Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Tin ngày 06/4/2013

  • Hồ sơ bí mật về các thiên đường trốn thuế (RFI) - Những ngày gần đây, chính trường Pháp không ngừng biến động. Việc Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jérôme Cahuzac thú nhận sở hữu một tài khoản ở nước ngoài từ hơn 20 năm nay đang làm cho uy tín của chính phủ Xã hội nói chung và bản thân tổng thống Pháp François Hollande nói riêng bị sút giảm trầm trọng.
  • Tòa thánh Vatican : Triệt để chấm dứt nạn lạm dụng tình dục trẻ em (RFI) - Đức Giáo Hoàng Phanxico yêu cầu các dòng tu phải có hành động « mạnh mẽ và dứt khoát » chống lại tệ nạn lạm dụng tình dục, mà một số linh mục là thủ phạm. Đây là lần đầu tiên từ ngày đăng quang, vị giáo chủ gốc Achentina đề cập trực tiếp đến một ung bướu trong Giáo Hội Công Giáo, xảy ra trong nhiều thập kỷ với hàng chục ngàn nạn nhân là trẻ em.
  • Bắc Triều Tiên « đề nghị » Matxcơva di tản sứ quán tại Bình Nhưỡng (RFI) - Bình Nhưỡng gây thêm không khí căng thẳng : kêu gọi các sứ quán nước ngoài sơ tán nhân viên. Phát ngôn viên sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng xác nhận thông tin này. Tại Berlin, đại sứ Bắc Triều Tiên bị chính phủ Đức triệu mời để phản đối thái độ hung hăng đe dọa chiến tranh trong những ngày qua.
  • Bạo động giữa người Hồi giáo và Phật giáo Miến Điện lan sang Indonesia (RFI) - Vào hôm nay, 05/04/2013, 8 người Phật giáo Miến Điện đã bị đồng hương theo đạo Hồi giết chết tại Indonesia. Sự vụ xẩy ra tại trại cầm giữ người tị nạn ở Medan, trên đảo Sumatra. Theo phát ngôn viên cảnh sát tại chỗ, thảm kịch đã xẩy ra khi khoảng 20 người Hồi giáo Miến Điện tị nạn đã tấn công vào 11 người Phật giáo có mặt trong trại.
  • Mỹ - Philippines bắt đầu cuộc tập trận thường niên "Balikatan" (RFI) - Hàng ngàn lính Mỹ và Philippines vào hôm nay 05/04/2013, đã bắt đầu cuộc thao diễn quân sự thường niên Balikatan (vai kề vai), mà Manila xác định là mang tính chất "sống còn" cho việc xây dựng khả năng phòng thủ của mình trước mối đe dọa ngày nghiêm trọng đến từ Trung Quốc. Nhân buổi khai mạc cuộc tập trận, Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, đã tố cáo Trung Quốc gây bất ổn định ở Châu Á qua những hành động hung hăng và bất hợp pháp ở Biển Đông.
  • Vụ xử Đoàn Văn Vươn : Đáng buồn cho nền tư pháp Việt Nam (RFI) - Hôm nay, 05/04/2013, Tòa án Hải Phòng đã ra phán quyết trong vụ án xét xử ông Đoàn Văn Vươn và những người thân chống lại lực lượng cưỡng chế thu hồi đất cách đây hơn một năm. Theo đó, ông Đoàn Văn Vươn bị án 5 năm tù giam. Ba thành viên khác trong gia đình cũng bị phạt án tù giam. Vụ án Đoàn Văn Vươn – Cống Rộc (Tiên Lãng – Hải Phòng) được công luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
  • Bình Nhưỡng khoe vũ khí giả, chém gió hơn là đánh Mỹ (RFI) - Quân lệnh của Kim Jong Un đánh vào nước Mỹ chỉ là cú đấm gió vì chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên không có vũ khí biến lời đe dọa thành hành động. Đây là nhận định của giới chức quốc phòng Tây phương và chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế vào lúc Bình Nhưỡng đưa tên lửa tầm trung thứ hai lên giàn phóng.
  • Tổng Thống Ai Cập đi thăm Sudan (VOA) - Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi đang có mặt tại thủ đô Khartoum của Sudan để mở các cuộc thảo luận với Tổng Thống Sudan Omar al-Bashir
  • Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng (BBC) - Cập nhật tin và phản ứng từ trong và ngoài nước, các bloggers và các nhà báo, trí thức và nông dân quanh phiên xử ông Đoàn Văn Vươn và gia đình về tội "Giết người và chống người thi hành công vụ".
  • Mỹ-Philippines tập trận thường niên (BBC) - Mỹ và Philippines tập trận thường niên để xây dựng khả năng quốc phòng của Philippines chống lại đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
  • "Gia đình sẽ kháng cáo" (BBC) - Bà Phạm Thị Báu, vợ ông Đoàn Văn Quý, tức em dâu ông Đoàn Văn Vươn khẳng định với BBC gia đình sẽ kháng cáo trong phỏng vấn ngày 5/4.
  • Hoa Kỳ đưa hỏa tiễn tới Guam (BBC) - Mỹ sẽ điều tên lửa phòng thủ tối tân tới đảo Guam, chuẩn bị sẵn sàng cho 'tình huống xấu nhất' trên bán đảo Triều Tiên.
  • Chế ngự HIV (BBC) - Khoa học đang tiến gần đến tìm ra vaccine chống HIV.
  • Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (BaoMoi) - Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+) đã diễn ra tại Bru-nây với sự tham dự của thứ trưởng, tổng thư ký quốc phòng, đại diện 18 quốc gia thành viên ADMM+ (gồm mười nước ASEAN và tám đối tác đối thoại của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân) cùng đại diện Ban Thư ký ASEAN.
  • Tặng quà hỗ trợ chủ tàu cá bị Trung Quốc bắn cháy cabin (BaoMoi) - Ngày 4/4, đại diện lực lượng Công an tỉnh Quảng Ngãi, Đại tá Đinh Hoài Bắc – Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi đã trực tiếp đến nhà anh Bùi Văn Phải, ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, là chủtàu cá QNg 96382 TS bị Trung Quốc bắn cháy cabin tàu.
  • Mỹ – Philippines khởi động tập trận 'Kề vai sát cánh' (BaoMoi) - TPO-Cuộc tập trận Balikatan diễn ra từ 5 đến 17/4 tại miền Trung Luzon, ngoài khơi vịnh Subic, Philippines. 8.000 lính Mỹ, Philippines, 30 máy bay quân sự, trong đó có chiến đấu cơ F/A-18 Hornet, cùng tàu hải quân tham gia cuộc tập trận.
  • Nhật Bản sẽ cho phép tàu dân sự vũ trang phòng thân trên biển (BaoMoi) - Nhật Bản có thể sẽ thông qua dự luật cho phép các tàu dân sự được phép mang theo các loại vũ khí để “bảo vệ” trong các trường hợp khẩn cấp tại Hoa Đông. Trong khi đó, tại Biển Đông, Hải quân Malaysia cho biết sẽ sớm trang bị 6 khẩu pháo hạm Mk3 57 mm cho các tàu tuần tra trên biển.
  • Hàng chục máy báy chiến đấu Mỹ đến Philippines (BaoMoi) - Tuần này, Washington sẽ triển khai hơn một chục máy bay chiến đấu hiện đại F/A-18 đến Philippines để tham gia một cuộc tập trận chung hàng năm giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên Mỹ phái một số lượng lớn chiến đấu cơ như vậy đến tập trận với một đối tác an ninh thân thiết. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang leo thang vì vấn đề Triều Tiên cũng như các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Philippines mở cửa căn cứ cho quân Mỹ (BaoMoi) - (NLĐO) – Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 5-4 cho biết sẵn sàng hỗ trợ Mỹ chống lại các cuộc tấn công từ Triều Tiên. Tuyên bố này ám chỉ khả năng Philippines mở cửa căn cứ quân sự cho quân đội Mỹ.
  • Biển đảo phát triển theo định hướng “Kinh tế xanh lam” (BaoMoi) - Trong định hướng “phát triển xanh lam” ở biển và đại dương có một số hướng mang tính chủ đạo được quốc tế khuyến cáo như: bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển, phát triển thị trường carbon, tăng cường quản lý đáy biển, thay đổi phương thức quản lý nghề cá và nuôi trồng hải sản ở các cấp trong khu vực và quốc gia; đồng thời bình đẳng, không bao cấp và khai thác bền vững, thích ứng với quá trình dâng cao mực nước biển và biến đổi khí hậu.
  • “Tuyệt đối không dùng vũ lực với ngư dân” (BaoMoi) - Tại Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+), diễn ra tại Brunei ngày 4/4, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã lên tiếng yêu cầu các nước trong khu vực “tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển”.
  • Nhật Bản ra Sách Xanh cảnh báo về các “mối đe dọa” (BaoMoi) - Nhật Bản ngày 5/4 đã ra Sách Xanh Ngoại giao cảnh báo Nhật Bản đang đối mặt với những “mối đe dọa” về lãnh thổ, lãnh hải và không phận cũng như đe dọa sinh mạng của người dân nước này trong bối cảnh tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
  • Mỹ hậu thuẫn Philipines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Philippines hôm qua 3/4 đã lên tiếng hoan nghênh việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới đây cam kết sẽ thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông dù cho giải pháp đó không được Trung Quốc đồng tình.
  • Mỹ, Philippines bắt đầu tập trận 'Vai kề vai' (BaoMoi) - Theo tin tức từ tờ Inquirer ngày 5/4, quân đội Mỹ và Philippines sẽ triển khai cuộc tập trận chung Balikatan (Vai Kề Vai) với sự tham gia của ít nhất 8.000 binh sỹ hai nước bắt đầu từ hôm nay.
  • Hàng chục máy báy chiến đấu Mỹ đến Philippines (BaoMoi) - Tuần này, Washington sẽ triển khai hơn một chục máy bay chiến đấu hiện đại F/A-18 đến Philippines để tham gia một cuộc tập trận chung hàng năm giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên Mỹ phái một số lượng lớn chiến đấu cơ như vậy đến tập trận với một đối tác an ninh thân thiết. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang leo thang vì vấn đề Triều Tiên cũng như các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Ủng hộ sáng kiến của Việt Nam về thiết lập Nhóm chuyên gia về Hành động mìn nhân đạo (BaoMoi) - QĐND - Ngày 4-4, Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN Mở rộng (ADSOM+) đã diễn ra tại Bru-nây với sự tham dự của Thứ trưởng/Tổng thư ký QP/đại diện từ 18 quốc gia thành viên ADMM+ (10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 quốc gia đối tác đối thoại của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-lân) cùng Đại diện Ban Thư ký ASEAN.
  • Thêm một bài thơ "sôi sục" cảm xúc Biển Đông gửi đến lãnh đạo TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi lãnh đạo Trung Quốc , tòa soạn đã nhận được rất nhiều bài viết, những ý kiến của độc giả gửi về hưởng ứng bức thư trên của cháu Trương Ánh Dương, học sinh Lớp Trí Đức 4H2 do cô Đặng Nguyệt Anh phụ trách. Đặc biệt, trong số đó có cả những bài thơ mộc mạc của độc giả Đặng Thu Mai muốn gửi đến lãnh đạo Trung Quốc. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải nguyên văn bài thơ mộc mạc này đến với bạn đọc.
  • Việt Nam phải làm những gì để "chiếm lĩnh" Biển Đông? (BaoMoi) - Lời tòa soạn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông luôn được các độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Ngày càng nhiều các học giả đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam với vùng biển này cũng như đưa ra những nghiên cứu, lập luận của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Bản tin tiếng Anh
  • Chinese overtake Germans as biggest spending tourists (Washington Post) - Chinese tourists have overtaken Germans as the world's biggest-spending travellers after a decade of robust growth in the number of Chinese holidaying abroad, the United Nations World Tourism Organisation (UNWTO) said on Thursday.
  • More owners choose to pay last respects to pets (Washington Post) - More and more pet owners want to bury their deceased pets in Chen Shaochun's forest - the Baifu Pet Heaven Animal Burial Center, which he runs professionally as a pet cemetery.
  • OCT Group finds formula for success (Washington Post) - As many theme parks struggle, a State-owned enterprise has flourished. Huang Ying examines the reasons behind the company's rapid growth.
  • Property curbs make their mark in Shanghai (Washington Post) - The latest measures to reverse rising property prices are chilling speculation in Shanghai, while prospective homebuyers are waiting for the rules to take effect.
  • Home prices continue to rise (Washington Post) - Property prices in China's major cities saw a 10th consecutive monthly increase, but new policies aimed at cracking down on speculation are expected to rein in the price increases.
  • Mayor has high hopes for boosting economy (Washington Post) - Xia Qingfeng, mayor of Tongren in Guizhou province, is determined to lead more than 1 million people to prosperity by boosting the economy with ecological concepts over the next decade.
  • Food for thought in the retail business (Washington Post) - Last year, the world's largest convenience store retailer, 7-Eleven, confirmed store closures in Guangzhou, capital city of Guangdong province.
  • WeChat dominance attacked (Washington Post) - Local Internet companies are vigorously seeking opportunities to challenge WeChat, the most-used voice-messaging app in the country.
  • Romance, ghosts and sports (Washington Post) - The Qingming Festival is traditionally a time for courtship, making sure the spirits are content and enjoying picnics and other outdoor activities with the coming of the better weather.Qingming Festival
  • Walking their way to health (Washington Post) - According to a report from China Nordic Walking Association, China has around 100,000 Nordic walkers and 20,000 people practice regularly.
  • Tea time loses its popularity (Washington Post) - The early bird catches the worm, and that used to be the case for the producers of Longjing tea, as the early tea harvested before Qingming (Pure Brightness) Festival used to reap them high rewards. However, this year the bottom has fallen out of the market and prices have plummeted.
  • Hard act to follow (Washington Post) - A huge name in Chinese entertainment, dancer Yang Liping is now hoping for a second career as a businesswoman.
  • Caring for autistic children (Washington Post) - Autism is a neural development disorder characterized by impaired social interaction and communication. April 2 is World Autism Awareness Day.
  • Matrix barcodes on tombs (Washington Post) - A two-dimensional quick response barcode (QR code) is affixed to a tombstone to offer smartphone users extended information about the person buried beneath in Ningbo, East China's Zhejiang province, March 28, 2013.
  • Our luxuriously departed (Washington Post) - Paper-made consumer goods replace paper money as top offerings to the dead during Qingming Festival. Shoppers might think they have stumbled upon the deal of the century when they see an iPhone 5 advertised online for only 40 yuan.
  • Eight Tibetan monks named Geshelharampa (Washington Post) - Eight more monks have passed the annual debate challenges and were accredited as the highest scholars of the Gelukpa school of Tibetan Buddhism Thursday in Jokhang Temple, Lhasa.
  • Rudd pitches US-China strategy plan (Washington Post) - There exists "a unique window of opportunity" for theUS and China to pursue cooperation that could fulfill Xi Jinping's call for a "new type of great-power relationship", a former Australian prime minister said.
  • New govt tests first major reform in agriculture (Washington Post) - The State Council, or China's cabinet, on Wednesday rolled out its first major reform in agriculture since inauguration, experimenting schemes to accelerate modern agriculture.
  • Xi plants trees, promotes 'beautiful China' (Washington Post) - Chinese top leaders Xi Jinping, Li Keqiang, Zhang Dejiang, Yu Zhengsheng, Liu Yunshan, Wang Qishan and Zhang Gaoli joined in the tree planting event here on Tuesday

Vụ xử Đoàn Văn Vươn : Đáng buồn cho nền tư pháp Việt Nam

Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái). DR
Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái). DR

Hôm nay, 05/04/2013, Tòa án Hải Phòng đã ra phán quyết trong vụ án xét xử ông Đoàn Văn Vươn và những người thân chống lại lực lượng cưỡng chế thu hồi đất cách đây hơn một năm. Theo đó, ông Đoàn Văn Vươn bị án 5 năm tù giam. Ba thành viên khác trong gia đình cũng bị phạt án tù giam. Vụ án Đoàn Văn Vươn – Cống Rộc (Tiên Lãng – Hải Phòng) được công luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm.

Trả lời RFI hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A (Hà Nội) cho rằng bản án này « bộc lộ sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam », « cho thấy một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam (…). Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng ».

RFI : Xin ông cho biết nhận định của ông về phán quyết của Tòa án. 

Nguyễn Quang A : Có lẽ cũng không ngoài dự đoán về mức án, và nó chỉ bộc lộ một sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam. Tôi tin rằng những ông công tố và thẩm phán ở Hải Phòng, họ chỉ được lệnh là phải làm như vậy. Vì theo dõi, khi thấy tranh luận, qua báo chí, thì thấy các luật sư đã nêu ý kiến của mình. Bản thân các bị cáo cũng nêu các ý kiến của mình, và bên thẩm phán vẫn giữ nguyên mức phát quyết, theo như của Viện kiểm sát họ đưa ra, thì thực sự tôi thấy rằng đây là một kết quả hết sức là đáng buồn, cho nền tư pháp Việt Nam nói chung và cho toàn bộ cái hoạt động, từ điều tra cho đến khởi tố, phán xét của Việt Nam.

RFI : Trong vụ án, có một số chi tiết khiến nhiều người ngạc nhiên, cụ thể là trong quá trình xét xử, án do Viện kiểm sát đề nghị thấp hơn rất là nhiều so với khung hình phạt, mà trong cáo trạng đã nêu ra trước đó, với tội danh « Giết người thi hành công vụ ». Xin ông cho biết nhận xét của ông về chuyện này.

Nguyễn Quang A : Tôi cho rằng, với phán xét của tòa, mà mức án chỉ bằng chưa đến một nửa mức tối thiểu của cái tội danh đấy. Bản thân việc đó cũng nói lên là người ta đã làm hết sức là bậy bạ. Bởi vì, như thế chứng tỏ rằng là tội danh đấy là không đúng. Và đúng như là nhận xét của rất nhiều người, thì tội danh, gọi là « giết người » đấy là hoàn toàn không có một cơ sở gì cả. Theo luật của Việt Nam, theo mọi các tiêu chuẩn, thì việc quy chụp cho các bị can cái tội đấy, thì tôi cho là chính Tòa án Hải Phòng đã phạm một cái tội vu cáo. Tức là gì, thực ra là : có lẽ là tội danh là tội khác, nhưng mà người ta cứ cố ép vào tội « giết người », thì tôi thấy đấy là… Nếu đúng là tội giết người thì tối thiểu phải xử 12 năm tù, chứ không thể 5, 6 năm tù được. Tức là một sự mâu thuẫn. Bản thân phán quyết của tòa, thực sự nó lột cái sự dối trá của tòa về sự phán xử sai tội.

RFI : Thưa ông, có ý kiến đánh giá là chính quyền làm như vậy là để kiểu như « giơ cao, đánh khẽ », tức là đưa ra một tội nặng như vậy để làm người ta sợ hãi, rồi sau đó giảm án để các bị cáo cảm thấy được khoan hồng. Ông nghĩ gì về cách giải thích này ?

Nguyễn Quang A : Tôi không biết, nhưng giả sử là họ nghĩ như vậy, thì họ hoàn toàn sai lầm. Vì sự nghiêm minh của hệ thống pháp luật, xét xử của tòa án, thì tội nào phải ra tội đó, và phải xử một cách nghiêm minh. Không thể gọi là vu cho người ta một cái tội. Xong rồi, bị áp lực của dư luận, rồi xử chưa bằng nửa cái mức tối thiểu của án đó. Tôi nghĩ đây là một cách làm hết sức tùy tiện.

Đây là một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam và toàn bộ hệ thống nhà nước của Việt Nam, trong đó có nhánh tư pháp. Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng. Tội là tội, xử là phải xử nghiêm. Không thể một tội này là đi xử một tội khác, dùng một cái tội rất là nghiêm trọng để răn đe người ta được.

RFI : Thưa ông, phán quyết của tòa án ở Việt Nam, tòa án Hải phòng, đã để lại những hệ quả gì, cụ thể là trong trước mắt ?

Nguyễn Quang A : Phán quyết này của tòa án Hải phòng là một trong những cách rất hiệu quả để làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với hệ thống tòa án của Việt Nam nói riêng, và đối với toàn bộ hệ thống chính trị nói chung. Chính họ là người làm hại nhiều nhất cho uy tín của nhà nước, của lòng tin của người dân vào nhà nước. Bản thân lòng tin của người dân vào nhà nước là hết sức quan trọng để phát triển đất nước. Như thế, theo đánh giá chủ quan của tôi, là những người hành xử tùy tiện như vậy là những người phá hoại đất nước rất là kinh khủng. Tuy họ vẫn luôn luôn lên tiếng vu cho những người khác là « phá hoại đất nước », hoặc là « theo các thế lực thù địch », hoặc cái gì đấy… Nhưng tôi nghĩ rằng, chính họ, nếu xét nghiêm túc (thế nào) gọi là thù địch của đất nước, thì họ là những kẻ đầu têu của những thế lực thù địch với đất nước này.

Còn tất nhiêu, còn nhiều hệ quả nữa. Nhưng tôi nghĩ rằng đấy là một hệ quả hết sức nghiêm trọng.

Còn có một hệ quả đối với bản thân họ. Những người ra phán quyết này chắc chắn họ sẽ bị lịch sử lên án. Và nếu mà còn có lương tâm, thì nếu họ không cắn rứt lương tâm, thì con cháu họ cũng sẽ phải cắn rứt lương tâm trong một thời gian dài dài dài.

Tất nhiên, tôi nghĩ rằng ông Đoàn Văn Vươn và gia đình, chắc chắn người ta sẽ kháng án. Và tòa án nhân dân cấp trên vẫn còn có một khả năng là để chữa cái sai lầm hết sức là nghiêm trọng này, bằng cách là xét xử lại một cách hết sức là công minh.
 
RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A. 
 Trọng Thành (RFI)

Nhận định của LS Trần Đình Triển về vụ xử ông Đoàn Văn Vươn và bản án

Phiên tòa sơ thẩm xử ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vừa kết thúc hôm nay với bản án tù giam cho bốn người đàn ông và tù treo đối với hai phụ nữ.
Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa cho hai bà Thương và Hiền, vợ của hai ông Vươn và Quý tại phiên tòa, cho biết một số thông tin liên quan vụ xử và bản án đã tuyên qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh.
Trước hết ông trình bày lại những điều mà bản thân ông nói với tòa ngay trong ngày đầu xử án:

Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa cho hai bà Thương và Hiền, vợ của hai ông Vươn và Quý tại phiên tòa
Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa cho hai bà Thương và Hiền, vợ của hai ông Vươn và Quý tại phiên tòa. RFA file
UBND huyện Tiên Lãng đã hoàn toàn sai trái
Luật sư Trần Đình Triển: Qua cái kết quả sự tuyên án của phiên tòa thì trong cả quá trình của phiên tòa, đặc biệt trong lời bào chữa của tôi: Mở đầu phiên tòa trước hết tôi trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ,các ban ngành của trung ương ,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các cơ quan ngôn luận cũng như nhân dân cả nước đã quan tâm theo dõi vụ việc này. Trong khi xem xét vụ việc này cần phải quan tâm đến hai khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất về cương vị cơ quan nhà nước cũng phải đảm bảo làm như thế nào đó để mà các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như những người có quyền uy mà nhà nước giao cho khi giải quyết vụ việc phải đảm bảo tính khách quan và đúng pháp luật; Không được lợi dụng để tham nhũng hay trả thù hoặc là trình độ năng lực non kém hoặc là vì lý do gì đó đưa ra những quyết định trái với pháp luật gây những bức xúc và làm thiệt hại đến quyền lợi của nhà nước, của tổ chức và của công dân với những qui định của pháp luật.
Khía cạnh thứ hai đó là cũng cần phải rút kinh nghiệm về phía người dân, đừng quá bức xúc mà gây nên những sự việc không đáng có. Cần phải xem xét hai mối quan hệ đó thì việc xét xử vụ án này phải đảm bảo tính trung thực và khách quan, phải đúng đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước, phải hợp ý đảng và lòng dân thì bản án đó mới có hiệu lực trên thực tế, chứ không phải chỉ có hiệu lực trên giấy tờ.
Qua việc này, sự đánh giá toàn bộ vụ án thì đây là một quyết định hoàn toàn sai trái của Ủy ban nhân dân huyện Tiên lãng, trái với cả quy định về luật đất đai, quy định về mặt hành chính,kể cả quy định về luật thi hành án dân sự. Sự lạm quyền đã đưa ra một tổ chức cưỡng chế trái với qui định pháp luật: sử dụng cả vũ khí. Đồng thời việc cưỡng chế như vậy lại không phải vào cái nhà của anh Vươn mà lại đi vào nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp của anh Qúi ,đó là điều bất khả xâm phạm. Những sự việc đó cần phải có sự cảnh báo trước.
Về phía anh Vươn đã làm đơn khiếu nại các cấp có thẩm quyền ở thành phố Hải phòng cũng như ở Tiên lãng nhưng cả một quá trình dài đều bị làm lơ đi, không được xem xét. Vì vậy đã gây nên một sự bức xúc do mất trắng toàn bộ tài sản, đưa họ đến đường cùng của cuộc sống dẫn đến có những bàn tính và đưa ra những phương án chống đối như vậy. Điều đó cũng có những thông cảm nhưng cũng có những điều không thể chấp nhận được, ngay cả khi đó là thân chủ của chúng tôi.
Với một bản án xử đúng thì đây phải là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng ngự chính đáng và chính anh Vươn tại tòa cũng nhận cái lỗi của anh và anh chấp nhận cái mức hình phạt đó. Các luật sư của chúng tôi cũng bào chữa theo hướng đó và đặc biệt ở đây không có hành vi chống người thi hành công vụ; Bởi vì mục đích của công vụ là gì? Là đảm bảo quyền lợi của nhà nước, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và của công dân. Như vậy đây là một quyết định không đảm bảo nguyên tắc đó: làm luật không đúng với pháp luật thì hành vi đó không thể coi là hành vi công vụ. Do đó việc đưa vào điểm B khoảng I  của điều 93 để truy tội vào tội giết người là không đúng.
Truy tố đối với chị Thương, chị Hiền tội chống người thi hành công vụ là hoàn toàn sai: họ phải được vô tội. Đối với anh Vươn, anh Sịnh và anh Vệ thì hành vi đó là phạm tội nhưng chỉ ở tội danh giết người để phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng. Nếu trường hợp bản án như vậy thì mới hợp với ý đảng, lòng dân và đúng theo luật. Tuy nhiên trong cả quá trình tố tụng, vi phạm rất nhiều nguyên tắc về mặt tố tụng, kể cả về vấn đề nội dung và bản án tuyên như vậy thì nếu đúng với điều luật mà được nhìn nhận thì chỉ ở mức rất là nhẹ nhàng. Khoảng I ở điều 93 của Bộ luật hình sự thì qui định mức hình phạt của tội danh này là tù từ 12 năm đến 20 năm tù đến tù chung thân hoặc là tử hình. Tuy nhiên, bản án lại tuyên đối với anh Vươn, anh Qúy là 5 năm tù, với anh Thịnh là 3 năm rưỡi và với ông Vệ 2 năm tù là vượt dưới khung kể cả khung gần kề.
Như vậy đặt ra vấn đề là có một sự việc cân nhắc đến việc có lỗi nên không dám nhìn nhận sự thật để có thể định hình tội danh. Việc xét xử như vậy gây nên những bức xúc về mắt khoa học pháp lý, kể cả vấn đề thực tiễn mà chúng ta chưa nhìn thẳng vào sự thật để đi đến một quyết định thật chuẩn xác. Những vấn đề về mặt tố tụng vi phạm rất nghiêm trọng, kể cả về thẩm quyền cũng như các vấn đề phân cấp giấy chứng nhận cho luật sư, những vấn đề mà bị can bị cáo nêu ra tại phiên tòa như bức cung, mớm cung, dụ cung đưa giấy trắng buộc phải ký vào; Rồi việc anh Vệ nêu lên một điều tra viên cho gọi điện về nhà để vợ anh đưa tiền hai lần, một lần 20 triệu, một lần 10 triệu. Những việc đó cần phải chuyển cho Cục điều tra hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra và xử lý những việc vi phạm tố tụng đó của vụ án này thì mới đảm bảo tính khách quan và......
Gia Minh: Việc xét xử đi ngược lại với khoa học pháp lý như luật sư nói mà người ta vẫn tiến hành, vậy theo nhận định của luật sư thì vì sao lại như thế ạ?
Luật sư Trần Đình Triển: Bản án này thì cũng có một cái mức có xem xét các tình huống giảm nhẹ. Chúng ta phải khách quan mà nói như vậy. Nói đến hình phạt mà theo đúng với tội danh thì nó không chuẩn với cáo trạng và với tội danh. Tuy vậy, họ vẫn đưa vào tội danh này với hình phạt như vậy nhằm mục đích, điều quan trọng ở đây, là để răn đe để đối với những người dân thì dù quyết định sai hay trái thì phải chấp hành đã rồi mới giải quyết theo trình tự đơn khiếu tố, khiếu nại-tránh gây những bức xúc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự chung. Đồng thời họ sợ những hội chứng nào đó nên cương quyết đưa vào cái tội này nhằm cảnh báo cho những người nào có hành vi như vậy sau này
Ở mức án nào cũng sẽ kháng cáo
Gia Minh: Sau khi tuyên án như vậy, tại tòa luật sư có được tiếp xúc với các thân chủ, vậy phản ứng và ý kiến của những người bị kết án”quá khung” như vậy ra sao ạ?
Luật sư Trần Đình Triển: Khi tuyên án thì tôi không có mặt ở đó, ngày hôm nay tuyên án thì tôi đã về ngày hôm qua nhưng trong quá trình tố tụng, việc quyết định thành phần tham gia để tham dự phiên tòa thì người dân không được tham gia. Đa số là những người làm nhiệm vụ thôi. Còn việc tại phiên tòa thì dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tôi thấy đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên cũng có một vài việc thiếu sót của người điều khiển phiên tòa hay những cử chỉ, thái độ, thậm chí có cả những việc ngắt lời luật sư. Tuy nhiên đánh giá chung thì hội đồng xét xử đã thể hiện tính khách quan và dân chủ tại phiên tòa. Việc gặp các bị cáo tại phiên tòa cũng không có gì trở ngại cả. Nói chung tổ chức một phiên tòa như thế thì tương đối trọn vẹn về phía điều hành của chủ tọa phiên tòa cũng như hội đồng xét xử.
Còn việc bức xúc thì đối với các bị cáo họ rất uất ức. Theo tôi, tôi đánh giá rất cao các bị cáo. Họ không hề phủ nhận tội lỗi của họ cả. Họ khai báo hành vi của mình một cách trung thực và khách quan. Bản thân họ, họ cũng thừa nhận là họ có lỗi và đồng ý xử họ theo đúng pháp luật. Và đặc biệt là anh... , anh làm cái việc đó là để chống trả nhưng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, có thể gây nguy hiểm cho người khác. Anh đã dám nhận tội và đó là tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điều tiếp theo mà họ muốn nói với Hội đồng là gì? Trước cảnh gia đình mất trắng cả tài sản như vậy đã đẩy họ đến đường cùng và một quyết định sai trái như thế thì không thể gọi đó là công vụ. Họ chống lại là nhằm bảo vệ lợi ích của họ và đảm bảo sự đúng đắn của pháp luật. Việc vượt quá giới hạn và có những vi phạm thì cứ xử họ theo đúng quy định của pháp luật. Điều đó thể hiện thái độ rất trung thực, nhận phần lỗi của mình tại phiên tòa của các bị cáo.
Gia Minh: Vâng, thưa luật sư, trước phiên xử  bà Thương cũng như bà Báu có gặp luật sư và họ cũng có nói rằng là mức độ tin tưởng vào phiên tòa này không cao và họ phải kháng án thì luật sư thấy khả năng kháng án này ra sao ạ?
Luật sư Trần Đình Triển: Ngay ngày hôm qua trước khi kết thúc thì tôi đã về thì tôi ngồi ở đấy và có việc của anh Qúy, anh Vươn khi các anh đi qua thì các anh có nói với tôi một lời là mong được sự giúp đỡ với những truy cứu trách nhiệm với tội danh này thì ở mức án nào họ cũng kháng cáo. Đấy là những lời trước khi ra về các anh có nói với tôi như vậy. Khi tôi ra ngoài đường thì gặp chị Thương và chị Hiền, cả hai nói lời cảm ơn và các chị như muốn khóc lên vì việc làm của các luật sư đã giúp đỡ gia đình và đồng thời chị cũng nói rằng nếu viêc xét xử hai chị nằm ở mức án nào thì họ cũng kháng cáo vì họ khẳng định rằng họ không có tội.
Gia Minh: Chân thành cảm ơn ông, luật sư Trần Đình Triển đã có những chia sẻ sau khi tòa đã kết thúc và đã có những bản án cho vụ án Đoàn Văn Vươn

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-05

Những tình tiết đáng chú ý trong lời khai của các bị cáo

Trích đôi lời khai của anh Vươn, anh Quý, anh Vệ tại phiên tòa:
1/ Anh Đoàn Văn Vươn với lời khai khẳng khái, trung thực tại phiên tòa là: Gia đình tôi tập trung tất cả sức lực, bán nhà bán cửa, vay vốn để đầu tư vào đầm (sự thật là đã mất mát cả tính mạng, anh Vươn một con gái 8 tuổi bị chết đuối tại đầm, chị Hiền 1 cháu trai ruột 8 tuổi cũng chết đuối tại đó) trước tình cảnh bị thu hồi tất cả và không bồi thường, giữa cái sống và cái chết, cuộc sống của cả gia đình... tôi biết chính quyền huyện Tiên Lãng sai mà tôi đã khiếu nại lên các cấp thành phố và huyện Tiên Lãng nhưng không ai giải quyết. Trước khi cưỡng chế, tôi cũng đã có những hành động báo trước là sẽ chống đối. Việc bất đắc dĩ nên tôi chủ trương phải hinh sự hóa quan hệ hành chính dân sự này thì các cơ quan mới giải quyết đúng vụ việc. Vì vậy tôi mới bàn với em tôi là Đoàn Văn Quý tìm cách chống trả nhưng chỉ dừng lại sự cảnh báo và đe dọa mà không làm tổn thương hoặc cướp đi tính mạng của ai cả. Hôm đoàn cưỡng chế triển khai, có cả 24 người lực lượng cảnh sát cơ động đội mũ, mặc áo giáp và trang bị vũ khí, khi mìn nổ không làm ảnh hưởng đến ai nhưng họ xông vào nhà em trai tôi (Quý) là bất hợp pháp vì không phải đối tượng bị cưỡng chế, họ sử dụng vũ khí hành động trước nên em tôi mới chống đối, như lời em trai tôi khai là đúng. Tôi không giết người, tôi không chống người thi hành công vụ vì họ làm sai pháp luật sao lại gọi là công vụ?;mà chỉ phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Lời nói sau cùng cuả anh Vươn: Tôi gửi lời cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cơ qua thông tấn báo chí và những người quan tâm đến vụ việc gia đình tôi.
2/ Lời khai của anh Đoàn Văn Quý: “Trước tình cảnh gia đình tôi mất hết tài sản không còn gì để sống nên tôi và anh tôi có bàn bạc nhằm để đe dọa, dừng việc cưỡng chế để các cơ quan có thẩm quyền cứu xét cho gia đình tôi; khi đoàn cưỡng chế đến cách nơi tôi đặt kíp nổ khoảng 15m, tôi giật mìn nổ chưa gây hại cho ai, để cảnh báo nhưng họ vẫn cứ xông vào và họ bắn tôi trước nên tôi chống trả. Nhà ở của tôi, không thuộc diện cưỡng chế, họ không xin phép tôi mà xông thẳng vào nhà đất là đât của tôi; trong khi khu đầm bị cưỡng chế và nhà anh Vươn còn 2 lối đi vào tại sao họ không đi mà xông thẳng vào nhà tôi? Trong quá trình điều tra tôi bị bức cung, dụ cung, có những lời khai tôi yêu cầu gạch phần giấy trắng nhưng họ không gạch. Tôi sai đến đâu pháp luật xử đến đó, nhưng vì tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình tôi và chống trả lại quyết định sai trái của Ủy ban ND huyện Tiên Lãng và thực hiện trái pháp luật của đoàn cưỡng chế. Sự việc chỉ có vậy, tôi thành thật khai báo sai đến đâu tôi chịu, tôi không phạm tội giết người như cáo trạng. Còn quyết định trái pháp luật và đoàn cưỡng chế xông thẳng vào nhà tôi, xử dụng vũ khí bắn tôi với mục đích tiêu diệt, vết đạn nham nhở trên tường chứng minh điều đó sao họ không chịu trách nhiệm?
3/ Lời khai của Đoàn Văn Vệ: “Việc cậu tôi có nhờ tôi mua một khẩu súng hoa cải đưa về Thái Bình, tôi đã nhờ Chinh bạn tôi mua được súng đó, khi tôi hỏi lại cậu tôi (Vươn, Quý) biết được mua súng để bảo vệ, tôi sợ liên lụy nên tôi đã mang tiền trả cho cậu Quý và nói với Chinh là không mua nữa trong đó có cả tiền của tôi chi ra cả cho cậu, còn việc Chinh đang cầm tiền của tôi thì tôi đòi nhưng Chinh chưa trả. Hôm cưỡng chế, tôi không có mặt và tôi không biết chuyện đó, khi sự việc diễn ra ầm lên thì tôi chạy ra xem sao cũng như những người dân khác thôi thì tôi bị bắt giữ. Trong quá trình điều tra, một điều tra viên bảo tôi đưa tiền sẽ lo không có tội tình gì cả và anh ta đưa điện thoại cho tôi gọi điện về cho vợ tôi và vợ tôi đã đưa cho anh ta 02 lần tiền (một lần 20 triệu đồng và một lần 10 triệu đồng). Nhưng sau đó, tôi không thấy có kết quả, tôi đã đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được chấp nhận. Quá trình điều tra tôi bị bức cung, ép cung, dụ cung. Tôi khẳng định, tôi không phạm tội. Tại sao lại bắt giam giữ, truy tố và xét xử đối với tôi?
Trần Đình Triển(FB. Trần Đình Triển)

Vụ xử Đàn Văn Vươn: Vươn: Bộ Chính trị chỉ đạo Hải phòng cứ "Liệu cơm gắp mắm"

Ngoài chịu sự chỉ đạo của các cơ quan chủ quản, của Thành ủy Hải Phòng, Hội đồng xét xử còn liên tục nhận được chỉ đạo sát sao từ Bộ Chính trị. Theo một đồng chí tại Vụ 1A, Viện Kiểm sát Tối cao cho biết ngay khâu lượng hình đã phải trải qua nhiều cuộc họp chỉ đạo rất gay cấn. Quan điểm của Thành ủy Hải Phòng là phải diệt “bọn này” (chỉ nhà anh Vươn) để làm gương. Trung ương thì sợ phản ứng dây chuyền nên lưỡng lự.

Rốt cuộc, cách chỉ đạo làm án cũng lại giống vụ Nguyễn Tùng Dương năm xưa. Cần nhắc lại là vụ xử viên cảnh sát/tội phạm Nguyễn Tùng Dương tháng 10/1994 đã khiến công chúng phẫn nộ bởi sự bao che của chính quyền. Hàng vạn người đã biểu tình tại Hà Nội phản đối sự bất công. Đây là vụ biểu tình (tự phát) lớn nhất kể từ năm 1945 tại Hà Nội. Các cơ quan tố tụng như Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ Công an phải liên tục thỉnh thị chỉ đạo của Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Cuối cùng ông Anh lệnh cho tòa cứ dền dứ để thử mức độ kiên nhẫn của công chúng. Riêng phiên cuối cùng cho rời hẳn sang một ngày khác. Chỉ đạo là nếu không biểu tình hoặc biểu tình ít thì xử Dương chung thân. Dân vẫn tập chung biểu tình thì xử Dương tử hình. Kết quả là dù đã dền dứ, đã hoãn đi hoãn lại mà ước tính có tới gần 5 vạn nhân dân vẫn biểu tình vây chặt Tòa án Tối cao buộc Lê Đức Anh phải chỉ thị Tòa án Tối cao xử Dương mức cao nhất là tử hình. Quá phẫn nộ với việc “dền dứ” này, hàng vạn nhân dân bức xúc xô đến đòi “xử” kẻ giết người ngay tại sân Tòa án Tối cao. Hàng nghìn cảnh sát được huy động tới đã biến sân Tòa án Tối cao thành bãi chiến trường.

Trở lại vụ anh Vươn, có thông tin cho rằng chỉ đạo từ trên là nếu dân không phản ứng mạnh thì xử anh Vươn mạnh tay theo đúng khung. Nếu dân phản ứng mạnh thì xử dưới khung. Hải Phòng đã “dền dứ” trong mấy ngày qua theo đúng kịch bản này giữa lúc dư luận trong nước và quốc tế kịch liệt lên án cách làm của chính quyền trong việc xét xử vụ anh Vươn.
05/04/2013
Cầu Nhật Tân   
(Blog Cầu Nhật Tân)

Vụ án Đoàn Văn Vươn: Tòa sơ thẩm tuyên án Đoàn Văn Vươn 5 năm tù giam

Toàn cảnh phiên tòa sáng nay (2/4)
Toàn cảnh phiên tòa kết thúc. Ảnh: Báo Hải Phòng
Sau bốn ngày làm việc khẩn trương, có trách nhiêm. Được sự chỉ đạo tận tình sát sao và trực tiếp của đại biểu thường trực Bộ Chính trị biệt phái về Hải phòng. Vào hồi 15h00 Hội đồng xét xử phiên xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại khu vực Cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Tuyên án:
Theo đó, 4 bị cáo bị truy tố về tội giết người với mức án như sau: Đoàn Văn Vươn 5 năm tù, Đoàn Văn Quý 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng  riêng Đoàn Văn Vệ 2 năm. 
Mức án tù treo được tòa áp dụng với bị cáo Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương về tội Chống người thi hành công vụ. Bị cáo Báu bị phạt 18 tháng tù, thử thách 36 tháng. Bị cáo Thương bị phạt 15 tháng, thử thách 30 tháng.

Theo bản án, năm 1993, ông Đoàn Văn Vươn được UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) giao 21ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Quang Vinh để nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 14 năm. Trong quá trình đắp bờ, ông Vươn được cho là đã lấn chiếm hơn 19ha. 
Tháng 4/2009, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi hơn 19 ha với ý do đã hết thời hạn sử dụng. Không đồng ý việc này, ông Vươn khởi kiện ra tòa song bị bác đơn. Sau đó, chính quyền huyện ra quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định thu hồi đất, ấn định ngày thực thi là 5-6/1/2012.
Sau khi nhận được thông báo của chính quyền, ông Vươn đã nhiều lần cùng một số anh em trong gia đình bàn quyết tâm giữ đầm bằng mọi cách. Trong quá trình bàn bạc, Vươn nói: "Phải chuyển từ tranh chấp dân sự hành chính sang vụ án hình sự.
Theo nhà chức trách, trong các bữa cơm, chuyện làm hàng rào căn các lối đi xuống đầm, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, dùng súng hoa cải bắn lực lượng cưỡng chế... được đặt ra. Vợ ông Vươn và Quý là bà Phạm Thị Thương, Phạm Thị Báu được cho là có mặt trong các "cuộc họp" này.
Sáng 5/1/2012, khi đoàn cưỡng chế đi vào đầm đã bị ông Quý cùng Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái (đang bỏ trốn) bắn súng làm 7 người bị thương. Người nặng nhất mang trên người 23 vết đạn.

Nhà báo Lê Phương Dung - Vì sự đi lên của Hải phòng cần loại bỏ Nguyễn Văn Thuận

Như tôi đã nói ở một phần commetn " Chống người thi hành công vụ ", xung quanh vụ án của gia đình Đoàn Văn Vương đang được xét xử tại Hải Phòng.
Với câu " Nhà dột từ nóc ",nếu chỉ lấy trong một bối cảnh gia đình, thì cũng đừng mong dạy được con cái. Huống chi đây lại ở một chính quyền địa phương. Nguyên nhân nào đẩy gia đình bị can Đoàn Văn Vươn phản kháng quyết liệt lại " Lệnh cưỡng chế ". Ngay như Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có chỉ đạo rất rõ ràng: " Yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường...". Vì đâu nên nỗi đẩy gia đình bị can Vươn, từ chỗ là những người lao động chân chính thành tội đồ? như cáo trạng của Viện Kiểm Sát về tội danh " giết người " như vậy?
Phải chăng " quan xa, bản nha thì gần " hay " Phép vua phải thua lệ làng ",nên ở địa phương này mới để xảy ra vụ việc đáng tiếc như vậy?

Tôi, một người theo chủ nghĩa " phục thiện " lại thiên về câu " Nhà dột từ nóc ". Để thật khách quan cho một vấn đề đang gây bức xúc, cũng như sự căm phẫn trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, cũng như qua vụ án Đoàn Văn Vươn đã thấy " hỏng " cả một thế hệ lãnh đạo ở TP Hải Phòng. Với một loạt " khởi tố bị can các quan chức " nhàng nhàng từ ông PCT huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh. Các bị can Phạm Xuân Hoa, Phạm Đăng Hoan, và Lê Thanh Liêm...với tội danh " hủy hoại tài sản ", theo điều 143 BLHS.
Nhà báo Lê Phương Dung bên trong lâu đài September.
Có hai " nhân vật " tai to, mặt nhỏ mà tôi sẽ đưa ra trước bàn dân thiên hạ rõ. Đó là nguyên Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Thuận, và đương kim Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Thành.
Trong bài hôm nay, tôi sẽ chắp bút lại toàn bộ " Quá khứ không thể bỏ qua " của ông Nguyễn Văn Thuận ( nguồn: vn online ).
" Về việc Nguyễn Văn Thuận - Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức lối sống, tham nhũng và bao che tham nhũng, điều hành bộ máy thành phố theo kiểu xã hội đen.
Kết thúc đại hội lần thứ X, Đảng CSVN, công luận cả nước rất bàng hoàng bức xúc thấy Nguyễn Văn Thuận vẫn trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đây là thách thức lớn với dư luận chân chính, và thể hiện sự sa đoạ của Đảng bộ Hải Phòng tiếp tục bị cai trị bởi một ông quan thoái hoá biến chất, tham nhũng trầm trọng. Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều đơn thư tố cáo của đảng viên và nhân dân Hải Phòng để cả nước hiểu rõ hơn Nguyễn Văn Thuận và bè cánh. Trên thực tế, y đã tổ chức bộ máy theo kiểu xã hội đen trong những năm qua và tiếp tục về sau, duy trì bộ máy cầm quyền theo phương pháp của bố nuôi Đỗ Mười đã từng áp đặt cho Hải Phòng. Chúng tôi cung cấp cho quý vị những thông tin quan trọng mà gần đây các báo Trung ương đã đề cập:
1). Về tham nhũng và bao che cho tay chân tham nhũng.
- Ngày 8/5/2006 báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, có đăng bài " Nhiều sai phạm trong dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 bước một ". Phóng viên Duy Hưng có đề cập riêng khâu đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án với số tiền chi trả 46,7 tỉ đồng, nhưng chi trả cho các đối tượng sai đến gần 42 tỉ đồng,cụ thể của việc chi trả sai này báo Đời sống và Pháp luật số 56 ra ngày 11/5/2006 đã nêu cụ thể:
- Bà Nguyễn Thị Thu Hà ( Trú tại 255 Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng ), được đền bù 258 ha đất mặt nước loại 6 tại xã Đầm Bài huyện Cát Hải nơi bà đầu tư cơ sở sản xuất nuôi trồng thuỷ sản ( tương tự như gia đình bị can Đoàn Văn Vươn ". Số tiền được đền bù là 16,5 tỉ đồng, nhưng thành phố " cắt " lại 3 tỉ đồng. Huyện Cát Hải cũng " cắt " lại 3 tỉ đồng cho " bằng vai, phải lứa " với TP. Chơi trội hơn hẳn, xã đã " cắt " lại 7 tỉ đồng, chi phí tiền " bù " trên đất 2 tỉ đồng? Số còn lại mà bà Hà thực lĩnh là 3,5 tỉ đồng. Còn nhiều trường hợp khác cũng bị các quan tham TP, huyện, xã, xà xẻo tương tự. Hỏi rằng mức độ tham nhũng của Thuận và tay chân đến mức độ nghiêm trọng như thế nào?
Tình trạng các dự án phát triển khu đô thị mới ở các xã ven đô, các dự án tái định cư để mở đường, các công trình công cộng đều diễn ra tình trạng các quan chức lãnh đạo TP, quận, huyện lợi dụng chia nhau đất công. Tại thửa đất công Vụng Hưng thị xã Đồ Sơn, khu Quán Nam phường Dư Hàng Kênh quận Lê Chân, khu Đồng Rào quận Ngô Quyền v.v...
- Tại dự án Khu Đô thị mới - Ngã năm sân bay Cát Bi Hải Phòng. TP giao cho Cty Thương mại Đầu tư và Phát triển Đô thị HP ( gọi tắt: CTTMĐT&PT HP )làm chủ đầu tư. Mặc dù đất của dự án chưa đầu tư gì, song Cty đã đem bán 14.190 m2 ( I'' 8A ) với giá 51,25 tỉ đồng cho Cty Tư vấn Thiết kế công trình xây dựng HP, Cty này cũng không đầu tư gì mà đem bán sang tay cho các cá nhân với giá 62,5 tỉ đồng ( lãi dòng 11,2 tỉ đồng chỉ trong...30 giây ). Cứ theo cách " mua đi, bán lại " này, với tổng số 263,79 ha đất của toàn bộ dự án, CTTMĐT&PT HP, cũng chính là " sân sau " của Nguyễn Văn Thuận và tay chân đã bỏ túi số tiền là 2.091 tỉ đồng ( Viết bằng chữ cho rõ: Hai tỉ không trăm chín mươi mốt tỉ đồng ). Nguyễn Văn Thuận và bộ máy của ông ta chỉ cần thu 10%, 20% trong tổng giá trị bất động sản, ( Một quy định luật bất thành văn của giới làm ăn trong kinh doanh bất động sản ) cũng có từ 200 tỉ đến 400 tỉ đồng, chưa kể khoản thu của hàng chục Dự án khác do đàn em Thuận thực hiện, cũng theo phương thức " Lấy đất, đổi hạ tầng cơ sở " kiểu này. Thuận và thuộc hạ của ông ta đã thu lợi hàng ngàn tỉ đồng tha hồ đi lo lót, chạy chọt chức quyền. Số tiền Thuận thu được lớn gấp hàng chục lần số tiền của Bùi Tiến Dũng - Tổng giám đốc PMU18 đã tham nhũng đem hối lộ, cá độ bóng đá, bao gái...
Vụ mua bán đất của Cty Tư vấn Thiết kế Công trình xây dựng Hải Phòng ( Sở Xây dựng HP ), cũng là một Cty " sân sau " của Thuận bị vỡ lở do bộ sậu lãnh đạo Cty đã rút ra 5,92 tỉ đồng chia nhau và đã bị Cơ quan CSĐT Bộ CA khởi tố. ( Báo Lao động số 131 ngày 14/5/2006 đã đăng chi tiết vụ án này ).
Qua đây, cũng cho thấy rằng tệ tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án phát triển Đô thị, quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng xảy ra ở Hải Phòng rất trầm trọng. Đề nghị Chính phủ, QH, các cơ quan Pháp luật cần thành lập khẩn cấp các đoàn Thanh tra, kiểm tra dự án của Hải Phòng để thu hồi số tiền lớn và đất đai đã thất thoát cho Nhà nước, lấy lại lòng tin của dân với Đảng.
Vụ chia chác đất cho các quan TP Hải Phòng vi phạm rất nghiêm trọng ở Đồ Sơn, Cơ quan CSĐT Bộ CA đề nghị Viện KSND Tối cao khởi tố hình sự đối với ông Chu Minh Tuấn, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP, thế mà ông Nguyễn Văn Thuận đã làm Công văn xin, và lo lót chạy án Viện KSND Tối cao miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vì sợ " đứt dây động rừng ", là khi bị ra Toà, ông Tuấn sẽ khai ra Thuận và đồng bọn đã chỉ đạo làm sai để tham nhũng.
2). Điều hành bộ máy theo kiểu xã hội đen.
- Thuận cùng Nguyễn Văn Thành Phó CT UBND TP, bạn thân của ông Cao Ngọc Oánh Thiếu tướng - Thủ trưởng cơ quan CSĐT Bộ CA đã nhấn chìm nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng như vụ chia chác đất cảng ở Đồ Sơn. Khu đất Quán Nam Quận Lê Chân, khu đất tái định cư Dự án Trường Đại học Y Hải Phòng ở Quận Ngô Quyền...Vụ chiếm dụng hàng triệu USD ở Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hải Phòng...
Trước Đại hội Đảng X, Thuận cho tay chân, đàn em đi trấn áp, doạ nạt các nhân Tố tích cực chống tham nhũng vạch trần các thủ đoạn đen tối của Thuận và tay chân.
Cụ thể: Phóng viên Báo Lao động Hà Linh Quân bị đe doạ và mua chuộc không dám viết bài phản ánh tiêu cực của Thuận và Thành.
Nguyễn Văn Thành trước đây là Trưởng Công An Quận Hồng Bàng TP Hải Phòng, đã bảo kê cho băng nhóm xã hội đen Vũ Thị Kim Dung ( tức Dung Hà ), nay lại " cấu kết chặt chẽ " với Thuận, tạo thế lực hình thành băng nhóm xã hội đen mới núp bóng dưới vỏ bọc của cơ quan Đảng, Chính quyền Hải Phòng.
- Chỉ đạo Bưu điện TP Hải Phòng không chuyển đơn thư khiếu nại của Dân lên Trung ương và thu hồi đơn thư, đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do thư tín của công dân. Theo điều 73, Hiến Pháp năm 1992 đã quy định rõ: Thư tín, điện thoại , điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật, không ai được xâm phạm chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này ( NB LPD ).
-  Về Dự án quốc lộ 5 trên địa bàn Hải Phòng, Nguyễn Văn Thuận khi làm Phó CT UBND TP Hải Phòng phụ trách Tài nguyên&Đất đai, xây dựng cơ bản, đã câu kết với Nguyễn Việt Tiến - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải rút ruột công trình với số tiền rất lớn hàng chục tỉ đồng thông qua việc đền bù giải phóng mặt bằng.
- Việc Thuận, Thành bố trí Nguyễn Quan Hoài Nam Phó CT Uỷ ban ND Quận Ngô Quyền tham nhũng đất đai tại các dự án tái định cư của Dự án Trường Đại học Y, Dự án khu đô thị mới - Ngã năm Sân bay Cát Bi...sang làm quyền Chủ tịch Uỷ ban ND Quận Lê Chân, nhưng do tham nhũng nên không trúng cấp uỷ, cũng vì không ép được là do dư luận phản đối Thành. Thuận lại đưa Hoài về làm Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường để tạo băng nhóm chia chác đất công, tham nhũng và trấn áp các đối tác chống lại sự đặc quyền, đặc lợi của Thuận, Thành và bè lũ...
- Thuận, Thành còn đưa tay chân là Lê Khắc Nam - Nguyên Giám đốc Cty Xây dựng Ngô Quyền Hải Phòng, người có công lấy đất xây Biệt thự cho Thuận làm Chủ tịch Xã Đồ Sơn, thay ông Hoàng Hùng bị khởi tố. Làm cho dân Đồ Sơn bất bình và thất vọng trong việc giải quyết các tồn đọng tiêu cực vừa xảy ta tại Đồ Sơn.
Nhân dân Hải Phòng lo lắng nếu Trung Ương không cử người có Tài và Đức thay Thuận và Thành thì Hải Phòng sẽ tồn tại một thể chế quyền lực...thật sự kìm hãm sự phát triển lành mạnh xã hội. Tạo môi trường xấu cho các tệ nạn có đất phát triển.
3). Vi phạm nghiêm trọng lối đạo đức lối sống.
- Việc Thuận quan hệ bất chính và có con với cô Vinh là Trưởng phòng - Cục Thống kê Hải Phòng. Quan hệ bồ bịch với cô Nga, hai năm bổ nhiệm 3 chức? Từ nhân viên VP lên Phó VP rồi sang Phó ban Tuyên Giáo Thành uỷ, sau đó lên Chủ tịch UB Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình. Tại Đại hội XIII Thuận " liều thân còm " đưa Nga vào Thành uỷ nhưng...không trúng do không ai bỏ phiếu bầu. Ngoái ra, Thuận còn quan hệ " trên, dưới " với cả cô " cháu kết nghĩa " tên là Thuỷ, khi Thuận còn là quân của bố cô Thuỷ, nguyên Phó VP Thành uỷ Nguyễn Động Lộ. Thuận bao nuôi mẹ con cô Thuỷ vì chồng chết, và cấp đất cho cô Thuỷ, cũng như nhiều cô gái khác được cấp đất, cấp nhà và đề bạt các chức vụ một cách đáng ngờ. Đã có nhiều đơn thư tố cáo Thuận của ông Trần Thân, của tập thể Văn phòng Thành uỷ...nhưng chưa được các cơ quan Đảng, Nhà nước xem xét, cũng như giải quyết triệt để, đã tạo điều kiện cho tên Thuận ngày càng hống hách lộng quyền và củng cố quyền lực, tạo ê kíp chặt chẽ, tìm cách đối phó, trù dập các đồng chí chân chính, trong sạch đấu tranh cho lẽ phải và sự công bằng.
Nhân dân Hải Phòng, kính mong các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước sáng suốt vì sự đi lên của Hải Phòng nói riêng và Đất nước nói chung, sớm có quyết định đúng đắn, loại bỏ Nguyễn Văn Thuận, bằng việc Thanh tra toàn diện trong mọi lĩnh vực Kinh Tế - Xã Hội ở Hải Phòng, để kết luận và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật "!
Trên đây là những vụ việc mà theo tôi cũng là " mầm mống " của " con giun xéo mãi cũng quằn ", Liên quan đến vụ án Đoàn Văn Vươn của ngày hôm nay. Xin gửi tới các cấp Lãnh đạo cao nhất vì " những quá khứ " không thể " chôn vùi " phần nổi của tảng băng chìm này.
Nhà báo Lê Phương Dung
*Bài do tác giả gửi tới TTHN

Biệt thự của Thủ tướng

Ngôi biệt thự của Thủ tướng- theo một bản kê khai, rộng 367,8 m2. Ngoài ra, trong tài khoản của ông, với đơn vị tiền tệ được tính bằng dollar, có 167.000USD. Thủ tướng cũng có 2 chiếc xe hơi, dù không rõ nhãn hiệu và giá trị.
Vị thủ tướng mà chúng ta đang nói tới là Thủ tướng Nga Medvedev.
Hôm 3.4, Tổng thống Nga Putin- trong nỗ lực chống tham nhũng và kiểm soát thu nhập của các quan chức- đã ký một sắc lệnh mang tính chất “tối hậu thư”: Hoặc kê khai tài sản; hoặc bị cách chức.
Theo đó, tất cả những khoản chi phí lớn như mua nhà, bất động sản khác, chứng khoán, phương tiện cá nhân như xe ôtô, du thuyền đều phải kê khai. Ngoài tài sản, sắc lệnh còn nhấn mạnh đến nguồn gốc những khoản tiền. Ông Putin cũng yêu cầu các quan chức phải đóng tất cả các tài khoản cá nhân hay bán cổ phần ở nước ngoài trong vòng 3 tháng, đồng thời sẽ phải nộp tờ kê khai tài sản, chi tiêu của họ trong năm 2012 trước ngày 1.7.2013. Những ai có bất động sản ở nước ngoài cần phải giải thích đã mua chúng bằng cách nào, nếu không thể đưa ra lời giải thích chính đáng sẽ bị cách chức.
Ngay sau đó, Tổng thống Putin cùng Thủ tướng Medvedev đã nộp báo cáo kê khai tài sản cá nhân.
Theo bản cáo bạch tài sản này, ông Putin đang sở hữu một căn hộ diện tích 77m2, 3 chiếc xe hơi do Nga sản xuất và 1 chiếc xe kéo ôtô. Thu nhập năm 2011 của ông khoảng 116 ngàn USD. Thủ tướng Medvedev có thu nhập 108 ngàn USD. Theo bản kê khai, ông có một tài khoản 167 ngàn USD, 1 căn biệt thự rộng 367,8m2 và 2 chiếc xe hơi, dù không nêu rõ thương hiệu 2 chiếc xe này.

Căn biệt thự sang trọng
Câu chuyện ở Nga cho thấy rất nhiều điều thú vị. Chẳng hạn, ngay khi ký sắc lệnh buộc kê khai tài sản, người ký- vị “công dân số 1”- ngay lập tức trở thành một tấm gương. Hơn nữa, dân Nga hoàn toàn có thể tra cứu những thông tin này trên mạng Internet, vì những bản kê khai này là hoàn toàn công khai.
Khỏi phải nói, nhân dân- thật lạ, trong đó có dân Việt Nam ta- vỗ… bàn phím nhiệt liệt. Rất đơn giản, bởi việc buộc kê khai sẽ chả có ý nghĩa gì khi sắc lệnh về kê khai chỉ dành cho quan chức hàng… xã. Bởi chống tham nhũng sao được khi kê khai đó chỉ công khai cho… cấp trên, hay trong chi bộ; thậm chí, được triện dấu mật.
Đúng hôm Tổng thống Putin ký sắc lệnh “tối hậu thư”, ở Việt Nam, dư luận xôn xao trước bản kê khai tài sản của một quan chức cấp phòng, thuộc Sở TT&TT Hà Nội. Theo bản kê niêm yết ở cơ quan, số tài sản gia tăng sau trong chỉ một năm 2012 của Giám đốc Trung tâm Giao dịch công nghệ TT&TT- bà Phạm Mỹ Hoa- bao gồm: 3 nhà ở với tổng diện tích 900m2, tăng 1 khu nghỉ dưỡng diện tích 150m2, tăng 3 khu đất trồng cây lâu năm với tổng diện tích 20.765m2, tăng 2 ôtô trị giá 2 tỉ đồng.
Một tình tiết đáng chú ý là trong bản kê khai tài sản năm 2011, bà Hoa khi đó mới giữ chức Phó Văn phòng sở, mới chỉ có 1 ngôi nhà và 1 ôtô.
Trên Báo Người Lao Động, bà Hoa “khẳng định”: Những tài sản tăng thêm không có cái nào đứng tên riêng của bà, mà do chồng làm thêm mà có.
Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Tô Văn Động cho biết, bà Hoa từng trả lời ông: Đây là khối tài sản… “do ông bà để lại”.
''Ông bà muôn năm''- khi giờ đây các cụ đã trở thành lý do tuyệt vời cho giải thích có lẽ là không ít phổ biến mỗi độ con cháu phải vò đầu bứt tai.
Khi người ta đã bảo ''do ông bà để lại" thì có nghĩa là “hòa cả làng” bởi lẽ rất giản dị, “ông bà” chẳng hạn có bị buộc phải khai cũng sẽ rất dễ dàng qua mặt đủ loại chỉ thị, nghị quyết để chỉ giản dị mấy chữ “do các cụ (tức ông bà của ông bà) để lại”.
Câu chuyện “do ông bà để lại” ở Việt Nam hẳn cũng sẽ cho bạn đọc những trải nghiệm cảm xúc thú vị, kèm theo một sự thật cũng không ít hay ho khác: Ở Việt Nam, người ta rất dễ dàng chứng minh nguồn gốc tài sản- khi không thể chứng minh, không biết lý giải ra sao- bởi lý do “ông bà để lại”. Sâu xa hơn: Minh bạch chưa phải là thứ được xây bằng thời gian để có thể lục tìm trong một tàng thư nào đó một bản kê khai từ thời ông bà.
Nhưng không phải vì thế mà những quan chức Nga đang “hoặc phải kê khai, hoặc từ chức” có thể “vỗ đùi đánh đét”, mà vội mừng học lỏm bí kíp này từ Việt Nam. Ông Putin chẳng hạn, từng phải kê khai khi còn là tổng thống từ nhiệm kỳ trước trước nữa.
(Lao động)

Ngô Thị Hồng Lâm - Gửi truyền thông VTV


Hãy thử nhìn lại tình hình những năm vừa qua: kinh tế thì suy thoái, lạm phát thì leo thang, tham nhũng thì tràn lan, sờ đâu cũng thấy (lời ông Nguyễn Phú Trọng). Nền giáo dục thì suy đồi, trụy lạc, dột từ nóc dột xuống. Thầy hiếp dâm trò. Sách trong trường học, hàng hóa bán trong siêu thị thì trương cờ Trung quốc. Xã hội thì đâm chém, cướp của giết người man rợ. Các vụ buôn bán heroin ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Đất đai của dân thì bị phe nhóm xâu xé bằng quyền lực. Cư dân ra khơi đánh bắt cá thì bị Trung Quốc bắn và cướp tàu mà không được quân đội và công an bảo vệ. Người dân biểu tình chống Trung Quốc bắn giết ngư dân mình thì bị nhà cầm quyền bắt bớ và đánh đập bằng bạo lực. Nhân dân trong nước thì bị công an liên tục đánh chết chỉ vì vi phạm một lỗi nhỏ hành chính. 
Trong tình hình đó, vừa qua Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết kêu gọi nhân dân trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho việc “Sửa đổi Hiến pháp 1992”,  “nhân dân có thể góp ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”. 
Từ thực tế đó, nhóm chuyên gia Luật học của Việt Nam đã soạn một bản “Dự thảo Hiến pháp” (mẫu), nó phản ánh khát vọng cởi bỏ xiềng xích đang quấn quanh và cột chặt dân tộc Việt Nam. Bản “Dự thảo Hiến pháp” (mẫu) và Kiến nghị gửi UBDT sửa đổi hiến pháp 1992 chính là sản phẩm kết tinh tinh hoa của trí tuệ lòng yêu nước mà 72 nhân sĩ trí thức đã ký (gọi tắt là Kiến nghị 72) và đến nay đã được đông đảo trên 12 ngàn người dân ký tên đồng tình hưởng ứng. 
Thay vì tiếp thu và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, để tự nhìn lại mình, nhìn lại nội tình đất nước, kể từ khi đảng thâu tóm tất tần tật quyền thống trị, thì trước con số hơn 12 ngàn người ký tên trong Kiến nghị 72 – một con số không nhỏ – đảng đã hoảng sợ và đã phải núp vào trong “điều 4” là “lô cốt” của Hiến pháp 1992 để bắn lại nhân dân. 
Ông Nguyễn Phú Trọng đã lớn tiếng dậy dỗ nhân dân, chỉ trích những ai có “tư tưởng đa nguyên, đa đảng”, đòi “bỏ điều 4 Hiến pháp”, đòi “phi chính chính trị hóa quân đội”, “là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị”. Và liền đó ông Nguyễn Phú Trọng đã bị nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên bẻ lại như bẻ khúc củi khô! 
Còn ông Nguyễn Sinh Hùng thì cũng không kém phần lớn tiếng đe nẹt: “những ai lợi dụng việc sửa Hiến pháp 1992 để kích động chống phá đảng và Nhà nước thì phải xử lý nghiêm”. Ô hay, ông đang nói gì vậy? Ông quen cách hành xử “cả vú lấp miệng em” mất rồi! Ông kêu gọi “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác mà không có vùng cấm kỵ nào cả” thì nhân dân đóng góp ý kiến cho các ông, thế thì tại sao ông lại chụp cho dân cái mũ “lợi dụng sửa Hiến pháp để kích động, chống đối”?!
Nếu các ông thấy “Bỏ điều 4 là tự sát” thì các ông nên tuyên bố sửa Hiến pháp nhưng giữ nguyên “điều 4” cho bàn dân được biết để  không nói nữa mà làm gì. Đảng muốn làm gì thì đảng làm và nếu thấy yếu trong mình thì xin các ông đừng ra “hóng gió”! 
Để làm giảm giá trị của bản Kiến nghị 72, báo chí và truyền thông của đảng liên tục đăng các bài vu khống những người tham gia ký Kiến nghị và tung tin những người ký kiến nghị là giả mạo. VTV1 đã làm một phóng sự về bác Nguyễn Đình Lộc, với mục đích tách bác Lộc ra khỏi nhóm 72 nhân sĩ trí thức yêu nước để dễ trị. 
Phóng sự về bác Lộc trên truyền thông “lá cải” của VTV1 đã khiến cư dân nổi giận ném đá vào bác và chỉ trích không tiếc lời cho hả giận.
Thưa các quý vị, ném đá bác Lộc là quý vị đã mắc mưu ly gián rồi.
Thử hỏi trong hàng ngũ quan chức có được bao nhiêu vị thức tỉnh để đồng hành cùng nhân dân như bác Lộc? Bác Lộc đã từng cùng anh em nhân sĩ trí thức đi viếng những liệt sĩ hy sinh trong trận đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc trong cuộc chiến bùng nổ vào ngày 17/2/1979, những liệt sĩ này đã bị đảng cố tình lờ đi để làm đẹp lòng bạn vàng “4 tốt”. 
Bác Lộc đã cùng các anh em nhân sĩ trí thức ký tên trong kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992. Trả lời phỏng vấn của VTV1 bác Lộc đã nói đúng sự thực những gì mà bác đã làm theo đúng trình tự của sự việc là chuyện hết sức bình thường. 
Sau những o ép, cho đến bây giờ bác Lộc vẫn xác định chữ ký của mình trong Kiến nghị 72. Xin các vị hãy để dành đá còn xây nhà giữ đảo Trường Sa, chứ đừng dùng đá để ném vào bác Lộc nữa. 
Trong cuộc đấu tranh này chúng ta cần đoàn kết để tăng sức mạnh! Bởi mỗi người có một hoàn cảnh dấn thân khác nhau. Đóng góp của bác Lộc như thế đáng quý biết bao. Hay các vị lại muốn nghe những cung bậc “hết thuốc chữa” của Tuyên Trần (báo Nhân dân), Đại tá GS Đăng Thanh, PGS Nguyễn Tiến Bình, GS TS Nguyễn Viết Thông, v.v. và v.v.? 
Chưa hết, ngày 20/3/2013 lại có phóng sự điều tra sự thật của VTV1 về số người ký tên trong kiến nghị: “Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình” (VTV1).
Với kết quả điều tra ở Thái Bình chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV, được VTV lựa chọn phỏng vấn: ông Nguyễn Văn Luân (Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình), Vũ Ngọc Ngoạn (phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình), Quách Thước (phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình), Vũ Đình Trích (giáo dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) thì không thấy các vị này trưng ra được bằng chứng những người nào là mạo danh??? Các vị chỉ trả lời vu vơ giống như bắn súng lên trời, a dua theo kẻ mạnh mà không chứng minh được con số bao nhiêu người được ngụy tạo. Tên? Tuổi? Địa chỉ cụ thể? Nực cười cho ông Vũ Đình Trích trả lời có đoạn: “gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi”.
 
Xin được hỏi ông Vũ Đình Trích rằng: Để mở một cuộc điều tra xã hội với 2 triệu dân không phải là chuyện dễ “nàm” xong trong một sớm một chiều để có được kết luận ông nhỉ? Vậy căn cứ điều tra xã hội “lào” để ông kết nuận rằng “gần 2 triệu dân Thái Bình không bao giờ như vậy”.  Có lẽ ông là “phù thủy” chăng? 
Cũng tại phóng sự này, biên tập viên Quang Minh còn đề cập tới: “Cách đây nửa tháng theo điều tra độc lập của báo Đại đoàn kết và tiếp đó là Đài phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thì hầu hết là người nông dân và hơn 100 sinh viên Đại học Hà Tĩnh ký vào cái gọi là Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều là tên giả và không có địa chỉ. Cách đây 2 ngày phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam đã về Thái Bình để tìm hiểu về sự việc nàyđã phát hiện ra những bằng chứng về sự ngụy tạo này".  Xin được hỏi VTV rằng: “bằng chứng về sự ngụy tạo này” xin được nêu cụ thể là cái gì? Các vị cứ nói leo lẻo “đã phát hiện ra những bằng chứng ngụy tạo” nhưng các vị có chứng minh nó là tên người nào? Địa chỉ ở đâu? Bao nhiêu người?
Nếu đảng có giỏi thì cứ cho đăng song song tất cả các bản “dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”  trên truyền thông và mở cuộc trưng cầu ý dân về giữ lại hay bỏ “điều 4” của hiến pháp 1992. 
Thật rõ rằng bịa đặt dựng chuyện là “ngón, nghề” lão luyện của truyền thông nhà nước
Nhớ lại vào ngày 20/12/2011 khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, các vị đã tổ chức lễ đón long trọng Tập Cận Bình bằng lá cờ 6 sao trên tay các em nhỏ và cũng đưa lên truyền thông chính thống VTV của quý vị lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam bên cạnh lá cờ một ngôi sao to ở giữa, xung quanh là 5 ngôi sao nhỏ cờ Trung cộng trong chương trình thời sự cùng ngày. Trong khi lá cờ chính thống của Trung Quốc chỉ có 1 ngôi sao to ở giữa và 4 ngôi sao nhỏ ôm xung quanh. Khiến cho nhân dân Việt Nam bất bình nổi giận la ó các vị ầm ĩ trên mạng.
Đấy là chuyện lá cờ  của nước người mà các vị còn dám ngang nhiên thêm vào 1 sao thì thử hỏi có cái gì mà các vị làm không được? Các vị coi nhân dân Việt Nam giống như những con bò không biết gì chăng ? Con số không nhỏ trên 12 ngàn người đồng ký tên trong Kiến nghị 72, đã làm cho các vị giật mình. Chẳng qua vì sợ bỏ điều 4 thì các vị không còn thống trị nhân dân được nữa nên các vị nói lấy được, nói láo quen mồm “một mình một chợ” chỉ muốn bịp dân, đó là bản chất của truyền thông “lá cải” của các vị.
Chính các vị đã tự đánh mất bạn đọc, bạn nghe đài của mình. Ai không tin xin mời đọc báo Lao động online tại địa chỉ  laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Tran-dia-thong-tin/98694.bld có bài bình luận của nhà báo Đào Tuấn bên lề Hội nghị của Bộ Văn Hóa thông tin, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết: “Có tới 17.000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”. Nhân dân Việt Nam không mắc lừa các vị  đâu nhé, thưa nhà đài VTV.
Ngày 4/2/2013, 15 vị nhân sĩ trí thức đã đến văn phòng thường trực UBDT sửa đổi Hiến pháp 1992 để trao bản kiến nghị và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (mẫu). Đây là sự kiện được báo Người Lao động đánh giá là “cơ hội tạo sức mạnh dân tộc” trong số ra ngày 4/2/2013. VTV nói sao trước đánh giá khách quan này của báo người Lao động??? 
Tình hình thực tế cho thấy Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam ngày 12/04/2009  ngày càng thể hiện tính khoa học, tính chính xác, tính đúng đắn tử tế của những người  khởi xướng và tham gia ký kiến nghị. Nếu từ ngày tiếp nhận kiến nghị, những người cầm quyền biết lắng nghe và dừng lại cái “chủ trương lớn của đảng” đầy tai ương cho dân tộc kia, thì ngày nay đã không bị lỗ nặng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, “Cảng Kê Gà” một công trình phục vụ cho khai thác bô-xit đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngưng đầu tư vì lỗ. Nếu không tỉnh táo để dừng lại thì “càng làm càng lỗ”, một năm lỗ cả trăm triệu USD, xin đọc tại bài viết đăng trên Tuổi tre online!
Vậy hậu quả “lỗ” nặng, tai hại của việc khai thác bô-xit này thuộc về ai, khi các vị tiền nhiệm đã hạ cánh an toàn bên bờ Hồ Tây?
Cuối cùng thì xin các vị đừng giở trò sửa Hiến pháp 1992 cho tốn tiền thuế của dân nữa. Nếu muốn giữ nguyên điều 4, giữ nguyên sở hữu nhà nước về đất đai thì cứ để thế mà ngồi xổm lên đầu nhân dân.
“Kim vàng ai nỡ uốn câu.
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”.
Ngày 2/4/2013
Ngô Thị Hồng Lâm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Cờ Tổ quốc tung bay trên biển Hoàng Sa

Tàu QNg 96382 và ngư dân trên biển đảo quê hương
Khi tàu Trung Quốc nã đạn vào tàu cá của ngư dân ta trên biển Hoàng Sa, khiến nóc ca bin bốc cháy dữ dội, thuyền trưởng Bùi Văn Phái đã lao lên quấn cờ Tổ quốc vào lòng với quyết tâm: "Thuyền cháy, nhưng quyết không để cờ cháy".

        (Kính tặng tàu QNg 96382 và ngư dân trên biển đảo quê hương)

Đó là một ngày như mỗi ngày trên quần đảo Hoàng Sa
Nơi cha ông ta đã bao đời làm chủ
Nơi ngư dân ta từ ngàn xưa vẫn thường đánh cá
Nhưng buổi sáng nay, một buổi sáng không bình yên

Khi các anh kéo lên mẻ lưới cuối cùng
Bỗng lũ sài lang ầm ầm kéo tới
Cậy thế đông người, chúng hung hăng xua đuổi
Tàu các anh ra khỏi biển quê hương

Không khuất phục được các anh, chúng xả đạn điên cuồng
Lửa phần phật cháy trên khoang lái
Bùi Văn Phải lao lên, không một giây ngần ngại
Ôm chặt lá cờ Tổ quốc trong tay.

Chỉ một lát sau cờ Tổ quốc lại tung bay
Kiêu hãnh, hiên ngang trên biển trời Tổ quốc
Tàu dẫu cháy nhưng cờ không được cháy
Bởi lá cờ là Tổ quốc thiêng liêng.

Xin cám ơn các anh, những người con trung kiên
Cột mốc sống giữa đại dương hùng vĩ
Không chỉ là ngư dân, các anh là chiến sĩ
Canh giữ biển trời Tổ quốc phía tiền tiêu./


Bùi Hoàng Tám
Ngày 28/3/2013
(trannhuong.com) 

Thông tin đã được sự cho phép của Cục Tình báo: Việt nam không yếu hèn!

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 06 tháng tư năm 2013

Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.
Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND
Các bạn nè, có lẽ chưa nói điều này bao giờ nên các bạn chưa biết: Việt Nam không phải con rùa rụt cổ đâu!
Có nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao Việt Nam thường không có động thái trong những vụ gây hấn của TQ. Xin thưa rằng chúng ta luôn luôn có động thái, nhưng ít khi phô trương ra bên ngoài. Chúng ta hành động âm thầm nhưng lại khiến nhiều kẻ thù khiếp sợ. Có những biện pháp mà các bạn không biết, mình đơn cử như vụ 23000 tàu cả TQ rải khắp Biển Đông tại sao lại rút đi trong im lặng:
Ngay sau khi hàng ngàn tàu cá TQ rời cảng, Bộ Quốc phòng đã họp và xin ý kiến chính phủ cho diễn tập bí mật bắn hạ tàu thuyền ngoài khơi, thử sức mạnh vũ khí mới mua của Nga. Các cán bộ xin bắn 7 quả thử nghiệm, sau đó được chỉ thị bắn 11 quả thử nghiệm để tăng xác suất và rèn luyện thêm cho các chiến sĩ. 2h sáng ngày 6/8/2012, 2 ô tô trong đó có 1 chiếc là Contener tiến về phía ngoại thành Hà Nội, chạy ra Hải Phòng, đi được nửa đường thì đột ngột đổi hướng ra 1 vùng đất kín. Chiếc Contener dừng lại, ô tô còn lại đi tiếp và dừng lại cách đó khoảng 5 km. Chiếc contener tự động mở nắp, hiện ra tên lửa. 3 quả tên lửa KH-35E được bắn đi từ đây, tiến đến các mục tiêu được thông báo từ một đơn vị khác, được điều khiển từ xa hoàn toàn bằng ô tô còn lại. 2 phát đầu tiên đạt điểm A, bắn trúng lá cờ trên 3 thuyền, phát còn lại đạt điểm B, bắn trúng chân lá cờ. Sau khi bắn được 4 quả toàn trúng, bộ trưởng hạ lệnh ngừng bắn. Lúc này, nhiều đơn vị tình báo nước ngoài mới biết đến cuộc diễn tập, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Philippines, Nga,....và một số tình báo các nước khác. Và cũng ngay lập tức, tin hỏa mù chúng ra tung ra rằng có rất nhiều bệ tên lửa KH-35E đang rải trên khắp đường bờ biển sẵn sàng phóng bất cứ lúc nào đến tai tình báo. Họ tá hỏa lập tức báo về quốc gia, phía TQ cũng không ngoại lệ. 23000 tàu cá đang hoành hành ngoài biển khơi bỗng im bặt, rút dân. Cuộc diễn tập bảo đảm bí mật tuyệt đối, chỉ để tình báo biết, không để ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân và quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước khác.
Vì vậy các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng Việt Nam mình yếu hèn. Chúng ta yếu, nhưng không hèn! Chúng ta là đất nước có chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng cực kì cứng rắn, đảm bảo an ninh quốc gia. Hãy tin ở một Việt Nam cường thịnh!
P/S : Thông tin đã được sự cho phép của CỤC TÌNH BÁO.

Các vụ việc liên quan đến Trung Quốc gần đây: Có ý đồ qua sự bất thường!

Sau khi xảy ra hàng loạt sự cố liên quan đến Trung Quốc, dư luận cho rằng không loại trừ có âm mưu, ý đồ nào đó của các thế lực xấu
Theo thông tin từ siêu thị Big C The Garden (Hà Nội), đơn vị cung cấp nho có dán cờ Trung Quốc cho siêu thị này là Công ty TNHH XNK Thương mại tổng hợp Minh Quang, trụ sở nằm sâu trong con ngõ nhỏ thuộc cụm 5, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng - Hà Nội.

Nho Ninh Thuận bị ảnh hưởng uy tín sau vụ việc ở BigC The Garden (Hà Nội).
Mập mờ nguồn gốc

Mang danh công ty nhưng nơi đây chỉ là một gian nhà cấp 4 rộng khoảng 20 m2 dùng để chứa hàng. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, trong gian nhà chỉ có vài làn hoa quả và thùng xốp để ngổn ngang.
Trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Người Lao Động sau khi vụ việc bị phát hiện, bà Bùi Thị Dung, giám đốc công ty, cho biết do công ty bán cho BigC The Garden số lượng ít, khoảng 50-70 kg/ngày nên nho từ Ninh Thuận được nhập thẳng siêu thị này. Nho xanh được đóng thùng nhựa 10 kg tại Ninh Thuận và chở bằng tàu lửa ra Hà Nội. Những thùng nhựa này không hề được in hay dán nhãn thương hiệu đơn vị cung cấp. Khi chuyển về, siêu thị BigC mới kiểm hàng và loại bỏ nếu không đủ tiêu chuẩn.
Theo bà Dung, công ty cung ứng nho xanh cho siêu thị BigC Thăng Long và BigC The Garden từ vài năm nay. Hợp tác bán hàng giữa doanh nghiệp và BigC có hợp đồng, hóa đơn chứng từ đàng hoàng. Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập hợp đồng ký kết cung cấp nho cho BigC thì bà Dung không đưa ra được với lý do không giữ những giấy tờ này (?!)
Trong khi đó, tại một cuộc họp giao ban báo chí mới đây, bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, khẳng định khi làm việc với BigC The Garden, siêu thị này đã xuất trình toàn bộ giấy tờ hợp lệ, hóa đơn và chứng minh được việc mua nho trong nước. Cũng tại cuộc họp này, bà Mai cho rằng sau nhiều vụ việc, có dấu hiệu của âm mưu, ý đồ nào đó không bình thường. “Để làm rõ, cần có cơ quan công an vào cuộc” - bà Mai kiến nghị.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Mai cho biết vụ việc nho bày bán trong siêu thị BigC The Garden có dán cờ Trung Quốc đang được lực lượng QLTT phối hợp cơ quan an ninh điều tra. “Khi nào có kết quả, chúng tôi sẽ thông báo tới báo chí” - bà Mai nói.
Ảnh hưởng uy tín nho Ninh Thuận
Ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng làm rõ có hay không việc các nhà vườn tỉnh này bán nho cho đầu nậu ở Hà Nội, sau đó đưa vào siêu thị BigC The Garden với nhãn mác dán cờ Trung Quốc. “Phải làm rõ trắng đen bởi vụ việc đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của nho Ninh Thuận” - ông Hòa nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Mọi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nho Ninh Thuận, loại nho xanh ở tỉnh này là giống NH01-48, được lai tạo thành công vào khoảng năm 2000. Tuy nhiên, đây là giống nho quý, khó trồng nên toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ có khoảng 20 ha với sản lượng bình quân 70-80 tấn/năm. “Số lượng nho xanh Ninh Thuận vào siêu thị rất ít vì phải đạt tiêu chuẩn về độ an toàn” - ông Mọi khẳng định.
Ông Mọi cho biết đã từng ra Hà Nội khảo sát thị trường từ hơn 1 năm trước và đã chứng kiến một số cơ sở bán nho Trung Quốc gắn mác Ninh Thuận. Từ năm 2012, tại TPHCM cũng xuất hiện một số tư thương bán nho Trung Quốc bằng xe lưu động nhưng cũng quảng cáo là xuất xứ Ninh Thuận. Tuy nhiên đến nay, Hiệp hội Nho Ninh Thuận vẫn chưa biết xử lý thế nào. “Đến nay tiếp tục xảy ra chuyện nho dán cờ Trung Quốc lại bảo mua ở Ninh Thuận” - ông Mọi ngao ngán.
Lén lút phát tán bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa
Đại tá Đoàn Thế Tân, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bến Tre, cho biết cơ quan an ninh vừa phát hiện một trường hợp bất thường là tại một hội thảo, khi ban tổ chức phát tài liệu cho đại biểu đã phát hiện có bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo nguồn tin của phóng viên, hội thảo này do một công ty của Trung Quốc phối hợp Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre tổ chức. Tuy nhiên, khi công ty này phát tài liệu thì lén lút kèm theo bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi phát hiện, cơ quan công an đã thu hồi tất cả và đang tiến hành làm rõ.
Trước đó, tại Trường Tiểu học Tân Thạch A, huyện Châu Thành, giáo viên cũng phát hiện các em học sinh tìm mua những thẻ nhựa in toàn chữ Trung Quốc. Đặc biệt, một mặt của thẻ còn in cả quốc huy Trung Quốc và biểu tượng Vạn Lý Trường Thành. Các em học sinh cho biết tìm mua vì trên thẻ có một dãy số giống như CMND như người lớn. Theo ông Tân, Công an huyện Châu Thành đã thu giữ tất cả các thẻ nói trên. “Hai sự việc nói trên là không bình thường!” - ông Tân nhận định.

 
Hàng loạt “nhầm lẫn”tai hại
Vào dịp Tết Quý Tỵ 2013, người dân Hải Phòng và Hải Dương mua nhầm lồng đèn Trung Quốc có chữ “Tam Sa” và “Nam Sa” bằng tiếng Hoa. Cũng thời gian này, tại TPHCM, một số người bán chậu cây đu đủ giả xuất xứ từ Trung Quốc in bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Không chỉ người dân, ngay với những người làm trong ngành văn hóa cũng “nhầm”. Riêng trong tháng 3 và tháng 5, tập sách dành cho trẻ em có in cờ hoặc bản đồ Trung Quốc có kèm “đường lưỡi bò” đã bị phát hiện. Không chỉ sách tham khảo, ngay trong sách giáo khoa tiếng Việt tập 1, 2 của NXB Giáo Dục cũng không thể hiện 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Liên quan đến “đường lưỡi bò”, đầu tháng 3, Công ty TNHH TCIE Việt Nam nhập từ Đài Loan một số sổ tay và lịch bàn in bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chi nhánh VietinBank Ninh Bình cũng nhập từ Trung Quốc về 100 quả địa cầu in chữ Trung Quốc nói sai về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tặng khách hàng. Tại Hội chợ Du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Đức, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã treo ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật của Trung Quốc để quảng bá cho du lịch Việt Nam.
T.Kim

(Người Lao động) 

Một số ý kiến chuyên gia về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ đi thăm châu Á lần đầu tiên vào tuần tới, cuộc thảo luận giữa ông với Bắc Kinh sẽ chú trọng đến thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Triều Tiên và những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Thông tín viên Đài VOA Scott Stearns tường trình về những đối thủ hàng hải của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như thế nào.
Bắc Kinh nói rằng việc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông là để bảo vệ chống lại những cuộc tấn công trên biển và trên không tại vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên Việt Nam cho rằng việc tuần tra của Trung Quốc gây nguy hại cho con đường hàng hải. Việt Nam nói Trung Quốc bắn vào một tàu của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.
Trung Quốc nói họ không làm gì sai trái cả. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết:
“Việc phản ứng của đơn vị Trung Quốc liên hệ chống lại tàu thuyền đánh cá bất hợp pháp của Việt Nam là thích đáng và hợp lý.”
Tại Biển Đông, Bắc Kinh dùng chính sách giải quyết riêng bới từng nước đồi chủ quyền. Ông Christian LeMiere thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế  về Chiến lược nói.
“Rõ ràng Việt Nam ở trong một vị thế rất yếu nếu phải đàm phán song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam có thể tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Ấn Độ, hay ít nhất chứng tỏ là những quốc gia này có dính líu trong cuộc đàm phán thì Việt Nam mới có thể ở trong một vị thế mạnh hơn.”
Trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, Philippines  đang đưa  Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc trong khi vẫn tái xác nhận những liên minh cũ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói:
“Philippines là một trong 5 đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương, và là một mối quan hệ rất, rất quan trọng tại thời điểm này khi có những căng thẳng về Biển Đông, nơi mà Hoa Kỳ ủng hộ bộ qui tắc ứng xử COC và Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về một số những căng thẳng và chúng ta muốn thấy được giải quyết qua một thủ tục trọng tài.”
Vậy thì Việt Nam có thể cùng với Philippines đưa vấn đề ra trước cơ quan trọng tài Liên Hiệp Quốc hay không? Giáo sư Ruth Wedgwood, trường đại học John Hopskin nói có thể như vậy.
“Đối với tôi, điều hợp lý là cùng với Philippines và tuyên bố song song với Philippines là Cảnh sát Biển Trung Quốc, dù theo lệnh của Tỉnh trưởng Hải Nam hay theo chỉ thị của Bắc Kinh, rõ ràng là không nên làm áp lực buộc các nước láng giềng trong vùng phải trở lại với giới hạn 3 dặm của thời xa xưa. Trung Quốc đang làm áp lực một cách nặng nề.”
Chính là vì áp lực này làm cho giáo sư Lê Quán Hằng thuộc trường đại học American tin là Việt Nam, Malaysia và Brunei sẽ không tham gia chung với Philippines.
Bà nói truyền thống xâm lược của Trung Quốc làm cho Việt Nam đặc biệt dè dặt.
“Những gì Việt Nam muốn làm đều bị Trung Quốc từ chối. Việt Nam hiểu là không thể làm gì hơn bởi vì trong vòng 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hóa một cách nhanh chóng.”
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết hơn 3 triệu kilômét vuông vùng biển từ Singapore đến eo biển Đài Loan, khu vực có phân nửa tàu bè thương mại trên thế giới qua lại.
Scott Stearns
04.04.2013
(VOA)

Đại sứ TQ thăm nghĩa trang lính TQ tử trận ở VN

57003792-305.jpg
Nghĩa trang lính Trung Quốc trên đỉnh đèo Hạ My nằm giữa Tỉnh Quảng Ninh và Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cùng các công ty, sinh viên và truyền thông Trung Quốc hôm qua đã đến các nghĩa trang Thịnh Hưng và Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái để tưởng niệm các binh lính Trung Quốc tử trận khi giúp miền bắc Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam.
Theo Tân Hoa Xã, buổi tưởng niệm có ông Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là Khổng Huyển Hựu và bà Ngô Thị Chinh phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tham dự.
Theo hãng tin này thì có 320.000 binh lính và chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam theo yêu cầu của đảng cộng sản và nhân dân Việt Nam, và 1.446 người đã tử trận và theo thỏa thuận giữa đôi bên, những người này đã được chôn cất tại Việt Nam.
Thông tin về sự tham gia của lực lượng Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam chưa bao giờ được truyền thông chính thức của nhà nước Việt Nam công bố. Hồi năm 1979 hai nước đã xung đột nhau trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng ác liệt làm chết nhiều binh sĩ và thường dân hai bên. Xung đột giữa hai nước còn diễn ra ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngoài biển Đông nơi Trung Quốc đòi 80% diện tích biển.
Trong những năm vừa qua, chính quyền Việt Nam rất hạn chế đưa tin liên quan đến các binh sĩ Việt Nam tử trận trong chiến tranh với Trung Quốc.
(RFA) 

Bắc Hàn muốn gì khi liều lĩnh leo thang thách thức?

Leo thang mãi, không ai sợ
Thứ bảy 30 tháng 3 công bố văn bản gọi là “Bản tuyên chiến toàn diện”. Thứ ba 02 tháng tư tuyên bố cho lò phản ứng hạt nhân Yongbyon tái hoạt động. Thứ tư đóng cửa đường qua biên giới vào khu công nghiệp liên doanh Nam Bắc Hàn Keasong. Thứ năm chuyển hai dàn hỏa tiễn tấn công sang bờ biển phía đông. Thứ sáu khuyến cáo các tòa đại sứ ở Bình Nhưỡng nên di tản nhân viên, không bảo đảm an toàn cho nhân viên ngoại giao sau sáu ngày nữa.
Tân Hoa Xã cho biết bộ ngoại giao Bắc Hàn nói với họ rằng “câu hỏi hiện tại không phải là sẽ xảy ra chiến tranh hay không, mà là khi nào chiến tranh xảy đến trên bán đảo Triều Tiên.”  Lời nói có vẻ như lời nhắn gửi để cảnh báo một cuộc chiến tranh phòng thủ, hay cuộc phòng bị một trận phản công sau khi Bắc Hàn đánh phủ đầu vào Hàn quốc hay một căn cứ Mỹ nào đó.
Mỹ, Hàn và thế giới có sợ hãi trước những hành động mà quốc tế gọi là “kích động tinh thần cuồng chiến” ấy không?
Trước hết, Hàn quốc có thủ đô Seoul nằm trong tầm “lưỡi hái tử thần” của các dàn đại pháo bên kia ranh giới cách đó 40km, thì chỉ có 26% người dân Seoul lo ngại cuộc pháo kích phủ đầu của Bình Nhưỡng. Số còn lại có mối âu lo chính yếu là công việc làm ăn và tình trạng kinh tế.
Bộ ngoại giao Anh nói chưa thấy cần di tản nhân viên, và Bắc Hàn làm việc này chỉ để tiếp tục chiến dịch cường điệu hóa việc gọi là “Mỹ- Hàn quốc đang đe dọa Bắc Hàn bằng cuộc tập trận để ngụy trang hành động quân sự.”
Phát ngôn viên chính phủ Ba Lan nói Warsaw coi những lời lẽ mới nhất của Bình Nhưỡng chỉ là một yếu tố không xứng hợp để gia tăng áp lực, trong khi không có một nguy cơ quân sự nào đến từ bên ngoài Bắc Hàn.

musudan-305
Hỏa tiễn tầm trung Musudan có thể bắn thí nghiệm sau ngày 10 tháng tư
Các tòa đại sứ của các nước Liên Minh châu Âu cho biết họ liên lạc thường xuyên và theo dõi tình hình, không nói đến chuyện di tản. Đức triệu đại sứ Bắc Hàn đến để bày tỏ mối quan ngại.
Liên Hiệp Quốc tỏ ra quan tâm sâu xa đến tình hình, nhưng các nhân viên cứu trợ nhân đạo vẫn làm việc như bình thường tại Bắc Hàn.
Lãnh tụ Fidel Castro của Cuba viết thư cho Kim Jong-Un, khen ngợi những thành quả kỹ thuật của Bình Nhưỡng, nhưng cảnh giác họ Kim đừng gây cuộc chiến tranh  mà sẽ hủy hoại 80% nhân loại. Nhà lãnh đạo già cả của Cuba  đồng thời tỏ ý quan ngại rằng cuộc khủng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên hiện nay là nguy hiểm hơn hết kể từ cuộc khủng hoảng chiến tranh hạt nhân ở Cuba 50 năm trước. Lúc đó chủ tịch Fidel Castro đã nói với chủ tịch Krutchev của Nga hãy tấn công Hoa Kỳ bằng nguyên tử trước khi Hoa Kỳ đánh sang Cuba.
Nói đến Nga thì lần này Liên Bang Nga có phản ứng đặc biệt nhất. Một phát ngôn viên tòa đại sứ Nga ở Bình Nhưỡng cho biết nhận được khuyến cáo di tản của Bắc Hàn. Moscow nói đang nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh khuyến cáo đó, nhưng  một thông cáo của bộ ngoại giao Nga nói rằng Nga hy vọng các bên liên quan tỏ ra tự kiềm chế, và Nga coi “hành vi kích động tinh thần cuồng chiến của quân đội là hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Tóm lại Bắc Hàn không làm ai sợ được, và nước bạn Liên Bang Nga phải lên lớp đúng “tẩy” của giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng, y như lời từ một người bạn đã từng trải qua kinh nghiệm đó, nay có lời khuyên.
Còn đối tượng chính của hồi trống trận um xùm của Bắc Hàn thì sao?  Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, nói ông không thấy hành động của Bắc Hàn có gì mới mẻ, mà chỉ là sự tiếp nối màn hành động đã khởi diễn, và ông không tin sẽ xảy ra chiến tranh. Tướng Dempsey cho biết ông chuẩn bị đi Bắc Kinh trong mấy tuần nữa, nhưng sẽ ông không nói Trung Quốc kiềm chế Bắc Hàn, vì ông biết Trung Quốc không làm được việc đó.  Chuyến đi sẽ chỉ để làm việc với Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến Trung Quốc mà thôi.
Tính báo Hàn quốc được thông tấn xã Yonhap trích dẫn cho biết Bắc Hàn đã vận chuyển hai dàn hỏa tiễn sang bở biển phía đông, nhìn ra biển Nhật Bản và quần đảo Nhật Bản. Tin tức cho hay đó là hai hỏa tiễn tầm trung Musudan bắn xa 3 ngàn km. Có tin nói một trong hai hỏa tiễn này là hỏa tiễn liên lục địa KN-08, nhưng chưa có tin nào được kiểm chứng chắc chắn.  Chỉ biết hai hỏa tiễn được chở qua bằng xe lửa, và sẵn sàng được đặt lên dàn phóng lưu động do xe truck lớn kéo.
Hầu hết giới quan sát của Hoa Kỳ đều coi nhẹ những hành động của Bắc Hàn trong mấy tuần nay, tin chắc rằng Bắc Hàn chưa có đầu đạn hạt nhân đủ trình độ để đem gắn vào đầu hỏa tiễn và không dám gây chiến.
Cơ hội cho Hoa Kỳ , khó chịu cho Trung Quốc
Nhưng trước hành động Bắc Hàn phùng mang thổi bùng ngọn lửa chiến tranh, bộ quốc phòng Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội đưa thêm hai tàu chiến sang Thái Bình Dương, một dàn radar X-band sang biển Nhật Bản và cả một hệ thống hỏa tiễn lá chắn đem đặt ở Guam.
Hiển nhiên Trung Quốc phải rất khó chịu về việc này, sau khi đã chỉ trích Hoa Kỳ dựng thêm 14 dàn hỏa tiễn phòng thủ ở Alska-California nói là để phòng chống phi đạn từ Bắc Hàn.  Trung Quốc khó chịu là phải , vì kho vũ khí của Trung Quốc có thể có khoảng 130 phi đạn hạt nhân có thể bắn tới Hoa Kỳ, nhưng những dàn lá chắn hỏa tiễn được dựng lên ngày càng nhiều, đã gần đủ để đánh chặn trận mưa phi đạn hạt nhân từ Trung Quốc, nếu chẳng may trong 1 phần ngàn cơ hội Trung Quốc phát động chiến tranh.
Giới quan sát quốc tế vẫn loay hoay với câu hỏi Bắc Hàn muốn gì? Tại sao ở thế thua kém rõ ràng về lực lượng mà lại cứ đòi đánh Mỹ, đánh Nam Hàn, mà lại tấn công trước, đánh phủ đầu chứ không phải kháng chiến tự vệ? Sợi dây đàn máu lửa đã được Bắc Hàn căng hết mức. Liệu dám chơi điệu khúc hạt nhân chăng? Nếu không thì làm gỉ gỡ thể diện bây giờ?
Cảnh cáo, biểu diễn lực lượng
Có lẽ nên nói tới điều mà Bắc Hàn không muốn trước khi nói đến chuyện họ muốn gì. Người ta  tin chắc Kim Jong-Un không muốn có chiến tranh thực sự như lời lẽ đe dọa hung hăng trong cái gọi là “Bản tuyên chiến toàn diện”. Trước đây đã có lần xác định điều đó, và bây giờ dù Bình Nhưỡng làm gì thì cũng không dám tung ra chiến tranh thực sự. Kim Jong-Un có kém già dặn thì cũng có quân sư là ông cậu bà cô trong hàng ngũ lãnh đạo, nên tất cả phải biết rất rõ là chỉ một hành động chiến tranh toàn diện thực sự cũng sẽ lãnh hậu quả thảm khốc ngay lập tức. Dường như Hoa Kỳ và Hàn quốc vẫn cứ để cho họ Kim dương oai diễu võ, càng nhiều càng tốt, để khi bị phản công hay thậm chí bị đánh phủ đầu thì không ai trách được Mỹ và đồng minh.
Không những thế mà dường như Hoa Kỳ còn chọc tức họ Kim để thử thách xem người này lên gân tới đâu, khi điều động pháo đài bay B-52 và sau đó là hai chiếc oanh tạc cơ không lồ tàng hình B-2 bay thao dượt trong không phận Hàn quốc. Mới đây còn nói điều động những phi đội F-22 Raptor sang dự tập trận. Làm như thế trong khi vẫn nói Bắc Hàn không gây chiến tranh, phải chăng Hoa Kỳ  gài bẫy cho Bắc Hàn tạo điều kiện đủ trước quốc tế cho Mỹ đánh phủ đầu, hay tốt hơn thế, là phản công và tiêu diệt cả lực lượng hạt nhân cùng hỏa tiễn của Bắc Hàn ngay khi phi đạn Bắc Hàn rời dàn phóng, đồng thời tiêu diệt cả toàn bộ chế độ độc tài đang gây khó chịu cho cả thế giới?

aegis-uss-decatur
Khu trục hạm USS Decatur thí nghiệm hỏa tiễn đánh chặn của hệ thống Aegis- wikipedia commons photo
Về điều này, nhiều ý kiến cho rằng Washington không thể tung ra một cuộc chiến tranh nữa, như lời Tổng thống Obama và các ngoại trưởng Clinton, John Kerry nhắc đi nhắc lại và xác định nhiều lần, rằng Iraq và Afghanistan đã là quá nhiều.
Ngân sách giới hạn, tiềm năng hao mòn và khó khăn kinh tế hiện nay cũng cột tay người Mỹ lại giả sử họ muốn chiến tranh.  Hành động của Mỹ như vậy không phải muốn thúc đậy Bắc Hàn gây chiến tranh thực sự, mà nhắm mục đích vừa trấn an Hàn quốc, Nhật Bản, vừa cảnh cáo Bình Nhưỡng bằng cách cho thấy trước chiến thuật và tương quan lực lượng hơn hẳn.
Hoạt động thao dượt máy bay tàng hình khổng lồ ngay bên cạnh đối phương mang tính cách biểu hiện rất đặc biệt, khi người ta biết rằng lực lượng phòng không của Bắc Hàn lạc hậu hơn hết so với các cường quốc hạng nhì về vũ khí cổ điển, chưa nói tới chiến tranh hạt nhân.  Ngay cả lực lượng phòng không của Trung Quốc cũng chưa chắc đối phó được hữu hiệu với những phi cơ tàng hình chiến thuật Raptor F-22 và phi cơ chiến lược B-2 của Mỹ. Cho nên đó là một lời cảnh cáo rất cụ thể mà Bắc Hàn gọi là hành động khiêu khích cũng không phải là quá đáng, để rồi sau đó Bình Nhưỡng liền leo thang và tuyên chiến toàn diện với Hàn quốc bằng chiến tranh hạt nhân, tuy chưa có khả năng phóng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân!
Lời cảnh cáo Bắc Hàn và trấn an đồng minh phải có gì đặc biệt, cụ thể, đổi khác. Khi Bắc Hàn liên tục leo thang về vũ khí hạt nhân và chứng tỏ khả năng về hỏa tiễn liên lục địa, thì Hoa Kỳ không thể cứ tập trận như thường lệ hằng năm. Ngoại trưởng Kerry còn tiếp tục trấn an Ngoại trưởng Hàn quốc Yun Byung-Se tại Washington rằng Hoa Kỳ điều động hai khu trục hạm USS McCain và USS Decatur có hệ thống Aegis chống hỏa tiễn và các phi cơ tàng hình Raptor-22 sang Tây Thái Bình Dương và Hàn quốc cùng với dàn lá chắn trên đất ở Guam và siêu radar trên biên Nhật Bản là để bảo vệ đồng minh, và cho thấy không ai sợ gì những sự khiêu khích liều lĩnh và phi lý.
Thêm vào đó Hoa Kỳ cũng không muốn Bắc Hàn gây chiến trong lúc này hay bất cứ lúc nào khác về sau này. Vì Bắc Hàn tuy không làm gì được lực lượng Mỹ ở Guam hay Hawaii như dọa dẫm, nhưng lời đe dọa rất hiện thực đối với Hàn quốc. Thủ đô Seoul chỉ cách ranh giới ngưng chiến có 40 km.  Và ta đừng quên rằng từ năm 1996 Bắc Hàn có 16 quân đoàn bao gồm 153 sư đoàn, 13 lữ đoàn chiến xa, 30 lữ đoàn pháo binh và 25 lữ đoàn lực lượng đặc biệt, chưa kể những đơn vị chiến tranh sinh hóa học và chiến tranh tin học nữa.
80% lực lượng này bố trí ở phía bắc ranh giới ngưng bắn, phía nam thủ đô Bình Nhưỡng. Lực lượng quy ước này rất đáng kể. Tuy quân đội Hàn quốc trang bị mạnh hơn và tối tân hơn, Bắc Hàn vẫn có thể tàn phá thủ đô Seoul giết hằng trăm ngàn người ngay trận pháo đầu tiên mà lực lượng Mỹ- Hàn không thể chặn được, ngoại trừ một cuộc tấn công phủ đầu vào lực lượng pháo binh quy ước bên kia ranh giới, với điều kiện phải phá hủy được những vị trí pháo đào sâu trong hầm núi cũng như mọi dàn phóng phi đạn di động rất khó tìm bắt. Có thể người Mỹ tin vào các máy bay không lồ tàng hình B-2 trang bị bom lớn có JDAM hướng dẫn chính xác tới mục tiêu, các phi cơ tự hành viễn khiển UAV cùng các máy bay chiến thuật tàng hình nhiều loại. Mỹ còn nhiều vũ khí cần thí nghiệm trên chiến trường. Tạo cơ hội là điều "rất đáng tiếc", như lời phát ngôn viên Ngũ giác đài cảnh cáo dưới đây.
Thực sự muốn gì?
Hỏi Bắc Hàn muốn gì, thì vũ khí hạt nhân có thể là ý muốn thực sự, khi họ mở lại trung tâm hạt nhân Yongbyon, vì ta thường nói khó có nước nào ngưng được tham vọng vũ khí hạt nhân, Bắc Hàn và Iran không ngoại lệ.
Tuy nhiên trước đây khi Kim Yong-Il thỏa thuận với Mỹ và Liên Hiệp Quốc về từ bỏ chương trình hạt nhân thì đã phá hủy tháp lạnh của trung tâm Yongbyon này, và người ta không chắc là trung tâm này có nối kết với mạng lưới điện rất lạc hậu và thiếu thốn của Bắc Hàn hay không. Giới chuyên môn ước tính là ít nhất 6 tháng nữa Yongbyon mới từ từ hoạt động lại, chưa nói đến công suất. Và chỉ nơi này chế được đầu đạn hạt nhân bằng plutonium, để gắn được vào hỏa tiễn.
Giới quân sự Mỹ nhận xét là dù Bắc Hàn nói gì chăng nữa nhưng  không thấy họ điều động và bố trí lực lượng cho một cuộc tấn công quy mô với vũ khí quy ước.  Trong Hội nghị Trung ương Đảng Công nhân Bắc Hàn hôm chú nhật, Kim Jong-Un lại không nói chuyện chiến tranh hạt nhân, mà nhấn mạnh vào kinh tế, khi ông nói nguyên văn là: “Sức mạnh hạt nhân của Bắc Hàn là sức mạnh ngăn đe đáng tin cậy và bảo đảm bảo vệ chủ quyền đất nước.”  Ông nói tiếp  “trên nền tảng một khả năng hạt nhân hùng mạnh mới có được hoà bình và thịnh vượng cũng như hạnh phúc cho đời sống nhân dân. “ Quan điểm của lãnh đạo Bắc Hàn ở nơi cơ chế quyết định chính sách có vẻ như muốn xoay hướng tập trung nỗ lực vào các vấn đề kinh tế hơn là an ninh và chiến tranh.
Bài diễn văn đọc hôm chủ nhật nhưng đến thứ ba mới phổ biến, cùng ngày với việc tuyên bố mở lại trung tâm hạt nhân Yongbyon, được hiểu như một ngụ ý muốn dùng tiềm năng hạt nhân để đổi lấy gì đó về kinh tế.
Thế nhưng ngay hôm sau thì Bình Nhưỡng đổi mặt con thò lò, tuyên bố chiến tranh chỉ còn là vấn đề thời gian, khuyến cáo các nhân viên ngoại giao quốc tế tại Bình Nhưỡng di tản!
Các nước gần như thàn nhiên, nhưng Hàn quốc vẫn là nạn nhân trực tiếp, khi thị trường chứng khoán Seoul bán ra ồ ạt nhất từ gần 20 tháng nay. Thứ trưởng tài chính Hàn quốc Choo Kung-Ho nói lần này với thái độ gây hấn dữ dội và dai dẳng của Bình Nhưỡng, giá chứng khoán khó lòng hồi phục nhanh chóng như sau những lần họ gây sự trước đấy.
Những niềm hy vọng
Dựa trên tiền đề Bắc Hàn không dám gây chiến thực sự, phải chăng họ đang tháu cáy con bài cho cao giá bằng cách đe dọa thủ đắc vũ khí hạt nhân, đe dọa chiến tranh, để buộc Hoa Kỳ và Hàn quốc phải thỏa thuận về những điều kiện viện trợ, bỏ cấm vận?
Đó cũng là một hy vọng. Tuy nhiên khi Bắc Kinh tuyên bố lấy làm tiếc vì Bình Nhưỡng tái khởi động nhà máy Yongbyon, liên tục kêu gọi Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán, thì Hoa Kỳ vẫn cương quyết đòi Bắc Hàn phải từ bỏ mọi chương trình hạt nhân và hỏa tiễn trước khi mở lại bàn đàm phán 6 bên. Thế rồi Bắc Hàn chuyển hỏa tiễn sang bờ biển Nhật Bản như để thách đố, ăn miếng trả miếng.
Có một hy vọng nữa là Bắc Hàn đã đi hết đoạn đường diễn tuồng viễn vông mà lo cho ngày kỷ niệm sinh nhật lãnh tụ vĩ đại của họ vào 15 tháng tư, cũng là ngày quân đội trở về quê làm ruộng vụ mùa xuân, sau khi có một hành động tượng trưng để gỡ thể diện với người dân trong nước.
Thời điểm 10 tháng tư được đưa ra như hạn chót cho các phái bộ ngoại giao ở Bình Nhưỡng có thể là ngày Bắc Hàn phóng thử phi đạn tầm trung Musudan, là loại mà họ chưa phóng thử lần nào, và chính là hành động gỡ thể diện sau lớp tuồng gây chiến.
Phát ngôn viên Ngũ giác đài George Little kêu gọi Bắc Hàn ngưng khiêu khích mà hãy chú trọng nuôi ăn cho người dân, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quốc tế để tránh bị cô lập trong nghèo đói.
Ngũ giác đài không xác nhận tin của Yonhap về hai dàn hỏa tiễn được đưa sang bờ biển Nhật Bản, nhưng cảnh cáo rằng “hành vi khiêu khích thêm nữa sẽ trở nên đáng tiếc”.
Nói như vậy,  không biết Hoa Kỳ  và Nhật Bản, Hàn quốc có thể nín nhịn cho qua lần phóng thử hỏa tiễn này nữa, hay đây là lúc đã có đủ lý do để biểu diễn một màn cảnh cáo sát sườn bằng cách bắn hạ hỏa tiễn của Bắc Hàn vài chục giây sau lúc cất cánh rời dàn phóng?
Nhưng nếu Musudan hay bất kỳ hỏa tiễn nào của Bắc Hàn "bay thử nghiệm" về hướng Nhật Bản thì chắc chắn sẽ bị bắn hạ. Hoa Kỳ  đưa hai  chiến hạm có hệ thống Aegis sang Tây Thái Bình Dương và dàn radar X-band đậu ngay trên biển Nhật Bản không phải để khoe của trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Việt-Long, RFA
2013-04-05 
 

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng ngày 17-11-1968

Mô tả: Mao Trạch Đông khuyên Việt Nam lợi dụng việc xuống tinh thần của Hoa Kỳ và Tổng thống mới Nixon. Mao Trạch Đông cũng cho rút số quân Trung Quốc không cần thiết, hứa sẽ gửi trở lại khi cần.

Mao Trạch Đông: Ông ở đây vài ngày, phải không? Tôi hơi quan liêu.
Phạm Văn Đồng: Ông khỏe không, Mao Chủ tịch?
Mao Trạch Đông: Không khỏe lắm. Tôi bị ho vài ngày. Tới lúc lên Thiên Đàng rồi. Dường như tôi được triệu đến để gặp vị Chúa tốt bụng. Hồ Chủ tịch khỏe không?
Phạm Văn Đồng: Khỏe. Ông ấy khỏe hơn [khi] ở Bắc Kinh. Lý do chính là ông ấy đã nhận được sự chăm sóc y tế tốt tại Bắc Kinh, kể từ khi trở về, ông ấy vẫn khỏe.
Mao Trạch Đông: Thời tiết ở Bắc Kinh có thể không thích hợp cho Hồ Chủ tịch.
Phạm Văn Đồng: Rất thích hợp.
Mao Trạch Đông: Theo tôi, có lẽ Quảng Châu tốt hơn.
Phạm Văn Đồng: Thay mặt Hồ Chủ tịch, Bộ Chính trị, tôi muốn gửi đến ông, Mao Chủ tịch, Phó Chủ tịch Lâm [Bưu] và các đồng chí khác lời chúc mừng trân trọng của chúng tôi.
Mao Trạch Đông: Cảm ơn ông.
Phạm Văn Đồng: Hôm nay, trong phái đoàn của chúng tôi có hai đồng chí ở miền Nam (chỉ vào đồng chí Mười Cúc, và đồng chí Lê Đức Anh (2)).
Mao Trạch Đông: Có phải đây là lần đầu tiên đồng chí Lê Đức Anh đến Trung Quốc? (Bắt tay Mười Cúc, Mao Chủ tịch nói rằng họ đã gặp nhau vào năm 1966).
Lê Đức Anh: Tôi đến Trung Quốc một lần vào năm 1962, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp Mao Chủ tịch.
Mao Trạch Đông: Tôi hơi quan liêu. Ông đến đây, nhưng tôi đã không gặp ông. Ông có thể sa thải tôi vì tôi quan liêu. Chúng tôi sẽ triệu tập Đại hội Đảng, và Đại hội có thể sa thải tôi. Điều đó cũng tốt. Có lẽ bây giờ tôi nên thư giãn, chỉ làm những việc nhỏ như quét nhà. Gần đây, tôi đã không tham gia vào trận nào.
Các ông muốn đàm phán với Hoa Kỳ, và họ cũng muốn đàm phán với các ông. Hoa Kỳ gặp khó khăn lớn. Họ có 3 vấn đề cần giải quyết, cụ thể là các vấn đề ở Mỹ, chủ yếu là ở Mỹ, Châu Âu, và Châu Á. Họ đã tham gia ở châu Á cho đến giờ là 4 hoặc 5 năm. Không phải vô tư. Các nhà tư bản Hoa Kỳ đầu tư ở châu Âu chắc không hài lòng và bất đồng. Và trong lịch sử Hoa Kỳ, Mỹ luôn để các nước khác tham chiến trước và [họ] chỉ tham gia khi cuộc chiến đã xong nửa chặng đường.
Nhưng sau Đệ nhị Thế chiến, họ bắt đầu chiến đấu ở Triều Tiên và sau đó là Việt Nam. Nhưng những cuộc chiến này chủ yếu họ chiến đấu một mình, ít có sự tham gia của các nước khác. Các ông gọi đó là một cuộc chiến đặc biệt, một cuộc chiến giới hạn, nhưng đối với Mỹ, họ tập trung tất cả lực lượng vào đó. Hiện nay, các đồng minh của họ ở châu Âu đang phàn nàn rất nhiều, nói rằng [Hoa Kỳ] giảm quân [ở châu Âu] và rút bớt số quân có kinh nghiệm và các trang thiết bị tốt [từ châu Âu], chưa kể đến việc rút quân khỏi Nam Hàn và Hawaii. Dân số Hoa Kỳ có 200 triệu người, nhưng họ không chịu đựng nổi cuộc chiến. Nếu họ muốn huy động vài chục ngàn quân, họ phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.
(Đến đây là cuộc trò chuyện giữa Mao Chủ tịch và một phụ nữ trẻ mới bước vào, đưa cho ông ta một tách trà nóng. Ông quay sang cô.)
Người phụ nữ trẻ: Làm ơn đừng lau mặt của ông!
Mao: Tại sao không? Khăn chứa chất độc à? Tôi sẽ không nghe theo.
(Mao cầm lên một gói thuốc lá. Ông ta cố gắng, nhưng không mở ra được. Sau đó, ông ta đưa gói thuốc cho người phụ nữ trẻ.)
Mao: Tôi không thể mở. Cô mở nó. Tên cô là gì?
Người phụ nữ trẻ: Leng Feng.
Mao: Tên đó có nghĩa là làn gió mát mẻ vào mùa hè? (Sau đó, ông ta quay trở lại những người khách Việt Nam: “Thử dùng những điếu thuốc này”!)
Mao Trạch Đông: Sau vài năm chiến đấu chống họ, các ông nên xem rằng không chỉ khó khăn cho các ông, mà còn [khó khăn] cho kẻ thù của các ông. Các ông đã và đang chiến đấu hơn một chục năm. 23 năm trôi qua kể từ khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, mà đất nước của các ông vẫn tồn tại. Các ông đã chiến đấu chống Nhật, Pháp, và bây giờ các ông đang chiến đấu chống Mỹ. Nhưng Việt Nam vẫn tồn tại như các nước khác, và hơn thế nữa, đã phát triển hơn nhiều.
Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.
Mao Trạch Đông: Tại sao Hội nghị Geneva được triệu tập? ([Ông ta] hỏi đồng chí Chu Ân Lai). Trong quá khứ, tôi đã nói rằng chúng ta đã phạm sai lầm khi chúng ta đến hội nghị Geneva năm 1954. Vào thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn hài lòng. Khó khăn cho Hồ Chủ tịch phải từ bỏ miền Nam, và bây giờ, khi tôi nghĩ lại, tôi thấy ông ấy đúng. Tâm trạng của người dân miền Nam vào thời điểm đó đang dâng cao. Tại sao chúng ta có Hội nghị Geneva? Có lẽ, Pháp muốn có.
Chu Ân Lai: Đó là đề nghị của Liên Xô. Vào thời điểm đó Khrushchev đang nắm quyền. Và trong tháng 1 năm 1954, Liên Xô muốn giải quyết vấn đề.
Mao Trạch Đông: Bây giờ, tôi không thể nhớ toàn bộ câu chuyện. Nhưng tôi thấy sẽ tốt hơn nếu hội nghị này có thể hoãn lại một năm, để quân đội từ miền Bắc có thể đi vào miền Nam và đánh bại [kẻ thù].
Phạm Văn Đồng: Vào thời điểm đó, chúng tôi chiến đấu trên cả nước, không có sự phân chia giữa miền Bắc và miền Nam.
Mao Trạch Đông: Chúng ta đã phải đánh một trận quyết định. Dư luận thế giới vào thời điểm đó cũng muốn có hội nghị này. Theo tôi, vào lúc đó người Pháp muốn rút lui, Hoa Kỳ thì chưa [sẵn sàng] đến, và Diệm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (3). Tôi nghĩ để rút các lực lượng của chúng tôi ở [miền Bắc] có nghĩa là chúng tôi đã giúp đỡ họ. Một lần, tôi đã nói điều này với Hồ Chủ tịch, và hôm nay tôi nói điều này một lần nữa với các ông. Có lẽ quan điểm của tôi không đúng. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã để mất một cơ hội, như trong hiệp định, có một điều khoản về việc rút quân.
Chu Ân Lai: Rút các lực lượng vũ trang.
Mao Trạch Đông: Nhưng đó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Đó chỉ là vấn đề về chém giết. Và chém giết dẫn đến chiến tranh. Khi chiến tranh nổ ra, người Mỹ đến, lúc đầu là các cố vấn, và sau đó là lính chiến đấu. Nhưng bây giờ, họ lại nói rằng người Mỹ ở Việt Nam là các cố vấn.
Phạm Văn Đồng: Họ không thể là cố vấn.
Mao Trạch Đông: Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng họ sẽ là cố vấn.
Phạm Văn Đồng: Hãy để đồng chí Mười nói về điều đó.
Mười Cúc: Thưa Bác Mao! Hồ Chủ tịch, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng của chúng tôi, ra lệnh cho chúng tôi chiến đấu cho đến khi không còn người Mỹ trên đất nước chúng tôi, kể cả các cố vấn. Máu của chúng tôi đã đổ ra trong nhiều năm nay. Tại sao chúng tôi phải chấp nhận họ ở lại làm cố vấn?
Mao Trạch Đông: Cho nên sẽ mất thời gian nếu các ông không để cho họ làm cố vấn.
Mười Cúc: Đúng vậy, Bác Mao. Chúng tôi liên tục chiến đấu cho đến khi miền Nam hoàn toàn được độc lập và tự do, cho đến khi đạt được mục đích thống nhất đất nước. Làm như thế, chúng tôi tuân lệnh của Hồ Chủ tịch cũng như lệnh của ông. Đây là điều mà Trung ương Đảng của chúng tôi nghĩ và cũng là những gì mà toàn bộ người dân Việt Nam mong muốn.
Mao Trạch Đông: Nghĩ như vậy rất tốt. Buộc phải chiến đấu và đàm phán cùng một lúc. Sẽ khó khăn nếu các ông chỉ dựa vào các cuộc thương lượng để yêu cầu họ ra đi.
Phạm Văn Đồng: Họ sẽ không đi đâu mà chỉ ở lại.
Mao Trạch Đông: Liên quan tới vấn đề chiến đấu, Hoa Kỳ dựa vào lực lượng không quân. Có khoảng 9 hoặc 10 sư đoàn Mỹ. Số quân đội Mỹ chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên lớn hơn. Người ta nói rằng họ có 5 sư đoàn – khoảng 200.000 quân – triển khai ở châu Âu. Nhưng con số này là cường điệu. Số máy bay đã giảm. Một số quân lính đã được gửi tới để củng cố Đệ thất Hạm đội. Tôi không biết có bao nhiêu sư đoàn đang được triển khai ở Mỹ.
Wang Xinting: Chín sư đoàn. [Diệp Kiếm Anh sửa lại: 6 sư đoàn và 4 trung đoàn].
Phạm Văn Đồng: Các sư đoàn tốt nhất của Mỹ đã được triển khai ở miền Nam Việt Nam.
Mao Trạch Đông: [Hoa Kỳ đối mặt với ba vấn đề:] thứ nhất thiếu quân, thứ hai thiếu trang thiết bị và cuối cùng là thiếu những người có kinh nghiệm.
Chu Ân Lai: Họ có 6 sư đoàn và 6 trung đoàn được triển khai ở Mỹ.
Mao Trạch Đông: Nhưng chiến trường Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Ở đó, họ có 9 sư đoàn và 4 trung đoàn. Nhưng theo như tôi nhớ, họ đã có 7 sư đoàn ở đó.
Chu Ân Lai: Sau đó, họ đã tăng cường.
Mao Trạch Đông: Tôi vẫn không hiểu tại sao bọn tư bản Hoa Kỳ đi đến Đông Nam Á và lợi ích gì mà các nhà tư bản người Mỹ tìm thấy ở đây. Khai thác tài nguyên thiên nhiên? Tất nhiên, khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên. Dầu, cao su ở Indonesia. Cao su ở Malaysia. Ở nước các ông có cao su không?
Phạm Văn Đồng: Nhiều lắm.
Mao Trạch Đông: Cao su và chè. Nhưng tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ cần thực phẩm hoặc cây cối.
Phạm Văn Đồng: Hoa Kỳ tìm các thứ khác khi chiến đấu ở Việt Nam.
Mao Trạch Đông: Họ chiến đấu ở miền Nam, nhưng mục tiêu phía Bắc và xa hơn nữa là Trung Quốc. Họ không đủ sức để nhắm mục tiêu vào các khu vực khác.
Phạm Văn Đồng: Nhưng họ là đế quốc.
Mao Trạch Đông: Tất nhiên, đế quốc phải có thuộc địa. Họ muốn các nước như nước của chúng ta trở thành thuộc địa. Trước đây, Trung Quốc đã từng là nước bán thuộc địa của đế quốc hơn 100 năm. Họ đã cướp cái gì của chúng ta? Kỹ thuật và nông nghiệp của Trung Quốc đã không phát triển.
Chu Ân Lai: Họ cướp vật liệu.
Mao Trạch Đông: vật liệu gì?
Chu Ân Lai: Cây đậu tương.

Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh
Mao Trạch Đông: Anh quốc khai thác than của Trung Quốc. Hoa Kỳ không cần than của Trung Quốc. Họ nói rằng Trung Quốc không có dầu. Về cơ bản, họ không liên quan đến việc sản xuất thép và kỹ nghệ. Họ sản xuất dệt may, nhưng Nhật Bản và Anh sản xuất nhiều nhất. Vì vậy, tôi thấy rằng mục tiêu của họ là dập tắt ngọn lửa, bởi vì lửa đã bùng phát trên đất nước các ông. Bởi vì các nhà tư bản muốn dập tắt ngọn lửa, họ phải thiết kế máy móc để làm như vậy, nên kiếm được tiền. Họ chi bao nhiêu tiền ở Việt Nam mỗi năm?
Phạm Văn Đồng: Hơn 30 tỷ đô la.
Mao Trạch Đông: Hoa Kỳ không thể mở rộng chiến tranh. Khoảng 4 năm là cao nhất. Hiện tại, ngọn lửa chưa được dập tắt, ngược lại, [nó] càng bùng lên dữ dội. Một số nhóm tư bản kiếm được nhiều lợi, nhưng số khác thì không. Vì lợi ích đã không được chia đều, nên họ mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này có thể bị khai thác.
Hơn nữa, các nhà tư bản được hưởng lợi ít hơn bây giờ trở nên ít tận tâm. Tôi đã thấy điều này trong những bài phát biểu khác nhau trong chiến dịch tranh cử. Gần đây, có một bài viết của một phóng viên người Mỹ cảnh báo một cái bẫy khác. Phóng viên tên là [Walter] Lippman. [Ông ta đã viết rằng] Hoa Kỳ hiện đang bị mắc kẹt tại Việt Nam và đang cố gắng thoát khỏi vũng lầy. Tuy nhiên, họ sợ sa vào bãi lầy khác. Đó là lý do tại sao trường hợp của các ông vẫn còn hy vọng. Năm 1964, trong một cuộc hội thoại 5 giờ với Hồ Chủ tịch, tôi nói rằng, năm đó có thể là năm quyết định bởi vì nó là năm bầu cử ở Mỹ. Mỗi ứng cử viên tổng thống phải đối mặt với vấn đề này. Liệu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chiến đấu hay thoát khỏi vũng lầy? Tôi nghĩ rằng sẽ khó hơn cho họ tiếp tục chiến đấu. Nhưng châu Âu đã không tham gia, điều này khác với cuộc chiến Triều Tiên.
Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.
Mao Trạch Đông: Trong cuộc chiến Triều Tiên, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia.
Phạm Văn Đồng: Pháp cũng đã tham gia.
Mao Trạch Đông: Chỉ trên danh nghĩa và thực sự không nhiều.
Phạm Văn Đồng: Có một trung đoàn từ Pháp.
Mao Trạch Đông: Chúng tôi không có ấn tượng bởi sự tham gia của Pháp.
Chu Ân Lai: Có tổng cộng 16 nước tham gia trong cuộc chiến, gồm cả Nam Hàn.
Mao Trạch Đông: Nhật Bản và Đài Loan không tham gia trong cuộc chiến Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Họ khôn khéo. Đôi khi, chúng tôi rất lo ngại Nhật Bản sẽ tham gia.
Mao Trạch Đông: Nhật Bản sẽ không tham gia. Có thể tham gia về tài chính. Ít nhất, Nhật Bản có lợi về mặt vũ khí.
Mỹ đánh giá cao lực lượng của họ. Một lần nữa, họ mắc phải một sai lầm cũ: phân tán lực lượng. Đó không phải là ý kiến của tôi, mà là ý kiến của [Tổng thống Mỹ đắc cử Richard M.] Nixon. Ông ta nói rằng lực lượng Mỹ quá phân tán. lực lượng của họ đang nằm rải rác tại Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ngay cả ở châu Á, lực lượng Mỹ cũng không tập trung. Có 70.000 quân Mỹ, gồm 2 sư đoàn thủy quân lục chiến tại Nam Hàn. Có một sư đoàn ở Hawaii. Các căn cứ không quân và hải quân cần nhiều quân dự bị hơn nữa. Do đó, các ông có thể hiểu các nhóm cầm quyền Mỹ nghĩ như thế nào. Nếu ông là tổng thống Mỹ, ông sẽ nghĩ gì? Tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ tấn công Bắc Việt. Nhưng dự đoán của tôi đã sai khi họ ném bom miền Bắc. Nhưng bây giờ, khi họ dừng lại, dự đoán của tôi được chứng minh là đúng. Nếu, trong tương lai, họ tiếp tục ném bom, tôi sẽ sai một lần nữa. Dẫu sao đi nữa, tôi đúng được một ngày.
Tuy nhiên, rất tốt là các ông đã chuẩn bị cho một số lựa chọn thay thế. Trong tất cả những năm chiến đấu, quân đội Mỹ đã không tấn công miền Bắc, cảng Hải Phòng đã không bị phong tỏa, và các đường phố của Hà Nội đã không bị đánh bom. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ đang để dành một quân bài. Có một lúc, họ cảnh báo [rằng họ] sẽ đuổi các máy bay của các ông vào căn cứ không quân của các ông. Nhưng trên thực tế, họ đã không làm điều đó. Điều này cho thấy những cảnh báo của họ vô nghĩa.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã nhận ra điều này.
Mao Trạch Đông: Sau đó, họ đã không lặp lại cảnh báo này. Họ đã không đề cập đến hoạt động máy bay của các ông. Họ cũng biết có bao nhiêu người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, nhưng không đề cập đến điều này, mà đã làm ngơ. Có lẽ chúng ta nên rút số quân [Trung Quốc] không cần thiết. Các ông đã thảo luận vấn đề này chưa?
Chu Ân Lai: Chúng ta sẽ thảo luận với đồng chí Lý Ban, với Đại sứ của chúng tôi và các chuyên gia quân sự.
Mao Trạch Đông: Trong trường hợp họ đến, chúng tôi sẽ trở lại. Sẽ không có vấn đề gì.
Phạm Văn Đồng: Để chúng tôi suy nghĩ lại.
Mao Trạch Đông: Các ông cứ nghĩ lại. Hãy giữ những người mà các ông vẫn còn cần và chúng tôi sẽ rút những người mà các ông không cần hoặc chưa cần đến. Trong tương lai, khi các ông cần [sự trợ giúp], chúng tôi sẽ trở lại. Về không quân cũng vậy: nếu các ông cần căn cứ không quân của Trung Quốc, các ông cứ sử dụng, nếu các ông không cần đến, không sử dụng.
Chúng tôi đồng ý với khẩu hiệu chiến đấu của các ông trong khi đàm phán. Một số đồng chí lo lắng rằng Hoa Kỳ sẽ đánh lừa các ông. Nhưng tôi nói với họ đừng [lo lắng]. Đàm phán giống như chiến đấu vậy. Các ông đã rút ra kinh nghiệm, hiểu rõ các quy tắc. Nhưng đôi khi họ có thể đánh lừa các ông. Như các ông đã nói, Hoa Kỳ đã không giữ lời.
Phạm Văn Đồng: Họ rất tinh quái.
Mao Trạch Đông: Nhiều trường hợp, thậm chí họ còn nói rằng các hiệp định đã ký vô giá trị. Nhưng mọi việc đều có quy tắc của nó. Người Mỹ không thể nào làm điều đó được. Các ông sẽ thương lượng với họ trong 100 năm? Đồng chí Thủ tướng của chúng tôi nói: Nếu Nixon không thể giải quyết vấn đề trong thời gian hai năm, ông ta sẽ gặp rắc rối. Ông có phải là người đại diện chính trong các cuộc đàm phán? (hỏi Lê Thanh Nghị (4))
Chu Ân Lai: Đồng chí Lê Đức Thọ là đại diện chính. Đây là đồng chí Lê Thanh Nghị.
Mao Trạch Đông: Cả hai đều có họ Lê!
Phạm Văn Đồng: Như Mao Chủ tịch đã nói, chúng tôi tiến hành chiến đấu trong khi đàm phán. Nhưng chiến đấu nên được tiến hành ở một mức độ nhất định trước khi các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Ngồi tại bàn đàm phán không có nghĩa là [chúng ta] ngưng chiến đấu. Ngược lại, chiến đấu phải quyết liệt. Bằng cách đó, chúng ta có thể đạt được vị trí cao hơn, thông qua tiếng nói của chiến thắng và mạnh mẽ, những người biết làm thế nào để chiến đấu đến cùng và biết rằng cuối cùng kẻ thù sẽ thất bại. Đây là thái độ của chúng tôi. Nếu chúng tôi nghĩ ngược lại, chúng tôi sẽ không thắng. Liên quan đến điều này, miền Nam phải chiến đấu quyết liệt, đồng thời thực hiện đấu tranh chính trị. Hiện nay, điều kiện ở miền Nam rất tốt. Triệu tập hội đàm ở Paris là nguồn động viên mới cho người dân miền Nam. Họ nói rằng nếu Hoa Kỳ thất bại ở miền Bắc, chắc chắn sẽ thất bại ở miền Nam.
Mao Trạch Đông: Có đúng là quân đội Mỹ vui mừng khi đàm phán được công bố?
Mười Cúc (5): Mao Chủ tịch, tôi muốn nói với ông rằng người Mỹ ăn mừng tin tức. Hàng ngàn người tụ tập lại để nghe radio nói về các cuộc đàm phán. Khi ra lệnh chiến đấu, một số đã viết trên mũ của họ: “Tôi sẽ sớm trở về nhà, xin đừng giết tôi“.
Quân đội Sài Gòn đang rất chán nản. Nhiều người trong số họ công khai phản đối Thiệu (6), nói rằng: “Nếu ông Thiệu muốn đánh, hãy để cho ông ta đến Khe Sanh và làm điều đó“. Tinh thần chiến đấu của quân đội và các viên chức chính phủ Sài Gòn rất thấp. Những người dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam được khích lệ và quyết tâm chiến đấu mạnh mẽ hơn. Chúng tôi thấy rằng vì chúng tôi mạnh, chúng tôi có thể buộc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. Vì vậy, [đây] là thời điểm chúng ta nên chiến đấu nhiều hơn, do đó có thể đánh bại họ. Đây là nguyện vọng chung và tinh thần của nhân dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam, Bác Mao.
Mao Trạch Đông: Số lính Mỹ chào đón các cuộc đàm phán [và] mong được về nhà là lớn hay nhỏ?
Mười Cúc: Lớn. Chúng tôi sẽ chiến đấu mạnh hơn, và đồng thời đẩy mạnh công tác vận động nhân dân và làm mất tinh thần của kẻ thù.
Mao Trạch Đông: Tốt. Tôi được nghe kể rằng quân đội Mỹ phải ở lại nơi trú ẩn dưới lòng đất. Các ông cũng phải làm như vậy. Mùa mưa thì thế nào?
Mười Cúc: Chúng tôi phải sử dụng áo mưa để che cho [lính].
Mao Trạch Đông: Mùa mưa kéo dài bao lâu?
Mười Cúc: Mỗi mùa sáu tháng, mùa mưa và mùa khô.
Mao Trạch Đông: Lâu vậy hả?
Mười Cúc: Nhưng trời mưa suốt trong ba tháng.
Mao Trạch Đông: Tháng nào?
Mười Cúc: Tháng Năm, tháng Sáu, và tháng Bảy.
Mao Trạch Đông: Giờ có phải là mùa khô?
Mười Cúc: Cuối mùa mưa và bắt đầu mùa khô.
Phạm Văn Đồng: Các mùa khác nhau ở nước tôi.
Mao Trạch Đông: Các mùa ở miền Bắc có khác với ở miền Nam không?
Mười Cúc: Bác Mao, lần này, giống như trước đây, chúng tôi được triệu tập ra Bắc, báo cáo tình hình ở miền Nam và nhận chỉ thị mới từ Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị. Sau đó, Hồ Chủ tịch và Ủy ban Trung ương của chúng tôi bảo đồng chí Lê Đức Anh và tôi đi cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị sang Trung Quốc báo cáo với Chủ tịch Mao, Phó Chủ tịch Lâm Bưu, và các lãnh đạo khác của Trung Quốc về tình hình ở miền Nam. Ngày hôm kia, qua Thủ tướng Chu Ân Lai, chúng ta biết rằng Chủ tịch Mao khen ngợi chúng tôi, chúng tôi cảm thấy được khuyến khích.
Mao Trạch Đông: Chúng tôi đã nói ở đây, trong căn phòng này.
Mười Cúc: Chúng tôi biết rằng, mỗi khi giành được chiến thắng, Mao Chủ tịch gửi cho chúng tôi một bức thư khen ngợi. Điều này thực sự là một nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam. Chiến thắng của chúng tôi đạt được ở miền Nam là nhờ có sự hỗ trợ tuyệt vời, cũng như sự khuyến khích của nhân dân Trung Quốc và [khuyến khích] của ông, Mao Chủ tịch.
Mao Trạch Đông: Phần của tôi thì rất nhỏ.
Mười Cúc: Rất lớn, rất quan trọng.
Mao Trạch Đông: Chủ yếu là những nỗ lực của các ông. Đất nước các ông đoàn kết, Đảng của các ông đoàn kết, lực lượng vũ trang của các ông đoàn kết, nhân dân của các ông, bất kể từ Nam hay Bắc đều đoàn kết, điều đó rất tốt.
Mười Cúc: Chúng tôi cho rằng sự hỗ trợ tinh thần của Trung Quốc là quan trọng nhất. Ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, chúng tôi có hậu phương lớn là Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, cho phép chúng tôi chiến đấu đến lúc nào cũng được.
Hỗ trợ vật chất cũng rất quan trọng. Chúng tôi buộc quân đội Mỹ vào các nơi trú ẩn dưới lòng đất cũng nhờ súng đại bác của Trung Quốc đã cho chúng tôi.
Phạm Văn Đồng: Sự thật là như vậy.
Mười Cúc: Thậm chí chúng tôi sử dụng vũ khí của Trung Quốc để tấn công Sài Gòn. Đối phương sợ hãi.
Mao Trạch Đông: Dường như các ông tiếp thu luận lý về vũ khí (logic of weapons).
Phạm Văn Đồng: Đúng là chúng tôi dựa vào vũ khí của Trung Quốc.
Mười Cúc: Chúng tôi dựa vào sức mạnh của nhân dân, nhưng nếu không có vũ khí của Trung Quốc, thì sẽ khó khăn hơn.
Mao Trạch Đông: Tay không, không thể làm được. Phải có vũ khí tốt trong tay.
Mười Cúc: Như Bác Mao nói, chúng ta phải chiến đấu chống lại kẻ thù với súng và các bị gạo.
Mao Trạch Đông: Có lẽ tôi cũng đang tiếp thu luận lý về vũ khí (logic of weapons).
Phạm Văn Đồng: Trung Quốc đã cung cấp cho chúng tôi số lượng lớn vũ khí và gạo.
Mười Cúc: Quân đội của chúng tôi rất cảm động khi biết Mao Chủ tịch thậm chí quan tâm đến sức khỏe của họ. Ngoài vũ khí, chúng tôi còn nhận được gạo và thực phẩm Trung Quốc để quân đội của chúng tôi có thể ăn uống tốt hơn, do đó khỏe mạnh hơn.
Mao Trạch Đông: Nguồn tiếp tế đã tới chưa?
Mười Cúc: Vài thứ đã tới. Ví dụ như, bột trứng, đậu nành, gia vị.
Phạm Văn Đồng: Rất tốt.
Mao Trạch Đông: Nhiều loại tiếp tế khác có thể có sẵn. Chúng ta cũng phải cảm ơn Sihanouk.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã cân nhắc vai trò của ông ấy.
Mao Trạch Đông: Một vài loại phí tổn đường bộ thì cần thiết. Đáng để chi tiêu cho việc này.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi ước tính rằng số tiền này thậm chí còn lớn hơn viện trợ của Mỹ.
Mười Cúc: Trước đây, Mỹ đã cho Campuchia $20 triệu đô một năm. Bây giờ, số tiền mà Trung Quốc trả cho Sihanouk về gạo và phí đường bộ vượt quá $20 triệu. Để giúp đỡ chúng ta, Sihanouk vừa có lợi, vừa được tiếng tốt.
Phạm Văn Đồng: Ông ấy cũng có lợi từ việc phòng thủ của chúng tôi ở biên giới phía Đông Campuchia với miền Nam Việt Nam.
Mười Cúc: Cộng thêm sự đồng cảm Trung Quốc.
Mao Trạch Đông: Về phần chính trị, đôi khi ông ấy vẫn còn làm chúng tôi ngạc nhiên. Gần đây, ông ấy có thể cảm thấy bị Hoa Kỳ bỏ rơi, nên ông ấy đã hai lần tuyên bố Hoa Kỳ nên rút một số quân, không nên rút hết. Gần đây, ông ấy đã tuyên bố trên Đài phát thanh Paris rằng Hoa Kỳ nên rút quân nhưng không đưa họ về lại Hoa Kỳ, và rằng Mỹ không nên triển khai quân đội ở Campuchia, mà ở Thái Lan hay ở Philippines, để Trung Quốc sẽ không xâm lược đất nước của ông ấy. Ông ta thường nói bằng giọng điệu chống cộng. Theo những gì ông ta nói, có bằng chứng về việc Mỹ muốn rút quân. Nếu họ rút quân, Sihanouk sẽ lo lắng, và Thái Lan và Philippines cũng sẽ lo lắng. Ở miền Nam [Việt Nam], người đầu tiên lo lắng là Thiệu. Họ thực sự muốn quân đội Mỹ ở lại.
Vì vậy, thế giới bây giờ đang trong tình trạng hỗn loạn lớn. Những nước đó không đủ mạnh, cần sự giúp đỡ của các siêu cường, như trong trường hợp của Sihanouk. Ngay cả các nhà tư bản Nhật vẫn còn cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Người Nhật dường như hoan nghênh các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, trên thực tế thì họ không [thích đàm phán], bởi vì làm các nhà tư bản, họ nhận được rất nhiều lợi nhuận từ chiến tranh. Nhiều loại vũ khí Mỹ được sản xuất tại Nhật Bản.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi chú ý tới điểm này. Chúng tôi rất ngạc nhiên là Nhật Bản dường như muốn đóng góp vào việc giải quyết chiến tranh. Nhưng chúng ta phải xem xét thái độ thực sự của họ.
Mao Trạch Đông: Một số người nói một đường và nghĩ một nẻo. Khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản bị phá sản. Khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến, Nhật Bản bắt đầu hưởng lợi.
Phạm Văn Đồng: Đó là chính sách tốt nhất của Nhật Bản.
Mao Trạch Đông: Các nhà tư bản Philippines cũng làm như vậy. Họ không đóng góp nhiều quân vào các nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng kể từ khi quân đội Hoa Kỳ có trụ sở ở Philippines, các nhà tư bản Philippines được lợi rất nhiều. Các nhà tư bản Thái cũng vậy.
Phạm Văn Đồng: Trường hợp Thái Lan thì rất rõ ràng. Nhưng không phải họ là những người ra quyết định. Phải là người Việt Nam quyết định liệu Mỹ sẽ đi hay ở lại. Chúng tôi, tất cả người dân Việt Nam, xác định chiến đấu và đẩy họ đi. Chúng tôi đang chuẩn bị tập trung lực lượng và chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam. Có thể chúng tôi sẽ tham gia vào các trận chiến quy mô lớn trong thời gian tới. Chắc chắn, cuộc chiến sẽ quyết liệt.
Mao Trạch Đông: Đầu mùa xuân này các ông đã chiến đấu khá tốt. Chúng tôi đã gợi ý rằng các ông đánh những trận quy mô lớn như trận Điện Biên Phủ. Vào thời điểm đó chúng tôi không biết các khu giải phóng của các ông thật sự đã bị chia cắt. Tình trạng này  [vẫn] còn xảy ra ở mỗi tỉnh?
Phạm Văn Đồng: Còn, nhưng tình trạng này không ảnh hưởng đến các nỗ lực của chúng tôi để bao vây Sài Gòn và các căn cứ khác hoặc phong tỏa các điểm quan trọng trong mạng lưới giao thông và liên lạc của họ. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến những trận đánh quy mô lớn như Điện Biên Phủ, nhưng chúng tôi phải tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi chúng tôi làm như thế.
Mao Trạch Đông: Các ông cần phải có các căn cứ nối kết với nhau về mặt địa lý. Nếu không có điều kiện này, thật khó để các ông tập trung lực lượng cho trận đánh quy mô lớn. Và có một vấn đề khác là: chế độ của Thiệu sợ Quân Giải phóng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Thực tế này chứng minh rằng, Quân Giải phóng thích ảnh hưởng dân chúng ở miền Nam, không phải Thiệu. Phương tiện truyền thông đại chúng của họ đã nói về điều đó, không phải nói một cách chính thức, nhưng dựa vào các nguồn tin chính thức.
Chính phủ nào thực sự có uy tín tại miền Nam Việt Nam? Chính phủ Nguyễn Hữu Thọ (7) hay chính phủ Nguyễn Văn Thiệu? Cả hai đều có họ Nguyễn. Gần đây, Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng chơi hết mình, giả vờ như ông ta không muốn tham dự hội nghị Paris. Nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhìn thấy rất rõ, rằng vấn đề Việt Nam không thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Quân Giải phóng. Các ông đã đọc tất cả [thực tế] này rồi phải không?
Mười Cúc: Chúng rất phức tạp.
Mao Trạch Đông: Bây giờ Hoa Kỳ tôn trọng Đảng và Chính phủ Việt Nam do Hồ Chủ tịch lãnh đạo, tôn trọng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Mỹ cũng không đánh giá cao bè lũ của Thiệu, coi chúng không hiệu quả.
Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.
Mao Trạch Đông: Hoa Kỳ cung cấp cho Sài Gòn rất nhiều tiền, nhưng phần lớn đã bị biển thủ.
Phạm Văn Đồng: Ở Paris, những người đại diện của Thiệu dùng lời lẽ phản đối Mỹ. Lúc đó, chúng tôi hỏi các đại diện Mỹ, tại sao Mỹ cho phép Sài Gòn làm như vậy. Harriman trả lời rằng Sài Gòn làm như vậy để cố gắng chứng tỏ rằng họ không phải là những con rối.
Mao Trạch Đông: Họ đã được lệnh bày tỏ sự đối lập với Mỹ, đó là lý do tại sao. Có lẽ nhóm Harriman sẽ bị thay thế. Có lẽ Nixon sẽ chỉ định những nhà đàm phán mới.
Phạm Văn Đồng: Dĩ nhiên.
Lê Đức Anh: Mao Chủ tịch, quân đội của chúng tôi ở miền Nam đang trải qua [giai đoạn] giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự. Chúng tôi đang chuẩn bị nhận vũ khí do Mao Chủ tịch [và] Đảng Cộng sản Trung Quốc cung cấp, và để thiết lập chiến trường cho các chiến dịch ác liệt sắp tới. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số đội ngũ tinh nhuệ của quân đội Mỹ ở miền Nam. Theo sau chỉ thị của Hồ Chủ tịch, dựa trên kinh nghiệm gần đây nhất của chúng tôi, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ có được chiến thắng tuyệt vời.
Mao Chủ tịch, từ đầu năm nay, chúng tôi đã gây thương vong nặng nề cho một số đội ngũ ưu tú của Mỹ, chẳng hạn như sư đoàn 25, sư đoàn 1, và các đơn vị xe thiết giáp của họ. Chỉ riêng một trận đánh hồi tháng 8 ở Tây Ninh, chúng tôi đã giết chết và làm bị thương 12.000 lính, đa số là lính Mỹ, phá hủy 1.100 xe tăng, xe bọc thép, và hơn 100 súng đại bác. Khi quân bộ binh của chúng tôi tiến lên, xe tăng và xe bọc thép Mỹ rút lui, họ rất sợ quân lính của chúng tôi được trang bị vũ khí do Mao Chủ tịch cung cấp. Chẳng hạn như, [các loại] vũ khí như thế gồm B40.
Mao Trạch Đông: Vũ khí đó có mạnh không?
Lê Đức Anh: Rất hiệu quả để đánh xe tăng.
Mao Trạch Đông: Chúng ta có loại vũ khí này trước đây không? (Hỏi ông Xinting Wang)
Wang Xinting: Không, chúng ta không có.
Diệp Kiếm Anh: Chúng ta đã sử dụng B90 trong chiến tranh Triều Tiên.
Phạm Văn Đồng: Xe tăng sẽ tan chảy khi chúng gặp phải loại vũ khí này.
Lê Đức Anh: Và những người điều khiển sẽ bị đốt chết.
Mao Trạch Đông: Tốt. Chúng ta có thể sản xuất loại này nhiều hơn nữa không?
Wang Xinting: Có, nhưng để sản xuất đạn cho loại vũ khí này thì khó hơn là sản xuất vũ khí.
Lê Đức Anh: Kẻ thù có các mâu thuẫn nội bộ. Quân đội Sài Gòn chỉ trích Mỹ là hèn nhát [và] không tin vào họ nữa.
Mao Trạch Đông: Quân đội Sài Gòn chỉ trích người Mỹ hả?
Lê Đức Anh: quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn không tin nhau. Cả hai đều sợ Quân Giải phóng.
Mao Trạch Đông: Có lẽ đúng.
Lê Đức Anh: Trong một sự cố gần đây xảy ra từ ngày ngày 25 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11, một đơn vị của Sư đoàn Bộ binh Thứ nhất của Mỹ từ chối chiến đấu. Trong chiến dịch tháng 8, chúng tôi đã giết chết một chỉ huy sư đoàn. Quân lính tại sư đoàn đó đó đã tổ chức ăn mừng cái chết của ông ta.
Mười Cúc: Tướng này rất tàn bạo.
Mao Trạch Đông: Không văn minh.
Lê Đức Anh: Ở Tây Ninh, chúng tôi loại bỏ 14 đại đội của Sư đoàn 25. Hoa Kỳ đã công nhận điều đó.
Mao Trạch Đông: Tây Ninh là ở đâu?
Lê Đức Anh: 60 km về phía Tây Bắc Sài Gòn và gần biên giới với Campuchia.
Mao Trạch Đông: Chúng tôi biết Sư đoàn 25 rất rõ. Chúng tôi đã đánh với nó ở Triều Tiên. Lúc đó, do những sai lầm của Bành Đức Hoài, nó đã không hoàn toàn bị nghiền nát. Quân đoàn 40 của chúng tôi dưới sự chỉ huy của Diệp Kiếm Anh đầu tiên đánh với nó. Chúng tôi không biết nhiều về Sư đoàn Thứ nhất.
Diệp Kiếm Anh: Chúng tôi đã dứt điểm một trung đoàn. Vào lúc đó, Sư đoàn Thứ nhất chưa có mặt ở Triều Tiên.
Mao Trạch Đông: Các đơn vị kỵ binh Mỹ cũng chiến đấu hả? Thật ra, đó là các đơn vị bộ binh phải không?
Lê Đức Anh: Đó là các đơn vị bộ binh hèn nhát.
Mao Trạch Đông: Tại Triều Tiên, họ đã ngạo mạn. Nhưng hiện nay, từ khi bị các ông đánh, họ đã trở nên hèn nhát. Các đơn vị này đã được triển khai ở phía Tây Triều Tiên phải không? (hỏi Diệp Kiếm Anh)
Diệp Kiếm Anh: Ở phía Đông Triều Tiên.
Mao Trạch Đông: Những sai lầm mà chúng tôi mắc phải ở Triều Tiên đó là chúng tôi muốn nuốt chửng một hoặc hai sư đoàn trong một trận chiến duy nhất. Nhưng chúng tôi đã không thể. Các trận chiến đã cho thấy rằng chúng tôi chỉ có thể nuốt một trung đoàn. Nếu chúng ta sử dụng tất cả các lực lượng của chúng ta để dứt điểm Sư đoàn 25, sẽ mất vài tuần.
Hoàng Văn Thái (8): Vào thời điểm đó, không có B40.
Mao Trạch Đông: Vào thời điểm đó, đã có 800 khẩu đại bác cho mỗi sư đoàn của kẻ thù. Về phía chúng tôi, đã có 800 khẩu đại bác trong ba quân đội (? – three armies) (9). Tất cả các sư đoàn Trung Quốc cộng lại không bằng một sư đoàn Mỹ.
Phạm Văn Đồng: Hiện nay, chúng được trang bị rất tốt.
Mao Trạch Đông: Chắc chắn rồi, 18 năm trôi qua kể từ năm 1950.
Lê Đức Anh: Mao Chủ tịch, chúng tôi hiện có khả năng xâm nhập và chiến đấu ở bất cứ nơi đâu. Chúng tôi thậm chí có thể xâm nhập vào các căn cứ được bảo vệ kỹ nhất.
Mao Trạch Đông: Đó là lý do tại sao họ nguyền rủa các ông vì đánh bừa bãi. Họ muốn ám chỉ rằng họ là những người khác biệt duy nhất.
Mười Cúc: Họ càng bị đánh bại, thì họ càng nguyền rủa chúng tôi.
Lê Đức Anh: Bây giờ, quân Mỹ ở Sài Gòn và các thành phố khác không thể thư giãn. Họ phải ở lại hầm trú ẩn dưới lòng đất. Họ biết rằng chúng tôi đang đánh bằng vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi càng đánh nhiều hơn, tập trung lực lượng của chúng tôi vào chiến đấu với họ ở nông thôn cũng như ở các căn cứ lớn của họ. Chúng tôi sẽ chiến đấu quyết liệt hơn.
Mao Trạch Đông: Cần giáo dục chính trị cho quân đội của các ông. Các ông nên tận dụng lợi thế của các cuộc đàm phán cho giáo dục chính trị. Trước mỗi trận đánh lớn, luôn là một mệnh lệnh để dành thời gian cho giáo dục chính trị. Mỗi năm, nên có hai hoặc ba, hoặc bốn chiến dịch lớn là nhiều nhất. Quân đội chính quy nên dành thời gian còn lại cho giáo dục chính trị.
Phạm Văn Đồng: Đó là những gì chúng tôi làm.
Mao Trạch Đông: Khi chúng tôi đánh Nhật trong cuộc chiến tranh giải phóng, hàng năm, chúng tôi chỉ đánh vài chiến dịch. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng chúng tôi vẫn không đủ thời gian cho giáo dục chính trị. Không thể nào đánh nhau hàng tháng. Chúng ta cần thời gian để huấn luyện quân sự, tuyển dụng, và nhận thêm nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược cũng như củng cố hậu phương. Có rất nhiều điều để làm giữa các trận đánh.
Mười Cúc: Chúng tôi đang cố gắng để sẵn sàng về mọi mặt. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhìn thấy mệnh lệnh về giáo dục chính trị quân đội của chúng tôi.
Mao Trạch Đông: Rất cần thiết. Nên có ít nhất một khoảng thời gian lớn để tiến hành giáo dục chính trị. Có thể mất hai hoặc ba tháng, hoặc vài tuần. Khoảng cách giữa các trận đánh là thời điểm thích hợp để thực hiện điều đó.
Mười Cúc: Đó là những gì hiện chúng tôi đang làm. Chúng tôi đang rút kinh nghiệm, chuẩn bị nhiều hơn cả về vật chất lẫn tâm lý cho những trận đánh lớn và chiến thắng lớn sắp tới. Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, chúng tôi tiếp tục chiến đấu vì chúng tôi thấy rằng chiến trường quyết định kết quả cuối cùng. Trong thời gian giáo dục chính trị, chúng ta phải ngăn chặn những ý nghĩ hy vọng phát triển quá nhiều từ các cuộc đàm phán.
Mao Trạch Đông: Lối suy nghĩ này có thể xuất hiện. Luôn có xu hướng về lối suy nghĩ ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, xu hướng nào cũng chỉ ngắn ngủi và tạm thời.
Mười Cúc: Thời gian này, chúng tôi được triệu tập ra Bắc, Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị đã nói với chúng tôi rằng, kẻ thù đang chịu đựng thất bại nặng nề, nên họ phải chấp nhận thương lượng mặc dù họ vẫn kiên trì. Liên quan đến điều này, chúng tôi phải duy trì lối suy nghĩ nghiêng về sự kiên nhẫn, về tổng cách mạng và về các trận đánh lớn. Và chúng tôi đang theo đúng hướng dẫn này.
Mao Trạch Đông: Tốt.
Phạm Văn Đồng: Các đồng chí Mười Cúc, Lê Đức Anh, các đồng chí khác và tôi biết ơn đối với ông, Mao Chủ tịch, đã dành thời gian tiếp đón và nói chuyện với chúng tôi. Những điều mà Chủ tịch nói với chúng tôi hôm nay và những gì đồng chí Thủ tướng Chu Ân Lai và đồng chí Kháng Sinh nói với chúng tôi ngày trước càng khuyến khích tất cả chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng những điều Mao Chủ tịch nói rất đúng, rất phù hợp với tình hình của chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Mao Trạch Đông: Một số [suy nghĩ của tôi] không nhất thiết chính xác. Chúng tôi phải tham khảo những phát triển thực tế.
Phạm Văn Đồng: Cuối cùng, chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên tình hình thực tế ở Việt Nam và dựa vào sự hiểu biết các quy tắc chiến tranh của chúng ta như thế nào. Đây cũng là điều Mao Chủ tịch đã nói với Hồ Chủ tịch và các đồng chí Việt Nam khác. Một lần nữa, chúng tôi xin được nhắc lại trước Mao Chủ tịch và các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng chúng tôi quyết định chiến đấu đến cùng cho đến khi nào giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi cho sự hỗ trợ và viện trợ mà Chủ tịch Mao và ĐCS Trung Quốc đã cung cấp cho chúng tôi cũng như nhân dân Trung Quốc anh em. Chúng tôi chúc Mao Chủ tịch có nhiều sức khỏe.
Mao Trạch Đông: Tôi chúc Hồ Chủ tịch nhiều sức khỏe, sống lâu. Tôi cũng chúc các đồng chí khác trong Bộ Chính trị của các ông dồi dào sức khỏe.
Phạm Văn Đồng: Cảm ơn Mao Chủ tịch.
———————————–
Ghi chú:
1. Tháng 11 năm 1968, một phái đoàn Bắc Việt do Phạm Văn Đồng dẫn đầu (trên đường trở về từ Moscow) và một phái đoàn Trung ương Cục miền Nam do Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đến thăm Trung Quốc. Họ có ba cuộc họp với Chu Ân Lai vào ngày 13, 15, 17 tháng 11, trong các cuộc họp đó, Phạm Văn Đồng đã thông báo với Trung Quốc về các cuộc hội đàm của ông với Liên Xô và các cuộc đàm phán ở Paris. Sau khi gặp Chu Ân Lai, phái đoàn đã yêu cầu một cuộc họp với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tối ngày 17 tháng 11 năm 1968, Mao tiếp phái đoàn tại nhà riêng ở Trung Nam Hải. Có sự hiện diện của Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Chen Boda, Kháng Sinh, Wang Xinting (Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – PLA), Diệp Kiếm Anh và những người khác phía Trung Quốc, và Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, và những người khác, phía Việt Nam.
2. Lê Đức Anh: (1920 -), sĩ quan quân đội, Phó Tổng tham mưu QĐND Việt Nam năm 1963-1964, Tham mưu trưởng và sau đó làm Phó Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân từ năm 1964-1968 (chức vụ này ông vẫn còn nắm khi ông viếng thăm Trung Quốc cùng với Nguyễn Văn Linh vào năm 1968), Tư lệnh Quân khu 9 (Đồng bằng sông Cửu Long) năm 1969-1974. Một trong những Phó Tư lệnh của Chiến dịch Hồ Chí Minh hồi tháng 4 năm 1975, và Tổng Tư lệnh lực lượng xâm chiếm Campuchia vào năm 1978. Ủy viên Bộ chính trị Trung ương ĐCS 1982-1997, và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1992-1997.
3. Thật ra, lúc đầu Ngô Đình Diệm trở thành Thủ tướng vào ngày 16 tháng 6 năm 1954, trong Hội nghị Geneva.
4. Lê Thanh Nghị: (1911-1989), thành viên lâu đời của Đảng Cộng sản Quốc tế, đã từng ở trong Trung ương Đảng thời kỳ Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1980 là Ủy viên Bộ Chính trị và là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, gồm cả viện trợ kinh tế từ nước ngoài.
5. Nguyễn Văn Linh: (Nguyễn Văn Cúc hoặc Mười Cúc) (1913?-1998), là thành viên lâu đời của ĐCS Quốc tế, người gốc miền Bắc, Việt Nam, nhưng phần lớn cuộc đời sống ở miền Nam. Trở thành người lãnh đạo hàng đầu của đảng ở miền Nam khi Lê Duẩn ra Hà Nội năm 1957, và sau này phục vụ như là cấp phó của Nguyễn Chí Thanh và người kế nhiệm của ông là Phạm Hùng làm lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. Sau năm 1975, trở thành người chịu trách nhiệm điều hành miền Nam Việt Nam, và giữ chức Tổng Bí thư Đảng CSVN thời kỳ cải cách 1986-1991.
6. Nguyễn Văn Thiệu: (1924 – 2001), Tướng quân đội, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) từ năm 1967-1975.
7. Nguyễn Hữu Thọ: (1910-1996) là luật sư và là thành viên bí mật của ĐCS Đông Dương, Phó Chủ tịch Phong trào Hòa bình Sài Gòn theo sau các thỏa thuận trong hiệp định Geneva năm 1954, bị chính phủ Diệm bắt giữ nhiều năm, sau đó được MTGPMN giải phóng. Là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ khi thành lập năm 1960, và từ năm 1969 Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Phó chủ tịch nước CHXHCNVN từ năm 1976-1980.
8. Hoàng Văn Thái: bí danh Hoàng Văn Xiêm (1906-1986), là sĩ quan quân đội, Hiệu trưởng trường Quân chính, trụ sở của Việt Minh tại Tân Trào trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Là Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN đầu tiên từ năm 1945-1953, chỉ huy các chiến dịch chính trong Chiến tranh Đông Dương, trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1961, và là thành viên của Hội đồng Quốc phòng năm 1964. Tư lệnh Quân khu 5 (Nam Trung bộ Việt Nam) 1966-1967. Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân năm 1967-1973, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 1974-1981. Ủy viên Trung ương Đảng Lao động VN/ Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1960-1976, và một lần nữa từ năm 1982-1986.
9. Một bản đã chỉnh sửa về cuộc hội đàm này đã được đăng tải ở Bắc Kinh vào năm 1994 (Mao Trạch Đông wenxuan waijiao, trang 580-583). Phiên bản này có nội dung như sau:
Mao Trạch Đông: Do thời gian gần đây không có trận đánh nào, các ông có ý định thương lượng với người Mỹ. Các ông có quyền thương lượng, nhưng rất khó để làm cho Mỹ rút quân thông qua đàm phán. Hoa Kỳ cũng muốn thương lượng với các ông, bởi vì họ đang ở trong một tình thế khó xử. Họ phải đối phó với các vấn đề trong ba khu vực: thứ nhất là châu Mỹ – Hoa Kỳ, thứ hai là châu Âu, và thứ ba là châu Á. Vài năm qua, Hoa Kỳ đã đưa các lực lượng chính đóng quân ở châu Á và đã tạo ra sự mất cân bằng. Về vấn đề này, các nhà tư bản Mỹ đầu tư ở châu Âu không hài lòng. Hơn nữa, trong lịch sử, Hoa Kỳ luôn để cho các nước khác đánh trước, họ sẽ nhảy vào lúc nửa chừng. Chỉ sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ bắt đầu đi đầu trong chiến đấu, trước tiên là Chiến tranh Triều Tiên và sau đó là chiến tranh Việt Nam.

Ở Việt Nam, Hoa Kỳ đang dẫn đầu, nhưng chỉ một số nhỏ của các nước khác đi theo. Cho dù đây là cuộc chiến đặc biệt hay một cuộc chiến giới hạn, Hoa Kỳ hoàn toàn hết lòng cho cuộc chiến. Bây giờ họ không có khả năng chú ý đến các nước khác. Chẳng hạn như, quân đội của họ ở châu Âu phàn nàn, nói rằng thiếu hụt nhân lực và những người lính có kinh nghiệm và những người chỉ huy đã bị loại bỏ và các trang thiết bị tốt hơn đã bị di dời. Hoa Kỳ cũng đã bố trí lại quân lính từ Nhật Bản, Nam Hàn, và các khu vực khác của châu Á. Hoa Kỳ nó rằng dân số của họ có 200 triệu người? Nhưng họ không thể chịu đựng cuộc chiến tranh. Họ chỉ gửi đi có vài ngàn quân. Có sự giới hạn trong quân lính của họ.

Sau khi chiến đấu hơn một chục năm, các ông không chỉ nghĩ về những khó khăn của riêng mình. Các ông cũng nên nhìn vào những khó khăn của đối phương. Đã 23 năm kể từ khi Nhật đầu hàng hồi năm 1945, nhưng đất nước của các ông vẫn còn tồn tại. Ba nước đế quốc đã đưa quân xâm lược, chống lại các ông: Nhật Bản, Pháp, và Hoa Kỳ. Nhưng đất nước ông không chỉ sống sót mà còn phát triển.

Dĩ nhiên, chủ nghĩa đế quốc muốn đánh. Một trong những mục đích chiến tranh của họ là dập tắt ngọn lửa. Một đám cháy đã bắt đầu ở nước các ông, và chủ nghĩa đế quốc muốn dập lửa. Mục đích thứ hai là kiếm tiền thông qua sản xuất vũ khí. Để dập tắt ngọn lửa thì phải sản xuất máy dập lửa, điều này sẽ mang lại lợi nhuận. Hàng năm Hoa Kỳ tiêu trên 30 tỷ đô ở nước các ông.

Tục lệ của người Mỹ là không đánh cuộc chiến lâu dài. Những cuộc chiến họ đã chiến đấu, trung bình khoảng 4-5 năm. Đám cháy ở nước các ông không thể dập. Ngược lại, nó đã lan rộng. Các nhà tư bản ở Hoa Kỳ bị chia thành phe phái. Khi phe này kiếm được lợi nhuận nhiều hơn và phe kia kiếm được lợi nhuận ít hơn, sự mất cân bằng trong việc chia chiến lợi phẩm sẽ xảy ra và rắc rối sẽ bắt đầu trong nước. Những mâu thuẫn này cần được khai thác. Các nhà tư bản độc quyền kiếm được ít tiền không sẵn sàng tiếp tục chiến tranh. Mâu thuẫn này có thể được phát hiện trong các bài diễn văn bầu cử được hai phe thực hiện. Đặc biệt, nhà báo Mỹ, Walter Lippmann, đã đăng một bài báo gần đây, cảnh báo không để rơi vào cái bẫy khác. Ông ấy nói rằng Hoa Kỳ đã rơi vào một cái bẫy ở Việt Nam và rằng vấn đề hiện nay là làm cách nào để leo ra khỏi cái bẫy này. Ông ấy sợ rằng Hoa Kỳ có thể đã rơi vào những cái bẫy của họ. Vì vậy, mục tiêu của các ông là đầy hứa hẹn.

Năm 1964, tôi có trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hàng Châu. Lúc đó, Hoa Kỳ đã nối lại các cuộc tấn công ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đã không gia hạn ném bom. Tôi nói rằng Hoa Kỳ có thể kết thúc chiến tranh năm đó bởi vì đó là năm bầu cử ở Mỹ. Bất kỳ tổng thống nào lên cầm quyền, ông ta sẽ gặp phải vấn đề là liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục cuộc chiến tranh hay rút quân bây giờ. Tôi tin rằng những khó khăn mà Hoa Kỳ phải đối mặt sẽ tăng nếu họ tiếp tục cuộc chiến. Tất cả các nước ở châu Âu không tham gia cuộc chiến này.

Tình trạng này khác hẳn với chiến tranh Triều Tiên. Có lẽ Nhật Bản sẽ không tham chiến. Nhật có thể trợ giúp về kinh tế vì họ có thể kiếm tiền bằng cách sản xuất đạn dược. Tôi nghĩ người Mỹ đánh giá cao sức mạnh của họ trong quá khứ. Bây giờ Hoa Kỳ lặp đi lặp lại cách thực hành của họ trong quá khứ bằng cách kéo căng lực lượng của họ. Không chỉ chúng tôi nói điều này, Nixon cũng đã nói như vậy. Hoa Kỳ đã kéo căng lực lượng của họ không chỉ ở châu Mỹ và châu Âu, mà còn ở châu Á. Lúc đầu, tôi không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công miền Bắc Việt Nam. Sau đó Hoa Kỳ ném bom miền Bắc Việt Nam, chứng tỏ lời nói của tôi không chính xác. Bây giờ Hoa Kỳ đã ngừng ném bom. Lời nói của tôi, một lần nữa, chính xác. Có lẽ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ném bom, chứng tỏ lời nói của tôi không chính xác lần thứ hai. Nhưng cuối cùng lời của tôi sẽ chứng minh chính xác: Hoa Kỳ đã ngừng ném bom. Vì vậy, tôi tin rằng các ông làm một số kế hoạch đối phó những tình huống bất ngờ cũng đúng thôi.

Tóm lại, trong những năm qua, quân đội Mỹ không xâm lược miền Bắc Việt Nam. Hoa Kỳ đã không phong tỏa Hải Phòng cũng không ném bom thành phố Hà Nội. Hoa Kỳ đã để dành một phương pháp. Có lúc họ tuyên bố rằng họ sẽ thực hành một [chính sách] “truy kích nóng”. Nhưng khi máy bay của các ông đã bay trên đất nước chúng tôi, Hoa Kỳ đã không thực hiện việc “truy kích nóng”. Do đó, Hoa Kỳ đã đánh lừa. Họ không bao giờ nhắc đến thực tế là máy bay của các ông đã sử dụng sân bay của chúng tôi. Lấy một ví dụ khác. Trung Quốc có rất nhiều người làm việc tại nước các ông. Hoa Kỳ biết điều đó, nhưng chưa bao giờ đề cập đến, như thể điều đó không hề tồn tại.

Về những người còn lại Trung Quốc đã gửi qua đất nước của các ông, những người không còn cần thiết, chúng tôi có thể cho rút họ về. Các ông đã thảo luận vấn đề này chưa? Nếu Hoa Kỳ đến nữa, chúng tôi cũng sẽ gửi mọi người đến cho các ông. Làm ơn thảo luận về vấn đề này để xem các đơn vị nào của Trung Quốc mà các ông muốn giữ. Hãy giữ lại những đơn vị nào có ích cho các ông. Chúng tôi sẽ rút hết các đơn vị mà các ông không sử dụng. Chúng tôi sẽ gửi tới cho các ông nếu các ông cần họ trong tương lai. Điều này cũng giống như máy bay của các ông đã sử dụng sân bay Trung Quốc: sử dụng chúng nếu các ông cần và không sử dụng nếu các ông không cần. Cách làm việc là như vậy.

Tôi ủng hộ chính sách của các ông, chiến đấu trong khi đàm phán. Một số đồng chí của chúng tôi lo sợ rằng các ông có thể bị người Mỹ lừa gạt. Tôi nghĩ các ông sẽ không bị. Phải chăng đàm phán cũng giống như chiến đấu? Chúng tôi có thể có được kinh nghiệm và biết các khuôn mẫu qua chiến đấu. Đôi khi người ta không thể không bị lừa. Như các ông đã nói rằng, người Mỹ không giữ lời. Johnson đã từng nói công khai rằng, ngay cả các thoả thuận đôi khi không có giá trị. Nhưng mọi thứ đều có quy luật của nó. Lấy các cuộc đàm phán của các ông làm ví dụ, các ông định thương lượng trong một trăm năm? Thủ tướng của chúng tôi đã nói rằng, nếu Nixon tiếp tục các cuộc đàm phán thêm hai năm nữa và vấn đề không được giải quyết, ông ta sẽ gặp khó khăn trong việc giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ nữa.

Thêm một điểm nữa, chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam sợ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Một số người ở Mỹ đã chỉ ra rằng, chính phủ thực sự hiệu quả cho dân chúng miền Nam Việt Nam không phải là chính phủ Sài Gòn, mà là Mặt trận Giải phóng. Đây không phải là lời tuyên bố được cho là của người nào trong Quốc hội Hoa Kỳ. Đây là tin tức từ các nhà báo, nhưng tên của người nói đã không được xác định. Tuyên bố này được quy cho một cá nhân của cái gọi là chính phủ Mỹ. Tuyên bố đặt ra một câu hỏi: Ai đại diện cho chính phủ có uy tín thực sự tại miền Nam Việt Nam? Nguyễn Văn Thiệu hay Nguyễn Hữu Thọ? Vì vậy mặc dù Hoa Kỳ công khai ca ngợi Nguyễn Văn Thiệu, nói rằng ông ta sẽ không đi đến Paris để tham dự các cuộc đàm phán, thực ra, họ nhận ra rằng, vấn đề không thể được giải quyết nếu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không tham gia các cuộc đàm phán.
Ngọc Thu dịch từ: wilsoncenter.org
(ĐCV)

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn 11-05-1970


Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn

11-05-1970 (*)

Tóm tắt: Mao Trạch Đông khuyên Lê Duẩn không nên sợ Hoa Kỳ.

Mao Trạch Đông: Tôi gặp ông lần cuối khi nào?

Lê Duẩn: Năm 1964. Chúng tôi thấy Mao Chủ tịch rất khỏe và tất cả chúng tôi rất vui. Lần này Mao Chủ tịch tranh thủ thời gian để gặp chúng tôi, chúng tôi rất mừng. Hiện nay, tình hình ở Việt Nam và Đông Dương phức tạp và còn tồn tại một số khó khăn.

Mao Trạch Đông: Mỗi nước đang đối mặt với một số khó khăn. Liên Xô có cái [khó] của họ, và Hoa Kỳ cũng có [cái khó] của nó.

Lê Duẩn: Chúng tôi rất cần nhận chỉ thị của Mao Chủ tịch. Nếu Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị biết rằng Mao Chủ tịch ra chỉ thị về việc chúng tôi nên làm như thế nào, chắc chắn họ sẽ rất hài lòng.

Mao Trạch Đông: Các ông đã làm việc rất tốt, và các ông đang làm ngày càng tốt hơn.

Lê Duẩn: Chúng tôi cố gắng hết mình để làm tốt công việc. Chúng tôi có thể làm tốt công việc bởi vì chúng tôi nghe theo ba sự chỉ dẫn của Mao Chủ tịch chỉ thị cho chúng tôi trong quá khứ: đầu tiên, không sợ hãi, chúng ta không nên sợ kẻ thù; thứ hai, chúng ta nên đập nát kẻ thù ra thành từng mảnh; thứ ba, chúng ta nên chiến đấu một cuộc chiến kéo dài.

Mao Trạch Đông: Vâng, một cuộc chiến tranh kéo dài. Các ông nên chuẩn bị chống lại một cuộc chiến kéo dài, nhưng nó không tốt hơn nếu chiến tranh rút ngắn hay sao?

Ai sợ ai? Có phải các ông, người Việt Nam, Campuchia và người dân Đông Nam Á sợ đế quốc Mỹ? Hay là đế quốc Mỹ sợ các ông? Đây là một câu hỏi đáng được xem xét và nghiên cứu. Một cường quốc sợ một nước nhỏ, cỏ uốn cong khi gió thổi, một cường quốc sẽ phải sợ.

Đúng là trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 các ông đụng với đế quốc Mỹ, nhưng không phải các ông có ý định đánh trong cuộc chiến với Hải quân Hoa Kỳ. Thực tế, các ông không thực sự đụng độ với [tàu hải quân Hoa Kỳ], mà là do họ quá lo sợ, nói rằng tàu ngư lôi của Việt Nam đã tới và bắt đầu khai hoả. Cuối cùng, ngay cả chính những người Mỹ cũng không biết có [một cuộc tấn công bằng ngư lôi từ phía Việt Nam] thật hay không.

Các nhà báo khác nhau của Mỹ tin rằng, chưa bao giờ có [một cuộc tấn công như thế], và rằng đó là một báo động giả. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, không có sự lựa chọn khác ngoài việc phải đánh lại. Những người buôn bán và sản xuất vũ khí được hưởng lợi từ đó. Các tổng thống Mỹ đã ngủ ít hơn mỗi đêm [kể từ đó]. Nixon nói rằng ông ta sử dụng hầu hết sức lực của mình trong việc đối phó với Việt Nam.

Bây giờ có một người khác, Hoàng thân Sihanouk. Ông ta cũng không phải là người dễ dàng đối phó. Khi các ông xúc phạm ông ta, ông ta sẽ tới để mắng các ông (2).

Theo ý tôi, một số đại sứ quán của chúng tôi cần được chấn chỉnh. Chủ nghĩa bá quyền tồn tại ở một số đại sứ quán Trung Quốc. Họ chỉ nhìn thấy thiếu sót của những người khác, không quan tâm đến lợi ích toàn cục. Đại sứ của Trung Quốc vừa rồi tại Việt Nam là ai?

Chu Ân Lai: Chu Kỳ Văn (3)

Mao Trạch Đông: Chu Kỳ Văn có quan hệ rất xấu với các ông. Thực ra, Chu Kỳ Văn là thành viên của Quốc Dân đảng, và ông ta dự định trốn ra nước ngoài. Chúng tôi đã không biết ông ta là thành viên của Quốc Dân đảng. Vì các ông đang đối phó với Quốc Dân đảng, làm thế nào ông ta không gây rắc rối cho các ông? Lúc đó chúng tôi không biết, nhưng chúng tôi không hài lòng khi chúng tôi thấy những bức điện tín [ông ta gửi lại].

Lê Duẩn: Chúng tôi, người Việt Nam luôn giữ mối giao hảo tuyệt vời của Mao Chủ tịch trong tâm trí chúng tôi. Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, nếu không có sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Chủ tịch, chúng tôi không thể nào giành chiến thắng. Tại sao chúng tôi giữ lập trường kiên định chiến đấu một cuộc chiến tranh kéo dài, đặc biệt chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám chiến đấu một cuộc chiến kéo dài? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào những việc làm của Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Không nhất thiết đúng như vậy.

Lê Duẩn: Dĩ nhiên đúng như vậy. Chúng tôi cũng cần áp dụng [những lời giáo huấn của Mao Chủ tịch] vào tình hình thực tế của Việt Nam.

Mao Trạch Đông: Các ông có những sáng tạo riêng. Làm thế nào ai đó có thể nói rằng các ông không có sáng tạo và kinh nghiệm riêng? Ngô Đình Diệm đã sát hại 160.000 [người của các ông]. Tôi đã được báo cáo điều này, và tôi không biết con số này có chính xác hay không, nhưng tôi biết rằng hơn 100.000 người đã bị giết.

Lê Duẩn: Đúng, 160.000 người đã bị giết, và nhiều người khác đã bị đưa vào tù.

Mao Trạch Đông: Tôi nghĩ điều này tốt. Các ông có thể giết chết người của chúng tôi, tại sao chúng tôi không thể giết người của các ông?

Lê Duẩn: Chính xác. Chỉ trong năm 1969 chúng tôi đã giết và làm bị thương 610.000 kẻ thù, trong đó có 230.000 người Mỹ (**).

Mao Trạch Đông: Người Mỹ không có đủ nhân lực để gửi ra khắp thế giới, bởi vì họ đã dàn trải quá mức. Vì vậy, khi người của họ bị giết hại, họ rất đau lòng. Cái chết của vài chục ngàn đã là một vấn đề rất lớn đối với họ. Các ông, người Việt Nam, ở cả hai miền Nam Bắc, theo ý tôi, một số người của các ông cũng bị giết chết là không thể tránh khỏi.

Lê Duẩn: Hiện tại, cách của chúng tôi chiến đấu để giữ thương vong thấp. Nếu không, thì không thể nào chúng tôi có thể bền bỉ trong một thời gian dài.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Có lẽ tình hình ở Lào khó khăn hơn. Có người nào mang quốc tịch Lào sống ở Trung Quốc không?

Chu Ân Lai: Có một số người.

Mao Trạch Đông: Họ ở đâu?

Chu Ân Lai: Ở tỉnh Vân Nam, các khu vực giáp biên giới Lào.

Mao Trạch Đông: Có phải ở Xishuangbanna [Tây Song Bản Nạp, thuộc tỉnh Vân Nam, gần biên giới Lào – NT]?

Hoàng Vĩnh Thắng: Có một số người sống ở Xishuangbanna.

Chu Ân Lai: Người Choang của chúng tôi thì rất giống họ.

Mao Trạch Đông: Khi chiến sự đã bước vào giai đoạn quyết định ở Lào trong tương lai, chúng tôi có thể tuyển dụng một số người Choang ở Quảng Tây và một số người Đại ở Vân Nam. Nhiều người Choang có khả năng chiến đấu tuyệt vời. Trong quá khứ các lãnh chúa Bạch Sùng Hy và Lý Tông Nhân phụ thuộc vào người Choang. Hiện có bao nhiêu người Choang? Tám triệu?

Chu Ân Lai: Hiện có nhiều hơn, hơn mười triệu.

Mao Trạch Đông: Đây là nhóm sắc tộc của Vi Quốc Thanh, mà ông ta không thừa nhận. Có lần tôi hỏi ông ta thuộc dân tộc nào, ông ta có thuộc về một trong các dân tộc thiểu số hay không. Ông ta nói rằng ông ta là người Hán. Sau đó ông ta thừa nhận rằng ông ta là người Choang.

Chu Ân Lai: Một số binh sĩ thuộc Thái Bình Thiên quốc có khả năng chiến đấu. Một số người trong đó là người Choang.

Mao Trạch Đông: Một số lính thuộc Thái Bình Thiên quốc đến từ Quảng Tây.

Lê Duẩn: Người Nùng ở Việt Nam cũng có khả năng chiến đấu. Họ và những người Choang ở Quảng Tây cùng một nhóm người.

Mao Trạch Đông: Đông Nam Á là một tổ ong. Người dân Đông Nam Á đang ngày càng tỉnh ngộ. Một số người theo chủ nghĩa hòa bình nghĩ rằng gà trống thích đá. Làm sao có nhiều gà trống quá vậy? Bây giờ, ngay cả gà mái cũng thích đá.

Lê Duẩn: Không có cách nào thoát ra nếu không đánh.

Mao Trạch Đông: Vâng, không có cách nào thoát ra nếu không đánh. Các ông (Mao nói đến người Mỹ) buộc người khác [chiến đấu] và làm cho họ không có cách lựa chọn nào khác. Các ông đang bắt nạt họ.

Lê Duẩn: Người dân Campuchia và Lào là những tín đồ Phật giáo, những người này không thích đánh nhau. Bây giờ họ cũng thích đánh nhau.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Ông không thể nói rằng họ không thích đánh bởi vì họ tin vào Phật giáo. Người Trung Quốc cũng là những tín đồ Phật giáo, nhưng cuộc cách mạng năm 1911 theo sau 17 năm chiến đấu. Sau đó trở thành cuộc giao tranh giữa hai phe [giữa các nhà cách mạng], và do đó người dân đã được giáo dục.

Sau đó, Chiến tranh Bắc phạt bắt đầu và Hồng quân xuất hiện. Rồi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Tưởng Giới Thạch chống lại chúng tôi. Cuộc chiến kéo dài chưa tới bốn năm, ông ta không thể tiếp tục và bỏ chạy qua Đài Loan. Bây giờ ông ta tuyên bố ở Liên Hiệp Quốc rằng ông ta đại diện cho toàn bộ Trung Quốc. Ông ta có quan hệ mật thiết với một số người trong chúng tôi. Tôi đã gặp Tưởng Giới Thạch vài lần.

Khi Quốc Dân đảng tổ chức Hội nghị Trung ương tại Quảng Châu, tôi đã gặp ông ta. Tôi là ủy viên của Quốc Dân đảng. Tôi là ủy viên của hai đảng. Tôi là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản và là ủy viên dự khuyết của Trung ương Quốc Dân đảng. Trong suốt thời kỳ đó, nhiều người trong chúng tôi đã gia nhập [Quốc Dân đảng].

Thủ tướng [Chu Ân Lai] của chúng tôi là Giám đốc Khoa Chính trị thuộc Học viện Quân sự Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch và là phó đại diện cho Quân đoàn 1 (First Army) của Tưởng Giới Thạch. Tôi không cần phải nói tới đồng chí Lâm Bưu. Ông ấy là sinh viên của Tưởng Giới Thạch. Ông ấy đã học ở Hoàng Phố chín tháng. Ở Trung Quốc, Có rất ít người, trong số những người thuộc thế hệ cũ, không phải đương đầu với ông ta (Tưởng Giới Thạch).

Lâm Bưu: Tôi cũng là ủy viên của cả hai đảng.

Mao Trạch Đông: Ngay cả những chi nhánh của Quốc Dân đảng đều được tổ chức với sự giúp đỡ của chúng tôi. Nếu không có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản, Quốc Dân đảng không thể nào tiến hành Chiến tranh Bắc phạt. Lúc đó, Quốc Dân đảng không có tổ chức đảng, không có chi nhánh tại các khu vực dọc sông Hoàng Hà ở miền Bắc. Họ phụ thuộc vào Đảng Cộng sản giúp đỡ.

….

Lê Duẩn: Gần đây, Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ bị bại trận trong 190 năm qua. Ông ta muốn nói rằng lần này Hoa Kỳ chưa sẵn sàng bị Việt Nam đánh bại.

Mao Trạch Đông: Chưa từng bị đánh bại?

Lê Duẩn: Thực tế họ đã bị đánh bại nhiều lần. Tại Trung Quốc, Triều Tiên và trong chiến tranh chống Pháp ở Đông Dương. Người Mỹ chịu 80% chi phí quân sự của Pháp. Tuy nhiên, họ đã bị đánh bại.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Lúc nãy ông có nói rằng, trước hết không nên lo sợ đế quốc. Sau cùng, ai thực sự sợ ai? Các nước nhỏ. Có vấn đề như thế tồn tại ở một số nước nhỏ. Từ từ họ sẽ cố gắng. Sau khi cố gắng vài năm, thì họ sẽ hiểu.

[Mao nhớ lại và thảo luận về Cách mạng Văn hóa].

Mao Trạch Đông: Vào thời điểm đó, tôi cũng đã nói với ông rằng nếu người Mỹ không tới biên giới Trung Quốc, và nếu các ông đã không mời chúng tôi, chúng tôi đã không gửi quân đội của chúng tôi [tham chiến].

Lê Duẩn: Đây cũng là điều chúng tôi nghĩ. Khi chúng tôi vẫn có thể tiếp tục chiến đấu, chúng tôi hy vọng làm cho "hậu phương lớn" của chúng tôi ổn định hơn. Khi chúng tôi, người Việt đánh với người Mỹ, Trung Quốc là "hậu phương lớn" của chúng tôi. Vì vậy, có lần chúng tôi ban hành các hướng dẫn như thế này, ngay cả khi máy bay của chúng tôi bị tấn công, họ không nên đáp xuống các sân bay ở Trung Quốc.

Mao Trạch Đông: Các ông có thể [đáp xuống sân bay của chúng tôi]. Chúng tôi không sợ. Nếu lực lượng không quân Mỹ đến tấn công những “nơi trú ẩn” của lực lượng không quân Việt Nam, cứ để cho họ tới.

Lê Duẩn: Mặc dù chúng tôi đã ban hành các hướng dẫn như vậy, chúng tôi vẫn cần dựa vào sự hỗ trợ của các ông. Lúc đó, ông đã gửi vài sư đoàn tới Việt Nam, cũng đã tham gia chiến đấu với máy bay Mỹ.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Người Mỹ đang sợ bị đánh bại, và họ không có đủ khí phách. Các ông có thể đàm phán [với người Mỹ]. Tôi không nói rằng các ông không thể thương lượng, nhưng các ông nên tập trung sức lực để đánh. Ai phá hoại hai Hội nghị Geneva? Cả các ông và chúng tôi hoàn toàn tôn trọng [các nghị quyết của Hội nghị]. Nhưng họ không. Rất tốt là họ đã không tuân theo.

Vì vậy, ngay cả Thủ tướng Kosygin của Liên Xô, khi đọc một bài diễn văn trước công chúng, đã phải nói rằng, miễn là việc triệu tập một hội nghị quốc tế, Việt Nam, Lào và Campuchia phải được tư vấn. Nhiều nhà lãnh đạo hiện tại của họ tôi không quen, tôi không biết họ. Tôi biết Kosygin và đã nói chuyện với ông ta. Các tờ báo ở phương Tây thường có những tin đồn về họ, nói rằng lãnh đạo của họ bị chia rẽ. Tôi cũng không rõ điều này. Người ta nói rằng người dân thường quan tâm hơn đến Kosygin như một nhà lãnh đạo.

Lê Duẩn: Chúng tôi cũng có nghe qua điều đó.

Mao Trạch Đông: Ông cũng đã nghe qua điều đó à? Theo tôi, Stalin đã sống lại. Xu hướng chính trên thế giới hiện nay là cách mạng, gồm cả thế giới. Có khả năng các cường quốc có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng, bởi vì một vài quả bom nguyên tử, không ai dám bắt đầu cuộc chiến.

Điều này chủ yếu là mối quan tâm của hai siêu cường. Hiện nay nhiều người nói rằng có ba cường quốc lớn. Trung Quốc không có trong đó. Nghiên cứu của Trung Quốc về việc làm vũ khí hạt nhân là một kinh nghiệm gần đây (4). Chúng tôi đang ở giai đoạn nghiên cứu. Tại sao phải sợ chúng tôi? Trung Quốc là nước có đông dân số và do đó họ sợ Trung Quốc. Nhưng chúng tôi cũng có nỗi lo sợ riêng, chúng tôi cần thức ăn và quần áo để cung cấp cho dân số đông như thế. Vì vậy chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu hạn chế sinh đẻ để dân số giảm đi đôi chút.

………

Lê Duẩn: Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Chủ tịch nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc. Hoa Kỳ phải sợ. Điều này là rất quan trọng (5).

Mao Trạch Đông: Tại sao phải sợ? Các ông xâm lược một nước khác, tại sao chúng tôi sai khi ủng hộ đất nước đó? Các ông gửi hàng trăm ngàn lính hải quân, không quân và lục quân để bắt nạt người dân Việt Nam, ai cấm Trung Quốc trở thành hậu phương [của người Việt Nam]? Luật pháp nào đã nói điều này?  (***)

Lê Duẩn: Người Mỹ nói rằng họ có thể huy động 12 triệu quân, nhưng họ chỉ có thể gửi nửa triệu quân đến Việt Nam. Họ sợ nếu họ đi quá giới hạn này.

Chu Ân Lai: Trung Quốc có đông dân, điều đó làm cho họ sợ hãi.

Mao Trạch Đông: Vì chúng tôi có đông dân, đôi khi chúng ta không cần phải sợ. Trong phân tích cuối cùng, chúng tôi không có quan hệ với các ông. Các ông đã chiếm đảo Đài Loan của chúng tôi, nhưng tôi chưa bao giờ chiếm Long Island của các ông. (***)

Ghi chú:

1. Những người phía Việt Nam tham gia còn có: Lý Ban (Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Bắc Việt) và Ngô Thuyên; phía Trung Quốc có Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Kháng Sinh, và Hoàng Vĩnh Thắng (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).

2. Ngày 5 tháng 5, Sihanouk đã thành lập chính phủ Campuchia lưu vong, có trụ sở tại Bắc Kinh.

3. Chu Kỳ Văn là đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam từ tháng 8-1962 đến năm 1968, khi ông ta bị thanh trừng và bị dán nhãn là "tay sai Quốc Dân đảng".

4. Trung Quốc cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên vào năm 1964 và vũ khí nhiệt hạch đầu tiên vào năm 1967.

5. Một tuần trước đó, bốn sinh viên Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh, đã bị lính Vệ binh Quốc gia bắn chết tại Trường Đại học Kent ở Ohio.

——–

Ghi chú thêm:

(*) Theo tài liệu “77 cuộc đàm thoại giữa lãnh đạo Trung Quốc và nước ngoài trong chiến tranh Đông Dương năm 1964-1977”, cuộc thảo luận này từ 6:45-8:15 chiều ngày 11-05-1970.

(**) Lê Duẩn nói 230.000 người Mỹ bị giết trong năm 1969, con số này có lẽ không đúng. Theo các nguồn tài liệu, tổng số lính Mỹ chết trong cuộc chiến này là 58.209 người.

(***) Đoạn này Mao Trạch Đông nói tới Hoa Kỳ.

Nguồn:

Wilsoncenter.org

——–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

22-03-1970

Mô tả: Chu Ân Lai cho Sihanouk sự hỗ trợ của Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Campuchia.

Chu Ân Lai: Bài phát biểu Hoàng thân đã nói với nhân dân Cam Bốt có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Tôi tin rằng nhân dân Campuchia, sau khi nghe giọng nói của Hoàng thân sẽ được truyền rất nhiều cảm hứng và sẽ đáp lại lời phát biểu. Trung Quốc xác định hỗ trợ Hoàng thân cho đến khi Hoàng thân trở về nước trong chiến thắng. Miễn là Hoàng thân quyết tâm chiến đấu đến cùng, thì chắc chắn chúng tôi sẽ hỗ trợ cho Hoàng thân.

Hoàng thân Sihanouk: Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh. Cho dù cuộc đấu tranh sẽ kéo dài bao lâu và nhiều khó khăn sẽ chịu đựng như thế nào, tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ (1).

Ghi chú:

1. Ngày hôm sau, Sihanouk đã công bố thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Campuchia (FUNK).

Nguồn: Wilsoncenter.org

—–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

28-03-1970

Mô tả: Bắc Triều Tiên và một số nước Ả Rập hỗ trợ Hoàng thân Sihanouk, nhưng Đông Âu và Liên Xô đang do dự. Chu Ân Lai trấn an Hoàng thân Sihanouk rằng Liên Xô sẽ xem xét lại.

Chu Ân Lai: [Bắc] Triều Tiên sẽ hỗ trợ Hoàng thân. Vài nước Ả Rập cũng sẽ hỗ trợ Hoàng thân. Tình hình các nước châu Phi cũng vậy. Trong tương lai, ngày càng có nhiều nước sẽ hỗ trợ những điều đúng đắn của Hoàng thân.

Hoàng thân Sihanouk: Tình hình này làm tôi khó chịu. Chea Sam (1) nói với tôi rằng, thái độ của Liên Xô rất thận trọng. Khá nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu theo gương của Liên Xô trong hành động của họ.

Chu Ân Lai: Liên Xô luôn hành động như thế, không chỉ về vấn đề Campuchia, mà còn về vấn đề Việt Nam. Trong tương lai, khi ba bên ban hành tuyên bố, Liên Xô sẽ xấu hổ và phải cân nhắc lại lập trường của họ.

Ghi chú:

1. Chea Sam (hoặc Chea Som) là Đại sứ Campuchia ở Liên Xô cho đến khi cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970 lật đổ Sihanouk, sau đó Chea Sam tham gia chính phủ lưu vong của Sihanouk ở Bắc Kinh làm Bộ trưởng Tư pháp.

Wilsoncenter.org

——–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

01-04-1970

Mô tả: Chu Ân Lai thể hiện sự chấp thuận việc người dân Campuchia muốn Hoàng thân Sihanouk trở về.

Chu Ân Lai: Người dân ở Campuchia rất vui mừng sau khi nghe bài phát biểu của Hoàng thân với người dân và tuyên bố năm điểm. Người dân ở nhiều nơi đã được huy động. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Campuchia và gần Phnom Penh, có các cuộc biểu tình phản đối. Khẩu hiệu của quần chúng là yêu cầu Hoàng thân trở về Campuchia. Ban đầu Lon Nol có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình hỗ trợ chế độ phản động, nhưng kế hoạch này đã thất bại.

Nguồn: Wilsoncenter.org
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN. 

Về thăm gia đình anh Vươn sau phiên tòa

VỀ CỐNG RỘC VỚI GIA ĐÌNH ANH VƯƠN SAU PHIÊN TÒA SƠ THẨM

Xuất phát tại Hà Nội: 13h30
Về đến Hà Nội: 23h30
Những hình ảnh cuộc gặp gỡ, động viên gia đình anh Đoàn Văn Vươn:









KTS Trần Thanh Vân động viên Chị Thương - vợ anh Đoàn Văn Vươn



Mời chư vị đón đọc bài tường thuật chuyến đi vào ngày mai.
 
(Blog Nguyễn Xuân Diện)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét