Tổ quốc không thể không gắn với chế độ xã hội
(ngất luôn với quả ný nuận này!!!!)
Triển khai nghị quyết của Quốc hội và chỉ thị của Bộ Chính trị về việc
lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi
tắt là Dự thảo Hiến pháp), đông đảo các tầng lớp nhân dân trên cả nước
và người Việt Nam ở nước ngoài đã tâm huyết, trách nhiệm đóng góp hàng
chục triệu ý kiến xây dựng Hiến pháp. Tuyệt đại bộ phận nhân dân xem đây
là quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia ý kiến để xây
dựng một bản Hiến pháp bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp với văn
hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc; thể hiện ý chí, nguyện vọng của
nhân dân, nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển.
Các ý kiến của nhân dân không chỉ bày tỏ sự đồng tình với nội dung được
đề cập trong Dự thảo Hiến pháp, mà còn đóng góp thẳng thắn, đề nghị
chỉnh sửa từng điều, từng khoản, thậm chí từng chữ trong dự thảo với sự
nghiên cứu công phu, nghiêm túc, thể hiện rõ trách nhiệm chính trị đối
với một đạo luật gốc có liên quan đến đường hướng phát triển và tương
lai của đất nước, của dân tộc.
Tuy nhiên, trên một số trang mạng, hay blog cá nhân hoặc thông qua một
số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài có người viết bài gọi là để “góp
ý” vào Dự thảo Hiến pháp, song thực chất là truyền bá những ý kiến phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), kêu gọi thực
hiện đa đảng chính trị đối lập ở Việt Nam. Một số người đòi xóa bỏ Điều 4
trong Dự thảo Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN; đòi “phi
chính trị hóa quân đội”.
Để đưa ra những căn cứ đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, có
người lập luận rằng: “Tổ quốc phải cao hơn Nhà nước và chế độ”; rằng:
“Tổ quốc Việt Nam là cội nguồn chung của mọi người Việt Nam từ hàng ngàn
năm nay. Vì thế, dĩ nhiên Tổ quốc không thể mang một ý thức hệ tư tưởng
nào cả”…
Vậy quan điểm “Tổ quốc cao hơn Nhà nước và chế độ”, Tổ quốc “không mang ý
thức hệ” có đúng không? Và mục đích của việc nêu ra những quan điểm này
là gì?
Thực tiễn cho thấy, trong lịch sử nhân loại không hề có Tổ quốc phi lịch
sử, không gắn với một chế độ xã hội nào, không gắn với một lực lượng
cầm quyền nào. Tổ quốc mà không gắn với xã hội, không gắn với dân cư thì
đó chỉ là hoang đảo. Dân tộc mà không gắn với xã hội với truyền thống
thì chẳng khác nào nói đến một cộng đồng dân cư còn ở thời kỳ hoang dã
hoặc bị rơi vào chứng mất trí nhớ như trong phim ảnh mà người ta dựng
lên nhằm mục đích giải trí. Tương tự như vậy, nói đến Tổ quốc mà không
nói đến chế độ xã hội, không nói đến lực lượng cầm quyền chẳng khác nào
nói về sở hữu mà không nói đến chủ thể sở hữu là ai.
Đối với dân tộc ta, một dân tộc với hàng ngàn năm lịch sử, Tổ quốc bao
giờ cũng gắn với một chế độ xã hội, một lực lượng cầm quyền nhất định
nào đó. Chẳng hạn: Thời Lý, Tổ quốc ta là nơi “Vua Nam ở” (Nam quốc sơn
hà, Nam đế cư-Thơ Thần - Lý Thường Kiệt); Thời Trần, Tổ quốc trước hết
là “thái ấp”; Nhà Trần là “xã tắc tổ tông” (Hịch tướng sĩ của Trần Hưng
Đạo)... Tổ quốc Việt Nam ngày nay là đất nước do ông cha để lại, đã là
một quốc gia độc lập, thống nhất do nhân dân ta làm chủ. Không ai có thể
phủ nhận được rằng: Tổ quốc Việt Nam ngày nay là thành quả của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 và thắng lợi của các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cũng không phải ai
khác, chính Đảng CSVN đã đánh thức truyền thống tốt đẹp nhất của dân
tộc-tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của người Việt Nam cùng với
việc tiếp thu và phát triển tư tưởng lớn lao nhất của thời đại-tư tưởng
độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân đã tạo nên nền tảng vững chắc
cho sự phát triển của đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử từ khi
Đảng CSVN giữ vai trò lãnh đạo.
Vậy liệu có thể nói là “Tổ quốc không thể mang một ý thức hệ tư tưởng
nào cả” không?. Hệ tư tưởng là gì? Đó là toàn bộ những quan điểm chính
trị, luật pháp, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học (thượng tầng
kiến trúc), biểu hiện quyền lợi của một giai tầng nào đó. Bởi vậy khi
xuất hiện nhà nước và giai cấp thì đương nhiên cũng xuất hiện hệ tư
tưởng. Đó là một quy luật. Rõ ràng thế giới ngày nay không một quốc gia
nào không mang một ý thức hệ nào đó. Dĩ nhiên, ý thức hệ của nhà nước
nói chung là ý thức hệ của lực lượng cầm quyền. Chỉ có điều người ta có
công khai nó hay không mà thôi. Chẳng hạn, ở các nhà nước tư bản chủ
nghĩa thì đương nhiên ý thức hệ của nhà nước đó là ý thức hệ tư sản, là
chủ nghĩa tư bản, trong đó về kinh tế là kinh tế thị trường tự do và chế
độ tư hữu về đất đai… Về chính trị, đó là chủ nghĩa “đa nguyên”… Ở các
nước lấy tôn giáo làm quốc đạo thì hệ tư tưởng ở các quốc gia đó phải là
giáo lý. Thật ra, khi nói Tổ quốc không mang ý thức hệ thì “thông điệp”
chủ yếu ở đây là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, phủ nhận chủ
nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà thôi.
Tự do tư tưởng là quyền của mỗi người và sự thay đổi quan điểm của cá
nhân cũng không phải là một việc khó khăn. Thông thường, người ta sẽ
chọn một hệ tư tưởng nào đó có khả năng bảo vệ tốt nhất lợi ích của họ.
Nhưng đối với một dân tộc thì lựa chọn một hệ tư tưởng phải trải qua một
quá trình lịch sử, có khi phải trả giá bằng xương máu của nhiều thế hệ.
Dân tộc ta lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lê-nin dựa vào những kinh nghiệm
thất bại và thành công của chính mình. Sự lựa chọn đó, bắt nguồn từ
người con ưu tú nhất của dân tộc, đó là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sở
dĩ dân tộc ta giành được độc lập, chiến thắng các đế quốc hùng mạnh
nhất, thống nhất đất nước và ngày nay thực hiện đổi mới theo con đường
XHCN chính là đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta đã hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của
sự vận động, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (*)... Ngày nay,
chủ nghĩa Mác - Lê-nin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng
tư tưởng của Đảng và của dân tộc ta. Bởi vậy, viện cớ “Tổ quốc không
mang ý thức hệ” để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN nói chung,
phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng là không
thuyết phục. Đó chính là sự phủ nhận lịch sử đấu tranh cách mạng của cả
dân tộc, phủ nhận ý chí, nguyện vọng, niềm tin của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta vào tương lai của dân tộc.
Bắc Hà- An Huy
(*) -Văn kiện Đại hội IX, NXBCTQG, HN, 2001, tr83.
(QĐND)
Người Trung quốc đang sống trong hoảng loạn bất an cao độ
(không phải chỉ ở xứ Tàu người ta mới vậy đâu, xứ thiên đường cũng rứa)
Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng
tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30 %
so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa
giải nổi đó là:
1, Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm đặc
biệt là nhiễm chì, a-xít va các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm
qua của sứ phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các
xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất va trên các sống hồ, các
nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ con có Tây
tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng
không thể là nơi con người có thể sống được.
Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sống, rồi vịt và sau cùng
là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo
này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc
đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.
Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa |
2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía:
Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra.
Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức
báo động đỏ, nồng độ đông đặc khiến cho những người khỏe biến thành
người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và
người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm
gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa
đang trền đến các thành phố.
3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch,
công bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng
ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ
ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay
khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa
thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ,
Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà
đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng
họ.
Như báo chí Trung quốc đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi
Trung quốc chứ không phải là đi định cư như vẫn xẩy ra lâu nay. Người ta
thấy phổ biến cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại Trung
quốc, số người xếp hàng ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã
thuê phòng trọ gần đó để chờ cho bằng được đến lượt mình. Trung quốc
không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu
ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài không giám vào Trung quốc.
Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng bạn không thể đến du
lịch Trung quốc nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình hàng can nước
lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.
4, Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt từ
chính Trung quốc làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con
người.
Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v…mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh
báo việc người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu
Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì
những người có chút tiền ở Trung quốc không giám ăn quả tươi, thị lợn,
gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta
cho rằng những sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin
người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà
có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh
bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.
“Các siêu thị hay những nơi bán lẽ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế
bán,” ông Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một
số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình
thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức
sang Trung Quốc.”
Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu
khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung
cấp cho những người khác.Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý
thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi
mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay
Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với
Reuters.
Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil
nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất
thường này.
“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không
chính thức sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn
tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói
trong một thông cáo.
Giá quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tằng cao gấp rưỡi va nhiều
hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi
chính phủ phải có biện pháp ngăn chănj ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến
nay cả quả tươi bị người Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để
phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao
hơn
Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp phế lù người Trung quốc đã
có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên
giới hay quá các ngả đường biển va hàng không. Đổi lại họ chuyển sang
Việt nam các hàng mà người Trung quốc lo sợ độc hại không giám dùng
nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo. Như thế, độc
hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí đăng tải là lòng lợn, chân gà,
lạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt ăn hầu như mang đuợc
mang vào không những vốn đã độc hại lại đang trong tình trạng bị hối
thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường
thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ
nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.
Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”
Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết.
Chính quyền Hong Kong đã phải hạn chế số sữa người dân Trung Quốc được
mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa
tại đây.
Một doanh nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các
siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung
Quốc.
“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông này nói.
Ông này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:
“Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè
nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng
tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth. Họ
mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng
từ 20.000 bảng.”
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất
phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công
nghiệp sản xuất sữa khá phát triển. Tính đến nay, ngành công nghiệp này
có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20%
kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở đây thà trả giá cao
còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình
khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.”
Trung quốc gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại
Trung Quốc là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống
luật pháp thiếu hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở
chỗ người dân Trung quốc đang thấy bất an va tình
trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được nữa. Người ta thấy
ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra sống ở nước
ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là cũng
biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.
Tuơng lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm
đạm từng ngày va phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng
kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa,
đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng
đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người? ”
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Cần công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm
dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về
chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng
định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
Tưởng niệm các quân nhân Việt Nam từ cả hai phía hy sinh ở Hoàng Sa - Trường Sa |
Quốc gia duy trì chủ quyền
Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa
Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia
có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.
Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả
lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ
quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho
Johor.
Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng
định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những
chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận
rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.
Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ
tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này
đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong
khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không
còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ
quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện
hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó.
Trên lý thuyết, nếu chứng minh được từ năm 1954 đến 1975 chỉ có một quốc
gia, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đại diện hợp pháp duy
nhất của quốc gia đó, thì điều đó cũng đủ là cơ sở cho lập luận pháp lý
của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trên thực tế, thứ nhất, chưa chắc chúng ta sẽ chứng minh được điều đó;
thứ nhì, chính phủ Việt Nam ngày nay sẽ khó chấp nhận một chiến lược
pháp lý dựa trên giả thuyết này.
Vì vậy, chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa
trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau
trên đất nước Việt Nam.
Phân tích này sử dụng ba khái niệm sau.
Đất nước, là một khái niệm địa lý, bao gồm một vùng lãnh thổ với dân cư.
Chính phủ, là cơ quan hành pháp và đại diện. Quốc gia (trong bài này từ
“quốc gia” được dùng với nghĩa State/État), là một chủ thể chính trị và
pháp lý.
Trong Công ước Montevideo 1933, một quốc gia phải có lãnh thổ, dân cư,
chính phủ, và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Thực chất, trong công pháp quốc tế chỉ có định nghĩa quốc gia như một
chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (tức là có các quyền và
nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ luật quốc tế) và chính phủ là thành phần
của chủ thể đó, chứ không có khái niệm đất nước.
Một lãnh thổ - hai quốc gia
Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự.
Mặc dù không chia Việt Nam thành hai quốc gia, Hiệp định đã tạo ra một
ranh giới tại vĩ tuyến 17 giữa hai chính phủ đang tranh giành quyền lực,
và ranh giới đó đã tạo điều kiện cho sự hiện hữu của hai quốc gia.
Việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 đã làm cho ranh giới đó trở thành vô hạn định.
Một cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa
Sự hiện hữu của hai chính phủ hai bên một ranh giới vô hạn định ngày
càng củng cố sự hình thành và hiện hữu trên thực tế của hai quốc gia
trên lãnh thổ đó.
Điều có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của hai quốc gia là hiến pháp của VNDCCH và VNCH có vẻ như mâu thuẫn với sự hiện hữu đó.
Tới năm 1956, Hiến Pháp VNDCCH viết “Đất nước Việt Nam là một khối thống
nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”, và Hiến Pháp VNCH viết “Ý thức
rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu
đến Ải Nam Quan” và “Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất,
lãnh thổ bất khả phân.”
Nhưng sự mâu thuẫn đó không có nghĩa không thể có hai quốc gia.
Hiến pháp của Bắc Triều Tiên viết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên
là đại diện cho dân tộc Cao Ly, hiến pháp của Nam Hàn viết lãnh thổ của
Đại Hàn Dân Quốc là bán đảo Cao Ly và các hải đảo, nhưng Bắc Triều Tiên
và Nam Hàn vẫn là hai quốc gia.
Như vậy, có thể cho rằng từ năm 1956 hay sớm hơn đã có hai quốc gia,
trên lãnh thổ Việt Nam, với vĩ tuyến 17 là biên giới trên thực tế giữa
hai quốc gia đó.
Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng
định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền
lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó.
Khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ra
đời ngày 8/6/1969, có thể cho rằng trong quốc gia với tên VNCH, về mặt
pháp lý, có hai chính phủ cạnh tranh quyền lực với nhau: chính phủ VNCH
và CPCMLT.
Khi VNDCCH công nhận CPCMLT là đại diện hợp pháp cho phía nam vĩ tuyến
17 thì có nghĩa VNDCCH công nhận trên diện pháp lý rằng phía nam vĩ
tuyến 17 là một quốc gia khác.
Nhưng tới năm 1969 CPCMLT mới ra đời, và cho tới năm 1974 mới có một
tuyên bố chung chung về các nước liên quan cần xem xét vấn đề biên giới
lãnh thổ trên tinh thần bình đẳng, vv, và phải giải quyết bằng thương
lượng.
Vì vậy, nếu chỉ công nhận CPCMLT thì cũng không đủ cho việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ thập niên 1950.
Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa |
Ngày 30/4/75, VNCH sụp đổ, còn lại duy nhất CPCMLT trong quốc gia phía
nam vĩ tuyến 17. CPCMLT đổi tên quốc gia đó thành Cộng Hòa Miền Nam Việt
Nam (CHMNVN), nhưng đó chỉ là sự thay đổi chính phủ và đổi tên, không
phải là sự ra đời của một quốc gia mới.
Năm 1976, trên diện pháp lý, hai quốc gia trên thống nhất lại thành một,
và từ đó Việt Nam lại là một quốc gia với một chính phủ trên một đất
nước (lãnh thổ).
Sự thống nhất này đã không bị Liên Hiệp Quốc hay quốc gia nào lên tiếng phản đối.
Năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc.
CHXHCNVN kế thừa vai trò của hai quốc gia VNDCCH và VNCH/CHMNVN trong
các hiệp định và các tổ chức quốc tế, kế thừa lãnh thổ và thềm lục địa
của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia
và Indonesia, và mặc nhiên có quyền kế thừa Hoàng Sa, Trường Sa từ
VNCH/CHMNVN.
Lịch sử pháp lý trên nghe có vẻ sách vở, nhưng thực tế của nó là bom đạn, xương máu, và nhiều cảnh huynh đệ tương tàn.
Mặc dù lịch sử pháp lý đó đã kết thúc bằng một quốc gia trên đất nước
(lãnh thổ) Việt Nam thống nhất, nó là một cuộc bể dâu làm đổ nhiều xương
máu.
Nhưng quá khứ thì không ai thay đổi được, và tương lai thì không ai nên
muốn đất nước Việt Nam lại bị chia đôi thành hai quốc gia lần nữa.
Cuộc bể dâu đó cũng đã góp phần làm cho Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm
đóng, và để lại cho Trung Quốc một lập luận lợi hại, rằng trước 1975
Việt Nam không tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,
và đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo này.
Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam
trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó
thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong
lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động
chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia
vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa
từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng
Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc
gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành
động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành
động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải hạn chế tối đa những gì Trung Quốc có
thể lợi dụng để tuyên truyền rằng CHXHCNVN ngày nay chỉ là VNDCCH, chẳng
hạn như không nên đổi tên nước thành VNDCCH.
Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Dương Danh Huy, Phạm
Thanh Vân và Nguyễn Thái Linh từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Các tác giả
cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã góp ý cho bài.
(BBC)
Minh Diện - Dây trói trên luống cày (Phần 1)
Hai phiên tòa – một xử dân, một xử quan – không làm yên được lòng dân
sau hơn một năm sảy ra vụ Tiên Lãng. Cũng như dân Văn Giang chưa nguôi
bức xúc, dù ngọn lửa trên cánh đồng Xuân Quan đã tắt và những kẻ đánh
dân đã phải đứng trước vành móng ngựa. Đơn kêu oan và khiều kiện vẫn mỗi
ngày một chất cao như những đống gạch đá củ đậu ở Đông Triều…
Tất cả chỉ vì việc cưỡng chế thu hồi đất, mà nguyên nhân sâu xa từ khái
niệm “Sở hữu toàn dân!”, một khẩu hiệu, một “tiêu chí dân chủ”, nhưng
lại là “sợi dây trói vô hình” mà người dân chẳng có quyền gì thực chất
được tự chủ căn bản và lâu dài! Có người gọi đó là “Lời ru buồn cho
đất!”.
Ngày 21-2-1848, bản Tuyên ngôn cùa Đảng cộng sản, lần đầu tiên xuất bản
với vai trò là Tuyên ngôn của Hiệp hội cộng sản, do đề xướng của K.
Marx, đã khẳng định “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai
cấp vô sản là tất yếu”, và đề ra nguyên tắc phát triển nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Bảy trong mười nội dung cơ bản đã được Karl Marx và F.
Enghels vạch ra là : “ Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ
chi tiêu của nhà nước. Áp dụng thuế lũy tiến cao. Xóa bỏ quyền thừa kế.
Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và tất cả những kẻ phiến
loạn . Tập trung tín dụng, và tất cả các phương tiện vận tải vào trong
tay nhà nước. Thực hành nghĩa vụ lao động với tất cả mọi người…”.
Thực hiện nguyên tắc đó, năm 1917, Lê Nin đã ra lệnh tịch thu toàn bộ
đất đai của Kulak . Bị tước đoạt “miếng bánh mỉ” trên tay, những người
Kulak Sông Đông đã vùng dậy , và máu người Nga đã đổ trong cuộc nội
chiến thảm khốc. Trước thực trạng đó , tháng 3-1921, tại Đại hội đảng
cộng sản toàn Nga lần thứ X, Lê Nin đã đề ra chính sách kinh tế mới, gọi
tắt là NEP, nhằm phục hồi và xây dựng nền kinh tế kiệt quệ sau nội
chiến và chiến tranh thế giới. Với chính sách kinh tế mới, nước Nga đã “
phải đẩy lùi lại với chủ nghĩa tư bản, phải dùng bàn tay của cả nhà tư
bản để cày sới miếng đất xây dựng xã hội chủ nghĩa!” (Lê Nin). Nội dung
chủ yếu của NEP, là trao quyền tự chủ cho nông dân,lấy nông nghiệp làm
nền tảng phát triển kinh tế, xây dựng mối quan hệ công nông . Lê Nin đã
có câu nói nổi tiếng rút ruột từ bài học xương máu : “ Hãy để cho người
nông dân tự suy nghị trên luống cày của họ!”
Năm 1936 bản Hiến pháp của nước Nga được sừa đổi, vấn đề ruộng đất cởi
mở hơn,không dùng từ “tước đoạt” như trước, mà đặt ra một khái niệm mới ,
là “Sở hữu toàn dân”. Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng chiến tranh thế
giới lấn thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Liên Xô, cuốn nước Nga
vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vấn đề tranh chấp nội bộ được gác
lại vì sự tồn vong cùa dân tộc.
Bản Hiến pháp năm 1959 của Việt Nam ra đời dựa vào bản Hiến pháp năm
1936 của nước Nga, về đất đai vẫn giành quyền sở hữu cá nhân không quốc
hữu hóa như Nga .
Nhưng thực tế , năm 1960, miền Bắc đã tiến hành xây dựng Hợp tác xã nông
nghiệp. Từ “Hợp tác xã bậc thấp” lên “Hợp tác xã bậc cao”. Ở bậc thấp,
mỗi gia đình nông dân còn nhìn thấy mảnh ruộng của mình, được hưởng hoa
lợi ruộng đất theo tỷ lệ phần trăm , con trâu, cái cày là của riêng. Lên
bậc cao, ruộng đất công hữu hóa, không còn chế độ hoa lợi , trâu bò,
cày bửa cũng bị sung công . Về cơ bản miền Bắc đã biến đất đai thành tư
liệu sản xuât sở hữu toàn dân, dù Hiến Pháp vẫn quy định sở hữu cá nhân.
Ông Tố Hữu đã ca ngợi thành quả đó trong bài thơ “ Ba mươi năm đời ta có đảng” như sau:
Dân có ruộng dập dìu hợp tác!
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê.
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về trong thôn!
Qủa thật rất vui! Mỗi buổi sáng kẻng vang lên, mọi người tới địa điểm
tập trung đi làm việc. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười, tiếng nói rộn
ràng ngõ xóm. Những tổ cày, tổ bừa, tổ tát nước , tổ cấy túm tụm với
nhau, tha hồ trò truyện, khói thuốc lào nghi ngút. Chả ai thèm để ý đến
thời gian . Khi mặt trời chói chang trên ngọn tre, đội trưởng hò hét,
mọi người mới đủng đỉnh ra đồng . Làm việc quấy quá một lúc là trưa, rủ
nhau vào gốc đa, bờ tre ngồi tán phét. Chiều vàng mặt trời, “thơ thẩn
dang tay ra về. Cơm nước xong đến nhả tổ trưởng, đội trưởng bỉnh công
ghi điểm. Ánh đẻn chấp chới như đom đóm khắp đường làng.
Trên vách hội trường hợp các tác xã, các ngã ba , ngã tư đường làng , đỏ
rực khẩu hiệu: “Hợp tác là nhà ,xã viên là chủ!” và “Mỗi người làm việc
bằng hai”, nhưng chẳng ai muốn làm chủ, chẳng ai hăng hái làm việc bằng
hai. Khái niệm “làm chủ tập thể” đồng nghĩa với “cha chung không ai
thèm khóc”, còn lời kêu gọi làm việc bằng hai, được đáp lại bằng câu ca
dao mỉa mai: “ Mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài , mua
xe!”
Ngưởi xã viên chỉ thực sự làm chủ mảnh ruộng phần trăm . Mỗi gia đình có
vài chục mét vuông , nhưng đó lại là miếng cơm , manh áo , là cuộc sống
cùa họ. Bao nhiêu suy nghĩ, lo toan , bao nhiêu công sức của người xã
viên đều dồn vào đó. Những cánh đồng hợp tác mênh mông , ngoài mấy người
trong ban chủ nhiệm, chẳng ai thiết tha nhòm ngó. Ngược lại không ít xã
viên tìm cách cấu véo thành quả của tập thể. Cảnh bố mẹ gặt trước cố
tình để sót những bông lúa mẩy cho con mót phía sau, hoặc dằn mạnh bó
lúa cho thóc rụng xuống bờ để con hót, diễn ra phổ biến trong mùa gặt.
Nhằm củng cố mô hình hợp tác xã nông nghiệp, năm 1963,đại tướng Nguyễn
Chí Thanh đã về huyện Lệ Thủy , Quảng Bình xây dựng điển hình hợp tác xã
Phong Thủy. Đầu tư bao nhiêu tiền của, sức lực, nổi lên được ngọn gió
Đại Phong. Nhưng ngọn gió ấy chỉ thúc đẩy được 504 hộ dân xã Phong Thủy ,
huyện Lệ Thủy, không đủ sức lan tỏa cả nước. Cũng như ở Thái Bình, ông
Nguyễn Ngọc Trìu dồn sức người, sức của xây dựng hợp tác xã Vũ Thắng,
kết quả chỉ làm rung động được trái tim nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý cho ra đời
một “Bài ca năm tấn!”
Dù tuyên truyền vận động ráo riết,dù biện pháp hành chính thắt chặt,sức
sản xuất vẫn ì , tiêu cực phát triển. Những cánh đồng mầu mỡ trở nên cằn
cỗi, năng xuất thấp. Lúa cấy xong không có người làm cỏ bón phân. Thậm
chí lúa chín không có người gặt. Ông Kim Ngọc, Bí thư tình ủy Phú Thọ
lúc bấy giờ nhận xét : “ Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ
chẳng thiết tha gì với đồng ruộng!” Hậu quả là, trước mỗi ngày công được
ba, bốn cân thóc, teo dần còn một cân, có nơi chỉ còn vài lạng. Gặt về
bao nhiêu nộp thuế, nghĩa vụ bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Nạn đói âm ỉ tràn từ
làng này qua làng khác, bộ mặt nông thôn miền Bắc quắt queo, hốc hác
không kém thời nô lệ. Nhà văn Phùng Gia Lộc đã diễn tả cái đói trong
phóng sự “ Cái đêm hôm ấy đêm gì” như sau:
“Tôi hỏi:
- Nhà ăn rồi hả mẹ?
Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có dấu được tý gì. Nó nói:
- Chi nấu cơm cho bà và em ăn thôi. Mẹ với anh Học với con ăn chào rau má rồi! Bữa nay mẹ luộc nhiều rau cải.
Tôi thấy cay xè trong mắt:
- Thế thì nấu thêm vào! Hết thì tao đi bới đất, nhặt cỏ, van vái ông bà.
Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế
nào?”
Giữa lúc đó công an, dân quân đến đòi nộp thóc nghĩa vụ. Bà mẹ quỳ xuống lạy
- Các bác ,các anh ơi. Có còn cái gì đâu mà nộp? Các bác , các anh không
thấy đàn con hắn đói xanh, đói trong đi à ? Các bác không thấy tôi cũng
phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?”
Thương dân đói quá, ông Kim Ngọc quyết định phương án táo bạo, thực
hiện khoán hộ ở Phú Thọ. Nhờ khoán hộ, cuộc sống người dân Phú Thọ đỡ
khổ. Ông Kim Ngọc chỉ làm theo lời Lê Nin “ Để cho người nông dân tự suy
nghĩ trên luống cày của mình” , nhưng cuộc đời ông rơi vào bi kịch , bị
kiềm điềm , quy kết, oan ức ra đi trong thầm lặng.
Trường Chính là một trong những người trì trích Kim Ngọc dữ nhất, rồi
ông nhận ra mình đã sai,ông rất ân hận. Có lẽ vì vậy , năm 1980, trong
dự thảo Hiến Pháp, với cương vị Chủ tịch nước,Trường Chinh ký tờ trình
Bộ chính trị , đề nghị vẫn giữ đa thành phần trong quản lý đất.
Nhưng bấy giờ Tổng bí thư Lê Duẩn ở thế thượng phong, và ông đang say
sưa với khái niệm “Làm chủ tập thể”, nên không ai dám trái ý ông. Bản
Hiến Pháp 1980 là “Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ
nghĩa”, nội dung cơ bản Nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng và chuyển
toàn bộ ruộng đất thành sở hữu toàn dân.
Hậu quả của chính sách làm chủ tập thể đã đưa nền kinh tế đến kiệt quệ.
Mọi người làm chủ nhưng chẳng ai làm chủ. Bộ máy quan liêu dẫn tới đặc
quyền , đặc lợi tham nhũng. Các hợp tác xã ở miền Bắc tan rã, xã viên
chỉ lo cho mảnh ruộng phần trăm của mình, các tập đoàn sản xuất ở miền
Nam như cha chung không ai khóc, nông dân bỏ ruộng sống vất vưởng buôn
bán, hoặc tìm đường vượt biên. Năm 1987, cả nước chỉ đạt được 17 triệu
tấn lương thực quy ra thóc. Cùng với sự tác động tiêu cực của chính sách
giá lương tiền , lại bị cấm vận, nền kinh tế đổ sụp. Từ chế độ lưu
thông phân phối khủng hoảng cung cầu, đẻ ra chính sách ngăn sông cấm
chợ. Đất nước như bị chia cắt ra thành từng mảnh nhỏ, nhưng cái đói lại
bao trùm toàn lãnh thổ.
Tôi còn nhớ hình ảnh cố nhà văn trung tá Thái Vượng, khoác chiếc ba lô đầy sắn nhảy tàu từ Nam ra Bắc cứu đói vợ con.
Theo thông kê, cả nước ngày ấy 9,5 triệu người thiếu ăn, trong đó 5,2 triệu người đứt bữa và 3,5 triệu người đói.
Từ thực tế đó chính sách khoán 10 ra đời. Đây được coi như quyền sở hữu
tạm thời , vì ngoài nội dung khoán đất lúa, đất rừng, mặt nước cho các
hộ dân, để họ tổ chức kinh doanh,còn cho phép chuyển nhượng, thừa kế.
Chính sách ngăn sông cấm chợ đồng thời được xóa bỏ. Một cuộc cách mạng
thật sự của Đảng cộng sản Việt Nam , chấm dứt nạn đói hoành hành, và như
huyền thoại, năm 1989, hơn 1,5 triệu tấn gạo đã được xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Linh nói : “Ham chủ nghĩa xã hội hình thức là đánh sập
nền kinh tế nông dân. Nền kinh tế nông dân bị sập thì khủng hoảng chính
trị. Thương dân, thương nước thì phải cởi trói cho nông dân trước. Nông
dân đổ mồ hôi và máu mới có đất, không ai được quyền tước đoạt của họ”.
Ông Võ Văn Kiệt đồng quan điểm này với ông Nguyễn Văn Linh. Ông nói: “
Tại sao 5% đất giao cho dân có hiệu quả còn 95% đất của toàn dân lại
không đạt hiệu quả? Người nông dân chỉ có thể làm giàu trên chính mảnh
ruộng của họ. Đó chính là NEP của Lê Nin”.
Ông Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận giải tán các tập đoàn, giao đất cho
dân. Người nông dân phẩn khời nhận lại ruộng, tự chủ canh tác, mùa màng
bội thu. Năm 1992 Việt Nam đã xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo.
Nhưng “Thương cho cái kiếp má đào, cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!”.
Cũng là đất đai mồ hôi, nước và cả máu xương bao đời nay người nông dân
mới mới có được, nhưng cái câu “sở hữu toàn dân” như sự mồi mớm, mị dân
đã sinh ra nhiều hệ lụy. Cùng một chế độ chính trị-xã hội, cùng do đảng
Cộng sản cầm quyền, thế nhưng vị lãnh đạo này hô “cởi trói” cho nông
dân, đến vị lãnh đạo khác lại đi trói người nông dân để chiếm đoạt ruộng
đất ngay trên luống cày của họ!
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)
Minh Diện - Dây trói trên luống cày (Phần 2)
Khi công cuộc đổi mới đang trên đà phát triển, Việt Nam được coi là một
“con rồng” của Châu Á, với mức tăng trưởng 7,6% vào năm 1990 và đứng thứ
2 thế giới về xuất khẩu gạo, thì bỗng khựng lại. Nguyên nhân cũng lại
do ông Nguyễn Văn Linh.
Công an, dân phòng cưỡng chế thu hồii đất ở Văn Giang 4-2012 |
Ông quê Hải Dương, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, phần lớn thời
gian hoạt động trong Nam, ở những địa bàn ác liệt, được dân đùm bọc. Ông
có nhiều kinh nghiệm thực tế, tính ngay thẳng, cuộc sống liêm khiết ,
nhưng hạn chế về tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Ông đã có công phá
rào khi làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Đầu nhiệm kỳ Tổng bí
thư ông đề ra “ những việc cần làm ngay”, cởi trói cho văn nghệ sỹ,
khuyến khích sáng tác nói thẳng nói thật, và cởi trói cho nông dân ,cho
phép rút ruộng đất ra khỏi tập đoàn , sản xuất tư nhân. Nhưng ông lại
bị mắc hợm Trung Quốc ở Hội nghị Thành Đô, với cái gọi là “ Giải pháp
đỏ”. Nói như Nguyễn Văn An : “ Nguyễn Văn Linh không phải là con người
thực sự đổi mới!” Sau Hội nghị Thành Đô, ông đã bỏ “những việc cần
làm ngay”, xiết lại sợi dây cơ chế chính sách, đẩy con thuyền đổi mới
lùi lại. Ông từ chối không tham gia nhân sự Đại hội VII của đảng cộng
sản ViệtNam , dù nhiều người vẫn tín nhiệm .
Bấy giờ nhiều người đặt niềm tin và kỳ vọng vào ông Võ Văn Kiệt, người
sẽ thay ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư, lèo lái con tàu đổi mới
vượt thác mạnh mẽ hơn. Ông Nguyễn Văn Linh cũng đánh giá rất cao Võ
Văn Kiệt, người từng sát cánh bên ông trong những năm chống Pháp, chống
Mỹ ở miền Nam, cùng gồng mình xé rào đưa kinh tế Sài Gòn bứt lên từ
vực thẳm, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới cả nước, cũng là người đồng
quan điềm giao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Nhưng Nguyễn Văn
Linh lại là người ngăn cản Võ Văn Kiệt làm Tổng bí thư . Lời phát
biểu thiếu căn cứ : “ Không cần phải chống tham nhũng ở đâu xa,mà hãy
chống tham nhũng ngay trong nhà vợ con Thủ tướng!” của ông trong một
hội nghị bàn về chống tham những gây sốc, làm xôn xao dư luận. Ông
Võ Văn Kiệt đã hai lần viết thư gửi Bộ chính trị, để nghị làm sáng tỏ.
Trong lá thư đó có đoạn : “ Nếu tôi như anh Nguyễn Văn Linh nói, thì
tôi không còn xứng đáng là một Uỷ viên bộ chính trị, thậm chí một đảng
viên!”.
Khi sắp qua đời ông Nguyễn Văn Linh ân hận về lời phát biểu của mình,
và ông bộc bạch: “ Anh Sáu Dân là người rất tốt, rất năng động, nhưng
tôi sợ anh đổi mới quá đà mắc sai lầm!”
Hội nghị Thành Đô - 9/1990 |
Đại hội VII của đảng công sản Việt Nambầu Đỗ Mười làm Tổng bí thư. Ông
từng được Lê Duẩn tin tưởng giao nhiệm vụ thay Nguyễn Văn Linh làm
Trường ban cải tạo trung ương, thực hiện chiến dịch đánh tư sản ở Sài
Gòn 1979, biến “Hòn ngọc viễn đông” thành “ kho phế liệu !” Khi làm
Tổng bí thư, Đỗ Mười trung thành với đường lối Lê Duần, muốn xóa sạch
quyền sở hữu tư nhân. Trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ, Đông Âu tan rã,
chủ nghĩa xã hội lung lay tận gốc, Đỗ Mười vẫn nêu cao “tinh thần
bôn-sê-vích”, không chấp nhận quan điểm của Võ Văn Kiêt , là thay
đổi Hiến pháp theo hướng trao quyền sở hưũ ruộng đất cho nông dân. Đỗ
Mười gắn chặt tư duy của mình vào tư tưởng của người tiền nhiệm Lê
Duẩn : “ Làm chủ tập thể là tinh thần cơ bản , là nội dung nhất quán,
và sở hữu toàn dân là cốt lõi của chủ nghĩa xã hội!” Ông khẳng định: “
Trước sau gì cũng tới đó nên về đất đai vẫn để nguyên như Hiến pháp
1980!”
Quan điểm cùa Đỗ Mười được Đào Duy Tùng nhiệt liệt ủng hộ. Thay mặt Ban
bí thư , ngày 14-4-1993, khi chuẩn bị đưa dự thảo Luật đất đai ra lấy ý
kiến nhân dân, Đào Duy Tùng huấn thị : “ Phải làm cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân nắm được quan điềm cơ bản của đảng và nhà nước ta: Toàn
bộ đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước chỉ giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng , không cho mua
bán đất...” Đào Duy Tùng chỉ thị : “ phải theo dõi sát sao trong quá
trình thảo luận , kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thảo
luận!”
Với sự lãnh đạo của đảng chặt chẽ như vậy, việc lấy ý kiến chỉ là hình
thức, nhiều người có quan điềm tư hữu đất đai như ông Võ Văn Kiệt,
Phan Văn Khải, phải im lặng trước vấn đề nhạy cảm đó. Và nội dung bản
Hiến pháp 1992, thuộc quyền Tổng bí thư Đỗ Mười, quy định đất đai
thuộc sở hữu toàn dân. Không thành công trong việc sửa đổi Hiến pháp,
ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và một số người đã cố gắng cho ra đời
Luật đất đai 1993 cởi mở hơn, với khái niệm 5 quyền: Quyền Sử dung,
quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp, và quền cho thuê
đất. Đây là một bước tiến đáng kể so với những Luật đất đai trước.
Nông dân Vụ Bản (Nam Định) đấu tranh chống cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp |
Nhưng người dân không thật phần khởi, bởi Luật đất đai 1993 đề ra quy
định hạn điền và thời hạn giao đất, trong khi Điều 18 Hiến Pháp 1992,
quy định giao đất ổn định lâu dài cho dân . Hạn điền và thời hạn giao
đất là đặc trưng và ranh giới để phân biệt sở hữu tư nhân và tập thể .
Luật đất đai quy định hạn điền và thời gian giao đất đề giữ vững cái cốt
lõi “Sở hữu toàn dân” . Trên mở dưới thắt, đầu cởi đuôi trói, là những
thủ pháp quen thuộc của đảng. Người dân vẫn không được tự do suy nghĩ
trên mảnh đất của mình. Ngược lại, với các thủ pháp thắt mở như vậy
, dễ đẻ ra các thủ tục hành chính rườm rà, thiếu minh bạch hành dân.
Có những điều luật không nhất quán, mà chồng chéo, thậm chí đối chọi
nhau, hậu quả cũng đổ lên đầu dân. Dù mảnh đất của cha ông để lại, đất
khai hoang, hay đất sang nhượng đúng pháp luật theo Bộ luật dân sự
quy định, nhưng theo Luật đại lại phải qua chính quyền làm thủ tục
cho thuê đất có thời hạn, khi chuyển nhượng, hoặc chuyển đổi mục đích sử
dụng phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Người dân đã phải đóng thuế hai
lần trên cùng một mảnh đất của mính.
Vậy mà Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn cho rằng đã là quá mở. Ông cho rằng đó
là nguy cơ đi trệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần đó,
ngày 14-10-1994, Quốc hội ban hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của cá
nhân và tổ chức trong nước sử dụng đất, và ngày 13-2-1995, Chính phủ
ban hành Nghị định 18, theo đó, tổ chức, cá nhân trong nước không
được thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp quyền sừ dụng đất như trước .
Nguyên tắc bất hồi tố trong dân sự không được áp dụng, tất cả các tổ
chức được giao đất phải chuyền sang thuê đất, và chỉ được thế chấp tài
sản trên đất. Sợi giây quản lý đất đai xiết chặt hơn.
Nghị định 18, như một tác nhân làm sụp đổ ngành kinh doanh bất động
sản,làm thất thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, làm hàng loạt doanh nghiệp
sau một đêm thức dậy trắng tay, nhiều doanh nghiệp chết tức tưởi như
công ty Minh Phụng, Epco, Tanimex ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12-1997, ông Đỗ Mười kết thúc nhiệm kỳ Tổng bí thư, để lại hậu quả
tày đình đó, nhưng vẫn chễm chệ trên ghế cố vấn, giữ vai trò phán
quyết mọi chủ trương đường lối. Người kế nhiệm là Lê Khả Phiêu có công
phá cái “Vòng kim cô” , và ông đã phải trả giá. Nông Đức Mạnh làm
hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, đó là thời kỳ uy tín cùa Đảng cộng sản Việt
Nam tụt dốc nhất kể từ khi được thành lập. Ông không đưa ra được bất kỷ
một chính sách mới nào có lợi cho dân cho đảng, ngoài việc lập đường
dây nóng với Trung Quốc, một câu nói nổi tiếng “ Ở Việt Nam al cũng là
con cháu Bác hồ!” và vụ tai tiếng PMU 18. Trong thời gian đó, luật đất
đai đã 5 lần thay đổi, đều theo hướng hạn chế bớt quyền lợi của dân,
tăng quyền cho chinh phủ. Ví dụ, Điều 27 , Luật đất đai 1993 ghi: “
Trong trường hợp thật cần thiết, nhà nước mới thu hồi đất đang sử dụng
của người thuê đất vảo mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, thì người bị thu hồi được đền bù thiệt hai”. Luật đất
đai 1998 vẫn giữ nguyên như vậy, nhưng Luật đất đai 2003, lại cho chính
quyền thêm quyền : “Thu hồi đất để phát triển kinh tế!” Điều 20, Luật
đất đai năm 1993, quy định : “ Khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử
dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng, và trong quá trình sử dụng đất
chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được nhà nước giao đất tiếp tục
sử dụng” Năm 1998 vẫn giữ nguyên điều này, nhưng Luật đất đai 2003, tại
khoản 10, điều 38, quy định : “Nhà nước thu hồi những phần đất không
được gia hạn khi đã hết hạn”.Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 84,
Bộ tài nguyên và môi trường ra thông tư 06, càng mở rộng đường thu hồi
đất cùa dân.
Với điều mục đích thu hồi đất để “phát triển kinh tế” và với quyền
được “thu hồi những phần đất không được gia hạn”, chính quyền hoàn toàn
lảm chủ đất đai, dân chỉ còn nghĩa vụ phải thi hành. Những mảnh sổ đỏ,
sổ hồng trở nên vô giá trị. Chính quyền từ huyện đến trung ương có thể
thu hồi bất cứ lô đất, vùng đất nào mà họ muốn, chỉ cần vẽ một bản đồ
quy hoạch và làm một dự án phát triển kinh tế. Khu công nghiệp, khu chế
suất, khu du lịch, khu đô thị mới, nhà hàng, khách sạn , sân Golf.
Những quyết định thu hồi đất, luôn thòng sẵn một điều khoàn đe dọa lệnh
cưỡng chế , được ban hành dễ như trở bàn tay.
Oan khốc Đoàn Văn Vươn |
Với những quyết định thu hồi đất ấy, người ta đền bù cho dân giá quy
định, mang tính tượng trưng, rồi làm dự án này, dự án nọ, phân nền phân
lô bán với giá gấp ngàn lần. Nhiều doanh nhân kinh doanh bất động sản
trở thành các đại gia, ngất ngưởng trên những mảnh đất đẫm mô hôi xương
máu của người nông dân. Các nhóm lợi ích bu vào đất. Đất là miếng mồi
béo bở nhất của các quan tham. Người nông dân trắng tay, trở thành kẻ
làm thuê làm mướn, đi bán vé số, thậm chí đi ăn xin .
Nạn nhân Đoàn Văn Vươn, là một điển hình cùa “Sở hữu toàn dân” đất đai.
Các quan chức huyện Tiên Lãng đã vận dụng điều khoản “thu hồi những phần
đất không được gia hạn” để ra quyết định thu hồi 19,5 ha đầm tôm của
anh. Anh Vươn không chấp nhân, họ ra lệnh cưỡng chế trái phép, dẫn đến
vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ”.
Cuộc cưỡng chế lửa khói ở Văn Giang, gạch đá ở Đông Triều , và 70% trong
tổng số đơn khiếu kiên hiện nay cũng từ những bất cập của chính sách
đất đai.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã viết trên Vietnannet : “
Công nhận sở hữu tư nhân, bãi bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
bãi bỏ chế độ 'đảng chủ', áp dụng tam quyền phân lập, thực hiện nguyên
tắc tranh cử, công khai minh bạch...”. Nhưng hình như cũng như những
người khác, ông Nguyễn Văn An đưa ra những phát biểu khảng khái như vậy
mà các nhà lãnh đạo đương chức đương quyền, những nhóm lợi ích vẫn coi
như gió thoảng qua.
Đảng cộng sản Việt Nam đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về việc sửa đổi
Hiến pháp và Luật đất đai. Nhưng có thật sự cầu thị, thực lòng cần dân
chủ hay không lại là chuyện khác!
Đất đai là một nguồn lợi tiềm tàng, đồng thời cũng ẩn chứa nhiều mâu
thuẫn. Đất không biết nói nhưng hồn dân là hồn đất. Khi đụng chạm đến
cõi xâu xa ấy phải có tâm thức chân thành. Mọi sự lừa dối, áp đặt sớm
muộn cũng bị phơi bày. Khi luật pháp không rõ ràng, thiếu minh bạch,
nhiều bất công thì đất đai chính là cái mầm sinh ra bất ổn cho toàn xã
hội. Nhưng điều trớ trêu là sự bất ổn đó lai do chính quyền móc nối với
đại gia gây nên, chỉ vì lợi ích cá nhân và phe nhóm.
Bao đời nay, nông dân đứng lên đấu tranh chỉ vì ruộng cày, chỉ vì bát
cơm manh áo. Nay kẻ nào chiếm đoạt đất của nông dân thì dù ở thể chế
chính trị nào cũng trở thành kẻ thù của nông dân. Đó là quy luật. Quyền
lực, trong chừng mực, hoàn ảnh nào đó có thể bắt, trói người nông dân
ngay trên luống cày của họ. Nhưng đến lúc mà sự chịu đựng đã dồn đến
chân tường, nông dân sẽ bắt trói kẻ thù. Dù sao, người dân vẫn còn chút
hy vọng đến lúc nào đó đảng, nhà nước thật sự muốn nghe ý kiến của dân,
muốn cởi trói cho dân, để trên mỗi luống cày nở rộ mùa màng.
Minh Diện(Blog Bùi Văn Bồng)
LS Trần Đình Triển - Lời khai của anh Vươn, anh Quý, anh Vệ trước tòa
Các bị cáo trong vụ án "Giết người, chống người thi hành công vụ" |
Trích đôi lời khai của anh Vươn, anh Quý, anh Vệ tại phiên tòa:
1/ Anh Đoàn Văn Vươn với lời khai khẳng khái, trung thực tại phiên tòa
là: Gia đình tôi tập trung tất cả sức lực, bán nhà bán cửa, vay vốn để
đầu tư vào đầm (sự thật là đã mất mát cả tính mạng, anh Vươn một con gái
8 tuổi bị chết đuối tại đầm, chị Hiền 1 cháu trai ruột 8 tuổi cũng chết
đuối tại đó) trước tình cảnh bị thu hồi tất cả và không bồi thường,
giữa cái sống và cái chết, cuộc sống của cả gia đình... tôi biết chính
quyền huyện Tiên Lãng sai mà tôi đã khiếu nại lên các cấp thành phố và
huyện Tiên Lãng nhưng không ai giải quyết. Trước khi cưỡng chế, tôi cũng
đã có những hành động báo trước là sẽ chống đối. Việc bất đắc dĩ nên
tôi chủ trương phải hinh sự hóa quan hệ hành chính dân sự này thì các cơ
quan mới giải quyết đúng vụ việc. Vì vậy tôi mới bàn với em tôi là Đoàn
Văn Quý tìm cách chống trả nhưng chỉ dừng lại sự cảnh báo và đe dọa mà
không làm tổn thương hoặc cướp đi tính mạng của ai cả. Hôm đoàn cưỡng
chế triển khai, có cả 24 người lực lượng cảnh sát cơ động đội mũ, mặc áo
giáp và trang bị vũ khí, khi mìn nổ không làm ảnh hưởng đến ai nhưng họ
xông vào nhà em trai tôi (Quý) là bất hợp pháp vì không phải đối tượng
bị cưỡng chế, họ sử dụng vũ khí hành động trước nên em tôi mới chống
đối, như lời em trai tôi khai là đúng. Tôi không giết người, tôi không
chống người thi hành công vụ vì họ làm sai pháp luật sao lại gọi là công
vụ? mà chỉ phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng. Lời nói sau cùng cuả anh Vươn: Tôi gửi lời cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cơ qua thông tấn báo chí và
những người quan tâm đến vụ việc gia đình tôi.
2/ Lời khai của anh Đoàn Văn Quý: “Trước tình cảnh gia đình tôi mất hết
tài sản không còn gì để sống nên tôi và anh tôi có bàn bạc nhằm để đe
dọa, dừng việc cưỡng chế để các cơ quan có thẩm quyền cứu xét cho gia
đình tôi; khi đoàn cưỡng chế đến cách nơi tôi đặt kíp nổ khoảng 15m, tôi
giật mìn nổ chưa gây hại cho ai, để cảnh báo nhưng họ vẫn cứ xông vào
và họ bắn tôi trước nên tôi chống trả. Nhà ở của tôi, không thuộc diện
cưỡng chế, họ không xin phép tôi mà xông thẳng vào nhà đất là đât của
tôi; trong khi khu đầm bị cưỡng chế và nhà anh Vươn còn 2 lối đi vào tại
sao họ không đi mà xông thẳng vào nhà tôi? Trong quá trình điều tra tôi
bị bức cung, dụ cung, có những lời khai tôi yêu cầu gạch phần giấy
trắng nhưng họ không gạch. Tôi sai đến đâu pháp luật xử đến đó, nhưng vì
tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình tôi và chống trả lại quyết
định sai trái của Ủy ban ND huyện Tiên Lãng và thực hiện trái pháp luật
của đoàn cưỡng chế. Sự việc chỉ có vậy, tôi thành thật khai báo sai đến
đâu tôi chịu, tôi không phạm tội giết người như cáo trạng. Còn quyết
định trái pháp luật và đoàn cưỡng chế xông thẳng vào nhà tôi, xử dụng vũ
khí bắn tôi với mục đích tiêu diệt, vết đạn nham nhở trên tường chứng
minh điều đó sao họ không chịu trách nhiệm?
3/ Lời khai của Đoàn Văn Vệ: “Việc cậu tôi có nhờ tôi mua một khẩu súng
hoa cải đưa về Thái Bình, tôi đã nhờ Chinh bạn tôi mua được súng đó, khi
tôi hỏi lại cậu tôi (Vươn, Quý) biết được mua súng để bảo vệ, tôi sợ
liên lụy nên tôi đã mang tiền trả cho cậu Quý và nói với Chinh là không
mua nữa trong đó có cả tiền của tôi chi ra cả cho cậu, còn việc Chinh
đang cầm tiền của tôi thì tôi đòi nhưng Chinh chưa trả. Hôm cưỡng chế,
tôi không có mặt và tôi không biết chuyện đó, khi sự việc diễn ra ầm lên
thì tôi chạy ra xem sao cũng như những người dân khác thôi thì tôi bị
bắt giữ. Trong quá trình điều tra, một điều tra viên bảo tôi đưa tiền sẽ
lo không có tội tình gì cả và anh ta đưa điện thoại cho tôi gọi điện về
cho vợ tôi và vợ tôi đã đưa cho anh ta 02 lần tiền (một lần 20 triệu
đồng và một lần 10 triệu đồng). Nhưng sau đó, tôi không thấy có kết quả,
tôi đã đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được chấp nhận. Quá
trình điều tra tôi bị bức cung, ép cung, dụ cung. Tôi khẳng định, tôi
không phạm tội. Tại sao lại bắt giam giữ, truy tố và xét xử đối với tôi?
LS Trần Đình Triển
(Blog LS Trần Đình Triển)
TS. Toán học Nguyễn Ngọc Chu - Trung lập: quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp?
Trong cuộc sống, một người thường có nhiều bạn. Và trong số nhiều bạn
đó, sẽ có bạn rất thân, thân nhất. Nhưng khi ta khẳng định ai cũng là
bạn như nhau của ta – trong số đó bao gồm cả kẻ thù của ta, thì điều đó
đồng nghĩa với không ai là bạn của ta cả, ngoài một thực tế là ta có kẻ
thù.
Chúng ta biết nước ta đang tiến hành một chính sách đối ngoại mà theo cách diễn tả phổ cập là trung lập, là làm bạn với tất cả các nước, là không đi theo hay liên minh với một nước nào cả.
Có người cho đây là một chiến lược khôn ngoan. Nhưng với những ai hiểu biết, thì đó là sai lầm sơ đẳng, sẽ rất nguy hại cho vận mệnh quốc gia, nhất là khi xẩy ra xung đột vũ trang.
Trung lập có phải là trò chơi của nước nhỏ?
Chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận dạng tiên đề như trong bài trước (Tái cơ cấu kinh tế: Bổ đề cơ bản), để vạch ra sự sai lầm của chiến lược trung lập của nước ta hiện nay. Trung thành với cách tiếp cận thống nhất, chúng tôi sẽ đặt những câu hỏi mang tính cột sống mà từ đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán nêu ra ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lần nữa, trong các câu trả lời, chúng tôi chỉ đề cập đến các nguyên nhân chính.
1.Việt Nam có phải là một cường quốc lớn hay không?
Câu trả lời rõ ràng là: Không.
Điều này thì có lẽ tất cả mọi người đều thống nhất.
2. Khi tự cho mình là trung lập, có phải Việt Nam đã tự đặt mình trong vị thế độc lập với các nước còn lại?
Câu trả lời rõ ràng là: Đúng.
Khi chúng ta nói chúng ta trung lập, có nghĩa là chúng ta không theo ai cả. Khi chúng ta nói chúng ta làm bạn với tất cả và chúng ta không liên minh riêng rẽ với ai, tức là không có ai thân thiết đặc biệt hơn đối với ta. Cho nên khi tuyên bố chúng ta trung lập, không liên minh với ai, chính là chúng ta đã tự đặt mình vào vị thế độc lập, ngang hàng với các cường quốc lớn hay các liên minh khác, tự chúng ta là một cực trên bàn cờ.
3. Khi chúng ta trung lập không liên minh với ai cả, có một cường quốc lớn tấn công nước ta, các nước khác có ai cùng tham chiến bảo vệ ta không?
Câu trả lời dứt khoát là: Không
Rõ ràng các cường quốc lớn sẽ phải rất cân nhắc, sẽ không dám đơn phương tấn công một nước trung lập nếu đó là một nước lớn mạnh. Nhưng một cường quốc lớn có thể sẽ dễ dàng tấn công một nước trung lập nhỏ yếu khác.
4. Các cường quốc lớn có luôn tiến hành những chính sách để họ lớn mạnh hơn và giành ảnh hưởng nhiều hơn đối với các nước nhỏ?
Câu trả lời rõ ràng là: Có.
Từ các phân tích trên, mệnh đề dưới đây sẽ là câu trả lời đúng đắn cho vấn đề đã đặt ra:
Trên bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ.
Đến đây thi bạn đọc có thể thấy rõ đối với một nước nhỏ, việc tiến hành một chiến lược đối ngoại trung lập, làm bạn với tất cả, không liên minh với ai cả, là một sai lầm chiến lược.
Điều này rất nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia khi có một nước lớn láng giềng luôn ngang ngược o ép, tìm cách lấn chiếm lãnh thổ, bắt phải phụ thuộc.
Đằng sau sự lạ lùng của chính sách đối ngoại?
Hãy nhìn các cường quốc như Nhật, Đức, Pháp, Anh mà còn phải tự liên minh lại, hay liên minh với một cường quốc lớn như Mỹ, thì thấy chính sách trung lập của nước ta thật lạ lùng đến dường nào!
Ta sẽ đi tìm hiểu sự lạ lùng của chính sách đối ngoại của nước ta.
1. Lãnh đạo nước ta có biết nhà cầm quyềnTrung Quốc không tốt với nước ta không?
Câu trả lời cũng rất rõ ràng: Có.
Không người Việt Nam nào là không biết tâm địa của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với nước ta.
2. Tại sao lãnh đạo nước ta không liên minh với Hoa Kỳ?
Câu trả lời là: Sợ Hoa Kỳ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn đến chế độ đa đảng.
3. Tại sao lãnh đạo nước ta lại không liên minh với Nga?
Bởi Nga chưa đủ sức mạnh cần thiết để áp đảo Trung Quốc, và Nga có những lợi ích chiến lược với Trung Quốc mà Nga chưa thể hy sinh vì ta.
4. Tại sao biết nhà cầm quyền Trung Quốc không tốt mà lãnh đạo Việt Nam vẫn phải thân với họ?
Câu trả lời cơ bản sẽ như sau:
Một là, Có những người trong lãnh đạo nước ta sợ Trung Quốc, vì có thể Trung Quốc gây ảnh hưởng làm mất ghế lãnh đạo;
Hai là, Muốn dựa vào Trung Quốc để duy trì chế độ một đảng dưới quan niệm lầm tưởng cùng tương đồng ý thức hệ, cùng thể chế một đảng như nhau;
Ba là, Chưa thể liên minh riêng với Nga;
Bốn là, Không dám liên minh với Hoa Kỳ vì sợ mất chế độ một đảng.
5. Trong 3 cường quốc lớn là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nước nào đang là là mối nguy trực tiếp nhất đối với nước ta?
Câu trả lời là: Trung Quốc.
Như vậy bạn đọc có thể tự rút ra câu lời tại sao lại có sự chọn lựa chính sách đối ngoại lạ lùng như vậy của lãnh đạo nước ta.
Hệ lụy của chính sách trung lập
Như trên đã chỉ ra, chính sách trung lập của lãnh đạo nước ta hiện nay là do mâu thuẫn chính trong nội tâm của họ. Họ muốn bảo vệ thể chế một đảng nên lúng túng không thể lựa chọn liên minh. Nếu đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì câu trả lời đã quá rõ ràng.
Cần thiết phải chỉ ra rằng, tình cảnh “Con kiến mà leo cành đa” hiện nay sẽ dẫn đến những hệ lụy tất yếu sau đây, ảnh hưởng đến an nguy và lợi ích dân tộc.
Khi xung đột vũ trang xẩy ra với Trung Quốc, không cường quốc lớn nào hay liên minh nào liều mình bảo vệ nước ta.
Chúng ta biết nước ta đang tiến hành một chính sách đối ngoại mà theo cách diễn tả phổ cập là trung lập, là làm bạn với tất cả các nước, là không đi theo hay liên minh với một nước nào cả.
Có người cho đây là một chiến lược khôn ngoan. Nhưng với những ai hiểu biết, thì đó là sai lầm sơ đẳng, sẽ rất nguy hại cho vận mệnh quốc gia, nhất là khi xẩy ra xung đột vũ trang.
Trung lập có phải là trò chơi của nước nhỏ?
Chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận dạng tiên đề như trong bài trước (Tái cơ cấu kinh tế: Bổ đề cơ bản), để vạch ra sự sai lầm của chiến lược trung lập của nước ta hiện nay. Trung thành với cách tiếp cận thống nhất, chúng tôi sẽ đặt những câu hỏi mang tính cột sống mà từ đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán nêu ra ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lần nữa, trong các câu trả lời, chúng tôi chỉ đề cập đến các nguyên nhân chính.
1.Việt Nam có phải là một cường quốc lớn hay không?
Câu trả lời rõ ràng là: Không.
Điều này thì có lẽ tất cả mọi người đều thống nhất.
2. Khi tự cho mình là trung lập, có phải Việt Nam đã tự đặt mình trong vị thế độc lập với các nước còn lại?
Câu trả lời rõ ràng là: Đúng.
Khi chúng ta nói chúng ta trung lập, có nghĩa là chúng ta không theo ai cả. Khi chúng ta nói chúng ta làm bạn với tất cả và chúng ta không liên minh riêng rẽ với ai, tức là không có ai thân thiết đặc biệt hơn đối với ta. Cho nên khi tuyên bố chúng ta trung lập, không liên minh với ai, chính là chúng ta đã tự đặt mình vào vị thế độc lập, ngang hàng với các cường quốc lớn hay các liên minh khác, tự chúng ta là một cực trên bàn cờ.
3. Khi chúng ta trung lập không liên minh với ai cả, có một cường quốc lớn tấn công nước ta, các nước khác có ai cùng tham chiến bảo vệ ta không?
Câu trả lời dứt khoát là: Không
Rõ ràng các cường quốc lớn sẽ phải rất cân nhắc, sẽ không dám đơn phương tấn công một nước trung lập nếu đó là một nước lớn mạnh. Nhưng một cường quốc lớn có thể sẽ dễ dàng tấn công một nước trung lập nhỏ yếu khác.
4. Các cường quốc lớn có luôn tiến hành những chính sách để họ lớn mạnh hơn và giành ảnh hưởng nhiều hơn đối với các nước nhỏ?
Câu trả lời rõ ràng là: Có.
Từ các phân tích trên, mệnh đề dưới đây sẽ là câu trả lời đúng đắn cho vấn đề đã đặt ra:
Trên bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ.
Đến đây thi bạn đọc có thể thấy rõ đối với một nước nhỏ, việc tiến hành một chiến lược đối ngoại trung lập, làm bạn với tất cả, không liên minh với ai cả, là một sai lầm chiến lược.
Điều này rất nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia khi có một nước lớn láng giềng luôn ngang ngược o ép, tìm cách lấn chiếm lãnh thổ, bắt phải phụ thuộc.
Đằng sau sự lạ lùng của chính sách đối ngoại?
Hãy nhìn các cường quốc như Nhật, Đức, Pháp, Anh mà còn phải tự liên minh lại, hay liên minh với một cường quốc lớn như Mỹ, thì thấy chính sách trung lập của nước ta thật lạ lùng đến dường nào!
Ta sẽ đi tìm hiểu sự lạ lùng của chính sách đối ngoại của nước ta.
1. Lãnh đạo nước ta có biết nhà cầm quyềnTrung Quốc không tốt với nước ta không?
Câu trả lời cũng rất rõ ràng: Có.
Không người Việt Nam nào là không biết tâm địa của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với nước ta.
2. Tại sao lãnh đạo nước ta không liên minh với Hoa Kỳ?
Câu trả lời là: Sợ Hoa Kỳ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn đến chế độ đa đảng.
3. Tại sao lãnh đạo nước ta lại không liên minh với Nga?
Bởi Nga chưa đủ sức mạnh cần thiết để áp đảo Trung Quốc, và Nga có những lợi ích chiến lược với Trung Quốc mà Nga chưa thể hy sinh vì ta.
4. Tại sao biết nhà cầm quyền Trung Quốc không tốt mà lãnh đạo Việt Nam vẫn phải thân với họ?
Câu trả lời cơ bản sẽ như sau:
Một là, Có những người trong lãnh đạo nước ta sợ Trung Quốc, vì có thể Trung Quốc gây ảnh hưởng làm mất ghế lãnh đạo;
Hai là, Muốn dựa vào Trung Quốc để duy trì chế độ một đảng dưới quan niệm lầm tưởng cùng tương đồng ý thức hệ, cùng thể chế một đảng như nhau;
Ba là, Chưa thể liên minh riêng với Nga;
Bốn là, Không dám liên minh với Hoa Kỳ vì sợ mất chế độ một đảng.
5. Trong 3 cường quốc lớn là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nước nào đang là là mối nguy trực tiếp nhất đối với nước ta?
Câu trả lời là: Trung Quốc.
Như vậy bạn đọc có thể tự rút ra câu lời tại sao lại có sự chọn lựa chính sách đối ngoại lạ lùng như vậy của lãnh đạo nước ta.
Hệ lụy của chính sách trung lập
Như trên đã chỉ ra, chính sách trung lập của lãnh đạo nước ta hiện nay là do mâu thuẫn chính trong nội tâm của họ. Họ muốn bảo vệ thể chế một đảng nên lúng túng không thể lựa chọn liên minh. Nếu đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì câu trả lời đã quá rõ ràng.
Cần thiết phải chỉ ra rằng, tình cảnh “Con kiến mà leo cành đa” hiện nay sẽ dẫn đến những hệ lụy tất yếu sau đây, ảnh hưởng đến an nguy và lợi ích dân tộc.
Khi xung đột vũ trang xẩy ra với Trung Quốc, không cường quốc lớn nào hay liên minh nào liều mình bảo vệ nước ta.
- Càng tránh xung đột vũ trang, chúng ta càng bị Trung Quốc chèn ép trắng trợn.
- Chúng ta phải cam chịu để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa và không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì không có liên minh đủ mạnh hậu thuẫn.
- Chúng ta sẽ bị Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm khai thác dầu khí trên phần thềm lục địa của chúng ta.
- Ngư dân chúng ta sẽ bị Trung Quốc xua đuổi hành hạ.
- Chúng ta không thể có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc.
- Kết cục là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện về chính trị kinh tế và sẽ mất thêm lãnh thổ cho Trung Quốc.
Câu hỏi tại sao?
Khái niệm dân tộc có trước và sẽ trường tồn lâu hơn khái niệm giai cấp. Quyền lợi dân tộc lớn hơn quyền lợi giai cấp.
Vậy tại sao chúng ta phải hy sinh quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi giai cấp?
Yêu nước là yêu dân tộc!
Tiến sỹ Toán học Nguyễn Ngọc Chu
Nguồn BVN
Khái niệm dân tộc có trước và sẽ trường tồn lâu hơn khái niệm giai cấp. Quyền lợi dân tộc lớn hơn quyền lợi giai cấp.
Vậy tại sao chúng ta phải hy sinh quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi giai cấp?
Yêu nước là yêu dân tộc!
Tiến sỹ Toán học Nguyễn Ngọc Chu
Nguồn BVN
Những bloggers bị săn đuổi
Vừa ngồi xuống, thì đã có người gõ cửa nhà xí. Nghĩ bụng là chắc có bà
nào đang vội lắm đây. Ấy vậy, mà khi tôi bước ra, thì chẳng còn thấy một
ai.
Tôi biết ngay là họ đấy thôi. Cứ tưởng rằng mình đã thoát được rồi, sau
khi leo lên xe ông Trung. Đến giờ thì tôi đã biết ít nhiều về họ.
Những nhân vật đội ngũ bảo hiểm và che mặt bằng khẩu trang, mỗi khi tôi
nhìn thì họ quay mặt đi, cũng có khi họ rẽ đi một hướng khác, nhưng
rồi lại thập thụi đâu đó sau lưng tôi. Những nhân viên an ninh của Việt
Nam trông y như những chú bé con. Ở độ tuổi hai mươi hay hai nhăm là
cùng, mặc quần bò và đi giày thể thao. Nhưng những chú bé này đã được
đào luyện có bài bản.
Một chuyến phiêu lưu bằng xe máy để ra khỏi Huế. Ông Trung hứa với tôi
là sẽ chở đi xem nhiều cảnh đẹp trên đường vào Hội An: nào là làng
chài, nào là thác nước hùng vĩ, hay những ngôi chùa thơ mộng trên triền
Núi Đá. Thế nhưng sáng sớm hôm sau thì chính ông ta lại xuất hiện
trong vài trò của một tên chỉ điểm. Cứ mỗi nửa giờ là có một người đàn
bà với giọng chanh chua gọi cho ông ta để được biết ông ta đang ở đâu;
trong những điều họ nói với nhau, tôi chỉ nghe được tên những địa danh.
Không thể tưởng tượng nổi là họ đã sử dụng bao nhiêu người trong việc
theo dõi tôi. Chỉ trong 24 giờ đồng hồ mà tôi đã đếm được bảy nhân viên
an ninh, đó là chưa kể ông Trung và người phụ nữ kia. Họ thu phim và
chụp ảnh tôi, họ kiểm tra hộ chiếu của tôi ở lễ tân khách sạn.
Tất cả chỉ nhằm mục đích không cho tôi viết về những bloggers. Những người đang bị theo dõi nghiêm ngặt ở Việt Nam.
Ít ai ở phương tây biết đến nạn kiểm duyệt ở Việt Nam. Những hình ảnh
trong phim Tour of Duty hay Apocalypse Now của thập niên trước, nay đã
được thay thế bằng hình ảnh của một nền kinh tế đang trổi dậy. Năm 2012,
dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn tăng trưởng ở mức năm
phần trăm. Hà Lan cũng đến đầu tư tại đây: Việt Nam cần học Hà Lan về
quản lý nước, nông nghiệp và hậu cần. Còn người Hà Lan thì ngày càng
thích đến đó du lịch.
Còn các bloggers thì lại phải chịu nhiều gian truân trong mấy năm qua.
Tháng chín năm rồi đã có ba người bị phạt tù, tổng cộng lên đến 26 năm.
Dù tổng thống Obama có phản đối, nhưng cũng chẳng làm thay đổi được
tình hình: đến tháng giêng năm nay lại có thêm mười bốn người nữa bị
cầm tù. Họ bị buộc tội trong những phiên xử chóng vánh, dựa trên những
điều luật mơ hồ. ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, hay ‘lợi dụng quyền tự
do dân chủ’. Các phiên xử được phổ biến rộng rãi trên những phương tiện
truyền thông để nhằm răn đe kẻ khác.
Bloggers, anh là ai?
Nguyễn Văn Đài bước vào quán ăn với vẻ bình thản. Mặc chiếc áo khoác
thể thao, nên trông anh trẻ hơn một người ở độ tuổi 42. Đài nói tiếng
Anh giỏi, có sự trợ lực của một app dịch thuật.
Anh bị quản chế tại địa phương cho đến tháng ba năm 2015 và bị cấm
không được đi xa khỏi nhà hơn một cây số. Nhưng trưa nay, thì anh đã
chạy vòng vo qua những ngõ ngách ở Hà Nội để thoát được vòng vây của an
ninh. ‘Tôi biết họ cả mà, mười lăm hay mười sáu người gì đấy. ’Mỗi
tháng anh phải đi uống cà phê với họ một lần. ‘Mỗi lần như thế tôi
giảng giải cho họ tại sao đất nước cần có dân chủ. Thường là họ đồng ý
với tôi. Nhưng nếu Việt Nam có dân chủ, thì họ sợ là họ sẽ bị bắt hết.’
Anh cười mỉm: ‘Họ rất sợ, cô ạ.’
Đài làm việc trong một xưởng sản xuất xe tải ở Đông Đức vào lúc bức
tường Bá Linh sụp đổ. ‘Khi đi học, tôi được học là chủ nghĩa cộng sản
là tương lai của nhân loại. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ thì tôi
bắt đầu đọc báo của Tây Đức và Pháp. Tôi nhận ra những điều tôi được
học là láo cả.’ Khi về lại Việt Nam, anh đi học luật. Anh cùng một bạn
đồng nghiệp tổ chức khóa học cho sinh viên luật và báo chí. ‘Chúng tôi
giảng giải về nhân quyền và tầm quan trọng của tự do báo chí. Chúng tôi
gửi họ về thôn quê để làm phóng sự, biên tập bài của họ rồi đưa lên
mạng.’
Vì những bài giảng này mà họ bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Đài bị tù bốn năm, từ năm 2007 cho đến năm 2011.
‘Mười tháng đầu thật khủng khiếp, cô ạ.’ 25 đến 30 người ở một buồng,
chỉ có một nhà xí. Không có gường, không có chăn. Sáng và tối chỉ được
cơm với ít rau, ngoài ra không có gì cả. Sau hai tháng thì vợ anh được
vào thăm, từ đó cứ mỗi tháng họ được gặp nhau nửa giờ. ‘Khi tôi bị
chuyển sang trại Ba Sao. Nơi có nhiều tù chính trị. Chúng tôi nấu ăn
ngày ba bữa và có cả rađiô. Chúng tôi nghe đài BBC và đài Á châu Tự do
để biết là những ai bị bắt.’ Đài nghĩ là mình còn may mắn. ‘Nhiều người
còn bị tù biệt giam nữa kìa.’
Nhưng án tù không ngăn cản anh được, sau khi được thả anh lại viết
blog. Bằng tên thật. ‘Tại sao không? Họ biết tôi là ai rồi cơ mà.’
Những bài viết về nhân quyền, hiến pháp và về những phiên xử các nhà
bất đồng chính kiến. Anh gửi bài đi đến các bạn trên Facebook. Có khi
mất hết cả ngày. Anh cũng đăng bài trên các diễn đàn đại học, để xem
các sinh viên phản ứng ra sao. Anh nhận ra ngay ai là hồng vệ binh. ‘Họ
thường là con cái các quan chức lớn trong đảng. Họ được huấn luyện để
bảo vệ đảng, nhưng khi mà mình lập luận thì họ im thin thít.’ Anh mời
những người quan tâm đến lớp anh giảng dạy. Anh vừa mở trở lại – thông
qua Skype ở nhà. Anh viết báo cáo cho tổ chức Ân xá và thường được các
sứ quán phương tây mời đến. Có đến sứ quán Hà Lan chưa? Chưa, cho đến
nay Hà Lan chưa mời. ‘Ở xứ cô không có tổ chức phi chính phủ nào muốn
hỗ trợ dân chủ cho Việt Nam à?’ Khi chia tay Đài, tôi hứa với anh là sẽ
nêu lên điều này trong bài viết của mình.
Nội dung các blog ở Việt Nam thường là dành cho những đối tượng hiểu
biết về thời sự. Khi nói bóng nói gió về con rắn chẳng hạn thì phải biết
là nói về người nào, hoặc khi nói về con ếch thì là ám chỉ ngài thủ
tướng (1). Nhờ những bài châm biếm của mình nên Bùi Thanh Hiếu (41 tuổi)
đã được mời tham gia hội thảo văn hóa ở Đức. Trên đường sang Bá Linh
anh bị hải quan Việt Nam ngăn lại; từ đó anh không được phép xuất cảnh
nữa. Hàng ngày anh đi làm phóng sự, Nguyễn Lân Thắng (38 tuổi) cung cấp
cho anh hình ảnh. Họ trở nên một cặp bài trùng luôn hăng say đi làm
phóng sự, với điếu thuốc và smartphone trên tay.
Tôi đi cùng hai anh đến hiện trường nơi hai anh đã thực hiện một phóng
sự được nhiều người biết đến: Về những con đường lầy lội ở làng Văn
Giang. Vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 dân chúng đã phản đối lệnh cưỡng
chế ở Văn Giang. Thu hồi đất là vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay:
nông dân bị buộc phải giao đất đai cho những dự án của nhà nước, có khi
được đền bù xứng đáng – nhưng thường là không xứng đáng. Thắng kể:
‘các nông dân gọi điện thoại cho chúng tôi’, cùng lúc đó anh chỉ về
phía căn nhà ở góc đường ngay giữa làng. ‘Ở chỗ ấy, chúng tôi đã cải
trang thành nông dân, nấp ba ngày dài ở tầng bên trên.’ Từ nơi kín đáo
này, anh đã thấy công an đã đi vào làng thế nào, sau đó công an đã dùng
dùi cui hành hung hai nhà báo. Phim của Thắng được chuyển lên YouTube
và đã có hơn triệu người xem. Reuters đem phổ biến ngay, sau đó truyền
thông các nơi cũng vào cuộc. Vụ cưỡng chế đất này được tạm thời đình
chỉ; đang chờ quyết định bên trên.
‘Đó là điều chúng tôi muốn’, Hiếu nói như vậy, lúc chúng tôi đến đó.
‘Đưa những tin mà báo chí nhà nước không đưa.’ Một nông dân mặc quần áo
chùm kín hướng về phía chúng tôi; gật gù đồng ý ông nói: ‘các blogger
nói lên tiếng nói của chúng tôi’, vì chúng tôi không viết ra được. Thế
nhưng mới đây ông nông dân này đã học cách chụp ảnh và thu phim bằng
chiếc điện thoại cầm tay của mình. Xót xa ông chỉ về hướng chân trời:
nơi những nhà cao tầng đang lấn chiếm không gian. ‘Chúng tôi muốn là cả
thế giới biết đến sự thật về Văn Giang.’
Thưa quý bạn đọc, tôi sẽ kể ra đây sự thật về Văn Giang. Nhưng xin cùng
tôi dựng lại hiện trường vào ngày 24 tháng 4 năm 2012. Hiếu và Thắng
nói là ngày hôm ấy có đến 5000 công an hiện diện. Reuters nói theo lời
nhân chứng là có khoảng 2000 đến 4000 công an. Reuters không có mặt tại
chỗ. Các phóng viên báo nhà nước không tác nghiệp được, vì cũng bị
đánh tơi bời. Phim của Thắng bị chính quyền địa phương vu cáo là một
‘ngụy tạo của những kẻ chống đối’. Báo chí nhà nước giấu nhẹm vụ các
phóng viên của họ bị hành hung bằng ít tiền bồi thường. Thắng kể như
thế. Theo như AP thì không phải như vậy. Nhưng khi tôi hỏi phóng viên
AP về điều này, thì anh ta bảo là không còn nhớ nữa. Một phóng viên AP
khác cho tôi biết trong một lần uống bia chung là AP thuê văn phòng của
một tổ chức đảng và bị buộc phải thuê thêm một ‘phu tá’. Chắc hẳn, bạn
đọc sẽ nói ngay là việc gì phải thuê một ‘phụ tá’ như thế, nhưng chắc
là bạn chưa biết hết những gì đã xảy ra cho tôi ở Việt Nam?
Thế này nhé!. Tôi sẽ đưa bạn cùng tôi trở về Hà Nội theo như cảm nhận
của tôi. Đến gặp Phạm Hồng Sơn. Anh đã có lần mất tích một thời gian
dài. Mất tích thật đấy. Anh đã tải bài ‘What is Democracy?’ từ trang
web của sứ quán Mỹ, dịch sang tiếng Việt rồi phát tán qua email. Không
những chỉ gửi cho bè bạn, anh gửi cả đến các ông chóp bu trong đảng.
Người Việt Nam ai mà không biết là các ông này đâu phải là những người
có đầu óc cởi mở. Sơn năm nay đã 43 tuổi nói như sau:‘tôi lúc nào cũng
tìm đến một thử thách mới, tính của tôi là như thế.’
Anh mời tôi dùng trà trong căn hộ của gia đình anh ở ngoại ô thành phố.
Những cây cảnh treo trên ban công, bàn ghế bằng mây, bánh của Nhật đặt
trên bàn. Ánh sáng chiếu lùa vào qua khung cửa.
Đến năm 2002 anh còn có việc làm với lương cao ở một nhà sản xuất thuốc
tây của Pháp. Không phải là việc làm mà anh mơ ước, nhưng là một bác
sĩ ở Việt Nam, anh biết là mình chỉ có thu nhập tốt khi mình nhận tiền
của bệnh nhân. ‘Đó là điều tôi không muốn.’ Anh thấy tham nhũng tràn
lan. Vì thế anh bắt đầu nghiên cứu về dân chủ, ban đầu còn trong bí
mật, dần dần trở nên công khai hơn. Cho đến khi bài dịch của anh trở
thành một trái bom.
Suốt ba tháng không ai biết anh ở đâu. Mười lăm tháng sau mới biết là
hình như anh sẽ bị truy tố. Nhưng vợ của anh vẫn chưa được gặp chồng.
Trong phiên tòa thì chị là nhân chứng duy nhất và chỉ được phép trả lời
hai câu hỏi bằng chữ có hay không mà thôi. Bản án dành cho anh là mười
ba năm. Tự do phát biểu ý kiến đã được ghi trong hiến pháp và tòa xác
nhận nhu cầu cần thiết của internet. Nhưng phát tán những thông tin như
thế này sẽ hủy hoại niềm tin của nhân dân vào chính phủ. Phạm Hồng Sơn
bị xem là gián điệp.
Bản án mười ba năm sau được giảm xuống còn năm năm, cộng thêm với ba
năm quản chế, trong thời gian đó người đàn ông mảnh dẻ và cẩn tính ngồi
đối diện với tôi này đã mấy lần bị hành hung và xe anh bị chèn đến suýt
bị tai nạn.
Anh nói bây giờ thì ‘oké’. Dĩ nhiên, điện thoại của anh vẫn bị nghe
lén, trang web của anh thường xuyên bị phá. Mỗi ngày anh thường đọc và
viết – anh cho tôi xem bài anh viết. Trên laptop anh cho xem ảnh hai
người đàn anh: đảng viên cao cấp trước kia, có thời là du kích Việt
cộng. Anh biết họ là những người cộng sản đã thất vọng, hối tiếc ngay
cả về vai trò của họ trong chiến tranh. ‘Nhưng tỏ ra hối tiếc công khai
à? Trước kia thì họ không dám.’ Anh phải mất ba năm mới thúc đẩy được
họ cho mình phỏng vấn. Những người kháng chiến cũ tạo được nhiều làn
sóng trong dư luận. ‘Nếu những người có ảnh hưởng như thế nói ra, thì
những người dân Việt Nam bình thường cũng sẽ có cơ hội hơn.’
Anh cho tôi xem nơi anh làm việc. Nào là Plato, De Tocqueville, John
Adams, ồ, chắc chắn tôi sẽ thích lắm đây: cả Spinoza (2) nữa. Rồi một
bản dịch chui tác phẩm Nông trại súc vật…
‘Đương nhiên,’ Phạm Hồng Sơn trả lời. ‘Tôi sẽ là kẻ nói dối, nếu tôi
nói là tôi không biết sợ. Nhưng nếu có điều gì không hay xảy ra cho
tôi, thì tôi tự nhủ, là mình sẽ chấp nhận thôi. Tôi xem như mình đã
đánh đổi chút gì của riêng mình cho tương lai Việt Nam được tươi sáng.’
Gần tuyến đường sắt ở Huế, miền trung Việt Nam, có một quán cà phê. An
ninh chìm đã đặc biệt xây dựng lên quán này để theo dõi cha Phan Văn
Lợi. Ông đã sống mười hai năm như thế này. ‘Nhưng’, ông cười sảng khoái
và nói là, ‘tôi có một máy ảnh với ống kính viễn vọng ở đây.’ Ông cho
tôi xem ảnh ông chụp những kẻ tấn công mình. Để trả thù à? ‘Đúng vậy,
đúng như vậy.’ Ông chỉ phổ biến ảnh của họ, ông nói nhấn mạnh, khi họ
làm khó dễ ông. Hoặc họ làm khó dễ khách của ông.
Chẳng phải là tôi có nhiều khách. Ông có vài trăm bạn facebook. Ông
quen biết tất cả những nhà bất đồng chính kiến tôi đã gặp ở Hà Nội.
Thỉnh thoảng lắm mới có một nhà báo hoặc một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đến.
Ông nói với những nhà báo nước ngoài về ‘tội ác của cộng sản’. Ông
nói, cộng sản gây khó khăn cho người công giáo. ‘Hà Nội sợ sự cạnh
tranh từ Rome.’
Lúc bắt đầu câu chuyện, ông cũng bảo tôi như thế. Hai giờ liên tục, ông
tạo ấn tượng với tôi bằng sức thuyết phục đầy quyến rũ của ông, đương
nhiên ông cũng không quên nhắc đến hoa tulíp và đôi guốc gỗ truyền
thống Hà Lan. Ông nhắc cả đến thủ tướng Mark Rutte.
Đến lúc này, tôi hiểu ra là mình đến đây để viết một bài, về những
bloggers, tôi như một sứ giả của thế giới đang phải xúc động trước lý
tưởng của họ. Phạm Hồng Sơn, nhà trí thức, ôm lấy tôi khi chia tay. Nhà
nhiếp ảnh Thắng làm một tập ảnh trên Facebook về chuyến đi của chúng
tôi, đã có hàng mấy mươi người ấn nút thích. Còn cha Phan Văn Lợi thì
muốn chụp chung một tấm ảnh để làm ‘kỷ niệm cho lần đến thăm này’. Tôi
thấy hơi bối rối, nói lắp bắp là: ‘tôi đến đây vì nhiệm vụ thôi.’
‘Không, không, cô đã chấp nhận rủi ro to lắm khi đặt chân đến nơi đây.’
‘Cầu xin thượng đế che chở cho cô’. ‘Cám ơn cô rất nhiều khi đến thăm
tôi.’
Rời khỏi nhà cha Lợi, khi nhảy lên chiếc xe đạp thì tôi đã thấy mình
đối diện trước ống kính của máy quay phim. An ninh chìm canh giữ ông,
đang đứng ở phía bên kia đường rầy.
Một ngày sau, tôi nhớ đến những lời của các bloggers và cha Lợi, trong
khi ông Trung rồ ga xe, còn tôi thì ôm chắc lấy bụng ông cho khỏi ngã.
‘Đừng sợ’, cha Lợi nói. Phải chăng người gõ cửa nhà xí lúc nãy chỉ là
sự tưởng tượng của tôi? ‘Tôi thán phục lòng can trường của cô’, Sơn nói
như thế. Nhưng nay thì tôi chỉ muốn thoát ngay khỏi đất nước này. Tôi
thấy sợ.
Bài dịch từ báo Volkskrant, ngày 30 tháng 3 năm 2013
——————
Chú thích của người dịch:
(1) xem bài ‘Ếch Rắn giao tranh’ của Hà Sĩ Phu
(2) Spinoza là một triết gia nổi tiếng của Hà Lan
Chuyên gia
An Nguyễn, giảng viên cao cấp Trường Truyền thông thuộc Đại học
Bournemouth ở Anh Quốc, từng thực hiện nghiên cứu về báo chí công dân
tại Việt Nam.
‘Nếu nhìn theo quan điểm của các tổ chức nhân quyền thì những gì hiện
đang xảy ra tại Việt Nam thật tồi tệ. Nhưng từ góc nhìn Việt Nam hơn,
thì đây có thể chỉ là sự suy thoái tạm thời. Nhìn trong tiến trình lâu
dài hơn, vẫn có xu hướng cải thiện đi lên trong mối quan hệ không dễ
dàng giữa chính quyền và truyền thông.
‘Trước năm 1986, không có báo chí ở Việt Nam, chỉ có tuyên truyền. Khi
quốc gia này mở cửa kinh tế, báo chí được tự do hơn. Từ thập niên 90,
báo chí thành một cỗ máy chống tham nhũng hữu hiệu.’ Ðiều đó đôi khi đi
quá giới hạn mà chính quyền sẵn sàng chịu đựng: năm 2008, họ thay thế
người đứng đầu hai tờ báo lớn. Khi truyền thông nhà nước rút ra khỏi các
vấn đề nhạy cảm, blog nhảy vào chỗ trống đó.’
Nhưng đó không là sự thế chỗ hoàn thiện. ‘Các blogger phát hiện tin
tức, cung cấp quan điểm mới và khuyến khích tranh luận. Tuy thế,
bloggers chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn thể xã hội Việt Nam.
Internet đòi hỏi người đọc có thái độ quan tâm tích cực, và điều này
còn thiếu ở Việt Nam.’
Nguyễn cho hay, ngày nay, các vấn đề chính trị nhạy cảm được thả cho bàn
luận cởi mở hơn so với mười năm trước, không chỉ ở trên Facebook, mà ở
cả những cuộc gặp gỡ thân hữu sau giờ làm việc.
Công nghệ có thể giúp ích, nhưng tự nó không phải là giải pháp. ‘Mùa
xuân Ả Rập xảy ra vì người ta không còn sợ hãi nữa. Ở những quốc gia
như Việt Nam và Trung Quốc, điều đó vẫn còn lâu.’
Nguyễn nghĩ rằng nhiều sự thay đổi nhỏ cuối cùng có thể dẫn đến chuyển
biến xã hội lớn. Các blogger đối kháng chính trị chỉ là một phần nhỏ.
‘Một blogger kinh tế dù chỉ có 40, 50 người đọc cũng góp vào việc tích
tụ sự đổi thay. Ngay cả những người bình thường chỉ sử dụng Facebook để
nói về những điều trong cuộc sống hằng ngày cũng sẽ góp phần.” Khi nào
biến chuyển xảy ra? 5 năm, 10 năm, không ai biết được. Nhưng các chế
độ chuyên quyền tốt hơn là nên chuẩn bị: họ phải chấp nhận rằng họ sẽ
không thể ngăn được trào lưu blog nữa, và không nên biến blog thành kẻ
thù.’
Xem link:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét