Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Tin ngày 08/4/2013

Lê Diễn Đức - Giáo sư Ngô Bảo Châu đi trật đường ray

Trên trang "Cùng viết hiến pháp" GS Ngô Bảo Châu đã đưa ra một bản đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 của Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.  Về tổng thể, một số điều được góp ý sửa đổi tương đối chuẩn nhưng chưa đủ, tôi sẽ không có ý kiến, nhưng riêng về điều 4 cho thấy giáo sư Ngô Bảo Châu và đồng sự cố ý đi trật đường rầy.
Trang "Cùng viết hiến pháp", như ý tưởng của những người khởi xướng, gồm giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn, "sẽ duy trì ít nhất đến 31/03/13, để phục vụ việc đóng góp ý kiến vào Bản dự thảo Hiến Pháp 1992.
Điều 4 khẳng định sự lãnh đạo thống nhất của đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) với nhà nước và xã hội, trang "Cùng viết hiến pháp" viết:
"Điều 4: Đề nghị sửa thành:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị nhận trách nhiệm lãnh đạo nhà nước do nhân dân uỷ thác thông qua quá trình bầu cử tự do. ĐCSVN cử đại biểu của mình tham gia tranh cử vào các chức danh của bộ máy nhà nước.

2. ĐCSVN, các cơ quan và đảng viên của Đảng chấp hành hiến pháp và pháp luật.

3. Các hoạt động của Đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng được luật quy định"
.
Rõ ràng, toàn cục những đề nghị sửa đổi điều 4 hoàn toàn mâu thuẫn. Sửa đổi như thế thì vẫn là Hiến Pháp dành riêng cho ĐCSVN, của nhà nước do ĐCSVN lãnh đạo và chi phối.
Đây là một thủ pháp giả mù sa mưa, ùm ba la con chữ, đánh trào khái niệm nhưng vì muốn duy trì sự lãnh đạo của ĐCSVN nên đã cố nhập nhằng, tự tạo ra xung đột về bản chất.

Tôn chỉ của trang Cùng viết Hiến pháp
Thế nào là bầu cử tự do? Nếu ĐCSVN "cử đại biểu của mình tham gia tranh cử" trong "bầu cử tự do" thực sự, mà không trúng ai hết, hoặc không chiếm đa số phiếu, thì Hiến pháp viết cho ai? Bởi vì, lúc đó ĐCSVN sẽ không còn là "tổ chức chính trị nhận trách nhiệm lãnh đạo nhà nước do nhân dân uỷ thác" nữa!
Bế tắc ở chỗ là GS Ngô Bảo Châu vẫn không thoát ra được sự luẩn quẩn hiến pháp là gì, bản chất của nó như thế nào?
Hiến pháp không phải là văn bản luật được đẻ ra cho một nhà nước, một đảng cầm quyền nào cả, mà là một khế ước được thoả thuận giữa nhà nước và xã hội dân sự. Cho nên nó phải bao hàm nghĩa rộng, bao quát tất cả cho mọi đảng phái chính trị, chứ không chỉ riêng cho ĐCSVN đang cầm quyền. Đưa bất kỳ đảng phải chính trị nào vào hiến pháp đều không đúng với ý nghĩa của một bản hiến pháp thực sự. Trừ phi ĐCSVN ấy danh nghĩa Hiến pháp nhưng thật ra là tạo ra một văn bản luật khung dành cho chính mình, cho nhà nước do chính mình độc quyền lãnh đạo.
Trong bài "Góp ý sửa đổi hiến pháp: gánh hát làng xã diễn trò dân chủ" tôi đã viết:
"Hiến pháp không chỉ xác định cấu trúc cơ bản của nhà nước, thiết lập ranh giới hoạt động của các cơ quan nhà nước, mà trước hết bảo đảm các quyền cơ bản và quyền tự do của công dân, cũng như bảo vệ quyền lợi của các cá thể và các nhóm thiểu số trong xã hội. Hiên pháp không thể bị áp đặt bởi một đa số bất kỳ nào mà là sự thỏa hiệp được hình thành từ kết quả của tranh luận xã hội rộng rãi, công khai.
 Hiến pháp, với chức năng của nó, không phải chỉ dành cho đảng cầm quyền mà còn cho xã hội. Một hiến pháp đúng đắn phải là văn bản luật của nhà nước của một xã hội dân sự. Nó không chỉ giới hạn trong các vấn đề của nhà nước và cách thức thực hiện, mà còn mở rộng phạm vi điều chỉnh những vấn đề không phù hợp trong các chính sách của nhà nước. Nhà nước trong hiến pháp được xem không chỉ là nhà tổ chức chính của đời sống công cộng, mà là một thực thể tạo ra cuộc sống có phẩm giá, nhưng đồng thời cho phép các tập hợp dân sự khác có đời sống chính trị và xã hội làm việc song song bên cạnh nhà nước.
 Hiến pháp là sản phẩm mà mỗi công dân đều có quyền góp phần sáng tạo ra nó, tham gia xây dựng của nó, được hưởng và tuân thủ quyền lợi và nghĩa vụ hiến định sau khi có đồng thuận".
Rất có thể vì hoặc chịu ơn mưa móc của đảng với căn nhà 700 ngàn đôla và Viện Toán Cao cấp chi tiêu thoải mái, hoặc là chỉ quen làm toán, mà giáo sư Ngô Bảo Châu đã quên mất logic của vấn đề.
Thực ra, nếu muốn duy trì sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN thì có sửa hay không sửa nội dung điều 4, để nguyên hay bỏ đi, thì vẫn chẳng thay đổi gì bản chất, nếu vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị hiện tại.
Điều 4 chỉ mới được đưa vào từ Hiến pháp 1980. Trước đó, từ năm 1954, ĐCSVN vẫn là đảng duy nhất cầm quyền. Các đảng Xã Hội hay đảng Dân Chủ tồn tại từ thời kháng chiến chống Pháp chẳng qua chỉ là một thứ trang sức vô giá trị của chế độ và đã hoàn toàn bị xoá sổ từ năm 1988.
Cho nên, tiện nhất là ĐCSVN muốn làm gì thì làm với cái thứ "hiếp pháp" này cũng được cả!
Tất cả những trò lấy ý kiến góp ý đều là sự dối trá, mị dân. Làm gì mà phải in văn bản ra, đưa xuống từng nhà tận khóm phường, rồi gặp gỡ, trao đổi cho mất thời gian và lãng phí tiền bạc.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
 
  • Trung Quốc sẽ đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa (RFI) - Hôm nay, 07/04/2013, báo chí chính thức Trung Quốc thông báo vào tháng tư tới, nước này sẽ mở các tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh dự trù là trước ngày nghỉ 01/05 tới sẽ cho phép du khách đến tham quan quần đảo Hoàng Sa, khu vực mà tàu Trung Quốc vào cuối tháng 3 vừa qua đã bắn cháy cabin một tàu của ngư dân Việt Nam.
  • 'Nato làm chết trẻ em ở Afghanistan' (BBC) - Có tin nói ít nhất 12 thường dân Afghanistan, trong đó có trẻ em, chết do không kích của Nato nhắm vào Taliban ở biên giới giáp Pakistan.
  • Ông Nelson Mandela vừa xuất viện (BBC) - Cựu tổng thống Nam Phi, ông Nelson Mandela, vừa xuất viện ở Nam Phi sau khi được điều trị viêm phổi, theo các viên chức chính phủ.
  • Mỹ giảm nhẹ đe dọa của Bắc Hàn (BBC) - Giới chức Mỹ giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của những lời đe dọa nhiều ngày qua của Bình Nhưỡng về chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
  • 'Hiến pháp và quan tài' (BBC) - Từ vụ việc Đoàn Văn Vươn thể hiện mâu thuẫn đảng - dân, nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng không thể chôn chặt mãi VN trong những quan tài hiến pháp.
  • Trung Quốc ngang nhiên đưa du khách ra Hoàng Sa (BaoMoi) - Ngày 6-4, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Đàm Lực ngang nhiên cho biết sẽ bắt đầu tổ chức các tour du lịch thăm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng du thuyền trước thời điểm lễ Lao động quốc tế (ngày 1-5) tới.
  • Báo Nga: 2 tàu Gepard được Việt Nam đánh giá rất cao (BaoMoi) - (Soha.vn) - Theo báo chí Nga, cả 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 sau khi bàn giao cho Hải quân Việt Nam đều chứng minh được khả năng cơ động cao và khả năng định vị, chuyển hướng tốt khi hoạt động trên Biển Đông.
  • Trung Quốc ngang nhiên mở du lịch Hoàng Sa trái phép (BaoMoi) - TPO- Hôm nay, 7/4, Tân Hoa Xã đưa tin người dân Trung Quốc sẽ được phép đi du lịch tới Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông dịp nghỉ lễ 1/5.
    Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gần đây nhất là vụ bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam.
  • Nhiều nước nâng cao cảnh giác đối với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Không chỉ có các nước trong khu vực mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang lên tiếng cảnh báo về tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông bởi thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ mưu đồ độc bá khu vực này để thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” và “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa”.
  • Trung Quốc bắt đầu tổ chức du lịch trái phép ra Hoàng Sa (BaoMoi) - Hôm 6/4, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Đàm Lực ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc sẽ bắt đầu đưa khách du lịch tới thăm quan quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng Tư này. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, đi ngược lại tinh thần của các cuộc trao đổi trước đó mà chính Trung Quốc đã cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  • Trung Quốc bắt đầu tổ chức tuyến du lịch Hoàng Sa (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Ngày 6/4, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam ngang nhiên cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép du khách tới tham quan Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông trước thềm kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 sắp tới.
  • Nơi địa đầu Tổ quốc (BaoMoi) - PNCN - Đó có thể là Lũng Cú - điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam, là Mũi Cà Mau - mũi tàu đất nước, nơi duy nhất trên bờ của nước ta có thể ngắm mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển phía Tây; là những hòn đảo trên quần đảo Trường Sa…
  • Trung Quốc sợ thua kiện trên Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - 40 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có 1 phi đội 12 chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet đang tham gia vào cuộc tập trận chung Balikatan (Vai kề vai) ở ngoài khơi Vịnh Subic phía Bắc Philippines với sự tham gia của 8.000 binh sĩ Mỹ và Philippines. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền bãi Scarborough Shoal giữa Philippines và Trung Quốc bùng lên vào tháng 4-2012 vẫn tiếp diễn, cuộc tập trận Balikatan như là lời khẳng định rõ ràng và chắc chắn về cam kết của lực lượng vũ trang Philippines và Mỹ sẽ kề vai sát cánh với nhau trong việc đảm bảo sự ổn định, an ninh. Đây cũng là điều mà Trung Quốc đang lo ngại.
  • Trung Quốc định khai trương tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa ngày 1/5 (BaoMoi) - (Petrotimes) - Ngày 6/4, tại Hội nghị Bác Ngao đang diễn ra trên đảo Hải Nam, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Đàm Lực ngang nhiên cho biết, tuyến du lịch (trái phép – PV) tới quần đảo Hoàng Sa đã được chính quyền cái gọi là “thành phố Tam Sa” và tỉnh Hải Nam cơ bản chuẩn bị xong và dự định ngày 1/5 tới sẽ chính thức đi vào hoạt động.
  • Bài thơ "Anh hải quân và biển" của một SV gửi người lính Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi lãnh đạo Trung Quốc, tòa soạn đã nhận được rất nhiều bài viết, những ý kiến của độc giả gửi về hưởng ứng bức thư trên của cháu Trương Ánh Dương, học sinh Lớp Trí Đức 4H2 do cô Đặng Nguyệt Anh phụ trách. Đặc biệt, trong số đó có cả những bài thơ mộc mạc, chất chứa tình cảm của độc giả Mai Hoàng. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải nguyên văn bài thơ mộc mạc này đến với bạn đọc.
  • Nhật tăng vũ trang phòng xung đột với Trung Quốc (BaoMoi) - Trang mạng Tin tức châu Á vừa đăng bài viết nhận định rằng Nhật Bản đang tăng cường sức mạnh quốc phòng để đề phòng nguy cơ xảy ra xung đột với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau đây là nội dung bài viết:
  • Phản đối Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch Hoàng Sa (BaoMoi) - Ngày 6/4, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam ngang nhiên cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép du khách tới tham quan Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông trước thềm kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 sắp tới.
  • Hành trang ra đảo (BaoMoi) - TT - Một trong những điểm đến được ưa thích trong mùa này là các hòn đảo nằm ngoài khơi biển Đông. Tùy vào tính chất hoang dã của đảo đến, yêu cầu về hành trang cá nhân, gia đình hoặc nhóm bạn cũng phải được chuẩn bị kỹ càng hơn.
  • Trung Quốc liên tục tiếp lãnh đạo Brunei, Myanmar, Campuchia (BaoMoi) - Báo China Daily hôm qua đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa tuyên bố nước này sẵn sàng tăng cường đối thoại và liên lạc với các nước ASEAN để cùng duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Tất nhiên, phát biểu này chẳng mới và Trung Quốc gần đây liên tục đưa tàu tuần tra, xua đuổi tàu cá Việt Nam ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản tin tiếng Anh
  • Small, micro firms hungry for long-term loans (Washington Post) - China's small and micro enterprises are still struggling with lackluster business, and most badly need long-term rather than short-term loans, said a report based on a survey released on Saturday at the Boao Forum for Asia.
  • Theater firms scramble for managers (Washington Post) - The rapid expansion of movie theaters in China has boosted box office revenues as well as spurred a huge demand for theater management specialists.
  • Chinese overtake Germans as biggest spending tourists (Washington Post) - Chinese tourists have overtaken Germans as the world's biggest-spending travellers after a decade of robust growth in the number of Chinese holidaying abroad, the United Nations World Tourism Organisation (UNWTO) said on Thursday.
  • OCT Group finds formula for success (Washington Post) - As many theme parks struggle, a State-owned enterprise has flourished. Huang Ying examines the reasons behind the company's rapid growth.
  • Relief from the madding crowds (Washington Post) - To help you enjoy a crowd-free vacation, China Daily has selected three destinations around Shanghai that are off the beaten track but still well worth a visit.
  • Romance, ghosts and sports (Washington Post) - The Qingming Festival is traditionally a time for courtship, making sure the spirits are content and enjoying picnics and other outdoor activities with the coming of the better weather.Qingming Festival
  • Walking their way to health (Washington Post) - According to a report from China Nordic Walking Association, China has around 100,000 Nordic walkers and 20,000 people practice regularly.
  • Tea time loses its popularity (Washington Post) - The early bird catches the worm, and that used to be the case for the producers of Longjing tea, as the early tea harvested before Qingming (Pure Brightness) Festival used to reap them high rewards. However, this year the bottom has fallen out of the market and prices have plummeted.
  • Hard act to follow (Washington Post) - A huge name in Chinese entertainment, dancer Yang Liping is now hoping for a second career as a businesswoman.
  • Young leaders discuss education at Boao Forum (Washington Post) - At Saturday's Boao Forum for Asia CCTV Young Leaders Roundtable, the theme was "Development for all: The mission of education," off ering the young leaders' perspectives and solutions.
  • Chinese, Mexican presidents meet on ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Saturday held talks with his Mexican counterpart Enrique Pena Nieto in the southern Chinese city of Sanya.
  • Chinese president meets with Myanmar counterpart (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping (R) shakes hands with Myanmar's President U Thein Sein during a welcoming ceremony held by President Xi Jinping for President U Thein Sein in Sanya, South China's Hainan province, April 5, 2013
  • Eight Tibetan monks named Geshelharampa (Washington Post) - Eight more monks have passed the annual debate challenges and were accredited as the highest scholars of the Gelukpa school of Tibetan Buddhism Thursday in Jokhang Temple, Lhasa.
  • Rudd pitches US-China strategy plan (Washington Post) - There exists "a unique window of opportunity" for theUS and China to pursue cooperation that could fulfill Xi Jinping's call for a "new type of great-power relationship", a former Australian prime minister said.
  • New govt tests first major reform in agriculture (Washington Post) - The State Council, or China's cabinet, on Wednesday rolled out its first major reform in agriculture since inauguration, experimenting schemes to accelerate modern agriculture.

'Hiến pháp và quan tài'

Vụ án của ông Đoàn Văn Vươn
Vụ án Đoàn Văn Vươn bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc giữa chính quyền và dân

Nhiều ngày qua, dư luận đã bày tỏ sự công phẫn về vụ oan án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng – Hải Phòng.

Đây là một trong những vụ rất điển hình và bộc lộ mâu thuẫn đã tới mức “một mất một còn” của người dân và những kẻ lạm quyền. Sự tham lam vô độ đã dẫn tới sự hành xử tàn bạo của một số tổ chức và cá nhân có quyền lực trong thể chế độc đảng.

Vụ án nói trên bắt nguồn từ nỗi thống khổ của nông dân Việt Nam.

Tình trạng này bắt đầu từ Cải cách ruộng đất, khi người Việt Nam bị tước đoạt quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, để lại vô số đau thương oan khốc. .

“Củ cà rốt” mang tên “Người cày có ruộng” đã khiến hầu hết nông dân nức lòng, sẵn sàng nhường bát cơm cuối cùng của mình và tận hiến xương máu cho những người hứa hẹn.

Nhưng chỉ sau đó hai năm và cho đến tận bây giờ, kết cục là “củ cà rốt” bị thu lại. Người cày không có ruộng!

Từ đó, mọi hình thức cướp đoạt từ những kẻ lạm quyền đều có thể nhân danh “sở hữu toàn dân” để đẩy những nông dân bao đời lầm than xương máu trên những tấc đất của mình vào chỗ tay trắng, cam tâm nô lệ.

Trên đây chỉ mới đề cập một phần nỗi khổ của nông dân, chưa kể đến những tầng lớp khác.

'Ông vua và bộ sậu'

"Chúng tha hồ vét máu mỡ của dân để thỏa mãn lòng tham và chất lên vai nhân dân, đất nước những sưu cao thuế nặng và món nợ khổng lồ. Khi dân chỉ còn bộ xương, không còn gì để vét, tất nhiên chúng sẽ bán nước"
Thực trạng hơn nửa thế kỷ nay cho thấy, những hành vi trộm cướp bằng tham nhũng, lạm quyền, mua bán chức tước, chỗ làm, dùng nhiều xảo thuật để cấm đoán tự do ngôn luận, dùng các phương tiện truyền thông công cộng để vu cáo mạt sát những người dám nói lên sự thật, xử án theo kiểu “án bỏ túi”, theo “nén bạc đâm toạc tờ giấy”…đều được hợp thức hóa dưới hình thức “sở hữu toàn dân” và “chịu trách nhiệm tập thể”.

Điều này lại được củng cố và bảo vệ trong “bức màn sắt” khổng lồ: quy định về “chế độ sở hữu toàn dân” và đảng độc quyền lãnh đạo trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.

Dân Việt Nam đã đổ quá nhiều máu để đánh đổ chế độ phong kiến và nô lệ. Nhưng dưới thể chế “sở hữu tập thể” thì sự cai trị lại theo kiểu nô lệ và phong kiến biến tướng. Thể chế ấy tạo ra cùng lúc vô số “ông vua” đè trĩu thêm tấm lưng vốn đã còng rạp của nhân dân. Những ông vua mới này có thể tha hồ hưởng thụ nhưng lại không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi làm sai vì họ đổ cho tập thể.

Khốn thêm cho dân, dưới mỗi ông vua như vậy lại có một hệ thống bộ sậu tung tác, vượt quá tầm kiểm soát của pháp luật. Chúng tha hồ vét máu mỡ của dân để thỏa mãn lòng tham và chất lên vai nhân dân, đất nước những sưu cao thuế nặng và món nợ khổng lồ. Khi dân chỉ còn bộ xương, không còn gì để vét, tất nhiên chúng sẽ bán nước.

Để bảo vệ cho hệ thống đó, các biện pháp đàn áp ngày càng tăng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2013 này. Người dân chết lặng trước cảnh tượng cả một vài chục công an đi hăm dọa để bắt những người lỡ quên đội mũ bảo hiểm. Ngày càng nhiều những cuộc giam giữ người không lệnh của tòa án. Nếu nạn nhân làm mếch lòng họ, nhiều khi sẽ bị đánh chết – theo kiểu “giết người tập thể” , “giết người diệt khẩu” ngay tại cơ quan công quyền đang trưng biển “dân chủ, do dân và vì dân”.

Ngay tại bệnh viện, nhiều bác sĩ và cơ quan giám định pháp y, cũng đã trở thành công cụ bao che cho đám trộm cướp và đại trộm cướp, bọn ác ôn và giết người tập thể…

Và đó là sự đại loạn mà những kẻ này tạo ra. Trong gia đình và xã hội VN, chưa bao giờ con người ta thản nhiên đánh đập giết chóc ngay cả người thân như bây giờ chỉ vì vài đồng tiền hoặc một cơn đòi hỏi không được thỏa mãn. Ngày càng tăng những vụ người cha ham hiếp con hoặc đập chết tươi đứa con vài tháng tuổi vì tiếng khóc vô tội của đứa con khiến hắn tỉnh ngủ, hoặc làm vậy chỉ để trả thù người mẹ không kịp đáp ứng đòi hỏi ích kỷ của ông ta!

'Độc tài tới quan tài'

Quan tài người dân
Nhiều vụ việc dân sự đã biến thành hình sự và nhiều vụ việc hình sự đã biến thái thành chính trị ở VN gần đây

Cách hành xử của hệ thống tham nhũng đã nêu chuẩn mực hành ác vô giới hạn trong xã hội để kiếm lợi.

Một khi còn “bức màn sắt” nói trên, người Việt Nam sẽ còn vô vàn đau khổ. Có luật pháp, nhưng hầu hết quan chức chính quyền đã bất chấp luật pháp vì họ không bị trừng phạt.

Nhiều người dân Việt Nam hiền hòa, vốn cam phận nô lệ, cho đến một ngày không thể chịu nổi cái chết oan khốc của người thân, đành đội khăn tang, làm một việc cực chẳng đã là mang thi thể người chết oan đến chầu chực trước cơ quan công quyền đề nghị giải oan cho nạn nhân.

Tầm ảnh hưởng của cái ác và nỗi oan cũng giống như sao Chổi. Dần dần, chiếc quan tài tự “mọc đuôi”, và kéo theo cả ngàn người có lương tri đi theo, bộc lộ một nguyện vọng hòa bình: sự thật cho người nằm xuống. Những người này không hề gây rối hay chống lại chính quyền. Họ hành xử theo đạo lý không thể thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Dân biết, trong những cuộc đàn áp khi họ đi đòi công lý, rất có thể chính họ lại phải nằm vào những chiếc quan tài.

Khi những đại diện của bộ máy tư pháp và hành pháp bỏ qua lương tri, luật pháp, chúng ta có thể thấy thể chế độc tài có thể tác oai tác quái đến mức nào.
Bản chất của độc tài không có gì khác, chỉ là để thỏa mãn lòng tham vô độ của một nhóm người bằng cách tạo nên một cơ chế quyền lực không giới hạn nhằm chiếm đoạt quyền lợi và thậm chí mạng sống của người khác. Lịch sử độc tài trên thế giới, từ Hít- le tới Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn- pốt, là lịch sử nhiều núi xương sông máu do những kẻ và bè lũ đại ác chống lại loài người.

Theo nhà triết học vĩ đại Socrates, mẫu người độc tài là mẫu người chứa trong lòng đủ thứ thèm muốn, sẵn sàng thỏa mãn bất kể vi phạm quan hệ tự nhiên. Xảo trá, bất công, vô đạo, mẫu người này muốn là bạo chúa cai trị thành quốc chuyên chế. Và theo cuốn "Cộng hòa" của Platon thì “…Mẫu người chuyên chế là mẫu người tồi tệ, xấu xa nhất trần gian…”.

Loại Hiến pháp làm “bức màn sắt” che chắn cho sự độc tài- chỉ thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người trong một đảng duy nhất được quyền tồn tại, chỉ chiếm khoảng 3% dân số VN, chính là chiếc “quan tài bê tông” chôn chặt bình đẳng, tự do và công lý.

Với những ông vua và ông quan đang đắc chí hoành hành khi đương quyền chức, thì ngay khi hết thời – chính họ và con cháu họ cũng sẽ bị cầm tù trong chiếc “quan tài” ấy.

'Vùng cấm và quy kết'

"Ngay cả nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc còn bị triệu ra trước đài truyền hình Việt Nam trong một phóng sự đầy hàm ý mạt sát và đe dọa, thì danh dự và mạng thường dân còn mong manh tới mức nào?"
Khi công bố dự thảo sửa dổi Hiến pháp 1992 và kêu gọi toàn dân góp ý, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo hiến pháp đã phát biểu với báo giới rằng “không có vùng cấm khi nhân dân góp ý sửa hiến pháp”. Nhưng sau đó, khi Kiến nghị “Hiến pháp 72” được một nhóm nhân sĩ trí thức soạn thảo không công, đầy tâm huyết, trình tận tay ban dự thảo và đưa lên mạng xã hội để toàn dân góp ý thì liền bị quy kết: …Góp ý cho hiến pháp đòi bỏ điều 4, đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là suy thoái đạo đức, tư tưởng… cần phải xử lý….

Sau lời phát biểu của những vị lãnh đạo cao nhất và những hành vi hàm chứa răn đe, bội tín lời kêu gọi toàn dân góp ý và không có vùng cấm trước đây, liệu còn ai dám nói thật khi góp ý hay biểu quyết trước chính quyền? Ngay cả nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc còn bị triệu ra trước đài truyền hình Việt Nam trong một phóng sự đầy hàm ý mạt sát và đe dọa, thì danh dự và mạng thường dân còn mong manh tới mức nào?

Và như thế, với bộ máy đàn áp hiện nay, chính quyền Việt Nam hoàn toàn có thể làm được việc mang bản dự thảo hiến pháp có điều 4 quy định sự tồn tại độc tôn của Đảng cộng sản đến tận từng nhà, yêu cầu nam phụ lão ấu cho tới những kẻ tâm thần cũng có thể ký tên ủng hộ bản này. Có thể do sợ hãi, do muốn cho xong chuyện, có khi cũng do tự nguyện, cầm chắc là chính quyền có thể lấy được tới hơn 90% chữ ký đồng ý trong một vài ngày. Thậm chí, đem bản đó ra trưng cầu dân ý, với cái dùi cui và khẩu súng vô hình sau lưng dân, cũng có thể đạt được tới con số ủng hộ gần tuyệt đối.

Số người ký tên và ủng hộ dự thảo “Kiến nghị Hiến pháp 72”, hiện nay được công bố là khoảng 12.000 người. Con số này có thể bị thấp xuống sau khi có một số người do bị vận động, bị đe dọa không dám nhận là mình đã ký, so với hơn 90% kia chỉ như muối bỏ biển.

Lại tuyệt đại đa số! Như tất cả mọi cuộc bầu cử ở Việt Nam, cứ như có phép phù thủy, đều theo đúng ý lãnh đạo.

'Tôi đồng ý từ trần'

Chính trị Việt Nam
Đảng cộng sản dường như vẫn chưa muốn chia sẻ hoặc rời bỏ quyền lực trong giai đoạn tới đây

Con số mất rất nhiều tiền bạc và dụng công đó không thể giúp những nhà lập pháp Việt Nam thoái thác trách nhiệm trước nhân dân và thời đại. Và thế không có nghĩa là những người chịu trách nhiệm có thể trốn sau những con số đó, đổ tại “ý dân” khi ký ban hành cho một Hiến pháp chống lại chính người Việt Nam và tiếp tục kéo dài “bệnh ung thư” cũng như “tử huyệt” của chế độ.

Trách nhiệm của bộ máy lập pháp là bằng mọi cách, phải tìm tới một hiến pháp làm nền tảng của thể chế tiến bộ, công bằng, bình đẳng, tôn trọng quyền con người để tạo đà cho đất nước phát triển.

Đó là món nợ cực lớn mà những nhà lập pháp đang có cơ hội trả lại cho Tổ quốc mình trong danh dự.

Trên thực tế, rất nhiều người Việt Nam, kể cả trong tầng lớp trí thức, đã không quan tâm, không hiểu về hiến pháp cũng như kiến thức lập pháp.

Cũng như do không am hiểu từ Hán – Việt, nhiều công nhân, nông dân, người dân tộc thiểu số, nếu đưa cho họ một văn bản đại loại: “tôi đồng ý từ trần” và yêu cầu ký vào, thì vẫn có thể nhởn nhơ cười mà ký vì họ không hiểu “đồng ý từ trần” nghĩa là “đồng ý chết” – ký vào bản án tử hình chính mình.

Không thể đòi hỏi người dân ai cũng phải biết “từ trần nghĩa là chết”. Và không thể vì họ không hiểu mà lừa dối để hưởng lợi từ cái chết của họ.

Về hiến pháp cũng vậy, do hoàn cảnh và sự chuyên môn hóa, dân không nhất thiết am hiểu sâu về những vấn đề đó, vì họ đã trả tiền thuê bộ máy lập pháp, tư pháp và hành pháp bảo vệ quyền lợi của họ. Hay dở là thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp.

Tương tự như một người tiêu thụ điện không cần phải biết về máy phát điện, bởi họ đã trả tiền cho người vận hành.

Bộ máy lập pháp không có quyền lừa dối người dân qua việc vận động, yêu cầu, đe dọa ngầm để họ ký tên vào nhằm hợp thức hóa“chiếc quan tài” chôn vùi quyền con người và tương lai của chính họ và con cháu họ.

'Công trạng hay tội ác?'

"Nếu Quốc hội đưa ra một Hiến pháp tước đoạt quyền tự do của nhân dân, hạn chế xã hội phát triển thì đương nhiên, không những chịu mang tiếng là tăm tối, mà còn phạm tội ác chống lại nhân dân"
Không thể mãi chôn chặt người Việt Nam trong những hiến pháp “quan tài”.
Hãy xem những hiến pháp, những văn bản cam kết tốt nhất của các chính thể trên thế giới, những bộ luật tiến bộ, được làm ra thế nào?

Những người nô lệ trên thế giới này được giải phóng không vì vì tất cả họ đều có chữ ký ủng hộ cuộc giải phóng nô lệ. Tất cả đều bắt đầu từ đạo lý làm người và một số thủ lĩnh, trí thức ưu tú đứng ra góp ý, soạn thảo, nhà cầm quyền ở thời điểm đó đã sáng suốt tiếp thu được ý kiến tốt nhất cho quyền lợi của nhân dân và đất nước họ. Hiến pháp 1946 – hiến pháp tiến bộ nhất của Việt Nam cho đến nay- cũng được soạn thảo không ngoài phương thức ấy.

Bởi thế, chính Quốc hội phải thực lòng cầu thị, dùng mọi biện pháp khuyến khích những gợi ý, những bản Hiến pháp tốt nhất kể cả trái ý mình.

Nếu Quốc hội đưa ra một Hiến pháp tước đoạt quyền tự do của nhân dân, hạn chế xã hội phát triển thì đương nhiên, không những chịu mang tiếng là tăm tối, mà còn phạm tội ác chống lại nhân dân.

Đây là thời cơ khiến cho Việt Nam có thể làm một cuộc thay đổi thần kỳ giống như nước Nhật trước đây từ chỗ đại bại ở thế chiến II, sau một thời gian ngắn áp dụng hiến pháp mới, xây dựng thể chế tiến bộ, tự do ngôn luận và dân chủ, đã trở thành nền kinh tế mạnh thứ ba thế giới, xây dựng được một xã hội trong sạch, con người tự trọng, gần như không có trộm cắp, tồn tại bền vững hơn nửa thế kỷ nay dù phải trải qua sự tàn phá của sóng thần hủy diệt và vô số trận động đất.

'Công việc cấp bách nhất'

Chính trị Việt Nam
Có vẻ như Đảng và chính quyền đang phải đối đầu ngày càng nhiều với các áp lực cải tổ chính trị

Công việc cấp bách và quan trọng nhất có thể làm ngay là sửa đổi Hiến pháp hiện hành để chữa lỗi tử huyệt của hệ thống và cho tương lai của tất cả mọi người dân Việt Nam.

Đó chính là phương án ưu việt nhất, hòa bình và nhẹ nhàng nhất. Không ai phải đổ máu cho cuộc thay đổi này.

Khi lỗi hệ thống được sửa chữa, xóa bỏ độc tài thì mới thực sự đoàn kết và hòa giải được những người con của dân tộc Việt Nam, xóa được tình trạng dù đất nước thống nhất mấy chục năm vẫn bị chia rẽ, người Việt Nam vẫn phải tha phương bởi nghèo đói, không việc làm, nhất là bởi những định kiến và cách hành xử bất tín, thù địch.

Sự hòa giải tự nhiên ấy sẽ tạo thành một sức mạnh thống nhất cho dân được sống trong tự do và an lạc. Khi đó đất nước này mới trở lại là tổ ấm che chở, chốn nương náu đương nhiên cho mọi người con VN, không phải chỉ cho một nhóm người nào đó. Bởi thế mới đúng chức năng tự nhiên và thiêng liêng của khái niệm “Tổ quốc” .

Cũng chỉ như thế mới có thể đoạn tuyệt với nạn bán nước từ trong bộ máy, gỡ bỏ họa xâm lăng đang như một chiếc thòng lọng từng ngày thít chặt dần đất nước Việt Nam.

Công trạng hay tội ác? Tất cả đang theo dõi sự hành xử của Quốc hội.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả là nhà văn, nhà báo, họa sỹ đang sinh sống tại Hà Nội.
Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho (BBC) từ Hà Nội

Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” : Không thể có tự do báo chí không giới hạn

 QĐND Báo

QĐND – Chủ Nhật, 07/04/2013, 21:17 (GMT+7)
QĐND – Trong quá trình góp ý xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đòi hỏi Việt Nam phải có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí “không nhất thiết phải theo quy định của pháp luật” và tư nhân được quyền ra báo, xuất bản. Đây là kiến nghị không những không phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở Việt Nam, mà còn ẩn chứa nhiều mưu toan, ý đồ thiếu thiện chí. 
Đừng ảo tưởng về “ tự do báo chí tuyệt đối”!
“Tự do báo chí” là vấn đề không mới, nhưng rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia dân tộc. Thời gian gần đây, có một nhóm người đòi hỏi Việt Nam phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí không giới hạn, tự do sử dụng internet mà “không cần kiểm soát bởi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam”. Họ cho rằng, thế mới là một nền “tự do báo chí ưu việt” như các nước phát triển và hơn thế, để Việt Nam không bị xem là “một quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí” và là “kẻ thù của internet”(!).
Khi đưa ra kiến nghị trên đây, hình như các “nhà dân chủ” đang bị “lóa mắt” và “ảo tưởng” về một “chân trời tự do báo chí tuyệt đối”! Trên thực tế, không có bất cứ quốc gia nào có nền báo chí tự do tuyệt đối, mà báo chí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ, chế tài nhất định của luật pháp và chính quyền. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới, cho biết: Mỹ là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nên một số người viện dẫn tự do báo chí của quốc gia này như là một mẫu hình lý tưởng. Nhưng ngay từ khi ra đời, thời kỳ lịch sử nước Mỹ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Mặc dù Quốc hội Mỹ không được phép ra văn bản hạn chế tự do báo chí, nhưng kể từ năm 1787 đến nay, tòa án tối cao và chính quyền các bang của Mỹ đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều phối và kiểm soát tự do thông tin. Mặt khác, báo chí ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông và quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Thế nên, đừng lầm tưởng và ảo tưởng là Mỹ có nền báo chí tự do vô hạn độ hay “tự do hoàn hảo”.
Nói về tự do báo chí “không giới hạn”, không thể không nhắc lại những “vụ điển hình” làm rúng động dư luận thế giới thời gian qua như: Vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mô-ha-mét; vụ một mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ việc lính Mỹ đốt kinh Cô-ran ở Áp-ga-ni-xtan… Những vụ việc “quá trớn” này đã làm dư luận phản ứng dữ dội, thậm chí có nơi biến thành bạo loạn xã hội. Nhưng “đình đám nhất” phải kể đến vụ bê bối của tờ News of the World (Tin thế giới). Tháng 7-2011, tờ báo “lá cải” lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm “làm mưa, làm gió” trên thương trường báo chí quốc tế do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc là đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Chả thế mà ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh từng phải lên tiếng: Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!
Tự do báo chí không phụ thuộc vào “báo chí tư nhân”
Một số người “lập luận” rằng, phải cho tư nhân có quyền xuất bản báo, tạp chí thì mới bảo đảm quyền “tự do báo chí đích thực”. Bởi theo họ, xã hội dân chủ là một xã hội mà công dân được phép làm tất cả những gì mang lại lợi ích cho họ, trong đó có quyền được ra báo để có tiếng nói độc lập, có thông tin tự do hoàn toàn, có quyền “phản biện xã hội” thoải mái… như một số nước phát triển!
Đề cập đến vấn đề này, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng tham gia nhiều cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn với một số tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tìm hiểu về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, cho rằng: Nhận định, đánh giá như vậy là phiến diện, thiếu quan điểm thực tiễn. Vì mỗi đất nước, mỗi quốc gia dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị khác nhau. Thực tế ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, tầng lớp, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các giới, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo, tạp chí, bản tin của mình. Mỗi công dân Việt Nam khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào thì đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm quyền được thông tin của mình.
Cùng chung quan điểm đó, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã khẳng định: Một nền báo chí có được xem là tự do hay không trước hết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất, mục đích hoạt động của nó. Ở Việt Nam, một nền báo chí có chức năng, mục đích “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện tự do ngôn luận của các tầng lớp nhân dân” đã được quy định rõ ràng tại Điều 6, Luật Báo chí năm 1989, không thể nói là nền báo chí ấy không phải của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, Việt Nam không cần báo chí tư nhân nhưng mọi người dân vẫn được đáp ứng và hưởng thụ nhu cầu thông tin về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, về mọi mặt tình hình của đất nước và thế giới.
Quyền tự do báo chí phải được bảo đảm bằng pháp luật
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người luôn được Đảng, Nhà nước ta xem là một thuộc tính, một bản chất của chế độ ta. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10 đã ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”. Điều 15, Hiến pháp năm 1959 bổ sung: “Công dân nước Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, báo chí”. Điều 67, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Cùng với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Điều 69, Hiến pháp năm 1992 bổ sung: Công dân có quyền được thông tin. Kế thừa nội dung các bản Hiến pháp trước, Điều 26 thuộc Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, trên phương diện pháp lý, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ khi ra đời đến nay đều khẳng định nhất quán, trước sau như một quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Nếu như một số quyền khác của con người được đề cập, bổ sung, phát triển ở các bản Hiến pháp sau này, thì quyền tự do báo chí đã được Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm ngay sau khi chế độ dân chủ và chính quyền nhân dân được xác lập. Điều này như một minh chứng sinh động để khẳng định Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ xem nhẹ hay ngăn cản quyền tự do báo chí chân chính của nhân dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được gắn liền với các quy định của pháp luật. Không thể có tự do báo chí trừu tượng, chung chung và cũng không thể lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân. Nhà báo trước hết là một công dân. Nếu nhà báo vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp. Còn ai cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ công khai chống Đảng, Nhà nước, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân đều phải bị xử lý nghiêm minh. Đó là biểu thị sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, chứ không phải là sự “bóp nghẹt tự do báo chí, thủ tiêu tự do ngôn luận” như một số thế lực phản động và những người thiếu thiện chí từng rêu rao. Điều 2, Luật Báo chí năm 1989 đã quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã được khẳng định tại Điều 29: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, không thể có đổi mới, dân chủ và phát triển nếu không tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. Vì đó không chỉ là một trong những quyền cơ bản của con người, mà còn là một trong những động lực quan trọng để mở rộng, phát huy dân chủ-một nguồn lực nội sinh góp phần thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.
THIỆN VĂN

Trung Quốc tìm cách giành lại vị thế ở Miến Điện

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tổng thống Miến Điện Thein Sein đến dự  diễn đàn Bác Ngao ngày 5/4/2013.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tổng thống Miến Điện Thein Sein đến dự diễn đàn Bác Ngao ngày 5/4/2013. (REUTERS/China Daily)

Bất ngờ trước tốc độ mở cửa nhanh chóng của chính quyền Miến Điện, Trung Quốc nay đang gia tăng nỗ lực để giành lại vị thế của một đồng minh thiết yếu, mà họ đã nắm giữ trong suốt thời kỳ chế độc tài quân phiệt.

Nhờ đã tiến hành những cải tổ chính trị ngoạn mục kể từ khi tập đoàn quân sự giải thể, nhường chỗ cho một chính phủ dân sự vào tháng 03/2011, Miến Điện nay được cả thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, ve vãn.

Nhưng Trung Quốc đã không ngờ ván bài sẽ được sắp xếp lại như vậy, vì ban đầu cứ nghĩ rằng những cải tổ nói trên chỉ là bề ngoài. Một nhà phân tích Miến Điện được AFP trích dẫn nhận định : « Trung Quốc đã bị bất ngờ và chưa nhận thức hết tầm mức của những thay đổi tại Miến Điện ».

Thứ Sáu vừa qua, tổng thống Thein Sein đã đi thăm Trung Quốc và đã được chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón. Theo lời đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện, chuyến đi này diễn ra vào một thời điểm « quan trọng ». Ông cho rằng, « một số thế lực bên ngoài » không muốn thấy « một sự phát triển lành mạnh, suôn sẻ và nhanh chóng quan hệ Miến-Trung ».

Cựu đại sứ Anh quốc tại Đông Nam Á Drak Tonkin cũng đồng ý rằng chuyến đi của tổng thống Thein Sein cho thấy Miến Điện nhìn nhận tầm quan trọng của quan hệ với Trung Quốc.

Chỉ mới cách đây hai năm, Bắc Kinh còn dùng quyền phủ quyết của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để tránh cho Miến Điện bị quốc tế trừng phạt hơn nữa và vẫn đầu tư ồ ạt vào nước láng giềng, lợi dụng lúc các nước Tây phương còn bị cấm cửa.

Trong một thời gian dài, Trung Quốc là đồng minh duy nhất yểm trợ vô điều kiện cho Miến Điện, nhưng theo các nhà quan sát, chính vì quá ngột ngạt với sự hiện diện của Trung Quốc mà chính quyền Miến Điện đã phải tiến hành cải cách, xích gần lại phương Tây.

Chỉ sáu tháng sau khi lên cầm quyến, tổng thống Thein Sein đã ra lệnh đình chỉ dự án đập thủy điện khổng lồ do Trung Quốc tài trợ. Từ đó đến nay, nhiều vấn đề đã cản trở nỗ lực của Bắc Kinh giành lại vị thế đã mất ở Miến Điện. Kể từ nay, Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ các quyền lợi kinh tế, đặc biệt là các dự án khai thác mỏ và dự án năng lượng.

Bắc Kinh cũng đã can dự vào các cuộc đàm phán giữa chính quyền Miến Điện với quân nổì dậy sắc tộc thiểu số Kachin. Các trận giao tranh giữa lực lượng này với quân chính phủ đe doạ đến công trình xây dựng đường ống dẫn dầu khí giữa Ấn Độ Dương với Trung Quốc. Hai vòng đàm phán đã diễn ra ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng việc Bắc Kinh tập trung quá nhiều vào quyền lợi của họ có thể khiến Miến Điện bất bình.

Tuy vậy, về lâu dài, Miến Điện cũng khó mà quay lưng lại với một quốc gia mà hiện vẫn chiếm 1/3 đầu tư ngoại quốc trực tiếp. Ngay cả lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng nhìn nhận tính chất thiết yếu của quan hệ Miến-Trung. Bà đã bị chỉ trích khi gần đây kêu gọi dân làng đừng chống đối dự án khai thác mỏ đồng do Trung Quốc thực hiện ở miền Bắc Miến Điện. Nhưng bà Aung San Suu Kyi giải thích hành động của bà là do sự cần thiết về mặt ngoại giao. Bà cho rằng : « Chúng ta phải hòa thuận với láng giềng, dù chúng ta có muốn hay không ».
Thanh Phương (RFI)

Tập Cận Bình : Không ai được đẩy châu Á vào hỗn loạn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Diễn đàn Châu Á Bac Ngao ngày 7/4/2013
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Diễn đàn Châu Á Bac Ngao ngày 7/4/2013 (REUTERS/Alexander F. Yuan/Pool)

Khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao ngày 07/04/2013 trong bối Bình Nhưỡng đang dọa tấn công Mỹ và các đồng minh, chủ tịch Trung Quốc cảnh báo: "không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực vào cảnh hỗn loạn". Ông Tập Cận Bình tránh trực tiếp đề cập đến tình hình bán đảo Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, phát biểu trước cử tọa gồm nhiều nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh : Bắc Kinh « cương quyết » duy trì « chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ (…) và giải quyết đúng đắn bất đồng với các nước liên quan ». Ông Tập Cận Bình tránh né nêu lên tranh chấp chủ quyền tại khu vực quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản hay tại vùng Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á.

Liên quan đến thời sự tại bán đảo Triều Tiên, tuy không trực tiếp nêu lên trường hợp của Bình Nhưỡng nhưng ông Tập Cận Bình cảnh báo là « không một quốc gia nào, vì những tính toán ích kỷ được phép đẩy cả khu vực Châu Á vào tình trạng hỗn lọan ».

Theo chủ tịch Trung Quốc, Châu Á cần « phối hợp những nỗ lực để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến sự ổn định của châu lục này (…) Nhiều thách thức mới đang đặt ra cho việc duy trì ổn định tại Châu Á, trong đó có những mối đe dọa về an ninh truyền thống và không truyền thống ». Nhìn rộng ra hơn, lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nên « có tầm nhìn bao quát, có chiến lược hợp tác và một tiếng nói chung » về vấn đề an ninh.

Diễn đàn Châu Á Bác Ngao chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001 và được tổ chức hàng năm tại thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Diễn đàn năm nay diễn ra trong ba ngày và sẽ kết thúc vào ngày 08/04/2013. Tổng thống Miến Điện, Thein Sein, giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde, tổng thống Mêhico, thủ tướng Úc Julia Gillard, và cựu thủ tướng Nhật Bản, Fukuda đã đến dự Diễn đàn Châu Á Bác Ngao năm nay.
Thanh Hà (RFI)

Bùi Tín - ‘Đệ nhất phu nhân Trung quốc’ dính vào tội ác

Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện

07.04.2013
Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng CS Trung quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vừa đi thăm Liên bang Nga và 3 nước châu Phi là Tanzania, Congo và Nam Phi. Theo nhận định của Tân Hoa Xã, chuyến đi thăm này đã giúp củng cố đáng kể quan hệ Trung - Nga, với những «hợp đồng thế kỷ» dài hạn có giá trị cực lớn ; đồng thời quan hệ giữa Trung Quốc và ba nước châu Phi vừa kể  cũng được tăng cường. Riêng cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 5 của nhóm 5 nước đang trỗi dậy BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - tại cảng Durban của Nam Phi đã là một thành quả có ý nghĩa. Nhóm BRICS bao gồm 42% dân số, 20% tổng sản lượng và 15% giá trị thương mại của toàn thế giới.

Ngay từ khi cuộc thăm chính thức Liên bang Nga bắt đầu ở Moscow ngày 22 tháng 3 vừa qua, dư luận đã rất chú ý đến Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, người cùng đi với ông trong chuyến công du này. Bà Bành Lệ Viện, sinh năm 1962 ở Sơn Đông, năm nay vừa 51 tuổi, trẻ hơn chồng 8 tuổi, là một người đàn bà xinh đẹp, ăn mặc đúng thời trang, luôn nở nụ cười trên môi, được giới thiệu là một «nghệ sỹ nhân dân» hàng đầu, một ca sỹ với giọng ca điêu luyện có gần 200 đĩa CD được phát hành toàn thế giới. Bà cũng là sỹ quan cấp tướng, là Trưởng đoàn Ca Vũ Nhạc của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc, có bằng thạc sỹ về văn hóa và văn nghệ, giáo sư trường Đại học Bắc Kinh. Báo Trung Quốc ca ngợi bà Bành Lệ Viện như một người đã nổi tiếng trước cả chồng mình, có tiếng hát dân ca đặc sắc từ khi 18 tuổi. Bà nổi tiếng đến độ có cả một tầng lớp nữ thanh niên Trung Quốc học theo bà, từ lời ca, giọng hát, cử chỉ, cách trang điểm cho đến kiểu mẫu và màu sắc áo quần bà mặc từng thời kỳ.

Dư luận thế giới cho rằng ông Tập Cận Bình có một người vợ tài sắc vẹn toàn, tạo nên một thế mạnh chính trị vững vàng thêm cho ông.

Nhưng sau khi đoàn đoàn đại biểu Trung Quốc do ông Tập Cận Bình dẫn đầu dự hội nghị nhóm BRICS ở Durban và trở về Bắc Kinh ngày 30 tháng 3 / 2013, các tổ chức dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại đã tiết lộ về một mặt khác của bà Bành Lệ Viện. Họ đưa nhiều tin và ảnh về vai trò của bà Bành cách đây gần 24 năm, trong sự kiện Thiên An Môn đẫm máu, khi sinh viên, học sinh và thanh niên Trung Quốc đòi tự do và dân chủ, vào đầu tháng 6 năm 1989.

Các báo Trung Quốc ở hải ngoại như ở Hoa Kỳ, Canađa, Úc, châu Âu, Đài Loan, Hồng Kông… các blog tự do, các tờ tin của giáo phái Pháp Luân Công khắp nơi đã nói lên sự thật là trong sự kiện đàn áp nhân dân đòi tự do ở quảng trường Thiên An Môn, bà Bành Lệ Viện đã đứng hẳn về phía nhóm lãnh đạo phản dân chủ, chủ trương nổ súng vào sinh viên và thanh niên yêu nước, tán đồng việc dùng hàng trăm xe tăng chà xát anh chị em dân chủ. Chính bà Bành Lệ Viện đã tự nguyện đứng ra hát động viên, ủy lạo các đơn vị, các quân đoàn bộ binh và thiết giáp trước và sau khi chấp hành lệnh đàn áp thẳng tay của Đặng Tiểu Bình. Nhiều blogger tự do đòi ông Tập Cận Bình và vợ ông phải tỏ rõ thái độ về sự kiện lịch sử Thiên An Môn, ngừng ngay việc đàn áp các chíến sỹ dân chủ, ngừng đàn áp giào phái không bạo động Pháp Luân Công, thỏa mãn yêu cầu chính đáng của hội các bà mẹ mất con ở Thiên An Môn, xây dựng một khu nghĩa trang cho các nạn nhân trong vụ thảm sát này.

Những lời ca giọng hát của bà Bành từng khơi mào cho máu chảy, cho tội ác dẫn đến cái chết thê thảm của chừng 3 ngàn thanh niên nam nữ dấn thân cho tự do dân chủ. Bà thiếu tướng «Nghệ sỹ Nhân dân» Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện trả lời ra sao cho rõ ràng về vụ này? Và chồng bà, ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình suy nghĩ ra sao về sự kiện lịch sử đang chia rẽ đất nước ông? Và những lời hứa về thay đổi chính trị, về dân chủ hóa, tự do hóa… của ông ông sẽ được thực hiện ra sao nếu không nhìn thẳng vào sự thật để thực hiện theo những nguyện vọng chính đáng của toàn dân?

Một nhà dân chủ Trung Quốc sống ở Pháp cho rằng Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện đang là bông hoa tươi thắm gài trên ngực ông Tập Cận Bình đã đột nhiên trở thành một nhánh hồng héo úa đầy gai nhọn cực kỳ nguy hiểm, giữa thời kỳ thông tin hiện đại, không ai có thể che dấu, lẩn tránh điều gì.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc - Chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản

Nhớ, năm 1978, lúc đang học năm thứ ba ở trường Đại học Sư phạm, tôi và các bạn trong lớp đi thực tập ở trường cấp 3 Tân Lý Tây thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đó là một xã nhỏ, chưa tới mười ngàn dân, lúc ấy còn khá nghèo, hầu hết các nhà vệ sinh đều nằm chênh vênh trên các hồ cá tra. Thấy sinh viên từ thành phố về, dân chúng có vẻ rất vui. Ủy ban nhân dân xã tổ chức một buổi tiếp đón khá nồng hậu ngay trong buổi tối đầu tiên lúc chúng tôi mới đến. Chủ tịch xã đứng lên phát biểu. Ông là một nông dân, có lẽ, trước 1975, vốn là du kích. Đứng trước hơn 100 đứa sinh viên, ông không giấu được sự lúng túng, nói năng cứ lấp vấp, lập bập, không đầu không đuôi gì cả. Nội dung chính vẫn là ca ngợi tính chất ưu việt của chế độ mới, những điều có lẽ ông nghe được trong các buổi học tập chính trị hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng vui nhất là, để nhấn mạnh tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, ông cứ lặp đi lặp lại là “chúng ta không giống bọn Mác-xít độc tài và tàn bạo giết hại cả hàng triệu người”. Bọn chúng tôi biết là ông nhầm giữa Mác-xít và Phát-xít. Nhưng không đứa nào dám cười. Chỉ sau đó, mấy đứa miền Nam mới thì thầm với nhau: “Thì Mác-xít hay Phát-xít cũng vậy thôi!”

Chuyện cũ, cách đây đã hơn 35 năm, tưởng đã quên, bỗng dưng lại sống dậy khi mới đây, tình cờ đọc lại cuốn Intellectuals and Society (Basic Books, 2011) của Thomas Sowell, tôi bắt gặp một đoạn Sowell so sánh chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít (bao gồm cả Nazism) ở Đức. Một bên được xem là cực tả và một bên được xem là cực hữu; hai bên lúc nào cũng kết tội nhau và muốn tiêu diệt nhau (với Cộng sản, chủ nghĩa Phát-xít là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc; với Hitler, Cộng sản và Do Thái là hai kẻ thù chính), nhưng theo Sowell, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít có rất ít sự khác biệt, trừ trong lãnh vực tu từ. Những người Phát-xít, từ Ý đến Đức, đều công khai tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc; những người Cộng sản, trên lý thuyết, biểu dương chủ nghĩa quốc tế, nhưng trên thực tế, vẫn luôn luôn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, cũng đều nhắm, trước hết, đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc của họ. Và cả hai đều là những chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. (tr. 99-101)

Một nhận xét tương tự được Vladimir Tismaneanu phân tích kỹ lưỡng hơn trong cuốn The Devil in History do University of California Press xuất bản năm 2012. Cái được gọi là “quỷ dữ” (devil) ấy được Tismaneanu nêu đích danh: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Cả hai đều gắn liền với những quan điểm không tưởng về tương lai. Cả hai đều muốn chống lại các giá trị của giai cấp trưởng giả và dân chủ tự do. Cả hai đều muốn làm cách mạng triệt để bằng cách xóa bỏ truyền thống để xây dựng một hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa hoàn toàn mới; nhưng khi làm như vậy, cả hai đều xóa nhòa ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu. Cả hai đều nhân danh tinh thần nhân đạo nhưng lại biến con người thành những con số để tha hồ giết chết hoặc đày đọa họ mà không hề có chút áy náy nào cả. Cả hai đều đề cao bạo động, một bên là tác giả của Gulags và một bên của Auschwitz, đều chiếm kỷ lục về tội sát nhân và diệt chủng: Trong hơn mười năm (1933-1945), chủ nghĩa Phát-xít giết hại khoảng 25 triệu người và trong vòng hơn 70 năm (1917-1990), chủ nghĩa Cộng sản giết hại khoảng từ 80 đến 100 triệu người.

Nhận xét ấy cũng được hai sử gia, một người Pháp và một người Đức, Francois Furet và Ernst Nolte, phân tích trong cuốn Fascism and Communism (University of Nebraska Press, 2004). Nó cũng lại được mổ xẻ trong cuốn Fascism, Communism and the Consolidation of Democracy: A Comparison of European Dictatorships do Gerhard Besier biên tập (LIT Verlag, 2006), cuốn Lenin, Stalin and Hitler: The Age of Social Catastrophe của Robert Gellately (Vintage, 2008); quan trọng nhất, trong cuốn The Origins of Totalitarianism của Hannah Arendt (được xuất bản lần đầu từ năm 1951), trong đó, ở phần ba, bà tập trung chủ yếu vào hai hiện tượng: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Tất cả, từ nhiều góc độ khác nhau, hoặc chính trị hoặc lịch sử hoặc ý thức hệ, đều đi đến kết luận giống nhau: cả chủ nghĩa Phát-xít lẫn chủ nghĩa Cộng sản đều, nói theo Richard Overy, “nhà nước của sự khiếp hãi” hay “nhà nước của khủng bố” (states of terror), theo Eduard Kuznetsov và Dorin Tudoran, một “nền văn minh tội phạm” (criminal civilization), hoặc nói theo Leszek Kolakowski, một triết gia người Ba Lan, là sự đầu thai của quỷ dữ trong lịch sử, “một con quỷ sáng chế ra những nhà nước ý thức hệ (ideological states), nghĩa là, thứ nhà nước tự cho tính chính đáng của nó được đặt trên sự kiện là chủ nhân của nó cũng đồng thời là chủ nhân của chân lý. Nếu bạn chống lại nhà nước hay hệ thống nhà nước ấy, bạn sẽ bị xem là kẻ thù của chân lý.” (Dẫn theo Vladimir Tismaneanu, tr. 2-3, 11 & 26).

Về phương diện luật pháp, năm 2010, Quốc hội Hungary thông qua đạo luật cấm phủ nhận tội ác diệt chủng ở Holocaust của Nazi, sau đó, lại thông qua đạo luật cấm phủ nhận các tội ác của chủ nghĩa Cộng sản: Những người vi phạm, hoặc bằng cách phủ nhận hoặc bằng cách nghi vấn các tội ác ấy, có thể bị phạt từ một đến ba năm tù. Với Quốc Hội Hungary, tội ác của chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản ngang nhau.

Theo Timothy Snyder, việc so sánh chủ nghĩa Nazi (một biến thể của chủ nghĩa Phát-xít tại Đức) và chủ nghĩa Stalin (một hình ảnh tiêu biểu của chủ nghĩa Cộng sản) là điều cần thiết: Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn không những về hai hiện tượng khủng khiếp nhất của thế kỷ 20 mà còn về thời đại của chúng ta và kể cả bản thân chúng ta nữa. (Như trên, tr. 19)

Đó là thời đại, nói theo Nietzsche, “Thượng đế đã chết” và con người muốn thay thế Thượng đế để xây dựng những “thành phố của Thượng đế” (city of Gods) ngay trên trần gian này. Họ muốn thay đổi lịch sử, một bên, với giai cấp, một bên với chủng tộc. Họ sùng bái lãnh tụ, và bằng mọi cách, biến lãnh tụ thành thần linh, qua đó, biến đảng phái thành một thứ tôn giáo mới và xây dựng một chế độ toàn trị, khống chế toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Họ muốn thay đổi cả bản chất của con người bằng các biện pháp tuyên tuyền, nhồi sọ và khủng bố. Bất kể ngôn ngữ hay ho họ thường sử dụng, những “con người mới” họ muốn sản xuất chỉ là những công cụ mù quáng chỉ biết vâng dạ trước lãnh tụ và vì lãnh tụ, sẵn sàng giết người, kể cả đồng bào và người thân của mình, một cách không gớm tay.

Đó là thời đại của khoa học và kỹ thuật, của văn minh và tiến bộ vượt bậc, của lý trí và của rất nhiều lý tưởng nhưng đồng thời cũng là một thời đại của sự cuồng tín và mê tín, của sự thắng thế của thứ lý trí công cụ (instrumental reason) trên lý trí phê phán (critical reason), của sự độc tôn của sức mạnh và bạo lực. Hậu quả cuối cùng của tất cả những nghịch lý ấy là cả hàng trăm triệu người bị giết chết.

Dĩ nhiên, giữa chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản có không ít khác biệt. Chủ nghĩa Phát-xít chỉ xây dựng sức mạnh trên một người, người-được-thần-thánh-hóa (ở Đức là Adolf Hitler; ở Ý là Benito Mussolini); chủ nghĩa Cộng sản xây dựng sức mạnh trên cả việc thần thánh hóa lãnh tụ lẫn việc thiêng liêng hóa đảng phái, như một thứ thiên mệnh. Chủ nghĩa Phát-xít đề cao chủ nghĩa dân tộc trong khi chủ nghĩa Cộng sản lại đề cao chủ nghĩa quốc tế và sử dụng chủ nghĩa quốc tế để phục vụ cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Hệ thống tuyên truyền của Cộng sản tinh vi và khôn khéo hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ đề cao thù hận, chủ nghĩa Cộng sản đề cao tình yêu và nhân danh tình yêu, kích động thù hận; trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ nói đến việc trả thù, chủ nghĩa Cộng sản nhấn mạnh việc giải phóng, dù để đạt được mục tiêu giải phóng, họ sử dụng chuyên chính vô sản để trả thù. Cộng sản cũng có nhiều tham vọng hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ muốn quản lý hành động của con người, chủ nghĩa Cộng sản muốn quản lý cả tư tưởng và tình cảm thầm kín nhất của con người. Hậu quả là Cộng sản đa nghi hơn Phát-xít: Phát-xít thường chỉ giết những người bị họ xem là kẻ thù chứ hiếm khi thanh trừng trong nội bộ; Cộng sản, đặc biệt Cộng sản ở Nga dưới thời Stalin, vừa tàn sát kẻ thù vừa tàn sát các đồng chí của mình.

Đằng sau chủ nghĩa Phát-xít chỉ có vài tín lý đơn giản như một thứ tín ngưỡng dân gian; đằng sau chủ nghĩa Cộng sản là cả một hệ thống triết học phức tạp đủ để mê hoặc giới trí thức và văn nghệ sĩ: Hệ quả là có một thứ văn học nghệ thuật Cộng sản chứ không có thứ văn học nghệ thuật Phát-xít. Tuy nhiên, sự tồn tại của thứ văn học nghệ thuật Cộng sản không phải là một điều tốt: nó chỉ gieo rắc sự mê tín và cuồng tín, dung dưỡng các ảo tưởng, và cuối cùng, kéo dài thảm họa: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ kéo dài hơn một thập niên, chủ nghĩa Cộng sản kéo đến hơn bảy thập niên; trong khi hầu như mọi người đều nhận ra tội ác của chủ nghĩa Phát-xít, không ít người vẫn còn ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng sản; trong khi chủ nghĩa Phát-xít đã trở thành quá khứ, chủ nghĩa Cộng sản vẫn ở trong thì hiện tại, ít nhất là ở năm nước: Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.

Chữ “Việt Nam”, xuất hiện trong ngữ cảnh ấy, quả là một điều đau đớn.

Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.

Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Phầm mềm Google earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam


Phầm mềm Google earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Viet Nam)

[★] - Hãy chia sẻ để cho Thế Giới biết rằng đâu là sự thật về chủ quyền tại Biển Đông.
TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ...

西沙群島和南沙群島屬於越南!
(Lê Đại Dương

2 chiến đấu cơ nghi của Trung Quốc thâm nhập đảo Thị Tứ

Chiến đấu cơ J-31
Chiến đấu cơ J-31
Hải quân Philippines hôm nay 7/4 cho biết 2 chiến đấu cơ, bị tình nghi là của Trung Quốc, hôm thứ năm tuần trước đã thâm nhập không phận đảo Thị Tứ của Việt Nam, đảo hiện do Philippines chiếm đóng và đưa hơn 150 dân ra đây sinh sống.
Dẫn các báo cáo của quân đội chính phủ Philippines tại Palawan, đại tá Edgard Arevalo cho biết các máy bay được thấy bay theo hướng tây nam, trên đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, vào 9h50 sáng thứ năm tuần trước.
“Tôi không thể nói nguồn gốc của máy bay, nhưng nhiều khả năng là máy bay nước ngoài bởi cả Lực lượng không quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển của chúng tôi trong khu vực đều thấy.”, ông Arevalo cho hay.
Đại tá Arevalo cũng cho biết các máy bay có thể là máy bay SukhoiS, do Nga sản xuất, và chúng bay ở tầm cao, với tốc độ lớn.
Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng bị Philippines chiếm đóng và coi là một phần của thị trấn Kalayaan, tỉnh Palawan. Philippines đã đưa khoảng 150 người dân nước này ra sinh sống và gần đây đã cho xây dựng một trường học trên đảo. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này.
Vụ thâm nhập của máy bay chiến đấu trên diễn ra một ngày trước khi Mỹ-Philippines bắt đầu cuộc tập trận chung Balikatan thường niên, với khoảng 8.000 lính Philippines và lính Mỹ tham gia. Cuộc tập trận hiện đang diễn ra ở Luzon.
 Vũ Quý
(Dân trí) 

Đến lượt 5 cựu quan chức ở Tiên Lãng hầu tòa

Liên quan đến việc phá hủy nhà trông đầm của anh em ông Đoàn Văn Vươn, gây thiệt hại gần 300 triệu đồng, các cựu lãnh đạo này bị truy tố về tội Hủy hoại tài sản, và hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo dự kiến của TAND Hải Phòng, phiên xử sơ thẩm 5 cựu quan chức này diễn ra ngày 8 - 10/4.
Trước đó, ngày 7/1, Viện KSND TP Hải Phòng ban hành cáo trạng truy tố các bị can Nguyễn Văn Khanh (nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hoa (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Phó ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế), Phạm Đăng Hoan (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang) về tội Hủy hoại tài sản; truy tố Lê Văn Hiền (nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi bị cưỡng chế, căn nhà ông Vươn là đống đổ nát. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Sau khi bị cưỡng chế, căn nhà ông Vươn là đống đổ nát. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Theo đó, do ông Đoàn Văn Vươn không tự nguyện chấp hành quyết định thu hồi đất đầm, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế. Ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định giao cho ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch huyện là Trưởng ban chỉ đạo, Phạm Xuân Hoa làm Phó ban, Lê Thanh Liêm và một số cán bộ phòng, ban của UBND huyện làm thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế.
Sáng 5/1/2012, Trưởng ban chỉ đạo đã cho các lực lượng cưỡng chế thi hành quyết định. Tuy nhiên, ông Đoàn Văn Vươn cùng một số người đã dùng mìn tự tạo, bình gas, súng bắn đạn hoa cải chống trả khiến một số người bị thương tích phải đưa đi cấp cứu, việc cưỡng chế tạm dừng.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Khanh ra lệnh tiếp tục cưỡng chế. Tại khu vực 19,3 ha, ông này đã chỉ đạo Phạm Xuân Hoa đôn đốc lực lượng đập phá làm đổ nhà trông đầm, công trình phụ, đốt cháy lều trông đầm của nhà ông Vươn. Sau khi cho kiểm kê tài sản, ông Khanh tiếp tục ra lệnh cho Hoa cùng lực lượng phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Quý.
Do ngôi nhà 2 tầng được xây dựng chắc chắn không phá được bằng dụng cụ thủ công nên Khanh đã bảo Hoan và Liêm gọi điện thoại thuê máy xúc. Trong thời gian đó, Khanh yêu cầu Hoa đôn đốc lực lượng trưng dụng búa, xà beng, vồ gỗ đập phá làm sập công trình phụ liền kề căn nhà 2 tầng, phá bể nước, tháo cửa sổ và phá nham nhở nhà 2 tầng, chuồng chăn nuôi, nhà kho.
Trưng cầu Hội đồng định giá tài sản, cơ quan điều tra xác định, giá trị tài sản bị hủy hoại hơn 295 triệu đồng. Trong đó, tại sản của vợ chồng ông Đoàn Văn Quý là hơn 190 triệu, tài sản của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn hơn 104 triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra, Phạm Xuân Hoa phủ nhận trách nhiệm, nhưng tài liệu cho thấy, biết chủ trương tháo dỡ tài sản không đúng với kế hoạch song theo sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Khanh, Hoa đã ban hành 2 thông báo để phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Vì vậy, đủ căn cứ xác định Hoa phải chịu trách nhiệm về việc tháo dỡ tài sản ở khu vực 19,3 ha và khu vực 21 ha.
Lê Thanh Liêm cũng khai, biết việc tháo dỡ tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Quý là sai nhưng vẫn thực hiện theo sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Khanh. Tài liệu xác định, Liêm là Chủ tịch UBND xã, thành viên ban chỉ đạo cưỡng chế, biết việc tháo dỡ tài sản theo sự phân công là không đúng với nội dung kế hoạch của UBND nhưng vẫn chuẩn bị công vụ, phương tiện. Vì vậy, đủ căn cứ để xác định Liêm phải chịu trách nhiệm về việc tháo dỡ tài sản ở khu vực 19,3 ha.
Còn Phạm Đăng Hoan khai, việc thuê máy xúc đến phá nhà hai tầng là do sự phân công chỉ đạo của Nguyễn Văn Khanh. Bị can biết việc phá dỡ là sai nhưng vẫn thực hiện.
Trái những lời khai của một số người có liên quan, Nguyễn Văn Khanh không thừa nhận hành vi chỉ đạo việc phá tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông này biết quyết định thu hồi đất, kế hoạch cưỡng chế của UBND huyện không có nội dung tháo dỡ tài sản nhưng vẫn sửa và ban hành thông báo để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ làm nhiệm vụ cưỡng chế. Cựu Phó chủ tịch huyện cũng thừa nhận đã vài lần điện cho người đưa máy xúc xuống phá đầm nhà ông Vươn nhưng không gọi máy xúc phá nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý.
Cơ quan điều tra đã cho Nguyễn Văn Khanh đối chất với ông Bùi Thế Nghĩa (Bí thư huyện ủy Tiên Lãng), Lê Văn Hiền, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan và các bên vẫn giữ nguyên lời khai rằng, ông Nghĩa và Hiền không chỉ đạo việc cưỡng chế tháo dỡ nhà trông đầm của ông Vươn và Quý.
Cơ quan điều tra xác định, dù biết Nguyễn Văn Khanh chỉ đạo phá tài sản là sai nhưng Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm và Phạm Đăng Hoan vẫn giúp sức thực hiện việc tháo dỡ làm hư hỏng toàn bộ tài sản gia đình ông Vươn và Quý. Các bị cáo Hoa, Liêm, Hoan nhận thức trách nhiệm trong việc gây thiệt hại và đã tự nguyện nộp hơn 210 triệu đồng bồi thường.
Trong quá trình điều tra vụ hủy hoại tài sản, công an TP Hải Phòng làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của Chủ tịch Lê Văn Hiền để cán bộ dưới quyền là Nguyễn Văn Khanh cùng đồng phạm thực hiện việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn và Quý. Trước khi thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất, ông Hiền ký quyết định trưng dụng lực lượng tham gia nhưng không có biện pháp kiểm tra để phát hiện việc tháo dỡ có đúng với thông báo không.
Tại cơ quan điều tra, Lê Văn Hiền khai nhận do tin tưởng Nguyễn Văn Khanh và nhân viên dưới quyền nên đã không có biện pháp kiểm tra đôn đốc để xảy ra việc cán bộ dưới quyền thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến hậu quả tài sản của công dân bị hủy hoại. Do đó, Viện Kiểm sát thành phố cho rằng, ông Hiền phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhóm phóng viên
(VnExpress)

Thừa mứa thông tin và sự mù quáng!

Xem ra, sống trong một thế giới mà chỉ cần bấm chuột là ra kiến thức thì càng cần có kiến thức.
Cuối những năm 80,  phương tiện thông tin còn ít ỏi nên nhiều người sống khỏe bằng nghề bán kết quả sổ xố, phần lớn cho dân chơi lô đề. Hồi đó tôi đang là sinh viên cũng gia nhập đội quân bán kết quả này. Vài năm sau, truyền hình, máy nhắn tin, điện thoại các loại phát triển ầm ầm khiến nghề này không còn đất sống.
Mất nghề kiếm cơm, nhưng tôi ngộ ra  sự phát triển của khoa học công nghệ sẵn sàng xóa sổ một nghề nào đó trong xã hội và hoàn toàn có thể làm đảo lộn cuộc sống. Tâm sự điều này với thằng bạn thân, tưởng nó sẽ gật gù với "nhận định có tầm khái quát" của tôi, ai dè nó nhìn từ đầu tới chân, nói tưởng gì, ông giở sách phổ thông xem lại đi. Tôi cười hì hì chữa ngượng, nói thì bây giờ mới có thực tiễn. 

Khoảng 14.100.000 kết quả (0,37 giây) với cụm từ "máy tỉnh rẻ nhất thế giới"
Nhà văn Thái Bá Tân thường nói câu này mà tôi cho rằng có lý: Kinh tế thị trường và Internet là hai phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ trước.  Mạng toàn cầu làm cho thế giới “nhỏ” lại và dường như không còn bị ngăn cách. Nhưng lặn ngụm trong biển thông tin ấy rất có thể chúng ta mất tự do và bị phụ thuộc. Song nguy thay, nhiều người lại ngộ nhận mình là người tự do nhất và đang làm chủ được bản thân.
Ngày nay, khi tôi định  mua một chiếc máy tính, việc đầu tiên là tôi gõ vào Google câu lệnh “máy tính tốt, rẻ.” Hàng triệu kết quả hiện lên trong tích tắc . Tôi khoan khoái rít một hơi thuốc, chiêu một ngụm trà, khà lên một tiếng đầy tự mãn về sự khôn ngoan mà không hề biết mình đang bị lệ thuộc ghê gớm vào những nhận định chủ quan của người bán và kẻ mua trên mạng.
Đó là chưa kể Google đi guốc trong bụng bạn, biết rõ sở thích, thói quen… của bạn thông qua những câu lệnh và những bài bạn đã download trước đó. Cỗ máy tinh khôn sắp xếp theo hướng ưu tiên cho những kết quả phù hợp với gu của bạn, kín đáo chiều chuộng bạn.
Chúng ta say sưa thể hiện những suy nghĩ của mình trên mạng một cách thuận tiện và thoải mái,  để rồi chưa uống xong chén nước, chúng ta bồn chồn lao tới máy tính để bấm bấm, nhòm nhòm xem lượng người bình luận (comment) tăng bao nhiêu, người khen kẻ chê thế nào; chúng ta hỉ hả vì có nhiều người hào phóng bấm LIKE một cách vô tội vạ và rất thiếu chân thành, thậm chí sẵn sàng LIKE cho cả những tin buồn. 
Chúng ta ngộ nhận đang làm chủ cỗ máy tinh vi, cỗ máy giúp thế giới  trở nên nhỏ bé hơn, bắt nó phục vụ mình, nhưng nói chính xác hơn, nó đang phục vụ cho sở thích và thói quen của mỗi người. Nếu không tỉnh táo, rất có thể nó biến chúng ta thành những kẻ bảo thủ, độc đoán, những người ưa nịnh, luôn chạy theo đám đông mà thiếu đi sự sáng tạo và quan điểm riêng. Có người nói khi đó ta thiếu đi sự minh triết, tôi thấy cũng đúng.
Hôm rồi có chị vừa đi thăm con du học bên Mỹ về kể, ở bên đó  các cháu phải thực hiện nhiều bài tập theo nhóm, sau đó thuyết trình. Muốn có bài thuyết trình  hay thì phải đọc nhiều tài liệu, trong đó tài liệu in, có tác giả rõ ràng, được khuyến khích và đánh giá cao hơn những tài liệu không rõ nguồn ở trên mạng.
Nghe chị kể tới đây tôi bỗng giật mình nhớ tới những sản phẩm in của ta, nhẽ ra phải được tin cậy, như sách giáo khoa, sách tham khảo... lại mắc nhiều lỗi quá, thậm chí “cổng trường em” còn xuất hiện cả cờ Trung Quốc.
Xem ra sống trong một thế giới mà chỉ cần bấm chuột là ra kiến thức thì càng cần có kiến thức, một hệ thống kiến thức nền vững chắc cùng  phông văn hoá dày dặn. Chỉ có như vậy mới đủ khả năng tổng hợp, phân tích để chọn lựa những gì đúng đắn, phù hợp trong cái bể thông tin hỗn độn này. Nếu  không chuẩn bị cho mình một “bộ lọc”  thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ trở thành những kẻ “đẽo cày giữa đường" của thế kỷ 21.
Kiến thức nền và phông văn hoá ấy ở đâu nếu không phải nhà trường và gia đình ? Nhưng cả hai địa chỉ ấy hiện nay đều chưa thực sự yên tâm./.
Ngô Thiệu Phong
(VOV 2)

Đại biểu của dân hứa phải giữ lời

Một lần nữa, đông đảo cử tri TPHCM mong muốn đại biểu HĐND thực hiện lời hứa của mình và hãy là người nói ít nhất nhưng lại làm nhiều nhất
HĐND TPHCM và Đài Truyền hình TP đã tổ chức chương trình “Lắng nghe và trao đổi” tháng 4-2013 với chủ đề Thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri - Lời hứa của đại biểu - Ý kiến của cử tri vào sáng 7-4. Bên cạnh việc ghi nhận HĐND TP đã thực hiện tốt việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, nhiều cử tri cũng bày tỏ tâm tư, kỳ vọng đối với những người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

Đại biểu Võ Văn Sen chất vấn các sở, ngành tại một kỳ họp HĐND TPHCM
Cần đại biểu có hành động

Nói về lời hứa của đại biểu, cử tri Lưu Nghiêm Tố Liên (quận 3) băn khoăn có phải HĐND không có sự đồng cảm và chia sẻ trước những khó khăn của người dân? Bà dẫn chứng 10 năm nay, những hộ dân bị thu hồi đất để mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan vẫn chưa được bố trí tái định cư.
“Cử tri đã kiến nghị việc này nhiều lần với đại biểu HĐND TP nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Phải chăng, lời hứa bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho dân, các đại biểu đã quên? Chúng tôi rất mong các đại biểu đã hứa thì phải làm”- bà Liên bức xúc.
Cũng với mong muốn đại biểu HĐND thực hiện lời hứa của mình, cử tri Vương Liêm (quận 1) đề nghị mỗi năm, đại biểu phải báo cáo kết quả thực hiện chương trình hành động trước cử tri. Nếu đại biểu thực hiện tốt chương trình hành động của mình, có nghĩa họ đã thực hiện lời hứa với dân. Cử tri Nguyễn Vĩnh Xuyên (quận 5) gửi gắm các đại biểu hãy làm tấm gương sáng cho cử tri, hãy là người nói ít nhất nhưng lại làm nhiều nhất.
Trước những mong muốn và nguyện vọng của cử tri, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, đề nghị sắp tới, tất cả đại biểu phải rà soát lại chương trình hành động của mình, vấn đề gì đã làm được, vấn đề gì chưa làm được và tìm giải pháp để thực hiện chương trình hành động đó. “Hành động không chỉ là nhiệm vụ của mỗi đại biểu mà còn tạo niềm tin, giữ lời hứa đối với cử tri” - bà Tâm khẳng định.
Dân không ham cảm ơn
Ngoài mong muốn đại biểu giữ lời hứa với dân, nhiều cử tri cũng đề nghị HĐND nên thay đổi cách thức hoạt động. Tham dự nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND TP, ông Trần Thanh Đạm (cử tri quận Phú Nhuận) cho rằng sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri trước mỗi kỳ họp HĐND, kỳ họp Quốc hội, đại diện tổ đại biểu thường lên chốt lại một câu: “Chúng tôi xin cảm ơn và ghi nhận ý kiến của các vị cử tri. Chúng tôi hứa sẽ chuyển những kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền”. Theo cử tri Đạm, câu nói này vừa chung chung vừa không hiệu quả. Vậy mà, nhiều đại  biểu đã “kiên trì” nhiều năm vẫn nói câu ấy.
“Dân không ham cảm ơn mà cũng không cần đại biểu cảm ơn. Cái chúng tôi cần là các kiến nghị chính đáng của cử tri có được các vị giải quyết đến nơi đến chốn hay không” - cử tri Đạm bày tỏ. Ông cũng đề nghị HĐND nên thay đổi cách tiếp xúc cử tri. Thay vì cảm ơn và ghi nhận, đại diện tổ đại biểu nên cho cử tri biết những ý kiến phù hợp sẽ được giải quyết như thế nào, cơ quan nào và bao giờ giải quyết.
Ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM, kiến nghị để giữ mối liên hệ ngày càng gần hơn với cử tri, ngoài tại trụ sở, đại biểu HĐND cần xuống cơ sở để lắng nghe ý kiến của họ. Khi chứng kiến những khó khăn, vướng mắc của người dân, đại biểu mới có thể chất vấn có hiệu quả đối với các sở - ngành, tránh để kiến nghị của bà con bị kéo dài.
“Phần lớn kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, huyện. Tuy nhiên, tôi không biết lý do gì mà nhiều lãnh đạo quận, huyện không tham gia các buổi tiếp xúc cử tri. HĐND nên kiến nghị UBND TP chỉ đạo lãnh đạo các quận, huyện phải sắp xếp thời gian tham gia các buổi tiếp xúc” - ông Hải đề xuất.
Bên cạnh đó, ông Hải cũng mong muốn không chỉ dừng lại ở việc kiến nghị, đại biểu cần phải theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị đó cho đến khi có kết quả.

Kiên trì sẽ làm được
Tại chương trình “Lắng nghe và trao đổi”, ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, đã chia sẻ kinh nghiệm xử lý các bức xúc, kiến nghị của cử tri. Theo ông Đông, sau khi lắng nghe ý kiến của cử tri, đại biểu phải xác định cơ quan có trách nhiệm rồi xây dựng kế hoạch đeo bám giải quyết kiến nghị.
“Điển hình như vấn đề vì sao các KCX-KCN đầu tư cơ sở hạ tầng lại quên khâu xử lý nước thải hay dự án tạm cư cho dân chợ Bình Điền (quận 8) chậm trễ. Sau khi tiếp nhận bức xúc của cử tri, tôi đã áp dụng quy trình trên. Nhờ vậy, đến nay, đa phần các KCX-KCN đã có hệ thống xử lý nước thải; 47 hộ dân trong dự án tạm cư chợ Bình Điền cũng đã có chỗ ở. Khi đại biểu kiên trì đeo bám thì sẽ làm được” - ông Đông đúc kết.
(Người Lao động) 

Luật Nguyễn Trần Bạt - Cần chia sẻ gánh nặng Chính phủ đang gánh

 Nguyễn Trần Bạt
Kín lịch với những cuộc thuyết trình, gặp gỡ, nhưng Luật sư Nguyễn Trần Bạt vẫn luôn dành thời gian cho báo chí, bởi ông gọi đó là "quyền được trả lời phỏng vấn” và bởi ông chưa bao giờ đưa ra truyền thông một ý kiến nào không qua con đường báo chí chính thống. Dù có là cuộc gặp lần thứ mấy, dù cho vẫn là khung cảnh phòng khách quen thuộc ở trụ sở Investconsult Group trong ngõ phố Thái Hà – nơi ông là Chủ tịch, Tổng giám đốc thì mỗi cuộc trò chuyện là mỗi lần ông gây ngạc nhiên cho người phỏng vấn, bởi sự cuốn hút đặc biệt của sự mẫn tiệp dường như đang mỗi ngày mỗi tỉ lệ thuận với tuổi tác. Câu chuyện đề cập toàn diện mọi vấn đề của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới khi chúng ta đã bước vào năm thứ 6 của thời kỳ hội nhập (tính bởi mốc gia nhập WTO). Ông truyền cho người đối thoại tinh thần tự tại của người biết hành xử việc đời.
Thị trường bất động sản đóng băng, tác động tiêu cực
đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có biện pháp "giải cứu” mạnh mẽ
Con đường để cải thiện suy giảm tổng cầu còn vất vả
PV: Thưa ông, trong cuộc trò chuyện cuối năm 2012 với Đại Đoàn Kết, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: Năm 2013, làm sao nâng tổng cầu thì mới hồi phục được sản xuất. Giờ chúng ta đã đi hết quý I của năm 2013, và quả thật thực tế nền kinh tế đang cho thấy đó là điều không dễ?
LS. Nguyễn Trần Bạt: Tôi có quan điểm không ngược lại. Nhưng đó cũng không phải là một khái niệm mới. Bởi vì suy cho cùng, toàn bộ cố gắng của nhân loại là nâng tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế thế giới đang "giãy giụa" bởi giảm tổng cầu. Giảm tổng cầu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau của khái niệm được gọi là khủng hoảng kinh tế. Giảm tổng cầu thể hiện ở giảm việc làm và thất nghiệp. Giảm tổng cầu thể hiện khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Giảm tổng cầu thể hiện khủng hoảng công nghiệp vì thế giảm tổng cầu là tất cả mọi khía cạnh của sự suy thoái hoặc khủng hoảng của một nền kinh tế. Giảm tổng cầu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, để tăng tổng cầu là toàn bộ cố gắng, toàn bộ khó khăn mà Nhà nước, Chính phủ đều đang phải đối mặt. Tất cả những bế tắc của sự phát triển kinh tế hiện nay tập trung thể hiện ở sự suy giảm tổng cầu.
Chúng ta cố gắng diễn đạt sự suy giảm tổng cầu này dưới những hình thức khác nhau, dưới những thuật ngữ khác nhau để cho đỡ gây hoang mang như hàng tồn kho, bong bóng bất động sản…. Đã có thời chúng ta ăn nên làm ra, mọi người có tiền và tạo ra hiện tượng phấn khởi sảng, lạc quan sảng. Cho nên chúng ta mới tạo ra một đống bong bóng, tạo ra các quả đấm thép, tạo ra thị trường bất động sản rộng lớn. Đất nước ta có 327.000 km2 đất đai. Và chúng ta đã coi đất đai như là một loại tài nguyên, giải thích đất đai là một loại tài nguyên. Trong nhận thức của chúng ta có rất nhiều vấn đề được hình thành trong quá trình phấn khích một cách không chừng mực. Chắc chắn con đường để cải thiện  tổng cầu còn vất vả.
Vấn đề không phải là kêu la
Phân tích của ông khiến trong tôi xuất hiện tâm lý AQ (vì giảm tổng cầu là vấn đề của cả nhân loại, không phải chỉ của riêng Việt Nam), nhưng đồng thời cũng thấy e ngại (vì thoát khỏi khủng hoảng kinh tế còn là con đường rất xa)?
- Nói những khía cạnh tiêu cực, phân tích khía cạnh tiêu cực vào lúc này làm cho tôi suy nghĩ là liệu có nên không? Bởi giống như khi cái taluy sắp trượt thì vấn đề không phải là kêu la. Cả hệ thống chính trị đều đang cố gắng. Trong khi chờ đợi hiệu ứng tích cực từ việc cải thiện tổng cầu thì chúng ta phải làm những việc khác để cải thiện những yếu tố làm chất xúc tác cho sự phát triển, ví dụ như cải thiện thể chế, nâng cao dân chủ...
Đây là lúc phải  củng cố thể chế
Thưa ông, đó là những việc lớn, có tính chiến lược lâu dài, không phải việc tình thế?
- Đúng, trong những lúc "nông nhàn" (tức là giai đoạn tổng cầu chưa thể lên được) chúng ta phải làm những việc lâu dài. Trong giai đoạn này  phải củng cố thể chế. Công việc lúc "nông nhàn” là cải thiện thể chế, xây dựng thể chế. Sau một chu trình phát triển chúng ta đã nhận ra có những vấn đề gây bức xúc trong xã hội buộc ta phải cải thiện. Sở dĩ tôi ví giai đoạn này như giai đoạn "nông nhàn”, là bởi tôi cho rằng "mùa vụ” (tức là lúc công việc sản xuất, kinh doanh sôi động) là công việc ngắn hạn. Còn những việc làm lúc "nông nhàn" là những việc chiến lược để cải thiện một cách lâu dài. Từ đó để nhận thức rằng, nếu không cải thiện thể chế thì mùa vụ sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi không đánh giá thấp việc nông nhàn. "Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” đều ở giai đoạn nông nhàn. Cả ba việc ấy đều là việc chiến lược. Xây dựng thể chế là một việc "làm nhà”. "Lấy vợ” tức là tổ chức đoàn kết xã hội. Còn "tậu trâu” tức là chúng ta phải tái thiết lại những động lực cơ bản của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội. Những việc ấy là việc chiến lược. Tôi không xem việc lúc "nông nhàn" là việc chơi.
Báo Đại Đoàn Kết nói với công chúng rằng không sốt ruột được
Phân tích của ông thật thú vị, tôi cho rằng đó là một nhận thức không phải ai cũng nhận ra vì có vẻ mọi người, như từ ông dùng ở trên, là đều thiên về hướng "kêu la” và sốt ruột mong muốn sớm thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế?
- Không phải ai cũng học được việc chịu trách nhiệm, cũng từng đi qua việc phải chịu trách nhiệm về những vấn đề nào đó. Vì thế đối với một số người dễ dàng có tâm lý lo sợ.
Kinh tế chưa có dấu hiệu gì ra khỏi khó khăn. Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nói với công chúng rằng không sốt ruột được. Khi trả lời báo chí đã nhiều lần tôi nói: Chúng ta trên thực tế đã mở cửa và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Bộ phận ấy chịu ảnh hưởng của tất cả các phản ứng, các rủi ro, các biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và chúng ta không ra khỏi khó khăn được, nếu nền kinh tế toàn cầu không ra khỏi khó khăn.
Với rất nhiều người bây giờ đều muốn quy trách nhiệm cho Chính phủ. Nhưng như thế nghĩa là chúng ta khi thất bại về kinh tế thì phải đi tìm "thủ phạm” đổ lỗi để bù lại cảm giác thất bại. Có lẽ, lúc đầu Chính phủ không lường được hết chúng ta lại gắn bó với nền kinh tế thế giới đến như thế. Chúng ta tưởng rằng quyền lực ở trong nhà chúng ta, tiền bạc ở trong nhà chúng ta, đất đai ở trong nhà chúng ta nên có giá cả tùy ý thích của chúng ta. Nhưng lại quên mất rằng tất cả những cái chúng ta có ở trong nhà, giá cả của nó, lợi ích mà nó mang lại dao động cùng với cái gọi là tổng cầu ở bên ngoài.
Chúng ta phải thấy vinh dự được "ốm” cùng nhân loại về mặt kinh tế
Vâng, thưa ông, chúng ta đang ở năm thứ 6 sau WTO. Nhưng với rất nhiều người vẫn luôn có tâm lý chỉ chúng ta mới đang khó khăn, đang suy thoái và luôn tìm cách "đổ lỗi” như ông vừa nói?
- Trước đây ta lên án Việt Nam tham nhũng, bây giờ ta nhìn lại toàn bộ châu Âu tham nhũng cũng đầy rẫy. Ở Mỹ đã có những thành phố đông hàng triệu dân phá sản. Ta quên mất việc nhìn sang những nơi có quyền định giá các sản phẩm của chúng ta họ đang do dự, đang lao đao thế nào. Ta không tự đánh giá mình được. Giá của một vật được quy định bởi chợ, và chợ đang dao động cho nên giá cả các hàng hóa tuân theo sự trôi nổi của số phận thị trường toàn cầu. Ta phải khen đất nước của chúng ta là đã hội nhập đến mức phản ứng một cách nhạy cảm cùng lúc với thế giới. Cách đây 15 năm trong một buổi giao lưu có một số bộ trưởng, một số các nhà khoa học - khi ấy nền kinh tế châu Á đang khủng hoảng – GS. Đào Xuân Sâm có nói: Các đồng chí ơi, xung quanh người ta "sốt” hết cả rồi mà chúng ta không "sốt" lên được. Chỉ nguyên việc "ốm" cùng với nhân loại là một vinh dự. Chúng ta "ốm" được cùng với nhân loại về mặt kinh tế phản ánh một thực tế là ta đã gần với nhân loại về mặt kinh tế. Đấy là dấu hiệu của sự hội nhập.
Cách đây vài ngày vừa có hội nghị nhìn lại 5 năm gia nhập WTO, cá nhân ông đánh giá thế nào về quãng thời gian chúng ta hội nhập?
-  Bản thân WTO cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Vòng đàm phán Doha bế tắc, tức bản thân thể chế kinh tế rộng lớn cũng đang khủng hoảng. Hay nói cách khác, các lực lượng kinh tế quốc tế đang do dự, đang dao động trước cơn bão kinh tế hay trước điểm tới hạn của một quá trình phát triển theo kiểu cũ. Nhân loại đang bế tắc về mặt lý luận phát triển kinh tế, ta cũng nằm trong tình huống như vậy. Các lực lượng khoa học, các lực lượng nghiên cứu buộc phải sử dụng giai đoạn "nông nhàn” để suy nghĩ lối thoát cho cả nền kinh tế, trong đó có chúng ta.
Dù có chỗ "khó nghĩ”, nhà nước vẫn buộc phải cứu thị trường bất động sản
 Không biết ông có theo dõi không, hiện giờ đang có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về việc "cứu” hay không "cứu” thị trường bất động sản sau  ý kiến của ông Alan Phan. Quan điểm cá nhân ông như thế nào?
-  Tất cả bi kịch nằm ở chỗ, trong tất cả các lực lượng tham gia vào thổi quả bóng bất động sản trước đây dẫn đến hậu quả hiện nay có cả các lực lượng kinh tế nhà nước, cho nên Chính phủ bị coi là không "trung lập" trong câu chuyện này. Nếu Chính phủ cứu thị trường bất động sản thì gây ra những dị nghị. Tức là khu vực kinh tế nhà nước giữ một vai trò làm cho người ta nhìn Chính phủ như là không trung lập trong quá trình can thiệp đối với hiện tượng khủng hoảng này. Khía cạnh duy nhất khó nghĩ của Chính phủ là ở chỗ đấy.
Nhưng quan điểm của tôi là cho dù có chỗ "khó nghĩ” ấy cũng vẫn buộc phải cứu và cứu bằng cách nào mới là vấn đề. Hiện nay tôi nghĩ rằng chưa nghĩ ra cách cứu nhưng phải cứu. Nhà nước không can thiệp vào lúc này thì can thiệp vào lúc nào? 60 – 70% bế tắc của nền kinh tế Việt Nam nằm trong khu vực bất động sản. Chúng ta đã đầu tư thái quá bởi chúng ta không có cái gì khác ngoài đất. Đất tự nó đẻ ra vốn. Bán cho người ta rồi dùng tiền bán đất để đầu tư vào dự án. Còn người bán đất có thể lấy tiền làm nhà, có thể mua đồ và nó tạo ra nguồn cầu của các ngành công nghiệp khác. Tức là nhu cầu công nghiệp khác xuất hiện từ việc bán được đất. Chu kỳ tiêu tiền bán đất qua rồi và chúng ta bế tắc luôn các lĩnh vực khác. Tôi cho rằng, 50 – 60% (có thể hơn nữa) các vật thế chấp ở trong các ngân hàng là sổ đỏ. Cho nên có thể mạnh dạn gọi các ngân hàng của chúng ta là "ngân hàng sổ đỏ". Bây giờ bế tắc chính biểu hiện tập trung ở khối nợ xấu và là nguồn gốc của việc gây ra khủng hoảng bế tắc trong khu vực tài chính và ngân hàng. Sự mất cân đối trong việc kiểm soát vĩ mô của việc phân bổ các dự án phát triển là một lỗi. Để tránh lỗi ấy vô cùng khó. Bởi khi bất động sản tăng cao nó như một cơn lũ, Chính phủ có tài mấy cũng không ngăn cản được. Còn bây giờ khi nước lũ rút cũng thế, không thể ngăn cản được và gây ra lúng túng cho Chính phủ.
Chính phủ đang rất vất vả
Còn rộng hơn, đánh giá của ông như thế nào về những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô trong ba tháng qua?
-  Trong ba tháng qua tôi cho rằng, Chính phủ đã rất cố gắng, rất vất vả. Ở đây tôi chưa vội bàn đến việc điều hành ấy đúng hay chưa, bởi sự đúng đắn của một chính sách phải có thời gian để bộc lộ, nhưng có thể nói là Chính phủ rất vất vả. Chính phủ đang phải gánh một gánh rất nặng và rất cố gắng. Cố gắng trong chuyện biện hộ đối với dư luận, cố gắng giải quyết trên thực tế, cố gắng kiểm soát cả những lực lượng "hắc ám" tồn tại trong nền kinh tế của chúng ta, cố gắng sắp đặt lại bộ máy quản lý nhà nước có nhiều chỗ, nhiều nơi bị tha hóa cùng với sự suy thoái của nền kinh tế và cùng với sự phát triển trước đây của nền kinh tế. Công việc ấy vừa là nội chính, vừa là ngoại giao, vừa là kiến thiết, vừa là công nghiệp. Tất cả những chuyện ấy rất vất vả. Tôi thấy rõ và xuất hiện sự thông cảm đến mức chi li gánh nặng mà Chính phủ đang phải gánh.
Kinh tế còn khó khăn trong vài năm nữa
Ông nói lúc nãy là khuyên dân chúng  kiên nhẫn chờ đợi để thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái kinh tế này. Vậy dự báo của ông về những tháng còn lại của năm 2013 và những năm tới?
-  Kinh tế sẽ tiếp tục khủng hoảng. Không phải chỉ 2013, mà cả 2014 và rất có thể 2015 vẫn tiếp tục. Tôi biểu dương sự kiên nhẫn nếu tôi có một tí quyền nào đó (trả lời phỏng vấn báo chí cũng chính là quyền). Tất nhiên, nói đến sự kiên nhẫn không phải dễ dàng. Kiên nhẫn tức là đáng ra ăn hai con cá thì chỉ ăn một con, đáng ăn hai bát cơm thì chỉ ăn một bát. Kiên nhẫn của sự thiếu ăn, thiếu tiêu trong một giai đoạn mà tôi nghĩ không ngắn. Hai năm nữa các bát cơm mới bắt đầu đầy dần, đến đầu năm thứ ba mới bắt đầu đầy dần lên.
Khi chị đưa khái niệm tổng cầu ra hỏi tôi, tức là muốn diễn đạt tất cả các thực trạng kinh tế một cách lý thuyết để tránh va chạm vào những việc cụ thể mà giới truyền thông ngoài luồng hay chỉ trích. Tôi không nằm trong giới hay chỉ trích ấy. Tôi chưa bao giờ đưa cái gì lên mạng nếu không đi qua con đường báo chí chính thống.
Đoàn kết dân tộc là cần thiết nhất để chống tan rã
Nghĩa là ông có quan điểm trước những luồng thông tin chỉ trích ấy?
- Đất nước đang khó khăn, kinh tế suy thoái, thù trong có, giặc ngoài có, tham nhũng tràn đầy, lúc này hơn bao giờ hết cần sự thống nhất dân tộc, mà chức năng thống nhất dân tộc là của Mặt trận Tổ quốc, quan trọng hơn tất cả sự phân biệt đúng sai. Sự phân biệt đúng sai là những nghiên cứu thầm lặng để cải thiện xã hội, nhưng sự đoàn kết là cần thiết nhất để chống tan rã.
Trân trọng cảm ơn ông!
(ĐĐK)

Việt Nam che giấu núi nợ xấu khổng lồ

Ông Trần Đình Thiên,
Viện trưởng Viện Kinh tế VN
Kinh tế Việt Nam ngày càng tồi tệ có thể dẫn đến khủng hoảng vì chính quyền che giấu sự thật về núi nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cảnh cáo như vậy tại “Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế” nhà nước tổ chức trong hai ngày 5 và 6/4/2013 tại Nha Trang. Con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là bao nhiêu, không ai biết rõ vì không mấy ai tin các con số được công bố trước đây là con số thật, qua tường thuật của báo điện tử VNEconomy.
Theo ông Thiên, có những thứ “còn xấu hơn cả nợ xấu” bởi vì không có những con số chính xác, đáng tin cậy thì “không thể xây dựng chiến lược đúng để giải quyết vấn đề”. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp chủ lực của lực lượng tăng trưởng kinh tế “đã chết”.
“Hiện tượng số doanh nghiệp đóng cửa của quý một năm nay ngang bằng với số doanh nghiệp đăng ký mới được ông Thiên cho là sự kiện mang tính lịch sử. Bởi chênh lệch của hai số liệu này thường ở khoảng 10 nghìn, nghiêng về số doanh nghiệp mới”, ông được VNEconomy kể lại.
Theo ông Trịnh Quang Anh của Tập đoàn Đầu Tư Phát Triển Việt Nam phát biểu trong diễn đàn nói trên, “nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng.” (hay khoảng $23 tỉ 825 triệu).
Nếu như ông nói, con số vừa kể “tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP” mà theo ông Anh nhấn mạnh là “đáng sợ”, và “rất có thể còn trầm trọng hơn trong thời gian tới”.
Cuối năm ngoái, Ngân Hàng Nhà Nước VN đưa ra con số nói tính đến 30/9/2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 8.82% tổng dư nợ toàn hệ thống. Nếu tính tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay vào khoảng 2.8 triệu tỷ đồng thì nợ xấu vào khoảng 280,000 tỷ đồng (hay khoảng $13 tỉ 342 triệu).
Nhưng đầu Tháng Ba vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước lại hoan hỉ báo tin nợ xấu chỉ còn 6% hay dưới $10 tỉ. Nhiều viên chức nhà nước ở các cơ quan khác nhau cũng phải công nhận cái sự “làm đẹp” con số nợ xấu đó “đáng sợ và đáng ngờ”.
Con số do ông Trịnh Quang Anh đưa ra có vẻ gần với sự thật nhất và khác xa các con số do Ngân Hàng Nhà Nước công bố.
Chính phủ đã đưa ra một số đề án giải quyết cái núi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong đó có cả việc lập một công ty để giải quyết nợ xấu nhưng ngày 30/3/2013 mới đây, báo Đất Việt nói “không được thông qua ở kỳ họp chính phủ Tháng Ba.”
Điều này xác nhận Việt Nam vẫn đang rất lúng túng, không biết giải quyết như thế nào để cứu nền kinh tế và một số không nhỏ những công ty quốc doanh chủ lực đang chờ chết nếu không được bơm tiền thêm. Tập đòan đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu thủy Vinalines, nhiều công ty sản xuất xi măng hay thép nợ đầm đìa, sản phẩm bán không được mà đúng ra phải phá sản từ lâu nhưng nằm đó “chết lâm sàng”. (TN)
_______________________
'Nửa triệu tỷ đồng nợ xấu ngân hàng'
Quy mô nợ xấu có thể vượt nửa triệu tỷ đồng nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines - theo tính toán của Tiến sĩ Trịnh Quang Anh.
Tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân đang diễn ra ở Nha Trang, phần lớn các diễn giả đều cho rằng vẫn nợ xấu vẫn chưa có con số thống nhất, trong đó không ít ý kiến hoài nghi về số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố. Nợ xấu toàn hệ thống theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2012 là 120.000 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo công bố mới nhất của đại diện Chính phủ, quy mô tính đến cuối tháng 2/2013, đã giảm xuống còn khoảng 6%thay vì mức hơn 8,8% Thống đốc công bố năm ngoái.

Nợ xấu có thể lớn hơn nhiều con số công bố. Ảnh: HoàngHà.
Ông Trịnh Quang Anh cho rằng thực tế nợ còn "xấu" hơn rất nhiều. Trong cuốn kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa xuân năm 2013, Tiến sĩ Trịnh Quang Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam đưa ra những ước tính về quy mô nợ xấu hiện nay.
Theo ước tính của ông, nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780 và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng. Con số này tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP danh nghĩa năm 2012. Con số nợ xấu thực của nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được nhân lên nếu bóc tách phần nợ thực chất đã “chết” đang còn “ẩn nấp” trong nhóm “nợ cần chú ý” để hạch toán sang đúng nhóm nợ.
Bình luận về việc nợ dưới chuẩn giảm mạnh (hơn 2%) theo công bố mới đây của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Tiến sĩ Tô Ánh Dương cho rằng không loại trừ khả năng nhiều khoản đã được làm đẹp bằng những hợp đồng vay mới để trả nợ cũ quá hạn.
"Tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh chỉ là giảm số liệu, không phải là bản chất, giảm thật sự. Nói cách khác, trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp làm giảm nợ xấu phần nào trên bảng cân đối kế toán", ông Dương thẳng thắn cho biết. Trên thực tế, khi xử lý rủi ro bằng dự phòng không có nghĩa là khoản nợ đã được xóa cho khách hàng.
Các chuyên gia cũng đưa ra những số liệu theo chính ông gọi là "đáng sợ" về cơ cấu của nợ xấu. Theo ông Quang Anh, xét con số tuyệt đối, nợ xấu nằm chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, trước hết là Agribank rồi đến BIDV - chiếm tới gần 1/3 tổng nợ xấu toàn hệ thống. Tại khối cổ phần, nhóm ngân hàng yếu kém nằm trong diện phải tái cơ cấu năm 2012 - chiếm tới gần 1/5 tổng nợ xấu toàn hệ thống (chưa tính Habubank do đã được sáp nhập vào SHB).
Một đặc điểm nữa về cơ cấu nợ xấu theo Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng Giám đốc Học Viện Ngân Hàng là thống kê của Bộ Tài chính cho hay, các địa phương có công trình xây dựng cơ bản hiện nợ các doanh nghiệp liên quan đến dự án khoảng 90.000 tỷ đồng. "Đây là khoản nợ xấu phải thuộc trách nhiệm các địa phương xử lý, chứ không thể là các ngân hàng", ông Hưng cho biết.
Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khoán (trước đây được tính vào lĩnh vực phi sản xuất, bị hạn chế tăng trưởng tín dụng) chỉ chiếm 8% tổng nợ xấu. Theo nhiều diễn giả, đây là một con số rất đáng ngờ. "Sự thực, rất nhiều khoản cấp tín dụng dưới các danh nghĩa khác nhau, được 'luồn' vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán hay có liên quan đến lĩnh vực phi sản xuất này. Nợ xấu từ số dư nợ cho vay trên, hiển nhiên sẽ được che giấu kỹ nhất", ông Quang Anh cho biết.
(VnEpress)

Trường ngoài công lập - Vì đâu nên nỗi

Hiện nay, theo thống kê của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL, đến năm 2012, cả nước có 81 trường ĐH, CĐ NCL. Các trường đã gồng mình lên vượt khó khăn để đào tạo nhưng hàng năm mới chỉ đạt 14,7% số sinh viên cả nước, còn xa mới tiếp cận mục tiêu 40% như Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ đề ra. Một số trường đứng trước nguy cơ giải tán trường; một số trường bị tạm dừng tuyển sinh; nhiều ngành bị đóng cửa.
Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do những trường này không thể tuyển sinh được. Nhưng phía sau câu chuyện lay lắt nguồn tuyển sinh lại có những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã khiến nhiều trường NCL vốn sinh sau đẻ muộn đứng trước bờ vực phá sản.
Về nguyên nhân khách quan, theo Giáo sư Hoàng Xuân Sính phân tích: “Hai năm trước, các trường NCL vẫn tuyển sinh bình thường, có trường còn bị Bộ phạt vì tuyển vượt chỉ tiêu. Hai năm nay, các trường mới khó khăn, nguyên nhân dễ nhận ra là do các trường công lập mở ra dồn dập, hàng chục trường chuyển hoặc nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học, nhưng không phải trường nào cũng tiềm tàng thực lực, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, cũng có thêm nhiều trường NCL được thành lập. Trường thì nhiều, nhưng số học sinh thi đại học có chiều hướng giảm, nên nguồn tuyển ắt sẽ giảm.
Một Tiến sĩ hiện là Phó Hiệu trưởng một trường ĐH NCL khẳng định, trong việc cạn nguồn tuyển sinh của hệ thống trường NCL có nguyên nhân từ việc các trường tự đề xuất chỉ tiêu vô tội vạ, trong đó có cả trường công, do đó đã làm bài toán cung cầu chỉ tiêu bị ảnh hưởng. Vị tiến sĩ này còn cho hay, chỉ một số ít trường bị Bộ “sờ” đến và đã bị phạt bằng cắt giảm chỉ tiêu, nhưng còn rất nhiều trường tuyển quá năng lực tự có thì chưa bị phạt, đã làm “nhiễu” bức tranh phân bố chỉ tiêu. Còn một lí do nữa khiến các trường NCL khó tuyển sinh, đó là phổ điểm chủ yếu của kỳ thi đại học vừa qua chỉ dừng ở điểm 7, điểm 8, trong khi Bộ lấy sàn 13, 14, thì đương nhiên sẽ có một số lượng lớn thí sinh dưới sàn không thể vào đâu được…

Trường ĐH Hà Hoa Tiên có cơ sở vật chất khang trang nhưng nhiều năm rơi vào tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.
Đó là một số nguyên nhân khách quan khiến các trường NCL cạn nguồn tuyển. Nhưng còn nguyên nhân chủ quan thì sao?
Chúng tôi có mặt tại Trường ĐH Q.T B.H tọa lạc trên một con phố nhỏ tại Hà Nội. Trường này năm 2012 cũng trong tình trạng tuyển sinh èo uột, chỉ tiêu hơn 1.000 nhưng chỉ tuyển được vài chục thí sinh. Sự èo uột nguồn tuyển sinh thể hiện rõ trong các lớp học vắng hoe vắng hoắt. Cả buổi sáng cũng chỉ có một lớp học tiếng Anh, một lớp thực hành tin học nhưng lác đác vài sinh viên đến thực hành. Cả tầng 3 của tòa nhà lớp học còn bỏ trống. Theo đánh giá của các trường bạn thì trường này có đội ngũ giảng viên khá tốt, nhưng vì thiếu sinh viên nên giáo viên nhiều người bỏ đi dạy trường khác.
Điều bất ngờ hơn cả là trường đã dành cả tầng 4 (cũng là tầng cuối cùng) để làm ký túc xá cho sinh viên nội trú. Có lẽ hiếm có trường ĐH nào mà chỗ học xen lẫn với khu ký túc xá! Điều đó làm giảm rất nhiều tính học thuật và mỹ quan sư phạm của một trường ĐH. Người quản lý ký túc xá cho hay, vì thiếu sinh viên, lớp học lại thừa, chỗ ở riêng cho sinh viên lại chưa có, do đó, nhà trường đành tận dụng. Một môi trường sư phạm luộm thuộm như vậy liệu có thực sự là địa chỉ hấp dẫn sinh viên. Với một diện tích chật hẹp như vậy nhưng hằng năm trường vẫn mạnh dạn xin Bộ GD&ĐT hơn 1.000 chỉ tiêu!
Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo xin 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ điểm sàn trở lên. ĐH Công nghệ Đông Á chỉ tuyển được 5,2% chỉ tiêu, ĐH Chu Văn An tuyển được 15,5% chỉ tiêu (trường này chỉ tiêu là 1.750, nhưng chỉ có 98 thí sinh đăng ký vào trường theo nguyện vọng 1, còn lại phần lớn là đến thi nhờ để lấy kết quả xét tuyển trường khác). ĐH Hà Hoa Tiên có 900 chỉ tiêu nhưng chỉ có 256 thí sinh dự thi. Có khoa Điện – Điện tử của một trường NCL chỉ có 4 sinh viên đăng ký học. ĐH Đại Nam chỉ tuyển được 200 sinh viên/1.400 chỉ tiêu.
Khi nói về sự kém hấp dẫn thí sinh của không ít trường NCL, một số chuyên gia giáo dục thẳng thắn: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nhiều trường cứ đổ tại cơ chế tuyển sinh nhưng sâu xa là do trường không đảm bảo điều kiện cam kết về chất lượng đào tạo, nội bộ mất đoàn kết thì làm sao trường phát triển được. Nhiều trường đã không tái đầu tư, ăn xổi ở thì và luôn đặt lợi ích kinh doanh lên trên hết”. Cuối năm 2011, Bộ GD&ĐT đã công bố Kết luận kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường đại học năm 2011 tại Văn bản số 1319/KL-BGDĐT, trong đó có “số phận” một số trường NCL. Bộ đã đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 3 trường đại học NCL do chưa có đất và tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao: Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh.
Bộ cũng đã đình chỉ tuyển sinh đối với 12 ngành thuộc 4 trường Đại học NCL do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ: Trường ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi và Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Ở thời điểm thanh tra, có trường giáo viên cơ hữu mới chỉ đáp ứng được 50% khối lượng chương trình giảng dạy, có ngành chỉ đáp ứng được 30% khối lượng giảng dạy, thậm chí còn bố trí giáo viên về văn hóa học sang dạy tài chính ngân hàng, thạc sỹ luật làm giảng viên khoa công nghệ kỹ thuật xây dựng…
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn cảnh cáo 3 trường đại học NCL chưa có đất: Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường ĐH Nguyễn Trãi. Cảnh báo cho thời hạn 1 năm đối với 4 trường đại học NCL chưa xây dựng được cơ sở vật chất: Trường ĐH Hoà Bình, ĐH Chu Văn An, ĐH Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
Thu Phương
(CAND)

Thầy giả

Thầy ở đây là thầy giáo, cô giáo, chứ không phải thầy bói hay mấy người xấu giả sư để người đời kêu là ...thầy và xin tiền họ. Thật buồn rằng, đến thầy giáo cũng rởm thì không biết sản phẩm làm ra là các lứa học trò sẽ như thế nào?
Theo lẽ thường, một người để được công nhận là thầy sẽ buộc phải học tập ở các trường có dạy nghề sư phạm, hoàn thành khóa học, tốt nghiệp, qua thử thách rồi mới được công nhận. Đó là các thầy, cô xịn, thật 100% dù chưa bàn đến chất lượng thế nào.
Còn nếu đứng trên bục giảng, lên lớp dạy trẻ dù chỉ là mầm non mà sử dụng bằng giả thì đích thị là thầy giả, không có gì phải bàn nữa.
Hiện có 28 thầy giả đã bị buộc thôi việc, 23 người khác đang trong vòng xác minh và nghi vấn đều là giả hết. Chuyện có thật 100% ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình khi huyện này tiến hành xác minh đơn thư của người dân.
Lật lại quá khứ, năm 2011 và 2012, huyện này thấy rằng khá nhiều thầy cô giáo đã dùng bằng giả để vượt qua kỳ thi tuyển viên chức. Đặc biệt, toàn bộ số bằng giả này đều làm từ phôi thật, đến công chứng viên sành sỏi cũng không thể phát hiện ra đồ rởm được.
Có một chi tiết đáng lưu ý ở vụ việc này là, có giáo viên đứng lớp đã 20 năm, nhưng bây giờ cũng dùng bằng giả để được tuyển vào viên chức. Như thế, trước kia họ đâu có bằng, vẫn được đứng lớp mà? Có chuyện gì phía sau sự thật cay đắng này? Phải chăng, chế độ tuyển chọn cán bộ quá khắt khe, quá trọng bằng cấp khiến người thầy phải gian dối vì miếng cơm manh áo, vì chỗ đứng vững chắc trên bục giảng?
Cho dù có là thế, việc dùng bằng giả không thể lấy bất kỳ lý do gì để biện minh, nhất là thầy cô giáo. Bệnh thành tích, hay vì chỗ đứng hẳn nhiên là lỗi phát sinh, vấn đề nằm ở ý thức của người làm thầy, đã chủ động hoàn thiện hồ sơ bằng hàng giả, bằng thứ đi mua ngoài xã hội, mà các thầy cũng biết rõ hệ quả của nó là vô cùng lớn.
Hàng giả, hàng nhái là sản phẩm tiêu dùng có thể nguy hại tính mạng của một cho đến nhiều người song vẫn trong phạm vi hẹp. Nhưng dùng bằng giả để dạy người, hậu quả là thế nào, chắc ai cũng rõ?
Sông Hồng
(Gia đình và Xã hội)

Trần Mạnh Sỹ - Ngọn lửa Đoàn Văn Vươn cháy mãi trong lòng dân

Vụ án Đoàn Văn Vươn mà người ta đem ra xét xử với tội danh “Giết người, chống người thi hành công vụ” ở Tiên Lãng vừa khép lại, mang đến bao nhiêu đau buồn, thất vọng cho những người có lương tri, không chỉ ở thành phố hoa phượng đỏ anh hùng nói riêng mà còn đối với nhân dân cả nước nói chung.
Hội đồng xét xử tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã tuyên án sơ thẩm đối với 6 bị cáo đều là người thân trong gia đình Đoàn Văn Vươn. Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý cùng bị tuyên án 5 năm tù giam và người thấp nhất là bà Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu cũng bị từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo và thử thách từ 30 đến 36 tháng.
Đây là một bản án rất nặng nề đối với người dân vô tội một nắng hai sương lao động cần cù và sáng tạo, chỉ muốn sống yên ổn và lương thiện mà không thể nào yên ổn và lương thiện nổi. Họ giống như con giun xéo lắm cũng quằn, bị đẩy đến con đường cùng, chống lại thì chết, mà không chống lại cũng chết, không có con đường nào khác để có thể cứu được mình.
Chống lại thì như ta đã biết, bị khép tội giết người, tội chống người thi hành công vụ, là những tội rất nặng, mà không chống lại cũng chết, biết bao mồ hôi, công sức, tiền của, nợ nần chồng chất, thậm chí xương máu của gia đình bỏ ra chục năm trời, chống chọi và vật lộn với thiên nhiên trở thành công cốc.
Ông và gia đình đã phải làm tất cả mọi việc từ làm đơn kiến nghị, kêu oan, kêu cứu đến các cấp chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng tất cả đều bị vô hiệu hóa, đều bị ném vào sọt rác một cách không thương tiếc và con đường cuối cùng mà ông tự chọn là chỉ muốn gây một tiếng vang để các nhà lãnh đạo ở huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng nhận ra sự thật và lẽ phải mà đánh thức “lương tâm” họ.
Từ trong tâm thức của những người lao động chân chính, chỉ biết lam làm, chịu thương chịu khó, làm giàu cho gia đình, cho quê hương, là biết bao điều lành điều thiện, chứ làm gì có chỗ cho những con mắt cú vọ, chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, chỉ muốn làm điều ác để hại người, như bọn tham nhũng và cường hào ác bá.
Dù thế nào chăng nữa, con đường thứ hai, chống lại cái ác, là bất đắc dĩ và chẳng ai mong muốn, nhưng vẫn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, may ra có thể thức tỉnh lương tri của những người cầm quyền. Nhưng Đoàn Văn Vươn đã lầm. Ông không biết rằng quan đã bắt chết là phải chết, cho dù họ có là cướp thật, nhưng đây là loại cướp có ấn tín, có bảo kê. Không thể nào có thể lay chuyển được “ý chí” sắt đá của bọn người mà sự thoái hóa, biến chất đã biến họ thành bầy thú dữ, thành quỷ sa tăng. Không chỉ là một con sâu mà là cả một bầy sâu, đang tàn phá và hủy hoại đất nước và chính họ đang là một trong những nguyên nhân đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Tiếng nổ Đoàn Văn Vươn làm thức dậy một chân lý, ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh, là tiếng kêu oan của hàng triệu nông dân đang bị mất đất, đang đội đơn kêu oan, kêu cứu, khiếu kiện trên mọi miền đất nước, mà không ai đoái hoài, bởi vì người ta coi đất đai là “sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Tiếng nổ Đoàn Văn Vươn là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, là nổi đau không chỉ của bà con nông dân, mà còn là nổi đau của đồng bào, đồng loại.
Tiếng nổ Đoàn Văn Vươn giống như ngọn lửa Danko, ngọn lửa cháy mãi trong lòng dân và trong lịch sử dân tộc. Ông không chỉ là một anh hùng trong lao động sáng tạo, cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người, mà còn là một anh hùng chống lại bọn cường hào ác bá, đem đến cho con người niềm tin đối với công lý.
Đoàn Văn Vươn chưa giết ai và chưa bao giờ nghĩ đến chuyện giết ai thì ông đã bị coi là kẻ giết người. Ông chống lại bọn cướp ngày, bọn cậy thế chính quyền, vu oan giá họa, đến phá hoại tài sản công dân, thì ông bị coi là chống lại người thi hành công vụ.
Họ chỉ có thể buộc tội ông phòng vệ quá giới hạn chứ không thể buộc tội ông giết người, vì thực tế chuyện đó không xảy ra.
Đây là một phiên tòa đổi trắng thay đen. Thử hỏi nếu không có những người “thi hành công vụ” đến phá hoại tài sản của gia đình ông thì liệu có xảy ra vụ án này? Chính những người dính đạn hoa cà, hoa cải của ông đã nhận ra sự thật và lẽ phải, không bắt ông phải bồi thường, là minh chứng hùng hồn cho việc lương tâm họ đã được thức tỉnh. Họ đã thông cảm và chia sẻ với nỗi đau mất mát của người dân lương thiện, đang bị tội ác bủa vây.
Buộc tội ông “giết người và chống người thi hành công vụ” của Hội đồng xét xử tòa án nhân dân thành phố Hải phòng là việc làm sai trái, chưa muốn nói đó là tội ác, bao che cho những người cậy quyền, cậy thế, cướp đoạt tài sản của người dân lương thiện không được thì tìm mọi cách để hãm hại và trừng trị.
Nếu chính quyền huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng thực sự là của dân, do dân, vì dân thì họ phải cảm ơn và xử trắng án cho Đoàn Văn Vươn và các thành viên trong gia đình, bởi vì ông đã cho họ thấy rõ một sự thật đang gây ra biết bao bức xúc trong lòng dân, mà không sớm tháo gỡ thì đấy là những quả bom nổ chậm rất nguy hiểm, không chóng thì chày sẽ diễn ra không phải chỉ ở Tiên Lãng - Hải Phòng mà còn rất nhiều nơi trong cả nước. Đó là bọn tham nhũng, cường hào ác bá đang hoành hành và gây ra biết bao tai họa trên đất nước chúng ta. Họ không những bỏ ngoài tai mà còn tìm mọi cách để bưng bít sự thật và trừng trị người trung thực.
Đây là những bi kịch rất đau xót mà chính quyền sẽ phải trả giá đắt, nếu không tỉnh ngộ.
Phiên tòa xét xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn là phiên tòa sỉ nhục, là sự phỉ báng đối với công lý, là sự thách thức đối với dư luận xã hội và lương tâm con người, mà thực chất  là cái ác đang được dung dưỡng và bảo vệ.
Trần Mạnh Sỹ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Từ vụ án họ Đoàn đến tam quyền phâp lập

image
Thêm chú thích
Vụ án xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn về tội giết người và chống người thi hành công vụ đã khép lại, nhưng dư âm vẫn đang sôi động với những người có lương tri. Rõ ràng có rất nhiều nội dung cần phải bàn luận, như kết luận của Thủ tướng là việc cưỡng chế của chính quyền huyện Tiên Lãng - Hải Phòng là sai, như vậy ta có thể khẳng định nếu không có việc làm sai trái của huyện Tiên Lãng thì liệu vụ án với tội danh giết người và chống người thi hành công vụ có xảy ra?
Nhưng việc làm của chính quyền huyện Tiên Lãng không chỉ sai ở quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất mà sai có tính hệ thống; sử dụng quân đội, cảnh sát có trang bị vũ khí, nhưng quan trọng hơn đội quân cưỡng chế này không thực hiện đúng với quyết định cưỡng chế thu hồi khu vực 19,3 ha, mà theo báo Nông nghiệp Việt Nam: “Sáng ngày 5/1/2012, đoàn cưỡng chế đã từ bỏ nhiệm vụ của mình là tiến hành cưỡng chế khu đầm 19,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn để tự ý kéo đến khu đầm 21 ha không bị cưỡng chế, và tiến vào ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý nằm trên khu đầm 21 ha đó. Bản KLĐT của cơ quan CSĐT công an TP Hải Phòng giải thích rằng đoàn cưỡng chế tiến vào ngôi nhà của ông Quý là để “thực hiện việc vận động, thuyết phục lần cuối trước khi cưỡng chế”. Lời giải thích này không thuyết phục. Bởi vào sáng ngày 5/1/2012, tại khu đầm bị cưỡng chế 19,3 ha không có một người nào của gia đình Đoàn Văn Vươn, không có bất cứ chướng ngại vật nào được dựng lên với mục đích ngăn cản đoàn cưỡng chế. Nghĩa là gia đình Đoàn Văn Vươn đã hoàn toàn chấp hành 2 quyết định trên của UBND huyện Tiên Lãng”. Rõ ràng đây mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nếu đoàn cưỡng chế làm đúng cái sai (Quyết định thu hồi đất) tức thu hồi khu vực đầm 19,3 ha của gia đình họ Đoàn thì không có bất kỳ xung đột nào xảy ra. Và như thế cũng chẳng có vụ án nào với tội danh giết người và chống người thi hành công vụ mà chỉ có vụ án xâm nhập trái phép nơi ở hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ cùng với vụ án sử dụng trái phép vũ khí. Tại tòa có rất nhiều tình tiết chưa được làm rõ như các vết đạn trên tường nhà anh Quý; anh Vệ khai đưa tiền cho cảnh sát điều tra; tại thời điểm xảy ra xung đột vợ anh Vươn và vợ anh Quý không có mặt ở nơi xung đột...
Theo luật sư Trần Đình Triển, mức án cho các thành viên nhà họ Đoàn nằm ngoài khung hình phạt là tùy tiện không đúng luật, rõ ràng ở đây điều khoản áp dụng tội danh không đúng vì cơ quan tố tụng cố tình gán ghép tội danh cho nhà họ Đoàn, giả sử áp dụng các điều khoản khác thì tội danh nhà họ Đoàn sẽ thấp hơn, nhưng diễn biến của phiên tòa và Hội đồng xét xử đã không thay đổi tội danh mà tùy tiện đưa ra mức án không đúng pháp luật.
Nếu công lý được thực thi ở Hải Phòng thì chỉ có vụ án xâm nhập trái phép nơi ở hợp pháp của công dân và hủy hoại tài sản công dân (nhà anh Quý) giành cho chính quyền huyện Tiên Lãng và Hải Phòng, anh em họ Đoàn chỉ phạm tội sử dụng trái phép vũ khí tại nhà anh Đoàn Văn Quý.
Tại sao nhân danh công lý, nhân danh nước CHXHCNVN Hội đồng xét xử lại đưa ra mức án tùy tiện vậy? Đây không phải lần đầu những người nhân danh công lý đưa ra mức án như vậy. Những năm qua rất nhiều bản án đưa ra rất bất công và nặng nề với những người bất đồng chính kiến, điển hình là vụ tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Ta có thể giải thích nguyên nhân theo nhận định của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An: do “lỗi hệ thống”. Vì vậy nhu cầu cấp bách của sửa đổi Hiến pháp hiện nay là phải tam quyền phân lập. Chỉ có tam quyền phân lập mới khắc phục được tận gốc tình trạng bất cập trong xét xử hiện nay.
Hà Nội ngày 07/04/2013
Thái Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Việt Nam cần cải cách cơ cấu sâu hơn


Chính sách tiền tệ chặt chẽ mà Việt Nam đề xuất vào năm 2011 cho thấy những vết nứt sâu đậm trong nền kinh tế chính trị quốc gia. Những rạn nứt này xuất hiện vì kinh tế đã bị lũng đoạn bởi hai lĩnh vực hầu như là tự quản.
Lĩnh vực đầu tiên là ngành xuất khẩu đầy năng động và cạnh tranh, chuyên sản xuất các mặt hàng thiên về gia công và nông sản. Lĩnh vực thứ hai là khu vực được bảo kê, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoặc liên quan đến nhà nước, vốn tồn tại chủ yếu nhờ dựa trên cơ sở tín dụng dễ dãi và quyền ưu tiên sử dụng đất.
Vì thế quyết định thắt chặt tín dụng vào năm 2011, được đưa ra vì giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2011, làm lộ rõ tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp thuộc nhóm thứ hai, và sự liên quan sâu đậm của chúng trong những thương vụ đầu cơ. Trong khi đó lĩnh vực cạnh tranh vẫn tiến bước đi đầu.
Tăng trưởng tín dụng đã tăng nhanh trong nhiều năm tại Việt Nam, nhưng việc cho vay đã vượt ngoài vòng kiểm soát trong hai giai đoạn khác nhau bắt đầu từ năm 2007. Làn sóng cho vay đầu tiên nảy sinh bởi việc nguồn vốn vào tăng nhanh. Lạm phát tăng lên cùng với giá vốn, và chính quyền bắt buộc phải đưa ra chính sách kích hoạt tiền tệ để bù đắp cho việc giảm bớt nhu cầu xuất khẩu. Việc này làm nảy sinh cơn bùng nổ tín dụng thứ hai dài hơn trong đó một lần nữa làm cho giá cả tăng lên. Chính sách kích cầu được duy trì quá lâu, nhưng chính quyền cuối cùng cũng đã thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ để chế ngự nạn lạm phát và giảm áp lực lên tiền đồng Việt Nam.
Những làn sóng lạm phát liên tục từ việc cho vay đã dẫn đến hiện tượng khuếch trương khác thường trong bảng cân đối tài sản của các tập đoàn trong lĩnh vực phi cạnh tranh. Đa phần quỹ tín dụng này được rót vào những thương vụ đầu cơ. Giá trị của những tài sản này bị tụt giảm khi nguồn tín dụng cạn kiệt, hậu quả là hàng nghìn công ty trong nước bị phá sản.
Ước đoán nợ xấu nằm trong khoảng từ 10 đến 25 phần trăm tổng thu nhập cả nước, trong đó khoảng 40 phần trăm thuộc về các ngân hành kinh doanh nhà nước. Phần còn lại nằm trong số các ngân hàng kinh doanh cổ phần. Phần lớn những nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và những đầu tư bất động sản, và phần còn lại bởi những tài sản khác trong lĩnh vực phi cạnh tranh. Việc thanh lý những tài sản này sẽ không dễ dàng. Các giám đốc của các doanh nghiệp nhà nước nào bán tài sản với giá thấp hơn giá mua vào có thể bị cáo buộc về tội “phá hoại tài sản nhà nước”, một tội danh có thể bị tù giam hoặc trong trường hợp nặng nhất, xử tử hình. Các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tịch thu tài sản dưới luật lệ hiện tại và tỉ lệ lấy lại vốn trung bình chỉ được 15 phần trăm tổng giá trị gói nợ. Những ngân hàng mạnh đang hy vọng sẽ vượt qua được những khó khăn của mình. Nhưng một khi chúng bị bắt buộc phải gánh chịu những tài sản này, tỉ lệ tăng trưởng trong việc cho vay sẽ chậm lại và chính các công ty sẽ bị thiếu vốn trầm trọng.
Tình hình còn phức tạp thêm vì sự mối quan hệ liên đới của sở hữu cổ phần, nợ nần và việc quản lý công ty. Để đạt được tiêu chuẩn vốn tối thiểu, các nhà băng đã bán cổ phần cho những nhà băng và các công ty tài chính khác mà bản thân chúng tự huy động vốn hoặc được đầu tư vốn từ nợ ngân hàng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng đã mua các ngân hàng cổ phần, và sau đó vay lại từ chính những ngân hàng ấy (một việc phi pháp).
Chính quyền đã nhận diện đúng việc cải cách cơ chế của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công như là những điều kiện tiên quyết nhằm khởi động lại tình trạng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong cả ba thành phần, các nhà thảo chính sách đã cho thấy họ thiên về quá trình thay đổi từ từ và thử nghiệm hơn là thay đổi mạnh mẽ vì lý do căng thẳng chính trị trong vài năm qua. Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tổ chức việc hợp nhất và mua lại những ngân hàng cổ phần yếu kém và một số giám đốc các ngân hàng nhà nước đã bị cách chức, nhưng họ không muốn có những cải cách sâu đậm hơn. Việc thực hành cải cách các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhỏ nhặt và không đồng đều. Vài doanh nghiệp nhà nước đã bị bán đi, và các giám đốc doanh nghiệp nhà nước vẫn có đủ quyền lực để chống lại các biện pháp tái cơ cấu mạnh mẽ hơn.
Chính quyền muốn thiết lập môt công ty quản lý tài sản, qua đó sẽ mua lại các gói nợ xấu trực tiếp từ các ngân hàng hoặc môi giới việc bán các nợ xấu cho công chúng. Việc này chỉ giúp chuyển khó khăn từ các ngân hàng sang bảng cân đối tài sản của nhà nước, vốn là một hành động đầy liều lĩnh. Nhưng việc thiết lập một công ty quản lý tài sản sẽ có lợi đối với các công ty nhà nước đang thiếu vốn và cũng có thể giúp giải quyết khó khăn trong việc đấu giá tài sản nhà nước.
Bất chấp tình trạng u tối trong nước, năm 2012 nền kinh tế cũng đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng thường niên đáng ngưỡng mộ ở mức 5%, và lĩnh vực kinh tế cạnh tranh vẫn tiếp tục phát triển.
Kiều hối và đầu tư nước ngoài trực tiếp vẫn tăng mạnh, bảo đảm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đủ nguồn ngoại hối nhằm giữ ổn định tiền tệ trong giai đoạn trung.
Viễn cảnh chắc chắn trong năm 2013 là tỉ lệ tăng trưởng chậm nhưng có tăng. Việc cho vay sẽ khởi động khi các ngân hàng cổ phần mạnh hơn chỉnh đốn được bảng cân đối tài sản của mình. Nền kinh tế cạnh tranh sẽ tiến về phía trước, tạo công ăn việc làm và nguồn ngoại hối. chính quyền sẽ thiết kế những giải pháp cho các lình vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Liệu chính quyền có thể tăng tốc quá trình phục hồi bằng cách đưa ra những chính sách cải cách cơ câu sâu đậm hơn? Theo một góc nhìn kinh tế hạn hẹp, câu trả lời là có. Các gói vay không hiệu quả và những giá cả tài sản phi thực tế đang kìm chân tăng trưởng. Một kế hoạch mạnh mẽ nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra một guồng máy tài chính mạnh mẽ hơn, tạo chỗ đứng tốt hơn cho việc tăng trưởng tài chính với phong cách lâu dài. Việc áp đặt những tiêu chuẩn kê khai và quản lý công ty cao hơn đối với các doanh nghiệp nhà nước, cho phép chúng được quyền bán tài sản theo giá thị trường cũng giúp được việc này. Điều quan trọng hơn là việc bãi bỏ những hình thức bảo kê thì cần thiết để bắt buộc các công ty nhà nước tạo ra giá trị hơn là đục khoét thị trường trong nước. Nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước vẫn có đủ ảnh hưởng để chống đối việc cải cách, cho đến khi nào tình trạng này thay đổi, bàn thảo về thay đổi cơ cấu cũng chỉ đến thế mà thôi.
Diễn đàn Đông Á
Diên Vỹ chuyển ngữ
07.04.2013
(Dân luận)

Cù Huy Hà Vũ và ba chữ "bất"

Thêm chú thích
1.Bố Vũ, Mẹ Hà luôn tự hào là đã và đang hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của người con với Ông Huy Cận, Bà Xuân Như, Ông Xuân Diệu, Bà Kính và Ông Phụng của các con. Thực vậy, nếu như Ông Xuân Diệu, bác ruột và là cha nuôi của bố đã qua đời khi Xuân Đức mới lên hai và Xuân Hiếu chỉ mới tồn tại trong ý niệm của bố mẹ nên các con không được chứng kiến bố mẹ đã yêu thương, đã chăm sóc Ông Diệu thì qua những bức thư ông Diệu gửi cho bố các con tất cảm nhận được tình bác-cháu, tình cha-con giữa ông và bố mẹ sâu đậm đến nhường nào! Còn Ông Huy Cận, Bà Xuân Như, Bà Kính và Ông Phụng thì các con đã sống cùng nên không nói các con cũng đã hiểu bố, mẹ đã và đang hết lòng vì các Ông, Bà của các con và ngược lại, các ông Bà của các con đã rất tự hào về bố, mẹ.
Tuy nhiên, giành và giữ độc lập trước ngoại bang tuyệt nhiên không phải là để mất Tự do vào các thế lực trong nước, không phải là để chuyển từ kiếp nô lệ này sang kiếp nô lệ khác, đồng nghĩa Dân chủ và Nhân quyền phải trở thành mục tiêu tiếp theo của toàn thể nhân dân Việt Nam! Chính vì mục tiêu vĩ đại và thiêng liêng này của dân tộc Việt Nam mà bố đã vùng đứng dậy cho dù phải đánh đổi cả cuộc sống êm ấm với mẹ Hà và các con và sinh mạng của chính mình! Hành động như thế, bố tin rằng bố đã sống xứng đáng, đã báo hiếu xứng đáng Ông Huy Cận, Bà Xuân Như, ông Xuân Diệu, Bà Kính và Ông Phụng của các con!
Tất nhiên, trong lúc bố Vũ bị chính quyền cầm tù trái pháp luật và trái đạo lý dân tộc, bên cạnh nỗ lực học hành các con hãy chăm lo cho mẹ Hà về mặt tình cảm thật nhiều, thật nhiều hơn nữa! Bố Vũ yêu mẹ Hà vô cùng và vì vậy các con làm cho mẹ vui cũng chính là làm cho bố vui đấy!
Cù Huy Xuân Hoàng và các cháu nội sau này của bố Vũ mẹ Hà cũng vậy, phải được các con bảo đảm học hành đến nơi đến chốn, để có khả năng báo hiếu các con đã đành mà còn để truyền thống trí thức và yêu nước của gia đình ta, của gia tộc Cù Huy được kéo dài mãi mãi.
Trên đây là những đoạn trích trong bức thư TS Cù Huy Hà Vũ (CHHV) gửi các con. Tôi đọc đi đọc lại bức thư và tự hỏi “có lẽ nào người viết bức thư này là một kẻ bất trung, bất hiếu, bất nghĩa?"
2. Thời gian này cách đây 2 năm, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án ông CHHV 7 năm tù, cộng 3 năm quản chế tại gia. Đây có lẽ là vụ án xử người bất đồng chính kiến gây dư luận ồn ào nhất. Vài tháng sau đó, tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, đồng thời, một loạt các bài viết, bản tin bôi nhọ nhân cách CHHV. Một trong nhũng bản tin đó là phóng sự của kênh VTV1 tối 4/8/2011. VTV1 trích lời ông Trần Mạnh Quân, chủ tịch UBND phường Điện Biên: “Lúc sinh thời, ông Cù Huy Cận cũng đã lên phường gặp chúng tôi rất nhiều lần và đã khẳng định là tôi sinh ra thằng con bất trung, bất nghĩa và bất hiếu”.
Ở thời điểm này mà lại viết chuyện liên quan đến CHHV có vẻ “cạn đề tài”. Nhưng thực tế không phải vậy. Chính các dư luận viên (DLV) mới hay nhắc đến CHHV. Họ chửi bất kỳ ai tỏ ra kính trọng và yêu quý CHHV, từ G.S Ngô Bảo Châu cho đến T.S Từ Huy. Và chỉ từ câu nói vu vơ của ông Quân, bất kỳ lúc nào họ đều sử dụng điệp khúc “làm sao một kẻ mà chính cha mình phải than bất trung, bất nghĩa và bất hiếu có thể… yêu nước được.
3. Trước tiên, chúng ta phải tự hỏi “cụ Cù Huy Cận có lên phường và khẳng định như ông Quân nói hay không?” Điều tiếp theo nếu có thì cụ nói trong thời điểm và ngữ cảnh nào. Tôi dám chắc là hầu hết trong chúng ta đều từng bị bố mẹ chửi “đồ bất hiếu.” Bởi vì ai mà chưa một lần cãi, chưa một lần to tiếng với bố mẹ? Một chuyện quan trọng nữa là chúng ta nên nhớ lại câu chuyện Trần Liễu dặn Trần Quốc Tuấn. Đối với An Sinh Vương Trần Liễu thì con trai cụ bất hiếu. Nhưng chúng ta có đồng ý với cụ Liễu hay không? Trong khi chính CHHV viết cho con của mình “không nói các con cũng đã hiểu bố, mẹ đã và đang hết lòng vì các Ông, Bà của các con và ngược lại, các ông Bà của các con đã rất tự hào về bố, mẹ.” Liệu với tư cách người con bất hiếu, CHHV có dám viết cho chính con trai mình như vậy không?
4. Qua cách cư xử và qua những hành động, chúng ta đều thấy rõ chị Dương Hà yêu quý và kính trọng chồng mình như thế nào. Thường thì một người đàn ông nếu bất nghĩa sẽ… bất nghĩa với chính người vợ của mình trước. Liệu chị Dương Hà, một luật sư trí thức, có yêu quý một ông chồng “bất nghĩa”? Và liệu có ông chồng bất nghĩa nào dặn dò các con của mình “hãy chăm lo cho mẹ Hà về mặt tình cảm thật nhiều, thật nhiều hơn nữa! Bố Vũ yêu mẹ Hà vô cùng và vì vậy các con làm cho mẹ vui cũng chính là làm cho bố vui đấy!
5. Khả năng cao nhất có thể xảy ra là cụ Huy Cận cho rằng CHHV bất trung. Nhưng “bất trung” với ai? Chữ “trung” ở đây liên quan rất nhiều đến ý thức hệ. Chữ “trung” cũng đang gây bao nhiêu tranh cãi “quân đội trung với Đảng hay trung với nước”. Cụ Huy Cận là khai quốc công thần của chế độ. Có thể với cụ, tư duy “dân chủ, nhân quyền” của CHHV quá khác xa so với tư duy “chủ nghĩa xã hội, chuyên chính vô sản” mà cụ góp phần xây dựng? Trong lịch sử, có không hiếm những cặp anh/em, cha/con khác biệt quan điểm như vậy. Dù sao đây cũng chỉ là một giả thuyết, bởi vì CHHV khẳng định “Hành động như thế, bố tin rằng bố đã sống xứng đáng, đã báo hiếu xứng đáng Ông Huy Cận, Bà Xuân Như, ông Xuân Diệu, Bà Kính và Ông Phụng của các con!
6. Qua những dẫn chứng trên, có thể thấy câu chuyện của ông Quân trên TV là rất đáng ngờ. Mà cụ Huy Cận dù có nói câu đó cũng chưa chắc thể hiện đúng tâm của cụ. Tin vào câu nói vu vơ của ông Quân là bất trí. Lấy cái duyên cớ đó để chà đạp danh dự của CHHV là bất nhân. Người ta đã thân ở trong tù, mình ngoài này tự tung tự tác xúc phạm là bất dũng. Trong khi việc bất trung, bất hiếu, bất nghĩa của CHHV là chưa rõ ràng, thì kẻ lợi dụng để xúc phạm CHHV chính là bất trí, bất nhân và bất dũng vậy./.

Nguyễn Đại
7/4/2013
(Dân luận) 

“Giang hồ” bịt mặt lái máy xúc đánh sập nhà dân

Hiện trường căn nhà bị đổ sập hoàn toàn - Ảnh: Đỗ Phi
Chiều 7-4, nhóm thanh niên đã lái một máy xúc ủi sập hoàn toàn căn nhà số 201 Hoàng Hoa Thám, P.6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Thông tin từ người dân cho biết, khoảng 16g30, họ thấy một nhóm thanh niên 4 người đeo khẩu trang kín mặt lảng vảng quanh khu vực căn nhà trên. Sau đó, một thanh niên trong số người này leo lên máy xúc (xe đã nằm kế bên căn nhà số 201 từ trước đó) điều khiển cần cẩu của máy xúc quật mạnh vào tường làm cả căn nhà 201 đổ ập xuống. Ngay sau đó, nhóm này nhanh chóng bỏ đi.
Hiện trường căn nhà bị đổ sập hoàn toàn - Ảnh: Đỗ Phi  
Anh Đặng Ngọc Thiện (21 tuổi, con trai của chủ nhà), bàng hoàng kể: “Lúc đó, đang ngủ trong nhà thì bỗng nhiên nghe chấn động mạnh khiến tôi giật mình, chưa kịp hiểu chuyện gì thì toàn bộ tường nhà đổ ập xuống. May mắn tôi kịp thoát ra ngoài”.
Tại hiện trường, toàn bộ căn nhà với diện tích khoảng 52 mđổ sập hoàn toàn. Nhiều đồ đạc sinh hoạt trong nhà bị vùi lấp. 
Nhận được tin báo, công an P.6 (Q.Bình Thạnh) đã có mặt để phong tỏa hiện trường và điều tra vụ việc.
(Tuổi trẻ)

TP. Huế: Đơn tố cáo Phường An Đông cưỡng chế nhà trái pháp luật

Bà Lê Thị Hường và các con (Arnh do gia đình gửi tới)
TỐ CÁO HÀNH VI CƯỠNG CHẾ NHÀ TRÁI PHÁP LUẬT CỦA PHƯỜNG AN ĐÔNG - THÀNH PHỐ HUẾ
            Tôi tên là: Lê Thị Hường, sinh năm 1965
            Địa chỉ: 69 đường An Dương Vương, phường An Đông, thành phố Huế.
            Xin tố cáo lên công luận Quốc tế và đồng bào trong lẫn ngoài nước về hành vi cưỡng chế nhà vi, phạm Hiến pháp và pháp luật của nhà cầm quyền cộng sản phường An Đông, Tp. Huế do ông Nguyễn Tô Hoài chủ tịch phường cầm đầu.
            Tôi là chủ sở hữu căn nhà số 69 đường An Dương Vương, phường An Đông, Tp. Huế, thông qua việc mua bán giữa tôi và vợ chồng ông bà Nguyễn Đình Thanh và Hoàng Thị Lài vào ngày 18-12-1990, có xác nhận thị thực của UBND xã Thủy An, nay là phường An Đông, thành phố Huế.
            Kể từ đó tôi nắm giữ, quản lý tài sản, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, có năng lực hành vi dân sự…
            Có hồ sơ kỹ thuật thửa đất số 220, tờ bản đồ địa chính số 26, số hiệu mảnh đồ gốc 822 455 – 9–6, diện tích 88,2m2. Đất thổ cư. Tên chủ sử dụng Lê Thị Hường, tọa lạc tại thôn Tam Tây, xã Thủy An, thành phố Huế, nay là phường An Đông, thành phố Huế.
            Trong thời gian tôi hành nghề cắt uốn tóc nam nữ, có ông Nguyễn Đức Cư cán bộ thuế thường hay lui tới vì công việc làm ăn của tôi. Ông Cư thì có quyền hạn nhất định nên tôi có sự nể nang. Lợi dụng tình huống này, ông Cư đã dụ dỗ tôi, rồi giao du thân mật, chinh phục tôi. Tôi đành bất lực xuôi tay nhắm mắt và hậu quả tôi đã mang thai với ông, mặc dầu lúc đó ông đã có vợ con hợp pháp. Và sau đó, vì có gia đình riêng nên ông Cư chỉ lui tới với tôi một tháng hai đến ba lần.
            Vào tháng 9 năm 1999, tôi có nhờ ông Cư đi làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Tôi đã giao giấy tờ liên quan đến việc mua bán nhà đất cho ông Cư. Lợi dụng tín nhiệm, ông Cư có ý đồ xấu đã tự ý viết thêm tên mình (Nguyễn Đức Cư) vào các văn kiện trên hầu mong chiếm đoạt phần tài sản của tôi.
            Khi phát hiện việc ông Cư tự ý ghi thêm tên của ông vào giấy tờ mua và bán nhà đất của tôi, tôi đã làm đơn đề nghị UBND phường An Đông ngưng ngay việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi. Ngày 06-12-2007, tôi có nhận được thông báo số 289/TB- UBND phường An Đông thông báo là hiện nay UBND phường chưa nhận được hồ sơ xin cấp giấy như trong đơn tôi đã nêu.
            Không thực hiện được ý đồ chiếm đoạt nhà đất của tôi, ông Cư lợi dụng những văn kiện mua bán nhà của tôi mà ông đã tự ý ghi thêm tên Nguyễn Đức Cư vào trong giấy tờ của tôi sau đó. Ông Cư đã làm đơn khởi kiện tôi ra Tòa án nhân dân Thành phố Huế và Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, đòi chia đôi tài sản của tôi ra làm hai phần bằng nhau 50/50. Thế mà cả 2 cấp Tòa án đều xét xử buộc tôi phải giao cho ông Cư ½ ngôi nhà!
            Tôi nhận thấy như vậy là trái pháp luật, vì tôi và ông Cư không phải là vợ chồng chính thức với nhau, chẳng qua là vì công ăn việc làm tôi bị ông Cư dụ dỗ cưỡng bức sinh con!
            Căn cứ quyết định của Tòa án là không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng luật pháp.
            Ngoài ra cả 2 cấp Tòa án đã xét xử tùy tiện và theo cảm tính. Ông Cư không có gì chứng minh rằng tài sản của tôi là của chung giữa tôi và ông Cư.
            Các văn kiện mua bán nhà của tôi, ông Cư đã man khai bằng cách ông ta đã tự ý viết thêm tên của ông vào giấy mua bán nhà của tôi, nét chữ và màu mực mà ông Cư đã ghi thêm vào trong giấy tờ mua bán nhà của tôi đều khác nhau thế nhưng cả hai cấp tòa không làm rõ và xét xử đến.
            Rõ ràng việc xét xử của Tòa àn là không đúng, việc ông Cư gian manh viết thêm tên của ông vào bên cạnh tên của tôi là người mua nhà, nét chữ viết và màu mực khác nhau quá rõ ràng. Thế nhưng Tòa án tỉnh Thừa Thiên-Huế không hề xem xét đến. Trong lúc giấy tờ mua bán nhà có xác thực tên của người mua là Lê thị Hường của chính quyền địa phương.
            Sau bản án vô nhân đạo của các cấp Tòa án Thừa Thiên-Huế, vào ngày 17-12-2008 việc cưỡng chế thi hành án đã diễn ra mà tôi không hề nhận được thông báo quyết định cưỡng chế.
            Sau đó tôi đã có đơn gửi đến Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng để khiếu nại, và đơn đề nghị Tổng cục Cảnh sát Viện Khoa học Hình sự giám định giấy tờ mua bán nhà của tôi.
            Vào lúc 8giờ 30 phút ngày 16-01-2013, tôi và các con tôi đang ở trong nhà của tôi số 69 An Dương Vương, phường An Đông, Thành phố Huế, thì ông Nguyễn Tô Hoài chủ tịch UBND phường An Đông đã đến đọc biên bản cưỡng chế nhà tôi. Lúc đó có các ông bên UBND Thành phố Huế, Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Thành phố, phòng Tư pháp Thành phố Huế đều có mặt. Ông Hoài đã ra lệnh cho đội trật tự cướp hết tài sản trong nhà tôi không còn thứ gì.
            Vì quá bất ngờ với sự việc xảy ra là nhà cầm quyền cộng sản tại phường An Đông và thành phố Huế cưỡng chế mang tính cách ăn cướp, tôi liền la lên kêu cứu thì bị bốn năm người phụ nữ mang sắc phục công an ôm và khóa tay cùng buông lời hăm dọa. Họ bịt miệng tôi không cho tôi la lên để kêu cứu. Các con tôi thấy tôi như vậy thì khóc lóc, van xin các cô thả mẹ con ra. Lúc đó con trai tôi tên Nguyễn Đức Tuấn 23 tuổi, sinh viên trường Âu Lạc K5-Ysĩ-A2 đang ở trong nhà, khóc lóc van xin thì bị các ông công an còng tay bằng còng số 8 đưa lên xe của họ. Mẹ tôi và hai đứa con gái của tôi là Nguyễn Thị Quỳnh Nga 19 tuổi và Nguyễn thị Thu Hà 12 tuổi cũng bị họ bắt lên xe. Lúc đó mẹ tôi bị ngất do lên máu vì bệnh cao áp huyết, bà năm nay đã 80 tuổi thế mà họ cũng không tha.
            Hiện nay mẹ con tôi không có lấy một cái áo hoặc quần để mặc, may nhờ bà con lối xóm thấy vậy cho mượn áo quần để mặc từ ngày đó đến nay. Các con tôi đến trường không có sách vở để học vì tất cả tài sản trong nhà tôi đều bị ông Nguyễn Tô Hoài ra lệnh cướp hết. Hiện nay mẹ con tôi rất khó khăn, phương tiện đi lại không có do bị ông Nguyễn Tô Hoài cướp hết. Các con tôi hiện không có tiền nộp học phí, tôi không thể làm gì được vì chỉ còn hai bàn tay trắng. May nhờ bà con lối xóm thương tình cho vay mượn để có tiền nộp học phí cho các con của tôi vì cô giáo ở trường nhắc nhở phải nộp.
            Tại sao ông Nguyễn Tô Hoài chủ tịch UBND phường An Đông, thành phố Huế đến nhà tôi số 69 An Dương Vương, phường An Đông, Thành phố Huế để áp bức, khống chế cướp tài sản của tôi mà không có một biên bản, các cơ quan có mặt đông đủ nhưng không có ông nào ký biên bản mà đưa cho tôi, đang lúc công an đứng hai bên đường rất đông từ 8g30 đến 11g30,nhằm uy hiếp tinh thần mẹ con tôi?
            Sau sự việc xảy ra ngày 16-01-2013 tôi đã có đơn gửi đến: ông chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, ông trưởng ban nội chính Trung ương Đảng, ông Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ ban tư pháp Quốc hội, Uỷ ban thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, về việc ông chủ tịch phường An Đông và một số cơ quan chức năng tại Huế đã đàn áp bốn mẹ con tôi, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào trả lời.
            Hiện nay ngày nào cũng có công an đến hăm dọa mẹ con tôi lo dọn đi nơi khác, nhưng tôi vẫn kiên trì bám lại ngôi nhà của tôi số 69 An Dương Vương, thành phố Huế để đòi lại sự công bằng. Tôi không thể để nhà nước vô trách nhiệm cướp tài sản của mẹ con tôi như vậy được! Bản thân tôi bị bệnh sỏi thận được mổ ngày 10-07-2010 tại bệnh viện trường đại học Y dược Huế. Ngày 26-03-2013 tôi bị đau trở lại, đi siêu âm tại phòng khám Đa khoa Bạch Vân thì biết lại bị sỏi nhỏ thận bên trái. Nay mẹ con tôi đang sống dở, chết dở.
            Tóm lại tôi muốn nói lên những sự việc này cho đồng bào quốc nội và hải ngoại được biết, để lên án ông Nguyễn Tô Hoài chủ tịch phường An Đông, thành phố Huế cùng một số cơ quan chức năng tại Huế hiện nay. Họ đã mất hết tính người, vô lương tâm, phi đạo đức, bất chấp pháp luật, ngang nhiên cướp tài sản của người dân giữa thanh thiên bạch nhật. Tôi yêu cầu lãnh đạo nước CHXHCN Việt Nam ngăn chặn tội ác này, buộc họ phải nhanh chóng trả lại tài sản cho mẹ con tôi để mẹ con tôi làm ăn sinh sống.
            Huế ngày 04-04-2013.
            Người tố cáo
            Lê Thị Hường
* Bài do LM Phan Văn Lợi từ Huế gửi tới TTHN - Tin chưa được kiểm chứng

LM Phan Văn Lợi phát biểu nhân ngày 8-4-2013

Ông Nguyễn Quang Duy
Chủ Nhật 7-4-2013 Khối 8406 Victoria tổ chức Mừng Sinh Nhật Khối xin gởi các bạn bài chia sẻ của tôi và bài của linh mục Phan Văn Lợi từ quôc nội gởi ra và ít hình ảnh sẽ có bài tường trình sau. Rất mọng được phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang Duy
Kính thưa ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD tại Victoria
Kính thưa qúy vị đại diện Tôn Giáo, Hội Đòan, Truyền Thông Báo Chí, Kính thưa quý đồng hương,
Xin chào mừng qúy vị đã đến với lễ kỷ niệm Mừng Sinh Nhật Khối 8406. Khối được khởi sự hình thành bẩy năm về trước dựa trên Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam do 118 người yêu chuộng tự do đồng thanh công bố vào ngày 8-4-2006. Tên gọi Khối 8406 là cách gọi tắt phát sinh từ dữ kiện lịch sử này.
Mục tiêu của Khối là đưa ra sự thực về lịch sử và về hiện tình đất nước, cùng tạo một mối liên kết giữa các tôn giáo, các tổ chức đấu tranh, các tổ chức dân sự đẩy mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam. Một tiến trình gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: thực hiện các quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do báo chí, đặt nền tảng cho nhân quyền và dân quyền;
Giai đoạn II: phục hoạt, thành lập và phát triển các chính đảng dân chủ không cộng sản;
Giai đọan III: thành lập Hội đồng soạn thảo hiến pháp lâm thời, soạn thảo hiến pháp mới và đưa dự thảo hiến pháp mới ra trưng cầu dân ý; và
Giai đọan IV: hoàn tất tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bằng cách thành lập Hội đồng thi hành Hiến pháp mới, thành lập Hội Đồng Tổ chức bầu cử Quốc Hội Dân chủ Khóa I; Quốc hội đầu tiên họp để thông qua Hiến Pháp và đưa Hiến pháp vào cuộc sống.
Khối chủ trương dùng phương tiện truyền thông tự do mang sự thực đến với người dân nhằm đẩy mạnh tiến trình cách mạng nói trên, triệt để chuyển Việt Nam từ một nước độc tài cộng sản sang một quốc gia tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng và hòa nhập cùng thế giới văn minh.
Thưa quý vị,
Trong những ngày gần đây quý vị đã chứng kiến một cao trào chính trị đòi đảng Cộng sản phải trả lại quyền lập hiến cho dân tộc Việt Nam: Kiến Nghị 72, Kiến Nghị Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Tuyên Bố Công Dân Tự Do, … ngày thứ sáu 5-4-2013 vừa qua ba tôn giáo chính, Phật Giáo, Công Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo đã chủ động đối thọai, bước đầu xây dựng một Liên Tôn sẵn sàng cho những ngày sắp tới. Những điều trên chỉ thấy tiến trình đang càng ngày càng tiến gần đến giai đọan thứ ba thành lập Hội đồng soạn thảo hiến pháp lâm thời, soạn thảo hiến pháp mới và đưa dự thảo hiến pháp mới ra trưng cầu dân ý.
Thưa quý vị,
Khối 8406 là một tổ chức cách mạng, một tổ chức đấu tranh chính trị, nhưng không phải là một tổ chức chính trị, một đảng chính trị với một cơ cấu chặt chẽ nhằm cạnh tranh quản lý và điều hành quốc gia trong tương lai. Khối khác với phong trào nhờ có 1 Ban Đại Diện và 1 Cương Lĩnh đã được phổ biến rộng rãi. Cương lĩnh này nêu rõ Khối sẽ tự động giải tán khi đã hòan thành sứ mạng lịch sử, giải thể chế độ độc tài cộng sản Việt Nam.
Thưa quý vị,
Hai năm trước khi chúng tôi tổ chức Mừng Sinh Nhật, có người góp ý vui mừng gì trong khi linh mục Nguyễn Văn Lý và hằng chục anh chị thành viên đang trong lao tù cộng sản. Chấp nhận đấu tranh là chấp nhận hy sinh, Ban Đại Diện và anh chị thành viên Quốc nội đã chấp nhận điều này.
Chúng tôi phải mừng và hãnh diện vì luôn được sát cánh cùng đồng bào trong và ngòai nước trong công cuộc đấu tranh chung. Và anh em chúng tôi vẫn luôn được quý vị yêu mến và hết lòng yểm trợ. Cụ thể là sự hiện diện của quý vị trong buổi lễ hôm nay.
Tại Victoria, hai lần tổ chức Mừng Sinh Nhật trước đây, tất cả các khỏan tiền quý vị đóng góp sau khi trừ chi phí đều được chuyển về cho các tổ chức đấu tranh Quốc Nội để chia sẻ phần nào khó khăn mà những người đấu tranh Quốc Nội gánh chịu. Chúng tôi sẽ tiếp tục nguyên tắc này, tất cả các khỏan quý vị đóng góp lần này sẽ tiếp tục được chuyển về quốc nội.
Thưa quý vị,
Như đã trình bày bên trên, ngày đất nước đã có tự do, đã xây dựng được một nền tảng dân chủ, là ngày Khối chúng tôi đã hòan thành trọng trách tổ quốc giao phó và cũng sẽ là ngày vui chung cho tòan dân tộc. Chúng tôi nguyện sẽ cố gắng hơn, không để phụ lòng quý vị và cũng rất mong được quý vị tiếp tục yểm trợ.
Xin cám ơn quý vị và sau đây xin mời quý vị lắng nghe đôi lời chia sẻ của Linh Mục Phan Văn Lợi từ Quốc Nội chuyển ra. Nhờ anh Phùng Mai cho bắt đầu.
Nguyễn Quang Duy
--------------
Phát biểu nhân kỷ niệm 7 năm Khối 8406
08-04-2013
           
Kính thưa toàn thể Đồng bào tỵ nạn Cộng sản tại Úc châu.
           
Kính thưa quý thành viên chiến hữu Khối 8406
           
Trước hết, chúng tôi là linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, ban điều hành Khối 8406 tại VN, xin kính chào toàn thể Đồng bào đang hiện diện nơi đây, nhân kỷ niệm 7 năm thành lập Khối. Xin chân thành cảm ơn Đồng bào đã đến để bày tỏ tấm lòng quý mến ủng hộ đối với Khối 8406 chúng tôi, vốn đang có mặt trên trận tuyến đấu tranh với Cộng sản từ quốc nội ra đến hải ngoại, cụ thể là tại châu Úc này.     
           
Kính thưa Đồng bào
           
Như đồng bào biết, ngày 8/4/2006, Khối 8406 đã được thành lập tại Việt Nam với 118 thành viên cùng nhau công bố cho toàn thế giới bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam như một đường lối đấu tranh, và sau đó (ngày 22-08-2006) là bản Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn và 8 bước như một chương trình hành động mà anh Nguyễn Quang Duy vừa trình bày khá rõ. Tiếp đó, hàng ngàn rồi hàng chục ngàn người Việt trong lẫn ngoài nước đã tham gia phong trào tranh đấu quần chúng này. Bảy năm qua là chặng đường xây dựng và phát triển không ngừng của Khối 8406, với biết bao hy sinh gian khổ, đặc biệt tại quốc nội, do sự đàn áp khốc liệt của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Thế nhưng, bất chấp mọi khó khăn thử thách, tất cả thành viên của Khối vẫn luôn kiên gan hành động, chấp nhận xả thân và vững vàng tiến lên phía trước. Cụ thể trong nước, Khối đã có rất nhiều thành viên sáng lập hay tham gia các tổ chức hay đảng phái đấu tranh, đã ra hàng trăm kháng thư, tuyên bố, nhận định để thách thức nhà cầm quyền CS hay góp phần hướng dẫn dư luận, đã có những chương trình phát thanh, những diễn đàn paltalk, những bài viết, những tờ báo, những tài liệu, những chiến dịch, những cuộc rải truyền đơn giăng biểu ngữ để gây ý thức cho đồng bào quốc nội, đã tham gia các hình thái đấu tranh của mọi giới nhân dân, đã nhận được gần 50 giải nhân quyền và cũng hơn từng ấy thành viên bị Cộng sản tống ngục.
           
Kính thưa đồng bào.
           
Mang tinh thần đấu tranh trực diện, Khối 8406 đã nhiều lần khẳng định trước nhà cầm quyền CS và trước thế giới: Việt Nam hôm nay vẫn là một quốc gia không có dân chủ thực sự. Cái gọi là “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” như CS rêu rao thực chất chỉ là một thứ dân chủ ngụy tạo, do bộ Chính trị dựng nên, liên tục tô vẽ bằng nhiều cách nhiều kiểu, rồi áp đặt thô bạo lên toàn thể dân tộc suốt bao năm qua, hòng lừa mị nhân dân, cộng đồng thế giới cũng như cộng đồng người Việt hải ngoại. Cụ thể lúc này, CS đang làm việc đó qua chiến dịch “lấy ý kiến đồng thuận” của toàn dân đối với bản Hiến pháp do đảng biên soạn từ cương lĩnh của đảng, một chiến dịch đang được thực hiện với đủ màn cưỡng bức và lừa gạt. Tất cả nhằm mục đích tiếp tục thu tóm và củng cố trong tay đảng mọi quyền bính chính trị, mọi lực lượng vũ trang, mọi lực lượng văn hóa và mọi tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai (mà vụ án Đoàn Văn Vươn mới hôm kia là điển hình).
           
Chính vì thế, cho dù VC luôn giở trò lừa bịp qua tòa đại sứ của họ tại đây và qua nhiều đoàn chính trị hay đoàn văn hóa từ trong nước đến đây, Việt Nam hôm nay vẫn đầy rẫy áp bức và bất công, đói nghèo và tụt hậu, với công nợ chồng chất, xã hội bất an, chính trị bạo ngược, văn hóa suy đồi, đạo đức tiêu biến và một nguy cơ mất nước mới đang đến rất gần. Những tệ nạn và thảm trạng xã hội đó xuất phát chủ yếu từ đảng và nhà nước cộng sản, cụ thể là từ những nhóm lợi ích đầy tham lam và tàn ác nằm trong toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở Việt Nam. Còn nguy cơ mất nước thì đến từ Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, quốc gia này là một đại cường thực dân đế quốc mới khoác áo cộng sản! Chính chính phủ Úc châu cũng đang cảnh báo nhân dân chuyện này. Nó đang hàng ngày hàng giờ reo rắc tai họa mọi mặt cho cả thế giới, đặc biệt là cho 3 nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
           
Do đó, trong dịp kỷ niệm đệ thất chu niên này, Khối 8406 từ trong nước đã đưa ra những lời nhận định như sau, nhằm giúp giải quyết tốt nhất những vấn đề đối nội và đối ngoại của Việt Nam.  
1) Dân tộc Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất đúng đắn là đấu tranh cho đến cùng, để buộc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dù muốn hay không, rốt cục phải chấp nhận để dân tộc được hưởng một nền dân chủ thực sự.
           
2) Trước mắt, trong giai đoạn, phong trào dân chủ quốc nội -với sự trợ lực của đồng bào hải ngoại- đang nỗ lực đạt cho được nhiều mục tiêu đấu tranh khác như: quyền tư hữu đất đai, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do bầu cử và ứng cử, tự do đi lại và cư trú, tự do tôn giáo và tư tưởng… Cụ thể là đòi thay đổi một số điều cơ bản trong Hiến pháp hiện hành hay thay thế nó toàn bộ, từng bước giành giật thêm các quyền tự do nói trên qua những hình thức như ký vào các bản kiến nghị, các lời tuyên bố, các thư yêu sách… Đó là những hoạt động chính đáng và tốt đẹp, quan trọng và cần thiết mà Khối 8406 hoàn toàn tán thành và ủng hộ.
           
3) Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu mà phong trào dân chủ cần phải đạt là: Triệt để thay thế chế độ chính trị nhất nguyên, độc đảng hiện nay bằng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng và pháp trị, có sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường. Có nhiều phương thức bất bạo động để thực hiện việc này, nhưng Khối cho rằng hai phương thức hữu hiệu hơn cả -do kinh nghiệm lịch sử nhân loại để lại- là bất hợp tác dân sự rộng khắp và xuống đường biểu tình đồng loạt.
           
Hôm nay, nhân kỷ niệm 7 năm, ban đại diện Khối 8406 chúng tôi:
  1.             - Xin chân thành cảm ơn đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, đặc biệt tại Úc châu, một trong những cộng đồng hải ngoại đấu tranh quyết liệt nhất, đã luôn nhiệt tình ủng hộ Khối 8406 nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung trong bao năm qua.
  2.             - Xin biểu dương tinh thần đấu tranh kiên cường dũng cảm với những những sáng kiến thông minh đa dạng, những nỗ lực bền gan vững chí, cách công khai hoặc âm thầm, của biết bao thành viên Khối 8406 quốc nội lẫn hải ngoại vì một nước Việt Nam tự do dân chủ trong suốt 7 năm qua. Cụ thể, chúng tôi vui mừng vì chiến hữu chúng tôi tại Úc đã thực hiện nhiều công việc đấu tranh đa dạng và hữu hiệu giữa lòng đồng bào tỵ nạn, giữa lòng chính giới và báo giới Úc, nhằm hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất cho Khối 8406 trong nước nói riêng và phong trào đấu tranh quốc nội nói chung.
  3.             - Cũng xin phép đồng bào cho chúng tôi ca ngợi ở đây tấm lòng hy sinh can đảm, ý chí kiên cường bất khuất của biết bao thành viên Khối, tù nhân lương tâm tại quốc nội. Cùng với gia đình, họ đã vượt qua vô vàn thử thách đau khổ trong chốn lao tù, vô vàn gian nan cực nhọc trong cuộc sống, do những hành động sách nhiễu, đàn áp, trả thù hèn hạ và hiểm độc của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. 51 thành viên với 139 năm tù đã trả và 88 năm tù còn phải trả là bằng chứng hùng hồn cho tinh thần xả thân vì đại nghĩa của họ. Tuy nhiên, chính đồng bào và chiến hữu chúng tôi tại Úc đã luôn nhiệt tình nâng đỡ ủi an họ. Chúng tôi rất cảm động và luôn ghi nhớ ân nghĩa này.
Vậy trong bầu khí kỷ niệm đệ thất chu niên đầy ý nghĩa và thắm tình này, chúng tôi xin mạn phép đại diện toàn Khối trong nước chân thành cảm ơn Đồng bào tại Úc nói chung và các chiến hữu của chúng tôi nói riêng. Chúc quý thành viên của Khối tại ba bang ngày càng ở trong tâm trí, trong vòng tay của đồng bào và như thế là cũng ở trong trái tim của Mẹ Việt Nam, để tiếp tục có những đóng góp lớn lao vào đại cuộc của Dân tộc.
           
Nguyện xin Thượng Đế và hồn thiêng sông núi phù trợ cho công việc vô cùng cấp bách, quan trọng và cần thiết này của tất cả chúng ta.
           
Phát biểu từ Huế ngày 06-04-2013
           
Chúng tôi, linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi
* Bài do ông Nguyễn Quang Duy gửi tới TTHN

Cô gái “vô tư” và “tài hèn đức kém” của Hiệp “gà”

Một cô gái trẻ trung, xinh xắn. Một nghệ sĩ nổi danh được công chúng cả nước biết đến. Họ chẳng hề biết nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung - sự ngông cuồng, thiếu ý thức khi đánh đu trên di tích lịch sử hay nhảy tót vào lòng… tượng một danh nhân.
Cô gái trẻ khoe đùi với tượng
Vào ngày cuối tháng 3, trên mạng xuất hiện bức ảnh một cô gái với gương mặt xinh xắn, trắng trẻo mặc quần soóc ngắn cũn cỡn “vô tư” tạo dáng trong lòng bức tượng một danh nhân. Ngay khi được đăng tải và chia sẻ, bức ảnh đã gây nên làn sóng chỉ trích, lên án gay gắt trong cộng đồng mạng.
Bạn Hoàng Phú bức xúc nói: “Thật đáng xấu hổ đối với lớp trẻ có thể có học mà lại thể hiện một hành động thiếu văn hóa đến vậy”. “Chỉ mới nhìn qua và không nghĩ mình sẽ mở lại lần thứ hai để xem bức ảnh đó, cũng như khó chấp nhận một hành động thiếu văn hóa như thế”, bạn có nickname Nobjtanoxuka Buon lên tiếng. Đồng tình với ý kiến đó, bạn Vu Ngoc cũng cho rằng cô gái rất xinh xắn nhưng không biết cô đang suy nghĩ gì mà lại hành động như thế để rồi nhận về cho mình là những lời khiển trách gay gắt của cả một cộng đồng.
Bạn đọc Thái Hà cho rằng, cô gái đó hẳn nhiên biết chuyện dư luận bày tỏ sự phẫn nộ trước những trò “vô văn hóa” của một cô gái ngồi trên mộ liệt sĩ, một chàng trai ngồi lên máy bay tại bảo tàng “vậy sao còn có hành động như vậy?”. Và đề nghị Bộ Văn hóa có quy định cụ thể, xử lý nghiêm những hành vi tương tự sự việc này.
Bạn đọc Lê Ngọc bức xúc cho biết: “Thời gian gần đây rất nhiều nam thanh, nữ tú có những hành động hết sức ngông cuồng, ngồi lên tượng Phật, ngồi lên mộ... để chụp ảnh với những mong tạo scandal để được nổi tiếng. Thực sự là không thể hiểu nổi, trong đầu óc của họ nghĩ gì mà lại làm như vậy. Thật là đáng buồn!”.

Những hình ảnh phản cảm đang làm xã hội bức xúc
Hiệp “gà”, sai còn “đổ dầu vào lửa”

Khi còn chưa hết bức xúc về hành động đáng chê trách của cô gái trẻ trên, dư luận một lần lại dậy sóng bởi hành động đánh đu trên di tích lịch sử - Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh. Và hành động đó lại xuất phát từ một người nổi danh trong giới nghệ sĩ cả về khả năng trên sân khấu và những tai tiếng trong cuộc sống, diễn viên Dương Văn Hiệp, hay còn gọi là Hiệp “gà”.
Bạn đọc ký danh Hoàng Thùy chua xót: “Đúng là những người làm văn hóa chưa chắc đã có văn hóa!”. “Thật hổ danh là diễn viên, người quần chúng biết mặt nhiều mà có những hành động chẳng ra cái gì cả...”, bạn đọc Cao Đức Nghĩa bày tỏ.
Gặp sự phản ứng gay gắt của dư luận nhưng Hiệp “gà” vẫn nhất quyết không chịu gỡ bức ảnh phản cảm đó xuống mà còn lên báo giải thích: “Nếu như tôi chặt, bẻ tượng đài... hay làm điều gì đó kinh khủng thì hãy lên án”. Chưa đủ độ cặn kẽ, Hiệp còn bồi thêm:  “Tôi chỉ đu lên cái đòn gánh và nếu đó là công viên bình thường thì hàng sáng tôi đến đu lên tập thể dục cũng chẳng sao cả”.
Lời giải thích của Hiệp “gà” chẳng những không xoa dịu được dư luận mà như “dầu đổ vào lửa”, khiến dư luận càng thêm phẫn nộ, “Đây là công trình lịch sử của đất nước, mà anh làm vậy còn gì là thể thống nữa. Anh cũng là người của công chúng nữa, mà anh lại đưa ra những lời lẽ như vậy là không thể chấp nhận được”, bạn đọc Vy Thanh Hiền lên tiếng. Nhiều độc giả thậm chí còn nói Hiệp “gà” “tài hèn, đức kém” nên không hiểu được giá trị của tượng đài”.
Bạn đọc ký danh NC nói: “Đúng là bản tính không thay đổi, mọi người càng vị tha thì lại càng chẳng coi ai ra gì. Đã không hổ thẹn lại còn ăn nói như trẻ con”.
“Thiết nghĩ Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch Hà Nội phải mời anh Hiệp này lên giáo dục về ý thức của một công dân. Là người của công chúng, thường xuyên xuất hiện trên ti vi mà lại có ý thức tệ không chấp nhận được”, bạn đọc Nguyễn Hồng Giang chia sẻ.
(ANTĐ)

Cô giáo Đặng Nguyệt Anh trả và chữa bài 'thư gửi lãnh đạo Trung Quốc'

"Chúng em luôn ghi tạc trong lòng: Trường Sa, Hoàng Sa là hai quần đảo của Việt Nam".
Chiều ngày 5/4, cô giáo Đặng Nguyệt Anh đã trả và chữa bài kiểm tra cuối tháng 3 cho các học sinh tham gia Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của Lớp 4 Trí Đức. Trong bài kiểm tra này có đề văn "lạ" đã và đang nhận được sự quan tâm của cả nước: “Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy ca-bin, con hãy viết một bức thư gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc để bộc lộ những cảm xúc và ước mong”. Đề văn do cô giáo Đặng Nguyệt Anh đưa ra trong buổi viết bài cuối tháng, ngày 29/3/2013.
Cô giáo Nguyệt Anh cùng hai học sinh Ánh Dương và Tuyên Hoàng.
Cô Nguyệt Anh cho biết: đề bài lần này, phần Tiếng Việt vừa sức học sinh lớp bốn còn đề tập làm văn khá mới lạ, yêu cầu khá cao. Song cô vẫn mạnh dạn cho học sinh làm vì cô rất muốn những học sinh khá văn và yêu văn thử sức với một đề bài yêu cầu học sinh phải quan tâm đến tình hình thời sự, biết hóa thân vào nhân vật có hoàn cảnh khác xa mình và biết phát biểu ý kiến về một vẫn đề có liên quan đến biển đảo Việt Nam.

Tại buổi trả chữa bài, cô Nguyệt Anh khen các em trong Câu lạc bộ đã cố gắng làm bài và một số em viết được những bức thư khá tốt, trong đó có Trương Ánh Dương và Vũ tuyên Hoàng. Sau đó, cô trả bài làm đã được chấm cho các em.

Tiếp theo, cô tỉ mỉ hướng dẫn học sinh về phần đặt câu đề câu văn đúng về ngữ pháp và hay về ý nghĩa. Trước lời giảng của cô Nguyệt Anh, học sinh trong lớp chăm chú lắng nghe, các em nắn nót viết vào vở những câu văn do các em đặt, cô giáo góp ý và chọn làm ví dụ. Trong đó có những câu như: Cô Nguyệt Anh nói với chúng em: “Tìm hiểu, nhớ ghi lịch sử dân tộc cũng là yêu nước, các con ạ” (câu có dấu hai chấm và dấu phảy); Chúng em luôn ghi tạc trong lòng: Trường Sa, Hoàng Sa là hai quần đảo của Việt Nam" (câu có hai từ “Trường Sa”, “Hoàng Sa”)

Ảnh chụp từ vở Tiếng Việt của  Ánh Dương trong giờ trả chữa bài.
Tiếp theo, cô Nguyệt Anh ôn lại cho các em về cách làm bài văn dưới hình thức một bức thư. Sau đó, cô hướng dẫn cả lớp vận dụng lý thuyết chung vào việc viết thư gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong vở ghi của các em có viết:
Bức thư cần có 3 phần:
- Phần đầu thư nêu: Địa điểm, ngày…tháng…năm viết thư (chú ý về địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện) và lời hô gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc.
- Phần chính của bức thư: giới thiệu ngắn gọn về bản thân (theo yêu cầu nhập vai); nêu lý do viết thư; bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của bản thân và gia đình về sự kiện chiếc tàu đánh cá của nhà mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin; bộc lộ mong muốn con tàu sớm được khôi phục lại để bố và các thuyền viên khác lại được ra khơi đánh cá, đề nghị nhà lãnh đạo Trung Quốc rút các tàu hải giám, tàu ngư chính ra khỏi vùng biển của Việt Nam để ngư dân được yên tâm đánh bắt cá, để mình và mẹ không phải lo âu cho bố trong những lần ra khơi, để người dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc được sống trong yên vui, hữu nghị; mong cho trái đất là mái nhà chung ấm áp của tất cả mọi người.
- Phần cuối thư: Lời chúc, lời chào và viết tên.
Cô giáo Nguyệt Anh lưu ý học sinh: Thư không cần viết dài, lời lẽ, giọng điệu trong bài cần đúng mực, thể hiện sự lễ phép của một học sinh ngoan, một người con biết thương bố mẹ, yêu biển đảo quê hương. Nhưng, bức thư phải thể hiện rõ thái độ bất bình trước hành động sai trái của tàu Trung Quốc và khẳng định người dân Việt Nam yêu nước quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc mình.
Cuối buổi chữa bài, hai em học sinh trong Câu lạc bộ được cô Nguyệt Anh mời lên đọc bài cho các bạn cùng nghe. Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ kết thúc bằng một tràng pháo tay và những nụ cười rạng rỡ.

Em Trương Ánh Dương đọc bức thư gửi lãnh đạo Trung Quốc trước lớp. Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi lãnh đạo Trung Quốc

Em Vũ Tuyên Hoàng đọc lại bức thư gửi lãnh đạo Trung Quốc trước lớp. Bức thư thứ 2 học sinh lớp 4 gửi lãnh đạo Trung Quốc

Cô giáo Nguyệt Anh cùng học sinh Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của Lớp 4 Trí Đức
Quyên Quyên 
(GDVN)

Cái gì xảy ra nếu GS Ngô Bảo Châu và Bill Gates đi xin việc ở Việt Nam?

Tight budgets make education investment tough: Bill Gates
Bill Gates
Dưới con mắt của nhiều người nước ngoài, công chức Việt Nam là nghề sướng nhất. Sướng là bởi vì, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nói, có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không có cũng được...
Bức thư xin việc năm 18 tuổi của Bill Gates vừa được công bố rộng rãi ngày hôm qua.
Huyền thoại viết trong đơn rằng: Sẵn sàng làm việc ở bất cứ nơi đâu với chuyên ngành mong muốn là lập trình hệ thống và mức lương mong muốn là 15.000 đô la/ năm.
Nhiều người cho rằng: Bill sẽ không thể tìm được ở Việt Nam một công việc đáp ứng được những yêu cầu như thế.
Dưới con mắt của nhiều người nước ngoài, công chức Việt Nam là nghề sướng nhất. Sướng là bởi vì, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nói, có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không có cũng được.
Nhưng với lòng tự trọng cao, Bill không thể thản nhiên lĩnh khoản lương được "chắt ra" từ mồ hôi nước mắt đóng thuế của nhân dân; không thể nào mặc áo công chức, ngồi rung đùi nhận lương để thỉnh thoảng nhận công văn đóng dấu khẩn yêu cầu cán bộ, công an, bộ đội đi cổ vũ bóng đá trong giờ hành chính như của UBND tỉnh Kon Tum.
Với tốc độ xử lý công việc nhanh như máy tính, Bill cũng sẽ không thể "yên ổn" nếu chọn nghề văn phòng hay nhân viên ngoại vụ - cái nghề đã gây sốc cho bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị - bởi sự chậm rãi rất đáng kinh ngạc của nó.
Cả bộ máy hùng hậu của Văn phòng UBND TP và Sở Ngoại vụ Hà Nội đã phải mất tới... 29 ngày để soạn xong một bức thư cảm ơn nước bạn Lào. Trong một guồng máy đủng đỉnh như thế, bộ óc "gắn chíp lõi kép" nhanh như điện của Bill Gates rất dễ trở thành thứ bị ruồng bỏ.
Bill cũng không thể trở thành một người hùng về lập trình và phân tích hệ thống, vì chắc chắn ông chẳng thể nào "lập trình" được lịch trình ra quán cà phê buôn chuyện bất kể thời gian nào trong giờ hành chính của nhiều công chức, như ông bí thư tỉnh uỷ Quảng Bình Lương Ngọc Bích đã vi hành để bắt quả tang; Làm sao Bill có thể lập trình được "thuật toán kì diệu" để một số quan chức cấp xã, khi bị kỉ luật, lại được... lên huyện; quan chức cấp huyện bị kỷ luật ngược lên... tỉnh và tỉnh ngược lên... trung ương? Các phần mềm của ông sẽ chạy loạn xạ trong một "hệ điều hành" có một số lỗi hệ thống như các chuyên gia Việt đã vạch mặt chỉ tên.
Làm sao Bill có thể trở thành một doanh nhân dám hiến phần lớn tài sản khổng lồ của mình làm từ thiện như hiện nay, nếu năm 18 tuổi ông được nhận vào lập trình hệ thống trong một bệnh viện Việt Nam - nơi mà nhân viên y tế sẵn sàng thẳng tay rút bình oxy của một bệnh nhân cấp cứu chỉ vì bệnh nhân này chưa đóng tiền làm thủ tục nhập viện?
Từ chuyện xin việc của huyền thoại công nghệ thông tin Bill Gates, lại nhớ đến con đường của huyền thoại toán học Ngô Bảo Châu. Sau khi nhận giải Fields danh giá, được hỏi rằng những điều gì đã góp phần làm nên thành công của Bổ đề cơ bản, GS Châu đã trang trọng nhắc đến nước Pháp và những người thầy Pháp của mình.
Nếu chỉ học tập, nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam, rất có thể, sau 2.900 năm nữa GS Châu mới có thể hoàn thành Bổ đề cơ bản (vì để viết một bức thư cảm ơn đã mất tới 29 ngày)
Nếu làm việc và sinh sống tại Việt Nam, biết đâu đấy, giờ này, Bill đang thổi kèn cổ vũ cho một đội bóng của giải U19 - cúp Tôn Hoa Sen ở Kon Tum mà không hề biết Microsoft là "thằng cha" nào.
(Dân trí)

Mưu ma, chước quỷ và…răn đe

Vuon_2A

Vụ Đoàn Văn Vươn(ĐVV) chưa ngã ngũ nhưng đến nay đã lột rõ những bộ mặt tham tàn, xảo trá, nhẫn tâm ám hại người tốt, lợi dụng vụ việc để đánh bóng tên tuổi, răn đe thiên hạ mất đất…
    Năm 1993 huyện Tiên Lãng giao cho ông ĐVV 21 ha đất bãi biển nam Cống Rộc  xã Vinh Quang để nuôi trồng thủy sản.Trong quá trình đó ông quai đê lấn thêm 19 ha nữa mà những kẻ bất chính, bồi bút nói là “lấn chiếm”. Năm 1997 ĐVV xin giao bổ sung số diện tích cải tạo thêm và địa phương đồng ý nên có diện tích canh tác 40,3 ha. Đến 2009 hết hạn giao đất (sai) huyện TL làm thủ tục thu hồi (sai) 40,3 ha của ĐVV, và ông khiếu nại việc thu 19 ha lên huyện nhưng không được chấp nhận. ĐVV khởi kiện ra tòa án. Ngày 27/1/2010 tòa huyện xử sơ thẩm bác đơn, giữ nguyên quyết định thu hồi. ĐVV kiện lên toà Hải Phòng.Toà HP thụ lý xếp lịch xét xử phúc thẩm vào ngày 19/4/2010 nhưng lại  “dụ” ĐVV “hòa giải” và thỏa thuận nếu ĐVV rút đơn thì sẽ tiếp tục cho thuê đất. Tin tòa,  ĐVV rút đơn kháng cáo. Ba ngày sau tòa HP đình chỉ  xét xử vụ án HC.
    Sau khi lừa ĐVV rút đơn, huyện TL liên tục thông báo ĐVV về việc thu hồi đất “đã hết thời hạn” và 5/1/2010 điều đội quân binh chủng hợp đồng hơn 100 người trang bị vũ khí đến “tận răng” xông vào phá nhà, tài sản của ĐVV và chiếm đầm.
   Động lực nào làm cơ quan, chính quyền nhà nước lại đi lừa một người nông dân chất phác để cướp mồ hôi nước mắt của họ như vậy? Tại sao những năm trước chính quyền ủng hộ ĐVV đã giới thiệu cho báo chí về tuyên tuyền, ca ngợi điển hình, công lao lãnh đạo “sáng suốt” của mình mà nay lại tiến hành một âm mưu cướp đoạt hèn hạ như vậy?
   Chỉ có thể giải thích bởi một lý do đáng thuyết phục: Dự án xây cảng HK quốc tế Tiên Lãng rộng 4.55ha được khảo sát, quy hoạch trong đó có xã Vinh Quang. Nếu dự án thực hiện thì số tiền đền bù cho 40 ha đất cải tạo, đê bao, cây cối, hoa màu, tôm, cá…sẽ là hàng trăm tỷ đ; hoặc khi nơi đây thành cảng HK quốc tế nhộn nhịp thì giá trị diện tích đất ấy của ĐVV cũng quá đủ để thôi thúc lòng dạ quan tham.
   Lãnh đạo TL quyết định “đánh chiếm” khu đầm bằng một “chiêu” hiểm độc: Phân công phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh (mà theo dư luận nhân dân “ ông là đảng viên, cán bộ nhưng là người tốt”)- người phản đối việc cưỡng chế làm trưởng ban. Bằng việc phân công này, lãnh đạo TL cho ông Khanh vào “rọ”, bởi: Nếu ông không chấp hành “sự phân công của tổ chức” thì sẽ bị kỷ luật, có thể mất chức theo điều lệ đảng. Ngược lại, ông chấp hành đúng điều lệ sẽ gánh mọi rủi ro cho kẻ đầu trò cướp đầm. Và ông Khanh đã chấp nhận trường hợp thứ hai để vào nhà đá thay chủ mưu làm sai. Hôm chúng tôi về Vinh Quang ai cũng ái ngại cho ông Khanh, nói ông “chết” vì là “đảng viên thật”.
   Một điều lạ là trong vụ Tiên Lãng báo “lề phải” vốn không được thông tin về những sự vụ không hay ho gì cho chế độ nhưng trong vụ này lại được tung hoành thể hiện hết bản chất “dũng cảm, vì dân, vì nước” của “báo chí cách mạng”, một số nguyên lão thể hiện sự đau đáu vì dân…Họ công minh phân tích mọi khía cạnh sai trái của địa  phương trong vụ thu hồi, cưỡng chế…Khi bàn dân thiên hạ đã quá sốt ruột thì ngày 2/2/2012 Văn phòng chính phủ thông báo ngày 10/2, tức hơn một tháng sôi sục, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì cuộc họp kết luận vụ Tiên Lãng. Một tuần dân chúng thót tim chờ đợi phán quyết của “thiên đình”. Và thủ tướng thật là anh minh, ông kết luận: Địa phương Tiên Lãng Hải Phòng sai cả việc giao, thu hồi và cưỡng chế đầm! Chỉ việc này, hình ảnh của thủ tướng bỗng “ sáng lòa”, niềm tin lại được tích cóp…
   Thế nhưng, niềm tin chưa được bao lâu đã bị thử thách. Kẻ gây ra tội ác lại được giữ quyền phán xét: Lãnh đạo Hải Phòng “trưng đèn xanh” cho lãnh đạo Tiên Lãng thực hiện phi vụ, đại tá Đỗ Hữu Ca, người tham gia điều động lực lượng hùng hậu trấn áp, hủy hoại tài sản, phá nhà ĐVV, chỉ huy “trận đánh đẹp” lại được điều tra, phán xét…Kết quả tất yếu:Những kẻ làm sai gây ra vụ việc lại chỉ bị “phủi”nhẹ, ung dung công tác hoặc tạm hạ, mất chức vẫn nhởn nhơ còn kẻ tự vệ chính đáng thành kẻ “giết người, chống người thi hành công vụ” bị tống giam, bị kết án tù. Lúc này  người ta mới nhớ lại trong buổi kết luận thủ tướng nói xử lý nghiêm “Vụ giết người, chống người thi hành công vụ” nhưng  yêu cầu xem xét “tình tiết giảm nhẹ”…Và nơi có cái toà đã lừa ĐVV rút đơn làm trúng lời thủ tướng: Tội giết người, chống người thi hành công vụ nhưng được giảm nhẹ với lý do “ năng lực quản lý đất đai của địa phương còn hạn chế” nên có “sai sót” chỉ phạt anh em họ Đoàn 5 năm tù.
   Để toàn bộ vở diễn đỡ lố, một “siêu” xảo thuật được áp dụng: Chia vụ án có nguyên nhân và hậu quả làm hai. Nguyên nhân( phần gốc) được để xử sau còn hậu quả( phần ngọn) đem ra xử trước cắt đứt mối liên hệ hữu cơ dẫn đến hành vi phản kháng của anh em họ Đoàn để “đóng đinh” tội cho họ. Hôm nay những kẻ gây nên vụ án xử sau coi như không liên quan vụ trước với tội danh chỉ “trình độ quản lý hạn chế… vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Riêng ông Nguyễn Văn Khanh-kẻ không chung ý, chung lòng với cấp trên chắc sẽ mang tội “hủy hoại tài sản người khác”- tội nặng nhất trong nhóm “gốc”. Thế là anh em họ Đoàn không có tội thành tội đặc biệt nghiêm trọng để được lòng nhân ái các cấp từ thiên đình đến hạ giới khoan hồng “ngoại cỡ” với mức án chỉ 5 năm tù.
   Sau phiên xử, VTV và các tờ báo đảng thực hiện nhiều tin, bài, ghi nhanh trơ tráo phản ánh vụ án  “hợp lý, hợp tình…người dân địa phương hoàn toàn tin tưởng vào pháp luật, yên tâm làm ăn…” và  “nghiêm khắc răn đe hành vi nguy hiểm cho xã hội…”.
    “Răn đe hành vi nguy hiểm cho xã hội” hay răn đe hành vi nguy hiểm cho những vụ cướp bóc mới, những Ecopark, Dương Nội, Vụ Bản, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu…cùng hàng ngàn, hàng vạn…ha đất mà các nhóm lợi ích đoạt được của người dân nhưng chưa bán được còn đang  mênh mông hoang hóa ở khắp nơi kia?
    Hãy chờ xem những mưu ma chước quỷ của họ trong vụ ĐVV có “răn đe” được những người nông dân mất đất hay không.
Nguyễn Đình Ấm
(Quê Choa)

Ngô Thị Hồng Lâm - Xin phép bạn Đức Thành tôi phản biện

Trước hết xin được ngả mũ chào bạn, một cây bút trung thực, thẳng thắn công bằng và khách quan vì lợi ích của xã hội qua nhiều bài đã đăng.
Gần đây Quốc hội chủ trương sửa đổi Hiến pháp 1992 và kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến. Bài Đảng Cộng sản có dám giữ “điều 4” nếu... của bạn đăng ngày 5/4/2013 trên Boxitvn nêu lên những hiện tượng tiêu cực phổ biến nhất hiện nay của xã hội đang đè nặng lên đầu nhân dân Việt Nam: “Khi con người, hay một tập hợp người (một tổ chức – kể cả tổ chức đảng) không còn tính khiêm tốn thì đồng nghĩa với tính tự cao tự đại, vỗ ngực ra vẻ ta đây càng tăng. Đi cùng với nó là hàm lượng trí tuệ trong đầu họ cũng giảm (vì bị tính kiêu căng che lấp). Tính kiêu căng còn được bôi trơn bởi sự độc quyền về quyền lực và sự tham lam, bòn rút của cải của người khác do quyền lực tạo ra tham nhũng nên biểu hiện cao hơn của sự kiêu căng là độc đoán, độc quyền”. Tôi rất ngưỡng mộ bài viết này của bạn.
Những cụm từ “khiêm tốn”, “tự cao tự đại”, “kiêu căng” được bạn phân tích rất thành công về nguyên nhân thói hư tật xấu này, cùng với 8 điều nêu ra cho đảng cộng sản Việt Nam liệu có dám cam kết như là một “khế ước” cho sự tại vị của đảng đem lại sự sống còn yên lành và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam vốn đã dằng dặc đau thương với một ngàn năm Bắc thuộc, với hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và chiến tranh chống Mỹ xương trắng máu đào trên cả 2 miền Nam và Bắc.
Trong đoạn văn dòng 2 từ dưới lên của điều 3, xin phép bạn Đức Thành cho tôi được bổ sung thêm cụm từ gạch chân: “Đảng thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc với những  người anh em của phía VNCH như thế nào để tăng sức mạnh dân tộc, có thuộc chủ trương của chính sách đại đoàn kết dân tộc không?
Đây là một vấn đề lớn chúng ta không thể bỏ qua với người anh em VNCH của chúng ta, phần lớn nay đang sinh sống ở hải ngoại, đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gọi họ là “khúc ruột ngàn dặm” một cách cảm động trong những buổi tiếp xúc với kiều bào ta.
Vấn đề bạn đặt ra “8 điều” cột chặt trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam phải cam kết với đất nước này, đủ để khẳng định tư tưởng của bạn là rất đúng đắn. Bởi nội dung cả “8 điều” này chính là khát vọng hạnh phúc của người dân Việt Nam cho hôm nay và cả mai sau, nó không thể trì hoãn lâu hơn được nữa!
Hãy trở lại thời kỳ đảng CSVN còn trong bí mật. Lòng người dân lúc đó một lòng hưởng ứng ủng hộ Việt Minh đánh đuổi bọn thực dân Pháp xâm lược. Từ kêu gọi “Tuần lễ Vàng”, cho đến huy động dân công hỏa tuyến “thồ hàng cho Điện Biên bằng xe đạp trâu” từ dưới xuôi lên cao nguyên. Đi cả vài,  ba tuần mới thồ hàng lên đến “Tây Bắc” núi cao vực thẳm. Rồi chiến dịch “Vườn không nhà trống”, v.v. đều được lòng người từ nông thôn đến thành thị nhất nhất ủng hộ Việt Minh, đưa cuộc kháng chiến đi đến thành công, thắng lợi trên miền Bắc.
Tiếp đến là 20 năm chiến tranh chống Mỹ cho đến “non sông thu về một mối” đến nay đã gần 40 năm. Nhìn lại chặng đường đảng thâu tóm trọn quyền lãnh đạo đất nước, thực tế thì không phủ nhận được một số thành quả đổi mới trong xây dựng đất nước là có thật. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa ở một lĩnh vực rất nhỏ trong quản lý kinh tế và xây dựng đất nước của đảng.
Còn  phần lớn kia chính là tham nhũng được tạo ra từ quyền lực, phá cho tan hoang đất nước như trong tình trạng hiện nay về nhiều mặt vô phương cứu chữa, mà nguyên nhân gây ra lỗi lầm lại không là ai khác, chính là sự thâu tóm quyền lực của “một bộ phận không nhỏ suy thoái biến chất trong đảng”.
Vì sao mà bạn lại phải đặt ra 8 câu hỏi cho đảng CSVN trong thời điểm này? Những câu hỏi này được đặt ra có đồng nghĩa với tình trạng đất nước đang trong cơn lốc “suy thoái”?
Cũng như tại nghị quyết 4 của Hội nghị Trung ương 4 vừa qua, việc chấn chỉnh đảng vì sự tồn vong của đảng mà nguyên nhân sâu xa của nó theo lời ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “có một bộ phận không nhỏ trong đảng suy thoái biến chất”.
Vậy thì điều kiện của câu hỏi  bạn nêu ra cho đảng sẽ hy vọng gì một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam? Khi “một bộ phận không nhỏ đảng viên của đảng (được hiểu  là phần lớn) tham nhũng, bè phái xâu xé đất nước.
Theo tôi thì rồi cũng lại  tiếp tục đem hạnh phúc của nhân dân Việt Nam ra để thế chấp vào “canh bạc” tiếp theo thời gian nếu đảng còn trọn quyền lãnh đạo đất nước “đi lên chủ nghĩa xã hội”!
Dân cờ bạc có câu “cờ bạc ăn nhau về sáng”. Bây giờ trời đã gần về sáng, sứ mạng lịch sử của đảng đã hoàn thành với dân tộc Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Giờ đây đảng nên trao cho thế hệ trẻ có tâm, có lòng tử tế, có sức khỏe, có kiến thức khoa học thực sự và lòng yêu đất nước quyền chèo lái, quyền quyết định vận mệnh con thuyền của đất nước cập bến bờ hạnh phúc. Hay nói cách khác là cần có sự tham gia của nhiều đảng khác nhau trong điều hành đất nước. Cần có một sự thay đổi tích cực cho xứ sở cho dân tộc Việt ngay từ hôm nay.
Nhân dịp đảng chủ trương sửa đổi Hiến pháp 1992, với quyền hạn của người dân được ghi trong Hiến pháp: “công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội…”, với lời kêu gọi của Quốc hội “các tầng lớp nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992, kể cả điều 4 mà không có gì ngại cả”, bằng những hiểu biết của mình và lòng yêu Tổ quốc Việt Nam  xin được phản biện bài viết của bạn Đức Thành…

Sài Gòn ngày 7/4/2013
Ngô Thị Hồng Lâm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét