Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Tài liệu tham khảo đặc biệt

1657. IXRAEN-IRAN: CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 27/2/2013

IXRAEN-IRAN: CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC

TTXVN (Cairô 26/2)
Trong bài viết có tiêu đề nói trên đăng trên mạng tin “Toàn cầu hóa”, tác giả René Naba cho rằng Mỹ đã “quan tâm” trở lại Vấn đề hạt nhân Iran sau chiến dịch vận động tranh cử tổng thống ở nước này. Thông điệp liên bang ngày 12/2/2013 của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ mở đường cho một cuộc đọ sức có thể xảy ra giữa một bên là Mỹ-Ixraen với bên kia Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Cuộc đối đầu đầu tiên giữa nhà nước Do Thái và một nhà nước Hồi giáo không phải Arập
Cuộc chiến tranh giữa Ixraen và Iran, nếu xảy ra, có thể lan rộng sang các nước quân chủ vùng Vịnh, vượt ra ngoài khu vực truyền thống của chiến trường được hình thành bởi các nước có chung biên giới lịch sử với Palextin dưới thời cai trị của Anh (Ai Cập, Gioócđani, Libăng, Xyri và Palextin). Nó sẽ phản ánh một sự đảo ngược về xu hướng chiến lược, hai đồng minh trước đây của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Iran và Ixraen trở thành đối thủ, đặt các chế độ Hồi giáo mới của “Mùa Xuân Arập” vào vị trí tế nhị: Ai Cập, Tuynidi và Libi, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và các nước quân chủ đồng minh thân Mỹ như đã thấy trong chiến dịch quân sự gần đây của Ixraen tại Gada vào tháng 11/2012.
Trong thời kỳ hậu độc lập của các quốc gia Arập và sự trỗi dậy của đế quốc Iran sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc (1939-1945), một liên minh đã hình thành giữa Iran và Ixraen cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, nước Hồi giáo thứ hai không phải Arập của Trung Đông để ép các dân tộc Arập và kiềm chế các xung đột của chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là về Vấn đề Palextin. Liên minh chiến lược Ixraen – Iran bị phá vỡ với sự sụp đổ của triều đại Pahlavi vào tháng 2/1979, và một tháng sau đó Hiệp ước Trại David giữa Ixraen và Ai Cập, được ký kết ngày 25/3/1979, dẫn đến việc trung lập hóa Ai Cập song song với việc thúc đẩy Iran dưới chế độ Khomeini đúng về phía người Palextin.
Một sự thay đổi thứ hai về cuộc xung đột Arập-Ixraen diễn ra trong Chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên (1990-1991) là việc hình thành liên minh quân sự giữa Ixraen, Ai Cập và các chế độ quân chủ Arập, thêm vào đó là cuộc chiến tranh Bắc-Nam do Liên quân của các nước tiêu thụ dầu lửa tiến hành chống lại Irắc của Tổng thống Saddam Hussein. Việc Iran gia nhập hàng ngũ các “cường quốc ở ngưỡng hạt nhân” bất chấp một lệnh cấm vận ba mươi năm tạo ra sự ngưỡng mộ trong dư luận ở Nam bán cầu về thành tựu công nghệ không thể chổi cãi này. Điều này minh chứng một chính sách độc lập hoàn toàn đã dẫn đến khả năng Iran có thể phát triển vũ khí răn đe quân sự cùng lúc với duy trì vai trò xung kích của cuộc cách mạng Hồi giáo. Tại một khu vực chịu sự áp đặt của Ixraen và Mỹ, trường hợp Iran đã thực sự trở thành sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong lĩnh vực này và kể từ đó Iran nằm trong tầm ngắm của Ixraen.
Sự vượt trội của Ixraen
Sự vượt trội của Ixraen về mặt thông tin được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông phương Tây, cản trở việc tiếp cận sự thật do sự bóp méo cách ứng xử của các nước phương Tây đối với các cường quốc hạt nhân. Mỹ và Liên minh châu Âu kiểm soát 90% thông tin của hành tinh và trong số 300 cơ quan báo chí lớn, 144 cơ quan có trụ sở chính tại Mỹ, 80 cơ quan ở châu Âu và 49 cơ quan tại Nhật Bản. Các nước nghèo chiếm tới 75% dân số của nhân loại, chỉ nắm giữ 30% phương tiện truyền thông của thế giới.
Ixraen, cường quốc hạt nhân duy nhất ở Trung Đông, đã liên tục nhận được sự hợp tác tích cực của các nước phương Tây, các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Mỹ, Pháp, Anh) để phát triển vũ khí hạt nhân, mặc dù không tôn trọng Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ấn Độ và Pakixtan, hai cường quốc hạt nhân châu Á đối địch cũng vậy. Cả hai nước này nhận được sự hợp tác hạt nhân mạnh mẽ từ phía Mỹ và Pháp mặc dù không phê chuẩn Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Lập luận phương Tây sẽ được tín nhiệm nếu sự chặt chẽ về mặt pháp lý trong vấn đề hạt nhân được áp dụng ngang nhau đối với tất cả các nước khác. Chính vì thế, Trung Quốc và Nga, đồng minh chính của Iran, đã thành lập một diễn đàn phản đối lãnh đạo phương Tây thông qua tổ chức hợp tác được gọi là “nhóm Thượng Hải” để thực hiện một OPEC hạt nhân thống nhất các cựu lãnh đạo của phe chủ nghĩa Mác (Trung Quốc và Nga) và các nước cộng hòa Hồi giáo Trung Á, với Iran, là quan, sát viên.
Iran xuất hiện như là kết quả của áp lực của Ixraen, được hỗ trợ bởi các đồng minh châu Âu, nhất là Pháp, giống như một thử nghiệm quan trọng về quân sự và ngoại giao. Tuy nhiên, việc tập trung thảo luận vấn đề hạt nhân của Iran có thể cản trở cách tiếp cận hai cực của ngoại giao Mỹ nhằm thúc đẩy đàm phán về cuộc xung đột Ixraen-Palextin, đồng thời nhằm vô hiệu hóa Iran.
Cuộc thập tự chinh của Ixraen chống Iran nhằm hai mục đích: loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào của Iran và né tránh cam kết quốc tế của Ixraen liên quan đến việc giải quyết các vấn đề của người Palextin. Cuộc tấn công của phương tiện truyền thông quân đội Ixraen, trong khi đẩy xuống hàng thứ yếu việc giải quyết cuộc xung đột Ixraen – Palextin, nhằm mục đích về cơ bản làm cho dư luận quốc tế chấp nhận việc đã rồi của sự sáp nhập lãnh thổ của Palextin, và khôi phục lại uy tín mờ nhạt của Ixraen bởi những thất bại liên tiếp trong cuộc chiến chống Libăng vào năm 2006, cũng như với Palextin ở những vùng đất chiếm đóng tại Gada trong các năm 2008-2009 và 2012.
Được hưởng lợi, Iran đã đạt được tầm cỡ như một cường quốc khu vực vì những chính sách sai lầm của Mỹ tại Ápganixtan cũng như ở Irắc. Tại những nước này, các đối thủ của Iran về ý thức hệ như người Sunni Taliban cực đoan và Saddam Hussein, người theo chủ nghĩa thế tục bauxite của Irắc đã bị Mỹ, người bảo hộ trước đây của họ, loại bỏ. Iran muốn được công nhận địa vị của mình trong khu vực, như đã được công nhận trong những năm 1970, khi người Mỹ giao phó cho vua Iran vai trò “siêu cảnh sát” ở vùng Vịnh, vào thời gian đó có nguy cơ rơi vào tay những người cộng sản trong cuộc nổi dậy của họ tại Dhofar (Vương quốc Hôi giáo Oman) cũng như sự phản kháng dân tộc chủ nghĩa của “Mặt trận dân tộc giải phóng bán đảo Arập” tại Arập Xêút, Yêmen cũng như tại Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Trên tinh thần này, Iran tái khẳng định quyền chính đáng của mình về hạt nhân và đề xuất một cuộc đàm phán toàn diện với nhóm tiếp xúc trên tất cả các khía cạnh tranh chấp với phương Tây trong vòng 35 năm qua, cũng như lệnh cấm vận đối với nước này và các tài sản nhiều tỷ đô la của Iran bị đóng băng tại Mỹ, vai trò khu Vực của Iran, hợp tác an ninh ở Irắc và Ápganixtan.
Chiến tranh điện tử bằng cách phá hoại máy tính
Cách đây 5 năm, phe cực hữu của Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu đã tung ra ba loại vi rút tấn công máy tính để vô hiệu hóa Iran nếu nước này không trì hoãn chương trình hạt nhân của mình. Cùng với một chiến dịch ám sát các nhà khoa học Iran, chiến dịch ba virus Stuxnet, Duqu và Flame nhằm vào nhiều mục tiêu như hệ thống hạt nhân của Iran, hệ thống ngân hàng Libăng, bị tình nghi phục vụ cho việc rửa tiền chiến tranh của chế độ Xyri và Hezbolla Khi cuộc chiến tại Xyri đang tiếp diễn trong tháng 9/2012, ba tháng trước các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Ixraen thậm chí đã lên kế hoạch chống Iran bằng xung điện từ (IEM) để làm tê liệt toàn bộ mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc, ngăn chặn việc phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Xung điện từ được tiến hành dưới hình thức của một vụ nổ hạt nhân trên cao nhằm làm gián đoạn hệ thống máy tính của đất nước. Vụ nổ không tạo ra gió thối cũng như bức xạ trên mặt đất, nhưng làm tê liệt thông tin và cạn kiệt nguồn cung cấp lương thực, theo hướng dẫn của Bill Gertz ngày 29/8/2012 trong chuyên mục video của mình trên trang web “The Washington Beacon” theo quan điểm chính trị bảo thủ của Mỹ. Sóng xung kích mạnh mẽ được tạo ra bởi sự tương tác giữa các vụ nổ và từ trường của trái đất, tiềm năng phá hoại của IEM rất ghê gớm. Nó cũng có thể được tạo ra từ một máy phát vi sóng.
Trước đây, năm 2009 Ixraen đã phát động một cuộc tấn công điện tử nhằm vào hệ thổng máy tính điện tử của Iran thông qua virus Stuxnet, cùng với một chiến dịch ám sát nhá khoa học Iran. Gần 30.000 máy tính bị nhiễm virus độc hại này, nó tìm kiếm trong máy tính hệ thống, giám sát của công ty Đức Siemens Win cc, phụ trách việc kiểm soát các đường ống dẫn, các giàn khoan dầu khí và nhà máy điện.
Ngược lại, năm 2011 Iran đã thành công trong việc bắn hạ một máy bay không người lái cực kỳ hiện đại của Mỹ giám sát các địa điểm hạt nhân của Iran khi bay qua Balochistan. Và máy bay tàng hình và bí mật RQ-170 được xem như một chiến lợi phẩm vô giá, chứng minh khả năng của Iran kiểm soát được máy bay quan sát không người lái tiên tiến nhất của Mỹ, trình diễn khả năng của các thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại của các nhà bác học nước này. Từ nay trở đi, với một nguyên mẫu RQ-170 phục vụ cho việc chế tạo các phiên bản của nó, Iran dường như đã thành công trong việc phòng ngừa các cuộc tấn công của loại vũ khí này, tự nâng mình lên hàng thứ 2 thế giới trong lĩnh vực vũ khí.
Ixraen có một kho vũ khí hạt nhân, được cho là một trong những kho lớn nhất ngoài thế giới phương Tây, khoảng từ 150 đến 200 đầu đạn hạt nhân và một đội máy bay chiến đấu mạnh mẽ: 710 máy bay, nhất là các máy bay tiêm kích F-15 và F-16, 181 máy bay trực thăng chiến đấu, cũng như nhiều máy bay không người lái để tấn công và trinh sát. Dưới chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Mỹ có thể đã cung cấp cho Ixraen hàng chục máy bay tiếp nhiên liệu phục vụ cho các cuộc tấn công tầm xa. Ngoài lực lượng tấn công hạt nhân, vũ khí dựa trên hệ thống tên lửa đạn đạo, Ixraen còn có bom GBU, được chế tạo theo mẫu GBU của Mỹ, thường được gọi là “bom phá boongke”, nghĩa là “xuyên thủng công sự”. GBU 27, với chiều dài 4,2 mét và nặng 900 kg, có thể xuyên thủng 2,4 m bêtông. GBU28 có chiều dài 5,5 mét, trọng lượng 2,268 kg, có thể xuyên thủng 6 mét bê tông. Sóng xung kích tạo ra phá hủy bất kỳ công trình xây dựng nào ở độ sâu trăm mét dưới lòng đất.
Theo kiểu tên lửa đạn đạo của Mỹ, Ixraen đã chế tạo Popeye-3, tên lửa không đối đất với tầm bắn 350 km, các tên lửa cùng họ: Jericho 1, Jericho 2 và có thể là Jericho 3, về mặt lý thuyết có thể bắn tới Téhéran. Hải quân Ixraen đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đánh chặn “Barak” vào ngày 26/7/2009. Được bắn từ tàu Saar-5, việc cải tiến tên lửa mới “Barak” có sự phối hợp giữa các chuyên gia quân đội và hải quân Ixraen với Viện nghiên cứu phát triển vũ khí Rafael và Trung tâm nghiên cứu không gian Ixraen. Hệ thống phòng thủ này được phát triển thành “Vòm Sắt”, chuyên đánh chặn các loại rốc két trong một phạm vi từ 4km đến 70 km.
Công nghệ sản xuất tiên tiến của ngành công nghiệp quân sự Ixraen đảm bảo cho quân đội nước này có khả năng tác chiến ở mọi địa hình, nhất là với người lính rôbốt đầu tiên do công ty “Elbit Systems” chế tạo. Mang theo trong ba lô quân trang của một người lính, người lính robot “VIPer” này có thể hoạt động ở mọi địa hình. Được trang bị súng tiểu liên Uzi điều khiển từ xa, lính rôbốt có thể ném lựu đạn và bắn liên thanh. Ixraen giữ kỷ lục thế giới về chi tiêu quân sự tính theo đầu người, khoảng 1.429 USD mỗi người/ năm (số liệu năm 2006). Ixraen là một trong những nước trên thế giới qui định thời gian nghĩa vụ quân sự dài nhất: ba năm đối với nam giới và hai năm đối với phụ nữ, thời gian đi dự bị cho mỗi năm là một tháng.
Nhằm chuẩn bị cho một cuộc đọ sức, ngoài những hệ thống đã được thiết lập tại Ixraen và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã hoàn thành một hệ thống rađa mới tại Cata để tạo thành một vòng cung phòng thủ tên lửa rộng khắp trong khu Vực.
Phòng thủ tên lửa đạn đạo của Iran
Bộ chỉ huy độc lập của không quân Iran dựa trên một hệ thống kép của tên lửa: Một hệ thống phòng thủ và đánh chặn và một hệ thống phản công bằng các tên lửa đạn đạo Scud. Hệ thống phòng thủ và đánh chặn chủ yếu gồm bảy khẩu đội tên lửa chống máy bay ở tầm thấp và độ cao trung bình, với bốn bệ phóng Tor-M1/SA-15 Gumblet được các tập đoàn Koupol và Almaz Anteny của Nga cung cấp. Ngoài ra, còn có một trận địa được xây dựng với các tên lửa S-300 của Nga, tương đương với PAC-3 Patriot, tên lửa Mỹ triển khai trong sa mạc Negev để bảo vệ các cơ sở của Ixraen. S-300 là loại tên lửa tầm xa, dài 7 mét, với tầm bắn 150 km, mang theo một tải trọng 143 kg, có thể theo dõi 24 mục tiêu và bắn bốn tên lửa cùng một lúc. Iran có hai khẩu đội tên lửa này có thể được bắn từ một bệ di động (xe tải).
Một hệ thống phản công gồm một loạt các tên lửa đạn đạo Scud, các tên lửa cùng họ Shahab, được phát triển với sự giúp đỡ của Bắc Triều Tiên, bao phủ một khoảng cách 300 km-1.500 km. Shahabl có tầm bắn 300 km, Shahab 2: 500 km. Sahab 3, tên lửa thế hệ thứ ba là một phiên bản của tên lửa của Bắc Triều Tiên Nodong 1. Với chiều dài 16 mét, nặng 16.000 kg, được đẩy bàng nhiên liệu lỏng, Shahab 3 có tầm bắn 1.500 km, có thể bắn đến Ten Avíp (Ixraen), Karachi (Pakixtan), Riát (Arập Xêút) và Ancara (Thổ Nhĩ kỳ). Iran còn thừa nhận đấ sở hữu một loại “bom thông minh” được gọi là “Ghassed” nặng 900 kg. Phiên bản cải tiến của KAB-500 kg, Ghassed là một loại bom bay có xuất xứ từ Nga được điều khiển bằng TV, được trang bị đầu đạn xuyên giáp hoặc boongke. Quả bom này có thể được phóng ra từ một máy bay ném bom Iran “Saegheh” (Thần sét), được sản xuất từ việc tổng hợp công nghệ của Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Vũ khí này được bổ sung bằng một đội máy bay quân sự với gần 50 máy bay tiêm kích tuy kém hiện đại hơn so với đội máy bay mới của phương Tây, nhưng Iran tiếp tục sử dụng và đầu tư khoảng 800 triệu USD để hiện đại hóa theo công nghệ của Nga, nhất là hai loại máy bay chiến đấu Sukhoi và Mig.
về hải quân, Iran có thể dựa vào một hạm đội tàu ngầm do Iran hoặc Nga sản xuất, một hạm đội thủy phi cơ ROV (điều khiển từ xa), một trong những hạm đội lớn nhất trên thế giới, các tàu chiến với kích thước khác nhau, một số đơn vị không vận bao gồm một số phi đội máy bay trực thăng, tàu quét mìn và kho vũ khí lớn các tên lửa chống tàu chiến. Hạm đội tàu  ngầm của Iran còn bao gồm tàu ngầm mini do Iran sản xuất.
Các phương tiện truyền thông đã tốn nhiều giấy mực về việc Iran sở hữu tên lửa tầm xa S-300 của Nga. Báo chí Ixraen đã hai lần tiết lộ về chuyến thăm bí mật Mátxcơva của các nhà lãnh đạo Ixraen, Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu, để vận động các nhà lãnh đạo Nga từ bỏ việc tăng cường cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran.
Thông tin từ báo chí phương Tây cho biết Nga đã bàn giao tên lửa tầm xa cho Iran. Tuy nhiên, thông tin này đã không được xác nhận hoặc phủ nhận từ phía Nga lẫn phía Iran. Những tên lửa giống hệt như vậy cũng đã được chuyển giao cho Xyri để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào của phương Tây chống lại quốc gia đồng minh này của Iran.
Nói về máy bay không người lái “Ayoub” do Iran chế tạo. Nước này và đồng minh Hezbollah (Libăng) đã chứng minh khả năng xâm nhập hệ thống phòng không Ixraen của loại máy bay này. Ngày 2/10/2012 máy bay không người lái của Hezbollah đã vào không phận Ixraen, cuộc đột kích thành công đầu tiên của máy bay của một nước Arập kể từ cuộc chiến tranh tháng 10/1973, cách đây 40 năm. Chiếc không người lái này đã bay qua cơ sở hạt nhân Dimona của Ixraen ở Negev, chọc thủng “Vòm sắt” Ixraen, được xây dựng bàng các phương tiện đắt tiền với viện trợ của Mỹ để bảo vệ bầu trời Ixraen trước bất kỳ cuộc tấn công thù địch nào.
Chiến công này của nhóm Hezbollah và Iran, giống như một cuộc trình diễn ngoạn mục về khả năng công nghệ của họ có ý nghĩa to lớn về tâm lý đối với Ixraen và Mỹ, cũng như đối với nhóm nước Sunni bị lôi kéo vào quỹ đạo phương Tây. Máy bay không người lái do Iran chế tạo, có thể là một bản sao của RQ-170 đã được Hezbollah lắp đặt trên đất Libăng.
Những mục tiêu tấn công của Ixraen
Mười cơ sở hạt nhân của Iran được xem là những mục tiêu tấn công tiềm năng của Ixraen. Năm cơ sở lớn, chủ yếu nằm ở phía Nam: Arak, phía Nam Têhêran, chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nước nặng, Natanz, phía Nam Têhêran, chịu trách nhiệm cho việc làm giàu urani; Isfahan, phía Nam . Iran, một trung tâm nghiên cứu; Gachine, gần Banda Abbas, cảng Iran trông ra Vịnh Pécxích, trong đó có một mỏ urani và cuối cùng Bushehr, trung tâm quan trọng của sản xuất điện. Và năm cơ sở nhỏ khác: ba địa điểm ở phía Bac Têhêran (Karaj, Lavizan Shiam và Parchin), địa điểm thứ 9 Sakhand nằm ở độ cao của Isfahan, cuối cùng là Fordo trong khu vực của thành phố thiêng Qom.
Căn cứ vào vũ khí và ưu thế hiển nhiên của Ixraen, dường như Iran không muốn thực hiện các chiến dịch phá hoại, nhưng có thể ưu tiên “bắn không tiếc đạn trong mọi hướng” để vô hiệu hóa hệ thống lá chắn tên lửa cài đặt ở Ixraen và các nước chế độ quân chủ Vùng Vịnh. Sau đó, Iran điều chỉnh phản ứng của mình tùy thuộc vào sự tấn công của đối thủ, dựa vào chính chiến lược hậu phương với mật độ dân số đông chưa từng thấy của nước mình để các hoạt động được thực hiện “đằng sau các phòng tuyến của kẻ thù”.
Với sự giúp đỡ của các đồng minh trong khu Vực, nhất là Hezbollah (Libăng), lực lượng bán quân sự lớn nhất trong thế giới thứ ba, cũng như cộng đồng quan trọng người Shiite tại Baranh, Arập Xêút, Côoét, Irắc và Libăng trong khu Vực biên giới giáp với Ixraen. Rút-kinh nghiệm từ ba cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1979-1989), 1990-1991 và 2003), Iran đã tăng cường đáng kể đội tàu chiến của mình trong thập kỷ qua với những thành tựu mới trong quá trình tập trận hải quân: Tại các, cuộc diễn tập này, trong tháng 4 và tháng 8/2006, Iran đã giới thiệu thành tựu mới nhất của hạm đội, nhất là tàu tuần tra phóng ngư lôi, tàu chiến loại nhỏ nhưng rất hiệu quả khi tấn công các tàu chiến lớn. Có mọi lý do để tin rằng Iran sẽ tiến hành chiến tranh du kích hải quân bằng các hoạt động tập kích có xu hướng giống như mùa Xuân năm 2007 khi Têhêran đã bắt giữ thành công 15 thủy thủ Anh. Iran có thể là một trong những nước có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị điện tử. Với tốc độ tối đa 45 hải lý, Joshan và Peykan là hai tàu chiến phóng tên lửa có một hỏa lực ghê gớm. Trong khi tàu tuần tiễu phóng tên lửa có tên gọi Fajr, trang bị thêm loại đại bác 76 mm, được sử dụng linh hoạt, có thể nhắm trúng các mục tiêu dưới nước và trên không ở tầm xa 19 km. Iran cũng đã phát triển hợp tác với Êritơria kể từ tháng 12/2008 và có thể có căn cứ hải quân tại cảng Assab, ở bờ biển phía Đông của châu Phi. Iran có thể đã triển khai tại đây các tàu chiến của mình, trong đó có các tàu ngầm. Căn cứ hải quân này được thiết lập nhằm khống chế đường hàng hải trong Vùng Vịnh và eo biển Hormuz trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Ixraen.
Không giống như Bắc Triều Tiên, một quốc gia hạt nhân nổi loạn, dựa vào Trung Quốc với 1.416 km dường biên giới chung, Iran được vây quanh bởi 5 cường quốc hạt nhân (Nga, Ucraina, Ấn Độ, Pakixtan và Ixraen). Việc gia nhập các quốc gia ở ngưỡng hạt nhân của Iran là đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp, theo đó cho phép nước này phòng ngừa một môi trường hạt nhân thù địch cũng như tránh rơi vào tình trạng tương tự như nước láng giềng Irắc.
Tuy nhiên, qua việc thiết lập thế “cân bằng khủng bố” tại Trung Đông, Libăng và Gada, bom hạt nhân Iran có thể làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng ở cấp khu Vực và gây ra sự đảo lộn lớn về chiến lược trong khu vực. Trong triển vọng này, việc vô hiệu hóa Iran hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu tôn trọng các thủ tục pháp lý và luật pháp quốc tế, từng bị các quốc gia phương Tây chà đạp, thậm chí không cho phép giải quyết mối lo ngại về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Động thái này còn khơi dậy các vấn đề quân sự nổi cộm: đó là việc duy trì ưu thế chiến lược của Ixraen đối với toàn bộ các nước nước Trung Đông, sự áp đặt của phương Tây đối với các nguồn dự trữ năng lượng của các nước Tây Á cũng như việc kiểm soát tuyến đường ống dẫn khí đốt có tầm chiến lược đang được xây dựng từ Trung Á, một động cơ tiềm ẩn cho sự can thiệp của Mỹ tại Ápganixtan, Irắc và Xyri.
Quốc gia láng giềng với Irắc và Ápganixtan, cũng như tiếp giáp với Vịnh Pécxích và Ấn Độ Dương, Iran được xem như là nước có nền công nghiệp lớn nhất trong khu vực trung gian trải từ miền Nam châu Âu đến biên giới của Ấn Độ. Sự thành công chiến lược của Iran có thể phát huy chính sách tự cung tự cấp về công nghệ và quân sự, cùng một cách với thành công chính trị hoặc quân sự của Hezbollah Shiite của Libăng hoặc Hamas Sunni của Palextin khôi phục tinh thần kháng chiến của người Palextin trước sự chia rẽ đang diễn ra trong thế giới Arập. Ngoài ra, thành công của Iran sẽ làm Ixraen mất đi sự hỗ trợ chiến lược to lớn của phương Tây trong khu vực và nhấn chìm chủ trương Arập chịu lệ thuộc vào Ixraen- Mỹ, để cùng nhau xác định hệ thống phân cấp quyền lực mới trong trật tự khu vực. Đó là cuộc chơi thực sự, có lẽ điều quan trọng nhất là sức mạnh được phô trương của Iran thu hút cuộc đối đầu giữa Iran với Ixraen./.

1658. CUBA: NHỮNG PHÉP MÀU CỦA RAUL CASTRO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ năm, ngày 28/2/2013

CUBA: NHỮNG PHÉP MÀU CỦA RAUL CASTRO

(Tạp chí Politique internationale - Số 136)
“Và sau Fidel, điều gì sẽ xảy ra?” vấn đề tương lai của cuộc cách mạng Cuba từ lâu chỉ là câu hỏi này. Fidel Castro, sau khi lên nắm quyền ngày 1/1/1959, đã độc quyền giữ nó đến mức khiến tất cả mọi người, những người ở Cuba cũng như ở nước ngoài đều nghĩ rằng chế độ mà ông đã lãnh đạo trong suốt gần một nửa thế kỷ sẽ không thể tồn tại khi không có ông. Thế rồi, ngày 31/7/2006, Líder máximo (lãnh tụ tối cao) ốm nặng. Ông đã rút lui khỏi sân khấu, bàn giao lại chính quyền cho người em trai út trong một sự kế tiếp hoàn hảo. Kể từ đó, câu hỏi trên đã thay đổi một chút: và sau Raul điều gì sẽ xảy ra? Bởi lẽ ông này năm nay đã 81 tuổi và người ta không thấy bóng dáng một vị thế tử nào xuất hiện trong hàng ngũ cầm quyền.

Nhưng, những tháng gần đây, có một ẩn số khác nổi lên trên chính trường Cuba: “Và sau Chávez, điều gì sẽ xảy ra?”. Câu hỏi này thoạt đầu bất ngờ, thực tế nhấn mạnh kết quả của một thập kỷ xích lại gần về kinh tế và hệ tư tưởng giữa Cuba và Vênêxuêla – gần gũi đến mức mà có một thời, thậm chí một liên minh giữa hai nước đã được gợi ra vào năm 2007.
Kể từ tháng 6/2011 và từ khi ông nhận được thông báo về căn bệnh ung thư của mình, Tổng thống Vênêxuêla Hugo Chávez, 57 tuổi, đã phải 3 lần phẫu thuật liên tiếp ở Cuba. Tại đó, ông cũng trải qua một loạt những lần điều trị bằng hóa chất và tia phóng xạ, rời khỏi Caracát cả hàng tuần lễ nhưng không vì thế mà giao quyền lãnh đạo cho người khác. Thực chất bệnh ung thư của ông vẫn còn là một điều bí ẩn: tình trạng sức khỏe của ông là một bí mật quốc gia. Nhưng những triển vọng về sự hồi phục của ông là không chắc chắn sau lần thứ ba bị đột quỵ và phẫu thuật lại hồi tháng 3/2012.
Sự nghi ngại về tương lai của đồng minh Vênêxuêla còn khiến các nhà cầm quyền ở La Habana lo lắng hơn điều mà người ta giả định trong khi các phương tiện thông tin đại chúng Cuba im lặng gần như tuyệt đối về chủ đề này. Vả lại, không phải ngẫu nhiên mà Hugo Chávez lại được chạy chữa tại chính Cuba: dù Cuba hoàn toàn không nói ra, người ta vẫn biết rằng việc ông này tiếp tục nắm quyền ở Caracát, đối với nhà cầm quyền theo tư tưởng Castro là một thách thức mang tính sống còn của chính họ. Vì một lý do đơn giản: từ năm 1998, nền kinh tế Cuba phần lớn dựa vào sự giúp đỡ của Vênêxuêla và vào chức tổng thống của Hugo Chávez. Mối quan hệ gần như cha, con giữa ông và Fidel Castro không phải là điều xa lạ.
Chưong trình đổi dầu hỏa lấy các bác sĩ
Trong một vài năm, Vênêxuêla đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Cuba và bỏ xa các đối tác đứng sau: năm 2010, lượng hàng hóa và dịch vụ trao đối giữa hai nước về của cải và dịch vụ, chiếm gần 40% toàn bộ khối lượng trao đổi của Cuba, với những điều kiện đặc biệt thuận lợi dành cho La Habana. Theo những điều khoản của hiệp định song phương
được ký năm 2000, Caracát giao hơn 100 000 thùng dầu/ngày (đáp ứng hơn hai phần ba nhu cầu của Cuba) với giá ưu đãi, và được thanh toán một phần thông qua hình thức vay tín dụng với thời hạn 15 năm – một ân huệ đối với nền kinh tế Cuba, đang thiếu tiền mặt và chỉ có khả năng vay ở mức tối thiểu.
Đổi lại, Cuba giúp đỡ các chương trình-xã hội của Vênêxuêla bằng việc đưa tới nước này 40 000 chuyên gia (y tế, giáo dục, thể thao, kỹ thuật) trong thời hạn 2 năm. Chính họ là những người thực thi một phần các chính sách xã hội của Caracát, – chẳng hạn như Barrio Adentro (phụ trách chương trình bảo hiểm y tế phòng ngừa và toàn diện ở những khu Vực khó khăn), Robinson (xóa nạn mù chữ), hoặc như chương trình Phẫu thuật kỳ diệu (phẫu thuật mắt miễn phí cho những người nghèo nhất).
Những năm gần đây, việc xuất khẩu các hoạt động dịch vụ theo một dạng mới đã trở thành nguồn thu nhập lớn nhất của Cuba: được Caracát trả 6 tỷ USD mỗi năm, kể từ giờ, nó kiếm tiền cho hòn đảo này hơn rất nhiều so với ngành du lịch (2,4 tỷ USD năm 2010), xuất khẩu niken (800 triệu USD năm 2011) hay còn nữa là kiều hối, của những người sống lưu vong (ước chừng 1 tỷ USD, chủ yếu là từ Mỹ). Dù sao hoạt động này, với giá trị gia tăng lớn nhưng tác động còn yếu đối với phần còn lại của nền kinh tế quốc gia, vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Vênêxuêla.
Ngoài ra, hai nước đã hợp tác cùng đầu tư trong nhiều dự án chiến lược đối với sự phát triển của Cuba như: xây dựng hoặc mở rộng 3 nhà máy lọc dâu (ở Cienfuegos, Santiago và Matanzas); xây dựng các nhà máy (sản xuất amôniac và PVC); cũng như cải tạo nhũng mỏ khai thác niken ở phía Đông hòn đảo này. Đó là những dự án có qui mô lớn và sẽ được triển khai từ nay cho đến tận cuối thập kỷ.
Mối đe dọa về một “thời kỳ đặc biệt” mới
Pavel Vidai, nhà kinh tế thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Cuba, cho rằng trong trường hợp Vênêxuêla ngừng trợ cấp thì hòn đảo này có thể sẽ phải chịu tác động của một sự suy thoái kéo dài “trong một, hai hoặc thậm chí là 3 năm”, cùng với việc GDP giảm 9%. Nhà nghiên cứu này cho rằng: “Cuba không có nhiều phạm vi hoạt động, cho nên điều quan trọng là phải đẩy nhanh quá trình mở rộng tự do hóa kinh tế và những chính sách cải cách”. Đó là những cải cách đã được Raul Castro cam kết từ khi ông làm chủ tịch (tạm quyền vào mùa Hè năm 2006, sau đó được bầu chính thức từ tháng 2/2008). Với một giọng điệu mới, trái với thói quen dương dương tự đắc, ông đã đưa ra nhiều nhận xét đôi khi tàn nhẫn về sự tàn tạ của nền kinh tế quốc gia, và như vậy có lúc xé toạc bức màn che đậy của cơ quan tuyên truyền.
Bởi vì bất chấp những tỷ lệ tăng trưởng được công bố ở mức hai con số (mà các cơ quan quốc tế nghi ngờ cách tính toán), mô hình Cuba vẫn thể hiện những sự trục trặc về cơ cấu, đã dẫn tới một sự thâm hụt rất lớn trong cán cân thương mại năm 2008. Đến mức để đối phó với sự khủng hoảng trong thanh toán ngoại tệ, các nhà cầm quyền đã quyết định đóng băng, mà không báo trước, những tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp nước ngoài ở Cuba, vào khoảng một tỷ USD, khiến cho những hoạt động của họ trở nên đặc biệt bấp bênh trong vòng hơn một năm – và do đó việc họ tiếp tục những đầu tư ở hòn đảo này trở thành mạo hểm.
Lĩnh vực nông nghiệp phải chịu một sự quản lý tập trung quá mức (80% ruộng đất bị quốc hữu hóa và cơ quan duy nhất đứng ra thu mua và phân phối, Acopio, đặc biệt không hiệu quả) đã khiến các vùng nông thôn kiệt quệ. Kết quả: đất nước trở lại với tình trạng hơn một nửa diện tích đất trồng trọt bị bỏ hoang. Một thất bại phải trả giá đắt và đặt ra vấn đề về an ninh lương thực – Cuba phải nhập khẩu 80% lượng lương thực mà họ tiêu thụ. Thêm vào đó, họ đang trong quá trình phi công nghiệp hóa: phần của khu vực hai (khu vực kinh tế kém phát triển hơn) rõ ràng đã thụt lùi kể từ khoảng 25 năm, chuyển từ 28% năm 1989 xuống 13,4% năm 2009. Còn về các dịch vụ, đã phát triển quá mức (năm 2009, chiếm“77% GDP), những dịch vụ này không dựa vào bất kỳ việc sản xuất của cải nào.
Đặc biệt là phần ít ỏi của các khoản đầu tư (dưới 10% GDP) và sự hư hỏng nói chung của các cơ sở hạ tầng bảo đảm cho sự tăng trưởng. Người ta cho rằng 40% bất động sản đang trong tình trạng tồi tệ cùng với việc thiếu gần nửa triệu nhà ở. Mạng lưới đường sắt và đường bộ ở trong một tình trạng thảm hại, không đủ các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa và hành khách: ở các tỉnh lẻ, việc vận chuyển phần lớn được đảm bảo bằng những phương tiện được gọi là “thay thế” – những chiếc xe thô sơ do ngựa kéo với một chiếc đèn dầu thay cho đèn pha. Sự tương phản có thể thấy rõ giữa các dịch vụ xã hội đặc biệt phát triển (nhất là giáo dục và y tế) và các dịch vụ cơ bản bị bỏ mặc.
Người ta tính rằng cứ 10 người dân mới có gần một người có điện thoại cố định và phải đến 2008, dân chúng mới được phép sử dụng điện thoại di động cũng như máy tính. 60% lượng nước sạch đã bị thất thoát trước khi tới được các vòi nước do các hệ thống đường ống dẫn nước của mạng lưới phân phối hư hỏng. Việc cắt điện, tạm chấm dứt trong cố gắng “cách mạng năng lượng” hồi năm 2005 (hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện bằng một mạng lưới máy phát điện dùng diesel), đã quay trở lại mạnh mẽ, làm tê liệt cả lĩnh vực nhà ở cũng như công nghiệp.
Trong hoàn cảnh nguy kịch này, lệnh cấm vận do Oasinhtơn áp đặt lên Cuba, có hiệu lực từ năm 1962, và được tăng cường . vào năm 1992 và 1996, đang đè nặng lên nền kinh tế của hòn đảo này và đặc biệt tới sự hội nhập quốc tế của họ: giá các giao dịch cao hơn từ 5 đến 10% so với giá mà những trao đổi trực tiếp với nước láng giềng liền kề này cho phép, những sức ép đối với các ngân hàng quốc tế và nhất là sự vắng mặt của các hãng du lịch Mỹ, cơ hội để kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm. Nhưng lệnh cấm vận của Mỹ – được gọi là sự phong tỏa chống Cuba – không ngăn cản hòn đảo này buôn bán hoàn toàn hợp pháp với 176 nước…cũng như với chính Mỹ: tiếp theo một văn bản pháp lý sửa đổi bổ sung được Oasinhtơn bỏ phiếu thông qua năm 2000 cho phép bán (nhưng không mua) thực phẩm và thuốc men, chính Mỹ đã trở thành nước cung cấp lớn nhất các thực phẩm nông nghiệp cho Cuba! Nhất là, lệnh cấm vận này không phải là nguyên nhân gây ra những trục trặc mang tính cơ cấu gắn với mô hình kinh tế tập trung và nhà nước hóa mà Raúl Castro hiện đang tìm cách hợp lý hóa.
Những cải cách chăng? Không phải, đó chỉ là “cập nhật mô hình”
Năm 2011, Đảng Cộng sản Cuba (đảng duy nhất được phép hoạt động) đã triệu tập Đại hội Sáu, vốn được chờ đợi từ 10 năm nay. Đây là dịp để các nhà cầm quyền chấp nhận một danh sách gồm 300 biện pháp- nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Cuba, về mặt chính thức, đây không phải là Vấn đề quá độ: từ này cũng giống như từ cải cách đã bị loại bỏ ở Cuba; người ta nói đến việc “cập nhật mô hình”, để phù hợp với những “đường hướng lớn”.
Các biện pháp mở rộng tự do từng bước đã được tiến hành: bỏ các mức lương trần để trả lương theo sản phẩm, giao quyền sử dụng khu đất của nhà nước bị bỏ hoang cho nhũng người sản xuất nhỏ (1,5 triệu hécta đất canh tác đã được giao trong thời hạn 10 năm cho gần 160 000 người để phục hồi sản xuất nông nghiệp).
Nhưng trọng tâm của dự án còn đi xa hơn nữa: phát huy tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước (hai phần ba trong số này hiện làm ăn không có lãi) và xây dựng lại lĩnh vực tư nhân. Những biện pháp được dự kiến mang tính cấp tiến đối với một xã hội đã quen với sự bao cấp của nhà nước. Cho đến lúc đó, Cuba vẫn khoe khoang việc mọi người đều có công ăn việc làm như là một dẫn chứng chính đáng cho sự thành công của họ. Từ nay, Vấn đề là phải sa thải hàng loạt: 500 000 nhân viên nhà nước sẽ bị thất nghiệp từ nay đến năm 2015. Những điều kiện, được nghiệp đoàn duy nhất đưa ra: một tháng lương đền bù cho 10 năm thâm niên, và buộc phải tự xoay xở để ống. Một thông báo tàn nhẫn sau 50 năm chế độ kinh tế tập thể với một lĩnh vực tư nhân thực sự không tồn tại.
Để sử dụng hết số lượng lớn người lao động này trong “lĩnh Vực ngoài nhà nước”, hai phương thức được vạch ra: làm việc đơn lẻ hay trong các doanh nghiệp nhỏ, đơn giản và mở rộng dần; và các hợp tác xã, một hệ thống cho đến khi đó mới chỉ được thực hiện trong lĩnh Vực nông nghiệp. Hoạt động và thu nhập sẽ được thả nổi, miễn là đóng các khoản lệ phí và thuế, ý tưởng này đồng thời nhằm hợp thức hóa các hoạt động không chính thức hiện phát triển rất nhanh để thu thuế.
Nhưng thay vì chỉ rõ những lĩnh vực hoạt động bị loại trừ khỏi những cải cách này, các nhà cầm quyền lại lập một danh sách chỉ quy định những việc làm được cho phép: một bản kê khai chi tiết 178 ngành nghề, tất cả đều là hoạt động dịch vụ, và phần lớn không cần có tay nghề (từ bán đồ ăn nhẹ cho đến bán đĩa CD lậu, sửa chữa lặt vặt hay chọc cười trẻ em). Như vậy, không có các hoạt động sản xuất và những người có bằng cấp không thể hành nghề mà họ đã được đào tạo (kiến trúc sư, kế toán, bác sĩ, V.V…).
Những hạn chế này thể hiện sự nghi ngại của các nhà cầm quyền theo tư tưởng Castro trước những mầm mống của sự độc lập về kinh tế. Năm 1994, Cuba từng phải cho phép doanh nghiệp nhỏ ra đời để ngăn chặn sự khủng hoảng của “thời kỳ đặc biệt”. Nhưng ngay từ khi có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên, năm 1996, họ đã dần dần thu lại các giấy phép và đánh thuế nặng hơn. Kết quả là: năm 2009, chỉ còn có 141 000 doanh nghiệp nhỏ trong tổng số 4,9 triệu người trong tuổi lao động.
Lần này, từ khi có đạo luật mới của Raúl, người ta thống kê được 371000 doanh nghiệp nhỏ (hai phần ba trong số những người mới Vốn là những người không công khai việc làm, như vậy chứng tỏ đa số những hoạt động không chính thức trước đây nay được hợp pháp hóa), và các nhà cầm quyền cho rằng đến cuối năm 2012, con số này sẽ là 600 000. Những hoạt động phổ biển nhất ư? Cửa hàng bán thức ăn nhanh mang đi, vận chuyển tư nhân (taxi tập thể) và đối với những ai may mắn có được một ngôi nhà còn trong tình trạng tốt thì cho các khách du lịch nước ngoài thuê phòng trọ.
Nhờ một chính sách cải cách về quyền sở hữu, cuối năm 2011, dân chúng có thể mua bán nhà ở, xe cộ, trước đó vẫn bị cấm đoán. Và từ nay, đối với những chủ doanh nghiệp nhỏ, việc tuyển lựa nhân viên là hợp pháp, điều trước đây chỉ được cho phép trong khuôn khổ gia đình. Nhưng liệu điều đó có đủ để sử dụng hết hàng trăm nghìn người bị sa thải theo dự kiến và phục hồi nền kinh tế?
Về ngắn hạn, những biện pháp manh mún này bắt đầu đem lại một vài kết quả: sản xuất nông nghiệp được thúc đẩy đôi chút, những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực bất động sản, xuất hiện một cơ cấu kinh tế vi mô. Đối với Nhà nước, đó là một biện pháp giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu nhập – kèm theo nguy cơ một bộ phận dân chúng không có nguồn sống vì cùng với việc cho phép của lĩnh vực tư nhân hoạt động là việc từ bỏ Nhà nước phúc lợi (mất dần vai trò cung cấp, cải cách các hệ thống y tế và giáo dục…). Vượt quá những kết quả kinh tế, những hậu quả xã hội của bước ngoặt này đã nhấn mạnh hơn những bất bình đẳng trong nước.
Quả thực, trong một đất nước mà tiết kiệm và vay tín dụng gần như là không tồn tại, thì những sự đầu tư vi mô phần lớn được thực hiện nhờ vào tiền do các gia đình từ Miami và những nơi khác gửi về, điều này vạch rã trong xã hội một đường phân chia tương thích với một đường khác, ít được tranh luận công khai: đa số người Cuba lưu vong từ lâu là người “da trắng”, nên các gia đình người “da trắng” đã nhận được nhiều nhất các kiều hối. Trên thực tế, người “da đen” và người lai bị gạt ra ngoài lề trong ván bài kinh tế mới này.
Trong giai đoạn quyết định đối với tương lai kinh tế và xã hội của hòn đảo này, một số nhà trí thức cách mạng theo phái chỉ trích tìm cách thúc đẩy sự phát triển của một lĩnh vực hợp tác, tự quản lý, có thể sẽ làm bớt đi tình trạng bất bình đẳng và tăng cường sự đoàn kết – một hình thức tham gia chưa bao giờ được các nhà cầm quyền Cuba từ Che Guevara cho tới Fidel Castro ưa thích.
Nhất là, giới lãnh đạo chính trị không coi tiến trình cải cách này là một bước quá độ khả dĩ. Tháng 7/2009, Raúl Castro đã tuyên bố trước Quốc hội rằng: “Tôi không được bầu làm chủ tịch để thiết lập chủ nghĩa Tư bản ở Cuba mà là để bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa Xã hội chứ không phải là hủy diệt nó”.
Câu nói có thể được coi là hoa mỹ nhưng, 3 năm sau đó, quan điểm của chính quyền về vấn đề này vần không thay đổi. Phó chủ tịch Marino Murillo, ngôi sao đang lên, giám sát những cải cách, đã nhấn mạnh trước báo chí nước ngoài vào cuối tháng 3/2012 rằng: “Chúng tôi đang cập nhật hóa mô hình kinh tế nhưng chúng tôi không nói đến cải cách chính trị: Sẽ không có cải cách chính trị ở Cuba”.
Người ta biết rằng Raúl Castro bị ảnh hưởng bởi những mô hình của Trung Quốc hay Việt Nam, những nước mà ông đã tới thăm nhiều lần, nơi mà sự mở cửa kinh tế đã không làm tổn hại đến sự độc quyền chính trị của đảng duy nhất. Không hề thiết lập một giai đoạn quá độ “ngược lại, vấn đề là củng cố hệ thống hiện nay bằng cách cố gắng làm cho nó có thể đứng vững được – đồng thời vẫn giữ được sự độc quyền về quyền lực.
Từ màu đỏ sang màu xanh ôilu: giới quân sự nắm quyền chỉ huy
Trên bàn cờ nói đúng ra là mập mờ của việc kế tục Castro, một thể chế đã giữ một vị trí ngày càng lớn trong những năm gần đây: Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba (FAR). Kể từ khi được bổ nhiệm vào mùa Hè năm 2006, Raúl Castro đã thay thế gần như toàn bộ êkíp lãnh đạo đương chức dưới thời anh trai ông. Thế hệ những người trẻ đầy tham vọng chính trị được đặt biệt danh là những “Taliban” vì sự cuồng tín của họ đối với Fidel Castro (Felipe Pérez Roque, Hassan Pérez, Otto Rivero) đă biến mat khỏi chính trường, cũng như êkíp những nhà quản lý thực dụng đã chỉ đạo quá trình mở cửa trong những năm 1990 (Carlos Lage, José Luis Rodriguez, Francisco Soberón). Thay vào vị trí của họ, là các quân nhân, những chiến hữu lâu năm của Raúl Castro (ông là Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang cách mạng trong suốt 50 năm, từ 1959 đến 2008), từ nay chiếm phần lớn nhất của chiếc bánh không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà cả trong lĩnh vực kinh tế. Điều là điều mới mẻ.
Vai trò chính trị của giới quân sự Sierra Maestra từ năm 1956 đến năm 1959) đã có trước Đảng Cộng sản (được thành lập vào năm 1965) và hội tụ tính hợp pháp về phương diện lịch sử để cầm quyền. Vai trò kinh tế của họ thì mới có gần đây.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, FAR đã bắt đầu cơ cấu lại một cách triệt để: được Liên bang Xôviết trợ cấp cho đến năm 1989, quân đội đã phải giảm mạnh quân số của họ (từ 235 000 người trong những năm 1980 xuống còn khoảng 55 000 trong những năm 2000). Ngay từ năm 1986, FAR đã triên khai một chương trình tự chủ về tài chính, thông qua việc chấp nhận các phương pháp tư bản chủ nghĩa (phân cấp quản lý, thống kê kế toán); hệ thống được gọi là “cải tiến doanh nghiệp” này dựa vào quyền tự trị của mỗi xã hội, mang tính tự túc (nếu không muốn nói là phải sinh lời).
Trước tiên chỉ giới hạn ở lĩnh Vực quân sự, những phương pháp này sau đó đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực chủ chốt khác dưới sự chỉ đạo của quân đội. Một tầng lớp quân nhân-nhà quản lý hùng mạnh đã phát triển mà người ta thường gặp trong những khu dân cư Kohly, Siboney và Jaimanitas ở La Habana. Từ nay, họ kiểm soát phần lớn nền kinh tế quốc gia: theo một nghiên cứu được thực hiện vào đầu những năm 2000, những doanh nghiệp chịu sự quản lý của quân đội đã tạo ra “89% giá trị xuất khẩu, 59% thu nhập về du lịch, 24% thu nhập từ các dịch vụ, 60% từ các giao dịch bằng ngoại tệ, 66% từ việc bán lẻ bằng ngoại tệ”, và sử dụng “20% lực lượng lao động thuộc lĩnh Vực công”… Những người mặc đồng phục có mặt trong những lĩnh vực năng động nhất, những người mà người ta gọi là “đang nổi lên”, và hoạt động trong những lĩnh vực có lợi nhuận cao như du lịch, viễn thông, thuốc lá, thương mại cũng như trong những lĩnh vực chiến lược như vận tải và phân phối.
Giới quân nhân doanh nghiệp này, thường là các tướng lĩnh, các đảng viên nhưng chỉ phụ thuộc vào anh em Castro, tập trung quyền lực kinh tế và chính trị mà không cần phải bận tâm đến một chút đối lực nào – một sự tù mù có lợi cho tệ tham nhũng ở qui mô lớn, theo những lời đồn đại dai dẳng (thí dụ mới đây nhất là trường hợp tướng Rogelio Acevedo, giám đốc hãng hàng không dân dụng trong suốt 2 thập kỷ, bị sa thải vào đầu năm 2010). Nói rộng hơn, những thành viên của các lực lượng vũ trang và an ninh được hưởng những đặc quyền có tính quyết định trong một xã hội lâu nay vẫn tự nhận là công bằng (họ được hưởng những đãi ngộ về nhà ở, xe ô tô, thực phẩm, nghỉ phép cũng như về y tế và chế độ hưu trí tốt hơn rất nhiều so với chế độ chung).
Bất chấp quyền lực ngày càng tăng của họ, giới tinh hoa này vẫn ít được dân chúng biết đến và không xuất hiện trên báo chí Cuba. Họ được liên kết bằng sự trung thành, thậm chí bằng những mối quan hệ gia đình không lộ ra ngoài: chẳng hạn Luis Alberto Rodriguez, giám đốc của GaeSA nắm toàn bộ các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực quân sự, không phải ai khác mà chính là con rể của Raúl Castro. Không có bất cứ một bức ảnh nào về ông này và các mối quan hệ gia đình của ông với người bố vợ đầy thế lực không bao giờ được nói tới. Trong khi thiếu một êkíp chuyển tiếp chính trị nên giờ đây, giới quân sự dường như đứng ở vị trí tốt nhất cho sự kế tục sau Castro: ở Cuba, người ta nói đến quyền lực màu xanh ôliu. Màu quân phục của họ.
Đảng duy nhất và độc quyền về thông tin
Chỉ trong vài năm, Raúl Castro đã áp đặt một quan điểm quản lý về chính trị, khẳng định mình như là một nhà quản lý quan tâm đến tính hiệu quả – chứ không phải đến tính đa nguyên: ở Cuba, mọi ý kiến bất đồng đều bị trừng phạt. Tuy nhiên, số tù nhân chính trị đã giảm: cái chết trong tù của Orlando Zapata Tamayo (một phần tử chống đối đã chết hồi tháng 2/2010 sau nhiều ngày tuyệt thực) và việc huy động các gia đình tù chính trị (Phong trào Những Phụ nữ trang-phục trắng), năm 2011, đã khiến nhà cầm quyền bối rối và buộc họ phải trả tự do cho hơn một trăm tù chính trị. Phần lớn số tù nhân này đã bị trục xuất đến Tây Ban Nha, là nước khi đó đứng làm trung gian hòa giải bên cạnh Giáo hội Công giáo Cuba. Tuy nhiên, những quyết định trả tự do này, được hoan nghênh ở nước ngoài, không làm thay đổi khuôn khổ pháp lý hình sự hóa những sự bất đồng chính kiến ở Cuba.
Và nếu như hiện nay có tương đối ít tù chính trị ở Cuba (theo Ủy ban Nhân quyền Cuba, năm 2012, số tù chính trị được ước tính vào khoảng 50 so với hơn 300 năm 2004) thì ngược lại nhỮng hành động trấn áp và hăm dọa ở mức độ thấp lại tăng mạnh. Chỉ trong tháng 3/2012, chính Ủy ban này đã thống kê được 1.158 vụ thẩm vấn tùy tiện và giam giữ người, từ vài giờ cho đến vài ngày, một nửa trong số đó xảy ra vào dịp Giáo hoàng Benedict 16 đến Cuba từ ngày 26 đến ngày 28/3, nhằm ngăn chặn cuộc biểu tình trong các buổi lễ misa công khai được tố chức tại Santiago và La Habana.
Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do báo chí được Hiến pháp đảm bảo chỉ khi nào “phù hợp với những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”… Sự kiểm soát thông tin đặc biệt có hiệu quả: chỉ tồn tại hai tờ nhật báo quốc gia, mỗi tờ khoảng một chục trang, mà thực ra là các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba (Granma) và của Đoàn Thanh niên Cộng sản (Juventud rebelde). Vô tuyến truyền hình (gồm 4 kênh quốc gia và một tờ báo hình) do một quân nhân chỉ đạo; còn các ăng ten chảo bắt được các kênh nước ngoài chỉ được phép sử dụng ở những khách sạn dành cho khách du lịch. Người dân Cuba nào dám lắp đặt lậu loại ăng ten này sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Trong bối cảnh những phát biểu công khai trước đám đông cũng bị các nhà cầm quyền kiểm soát hoàn toàn thì lĩnh vực tin học và nhất là Internet đã đem lại những cơ hội bày tỏ các ý kiến riêng tư (tuy nhiên ngoài La habana, phần còn lại của Cuba, được trang bị rất ít). -Từ giữa những năm 2000, không gian đầy tiềm năng này đã thách thức sự độc quyền về thông tin của Nhà nước Cuba và bị nhà cầm quyền xác định rõ là mối đe dọa.
Internet và “cuộc cải tổ của cácdân mạng”
Sự giám sát Internet ở Cuba đặc biệt có hiệu quả: ngược lại với Trung Quốc hoặc thậm chí với Tuynidi của Tổng thống Ben Ali trước khi nước này sụp đố, việc giám sát này được thực hiện không phải qua sàng lọc hay phong tỏa các trang web mà trực tiếp từ đầu nguồn, thậm chí bằng cách hạn chế truy cập mạng. Hòn đảo này chỉ có một nhà cung cấp mạng, thuộc Nhà nước, và các dịch vụ chỉ dành cho các khách sạn, các cơ quan hành chính nhà nước. Năm 2009, doanh nghiệp này chỉ công bố 27 000 hợp đồng Internet, tức là khoảng 0,25 % số dân Cuba, tỷ lệ thấp nhất ở châu Mỹ (có một chợ đen cho những kêt nối bất hợp pháp, chủ yếu ở La Habana, nhưng đã bị trấn áp mạnh mẽ).
Với điều kiện tiên quyết là có giấy phép, một số nhà chuyên môn (bác sĩ, giáo sư đại học, viên chức cao cấp) có thể từ nhà riêng của họ, sử dụng một mạng nội bộ “Intranet” của chính phủ không kết nối Internet để trao đổi các thư điện tử trong nước và với nước ngoài. Khoảng 16% số dân được cung cấp dịch vụ Intranet hạn chế này, với tốc độ thông tin hết sức chậm.
Để vào mạng Internet thực sự, cần phải đến các quán cà phê Internet trong các khách sạn. Ngoài việc có thể bị kiểm tra giấy chứng minh, trên thực tế mức giá quá cao của những nơi này khiến cho những dịch vụ như vậy không thể tới được người dân (chỉ một giờ truy cập ở lưu lượng thấp đã ngốn mất một nửa tháng lương – khoảng 6 euro).
Cho đến gần đây, các nhà cầm quyền vẫn đổ lỗi cho lệnh cấm vận của Mỹ khiến cho khả năng kết nối yếu kém, buộc họ phải chuyển sang liên lạc qua vệ tinh quá tốn kém. Một đường cáp quang nối Cuba với Vênêxuêla đã được lắp đặt, nhằm tăng gấp 3000 lần dung lượng của đường truyền ở hòn đảo này. Nhưng kể từ ngày khai trương vào đầu năm 2011, và lúc đó được chào đón bằng một bài xã luận của Fidel Castro, không có bất cứ một tin tức nào lọt tới các phương tiện thông tin đại chúng Cuba, và những lời đồn đại dai dẳng về một công trình làm ẩu cùng với những vụ bắt giữ vì tham nhũng. Dù thế nào đi nữa, khả năng truy cập Internet cũng không tăng lên đối với dân chúng.
Bất chấp những giới hạn rõ ràng hẳn là không thể vượt qua được này, người dân Cuba vẫn hoàn toàn nắm bắt được những cơ hội để phát biểu và trao đổi thông qua các blog. Gần như không tồn tại vào năm 2007, số lượng những blog này đã tăng lên theo cấp số nhân: tháng 6/2009, một nghiên cứu đã thống kê được 1. 000 blog Cuba, (một phần tư được viết từ hòn đảo này, còn lại từ nước ngoài).
Mọi đề tài đều được đề cập đến trong đó, nghiêm trọng hoặc nhẹ nhàng và đôi khi có những blog được viết rất chuyên sâu: những bí mật quân sự, nỗi nhớ quê hương của những người sống lưu vong, những chứng cứ về cuộc chiến tranh ở Ănggôla hoặc những tranh luận về tình trạng vô chính phủ của Cuba đầu thế kỷ này… Tất cả tạo nên một diễn đàn trao đổi và tranh luận chưa từng có, tuy nhiên bị hạn chế do những khó khăn về truy cập Internet ở hòn đảo này (người ta không thể theo dõi trực tiếp mà các đĩa CD-Rom tập họp lại do đó: sự tương tác bị giảm chậm), nhưng một số người đã gọi bước tiến triển mới mẻ này là “cuộc cải tổ của các cư dân mạng”.
Biểu tượng của hiện tượng này, Yoani Sanchez, một nhà ngôn ngữ học khoảng ba mươi tuổi, là một trong số những người đầu tiên viết blog từ Cuba năm 2007 mà không cần dùng tên giả. Blog của anh, “Thế hệ Y”, bày to sự thất vọng về hiện thực của Cuba, được lưu hành ở Cuba trên đĩa CD- Rom hay thiết bị USB. Ở nước ngoài, sự thành công của nó càng tăng: với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng và được nhiều giải thưởng về báo mạng trên toàn thế giới. Còn bà Yoani, một người làm việc không mệt mỏi bất chấp những sự hăm dọa (bà và chồng bà bị theo dõi và đe dọa, riêng bà bị cấm ra khỏi lãnh thổ), đã thoát khỏi sự giám sát để truy cập Internet ở những quán cà phê Internet trong các khách sạn và, với tính sáng tạo, bà đã tìm cách phát triến việc sử dụng các công nghệ mới ở Cuba đế tạo ra bấy nhiêu khả năng mới cho các công dân bày tỏ ý kiến.
Có lúc bị lấn át, các nhà cầm quyền cố gắng giành lại quyền kiểm soát lãnh địa mới này. Họ không ngần ngại nói đến “cuộc chiến tranh mạng” và các chiến dịch vu khống trên các phương tiện thông tin đại chúng Cuba thường xuyên công kích những hình thức ngôn luận độc lập mới, bị tố cáo là con bài của Mỹ. Năm 2002, một trường đại học Khoa học thông tin (UCI) đã được mở ngay tại nơi trước đây là trung tâm nghe trộm của Liên Xô ở Lourdes, phía Nam của La Habana. Các sinh viên của trường có trách nhiệm giám sát Internet và đối phó với các website quốc tế liên quan đến tình hình Cuba. Sau hết, nhiều blog và tài khoản Twitter đã được tạo ra, đặc biệt là bởi các nhà báo chính thức (họ được phép truy cập Internet
để làm việc): thường ít mang tính cá nhân, nhiệm vụ của họ là chuyển tiếp một cách có hệ thống những thông tin của báo chí quốc gia tới nước ngoài, hay phục vụ như là những người phát ngôn được sử dụng làm công cụ phát ngôn không chính thức cho một chính phủ đôi khi trở thành tù nhân của chính sở thích giữ bí mật của mình.
Sự bắt đầu giống như một triển vọng
Không được tiếp cận với Internet hay với các kênh truyền hình vệ tinh (và như vậy là với một sự thông tin đa chiều), không có những khả năng thông tin “vô hạn” mà các mạng xã hội cho phép, bức tranh toàn cảnh xã hội Cuba rất khác với các nirớc đã trải qua “Mùa Xuân Arập”: dân chúng vẫn bị tách rời manh mún, không có khả năng chia sẻ kinh nghiệm hay tập hợp nhau.
Các đảng đối lập, xuất hiện trong những năm 1980 xung quanh các phong trào bảo vệ nhân quyền, đã bị thâm nhập và bị cô lập một cách triệt để. Đã có những sáng kiến hay của một xã hội dân sự còn rụt rè (tổ chức các cuộc tranh luận được quay phim để phố biến rộng rãi, những trung tâm đào tạo công dân chủ yếu đặt ở các nhà thờ), nhưng chúng diễn ra đơn điệu và do đó ít thu hút được sự quan tâm của dân chúng: sự kiểm soát xã hội, thông qua những tổ chức quần chúng, vẫn rất mạnh và khiến người ta e dè. Trong hoàn cảnh này, cách ứng xử hai mặt (không nói điêu người ta nghĩ, không làm điều người ta nói) vẫn là chiến lược phản kháng phổ biến nhất, cho dù đó không phải là điều thấy được rõ nhất.
Những người “không thích hợp” chọn cách ra đi hơn là phải chịu một sự cô lập khó khăn trong xã hội. Cuộc di dân vẫn tiếp tục, một cách lặng lẽ nhưng ngày càng tăng thêm: mỗi năm, Cuba mất đi 35 000 người. Từ năm 1994, nửa triệu người đã lựa chọn sự ra đi! Di cư trở thành lựa chọn tương lai của phần lớn thanh niên Cuba. Điều này không liên quan trực tiếp tới vấn đề chính trị – nói đúng ra phần lớn những người ra đi là những người vô chính trị – cũng không chỉ vì lý do kinh tế. Điều thúc đẩy các thế hệ trẻ ra đi chủ yếu là do những mâu thuẫn của một chế độ coi các công dân suốt đời như những đứa trẻ: những người được đào tạo trình độ cao không tìm được việc làm; tình trạng kinh tế bấp bênh; những mức lương nhà nước quá thấp, không cho phép họ sống một cách lương thiện; tính thụ động và thái độ nghi ngờ đối với sáng kiến tư nhân; tóm lại, một quyền lực chính trị không rõ ràng đã không dành bất kỳ khả năng nào cho sự tham gia cũng như cho sự đổi mới thế hệ.
Kêt quả: những thống kê gần đây đã cho thấy một sự thiếu hụt dân số trong độ tuổi từ 25 đến 35, do sự ra đi ngày càng nhiều của lớp thanh niên. Một tổn thất thực sự đối với một đất nước đã biết đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt (6,5 triệu người Cuba tốt nghiệp trung học hoặc đại học) nhưng không thể giữ được họ.
Trước tình hình này, nhà cầm quyền Cuba dường như không định tìm ra giải pháp nào khác ngoài cách “thay đổi tất cả để không thay đổi gì”, ít ra trong một thời gian nữa. Trong khi chờ thắng ván bài dựa vào sự thay đổi từ từ nền kinh tế để phát triển (thay vì đa nguyên) thì sự giúp đỡ của Vênêxuêla là một phao cứu sinh cần thiết dành cho họ. cần thiết, nhưng đặc biệt mong manh trong hoàn cảnh hiện nay./.

1659. VỊNH CAM RANH VÀ SUBIC – TẤM LÁ CHẮN CHO AN NINH BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 1/3/2013

VỊNH CAM RANH VÀ SUBIC – TẤM LÁ CHẮN CHO AN NINH BIỂN ĐÔNG

TTXVN (Tôkyô 26/2)
Nhật báo “Sankei Express ” s ra mới đây đã đăng bài phân tích của Chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi đánh giá về vai trò chiến lược và vị thế địa-chính trị quan trọng của hai quân cảng Cam Ranh của Việt Nam và Subie của Philippin đi với an ninh trên Biển Đông. Nội dung bài bình luận như sau:

Bản đồ in trên tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi thời gian qua. Tấm bản đồ này vẽ đường chín đoạn hình chữ u “gói gọn” một khu vực rộng lớn từ phía Đông Đài Loan tới sát bờ biển của các nước Philippin, Brunây, Malaixia và Việt Nam. Vùng biển nằm trong đường chín đoạn đó chiếm tới 80% Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nhiều nước cùng tuyên bố chủ quyền. Với cách in ấn bản đồ như vậy, Bắc Kinh dường như muốn sử dụng hộ chiếu để tuyên bố rằng đường chín đoạn này “tương ứng với lãnh hải của Trung Quốc”.
Các nét đứtt này được dư luận đặt cho nhiều cái tên như “đường chín đoạn” dựa vào số nét đứt trên bản đồ, “đường chữ U” và “đường lưỡi bò” căn cứ vào hình thù uốn lượn của nó. Cái “lưỡi bò” tham lam ấy muốn liếm sạch tài nguyên biển đi kèm với những tuyên bố chủ quyền đối với nhiều quần đảo trên Biển Đông. Đây rõ ràng là hiện tượng bất bình thường và là hành động trái với lẽ thường bởi không có bất kỳ nước nào chấp nhận hành động này của Bắc Kinh. Thoạt nghe cụm từ “lưỡi bò” có vẻ hài hước nhưng bản chất của nó phản ánh tham vọng mở rộng địa giới của Trung Quốc. Điều đáng chú ý là trên cái lưỡi bò vốn “không thể ăn được” ấy, người ta vẫn có thể nhận ra “phương pháp chế biến” của Bắc Kinh. Nếu dùng một cái que nướng xiên lưỡi bò này từ Đông sang Tây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang có ý đồ nhòm ngó hai quân cảng quan trọng là Cam Ranh của Việt Nam và Subie của Philippin.
Lịch sử đầy biến động của Vịnh Cam Ranh
Bất cứ một hải cảng tốt nào với địa thế của một vịnh nước sâu đều phải mang một dấu ấn lịch sử đầy biến động và Vịnh Cam Ranh cũng không phải là một ngoại lệ. Vào thời kỳ thực dân Pháp thống trị, Cam Ranh được Pari sử dụng làm cứ điểm trọng yếu của quân đội Pháp. Thậm chí, trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), hải cảng này cũng trở thành địa điểm neo đậu và tiếp vận của hạm đội Hải quân Nga. Tuy nhiên, do sức ép của đế quốc Nhật Bản và Anh, một đồng minh của Nhật thời kỳ đó, hạm đội của Nga gặp phải trở ngại khi tiếp vận nên hạm đội bị mất sĩ khí chiến đấu. Sau đó, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945). Cuộc chiến Thái Bình Dương kết thúc, hải cảng này lại về tay người Pháp. Trong Chiến tranh Việt Nam (1960-1975), cảng Cam Ranh là một cứ điểm của quân đội Mỹ. Từ năm 1979 đến năm 2002, Liên Xô và tiếp đó là Nga, thuê lại Cam
Ranh từ Chính phủ Việt Nam. Qua chặng đường lịch sử dài, cảng Cam Ranh đã liên tục chứng kiến sự thay đổi chủ sở hữu đến chóng mặt.
Thực tế là từ giữa những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn thuê Vịnh Cam Ranh, thậm chí còn hăm dọa Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối đề nghị này và tiếp tục cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình Dương của Nga thuê quân cảng này. Bởi lẽ nếu để Trung Quốc thuê Cam Ranh, Việt Nam có thể vô tình cung cấp một căn cứ địa để Trung Quốc phô trương mối đe dọa quân sự ngay trước mắt các quốc gia Đông Nam Á. Hơn nữa, từ những năm 1970, hai nước Việt- Trung xuất hiện những cuộc giao tranh trên biển và trên bộ. Đặc biệt, nguồn tài nguyên phong phú dưới đáy Biển Đông nhiều khả năng sẽ là mồi lửa cháy âm ỉ trong tương lai.
Việt Nam, vốn luôn có thái độ cảnh giác trước Trung Quốc, không đời nào có thể chấp nhận cho Trung Quốc thuê Vịnh Cam Ranh trong khi Trung Quốc đang ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của quân cảng này.
Lẽ dĩ nhiên là Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc. Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam. Năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ và tàu Hải quân Mỹ ghé hải cảng Việt Nam. Năm 2005, Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ. Năm 2006, tại cuộc Hội đàm cấp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ- Việt, hai nước quyết định cử sĩ quan Việt Nam sang học tập tại Mỹ. Năm 2007, Mỹ sửa đổi quy chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho Việt Nam như rađa tuần duyên và máy bay tuần tra trên không, Năm 2009, hai bên đạt thoả thuận sửa chữa tàu chiến của Hải quân Mỹ. Năm 2010, tàu sân bay của Mỹ ghé thăm một hải cảng của Việt Nam và sĩ quan quân đội Việt Nam lên thăm tàu. Trong khi tâm lý e dè do từng là cựu thù trong Chiến tranh Việt Nam vẫn còn hiện hữu, Mỹ và Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện quan hệ một cách đáng kinh ngạc.
Việt Nam vi đường lối ngoại giao đa phương
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt-Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại Vịnh Cam Ranh. Tuyên bố trên của ông Panetta là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, năm 2010, Việt Nam tuyên bố chính thức mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự như tàu sân bay và tàu ngầm nước ngoài neo đậu. Năm 2012, Việt Nam cũng cho biết sẽ chấp nhận để tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh. Một khi cả Nga và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận ở Vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc là rất lớn.
Trong khi Ấn Độ đang cảnh giác trước sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, Inđônêxia và Malaixia thì tuần tra ở vùng biển xa nhằm đối phó với Trung Quốc, còn Ôxtrâylia thì chuẩn bị nguy cơ Hải quân Trung Quốc tiến vào Nam Thái Bình Dương, hải quân các nước trong khu vực cũng đã bắt đầu để mắt đến Cam Ranh.
Rõ ràng, Vịnh Cam Ranh sẽ trở thành “giao lộ” quan trọng của hải quân các nước vốn đang lo ngại sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc – hiện đang có một căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam nằm rất gần với Vịnh Cam Ranh – không có lý do gì phải cần đến hải cảng này. Về điểm này có thể thấy rõ kế sách quyết đoán của Việt Nam là muốn tăng cường “phòng tuyến chung chống Trung Quốc” ở khu vực Bắc Biển Đông.
Mặc dù vậy, tại cuộc hội đàm cấp cao với Trung Quốc, Việt Nam cố gắng tránh xảy ra xung đột Việt-Trung như ký thoả thuận nguyên tắc về vấn đề trên biển hồi năm 2011. Thay vào đó, cả Mỹ và Trung Quốc bất kể thế nào cũng không muốn ở thế đối đầu hoặc đẩy tình hình căng thẳng lên quá cao. Chính “mối quan hệ có mức độ” với Mỹ và Trung Quốc như vậy đã đưa việt Nam vào thế phải thực hiện đường lối ngoại giao đa phương.
Hai quân cảng là chìa khoá cho thế trận “Việt Nam-Philíppin chung chiến hào”
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Vịnh Cam Ranh – chủ thể chính trong chiến lược ngoại giao đa phương của Việt Nam – từng mất đi tầm quan trọng về mặt chiến lược. Nằm ở phía bên kia Biển Đông là Vịnh Subie, một cứ điểm xuất kích của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và cũng là căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ ở châu Á. Năm 1991, Vịnh Subie đã đóng cửa theo yêu cầu của Philippin. Nhân cơ hội này, năm 1995, Trung Quốc bắt đầu tăng cường chiến lược bành trướng hải dương với việc cho xây dựng cơ sở quân sự trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Giật mình trước động thái này của Bắc Kinh, Philippin nối lại các cuộc tập trận chung quy mô lớn Mỹ- Philíppin và Manila ngả theo quân đội Mỹ. Trong cuộc hội đàm cấp ngoại trưởng Mỹ-Philíppin năm 2011, phía Mỹ đã đồng ý viện trợ tăng cường trang bị cho quân đội Philippin. Manila có kế hoạch phát triển Căn cứ quân sự Subie trước đây thành một đặc khu kinh tế và xây dựng các khu nghỉ dưỡng phục vụ cho mục đích du lịch. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Philippin lại tỏ ý “chờ đợi” nối lại hoạt động của Subie với tư cách một căn cứ quân sự. Manila cũng đang nhất trí với phương án sử dụng Vịnh Subie làm nơi neo đậu, tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu của Hải quân Mỹ.
Hai nước Việt Nam và Philippin đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2010. Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2012, Philippin bất ngờ phê phán sự bành trướng trên biển của Trung Quốc khi yêu cầu “giải quyết một cách hoà bình” tranh chấp chủ quyền và khu vực.
Tổng tải trọng của các tàu chiến Trung Quốc gộp lại là trên 1,34 triệu tấn, vượt gấp đôi toàn bộ đội tàu hải quân của các nước Đông Nam Á cộng lại. Một vấn đề nữa là có nhiều nước thấy lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc nhưng mỗi nước lại có một thế đứng và cách xử trí khác nhau đối với Bắc Kinh.
Dầu sao, một khi cả Hà Nội và Manila cùng tăng cường thế trận “Việt Nam-Philíppin chung chiến hào” đối phó với Trung Quốc, các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia sẽ phải tính chuyện sử dụng sao cho hiệu quả nhất cả hai quân cảng Cam Ranh và Subie trong thế trận này./.

1660. BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG: CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠ NHIỆT?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 1/3/2013

BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG: CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠ NHIỆT?

TTXVN (Angiê 28/2)
Theo ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng và cựu Ngoại trưởng Ôxtrâylia, tình hình ở Đông Á lúc này là không bình thường. Trong khi xung đột lãnh thổ làm gia tăng căng thẳng ở các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông), vùng này ngày càng khiến người ta nghĩ đến khu vực Bancăng cách đây 100 năm, nhưng là phiên bản biển.

Lý giải điều này trên tạp chí “Statafrik“, ông Kevin Rudd gọi đó là “thùng thuốc súng trên mặt nước”. Tâm lý dân tộc chủ nghĩa đang thiêu đốt các vùng lãnh thổ ở đây, đồng thời khiến không gian chính trị nội tại thu hẹp lại. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa vào năm 1972. Đầu tư và thương mại song phương giảm đáng kể và chính quyền các nước trong vùng đang mong mỏi bất kỳ một sự phát triển nào, dù là nhỏ. Mối quan hệ giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Việt Nam và Philippin cũng xấu đi đáng kể và tình hình này làm nảy sinh căng thẳng trong các tổ chức khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Về an ninh, khu vực này chưa bao giờ lâm vào tình trạng mong manh kể từ khi Sài Gòn thất thủ năm 1975.
Tại Bắc Kinh, các vấn đề hiện nay với Tôkyô, Hà Nội và Manilla cũng rất được quan tâm, đồng thời là chủ đề chính trên các phương tiện truyền thông chính thức và các mạng xã hội, với lời lẽ thực sự hiếu chiến. Các vấn đề đó cũng bao trùm các cuộc tranh luận giữa lãnh đạo Trung Quốc và các vị khách đến từ nước ngoài. Mối quan hệ với Nhật Bản đặc biệt trở thành trọng tâm của gần như tất cả các cuộc thảo luận chính thức vì giới chức Trung Quốc tìm cách kiểm nghiệm sự thay đổi sâu sắc mà họ nghĩ là đã xác định được trong chính sách đối nội của Nhật Bản và về vị trí của Trung Quốc trong cuộc tranh luận tại Nhật Bản. Bắc Kinh không muốn các cuộc tranh cãi lãnh thô dẫn đến xung đột vũ trang, nhưng thể hiện rõ ràng rằng có một ranh giới đỏ không được vượt qua vì những lý do nội tại, và Trung Quốc sẵn sàng đề phòng mọi bất trắc xảy ra.
Giống như vùng Bancăng cách đây một thế kỷ, môi trường chiến lược ở Đông Á là phức tạp do vùng này bị chia rẽ bởi các liên minh, các mối quan hệ lâu đời và những thù hận chồng chất. Ít nhất có sáu nước hay thực thể chính trị có tranh cãi về lãnh thổ với Bắc Kinh. Ba trong số các nước đó là các đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ. Đây là chưa nói đến nhiều tổ chức có chân rết ở mỗi nước trong số đó. Liên quan đến Trung Quốc chẳng hạn, Nhóm khủng hoảng quốc tế xác định chỉ riêng ở biển Nam Trung Hoa có tới 8 tổ chức như vậy.
Yêu sách lãnh thổ lại rất nhiều, giống như cái được mất về tài nguyên khoáng sản, biển và năng lượng. Mỹ nhìn chung vẫn tỏ thái độ trung lập, nhưng có nhiều đan xen giữa lợi ích cục bộ của các nước có liên quan và sự cạnh tranh chiến lược tổng thể giữa Mỹ và Trung Quốc và những đan xen đó là hoàn toàn không dễ kiểm soát. Như để làm cho sự việc phức tạp thêm, vùng Đông Á bị giằng xé mãnh liệt giữa hai trào lưu đối lập nhau. Một bên là các lực lượng toàn cầu hóa đang xích lại gần dân chúng, các nền kinh tế và các Nhà nước ở các nước này, còn gần hơn cả trong lịch sử. Bằng chứng là sự phát triển thương mại trong vùng hiện chiếm tới gần 60% lượng trao đổi hàng hóa trong các vùng lãnh thổ này. Bên kia là các lực lượng dân tộc chủ nghĩa nguyên thủy, thậm chí mang tính di truyền, vẫn luôn đe dọa làm tan nát vùng này.
Kêt quả là ở vùng này, ý nghĩ về một cuộc xung đột vũ trang – cho dù dường như trái ngược với lợi ích dân tộc hợp lý của các nước này vốn đang hưởng sự năng động kinh tế chưa từng thấy – trở thành chủ đề tranh luận gây lo ngại nhưng thông thường, do các cuộc xung đột lãnh thổ mới đây cũng như tâm lý thù hận văn hóa và lịch sử ăn sâu bén rễ trong tiềm thức con người. Hai thế giới hoàn toàn khác biệt cùng tồn tại ở vùng Đông Á đương đại này.
Rạn nứt đáng lo ngại nhất nảy sinh giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tháng 9/2012, Chính phủ Nhật Bản mua lại của một chủ sở hữu tư nhân ba hòn đảo thuộc Senkaku, một quần đảo nhỏ mà cả hai nước đòi chủ quyền (người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), về vấn đề này, Trung Quốc kết luận rằng Nhật Bản, nước trên thực tế kiểm soát các hòn đảo này về phương diện hành chính trong quãng thời gian dài nhất trong thế kỷ qua, dự tính tăng cường chủ quyền của mình ở đây.
Đáp lại, Bắc Kinh tung ra cái mà họ gọi là “kết hợp các cú đánh”: trả đũa về kinh tế, đưa tàu tuần tra biển vào các vùng tranh chấp, tập trận chung giữa các binh chủng quân đội và biểu tình rầm rộ, đôi khi đi liền với bạo lực, trước các tòa nhà ngoại giao hạy thương mại của Nhật Bản ở trong nước. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đột ngột giảm mạnh trong quý IV/2012. Bỏi lẽ Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản, nên xuất khẩu suy sụp có thể sẽ tác động mạnh vào việc giảm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong cùng thời kỳ đó.
Vào trung tuần tháng 12/2012, Nhật Bản khẳng định lần đầu tiên kể từ năm 1958 đến nay, máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản trên các hòn đảo tranh chấp. Sau một sự cố khác, Tôkyô đưa 8 máy bay chiến đấu F-15 đến các hòn đảo này. Hai bên chắc chắn đều không triển khai tàu chiến, nhưng mối lo ngại trước việc quân sự hóa gia tăng do khả năng quân sự được chuyển sang tàu kiểu hải giám.
Trong khi giới quân sự Nhật Bản ngày càng chủ trương không nhân nhượng, Thủ tướng Shinzo Abe, người lên nắm quyền từ trung tuần tháng 12/2012, tìm cách làm dịu những tuyên bố của mình trước công luận về Trung Quốc, có thể để cho nước này thấy ông muốn tìm kiếm một mối quan hệ ổn định. Ngoài ra còn có lá thư hòa giải của Nhật Bản được ông chuyển tới Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, ngày 25/1 trong chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Công Minh Mới, đảng thành viên liên minh cầm quyền cùng với Đảng dân chủ tự do.
Đây là một bước đi được Bắc Kinh hoan nghênh, về công khai cũng như trong các cuộc tiếp xúc cá nhân, như tuyên bố của Tập Cận Bình ngay ngày hôm sau, đã cho thấy rõ. Trung Quốc đề nghị Nhật Bản chính thức thừa nhận có xung đột lãnh thổ để tăng cường vị thế chính trị và tư pháp của mình đối với tương lai của các hòn đảo này. Nhưng Trung Quốc cũng muốn bất đồng hiện nay không đe dọa an ninh trong vùng, để giữ gìn sự ổn định cần thiết cho mục tiêu hàng đầu của mình là cải cách kinh tế và tăng trưởng.
Như vậy, bầu không khí có thể dịu đi giữa Trung Quốc và Nhật Bản về ngắn hạn, nhưng thực tế ngoại giao và chiến lược về cơ bản vẫn không thay đổi. Cuộc tiến công ngoại giao chưa từng thấy của cả Thủ tướng Shinzo Abe lẫn Ngoại trưởng Nhật Bản, Fumio Kishida – cả hai đi thăm 7 nước Đông Á – cho thấy căng thẳng vẫn còn cao giữa hai nước. Thông báo hồi cuối tháng 1/2013 về việc thành lập lực lượng bảo vệ bờ biển đặc hiệt của Nhật Bản, bao gồm 12 tàu mới và 600 lính có nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ quần đảo Senkaku, cho thấy vụ việc này con lâu mới được giải quyết.
Mối lo ngại hiện nay là không một nước nào có thể tự cho phép mình lùi bước trước dư luận ở trong nước. Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã xóa bỏ nguyên trạng, còn Nhật Bản nghĩ không liên quan đến phải nhân nhượng vì mình không có vấn đề gì liên quan đến chủ quyền. Như vậy, cả hai nước tiếp tục rình rập mọi hoạt động trên không và ngoài khơi và chỉ cần một sự cố nhỏ cũng có thể nhanh chóng làm cho tình hình xấu đi.
Để tránh xảy ra điều đó, cả hai nước có thể sẽ phải kiên trì lập trường của mình trước công luận vì lý do đối nội, đồng thời lùi từng bước và cùng một lúc trong việc triển khai lực lượng trên biển và trên không. Mọi thứ sẽ phải tuân theo một kế hoạch được thương lượng thông qua một bên thứ ba hay mạng lưới ngoại giao của chính hai nước, trong hậu trường. Nếu thương lượng bí mật như vậy vẫn chưa diễn ra (và dường như đúng là như vậy), cần phát động tiến trình đó vì lợi ích của cả hai nước.
Nhật Bản không nên lắp đặt bất kỳ một trang thiết bị nào, thiết lập bất kỳ một căn cứ nào cũng như không đưa bất kỳ người lính nào đến các hòn đảo này – vốn là những kế hoạch có lúc được Tôkyô dự tính – vì điều đó có thể sẽ khiến Bắc Kinh áp dụng biện pháp trả đũa, từ đó làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm. Nếu các bước đi này có thể được thực hiện và tình hình ổn định trở lại, lúc đó cần tính đến việc về lâu dài, mỗi một thể chế môi trường quốc tế chuyên nghiệp quản lý các hòn đảo này và các vùng phụ cận, đồng thời thống nhất để tàu của hai nước không vào gần quần đảo này nữa.
Yêu sách lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa còn phức tạp hơn. Theo một số cơ quan của Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định vùng biển này có trữ lượng tới 213 tỷ thùng dầu mỏ (gấp 10 lần trữ lượng của Mỹ, nhưng các nhà khoa học Mỹ không tin điều này) và 25.000 tỷ mét khối khí đốt (nhìn chung bằng trữ lượng đã được khẳng định của Cata). Biển Nam Trung Hoa cũng chiếm tới 10% lượng cá đánh bắt được hàng năm trên thế giới. Vùng này hiện là nơi diễn ra các cuộc thăm dò gây tranh cãi về nguồn tài nguyên năng lượng ở vùng biển sâu. Hoạt động đánh bắt cá cũng gây ra nhiều vụ đối đầu giữa các tàu. Hơn nữa, không giống như ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhiều hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa đã có lính đóng doanh trại và căn cứ hải quân. Sáu bên, trong đó có Đài Loan, có yêu sách lãnh thổ đối với vùng này. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xung đột nghiêm trọng nhất. Hai nước đã đụng độ nhau về vấn đề này vào các năm 1974 và 1988 và đã tiến hành chiến tranh ở biên giới. Tháng 5/2011 một quan chức cấp cao của Hà Nội tóm lược rất rõ ràng mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc rằng: “Hai nước là bạn cũ và kẻ thù cũ của nhau”.
Hiện nay, Trung Quốc rõ ràng có lợi thế hơn Việt Nam về phương diện kinh tế, đến mức một quan chức Việt Nam mới đây nhấn mạnh không úp mở rằng Trung Quốc có thể đơn giản đánh sập nền kinh tế Việt Nam nếu họ muốn. Nhưng không nên từ đó suy ra rằng, xét về tâm lý thù hận lịch sử, sự phụ thuộc về kinh tế đó có thể có khả năng ngăn chặn mọi hành động ngoại giao hay quân sự của Việt Nam trong vấn đề biển Nam Trung Hoa.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi kể từ khi tàu đánh cá Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam vào tháng 5/2011, rồi tháng 12 cùng năm đó. Theo hãng Reuters, Việt Nam sau đó tuyên bố bắt đầu từ tháng 1/2013 sẽ triển khai tàu dân sự được cảnh sát biển hộ tống để ngăn chặn tàu nước ngoài thâm nhập vùng lãnh hải của mình. Ấn Độ, đối tác của Việt Nam trong một số dự án thăm dò, cũng nói sẽ tính đến việc đưa tàu đến biển Nam Trung Hoa để bảo vệ lợi ích của mình.
Cùng lúc đó, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cảnh báo từ năm 2013, tàu bảo vệ bờ biển của địa phương này bắt đầu chặn, khám xét và xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải của Trung Quốc, kể cả trong các vùng biển tranh chấp. Những thông báo không giống nhau này về phương thức khám xét tàu thuyền nước ngoài, vốn mâu thuẫn nhau, cho thấy năm 2013 sẽ còn xảy ra xung đột lớn. Việt Nam và Trung Quốc đang rình rập nhau và những người theo dõi chặt chẽ tiến triển mối quan hệ này lo ngại sẽ lại xảy ra xung đột vũ trang.
Để tránh leo thang, đã đến lúc Bắc Kinh và Hà Nội phải nhượng bộ nhau. Hai nước trước hết cần thống nhất với nhau để xác định vấn đề cần ưu tiên là soạn thảo bộ quy tắc ứng xử rất được mong đợi giữa ASEAN và Trung Quôc ở biến Nam Trung Hoa, một văn bản phải bao gồm cả các dự án khai thác nguồn năng lượng chung trên một vùng lãnh thổ mà hai nước tranh chấp, Chính phủ hai nước cần xác định một dự án chung duy nhất và bắt đầu thương
lượng cụ thể phương thức thực hiện. Nếu điều đó là quá khó, hai nước cần tham khảo nhau để hoạch định một dự án đánh bắt cá chung trong một vùng duy nhất được xác định rõ ràng. Điều sẽ cho phép quên đi những vấn đề chủ quyền nhạy cảm hơn là vấn đề khai thác tài nguyên.
Nói cách khác, bắt đầu xây dựng lòng tin bằng cách hợp tác trong một dự án thực sự hay hơn là chờ đợi cuộc thương lượng qua con đường ngoại giao vốn phức tạp của bộ quy tắc ứng xử kết thúc. Nếu cách tiếp cận này mang lại kểt quả, một số dự án phát triển chung giữa hai nước có thể được thực hiện với một số nước khác nếu họ muốn.
Nhưng tất cả điều đó cũng có thể không thực hiện được. Chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ thắng thế. Các nhà hoạch định chính sách có thể bằng lòng để cho sự việc tự diễn biến như họ đã làm cách đây một thế kỷ. Trong cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề “The Sleepwalkers: How Europe Went to War in 1914″, nhà sử học Christopher Clark thuật lại chủ nghĩa dân tộc nhỏ nhen ở khu vực Bancăng kết hợp với trò chơi chính trị của các cường quốc và sự thiếu khéo léo ngoại giao của các nhà lãnh đạo lúc đó, đã dẫn đến vụ thảm sát trên quy mô lớn trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất.
Vào thời kỳ đó, toàn cầu hóa kinh tế còn sâu rộng hơn hiện nay và chính phủ các nước châu Âu, cho đến năm 1914, cho rằng một cuộc chiến tranh trên toàn châu Âu là không thích hợp và như vậy là không thể nổ ra. Theo cựu Thủ tướng Kevin Rudd, có lẽ chiến tranh sẽ không nổ ra trên toàn châu Á. Nhưng đối với người dân trong vùng đang phải đối mặt với căng thăng leo thang ở các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, lịch sử châu Âu là một lời cảnh báo đáng được suy ngẫm./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét