Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Tin ngày 16/4/2013 - Đòi đổi tên nước, các nhà "lật pháp" "tung chiêu" gì?

  • Vì sao nhiệt độ Trái đất tăng chậm lại trong thập niên qua ? (RFI) - Trong thời gian gần đây, một nghịch lý được nhiều nhà khoa học về môi trường và biến đổi khí hậu rất quan tâm, đó là : Vì sao thập niên vừa qua được ghi nhận là giai đoạn Trái đất nóng chưa từng có, thế nhưng, tốc độ tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái đất trong thời gian này lại gần như chững lại ?
  • Ý : Tiếp tục bế tắc chính trị (RFI) - Sau gần hai tháng, từ ngày 25/02 đến nay, Quốc hội khóa mới ra đời, nhưng tình hình chính trị ở Ý xem ra vẫn còn bế tắc.
  • Những quái thai của Marx (VOA) - So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo
  • Chad rút binh sĩ khỏi Mali (VOA) - Chad bắt đầu rút binh sĩ ra khỏi Mali, nước láng giềng mà Chad đã phái quân đội tới giúp chống các phần tử chủ chiến Hồi giáo ở miền bắc
  • Chủ tịch Sang ra thăm đảo Lý Sơn (BBC) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm ngư dân đảo Lý Sơn, một tuần sau khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm ngư dân đảo Hải Nam.
  • Đối thoại an ninh biển Nhật-Việt (BBC) - Việt Nam và Nhật Bản lần đầu tiên đối thoại song phương về an ninh biển trong khi hai chiến hạm của Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng.
  • Sinh viên luật 'yêu cầu xin lỗi' (BBC) - Nhóm ba sinh viên Đai học luật TP HCM yêu cầu Đoàn trường xin lỗi sau khi bị đả kích vì viết "Tuyên ngôn công lý cho Đoàn Văn Vươn".
  • Mặc áo bằng vàng thật (BBC) - Một người đàn ông Ấn Độ mặc áo làm bằng vàng thật, trị giá khoảng 250.000 đô la Mỹ.
  • 'Vừa thích tu vừa thích hưởng thụ' (BBC) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Truyến nói xã hội Việt Nam đang tha hóa về tôn giáo qua việc các đại gia, quan chức và chùa chiền 'trao nhận tài lực'.
  • Mặc áo bằng vàng thật (BBC) - Một người đàn ông Ấn Độ mặc áo làm bằng vàng thật, trị giá khoảng 250.000 đô la Mỹ.
  • TPP hay khúc quanh Việt - Mỹ? (BBC) - TPP có thể được khởi đầu từ tinh thần hòa giải, nhưng phải là một sự hòa giải thực chất chứ không phải bóng gió quanh co.
  • Lật tẩy 'đòn hiểm' của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO-Mưu đồ thôn tính Biển Đông thông qua 'đòn hiểm' với hình thức tàu ngư nghiệp, du lịch...của Trung Quốc bị Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa Yale lật tẩy.
    Trung Quốc có vũ khí mới trên Biển Đông đó là tàu du lịch và du khách.
  • Việt Nam đề nghị tuyệt đối không sử dụng vũ lực đối với ngư dân (BaoMoi) - Ngày 4/4 tại Brunei Darussalam đã diễn ra Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+). Phát biểu trên diễn đàn hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhấn mạnh: Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cố gắng cao nhất để đảm bảo tự do, an toàn và an ninh hàng hải quốc tế trên các vùng biển và khu vực thềm lục địa do Việt Nam quản lý. Việt Nam đề nghị các nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển”.
  • “ASEAN phải là một mặt trận thống nhất” (BaoMoi) - Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhấn mạnh, các quốc gia thành viên ASEAN cần phải duy trì được sự thống nhất khi đề cập đến các vấn đề quốc tế, đặc biệt rút kinh nghiệm sau những bất đồng sâu sắc trong khối quan vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hồi năm ngoái.
  • Tàu chiến TQ tập trận tấn công trên Thái Bình Dương (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Hai tàu chiến của hạm đội Nam Hải Trung Quốc tiếp tục cuộc tập trận tấn công và phòng vệ tại khu vực tây Thái Bình Dương, sau khi vừa kết thúc cuộc tập trận xa bờ dài ngày trước đó.
  • La Viện lại kêu gào thành lập dân binh, vũ trang tàu cá ra Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Tướng "diều hâu" này tiếp tục kêu gào giới chức Trung Quốc cho ngư dân nước này tổ chức hệ thống "dân binh" lên thuyền, vũ trang cho từng tàu cá để "đối phó" với lực lượng chức năng của các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông (khi chúng đánh bắt trái phép và bị lực lượng này phát hiện - PV).
  • Đừng ảo tưởng Trung Quốc từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông (BaoMoi) - Chúng ta không nên ảo tưởng gì về việc nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng và âm mưu độc chiếm Biển Đông. Bởi tham vọng bá quyền của Trung Quốc có từ ngàn năm và xuyên suốt qua tất cả các thời kỳ. Tuy nhiên đừng sợ Trung Quốc, Việt Nam phải mạnh lên, phải nhất trí, đoàn kết để chặn đứng dã tâm của Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông.
  • Asean cần đưa ra tuyên bố chung (BaoMoi) - TT - Trả lời Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng với Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia năm năm lần thứ 12, Trung Quốc hoàn toàn không có ý định nói suông hay hô hào khẩu hiệu ở biển Đông.
  • Mỹ phản đối Trung Quốc dọa dẫm láng giềng (BaoMoi) - Ngoại trưởng John Kerry hôm qua (14/4) tuyên bố, Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản và phản đối bất kỳ hành động dọa dẫm, cưỡng ép nào của phía Trung Quốc nhằm chiếm đóng quần đảo đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
  • Mỹ phản đối "Trung Quốc xâm chiếm Senkaku" (BaoMoi) - (NLĐO) – Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản và phản đối mọi hành động của Trung Quốc nhằm xâm chiếm vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo trên biển Hoa Đông.
  • Ý tưởng táo bạo đảo tiền tiêu Lý Sơn giữa Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Nhóm 6 sinh viên ĐH Kiến Trúc Hà Nội có ý tưởng độc đáo nhằm xanh hóa đảo tiền tiêu Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) và nâng cao chất lượng sống trên hòn đảo nằm giữa Biển Đông.
    Đảo Lý Sơn trong ý tưởng của nhóm sinh viên.
  • “Nhật đã kéo được Đài Loan về phía mình” (BaoMoi) - Ngày 10.4 vừa qua, Đài Loan và Nhật Bản đã ký một hiệp định về đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Senkaku, mà Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng cả Trung Quốc (TQ) và Đài Loan đều giành chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
  • Cảnh giác kế “dương đông, kích tây” nhằm độc chiếm biển Đông (BaoMoi) - Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - cho rằng những động thái mới nhất của Trung Quốc (TQ) như đưa khách du lịch ra Hoàng Sa, công bố quy hoạch phát triển đại dương… đều nằm trong kế hoạch tính toán có bài bản và là những âm mưu thâm độc mà chúng ta phải hết sức cảnh giác.
  • Philippines tính cắt bớt ngân sách giáo dục, tăng chi tiêu quốc phòng (BaoMoi) - (GDVN) - Đây là một trong những nỗ lực của Nội các Aquino nhằm "xây dựng thế trận quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu để ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào có thể được thực hiện đối với Philippines", Jose Cuisia Jr - Đại sứ Philippines tại Mỹ cho biết.
  • Nhật Bản có thể sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (BaoMoi) - Japan Times ngày 15/4 đưa tin sau cuộc hội đàm về an ninh hàng hải dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 5/2013 tại Hà Nội, Việt Nam hy vọng, Nhật Bản sẽ cung cấp một số tàu tuần tra nhằm cải thiện an ninh hàng hải tại Biển Đông.
  • Có khả năng Biển Đông 'dậy sóng' vào cuối tháng 4, đầu tháng 5? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thuật ngữ “Giấc mơ Trung Quốc”, “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa” do ông Tập Cận Bình đề cập trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch nước hôm 17/3 lại được ông Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhắc lại khi trả lời phỏng vấn tờ Quân giải phóng Trung Quốc hôm 9/4. Điều này khiến giới chuyên môn cảnh báo về khả năng xảy ra “gây hấn nhỏ” tại Biển Đông vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 bởi khi đó biển lặng và…
  • Sẽ họp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng COC (BaoMoi) - SGTT.VN - Với những hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng tăng nhằm đặt thực tế thành việc đã rồi, liệu cuộc họp chưa định ngày sắp tới có đạt được tiến bộ gì hay chỉ là một marathon dài hơi?
  • Chủ tịch nước đối thoại với ngư dân (BaoMoi) - TP - Thay vì nghe lãnh đạo địa phương báo cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu được làm “phóng viên” để “phỏng vấn” ngư dân nhằm nắm rõ khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của bà con ngư dân tại cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) ngày 14/4.
    Chủ tịch nước với ngư dân Núi Thành. Ảnh: Nguyễn Thành .
  • Bắc Kinh tìm cách “bẻ đũa” (BaoMoi) - Để thâu tóm biển Đông, Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn công vụ hóa các lực lượng gây hấn và tìm cách “bẻ đũa” những bên tranh chấp.

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Đòi đổi tên nước, các nhà "lật pháp" "tung chiêu" gì?

Quốc huy nước VNDCCH và CHXHCNVN
Mấy ngày gần đây dư luận lại xôn xao về đề xuất phương án đổi tên nước trở lại thành Việt Nam dân chủ cộng hòa thay cho tên hiện hành. Đề xuất này vốn không hề mới, nhưng nó nóng lên vì gắn với đợt tổng kết 3 tháng lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp của ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp. Tôi không rõ số liệu cụ thể mà Ủy ban tổng kết thế nào nhưng qua những gì báo chí thể hiện thì tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi Ủy ban lại cho rằng đây là một đề xuất có tính nghiêm túc. Tôi dẫn nguồn như sau:

Báo Pháp luật TP.HCM: Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ (tên nước là CHXHCN Việt Nam), xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước VN là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH)”.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng VNDCCH là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chủ tịch tuyên đọc ngày 2-9-1945 lịch sử. Tên gọi ấy được khẳng định trong HP 1946, 1959 và chỉ chính thức được thay đổi bởi HP 1980.Tên nước ấy gắn với hai cuộc kháng chiến, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam và công cuộc xây dựng đất nướcVề mặt pháp lý, tính đến thời điểm này, tên gọi ấy được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.

Trở lại với VNDCCH tạo ra sức lôi cuốn, tập hợp đoàn kết dân tộc, tạo đồng thuận toàn xã hội, thuận lợi hơn trong quan hệ quốc tế, góp phần phát huy, tranh thủ các nguồn lực kiến thiết, phát triển đất nước, vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay. Trở lại với tên gọi ấy không phải là phủ nhận định hướng XHCN. Định hướng ấy nằm trong nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cả ở những nội dung cần thiết trong HP mới.

Báo Dân trí: Đề xuất phương án mới về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tên gọi này cũng được cho là phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN. Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…

Việc lựa chọn tên nước theo phương án này, UB dự thảo nhận định, không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển đất nước theo định hướng XHCN bởi chủ trương, đường lối, pháp luật của nhà nước cũng như bản thân các quy định của Hiến pháp vẫn đang khẳng định mục tiêu nàyThực tế, trong giai đoạn từ 1954 đến 1976, với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước vẫn khẳng định và thực hiện công cuộc xây dựng CNXH.

Từ những lập luận đó, UB Dự thảo thể hiện lại Điều 1 để làm rõ hơn hình thức chính thể và chủ quyền của Nhà nước, đồng thời đề xuất phương án quy định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong những vấn đề mà tôi gạch chân ở trên, điều đầu tiên mà tôi đặt dấu hỏi là cụm từ "Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân" của báo Pháp luật TPHCM. Không hiểu đây là nguyên văn thông báo kết quả của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay là của tác giả bài báo (Nghĩa Nhân) sáng tác ra? "Nhiều tầng lớp nhân dân" ở đây là những tầng lớp nào? mỗi tầng lớp có bao nhiêu "nhân dân"? Những "ný nuận" khác tôi gom lại như dưới đây:
1. Tên gọi gắn liền với Tuyên ngôn độc lập, với chính thể cộng hòa đầu tiên, do Bác Hồ đặt.
2. Tạo sức lôi cuốn, đoàn kết dân tộc, thuận lợi trong quan hệ quốc tế...
3. Phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, tại sao tên gọi đầu tiên của nước ta là Việt Nam Dân chủ cộng hòa?

Chữ Cộng hòa trong tên nước thể hiện chế độ nghị viện (quốc hội) và có trong hầu hết tên các nước trên thế giới nên không bàn tới nữa. Chữ "dân chủ" vốn là một thuộc tính của các cuộc cách mạng tư sản chống lại sự thống trị của chế độ phong kiến, giai cấp quý tộc và đối lập với "quân chủ". "Dân chủ" ở đây cũng không có nghĩa là toàn bộ nhân dân lao động được làm chủ đất nước mà chỉ dành cho giai cấp tư sản, chủ thể của cuộc cách mạng tư sản.
Cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 có 2 nhiệm vụ chính là: "phản đế, phản phong", tức lật đổ chế độ phong kiến và ách thống trị của thực dân Pháp ("đế" là "đế quốc", "phong" là "phong kiến"). Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công nhưng mới chỉ lật đổ được chế độ phong kiến chứ gốc rễ của thực dân vẫn bám chặt trên mảnh đất hình chữ S này (mục tiêu "dân chủ"). Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập năm 1941 với mục đích "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Tức là  trong thời điểm bấy giờ, việc giành độc lập dân tộc là mục tiêu tối thượng, không phân biệt tầng lớp nhân dân, quan điểm chính trị, tôn giáo,... miễn là "người yêu nước". Ngoài ra, để tránh việc trở thành quân cờ trong tình hình đối đầu ý thức hệ nóng bỏng của thế giới bấy giờ, cần thiết phải có một cái tên nước trung dung, không ngả nghiêng theo phe nào cả. Có được điều đó là nhờ con mắt tinh tường và kinh nghiệm của Bác Hồ sau bao năm lăn lộn ở chính trường quốc tế. Vì vậy tên gọi "Việt Nam dân chủ cộng hòa" bấy giờ là hoàn toàn hợp lý.

Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - 2/9/1945

Những năm gần đây, các vị "bất đồng chính kiến" rất hay lợi dụng những câu nói của Bác để làm bình phong cho ý đồ của mình, hòng "lòe" thiên hạ vốn tin yêu tuyệt đối vào Người. Nhưng khi lợi dụng hình ảnh Bác, họ đã không biết, không hiểu hoặc cố tình quên rằng những điều Bác nói, Bác làm (hay bất kỳ nhân vật lịch sử nào khác) là thuận theo hoàn cảnh lịch sử, điều kiện cụ thể bấy giờ chứ không nhất thiết là phải áp dụng cho muôn đời sau (trừ những thứ đã là chân lý). Các thế hệ sau phải biết kế thừa và phát huy những thành tựu, di sản của Bác và thế hệ đi trước lên những tầm vóc cao hơn chứ không phải chăm chăm đòi quay trở lại "xuất phát điểm" như thế. Đó là suy nghĩ của những kẻ bất tài hoặc những kẻ âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Thứ hai, tại sao nước ta đổi tên thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước (cách mạng dân tộc, dân chủ), nhân dân ta đã đạt được một cột mốc mới trong sự nghiệp cách mạng của mình. Để đánh dấu chặng đường này và vạch ra phương hướng cho chặng đường tiếp theo, Quốc hội khóa VI ngày 2/7/1976 đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những lý do chính khác của việc thay đổi này là:
  • Khẳng định với thế giới và nhân dân rằng nước Việt Nam chúng ta kiên định xây dựng đất nước tiến lên theo con đường CNXH.
  • Thực trạng bấy giờ là đất nước ta đang tồn tại 2 tên nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền nam Việt Nam. Do đó, tất yếu phải có một cái tên chung vừa thể hiện được bản chất, mục tiêu của chế độ vừa "tạo sự đoàn kết dân tộc" (chắc chắn không thể lấy tên CHMNVN đặt tên nước còn dùng VNDCCH thì có vẻ "áp đặt" đối với những người dân miền Nam, nhất là những người trung dung hoặc có liên quan đến chế độ cũ).

Như vậy, ngay việc đổi tên nước năm 1976 đã bao hàm ý nghĩa "đoàn kết dân tộc"rồi. Vậy mà bây giờ lại có những kẻ cố tình lộn ngược cái ý nghĩa đó rồi rêu rao rằng nhằm mục đích bảo vệ cho điều ấy! Ngu xuẩn hay lố bịch?
Quốc hội khóa VI - 1976. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang phát biểu.
 Họ còn nặn ra những "lợi ích" mơ hồ như: tạo ra sự lôi cuốn (?), tạo đồng thuận toàn xã hội (?), thuận lợi hơn trong quan hệ quốc tế (?),...
Đây thực sự chỉ là những cái lý lẽ vu vơ của những kẻ mồm loe mép dãi, vung vít những từ ngữ sáo rỗng để lòe bịp thiên hạ mà chẳng có một cơ sở khoa học, thực tế nào cả.
  • "Tạo sự lôi cuốn": phải chăng các vị này học tập mấy đứa trẻ chơi Facebook, kiếm cái nick thật kêu và cái avatar thật gợi để "lôi cuốn"người khác? Thế nào là cái tên nước "lôi cuốn"? Tên "Cu Ba", "Hai ti", "Séc", "Ê-cu-anh-đó (Ecuador)" có lôi cuốn không nhỉ? Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã "lôi cuốn" hai đế quốc Pháp, Mỹ sống chết nhảy vào tranh giành đó. Quý vị muốn "lôi cuốn" kiểu đó nữa hay không? Khuyến mãi cho quý vị một cách giải thích mang "tầm quốc tế" về cái tên Việt Nam để quý vị xem nó có "hấp dẫn" không nhé: V.I.E.T.N.A.M = Viagra In Every Time. Night And Morning. 
  • "Tạo sự đồng thuận xã hội": Ối giời, vậy ra bấy lâu nay xã hội Việt Nam đang rất chia rẽ về cái tên nước à? Thông tin này ở đâu ra? Số liệu thống kê thế nào? Ai đảm bảo rằng sau khi đổi tên thành VNDCCH thì toàn xã hội lại đồng thuận cả? Dân Việt Nam bấy lâu nay ngoài việc lo"cơm áo gạo tiền" lại còn thừa thời gian để đi tranh cãi đến mức chia rẽ về cái tên nước nữa cơ đấy!
  • "Thuận lợi hơn trong quan hệ quốc tế": nhảm nhí! Cái tên CHXHCN Việt Nam gặp bất lợi gì khi gia nhập Liên Hợp Quốc (20/09/1977), ASEAN (28/07/1995), WTO (07/01/2007) à? Hay do cái tên CHXHCN Việt Nam sẽ gặp bất lợi nếu chịu cúi đầu làm chư hầu cho Mỹ, Nato? Hay do cái tên CHXHCNVN viết dài hơn, tốn nhiều mực in hơn VNDCCH? Chẳng biết thuận lợi hơn cái gì chứ trước mắt là cả đống bất lợi cho các nước, doanh nghiệp quốc tế có quan hệ với Việt Nam khi phải thay đổi chứng từ có liên quan.. Muốn thuận lợi, muốn kêu gọi người ta đến hợp tác làm ăn với mình thì cái cần thay đổi là cung cách làm việc, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính,.. chứ nào phải thay đổi cái tên? Một chuyện giản đơn như thế mà các vị "lật pháp" há chăng không hiểu?
Chưa hết, bên cạnh đó còn có những lý lẽ thể hiện sự thiếu hiểu biết hoặc cố tình bóp méo lịch sử như: Tên nước ấy gắn với hai cuộc kháng chiến, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam và công cuộc xây dựng đất nước; Về mặt pháp lý, tính đến thời điểm này, tên gọi ấy được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay; Tên gọi ấy được khẳng định trong HP 1946, 1959 và chỉ chính thức được thay đổi bởi HP 1980.
Tên nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua từ ngày 2/7/1976, cùng với đó là Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca. Vậy thì các vị cho ý kiến này lấy tư cách gì mà nói rằng khoảng thời gian từ lúc đó đến khi hiến pháp 1980 ra đời thì tên nước CHXHCNVN là không có tính pháp lý? Không có pháp lý mà tên nướcCHXHCNVN được ghi nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc (1977) trong khi VNDCCH không có một giây phút nào là thành viên của tổ chức này? Không có pháp lý mà tên nước, quốc huy được sử dụng trong mọi văn bản pháp luật, công hàm quốc tế trong giai đoạn này à? Giả sử mà Quốc hội bấy giờ không cảm thấy cần thiết phải sửa đổi hiến pháp năm 1980 mà duy trì hiến pháp 1959 đến ngày nay thì 37 năm qua nước CHXHCNVN là không có tính pháp lý à?
Rồi từ cái lý luận củ chuối ấy mà họ cho rằng hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam gắn với cái tên VNDCCH chứ không phải CHXHCNVN. Trên Đôi Mắt có tài liệu "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua", xuất bản tháng 10/1979, được coi là "Sách trắng" của Bộ ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, mời quý vị tham khảo. Rồi "Về mặt pháp lý, tính đến thời điểm này, tên gọi ấy được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay" (?!). Câu này không ngu ngơ thì cũng tối tăm vô cùng. Sử dụng nhiều hơn là thế nào? Có ai đã thống kê bao nhiêu văn bản pháp luật, công văn, chứng từ,.. sử dụng VNDCCH và CHXHCNVN để so sánh tên nào được dùng nhiều hơn chưa? Còn nếu tính theo năm thì VNDCCH được sử dụng 31 năm trong khi CHXHCNVN tính đến nay là 37 năm. Mà trẻ con tiểu học cũng biết rằng 37 lớn hơn 31 nhé! Thật ra thì việc so sánh ít - nhiều kiểu này chẳng khác gì trò trẻ con?!

Thứ ba, phải chăng tên gọi là phải phản ánh chính xác thực trạng đất nước?

Theo quan niệm của người Việt Nam, việc đặt tên cho con cái là một vấn đề hệ trọng, bởi nó thể hiện mong muốn, ước nguyện của bậc cha mẹ đối với tương lai của con cái. Cái tên cũng chính là lời nhắc nhở cho người con ghi nhớ điều mà cha mẹ mong đợi ở mình để từ đó cố gắng hoàn thành ước nguyện ấy. Như vậy, cái tên có trước khi nguyện ước của đấng sinh thành trở thành hiện thực. Ví dụ như một đứa bé mới sinh được đặt tên là Trung Hậu thì không có nghĩa rằng người ta thấy nó trung hậu ngay từ lúc lọt lòng mà đặt tên như vậy. Hay như ông Nguyễn Phước Tương cố mãi mà không được công nhận hàm giáo sư nên tự đổi tên mình thành Tương Lai với mong ước sẽ thành giáo sư trong tương lai. Có điều ông này cố mãi, cố quá đến giờ, ở cái tuổi có thể "quá cố" bất cứ lúc nào nhưng vẫn chẳng được ai công nhận hàm giáo sư nên đành cố đấm ăn xôi tự gọi mình là giáo sư Tương Lai.
Quay trở lại tên gọi CHXHCNVN, như trên đã phân tích, đó là lời khẳng định nguyện vọng của nhân dân Việt Nam xây dựng đất nước tiến lên theo con đường XHCN. Bây giờ các vị ấy lại lấy lý do rằng ngày trước với tên VNDCCH, nước ta cũng đi theo con đường XHCN nên giờ có đổi tên cũng chẳng ảnh hưởng gì đến "con đường đã chọn". Tên nào cũng chẳng thay đổi bản chất của vấn đề thì đổi để làm gì? Làm một cái việc vô nghĩa như thế với đủ loại tốn kém và phiền hà kèm theo, tưởng đâu chỉ là chuyện của những kẻ có vấn đề về thần kinh mới nghĩ ra.
Nhìn ra thế giới thì thế nào? Liên Xô ngay từ thời kỳ đầu thành lập đã mang tên làLiên bang CHXHCN Xô Viết mà như Lê Nin giải thích rằng "CHXHCN" có nghĩa là chính quyền Xô viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều đó giống như nước ta hiện nay: tên nước phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ và quyết tâm chính trị của giai cấp cầm quyền. Nếu hiểu một cách trụi lủi như các vị "lật pháp" rằng tên nước cần phải "thể hiện đúng trình độ phát triển hiện nay của đất nước" thì không lẽ vài năm sau trình độ của đất nước lên 1 mức mới thì lại phải đổi tên nước lần nữa và cứ thế cứ thế đổi? Các nước phát triển trên thế giới hiện nay danh xưng chỉ có chữ Cộng hòa và tên nước như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Ý, Liên bang Nga, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ,... chẳng nước nào có chữ Dân chủ cả. Vậy phải chăng ở những nước đó không có Dân chủ? Hay những nước như vậy đương nhiên là có dân chủ rồi nên không cần viết vào tên nước nữa? Nếu hiểu theo ý thứ hai này thì Việt Nam chẳng hề có dân chủ nên phải đặt tên là Việt Nam dân chủ cộng hòa? Rồi sau khi đổi tên nước thành VNDCCH được vài năm, các nhà "lật pháp" lại kiến nghị rằng nước ta hiện giờ đã thừa dân chủ rồi nên bỏ cái chữ dân chủ đi cho thành Việt Nam Cộng hòa? Ôi... tư duy các nhà "lật pháp"!!!!
Một vấn đề nhỏ nữa là trong cách hành văn tiếng Việt, danh xưng, tước hiệu, họ, chức vụ,.. đứng trước tên của đối tượng. Đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc còn nặng nề nên cách gọi thường hơi hướng kiểu Tàu. Ví dụ: Tương Lai tiên sinh chứ không gọi tiên sinh Tương Lai... Theo cách đó, tên nước Việt Nam đã được đặt là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tương tự Trung Hoa Dân quốc, Đại Hàn dân quốc,... Ngày nay, tôn ti trật tự trong tiếng Việt đã ổn định, đi vào khuôn khổ, nề nếp nên danh xưng nước CHXHCN Việt Nam là "chuẩn men" chứ đổi lại thành VNDCCH thế nào cũng có bạn rận rành tiếng Việt lại lu loa ....

Thứ tư, những hệ lụy trước mắt nếu đổi tên nước theo ý kiến của các nhà lật pháp

Trước bất kỳ sự thay đổi nào, một vấn đề luôn luôn được đặt ra là: làm điều đó chúng ta được gì và mất cái gì? Ví dụ khi bạn muốn đổi một cái điện thoại thì bạn phải trả lời được câu hỏi: mua nó bạn được trải nghiệm tính năng gì mới và khả năng tài chính của bạn có đáp ứng nổi điều đó một cách thoải mái không? Đôi khi chỉ vì "lỡ yêu rồi" nên cũng ráng "bóp mồm bóp miệng" để "rước được em nó về rinh". Nhưng danh xưng một quốc gia thì đâu thể tùy hứng thế được! Đổi tên nước là một sự kiện trọng đại của quốc gia và chỉ xảy ra khi có những biến động chính trị to lớn và kéo theo nó là những thay đổi có hệ thống, phức tạp, phiền hà và tốn kém.
Chẳng phải quá thông minh để hình dung ra những phiền hà và tốn kém như sau:Thay đổi toàn bộ quốc huy, quốc danh trên các con dấu, biểu mẫu, tài khoản quốc tế, chứng từ quốc tế, sổ sách, ĐỔI TIỀN,.. Một con số khổng lồ, chưa kể đến khoảng thời gian mất cho những việc đó và những trục trặc, gián đoạn mà các công dân phải gánh chịu trong quá trình chuyển giao này. Tôi còn nhớ, sau khi "xứ Đoài" vinh dự được "nhập hộ khẩu Thủ đô" không bao lâu, tôi đi làm lại chứng minh nhân dân. Khi khai báo nguyên quán Hà Tây, cô nàng cán bộ lạnh lùng phán một câu: làm gì có tỉnh nào là tỉnh Hà Tây? Chợt rùng mình nghĩ giả sử các nhà "lật pháp" thành công, không biết bao nhiêu sương Sa Pa, Đà Lạt có đủ để bọc những câu tương tự: làm gì có nước nào là nước CHXHCN Việt Nam?

Mới chỉ là "kiến nghị" vu vơ mà đã có "hệ lụy" thế này đây!

Vậy đất nước này đánh đổi một khối lượng khổng lồ ngân sách, thời gian, sức lực cùng bao hệ lụy kèm theo để được cái gì? Chẳng được gì cả ngoài những cái "bánh vẽ" (đã chứng minh ở trên) và một cái tên nước "mới", "tái chế" từ cái tên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chính mình, đồng thời chứng minh cho thiên hạ thấy rằng mình vừa dốt lịch sử, vừa dốt tiếng Việt lại thích ... đi giật lùi! Chuyện này còn hài hước hơn việc ta có một cái áo đã sử dụng chán chê, vứt đâu đó và lãng quên đi, cho đến một ngày ta gặp nó trong một tiệm quần áo cũ, lúc này kiểu áo đó đang "mốt" lại và ta phải bỏ ra một khoản tiền kha khá để mua lại nó.
Thế thì kẻ nào thực sự được hưởng lợi từ câu chuyện hài hước trên nếu nó thành sự thật? Đương nhiên, dễ thấy nhất và cụ thể nhất là các nhà máy in, các cửa hàng khắc dấu, băng rôn cờ hiệu,...- những con kiến cặm cụi đi tha những mảnh vụn lợi ích rơi vãi từ cái mỏ của đàn kền kền quốc tế, của đám sâu đang đục khoét rường cột chế độ - và sự hí hửng, thỏa mãn của lũ rận khi chúng nhấm nháp chút hoa hồng của hợp đồng bán nước mà quan thầy ban cho. Và chắc chắn một điều, biên lai của "bữa tiệc mừng tên mới" này sẽ do nhân dân Việt Nam thanh toán!
Vậy thì... có ai quen biết với các vị trong Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp không nhỉ? Hãy nhắc họ rằng ngày cá tháng tư đã qua được nửa tháng rồi trừ phi họ muốn bán món cá ươn khi cho rằng đề xuất đổi tên nước này là một điều nghiêm túc!
CẬP NHẬT
Vậy là không phải chuyện cá ươn tháng tư nữa rồi. Hôm nay vnexpress.net phỏng vấn nhà "lật pháp" Nguyễn Minh Thuyết tại đây. Tôi đọc qua thì chẳng thấy có điều gì mới mẻ ngoài ba cái luận điệu cũ rích, rẻ tiền mà tôi đã phân tích ở trên. Xin điểm qua vài vấn đề mà ông "Giáo xư" này đưa ra:
NMT: Theo tôi, chúng ta nên trở lại với tên đầu tiên đã đặt khi mới giành được độc lập. Tên gọi này thể hiện đúng bản chất của chế độ là Cộng hòa Dân chủ. Thể chế Xã hội chủ nghĩa cũng là một kiểu nhà nước dân chủ, tuy nhiên tên Cộng hòa Dân chủ khái quát và phổ biến hơn.
Đôi mắt: Về "tên gọi" và "bản chất chế độ" thì tôi đã phân tích ở trên. Nhưng nếu nói "thể chế Cộng hòa Dân chủ là khái quát hơn và phổ biến hơn" thì không hiểu ông này muốn nói cái gì? Nếu phổ biến hơn nữa thì bỏ chữ Dân chủ đi cho thành Việt Nam cộng hòa đi. Bản chất chế độ "Cộng hòa dân chủ" là bản chất như thế nào? Cộng hòa Pháp, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ,... không có chữ dân chủ thì bản chất nó như thế nào? Không hiểu ông GS này nói mà có hiểu những gì mình nói hay không?

NMT: Đối với đông đảo kiều bào nước ngoài, kể cả những người đã ra đi trước năm 1945 thì cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn là một tên gọi quen thuộc, gần gũi. Nó cũng sẽ tạo điều kiện để nhiều kiều bào xích lại gần hơn với đất nước.
Đôi mắt: Ông này lấy cái gì chứng minh rằng tên gọi VNDCCH là "một tên gọi quen thuộc, gần gũi" với kiều bào hơn để "tạo điều kiện để nhiều kiều bào xích lại gần hơn với đất nước"? Kiều bào trước ra đi do sự kiện 30/04/1975 thì thấy tên gọi VNDCCH "quen thuộc" với "nỗi ám ảnh bị xâm lược", nên đến tận bây giờ vẫn có những "kiều bào" kêu gọi "báo thù", "quốc hận",... Giáo với chẳng sư!

NMT: Cái tên cũng giống như bức tượng Phật trong nhà. Có tượng hay không có tượng, tượng gỗ hay tượng đồng thì thế gian vẫn có Phật. Cái tên không phải là chỉ dấu cho một sự đổi hướng nào. Lấy tên nào thì mục tiêu của chúng ta vẫn là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đương nhiên, đổi tên nước sẽ dẫn đến việc chi tiêu một khoản tiền nhất định để đổi con dấu, biển hiệu của cơ quan nhà nước, giấy tờ giao dịch... Tốn kém là có, nhưng cũng không lớn đến nỗi không nên làm. Nếu so sánh thì lợi ích đem lại lớn hơn nhiều. Và cũng phải cân nhắc, những gì không nhất thiết phải đổi như đồng tiền chẳng hạn thì không nên đổi.

Đôi mắt: ông này đúng là "miệng nam mô bụng một bồ dao găm"! Miệng thì leo lẻo có tượng hay không có tượng (có đổi tên hay không đổi tên) thì bản chất sự việc không đổi, vậy thì đòi đổi tên nước làm cái gì? Ông ta căn cứ vào đâu mà nói là "tốn kém không đến nỗi lớn"? "Ích lợi đem lại" là những cái bánh vẽ mà tôi đã phân tích trong bài. Cái ông giáo sư này có thấy trên thế giới này có nước nào mà tên nước trên đồng tiền khác với tên nước thực hay không?
Lạy trời cho đất nước này bớt đi cái đám "giáo sư" như vậy!
(Blog Nguyễn Văn Minh)

Lại thêm một cuộc "thí nghiệm" của đảng

“Văn hoá thí nghiệm”, "văn hoá thí điểm" dường như là đặc điểm thâm căn cố đế của Đảng CSVN, từ vấn đề vô cùng hệ trọng đối với một quốc gia dân tộc như cuộc thí nghiệm áp đặt chủ thuyết Marx-Lenin suốt hơn nửa thế kỷ qua rồi hô hào cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên “chủ nghĩa xã hội” – một thực thể mà chưa một ai trên trái đất này may mắn nhìn thấy hay thậm chí là đủ sức mường tượng ra hình hài của nó – cho đến "sáng kiến" thí điểm phân làn đường ở Hà Nội thời gian gần đây.

Tấn thảm kịch tang thương bậc nhất trong lịch sử dân tộc mang tên “Cải cách Ruộng đất” trên toàn miền Bắc những năm 1953-1956 bắt đầu bằng đợt “thí điểm” ở Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Một trong những thủ phạm chính của tình trạng lạm phát và đình đốn của nền kinh tế liên tục mấy năm qua là chủ trương “thí điểm” thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.
Nền giáo dục đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng hiện nay ở Việt Nam chính là “thành quả” của các cuộc “thí điểm” cải cách giáo dục trong mấy chục năm qua, v.v.
Người ta có thể kể ra hàng loạt bài học xương máu khác bắt nguồn từ “văn hoá thí điểm” của Đảng CSVN. Tuy nhiên, những kinh nghiệm vô cùng đắt giá đó dường như lại chẳng có chút xi-nhê gì đối với những người vẫn đang chịu trách nhiệm chèo lái con thuyền đất nước “đi ra biển lớn” hiện nay cả.
Ngày 10/4 vừa qua, Bộ Nội vụ đã tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo “Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị” và dự thảo “Báo cáo tổng kết bước hai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường”. Nhân dịp này, Bộ Nội vụ cũng chính thức đề nghị không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trong cả nước sau thời gian thực hiện thí điểm “thành công” ở 10 tỉnh, thành.
Một cơ sở mà TS Dương Quang Tung, thành viên tham gia hội thảo, nêu lên cho đề xuất nói trên là “vai trò của HĐND cấp quận, huyện, phường không thác nào không có việc để làm. Vì họ không được quyết định gì cả nên hiệu quả không cao”.
Mặc dù theo Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành (do Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 26/11/2003), HĐND quận, huyện, phường được trao rất nhiều nhiệm vụ và quyền hạn,[i] đóng vai trò là những thiết chế dân chủ ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, giám sát bộ máy hành pháp cùng cấp, song nhận xét trên lại hoàn toàn phản ánh đúng những gì vẫn diễn ra trong thực tế.
Như chúng ta đều biết, không phải các vị “đại biểu” HĐND “không có việc để làm” mà thực chất là họ đã bị vô hiệu hoá bởi sự thao túng của các ban thường vụ cấp uỷ đối với HĐND các cấp xuất phát từ cơ chế “đảng cử, dân bầu” suốt hàng chục năm nay: hầu hết đại biểu HĐND các cấp đều là đảng viên nên họ phải tuân theo sự chỉ đạo của “cấp uỷ”, để lọt qua các vòng “hiệp thương”, để được bầu, để được tái cử, để được bố trí vào những vị trí “béo bở” hơn trong bộ máy khi không còn tham gia HĐND, v.v. Trước mỗi kỳ họp HĐND, thường vụ đảng ủy cùng cấp đã họp và phân công UBND chuẩn bị nội dung trình HĐND, rồi biểu quyết thông qua. Kết quả là hầu hết các vị đại biểu HĐND đều trở thành những “nghị gật”, chỉ biết giơ tay và vỗ tay, còn HĐND thì trở thành những thực thể “hữu danh vô thực”.
ĐB HĐND tỉnh Đồng Nai trong phiên họp ngày 6.12.2012. Ảnh ĐCSVN
Và để khắc phục khiếm khuyết cố hữu nói trên của hệ thống, thay vì cải cách thể chế triệt để, hoặc chí ít là phải ban hành một đạo luật về sự “lãnh đạo” của đảng, người ta lại chọn một giải pháp tuy chưa mấy ai dám chắc là phù hợp với lợi ích của nhân dân song lại hoàn toàn phù hợp với lợi ích cũng như “văn hoá thí điểm” của đảng: “thí điểm” bỏ HĐND quận huyện phường trên 10 tỉnh, thành và tiến tới xoá bỏ các thiết chế dân chủ đại diện cấp địa phương này trên phạm vi cả nước, bởi theo Bộ Nội vụ thì điều này “phù hợp với hệ thống chính trị một đảng cầm quyền ở nước ta, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với chính quyền các cấp” (!).
Mong bà con chớ vội lo, nếu có gì không ổn chắc chắn “đảng ta” sẽ "xoá bài làm lại", tiếp tục “thí điểm” nữa cho mà xem!

Lê Anh Hùng
(Blog Lê Anh Hùng)

Việt Nam: Không cải tổ triệt để, kinh tế sẽ vẫn trì trệ

Tại một ngân hàng ở Hà Nội, tháng 10/2010. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam tăng trưởng chậm lại.
Tại một ngân hàng ở Hà Nội, tháng 10/2010. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam tăng trưởng chậm lại.

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 27/03, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý một năm nay ước tính chỉ đạt 4,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là kinh tế Việt Nam đang có chiều hướng đi xuống, vì năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 cũng chỉ đạt 5,03%, mức thấp nhất từ 13 năm qua.

Trước tình hình kinh tế đang có chiều hướng đi xuống như vậy, vào tháng Hai vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu « nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh » của nền kinh tế.

Vào tháng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ định phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình làm trưởng ban và phó ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Một công ty quản lý tài sản Nhà nước theo dự kiến cũng sẽ được thành lập trước cuối tháng này nhằm xử lý nợ xấu.

Theo nhận định của ông Johanna Chua, nhà nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng Citigroup, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ rồi và hiện đang có nhiều nguồn thanh khoản, thế nhưng, do Việt Nam không có một hệ thống ngân hàng vận hành tốt, không rõ là những biện pháp nói trên có sẽ giúp phục hồi hoạt động kinh tế hay không.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, ngày 05 và 06/04 ở Nha Trang, các chuyên gia cũng cảnh báo là các số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của quý một năm 2013 chưa cho thấy kinh tế Việt Nam năm nay sẽ “đảo chiều”, khả năng phục hồi tăng trưởng còn ảm đạm.

Ngân hàng Thế giới cũng dự báo là kinh tế Việt Nam năm nay chỉ tăng 5,5%. Nếu như thế thì đây sẽ là lần đầu tiên từ hai thập niên qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm liên tiếp ở mức dưới 6%.

Xu hướng đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cần phải được đặt trong một thời kỳ dài hơn. Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 3/4 cho thấy, tăng trưởng của 3 ngành kinh tế trụ cột là nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ 5 năm sau khi gia nhập WTO đều thấp hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập, trong khi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra chậm chạp. Nói chung, cả ba ngành đó có cùng đặc tính: Hiệu quả cạnh tranh và giá trị gia tăng đều thấp.

Không chỉ có hiệu quả cạnh tranh thấp, kinh tế Việt Nam đang mất dần sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cam kết đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm từ 18,1 tỷ đôla năm 2010, xuống còn 14,7 tỷ năm 2011. Năm ngoái, cam kết đầu tư ngoại quốc chỉ đạt 13 tỷ đôla, trong khi chỉ tiêu đề ra là từ 15 đến 17 tỷ.

Trong khi đó, theo Tổ chức Hội nghị về Mậu dịch và Phát triển của LHQ ( UNCTAD ), ngay cả tính về trị giá hối đoái hiện nay, đầu tư ngoại quốc trực tiếp năm ngoái đổ vào Miến Điện đã tăng 90% và vào Cam Bốt tăng hơn 100% so với năm trước.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trước hết, đưa ra một số nhận xét về kết quả của nền kinh tế Việt Nam trong quý một vừa qua:

TS  Lê Đăng Doanh: Kết quả kinh tế quý một có một số điểm đáng chú ý như sau:

Một là lạm phát tương đối thấp. Đấy là do kết quả của tín dụng không gia tăng. Tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,03%, trong khi đó, giá tăng 2,56%. Sức mua cũng giảm sút rất nhiều. Vì vậy chỉ số giá cả là tốt.

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,89%, một tốc độ tăng trưởng thấp. Đáng chú ý là tăng trưởng công nghiệp rất thấp. Các báo cáo về các đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp chưa có sự lạc quan. Xuất khẩu thì vẫn tăng khá, nhưng phần lớn là đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Nông nghiệp cho tới nay vẫn là chỗ dựa vững chắc của nền kinh tế Việt Nam, thì năm nay rất có thể sẽ gặp khó khăn, bởi vì hạn hán ở miền Trung, xâm mặn và hạn hán ở miền Nam sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cà phê, tiêu, cũng như kết quả của vụ mùa hiện nay.

Đáng chú ý nữa là khoảng 15.700 doanh nghiệp tư nhân đã tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa, cao hơn con số 15.300 mới đăng ký và đây là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp đóng cửa cao hơn số doanh nghiệp đăng ký. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng có công ăn việc làm của giới trẻ trong thời gian tới đây.

RFI: Thưa ông Lê Đăng Doanh, ngoài những lý do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới hay thời tiết như ông vừa nêu ở trên, có những lý do nào khác giải thích cho việc kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy?

TS Lê Đăng Doanh: Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, do Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ở thành phố Nha Trang, mọi người đều lưu ý là đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, đã có đề án xử lý nợ xấu ngân hàng, đã có đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, mà tập trung là tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công, nhưng cho đến nay, những gì thực sự làm được là quá ít, tức là đạt được quá ít tiến bộ rất cần thiết.

Nhiều ý kiến nhấn mạnh là phải tái cấu trúc thể chế Việt Nam, vì hiện nay bộ máy ( hành chính ) của Việt Nam tạo ra quá nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc đối với doanh nghiệp. Đấy cũng là điều mà chúng ta phải lưu ý xem xét.

RFI: Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp đó là thiếu nguồn tín dụng, kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam liệu có sẽ giúp giải quyết được vấn đề này?

TS Lê Đăng Doanh: Việc xử lý nợ xấu và giải quyết hàng tồn kho là điểm mấu chốt để khắc phục tình trạng đóng băng tín dụng hiện nay. Như tôi đã nói ở trên, tín dụng trong ba tháng đầu năm chỉ tăng 0,03%, trong khi đó giá tăng 2,56%, tức là trên thực tế, tín dụng hầu như không có tăng gì cả và điều đó làm cho các doanh nghiệp tư nhân hết sức khó khăn. Rất đáng tiếc là chính phủ đã yêu cầu phải có đề án về công ty xử lý nợ vào cuối tháng 3, nhưng khi đề án trình ra thì chính phủ đã bác, vì đề án đó chủ yếu xử lý nợ giữa các ngân hàng, chứ còn nợ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp chưa được xử lý.

Tôi lo ngại về tình hình xử lý nợ xấu quá chậm, dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, việc tái cấu trúc ngân hàng cũng rất là trì trệ. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ thành công trong việc sát nhập vài ngân hàng yếu với nhau, nhưng liệu hai ông yếu gộp lại có thành một ông khoẻ hay không? Đó là một câu hỏi cần phải xem xét và xử lý.

RFI: Vậy thì Việt Nam phải có những cải tổ nào để kinh tế thật sự có sức cạnh tranh cao?

TS Lê Đăng Doanh: Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã kết luận là cần phải có quyết tâm lớn và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình tái cấu trúc và thúc đẩy cải cách. Sắp tới đây, khi họp lại, Quốc hội chắc chắn sẽ họp bàn việc thúc đẩy quá trình này. Tôi hy vọng là từ đây đến khi Quốc hội họp, chính phủ cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, hiện nay rất quan trọng, để thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam.

Trước mặt, điều cơ bản là phải gấp rút xử lý nợ xấu và phải tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Xin lưu ý là các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước hiện nay nợ tổng cộng 1 triệu 330 ngàn tỷ đồng và đấy là một số tiền rất lớn, thế mà đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước lại không đả động gì đến món nợ này. Tôi không nghĩ là có thể tái cấu trúc được doanh nghiệp Nhà nước, nếu không xử lý xong món nợ này. Cho nên, tái cầu trúc cần phải có một nguồn tài chính nhất định, nếu không tái cấu trúc sẽ rất khó khăn

RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Chuyên gia Jonathan Pincus: "Việt Nam phải cải tổ cơ cấu sâu rộng hơn"

Trong bài viết đề ngày 07/04, đăng trên Diễn đàn Đông Á, ông Jonathan Pincus, Giám đốc đào tạo và cố vấn nội dung đào tạo của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) thuộc Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard, cũng cho rằng Việt Nam cần phải thi hành các cải tổ cơ cấu sâu rộng hơn.

Trong bài viết này, trước hết ông Pincus nhận định rằng chính sách tiền tệ chặt chẽ mà Việt Nam thi hành vào năm 2011 đã làm lộ rõ “những vết nứt sâu đậm” trong nền kinh tế. Những rạn nứt này lộ rõ vì vì kinh tế Việt Nam nay bao gồm hai khu vực hầu như là tự quản.

Khu vực đầu tiên là ngành xuất khẩu đầy năng động và có sức cạnh tranh cao, chuyên sản xuất các mặt hàng thiên về gia công và nông phẩm. Khu vực thứ hai là khu vực được bảo hộ, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc có quan hệ với Nhà nước, vốn tồn tại chủ yếu nhờ được hưởng nguồn tín dụng dễ dãi và được ưu tiên sử dụng đất.

Việc thắt chặt tín dụng vào năm 2011 đã làm lộ rõ tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp thuộc khu vực thứ hai, và tầm mức tham gia của các doanh nghiệp này vào các hoạt động đầu cơ. Trong khi đó, khu vực có sức cạnh tranh cao vẫn tiến bước đi đầu.

Theo ông Pincus, do phần lớn các nguồn tín dụng được chuyển vào các hoạt động kinh doanh mang tính đầu cơ, cho nên khi nguồn tín dụng khan hiếm đi, trị giá các tài sản này sụt giảm, khiến hàng ngàn công ty bị phá sản. Nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được thẩm định là từ 10 đến 25% tổng thu nhập quốc gia, trong đó khoảng 40% nợ xấu hiện do các ngân hàng thương mại quốc doanh nắm. Phần còn lại nằm trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Phần lớn những nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và bất động sản, và phần còn lại bởi những tài sản khác trong khu vực phi cạnh tranh.

Theo ông Pincus, chính quyền đã xác định đúng việc cải tổ cơ cấu hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công là những điều kiện tiên quyết để khởi động lại tăng trưởng kinh tế cao. Vấn đề là trong cả ba lĩnh vực đó, các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đều cho thấy họ thiên về thay đổi từ từ và thử nghiệm, hơn là thay đổi triệt để, vì lý do căng thẳng chính trị trong vài năm qua.

Ông Pincus dự báo là trong năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng chậm, nhưng sẽ tăng. Việc cho vay sẽ khởi động lại khi các ngân hàng cổ phần mạnh hơn, chỉnh đốn được bảng cân đối tài sản của mình. Khu vực kinh tế cạnh tranh sẽ tiến về phía trước, tạo công ăn việc làm và nguồn ngoại tệ. Chính quyền trên nguyên tắc sẽ đề ra những giải pháp cho các khu vực ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước.

Nhưng ông Pincus đặt câu hỏi: " Liệu chính quyền có thể tăng tốc tiến trình phục hồi bằng cách thực hiện những cải tổ sâu rộng hơn?" Ông viết tiếp : " Theo một góc nhìn kinh tế hạn hẹp, câu trả lời là có. Các món nợ xấu và giá cả tài sản phi thực tế đang kềm lại đà tăng trưởng. Một kế hoạch mạnh mẽ nhằm tái cơ cấu khu vực ngân hàng sẽ tạo ra một hệ thống tài chính mạnh mẽ hơn, hệ thống này sẽ có một vị trí vững chắc hơn để cung cấp nguồn tín dụng cho tăng trưởng một cách bền vững hơn".

Ông Pincus cũng cho rằng, “việc áp đặt những tiêu chuẩn cao hơn về kê khai và quản lý công ty đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các công ty này được quyền bán tài sản theo giá thị trường cũng sẽ giúp ( thúc đẩy tăng trưởng ). Điều quan trọng hơn là cần phải bãi bỏ mọi hình thức bảo hộ để buộc các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra giá trị hơn là đục khoét thị trường trong nước".

Nhưng theo ông Pincus, "các ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước vẫn có đủ ảnh hưởng để cưỡng lại việc cải cách, cho đến khi nào tình trạng này thay đổi, bàn thảo về thay đổi cơ cấu cũng chỉ đến thế mà thôi".
Thanh Phương (RFI)

So sánh hiến pháp Việt - Trung - Triều

Trong cuộc tranh luận về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam đã và đang có những kiến nghị sửa đổi phần nói về thể chế, quốc hiệu, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quyền sở hữu đất và nhiều điều quan trọng khác.
Đây cũng là lúc cần tìm hiểu các quy định này trong hiến pháp một số nước có đảng cộng sản lãnh đạo khác ở châu Á như Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để xem họ có thay đổi không và nếu có thì như thế nào.

Trung Quốc: Đảng và Quốc gia


Quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở TQ ẩn vào Lời Mở Đầu của Hiến pháp

Trong Hiến pháp 1982 của Trung Quốc, sửa đổi lần cuối năm 2004, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản không được ghi ở điều 4.
Điều số 4 của họ nói về 'Quyền bình đẳng của các dân tộc và sắc tộc thiểu số ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa', và quy định về các khu tự trị.
Trong toàn bộ các chương mục của Hiến pháp CHNDTH 1982 không có điều nào về sự lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản mà chỉ gồm các quy định về bộ máy nhà nước.
Vị trí của Đảng Cộng sản chỉ được ghi ở Lời Mở Đầu rằng Đảng “lãnh đạo với mục tiêu dẫn dắt Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”.
Như thế, đây là vai trò không phải duy nhất, vĩnh viễn và vô điều kiện mà gắn liền với một nhiệm vụ cụ thể.
Lời Mở Đầu có viết "các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội đều phải coi trọng Hiến pháp" nên Trung Quốc về danh nghĩa là quốc gia công nhận đa đảng.
Trung Quốc còn công nhận các đảng phái phi cộng sản ở Hong Kong và Đài Loan như một thực tế lịch sử và có giao tiếp với họ, kể cả với cựu thù là Quốc Dân Đảng.
Nhưng quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gắn với câu về ý thức hệ Marx-Lenin và Tư tưởng Mao Trạch Đông trong Lời Mở Đầu đã được sửa đổi liên tục, trong các năm 1988, 1993, 1999 và 2004, cho thấy nhu cầu phải thay đổi để đáp ứng biến đổi của thời thế.


Chính trị Trung Quốc thể hiện sự tiếp nối rõ ràng của các thế hệ lãnh đạo

Bản năm 2004 đã thêm “tư duy Ba Đại Diện” vào cụm từ “con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với tính đặc sắc Trung Quốc và dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý thuyết Đặng Tiểu Bình”.
Đây là dấu hiệu của giai đoạn ông Giang Trạch Dân cầm quyền nêu ra thuyết Ba Đại Diện nhằm mở rộng diễn đàn chính trị cho giới doanh gia tham chính.
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã có nhiều triệu phú ngồi trong Quốc hội và kinh tế của họ đang vươn lên hàng đầu thế giới.
Như thế, quyết tâm phú cường của họ được lý thuyết hóa trong hiến pháp nhưng cũng thực hiện thành công được ngoài thực tế chứ không phải chỉ nói suông.
Sửa đổi năm 2004 cũng đánh dấu sự thăng tiến của khu vực kinh tế tư nhân, từ chỗ chỉ là ‘kinh tế cá thể của người lao động nông thôn và thành thị, đóng vai trò bổ sung cho kinh tế xã hội chủ nghĩa công ích’ (điều 11 Hiến pháp 1982), thành hẳn ‘khu vực kinh tế tư nhân’ được Nhà nước bảo vệ (điều 11, sửa đổi 2004).
Trong các phần tương tự và có ý nghĩa với Việt Nam hiện nay, Hiến pháp Trung Quốc cũng nói rõ đất đai đô thị, nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng biển, đồng cỏ, đất đai chưa có chủ “thuộc sở hữu nhà nước” (điều 9 và 10).
Như thế, Trung Quốc không duy trì khái niệm đất đai là “tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” khá mơ hồ như ở Việt Nam (điều 57, bản dự thảo sửa đổi 2013) mà cho phép chính quyền định đoạn về đất trực tiếp.
Điều này tất nhiên cũng là nguyên nhân gây ra hàng vạn vụ khiếu kiện, phản đối mỗi năm.
Bản mới trong điều 13 của Hiến pháp Trung Quốc cũng ghi rõ “Quyền tư hữu của công dân là bất khả xâm phạm”, mạnh mẽ hơn nhiều so với quy định trong Dự thảo Sửa đổi ở Việt Nam vừa công bố chỉ viết rằng “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” (điều 33).

Bắc Triều Tiên ‘cường quốc hạt nhân’


Bắc Hàn sửa hiến pháp để nêu bật vị thế 'quốc gia có vũ khí nguyên tử'

Còn tại Bắc Triều Tiên, cũng mới tháng 4/2012 đã có một đợt sửa đổi Hiến pháp, khẳng định Bắc Triều Tiên là “quốc gia có vũ khí nguyên tử”.
Nhưng sự lãnh đạo của một gia đình cũng được nêu rõ như Lời Nói Đầu của bản sửa đổi thông qua ngày 3/4/2012 viết:
“Chủ tịch Quân ủy Nhà nước Kim Jong-il đã biến Tổ quốc của chúng ta thành quốc gia bách chiến bách thắng về ý thức hệ, một nhà nước có vũ khí hạt nhân, một cường quốc bất khuất về quân sự, mở lối cho con đường xây dựng một dân tộc hùng mạnh, thịnh vượng.”
Cả 12 câu trong bản cũ của Lời Nói Đầu được dành để nói về cố chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và khẳng định học thuyết Chủ Thể (Juche) là ý thức hệ của Nhà nước.
Nếu như điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản với cả Nhà nước và Xã hội thì điều 11 trong Hiến pháp Bắc Hàn viết tương tự về quyền lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên.
Nhưng ở đây cũng có sự khác biệt.
Điều 11, Hiến pháp Bắc Hàn chỉ viết: “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thực hiện mọi nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên” nhưng không nói toàn bộ dân tộc hay xã hội phải theo Đảng này.
Điều này cũng phản ánh thực tế là miền Nam của bán đảo Triều Tiên sống dưới một chế độ khác.
Về sở hữu, Hiến pháp Bắc Hàn (điều 21) và Việt Nam giống nhau ở khái niệm “sở hữu toàn dân”, điều Trung Quốc không nêu.
Nhưng Trung Quốc có khái niệm “sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa” (socialist public property, điều 12) gồm cả sở hữu hợp tác xã, một di sản của thời kỳ Mao.

Ai cũng thay đổi


Hệ thống chính trị Việt Nam đang cố gắng thích ứng với biến đổi xã hội

Hiến pháp ở một quốc gia khá khép kín và gia đình trị như Bắc Hàn cũng được sửa đổi ngay mới năm ngoái, còn Trung Quốc từ 1982 đến 2004 đã chỉnh sửa hiến pháp tới bốn lần.
Với Việt Nam, sửa đổi hiến pháp lần này quả là rất cần thiết và việc luật hóa vai trò của Đảng Cộng sản cũng rất cần trong hoàn cảnh chính trị –xã hội mới.
Viết lại điều 4 thế nào, đưa quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản lên Lời Nói Đầu như tại Trung Quốc, hay giữ điều 4 nhưng chỉnh sửa, mở rộng hoặc bỏ nó cũng là cách gửi ra tín hiệu về quyết tâm thay đổi của các lãnh đạo và chuyện họ đồng ý được với nhau tới đâu.
Còn việc người dân sẽ đón nhận ra sao chắc còn tùy vào cuộc trưng cầu dân ý, nếu Việt Nam làm theo đề nghị của Chính phủ được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 11/4 vừa qua.
Và kể cả khi đã được thông qua thì một bản hiến pháp sửa đổi cũng còn cần rất nhiều nỗ lực nghiêm chỉnh để đưa vào thực tế cuộc sống.
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com

Việt Nam: chùa chiền và tiền bạc

Chùa "Trầm Bê"
Chuyên gia cảnh báo vụ lợi làm cho tôn giáo, tín ngưỡng trở nên tha hóa

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.

Đó là nhận định của một số nhà nghiên cứu tôn giáo và xã hội học nhân sự kiện một số 'đại gia' tài trợ cho các cơ sở tôn giáo, thậm chí xây chùa đứng tên mình gây ồn ào.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 15/4/2013 từ Hà Nội giữa lúc báo chí nêu nhiều về chuyện 'chùa Trầm Bê', Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng các hiện tượng này đang gây xáo trộn, làm rối loạn đời sống, tín ngưỡng truyền thống của người dân Việt Nam.

Ông bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là "không nhỏ" các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.

Đặc biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.

"Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm," ông nói.

"Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."

"Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm. Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế" - Giáo sư Ngô Đức Thịnh
Giáo sư Thịnh cũng phản ánh hiện tượng nhiều đảng viên, quan chức chính quyền công khai tới các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo để cầu lộc cầu tài, một số còn để cho tên tuổi của họ được một số đền chùa loan báo danh tính, mà theo ông là để tăng uy danh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn đó.

Ông nhắc tới một số ngôi chùa như Chùa Phúc Khánh ở ngay thủ đô Hà Nội, hay Lễ hội đền Trần ở Nam Định là những địa điểm mà nhiều quan chức tới cầu chức, cầu tài và địa vị.

"Đền Trần trở thành nơi cầu lộc cầu tài của quan chức, chứ không phải là nơi dành cho dân thường nữa," ông nói.

"Những việc làm này của quan chức chỉ gây tác động xấu cho cộng đồng và cho người dân..."

"Thăng quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy..."

Ông cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp chính.

'Xa lạ'

Cũng về chủ đề này, hôm thứ Hai, Tiến sỹ xã hội học Nguyễn Đức Truyến khẳng định các đại gia, quan chức ở Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu mạnh về cầu tài, cầu lộc, cầu an, cũng như cầu quyền lực ở góc độ nhu cầu và tâm linh nhằm vụ lợi cá nhân, một hiện tượng mà ông cho là phổ biến.

Ngược lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.

Ông Truyến cho rằng khi tôn giáo trở thành một thứ dịch vụ xã hội, thì tính chất tôn giáo của nó đã biến đổi và không còn thuần khiết nữa.

Ngay cả cách thức tu hành và hưởng thụ của nhiều bậc tu sỹ, trong đó có nhiều sư sãi, thầy đền, thầy chùa cũng đang đặt ra vấn đề.

"Chùa ngày xưa để cứu giúp sinh linh, lấy cảnh khổ của mình để an ủi, chia sẻ với chúng sinh nghèo, khổ," ông nói.

"Chùa ngày xưa để cứu giúp sinh linh, lấy cảnh khổ của mình (tu sỹ) để an ủi, chia sẻ với chúng sinh nghèo, khổ... Nhiều phòng ở của tu sỹ còn gắn máy điều hòa... chứ đâu còn cảnh một vại cà muối ăn cả ba năm như ngày xưa" - Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến
Nhưng nay theo ông nhiều vị tu sỹ vừa được hưởng thanh bình sau không gian chùa, chiền, đền, đài, miếu mạo, vừa có vẻ hài lòng, tỏ ra có nhu cầu rõ ràng và thích nhận các khoản cúng dường không nhỏ của các giới tín đồ, phật tử, trong đó có những quan chức, đại gia.

Ông cũng nói nhiều bậc tu hành hiện nay không còn đạm bạc trong sinh hoạt ăn uống như xưa, mà họ ăn uống, dinh dưỡng, dù là chay, nhưng phong phú, chất lượng, dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều, lại có phương tiện sinh hoạt ăn ở, đi lại rất thuận lợi.

"Nhiều phòng ở của tu sỹ còn gắn máy điều hòa... chứ đâu còn cảnh một vại cà muối ăn cả ba năm như ngày xưa."

"Nhiều chùa ngày ngay chót vót ở đỉnh đồi, đồ sộ, lôi cuốn thập phương", ông nói tiếp và cho rằng những hình ảnh này có thể làm cho nhiều phật tử, tín đồ nghèo hoảng sợ, xa lánh các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và các tu sỹ quá giàu có, phồn vinh, tránh xa những nơi tạo ấn tượng của dấu ấn tiền bạc.

Tiến sỹ Truyến, người có nhiều công trình nghiên cứu với Viện xã hội học về tôn giáo cho rằng khi tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện từ góc độ cá nhân là chính, đặc biệt là đề cao tiền bạc, vụ lợi thì chúng đã mất đi rất nhiều ý nghĩa của mình.

"Tôn giáo nguyên thủy lành mạnh hơn," ông nói với BBC.

Được biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.

Một số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông thường khác.

Luật pháp các nước này thậm chí cũng coi các hoạt động quảng cáo, PR vụ lợi thông qua các hoạt động, kinh doanh tôn giáo tín ngưỡng là đối tượng chịu các loại thuế hay lệ phí nhất định.
(BBC)

Nguyễn Hưng Quốc - Những quái thai của Marx

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân (Kim Jong Un).

Có rất nhiều điểm tôi không đồng ý với Karl Marx, nhưng thành thực mà nói, tôi rất phục ông, và có lúc, rất thích ông. Với tôi, ông là triết gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng, bằng thuyết biện chứng và duy vật lịch sử, xây dựng một đại tự sự (grand narrative) hoàn chỉnh về lịch sử và thế giới, qua đó, giải thích hầu như toàn bộ mọi khía cạnh lớn liên quan đến đời sống xã hội và sự phát triển của loài người. Tham vọng ấy được bổ sung bằng một tham vọng khác lớn không kém: muốn thay đổi thế giới. Đằng sau hai tham vọng ấy là một khao khát mang đầy tính đạo lý về sự công bằng và công chính cho tất cả mọi người.

Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.

Tuy nhiên, ở đây lại có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, bất chấp vô số những khiếm khuyết, Marx vẫn là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 19 và gần trọn thế kỷ 20; hơn nữa, nhiều quan điểm triết học và chính trị của Marx, cho đến nay, vẫn có những giá trị nhất định. Jacques Derrida có lần, trong cuốn Spectres de Marx, từng viết: “Sẽ là một sai lầm nếu [chúng ta] không đọc, đọc lại và thảo luận về Marx” (Dẫn theo Marcello Musto, “The rediscovery of Karl Marx”, IRSH số 52, 2007, tr. 496). Thứ hai, nói như Terry Eagleton, không nên bắt Marx phải chịu trách nhiệm về những vụ tàn sát tập thể, các trại cải tạo, các phong trào đại nhảy vọt và các cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các chế độ Cộng sản, cũng giống như việc không thể bắt Chúa Jesus phải chịu trách nhiệm về các Tòa án xử những người bị xem là dị giáo (Inquisition) thời Trung cổ.

Thật ra, nghĩ cho cùng, không thể phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của Karl Marx được. Rõ ràng, quan điểm về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của ông đã là nền tảng lý thuyết làm nảy sinh sự độc tài và tàn bạo của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông cũng như vô số các nhà lãnh đạo Cộng sản khác. Bởi vậy, dù có ý thức hay không, Marx cũng đã để lại nhiều đứa con tinh thần, trong đó, có nhiều kẻ có thể xem là những quái thai. Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu (ở Rumania) là những quái thai như thế. Và dĩ nhiên, không thể không kể đến dòng họ Kim ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đến Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) và gần đây, Kim Chính Ân (Kim Jong-un).

So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo, về “thành tích” giết người và đày đọa dân chúng. Họ còn hơn hẳn những người khác trong việc duy trì một chế độ cha truyền con nối kéo dài, đến nay là ba đời, trên 60 năm (ở Cuba, Fidel Castro “truyền ngôi” lại cho em ruột, Raul Castro; tổng cộng thời gian trị vì của cả hai, đến nay, mới hơn 50 năm). Họ cũng nổi bật hơn hẳn những người khác về “tài” gây chú ý trên thế giới. Cứ vài ba năm một lần, họ lại làm cho cả thế giới thót tim hồi hộp theo dõi nhất cử nhất động của họ. Mới nhất, trong tháng Tư này, họ lớn tiếng đe dọa tấn công Nam Triều Tiên và cả Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Giới bình luận chính trị và có lẽ cả giới lãnh đạo Tây phương đều cho đó là những lời nói khoác lác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không căng mắt ra theo dõi từng động thái ở Bình Nhưỡng. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tư, tên “North Korea” đứng hàng thứ ba trong số các từ được sử dụng phổ biến nhất trên Twitter, chỉ sau “Easter” và “Good Friday”. Các cuộc điều tra dư luận cho thấy khoảng 36% người Mỹ theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Bắc Triều Tiên và 56% dân chúng cho sự đe dọa của Bắc Triều Tiên là nghiêm trọng.

Các lãnh tụ của Nam Triều Tiên, Mỹ và Nhật đều cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng cũng không giấu được sự căng thẳng.

Một số nhà bình luận chính trị quốc tế gọi cha con Kim Chính Nhật và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung là những bậc thầy trong nghệ thuật khiêu chiến (master of brinkmanship) và là những bậc thầy trong những cú đánh lừa (master of rope-a-dope). Kim Chính Ân có vẻ muốn nối gót cha mình, nhưng chưa ai dám chắc lần này ông có thành công hay không.

“Bậc thầy”, nghe rất sang trọng. Mà cũng phải. Những “bậc thầy” ấy đã thắng nhiều trận. Năm 1993, sau một lần đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, họ được Mỹ hứa hẹn viện trợ lương thực để cứu đói dân chúng. Năm 2003, khi rút tên ra khỏi Hiệp ước phi hạt nhân (Non-proliferation Treaty, NPT), họ lại được dỗ dành. Năm 2005, khi từ chối tham gia vào cuộc Hội nghị sáu bên (Six Party Talks) về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, họ cũng lại được dỗ dành. Năm 2006, khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất, họ cũng được dỗ dành. Năm 2008, khi trục xuất phái đoàn điều tra vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Triều Tiên, họ cũng được dỗ dành. Năm 2009, khi thử hạt nhân lần thứ hai, họ cũng được dỗ dành. Năm 2010, họ đánh chìm tàu thủy của Nam Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, Nam Triều Tiên và Mỹ cũng đều nhường nhịn, không có một phản ứng nào cả. Cứ mỗi lần như thế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lại huênh hoang cho là họ đã thắng cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ.

Nhưng tất cả đều là những phép thắng lợi tinh thần theo kiểu AQ của Lỗ Tấn. Nghèo kiết xác, lúc nào cũng bị người trong làng khinh bỉ, nhưng AQ vẫn tự hào là con cháu mình sau này sẽ giàu có hơn hẳn người khác. Bị người ta đánh, không dám đánh trả, AQ vẫn cứ tự hào “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!” Thế là hắn lại hớn hở ra vẻ đắc thắng.

Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.

Những chuyện như vậy, ở Tây phương, người ta xem như những chuyện buồn cười, lố bịch (ridiculous), thậm chí, điên khùng (crazy), nhưng ở Bắc Triều Tiên, do chính sách ngu dân và nhồi sọ triền miên, cả triệu người vẫn xem các quái thai ấy như những bậc thần thánh.

Kết quả là gì? Trước đây, trong bài “Nam và Bắc Hàn”, tôi có so sánh các thành tựu giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên từ sau năm 1953. Trên báo chí Tây phương thời gian vừa qua, nhân vụ đe dọa mới nhất của Kim Chính Ân, nhiều người cũng lại làm điều ấy. Cùng trải qua ba năm nội chiến (1950-1953) với những đau thương mất mát như nhau, mấy chục năm sau, trong khi Nam Triều Tiên, với thu nhập bình quân đầu người 32.000 Mỹ kim/năm, là một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất thế giới, Bắc Triều Tiên, với thu nhập đầu người 1.800 Mỹ kim/năm, vẫn là một trong những nước cực kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79.3; ở miền Bắc là 69.2; tỉ lệ tử vong trên 1.000 bé sơ sinh, ở miền Nam là 4.08, ở miền Bắc là 26.21; tỉ lệ sử dụng internet, ở miền Nam là 81.5%, ở miền Bắc là dưới 0.1%; số tiền đến từ xuất cảng mỗi năm ở miền Nam là 552.6 tỉ, ở miền Bắc là 4.71 tỉ. Kinh tế Bắc Triều Tiên yếu đến độ chỉ riêng thu nhập của công ty Samsung ở Nam Triều Tiên (247 tỉ năm 2011) đã nhiều gấp sáu lần tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên!

Trong khi chính quyền Bắc Triều Tiên đổ tiền ra chế tạo vũ khí hạt nhân và không ngừng khiêu khích thế giới, dân chúng lúc nào cũng chìm đắm trong đói khổ. Năm nào cũng có người chết đói. Riêng năm 2010, có vùng số người chết đói đến ba phần trăm (hay 30 người trên mỗi 1.000 dân). Liên Hiệp Quốc ước lượng, trong năm 2011, khoảng một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Với tư cách người Việt Nam, chúng ta chú ý đến sự nghèo đói, độc tài, tàn bạo và nguy hiểm của Bắc Triều Tiên cũng như những sự cách biệt một trời một vực giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên không phải chỉ là một tò mò bình thường. Mà còn là một nhu cầu nhận thức: Những sự khác biệt ấy, tự bản chất, là những khác biệt thuộc về chế độ.

Mà chế độ là một lựa chọn.Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được phép, trên thực tế, lựa chọn chế độ. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu sự lựa chọn ấy, trước hết, bằng nhận thức.

Ít nhất đủ để nhận diện được các quái thai chung quanh ta. Có khi rất gần với chúng ta.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín - Luật Đất đai dưới mắt một sinh viên trẻ

Gia đình nông dân Ðoàn Văn Vươn bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, ngày 2/4/2013.
15.04.2013

Cô sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đã xuất hiện trên một blog tự do từ năm 2007. Bài báo đầu tiên của cô là «Tôi nghiên cứu về Luật Đất đai». Cô thuộc gia đình trong giới cầm quyền. Cô cho biết ông cô -  không rõ ông nội hay ông ngoại - từng tham gia biên soạn Luật Đất đai đầu tiên năm 1988. Trong bài viết ấy cô Hường mạnh dạn nói lên chính kiến của mình, chỉ rõ cái hình thức «sở hữu đất đai là sở hữu của toàn dân» do đảng Cộng sản áp đặt cho nông dân là một điều phi pháp và trái đạo lý, vi phạm công bằng xã hội, cản trở con đường phát triển của nông nghiệp và đất nước. Lập luận của cô sâu sắc, tự tin.

Mới học năm thứ 2 trường Luật, chắc Hường lúc ấy chỉ mới 17, 18 tuổi. Hồi ấy đọc xong bài viết của cô, tôi nghĩ ngay đến câu thơ của nhà viết kịch Pháp Corneille, «Aux âmes bien nées la valeur n’attend point le nombre des années» («Có những con người đặc sắc mà giá trị không chờ những năm tháng»).

Từ đấy tôi thường vẫn nhớ đến Hường. Tôi băn khoăn không biết cô tốt nghiệp ra sao? Có bị cản trở gì không? Ra trường cô làm việc ở đâu, có theo nghề luật sư không? Một sinh viên có tư duy độc lập như Hường ở trong nước còn rất hiếm, không hiểu có bị lãnh đạo nhà trường kỳ thị không? Cô là một hạt giống trí thức dân chủ quý của đất nước, của dân tộc. Nhân tài mà đất nước ta đang cần chính là những nam nữ sinh viên có lòng với dân, có trí tuệ khai phóng như Hường vậy.

Thế rồi hôm nay, 10/4/2013, tôi mừng, mừng lắm, đọc được bài viết của Đỗ Thúy Hường trên mạng Dân Luận, với tít in đậm: «Mệnh đề bịp – ‘Đất đai là sở hữu toàn dân’». Bài viết vẫn nói về luật đất đai.

Tác giả nhận xét: «Trong vòng 25 năm, Luật đất đai đã thay mới 3 lần, sửa 5 lần, năm nay định sửa nữa là 6 lần, sao mà phải thay đổi dữ vậy?  Thay đổi «vì dân», hay là để đối phó với sự chống đối của dân?

Bài viết tâm huyết, trí tuệ của nhà trí thức dân chủ rất trẻ Đỗ Thúy Hường kết thúc bằng một câu gửi thẳng cho lãnh đạo đảng Cộng sản: «Đảng ơi ! Nếu còn chút lương tri nào, xin hãy tỉnh lại đi. Ít nhất đừng vu tôi là thế lực thù địch. Kẻ thù nhan nhản thế thì đảng sống sao nổi? ».

Mong bài viết của Đỗ Thúy Hường được bà con nông dân, trí thức, giới luật gia và sinh viên ngành luật trong và ngoài nước tìm đọc và tỏ rõ thái độ, đúng vào lúc vụ án Đoàn Văn Vươn vừa được xét xử, việc sửa đổi Hiến pháp đang là vấn đề nổi cộm gay gắt, cuộc đối thoại Việt - Mỹ về Nhân quyền đang diễn ra, Hôi nghị Trung ương lần thứ 7 - Khóa 11 của đảng Cộng sản sắp họp để xem xét về cuộc tự phê bình và phê bình của các cấp lãnh đạo.

Bài viết của Đỗ Thúy Hường chứng tỏ đất nước ta đang chuyển mình, những sinh viên rất trẻ cũng nhập cuộc và dấn thân, đấu tranh không khoan nhượng với những sai lầm của lãnh đạo, góp phần cứu dân cứu nước, và cứu bản thân mình.

 * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Bản đồ lớn ở Bưu điện Hà Nội không có Trường Sa, Hoàng Sa

Tấm bản đồ rộng gần 10m2 được đặt ở trung tâm Bưu điện Hà Nội (số 75 Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho mọi người đến làm việc và thăm quan. Tuy nhiên, trên tấm bản đồ này lại không in hình hai quần đảo của nước Việt Nam là Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo quan sát của PV, tấm bản đồ được ghi đầy đủ địa danh và vùng lãnh thổ của tất cả các nước trên thế giới. Riêng lãnh thổ đất liền của nước Việt Nam được bài trí ánh điện màu đỏ xung quanh, khác hẳn với lãnh thổ của nước khác để tạo ra sự khác biệt. Khi tìm đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì nhìn mỏi mắt cũng chẳng thể tìm ra. Trong khi đó, đảo Hải Nam của Trung Quốc thì bản đồ thể hiện rất rõ.
“Nhiều lần tôi cũng ngồi nhìn và thắc mắc nhưng không biết lý do tại sao. Nhưng tôi thấy việc một bản đồ lớn, đặt ngay vị trí trung tâm của Bưu điện Hà Nội, nơi có nhiều người trong và ngoài nước qua lại làm việc và tham quan mà không đánh dấu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận được.
Gần đây, tôi thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin nhiều cơ quan nhà nước của nước ta in bản đồ mà thiếu địa danh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến tôi rất bức xúc. Nhất là còn có cả cơ quan của ngành địa chất mà còn thiếu thì không hiểu nổi sự hiểu biết của người dân mình về lãnh thổ Việt Nam tới đâu?”- bác Phan Văn Hoàng, trú tại Hàng Bông (Hoàn Kiếm – Hà Nội) khi đến giao dịch tại Bưu điện Trung tâm Hà Nội bức xúc nói. 
 Tấm bản đồ được đặt ở vị trí trang trọng, ngay giữa đại sảnh của Bưu điện trung tâm Hà Nội, người nước ngoài tới không thấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Tấm bản đồ được đặt ở vị trí trang trọng, ngay giữa đại sảnh của Bưu điện trung tâm Hà Nội, người nước ngoài tới không thấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Trao đổi với PV, chị Lê Mai Hoa, nhân viên của Bưu điện Trung tâm Hà Nội cho biết: “Tấm bản đồ này đã được Ban lãnh đạo bưu điện làm từ gần 10 năm nay. Nó làm nổi bật cả không gian, tạo nên sự sang trọng, bắt mắt cho mọi người khi bước chân vào đây làm việc”.

Nhưng trước câu hỏi có thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt Nam đâu không? Chị Hoa lắc đầu: “Chị cũng không để ý, chắc là do được đánh dấu nhỏ quá nên không nhìn ra!?”.

Nghe chị Hoa nói về tấm bản đồ không đánh dấu quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam ở Bưu điện Hà Nội:

Trao đổi với một nhân viên khác tên Hải làm ở quầy Chuyển phát nhanh của Bưu điện Trung tâm Hà Nội). Chị Hải cho biết: “Chiếc bản đồ được đặt ở đó lâu lắm rồi. Chị đi làm hơn chục năm nay đã thấy có nó ở đấy. Mục đích của tấm bản đồ là để thể hiện sự bao quát của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam tới mọi quốc gia trên thế giới và để cho khách hàng đến tìm hiểu và tham quan. Nhưng không hiểu tại sao, trên tấm bản đồ ấy lại không đánh dấu 2 địa danh Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.
Những sinh viên nhìn
Những sinh viên nhìn "mỏi mắt" cũng không thể thấy hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Một chị nhân viên ngồi bên cạnh vừa chỉ tay về tấm bản đồ, vừa giải thích: "Bản đồ đấy chỉ thể hiện tượng trưng lãnh thổ, các quần đảo của các nước trên thế giới cũng không được thể hiện. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bé tý, làm sao mà thể hiện trên bản đồ được".

Để chắc chắn, PV hỏi lại: Không có hai địa danh Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ vì quá nhỏ đúng không ạ?

Nhân viên của Bưu điện Hà Nội khẳng định một lần nữa: "Vì hai quần đảo nhỏ như thế nên không được thể hiện trên bản đồ".

Bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị phạt 50 triệu đồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố dự thảo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ. Bộ đề xuất phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng đối với hành vi cung cấp tư liệu, dữ liệu bản đồ có liên quan đến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam mà không thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác.
Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không được đánh dấu trên bản đồ thế giới của Bưu điện trung tâm Hà Nội.
Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không được đánh dấu trên bản đồ thế giới của Bưu điện trung tâm Hà Nội.

Hoặc cung cấp thông tin, tư liệu, dữ liệu sản phẩm đo đạc và bản đồ thể hiện không đúng đường biên giới quốc gia, chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Còn theo Dự thảo nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia vừa được Bộ Quốc phòng trình Chính phủ ban hành, sẽ phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với hành vi in ấn, nhân bản, phát hành tài liệu về đường biên giới quốc gia không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc thể hiện không đúng đường biên giới quốc gia.

Dự thảo này cũng nâng mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đối với cá nhân là 50 triệu đồng (Nghị định hiện hành là 30 triệu đồng), đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

Hành vi làm hư hại, xê dịch hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới được nâng mức phạt lên 20-40 triệu đồng (Nghị định hiện hành từ 500.000 - 1 triệu đồng).
Quan điểm về việc bản đồ Việt Nam in thiếu hai địa danh Hoàng Sa, Trường Sa

Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng: Với những hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, mức phạt về hành vi này không thể đo đếm được bằng tiền.

"Phát hành, phát tán những tài liệu, bản đồ ấn phẩm không có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây tác hại khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh, chủ quyền quốc gia về biển đảo. Mức phạt về hành vi này không thể đo đếm được bằng tiền. Nếu xâu chuỗi toàn bộ các sự việc như dán cờ Trung Quốc lên nho ở BigC, đèn lồng có chữ Tam Sa, in cờ Trung Quốc lên sách giáo khoa, hay những tài liệu, bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... cơ quan nhà nước cần phải nghiêm khắc xử lý. Cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực trên", ông Lê Như Tiến nhận định.

Bà Đồng Thị Bích Phương - Trưởng phòng Nghiên cứu Bản đồ và GIS, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: “Từ trước đến nay cũng có qui định, bản đồ do các cơ quan chính thức, xuất bản thì không được thiếu Trường Sa và Hoàng Sa… nếu là cơ quan nhà nước hay bên giáo dục thì sẽ phải rất nặng".

Ông Phạm Ngọc Mai – Phó Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh: “Tất cả bản đồ hình thể Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường Sa đều là phi pháp”.

Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục sở hữu trí tuệ cho rằng: “Những dấu hiệu người ta dùng làm nhãn hiệu không khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước nên không gắn vấn đề đó với nội dung của nhãn hiệu.

Người ta có thể dùng bất kỳ dấu hiệu nào để phân biệt. Hình bản đồ Việt Nam không có hình nhiều tỉnh, thành phố không có nghĩa Việt Nam không có tỉnh thành phố đó. Người ta chỉ khái quát hình chữ S để thể hiện hình đất nước. Ngoài Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam còn có các đảo khác, không lẽ đảo nào cũng phải vẽ chi tiết ra đó. Việt Nam còn rất nhiều thứ khác nữa. Bản đồ chỉ thể hiện nét khái quát là Việt Nam”.
 (Đất Việt)

Tự do ngôn luận tại Việt Nam dưới kính lúp của Nghị viện châu Âu

Thứ Năm tới, nhân phiên họp toàn thể hàng tháng ở Strasbourg, Nghị viện châu Âu sẽ bàn bạc khẩn cấp về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là tự do ngôn luận.
Đất nước Đông Nam Á này đã cứng rắn hơn về chính trị mà bên ngoài khó nhận ra. Không chỉ vì báo chí quốc tế chủ yếu quan tâm đến các nước châu Á « có giá trị thông tin cao » như Miến Điện, Trung Quốc hoặc nay là Bắc Triều Tiên. Mà còn vì Việt Nam tự cho là một « con cọp kinh tế », mở cửa cho trao đổi và đầu tư với các nước khác trên thế giới, và từ đó được xem là một đất nước « đang trên con đường đúng đắn về chuyển đổi và hiện đại hóa ».
Tuy vậy, nhiều bản báo cáo của các tổ chức quốc tế trong những tháng gần đây đã nhấn mạnh đến hệ thống trấn áp tại Việt Nam. Tháng Chín năm ngoái, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists – CPJ – tại New York) đã công bố một nghiên cứu mang tên “Tự do báo chí tại Việt Nam bị thu hẹp, cho dù mở cửa kinh tế”.
Bản báo cáo nhắc lại, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng được đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước, và các tổng biên tập buộc phải là đảng viên Cộng sản. Các viên chức tuyên huấn thường xuyên gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp của báo chí để chỉ đạo đường hướng thông tin, những đề tài nên đăng tải và những chủ đề cấm kỵ. Hệ thống được bê-tông hóa và không có điều gì bất kính lọt qua nổi.

Thắp nến cầu nguyện cho Đoàn Văn Vươn và gia đình tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tối 31/03/2013.
Báo chí ngoại quốc bị giám sát

Báo chí quốc tế cũng bị giám sát chặt chẽ. Tất cả các phương tiện thông tin ngoại quốc có trụ sở tại Việt Nam bị buộc phải thuê mướn các trợ lý người địa phương, chiếu khán của họ chỉ có giá trị sáu tháng có thể gia hạn, và họ phải xin phép Bộ Ngoại giao nếu muốn thực hiện một phóng sự bên ngoài Hà Nội. Còn các đặc phái viên thì phải thuê một « vệ sĩ » - trợ lý được chính quyền duyệt, với chi phí 200 đô la một ngày.
Những tháng gần đây chính quyền đặc biệt tấn công vào các blogger độc lập – là các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến hay hoạt động công giáo – viết về các đề tài cấm kỵ như tranh chấp đất đai, quan hệ với Trung Quốc, hoặc tham nhũng.
Trong vài năm qua, thế giới blog tương đối được nới tay về kiểm duyệt hay trấn áp. Nhưng sự dung thứ này đã chấm dứt. Shawn Crispin, tác giả bản báo cáo của CPJ viết : « Từ năm 2009, một chiến dịch quấy nhiễu và hăm dọa đã dẫn đến việc hàng chục nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo và blogger độc lập bị cầm tù ; hầu hết là do họ đòi hỏi dân chủ đa đảng, nhân quyền và chính phủ phải minh bạch về tài chính ».
Cuối tháng Giêng, Liên đoàn quốc tế Nhân quyền (FIDH, Paris) đã xác nhận việc này trong một bản báo cáo công bố cùng với Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, mang tên «  Blogger và các nhà ly khai trên mạng bị giam cầm : Chính quyền khống chế internet ».
Souhayr Belhassen, chủ tịch FIDH (và là tiến sĩ danh dự của đại học Công giáo Louvain) viết : « Việt Nam được biết đến với nền kinh tế phát triển và các bãi biển thiên đường. Tự do ngôn luận tại đây đã bị xâm phạm, trong sự hững hờ của dư luận quốc tế, trong khi đây là một trong những chế độ trấn áp nhiều nhất trên thế giới về mặt này ».
Một bản tổng kết u ám
Bản báo cáo nhận định: « Trong vòng 12 tháng qua, có 22 blogger và nhà ly khai trên mạng đã bị lãnh các bản án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm tạm giam vì đã đấu tranh bất bạo động trên net. Ngày 09/01/2013, một phiên tòa đã kết án 14 người tổng cộng 100 năm tù chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ».
Việt Nam đứng thứ 172/179 trong bảng sắp hạng về tự do báo chí, được Phóng viên Không biên giới công bố hàng năm. Tổ chức này cũng xếp Việt Nam trong số 12 quốc gia « kẻ thù của internet ».
Theo tổ chức Demdigest, vào giữa tháng Hai, có 32 blogger Việt Nam dã bị kết án hoặc đang chờ lãnh bản án, đa số theo điều 88 Luật hình sự về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », có khung hình phạt lên đến 20 năm tù. Trong số đó có Điếu Cày (bút danh của ông Nguyễn Văn Hải), tác giả một bài viết năm 2007 về dân chủ và tự do ngôn luận, bị giam từ năm 2008 và đến năm 2012 bị kết án 12 năm tù cộng với 5 năm quản chế. Hay luật gia kiêm blogger Lê Quốc Quân, bị bắt tháng 12/2012 vì tội « trốn thuế ».
Một ván bài cấp tiến
Cho đến nay, việc tố cáo các vụ xâm phạm quyền tự do thường từ các tổ chức tôn giáo hay các « cơ quan báo chí bảo thủ Mỹ, như Wall Street Journal, New York Post hay New York Sun » - Dustin Roasa ghi nhận như trên trong tạp chí theo khuynh hướng trung tả Dissent. Cứ như là giới tự do và cấp tiến khó mở miệng chỉ trích một đất nước bị tàn phá và tổn thương sâu sắc bởi sự can thiệp của Pháp và Mỹ, trong khoảng thời gian từ cuối Đệ nhị Thế chiến và chiến thắng của Bắc Việt vào năm 1975.
Sự do dự này dường như đã thay đổi, và những người cánh tả có khuynh hướng chỉ trích Việt Nam, nhắc nhở các cuộc tranh cãi gay go trong thập niên 70 sau khi Saigon sụp đổ, và những ai quan tâm đến sự ra đi của các thuyền nhân Nam Việt.
« Các vị có quyền gì mà chỉ trích một đất nước đã bị các vị thả bom napal ? » - những người ủng hộ đoàn kết với thế giới thứ ba đã thốt lên như thế, khi các nữ ca sĩ vì hòa bình Joan Baez và Ginette Sagan, nhà hoạt động nổi tiếng Ý của Amnesty International Mỹ, lên án các trại cải tạo, nạn tra tấn trong một « Việt Nam giải phóng ». Joan Baez trả lời : « Để cho thống nhất. Trấn áp là trấn áp. Việc đánh đập người khác có cùng một tác động lên một con người, cho dù đó là do một người xã hội chủ nghĩa hay theo chủ nghĩa đế quốc thực hiện ».
Theo Blog « La Liberté sinon rien » trên báo Le Soir của Bỉ, ngày 14/04/2013 
(Blog Thụy My)

Ông Bùi Kiến Thành: Không thể bơm tiền cho thói tham lam

"Sự tham lam của những ông chủ dự án, sự tham lam của ngân hàng khiến cho tiền kẹt trong đống xi măng, cốt sắt." - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

PV:- Chính phủ vừa đưa ra gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng cho bất động sản. Dư luận nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng, hãy để BĐS tự cứu mình và theo đó mà trở về giá trị thực. Quan điểm của ông như thế nào?
 
Ông Bùi Kiến Thành: Sự can thiệp của Nhà nước đầu tiên phải hướng tới lợi ích công. Tại sao lại bỏ ra 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ bất động sản mà không dùng chính số tiền đó để thực hiện một chính sách hoàn toàn mới, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế?
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về tín dụng và không thể tiếp tục hoạt động. Nhiều năm nay tôi đã đề xuất, hoàn toàn có thể hạ mức lãi suất cho doanh nghiệp vay ở mức 6-7% bằng cách Ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3-4%.
Sao không thực hiện chính sách như vậy để giải quyết cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang tới chỗ phá sản và hàng triệu lao động có nguy cơ thất nghiệp mà lại áp dụng cho bất động sản?
Tôi cho rằng, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản bằng gói 30.000 tỷ đồng này chẳng khác nào cùng chui vào cái rọ khó khăn với họ, những người chỉ biết hưởng lợi, gặp chút khó khăn thì kêu gào người dân gánh cùng. Điều đó hoàn toàn không hợp lý.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

PV: - Ông nghĩ sao khi giá bất động sản bị thổi lên như bong bóng mà người dân vẫn chấp nhận suốt một thời gian dài? Có thể lý giải sự bất bình thường này như thế nào?
Ông Bùi Kiến Thành:-  Không người dân nào chấp nhận cả. Chỉ có giới đầu cơ chấp nhận thôi. Họ mua bất động sản với giá gốc, đơn cử, 25 triệu/m2, trao qua đổi lại lên giá 30 triệu đồng/m2, có khi 50 triệu đồng/m2. Toàn giới đầu cơ mua bán với nhau chứ hỏi bao nhiêu người dân có nhu cầu mà mua được nhà để ở? Đến nay, không còn người đầu cơ nào mua nữa thì bất động sản xẹp.
Ông Alan Phan đề xuất, để bất động sản rơi tự do và trở về giá thật. Vậy giá thật đó là gì? Giá bất động sản gồm giá đất, giá hạ tầng và giá lời hợp lý. Ở Việt Nam, tất cả các giá cấu thành nói trên đều không hợp lý.
Thứ nhất, về giá đất, quản lý của Nhà nước về đất đai trong thời gian qua không phù hợp. Giá đất lấy của nông dân mấy trăm nghìn/m2, sau khi thành dự án, đội lên, thành 10 triệu, 20 triệu/m2. Những cấp quản lý đất đai đã lạm dụng quyền hành, đã làm giàu trên lưng của người dân (cả người nông dân và những người mua nhà). Tại làm sao một ông Chủ tịch xã, Chủ tịch tỉnh lại có dinh thự 5-7 tỷ đến cỡ mấy chục tỷ, tiền ở đâu ra. Nghị quyết 04 tại sao không hỏi ông, tại sao không bảo người ta khai ra tiền ở đâu ra? Quản lý lỏng lẻo Nhà nước về đất đai làm cho giá đất tăng lên.
Thứ hai, đầu cơ đất đai tạo nên bong bóng bất động sản. Thật sự giá thành của bất động sản không cao đến như thế.
PV: - Trong việc giải cứu bất động sản, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đều rất xăng xái tham gia góp sức. Thưa ông, các ngân hàng đang thực hiện đúng vai trò, chức năng của mình hay đang tham gia vì sự liên quan mật thiết giữa tồn tại ngân hàng và tồn tại của thị trường bất động sản mà ta gọi là nhóm lợi ích?
Ông Bùi Kiến Thành: - Trong những năm qua, phần lớn tiền đầu tư cho các dự án bất động sản là tiền của ngân hàng. Bất động sản vay ngân hàng với lãi suất rất cao, có khi tới 20 -30%. Giờ bất động sản ngắc ngoải, khoản tiền ngân hàng cho vay trở thành nợ xấu.
Sự tham lam của những ông chủ dự án, sự tham lam của ngân hàng khiến cho tiền kẹt trong đống xi măng, cốt sắt. Nếu bất động sản phá sản thì hệ thống ngân hàng sẽ nguy hiểm. Hỗ trợ bất động sản cũng chính là hỗ trợ ngân hàng và ngược lại. Nhưng theo tôi, Nhà nước không được làm vậy, phải suy nghĩ thế nào để tạo được lợi ích tối đa cho quốc gia.
Tôi nhắc lại, hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về tín dụng, và một phần lớn cũng là do các dư án BDS hút nguồn tín dụng và đẩy lãi suât lên ngất ngưởng, kéo theo đó hàng triệu lao động có nguy cơ thất nghiệp.
Tại sao bây giờ lại ưu tiên cho bất động sản mà không nghĩ tới ở đồng bằng sông Cửu Long, và mọi miền đất nước, bao nhiêu nhà máy đóng cửa…vì doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng với lãi suất hợp lý?
Tại sao Ngân hàng Nhà nước lựa chọn “giải cứu” bất động sản bằng chính sách tín dụng ưu đãi, cho Ngân hàng Thương mại nay với lãi suất 4,5% để cho các chủ dự án BĐS vay với lãi xuất 6.0% mà không áp dụng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, và toàn nền kinh tế này?
PV:- Ở góc độ một chuyên gia tài chính ngân hàng, theo ông, trong tình thế hiện nay, Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản nên làm gì?

Ông Bùi Kiến Thành:- Bong bóng bất động sản hiện nay là do quản lý Nhà nước về đất đai, vấn đề tiêu cực, và việc những ngân hàng đẩy rất nhiều tiền vào các dự án bất động sản nên bị lún nặng vào nợ xấu.
Rõ ràng, vấn để ở đây là quản lý Nhà nước và sự tham lam của chủ dự án, của ngân hàng. Vì vậy không có lý do gì mà không điều chỉnh, cải tổ lại cho hợp lý, không thể cứ chạy theo để bơm thêm tiền cho cái lòng tham đó, giúp đỡ một số người trong khi hàng vạn hàng triệu người lao động đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp vì doanh nghiệp không tiếp cận được vốn với lãi suất ưu đãi thì mặc kệ.
Bản thân hệ thống ngân hàng cũng phải xem lại, lầm lỗi gì thì sám hối đi, chứ không phải làm sai như vậy rồi thì lobby, xin giúp mình.
Về phía các doanh nghiệp bất động sản, những doanh nghiệp nào đang có mức giá không phù hợp với thị trường thì phải chịu hậu quả cho quyết định kinh doanh của mình. Kinh doanh sai thì phải nhận hậu quả chứ không thể bắt nhân dân phải gánh.
Có nhân dân nào bắt anh thổi giá bất động sản đến mức đó đâu để đến khi nó xuống, anh lại kêu hỗ trợ, cứu giúp? Anh xây nhà cao cấp hơn 100m2 không ai mua rồi đòi cắt căn nhà thành 40m2 để dễ bán là thế nào? Thiết kế một căn nhà đâu phải như cục thịt heo đâu mà đòi cắt thành từng khúc như thế?
Lĩnh vực bất động sản thể hiện tới 20% tổng sản lượng quốc nội. Hàng triệu người cần mua nhà và mong muốn mua nhà nếu có thể, nhờ đó, có thể tao việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho nhà nước….
Do đó, cần phải có chính sách hợp lý, đồng bộ, từ đất đai tới tín dụng để phát triển bất động sản mà nhân dân có thể với tới được. Tại sao không nghĩ một chính sách như thế mà đi chạy theo những việc hỗ trợ cho một vài người?
Hoàng Hạnh (thực hiện)
(Đất Việt)

Vụ án Đoàn Văn Vươn: Vở kịch dở nhất trong năm

Giải Mâm Xôi Vàng
Hai cảnh tương phản diễn ra tại toà án Hải Phòng vừa rồi – cảnh một với các nạn nhân vô tội trong gia đình Đoàn Văn Vươn phải chịu những bản án oan khuất; cảnh hai với những quan chức thủ phạm gây ra “biến cố Tiên Lãng” chỉ bị án treo, ngoại trừ một người – khiến blogger Phạm Thanh Nghiên liên tưởng đến “Giải Mâm Xôi Vàng” mà chuyên gia điện ảnh, truyền hình Mỹ John J.B. Wilson sáng lập hồi năm 1980 để trao cho các diễn viên điện ảnh ( cùng đạo diễn, kịch bản, nhạc phim hay chính bộ phim) dỡ nhất trong năm.
Qua bài “Giải Mâm xôi vàng”, blogger Phạm Thanh Nghiên hình dung rằng một bộ phim mang tên “ Ngài X, Đoàn Văn Vươn và những người bạn” vừa diễn ra ở Hải Phòng, qua đó, vai “trung tâm” là đồng chí X – chủ tịch một “tập đoàn quyền lực và nhóm lợi ích” đang có tham vọng chen chân vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và đang ra sức “kiếm điểm” trong cuộc đối thoại nhân quyền với “tư bản giẫy chết” Hoa Kỳ. Vai chính trong phim vừa nói là anh hùng Đoàn Văn Vươn trong biến cố Tiên Lãng và những vai phụ gồm bạn Đoàn Văn Vươn, kể cả tác giả Phạm Thanh Nghiên.
Blogger Phạm Thanh Nghiên yêu cầu khán giả xem phim “Ngài X, Đoàn Văn Vươn và những người bạn” vừa nêu để xem Ngài X cùng “tập đoàn quyền lực, nhóm lợi ích” diễn vai nhân quyền ra sao để xét tặng cho đồng chí X giải điện ảnh cao quý Oscar hay giải Mâm xôi vàng.
Theo diễn tiến bộ phim thì khán giả thấy tài tử chính Đoàn Văn Vươn
“Khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển. Đau đớn nhất là đứa con gái đầu tám tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm”.
Rồi, qua cuốn phim, khán giả chứng kiến tất cả những thành quả từ mồ hồi, nước mắt và máu của gia đình anh hùng Đoàn Văn Vươn bỗng chốc tan thành mây khói khi “công vụ” sai trái bất chính của quan chức Hải Phòng – mà chính Ngài X đã công nhận các quan Hải Phòng, Tiên Lãng “sai phạm” - với âm mưu cướp mồ hôi, nước mắt và máu ấy biến toàn bộ gia đình dân oan lương thiện Đoàn Văn Vươn thành tù nhân  – phải nhận lãnh những bản án tù oan khuất từ cao nhất là 5 năm tù giam cho tới thấp nhất là 15 tháng tù treo cộng thêm 30 tháng thử thách.
Trong khi đó, những quan chức thủ phạm chủ chốt gây ra biến cố Tiên Lãng, như Lê Văn Hiền, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan, chỉ bị án treo – mà theo lời luật sư Trần Hồng Phong, “nói tóm gọn là chẳng phải ở tù ngày nào”, ngoại trừ nguyên phó chủ tịch huyện Tiên lãng Nguyễn Văn Khanh. Blogger Phạm Thanh Nghiên nhận xét:
Hành động của Tòa án Hải Phòng chẳng khác nào đưa ngài X - sếp lớn của họ - rơi vào thế“việt vị” nếu phân tích theo ngôn từ của Luật bóng đá. Miêu tả đúng bản chất sự việc thì đây là sự vận hành của một bộ máy yếu kém và giả dối. Nhận xét theo góc nhìn điện ảnh thì ngài X và cả bộ sậu của ngài đã không chuẩn bị kỹ từ khâu kịch bản. Kết quả là các vai diễn đã trở nên lố bịch, diễn viên đi lại lộn xộn, va mặt vào nhau trước ống kính máy quay. Mặc dù được thông báo đây là một“phiên tòa công khai”, nhưng ngay từ nhiều ngày trước đó, chiếc mặt nạ Nhân quyền đã bị đế giầy của công an dẫm nát…Hải Phòng chìm trong một bầu không khí sặc mùi khủng bố.
Và blogger Phạm Thanh Nghiên nêu lên câu hỏi rằng “Không biết ngài X và ‘Tập đoàn quyền lực’ của ngài có giành được ưu thế trong cuộc Đối thoại Nhân quyền với Hoa Kỳ và thực hiện được ước mơ trở thành thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hay không? Nhưng xem ra, vai diễn Nhân quyền của ngài đã quá vụng về, chỉ xứng với giải Mâm Xôi Vàng mà thôi”.

Ông Đoàn Văn Vươn (hàng đầu thứ 2 từ bên trái) trong phiên sơ thẩm tại Tòa Án Hải Phòng hôm 02/4/2013
Ông Đoàn Văn Vươn (hàng đầu thứ 2 từ bên trái) trong phiên sơ thẩm tại Tòa Án Hải Phòng hôm 02/4/2013
Xử quan ‘nhạt’ hơn xử dân
Blogger Nguyễn Quang Vinh thì hình dung ra 2 vở kịch “Vươn 1” và “Vươn 2”, qua đó, vở “Vươn 1” với toà án Hải Phòng xử gia đình anh hùng Đoàn Văn Vươn được giới truyền thông, cộng đồng, công, tư sở, từng gia đình… “bàn phát sốt”, nóng lên “từng buổi một, từng ngày một, từng chi tiết một”, qua đó, công luận nói chung mong muốn gia đình dân oan Đoàn Văn Vươn được trắng án. Hay nói cách khác, theo blogger Nguyễn Quang Vinh, “hồi kịch Vươn 1 viết khá, đạo diễn khá, âm thanh, tiếng động, nhạc khá, lôi cuốn, hấp dẫn”.
Nhưng vở kịch “Vươn 2” xét xử các phạm quan trong vụ cưỡng chế sai trái đầm thuỷ sản của Đoàn Văn Vươn thì “nhạt hẳn, đuối, chán, chẵng bõ xem”. Tại sao nhạt ? Qua bài “Xử quan ‘nhạt’ hơn xử dân”, blogger Nguyễn Quang Vinh phân tích:
Nhạt 1: Vì sai kịch. Vấn đề kịch ở Vươn 2 hoàn toàn không chỉ là cái nhà hai tầng (lúc xảy ra nhiều bác quan cứ đau đáu ghi vào tim mình cái chữ lều cơ). Cái nhà ấy chỉ là một trong nhiều thứ thiệt hại mà gia đình họ Đoàn đã cay đắng gặt hái phải vụ cưỡng chế trái pháp luật. Hàng mấy năm đi khiếu nại, rồi xử, rồi khiếu nại, thậm chí còn bị tòa lừa…. Và tới khi một lệnh cưỡng chế sai bét tung ra, cộng tất tần tật thiệt hại thì nói như anh Vươn phát biểu trước tòa là không thể biết đã thiệt hại bao nhiêu tỉ, chứ không hẳn là con số mấy trăm triệu được tòa công bố. Kịch sai nên nhạt. .. Tội của mấy quan kia cộng lại sẽ là bao nhiêu năm tù cho xứng, và đó không còn là tội “ hủy hoại tài sản” nữa.
Nhạt 2: …Làm sao mà điều tra khó nhọc đến thế, làm sao mà phải nhiều tháng mới bắt, mới túm được tay day được trán người phạm tội như vậy, chắc chắn, với tài năng và kinh nghiệm của các điều tra viên, việc tóm cổ lũ phạm tội chỉ trong khoảnh khắc... Kịch như thế gọi là kịch kẹo kéo, hết kịch rồi còn kéo, thấy rõ can phạm rồi vẫn kéo, vẫn chưa kết luận, vì thế nó nhạt, chán không muốn bàn. Đụng vào dân thì hăng thế, ầm ầm, đàn bà con trẻ đang đứng trên đê xa cả cây số cũng bắt ngay, còn mấy bác quan rõ tội, rõ lệnh, rõ hành vi mà kéo những nửa năm…Kẹo kéo thế là nghĩa làm sao? Nhạt.
Nhạt 3: Cái nhạt này nằm ở tình hình chung, dân gian biết rồi, xử quan bao giờ mà chẳng nâng lên thật cao rồi quạt gió phát mát rười rượi, người ta không còn tin vào sự nghiêm minh khi xử quan, trái lại người ta lo lắng sợ pháp luật chồng chềnh quả tạ rơi mạnh vào đầu dân đen khốn khổ. Thì hóa ra đúng trong vụ này, cáo trạng lừng lững tội danh, lừng lững điều khoản, lừng lững án phạt những 5 năm, những 10 năm, những 12 năm, vèo cái chẳng hiểu sao, tình tiết không thay đổi, chứng cứ không thay đổi mà cuối cùng thì treo treo treo treo. Làm thế dư luận không buồn theo dõi là phải, nhạt là phải.
Blogger Nguyễn Quang Vinh cảnh báo rằng “Nhạt này là nguy cơ, nguy cơ mất niềm tin vào cơ quan công quyền, nguy cơ này tất nhiên cao gấp triệu lần nguy cơ khán giả quay lưng với vở kịch nhạt ở nhà hát”. Và tác giả nhấn mạnh rằng toà án Hải Phòng kết án gia đình anh hùng Đoàn Văn Vươn là xử sai, mà xử các quan địa phương những bản án “treo treo treo treo” cũng là xử sai. “Kịch sai thì không thành tác phẩm. Nếu cứ xử sai kiểu này bất thành tòa. Bất thành tòa thì bất thành công lý”.
Trọng tài thiên vị lộ liễu, trắng trợn
Qua bài “Bi và hài. Sẽ còn dài dài !?...”, blogger Dân Nguyễn lưu ý rằng “Nếu như kết quả phiên tòa xử anh Vươn là một sự bất công quá lớn, là một bi kịch thực sự, thì phiên tòa xử ‘các quan tép riu’ Hải Phòng lại là một hài kịch, mà người xem chỉ có thể cười gằn, cười ra nước mắt!”.
Blogger Dân Nguyễn mô tả:
Những gì đã diễn ra trong hai phiên tòa trên, và kết quả của nó, là một sự sỉ nhục công lý, là sự thách thức dư luận. “Trọng tài” đã quá thiên vị, thiên vị lộ liễu, trắng trợn. Anh Vươn bị đốn ngã trong “vòng cấm địa”. Thay vì phải cho anh Vươn được hưởng một quả penalty, thì trọng tài lại rút thẻ đỏ, truất quyền thi đấu của anh Vươn, với lời kết tội anh Vươn “đá rắn”. Cục diện trận đấu vì thế sẽ thay đổi từ cái phút anh Vươn “rời sân cỏ”. “Trận đấu” mà gia đình anh đã mong mỏi đêm ngày, đã khép lại; Và mặc dù thua đậm một cách oan ức, anh Vươn vẫn không quên dành cho “Ban Trọng Tài” lời cám ơn sâu sắc!!!
Blogger Dân Nguyễn cảnh báo rằng “mùa giải” kiểu vừa nói sẽ còn dài dài, và “nhiều đội sẽ ra sân” trong thời gian sắp tới, nhưng “trọng tài” thì vừa non nghiệp vụ vừa có hành động bất minh lúc cầm còi khiến những “ngôi sao dân oan” sẽ bị “đốn giò”, bị lăn lộn trên sân, bị “thẻ đỏ” để rời khỏi sân dù chơi đúng luật, trong khi các “cầu thủ quan tham” có “lối đá rừng” sẽ tiếp tục tung hoành thoải mái.
Theo tác giả, sau “trận đấu” mà phía “cầu thủ quan tham” được “trọng tài” toà án Hải Phòng thiên vị nên hả hê với kết quả thi đấu, thì phía”cầu thủ dân oan” Đoàn Văn Vươn sẽ “khiếu nại lên toà phúc thẩm “FIFA”. Qua bài “Bi và hài. Sẽ còn dài dài !?...” vừa nói, tác giả Dân Nguyễn nhận xét tiếp:
Cho dù FIFA Triều đình có diễn trò, diễn hài kịch đến thế nào, thì “khán giả” cũng không để tâm cho lắm. Cái mà có thể giải tỏa cho họ bây giờ là anh Vươn phải được trắng án trong phiên tòa phúc thẩm. Để anh Vươn có thể ra khỏi vòng lao lý, trở về thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ…gây dựng lại cơ đồ từ đống đổ nát, thay vì phải làm cái việc vô nghĩa rất không đáng có là ngồi bóc năm cuốn lịch trong nhà đá…
Tác giả khẳng định rằng chẳng có lý do gì để anh hùng Đoàn Văn Vươn cùng người thân phải bị cách ly khỏi đời sống xã hội, dù chỉ một ngày, xét về phương diện luật pháp lẫn đạo lý, vì, theo tác giả Dân Nguyễn, họ không hề là thành phần nguy hiểm cho cộng đồng, cho xã hội, mà ngược lại, có công với xã hội, là tấm gương soi sáng mọi mặt của cuộc đời, đáng để cho hết thảy chúng ta noi theo.
Theo nhận xét của bloggger Minh Diện thì hai phiên toà vừa nói – một xử dân oan, một xử quan tham – không làm yên được lòng dân – và có lẽ cả nhân tâm nói chung – sau hơn một năm xảy ra “Biến cố Tiên Lãng” giữa lúc số đơn kêu oan và khiếu kiện ngày một “chất cao như những đống gạch đá củ đậu ở Đông Triều”.
Qua bài “Dây trói trên luống cày”, blogger Minh Diện khẳng định rằng mọi việc phát xuất từ hành động cưỡng chế, thu hồi đất của giới cầm quyền, mà nguyên nhân sâu xa là từ khái niệm gọi là “Sở hữu toàn dân” – một khẩu hiệu hoa mỹ “dân làm chủ”. Nhưng theo tác giả, đó chính là “sợi dây trói vô hình” mà người dân thực chất chẳng có quyền gì đối với căn nhà, mãnh đất do ông bà, tổ tiên hay chính họ gầy dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa – như trường hợp của gia đình Đoàn Văn Vươn. Cho nên, có người gọi đó là “Lời ru buồn cho đất!”.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-15

LS. Trần Đình Triển - Bàn về bản án vụ anh Đoàn Văn Vươn


Ls Trần Đình Triển
Như thông tin đã đưa Tòa tuyên phạt anh Vươn, anh Quý…theo điểm D khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), xử phạt anh Vươn, anh Quý mỗi người 5 năm tù giam: Điểm D khoản 1 điều 93 là: “Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân”. Với khoản 1 điều 93 quy định: “Người nào giết người thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Tòa đã vận dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 46 BLHS. Căn cứ điều 47 BLHS về: “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật: Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 của BLHS, Tòa án có thể quyết định 1 hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Vậy thì khung liền kề của khoản 1 điều 93, là khoản 2 quy định: “Phạm tội không thuộc khoản 1 điều này thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”. Như vậy, căn cứ vào điều 47 của BLHS mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử anh Vươn, anh Quý,… theo khoản 1 điều 93 thì không thể thấp hơn 7 năm. Nhưng Tòa tuyên xử 5 năm là việc không đúng pháp luật, “ngoại lệ”. Nếu đúng với tội danh này thì thực sự đó là 1 bản án ân huệ, nhẹ nhàng, vô cùng có lợi cho anh Vươn và anh Quý,...
Tuy nhiên, đây là một việc dung hòa về phương diện pháp lý không thể chấp nhận được; mà anh Vươn, anh Quý,… phạm vào điều 96 BLHS tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Tại điều luật này thì khung hình phạt cao nhất là từ 2 năm đến 5 năm. Theo suy nghĩ của tôi, các cơ quan tiến hành tố tụng tại Hải Phòng không dám nhìn thẳng vào sự thật và quy định của pháp luật để áp dụng tội danh đối với anh Vươn, anh Quý,…theo đúng tính chất hành vi và quy định của pháp luật; cố ý bảo vệ gián tiếp hành vi trái pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, áp dụng điều 93 có thể biết là sai nhưng với mục đích răn đe anh Vươn và những người khác: nếu chính quyền có sai thì cũng không nên và không được áp dụng biện pháp chống trả bằng vũ khí như anh Vươn, anh Quý…Đồng thời nếu áp dụng điều 96 thì chị Thương và chị Hiền (Báu) đương nhiên không phạm tội “Chống người thi hành công vụ”.
Truy tố theo điểm D khoản 1 điều 93 là phạm tội “Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do đang thi hành công vụ của nạn nhân”, đối với chị Thương và chị Hiền theo điều D, khoản 2 điều 257 BLHS về tội “Chống người thi hành công vụ” là không đảm bảo 4 yếu tố cấu thành tội phạm về khoa học hợp lý, cụ thể là:
- Trong vụ việc này đã có kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: việc ra quyết định hành chính thu hồi đất, cưỡng chế của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng là sai. Việc tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng quân đội, trang bị vũ khí, xâm phạm bất hợp pháp nơi đất ở và nhà ở của anh Đoàn Văn Quý,…cũng là sự vi phạm pháp luật.
- Hành vi chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương XX BLHS là: nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là hành vi cản trở hoạt động ĐÚNG PHÁP LUẬT của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội,…làm giảm hiệu lực quản lý hành chính của cơ quan nhà nước. Người thi hành công vụ bao gồm nhân viên cơ quan nhà nước, tổ chức khác và công dân đang thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật giao cho họ hoặc được cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và công dân. Việc chống lại người thi hành công vụ là chống lại trật tự công cộng, trật tự quản lý, xâm hại đến tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động quản lý của Nhà nước;
- Như vậy, việc đoàn cưỡng chế đang thực thi một quyết định trái pháp luật; đồng thời đoàn cưỡng chế huy động lực lượng, sử dụng vũ khí xâm phạm tài sản và nhà ở của công dân, thì không thể gọi là thi hành công vụ được ( Xem Luật Công chức, Bình luận khoa học BLHS, Giáo trình giảng dạy của các trường đại học luật,Từ điển tiếng Việt,…);
- Căn cứ khoản 3 điều 4 của BLHS về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng ngừa và chống tội phạm”.
Trong vụ việc này đã có bản án của Tòa án huyện Tiên Lãng thì căn cứ Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành án dân sự,… thì nếu có việc cưỡng chế phải là quyết định của Cơ quan Thi hành án; mà không thể cho phép Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (với tư cách là bị đơn trong vụ kiện này lại ra quyết định cưỡng chế đối với nguyên đơn); vì trình tự tố tụng đã vượt khỏi quyền uy hành chính của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Với hành vi này các cá nhân ra quyết định đó, đã có dấu hiệu vi phạm điều 296 BLHS về tội “Ra quyết định trái pháp luật” và tội được quy định tại điều 281 BLHS “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ” và điều 282 tội “Lạm quyền trong thi hành công vụ”. Vụ việc này anh Đoàn Văn Vươn đã thường xuyên, liên tục khiếu nại về những sai trái đó và thực tế Thủ tướng đã khẳng định việc sai trái đó, thì anh Vươn có quyền và nghĩa vụ chống lại hành vi trái pháp luật nêu trên. Nhưng việc anh Vươn và những người có liên quan có sử dụng kíp mìn, sử dụng súng hoa cải để chống lại đoàn cưỡng chế là có lỗi, vượt quá mức quy định của pháp luật cũng cần phải xử lý; nhưng hành vi đó chỉ cấu thành tội “Giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” được quy định tại điều 96 BLHS.
LS. Trần Đình Triển
(FB Trần Đình Triển)

Hàng trăm công an cưỡng chế đất ở Gia Thụy và Long Biên

Sáng hôm nay một lực lượng hùng hậu của chính quyền phường Gia Thụy và quận Long Biên thành phố Hà Nội kéo đến vây chiếm khu đất còn lại mà 21 hộ dân phường Gia Thụy đã nhất quyết không giao trả khi có lệnh thu hồi từ năm 2004 với lý do là giấy tờ không minh bạch và tiền đền bù không thỏa đáng.

Cảnh sát chuẩn bị tấn công giaỉ tán đám đông
Cảnh sát chuẩn bị tấn công giaỉ tán đám đông
Chiếm đất thô bạo và trái luật

Theo một người dân ở phường Gia Thụy thì có đến bảy tám trăm người đã kéo tới vây chiếm đất khiến khu vực náo loạn cả buổi sáng hôm nay:
Nếu mà tính ra là khoảng tầm bảy tám trăm người. Công an phường, các ban ngành của phường, ban ngành của quận. Bảy tám trăm người là cả công nhân, công nhân đến đào đất. Đông quá thì bà con khóc, la ó, ra một cái thì nó túm hết thôi, nó đẩy hết ra khỏi cái công trường. Mà cái công trường thì nó chặn đầu chặn đuôi, cắt hết đường không cho vào, đến khi vào thì nó đẩy ra ngoài.
Đó là khu đất liền kề nhà dân, gọi là cánh đồng Mả Tre, ở làng Gia Thụy, nay là phường Gia Thụy, mà chính quyền ra lịnh giải tỏa  để xung vào việc công từ năm 2004.
Bảy năm qua, dưới áp lực của cán bộ và chính quyền địa phương, trên một trăm năm mươi hộ ở đó lần lượt giao đất,  còn lại hai mươi mốt hộ nhất định không giao và khiếu nại tới cùng vì cho rằng giấy tờ có vấn đề khuất tất trong lúc tiền đền bù thì rẻ mạt so với thời  giá.
Một phụ nữ trong số hai mươi mốt hộ còn lại này, có khoảng bốn trăm mét đất canh tác trong khu đất bị vây chiếm sáng nay, cho biết:
Tôi hiện đang cư trú ở tổ 13, phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, đất đã được cấp sổ đỏ, quyền sử dụng đất lâu dài. Đất này liền kề với nhà dân, xứ đồng Mả Tre, được giao cho chúng tôi làm kinh tế lâu dài.
Bảy năm qua họ để mảnh đất đấy không ai có thể ra trồng một cái rau nào ăn. Cỏ mọc bỏ hoang như vậy nhưng chúng tôi mà có ra trồng thì họ lại cho người phá nên chúng tôi cũng đành  bó tay mà đứng nhìn số đất bảy năm qua còn để y như vậy.
Và đến buổi sáng hôm nay, tại chỗ phường Gia Thụy, họ giàn tất cả xe cộ rồi là số người từ các ban ngành từ công an đến. Thì chúng tôi cứ đứng ra chỗ mảnh đất của chúng tôi, bà con chỉ có độ 30 người thôi. Hai mươi mốt hộ dân chúng tôi bảo là chưa trả tiền chúng tôi, chưa có phương án đền bù. Các ông ấy bảo chúng tôi ngay bây giờ vào quận để mà lấy tiền.
Chúng tôi bảo chúng tôi bị lừa nhiều rồi thì bắt đầu họ dùng số đông, cứ một người chúng tôi bị hàng chục người quây lấy xô  đẩy chúng tôi, bắt loa chõ vào dọa chúng tôi là quăng lên xe. Mẹ tôi là người tám mươi mấy tuổi, cụ bảo là "có dân chủ không, dân chủ như thế này à, chúng tôi mất hết đất rồi trời ơi". Bắt đầu họ bảo là quăng cụ già lên xe, rồi là  xô đẩy bà, dơ dùi cui điện ra dí vào tai người già như vậy.
Người ta kêu quá thì bắt đầu hô nhau bốc lên xe để mang về phường. Có một bà già và một chị phụ nữ, chị cũng tưởng có nhà báo thì chị phanh hết cả quần áo ra, chị  muốn người ta chứng kiến cảnh này  thì người ta cũng vẫn bốc lên xe. Chúng tôi giữ chị lại và bảo là không thể nào mà hành hạ người mà đang bị mất đất như thề này.
Và ngay bây giờ, lực lượng đông như thế, họ giăng hàng rào giây thép gai xong đó thì họ cho những cái tôn họ bắn xuống. Họ làm nhanh lắm. mấy nghìn mét từ buổi sáng đến giờ thì đã được một phần ba công việc rồi, chắc chì còn ngày nay ngày mai nữa là xong.
Để tìm hiểu rõ hơn, đường dây viễn liên được nối với số điện thoại của ông Hảo, chủ tịch phường Gia Thụy. Ông Hảo không xác nhận cũng không phủ nhận, chỉ thoái thác là bận họp:
Đang họp một tí, tối chị gọi lại nghe, đang họp...
Hành động lừa lọc, lươn lẹo để bóc lột người dân
Một người biết rõ ngọn nguồn và từng hỗ trợ về mặt pháp lý liên quan đến hồ sơ tranh tụng của hai mươi mốt hộ dân ở phường Gia Thụy, luật sư Nguyễn Văn Đài:
Vụ việc này đã xảy ra từ nhiều năm trước đây rồi, uỷ ban nhân dân quận Long Biên là đơn vị đứng ra thu hồi đất nhưng theo bà con cho biết thì họ không hề có quyết định thu hồi đất từ một cơ quan có thẩm quyền nào cả và họ cũng không noí rõ cho bà con là đất này thu hồi để giao cho cơ quan nào. Nay họ noí làm công trình này, ngày mai họ nói làm công trình khác. Cho nên tạo cho bà con sự nghi vấn bức xúc ở đây.
Trong gần hai trăm hộ dân có đất ở đó thì đã có 175 hộ bị cưỡng bức bị đe dọa phải nhận tiền bồi thường từ nhiều năm trước đây. Chỉ còn hơn 20 hộ rất kiên cường, cho rằng là việc chính quyền quận Long Biên thu hồi đất như vậy là trái pháp luật nên họ chấp nhận chuyện đó.
Họ cũng đã khiếu nại lên nhiều cấp, từ thành phố Hà Nội cũng như Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Họ cũng kiện ra toà án cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm thành phố Hà Nội. Nhưng tất cả những bản án cũng như những xử lý đó đều thiên về phía chính quyền quận Long Biên.
Người dân thì vẫn kiên trì với việc khiếu nại của mình bởi vì giá đền bù so với mức giá hiện nay vô cùng là thấp. Bà còn cho biết giá đền bù chỉ có là 252.000 đồng một mét vuông, trong khi họ biết uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã bán cho  một số cơ quan hay là một số cá nhân giá từ 70 triệu đến 80 triệu đồng một mét. Họ hưởng cái mức chênh lệch rất lớn trong khi đó những thủ tục pháp lý để tiến hành thu hồi một thửa đất như vậy thì hoàn toàn và rõ ràng không có minh bạch, không có giấy tờ. Những biên bản để sử dụng tiền hoàn toàn không có tên, không có chữ ký và không có đóng dấu.
Vẫn theo nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đài, sự kiện bất chợt huy động cả một lực lượng hàng mấy trăm người, kéo đến vây chiếm đất đai của một nhóm dân cư tay không lúc sáng nay tại một quận chỉ cách trung tâm Hà Nội bốn ki lô mét, rõ ràng là một hành động cửa quyền đáng chú ý vì tính cách hết sức hùng hỗ và hết sức bất thường của nó.
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2013-04-15

'Nên dời hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng'

"Hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên, các chi tiết mà chúng ta chưa biết có thể phản lại ý nghĩa trên", TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán nôm trao đổi về Hòn đá lạ ở Đền Hùng.
- Ông đánh giá như thế nào khi thấy hòn đá có nhiều văn tự lạ ở đền Hùng?
- Sau Tết, một người thân của tôi đi đền Hùng thấy hòn đá này và chụp những tấm ảnh đưa cho tôi. Cảm giác ban đầu là vô cùng bất ngờ, sững sờ khi thấy các chi tiết của hòn đá.
Tục thờ đá là tín ngưỡng nguyên thủy không chỉ ở Việt Nam mà phổ biến trên khắp thế giới. Chúng ta từng thấy có những tảng đá thiêng được đặt ở một số đền chùa như chùa Thầy, khu vực Yên Tử hoặc nơi này nơi kia và bao giờ cũng gắn với sự tích, truyền thuyết, huyền thoại nào đó được người dân truyền tụng. 
Nhưng trong những sự tích, huyền thoại về đền Hùng và khu vực lân cận, tôi chưa từng bao giờ nghe hoặc đọc thấy về một hòn đá như thế, mặc dù khu vực đền Hùng có tín ngưỡng thờ sơn thần. 
Như báo chí thông tin thì viên đá này ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại đền Thượng từ năm 2009. 
Mặt trước viên đá.


- Những văn tự lạ trên hòn đá có ý nghĩa gì?
- Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn hình vuông "Tổ Vương Tứ Phúc" chữ nghĩa cũng giống như hình dấu trên tờ ghi công đức tu bổ đền Hùng; bên trái là dòng chữ Phạn - là câu thần chú của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” nói lên rằng đây là một đạo bùa giải hết mọi tai ách. Còn chữ lớn ở giữa tôi chưa giải thích được. Mặt sau là các hình tinh tú, bên dưới là vòng tròn nhỏ giống bát trận đồ của Khổng Minh thời Tam Quốc. Chân của hòn đá là hình bát quái, quẻ càn. 
Như vậy, hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh, cho thấy là một đạo bùa tổng hợp. 
Quan sát hình thức bên ngoài một số nhà nghiên cứu cho rằng nó là đạo bùa cát (lành), mong cầu giải tai ương, nhằm thỉnh cầu phúc đức cho một cá nhân, tập thể nào đó, chứ không phải là bùa độc, hoặc bùa trấn yểm, triệt hạ long mạch, linh khí. Tuy nhiên, các chi tiết khác của hòn đá mà chúng ta chưa biết có thể làm phản lại ý nghĩa trên nếu xem xét lại vị trí đặt hòn đá. Nếu đặt không đúng chỗ thì nó cũng là một cách trấn yểm để triệt hạ linh khí. 
- Theo ông, việc đặt viên đá tại đền Hùng có phù hợp?
- Theo tôi, trên viên đã có những hình thù, văn tự xa lạ với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt, có thể tiềm ẩn những phù thuật sâu xa. 
Tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng quốc gia nên bất kể vật nào đó được cung tiến vào đều phải tuân thủ tín ngưỡng thuần Việt. Đây là nơi thờ quốc tổ nên từng tự khí (đồ thờ) dâng lên đều phải thể hiện ý chí của con Lạc cháu Hồng và bày tỏ ngưỡng vọng của tổ tiên, chứ không phải là nơi để bày đặt các đồ thờ chỉ đề cầu lợi ích phúc lộc cho cá nhân, tổ chức hoặc dòng họ. 
Mặt sau viên đá.


- Tại nhiều nơi thờ tự hiện có rất nhiều hiện vật của cá nhân, tổ chức cung tiến. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?
- Ngày xưa, tất cả nơi cúng tế, những ai cung tiến vật gì, từ hoành phi đối liễn, mâm bồng, cờ quạt, kiệu, tàn tán… đều phải được hội đồng chức sắc địa phương sở tại duyệt chứ không phải ai muốn đem đến cái gì cũng có thể treo hay đặt tùy tiện. Đơn giản như một cuộc tế lễ, khi bắt đầu vào tế, bao giờ cũng có người xướng tế "Củ soát tế vật", có nghĩa là kiểm soát các đồ lễ dâng lên, có phải đồ tinh khiết, sạch sẽ và thành tâm thì mới được dâng lên thượng điện. 
Theo tôi, không phải cái gì tổ chức, cá nhân dâng lên đều có thể chấp nhận đưa vào đền chùa được. Nếu không sẽ xảy ra thảm họa về tâm linh, như một gia đình cung tiến chùa ở Trà Vinh đáng lẽ chỗ đặt tượng Phật thì lại đặt ảnh gia đình. Những hiện vật cung tiến như đôi sư tử đá, cánh cổng theo kiểu Tử Cấm Thành, hay những chiếc đèn, tượng Phật của Trung Quốc, rất xa lạ với Việt Nam thấy nhan nhản ở các chùa đền khắp nơi. 
- Theo ông, hướng xử lý với hòn đá lạ ở đền Hùng nên như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng phải tổ chức hội thảo để nghiên cứu thảo luận về hòn đá lạ ấy. Đâu cần phải vậy! Chúng ta không nên và không cần tổ chức hội thảo nghiên cứu cho một vật thể lạ bỗng dưng lạc vào đền Hùng như thế. Bởi các hiện vật như thế này rõ ràng không được phép đưa vào đền Hùng. Hòn đá do cá nhân cung tiến, tốt nhất là gọi chủ nhân của nó đến yêu cầu di dời ngay lập tức ra khỏi khu vực đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này. 
Đền Hùng là quần thể kiến trúc giản đơn, thuần Việt, không cần thêm bớt gì mà vẫn trang trọng, không cần có hòn đá thì người dân vẫn đến thắp hương. Bản thân mỗi cây cổ thụ, nét mái cong cổ kính và màu xanh rì của tán cây trên khắp các khu đồi đều là cảnh quan đẹp, thấp thoáng dáng hình của tiền nhân thuở trước. Đến đây, người dân có thể gửi gắm tâm linh, suy tưởng về công đức của vua Hùng đâu cần phải thêm vật gì nữa. 
Trao đổi với VnExpress ngày 15/4, ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Hùng, cho biết sau lễ hội, tỉnh Phú Thọ sẽ mời các nhà khoa học, chuyên gia đánh giá về việc đặt hòn đá tại khu du tích. Đề cập việc tạm đưa hòn đá vào kho, ông San cho biết, hiện tỉnh chưa quyết định việc này và sẽ xin ý kiến của Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Đoàn Loan
(VnExpress)

Đạo bùa lạ ở Đền Hùng là do BT Tinh ủy Phú thọ chỉ đạo trấn yểm

Theo lý giải, viên đá có thể hóa giải bùa yểm xấu, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Sau khi lãnh đạo tỉnh Phú Thọ yêu cầu ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hiện là Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ, giải trình về sự hiện diện và các vấn đề xung quanh “Hòn đá lạ” ở Đền Thượng mà dư luận những ngày qua rất quan tâm, ông Khôi và cả ông Nguyễn Minh Thông, một đại tá quân đội, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông (ở Hà Nội), người được xem là tác giả nắm rõ nhất nguồn gốc, ý nghĩa của hòn đá đặt tại đây, đã có văn bản trả lời về vấn đề này.
Trao đổi với Tiền Phong sáng 14/4/2013, ông Khôi nói thời kỳ năm 2008-2009 khi chuẩn bị hoàn thành tu bổ khu di tích Đền Hùng, một số lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo ông tìm một người giỏi để “làm công tác tâm linh” cho Đền Hùng.

a
Ông Nguyễn Tiến Khôi khẳng định viên đá ngọc ở Đền Thượng là rất tốt.
Ông Khôi đã đến Bộ VHTTDL nhờ tìm thầy, và đã được một số cán bộ thuộc Bộ này giới thiệu đến gặp ông Thông, người rất được tin cậy, kính trọng trong lĩnh vực tâm linh. Khi đó phía Phú Thọ cũng đã đồng ý, vì ông Thông cũng chính là người có hiểu biết uyên thâm từng cùng ông Nguyễn Hữu Điền (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) tìm ra huyệt đạo xây dựng Đền thờ Mẫu Âu Cơ (cạnh Đền Hùng).
Với Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, ông Thông cũng là người được Phú Thọ mời đến với trọng trách xử lý những vấn đề tâm linh liên quan. Và lần này, bước vào tu sửa Đền Thượng, ông Thông cũng được ông Nguyễn Hữu Điền mời về.
Khi sửa nền Đền Thượng, cán bộ và công nhân phát hiện có một viên gạch lạ, có in chữ Hán, ông Thông nói với ông Khôi và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, có ý kiến là viên gạch này tựa như bùa yểm xấu (còn gọi yểm đảo, không rõ ai đặt dưới nền cát, có từ bao giờ...) nên sau khi hoàn thành tu sửa Đền Thượng thì rất nên có đá đặt ở Đền để trấn yểm “phản” lại viên gạch yểm xấu kia.
Văn bản trả lời của ông Nguyễn Minh Thông (đề ngày 20/3/2013) mới đây lên tỉnh Phú Thọ, cho biết viên gạch nọ được Phú Thọ nhờ Trung tâm của ông Thông nghiên cứu, xem xét.
Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt. Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng, trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).
Nên Trung tâm của ông Thông đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh có nhiều năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải các hung khí và tiếp nhận năng lượng tốt của tinh tú trời đất cho Đền Hùng. Điều này đã được ông Khôi và một số lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đồng ý.
Theo ông Khôi, từ năm 2009 đến nay, hòn đá (như Tiền Phong đã mô tả trong bài viết trước) chắc chắn đã làm tốt nhiệm vụ của nó, với ý hóa giải bùa yểm phương Bắc, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Theo ông Thông, đã may mắn có ông Nguyễn Đình Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt Nam (ở Hà Nội) công đức viên đá ngọc xanh này.
Đá cũng đã được các chuyên gia thẩm định chất lượng, đo năng lượng, rồi được chạm thêm ngọc rubi và nhiều loại ngọc quý khác.
Mặt trước đá chạm: “Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai” dựa trên trận đồ bát quái trong Binh thư yếu lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật ngữ quân sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu và trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông.
Trên mặt của Trận đồ còn có câu mật chú thiền phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân.
Ông Thông khẳng định phải có linh khí của Phật thì mới cùng với linh khí của Đức Thánh Trần kết hợp thì mới hóa giải được bùa phép nguy hiểm đã bị yểm đảo của giặc phương Bắc.
Văn bản trả lời của ông Thông cho biết tiếp, mặt sau của viên đá ngọc, phía trên là Ấn của Vua Hùng (mà hiện Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa cho nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết.
Từ ngày được hóa giải đến nay, ông Thông cho rằng tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng được đánh giá là phát triển rất tốt đẹp. Theo năm tháng, viên đá ngọc sẽ ngày càng tích năng lượng thu phát, các địa phương khác cùng với Phú Thọ cùng được hưởng phúc. Ông cũng cam đoan viên đá đang rất linh ứng và hiệu nghiệm.
Được biết, nghi lễ nhập trạch Đền Thượng cùng với lễ dâng ngọc hóa giải bùa yểm đã được tổ chức hết sức long trọng và trang nghiêm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Khôi và ông Trần Xuân Các (hiện là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng), sau dịp Quốc Giỗ này, Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo khoa học, tập hợp những ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, để có trả lời rõ ràng về “Hòn đá lạ” mà cộng đồng cư dân mạng đang xôn xao.
Tùng Duy

* Sáng 16.4, thấy ghi tác giả là: Tùng Duy-N.C.Khanh

Khi người Việt kỳ thị… người Việt

Điều đáng buồn là khi sự kỳ thị Nam - Bắc từ lâu dường như đã sạch bóng trên chính quê hương, thì nó vẫn còn hiện diện cụ thể trong cộng đồng người Việt ở Australia - một quốc gia đề cao sự tự do và chống phân biệt đối xử vào bậc nhất trên thế giới…

Khi người Việt kỳ thị… người Việt
Đối với giới sinh viên Việt Nam tại Australia, những thành kiến của quá khứ đã không còn hiện diện (Ngày văn hóa Việt Nam tại trường UTS).
Rầu lòng
Ý tưởng và tư liệu về đề tài nhạy cảm này bắt đầu được tôi cóp nhặt khi thực hiện cuộc điều tra nhằm so sánh điều kiện lao động của công nhân người Việt giữa một doanh nghiệp do người Việt điều hành và một doanh nghiệp do người Australia điều hành tại Melbourne - thủ phủ tiểu bang Victoria, một trong hai cái nôi lớn nhất của cộng đồng người Việt tại Australia. Trong quá trình làm việc tại một hãng gà nằm ở phía tây Melbourne, những gì đã phải trải qua khiến tôi không khỏi tự đặt câu hỏi: Phải chăng người gốc Bắc và nói giọng Bắc đang phải chịu một sự kỳ thị ngấm ngầm nhưng dễ nhận biết, đặc biệt từ phía những chủ xưởng hay chủ cửa hàng gốc Nam?
Khi bắt đầu bước vào làm, tất cả các công việc của tôi được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt, thậm chí xét nét của bà chủ khó tính và luôn mồm chửi mắng nhân viên. Đã từng làm công ở chỗ khác nên tôi thấu hiểu nguyên tắc làm việc: Chủ trả công theo giờ nên phải luôn đúng giờ, tay chân luôn phải hoạt động, hết việc này phải tự kiếm việc khác mà làm và tuyệt đối phục tùng sự chỉ đạo. Nhưng chỉ qua 3 ngày làm việc, tôi buộc phải chấp nhận một sự thật khác: Những người gốc Bắc và nói giọng Bắc như tôi luôn phải chịu đựng sự khủng bố về tinh thần nhiều hơn những người khác: Mắng chửi, rỉa rói, cạnh khóe… Chấp nhận tất cả, tôi chỉ biết cắm cúi làm việc, không dám cãi lại một lời, như lời khuyên của một người làm cùng cũng là người Bắc: “Làm đúng yêu cầu, không nghe không thấy vì… ở đây là vậy!”.
Nhưng sự việc đã đi đến cùng giới hạn khi đến một hôm bà chủ giơ bàn tay trỏ sát vào mặt tôi quát: “Nói cái gì cũng “dạ” cũng “vâng”! Ở ngoài đời hay ở Việt Nam có là cái gì thì vào đây nói cái gì cũng phải nghe, rõ chưa?”. Việc tôi có thể làm sau đó chỉ có thể là xin nghỉ việc. Mãi về sau, khi biết rõ chuyện, một nhóm “anh em xã hội” cũng thuộc dạng không ngại va chạm ở Melbourne long sòng sọc lên đòi tôi phải dẫn tới nơi làm để xem tận mặt bà chủ kia để xem là ai mà quá đáng đến như vậy. Tránh những chuyện phiền hà không đáng có, buổi “xem mặt” ấy không bao giờ diễn ra, nhưng rất nhiều câu chuyện “ấm ức bấy lâu nay” đã được mọi người dần trải lòng…
“Khó đấy. Liệu có quá sức không?” - Helen Vatsikopoulos (phóng viên nữ của chương trình truyền hình Foreign Correspondent danh giá của Hãng ABC) tỏ ra phân vân khi chúng tôi trình bày đề tài sẽ làm về tình trạng phân biệt đối xử trong cộng đồng người Việt trên đất Australia vào thời điểm năm 2010. Sự lo lắng của nữ phóng viên xinh đẹp nhưng dày dạn hiểm nguy qua những phóng sự điều tra truyền hình thực hiện trên khắp thế giới, đặc biệt là về những vụ bạo loạn đẫm máu tại Hy Lạp, không phải là không có cơ sở.  Đụng chạm đến một vấn đề nhạy cảm trong lòng một cộng đồng dân cư tại Australia đòi hỏi người thực hiện phải cẩn thận kiếm tìm thông tin và nhân vật từ cả 2 chiều thông tin, tránh quy kết. Không những thế, đây cũng là mảng đề tài khó chọn được người sẵn lòng trả lời phỏng vấn vì ngại phiền hà.
Có một tâm lý chung là những người đối diện và chịu đựng tình trạng này đều coi như… chuyện phiền ngoài đường. Họ không muốn nhắc lại, nhưng hầu hết đều nhớ như in. Điều đó cũng dễ hiểu bởi đó là câu chuyện buồn pha lẫn sự ấm ức. C - một du học sinh người Hà Nội, học tại Đại học Công nghệ Sydney, làm thêm cho một hãng nghiên cứu thị trường - kể lại một lần trải nghiệm: “Công việc của tôi là gọi điện thoại đến nhà khách hàng để khảo sát thị trường. Khi tôi gọi đến nhà một khách hàng, một phụ nữ nhấc máy. Khi nghe thấy giọng Bắc của tôi, bà ấy chửi thậm tệ qua điện thoại, rồi gác máy”.
Không chỉ nam giới mà đến nữ giới cũng phải chịu cảnh phân biệt như thế. T - một nữ lưu học sinh người Việt tại Đại học Melbourne - kể lại: “Tại một bữa tiệc, một anh chàng buôn chuyện với tôi khá lâu. Khi đã biết được rằng đều là người Việt, chúng tôi chuyển sang nói tiếng Việt. Nhưng ngay khi anh ấy nghe thấy giọng Bắc của tôi, anh ta quay ngoắt đi sang nói chuyện với những người Nam khác và không quay lại nói chuyện với tôi nữa”.
Lý giải về điều này, một trí thức người Việt tại Sydney xin ẩn danh cho biết, những người còn đặt nặng sự phân biệt đối xử Nam - Bắc chủ yếu tập trung ở lứa người lớn tuổi. “Họ đã từng mất sạch mọi thứ trong một thời gian cực ngắn. Nhiều người mất gia sản. Nhiều người thậm chí mất cả gia đình, vợ con… trên con đường tha hương đầy máu và nước mắt để đến được Australia. Nguyên nhân của nỗi đau ấy được quy chiếu về một phía. Họ nghĩ rằng những sinh viên đến từ phía Bắc đang học ở Australia là con cháu của phía đã gây ra nỗi đau cho họ. Và họ có thái độ thù địch như vậy. Cá nhân tôi không đồng tình với những hành vi như vậy. Thực ra họ không có quyền phân biệt đối xử với những sinh viên ấy trên đất Australia. Họ vẫn nói rằng phải rời khỏi quê hương vì một sự phân biệt đối xử, vậy thì hà cớ gì lại tạo thêm một sự phân biệt đối xử khác?” - ông nói.

Đã từng rất khó để người gốc Bắc có thể kiếm được việc
làm tại khu phố người Việt đông đúc ở Footscay, hoặc
chợ Sài Gòn ở Footsray
Chợ Sài Gòn ở Footsray.

Để tìm hiểu sâu hơn và cũng là để khách quan hơn, chúng tôi đã quyết định phỏng vấn ông Võ Trí Dũng - lúc bấy giờ đang giữ chức Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Australia tại tiểu bang New South Wales. Sau khi bàn bạc, với tình hình thực tế đã trải nghiệm, nhóm thực hiện phóng sự quyết định để đảm bảo tính khách quan của buổi phỏng vấn, cũng là để tránh những chuyện không hay xảy ra, tôi sẽ ngồi ngoài quán café ở Cabramatta chờ, Peta và Daniel sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn trong văn phòng của ông Võ Trí Dũng. Tại cuộc phỏng vấn, ông Võ Trí Dũng đã thừa nhận là sự phân biệt đối xử đối với sinh viên gốc Bắc, đặc biệt là những sinh viên nhận được học bổng từ Chính phủ Australia, là có thi thoảng xảy ra.
Nhưng những sinh viên nhận được học bổng từ phía Chính phủ Australia chỉ là một thiểu số rất nhỏ. Vậy thì còn những sinh viên gốc Bắc tự đi bằng nhiều con đường khác thì sao? Câu trả lời thỏa đáng là như thế nào khi họ đã và vẫn phải chịu đựng sự kỳ thị? B - hiện đã định cư và trở thành công dân Australia - kể lại: “Tình trạng người Bắc bị kỳ thị hiện giờ còn đỡ đi nhiều, chứ cách đây 5-7 năm thì còn dữ dội hơn”. Hồi đó, ngày đầu tiên đặt chân tới đất Melbourne để nhập học tại Đại học Swinburne, B đi mua hàng tại cửa hàng của người Việt. Người bán hàng đã làm ngơ xem như không hiểu câu hỏi giá bằng tiếng Việt với giọng Bắc của B. Khi bị hỏi thêm lần nữa, người bán hàng bèn trả lời bằng tiếng Anh. Trong khi đó, chỉ vài phút trước, họ vẫn nói tiếng Việt với khách hàng là người Nam.
“Hồi đó kiếm được việc làm ở chỗ chủ người Nam rất khó. Họ luôn trả lời rằng không có việc, dù tôi biết rõ rằng họ đang kiếm người. Nếu có được nhận vào làm thì lương luôn thấp hơn hẳn so với người Nam. Nhưng điều đáng kinh khủng hơn là khi nhận lương thì luôn được “khuyến mãi” thêm vài câu bóng gió miệt thị - B nhớ lại - Bây giờ thì đã đỡ hơn, nhưng chưa hẳn đã hết. Bạn cứ thử kiếm một chỗ có chủ người Nam rồi thử xin việc thì sẽ rõ”.
Nhóm chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ngay trước màn hình máy quay. Một sinh viên người Nam được mời đến ngồi cùng tôi. Một mục quảng cáo tìm việc bất kỳ được lựa chọn trên những tờ báo tiếng Việt tại Australia. Trên tay chúng tôi là mẩu quảng cáo tìm người hái xoài tại Darwin. Sinh viên người Nam gọi điện trước. Người chủ tuyển người trả lời rất nhẹ nhàng. Khi sinh viên này kết thúc cuộc gọi và cảm ơn, bà chủ cũng rất lịch sự nói “không có gì”. Đến lượt tôi nói giọng Bắc. Cũng vẫn những thông tin như vậy, nhưng khi tôi nói cảm ơn để kết thúc cuộc gọi, bà chủ dập máy cái rụp. Từng khuôn hình kiên nhẫn đưa tiếng gác máy khô khốc vào trong băng.
“Nhưng thế hệ người Việt thứ hai và thứ ba tại Australia có vẻ không quan tâm lắm đến chuyện trong quá khứ, cho dù đôi khi gia đình của họ vẫn cố gắng dựng lên một rào cản nhất định, chí ít là về mặt tâm lý” - B tâm sự khi đưa tôi vào Bubbles - sàn nhảy nổi tiếng và cũng là nơi tụ hội của giới trẻ Việt tại Melbourne mỗi tối thứ sáu, đêm mà các DJ chỉ đánh nhạc Trance phục vụ riêng cho người Châu Á (nay đã phải đóng cửa vì xảy ra nhiều vụ đánh lộn). Theo chỉ dẫn của B, sàn Bubbles dường như được ý nhị chia thành 2 khu - một cho người Bắc và một cho người Nam. Nhưng cái ranh giới mơ hồ ấy thường xuyên bị phá vỡ, khi một vài nhóm bên này sang bên kia chào hỏi nhau, làm một ly tequila rồi lại trở về phía bên mình. Nhưng đó chỉ là khu để ngồi. Còn khi đứng lên nhảy, tất cả đều hòa làm một.
Paige Nguyễn - cô bạn cùng lớp người Australia gốc Việt hiện đang sống tại Sydney - thì lại rất hồ hởi tự nhiên ra làm quen khi biết tôi là người Việt. Khác hẳn với những “Việt kiều” mới sang có mấy năm mà đã giả bộ lơ lớ quên tiếng Việt hoặc oh ah mắt tròn xoe khi nói về Việt Nam, Paige Nguyễn thực sự không nói được tiếng Việt, nhưng lại say sưa kể về gia đình nội ngoại: “Bố mẹ tôi là người Cần Thơ. Gia đình tôi tới Adelaide 25 năm trước. Tôi thực sự không nắm rõ lắm những gì đã xảy ra trong quá khứ. Cuộc sống của tôi là ở đây. Và ở đây thì ai cũng có thể là bạn của nhau!”.
Không chỉ thụ động trông chờ vào thời gian, một bộ phận lớn cộng đồng người Việt cũng đang tự chủ động đấu tranh để đầy lùi sự phân biệt đối xử mang tính áp đặt đó. D - một “thổ dân” tại Melbourne - cho biết, cũng với sự mở rộng và phát triển của số lượng người Bắc trong cộng đồng người Việt, đã từng xảy ra những trận ẩu đả vì lý do phân biệt vùng miền và những người có tư tưởng phân biệt đã chùn bớt tay, không dám thể hiện một cách quá thô lỗ hay quá khích nữa. Nhưng cách thức tiêu cực này đã không còn phổ biến nữa. “Điều quan trọng là ngày càng có nhiều người Bắc làm ăn phát đạt, mở rộng sản xuất và trở thành ông chủ. Kinh tế mạnh thì mới có uy được! Vị thế của người gốc Bắc càng ngày càng được củng cố, thế nên tình trạng coi thường người từ miền Bắc đến Australia cũng hạn chế hẳn đi” - D cho biết.
Khơi lên nỗi đau của chính cộng đồng người Việt mình không phải là chuyện vui vẻ gì, nhưng điều đó là cần thiết, để mọi người biết rằng, vết thương của bao năm chiến tranh vẫn đang dai dẳng hằn sâu trong một bộ phận đồng bào. Khơi lên cũng là để phản ánh một sự thật là những sinh viên và người Việt gốc Bắc sang Australia để học tập và làm việc đã, đang phải chịu đựng một sự phân biệt đối xử khá phi lý. Khơi lên điều mà nhiều người tránh muốn đề cập đến, nhưng là sự thực, âu cũng là một sự sòng phẳng. Nếu không đối diện, sẽ không thể nào xóa sạch.
(Lao động)

Bi hài sinh viên Việt: 'TQ gọi Trường Sa, Hoàng Sa là... đảo lưỡi bò'!

Có sinh viên nhận thức kiểu nghe loáng thoáng, trả lời "râu ông nọ cắm cằm bà kia", khi nói Trung Quốc gọi Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là... đảo lưỡi bò!  
Nội dung 4 câu hỏi về chủ quyền biển đảo

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh sinh viên về chủ quyền biển đảo, nhóm PV Báo Giáo dục Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ (phỏng vấn ngẫu nhiên) với khoảng 40 sinh viên thuộc các Trường ĐH Thương Mại, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Công nghệ, ĐH Mở và ĐH Sư phạm Hà Nội, với 4 câu hỏi cơ bản:

1. Trung Quốc gọi quần đảo của Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là gì? (đáp án: Tây Sa và Nam Sa)

2. Trung Quốc đang bành trướng trên biển Đông bằng việc phái các tàu chuyên dụng gì ra biển Đông (ngoài tàu đánh cá và tàu quân sự)? (đáp án: tàu Hải giám, Ngư chính)

3. Trung Quốc cố tình vẽ ra đường phi pháp gì trên bản đồ biển Đông vi phạm chủ quyền Việt Nam và một số nước Đông Nam Á? (đáp án: đường lưỡi bò)

4. Sự kiện mới đây nhất liên quan đế tàu cá của Việt Nam và tàu Trung Quốc là gì? (tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin tàu cá Việt Nam)

Điều đáng buồn là, hầu hết sinh viên không trả lời được 2 câu đầu tiên, đa phần trả lời được câu số 3, và rất ít trả lời được câu số 4 (chứng tỏ ít theo dõi thời sự biển đảo quan trọng của đất nước). Bi hài ở chỗ, có sinh viên nhận thức kiểu nghe loáng thoáng, trả lời "râu ông nọ cắm cằm bà kia", khi nói Trung Quốc gọi Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là... đảo lưỡi bò (thực tế chỉ có khái niệm "đường lưỡi bò").

Đường lưỡi bò vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Hoặc buồn không kém khi một số chủ nhân trong tương lai gần của đất nước hầu như không biết khái niệm tàu Hải giám, Ngư chính - 2 loại tàu thể hiện âm mưu thâm độc và chiến lược mới của Trung Quốc nhằm bành trướng, độc chiếm biển Đông... 

Trong khi, cũng một cuộc khảo sát tương tự với học sinh tiểu học như Giaoduc.net.vn đã đăng tải, ở mức độ nhận thức cần có trong lứa tuổi của mình, các em đều biết khá nhiều (xem chi tiết clip học sinh tiểu học)...

Nhận thức cuộc khảo sát này chưa phải là một điều tra xã hội học đầy đủ và rộng lớn, tuy nhiên chúng tôi cho rằng nó phản ánh một phần thực tế là sinh viên Việt Nam hiểu biết quá ít, quan tâm hời hợt về chủ quyền biển đảo. Một phần quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do công tác giảng dạy, tuyên truyền và khơi dậy tình cảm yêu nước trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mực.
(GDVN)

Chủ tịch Quốc hội: Tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã kêu lên như thế tại phiên họp ngày 15-4 của UB Thường vụ Quốc hội, nghe bộ trưởng Bộ Tư Pháp trình bày tại phiên họp, đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
Theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan hành pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh vào chương trình xây dựng trong năm tới. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử lập pháp. “Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.
Thẩm tra các kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho rằng đó là số lượng “quá nhiều so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội”. Cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại hội Đảng, các dự án liên quan trực tiếp đến các quy định của Hiến pháp, phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
“Đối với dự án Luật trưng cầu ý dân, dự án Luật biểu tình: đây là các dự án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình năm 2014 trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn về tính khả thi của kế hoạch này, bởi chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về nội dung này như thế nào.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiến nghị, soạn thảo các dự án luật cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chuẩn bị hồ sơ dự án, chất lượng dự thảo, tính khả thi của các quy định, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng luật ra đời phải chờ nghị định, thông tư.
“Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào. Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào. Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Lê Kiên
(Tuổi trẻ)

Chí Đức đánh bài chuồn


Hôm qua, hôm nay dồn dập Chí Đức ra một loạt thông báo. Nào là tạm đóng Blog nghỉ viết, nào là đăng thông báo đã làm đơn gửi cơ quan xin nghỉ việc 3 tháng không lương, nào là nhận được giấy báo của công an mời lên làm việc nhưng không thèm đi, đi xem phim rạp. Hô hô, xem ra dính H7N9 rồi, tớ đoán không sai mà, loại phọt phẹt như Đức chỉ một chưởng cỡ ruồi là lăn quay thôi.
Ở đời muốn làm chính trị thì phải từng trải và có bản lĩnh cao cường mới trụ nổi. Cỡ như Đức chỉ làm con bung xung cho kẻ khác giật giây mà thôi, chẳng nên cơm cháo gì. Đầu tiên là cái vụ bị đại úy Minh đạp vào mặt, bị khiêng như con heo. Sau vụ đó chắc được CA “giáo dục” nên khi tướng Nhanh nói không có chuyện công an đạp vào mặt Đức, hắn đã im lặng.
Tưởng rằng hắn đã thức thời, nhưng lũ kền kền đã bơm một thôi một hồi, tưởng bở hắn bật dậy làm anh hùng rơm. Lũ kền kền vui sướng biến hắn thành ngọn lửa, cho hắn lúc nào cũng cặp kè bên bình xăng Minh Hằng vậy là hắn ngất ngây con gà tây, chẳng còn biết sợ là gì. Mỗi lần nhà “yêu nác” Minh Hằng ra HN là có hắn làm vệ sĩ kiêm luôn nhiều thứ. Đi với ma thì mặc áo giấy, vậy là hắn dính vi rút chửi chế dộ, chửi công an như Minh Hằng ngày nào máu trên máu dưới.
Tưởng rằng cứ chửi cho đã miệng, lại còn được lũ kền kền tung hô, hy vọng được tụi ngoại quốc ngó tới. Chửi thì gió bay, làm đếu gì được nhau, nhưng khốn nổi đời không phải vậy, mỗi khi cái sự chửi ấy mà là chửi bậy, sai luật, lại để lại chứng cứ thì toi đặc. Từ cái hôm dở bài khổ nhục kế vu cáo công an đánh mình, lại còn quay clip trả lời phỏng vấn RFA tung lên mạng, hắn đã tự lấy dây thòng lọng thắt cổ mình. Bị công an mời đến làm việc cho rõ ngô khoai hắn vãi ra quần, tìm cách đánh bài chuồn.
Bằng cái chiêu làm đơn xin nghỉ việc 3 tháng không lương hắn định tránh áp lực từ cơ quan. Là công nhân viên chức thì ngoài luật chung ra còn có luật công chức. Nếu phạm luật công chức là có thể bị kỉ luật, buộc thôi việc. Mà đã bị nơi này buộc thôi việc thì nơi khác chắc gì đã nhận. Là công chức mà công an gọi lên làm việc là không thể không đi. Xuất chiêu này để tránh bớt một đòn nếu được giải quyết. Nghe đâu, đến giờ cơ quan vẫn chưa giải quyết đơn, chưa giải quyết mà không đi làm là tự ý bỏ việc đó, đừng dại.
Mà giải quyết ngay sao được, bởi còn liên đới sai phạm chưa giải quyết xong.
Bằng chiêu không đến làm việc với công an với lí do còn bận đi xem phim (có cả ảnh chụp đưa lên Facebook hẳn hoi). Chắc hắn cùn rằng: giấy mời thích thì đi, không thích thì thôi như Xuân Diện ngày nào. Hắn quên rằng mời đây là cho lịch sự vì chưa ai khởi kiện hắn mà thôi. Chứ với chứng cớ cái vụ chửi công an trên RFA hồ sơ vu cáo sẽ được lập, hắn có thể bị triệu tập đấy.
He he, dốt mà còn tỏ ra nguy hiểm, đã nói rồi, muốn làm chính trị thì phải có hiểu biết và bản lĩnh chính trị, cái thứ như hắn chỉ là bia đỡ đạn cho những kẻ khác mà thôi.
Mõ Làng
(Vualambaovn)

Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô (1)

(“Vụ án hỏa xa” tại Trung Quốc)
Bài 1: Những “thanh ray” hỏng của một hệ thống bất toàn

Ngày 19-4-2013, các cáo buộc liên quan cựu Bộ trưởng hỏa xa Lưu Chí Quân đã chính thức đệ trình lên Tòa án nhân dân trung cấp II (Đệ nhị trung cấp nhân dân pháp viện) tại Bắc Kinh và phiên xử Lưu sẽ được ấn định cụ thể trong thời gian tới. Vụ Lưu Chí Quân là một trong những vụ án điển hình nhất của nạn tham nhũng có hệ thống tại Trung Quốc…
Một sự kiện làm tỉnh thức
Sáng 23-7-2011, hành khách tại ga xe lửa Nam Bắc Kinh (Bắc Kinh Nam trạm) bắt đầu hối hả bước lên con tàu cao tốc “siêu hiện đại” D301, với lộ trình đến Phúc Châu, chạy trên tuyến đường sắt được đánh giá là nhanh nhất, to nhất, và mới nhất mang tên Hòa hài Tốc hành. Được thiết kế với hình dáng như đĩa bay, Bắc Kinh Nam trạm được dựng lên năm 2008, có thể đón 240 triệu lượt khách/năm, nhiều hơn 30% so với ga Penn Station của New York. Bắc Kinh Nam trạm là một trong khoảng 300 nhà ga xây mới hoặc trùng tu, được thực hiện bởi Bộ hỏa xa Trung Quốc, nơi có số nhân công tương đương toàn bộ lực lượng lao động của bộ máy Chính phủ Mỹ. Với con tàu D301, nó trông ít giống một chiếc xe lửa mà gần giống với một máy bay không cánh, với phần đầu thon tròn cùng 16 toa, được sơn trắng bóng loáng với sọc kẻ xanh. Nhân viên phục vụ D301 trông cũng hệt tiếp viên hàng không. Để được tuyển dụng, tiếp viên D301 phải xinh đẹp, cao ít nhất 1,65 m; được đào tạo cẩn thận về văn hóa phục vụ, phải luôn nhoẻn miệng cười để lộ ra ít nhất 8 cái răng – theo qui định! Tóm lại, Hòa hài Tốc hành, cùng D301, là hình ảnh tiêu biểu của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, là minh chứng của một sức bật phát triển không gì có thể cưỡng nổi...
Năm 2003, khi bắt đầu ngồi ghế Bộ trưởng hỏa xa, Lưu Chí Quân được giao trọng trách thiết lập một hệ thống hỏa xa dài nhất và hiện đại nhất thế giới, với tổng vốn đầu tư hơn 250 tỉ USD. Được báo chí Trung Quốc tặng hỗn danh “Lưu đại nhảy vọt” hay “Lưu khùng”, Bộ trưởng Lưu tỏ ra rất hăm hở và nhiệt tình với kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc gia. Khi tuyến hỏa xa cao tốc đầu tiên (dựa chủ yếu vào thiết kế của Đức) hoàn thành đợt chạy thử vào tháng 6-2008, chương trình hỏa xa quốc gia đã bắt đầu ngốn hơn 75% ngân sách dự toán. Tuy nhiên, thời điểm đó, khi mọi người nâng cốc hoan hỉ trước thành tựu mới, không ai bận tâm đến chi tiết này (người ta vẫn còn nhớ nhiều cán bộ hỏa xa đã… bật khóc lúc thể hiện niềm vui tột bậc trong ngày cắt băng khánh thành!).
Và khi một tuyến hỏa xa nữa được cắt băng, đích thân Bộ trưởng Lưu đã ngồi cạnh tài xế và nói: “Nếu có chết, tôi sẽ là người đầu tiên”, ý nhấn mạnh đến sự an toàn tuyệt đối của hệ thống hỏa xa cao tốc hiện đại mà ông là “cha đẻ”. Để thực hiện chính sách kích cầu trong thời điểm suy thoái vừa bùng nổ (2008), Bắc Kinh tiếp tục đầu tư vào hạ tầng đường sắt, tăng gấp đôi ngân sách cho các dự án tàu cao tốc, với kế hoạch xây khoảng 16.093 km đường sắt vào năm 2020. Trung Quốc còn dự tính xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc cho Iran, Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơn sốt tàu cao tốc Trung Quốc lan đến tận Washington. Trong diễn văn Thông điệp liên bang tháng 1-2011, Tổng thống Barack Obama đã phải thốt lên rằng, sự bùng nổ công nghiệp tàu cao tốc Trung Quốc là bằng chứng rõ nhất cho thấy “hạ tầng giao thông chúng ta từng tốt nhất nhưng sự dẫn đầu của chúng ta bắt đầu trở nên tụt hậu”…
Trên đường ray, D301 vẫn lướt nhẹ như bay. Tuy nhiên, phía trước nó, có gì đó rất bất thường đang xảy ra. Lúc 7g30 tối, tại ngoại ô thành phố Ôn Châu, sét đã đánh trúng một hộp kim loại gắn vào hệ thống đường ray. To bằng cái máy giặt, hộp kim loại là một phần của hệ thống tín hiệu giúp tài xế và nhân viên điều vận biết các con tàu đang ở đâu cũng như giúp họ liên lạc với nhau để điều khiển tàu (đây là thiết bị rất quan trọng để kết nối liên lạc, đặc biệt khi tàu vào đường hầm). Khi bị sét đánh, chiếc hộp trên đã bị cháy cầu chì, dẫn đến hai hậu quả chết người: liên lạc bị cắt đứt và tín hiệu đèn cảnh báo không thể điều khiển thay đổi (từ xanh sang đỏ). Nói cách khác, tất cả hệ thống điều khiển-liên lạc giữa các tàu và giữa các điều vận viên đều trở nên bị “mù” và “điếc”. Khi phát hiện tín hiệu bị mất, một kỹ sư tại một trạm gần nơi đặt chiếc hộp đã yêu cầu nhân viên đội mưa đi xem xét, đồng thời gọi báo cho điều vận viên Trương Hoa ở trạm trung tâm Thượng Hải...

Lưu Chí Quân, Đinh Thư Miêu, và một số diễn viên trong phim Tân Hồng Lâu Mộng bị Đinh Thư Miêu dùng làm
Bộ trưởng hỏa xa Lưu Chí Quân
Và trong khi D301 phóng vùn vụt, ngay phía trước nó còn có một con tàu khác, D3115, với 1.072 hành khách, cũng đang lao vun vút đến ga Phúc Châu. Khi nhận được tin về sự cố hộp liên lạc, Trương Hoa đã gọi cho D3115, báo rằng, bởi hệ thống tín hiệu có vấn đề, nên tàu có thể bị ngắt dừng tự động (và nó sẽ lướt với vận tốc quán tính cho đến khi đến được khu vực có tín hiệu bình thường, để có thể lại được mở máy phóng nhanh với tốc độ như được thiết kế). Như dự báo, hệ thống máy tính D3115 đã tự động ngắt dừng con tàu. Tuy nhiên, khi đến khu vực tín hiệu bình thường và được tái khởi động máy, D3115 vẫn không nhúc nhích, dù tài xế cố gắng nhiều lần. Hoảng hốt, tài xế D3115 gọi cho Thượng Hải sáu lần, trong năm phút. Thật không may là Trương Hoa đã không nhận được liên lạc cầu cứu của D3115 bởi lúc đó đương sự phải giám sát đến 10 con tàu. Lúc 8g24, chiếc D301, do không nhận được bất kỳ thông tin cảnh báo nào, vẫn tiếp tục lướt nhanh. Năm phút sau, tài xế D3115 mới tái khởi động được máy và con tàu từ từ nhích đi. Đột nhiên, trên màn hình theo dõi hệ thống, một điều vận viên hoảng hốt thấy hai con tàu sắp lao vào nhau. Chiếc này húc đuôi chiếc kia. Đương sự hét to: “D301, coi chừng, cẩn thận, có một con tàu khác trong vùng của anh. D3115 đang chạy trước mặt anh. Cẩn thận, thiết bị…”. Lúc này, tài xế điều khiển D301, Phan Nhất Hằng, cũng đã thấy “tảng tường khổng lồ” D3115 lồ lộ trước mặt…
Sự kiện thảm họa Ôn Châu (làm chết ít nhất 40 người, trong đó có Phan Nhất Hằng, và làm bị thương 192 nạn nhân) đã gây chấn động khắp Trung Quốc. Báo chí được lệnh không “làm đậm” về vụ việc. Vài ngày sau, công ty sản xuất chiếc hộp tín hiệu chính thức xin lỗi về những sai lầm trong thiết kế. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở cái cầu chì bị sét đánh cháy hay “những sai lầm trong thiết kế” của chiếc hộp tín hiệu. Nó nằm ở những sai lầm trong tư duy phát triển, trong cơ chế chính trị vận hành (một cách duy ý chí) và trong hệ thống tham nhũng của Bộ hỏa xa mà người đứng đầu là Lưu Chí Quân. Sự kiện Ôn Châu chỉ là một phần trong chuỗi những bất ổn nghiêm trọng trên con đường phát triển hỗn tạp của Trung Quốc, khiến nhà báo Khâu Khải Minh của Đài truyền hình trung ương CCTV không kìm được đã phải thốt lên trong một chương trình thời sự: “Chúng ta có thể uống một ly sữa an toàn nữa không? Chúng ta có thể sống trong một căn hộ không bị đổ nữa không? Chúng ta có thể đi trên những xa lộ không bị sụp nữa không?”… Tháng 12 cùng năm, nhà chức trách công bố một báo cáo chưa tiền lệ, thừa nhận rằng có “những lỗi thiết kế nghiêm trọng”, cũng như sự tồn tại của “thái độ thờ ơ vô trách nhiệm về quản lý an toàn”, và sự việc liên quan đến 54 người, từ chính quyền đến công nghiệp hỏa xa, đặc biệt ông Bộ trưởng “Lưu khùng”.
Ngài Lưu bộ trưởng
Sinh trong gia đình nông dân, vóc dáng nhỏ con và cận thị nặng, Lưu Chí Quân lớn lên trong những ngôi làng ngoại ô Vũ Hán. Phải nghỉ học sớm vì nghèo, Lưu kiếm sống bằng cách làm nhân viên bảo trì đường sắt. Với cây búa và cái mỏ lết, hàng ngày, Lưu có nhiệm vụ đi kiểm tra các thanh ray. Tuy nhiên, Lưu có bản năng đặc biệt về quyền lực, có khả năng tiếp cận giới quyền lực, để luồn lách leo lên quyền lực. Dù không học hành đến nơi đến chốn nhưng tại các làng quê nghèo, những người “có chữ” như Lưu không nhiều, vậy là Lưu trở thành cây bút viết thuê cho các nhân vật chức sắc. Nhờ vậy, Lưu quen được nhiều “ông lớn” ở địa phương. Sau đó, Lưu lấy cô vợ vốn là con gái một gia đình có “quen biết” rộng. Năm 21 tuổi, Lưu được kết nạp Đảng. Năm 1988, Lưu tốt nghiệp Trường đảng trung ương, chuyên về triết học Marx; sau đó lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật xây dựng. Lưu thăng tiến đều trong ngành đường sắt, từ cấp quận, cấp tỉnh đến cuối cùng là trung ương. Năm 2002, Lưu được đưa vào Bộ chính trị. Một năm sau, Lưu được bổ nhiệm ghế bộ trưởng Bộ hỏa xa, được người dân gọi là “thiết lão đại” (ông sếp đường sắt), nơi đương sự cai trị một “đế chế” rộng lớn và quyền lực chỉ thua Bộ quốc phòng, với lực lượng cảnh sát riêng, tòa án riêng, thẩm phán riêng! Bộ hỏa xa Trung Quốc (cho đến khi bị giải thể tháng 3-2013) là một nhà nước trong một nhà nước.
Luôn cất trong túi cây lược đen cáu bẩn và mang chiếc kính gọng sừng vuông to bản mà người dân thường gọi đùa là “kính lãnh tụ”, Lưu yêu thích cái hình ảnh nhà lãnh đạo phải tỏ ra “gần dân”, “sống với dân”, “hiểu rõ dân”. Đó là cái mốt còn sót lại từ thời Cách mạng Văn hóa. Để chứng tỏ sự nhiệt tình trong công tác và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ, Lưu thường bất ngờ tổ chức nhiều cuộc họp sau nửa đêm và luôn tìm cách nào đó để cho “dân” thấy được “thói quen làm việc, quên ăn bỏ ngủ, bất kể giờ giấc” của mình. Và trong nhiều thói quen mà Lưu không bỏ được kể từ thời làm anh nhân viên kiểm tra đường sắt, phải kể đến cái thói quen… nịnh! Có lần, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ra ga trở về Bắc Kinh, Lưu đã hồng hộc chạy theo cốt để nắm tay chào cho bằng được. Một viên chức trong Bộ hỏa xa kể: “Tôi buộc phải rượt theo và la to: “Lưu bộ trưởng, Lưu bộ trưởng, giày của ông kìa! Coi chừng té!”; tuy nhiên, Lưu vẫn cười, nhăn nhở; và chạy, hồng hộc…
Thành công của Lưu Chí Quân đã mở đường cho cậu em ruột Lưu Chí Tường, người cũng được dẫn dắt vào ngành đường sắt, cũng thăng tiến nhanh và cũng tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng. Tháng 1-2005, Lưu Chí Tường từng bị sờ gáy trước loạt cáo buộc tham nhũng, hối lộ và thậm chí giết người (chủ mưu trong vụ giết chết một nhà thầu khi người này có ý định phanh phui đương sự - nạn nhân bị đâm bằng dao bấm ngay trước mặt vợ). Lúc đó, Lưu Chí Tường là Cục phó Cục hỏa xa Vũ Hán (Vũ Hán thiết lộ phân cục phó). Khi được báo chí phanh phui, người ta mới biết Lưu Chí Tường có số tài sản trị giá đến 50 triệu USD, gồm tiền mặt, bất động sản, kim hoàn và tranh nghệ thuật (khám nhà đương sự, cảnh sát phát hiện một đống tiền khổng lồ để lâu đến nỗi bị mốc!). Lưu Chí Tường bị kết án tử hình sau giảm còn 16 năm tù. Tuy nhiên, thay vì thọ án trong nhà lao, Lưu Chí Tường lại được đưa đến bệnh viện, nơi đương sự tiếp tục “điều hành” ngành đường sắt, bằng điện thoại!
Mạnh Kim

Trung Quốc: ‘Tuột tay’ Myanmar, ‘lọt lưới’ Triều Tiên

Đã từng có lúc Bắc Kinh rất yên tâm khi xây dựng được những “phên dậu” khá chắc chắn như Triều Tiên hay Myanmar. Nhưng thời thế thay đổi quá nhanh và chính những quốc gia này đã dần dần nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc nên đang tìm cách thoát khỏi cái bóng của Bắc Kinh bằng mọi giá.
Người dân Myanmar biểu tình phản đối Trung Quốc

Để “tuột tay” Myanmar?
Nói về mối quan hệ giữa 2 quốc gia đã có thời là đồng minh rất thân thiết này, một nhà phân tích của Myanmar có lần đã bình luận với hãng tin AFP rằng: “Trung Quốc đã bị bất ngờ và chưa nhận thức hết tầm mức của những thay đổi tại Myanmar”. 
Sở dĩ có nhận định này là bởi trong thời gian qua, Trung Quốc đã để lộ yếu điểm của mình là sự bất ngờ trước tốc độ mở cửa nhanh chóng của chính quyền Myanmar và đang gia tăng nỗ lực để giành lại vị thế của mình tại quốc gia Đông Nam Á mà họ đã từng “nắm giữ” trong suốt thời kỳ chế độc tài quân phiệt.
Nhờ đã tiến hành những cải tổ chính trị ngoạn mục kể từ khi tập đoàn quân sự giải thể, nhường chỗ cho một chính phủ dân sự vào tháng 03/2011, Myanmar nay được cả thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, ve vãn. Nhưng Trung Quốc đã không ngờ ván bài sẽ được sắp xếp lại như vậy, vì ban đầu cứ nghĩ rằng những cải tổ nói trên chỉ là bề ngoài. Mới đây, khi Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đi thăm Trung Quốc và ông Tập Cận Bình đã bóng gió rằng “một số thế lực bên ngoài” không muốn thấy “một sự phát triển lành mạnh, suôn sẻ và nhanh chóng trong quan hệ Miến-Trung”.
Chỉ mới cách đây 2 năm, Bắc Kinh còn dùng quyền phủ quyết của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để tránh cho Myanmar bị quốc tế trừng phạt hơn nữa và vẫn đầu tư ồ ạt vào nước láng giềng, lợi dụng lúc các nước Tây phương còn bị cấm cửa. Trong một thời gian dài, Trung Quốc là đồng minh duy nhất yểm trợ vô điều kiện cho Myanmar, nhưng theo các nhà quan sát, chính vì quá ngột ngạt với sự hiện diện của Trung Quốc mà chính quyền Myanmar đã phải tiến hành cải cách, xích gần lại phương Tây.
Chỉ 6 tháng sau khi lên cầm quyến, tổng thống Thein Sein đã ra lệnh đình chỉ dự án đập thủy điện khổng lồ do Trung Quốc tài trợ. Từ đó đến nay, nhiều vấn đề đã cản trở nỗ lực của Bắc Kinh giành lại vị thế đã mất ở Myanmar.
Theo giới truyền thông quốc tế, Bắc Kinh cũng đã can dự vào các cuộc đàm phán giữa chính quyền Myanmar với quân nổì dậy sắc tộc thiểu số Kachin. Các trận giao tranh giữa lực lượng này với quân chính phủ đe doạ đến công trình xây dựng đường ống dẫn dầu khí giữa Ấn Độ Dương với Trung Quốc. Hai vòng đàm phán đã diễn ra ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng việc Bắc Kinh tập trung quá nhiều vào quyền lợi của họ có thể khiến Myanmar bất bình.
Nhưng về lâu dài, Myanmar cũng khó mà quay lưng lại với một quốc gia mà hiện vẫn chiếm 1/3 đầu tư ngoại quốc trực tiếp. Ngay cả lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng nhìn nhận tính chất thiết yếu của quan hệ Miến-Trung. Bà cho rằng: “Chúng ta phải hòa thuận với láng giềng, dù chúng ta có muốn hay không”. Quan điểm và những hành động gần đây của giới lãnh đạo Myanmar cho thấy, họ đang khéo léo tìm cách để giảm dần và tiến tới tách biệt một cách tối đa sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến các quyết sách trong nước. Nói một cách khác, Myanmar đang dần dần tuột khỏi tay Bắc Kinh mà Bắc Kinh không thể làm gì được.
Nông dân Myanmar biểu tình phản đối dự án khai thác mỏ của Trung Quốc cướp đất canh tác của họ.

“Lọt lưới” Triều Tiên
Không có được sự khôn khéo như Myanmar nhưng chính quyền Triều Tiên do chủ tịch Kim Jong-un đứng đầu cũng đã cho thấy họ dần dần trở nên khá “cứng đầu” với cả đồng minh Trung Quốc. 
Nhìn lại cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên từ đầu tháng 4 đến nay người ta sẽ thấy dường như sự kiên nhẫn mà Trung Quốc dành cho Bình Nhưỡng đã cạn dần. Lần đầu tiên kể từ hàng chục năm nay, Trung Quốc phê chuẩn nghị quyết gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vì đã bất chấp để tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3. Trước đó, Bắc Kinh đã lên tiếng kêu gọi Kim Jong-un “đừng làm” nhưng chủ tịch Kim vẫn cứ làm và thậm chí là còn phớt lờ mọi phản ứng và thái độ của Trung Quốc để đẩy sự căng thẳng  trên bán đảo Triều Tiên lên cao. Ở một góc độ khác, khi Triều Tiên “tạo điều kiện” cho Mỹ tăng cường triển khai tên lửa ở Đông Bắc Á, ở Thái Bình Dương, “vẽ đường” cho tàu chiến Mỹ áp sát biển Hoàng Hải, cho máy bay B-52, máy bay ném bom tàng hình B-2 hay tiêm kích F-22 “lượn vè vè” trên bầu trời Đông Bắc Á… thì cũng là lúc Bắc Kinh vô cùng nhấp nhổm. Không lo lắng làm sao được khi mà Triều Tiên đã không còn là “tấm lá chắn” hữu hiệu cho cửa ngõ của Trung Quốc mà còn dụ kẻ địch bao vây Trung Quốc chặt chẽ hơn.
Trung Quốc đã rất bực bội khi không thể “khống chế” được Triều Tiên như trước và đến nỗi ông Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải tuyên bố “không quốc gia nào được phép đẩy một khu vực và thậm chí là cả thế giới vào tình trạng rối loạn chỉ vì lợi ích cá nhân”. Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman cho rằng những bình luận trên của ông Tập là chưa có tiền lệ. “Sau khi quan sát sự khó chịu ngày càng gia tăng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Triều Tiên trong nhiều năm qua, tôi thấy có vẻ lần này sự giận dữ của họ đã đến tới đỉnh điểm”, ông Huntsman nói.


Căn cứ vào những thông tin được tiết lộ gần đây trong bài viết của Tiết Lý Thái, một nhà nghiên cứu của Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế thuộc ĐH Stanford (Mỹ), trong cuộc gặp mặt giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 8/2009 tại Bình Nhưỡng, ông Kim đã không ngần ngại tuyên bố với Bill Clinton rằng tình cảnh cùng quẫn của Triều Tiên hiện nay là do chính sách “hại người, ích ta” mà Trung Quốc đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua với Triều Tiên. Đồng thời việc Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán 6 bên (về vấn đề giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên) nhằm mục đích thoát khỏi sự trói buộc của Trung Quốc mà thôi và nếu Mỹ viện trợ cho Triều Tiên, nước này sẽ trở thành thanh trì kiên cường nhất đối kháng với Trung Quốc. Cuối cùng là Bình Nhưỡng bộc lộ ý đồ có thể tiến hành các hoạt động “đe dọa hạt nhân” với Trung Quốc nếu Mỹ “chiều theo yêu cầu” của Triều Tiên.
Dù chưa thực sự “lọt lưới” nhưng rõ ràng, sức ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã giảm đi rất nhiều. Trung Quốc sẽ làm gì để níu kéo Myanmar và kiểm soát Triều Tiên như ngày xưa? Rất có thể, câu trả lời là: “Không gì cả” vì ý đồ lợi dụng các nước này để phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc đã bị lộ hoàn toàn.
 

Bạn cần biết: Các trường hợp CSGT có quyền dừng phương tiện

Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 22/12/2012 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (CSGT).
CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (Ảnh: Cấn Cường)
CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (Ảnh: Cấn Cường).
Theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012, CSGT được quyền dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
Cụ thể, CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Thông tư 65/2012/TT-BCA cũng quy định, điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an. 
Trong khi đó, Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 12/9/2012) quy định trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận như sau: 
Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu;
Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.
Mẫu thẻ tuần tra của CSGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, thường được gọi là “thẻ xanh”
Mẫu thẻ tuần tra của CSGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, thường được gọi là “thẻ xanh”.

Tuy nhiên, CSGT không phải là lực lượng duy nhất có quyền dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Dân trí sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về những lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt vi phạm trong bài viết sau.
Nhật Minh
(Dân trí)

Nguyễn Quang Duy - Phe Bắc Phe Nam Phe Nào Thắng?

30-4-1975 cuộc chiến Bắc Nam chấm dứt, vì tranh giành quyền lực và quyền lợi, chiến tranh lại tiếp tục xẩy ra giữa phe cánh cộng sản miền Bắc và miền Nam. Phe miền Nam đều được chia cho ghế Thủ Tướng, còn ngược lại phe miền Bắc nắm Tổng Bí Thư. Như thế trong hệ thống độc đảng, cũng cùng 1 đảng, nhưng phe miền Bắc nắm đảng còn phe miền Nam được giữ nhà nước.
Khi đảng còn toàn trị thì đảng, nhà nước, quốc hội, mặt trận đều là 1, ít có chuyện xẩy ra. Đại hội 6 lại quyết định cải cách kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị. Nhà nước lo phần kinh tế thì phải hướng đến cạnh tranh quốc tế, còn chính trị thì vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước muốn đi tới cũng bị cái định hướng xã hội chủ nghĩa cản lại, nên biến kinh tế thành kinh tế rừng rú: mạnh được yếu thua, tham nhũng và nhóm lợi ích tha hồ hòanh hành. Cán bộ đảng, tư bản đỏ thì càng ngày càng trở nên giầu có trong khi người dân lại hết sức lầm than khổ cực. Ông Trần Xuân Bách đã ví kinh tế và chính trị như hai chân muốn tiến lên thì phải đều bước. Chân này đi tới, chân kia kéo lui, thì tét háng là chuyện tất xẩy ra.
Chả thế Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng đảng cần mang ra Hội nghị trung ương 7 bàn việc thay đổi quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để trở lại quốc hiệu cũ là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Bỏ cái Xã Hội Chủ Nghĩa để theo Dân Chủ.

Phe Bắc Phe Nam Phe Nào Thắng?
Còn nhà nước và mặt trận thì lại đồng ý với Kiến Nghị 72, Kiến Nghị Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Tuyên Bố Công Dân Tự Do, Khối 8406,… chấp nhận quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân và sửa đổi phải thông qua trưng cầu dân ý.
Phía nhà nước lại còn được cả ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đường đường chính chính chủ tọa. Rõ ràng ông Dũng đang thách thức với phe đảng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu. Ông Dũng phủ nhận việc tiếp tục mang Cương Lĩnh của đảng Cộng sản áp đặt trên Hiến Pháp, trên Luật Pháp quốc gia và đòi phải trả lại quyền lập hiến cho dân.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên góp ý Nguyễn Phú Trọng thì bị mất việc. Bây giờ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý và sử dụng ý kiến của ông Nguyễn Đắc Kiên, nhưng ông Kiên vẫn chưa được báo Gia đình và Xã hội xin lỗi và mời làm việc lại. Làm dân trong một nước mất tự do là thế. Chỉ có kẻ cầm quyền mới được ăn được nói.
Khi Thông báo Quốc Hội cho biết thay đổi thời hạn góp ý từ hạn cuối ngày 31-3-2013 sang hạn mới là 30-9-2013, người viết đã đặt câu hỏi: “Có phải các thế lực nhà nước do Nguyễn Tấn Dũng đại diện vì bị thế lực “Đảng” do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu dùng hiến pháp tước quyền, nay cánh nhà nước công khai nổi dậy đảo chánh tước quyền của “Đảng”?” Nay thì đã rõ.
Lạ một điều là cả nhà nước, mặt trận và quốc hội (Ủy ban sửa đổi hiến pháp) đều góp ý cùng một lúc và lại đòi mang đề tài vô cùng tế nhị này ra Hội Nghị 7 vào tháng 5 sắp tới. Một cuộc đảo chánh vừa ngấm ngầm vừa công khai xẩy ra. Độc chiêu ba đánh một này phe Nguyễn Tấn Dũng sẽ đẩy phe đảng Nguyễn Phú Trọng vào trận quyết tử để bảo vệ thành trì cuối cùng cho đảng Cộng sản Tàu. Trước khi thảo luận tại sao lại là đảng Cộng sản Tàu chúng ta cần nhận định rõ ràng đây chỉ là trò chơi giữa hai phe Bắc Nam dùng để chỏang nhau.
Phía nhà nước vẫn cho rằng cần phải có luật “Trưng Cầu Dân Ý” và phải được Quốc Hội Cộng Sản quyết định thì mới được đưa ra “Trưng Cầu Dân Ý”. Đây chỉ là cách hõan binh và vẫn kiên định chỉ chơi trong phạm vi quốc hội bù nhìn. Đó là chưa kể xưa nay cộng sản vốn quen thói lừa bịp, hứa mà không làm. Thế nên việc sửa đổi hiến pháp chỉ nên xem là trò hề. Điều lý thú và tích cực là trò hề lại được phe nhà nước sử dụng như một khí cụ sắc bén để đánh phe đảng.
Phía Kiến Nghị 72, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Công Dân Tự Do, Khối 8406,… và nhiều tổ chức khác thì đòi đảng Cộng sản phải trả ngay quyền Lập Hiến cho tòan dân.
Ngay từ khi thành lập (8-4-06), Khối 8406 cho rằng đảng Cộng sản phải tôn trọng ý kiến của dân nên đã đề ra phương cách Trưng Cầu Dân Ý với sự kiểm soát Quốc tế. Chỉ có sự kiểm sóat trực tiếp, sâu rộng và hiệu quả của Quốc Tế mới giới hạn được thói gian manh lừa đảo của những người cộng sản.
Việc các Tôn Giáo chính Phật Giáo, Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hỏa, Cao Đài, Tin Lành đang tiến đến thành lập một liên tôn chính là một giải pháp. Liên Tôn sẽ đứng ra hội tụ các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự nhằm đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Một yếu tố quan trọng khác, người viết đã liên tục đưa ra là phe muốn bảo vệ đảng, bảo vệ xã hội chủ nghĩa, là phe muốn dựa vào “kẻ thù truyền kiếp” của dân tộc Việt Nam. Phe này tìm mọi cách để ru ngủ người dân quên Hòang Sa, quên Trường Sa, quên nhiều phần lãnh thổ của Cha Ông để lại, hiện trong tay quân Tàu xâm lược. Nếu Việt Nam không có tự do chỉ một thời gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ hòan tòan là thuộc địa của Tàu.
Khi Đài Truyền Hình và Báo chí đưa tin tầu Bình Minh bị tàu Trung cộng cắt cáp tháng 5-2011, người viết đã nhanh chóng cho rằng chính Nguyễn Tấn Dũng đơn phương cho phép các cơ quan truyền thông đưa tin. Việc làm của Nguyễn Tấn Dũng đã được đa số đảng viên đảng Cộng sản ủng hộ. Trong thâm tâm những người này cũng không muốn cúi đầu làm tay sai cho giặc để bị muôn đời nguyền rủa.
Thế nhưng việc làm của Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ có giá trị tạm thời, việc chống Tàu cứu nước và giữ nước cần có sự đồng thuận dân tộc. Và chỉ một thể chế tự do dân chủ thực sự mới tạo được gắn bó của tòan dân, khi ấy Việt Nam mới đủ nội lực để chống lại sự bành chướng của Bắc Phương.
Quay về với dân tộc, tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ, là những điều kiện mà Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do đưa ra để đổi lại sẽ bảo vệ Việt Nam thóat khỏi sự hung hăng xâm lược của Bắc Phương.
Bài viết trước đây đã đưa ra quan niệm “theo Mỹ cứu đảng”. Theo Mỹ là theo dân chủ. Một sự chuyển tiếp ôn hòa được Liên Tôn chủ động kết nối các khuynh hướng chính trị và dưới sự sự kiểm sóat của Quốc Tế, sẽ tránh được một cuộc nổi dậy bạo động. Khi ấy giới cầm quyền cộng sản và gia đình, dù đã đào tẩu khỏi Việt Nam, cũng khó tránh khỏi việc trả thù.
Mỹ ở phương Nam. Phe theo Mỹ là phe Nam. Tàu phương Bắc. Phe theo Tàu là phe Bắc. Phe Nam đã khai chiến với phe Bắc và chiến tranh sẽ bùng nổ trong Hội Nghị 7 diễn ra vào tháng 5 này. Cuộc chiến Bắc Nam đã bắt đầu và càng ngày sẽ càng trở nên khốc liệt hơn. Phe nào thắng cũng chỉ là chuyện nội bộ của đảng Cộng sản.
Lẽ đương nhiên nếu phe Nam thực tâm quay về với dân tộc, thì như ông bà ta đã dạy, chúng ta cũng cần “lấy chính nghĩa để thắng hung tàn lấy trí nhân mà thay cường bạo”.
Về phía dân tộc, hơn lúc nào hết những người yêu chuộng tự do cần dẹp bỏ sự khác biệt để gắn bó với nhau, gắn bó với dân tộc, giải thể đảng Cộng sản, mang tự do, dân chủ, thịnh vượng và tòan vẹn lãnh thổ đến cho quê hương Việt Nam mến yêu của chúng ta.

© Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
15/4/2013

Lập Cục Thanh tra ngân hàng tại Hà Nội và TP.HCM

Theo dự thảo đề xuất mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cần thiết thành lập Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội và TP.HCM do hầu hết trụ sở chính của các ngân hàng trong nước và nước ngoài hiện đặt tại 2 thành phố này.

NHNN cho biết, phần các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng liên doanh, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng 100% vốn nước ngoài đều đặt trụ sở chính tại Hà Nội và TP.HCM. Tổng tiền gửi tại 2 thành phố này chiếm tới 65,3% toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cùng với việc thành lập 2 Cục nêu trên, tại 2 thành phố này sẽ không còn Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN. 2 Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội và TP.HCM là đơn vị trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và độc lập với các NHNN Chi nhánh tại 2 thành phố này.
Hiện nay, Thanh tra, giám sát ngân hàng quản lý tới gần 4.000 đơn vị. Vì vậy, NHNN cũng muốn nâng cấp cơ quan này thành đơn vị tương đương tổng cục, có nhiệm vụ giúp Thống đốc trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, chống rửa tiền. Cơ quan này cũng được đề xuất bổ sung nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi và sử dụng con dấu có hình Quốc huy.
(Sống mới)

Hồ Thu Hồng - Thằng khốn

LS. Trần Đình Triển
Tối qua, trên FB của  Trần Đình Triển có hai STT tả kể phiên tòa đang diễn ra ở Hải Phòng. Dĩ nhiên, chỉ nhặt ra những chi tiết câu view cực rẻ tiền. Triển tham gia phiên tòa với tư cách luật sư và phiên tòa cũng mới chỉ bắt đầu ngày đầu tiên.
Lấy luôn luật Mỹ so sánh cho nó sang trọng. (Đã tham khảo ý kiến một ông luật sư Mỹ chính hiệu, thế nên giờ mới biên chứ ko thì chửi từ tối qua rồi).
Cả Luật sư đoàn Liên bang và Tiểu Bang Mỹ đều có quy chế (codes of ethics) về việc, khi án đang xử mà lại nhảy ra viết lách bằng vụ án của chính thân chủ. Mọi quảng cáo (để câu view, để tự quảng cáo, để kích động công luận gây tác động đến phán quyết của tòa- như trong trường hợp cụ thể ông Triển) buộc phải:1. Có sự đồng ý (bằng văn bản) của thân chủ; 2. Không mơ hồ để đánh lừa công chúng. Ví dụ: biện hộ thắng lớn cho thân chủ X không có nghĩa là các thân chủ khác cũng sẽ được vậy; 3. Không liên quan đến vụ án đang xẩy ra hoặc sắp thụ lý; 4. Không được sử dụng tên hay danh tính của chánh án, toà án.
Điểm C điều 9, điều về các hành vi bị nghiêm cấm của luật sư trong Luật Luật sư Việt, cũng viết rõ ràng thế này:
Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
Chưa kể đến, vụ Tiên Lãng tuy rất đơn giản (về nghiệp vụ tòa) nhưng cực kì nhạy cảm, việc lên mạng xã hội điểm ra những sự vụ chưa được kiểm chứng và kết luận, loại sự vụ rất nhiều phiên tòa hình sự khác cũng đầy, của ông Triển hoàn toàn có thể coi là hành động Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Beo còm thế này dưới STT của ông Triển: phước 80 đời cho ông Triển này là hành nghề luật ở Việt nam. Và cũng chỉ ở Việt nam mới có thứ luật sư nghiệp dư đến mức án đang xử mà mang lên FB kể để câu view. Thực sự tôi ko thấy câu chuyện của ông hấp dẫn mà chỉ thấy TỞM LỢM tư cách luật sư của người viết.
Lấy số phận thân chủ ra làm câu chuyện làm quà chốn vỉa hè, đặt cái tựa như trên, hình như còn rất nhẹ.
Trên Phây của Triển luật xư vừa có một bài viết về bạn Beo như vầy:
"Khi tôi đưa quan điểm của tôi tại phiên tòa xét xử vụ án Anh Đoàn Văn Vươn, là vụ án xét xử công khai, Tòa đã tuyên án (1), tôi có quyền đưa ý kiến của mình trước công luận vì mục đích xét xử công khai là mong muốn của Nhà nước khuyến khích người dân đến dự phiên tòa để nâng cao kiến thức pháp luật đồng thời cũng với mục đích giáo dục và phòng ngừa chung, động viên nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, có trách nhiệm phản ánh những điều sai trái, những bất cập trong thực tiễn để hoàn thiện pháp luật. Với mục đích đó tôi tóm lược 1 cách khách quan những ý kiến của tôi tại phiên tòa. Tôi cũng là 1 con người, cũng có đúng, có sai, có cái hay, cái dở, có cái tốt, cái xấu. Khi đưa thông tin thì mỗi người có thể nhìn nhận ở 1 góc độ khác nhau, có người yêu, kẻ ghét…đó là lẽ thường tình. Tôi cảm ơn FB Vũ Văn Toán đã bình luận và đưa thông tin bài viết của Beo trên blog có thể mạo danh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (về phương diện cá nhân tôi luôn trân trọng và quý mến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tôi đánh giá rất cao những ý kiến của Chủ tịch về cải cách tư pháp, vì vậy tôi tin rằng Chủ tịch nước sẽ đồng tình những ý kiến mà tôi nêu ra nhằm xem xét vụ việc được đúng pháp luật, hợp ý Đảng lòng dân, nâng cao uy tín của Nhà nước). Không hiểu vì lý do gì 1 blog như vậy mà vẫn tồn tại lại đăng 1 bài của Beo.

Theo quy định của pháp luật bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa và mời luật sư bào chữa. Chúng tôi là luật sư, thân chủ mời thì không được quyền từ chối nếu như không có lý do chính đáng. Lẽ nào luật sư bảo vệ cho bị cáo giết người lại gọi là luật sư giết người? Luật sư bào chữa cho bị cáo phạm tội chống Nhà nước thì quy kết luật sư đó là chống Nhà nước hay sao? Dư luận này đã vô tình làm cho luật sư e ngại khi bào chữa cho bị cáo bị truy tố về nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia.(2) Để cởi mở việc này tại cuộc họp tổng kết năm 2012 của Đoàn luật sư Hà Nội (có nhiều đại diện của các cơ quan có thẩm quyền đến dự tôi đã đề nghị Đoàn luật sư Hà Nội và Liên đoàn luật sư Việt Nam phải có ý kiến để nhằm xóa bỏ những nhận thức không đúng đó làm ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư).

Nói về Blog Beo: Tôi có biết chị ấy(3) nhưng điều lạ lùng nhất với tư cách chị ấy là 1 nhà báo. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án anh Cù Huy Hà Vũ. Lúc đó các phóng viên chỉ được tập trung tại 1 phòng, không được đi lại, chỉ được cầm giấy bút vào. Thế mà tại hội trường xét xử tôi thấy Beo (Hồ Thị Thu Hồng) ngang nhiên đi lại, đi ra đi vào, khua chân múa tay cười nói trong hội trường và ngoài hành lang xét xử.(4) Sau phiên tòa chị ta viết bài trên blog Beo dùng những lời nặng nề thậm chí gọi tôi là “luật xư” . Với bài viết này tôi có chút quan tâm đến chị ta từ quan hệ, chức tước, năng lực, làm ăn…Một lần vào Sài Gòn tôi có gọi điện hỏi nhà báo Huy Đức (là người bị chị ta bút chiến) càng được nhiều thông tin về tôi đọc trên blog của chị ta có 1 bài viết chị ta gọi Quốc hội là “Cuốc hội” – tôi thầm nghĩ hết nói về nhà báo này rồi nhưng không hiểu sai vẫn tồn tại). “Ai nỡ đánh người phụ nữ dù chỉ 1 cành hoa” nên tôi cũng không quan tâm đến làm gì.

Khi tôi viết những nội dung về vụ án anh Vươn thì chị ta đập lại và xin thưa rằng thể hiện một sự ngổ ngáo, tự cao tự đại nhưng vô cùng thiếu văn hóa và kém hiểu biết. Chị ta là ai? Mời các bạn xem các bài viết trên các báo đã đăng ở đây:
Bạn Beo hạ cố cho  Triển luật xư mấy nhời vàng ý ngọc tạm thời như vầy, quởn việc sẽ biên tiếp về THẰNG KHỐN:
Thứ tự giả nhời theo chữ đo đỏ của entry THẰNG KHỐN -2.
1. Thời điểm Triển luật xư đưa lên facebook bài đầu tiên, là ngày khai mạc phiên tòa, chưa hề Tòa đã tuyên án. Thậm chí Triển luật xư thời điểm ấy còn chưa được bi bô tại tòa. Cái này Beo xếp vào loại  đánh lận con đen, chứ bảo luật xư mà không phân biệt được thế nào là đã tuyên án thì  bỉ Triển quá đáng.
2. Lẽ nào luật sư bảo vệ cho bị cáo giết người lại gọi là luật sư giết người? Luật sư bào chữa cho bị cáo phạm tội chống Nhà nước thì quy kết luật sư đó là chống Nhà nước hay sao? Dư luận này đã vô tình làm cho luật sư e ngại khi bào chữa cho bị cáo bị truy tố về nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Trong THẰNG KHỐN, bạn Beo viết thế này:
"...việc lên mạng xã hội điểm ra những sự vụ chưa được kiểm chứng và kết luận, loại sự vụ rất nhiều phiên tòa hình sự khác cũng đầy, của ông Triển hoàn toàn có thể coi là hành động Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội."
Lươn lẹo trí trá cũng phải kheo khéo tí chứ, diễn đạt ý Beo thành nếu bào chữa cho bị cáo phạm tội chống Nhà nước thì quy kết luật sư đó là chống Nhà nước, đâm ra Triển luật xư tự phô bày khả năng đọc hiểu có vấn đề rất nặng.
Riêng chỗ này Beo dạy Triển thêm tý: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam cấm "Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để cố ý phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng"
3. Lần đầu tiên Beo nhìn thấy mặt Triển luật xư ngoài đời là trong phiên tòa xử Kù kon, lại bị khuất sau 1 cái cột to tướng của phòng xử. Còn Triển thầm thương trộm nhớ Beo tự bao giờ để bẩu rằng Tôi có biết chị ấy thì Beo không chịu trách nhiệm về sự trung thực đâu đấy.
4. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án anh Cù Huy Hà Vũ. Lúc đó các phóng viên chỉ được tập trung tại 1 phòng, không được đi lại, chỉ được cầm giấy bút vào. Thế mà tại hội trường xét xử tôi thấy Beo (Hồ Thị Thu Hồng) ngang nhiên đi lại, đi ra đi vào, khua chân múa tay cười nói trong hội trường và ngoài hành lang xét xử.
Chẹp chẹp, một phiên tòa được bảo vệ tận kẽ răng từ cách nơi xử hàng cây số mà để một con mẹ ngang nhiên đi lại, khua chân múa tay cười nói trong hội trường thì hẳn lỗi này đích thị thuộc về Triển luật xư rồi: Mồm để đâu mà không yêu cầu tòa đuổi con mẹ ấy ra ngoài tắp lự, nhể?
Chuyên đề số 4 này, Beo còn có thêm lời thách đố  trên Phây của mình:
GIẢI ĐỐ HAY CHẤP NHẬN LÀ THẰNG KHỐN
Tay Triển luật xư vừa biên thế này về bạn Beo:
"Lúc đó các phóng viên chỉ được tập trung tại 1 phòng, không được đi lại, chỉ được cầm giấy bút vào. Thế mà tại hội trường xét xử tôi thấy Beo (Hồ Thị Thu Hồng) ngang nhiên đi lại, đi ra đi vào, khua chân múa tay cười nói trong hội trường và ngoài hành lang xét xử."
Khoa chân múa tay cười nói, đương nhiên phải với đối tượng cụ thể, thách Triển luật xư đưa ra được tên người nào quen biết Beo ngoài đời trong  hội trường phiên tòa xử Kù kon đấy.
KHÔNG ĐƯA RA ĐƯỢC THÌ NGOAN NGÕAN CHẤP NHẬN LÀ THẰNG KHỐN ĐI HE.
P/S: cái đoạn mà Triển luật xư mách  anh Tư Sang, người từ năm 2009 đã quyết triệt chủ nhân blog  Beo cho bằng được ý, Beo thấy khá đấy, thủ thuật Triển áp dụng hơi phô tý nhưng dễ đạt được mục đích đến tai Tư Chủ tịch.
Hồ Thu Hồng
(Blog Beo)

Công hữu đất đai ở Tây Nguyên

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc. Trong đó các sắc tộc thiểu số phần lớn sống nhờ vào nông nghiệp và đất rừng. Chính sách công hữu về đất đai có tác động ra sao đối với các sắc tộc vùng đất Tây Nguyên?

000_Hkg8377467-305.jpg
Một người đang chăn bò tại tỉnh Gia Lai hôm 12 tháng 3 năm 2013.
Thiểu số tại quê hương mình

Trong buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 11 tháng 4 năm 2013, trong số những nhân chứng, nạn nhân hoặc đại diện nạn nhân có đại diện của các sắc tộc miền núi Tây Nguyên. Vùng đất chiến lược này của Việt Nam là địa bàn cư trú của nhiều sắc tộc thiểu số, mà hiện tại cuộc sống bị xáo trộn rất nhiều, và do đó tiềm ẩn những bất ổn xã hội. Một trong những nguyên nhân tạo nên tình hình bất ổn tiềm ẩn đó cũng giống như nguyên nhân đã gây nên tiếng súng Đoàn Văn Vươn ở cách đó rất xa, đó chính là chế độ công hữu đất đai, cốt lõi của tư tưởng Marxism ở Việt Nam mấy mươi năm nay.
Dưới chế độ công hữu đất đai, toàn bộ đất Tây Nguyên bao gồm rất nhiều rừng và đất canh tác bị biến thành tài sản quốc gia, mà không ai biết rằng đất và rừng đó là của những làng xã, dòng họ của người thiểu số từ rất lâu đời.
Nhà văn Nguyên Ngọc, một người rất am hiểu vùng đất Tây Nguyên, viết trong tham luận của ông rằng người bản địa ở Tây Nguyên khai thác đất và rừng rất khoa học, ông mô tả việc đó trước 1975 như sau:
“Ở Tây Nguyên không có đất và rừng vô chủ, tất cả đều là sở hữu cụ thể, rành mạch của từng làng. Sở hữu của làng – cũng tức là không gian làng – gồm ít nhất: rừng đã biến thành đất thổ cư – tức nơi cư trú của làng; rừng được dành làm rẫy luân canh; rừng “sinh hoạt”, nơi dân làng tìm lấy các vật dụng cho đời sống hằng ngày; rừng thiêng, không ai được động đến, thực tế là rừng đầu nguồn... Sở hữu đó là cơ sở vật chất, là nền tảng kinh tế của làng, tạo nên không gian sinh tồn của làng, tức có nó thì làng mới sinh tồn, mới tồn tại.”
Anh Phan, một người làm công việc sinh hoạt cộng đồng trước 1975, có nhiều quan hệ với cộng đồng người Banar ở Kontum cho biết:
“Từ thời Pháp, khi người ta lên Tây Nguyên này người ta vẫn tôn trọng cái quyền quản lý đất đai của người dân tộc. Thời Ngô Đình Diệm rồi thời ông Thiệu cũng tôn trọng. Người dân tộc họ sống nhờ rừng, cho nên họ rất biết cách bảo vệ rừng, họ phá cái vùng nào đáng phá, còn rừng đầu nguồn thì không bao giờ họ động tới.”
Ngay sau 1975 toàn bộ đất và rừng Tây Nguyên bị “quốc hữu hóa.” Song song đó, nhà nước Việt Nam thực hiện một cuộc di dân vĩ đại từ miền đồng bằng lên và từ miền Bắc vào. Nhà văn Nguyên Ngọc viết rằng:
“Các dân tộc Tây Nguyên là đa số ở Tây Nguyên nhưng bây giờ biến thành thiểu số ngay trên quê hương họ.”
Chợ lao động ở Tây Nguyên
Đất đai Tây Nguyên bị sung vào các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp của nhà nước. Sau khi chính sách này thất bại, đất đai được chia ra theo nhân khẩu, và cho cả những người mới tới. Nhà văn Nguyên Ngọc viết tiếp:
“Người dân tộc tại chỗ mất đất, trắng tay, chính là sau khi chính sách giao đất giao rừng được thực hiện (năm 1991). Đất giao để sản xuất không đủ để luân khoảnh quay vòng theo lối canh tác truyền thống, nhanh chóng bạc màu, phải bán rẻ, rốt cuộc rơi vào tay người nơi khác đến.”
Chị Jam, một người Banar ở thị xã Kontum nói:
“Nhà mình ngày xưa nhiều đất nhất trong làng, bây giờ thì thiệt thòi rồi.”
Nhiều người mới tới lại làm những công việc khác như buôn bán, trong khi người bản địa chỉ biết có canh tác và săn bắn thì không có đất.
Và sự thiếu đất canh tác này đã dẫn tới những hiện tượng mà theo nhà văn Nguyên Ngọc là chưa từng có:
“Người dân tộc tại chỗ thiếu đất trầm trọng hoặc không còn đất sản xuất là phổ biến và ai cũng biết. Đã xuất hiện những hiện tượng chưa từng có ở Tây Nguyên trước đây, như chợ lao động tại cây me đầu làng Plei Tơ Nghia, Kontum, nơi những trai tráng Ba Na không còn đất canh tác ngồi vất vưởng suốt ngày chờ bán sức lao động làm bất cứ công việc tạm bợ rẻ tiền nào cho các chủ người Kinh...”
Ở Kontum, theo anh Phan thì:
“Khiếu kiện thì chưa nhưng có những hành động bộc phát như là giành, tức là người ta sử dụng những cái đơn giản như cuốc rựa để giành (đất).”
Nhưng cách không xa thị xã Kontum, tại các huyện như Sa Thầy, Đak Hà, hồi năm 2010 đã có những vụ bất ổn lên đến 300 người (theo trang Điện Tử của báo Gia Lai). Nguyên nhân sâu xa chính là sự thiếu đất canh tác, cuộc sống bị đảo lộn và bần cùng. Chúng tôi cố gắng liên lạc với các viên chức tại Kontum, để hỏi về tình trạng thiếu đất của người Banar nhưng rất tiếc là không được.
Những người Banar hiền lành ở Kontum như anh Ur nói rằng:
“Rất là bực bội nhưng nhà nước họ quản lý hết đất đai của mình rồi, mình không biết như thế nào.”
Nhưng sự chịu thôi ấy là cả một sự bực dọc tiềm ẩn, anh Phan cho biết:
“Thỉnh thoảng mình gặp những cụ già, các cụ lâu lâu lại nhìn trời nhìn đất rồi nói rằng đất này là của mình, mình sẽ lấy lại.”
Sư bực dọc ấy đã từng bùng phát vào năm 2001, rồi năm 2004, đến nỗi lúc ấy nhà nước Việt Nam phải điều động quân đội lên Tây Nguyên, mọi con đường lên vùng đất đó bị cắt đứt.
Tiếng bom Đoàn Văn Vươn đã nổ. Tây nguyên cũng đã chẳng lạ gì với cung nỏ dáo mác. Quả bom Tây Nguyên mà nổ thì không chỉ có đất đai mà còn thêm cả sắc tộc, rất khó lường.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-04-15

Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Công an Hà Nội xin lỗi dân

Hai thanh niên vi phạm giao thông rút dây thắt lưng lao vào đấm đá, chống trả quyết liệt, buộc CSCĐ phải dùng bình xịt hơi cay, làm ảnh hưởng đến những người dân xung quanh
Sự việc đáng tiếc xảy ra khi các chiến sỹ đang thi hành công vụ

Liên quan điến vụ việc xảy ra vào ngày (12/4), trên Facebook xuất hiện một đoạn clip dài hơn 2 phút, có tiêu đề “Người dân tố CSCĐ làm việc vô trách nhiệm”, do nickname Đ.Q đăng tải. Theo người quay clip thì khoảng 23 giờ ngày 12/4, một chiến sĩ CSCĐ đuổi một xe máy vi phạm giao thông trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), đoạn gần ngã tư Trung Hòa, rồi gián tiếp gây tai nạn cho một người dân đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, chiến sĩ này không ở lại giải quyết vụ việc mà lại nhanh chóng rời đi, khiến một phụ nữ khác bị "vạ lây" vô cùng bức xúc.

Đại tá Phạm Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ - CA TP Hà Nội


Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đại tá Phạm Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ - CA TP Hà Nội xung quanh sự việc trên, Ông Hưng cho biết: Sau khi nhận được thông tin trên, trung đoàn CSCĐ đã tiến hành xác minh và công nhận ba chiến sỹ trong lúc đi làm nhiệm tại khu vực đường Trần Duy Hưng thuộc Đại đội 6 Trung đoàn CSCĐ Hà Nội và đã báo cáo lên ban giám đốc Công an thành phố.

Theo đại tá Phạm Văn Hưng, khoảng 23 giờ ngày 12/4, khi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tuần tra trên Đường Trần Duy Hưng thì phát hiện 2 thanh niên không đội mũ bảo hiểm mà lại có nhiều biểu hiện rất nghi vấn, nên các cán bộ đuổi theo nhưng hai người này liên tục ép đầu xe của các chiến sĩ không cho vượt lên, đi đến gần ngã tư Trung Hòa thì gặp phải hai người nam nữ đi đường và gián tiếp va quẹt vào một người đang lưu thông trên đường.

"Trong lúc va chạm xảy ra hai thanh niên rút dây thắt lưng ra liên tiếp tấn công, đâm đá vào mặt các chiến sỹ, buộc các anh phải dùng bình xịt hơi cay, ngay lập tức hai thanh niên này bỏ chạy, cũng tại thời điểm này có một người phụ nữ bị “vạ lây” do các chiến sĩ đưa nạn nhân vào Bệnh viện Giao thông Vận tải để cấp cứu, không chú ý đến việc một số người dân xung quanh bị ảnh hưởng hơi cay, khi các chiến sĩ quay lai tìm những người bị ảnh hưởng để xin lỗi họ thì đám đông đã giải tỏa..." Đại tá Hưng cho hay.

"Công khai xin lỗi người dân"


CSCĐ bị "tố" làm việc vô trách nhiệm.


Ông Hưng cũng cho biết thêm: "Người nhà của nạn nhân cũng đã đến viết bản báo cáo sự việc và cho biết anh là người trực tiếp chứng kiến có hai thanh niên rút dây lưng và đạp vào các chiến sĩ, khi đó thấy các cảnh sát cơ động xịt hơi cay, không bắt được hai thanh niên vi phạm…sau đó em gái mình bị đuôi xe của các cảnh sát cơ động va vào xe bị ngã, cảnh sát cơ động đưa em gái của anh này đi cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải, chỉ bị xây xát nhẹ gia đình đã đưa người phụ nữ này về nhà...".

"Là người đứng đầu đơn vị, cho tôi gửi lời xin lỗi công khai đến những người dân đã bị ảnh hưởng trong lúc các cán bộ của tôi làm vệc để xảy ra sự cố trên, chưa biết đối xử đúng mức và chưa kịp thời...”. Đại tá Phạm Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ - CA TP Hà Nội nói.

Cũng theo Đại tá Phạm Văn Hưng: 3 chiến sỹ trong tổ đã phải viết bản kiểm điểm, tường trình sự việc. “Chúng tôi nghiêm khắc kiểm điểm các chiến sĩ trong tổ làm việc trên và rút kinh nghiệm trong toàn lực lượng…lẽ ra các cán bộ chiến sĩ trong lúc gặp tình huống như thế này tuy rất nguy hiểm cho bản thân, dễ gây tai nạn cho người đi đường nhưng cũng chưa cần thiết phải xịt hơi cay vì dễ lan tỏa ra làm ảnh hưởng đến những người xung quanh nên cần chấn chỉnh lại quy trình làm việc”.                                                                                                                                             
Thế Long (thực hiện) 
  (GDVN)
 Bản tin tiếng Anh

  • Iceland to sign FTA with China (Washington Post) - Iceland will become the first European country to sign free trade agreement with China next week, according to Prime Minister of Iceland Johanna Sigurdardottir who kicked off her visit to Beijing on Friday.
  • $17b trade target 'to be met soon' (Washington Post) - The 2015 annual trade target between China and New Zealand, at NZ$20 billion ($17.24 billion), will be realized at least one year earlier.
  • Speeches and cream on foreign tour (Washington Post) - Skin care cream Pehchaolin is making a comeback in China after Peng Liyuan, China's first lady, presented an assortment of products from the previously out-of-fashion brand as State gifts during her foreign tour with President Xi Jinping last month.
  • Main players adapt to slowing sales (Washington Post) - The period of breakneck growth in demand for luxury brands in China appears to be over, with top brands now working hard to consolidate their positions.
  • Bird flu concerns threaten Yum's sales (Washington Post) - Yum Brands Inc, the owner of KFC and Pizza Hut restaurants, said sales in its largest overseas market will see a steep dive as a result of bird flu scares.
  • L'Oreal targets middle class (Washington Post) - L'Oreal Group sees huge potential from the next generation of luxury consumers, its rising middle class and smaller cities.
  • Improving the health of the drugs industry (Washington Post) - "It is important that China should maintain a climate for innovation, for innovative medicines and innovative medical solutions," said Lechleiter.
  • 'Cold War' sweeps Hong Kong Film Awards (Washington Post) - Police action thriller Cold War swept the Hong Kong Film Awards on Saturday, carrying off nine prizes including the best actor gong for veteran star Tony Leung Ka-fai.
  • Chinese teen golfer draws young admirers (Washington Post) - Chinese teenager Guan Tianlang extended his record run at the Masters into the third round, followed by larger galleries and a 'Guan Army' of young admirers at Augusta National on Saturday.
  • Rethinking ink art (Washington Post) - More than 200 ink paintings from 61 Chinese artists are on show at Beijing's Today Art Museum, showcasing the ancient art form in a contemporary context.
  • Something old, something new (Washington Post) - The Shanghai municipal government's urban planning department didn't have many options when it determined there was a need for a garden in 2003.
  • Xi urges close relations with France (Washington Post) - Xi urged China and France to deepen strategic trust in an open and innovative spirit and boost coordination and cooperation in bilateral and international affairs.
  • Premier aims to build new partnership (Washington Post) - Premier Li Keqiang called for China's local governments and states in the US to join hands in enhancing cooperation to help promote bilateral economic and trade relations.
  • Xi visits fleet, praises Sanya sailors (Washington Post) - President Xi Jinping inspected troops from the South Sea Fleet of the People's Liberation Army navy in Sanya, Hainan province, on Tuesday morning.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét