Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Tin ngày 17/4/2013 - Thay đổi quốc hiệu? Hãy để nguyên mới đúng thực chất

Vì sao sắp có một liên minh chính trị ở Việt Nam

Sau Hội nghị Trung ương 6 hồi 6 tháng trước, tôi đã cảnh báo cho ông Nguyễn Phú Trọng trong bài “Hành động tự sát của bác Nguyễn Phú Trọng”. Nhưng ông Trọng đã tiếp tục những sai lầm ấu trĩ chết người. Lúc đó tôi đã nói rằng nếu ông Trọng không biết dựa vào dân trong cuộc chiến với ông Dũng thì chắc chắn ông sẽ thất bại và còn bị trả thù. Ấy vậy mà ông không những không đứng về phía nhân dân mà còn tuyên chiến với nhân dân một cách ngớ ngẩn. Thay vì bảo vệ các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận để nhân dân chống tham nhũng, suy thoái thì ông lại lên mặt kẻ cả mắng nhiếc dân là suy thoái và đòi xử lý dân. Do vậy thay vì dựa vào dân để hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng thì bây giờ người mà dân muốn loại bỏ nhất chính là ông. Ông không chỉ mắng nhiếc, doạ nạt dân mà còn sử dụng hết công suất bộ máy tuyên truyền để nói và viết những điều thể hiện các ông coi dân như những kẻ ngu dốt không biết gì. Các ông cổ suý cho những thứ trái với chân lý, đạo lý và cả những giáo điều của Hồ Chí Minh mà các ông tôn thờ và học tập. Nhưng đúng như Trần Huỳnh Duy Thức đã nói: “Ai coi thường nhân dân, nghĩ dân không hiểu biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá”, những lực lượng trong Đảng trước đây muốn Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi thì bây giờ đang chĩa mũi tấn công vào Nguyễn Phú Trọng. Ông ta còn sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi hướng sự quan tâm của dư luận từ sự bức xúc về chống tham nhũng và suy thoái kinh tế sang những sự bức bách căng thẳng trước sự áp đặt thô bạo đối với các quan điểm sửa đổi hiến pháp. Vô tình Nguyễn Phú Trọng đã cho Nguyễn Tấn Dũng một khoảng thời gian lặng sóng thật đáng giá để xoay sở tình thế và có được đối sách hiệu quả.
Tứ trụ nhưng bất đồng
Nguyễn Tấn Dũng dù đã lộ rõ là một thủ tướng tồi đã phá nát nền kinh tế và làm cho tham nhũng trở nên nghiêm trọng nhất nhưng vẫn chứng tỏ là một kẻ thừa thủ đoạn chính trị và sẵn sàng trở cờ để xoay chuyển tình thế có lợi cho mình. Sau 4 năm dựa vào Trung Quốc từ vụ bauxite Tây Nguyên để có tiền chống sự sụp đổ kinh tế nhanh chóng (nhưng kéo dài làm nó càng bệnh nặng hơn lệ thuộc hơn) thì nay ông ta xoay qua tìm cách dựa vào Mỹ và các đồng minh Đông bắc Á của nước này. Nhận định của ông Nguyễn Xuân Ngãi trong bài viết “Khả năng xuất hiện bước ngoặt chính trị ở Việt Nam” đang diễn ra đúng như vậy. Nếu trước đây Nguyễn Tấn Dũng phải dùng bauxite và sự tước đoạt các quyền tự do của nhân dân Việt Nam để trao đổi với Trung Quốc thì bây giờ tù nhân chính trị và sự đảm bảo quyền con người cho nhân dân Việt Nam trở thành những giá trị mà Nguyễn Tấn Dũng đem ra mặc cả với Mỹ. Một trong những điều kiện tiên quyết cho cuộc đối thoại nhân quyền đáng lẽ diễn ra vào tháng 12 năm ngoái giữa Mỹ và Việt Nam là phải trả tự do cho luật sưLê Công Định. Nhưng lúc đó Việt Nam tỏ ra rất cứng rắn và không khoan nhượng. Tuy nhiên tình thế sau đó chuyển biến rất nhanh đã không cho phép Việt Nam có lựa chọn khác, phải thả Lê Công Định vào đầu tháng 2 và nối lại các cuộc trao đổi tiền đối thoại với Mỹ. Sau khi đã thống nhất được chương trình nghị sự cho cuộc đối thoại này, nó được xác định diễn ra vào 12/4/2013 tại Hà Nội. Mấy ngày qua nó đã tiến triển rất thuận lợi đến mức phía Mỹ cũng cảm thấy bất ngờ. Điều này làm cho cánh của Nguyễn Phú Trọng cảm thấy thời thế tuột khỏi tầm tay nên phải làm điều gì đó. Kết quả dẫn đến sự ngăn cản một cách lén lút Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền phía Mỹ (Dan Baer) gặp luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đây là những cuộc gặp mà phía Việt Nam đã không phản đối trên bàn ngoại giao. Dan Baer muốn thể hiện thông điệp rằng Mỹ đang muốn thúc đẩy sự phát triển của các lực lượng đối lập ở Việt Nam để sẵn sàng cho thế cuộc thay đổi mạnh mẽ sắp tới. Trước khi Dan Baer ra Hà Nội để đối thoại nhân quyền, ông ta đã ghé Sài Gòn và dự định gặp luật sư Lê Công Định nhưng cũng đã bị ngăn cản. Tuy nhiên những hoạt động như thế này tại Việt Nam sẽ được các quan chức ngoại giao Mỹ tăng cường mạnh mẽ trong thời gian tới. Đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng và không được sách nhiễu những cuộc gặp như thế là một kết quả mà cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi đã đạt được. Chính vì thế mà cánh bảo thủ dưới quyền Nguyễn Phú Trọng đã muốn chứng tỏ cho Mỹ thấy rằng thực tế không dễ dàng diễn ra như vậy và ai đang là người có thể điều khiển an ninh Việt Nam. Tuy nhiên đây tiếp tục là một nước cờ sai lầm của Nguyễn Phú Trọng và sẽ được đưa ra xem xét trách nhiệm trong một cuộc họp Bộ Chính Trị sắp tới.
Việt Nam đang đứng trước một tình thế gần như “ngàn cân treo sợi tóc” về kinh tế, xã hội lẫn quốc phòng. Một hành động phá hoại kiểu như vậy có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng tức thì. Bộ ngoại giao Mỹ đã chính thức lên tiếng gay gắt về hành động này và yêu cầu Việt Nam tôn trọng những cam kết. Qua đó họ cũng biểu lộ rằng họ sẽ tạm ngưng thực hiện những cam kết về phía họ đến khi nào Việt Nam tỏ rõ thiện chí.
Ông Trương Tấn Sang cũng đã không còn mặn mà với ông Trọng trong việc liên kết hạ bệ ông Dũng. Ông Sang cũng đang thể hiện thái độ không phụ thuộc Trung Quốc khiến Nguyễn Phú Trọng trở nên chơi vơi.
Cũng trong trong bài “Hành động tự sát của bác Nguyễn Phú Trọng”, tôi đã viết:
"Cần nỗ lực bảo vệ những lực lượng dân chủ và cả những doanh nghiệp tư nhân thành đạt. Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng sẽ tập trung vào lực lượng này trước để tiêu diệt họ nhằm tận diệt mọi khả năng liên kết của các bác. Nhưng đến lúc cần thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ thả tù nhân lương tâm sau khi đã đạt được sự mặc cả, rồi trở thành nhân vật cải cách vĩ đại. Người dân đối với Nguyễn Tấn Dũng chỉ là những món đồ để phục vụ cho tham vọng điên cuông của ông ta mà thôi."
Tôi cũng cho ông Trọng lời khuyên:
 "Liên kết mạnh mẽ với các lực lượng tiến bộ trong và ngoài Đảng để hình thành nên một lực lượng chính trị thực sự đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đừng mơ hồ hão huyền sẽ trong sạch hóa bộ máy lãnh đạo đang tha hóa, thối nát nhanh chóng hơn bao giờ hết. Bác không còn đủ thời gian và tài cán để làm việc đó trước khi chúng đè bẹp và nghiền nát bác. Đừng ảo tưởng vào sự trong sạch của mình sẽ giúp bác làm được như vậy. Thanh liêm chẳng có chút gía trị nào trong cái chiến trường đầy sâu giòi mà bác đang dựa vào Đảng để chiến đấu. Thanh liêm chỉ có giá trị đối với quảng đại quần chúng.
Nhưng thật trớ trêu, người sử dụng những lời khuyên và cảnh báo này lại chính là Nguyễn Tấn Dũng. Cuộc chiến chống tham nhũng đang moi móc chính cá nhân của ông Trọng. Và sắp tới đây Nguyễn Tấn Dũng sẽ thúc đẩy một liên minh chính trị như đã có tin đồn vào cuối năm ngoái.
(còn tiếp) 
Lần sau: Những gì đã đạt được trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ và sự liên quan với việc sửa hiến pháp và hình thành liên minh chính trị.
Thanh Hương
(Dân luận)
  •  Pin mặt trời mất giá, Suntech Power bị khai tử (RFI) - Suntech Power hay Thượng Đức, tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu Trung Quốc vừa tuyên bố mất khả năng thanh toán, không thể trả đúng thời hạn 541 triệu đô la 9 chủ nợ. Trung Quốc thường xuyên bị chỉ trích trợ giá cho các nhà sản xuất pin mặt trời, lần này Bắc Kinh quyết định « không can thiệp vào chuyện nội bộ » của công ty Suntech Power.
  • Thiên thạch vẫn rơi thường xuyên xuống trái đất (RFI) - Trái với những gì mọi người vẫn nghĩ, các thiên thạch rơi xuống trái đất không chỉ chọn nơi ít người ở hay đại dương. Trái đất vẫn thường xuyên đón nhận các mảnh vụn đến từ vũ trụ. Vậy xác suất thiên thạch rơi xuống nhà chúng ta là bao nhiêu ?
  • Trung Quốc : Làn sóng thành lập công đoàn độc lập dâng cao (RFI) - Từ mấy thập kỷ nay, kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ phi mã, nước này cũng đã được xem là « công xưởng của thế giới ». Ấy thế nhưng, cuộc sống lao khổ của công nhân hoàn toàn không tương xứng với sự phát triển đó. Các tổ chức công đoàn nhà nước vẫn tồn tại khắp nơi, nhưng không dám đấu tranh đến nơi đến chốn cho việc nâng cao đời sống của người lao động.
  • Nga : Thêm 7 nạn nhân buôn người đã trở về Việt Nam (RFI) - Hôm qua, 15/04/2013, liên quan đến vụ 15 phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức làm nghề mại dâm tại Nga, Camsa – Liên minh bài trừ nô lệ mới tại Châu Á - cho biết là có thêm 7 phụ nữ đã trở về Việt Nam. Như vậy, bên cạnh 7 người đã hồi hương vào tháng trước, đã có tổng cộng 14 trên tổng số 15 nạn nhân được giải cứu. Người cuối cùng là chị Trang Thị Diệu, 25 tuổi (Kiên Giang), cũng đang chờ làm thủ tục về nước.
  • Giá vàng tại thị trường New York rơi mạnh (RFI) - Vàng mất giá hơn 10 % trong phiên giao dịch ngày 15/04/2013 và đây là mức tuột dốc mạnh nhất trong 30 năm qua. Tăng trưởng chựng lại của kinh tế Trung Quốc là nguyên nhân giải thích cho hiện tượng nói trên.
  • Venezuela : Hàng ngàn người biểu tình chống ông Maduro (RFI) - Nhiều ngàn người phe đối lập tối qua 15/04/2013 đã xuống đường ở thủ đô Caracas để phản đối việc ông Nicolas Maduro tuyên bố đắc cử tổng thống, sau cuộc bầu cử bị đối thủ là ông Henrique Capriles cáo buộc là gian lận.
  • Điều tra về vụ nổ bom ở Boston (RFI) - Cục điều tra liên bang FBI tiến hành điều tra về hai vụ nổ bom tại Boston : hai quả bom tự tạo gây tang tóc cho cuộc chạy đua marathon lâu đời nhất trên thế giới. Nhưng trước mắt Hoa Kỳ chưa thể xác định đây có phải là một hành vi khủng bố do các tổ chức hồi giáo cực đoan tiến hành hay không. Một hướng điều tra khác nghiêng về phía các tổ chức cực hữu ở Mỹ.
  • Bắc Triều Tiên ra tối hậu thư cho Hàn Quốc (RFI) - Hôm nay 16/04/2013 Bình Nhưỡng đã ra tối hậu thư cho Seoul, đe dọa sẽ tấn công nếu Hàn Quốc không xin lỗi về những cuộc biểu tình thù địch với chế độ Bắc Triều Tiên. Trong khi đó Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng thương lượng với Bình Nhưỡng nếu tỏ thiện chí.
  • Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ tăng cường lực lượng ở châu Á (RFI) - Trong Sách trắng về quốc phòng được công bố hôm nay, 16/04/2013, Trung Quốc ngầm chỉ trích Hoa Kỳ là đang gây mất ổn định châu Á - Thái Bình Dương, qua việc tăng cường các liên minh quân sự và gởi thêm chiến hạm, chiến đấu cơ và quân lính đến khu vực này.
  • Đông Á : Tội phạm có tổ chức thu lợi 90 tỉ đô la/năm (RFI) - Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hôm nay 16/04/2013, thì tội phạm có tổ chức ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương mang lại doanh số gần 90 tỉ đô la Mỹ mỗi năm qua các vụ buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma túy, buôn người hay động vật.
  • Hải giám Trung Quốc lại thâm nhập hải phận Nhật (RFI) - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, một lần nữa tàu hải giám Trung Quốc lại xâm nhập lãnh hải Nhật Bản. Sự cố xảy ra vào hôm nay 16/04/2013. Tàu Trung Quốc đã vào đến gần khu vực quần đảo Senkalu/Điếu Ngư lúc 9 giờ 20 sáng, trong khu vực 12 hải lý xung quanh quần đảo có tranh chấp chủ quyền .
  • Pháp tăng cường an ninh sau vụ nổ ở Boston (RFI) - Nước Pháp vốn bị đe dọa khủng bố từ khi can thiệp quân sự vào Mali, hôm qua 15/04/2013 đã phản ứng ngay lập tức về vụ nổ bom ở Boston, bằng cách tăng cường tuần tra và kêu gọi cảnh giác.
  • Marathon Boston : bom nổ, 3 người chết và hơn 170 người bị thương (RFI) - Ngày 15/04/2013, vào lúc 26 000 người đang tham gia cuộc chạy đua marathon ở Boston, trong vài giây, hai quả bom đã phát nổ gần sát điểm đến của cuộc đua. Nhiều thành phố lớn ở Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp an ninh. Dư luận Mỹ còn bị loạt khủng bố 11/09/2001 ám ảnh.
  • Giá tiêu dùng tại Mỹ giảm (VOA) - Mức độ xây nhà mới tăng trong tháng 3, nếu những công ty xây dựng tiếp tục ở mức độ này trong toàn năm, sẽ có thêm một triệu căn nhà và căn hộ
  • Chuyện bao đồng (VOA) - Tôi có nhận xét thế này. Đó là trong xã hội, phần lớn đều là những người không có chính kiến
  • FBI lục soát một căn hộ ở Boston (VOA) - Cơ quan Điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI đã lục soát một căn hộ tại thị trấn Revere ở ngoại ô thành phố Boston để truy lùng nghi phạm hai vụ đánh bom
  • Sinh viên VN đông thứ 8 tại Mỹ (BBC) - Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
  • TQ nói Mỹ 'gây bất ổn' khu vực (BBC) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây bất ổn trong khu vực, chỉ vài ngày trước khi tàu chiến nước này cập cảng Đà Nẵng.
  • Obama: 'Chúng ta sẽ tìm ra thủ phạm' (BBC) - Tổng thống Obama nói nước Mỹ sẽ tìm ra thủ phạm và "đưa những ai chịu trách nhiệm" ra ánh sáng công lý, trong bài phát biểu đầu tiên sau vụ nổ Boston.
  • Nỗi kinh hoàng ở Boston (BBC) - Ba vụ nổ bom liên tiếp ở Boston làm dấy lên nỗi sợ hãi khủng bố ở nước Mỹ.
  • Chủ tịch Sang ra thăm đảo Lý Sơn (BBC) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm ngư dân đảo Lý Sơn, một tuần sau khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm ngư dân đảo Hải Nam.
  • Đối thoại an ninh biển Nhật-Việt (BBC) - Việt Nam và Nhật Bản lần đầu tiên đối thoại song phương về an ninh biển trong khi hai chiến hạm của Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng.
  • Sinh viên luật 'yêu cầu xin lỗi' (BBC) - Nhóm ba sinh viên Đai học Luật TP HCM yêu cầu Đoàn trường xin lỗi sau khi bị đả kích vì viết "Tuyên ngôn công lý cho Đoàn Văn Vươn".
  • Quan chức Hoa Kỳ gặp cha Lý (BBC) - Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan Baer gặp linh mục Nguyễn Văn Lý trong tù nhưng bị ngăn gặp hai nhà hoạt động không bị giam giữ.
  • Kiểm duyệt: sự hàm hồ của phê bình (BBC) - Bàn về chế độ kiểm duyệt hiện hành ở Việt Nam, với quyền kiểm duyệt thuộc về Hội đồng Duyệt phim Quốc gia đối với các tác phẩm điện ảnh.
  • Mặc áo bằng vàng thật (BBC) - Một người đàn ông Ấn Độ mặc áo làm bằng vàng thật, trị giá khoảng 250.000 đô la Mỹ.
  • 'Vừa thích tu vừa thích hưởng thụ' (BBC) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Truyến nói xã hội Việt Nam đang tha hóa về tôn giáo qua việc các đại gia, quan chức và chùa chiền 'trao nhận tài lực'.
  • Mặc áo bằng vàng thật (BBC) - Một người đàn ông Ấn Độ mặc áo làm bằng vàng thật, trị giá khoảng 250.000 đô la Mỹ.
  • BBC có tân lãnh đạo biên tập (BBC) - BBC bổ nhiệm cựu tổng biên tập và phóng viên của hai tờ báo lớn ở Anh vào chức giám đốc tin tức và thời sự.
  • EU và Việt Nam trao đổi về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Theo tin từ phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, vấn đề biển Đông đã được đại diện EU và Việt Nam trao đổi tại vòng tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần hai diễn ra hôm 15.4 tại
  • Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC (BaoMoi) - Việc Trung Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi.
  • Biển Đông 'nóng' trên bàn nghị sự ASEAN (BaoMoi) - Tại cuộc họp các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại thủ đô của Brunei vừa qua, chủ đề thảo luận chính là triển vọng thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
  • Việt - Nhật sẽ hội đàm về “sự trỗi dậy” của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - Hãng tin Japan Daily Press mới đây dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết vào tháng 5 tới Việt Nam và Nhật Bản sẽ tổ chức hội đàm cấp cao đầu tiên về vấn đề an ninh hàng hải. Dự kiến chủ đề chính sẽ tập trung vào việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế trên cả Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Mỹ ủng hộ ASEAN về cách giải quyết vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu: "Trong bối cảnh châu Á đang "nóng" lên từng ngày với nhiều diễn biến bất ngờ của các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Washington luôn ủng hộ việc giải quyết xung đột bằng đàm phán hòa bình”.
  • Philippines tăng cường khả năng chống ngầm (BaoMoi) - Hải quân Philippines đang nỗ lực phát triển và tăng cường khả năng chống tàu ngầm trước cuộc chạy đua mua bán vũ khí hải quân ngày càng gấp rút giữa các nước trong khu vực Biển Đông.
  • "Trung Quốc đã triển khai tàu tuần tra siêu trọng" (BaoMoi) - Mạng tin Sankei ngày 16/4 dẫn nguồn tin Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết tàu Hải tuần 01 với lượng giãn nước 5.418 tấn đã chính thức nhận nhiệm vụ tại thành phố Thượng Hải vào sáng cùng ngày.
  • Vì sao Trung Quốc muốn đàm phán COC? (BaoMoi) - TT - Trung Quốc đề nghị ASEAN đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), cùng lúc đó lại ban hành Quy hoạch hải dương mới. Phải chăng Trung Quốc muốn tạo lợi thế để mặc cả khi biến yêu sách phi lý thành sức mạnh để đàm phán?
  • Đo dư lượng thủy ngân trong Biển Đông (BaoMoi) - Một chiến dịch đo lường thực hiện trên tàu nghiên cứu biển cho thấy rằng thủy ngân khuếch tán vào và thoát ra khỏi nước biển trong vùng Biển Đông là ở mức cao, thay đổi theo mùa và đáng quan ngại.
  • WeChat chạm mốc 40 triệu người dùng (BaoMoi) - TPO – WeChat, ứng dụng nhắn tin miễn phí “bị bỏ rơi” tại Việt Nam đã đạt mốc 40 triệu tài khoản đăng ký trên thị trường quốc tế bên ngoài Trung Quốc.
  • Sắp có đàm phán an ninh biển Việt-Nhật (BaoMoi) - Hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này và Việt Nam đã nhất trí tổ chức đàm phán về an ninh biển tại Hà Nội vào tháng 5 tới, nhằm tăng cường hợp tác hàng hải giữa hai nước.
  • Nghị sỹ Philippines đề nghị tái sáp nhập Cảnh sát biển vào Hải quân (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở biển Tây Philippines (Biển Đông – PV), lực lượng Cảnh sát biển Philippines nên được tái sáp nhập vào Hải quân để có thể thực hiện việc tuần tra trên biển hiệu quả hơn là chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng hoàn toàn dân sự của mình.
  • Hội đàm Nhật - Việt về an ninh hàng hải (BaoMoi) - TT - Kyodo ngày 14-4 dẫn nguồn tin từ chính phủ cho biết Nhật Bản và VN sẽ tổ chức cuộc hội đàm chung giữa hai bên xoay quanh vấn đề an ninh hàng hải trong khu vực, được dự kiến vào tháng 5 tới.
  • Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu một vòng quay mới (BaoMoi) - NDĐT- Cùng với sự sụt giảm về tăng trưởng, thay đổi ê kíp lãnh đạo ở nhiều nước cuối năm 2012, những va chạm liên tục trên biển Hoa Đông hay Biển Đông liên quan tới chủ quyền, tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt mấy tháng đầu năm 2013 đang góp phần tạo ra những xáo trộn tại châu Á – Thái Bình Dương.
  • Ngư dân bị bắn cháy tàu kể chuyện với Chủ tịch nước (BaoMoi) - Ngày 15/4, dù thời tiết ở đảo Lý Sơn nắng nóng, tại chân cầu cảng An Vĩnh, đông đảo ngư dân có mặt sớm, phấn khởi đón đoàn công tác của Nhà nước do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đến thăm. Chủ tịch nước đã ân cần thăm hỏi những ngư dân can trường, bám biển quê hương.
  • Cuộc chiến ngầm của Trung Quốc với các nước láng giềng (BaoMoi) - Đúng như cách Trung Quốc đã chiếm đất ở vùng Himalaya những năm 1950 bằng các cuộc xâm lấn bí mật, nước này giờ đây cũng đang phát động những cuộc chiến tranh ngầm riêng rẽ mà không cần nổ súng nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
  • Tàu hải giám TQ vào vùng biển tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ngày 16/4, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông hiện do Tokyo quản lý song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi quần đảo này là Điếu Ngư.
  • Không thể độc chiếm biển Đông (BaoMoi) - Dư luận trong và ngoài khu vực đã có phản ứng sau khi Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc công bố kế hoạch tăng cường quản lý tài nguyên biển. Bởi đây là một phần trong “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương 5 năm lần thứ 12”.
  • Biển đảo mình, bà con cứ đánh bắt (BaoMoi) - TP - Ngày 15/4, tàu cao tốc Lý Sơn đưa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cập đảo sau gần 2 giờ đạp sóng. Trên bến cảng, hàng ngàn ngư dân tập trung chào đón bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang động viên chị Dương Thị Thu An - vợ ngư dân Nguyễn Văn Cường (người tử nạn trên biển Trường Sa tháng 3/2013). Ảnh: nguyễn thành.

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Thiên đường thuế, một cột trụ của chủ nghĩa tư bản

REUTERS/Heinz-Peter Bader
Bài trừ tận gốc rễ các thiên đường thuế khóa là nhiệm vụ bất khả thi, khi 1/3 các chương trình đầu tư trực tiếp của các tập đoàn đa quốc gia đều được thực hiện từ các « trung tâm tài chính hải ngoại » này. Hai phần ba các quỹ đầu tư trên thế giới được đặt tại các thiên đường thuế khóa.

Toàn cảnh chính trị tại Pháp đang hoang mang sau vụ tai tiếng Cahuzac : cựu bộ trưởng đặc trách về ngân sách thú nhận gửi tiền ở các địa điểm được gọi là thiên đường thuế khóa để trốn thuế.

Khoản tiền không khai báo đó lên đến 600 000 hay 15 triệu theo tiết lộ của một ngân hàng Thụy Sĩ ? Điều quan trọng hơn cả là dư luận Pháp không chấp nhận cựu bộ trưởng đặc trách về ngân sách Jérôme Cahuzac đã muốn chơi trò « vừa đá bóng vừa thổi còi ». Nhưng vụ án Cahuzac là cơ hội để dư luận tập trung vào hoạt động của các thiên đường thuế khóa, còn được gọi một cách ngoại giao là những « trung tâm tài chính hải ngoại ».

Đặc điểm của các thiên đường thuế khóa là gì họ hoạt động ra sao ? Daniel Lebègue, chủ tịch Transparency International chi nhánh đặt tại Pháp, trả lời :

« Những trung tâm tài chính offshore hoạt động một cách không minh bạch, rất mù mờ, nếu không muốn nói là mờ ám. Luật tài chính ở những nơi này rất lỏng lẻo, thậm chí là không có. Chính quyền ở những nơi ấy cũng không hề quan tâm đến việc kiểm tra về tính hợp pháp của các khoản tiền đổ họ nhận vào. Ở những nơi này, người ta gần như không phải đóng thuế.

Hiện có khoảng từ 70 đến 80 thiên đường thuế khóa như vậy trên thế giới, từ châu Á đến Cận Đông, từ châu Mỹ đến Châu Âu.

Thêm một điểm khác nữa là những ‘điểm đến’ đón nhận các nguồn tư bản này, giữ bí mật ngân hàng rất kỹ. Họ không tiết lộ gì về danh tánh các thân chủ. Đó có thể là tư nhân, hay là những doanh nghiệp, những công ty… Tôi xin nhấn mạnh, thất thoát do trốn thuê gây thiệt hại đến 30 tỷ euro mỗi năm cho nền kinh tế Pháp. 30 tỷ là khoản tiền tương đương với những gì mà chính phủ Pháp liên tục đòi người dân phải đóng góp thêm trong hai tài khóa 2012 và 2013 ».

Hiện có khoảng từ 70 đến 80 địa điểm đã được mệnh danh là thiên đường thuế khóa. Số này đã tăng đáng kể vì vào thập niên 1970 chỉ có khoảng 25 địa điểm được coi là những thiên đường trốn thuế.

Vào tuần trước nhiều tờ báo lớn của châu Âu đã cùng lúc tung ra một danh sách gọi là OffshoreLeaks, trong đó có tên tuổi những nhân vật gửi tiền tại những thiên đường này để trốn thuế. Nhưng theo giới trong ngành hành vi gian lận thuế của các nhà tỷ phú hay các chủ tập đoàn giàu sụ chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động của các thiên đường thuế khóa.

Báo cáo năm 2010 của Bruxelles cho thấy, tiền tham nhũng hay từ các tổ chức phi pháp không phải là các « nguồn vào » chính, nuôi sống các thiên đường thuế khóa. Các hoạt động rửa tiền, hay các khoản ký gửi từ những tổ chức tội phạm theo thứ tự chiếm 5 và 35 % vốn đổ vào các thiên đường thuế khóa. Như vậy, 60 % còn lại là tiền của các tập đoàn đa quốc gia ký gửi. Cũng không nên quên rằng, hai phần ba các quỹ đầu tư trên thế giới được đặt tại các thiên đường thuế khóa, và cứ trên ba dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của một tập đoàn đa quốc gia thì lại có một đổ tiền vào một « trung tâm tài chính hải ngoại » nơi mà luật tài chính được coi là dễ dãi và không mấy ai quan tâm nhiều đến « nguồn gốc của các khoản tiền ký gửi ».

Trả lời trên đài RFI pháp ngữ, Daniel Lebègue người đứng đầu chi nhánh tại Pháp của tổ chức Transparency International France không ngạc nhiên trước những tiết lộ được gọi là « OffshoreLeaks » :

« Chúng tôi biết được tầm mức của các hành vi trốn thuế quan trọng đến chừng nào. Các dịch vụ trốn thuế, được thực hiện qua trung gian những ‘thiên đường thuế khóa’. Đó là những trung tâm tài chính ở hải ngoại không bị đánh thuế và không ai biết những thiên đường thuế khóa đó hoạt động ra sao. Có một điều chắc chắn : đấy là nơi mà các nhà đầu tư hay những tập đoàn gửi tiền vào đó để giảm bớt thuế họ phải đóng ở nguyên quán. Theo thống kê của Quốc hội Hoa Kỳ thì các hành vi trốn thuế như vậy gây thiệt hại cho bộ Tài chính Mỹ mỗi năm 100 tỷ đô la. Còn tại châu Âu, bộ Tài chính Pháp và Đức, mỗi quốc gia thất thu đến 30 tỷ euro một năm ».

Cửa ngõ đầu tư

Những thiên đường thuế khóa không chỉ là nơi để các đại gia trốn thuế, mà đấy chính là địa bàn để các tập đoàn đa quốc gia phác thảo ra những chiến lược đầu tư : một phần ba các chương trình đầu tư trực tiếp của các tập đoàn đa quốc gia đều được thực hiện từ các « thiên đường thuế khóa » . Các nhà tỷ phú hay các tổ chức tội phạm cất giấu tiền để không phải kê khai tài sản và nộp thuế chỉ là một phần các chức năng của các thiên đường thuế khóa trên thế giới.

Mục tiêu chính của các địa điểm tài chính hấp dẫn đó là để phục vụ quyền lợi của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới, của các quỹ đầu tư với khối lượng vốn tính bằng bạc tỷ đô la. Đó chính là điều giải thích vì sao, quần đảo nhỏ xíu British Virgin Islands của Anh, một vùng đất với vỏn vẹn chưa đầy 25 000 dân cư trên một diện tích 150 mét vuông, nhưng lại là nhà đầu tư số 1 vào Trung Quốc, trước cả Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Tương tự như vậy đảo Maurice cũng là nơi đầu tư quan trọng nhất của Ấn Độ. Đấy không phải là chuyện tình cờ. Trên thực tế quần đảo Virgin của Anh hay địa điểm nghỉ mát lý tưởng như đảo Maurice là địa bàn hoạt động của các tập đoàn quốc tế, là cửa ngõ để đưa vốn vào những thị trường rộng lớn và tiềm năng như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Theo một công trình điều tra của tạp chí kinh tế Alternatives Economiques, toàn bộ 40 tập đoàn tham gia chỉ số chứng khoán CAC 40, tức là những công ty hàng đầu của Pháp đều hiện diện tại các thiên đuờng thuế khóa, qua trung gian khoảng 1 500 cơ sở khác nhau được đặt tại 30 « trung tâm tài chính offshore » trải dài từ vùng biển Caribê đến Thụy Sĩ, từ Hồng Kông đến Panama, từ Singapore đến Luxembourg, Ai Lan hay Hà Lan. Trung tâm tài chính City của Luân Đôn là một trong những địa bàn hoạt động rất được các tập đoàn của Pháp quan tâm.

Một trong những lý do đơn giản giải thích vì sao các tập đoàn lớn của Pháp mở chi nhánh tại Ai Len chẳng hạn do tại Pháp, thuế đánh vào các doanh nghiệp là 33,33 % trong lúc tại Ai Len, tỷ lệ đó chỉ là 12,5 %. Ai Len tham gia khu vực đồng euro và là thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Mở chi nhánh tại Ai Len không phải là một hành vi phạm pháp mà đó chỉ là một động thái để « tìm lợi thế về thuế khóa mà thôi ».

Do vậy mà có tới 37 % vốn đầu tư của các tập đoàn Pháp và châu Âu được ký gửi trong các thiên đường thuế khóa và có tới 47 % các dự án đầu tư trực tiếp của các tập đoàn Pháp được thực hiện từ một trong những trung tâm tài chính hải ngoại này và phần lớn là được ký gửi ngay tại các nước trong Liên Hiệp Châu Âu như Hà Lan hay Ai Len, Chypre. Hà Lan, đón nhận đến 17 % các chi nhánh của các tập đoàn Pháp ; Anh Quốc, thu hút 30 %. Đứng hạng thứ ba là Luxembourg.

Về điểm này, chủ tịch chi nhánh Transparency International France, Daniel Lebèque giải thích thêm :

« Đối với 14 ngân hàng lớn châu Âu, trong đó có 3 ngân hàng Pháp, hiện tại ¼ các chi nhánh trên thế giới của họ được đặt tại các thiên đường thuế khóa. Những chi nhánh đó được thành lập đôi khi với quy chế của các công ty liên doanh, đôi khi là với tư cách của một công ty con.

Tuy nhiên ở đây cần phải phân biệt rõ các hoạt động của những cơ quan tài chính đó. Trong số những dịch vụ đề nghị với thân chủ của họ, có những dịch vụ hoàn toàn hợp pháp. Thí dụ như tại châu Âu, có nhiều công ty mở chi nhánh tại Ai Len, do luật lệ hành chính tại quốc gia này khá đơn giản và thuế doanh nghiệp của Ai Len thấp hơn so với ở những quốc gia khác trong Liên Hiệp Châu Âu.

Mở chi nhánh tại Ai Len để chỉ bị đánh thuế ít hơn là điều hoàn toàn hợp pháp. Không thể coi đó là hành vi trốn thuế. Nếu như một ngân hàng đề nghị với thân chủ mở chương mục ở chi nhánh ở Ai Len, thì không thể cáo buộc ngân hàng đó vi phạm luật.

Ngược lại, dịch vụ chuyển tiền của thân chủ tới một thiên đường thuế khóa để trốn thuế, thì đấy lại là chuyện khác và đó mới là hành vi phạm pháp. Như vậy, ngân hàng giúp thân chủ của mình làm việc này có thể bị kết tội đồng lõa để trốn thuế ».

50% vốn đầu tư của Mỹ được cất ở các thiên đường thuế khóa

Trong mắt các đại tập đoàn của Hoa Kỳ thì những thiên đường thuế khóa là nơi đủ an toàn để ủy thác vốn : một nửa dự trữ vốn đầu tư của các tập đoàn Mỹ được cất giấu tại đấy. Hiện tượng này phổ biến đến nỗi vào cuối năm 2004, tổng thống G.W Bush ra quyết định « ân xá » cho những tập đoàn nào đem vốn trở lại đất Mỹ. Cụ thể là tron vòng một năm, nếu một tập đoàn Mỹ đem vốn trở về nguyên quán thì sẽ chỉ bị đánh thuế ở mức 5,25 % thay vì 35 % như luật hiện hành.

Theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vào cuối năm 2004 có tới 1/3 các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất phát các thiên đường thuế khóa trên thế giới. Vào năm 1997, tỷ lệ đó chỉ là 25 %.

Một trong những chức năng khác của các thiên đường thuế khóa là cất giấu tài khoản của các đại tập đoàn, của các nhà điều hành những công ty đa quốc gia. Thế nhưng đấy còn là nơi để các công ty mẹ che dấu những khoản lỗ lã để tiếp tục che mắt các nhà tài trợ khi cần huy động vốn như là trường hợp đã từng xảy ra với các tập đoàn Vivendi của Pháp, Universal của Mỹ hay tập đoàn chuyên chế biến các sản phẩm làm từ sữa, Parmalat của Ý, cho đến khi tức nước vỡ bờ, nổ ra các vụ phá sản làm chấn động cả hệ thống tư bản thế giới như tập đoàn Parmalat của Ý hay công ty dầu khí Enron và ông trùm viễn thông Worldcom của Hoa Kỳ.

Enron đã mở đến 800 công ty ma tại các thiên đường thuế khóa để che giấu bê bối tài chính.

Quyền lợi của các tập đoàn ngân hàng

Thế nhưng các thiên đường thuế khóa không chỉ phục vụ quyền lợi của các công ty tên tuổi trên thế giới như Microsoft, Google , Starbucks Coffeecủa Mỹ hay LVMH, Schneider …. của Pháp mà đấy còn là sân chơi của các tập đoàn ngân hàng quốc tế : vào đầu năm 2006 chẳng hạn hơn một phân nửa các dịch vụ tài chính quốc tế của các ngân hàng đều qua trung gian các thiên đường thuế khóa. 58 % các khoản tín dụng cấp cho nước ngoài đều được trích ra từ các tài khoản được mở ở các chi nhánh hải ngoại và có tới 42 % các khoản tiền đó lại được dùng để rót vào chính những thiên đường thuế khóa.

Thêm một yếu tố khác là khi nhìn vào những vụ tai tiếng tài chính liên quan đến các tập đoàn tên tuổi như Enron hay Parmalat thì người ta nhận thấy rằng, đằng sau các vụ gian lận sổ sách đó đều có bàn tay của một tập đoàn ngân hàng lớn như mối liên hệ mờ ám giữa Citigoupe với Enron hay của ngân hàng Chase Manhattan, cũng lại với Enron.
Ở Pháp hai ngân hàng lớn là BNP Paribasvà Crédit Agricole vừa bị lộ là đã mở theo thứ tự 56 và 36 chi nhánh tại các thiên đường thuế khóa trong thời gian từ năm 1990 đến 2000, chủ yếu là tại châu Á mà Singapore, Hồng Kông và Đài Loan là ba điểm đến được ưa chuộng nhất.

Trong những điều kiện như trên, dễ hiểu là tương lai của từ 70 đến 80 thiên đường thuế khóa quốc tế hãy còn rất tươi sáng. Mục tiêu minh bạch hóa các hoạt động tài chính tại các « trung tâm tài chính hải ngoại » trong một thời gian dài sắp tới hãy mới chỉ là những thông báo suông !!!
Thanh Hà (RFI)

Bảo vệ ngư dân, bằng cách nào?

Liên tiếp trong hai ngày 14 và 15 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khiến dư luận vùng biển rộ lên những hy vọng mới trong lúc ngư trường bị thu hẹp, nguồn cá ngày càng teo tóp lại và quan trọng hơn hết là Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hiếp ngư dân hai tỉnh này ngày càng trầm trọng hơn. Mặc Lâm có thêm chi tiết

Bao giờ mới hết cảnh mòn mỏi đợi chờ ...
Bao giờ mới hết cảnh mòn mỏi đợi chờ ...
Lời hứa của Chủ tịch nước
Đã khá lâu, ngư dân hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mới có dịp gặp một lãnh đạo cao cấp nhất nước tới thăm và tìm hiểu nguyện vọng bà con ngư dân. Xã Tam Quang,  huyện Núi Thành Quảng Nam được Chủ tịch nước tới thăm đầu tiên và câu hỏi của ông nhắm tới việc bà con cần gì nhất hiện nay, được đa số trả lời là cần tiền để mua tàu mới lớn hơn, đi xa hơn để đánh bắt vì nguồn cá gần bờ hầu như đã cạn kiệt và các ngư trường đa dạng phong phú tại Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc không chế, rượt đuổi.
Trà lời câu hỏi ngư dân có được ngân hàng tạo điều kiện giúp đỡ hay không nhiều ngư dân cho biết là hoàn toàn không vì thực tế khi cho vay thì ngân hàng phải nắm được vật thế chấp, mà ngư dân thì có gì để mà thế chấp ngoại trừ chiếc tàu ọp ẹp bám biển kiếm sống hàng ngày, lại không có giá trị vì mức độ nguy hiểm quá cao khi Trung Quốc muốn bắt, muốn đánh lúc nào cũng được.
Sau hai tiếng nói chuyện với ngư dân Chủ tịch nước hứa sẽ có câu trả lời trong thời gian sớm nhất.
Ngư dân được Chủ tịch nước hứa không những về vốn đóng tàu thuyền mà điều lo âu nhất của họ là sự an toàn trên biển khi đánh bắt cũng được ông hứa là sẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng khác để bảo vệ cho bà con.
Một ngày sau khi thăm Núi Thành, Chủ tịch nước tiếp tục ra Lý Sơn để thăm ngư dân tại đây. Nói đến Lý Sơn là nói đến tai họa trên mặt biển luôn đè nặng trên tất cả gia đình ngư dân trên đảo. Họ bị bão tố hoành hành đã đành, vì đó là cái nghiệp của ngư dân bất cứ ai cũng một lần gặp phải, nhưng bên cạnh thiên tai là địch họa, ngư dân Lý Sơn là những người luôn bị tàu Trung Quốc xâm hại khi đánh bắt cá tại các vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng nay đã nằm trong tay Trung Quốc. Hàng trăm con thuyền của ngư dân Lý Sơn đã từng bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc, đánh phá tan tành hay thậm chí đánh chìm không thương tiếc.
Mới nhất là tàu cá của anh Bùi Văn Phải bị Trung Quốc bắn cháy cabin đã dấy lên sự quan ngại không những cho ngư dân mà còn đánh động dư luận quốc tế về hành vi không khác hải tặc của tàu Trung Quốc. Khi nghe tin Chủ tịch nước tới anh Phải đã đến gặp và được nói chuyện với ông để bày tỏ nguyện vọng của mình. Thuyền trưởng chiếc tàu của anh Phải là anh Phạm Quang Thạnh cho biết cảm tưởng của anh trước cơ hội này:
-Em rất phấn khởi và vui mừng. Hôm nay anh Phải cũng có phát biểu và có sự yêu cầu đối với Chủ tịch nước và Chủ tịch nước cũng nói là các ban ngành các đoàn thể can thiệp vấn đề đó để ngư dân có thể an tâm bám biển. Nguyện vọng của em thì rất cần nhà nước hỗ trợ bọn em có một số vốn để đóng tàu lớn hơn để có thể đi xa hơn.
Cùng tâm trạng của ngư dân, trong tư cách Phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam PGS Võ Văn Trác cho biết:
-Vậy là quá tốt nguyên thủ quốc gia mà xuống dân hỏi để nắm tình hình như vậy là quá tốt. Phải nói là động viên không phải cho ngư dân mà cho toàn bộ ngư dân ở các vùng biển nhất là lúc hiện nay vấn đề bảo vệ biển, vấn đề đánh cá trên biển rất là khó khăn, vì vậy việc động viên rất lớn.
Trong chuyến thăm này Chủ tịch Trương Tấn Sang còn khẳng định “Những vướng mắc khó khăn chắc rằng trên những vùng tranh chấp không tránh khỏi nhưng không có nghĩa bế tắc chúng ta không giải quyết gì. Cô bác anh chị hãy cứ kiên trì đeo bám vùng biển truyền thống của mình”.

Trung Quốc thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam thậm chí bắt ngay trong lãnh hải chủ quyền của Việt Nam. Source báo China News
Trung Quốc thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam thậm chí bắt ngay trong lãnh hải chủ quyền của Việt Nam. Source báo China News
Cảnh sát biển Việt Nam có cũng như không

Tuy nhiên sau giây phút phấn khởi rất nhiều người dân tỏ ra nghi ngờ khả năng bảo vệ họ của cảnh sát biển Việt Nam, một lực lượng quá mỏng lại non nớt so với đối thủ Trung Quốc. Cảnh sát biển Trung Quốc cùng với các tàu ngư chính không phải lấy quyết tâm là có thể khuất phục hay đuổi họ ra khỏi vùng biển Hoàng Sa nơi Bắc Kinh đã rắp tâm chiếm cứ từ gần 40 năm qua. Ông Võ Văn Trác nhận định tương quan lực lượng và cho biết nhận xét của ông:
-Phải nói thật với nhau là lực lượng ta còn yếu, thứ hai nữa đã yếu rồi nhưng phối hợp với nhau chưa phải là tốt lắm. Mặc dù so với xưa ta đã có nhiều tiến bộ. Vấn đề trên biển rất khó khăn lắm và lực lượng hỏa lực phải mạnh và nhiều đơn vị phối hợp với nhau, hợp tác với nhau để nhận định tình hình từ đó có kế sách bảo vệ cho ngư dân để người ta an tâm ra biển đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nữa. Nhưng phải nói sau cái yêu cầu thì chúng ta phải làm tốt hơn nữa, phối hợp các lực lượng dưới nước và trên bờ. Ngư dân của ta hiện nay ven biển gần 4 triệu người, ngư dân trực tiếp đi trên tàu là gần 80 vạn (800 ngàn) có thể nói là một lực lượng đông đảo phối hợp để bảo vệ cho số ngư dân đó là một vấn đề rất quan trọng.
Là người từng bị Trung Quốc bắt và tàu bị phá, anh Nguyễn Chí Thạnh chủ tàu tại huyện Lý Sơn cho biết kinh nghiệm của anh về cảnh sát biển Việt Nam. Theo anh Thạnh thì chưa bao giờ cảnh sát biển Việt Nam xuất hiện tại khu vực mà Trung Quốc chiếm cứ, nhưng điều quan trọng là chính những vùng biển này mới có cá so với hàng trăm hải lý khác:
- Bảo vệ gì đâu! ra đó làm sao mà đụng được với Trung Quốc mà bảo vệ? Chỗ đó đâu có ra được chỉ có dân ra chứ bên quân sự đâu có ra được. Khu vực đó thằng Trung Quốc nó quản lý hết làm sao mà ra. Đánh cá thì đánh chui ở Hoàng Sa chớ cảnh sát biển không tới mép nước nữa, do cũng chưa thấy nó. Cảnh sát biển của Trung Quốc thì có. Nếu bảo vệ thì bảo vệ một khúc nào đó thôi, ở vùng nhất định thôi chứ làm sao vô khu vực Hoàng Sa bảo vệ được? Khu vực san hô mới có cá còn ngoài khu vực đó thì nước nó sâu, có rạng không có san hô cho nên đâu có cá.
Anh Phạm Quang Thạnh cũng cho biết kinh nghiệm của ngư dân về các vùng nước tập trung cá nhưng đồng thời Trung Quốc cũng tập trung chú ý và ngăn cản không cho ngư dân Việt Nam tiếp cận:
-Nhiều khu vực lắm bao gồm nhiều vùng chứ không phải một vùng nhưng trọng điểm nhất là vùng Linh Côn mà ngư dân thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, nói chung là rất nhiều khu vực như Phú Lâm, Sa Cừ và các đảo khác. Cảnh sát biển Việt Nam không thấy vào đó hay đi ngang qua
Việc này thì phải có sự yêu cầu cả nước và cơ quan chức năng phải có biện pháp như thế nào đề cho ngư dân khai thác có sự an tâm hơn.
Sự thăm nom của Chủ Tịch nước cũng như những hứa hẹn của ông trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này là cần thiết và đáng trân trọng. Tuy nhiên chỉ hứa và không thể thực hiện trọn vẹn lời hứa vì thế lực ngoại bang còn đè quá nặng trên chủ quyền lãnh thổ, thì lời hứa không thể trấn an ngư dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Người dân trông chờ những quyết tâm hơn trong các chính sách Biển Đông của Việt Nam nhất là phản ứng mạnh mẽ, hợp lý từ chính phủ qua mỗi hành vi cưỡng bức của Trung Quốc mới làm cho lời hứa có được sự tín nhiệm của nhân dân.
Cho phép và vận động toàn dân lo chung nỗi lo Trung Quốc mới có thể làm cho ngư dân yên tâm bám biển. Không thể khuyến khích họ bằng lời động viên để khi tàu họ bị Trung Quốc bắt bản thân họ bị giam giữ như tù bình thì chính quyền không có biện pháp nào bảo vệ lúc đó ngư dân sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, bị đẩy ra phía trước.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-16

Lê Diễn Đức - Thay đổi quốc hiệu? Hãy để nguyên mới đúng thực chất

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập vào ngày 2/09/1945 và quốc hiệu chính thức, dưới chức danh "Dân chủ- Cộng hoà" xuất phát từ bản Hiến pháp năm 1946.
Hiến pháp năm 1946 được soạn thảo theo tinh thần "tam quyền phân lập": lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án), có thể nói không thua kém bất kỳ quốc gia dân chủ nào trên thế giới. Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi rõ: "Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa".
Bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/1946 đã làm việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện để thực hiện. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố và chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý. Tuy nhiên nó có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị.
Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Hiến pháp năm 1946 là "bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á lúc bấy giờ" và "đã có thể là một bản khế ước tốt để ràng buộc và khống chế công bộc với lợi ích của ông chủ nhân dân". Ông tỏ ý tiếc rằng sáu mươi năm sau Việt Nam "đã không có cơ hội đi xa hơn trong chủ nghĩa lập hiến". Theo ông, Hiến pháp 1946 vẫn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam và "vẫn còn nguyên giá trị cho một xã hội dân chủ pháp quyền ở Việt Nam", theo wikipedia.
Thực chất, nước Việt Nam, từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nắm toàn quyền lãnh đạo trên miền Bắc từ năm 1954, là một nước đi theo chủ thuyết xã hội chủ nghĩa.
Quốc hiệu Việt Nam "Dân chủ Cộng hoà" chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Đây là một hệ thống chính trị cộng hoà, dân chủ giả hiệu. Hiến pháp năm 1959 hoàn toàn không kế thừa Hiến pháp 1946 mà đã được sửa đổi cho phù hợp với đường lối của ĐCSVN.  Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội, hoạt động trong khuôn khổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Thống nhất đất nước vào năm 1975, say sưa với chiến thắng và "ngọt ngào" với Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, năm 1980 Hiến pháp của Việt Nam được thay đổi với quốc hiệu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) và thêm điều 4 (như điều 6 của hiến pháp Liên Xô) xác định vị trí độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội của ĐCSVN.
Quốc hiệu CHXHCN Việt Nam là quốc hiệu chuẩn nhất, hợp lý nhất đối với nhà cầm quyền hiện nay, vì nó phản ảnh đúng nhất một chế độ xã hội chủ nghĩa chuyên chính và vai trò cai trị duy nhất của một đảng phái chính trị: ĐCSVN.
Chế độ CHXHCN Việt Nam vi phạm nghiêm trọng các quyền dân chủ của công dân: quyền sỡ hữu đất đai, quyền được tự do thông tin, quyền được biểu tình, quyền được tự do hội họp và thành lập các tổ chức dân sự... Chế độ không có bầu cử tự do, các cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan cao nhất là quốc hội, cũng đều là phương tiện/công cụ của đảng, "còn đảng còn mình"...
Toàn bộ thiết kế của CHXHCN Việt Nam không hề dính dáng gì đến mô hình của nhà nước dân chủ. Tam quyền phân lập trong cấu trúc nhà nước bị loại bỏ. Chế độ cộng hoà nghị viện cũng chỉ mang tính hình thức, che đậy mọi sự khuynh loát bên cạnh một tổ chức "nhà nước" khác song song tồn tại: Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và các ban ngành của ĐCSVN, hoạt động bằng ngân sách nhà nước.
Cho nên CHXHCN Việt Nam chỉ có thể là hệ thống chính trị XHCN, một hệ thống thang bậc đặc quyền đặc lợi, bảo vệ sự hoạt động của ĐCSVN.
Hiện nay trong nước đang có ý kiến góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó đề xuất về quay lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (DCCH). Đây là một ý kiến thiếu trách nhiệm, là quay lại sự dối trá, nguỵ tạo, "treo đầu dê, bán thịt chó".
Đừng để kẻ cướp mặc áo thày tu!
Nước Việt Nam dưới sự cai trị của ĐCSVN không thể là một hệ thống chính trị "dân chủ, cộng hoà". Giữ nguyên Điều 4, khẳng định vai trò lãnh đạo thống nhất của ĐCSVN đối với nhà nước và xã hội, đã phủ nhận tất cả mọi thứ "dân chủ", "cộng hoà" rồi!
Hãy giữ nguyên "CHXHCN Việt Nam"! Đây là cái mác, là thương hiệu, là "quốc hiệu" đúng đắn nhất, hợp tình, hợp lý nhất với tình trạng chính trị hiện hành. Không thể có dân chủ nào cho một chế độ không có gì đảm bảo cho sự dân chủ ấy.
Chưa nói tới việc đổi quốc hiệu sẽ kéo theo một chi phí xã hội khổng lồ: Đổi tiền, đổi chứng minh thư, bằng lái, hộ khẩu, các tài liệu khác có liên đới tới tên nước. Trong đó, việc đổi tiền là một thách thức lớn nhất trong tình trạng kinh tế hiện thời.

Trong tình trạng nợ xấu ngân hàng có nguy cơ làm sụp đổ cả hệ thống tài chính, đầu tư vào bất động sản với giá trị ước tính khoảng 160 tỷ USD đang bị đóng băng, giá vàng cao hơn thị trường thế giới, một cuộc đổi tiền bất minh là đồng nghĩa với sự đánh tráo, chạy nợ, đánh cắp tiền của dân mà kinh nghiệm xương máu từ các lần đổi tiền sau năm 1975 đã cho thấy.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Nhóm lợi ích là lực cản rất lớn đối với tái cơ cấu kinh tế

Tại diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 vừa diễn ra ở Nha Trang, quy tụ hơn 100 diễn giả từ khắp nơi trên cả nước, bàn về những vấn đề kinh tế chủ chốt, trong đó, vấn đề tái cơ cấu một lần nữa là đề tài nòng cốt. Tại đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định nhóm lợi ích là lực cản rất lớn cho tiến trình này.
Lợi ích nhóm ở VN
“Lợi ích nhóm” không còn là một khái niệm mới mẻ, tuy nhiên, để lực cản này trở thành một “rào cản rất lớn” cho tiến trình tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế lại là một vấn đề đáng phải bàn luận. Bởi lẽ, lợi ích nhóm len lỏi trong tất cả các ngành nghề, từ những lĩnh vực “màu mỡ” như bất động sản, ngân hàng, tài chính, xăng dầu… cho đến cả những khu vực “phi lợi nhuận” như giáo dục, y tế… lợi ích nhóm tồn tại từ cấp vĩ mô trong Chính phủ cho đến cấp vi mô của các công ty, tập đoàn.
Về mặt khái niệm, các nhóm lợi ích được hình thành một cách khách quan trong các xã hội để phục vụ lợi ích của các thành viên trong nhóm mình. Ở các nước phương Tây, những người vận động hành lang (lobby) là biểu hiện rõ nhất của lợi ích nhóm, đó được xem như một nghề hẳn hoi. Nếu lợi ích nhóm nhằm hướng tới sự phát triển, hài hòa đi theo lợi ích của số đông và xã hội, thì lợi ích nhóm đó là tích cực. Ngược lại, nếu lợi ích nhóm chỉ nhằm vào thiểu số người có quyền hạn, tạo ra sự xung đột, có tác động xấu đến sự phát triển của toàn xã hội, đó là lợi ích nhóm tiêu cực.
Trong một nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp chạy theo mục đích tối đa hóa lợi nhuận là chuyện đương nhiên, thế nhưng, xét trên tổng thể cả xã hội, ở đâu mà lợi ích càng lớn thì ở đó các nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh, thậm chí là càng tinh vi. Bằng nhiều phương tiên và công cụ khác nhau, họ tác động hoặc cấu kết với những người ra quyết định nhằm đạt được lợi ích tối đa cho mình và vô hình chung, họ làm tổn hại đến lợi ích của số đông và nghiêm trọng hơn là lợi ích quốc gia. Theo chuyên gia kinh tế, T.S Ngô Trí Long, nhóm lợi ích được biểu hiện như sau:

Nha-cao-tang_4-305.jpg
Những tòa nhà mới xây ở Hà Nội - RFA photo
Biểu hiện của lợi ích nhóm là khi thông qua việc tạo dựng những cơ chế, chính sách; người ta lồng những ý đồ cá nhân của họ vào. Để đặt chính sách đó phục vụ cho lợi ích của họ, nhằm thu được những lợi ích tương đối là bất chính, không chính đáng.
Những khoản thu được “bất chính” và “không chính đáng” như T.S Ngô Trí Long giải thích thể hiện rõ trong một cơ chế kinh tế vẫn đặt nặng tính “xin cho” và “độc quyền” như tại Việt Nam, khi nhiều lĩnh vực vẫn là những “sân sau” của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc được Chính phủ “đỡ đầu” kiểu điện lực, xăng dầu, nhà đất, ngân hàng… Những nhóm lợi ích này càng dễ hoạt động trong một môi trường luật pháp thiếu tính nhất quán, minh bạch, người ra quyết định thì không rõ ràng, người thực hiện mệnh lệnh thì thiếu thông tin.
Tại Việt Nam biểu hiện của nhóm lợi ích được thể hiện rõ nét nhất trong những tầng lớp điều hành, quản lý, quyền càng cao thì khả năng thao túng và gây ảnh hưởng càng lớn, chính bởi lợi ích nhóm đang đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội, mà trở lực đó đang là rào cản cho tiến trình tái cơ cấu kinh tế, điều nhận định này được T.S Nguyễn Quang A chia sẻ như sau:
Nói về nhóm lợi ích ở Việt Nam nó có thể khác đi. Ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách của đất nước, thì nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi một bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước cũng có thế lực rất mạnh.
Việc tái cấu trúc sự thực người ta nói đến rất nhiều nhưng mà làm như thế nào mới là điều quan trọng. Bởi vì có những trường hợp gọi là thay đổi nhưng mà thay đổi theo hướng thụt lùi như là từ năm 2006-2007 đến nay với việc thành lập nhiều tập đoàn, ra đời rất nhiều ngân hàng, thì đấy cũng là một sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi đó tạo ra kết quả rất là xấu, và bây giờ làm như thế nào mới là điều quan trọng.
Rõ ràng những gì T.S Nguyễn Quang A phân tích cho thấy lợi ích nhóm nằm ở mọi tầng lớp, mà cụ thể là đội ngũ chóp bu của các tổ chức và thậm chí là Chính phủ.
Rào cản cho phát triển kinh tế
Sự móc nối của các nhóm lợi ích tiêu cực tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Người ta thường nói “quyền” và “tiền” đi đôi với nhau, chính sự cấu kết của chính trị và kinh tế hình thành nên những nhóm đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, chính lợi ích nhóm là tác nhân nuôi dưỡng sự tha hóa, biến chất của nhiều cán bộ. Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khẳng định sẽ kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm để đảm bảo sự công bằng xã hội. Ông cho rằng việc hợp tác, liên kết để giúp nhau làm giàu chính đáng là tốt, nhưng không thể vì lợi ích của từng cá nhân mà phương hại đến lợi ích của cộng đồng.
Những thí dụ cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng, như thống đốc Nguyễn Văn Bình từng lên tiếng có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối nhưng có dư nợ lên đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Đặc biệt, các nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên thất thoát vốn. Hay trong lĩnh vực bất động sản, nhiều mảnh đất đáng giá 100 tỷ đồng thì được định giá thành 1.000 tỷ đồng, rồi các quan chức giữa bất động sản và ngân hàng “ăn chia” khoản chênh lệch, để rồi, những khoản vay  trội lên lại không thể đòi nổi hoặc có bán mảnh đất đó đi cũng không thể nào đạt cái giá 1.000 tỷ đồng.
Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang bị chững lại, mà chắc hẳn trong đó, những nút thắt từ lợi ích nhóm là không nhỏ. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để hạn chế những nhóm lợi ích tiêu cực? Nhiều chuyên gia cho rằng cần có một hệ thống luật pháp, chính sách công bằng và minh bạch, có những phản biện thích hợp trong quá trình ra quyết định. Nhận định này cũng giống với những gì T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết như sau:
Tôi nghĩ là động tác đầu tiên rất quan trọng là cần phải thực hiện công khai minh bạch các quá trình quyết định. Công khai minh bạch các quá trình phân bổ vốn. Công khai minh bạch việc đấu thầu cũng như việc giao các dự án đầu tư của nhà nước cho các doanh nghiệp nào. Những mối quan hệ của những người có liên quan rất cần được công bố công khai ra. Trên các cơ sở đó thì giới truyền thông mới có thể đóng góp vào việc đưa ra ánh sáng những góc khuất mà chúng ta đang muốn kiềm chế và kiểm soát.
Có thể nhận thấy minh bạch hóa thông tin có khả năng thu hẹp đặc quyền, đặc lợi của những nhóm lợi ích thiểu số, và từ đó, tiến trình tái cơ cấu kinh tế sẽ có động lực để tiếp tục. Mục tiêu của phát triển kinh tế là nhắm tới sự phân phối công bằng cho mọi thành phần trong xã hội, chỉ khi các lợi ích của xã hội được chia sẻ một cách đồng đều, thì sự bền vững, hài hòa và ổn định mới thực sự đạt được.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-16  

Chống DBHB: Dân biểu nói bừa

Phát biểu trước buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ viện Mỹ, dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nói trên BBC rằng: Cần đưa Việt Nam quay lại danh sách các nước gây quan ngại (CPC) về tôn giáo. Một trong những lý do theo ông Smith là các cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam có tính “hệ thống”, dẫn đến những trường hợp “đánh đập, tra tấn và tống giam” đối với những người theo Phật giáo, Công giáo hay các tín ngưỡng khác.
Chỉ mới nghe qua giọng điệu ấy, dư luận người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước đã hiểu dụng ý của dân biểu Chris Smith – một người chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam.
Cần khẳng định một điều rằng: Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của người dân. Các tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Các chủ trương, chính sách về tôn giáo mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra là hết sức đúng đắn. Những chủ trương, chính sách đó đã đem lại những kết quả tốt đẹp, hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển tích cực, sinh hoạt tôn giáo ổn định; lòng tin của đồng bào có đạo vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố; bản thân từng tôn giáo hoạt động thuận lợi hơn... Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó riêng Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo khoảng 7 triệu tín đồ…

Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam
Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận những kẻ cơ hội, đội lốt tu hành, lợi dụng tôn giáo để kích động chống đối chính quyền, gây rối an ninh, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc như một số nhân vật mà dân biểu Chris Smith đang “ca tụng”. Một thực tế không thể chối bỏ là các thế lực thù địch phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị-xã hội ở Việt Nam. Cùng với tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, nhất là đồng bào có đạo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó đề cao cảnh giác để không mắc mưu chúng, Việt Nam tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh, lên án mọi hành động sai trái, làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc. Mặt khác, bằng nhiều biện pháp, các cơ quan chức năng của Việt Nam kịp thời ngăn chặn những việc làm sai trái, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi kích động tôn giáo nhằm mất ổn định chính trị, xã hội. Những nhân vật mà ông Chris Smith dẫn ra trong lời phát biểu là những người đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật và dù theo hay không theo tôn giáo nào những người đó đều phải chịu những hình phạt của luật pháp. Đây là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới.
Những phát biểu của ông Chris Smith, thực chất là hành vi bao che, dung túng và hậu thuẫn cho phần tử đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chống đối Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, đó là hành động trắng trợn can thiệp công việc nội bộ, xuyên tạc, vu khống Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.
Kim Ngọc
(QĐND)

Hơn 20 triệu lượng vàng miếng SJC đã đưa ra thị trường đã chạy đi đâu?

Cú rơi khủng khiếp trên thị trường phần nào làm lộ những góc tối trong hoạt động tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng...
Lần đầu tiên trong đời những nhà đầu tư trẻ mới được chứng kiến đà rơi “thẳng đứng” của giá vàng. Một lần nữa sau tròn ba mươi năm kim loại quý này tái hiện nỗi ám ảnh ghê gớm như vậy.
Trong nước, có thể nhiều ngân hàng cũng lần đầu tiên choáng váng đến như vậy.
“Có thể dùng từ “khủng hoảng giá vàng”. Nói khủng hoảng là chính xác. Nó tạo nên cơn bão lớn, nếu không tỉnh táo, không chỉ các tổ chức, nhà đầu tư mà cả nhà quản lý trong nước sẽ bị cuốn theo”, một nhà quản lý ngoại hối nói với VnEconomy tối muộn hôm qua.
Ông dè chừng, diễn biến tối 15/4 (theo giờ Việt Nam) có thể tạo thêm cú sốc mới.

Trả giá cho vốn vàng!
Giá vàng có giảm choáng váng thêm nhiều phiên nữa, vẫn có những người không bao giờ lỗ. Chỉ có điều, vì sao họ có vàng?
Lỗ cả đôi đường!

Cuối chiều 15/4, VnEconomy đã trao đổi với lãnh đạo một số ngân hàng thương mại. Thông tin nhận được có hai điểm được lưu ý: một là, họ đang bị “ép” phải nhanh chóng tất toán trạng thái vàng, với sự giám sát của cơ quan thanh tra; hai là, thực tế vẫn chưa hết nợ với vàng tài khoản ở nước ngoài.
Theo đó, nếu với tiến độ và sức ép vừa qua, rất có thể hoạt động tất toán sẽ xong cả trước thời hạn 30/6/2013. Lần này nhiều khả năng sẽ không có sự nhượng bộ, khi mà thanh khoản tiền đồng đang ủng hộ, cũng như hoạt động đấu thầu liên tục cung hàng.
Song, qua trao đổi, một số ngân hàng trong cuộc cho biết, họ đang lỗ và có thể bị lỗ nặng ở cả hai chiều, gắn với hai điểm thông tin trên.
Với sức ép tất toán, các nhà băng đang phải mua vàng miếng từ cửa đấu thầu Ngân hàng Nhà nước, mức giá “chát” với chênh lệch lớn so với thế giới, từ 3 - 4 triệu đồng/lượng trong 6 phiên mở đầu. Với những cú rơi liên tiếp của giá thế giới, chênh lệch đang bị doãng rộng, vẫn phải tất toán, vẫn phải mua vào và “cắn răng” lỗ.
Trả giá cho vốn vàng! 1Trước khi Ngân hàng Nhà nước từng bước cắt bỏ nghiệp vụ huy động và cho vay vàng trong năm 2011 và 2012, một lượng lớn vốn vàng đã được đổi đời. Hàng trăm nghìn lượng vàng đã theo kênh này chảy vào nền kinh tế, mà những hệ lụy còn dai dẳng.
Trên vàng tài khoản ở nước ngoài, những cú rơi vừa qua, đặc biệt là phiên lao thẳng tối qua, khả năng bốc hơi tài sản vàng cũng là đáng chú ý.
Hiện không rõ mức độ, các dữ liệu tham chiếu cho cả hai chiều tại bao nhiêu ngân hàng, mức độ tại mỗi thành viên ra sao để có thể ước định tác động. Nhưng chắc chắn là rất lớn.
Một ý kiến trong cuộc cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể “giảm sức ép” tất toán, tránh dồn lỗ; còn hoạt động đấu thầu cũng xem xét yêu cầu thu hẹp chênh lệch giá hơn là biến động của nó, bởi trước đây các ngân hàng cũng thực hiện chính sách bán vàng ra để bình ổn…
Trả giá cho quá khứ
Không hẳn vậy. Yêu cầu tất toán trạng thái hiện nay gắn với hai hoạt động: bán vàng của người gửi, dùng vàng huy động để cho vay.
Nếu nhóm “G5” trước đây bán ra bình ổn theo chủ trương chính sách, nay một sự xem xét từ Ngân hàng Nhà nước như ý kiến trên có thể xem là công bằng. Cũng lưu ý rằng, việc bán ra đó có giới hạn chỉ là 40% lượng vàng tồn quỹ, không phải 40% tổng lượng huy động.
Song, sẽ là một sự trả giá đáng chú ý cho hoạt động chuyển đổi xa hơn nữa, cũng như hoạt động huy động và cho vay vàng trước đây.
Trước khi Ngân hàng Nhà nước từng bước cắt bỏ nghiệp vụ huy động và cho vay vàng trong năm 2011 và 2012, một lượng lớn vốn vàng đã được đổi đời. Hàng trăm nghìn lượng vàng đã theo kênh này chảy vào nền kinh tế, mà những hệ lụy còn dai dẳng.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, có những khoản vay quy mô lớn, kỳ hạn rất dài trong quá khứ, có thể gắn với những bất cập. Nhiều cầu hỏi đặt ra: những ai có khả năng được vay vàng quy mô lớn, sự mạo hiểm khi dùng vốn vàng huy động ngắn hạn cho vay tới 10 - 15 năm như thế nào và áp lực thanh khoản liên quan, vốn vay từ vàng đã đi đâu…?
Cái này dĩ nhiên chỉ các đối tượng liên quan, cơ quan quản lý biết, mà không dành cho số đông. Vấn đề là, cơ cấu kỳ hạn cho vay đó có thể tạo sức ép thanh khoản, lực cầu kích thích chênh lệch giá trong nước và thế giới thời gian qua; khả năng trả nợ của các “đại gia” đến đâu và không loại trừ rủi ro nợ xấu, hay chính ngân hàng phải thay mặt họ đi ra thị trường mua vàng trả lại cho nguồn huy động - thêm cầu đẩy giá và doãng chênh lệch. Điểm quan trọng nữa là giả thiết, nguồn vốn vay từ vàng lớn có thể đã chảy vào chứng khoán, bất động sản và góp phần thổi thêm bong bóng trước đây; hoặc chảy vào những vụ mua bán để chi phối hoạt động của những ngân hàng thương mại nào đó… Nó là một dòng vốn vay mượn, tiềm ẩn nhiều rủi ro trước khả năng tạo chóng mặt của giá vàng.
Với riêng các ngân hàng thương mại, sự trả giá này, nếu có, cũng không hẳn là quá đắt. Vốn vàng dĩ nhiên đã sinh lãi cho họ trong quá khứ; nguồn vốn chuyển đổi từng thời gian dài ẵm lãi suất cho vay cỡ 20 - 25%/năm, thậm chí cao hơn nữa…
Phải bán cho “tay to”!
Đã 6 phiên đấu thầu, khoảng 6 tấn vàng đã được bán ra. Các ngân hàng thương mại là những “tay to” trúng thầu.
Dư luận thời gian rồi ồn ào theo hướng, Ngân hàng Nhà nước mở ra một cánh cửa để những “tay to” đó tất toán trạng thái. Điều đó là rất bình thường, nói đúng hơn là buộc phải khắc phục những vấn đề quá khứ để lại.
Trả giá cho vốn vàng! 2Sau ba mươi năm, cú rơi khủng khiếp như lúc này mới diễn ra. Cứ cho là ngân hàng lỗ cả hai đầu, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, tài sản nhiều người dân dành dụm bốc hơi một cách nhanh chóng… Nhưng vẫn có những người không lỗ! Họ là ai?
Câu hỏi đáng quan tâm hơn là: nếu Ngân hàng Nhà nước không bán ra, họ lấy đâu ra nguồn để tất toán, bởi đã hai năm rồi việc chi ngoại tệ để nhập vàng (kể cả nhập lậu) đã bị cắt đứt? Khi không có cung qua đấu thầu, phải tất toán và tránh vỡ thanh khoản (mà cái giá phải trả nếu vỡ chắc chắn không gói gọn ở họ), họ phải mua bằng mọi giá. Mua bằng mọi cách, bằng mọi giá thì điều gì sẽ xẩy ra?
Dễ thấy hoạt động đấu thầu vàng miếng hiện nay trước hết là để trả lời cho những câu hỏi trên, khắc phục quá khứ, mà nói trả giá cho vàng trong quá khứ cũng không sai. Khi “xử” xong việc tất toán, thu hẹp chênh lệch giá vàng là bước tiếp theo, mà nó đã bớt áp lực từ cái rốn hút hàng tất toán.
Và những người không bao giờ… lỗ
Sau ba mươi năm, cú rơi khủng khiếp như lúc này mới diễn ra. Cứ cho là ngân hàng lỗ cả hai đầu, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, tài sản nhiều người dân dành dụm bốc hơi một cách nhanh chóng… Nhưng vẫn có những người không lỗ! Họ là ai?
Hơn 20 triệu lượng vàng miếng SJC đã đưa ra thị trường từ trước tới nay. Một câu hỏi lớn, rất lớn, là nó đã đi đâu? Sao nguồn hàng không quay lại thị trường khiến nó thiếu cung căng thẳng suốt thời gian qua?
Nếu là giới đầu cơ, găm giữ lượng lớn với thời gian dài là điều tối kị. Với đại đa số người dân, vàng nữ trang mới phản ánh đúng sự chắt bóp, dành dụm của nhiều người…
Vậy thì, hàng triệu lượng vàng miếng SJC sẽ nằm ở đâu đó, nó không trở lại giao dịch, và dường như, nó không muốn lộ diện. Nói cụ thể, hàng triệu lượng vàng có thể đang đóng vai trò che giấu tài sản, không phải kê khai, và đương nhiên không rõ nguồn tiền ở đâu để sở hữu. Với những người này, giá vàng có tạo thêm nhiều phiên choáng váng đi nữa, có thể họ vẫn không lỗ!
Còn giao dịch vài hôm nay, trao đổi với VnEconomy, cả đại diện Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn DOJI đều cho cái nhìn tổng quan: phần lớn người dân sau một thời gian dài mới thấy giá vàng thấp vậy, nên họ đi mua, lẻ tẻ như một sự dành dụm…
(VnEconomy)

Hơn 7.400 tỷ đồng của ACB “mắc kẹt” vì bầu Kiên

ACB trải qua năm 2012 đầy sóng gió.
ACB trải qua năm 2012 đầy sóng gió.
Số dư nợ của 6 công ty liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên tại ACB còn tới 7.416 tỷ đồng. Từ tháng 9/2012, NHNN đã thực hiện thanh tra toàn diện về vấn đề này song chưa công bố kết luận.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất 2012 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được kiểm toán, trong nợ gần chú ý của ACB năm ngoái đã lên đến 5.421,1 tỷ đồng, con số này gấp 17 lần năm 2011.
Nhóm nợ này bao gồm 3.511,5 tỷ đồng cho vay đối với 6 công ty do ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là Thành viên HĐQT (gọi tắt là nhóm 6 công ty).
Trong số này, ACB cho hay, 1 công ty đang bị điều tra từ bên ngoài từ tháng 8/2012 sau khi ông Kiên bị bắt giữ. Các cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa ACB với các công ty này.
Tại phần lưu ý của kiểm toán, PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động của ACB từ tháng 9/2012.
“Chúng tôi hiểu rằng, một trong các mục tiêu chính của cuộc thanh tra này là nhằm điều tra số dư của ngân hàng với 6 công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên” – theo PwC.

Khoản dư nợ chính của 6 công ty liên quan tới bầu Kiên tại ACB hơn 7.000 tỷ đồng.
Khoản dư nợ chính của 6 công ty liên quan tới bầu Kiên tại ACB hơn 7.000 tỷ đồng.
Theo đó, tại ngày 31/12/2012 và tại ngày phê duyệt báo cáo tài chính hợp nhất này, ngân hàng chưa được thông báo về kết quả của cuộc thanh tra. Do vậy, kết luận của cuộc thanh tra và ảnh hưởng của kết luận (nếu có) đã không được phản ánh trong báo cáo tài chính hợp nhất này.
Thuyết minh tài chính của ACB cũng hé lộ, ngoài các khoản cho vay, ngân hàng còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và các khoản phải thu khác với những công ty này.
Trong đó, khoản dư đầu tư vào chứng khoán là 2.450 tỷ đồng với lãi suất từ 5,29-14,85%/năm, đáo hạn đến năm 2018 và 2020.
Tổng cộng, tại ngày 31/12/2012, số dư đã lên tới 7.128,3 tỷ đồng. Ngân hàng phải dự phòng cụ thể 171,87 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, BCTC của ACB cũng lưu ý khoản lãi phải thu từ trái phiếu do 3 trong số 6 công ty phát hành đến hạn trong tháng 11/2012 và tháng 3/2013 với tổng số tiền là 287,66 tỷ đồng. Tuy nhiên, ACB đã gia hạn thời hạn trả các khoản này đến năm 2015 và năm 2018. Dự phòng trích lập 14,75 tỷ đồng.
Như vậy, tổng dư nợ của 6 công ty này tại ACB phải là 7.415,98 tỷ đồng.
Nắm tài sản thế chấp gần 7.123 tỷ đồng
Cuối năm 2012, sau khi nhóm 6 công ty này bầu ra Ban lãnh đạo mới, người đại diện pháp luật mới và hoạt động đi vào ổn định, ACB đã ký thỏa thuận với 5 trong số 6 công ty này, yêu cầu mọi giao dịch tài chính, giao dịch thanh toán, nhận thanh toán của các công ty này phải thực hiện thông qua tài khoản mở tại ACB.
Thỏa thuận cũng quy định, ACB có quyền yêu cầu các công ty bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo khi giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm chuyển nhượng cao hơn tại thời điểm thế chấp.
Ngoài ra, thu nhập từ danh mục đầu tư của các công ty, bao gồm cả những khoản đầu tư không thể thế chấp tại ACB sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ nợ với ACB.
Thỏa thuận với công ty thứ 6 được ký ngày 5/3/2012 cũng có các điều khoản tương tự.
Tổng cộng, đến 31/12/2012, khối tài sản thế chấp mà ACB đang nắm giữ để đảm bảo cho số dư với 6 công ty này đạt 7.122,8 tỷ đồng.
Mai Chi
(Dân trí)

Đảng Dân Chủ Việt Nam: Khả năng xuất hiện bước ngoặt chính trị ở Việt Nam

Kính gửi Dân Luận,
Xin được gởi đến Quý vị bài viết sau đây để phổ biến rộng rãi cho công luận.
Xin cảm ơn và kính chào Quý vị.
Trần Anh Phương
Chánh Văn Phòng
Đảng Dân Chủ Nhân Dân
Tình hình chính trị Việt Nam đang diễn biến nhanh, có khả năng tạo ra những mấu chốt xoay chuyển trong năm nay. Từ đầu tháng 3 đến giờ hội nghị trung ương 7 của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa thể nhóm họp vì bộ chính trị đảng này đang phải đấu nhau quyết liệt. Các xu thế thay đổi chính trị khác nhau đang ngày càng rõ hơn và ẩn đằng sau các cuộc đấu tranh giành quyền lực. Vừa xuất hiện một yếu tố rất nặng cân làm thay đổi đáng kể cán cân giữa các xu thế. Đó là Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ dấu hiệu rõ rệt đứng về phía phương Tây. Cú xoay thế này của lực lượng cơ hội đã làm cho xu hướng lệ thuộc vào Trung Quốc của lực lượng thủ cựu bị yếu thế nặng nề và có khả năng phá vỡ sự liên kết giữa Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang nhằm loại trừ Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trước Quốc hội vào tháng 5 tới.
Đã có dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc quyết định hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cửa ải này. Tình trạng kinh tế tồi tệ làm cho Việt Nam lệ thuộc nghiêm trọng vào thị trường của những nước này và EU. Một mặt Việt Nam vẫn cần tiền đổ vào để giải cứu ngân hàng và bất động sản không sụp đổ kéo theo sự tan rã của cả nền kinh tế và chính trị. Mặt khác vẫn cần duy trì được thị trường xuất khẩu mà hiện nay là nguồn thu chủ lực giúp đất nước còn lây lất được phần nào trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong khi Trung Quốc hoàn toàn dư năng lực để đổ tiền vào cứu trợ ngân hàng và bất động sản cho Việt Nam thì nước này lại là một gánh nặng nhập siêu khổng lồ đối với Việt Nam trong giao thương giữa hai nước. Mức thâm hụt thương mại này đã lên đến 12 tỷ USD năm ngoái, vượt quá mức thặng dư thương mại mà Việt Nam có được từ Mỹ, Nhật, Hàn và EU. Do vậy việc nhận cứu trợ từ Trung Quốc là điều không thể xảy ra vì nó sẽ càng làm cho sự sụp đổ kinh tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Đó là chưa kể đến những tác động chính trị như những hậu quả tất yếu của việc nhận cứu trợ từ Trung Quốc là: (1) Các nước phương Tây sẽ gia tăng các hàng rào thương mại để ngăn cản hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường của họ. Hậu quả của tác động này sẽ rất nhanh chóng và khốc liệt đối với nền kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam. (2) Phong trào phản đối Trung Quốc từ trong nước sẽ có dịp bùng phát mạnh mẽ với sự hậu thuẫn ngầm của những nhân vật chóp bu trong đảng Cộng sản Việt Nam không muốn theo Trung Quốc. Rất nhiều khả năng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một trong những nhân vật này. Ngay cả khi chính quyền Cộng sản Việt Nam không nhận cứu trợ từ Trung Quốc thì làn sóng phản đối Trung Quốc vẫn sẽ gia tăng mạnh mẽ từ các lực lượng quần chúng. Đến thời điểm thích hợp thì lực lượng ủng hộ thân Mỹ trong đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thừa gió bẻ măng và đẩy lên thành một phong trào mạnh mẽ.
Chuyến thăm Nga của Tập Cận Bình mới đây kèm với các hợp đồng mua vũ khí Nga hơn 2 tỷ USD và những thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai nước này là một cái tát vào chính quyền Cộng sản Việt Nam. Nó làm niềm tin của bộ chính trị đảng này cho rằng họ mua vũ khí của Nga để có được sự bảo kê quân sự từ nước này lung lay trầm trọng. Nga lộ mặt là một kẻ lái súng trục lợi giữa những cuộc tranh chấp xung đột. Điều này sẽ dẫn tới áp lực buộc phải chấp nhận những điều kiện của Mỹ để nước này dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc Việt Nam chấp nhận ngồi vào bàn để đối thoại nhân quyền với Mỹ vào giữa tháng 4 tới theo những nghị trình mà Việt Nam đã không đồng ý vào cuối năm 2012 chứng minh rằng áp lực nói trên đang rất lớn và có tác dụng.
Cùng lúc với chuyến thăm này của Tập Cận Bình, ở Việt Nam xảy ra hai sự kiện đáng chú ý: (1) Tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin tàu đánh cá của Việt Nam. Báo chí nhà nước được bật đèn xanh khai thác sự kiện này. (2) Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc bất ngờ công bố và khởi công dự án xây dựng nhà máy “lớn nhất thế giới” tại Thái Nguyên với sự tham dự của Nguyễn Tấn Dũng. Đây chính là cái phao để ông này có thể vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào tháng 5 tới, nhưng cũng sẽ là một sợi dây cương để điều khiển ông ta xoay thế về phía Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á của họ. Với bản tính dễ dàng xoay trở của Nguyễn Tấn Dũng, dấu hiệu này hứa hẹn một bước ngoặc thay đổi chính trị ngọan mục của Việt Nam.
Với thực trạng kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam hiện nay, bước ngoặc này rất có nhiều khả năng xảy ra trong năm nay 2013 vì nền kinh tế Việt Nam không còn đủ sức lây lất dài hơn nữa và các phong trào dân chủ Việt Nam đang dần nhanh chóng tụ về mục tiêu chung là quyền con người. Sự hội tụ này đang tạo ra một sức mạnh ngày càng tăng, áp lực không nhỏ lên chính quyền Cộng sản Việt Nam buộc phải có những nhân nhượng nhằm cải cách chính trị theo hướng tiến bộ hơn. Sự chia rẽ trong hàng ngũ cấp cao của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các xu thế thay đổi ngày càng sâu sắc và là một hệ quả tất yếu của tất cả những tác động bên ngoài lẫn bên trong đã kể trên.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử, phải lựa chọn giữa xu thế tiến bộ của thế giới văn minh hoặc phải đứng hẳn về phía thụt lùi lệ thuộc vào Trung Quốc. Không còn có thể đi dây ngoại giao được nữa.
Ngày 27 tháng 3 năm 2013
ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
Phó Tổng Thư Ký

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh bắt”

Nói chuyện với hàng trăm ngư dân chiều qua (15.4) ngay tại cảng cá Lý Sơn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì bà con cô bác cứ đánh bắt".

Ngư dân “tố” tàu Trung Quốc
 

Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì bà con cô bác cứ đánh bắt. Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ tính mạng và tài sản

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Báo cáo với Chủ tịch nước, ngư dân Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải (H.Lý Sơn, Quảng Ngãi), cho biết từ bao đời nay ngư dân Lý Sơn vẫn vươn khơi bám biển tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngư trường này là nơi che chắn, bao bọc ngư dân mỗi khi có bão tố song trong những năm qua không những thiên tai mà nhân tai thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, tại ngư trường Hoàng Sa, việc tàu Trung Quốc bắt bớ, lấy tài sản khiến nhiều ngư dân lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
Ngư dân Bùi Văn Phải, chủ tàu cá QNg 96382 TS, kể thời gian gần đây liên tục “đụng” tàu của phía Trung Quốc, ngang ngược rượt đuổi, tấn công khiến nhiều chuyến biển thua lỗ nặng. Mới đây nhất, ngày 20.3 tàu cá của ông bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca bin... “Để vươn khơi bám biển an toàn, ngư dân Lý Sơn mong muốn nhà nước, Chính phủ cần có nhiều cơ chế, chính sách, trong đó hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để sắm tàu, mua sắm ngư lưới cụ, đồng thời các cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu bảo vệ ngư dân hành nghề hợp pháp ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam”, ông Phải kiến nghị.
Theo ông Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Lý Sơn. Số lượng tàu thuyền, nhất là tàu công suất lớn và sản lượng hải sản hằng năm đều tăng. Nhưng điều khiến ngư dân lo lắng mỗi khi ra khơi là việc nước ngoài đòi tiền chuộc, lấy tài sản liên tục xảy ra. Tính từ năm 2012 đến nay, cả huyện có 28 tàu cá bị nước ngoài đòi tiền chuộc, bắt giam giữ ngư dân, đập phá, lấy tài sản và ngăn cản không cho khai thác ở Hoàng Sa, gây thiệt hại gần 1,7 tỉ đồng. “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ riêng cho những ngư dân bị thiệt hại, mỗi tàu cá khoảng 50% vốn để ngư dân có thể kết hợp với các nguồn khác đóng mới lại tàu thuyền, mua sắm ngư cụ tiếp tục bám biển; đồng thời chỉ đạo lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư tiến hành tuần tra thường xuyên bảo vệ ngư dân yên tâm hành nghề”, ông Huyện đề nghị.
Biểu dương tinh thần kiên cường vươn khơi, bám biển của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước khẳng định: “Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì bà con cô bác cứ đánh bắt. Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ tính mạng và tài sản.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh bắt”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho ngư dân Lý Sơn - Ảnh: Hiển Cừ
Chuyện quốc gia đại sự
Chủ tịch nước cho rằng, các cơ quan chức năng lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ ngư dân khi gặp nạn trên biển. Tuy nhiên, hoạt động trên biển xa đòi hỏi tính cộng đồng càng cao. Do vậy ngư dân phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ lợi ích để tăng hiệu quả kinh tế trong đánh bắt. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Sống bằng nghề biển thì chỉ có đánh bắt cá nhưng đánh bắt gần bờ lạm sát hải sản, nên cũng phải mức độ thôi. Phải tăng cường khai thác xa bờ. Sắp tới, nhà nước sẽ tiếp tục bổ sung nhiều chính sách, nhất là hoạt động đánh bắt xa bờ mang tính bền vững để phát triển kinh tế biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.   
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế biển. Theo Chủ tịch nước, sản lượng hải sản tăng, nhiều tàu thuyền công suất lớn chính là kết quả của tinh thần bám biển của ngư dân cũng như những chính sách hỗ trợ của nhà nước bước đầu phát huy hiệu quả. “Có chính sách tốt rồi nhưng cũng phải cần tiếp tục hoàn thiện. Nghề cá nằm trong Chiến lược biển Việt Nam, là chuyện quốc gia đại sự nên các bộ, ngành T.Ư liên quan cần rà soát các loại phí, thuế, trong đó quan trọng nhất là tổ chức lại hậu cần nghề cá nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân. Trước mắt cần triển khai thí điểm ở những tỉnh, huyện trọng điểm về nghề cá”, Chủ tịch nước lưu ý.
Chủ tịch nước cho rằng, chuyện “đụng” nhau trên biển không phải là vấn đề giải quyết một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Đây là chuyện cơ đồ, chuyện lâu dài. “Mỗi khi ngư dân gặp nhân tai trên biển, chính quyền huyện Lý Sơn cần xác minh thật kỹ nguyên nhân vụ việc, báo cáo kịp thời để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng T.Ư can thiệp”, Chủ tịch nước nói.
Truy tặng Huân chương Sao Vàng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng
Ngày 15.4, tại hội trường Huyện ủy Tiên Phước (Quảng Nam), lãnh đạo nhà nước cùng chính quyền tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ truy tặng Huân chương Sao vàng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng - nguyên quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876  - 1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên, sinh ra tại làng Thạnh Bình (nay là xã Tiên Cảnh). Cuộc đời cụ là một là tấm gương sáng ngời về truyền thống vượt khó, hiếu học, về nếp sống thanh cao, giản dị; không màng danh lợi, suốt một đời vì nước vì dân. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dù tuổi đã cao nhưng với lòng yêu nước nhiệt thành, cụ đã nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra gánh vác việc nước...
Phát biểu tại buổi lễ hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Là một sử gia, cụ đã để lại nhiều công trình giá trị, nhiều nguồn tư liệu quý về lịch sử nước nhà. Trong đó có những chứng cứ về chủ quyền lãnh thổ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chúng ta. Suốt đời vì nước vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc...”.
Hoàng Sơn
Hiển Cừ


Bản tin tiếng Anh

  • Fixed-asset investment up 20.9% (Washington Post) - Urban fixed-asset investment fell in March but growth from the private sector was robust, indicating policies on boosting private investment have taken effect.
  • China leads region in business aircraft (Washington Post) - The Chinese mainland led the region in business aircraft in 2012, with 187 aircraft, up by 103 percent from 2002, data from market researchers JetNet show.
  • A clear vision for the visual effects industry (Washington Post) - With most visual effects companies in Hollywood suffering financially, doing business in China would seem to be a natural route to expansion, driven by the rapid growth of the world's second-largest film market.
  • Iceland to sign FTA with China (Washington Post) - Iceland will become the first European country to sign free trade agreement with China next week, according to Prime Minister of Iceland Johanna Sigurdardottir who kicked off her visit to Beijing on Friday.
  • $17b trade target 'to be met soon' (Washington Post) - The 2015 annual trade target between China and New Zealand, at NZ$20 billion ($17.24 billion), will be realized at least one year earlier.
  • Speeches and cream on foreign tour (Washington Post) - Skin care cream Pehchaolin is making a comeback in China after Peng Liyuan, China's first lady, presented an assortment of products from the previously out-of-fashion brand as State gifts during her foreign tour with President Xi Jinping last month.
  • Main players adapt to slowing sales (Washington Post) - The period of breakneck growth in demand for luxury brands in China appears to be over, with top brands now working hard to consolidate their positions.
  • Bird flu concerns threaten Yum's sales (Washington Post) - Yum Brands Inc, the owner of KFC and Pizza Hut restaurants, said sales in its largest overseas market will see a steep dive as a result of bird flu scares.
  • When white is right (Washington Post) - Anji White Tea is, confusingly perhaps, a type of green tea. It's lacking in color and short of caffeine, hence the name.
  • Third anniversary of Yushu earthquake marked (Washington Post) - A gigantic thangka, or silk painting, is spread over a hillside during a Buddhist commemoration on Sunday marking the third anniversary of the magnitude-7.1 Yushu earthquake.
  • 'Cold War' sweeps Hong Kong Film Awards (Washington Post) - Police action thriller Cold War swept the Hong Kong Film Awards on Saturday, carrying off nine prizes including the best actor gong for veteran star Tony Leung Ka-fai.
  • Chinese teen golfer draws young admirers (Washington Post) - Chinese teenager Guan Tianlang extended his record run at the Masters into the third round, followed by larger galleries and a 'Guan Army' of young admirers at Augusta National on Saturday.
  • Rethinking ink art (Washington Post) - More than 200 ink paintings from 61 Chinese artists are on show at Beijing's Today Art Museum, showcasing the ancient art form in a contemporary context.
  • Free trade agreement opens door (Washington Post) - After six years of negotiations, Iceland on Monday became the first European country to sign a free trade agreement with China.
  • President meets 'old friend' in Beijing (Washington Post) - Iowa Governor Terry Branstad renewed his decades-long friendship with President Xi Jinping when they met in Beijing on Monday, for the fifth time.
  • Premier calls for deepened reform (Washington Post) - China should promote economic transformation and upgrading through deepened reform while maintaining stable economic development, Premier Li Keqiang said over the weekend.
  • Real work begins after fruitful talks (Washington Post) - Talks between Chinese leaders and United States Secretary of State John Kerry during his two-day visit to China were fruitful, said analysts.
  • Xi urges close relations with France (Washington Post) - Xi urged China and France to deepen strategic trust in an open and innovative spirit and boost coordination and cooperation in bilateral and international affairs.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét