Danlambao 7/4/2013
Án oan: Một nét đặc thù của chế độ cộng sản!
Thất Lĩnh (Danlambao) – Khi vụ án Đoàn Văn Vươn khép lại, một cơn bão dư luận trên nhiều phương tiện truyền thông, mạng xã hội mạnh mẽ kết luận: bản án 5 năm tù cho Đoàn Văn Vươn là quá nặng. Tuy nhiên, vấn đề mà mọi người đề cập đến không chỉ dừng lại ở mức án mà cách tiến hành xử án đã bộc lộ rõ bản chất của chế độ cộng sản, đó là bẻ cong lẽ phải – bất chấp công lý.Ông Đoàn Văn Vươn cảm ơn đảng, chính phủ!?
Ông Bút (Danlambao)
– Sau khi xử án ông Đoàn Văn Vươn, nhiều báo của đảng CSVN, đưa tin ông
Đoàn Văn Vươn cảm ơn TBT Nguyễn Phú Trọng, CT Trương Tấn Sang, và chính
phủ, cùng các ban ngành, còn ông Đoàn Văn Quý, bật khóc tại tòa?
Từ Chị Dậu đến Đoàn Văn Vươn
Tranh PHO (Danlambao)
Buddhist blogger Huynh Ngoc Tuan and family subjected to harassment
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam: Nhà văn và blogger Huỳnh
Ngọc Tuấn và gia đình bị công an sách nhiễu thường trực, nửa đêm tạt
nước thối vào nhà
PARIS, 6 April 2013 (VIETNAM COMMITTEE) –
Prominent Buddhist blogger and writer Huynh Ngoc Tuan informs the
Vietnam Committee on Human Rights (VCHR) that on 3 April 2013, he was
the victim of harassment by unknown men, presumably hired hands of the
local security forces. At midnight, he suddenly heard a motorbike pull
up outside his home, which is next to the village road. Several buckets
of foul-smelling water containing a mixture of rotten shrimps, fishes’
guts and excrement were hurled into his house, just near his sleeping
place. He managed to catch a glimpse of two men on the motorbike as it
raced away into the night. The stench of the fetid water was so strong
that his family all vomited. They spent the night trying to clean up the
house, but could not get rid of the smell of the foul mixture, which
had splashed all over their clothes and belongings. Even the neighbours
complained of the smell.
Giúp anh Vươn là giúp chính chúng ta!
Góc nhìn của Dân đen – Kẻ ngoại đạo không thuộc ngành luật:
Chúng ta phải làm gì để giúp anh Vươn? Giúp anh Vươn là giúp chính chúng
ta, những con người Việt Nam hôm nay.
Saigon, Chủ nhật 07 tháng 04, 2013
Dân Đen (Danlambao)
– Dư luận nhân dân Việt Nam đồng loạt bày tỏ sự bất bình về kết quả
phiên tòa Hải Phòng cho gia đình ông Vươn. Thực ra, với cách xử án xưa
nay của nhà nước CS Việt Nam, khi chưa xử xong thì người ta cũng đã có
thể đoán được kết quả thế nào rồi. Nếu ai cảm thấy bất bình, thì xem ra
người ấy vẫn còn chưa tỉnh ngộ, họ vẫn chưa hiểu rằng họ đang sống với
“Ai” và sống trong “Chế độ” nào.
Dư luận viên đã bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng
Huỳnh Công Thuận – Thật buồn cười khi bọn dư luận viên đã tự vả, tự tát vào mặt mình và còn bôi tro trát trấu mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thoại kịch: Ông Hai Say và chuyện ở tù
Tác giả: Nguyên Thạch
Dẫn đọc: Dấu Lặng và Ban Kịch HenNhauSaigon2015.comĐảng vắt chanh bỏ vỏ
Ngọc Ẩn (Danlambao) -
Anh Đoàn Văn Vươn đã từng là bộ đội, đã từng cầm súng bảo vệ đảng và đã
từng thề trung với đảng và sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cái đám
lãnh tụ mới vừa bỏ tù tập thể anh em nhà anh Vươn. Những anh em trong
quân đội nhân dân nhớ ghi tâm khắc cốt bài học bị đảng lừa bịp đau
thương này của anh Vươn. Dưới mắt đảng thì mỗi người dân là một con mồi.
Đảng nhìn dân như sư tử nhìn đàn nai, khi nào cần thịt một con là đảng
dương móng vuốt, cắn cổ, xé xác con mồi nhai ngấu nghiến. Luật pháp ư!!!
Đó là luật của con sư tử dành cho con nai và đảng đang đòi sửa hiến
pháp thì quả là quá lố bịch, quá bịp bợm, quá lưu manh. Trên thế giới có
cái đảng cướp nào cần đến hiến pháp?
Chúng ta ủng hộ ai?
Như Nguyên (Danlambaovn) – Cách nay hơn một tuần lễ, tôi có viết bài “Giải pháp nào cho 3 Dũng”
và đã có rất nhiều bạn đọc không đồng tình với những giải pháp mà tôi
đưa ra. Điều này cũng là rất tự nhiên vì những năm tháng sống dưới chế
độ độc tài cộng sản, nhiều người dân mình phải chịu nhiều oan ức, đau
thương. Oán thù chồng chất nên nhiều người đã muốn xóa sạch những tác
nhân đã gây ra những chuyện đau lòng đó.
Phát súng Đoàn Văn Vươn – lời “cảnh tỉnh” cho đảng cộng sản Việt Nam
Viễn Khách (Danlambao) – Phiên tòa vụ án Tiên Lãng đã kết thúc với bản án 5 năm tù giam cho anh Đoàn Văn Vươn
đã ghi thêm một vết nhơ lịch sử cho đảng cộng sản Việt Nam (csvn). Chưa
bao giờ có một phiên tòa nào được theo dõi và ủng hộ phía “bị cáo” một
cách đông đảo như vậy, không chỉ những người VN trong và ngoài nước mà
có cả những người ngoại quốc cũng quan tâm, và đã được cập nhật tin tức
trên cả những đài BBC và RFA.
Thư gửi nhà báo Đức Hiển trong bài: Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!
Người Hà Nam (Danlambao) - Tôi có đọc bài của nhà báo Đức Hiển: “Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!” khi nhận xét về vụ án nhà Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
Tôi nhận thấy cần nêu vài điểm để bổ sung về bài báo.
Tản mạn ngày đầu tiên anh Vươn bị kết án
Trần Sơn (Danlambao) - Cái
gì phải đến nó sẽ đến. Cuối cùng thì người ta cũng phải mang anh Vươn
cùng những người thân ra tòa. Như bao vụ án khác, người trong tòa chưa
bị kết án, thì người ngoài tòa đã bị công an, dân phòng kết án trước
bằng dùi cui, bằng đấm đá, bằng tạm giam. Cái đất nước tôi nó thế, tòa
bảo là xử công khai, nhưng phải hiểu ngầm là không phải ai cũng được
vào. Còn chuyện bắc loa ra đường thì không có trong luật định, thích thì
bắc, không thích thì thôi.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc và cuộc đọ sức tại Châu Á Thái Bình Dương
(Bài này ĐCV đăng từ tháng 8/2011- Đăng lại để Bà con quan tâm đọc và nhìn lại )
Thế giới đang trải qua một thời kỳ với những biến chuyển trọng đại trên cả hai mặt kinh tế và chính trị.
Gần một thập niên trước, các nhà kinh tế của Goldman Sachs ghép bốn nền kinh tế đang phát triển Brazil, Russia, India, và China thành “BRIC” với dự đoán các nền kinh tế này sẽ khống chế thế giới. Năm 2010, Trung Quốc trở thành cường quốc có nền kinh tế lớn thứ 2, Bazril – 7, India – 10, Russia – 11. Trung Quốc cũng đã vượt qua Đức ở vị thế là quốc gia có nền xuất khẩu lớn nhất thế giới (1).
Trước trình trạng suy thoái kinh tế của các nuớc phát triển, đặc biệt Hoa Kỳ, các nhà kinh tế kỳ vọng vào sự phát triển của các nước đang phát triển, dẫn đầu bởi Trung Quốc, Ba Tây và Ấn sẽ giúp thế giới sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, và góp phần cho sự phát triển bền vững trong trường kỳ. Song, mối quan ngại và nỗi hoài nghi của thế giới cũng lớn dần theo sự lớn mạnh của Trung Quốc vì những mối giao dịch đầu tư ra nước ngoài thiếu minh bạch và nhất là lối hành xử hung hãn gần đây của quốc gia này với các nước láng giềng.
Tháng 11/2010, tiến sĩ Okonjo-Iweala, giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo Trung Quốc “phải minh bạch trong các hoạt động đầu tư, hoặc phải gánh chịu hậu quả vì những cuộc thương thảo không sáng tỏ ở hậu trường” (2). Trên bài bình luận tháng 6/2011, Arthur Herman, New York Post, nhận xét “Trung Quốc trông không giống một siêu cường đang lên mà giống như một kẻ bắt nạt mất kiểm soát” (3)
Dư luận dân chúng quanh thế giới?
Tuy rằng Kết quả của cuộc điều tra tháng 3/2011 do BBC thực hiện với 28 ngàn người tham dự tại 28 quốc gia cho thấy 50% có quan điểm tích cực đối với sự phát triển của TQ và 33% có quan điểm tiêu cực, song số người tin rằng “Sự lớn mạnh của Trung Quốc (TQ) về kinh tế là điều không tốt” tăng mạnh khi so sánh với cuộc điều tra năm 2005, đặc biệt tại các nước phát triển có quan hệ mậu dịch lớn với TQ. Số người có quan điểm tiêu cực về TQ hiện chiếm đa số tại Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Đức, Ý, và tăng nhanh tại Anh và Mexico (4).
Đối với người dân Hoa Kỳ, sự lớn mạnh của TQ còn là sự thách thức và nỗi ám ảnh. Theo cuộc điều tra tháng 2/2011 do Gallup thực hiện, có đến 52% dân Mỹ cho rằng TQ hiện là nước có quyền lực kinh tế dẫn đầu thế giới so con số 32% của Hoa Kỳ, dẫu rằng nền kinh tế của Hoa Kỳ (GDP) hiện vẫn vượt trội TQ hơn hai lần theo số liệu của IMF và WB (5).
Từ một góc độ khác, sự lớn mạnh của Trung quốc diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi (emerging markets) và các nước Châu Á đã đạt được những bước phát triển rất khả quan trong những thập niên gần đây. Vào đầu thu năm 2004 trên chương trình PBS The Charlie Rose Show, ông Lý Quang Diệu đã tiên đoán Châu Á sẽ tiếp tục phát triển, trở thành trung tâm kinh tế và quyền lực lớn của thế giới trong những thập niên tới. Tháng 11/2010, giáo sư Peter Petri, đại học Brandeis, Massachusetts, Hoa Kỳ, nhận định rằng trong vòng hai mươi năm tới, Trung Quốc và các nước châu Á sẽ thay thế ngôi vị của Hoa Kỳ và châu Âu. Vào năm 2030, thị trường chứng khoán và nền ngoại thương châu Á sẽ lớn hơn các nước phương Tây khoảng 20% (6).
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vốn nằm trung vòng ảnh hưởng chi phối của Hoa Kỳ từ nhiều thập niên qua. Song ảnh hưởng này bị xói mòn nghiêm trọng trong những năm gần đây do sự phát triển kinh tế và mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, trong khi Hoa kỳ phải tối mặt đối đầu với hai trận chiến Irag, Afghanistan, và các khó khăn kinh tế.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Hoa Kỳ đã có nhiều nỗ lực phục hồi ảnh hưởng tại khu vực chiến lược quan yếu Châu Á, và sự chuyển hướng của chính sách này có thể thấy rõ qua phát biểu của các nhân vật quan trọng trên chính trường Hoa Kỳ. Trong buổi hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức tháng 6/2011 tại Hoa Kỳ, ông John McCain khẳng định “Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh” (7).
Đối với các nước trong khu vực, mối bang giao với Hoa Kỳ và TQ ngày càng phức tạp. Về phương diện kinh tế, quan hệ giữa các nước Châu Á và TQ ngày càng gia tăng và gắn bó. Kim ngạch mậu dịch giữa 11 quốc gia ASEAN và TQ tăng 12 lần trong giai đoạn từ 1995-2008, và tỷ phần giao thương giai đoạn 2000-2008 giữa hai bên tăng từ 4% lên 11.3%, trong khi đó, tỷ phần mậu dịch giữa Hoa Kỳ và ASEAN giảm từ 15% xuống 10.6%. Từ năm 2008, kim ngạch mậu dịch của TQ với ASEAN đã vượt Hoa Kỳ, chiếm vị trí thứ ba, sau Nhật và EU.
Song về phương diện bang giao quốc tế, các quốc gia khu vực không khỏi lo âu trước sức bành trướng và tham vọng của TQ. Vì thế, các nước này một mặt cố duy trì mối giao hảo với TQ, và mặt khác hoan nghênh sự quay trở lại của Hoa kỳ, như theo phân tích của John Roberts tháng 1/2010, nhân dịp TQ và ASEAN thành lập khối tự do mậu dịch: “sự mong muốn duy trì mối bang giao tốt đẹp với Hoa Kỳ của một số nước ASEAN không phải chỉ vì thị trường tiêu thụ khổng lồ của nước này, mà còn là vì Hoa Kỳ là sức đối trọng kinh tế và chính trị đối với TQ” (8). Đây cũng là quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert gates, phát biểu nhân dịp tham gia Hội nghị An ninh Châu Á hàng năm, do Viện Nghiên cứu Chiến lược tổ chức tháng 6/2011 tại Singapore: “Một trong những điều gây ấn tượng và ngạc nhiên nhất trong chuyến thăm viếng Á Châu lần này là sự mong muốn khắp khu vực được tăng cường mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, và sự mong muốn này mạnh mẽ hơn rất nhiều so với lần viếng thăm 20 năm trước đây” (9).
Sự hợp tác gần đây giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và các nước khu vực trong chiến lược đối phó với TQ về vấn biển Đông là một trong những biểu hiện của chiều hướng nói trên.
Những mối giao dịch đáng quan ngại:
Mối quan ngại của thế giới đối với sự trỗi dậy của TQ được Đại sứ Hoa kỳ tại TQ giai đoạn 1991-1995, Stapleton Roy, sinh ra tại Trung Quốc và đã từng chứng kiến cuộc cách mạng văn hoá bày tỏ: “Điều đáng sợ là khi Trung Quốc giàu mạnh hơn, quốc gia này liệu sẽ có ý thức đúng đắn về trách nhiệm của họ đối với cộng đồng thế giới”.
TQ đầu tư và chi viện nước ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển và phát huy thanh thế là hoạt động bình thường cũng như mọi cường quốc khác. Song, vấn đề là TQ có tuân thủ các qui ước quốc tế khi thực thi các hoạt động kinh tế?
Theo như các sự kiện tường thuật từ loạt bài thứ năm bàn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trên tờ The Newyork Times dưới chủ đề “Những mối giao dịch đáng quan ngại – Uneasy engagements” thì các mối giao dịch đi ngang về tắt của TQ đã gây không ít nỗi ngờ vực và quan ngại trong cộng đồng quốc tế.
Song, phải chăng việc sử dụng ngoại viện và đầu tư một cách vụ lợi và nhập nhằng là đặc sản của TQ hay là tình trạng chung của các nước giàu mạnh? Sharon Lafraniere và John grobler đã trả lời câu hỏi này qua bài viết Trung Quốc viện trợ sang Châu Phi, với sợi dây thòng lọng – China Spreads Aid in Africa, With a Catch (10):
“Phải nói rằng cho đến những năm gần đây, các nước giàu có cũng không phải là tấm gương tốt về chính sách ngoại viện. Nhiều dự án đã bị dấy bẩn vì tham nhũng hoặc nhằm làm lợi cho các công ty của nước viện trợ. Song từ 10, 15 năm qua, các nước này đã rất nỗ lực lành mạnh hóa các chương trình viện trợ.
Chính sách ngoại viện của TQ trái hẳn với khuynh hướng chung về lối hành xử của đất nước này đối với các qui ước quốc tế. Chánh sách ngoại viện hết sức mờ ám khiến người ta tự hỏi – TQ đang giấu giếm điều gì?”.
Bates Gill, giám đốc Học viện Hòa bình Thế giới Stockholm, The Stockholm International Peace Institute giải thích nguyên nhân của lối hành xử này là vì “TQ đã quen với sự mập mờ, sự kiểm soát và lối quan hệ trực tiếp cấp chính phủ” (11).
Một số nhà quan sát và bình luận lại cho rằng mặc dù TQ đã đã không tuân thủ các tiêu chuẩn trong các mối giao dịch, song cũng chính nhờ vào ngoại viện và đầu tư của TQ mà các nước nghèo, chẳng hạn như các nước Châu Phi, mới có được hệ thống cơ sở hạ tầng mở rộng như ngày hôm nay. “Lãnh tụ các nước đang phát triển đón nhận TQ vì sự dễ dàng về tín dụng và không kèm theo các đòi hỏi cải cách chính trị, kinh tế như các nước phát triển khác”
Song, đối với những ngưòi chỉ trích thì hậu quả của lối giao dịch “cửa hậu” này là tình trạng cạnh tranh kinh tế bất chánh, không công bằng, và là mầm móng của nạn tham nhũng. Một số trường hợp điển hình của những mối giao dịch thiếu quang minh chánh đại này đã được nhóm này nêu ra:
Bắc Kinh đã bí mật cung cấp học bổng (không thông qua Bộ Giáo dục) cho con em của chín lãnh tụ nước Namibia, trong đó gồm con gái của Tổng Thống Hifikepunye Pohamba; con trai Bộ trưởng bộ Quốc phòng, là cơ quan mua vũ khí của TQ, và con trai Bộ trưởng bộ Di trú, nơi cấp giấy phép thường trú cho công nhân Trung Quốc (12).
Cũng tại Namibia, nhà chức trách điều tra vụ công ty quốc doanh TQ hợp đồng bán máy scanner cho cơ quan an ninh chính phủ với những khoảng tiền “lại quả” nhiều triệu mỹ kim. Cuộc điều tra này gây sự chú ý của dư luận vì không bao lâu trước khi xãy ta vụ xì căn đan, chính người con trai Chủ tịch TQ Hu Jintao đã điều hành công ty. Một vụ đìều tra khác khiến tướng Martin Shalli chỉ huy lực lượng quốc phòng Namibia bị cách chức vì nhận hối lộ 700 ngàn mỹ kim từ một công ty buôn vũ khí của TQ (13).
Các giao dịch gỗ lậu xảy ra tại nước Madagascar, Châu Phi, được phóng viên môi trường của BBC, Richard Black tường thuật tháng 10/2010. Kết quả điều tra của tổ chức Nhân chứng thế giới và Cơ quan Điều tra Môi sinh, ước tính đến “98% gỗ khai thác lọt qua TQ, và phần còn mới đến Hoa Kỳ và các nước Châu Âu” (14).
Qua bài viết Những Xung đột từ các cuộc Khai thác Khoáng sản của TQ tại Peru, Nam Mỹ, trên The New York Time số ngày 14/8/2010, Simon Romeo tường thuật cuộc đình công của công nhân Peru, vùng mỏ Shougang, chống đối việc công ty TQ xa thải 1300 công nhân, thay thế bởi các công nhân TQ, khiến công ty TQ phải nhượng bộ, cho rút công nhân TQ về nước (15).
Tại Philippines, hợp đồng trị giá 329 triệu USD với công ty quốc doanh TQ, ZTE Corporation, phải hủy bỏ vì bị dính líu đến việc “lại quả”. Tháng 1/2009, Ngân hàng Thế giới cấm 4 công ty quốc doanh TQ tham gia đấu thầu sau khi điều tra biết được các công ty này có những hành vi phi pháp nhằm đạt được hợp đồng các dự án ngân hàng tại Philippines (16).
Vụ công ty TQ trúng thầu khai thác mỏ Aynak, Afghanistan, trị giá 3.4 tỷ USD khiến Bộ trưởng Bộ khoáng sản Mohammad Ibrahim Adel phải mất chức vì bị tố giác nhận hối lộ (17).
Với những mối giao dịch “phòng sau – back room” phổ biến như vậy, Tom Lynch, nhà nghiên cứu của Học viện Quốc phòng Quốc gia – The National Defense University Institute for National Strategic Studies, khu vực Nam Á đã kết luận:
“Những truờng hợp tương tự như vụ Aynak cũng đã từng xảy ra nhiều nơi khác trên thế giới. Điều này cho thấy TQ là nhà đầu tư tài nguyên thiên nhiên không đáng tin cậy, hiếm khi đóng góp cho cộng đồng địa phương như đã hứa hẹn, và thường để lại những mảnh đất đầy vết tích của tàn phá môi sinh” (18)
Đằng sau các động thái của Trung Quốc:
Từ bao nhiêu năm qua Trung Quốc đã dày công chứng tỏ đang theo đuổi chánh sách gọi là “Hòa bình Trỗi dậy – peaceful rise strategy”. Song những động thái hung hăng của TQ tại biển Đông và khu vực Đông Á gần đây đã dấy động dư luận thế giới. Zakaria, qua bài “Những Sai lầm trong Chánh sách Ngoại giao của Bắc kinh – Beijing’s foreign policy blunders”, CNN tháng 6/2011, viết “Trong vùng biển phía nam, Bắc kinh gây hấn với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. TQ cũng làm Nam Hàn nổi giận vì không hề lên án Bắc Hàn trong vụ đánh chìm tàu chiến của Nam Hàn” (19) F5/5. Vậy thì đâu là động lực của các động thái gây hấn của TQ gần đây?
Zakaria cho rằng những thành công về kinh tế, ngay cả trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, khiến TQ trở nên “cả tin và thậm chí ngạo mạn”.
Trên bài bình luận “US hay China: A sẽ thắng thế kỳ 21 – China vs. USA: Who will win the 21st Century”, Zakaria nhận định chìa khoá để mở cánh cửa thế kỷ 21 là “Sáng kiến và Năng lượng – Ideas and energy”, vì hầu như nước nào cũng có khả năng sản xuất hàng hoá nên cần có sáng kiến để phân biệt hơn kém, và vì ai cũng tiến nhanh, nên ai cũng cần năng lượng để sản xuất (20).
Ngày nay, dầu vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho sản xuất, và TQ là nước đang rất đói dầu. Từ một nước xuất khẩu dầu năm 1992, ngày nay TQ là nước tiêu thụ lượng dầu lớn thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. TQ chiếm gần 40% số lượng dầu tiêu thụ tăng lên trong giai đoạn 2004-2007 (21). Cùng chạy đua với TQ, các nước kinh tế mới nổi thuộc nhóm “BRIC” cũng tiêu thụ khối lượng dầu rất lớn: India – thứ 4, Russian – 6, và Brazil – 8. Biểu đồ dưới đây cho thấy TQ đã đầu tư năng lượng trên khắp thế giới để bảo đảm nguồn cung ứng nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất (22).
Arthur Herman, trong bài viết “Bắc Kinh Tham chiến – Beijing belligerence” trên NewYork Post ngày 19/6/2011 lại cho rằng “Nỗi sợ mất kiểm soát ở trong nước đã góp phần thúc đẩy cuộc phiêu lưu và sự kiêu căng của Trung Quốc với các nước ngoài, và Việt Nam cũng chỉ là trường hợp mới đây nhất”. Những cuộc bạo động không ngừng gia tăng, lên đến 127 ngàn vụ trong năm 2008, và TQ cũng đang gặp khó khăn trong trấn áp các lực lượng chống đối trên internet (23).
Song, Tetsuo Kotani, thuộc Viện Okazaki, Tokyo, trong bài viết “Vì sao TQ muốn Biển Nam China – Why China Wants South China Sea” lưu ý rằng “Mặc dù mọi chú ý đổ dồn vào nguyên do TQ đang thèm khát nguồn hải sản và năng lượng, nhưng nếu không hiểu được tầm quan trọng của vùng biển nam TQ đối với chiến lược nguyên tử của TQ, thì không thể hiểu được ý vì sao TQ lại muốn mở rộng lãnh hải”. Tetsuo so sánh nỗ lực thống trị vùng biển đông của TQ tương tự với chiến lược nguyên tử của Liên Xô cũ ở vùng biển Okhotsk thời kỳ chiến tranh lạnh, tức là tạo ra một lá chắn nguyên tử trên biển đáng tin cậy, mở rộng tuyến phòng ngự và địa bàn căn cứ tấn công địch. “Để hoả tiễn JL-2 có thể tấn công Los Angeles, Hoa Kỳ, tàu ngầm loại 094 của TQ phải tiến sâu vào vùng biển Philippine, nơi Hoa Kỳ và Philippine thường thao diễn lực lượng phòng vệ chống tàu ngầm” (24).
Cuộc đọ sức ở Biển Đông và Khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
Tuy nhiên, theo phân tích của Tetsuo, TQ sẽ gặp nhiều thách thức trong chiến lược khống chế biển Đông. Thứ nhất, khác với vùng biển Okhotsk của Liên Xô, khu vực biển Đông là đường hàng hải quốc tế được thế giới thừa nhận. Hơn thế nữa, kế hoạch biển Đông của đầy tham vọng của TQ đụng chạm đến quyền lợi chiến lược của nhiều quốc gia liên hệ.
Trước tiên, Hoa kỳ đã tỏ rõ sự phản đối chủ trương quyết đoán của Trung Quốc về chủ quyền biển Đông tại nhiều diễn đàn khu vực khác nhau bằng cách nhấn mạnh lợi ích của Washington trong tự do hàng hải. “Hillary Clinton đã làm TQ nổi giận khi tuyên bố hôm tháng 7 vừa qua rằng tự do hàng hải trong khu vực là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và Hoa kỳ sẵn sàng hỗ trợ một cuộc đối thoại đa phương” (25). Sự quan tâm của Hoa kỳ đối với khu vực biển Đông nói riêng và Châu Á nói chung còn thể hiện qua lời tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates. Qua bài viết “Robert Gates Cảnh cáo Đụng độ có thể xảy ra tại khu vực biển phía nam TQ – Robert Gates warns of possible clashes in the South China Sea” ngày 4/6/2011″, Liz Neisloss, CNN, tường thuật: “Gates đã tuyên bố với cử tọa gồm các Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo quân sự tại cuộc họp an ninh Châu Á hàng năm rằng Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với các nước Châu Á trong những năm gần đây cho dù đang phải đối đầu với những khó khăn kinh tế và hai trận chiến đang tiếp diễn tại Irag và Afghanistan (26)”. Tetsuo lại ví động thái của Hoa Kỳ mới đây trong việc di chuyển các tàu chiến đến gần bờ ở Singapore với việc Anh Quốc triển khai các tàu HMS Prince of Wales và HMS Repulse tại “Gibraltar của phương Đông” để ngăn chặn Đế quốc Nhật năm 1941.
Đối với Ấn Độ, cho đến khi nước này thành công chế tạo loại hoả tiễn tầm xa (SLBM), thì Ấn sẽ còn cần hoạt động trên vùng biển Đông để có thể tấn công TQ.
Vị thế của biển Đông cũng rất quan trọng đối với nước Nhật, không những vì 90% dầu nhập cảng phải đi qua vùng biển này, mà còn là vì nếu TQ khống chế được biển Đông thì điều này sẽ làm suy yếu khả năng ngăn chặn của đồng minh Hoa Kỳ trong chiến lược an ninh bảo vệ Nhật Bản.
Nước Úc cũng rất quan tâm đến vùng biển Đông, sẽ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực này để bảo vệ tuyến cung cấp nguyên liệu, đường giao thương, và đồng thời cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận sâu hơn với các căn cứ của mình.
Vì vậy, Tetsuo cho rằng Trung Quốc đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, “càng có thái độ quyết liệt trong chiến lược thống trị biển Đông, thì các nước láng giềng càng thắt chặt mối hợp tác chiến lược với các nước Hoa Kỳ, Ấn, Nhật và Úc”.
Dường như Trung Quốc cũng đã nhận ra sự “quá trớn và đang điều chỉnh”, theo nhận định của Zakaria. Và, mặc khác, “Hoa Kỳ đang khẳng định với các nước Châu Á về hiện diện của mình” trong khu vực. Zakaria kết luận (27):
“Cuộc tranh chấp chính trị địa dư Châu Á chỉ mới là bắt đầu. Tôi đang có cảm tưởng rằng chúng ta sẽ chứng kiến cuộc đọ sức ra miếng, trả miếng giữa hai đại cường này trong nhiều năm tới”.
© Trần Bình
(1) List of countries by GDP – Wikipedia
(2) China’s Africa resource hunt needs transparency Reuter – David Stanway & Lucy Hornby, 11/2010
(3) Beijing belligerence NewYorkPost – Arthur Herman, 19/6/2011
(4) China’s new economic power fans fear, BBC poll finds BBC – Andrew Walker
(5) China the top world economy, Americans say CNN – 14/2/2011
(6) China Boss in Peru on $50 Billion Peak Bought for $810 Million Bloomberg News – Elliot Blair Smith & Fan Wenxin, 11/2010
(7) Maritime Security in the South China Sea with John McCain CSIS – 20/6/2011
(8) China and ASEAN create free trade bloc WSWS – John Roberts, 12/1/2010
(9) Robert Gates warns of possible clashes in the South China Sea CNN, Liz Neisloss – 6/4/2011
(10) China Spreads Aid in Africa, With a Catch The NewYorks Times, Sharon Lafraniere & John Grobler, 9/21/2009
(11) China Helps the Powerful in Namibia The NewYorks Times – Sharon Lafraniere, 11/19/2009
(12) China Helps the Powerful in Namibia
(13) China Boss in Peru
(14) Million-dollar beds fuel Madagascar timber crisis BBC, Richard Black – 26/10/2010
(15) Tensions Over Chinese Mining Venture in Per The NewYork Times, Simon Romero – 8/14/2010
(16) China Spreads Aid in Africa, With a Catch
(17) Will Chinese Mining Venture Bring Wealth or Heartbreak to Afghanistan? Politicsdaily – 8/29/2010
(18) Will Chinese Mining Venture Bring Wealth or Heartbreak to Afghanistan?
(19) Zakaria: Beijing’s foreign policy blunders CNN – 14/6/2011
(20) China vs. USA: Who will win the 21st Century? CNN, Zakaria – 14/7/2011
(21) China’s Oil Supply Dependence Journal of Energy Security, David L.O. Hayward – 18/6/2009
(22) Oil consumption by country
(23) Beijing belligerence
(24) Why China Wants South China Sea The Diplomat, Tetsuo Kotani – 18/6/2011
(25) Top Chinese general takes aim at U.S. military policy CNN, Steven Jiang – 7/11/2011
(26) Robert Gates warns of possible clashes in the South China Sea
(27) Beijing’s foreign policy blunders
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/3082-the-tien-thoi-luong-nan-cua-trung-quoc-va-cuoc-do-suc-tai-chau-a-thai-binh-duong.html
Xem thêm: Chinese dilemmas in the South China Sea của John D. Ciorciari, for CNN (Came ơn Vũ Đức Liêm về đường link này!)
http://edition.cnn.com/2011/OPINION/06/23/china.tensions/index.html?iref=allsearch
Đanchimviet
Thế giới đang trải qua một thời kỳ với những biến chuyển trọng đại trên cả hai mặt kinh tế và chính trị.
Gần một thập niên trước, các nhà kinh tế của Goldman Sachs ghép bốn nền kinh tế đang phát triển Brazil, Russia, India, và China thành “BRIC” với dự đoán các nền kinh tế này sẽ khống chế thế giới. Năm 2010, Trung Quốc trở thành cường quốc có nền kinh tế lớn thứ 2, Bazril – 7, India – 10, Russia – 11. Trung Quốc cũng đã vượt qua Đức ở vị thế là quốc gia có nền xuất khẩu lớn nhất thế giới (1).
Trước trình trạng suy thoái kinh tế của các nuớc phát triển, đặc biệt Hoa Kỳ, các nhà kinh tế kỳ vọng vào sự phát triển của các nước đang phát triển, dẫn đầu bởi Trung Quốc, Ba Tây và Ấn sẽ giúp thế giới sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, và góp phần cho sự phát triển bền vững trong trường kỳ. Song, mối quan ngại và nỗi hoài nghi của thế giới cũng lớn dần theo sự lớn mạnh của Trung Quốc vì những mối giao dịch đầu tư ra nước ngoài thiếu minh bạch và nhất là lối hành xử hung hãn gần đây của quốc gia này với các nước láng giềng.
Tháng 11/2010, tiến sĩ Okonjo-Iweala, giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo Trung Quốc “phải minh bạch trong các hoạt động đầu tư, hoặc phải gánh chịu hậu quả vì những cuộc thương thảo không sáng tỏ ở hậu trường” (2). Trên bài bình luận tháng 6/2011, Arthur Herman, New York Post, nhận xét “Trung Quốc trông không giống một siêu cường đang lên mà giống như một kẻ bắt nạt mất kiểm soát” (3)
Dư luận dân chúng quanh thế giới?
Tuy rằng Kết quả của cuộc điều tra tháng 3/2011 do BBC thực hiện với 28 ngàn người tham dự tại 28 quốc gia cho thấy 50% có quan điểm tích cực đối với sự phát triển của TQ và 33% có quan điểm tiêu cực, song số người tin rằng “Sự lớn mạnh của Trung Quốc (TQ) về kinh tế là điều không tốt” tăng mạnh khi so sánh với cuộc điều tra năm 2005, đặc biệt tại các nước phát triển có quan hệ mậu dịch lớn với TQ. Số người có quan điểm tiêu cực về TQ hiện chiếm đa số tại Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Đức, Ý, và tăng nhanh tại Anh và Mexico (4).
Đối với người dân Hoa Kỳ, sự lớn mạnh của TQ còn là sự thách thức và nỗi ám ảnh. Theo cuộc điều tra tháng 2/2011 do Gallup thực hiện, có đến 52% dân Mỹ cho rằng TQ hiện là nước có quyền lực kinh tế dẫn đầu thế giới so con số 32% của Hoa Kỳ, dẫu rằng nền kinh tế của Hoa Kỳ (GDP) hiện vẫn vượt trội TQ hơn hai lần theo số liệu của IMF và WB (5).
Từ một góc độ khác, sự lớn mạnh của Trung quốc diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi (emerging markets) và các nước Châu Á đã đạt được những bước phát triển rất khả quan trong những thập niên gần đây. Vào đầu thu năm 2004 trên chương trình PBS The Charlie Rose Show, ông Lý Quang Diệu đã tiên đoán Châu Á sẽ tiếp tục phát triển, trở thành trung tâm kinh tế và quyền lực lớn của thế giới trong những thập niên tới. Tháng 11/2010, giáo sư Peter Petri, đại học Brandeis, Massachusetts, Hoa Kỳ, nhận định rằng trong vòng hai mươi năm tới, Trung Quốc và các nước châu Á sẽ thay thế ngôi vị của Hoa Kỳ và châu Âu. Vào năm 2030, thị trường chứng khoán và nền ngoại thương châu Á sẽ lớn hơn các nước phương Tây khoảng 20% (6).
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vốn nằm trung vòng ảnh hưởng chi phối của Hoa Kỳ từ nhiều thập niên qua. Song ảnh hưởng này bị xói mòn nghiêm trọng trong những năm gần đây do sự phát triển kinh tế và mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, trong khi Hoa kỳ phải tối mặt đối đầu với hai trận chiến Irag, Afghanistan, và các khó khăn kinh tế.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Hoa Kỳ đã có nhiều nỗ lực phục hồi ảnh hưởng tại khu vực chiến lược quan yếu Châu Á, và sự chuyển hướng của chính sách này có thể thấy rõ qua phát biểu của các nhân vật quan trọng trên chính trường Hoa Kỳ. Trong buổi hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức tháng 6/2011 tại Hoa Kỳ, ông John McCain khẳng định “Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh” (7).
Đối với các nước trong khu vực, mối bang giao với Hoa Kỳ và TQ ngày càng phức tạp. Về phương diện kinh tế, quan hệ giữa các nước Châu Á và TQ ngày càng gia tăng và gắn bó. Kim ngạch mậu dịch giữa 11 quốc gia ASEAN và TQ tăng 12 lần trong giai đoạn từ 1995-2008, và tỷ phần giao thương giai đoạn 2000-2008 giữa hai bên tăng từ 4% lên 11.3%, trong khi đó, tỷ phần mậu dịch giữa Hoa Kỳ và ASEAN giảm từ 15% xuống 10.6%. Từ năm 2008, kim ngạch mậu dịch của TQ với ASEAN đã vượt Hoa Kỳ, chiếm vị trí thứ ba, sau Nhật và EU.
Song về phương diện bang giao quốc tế, các quốc gia khu vực không khỏi lo âu trước sức bành trướng và tham vọng của TQ. Vì thế, các nước này một mặt cố duy trì mối giao hảo với TQ, và mặt khác hoan nghênh sự quay trở lại của Hoa kỳ, như theo phân tích của John Roberts tháng 1/2010, nhân dịp TQ và ASEAN thành lập khối tự do mậu dịch: “sự mong muốn duy trì mối bang giao tốt đẹp với Hoa Kỳ của một số nước ASEAN không phải chỉ vì thị trường tiêu thụ khổng lồ của nước này, mà còn là vì Hoa Kỳ là sức đối trọng kinh tế và chính trị đối với TQ” (8). Đây cũng là quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert gates, phát biểu nhân dịp tham gia Hội nghị An ninh Châu Á hàng năm, do Viện Nghiên cứu Chiến lược tổ chức tháng 6/2011 tại Singapore: “Một trong những điều gây ấn tượng và ngạc nhiên nhất trong chuyến thăm viếng Á Châu lần này là sự mong muốn khắp khu vực được tăng cường mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, và sự mong muốn này mạnh mẽ hơn rất nhiều so với lần viếng thăm 20 năm trước đây” (9).
Sự hợp tác gần đây giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và các nước khu vực trong chiến lược đối phó với TQ về vấn biển Đông là một trong những biểu hiện của chiều hướng nói trên.
Những mối giao dịch đáng quan ngại:
Mối quan ngại của thế giới đối với sự trỗi dậy của TQ được Đại sứ Hoa kỳ tại TQ giai đoạn 1991-1995, Stapleton Roy, sinh ra tại Trung Quốc và đã từng chứng kiến cuộc cách mạng văn hoá bày tỏ: “Điều đáng sợ là khi Trung Quốc giàu mạnh hơn, quốc gia này liệu sẽ có ý thức đúng đắn về trách nhiệm của họ đối với cộng đồng thế giới”.
TQ đầu tư và chi viện nước ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển và phát huy thanh thế là hoạt động bình thường cũng như mọi cường quốc khác. Song, vấn đề là TQ có tuân thủ các qui ước quốc tế khi thực thi các hoạt động kinh tế?
Theo như các sự kiện tường thuật từ loạt bài thứ năm bàn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trên tờ The Newyork Times dưới chủ đề “Những mối giao dịch đáng quan ngại – Uneasy engagements” thì các mối giao dịch đi ngang về tắt của TQ đã gây không ít nỗi ngờ vực và quan ngại trong cộng đồng quốc tế.
Song, phải chăng việc sử dụng ngoại viện và đầu tư một cách vụ lợi và nhập nhằng là đặc sản của TQ hay là tình trạng chung của các nước giàu mạnh? Sharon Lafraniere và John grobler đã trả lời câu hỏi này qua bài viết Trung Quốc viện trợ sang Châu Phi, với sợi dây thòng lọng – China Spreads Aid in Africa, With a Catch (10):
“Phải nói rằng cho đến những năm gần đây, các nước giàu có cũng không phải là tấm gương tốt về chính sách ngoại viện. Nhiều dự án đã bị dấy bẩn vì tham nhũng hoặc nhằm làm lợi cho các công ty của nước viện trợ. Song từ 10, 15 năm qua, các nước này đã rất nỗ lực lành mạnh hóa các chương trình viện trợ.
Chính sách ngoại viện của TQ trái hẳn với khuynh hướng chung về lối hành xử của đất nước này đối với các qui ước quốc tế. Chánh sách ngoại viện hết sức mờ ám khiến người ta tự hỏi – TQ đang giấu giếm điều gì?”.
Bates Gill, giám đốc Học viện Hòa bình Thế giới Stockholm, The Stockholm International Peace Institute giải thích nguyên nhân của lối hành xử này là vì “TQ đã quen với sự mập mờ, sự kiểm soát và lối quan hệ trực tiếp cấp chính phủ” (11).
Một số nhà quan sát và bình luận lại cho rằng mặc dù TQ đã đã không tuân thủ các tiêu chuẩn trong các mối giao dịch, song cũng chính nhờ vào ngoại viện và đầu tư của TQ mà các nước nghèo, chẳng hạn như các nước Châu Phi, mới có được hệ thống cơ sở hạ tầng mở rộng như ngày hôm nay. “Lãnh tụ các nước đang phát triển đón nhận TQ vì sự dễ dàng về tín dụng và không kèm theo các đòi hỏi cải cách chính trị, kinh tế như các nước phát triển khác”
Song, đối với những ngưòi chỉ trích thì hậu quả của lối giao dịch “cửa hậu” này là tình trạng cạnh tranh kinh tế bất chánh, không công bằng, và là mầm móng của nạn tham nhũng. Một số trường hợp điển hình của những mối giao dịch thiếu quang minh chánh đại này đã được nhóm này nêu ra:
Bắc Kinh đã bí mật cung cấp học bổng (không thông qua Bộ Giáo dục) cho con em của chín lãnh tụ nước Namibia, trong đó gồm con gái của Tổng Thống Hifikepunye Pohamba; con trai Bộ trưởng bộ Quốc phòng, là cơ quan mua vũ khí của TQ, và con trai Bộ trưởng bộ Di trú, nơi cấp giấy phép thường trú cho công nhân Trung Quốc (12).
Cũng tại Namibia, nhà chức trách điều tra vụ công ty quốc doanh TQ hợp đồng bán máy scanner cho cơ quan an ninh chính phủ với những khoảng tiền “lại quả” nhiều triệu mỹ kim. Cuộc điều tra này gây sự chú ý của dư luận vì không bao lâu trước khi xãy ta vụ xì căn đan, chính người con trai Chủ tịch TQ Hu Jintao đã điều hành công ty. Một vụ đìều tra khác khiến tướng Martin Shalli chỉ huy lực lượng quốc phòng Namibia bị cách chức vì nhận hối lộ 700 ngàn mỹ kim từ một công ty buôn vũ khí của TQ (13).
Các giao dịch gỗ lậu xảy ra tại nước Madagascar, Châu Phi, được phóng viên môi trường của BBC, Richard Black tường thuật tháng 10/2010. Kết quả điều tra của tổ chức Nhân chứng thế giới và Cơ quan Điều tra Môi sinh, ước tính đến “98% gỗ khai thác lọt qua TQ, và phần còn mới đến Hoa Kỳ và các nước Châu Âu” (14).
Qua bài viết Những Xung đột từ các cuộc Khai thác Khoáng sản của TQ tại Peru, Nam Mỹ, trên The New York Time số ngày 14/8/2010, Simon Romeo tường thuật cuộc đình công của công nhân Peru, vùng mỏ Shougang, chống đối việc công ty TQ xa thải 1300 công nhân, thay thế bởi các công nhân TQ, khiến công ty TQ phải nhượng bộ, cho rút công nhân TQ về nước (15).
Tại Philippines, hợp đồng trị giá 329 triệu USD với công ty quốc doanh TQ, ZTE Corporation, phải hủy bỏ vì bị dính líu đến việc “lại quả”. Tháng 1/2009, Ngân hàng Thế giới cấm 4 công ty quốc doanh TQ tham gia đấu thầu sau khi điều tra biết được các công ty này có những hành vi phi pháp nhằm đạt được hợp đồng các dự án ngân hàng tại Philippines (16).
Vụ công ty TQ trúng thầu khai thác mỏ Aynak, Afghanistan, trị giá 3.4 tỷ USD khiến Bộ trưởng Bộ khoáng sản Mohammad Ibrahim Adel phải mất chức vì bị tố giác nhận hối lộ (17).
Với những mối giao dịch “phòng sau – back room” phổ biến như vậy, Tom Lynch, nhà nghiên cứu của Học viện Quốc phòng Quốc gia – The National Defense University Institute for National Strategic Studies, khu vực Nam Á đã kết luận:
“Những truờng hợp tương tự như vụ Aynak cũng đã từng xảy ra nhiều nơi khác trên thế giới. Điều này cho thấy TQ là nhà đầu tư tài nguyên thiên nhiên không đáng tin cậy, hiếm khi đóng góp cho cộng đồng địa phương như đã hứa hẹn, và thường để lại những mảnh đất đầy vết tích của tàn phá môi sinh” (18)
Đằng sau các động thái của Trung Quốc:
Từ bao nhiêu năm qua Trung Quốc đã dày công chứng tỏ đang theo đuổi chánh sách gọi là “Hòa bình Trỗi dậy – peaceful rise strategy”. Song những động thái hung hăng của TQ tại biển Đông và khu vực Đông Á gần đây đã dấy động dư luận thế giới. Zakaria, qua bài “Những Sai lầm trong Chánh sách Ngoại giao của Bắc kinh – Beijing’s foreign policy blunders”, CNN tháng 6/2011, viết “Trong vùng biển phía nam, Bắc kinh gây hấn với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. TQ cũng làm Nam Hàn nổi giận vì không hề lên án Bắc Hàn trong vụ đánh chìm tàu chiến của Nam Hàn” (19) F5/5. Vậy thì đâu là động lực của các động thái gây hấn của TQ gần đây?
Zakaria cho rằng những thành công về kinh tế, ngay cả trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, khiến TQ trở nên “cả tin và thậm chí ngạo mạn”.
Trên bài bình luận “US hay China: A sẽ thắng thế kỳ 21 – China vs. USA: Who will win the 21st Century”, Zakaria nhận định chìa khoá để mở cánh cửa thế kỷ 21 là “Sáng kiến và Năng lượng – Ideas and energy”, vì hầu như nước nào cũng có khả năng sản xuất hàng hoá nên cần có sáng kiến để phân biệt hơn kém, và vì ai cũng tiến nhanh, nên ai cũng cần năng lượng để sản xuất (20).
Ngày nay, dầu vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho sản xuất, và TQ là nước đang rất đói dầu. Từ một nước xuất khẩu dầu năm 1992, ngày nay TQ là nước tiêu thụ lượng dầu lớn thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. TQ chiếm gần 40% số lượng dầu tiêu thụ tăng lên trong giai đoạn 2004-2007 (21). Cùng chạy đua với TQ, các nước kinh tế mới nổi thuộc nhóm “BRIC” cũng tiêu thụ khối lượng dầu rất lớn: India – thứ 4, Russian – 6, và Brazil – 8. Biểu đồ dưới đây cho thấy TQ đã đầu tư năng lượng trên khắp thế giới để bảo đảm nguồn cung ứng nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất (22).
Arthur Herman, trong bài viết “Bắc Kinh Tham chiến – Beijing belligerence” trên NewYork Post ngày 19/6/2011 lại cho rằng “Nỗi sợ mất kiểm soát ở trong nước đã góp phần thúc đẩy cuộc phiêu lưu và sự kiêu căng của Trung Quốc với các nước ngoài, và Việt Nam cũng chỉ là trường hợp mới đây nhất”. Những cuộc bạo động không ngừng gia tăng, lên đến 127 ngàn vụ trong năm 2008, và TQ cũng đang gặp khó khăn trong trấn áp các lực lượng chống đối trên internet (23).
Song, Tetsuo Kotani, thuộc Viện Okazaki, Tokyo, trong bài viết “Vì sao TQ muốn Biển Nam China – Why China Wants South China Sea” lưu ý rằng “Mặc dù mọi chú ý đổ dồn vào nguyên do TQ đang thèm khát nguồn hải sản và năng lượng, nhưng nếu không hiểu được tầm quan trọng của vùng biển nam TQ đối với chiến lược nguyên tử của TQ, thì không thể hiểu được ý vì sao TQ lại muốn mở rộng lãnh hải”. Tetsuo so sánh nỗ lực thống trị vùng biển đông của TQ tương tự với chiến lược nguyên tử của Liên Xô cũ ở vùng biển Okhotsk thời kỳ chiến tranh lạnh, tức là tạo ra một lá chắn nguyên tử trên biển đáng tin cậy, mở rộng tuyến phòng ngự và địa bàn căn cứ tấn công địch. “Để hoả tiễn JL-2 có thể tấn công Los Angeles, Hoa Kỳ, tàu ngầm loại 094 của TQ phải tiến sâu vào vùng biển Philippine, nơi Hoa Kỳ và Philippine thường thao diễn lực lượng phòng vệ chống tàu ngầm” (24).
Cuộc đọ sức ở Biển Đông và Khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
Tuy nhiên, theo phân tích của Tetsuo, TQ sẽ gặp nhiều thách thức trong chiến lược khống chế biển Đông. Thứ nhất, khác với vùng biển Okhotsk của Liên Xô, khu vực biển Đông là đường hàng hải quốc tế được thế giới thừa nhận. Hơn thế nữa, kế hoạch biển Đông của đầy tham vọng của TQ đụng chạm đến quyền lợi chiến lược của nhiều quốc gia liên hệ.
Trước tiên, Hoa kỳ đã tỏ rõ sự phản đối chủ trương quyết đoán của Trung Quốc về chủ quyền biển Đông tại nhiều diễn đàn khu vực khác nhau bằng cách nhấn mạnh lợi ích của Washington trong tự do hàng hải. “Hillary Clinton đã làm TQ nổi giận khi tuyên bố hôm tháng 7 vừa qua rằng tự do hàng hải trong khu vực là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và Hoa kỳ sẵn sàng hỗ trợ một cuộc đối thoại đa phương” (25). Sự quan tâm của Hoa kỳ đối với khu vực biển Đông nói riêng và Châu Á nói chung còn thể hiện qua lời tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates. Qua bài viết “Robert Gates Cảnh cáo Đụng độ có thể xảy ra tại khu vực biển phía nam TQ – Robert Gates warns of possible clashes in the South China Sea” ngày 4/6/2011″, Liz Neisloss, CNN, tường thuật: “Gates đã tuyên bố với cử tọa gồm các Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo quân sự tại cuộc họp an ninh Châu Á hàng năm rằng Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với các nước Châu Á trong những năm gần đây cho dù đang phải đối đầu với những khó khăn kinh tế và hai trận chiến đang tiếp diễn tại Irag và Afghanistan (26)”. Tetsuo lại ví động thái của Hoa Kỳ mới đây trong việc di chuyển các tàu chiến đến gần bờ ở Singapore với việc Anh Quốc triển khai các tàu HMS Prince of Wales và HMS Repulse tại “Gibraltar của phương Đông” để ngăn chặn Đế quốc Nhật năm 1941.
Đối với Ấn Độ, cho đến khi nước này thành công chế tạo loại hoả tiễn tầm xa (SLBM), thì Ấn sẽ còn cần hoạt động trên vùng biển Đông để có thể tấn công TQ.
Vị thế của biển Đông cũng rất quan trọng đối với nước Nhật, không những vì 90% dầu nhập cảng phải đi qua vùng biển này, mà còn là vì nếu TQ khống chế được biển Đông thì điều này sẽ làm suy yếu khả năng ngăn chặn của đồng minh Hoa Kỳ trong chiến lược an ninh bảo vệ Nhật Bản.
Nước Úc cũng rất quan tâm đến vùng biển Đông, sẽ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực này để bảo vệ tuyến cung cấp nguyên liệu, đường giao thương, và đồng thời cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận sâu hơn với các căn cứ của mình.
Vì vậy, Tetsuo cho rằng Trung Quốc đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, “càng có thái độ quyết liệt trong chiến lược thống trị biển Đông, thì các nước láng giềng càng thắt chặt mối hợp tác chiến lược với các nước Hoa Kỳ, Ấn, Nhật và Úc”.
Dường như Trung Quốc cũng đã nhận ra sự “quá trớn và đang điều chỉnh”, theo nhận định của Zakaria. Và, mặc khác, “Hoa Kỳ đang khẳng định với các nước Châu Á về hiện diện của mình” trong khu vực. Zakaria kết luận (27):
“Cuộc tranh chấp chính trị địa dư Châu Á chỉ mới là bắt đầu. Tôi đang có cảm tưởng rằng chúng ta sẽ chứng kiến cuộc đọ sức ra miếng, trả miếng giữa hai đại cường này trong nhiều năm tới”.
© Trần Bình
(1) List of countries by GDP – Wikipedia
(2) China’s Africa resource hunt needs transparency Reuter – David Stanway & Lucy Hornby, 11/2010
(3) Beijing belligerence NewYorkPost – Arthur Herman, 19/6/2011
(4) China’s new economic power fans fear, BBC poll finds BBC – Andrew Walker
(5) China the top world economy, Americans say CNN – 14/2/2011
(6) China Boss in Peru on $50 Billion Peak Bought for $810 Million Bloomberg News – Elliot Blair Smith & Fan Wenxin, 11/2010
(7) Maritime Security in the South China Sea with John McCain CSIS – 20/6/2011
(8) China and ASEAN create free trade bloc WSWS – John Roberts, 12/1/2010
(9) Robert Gates warns of possible clashes in the South China Sea CNN, Liz Neisloss – 6/4/2011
(10) China Spreads Aid in Africa, With a Catch The NewYorks Times, Sharon Lafraniere & John Grobler, 9/21/2009
(11) China Helps the Powerful in Namibia The NewYorks Times – Sharon Lafraniere, 11/19/2009
(12) China Helps the Powerful in Namibia
(13) China Boss in Peru
(14) Million-dollar beds fuel Madagascar timber crisis BBC, Richard Black – 26/10/2010
(15) Tensions Over Chinese Mining Venture in Per The NewYork Times, Simon Romero – 8/14/2010
(16) China Spreads Aid in Africa, With a Catch
(17) Will Chinese Mining Venture Bring Wealth or Heartbreak to Afghanistan? Politicsdaily – 8/29/2010
(18) Will Chinese Mining Venture Bring Wealth or Heartbreak to Afghanistan?
(19) Zakaria: Beijing’s foreign policy blunders CNN – 14/6/2011
(20) China vs. USA: Who will win the 21st Century? CNN, Zakaria – 14/7/2011
(21) China’s Oil Supply Dependence Journal of Energy Security, David L.O. Hayward – 18/6/2009
(22) Oil consumption by country
(23) Beijing belligerence
(24) Why China Wants South China Sea The Diplomat, Tetsuo Kotani – 18/6/2011
(25) Top Chinese general takes aim at U.S. military policy CNN, Steven Jiang – 7/11/2011
(26) Robert Gates warns of possible clashes in the South China Sea
(27) Beijing’s foreign policy blunders
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/3082-the-tien-thoi-luong-nan-cua-trung-quoc-va-cuoc-do-suc-tai-chau-a-thai-binh-duong.html
Xem thêm: Chinese dilemmas in the South China Sea của John D. Ciorciari, for CNN (Came ơn Vũ Đức Liêm về đường link này!)
http://edition.cnn.com/2011/OPINION/06/23/china.tensions/index.html?iref=allsearch
Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc
Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao
đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá
trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung
Quốc.
Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua
những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai
thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh
của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách
và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986).
... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra
Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang
(Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt
thành của những người bạn Trung Quốc.
Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc.
Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết
ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi
con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ
tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai.
Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân
thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang
thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: “Mong đồng chí chóng
khỏe”. Ông Chu Ân Lai nói: “Chúng nó không để tôi sống đâu” (ý chỉ bè lũ
4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình
bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi.
Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với
Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc.
TBT Lê Duẩn gặp PTS. Lâm Ngọc Thiềm và các sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội - những người rời giảng đường đến chiến hào vào tháng 5/1972 (Ảnh tư liệu) |
Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp
ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ
lái. Cha tôi nói: “Tôi không nhận cái xe nào cả”. Sau đó có đồng chí hỏi
lại: “Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?”. Ông nói:
“Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể
cướp được đất nước này, kể cả anh em ‘môi hở, răng lạnh’”.
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch.
Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất
thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để
đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên
báo Nhân dân đã viết một câu: “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà
không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận
của nước nhỏ”. Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta.
Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân
họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt
Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự
toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ.
… Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước
của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng
đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan
đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao
của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc… Và đủ để tôi cảm nhận
sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go,
thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của
dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung
Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ
tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn
thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: “Nước Việt Nam là của
người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này
thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn
với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí
có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp
định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền
Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục
năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như
thỏa thuận là “hoà bình sẽ được lập lại”, máu của đồng bào tôi đã đổ cho
tới bây giờ…”.
Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình
hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: “Tôi chỉ
biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng
tôi gấp 10 lần…”.
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc…
Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí
của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”.
Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa
đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà
lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi.
Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người
đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh
Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người
lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó,
những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể
có sự lựa chọn khác.
Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa
diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc
chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể
khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai
đầu biên giới.
Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả
thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên
giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung
Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra.
Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh
Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông
Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại
Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu
thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì?
“... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống
Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan
hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng
Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em
nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết
như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã
từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và
cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ,
cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã
từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt
được.
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979
do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát
động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian
cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là
không tính tới...”.
Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước.
Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào,
người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo
vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác.
Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung
Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi
thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người
Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể
hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng
cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải
những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn,
yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng
tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay.
Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung
Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những
tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu
thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết
bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây.
Lê Kiên Thành
(Khám phá)
Tiểu thuyết “Người tình Sài Gòn" bị độc giả chê "dâm tục"
Theo
một số bạn đọc, tiểu thuyết "Người tình Sài Gòn" có nhiều đoạn tả sex
quá cụ thể, bạo dạn, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người
Việt.
"Người nhà" khen
Tiểu thuyết “Người tình Sài Gòn" mới ra mắt bạn đọc Hà Nội chiều ngày 6/3/2013. Đây là đứa con tinh thần thứ 3 của tác giả Linh Lê sau “Không khóc ở Kuala Lumpur” (2010), “Mùa mưa ở Singapore” (2011). Trong truyện có một số đoạn miêu tả tính dục gắn liền với đời sống của nhân vật chính.
Tiểu thuyết “Người tình Sài Gòn" mới ra mắt bạn đọc Hà Nội chiều ngày 6/3/2013. Đây là đứa con tinh thần thứ 3 của tác giả Linh Lê sau “Không khóc ở Kuala Lumpur” (2010), “Mùa mưa ở Singapore” (2011). Trong truyện có một số đoạn miêu tả tính dục gắn liền với đời sống của nhân vật chính.
“Người tình Sài Gòn” xoay quanh nhân
vật Du cùng các mối quan hệ cũng như thế giới nội tâm của cô. Du là một
cô gái cá tính luôn khao khát tự do, chọn Sài Gòn làm chỗ trú chân. Công
việc hàng ngày của cô là gặp gỡ, trò chuyện với những người có yêu cầu
giải tỏa mọi bức bối về tâm lý. Thế nhưng, trong cô luôn ngự trị một cảm
giác cô đơn lạc lõng giữa Sài Gòn tấp nập.
Bìa cuốn tiểu thuyết "Người tình Sài Gòn" |
Sau mối tình đầu lạ lùng với người đàn
ông luôn thấy cô ngoại tình trong mơ, Du gặp và yêu Tú. Hai người luôn
quấn vào nhau, say trong các cuộc tình thế nhưng sau đó họ là hai nửa
tách biệt, gần như không có điểm chung. Những người bạn, người đàn ông
khác xung quanh Du cũng có cuộc sống nội tâm khá phức tạp, bế tắc. Du
luôn muốn bứt phá, giải thoát mình khỏi sa mạc trong thế giới nội tâm
nhưng càng vùng vẫy, cô càng lún sâu hơn.
Nhiều người trong làng văn khen “Người
tình Sài Gòn” sâu hơn, hay hơn hai tác phẩm đầu tay của Linh Lê và
“nuột nà” hơn một số tác phẩm cùng thể loại.
“Đây là một câu chuyện tình thuần túy
nhưng cách cô xử lý không hề sến. Cách kể chuyện tưởng chừng nhẹ nhàng,
mà gây ám ảnh hay cắt cứa. Cách Linh Lê viết về sex đạt tới một mức tự
nhiên rất đáng yêu. Đọc thấy yêu, và đọc để yêu. Đọc để thấy mình cũng
là một "người tình Sài Gòn" và mình cũng đang đi tìm những người tình
Sài Gòn khác”, nhà văn Trần Nhã Thụy nhận xét.
Trả lời phỏng vấn trên Dân Trí sau khi “Người tình Sài Gòn” ra mắt tại Hà Nội, Linh Lê khẳng định: “Tôi không dùng “sex” để đánh dấu sự trưởng thành hay coi đó là bước khởi đầu thực sự với văn chương, vì thực ra các tác phẩm của tôi luôn hấp dẫn người đọc ở những yếu tố khác”.
Trả lời phỏng vấn trên Dân Trí sau khi “Người tình Sài Gòn” ra mắt tại Hà Nội, Linh Lê khẳng định: “Tôi không dùng “sex” để đánh dấu sự trưởng thành hay coi đó là bước khởi đầu thực sự với văn chương, vì thực ra các tác phẩm của tôi luôn hấp dẫn người đọc ở những yếu tố khác”.
Độc giả băn khoăn
Theo một số độc giả, tác phẩm "Người
tình Sài Gòn" có một số đoạn miêu tả cảnh sex khá chi tiết, bạo dạn.
Những ngôn từ ấy không phù hợp với văn hóa đọc, thuần phong mỹ tục của
người Việt.
“Lớp trẻ bây giờ sống đã quá thoáng,
mình mà xuất bản những cuốn sách có nội dung nhạy cảm như vậy khác nào
cỗ vũ cho chúng. Một số tác phẩm tương tự phát hành trước đó đã bị thu
hồi, vậy sao nhà xuất bản vẫn xuất bản và ra mắt bạn đọc? Phải chăng đây
là chiêu PR cho các tác giả trẻ bằng cách tạo scandal?”, độc giả Nguyễn
Thị Hoa, Đông Anh, Hà Nội chia sẻ.
Chị Phạm Thị Mai (Hà Đông, Hà Nội)
nhận xét về cảnh tả sex ở chương 2 của “Người tình Sài Gòn”: “Nó quá
trần trụi, giống như dâm dục ấy chứ không phải là văn học. Đành rằng xã
hội ngày càng cởi mở hơn với vấn đề tình dục, coi nó là một thứ bình
thường của đời sống, nhưng viết lên trên sách lại là vấn đề khác, cũng
như trên phim vậy”.
Chị Lê Thị Phượng (Thanh Trì, Hà Nội)
cũng viết: “Tôi thấy nó thô bỉ, chỉ mô tả cái hành sự kiểu gì chứ không
có cái gì là linh hồn, là nghệ thuật. Các em học sinh, sinh viên mà đọc
cái này lại tò mò. Nếu tôi đọc tiểu thuyết này lúc chưa lấy chồng chắc
chắn sẽ bị ám ảnh. Hồi trước tôi cũng đọc một vài tiểu thuyết nước ngoài
có đoạn nóng nhưng nó hay, lịch sự chứ không thô thiển, tục tĩu kiểu
này. Những câu chuyện như thế này tưởng chỉ có trong những trang web về
sex”.
Không chỉ phái nữ mới “ác cảm” với những đoạn tả sex trong “Người tình Sài Gòn” mà “cánh mày râu” cũng đỏ mặt khi đọc nó.
“Lúc tôi đọc đến đoạn sex đầu tiên của
cuốn truyện tôi đã đỏ mặt vì ngồi cạnh tôi là 1 bạn nữ. Tái sao một
cuốn tiểu thuyết được nhà xuất bản in phải trải qua rất nhiều khâu biên
tập và kiểm duyệt lại cho những nội dung dung tục vào trong đó như vậy?
Khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản và bán ra thị trường thì độc giả đâu
phải chỉ là những người lớn tuổi mà còn có rất nhiều những em học sinh
mê đọc tiểu thuyết. Nếu đọc đến đoạn này, trong tâm lý của tuổi mới lớn
(dưới 18 tuổi) các em sẽ hình dung ra gì, tâm lý tò mò giới tính và điều
gì sẽ xảy ra sau đó. Đó là một hệ lụy cho xã hội chúng ta. Tôi kịch
liệt phản đối nội dung này trong cuốn tiểu thuyết, nếu để nội dung này
lên một câu chuyện sex trên internet sẽ hợp lý hơn là đưa vào một cuốn
sách, cuốn tiểu thuyết như thế này. Thật không hiểu nổi người viết nghĩ
gì và NXB nghĩ gì nữa”, bạn Lê Phương (25 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội)
viết.
Cho rằng cách sử dụng ngôn từ cũng như
một số đoạn sex trong tác phẩm phù hợp với tính chất công việc của nhân
vật chính nhưng chị Nguyễn Thị Hương, Xuân Đỉnh, Từ Liêm (Hà Nội) cũng
cho rằng những tác phẩm như thế này không phù hợp với thuần phong mỹ tục
ở Việt Nam.
“Ở phương Tây, ngay từ tiểu học, phụ
huynh, giáo viên đã dạy cho con em cách làm tình như thế nào nên những
tác phẩm thế này là bình thường. Cũng không nên cấm đoán miêu tả tính
dục trong tác phẩm văn học nhưng nên có chọn lọc và từng bước làm quen
với độc giả, không nên quá táo bạo trong khi nó còn xa lạ với suy nghĩ
của người đọc”, chị Hương nói.
Theo đó, chị Hương cũng rất e ngại
“chẳng may con mình đọc phải” cuốn sách này bởi tên tiểu thuyết và họa
tiết trên bìa cuốn sách khá bắt mắt, thu hút sự tò mò của giới trẻ.
(Kiến thức)
Giang Lê - Công lý
Công lý |
Về vụ Đoàn Văn Vươn, giống như đa số "nhân loại tiến bộ", tôi không đồng
tình với bản án. Tuy nhiên ở đây tôi muốn nói về hai vấn đề mà có thể
nhiều người chưa biết hoặc ngộ nhận.
Thứ nhất một số ý kiến cho rằng ĐVV chống lại người thi hành công vụ là
nghiễm nhiên có tội bất luận lý do và động cơ. Cho dù phía chính quyền
lúc đó làm sai nhưng không thể vì thế mà công dân được quyền chống lại,
càng không được nổ súng hay dùng biện pháp bạo lực. Điển hình của quan
điểm này là bài báo của Đức Hiển hay đoạn trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc.
Tôi không phải chuyên gia pháp luật nên không dám lạm bàn, nhưng tôi
chợt nhớ đến Tu chính án số 2 của hiếp pháp Mỹ về quyền sở hữu vũ khí cá
nhân. Mặc dù tôi là người phản đối lại quyền này nhưng tôi biết một
trong những lý do Tu chính án số 2 ra đời vì những người soạn thảo nó
cho rằng người dân phải có quyền có vũ khí để có thể chống lại chính
quyền nếu chính quyền làm bậy.
Tìm hiểu kỹ hơn về Tu chính án số 2 trên Wikipedia
được biết quan điểm này có nguồn gốc từ Anh trong English Bill of
Rights 1689. Thời đó những người Anh theo đạo Tin lành đấu tranh chống
lại vua James II vì ông này làm trái với những quyết định của quốc hội.
Như vậy ít nhất theo quan điểm của hệ thống common law, chống lại chính
quyền không phải lúc nào cũng có tội. Tu chính án số 2 của Mỹ trên một
khía cạnh nhất định đã chấp nhận quyền được chống lại chính quyền (bằng
bạo lực) nếu người dân cho rằng chính quyền làm bậy. Do vậy quan điểm
cho rằng không nước nào trên thế giới cho phép công dân được chống lại
người thi hành công vụ không hẳn đúng. Hơn nữa những cuộc cách mạng để
lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại (vd cách mạng Pháp 1789, cách mạng
Tân hợi 1911, cách mạng tháng Mười 1917 hay cách mạng tháng Tám 1945)
đều là những cuộc nổi dậy của người dân dùng vũ lực lật đổ chính quyền
hiện hữu. Không ai có thể nói những cuộc cách mạng đó "phạm pháp".
Từ đây tôi muốn nêu lên vấn đề thứ 2 quan trọng hơn. Người thi hành công
vụ phải hiểu là government officials với nghĩa government là nhánh hành
pháp. Trong một xã hội tam quyền phân lập, nhánh hành pháp chỉ được
phép thực thi những gì được qui định trong hiến pháp, được nhánh lập
pháp thông qua hoặc được nhánh tư pháp phán quyết. Nếu nhánh hành pháp
làm trái với ý nguyện của nhánh lập pháp, như trường hợp vua James II
làm trái với ý nguyện của quốc hội Anh, thì người dân có quyền chống
lại. Việc phân định đúng sai không phải chức năng của nhánh hành pháp mà
của nhánh tư pháp. Đây là lý do tại sao việc khám xét tư gia hay bắt
người (trừ những trường hợp đột xuất) luật Mỹ bắt buộc cảnh sát phải có
warrant của toà án trước. Lưu ý warrant của toà án chứ không phải
warrant của prosecutor (viện kiểm sát). Vụ tấn công vào đầm tôm của nhà
ĐVV không có warrant của toà mà chỉ có quyết định của cơ quan hành pháp
là biểu hiện không tôn trọng tư pháp. Cũng vì không phân biệt hành pháp
và tư pháp nên nhiều người trích dẫn kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cho rằng chính quyền Tiên lãng đã sai để lập luận ủng hộ ĐVV. Thực
ra thủ tướng Dũng hay cả Bộ Chính trị không có quyền phán xét đúng sai,
đó là việc của toà án.
Một quan điểm nữa khá phổ biến là nếu người dân không đồng tình với một
chính sách hay quyết định của chính quyền (hành pháp) thì không được
chống (bằng bạo lực) mà phải đem ra toà kiện. Bỏ qua vấn đề "con kiến
kiện củ khoai" ở VN, quan điểm này đặt quá cao vai trò của hành pháp so
với người dân. Tại sao chính quyền không khởi kiện người dân nếu họ
không đồng ý thi hành một chính sách/quyết định hành chính nào đó? Ở
Mỹ/Úc nếu bạn bị cảnh sát gửi giấy phạt vi phạm giao thông, bạn có quyền
tuyên bố không đồng ý với giấy phạt đó và cảnh sát phải có trách nhiệm
đem vụ việc ra toà để toà phán xét (tất nhiên bạn phải đến dự khi toà
yêu cầu). Quan hệ giữa người dân và chính quyền (hành pháp) như vậy công
bằng hơn. Chính quyền không phải luôn luôn đúng cho đến khi nào toà xử
sai mà là người dân không sai cho đến khi nào toà tuyên bố ngược lại.
Giang Lê
(Blog Giang Lê)
Đài Loan sẽ mở rộng cầu tàu đảo Ba Bình-Trường Sa
ttxc: Vậy là được nghe ông Nghị “phản…phản đối” tiếp nữa!!!- Cho nên hễ
“mọp” thì thằng nhỏ nó ăn ké thằng lớn hiếp “tập thể” luôn!!
Hôm nay, 07/04/2013, Cục Tuần duyên Đài Loan ( CGA ) vừa
thông báo sẽ mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam.
Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông
DR
Một giới chức Cục tuần duyên Đài Loan cho hãng tin AFP biết họ dự
tính sẽ chi 19 triệu Đài tệ (640.000 đôla) để nghiên cứu tác động về môi
trường của dự án nâng cấp cầu tàu này.
Theo tờ United Evening News, cầu tàu được mở rộng sẽ có khả năng đón tiếp các tàu trọng tải 2000 tấn của lực lượng tuần duyên Đài Loan. Cầu tàu hiện nay chỉ có thể đón tiếp các tàu tuần tra cỡ nhỏ.
Đây là một phần kế hoạch của Đài Bắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình ( mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình ). Theo đề nghị của Cục tuần duyên, cho tài khóa 2013, chính quyền Đài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Đài tệ (4,94 triệu đôla) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa.
Bất chấp phản đối của các nước tranh chấp chủ quyền Trường Sa, đặc biệt là của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một đường băng dài 1.150 mét trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối kế hoạch này.
Theo tờ United Evening News, cầu tàu được mở rộng sẽ có khả năng đón tiếp các tàu trọng tải 2000 tấn của lực lượng tuần duyên Đài Loan. Cầu tàu hiện nay chỉ có thể đón tiếp các tàu tuần tra cỡ nhỏ.
Đây là một phần kế hoạch của Đài Bắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình ( mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình ). Theo đề nghị của Cục tuần duyên, cho tài khóa 2013, chính quyền Đài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Đài tệ (4,94 triệu đôla) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa.
Bất chấp phản đối của các nước tranh chấp chủ quyền Trường Sa, đặc biệt là của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một đường băng dài 1.150 mét trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối kế hoạch này.
79% cán bộ, công chức có thu nhập ngoài lương
Nhóm thực hiện đề tài cấp bộ “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn” (được Hội đồng Khoa học của Thanh tra Chính phủ nghiệm thu
và đánh giá xuất sắc) đề xuất luật về kiểm soát tài sản, thu nhập,
trong bối cảnh không ít cán bộ, công chức có những khoản thu nhập nhạy
cảm.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn nhưng qua nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài (chủ nhiệm là
ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính
phủ) nhận thấy thu nhập ngoài lương của người có chức vụ, quyền hạn
tăng và đến từ nhiều nguồn.
Năm 2012, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Thế giới
khảo sát gần 2.000 cán bộ, công chức (CBCC) ở 10 địa phương và 5 bộ,
ngành. Kết quả cho thấy, 79% CBCC trả lời có thu nhập ngoài lương và
các khoản phụ cấp theo lương, 20% không có và 1% không trả lời.
Công chức 1 quân ở Hà Nội đang làm việc. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Trong số người có thu nhập ngoài lương, hơn 50% trả lời đó là tiền bồi
dưỡng từ các cuộc họp; hơn 60% có nguồn thu do tiết kiệm được các khoản
chi theo định mức khoán; hơn 5% được chia từ các khoản hoa hồng hoặc
quỹ riêng của đơn vị; gần 5% có nguồn thu ngoài lương từ khoản biếu,
tặng; 40% có nguồn thu khác.
Về mức thu nhập ngoài lương, kết quả khảo sát cho thấy, 82,7% số người
có khoản thu nhập ngoài thấp hơn 50% lương; 11,1% số người có thu nhập
ngoài bằng khoảng 50% đến 100% tiền lương; 2,1% người có thu nhập ngoài
cao hơn lương nhưng tối đa không quá 5 lần tiền lương; 0,2% số người
thu nhập ngoài bằng 5 - 10 lần tiền lương. Số người có thu nhập ngoài
cao hơn 10 lần tiền lương chiếm 0,2%. Có 3,6% số người không trả lời
khi được hỏi về mức thu nhập ngoài lương.
“Từ kết quả khảo sát nêu trên, mặc dù chưa đại diện cho tổng thể người
có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam, nhưng phần nào cho thấy thực trạng
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Số CBCC có thu nhập ngoài
lương chiếm tỷ lệ cao. Mức thu nhập ngoài lương so với lương và nguồn
thu nhập cũng khá đa dạng, có cả những khoản thu nhập nhạy cảm, dễ liên
quan tham nhũng như tiền được chia từ các khoản hoa hồng, quỹ riêng
của đơn vị, tiền được biếu, tặng”, nhóm nghiên cứu nhận định.
Năm 2015, ban hành luật về kiểm soát thu nhập?
Đối với
Việt Nam, cần phải nghiên cứu, xây dựng một đạo luật riêng về kiểm
soát tài sản, thu nhập theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham
nhũng. Trước mắt, cần khẩn trương hoàn thiện đề án kiểm soát thu nhập
của người có chức vụ, quyền hạn; đồng thời tiến hành ngay các bước chuẩn
bị, xây dựng dự thảo luật để đến khi sửa đổi toàn diện Luật Phòng,
chống tham nhũng (dự kiến năm 2015) thì đồng thời ban hành được luật về
kiểm soát tài sản, thu nhập”.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị
|
Theo nhóm nghiên cứu, việc kiểm soát thu nhập của CBCC hiện còn nhiều
bất cập, các biện pháp đang thực hiện thiếu sự gắn kết, thiếu tính đồng
bộ. Mặc dù Nhà nước đã có một số quy định cấm sử dụng công quỹ để biếu
xén, quy định về chi tiêu hội nghị, tiếp khách, mua xe ô tô, đấu thầu,
công khai tài chính... nhưng còn thiếu biện pháp kiểm tra xử lý; nhiều
cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc...
Nhóm nghiên cứu cho rằng, cùng với sự gia tăng tiền lương, thu nhập,
nhất thiết phải có cơ chế kiểm soát thích hợp đối với thu nhập của xã
hội nói chung, đối với người có chức vụ, quyền hạn nói riêng. Cơ chế
kiểm soát thu nhập phải được thể chế hóa bằng pháp luật và có chế tài
xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.
Nhóm nghiên cứu đưa ra 10 phương thức kiểm soát, trong đó có mở tài
khoản cho người có chức vụ, quyền hạn để tiếp nhận các khoản thu nhập
phát sinh; yêu cầu kê khai các khoản thu nhập không qua tài khoản và
quà tặng (kiểm soát đầu vào).
Hoàn thiện việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản của người
có chức vụ, quyền hạn (kiểm soát bên trong) và coi đây là giải pháp
trọng tâm trong kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Quy
định việc sử dụng tài khoản để chi tiêu các khoản có giá trị lớn (kiểm
soát đầu ra).
Quy định trách nhiệm giải trình về thu nhập, tài sản, tiêu dùng của
người có chức vụ, quyền hạn và tài sản, tiêu dùng của người thân thích.
Thiết lập thiết chế độc lập để thực hiện việc theo dõi, giám sát tài
sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tăng cường vai trò của
cơ quan thuế trong theo dõi, quản lý việc người có chức vụ, quyền hạn
kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân...
Hà Nhân
(Tiền phong)
Nguyễn Việt - Thư ngỏ gửi nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Kính thưa anh,
Đọc bài viết „Đoàn Văn Vươn và thái độ nhà văn“ của anh, tôi rất đồng cảm với nhiều suy nghĩ của anh về vụ án bất minh này.
Trước tiên tôi thấy được an ủi, vì một nhà văn tuy đã có cuộc sống ấm
êm ở hải ngoại như anh cũng tỏ ra bất bình khi theo dõi sự oan khuất
của gia đình anh Vươn. Điều này chứng tỏ, ngày càng có nhiều người quan
tâm đến những gì đang xảy ra trên đất nước ta, tuy nghiệt ngã thay, số
người này vẫn là thiểu số trong tổng số 90 triệu người Việt.
Việc một dân tộc với truyền thống „nhiễu điều phủ lấy giá gương“ mà
chỉ trong vòng mấy chục năm qua, đã trở nên một dân tộc lãnh cảm và ích
kỷ đến như vậy có liên quan đến một vấn đề mà có thể anh cũng biết. Đó
là "chế độ toàn trị" với sức mạnh phá hủy nền tảng đạo đức xã hội. Như
nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên
đã nói: „Tình trạng nô lệ, sự vô trách nhiệm được gieo rắc phổ biến
nơi con người trong các chế độ toàn trị là một trong những tội ác như
thế. Nó như một thứ thuốc độc ma mãnh, từng lúc từng lúc len lỏi vào tận
xương cốt mỗi con người phá hủy tận gốc dễ, căn để, bòn rút toàn bộ sức
mạnh sáng tạo, động lực phát triển của xã hội... Khi niềm tin vào công
lý, vào đạo đức xã hội bị xói mòn, con người sẽ bị đẩy sâu hơn vào các
lợi ích thiết thân. Họ sẽ tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, gia đình mình,
lợi ích riêng tư của mình và không ngần ngại nếu có thể, xâm phạm vào
lợi ích người khác, lợi ích xã hội. Đồng thời cũng chính những con người
này, họ cũng sẽ sẵn sàng kháng cự lại bằng “luật rừng” nếu có thể với
mọi sự xâm hại đến lợi ích bản thân và gia đình họ.
Nhưng để không sa đà vào các đề tài về ý thức hệ, về quyền lực nhà
nước, tôi muốn đi ngay vào vụ án Đoàn Văn Vươn. Ở đây tôi có cái nhìn
hơi khác anh trong một số vấn đề:
1- Nguyên nhân chính của vụ án Cống Rộc này không phải như anh viết
„Trái với luật đất đai (như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận)" mà
theo tôi, chính lại là luật đất đai phi lý đã tồn tại ở Việt Nam từ hơn
50 năm qua. Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh sự phá sản của chính sách
ruộng đất và nông nghiệp XHCN từ vụ „Bí thư Kim Ngọc“, từ „Khoán 10“
mấy chục năm trước.
Nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi sự diệt vong chính nhờ chấp nhậ
nền tư hữu phương tiện sản xuất (ngoài đất đai) từ cuối những năm 80. Từ
đó đến nay ai cũng thấy được sự kìm hãm và bản chất phản động của nền
công hữu tưu liệu sản xuất trước đó. Hiện nay Người Việt đã được sở hữu
nhiều thứ trước kia bị cấm. Riêng ruộng đất vẫn nằm trong tay nhà nước
dưới cái vỏ bọc "sở hữu toàn dân".
Nguyên nhân của việc không cho phép tư hữu ruộng đất nằm ở bản chất
„bất động“ (Immobile) của nó. Mọi sở hữu khác mà tư nhân Việt đang đươc
hưởng đều nằm trên cái nền „bất động“ này. Thế lực nào nắm được cái bất
động này đương nhiên có khả năng chi phối, khuynh đảo xã hội. Sự lũng
đoạn của các thế lực tài phiệt dựa vào nền chính trị không được kiểm
soát đã tiếp tục kìm hãm nền kinh tế Việt Nam và đang gây ra rất nhiều
bất công xã hội. Điều này chắc anh cũng rõ. Hiện nay chính sách công
hữu ruộng đất tuy đang bị phê phán, nhưng vẫn được nhiều thế lực quyết
duy trì, vì các lợi ích của họ.
Trường hợp anh Vươn chỉ là "giọt nước tràn ly" của cái bể bao gồm
hàng vạn vụ oan trái xảy ra từ 1954 đến nay. Chính nhờ tinh thần bất
khuất, không cam chịu của người nông dân, người lính, nguời kỹ sư Đoàn
Văn Vươn mà xã hội và thế giới mới được báo động về về một thảm cảnh đã,
đang và sẽ còn xảy ra.
2- Việc anh coi hành động của Đoàn Văn Vươn có tính bản năng, tôi e
chưa chín. Theo tôi anh Vươn là một con người đặc biệt, hội tụ nhiều
phẩm chất tốt đẹp của người Việt: can truờng, chăm chỉ, bất khuất, nhân
hậu, ham học và có học. Tính can trường, chăm chỉ, bất khuất của Đoàn
Văn Vươn chắc không ai dám bác bỏ, kể cả những anh cảnh sát, anh bộ đội
tham gia cưỡng chế hôm đó và hôm nay đứng ra xin giảm tội cho anh Vươn.
Anh sỹ quan Vươn sau khi xuất ngũ đã không chọn con đường quan trường
để vinh thân mà đã chọn trường đại học nông nghiệp để lấy kiến thức
chinh phục thiên nhiên, làm giầu chính đáng. Thành công lấn biển của gia
đình anh Vươn bên cạnh cơ ngơi thảm hại của Tỉnh đoàn TN Xung phong
được bù lỗ 100% ngay cạnh đó đã làm nổi bật trình độ canh nông và khả
năng quản lý của một người có học. Tôi đã ngạc nhiên bởi sự bình thản và
sự tự tin của anh Vươn khi ra toà trong hoàn cảnh hoàn toàn bị bưng bít
thông tin.
Anh Vươn đã chứng minh trước tòa là mình hành động có lý trí. Anh đã
sử dụng hết mọi khả năng pháp lý, đã làm tất cả các loại đơn từ, thủ tục
tố tụng cần thiết. Nhưng khi hiểu ra là chính hệ thống luật pháp hiện
hành chỉ là một cái bẫy, anh đã quyết tâm hành động để bảo vệ thành quả
lao động và cuộc sống của gia đình. „Cuộc kháng chiến súng hoa cải“được
tổ chức bằng kiến thức của một người biết dùng thuôc nổ, biêt dùng vũ
khí. Mọi tính toán của anh Vươn, từ thuốc nổ đến bom cháy, không nhằm
sát thương ai, mà chỉ nhằm tạo ra một tiếng vang để đánh động dư luận,
hy vọng sẽ có có người chặn lòng tham của bọn cướp đang được hệ thống
pháp luật hỗ trợ.
Anh Vươn muốn dùng "tiếng bom" để kêu thấu tới Ba Đình. Tất nhiên
giới hạn của anh Vươn chính là ở đây. Cho đến cuối phiên tòa, anh Vương
vẫn tin rằng Đảng và Nhà Nước sẽ giúp anh giải hạn. Với bản chất nhân
hậu, thật thà của người nông dân, anh đã cảm ơn tất cả những ai đã quan
tâm đến anh. Riêng tôi không dám nhận lời cảm ơn của anh, vì đã không
giúp được gì cho anh trong hoàn cảnh hoạn nạn.
3- Khác với anh, tôi coi sự bất công trong quá trình điều tra và xử
án từ sau vụ cưỡng chế trước Tết năm ngoái không còn là vấn đề của Hải
Phòng hay của của địa phương nào, mà là một vấn đề mang tính hệ thống,
mạng dấu ấn của chế độ. Nếu đem so với vụ án Nọc Nạn cách đây hơn 80
năm, có thể nói ở VN không có nền tư pháp độc lập. Chuyện án bỏ túi xảy
ra trong mọi phiên tòa, ở mọi địa phương chắc anh cũng biết rõ như tôi.
Trong vụ Tiên Lãng này, có một điểm đặc biệt so với tất cả các vụ án
khác: do sức ép dư luận nên cái „án bỏ túi“ không thể định trước từ
ngày đầu, mà chỉ xuất hiện sau ngày thứ hai, khi quan tòa đột ngột tuyên
bố nghỉ. Có nghĩa là sự can thiệp từ nhiều phía khác nhau đã dẫn đến
một kết quả vừa mất lòng dân (án quá nặng), vừa sai về nghiệp vụ (mức án
quá thấp so với tội danh giết người như cáo trạng).
Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã coi vụ án này là sự „Phá sản của nền tư
pháp Việt Nam“. Theo tôi anh Quang A đã có phần rộng rãi, vì nền tư pháp
Việt Nam đã không hề tồn tại theo đúng nghĩa của nó từ khi những người
CS Việt Nam tiếp quản chính quyền từ tay người Pháp. (Ở miền Nam từ
1955-1975 tôi không dám nói đến vì không được sống ở đó).
Trong hoàn cảnh như vậy. không ít người Việt có lương tâm đang đòi
hỏi phải xóa bỏ mô hình toàn trị hiện nay, xây dưng một nhà nước Việt
Nam dân chủ có tam quyền phân lập rõ ràng. Một khi đã có chế độ tam
quyền phân lập, thì cho dù có một đám mafia nào đó tìm cách chui qua kẻ
hở pháp luật để ép một người lương thiện phải rơi vào vòng lao lý thì
chúng cũng không có khả năng đẻ ra một phiên tòa mà anh và tôi đều bất
bình, đều uất hận về nó.
Từ nhận thức trên, giả sử là một nhà văn được nhiều độc giả yêu mến
như anh, tôi sẽ dùng ngòi bút của mình đóng góp vào phong trào đòi hỏi
xây dựng một nhà nước Việt Nam, dân chủ, pháp quyền để chấm dứt những bi
kịch như Cống Rộc, như Văn Giang.
Việc anh kêu cứu Bộ Chính trị đảng CSVN, mong chủ tịch Trương Tấn
Sang can thiệp vào vụ án này chứng tỏ không những anh nhìn bản chất của
vấn đề khác tôi, mà còn vì anh thiếu thông tin.
Từ Tổng Bí thư, Bộ Chính Trị, Ban Nội chính và cả văn phòng Chủ tịch
nuớc đều đã quan tâm đến vụ án này từng giờ. Từ bộ CA đến các sở CA Hà
Nội, Hải Phòng đều phối hợp để bảo vệ, bưng bít vụ án. Bản án chụp lên
cả gia đình anh Vươn mà vị chánh án tuyên bố hôm 05.04.2013 không phải
là của hội đồng xét xử, mà là kết quả của sự thỏa hiệp giữa tất cả các
lực lượng đang sống chết bảo vệ chế độ toàn trị và bảo vệ các quyền lợi
của cá nhân và gia đình họ.
Anh Thọ kính,
Mong anh không coi những điều tôi viết là sự phủ nhận các suy nghĩ
của anh. Tôi rất trân trọng các suy nghĩ của anh về vụ Đoàn Văn Vươn.
Chỉ riêng việc anh lên tiếng đã nói lên nỗi đau trong anh. Chúng ta nhìn
nhận sự việc khác nhau vì có kinh nghiệm sống khác nhau. Chính sự khác
nhau này làm cho cuộc sống phong phú, làm cho xã hội tiến lên.
Điều đáng sợ nhất là khi có ai đó bắt tất cả mọi người chỉ được nghĩ và nói theo một ý.
Chúc anh sức khỏe dồi dào
Cologne ngày 06.04.2013, một ngày sau khi Đoàn Văn Vươn bị tuyên án.
Nguyễn Việt
(Dân luận)
(PLTP)
Muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc cần phải tìm hiểu điều gi
khiến Bắc Kinh quan ngại, và chúng ta có thể rút ra bài học từ mối quan
hệ giữa Hoa Kỳ cùng Pakistan, Iraq và Afghanistan.
Cả nhà cầm quyền và dân chúng của ba nước này đều công khai chống đối và cản trở nhiều chính sách của Hoa Thịnh Đốn, thế mà Mỹ hàng năm cứ phải đổ vào hàng tỷ đô-la viện trợ cả kinh tế lẫn quân sự. Lý do vì Hoa Kỳ sợ các quốc gia nói trên rơi vào cánh Hồi Giáo cực đoan (hay tệ hại hơn nửa là Al Queida) thì hiểm nguy cho Mỹ sẽ còn to lớn hơn rất nhiều so với những tốn kém hiện thời.
Trở lại với tình hình Đông Á, một trong các trọng tâm của Bắc Kinh là không thể để cho Bắc Hàn, Việt Nam, Lào và Cam Bốt tách rời khỏi quỹ đạo của Hoa Lục đi vào dân chủ. Trên địa lý chiến lược vì Trung Quốc cần những nước này làm khu vực trái độn, về chính trị và xã hội do Bắc Kinh quan ngại một thay đổi lớn như vậy ở ngay sát biên giới sẽ có ảnh hưởng sâu đậm đến nội tình Trung Quốc. Cho nên Bắc Kinh sẽ dùng mọi thủ đoạn từ hổ trợ cho đến kềm chế để các chế độ nói trên không thể bị sụp đổ nhằm phục vụ cho quyêề lợi Trung Quốc.
Nhưng ngược lại, nhà cầm quyền của các nước lân bang cũng phải thấy rỏ yếu điểm nói trên của Bắc Kinh, để nếu có bị lệ thuộc nhưng không bắt buộc phải hèn nhát nhất là khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm. Pakistan, Iraq, Afghanistan vừa nhận viện trợ nhưng vẫn ngang ngược với Mỹ, rồi đến Bắc Hàn cũng cứng đầu với Trung Quốc, thì không có lý do gì nhà cầm quyền Việt Nam phải khiếp sợ đối với đàn anh.
Lý lẽ để Hà Nội đưa ra cho Bắc Kinh rất đơn giản: quý vị ỷ thế nước lớn chèn ép quá mức, đến một lúc nào dân chúng tôi công phẩn nổi dậy thì vị trí lãnh đạo của chúng tôi cũng phải lâm nguy! Khi đó hoặc Hoa Lục phải chấp nhận một nước Việt Nam dân chủ sát cạnh biên giới, còn nếu tính đem quân đội vào để cứu vãn một nhà nước thân Trung Quốc thì cứ xem trước gương của Liên Xô tiến vào A-Phú-Hãn chớ đừng vội vã.
Bên cạnh lời nói phải có các chính sách để cũng cố nội lực và xoa diụ dân chúng: ngăn chận hàng Trung Quốc tràn ngập phá hoại nền kinh tế, công nghiệp và sức khoẻ của dân chúng; kiểm tra chặc chẻ việc người Hoa lan tràn lẫn lộn trong nước; và phải để dân chúng thể hiện công khai và hợp pháp quan điểm chống các bước bành trướng của Trung Quốc.
Nói cho cùng, kế hoạch này là Hạ Sách vì không thể xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững dựa trên hù doạ rồi bắt bí lẫn nhau. Thượng Sách là mở cánh cửa chuyển hoá dần sang Dân Chủ và chọn những đồng minh không những dựa trên quyền lợi chiến lược mà cần chia sẻ các giá trị nhân bản thì mới lâu dài như trường hợp giữa Mỹ – Nhật – Tây Âu – Úc, và giờ đây thêm vào Nam Hàn. Miến Điện sát cạnh Trung Quốc nhưng đã mở được cánh cửa dân chủ thì Việt Nam cũng có thể làm được.
Nhưng trong tình cảnh bế tắc hiện thời, muốn giữ quyền lãnh đạo nhưng vẫn còn tự trọng không khíếp nhược ngoại bang thì thà áp dụng Hạ Sách còn hơn ngậm im miệng trước những chèn ép của đối phương!
Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
Nhà nước nên giúp can thiệp
Mặc Lâm: Thưa TS mới đây chính phủ dự tính sẽ dùng gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ để giải quyết vấn đề bất động sản, ông nghĩ thế nào về động thái này?
TS Phạm Sỹ Liêm: Tôi nghĩ rằng 30 nghìn tỷ này thực ra để làm cái việc đáng lẽ chính phủ phải nên làm sớm từ lúc có luật nhà ở và kinh doanh bất động sản, đó là phát triển phân khúc nhà ở cho thuê giá vừa phải và loại nhà giúp đỡ cho người thu nhập thấp tăng được khả năng thanh toán mà tôi gọi là loại nhà ở phổ cập, loại nhà mà chi phí cho nó không chiếm quá 30-35% tổng thu nhập một hộ gia đình.
Đáng lẽ chính phủ phải làm từ lâu rồi nhưng lại không có mấy hành động. Theo tôi hiểu dự tính này chẳng có gì mới mẻ. Nếu 30 nghìn tỷ này giúp được việc đó thì tất nhiên nó sẽ có tác động đến thị trường bất động sản do đó cũng tác động đến nhiều thị trường khác, và đặc biệt tôi quan tâm là thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng.
Mặc Lâm: Thưa TS hiện nay thuật ngữ bất động sản tồn kho ám chỉ đến phân khúc nhà trung và cao cấp đã được đầu tư quá nhiều, và đây là nguyên nhân chính gây ra đóng băng bất động sản. Theo ông chính phủ nên làm gì để có thể kiểm soát vấn đề này một cách hiệu quả?
TS Phạm Sỹ Liêm: Theo ý tôi dần dần thị trường cũng tìm cách để mà giải quyết thôi chứ nhà nước làm sao mà giúp được? Đấy là việc kinh doanh và hiện nay Bộ Xây dựng khuyến khích và tạo điều kiện với những loại nhà như vậy. Nếu đang xây dựng dở dang xem thử có chuyển đổi được thành những căn hộ nhỏ hơn hay không. Nó nhỏ hơn thì dĩ nhiên tiền cũng thấp hơn, hay dùng những vật liệu đơn giản hơn để mà hoàn thiện. Đấy là cách để khuyến khích. Nếu nhà nước muốn mua những căn hộ đó chẳng lẽ nhà nước lại muốn cái tồn kho của xã hội lại thành tồn kho của nhà nước?
Mặc Lâm: Thưa mới đây TS Alan Phan đã thẳng thắn nói rằng nhà nước nên để cho bất động sản rơi tự do, có nghĩa là không hỗ trợ nó mà hãy để tự nó điều chỉnh giá bán cho phù hợp với người mua. Ông có nhận định gì về ý kiến khá mạnh mẽ này?
TS Phạm Sỹ Liêm: Ông Alan Phan ông ấy trả lời theo tôi hiểu là ông ấy theo quan điểm của trường phái Adam Smith tức là để cho thị trường vận hành chứ không nên can thiệp vào làm gì, đấy cũng là một loại quan điểm. Thế nhưng có lẽ ông ấy nói chưa được rõ.
Thay vì như thế này: Tôi cũng tán thành như ông ấy là các nhà kinh doanh bất động sản phải tự chịu trách nhiệm, họ phải chấp nhận rủi ro của mình chứ không đợi vào ai. Thế bây giờ giả thử, mà điều này xã hội cũng nghi ngại, nếu bây giờ anh đi cứu thì anh đưa tiền cho ai? Biết đâu anh lại đưa cho những người nào đó cùng nhóm lợi ích với anh thì rất nguy hiểm. Thế cho nên việc ấy không nên làm.
Nhưng còn giúp để can thiệp cho thị trường bất động sản bớt khó khăn đi, không đến mức trầm trọng quá thì tôi nghĩ rằng nên làm, chứ không phải như ông Alan Phan bảo để mặc kệ. Nhưng phải phân biệt rõ nhà nước can thiệp để mà vào thị trường bất động sản khác với nhà nước can thiệp với thị trường kinh doanh của từng nhà kinh doanh bất động sản. Nhà nước nên tạo điều kiện phát triển quỹ đầu tư bất động sản, dùng quỹ này để mua, phát triển phân khúc nhà cho thuê.
TS. Vũ Duy Phú: Dân rất muốn giúp Đảng tự cứu lấy mình, để tiếp tục lãnh đạo đất nước!
Tiến sỹ Vũ Duy Phú |
Thư ngỏ gửi các đồng chí Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội
(đã hoàn chỉnh sau lấy ý kiến góp)
Kính gửi các Đồng chí:
- Chủ tịch nước,Tổng Bí thư,
- Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ
- Cùng toàn thể Bộ Chính trị.
- Đồng kính gửi TƯ Đảng và Quốc hội.
Xin kính gửi các Đ/C lời chào rất kính trọng. Sau đây, tôi xin tự giới thiệu, nêu nhận thức của tôi và nội dung kiến nghị TƯ.
1. Tự giới thiệu. Tôi là một đảng viên, một trí thức của Đảng, từ tuổi
niên thiếu đến khi về hưu, suốt đời tôi đã được Đảng giáo dục và cũng
suốt đời tôi phục vụ không ngừng nghỉ chế độ ta, vì vậy năm ngoái đã
được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, hiện nay tôi vẫn rất tin và quý
trọng Đảng , coi sự nghiệp cách mạng của đảng như là máu thịt của mình
và rất kính trọng các Đ/C lãnh đạo cao nhất của Đảng. (Nếu quan tâm, xin
xem thêm chi tiết trong phụ lục)
Tuy cuộc đời hoạt động cho cách mạng XHCN của tôi không có gì xuất sắc,
nổi trội, song những từng trải trong hơn 60 năm đã qua cũng đủ làm cho
nhận thức của tôi chín muồi, và tự tin để góp với các Đ/C một số ý kiến
sau đây
2. Nhận thức về tình hình:
2.1-Nhân dân ta không chỉ nổi tiếng anh hùng, cháy bỏng khát vọng độc
lập tự do, mà là rất đặc biệt: Khi có đường lối lãnh đạo đúng, có thể
làm nên những sự nghiệp thật vĩ đại, không chịu khuất phục trước bất cứ
khó khăn, kẻ thù nào, đã đóng góp rất xứng đáng với lịch sử tiến hoá
nhân loại và đã trở thành một đất nước rất đặc biệt, được thế giới một
thời hết lời ca ngợi và tôn trọng: Đã chặn đứng và làm phá sản làn sóng
xâm lược tàn bạo của Quân Mông tràn khắp hai châu lục Á - ÂU; Dù bị
phong kiến phương Bắc xâm lược đô hộ hàng ngàn năm, vẫn kiên cường bất
khuất đứng lên tự dành lại độc lập và bản sắc dân tộc; Đã dẫn đầu phong
trào đấu tranh tự giải phóng làm tan rã hệ thống thuộc địa trên toàn thế
giới; Đã giữ vững biên giới.phe XHCN trong đụng đầu găy gắt quyết liệt
giữa 2 phe ý thức hệ trong chiến tranh lạnh thế kỷ XX, và đã vượt qua
mọi ý đồ ngăn chặn của các nước lớn, không chịu “trở về thời kỳ đồ đá”
để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại thống nhất nước nhà; Từ bùn lầy nghèo
khó, lạc hậu, từ tan hoang đổ nát do bị tàn phá nặng nề trong mấy chục
năm chiến tranh, đã hiên ngang đứng lên, hội nhập thành công với thế
giới văn minh, bước đầu rất tự tin gia nhập hàng ngũ đoàn thuyền trưởng
của con tầu toàn cầu ! Trong sự nghiệp vĩ đại đó, từ giữa thế kỷ XX, có
công lao rất to lớn của Đảng Lao động (sau này là đảng CS) VN
2.2-Chính sự nghiệp vĩ đại của dân tộc ta, của đảng ta, cùng với những
nhận thức còn rất mơ hồ về thời đại mới, đã làm cho một bộ phận không
nhỏ đảng viên đã quá say sưa với thành tích, đã quá tự tin, thậm chí có
những biểu hiện tự mãn, tự kiêu cộng sản: Vì vậy, mặc cho phần chủ yếu
của phe XHCN, đặc biệt là ngay cái nôi của CM tháng 10 Nga vĩ đại, cũng
đã nhận ra sai lầm nặng nề của CN hỗn tạp Mác – Lênin - Stalin, của thể
chế chính trị theo mô hình Liên Xô cũ sai lầm. Nếu chỉ là sai lầm nhất
thời trong đổi mới cải cách của ban lãnh đạo LX cũ, đứng đầu là
Goorbachốp như người ta từng hiểu nhầm, thì chắc chắn nhân dân Liên Xô
và nhân dân các nước nguyên XHCN Đông Âu họ đã không chịu hoà bình hoà
vào trào lưu tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới như đã và đang xẩy
ra ! Nếu CN Mác – Lênin do Lênin và Stalin tạo dựng ra mà đúng đắn, thì
phong trào CS theo QT III của Lênin trên thế giới đã không suy tàn thảm
hại đến mức như hiện nay, còn phong trào XH Dân chủ trên thế giới đã
không phát triển vượt bậc, và CN TB thế giới đã “rẫy chết” từ lâu, không
còn để mà đấu tranh mạnh mẽ chống “Chủ nghĩa tự do mới” như đang diễn
ra !. Sự thiếu tri thức sâu rộng và đúng đắn của nhiều lớp cán bộ lãnh
đạo, tuy anh dũng, kiên cường bất khuất, của đảng ta, đã để cho đất nước
ta,, nhân dân ta, đảng ta bỏ qua biết bao thời cơ vàng (sau chiến thắng
1954, 1975, 1968, 1989 . . .) để đưa dân tộc ta đi lên văn minh hiện
đại hơn hiện nay rất nhiều. Không phải dân tộc nào cũng có được một lãnh
tụ tư tưởng vĩ đại anh minh, thiên tài của chính mình, như Hồ Chí Minh
của chúng ta, Người đã có hẳn một chủ thuyết, khác hẳn chủ thuyết “đấu
tranh giai cấp đối đầu một mất một còn, khác ta là địch”, lấy “chuyên
chính vô sản” làm công cụ đàn áp nhân dân ngày càng quyết liệt để giữ
quyền lực sai lầm cho đến giờ phút chót trước khi tan giã như CN Mác –
Lê. Có thể nói vắn tắt: CN Mác – Lê chỉ có sức mạnh thực tế giúp giai
cấp công nhân liên minh với lao động nghèo khổ một số nơi trên thế giới
lật đổ được giai cấp tư sản ở những “mắt xích” còn rất non yếu của giai
cấp này. Giai cấp công nhân rõ ràng không đủ tri thức để tự một mình tổ
chức một xã hội văn minh tiên tiến như Mác và Lênin mong muốn. “Thiên
chức” xoá bỏ mọi thể chế lạc hậu hơn, xây dựng một xã hội văn minh tiến
bộ hơn luôn thuộc về tầng lớp ưu tú của mọi giai cấp, mọi thành phần xã
hội, những người có trí tuệ thật sự, biết đoàn kết, đại đoàn kết, liên
hợp lại thành sức mạnh vô địch của toàn cộng đồng, như bản chất đường
lối tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã từng vinh dự và xứng đáng đại
diện. Đây có thể là quy luật phổ biến nhất trên thế giới từ xưa cho đến
nay, chính vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh được hầu hết
những người thông thái và đại đa số các dân tộc trên thế giới kính
trọng, yêu mến, đã và đang làm theo.
CN Mác – Lê chưa từng thắng lợi ở đâu, trái lạị đã bị thế giới từ bỏ, kể
cả Nga, Trung Quốc và Cu ba.Với tư tưởng, đường lối đúng đắn Hồ Chí
Minh, nhân dân ta, đảng ta đã giành hết từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác,trái lại, cứ mỗi khi đảng ta vì giáo điều, xa rời tư tưởng đường
lối HCM, là chúng ta lại phạm ngay sai lầm, thậm chí rất nặng nề (Cải
cách RĐ, nhân văn giai phẩm, xoá bỏ công thương nghiệp tư nhân, hợp tác
hoá và công hữu hoá triệt để đất đai, và . . .bây giờ là suy thoái đạo
đức xã hội, là đàn áp ý kiến của cả những cán bộ cách mạng lão thành và
một bộ phân tinh tuý nhất trong giới ưu tú của đất nước, mà phần lớn
trong họ lại là do cách mạng, do đảng ta đào tạo ra !)
Có thể nói, Hồ Chí Minh đã bị buộc phải dựa vào thời thế để đấu tranh
giải phóng và xây dựng đất nước, trong khi, một mặt thì Pháp và Mỹ không
thấy được bản chất tư tưởng đường lối tân tiến (tự do dân chủ cộng hoà
và nhân quyền;”Đoàn kết xây dựng đời mới mà đấu tranh giai cấp là một
điều ngu ngốc”) của Hồ Chí Minh, mặt khác Người đã bị mắc vào thế kẹt
trong cuộc đấu tranh giữa hai trào lưu tư tưởng ý thức hệ trên thế giới,
tình thế chớ trêu đã bị buộc phải dựa hẳn vào Liên Xô và Trung Quốc (cả
về chật chất lẫn bị động, không kiểm soát được trong giáo dục đào tạo ý
thức hệ), trong đó, cho đến tận ngày hôm nay, đến tận giờ phút này,
phần lớn cán bộ đảng viên của đảng ta không hề nhận thức ra tính sách
lược lịch sử bị bắt buộc đó của Hồ Chí Minh. Biểu hiện rõ nhất của sự
nhầm lẫn này là , tuy đã buộc phải chấp nhận cải cách căn bản về kinh
tế, về hội nhập quốc tế (có mình Sở), nhưng vẫn “kiên định” CN Mác – Lê
(với đầu Ngô), cố gắng hạ thấp vị trí tư tưởng đường lối cách mạng Hồ
Chí Minh, vùi dập những tư tưởng văn minh, tiến bộ của Dân tộc. Đó là
sai lầm căn bản về đường lối trong thực hiện cách mạng XHCN đích thực
của chúng ta hiện nay, đi ngược lại trào lưu tiến hoá của Nhân
loại...Nếu chúng ta không khắc phục cho nhanh những sai lầm từ gốc hiện
có, thì , một mặt, sẽ tiếp tục làm hoang mang, nản lòng, chia rẽ trong
nhân dân, rất khó tạo được sức mạnh đoàn kết rộng lớn và nhiệt tình xây
dựng đất nước với tràn đầy tâm huyết của toàn dân tộc như xưa, mặt khác
lại tạo nguy cơ bị lạc lõng, bị biệt lập không chỉ về tư tưởng chính
trị, mà sự suy thoái khá nặng về văn hoá đạo đức xã hội và kỷ cương phép
nước cũng sẽ gây e ngại, thậm chí làm xa lánh, thất vọng đối với những
nước văn minh muốn đoàn kết ủng hộ chúng ta, mặt khác, bằng cách đó lại
vô tình tạo thêm cớ cho tư tưởng hành động chống phá chế độ, khuyến
khích mưu đồ thâm hiểm của kẻ thù dân tộc ! Khi thời cơ đến mà cố tình
bỏ lỡ là tội rất nặng đối với Nhân dân .
3. Kiến nghị lên Quốc hội, Trung ương Đảng, Chính phủ:
3.1-Trong tình hình trong nước và thế giới hiện nay, chúng ta càng cần
nhanh chóng nghiêm chỉnh quay trở lại về bản chất tư tưởng đường lối Hồ
Chí Minh, vì đó là tâm tư nguyện vọng cháy bỏng của toàn dân và gần như
là xu thế tất yếu của Thời đại: Đoàn kết, đại đoàn kết, không phân chia
giai cấp, tôn giáo, giầu nghèo, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc,
kể cả các yếu tố khác biệt với đường lối của đảng, miễn là nhất trí với
mục tiêu sự nghiệp các mạng, xây dựng đất nước giầu mạnh, văn minh của
Dân, do Dân và vì Dân;
3.2- Quay trở lại tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh trong hoà bình (không
cần chuyên chính, đàn áp) , ổn định và giữ vững phát triển kinh tế và
hội nhập có kết quả với thế giới văn minh, dẫn đầu là Mỹ, Nga, Nhật, Ấn
độ, với bộ phận Trung Quốc văn minh, tiến bộ, và với các nước tư bản
phát triển khác, cùng tât cả các lực lượng văn minh tiến bộ còn lại trên
thế giới.. .
3.3- Quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh trong một quá trình được
tính toán cẩn thận, làm sao không làm đảo lộn tổ chức và xã hội, không
làm mất ổn định chính trị, tránh gây ra sự thất thiệt không cần thiết
của bất kỳ tầng lớp nhân dân cán bộ nào, bởi “sai lầm tích tụ lâu nay
không phải của riêng ai, không do riêng ai”, và “Bộ Chính trị hiện nay
cũng là nạn nhân của những sai lầm quá khứ tích tụ lại” (VDP)
3.4- Muốn vậy, sự quay về tư tưởng đường lối HCM cần và nhất thiết phải
bắt đầu từ cấp cao nhất của đảng và Chính phủ, vì đây là những người đã
tự nguyện nhận lấy và đang quyết tâm giữ lấy trọng trách cao nhất đất
nước. Lấy lại niềm tin của nhân dân và của đảng viên vào sự lãnh đạo của
đảng phải bắt đầu từ những tiêu chí và chỉ dấu tiêu biểu nhất của Hồ
Chí Minh: Đại đoàn kết dân tộc, Liêm khiết, Khiêm tốn, Dũng cảm, Hy
sinh, biết “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, “Lấy Trí nhân thắng cường
bạo”, và phải bắt đầu từ Bộ Chính trị, TƯ Đảng.. Trên cơ sở đó Đảng và
Chính phủ nghiên cứu sửa đổi HP, và nhanh chóng đi đến những chính sách
cụ thể , sáng suốt trên tinh thần dựa vào “Thiên chức” của Dân.
3.5- Chừng nào TQ không tôn trọng những điều như TƯ hai bên đã giao kèo
với nhau, thì ta buộc phải cương quyết, dũng cảm “Quốc tế hoá” vấn đề
Biển Đông và phần lớn các biển đảo mà chúng ta đang sở hữu, nhưng chưa
đủ sức quản lý, khai thác. Chúng ta nên nhìn chiều hướng toàn cục tất
yếu của sự phát triển xã hội Loài người mà dũng cảm đi trước, dẫn đầu !
Đây cũng là “thời thế tạo anh hùng” , “biến nguy cơ to thành cơ hội lớn”
cho Dân tộc Việt Nam chúng ta lại một lần nữa sẽ lập kỳ tích mới trên
thế giới ! Thế hệ trẻ và Quân đội VN anh hùng đang sẵn sàng chờ đón
quyết tâm dũng cảm của Đảng ! Vận nước đã đến rồi !
3.6- Một số gợi ý cụ thể:
1/ Hãy thực sự, thực lòng lấy ý kiến nhân dân xây dựng Hiến pháp mới,
phù hợp thời đại mới của nước ta (tôn trọng nhân dân, đặc biệt là đối
với tầng lớp ưu tú của nhân dân, của đảng; tránh chụp mũ, phê phán đao
to, búa lớn với những ý kiến khác đường lối tư tưởng cũ của đảng và
chính phủ, và hết sức tránh mưu mẹo, dối trá với nhân dân, hoặc làm câu
chuyện hình thức đã rồi trong sửa đôi HP);
2/ Thời Hồ Chí Minh còn lãnh đạo trực tiếp, dù không có Điều 4, không có
quy định “Quân đội phải bảo vệ Đảng” trong Hiến pháp, cách mạng ta vẫn
đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vậy có ghi hay không ghi
không phải là vấn đề gì lớn mà cần gay gắt tranh luận, đánh giá, quy kết
nặng nề, hoặc thậm chí cho rằng “Bỏ Điều 4 là tự sát” (!) Trái lại,
ghi như vậy trong Hiến pháp lại dễ tạo chỗ dựa pháp lý cho những thế lực
xấu xa núp dưới danh nghĩa quang minh của toàn Đảng để làm hại dân. Còn
chừng nào Đảng ta nói chung đã phải dựa vào những điều này mới tồn tại
an toàn, thì lúc đó, chúng ta cũng không nên mơ hồ, thiếu nhậy bén để
hiểu ra rằng: Chúng ta đã hết vai trò lịch sử rồi ! Vì vậy, thay vì đấu
tranh kỳ được , thậm chí mạt sát người có ý kiến khác ta để có Điều 4 và
cụm từ “Quân đội nhân dân phải bảo vệ đảng” trong Hiến pháp, thì nên
tập trung vào việc làm cho nhân dân tôn trọng, thừa nhận thật sự vai trò
lãnh đạo của đảng như khi lãnh tụ Hồ Chí Minh còn sống,và quân đội một
lòng tin theo và bảo vệ đảng mà họ không cần biết có ghi điều đó trong
HP hay không ! Khi Dân đã “nổi can qua” thì cái HP không được lòng Dân
sẽ chẳng còn sức mạnh để bảo vệ chế độ CS đã suy thoái (Như LX cũ, như
Rumani, Ly Bi trước đây, và như Syry hiện nay);
3/ Là nước đi sau, hãy khiêm tốn học tập những cái hay của các nước tiên
bộ đi trước. Đó là nhà nước pháp quyền đầy đủ, thị trường tự do có điều
tiết và kiểm soát (như các nước phát triển đang làm), và xã hội dân sự
lành mạnh (giúp nhà nước điều tiết và quản lý thị trường và đất nước nói
chung có kết quả); Chúng ta cũng không câu nệ hình thức, nhưng vì đảng
ta luôn muốn để Tổng bí thư lên trên Chủ tịch nước, cờ đảng để đứng
trước cờ quốc gia, các khẩu hiệu vị Đảng ra mặt, như “Mừng Đảng, mừng
Xuân”, mà quên vế Mừng Tổ Quốc, mừng Nhân dân anh hùng, . . . , mặt
khác, về thực chất không thể giao quyền lãnh đạo toàn diện, trao quyền
quyết định cuối cùng cho mọi loại cấp uỷ đảng như hiện nay, v.v…vì đó là
những dấu hiệu không thuận lòng người, là sự phạm thượng của Đảng trước
cha ông, trước toàn dân tộc (mà ít ai dám nói công khai) và ngược với
lẽ thường trên thế giới văn minh!! Sửa ngay những cái chi tiết nhưng
mang ý nghĩa biểu trưng này sẽ có thể ngay lập tức lấy lại sự tin tưởng
mạnh mẽ trong lòng dân và thổi một luồng khí thế mới cho sự nghiệp đổi
mới thật lòng của Đảng.
4/ Công hữu đất đai tràn lan như hiện nay khi luật pháp và cơ chế chưa
hoàn chỉnh và nghiêm minh, thì chỉ làm mồi cho những thế lực tham nhũng
tiêu cực hoành hành, thậm chí dễ vi phạm nghiêm trọng quyền lợi cơ bản
của người Dân.Tại sao các nước tiên tiến họ giữ được trong sạch lành
mạnh hơn chúng ta ? Điều đó rất cần công khai thảo luận trên các diễn
đàn của tất cả mọi giới trong nước.
5/ Nên nhất trí với kiến nghị của các tầng lớp ưu tú là cần có Toà án
Hiến pháp. Nếu đảng mình mà công minh, chính đại, thì mình sợ gì ?! Chỉ
các thế lực tham nhũng, tiêu cực, nối giáo cho giặc thì mới sợ toà án,
luật pháp và công an từ dân mà ra mà thôi.
6/ Cuối cùng, Đảng ta cần dẫn đầu, bằng hành động cụ thể, nung nấu lại
nhiệt tình, tâm huyết và sự trong sáng thực sự của mọi tầng lớp nhân dân
trong xây dựng đất nước như đã từng hiện hữu ở mọi lứa tuổi trên mọi
miền Tổ Quốc ta trước đây.
Tất cả những điều trên , nếu thực hiện đúng, Đất nước ta sẽ TỪNG BƯỚC,
CÓ TRẬT TỰ , nhưng khẩn trương chuyển hoá đến một xã hội tốt đẹp hơn,
không gây đảo lộn gì lớn như “cách mạng hoa hồng”, hay “diễn biến hoà
bình” theo nghĩa xấu mà chúng ta sợ. Không những thế, nhân dân ta thậm
chí lại có thể an tâm tung hô lớn Đảng CS VN, đứng đầu là Bộ Chính trị,
muôn năm !
Tóm lại, nếu toàn Đảng, TƯ đảng, và Bộ Chính trị muốn tồn tại hoà bình
và được nhân dân tiếp tục tín nhiệm, ủng hộ, tôn trọng sự lãnh đạo, và
bảo vệ thì nên thông minh, sáng suốt, nhậy bén, bớt kiêu ngạo cộng sản,
bớt chủ quan, thuận theo nguyên vọng của nhân dân và xu thế tất yếu của
thời đại.
Sơ lược để kịp thời mấy điều nói trên, mong các Đ/C xem xét.
Vũ Duy Phú.
Viện những vấn đề phát triển
---------------
Xin tham khảo thêm các tài liệu giải trình trong trang web: vids.org.vn,
đặc biệt là hai bài của cùng tác giả: “Nội dung thời sự của những vấn
đề thời đại” và “Nói thật rõ để an tâm sửa tận gốc”.
Phụ lục:
Tại sao tôi tin yêu Đảng, vì từ trước Khởi nghĩa tháng 8 năm 45, tuy còn
nhỏ tuổi, tôi đã sống trong bầu không khí Cách mạng đấu tranh giành độc
lập dân tộc do Đảng lãnh đạo tại quê hương chúng tôi, từ đầu năm 1945,
tôi đã tham gia canh gác cho các vị cha chú vào Việt Minh hội họp bí mật
bàn chuyện đánh Pháp, đưổi Nhật.
Tại sao tôi tự cho rằng mình có nhận thức đúng để tự tin viết thư này
gửi đến các Đ/C ? Bởi từ tuổi thiếu thời, tôi đã phục vụ công tác văn
thư trong “Tổ nghiên cứu Chủ nghĩa Mác” trực thuộc Ban Tuân huấn Liên
khu uỷ, Liên khu 3 do Đ/C Nguyễn Văn Vịnh (liên khu uỷ viên) làm trưởng
ban; Ấn tượng sâu sắc nhất thời đó còn đọng lại trong tôi là tinh thần
tích cực vượt khó khăn gian khổ thiếu thốn trong chiến tranh của các Đ/C
lớn tuổi, là cuộc tranh luận găy gắt trong nội bộ về “Chủ nghĩa hội tụ”
(giữa CNCS và CNTB) mà bấy giờ được coi là rất “nhậy cảm”; bởi tôi đã
được các tổ chức đảng cơ sở cho đi học ở trường Nguyễn Ái Quốc 2 lần, và
một lần học giáo trình Chủ Nghĩa Mác – Lê ở đại học Liên Xô; còn bởi
tôi đã được cơ quan chuyên môn cho đi học đại học và nghiên cứu bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ về ngành điện tử ở Nga và Hungary, cùng khá
nhiều những đợt học tập, thực tập về quản lý và chuyên môn sau đó ở nước
ngoài; bởi tôi cũng đã trải qua công tác thực tế trong các cấp uỷ Đảng
từ cấp cơ sở đến cấp bộ ở khá nhiều nơi, cùng hơn ba năm công tác trong
môi trường quân đội. Trước khi nghỉ hưu, tôi đã chủ động vận động và
thành lập được Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử - Tin học Việt nam VEIA,
sau nghỉ hưu, tôi đã vận động thành lập Viện nghiên cứu Những vấn đề
phát triển-VIDS (đã vận động được GS Đặng Hữu làm chủ tịch Viện), sau đó
lại kỳ cục vận động thành lập Diễn đàn Lý luận Phát triển- FODS (và đã
đề nghị Đ/C Nguyễn văn An làm chủ tịch, với sự thuyết phục thêm của các
thành viên, đã được ông vui vẻ chấp nhận làm chủ tịch luân phiên). Mọi
việc tôi làm đối với 2 tổ chức sau này tôi đều có báo cáo với các cấp uỷ
Đảng, Bộ Nội vụ, từ tổ chức liên quan trực tiếp cho đến Đ/C Trần Đình
Hoan (lúc Đ/C đó làm Trưởng ban Tổ chức TƯ Đảng), sau đó là đến Đ/C
Trương Tấn Sang, (khi Đ/C còn là Thường trực Ban Bí thư). Hiện tôi đã
bàn giao công việc điều hành 2 tổ chức trên cho các cộng sự trẻ hơn của
chúng tôi, hiện nay tôi chỉ tham gia như một thành viên. Trong suốt quá
trình công tác, như mọi trí thức bình thường khác, tôi đã đọc rất nhiều
sách và nghe giảng rất nhiều về chính trị, trong đó có học thuyết Mác và
CN Mác – Lê, đồng thời cũng tự chiêm nghiệm, tự kiểm chứng được khá
nhiều điều trong thực tế công tác và cuộc sống, cả trong nước, và cả ở
nước ngoài. Đó là tóm tắt chỉ một số nét chính hoạt động của tôi. Vũ Duy
Phú./.
Ngày cập nhật: 5/4/013
(VIDS)
Thư bạn đọc đã ký Kiến nghị 72
Tôi xin thông báo với cộng đồng những người cùng ký Kiến nghị 72 một việc như sau:
Cách đây vài ngày có một người lạ xưng là công an gọi vào máy điện thoại
di động của tôi hỏi về việc đã tham gia ký Kiến nghị 72. Tuy không biết
đó là ai nhưng tôi đã nhận là mình có ký vào Kiến nghị 72. Họ bảo với
tôi đó là bản Kiến nghị của bọn phản động được giật dây từ nước ngoài.
Tôi trả lời có rất nhiều trí thức nổi tiếng tham gia ký Kiến nghị như GS
Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện IDS, ông Lộc
nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Việt Nam, các nhà văn, nhà báo… chẳng
nhẽ họ đều là phản động hay sao?! Ông ta hỏi quan điểm của tôi về điều 4
Hiến pháp. Tôi chưa trả lời. Sau đó họ hỏi địa chỉ của tôi và hẹn sẽ
đến Kon Tum gặp tôi.
Có thể tôi sẽ trả lời về quan điểm của mình về điều 4 Hiến pháp rằng:
- Hiện nay và trước đây đảng vẫn lãnh đạo mà không có điều 4. Tại sao
nhất thiết phải đưa điều 4 hiến định trong Hiến pháp để làm gì? Nó sẽ
làm giảm thêm uy tín của đảng mà thôi!
- Nhìn ra thế giới: rất nhiều đảng hay một chế độ đã sụp đổ để nhường
chỗ cho một đảng khác hay một chế độ khác lãnh đạo khi nó không còn đủ
uy tín với dân chúng. Vì vậy hiến định quyền lãnh đạo vĩnh viễn của một
đảng hay một chế độ vào Hiến pháp là sai lầm lịch sử không thể chấp nhận
được. Như vậy là không biện chứng, không tiến bộ.
- Việt Nam cũng đã có một số đảng phải từ bỏ quyền lãnh đạo của mình cho
đảng CS Việt Nam, chế độ phong kiến này nhường chỗ cho chế độ phong
kiến khác trong lịch sử Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Chiến tranh thì
ai cũng phải có trách nhiệm với tổ quốc, nhân dân đã ủng hộ đảng cứu
nước giành được chính quyền, đảng phải trân trọng và cảm ơn điều đó. Hết
chiến tranh đảng phải giao cho nhân dân quyền làm chủ đất nước và phải
hướng dẫn nhân dân lập khế ước để quản lý đất nước một cách khoa học chứ
không phải cậy công để áp đặt, thống trị nhân dân, như thế thì chẳng có
tiến bộ nào hơn chế độ cũ mà đảng đã lãnh đạo nhân dân lật đổ nó đi.
- Cuối cùng tôi muốn nói: trong đảng thì có kẻ xấu, người tốt, nếu hiến
định đảng lãnh đạo vào Hiến pháp thì vô tình đưa những kẻ đó đứng trên
đầu nhân dân hoặc có một số lợi dụng, ỷ vào điều đó để sách nhiễu nhân
dân. Vì vậy, đảng chỉ cử những người có đức, có tài và có đủ uy tín ra
ứng cử để được bầu vào bộ máy công quyền thôi, không thể ghi chung chung
như vậy vào Hiến pháp được. Đồng thời phải cho các tầng lớp nhân dân
khác quyền bình đẳng ứng cử, có cơ hội tham gia vào quản lý, lãnh đạo
đất nước nếu như họ tài giỏi, xuất chúng. Nếu đảng vì dân, vì nước, xin
đừng đánh mất cơ hội của các tầng lớp nhân dân muốn cống hiến cho tổ
quốc chỉ vì họ không có lí tưởng cộng sản.
Kính thưa đảng, vì rằng, mỗi chúng ta đều tuân theo quy luật sinh tồn:
sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già cỗi và chết, chế độ nào cũng vậy mà
thôi. Nếu chúng ta không có tầm nhìn mặc dù biết trước thế hệ cán bộ
đảng viên hy sinh cho dân tộc, cho nhân dân đất nước không còn nữa, hậu
duệ của đảng là ai? Những kẻ nào? Họ có khả năng, tài ba gì không? Họ có
thể cứu đảng trước thoái hóa biến chất ngày càng trầm trọng như ngày
nay không? Hay càng làm băng hoại thêm mọi giá trị nhân văn của dân tộc
mà đảng thì chỉ đứng nhìn mà thôi? Mấy ông thủ cựu già hết rồi có cần
phải áp đặt cái gông đảng lên dân tộc để giành phần cho bọn con cháu suy
đồi tham nhũng tàn phá đất nước được pháp luật bảo trợ không?
(Tôi linh cảm có điều gì không ổn vậy nên xin đăng điện thoại người gọi tôi: 0978199xxx; ĐT của tôi: kieuhung 0979707233).
LKH
(BVN)
Cao tốc, tốc độ cao hay “cải lão hoàn đồng”
Người dân đã một phen hú vía với ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt cao
tốc Bắc-Nam. Hú vía bởi vì với số tiền đầu tư xây dựng dự án gần 60 tỉ
USD thì cả 90 triệu dân nằm mơ cũng không ra.
Nếu đi vay thì cũng phải trả, vậy thì trả đến đời nào. TS Trần Đình Bá -
hội viên Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam - từng phát biểu
rằng, tham vọng đường sắt cao tốc là “ý tưởng của những người thích
đùa”.
Sau khi đùa một thời gian, những người có ý tưởng đó đã tạm thời không
đùa nữa. Nhưng những chuyến tàu xuôi ngược Bắc – Nam không thể chậm chạp
góp phần kéo đất nước chạy lùi. Cho nên, có một điều dứt khoát là phải
xây dựng một đường sắt mới cho Việt Nam.
Tàu cao tốc đã là phương tiện quen thuộc tại các nước phát triển. |
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, sẽ trình Chính
phủ về đề án xây dựng đường sắt Bắc - Nam; nhưng không phải là dự án
đường sắt cao tốc mà chỉ là đường sắt tốc độ cao, khổ 1,435 mét. Hiện Bộ
GTVT đang xây dựng tuyến đường sắt này theo hai phương án đường sắt
khác nhau.
Phương án 1 là tiếp tục nâng cấp đường sắt hiện có đạt tốc độ 90 -
110km/giờ để chạy tàu Hà Nội - TPHCM từ 15-17 giờ với tốc độ bình quân
100km/giờ, phương án 2 là phối hợp nghiên cứu xây dựng đường sắt khổ đôi
1,435 mét. Bộ GTVT sẽ huy động BOT của nhà thầu quốc tế và trong nước,
phấn đấu trước năm 2030 hoàn thành đường sắt khổ đôi mới độc lập với
tuyến đường sắt cũ.
Ý tưởng bỏ từ đường cao tốc để làm tốc độ cao nghe ra có vẻ thực tế hơn
về mặt chữ nghĩa, nhưng tính thành tiền e cũng không dễ đùa được. Các
phương án tính toán đều chạm đến số tiền trên chục tỉ USD và cho đến năm
2030 mới có thể xong. Đây là một thách thức với một quốc gia nghèo,
trong đó có quá nhiều việc cần tiền, quốc lộ 1 còn bê bối chưa biết đến
khi nào mới thu xếp cho tử tế. Chính vì thế, các chuyên gia phần lớn đều
lên tiếng ủng hộ nhưng băn khoăn chuyện tiền nong, hỏi chúng ta có tiền
để làm hay không?
Hiện thực hơn, TS Trần Đình Bá - qua bức thư ngỏ gửi - cũng là bức tâm
thư gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng, đề xuất mở rộng đường sắt từ khổ 1 mét
qua 1,435m, tốc độ 100 -140km/h, hành trình Bắc - Nam rút lại còn 12 -
15 giờ.
TS Bá phân tích, chỉ mở rộng khổ đường thêm 2 gang tay bằng cách thay
tàvẹt, ray và bánh sắt, không phải đền bù giải tỏa, không phải làm mới
cầu hầm, tín hiệu giao thông, nhà ga … nên thời gian thi công rất nhanh,
chỉ 1 năm là xong.
TS Bá quả quyết: “Đường sắt hiện nay đã lạc hậu. Nếu bỏ đi khác nào ta
vứt đi tài sản 30 tỉ USD, giữ lại khác nào ta ôm một kho đồ cổ…Nay ta
không bỏ, nhưng để có chiếc áo mới thênh thang cho 90 triệu dân, đó là
nghệ thuật “cải lão hoàn đồng” bằng cú đột phá chiến lược: Tổng lực,
thần tốc mở rộng hiện đại đường sắt quốc gia!”.
Đề xuất “cải lão hoàn đồng” đường sắt Việt Nam có vẻ rất “kiếm hiệp”,
nhưng lại không phải là ý tưởng của người thích đùa. Hy vọng Bộ trưởng
Đinh La Thăng sẽ tiếp tục tôn trọng tiếng nói của các nhà khoa học để
đưa ra quyết định có lợi nhất cho quốc gia, dân tộc.
Lê Thanh Phong
(Lao động)
Phạm Xuân Nguyên - Những kiểu tranh luận thiếu tư cách, nhân cách
Trong cuộc sống khi có chuyện tranh chấp, tranh luận với nhau mà thay vì
tập trung vào việc chính cần nói, cần bàn, bên này lại quay ra nói xấu
cá nhân bên kia, lôi chuyện đời tư của bên kia ra để đả kích, khi đó
người ta gọi là “bỏ bóng đá người”.
Làm thế chứng tỏ là đuối lý, bất lực, thiếu tư cách và nhân cách, là
không bình đẳng và công bằng trong tranh luận. Tóm lại như thế là chơi
xấu.
Thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng, đang khủng hoảng.
Người ta đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này. Có nhiều phương
cách được đề ra. Nhưng tựu trung phương cách chính được nói đến nhiều
nhất là Chính phủ phải can thiệp, phải ra tay ứng cứu, giúp đỡ các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Phần đông người đều cho đó là cách giải
cứu tối ưu, hiệu quả, sẽ có hiệu lực vực dậy nhanh chóng thị trường bất
động sản. Bất ngờ doanh nhân Alan Phan lên tiếng với một đề nghị gây
sốc: Hãy để cho thị trường bất động sản rơi tự do, không cần Chính phủ
giải cứu, sau một thời gian nó sẽ lập lại cân bằng và phát triển trở
lại. Lập tức đề nghị của ông Alan Phan gây tranh luận mạnh mẽ. Một số
nhà nghiên cứu kinh tế và những người am hiểu thị trường tỏ ra thích
thú, đồng tình với ông. Nhưng CLB bất động sản thì bức xúc, bực bội và
đòi được đối chất, tranh luận với ông. Và ông Alan Phan đã chấp nhận đối
thoại với yêu cầu có mặt của những người am hiểu kinh tế nói chung và
bất động sản nói riêng. Ông cũng nói trong cuộc tranh luận này sẽ không
có bên nào thắng mà là cùng nhau tìm ra con đường cứu thị trường bất
động sản đang khủng hoảng hiện nay.
Câu chuyện diễn ra như thế là bình thường khi các ý kiến trao qua đổi
lại. Nhưng điều không bình thường, điều đáng phê phán là trong khi chưa
tìm ra cách bác bỏ đề nghị của ông Alan Phan thì một số người đã tìm
cách moi móc việc riêng của ông, lấy lịch sử kinh doanh của ông để chứng
minh là ông sai, ông liều khi đề xuất cho rơi tự do thị trường bất động
sản. Cái cần tranh luận ở đây là tại sao ông Alan Phan lại nêu ra đề
xuất đó, nó có cơ sở lý thuyết và thực tiễn nào, nó có khả thi không, nó
sẽ đưa lại hiệu quả nào chứ không phải là ông đã làm gì trong quá khứ,
ông đã thất bại ra sao trong quá trình xây dựng sự nghiệp của mình. Kiểu
tranh luận mà hỏi “Alan Phan là ai” thì đúng là kiểu “bỏ bóng đá
người”. Đó là kiểu chơi không đàng hoàng, minh bạch, chứng tỏ người chơi
yếu thế. Trong tranh luận, khi một bên đã chơi kiểu “bỏ bóng đá người”
như vậy thì không còn gì để nói nữa, thì không đáng nói với nhau nữa,
thì coi như bên đó đã chịu thua.
Tôi đã từng gặp phải kiểu này trong các cuộc tranh luận văn học. Trước
một tác phẩm, tác giả, một hiện tượng văn học, lẽ ra tranh luận, đối
thoại là phải xoáy sâu vào chính đối tượng, phân tích, bình luận, đánh
giá nó khách quan và khoa học thì người ta lại xoay sang nói về cá nhân
người tranh luận, lôi những chuyện riêng tư không giúp ích gì cho việc
làm sáng tỏ vấn đề đang bàn đến. Rốt cục đọc các bài viết gọi là tranh
luận như vậy, độc giả không thấy được điều họ cần, thay vào đó họ chỉ
thấy phơi bày tư cách đáng xấu hổ của một bên tranh luận.
Sự kiện Alan Phan và thị trường bất động sản thêm một lần nữa báo động
về văn hóa tranh luận, đối thoại ở ta. Nó cho thấy môi trường đối thoại
đang bị ô nhiễm vì lợi ích, không phải là để truy cầu chân lý, tìm đến
sự thật. Mà đây chỉ mới là một dạng tranh luận, có thể gọi là tranh luận
kiểu “bỏ bóng đá người”. Còn một dạng nữa là tranh luận kiểu “cả vú lấp
miệng” mà thời gian qua cũng đang bùng phát. Tranh luận theo hai kiểu
này thì người thua thiệt chính là phía chủ trương tranh luận như vậy và
hậu quả là làm rối loạn dư luận xã hội.
Phạm Xuân Nguyên(PLTP)
Hoàn Cầu Thời Báo - Trung Quốc dự định mở cửa du lịch tại quần đảo Tây Sa vào trước tháng Năm
Trung Quốc đang lên chương trình mở cửa cho du khách đến thăm Quần đảo
Tây Sa (Tiếng Việt: Hoàng Sa - ND) trên vùng biển Nam Hải (biển Đông -
ND) vào dịp lễ tháng Năm sắp đến, Tan Li, phó chủ tịch tỉnh Hải Nam
tuyên bố hôm thứ Bảy.
Người dân được phép đến thăm những hòn đảo trên những chuyến tàu du
lịch, ông Tan nói tại Diễn đàn Bác Ngao thuộc Hội nghị châu Á Thường
niên 2013, sẽ được khai mạc hôm Chủ nhật.
Chi tiết về các tuyến du lịch, khả năng tiếp đón du khách sẽ được thông báo sau, ông cho biết.
Quần đảo Tây Sa bao gồm 40 đảo nhỏ, bãi cát và rặng san hô.
Du khách sẽ ăn uống và nghỉ ngơi trên những tàu du lich và có thể đổ bộ lên các đảo để ngắm cảnh, vị quan chức này nói.
Các tàu du lịch được chọn vì khách sạn và những cơ sở phục vụ du lịch không đủ khả năng, ông cho biết.
Chỉ có một khách sạn với 56 phòng trên hòn đảo Vĩnh Hưng (tiếng Việt:
Đảo Phú Lâm - ND) rộng 2.13 kilômét vuông, hòn đảo lớn nhất trong quần
đảo Tam Sa và là nơi đặt trụ sở chính quyền của thành phố Tam Sa. Hơn
nữa, không có nước ngọt và toàn bộ nhu yếu phẩm đều phải được vận chuyển
từ ngoài vào.
Thành phố này được thành lập vào mùa hè năm trước để quản lý hơn 200 đảo
nhỏ, bãi cát và rặng san hô ở các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa
(Trường Sa - ND) và vùng biển chung quanh rộng 2 triệu kilômét vuông.
Một chiếc tàu du lịch với tổng trọng lượng đăng ký 47 nghìn tấn có thể
chứa được 1,965 du khách đang sẵn sàng xuất bến, công ty chủ quản
Haihang Group Corp Ltd cho biết.
Công ty Vận chuyển và Cảng Hải Nam đang đóng thêm một chiếc khác.
“Giá cả chuyến du lịch sẽ tương đối cao vì chi phí xây dựng cơ sở hạ
tầng du lịch cao,” Huang Huaru, tổng giám đốc của một đại lý du lịch tại
Hải Nam cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng Tây Sa có thể chỉ đón nhận được một số ít du khách vì môi trường khắc nghiệt ở đấy.
Việc thiết lập Thành phố Tam Sa sẽ tăng cường việc quản lý khu vực của
Trung Quốc và giúp phối hợp các nỗ lực nhằm phát triển các hòn đảo và
bảo vệ môi trường hàng hải, Zhao Zhongshe, giám đốc Sở Đại dương và Hải
sản tỉnh Hải Nam cho biết.
Ông Tan nói chính quyền địa phương sẽ đóng thêm những chiếc tàu tiếp
liệu, cảng cũng như các cơ sở cung cấp và thoát nước để tăng cường cơ sở
hạ tần ở Tam Sa.
Trong khi đó, chính quyền cũng sẽ tăng cường việc bảo vệ hệ thống sinh
thái để giữ gìn hòn đảo cũng như nguồn tài nguyên hải sản và bảo tồn hệ
thống sinh học đa dạng của khu vực, ông nói.
Diên Vỹ chuyển ngữ
07.04.2013
Điều gì làm Trung Quốc sợ?
Cả nhà cầm quyền và dân chúng của ba nước này đều công khai chống đối và cản trở nhiều chính sách của Hoa Thịnh Đốn, thế mà Mỹ hàng năm cứ phải đổ vào hàng tỷ đô-la viện trợ cả kinh tế lẫn quân sự. Lý do vì Hoa Kỳ sợ các quốc gia nói trên rơi vào cánh Hồi Giáo cực đoan (hay tệ hại hơn nửa là Al Queida) thì hiểm nguy cho Mỹ sẽ còn to lớn hơn rất nhiều so với những tốn kém hiện thời.
Trở lại với tình hình Đông Á, một trong các trọng tâm của Bắc Kinh là không thể để cho Bắc Hàn, Việt Nam, Lào và Cam Bốt tách rời khỏi quỹ đạo của Hoa Lục đi vào dân chủ. Trên địa lý chiến lược vì Trung Quốc cần những nước này làm khu vực trái độn, về chính trị và xã hội do Bắc Kinh quan ngại một thay đổi lớn như vậy ở ngay sát biên giới sẽ có ảnh hưởng sâu đậm đến nội tình Trung Quốc. Cho nên Bắc Kinh sẽ dùng mọi thủ đoạn từ hổ trợ cho đến kềm chế để các chế độ nói trên không thể bị sụp đổ nhằm phục vụ cho quyêề lợi Trung Quốc.
Nhưng ngược lại, nhà cầm quyền của các nước lân bang cũng phải thấy rỏ yếu điểm nói trên của Bắc Kinh, để nếu có bị lệ thuộc nhưng không bắt buộc phải hèn nhát nhất là khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm. Pakistan, Iraq, Afghanistan vừa nhận viện trợ nhưng vẫn ngang ngược với Mỹ, rồi đến Bắc Hàn cũng cứng đầu với Trung Quốc, thì không có lý do gì nhà cầm quyền Việt Nam phải khiếp sợ đối với đàn anh.
Lý lẽ để Hà Nội đưa ra cho Bắc Kinh rất đơn giản: quý vị ỷ thế nước lớn chèn ép quá mức, đến một lúc nào dân chúng tôi công phẩn nổi dậy thì vị trí lãnh đạo của chúng tôi cũng phải lâm nguy! Khi đó hoặc Hoa Lục phải chấp nhận một nước Việt Nam dân chủ sát cạnh biên giới, còn nếu tính đem quân đội vào để cứu vãn một nhà nước thân Trung Quốc thì cứ xem trước gương của Liên Xô tiến vào A-Phú-Hãn chớ đừng vội vã.
Bên cạnh lời nói phải có các chính sách để cũng cố nội lực và xoa diụ dân chúng: ngăn chận hàng Trung Quốc tràn ngập phá hoại nền kinh tế, công nghiệp và sức khoẻ của dân chúng; kiểm tra chặc chẻ việc người Hoa lan tràn lẫn lộn trong nước; và phải để dân chúng thể hiện công khai và hợp pháp quan điểm chống các bước bành trướng của Trung Quốc.
Nói cho cùng, kế hoạch này là Hạ Sách vì không thể xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững dựa trên hù doạ rồi bắt bí lẫn nhau. Thượng Sách là mở cánh cửa chuyển hoá dần sang Dân Chủ và chọn những đồng minh không những dựa trên quyền lợi chiến lược mà cần chia sẻ các giá trị nhân bản thì mới lâu dài như trường hợp giữa Mỹ – Nhật – Tây Âu – Úc, và giờ đây thêm vào Nam Hàn. Miến Điện sát cạnh Trung Quốc nhưng đã mở được cánh cửa dân chủ thì Việt Nam cũng có thể làm được.
Nhưng trong tình cảnh bế tắc hiện thời, muốn giữ quyền lãnh đạo nhưng vẫn còn tự trọng không khíếp nhược ngoại bang thì thà áp dụng Hạ Sách còn hơn ngậm im miệng trước những chèn ép của đối phương!
Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
Thế giới không thể bị mắc lừa Trung Quốc mãi
Ánh sáng của công lý phải bắt đầu
Sau những động thái gây ra hàng loạt các vụ gây hấn của Trung quốc tại
vùng biển Philippines khiến chủ nhà quyết định đưa vấn đề tranh chấp ra
tòa án quốc tế đã khiến Trung quốc từ chối ra tòa nhưng bị mất mặt và
rồi đến các tranh chấp đảo biển với Nhật tại các hòn đảo vốn xưa nay vẫn
của người Nhật quản lý, tình hình căng thẳng như sợi dây đàn, cả thế
giới đã lên án và đứng về phía Nhật bản. Nhưng dư luận quốc tế và Hoa kỳ
lại càng cảnh báo và lên án hành động hiếu chiến, điên cuồng đến mức
nguy hiểm khi đã cho tầu chiến bắn thẳng vào tầu đánh cá của ngư dân dân
Việt nam trên ngay vùng biển của mình, khiến tầu bị cháy đe dọa đến
tính mạng của hàng chục ngư dân hiền lành.
Ngày 25.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu
rõ: “Ngày 20.3.2013, tàu cá mang số hiệu QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh
Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường
truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu
Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy ca-bin”. Báo chí châu Âu và đặc
biệt là từ Hoa kỳ đã lên án hành động ngông cuồng này và đòi nhà cầm
quyền Trung quốc phải xin lỗi và bồi thường cũng như chấm dứt hành động
kẻ cướp này. Các báo đều đăng tin chi tiết với tựa đề “Trung Quốc bắn
cháy ca-bin tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Mỹ Ông Patrick Ventrell ngày 26-3 tuyên bố: “Là một nước Thái Bình
Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn
trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị
ngăn trở trên biển Đông. Do đó, chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa
hoặc dùng vũ lực hoặc áp bức để tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bởi
bất cứ bên liên quan nào”. Ông Ventrell cho biết thêm những sự kiện như
thế này càng cho thấy sự cần thiết phải có “một bộ quy tắc ứng xử để xử
lý một cách minh bạch và hợp pháp”. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự quan tâm
sâu sắc và cho biết đang tìm hiểu kỹ càng vụ việc tàu Trung Quốc bị tố
bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam, đồng thời nhắc lại lập trường kiên quyết
phản đối sử dụng vũ lực trên biển Đông.
Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh bên chiếc tàu bị Trung Quốc bắn cháy. Ảnh: NLĐ |
Ngay khi phía Việt nam lên án hành động vô nhân đạo mất tính người trên
đây thì phía Trung quốc đã ngang nhiên cho rằng đó là hành động cần
thiết và yêu cầu phía Việt nam không nên để tầu thuyền của nước mình vào
vùng biển thuộc chủ quyền của Trung quốc. Nhưng khi vấp phải sự phản
ứng quá mãnh liệt từ nhiều phía thì ngày 27.3 Bộ Quốc phòng Trung Quốc
vào hôm nay thông báo tàu hải quân nước này đã bắn hai quả pháo sáng vào
một tàu cá Việt Nam tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức hải quân Trung Quốc bao biện rằng pháo
sáng được bắn lên trời và đã cháy hết trên không trung nên không có
chuyện cháy tàu cá Việt Nam. Quan chức hải quân này còn trắng trợn vu
cáo rằng phía Việt Nam đã “bịa đặt” vụ bắn tàu cá.
Dư luận giờ đây của mọi tầng lớp nhân dân Việt nam và cả kiều bào ở nước
ngoài đã không còn có thể chấp nhận được nữa. Họ đang có cuộc vận động
để Liên hợp quốc cho một phái đoàn đi điều tra sự thật về vấn đề này và
cũng yêu cầu Đảng, Nhà nước Việt nam hãy noi gương Philipine đưa vấn đề
Hoàng sa, Trường sa và cả vấn đề trên đây ra tòa án quốc tế. Nếu lần này
phía Nhà nước Việt nam không kiên quyết làm sáng tỏ vấn đề một cách
kiên quyết thì ngay cá nhân chủ tầu cũng có đầy đủ tư cách để đệ đơn ra
tòa án quốc-tế để làm sáng rõ vấn đề này và đòi nhà cầm quyền Trung quốc
phải xin lỗi và bồi thường chính đáng. Còn một số đông khác nhấn mạnh
phải đuổi cổ đại sứ quán Trung quốc ra khỏi Việt nam. Các báo chí trong
nước đã đồng loạt đăng tin về sự kiện nghiêm trọng này và họ thấy không
còn lý do để im lặng được nữa. Hàng loạt các luật sư Việt nam trong và
ngoài nước đã đồng tình nhất loạt ủng hộ giúp đỡ gia đình nạn nhân trước
tòa án quốc tế mà không đòi hỏi thù lao nào. Gia đình Họ coi đây như là
bổn phận và hành động yêu nước của người công dân trước vấn đề nghiêm
trọng về vận mệnh của đất nước. Các luật sư người Việt nam sẽ sẵn sàng
kêu gọi sự trợ giúp pháp lý của các luật sư người Mỹ, Pháp, Hà lan, Bỉ,
Anh v.v…để giúp đỡ thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh để đưa Trung Quốc ra
trước vòng móng ngựa của Tòa án quốc tế. Người ta tin tưởng rằng nhất
định chiến thắng sẽ thuộc về gia đình nạn nhân và người Việt nam.
Thế giới không thể bị mắc lừa Trung Quốc mãi. Ánh sáng của công lý phải bắt đầu.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Thực trạng quan chức thao túng giá xăng dầu và một vài giá hàng nhu yếu phẩm khác ở Việt Nam
Chị
Lê Thị Phi Vân học Thạc sĩ về phát triển nông thôn tại Viện kỹ thuật Á
Châu (AIT Bangkok) hiện đang công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược
phát triển Nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ NN & PTNT, theo TS. Tô Văn
Trường là một phụ nữ trí tuệ, tâm huyết, thẳng thắn, có chính kiến,
người đã có một số bài viết về cây trồng biến đổi gène ở Việt Nam.
Vừa
qua chị đi công tác tại Indonesia, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp một số nước
Đông Nam Á và phát hiện ra một sự thực trớ trêu: giá xăng ở Việt Nam
đắt hơn rất nhiều so với Indonesia và cũng đắt hơn một số nước Đông Nam
Á. Sự thực này đánh bại tin đồn lâu nay vẫn được loan truyền là giá xăng
của ta thấp hơn các nước xung quanh và con buôn vẫn tuồn xăng của ta ra
nước ngoài để ăn chênh lệch. Chị Phi Vân đã tìm hiểu điều hoang tưởng
đó và lại phát hiện thêm một sự thực tệ hại nữa, rằng khi các quan chức
Việt Nam lấy giá tham chiếu nước ngoài để tăng giá xăng nhập khẩu trong
nước thì chính là họ lấy giá của Campuchia và Lào, nhưng khốn thay, đấy
lại là hai nước mà Tổng công ty xăng dầu của VN làm đại lý lớn nhất ở
đó. Nghĩa là... chính đám độc quyền của Việt Nam “ra giá” cho thị trường
xăng hai nước bạn rồi quay trở lại lấy nó làm “chuẩn” để móc hầu bao
dân chúng Việt Nam. Than ôi, định hướng XHCN là như thế này chăng?
Thế
nhưng không phải chỉ có giá xăng dầu mà thôi. Giá phân đạm mà các Công
ty đang bán cho nông dân cũng trong tình trạng tương tự. Theo điều tra
của chị Phi Vân, giá phân đạm hiện bán ở Việt Nam cao gần gấp ba lần
cũng loại phân đó bán ở Indonesia!!! Nghe mà choáng người. Ngẫm nghĩ trở
lại những bài viết của ông Hai Kim trước đây từng đăng nhiều kỳ trên BVN
chúng tôi bỗng hiểu rõ hơn lý do vì sao ông ấy lại dành một thái độ yêu
kính chân thành đối với bà Thủ tướng nước Thái Lan đến thế! Không phải
bà ấy trẻ, đẹp, đàng hoàng, mà chủ yếu là bà ấy thực sự yêu nhân dân Thái Lan của bà ấy.
Thì
ra... ép giá lúa rẻ mạt để xuất khẩu thu siêu lợi nhuận và bán phân bón
cho nông dân với giá lên trời trong khi vẫn đang được nhà nước trợ giá
đầu vào trong sản xuất phân bón để kiếm siêu lợi nhuận một lần thứ hai,
đấy là cách “quay vòng” đầy “tình thương yêu giai cấp” mà các tập đoàn
lúa gạo, phân bón nhà nước chúng ta (chẳng hạn Hiệp hội Lương thực Việt Nam
– VFA, Hiệp hội phân bón Việt Nam – FAV, v.v.) lâu nay vẫn sốt sắng thi
hành như một chiến lược đối với người “anh em chí cốt trong cùng hàng
ngũ” đã kề vai sát cánh với mình từ hơn 60 năm nay rồi, có phải thế
không?
Được
phép tác giả, chúng tôi xin đăng trọn vẹn lá thư của Thạc sĩ Lê Thị Phi
Vân gửi TS. Tô Văn Trường kèm theo một số phụ lục ảnh chị mới cập nhật ở
Indonesia, cũng như lá thư do người bạn của chị báo cho biết giá xăng ở
Mỹ, để đồng bào trong nước và bạn đọc xa gần nắm được đích xác... “niềm
hạnh phúc” mà dưới chính thể tốt đẹp gấp vạn lần bọn tư bổn này, dân
chúng nước mình đang được “tọa hưởng”.
Bauxite Việt Nam
03-04-2013
Dear anh Trường,
Em
vừa đi công tác 2 tuần ở Indonesia về. Tại Indo em được tiếp xúc với
khá nhiều đồng nghiệp ở 9 nước ASEAN bao gồm VN, Indonesia, Bruney,
Thailan, Malaysia, Philipines, Lào, Capuchia, Myanmar. Điều chúng em
nhận thấy rất rõ ràng là người dân Việt Nam mình đang bị các quan chức
VN bịt mắt, cung cấp thông tin sai sự thật. Hiện tại giá xăng dầu ở
Indonesia đang ở mức rẻ không ngờ: Xăng thường dùng (ở bên Indonesia
gọi là Premium) có giá bán lẻ tại các cây xăng là 4.500 rupi/lít, tương
đương với 9.000 VND. Giá dầu diezel cũng có giá 4.500 rupi/lít. Đây là 2
loại xăng dầu thông dụng của người dân Indo nên Chính phủ Indo có trợ
giá. Hai loại xăng còn lại là xăng A92 và A95 không được trợ giá nên giá
bán lẻ ở các cây xăng là 10.400 rupi (20.800 VND) đối với xăng A92 và
10.900 rupi (21.800 VND) đối với xăng A95, như vậy ngay cả khi không
được trợ giá thì người dân Indo cũng phải trả một mức giá rẻ hơn ở Việt
Nam rất nhiều, trong khi đó ở VN các quan chức luôn ra rả lừa dối dân ta
rằng giá xăng dầu của VN rẻ hơn giá xăng dầu ở các nước láng giềng,
rằng nếu không tăng giá thì xăng dầu chảy lậu ra khỏi biên giới. Họ lấy
giá tham chiếu là giá xăng dầu ở Campuchia và Lào là những nước mà chính
các Tổng công ty xăng dầu của VN làm đại lý lớn nhất ở đó. Vậy là lấy giá của ta làm tham chiếu cho chính ta.
Thực
ra khi ở Indo các bạn Lào và Campuchia cũng đều rất ngỡ ngàng vì cảm
thấy mình bị lừa. Họ cho biết giá xăng dầu mà Việt Nam bán cho họ quá
cao so với thế giới. Em hỏi các bạn Bruney thì được biết giá xăng dầu ở
Bruney rẻ hơn nước và người dân được dùng gần như miễn phí, họ chỉ phải
trả tiền mua nước thôi. Tất nhiên ở một nước như Bruney thì mình không
so sánh được rồi, tuy nhiên khi hỏi các bạn Philippines và Malaysia thì
họ cho biết giá xăng dầu của họ cũng chỉ hơn $1 một chút thôi.
Tương
tự, giá phân đạm mà người nông dân ở Indo phải trả rẻ hơn rất nhiều so
với giá mà người dân VN phải trả: Nông dân Indo chỉ phải trả có 1,8
rupi/1 kg đạm, tương đương với 3.600 VND trong khi đó người nông dân VN
đang phải gánh một mức giá siêu bất hợp lý là khoảng 10.000 – 11.000
VND/kg, tức là cao gấp gần 3 lần Indonesia, trong khi đó các doanh
nghiệp sản xuất phân bón VN đang được nhà nước trợ giá đầu vào!!!
Thật
là không thể nào lý giải nổi. Những sự bất hợp lý như vậy chỉ có thể
thấy được ở VN mà thôi. Thế mới biết làm công dân VN bị thiệt thòi như
thế nào!
Em
Le Thi Phi Van
Researcher
Institute of Policy & Strategy for Agriculture & Rural Development
Ministry of Agriculture & Rural Development
Ad: No. 16 Thuy Khue Street, Hanoi, Vietnam
Phụ lục 1: Một số ảnh chụp biểu giá xăng ở Indonesia vào ngày 05-04-2013 cho thấy giá xăng còn hạ hơn ngày tác giả có mặt ở Indo:
05-04-2013
Dear anh Trường, anh Chi và anh Quang,
Em
đã nhận được một số ảnh mà người bạn ở Indo vừa gửi cho. Các anh
download xuống và xem nhé. Theo những hình ảnh này thì hôm nay giá xăng
A92 ở Indo đã giảm đi so với hôm 30-03 em ở đó rồi, vì hôm đó chính xác
giá em nhìn thấy là 10.400 rupi/lít xăng A92 cơ, hôm nay em thấy giá
niêm yết được chụp trên ảnh chỉ còn có 9.850 rupi thôi.
Em Phi Vân
Phụ lục 2: 3 lá thư của một người bạn gửi từ Mỹ
05-04-2013
Em vừa nhận được thêm thông tin này, gửi các anh tham khảo.
Em Phi Vân
From: TaiNgoc
Date: 2013/4/5
Subject: Re: Fwd: Fw: Trách nhiệm của ai?
To: Phi Van Le Thi
Day la gia xang, va thue o My, anh viet cho Van xem, just for information.
Data nay la ngay 25-2-2013, luc do gia xang la $4.21/ 1 gallon (25.000 dong 1 lit)
Moi mot gallon, tien:
Mua dau tho ^ : 2,66
Bien dau tho thanh xang 0,71
Chuyen cho, quang cao 0,19
Thue Lien bang 0,18
Thue Tieu Bang 0,36
Thue thanh pho 0.09
Gia xang ban cho nguoi tieu thu: 4,21/ 1 gallon
Ly do My xang ban re vi tien thue chinh phu dong rat it, Van thay tong cong chi? co 63 cents cho moi mot gallon ba'n $4,21
TaiNgoc
* * *
2013/4/5 TaiNgoc
Hello Van,
Ho list 2 gia: re nhat (lowest) va dat nhat (highest)
Thuong
thi o nhung noi trong downtown gia xang rat dat (khong co ai dien ma
dung), noi nha nguoi ta o thi gia re, khoang 4 dollars.
Anh chup hinh cay xang o nha anh, kem theo.
Nuoc
My rat it noi dung xang diesel. Chi co Au Chau ho mo'i dung cho xe vi
re tien. Xe hoi o My khong xe nao chay bang diesel het.
TaiNgoc
* * *
2013/4/5 TaiNgoc
Van,
O day ho co nhung website liet ke gia xang. Van vao link nay se thay gia xang o Los Angeles
(gia cho moi gallon $3,89)
TaiNgoc
(BVN)
Thảm kịch của một nền giáo dục
Học sinh xé đề cương môn Sử khi biết không thi tốt nghiệp
Hàng trăm học sinh tập trung ra hành lang, hò hét và đồng loạt xé giấy thả xuống rơi trắng cả sân trường.
Khi Bộ Giáo dục thông báo năm nay sẽ không thi tốt nghiệp THPT môn
Lịch sử, nhiều học sinh đã hẹn hò trên mạng cùng đồng loạt xé đề cương
môn này. Video quay trường THPT Nguyễn Hiền, quận 11, TP HCM, ngày
30/3.
* Video Xé đề cương môn Lịch sử khi biết không thi tốt nghiệp |
Hàng trăm học sinh tập trung ra hành lang, đồng loạt xé đề cương và hò hét. |
Đề cương trắng xóa cả sân trường. |
Nguyễn Minh Hoàng Hải
(VnExpress)
Trần Đăng Khoa - Bí mật của lão Khoa ở nước Nga
Gọi là « bí mật », nhưng thực ra cũng chẳng còn gì là « bí mật » nữa.
Bởi Lão Khoa cũng đã có lần kể qua ở đâu đó hình như trên truyền hình,
mà cũng lâu rồi về cái chuyện lão đi thi hồi lão học bên Nga, cái chuyện
cô gái Nga nào đó giúp lão …
À, đấy là kỳ thi đầu tiên năm thứ nhất. Khi đó tôi đã là một lão già …28
tuổi. Tôi gọi là lão già, vì mình nhiều tuổi nhất lớp, đã bôn ba đời
lính mười năm rồi mới trở lại làm học trò. Bạn bè Nga cùng học chỉ 17.
18 tuổi thôi. Họ là những học sinh mới từ phổ thông lên. Tôi không còn
là trẻ con nên không câu nệ lắm về điểm thi. Hơn nữa, lại là một lão già
thực dụng, nên tôi chỉ học những gì mình thấy thiếu, thấy cần thiết.
Nghĩa là học cho mình, chứ không học cho các…thày cô.
Có những môn rất nặng, nhưng học rồi cũng không biết để làm gì nên tôi
bỏ, chỉ lướt qua quít, ví như Tiếng Nga cổ. Thực ra môn này cũng rất
hay, rất cần thiết, nếu như mình theo nghề nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng
mình chỉ là anh sáng tác a ma tơ, lại là dân ngoại quốc, tiếng Nga hiện
đại còn chưa vỡ, thì lọ mọ lục lọi đống chữ cũ của người ta làm gì. Năm
thứ nhất ú ớ lắm nhưng lại thi nhiều môn rất nặng đối với người nước
ngoài, nên thày cũng có phần xuê xoa. Tôi lên bốc câu hỏi thi rồi về chỗ
chuẩn bị. Ngồi bên tôi là Nhina Rưbacova, một cô bé rất đẹp. Ngày
thường, các cô gái Nga thường xúng xính nhiều bộ mốt rất rực rỡ. Nhưng
hôm đi thi, các nàng thường chỉ diện một loại váy xếp, không có cúc hay
phécmơtuya. Tôi chỉ vào câu hỏi đặt trước mặt : « Cái này là cái gì ? Tớ
chả hiểu gì cả… ». Nhina Rưbacova nhìn lướt qua rồi khẽ vảy tay. Từ
trong ống tay áo của cô bé xòe ra cả một đống tà phướn. Cô bé rút một «
lá bùa » đưa cho tôi. Đó là đáp án của câu hỏi tôi cần. Những dòng chữ
lí nhí, lại viết tắt. « Cậu viết thế này thì đến quỷ cũng không hiểu
nổi… ». Cô bé luồn tay xuống gầm bàn, vắt phải rồi vắt trái cái màn váy
buông lõa tõa. Tôi chỉ thấy trắng lóa một vùng. Trắng đến hoa cả mắt.
Rồi cô bé rút ra một cuốn sách giáo khoa. Cuốn sách dày bịch, nặng đến
chừng …5 ký, mà chẳng biết cô bé giấu ở xó xỉnh xỉnh nào mà giấu tài
thế. Thế rồi nhanh như cắt, cô lật ngay ra cái trang mà tôi cần tìm. Tôi
nói thì ú ớ, nhưng đọc rất tốt. Còn 5, 6 sinh viên nữa mới đến lượt
mình, nhưng tôi chen lên ngay, bước rất hiên ngang, rất tự tin, cứ như
câu hỏi của thày chỉ là chuyện vặt. Trước khi trả lời thày, tôi còn hỏi :
« Thày thấy thời tiết hôm nay thế nào ? ». « Đẹp lắm anh bạn ạ – Thày
chỉ qua khung cửa sổ – Nắng nhảy nhót như sóc trong khu vườn kia… ». «
Thế mà em rét lắm. Ngồi trước mặt thày thì sinh viên nào cũng rét, dù có
mặc cả áo bành tô ». Thày cười sặc sụa và tôi bắt đầu thao thao bất
tuyệt. Tôi nói rất nhanh. Lúc nào bí, tôi lại hỏi thày : « Em nói thế,
thày có hiểu không ? ». « Hiểu. Hiểu. Tốt. Anh bạn nói tốt lắm ! ». «
Thế thì thày tài quá – Tôi nức nở khen thày – Thày hiểu được điều em
nói, trong khi chính em lại hoàn toàn không hiểu em đang nói cái gì… ».
Cả phòng thi cười ồ. Thày cũng cười rất sảng khoái rồi cho tôi điểm 5.
Điểm ở nấc cao nhất. Tôi đi tua một vòng qua phố rồi quay lại thi môn
thứ hai. Thật bất ngờ khi tôi thấy Nhina Rưbacova vẫn còn ngồi ở hành
lang chờ thi, mắt đỏ hoe. Vị cứu tinh của tôi bị hai điểm đang muốn xin
thi lại. Tôi bèn đến gặp thày. « Ồ, có chuyện gì thế, anh bạn ? ». « Xin
thày chuyển điểm 5 của em cho Nhina Rưbacova. Vừa rồi cô ấy bảo em đấy.
Chứ em dốt lắm ». « Có. Tôi có biết cô ấy cho anh xem cái gì rồi. Cô ấy
rất xinh đẹp, chỉ tiếc câu hỏi của tôi, cô ấy lại trả lời rất tồi. Vừa
nãy, cho anh điểm cao nhất, tôi đã nghĩ mình quá dễ dãi. Nhưng bây giờ,
tôi thấy tôi đánh giá anh chính xác. Đấy là điểm tôi cho anh về sự trung
thực. Chứ thực ra anh nói gì, tôi có hiểu anh nói gì đâu… »
Có lần anh bảo tôi «Thím ạ, thiên hạ sẽ không bao giờ để cho ta yên đâu.
Mình muộn vợ, họ bảo mình có vấn đề giới tính, vấn đề tâm sinh lý. Mình
lấy vợ rồi, họ bảo chắc gì đã có con. Mình có con, họ bảo chắc gì đã
phải con của mình. Cứ thế. » Nghe thiên hạ đồn: Hồi học ở Nga, bạn cùng
phòng có mang bạn gái về ngủ trong phòng, anh cũng không hé mắt. Theo
anh, cái tâm lý hay nhòm qua lỗ khóa nhà người khác và “hạnh phúc của họ
là bất hạnh của ta” ở người Việt Nam mình, nhất là dân miền Bắc mình,
đáng thương hay đáng giận?
Đó là điều ghê rợn, chứ không còn là chuyện thương hay giận nữa. Ở một
số người Việt có một đức tính rất đáng sợ đó là sự vô cảm. Vô cảm trước
nỗi đau của người khác nhưng lại tò mò, tọc mạch những chuyện riêng tư
của người ta. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng có những câu thơ rất đắng đót nói
về thói xấu này: “Gập ghềnh đường tôi đi – Không một ai ngó tới – Bỗng
nhiên họ xúm lại – Dính bùn, tôi trượt chân – Không phải đỡ tôi lên – Họ
xem cho đỡ tẻ…”. Mình học được nhiều điều rất hay của thiên hạ. Có một
đức tính mình thích nhất ở người Nga là chuyện đâu bỏ đó. Không chõ mũi
vào nhà người khác, nếu ở đó không có gì liên quan đến mình. Ở nước Nga,
một cặp tình nhân khỏa thân ôm nhau trong phòng, dù có mở toang cửa
cũng chẳng ai nhìn, thậm chí mọi người còn tránh xa để không làm phiền
họ. Nhiều cặp trai gái ôm nhau, hôn nhau trong toa tầu điện ngầm, có ai
để ý đâu. Đấy là cõi riêng của họ. Chỉ có họ ngự trị. Nếu có người nhìn
thì chỉ người Việt mình thôi. Đấy là một hành động rất man rợ mà chúng
ta không tự biết.
Tôi học được của người Nga rất nhiều bài học ở bên ngoài giáo trình Đại
học. Hồi ấy tôi ở chung phòng với ông bạn Nga Ivan Navichxki. Tôi cũng
đã viết khá nhiều về ông bạn vàng này. Riêng có một chuyện ta không viết
mà không hiểu sao thím lại biết? Đấy là chuyện riêng của Ivan. Anh bạn
có cô bồ trẻ. Chàng cứ băn khoăn. Nếu cần phải có một phòng riêng thì
người phải ra khỏi phòng là Ivan chứ không phải ta, vì ta là khách ngoại
quốc. Ta bảo: Các bạn cứ thoải mái. Đừng quan tâm đến tớ làm gì. Mất
vui. Thế là họ lên tiên. Còn mình nằm quay mặt vào tường và …đọc sách.
Hai cái giường kê sát nhau. Nhưng đó là hai thế giới hoàn toàn riêng
biệt. Cả hai xứ sở đều tự do tuyệt đối. Nhưng cũng có một bài học rất
hay của người Nga mà ta không học được. Sự kém cỏi này, làm ông bạn Ivan
rất …khinh bỉ ta. Sự việc bắt đầu từ buổi Ximena tác phẩm của Nhina
Rubacova, một cô bạn Nga rất đẹp. Vị cứu tinh của ta mà ta đã kể ở trên.
Thơ Nhina Rưbacova rất ngộ: “Những quả đồi khỏa thân – Nằm mê man như
những người đàn bà – Trong lúc chúa trời đang táy máy. Rồi Những con quạ
– Nhìn ta – Bằng con mắt nghĩa địa – Sỏi đá rì rầm – Hiện tại của tôi
là tương lai của bạn. Thơ ấy không hề dở. Thậm chí còn hay là đằng khác.
Nhưng bè bạn chê dữ quá. Chỉ có mỗi ta khen. Nhưng ta không khen thơ mà
khen cô ấy đẹp. Ta còn nói với lũ đầu gấu đang xỉa xói cô ấy rằng: “Các
bạn hãy nhìn lại đi. Có phải Natasa vừa bước từ trang sách của L.
Tonxtoi ra không? Không! Natasa còn có có vết chủng đậu mờ mờ ở cánh
tay, còn nàng tiên cá này không có khuyết tật gì cả. Cái nhược điểm lớn
nhất của Nhina là không có nhược điểm gì”. Mọi người vỗ tay còn cô bé
mặt đỏ bừng rạng rỡ. Tưởng chỉ là chuyện vui. Ai ngờ tôi ấy, Nhina gõ
cửa phòng mình. Dạo ấy, nhà thơ Chế Lan Viên vừa gửi sang tặng mình tập
thơ Hàn Mặc Tử do tỉnh Nghĩa Bình in do ông tuyển chọn và viết tựa. Đấy
cũng là lần đầu tiên, thơ Hàn Mạc Tử được in lại và phát hành rộng rãi.
Mình giới thiệu với Nhina về Hàn Mạc Tử và còn bảo: “Đây là B. Paternac
của Việt Nam”. Rồi mình đọc một bài thơ bằng âm tiếng Việt để cô bé nghe
nhạc điệu, rồi dịch ý một bài thơ bốn câu. Nhina bảo: “Sao giống thơ cổ
điển Trung Quốc thế?”. Mình bảo, không phải thơ của chúng tớ giống thơ
Đường Trung Quốc đâu, mà thơ Đường bắt chước thơ chúng tớ đấy. Cả các
công trình lăng tẩm, đền đài ở Huế cũng vậy, họ toàn bắt chước chúng tớ
để xây dựng Tử Cấm thành, bắt trước chúng tớ nhưng lại xây trước chúng
tớ đến cả mấy trăm năm. Thế mới “đểu” chứ.
Cô bé cười ngặt nghẽo. Ivan về giơ một ngón tay lên, làm một cử chỉ rất
kỳ quặc, rồi anh bạn ôm chăn mền ra ngoài phòng. Mình chẳng hiểu gì cả.
Rồi đêm ấy, không thấy Ivan về. Mình lại thấy Nhina ôm chăn mền sang
trải trên chiếc giường của Ivan. Rồi cô bé tắt điện trút bỏ quần áo chui
vào chăn. Mình lại tưởng phòng cô bạn có khách, nên phải sang ngủ nhờ
giường Ivan. Thế là bọn mình lại tiếp tục trõ miệng sang giường bên trò
chuyện. Rồi mình ngủ lúc nào chẳng biết nữa. Sáng hôm sau, Ivan “khinh
bỉ” mình ra mặt: “Mày là một thằng nhà thơ rất tốt nhưng là một thằng
đàn ông vô cùng tồi tệ. Mày không phải là đàn ông”. Bây giờ, nghĩ lại,
vẫn còn thấy bàng hoàng. Đúng là mình kinh tởm thật!
Trần Đăng Khoa
(Blog Trần Đăng Khoa)
Rơi tự do có phải là giải pháp?
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 07 tháng tư năm 2013
Mặc Lâm phỏng vấn nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng là TS Phạm Sỹ Liêm để biết thêm một ý kiến khác.
Nhà nước nên giúp can thiệp
Mặc Lâm: Thưa TS mới đây chính phủ dự tính sẽ dùng gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ để giải quyết vấn đề bất động sản, ông nghĩ thế nào về động thái này?
TS Phạm Sỹ Liêm: Tôi nghĩ rằng 30 nghìn tỷ này thực ra để làm cái việc đáng lẽ chính phủ phải nên làm sớm từ lúc có luật nhà ở và kinh doanh bất động sản, đó là phát triển phân khúc nhà ở cho thuê giá vừa phải và loại nhà giúp đỡ cho người thu nhập thấp tăng được khả năng thanh toán mà tôi gọi là loại nhà ở phổ cập, loại nhà mà chi phí cho nó không chiếm quá 30-35% tổng thu nhập một hộ gia đình.
Đáng lẽ chính phủ phải làm từ lâu rồi nhưng lại không có mấy hành động. Theo tôi hiểu dự tính này chẳng có gì mới mẻ. Nếu 30 nghìn tỷ này giúp được việc đó thì tất nhiên nó sẽ có tác động đến thị trường bất động sản do đó cũng tác động đến nhiều thị trường khác, và đặc biệt tôi quan tâm là thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng.
Mặc Lâm: Thưa TS hiện nay thuật ngữ bất động sản tồn kho ám chỉ đến phân khúc nhà trung và cao cấp đã được đầu tư quá nhiều, và đây là nguyên nhân chính gây ra đóng băng bất động sản. Theo ông chính phủ nên làm gì để có thể kiểm soát vấn đề này một cách hiệu quả?
TS Phạm Sỹ Liêm: Theo ý tôi dần dần thị trường cũng tìm cách để mà giải quyết thôi chứ nhà nước làm sao mà giúp được? Đấy là việc kinh doanh và hiện nay Bộ Xây dựng khuyến khích và tạo điều kiện với những loại nhà như vậy. Nếu đang xây dựng dở dang xem thử có chuyển đổi được thành những căn hộ nhỏ hơn hay không. Nó nhỏ hơn thì dĩ nhiên tiền cũng thấp hơn, hay dùng những vật liệu đơn giản hơn để mà hoàn thiện. Đấy là cách để khuyến khích. Nếu nhà nước muốn mua những căn hộ đó chẳng lẽ nhà nước lại muốn cái tồn kho của xã hội lại thành tồn kho của nhà nước?
Mặc Lâm: Thưa mới đây TS Alan Phan đã thẳng thắn nói rằng nhà nước nên để cho bất động sản rơi tự do, có nghĩa là không hỗ trợ nó mà hãy để tự nó điều chỉnh giá bán cho phù hợp với người mua. Ông có nhận định gì về ý kiến khá mạnh mẽ này?
TS Phạm Sỹ Liêm: Ông Alan Phan ông ấy trả lời theo tôi hiểu là ông ấy theo quan điểm của trường phái Adam Smith tức là để cho thị trường vận hành chứ không nên can thiệp vào làm gì, đấy cũng là một loại quan điểm. Thế nhưng có lẽ ông ấy nói chưa được rõ.
Thay vì như thế này: Tôi cũng tán thành như ông ấy là các nhà kinh doanh bất động sản phải tự chịu trách nhiệm, họ phải chấp nhận rủi ro của mình chứ không đợi vào ai. Thế bây giờ giả thử, mà điều này xã hội cũng nghi ngại, nếu bây giờ anh đi cứu thì anh đưa tiền cho ai? Biết đâu anh lại đưa cho những người nào đó cùng nhóm lợi ích với anh thì rất nguy hiểm. Thế cho nên việc ấy không nên làm.
Nhưng còn giúp để can thiệp cho thị trường bất động sản bớt khó khăn đi, không đến mức trầm trọng quá thì tôi nghĩ rằng nên làm, chứ không phải như ông Alan Phan bảo để mặc kệ. Nhưng phải phân biệt rõ nhà nước can thiệp để mà vào thị trường bất động sản khác với nhà nước can thiệp với thị trường kinh doanh của từng nhà kinh doanh bất động sản. Nhà nước nên tạo điều kiện phát triển quỹ đầu tư bất động sản, dùng quỹ này để mua, phát triển phân khúc nhà cho thuê.
Một công trình xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội ngày 22/12/2012. |
Ảnh hưởng dây chuyền
Mặc Lâm: Theo ông khi bất động sản vỡ vì không được trợ giúp thì mức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tới đâu, và liệu có nguy hiểm lắm không như một số nhận xét của hiệp hội bất động sản đưa ra?
TS Phạm Sỹ Liêm: Hiện nay nó đang tác động trầm trọng đến nền kinh tế, là vì nợ xấu ngân hàng, sự trì trệ như thế khiến vật liệu xây dựng không bán được, ứ đọng sắt thép xi măng rất trầm trọng, công nhân xây dựng thì thiếu việc làm cho nên nó đang ảnh hưởng rất là nghiêm trọng. Không chỉ bất động sản của nước mình mà bất cứ nước nào cũng vậy, cũng là một bộ phận nhất định chiếm khoản 6-7 % tổng GDP cho nên nó nhất định tác động thôi nhưng có điều tìm cách giải quyết nào thì phải cân nhắc xem hiệu quả nó có tác động ra sao…
Cho nên ý kiến ông Alan Phan để cho rơi tự do là ý ông ấy nói nhà kinh doanh nào gặp khó khăn thì anh tự giải quyết lấy chứ nhà nước nào mà cứu? Ý kiến ấy của ông Phan là đúng nhưng khi ông ấy nói để cho thị trường rơi tự do thì dư luận phản đối vì cái thị trường ấy rơi tự do đâu phải ảnh hưởng chỉ bản thân nó mà còn kéo theo bao việc khác nữa.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn TS Phạm Sỹ Liêm đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-07
Mặc Lâm: Theo ông khi bất động sản vỡ vì không được trợ giúp thì mức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tới đâu, và liệu có nguy hiểm lắm không như một số nhận xét của hiệp hội bất động sản đưa ra?
TS Phạm Sỹ Liêm: Hiện nay nó đang tác động trầm trọng đến nền kinh tế, là vì nợ xấu ngân hàng, sự trì trệ như thế khiến vật liệu xây dựng không bán được, ứ đọng sắt thép xi măng rất trầm trọng, công nhân xây dựng thì thiếu việc làm cho nên nó đang ảnh hưởng rất là nghiêm trọng. Không chỉ bất động sản của nước mình mà bất cứ nước nào cũng vậy, cũng là một bộ phận nhất định chiếm khoản 6-7 % tổng GDP cho nên nó nhất định tác động thôi nhưng có điều tìm cách giải quyết nào thì phải cân nhắc xem hiệu quả nó có tác động ra sao…
Cho nên ý kiến ông Alan Phan để cho rơi tự do là ý ông ấy nói nhà kinh doanh nào gặp khó khăn thì anh tự giải quyết lấy chứ nhà nước nào mà cứu? Ý kiến ấy của ông Phan là đúng nhưng khi ông ấy nói để cho thị trường rơi tự do thì dư luận phản đối vì cái thị trường ấy rơi tự do đâu phải ảnh hưởng chỉ bản thân nó mà còn kéo theo bao việc khác nữa.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn TS Phạm Sỹ Liêm đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét