Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Lượm tin tức - Một lũ quan tham

Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn (DT/TP)
Thủ tướng: Không quân luôn phải cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao  (Dantri) -  ….Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở, Trung đoàn phải thường xuyên giáo dục cán bộ, chiến sỹ đề cao cảnh giác, tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính trị-tư tưởng, coi trọng việc giáo dục về mục tiêu lý tưởng, phẩm chất, đạo đức và nhân cách, bảo đảm toàn Trung đoàn là một khối thống nhất ý chí và hành động, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa….
3 tháng, thu phí bảo trì đường bộ hơn 1.000 tỉ đồng (TT)
Quận Long Biên (Hà Nội) ép gia đình chính sách? -(Petrotimes )   —-Sở Tài nguyên Môi trường HN bị đánh giá tiêu cực nhất (ĐV)
Cho phép mang thai hộ nhưng cấm… đẻ thuê (ĐV)   —Những bức ảnh hiếm về chiến tranh ở Việt Nam (Dantri)
Cuộc đời khốn khổ của cụ già sống độc thân  (Dân trí) – Ở cái tuổi gần đất xa trời, mắt mờ, chân yếu, cụ vẫn cô độc chống gậy lê từng bước chân khắp mọi ngõ làng, chợ nhặt nhặn túi ni lông, chai lọ… để bán kiếm dăm ba đồng tiền lẻ mua gạo, mua thuốc sống tạm qua ngày.
Làm ăn với Trung Quốc: Mất ít và mất trắng!  (Dantri) -Không ít lần các doanh nghiệp Việt Nam dính “quả đắng” vì quá tin đối tác người Trung Quốc.
Người dân trắng tay vì quyết định trái khoáy của UBND tỉnh Bình Dương   -(Dân trí) – Sử dụng phần diện tích 2,4ha đất lúa ở phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, Bình Dương từ năm 1973. Năm 2000, một phần diện tích đã được cấp sổ đỏ. Đến năm 2002, các hộ dân tá hỏa phát hiện đất đã bị “bán chui” khi doanh nghiệp đưa máy về san lấp.
Bất thình lình… sung sướng  (Dantri) -Chưa đầy một tuần sau khi sốc vì cú “đánh úp” tăng giá xăng, người dân lại được phen bất thình lình sung sướng vì thông tin sắp được đóng thêm phí.
Sa Pa (Lào Cai) chuyển rét 9,1 độ C (DV)  —“Phát điên” vì nắng nóng (NLĐ) -  Nhiều nơi lên đến 39 độ C, nước sông lại cạn, khiến mọi sinh hoạt trở nên bức bối hơn
Sống giữa thủ đô… người dân vẫn phải đi “cầu khỉ” – Dân Việt – Đã từ nhiều năm nay, người dân sống ở đầu phố Thanh Nhàn, đoạn đối diện bệnh viện Thanh Nhàn( Hà Nội) phải sống chung với cảnh ngày ngày dò dẫm qua những cây cầu làm bằng những tấm ván cốt pha tạm bợ bắc qua mương nước quanh năm đen ngòm, bốc mùi xú uế.
Ông Trần Thanh Hải được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM  (NLĐO) -  >>>Những thành tựu của tổ chức Công đoàn rất đáng trân trọng >>>Dấu ấn sâu, thành tựu lớn >>>Đưa hoạt động về cơ sở, nâng chất cán bộ Công đoàn
Sao tổ chức Công đoàn của Giai cấp Búa ở ta tốt như thế này mà Thanh niên qua mấy Quốc gia Tư bổn như Nhật,Đại Hàn….làm chi cho nó “bóc lột”- Đi mà còn tranh,không lẽ “tự nguyện đút đầu ” cho nó bóc lột. rồi ai Đấu Tranh vì Giai Cấp cho???- Bậy thật.

Triều Tiên lấy ảnh Bộ trưởng QP Hàn làm bia tập bắn, huấn luyện chó(GDVN)
Nhật ra lệnh bắn hạ tên lửa của Triều Tiên - (PN)   —“Nhật hạ lệnh bắn tên lửa Triều Tiên”   (Dân trí) – Báo chí Nhật hôm nay 7/4 cho hay Nhật sẽ hạ lệnh cho các lực lượng vũ trang bắn bất kỳ tên lửa Triều Tiên nào hướng về phía lãnh thổ Nhật. Thông tin được đăng tải khi Triều Tiên được cho là đã sẵn sàng phóng tên lửa. >>  Triều Tiên sẽ bắn tên lửa để tìm lối thoát danh dự?
Hàn Quốc tin chắc Triều Tiên sẽ thử hạt nhân  -  Dân Việt – Ngày 7.4, Chính phủ Hàn Quốc cho biết, gần như chắc chắn, Bình Nhưỡng sẽ thử một tên lửa mang hạt nhân trong thời điểm xoay quanh ngày 10.4
“Đột nhập” khu công nghiệp đặc biệt nhất thế giới tại Triều Tiên  (DV)
Tu-95MS của Nga bốc cháy trên đường băng (ĐV)

Dấu tích miếu thờ Nguyễn Hoàng ở Gio Linh, Quảng Trị (VHNA)  —-Đại đao 500 năm tuổi của Mạc Đăng Dung – đâu là sự thật? (DT)  —Theo dấu người xưa – Kỳ 43: Huyền thoại bộ ván linh (TN)
Đừng đổ hết cho sách giáo khoa (TT)  
Thất vọng với cách xử sai của Bộ Giáo dục (VNN)   —-Học trò yêu ngay trong lớp học - (VNN)
“Không nên “ném đá” đứa trẻ 11 tuổi”  – (Dantri) -Việc tuổi thơ của bé Đỗ Nhật Nam có bị đánh mất hay không thì chỉ có cậu biết. Người ta “ném đá” mà quên rằng cậu mới 11 tuổi. Người lớn còn dễ bị tổn thương huống hồ gì là một cậu bé. >>  Cậu bé lớp 5 “hạ gục” 4 sinh viên lập kỷ lục thứ 2 >>  “Choáng” với thành tích của “ông cụ non” Đỗ Nhật Nam  >>  Gặp cậu bé 11 tuổi lập 2 kỷ lục Việt Nam
SGK chưa phù hợp vì thiếu chuyên gia? (DV) -  Trên 30 ngàn Tiến sĩ Giáo sư mà thiếu!!!


  <<<===Kate Upton và 6 ảnh bìa nóng bỏng nhất  -Zing
Hiện tượng “thành phố ma” ở Trung Quốc  (LĐ) -Những gì Trung Quốc làm trong cuộc bùng nổ kích thích tín dụng là tạo ra nhiều ”thành phố ma”.
Kẻ giết nữ sinh mang bầu thuộc nhóm San Bằng Tất Cả (ĐV)   -Ánh dùng con dao bấm nhọn mang sẵn trong người đâm liên tiếp nhiều nhát vào ngực và cổ Hằng làm Hằng chết ngay tại chỗ.
TP.HCM: 11 phòng trọ bị thiêu rụi do cháy cỏ (Infonet)    —Cuộc tháo chạy khỏi biển lửa ở Bắc Giang (LĐ)
“Sống chung” với mại dâm: Biện pháp hành chính: Bất lực  (NLĐ) – Việc quản lý hoạt động mại dâm cùng các đối tượng liên quan hiện đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy, cần mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp quản lý hiệu quả
Sa tặc đánh bể đầu dân   (NLĐ) -Trước đây, người dân nghe nói chỉ lấy cát cách bờ 100 m và lấy sâu 0,5 m nhưng bây giờ, múc sâu đến 2 m và múc luôn gần bờ sông tạo những hố sâu kéo dài mà chẳng thấy cơ quan nào ngăn cản
Nhiều khách Việt hống hách khi vào quán ăn phố ‘Tây’ (VnEx)    —Cẩn trọng khi dùng hộp xốp đựng thức ăn nóng (VnEx)
Trắng đêm dập biển lửa   (VnEx)  -0h sáng nay, lửa vẫn cháy dữ dội trong kho thành phẩm của Công ty may Hà Phong. Cảnh sát đứng trên nóc xe cứu hỏa cầm vòi rồng phun xối xả, trong khi nhiều người dùng xe cẩu phá tường trong nỗ lực dập lửa gần như tuyệt vọng.>>> Hỏa hoạn ở Bắc Giang thiêu rụi cả nghìn xe máy/ Cuộc tháo chạy khỏi biển lửa ở Bắc Giang
Vụ cháy ở Bắc Giang: Thiệt hại hàng trăm tỉ đồng (NLĐO)- Cháy rụi toàn bộ các khu nhà kho, nhà sản xuất và khu để xe của Công ty may Hà Phong, trong đó có khoảng 1.500 xe máy của công nhân, vụ cháy lớn nhất từ trước tới nay ở tỉnh Bắc Giang này gây thiệt hại ước tính hàng trăm tỉ đồng.
Lộ clip nữ sinh dùng ghế ‘phang’ liên tiếp mặt bạn (Zing)   — Đại Đoàn Kết  -Bắt giữ 20 tấn sản phẩm từ gà quá hạn sử dụng
Người Việt hại người Việt, đừng ăn gia cầm lậu Trung Quốc (ĐV)   —Dịch vụ cho thuê chú rể hét giá… 100 triệu (DT)
Thêm một vụ nhảy cầu Hùng Vương tự tử (Dantri)   —Nữ sinh lớp 8 lội sông tự tử (Dantri)  –Máy đánh bạc “Sư tử” tàn phá miền quê(Dantri)
TP.HCM: Gần trăm cảnh sát đột kích quán bar đang say nhảy nhót (DV)   —Dừng đèn đỏ, xe tải đâm 1 xe tải và 1 xe mô tô(DV)   —Ly hôn vì lệch pha tình dục(DV)  —Vẽ bản đồ tìm mộ từ nơi cách xa cả ngàn cây số  (DV)
Thảm sát phu trầm: Không chỉ là bóng tối   -(Dân Việt) – Vụ thảm sát 5 người nông dân Quảng Bình đi tìm trầm trong rừng biên giới Việt Lào đang làm dư luận kinh hoàng. Kinh hoàng không chỉ là một vụ giết người hàng loạt. Một vụ giết người theo kiểu quá dã man.

“Cái bang” nhí hoành hành Quốc lộ 1A (NLĐ)

Vụ án Đoàn Văn Vươn: Quân đội bị công an ức hiếp

Sau bốn ngày xét xử vụ án "giết người" và "chống người thi hành công vụ", ngày 5/4/2013 Tòa án Nhân dân Hải Phòng tuyên phạt gia đình ông Đoàn Văn Vươn những bản án như sau :
- Về tội giết người : các ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) và Đoàn Văn Quý (47 tuổi) 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) 3,5 năm tù và Đoàn Văn Vệ (39 tuổi 2 năm tù) ; tổng cộng 16,5 năm tù.
- Về tội chống người thi hành công vụ : các bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ ông Đoàn Văn Quý) 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và bà Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng ; tổng cộng 33 tháng tù treo và 66 tháng thử thách.
Trước những bản án nghiêm khắc này, gia đình ông Đoàn Văn Vươn tuyên bố sẽ kháng cáo và nội vụ sẽ không ngừng ở đây.
Thấy gì qua vụ án này và hậu quả của nó sẽ ra sao ?

Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái). DR
Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái).
Bản chất của vụ án
Theo dõi và đọc kỹ những phóng sự của báo chí trong nước liên quan đến vụ án, rõ ràng đây là một vụ án khiên cưỡng, có sự đồng lõa của những cơ quan chính quyền địa phương, nhằm chiếm đoạt công lao và tài sản của gia đình một cựu quân nhân.
Là cựu quân nhân và kỹ sư nông nghiệp, năm 1993 ông Đoàn Văn Vuơn được ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất bãi tại khu vực nam Cống Rộc, xã Vinh Quang, để quai đê lấn biển nuôi trồng thủy sản (tôm cá) trong thời hạn 14 năm. Năm 1997, ông được huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha phần diện tích lấn biển ngoài diện tích được giao trong thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3 ha đất để nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình sử dụng, ông Vươn đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho một vùng đầm rộng lớn với hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo thành cánh rừng chắn sóng và một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, trong đó có một vài đoạn đê công vụ tặng không cho huyện.
Mọi việc tiến hành một cách tốt đẹp. Sau nhiều năm đầu tư tiền bạc và sức người, gia đình ông Đoàn Văn Vươn bắt đầu gặt hái hoa lợi do việc trồng thủy sản mang lại. Nguồn lợi của gia đình ông Vươn đã gây sự thèm thuồng của các cấp lãnh đạo địa phương và khiến họ tìm cách chiếm đoạt. Năm 2009, viện cớ là thời điểm giao đất đã hết hạn, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha mà ông Đoàn Văn Vươn đang khai thác. Dĩ nhiên, ông Vươn làm đơn khiếu nại việc thu hồi đất lên huyện, sau đó khởi kiện lên tòa án huyện.
Ngày 27/1/2010, Tòa án huyện Tiên Lãng bác đơn khởi kiện của ông Vươn và giữ nguyên quyết định thu hồi. Không đồng ý, ông Đoàn Văn Vươn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng. Sau khi thụ lý hồ sơ, Tòa án tỉnh lập một "Biên bản thỏa thuận" : nếu ông rút đơn thì ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất. Ngày 19/4/2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, không hiểu vì lý do gì, Tòa án tỉnh Hải Phòng trở mặt và đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Liền tức thì huyện Tiên Lãng hối thúc ông Vươn trả lại diện tích đất đã hết thời hạn sử dụng trong khi ông Vươn yêu cầu huyện cho ông thuê tiếp tục đất để nuôi trồng thủy sản. Sự giằng co này kéo dài trong suốt hai năm, gia đình ông Vươn sống trong lo âu và căng thẳng vì chính quyền địa phương có thể chiếm đoạt công lao khó nhọc của gia đình bỏ ra trong gần 20 năm qua bất cứ lúc nào.
Sáng ngày 5/1/2012, chính quyền huyện Tiên Lãng (thực ra là công an Hải Phòng) huy động một lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả công an và bộ đội đến cưỡng chế đầm nuôi cá của ông Đoàn Văn Vươn, lúc đó đang vắng mặt vì bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo. Không chấp nhận bị cướp của một cách dễ dàng, thân nhân của gia đình ông Vươn tổ chức đẩy lui lực lượng cưỡng bằng cách  ung khói, cho nổ mìn tự chế để áp đảo tinh thần đối phương và bắn súng hoa cải làm 4 công an và 2 bộ đội bị thương nhẹ.
Cái không bình thường trong vụ cưỡng chế này là chính ông Đỗ Hữu Ca, giám đốc sở công an Hải Phòng xuống trực tiếp chỉ huy "cuộc hiệp đồng tác chiến" như tiến công vào kẻ thù, mà ông rất hãnh diện và dự trù sẽ viết thành sách để làm tài liệu học tập. Theo đó, lực lượng công an cơ động dùng thuyền nan để chèo vào đầm, bí mật áp sát nhà ông Vươn mai phục trước ; tiếp theo là bộ đội địa phương từ bên ngoài tiến vào đồng loạt tiến công, bắt người, đốt phá nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Tin vụ tấn công phá sập nhà ông Đoàn Văn Vươn ngày 5-1-2012 không ngờ đã gây xúc động lớn trong dư luận cả nước. Những người ủng hộ gia đình ông Vươn xuống đường, viết bài, trả lời phỏng vấn tố cáo vụ chiếm đoạt tài sản và phá hoại tài sản công dân của chính quyền huyện Tiên Lãng và công an thành phố Hải Phòng.    
Trước những phản ứng dữ dội này, ngày 7/2/2012, Ban thường vụ thành ủy Hải Phòng đã tổ chức họp báo và ra quyết định kiểm điểm tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng : đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền, phó bí thư huyện ủy kiêm chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và ông Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và là những người trực tiếp chỉ đạo vụ cưỡng chế thu hồi đất, để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân. Ngày 23/2/2012, cả chủ tịch lẫn phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị thành ủy Hải Phòng cách chức.
Vụ Đoàn Văn Vươn đã gây tiếng vang lớn đến chính phủ. Ngày 10/2/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với các bộ ngành và cơ quan chức năng địa phương về vụ cưỡng chế đầm và phá nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng và đưa ra những kết luận như sau :
Về việc giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, quyết định thứ nhất giao 21 ha đất là đúng, nhưng quyết định thứ hai giao thêm 19,3 ha (thời hạn 14 năm) là chưa đúng với quy định Luật đất đai.
- Quyết định thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là trái luật. Luật đất đai quy định 5 trường hợp thu hồi đất, nhưng gia đình ông Vươn không nằm trong 5 trường hợp trên và yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao.
- Huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của Ban chỉ huy quân sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng.
· Công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế cũng có nhiều sai sót, gây thương tổn cho lực lượng tham gia. Việc phá nhà có sự chỉ đạo của một số lãnh đạo địa phương.
Một năm sau, ngày 21/2/2013, chính quyền Hải Phòng đã tiến hành thu hồi các quyết định thu hồi đất, quyết định cuỡng chế trái pháp luật đã ban hành trước đó (Quyết định thu hồi đất số460/QĐ-UBND, Quyết định số 461/QĐ-UBND, Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND) và thẩm định trị giá căn nhà của ông Vươn. Đi xa hơn, chính quyền Hải Phòng cho tiến hành rà soát lại đất đai bãi bồi ven sông, những vụ cưỡng chế đã xảy ra tại Tiên Lãng những năm trước đó và xem xét lại những quyết định thu hồi đất của cấp huyện có đúng trình tự, thủ tục hay không.
Qua những dữ kiện vừa kể trên, ông Đoàn Văn Vươn rõ ràng là nạn nhân của lòng tham của các cấp chính quyền địa phương. Mặc dù đã được các cấp chính quyền trung ương bênh vực và những cấp lãnh đạo địa phương làm việc sai trái bị cách chức, gia đình ông Vươn vẫn bị truy tố ra tòa về những tội không đúng sự thật như giết người và chống lại người thi hành công vụ. Thêm vào đó, gia đình ông Đoàn Văn Vươn vẫn sống trong cảnh màn trời chiếu đất vì căn nhà bị đốt và phá sập chưa được đền bù. "Vụ án Đoàn Văn Vươn" này đáng lẽ không thể xảy ra và ngược lại những người có tình gây thiệt hại cho gia đình Đoàn Văn Vươn phải bị đưa ra tòa. Thực tế đã diễn ra ngược lại, những nạn nhân bị đem ra xét xử trong khi những thủ phạm - các ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh, cựu chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa, cựu trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện, Lê Thanh Liêm, cựu chủ tịch xã Vinh Quang, Phạm Đặng Hoan, cựu bí thư xã Vinh - chỉ bị cách chức và không bị truy tố hình sự về việc lạm dụng chức quyền phá hoại tài sản công dân.
Bất chấp những đề nghị của chính quyền trung ương, vụ án Đoàn Văn Vươn đã vẫn xảy ra. Công an, tòa án và các cấp chính quyền địa phương đã ép cung và truy tố thân nhân gia đình ông Đoàn Văn Vươn ra tòa về những tội mà họ không hề gây ra, để sau đó kết tội với những bản án nặng nề. Không ai trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn phạm tội "giết người" vì không có người nào chết. Không ai trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn "chống người thi hành công vụ", trong khi ngược lại chính gia đình ông Vươn là nạn nhân của những người thi hành công vụ (hai căn nhà của gia đình ông Vươn bị lực lượng này đốt và đập phá). Về phía những người bị hại (4 công an và 2 bộ đội), không ai yêu cầu bồi thường thiệt hại về tổn thất sức khỏe, vật chất và tinh thần, thêm vào đó bộ chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng cũng rút lại việc đòi bồi thường. Điều này chứng tỏ gia đình ông Vươn là nạn nhân của vụ cưỡng chế và không hề vi phạm pháp luật. Phản ứng của gia đình ông Vươn là phản ứng tự vệ của những người không muốn công lao mồ hôi nước mắt trong suốt gần 20 năm qua bị những người tham lam chiếm đoạt.
Có cái gì không bình thường trong vụ án này. Các cấp chính quyền địa phương để lộ nguyên hình thành cường hào ác bá, bất chấp mệnh lệnh của cấp trên và bất chấp luôn cả quân đội, lạm dụng luật pháp để trấn áp và chiếm đoạt tài sản công dân.

Hậu quả của vụ án Đoàn Văn Vươn
Đối với dư luận bình thường, đây là một vụ án giả tạo nhằm chiếm đoạt tài sản công dân của những cường hào ác bá địa phương. Nếu là một hộ dân bình thường, chắc chắn tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị chiếm đoạt từ lâu và gia đình của ông phải ra Hải Phòng hay Hà Nội để khiếu kiện như hàng chục ngàn gia đình dân oan khác đã và đang làm. Việc thu hồi đất đai của công dân mà không bồi thường xứng đáng là bất hợp pháp, là lạm dụng quyền lực để chiếm đoạt tài sản công dân.
Tội mà tòa án có thể kết tội ông Đoàn Văn Vươn và gia đình là "tàng trữ vũ khí bất hợp pháp" : 1 bình ắc quy, 1 làn nhựa, 4 vỏ đạn, 1 ống nhòm, nhiều đoạn dây điện, 2 bình gaz, 2 kíp nổ, 1 túi nylông thuốc nổ, nhiều bao đá, 1 bình xăng, 3 điện thoại di động, 2 súng bắn đạn hoa cải (shotgun). Súng shotgun, còn gọi súng bắn đạn hoa cải, súng bắn đạn ghém... là loại súng được thiết kế thường dùng để bắn khi tựa vào vai, bắn ra một tập hợp các viên đạn nhỏ như hạt tiêu. Các mảnh của đạn hoa cải sẽ tỏa ra các hướng sau khi ra khỏi nòng súng và sức bắn được chia đều cho từng mảnh đạn đều, do đó sức công phá của từng mảnh đạn rất thấp vì các mảnh đạn sẽ tỏa đi các hướng (thậm chí nếu trúng mục tiêu chúng cũng chẳng xuyên thủng được vì quá yếu) nên ở khoảng cách xa loại đạn này gần như vô dụng.
Có dư luận tố cáo đây là một vụ án vi phạm nhân quyền vì thiếu vắng những thủ tục tố tụng bình thường, những nhân chứng tại tòa không khách quan vì người làm chứng đều là những người tham gia vào lực lượng cưỡng chế, nghĩa là công an và bộ đội địa phương, không có người dân địa phương nào được mời đến làm chứng vào thời điểm xảy ra sự việc. Không những thế, ban chấp pháp sử dụng những thủ thuật lường gạt tiền (30 triệu VND) để được nhẹ tội, ép cung để sau đó gán ghép nạn nhân những tội không hề vi phạm như "giết người" và "chống người thi hành công lệnh".
Một luồn dư luận khác cho đây là một vụ án bất công, chính quyền dồn gia đình một công dân tới mức đường cùng để chờ đợi những phản ứng tuyệt vọng, rồi lấy đó làm bằng chứng buộc tội và chiếm đoạt tài sản. Nhưng ở đây gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã là nạn nhân trước khi bị truy tố có những hành vi tự vệ bất hợp pháp.
Có luật gia đối chiếu vụ án này với những vụ án đất đai tương tự thời Pháp thuộc. Trả  lời cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 30-3, luật sư Trần Vũ Hải so sánh vụ án ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng của chế độ hiện nay với vụ án Nọc Nạn ở tỉnh Bạc Liêu thời thực dân Pháp. Những nông dân Việt Nam tại Nọc Nạn đã kháng cự hành động đàn áp, cưỡng đoạt ruộng đất do cường hào ác bá địa phương : họ đã giết chết 5 người của chính quyền thực dân Pháp và chủ đất phong kiến ở Nam Kỳ. Tất cả can phạm đều được tha bổng. Ông Hải kết luận : "Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng. Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ".
Nhưng cho dù có thế nào, đây là một vụ án nghiêm trọng ảnh hưởng đến tương lai của chế độ cộng sản Việt Nam, trong đó một quân nhân lương thiện bị một tập đoàn công an và đảng ủy địa phương chèn ép để chiếm đoạt tài sản. Từ trước đến nay các tập đoàn cường hào ác bá công an và đảng ủy địa phương chỉ chèn ép những người dân bình thường để làm tiền hay chiếm đoạt nhà đất. Lần này, có lẽ vì lòng tham đã vượt qua trí khôn nên họ đã bằng mọi cách chiếm đoạt tài sản của một cựu quân nhân, bất chấp những khuyến cáo của các cấp chính quyền trung ương. Tuy không dám tịch thu đầm nuôi tôm cá của ông Vươn và mặc cho các viên chức cấp huyện bị cách chức hay thuyên chuyển đi nơi khác, chính quyền Hải Phòng vẫn tiếp tục truy tố gia đình ông Đoàn Văn Vươn về những tội danh "giết người" và "chống người thi hành công vụ". Sự thách đố đã quá rõ ràng, đây là một bằng chứng công an uy hiếp quân đội.
Không biết trong quân ngũ ông Đoàn Văn Vươn đảm nhiệm cấp bậc nào, nhưng chắc chắn phải là một người thông minh, có nhiều sáng kiến để vượt qua mọi chướng ngại. Bằng chứng là với những dụng cụ thô sơ (bình gaz, xăng, rơm rạ, hàng rào và bao đá), ông Vươn đã chỉ vẽ cho người thân cách chế tạo vũ khí thô sơ đủ để làm khiếp sợ những kẻ muốn hại gia đình ông. Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, ông Vươn chắc chắn là một người tài giỏi, có nhiều sáng kiến để phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp. Ông Đoàn Văn Vươn đã một thời được báo chí Hải Phòng vinh phong "anh hùng lấp biển" và đúng như vậy. Chỉ trong vài năm, từ 1993 đến 1995, ông Vươn và vài người thân trong gia đình đã nới rộng khu vực chăn nuôi thủy sản ra ngoài biển bằng những đập chắn nước và hàng ngàn cây sú để giữ đập, với một giá khá đắt : đứa con gái đầu lòng (8 tuổi) đã bị chết đuối khi theo cha mẹ ra đầm xây đập.
Trong thực tế, có lẽ các cấp chính quyền địa phương có phần e sợ ông Vươn nên đã nhờ một đại tá công an Hải Phòng lập một kế hoạch hiệp đồng tác chiến với hơn một trăm công an và bộ đội để đột nhập vào… nhà dân. Gia đình ông Vươn đã chống trả như những nông dân thời trước chống càn quét của thực dân. Cũng may là gia đình ông chưa lập những hầm chông và bẫy sập để chống đột nhập. Ông Đoàn Văn Vươn quả là một quân nhân đúng với danh nghĩa (hiên ngang và bất khuất), rất tiếc là ông sinh nhầm thế hệ nên đang bị những cường hào ác bá địa phương cướp đoạt nguồn sinh sống với sự đồng lõa của công an. Trong phiên tòa ngày 2-4, luật sư bảo vệ đã kiến nghị chuyển vụ án Đoàn Văn Vươn sang Tòa án Quân sự xét xử, nhưng không được chấp thuận. Trong vụ án này, bộ chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng có lẽ biết lo sợ vì đã đi quá trớn nên đã rút lại yêu cầu đòi gia đình ông Vươn bồi thường những người bị thương.
Cái không bình thường trong vụ án này là không một viên chức quân đội đương nhiệm nào lên tiếng bênh vực gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một cựu quân nhân, trừ một vài cựu sĩ quan già cả đã về hưu và ông Lê Đức Anh, cựu đại tướng và chủ tịch nước. Trả lời một cuộc phỏng vấn của báo Lao Đông điện tử ngày 5/4/2013, ông Lê Đức Anh nói sử dụng quân đội vào việc tấn công vào một nhà dân là sai và đây là bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Ông nghiêm khắc cảnh cáo "thành ủy Hải Phòng và ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phải có trách nhiệm xử lý, làm sai chỗ nào thì phải nhận sai ở chỗ đó, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm và sử dụng bộ đội để cưỡng chế với dân là tuyệt đối sai".
Chắc chắn trong những ngày sắp tới quân đội không để yên cho công an tự tung tự tác trên đời sống của những cựu quân nhân. Nhiệm vụ của người lính là bảo vệ tổ quốc, nhiệm vụ của công an là gìn giữ an ninh. Trong thực tế, do tiếp cận với nhân dân người công an có nhiều cơ hội để làm tiền người dân trong khu vực cai quản, trong khi người lính phải cực nhọc chống trả với bệnh tật và thiếu thốn trên những vùng sâu và vùng xa ở các vùng biên giới hay ngoài khơi. Khi về hưu, lợi tức của người quân nhân chỉ là khoản tiền hưu còm cỏi không đủ ăn, trong khi một công an về hưu nhờ hối lộ sống trong sung túc với nhà cửa cao sang và gia đình êm ấm.
Từ trước đến nay, quân đội thường giữ im lặng trước những bất công trong xã hội vì đó là trách nhiệm của dân sự của những cán bộ đảng ủy địa phương, trong khi trách nhiệm của quân đội cao cả hơn nhiều là bảo vệ tổ quốc chứ không bảo vệ quyền lợi cá nhân. Nhưng lần này, vụ án Đoàn Văn Vươn đã làm giọt nước làm tràn ly. Hy vọng những người trách nhiệm trong quân đội lên tiếng để gia đình ông Đoàn Văn Vươn được trả tự do và được bồi hoàn xứng đáng để trở về cuộc sống bình thường. Danh dự của một quân nhân tại chức hay đã về hưu là bảo vệ đồng đội, các cấp lãnh đạo quân đội không thể tiếp tục im lặng trước những bất công trong xã hội, vì im lặng đồng lõa với lòng tham và tội ác. Tin rằng trong những ngày sắp tới quân đội phải làm một cái gì đó để công an và đảng ủy địa phương không thể tiếp tục hà hiếp cựu quân nhân, những người đã một thời hiến dâng xương máu của mình để bảo vệ hạnh phúc của nhân dân và an ninh của tổ quốc.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)

Nghệ An: Một lũ quan tham

Thanh Chi là xã miền núi của huyện Thanh Chương, Nghệ An, đây là vùng đất nghèo, dân tình bơ phờ quanh năm mới đủ cơm ăn, áo mặc. Trước thực trạng của địa phương,cán bộ xã không chịu nghĩ cách để dân đỡ khổ mà ngược lại chỉ tìm đủ mưu ma chước quỷ để cướp hàng loạt chế độ ít ỏi của những người có công với cách mạng, người già, tàn tật.
Năm 2008 đến năm 2011 trên có có chủ trương chung hộ trợ người cao tuổi (80 tuổi trở lên) được trợ cấp 180.000 đ/người/tháng. Lợi dụng chủ trương này cán bộ xã Thanh Chi đã nổi máu tham, cấu kết với nhau, thay đổi độ tuổi, ngày tháng năm sinh trong CMND, sổ hộ khẩu của 8 trường hợp đều là người thân của cán bộ xã để hưởng chế độ. Đó là bà Đậu Thị Nhị (thôn Kim Thượng) là mẹ của Phan Thanh Lan cán bộ tư pháp xã, dù chưa đến tuổi nhưng được hưởng trợ cấp từ năm 2008 với số tiền 6 triệu đồng. Cũng với cách nâng tuổi, bà Nguyễn Thị Nhâm, mẹ vợ của phó chủ tịch xã là Lê Văn Thủy được hưởng 6.200.000 đ. Bà Lê Thị Thuật mẹ của Trần Thị Trúc cán bộ văn phòng xã hưởng 7.200.000 đ…

Hoàn cảnh nghèo khổ của vợ chồng ông Mậu, bà Ngọ do con bị bệnh tâm thần ( Nguyễn Văn Đồng) ở xã Thanh Chi mà quan xã ăn chặn tiền chế độ.
Không chỉ tự ý nâng tuổi cho người thân (cha, mẹ) hưởng tiền chế độ, cán bộ xã Thanh Chi còn cướp tiền người có công với cách mạng bằng cách các đối tượng đã qua đời nhưng danh sách không báo cáo lên cấp trên, mà ém lại để đều đều hưởng chế độ rót về rồi chia nhau bỏ túi ăn tiêu. Với ma chước này cán bộ xã Thanh Chi đã nhiều năm nuốt được 16 trường hợp, với tổng số tiền 62.800.000 đ. Ăn trên thân còm già nua của người sống, đến cả người đã mất cán bộ xã Thanh Chi cũng tranh thủ vơ vét. Theo chế độ hiện hàng những người có công với cách mạng sau khi chết đều được hưởng tiền mai táng phí. Để lấy tiền “người chết” cán bộ xã Thanh Chi đã “báo tử” nhiều trường hợp vẫn đang còn sống khỏe mạnh. Ông Nguyễn Văn Phượng có mẹ là bà Trần Thị Nhung (người có công với cách mạng) bức xúc kể “ Đến tháng 6/2012 mẹ tôi mới qua đời, tôi làm hồ sơ để lấy tiền mai táng phí, nhưng tôi được thông báo là mẹ tôi đã chết và đã nhận tiền chế độ từ năm 2007. Đến nay đã gần 10 tháng tôi vẫn chưa nhận được tiền mai táng phí của mẹ tôi”. Bà Nguyễn Thị Ba (xóm 3 xã Thanh Chi) mặc dù vẫn còn sống khỏe mạnh với con cái, nhưng xã Thanh Chi đã khai tử cho bà từ lâu để lấy tiền chế độ...
Ông Nguyễn Văn Phượng con trai của bà Trần Thị Nhung (người có công với cách mạng) bức xúc trình bày việc cán bộ xã ăn chặn tiền chế độ của mẹ mình.
 “ Khai sinh, rồi khai tử” để trục lợi của cán bộ xã Thanh Chi vẫn chưa dừng lại. Tại xã này đã có 37 đối tượng người cao tuổi đã qua đời nhưng cán bộ xã vẫn báo lên trên là vẫn còn sống để cấp trên tiếp tục rót tiền về…túi cán bộ xã. Nuốt của người sống lẫn người chết. Lại cướp cả của người bệnh tâm thần. Theo phản ánh của nhân dân trong và ngoài xã, vào những năm 2008 đến năm 2011 những người cao tuổi thực sự, người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần đã được UBND huyện Thanh Chương 2 lần ra quyết định nâng mức trợ cấp nhưng UBND xã Thanh Chi không cho dân biết mà chỉ phát mức trợ cấp của những năm trước.
Tệ hại hơn, gần 2 năm, từ 2008- 2009 cán bộ xã không phát chế độ cho các đối tượng. Mãi khi dân phát hiện kéo nhau lên trụ sở xã truy đòi gay gắt thì cac ông quan xã Thanh Chi mới thực hiện truy phát. Đơn cử trường hợp anh Nguyễn Văn Đồng ở xóm 7 đã bị bệnh tâm thần 12 năm. Năm 2007 mức trợ cấp là 65.000 đ/ tháng, đến năm 2008 mức trợ cấp được nâng lên 240.000 đ/tháng. Tuy nhiên từ năm 2008 UBND xã chỉ trả cho anh Đồng 120.000 đ/tháng, cướp của người bệnh tâm thần này 120.000 đ/tháng…

Bà Nguyễn Thị Ba (người có công với cách mạng) đang sống khỏe mạnh với con cháu mà quan xã Thanh Chi đã “ khai tử” để bỏ túi tiền mai táng phí (ảnh)
Tạm dừng những mưu ma chước quỷ của các quan xã để nói đến các quan huyện Thanh Chương. Trước những phản ánh đầy bức xúc của dư luận, huyện ủy Thanh Chương đã thành lập đoàn thanh tra và công nhận những sai trái của cán bộ xã Thanh Chi, ngoài ra đoàn thanh tra còn phát hiện những sai trái tương tự ở một số xã khác (các số liệu cụ thể đoàn thanh tra không cung cấp cho báo chí vì không có lệnh của trên). Đủ kiểu, nhiều ma chước,có bàn bạc tập thể để cướp của người có công với cách mạng, người cao tuổi, người bị bệnh tâm thần…nhưng lạ thay không có một cán bộ nào bị kỷ luật trên mức nhẹ nhất : Khiển trách ! Một câu hỏi “tại sao” lại làm đau đầu dư luận ?!
Thật đau buồn thay pháp luật Việt Nam, một người dân nào đó do “ Túng thì tính” trót ăn cắp vì nghèo khổ thì bị xử tội nghiêm khắc, đúng pháp luật, còn các quan xã nói riêng như đã nêu trên cướp của ngân sách, của dân nghèo, bệnh tật có hệ thống thì chỉ bị khiển trách ? Liều thuốc khiển trách này chắc các căn bệnh “cướp” của quan xã nói riêng đang tủm tỉm…cười, còn dân đen thì đau lòng và tiếp tục…lo sợ lắm.
Bảo Nam
(CTM)

Con giun ông Bá phun lửa!

Màn trình diễn
Hình minh họa
Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh bí thư, chủ tịch TP Đà Nẵng ra ngoài TW ngồi chơi xơi nước thì người dân lại loạn cào cào với di chứng của ông ta để lại. Người khen có và người chê ông cũng có. Người khen thì nói nhờ có ông Thanh mà Đà Nẵng có diện mạo như hôm nay? Người chê thì nói ông chém gió khi tuyên bố hốt hết đám tham quan thủ đô nhưng hình như ông ra cũng đã lâu nhưng chưa ai bị… hốt!?
Đi ngược lịch sử Đà Nẵng thời Pháp được gọi là Tourane, tại đây thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nhiều thắng cảnh thiên nhiên như Ngũ hành Sơn, phố cổ Hội An,bán đảo Sơn Trà, Bà Nà và không khó gì khi quy hoạch thành một thành phố du lịch.
Còn về chê ông Thanh thì dư luận đồn đãi ông chưa kịp hốt ai thì đã bị anh 3D phang cho một nhát 4000 tỷ tiền bán đất phải nộp cho TW đang còn bàn cãi ngược xuôi!
Bỏ qua mấy chuyện đó mấy hôm nay thiên hạ râm ran về cây cầu có hình con rồng dưới thời của ông. Thành thật mà nói nhé ông Thanh, người dân đi khắp cùng trời cuối đất, từ dưới Nam bán cầu Australia cho đến xứ thằng đế quốc cờ hoa mà chưa hề thấy có cây cầu nào… cải lương chi bảo như vậy. Cây cầu để làm gì? Để các phương tiện qua sông, biển dể dàng thuận tiện, có cái cầu đúc bê tông, có cái dây văng, có cái cầu treo, có cái cầu khỉ nhưng cầu rồng thì phải nói thế giới này chỉ có mình ông với cái tư duy… đỉnh cao trí tuệ nghĩ ra. Và cây cầu của ông nó lại không giống con rồng… lộn mà nó dài thòn lòn cho nên nhìn giống con giun trườn thì đúng hơn,mà hình như cái đó là điềm báo cho con đường quan lộ của ông thì phải?
Đã vậy nó còn phun lửa để hù ai đó,hay là để cho ai ghiền thuốc là mà không có hộp quẹt mồi thuốc chăng!?
Còn ban ngày nó lại phun nước èo èo như mưa làm bà con tối mắt. Nhưng dù sao cũng phải khen ông một cái vì đã có công ngu dân xứ mình, chỉ có cây cầu hình con rồng mà bọn thầy dùi báo lá cải bàn ra tán vào ngày này qua ngày khác! Nếu tầm nhìn của ông chỉ là con giun biết phun lửa thì người dân nghĩ chắc mấy khu du lịch họ cần đấy, nhưng được biết ở vùng Westminter bang California phía sau chợ Mỹ Thuận của bọn đế quốc cũng có dấu tích của ông thì phải!
Một ngôi nhà có 5 cái móng bê tông chỉa ra góc ngã tư đại lộ Westminter và đường Magnolia được gọi là nhà bank mà người dân tại đó gọi là lầu ông Thanh Việt Nam, không biết ông Thanh vào vậy ta? Hy vọng không phải là ông Nguyễn Bá Thanh xứ mình nhé.
Nguyên Anh
(DLB)

'Cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng'

Cho rằng cơ chế độc quyền vàng miếng đã khiến cho nhu cầu về SJC tăng đột biến, đẩy giá của thương hiệu này chênh cao ở mức nghịch lý, các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên để vàng vận hành theo cơ chế thị trường.

Tại hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thị trường vàng trang sức Việt Nam trong tiến trình hội nhập" chiều 6/4, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng, vì Việt Nam là nước nhập khẩu vàng nên giá cả thời gian qua tăng cao theo xu hướng thế giới là điều tất yếu.

Tuy nhiên, theo ông Lai, một thực tế ghi nhận tại thị trường trong nước là khoảng cách giữa giá vàng nội địa và thế giới ở mức nới rộng quá mức đến nghịch lý. Trong đó, giá vàng thương hiệu SJC duy trì mức cao hơn 3-4 triệu đồng, còn các thương hiệu khác ngang bằng, thậm chí rẻ hơn thế giới. Một lý do khác lý giải việc cầu tăng bất thường gây hiệu ứng đẩy giá lên như hiện nay là do tăng nhu cầu về vàng SJC từ các ngân hàng chứ không phải là cầu vàng nói chung. Bên cạnh đó, nợ xấu vàng cũng đang gia tăng do sự không đồng nhãn hiệu giữa vay và trả càng tạo thêm áp lực tăng giá SJC.

Các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng. Ảnh: Lệ Chi
Các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng. Ảnh: Lệ Chi
Trước những bất cập trên, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên quản lý vàng trong cấu thành dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng vàng thỏi, chuẩn quốc gia đồng thời là chuẩn quốc tế. Theo đó, các loại vàng này nên tồn tại dưới dạng thỏi hoặc tín phiếu thỏi có trọng lượng từ 1 kg đến 10 kg, có tuổi không thấp hơn 95,5%. Mọi phát sinh vàng vật chất nếu Ngân hàng Nhà nước bán ra từ kho dự trữ để thay đổi cơ cấu tỷ trọng thì phải phi thỏi ngay sau khi xuất kho (nghĩa là trong mọi trường hợp không được bán vàng dự trữ dạng thỏi ra thị trường trong nước).

Các loại vàng còn lại, kể cả là vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn hàng hóa mỹ nghệ, trang sức trên thị trường theo ông Lai nên được tự do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và xuất. "Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước mà ở đó không có việc kinh doanh vàng, trừ trường hợp muốn thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối để bảo toàn giá trị và không vì mục đích lợi nhuận", ông Lai bày tỏ.

Mặc khác, theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, việc đo đếm giá trị, giá vàng cần căn cứ vào tuổi và nhanh chóng loại bỏ việc kỳ thị giữa các loại vàng miếng phi dự trữ ngoại hối. 'Đồng thời, Nhà nước cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng và tôn trọng quy luật thị trường", ông Lai nhấn mạnh.

Tự do hóa nhưng không để vàng hóa nền kinh tế, theo Tiến sĩ Lai cần phải nghiêm cấm tuyệt đối việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Trước sau chỉ coi vàng như một hàng hóa được rộng rãi giao lưu bình thường và mọi giao dịch đều phải làm nghĩa vụ thuế.

Song song đó, ông Lai kiến nghị Nhà nước nên cho phép mở sàn vàng và giao Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế quản lý. Sàn vàng đúng nghĩa ra đời vừa chống được độc quyền, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua nghĩa vụ nộp thuế, lại liên thông được với thị trường quốc tế mà không lo "chảy máu vàng" đối với một quốc gia nghèo vàng như Việt Nam.

Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Chuyên gia kinh tế cao cấp cũng chia sẻ, giống như các biện pháp hành chính đang gây méo mó và rủi ro đạo đức cho hệ thống ngân hàng, việc quản trị vàng sẽ gây hỗn loạn một thị trường vốn linh hoạt nhất từ ngàn xưa trong tập quán kinh tế và văn hóa của người dân Việt vốn quen giữ vàng.

Theo Tiến sĩ Chí, Ngân hàng Nhà nước nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một ngân hàng Trung ương trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và cải thiện tình trạng vĩ mô. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, cần đến vai trò sáng suốt của cơ quan này để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giải quyết món nợ xấu khổng lồ là những vấn đề cấp bách nhất.

Ông Phạm Đỗ Chí cũng nhìn nhận, việc Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi và hằng ngày đứng ra định giá vàng (mà đa phần còn chưa biết có nắm bắt thị trường đúng hay không?) thay vì lo nghiên cứu chính sách cho các vấn đề nóng bỏng trên, cũng có thể được ví như "đang ở trong một cái nhà bị cháy mà không lo vác vòi chữa lửa, lại lo đi vác chổi quét nhà cho sạch".

Tiến sĩ Chí tỏ ra lo ngại các hành động của Ngân hàng Nhà nước trong những năm qua như độc quyền Nhà nước về vàng, khống chế ngân hàng, điều khiển thị trường tín dụng theo mệnh lệnh hành chính… đã và đang làm nghẽn mạch hệ thống tiền tệ. "Nếu cứ ra sức can thiệp bằng biện pháp hành chính thì nền kinh tế càng lâm vào thế tê liệt", ông nói.

Đồng tình quan điểm với hai chuyên gia trên, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng nên để vàng vận hành theo cơ chế thị trường. Còn với tình hình hiện nay, muốn ổn định thị trường vàng Ngân hàng Nhà nước nên chú trọng vào hai vấn đề chính là cố gắng làm cho khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới không quá cao. Biên độ dao động giữa hai thị trường cũng không nên quá lớn để tránh đầu cơ (hiện nay lúc gia vàng trong nước biến động một triệu, lúc 2 triệu so với thế giới dễ tạo đầu cơ).
Lệ Chi
(VnExpress)

Những chuyên gia kinh tế Việt Nam thành danh ở nước ngoài

Họ là những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam và đã thành danh tại nước ngoài.
Giáo sư Trần Hữu Dũng - nhà kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton
 
Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam. 
Ông từng là chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt. Hiện nay, ông  giảng dạy môn kinh tế vĩ mô, kinh tế quản lý và kinh tế thế giới cho bằng thạc sĩ (MBA) tại Đại học Wright State.

Ngoài ra, giáo sư Trần Hữu Dũng còn biên tập viên quản lý của cổng web nổi tiếng Arts & Letters Daily, trang website được tờ New York Times khen tặng là “Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” dành cho trang web www.aldaily.com sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet. 
Giáo sư Trần Hữu Dũng còn được biết đến là chủ nhân của website Viet-studies thường xuyên cập nhật các bài báo, báo cáo nổi bật trong và ngoài nước về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam. 
Cũng như nhiều trí thức Việt kiều khác, ông có những đóng góp không nhỏ cho Việt Nam cũng như những tư duy kinh tế trong việc hoà nhập với nền kinh tế thế giới. 
Giáo sư Trần Hữu Dũng còn viết bài cho các tờ báo kinh tế ở trong nước đồng thời hàng năm ông cùng một số trí thức Việt kiều, trí thức ở trong nước tổ chức các hội thảo khoa học đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. 
Giáo sư Trần Văn Thọ – nhà nghiên cứu tại Đại học Waseda
 
GS Trần Văn Thọ hiện đang giảng dạy và nghiên cứu kinh tế tại Đại học Waseda (Tokyo), Nhật Bản. Ông là một trong ba nhà khoa học nước ngoài từng được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Chính phủ Nhật Bản trong gần 10 năm. 

Từ những năm 1990 khi nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa, ông có nhiều bài viết phân tích về nền kinh tế Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, các góp ý của ông được trình bày dưới dạng văn bản gửi tới các cơ quan thẩm quyền của chính phủ. Cùng với đó, GS Trần Văn Thọ cũng có nhiều bài viết về kinh tế.  
Tiến sĩ Vũ Quang Việt – chuyên gia kinh tế
 
Ông là nhà kinh tế gốc Việt, từng là vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc. Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp cho tư tuy kinh tế của Việt Nam. 
Công việc chuyên môn của TS Vũ Quang Việt là nghiên cứu hệ thống ý niệm và cấu trúc thống kê kinh tế, điều hành việc ước tính một số thống kê kinh tế cho 191 nước thành viên của Liên Hợp Quốc. 
Trong thời gian làm việc ở Cục thống kê Liên Hợp Quốc, ông là thành viên trong nhóm xây dựng Hệ thống Tài khoản Quốc gia 1993 (TKQG93) của Liên Hợp Quốc, có bảng phân tích “vào - ra” nhằm đo lường toàn bộ các hoạt động sản xuất và sự liên hệ của chúng trong một nền kinh tế. 
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
 
Chuyên gia Bùi Kiến Thành là một nhà tài chính người Mỹ gốc Việt. Ông được biết đến là người Việt đầu tiên được đào tạo về tài chính tại Hoa Kỳ. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và được vinh danh trong chương trình Vinh danh nước Việt năm 2004. 

Chuyên gia Bùi Kiến Thành từng làm trưởng Phòng Ngoại hối, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từ 1954 đến 1956 và được xem như chính khách trẻ nhất thường xuyên ra vào Dinh Gia Long, hiện là Viện bảo tàng Cách mạng. 
Ông làm đại diện Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa tại New York năm 24 tuổi là người trẻ tuổi nhất trong hơn 60 đại diện Ngân hàng nhà nước tại Hoa Kỳ từ 1956 đến 1958. 
Ngoài ra chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành còn làm chủ tịch, tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ American International Underwriters, Vietnam, Inc., là chủ tịch công ty trẻ tuổi nhất, 27 tuổi, trong hệ thống các công ty thành viên của tập đoàn từ 1959 đến 1965.
Ông trở thành nhà tư vấn độc lập về các vấn đề Việt Nam, sau đó là cố vấn cao cấp thường trú tại Việt Nam (resident senior advisor) của AIG (1993 – 1996) , và là cố vấn cao cấp của Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIA Vietnam, công ty thành viên của AIG.

Không những thế ông Bùi Kiến Thành còn được biết đến với tư cách là người sáng lập và là thành viên Ban quản trị Tập đoàn AMERICAN BHT (Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) phát triển xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam qua thị trường Mỹ năm 2003. 
Thúy Nguyễn (tổng hợp)
(Người Đưa tin) 

Hà Nội tố tàu cá Trung Quốc do thám Việt Nam

“Hiện tàu cá Trung Quốc ngày càng gia tăng, đánh bắt sâu vào vùng biển miền Trung. Không loại trừ việc các tàu này trinh sát nắm tình hình khả năng phòng thủ của ta.”
Báo Ðất Việt hôm Chủ Nhật tường thuật lời một viên chức cao cấp của Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Hải Quân CSVN đóng tại Ðà Nẵng, hôm 5 Tháng Tư, 2013, nói như vậy trong một cuộc họp được mô tả là “hội nghị rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch hiệp đồng phối hợp quản lý bảo vệ chủ quyền vùng biển khu vực miền Trung giai đoạn 2010-2012.”

Tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra khơi. (Hình minh họa: AP Photo)
Một bản báo cáo tại hội nghị này nói từ năm 2010 đến 2012, lực lượng tuần biển của Việt Nam “phát hiện 740 tàu, 126 lượt máy bay Trung Quốc xâm phạm chủ quyền các khu vực biển Việt Nam, trong đó nhiều lần vượt qua khu vực Thăng Long, Tri Tôn (đảo phía Nam của quần đảo Hoàng Sa) vài chục hải lý, xâm phạm vùng biển Quảng Bình...”
Chỉ riêng năm 2012 “đã phát hiện 717 tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam (tăng 533 lượt so với năm 2011).”
Dù vậy, không hề thấy Hà Nội lên tiếng phản đối hay đưa công hàm đòi Bắc Kinh chấm dứt hành động bất hợp pháp. Cũng không thấy nhà cầm quyền CSVN loan báo một vụ bắt giữ nào trong số những tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, ngoài những từ “tuyên truyền và xua đuổi.” Nhưng những chiếc tàu đó có đi hay không, không thấy nói.
Một trong những lý do các vụ “xua đuổi” tàu Trung Quốc không có tác dụng được báo Ðất Việt thuật lời ông Ðại Tá Nguyễn Quốc Bình của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 3 tại Ðà Nẵng nói
“Thủ đoạn hoạt động của các tàu này liên tục thay đổi, đi thành từng tốp có số lượng đông, sử dụng tàu cá có công suất lớn đi trước hỗ trợ cho hoạt động của tốp đi sau; hoặc sử dụng tàu sắt lớn đi giữa bảo vệ cụm tàu 4-10 chiếc ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Ðà Nẵng.”
Ngoài chuyện ngang nhiên đánh cướp thủy sản trên vùng biển chủ quyền Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều về “số lượng và mật độ,” ông Bình cáo buộc tàu đánh cá của Trung Quốc có thể còn đóng vai trò gián điệp, dò dẫm khả năng phòng thủ các vùng biển của Việt Nam.
Bắc Kinh, từ giữa năm ngoái đến nay, thường xuyên mở các cuộc tập trận trên Biển Ðông, xua các đoàn tàu hải giám và hải tuần tới các vùng biển tranh chấp với các nước trong khu vực để thách đố phản ứng.
Gần đây nhất, một đoàn 4 chiến hạm trang bị hỏa tiễn gồm cả tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn đã đi suốt chiều dài Biển Ðông, xuống sát Brunei và Malaysia tập trận từ đổ bộ chiếm đảo đến bắn đạn thật trên biển.
Một số chuyên viên về tranh chấp Biển Ðông từng cảnh cáo phải đề phòng cái lực lượng tàu đánh cá đông hàng chục ngàn của Trung Quốc. Không những chúng tranh cướp thủy sản của các nước khác mà còn được sử dụng như đội quân tiền phong của Hải Quân Trung quốc cho các chủ đích không phải kinh tế.
(Người Việt)

Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà (1)

Phụ nữ sexy ngày xưa
LTS: Đây là chùm bài mổ xẻ tích cách của dân tộc Việt dựa trên những nguyên mẫu tính cách dân gian của giáo sư Đỗ Lai Thúy.  Bài đầu tiên, ông nói đến đặc tính nữ – đặc tính nguyên thủy của người Việt – đặc tính của vùng đất của những dòng sông lớn nhỏ đan xen chằng chịt để đổ ra biển. Thấu hiểu đặc tính ấy, ông khẳng định chính quyền lực mềm của những người phụ nữ Việt Nam, những người thực sự giữ rường cột của nước nhà, thật sự là yếu tố quyết định đến tồn vong của dân tộc.
"Khởi thủy là Lời – Kinh Thánh"
Có người cho văn hóa Việt Nam (tức người Việt) không có huyền thoại. Tôi không nghĩ vậy. Dân tộc nào mà chẳng trải qua một “thời đại lớn” (chữ của M.Eliade”). Thưở ấy, người ta sống bằng huyền thoại, “suy nghĩ” và cảm nhận thế giới bằng huyền thoại, lưu giữ và truyền gửi thông điệp cho nhau và cho hậu thế cũng bằng huyền thoại. Có điều, không hiểu vì sao, khi từ tiền sử bước vào hữu sử, tổ tiên người Việt đã đánh vỡ hệ thống huyền thoại của mình. Bằng chứng là những mảnh vỡ của kim âu đó văng đi và còn găm vào những truyền thuyết, cổ tích.
Người ta cũng thường nói đến yếu tố nữ tính, thậm chí nguyên tắc nữ, trong văn hóa Việt Nam qua lễ nghi, phong tục và văn chương nghệ thuật. Nguyên lý này, nếu có, hẳn phải ảnh xạ vào huyền thoại, khởi điểm của mọi khởi điểm? Tôi thử lần tìm điều đó bằng việc lấy ba người đàn bà đầu tiên mà những mảnh vỡ của huyền thoại còn lưu giữ được. Dĩ nhiên, khái niệm “đầu tiên” chỉ là tương đối, Mỵ Nương trong “Sơn Tinh- Thủy Tinh”, Mỵ Châu trong “Mỵ Châu – Trọng Thủy” và Mỵ Nương trong “Trương Chi”
Mỗi thời đại đều “đọc” huyền thoại theo một cách riêng, và tìm thấy ở đó có những gì mà nó cần. Bởi lẽ, xét đến cùng, mỗi thời đều có cách sử dụng huyền thoại của nó và cho nó. Điều này vừa làm phong phú cho huyền thoại, bồi thêm sức sống cho nó, đồng thời cũng đẩy xa thông điệp ban đầu, thậm chí còn gây nhiễu. Chuyện kể về “tam Mỵ” nói trên, tôi nghĩ hẳn cũng không tránh khỏi số phận đó.  Sự giải mã huyền thoại hiện nay chính là quá trình bóc tách những vỏ bọc đó để đi đến cái nhân đích thực, ban đàu.
Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trước đây thường được hiểu như là một câu chuyện tình, “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” (Tản Đà), sau đó lại được hiểu như là cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại thiên tai lũ lụt… Có lẽ, đó là những ý nghĩa được gia ban về sau, hậu nghiệm. Thực ra người ta có thể tìm thấy ở đây mảnh vỡ của huyền thoại về Đại Hồng Thủy, ký ức xa xôi của nhân loại về thời kỳ tan băng hà. Cũng cảnh nước ngập mênh mông, gieo rắc ta họa, tưởng như ngày tận thế; cũng một đôi trai gái (Sơn Tinh và Mỵ Nương) còn sống sau nạn nước (hoặc chiến thằng nó), trở thành vợ chồng, thành tổ của một tộc người; ngọn núi Ba Vì nơi họ đến trú ngụ chơ vơ giữa biển nước như một con thuyền (Noé trong Kinh Thánh hay Vỏ trấu trong Sự tích hồ Ba Bể). Đồng thời, qua việc Thủy Tinh đánh đuổi Sơn Tinh để cướp lại Mỵ Nương cũng còn lưu lại ảnh xạ của tục cướp dâu, hiện tượng đọng lại trong phong tục của người Mông.
Mỵ Châu- Trọng Thủy không chỉ là câu chuyện cảnh giác, “trái tim lầm chỗ để trên đầu” (Tố Hữu), câu chuyện chiến tranh gián điệp…, mà thông qua câu chuyện tình bi thảm này, người ta thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội. Mỵ Châu được cha giao cho giữ nỏ thần – vật thiêng liêng và quan trọng nhất trong cả nước. Nàng đã sống nặng vì mình, vì tình yêu của mình, còn Trọng Thủy thì nặng vì cha, vì đất nước của anh ta. Bi kịch của những người không xử lý được hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tình và lý.
Cũng vậy, bi kịch Mỵ Nương- Trương Chi không phải là bi kịch của sự giàu nghèo, của giai cấp, giữa một anh dân chài và một cô tiểu thư con quan thừa tướng mà là bi kịch của kẻ cầu toàn, kẻ đi tìm cái tuyệt đối. Mỵ Nương mê tiếng hát của Trương Chi nhưng lại không chấp nhận khuôn mặt xấu xí của anh ta. Cô muốn một sự hoàn thiện hoàn mỹ, cả cái này lẫn cái kia, mà cuộc đời lại chỉ cho phép chọn một.
Lược qua câu chuyện Tam Mỵ trên, tôi muốn gảy ra đây một vài thông điệp mà người xưa nhắn gửi trong huyền thoại Việt Nam.
Trước hết, ba người đàn bà đều có tên bắt đầu bằng chữ Mỵ. Mỵ có nghãi là đẹp. Mỵ còn được đọc là “mế”, “mệ”, chỉ người đàn bà trong tiếng tiền Việt – Mường, hoặc Việt cổ. Hơn nữa, Mỵ Nương, Mỵ Châu vốn không phải tên riêng, mà là tên chung chỉ đàn bà. Bởi vậy có thể đi đến hai kết luận: người đàn bà là đẹp. Người đàn bà là đẹp, đã đành, nhưng còn giữ vai trò quan trọng nữa. Mỵ Châu được giao giữ nỏ thần, một vật thiêng. Truyền thống “nội tướng”, “lệnh ông không bằng cồng bà”, “đội quân tóc dài” của người phụ nữ Việt Nam, có lẽ bắt đầu từ đây.
Nếu đặt ba truyện theo thứ tự Sơn Tinh – Thủy Tinh, Mỵ Châu- Trọng Thủy, Trương Chi, chúng ta thấy diện mạo bên ngoài và diện mạo nội tâm của người phụ nữ ngày một rõ rệt hơn. Ở Sơn Tinh – Thủy Tinh, mặc dù là đối tượng của sự tranh chấp giữa thần núi và thần nước, nhưng người ta khong thấy rõ phản ứng, cũng như tâm lý của Mỵ Nương. Ở Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự cá nhân hóa của người phụ nữ đã tiến lên một bước, bởi vì nhân vật phải đối diện với quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Và ở chuyện Trương Chi thì sự cá nhân hóa ở người phụ nữ đã phát triển đầy đủ. Câu chuyện giữa Mỵ Nương và Trương Chi là câu chuyện cá nhân với cá nhân. Trong cuộc đấu tranh với chính mình, thế giới nội tâm của Mỵ Nương đã bộc lộ đầy đủ, sâu sắc.
Người ta thường nói đến “cảm giác mức độ” của người Việt Nam, đến sự nhận thức về “ngưỡng” của văn hóa Việt nam. Những câu chuyện trên truyền đạt thông điệp đó một cách rõ ràng, sinh động và đầy sức thuyết phục. Mỵ Châu thì sống vì cá nhân mình (tức là tình yêu với Trọng Thủy) nên đã mất nỏ thân, dẫn đến mất nước, chết hàm oan dưới lưỡi gươm của cha. Trọng Thủy sống vì cộng đồng của anh ta, theo lời cha phản bội tình yêu của Mỵ Châu, cuối cùng cũng hối hận đâm đầu xuống giếng tự vẫn. Con đường sống của ncon người là đi tìm hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, điều mà Mỵ Châu, Trọng Thủy chỉ đạt được sau khi chết qua hình tượng lấy ngọc trai rửa nước giếng thì ngọc sáng ra. Trong Trương Chi, Mỵ Nương say mê tiếng hát, yêu vẻ đẹp tâm hồn của anh chàng dân chài nhưng lại không yêu nổi vẻ mặt xấu xí của anh ta. Nàng muốn sự hoàn thiện, đẹp cả người lẫn nết. Điều này đã gây ra cái chết của Trương Chi và sự đau khổ của nàng. Sự tận thiện tận mỹ, có lẽ chỉ có trong lý tưởng, trong ý niệ. Thực tế là trần tục, đầy sự khiếm khuyết. Nếu không chấp nhận, cầu toàn, ảo tưởng cũng dẫn đến sự hủy diệt ở hương diện này hay phương diện khác.
Sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa lý tưởng và thực tế không phải là thứ “triết lý để tồn tại” mà là một minh triết, một túi khôn dân gian. Thông điệp quan trọng này được tổ tiên nhắn gửi qua huyền thoại, truyền thuyết và cổ tích, qua số phận của những người đàn bà, của phụ nữ Việt nam, từ khởi thủ.
GS Đỗ Lai Thúy
Trích từ Book Hunter
Trích “Phân tâm học và Tính cách dân tộc”

Một chùm tính cách Việt: Thứ nhất sợ kẻ anh hùng (2)

Chí Phèo
Trong phần 2 của loạt bài “Một chùm tính cách Việt”, giáo sư Đỗ Lai Thúy phân tích về hiện tượng Chí Phèo trong xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra những nhận định về cơ cấu làng xã – một cơ cấu mang tính bền vững đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam cho dù các thể chế xã hội có thay đổi.
 
Cơ cấu sản sinh hiện tượng Chí Phèo
Khởi đầu thực sự của truyện Chí Phèo là hình ảnh – biểu tượng chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng bằng hình ảnh – biểu tượng đó, hiện thoái trong tâm trí Thị Nở. Chí Phèo bởi thế có kết cấu đóng. Tính chất đóng kín là một hằng số nghệ thuật của truyện ngắn này. Nó chẳng những đổ bóng vào không gian và thời gian truyện, hằn dấu trên số phận của các nhân vật mà còn khớp đúng với thực tiễn của làng xã Việt Nam, nhất là ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu chuyện Chí Phèo xảy ra trên mảnh đất chật, khép kín sau lũy tre xanh của làng Vũ Đại. Nhưng chặt chẽ hơn, ràng buộc hơn cả và cũng ít hữu hình hơn là sự đóng kín của bản thân cấu trúc làng xã. Ở đay mỗi dân làng không tồn tại như một cá thể, mà chỉ như một yếu tố vừa phụ thuộc vào cộng đồng, vừa phụ thuộc lẫn nhau, và bị phân cấp theo hệ thống thang bậc xã hội. Chiếm giữ vị trí hàng đầu trong bảng giá trị đó là các vị tiên chỉ, thứ chỉ – một dạng tha hóa của chế độ già làng; sau đó là lý trưởng và các hào lý khác, cuối cùng là thứ dân các hạng. Như vậy, giá trị của người dân không chỉ ở phẩm cách đích thực của cá nhân anh ta, mà ở chỗ anh ta ở ngôi thứ nào, chức vị gì, tài sản ra sao, họ hàng với ai… Điều đó đã mặc nhiên được luật lệ hóa bởi cách xưng hô không gọi tên trần trụi, mà phải kèm theo những từ nêu rõ danh phận: Lý Cường, Bá kiến, Đội Tảo, anh cu, chi đĩ… Đó là thân phận xã hội của người nông dân. Chính sự khép kín của cấu trúc này đã đóng vai trò “cơ chế” để chuyển những giới hạn của không gian địa lý lũy tre, con đê, dòng sông… thành giới hạn của không gian tâm thức của các nhân vật trong làng. Với họ, làng là vũ trụ, là đơn vị đo giới hạn (hách nhất làng, giàu nhất làng) làng đóng dấu lên mọi vật “cổng làng, ruộng làng, giếng làng…) tạo ra khuôn mẫu sống, khuôn mẫu tư tưởng… Như một chiếc bào nang, làng xã do tính chất khép kín của nó không vận động trong thời gian. Những “lớp sóng phép hưng” của lịch sử chỉ bấm móng lên bề mặt của nó, chứ không thay đổi gì được nội bộ cấu trúc. Làng xã vẫn cứ tồn tại và vận động theo những quy luật của riêng bản thân nó và trong bản thân nó.
Cái ước mơ được “lột xác” như con rắn trong cổ tích được hóa kiếp để chuyển kiếp trong vòng luân hồi của thứ đạo phật được dân gian hóa là sự khúc xạ của ước vọng day dứt hàng ngày được thay thân đổi phận của đa số những người dân ở chót bảng giá trị, ở vành ngoài cấu trúc. Họ tiết kiệm để làm giàu, tìm mọi cách gắn được mình vào bộ máy làng xã; thậm chí bán cả mành vườn sào ruộng do ông cha để lại cốt mua lấy một cái danh vị hão để thoát khỏi chân bạch đinh, hạng người mà ai cũng có quyền bạt tai đá đít, và được ăn một miếng giữa làng. Cuộc đua tranh này đã làm họ ghen ghét, tị hiềm và kiện tụng lẫn nhau. Bọn cường hào trong làng thường khuyến khích tâm lý đó, để thừa cơ “đục nước béo cò”. Thế là mỗi lần người nông dân muốn ngoi lên thì họ lại tụt xuống thêm một bậc nữa. Kinh nghiệm đó làm nảy sinh ở họ tâm lý an phận, đèn ai nấy rạng. “chỉ nghĩ đến sự yên ổn của mình”, và đối với bọn hào lý, thì mang một cái sợ cố hữu trong lòng. Đó là cái sợ bị hất ra khỏi cộng đồng làng xã, bị lột hết các lớp “áo xiêm” giá trị, phơi ra cái cá nhân trần trụi vô giá trị của mình. Cảnh sống vất vưởng của những kẻ ngụ cư, của những Chí Phèo ở nơi ngoài đê, ngoài bãi với họ là một ám ảnh, một “địa ngục miền nhân gian”
Một kẻ có lý lịch “bốn đời làm tổng lý” có con đang làm lý trưởng, bản thân ăn tiên chỉ làng như Bá Kiến đã nhận ra và lợi dụng quy luật đó. “Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng… Đè nén con em đến nỗi nó không chịu đựng được phải bỏ làng đi là dại…”, bởi lẽ thoát khỏi sự kiềm chế của tư tưởng công xã, người nông dân lưu tán được suy nghĩ tự do hơn. Thời loạn, họ dễ theo các toán ướp. Thời yên ổn, nếu không sống nổi ở thành thị hay kiếp sống ngụ cư ở làng khác, họ buộc phải quay đầu trở về làng, nhưng “với cái vẻ hung đồ, cái tính ương ngạnh học được ở phương xa” và cái đầu quen được tự do suy nghĩ.
Tuy nhiên, Bá Kiến cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt. hắn cũng có những cái ghen, cái tức, cái hống hách thường tình, cho nên nhận ra quy luật mà vẫn cứ phạm như thường. Do đó mới có những Năm Thọ, Binh Chức và Chí Phèo. Nhưng Bá Kiến hơn người ở chỗ “không cần thở than” và biết cười “cái cười Tào Tháo” để xoay đảo tình thế. Lấy độc trị độc, hắn dùng ngay bọn họ để trị lại những phe nghịch như đội Tảo, tư Đạm, bát Tùng…
Trong số những đồng loại sống ngoài cấu trúc làng xã, nếu Binh Chức còn có vợ con thì Chí Phèo “trắng tay” hơn, trần trụi hơn cả với con người cá thể vô giá trị của hắn. Nhưng, thật là nghịch lý, đúng lúc hắn mất tất cả ấy, hắn lại được giải phóng khỏi sự trói buộc của những giá trị làng xã. Không còn gì để mất nữa, hắn trở thành không biết sợ. Hắn trở thành kẻ mạnh, cái mạnh của kẻ cố cùng liều thân. Trong chế độ cũ còn một loại người nữa cũng thoát khỏi bảng giá trị làng xã nhưng thoát ra ở đầu trên: đó là kẻ anh hùng. Anh hùng cá nhân bao giờ cũng đứng trên xã hội: “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng/ Thứ nhìn sợ kẻ cố cùng liều thân”. Ngạn ngữ của phương Tây có nói: điểm đầu và điểm cuối thì gặp nhau. Chí Phòe là anh hùng của làng Vũ Đại. Sau khi ở nhà đội Tảo về, hắn vỗ ngực: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Đó là cái oai của hắn, cái triết lý tồn tại của kẻ khốn cùng. Bá Kiến đã biết hướng sự nổi loạn chính đáng và cái mãnh lực tối tăm ở con người Chí Phèo vào những mục đích tối tăm. Thế là từ đó cuộc đời hắn trượt dài trên những cơn say. “Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, dập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống trong lúc say để rồi say nữa, say vô tận… hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đập đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Nhưng Chí Phèo không phải là câu chuyện về kẻ say, kẻ khùng, của những con thú người. Là một nhà nhân đạo lớn, Nam Cao thích đi sâu vào những nhân vật tưởng như đã mất hết tính người như Trương Rự (“Nửa đêm”) để chứng minh cho được nhân tính con người, dù bị tha hóa đến đâu, vẫn còn là một cái gì đó khá bền chặt, bởi lẽ nó cũng có nguồn gốc khá sâu xa, từ lúc con người nguyên thủy đứng được trên hai chân mình để ngẩng mặt lên nhìn thấy cái đẹp của bầu trời. Nhưng ở truyện ngắn này cũng không hẳn nguyên tắc. Trên kia chúng ta đã thực sự bắt đầu từ chỗ “một anh đi thả ống lươn” vậy thì đoạn “hắn vừa đi vừa chửi..” chỉ là một thủ pháp tiểu thuyết quen thuộc gẩy từ giữa truyện ra và để lên đầu một đoạn gây ấn tượng nhất để câu sự chú ý của độc giả. Nhưng ở truyện ngắn này không chỉ đơn giản có vậy. Trong những lời chửi của Chí Phèo, Nam Cao có cất giấu chìa khóa – mã để giúp bạn đọc tìm ra ẩn số về nhân vật của mình.
Trong dân gian những lời chửi rủa, nguyền rủa cũng là một loại hình folklore, nghĩa là chúng cũng có những sắp xếp nghệ thuật phù hợp với nội dung triết lý xã hội mà chúng chuyển tải. Lời chửi của Chí Phèo cũng vậy, nó được xếp đặt theo một logic chặt chẽ: từ cái khái quát nhất đến cái cụ thể nhất, từ cái rộng nhất đến cái hẹp nhất, từ chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những kẻ không chửi nhau với hắn đến chửi cái đứa đẻ ra hắn, tức chửi cha hắn. Theo tập quán kiêng kỵ của người Việt, chửi cha là một tội đáng nguyền rủa, bởi vì nó xúc phạm nặng đến tục thờ tổ tiên của mỗi người và của cả cộng đồng. Người cha còn là người trực tiếp cho ra đời một người con – con người không chỉ với tính cách là một sinh vật, mà quan trọng hơn là một thân phận xã hội bị chế định bởi những tài sản, chức tước, địa vị và cả quan hệ họ hàng mà hắn được kế thừa. Chí Phèo chửi cha nghĩa là chửi vào chính bản thân hắn, bởi sự không cha không mẹ không họ hàng thân thích đã đẻ ra cái số phận khốn nạn của hắn. Rõ ràng, ngôn ngữ của Chí Phèo ở đây không phải là thứ ngôn ngữ lộn xộn, chuyện nọ xọ chuyện kia, của kẻ say hoặc điên. Đó là ngôn ngữ tỉnh lạnh của kẻ đang tự nguyền rả mình, đang tự đối thoại với chính mình.
Người nông dân trong làng xã vốn chưa từng quen sống với cái tôi của mình, thậm chí có khi cũng không ý thức được sự tồn tại của nó, cho đến khi bị đẩy ra ngoài cộng đồng. Khi có ý thức về mình như một cá nhân, Chí Phèo cũng ý thức được toàn bộ sự bế tắc của mình. Hắn muốn lảng tránh bản thân bằng rượu, bằng triết lý anh hùng của kẻ liều, thậm chí bằng cả hành động tội ác. Đó là bi kịch của sự tự ý được cái bế tắc của thân phận xã hội của một kẻ bị đẩy ra ngoài hệ thống gái trị. Nhưng chính sự cảm nhận bi kịch đó đã ngăn giữ Chí Phèo ở lại bên này ranh giới con người – con vật và luôn luôn chờ cơ hội để tỉnh thức
Cơ hội đó là một ánh sáng. Đây là ánh sáng duy nhất trong cái làng Vũ Đại tối tăm. (“Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu người”.) ở Nam Cao, ánh trăng bao giờ cũng đi liền với một sự thức nhận một điều gì đó (“Trăng sáng”). Soi vào “ánh trăng chảy trên tường trắng tinh”, Chí Phèo nhận ra được cái “vật đen, xệch xọc, cứ quần quật dưới chân hắn” chính là cái bóng của hắn, chính là diện mạo của bản thân hắn. Hắn “đứng lại và nhìn nó và ngả nghiêng cười”. Đối mặt với mình, cái ý thức về mình sống dậy.
Sau đó, trong cuộc đối ẩm với Tự Lãng, Chí Phèo hoàn toàn tỉnh táo, mặc dù hắn uống rất hăng, thậm chí “càng uống càng tỉnh”, “tỉnh ra, chao ôi buồn”. Y lẳng lặng nghe Tự triết lý về cuộc đời, vật ngửa lao Tự đang say bò lê bò càng rồi bỏ đi, cảm giác về bản thân liên tiếp trỗi xuống bờ sông, Chí Phèo “tò mò nhìn những tàu lá chuối… nằm ngửa, ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như ướt nước, thỉnh thoảng lại bị gió lay lại giãy lên đành đạch như hứng tình”. Bút pháp phân tích nội tâm sâu sắc, tinh tế của Nam Cao đã mô tả được quá trình thức tỉnh ý thức về bản thân của Chí Phèo, mà cuộc giao tình với Thị Nở là đỉnh điểm.
Được nếm trải cuộc sống “vợ chồng” bình thường nhỏ mọn với Thị Nở, Chí Phèo khát khao được trở lại cộng đồng, làm một người bình thường “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải (…) một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”. Và Thị Nở chính là cái phao đưa kẻ chết đuối như Chí Phèo cập mình vào cái bến của mọi người. Nhưng hóa ra muốn được làm một người “lương thiện” cũng rất khó. Không ai chấp nhận cho hắn được làm người lương thiện, thậm chí cả một kẻ cùng khổ như bà cô Thị Nở, phải sống ở rìa làng, cũng cậy mình là kẻ trong đê không chịu để cho cô cháu gái dở hơi quá lứa lấy một kẻ ngoài đê như Chí Phèo.
Không được cộng đồng chấp nhận, Chí Phèo lại sa vào một sự chấn động lớn. Lần này thì có lẽ không một thứ rượu nào có thể làm hắn say được, không có thứ gì có thể làm hắn ngủ quên trong dòng đời được. Chí Phèo giết Bá Kiến, kẻ trực tiếp tạo ra số phận hắn. Giết Bá Kiến rồi sau đó tự sát là một hành động nổi loạn một cách tuyệt vọng, bởi vì hành động đó không phá vỡ được cấu trúc làng xã – nguyên nhân của những nguyên nhân tạo ra những bi kịch Chí Phèo. Nam Cao đã chỉ ra điều đó rất sinh động, sáng rõ qua lời bàn tán của dân làng. Có người nói: “Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: “Tre già thì măng mọc”, thằng ấy chết còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu…”
Nam Cao kết thúc truyện ngắn của mình bằng cái chết của Chí Phèo và sự lặp lại hình ảnh chiếc lò gạch cũ. Nhưng không vì thế mà Chí Phèo của ông gây ấn tượng là câu chuyện của một con người cụ thể ở một làng cụ thể. Bởi lẽ Chí Phèo tuy chết nhưng đã kịp để lại một Chí Phèo con, một sự “tre già măng mọc” theo nghĩa trực tiếp, mặt khác, quan trọng hơn là hiện diện phổ biến của chiếc lò gạch ở một làng quê  – một yếu tố tượng trưng cho sự lặp lại của cấu trúc làng xã. Hơn nữa, Việt Nam xưa là đất nước của những người nông dân bởi sự áp đảo tuyệt đối của họ về dân số và diện tích địa bàn cư trú đối với các thành thị phương Đông tiền tư bản chủ nghĩa, thường chỉ là nơi đầu não hành chính, cho nên cơ sở kinh tế của nó là kinh tế tiểu nông, cấu trúc xã hội của nó là cấu trúc làng xã. Và chính cái cấu trúc của làng xã tiểu nông này là cơ chế đẻ ra Chí Phèo, đẻ ra hiện tượng Chí Phèo.
Được chiếu rọi bởi ánh sáng của cái nhìn đó, hình tượng Chí Phèo bỗng vụt lớn lên, bước ra khỏi mảnh đất chật hẹp của một làng nói chung nào đó, để rồi lấy vóc dáng tạo nên xã hội. Đồng thời và ngược hướng với sự phát triển theo chiều kích vĩ mô trên, hình tượng Chí Phèo còn phát triển theo chiều kích vi mô. Nó thu nhỏ lại từ diện mạo cụ thể đến vô diện mạo, từ hữu hình đến vô hình. Nó tạo thành một cái gọi là chất chí phèo, gia nhập họ hàng với những chất AQ, chất Oblomob, chất Đông Ky Sốt… lẩn quẩn đâu đó trong mỗi con người, mà đôi khi trong những điều kiện nhất định, người ta thoáng nhìn thấy, thoáng nghe thấy một hình dáng, một hành vi, một sự ăn nói kiểu Chí Phèo… Chí Phèo sống với chúng ta, sống giữa chúng ta, sống trong chúng ta vậy.
Giáo sư Đỗ Lai Thúy
Trích “Phân tâm học và tính cách dân tộc”
(Tạp Chí Phía Trước)

Trình bản dự thảo Hiến pháp mới

Hôm nay (8/4), bản dự thảo Hiến pháp mới nhất sẽ được trình Ủy ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Trong tuần qua, ban biên tập đã khẩn trương phân loại, tổng hợp các ý kiến đóng góp của nhân dân. Bản dự thảo mới nhất sau khi trình lên Ủy ban dự thảo sẽ tiếp tục được phân tích, góp ý trước khi trình Ủy ban Thường vụ QH giữa tháng này. 

hiến pháp, chủ tịch nước, điều 4
UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức nhiều hội ngh lấy ý kiến góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: Minh Thăng
Cũng theo kế hoạch, bản dự thảo sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương đầu tháng 5 tới, sau đó sẽ được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội.
Thường trực Ban Biên tập dự kiến sẽ có báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh sửa, bước đầu sẽ đưa ra một dự thảo mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân.
Tháng trước, tại Hà Nội, ban biên tập dự thảo đã trình phiên họp đại biểu QH chuyên trách bản báo cáo giải trình sau 2 tháng tiếp nhận ý kiến nhân dân. Theo lập luận của ban biên tập, hầu hết các ý kiến đều đồng tình cơ bản với những nội dung chính của dự thảo. Với những góc nhìn khác (về điều 4, sở hữu tư nhân về đất đai, Tòa án Hiến pháp…), ban biên tập cho rằng cứ giữ nguyên như dự thảo là phù hợp. Gần như, chỉ có một vấn đề duy nhất được ban biên tập đưa vào “diện” sẽ nghiên cứu, tiếp thu là câu chuyện thu hồi đất vì dự án phát triển kinh tế - xã hội. 
Song cho đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 20 triệu lượt ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Người dân đã đọc rất kỹ từng điều khoản Hiến pháp và bổ sung nhiều ý mới. 
Như truyền thông đã đưa tin, ngay tại phiên họp mới nhất của ban biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi, nhiều nội dung mà người dân góp ý đã được tiếp thu, với những thay đổi đáng chú ý. Gần đây nhất, bản kiến nghị của Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương cũng đã được chuyển tới Ủy ban dự thảo với nhiều đề xuất mới mẻ và cụ thể như làm rõ vai trò Chủ tịch nước; trao thực quyền cho Hội đồng Hiến pháp; viết điều 4 ngắn gọn, đúng kỹ thuật lập hiến.
Như vậy, có cơ sở để tin rằng hình hài bản đạo luật gốc sắp tới sẽ phản ánh được ý nguyện của nhân dân, với những chỉnh lý và tiếp thu phù hợp. Như Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, việc tiếp thu ý kiến dân cần nêu rõ cơ sở, lý lẽ, có sự lập luận chặt chẽ. Đối với những ý kiến chưa tiếp thu cần có sự giải trình với đầy đủ lý lẽ.
Lê Nhung
(VNN) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét