Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Doanh nghiệp Việt nhập lịch không có Hoàng Sa, Trường Sa (DV). - Tịch thu gần 500 sổ, lịch nhập từ Đài Loan in sai chủ quyền Việt Nam (TN). - Tịch thu ấn phẩm in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa (DT). - Tịch thu 480 ấn phẩm xuyên tạc chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa (Sống mới). - Tịch thu gần 500 bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa (Infonet).  - Hủy lịch in bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa (VOV). Diễn đàn Doanh nghiệp -Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng?  -Thuế má,thuế chồng thuế “chưa đủ” -  ruộng đất nhà cữa “chưa đủ”- Ngoại tệ vàng “chưa đủ”- nay tiếp tới “tiền”- Gởi 500 ngàn đồng thì đánh thuế chứ 500 triệu đồng thì ít lắm.
Trung Quốc đã điều những loại tàu nào tới “khoe mẽ” ở biển Đông?  -Sohanews  —Tàu hải tuần TQ “kiểm soát trật tự” vùng biển Đông (RFA)   —–Doanh nghiệp Việt nhập lịch không có Hoàng Sa, Trường Sa - Dân Việt    —Đà Nẵng: Thu hồi sổ tay, lịch bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa (GDVN) —-Tàu hộ tống tàng hình mới của Trung Quốc sẽ tuần tra biển Đông? - Thanh Niên  —–Đài Loan lại tổ chức tập trận bắn đạn thật phi pháp ở Trường Sa - Thanh Niên
Nguyễn Bá Thanh – Đừng nói nhiều, hãy làm đi - NAM  —Hà Nội xong góp ý Hiến pháp trước 7/3 (BBC)   —Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp (BBC)  -Chủ tịch Quốc hội nói không được ‘chống phá Đảng, Nhà nước’ khi góp ý Hiến pháp.
Bỏ hộ khẩu để hội nhập văn minh (BBC)  -Chế độ hộ khẩu có từ thời phong kiến nay cần cải cách không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc.
Đại Đoàn Kết -Cần Thơ: Tiễn đưa 890 tân binh nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc    —–Dự án nhiệt điện “tỉ đô”ngắc ngoải - Tuổi Trẻ
Làng chài có 250 tỷ phú - (Dân Việt) – Thôn Thạnh Đức 2 (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) được xem là làng chài tỷ phú với hơn 35% hộ gia đình có tài sản hàng tỷ đồng.
Đại Đoàn Kết -Công đoàn cần tích cực bảo vệ người lao động làm việc tại nước ngoài   —-  ĐSQ Việt Nam ở Moscow giúp gì cho công dân Việt? (RFA) -Bốn thiếu nữ Việt Nam, trong đó có một em vị thành niên, trốn khỏi một nhà thổ ở Moscow nhưng sau đó bị chủ chứa bắt lại.
3.000 tỷ đồng hỗ trợ gia đình sinh toàn con gái - Dân Việt   —-Vụ Hoàng Hữu Phước: Có thêm người xin lỗi ông Dương Trung Quốc (GDVN)
Bộ Quốc phòng: Ưu tiên thí sinh làm nhiệm vụ tại Trường Sa  (GDVN)

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng -Kính gửi Ô. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTƯĐCSVN,-GS. Tương Lai (Boxitvn)

Tây Nguyên, đã vượt ngưỡng? – Nguyên Ngọc (Boxitvn)

Đuổi thằng AQ đi! -Thảo Dân Việt (Boxitvn)

Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi thư nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp (Danluan)

Nguyễn Chí Đức – Thư góp ý cho bản Hiến Pháp 1992 theo tinh thần Dân Tộc Chủ Nghĩa(Danluan)

Đoan Trang – “Nói với mình và các bạn”: Vẻ đẹp của chính trị(Danluan)

Vince Huỳnh – Hữu xạ tự nhiên hương(Danluan)

Bút Chì – Nhân đọc note, viết thư gửi bạn(Danluan)

Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ(Danluan)

Nguyễn Hữu Liêm – Những Nguyên tắc Hiến Pháp (1)(Danluan)

Nhã Trần – Sự sợ hãi là có thật(Danluan)

Lông bông vài vòng Bangkok [1] » - – Xã hội biết ăn chơi mà còn thiếu kỷ luật đi đường, theo tôi, vẫn chưa ổn! Dân chủ là người dân phải tự mình biết làm chủ. Tự chủ, bảo vệ bản… >>>>Lông bông vài vòng Bangkok [2] »
Những ngày ở Hàm Tân » – (ĐCV) – Về sinh họat chính trị tại Quốc Hội, bác Trân cùng với Luật sư Trần Văn Tuyên là hai trong số những nhân vật sáng giá nhất trong Khối Dân tộc Xã hội…
Bóng tối nào? » – (ĐCV) – Điều đặc biệt là thái độ giao tiếp đáng xấu hổ này của người Việt lại phổ biến nhất và thể hiện đặc sắc nhất trong giới quan chức cán…

Cầu an cho 14 Thanh niên yêu nước tại chùa (DĐCTM)

Thơ Nguyễn Ðắc Kiên: Mỗi con chữ là sinh phần muốn ‘Sống’ trong cơn ‘đau đẻ’ -Uyên Nguyên (DĐCTM)

Việt Nam cân nhắc tăng vốn đầu tư nước ngoài đối với ngành ngân hàng -Thục Minh chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Nguyen Pham Muoi & Isabella Steger, The WSJ
Đất nước trên bờ vực thẳm (Tổ Quốc) (TQ 153)  — Thongluan -“…Chế độ độc tài toàn trị đã cho phép chính quyền lấy những quyết định sai mà không bị chế tài, bổ nhiệm những cấp lãnh đạo bất tài và bất lương vào địa vị lãnh đạo các công ty và tập đoàn nhà nước. Nó cũng cho phép tham nhũng hoành hành và lãng phí không bị tố giác…”
Xung quanh việc kỷ luật và đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (Việt Hoàng) -Thongluan – “…mỗi người dân đều có quyền lên tiếng phản đối hay đồng ý với bản hợp đồng đó vì nó liên quan đến cuộc sống của chính mỗi người. Một bản hiếp pháp chỉ có giá trị khi được trưng cầu dân ý và được người dân phúc quyết…
TS Nguyễn Minh Tuấn (Credit: Audience Submitted)
Bùi Nguyệt: TIẾNG LÒNG NGƯỜI XA XỨ TRONG ĐÊM THƠ… (Nguoiviet.de)
TS Nguyễn Minh Tuấn (ĐH Saarland, CHLB Đức): “Quyền lập hiến là của dân” -(Nguoiviet.de)====>>>
Chiến dịch Chống tham nhũng Càn quét Hàng trăm Quan chức An ninh Nội địa ở Trung Quốc (ĐKN)
Hồ Chí Minh và tập đoàn nhúng tay vào máu vì áp lực viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô! (Nguoiviet)


KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Trần Trung Đạo - Hãy nói trước ngày chết

Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.
Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cải nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?
Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì họ là “ kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.
Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.
Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.
Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.
Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.
Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”
Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ.
Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.
Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân : “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.
Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”
Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương.
Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hình dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế: “Tôi đã đi trên những đường hẽm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”  và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v. và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”
Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng” .
Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.
Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc.
Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.
Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết nhân đọc bài “trịnh công sơn – Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.”
Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa…”
Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.
Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.
Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân hoặc đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không?
Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v.. mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.
Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác.
Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẻ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao ông không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.
Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.
Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.

9 tháng 1 2013

 Trần Trung Đạo

(Trần Trung Đạo)

Quốc Hưng - Ta phải dạy dỗ đứa con của ta rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tử tế

Tin thế nào được cái thằng Huy Đức mất dạy, nó đã cắt xén thông tin, bôi nhọ gia đình người bạn của nó (cùng ở báo Sài Gòn Tiếp thị trước khi nó bị đuổi việc) trong cuốn Người thắng cuộc (mô tả bố người bạn như một kẻ cuồng tín, ích kỷ, vô nhân tính, bị người bạn kia phát hiện, chửi cho như con chó ghẻ, đê tiện).
Tuy vậy các chú không được nóng vội.

Nhận thức của con người, chứ có phải như cục đất sét, ta nặn thế nào thì nó thành ngay thế đó được đâu.

Các chú đừng có cả giận, mất khôn, vớ vẩn là nội chiến, mất nước ngay đấy, đùa với các chú đấy à.

Bao lâu nay các chú bỏ bê trách nhiệm, đánh mất tư cách cha mẹ của mình, không dạy dỗ nó gì cả, để cho con cái nó nhảy lên đầu, lên cổ, hỗn láo, bây giờ đùng một cái lại đòi từ con, thế là thế nào.

Có trách là trách mình trước đi, trách gì con cái, rõ chưa.

Bây giờ phải đi đứng, nói năng cho ra dáng cha mẹ cái đã, kiên trì dạy dỗ nó, để cho nó biết ngồi đúng cái chỗ của nó.

Tôi mới nghe có thằng nói rằng, dự thảo Hiến pháp mới là tiến bộ, tăng nhiều quyền cho nhân dân.

Ơ, tiên sư nhà mày chứ lại, nhân dân nào cần mày tăng quyền cho dân.

Quyền lực tuyệt đối là của dân, vốn đã ở trong dân, là dân trao quyền cho mày làm việc này, trao quyền cho mày làm việc khác thông qua Hiến pháp, và pháp luật, rõ chưa.

Ngồi cho phải chỗ nghe không, bố mày, thằng mất dạy, ngu xuẩn.

Trước đây ta làm gì có Khoán trong Nông nghiệp, Kinh tế thị trường bị người ta bài bác.

Giờ thì sao, ta có cả 02 thứ đó.

Tam quyền phân lập, nhất định ta sẽ có, cho đến nay, đó là cơ chế kiểm soát quyền lực tốt nhất mà loài người đã tìm ra, đó là chân lý, không kẻ nào có thể chối bỏ.

Theo Triết học Mác - Lê Nin, trong hoàn cảnh nhất định, một cuộc cách mạng xã hội sẽ nổ ra. Đối với xã hội Việt Nam đó là điều không tốt cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Ta phải tránh.

Làm sao để tránh?

Ta phải dạy dỗ đứa con quý của ta, Đảng Cộng sản Việt Nam, tử tế, cho nó khôn lớn, trưởng thành, ngõ hầu làm rạng danh đất nước.

Đó là điều tốt đẹp nhất.

Nhược bằng, đứa con kia cậy công với gia đình, trở nên ngỗ ngược, ngoan cố ngu ngốc, không chịu học hỏi, tiến bộ, thì lúc đó, bất đắc dĩ, cách mạng mới phải nổ ra mà thôi.

Bảo các chú tự đánh mất quyền làm cha, làm mẹ của mình, có đúng không?

"Khom lưng xin lại", cha mẹ như chú thật mất tư cách quá.

Tôi nói lại với các chú rằng, chú NoHearNoSee nhé, nói cho to lên, Tam quyền phân lập, chỉ có làm cho Nhà nước mạnh lên, Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh lên, dân ta mạnh lên. Sao lại sợ tam quyền phân lập, rõ chưa.

Hiến pháp là phải toàn dân thông qua, không tranh cãi.

Thông qua Hiến pháp nhân dân lựa chọn thể chế chính trị, hình thái tổ chức bộ máy nhà nước, trao quyền cho nhà nước, việc hệ trọng, quyết định đời mình, nhiều đời con, đời cháu mình ấy, nhân dân không thể dễ dãi ủy quyền cho bất cứ kẻ nào thay mặt mình được.

Bây giờ không phải lúc chiến tranh, thời loạn lạc, nhân dân thiếu hiểu biết để mà lý do, lý trấu, nhăng cuội, đòi nhân dân ủy quyền cho Quốc hội lập hiến được, rõ chưa, còn cãi hả, bố mày cho cái đá giờ, thằng mất dạy, con với chả cái, cãi cứ nhem nhẻm ra, bố mày.

Nói chơi thì được, không ai bắt bẻ, chứ thật thì không được. Vận mệnh quốc gia, tiền đồ đất nước, chuyện ván cờ của các chú đấy à.

Ai dọa chú, chú cứ nằm ngẫm lấy vài đêm mà xem.

Đổi mới, đổi mới, và đổi mới, đó là con đường tốt đẹp nhất cho đất nước.

Xóa đi, làm lại, cực chẳng đã, bần cùng, bất đắc dĩ thôi, cái giá phải trả lớn lắm, mà trong rất nhiều trường hợp, lịch sử đã chứng minh, là vỡ mộng cả thôi, ăn quả lừa thôi..

Quốc Hưng
(Diễn đàn Tathy)

Báo chí phản biện chính sách như "đi trên dây"?

Việc lấy ý kiến nhân dân qua báo chí trong xây dựng pháp luật, chính sách chưa được cơ quan quản lý nhà nước chú trọng, trong khi đó, muốn phản biện chính sách thì nhà báo có thể phải chịu rủi ro hay là chẳng khác đi trên dây (?), đó là những ý kiến đáng chú ý tại hội thảo “tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách” do trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức sáng 27.2 tại Hà Nội.
TS Nguyễn Thu Trang, phó ban Pháp chế thuộc VCCI nhìn nhận: qua thực tiễn mà VCCI lấy ý kiến của doanh nghiệp đối với các chính sách kinh doanh, thì báo chí đã tham gia hầu hết các công đoạn.
“Một là báo chí phát hiện ra tồn tại của chính sách, từ đó VCCI luôn tìm nguồn từ báo chí đề đề xuất sửa đổi. Vì thế, báo chí là cơ sở quan trọng của sáng kiến chính sách của VCCI; hai là chuyển dự thảo chính sách đến quần chúng; Thứ ba, báo chí là diễn đàn để có ý kiến nhiều chiều về chính sách đó”, bà Trang nói.
Nhà văn Phạm Viết Đào thì kể rằng, trước đây, khi ông còn làm thanh tra, đã có lúc ông phải dùng báo chí để phản biện đối với chính sách chưa được của ngành mình song ở cương vị thanh tra thì khó nói hoặc nói không hiệu quả bằng.
Tuy nhiên, ông Đào cũng cho rằng báo chí “chưa có những phản biện đích thực” và khuyến khích các nhà báo phải rèn luyện kỹ năng viết phản biện mà “không phải sợ, như cầu thủ vào bóng sao cho chạm bóng trước để không phạm lỗi”, nhà văn này ví von.
Nguyên nhân, được nhà báo Đào Tuấn (báo Lao động) nhìn nhận là bởi luôn có “hệ số rủi ro” trong việc thông tin, phân tích chính sách trên báo chí.
Nhà báo này dẫn chứng: năm 2008 chính lãnh đạo báo nơi ông từng làm việc đã phải kiểm điểm vì đăng một bức thư “phản biện”, không đồng tình với việc phá bỏ Hội trường Ba Đình và xây dựng toà nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long của một vị khai quốc công thần, mà trước đó, nhiều tờ báo đã không dám đăng bức thư này.
Theo nhà báo Đào Tuấn, chính vì có “hệ số rủi ro”, (nếu không nói “hệ số rủi ro” rất lớn) nên trong một số đợt góp ý chính sách thì chỉ thường thấy các “ý kiến đồng thuận” mà ít khi có những quan điểm ngược lại trên báo chí.
Nhà báo Nghĩa Nhân (báo Pháp luật TP.HCM) thì nói thẳng: chưa có cơ chế nào giải tỏa rủi ro này, vì thế, chỉ có sự dũng cảm, sự khôn ngoan của nhà báo phản biện mới có thể giúp họ “đi dây mà không bị ngã”.
Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Văn Hiếu, trưởng phòng Pháp luật chinh sách của cục Báo chí (bộ Thông tin truyền thông) nói thêm, rằng thời gian qua các cơ quan báo chí có những bài phân tích, phản biện các dự thảo chính sách nhưng đôi khi mang tính chì chiết, chê bai, coi đó như việc cơ quan chủ trì soạn thảo làm tổn hại đến một số người, quy định chưa hợp thực tế mặc dù đó mới là dự thảo, chưa mang tính xây dựng của việc góp ý, phản biện chính sách. Điều này, cộng với việc luật chưa quy định cơ quan soạn thảo chính sách phải coi tiếp thu ý kiến qua báo chí là một kênh bắt buộc đã khiến người làm chính sách – cơ quan soạn thảo chưa thực sự coi báo chí là kênh chủ đạo.
Trung Đức (SGTT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét