- Chủ tịch Sang ra thăm đảo Lý Sơn (BBC). - Câu cá ngừ đại dương ở Trường Sa (ND). - Ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa bị đứt lìa ngón tay (DV). - Bạn đọc phát hiện bản đồ ở vườn thú Hà Nội thiếu Hoàng Sa, Trường Sa (GDVN).
- Hai tàu Hải quân Mỹ sắp đến Việt Nam (TP). - Tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường đến Việt Nam (DV). - Tàu khu trục Mỹ USS Chung-Hoon tái thăm cảng Đà Nẵng (LĐ). - Việt Nam, Mỹ “trao đổi hải quân” tại Đà Nẵng (VnEco).
- La Viện lại kêu gào thành lập dân binh, vũ trang tàu cá ra Biển Đông (GDVN).
- Trung Quốc tập trận ở Tây Thái Bình Dương (PT). - Lật tẩy ‘đòn hiểm’ của Trung Quốc trên Biển Đông (TP).
- Tàu Trung Quốc bị bắt ở Philippines chở đầy tê tê (TTXVN).
- Nhật Bản – Đài Loan bắt tay, Trung Quốc nổi đóa (ANTG).
- GS Thuyết: “Nên đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Việt Nam” (GDVN).- Ủy ban các vấn đề xã hội góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (VOV). - Điều ngọt ngào từ dự thảo Hiến pháp mới (VNN).
- Đề xuất cuối năm 2014 trình Quốc hội luật Biểu tình (TN). - Chuẩn bị luật Biểu tình, Trưng cầu ý dân (VNN).
- Chính phủ đề nghị bổ sung 9 dự án luật (Infonet).
- Thúc đẩy tín dụng phục vụ cho xóa đói, giảm nghèo (TTXVN).
- Thanh Hóa cấm cán bộ, đảng viên “nhậu” trong giờ làm việc (TT). - Phải chặt ngón chân để đánh dấu (LĐ). - Công chức: Ai dám “sáng cắp ô đi…”? (KP). - 3 nguyên nhân khiến nhiều cán bộ, công chức nhà nước ‘vô dụng’ (GDVN).
- Lên chùa ngắm ảnh đại gia (TVN). - “Ông Trầm Bê không phải thần thánh mà treo hình giữa chánh điện” (DT/TP).
- Toàn văn Quyết định khai trừ Đảng nữ phó phòng Trần Hồng Ly (GDVN).
- Yêu cầu công bố kết luận vụ Hào Anh tại địa phương (TT).
- Vụ quan tài diễu phố: Em họ nạn nhân che giấu tội ác (Infonet). - Khởi tố thêm 2 bị can vụ giết người chấn động ở Vĩnh Phúc (NĐT).
- “Kế hoạch Vân Đồn” lên bàn họp Chính phủ (VnEco).
- Khi người Việt kỳ thị… người Việt (LĐ).
- Hà Nội: Mang cả va li giấy tờ đi sang tên đổi chủ phương tiện (DT). - Ngày đầu xử phạt xe không chính chủ: Nhắc nhở là chính (TN).
- Bác sĩ Trung Quốc núp danh bác sĩ nội (LĐ).
- Bên trong Triều Tiên: Như không có điều gì xảy ra (PT). - Ai đứng sau sự ‘rắn mặt’ của ông Kim Jong-Un? (TP). - Triều Tiên đã sẵn sàng phóng tên lửa (DV). - NATO cảnh báo Triều Tiên sẽ hành động “khó lường” (TTXVN). - Trung Quốc giúp tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ?(Infonet). - Mỹ khẳng định sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên (VOV). - BBC bị chỉ trích vì chương trình về Triều Tiên (TN).
Biển Đông: “Thùng thuốc súng trên mặt nước” (KT) —-Hai tàu Hải quân Mỹ sắp đến Việt Nam (TP) —Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy kế hoạch đưa du khách ra Hoàng Sa(VOA)
Chủ tịch Trương Tấn Sang ra thăm đảo Lý Sơn
(RFA) -Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, chiều hôm nay đã ra
thăm đảo Lý Sơn, nơi nhiều ngư dân từ bao lâu nay tham gia đánh bắt hải
sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa hay xa hơn. —-Chủ tịch Sang ra thăm đảo Lý Sơn (BBC) — Thảo luận an ninh đầu tiên giữa Nhật Bản-Việt Nam (VOA)—Đối thoại an ninh biển Nhật-Việt -(BBC) — Nhật – Việt chuẩn bị hợp tác an ninh trên biển (RFI) –—Sinh viên luật ‘yêu cầu xin lỗi’ -(BBC)
Ai cũng thay đổi (BBC) -Hiến pháp Việt – Trung – Triều có gì giống nhau sau các sửa đổi?Công nhận VNCH vì biển đảo? (BBC) -Ý kiến nói công nhận Việt Nam Cộng Hòa sẽ giúp Việt Nam ngày nay về chủ quyền biển đảo.
TPP hay khúc quanh Việt – Mỹ? (BBC) -TPP có thể được khởi đầu từ tinh thần hòa giải, nhưng phải là một sự hòa giải thực chất.
Việt Nam muốn mua máy bay chống tàu ngầm của Mỹ (NV)
Đối thọai nhân quyền: Hà Nội nói dối Mỹ ‘muốn gặp ai thi gặp’ (NV)
Ngăn chận Ls. Nguyễn Văn Đài – công an Hà Nội lật lọng với cả phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ -(DienDanCTM)
PV bà Trần Ngọc Minh, mẹ nhà tranh đấu Ðỗ Thị Minh Hạnh -(Huy Phương- Nguoiviet) - LTG: Trong tháng 11 năm 2012 vừa qua, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân Ðỗ Thị Minh Hạnh, giải Nhân Quyền Việt Nam 2011, vừa bí mật đến Ðông Âu, và đang làm thủ tục xin hưởng quy chế tỵ nạn tại đây. Qua sự giới thiệu của Nguyễn Bé Ba, một người đang hoạt động cho nhân quyền Việt Nam tại Áo Quốc, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với bà Ngọc Minh qua điện thoại để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của Ðỗ Thị Minh Hạnh trong nhà tù và những gì bà muốn trình bày với đồng bào hải ngoại về tình trạng nhân quyền ở trong nước. Một cách tóm lược, bà Minh cho biết hiện giờ tại Việt Nam, tù nhân lương tâm bị giam chung với tù nhân nhiễm HIV, và trong các trại tù Cộng Sản, tù nhân phải tự bỏ tiền ra mua thuốc chữa bệnh. Mời độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn.
Bà Trần Thị Ngọc Minh. (Hình: Nguyễn Bé Ba cung cấp)===>>>
<<<===Tuổi Trẻ Yêu Nước Long An Mừng Sinh Nhật Khối 8406 -( DienDanCTM)
Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng: Bắt cóc tôi càng tăng thêm thành tích vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN -(DienDanCTM) - Sau đây là phần âm thanh cuộc phỏng vấn Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng về sự kiện ông bị công an bắt cóc và giam giữ trái phép 3 ngày 2 đêm. Mời quí vị theo dõi cuộc trao đổi với nhà báo Vân Quang sau đây.
Bác sĩ Trung Quốc núp danh bác sĩ nội
(LĐ) -Những tờ rơi quảng cáo của Phòng khám đa khoa Thanh Trì (huyện
Thanh Trì, Hà Nội) đều khẳng định do bác sĩ Việt Nam ở các…
GS Thuyết: “Nên đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Việt nam” -(GDVN) -GS.TS
Nguyễn Minh Thuyết ủng hộ đề nghị của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992 về việc lấy lại tên nước lúc mới giành được độc lập, đồng thời cho
rằng theo đúng ngữ pháp tiếng Việt, phải gọi là “Cộng hòa Dân chủ Việt
Nam”.
Vở kịch dở nhất trong năm (RFA) -Phiên
tòa xử gia đình anh Đoàn Văn Vươn và phiên tòa xử các quan chức Tiên
Lãng vừa qua đã gây nhiều bất mãn trong lòng người dân. Giới blogger
cũng có những nhận xét cho rằng phiên xử vừa qua chỉ là những màn kịch
đã được biên soạn trướcBản đồ Bưu điện Hà Nội không có Trường Sa, Hoàng Sa (ĐV) —Bộ Văn hóa không cho phá Đàn Xã Tắc! (ĐV) —Ai chờ được Nghị định 10 năm của Bộ? (ĐV)
Phong trào cấm cán bộ, đảng viên nhậu trong giờ làm (ĐVO-Cán bộ, đảng viên tránh phô trương, hình thức, lãng phí, mua sắm ôtô, tài sản khác có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo.
Sức mạnh trục hạm mang tên lửa Mỹ sắp thăm Đà Nẵng (ĐVO)-Từ ngày 21 đến 25/4, khu trục hạm USS Chung-Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor sẽ bắt đầu chuyến thăm và làm việc với Hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng.
Bỏ không hơn 30 tỷ đồng (Dân Việt) – Đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020” đặt mục tiêu xây dựng mỗi huyện một trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, nhiều huyện nghèo đã xây trung tâm dạy nghề và sử dụng không hiệu quả…
3 nguyên nhân khiến nhiều cán bộ, công chức nhà nước ‘vô dụng’ (GDVN) – Tại cuộc họp lần thứ nhất của ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 25/1/2013, Phó thủ tướng Nguyễn…
Sững sờ lãi suất vay tiêu dùng, mua hàng trả góp (GDVN) -Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, trả góp là phương án thanh toán linh hoạt được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, choáng ngợp bao nhiêu vì những thủ tục mua bán dễ dàng và được sở hữu món đồ ưa thích một cách nhanh chóng, nhiều người cũng sững sờ bấy nhiêu khi trả mãi mà chưa hết số tiền nợ trả góp.
Ai thích “trả góp” nên xem_ ngang bằng Xã hội đen cho vay.
KINH TẾHà Nội nhóm họp: Đổi tên Đảng? (QLB)
Xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp hay Đảng ngồi chờ đổi tên thành Đảng X?
Thống đốc Bình “Em chỉ là người lính”! (QLB)- Nói về Thống đốc Bình, có thể hầu hết nội các của Chính Phủ đều biết rõ về câu nói nổi tiếng “Em chỉ là người lính” không dưới hàng chục lần được nhắc đi, nhắc lại ở dạng này, dạng khác. Có thể điểm mặt chỉ tên cụ thể:
BS Hồ Hải – Chính trị Việt Nam cần thay đổi cái gì? (Danluan)
Mạnh Kim – Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô (1)(Danluan)
LS Trần Đình Triển – Lời khai của anh Vươn, anh Quý, anh Vệ trước tòa(Danluan)
Nguyễn Minh Thuyết – ‘Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ’(Danluan)
Phan Bội Châu – Tân Việt Nam – Sáu điều mong mỏi lớn(Danluan)
Tấn Hà – Không thể lẫn lộn hai khái niệm: Tổ quốc và Quốc gia!(Danluan)
- Nợ công Việt Nam đang là 808 USD/người dân (VOV).
- Buộc đóng cửa phòng giao dịch ngân hàng thua lỗ (DT).
- Tăng trưởng GDP của quý 2 có thể thấp hơn quý 1 (TTXVN).
- “Ghế nóng” Agribank chính thức có chủ sau 21 tháng bỏ trống (DT).
- Vàng giảm mạnh, vẫn cao hơn thế giới gần 6 triệu đồng/lượng (VOV). - Ngày 16-4, đấu thầu tiếp gần 1 tấn vàng (NLĐ). - Tiếp tục chào bán 1 tấn vàng “Nhà nước” (DT). - Loạn nhịp với vàng (LĐ).
- Blog chứng khoán: Có “nảy” kỹ thuật? (VnEco). - Chứng khoán đầu tuần “rơi tự do” (TT). - Hai sàn giảm điểm mạnh (TN). - Đầu tư nhận cổ tức lãi hơn gửi tiết kiệm? (ĐTTC).
- Gỡ khó cho thị trường bất động sản là nhiệm vụ cần thiết (Thanh tra). - Đà Nẵng công khai thông tin chứng chỉ môi giới BĐS, xây dựng (Infonet).
- Sau cái bắt tay của ba “ông lớn”: Nhóm lợi ích đã hiện hữu (ĐĐK).
- Nho xanh bán tại Big C không phải nho Trung Quốc (TTXVN/DV).
- Nhật Bản tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam (VOV).
- Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc “gây sốc” (VnEco). - Kinh tế Trung Quốc hụt tăng trưởng trong quý I/2013 (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm tại Tổ Mẫu Âu Cơ (Thanh tra).
- Nhìn mặt ‘Tướng’ trong đoàn rước chùa Thầy (Infonet).
- Quyền Linh bức xúc chuyện xin danh hiệu cho Văn Hiệp (VNE/PLTP). - Danh hiệu NSƯT cho “trưởng thôn” Văn Hiệp: Ý kiến của bạn? (TTVH).
- Lật đi lật lại chuyện kiểm duyệt phim (LĐ).
- Ca sĩ “bán” giọng hát đúng giá thị trường: Công bằng và sòng phẳng (DV).
- Đại hội điện ảnh Việt Nam quốc tế (VIFF) tại Mỹ: Đạo diễn Việt kiều hướng về thị trường trong nước (TP).
- Ở Việt Nam có rất nhiều “Nick Vujicic”! (PT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tuyển sinh liên thông chui, công bằng ở đâu? (DV).
- Cấm lưu hành sách tham khảo không lành mạnh (VNN). - Cấm lưu hành sách có nội dung không lành mạnh (TP).
- Tuyệt đối không được vận động mua, phát hành sách tham khảo trong nhà trường (SGGP). - Cán bộ vận động mua sách tham khảo, Bộ GD-ĐT nói gì? (VTC). - Cấm giáo viên ‘tiếp thị’ sách tham khảo (GDVN).
- Cần tách bạch chương trình học với sách giáo khoa (TT).
- Sách cho trẻ em vùng khó khăn tỉnh Kon Tum (LĐ).
- Ngôi trường vùng cao chỉ có giáo viên nam (VNE/DV).
- ‘Đừng than: Ôi trời ơi! Mai thi rồi, còn tận 5 câu hỏi’! (GDVN).
- Khâm phục nữ sinh khuyết tật được tuyển dụng khi chưa tốt nghiệp (DT).
- Chóng mặt lo “chạy trường” cho con (LĐ/Sống mới). - Dạy trẻ tự lập, tự do hay đưa vào khuôn khổ? (VNN).
- Vụ HS rơi từ tầng 23, PGS Văn Như Cương: ‘Em là một học sinh ngoan’ (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- “Bất lực” nhìn voi chết… vì vướng mắc kinh phí (DT).
- Bé gầy trơ xương đã bị mẹ bỏ mặc như thế nào? (Infonet).
- Thiếu nữ 17 tuổi vạch trần tệ nạn du lịch tình dục (TN).
QUỐC TẾ
- Tìm thấy bằng chứng việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria (PT). - Căn cứ quân đội Syria ở thủ đô “trở thành nhà tù” (TN).
- Đánh bom xe ở Iraq làm hơn 80 người thương vong (TTXVN).
- Somalia: 9 kẻ đánh bom cảm tử, 29 người thiệt mạng (TT).
- Bắt đầu cuộc tập trận chung quy mô lớn nhất trên lãnh thổ châu Âu (PT).
- Chi tiêu quân sự thế giới năm 2012 là 1.750 tỉ USD (TN).
- Ông Maduro – từ lái xe buýt đến Tổng thống Venezuela (DV). - Kết quả bầu cử Tổng thống Venezuela: Không quá bất ngờ (Sống mới). - Nhiều nước chúc mừng Tổng thống đắc cử Venezuela (VOV). - Venezuela: Ứng viên đối lập không công nhận kết quả bầu cử (DV).
- Pháp ra hạn chót cho bộ trưởng công khai tài sản (VNN).
Ai đứng sau sự ‘rắn mặt’ của ông Kim Jong-Un? TPO – Hôm nay, Đài Phượng Hoàng (Hongkong) đã có bài phỏng vấn Zheng Hao- chuyên gia các vấn đề quốc tế của đài này về vấn đề ai đã “giật dây” nhà lãnh đạo Kim Jong-Un.
Mỹ sẵn sàng thương lượng với Bắc Triều Tiên (RFI) —Bình Nhưỡng tổ chức rầm rộ sinh nhật Kim Nhật Thành (RFI) —Nam Triều Tiên tiếp tục cảnh giác đối với miền Bắc (VOA) —Mỹ hối thúc Bắc Triều Tiên ngưng gây ra đe dọa cho khu vực (VOA)
Tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng Hồng Kông (RFA) —Pháp : Tổng thống yêu cầu các bộ trưởng công khai hóa tài sản (RFI)
Ai Cập : Trả tự do cho cựu tổng thống Mubarak (RFI) —-Ý : Tiếp tục bế tắc chính trị (RFI) —-Ông Nicolas Maduro tuyên bố thắng cử tổng thống Venezuela (VOA) —Hành trình từ lái xe buýt đến ghế Tổng thống Venezuela của ông Maduro (Dân trí)
Các nước Á Châu-Thái Bình Dương họp bàn về ứng phó thảm họa trên biển (VOA)
Tòa quốc tế xử vụ đền Preah Vihear (BBC) -Campuchia và Thái Lan cùng đưa tranh chấp lãnh thổ quanh ngôi đền 1000 tuổi ra tòa án của Liên Hiệp Quốc. —Preah Vihear : Thái Lan – Cam Bốt điều trần tại Tòa án Công lý Quốc tế (RFI)
Phát hiện hàng trăm tê tê đông lạnh trên tàu cá TQ (RFA)
Hàn Quốc: “Không thay đổi, Triều Tiên sẽ sụp đổ” (NLĐO) – Trong bình luận được đánh giá là hiếm hoi, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se tiên đoán chế độ tại Triều Tiên có thể sụp đổ nếu không thay đổi.
Trung Quốc vạch kế hoạch chiếm Biển Đông
Với “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương 5 năm lần thứ 12”, Trung
Quốc vạch ra kế hoạch lấn chiếm, thăm dò và khai thác dầu khí lâu dài ở
Biển Đông.
Giàn khoan dầu biển sâu của Trung Quốc ở Biển Đông. |
Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh việc tăng cường quản lý tài
nguyên trên biển, đặc biệt là đánh giá và xác định chiến lược tài
nguyên dầu khí tại các khu vực như Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải (cách
Trung Quốc gọi Biển Đông). Trung Quốc sẽ mở rộng thăm dò dầu khí tại
các khu vực này, thực hiện khai thác kinh doanh dầu khí, đầu tư trang
bị kỹ thuật thăm dò nước sâu và hoàn tất việc nghiên cứu các khu vực
dầu khí trọng điểm trên biển.
“Quy hoạch” còn xác định sẽ “bình thường hóa” các hoạt động “tuần tra
chấp pháp” đối với các vùng biển được “đặt dưới sự quản lý của Trung
Quốc”. Bắc Kinh sẽ bảo vệ quyền lợi trên biển bằng nhiều hình thức,
nghiên cứu sâu các đối sách, tăng cường khống chế thật sự đối với các
vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, đặc biệt chú trọng việc bảo
đảm an toàn hàng hải và bảo vệ quyền lợi trên biển.
“Quy hoạch” nhấn mạnh việc tăng cường đảm bảo và giám sát hàng hải,
phân bố tốt hơn nữa hệ thống quản lý giao thông tàu bè, hoàn thiện hệ
thống cột nổi, xây dựng các cột nổi công cộng trên biển tại “quần đảo
Tây Sa” (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của VN) và “Nam Sa”
(cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của VN). Không chỉ thế, kế
hoạch của Trung Quốc còn nhằm mở rộng việc tuần tra an toàn đường biển
đến khu đặc quyền kinh tế và các vùng biển khác. Theo kế hoạch, Trung
Quốc sẽ thiết lập cơ cấu chỉ huy cứu nạn an toàn giao thông trên biển
nhằm đến năm 2015, thời gian để lực lượng cứu hộ tuần tra có mặt tại
một số khu vực, cụ thể là những nơi cách bờ 100 hải lý, sẽ không vượt
quá 90 phút.
“Quy hoạch” còn đặc biệt chú trọng việc tăng cường các hoạt động tuần
tra định kỳ trên biển, đầu tư tàu bè, máy bay và ra sức xây dựng các
trạm bảo vệ, nâng cao khả năng giám sát và liên lạc thông tin. Theo đó,
các hoạt động bảo vệ quyền trên biển sẽ được “bình thường hóa” để đảm
bảo việc khai thác ngư nghiệp tại các ngư trường “truyền thống” của
Trung Quốc như Biển Đông. Ngay cả việc tổ chức các tuyến du lịch đến
Hoàng Sa và Trường Sa của VN cũng nằm trong bản “quy hoạch” này.
“Quy hoạch” này cũng trắng trợn tuyên bố sẽ “hướng dư luận đi đúng đường” và ủng hộ các lợi ích biển của Trung Quốc.
(Kiến thức)
BS Hồ Hải - Chính trị Việt Nam cần thay đổi cái gì?
Vài hôm nay, báo chí đưa tin nhiều cán bộ và trí thức của đảng cầm quyền lên tiếng cần đổi tên nước trở lại thời cụ Hồ đặt là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đúng bản chất của chế độ. Tôi giật mình nghĩ lại, thế từ 67 năm nay bản chất của chế độ là độc quyền cai trị và, bao thứ xấu xa nhất của các hình thái chính trị xã hội loài người, là bản chất của một nền dân chủ cộng hòa? Sao một trí thức hàng đầu nước Việt lại chỉ quan tâm đến một việc thay đổi rất thứ yếu như vậy?Té ra, đổi tên nước sau khi đi một vòng xã hội chủ nghĩa rồi lại trở về với cái tên cũ mà, cái tên cũ ấy đã từng làm nên những vụ án thế kỷ: nào Nhân văn Giai phẩm. Nào Cải cách ruộng đất, với trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ. Nào dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành lại độc lập để rồi hơn 3 triệu sinh linh ngã xuống, và hôm nay chịu cúi đầu khuất phục sau hội nghị Thành Đô 1990.
Nên nhớ rằng, bất kỳ một hình thái xã hội chính trị nào cũng có tha hóa, tham nhũng và những xấu xa của con người tồn tại, chỉ khác nhau là làm sao những cái xấu đó giảm đến tối thiểu hoặc khó hiện diện. Và xã hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang muốn thay đổi hiến pháp và tên nước cũng vì nó không đáp ứng được một hình thái chính trị xã hội làm sao cho giảm tối thiểu vấn nạn tha hóa và tham nhũng, lộng hành mà ngay từ đầu, những người dựng nên nó mong mỏi.
Ở các nước tiên tiến luôn có nền chính trị động để chạy theo nền kinh tế thay đổi từng ngày, chứ không phải cái khẩu hiệu lâu nay là, ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Vì chính trị là một nghệ thuật của sự có thể, chứ không phải chính trị là bảo thủ và độc tài.
Một số lý luận viên gần đây cho rằng, đảng phải là đảng cầm quyền. Điều đó là ngụy biện, đúng nghĩa của việc này là, đảng chỉ ra mặt lúc tranh cử, còn cầm quyền một đất nước phải là một nền chính trị phải có hành pháp, lập pháp và tư pháp công chính tách biệt để kiểm soát với nhau trong mọi ý đồ, động thái và những quyết định của chính quyền đưa ra thi hành ở xã hội. Có nghĩa là, một nền chính trị phải có tam quyền phân lập, để tạo ra một nền chính trị phát huy hết khả năng của quy luật mâu thuẩn và thống nhất các mặt đối lập diễn ra. Nhưng nói theo cách mà ông tổng bí thư vừa rồi thì, những ai có tư tưởng muốn có một nền chính trị có tam quyền phân lập là tha hóa và suy thoái đạo đức chính trị, song nền chính trị ấy và tư tưởng ấy lại làm nên một nhà nước tốt đẹp hơn nhà nước hiện nay tại Việt Nam.
Thế thì, đổi cái gì mới đúng để có một nước Việt hạn chế được tha hóa tham nhũng và nạn cường hào ác bá đỏ thời đại mới? Không có gì khác hơn là phải có một nền chính trị mà ở đó, quy luật mâu thuẩn và thống nhất các mặt đối lập được phát huy tốt nhất, như trong bài viết mà tôi đã Thưa với ông tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương cách đây 2 tháng.
Cụ thể hóa việc cần đổi trong hiến pháp và nên chính trị hiện nay về mặt bản chất phải nên là:
Thứ Nhất, quan trọng nhất về cả cho mặt nội trị và ngoại giao, một xã hội không có đảng cầm quyền và lại càng không phải là độc đảng cầm quyền, mà chỉ nên có một nền chính trị có tam quyền phân lập để cầm quyền điều hành đất nước trên hiến định là luật định. Lúc đó, bất kỳ đảng hoặc con người nào muốn lên điều hành quyền bính cũng không thể lạm quyền, người dân không dám vi luật và vi hiến, ắt xã hội sẽ tốt đẹp hơn hiện nay. Hơn nữa, câu chuyện đang bàn thảo trong tiến trình gia nhập Tổ chức Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương lại cần đến việc này, để mang lợi thế, và lợi ích cho quốc gia dân tộc. Quân đội và công an chỉ là một thành tố trong hành pháp để giữ yên bình trong nước và chống ngoại xâm, không thể để quân đội phục vụ cho bất kỳ đảng phái chính trị nào, mà lại bỏ quên nhiệm vụ chính là bảo vệ quốc gia dân tộc.
Thứ Hai, chỉ là thứ yếu hơn cần cho việc quan hệ ngoại giao, làm ăn đối tác, việc đổi tên nước, kể cả có thể là tên đảng hiện nay cũng nên quan tâm. Mặc dù, hiện nay cuộc chiến ý thức hệ đã không còn một mất một còn, như thời kỳ chiến tranh lạnh, mà chuyện lợi nhuận, nguồn nước, nguồn năng lượng và lương thực đặt ưu tiên. Nhưng, hầu hết các diễn văn nhậm chức của tổng thống Hoa Kỳ và phương Tây vẫn còn nhắc đi, nhắc lại là phải xem các chế độ cộng sản là kẻ thù và phải tiêu diệt. Không ai lại dại phải thiệt thòi chỉ vì một cái tên có tính hình thức như chiếc áo cà sa không làm nên nổi thầy tu, trong khi đó, hiện nay đâu còn nước nào - kể cả nước Việt - là nước đúng nghĩa cộng sản?
Thứ Ba và cuối cùng quan trọng cho muôn đời sau là, mọi thay đổi phải làm sao để làm nên một chủ thuyết Thoát Trung Luận - có nghĩa làm gì thì làm, phải bỏ đi việc sao chép cả nền kinh tế và hình hài chính trị đang bị sao chép từ Trung Hoa. Ấy mới là việc cần kíp phải thay đổi ngay trong năm nay và ngay luôn bây giờ. Nếu không, quan không được yên ngủ, mà dân không thể thoát cảnh lầm than như từ ngày chịu chấp nhận cúi đầu ở hội nghị Thành Đô.
Bùi Hoàng Tám - Nguy cơ từ những “cuộc tình bệnh hoạn”! giữa quan chức và doanh nghiệp
Ngày 5/4 vừa qua tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo về “Mối quan hệ không
bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh
nghiệp để trục lợi” do Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức.
Trước hết, phải khẳng định quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền là
mối quan hệ khăng khít, gắn bó và cần thiết. Nó đã mang lại những hiệu
quả rất tốt đẹp cho cả hai phía. Không có một doanh nghiệp nào có thể
phát triển tốt nếu không có mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa
phương và ngược lại, cũng không có một địa phương nào có thể phát triển
nếu như không có mối quan hệ thân mật với doanh nghiệp.
Đó là một thực tế.
Thế nhưng, điều đem ra bàn ở Hội thảo là cái “mối quan hệ không bình
thường” mà theo lời nguyên Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc
Hùng là “bệnh hoạn” của công tác quản lý. Nói trắng ra, đó là sự bắt tay
của một số doanh nghiệp với một số quan chức và ngược lại, sự bắt tay
của một số quan chức với doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân. Từ đó, hình
thành các “cuộc tình bệnh hoạn” phục vụ cho các “nhóm lợi ích” và “lợi
ích nhóm”.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Hồng Liêm, hiện có một
số cán bộ, đảng viên có chức quyền câu kết làm “sân sau” cho một số
doanh nghiệp để trục lợi dưới nhiều hình thức, thủ đoạn. Ông Liêm nói:
“Đang có những quan chức quyền hành như “thái thượng hoàng”, nói gì cấp
dưới phải nghe răm rắp, tự ý bố trí nhân sự, đất nông nghiệp sờ sờ ra đó
nhưng vẫn chuyển sang đất chuyên dùng để thu lợi cho doanh nghiệp hàng
trăm tỉ đồng, còn doanh nghiệp thì lại quả vài căn nhà tiền tỉ cho quan
chức”.
Nâng đỡ doanh nghiệp này thì ngược lại, tất nhiên sẽ gây khó dễ cho
doanh nghiệp khác. Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà
Nẵng cho rằng để “lại quả” cho những khoản chung chi, họ sẽ “rất nhẹ tay
trong khâu thẩm định dự án, sẵn sàng cho qua những bất cập nhãn tiền.
Ngược lại, cố tình gây khó khăn đến mức làm nản lòng các doanh nghiệp
khác”.
Còn ông Trần Văn Tư, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai
thì lo ngại “nạn chị hai, chị ba…”: “Đang có hiện tượng “quan bà” - phu
nhân của quan chức - cùng làm ăn với doanh nghiệp để doanh nghiệp lấy
làm bình phong. Tôi thấy một số bà suốt ngày cứ kè kè bên doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khác họ nhìn vào cũng nghi ngại, e dè vì thấy một số
doanh nghiệp toàn đi với chị hai, chị ba...”.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Cần Thơ, cho rằng cần phải
hết sức lưu ý đến những quan chức có vợ con tham gia kinh doanh, lập
doanh nghiệp “sân sau”. “Nói là vợ con làm nhưng thực ra ông này điều
hành là chính. Dạng quan chức có vợ con kinh doanh kiểu này nhiều lắm.
Khi doanh nghiệp đứng tên vợ con, người thân thì họ dễ đưa dự án, công
trình về nhà lắm” - ông Thạnh nói.
Có thể nói, tất cả những phát biểu của các vị tại Hội thảo trên đều
chính xác đến 100% nhưng người dân thì không lạ. Bởi hình như nó diễn ra
hàng ngày ở tất cả mọi nơi, mọi lúc và mọi cấp.
Thế nhưng, có 2 ý kiến thì không khỏi giật mình.
Đó là phát biểu của Phó Chủ nhiệm Lê Hồng Liêm về hiện tượng doanh
nghiệp bỏ tiền ra mua chức cho “quan”: “Có thực tế là nếu doanh nghiệp
không có mối quan hệ lợi ích với một số cán bộ, đảng viên có chức, có
quyền thì khó có thể nhận được các dự án. Từ đó hình thành các nhóm lợi
ích không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Thậm chí có doanh nghiệp
còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức leo cao hơn”.
Ý kiến thứ hai nói về phía ngược lại. Đó là phát biểu của ông Bùi Văn
Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng: “… có những cán bộ, đảng
viên vì nhóm lợi ích còn tạo thế chính trị cho một số doanh nhân hữu
danh vô thực, thông qua việc đỡ đầu để họ trực tiếp tham chính vào cấp
ủy hoặc các cơ quan dân cử”.
Nguy hiểm. Rất nguy hiểm!
Khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua “ghế” cho quan chức tức là quan chức tự
biến mình thành công cụ của doanh nghiệp, làm “tôi tớ” cho kẻ bỏ tiền.
Tôi bỏ tiền “mua chức” cho anh thì anh phải có trách nhiệm phục vụ tôi.
Đó là qui luật tất yếu của cuộc sống, không thể nói khác.
Khi bỏ tiền mua chức cho quan, những doanh nghiệp này thực chất là con
buôn kinh doanh một mặt hàng có tên là “quan chức”. Và đương nhiên, họ
sẽ thao túng thể chế để kiếm lợi cho cá nhân mình. Cổ nhân có câu “Buôn
vàng, buôn bạc không bằng buôn quan bán chức”.
Bài học của Lã Bất Vi khi xưa lại tái hiện khi những quan chức đó lại
đem chính quyền lực của mình ra để “đỡ đầu” cho những “doanh nhân - con
buôn” này “vào cấp ủy hoặc các cơ quan dân cử” như lời của ông Bùi Văn
Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
Một thể chế thao túng bởi các loại “doanh nhân hữu danh vô thực” nêu trên không thể là thể chế của người lao động chân chính.
Rất may, mối quan hệ không bình thường này đã được các vị có trách nhiệm với đất nước kịp nhận ra.
Chúng ta hi vọng những “cuộc tình bệnh hoạn” sẽ sớm được giải phẫu triệt
để bởi nếu không sẽ là mối nguy cơ khôn lường cho đất nước, phải không
các bạn?
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí)
Khải Nguyên - ”Thế lực thù địch”, đâu đây?
Mấy lâu nay, các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, mỗi lần huấn thị, thường
hay nhắc nhở phải đề phòng “những thế lực thù địch”. Chớ vì nghe nhiều,
quen quá mà nhàm. Cũng chớ vì nghe nhiều, quan tâm quá rồi đi đâu cũng
“ra ngõ gặp …” như từng “ra ngõ gặp anh hùng” hoặc “ra ngõ gặp nhà thơ”.
Ngày trước, dân ta vẫn được dạy rằng: có hai loại kẻ thù của nhân dân: kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp.
* Kẻ thù giai cấp, hiểu một cách “thường dân”, là những kẻ nào chống chủ nghĩa xã hội, chống phe xã hội chủ nghĩa (một cách thông dụng hoặc giản đơn hoá, nói “cộng sản” là nói “chủ nghĩa xã hội” và ngược lại, mặc dù theo chủ thuyết thì chủ nghĩa cộng sản “cao” hơn chủ nghĩa xã hội); hay “chữ nghĩa” một chút thì là kẻ thù ý thức hệ..
Trước đây, có các thế lực tư bản-đế quốc chống chủ nghĩa xã hội, chống phe xã hội chủ nghĩa thật. -Bởi, họ sợ “bóng ma” (từ dùng của Mác và Ăngghen trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”) CS đã hiện hình thực sự. Do vậy, họ đã xúm lại định bóp chết nước Nga đỏ sau cách mạng tháng Mười ; không được thì bao vây (giá họ tiên đoán được viễn cảnh tự hoại của Liên xô!) -Bởi, như một lãnh tụ Liên xô xưa, nếu tôi không nhớ nhầm thì là Khơrutsôp, từng tuyên bố trước một nhà báo Mĩ rằng sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản. -Bởi, người ta sợ “làn sóng đỏ”. Chẳng phải Mĩ giúp chính quyền Sài Gòn là để “ngăn ngừa cộng sản” đó sao? Chẳng phải đã có những nước không do đảng cộng sản hay đảng công nhân lãnh đạo vẫn trưng cái từ “xã hội chủ nghĩa” vào tên nước, hoặc tuyên bố theo chủ nghĩa Mac-Lênin đó sao? (Còn nhớ năm 1988, khi nghe tổng thống một nước châu Phi tuyên bố như thế, người viết bài này đã trả lời ông bạn đang cùng đi trên đường phố thủ đô nước nọ rằng: người ta dùng như một chiêu bài để lôi kéo dân chúng và để dễ bề độc tài).
Sau khi Liên xô và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, năm 1990-91, để “cứu chủ nghĩa xã hội” ban lãnh đạo CHXHCN Việt Nam chủ trương liên kết với người “anh em cùng ý thức hệ”, do vậy đã nhân nhượng Trung cộng, và thậm chí, nghĩ là Bắc kinh sẽ vừa lòng, đề ra phương án bắt tay với bọn diệt chủng Khơme đỏ đang tàn lụi (theo hồi kí của cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ). Đến đây, có mấy điều đáng ngẫm.
Một là, Bắc kinh có quan tâm đến bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ ý thức hệ CS không? Ngay từ 1954, ở Giơnevơ, một mặt, bất chấp quyền lợi của “người anh em đồng chí” VN, trưởng đoàn TQ Chu Ân Lai “đi đêm” với phái đoàn Pháp, mặt khác, tìm cách cầu thân với trưởng đoàn Mĩ (nhưng bị lờ đi). Cho đến cuộc đàn áp và tàn sát những người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, ở quảng trường Thiên An môn năm 1989, đâu phải họ bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Vì mục tiêu đấu tranh của cuộc biểu tình không phải chống chế độ XHCN mà đòi quyền dân sinh và chống tham nhũng. Họ thờ ơ với sự kiện chủ nghĩa xã hội bị xoá ở Liên xô và Đông Âu, mà có khi còn mừng vì không còn đối thủ “đại bá” nữa. Cái gọi là “chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc” đâu phải phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội mà một trong những cái đích là cả xã hội ai ai cũng “làm theo năng lực, hưởng theo việc làm”! [Thực ra, chế độ chính trị, xã hội nào cũng có thể hướng tới lí tưởng này, dẫu khó đạt nhưng còn khả thi. Nó không ảo tưởng như nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, -ảo tưởng đối với dân chúng thôi, còn với nhiều đại gia quan chức hay doanh nhân ở VN, ở TQ, … thì “làm (chưa chắc) theo năng lực, (nhưng vẫn) hưởng theo nhu cầu” đã là “hiện thực” lâu rồi!]. Cụm mĩ từ kia chẳng qua là cái chiêu bài che đậy những ý đồ, âm mưu, thủ đoạn, phương cách thống trị dân Trung Quốc và “bình thiên hạ” (vốn vẫn náu trong máu của chủ nghĩa bá quyền đại Hán xưa nay).
Hai là, sau “chiến tranh lạnh” (tức là sau khi không còn LX và phe XHCN), các thế lực tư bản-đế quốc chắc chẳng còn sợ “bóng ma” xã hội chủ nghĩa. Chẳng cần lo “truyền nhiễm”, chẳng cần lo “hiệu ứng đô-mi-nô”! Cái họ phòng chống ở bắc Triều Tiên “xã hội chủ nghĩa” cũng là cái họ phòng chống ở Iran “không phải xã hội chủ nghĩa”; cái họ lo ngại nước Trung Quốc CS “trỗi dậy” ngày nay cũng tựa như cái mà họ từng lo ngại nước Đức quốc xã “trỗi dậy” ngày xưa. Nếu lúc này, lúc khác họ nói đến dân chủ, nhân quyền,… thì chẳng quyết liệt như giọng điệu của “kẻ thù giai cấp”; cái quan tâm hàng đầu của họ những lúc này là quyền lực, quyền lợi, lợi nhuận. Giả dụ có “chuyện” thì cũng ít có khả năng là do đối đầu ý thức hệ.
Có một “thế lực thù địch” thực sự. Đó là những cá nhân hoặc tổ chức “chống cộng”. Mệnh danh vậy nhưng chắc là cái chính chẳng phải chống “chủ thuyết CS”, bởi vì chủ thuyết này ngày nay đã “hầu như là bóng ma lịch sử”. Họ chống chế độ và con người của chế độ mang danh CS, chống một cách dữ dằn. Họ nổi “hung” với bất kì cái gì, bất kì ai dính dáng đến “phía bên kia”. Hẳn cái chính là “phục hận”. Không bàn ở đây các chuyện “ra sao?”, “vì đâu?”, v.v… Chỉ biết rằng đây là một sự rất đáng tiếc khi người ta nói “khép lại quá khứ”, “hoà giải, hoà hợp dân tộc” để bảo vệ và xây dựng đất nước, vì vị thế và thể diện của người Việt Nam, cả của Việt kiều, trong cộng đồng nhân loại. Để không còn “thù địch” cần một số điều kiện và không ít thời gian, và nhất là thiện chí của cả hai phía, trong đó chủ động hơn phải là phía có thế hơn, có vai trò lịch sử hơn.
Trường hợp vừa nói trên khác với các trường hợp sau.
Có những người chẳng quan tâm mấy đến chế dộ chính trị hay chủ thuyết này nọ; họ chỉ quan tâm đến hiệu quả điều hành và quản lí đất nước, đến tình cảnh, số phận người dân, … Giả sử họ bầy tỏ sự không hài lòng, kể cả bất bình; họ góp ý, đề nghị, yêu cầu sửa sai, cải tiến, thay đổi, … , kể cả đòi công lí, đòi xử trí, thậm chí đòi “đuổi” (chữ dùng của cụ Hồ) những bọn mọt dân, hại nước, đòi trừng trị chúng thì có là “thế lực thù địch” không? Nếu qui kết như vậy thì ngay cả ở những nước tiên tiến nhà cầm quyền cũng thường xuyên chạm mặt với những thế lực thù địch!
Có một câu hỏi dường như “nhạy cảm”, nếu không là cấm kị: “Đối lập có được không? có là thù địch không?”. Song le, không thể tránh né mãi, một khi nó tồn tại.
Có những quan tâm “thể tất” hơn. Thừa nhận xưa kia, để cứu nước, nhiều người đã tìm đến chủ nghĩa cộng sản, và đảng Cộng sản từng có công tích nhất định với đất nước. Nhưng ngày nay rõ ràng có những cái bất cập tệ hại. Tình hình có khá lên từ khi sửa sai bắt đầu từ cuối những năm 80 thế kỉ trước (“đổi mới” chẳng qua là sửa sai), nhưng chính nhiều vị lãnh đạo cũng thấy vẫn là tụt hậu hầu như mọi mặt dù chỉ mới so với một số nước trong khu vực, trong khi quốc nạn tham nhũng và những tệ lậu khác vẫn là những trở ngại khó khắc phục. Nhiều ngườì, không loại trừ đảng viên cộng sản trong đó, mong muốn đảng tự “đổi mới”, chỉnh đốn thực sự một cách “cách mạng” như đảng từng chỉ ra mỗi khi phê phán phương cách “cải lương” (Ở mức độ như dùng công cụ “tự phê và phê” thì e rằng chỉ là “nói” thôi! Quyết liệt đến như tự phê bình và phê bình trong chỉnh huấn đầu những năm 1950 mà kết quả còn rất hạn chế nữa là! –mà phẩm chất những người CS buổi ấy khác ngày nay, và đảng cần “lòng dân” hơn ngày nay!) và quyết tâm thực thi nền pháp trị. + Để cho sự lãnh đạo của đảng không phải gò ép ghi vào hiến pháp, như hồi Cách mạng, Kháng chiến; và có thể tiến tới hợp theo xu thế tất yếu lịch sử và thời đại! + Hoặc là để dọn đường cho một cuộc chuyển giao, chuyển tiếp suôn sẻ, tốt đẹp vào lúc thích hợp, vào lúc tự đảng cũng thấy hợp thời hợp thế, vì lợi ích của đất nước của dân tộc, như các lãnh tụ của đảng đã nhiều lần tuyên bố “đảng không có lợi ích nào khác” [Chẳng một ai muốn nước nhà phải trải qua tình cảnh như nước Nga bị bọn cơ hội trong chính giới và doanh giới xâu xé thời Enxin! Mà muốn như nước Nhật thời thiên hoàng Minh Trị khi Mạc phủ tự nguyện chuyển giao quyền lực đúng lúc (tất nhiên thay vì thiên hoàng là nhân dân). –Không muốn đề cập đến nước Mianma hiện tại vì chưa biết diễn biến rồi ra có như người dân nước họ mong đợi]. Như thế, có bị gán cho là “thế lực thù dịch” không?
* Về kẻ thù dân tộc, nay khó nhận dạng hơn xưa chăng? Thời thế mới, khó có chuyện đưa quân và quan lại vào cai trị, ngang nhiên đô hộ nước khác. Chủ nghĩa thực dân cũ đã hết thời. Chủ nghĩa thực dân mới còn không? Ngày nay tại nhiều nước, nhất là ở châu Phi, có tình trạng bị nước ngoài vơ vét tài nguyên, đưa người vào tranh công ăn việc làm, kể cả cấy người vào lập những “tô giới” kiểu mới, nắm yết hầu kinh tế, thao túng giới cầm quyền, “ươm” bọn tay sai, … Người ta nói các nước này sa vào chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung Quốc (không chỉ ở châu Phi đâu nhé!).
Ở ta, “quyền lực mềm” và “quyền lực chẳng mềm” của Bắc kinh dường như tác động đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, gần như hàng ngày, có khi hàng giờ. Chúng còn chiếm đoạt và âm mưu chiếm đoạt đất đai, tài nguyên, vùng biển, … nước ta. Người dân thấy rõ đây đúng là thế lực thù địch trước mắt và lâu dài chưa biết khi nào mới giải toả được. Chẳng biết các vị đang đảm đương trách nhiệm với dân, với nước có chia sẻ mối lo kia không? Có cho rằng nghĩ như thế là đã thành “thế lực thù địch” rồi không?
Nếu đất nước (lãnh thổ, lãnh hải, bao gồm cả tài nguyên) bị gậm mòn, dân tộc bị lệ thuộc, -dưới bất cứ dạng nguỵ trang “ngon ngọt” nào, thì “thế lực thù địch” thực sự là đâu?
* Để cho lòng dân li tán, xã hội vô cảm thì “thế lực thù địch” đâu đây?!
“Run tay” viết mấy dòng chân tình này, hi vọng không bị liệt vào hàng thế lực thù địch.
21 – 01 – 2013
Ngày trước, dân ta vẫn được dạy rằng: có hai loại kẻ thù của nhân dân: kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp.
* Kẻ thù giai cấp, hiểu một cách “thường dân”, là những kẻ nào chống chủ nghĩa xã hội, chống phe xã hội chủ nghĩa (một cách thông dụng hoặc giản đơn hoá, nói “cộng sản” là nói “chủ nghĩa xã hội” và ngược lại, mặc dù theo chủ thuyết thì chủ nghĩa cộng sản “cao” hơn chủ nghĩa xã hội); hay “chữ nghĩa” một chút thì là kẻ thù ý thức hệ..
Trước đây, có các thế lực tư bản-đế quốc chống chủ nghĩa xã hội, chống phe xã hội chủ nghĩa thật. -Bởi, họ sợ “bóng ma” (từ dùng của Mác và Ăngghen trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”) CS đã hiện hình thực sự. Do vậy, họ đã xúm lại định bóp chết nước Nga đỏ sau cách mạng tháng Mười ; không được thì bao vây (giá họ tiên đoán được viễn cảnh tự hoại của Liên xô!) -Bởi, như một lãnh tụ Liên xô xưa, nếu tôi không nhớ nhầm thì là Khơrutsôp, từng tuyên bố trước một nhà báo Mĩ rằng sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản. -Bởi, người ta sợ “làn sóng đỏ”. Chẳng phải Mĩ giúp chính quyền Sài Gòn là để “ngăn ngừa cộng sản” đó sao? Chẳng phải đã có những nước không do đảng cộng sản hay đảng công nhân lãnh đạo vẫn trưng cái từ “xã hội chủ nghĩa” vào tên nước, hoặc tuyên bố theo chủ nghĩa Mac-Lênin đó sao? (Còn nhớ năm 1988, khi nghe tổng thống một nước châu Phi tuyên bố như thế, người viết bài này đã trả lời ông bạn đang cùng đi trên đường phố thủ đô nước nọ rằng: người ta dùng như một chiêu bài để lôi kéo dân chúng và để dễ bề độc tài).
Sau khi Liên xô và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, năm 1990-91, để “cứu chủ nghĩa xã hội” ban lãnh đạo CHXHCN Việt Nam chủ trương liên kết với người “anh em cùng ý thức hệ”, do vậy đã nhân nhượng Trung cộng, và thậm chí, nghĩ là Bắc kinh sẽ vừa lòng, đề ra phương án bắt tay với bọn diệt chủng Khơme đỏ đang tàn lụi (theo hồi kí của cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ). Đến đây, có mấy điều đáng ngẫm.
Một là, Bắc kinh có quan tâm đến bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ ý thức hệ CS không? Ngay từ 1954, ở Giơnevơ, một mặt, bất chấp quyền lợi của “người anh em đồng chí” VN, trưởng đoàn TQ Chu Ân Lai “đi đêm” với phái đoàn Pháp, mặt khác, tìm cách cầu thân với trưởng đoàn Mĩ (nhưng bị lờ đi). Cho đến cuộc đàn áp và tàn sát những người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, ở quảng trường Thiên An môn năm 1989, đâu phải họ bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Vì mục tiêu đấu tranh của cuộc biểu tình không phải chống chế độ XHCN mà đòi quyền dân sinh và chống tham nhũng. Họ thờ ơ với sự kiện chủ nghĩa xã hội bị xoá ở Liên xô và Đông Âu, mà có khi còn mừng vì không còn đối thủ “đại bá” nữa. Cái gọi là “chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc” đâu phải phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội mà một trong những cái đích là cả xã hội ai ai cũng “làm theo năng lực, hưởng theo việc làm”! [Thực ra, chế độ chính trị, xã hội nào cũng có thể hướng tới lí tưởng này, dẫu khó đạt nhưng còn khả thi. Nó không ảo tưởng như nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, -ảo tưởng đối với dân chúng thôi, còn với nhiều đại gia quan chức hay doanh nhân ở VN, ở TQ, … thì “làm (chưa chắc) theo năng lực, (nhưng vẫn) hưởng theo nhu cầu” đã là “hiện thực” lâu rồi!]. Cụm mĩ từ kia chẳng qua là cái chiêu bài che đậy những ý đồ, âm mưu, thủ đoạn, phương cách thống trị dân Trung Quốc và “bình thiên hạ” (vốn vẫn náu trong máu của chủ nghĩa bá quyền đại Hán xưa nay).
Hai là, sau “chiến tranh lạnh” (tức là sau khi không còn LX và phe XHCN), các thế lực tư bản-đế quốc chắc chẳng còn sợ “bóng ma” xã hội chủ nghĩa. Chẳng cần lo “truyền nhiễm”, chẳng cần lo “hiệu ứng đô-mi-nô”! Cái họ phòng chống ở bắc Triều Tiên “xã hội chủ nghĩa” cũng là cái họ phòng chống ở Iran “không phải xã hội chủ nghĩa”; cái họ lo ngại nước Trung Quốc CS “trỗi dậy” ngày nay cũng tựa như cái mà họ từng lo ngại nước Đức quốc xã “trỗi dậy” ngày xưa. Nếu lúc này, lúc khác họ nói đến dân chủ, nhân quyền,… thì chẳng quyết liệt như giọng điệu của “kẻ thù giai cấp”; cái quan tâm hàng đầu của họ những lúc này là quyền lực, quyền lợi, lợi nhuận. Giả dụ có “chuyện” thì cũng ít có khả năng là do đối đầu ý thức hệ.
Có một “thế lực thù địch” thực sự. Đó là những cá nhân hoặc tổ chức “chống cộng”. Mệnh danh vậy nhưng chắc là cái chính chẳng phải chống “chủ thuyết CS”, bởi vì chủ thuyết này ngày nay đã “hầu như là bóng ma lịch sử”. Họ chống chế độ và con người của chế độ mang danh CS, chống một cách dữ dằn. Họ nổi “hung” với bất kì cái gì, bất kì ai dính dáng đến “phía bên kia”. Hẳn cái chính là “phục hận”. Không bàn ở đây các chuyện “ra sao?”, “vì đâu?”, v.v… Chỉ biết rằng đây là một sự rất đáng tiếc khi người ta nói “khép lại quá khứ”, “hoà giải, hoà hợp dân tộc” để bảo vệ và xây dựng đất nước, vì vị thế và thể diện của người Việt Nam, cả của Việt kiều, trong cộng đồng nhân loại. Để không còn “thù địch” cần một số điều kiện và không ít thời gian, và nhất là thiện chí của cả hai phía, trong đó chủ động hơn phải là phía có thế hơn, có vai trò lịch sử hơn.
Trường hợp vừa nói trên khác với các trường hợp sau.
Có những người chẳng quan tâm mấy đến chế dộ chính trị hay chủ thuyết này nọ; họ chỉ quan tâm đến hiệu quả điều hành và quản lí đất nước, đến tình cảnh, số phận người dân, … Giả sử họ bầy tỏ sự không hài lòng, kể cả bất bình; họ góp ý, đề nghị, yêu cầu sửa sai, cải tiến, thay đổi, … , kể cả đòi công lí, đòi xử trí, thậm chí đòi “đuổi” (chữ dùng của cụ Hồ) những bọn mọt dân, hại nước, đòi trừng trị chúng thì có là “thế lực thù địch” không? Nếu qui kết như vậy thì ngay cả ở những nước tiên tiến nhà cầm quyền cũng thường xuyên chạm mặt với những thế lực thù địch!
Có một câu hỏi dường như “nhạy cảm”, nếu không là cấm kị: “Đối lập có được không? có là thù địch không?”. Song le, không thể tránh né mãi, một khi nó tồn tại.
Có những quan tâm “thể tất” hơn. Thừa nhận xưa kia, để cứu nước, nhiều người đã tìm đến chủ nghĩa cộng sản, và đảng Cộng sản từng có công tích nhất định với đất nước. Nhưng ngày nay rõ ràng có những cái bất cập tệ hại. Tình hình có khá lên từ khi sửa sai bắt đầu từ cuối những năm 80 thế kỉ trước (“đổi mới” chẳng qua là sửa sai), nhưng chính nhiều vị lãnh đạo cũng thấy vẫn là tụt hậu hầu như mọi mặt dù chỉ mới so với một số nước trong khu vực, trong khi quốc nạn tham nhũng và những tệ lậu khác vẫn là những trở ngại khó khắc phục. Nhiều ngườì, không loại trừ đảng viên cộng sản trong đó, mong muốn đảng tự “đổi mới”, chỉnh đốn thực sự một cách “cách mạng” như đảng từng chỉ ra mỗi khi phê phán phương cách “cải lương” (Ở mức độ như dùng công cụ “tự phê và phê” thì e rằng chỉ là “nói” thôi! Quyết liệt đến như tự phê bình và phê bình trong chỉnh huấn đầu những năm 1950 mà kết quả còn rất hạn chế nữa là! –mà phẩm chất những người CS buổi ấy khác ngày nay, và đảng cần “lòng dân” hơn ngày nay!) và quyết tâm thực thi nền pháp trị. + Để cho sự lãnh đạo của đảng không phải gò ép ghi vào hiến pháp, như hồi Cách mạng, Kháng chiến; và có thể tiến tới hợp theo xu thế tất yếu lịch sử và thời đại! + Hoặc là để dọn đường cho một cuộc chuyển giao, chuyển tiếp suôn sẻ, tốt đẹp vào lúc thích hợp, vào lúc tự đảng cũng thấy hợp thời hợp thế, vì lợi ích của đất nước của dân tộc, như các lãnh tụ của đảng đã nhiều lần tuyên bố “đảng không có lợi ích nào khác” [Chẳng một ai muốn nước nhà phải trải qua tình cảnh như nước Nga bị bọn cơ hội trong chính giới và doanh giới xâu xé thời Enxin! Mà muốn như nước Nhật thời thiên hoàng Minh Trị khi Mạc phủ tự nguyện chuyển giao quyền lực đúng lúc (tất nhiên thay vì thiên hoàng là nhân dân). –Không muốn đề cập đến nước Mianma hiện tại vì chưa biết diễn biến rồi ra có như người dân nước họ mong đợi]. Như thế, có bị gán cho là “thế lực thù dịch” không?
* Về kẻ thù dân tộc, nay khó nhận dạng hơn xưa chăng? Thời thế mới, khó có chuyện đưa quân và quan lại vào cai trị, ngang nhiên đô hộ nước khác. Chủ nghĩa thực dân cũ đã hết thời. Chủ nghĩa thực dân mới còn không? Ngày nay tại nhiều nước, nhất là ở châu Phi, có tình trạng bị nước ngoài vơ vét tài nguyên, đưa người vào tranh công ăn việc làm, kể cả cấy người vào lập những “tô giới” kiểu mới, nắm yết hầu kinh tế, thao túng giới cầm quyền, “ươm” bọn tay sai, … Người ta nói các nước này sa vào chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung Quốc (không chỉ ở châu Phi đâu nhé!).
Ở ta, “quyền lực mềm” và “quyền lực chẳng mềm” của Bắc kinh dường như tác động đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, gần như hàng ngày, có khi hàng giờ. Chúng còn chiếm đoạt và âm mưu chiếm đoạt đất đai, tài nguyên, vùng biển, … nước ta. Người dân thấy rõ đây đúng là thế lực thù địch trước mắt và lâu dài chưa biết khi nào mới giải toả được. Chẳng biết các vị đang đảm đương trách nhiệm với dân, với nước có chia sẻ mối lo kia không? Có cho rằng nghĩ như thế là đã thành “thế lực thù địch” rồi không?
Nếu đất nước (lãnh thổ, lãnh hải, bao gồm cả tài nguyên) bị gậm mòn, dân tộc bị lệ thuộc, -dưới bất cứ dạng nguỵ trang “ngon ngọt” nào, thì “thế lực thù địch” thực sự là đâu?
* Để cho lòng dân li tán, xã hội vô cảm thì “thế lực thù địch” đâu đây?!
“Run tay” viết mấy dòng chân tình này, hi vọng không bị liệt vào hàng thế lực thù địch.
21 – 01 – 2013
Khải Nguyên
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Chủ tịch tỉnh Trà Vinh: Có người chủ mưu trong chuyện Trần Hồng Ly
"Tôi nghĩ đang có một người nào đó chủ mưu và khuếch đại sự việc
lên. Đó là chuyện của người ta, quyền của người ta, mình không nên nói
làm gì...". Chủ tịch tỉnh Trà Vinh, ông Trần Khiêu đã lên tiếng liên
quan đến sự việc bà Trần Hồng Ly, bị khai trừ khỏi Đảng...
- Ông Trần Khiêu phủ nhận bị đập xe, tấn công trụ sở tỉnh Trà Vinh
- Ban Tổ chức TƯ chưa nhận được đơn xin nghỉ hưu của CT tỉnh Trà Vinh
- Chủ tịch tỉnh Trà Vinh: “Hành vi của bà Ly không nghiêm trọng”?
- Bà Trần Hồng Ly lên tiếng về mối quan hệ với Chủ tịch tỉnh Trà Vinh
- Chủ tịch tỉnh Trà Vinh nói về nữ phó phòng Trần Hồng Ly
Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin về cuộc phỏng vấn dành cho báo
điện tử Giáo dục Việt Nam tại nhà riêng của mình ở thành phố Trà Vinh,
ông Trần Khiêu cũng thẳng thắn tiết lộ nhiều thông tin bất ngờ khác
liên quan đến vụ việc của bà Trần Hồng Ly và người quản lý cấp trên của
bà Ly, ông Lê Tấn Lực, Trưởng Ban Quản lý Kinh tế tỉnh Trà Vinh .
Ông Trần Khiêu, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã đưa ra quan điểm không đồng tình về việc khai trừ khỏi Đảng đối với bà Trần Hồng Ly, Phó phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động – Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh: "Tính chất sự việc vi phạm của cô Trần Hồng Ly có thật sự nghiêm trọng chưa? Tôi nghĩ, đó chỉ là một sai sót".
Ông Trần Khiêu, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã đưa ra quan điểm không đồng tình về việc khai trừ khỏi Đảng đối với bà Trần Hồng Ly, Phó phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động – Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh: "Tính chất sự việc vi phạm của cô Trần Hồng Ly có thật sự nghiêm trọng chưa? Tôi nghĩ, đó chỉ là một sai sót".
"Tôi nghĩ đang có một người nào đó chủ mưu và khuếch đại sự việc lên. Đó là chuyện của người ta, quyền của người ta, mình không nên nói làm gì" - Ông Trần Khiêu, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. |
Vị Chủ tịch tỉnh cũng nói rõ nguyên do vì sao bà Trần Hồng Ly bị "trù dập" và người ra tay "trù dập" bà Ly.
"Một Đảng viên bị khai trừ, họ phải có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng"
PV: Tại sao trong những ngày qua ông không lên tiếng để nói rõ sự
thật, để dư luận biết rõ trước thông tin là “nữ phó phòng lộng hành đập
xe chủ tịch tỉnh, quậy phá trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh” của bà Trần Hồng
Ly, có lôi cả tên ông vào sự việc?
Ông Trần Khiêu: Tôi thấy chuyện này là chuyện riêng tư của những người liên quan, không đáng để tôi tham gia, trong khi vị trí của tôi là một Chủ tịch tỉnh. Tôi nghĩ đang có một người nào đó chủ mưu và khuếch đại sự việc lên. Đó là chuyện của người ta, quyền của người ta, mình không nên nói làm gì.
PV: Ông có biết, hậu quả của việc bà Trần Hồng Ly vào trụ sở UBND
tỉnh “quậy phá” (như một số báo chí đưa tin), là bà đã bị khai trừ khỏi
Đảng. Ông có ý kiến gì?
Ông Trần Khiêu: Việc sai, về mặt nguyên tắc Đảng, có sự kiểm điểm và kỷ luật theo mức độ theo sai phạm. Nói về mặt chính quyền, muốn buộc một cán bộ, công chức thôi việc, thì theo nghị đinh 34, thực hiện luật cán bộ, công chức, có quy định 3 nội dung: Thứ nhất: Có án tù. Thứ 2: Dính vô hoạt động ma túy. Thứ 3: Tự bỏ việc. Đấy, buộc một cán bộ, công chức thôi việc phải lọt vô một trong 3 vi phạm đó. Chứ mình không thể dùng cảm nhận của mình, muốn áp đặt gì đó thì cứ việc áp đặt, có khi mang tính chất cá nhân thì không khách quan.
PV: Ông là một Đảng viên, lại là nắm giữ vị trí quản lý về mặt chính
quyền tại một tỉnh, ông có thấy việc khai trừ khỏi Đảng đối với bà Trần
Hồng Ly có quá “mạnh tay” không?
Ông Trần Khiêu: Một Đảng viên bị khai trừ, phải có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tính chất sự việc vi phạm của cô Trần Hồng Ly có thật sự nghiêm trọng chưa? Tôi nghĩ, đó chỉ là một sai sót.
Biết rõ vì sao bà Trần Hồng Ly bị trù dập
PV: Lúc nãy ông có nói: "Tôi nghĩ đang có một người nào đó chủ mưu
và khuếch đại sự việc lên". Có thông tin là do bà Trần Hồng Ly gửi đơn
tố cáo những sai phạm của người quản lý cấp trên của mình là ông Lê
Tấn Lực – Trưởng Ban Quản lý Kinh tế tỉnh Trà Vinh đến lãnh đạo tỉnh.
Là một chủ tịch Tỉnh, ông có nghe và tiếp nhận thông tin về điều này?
Ông Trần Khiêu: Tôi có nghe nói chuyện này. Tôi cũng có thấy đơn tố cáo của cô Ly. Cô Ly đã gửi đơn tố cáo ở Thường trực Tỉnh Ủy và gửi Kiểm tra Đảng. Anh em chuyển lên cho tôi, chứ cô Ly không gửi trực tiếp cho tôi vì sợ lời ra, tiếng vào, không khách quan.
Bà Trần Hồng Ly đang viết những dòng tường trình về nỗi bức xúc bị khai trử khỏi Đảng và bị trù dập. Ảnh: Dương Cầm |
PV: Vậy ông có đánh giá thế nào về việc cho rằng có mẫu thuẫn giữa ông Lê Tấn Lực và bà Trần Hồng Ly?
Ông Trần Khiêu: Tôi biết tính cô Ly là một người bộc trực, nóng tính, thấy việc sai trái là can ngăn, không biết sợ. Ông Lê Tấn Lực thì mới về nhận chức Trưởng Ban Quản lý Kinh tế tỉnh Trà Vinh, nếu cứ để lực lượng cơ quan có những người như thế này thì hơi khó nên phải làm sao cho môi trường làm việc của mình trở nên thuận lợi hơn...
PV: Có nghi vấn là ông và bà Trần Hồng Ly có quan hệ tình cảm, ông có thể nói rõ mối quan hệ này?
Ông Trần Khiêu: Tôi đã khẳng định từ lâu rồi, đó chỉ là mối quan hệ tình cảm anh em bình thường, còn vượt qua giới hạn thì không có.
Công việc của tôi thế này, cả một hệ thống tổ chức quản lý thì tôi không
thể muốn làm gì thì làm. Nếu giả sử tôi có quan hệ tình ái với cô Ly
thì tổ chức đã đặt vấn đề rồi, đâu có để tôi ngồi yên ở đây?
PV: Xin lỗi ông, cũng có dư luận cho rằng từ mối quan hệ thân thiết,
ông đã nâng đỡ bà Trần Hồng Ly thăng tiến đến chức Phó phòng Quản lý
Doanh nghiệp và Lao động – Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh. Ông nghĩ
sao?
Ông Trần Khiêu: Tôi nói như thế này để mọi người biết quy trình cán bộ: Đối với chức trưởng, phó phòng ở một cơ quan, sẽ được Trưởng Ban Bổ nhiệm của cơ quan đó đề nghị quy trình về Sở Nội vụ. Giám đốc Sở nội vụ mới trao đổi với Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Xong, đợi Ban tổ chức Tỉnh ủy thống nhất, mới tiếp tục thông báo kết quả về cho Trưởng Ban Bổ nhiệm của cơ quan ấy.
Như vậy, chức Trưởng phòng, Phó phòng không qua Ủy Ban Nhân Tỉnh. Ủy Ban
Nhân dân Tỉnh chỉ quản lý các Giám đốc, Phó giám đốc sở mà thôi.
Điều đó cho thấy, ai đó nói tôi đề bạt cô Trần Hồng Ly lên làm Phó phòng
Quản lý Doanh nghiệp và Lao động – Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh là
thiếu hiểu biết.
Xin cám ơn ông!
(GDVN)
Sẽ đưa ra xử điểm vụ mang quan tài "diễu phố"
Cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa khởi tố thêm 2 người có liên quan đến cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh.
Ngày 15/4, đại tá Đỗ Văn Hoành - Phó
giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Cơ quan công an tỉnh đã bắt
tạm giam và khởi tố thêm 2 người có liên quan đến cái chết của Nguyễn
Tuấn Anh về hành vi không tố giác tội phạm. Trong số này có Nguyễn Duy
Hiệp (27 tuổi, em họ nạn nhân), nhân chứng cùng đi với Tuấn Anh đêm xảy
ra vụ án”.
Nhân chứng Nguyễn Duy Hiệp bị khởi tố. |
Ở diễn biến khác, vợ nạn nhân Tuấn Anh
khẳng định: “Vào sáng ngày 15/3 không thấy chồng về, tôi đi hỏi nhiều
người và cả nhà đi tìm nhưng không thấy. Khi đó Hiệp chỉ thông báo ngắn
gọn đêm qua có xảy ra xô xát tại một quán ăn đêm cách nhà không xa”.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng (chú ruột
của Nguyễn Tuấn Anh), khi ông đi tìm cháu thì gặp Hiệp đang ngồi cùng
một nhóm thanh niên với dáng vẻ "đầu gấu" tại một quán bia. “Lúc này
Hiệp nói có khả năng Tuấn Anh vẫn đang ngủ ở khách sạn, nhà nghỉ nào đó.
Còn nhóm thanh niên cho hay không đả động gì đến Tuấn Anh, nếu cần họ
sẽ đứng ra tìm giúp", ông Thắng nhớ lại.
Người thân nạn nhân mang quan tài "diễu phố". |
Đại tá Đỗ Văn Hoành nói:
"Nguyễn Duy Hiệp là nhân chứng quan trọng trong vụ án nhưng tại cơ quan
điều tra, nam thanh niên này đã quanh co chối tội và có những lời khai
gian dối. Nguyễn Anh Tuấn (21 tuổi) cũng bị khởi tố, nam thanh niên này
biết vụ việc và và nhóm gây án hôm đó nhưng không tố giác hành vi phạm
tội của chúng với cảnh sát”.
Đến lúc này, cơ quan điều tra đã khởi
tố 8 người liên quan đến vụ án mạng. Phía công an tỉnh cho hay vụ án này
sẽ sớm được hoàn thiện để đưa ra xử điểm.
Vụ việc tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
(Kiến thức)
Thư yêu cầu Đoàn trường Đại học luật TpHCM xin lỗi
- Gửi: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chúng tôi:
1. Nguyễn Trang Nhung, sinh viên lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM
2. Bùi Quang Viễn, sinh viên lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM
3. Phạm Lê Vương Các, sinh viên lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM
Sau khi xét rằng:
1. Việc chúng tôi khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn là
hoàn toàn phù hợp với quyền công dân được quy định tại Điều 53 Hiến pháp
hiện hành;
2. Việc tác giả Trung Nhân và một số cá nhân có thẩm quyền liên quan của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM, đăng
tải bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn
Vươn” vào ngày 09-04-2013 trên website doanthanhnienluat.com, công khai
cho rằng hành động khởi xướng Tuyên ngôn của chúng tôi là: “nhằm mục
đích đánh bóng tên tuổi cá nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi những luồng tư
tưởng phiến diện”, với giải thích: “Bởi vì, đây chỉ là những sinh viên
năm hai, năm ba, chưa có sự tiếp cận một cách đầy đủ nhất về những quy
định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế. Bên
cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn
được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập (…) …hành động
này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn
viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng,” chẳng
những đã xem thường quyền hiến định của công dân Việt Nam, mà còn có dấu
hiệu phạm tội “làm nhục người khác” và tội “vu khống” được quy định
tương ứng tại các điều 121 và 122 Bộ luật Hình sự;
3. Việc các cá nhân trên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường
Đại học Luật TP. HCM, cũng trong bài viết này, công bố kết quả học tập
của hai sinh viên Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, là hành vi xâm
phạm quyền bí mật đời tư được quy định tại điều 38 Bộ luật Dân sự.
YÊU CẦU:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM gỡ bỏ
bài viết nêu trên, đồng thời công khai xin lỗi chúng tôi, Nguyễn Trang
Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, trên website
doanthanhnienluat.com trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hôm nay, 15 tháng
04 năm 2013.
Chúng tôi để ngỏ các hành động pháp lý – khởi kiện, hoặc tố cáo, hoặc
yêu cầu khởi tố – trong trường hợp yêu cầu trên không được đáp ứng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2013.
Người yêu cầu:
Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn đã ký
(ABS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét