- 25.700 lượng vàng được đặt mua trong ngày 16.4 (Tinnong). - Giá vàng “điên loạn” khiến thị trường “tê liệt” khoảng 2 giờ (TN). - Tín hiệu “tĩnh” cho một thị trường vàng chao đảo (VnEco). - Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/4 (ĐTCK/StockBiz). - Blog chứng khoán: Thấy gì qua độ nảy? (VnEco).
- Tiếp thu ý kiến DN vào dự thảo Luật Hải quan sửa đổi (HQ). - Sửa Luật hải quan: DN lo ngại vì nhiều quy định “treo” (TTXVN).
- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về 22% (VNE).
- Càng khó khăn càng phải tăng cường an sinh xã hội (VOV).
Đưa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào chương trình học phổ thông (SM) —–Xử lý các dự án chậm tiến độ tại TPHCM: Bồi thường cho dân quá bèo! (CafeF) —-Bình Định: Phát hiện sai phạm trên 50 tỷ đồng từ đất đai, khoáng sản (CafeF)
Chưa thể trình Trung ương cải cách lương (CafeF) —Thanh tra Chính phủ: Phát hiện vi phạm 816,3 tỷ đồng trong quý I (CafeF0
Chủ tịch Quốc hội: Tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi - TT – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã kêu lên như thế tại phiên họp ngày 15-4 của UB Thường vụ Quốc hội, nghe bộ trưởng Bộ Tư Pháp trình bày tại phiên họp, đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
Thấy chưa,Chủ tịch Quốc hội còn sợ,thì Dân sợ là cái chắc!! nhưng ai làm cho Dân sợ nhỉ? Một Đất nước mà làm cho Dân sợ thì có nước tàn lụi thôi!!!
Động đất xảy ra tại Sông Tranh 2, hơn 2.200 người sẽ ứng phó (TT) —Loại 1/3 công chức: Lấy ai làm? (KP)
Người cho đặt đá lạ ở đền Hùng lên tiếng (ĐV) – ‘Việc đưa đá lên đền Thượng tại Đền Hùng là có cơ sở khoa học và không ai dám làm bậy bạ ở nơi thờ tự linh thiêng như thế. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân khi làm việc này. Khi hoàn thành công việc; các lãnh đạo Trung ương, tỉnh đều đã chứng kiến và biết’.
Ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ
Tầm bậy,trách nhiệm gì?- Một hòn đá vẽ hình quái quỉ như đám thầy pháp tạp nham , mà đem đặt chỗ thờ Quốc Tổ như vậy thì có tôn trọng Quốc Tổ hay không? Nó giống như mấy chỗ ở Núi Sam Châu Đốc hay Núi Bà vậy… cái gì cũng để thờ được- Hãy quăng đi cho rảnh mắt ,chuyện hết sức là bậy bạ mà còn cái cối cãi chày.Coi Hồn Thiêng của Tổ quốc như mấy chỗ tạp nham.
Thêm một phó Ban Nội chính Trung ương (BBC) – Đảng CSVN điều một quan chức có nhiều kinh nghiệm trật tự trị an ra làm phó Ban Nội chính Trung ương.
“Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tạo thế đi lên” (Dân trí) – “Đổi tên nước, thực chất là lấy lại tên nước thời Bác Hồ, tất nhiên sẽ có tốn kém một chút nhưng cái được sẽ lớn hơn rất nhiều. Cái được lớn nhất là được lòng dân và tạo thế đi lên vững chắc cho đất nước”, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão trao đổi.===>>>
Hạn hán khốc liệt gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng (Dantri)
Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi 682 tỷ đồng(DV) —-Gây thiệt hại tiền tỷ, chỉ bị… cảnh cáo ! (Dân Việt)
“Yêu cầu báo cáo vụ cán bộ Sở khai tài sản tăng hàng chục tỉ đồng/năm” (GDVN) — Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ kê khai tài sản ở Hà Nội (LĐ) -Báo cáo rồi làm gì??
TP.HCM bỏ chín thủ tục hành chính (TN) —-Tàu cá cùng 10 ngư dân bị trôi dạt nhiều ngày (TN)
Về “căn bệnh vào nhầm chỗ, ngồi nhầm ghế” ở Việt Nam (GDVN) - …Nhưng việc vào nhầm chỗ của một nhân vật showbiz, cùng lắm chỉ có thể mang đến sự bực bội nhất thời. Còn sự nhầm chỗ của công bộc, mới mang lại những hậu quả tai hại….
Hoa Kỳ quan ngại vụ 2 nhà hoạt động Việt Nam không được gặp quan chức Mỹ (RFI)
– …Các giới chức Mỹ đã mời bác sĩ Sơn và luật sư Đài đến gặp ông Dan
Baer hôm thứ bảy 14/04 tại một khách sạn ở Hà Nội. Nhưng khi xe của sứ
quán Mỹ đến đón luật sư Đài thì bị một lực lượng an ninh hùng hậu chặn
lại ở ngõ vào nhà. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng đã bị ngăn không cho gặp
ông Dan Baer….
Luật Đất đai dưới mắt một sinh viên trẻ (Bùi Tín -VOA) - Bài báo đầu tiên của sinh viên luật Đỗ Thúy Hường là ‘Tôi nghiên cứu về Luật Đất đai’
Kiểm duyệt: sự hàm hồ của phê bình (BBC) -Bàn
về chế độ kiểm duyệt hiện hành ở Việt Nam, với quyền kiểm duyệt thuộc
về Hội đồng Duyệt phim Quốc gia đối với các tác phẩm điện ảnh.
>>>Điện ảnh Việt và ‘Bụi Đời Chợ Lớn’
Đường lối cách mạng của Cụ Phan xứ Nghệ (Tiasang) - Cụ
Phan xứ Nghệ (Phan Bội Châu) và cụ Phan xứ Quảng (Phan Châu Trinh) là
hai nhân vật sáng danh nhất trong phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc đầu thế kỷ XX. Sử sách từng nhận định: đường lối của cụ Phan xứ Nghệ
là bạo động và như thế là cách mạng, tiến bộ hơn đường lối của cụ Phan
xứ Quảng là cải lương, không bạo động.Sinh viên Việt Nam đông thứ 8 tại Mỹ (BBC) -Việt Nam là trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
Quan chức Hoa Kỳ gặp cha Lý (BBC) -Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan Baer gặp linh mục Nguyễn Văn Lý trong tù nhưng bị ngăn gặp hai nhà hoạt động không bị giam giữ.
CPJ: Quốc hội châu Âu cần thúc đẩy tự do báo chí tại Việt Nam (RFA)
So sánh hiến pháp Việt – Trung – Triều (BBC) – Hiến pháp Trung Quốc, Bắc Triều Tiên có gì khác với Việt Nam?
Phương pháp và tinh thần phục dựng lại Việt Nam Cộng Hòa (Lamviet)
Phản hồi quanh vấn đề: Phục dựng Việt Nam Cộng Hòa (Lamviet)
Lamvietblog dám thách thức bất kỳ ai đến hết ngày 31-12-2013 trưng ra được bằng chứng có thể kiểm chứng độc lập và có giá trị lịch sử từ nhiều khía cạnh, rằng: “Chính Phủ Hoa Kỳ có tuyên bố chủ quyền hoặc tranh chấp chủ quyền với bất kỳ vùng đất, biển nào của Việt Nam từ năm 1954 – 1975“, Lamvietblog sẽ đối chứng và sẽ thừa nhận VNCH đã bán nước cho Hoa Kỳ nếu đó là sự thật và có giá trị lịch sử thì Lamvietblog sẽ tháo gỡ tất cả bài viết liên quan đến chủ quyền quốc gia.!!!
Còn nếu không có bằng chứng này, thì mọi lời cáo buộc VNCH đã bán nước bởi chính quyền cộng sản Việt Nam đưa ra là không có bằng chứng, vu cáo, bịa đặt và không có giá trị lịch sử thực tiễn. Khi đó công hàm ngày 14-9-1958 của thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng sẽ được xác định duy nhất là chỉ có cộng sản Việt Nam bán nước cho Hán Tặc Trung Quốc từ năm 1958 đến nay.!! Và khi đó, Lamvietblog yêu cầu tất cả những ai còn quan điểm chính trị VNCH đã bán nước hãy tẩy bỏ vấn đề này ra khỏi văn hóa giao tiếp trong xã hội lẫn chính trị.!!!
Lưu Ý: Có một thực tế đang tồn tại trong ý thức hệ là cả người theo cộng sản chống sự tồn tại của VNCH, người theo VNCH chống sự tồn tại của cộng sản – tất cả đều là không có tôn trọng NHÂN QUYỀN.!
“Vô sản toàn thế giới hãy tha thứ cho tôi?” – Lời bào chữa cho một triết gia bị kết án một cách oan ức (Danluan)
Vũ Trung – Không đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào hiến pháp mới(Danluan)
Ban Biên Tập Báo Tổ Quốc – Bắt buộc nhưng không thể được (TQ 156)(Danluan)
Tuệ Sỹ – Trí thức phải nói(Danluan)
Phạm Xuân Cần – Tâm sự với bác Lap Top cũ(Danluan)
Cavenui – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ai can iu, iu tha cho mi(Danluan)
Hàng tỷ đôla nợ nần của Vinalines(Danluan)
Đỗ Cao Cường – Công an ngày nay: Cần phải được giáo dục hơn nữa(Danluan)
Mạnh Kim – Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô (2)(Danluan)
Tuấn Minh: Ăn thịt chó – Một góc nhìn khác(Danluan)
Lão Phạm – Những cái đầu đeo đá(Danluan)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ‘Đã tìm ra nguyên nhân tại sao Việt Nam đi xuống về mọi mặt từ năm 2009 tới nay!’(Danluan)
BS Hồ Hải – Chính trị Việt Nam cần thay đổi cái gì?(Danluan)
Tâm tình cùng các anh… công an -Đỗ Cao Cường -(DienDanCTM)
Một góc nhìn về Nhóm Cùng Viết Hiến Pháp của giáo sư Ngô Bảo Châu (Tấn Hà -DDCTM)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cách ly 3 vòng độc lập để bảo vệ đề thi tốt nghiệp THPT (CAND).
- Chuyện những ngôi trường bị “chê” (GD&TĐ).
- Đưa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào chương trình học phổ thông (SM).
- Sách giáo khoa cho năm 2015: Liệu có “đẻ non”? (PNO). - Năm 2015 phải có đủ giáo trình ĐH-CĐ (DV). - Cấm giáo viên “vận động” phụ huynh mua sách ngoài (GĐ).
- Chú trọng đầu tư cho thể dục thể thao trường học (VOV).
- Tặng xe đạp và mũ bảo hiểm cho 176 học sinh nghèo hiếu học (QĐND).
- “Bỏ thuốc cho học sinh ngủ, trường mầm non có hoài” (!) (DT/2Sao).
- Nổ bom mìn ở Đắk Nông, 7 học sinh thương vong (VOV). - Nổ đầu đạn, 8 HS lớp 5 thương vong, 1 em đã tử vong (TT).
- 29 giáo viên mầm non sử dụng bằng giả bị thôi việc (Infonet/Zing).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Virus H7N9 khiến Trung Quốc mất 1,6 tỷ USD (VOV). - Giám sát vi rút H7N9 trên gia cầm nhập lậu (TN). - Quyết liệt, chủ động phòng ngừa dịch cúm nguy hiểm (VOH). - Hà Nội chủ động phòng chống cúm A/H7N9 (KTĐT).
- Nội tạng thối tuồn về Hà Nội bằng đường hàng không (TN). - Hà Nội: Bắt giữ vụ vận chuyển hơn 1 tấn nội tạng thối (HQ).
- Nỗi lo hạn hán và “cuộc chiến” đòi nước cho hạ du – KỲ 1: Hạn hán và nỗi khổ của hạ du (ĐĐK). - ĐBSCL xây dựng hệ thống thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu (TN).
- Hỗn chiến kinh hoàng vì mẩu bánh mì làm 2 người bị đâm chết, 1 người nguy kịch (CA). - Côn đồ làng liều lĩnh giật công cụ hỗ trợ, tấn công cảnh sát (GĐ). - Trói tay nạn nhân cướp tài sản, bị nạn nhân đâm thủng ngực (TT).
- Lô hàng sản phẩm mỹ nghệ NK qua sân bay Nội Bài là ngà voi (HQ).
- Tạm giam lái xe gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn (CAO). - Tạm giữ hai kẻ giết người tại quán ốc (CAND). - Tổ 141 bắt đối tượng mang đao kiếm và súng hoa cải trên xe taxi (GDNV). - Nổ súng bắt giữ trùm ma túy trên đèo Dốc Mã (ANTG). - Lật mặt những kẻ giả danh CSHS cướp tài sản (CAND). - Phá hàng loạt điểm cá độ bóng đá núp bóng quán cà phê (ANTĐ).
- Truy tìm chủ hụi vụ vỡ nợ tiền tỷ ở Côn Đảo (Infonet).
- “Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế, bất cập” (TTXVN).
- Trung Quốc: Ô nhiễm không khí: Không phải chuyện của một quốc gia (Thiên nhiên).
Du học: Cần chuẩn bị những gì? (DT)
Đo dư lượng thủy ngân trong Biển Đông (Tiasang) - Một chiến dịch đo lường thực hiện trên tàu nghiên cứu biển cho thấy rằng thủy ngân khuếch tán vào và thoát ra khỏi nước biển trong vùng Biển Đông là ở mức cao, thay đổi theo mùa và đáng quan ngại.
<<<===“Bật mí” chuyện thú vị về Hoa hậu hoàn vũ (Dân trí)
Quận Hà Đông dẫn đầu các dự án “rùa” (GDVN) —- Bị bố mẹ ép ‘làm vợ’ khách du lịch 1 tháng -Megafun —Nữ phó phòng ‘lộng hành’: Có kỷ luật được không? (VNN)
QUỐC TẾ
- Tổng thống Syria ban hành một lệnh đại ân xá mới (TTXVN).
- CNE tuyên bố ông Maduro là Tổng thống Venezuela (ND). - Tài khoản Twitter của tổng thống Venezuela bị tấn công (TTCN). - Venezuela: Phe đối lập tổ chức tuần hành bạo loạn (TTXVN). - Ông Maduro có đưa được Venezuela thoát khỏi khó khăn (VOV). - Tân tổng thống Venezuela sẽ ưu tiên vấn đề kinh tế (TTXVN).
- Pulitzer vinh danh New York Times về loạt bài điều tra hối lộ (LĐ).
- Nga có thể phải kích thích kinh tế để tránh suy thoái (Gafin). - Nga phóng thành công vệ tinh Anik-G1 cho Canada (TT). - Nga đẩy mạnh phát triển vùng Siberia và Viễn Đông (TTXVN).
- Lá chắn của Mỹ vô nghĩa với tên lửa Nga (VnMedia). - Lính Mỹ bán bí mật cho ‘gián điệp Nga’ (VNE).
- Lộ diện đơn vị tình báo tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden (CAND).
- Nội các Pháp có tới 8 bộ trưởng triệu phú (CafeF).
- 600 binh sĩ Nhật Bản “lấy nhầm” gián điệp Trung Quốc (Infonet).
- Zimbabwe không có tiền tổ chức bầu cử (TP).
Một người Việt tham dự giải đua marathon Boston (SM) —-Tổng thư ký LHQ lên án vụ đánh bom ở Boston (TT) —-Binh sĩ Hồi giáo hay phần tử cực đoan đánh bom Boston? (TT)
Tình báo Mỹ bị “bịt mắt” trước vụ đánh bom ở Boston (TT) —-Các thành phố lớn ở Mỹ tăng cường an ninh sau vụ nổ ở Boston (VOA)
FBI điều tra vụ nổ ‘khủng bố’ ở Boston (BBC)>>>Quang cảnh xảy ra vụ nổ ở Boston>>>Thị trường Châu Á trượt dốc vì vụ Boston >>>Nỗi kinh hoàng ở Boston (BBC/hình) – Ba vụ nổ bom liên tiếp ở Boston làm dấy lên nỗi sợ hãi khủng bố ở nước Mỹ.
Cụ ông 78 tuổi thách thức vụ đánh bom ở Boston (Dân
trí) – Một cụ ông 78 tuổi bị sức công phá của vụ nổ ở Boston quật ngã
khi đang chạy gần tới vạch đích. Nhưng ông chỉ bị xây xước nhẹ và thậm
chí còn hoàn thành được cuộc thi. Ông đã trở thành gương mặt nổi bật
thách thức khủng bố, bạo lực tại Mỹ.
<<<===Hình ảnh đã trở thành biểu tượng thách thức bạo lực sau vụ nổ ở Boston.
Cụ Bill Iffrig, 78 tuổi, ở Lake Stevens, Washington
Mỹ hối thúc Bắc Triều Tiên ngưng gây ra đe dọa cho khu vực (VOA) —-Mỹ tìm cách phong tỏa tài sản của Kim Jong Un (CafeF) —–Triều Tiên là số 1, không có đối thủ!’ (TP) —-Trực thăng Mỹ rơi gần biên giới Triều Tiên (VNN)
Hài cốt được gửi từ VN đến Hawaii có thể là của binh sĩ Mỹ tử trận (VOA)
Nam Triều Tiên bác bỏ ‘tối hậu thư’ của Bắc Triều Tiên (VOA) — Bắc Triều Tiên ra tối hậu thư cho Hàn Quốc (RFI)
Đụng độ ở Venezuela sau bầu cử (TT) —-Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc đặt mục tiêu ‘cường quốc biển’ (ĐV) —–Philippines sẽ phá hủy tàu ngầm Trung Quốc nếu cần thiết (ĐV)
Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ tăng cường lực lượng ở châu Á (RFI) —TQ nói Mỹ ‘gây bất ổn’ khu vực (BBC) -Bộ
Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây bất ổn trong khu vực,
chỉ vài ngày trước khi tàu chiến nước này cập cảng Đà Nẵng.
Động đất mạnh nhất Iran trong 40 năm
(BBC) – Đã xảy ra động đất 7.8 độ tại đông nam Iran, là trận động đất
mạnh nhất tại nước này trong 40 năm qua, với ít nhất 40 người thiệt
mạng.
Mỹ: Nhật báo New York Times đoạt bốn giải Pulitzer (VOA) —Tiểu thuyết lấy bối cảnh tại Bắc Triều Tiên thắng giải Pulitzer (VOA)Cách đánh giá mới về sự thành công của 1 quốc gia (VOA) —-Dạy trẻ em yêu Trái Đất (VOA)
« Hoàng Tử Bé » của Saint Exupéry tròn 70 tuổi (RFI) -Là
tác phẩm văn học được ưa chuộng nhất trên thế giới và được dịch sang
nhiều thứ tiếng nhất, chỉ sau Kinh Thánh, « Hoàng Tử Bé » của …
H7N9 : Tổ chức Y tế Thế giới gửi chuyên gia tới Trung Quốc (RFI) >>>>Trung Quốc: 14 ca tử vong và 61 người nhiễm H7N9 Công nghệ ‘đi chôm’ (BBC) – TQ chế tạo tàu cao tốc nhờ ‘chôm chỉa’ công nghệ của Nhật?
‘Khen người đã khuất’ (BBC) - Cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang thất sủng nay được TQ khen.
Trung Quốc : Làn sóng thành lập công đoàn độc lập dâng cao (RFI)
Thiên đường thuế khóa, một trong những cột trụ của chủ nghĩa tư bản (RFI)
Giá vàng tại thị trường New York rơi mạnh (RFI)
Bài báo về tài sản gia đình ông Ôn Gia Bảo giànhPulitzer (TNO) Một phóng viên của báo The New York Times đã giành được giải thưởng Pulitzer cho bài…
Báo TQ: Siêu tàu sân bay của Mỹ đã hoàn thành 96% (ĐV)
Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc – Cam-pu-chia là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, càng là anh em tốt (CRI)====>>>
• Đội tàu chiến huấn luyện biển xa của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tiến hành huấn luyện về kiểm tra lâm thời và bắt giữ (CRI)
Trung Quốc lần đầu tiên công bố Sách trắng Quốc phòng với hình thức chuyên đề cũng như lần đầu tiên công bố quân số Hải-Lục-Không quân nhằm tiếp tục tăng cường độ minh bạch quân sự (CRI)
Kiểm duyệt: sự hàm hồ của phê bình
Kiểm duyệt là hành vi cấm chỉ một tác phẩm thường được thực hiện bởi nhà
cầm quyền, căn cứ trên một đánh giá về ý nghĩa của nó là tiêu cực hay
tích cực.
Căn cứ này có hai hạn chế cố hữu:
(1) ý nghĩa của tác phẩm phụ thuộc cảm quan riêng của người thưởng thức
tác phẩm đó, chẳng hạn, bạo lực trong phim ảnh– có thể kích động tính ác
của một người, do đó là tiêu cực, song đồng thời có thể khiến người
khác có cảm giác ghê tởm và tránh xa tội ác, bởi vậy là tích cực. Kiểm
duyệt, do đó, đồng nhất hóa nhận định, tước bỏ quyền cảm nhận riêng tư
của cá nhân – một hình thức bao cấp tư duy của các thể chế phi tự do.
(2) ngay cả khi tất cả những người thưởng thức đồng ý với nhau về một
nhận định nào đó đối với tác phẩm, (chẳng hạn, ‘tác phẩm này tiêu cực’)
thì không nhất thiết nhận định này phù hợp với điều mà tác giả muốn gửi
gắm. Đó là sự hàm hồ của mọi phê bình. Căn cứ trên nhận định chung này
để tước bỏ quyền lưu hành tác phẩm là sự áp chế của số đông đối với cá
nhân người nghệ sĩ.
Tồn tại một cách phi lý, kiểm duyệt còn giết chết nền nghệ thuật đến hai lần.
Lần thứ nhất là đối với tác giả có tác phẩm bị kiểm duyệt; nó làm thui
chột niềm cảm hứng sáng tạo của họ, trong nhiều trường hợp còn dẫn họ
đến chán nản và bất mãn.
Lần thứ hai là đối với các tác giả chuẩn bị sáng tác; nó khiến họ luôn
‘sống trong sợ hãi’, mỗi lần sáng tạo lại một lần băn khoăn liệu tác
phẩm của mình có bị kiểm duyệt hay không. Kẻ sát nhân này “tròn vo hóa”
nghệ sỹ - những người được đòi hỏi phải gai góc, “bình thường hóa” một
môi trường luôn cần sự khác biệt.
Kết quả là, sự tầm thường sẽ lên ngôi. Và nghệ thuật, sẽ biến mất.
"Bụi Đời Chợ Lớn" đã gây nhiều tranh cãi vì vấn đề kiểm duyệt |
Tuy vậy, có những quan điểm phủ nhận sự ảnh hưởng của kiểm duyệt, hay
rộng hơn là môi trường sáng tác đối với chất lượng nền nghệ thuật.
Thiên Lương, trong bài viết “Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt”, lập luận:
“Nếu Việt Nam chưa có tác phẩm nào ra hồn; thì đó hoàn toàn không phải
do lỗi của chính quyền. Từ 4000 năm trước cho đến gần đây, liệu cha ông
chúng ta có tác phẩm nào ra hồn không?”
Lập luận này dựa trên giả định rằng cha ông ta đã từng được sống trong môi trường tự do. Nhưng liệu điều này có đúng không?
Kiểm duyệt là một trong những phương cách cai trị phổ biến của các thể chế phi tự do, gồm cả các chế độ quân chủ.
Khó có thể nói cha ông ta đã từng được nếm dư vị của tự do, khi mà Dư
địa chí bị triều Lê Nhân Tông tiêu hủy và Tự Đức thì từng thiêu đốt các
tác phẩm của Cao Bá Quát.
Nếu có gì đó khác biệt giữa chúng ta với cha ông thì đó là họ đã bị kiểm
duyệt một cách khắc nghiệt đến mức tự-kiểm duyệt, bằng giáo điều ‘trung
quân’ của Nho giáo và sự răn đe của các hình phạt dã man hơn thời chúng
ta đang sống rất nhiều.
Nhìn về quá khứ, giai đoạn nào văn nghệ nước ta đạt nhiều thành tựu
nhất? Có phải là giai đoạn Pháp thuộc 1930-1945 và dưới thời Việt Nam
Cộng hòa? Hai giai đoạn này, công bằng mà xét, có phải là tự do nhất
trong lịch sử nước nhà hay không?
Hỏi cũng chính là trả lời vậy.
Kiểm duyệt – hệ quả của chủ nghĩa gia trưởng
Bộ phim này vẫn chưa được cho phép trình chiếu vì nội dung bị đánh giá là "chưa phản ánh đúng thực tế"
Trong vụ việc “Bụi đời chợ Lớn”, đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc
nhận định ý nghĩa của tác phẩm này, là nhân văn hay phản nhân văn.
Đây là một việc làm vô nghĩa, vì như đã nói, nhận định như thế nào thuộc về cảm quan riêng của mỗi người.
Những vị trong Hội đồng Duyệt phim – những người cho rằng phim này phản
nhân văn, có quyền bộc lộ thái độ của mình giản đơn bằng cách không đi
xem và thuyết phục người thân quen hành động giống họ.
Trong khi những người nhìn thấy được tính nhân văn của bộ phim sẽ hành
động ngược lại, xem và giới thiệu cho nhiều người cùng xem. Đó là cách
hành xử thông thường giữa những người trưởng thành với nhau – điều có
thể diễn đạt nôm na là: Không ai có quyền cao hơn ai trong việc được hay
không được xem một thứ gì đó.
Đến đây, câu hỏi đặt ra là: Hà cớ gì tồn tại Hội đồng Duyệt phim như ở nước ta?
Hóa ra, chúng ta không được coi như những cá nhân trưởng thành, do đó,
chỉ được quyền xem những gì mà những người tự coi là trường thành và
thông thái hơn – Hội đồng Duyệt phim – cho phép.
Trong trường hợp này, nhà nước, thông qua Hội đồng Duyệt phim, đang đóng vai “phụ mẫu” với những con dân của mình.
Chủ nghĩa gia trưởng là thứ đang thống trị chúng ta. Bởi thế, thay vì
tranh cãi với Hội đồng Duyệt phim, chúng ta hãy tranh cãi về sự tồn tại
của chính nó, trong xã hội của những người trưởng thành.
Nên làm gì với chế độ kiểm duyệt?
Vụ việc “Bụi đời chợ Lớn” phản ánh tương quan quá thiên lệch giữa nhà nước và lực lượng dân sự.
Trong khi nhà nước, ở đây là Hội đồng Duyệt phim, nắm ‘toàn quyền sinh
sát’ với mọi tác phẩm điện ảnh thì những người làm phim chỉ có thể phản
ứng yếu ớt qua các đoạn phỏng vấn trên báo chí hoặc than vãn trên mạng
xã hội.
Quyền lực gần như tuyệt đối này của Hội đồng với giới làm phim, tiềm ẩn nguy cơ lớn về sự lạm quyền của họ.
Vậy, cần làm gì để tạo ra trạng thái cân bằng cần thiết giữa Hội đồng và giới làm phim trong trường hợp này?
Luật Điện ảnh cho phép các nhà làm phim được quyền khiếu nại về quyết định của Hội đồng Duyệt phim nếu cảm thấy không vừa lòng.
Nhưng, ở Việt Nam, có lẽ người lạc quan nhất cũng không tin rằng cấp
trên của Hội đồng này sẽ đồng tình với nhà làm phim mà bác bỏ quyết định
của Hội đồng; cũng như thật khó để thuyết phục ngay cả người thiện tâm
nhất rằng Hội đồng sau đó sẽ không ác cảm với nhà làm phim đã “dám”
khiếu nại mình.
Trong những trường hợp thế này, chúng ta thấy khó khăn của sự thiếu vắng tinh thần hội đoàn.
Một cuộc ‘treo máy’ của Hội các đạo diễn Việt Nam, một cuộc “treo bút”
của Hội các nhà biên kịch Việt Nam, một cuộc biểu tình phản đối của
những người yêu phim Việt trước trụ sở của Cục Điện ảnh không chắc sẽ
đưa đến giải pháp rốt ráo là giải tán Hội đồng Duyệt phim, nhưng ít
nhiều sẽ khiến nó bớt quyết đoán hơn trong mỗi quyết định ‘cắt, hủy’ của
mình.
Hôm nay là Charlie Nguyễn với “Bụi đời chợ Lớn”, ngày mai sẽ là ai?
Nguyễn Anh Tuấn
Gửi cho BBC từ Hà Nội
* Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, cựu
sinh viên Học viện Hành chính, hiện sống tại Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn
từng gửi đơn “tự thú” việc “tàng trữ” một số bài viết của TS.Cù Huy Hà
Vũ và đề nghị “được” Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố.
(BBC)
Bộ Y tế không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
“Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân vi phạm quy định
pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại và không tuân thủ chỉ đạo
của Thủ tướng”, đây là kiến nghị của Thanh tra Chính phủ (TTCP) sau khi
kết thúc thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nước về dược tại Bộ Y tế.
Kết luận TTCP vừa được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến kết luận về xử lý sau thanh tra.
Theo TTCP, đợt thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế tập
trung vào 3 nội dung lớn gồm: cấp, thu hồi số đăng ký thuốc, giấy phép
nhập khẩu thuốc, các loại giấy chứng nhận về thuốc; cấp thu hồi Chứng
chỉ hành nghề dược có vốn nước ngoài, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc, việc thanh, kiểm tra sau cấp phép; xem xét một số đơn thư
của doanh nghiệp phản ánh.
Qua đợt thanh tra, TTCP chỉ rõ Bộ Y tế chưa làm tròn trách nhiệm của mình, còn buông lỏng chức năng quản lý nhà nước.
Cụ thể, thời gian xử lý hồ sơ thực tế chậm so với thời gian quy định, kể
cả đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi được cấp số đăng ký
thuốc vẫn còn các công ty sản xuất các lô thuốc không đạt quy định.
Việc phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2008, 2009 và 2011 của lãnh đạo Bộ
Y tế còn chậm so với quy định. Một số quyết định thanh tra có thời hạn
quá dài, cá biệt có những quyết định thanh tra không có thời hạn thanh
tra.
Đáng chú ý, Bộ Y tế đã tổ chức xác minh đơn khiếu nại của Công ty
Nanogen nhưng không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, không có
báo cáo kết luận thẩm tra xác minh, không có kết luận kiến nghị về việc
giải quyết khiếu nại.
Năm 2009, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế về việc thanh tra hoạt động kinh
doanh tại Công ty TNHH Zuellig Pharma VN. Việc thanh tra kết thúc đã lâu
nhưng đến nay vẫn chưa có báo cáo hay kết luận thanh tra. Theo TTCP, Bộ
Y tế đã không thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện một số công ty dược vi phạm trong việc
mua bán nguyên liệu, xuất khẩu, bán thuốc thành phẩm có chất gây nghiện,
hướng thần. Trong đó, Công ty CP Dược phẩm Imexphamrm bán hơn 4 triệu
viên thuốc có chất gây nghiện không đúng đối tượng, bán 7 loại thuốc có
tiền chất gây nghiện, hướng thần ra nước ngoài nhưng không có giấy phép
của Bộ Y tế, cũng không làm thủ tục hải quan; Công ty CP dược Minh Hải
bán trên 500 ngàn viên thuốc không đúng đối tượng, đồng thời có dấu hiệu
xuất khống hóa đơn bán hàng đối với trên 5 triệu viên thuốc khác...
Những vi phạm trên theo TTCP là có trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế và các Sở y tế (nơi có các công ty vi phạm).
Kết thúc đợt thanh tra, TTCP kiến nghị Bộ Y tế xem xét xử lý vi phạm đối
với 7 doanh nghiệp gồm: Công ty CP dược T.Ư Mediplantex, Công ty TNHH
Liên doanh Stada-VN, Công ty CP dược Imexpharm, Công ty CP dược phẩm
Tiền Giang, Công ty CP dược phẩm Minh Hải, Công ty CP xuất nhập khẩu y
tế TP.HCM, Công ty CP dược phẩm OPV và Công ty CP dược phẩm Hà Tây.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân vi phạm quy định pháp luật thanh tra tại một số doanh nghiệp.
Xử lý 7 doanh nghiệp tố cáo sai sự thật đối với cục trưởng Cục quản lý dược Theo TTCP, qua xác minh đơn thư khiếu nại tố cáo của 7 doanh nghiệp về ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược cho thấy có 7/16 nội dung tố cáo không có cơ sở, 9/16 nội dung sai sự thật. TTCP kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với 7 doanhh nghiệp này. Đối với ông Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, TTCP đã chuyển một số đơn thư doanh nghiệp phản ánh việc ông này vay 2 tỉ đồng của doanh nghiệp sang Ủy ban kiểm tra T.Ư. Đến nay, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị hình thức cảnh cáo đối với ông Quang. |
Hoa Kỳ giận dữ Việt Nam ngăn cản cuộc họp mặt với các nhà bất đồng chính kiến
Từ trái: Luật sư Nguyễn văn Đài, Phó Giám đốc tổ chức Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn |
WASHINGTON – Hôm thứ hai, Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại trước việc
chính quyền Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp gỡ một quan chức của
họ đang ở Hà Nội để đối thoại về nhân quyền.
Các quan chức Hoa Kỳ cho hay, họ đã mời nhà hoạt động dân chủ Phạm
Hồng Sơn và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cả hai đều từng bị ngồi
tù, tham gia cuộc đối thoại vào ngày thứ Sáu với Dan Baer, quan chức Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ.
“Chúng tôi quan ngại trước việc chính quyền Việt Nam ngăn cản các nhà
hoạt động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn gặp gỡ Dan Baer, Phó Trợ lý
Ngoại trưởng Hoa Kỳ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick
Ventrell phát biểu với các nhà báo.
Tuy nhiên, Ventrell nói rằng Baer vẫn có thể gặp linh mục Nguyễn Văn
Lý, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, tại
nhà tù.
Baer, người đảm trách vấn đề nhân quyền, đã tiến hành đối thoại với
các quan chức Việt Nam ở Hà Nội hôm thứ Sáu vừa qua như một phần trong
cuộc đối thoại thường niên giữa hai quốc gia về vấn đề nhân quyền.
Ventrell cho biết là hai nước đã có cuộc đối thoại “thẳng thắn và xây
dựng” về nhiều chủ đề, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn
luận và các tù nhân, mặc dù các quan chức Hoa Kỳ không thông báo kết quả
cụ thể nào.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong chiến tranh này đã ấm lên
nhanh chóng kể từ khi họ bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995,
song phía Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam phải cải thiện cách đối xử với các
công dân của mình nếu muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Những người chỉ trích trong Quốc hội Mỹ và các tổ chức nhân quyền cho
rằng những lời kêu gọi thường xuyên của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền vẫn
chưa tạo ra sự thay đổi nào ở Việt Nam.
Nguồn: ABS-CBNnews.com
______________________
Quyền Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell trả lời phỏng vấn báo chí:
Washington DC, ngày 15/4/2013.
Việt Nam: Đối thoại nhân quyền/Các nhà hoạt động bị ngăn cản họp mặt
…
HỎI: Tuần trước ông đã tuyên bố về cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ –
Việt diễn ra vào ngày thứ Sáu tại Hà Nội. Rõ ràng, hai người được mời
tới cuộc gặp hôm đó là Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Văn Đài đã bị ngăn cản.
Ông có biết điều này không, và ông đã nêu vấn đề với Chính phủ Việt Nam
chưa?
VENTRELL: Chúng tôi biết và chúng tôi cũng đã nêu vấn đề với Chính
phủ Việt Nam. Xin thông báo với quý vị một ít thông tin về việc đó, như
quý vị đã đề cập, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có cuộc đối thoại nhân quyền
thẳng thắn và xây dựng vào ngày 12/4. Cuộc đối thoại bao hàm một loạt
chủ đề, bao gồm tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương tâm, quyền lợi
của người lao động, và tự do ngôn luận.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer đã gặp Cha Nguyễn Văn Lý trong tù,
song chúng tôi phiền lòng trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn cản
các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn gặp gỡ Phó trợ lý Dan
Baer như kế hoạch đã định. Vì thế, điều này thực sự cho thấy Việt Nam
cần tiếp tục tiến bộ để đáp ứng các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về nhân
quyền của mình.
HỎI: (Nghe không rõ) tiếp theo về phía Hoa Kỳ, chẳng hạn?
VENTRELL: Tôi tin là Đại sứ quán của chúng tôi đã tiếp xúc với những
nhà hoạt động này, song cuộc họp mặt đặc biệt này lại bị ngăn cản. Tuy
nhiên, tôi sẽ phải kiểm tra xem liệu họ có phải là những người thường
trao đổi với Đại sứ quán của chúng tôi hay không.
Lê Anh Hùng chuyển ngữ
Về "căn bệnh vào nhầm chỗ, ngồi nhầm ghế" ở Việt Nam
Lê Hoàng là một đạo diễn giỏi. Anh có cái miệng lưỡi sắc lẻm và một cái đầu thông minh, thích suy nghĩ khác người.
Chức danh của ông Dũng trên thiệp mời cưới con trai. Ảnh: Thiên Phước (vnexpress). |
Người chuyên đi khuyên răn người khác, lại bị chính những đàn em ngồi ghế nóng giám khảo "dạy lại", vặn vẹo về chuyên môn.
Dĩ nhiên, đứng trước các chuyên gia, Lê Hoàng buộc phải im lặng. Im lặng vì anh đã vào nhầm chỗ. Sân khấu nhảy nhót và ca hát không phải là trường quay một bộ phim mà ở đó Lê Hoàng có thể quát diễn viên như cô giáo mầm non mắng trẻ. Từ cổ chí kim, chả có đứa trẻ nào, trừ thần đồng, dám bật lại cô giáo.
Nhưng việc vào nhầm chỗ của một nhân vật showbiz, cùng lắm chỉ có thể mang đến sự bực bội nhất thời. Còn sự nhầm chỗ của công bộc, mới mang lại những hậu quả tai hại.
Ngày 3/4/2013 ông trung tá, Phó trưởng Công an huyện Chợ Mới, An Giang Lê Đức Nhã đã bị cách chức vì “vào nhầm chỗ”.
23h đêm, con người đại diện cho cơ quan chính thống, đầy quyền uy ấy đã lén lút mò vào nhà phụ nữ vừa ly dị chồng. "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn", ông trung tá bị người dân “bắt quả tang” bằng cách khóa trái cửa, nhốt đôi uyên ương kẹt cứng trong tổ ấm của… người khác.
Dù ngôi nhà mà ông vào nhầm ấy chỉ cách trụ sở công an huyện có vài trăm mét, nhưng chắc chắn ông Nhã không vô tình nhầm. Cái nhầm đầy toan tính của ông là muốn thêm một “thứ phi”, trong khi từ lâu ông đã có “chính cung hoàng hậu”
Trước đó ít lâu, một bí thư đảng ủy xã ở Chương Mỹ, Hà Tây cũng đã phải trốn vào khe tường vì 21h đêm người dân còn phát hiện ông này “viếng thăm nhầm” buồng ngủ của vợ một quân nhân xa nhà, với tư thế chui lủi chẳng khác gì một tên trộm.
Một số công bộc khác lại chứng tỏ trình độ nhầm nhọt một cách tinh vi hơn: "Ghi nhầm" chức Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành phố Cần Thơ lên thiệp mời cưới con của ông Nguyễn Hùng Dũng; công văn "mời" các cơ quan đoàn thể đến đám tang cha ông Trưởng công an huyện Giồng Giềng, Kiên Giang; thiệp mời ăn giỗ mẹ "ghi nhầm" chức danh của ông Nguyễn Công Lý, chủ nhiệm UBKT thị xã Đồng Xoài, Bình Phước...
Trong chiến dịch bêu danh trên tivi những cán bộ, công chức ăn cắp giờ công ở Quảng Trị, đoàn kiểm tra còn phát hiện tình trạng cả một tập thể... đồng tình vào nhầm chỗ.
Hai giờ chiều, UBND phường 1, TP. Đông Hà vẫn khoá trái cửa, để mặc dân và cả vị nguyên lãnh đạo tỉnh chờ dài cổ ngoài sân. Thì ra tập thể uỷ ban đi đám ma. Họ quên mất chỗ của họ trong giờ hành chính là ở trong trụ sở, phục vụ dân, chứ không phải là đứng ở nghĩa địa nghe tiếng kèn ai điếu để chứng tỏ tình sâu nghĩa đậm với tang gia.
Đó là chuyện ở xã, cấp hành chính bé nhất. Ở cấp hành chính thuộc loại cao nhất như Văn phòng Chính phủ thì sao.?
Bộ trưởng, chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cũng đã phải thừa nhận, ngay tại Văn phòng Chính phủ, bên cạnh những cán bộ chăm chỉ, vẫn có những người "rất nhàn rỗi". Rất có thể người "rất nhàn rỗi" này đã vào nhầm chỗ ngay tại một cơ quan rất quan trọng của đất nước.
Nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, khi được điều về làm Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An trong 3 năm, đã cho tới 9 bí thư huyện uỷ ngồi nhầm ghế thôi chức.
Khi ông Nguyễn Bá Thanh làm lãnh đạo Đà Nẵng, những lãnh đạo sở, quận huyện nào, mới chỉ có biểu hiện ngồi nhầm ghế, đã bị truy đến nơi đến chốn hoặc bị điều chuyển.
Như vậy có thể thấy rằng, có nhiều cách để chữa căn bệnh "vào nhầm chỗ", "ngồi nhầm ghế", nhưng cách hiệu quả nhất, đó là dám trao ghế, trao quyền cho những người tài không lo giữ ghế bằng mọi cách như ông Tuyển, ông Thanh.
Tiếc rằng, những người như ông Tuyển ông Thanh ít quá!
Nhà báo Lê Phương Dung - Câu chuyện đạo văn
Về việc đạo văn, mới đây tại Đức, ngày 9/2, Bà Annette Schavan đã đệ đơn
xin từ chức Bộ trưởng Giáo dục Đức lên Thủ tướng Angela Markel sau khi
có những cáo buộc bà này đạo văn.
Bà Schavan đã bị trường đại học cũ tước bằng tiến sĩ vì đạo văn trong
luận án ” Con người và lương tâm “, của bà từ 33 năm về trước. Trong đơn
từ chức, bà Schavan tái khẳng định sẽ đấu tranh để bảo vệ thanh danh,
song bà từ chức vì không muốn các cáo buộc này ảnh hưởng tới công tác
quản lý tại Bộ giáo dục.
Cũng vẫn tại Đức, hồi tháng 3 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức
Karl – Theodor zu Guttenberg đã buộc phải từ chức sau khi bị chỉ trích
gay gắt về việc đã chép lại nhiều tài liệu của người khác trong luận án
tiến sĩ của mình mà không ghi chú. Trường đại học Tổng hợp Bayreuth, nơi
ông Guttenberg làm luận án tiến sỹ, cũng đã tước bỏ danh hiệu tiến sỹ
của ông.
Theo Reuters đưa tin vào ngày 19/6/2012, Thủ tướng Victor Ponta 40 tuổi
tuyên bố sẽ không từ chức. Vì trước đó, tạp chí khoa học Nature ( Anh ),
thông báo có trong tay tài liệu chứng minh ông Victor Ponta đã đạo văn
trong luận án tiến sĩ vào năm 2003 ở ĐH Bucharest (Romania ) về đề tài
toà án hình sự quốc tế, mà theo Nature, hơn 50% trong 432 trang luận án
đã sao chép công trình nghiên cứu của hai học giả Romania.
Thủ tướng Victo Pontan đã nhận định: ĐÂY LÀ ÂM ƯU CHÍNH TRỊ liên quan
đến Tổng thống Traian Basescu, người được cho là có quan hệ mật thiết
với Đảng dân chủ tự do ( trung hữu đối lập ). Ngài Thủ tướng cho biết,
ông sẽ nộp luận án tiến sĩ cho Bộ Giáo dục thẩm định và nếu đúng ông đạo
văn, ông sẽ lại ngay học vị tiến sĩ. Ông Victor Panta nhậm chức hồi
tháng 5 năm 2012, lãnh đạo Liên minh Xã hội tự do cầm quyền.
Những năm gần đây, hành vi sao chép, đạo văn trên sách báo trở nên khá
phổ biến, đạo văn cũng được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn
của người khác một cách không thích hợp ( tức là không ghi rõ nguồn gốc
), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác
trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của
chính mình. Cũng phân tích thêm cho rõ, ở đây: ” ý tưởng và từ ngữ của
người khác “, có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người
khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người
khác, sử dụng cấu trúc và cách lý giải của người khác mà không ghi nhận
họ, và lấy thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
Nhà báo Lê Phương Dung bên tượng Don Quixote de la Mancha Tây Ban Nha. |
Trở lại vấn đề ” Phát hiện đạo văn trong luận án của Putin ), nguyên văn
dẫn lời của Báo La Repubblica của Ytalia viết về điều này: ” Theo các
thông tin của báo, NHỮNG ĐỒN ĐẠI LAN TRUYỀN về đạo văn lan truyền từ
lâu, một vài năm trước, các nhà khoa học có uy tín của Mỹ nói rằng HỌ
XEM luận án của Putin trẻ tuổi là đạo văn “.
Rõ ràng, đang là những lời đồn đại lan truyền, và người Mỹ cũng chỉ đang
XEM chứ chưa phải là kết luận rõ thực hư của việc có hay là không đạo
văn của Tổng thống Nga Putin.
Có thể có sử dụng ” Ý tưởng và từ ngữ của người khác “, như tôi đã nêu ở
phần trên, nhưng không đề rõ nguồn gốc ( hoặc là quên, hoặc là vô tình
không để ý), thì sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng nếu như người bị ” mượn
công trình ” phát hiện.
Vì vậy, các trường hợp đạo văn phần lớn là đều được ” làm tới nơi tới
chốn “, nhưng là ở trên thế giới. Ví dụ, ở Mỹ, các trường hợp đạo văn
đều được công bố và điều tra nghiêm túc.
- Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng, vì
thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế
giới: Đại học Harvard. Mr Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường
Y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác,
chỉ được phát hiện khi bài báo của ông được đưa ra bình duyệt. Say khi
điều tra, ông bị cấm làm phản biện và bình duyệt ( reviewer ) các báo
cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến
sự nghiệp của ông.
Cũng có trường hợp kẻ đạo văn nổi tiếng và trở nên giàu có hơn sau những
dư luận công chúng. Chẳng hạn như trường hợp của Dan Brown, một tiểu
thuyết gia nổi tiếng với cuốn ” Da Vincin code “. Ông này cũng bị xã hội
kịch liệt lên án vì có hành vi đạo văn. Dan Brown không lấy câu chữ từ
người khác, nhưng một số ý tưởng và kết cấu của cuốn tiểu thuyết Da
Vinci Code trùng hợp với cuốn ” Holy Blood, Holy Grail ” , của Michael
Baigent, Richard Leigh và Henry Lincoln, một cuốn sách thuộc vào hạng ”
best seller ” vào thập niên 1980. Sau khi ra hầu toà về vụ này, Dan
Brown có vẻ không hề hấn gì mà còn nổi tiếng hơn trước.
Còn ở nước Việt Nam ta, mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo
chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy
ra trong lĩnh vực văn học . Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có
liên quan đến những giảng viên đại học và giáo sư cũng được nhiều nghiên
cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng cũng chỉ là ĐỒN ĐẠI, chứ chưa có bằng
chứng hiển nhiên.
Tôi xin dẫn lời của ngài Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore từ hơn 20 năm về
trước ( lúc đó còn là một Thượng nghị sĩ ), chủ trì một cuộc điều trần
về gian lận khoa học, nhận xét: ” Nền tảng của nghiên cứu khoa học dựa
vào sự tín nhiệm của quần chúng và liêm chính trong hoạt động khoa học
“. Câu phát biểu này có tính phổ quát, và có thể thích hợp cho bất cứ
hoạt động nghiên cứu khoa học tại bất cứ nước nào, kể cả ở nước ta.
Nhà báo Lê Phương Dung
Sinh viên Phương Uyên phản đối nội dung bản cáo trạng
Thêm chú thích |
(TTHN) - Chống đảng CSVN là không có tội. Chết cười mấy ông hải ngoại :D
Sài Gòn – Hiện nay Viện kiểm sát tỉnh Long An đã có bản cáo trạng đối
với sinh viên tên Nguyễn Phương Uyên, người Bình Thuận đã “rải truyền
đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam tại cầu vượt Quang Trung
(quận 12, TP HCM), vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước” (theo VOV).
Phương Uyên bị công an Long An tạm giam đến nay gần 6 tháng. Tuy nhiên,
Phương Uyên cho thân nhân biết rằng cô không đồng ý 2 điểm quan trọng
sau khi được xem bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An.
1. Bản cáo trạng quy chụp Phương Uyên nhận tiền nước ngoài 100 USD để
mua máy ảnh phục vụ cho việc rải truyền đơn. Bản cáo trạng, chắc chắn
chỉ dựa trên kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Long An hoàn toàn không nói rõ số tiền đó là của ai. Theo Phương
Uyên cho biết, một người bạn học cũ của Uyên thời tiểu học tên Hạnh,
hiện đang định cư tại Hoa Kỳ đã có ý định tặng Phương Uyên nhân dịp sinh
nhật một máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu mua máy ảnh ở Hoa Kỳ gửi về
khá nhiêu khê nên Hạnh đã gửi cho Phương Uyên 100 USD để mua máy ảnh.
Thế nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm
sát tỉnh Long An đã cố tình không ghi rõ rằng số tiền 100 USD này là của
ai mà chỉ ghi chung chung là “từ nước ngoài”. Đây có thể là điều mà tòa
án sẽ dùng để kết tội Phương Uyên đã nhận trợ giúp từ “nước ngoài” để
thực hiện việc rải truyền đơn. Trong thực tế Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Long An không thu thập được bằng chứng gì để kết tội Phương
Uyên vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự cả.
2. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã che giấu sự thật khi
không nói rõ nội dung Phương Uyên viết trên miếng vải là “Tàu khựa hãy
cút khỏi Biển Đông”. Bản cáo trạng chỉ viết rằng Phương Uyên “đã viết
một số nội dung không hay về Trung Quốc”. Sinh viên Phương Uyên bức xúc:
tại sao họ (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm
sát tỉnh Long An) không ghi nhận việc chống Trung Quốc của con?
Hiện nay theo thông tin trên báo đảng cộng sản thì Phương Uyên đã “nhận
tội”. Nhưng ai cũng hiểu hoàn cảnh mà Phương Uyên “nhận tội”: hoàn toàn
không có tự do. Đúng hơn, Phương Uyên đã thừa nhận những việc mình làm
là có thật nhưng nhằm mục đích chống Trung Quốc xâm lược và có thể chống
đảng. Nhưng với những hành vi đó, không thể cho rằng Phương Uyên vi
phạm Điều 88 Bộ luật hình sự. Vì Điều 88 Bộ luật hình sự quy định như
sau:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.“
Những việc làm của sinh viên Phương Uyên không hề chống nhà nước hay
chống đất nước Việt Nam này. Còn nếu có chống đảng thì không vi phạm
pháp luật, vì đảng chỉ là một tổ chức cầm quyền, không phải là dân tộc
và đất nước Việt Nam.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng từ gia đình, sinh viên Đinh
Nguyên Kha, người bị bắt cùng vụ án với Phương Uyên, mới đây đã bị truy
tố theo Điều 84 Bộ luật hình sự với tội danh “khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân”. Tuy nhiên Bộ luật hình sự quy định về tội danh này như
sau:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của
cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những
hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều
này.
Những hành vi của Đinh Nguyên Kha không thuộc bất cứ trường hợp nào
trong 4 khoản trên, không hiểu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Long An lấy đâu ra chứng cứ để quy chụp Kha?
Dư luận trong nước và quốc tế đang quan tâm đặc biệt trường hợp của hai
sinh viên này, vì có dấu hiệu lạm dụng quyền lực của Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Long An theo lệnh từ trung ương.
PV. VRNs
Lưu Linh - Đôi điều với đại úy Nguyễn Văn Minh - Báo QĐND
(TTHN) - Đây là một comment của bác Lưu Linh, chúng tôi thấy có một số ý rất đáng quan tâm. TTHN xin phép được đăng thành một bài riêng để mọi người cùng đọc và góp ý kiến.Đại úy Nguyễn Văn Minh - Báo QĐND |
Thưa đồng chí U Minh
Đọc bài viết của Đ/C, tôi xin có mấy điều đàm luận sau đây:
Đ/C đưa ra 4 điểm lớn nhằm bác bỏ đề xuất trả lại tên nước VNDCCH của các nhà lý luận mà Đ/C cho là "Lật pháp"
- Điểm thứ nhất: U cho rằng: "Ngoài ra, để tránh việc trở thành quân cờ
trong tình hình đối đầu ý thức hệ nóng bỏng của thế giới bấy giờ, cần
thiết phải có một cái tên nước
trung dung, không ngả nghiêng theo phe nào cả"
Nên ta lấy tên là VNDCCH là hợp lý. Điều này sai bét. Việc lấy tên nước
là thể hiện từ trong bản chất của nó. Như TQ chẳng hạn u nên nhớ rằng
tên nước chúng không phải là " Cộng hòa ND Trung Hoa" mà là "Trung Hoa
ND cộng hòa quốc"
Chữ "Dân chủ" thì khỏi bàn riêng chữ "Cộng hòa" theo "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được
lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ
một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong bang hay
nước đó. Một vài định nghĩa, bao gồm cả 1911 Encyclopædia Britannica,
nhấn mạnh sự quan trọng của sự tự trị và luật pháp như là một phần của
những điều kiện cần cho một cộng hòa.
Tổ chức chi tiết của các nhà nước cộng hòa có thể rất khác nhau. Từ
"republic" ("cộng hòa") bắt nguồn từ thành ngữ Latinh res publica, có
thể dịch là "một việc công cộng". Từ đây ta có thể hiểu chữ "Cộng hòa"
đã khẳng định ý thức tự chủ không sợ một thế lực nào, không thể nói như u
rằng: "Tránh trở thành quân cờ trong tình hình đối đầu ý thức hệ nóng
bỏng"
- Điểm "Thứ hai, tại sao nước ta đổi tên thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam?" u cho rằng: "Thực trạng bấy giờ là đất nước ta đang tồn tại 2
tên nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền nam Việt Nam. Do
đó, tất yếu phải có một cái tên chung vừa thể hiện được bản chất, mục
tiêu của chế độ vừa "tạo sự đoàn kết dân tộc" (chắc chắn không thể lấy
tên CHMNVN đặt tên nước còn dùng VNDCCH thì có vẻ "áp đặt" đối với những
người dân miền Nam, nhất là những người trung dung hoặc có liên quan
đến chế độ cũ).
Điều này lại sai tiếp: Vì sao ?U nên nhớ rằng nước VNDCCH là sự kết hợp
công sức của cả nhân dân hai miền làm nên cuộc CM tháng 8. VNDCCH không
phải là của riêng Bắc Việt mà sợ mất đoàn kết dân tộc. U cần thấy rõ vì
sao năm 1976 tại đội Đảng lần thứ IV ta đổi tên nước là CHXHCNVN, bởi
những lý do sau đây:
Trước tiên sau năm 1954 miền Bắc bắt đầu cải tạo và đi theo mô hình XHCN
của Liên Xô. Lúc bấy giờ LX còn rất mạnh ở mô hình này. Đó là mô hình
làm ăn tập thể, nông trang, nông trại, hợp tác hóa nông nghiệp. Và người
miền Bắc lúc bấy giờ đang say hy vọng đổi đời, đa số họ sẵn sàng cống
hiến sức mình mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi cá nhân. Đời sống kinh
tế không cao nhưng đã khác trước chỉ còn đặt niềm tin vào việc giải
phóng đất nước nữa mà thôi nên con đường đi lên CNXH trong mắt mọi người
như đã và đang đến cận kề cả quan điểm của các vị lãnh đạo cũng nhầm
như thế.
Kế tiếp là thực tế đập vào mắt mọi người ĐCS, đảng lãnh đạo duy nhất ở
đất nước này đã làm nên những kỳ tích: CM tháng 8, Điện Biên Phủ, Chiến
dịch Hồ Chí Minh 30-4-1975. Vĩ đại lắm. Chỉ có con đường đi theo CN Mác-
Lê nin, thì mới được. Thực tế đã chứng minh. Có nghĩa là phải theo con
đường xây dựng CNXH tiến tới CNCS đại đồng, "làm tùy sức hưởng theo nhu
cầu" thì còn gì ưu việt hơn ?
Vì thế các cụ chọn và đặt tên nước thời điểm ấy không hề sai.
Rà soát lại cho đến bây giờ tôi không cần phân tích những gì đang đập
vào mắt mọi người những bất cập với cái tên XHCN. Chỉ xin U Minh chỉ
giáo lại cho tôi một chút về khái niệm CNXH là gì mà ta cố tình gắn vào
tên một đất nước.
- Điểm thứ ba:
"Quay trở lại tên gọi CHXHCNVN, như trên đã phân tích, đó là lời khẳng
định nguyện vọng của nhân dân Việt Nam xây dựng đất nước tiến lên theo
con đường XHCN". Xin hỏi U Minh khẳng định nguyện vọng của ND VN XD đất
nước tiến lên theo con đường XHCN thời điểm nào ?. Nếu nói sau 1945 hay
sau 1976 ừ thì đúng. Còn thời điểm này, thời điểm mà ông anh cả đã ỉa
toẹt vào cái nôi của anh thì chỉ còn U Minh mơ màng mà phán bậy. Thôi
cũng được. Chỉ mong U Minh giải thích giùm cho dân ta biết bản chất của
CNXH là gì để bà con tôi theo.
-Điểm "Thứ tư, những hệ lụy trước mắt nếu đổi tên nước theo ý kiến của
các nhà lật phápTrước bất kỳ sự thay đổi nào, một vấn đề luôn luôn được
đặt ra là: làm điều đó chúng ta được gì và mất cái gì? Ví dụ khi bạn
muốn đổi một cái điện thoại thì bạn phải trả lời được câu hỏi: mua nó
bạn được trải nghiệm tính năng gì mới và khả năng tài chính của bạn có
đáp ứng nổi điều đó một cách thoải mái không? Đôi khi chỉ vì "lỡ yêu
rồi" nên cũng ráng "bóp mồm bóp miệng" để "rước được em nó về rinh".
Nhưng danh xưng một quốc gia thì đâu thể tùy hứng thế được! Đổi tên nước
là một sự kiện trọng đại của quốc gia và chỉ xảy ra khi có những biến
động chính trị to lớn và kéo theo nó là những thay đổi có hệ thống, phức
tạp, phiền hà và tốn kém".
Đến đoạn này hình như U Minh đuối lý. Xin thưa, đổi tên nước không phải
là vì sự tốn kém cũng chẳng phải là biến động chính trị. Mà đổi tên nước
cho đúng với thực trạng. Nước ta vẫn là nước Việt mà thôi nhưng đổi tên
nước để thấy rằng CNXH không còn phù hợp ở giai đoạn LS này nữa chúng
ta thấy và điều chỉnh, chúng ta không có tội. Chúng ta đang rất sáng
suốt.
Viết nhiều TTHN sẽ nói lão Say này lắm mồm.
Thông cảm nhá U Minh.
Chú mày nên vắt óc một chút đi.
Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết (15)
Ông Đinh Đức Lập |
Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết
Bài 15: Ông
Đinh Đức Lập (người bị tố cáo) tự phong cho mình quyền “ngồi ghế quan
tòa” phán xét đúng sai và ra sức tìm cách kỷ luật những người tố cáo
Ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết) đang là cán bộ, đảng viên có chức quyền bị nhiều nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết chính thức làm đơn tố cáo từ tháng 5/2012 tới nay. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo liên quan tới các sai phạm của ông Đinh Đức Lập là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN), cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết. Cơ quan này đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác theo quy định của pháp luật.
Qua các thông tin không chính thức, những người tố cáo được biết gần đây ông Đinh Đức Lập đã bị xử lý về mặt Đảng với hình thức kỷ luật khiển trách về một vài hành vi vi phạm hết sức qua loa, không đầy đủ mức độ và tính chất vi phạm trong thực tế hàng loạt sai phạm của ông. Tuy nhiên, theo các quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Đảng, việc xử lý kỷ luật Đảng không thay thế cho việc xử lý hành chính, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, về mặt luật pháp, hiện nay cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo chưa hề có văn bản kết luận chính thức nào về xử lý các nội dung vi phạm bị tố cáo cũng như xử lý kỷ luật người tố cáo. Tức là quá trình giải quyết tố cáo đối với ông Đinh Đức Lập tại UBTWMTTQVN theo quy định của pháp luật vẫn chưa kết thúc, dù đã quá thời hạn giải quyết từ lâu. Song, ông Đinh Đức Lập đã tự mình làm thay cơ quan có thẩm quyền khi ban hành và chỉ đạo những người dưới quyền ban hành nhiều quyết định, văn bản hành chính “kết tội” những người tố cáo là tố cáo sai, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở. Đồng thời, ông Lập cũng quy chụp cho những người tố cáo rất nhiều “tội danh” mơ hồ khác, theo kiểu suy diễn, hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý (ví dụ như là “thiếu ý thức xây dựng cơ quan” chẳng hạn) để bắt đầu tiến hành việc xem xét xử lý kỷ luật những người tố cáo ông.
Hành vi nghiêm trọng nhất của ông Đinh Đức Lập trong việc ra sức tổ chức, chỉ đạo trả thù, trù dập, xúc phạm những người tố cáo là việc ông lạm dụng quyền thủ trưởng cơ quan chỉ đạo ban hành 3 văn bản thông báo yêu cầu 3 người tố cáo ông Đinh Đức Lập là nhà báo Đặng Thị Kim Ngân (Phó Ban Khoa giáo), nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (Phó Ban Văn hóa Nghệ thuật) và nhà báo Hữu Nguyên (Phó Ban Đại diện tại TP.HCM) phải làm bản kiểm điểm về cái gọi là “những hành vi vi phạm” do ông Lập tự “sáng tác” ra và áp đặt cho những người tố cáo. Trong đó có việc ông Lập “tự sáng tác” ra hành vi vi phạm về việc tố cáo nhiều lần, tố cáo vượt cấp, tố cáo sai sự thật, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở để “chụp mũ” những người đã chính thức tố cáo phanh phui hàng loạt sai phạm nghiêm trọng liên quan tới trách nhiệm của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết. Ông cũng “lệnh” cho các nhà báo tố cáo chính ông ta phải tự nhận hình thức kỷ luật trước khi ông xem xét kỷ luật họ. Các bản thông báo này còn chỉ đạo các ban có liên quan tổ chức kiểm điểm 3 nhà báo nói trên và có biên bản báo cáo về Ban biên tập trước ngày 15/4/2013 (trong khi Thông báo đề ngày 8/4/2013, nhưng thực tế ký và phát hành vào ngày 12/4/2013).
Ông Đinh Đức Lập cũng đã lạm dụng quyền thủ trưởng cơ quan chỉ đạo thông báo việc gấp rút thành lập Hội đồng kỷ luật để ngay lập tức họp Hội đồng và xem xét hình thức kỷ luật đối với ba nhà báo có đơn tố cáo ông ta ngay trong tháng 4/2013 này. Tại nhiều cuộc họp lãnh đạo ban và trong một lần mới đây hồi cuối tháng 3.2014, ông Đinh Đức Lập đã chỉ đạo cho các trưởng ban phụ trách 3 nhà báo là người đứng đơn tố cáo ông Lập truyền đạt lại một nội dung mang đầy tính chất đe dọa. Theo đó ông Lập yêu cầu các nhà báo này phải mau chóng tìm cách chuyển công tác đi nơi khác nếu không sẽ phải hứng chịu hình thức kỷ luật nặng nề nhất.
Có thể thấy rất rõ ràng rằng ông Đinh Đức Lập đang coi thường và chà đạp lên tất cả các quy định của Nhà nước, các quy định của Đảng về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó nhấn mạnh và coi trọng trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mục tiêu duy nhất mà ông Lập đang hướng tới là bằng mọi cách, mọi giá, mọi thủ đoạn có thể để đe dọa, lôi kéo một số người có liên quan dưới quyền, đang phụ thuộc vào ông tham gia cuộc trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo một cách có tổ chức tại báo Đại Đoàn Kết.
Hiện tượng người tố cáo bị trù dập, bị trả thù tàn bạo là một thực tế nhức nhối đã làm ảnh hưởng xấu tới công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Vì vậy mà luật pháp Nhà nước hiện hành cũng như các quy định của Đảng liên quan tới lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ người tố cáo cũng như gia đình và những người có liên quan với họ.
Quy định 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính Trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, ngay tại Điều 1 nói về “Phạm vi, đối tượng xử lý kỷ luật” đã quy định rõ có vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 6 của Quy định 94 cũng quy định rất cụ thể các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó quy định rất rõ ràng đảng viên vi phạm có hành vi “Đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo”, sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ.
Khoản 6, Điều 2 của Quy định 94 cũng nói rõ: “Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể. Khi các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét xử lý kỷ luật về Đảng”.
Luật Tố cáo của nước CHXHCNVN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012 tại Điều 8 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đã quy định rất rõ có các hành vi cản trở thực hiện quyền tố cáo; đe dọa, trả thù, trù dập và xúc phạm người tố cáo; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; bao che cho người bị tố cáo; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo...
Luật Tố cáo cũng dành hẳn một chương để nói về các quy định bảo vệ ngươi tố cáo. Điều 37 quy định rất chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc. Cụ thể như sau: “1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức. 2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. 3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau: a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo; c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật”.
Còn rất nhiều quy định của pháp luật cũng như của Đảng liên quan tới công tác bảo vệ người tố cáo với mục tiêu là hướng tới việc đảm bảo an toàn về thân thể, sinh hoạt, đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi làm việc của người tố cáo. Sự đảm bảo đó của pháp luật Nhà nước cũng như từ các quy định của Đảng thể hiện tinh thần khuyến khích công dân, đảng viên mạnh dạn đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, tham nhũng của những cán bộ, công chức, đảng viên có chức có quyền.
Vì vậy, tuân thủ và đảm bảo các quy định về bảo vệ người tố cáo của pháp luật Nhà nước và của Đảng là hết sức cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Khi mà tham nhũng phần lớn tập trung vào các đối tượng có chức có quyền, sẵn sàng lạm dụng chức vụ quyền hạn để đàn áp, trả thù, trù dập xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. Khiến cho nhiều người vì muốn an thân, muốn bình yên cho gia đình đã sợ hãi không dám đấu tranh chống tham nhũng, thẳng thắn tố cáo các hành vi phạm pháp luật của những người có chức vụ quyền hạn. Nhất là những người đang là thủ trưởng trực tiếp của mình nằm quyền sinh sát sinh mệnh chính trị, hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống của mình trong tay.
Ông Đinh Đức Lập là cán bộ, đảng viên có chức vụ quyền hạn đang bị tố cáo có nhiều sai phạm nghiêm trọng, vừa bị kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách không tương xứng với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong thực tế mà ông đã gây ra tại báo Đại Đoàn Kết. Trong khi quá trình giải quyết, xử lý tố cáo của cơ quan có thẩm quyền chưa kết thúc, ông Đinh Đức Lập đã công khai, ngang nhiên chỉ đạo và “khởi động” quy trình xử lý kỷ luật các nhà báo đã tố cáo ông. Điều này đã chứng tỏ ông Lập đang tự phong cho mình cái quyền “ngồi vào ghế quan tòa” phán xét việc tố cáo đúng sai, quy chụp nhiều lý do chung chung, suy diễn để áp đặt việc xem xét kỷ luật những người tố cáo, bất chấp các quy định của pháp luật Nhà nước và của Đảng hết sức rõ ràng và nghiêm minh.
Đáng tiếc là trong khi ông Đinh Đức Lập đang ngày càng ra sức gia tăng cường độ trù đập, trả thù, xúc phạm những ngươi tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo và có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật là UBTWMTTQVN lại “im lặng đáng sợ” trước các yêu cầu bảo vệ của người tố cáo.
Vì sao Lãnh đạo UBTWMTTQVN lại bỏ mặc cho những người tố cáo bị ông Đinh Đức Lập thoải mái trù dập ngày càng nghiêm trọng hơn? Trong khi luật pháp Nhà nước và các quy định của Đảng hết sức rõ ràng khi chỉ ra trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đồng thời cũng phải có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Điểm C, Khoản 2, Điều 3 của Quy định 94-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 15/10/2007 quy định rất rõ về tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật đảng viên, như sau: “Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu tranh tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng cứ vi phạm”. Điều 8 Luật Tố cáo quy định về những hành vi bị nghiêm cấm cũng có nêu rõ các hành vi: “Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo; Bao che người bị tố cáo”.
Quy định của Đảng, của pháp luật Nhà nước đã quá cụ thể, quá rõ ràng thế tại sao vẫn có những cán bộ, đảng viên đang giữ trọng trách lại có thể coi thường, ngang nhiên vi phạm mà không bị xử lý nghiêm minh? Điều này đã làm ảnh hưởng xấu tới tình hình thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đang ra sức vận động toàn dân tham gia phòng chống tham nhũng; làm xói mòn lòng tin của nhân dân?
Sau đây là nội dung các thông báo ông Đinh Đức Lập chỉ đạo ban hành “ra lệnh” cho 3 nhà báo có đơn tố cáo ông phải làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật:
Ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết) đang là cán bộ, đảng viên có chức quyền bị nhiều nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết chính thức làm đơn tố cáo từ tháng 5/2012 tới nay. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo liên quan tới các sai phạm của ông Đinh Đức Lập là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN), cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết. Cơ quan này đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác theo quy định của pháp luật.
Qua các thông tin không chính thức, những người tố cáo được biết gần đây ông Đinh Đức Lập đã bị xử lý về mặt Đảng với hình thức kỷ luật khiển trách về một vài hành vi vi phạm hết sức qua loa, không đầy đủ mức độ và tính chất vi phạm trong thực tế hàng loạt sai phạm của ông. Tuy nhiên, theo các quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Đảng, việc xử lý kỷ luật Đảng không thay thế cho việc xử lý hành chính, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, về mặt luật pháp, hiện nay cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo chưa hề có văn bản kết luận chính thức nào về xử lý các nội dung vi phạm bị tố cáo cũng như xử lý kỷ luật người tố cáo. Tức là quá trình giải quyết tố cáo đối với ông Đinh Đức Lập tại UBTWMTTQVN theo quy định của pháp luật vẫn chưa kết thúc, dù đã quá thời hạn giải quyết từ lâu. Song, ông Đinh Đức Lập đã tự mình làm thay cơ quan có thẩm quyền khi ban hành và chỉ đạo những người dưới quyền ban hành nhiều quyết định, văn bản hành chính “kết tội” những người tố cáo là tố cáo sai, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở. Đồng thời, ông Lập cũng quy chụp cho những người tố cáo rất nhiều “tội danh” mơ hồ khác, theo kiểu suy diễn, hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý (ví dụ như là “thiếu ý thức xây dựng cơ quan” chẳng hạn) để bắt đầu tiến hành việc xem xét xử lý kỷ luật những người tố cáo ông.
Hành vi nghiêm trọng nhất của ông Đinh Đức Lập trong việc ra sức tổ chức, chỉ đạo trả thù, trù dập, xúc phạm những người tố cáo là việc ông lạm dụng quyền thủ trưởng cơ quan chỉ đạo ban hành 3 văn bản thông báo yêu cầu 3 người tố cáo ông Đinh Đức Lập là nhà báo Đặng Thị Kim Ngân (Phó Ban Khoa giáo), nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (Phó Ban Văn hóa Nghệ thuật) và nhà báo Hữu Nguyên (Phó Ban Đại diện tại TP.HCM) phải làm bản kiểm điểm về cái gọi là “những hành vi vi phạm” do ông Lập tự “sáng tác” ra và áp đặt cho những người tố cáo. Trong đó có việc ông Lập “tự sáng tác” ra hành vi vi phạm về việc tố cáo nhiều lần, tố cáo vượt cấp, tố cáo sai sự thật, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở để “chụp mũ” những người đã chính thức tố cáo phanh phui hàng loạt sai phạm nghiêm trọng liên quan tới trách nhiệm của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết. Ông cũng “lệnh” cho các nhà báo tố cáo chính ông ta phải tự nhận hình thức kỷ luật trước khi ông xem xét kỷ luật họ. Các bản thông báo này còn chỉ đạo các ban có liên quan tổ chức kiểm điểm 3 nhà báo nói trên và có biên bản báo cáo về Ban biên tập trước ngày 15/4/2013 (trong khi Thông báo đề ngày 8/4/2013, nhưng thực tế ký và phát hành vào ngày 12/4/2013).
Ông Đinh Đức Lập cũng đã lạm dụng quyền thủ trưởng cơ quan chỉ đạo thông báo việc gấp rút thành lập Hội đồng kỷ luật để ngay lập tức họp Hội đồng và xem xét hình thức kỷ luật đối với ba nhà báo có đơn tố cáo ông ta ngay trong tháng 4/2013 này. Tại nhiều cuộc họp lãnh đạo ban và trong một lần mới đây hồi cuối tháng 3.2014, ông Đinh Đức Lập đã chỉ đạo cho các trưởng ban phụ trách 3 nhà báo là người đứng đơn tố cáo ông Lập truyền đạt lại một nội dung mang đầy tính chất đe dọa. Theo đó ông Lập yêu cầu các nhà báo này phải mau chóng tìm cách chuyển công tác đi nơi khác nếu không sẽ phải hứng chịu hình thức kỷ luật nặng nề nhất.
Có thể thấy rất rõ ràng rằng ông Đinh Đức Lập đang coi thường và chà đạp lên tất cả các quy định của Nhà nước, các quy định của Đảng về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó nhấn mạnh và coi trọng trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mục tiêu duy nhất mà ông Lập đang hướng tới là bằng mọi cách, mọi giá, mọi thủ đoạn có thể để đe dọa, lôi kéo một số người có liên quan dưới quyền, đang phụ thuộc vào ông tham gia cuộc trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo một cách có tổ chức tại báo Đại Đoàn Kết.
Hiện tượng người tố cáo bị trù dập, bị trả thù tàn bạo là một thực tế nhức nhối đã làm ảnh hưởng xấu tới công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Vì vậy mà luật pháp Nhà nước hiện hành cũng như các quy định của Đảng liên quan tới lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng đã đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ người tố cáo cũng như gia đình và những người có liên quan với họ.
Quy định 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính Trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, ngay tại Điều 1 nói về “Phạm vi, đối tượng xử lý kỷ luật” đã quy định rõ có vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 6 của Quy định 94 cũng quy định rất cụ thể các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó quy định rất rõ ràng đảng viên vi phạm có hành vi “Đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo”, sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ.
Khoản 6, Điều 2 của Quy định 94 cũng nói rõ: “Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể. Khi các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét xử lý kỷ luật về Đảng”.
Luật Tố cáo của nước CHXHCNVN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012 tại Điều 8 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đã quy định rất rõ có các hành vi cản trở thực hiện quyền tố cáo; đe dọa, trả thù, trù dập và xúc phạm người tố cáo; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; bao che cho người bị tố cáo; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo...
Luật Tố cáo cũng dành hẳn một chương để nói về các quy định bảo vệ ngươi tố cáo. Điều 37 quy định rất chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc. Cụ thể như sau: “1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức. 2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. 3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau: a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo; c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật”.
Còn rất nhiều quy định của pháp luật cũng như của Đảng liên quan tới công tác bảo vệ người tố cáo với mục tiêu là hướng tới việc đảm bảo an toàn về thân thể, sinh hoạt, đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi làm việc của người tố cáo. Sự đảm bảo đó của pháp luật Nhà nước cũng như từ các quy định của Đảng thể hiện tinh thần khuyến khích công dân, đảng viên mạnh dạn đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, tham nhũng của những cán bộ, công chức, đảng viên có chức có quyền.
Vì vậy, tuân thủ và đảm bảo các quy định về bảo vệ người tố cáo của pháp luật Nhà nước và của Đảng là hết sức cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Khi mà tham nhũng phần lớn tập trung vào các đối tượng có chức có quyền, sẵn sàng lạm dụng chức vụ quyền hạn để đàn áp, trả thù, trù dập xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. Khiến cho nhiều người vì muốn an thân, muốn bình yên cho gia đình đã sợ hãi không dám đấu tranh chống tham nhũng, thẳng thắn tố cáo các hành vi phạm pháp luật của những người có chức vụ quyền hạn. Nhất là những người đang là thủ trưởng trực tiếp của mình nằm quyền sinh sát sinh mệnh chính trị, hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống của mình trong tay.
Ông Đinh Đức Lập là cán bộ, đảng viên có chức vụ quyền hạn đang bị tố cáo có nhiều sai phạm nghiêm trọng, vừa bị kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách không tương xứng với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong thực tế mà ông đã gây ra tại báo Đại Đoàn Kết. Trong khi quá trình giải quyết, xử lý tố cáo của cơ quan có thẩm quyền chưa kết thúc, ông Đinh Đức Lập đã công khai, ngang nhiên chỉ đạo và “khởi động” quy trình xử lý kỷ luật các nhà báo đã tố cáo ông. Điều này đã chứng tỏ ông Lập đang tự phong cho mình cái quyền “ngồi vào ghế quan tòa” phán xét việc tố cáo đúng sai, quy chụp nhiều lý do chung chung, suy diễn để áp đặt việc xem xét kỷ luật những người tố cáo, bất chấp các quy định của pháp luật Nhà nước và của Đảng hết sức rõ ràng và nghiêm minh.
Đáng tiếc là trong khi ông Đinh Đức Lập đang ngày càng ra sức gia tăng cường độ trù đập, trả thù, xúc phạm những ngươi tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo và có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật là UBTWMTTQVN lại “im lặng đáng sợ” trước các yêu cầu bảo vệ của người tố cáo.
Vì sao Lãnh đạo UBTWMTTQVN lại bỏ mặc cho những người tố cáo bị ông Đinh Đức Lập thoải mái trù dập ngày càng nghiêm trọng hơn? Trong khi luật pháp Nhà nước và các quy định của Đảng hết sức rõ ràng khi chỉ ra trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đồng thời cũng phải có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Điểm C, Khoản 2, Điều 3 của Quy định 94-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 15/10/2007 quy định rất rõ về tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật đảng viên, như sau: “Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu tranh tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng cứ vi phạm”. Điều 8 Luật Tố cáo quy định về những hành vi bị nghiêm cấm cũng có nêu rõ các hành vi: “Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo; Bao che người bị tố cáo”.
Quy định của Đảng, của pháp luật Nhà nước đã quá cụ thể, quá rõ ràng thế tại sao vẫn có những cán bộ, đảng viên đang giữ trọng trách lại có thể coi thường, ngang nhiên vi phạm mà không bị xử lý nghiêm minh? Điều này đã làm ảnh hưởng xấu tới tình hình thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đang ra sức vận động toàn dân tham gia phòng chống tham nhũng; làm xói mòn lòng tin của nhân dân?
Sau đây là nội dung các thông báo ông Đinh Đức Lập chỉ đạo ban hành “ra lệnh” cho 3 nhà báo có đơn tố cáo ông phải làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật:
Thông báo 09-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 dành cho nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:
Nội dung Đơn Khiếu nại Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK của Ban biên tập
Kính gửi: - Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết
- Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập
- BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết
Tôi là: Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng Ban Văn hóa - Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết.
Ngày 12/4/2013,
tôi nhận được Thông báo số 09-TB/BBT.ĐĐK đề ngày 8/4/2013 của Ban Biên
tập do ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập ký. Nội dung: yêu cầu
tôi và Ban Kỹ thuật Quản trị mạng tiến hành làm kiểm điểm về một số hành
vi mà Ban Biên tập báo cho là tôi sai và tự nhận hình thức kỷ luật.
Tôi sẽ viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật theo yêu cầu khi Ban Biên tập giải thích và thực hiện đầy đủ các đề nghị sau:
1. Thông
báo số 09-TB/BBT.ĐĐK có ghi là căn cứ vào Luật tố cáo, Luật Viên chức,
Luật Báo chí và các Nghị định. Vậy trả lời cho tôi biết bằng văn bản:
Thông báo được căn cứ vào Điều, khoản nào của Luật gì và Nghị định nào?.
2. Vì Thông
báo số 09-TB/BBT.ĐĐK có căn cứ vào Kết luận số 42-KL/MTTWĐĐ ngày
7/1/2013 và Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ
Việt Nam về giải quyết đơn tố cáo nên tôi yêu cầu Ban biên tập cung cấp
cho tôi toàn văn hai văn bản Kết luận này để làm căn cứ kiểm điểm.
3. Trả lời
bằng văn bản cho tôi rõ: Tôi đã tố cáo ai? Và Điều, khoản nào của Luật
tố cáo quy định Người tố cáo không được gửi đơn tố cáo nhiều lần, nhiều
nơi, nhiều cấp?
4. Trả lời
bằng văn bản cho tôi biết: Tôi đã tuyên truyền những vấn đề gì ảnh hưởng
tới uy tín của báo? Tuyên truyền khi nào? ở đâu?
5. Căn cứ
vào Kết luận giải quyết đơn tố cáo của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam, tôi đề
nghị Chi bộ, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết chấp hành thực hiện việc kỷ
luật với Tổng biên tập Đinh Đức Lập; và các cá nhân liên quan: nguyên
Phó Bí thư – Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh; Trưởng Ban Chuyên đề
Nguyễn Thị Cẩm Thúy; nguyên Phó Ban Kế hoạch Tài chính Đinh Quang Sơn…
6. Về nội
dung yêu cầu: “Không chấp hành phân công công tác của Ban biên tập”
thì Kết luận của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam khẳng định nội dung tố cáo Ban
biên tập trù dập, chuyển công tác, cắt lương tôi là có cơ sở. Ngày
2/3/2013, tôi đã có đơn đề nghị Ban biên tập khôi phục vị trí công tác,
trả lại lương và các chế độ khác cho tôi nhưng Ban Biên tập chưa thực
hiện. Một lần nữa, tôi đề nghị Ban biên tập không chống lại Kết luận của
Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam.
Kính đơn!
Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013
Nơi nhận: Người khiếu nại
Ban biên tập báo Đại đoàn kết (để trả lời)
PTBT Nguyễn Quốc Khánh (để trả lời)
BCH CĐ báo Đại đoàn kết (để bảo vệ)
Ban Kỹ thuật Quản trị mạng (để biết)
Ban Trị sự (lưu)
Nguyễn Mạnh Thắng
Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 dành cho nhà báo Đặng Thị Kim Ngân:
Nội dung Đơn Khiếu nại Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK của nhà báo Đặng Thị Kim Ngân:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
Thông báo số 10-TB/BBT.ĐĐK của Ban biên tập
Kính gửi: - Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết
- Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập
- BCH Công đoàn báo Đại Đoàn Kết
- Ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết
Tôi là: Đặng Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết.
Ngày 11-4-2013,
tôi nhận được Thông báo số 10-TB/BBT-ĐĐK đề ngày 8-4-2013 của Ban Biên
tập do ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập ký. Nội dung: yêu cầu
tôi và Ban Khoa giáo tiến hành làm kiểm điểm về một số hành vi mà Ban
Biên tập báo cho là tôi sai và tự nhận hình thức kỷ luật.
Tôi sẽ viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật theo yêu cầu khi Ban Biên tập giải thích và thực hiện đầy đủ các đề nghị sau:
1. Cho tôi
biết cụ thể bằng văn bản: Thông báo số 10-TB/BBT-ĐĐK được căn cứ vào
Điều, khoản nào của Luật Luật Viên chức, Luật Báo chí và các và Nghị
định nào?
2. Thông
báo số 10-TB/BBT.ĐĐK căn cứ vào Kết luận số 42-KL/MTTWĐĐ ngày 7/1/2013
và Kết luận số 43 KL/MTTWĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam về
giải quyết đơn tố cáo. Nhưng đến nay tôi chưa nhận được những kết luận
trên nên không biết được nội dung kết luận là những gì, có đúng với bản
chất của các nội dung tôi tố cáo hay không? Đề nghị Ban biên tập cung
cấp cho tôi các văn bản kết luận nói trên.
3. Trả lời
bằng văn bản cho tôi rõ: Tôi đã phát biểu nhiều nội dung không đúng nào
về báo Đại Đoàn Kết và Tổng biên tập tại Hội nghị Công đoàn cơ quan
UBTWMTTQ Việt Nam ngày 25/4/2012?
4. Trả lời bằng văn bản cho tôi biết: Tôi đã sử dụng danh nghĩa Thường vụ Công đoàn không đúng ở chỗ nào?
5. Trả lời
cho tôi bằng văn bản: Tôi đã tố cáo ai? Và Điều, khoản nào của Luật tố
cáo quy định Người tố cáo không được gửi đơn tố cáo nhiều lần, nhiều
nơi, nhiều cấp?
6. Trả lời
cho tôi bằng văn bản: Tôi đã tuyên truyền những vấn đề gì ảnh hưởng tới
uy tín của báo? Tuyên truyền khi nào? ở đâu?
7. Căn cứ
vào Kết luận giải quyết đơn tố cáo của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam, tôi đề
nghị Chi bộ, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết chấp hành thực hiện việc kỷ
luật với Tổng biên tập Đinh Đức Lập; và các cá nhân liên quan: nguyên
Phó Bí thư – Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh; Trưởng Ban Chuyên đề
Nguyễn Thị Cẩm Thúy; nguyên Phó Ban Kế hoạch Tài chính Đinh Quang Sơn…
Kính đơn!
Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013
Nơi nhận: Người khiếu nại
Ban biên tập báo Đại đoàn kết (để trả lời)
PTBT Nguyễn Quốc Khánh (để trả lời)
BCH CĐ báo Đại đoàn kết (để bảo vệ)
Ban Khoa giáo (để biết)
Ban Trị sự (lưu)
Đặng Thị Kim Ngân
Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 dành cho nhà báo Hữu Nguyên:
Nội dung Đơn Khiếu nại Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK của nhà báo Hữu Nguyên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013
Kính gởi: - Ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết
- Ông Nguyễn Quốc Khánh – Bí thư chi bộ, Phó tổng biên tập
- Ông Chu Ninh - Trưởng ban Đại diện tại TP.Hồ Chí Minh
- Ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch Công đoàn cơ quan
Ban Công tác phía Nam
- Ông Mai Ngọc Tuyền – Chủ tịch Công đoàn báo ĐĐK
Tôi là Bùi Hữu
Phước (tên thường dùng Hữu Nguyên), Phó trưởng Ban Đại diện tại TP.HCM,
báo Đại Đoàn Kết, làm đơn này khiếu nại và phản đối các nội dung trái
pháp luật trong Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 xâm hại các
quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Ngày 15/4/2013,
tôi nhận được Thông báo số 11-TB/BBT.ĐĐK do ông Nguyễn Quốc Khánh (Phó
Tổng biên tập) thay mặt Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết ký ngày 8/4/2013,
yêu cầu tôi làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật về các hành vi:
Thiếu ý thức xây dựng cơ quan, tuyên truyền các vấn đề nội bộ gây ảnh
hưởng uy tín của báo; Không thực hiện yêu cầu của Ban biên tập, gặp gỡ
trao đổi và đối thoại về những vấn đề phát sinh theo quy chế hoạt động
của báo; Có nhiều nội dung tố cáo sai, tố cáo không đúng, tố cáo không
có cơ sở.
Các lý do được
đưa ra trong Thông báo số 11 là rất chung chung, hành vi vi phạm được
đưa ra xem xét kỷ luật không cụ thể, không rõ ràng, không đủ cơ sở pháp
lý theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức và Điều 4 của Nghị định số
27/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6/4/2012 quy định về xử lý kỷ
luật viên chức. Việc xử kỷ luật viên chức chỉ được tiến hành khi phát
hiện viên chức có những hành vi vi phạm cụ thể được quy định theo pháp
luật và đã đủ yếu tố cấu thành hành vi vi phạm. Không ai có thể tùy tiện
“sáng tác” ra các lý do không có cơ sở pháp luật, không rõ ràng, mang
tính chất cảm tính, quy chụp để yêu cầu viên chức phải kiểm điểm, tự
nhận hình thức kỷ luật. Đặc biệt là không thể đưa ra các lý do vượt quá
thẩm quyền và vi phạm pháp luật để yêu cầu tiến hành xử lý kỷ luật viên
chức.
Vì vậy, căn cứ
vào Điều 12 Luật Khiếu nại, để có đủ cơ sở làm kiểm điểm và xem xét kỷ
luật, tôi đề nghị Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết làm rõ và trả lời tôi
bằng văn bản các nội dung sau đây:
1. Đề nghị Ban
biên tập cung cấp văn bản của cấp có thẩm quyền đã xem xét các hành vi
cụ thể của tôi một cách công khai, minh bạch, và có đủ cơ sở pháp lý để
kết luận tôi “thiếu ý thức xây dựng cơ quan”; cung cấp các văn bản đã
từng phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm và kết luận đúng pháp luật rằng tôi
có các hành vi được cho là “thiếu ý thức” này.
2. Đề nghị Ban biên tập trả lời
bằng văn bản về việc tôi đã có hành vi cụ thể nào để được coi là tuyên
truyền các vấn đề nội bộ của báo Đại Đoàn Kết”?; Đề nghị cung cấp bằng
văn bản cụ thể các nội dung mà Thông báo số 11 cho là “các vấn đề nội bộ
gây ảnh hưởng tới uy tín của báo”.
3. Đề nghị Ban
biên tập trả lời bằng văn bản về việc tôi đã không thực hiện yêu cầu cụ
thể đúng pháp luật nào của Ban Biên tập vào thời điểm nào, với nội dung
cụ thể là gì và các văn bản mà Ban biên tập đã phê bình, nhắc nhở tôi về
việc không chấp hành yêu cầu cụ thể này.
4. Đề nghị Ban
biên tập trả lời bằng văn bản cụ thể, chính xác và đầy đủ các chi tiết
về việc tôi đã tố cáo ai; với các nội dung gì; nội dung nào sai; nội
dung nào không đúng và nội dung nào không có cơ sở theo đúng quy định về
thẩm quyền giải quyết tố cáo được ghi trong Luật Tố cáo?
5. Đề nghị Ban
biên tập cung cấp bằng văn bản Kết luận số 42-KL/MTTW-ĐĐ ngày 7/1/2013
và Kết luận số 43-KL/MTTW-ĐĐ ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam
về giải quyết đơn tố cáo, mà Thông báo số 11 lấy làm căn cứ để yêu cầu
tôi kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật. Bởi vì cho tới nay, sau gần
một năm tố cáo tôi chưa hề nhận được bất cứ kết luận nào của cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tố cáo theo luật định nên không có căn cứ cụ thể
để kiểm điểm.
Ngoài ra, căn
cứ vào các quy định trong Luật Viên chức, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,
ngày 25/3/2013 tôi đã có Đơn Khiếu nại gởi tới ông tổng biên tập Đinh
Đức Lập và Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết phản đối việc ông Đinh Đức Lập
ban hành Quyết định số 12-QĐ/TBT.ĐĐK ngày 14/3/2013 tạm đình chỉ công
tác tôi trái pháp luật. Cho tới nay đã quá thời hạn theo quy định tại
Điều 27 Luật Khiếu nại, ông Đinh Đức Lập là người ký ban hành quyết định
hành chính trái pháp luật bị khiếu nại này vẫn chưa có văn bản trả lời
tôi về việc ông có hay không thụ lý đơn khiếu nại của viên chức theo quy
định cũa pháp luật. Hành vi này của ông Đinh Đức Lập đã vi phạm các quy
định về khiếu nại, tố cáo của pháp luật và vi phạm các quy định về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong Quy định 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ
Chính trị và Hướng dẫn 11-HD-UBKTTW ngày 24/3/2009 của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương.
Căn cứ vào các
lý do và cơ sở pháp luật trên đây, tôi khẳng định Thông báo số
11-TB/BBT.ĐĐK ngày 8/4/2013 của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết là văn bản
hành chính được ban hành trái pháp luật, căn cứ vào các cơ sở, lý do
chưa rõ ràng, hành vi không cụ thể, mang tính quy chụp, cảm tính để xâm
hại các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Kính đề nghị
Ban biên tập báo Đại Đoàn kết trả lời bằng văn bản các nội dung còn chưa
rõ ràng về cơ sở pháp lý của các căn cứ cũng như các lý do nêu ra trong
Thông báo 11 mà tôi đã trình bày ở trên.
Kính đề nghị
Ban Chấp hành Công đoàn Ban Công tác phía Nam nơi tôi đang sinh hoạt, có
biện pháp can thiệp bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của đoàn viên theo
đúng Điều lệ và chức năng của tổ chức Công Đoàn.
Kính đơn
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Người khiếu nại
Bùi Hữu Phước
Cập nhật thông tin mới của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng gởi lúc 19 giờ ngày 15/4/2013:
Khoảng
11 giờ sáng nay (thứ Hai ngày 15/4/2013), nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng đến
cơ quan báo Đại Đoàn Kết gửi Khiếu nại về Thông báo 09 thì ngay đầu giờ
chiều cùng ngày, Thông báo mang số thứ tự 12 đã được đưa ra. Khoảng 16
giờ chiều, Thông báo số 12 này được gửi tới ban Kỹ thuật Quản trị mạng
và Nhà báo Mạnh Thắng. Nực cười thay ý đồ đen tối đã chuẩn bị kịch bản
trù dập sẵn quá lộ liễu khi Thông báo số 12 này lại đề ngày 16/4/2013.
Thông
báo số 12 về nội dung giống y như Thông báo số 9 dành cho nhà báo Mạnh
Thắng, chỉ có sửa lại là Thông báo Lần 2 và gia hạn ngày báo cáo về
Ban biên tập việc tổ chức kiểm điểm nhà báo Mạnh Thắng tại Ban tới
ngày 19/4/2013. Như vậy ông Đinh Đức Lập có vẻ rất quyết tâm kỷ luật
cho bằng được các nhà báo đã dám cả gan tố cáo ông, làm cho ông phải
nhận án kỷ luật Đảng khiển trách...nhẹ như phủi bụi!
(Còn tiếp)
Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:
Nguyễn Hữu Quý
Ba tám năm sau ngày “thống nhất”
Vết thương chưa lành trên cơ thể mẹ Việt Nam
Hận thù Bắc Nam chưa một lời hòa giải
Vẫn “ngụy, ta” còn đó ở đâu đây!
Ba tám năm ta mong mãi một ngày
Lời chính thức từ “bên thắng cuộc”
Rằng, xóa thù hận, biết yêu thương đồng loại
Nam Bắc một nhà, cùng hướng tương lai.
Ba tám năm, thời gian đã quá đủ dài
Để Việt Nam trở thành cường quốc
Nhưng bất hạnh thay, trái điều Dân mong ước!
Vẫn đói nghèo và bao nỗi bất công…
Tháng Tư này, hy vọng gì không?
Đã nửa đời người từ tháng Tư năm ấy
Thế giới đổi thay từng ngày trông thấy
Chọn sai đường, ta mất cả trăm năm!
16.4.2013
Suốt ngày Mác với Lê , Mao , Hồ , Kim Ủn
Lúc nào cũng đi theo đường ” ông cụ chọn ”
Đi gần trăm năm , lại quay lại ban đầu
Bất hạnh không , hỡi người dân cũng còn ảo tưởng
Rằng chỉ có Đảng ta sáng suốt , anh minh
Công đảng ta , cao như núi Thái Sơn
Còn sai lầm chỉ bé bằng con rận nhỏ
Dân chủ nước mình , Hoa Kỳ đâu sánh kịp
Thậm chí ở các nước văn minh , cũng chỉ vạn lần thua .
Bất hạnh không lũ nhố nhăng chuyên lịnh thần anh Lú
Biết rằng sai những cứ cố đâm đầu
Đó có phải lũ thiêu thân thời @ 21
Thơ bút tre của dân học toán – Họa vui cùng Nguyễn Hữu Quý
Vừa đọc vài câu còm của cụ, đáng ra phải nghĩ đến văn của cụ. Nhưng điều đó không xảy ra, mà lại xảy ra câu chuyện nhớ Lê Đức Thọ, tên “thương thuyết gia số 1″ của CS Bắc Việt tại hội đàm Ba Lê. Chủ trương của ông ta là “nói 1 lần chưa nghe thì sẽ nói 10 lần; chưa nghe nữa thì sẽ nói vô số lần. Và, cứ lập đi lập lại một quyết tâm như vậy cho đến khi Kissinger chịu hết thấu, buộc phải cử phái đoàn B 52 bay đến thăm viếng bầu trời Hà Nội mới chịu chuyển hướng. Giờ cụ Hoàng Mai có vẻ thích chủ trương này của tay Thọ và HM tự tin đắc chí vì giờ đây không còn B 52 nữa. Dù sao thì cũng chúc cụ khỏe và ngoan ngoãn cùng lý tưởng của một kẻ đi hoang.
Cái tên Việt Nam có từ thời Nguyễn có vẻ khônga đem lại may mắn khi đất nước bị họa xâm lăng của Phương Tây và nay là họa xâm lăng của Trung Cộng. Khi nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu cũng bị quân Minh xâm lược.
Hà Nội có ty tỷ bài học đau đớn nhưng không ai thèm học vì:
1, Quan đảng (đảng) là luôn luôn đúng
2, Ai nghi ngờ quan đảng (đảng) sai thì xem lại điều 1
Cái zụ làm dải phân cách cứng để phân làn tốn mấy chục tỷ cụ bạc đến bây giờ vẫn lăn lóc trên đường, dân góp ý nhưng quan bẩu thế là đúng. Đảng cũng vậy, làm cái zụ góp ý HP tốn mấy trăm tỷ cụ bạc nhưng những ý kiến đóng góp trái ý đảng thì qui cho là thù địch chống phá! Đến khi lãnh hậu quả thì dân chịu và đảng lại bẩu là do địch chống phá! Hỏi đ/c Phế Thải xem có đau đớn không hay chỉ có dân là đau đớn còn các đc ấy ăn đủ?
ĐAU
Đau là đau những ai ai
Vì chưng quan đảng chẳng sai bao giờ
Tầm nhìn quan đến vô bờ
Công trình ắt có mỡ mầu cho quan
Đảng đúng là chẳng phải bàn
Tạo ra thắng lợi rỡ ràng mai sau
Kinh tế đổ vỡ ai đau?
Dân nghèo, nhưng lại rất giàu là ai?
Phận dân phải chịu cái sai
Đảng là kiên định dùi mài Mác-Lê
Dù cho thối nát bề bề
Quan như ruồi nhặng chẳng chê miếng mồi
Chống chế đảng cũng mở lời
Sai lầm là bởi ông giời phá ta
Thế lực thù địch được đà
Điên cuồng chống phá nên ra thế này
Đau là đau bọn dân cày!