nay, 23.5, khi được hỏi về sự hiện diện của Trung Quốc tại
bãi Cỏ Mây.
Vào năm ngoái, Trung Quốc thực tế đã chiếm bãi cạn Scarborough ở biển
Đông sau một cuộc đối đầu giữa tàu bè hai nước tại đây. Khi đó,
Philippines đã rút các tàu của họ ra khỏi khu vực. Hiện nay Trung Quốc
vẫn đang chiếm giữ bãi cạn Scarborough.
Sơn Duân
(Thanh niên)
Bí mật ngân hàng : Châu Âu chuẩn bị một thỏa thuận từ đây đến cuối năm
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy 22/05/2013 (REUTERS)
Chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Châu Âu thoạt tiên
dành cho chủ đề năng lượng, nhưng cuối cùng một chuyện khác lại nổi lên
hàng đầu. Đó là vấn đề chống gian lận thuế. Tuy nhiên, tại hội nghị
thượng đỉnh này, 27 nước vẫn chưa đưa ra một quyết định quan trọng nào,
cho dù hôm qua 22/05/2013, các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đạt được
đồng thuận trong việc chuẩn bị một thỏa thuận « trao đổi tự động các
thông tin về thuế », từ đây đến cuối năm.
Thông tín viên Clémence Denavit tường trình từ Bruxelles :
« Chấm dứt tình trạng những kẻ gian lận và những doanh nghiệp cơ hội không bị trừng phạt. Lời hứa này của tổng thống Pháp François Hollande ngày thứ Tư hôm qua làm người ta nhớ lại các cam kết khác. Lời hứa này đi kèm với một lịch trình hành động. Một thỏa thuận về việc dỡ bỏ bí mật ngân hàng tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ được thông qua. Vào cuối năm nay, Châu Âu sẽ ra một chỉ thị mới về « tiết kiệm ngân hàng », nói cách khác là giải tỏa bí mật ngân hàng.
Về nguyên tắc, Châu Âu có thể trông cậy vào thiện chí, đã được thể hiện, của Luxembourg và Áo. Đây là hai quốc gia vốn cho đến giờ vẫn còn lừng chừng trong chuyện này. Bruxelles đưa thêm cho hai nước này sáu tháng để suy nghĩ và quyết định ký. Đây cũng là thời gian mà Ủy ban Châu Âu đàm phán lại với các quốc gia khác như Thụy Sĩ hay Liechtenstein, những nước vốn có một chế độ thuế « mềm dẻo ».
Tuy nhiên, nếu các đàm phán kể trên không thành công, thì Liên Hiệp Châu Âu có thể đứng trước một tình thế hoàn toàn ngược lại, với việc Áo và Luxembourg sẽ không mặn mà với một thỏa thuận chung của Châu Âu. Về nguyên tắc, hai nước Áo và Luxembourg sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận, nếu được đối xử bình đẳng với các nước như Thụy Sĩ.
Còn lại một vấn đề chưa có kết luận, liên quan đến việc đánh thuế các công ty đa quốc gia, đặt cơ sở tại một số quốc gia có chế độ thuế « hấp dẫn », đây là điều cho phép Google hay các công ty Amazon khác chỉ phải trả các khoản thuế bèo. Điều này người ta gọi là « tối ưu hóa về thuế ». Hiện tại, vẫn chưa có quyết định cứng trong chuyện này, kể từ tháng 6/2013 tới, sẽ có các tham khảo ý kiến về việc áp dụng các quy tắc và chuẩn mực nghiêm ngặt ở quy mô toàn thế giới, nhằm buộc các doanh nghiệp cuối cùng phải trả các khoản tiền thuế đúng với lợi nhuận mà họ thu được. »
Kết luận của hội nghị thượng đỉnh Châu Âu nhấn mạnh rằng « Liên Hiệp Châu Âu sẽ giữ một vai trò chủ chốt trong việc cổ vũ để việc trao đổi tự động các thông tin (về bí mật ngân hàng và thuế) trở thành một chuẩn mực quốc tế mới » tại các diễn đàn lớn như G8, G20 hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE).
Trọng Thành (RFI)
Thông tín viên Clémence Denavit tường trình từ Bruxelles :
« Chấm dứt tình trạng những kẻ gian lận và những doanh nghiệp cơ hội không bị trừng phạt. Lời hứa này của tổng thống Pháp François Hollande ngày thứ Tư hôm qua làm người ta nhớ lại các cam kết khác. Lời hứa này đi kèm với một lịch trình hành động. Một thỏa thuận về việc dỡ bỏ bí mật ngân hàng tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ được thông qua. Vào cuối năm nay, Châu Âu sẽ ra một chỉ thị mới về « tiết kiệm ngân hàng », nói cách khác là giải tỏa bí mật ngân hàng.
Về nguyên tắc, Châu Âu có thể trông cậy vào thiện chí, đã được thể hiện, của Luxembourg và Áo. Đây là hai quốc gia vốn cho đến giờ vẫn còn lừng chừng trong chuyện này. Bruxelles đưa thêm cho hai nước này sáu tháng để suy nghĩ và quyết định ký. Đây cũng là thời gian mà Ủy ban Châu Âu đàm phán lại với các quốc gia khác như Thụy Sĩ hay Liechtenstein, những nước vốn có một chế độ thuế « mềm dẻo ».
Tuy nhiên, nếu các đàm phán kể trên không thành công, thì Liên Hiệp Châu Âu có thể đứng trước một tình thế hoàn toàn ngược lại, với việc Áo và Luxembourg sẽ không mặn mà với một thỏa thuận chung của Châu Âu. Về nguyên tắc, hai nước Áo và Luxembourg sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận, nếu được đối xử bình đẳng với các nước như Thụy Sĩ.
Còn lại một vấn đề chưa có kết luận, liên quan đến việc đánh thuế các công ty đa quốc gia, đặt cơ sở tại một số quốc gia có chế độ thuế « hấp dẫn », đây là điều cho phép Google hay các công ty Amazon khác chỉ phải trả các khoản thuế bèo. Điều này người ta gọi là « tối ưu hóa về thuế ». Hiện tại, vẫn chưa có quyết định cứng trong chuyện này, kể từ tháng 6/2013 tới, sẽ có các tham khảo ý kiến về việc áp dụng các quy tắc và chuẩn mực nghiêm ngặt ở quy mô toàn thế giới, nhằm buộc các doanh nghiệp cuối cùng phải trả các khoản tiền thuế đúng với lợi nhuận mà họ thu được. »
Kết luận của hội nghị thượng đỉnh Châu Âu nhấn mạnh rằng « Liên Hiệp Châu Âu sẽ giữ một vai trò chủ chốt trong việc cổ vũ để việc trao đổi tự động các thông tin (về bí mật ngân hàng và thuế) trở thành một chuẩn mực quốc tế mới » tại các diễn đàn lớn như G8, G20 hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE).
Trọng Thành (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét