- Bêu rếu tử tội trên truyền hình: Đại cường Trung Quốc muốn dằn mặt (RFI) - « Cái chết trực tiếp trên truyền hình Trung Quốc », đó là tựa đề bài viết của thông tín viên nhật báo cánh tả Libération tại Bắc Kinh, nói về việc hôm qua 01/03/2013 chính quyền đã cho chiếu trực tiếp trên truyền hình những giây phút cuối cùng của bốn tử tội trước khi hành quyết họ.
- Tư pháp Mỹ hủy bỏ gần một nửa số tiền phạt mà Samsung phải đền cho Apple (RFI) - Quả là một vố đau cho tập đoàn sáng tạo ra sản phẩm iPhone : Một thẩm phán Mỹ vào hôm qua 01/03/2013, đã hủy bỏ gần một nửa số tiền phạt khổng lồ 1,05 tỷ đô la mà tập đoàn Hàn Quốc Samsung phải trả cho đối thủ Mỹ vì đã vi phạm bằng sáng chế trên chiếc iPhone. Theo thẩm phán Mỹ, Apple đã ước tính sai lầm trị giá thiệt hại mà họ phải gánh chịu.
- Obama thúc giục Quốc hội thỏa hiệp vào lúc lệnh cắt giảm ngân sách có hiệu lực (RFI) - 85 tỷ đô la trong ngân sách liên bang đã bị cắt giảm tự động kể từ hôm qua 01/03/2013 do bất đồng giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Hôm nay, 02/03/2013, trong thông điệp truyền thanh, Tổng thống Barack Obama kêu gọi Quốc hội hãy cùng hành pháp tìm một thỏa hiệp để tránh cho Hoa Kỳ một cuộc khủng hoảng ngân sách tác hại đến kinh tế, xã hội và an ninh.
- Bài 53 : Tái ngộ (RFI) - Lưu Quang gặp lại Etienne và nghe Etienne bày tỏ sự bận tâm của mình đối với một người bạn tên là René
- Dự luật in ấn tại Miến Điện bị lên án phản lại quyền tự do báo chí (RFI) - Chính sách kiểm duyệt tại Miến Điện bị bãi bỏ từ tháng Tám năm 2012. Tuy nhiên giới báo chí chuyên nghiệp tại Miến Điện lại bày tỏ mối lo ngại về một dự luật liên quan đến ngành in ấn bị xem là bước lùi đe dọa lĩnh vực tự do báo chí đang được nới lỏng kiểm soát.
- Pháp thận trọng về thông tin thủ lãnh Al Qaeda chết tại Mali (RFI) - Vào hôm qua, 01/03/2013, Tổng thống Tchad đã vui mừng loan báo : Abdelhamid Abou Zeid, một lãnh đạo cực đoan nhất của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda vùng Maghreb (Bắc Phi) gọi tắt là Aqmi, đã tử trận tại Mali. Tuyên bố của Tổng thống Tchad tuy nhiên chưa được phía Pháp xác nhận. Paris thận trọng chờ kết quả xét nghiệm ADN trước khi xác nhận nguồn tin trên.
- Cảnh sát Thụy Điển vẫn cố giải quyết vụ sát hại Olof Palme cách đây 27 năm (RFI) - Hãng tin TT của Thụy Điển hôm nay, 02/03/2013 loan tin là cảnh sát nước này đã nhận được nhiều lời kể của những nhân chứng mới, liên quan đến vụ ám sát thủ tướng Olof Palme, cho thấy là 27 năm sau , Thụy Điển vẫn cố làm sáng tỏ vụ ám sát này.
- Dân Hồng Kông phẫn nộ vì thái độ phục tùng Bắc Kinh của Jackie Chan (RFI) - Ngày mai, 03/03/2013, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), thường gọi là Chính hiệp - một định chế tương đương với Mặt trận Tổ quốc tại Việt Nam - sẽ khai mạc Hội nghị tại Bắc Kinh. Trong số các đại biểu, lần này có Jackie Chan, tức Thành Long, diễn viên Hồng Kông nổi tiếng thế giới trong nhiều bộ phim hành động.
- Ngân sách Mỹ bị cắt giảm nhưng chiến lược "trục" châu Á tiếp diễn (RFI) - Sắc lệnh cắt giảm ngân sách Mỹ có hiệu lực kể từ 01/03/2013 vì hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa kiên định lập đường đối nghịch. Lầu năm góc bị mất 46 tỷ đôla, có thể làm giảm phần nào hoạt động quân sự tại châu Á - Thái Bình dương vào lúc Washington cần trấn an các đồng minh trước đe dọa của Bắc Kinh.
- Tàu Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông (RFI) - Trong vòng không đầy một tháng, Trung Quốc liên tiếp tung cả chiến hạm lẫn tàu gọi là dân sự, xuống phô trương thanh thế tại vùng Biển Đông. Gần đây nhất là việc cử ba tàu hải giám đến hoạt động tại khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là vùng biển của thành phố Tam Sa, tức là hầu như toàn bộ Biển Đông, sau khi đã phái hai chiếc khác đến khu vực vào hạ tuần tháng 02/2013.
- Tai nạn Fukushima làm tăng nguy cơ ung thư (RFI) - Hai năm sau tai nạn hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, nguy cơ ung thư đã gia tăng trong cộng đồng dân cư tại các vùng bị nhiễm xạ nặng nhất, theo như kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, công bố vào ngày 28/02, nhưng tổ chức bảo vệ sinh thái Greenpeace cho là các tác giả công trình nghiên cứu nói trên đã « đánh giá thấp một cách đáng xấu hổ » tác động của việc nhiễm xạ.
- Biểu tình ở Matxcơva đòi cấm người ngoại quốc nhận con nuôi Nga (RFI) - Hôm nay, 02/03/2013, các nhà hoạt động thuộc các hiệp hội trợ giúp trẻ em xuống đường ở Matxcơva để kêu gọi chính quyền cấm người ngoại quốc nhận con nuôi Nga, cũng như đòi phải đưa về nước một bé trai có anh bị chết ở bang Texas, Hoa Kỳ.
- Việt Nam : Lời tuyên bố của các công dân tự do (RFI) - Sau vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải ngày 26/02/2013 vì chỉ trích tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng trên vấn đề góp ý sửa đổi Hiến pháp, một số người, đa số là các blogger, Facebooker ở Việt Nam, đã khởi xướng Lời tuyên bố công dân tự do, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
- Malaysia: 14 người chết sau vụ tấn công vào nhóm vũ trang Philippines (RFI) - Hôm qua, 01/03/2013, quân đội Malaysia đã tấn công vào một nhóm vũ trang người Philippines trên đảo Borneo, từ hơn hai tuần qua vẫn chiếm giữ một làng tại vùng mà họ tự tuyên bố là một vương quốc Hồi giáo. Vụ tấn công khiến 14 người thiệt mạng , trong đó có hai người thuộc lực lượng an ninh Malaysia.
- Tổ chức nhân quyền: Tấn công bằng bom chùm tại Syria làm 19 người thiệt mạng (VOA) - Một tổ chức nhân quyền nói có 19 người thiệt mạng khi máy bay chiến đấu Syria thả bom chùm, loại bom đã bị cấm theo một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc
- Ấn Độ phấn đấu để vẫn là quốc gia không có bệnh bại liệt (VOA) - Quốc gia Nam Á này từ việc chiếm 1 nửa những trường hợp mắc bệnh bại liệt trên thế giới vào năm 2009 xuống chỉ còn 1 trường hợp mắc bệnh mới vào đầu năm 2011
- Kenya: thuốc chữa bệnh AIDS được mang bán để mua thức ăn (VOA) - Giới chức ngành y tế tin là khuynh hướng bán thuốc chữa bệnh AIDS để mua thức ăn gia tăng một ít và cho rằng bệnh nhân chỉ đơn giản là tìm cách sống còn
- Giao tranh ác liệt tại Syria, nhiều binh sĩ và quân nổi dậy thiệt mạng (VOA) - Các nhân vật tranh đấu Syria cho biết 1 trận chiến ác liệt ở ngoại ô thành phố Raqa đã gây tử vong cho mấy mươi binh sĩ chính phủ Syria và quân nổi dậy
- Trục trặc kỹ thuật gây trì hoãn cho phi thuyền Dragon (VOA) - Trục trặc kỹ thuật đã được các kỹ sư khắc phục, nhưng phi thuyền Dragon sẽ không cập vào Trạm không gian trong ngày hôm nay như kế hoạch đã định
- Cựu TT Musharraf định về Pakistan trong vài tuần nữa (VOA) - Cựu TT Pakistan Musharraf cho biết ông sẽ kết thúc thời gian tự ý sống lưu vong và trở về nước trong vài tuần tới đây để tham gia cuộc bầu cử quốc hội
- Ngoại trưởng Syria tố cáo Mỹ áp dụng tiêu chuẩn đôi (VOA) - Ngoại trưởng Walid al-Moallem: Không hiểu được làm thế nào Washington vừa hỗ trợ cho những nhóm giết hại người dân Syria, vừa chế tài kinh tế Syria
- TT Chavez được điều trị bằng liệu pháp hóa trị (VOA) - Phó TT Venezuela cho biết TT Chavez đang chống cự với thần chết trong lúc được điều trị bằng liệu pháp hóa trị để chữa bệnh ung thư tại 1 quân y viện ở Caracas
- Hai người thiệt mạng trong cuộc biểu tình ở Bangladesh (VOA) - Cảnh sát ở miền nam Bangladesh đã đụng độ với những người biểu tình để phản đối bản án tử hình của 1 nhân vật lãnh đạo cao cấp của phe Hồi giáo đối lập
- Lực lượng Chad hạ sát chỉ huy hàng đầu của al-Qaida (VOA) - Abou Zeid được cho là người chủ mưu việc bắt cóc nhiều người Âu châu và lấy được hàng triệu đô la tiền chuộc để tài trợ cho các hoạt động của AQIM
- Nổ bom ở miền nam Thái Lan giết chết hai binh sĩ chính phủ (VOA) - Mặt trận Cách mạng Dân tộc có căn cứ ở Malaysia là nhóm nổi dậy vũ trang đã chiến đấu đòi quyền tự trị cho các tỉnh miền nam Thái Lan, nơi đa số dân chúng theo đạo Hồi
- TT Obama ký lệnh cắt giảm chi tiêu 85 tỉ đô la (VOA) - Tổng thống Obama nói rằng việc Quốc hội không ngăn chận được vụ cắt giảm 85 tỉ đô la chi tiêu là 'ngu xuẩn không thể bào chữa' và 'độc đoán'
- Ông Nguyễn Văn Hưởng nghỉ hưu (BBC) - Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, người từng giữ chức phái viên tư vấn cho Thủ tướng về an ninh và tôn giáo, nghỉ hưu từ 1/3.
- TQ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (BBC) - Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng về biển đảo.
- Ông Chavez 'hô hấp bằng thiết bị hỗ trợ' (BBC) - Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez cần sự hỗ trợ của thiết bị hô hấp trong khi được hóa trị liệu, theo Phó tổng thống nước này.
- Obama chuẩn y kế hoạch giảm ngân sách (BBC) - Tổng thống Barack Obama vừa ký lệnh chuẩn thuận cắt giảm ngân sách sau khi Hạ viện Mỹ không đạt thống nhất về kế hoạch này.
- Cảnh sát Nam Phi bị bắt vì bạo hành (BBC) - Tám cảnh sát bị bắt tại Nam Phi sau cái chết của một tài xế taxi bị kéo lê trên đường phố.
- TQ tử hình nhóm tấn công ngư dân (BBC) - Trung Quốc vừa tử hình bằng thuốc độc bốn người nước ngoài giết hại 13 ngư dân Trung Quốc trên sông Mekong.
- Giải Ảnh Vườn Quốc tế năm 2013 (BBC) - Ảnh cây cối, hoa lá, vườn tược và động vật hoang dã vừa đoạt giải ở nhiều thể loại tại cuộc thi Nhiếp ảnh gia Vườn Quốc tế 2013.
- Hạ viện Mỹ chưa thống nhất về ngân sách (BBC) - Hạ viện Hoa Kỳ nghỉ cuối tuần sau khi không đạt thỏa thuận về ngăn chặn kế hoạch cắt giảm ngân sách bắt đầu từ 1/3.
- Blogger VN được đề cử giải Netizen 2013 (BBC) - Một blogger Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh, được đề cử giải thưởng của Phóng viên không Biên giới và Google.
- Xuất hiện tuyên bố ‘công dân tự do’ (BBC) - Sau vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc, những người ủng hộ ra tuyên bố về ‘đa nguyên, đa đảng’.
- Hà Nội xong góp ý Hiến pháp trước 7/3 (BBC) - Trong khi đang có kêu gọi gia hạn lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp 92, giới chức Hà Nội tuyên bố hoàn tất trước 7/3.
- Giá tiêu dùng ở Nhật tiếp tục sụt giảm (BBC) - Giá tiêu dùng ở Nhật tiếp tùc giảm, nhấn mạnh thách thức các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt khi cố tìm cách tăng lạm phát.
- 'Ngôi sao' của BBC, Andrew Marr, ra viện (BBC) - Phóng viên truyền hình BBC Andrew Marr ra viện sau gần hai tháng điều trị vì đột quỵ và được kỳ vọng trở lại làm việc vào cuối năm.
- 'Quân đội không thể trung lập' (BBC) - Một đại tá quân đội viết trên website Đảng CSVN rằng kêu gọi tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng là 'phản khoa học và phản động'.
- Giáo hội Công giáo phê phán Điều 4 (BBC) - Hội đồng Giám mục Việt Nam tuyên bố Hiến pháp không nên khẳng định sự lãnh đạo 'của bất kỳ đảng phái chính trị nào'.
- Bỏ hộ khẩu để hội nhập văn minh hơn (BBC) - Chế độ hộ khẩu có từ thời phong kiến nay cần cải cách không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc.
- Triển lãm phong lan thế giới ở New York (BBC) - Triển lãm hoa phong lan thường niên lớn nhất thế giới diễn ra tại New York từ 2/3 đến 22/4 với hơn 3000 loài phong lan tham dự.
- 'Nhà báo VN nghĩ mà không dám nói' (BBC) - Blogger được đề cử giải thưởng Công dân mạng, Huỳnh Ngọc Chênh, nói về kiểm soát internet và 'hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên'.
- Bé gái 8 tuổi lái ô tô trên đường tuyết (BBC) - Bé Karina Mikulchik điều khiển chiếc xe Audi với tốc độ 100 km/h trên đường băng tuyết ở Nga.
- Cảnh sát Nam Phi bạo hành dân sự (BBC) - Cảnh sát Nam Phi bị cáo giác bạo hành khiến một tài xế taxi thiệt mạng sau khi bị kéo lê trên đường phố vừa bị đình chỉ công tác.
- 'Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận' (BBC) - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng góp ý kiến về Hiến pháp cho Đảng Cộng sản trong trật tự quyền lực hiện nay là 'ảo tưởng và vô ích'
- A Fish out of Water (BBC) - Cụm từ "a fish out of water" có nghĩa là gì và phân biệt cụm từ này với "fish for compliments" trong tiếng Anh.
- Có 2-3 đợt không khí lạnh trong tháng 3 (BaoMoi) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, ngày 2.3, không khí lạnh đã gây mưa rét trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc.
- Gắn đời với đảo xa (BaoMoi) - Trên nhiều hòn đảo ở vùng biển Đông Bắc Tổ quốc, có đám cưới đón dâu bằng xuồng cao tốc, chú rể mặc áo hải quân; có cặp vợ chồng tình nguyện ra nơi chưa từng có người cư ngụ để ăn đời ở kiếp…
- Trung Quốc xua hải tuần ra biển Đông, hợp tác với Indonesia (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hải tuần Trung Quốc đã xâm nhập trái phép Hoàng Sa, sắp ra Trường Sa, Trung Quốc, Indonesia tăng cường hợp tác an ninh biển, Quân đội Syria bắn tên lửa Scud sang Iraq... là tin tức thời sự chính ngày 2/3.
- Hải tuần Trung Quốc đang kéo xuống Trường Sa, Việt Nam (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tờ China News ngày 2/3 đưa tin, 3 tàu Hải tuần Trung Quốc số hiệu 21, 31 và 166 thành lập 1 biên đội để thực hiện cái gọi là "tuần tra" trái phép trên Biển Đông.
- Treo biển kỳ thị: Gậy Trung Quốc đập trúng lưng Trung Quốc (BaoMoi) - Theo giáo sư Phạm Đức Dương, tấm biển kỳ thị ở Bắc Kinh gợi lại nỗi đau của chính người Trung Quốc trước đây và họ sẽ phải chịu những thiệt hại do chính họ gây ra.
- Tàu khu trục tàng hình mới của Trung Quốc có thể tuần tra ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ Nhân dân Nhật báo hôm 1/3 dẫn lời chuyên gia hàng hải Trung Quốc Thôi Nghi Lương cho hay, tàu khu trục tàng hình Type 056 mà Hải quân nước này vừa tiếp nhận rất phù hợp để tuần tra ở những vùng biển Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
- Kỳ thị dân tộc là điều tối kỵ trong thế giới văn minh (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thế giới mạng đang lan tràn thông tin về một nhà hàng ở Bắc Kinh (Trung Quốc) treo biển: “Không tiếp đãi người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó”. Chuyên gia nghiên cứu vấn đề Biển Đông, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ dành cho Petrotimes một cuộc trò chuyện.
- Đài Loan ‘nối gót’ Trung Quốc, tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 1/3, lực lượng phòng vệ bờ biển Đài Loan cho biết sẽ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào tháng tới.
- Tên lửa DF-16 của TQ có thể xuyên thủng "lá chắn" Patriot Mỹ - Nhật (BaoMoi) - Loại tên lửa mà Trung Quốc triển khai gần Senkaku/Điếu Ngư có khả năng đánh bại hệ thống phòng không Patriot của Mỹ - Nhật
- Mưu đồ Trung Quốc in đậm trên đồ dân dụng (BaoMoi) - Sáng 1/3, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho biết 480 ấn phẩm có xuất xứ Đài Loan, in bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Phòng Nghiệp vụ văn hóa tịch thu.
- Kiểm soát chặt hàng hóa xuyên tạc chủ quyền (BaoMoi) - TT - Vừa qua, một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trên đó có bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trách nhiệm các cơ quan chức năng đã rõ, còn các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối thì sao?
- Hải tuần Trung Quốc đã xâm nhập trái phép Hoàng Sa, sắp ra Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Chiều ngày hôm qua 1/3, 3 chiếc tàu này đã kéo vào quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" - PV).
- SCMP: Tham vọng bành trướng lãnh thổ Trung Quốc càng về sau càng lớn (BaoMoi) - (GDVN) - Khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, mục tiêu trước mắt của ông là thiết lập lại 1 nước Trung Quốc "lớn hơn Trung Quốc của triều đại nhà Thanh", một đế chế của người Mãn Châu lâu dài trong lịch sử Trung Quốc.
- Tịch thu 480 sổ, lịch nhập từ Đài Loan sai chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - (PL)- Sáng 1-3, Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng cho biết đã ra quyết định tịch thu 480 cuốn sổ, lịch có xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc) in hình bản đồ Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Trung Quốc đưa tàu hiện đại “tuần tra thường kỳ” biển Đông (BaoMoi) - TT - Chưa đầy 10 ngày sau khi triển khai đội tàu hải giám tuần tra ở biển Đông, ngày 28-2 Trung Quốc lại đưa thêm ba tàu hải tuần đến khu vực này “tuần tra thường kỳ” ở các vùng biển thuộc lãnh hải của nước khác.
- Tịch thu gần 500 cuốn sổ tay và lịch vi phạm chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - (SGGP).- Phòng Nghiệp vụ văn hóa thuộc Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng vừa kiểm tra công tác xuất nhập khẩu văn hóa phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài và phát hiện, tịch thu gần 500 cuốn sổ và lịch bàn có xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc) in bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (ảnh). Số ấn phẩm này do Công ty TNHH TCIE Việt Nam (trụ sở Lô U8-U11, đường số 5, KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) nhập từ Đài Loan (Trung Quốc) về Cảng Đà Nẵng.
- Tàu TQ ngang ngược chở trực thăng ra Trường Sa (BaoMoi) - Thực hiện” tuần tra liên hợp”
- Trung Quốc có thể đưa tàu tàng hình xuống biển Đông (BaoMoi) - Khinh hạm tàng hình lớp 056 mà hải quân Trung Quốc vừa tiếp nhận rất có thể sẽ được sử dụng cho hoạt động tuần tra ở biển Đông.
- Tranh chấp lãnh hải chỉ có thể giải quyết bằng lòng tự trọng quốc gia (BaoMoi) - Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đang thay đổi nguyên trạng; còn Nhật Bản thì khẳng định sẽ không lay chuyển trước hành động và lời lẽ của đối phương bởi không tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở đây.
- Manufacturing expands in Feb, but at slower pace (Washington Post) - China's manufacturing industry expanded for the fifth consecutive month in February, but at a weaker pace, influenced by the Spring Festival holiday and a decline in new orders, suggesting a modest economic recovery.
- Boeing expects deliveries to soar by 60% in 2013 (Washington Post) - Boeing Co is expected to increase its deliveries to China by 60 percent this year, the head of its operation in the country said on Friday, with orders for its full range of aircraft, including its troubled 787 Dreamliner jet.
- L'Oreal scents success despite slowed growth (Washington Post) - L'Oreal, the world's largest cosmetics and beauty company, has recorded its 12th consecutive year of double-digit growth in China, reaping 12.05 billion yuan ($1.91 billion) in revenue in 2012.
- From 1st paper currency to world success story (Washington Post) - As a financial innovation pioneer, Chengdu has, in many ways, been the springboard for the growth of the modern financial services industry in China.
- Media Markt to close stores by end of April (Washington Post) - Media Markt China Ltd, the electronic products chain owned by Germany's Media-Saturn Holdings and Foxconn Technology Group, will close its seven Chinese stores on March 11, a senior company official said on Wednesday.
- 10,000 bottles of liquor on the wall (Washington Post) - Dong Hanglin, of Yangzhou, East China's Jiangsu province, adds a porcelain bottle to his collection, Feb 27, 2013. Dong has collected more than 10,000 liquor bottles over 14 years.
- ZTE plans to target top tier (Washington Post) - ZTE Corp hopes to discard its often-used tag of "low-end mobile phone vendor" by increasing its production of mid to high-end smartphones this year.
- 4G network to lead the world (Washington Post) - China Mobile Communications Corp plans to deploy the world's biggest 4G LTE network in China this year, covering more than half a billion people.
- WeChat makes inroads abroad (Washington Post) - Tencent Holding Ltd is seeing a shift in the demographics of the user base of its WeChat messaging application, as international users start to adopt the mobile service.
- Plum blossoms seen at scenic resort in E China (Washington Post) - A bunch of plum blossom is seen at the scenic resort "Plum Blossom Mountain" in Nanjing, capital of East China's Jiangsu province, March 2, 2013.
- Deputies to 12th NPC arrive in Beijing (Washington Post) - Deputies to the 12th National People's Congress arrive in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
- Rural doctor who has worn out 20 bikes (Washington Post) - Ma Yuhua, a deputy to 12th National People's Congress, is on her way to visit a patient in Luojiahewan village of Wangtuan town in Tongxin county, Northwest China's Ningxia Hui autonomous region on Feb 28, 2013.
- Blizzard in NE China (Washington Post) - Heavy snow continues in Changchun, and the city has launched a blizzard contingency plan to deal with the snow. More than 10,000 cleaners and 1,000 snow blowers cleared snow to ensure traffic safety.
- Spring blossom comes to East China (Washington Post) - The bloom of Plum Blossom Mountain draws visitors in Nanjing, Feb 27, 2013.
- Beijing, nearby regions in 'dangerous' air (Washington Post) - The air quality in Beijing and nearby regions hit dangerous levels Thursday, Beijing's environmental authorities said.
- 4 killed in C China elementary school stampede (Washington Post) - Four students were killed in a stampede accident in an elementary school in Central China's Hubei province Wednesday morning.
- Traffic jam music to driver’s ears (Washington Post) - The 300-meter long road at an ecological park in Changge city, Central China's Henan province is reportedly the country's only "musical road".
- Asian writers to make their marks (Washington Post) - Shanghai International Literary Festival has become an annual highpoint in the city's cultural calendar. 'Pride And Prejudice' stamp
- Tall tales tell kids all about history (Washington Post) - The newly released Comprehensive World's History in Stories series for young readers is the first of its kind written from a Chinese perspective.
- Press gear up for 1st session of 12th CPPCC (Washington Post) - A news conference on the First Plenary Session of the 12th CPPCC National Committee is held at the Great Hall of the People in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
- Drug lord and 3 accomplices executed (Washington Post) - The execution of Myanmar drug lord Naw Kham and his three accomplices on Friday is far from the end of the suffering for some of the families of the victims.
- Sign of times from people to congress (Washington Post) - Residents in Shanghai display placards with their wishes and concerns for the 2013 National People's Congress and Chinese People's Political Consultative Conference which will start on March 3 and March 5.
- CPC Central Committee adopts state leadership candidates (Washington Post) - The 18th Central Committee of the Communist Party of China (CPC) adopted a list of candidates for state leadership positions and a government restructuring plan on Thursday.NPC to review streamline plan
- Chinese team arrives in Egypt over balloon crash (Washington Post) - A Chinese Foreign Ministry work panel arrived in Egypt on Wednesday to deal with the aftermath of a deadly hot air balloon crash, in the wake of nine Hong Kong tourists dying in the tragedy in the country.
- Marine ships start patrol mission in S China Sea (Washington Post) - Marine patrol ship Haixun 31 sails out of the port of Sanya, South China's Hainan province, Feb 28, 2013.
- Vehicle pile-up kills 3, injures 13 in C China (Washington Post) - More than 40 vehicles were involved in a pile-up on the Beijing-Hong Kong-Macao expressway near Luohenan station in Luohe city, Henan province, at 7:40 am Wednesday.
- China's aircraft carrier anchors in military port (Washington Post) - China's first aircraft carrier, the Liaoning, anchored for the first time in a military port in Qingdao, eastern Shandong province on Wednesday morning.
- Hu stresses peaceful cross-Straits ties (Washington Post) - President Hu Jintao on Tuesday stressed that the peaceful development of cross-Straits relations is in accord with the overall interests of the Chinese nation.
Góp ý cho sửa đổi Hiến pháp: một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng
Đợt góp ý cho sửa đổi Hiến pháp hiện hành ở Việt Nam đang tiến gần tới
thời hạn chót mà Quốc hội và chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo đặt
ra, nhân dịp này, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, nhà vận động cho dân chủ và
nhân quyền trong nước, dành cho BBC Việt ngữ một cuộc trao đổi.
Mở đầu cuộc phỏng vấn bằng bút đàm, ông Phạm Hồng Sơn bình luận về lưu ý
gì cần tính tới liên quan trước hết quy trình của cuộc sửa đổi Hiến
pháp lần này, trong đó đặc biệt cần lấy gì để đảm bảo người dân có thực
quyền và chủ quyền để định đoạt việc lập hiến:
BS. Phạm Hồng Sơn: Trước tiên tôi xin nêu ra hai vấn đề
có thể đang bị ngộ nhận, nhầm lẫn lớn trong dư luận về việc sửa đổi
hiến pháp. Những bàn luận, thông tin hiện nay gây ra một cảm giác rằng
hiến pháp có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xây dựng chế độ dân chủ
hay thực hiện, bảo vệ quyền tự do, nhân quyền cho nhân dân và hiến
pháp khởi thủy là nhằm xây dựng nhà nước hay là khế ước giữa người dân
và kẻ cầm quyền. Nhưng thực sự không hoàn toàn như thế.
Thứ nhất, hiến pháp chỉ là một thiết chế trong nhiều thiết chế của chế
độ dân chủ và không có hiến pháp thì không hẳn xã hội sẽ không có (hay
thiếu hơn) tự do, dân chủ. Anh Quốc hay Israel không có hiến pháp (đúng
hơn là không có bản văn hiến pháp) nhưng đều là những xã hội rất tự
do, dân chủ. Hoặc đơn giản hơn nữa, nhìn vào Việt Nam trước năm 1945
dưới thời thuộc địa (cũng không có hiến pháp) thì rõ ràng lúc đó người
dân Việt Nam có nhiều quyền tự do cơ bản hơn hiện nay. Thứ hai, nguồn
cội của tư tưởng hiến pháp (constitutionalism) không phải là việc xây
dựng nhà nước hay là khế ước giữa người dân và kẻ cầm quyền – đó chỉ là
sự tiến triển và là hệ quả cụ thể sau này như chúng ta đang thấy - mà
nguồn cội của hiến pháp chính là tinh thần thượng tôn pháp luật (rule
of law) – tư tưởng có nguồn gốc từ phương Tây từ thời Hy Lạp và La Mã
cổ đại và được củng cố mạnh mẽ trong thời Trung cổ châu Âu và tiếp tục
trong những thời kỳ sau này- bất kể ai, từ vua tới dân, giáo hoàng cho
tới con chiên, đều phải tuân thủ pháp luật - những qui ước chung.
Ngay trong đêm trường Trung cổ, những điển cố về tuyên hứa tuân thủ và
thực thi nghiêm ngặt pháp luật của các ông vua bạo chúa như Pepin
(714-768), Charlemagne (742-814), Charles the Bold (1433-1477) vẫn còn
được sử sách ghi rõ. Hay đơn giản là nhìn vào vụ án Tống Văn Sơ tại
Hong Kong năm 1931 ta cũng thấy nguyên tắc 'rule of law' được tuân thủ
nghiêm ngặt. Dẫu cho pháp luật những thời đó còn nhiều bất công và man
rợ nhưng tập quán giữ lời và tôn trọng pháp luật là một di sản vô cùng
lớn đã làm nền cho văn minh nhân loại hôm nay.
Chính trên thiết chế 'rule of law' đó của phương Tây, hiến pháp với ý
nghĩa là một bộ luật chung cho một cộng đồng-quốc gia-dân tộc mới được
phát triển. Nhìn lại những bản văn có tính hiến pháp quan trọng của
nhân loại như Magna Carta 1215, Fundamental Orders of Connecticut 1638,
Hiến pháp Mỹ 1787 hay Hiến pháp Meiji Nhật Bản 1889, dù khác nhau về
không gian và thời gian và còn nhiều khiếm khuyết nhưng tất cả đều có
chung một đặc tính: những người chủ xướng thảo ra và hạ bút ký đều tuân
thủ rule of law và, do đó, tất cả cùng làm thành nền tảng văn minh, tự
do cho các thế hệ kế tiếp ở những nơi đó. Nghĩa là về nguồn gốc chỉ
khi một nhóm người đã cùng có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt những cam
kết, nguyên tắc chung (luật) thì mới có hiến pháp và chỉ khi đó hiến
pháp mới có ý nghĩa.
'Vô ích, ảo tưởng'
"Theo tôi, một cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng" - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Nhìn lại cái gốc của hiến pháp Việt Nam hiện nay là gì? Đó là vụ “Ôn
Như Hầu”, là bà Nguyễn Thị Năm-Cát Thành Long (ân nhân của Hồ Chí Minh)
bị bắn chết tươi, là mấy chục năm trên Cổng Trời của Nguyễn Hữu Đang
(người dựng lễ đài khai sinh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), là “rút
phép thông công” của Nguyễn Mạnh Tường (tư vấn pháp luật cho Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa), là chín năm tù không án của Vũ Thư Hiên - con trai
ân nhân và thư ký riêng của Hồ Chí Minh - lãnh tụ, tác giả chính của
Hiến pháp 1946, là bảo người ta đi học tập vài tuần, vài tháng nhưng
rồi đưa người ta đi tù mút mùa hàng chục năm hoặc mãi mãi, vân vân và
vân vân, vô vàn những đau thương, tủi hờn khác còn ghê gớm, xót xa hơn
nữa. Và nếu chỉ tính trong vài tháng trở lại đây, trong đợt “cải cách
hiến pháp”, có ai đếm được hết những vụ bất chấp luật pháp, bách hại,
sỉ nhục con người tại Việt Nam do chính người cầm quyền thực hiện(?).
Với cái nền “rule of law”, cả từ đáy cho tới hiện tại, như thế thì sao
có thể nói đến hiến pháp hay sửa hiến pháp được? Do đó, theo tôi, một
cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến
pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như
vô ích hoặc hết sức ảo tưởng.
Nhưng bình tĩnh lại, chúng ta cũng cần thấy thế này: chính sự phát
triển lâu dài hàng thế kỷ sau đó của hiến pháp trên thế giới và đặc
biệt là việc các lãnh đạo độc tài thường xuyên lấy hiến pháp làm mặt
tiền (façade) cho cách cầm quyền độc đoán, bất chấp pháp luật (phi
thượng tôn pháp luật – rule by law) của họ đã làm cho chúng ta lãng
quên mất cái gốc quan trọng của hiến pháp (thực sự) – là rule of law -
và làm cho chúng ta rối mù trong cái vòng xoắn luẩn quẩn: Độc tài thời
dân chủ - Hiến pháp mặt tiền - Dân chủ giả hiệu - Dân chúng bối rối,
mất tự do - Độc tài thời dân chủ.
Dân chúng bối rối vì phản đối thì sẽ bị qui ngay là chống lại pháp
luật, chống lại văn minh còn đồng ý, tán thành thì hậu quả như chúng ta
đã thấy: một nhà nước vẫn hoàn toàn độc tài còn nhân dân thì bị kìm
kẹp, hắt hủi tệ hơn với những hệ thống pháp luật đồ sộ, luôn được cải
cách và cũng không kém đẹp đẽ.
Trong khi đó, cả thực tế như ở Việt Nam và các kết luận của giới học
giả chính trị, như Hayek hay Dicey, đã chứng minh rõ là 'rule of law'
phụ thuộc chủ yếu vào thái độ, thiên hướng đạo đức và các hành động
chính trị hơn là phụ thuộc vào ngôn từ của các văn bản luật.
Hơn nữa chúng ta cũng không nên kỳ vọng hiến pháp sẽ giải quyết được
mọi thứ vì không thể có một văn bản nào dù thành thực, chi tiết đến mấy
có thể qui định và đưa ra được các giải pháp luôn đúng cho mọi vấn đề
cá nhân và xã hội. Ví dụ, tôi tin rằng ngay cả bây giờ nếu không có
hiến pháp nhưng một nhà cầm quyền lương thiện sẽ không bao giờ cấm cản,
sách nhiễu, sỉ nhục, vu cho những người xuống đường phản đối quân xâm
lược Trung Quốc là gây rối hay không thể nào lại hắt hủi vị tướng già
gần 100 tuổi muốn đặt vòng hoa tưởng niệm các binh sĩ đã bỏ mình vì
quân Trung Quốc.
'Không nên khẩn cầu'
Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng cảnh báo về 'suy thoái tư tưởng, lập trường' trong đợt góp ý cho Hiến pháp |
BBC: Vậy theo ông nhóm 72 người (đầu tiên) mới đây kiến nghị về cải cách hiến pháp do ĐCSVN đề ra có những ý nghĩa gì?
Đó là việc có thể tăng cường hiểu biết, nhận thức về pháp luật và tập
dượt trong việc tập hợp dân chúng. Nhưng nếu chỉ nhằm hai mục đích đó
thôi thì những nhân sĩ có uy tín lớn vào hạng nhất như thế lẽ ra không
nên khẩn cầu hay kiến nghị cho Quốc hội – cơ quan đã tỏ rõ là vô trách
nhiệm với tất cả các vấn đề hệ trọng nhất của đất nước, đã bị thế giới
dân chủ gọi là con dấu cao su của ĐCSVN. Nếu các vị đó không cần phải
đề đạt, khẩn cầu ai, ngoài dân chúng, tôi tin rằng các vị đó vẫn khởi
động được một phong trào nâng cao nhận thức của xã hội về hiến pháp,
pháp luật, vừa tập được tính chủ động cho người dân và vừa tránh được
mọi sự lợi dụng (chắc chắn đã hoặc sẽ có) của chính quyền và loại hoàn
toàn được hiệu ứng (vô tình hay cố ý) tạo thêm tính chính đáng cho một
thủ đoạn chính trị lừa dối. Và còn tránh được nhiều hệ quả có thể xấu
hơn nữa.
Nhưng nói đến hiến pháp, pháp luật mà không nhấn mạnh, đòi hỏi rule of
law, không tố cáo, phản bác sự chà đạp 'rule of law', bất chấp hiến
pháp thì cũng chả khác mấy với các tuyên truyền của ĐCSVN từ xưa tới
nay. Hơn nữa, chúng ta cần hết sức lưu ý rằng ĐCSVN đã luôn chứng tỏ là
ông “trùm” trong việc thao túng, lèo lái dư luận, lôi kéo, thao túng
quần chúng, kể cả những khi họ chưa nắm chắc quyền hoặc lâm khủng
hoảng. Chính đợt “cải cách hiến pháp” này cũng là một ví dụ chứng tỏ
ĐCSVN vẫn thừa khả năng áp đặt “lối chơi”. Vấn đề hệ trọng này tôi xin
đề cập thêm vào một dịp khác.
BBC:Thế còn ý kiến cho rằng “Kiến nghị 72” có tác dụng 'hỗ trợ một phe đang muốn đa nguyên trong Đảng', thì ông nghĩ sao?
"Nhưng nói đến hiến pháp, pháp luật mà không nhấn mạnh, đòi hỏi rule of law, không tố cáo, phản bác sự chà đạp rule of law, bất chấp hiến pháp thì cũng chả khác mấy với các tuyên truyền của ĐCSVN từ xưa tới nay" - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Vâng, cũng có thể có manh nha của một sự biến chuyển thành đa đảng. Các
phe phái trong ĐCSVN gần như đang hình thành ngày càng rõ và họ còn đã
chuẩn bị xong những bước đầu tiên cho sự truyền ngôi cho thế hệ con
cháu của họ. Và chính cái nguy hiểm nằm ở chỗ đó vì nếu như thế thì rất
có thể Việt Nam sẽ lặp lại tình trạng nước Nga thời hậu Yeltsin như
hiện nay và chắc chắn sẽ tệ hơn nước Nga vì Việt Nam là bạn vàng của
Anh cả Đỏ phương Bắc. Lúc đó các phe phái độc tài sẽ thay nhau nắm
quyền sắt đá, sẽ có truyền thông tư nhân hốt bạc là cánh hẩu của giới
chính trị nói tiếng Anh làu làu, lái Rolls-Royce điệu nghệ, còn tự do
của nhân dân và chủ quyền quốc gia chắc sẽ được đếm xỉa nhiều ít là phụ
thuộc vào sự lên xuống cao thấp của những ly rượu Mao Đài.
Một đất nước thiếu hay yếu về xã hội dân sự và người dân chưa có nhiều
thao luyện chính trị luôn là mảnh đất màu mỡ cho độc tài độc đảng hay
vài đảng lũng đoạn.
BBC: Ông nghĩ sao về con số được cho là 'đã có gần bảy nghìn người', tính tới thời điểm này, ký tên vào “Kiến nghị 72”?
Tôi nghĩ đó là một kết quả rất đáng khích lệ không chỉ cho những người
chủ xướng mà còn cho cả những người muốn dân Việt Nam tích cực hơn với
các vấn đề chung của xã hội. Nhưng số lượng không phải là yếu tố duy
nhất hay yếu tố quyết định cho chất lượng hay xác định tính đúng/sai
của một xu hướng/phong trào chính trị nhất là khi quyền lực độc đoán
vẫn giữ thế thượng phong, bao trùm trong xã hội. Còn về phân tích thống
kê thì những đặc điểm như phân bổ vùng miền, giới, nghề nghiệp, tôn
giáo và nhất là trình độ chính trị của người ký và cách thức tập hợp,
lấy chữ ký như thế nào cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét tính
chất của sự ủng hộ. Đó là những điều tôi chưa biết rõ.
Nhưng chúng ta rất cần lưu ý các cuộc bầu cử do ĐCSVN tổ chức từ năm
1945 đến nay và các cuộc bầu cử ở nước Nga thời hậu cộng sản vẫn là
những bài học sâu sắc về số lượng cho chúng ta – những người muốn có
dân chủ, tự do đích thực.
Mời quý vị đón theo dõi tiếp phần II của cuộc trao đổi gồm có hai
phần với Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, người được tổ chức theo dõi nhân quyền
Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman-Hammett về quyền con người
năm 2008.
(BBC)
Sửa Hiến pháp chỉ để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính?
“…Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính nhân
danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này hy vọng với một
hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế không ai còn có thể
lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lãnh đạo đảng được nữa…”
LTS: Nhân khi quốc hội CSVN cho tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sửa
đổi hiến pháp 1992, Bán nguyệt san Tổ Quốc đã phỏng vấn ông Nguyễn Gia
Kiểng, Thường Trực Ban Lãnh Đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vốn là tổ chức
chính trị Việt Nam đã đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ để xây dựng một
bản Hiến pháp dân chủ đa nguyên khả thi cho Việt Nam trong tương lai.
Kết quả của sự cố gắng này là Dự án Chính trị (Cương lĩnh) Thành Công
Thế Kỷ 21 đã được THDCDN công bố vào năm 2001. Sau đây là phần trả lời
của ông Nguyễn Gia Kiểng.
BNS Tổ Quốc (BNSTQ): Quốc hội CSVN đang cho tổ chức “trên các phương
tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân”
về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 do chính quốc hội đã thông qua, vì sao
CSVN quyết định xin ý kiến nhân dân lần này và nhất là vào lúc này?
Nguyễn Gia Kiểng(NGK): Lênin, thần tượng và người thày của ĐCSVN và ông
Hồ Chí Minh, từng nói rằng chính quyền cộng sản không thể bị trói buộc
bởi bất cứ luật pháp nào. Đối với các đảng cộng sản, vì vậy, hiến pháp,
luật pháp và các toà án chỉ là dụng cụ đàn áp, họ thay đổi hiến pháp chỉ
vì một nhu cầu nào đó của chế độ chứ không phải vì lợi ích dân tộc.
"Lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân" chỉ là một khẩu hiệu
thông lệ mỗi lần sửa đổi hiến pháp. Họ không cần và cũng không quan tâm
đến ý kiến của nhân dân. Họ thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp chỉ để giải
quyết một vấn đề nào đó đặt ra cho chế độ.
BNSTQ: Nước ta đã có đến 4 bản Hiến pháp, được tu sửa nhiều lần trong
non 70 năm, tại sao ta có nhiều bản Hiến Pháp trong một lịch sử ngắn
ngủi đến thế trong khi có quốc gia chỉ cần một bản Hiến Pháp duy nhất là
đã áp dụng hữu hiệu cho hàng trăm năm?
NGK: Như đã nói, ĐCSVN cũng như mọi đảng cộng sản chỉ coi hiến pháp như
một dụng cụ để giải quyết những vấn đề nhất thời của đảng. Họ thường đưa
vào hiến pháp những vấn đề chỉ có tính giai đoạn của đảng vì vậy khi
phải thay đổi chính sách thì họ cũng sửa đổi luôn hiến pháp để thích
nghi. ĐCSVN còn quá đáng hơn các đảng cộng sản khác trong quan niệm này,
thí dụ như trong lời nói đầu của hiến pháp 1992 họ đề cập đến cả nghị
quyết của đại hội VI của đảng. Chính vì thế mà họ phải thay đổi hoặc sửa
đổi hiến pháp thường xuyên hơn cả các chế độ cộng sản khác. Cho đến nay
đã có năm lần họ thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp. Đây là lần thứ sáu.
Mỗi lần ta có thể hiểu lý do bằng cách đọc bản hiến pháp mới.
Hiến pháp 1946 phải có vì chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa được
thành lập. Nó không thể qui định độc quyền của đảng cộng sản vì lúc đó
đảng cộng sản còn yếu và còn cần thỏa hiệp với các đảng phái quốc gia.
Ngay sau khi đủ sức mạnh họ đã trở mặt tàn sát các đảng phải quốc gia.
Hiến pháp 1959 thay thế hiến pháp 1946 để khẳng định độc quyền của đảng
cộng sản và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam. Hiến pháp
1980 được ban hành để huênh hoang khẳng định sự chọn lựa toàn bộ mô hình
Liên Xô, thách thức cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Lúc đó họ đã làm chủ cả đất
nước, ký hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, đánh gục được chế độ
Pol Pot, chiếm đóng Campuchia và đang có chiến tranh với Trung Quốc. Họ
đang say men chiến thắng và tin một cách cuồng nhiệt rằng chủ nghĩa tư
bản đang dãy chết, chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, phong trào
cộng sản do Liên Xô lãnh đạo sắp thắng lợi. Năm 1982 tại đại hội V bản
điều lệ của ĐCSVN cũng được sửa đổi để coi Trung Quốc là thù địch, các
cấp lãnh đạo thân Trung Quốc bị thanh trừng, trong đó có cả Nguyễn Văn
Linh tuy có công lớn trong chiến tranh thâu gồm miền Nam nhưng cũng bị
loại khỏi bộ chính trị. Thế rồi ban lãnh đạo đảng thức dậy trong kinh
hoàng, Liên Xô không thắng mà còn đang trên đà sụp đổ. Cuối năm 1982
Brezhnev chết, Tchernenko, Andropov rồi Gorbachev lên kế vị thú nhận sự
phá sản của Liên Xô. Tháng 7/1984 sau khi thua trận Lão Sơn tại biên
giới Việt Trung chế độ CSVN đứng trước tình trạng tuyệt vọng, họ hoàn
toàn cô lập, bị cả thế giới lên án, Liên Xô thay vì cứu giúp lại khuyên
họ nên cầu hòa với Trung Quốc. Họ đã quyết định đầu hàng. Nguyễn Văn
Linh, người của Trung Quốc, trở lại bộ chính trị rồi lên làm tổng bí thư
để thực hiện chính sách phục tùng Trung Quốc. Tiến trình hàng phục
Trung Quốc đã rất nhục nhằn và kéo dài cho tới đại hội 7 năm 1991. Hiến
pháp chống Trung Quốc 1980 phải hủy bỏ. Hiến pháp 1992 là hiến pháp đầu
hàng Trung Quốc. Việc sửa đổi hiến pháp năm 2001 có mục đích thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, chuẩn bị gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Những
sửa đổi quan trọng nhất là ở chế độ kinh tế. Đặc biệt là điều 16 chấp
nhận sự hiện diện của các công ty nước ngoài.
BNSTQ: Tại sao tiến trình cầu hòa với Trung Quốc lại kéo dài đến hơn bảy năm?
NGK: Bắc Kinh muốn bắt Hà Nội phải trả giá thật đắt tội đã dám dựa vào
Liên Xô để thách thức họ và họ có thể làm như thế vì lúc đó chế độ cộng
sản Việt Nam hoàn toàn kiệt quệ và hoàn toàn bị cô lập. Còn gì dễ dàng
hơn là đánh một đối thủ đã kiệt quệ và xin hàng? Các sử gia sau này sẽ
phải nghiên cứu xem chúng ta đã thực sự mất những gì, nhưng chắc chắn là
nhiều lắm. Ngoài Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn còn nhiều vùng khác nữa.
Hà Nội cũng đã phải chấp nhận xét lại hiệp ước Vịnh Bắc Bộ nhường hơn
10.000 kilomét vuông hải phận cho TQ. Trường Sa là một hồ sơ cần xem
lại. Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa tháng 4 năm 1988 dù Hà Nội đã xin
hòa từ bốn năm trước đó. Sau đó không thấy Hà Nội phản kháng gì, và cuộc
đàm phán giữa hai bên gia tăng vận tốc rồi đạt tới kết quả là bình
thường hóa quan hệ ngoại giao. Rất có thể giữa hai bên đã có thỏa thuận
ngầm để Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Điều này có thể
giải thích tại sao Trung Quốc có thể đánh chiếm hết quần đảo Trường Sa
mà lại chỉ chiếm một phần và cũng giải thích tại sao Hà Nội không đưa
vấn đề Biển Đông ra công pháp quốc tế.
BNSTQ: Như ông nói, mỗi lần cho sửa đổi Hiến pháp, đảng CSVN chỉ muốn
giải quyết một số vấn đề nhất định nào đó. Vậy lần này là vấn đề nào?
NGK: Vấn đề lần này theo tôi là tranh chấp nội bộ. Nó có thể tóm gọn
trong ba chữ: Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng nắm quân đội và công an trong
tay và không phục tùng bộ chính trị, ngược lại đa số ủy viên bộ chính
trị cũng muốn cách chức ông Dũng mà không được. Chúng ta đã thấy là hội
nghị trung ương 6 đã bế tắc không giải quyết được mâu thuẫn này. Bộ
chính trị còn nắm được cơ cấu đảng và có thể sửa đổi hiến pháp, vì thế
họ muốn sửa đổi hiến pháp để tước bớt quyền lực nhà nước của ông Dũng
trước khi thanh trừng ông. Chúng ta có thể thấy là trong dự thảo sửa đổi
hiến pháp được công bố quyền hành của thủ tướng đã bị giảm bớt rất
nhiều, thậm chí thủ tướng không còn cả quyền quyết định trong chính phủ
nữa vì mọi quyết định của chính phủ đều phải biểu quyết theo đa số.
Ngược lại quyền hành của chủ tịch nước được gia tăng đáng kể nhất là
quyền trên quân đội và công an, thí dụ như mọi sĩ quan cấp tướng đều
phải do chủ tịch nước phong.
BNSTQ: Tại sao bộ chính trị lại muốn thanh trừng Nguyễn Tấn Dũng?
NGK: Ông Dũng cũng có một số đồng minh trong bộ chính trị nhưng chỉ là
một thiểu số, đa số muốn hạ bệ ông. Họ có ít nhất ba lý do một là ông
Dũng điều khiển bộ máy Nhà nước bất chấp bộ chính trị và đảng cộng sản,
hai là vì những sai lầm của ông Dũng kinh tế Việt Nam đang khủng hoảng
lớn và có thể làm chế độ sụp đổ, ba là ông Dũng là một con dê tế thần lý
tưởng. Thử tưởng tượng nếu hạ được Nguyễn Tấn Dũng thì đảng cộng sản sẽ
có thể trút mọi trách nhiệm cho ông Dũng, xin lỗi đảng viên và nhân
dân, và mua cho chế độ thêm một thời gian ân huệ.
BNSTQ: Điều 70 của dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 khẳng định "Lực
lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng Sản
Việt Nam, tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự,
an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ
nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế"
ông có nhận xét như thế nào về điều 70 này?
NGK: Điều 70 này của bản dự thảo là để sửa đổi điều 45 của hiến pháp
1992 hiện hành. Trong cùng một câu có tới hai lần Đảng Cộng Sản được đặt
lên trên tổ quốc và nhân dân. Điều 45 chỉ nói các lực lượng vũ trang
phải trung thành với tổ quốc và nhân dân. Thực là xấc xược, nhưng sự xấc
xược này có lý do của nó chứ không phải tình cờ. Nguyễn Tấn Dũng nắm
được phần lớn các tướng lãnh trong quân đội và công an vì được sự đỡ đầu
của ông Lê Đức Anh. Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng
đảo chính nhân danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này
hy vọng với một hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế
không ai còn có thể lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lãnh đạo đảng
được nữa.
BNSTQ: Như vậy số phận Nguyễn Tấn Dũng coi như đã được bộ chính trị CSVN an bài?
NGK: Không chắc. Đây là một điều vô lý nên không có giá trị. Từ thế kỷ
thứ tư trước Công Nguyên Plato đã nói luật sai không phải là luật. Không
ai có bổn phận phải tôn trọng một điều khoản đặt đảng cộng sản lên trên
tổ quốc và nhân dân. Ông Dũng càng có thêm lý cớ để đảo chính. Vấn đề
chỉ là ông có đủ sức hay không? Trước đây ông Dũng rất mạnh nhưng từ hai
năm nay lực lượng của ông đã giảm đi rất nhiều sau những vụ tai tiếng
và nhất là vì tình hình kinh tế xã hội Việt Nam xấu đi. Dù sao phản ứng
của nhóm ông Dũng cũng vẫn còn là một ẩn số lớn.
BNSTQ: Một bản Hiến Pháp đích thực của dân, do dân và vì dân mà lập thành, để có thể trường tồn với dân tộc phải có những yếu tố nào?
NGK: Hiến pháp là hợp đồng sống chung của một dân tộc. Nó phải vạch ra
được một công thức mà mọi người Việt Nam có thể chấp nhận để sống chung
và xây dựng một tương lai chung. Nó phải thực sự dân chủ, thực sự tản
quyền, phù hợp với cố gắng chuyển hóa Việt nam từ một nước nông nghiệp
sang một nước công nghiệp và dịch vụ đồng thời cho phép thực hiện hoà
giải và hòa hợp dân tộc. Ngoài ra với 100 triệu dân trên một diện tích
thực sự sinh sống được nhỏ hẹp Việt Nam phải được quan niệm như một
thành phố lớn, nghĩa là trật tự và liên đới phải là ưu tư nền tảng của
hiến pháp và luật pháp.
BNSTQ: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 124 điều sửa đổi, 11 điều
mới và 11 điều giữ nguyên trong hiến pháp 1992, theo ông có những điều
thay đổi quan trọng nào đáng chú ý?
NGK: Điều 4 vẫn còn nhưng thêm câu "Đảng chịu trách nhiệm trước nhân
dân". Đây là một mâu thuẫn lớn bởi vì nếu quả nhiên chịu trách nhiệm
trước nhân dân thì nhân dân phải có quyền sa thải qua bầu cử. Một điểm
đáng lưu ý là điều 6 mới không còn nhắc tới nguyên tắc tâp trung dân chủ
nữa. Về chế độ kinh tế, theo điều 54 mới không còn khẳng định sở hữu
toàn dân và tập thể là thành phần kinh tế chủ đạo nữa. Nói một cách nôm
na kinh tế quốc doanh không còn bắt buộc phải được dành ưu tiên nữa. Một
sửa đổi đáng để ý khác là các tòa án không còn được định nghĩa là có
nhiệm vụ "bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa", nghĩa là một dụng cụ đàn áp
nữa. Nói chung là có những sửa đổi theo chiều hướng cải thiện nhưng quá
ít, quá nhỏ và quá chậm.
BNSTQ: Điều 9 trong Hiến pháp sửa đổi, cấp giấy phép cho Mặt Trận Tổ
Quốc Việt Nam thống lĩnh mọi tổ chức chính trị Việt Nam ngoại trừ đảng
CSVN, ông nghĩ sao về sự ngang ngược này?
NGK: Mặt Trận Tổ Quốc chỉ lãnh đạo những người và tổ chức khuất phục chế
độ cộng sản. Dưới mắt các tổ chức đối lập dân chủ và tuyệt đại đa số
những người dân chủ trong và ngoài nước nó chỉ là một dụng cụ của đảng
cộng sản để khống chế xã hội dân sự. Nó không có lý do tồn tại trong một
chế độ dân chủ thực sự sau này.
BNSTQ: Điều 26 (sửa đổi, bổ sung điều 69) khẳng định ‘Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình theo quy định của pháp luật’ liệu sau lần khẳng định dứt khoát
trong dự thảo sửa đổi này những người như Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi,
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên… sẽ được CSVN
thả tù và xin lỗi?
NGK: Về nội dung điều 26 của dự thảo không khác gì điều 69 hiện nay,
nghĩa là qui định những quyền mà chế độ chà đạp trắng trợn, chẳng thà
không có còn hợp lý hơn. Các thẩm phán Việt Nam hiện nay cần hiểu một
điều, đó là tuân hành lệnh trên không bao giờ có thể biện hộ cho tội ác
cả, và điều này càng đúng đối với các thẩm phán, những người có trách
nhiệm bảo vệ công lý. Trong những vụ án chính trị kể trên các thẩm phán
chỉ đọc những bản án đã được quyết định trước. Đặc biệt trong các vụ án
Vi Đức Hồi và Điếu Cày và Tạ Phong Tần chánh án nhìn nhận bị cáo không
phạm những điều bị cáo buộc nhưng vẫn đọc những bản án rất nặng. Sau này
các nạn nhân và gia đình các tù nhân chính trị hoàn toàn có quyền khởi
tố các thẩm phán đã xử những vụ án này về tội đồng lõa với tội ác. Các
thẩm phán bị truy tố sẽ không thể viện dẫn lý cớ tuân hành lệnh trên bởi
vì trong cả hiến pháp 1992 lẫn bản dự thảo đều ghi rõ ràng rằng thẩm
phán chỉ xét xử theo luật pháp và lương tâm.
BNSTQ: Việc nhóm nhân sĩ 72 người yêu cầu công khai kiến nghị Sửa đổi
Hiến pháp 1992 của nhóm đã được ông Phan Trung Lý Trưởng Ủy ban Dự thảo
Sửa đổi Hiến pháp 1992 trả lời là không đúng theo Nghị quyết của Quốc
hội, theo ông lần này ‘quốc hội’ sẽ lắng nghe và ‘lấy ý kiến’ của nhân
dân không?
NGK: Lần này phải nói là về thủ tục ông Phan Trung Lý có lý. Nhóm Kiến
nghị 72 đã xin được hưởng một đặc ân và bị từ chối. Kiến nghị 72 đã được
sự ủng hộ của hơn 5000 người. Đó là một thành quả lớn có tác động tốt
cho tiến trình dân chủ hóa. Ngoài nhóm Kiến nghị 72 nhiều người khác
cũng đã lên tiếng. Những phát biểu này đã gây chú ý đến hiến pháp, nghĩa
là nền tảng của chế độ chính trị. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đầu tư
nhiều nghiên cứu và suy nghĩ về vấn đề này và đã liên tục đưa ra những
đề nghị từ hơn mười năm qua. Chúng tôi chỉ có thể vui mừng vì vấn đề đã
trở thành đề tài thời sự.
BNSTQ: Xin cám ơn ông Nguyễn Gia Kiểng đã bỏ thời giờ cho bài phỏng vấn.
Bán Nguyệt San Tổ Quốc
Điều 4 Hiến pháp: Bỏ hay không bỏ mới là tự sát?
Thật vậy, nếu không hủy bỏ điều 4 hiến pháp, thì khi người dân nổi dậy,
các nhà lãnh đạo độc tài CSVN hiện nay chắc chắn sẽ phải chung một số
phận với Erich Honecker, Nicolae và Elena Ceausescu, Saddam Hussein, Ben
Ali, Muhammad Mubarak, Muammar Ghaddafi…
Từ ngày cướp được chính quyền tại Miền Bắc năm 1945 và tại Miền Nam năm
1975, đảng CSVN tỏ ra rất thông minh và khôn ngoan trong điều ác, nhưng
rất ngu xuẩn và dại dột trong điều thiện. Nói khác đi, CSVN rất khôn
ngoan ma mãnh trong việc duy trì chế độ độc tài, bảo vệ độc quyền cai
trị cũng như quyền lợi của đảng, nhưng lại rất ngu xuẩn trong việc xây
dựng đất nước, bảo vệ quyền lợi nhân dân. Chính vì thế, đảng mới tồn tại
mấy chục năm nay, trong khi đất nước ngày càng tụt hậu, nghèo đói;
chính vì thế, các đảng viên và cán bộ cộng sản ngày càng giàu nứt khố đổ
vách, trong khi dân tình ngày càng lầm than, đói khổ.
Điều mà đảng CSVN quan tâm hơn hết, và dùng mọi thủ đoạn dù đê hèn, hạ
tiện nhất để thực hiện cho bằng được, đó là duy trì độc quyền đè đầu
cưỡi cổ dân mình. Đối với họ, nhân dân chỉ là đám nô lệ mà họ sẵn sàng
dùng bạo lực và khủng bố để ép buộc phải phục vụ cho quyền lợi của họ.
Để duy trì quyền lực và phương tiện cưỡi đầu cưỡi cổ người dân, họ tự
lập ra một tổ chức gọi là “quốc hội” gồm toàn người của họ để soạn thảo
ra hiến pháp và luật pháp làm nền tảng hợp thức hóa việc họ vĩnh viễn
cai trị đất nước và bóc lột người dân. Trong đó,điều 4 hiến pháp nhằm
hợp thức hóa việc đảng CSVN vĩnh viễn cai trị đất nước; điều 17&18
về luật đất đai nhằm hợp thức hóa việc đảng CSVN cướp bóc tài sản đất
đai của người dân. Người dân nào dám phản đối, hoặc bộc lộ tư tưởng phản
đối thì đảng đã có cả một bộ máy gồm quốc hội, chính phủ, tòa án, cùng
với lực lượng công an, quân đội, sẵn sàng khủng bố, sách nhiễu, thủ tiêu
hoặc đưa những người dân ấy vào tù.
Sự tồn tại của chế độ CSVN dựa trên hai điều hiến pháp ấy, nhất là điều
4. Người dân bị đè đầu cưỡi cổ không chịu nổi nên muốn lên tiếng đòi hủy
bỏ điều 4 hiến pháp. Phản ứng lại đòi hỏi ấy, đảng và nhà nước cộng
sản, qua môi miệng của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã xác định: “Bỏ
điều 4 hiến pháp là tự sát”. Câu nói đó có lẽ đúng cho những năm trước
đây, khi mà sự phẫn nộ của người dân chưa lên đến cao độ và bộ máy trấn
áp của chế độ còn đủ mạnh và đủ sức đè bẹp mọi phản kháng của người dân.
Nhưng hiện nay tình thế đã thay đổi, sự phẫn nộ của người dân đã lên đến
cao độ và đang có khuynh hướng trở thành sức mạnh vũ bão sẵn sàng lật
đổ chế độ. Sự phẫn nộ của dân chúng ngày càng dâng cao vì người dân bây
giờ ai cũng thấy được bản chất của tập đoàn CSVN là ăn cướp và bán nước,
sẵn sàng hèn với giặc ác với dân, lại bất tài vô dụng khi phải đối phó
những khó khăn mà đất nước đang gặp phải.
Sự phẫn nộ cao độ đã khiến người dân vượt thắng sợ hãi và sẵn sàng nổi
dậy, bất chấp những khủng bố và đàn áp ngày càng gia tăng xuất phát từ
nỗi sợ hãi bị người dân lật đổ và khai trừ của đảng CSVN. Giới trí thức
và sinh viên học sinh trong nước, giới cán bộ cộng sản phản tỉnh ngày
càng nhiều người nhận ra bộ mặt thực gian trá và ác độc của đảng Cộng
sản, đã bắt đầu ngày càng đông đảo và mạnh mẽ phản đối chế độ cùng với
nhiều giới khác trong dân chúng.
Để xoa dịu sự phẫn nộ của người dân ngày càng dâng cao, đầu năm 2013,
Quốc hội CSVN quyết định giả bộ xin ý kiến nhân dân trong việc sửa đổi
hiến pháp trong thời hạn 3 tháng để làm ra vẻ có dân chủ. Lợi dụng cơ
hội này, các nhà trí thức trong nước đã đồng tâm đưa ra một bản kiến
nghị gồm 7 điểm, trong đó điều quan trọng nhất là yêu cầu hủy bỏ Điều 4
Hiến pháp quy định đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội, đồng thời đề nghị một bản dự thảo hiến pháp. Ngoài ra, các
nhà đấu tranh dân chủ, các blogger đã đồng tâm ký tên vào “Lời Tuyên Bố
của các Công Dân Tự Do” lấy từ bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Lời
tuyên bố này tích cực hơn, không chỉ đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp, mà
còn yêu cầu một hiến pháp hoàn toàn mới mang tính dân chủ đa đảng.
Hủy bỏ điều 4 hiến pháp và thực thi dân chủ nhân quyền, đó chính là ý
nguyện chung của hầu hết người dân trong nước hiện nay. Muốn duy trì
điều 4 hiến pháp thì chỉ là những đảng viên hay cán bộ cộng sản đang
cưỡi đầu cưỡi cổ bóc lột người dân mà thôi.
Trước tình trạng khẩn cấp hiện nay, câu nói “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự
sát” của Nguyễn Minh Triết không còn đúng nữa. Thời thế đã biến đổi, câu
trên đã trở thành sai hoàn toàn. Và câu nói đúng nhất đối với đảng cũng
như chế độ CSVN hiện nay phải là: “Không bỏ điều 4 hiến pháp mới chính
là tự sát”. Thật vậy, nếu không hủy bỏ điều 4 hiến pháp, thì khi người
dân nổi dậy, các nhà lãnh đạo độc tài CSVN hiện nay chắc chắn sẽ phải
chung một số phận với Erich Honecker, Nicolae và Elena Ceausescu, Saddam
Hussein, Ben Ali, Muhammad Mubarak, Muammar Ghaddafi…
Muốn tồn tại, họ phải hủy bỏ điều 4 hiến pháp cùng những điều luật sai
trái trong hiến pháp và pháp luật, đồng thời thành lập một thể chế dân
chủ đa đảng, tôn trọng quyền tự quyết và các nhân quyền khác của người
dân, thực hiện những đòi hỏi chính đáng của người dân qua một cuộc trưng
cầu dân ý có quốc tế kiểm soát. Đó chính là lối thoát duy nhất cho đảng
và giới lãnh đạo CSVN hiện nay.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, một nhà khoa học chính trị chuyên nghiên
cứu về bang giao quốc tế, về văn hóa và tôn giáo, thì các nhà lãnh đạo
CSVN hiện nay dường như ít ai nghĩ đến cái ngày họ không còn nắm quyền
hành nữa. Ngày ấy chắc chắn phải xảy đến với họ. Lúc đó, những người kế
nhiệm họ sẽ đối xử với họ ra sao, họ có nghĩ đến không? Kinh nghiệm cho
thấy những người cộng sản khi còn nắm quyền thì đa số hống hách, lạm
quyền, ra những điều luật phi lý, bất công. Nhưng khi không còn nắm
quyền được nữa, khi phải trở về đời sống thường dân, thì họ lại trở
thành nạn nhân của chính những điều luật họ từng ban hành, và là nạn
nhân của những kẻ lên nắm quyền thay họ, vốn cũng gian trá, độc ác, bỉ
ổi và lạm quyền y như họ.
Chẳng hạn như chính Hồ Chí Minh khi yếu thế cũng đã bị bọn Lê Duẫn, Lê
Đức Thọ tước hết quyền hành, bị họ “đì” và ăn hiếp một cách tàn tệ, có
lần bị họ mưu sát hụt, thậm chí đầu độc chết (1). Võ Nguyên Giáp thì bị
bọn Duẫn-Thọ hạ nhục, tước hết binh quyền rồi giao cho việc phụ trách
“Sinh đẻ có kế hoạch” (2). Có tin cho rằng Trường Chinh bị Lê Đức Thọ
cho người đến nhà giết chết (1). Còn Lê Duẫn, vào những tháng năm cuối
cuộc đời, đã bị Lê Đức Thọ làm tình làm tội, đủ điều khổ sở (1). Hoàng
văn Hoan trong cuốn Hồi ký “Giọt nước trong biển cả” cho biết Nguyễn
Chí Thanh khi từ miền Nam ra Hà Nội họp đã bị Lê Duẩn giết chết (1). Võ
Văn Kiệt cũng bị cánh đàn em của ông ám sát… (3) Còn biết bao trường hợp
những người cộng sản bị đàn em hạ nhục, đối xử tàn tệ và thủ tiêu tương
tự như vậy.
Cuối cùng, luật nhân quả và quả báo của nhà Phật đời nào cũng đúng, nhất
là đời nay: “Ngày xưa quả báo thì chầy, bây giờ quả báo một giây nhãn
tiền”. Dường như những người lãnh đạo cộng sản không biết đến luật này,
nên họ chỉ biết lạm dụng quyền hành đang có để gây đủ thứ tội ác mà
không hề nghĩ đến những hậu quả khủng khiếp chắc chắn đang chờ xảy đến
với họ và con cháu họ sau này.
“Hãy làm những gì có thể làm được khi trời còn sáng”. Rất mong các ông
lãnh đạo chế độ và Quốc hội CSVN hãy tỉnh táo sớm bãi bỏ điều 4 hiến
pháp và những điều phi lý khác trong hiến pháp, đồng thời sớm thực hiện
chế độ dân chủ đa đảng khi mấy ông còn nắm quyền và còn có thể làm được
cho toàn dân nhờ. Các ông không chịu làm những điều đó thì mới chính là
tự sát.
Houston, ngày 1 tháng 3 năm 2013
Nguyễn Chính Kết
__________________
Chú thích
(1) Trần Viết Đại Hưng: Bí Ẩn Chung Quanh Chuyện Hồ Chí Minh Bị Thất Sủng Vào Lúc Cuối Đời: http://xoathantuong2.tripod.com/tvdh/tvdh_ba.htm
Trần Viết Đại Hưng: Những Bạo Chúa Bị Đàn Em Giết Vào Lúc Cuối Đời:
(2) Trần Khải Thanh Thủy: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 4 điều tiết lộ:
(3) Võ Văn Kiệt bị ám sát nằm ở bệnh viện Nguyễn Oanh:
“Quân đội không thể và không nên trung lập” - Lịch sử đã cảnh báo
Quân đội luôn là một lực lượng chính trị, một bộ phận đặc biệt quan
trọng của chính quyền nhà nước. Mọi điều kêu gọi trung lập hay chia tách
sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đối với quân đội đều là vô nghĩa,
phản khoa học, kéo theo những tư tưởng chính trị phản động. Điều này đã
được lịch sử chứng minh.
Nhìn lại lịch sử
Định đề trên là của V.I.Lênin viết cách đây hơn 100 năm, trong cuộc cách
mạng dân chủ tư sản Nga 1905. Lúc đầu, binh sĩ đã nghe lệnh Nga hoàng
bắn vào đoàn biểu tình của công nhân ở cung điện Mùa Đông, gây ra “Ngày
Chủ nhật đẫm máu”. Cách mạng tuy bị thất bại, song được sự giác ngộ của
Đảng Bônsêvích và V.I.Lênin, nhiều đơn vị quân đội và hải quân Nga hoàng
đã ngả theo cách mạng. Ở Xêvaxtôpôn, lính thủy và binh lính đấu tranh
cho tự do đã loại bỏ chỉ huy, “tuyên bố sẽ dùng vũ khí để bảo vệ tự do”
nếu đòi hỏi của họ không được thực hiện... Dẫu kết cục ra sao, thì Lênin
đã đưa ra nhận định rất xác đáng: “Vô luận thế nào, những sự kiện ở
Xêvaxtôpôn chỉ ra rằng chế độ nô lệ cũ trong quân đội - chế độ biến
người lính thành những cái máy vũ trang, biến họ thành công cụ trấn áp
mọi nguyện vọng tự do, đã hoàn toàn phá sản. Cái thời đại mà quân đội
Nga vượt biên giới nước Nga để đàn áp cách mạng đã qua không bao giờ trở
lại. Ngày nay quân đội đã kiên quyết ly khai hẳn với chế độ chuyên chế.
Chưa phải toàn bộ quân đội đều đã thành cách mạng”; song “quân đội nô
lệ đang biến thành quân đội cách mạng” (1).
Khiếp sợ trước sức mạnh quân đội của mình, để bảo vệ sự mục nát của chế
độ, bọn tôi tớ của nền chuyên chế ấy đã tung ra những khẩu hiệu về “tính
trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng
ngoài chính trị”. Những điểm này, ngay lập tức bị V.I.Lênin chỉ rõ là
“giả dối”; “Không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh của toàn dân giành tự
do. Kẻ nào có thái độ thờ ơ đối với cuộc đấu tranh ấy thì kẻ đó ủng hộ
sự hoành hành của chính phủ cảnh sát, chính phủ này hứa hẹn tự do chẳng
qua là để nhạo báng tự do”. Bằng kinh nghiệm lịch sử, với nhãn quan và
tư duy chính trị, Lênin đã nhận định: “Quân đội không thể và không nên
trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của
bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga
hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính
trị phản động” (2).
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN) |
Một nghịch cảnh đã diễn ra trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX ở Liên
Xô. Quân đội Liên Xô, một thời lẫy lừng đánh bại cả hàng chục triệu quân
phát xít - đế quốc; từng là trụ cột vững chắc của Chính quyền Xô-viết,
một biểu tượng cho sức mạnh quân sự vô địch của vô sản thế giới. Ấy mà,
bị chính những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô phản
bội, không những tuyên bố giải thể Đảng, từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối
với xã hội mà còn loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội… đã làm
tan rã quân đội một cách nhanh chóng, không thể tưởng tượng được ngay
chính với những kẻ thù hận ý thức hệ cao nhất của họ… Không dừng ở đó,
những kẻ này lại dụng ngay quân đội, nã thẳng những viên đạn tăng vào
nhà Quốc hội (Xô-viết tối cao), khai tử và đặt dấu chấm hết cho Chính
quyền Xô-viết và lợi ích của công - nông - binh.
Đó là chuyện của nước Nga. Còn Việt Nam? Năm 1955, ở miền Nam, sau khi
phế truất Bảo Đại, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa
và Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Để bảo vệ chế độ, Diệm đã ra sức củng cố
quân đội và lôi kéo quân đội vào các hoạt động chính trị của mình. Quân
đội ngày càng lớn mạnh, tham gia sâu rộng vào các hoạt động của chính
quyền. Năm 1963, với nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Diệm không kiểm
soát được quân đội nên đã bị chính quân đội của mình tiến hành đảo
chính. Sau khi Diệm đổ, liên tiếp một chính quyền quân sự được thành lập
do các tướng lĩnh quân đội nắm quyền chính trị... Nhìn lại, dưới chế độ
độc tài gia đình trị và cả chế độ quân sự nắm quyền, suốt 20 năm tồn
tại của Việt Nam Cộng hòa, đã có 8 lần xảy ra binh biến, đặc biệt có đến
4 cuộc binh biến trong 2 năm 1963-1965, với lực lượng chủ yếu do quân
đội tiến hành. Mặt khác, các đảng phái luôn phô trương thanh thế, tìm
mọi cách lôi kéo quân đội tham gia vào chính trị, gây ảnh hưởng của mình
đối với chính quyền nhà nước. Lúc Diệm còn đương nhiệm, có Đảng Cần lao
do Ngô Đình Nhu là thủ lĩnh, tuy công khai nhưng lại có tổ chức gần như
bí mật, luôn đưa các đảng viên của mình nắm hầu hết các chức vụ chủ
chốt, đặc biệt là các cơ quan an ninh, quân đội, thao túng các cơ quan
chính quyền. Năm 1960, hai đảng đối lập, Việt Quốc, Đại Việt đã từng ủng
hộ Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông chỉ huy cuộc đảo
chính tại Sài Gòn. Từ 1967 đến 1972, sau khi phục hồi, chính hai đảng
này cũng đã ủng hộ cho Đảng Dân Xã (do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
thành lập) cùng bầu cử Thiệu làm Tổng thống…
Ở miền Bắc, năm 1944, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một
quân đội nhân dân với nhiều tên gọi, song thường gọi là Quân đội nhân
dân Việt Nam được thành lập. Từ khi ra đời, Quân đội đã là một lực lượng
chính trị đúng như tên gọi: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Quân
đội đó, trước hết là do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập; là một bộ
phận cấu thành của Đảng và trước tiên là để thực hiện các mục tiêu chính
trị và quân sự của Đảng: Đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Từ 1945 đến nay, khi chính quyền cách mạng, Nhà nước của nhân dân
được thành lập, Quân đội không chỉ là một bộ phận hữu cơ của Đảng mà còn
là một thành phần đặc biệt quan trọng của hệ thống chính trị, được Hiến
pháp hiến định và pháp luật thừa nhận. Suốt các thời kỳ đấu tranh giải
phóng dân tộc, đặc biệt những lúc gay go, ác liệt hay các giai đoạn xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đầy khó khăn, gian khổ và hy sinh, Quân đội luôn
là biểu tượng chính trị, tinh thần, ý chí và sức mạnh của Đảng, Nhà nước
và toàn thể dân tộc. Quân đội luôn là một thành phần cơ bản, trụ cột
tạo nên nền tảng và sức mạnh của chính quyền nhà nước và toàn bộ hệ
thống chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, với
các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của mình, Quân đội đã tham gia vào hầu
hết các hoạt động đối nội, đối ngoại quốc gia. Đối ngoại thì đánh giặc
ngoài, đối nội thì dẹp thù trong, tuyên truyền, vận động, giúp dân xây
dựng cuộc sống ấm no, hòa bình, bảo vệ chính quyền nhân dân…
Lịch sử nhắc nhở và cảnh báo
Trong mọi thời đại, quân đội luôn là yếu tố quan trọng của thượng tầng
kiến trúc chính trị thuộc những quan hệ sản xuất, bao gồm cơ sở xã hội
khách quan và nền tảng kinh tế xã hội nhất định. Quân đội luôn là một bộ
phận cấu thành và là lực lượng đặc biệt quan trọng của nhà nước. Bản
thân quân đội là một lực lượng chính trị, luôn tham gia vào mọi hoạt
động chính trị của nhà nước; duy trì và bảo vệ các lợi ích của giai cấp
và chính đảng cầm quyền.
Quân đội nào cũng thuộc về một giai cấp nhất định. Tùy theo tính chất
phản động hay tiến bộ của giai cấp ấy mà quân đội thể hiện bản chất của
mình. Quân đội do các giai cấp áp bức, bóc lột, thống trị tổ chức ra đều
nhằm mục đích củng cố chế độ bóc lột và đàn áp đông đảo quần chúng nhân
dân, áp bức nhân dân lao động về xã hội và về dân tộc, bảo vệ quyền lợi
của giai cấp thống trị, và để cướp bóc, nô dịch các dân tộc khác. Trái
lại, quân đội của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động tổ
chức ra là nhằm mục đích đánh đổ chế độ áp bức, bóc lột lao động và sự
đô hộ, áp bức và nô dịch các dân tộc của các giai cấp bóc lột, bảo vệ
lợi ích của nhân dân lao động và giữ gìn nền độc lập dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Bất kỳ quân đội nào cũng chịu sự lãnh đạo của một chính đảng nhất định.
Chính đảng đó là hiện thân và biểu tượng tập trung cao nhất, đại diện
cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Dưới chế độ tư bản, dù có đảng này
hay đảng nọ thay nhau cầm quyền, thì mục tiêu cuối cùng cũng là lãnh đạo
quân đội của giai cấp tư sản duy trì sự bóc lột giai cấp những người
lao động, nô dịch, tước đoạt, độ hộ các dân tộc khác; đàn áp sự phản
kháng của nhân dân lao động, bảo vệ quyền thống trị của giai cấp tư sản.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, quân đội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhằm
mục tiêu bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân
lao động, chống áp bức, đô hộ, xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử cách mạng và quân đội cho thấy, không có quân đội nào trung lập
về chính trị. Kết cục của những kẻ một thời giả nhân, giả nghĩa hô hào
và kêu gọi quân đội trung lập luôn: Một là, sau khi giữ hoặc cướp được
chính quyền, chúng cũng không muốn để quân đội trung lập về chính trị và
lợi dụng ngay quân đội đàn áp hoặc thủ tiêu mọi thành quả của nhân dân
lao động; Hai là, bị chính quân đội của mình hay điều thường thấy nhất
là bị quân đội của nhân dân tiêu diệt.
Nếu vô tình bàn đến mục đích, chức năng và nhiệm vụ của quân đội mà
không chú ý tới bản chất chính trị - giai cấp của nó thì là điều vô
nghĩa và là sự non kém, thiếu hiểu biết về chính trị và về quân đội. Nếu
yêu sách, đòi hiến định: “Các lực lượng vũ trang phải duy trì tính
trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ
chức hay cá nhân nào” là phản lịch sử, phi thực tiễn và khoa học./.
-------------------------------------------------------------
(1) V.I.Lênin (10-1905), Quân đội và cách mạng, V.I.Lênin Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến Bộ, Mát-x-cơ-va, 1979, tr.134-135.
(2) V.I.Lênin Toàn tập, tập 12, Quân đội và cách mạng, Nxb Tiến Bộ, Mát-x-cơ-va, 1979, tr.136.
(Tạp chí CS)
Ngô Nhân Dụng - Bốn không hay không Bốn?
Ngày hôm qua, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chính thức góp ý kiến vào việc
sửa đổi Hiến Pháp, và không ngần ngại nêu ý kiến phải bãi bỏ độc quyền
cai trị của đảng Cộng sản, phải thiết lập một thể chế trong đó ba quyền
hành pháp, lập pháp và tư pháp phải được bảo đảm minh bạch bằng luật lệ.
Tuy các vị giám mục thường không can dự vào những việc chính trị đảng
phái, nhưng bản “Nhận định và Góp ý” của họ rõ ràng nói ngược lại với
lời tuyên bố gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng
sản. Trong chủ trương “4 không” của ông Trọng, ông nhấn mạnh là không
thể chấp nhận bỏ độc quyền lãnh đạo ghi điều 4 Hiến Pháp; không chấp
nhận đa đảng; cương quyết bác bỏ khái niệm tam quyền phân lập; và chống
đề nghị đặt quân đội ra ngoài bàn tay kiểm soát của đảng Cộng sản. Dân
Hà Nội bàn nhau rằng “Tuyên ngôn Bốn Không” của ông Trọng là phản ứng
bất đắc dĩ, vì những tay đầu đảng đang lo sợ trước “Phong trào Không
Bốn,” của những người dân đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến Pháp.
Cuộc đấu tranh giữa Bốn Không (viết tắt 40) và Không Bốn (viết tắt 04)
đã bắt đầu. Dân Việt bây giờ có thể kín đáo bày tỏ thái độ bằng dấu
hiệu: Tôi 04, anh 40 hay sao? Không, Tôi cũng 04! Những chiếc áo sơ mi
với dấu hiệu 04 sẽ từ từ xuất hiện.
Ông Nguyễn Phú Trọng đánh phủ đầu những người chống chủ trương 4 không,
kết tội họ là “suy thoái” về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Nhà báo
Nguyễn Ðắc Kiên đã phản ứng ngay lập tức, nói thẳng rằng ông Trọng không
có quyền nhân danh tất cả mọi người dân Việt Nam để kết luật tình trạng
chung là suy thoái trên ba mặt đó. Nếu có suy thoái, thì chỉ có các
đảng viên cộng sản của ông Trọng suy thoái thôi!
Dấu hiệu suy thoái nặng nề nhất về tư tưởng, chính trị và đạo đức đã
hiện ra trong chủ trương 40 (bốn không) của ông Nguyễn Phú Trọng; khi
ông dám nói rằng những người đòi tam quyền phân lập là suy thoái. Lời
tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với các bằng chứng lịch sử. Loài
người, từ khi quy tục thành quốc gia, ngay lúc còn “ăn lông, ở lỗ,” thực
ra người ta đã sống trong tình trạng tập trung quyền hành hàng mấy chục
ngàn năm. Vì họ không biết cách sống nào khác. Lúc mới sinh ra đã thấy
mọi quyền quyết định trong xã hội, trong quốc gia đều nằm trong tay một
người hay một gia đình. Dù họ gọi chế độ của họ Ðế quốc hay là Cộng Hòa,
quyền bính vẫn tập trung tay một nhóm người được ưu đãi.
Chỉ trong vài ngàn năm gần đây mới có những định chế nằm bên cạnh, có
khả năng tranh giành ảnh hưởng với các nhóm độc quyền chính trị. Thí dụ,
có những tổ chức tôn giáo tự coi mình độc lập với các ông hoàng, bà
chúa. Hoặc khi các nhà quý tộc dám họp nhau lại đòi quyền hành của ông
vua phải có giới hạn, như bản Magna Carta, Ðại Hiến Chương ở nước Anh
vào năm 1215. Tiến xa một bước nữa, từ thế kỷ 18 loài người đã biết
chính thức thiếp lập các định chế độc lập và có thể kiểm soát lẫn nhau.
Ba định chế thi hành ba thứ quyền: hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Từ
đó tới nay, các dân tộc đều cố gắng tiến tới thực hiện việc phân chia ba
thứ quyền hành như vậy. Những nước thực hiện “tam quyền phân lập” sớm
nhất cũng là những nước tiến bộ nhất về kinh tế, mà người dân nước họ
thường sống tự do và hạnh phúc hơn những nước độc tài chuyên chế.
Cho nên, chủ trương Bốn Không bác bỏ “tam quyền phân lập” là một ý kiến
thực sự thoái hóa, hoàn toàn đi ngược với lịch sử tiến hóa của nhân
loại. Giống như chủ trương đưa cả nước trở lại sống như vào thời Trung
Cổ. Như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng lại bảo họ là suy thoái thì lạ thật!
Người Việt Nam không đến ai cũng nỗi lú như vậy. Nước ta đã sống dưới
chế độ chuyên chế trong vài ngàn năm, nhưng ngay từ khi được biết có
những tiến bộ của loài người thì dân Việt đã thấy muốn quốc gia tiến bộ
cần phải có “tam quyền phân lập.”
Trong thế kỷ trước, Phan Bội Châu đã chủ trương phân biệt ba quyền.
Trong một di cảo có lẽ viết trong năm 1940, năm chót trong cuộc đời hơn
73 tuổi, Phan Bội Châu cho thấy truyền thống văn hóa Á Ðông đã có truyền
thống đó, đặc biệt là quyền tư pháp phải độc lập với quyền hành pháp.
Ngay trong Nho Giáo đã chấp nhận điều này. Cụ Phan kể lại một cuộc đối
thoại giữa Mạnh Tử với học trò.
Người học trò Ðào Ứng đem chuyện Vua Thuấn ra để hỏi ý thầy. Ông vua
huyền thoại này được coi là mẫu mực của các ông vua tốt; còn cha vua là
Cổ Tẩu thì mang tiếng xấu. Ðào Ứng hỏi rằng: Nếu trong lúc Thuấn làm
vua, Cao Dao làm sĩ sư (vị quan tư pháp cao nhất), mà Cổ Tẩu vô cớ giết
người; thì Cao Dao phải xử trí ra sao? Mạnh Tử trả lời rằng: “Bắt ngay
chứ còn gì nữa?” (Chấp chi nhi dĩ hĩ). Ðào Ứng hỏi: “Thế Thuấn không
ngăn cản hay sao?” Mạnh Tử: “Thuấn lấy cớ gì mà cấm được?”
Ðào Ứng vẫn thắc mắc: Vậy thì Thuấn phải làm gì? Mạnh Tử cho là vua
Thuấn nên bỏ ngôi vua, cõng cha đi trốn, nếu muốn giữ đạo hiếu.
Kể lại các câu đối thoại đó, Phan Bội Châu nhận xét: “Thuấn không dám ỷ
quyền thiên tử mà xâm phạm đến quyền tòa án... Mà trong mắt Cao Dao cũng
vậy,... theo luật pháp giết người phải bắt, cha thiên tử giết người
cũng phải bắt.” Phan Bội Châu kết luận: “Thầy Mạnh chủ trương tam quyền
phân lập.”
Bây giờ chúng ta đều hiểu tam quyền phân lập nghĩa là gì. Thời 1940,
Phan Bội Châu phải giải thích với đồng bào: “Tam quyền là những gì? Tức
là lập pháp (lập ra pháp luật); tư pháp (nghiêm giữ pháp luật); hành
pháp (thi hành những việc quốc dân giao cho làm. Ba quyền đó không được
xâm phạm lẫn nhau... Ðọc câu 'Thuấn-đắc nhi cấm chi?' (Thuấn lấy cớ gì
mà cấm được) chẳng phải tinh thần của 'tam quyền phân lập' đó ru? Còn
như quyền lập pháp là thuộc về quốc dân, lại cao hơn hành chánh.” (Phan
Bội Châu Toàn Tập, tập 4, xuất bản tại Huế, năm 1990, trang 388-391).
Nếu Phan Bội Châu sống vào thế kỷ 21, vào năm 2013, ở nước Việt Nam bị
đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì chắc cụ đã bị ông tổng bí thư
chê là “suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức.” Nhưng nếu phải phê
phán thì giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Phú Trọng, thì chắc mọi người Việt
Nam ai cũng biết người nào mới lú.
Nếu sống vào thế kỷ 21, chắc chắn Phan Bội Châu sẽ lên tiêng phản đối
ngay chủ trương Bốn Không của đảng Cộng sản. Bởi vì cụ yêu thương người
Việt Nam, suốt đời tranh đấu đòi quyền tự do, độc lập cho dân tộc. Không
những đề cao tam quyền phân lập, chắc chắn Phan Bội Châu còn đòi phải
bãi bỏ độc quyền cai trị cho bất cứ một đảng phái nào. Phan Bội Châu
không bao giờ coi đảng của mình có quyền đứng trên đầu người dân. Sau vụ
Phạm Hồng Thái ném bom ở Sa Diện năm 1924, dù dư luận cả nước hoan hô,
Phan Bội Châu vẫn viết ngay một bài trần tình để giải thích tại sao Việt
Nam Quốc Dân Ðảng, mà cụ sáng lập ở hải ngoại, lại chủ trương vụ ném
bom này. Chống chế độ độc quyền độc đảng, chắc chắn Phan Bội Châu cũng
phản đối đặt quân đội dưới sự kiểm soát của bất cứ đảng phái chính trị
nào. Có thể đoán, cụ Phan sẽ phản ứng trước chủ trương Bốn Không của
Nguyễn Phú Trọng giống hệt như phản ứng của Nguyễn Ðắc Kiên.
Người Việt Nam tranh đấu đòi tự do dân chủ có thể tin mình đang nối tiếp sự nghiệp tranh đấu của Phan Bội Châu.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Bùi Văn Bồng - Họ sống bằng cái đầu người khác!
Tôi có người bạn quen nguyên là vụ trưởng ở một cơ quan Trung ương. Đời
trước, bố ông cũng nguyên là vụ trưởng. Còn hiện nay con ông đang làm
công tác nghiên cứu tổng hợp ở văn phòng bộ, nghe ông khoe rằng: “Cháu
đã được đưa vào nguồn quy hoạch vụ trưởng”. Tôi nói vui: “Thế là nhà ông
tam đại vụ trưởng rồi!”.
Đã từ lâu, trong tổ chức bộ máy của ta, từ cơ quan đảng đến chính quyền, đều có đầy đủ: văn phòng, phòng, ban, vụ chuyên trách -rất đầy đủ, hầu như không thiếu một... góc nào. Điều đáng nói là bộ máy không tinh gọn, thường cồng kềnh, chồng chéo, có khi “dẫm chân lên nhau”, hiệu quả thấp. Không ít cơ quan được coi là “ngon ăn”, là nơi gửi gắm con, cháu, họ hàng thân quen của các có chức có quyền, con cái dân thường dễ gì chen vào được? Quỹ lương dành cho “khối” này không ít. Hô hào tinh giản biên chế từ lâu, nhưng biên chế không giảm lại tăng theo năm tháng. Có ông than phiền:
- Tinh giản ư? Tinh giản ai? Vẫn biết là không được việc mấy, nhưng lãnh đạo đã có nhời, khó lắm!
Một con số phình to biên chế đến giật mình: Riêng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương có 60 Đảng bộ trực thuộc, 4.800 Chi bộ, khoảng 6,5 vạn đảng viên. Chưa nói đến sự cồng kềnh, nặng nề, phình to của bộ máy, lực lượng nhân sự rất dồi dào, chỉ riêng về hiệu quả tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo đã thấy nhiều vấn đề đặt ra từ mấy chục năm qua về sự hợp lý, tinh giản, quản lý và thực thi nhiệm vụ rất cần bàn đến.
Cái chuyện cồng kềnh biên chế, dựa hơi Nhà nước, có khi học hành, bằng cấp cũng chưa đâu vào đâu, làm việc lằng nhằng vẫn lên lương, lên chức, về hưu vẫn đủ chế độ chẳng phải lỗi của ai, mà là lỗi của cơ chế. Đã nói đến cơ chế thì dù có sai đến mấy cũng không ai lôi được cái thằng cha "bị can cơ chế” ra tòa. Cơ chế do con người đẻ ra, nhưng nó không phải là con người cụ thể.
Điều đáng nói nhất là bộ máy quan liêu đã sinh ra những cán bộ quan liêu. Có cán bộ đã lên bậc chuyên viên cao cấp vàcông việc chủ yếu là “chắp bút” cho lãnh đạo. Từ báo cáo, phát biểu cho đến thư trả lời, trao đổi chỗ này, chỗ kia đều do chuyên viên này làm hết. Cả đời làm nghề chắp bút nhưng ông ta lại thiếu thực tế, “sớm cắp ô đi, tối cắp ô về”. Có ngườihỏi: “Sao ông nào lên cái chức ấy phát biểu cũnghao hao giống nhau ?”. Thì đúng thôi, lãnh đạo nào lên cũng vẫn dùng chuyên viên, cán bộ chuyên trách đó làm công đoạn “chắp bút”. "Chắp bút” đã thành nghề. Đã có bài bản sẵn từ lâu năm, đã qua đến mấy đời lãnh đạo rồi, như một thứ ba-rem, công thức, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, chẳng cần nhiều động não. Những năm gần đây Đảng ta tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hình ảnh Bác Hồ ngồi trước máy chữ, tay đặt lên vầng trán suy nghĩ, toát lên con người tự chủ lao động của Bác. Bác suy nghĩ và tự Bác viết dù là vấn đề lớn đến đâu vẫn bằng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Ở núi rừng căn cứ Việt Bắc Bác có “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Về Hà Nội tại nhà sàn, trên bàn làm việc của Bác có máy chữ. Đọc nguyên bản Di chúc Bác để lại mới thấy cách làm việc cẩn thận, chu đáo của Bác. Bản thảo viết xong, Bác tự sửa lại đến mấy lần. Có cán bộ ở Văn phòng Chủ tịch nước kể lại ông Vũ Kỳ có lần nói: “Cái này Bác để cháu viết, rồi gửi đến Bác đọc”. Bác nói: “Bài tôi phát biểu thì tôi tự viết lấy. Để cho chú viết, là cái đầu chú nghĩ ra, đâu phải đầu của Bác. Thế thì tốt nhất là chú nói luôn, mà nếu để chú viết, tôi cũng phải xem, phải sửa lại. Thế nên tiện nhất là tôi tự viết lấy”. Chưa nói đến chuyện gì lớn, chỉ riêng tác phong, cung cách làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo ta ngày nay hô hào học mà có mấy ai làmtheo tấm gương của Người?
Ngược lại, không ít cán bộ lãnh đạo bây giờ đến lời phát biểu cũng không tự viết. Thậm chí đến tập thơ cũng do người khác viết cho rồi đứng tên! Có lần, tôi hỏi địa chỉ thư điện tử của một bí thư tỉnh ủy để gửi một tài liệu liên quan cho ông đọc. Ông nói: “Cứ gửi đến văn phòng, rồi văn phòng in ra cho tôi đọc. Tôi đâu có biết “vi tính vi toán”, có biết “i-meo, i-mẻo” là cái gì đâu” (!). Rồi lãnh đạo cũng sinh ra lười biếng, ỷ lại, quen “chỉ tay năm ngón”. Mọi việc lớn hay nhỏ đều do 'bộ máy' gánh cho hết.
Phải chăng do cơ chế mà phát sinh bộ máy cồng kềnh, rồi chính bộ máy đó lại biến không ít cán bộ lãnh đạo thành cái máy? Họ quen sống bằng cái đầu người khác. Những cán bộ học hành, đào tạo tử tế, có trình độ năng lực chỉ làm chân nghiên cứu tổng hợp, văn phòng, trợ lý, thư ký…cho đến khi nghỉ hưu. Có nhiều vị lãnh đạo nhờ chính sách (hoặc dịch vụ, mua bằng) có bằng bổ túc cấp 3, nói thẳng là rất dốt, nhưng khi ở cương vị lãnh đạo lại có trong tay cả chục kỹ sư, thạc sĩ, chuyên gia trình độ cao để ... sai khiến. Có vị lãnh đạo chưa qua cao đẳng, đại học, có chăng chỉ là cái bằng trung cấp chuyên môn bổ túc, nhưng trong tay có đội ngũ giáo sư-tiến sĩ, các nhà khoa học đầu ngành giúp việc khá hùng hậu, bề thế. Một chuyên gia lâu năm ở cơ quan Trung ương qua nhiều 'đời lãnh đạo' nói với tôi: "Làm thì cứ làm, gọi là 'tham mưu' nhưng chán ngấy, nhiều việc nói rất cặn kẽ nhưng ổng (ông ấy) có hiểu gì đâu!". Cơ chế, chức danh, biên chế bộ máyđã cho họ có quyền được 'sẵn ăn' như thế!
Từ thực trạng khối hành chính, văn phòng đông đảo, cồng kênh có cần “tái cấu trúc”, tinh giản biên chế cho phù hợp và tiết kiệm hay không? Trước hết, cơ chế đó tự nó đã sinh ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách, những chuyên viên mà không ít trong số đó đã quen với lối sống và làm việc theo kiểu hành chính, quan liêu, bao cấp “sống dựa, nói leo, ăn theo”. Họ có nhiều chiêu thức và kinh nghiệm lấy lòng, chiều chuộng lãnh đạo, khéo sống “gió chiều nào che chiều đó", “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, miễn là được an phận, hở ra là tìm cách tự tư, tự lợi cho cá nhân, gia đình. Lãnh đạo được đặt trong cơ chế, bộ máy đã thành khuôn đúc sẵn thì dần cũng có thể bị biến thành cái máy. Không ít người lãnh đạo hoạt động thiếu tự chủ và ít phát huy nội lực bản thân, nhờ chức danh, chức trách mà được đứng trên thiên hạ, sống và làm việc bằng cái đầu của người khác.
Bộ máy không có lỗi. Lỗi là tại con người, tại cơ chế, các chính sách chuẩn bị nguồn nhân sự, tuyển chọn, đào tạo, bầu cử, vấn đề thực thi dân chủ ngay trong Đảng... Để bộ máy tổ chức không cồng kềnh, tinh giản được biên chế, để không còn người “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, để cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vắt óc suy nghĩ giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thì hãy thực hiện điều ta nói đúng nhưng hay làm ngược lại: Từ việc hình thành bộ máy, từ bộ máy thi tuyển, chọn người xứng đáng vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Bùi Văn Bồng
Bùi Văn Bồng Blog
Đã từ lâu, trong tổ chức bộ máy của ta, từ cơ quan đảng đến chính quyền, đều có đầy đủ: văn phòng, phòng, ban, vụ chuyên trách -rất đầy đủ, hầu như không thiếu một... góc nào. Điều đáng nói là bộ máy không tinh gọn, thường cồng kềnh, chồng chéo, có khi “dẫm chân lên nhau”, hiệu quả thấp. Không ít cơ quan được coi là “ngon ăn”, là nơi gửi gắm con, cháu, họ hàng thân quen của các có chức có quyền, con cái dân thường dễ gì chen vào được? Quỹ lương dành cho “khối” này không ít. Hô hào tinh giản biên chế từ lâu, nhưng biên chế không giảm lại tăng theo năm tháng. Có ông than phiền:
- Tinh giản ư? Tinh giản ai? Vẫn biết là không được việc mấy, nhưng lãnh đạo đã có nhời, khó lắm!
Một con số phình to biên chế đến giật mình: Riêng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương có 60 Đảng bộ trực thuộc, 4.800 Chi bộ, khoảng 6,5 vạn đảng viên. Chưa nói đến sự cồng kềnh, nặng nề, phình to của bộ máy, lực lượng nhân sự rất dồi dào, chỉ riêng về hiệu quả tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo đã thấy nhiều vấn đề đặt ra từ mấy chục năm qua về sự hợp lý, tinh giản, quản lý và thực thi nhiệm vụ rất cần bàn đến.
Cái chuyện cồng kềnh biên chế, dựa hơi Nhà nước, có khi học hành, bằng cấp cũng chưa đâu vào đâu, làm việc lằng nhằng vẫn lên lương, lên chức, về hưu vẫn đủ chế độ chẳng phải lỗi của ai, mà là lỗi của cơ chế. Đã nói đến cơ chế thì dù có sai đến mấy cũng không ai lôi được cái thằng cha "bị can cơ chế” ra tòa. Cơ chế do con người đẻ ra, nhưng nó không phải là con người cụ thể.
Điều đáng nói nhất là bộ máy quan liêu đã sinh ra những cán bộ quan liêu. Có cán bộ đã lên bậc chuyên viên cao cấp vàcông việc chủ yếu là “chắp bút” cho lãnh đạo. Từ báo cáo, phát biểu cho đến thư trả lời, trao đổi chỗ này, chỗ kia đều do chuyên viên này làm hết. Cả đời làm nghề chắp bút nhưng ông ta lại thiếu thực tế, “sớm cắp ô đi, tối cắp ô về”. Có ngườihỏi: “Sao ông nào lên cái chức ấy phát biểu cũnghao hao giống nhau ?”. Thì đúng thôi, lãnh đạo nào lên cũng vẫn dùng chuyên viên, cán bộ chuyên trách đó làm công đoạn “chắp bút”. "Chắp bút” đã thành nghề. Đã có bài bản sẵn từ lâu năm, đã qua đến mấy đời lãnh đạo rồi, như một thứ ba-rem, công thức, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, chẳng cần nhiều động não. Những năm gần đây Đảng ta tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hình ảnh Bác Hồ ngồi trước máy chữ, tay đặt lên vầng trán suy nghĩ, toát lên con người tự chủ lao động của Bác. Bác suy nghĩ và tự Bác viết dù là vấn đề lớn đến đâu vẫn bằng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Ở núi rừng căn cứ Việt Bắc Bác có “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Về Hà Nội tại nhà sàn, trên bàn làm việc của Bác có máy chữ. Đọc nguyên bản Di chúc Bác để lại mới thấy cách làm việc cẩn thận, chu đáo của Bác. Bản thảo viết xong, Bác tự sửa lại đến mấy lần. Có cán bộ ở Văn phòng Chủ tịch nước kể lại ông Vũ Kỳ có lần nói: “Cái này Bác để cháu viết, rồi gửi đến Bác đọc”. Bác nói: “Bài tôi phát biểu thì tôi tự viết lấy. Để cho chú viết, là cái đầu chú nghĩ ra, đâu phải đầu của Bác. Thế thì tốt nhất là chú nói luôn, mà nếu để chú viết, tôi cũng phải xem, phải sửa lại. Thế nên tiện nhất là tôi tự viết lấy”. Chưa nói đến chuyện gì lớn, chỉ riêng tác phong, cung cách làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo ta ngày nay hô hào học mà có mấy ai làmtheo tấm gương của Người?
Ngược lại, không ít cán bộ lãnh đạo bây giờ đến lời phát biểu cũng không tự viết. Thậm chí đến tập thơ cũng do người khác viết cho rồi đứng tên! Có lần, tôi hỏi địa chỉ thư điện tử của một bí thư tỉnh ủy để gửi một tài liệu liên quan cho ông đọc. Ông nói: “Cứ gửi đến văn phòng, rồi văn phòng in ra cho tôi đọc. Tôi đâu có biết “vi tính vi toán”, có biết “i-meo, i-mẻo” là cái gì đâu” (!). Rồi lãnh đạo cũng sinh ra lười biếng, ỷ lại, quen “chỉ tay năm ngón”. Mọi việc lớn hay nhỏ đều do 'bộ máy' gánh cho hết.
Phải chăng do cơ chế mà phát sinh bộ máy cồng kềnh, rồi chính bộ máy đó lại biến không ít cán bộ lãnh đạo thành cái máy? Họ quen sống bằng cái đầu người khác. Những cán bộ học hành, đào tạo tử tế, có trình độ năng lực chỉ làm chân nghiên cứu tổng hợp, văn phòng, trợ lý, thư ký…cho đến khi nghỉ hưu. Có nhiều vị lãnh đạo nhờ chính sách (hoặc dịch vụ, mua bằng) có bằng bổ túc cấp 3, nói thẳng là rất dốt, nhưng khi ở cương vị lãnh đạo lại có trong tay cả chục kỹ sư, thạc sĩ, chuyên gia trình độ cao để ... sai khiến. Có vị lãnh đạo chưa qua cao đẳng, đại học, có chăng chỉ là cái bằng trung cấp chuyên môn bổ túc, nhưng trong tay có đội ngũ giáo sư-tiến sĩ, các nhà khoa học đầu ngành giúp việc khá hùng hậu, bề thế. Một chuyên gia lâu năm ở cơ quan Trung ương qua nhiều 'đời lãnh đạo' nói với tôi: "Làm thì cứ làm, gọi là 'tham mưu' nhưng chán ngấy, nhiều việc nói rất cặn kẽ nhưng ổng (ông ấy) có hiểu gì đâu!". Cơ chế, chức danh, biên chế bộ máyđã cho họ có quyền được 'sẵn ăn' như thế!
Từ thực trạng khối hành chính, văn phòng đông đảo, cồng kênh có cần “tái cấu trúc”, tinh giản biên chế cho phù hợp và tiết kiệm hay không? Trước hết, cơ chế đó tự nó đã sinh ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách, những chuyên viên mà không ít trong số đó đã quen với lối sống và làm việc theo kiểu hành chính, quan liêu, bao cấp “sống dựa, nói leo, ăn theo”. Họ có nhiều chiêu thức và kinh nghiệm lấy lòng, chiều chuộng lãnh đạo, khéo sống “gió chiều nào che chiều đó", “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, miễn là được an phận, hở ra là tìm cách tự tư, tự lợi cho cá nhân, gia đình. Lãnh đạo được đặt trong cơ chế, bộ máy đã thành khuôn đúc sẵn thì dần cũng có thể bị biến thành cái máy. Không ít người lãnh đạo hoạt động thiếu tự chủ và ít phát huy nội lực bản thân, nhờ chức danh, chức trách mà được đứng trên thiên hạ, sống và làm việc bằng cái đầu của người khác.
Bộ máy không có lỗi. Lỗi là tại con người, tại cơ chế, các chính sách chuẩn bị nguồn nhân sự, tuyển chọn, đào tạo, bầu cử, vấn đề thực thi dân chủ ngay trong Đảng... Để bộ máy tổ chức không cồng kềnh, tinh giản được biên chế, để không còn người “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, để cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vắt óc suy nghĩ giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thì hãy thực hiện điều ta nói đúng nhưng hay làm ngược lại: Từ việc hình thành bộ máy, từ bộ máy thi tuyển, chọn người xứng đáng vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Bùi Văn Bồng
Bùi Văn Bồng Blog
Bộ trưởng chân đất
Thưa Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ở miền núi, nhiều “các cháu” bé 3,4 tuổi
vẫn phải đi chân đất tới trường. Nhưng đó không phải là biểu hiện của
“dân dã”. Giá như có lúc nào đó ông đi chân trần lên miền núi để nhìn
những bàn chân đất của những đứa trẻ vùng cao.
Ít hôm trước, một bài viết về Bộ trưởng Phạm Vũ Luận với nhan đề: “Bộ trưởng đi chân đất làm cách mạng giáo dục” được đăng tải trên báo Chất lượng Việt Nam. “Hôm đó, Tổng bí thư làm việc với Bộ KHCN và giới trí thức…Cánh phóng viên chúng tôi còn ấn tượng hơn khi thấy, trong buổi họp, Bộ trưởng thường bỏ dép để đi…chân đất, ngay cả khi ra ngoài nghe điện thoại. Sau này, khi tới đặt lịch phỏng vấn ông ở Bộ GD&ĐT, chúng tôi mới biết, khi làm việc, ông cũng hay “đi chân đất cho thoáng” như vậy”- bài báo viết.
Đó có thể là hình ảnh “bình dân” của một vị Bộ trưởng có thói quen gọi học sinh là “các cháu”. Nhưng đó cũng có thể là một biểu hiện về sự… luộm thuộm, đến phản giáo dục, của một giáo sư tiến sĩ, một nhà khoa học, một nhà quản lý, một chính khách, nhất là khi ông “chân đất” ngay cả trong buổi làm việc với Tổng Bí thư và các nhân sĩ trí thức.
Ngày hôm qua, sau khi những phản ánh của TS Trần Đăng Tuấn trên báo chí về về việc do chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em vùng khó nên địa phương gặp khó khăn khi thực hiện, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận “đã chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan khẩn trương rà soát để sớm ban hành”.
Theo giải thích của Bộ Giáo dục: “Ngay sau khi có Quyết định (60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có nội dung hỗ trợ tiền ăn trưa cho các cháu 3,4 tuổi), Bộ GD-ĐT đã khẩn trương chủ trì phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan soạn thảo thông tư hướng dẫn và ngày 13/6/2012 bản dự thảo đã được đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do vướng mắc một số khâu “kỹ thuật” nên cho đến nay thông tư này vẫn chưa được ban hành chính thức”.
Khen cho cái chữ “ngay” của Bộ trưởng. Quyết định 60 của Thủ tướng được ban hành ngày 26/10 và có hiệu lực từ 15/12/2011. Bộ chuẩn bị “ngay” mất 50 ngày. Sau đó, cũng “ngay” tới 6 tháng sau, dự thảo thông tư hướng dẫn mới được… đưa lên mạng. Và đến giờ, 16 tháng từ khi có quyết định 60, 14 tháng sau khi quyết định có hiệu lực, thông tư của Bộ vẫn “vướng mắc một số khâu kỹ thuật” và chưa được ban hành chính thức.
16 tháng, thời gian dài để phá kỷ lục về một thông tư bị bỏ quên khiến những quyết định mang tính chất an sinh xã hội cực kỳ cần thiết đến được tới cuộc sống, nhưng đủ dài để những đứa trẻ phải bỏ học vì không thể nhịn đói.
“Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”. Đây là câu hỏi không ít nhức nhối mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra vào sáng 7-1.
Thưa Thủ tướng, câu hỏi của Thủ tướng có thể trả lời, rất dễ dàng, qua trường hợp những đứa bé “sôi bụng” hoặc săn chuột làm thịt trong khi chờ thông tư của Bộ Giáo dục hướng dẫn thi hành một quyết định an sinh mà Thủ tướng đã ký từ 16 tháng trước.
Thưa Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ở miền núi, nhiều “các cháu” bé 3,4 tuổi vẫn phải đi chân đất tới trường. Nhưng đó không phải là biểu hiện của “dân giã”. Nguyên nhân có khi đơn giản hơn nhiều: Vì tiền mua dép còn phải dành nuôi miệng. Giá như có lúc nào đó ông đi chân trần lên miền núi để nhìn những bàn chân đất của những đứa trẻ vùng cao.
Theo Đào Tuấn
Ít hôm trước, một bài viết về Bộ trưởng Phạm Vũ Luận với nhan đề: “Bộ trưởng đi chân đất làm cách mạng giáo dục” được đăng tải trên báo Chất lượng Việt Nam. “Hôm đó, Tổng bí thư làm việc với Bộ KHCN và giới trí thức…Cánh phóng viên chúng tôi còn ấn tượng hơn khi thấy, trong buổi họp, Bộ trưởng thường bỏ dép để đi…chân đất, ngay cả khi ra ngoài nghe điện thoại. Sau này, khi tới đặt lịch phỏng vấn ông ở Bộ GD&ĐT, chúng tôi mới biết, khi làm việc, ông cũng hay “đi chân đất cho thoáng” như vậy”- bài báo viết.
Đó có thể là hình ảnh “bình dân” của một vị Bộ trưởng có thói quen gọi học sinh là “các cháu”. Nhưng đó cũng có thể là một biểu hiện về sự… luộm thuộm, đến phản giáo dục, của một giáo sư tiến sĩ, một nhà khoa học, một nhà quản lý, một chính khách, nhất là khi ông “chân đất” ngay cả trong buổi làm việc với Tổng Bí thư và các nhân sĩ trí thức.
Ngày hôm qua, sau khi những phản ánh của TS Trần Đăng Tuấn trên báo chí về về việc do chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em vùng khó nên địa phương gặp khó khăn khi thực hiện, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận “đã chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan khẩn trương rà soát để sớm ban hành”.
Theo giải thích của Bộ Giáo dục: “Ngay sau khi có Quyết định (60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có nội dung hỗ trợ tiền ăn trưa cho các cháu 3,4 tuổi), Bộ GD-ĐT đã khẩn trương chủ trì phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan soạn thảo thông tư hướng dẫn và ngày 13/6/2012 bản dự thảo đã được đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do vướng mắc một số khâu “kỹ thuật” nên cho đến nay thông tư này vẫn chưa được ban hành chính thức”.
Khen cho cái chữ “ngay” của Bộ trưởng. Quyết định 60 của Thủ tướng được ban hành ngày 26/10 và có hiệu lực từ 15/12/2011. Bộ chuẩn bị “ngay” mất 50 ngày. Sau đó, cũng “ngay” tới 6 tháng sau, dự thảo thông tư hướng dẫn mới được… đưa lên mạng. Và đến giờ, 16 tháng từ khi có quyết định 60, 14 tháng sau khi quyết định có hiệu lực, thông tư của Bộ vẫn “vướng mắc một số khâu kỹ thuật” và chưa được ban hành chính thức.
16 tháng, thời gian dài để phá kỷ lục về một thông tư bị bỏ quên khiến những quyết định mang tính chất an sinh xã hội cực kỳ cần thiết đến được tới cuộc sống, nhưng đủ dài để những đứa trẻ phải bỏ học vì không thể nhịn đói.
“Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”. Đây là câu hỏi không ít nhức nhối mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra vào sáng 7-1.
Thưa Thủ tướng, câu hỏi của Thủ tướng có thể trả lời, rất dễ dàng, qua trường hợp những đứa bé “sôi bụng” hoặc săn chuột làm thịt trong khi chờ thông tư của Bộ Giáo dục hướng dẫn thi hành một quyết định an sinh mà Thủ tướng đã ký từ 16 tháng trước.
Thưa Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ở miền núi, nhiều “các cháu” bé 3,4 tuổi vẫn phải đi chân đất tới trường. Nhưng đó không phải là biểu hiện của “dân giã”. Nguyên nhân có khi đơn giản hơn nhiều: Vì tiền mua dép còn phải dành nuôi miệng. Giá như có lúc nào đó ông đi chân trần lên miền núi để nhìn những bàn chân đất của những đứa trẻ vùng cao.
Theo Đào Tuấn
Nguyễn Vạn Phú - Đa sở hữu đất đai: Tại sao không?
Những lập luận đằng sau sự khẳng định đất đai phải thuộc quyền sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý hầu như
vắng bóng. Không ai giải thích cho cặn kẽ vì sao không cho nông dân sở
hữu mảnh đất họ đang canh tác.
Dường như sự “kiên định” này là do quán tính: hễ nói đến chủ nghĩa xã
hội thì đất đai phải của tập thể như cách suy nghĩ ngày xưa, nông dân
phải vào hợp tác xã mới đúng định hướng chứ không được làm ăn riêng lẻ.
Điều mỉa mai là những nguyên tắc mang tính giáo điều đó đã bị bỏ đi
trong các lãnh vực khác, trừ đất đai. Doanh nghiệp tư nhân, kể cả nước
ngoài được phép “bóc lột” thoải mái “giá trị thặng dư”, quy mô càng lớn
càng được khuyến khích.
Đứng ở góc độ lý thuyết, hiện nay chúng ta đã thừa nhận một nền kinh tế
đa sở hữu, trong đó chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền sở hữu tư liệu
sản xuất, thậm chí các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân được cam kết bảo vệ quyền sở
hữu tư liệu sản xuất của họ. Cách đây hai năm, tranh luận về chế độ công
hữu các tư liệu sản xuất – điểm then chốt của chủ nghĩa xã hội - đã kết
thúc với kết quả là khái niệm này đã được gác lại. Các doanh nghiệp nhà
nước đang được cổ phần hóa, tức đa dạng hóa sở hữu, chứ đâu có khăng
khăng nhà nước phải làm chủ.
Nay với nông dân, tại sao không thể mạnh dạn áp dụng một sự ứng xử tương
tự - tức là công nhận người dân có quyền sở hữu đất đai – là tư liệu
sản xuất chính của họ. Làm khác đi là không tạo ra sự công bằng, là tước
bỏ của người nông dân cái quyền họ mơ ước bao giờ nay. Làm khác đi, có
nghĩa chỉ áp dụng “định hướng xã hội chủ nghĩa” với nông dân, còn giới
doanh nghiệp thì thôi khỏi? Hay nhìn ở góc ngược lại, xây dựng nền nông
nghiệp mà đất đai không vận hành theo đúng quy luật thị trường thì, đến
một ngưỡng nào đó, làm sao nông nghiệp phát triển tiếp tục.
Thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai dẫn đến một số lo ngại – vấn đề
là những lo ngại này có cơ sở hay chỉ là lo ngại vô căn cứ?
Lo ngại đầu tiên là sở hữu tư nhân sẽ dẫn đến tích lũy ruộng đất, làm
nảy sinh “tầng lớp địa chủ” mới. Cái vô căn cứ ở đây là ràng buộc hạn
điền vẫn còn đó; thậm chí nếu sau này không còn hạn điền nữa, người nào
muốn canh tác quy mô lớn, tại sao không khuyến khích? Điều đó khác gì
một chủ doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, tuyển hàng ngàn công nhân?
Không lẽ một bên khuyến khích, một bên thì cấm?
Lo ngại thứ nhì là đất đai của tư nhân sẽ khó giải tỏa để làm các công
trình công cộng hay đơn thuần là để phát triển các khu đô thị mới. Cái
khó của việc giải tỏa sẽ tồn tại dù đất là thuộc quyền sử dụng hay quyền
sở hữu của người dân. Vấn đề là chính sách công bằng, công trình thật
sự cần thiết và quyền lợi của người có đất được tôn trọng thì không có
gì khó khăn cả. Thật ra, để bảo vệ quyền lợi của người dân nghèo chỉ còn
mảnh đất để canh tác thì càng khó giải tỏa đất càng tốt chứ sao. Để bất
kỳ công trình nào cũng phải cân nhắc thiệt hơn chứ không làm đại, làm
theo kiểu dự án treo, rồi đẩy người dân vào chỗ mất đất.
Ngược lại, cái lợi của một chế độ đa sở hữu sẽ rất nhiều: nông dân sẽ
ứng xử với đất như người chủ chứ không như người thuê như hiện nay, năng
suất ắt sẽ tăng, hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao. Ngày xưa chỉ
cần mảnh đất 5% mà người dân đã có thể xoay xở vượt qua những năm tháng
khó khăn của thời bao cấp; nay được sở hữu 100% thì người nông dân sẽ
làm ra điều thần kỳ mới.
Quan trọng nhất, hiện tượng đau lòng khi những người dân bị tước mất
đất, phải vác đơn đi khiếu kiện khắp nơi sẽ không còn nữa. Giới cường
hào mới ở các địa phương không còn có thể dễ dàng vẽ ra dự án để tước
đoạt đất của dân; giới làm ăn bất lương không thể cấu kết với giới có
quyền lực để đuổi người dân ra khỏi ngôn nhà của họ. Đó mới gọi là đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa nếu hiểu khái niệm này theo nghĩa chính xác
nhất của nó.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)
Nghĩa vụ quân sự: Phải công bằng!
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng, trên hết và trước
hết. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều băn khoăn với quy định mới đây về
việc nhập ngũ, nhất là vấn đề công bằng
Báo Người Lao Động số ra ngày 25-2 có đăng bài Trúng tuyển ĐH vẫn đi
nghĩa vụ quân sự (NVQS). Sau bài báo này, rất nhiều học sinh lớp 12 và
phụ huynh đã bày tỏ sự quan tâm về những quy định mới trong việc thực
hiện NVQS.
Lấp lỗ hổng trốn tránh NVQS
Tuyệt đại đa số đều ủng hộ việc thanh niên phải thực hiện NVQS để bảo vệ
Tổ quốc. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc băn khoăn về việc làm sao để thực
hiện nghĩa vụ thiêng liêng này một cách công bằng. Trong đó, quy định
khi có giấy báo trúng tuyển ĐH, CĐ, CĐ nghề, trung cấp (TC) nghề, TC
chuyên nghiệp, đồng thời với lệnh nhập ngũ thì nam thanh niên phải ưu
tiên thực hiện NVQS được nhiều người đặc biệt quan tâm.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Đại tá Nguyễn Minh Diệp, Cục
trưởng Cục Quân lực - Bộ Quốc phòng, khẳng định: “Phải từ bỏ suy nghĩ
chỉ những người học dốt mới nhập ngũ, còn những người học giỏi thì ở
nhà”.
Theo Đại tá Nguyễn Minh Diệp, dù Thông tư 175 hướng dẫn thực hiện Nghị
định 38/2007 về tạm hoãn và miễn nhập ngũ thời bình đối với công dân nam
trong độ tuổi nhập ngũ mới được ban hành năm 2011 nhưng sau 2 năm triển
khai đã bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí tiêu cực đã xảy ra. Việc xuất
hiện quá nhiều trường ĐH, CĐ, TC chuyên nghiệp, trong đó nhiều trường
chỉ xét tuyển, đã tạo lỗ hổng để thanh niên trốn tránh NVQS vì chỉ cần
có giấy báo nhập học là được tạm hoãn nhập ngũ. Rất nhiều địa phương
phản đối Thông tư 175 bởi gặp khó khăn trong việc tuyển quân và đề nghị
không mở rộng đối tượng tạm hoãn NVQS.
Những quy định của Thông tư 175 cũng đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã
hội khi người học giỏi thì được học ĐH, CĐ và khi tốt nghiệp thì đã gần
hết tuổi thi hành NVQS; còn người không đậu ĐH, CĐ thì phải đi bộ đội.
“Việc ban hành Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung Thông tư 175 là để bịt kẽ hở
đó. Quy định trong Thông tư 13 hoàn toàn phù hợp với Luật NVQS có hiệu
lực từ năm 2005” - đại tá Diệp khẳng định.
Thanh niên TPHCM hăm hở lên đường nhập ngũ ngày 27-2 Ảnh: PHAN ANH |
Chỉ con em nông dân nhập ngũ?
Qua giám sát của các cơ quan chức năng thuộc Quốc hội về việc thực hiện
NVQS, trong những năm qua, nhiều địa phương có số lượng thanh niên được
tạm hoãn NVQS lên đến 40%. Có địa phương, trong 5 năm liền không cán bộ,
công chức từ cấp xã trở lên nào thực hiện NVQS. Công dân đã có việc
làm, có trình độ học vấn cao, có chuyên môn kỹ thuật, con em cán bộ,
công chức, gia đình có điều kiện kinh tế thực hiện NVQS rất thấp, chỉ
chiếm 4,94% và đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, số lượng con nông
dân, người chưa tìm ra việc làm phải thực hiện NVQS rất cao, chiếm đến
hơn 80% và đang có xu hướng tăng lên.
Rõ ràng, Thông tư 175 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa bảo đảm
tính công bằng xã hội khi đối tượng được tạm hoãn thi hành NVQS quá lớn,
đồng thời làm giảm chất lượng tuyển quân. Trong khi đó, Quân đội Nhân
dân Việt Nam đang xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng “cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”.
Luật NVQS quy định việc thực hiện NVQS là trách nhiệm của mọi công dân
nam từ 18 đến 25 tuổi, thời gian là 18 tháng đối với lục quân, 24 tháng
đối với các binh chủng kỹ thuật (đa số các nước cũng áp dụng thời gian
thực hiện NVQS 18 - 24 tháng). Do vậy, nếu tiếp tục thực hiện theo Thông
tư 175 sẽ tạo bất công xã hội, không thể hiện đại hóa quân đội theo yêu
cầu và tình hình mới.
Nhiều bạn đọc cũng cho rằng không chỉ cần sự công bằng trong chính sách
NVQS mà còn phải thực sự công bằng khi thực hiện. Lâu nay, tình trạng
con cán bộ công chức, con nhà khá giả tìm cách trốn NVQS đã xuất hiện.
Do vậy, cần phải minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ, nghiêm túc tại
địa phương từ cấp phường - xã đến quận - huyện để tránh những tiêu cực
xảy ra, đặc biệt khi thực hiện Thông tư 13.
Không lo vắng bóng nam sinh viên
Trong buổi tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 tại Trường THPT Nguyễn
Thượng Hiền - THCM do Báo Người Lao Động tổ chức, nhiều học sinh lớp 12
băn khoăn rằng nếu thực hiện Thông tư 13 một cách nghiêm túc, liệu nhiều
trường có vắng bóng sinh viên nam? Thắc mắc này cũng được nhiều bạn đọc
nêu ra và cho rằng sau 4-6 năm nữa sẽ xuất hiện tình trạng thiếu nguồn
nhân lực cho sản xuất.
Những vấn đề nêu trên thực ra không đáng lo ngại. Nên nhớ rằng tuổi thực
hiện NVQS là từ 18 đến 25, số công dân nhập ngũ hằng năm chỉ chiếm
0,12% tổng dân số và 5,87% tổng số nam công dân trong độ tuổi phải thi
hành NVQS. Do đó, hoàn toàn không có chuyện các trường ĐH, CĐ sẽ vắng
bóng nam sinh viên và cũng không có chuyện khủng hoảng nguồn nhân lực.
Với số lượng nhập ngũ như vậy, vấn đề thực hiện công bằng xã hội mới
quan trọng hơn, như cân bằng các đối tượng, thành phần, kể cả những công
dân nam du học nước ngoài.
Cần phù hợp với thời bình
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, thanh niên cần chấp hành với ý thức cao
nhất. Tuy nhiên, khi thực hiện quy định này, phải chú ý bảo đảm công
bằng xã hội.
“Kinh nghiệm cho thấy nếu học sinh vừa tốt nghiệp THPT vào học ngay ĐH,
CĐ thì việc tiếp thu kiến thức chắc chắn tốt hơn người sau gần 2 năm
thực hiện NVQS mới quay lại trường. Bởi vậy, theo tôi, đối với những
thanh niên đã trúng tuyển ĐH, CĐ mà nhập ngũ, Bộ Quốc phòng nên tuyển
các em vào ĐH, CĐ quân sự luôn, để vừa huấn luyện vừa đào tạo. Hiện nay,
yêu cầu bảo vệ Tổ quốc rất cao nhưng cũng không phải thời chiến nên đối
với một số trường hợp đặc biệt mà luật cho phép, có thể để các em học
xong ĐH, CĐ rồi mới thực hiện NVQS” - ông Thuyết nhìn nhận.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, cho biết thời
chiến tranh cũng đã có quy định đậu ĐH nhưng vẫn phải vào chiến trường 3
năm, sau đó mới được đơn vị tạo điều kiện quay lại học tiếp. “Nhu cầu
NVQS hiện nay chưa lớn lắm. Vì vậy, nên thu hẹp phạm vi thực hiện NVQS” -
ông Thước đề xuất.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh - Hà Nội, nhấn
mạnh: Bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn khác nhau thì tính chất cũng
khác nhau. “Kinh tế phát triển thì quốc phòng mới mạnh. Vì thế, nhiệm
vụ xây dựng đất nước, theo tôi, cũng quan trọng như bảo vệ Tổ quốc” -
ông Hùng nhận xét.
Đây cũng là ý kiến mà nhiều bạn đọc đã bày tỏ và cũng là kinh nghiệm của
nhiều quốc gia. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế và nhiệm vụ quốc phòng có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Thời chiến tranh chống Mỹ đã có rất nhiều
trường hợp đặc biệt được ưu tiên đưa đi đào tạo, hạn chế vào chiến
trường để tránh những tổn thất không đáng có. Còn hiện tại là thời bình
nên có chính sách thích hợp với những đối tượng đặc biệt để xây dựng
nguồn lực phát triển đất nước.
“Phải từ bỏ suy nghĩ chỉ người học dốt mới nhập ngũ, còn người học giỏi thì ở nhà”.
Đại tá Nguyễn Minh Diệp,
Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Quốc phòng |
Ưu tiên nhập ngũ trước
Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT quy định
công dân nhận được lệnh nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường ĐH,
CĐ cùng một thời điểm thì thực hiện việc nhập ngũ trước, báo cáo cho
trường để bảo lưu kết quả thi tuyển. Trường hợp cùng nhận được giấy báo
nhập học, thời hạn phải có mặt nhập học trước, lệnh gọi nhập ngũ có thời
gian quy định có mặt sau thời gian nhập học thì công dân phải thực hiện
lệnh gọi nhập ngũ. “Các trường có trách nhiệm phải bảo lưu kết quả
trúng tuyển ĐH, CĐ của thanh niên thực hiện NVQS” - đại tá Nguyễn Minh
Diệp cho biết.
Cũng theo Thông tư 13, chỉ có những trường hợp đã
hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh nhập ngũ thì được tạm
hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa
phương.
|
Xây dựng quân đội chuyên nghiệp
Ngoài việc thực hiện công bằng chế độ NVQS, Nhà nước
cần xây dựng quân đội một cách chuyên nghiệp, tuyển những thanh niên
tình nguyện có đủ điều kiện về thể chất, trình độ để phục vụ quân đội
lâu dài.
Với các đối tượng là sinh viên, để bảo đảm công bằng
xã hội và tạo nguồn lực cho quân đội, ngoài giáo dục quốc phòng trong
trường học, sau khi tốt nghiệp nên đào tạo họ có thời hạn làm sĩ quan,
hạ sĩ quan dự bị một cách căn bản.
Nguyên Anh Tuấn (anhtuan58@...)
Quân đội phải là trường học lớn
Quân đội là một trường học lớn. Phải xây dựng quân
đội theo hướng đó để rèn luyện thanh niên, để thanh niên trưởng thành
hơn khi thực hiện xong NVQS. Đó là mong muốn không chỉ của riêng tôi mà
còn của nhiều phụ huynh khác. Ngoài ra, có nên giảm thời hạn thực hiện
NVQS, chẳng hạn 1 năm? Tôi nghĩ thời hạn đó đủ để một binh sĩ ở binh
chủng hợp thành biết chiến đấu tinh nhuệ. Đó cũng là thời hạn phù hợp để
các em đủ thời gian, sức lực và trí tuệ theo đuổi việc học sau khi đã
hoàn thành NVQS.
Hoàng Tố Hoa (hoatoh_@yahoo...)
|
(Người Lao động)
Lê Văn Phát - Vào Đảng để làm gì?
“Vì sao anh (chị) xin gia nhập Đảng” hay “anh (chị) vào Đảng để làm
gì?”, nói chung, tổ chức đảng đều nhận được câu trả lời gần giống nhau,
đại thể: “Tôi vào Đảng để hy sinh chiến đấu cho mục đích cuối cùng của
Đảng là đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng CNXH và
CNCS trên đất nước ta”.
Trả lời thế nhưng khi đã vào Đảng rồi thì trong công tác và sinh hoạt
hằng ngày không phải ai cũng sẵn sàng “chiến đấu hy sinh”, “sẵn sàng đấu
tranh”, “sẵn sàng là người chiến sĩ tiên phong” trên cương vị, chức
trách được giao phó.
Chỉ tính từ ngày Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay, bên cạnh
những đảng viên lao động sáng tạo, dũng cảm phấn đấu, là người tiên
phong trên tất cả các lĩnh vực công tác đúng như lời hứa khi gia nhập
Đảng thì số đảng viên vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước, mắc
vào những tội tham ô, lãng phí, vô trách nhiệm “nổi tiếng”, bị công luận
phanh phui tỷ lệ là bao nhiêu? Những ai mắc tội, những ai bao che,
thiên vị? Và bao nhiêu người đã trù dập đảng viên, quần chúng vì họ dám
nói lên sự thật? Những vụ ăn hối lộ, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng
cấp, chạy dự án, chạy tội… đã và đang như dòng nước ngầm bẩn thỉu làm
vẩn đục đời sống xã hội, làm ô uế thanh danh của Đảng cầm quyền và Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì trong đó có bao nhiêu
phần trăm là người đã từng hứa khi vào Đảng?
Không ít người đua nhau “tìm cách chui vào Đảng” đã biến Đảng thành cái
cầu thang để bước lên con đường danh vọng mưu vinh thân, phì gia. Khi
người có động cơ vào Đảng chỉ vì lợi ích của mình, thì sẽ dẫn họ đến tôn
thờ chủ nghĩa cá nhân, không vì nhân dân, không vì lợi ích của đất
nước, dân tộc mà hành động. Nếu tổ chức đảng kết nạp người có động cơ
“vì mình” vào Đảng thì chẳng khác gì cấy thêm những tế bào ung thư vào
cơ thể Đảng, làm cho Đảng, bản chất vốn vì nhân dân, làm đầy tớ trung
thành của nhân dân dần dần thoái hoá, biến chất thành tổ chức để làm
quan phát tài. Như thế, tác hại sẽ không lường hết:
- Gây nên tình trạng “kẻ không tốt tìm người không tốt”. Có thể nói đây
là tác hại nguy hiểm nhất. Người có động cơ cá nhân khi đã thành đảng
viên thì không những không ngăn ngừa được những kẻ cơ hội chui vào Đảng
mà còn tạo cơ hội cho những kẻ cùng hội cùng thuyền dễ dàng đứng vào
hàng ngũ của Đảng. Cứ thế, những kẻ cá nhân chủ nghĩa ở trong Đảng sẽ
phát triển theo cấp số nhân, những chiến sĩ kiên cường sẽ trở thành
thiểu số, nguy cơ Đảng bị biến chất là khó tránh khỏi.
- Làm hư hỏng bộ máy tổ chức:
+ Tạo ra tình trạng tư túng, cánh hẩu: Những kẻ cơ hội chui vào Đảng sẽ
tìm mọi cách để chạy chức, chạy quyền. Khi đã có chức quyền thì tất sẽ
sinh bè phái, “ai hẩu với mình thì dù có không đúng cũng nghe, không tài
cũng dùng. Ai không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ
phải mấy cũng không nghe.
+ Làm cho pháp luật bị khinh nhờn: Kẻ chỉ vì mình tìm cách vào Đảng để
chờ cơ hội nắm lấy chức quyền bằng mọi thủ đoạn. Khi đã có chiếc ghế của
uy quyền là nhăm nhăm kiếm lời, bất chấp kỷ cương, phép nước.
+ Hủ hoá đảng viên, cán bộ, công chức: Hủ là xấu, hoá là biến đổi, biến
thành; hủ hoá có nghĩa là biến cái tốt đẹp thành ra xấu xa. Động cơ vào
Đảng chỉ vì mưu lợi ích cho riêng mình thì dần dần sẽ hủ hoá, càng ngày
càng xa xỉ… thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm,
đạo đức. Ông uỷ viên đi xe hơi, rồi bà uỷ viên, cho đến các cô, các cậu
uỷ viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai chịu.
Ngày nay không ít đảng viên đã cố tình quên đi lời hứa khi vào Đảng, lâm
vào cảnh hủ hoá ngày càng trầm trọng.
+ Chia rẽ nội bộ: Do động cơ vụ lợi ích kỷ nên khi đã có chức quyền
trong tay (nhất là khi Đảng và Nhà nước trao nhiều quyền hành cho người
đứng đầu cơ quan, đơn vị) nếu không sớm được phát hiện và ngăn chặn họ
dễ kéo bè, kéo cánh, bênh vực người xấu, chống lại những người thẳng
thắn, trung thực dám đấu tranh với những sai trái của họ. Tình trạng
chạy chức, chạy quyền bao giờ cũng dẫn tới chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn
kết, tạo điều kiện cho kẻ cơ hội “đục nước béo cò”.
Tại đại hội chi bộ xóm và đại hội đảng bộ bộ phận thôn nhiệm kỳ này,
đảng viên trẻ Trần Văn H đã tự ứng cử và đều trúng cử vào chi ủy chi bộ
xóm, đảng ủy đảng bộ bộ phận thôn. H được đảng ủy phân công phụ trách
công tác thanh niên ở thôn. Mọi việc ban đầu diễn ra suôn sẻ, tưởng sẽ
là bước tạo đà cho sự phát triển của đảng viên này. Ai dè…
Khi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của xã đại hội nhiệm kỳ, H không được cơ cấu
vào ban chấp hành đoàn xã. Việc này không như hy vọng ban đầu của H. Thế
nên tư tưởng, trách nhiệm của H thay đổi hẳn. Những nhiệm vụ do H đảm
nhiệm bị chững lại. Thôn H cư trú vừa mới thành lập, nên chưa có trưởng
công an thôn, H hy vọng: Nếu được trên bố trí làm công an thôn thì sẽ
tốt, tiện lợi cho gia đình nhiều bề, vì nhà H bán cà phê, cho thuê nhạc
sống… Tuy vậy, xét về khả năng và nghị lực, cấp trên lại giao nhiệm vụ
trưởng công an thôn cho người khác chứ không phải là H. Từ đó, H sinh ra
nản chí, làm đơn xin rút khỏi chi ủy chi bộ xóm và đảng uỷ bộ phận
thôn.
Động cơ vào Đảng của H là vì lợi ích riêng, để được “làm quan” dù đó là
“quan xóm”, “quan thôn” hay “quan xã”. Và khi không đạt được ý nguyện cá
nhân của mình, H đã lập tức rời bỏ vị trí chiến đấu, rời bỏ Đảng.(
Trích lược theo: Vào Đảng để làm gì và Động cơ khi vào Đảng của Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam).
Để xảy ra tình trạng như trên thì Đảng không thể trách những người vào
Đảng mà phải tự trách mình. Bởi vì Đảng đã vô tình ép họ vào chứ không
phải họ tự nguyện. Giáo viên muốn lên hiệu phó, hiệu trưởng phải có
Đảng, nhân viên muốn lên trưởng, phó phòng phải có Đảng, nói chung muốn
thăng quan tiến chức,len lỏi vào bộ máy chính quyền thì trước hết phải
vào Đảng. Nếu không vào Đảng mà thăng tiến nhanh hơn thì liệu những
người đó có vào không?
Mặc khác trong kinh phật có nói bản chất của con người là tham, sân,
si,nó còn tàn độc hơn cả loài rắn độc nên khi bước vào cửa phật phải dũ
bỏ hết điều này. Do đó, những người vào Đảng, muốn phấn đấu theo lý
tưởng của Đảng thì trước hết phải trút bỏ tham, sân, si như khi vào cửa
phật, nếu không đa số những người vào Đảng là theo đuôỉ mục đích riêng
của mình và cuối cùng là Đảng sẽ phục vụ lợi ích của ai?
Hoà phát, ngày 01 tháng 03 năm 2013
Ks. Lê Văn Phát
(Dân luận)
Thái Hiền - Hội chứng tâm thần và Hiệu ứng Domino
Đang giữa bữa ăn vui vẻ của gia đình sau Tết Nguyên đán, mọi người bỗng
dưng tá hỏa, nhảy dựng lên khi mục sở thị ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đang sùi bọt mép đay nghiến, tổng sỉ vả bàn dân thiên hạ trên TV
qua chương trình thời sự đài VTV1 19h ngày 25/2/2013.
Không chỉ nội dung của bài giáo huấn mà cả giọng nói, thái độ, thần sắc,
ánh mắt lẫn khuôn mặt của ông như một người bị chứng "lên Đồng" khiến
ta phải lạnh người không tin nổi đó lại là hình ảnh một vị Tổng bí thư-
được coi là Vua của một Quốc gia Dân chủ - Cộng hòa XHCN.
Máu người lính nổi lên như một phản xạ có điều kiện vội siết mạnh ngón
trỏ nâng lên ngang tầm ngắm... suýt nữa thì vỡ ly rượu trên tay. Thế rồi
không phải một lần mà ba lần nâng lên hạ xuống cho đến khi 1/2 chai sáu
lăm đi lúc nào không hay. Không biết có phải do rượu hay do ức chế mà
suốt đêm hôm đó cho đến cả ngày hôm sau không ngủ, vùi đầu vào các trang
mạng quyết tìm hiểu cho ra ngọn nguồn của sự việc.
Thì ra không phải riêng một ai, hết thảy những người tử tế, những người
được cho là hiểu biết hay có học đôi chút khi đón nhận thông tin đều
phản ứng về thái độ và lời nói bất nhã của ngài Tổng bí thư. Thế rồi một
lời cảnh báo lạnh lùng nhưng rắn rỏi của nhà báo trẻ tuổi tên Nguyễn
Đắc Kiên xuất hiện trên các trang mạng như phát súng khai hỏa đã phần
nào giải tỏa được bức xúc bởi có người đồng cảm đã kịp thời nói hộ ra
những suy nghĩ, trăn trở và uất nghẹn khó diễn tả của mọi người.
Có thế chứ, chẳng lẽ cả bố mình - một người sáu mươi lăm năm tuổi đảng,
từng đi qua ba cuộc chiến tranh, suốt đời thắt lưng buộc bụng, vào sinh
ra tử tận tụy trung thành với lý tưởng cũng bị coi là suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống hay sao? Nói như thế là xúc phạm đến cụ
rồi đấy, bởi trước khi nhắm mắt năm 2011cụ đã nói "cái Đảng bây giờ
không phải là cái Đảng ngày xưa bố theo đuổi nữa rồi con ạ". Có lẽ cụ
còn muốn nói thêm điều gì nữa nhưng sức khỏe không cho phép, cụ ra đi
mang theo nhiều điều trăn trở. Lớp các cụ nếu may mắn còn sống đến những
năm tháng gần đây mà vẫn minh mẫn thì phần lớn rơi vào trạng thái luôn
bị dằn vặt, đau lòng và không thanh thản bằng những người đã ra đi trước
khi nhận ra sự nhầm lẫn của thế hệ mình.
Theo hiệu ứng Domino, sắp tới sẽ còn tiếp tục ngã nữa cho đến quân bài cuối cùng thì sụp đổ hoàn toàn. Liệu sẽ còn bao nhiêu quân bài nữa? (Tranh Mana Neyestani) |
Đang tâm đắc bởi lời tuyên bố đanh thép của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bỗng
lại hụt hẫng và uất nghẹn khi được tin anh Kiên đã bị Báo Gia đình và
Xã hội sa thải ngay sau khi có bài viết tâm huyết đó. Thật là một bi hài
kịch!
Về những lời phát biểu của ông Tổng bí thư thì không cần bình luận thêm
nữa, chỉ muốn nói nhỏ với ông bằng tư cách là đồng niên như sau: Ở cương
vị đó không bao giờ được phép dùng ngôn từ đường phố để thể hiện chính
kiến của mình giữa thanh thiên bạch nhật trước Công đường. Ít ra cũng
phải (mặc dù đóng kịch) nghẹn ngào, lắp bắp hay sụt sùi mếu máo như ông
đã từng diễn trong Hội nghị TW 4 mới phải chứ. Có thể nói đó là một hình
ảnh rất phản cảm, ít nhất ở lứa tuổi thất thập lẽ ra phải để lớp trẻ
tôn trọng. Những nội dung ông giáo huấn thì khỏi phải tranh luận, đã có
hàng ngàn người phân tích mổ xẻ rất chí lý, chí tình rồi, đặc biệt là
bài của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, chỉ lưu ý ông: Ở cái thời đại ngày nay
dân chúng đã khác rất xa thời cải cách ruộng đất, thời mà những người
tiền nhiệm của ông đã từng thể hiện thành công. Ngày nay thì khác, chẳng
cần phải cao siêu hay uyên bác gì, mọi người đều nhận ra đâu là chính,
đâu là tà, ai là phản động, ai là suy thoái biến chất, là vô đạo, không
thể "nhập nhèm đánh lận con đen" mãi được đâu.
Tuy nhiên, để giải thích cho "hiện tượng Nguyễn Phú Trọng" không nên chỉ
nhìn vào giác độ chính trị, bởi như vậy rất dễ dẫn đến sự thiên kiến,
thiếu khách quan do nhiều người "không ưa" cộng sản. Với lẽ đó bài viết
dưới đây chỉ tập trung phân tích khía cạnh xã hội và tâm lý con người
qua những biến động của xã hội, đặc biệt là bối cảnh hiện nay, được coi
là có nhiều ảnh hưởng đến tâm lý con người xã hội nhất là những nhân vật
có tác động lớn đến cộng đồng và ngược lại chịu tác động mạnh từ phía
cộng đồng mà ông Trọng là một điển hình. Nghiên cứu này với mục đích
khắc họa cho luận án về "Hội chứng tâm thần do ảnh hưởng của nền Kinh tế
Thị trường định hướng XHCN" đang viết dở.
"Thơ có tuổi và chiêm bao có tích" Hàn Mạc Tử đã nói như thế!
Không phải ngẫu nhiên hay vô cớ mà ông Trọng có biểu hiện tâm thần mất
kiểm soát như thế đâu. Chẳng phải riêng ông. Điểm lại một loạt bài phát
biểu, đăng Đàn gần đây của các phát ngôn viên thuộc bộ máy Tuyên truyền
cộng sản đều có biểu hiện tương tự. Nghĩa là không biết mình nói gì, làm
gì, đang nói với ai... như thể bị ma làm, rồi sau đó bản thân họ cũng
có thể không còn nhớ mình nói gì cho tới khi bị "ném đá" rất giữ dội mới
tỉnh ra và lặn mất tăm không còn dám xuất hiện nữa. Chẳng hạn ngày
19/12/2012 nói chuyện trước lãnh đạo các trường đại hoc về biển Đông ông
Đại tá Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh - Học viện
Quốc phòng với ngôn ngữ rất ít học, vác sổ hưu ra hù dọa các cụ về hưu
và những người chuẩn bị nghỉ hưu. Đúng là "hết khôn dồn sang dại" và còn
rất nhiều ông (không nhớ hết tên) với Hàm Đại tá, Thiếu tướng, Giáo sư,
Tiến sĩ, Trưởng Ban nọ, Phó Ban kia cũng đều có biểu hiện tương tự như
dấu hiệu của "hội chứng tâm thần phân lập".
Hiện tượng này được một số người cho rằng đó là "điềm gở" của đảng cộng
sản trong năm con Rắn. Họ đồ rằng đã có một nhà Chiêm tinh học nào đó
coi Sao xem vận mệnh cho Đảng cộng sản rồi đưa ra những dự đoán rất xấu.
Từ dự đoán đó đã tạo ra tâm lý hoảng loạn tác động đến các hành vi và
khẩu ngữ của các lãnh đạo cộng sản. Thế rồi, ngay lập tức mấy Thầy Cúng
và Thầy Phù thủy cao tay, tên tuổi đã được mới đến để làm lễ Tế Sao giải
Hạn giúp Đảng cộng sản qua khỏi cơn bĩ cực.
Quẻ bói đầu năm phán rằng: Sau những bê bối do tham nhũng, bè cánh, lợi
ích nhóm trong đảng các ông lên đến cực điểm đã phá nát một nền kinh tế
nước nhà, đẩy xã hội đến một tình trạng suy tàn về mọi mặt, khiến dân
oan nổi dạy khắp nơi. Dưới sự dẫn dắt của "lực lượng tiên phong", Kinh
tế Quốc doanh đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, Từ Vinashin,
Vinaline đến hầu hết các Vina và mới nhất là dự án Bouxite đã cướp đi
hàng chục tỷ đô la khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu
người thất nghiệp. Đặc biệt là thất bại của Hội nghị TW 4 càng như đổ
thêm dầu vào lửa, khiến lòng người oán giận, hồn ma ai oán đi lang thang
kêu khóc khắp nơi, âm khí bốc lên ngùn ngụt rồi tụ lại như hình con Rắn
Hổ mang ngay chính giữa Ba đình. Nếu không dùng những Bùa phép để ngăn
chặn thì các thế lực thù địch rất dễ nhân cơ hội này xúi dục dân chúng
đòi dân chủ, thực thi nhân quyền thì bài học của sự sup đổ hệ thống cộng
sản Đông Âu và gần đây là các chế độ độc tài Bắc Phi sẽ chỉ là ngày một
ngày hai.
Thế rồi Thày phán rằng: phải dùng phép "tương kế tựu kế" - lấy dân chủ
làm mồi nhử để diệt dân chủ. Và thế là chiếc bánh vẽ "sửa đổi Hiến pháp"
ra đời. Kể ra cũng cao kiến. Cứ đổ hết những sự thất bại và suy thoái
là do lỗi soạn thảo Hiến pháp, rồi lôi Hiến pháp ra sửa thế là êm. Ngay
lập tức Bùa phép có hiệu nghiệm. Ban soạn thảo Hiến pháp Quốc hội dưới
sự lãnh đạo của đảng quang vinh vội chớp lấy cơ hội kể công ban phát
nhân quyền. Lúc đầu rất hỷ hả, sởi lởi, động viên, khuyến khích toàn dân
công khai góp ý, thoải mái đóng góp không có vùng cấm để cùng nhau hoàn
thiện bản Hiến pháp "đã được đại biểu quốc hội phê duyệt" nhằm xây dựng
một xã hội tươi đẹp cho tương lai. Mô Phật! lại "chưa có bao giờ đẹp
như hôm nay"
Về phía người dân, như hạn hán gặp mưa rào, Người người Hiến pháp, nhà
nhà Hiến pháp. Đến cả các Giáo sư Toán học, Nhà Vật lý học, Nghệ sĩ Nhân
dân, Nhà thơ, Nhà văn cũng lao vào viết Hiến pháp. Mọi người như đã tạm
nguôi đi những bức xúc về lạm phát và suy thoái kinh tế, quên đi giá cả
leo thang, thuế má nặng nề, đời sống khó khăn để tập trung vào thảo
luận và viết Hiến pháp. Cũng đúng thôi, khi người dân đang khao khát dân
chủ thì những hứa hẹn một Hiến pháp mới sẽ như một cứu cánh.
Với kinh nghiệm nhiều năm diễn ảo thuật trong việc tổ chức bàu cử, lấy ý
kiến nhân dân, kiểm tra, giám sát, kiểm phiếu đều do một đảng tự biên,
tự diễn, tự tổng kết, tự vỗ tay, chẳng khó gì để nhào nặn ra một dự thảo
Hiến pháp mới đầy những tính từ lấp lánh ánh Sao. Những tưởng rằng
giống mọi lần, dân sẽ chỉ có thể góp ý loanh quanh trong khuôn khổ cái
khung đã được đóng sẵn. Ai ngờ dân trí bây giờ nó khác. Họ say mê nghiên
cứu hiến pháp thật đấy nhưng là bản Hiến pháp của họ tự soạn thảo ra
chứ không phải bản hiến pháp "đã được Quốc hội phê duyệt". Những thường
dân thì đua nhau ký vào bản Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức soạn thảo.
Có người ký ủng hộ cả những bản đề nghị, yêu cầu do nhóm sinh viên đứng
ra kêu gọi. Có vẻ như họ sẵn sàng chấp nhận bất cứ Hiến pháp nào miễn là
không phải cái bản Hiến pháp cũ đã khiến người dân khốn khổ. Lý lẽ của
họ rất đơn giản: Đã là "quyền lực cao nhất thuộc về Dân" thì phải do Dân
phúc quyết. Đã là "của Dân, do Dân và vì Dân" thì phải do chính Nhân
dân soạn thảo thông qua đại diện của họ chứ không phải Quốc hội - đại
diện cho đảng phê duyệt. Thế mới biết dân trí ngày nay cao biết nhường
nào.
Lại nói về mấy anh chủ trương sửa đổi Hiến pháp 1992, sau màn khai
trương rầm rộ với rất nhiều lời hay ý đẹp như thể đã sẵn sàng lắng nghe
mọi ý kiến đóng góp của Dân, có vẻ như Dân muốn sao là được vậy, nhưng
khi Dân góp ý đòi bỏ điều này, bổ xung điều kia thì nhảy sếch lên như
đỉa phải vôi.
Thật là chẳng có dại nào giống dại nào. Có người rủa "tham thì thâm",
người thì bảo "gái đĩ lại già mồm". Đã chót theo Mác lại còn tin ở Thày
bói. Thà cứ nói thẳng toẹt ra là "của đảng do đảng và vì đảng" cho nó
xong, cũng chẳng ai làm gì được; vẫn như từ xưa tới nay mặc dù có Hiến
pháp nhưng có bao giờ dùng đến đâu mà lại đổ hết lỗi cho Hiến pháp? Mọi
thứ từ xưa tới giờ đều theo chỉ thị nghị quyết của đảng. Thà cứ để như
thế cho lành không muốn, tự nhiên lại "giở chứng" lôi Hiến pháp ra sửa
đâm ra mới gặp rắc rối. Có người nói: Cũng không hẳn là dại đâu, ban đầu
cũng định chơi trò hai mặt như từ xưa tới giờ, ai dè dân bây giờ họ
khôn rồi nên mới bị sốc như thế. Thế rồi khi chân tướng đã bị lộ tẩy, đã
cởi truồng rồi thì còn đâu nữa mà sĩ diện, đành chơi bài ngửa.
Lại cũng chính bởi mấy ông Thày Phù thủy (đểu) đã phán bảo phải "niệm
Thần chú" để giải Hạn, thế rồi tự nhiên cứ như ma làm, "không khảo mà
xưng", thi nhau đăng Đàn, như bị lên đồng, gân cổ chứng minh là phải bảo
vệ cái này, giữ cái kia, trung thành với cái nọ.... (nào có ai cướp đâu
mà sợ) cuối cùng không che mắt được thiên hạ, không ngăn cản được ý Dân
thì dọa nạt, cảnh báo, cấm đoán ...đấy chính là bởi "hội chứng rối loạn
tâm thần" do chơi trò hai mặt kiểu "kinh tế thị trường định hướng
XHCN". Khi hồn Trương ba đã nhập vào anh hàng thịt rồi thì tránh sao
được bởi thế mà hết thảy các vị Tướng, Tá, Sĩ các loại cho đến cả Tổng
bí thư cũng bị "tẩu hỏa nhập ma", bị ngã Đàn.
Những "hiện tượng Nguyễn Phú Trọng" bị ngã Đàn đã lặp đi lặp lại từ cuối
năm ngoái rồi. Hết ông nọ bị ném đá, đến ông kia bị chửi rủa bị phỉ
báng như nhưng quân bài Domino đổ hàng loạt chứ không phải riêng ông.
Theo hiệu ứng Domino, sắp tới sẽ còn tiếp tục ngã nữa cho đến quân bài
cuối cùng thì sụp đổ hoàn toàn. Liệu sẽ còn bao nhiêu quân bài nữa?
1/3/2013
Thái Hiền
(Dân luận)
Bùi Tín - Biết đủ là khôn
Ở đồng bằng Nam Bộ, trên bàn thờ Tổ tiên ông bà của bà con ta trong ba
ngày tết thường có mâm hoa quả với bốn loại trái cây: mãng cầu, dừa, đu
đủ và xoài – hay nói tắt theo giọng Nam Bộ là “cầu vừa đủ xài”.
Bà con ta không thích giàu sang ư? Ở một vùng vựa lúa phì nhiêu, cá tôm
phong phú, hoa trái xum xuê, làm giàu làm gì cho phải bận tâm suy nghĩ,
rồi còn phải lo giữ của. Cứ sống vừa đủ, cầu cho không thiếu thốn nghèo
đói là được. Đây là suy nghĩ của đa số nông dân thuộc tầng lớp trung
gian đông đảo. Họ thấy nhiều đại điền chủ ruộng đồng thẳng cánh cò bay
đâu có sung sướng. Con cái họ giàu sang đâm ra ham mê hưởng lạc, ăn chơi
cờ bạc, trai gái bất lương, có khi sa vào tệ nạn nghiện hút, kiện cáo
dây dưa, án mạng và tù đầy, gia đình đổ vỡ. Rồi nhà giàu hay đèo bòng
thê thiếp, gia đình lộn xộn, lắm bi kịch éo le và ly tán, đâu có hạnh
phúc bền lâu.
Triết lý minh triết xưa của cha ông ta cũng dạy rằng người quân tử tự
mình biết bao nhiêu là vừa đủ, không ham mê gì cho nhiều, biết hạn chế
lòng tham, vì tham dễ phạm vào lợi ích của người khác, dễ thả lỏng mình
lấy của phi nghĩa làm của mình. “Tri túc tri chỉ”. Biết đủ là biết dừng
lại. “Tri chỉ tri phúc”. Biết dừng đúng lúc là biết hưởng phúc vậy. Các
cụ nhà nho còn nói “tri túc túc trí”, biết bao nhiêu là đủ chứng tỏ là
người có trí khôn, giàu bản lĩnh, hiểu biết làm người giữa thiên hạ.
Trong nước đang nổi lên 2 vấn đề cực lớn, một là sửa đổi, viết Hiến pháp
mới và chống nạn nội xâm tham nhũng dai dẳng bất trị. Ở đây nổi lên vấn
đề loại bỏ Điều 4 quy định việc xác lập quyền lãnh đạo của đảng Cộng
sản. Trên thế giới không có hiến pháp nước nào có điều khoản áp đặt như
thế. Đây là món nhập cảng từ Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô cũ – toàn bộ
Hiến pháp này đã bị hủy cuối năm 1990. Uy tín và sự tín nhiệm của một
chính đảng được chứng tỏ trong từng thời gian bởi lá phiếu, không thể
quy định một lần trong Hiến pháp là xong. Chính vì thế đã có 4.843 (nay
đã là 6.612) trí thức hàng đầu yêu cầu loại bỏ Điều 4, thảo Hiến pháp
mới, một việc làm chưa từng có, chính đáng, hợp lẽ phải, hợp lòng dân.
Vậy mà một cán bộ lãnh đạo, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương
Nguyễn Văn Thông dám nói bừa rằng những trí thức nói trên đang đi theo
các thế lực phản động.
Một học giả Hoa Kỳ gốc Trung Quốc Pei Minxin vừa nhận định trên báo The
Diplomat (Nhà ngoại giao) rằng trong thế kỷ XX, chế độ độc đảng ở Liên
Xô kéo dài nhất là được 73 năm (1917 – 1990), khó có nước độc đảng nào
có thể thọ lâu hơn. Chế độ độc đảng ở Việt Nam đã được 68 năm (1945 –
2013), ở Trung Quốc được 64 năm ( 1949 – 2013), nghĩa là đều gần tới
giới hạn cuối cùng.
Tốt nhất là tại các nước ấy, các đảng Cộng sản nên biết thời gian độc
quyền cai trị của họ thế là quá đủ, để tự mình quyết định trả lại tự do
chính trị đầy đủ cho toàn dân, cùng toàn dân thành tâm xây dựng nền dân
chủ đa đảng lành mạnh, tiến bộ, cùng toàn dân xây dựng Kỷ nguyên Dân chủ
và phồn vinh cho toàn dân cùng chung hưởng. Làm được như thế mới thực
là “tri túc tri chỉ ”, biết là đủ, biết dừng lại là “tri túc túc trí“,
chứng tỏ hiểu biết, có bản lĩnh và khôn ngoan, tránh cho đất nước những
xáo trộn đáng tiếc, thậm chí những đổ vỡ tai hại.
Đối với quốc nạn tham nhũng cũng vậy. Cả hai nhiệm kỳ Quốc hội gần 10
năm bất lực rõ rệt trong cuộc chiến đấu sinh tử, không những không đẩy
lùi được tên giặc này như đã hứa, mà còn để nó lớn lên gấp bội, làm thất
thoát thêm gần 1 triệu tỷ đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân. Thế là quá
đủ để các vị hiện còn tại vị tự nguyện mạnh dạn cùng nhau rời vị trí
lãnh đạo như đã hứa, để bầu ra một Quốc hội đa đảng, một chính phủ mới
thực sự của dân,do dân, vì dân. Còn phải đợi đến bao giờ nữa?
Đây cũng là vấn đề “ tri túc tri chỉ “, biết là đủ, quá đủ, biết dừng
lại, biết liêm sỷ, xin lỗi dân, cũng là “tri chỉ, túc trí “, biết dừng
lại, nhường ghế lãnh đạo và cầm quyền cho người khác, cũng là khôn
ngoan, có hiểu biết vậy.
Còn đối với những bầy sâu tham nhũng lúc nhúc loại loại cỡ bự ở những
bậc thang quyền lực cao chót vót, hay ở trong đám sâu phàm ăn, phàm múc,
phàm nuốt trong ngành hải quan, thuế má, giao thông, nhà đất, tòa án…
lại càng phải hiểu ra cái lẽ của sự “quá đủ“. Tham quá có khi mất mạng
đấy; ăn căng bụng có khi bội thực. Đất nước bỗng nảy sinh ra hàng ngàn
tỷ phú mới, hàng ngàn triệu phú đôla mới, phất lên do mánh mung quyền
lực, buôn quan bán tước, đầu cơ đất đai nhà cửa, buôn lậu ngọai tệ.
Chúng ăn chơi phè phỡn, con cái hư đốn, làm ô nhiễm toàn xã hội. Chuyện
kê khai tài sản cán bộ đảng viên và gia đình cứ như trò đùa dai, trò
phủi bụi của trẻ con, khiêu khích người dân lương thiện. Đối với những
bầy sâu đội lốt người này, hãy hiểu cho sâu sắc thế nào là “quá đủ”, nếu
không sẽ là quá muộn. Căm thù giặc tham nhũng của nhân dân không kém gì
căm thù kẻ thù xâm lược và bành trướng đâu.
Xã hội ta đang xuống cấp, chia rẽ, phân hóa, người ăn không hết kẻ lần
chẳng ra, bọn gian manh ngồi trên đầu người lương thiện. Toàn dân cần
phải công khai nói lên nhận xét của chính mình đối với đảng và chính
quyền, rằng để cho tình hình suy thoái tận cùng như hiện nay là quá đủ
rồi đấy. Sức chịu đựng của người dân là có hạn.
Chỉ có một phương án duy nhất có hiệu quả là thay hẳn hệ thống quản lý,
cai trị từ độc quyền đảng trị sang hệ thống dân chủ hiến trị và pháp trị
như tuyệt đại đa số nước dân chủ pháp trị trên thế giới hiện nay, không
thể để lỡ thời cơ đang xuất hiện là toàn dân tham gia khởi thảo một
Hiến pháp hoàn toàn mới, từ bỏ con đường cải lương của Bộ Chính trị, chỉ
có những thay đổi mini, lặt vặt, vô bổ .
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đảng, và gần năm trăm đại biểu
Quốc hội không thể làm ngơ là hiện có 2 bản dự thảo trình làng, 1 do
Quốc hội đưa ra và 1 do 74 trí thức nòng cốt đề xuất. Mới qua thăm dò sơ
bộ, bản dự thảo của trí thức đã được hơn 80 % người xem tán đồng, trong
khi bản dự thảo do Quốc hội đưa ra chỉ đạt 3 % đồng thuận, theo thông
báo có trách nhiệm của mạng Bauxite. com.
Thế là đủ, là quá đủ để so sánh, để lựa chọn phương án tối ưu nào cho
đất nước. Xin nhớ 4.843 , nay là 6.612 trí thức ký tên về bản Hiến pháp
mới trong có hơn 3 tuần lễ, đã gấp 13 lần số đại biểu Quốc hội hiện
nay.
Tất cả những thủ thuật lừa dối, vu cáo trí thức yêu nước nói trên là thế lực thù địch cũng đã quá đủ rồi.
© Bùi Tín
Nguồn VOA
Kinh Tế Việt Nam Chưa Thể Khá
Căn nhà mái dột và móng ruỗng nên chỉ sợ phải gió
Sau khi ăn Tết, lãnh đạo Việt Nam lại ra chỉ thị về việc cần làm ngay để
cải tiến tình hình kinh tế. Năm nay, không khí còn có vẻ khẩn trương mà
chẳng mấy lạc quan sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ
cấu kinh tế và chỉ thị các phủ bộ cùng cơ quan liên hệ ra sức tiến hành.
Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về viễn ảnh kinh tế đó qua phần trao đổi với
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Gia Minh thực hiện sau đây
Một góc phố Hà Nội những ngày cuối năm 2012 - AFP photo |
Khó khăn chồng chất
Gia Minh: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng vừa phê duyệt và ban hành quyết định về Đề án quy mô sẽ thi hành từ
nay đến năm 2020 để tái cơ cấu nền kinh tế èo uột của Việt Nam với đà
tăng trưởng thấp nhất kể từ 13 năm nay. Lồng trong đề án là tái cơ cấu
hệ thống tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp, với trọng tâm
là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Theo dõi quyết định mang số
339/QĐ-TTg của Thủ tướng Hà Nội, ông đánh giá thế nào về triển vọng kinh
tế của Việt Nam trong năm nay và những năm tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Gần hai năm nay rồi, người ta đã thấy lãnh đạo Hà
Nội, từ đảng xuống tới Nhà nước và Chính phủ nói đến việc chuyển hướng
và ba yêu cầu tái cấu trúc hệ thống tài chính và ngân hàng, hệ thống
doanh nghiệp nhà nước và hệ thống đầu tư của khu vực công quyền. Nhưng
tiến độ của việc cải sửa thật ra quá chậm và nếu có xem lại các quyết
định đã ban hành từ năm ngoái về những yêu cầu tái cơ cấu đó thì cũng
như xem lại một khúc phim cũ. Khác biệt nếu có là thời hạn thực hiện,
thay vì từ 2011 đến 2015 thì nay sẽ là 2013 đến 2020. Trong khi ấy, thực
tế kinh tế và đời sống vẫn tiếp tục xoay vần và sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn.
Gia Minh: Xin ông nêu ra vài thí dụ để thính giả của chúng ta hiểu ra cơ sở phân tích của ông về những nỗi khó khăn đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp trở ngại khi phải
vay tiền ngân hàng vì các ngân hàng bị kẹt nợ mà xấu tốt và nhiều ít thế
nào thì chẳng ai biết hoặc đánh giá được cho chính xác. Bộ máy tuần
hoàn cần bơm tiền cho cơ thể mà bị ách tắc như vậy thì sản xuất tất
nhiên đình đốn và đà tăng trưởng kinh tế sẽ khó vượt qua 5,5%, với nguy
cơ lạm phát thật ra sẽ tăng trong những tháng tới. Về toàn cảnh thì như
vậy, nay ta nói đến chuyện cụ thể là nợ nần.
- Trong nhiều năm liền, do chính sách ưu đãi lẫn hệ thống quản lý lỏng
lẻo của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đã vay mượn quá sức, nôm na là
gấp ba số vốn, nhiều hơn tư doanh nội địa và công ty có vốn đầu tư của
nước ngoài. Khi kinh tế bị suy trầm, doanh nghiệp không trả được nợ và
chủ nợ là ngân hàng mới bị kẹt mà càng kẹt nặng khi doanh nghiệp nhà
nước đi vay để đầu cơ ngoài mục đích kinh doanh nguyên thủy. Tháng Bảy
năm ngoái, Thủ tướng Hà Nội mới ra quyết định mang số 958 về xử lý nợ
công và định ra những định mức về đi vay. Nhưng điều ly kỳ là chẳng thấy
đề ra biện pháp ngăn ngừa hoặc chế tài khi vay quá chuẩn mực quy định.
- Chuyện các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty bị lỗ lã và có
nguy cơ vỡ nợ thì đã manh nha từ năm năm trước mà việc cải cách thì vẫn
chậm lụt. Năm ngoái cũng đã có hai quyết định từ Thủ tướng mang số 704
và 929 với chỉ thị và hứa hẹn cải tổ rất huê dạng mà kết quả vẫn chưa
tới đâu. Người ta chưa thấy công khai hóa thông tin về việc rà soát,
chấn chỉnh và kỷ luật những sai phạm vì lý do chuyên môn hay pháp lý.
Trong lĩnh vực ngân hàng cũng thế, việc xử lý nợ xấu và lập ra công ty
quản lý tài sản để thanh thỏa các khoản nợ đã được Ngân hàng Nhà nước ra
quy định từ Tháng Năm năm ngoái mà chưa nhúc nhích, giờ này người ta
mới lại nói đến Đề án Tổng thể để tái cơ cấu như một bước đột phá. Tất
cả vẫn chỉ là màn khói, là lời nói.
Một phụ nữ ngoại thành Hà Nội trong cuộc mưu sinh. AFP photo |
Trở ngại từ ngân hàng
Gia Minh: Với người dân thì tài chính và ngân hàng là lĩnh vực thiết yếu
nhất trong sinh hoạt kinh tế, vì thu hút ký thác của họ và cấp phát tín
dụng cho doanh nghiệp. Thưa ông, tình hình lĩnh vực này ra sao và có
cải tiến gì không kể từ những quyết định từ năm ngoái như ông vừa nhắc
lại?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hệ thống ngân hàng của Việt Nam gây ra mối quan
ngại lớn vì hai lý do. Thứ nhất là tài sản ung thối đến rỗng ruột vì các
khoản nợ xấu, khó đòi và sẽ mất mà xấu tới cỡ nào và mất bao nhiêu thì
chưa ai biết. Thứ hai là từ nhiều năm nay, người ta đã nói đến nhu cầu
cải tổ ngân hàng, cũng cấp bách như cải cách doanh nghiệp, vậy mà vẫn
chưa tiến hành.
- Về chuyện thứ nhất, trong nhiều năm hồ hởi bơm tín dụng mà thiếu khả
năng thẩm định rủi ro và cơ chế thanh tra trong một môi trường luật lệ
rất lỏng lẻo, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là một cấu trúc èo uột và
có thể sụp đổ dưới một núi nợ xấu - thuật ngữ kinh tế gọi là nợ không
sinh lời mà sẽ mất. Tính đến Tháng Chín năm ngoái, các ngân hàng báo cáo
cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một tỷ lệ nợ xấu là gần 5%. Ngân hàng
Nhà nước thì ước tính một con số gấp rưỡi, là gần 9%, khoảng 200 ngàn tỷ
đồng. Nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn thẩm định kế toán ngân hàng của quốc
tế thì cục u bướu này có thể to hơn gấp bội.
Gia Minh: Thưa ông, xin được hỏi ngay một câu là vì sao lại có khác biệt lớn như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng vì sự khác biệt trong định nghĩa. Thí dụ
thiết thực là khi một khoản nợ đáo hạn mà chưa thanh toán sau 90 ngày
thì phải được coi là nợ xấu và có thể mất. Nếu lại vì khách nợ có quan
hệ tốt về chính trị hoặc vì ngân hàng không muốn trương chủ ký thác e sợ
mà rút tiền thì ngân hàng có thể đảo nợ là cho vay thêm để thanh lý
khoản nợ đó. Về kế toán thì ngân hàng đã thu về khoản nợ cũ tức là không
bị nợ xấu, dù thực tế lại khác hẳn. Khi bị rủi ro mất nợ thì ngân hàng
phải lập dự phòng. Số dự phòng này ăn vào vốn kinh doanh của ngân hàng,
tức là khấu trừ vào khoản tài sản có thể cho vay ra. Nếu đánh giá thấp
mức rủi ro mất nợ và thật sự là sẽ mất nhiều hơn thì ngân hàng rơi vào
tình trạng thiếu vốn và phải tăng vốn.
- Như vậy, sự khác biệt quá lớn trong cách ngân hàng và cả Ngân hàng Nhà
nước chiết tính mức nợ xấu nếu so sánh với tiêu chuẩn của quốc tế cho
thấy một sự thật u ám ở bên dưới. Đó là các ngân hàng của Việt Nam không
lập dự phòng rủi ro tương xứng với mức nợ sẽ mất, và thực tế là đang bị
thiếu vốn kinh doanh. Chuyện ấy hết là một vấn đề kế toán mà là mối
nguy kinh tế.
Nguy cơ vỡ nợ
Gia Minh: Mối nguy kinh tế vì các ngân hàng thực tế thiếu vốn cho vay và còn có khả năng bị vỡ nợ, có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy và một cách gián tiếp người
ta đã thấy ra điều ấy qua những chấn động vừa qua về giá vàng.
- Trong tình trạng kinh tế èo uột và chính trị bất trắc, người dân không
tin vào giá trị của đồng bạc Việt Nam và cứ có tiền thì mua vàng để
phòng thân. Họ phải ký thác vàng vào ngân hàng nhưng khi thiếu tiền mặt,
ngân hàng lại rút vàng của thân chủ ra bán để đáp ứng tiêu chuẩn về
thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Rồi sau đó, ngân hàng lại phải mua
vàng để trả cho khách cần tiền đâm ra ngân hàng góp phần đáng kể vào sự
dao động trên thị trường vàng của Việt Nam.
- Các ngân hàng cho vay ra mà không ước tính được rủi ro cho chính xác
và an toàn nên bị nguy cơ vỡ nợ. Sau đó, họ phát huy sáng kiến là chiêu
dụ thân chủ ký thác vàng miếng, vàng lá vào trong két sắt của ngân hàng
và trả tiền lời rất hậu. Lượng vàng ấy trở thành một phương tiện kinh
doanh cho các ngân hàng khi họ bán ra rồi mua vào ở từng thời điểm khác
nhau với giá khác nhau. Khi phải mua vào với giá cao hơn trong sự biến
động của thị trường vàng, các ngân hàng càng bị lỗ nặng và trôi dần vào
cái vực phá sản.
Gia Minh: Thưa ông, như vậy thì có phải trách nhiệm chính vẫn thuộc về Ngân hàng Nhà nước hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng thuộc về Ngân hàng Nhà nước và cả Nhà nước đứng sau nữa.
- Trên nguyên tắc và nếu làm đúng chức năng, cơ quan này phải ra quy
định rõ ràng và huấn luyện hẳn hoi về cách thẩm định rủi ro, xếp loại
tín dụng, phải ra tiêu chuẩn về nhu cầu trích lập quỹ dự phòng rủi ro
mất nợ và đặt thời hạn trắc nghiệm khả năng ứng phó hay ứng suất – nói
theo thuật ngữ ngân hàng. Mà tất cả tiến trình ấy phải được công khai
hóa với thông tin minh bạch cho công chúng cùng biết. Đấy là cơ sở cho
phép Ngân hàng Nhà nước ước tính ra khối lượng nợ xấu của cả hệ thống
ngân hàng hầu còn kịp đối phó sau này.
- Một phương cách đối phó được nói tới là lập ra một Công ty Quản lý Tài
sản để sẽ mua lại các khoản nợ và giúp các ngân hàng có một bảng kết
toán tài sản lành mạnh và quân bình hơn. Nhưng công ty này sẽ lấy vốn ở
đâu và khi bị lỗ thì ai chịu? Mà làm sao tính ra lời lỗ và thanh thoả
nếu không có tiêu chuẩn định giá theo một nguyên tắc thống nhất và có
những quy định pháp lý về thể thức mua bán? Chúng ta không quên là năm
bảy năm trước, Trung Quốc cũng đã mất 200 tỷ đô la để mua lại tài sản và
bù lỗ cho các ngân hàng mà đa số là quốc doanh của họ. Dù sao, Chính
quyền Trung Quốc còn có tiền.... chứ trong giả thuyết lạc quan là nợ xấu
của Việt Nam chỉ lên tới 20 tỷ đô la thì đấy cũng bằng khối dự trữ
ngoại tệ hiện nay của Hà Nội.
Gia Minh: Mới chỉ phân tích có hai hồ sơ nổi cộm là doanh nghiệp nhà
nước và tài chính ngân hàng thì ta đã thấy ra nhiều khó khăn trước mắt.
Đấy là cơ sở của cách đánh giá khá bi quan của ông hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta thấy là từ Hội nghị kỳ sáu của Ban chấp
hành Trung ương khóa 11 vào Tháng 10 năm ngoái, lãnh đạo đảng Cộng sản
đã nói đến tái cơ cấu về doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư của
khu vực công quyền. Nhưng xét cho kỹ thì họ mới chỉ nói thôi mà chưa
thấy làm gì. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước, từ các tập đoàn kinh tế đến
tổng công ty và bên trong là núi nợ đã đổ, vẫn chưa thấy nhúc nhích sau
các Quyết định 929 và 704.
- Hệ thống tài chính và ngân hàng cũng đang lung lay mà Ngân hàng Nhà
nước vẫn chưa ra tay, trừ cái sáng kiến là nhảy vào quản lý vàng miếng
vì những mục tiêu mà người dân cho là mờ ám cũng tựa như quyết định đổi
tiền thời xưa vậy. Sau cùng còn lĩnh vực đầu tư công quyền với mấy vạn
dự án thì chưa thấy ai nói đến chiều hướng cải cách ra sao và làm thế
nào để tái cơ cấu khi có quá nhiều quyền lợi mắc mứu bên trong?
- Từ trên xuống là như vậy, thực tế ngoài chợ còn có vụ khủng hoảng về
bất động sản làm mất thêm cả triệu tỷ đồng bạc nữa, Nhà nước tính sao?
Bối cảnh ấy khiến người ta không thể lạc quan trong trung hạn mà phải bi
quan về tình hình ngắn hạn ngay trong năm nay. Ngày xưa có người lãnh
đạo của đảng than phiền là nạn tham nhũng cũng tựa như nhà dột từ nóc
xuống, nay ta còn thấy ra nền móng ruỗng nát bên dưới căn nhà này. Chỉ
mong là nhà không phải gió.
Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
(RFA)
Báo Giáo dục: Hội chứng chửi dân lại ngóc đầu dậy
Thời buổi thóc cao gạo kém, không khí đang uể oải mà ngay đầu tháng 3 rộ
lên toàn những thông tin buồn cho túi tiền của người dân.
Đầu tiên là thông tin các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng.
Tiếp theo là thông tin Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị Chính phủ
đánh thuế tiền gửi tiết kiệm!
Với người dân thì việc rút mấy đồng tiền còm của chính mình mà còn phải
chịu phí rõ ràng là thiệt thòi. Ấy vậy mà ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng
Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, lại bảo là việc này… có lợi cho dân!
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) |
Trả lời trên tờ báo Người lao động ngày 27/2, theo ông Tiên, “người dân
được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn
minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất
phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao
dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp”
Phát ngôn này của ông Tiên làm hàng triệu người đang lãnh lương qua tài
khoản ATM “tỉnh ngộ” thật vì không ngờ họ là người “ăn bám”, là người
hít khí trời của ngân hàng từ hồi nào chẳng hay. Trước khi có Chỉ thị
20/2007/CT-TTg của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, cứ đến
tháng họ xuống phòng tài vụ nhận lương, đồng lương chẳng hề bị sứt mẻ tí
nào mà cũng chẳng bị ai nói này nói nọ. Chẳng lẽ người dân ủng hộ một
chính sách tốt đẹp như vậy của Chính phủ mà lại bị ông Tiên quy kết đến
tội nghiệp vậy sao? Đây không phải là gió biển mà chính là mồ hôi nước
mắt của người lao động đấy chứ. Với các cụ hưu trí thì những đồng lương
hưu mà các cụ đi rút hằng tháng là công lao tích lũy cả một đời, có khi
bằng cả một phần máu xương của các cụ đấy, dễ gì được hít gió biển một
cách lãng mạn như ông vụ trưởng nghĩ.
Nhìn rộng ra, cứ như ý của ông Tiên thì có lẽ nước Mỹ mới là nơi mà
người dân “hưởng gió biển” nhiều nhất. Họ có thuộc nền văn minh lúa nước
đâu, vậy mà giao dịch ATM nội mạng họ chẳng phải trả đồng nào. Cũng may
mà người Mỹ không đọc được tiếng Việt chứ họ mà biết họ đang “ăn không”
của ngân hàng chắc họ buồn lòng lắm!
Ông vụ trưởng còn bảo rằng thu phí để người dân phải cân nhắc khi rút
tiền. Điều này hình như ông nói chưa đúng đối tượng. Thường thì những
người thừa tiền lắm của mới rút tiền thoải mái, không suy nghĩ, chứ dân
nghèo có đâu dám thế. Phàm người càng nghèo thì mỗi lần rút tiền hay
tiêu tiền họ càng phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải suy trước tính sau. Chắc
không cần phải đợi đến lúc ngân hàng thu phí thì họ mới cân nhắc như ông
Tiên nói.
Đó là những cái “lợi” về phía người dân. Còn một cái “lợi” nữa, cũng
theo ông Tiên, “lợi là hình ảnh cả hệ thống ngân hàng tương đồng với các
nước thế giới” (Người Lao Động). Thật ra, trong chuyện thu phí này, túi
tiền của người dân là hệ trọng nhất, thứ đến mới là chuyện doanh thu
của ngân hàng. Chứ trong lúc khó khăn mà lại bàn tới chuyện đánh bóng
hình ảnh của hệ thống ngân hàng với các nước thì hết sức lố bịch. Với
kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngân hàng nước ngoài, TS Nguyễn Trí
Hiếu từng nói với Pháp Luật TP.HCM rằng giao dịch ATM nội mạng tại các
nước phát triển, nhất là Mỹ không có bất cứ loại phí nào. Như vậy, nếu
muốn tương đồng với các nước thế giới thì đừng thu phí mới đúng chứ!
Nói vòng nói vo hổng qua nói thật: Hội chứng chửi dân từ nghị Phước đến
Thống đốc Bình tưởng đã lắng sau khi dư luận phê phán dè đâu đầu năm con
rắn này lại ngóc đầu dậy. Cho hay, cái não trạng “quan lại cha mẹ” dân
đã ăn sâu vào không ít người trong bộ máy công quyền, đến mức, một ông
vụ trưởng, xét về cấp bậc, không phải quan to nhất phẩm, mà cũng mở
miệng coi dân không ra gì!
(GDVN)
Một kiến nghị thiếu hiểu biết, vô đạo đức
Cách đây bảy năm, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI
diễn ra vào tháng 10, 11-2006, các đại biểu dân cử đã “mổ xẻ” và thống
nhất bác đề xuất đánh thuế tiền lãi tiết kiệm (nằm trong dự thảo Luật
Thuế TNCN) của Bộ Tài chính.
Vậy mà nay ông chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM lại còn đưa ra đề xuất đánh thuế thu
nhập tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên với lý lẽ “cao cả” là
hướng dòng tiền vào sản xuất kinh doanh (?!) nhưng theo các chuyên gia
thì đó là chiếc vỏ ngụy trang cho động cơ kiếm chác.
TS LÊ XUÂN NGHĨA, nguyên Phó Chủ tịch Ủy bán Giám sát Tài chính Quốc gia:
Bất tri lý
Kiến
nghị này tác động trực tiếp đến người gửi tiết kiệm là vô
lý. Vì nó là loại vốn quyết định sự tồn tại của hệ thống
ngân hàng (NH) thương mại. Nếu đánh may ra chỉ đánh thuế lợi
nhuận của tiền gửi tiết kiệm chứ không ai đánh thuế trực tiếp
vào tiền gửi tiết kiệm cả. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam
thì ngay cả việc đánh vào lợi nhuận tiền gửi tiết kiệm cũng
chưa nên. Nhà nước đã đánh thuế vào lợi nhuận của doanh
nghiệp (DN) rồi thì hà tất gì đánh thuế vào lợi nhuận tiền
gửi tiết kiệm vào lúc này.
Dân chúng có toàn
quyền lựa chọn lĩnh vực mà họ đầu tư. Trong trường hợp không
lựa chọn được họ gửi vào NH coi như NH lựa chọn đầu tư cho họ.
NH cho vay như thế nào vào loại DN nào là việc của NH. NH là
người phân bổ tài chính hiệu quả nhất. Nên chuyện đánh thuế
tiền gửi tiết kiệm không nên làm và không thể làm.
Để không khuyến khích người gửi tiết kiệm có nhiều cách như hạ lãi suất tiền gửi xuống. Chứ đánh
thuế tiền gửi tiết kiệm lại là hình thức tăng lãi suất tiền
gửi, làm tăng chi phí vốn và từ đó làm tăng lãi suất cho vay. Cuối cùng DN chả làm được gì. Vì toàn bộ chi phí đánh thuế đó sẽ được cộng vào chi phí vốn của DN.
TS ALAN PHAN, nguyên Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa Fund tại Hong Kong:
Làm áp lực lên Chính phủ kiếm chác lợi ích
Hiện
nay bất động sản đang bờ vực phá sản nên họ phải tìm mọi
cách để nói này nói kia. Tuy nhiên, việc thu thuế tiền gửi
tiết kiệm là không thực tế. Vì trong thời buổi kinh tế khó
khăn này, tăng thuế này thế kia chỉ làm cho nền kinh tế co cụm
lại hơn là phát triển. Chính bởi vậy, đề xuất này chẳng qua
là để làm áp lực lên Chính phủ kiếm chút lợi ích về mình.
Trên thế giới họ đánh thuế trên lợi tức.
Nghĩa là anh thu nhập cao anh sẽ bị đánh thuế cao. Thu nhập ít
hơn sẽ đánh thuế thấp hơn. Đã là thuế thì phải bằng nhau chứ
không có chuyện anh này đóng anh kia không đóng. Người gửi tiền
tiết kiệm 1 tỉ chẳng hạn được lãi 10 triệu, cộng toàn bộ thu
nhập một tháng người đó sẽ phải chịu thuế chứ không phải gửi
tiết kiệm sẽ bị đánh thuế. Tuy nhiên, mấy người giàu có tiền
tỉ họ cũng không dễ dàng gửi tiền ở ngân hàng để mà chịu
đánh thuế cả.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch Ủy bán giám sát tài chính Quốc gia, chuyện đánh thuế tiền gửi tiết kiệm không nên làm và không thể làm. Ảnh: HTD |
Bà NGUYỄN THỊ CÚC, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam:
Chưa hiểu về thuế thu nhập cá nhân!
Nguyên
tắc nếu tính thuế TNCN đối với người gửi tiền tiết kiệm là tính trên số
lãi tiền gửi mà người gửi được hưởng chứ không phải trên số tiền gửi,
chẳng hạn như với lãi suất tương ứng, số lãi hằng tháng nhận được 5
triệu đồng, 10 triệu đồng,…thì dựa vào đó mới tính được mức thuế. Trong
khi đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất mức tiền gửi từ 500 triệu
đồng trở lên phải chịu thuế là chưa có cơ sở, thiếu căn cứ và chưa hiểu gì về thuế TNCN. Hay nói đúng hơn là không có đạo lý tính thuế.
Trước đây khi soạn thảo Dự thảo Luật Thuế TNCN, ban
soạn thảo cũng đã đưa ra việc tính thuế TNCN đối với người gửi tiền tiết
kiệm. Thời điểm đó, mức chịu thuế đang ở mức 4 triệu đồng/tháng, giảm
trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng/tháng, ban soạn thảo đã đưa ra mức chịu thuế
áp dụng với trường hợp lãi là trên 5 triệu đồng/tháng, một năm 60 triệu
đồng. Tuy vậy sau khi cân nhắc, lấy ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia và
các đối tượng chịu thuế thì thấy cách làm này không hợp lý và không
biết sẽ tiến hành thu ra sao. Tiền gửi tiết kiệm mang đặc thù riêng,
được chia nhiều loại sổ từng thời điểm, việc xác định, tổng hợp lại bình
quân năm rất khó khăn, phức tạp. Sau khi lấy ý kiến từ NH Nhà nước và
các NH thương mại cho thấy không thể thu lãi từ khoản tiền tiết kiệm
người gửi và gây khó cho hoạt động NH. Do đó, nội dung tính thuế TNCN
đối với loại hình gửi tiết kiệm cá nhân được loại ra khỏi Luật Thuế
TNCN.
Kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM không chỉ
không phù hợp mà còn thiếu cả thực tế, không khả thi. Nếu đưa ra mức 500
triệu đồng thì người gửi sẽ xé lẻ ra mức 499 triệu đồng thì làm sao
kiểm soát được. Bên cạnh đó nếu kiến nghị vì mục đích đưa dòng vốn vào
kinh doanh sản xuất, nhất là để xóa băng bất động sản thì càng khó. Người dân có thể chuyển từ tiền gửi VND sang USD hoặc đầu tư vàng.
TS LÊ ĐĂNG DOANH:
Đã ăn dày thì phải chấp nhận trả giá
Xét
thực trạng đời sống hiện nay của các đối tượng hưu trí, công nhân,… họ
chỉ sống dựa vào đồng lương tích góp tiết kiệm, xem phần lãi tiền gửi là
thu nhập, nếu tính thuế thì không hay, có thể lợi về thuế cho Nhà nước
nhưng đánh đổi an sinh xã hội. Ngoài ra, việc kiến nghị đánh thuế với
mục đích đưa dòng tiền vào sản xuất kinh doanh là thiếu căn cứ, trước đây các DN bất động sản lãi đậm từ chênh lệch giá các dự án, bây giờ thị trường trầm lắng, họ phải chấp nhận trả giá. Kiến nghị đánh thuế tiền gửi sẽ khiến thị trường NH xáo trộn, người dân đua nhau rút tiền, hệ thống sẽ bất ổn.
Năm 2006, tại diễn
đàn Quốc hội, đại biểu Dương Thu Hương - tỉnh Hà Nam (nguyên Phó Thống
đốc NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng) đưa ra ba lý do mà Nhà nước
chưa thể đánh thuế vào lãi tiết kiệm:
Thứ nhất
là yêu cầu vốn cho xã hội mà ngân hàng là một kênh huy động vốn mạnh mẽ
và chủ yếu của nền kinh tế. Hoạt động của các doanh nghiệp dựa vào vốn
ngân hàng đến 80%-90%. Nếu người dân không gửi nữa thì ngân hàng làm gì
có tiền để cho doanh nghiệp vay để đầu tư? Nếu ngân hàng muốn huy động
sẽ lại phải tăng lãi suất huy động, đồng thời cũng phải tăng lãi suất
tiền vay. Như vậy thì rõ ràng là lợi bất cập hại.
Thứ hai là
bản chất tiền gửi tiết kiệm của Việt Nam với các nước khác là hoàn toàn
khác nhau. Ở Việt Nam, tiền tiết kiệm là nhằm đảm bảo cuộc sống khi về
già chứ không phải là tiền đầu tư như nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam,
do hệ thống an sinh xã hội chưa tốt nên nhiều người phải dành dụm chi
tiêu để phòng lúc ốm đau, để chi tiêu khi về hưu hay không còn đủ sức
lao động. Còn ở các nước phát triển, an sinh xã hội của người ta rất
tuyệt vời, ốm đau vào bệnh viện không phải mất một xu nào dù là bệnh
nặng, về hưu lương hưu đủ sống, còn thừa tiền tôi gửi tiết kiệm thì mới
là tôi đầu tư. Khi đó, bị đánh thuế là đúng. Nhưng ở Việt Nam tiết kiệm
chúng ta chưa phải là như vậy, tôi cũng tha thiết mong rằng đây là
nguyện vọng của rất nhiều người, chúng ta cần cân nhắc kỹ việc này.
Thứ ba là
lạm phát của chúng ta còn rất cao, người gửi cũng chẳng được là mấy. Ví
dụ lãi suất được gửi 9%/năm nhưng lạm phát là 8,4%/năm rồi, lãi thực
đến tay người nhận còn đáng là bao nhiêu nữa mà phải chịu thuế.
Chúng ta khuyến
khích, động viên mãi người dân mới tin vào ngân hàng để người ta gửi
tiền. Bây giờ có chuyện này thì người ta sẽ không gửi nữa. Như thế sẽ
rất là bất lợi.
|
Chênh giá khi chuyển đổi vàng phi SJC vào túi ai?
Chỉ cần qua được máy dập của SJC là có chênh lệch khoảng vài triệu đồng
mỗi lượng... vậy chênh giá khi chuyển đổi vàng phi SJC vào túi ai?
Hơn 9 tấn vàng miếng phi SJC đang trong quá trình chuyển đổi thành vàng
miếng SJC. Lượng vàng này và chênh lệch giá rơi vào túi ai?
Từ khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực, thị trường
nảy sinh trạng thái một số loại vàng miếng phi SJC có giá thấp hơn vàng
miếng SJC khoảng vài triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch này “biến mất” qua
chuyển đổi với chi phí nhỏ…
Cười ra nước mắt…
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) thời gian qua, có một khoảng
lặng mà ông Chủ tịch Lê Hùng Dũng chưa đề cập khi chia sẻ thông tin bên
lề mới đây.
Trò chuyện với VnEconomy, một cán bộ quản lý của công ty này chua chát:
“Bấy lâu nay vẫn có người nghĩ rằng chúng tôi hàng ngày cứ đều đặn đút
túi tiền tỷ vì có thương hiệu SJC, độc quyền dập và chuyển đổi các loại
vàng miếng khác. Kỳ thực, có lẽ hầu hết cán bộ công nhân viên đều có nỗi
niềm nhưng vì việc chung mà không tiện nói ra. Đau chứ!”.
Nỗi niềm đó xuất phát từ một số thông tin trên thị trường. Suốt thời
gian qua, SJC nhận chuyển đổi hàng tấn vàng miếng phi SJC, chỉ mất
50.000 đồng/lượng chi phí kiểm định và gia công, còn lại “ẵm” luôn phần
chênh lệch trên dưới 2 triệu đồng/lượng. Thực tế thì ngược lại, công ty
này chỉ được nhận phần chi phí 50.000 đồng/lượng, rồi trả nguyên số
lượng vàng miếng đã được chuyển đổi cho các đối tác đặt hàng.
Từ tháng 2/2013 đến nay có khoảng 2 tấn vàng miếng phi SJC được chuyển đổi qua phương án tạm xuất, tái nhập. |
Ngoài ra, còn có sự hiểu nhầm là SJC sở hữu máy dập, được độc quyền dập,
nên cứ đưa vàng các loại vào, dập ra kiếm lời. Vị cán bộ trên đính
chính rằng, từ tháng 5/2012 đến nay (thời điểm có Nghị định 24), bản
thân SJC cũng không được tự sản xuất. Mọi nguồn đầu vào, đầu ra qua máy
dập đều do Ngân hàng Nhà nước kiểm soát. Toàn bộ dây chuyền sản xuất
được niêm phong, thậm chí có cả lực lượng an ninh “vòng trong, vòng
ngoài” kiểm tra.
“Giả sử SJC được dập và chuyển đổi các nguồn vàng theo ý muốn, thì thị
trường đã không khan cung, mà vàng nhập lậu đã nổi lên rồi. Toàn bộ quy
trình chuyển đổi này đều được giám sát chặt chẽ, phải được Ngân hàng Nhà
nước kiểm duyệt”, ông nói.
Chuyện cười ra nước mắt theo ông kể là thực tế trái ngược với những
thông tin trên. Từ khi không được tự sản xuất vàng miếng, hoạt động sản
xuất kinh doanh của SJC không giữ được nhịp độ như trước, đời sống cán
bộ nhân viên bị ảnh hưởng.
Ông từ chối đề cập những ảnh hưởng cụ thể, nhưng nói: “Có những lúc ngồi
nhìn toàn bộ dây chuyền trùm mền, buồn lắm”. Còn tìm hiểu qua một số
nhân viên khác, họ nói thời gian qua chỉ còn nhận được khoảng 80% mức
lương trước đây, một số khoản phụ cấp cũng đã hạn chế đi… “Cái chính là
nguyên nhân lại không phải do mình”, một nhân viên nói.
Bây giờ, SJC phải sản xuất vàng miếng tùy theo mức độ đặt hàng của Ngân
hàng Nhà nước. Phần nhận được là 50.000 đồng/lượng chi phí gia công.
Trong khi một lực lượng lao động khá lớn liên quan làm sao phải đảm bảo
thu nhập, hay tính tạo thêm công việc cho họ sao đây?
Lãnh đạo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, điều ông
băn khoăn là lực lượng đó đều có thâm niên vài chục năm, tay nghề cao,
nếu không đảm bảo được thu nhập thì họ có thể ra đi. Đây vẫn là một điểm
còn để ngỏ…
“Bí ẩn” 11,5 tấn vàng
Mấy ngày qua thị trường xôn xao với thông tin 4 ngân hàng thương mại
được tạm nhập 11,4 tấn vàng, về “nhờ” SJC dập ra vàng miếng SJC, bán
theo giá giảm. Kiểu bán khống này tạo hiệu ứng trong dân cư, khiến họ sẽ
bán mạnh ra theo. Sau đó các ngân hàng mới từ từ mua vào giá thấp với
lượng lớn hơn quy mô đã bán ra; vừa có nguồn hàng giá thấp trả cho việc
tạm nhập, vừa để tất toán trạng thái.
Cũng chính vì tình huống trên khiến nhu cầu ngoại tệ tăng lên, dùng cho
việc tạm nhập vàng rồi sau đó mới gom lại tái xuất, khiến tỷ giá biến
động những ngày qua (?).
Một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước khẳng định với VnEconomy
rằng: “Không hề có chuyện 4 ngân hàng được tạm nhập 11,5 tấn vàng, rồi
sau đó tái xuất. Tôi cũng không hiểu nổi vì sao họ lại đảo ngược những
gì Ngân hàng Nhà nước thông tin và đang làm. Chúng tôi sẽ có giải thích
cụ thể”.
Cuối chiều 1/3, cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước đã đăng tải ý kiến
chính thức, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển đổi vàng phi
SJC và hoạt động xuất nhập khẩu liên quan.
Cơ quan này cho biết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, họ đã
tổ chức thực hiện phương án tạm xuất vàng phi SJC, tái nhập vàng nguyên
liệu tiêu chuẩn quốc tế để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu
chi trả vàng miếng SJC cho người dân tại các ngân hàng thương mại.
“Về bản chất, phương án tạm xuất, tái nhập là việc Ngân hàng Nhà nước
cho phép các tổ chức tín dụng đổi vàng miếng phi SJC thành vàng tiêu
chuẩn quốc tế bằng cách xuất khẩu vàng miếng phi SJC và nhập khẩu nguyên
liêu tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng xuất khẩu bằng nhập khẩu. Toàn
bộ chi phí thực hiện do các tổ chức tín dụng tự trang trải”, Ngân hàng
Nhà nước giải thích.
Phương án trên giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, khắc phục điểm nghẽn
kiểm định của SJC thời gian qua. Nếu không theo cách này, công ty SJC
phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể kiểm định xong để tiến hành chuyển
đổi (do thực tế việc kiểm định thời gian qua cho thấy không phải tất cả
vàng cần chuyển đổi đều đủ tiêu chuẩn chất lượng).
Tổng lượng cần chuyển đổi là hơn 9 tấn, từ tháng 2/2013 đến nay đã tạm
xuất tái nhập khoảng 2 tấn, phần còn lại dự kiến xong trong tháng 3. Do
tạm xuất trước (có ngay ngoại tệ) rồi mới tái nhập sau nên không tác
động đến cầu ngoại tệ và gây biến động tỷ giá, cũng như loại trừ tình
huống bán khống từ việc tạm nhập rồi mới tái xuất.
Một vấn đề được chú ý là, chênh lệch giá giữa hơn 9 tấn vàng phi SJC đó
với vàng miếng SJC sau khi chuyển đổi rơi vào túi ai? Ngân hàng Nhà nước
cho biết, phần lớn số vàng đó là của người dân gửi các ngân hàng trước
đây. Cơ quan này đã kiểm tra thực tế lượng tồn quỹ này 2 lần trước khi
cho thực hiện phương án chuyển đổi.
Trước đây, nhiều người dân gửi vàng miếng phi SJC cho ngân hàng, nhưng
khi đáo hạn chỉ chịu nhận vàng miếng SJC. Do vậy lượng vàng miếng phi
SJC nói trên nằm kho suốt thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải
pháp chuyển đổi trên để tháo gỡ với điều kiện các ngân hàng không được
thu thêm phí khi chi trả cho người gửi.
(VnEconomy)
Tướng Hưởng nghỉ hưu nhưng sẽ không có lương hưu(!?)
QĐ nghỉ hưu 360/QĐ-TTGcủa tướng Hưởng do TTg ký là sai mẫu QĐ nghỉ hưu
được quy định theo nghị định 46/2010/NĐ-CP do vậy nên vô giá trị?
Vì không có lương hưu nên mặt tướng Hưởng trông dài như "cái bơm" ?!
Đọc thông tin về quyết định nghỉ hưu của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký thấy có mấy điều sái so với các quy định
hiện hành:
1/ Theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP- quy định tại Điều 11. Quyết định nghỉ hưu
“1.Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9
Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết
định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy Quyết định 360/QĐ-TTG do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký đã không
tuân thủ mẫu Quyết định nghỉ hưu đã được ban hành kèm theo Nghị định
46/2010/NĐ-CP ? Và nếu theo Điều 11 của Nghị định 46 thì nếu Tướng
Nguyễn Văn Hưởng nghỉ hưu từ 1/3/2013 thì quyết định nghỉ hưu phải được
ban hành trước đó 3 tháng, tức từ 1/12/2012 ?
2/ Điều bất thường trong Quyết định 360/QĐ-TTg tại Điều 2 ghi: Căn cứ
Quyết định của Bộ Chính trị số 690/QĐNS/TW NGÀY 31/1/2013; là phần căn
cứ trong mẫu quy định quyết định nghỉ hưu không cho phép đưa vào ?
Nếu căn cứ vào điều này của Quyết định 360 thì hóa ra Bộ Chính trị trực
tiếp nhúng ta điều hành việc nghỉ hưu của quan chức chính phủ là một
việc làm vi phạm Hiến pháp và Điều lệ Đảng?
Như chúng ta biết theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp thì Đảng lãnh đạo
nhà nước theo hình thức: cử người vào các vị trí quan trọng của Bộ máy
nhà nước; một cán bộ nào đó của Đảng khi được cử vào một vị trí nào đó
thì phải đảm nhận công việc theo Hiến pháp và pháp luật chứ không chỉ là
bù nhìn của Đảng?
Hiện nay tổ chức Đảng có các quy định phân cấp có loại cán bộ cấp thứ
trưởng trở lên do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý về mặt nhân sự; Sự
quản lý này thường theo cách như sau: Mỗi khi cần điều chuyển, bổ nhiệm,
kỷ luật hoặc cho nghỉ hưu thì cơ quan Đảng có một văn bản thỏa thuận,
phê chuẩn việc thuyên chuyển này, việc này chỉ nội bộ Đảng biết với nhau
và không công khai...Trên cơ sở này cơ quan nhà nước ban hành quyết
định hành chính và không bao giờ lộ vở ra cái việc điều chuyển này căn
cứ văn bản nọ kia của cơ quan Đảng ban hành trước đó?
Việc Thủ tướng ban hành quyết định 360 vừa sai mẫu quyết định nghỉ hưu
do chính Chính phủ quy định vừa tóe loe lên cả trên mặt báo cái việc Bộ
Chính trị nhúng tay vào nhân sự chính phủ là một việc làm vi phạm pháp
luật ?
Phải chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã "phản thùng " Bộ Chính trị, cho
tóe loe lên mặt báo về chuyện Bộ Chính trị áp đặt chuyện nghỉ hưu của
Tướng Hưởng ?!
Đối với tướng Nguyễn Văn Hưởng, với quyết định này, ông sẽ không có
lương hưu và không biết sẽ được nhận lương hưu ở đâu vì nơi nhận và thực
hiện quyết định 360 không có cơ quan bảo hiểm, là cơ quan chịu trách
nhiệm trả lương hưu cho người về hưu... Hay đây là điềm báo trước tướng
Hưởng sẽ không được hưởng chế độ lương hưu mà chế độ đặc biệt hơn hưu ?!
Qua vụ này cho thấy: khâu hành chính- văn phòng của Chính phủ lôm côm và tùy tiện quá mức ?!
Quyết định nghỉ hưu của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Ảnh: Chinhphu.vn
Phụ lục
Mẫu Quyết định nghỉ hưu
(Ban hành theo Nghị định số 46/2010/N§-CP ngày 27.4.2010 của Chính phủ)
__________
.....(1)....
Số: /QĐ-.... Cộng hòa XHCN Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________
...., ngày..... tháng..... năm....
Quyết định
Về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
__
................... (1) ...................
-Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
-Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
-Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
-Căn cứ Nghị định số 46 /2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
Xét đề nghị của .....(2).....,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ông (bà) ................................................... Số sổ BHXH: .................
Sinh ngày: .... tháng ..... năm ............................................................................
Nơi sinh: .............................................................................................................
Chức vụ: .............................................................................................................
Đơn vị công tác: ................................................................................................
Được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày...tháng...năm....
Nơi cư trú sau khi nghỉ hưu:.............................................................................
Điều 2. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với ông (bà) .............. do Bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố) ........ giải quyết theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và ông (bà) ....... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BHXH tỉnh (thành phố)......
- Lưu....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ...(1)....
(Ký tªn, ®ãng dÊu)
Ghi chú:
(1): Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức;
(2): Người đứng đầu đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ
của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức
(Blog Phạm Viết Đào)
Đất nước trong tay nhóm thiểu số
(đọc bài này xong lại nghĩ đến nước mình....)
Chuyện gì sẽ xảy ra khi hệ thống chính trị và bộ máy lãnh đạo quốc gia
nằm trong tay một nhóm thiểu số? Lịch sử đã có câu trả lời...
“Quê hương là chùm khế ngọt”
Thời đương chức, Ferdinand Marcos, tổng thống Philippines suốt 21 năm,
từ 1965-1986, cùng vợ, bà Imelda có 77 ngôi nhà, trong đó 45 căn ở nước
ngoài, 32 dinh thự nghỉ mát khắp Philippines, hai nông trại và nhiều hòn
đảo riêng.
Bejo, em trai Imelda, chiếm độc quyền công nghiệp cờ bạc mà lợi nhuận (thời điểm năm 1982) đạt 250.000 USD/ngày.
Em rể Imelda, Herminio Disini, chiếm độc quyền ngành sản xuất đầu lọc thuốc lá.
Một người em khác của Imelda. Kokoy. làm chủ công ty Điện lực Manila,
nắm tập đoàn báo chí Manila Chronicle và cai quản Benguet, mỏ vàng lớn
nhất Philippines.
Bản thân Ferdinand làm chủ công ty điện thoại PLDT, công ty viễn thông
Philcomsat và hệ thống hàng không quốc gia (theo Frank Vogl trong Waging
war on corruption, Marcos đã bỏ túi 5-10 tỉ USD trong những năm cầm
quyền).
Chân dung những “tỉ phú” ở Zimbabwe, nơi - bởi lạm phát phi mã - người ta từng phát hành tờ 100.000 tỉ đôla Zimbabwe (100-trillion-dollar note), trị giá tương đương... 5 USD! - Ảnh: MSNBC |
Không ít người trong bộ máy lãnh đạo của hãng bia khổng lồ San Miguel
(thời gian đó) là bằng hữu của vợ chồng Marcos. Rodolfo Cuenca, một
người bạn khác, nắm độc quyền trong lĩnh vực xây dựng.
Antonio Floirendo cai quản ngành công nghiệp trồng trọt và chế biến chuối, kẻ được mệnh danh là “vua chuối” Mindanao...
(nguồn: Imelda - A story of the Philippines, Beatriz Romualdez Francia, Solar Publishing Corp).
Chân dung những “tỉ phú” ở Zimbabwe, nơi - bởi lạm phát phi mã - người
ta từng phát hành tờ 100.000 tỉ đôla Zimbabwe (100-trillion-dollar
note), trị giá tương đương... 5 USD! - Ảnh: MSNBC
Trường hợp thứ hai là Suharto, nắm quyền Indonesia 31 năm, từ 1967-1998.
Khả năng “thu vén” của gia đình Suharto phải nói là thật sự kinh khủng.
Dẫn theo Cơ quan đất đai quốc gia (Indonesia) và tạp chí Properti
Indonesia, báo Time cho biết Suharto và gia đình ông sở hữu khoảng 3,6
triệu ha bất động sản tại Indonesia (lớn hơn nước Bỉ), trong đó có
100.000m2 khu vực văn phòng tại Jakarta và gần 40% tỉnh Đông Timor.
Sáu người con của ông giữ cổ phần trong ít nhất 564 công ty nội địa,
chưa kể nhiều công ty nước ngoài rải rác từ Mỹ, Uzbekistan, Hà Lan,
Nigeria đến Vanuatu. Ngoài khu săn bắn trị giá 4 triệu USD ở New Zealand
và chiếc du thuyền trị giá 4 triệu USD cắm ngoài khơi Darwin, Úc, cậu
con trai Hutomo Mandala Putra “Tommy” còn giữ 75% trong một sân golf 18
lỗ cùng 22 căn hộ sang trọng tại Ascot (Anh).
Bambang Trihatmodjo, cậu con thứ ba, có một căn nhà 8 triệu USD tại
Singapore và một căn nữa trị giá 12 triệu USD tại Los Angeles, cách
không xa căn 9 triệu USD của người anh Sigit Harjoyuanto.
Cô con gái đầu lòng Siti Hardiyanti Rukmana “Tutut” sở hữu một chiếc
Boeing 747-200, cạnh những chiếc khác của gia đình - gồm một DC-10, một
Boeing 737, một Challenger 601 và một BAC-111, chiếc từng thuộc đội
chuyên cơ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Tổng tài sản của “đệ nhất tiểu
thư” Tutut ước chừng 700 triệu USD, với một căn nhà tại Boston (Mỹ) và
một căn nữa ở quảng trường Hyde Park (Anh)...
Ngày nay, mô thức gia đình trị vẫn tiếp tục “diễn biến phức tạp”. Trong
bài viết gần đây, Foreign Policy (4.9.2012) đã kể ra loạt quốc gia Trung
Á đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng này.
Đầu tiên là “nhà” Islam Karimov tại Uzbekistan. “Công chúa” Gulnara
Karimova, con Tổng thống Karimov, nắm quyền từ 1989 đến nay, đang kiểm
soát nhiều lĩnh vực kinh tế quốc gia, trong đó có Tập đoàn đa ngành
Zeromax (nông nghiệp, dệt may, xây dựng, khoáng sản và năng lượng), chưa
kể nhà máy đóng chai Coca-Cola, nhà mạng điện thoại...
Em gái của Karimova, Lola Karimova-Tillyaeva, cũng là doanh nhân với
Công ty Abu Sahiy Nur, chuyên nhập hàng Trung Quốc. Cả hai chị em đều có
mặt trong danh sách 300 người giàu nhất Thụy Sĩ năm 2011 (do có nhiều
bất động sản tại nước này). Giá trị tài sản của họ khoảng 1 tỉ USD...
Tại Kazakhstan, nơi Nursultan Nazarbayev ngồi ghế tổng thống từ năm 1990
đến nay, bà con gái đầu lòng Dariga đã trở thành một “đại gia” khét
tiếng. Cho đến năm 2010, cùng con trai mình, Nurali, Dariga chiếm đa số
cổ phần trong Ngân hàng Nurbank.
Năm 2012, tờ Forbes xếp Dariga thứ 13 trong danh sách những người giàu
nhất Kazakhstan với 585 triệu USD (Nurali thứ 25 với 190 triệu USD).
Trong khi đó, em gái Dariga, Dinara, có mặt trong danh sách tỉ phú của
Forbes năm 2011 với 1,3 tỉ USD.
Và hậu quả
Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước? Từ
nghèo đến mạt là câu trả lời! Trong Waging war on corruption, Frank Vogl
cho biết chỉ với vài năm cầm quyền, Tổng thống Sani Abacha (1993-1998)
đã có thể “gửi tiết kiệm” tại các ngân hàng châu Âu 3-5 tỉ USD. Theo
thời giá năm 2006, số tiền đó tương đương 2,6-4,3% GDP Nigeria, hay
20,6-34,4% ngân sách chính phủ.
Trong bài viết cuối năm 1998, J. Brian Atwood, giám đốc Cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ-USAID, ghi nhận “băng nhóm” Abacha đã biến Nigeria,
đáng lẽ phải trở thành nước giàu nhất nhì châu Phi nhờ tài nguyên dầu,
từ một quốc gia với thu nhập bình quân đầu người 800 USD vào thập niên
1980 xuống còn 300 USD.
Tương tự, ở Zimbabwe, “tài lãnh đạo tuyệt vời” trong 32 năm của Robert
Mugabe, thủ tướng từ 1980-1987 và tổng thống từ 1987 đến nay, đã thể
hiện ở những thống kê đầy “thuyết phục”: tỉ lệ lạm phát, như được công
bố chính thức, từng ở mức 231 triệu %; đội sổ thế giới về chính sách y
tế; tỉ lệ trẻ chết khi sinh tăng từ 59 cuối thập niên 1990 lên 123/1.000
em năm 2004 (đến cuối tháng 11-2008, ba trong bốn bệnh viện lớn nhất
Zimbabwe phải đóng cửa)... Theo bài viết của tiến sĩ kinh tế Lance
Mambondiani trên New Zimbabwe (19-12-2012), hiện đất nước với hơn 12,5
triệu dân này có tỉ lệ thất nghiệp 80%!
Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước?
Không chỉ là những tổn hại kinh tế mà nhiều thế hệ sau phải trả “lãi mẹ
lẫn lãi con”. Mà cần phải nói đến những vết sẹo hằn lại trong hệ thống
chính trị lẫn xã hội từ cái mà Frank Vogl gọi là “embedded network”
(mạng gắn kết). Khi xét đến mức độ tàn phá và khả năng hủy diệt hệ thống
chính trị của tham nhũng về lâu dài, phải đề cập đến yếu tố này.
Theo Frank Vogl, một thể chế tham nhũng có thể được xem như một “mô hình
lý tưởng” là thể chế trong đó có một “mạng gắn kết”, khi “giới chóp bu
sử dụng bọn thuộc hạ để củng cố trật tự ở các cấp thấp hơn, đồng thời
giúp “giới tinh hoa” nắm giữ quyền lực. Đám thuộc hạ hàng đầu, để đổi
lại sự phục vụ của họ, sẽ có thể dễ dàng tiếp cận ngân khố công, cũng
như cơ hội đưa vợ con và bằng hữu lên những vị trí cao trong cấu trúc
chính phủ hoặc khu vực tập đoàn nhà nước.
Các nhóm lãnh đạo còn thiết lập những mạng tham nhũng trong các cấu trúc
hành chính hình tháp khắp cơ quan công quyền và quân đội. Trong cấu
trúc kiểu này, những kẻ ở thượng tầng sẽ bỏ túi những khoản tiền cao
nhất, trong khi bọn thấp hơn nhận những khoản trả công tương xứng vị trí
của chúng.
Thông thường, hàng ngàn viên chức nhà nước, cả dân sự lẫn quân đội, sẽ
có tên trong những bảng lương mờ ám, và khi số lượng tham gia ngày càng
nhiều thì số tiền phải bị đánh cắp để trả cho họ càng tăng. Tất nhiên
chỉ những người tham gia trong cái tháp là có lợi, trong khi những người
khác trong hầu hết trường hợp đều đối mặt với sự suy giảm dịch vụ công
và nghèo đói”.
Trong một hệ thống như vậy, thượng tôn pháp luật sẽ bị “co rút” lại và
chỉ còn là một khái niệm mang tính tượng trưng chủ yếu để mị dân, bởi
công lý và luật pháp đã nằm trong tay nhóm cầm quyền hủ hóa. Một cách dễ
hiểu, “mạng gắn kết” theo định nghĩa của Frank Vogl thật ra là một hệ
thống “mafia chính trị”, thứ từng làm nước Nga trở nên tan nát và sụp đổ
toàn diện giai đoạn hậu Gorbachev.
Bất luận thế nào, lịch sử cũng cho thấy dù cái tháp “tham nhũng có hệ
thống” được “đổ bêtông” kiên cố như thế nào, không quyền lực nào là vĩnh
viễn, không điều ác nào là không trả giá, không sự ăn cướp của nhân dân
nào là được phép tồn tại mãi mãi.
Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10 & xem xét việc đổi tên nước
Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong buổi làm
việc với TP.HCM về tổ chức lấy ý kiến nhân dân TP liên quan đến dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngày 2-3. Chủ tịch Quốc hội nói đừng coi
ngày 31-3 là thời hạn kết thúc việc lấy ý kiến nhân dân góp ý cho bản
dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đây chỉ là thời hạn để tổng kết báo cáo nhằm hoàn thiện một bước cho
bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Từ thời điểm đó cho đến khi Quốc
hội họp vào tháng 5, 6 và sau đó là kỳ họp tháng 10, các ý kiến của
nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn được trân trọng,
tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện trước khi Quốc hội thông qua.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá TP.HCM đã làm tốt công
tác lấy ý kiến nhân dân về góp ý Hiến pháp, đặc biệt là đã tổ chức sâu
rộng vào tất cả tầng lớp nhân dân, từng khu phố, từng gia đình, cá
nhân. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội tỏ ý chưa hài lòng về những số liệu ý
kiến góp ý mà TP báo cáo. Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề không chỉ là
bao nhiêu ý kiến đã góp ý Hiến pháp, mà cần phải nói rõ bao nhiêu ý
kiến đồng ý, bao nhiêu ý kiến chưa đồng tình, bổ sung những điểm nào,
thái độ của người dân, kể cả những người không đóng góp ý kiến ra
sao...
Thay mặt lãnh đạo TP, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho biết TP sẽ kịp
thời điều chỉnh những vấn đề chưa đạt yêu cầu trong công tác lấy ý kiến
nhân dân góp ý cho dự thảo Hiến pháp.
* Ngày 2-3, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến pháp chế doanh
nghiệp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Hà Nội. Ông Vũ Văn
Dũng - phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa - cho rằng việc
thu hồi đất trong quá trình phát triển đô thị bây giờ là vấn đề rất
nghiêm trọng. Thu hồi đất của nhân dân với mức bồi thường thấp, sau đó
đất giao cho các doanh nghiệp, các chủ dự án lại rất có giá trị, việc
xử lý không thỏa đáng này đã làm người dân bị tổn thương sâu sắc, gây
nên khoảng cách giàu nghèo lớn trong xã hội. Xã hội bất ổn, liên minh
công - nông trở nên mong manh hơn...
Đề nghị đặt lại tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa
Đây là thông tin được ông Dương Quan Hà - chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM
- cho biết tại buổi làm việc. Theo ông Hà, một số ý kiến thông qua hệ
thống MTTQ đã cho rằng nên đặt lại tên nước là VN dân chủ cộng hòa theo
Hiến pháp 1946. Lý do hiện nay đất nước ta chưa đạt đến xã hội chủ
nghĩa, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì thế không phản
ánh được thực tế, đồng thời có thể gây ngộ nhận về chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây cũng là một ý kiến khác
biệt, cần được tiếp tục thảo luận. Quan trọng là những ý kiến nêu lên
khi thực hiện không làm thay đổi thể chế chính trị, thay đổi bộ máy nhà
nước, thay đổi quyền công dân... “Đồng ý hay không thì phải xem ý kiến
toàn dân thế nào, toàn Quốc hội thế nào, sau khi thảo luận toàn thể,
rộng rãi” - Chủ tịch Quốc hội nói.
|
Ảnh chụp Báo Tuổi trẻ, ngày 3/3/2013. Mục Thời sự, trang 4 |
Đây là thông tin được ông Dương Quan Hà – chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM –
cho biết tại buổi làm việc. Theo ông Hà, một số ý kiến thông qua hệ
thống MTTQ đã cho rằng nên đặt lại tên nước là VN dân chủ cộng hòa theo
Hiến pháp 1946. Lý do hiện nay đất nước ta chưa đạt đến xã hội chủ
nghĩa, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì thế không phản ánh
thực tế, đồng thời có thể gây ngộ nhận về chủ nghĩa xã hội.
5 năm trước, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển kể cho tôi chuyện này:
“Một lần đi họp ở nước ngoài với Thủ tướng Phan Văn Khải, khi cùng đi
toilet, ông Tuyển nói với ông Khải: Nhiều người muốn lấy lại tên nước
thời Bác Hồ là Việt Nam dân chủ cộng hòa, ý anh thế nào? Ông Khải nói:
Tớ cũng nghĩ thế, nhưng họp hành có ai đưa chuyện này ra đâu”. Hôm nay
báo Tuổi trẻ đã chính thức đưa chuyện này.
(Tuổi trẻ)
Chữa bệnh hèn trước khi quá muộn
Đã nghĩ là sẽ ký bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp mà rồi cứ ngần ngừ.Thứ nhất, lo mất thời gian nếu được mời cà phê hỏi han phiền phức. Thứ hai, ký rồi mà vẫn canh cánh nỗi lo ấy sẽ làm người bên cạnh mình khổ sở lo lắng theo. Thứ ba, cứ vương vướng cái tâm lý, ăn bánh vẽ mãi chưa chán ư? Thứ tư, thiếu gì cách bày tỏ quan điểm yêu nước hay làm cách mạng, đâu phải chỉ có mỗi ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Thứ năm, thứ sáu, thứ n… Rồi chợt nhận ra, tất cả đều là lý do lý trấu, biện bạch cho căn bệnh… hèn của mình thôi. Hèn truyền kiếp. Hèn mãn tính.
Không ký thì sao? Quả là… hết thuốc chữa. Rồi khi cơ hội “chữa hèn” qua đi, liệu mình có thể sống thanh thản hết đời với nỗi cắn rứt lương tâm vì không thắng nổi sự hèn không? Vì đúng lúc cần đóng góp một hành động nhỏ nhoi thì mình chỉ nói suông. So với việc dám đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền dù có thể bị bức hại, bị triệt tiêu sinh kế, gây hệ lụy đến gia đình con cái thì việc ký tên vô cùng quang minh chính đại này là việc quá nhỏ.
Nếu ai cũng ngần ngừ rồi thôi, buông xuôi như mình thì bao giờ người Việt mới có văn minh tiến bộ. Tinh thần trách nhiệm công dân của mình ở đâu? Nhà nước mời dân (là mình) lên tiếng góp ý, dân (mình) không mở miệng nói gì, đến khi nhà nước quyết định rồi, lại đòi chê trách thì thành vô duyên. Thế là dân (mình) đành ấm ức câm nín cho đến chết ư?
Vì theo ngành Úc học, mình rất khoái xem chương trình truyền hình chính trị Úc. Thích nhất xem hai đảng tranh cãi nhau. Không thể nhịn được cười khi bà thủ tướng và ông đảng trưởng đảng đối lập nhảy tưng tưng lên như trẻ con, chỉ thiếu nước xỉa xói vào mặt nhau, khi sau lưng là tiếng các đồng chí của họ ủng hộ hoặc phản đối ầm ầm như vỡ chợ. Rồi thì tiếng người cầm chịch điều khiển cuộc họp đều đều vang lên: “Trật tự, trật tự. Nếu không im đi tôi sẽ mời các vị ra khỏi phòng họp đấy”. Bấy giờ họ mới chịu im.
Xem họ cãi nhau chán chê, chuyển sang kênh tin tức, ở một sự kiện khác, lại thấy hai vị chính khách đối đầu ấy đang ngồi cạnh nhau trò chuyện giống một đôi bạn… Họ sẵn sàng tranh luận đến cùng trước một quyết định nhỏ nhất cho đất nước trên tinh thần tôn trọng nhau. Những buổi họp chất vấn ở Quốc hội luôn được truyền hình trực tiếp trên một kênh riêng. Không chỉ thế, bất kỳ người dân nào muốn vào nghe trực tiếp cũng ok, xin mời vào, xin mời ngồi ở hàng ghế của người quan sát.
Thăm quan nhà họp Quốc hội Úc, mình đã vô cùng ngạc nhiên trước thiết kế mang phong cách giản dị và thân dân của phòng họp. Sự minh bạch được nâng lên đến mức cao nhất có thể để hạn chế tối đa cái gọi là “làm chính trị thì phải thủ đoạn”. Bà đương kim thủ tướng Úc đã phải rất khó khăn để thắng được đối thủ bằng một lá phiếu. Mình nhớ, cả nước Úc đứng tim hồi hộp khi nghe ông nghị độc lập thay mặt hai ông lãnh đạo các đảng nhỏ hơn tuyên bố quyết định của họ ủng hộ ai, “cho” ai là thủ tướng khi số phiếu bầu hai bên đang ở thế 50/50.
Đã thế ông nghị độc lập kia còn biết “diễn”, trên sân khấu chính trị, sành điệu như một MC chính hiệu. Ông cố tình nói rất chậm để tăng phần hồi hộp của dân chúng khi tuyên bố bà Julia Gillard thắng cử. Mình và ông xã ôm nhau ăn mừng. Mình chẳng thích lắm cách bà “đảo chính” ông sếp Kevin Rudd để lên ngôi lãnh đạo Đảng Lao động, cũng không ưa ông lãnh đạo Đảng Tự do kia bởi tuyên ngôn cực đoan: sẽ chống đến cùng tất cả mọi quyết sách của đảng cầm quyền bất kể nó đúng hay sai. Nhưng mình nể bà ấy bởi tuyên bố muốn có một cuộc bầu cử sớm cho dân chúng được chọn lựa người xứng đáng lãnh đạo họ. Và bà đã trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Úc, một cách chính danh, do dân bầu lên, chứ không phải do “tiếm quyền” mà thành.
Sự minh bạch, tính chính danh là thứ quan trọng bậc nhất bất kỳ đảng cầm quyền nào cũng cần có để thu phục lòng dân. Nhìn vào thực tế, sự thắng thua đúng sai nơi chính trường chỉ mỏng manh một lá phiếu sợi tóc, để thấy cái “chân lý” đại ý rằng “nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam là được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện và mãi mãi” mới nực cười làm sao! Nhân dân có phải là một lũ bò đâu mà lại “vu khống”, gán vào đầu nhân dân cái “nguyện vọng” kỳ quái ấy. Sao không thử một lần lấy ý kiến nhân dân đi cho nó chính danh minh bạch đàng hoàng?
Nguyện vọng của nhân dân Úc thể hiện rõ ràng qua lá phiếu của họ. Bao giờ Việt Nam được thế? Bao giờ người Việt được xem cảnh các chính khách Việt tranh luận trực tiếp với nhau không chỉ trước mỗi cuộc bầu cử mà còn trước mọi quyết sách lớn nhỏ liên quan đến vận mạng dân sinh? Các chính khách, ai khôn ai dại ai ngu ai tài ai ma lanh ma bùn ai đạo đức tử tế…, tha hồ bộc lộ cho bàn dân thiên hạ ngắm nhìn bình phẩm khen chê lựa chọn thậm chí chửi rủa.
Trong gia đình Úc, mỗi thành viên bỏ phiếu bầu cho một đảng khác nhau là chuyện hết sức bình thường, là quyền thiêng liêng của mỗi cá nhân không ai có thể tước đoạt hoặc dè bỉu. Khác với nước Mỹ đi bầu hay không là quyền tự do cá nhân, công dân Úc, đến tuổi đi bầu mà không đi sẽ bị phạt tiền rất nặng.
Ở người Việt thì sao? Mình gọi điện cho một người bạn, chủ doanh nghiệp khá phát đạt, hỏi có biết gì về việc sửa đổi hiến pháp không? Cô bạn bảo, thế à, chả nghe thấy gì. Thế không đọc báo à, không sinh hoạt tổ dân phố à? Bạn thở dài, ôi trời, lo lương cho ngần ấy nhân viên đủ chết rồi thời gian đâu đọc báo. Bọn tớ dân kinh doanh, chẳng quan tâm chính trị chính em làm gì cho mệt. Ông nào lên rồi mà chẳng thế. Có gì thay đổi đâu. Chỉ đến khi nào, bỗng nhiên nghe loa phường thông báo, từ nay chúng ta không còn một đảng lãnh đạo nữa mà là đa đảng, thì lúc ấy, tớ mới tin là có thay đổi.
Mệt thật, mình cũng thấy mệt và cả chán nản nữa sau những cuộc nói chuyện kiểu này. Nói với mười người thì chín người rưỡi bảo mình đừng có hâm mà dính vào mấy chuyện chính trị nhân quyền với cả dân chủ. Chọc vào cái “tổ quỷ” ấy, vào tù không ai thèm đi tiếp tế cho đâu. Sống bên đó thanh bình yên ổn, cứ thế mà hưởng, đừng có lôi thôi lắm chuyện. Ừ, nước Úc thanh bình thật nhưng sao lòng mình không thể bình yên? Chưa làm gì cả, chỉ mới quan tâm đến chính trị thôi đã bị coi là “hâm” là “điên” rồi. Nếu mà “làm gì” nữa, có khi bị tống vào trại tâm thần thật!
Lòng không thể bình yên dẫu xung quanh vô cùng thanh bình. Để trở thành công dân của xứ sở tươi đẹp này, đầu tiên, mình cần học để biết một điều tối quan trọng: mình có quyền biểu tình chống lại những chính sách mình cho là sai trái của chính quyền, có quyền nói lên ý kiến phản biện về các vấn đề xã hội.
Đó là hai thứ quyền còn đang được tranh luận xem người Việt có nên được hưởng không và nếu được thì được đến đâu cho vừa với tầm dân trí (?). Năm ngoái, về Việt Nam đúng dịp diễn ra các cuộc biểu tình ở Hồ Gươm, mình hỏi người họ hàng, một giảng viên lâu năm của một trường đại học lâu đời giữa thủ đô ngàn năm văn hiến, có nghe nói gì về những cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc, ông nhếch mép cay đắng mỉa mai: “Thời buổi này làm gì có người yêu nước”. Nghe thật xóc óc. Nghĩ mãi, có lẽ ông nói đúng nếu hiểu rằng “yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội”.
Lẽ nào người Việt Nam lại thờ ơ và bi quan đến vậy trước những chuyện trọng đại như bảo vệ Tổ quốc hay sửa đổi Hiến pháp? Không, họ không hề thờ ơ. Họ bức xúc hàng ngày, nói về nó hàng ngày trong bữa cơm chiều với gia đình hay trong quán cà phê, quán nhậu với đồng nghiệp bạn bè. Nhưng chỉ dừng lại ở đó thôi. Bởi cái tâm lý sợ hãi, chẳng thể nghĩ gì xa hơn miếng cơm manh áo, đã như cái vòng kim cô siết chặt mọi sáng tạo hay mơ ước thay đổi cuộc sống của họ?
Kinh khủng! Chỉ vài năm trước đây, mình cũng thế. Nghĩ mình dân đen thấp cổ bé họng tốt hơn cả nên an phận thủ thường. Nghĩ mình phận con sâu cái kiến không bị gót giày thời đại hồng hoang loạn lạc xéo chết là phúc đức rồi. Ra nơi công quyền, có bị coi như súc vật cũng ráng chịu bởi nỗi sợ hãi nếu phản ứng sẽ bị bắt nạt bị hành hạ nhiều hơn. Có lẽ đã đến lúc cần đoạn tuyệt với cảm giác sợ hãi đến trở thành vô cảm, vô tâm và vô trách nhiệm với những vấn đề lớn lao của đất nước, của chính mình và con cháu mình.
Muốn góp phần vào sự thay đổi, làm mọi thứ tốt dần lên, chẳng có cách nào khác là mình phải thay đổi trước tiên. Mình tin rằng, nếu nhân dân biết họ có quyền nói thật mà không lo bị trù úm, nhân dân sẽ cất lời bảo cho lãnh đạo (không chỉ lãnh đạo Đảng Cộng sản) biết cách mà điều hành đất nước cho tử tế hơn và chuyên nghiệp hơn.
Cuối cùng, để khép lại mấy dòng ngẫu hứng này, mình muốn chốt lại một điều: là con dân nước Việt, nhận lời mời gọi của chính quyền, mình quyết định ký vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Nếu không sửa được tất theo như bản dự thảo mới của các nhân sĩ, mình chỉ muốn góp ý sửa bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992 thôi. Bởi đó là điều vô lý, thậm vô lý. Vô lý đến mức quái gở.
Còn gì quái gở hơn khi một tập thể – dù tinh túy đến mấy đi nữa – tự nhiên cho mình cái quyền bắt người khác phải yêu quí và phục tùng sự lãnh đạo/ cai trị vô hạn định của họ. Ý tưởng một đảng sẽ nắm quyền lãnh đạo mãi mãi ghi trong Hiến pháp thật vô duyên đến mức trơ tráo. Chẳng có cái thứ quyền lãnh đạo gì mà lại tồn tại mãi mãi và vô điều kiện cả. Sao lại mãi mãi!? Đến hai người đang yêu nói “yêu nhau mãi mãi” còn cảm thấy ngượng trước sự mong manh tráo trở của lòng người nữa là “tình yêu” giữa nhà cầm quyền và nhân dân. Người Việt chẳng có câu “quan nhất thời dân vạn đại” là gì!
Người Việt cũng còn có câu “nó lú còn có chú nó khôn”, nếu chính quyền có “lú” đi nữa, nhân dân Việt Nam cũng cần phải làm cho họ tỉnh ngộ ra, khôn ra. Cả dân tộc Việt không thể nào lại cũng bị cuốn theo như vậy.
Để chữa căn bệnh đó (nếu có) mà không có thời gian đọc được cả Hiến pháp cũ lẫn Hiến pháp dự thảo, hãy đọc những lời góp ý của các bậc trưởng lão, các nhân sĩ, các nhà làm luật… đăng tải rất nhiều trên “mạng lề trái”, mà bài của GS. Phạm Vĩnh Cư, của nhà báo Huy Đức và gần đây nhất là bài của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là những ví dụ, để biết mình phải làm gì trước khi quá muộn.
Bùi Mai Hạnh
Nguồn: NCTG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét