Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Tin thứ Hai, 07-01-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vấn đề biển Đông: Nhìn lại 2012, dự phóng 2013 (Trương Nhân Tuấn).  – Sẽ tái diễn cuộc chiến 1979 trên mặt trận biển? (DLB).
- Của hiếm: Thừa Thiên – Huế: Xua đuổi 116 tàu Trung Quốc (DV). Có nói “xử lý” nhưng không rõ xử theo cách nào. - Tăng cường quảng bá du lịch biển đảo (Tin tức/Petrotimes).
Ngày 25.1, thêm “lá chắn” bảo vệ ngư dân (DV). “Nghị định 102/2012 về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư chính thức có hiệu lực.” - 1.000 tỉ đồng kéo điện ra đảo Lý Sơn (PLTP). - Tiếp nhận thêm nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam (ND).
1
<- CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 51, CHIỀU 06/01/2013 (Thành).  - Mùa Xuân Hoàng Sa (BS). Thơ của Lê Vĩnh Trương.
- Những bài thơ về cuộc đời của tuổi hai lăm (FB/ Nồng Nàn Phố/ Phương Bích).

Nhật đẩy mạnh hợp tác an ninh biển (TN). - Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự cao nhất trong 11 năm (LĐ). - Nhật Bản ‘hòa’ với Hàn và ‘rắn’ với Trung! (Petrotimes). - Nhật sẵn sàng cho việc thực hiện quyền tự vệ tập thể (TTXVN).  - Nhật gia tăng sức mạnh quân sự (NLĐ). – Chi tiêu quân sự Nhật cao nhất 11 năm (BBC). - Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng (SGGP). - Nhật – Hàn san bằng bất đồng quá khứ? (SGTT).
- Trung Quốc châm ngòi chạy đua vũ trang mới? (VnMedia).   – Trung Quốc đang đưa châu Á đi về đâu? (TCPT).  - Báo nước ngoài: Trung Quốc hùng hổ, Mỹ càng kiếm bội tiền (PN Today).
Trung Quốc “dụ” Philippines “khai thác chung” dầu khí tại Bãi Cỏ Rong? (GDVN).
- Đông Nam Á có bao nhiêu tiêm kích đa năng Su-30? (DT). - Đài Loan trang bị radar tối tân (TN).
- 1536. Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước ở Biên giới phía Bắc? (BS). Tổng hợp toàn bộ tin, bài từ các báo, đài và nhận xét. Ngày mai, chúng tôi sẽ có bình luận tiếp về vụ này.
- XIN ĐỪNG SÁT HẠI TIẾNG VIỆT ! (Bùi Văn Bồng). Báo Dân Trí đã viết: “Ngày 25/8/1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên ‘côn đồ’ từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Đình Chinh đã bị sát hại”. Vậy là anh Lê Đình Chinh đã bị những tên côn đồ sát hại, không phải những tên giặc Trung Quốc? – Ai sát hại báo Dân Trí? (Quê Choa).
- Tôn vinh liệt sĩ, tránh nhắc Trung Quốc? (BBC).  – Hèn hạ khiếp nhược (Trương Duy Nhất). “Đọc những dòng tin trên báo hôm nay, có ai nhận ra mình đã khóc, nước mắt sót cay? Có ai phải nghiến răng bóp chặt tay thành nắm đấm căm giận…  Không có sự hèn hạ nào hèn hạ bằng. Không có sự khiếp nhược nào khiếp nhược đến thế”.
- LÊ ĐÌNH CHINH, TÔI ĐÃ GẶP ANH (Nguyễn Trọng Tạo). – Minh Diện: KHI LỖ TAI QUA ĐƯỜNG BIÊN (Bùi Văn Bồng). “Tôi nghĩ không biết bọn lính người Liêu cắt tai những người dân Việt Nam năm 1979 mang về để lĩnh thường hay làm trò ma quái đó? Và đã có người Việt Nam nào nghe theo trò lừa đảo man rợ ấy chưa?
VTV-Thời sự sáng, lúc 6h12′ cũng đã đưa tin, hình ảnh buổi cải táng hài cốt Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, cũng có nội dung anh hy sinh khi chống lại ”quân xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc”.
- Bằng Phong Đặng văn Âu: Thư gửi thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (ĐCV). “Nhiều người bảo: ‘Nước Việt Nam sắp mất vào tay thằng Tầu’. Tôi nghĩ khác: ‘Nước Việt Nam đã mất rồi!’. Từ khi ông Hồ sai Phạm văn Đồng viết công hàm nhìn nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Tầu gửi cho Chu Ân Lai là mình đã mất nước rồi!”. Tác giả, Bằng Phong Đặng Văn Âu, là em chú bác của ông Đặng Văn Việt – “Con hùm xám đường 4”.   – Trịnh Công Sơn viết tiếng Việt kém (Diễn Đàn). “Đáng lẽ phải viết thế này: Một ngàn năm tương đồng (*) giặc Tàu/ Một trăm năm tương đồng giặc Tây...”.
- Sóng Gió Đòn Thù Nhồi Thuyền Vỏ Trứng (Đinh Tấn Lực). “Rõ là nhân dân và đảng đang chơi bài ngửa. Dư luận nước ngoài cũng không nói khác: đảng coi giặc là cha, coi dân là kẻ thù, chỉ bởi vì dân kêu đòi chống giặc lấn đất/giành biển/chiếm đảo/cấm tàu/lũng đoạn thị trường/thu mua lãnh đạo…
- Điểm lại chính mình (Nguyễn Thông). “Nhưng ngày mai giặc Tàu chiếm Trường Sa/ Hỡi các vị đừng ngăn tôi nữa/ Không chịu đi với nhân dân/ Lúc ấy hối thì đã muộn”.
- Lê Diễn Đức: Tờ Petrotimes của Nguyễn Như Phong: Trí trá hoá ngu (RFA’s blog). – SỰ THẬT VỀ BÀI BÁO CỦA TBT PETROTIMES (VLB).
- VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN CỦA HOÀNG VI (Quỳnh Trâm).
- Hưởng ứng lời kêu gọi của TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Thái Hà cầu nguyện cho Công lý – Sự thật và các nạn nhân (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).   – Gần 2,600 Người Đã Ký Tên Đợt Ủng Hộ Thỉnh Nguyện Thư Xin Lên Tiếng Bảo Vệ 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành Bị cs Việt Nam Mang Ra Xử Ngày 8 Tháng 1 Năm 2013 (TNCG). - Lời kêu gọi của gia đình các thanh niên Kitô hữu sắp bị xét xử. - Giáo Xứ Nghi Lộc Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Anh Thái Văn Dung Và Các Thanh Niên Bị Bắt.  – Tin Nóng: Công An Ngăn Chặn Việc Tham Dự Phiên Tòa của Thân Nhân Các TNCG.
- Giáo dân Thái Hà ký tên kêu gọi thực thi quyền con người tại Việt Nam (NVCL).
- Thông báo (số 3): Về việc Sở Y tế Hà Nội tiếp tục phá dỡ Tu viện kín Camêlô – 72 phố Nguyễn Thái Học (TGP HN).
- Đảng Dân chủ VN trao đổi về đối thoại (Chuacuuthe).
- Viết lại Lời nói đầu cho Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2013) (Chuacuuthe).
- Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình: Cần hiểu đúng nội dung về Đảng lãnh đạo trong Dự thảo Hiến pháp (QĐND).  “Sở dĩ Hiến pháp năm 1946 không có quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, vì trước đó ngày 11-11-1945, do tình thế đặc biệt của cách mạng, Đảng ta đã ra tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút lui vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo”.
Tác giả Thiện Văn đã nhắc lại sự kiện bị các đảng phái khác cho là ĐCSVN đã gian dối. Theo như các tài liệu lịch sử, do các lãnh tụ quốc gia thuộc các đảng phái khác phản đối sự thỏa hiệp giữa phe quốc gia và phe CS, vì bị áp lực nên ngày 11-11-1946 ĐCSVN đã tuyên bố tự giải tán. Hồ Chí Minh và các bên đã tổ chức tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, thành lập Chính phủ Liên hiệp nhiều thành phần gồm các đảng phái khác tham gia và một quốc hội do dân bầu ra. Ngày 2-3-1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thay thế bằng Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, và chính phủ mới này gồm có các đảng phái khác nhau: Việt Minh, Đảng Dân chủ, VN Cách mạng Đồng minh Hội, VN Quốc Dân Đảng, những người không đảng phái… để rồi sau đó Việt Minh sẵn sàng loại bỏ hết tất cả các lãnh tụ khác không phải Việt Minh ra khỏi chính phủ.
2Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ (Kỳ 1) - (DLB) (Cuối trang này). Một “tiết lộ” động trời! Có một trong 3 giả thiết về tài liệu này:
1- Đúng sự thực hoàn toàn. Giả thiết này hầu như không thể có, hoặc có một phần không đáng kể. Bài viết-tài liệu còn ít nhiều “ăn theo” một cuốn sách được viết công phu, xuất bản ở Đài Loan mấy năm trước nói về gốc gác HCM.
2- Do một lực lượng chính trị đối lập muốn tranh đoạt ảnh hưởng với ĐCSVN ngụy tạo nên, dựa trên một số sự thực lịch sử.
3- Do phía Trung Quốc ngụy tạo, với tính toán, chuẩn bị rất công phu từ lâu, chọn thời điểm thích hợp để tung ra, nhằm đưa toàn bộ ban lãnh đạo CSVN trở thành con tin chính trị. Lâu nay, có thể chúng đã đem ra sử dụng một phần, với một số cá nhân trong giới lãnh đạo VN để gây sức ép trong một số đòi hỏi nhất thời. Nay thấy đã đến lúc cần mở chiến dịch tổng lực, đặt ban lãnh đạo ĐCSVN vào tình thế cực kỳ khó ăn khó nói.
Dù thế nào thì vụ này cũng càng chứng tỏ giới lãnh đạo CSVN phải sớm bạch hóa dần mọi sự thực lịch sử bị che đậy bao nhiêu năm qua, mới vô hiệu hóa được mọi thủ đoạn thâm hiểm của kẻ thù, như trong vụ “tiết lộ” tài liệu trên. Nếu không, sẽ càng gây ra thêm, dồn nén tới khi bùng nổ, những nghi ngờ trong nhân dân, cán bộ, đảng viên khi thấy liên tiếp có những động thái nhân nhượng chưa từng thấy, không rõ ràng với TQ, rất dễ bị giải thích rằng do ban lãnh đạo ĐCSVN đã trở thành con tin của TQ.
Ngoài ra, các báo nhà nước cũng cần (được phép) có những bài phân tích chi tiết những bịa đặt, sai trái (nếu có) của những loạt tài liệu nguy hiểm như trên; không nên phản bác chung chung, kiểu những bài trên Quân đội ND mấy năm nay, rất thiếu sức thuyết phục, càng gây thêm nghi ngờ.
Trong những năm trước, phía TQ đã lần lượt cho rò rỉ dần một số thông tin cực kỳ nhạy cảm đối với ĐCSVN, như về đời tư HCM (ít nhất 2 lần), về bức Công hàm Phạm Văn Đồng. Thời điểm rò rỉ thông tin dường như đều liên quan tới những vấn đề hệ trọng trong quan hệ hai nước vào lúc gay cấn.
- Hà Đình Sơn: HIẾN PHÁP CỦA AI VÀ AI NÊN BÀN? (BoxitVN).
- Lỗ Trí Thâm – Hiến pháp mới hay đống vôi vữa trát vội vào ngôi nhà sắp đổ? (Dân Luận).  – Đảng phải bám lấy điều 4 Hiến pháp để bảo đảm quyền lực cho con cháu của Đảng (DĐCN). Mời xem lại bài viết hơn 2 năm trước trên báo PLTP: Hiến pháp 1946: Mỗi câu chữ đều vang vọng tiếng dân (PLTP/ reds.vn).
- Kiểm soát quyền lực chỉ hiệu quả khi có các cơ quan độc lập (RFA).
- 7 đề nghị tương lai khi không còn chế độ cộng sản (DLB).
- DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Thiết lập cơ chế để dân bảo vệ Hiến pháp (PLTP). - Cần hiến định quyền trưng cầu ý dân (SGGP).
Cái khó của Nguyễn Bá Thanh (VNN). Cái khó nhất có thể chính là những gì liên quan tới công việc ông sắp được giao, nhưng lại dính dáng tới cá nhân ông: “Chống tham nhũng”. Đó là liệu những vụ việc trước đây làm khó ông, như vụ Tướng Trần Văn Thanh và những khuất tất đằng sau nó (nay đã được đưa vào Bách khoa toàn thư mở-Wikipedia) có bị bới lại ngoài mong muốn của ông không? Trong bách khoa trực tuyến này đã ghi lại như sau: “Cù Huy Hà Vũ nêu dẫn chứng là Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã từng “chỉ đạo điều tra vụ án tham nhũng liên quan trực tiếp đến ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó là chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và hiện nay là bí thư thành ủy Đà Nẵng.” Ông Vũ cho rằng đây “là hành vi trả thù đối với việc chống tham nhũng.”  Hai mặt trái quanh sự kiện Nguyễn Bá Thanh (Trương Duy Nhất). - Ông Nguyễn Bá Thanh: Đừng biến cái giản đơn thành phức tạp (TN). - Ba thách thức với tân Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh (GDVN).
‘Biên độ đổi mới’ của ông Vương Đình Huệ? (BBC).  - 5 nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương và ông Vương Đình Huệ (NDHMoney).  - Ban Kinh tế T.Ư sẽ giám sát các tập đoàn (DV). Một độc giả, là nhà kinh tế gửi tới lời bình luận: “Vương Đình Huệ dự kiến còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính đến khi họp Quốc Hội, tháng 5.2013 thì mới thôi chức. Trong thời gian ấy, vai trò “hai mang” này rất mâu thuẫn và bất khả thi: ông VĐH Bộ trưởng trình ra Chính phủ, thảo luận, ủng hộ đề án của Chính phủ và trình ra Ban Kinh tế TW để ông VĐH Trương ban Kinh Tế TW thẩm định xem xét, phản biện. Như vậy, buổi sáng họp Chính phủ thì ông VĐH là người của đ/c X., buổi chiều họp Ban Kinh tế ông VĐH lại là người phất cờ của đ/c 4 và đ/c Lú. Hay và sáng suốt lắm thay!” (DHK: nghe nói là PTTg trước đây từ BTC lên sẽ kiêm luôn trước khi tìm được ứng viên thay thế).

- “Nghe tin hai bác bộ trưởng y tế và nông nghiệp đi kiểm tra vệ sinh thực phẩm”Vỗ tay chả nổi (PLTP). Vô phép, nói theo kiểu dân dã: “Vỗ … đít!”
Thi công chức ở Ứng Hòa: Không được luân chuyển khi liên quan tiêu cực (TP). - Lần đầu tiên thi công chức nhà nước trực tuyến (TP).
Ôm hàng chục sổ đỏ vẫn trắng tay (TP).
Yêu cầu Vinashin bàn giao 92ha đất (DV).
Ra quy định: Không cho nhìn mặt người đã khuất (Sống Mới).  -  Quy định vòng hoa trong đám tang công chức: “Kỳ quặc, khó hiểu” (SOHA). - Sao mà na ná BIẾN CHỨNG TÂM THẦN ? (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hồng Khoái: Chứng minh thư và mã số thuế (BoxitVN).
Quản lý giá thuốc vào BV: Đấu thầu tập trung để chống nạn bắt tay đấu thầu! (LĐ).
Mạnh tay xử lý công trình sai công năng (PLTP).
Sẽ phạt trang điện tử của cơ quan nhà nước không có đuôi “.vn” (PLTP).
142 cán bộ bị xem xét kỷ luật do để xây dựng sai phép (TTXVN/ Tin mới).
Hà Nội còn hơn một nửa sổ đỏ của dân đang ùn ứ (DT).
H1<- HÀ NỘI KINH KHỦNG CHUYỆN ĐỂ QUAN TÀI TRƯỚC BAN CÔNG ĐỂ HƯƠNG KHÓI (TP/ Phạm Viết Đào).
- Chồng thai phụ tố CSGT “ra gậy” bị công an… triệu tập! (DT). - Vụ công an đập đầu gà chọi: Coi chừng lạm quyền! (Petrotimes).
- Sự thật về chuyện “hàng trăm học sinh bất ngờ bị… lấy máu” (DT). - Cả xã hoang mang vì hơn 200 học sinh bị lấy máu không rõ lý do (GDVN).

- Các ông Vua trong Bộ Chính Trị ơi, mở mắt mà xem: Học trò vùng cao săn chuột để thoả cơn thèm thịt (PLVN/ DĐCN).

- Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào? (VTC).
Dân đến nhà máy phản đối vì ô nhiễm (LĐ).
Xã cho nộp phạt… trả góp (PLTP).
Móc nối tay trong để trấn lột công nhân (TN).  - Không tin vào Đảng thì để cho bị bóc lột, đánh đập! (VLB).
- Nạn buôn lậu tại cửa khẩu Cầu Treo ngày càng bạo lực (Sống Mới).
Công an Hà Nội điều tra vụ nổ mìn ở thị xã Sơn Tây (TTXVN).
- Thử bàn về mô hình VACI cho người nông dân Việt Nam (RFA’s blog).
- Giấc mộng chiều xuân…  (SGTT).
- Tiêu Dao Bảo Cự:  Truyền thống phong trào sinh viên học sinh tranh đấu: Khôi phục tinh hoa phẩm chất (BoxitVN). ““Cuộc đấu tranh Nam – Bắc vì độc lập dân tộc, lồng trong chiến tranh ý thức hệ của hai phe, trong phạm vi cục bộ của VN, dù có hay không có phong trào đấu tranh đô thị của thanh niên SVHS, thì phe thất bại vẫn thất bại, phe thắng cuộc vẫn thắng cuộc, vì nhiều yếu tố khác. Cái giá trị của phong trào đấu tranh không có vai trò gì lớn trong sự thành bại của đôi bên. Quan niệm chính thống của CSVN xem nó không hơn một quả pháo”
- Hai ông cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger (Lê Mai).
- 264. CHUYỆN TÌNH ÁI CỦA VUA LÊ THÁI TÔNG (Việt sử ký).  -  265. ÁI TÌNH TRONG MỘNG, TRONG THỰC CỦA LÊ THÁNH TÔNG.
BÁO CAMPUCHIA: 7/1 KHÔNG THỂ XÓA NHÒA TRONG LỊCH SỬ (TTXVN).
- Ngải Vị Vị: Những lời khuyên cho các nhà bất đồng chính kiến (Inosmi/ Kichbu).
- LIỆU LÀO CÓ TRỞ THÀNH MỘT CHƯ HẦU CỦA TRUNG QUỐC? (Trí Nhân Media).
- Nguyễn Hưng Quốc: Bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc (VOA’s blog).
- TQ sau cái chết của Mao: Kế hoạch cho lần trỗi dậy (Phan Ba).
- Miến Điện : Hướng phản công đầu tiên của Nhật để chống áp lực từ Trung Quốc (RFI).  – Phạm Thị Hoài: Yangon, tay lái ngược (1) (pro&contra).
- Cựu Thống đốc Bill Richardson đi Bắc Hàn làm công tác nhân đạo (RFA). – Cựu đại sứ Mỹ Richardson xác nhận sẽ đến Bắc Triều Tiên (RFI).
- Lăng Lenin (Zyalt/ Kichbu). “Đối với chính nơi quàn Lenin trên quảng trường Đỏ hôm nay, thì quan điểm của tôi nhất quán – cần phải chôn càng nhanh càng tốt. Có thể có thái độ với nhân cách của Lenin thế nào cũng được, nhưng không nên để bất kỳ những thi hài tại trung tâm thành phố. Đây là sự dã man trung cổ thế nào đó. Mộ địa trên quảng trường Đỏ cần phải loại bỏ”.
KINH TẾ
- Dự án FDI lớn sẽ qua quy trình cấp phép chặt chẽ (TBKTSG). – Kỳ vậy, ông thuế? (NLĐ/ Vietstock). - Doanh nghiệp FDI bỏ trốn: luật phủ được tới đâu? (SGTT).
Không thanh toán vốn TPCP đối với dự án tăng quy mô đầu tư (HQ).
- PPC: Ai ”nhóm lò” cho nhiệt điện? (CafeF). Không có ai thì nhờ cụ Tổng bí tới “nhóm lò”.   – Thị trường năng lượng bấp bênh trước nhiều bất ổn (TTXVN).
- Nợ xấu ngân hàng: 5 bước xử lý theo mô hình của một A.M.C (Vietstock). - Cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay (LĐ). - Thu phí ATM: ‘thượng đế’ không được quyết (VietFin).
Từ 10-1: Siết chặt mua bán vàng miếng (PLTP). - Nói và làm: Hết thời buôn vàng như rau (Vef). - Sẽ có thêm 4 ngân hàng được kinh doanh vàng miếng (SGGP).
Thận trọng đầu tư cổ phiếu (TN).
Nhà cho thuê – cung tăng, cầu giảm mạnh (Petrotimes - Rào cản thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh (ND). - Bầu Đức: ‘Có thể hái tỷ đô khi địa ốc Myanmar nóng lên’ (VNE). - Đất “vàng” ở đâu đắt nhất Việt Nam? (KT).
- Phỏng vấn GS Võ Tòng Xuân: Càng làm càng lỗ! (TVN).  - Trồng khoai mì, khoai lang – Hết “sang” tới… nghèo! (SGGP). - Đông Nam Bộ: Khóc vì mai nở sớm! (LĐ).
3- Lợi nhuận của Vinafood2 thấp nhất từ năm 2008 (TBKTSG).
Lúng túng quản lý rượu quê (DV). =>
Kiến nghị bỏ quy định cửa khẩu nhập đối với rượu, mỹ phẩm, ĐTDĐ (HQ).
Những dấu ấn thành công của Điện lực năm 2012 (Petrotimes). - Các nhà máy điện của EVN lãi khủng (TP).
Èo uột vận tải biển Việt Nam (TN).
Quảng bá du lịch Việt – tư duy ‘bóng chuyền’ (Petrotimes).
Cơ hội cho lao động trẻ ra nước ngoài (TN).
- TQ chi phối thị trường than thế giới trong năm 2013 (TTXVN).
- Pháp buộc phải khai báo các sản phẩm chứa vật liệu nanô (RFI).
Ngân hàng Thụy Sĩ sụp đổ vì giúp người Mỹ trốn thuế (LĐ).
- Năm 2013 có thể là năm tiến trình toàn cầu hóa chấm dứt (Lê Mạnh Hùng) (Thôgn Luận). - Toàn cầu hoá thất bại trong trung hạn (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Tri thức dân gian bị bỏ quên (TN).
Độc đáo ngôi nhà có mái đắp hình bản đồ Việt Nam (VNE/DV).
- YÊU THỜI …ĐỒ ĐỂU (KỲ 26) (Nhật Tuấn).
- Chuyện hai người vợ của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc (Kiến thức).
- LÊ ĐẠI CANG – TẤM GƯƠNG KẺ SĨ  –   LÊ ĐẠI CANG VÀ THĂNG TRẦM CỦA TÀI DANH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Khảo cổ khu vực Hoàng thành Thăng Long – Cần đầu tư xứng tầm (GD&TĐ).
- Lăng Hoàng gia Gò Công và những bí ẩn lịch sử  (NLĐ).
- Những quan tài bí ẩn trên đỉnh núi (VNE).
- Tri thức dân gian bị bỏ quên (TN).
4<- Ra mắt CÁT TRỌC ĐẦU của nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Thủy Hướng Dương).
- Trí tuệ của chó (Truyện ngắn mini) (Phạm Ngọc Tiến).
- Cà phê nông dân: Chết Hỗn Độn (VH&TT).
- Thụy Khuê: CẤU TRÚC THƠ 1 (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phiếm đàm về đại gia (DT).
- Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch   –   Ta ăn Tết, sao cứ phải theo ai! (ĐCV).
- Sài Gòn có mùa Đông không nhỉ? (Anh Vũ).
Nguyễn Bích Lan – “Không gục ngã” (TN).
- Nét riêng Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế  (DT).  – Phong cảnh ‘Tây’ chụp được ở Việt Nam (VNE).
- Giọng ca 73 tuổi chinh phục giám khảo tài năng Việt  (NLĐ). – Cụ Trần Thị Xuân – Đơn ca (VNsGotTalent).
Lại một “cuộc chiến” giải thưởng bất thường (LĐ).
-Bùi Hoàng Tám:  Có nên tái bổ nhiệm Lý Nhã Kỳ? (DT).
Âm sắc cao nguyên (TN). - Tiếc nhớ một cao nguyên trong mơ (LĐ).
1,3 tỉ đồng thuộc về “Chiếc khăn Piêu” (TN). - “Bài hát yêu thích”: Chưa thích vẫn cần khuyến khích (TN).
- Những tòa nhà có hình dáng kỳ lạ trên thế giới  (PetroTimes). Còn đây là  Made in VIệt Nam thời hiện đại! (Phương Bích).
- Vì sao hiếm khách du lịch Ấn Độ sang Việt Nam? (Infonet).
- Saigon Big Band của Trần Mạnh Tuấn ra mắt 17/1 (TTXVN).
- Loạt ảnh hiếm của The Beatles sẽ lên sàn đấu giá (TTXVN).
- Trung Quốc đạo cả thiết kế của các kiến trúc sư lớn (TTXVN).
- Xứ Isan: Giao lộ văn hóa Việt – Miên – Lào – Thái (RFI).
- Ý: Villa d’Este, khách sạn 5 sao thơ mộng nhất thế giới (RFI).
Khó và dễ (PTLP). - Trò trốn tìm… (PLTP). - Chọn thầy! (PLTP). - Đội tuyển đá kiểu gì? (PLTP). - Trường phái! (LĐ).
- Quả bóng vàng FIFA 2012 : Thêm một kỷ lục cho Messi ? (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cư dân mạng tranh cãi nảy lửa về “liên thông” (DV). - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói về đào tạo liên thông (Petrotimes). - Cửa liên thông lên đại học đã khép (ANTĐ).
Nhiều trường sư phạm không giảm chỉ tiêu (TN). - Những thông tin mới nhất về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 (GDVN). - Chọn nghề hơn chọn trường! (PLTP). - 12 nhóm ngành nghề hút lao động năm 2013 (TT). - Chấm thanh tra 10% bài thi tự luận (PLTP).
5Trường ĐH SPKT TP.HCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.995 tân thạc sĩ và cử nhân (GD&TĐ). - Trao giải thưởng 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu (TTXVN). - Hơn 500 sinh viên đạt giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (GDVN). =>
- Đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông-những kỳ vọng, cơ hội và thách thức (GD&TĐ). – Dạy – học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương (Infonet).    – Dạy môn Ngữ văn phổ thông – Ngổn ngang những bất cập (GDVN).
Chuyên gia Pháp ‘chấm điểm’ nền Toán học Việt (VNN).
Doanh nghiệp cần gì ở cử nhân kinh tế? (SGGP).
- Mất niềm tin? (NLĐ).
- Bài văn về ‘chửi bậy’ xôn xao cư dân mạng (ĐCV). - Cú sốc giáo dục: Học sinh chửi tục trong bài kiểm tra (GDVN). - Đuổi học nữ sinh lên mạng xúc phạm thầy cô (DV). - Học văn, trò sợ lời phê vô cảm hơn điểm kém (GDVN).  - Thầy và trò bị siết trong vòng kim cô thi cử (TP). - Nỗi niềm cô giáo bị học trò ‘bật’ lại giữa lớp (GDVN). - Ba nữ sinh đánh bạn, cả lớp đứng nhìn (Infonet).
Chuyện “thâm cung bí sử” trong biên soạn SGK ngữ văn (TN). - Đa số học sinh chối bỏ môn ngữ văn (DV).
- Học sinh đến muộn vì trời rét vẫn được vào học (DV). - Hàng chục ngàn học sinh nghỉ học tránh rét.
- Học bổng thạc sỹ Fulbright năm học 2014 – 2015 (ĐSQ Mỹ).
Mười trên một ngàn (SGGP).
- TQ: Nữ đại gia bất động sản đi quét đường để dạy con (VnMedia/ DV).
- Dải Ngân Hà có hàng tỷ thế giới (Discovery/ Chuacuuthe).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Vùng 3 Hải quân cứu tàu cá sắp chìm (TN). - 19 tàu cá Việt Nam vào các đảo Malaysia trú bão (PLTP).
Nước ngọt = nước giếng + đường Trung Quốc (ANTĐ).
“Ơ… phở gà” ấm lòng người nghèo ngày rét (LĐ). - Người nghèo vật vã trong giá rét (DV). - Hà Nội: lạnh giá bao vây “những người khốn khổ” trong bệnh viện (Sống Mới).
- Nạn “đầu gấu” khu công nghiệp: Kỳ 4 - Móc nối tay trong để trấn lột công nhân (TN). - Vĩnh Long: Cướp ngang nhiên hoành hành giữa hội chợ (DV). - Đủ chiêu đòi nợ thuê (PLTP).
- Bộ trưởng “vi hành”, thực phẩm đồng loạt… an toàn  (DV).
- Săn gà “chính chủ Bắc Giang” ở… biên giới Lạng Sơn (DV).
- Thịt bẩn tràn vùng biên (NLĐ). – Tôm khô cũng được “tắm” hóa chất độc hại (Sống Mới).
Nước sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm (SGTT).
- Hà Nội: Đau đớn bé sơ sinh tử vong khi tiêm vắc-xin (VTC). – Sau khi tiêm vác xin, một cháu bé 3 tuổi tử vong (Kiến thức).
6<- Phở gà miễn phí ở Hà Nội (VNE).  – Tấm lòng của người chủ quán phở miễn phí (Sống Mới).
- Cụ già nghèo khổ bán tò he bị xua đuổi trong đêm lạnh  (VNE). - Xôn xao đám cưới cô dâu… 71 tuổi ở Long An (Kiến thức). - Rét cắt da thịt, các cụ già Hà Nội thản nhiên ‘tắm tiên’ sông Hồng (Infonet). - Ngỡ ngàng tới làng đánh vợ (ANTĐ/TP).
Thông báo tìm hài cốt lính chết trận tại Nha Trang (Trần Thiềm).
Xóa sổ trại trâu của Anh hùng Hồ Giáo (DV).
- Được voi đòi… tiền (TN).
Sạt lở đe dọa cửa biển Hội An (PLTP). - Sạt lở đường chậm khắc phục (PLTP).
Ốc đảo giam hãm người dân (DV).
Đón Tết cổ truyền theo dương lịch: ‘Con rất lo sợ’ (VTC).
Lâm tặc đốn 12 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi (TN). - Gia Lai: 12 cây cổ thụ bị lâm tặc trảm (DV).
Bắt giữ 16,5 kg sừng tê giác từ nước ngoài vào Việt Nam (PT).
- Người già nhất nước Mỹ qua đời ở tuổi 114 (VOA).
- Nga: Con gái run rẩy phát hiện mẹ còn sống trong nhà xác (Tin mới).
- Ảnh: Cảnh tượng đẫm máu từ ngành khai thác vây cá mập (GDVN).
Trung Quốc: Giao thông tê liệt vì băng giá (SGGP). - Hai phụ nữ Trung Quốc tử vong vì cúm A/H1N1 (Sống Mới).
- Brazil: Tù nhân huấn luyện mèo tìm cưa, khoan vượt ngục (GDVN).
- Cảnh sát Australia tìm kiếm người mất tích trong vụ cháy rừng (VOA).
- Ấn Độ: Đại gia khoe áo may bằng vàng để kiếm bạn gái (VTC/ DV).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Assad từ chối ra đi (BBC).  – Vì sao Tổng thống Assad “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”? (Kiến thức).  – Tổng thống Syria al-Assad đề nghị đối thoại (VOA).  – Tổng thống Syria đọc bài diễn văn đầu tiên trong vòng nhiều tháng (VOA).   – Tổng thống Syria đề xuất sáng kiến với ba giai đoạn (TTXVN). – Syria : « Sáng kiến hòa bình » của tổng thống Al-Assad bị bác bỏ (RFI). – Israel định xây hàng rào ở biên giới Syria (VOA). - Tổng thống Syria ra điều kiện đàm phán (TN). - Tổng thống Syria đề nghị kế hoạch giải quyết khủng hoảng (PLTP). - Tổng thống Syria phát biểu hiếm hoi trước dân chúng (DV). - Phe đối lập ở Syria bác kế hoạch hòa giải của Assad (TTXVN). - Tổng thống Syria đề xuất sáng kiến chấm dứt bạo lực (SGGP).
- Bà Suu Kyi sẵn sàng đứng ra hòa giải giữa chính phủ Miến và lực lượng Kachin (RFA). – Hồ sơ Kachin: Aung San Suu Kyi chỉ can thiệp nếu chính quyền yêu cầu (RFI).
- Chủ tịch Quốc hội Venezuela tái đắc cử (BBC).  – Venezuela: H.Chavez khó có thể tuyên thệ nhậm chức tổng thống đúng ngày (RFI).  – Venezuela – đất nước nguy hiểm nhất ở Châu Mỹ Latin (Inosmi/ Kichbu). - Sức khỏe tổng thống Venezuela: một ẩn số (TT).
- Nội các mới của Ai Cập đã tuyên thệ nhậm chức (TTXVN). – TT Ai Cập tăng ảnh hưởng của nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong Nội các (VOA).
- Hàn Quốc : Những thử thách đối với nữ tổng thống tân cử (RFI).
7- Chạm súng Ấn Độ – Pakistan tại Kashmir (RFI).  – Ấn Độ và Pakistan đụng độ ở Kashmir (BBC).  – Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan bắn nhau ở Kashmir (VOA).
- Máy bay không người lái hạ sát 9 người ở Pakistan (VOA).  – UAV Mỹ không kích các phần tử Taliban tại Pakistan (GDVN). =>
- Tổng thống Karzai tiếp kiến phái đoàn Thượng viện Mỹ (VOA).
- Thổ Nhĩ Kỳ chặn giữ máy bay chở một tấn rưỡi vàng (RFI).
- Tin tặc Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (RFI).
Lính Ấn Độ, Pakistan đụng độ (TN). -  Ấn Độ sục sôi vì vụ cưỡng hiếp tập thể (BBC).  – Cha của nạn nhân vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ muốn công khai tên con gái (VOA).    – Cha của sinh viên Ấn Độ bị hãm hiếp tiết lộ tên của cô (Lenta/ Kichbu).
- Diễn viên Pháp Gerard Depardieu sẽ đổi sang quốc tịch Nga (VOA).  – Đích thân Putin trao hộ chiếu Nga cho tài tử Pháp Gérard Depardieu (RFI). - Kinh nghiệm từ đợt rét kỷ lục tại Nga: Chống “giặc rét” bằng cách sơ tán dân (LĐ).
- Khai thông mối quan hệ (NLĐ).
Mỹ tranh luận nóng bỏng về ghế Bộ trưởng Quốc phòng (D - Nhà ngoại giao Canada che chở người Mỹ vụ khủng hoảng con tin Iran từ trần (VOA). – Mỹ: Bốn người chết trong vụ bắt con tin tại Colorado (RFI).
Mỹ đưa quân đến châu Phi: “Không được lợi thì không phải dậy sớm” (GDVN). - Lương quan chức hàng đầu của Mỹ (Vef).
- Sudan, Nam Sudan chấp nhận thời biểu cho các thỏa thuận then chốt  (VOA).
- Thái Lan : Đấu đá chính trị sau khi một bộ phim truyền hình bị ngưng phát (RFI).
- Cảnh sát Philippines tiêu diệt 13 phần tử tội phạm (TTXVN).
- Đa số thị trưởng Nhật đồng ý tái khởi động các máy hạt nhân (RFI).
- Các nhà lập pháp Iran yêu cầu điều tra cái chết của 1 blogger (VOA).
- Người Malaysia được đi máy bay miễn phí một tháng (TTXVN).
- Sức khỏe cựu tổng thống Mandela khả quan (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 06/01/2013; + Toàn cảnh thế giới – 06/01/2013; + 360 độ Thể thao – 06/01/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 06/01/2013; + Gương mặt thân quen – 05/01/2013; + Mr & Miss 2013 – 06/01/2013;  + Siêu đầu bếp – 06/01/2013; + Hộp thư truyền hình – 06/01/2013; + Cuộc sống thường ngày – 06/01/2013; + Hãy chọn giá đúng – 06/01/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 06/01/2013; + Dân hỏi bộ trưởng trả lời – 06/01/2013; + Thời sự 12h – 06/01/2013; + Thời sự 19h – 05/01/2013.

Mùa Xuân Hoàng Sa

Lê Vĩnh Trương
Ta yêu em! Ôi,Hoàng Sa rạng rỡ!
Tên của núi sông, nơi sóng bạc đầu dâng
Ta ngẩn ngơ, vì em trong dông bão
Cách biệt muôn trùng, dưới ách lũ xâm lăng
Dẫu chia cách không quên lời thề nguyện
Lệ rớt trong hồn mặn chát con tim
Ta đợi em bên bờ biển gió
Sóng vỗ ghềnh nỗi nhớ chẳng nằm im
Không thể nào quên dẫu năm dài cách trở
Dẫu non sông có triệu tiếng thở dài
Dẫu chia cắt trên phận hồn dân tộc
Anh sẽ tìm em về đất nước ngày mai!
Người yêu hỡi anh tin ngày chói lọi
Ta sẽ về trong rộn rã tiếng quân ca
Chờ anh nhé áo nàng xanh gió lộng
Sẽ trùng phùng- Xuân nắng đẹp không xa!
Lê Vĩnh Trương, tháng 01/2013

KHI LỖ TAI QUA ĐƯỜNG BIÊN

Tuyến đường Lạng Sơn - Bằng Tường          

* Ghi chép - MINH DIỆN
                    Dừng chân bên cột mốc biên giới, cô hướng dẫn viên du lịch khá xinh đẹp nói với mọi người:
                  - Thưa các bác ! Đây là Hữu nghị quan, nơi cách đây hơn nửa thế  kỷ  Hồ Chủ tịch và  Mao Chủ tịch đã gặp nhau và ký tên vào tấm bản đồ hữu nghị…          
                  Cô gái nói như đọc một bài văn đã học thuộc lòng, vừa sáo rỗng vừa sai sự thật lịch sử. Tôi nghe mà phát nóng ran khắp người. Một sự phản ứng theo bản năng, tôi giật chiếc Micro trong tay cô gái:
                 - Cháu  nói sai rồi!
                  Mặt cô gái đỏ bừng vì tự ái.  Cô hỏi tôi:
                 - Sai chỗ nào bác?
                 - Cháu nói sai về địa danh và lịch sử!
                 Cô hướng dẫn viên mở chiếc túi đeo bên mình lấy tờ bướm hướng dẫn du lịch in khá đẹp bằng chữ Trung Quốc và Việt Nam đưa cho tôi:
                 - Bác có biết đọc không ạ !
                 Tờ bướm do Công ty  du lịch Trấn Nam, thành phố Bằng Tường, Trung Quốc xuất bản. Ngay dòng đầu tiên in bằng chữ Trung Quốc đã sai: “Nam  trấn Trung Hoa lục địa, thiên niên thứ kỳ quan đệ nhất danh thắng!” (Đây lả Trấn Nam  của Trung Quốc hàng ngàn năm, là kỳ quan số một danh  thắng). Tôi  nói với cô hướng dân viên du lịch và cũng là nói với những  người khách du lịch đi chung  tua:
                 - Chỗ ta đứng chưa phải là mảnh đất cuối cùng của Việt Nam.  Cái tên “ Mục Nam Quan” cũng như “ Trấn Nam Quan” không phải ông bà ta mà đều do Trung Quốc đặt ra cả...
                 Cô gái ngắt lời tôi:
                - Chú muốn vẽ lại bản dồ biên giới ạ?
                 Cô  là  sinh viên  năm thứ 2 một trường đại học ở  Hà Nội, đi làm thêm hướng viên  cho một công ty du lịch lữ hành. Cô mặc bộ đồng phục màu xanh, trên ngực thêu lô-gô thanh niên tình nguyện. Nhìn cô  rất trẻ, chắc chắn ít tuổi hơn con gái út tôi, nhưng nét kiêu ngạo, hiếu thắng và cơ hội hiện rõ trên mặt  như bất kỳ một cán bộ đoàn thanh niên nào mà tôi thường gặp.
                 Tôi cố nói thật nhẹ nhàng :
                - Đây là cột mốc biên giới cắm năm 2001, lấn sang bên ta. Thực ra cái mà  cháu gọi là Hữu nghị quan  còn cách cột mốc này hơn 400 mét. Muốn đến đó  phải qua Qủy Môn Quan…
                 Cô hướng dẫn viên du lịch cất tiếng cười khanh khách:
                - Bác này kể chuyện cổ tích đấy ạ?
                 Cô giằng lại chiếc Mcro, tiếp tục thuyết  minh,  đúng hơn là đọc những dòng tiếng Việt trong tờ giấy quảng cáo du lịch của Công ty du lịch Trấn Nam, Bằng Tường.
                 Mấy anh em chúng tôi nhìn nhau ngao ngán trước thái độ của cô gái trẻ.
                Trong đám khách du lịch hôm ấy, có bốn người chúng  tôi là giám đốc bốn công ty dệt tư nhân từ Sài Gòn ra Hà Nội dự Hội nghị “Doanh nhân văn hóa”, chủ nhật rủ nhau đi cuốc du lịch ngắn Bằng Tường tìm hiểu vải sợi.  Với tôi  Bằng Tường  không xa lạ, nhưng mấy anh quê Sài Gòn thì là lần đầu. Trong nhóm mỗi mình tôi là “dân Việt cộng ” còn ba người kia là “ngụy”. Anh Lâm bằng tuổi tôi, nguyên trung tá quân y chế độ cũ, giờ là Tổng gián đốc Công ty dệt may Thái Hà, anh Trường nguyên trung úy thủy quân lục chiến giờ là Giám đốc công ty  Hòa Phát và anh  Phúc, nguyên  phi công giờ là Giám đốc công ty dệt lụa Sắc Việt. Dù đã gần bốn mươi năm “hòa hợp dân tộc” nhưng họ vẫn còn mặc cảm, giữ ý tứ khi ra Bắc,  nhất là gặp  những trường hợp như cô gái này.
                   Để tránh cặp mắt khiêu khích, và phải nghe những lời ba hoa của cô gái, chúng tôi nháy nhau tách khỏi đoàn khách du lich,  đi lang thang  quanh khu vực cửa khẩu.
                   Đầu tháng Ba, trời quang. Nắng ấm. Núi non trùng điệp, thảo nguyên bao la, thung lũng  thăm thẳm. Dòng sông Kỳ Cùng như  chảy lưng chừng dãy núi Mẫu Sơn, hắt lên trời những tia sáng nhấp nhánh. Giữa màu xanh  bao la, bừng sáng  màu trắng tinh khôi những vườn  mận hậu vừa nở hoa và những chấm đỏ mái ngói trên thảo nguyên. Mảnh đất địa đầu Tổ Quốc hùng vĩ, tươi đẹp không bức tranh nào tả được.
                   Nhưng càng nhìn lòng càng buốt nhói, vì mảnh đất này, ông cha ta phải đổ bao nhiêu  mồ hôi, xương máu giữ gìn, bây giờ không còn nguyên vẹn. Cái cảm giác da thịt mình bị cắt xẻo rất rõ đối với một người yêu Tổ Quốc thân yêu của mình.
                   Cột mốc biên giới Việt-Trung ở đây mới  dựng năm 2001. Ngày khánh thành cột mốc này, nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc cùng thị trưởng Bằng Tường, đã mở  99 chai sâm banh ăn mừng trong khách sạn cổ Internationnall  Notle.  Đó là kết quả mà Trung Quốc đã đạt được sau khi Hiệp ước biên giới trên bộ Trung –Việt , Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc  Đường Gia Triều và Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đặt bút ký  tại Hà Nội ngày 30-12-1999.
                    Hiệp ước này lại là kết quả của Hội nghị Thành Đô, Trung Quốc, giữa Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh năm 1991.
                    Ông Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng chính phủ lâu nhất Việt Nam, cũng là người được ghi vào sách kỷ lục  thâm niên thủ tướng lâu nhất thế giới. Nhiều người khen ông sáng suốt, đức cao vọng trọng. Nhưng  hai việc ông đã làm, là ký bức thư trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc về năm 1958, và  với cương vị cố vấn trong Hội nghị Thành đô, để Trung Quốc chiếm biển đảo và đất liền của Việt Nam,  thì dù ở dưới suốí vàng ông cũng ân hận, đừng nói có công với nước!
                    Ông Nguyễn Văn Linh sẽ là một vị Thánh để nhân dân Việt Nam tôn thờ, vì có công làm cuộc phá rào do “chính mình  rào mình” như ông nói, mở cừa nền kinh tế Việt Nam bước ra hòa nhập kinh tế thị trường, nếu như  ông không gục ngã trước những lời hứa hão tẩm đậm đường mật của Trung Quốc vòa rót lỗ tai tại Hội nghị Thành Đô!
                    Nghe nói, Hội nghị Thành Đô năm ấy, diễn ra trong sự  mất thăng bằng vì cú sốc Liên bang Xô - viết nói riêng, Đông Âu nói chung sụp đổ.  Ông Nguyễn Văn Linh mới thăm Rumania trước đó chưa bao lâu, khi về nước ông ca ngợi Tổng bí thư đảng cộng sản kiêm Chủ tịch hội đồng nhà nước Nicolae Seausescu  được nhân dân đặc biệt yêu mến. Đùng một cái, con người tự cho mình là “Conducator Ceniul den Carpati” ấy bị lật đổ, bị bắn bỏ chỉ sau một phiên tòa ngắn ngủi chưa dầy 120 phút. Cái chính thể độc tài, tham những, sùng bái cá nhân ông ta đứng đầu 24 năm,  đổ sụp như tòa lâu đài xây trên cát không cần bất kỷ một tác động ngoại lực nào.
                   Hình như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân  đã lợi dụng những  biến cố dữ dội ấy  của lịch sử đó để lái, để ép  Pham Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười theo quỹ đạo Trung Quốc, dành lợi thế cho họ. Có lần  người viết bài này, đã được nghe nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tâm sự  trước ngày ông mất không lâu, và ông tỏ ra vô cùng ân hận.
                   Anh Lâm và anh Trường đứng bên cột mốc biên giới cho anh Phúc chụp ảnh.  Anh Trường hỏi tôi:
                  - Nếu chính xác cái cột mốc này phải ở chồ nào?
                   Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng theo nhiều nhà sử học và địa lý, thì  cột mốc biên giới Việt Trung bây giở không còn ở vị trí mấy ngàn năm trước, thậm chí không còn  ở nơi 125 năm  trước, Lý Hồng Chương đại diện nhà Thanh và Đô đốc Rieunier,  thay mặt toàn quyền Pháp ở Đông Dương ký Hòa ước Thiên Tân 1887.  Cột mốc biên giới hiện nay lấn sang Việt Nam gần nửa ki-lô-mét, chúng ta đã mất Ải Chi Lăng, một địa danh gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược Việt Nam , như nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, mành đất địa đầu  thẫm đẫm lịch sử oai hùng và bi tráng  đã đi vào thi ca, truyền thuyết của dân tộc ta.  Còn đối  với Trung Quốc , địa danh này  là nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhục nhã và khiếp sợ.

Một điểm du lịch ở Bằng Tường (Trung Quốc)
           Đầu tiên phải nói tới Núi Quỷ. Tạo hóa đã đúc lên một khuôn măt  trái núi có đầy đủ mặt , mũi, miệng với hàm răng lởm chởm nhìn vô cùng hung dữ như mặt quỷ.  Cỏ cây  ngàn đời nay không mọc chen vào mặt quỷ. Theo người dân địa phương, núi quỷ dữ với  thù nhưng nhân hậu che chở cho dân ta! Những ngày tháng trời quang mây tạnh, càng nhìn rõ mặt Quỷ, nhân dân xã Chi lăng càng bình an và làm ăn khấm khá.
                      Núi Quỷ sừng sững trước ải Chi Lăng, như một bức cổng thành của đất nước.  Ông cha ta đã tạc vảo vách núi những chữ tượng hình để răn đe giặc phương Bắc : “Qủy môn quan, Qủy môn quan! Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn!”.
                     Thực tế  đã chứng minh lời cảnh báo đó.
                     Năm 43 công nguyên, Mã Viện mang quân qua đây tiến vào đất Mê Linh dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng , y định tạc bia ghi công tích ở đây,  nhưng sau đó phải ôm thất bại quay về. Đời sau thi hào Nguyễn Du mỉa mai :
                    Thấp thoáng quỷ đầu nương bóng khói.
                    Rập rình cọp rắn núp rừng sâu
                    Bên rừng gió lạnh luồng xương trắng
                    Hán tướng công gì kể bấy lâu?
                    Năm 981,vua Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Tống Phúc Tông sai Hầu Nhân Bảo qua ải này  xâm chiếm Đại Cồ Việt, phải ôm đầu máu về nước. Năm 1077, Tống Thần Tông  lại sai Quách Qùy tấn công Đại Việt lần thứ 2, cũng cắm đầu chạy khỏi ải Chi Lăng . Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai Thoát Hoan, xâm lược Đại Việt lần thứ 3, thua nhục nhã phải chạy vế phủ phục dưới chân Hốt Tất Liệt xin tha tội chết. Năm 1788 , Tôn Sĩ Nghị , Sầm Nghi Đống , Hứa Thế Hanh vâng mệnh vua Càn Long nhà Thanh mang mấy chục vạn sang xâm lược nước ta qua hai ngả Cao Bằng và Lạng Sơn,  rốt cuộc  Sầm Nghi Đống phải tự treo cổ mà chết ở núi Loa, Tôn Sỹ Nghị cắm đầu ôm mình ngựa chạy trối chết , tai  còn văng vằng nghe lời hào sảng của Quang Trung: “ Hồn các người không vơ vẩn ở trời Nam, hãy lên đường mà quay về hướng chí!”
                  Trước đó, Ải Chi Lăng từng chứng kiền nỗi đau khi nhà Hồ suy vi , rối ren,  để nhà Minh lợi dụng xâm lược nước Việt, tướng nhà Minh là Trương Phụ bắt  Học sỹ hàn lâm Thị lang Nguyễn Phí Khanh manh về nước, trói tay dẫn qua ải này , vừa đi vừa bị đánh đòn. Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng chạy theo cha,  xin được tới Kim Lăng  phụng dưỡng đáp đền chữ hiếu. Nguyễn Phi Khanh  ngẩng mặt nhìn lên ải , nói với Nguyễn Trãi: “ Nam nhi chi chí! Hãy tìm đường mà rửa thẹn cho nước mới là chữ hiếu !”
                Nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay về Thanh Hóa cùng Lê Lợi lập sách lược và chỉ huy quân diệt Minh cứu nước. Năm 1427, tướng giặc Minh là Liễu Thăng bị tướng quân Lê Sát chém ở núi Mã Yên, cố ôm đầu phi ngựa chạy về đây. Bỗng  nhìn thấy Núi Quỷ , Liễu Thăng thét lên một tiếng  kinh hoàng , ngã  khỏi mình ngựa, đầu văng  trên mặt đất. Hình hài ô nhục và khiếp đảm của tên tướng giặc  Liễu Thăng hóa thành một tảng đá giống y như người mất đầu quỳ lạy , nhân dân nơi đây gọi lả  “ Liễu Thăng thạch”, bên cạnh đó một tảng đá uy nghiêm giống y như thanh kiếm,  được lưu truyền trong dân gian lả “ Lê tổ kiếm”.
                     Từ ải thiêng này, Nguyễn Trãi đã sang sảng tuyên đọc  Bình Ngô Đại Cáo : “ …Quân cuồng Minh đã thừa cơ từ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ !”…
                    Trong cuộc xâm lược Việt Nam gần nhất, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã điều 600.000 quân theo thung lũng  Sông Hồng và ải Chi Lăng đánh vào 6 tỉnh Cao Bắng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, giết hại hàng  chục ngàn đồng bào ta. Khi rút về qua cửa ải này, có những tên lính người Liêu,  còn xách những xâu tai người về linh thưởng.
                    Vậy mà,  theo Hiệp ước 1999, Ải Chi Lăng, Quỷ Môn Quan hay cái gọi là Nam Quan, Hữu Nghị Quan không còn của Việt Nam nữa. Những người cộng sản Trung Quốc đã chiếm được đất, xóa được vết nhục và nỗi ám ảnh mà cha ông họ không làm được, còn Việt Nam thì ngược lai!
                    Chúng tôi chui qua cái cổng  đồ sộ ba tầng trên có ba chữ phồn thể Hữu Nghĩ Quan, dẫm chân lên cái vạch mầu vàng, chờ Hải quan Trung Quốc khám lần cuối, rồi lên cái xe du lịch 12 chỗ treo  Made-in - China vào Bằng Tường.
                   Thành phố nhỏ, 180.000 dân, đường phố hẹp, có nhiều cây xanh và  những con đường hầm xuyên qua núi  dường như  dùng làm phựng tiện chiến tranh hơn dân sự.
                  Cô hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc tên  Tú Quyên mặt tròn, mắt một mí, trang phục người Dao đỏ, nói tiếng Việt rất sõi, tỏ ra thân thiện và rất săn đón  khi biết chúng tôi là doanh nhân. Lạ lùng thay, khi cái cô hướng dẫn viên người Trung Quốc tỏ ra trân  trọng chúng tôi,  thì thái  độ của cô hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam thay đổi hẳn. Cô gái lột bỏ bộ mặt kiêu căng, hiếu thắng, nhoẻn cười, tự giới thiệu tên là Tuyết Trinh, nói năng ngọt xớt.  Không hiều vì  thói quen nịnh nọt người giàu hay thói quen nô lệ ? Tôi cảm thấy vừa  thương hại vừa lo. Cái  loại người như cố gái này sẵn sàng cúi rạp trước tiền tài, danh vọng ,  đạp vảo mặt dân không thương tiếc!
                  Họ dẫn chúng tôi thăm quan qua loa  thành Đại Liên, Vườn thực vật, rồi vào chợ Bằng Tường.
                 Chợ ở trung tâm thành phố, một trệt một lầu, dưới bán hàng tiêu dùng trên bán hàng may mặc vải vóc. Là những người làm nghề dệt, nên chúng tôi  quan  tâm mặt hàng tơ sợi,và thuốc nhuộm.
                  Cô Tú Quyên nói với chúng tôi:
                 - Các ông  có thể ký hợp đồng ngay tại đây với khối lượng lớn không hạn chế. Các ông sẽ  được giảm tới 10%  thuế và được hường 15% hoa hồng . Khoản tiền này hoàn toàn được giữ bí mật không bao giờ tiết lộ cho lãnh đạo cũng như các cổ đông của công ty các ông biết.
                 Không  màu mè rào đón, móc nối làm ăn thằng băng. Một nhân viên hướng dẫn du lịch,  mà sành sỏi và quyết đoán như  một bà chủ.
                 Anh Lâm hỏi:
                  - Nếu tôi mua 50 tấn sợi Polyeter, không mở LC,  thì sẽ được bao nhiên tiền hoa hồng.
                 Cô Tú Quỳnh lấy máy tình bấm nhoay nhoáy và chìa cái máy tính cho chúng thôi xem. Con số đó là 15.000 đô la .
                 Thảo nào các doanh nghiệp nhà nước họ ham mua bán với Trung Quốc.
                 Chúng tôi tỏ ra lo ngại vì mua bán như vậy  sẽ bị phát hiện. Cô Tú Quyên nói có một thứ  bùa phép rất linh thiêng, có thể giúp chúng tôi nói cho mọi người phải nghe theo mình.
                 Cô ta kêu xe Taxi chở chúng tôi đến đền Quan Công ở ngoại ô. Đó là  ngôi đền cổ kính, khói hương nghi ngút, rất nhiều tiền âm phủ dán kín gốc cây đa trước cổng đền. Một quả chuông đồng khá to, bên trong dán chi chít những mảnh giấy cấu nguyên xin phúc lộc. Tôi tò mò đọc và thấy  mảnh giấy chữ đã mờ dán trong lòng chuông, của một người lính Trung Quốc, viết trước khi sang xâm lược Việt Nam từ mấy chục năm trước, cầu được sống sót trở vế. Ông lão gác đền nói với tôi:
                  - Năm 1979 tướng Hứa Thế Hữu tới đây đánh chín hồi chuông trước khi đi đánh giặc phương Nam.
                   Ông ta nói như vậy vì không biết tôi người Việt Nam.
                   Khi chúng tôi thắp nhang xong, cô hướng dẫn viên Tú Quyên, dẫn chúng tôi vào  hành lang hẹp. Hình như cô ta đã liên hệ trước bắng điện thoại, một lão người Liêu xuất hiện. Khuôn mặt lão xám ngoét, nhăn nheo, hai con mắt như mắt rắn , tóc xõa xuống vai. Lão mặc cái áo dài đến đầu gối.
                   Lão nói bằng tiếng địa phương với Tú Quyên:
                   - Năm trăm tệ một cặp, linh thiêng lắm đó hà!
                  Tú Quyên nói với chúng tôi:
                  - Ông thầy này có những cái tai người phơi khô. Các ông có cái tai đó nói gì người khác cũng phải nghe à!
                  - Tai người thật?
                  - Thật chớ! Chỉ người Liêu ở đây mới có!
                   - Khốn nạn!
                    Một phản ứng tự nhiên, tôi thốt lên rồi kéo vội ba người bạn ra khỏi hành lang.
                    Chúng tôi lên Taxi rời  Bằng Tường, bỏ mặc cô sinh viên Tuyết Trinh ở lại với cô bạn đồng nghiệp Tú Quyên.
                    Từ ngày đó tôi bị ám ảnh và luôn mang một tâm trạng rất nặng nề. Tôi nghĩ không biết bọn lính người Liêu cắt tai những người dân Việt Nam năm 1979 mang về để lĩnh thưởng hay làm trò ma quái đó? Và đã có người Việt Nam nào nghe theo trò lừa đảo man rợ ấy chưa?
          Gần 20 năm tôi đoạn tuyệt với nghề báo, nên chuyện này  hôm nay tôi mới viết lại. Tôi chỉ muốn nói với các bạn trẻ một điều hãy cảnh giác với chính mình.
M.D        

1536. Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước ở Biên giới phía Bắc?

Chiều nay, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt của anh, Anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1978-1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược.
Câu hỏi trên đặt ra dành cho các báo, tưởng như ngô nghê, nhưng lại là thực.
Còn người trả lời cuối cùng phải là các vị ở Ban Tuyên giáo TƯ: Có hay không chuyện cấm các báo nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” khi nói về người Anh hùng mà thế hệ trẻ đã và đang học tập tấm gương, nhưng lại không được biết kẻ nào đã giết anh?

Chỉ còn 40 ngày nữa là đến ngày tưởng niệm 34 năm trước đồng bào, chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống lại bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Phải chăng đây là món quà sớm của các vị gửi tới cho chúng? 
Trước tiên xin mời đọc bản tin trên VNExpress:

Anh hùng liệt sĩ 35 năm nằm lại biên giới phía Bắc

Sáng 6/1, hài cốt của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại quê hương Thanh Hóa, sau 35 năm nằm xuống khi đang chiến đấu chống quân xâm lược từ bên kia biên giới.

1
Sáng 6/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa và UBND TP Thanh Hóa làm lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Trước đó một ngày, hài cốt của liệt sĩ Chinh đã được đưa từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) về Thanh Hóa.
Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh nhập ngũ ngày 16/2/1975, thuộc biên chế Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên), Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội Biên phòng). Sau khi ở chiến trường Tây Nam chống quân Pol Pot, đơn vị của anh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 25/8/1978, khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược, người lính biên phòng tròn 18 tuổi đã bị sát hại. Sau đó, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh.
Anh hùng Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc. Sau 35 năm nằm lại ở biên giới phía Bắc, hài cốt của anh được đưa về an táng tại quê hương.
Lê Hoàng
———
- Mời đọc tiếp trích đoạn trên báo Dân trí: “Ngày 25/8/1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên ‘côn đồ‘ từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Đình Chinh đã bị sát hại.”
- Tiếp theo, báo Nhân dân: “Lê Đình Chinh hy sinh ngày 25-8-1978 trong chiến đấu chống quân xâm lược.”
Tiền phong cũng không kém: “Ngày 25- 8- 1978, anh Lê Đình Chinh đã hy sinh khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược từ bên kia biên giới.”
- Còn Tuổi trẻ thì sao: “Ngày 25-8-1978, khi đang chiến đấu [ với ai đó ...? ]  bảo vệ đồng đội và cán bộ của mình, anh Lê Đình Chinh đã hi sinh.”

- May thay, làng báo chúng ta cũng còn có nơi không đến nỗi tệ, đó là Thanh niên. Chỉ vài dòng buồn tẻ, không có ảnh, không nói được bao nhiêu về anh, nhưng vẫn còn hơn tất cả các báo khác: “Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh trên biên giới phía bắc ngày 25.8.1978 khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc.”
- Cũng thật đáng quý khi những người quản trị trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã kịp cập nhật thông tin từ các báo ngay chiều nay: “Ngày 6 tháng 1 năm 2013, hài cốt của Lê Đình Chinh đã được cất bốc và đưa từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.”
(19h40′, Chủ nhật, 6/1/2013. Chúng tôi xin hẹn độc giả sẽ tiếp tục cập nhật thông tin từ các báo khác … ).
- 20h15′Tuyệt vời Thanh niên! Xúc động lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh. “Ngày 25.8.1978, Lê Đình Chinh đã hi sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc“.
1 (1)
Trong cái lạnh tê tái, 3 giờ 30 phút ngày 5.1, gia đình và đồng đội cũ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã có mặt tại Nghĩa trang H.Cao Lộc để chuẩn bị đón anh về quê mẹ
- 20h30′: Tìm trên báo Quân đội ND bằng từ khóa “Lê Đình Chinh” thì được kết quả là một bài liên quan trường THCS Lê Đình Chinh, từ 2007: Thầy giáo chống tiêu cực bị cách chức Phó hiệu trưởng (!)
- 23h40′: + Quê Choa: Ai sát hại báo Dân Trí?;  + Trương Duy Nhất: Hèn hạ khiếp nhược;  + Nguyễn Trọng Tạo: LÊ ĐÌNH CHINH, TÔI ĐÃ GẶP ANH; + BBC tiếng Việt: Tôn vinh liệt sĩ, tránh nhắc Trung Quốc?; + Bùi Văn Bồng: XIN ĐỪNG SÁT HẠI TIẾNG VIỆT !
- 23h55′: Tìm trên báo Công an ND bằng từ khóa “Lê Đình Chinh” thì được kết quả là 5 bài, nhưng đều về những ngôi trường mang tên Lê Đình Chinh. Xin lưu ý với các ông TBT, Phó TBT báo này: Anh hùng Lê Đình Chinh từng là chiến sĩ công an vũ trang, đồng nghiệp của các ông, hy sinh khi các ông còn đang yên ấm trên ghế giảng đường đại học.
Mời đọc thêm, một bài viết cũ rất nhiều thông tin chi tiết: Những điều chưa biết về LS Lê Đình Chinh – 1979 (VnBlognet.com/Mai Thanh Hải). – Bài từ tháng 2/2011: Lê Đình Chinh trong ký ức người mẹ (TN). “… Lê Đình Chinh đang cùng đồng đội đi thăm hỏi đồng bào tại khu vực biên giới thì bắt gặp một toán “côn đồ” từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết cán bộ và nhân dân địa phương.”
- Thứ Hai, 7/1/2013:  + VTV-Thời sự sáng (phút thứ 38’45″), lúc 6h12′ cũng đã đưa tin, hình ảnh buổi cải táng hài cốt Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, cũng có nội dung anh hy sinh “khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc”.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=6G7GZsetrQE

Vấn đề biển Đông: Nhìn lại 2012, dự phóng 2013

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh “Đáp lời sông núi” ngày 6-1-2013.


1/ Kính chào Ông Trương Nhân Tuấn. Trước hết, xin ông tóm lược qua tình hình Biển Đông trong năm 2012. Những sự kiện nào đáng chú ý nhất thưa Ông?   

Trong năm 2012, những yếu tố đã xảy ra ở Biển Đông mà tôi xem là quan trọng gồm có các việc:

1.    Thứ nhứt là Luật biển của VN được QH thông qua, ngày 21 tháng 6 năm 2012, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.
2.    TQ cho phát hành hộ chiếu mới điện tử, trong đó có in hình bản đồ chín đoạn chữ U. Việc này đã xảy ra từ nhiều tháng trước đây, nhưng chỉ đến tháng 11 VN mới có những phản ứng thích hợp.
3.    Tháng 6, TQ cho gọi thầu khai thác dầu khí trên 9 lô, trên thềm lục địa của VN, ở các tỉnh miền trung.
4.    Tháng 5, TQ cho một số đông đảo tàu đánh cá tràn ngập bãi cạn Scarborough của Phi mà TQ gọi là Hoàng Nham thuộc Trung Sa quần đảo, sau đó gởi thêm nhiều tàu chiến đến bảo vệ,
5.    Đại hội thuợng đỉnh hàng năm của các nước Hiệp Hội Đông nam Á, năm nay được tổ chức ở Nam Vang, đã thất bại.

2/ Theo Ông thì những sự kiện này đã ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam như thế nào?   

Những việc này theo tôi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến VN.

Trước hết, Luật Biển VN có hiệu lực ngày 1-1-2012 thì cái gọi là “quy định kiểm soát biển Đông” của TQ cũng đi vào hiệu lực. Theo qui định này, từ ngày 1-1-2013, ở các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, TQ có quyền kiểm soát và trục xuất các tàu bè trong vòng 12 hải lý chung quanh các đảo đó.

Điểm thứ hai, về hộ chiếu có in hình chữ U, theo tôi là một cái bẫy của TQ để gài VN thừa nhận chủ quyền của TQ. Nếu phía VN không có một thái độ đúng mức đối với tấm hộ chiếu đó, thì hành vi của VN sau này có thể được hiểu như là sự đồng thuận của VN về tấm bản đồ trên hộ chiếu. Tức mặc nhiên nhìn nhận các đảo và vùng biển xác định bằng tấm bản đồ chín đoạn thuộc chủ quyền của TQ.

Điểm 3, TQ gọi thầu tại 9 lô trên thềm lục địa miền Trung của VN, tôi cho rằng là hệ quả trực tiếp của việc VN công bố luật biển đã được quốc hội thông qua. Việc này nếu VN giải quyết không khéo có thể biến một vùng không có tranh chấp thành một vùng có tranh chấp với TQ. Hệ quả của việc này, thay vì là việc bảo vệ lãnh thổ lại trở thành việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Ý nghĩa của hai việc này rất khác nhau. Một bên là việc tự vệ chính đáng, một bên là thuơng lượng để chia chác vùng tranh chấp.

Điểm 4, vấn đề tranh chấp giữa TQ và Phi về chủ quyền bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham). Tôi thấy rằng thái độ của Phi là tìm cách đưa vấn đề ra một tòa án quốc tế để phân giải. Đây là một lối giải quyết đúng đắn,VN nên học hỏi làm theo. Trong năm 2012, nhiều lần các viên chức HK, chính thức và không chính thức, đã đề ghị các bên một trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Điều ngạc nhiên là ta không hề nghe một ý kiến nào của VN về đề nghị này.

Điểm 5, sự thất bại của Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại hội nghi thuợng đỉnh Nam Vang, tháng 7 năm 2012, trước hết là một thất bại chua cay của nền ngoại giao VN. Kết quả đại hội không ra được thông báo chung, là việc chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử thành lập của hội. Tức là TQ đã thành công mua chuộc một số nước trong ASEAN, điển hình là Kampuchia, khiến khối này mất đoàn kết, không có một lập trường chung của Khối về Biển Đông. Đây là một thất bại, báo hiệu sự phá sản về chính trị và ngoại giao của VN. Ta cũng biết là từ nhiều thập niên nay, Lào và Kampuchia là hai nước có quan hệ mật thiết với VN.


3/ Theo nhận xét của Ông thì Biển Đông trong năm 2013 có còn tiếp tục là một điểm nóng không? Ông nghĩ rằng có thể xẩy ra đụng độ bằng vũ lực không?

Theo tôi, từ nay trở đi, Biển Đông là một điểm nóng trên bản đồ của thế giới. Chiến tranh ở đây có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Thử tưởng tượng một kịch bản: TQ không cho tàu VN, ngư dân hay của quân đội, đến gần trong vòng 12 hải lý tại các đảo TS mà họ tuyên bố chủ quyền nhưng hiện do VN kiểm soát, theo đúng như qui định mà họ vừa công bố có hiệu lực. VN sẽ lâm vào thế bí. Không tiếp tế được cho người trên đảo thì không chóng thì chày sẽ mất đảo mà đi vào vùng biển mà TQ kiểm soát thì chắc chắn súng sẽ nổ.

Ta cũng không thế quên tranh chấp giữa Nhật và TQ về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư ở khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp này cũng ảnh hưởng đến tranh chấp ở biển Đông. Tranh chấp Nhật-Trung ở đây ngày một gay gắt.

Tôi có nhận xét rằng, một cuộc xung độ xảy ra giữa Nhật và TQ sẽ lôi kéo toàn khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cùng với HK và các đồng minh, vào cuộc chiến. Vì Nhật và HK cùng các đồng minh có mối tương quan ràng buộc do các hiệp ước an ninh hỗ tương.

TQ cũng có tính toán cùng một lúc giải quyết các vấn đề tranh chấp về lãnh thổ, trong đó có vấn đề giải phóng Đài Loan, là mục tiêu của đảng CSTQ từ năm 1949 đến nay. Nhưng theo tôi vì hiện nay việc này vẫn là ước muốn của TQ vì lực lượng quân sự của TQ còn thua Nhật rất xa về kỹ thuật, huống chi đối với HK. Trong khi đầu tư và trao đổi kinh tế hai bên Trung-Nhật rất quan trọng, lên đến hàng ngàn tỉ đô la. TQ cũng còn lệ thuộc rất nhiều Nhật ở các mặt hàng kỹ thuật cao. Vì vậy viễn tượng chiến tranh hai bên khó xảy ra trong lúc này.

Nhưng tại biển Đông, nguy cơ xung đột giữa VN và TQ thì có sác xuất cao. VN hiện nay không có liên minh quân sự với nước nào, ngoài một số ý kiến tiết lộ qua các viên chức nhà nước, cho thấy VN có thể dành Cam Ranh cho Nga sử dụng. Tức VN lựa chọn đi với Nga. Việc làm này có thể sẽ đưa VN vào một tư thế khó xử đối với TQ và HK. Cả hai cường quốc này, tương lai xa có thể xung đột, nhưng hiện tại đều không muốn Nga hiện diện trong vùng. Nếu VN và Nga có những toan tính chiến lược, có thể HK sẽ làm ngơ để TQ ra tay chiếm TS, không cho Nga vào đặt căn cứ ở VN, mà việc này có thể làm cho VN bị phân liệt. TQ có thể  đánh VN sớm và VN sẽ đối phó một mình, như trường hợp cuộc chiến Hoàng Sa tháng giêng 1974 hay cuộc chiến TS vào tháng 3 năm 1988.

Khi chiến tranh bùng nổ, VN không thể trông chờ các nước ASEAN, cũng không thể trông chờ ở dư luận quốc tế hay lòng nghĩa hiệp của bất kỳ một cường quốc nào. Các việc chà đạp nhân quyền, bắt bớ tự tiện và kết án bằng những bản án nặng nề những người khác chánh kiến hay những người tranh đấu cho một nước VN tốt đẹp hơn, đã làm cho bộ mặt của VN càng thêm mất thiện cảm. Trong khi VN lại phải đề phòng phản ứng khó lường của Kampuchia. Nước này có thể nhân dịp này đánh VN để dành lại các đảo hay các vùng đất, mà họ cho là của họ, đã mất vào tay VN do tổ chức hành chánh thuộc địa từ thời Pháp.

Theo tôi, từ bây giờ cho đến hết tháng 5 là thời điểm lý tưởng để TQ mở cuộc tấn công. Vì khoản thời gian này biển Đông ở trong chu kỳ biển lặng.

4/ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ngày 1 tháng 1, 2013, khi được hỏi về các cuộc biểu tình của dân chúng phản đối hành động gây hấn của Trung Cộng tại Biển Đông, đã phát biểu: “Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”. Ông nhận định như thế nào về câu trả lời này.
Theo tôi thì ông Vịnh đã có một nhận xét hết sức sai lầm về quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được biểu tình của công dân.

Về vấn đề ổn định để phát triển, ông Vịnh quên rằng VN đã ổn định, nếu tính từ đầu thập niên 90, đến nay đã hai thập niên. Trong hai thập niên ổn định ở mức tuyệt đối này, về mọi mặt VN vẫn không hề phát triển. Nếu chỉ nói về kinh tế,  ta thấy nền kinh tế VN đang trên đà sụp đổ, nạn lạm phát, tỉ số thất nghiệp tăng cao. So sánh với các năm trước, trong vòng vài năm mà dân VN mất đi ½ khả năng mua sắm, tức bị nghèo đi một nửa. Trong lúc các quặng mỏ đã khai thác cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, các xí nghiệp nhà nước thì hầu như phá sản, tạo gánh nặng nợ nần cho người dân. Các xí nghiệp tư nhân phần nhiều đang chờ phá sản. Hệ thống ngân hàng, do nợ xấu đến từ việc bất động sản mất giá và bị đông lạnh, đang bị đe dọa sụp đổ. Ngân sách VN hiện nay chỉ trông chờ ở nguồn kiều hối.

Như vậy yếu tố ổn định không hề là một điều kiện cần để VN phát triển. Nếu ta nhìn sang các nước phát triển chung quanh, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn… ta thấy ở các xứ đó ngày nào cũng có biểu tình phản đối nhà nước, không vì lý do này thì cũng vì lý do khác. Nếu gọi đó là bất ổn thì tại sao các nước đó phát triển ào ào? Do đó, theo tôi, dân chủ mới là yếu tố cần để một quốc gia phát triển.

Ý nghĩa lời nói của ông Vịnh nằm chỗ khác. Vì lo ngại TQ đánh chiếm biển Đông, do đó VN cố làm mọi việc để TQ hài lòng, không vịn được bất cứ việc gì có thể kiếm cớ gây sự. Hiện nay các cấp lãnh đạo của VN, nhất là phe quân đội, luôn ca tụng công ơn của TQ đã giúp cho VN trong các cuộc chiến. Ông Vịnh cũng vừa tuyên bố, nội dung đề cập gần xa đến việc khai thác chung với TQ. Đây là mục tiêu của Đặng Tiểu Bình đề ra từ thập niên 80. Nếu việc này xảy ra, phía TQ được hưởng ½ ở những gì mà họ đòi hỏi, thì cũng là một hình thức mất nước.

Tôi cho rằng thái độ của ông Vịnh là chạy trốn sự thật. Trong khi muốn giải quyết vấn đề, trước tiên phải dân chủ hóa chế độ, tôn trọng nhân quyền, phải nắm lấy cơ hội hợp tác với HK và đưa vấn đề ra một trọng tài phân xử. Nhưng đến hôm nay sợ là đã quá trễ.

KẾT:
Cám ơn nhà biên khảo TRƯƠNG NHÂN TUẤN đã chia sẻ các nhận định về tình hình Biển Đông trong năm 2012 và viễn ảnh trong năm 2013. Xin hẹn gặp lại Ông trong các buổi phát thanh tới./. 

HIến pháp 1946: Mỗi câu chữ đều vang vọng tiếng dân

Trong nhiều thành tựu mà nhà nước cách mạng non trẻ đạt được sau khi giành chính quyền 1945 có một “tài sản” đặc biệt: Bản hiến pháp đầu tiên của một nhà nước độc lập được soạn thảo bởi những người mang tư tưởng tự do, bình đẳng, dân chủ, đồng thời là những người đầu tiên điều hành nhà nước.

Đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều tư tưởng mang tầm thời đại của Hiến pháp 1946 vẫn được nghiên cứu, soi rọi. Không có tham vọng đánh giá toàn bộ văn bản này, loạt bài của Pháp Luật TP.HCM hy vọng như những lát cắt để người đọc hiểu thêm tầm vóc tư tưởng của những con người áo vải đã dám “tuyên bố với thế giới” về quyền bình đẳng của mình.
Nói về Hiến pháp 1946, rất nhiều người cho rằng đó là hiến pháp nhân bản nhất, dân chủ nhất và đoàn kết dân tộc nhất. Không chỉ thế, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam còn được hình thành, soạn thảo và thông qua trong một hoàn cảnh lịch sử đầy cam go, gian khổ nhưng vẫn đảm bảo tinh thần “dân là gốc”, dân là tất cả.
Dấu ấn Hồ Chí Minh
Theo PGS-NGND Lê Mậu Hãn, “nói tới Hiến pháp 1946 là phải nói tới Hồ Chí Minh và cuộc Tổng tuyển cử 1946”. Bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1946 nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước dân chủ cộng hòa, một chính quyền của toàn dân thì đã hình thành từ rất lâu trước đó. Ngay từ năm 1919, khi gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Versailles, Người đã thể hiện tư tưởng lập hiến của mình. Trong tám điều yêu sách, điều thứ bảy yêu cầu phải có hiến pháp cho nhân dân Việt Nam: “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (Việt Nam yêu cầu ca - diễn ca của bản yêu sách do Hồ Chí Minh soạn để tuyên truyền).
Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau lễ tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới việc “phải có một hiến pháp dân chủ” và đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc dân đại hội xây dựng hiến pháp.
Ngày 8-9-1945, Chính phủ ra Sắc lệnh 14-SL nêu rõ: “… nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp dân chủ cộng hòa”. Sắc lệnh cũng tuyên bố tiến hành Tổng tuyển cử.
Cuộc Tổng tuyển cử lịch sử
Và cuộc Tổng tuyển cử lịch sử (ngày 6-1-1946) - nơi ngọn nguồn phản ánh tinh thần Hiến pháp 1946 - đã diễn ra trong tình hình chính trị - kinh tế - xã hội cực kỳ khó khăn, trong hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài. Đó thực chất là một cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt để bảo vệ quyền làm chủ của người dân, quyền tự quyết của dân tộc. Về đối nội, các tài liệu về lịch sử Quốc hội ghi lại: Các báo phản động như Việt Nam, Thiết Thực, Đồng Tâm… (của hai đảng Việt Quốc, Việt Cách) nói xấu Việt Minh quyết liệt, kêu gọi tẩy chay Tổng tuyển cử vì cho là trình độ dân trí của nước ta còn thấp, quần chúng không đủ năng lực thực hiện quyền công dân, cần tập trung chống Pháp chứ không nên mất thì giờ vào bầu cử v.v…
Đáp lại, báo Cứu Quốc của Mặt trận Việt Minh số ra ngày 24-11-1945 khẳng định: “Chỉ Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ (…). Sau hết, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân…”.
Về đối ngoại, ở miền Bắc, Tàu Tưởng và tay sai ra sức gây rối, phá hoại Tổng tuyển cử (cướp hòm phiếu, hành hung tự vệ tại Hải Phòng). Ở Nam Bộ, thực dân Pháp khủng bố ác liệt, ném bom nhiều nơi. Hàng chục người đã chết và bị thương nhưng người dân vẫn đi bỏ phiếu lưu động, đổ xương máu thực hiện quyền tự do dân chủ. 89% cử tri trên cả nước đã đi bầu, có nhiều nơi tới 95%.
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời như thế.
Chính Quốc hội này, vào sáng 2-3-1946, đã họp kỳ họp đầu tiên với thời gian ngắn kỷ lục: 4 tiếng đồng hồ, trong hoàn cảnh nền độc lập nước nhà bị thực dân Pháp lăm le xâm phạm. Tại đây, Quốc hội bầu ban dự thảo hiến pháp gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Tất cả đều là những nhà trí thức, đại diện cho các đảng phái khác nhau (như Phạm Gia Đỗ là thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng, tức Việt Quốc).
Quyết liệt và dân chủ
Theo PGS-NGND Lê Mậu Hãn, những người soạn thảo Hiến pháp 1946 đều là trí thức xuất thân từ hệ thống đào tạo của Pháp, hấp thu tư tưởng phương Tây nên có thể nói bản hiến pháp có tinh thần dân chủ, pháp quyền rõ nét.
Ban dự thảo hiến pháp đã soạn bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam cũng trong một thời gian rất ngắn, chỉ có vài tháng và bắt đầu công bố trước Quốc hội từ ngày 2-11-1946. Đỗ Đức Dục là người thuyết trình. Đại diện của các đảng trong Quốc hội cho ý kiến đánh giá và phản biện: Hồ Đức Thành - đại diện Việt Nam Cách mạng đồng minh hội tức Việt Cách, Hoàng Văn Đức - đại diện nhóm dân chủ, Lê Thị Xuyến - đại diện nhóm xã hội, Nguyễn Đình Thi - đại diện Việt Minh, Trần Trung Dung - đại diện Việt Quốc, Trần Huy Liệu - đại diện nhóm mácxít.
Theo các tài liệu về lịch sử Quốc hội Việt Nam khóa I, quá trình tranh luận, tranh cãi để thông qua Hiến pháp 1946 diễn ra quyết liệt và dân chủ. PGS-NGND Lê Mậu Hãn cho biết bàn thảo căng thẳng nhất là ở việc quyết “một viện hay hai viện”. Chẳng hạn, Trần Trung Dung không đồng ý với chế độ một viện, sợ chế độ này không thích hợp với Việt Nam nơi dân chúng chưa được huấn luyện nhiều về chính trị. Phạm Gia Đỗ cũng phản đối chế độ một viện vì coi đó là “độc tài của đa số”. Tuy nhiên, phần đông đại biểu lại tán thành một viện. Đào Trọng Kim nói rằng một viện là phù hợp, “chế độ tập quyền và phân công rất thích hợp để có thể ứng phó mau lẹ với thời cuộc”…
Do chiến tranh nên chưa thi hành Hiến pháp 1946
Do hoàn cảnh chiến tranh đang lan rộng nên Quốc hội khóa I kỳ họp thứ nhất, mặc dù thông qua hiến pháp (ngày 9-11-1946), đã quyết định không đưa hiến pháp ra trưng cầu dân ý, đồng thời biểu quyết chưa ban hành, thi hành hiến pháp ngay. Việc bầu Nghị viện nhân dân (Điều 24 quy định nghị viện do công dân Việt Nam bầu ra, ba năm một lần) cũng không thể tổ chức được.
Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận từng điều cụ thể, tới ngày 9-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản hiến pháp đầu tiên với 240/242 phiếu thuận. Hai phiếu không tán thành là của Nguyễn Sơn Hà và Phạm Gia Đỗ. Đại biểu Nguyễn Sơn Hà bỏ phiếu chống vì hiến pháp không có điều nói về tự do kinh doanh. Còn đại biểu Phạm Gia Đỗ bảo lưu việc phản đối chế độ một viện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Hơn 10 ngày nay, các đại biểu đã khó nhọc làm việc. Quốc hội đã thu được một kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản hiến pháp”. Tuy “chưa hoàn toàn” nhưng nó “tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do (…), phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do đóa của một công dân”.
Đánh giá về Hiến pháp 1946, nhiều chuyên gia cùng chung nhận định được soạn thảo và thông qua một cách dân chủ, bởi một Quốc hội được bầu ra một cách dân chủ, Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp có rất nhiều giá trị. Nó khẳng định quyền tự do, quyền làm chủ đất nước của toàn dân, thể hiện sâu sắc tư tưởng giải phóng dân tộc, độc lập - tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn TS luật Phạm Duy Nghĩa, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, đã gọi đó là bản hiến pháp mà “mỗi câu chữ đều vang vọng tiếng dân”.
ĐOAN TRANG (PHÁP LUẬT TPHCM)

 

Càng làm càng lỗ!

Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng chiếm gần 70% dân số của nước ta thì sẽ làm được, GS Võ Tòng Xuân nói về xuất khẩu lúa gạo.
Thưa giáo sư, năm 2012, kết quả chung của SXNN nước ta đạt giá trị rất lớn, nhất là xuất khẩu. Song ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 thế giới năm trước của Việt Nam đã rơi vào tay Ấn Độ. Giáo sư có quan tâm tới điều này không?
GS Võ Tòng Xuân: Ngôi vị số 1 hay số 2 không phải là vấn đề gì lớn cả đâu. Vấn đề lớn là làm sao cho người trồng lúa nói riêng và người nông dân có thu nhập cao. Thái Lan là cường quốc xuất khẩu gạo số 1 trước ta từ lâu. Nhưng họ đâu cần quan tâm ngôi vị này làm gì. Năm ngoái họ nâng giá lúa cho nông dân lên 50%. Nông dân Thái được lợi nhuận cao, rất vui mừng. Tôi theo dõi kết quả thăm dò tín nhiệm bà Thủ tướng Thái hồi sáng nay trên báo của họ công bố, thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Thái rất cao. Cử tri Thái đánh giá cao chính sách nâng giá lúa gạo dù có nhiều tổ chức, doanh nghiệp phản đối. Tất nhiên Chính phủ Thái phải "nghiêng" về nhân dân hơn chứ!
Lúc chính phủ Thái công bố nâng giá lúc gạo 50%, tôi đã đề nghị Việt Nam cần nâng theo họ vì 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan chiếm thị phần rất lớn. Cả 2 cùng đồng lòng sẽ có lợi cho nông dân 2 nước. Năm ngoái, ta giành được ngôi vị xuất khẩu số 1 trong tình thế người Thái nâng giá bán để bảo vệ lợi ích cho nông dân của họ.
Vin lí do
Nhưng ngoài Việt Nam và Thái Lan, thị trường cung ứng gạo thế giới có thêm đối thủ Ấn Độ với giá gạo rẻ hơn. Họ sẽ giành mất thị trường nếu ta nâng giá gạo? Thực tế Thái Lan đã mất một số thị trường vào tay Việt Nam vì ta không nâng giá?
Ấn Độ có trên 1 tỷ dân, gấp hơn 10 lần dân số nước ta. Sức chứa lượng gạo dự trữ của họ rất lớn. Hàng năm họ phải đưa gạo mới vào cất trữ, bán gạo cũ ra. Gạo này ăn không ngon, giá rất rẻ.
Còn gạo của Việt Nam chất lượng cao hơn, ăn ngon hơn nhiều. Đó là ưu thế lớn của ta.
Khi Thái Lan nâng giá gạo, ta ham bán rẻ, được thị trường nhưng lợi nhuận không cao. Với người nông dân trồng lúa thì bị lỗ.
Thưa giáo sư, ý tưởng thành lập liên minh lúa gáo Việt - Thái đã có từ lâu song tại sao 2 bên không "gặp nhau" để cùng bảo vệ lợi ích cho 2 quốc gia cũng như người trồng lúa của 2 nước? Trên thế giới đã có nhiều liên minh như thế này với các hình thức khác nhau, chẳng hạn như OPEC, tổ chức dầu hỏa?
Do chưa có niềm tin và quyết tâm cao. Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng chiếm gần 70% dân số của nước ta thì sẽ làm được.
Người Thái vì lợi ích của nông dân, đã "đơn thương độc mã" quyết tâm thực hiện đấy. Nếu Việt Nam cùng tham gia, tình hình sẽ khác. Quan trọng nhất là bảo vệ được quyền lợi cho nông dân và đất nước!
"Nội soi" từ nội tại của nền SXNN
Thưa giáo sư, từng là quốc giá xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ đầu thế kỷ 20, do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, Việt Nam lộn ngược lại thành quốc gia nhập khẩu gạo.  Mãi đến tận năm 1989, ta mới trở lại xuất khẩu gạo với vị trí thứ 2 thường xuyên trên thế giới. Suốt gần ¼ thế kỷ "trở lại" này, giáo sư có đánh giá như thế nào về ưu, nhược của nền SX lúa gạo nói riêng và SXNN nói chung ở nước ta?
Nông dân ta vô cùng năng động, nhạy bén và sáng tạo. Đây là một lợi thế lớn song chưa được tổ chức tốt nên có lúc thành bất lợi.
Về quản lý Nhà nước, theo tôi cần xem lại việc cư xử với người trồng lúa như thế nào để cuộc sống của họ khấm khá lên tương ứng với đóng góp của họ. Trong khâu tổ chức, vẫn còn lỏng lẻo lắm, Nhà nước mới chỉ làm được một nửa, "theo đuôi" các doanh nghiệp nhiều hơn là vì lợi ích của nông dân.
Đã gần 30 năm thành "cường quốc" xuất khẩu gạo mà gạo Việt Nam chưa có thương hiệu thì không thể chấp nhận được. Thiệt thòi cho đất nước rất lớn, thiệt hại cho nông dân rất nhiều.
Giáo sư có thể nói rõ hơn từng phần?
Rõ ràng nhất là nông dân ta hưởng ứng rất tích cực chủ trương Đổi mới của Đảng và Nhà nước, làm ra sản lượng lương thực lớn hơn rất nhiều, đưa đất nước từ nhập khẩu gạo lớn, có năm tới 1,5 triệu tấn thành xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Nhưng nghịch lý là thu nhập của người nông dân thấp nhất trong xã hội. Khoảng cách giữa thành thị với nông thôn ngày càng xa.
Về tổ chức sản xuất và kinh doanh gạo, ta thấy Nhà nước "nặng" về doanh nghiệp hơn. Bao năm qua chúng ta từng chứng kiến nhiều thời điểm nhu cầu gạo thế giới đang cao, giá thị trường thế giới rất tốt, bỗng dưng Nhà nước "tạm dừng xuất khẩu" để hạ giá gạo trong nước xuống với lý do rất mơ hồ là "an ninh lương thực"! Điều này chỉ có lợi cho doanh nghiệp nhưng "giết" nông dân.
Hàng năm vào vụ thu hoạch chính, giá lúa rớt vì tập trung thu hoạch rộ, doanh nghiệp nhà nước kiến nghị mua tạm trữ, Chính phủ duyệt, cho vay vốn không lãi suất mua theo giá sàn Nhà nước quy định. Thực tế, nông dân bán không thể được giá sàn vì phải qua trung gian là thương lái. Doanh nghiệp mua lúa được giá thấp vì thời điểm thu hoạch rộ, chế biến và xuất khẩu có lời, nông dân chẳng được hưởng gì cả.
Cơ chế "mua tạm trữ" cứ "đến hẹn lại lên" hàng chục năm qua chưa thay đổi gì có lợi cho nông dân.
 Nhiều người nước ngoài than phiền, trong một bao gạo Việt Nam có mấy loại giống!
Còn việc gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, tôi cho rằng với kiểu tổ chức kinh doanh gạo như hiện nay thì không thể nào có thương hiệu được. Doanh nghiệp không tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, không mua lúa trực tiếp từ nông dân mà mua qua thương lái thì không thể có gạo rặt, mà "năm cha ba mẹ", làm sao có gạo đúng tiêu chuẩn?
Thái Lan là nước xuất khẩu hàng đầu, sản lượng lớn. Cả nước Thái sản xuất ra nhiều như vậy mà chỉ có 3 giống lúa. Còn ta, hàng mấy chục giống lúa. Thương lái mua gom của nhiều nông dân về trộn lại, xay, đánh bóng, giao cho công ty xuất khẩu. Vì lợi nhuận, họ phải trộn lúa giá rẻ phẩm chất kém vào lúa giá cao nên công ty xuất khẩu chẳng kiếm đâu ra gạo rặt là vậy!
Tôi đã nghe nhiều khách hàng mua gạo người nước ngoài than phiền hàng chục năm qua rằng, trong một bao gạo của Việt Nam có mấy loại giống!
Xây dựng thương hiệu đòi hỏi nhiều yếu tố. Song yếu tố chất lượng là hàng đầu. Yếu tố đầu tiên của ta chưa có, làm sao mong hạt gạo Việt Nam đi xa hơn?
GS-TS, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới. Ông sinh năm 1940 tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh  An Giang.
Hồi trẻ, ông được học bổng đi du học tại đại học Los Banos (Philippin) chuyên về cây lúa. Tháng 2/1975, ông bảo vệ thành công luận án nghiên cứu về cây lúa tại Nhật.
Ông từng là Hiệu phó trường Đại học Cần Thơ, Hiệu trưởng Đại học An Giang và nay là Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo. Ông là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật 2005; Giải thưởng Nikkei Châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương "Kỵ mã Nông nghiệp của Bộ Nông-Lâm-Thuỷ sản Pháp (1996); Giải "Cựu sinh viên xuất sắc nhất" của Đại học Philippines tại Los Banos (2001), giải thưởng Derek Tribe-Australia (2005).
Còn nữa
 

Sao mà na ná BIẾN CHỨNG TÂM THẦN ?

Ra quy định: KHÔNG ĐƯỢC NHÌN MẶT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT (!?)                   
 (>GS. Trần Hữu Dũng comment: "Trong lúc người dân không muốn nhìn mặt nhiều người còn sống thì Bộ VH-TT-DL lại cấm nhìn mặt người đã chết! Thật là đi ngược trào lưu của "nhân loại tiến bộ" (Xin lỗi, dạo này đang làm Từ Điển nên cũng bị ảnh hưởng!). 
         Thiết tưởng quy định là phải mang tính bao quát chung, theo một khung cơ bản. Thế nhưng, các quy định ban hành thời gian gần đây lại ngày càng chi tiết, ràng buộc tính linh hoạt, thậm chí, cấm cả những việc thuộc về tình cảm thiêng liêng của mỗi gia đình, mà Quy định chung của Nghị định 105, điều 4 về tổ chức tang lễ của Bộ VH-TT&DL mới công bố, là một ví dụ cụ thể.

Chắc phải đi lùi để khỏi vi phạm Quy định 
 Nếu quan tài pha lê được các chú lùn thay bằng gỗ đóng đinh thì hoàng tử của Nàng Bạch Tuyết chẳng còn cơ hội nào. May mà hồi anh em nhà Grim còn sống chưa có ...điều 4, nghị định 105.
Trong quy định này ghi rằng: Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.  Theo ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức -Cán bộ, sở dĩ có quy định này bởi có 3 lý do: Thứ nhất, loại quan tài lắp kính này chỉ mới xuất hiện khoảng chục năm và không phải truyền thống của người Việt. Thứ hai, ông cho rằng, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe của người đến dự đám tang. Cuối cùng, việc lắp kính có thể gây đổ vỡ, rơi xuống người đã mất. Theo ông quan sát thì đa phần người đến viếng cũng chỉ nhìn lướt qua quan tài, vì vậy để kính là không cần thiết.
Với những lý do và cách giải thích trên chắc hẳn sẽ khiến nhiều người… phì cười vì nhìn hay không nhìn mặt người đã khuất là quyền riêng của mỗi người. Trong khi có một số gia đình không làm ô kính, họ còn để mở nguyên nắp quan tài thì sao, còn việc sợ ô nhiễm môi trường thì đã có cơ quan y tế giám sát và có biện pháp tức thời ngay tại nhà tang lễ. Chuyện lo kính vỡ cũng quá thừa, bởi hơn ai hết, người nhà của người đã mất còn lo hơn các vị.
Tóm lại, càng phân tích càng thấy quy định và cách lý giải tủn mủn, chi tiết, vụn vặt và duy ý  chí. Trong khi điều dân mong đợi ở các Nghị định, quy định đưa ra phải là bộ khung vững chắc, làm tốt hơn cho cuộc sống, người dân chỉ việc dựa vào đó mà thực hiện linh hoạt với thực tế ra sao là tùy hoàn cảnh, có thế dân mới muốn làm theo. Đằng này với hàng loạt quy định cấm như đám cưới 50 mâm, không được biếu quà cấp trên vào dịp Tết và giờ đến Nghị định này khiến người dân không khỏi thắc mắc về cách nghĩ của một số công chức. Thử hỏi có ai muốn nhìn mặt người xa lạ đã chết để làm gì!
Toàn Phong
(SMO/Viet-studies)
-----------------------
> Báo Thanh niên cũng thấy Quy định của Bộ VH-TT-DL thật là ố bịch:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130106/khong-dung-cua-kinh-quan-tai.aspx

HÀ NỘI KINH KHỦNG CHUYỆN ĐỂ QUAN TÀI TRƯỚC BAN CÔNG ĐỂ HƯƠNG KHÓI

Mấy ngày qua, người dân không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh chiếc quan tài với hương khói nghi ngút được đặt tại ban công tầng 2 số nhà 63 Bùi Thị Xuân (Hà Nội). Chiếc quan tài với hương khói nghi ngút tại số nhà 63 Bùi Thị Xuân.
Theo Tiền Phong
( Bài đã bị bóc gỡ )

VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN CỦA HOÀNG VI


Nguyễn Thu Trâm - Tôi xin được viết tiếp câu chuyện của Hoàng Vi, không phải với vì muốn bêu riếu, muốn phơi bày ra cái xấu xa tác tệ của của các nhân viên an ninh cộng sản, mà chỉ với một mục đích duy nhất là để cái xấu, cái ác, cái thô lỗ, cái phi nhân tính và vi phạm nhân quyền đến man rợ như thế phải được chấm dứt ngay trong xã hội Việt Nam, để đồng bào của chúng ta, nhất là phái nữ, phái của những người có thiên chức làm mẹ, và là hiện thân của những người mẹ sẽ không còn bị xâm phạm thân thể quá thô bạo như vậy nữa...
Ngày 28 tháng 12 vừa qua, trong khi các quan tòa đang xét xử những người yêu nước Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải tại pháp đình, thì bên ngoài, ở nhiều nơi trong thành phố, các lực lượng an ninh cũng tiếp tục làm nhiệm vụ trấn áp không những chỉ những thân nhân của các “bị cáo” như chị Tạ Khởi Phụng, em gái chị Tạ Phong Tần, chị Dương Thị Tân và cháu Nguyễn Trí Dũng, vợ con anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mà các lực lượng an ninh cũng sách nhiễu, khủng bố và đàn áp cả những người yêu nước khác quan tâm đến phiên tòa, muốn đến xem những kẻ bán nước xét xử, buộc tội người yêu nước.


 Một trong những người yêu nước bị lực lượng an ninh thành phố đối xử thô bạo, phi nhân tính và xâm phạm đến thân thể, vi phạm nghiêm trọng đến quyền làm người là Blogger Nguyễn Hoàng Vi, khi vô cớ Hoàng Vi bị bắt giam, bị khống chế tại cơ quan công an phường Nguyễn Cư Trinh rồi bị xâm phạm đến thân thể một cách hết sức man rợ. Thật là xấu hổ với loài người khi phải viết tiếp câu chuyện này, bởi đáng lẽ ra những chuyện như thế không nên xãy ra trong bất cứ xã hội nào, với bất cứ nền văn hóa nào trên hành tinh này. Vậy mà sự việc đó đã xãy ra ở Việt Nam, ở một đất nước ngàn năm văn hiến và không chỉ mới xãy ra lần đầu với Hoàng Vi, mà nó đã từng xãy ra nhiều lần, với nhiều dân oan, với nhiều nhà dân chủ ở nhiều nơi khác nữa, nhưng vì sự việc quá tác tệ nên những nạn nhân đã không đủ can đảm để tường trình lại, bởi họ nghĩ rằng liệu có ai dám tin đó là một sự thật xãy ra trong thế kỷ 21này, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa lòng thành phố chứ không phải nơi rừng rú bưng biền hay hang cốc lại có những kẻi nhân danh luật pháp đại diện cho một đảng, một nhà nước lại đi khám xét đi moi móc vào một chổ “nhạy cảm” của người phụ nữ. 
http://www.youtube.com/watch?v=NM6m7zZSqmQ&feature=player_embedded

Cũng chính sự im lặng của các nạn nhân đã khiến cho cái xấu, cái ác, cái thô lỗ, phi nhân tính đó của kẻ ác cứ tiếp tục diễn ra với tầng suất cao hơn, với nhiều nạn nhân hơn, và càng ngày càng trắng trợn hơn.
 Chính vì vậy mà tôi xin được viết tiếp câu chuyện của Hoàng Vi, không phải với vì muốn bêu riếu, muốn phơi bày ra cái xấu xa tác tệ của của các nhân viên an ninh cộng sản, mà chỉ với một mục đích duy nhất là để cái xấu, cái ác, cái thô lỗ, cái phi nhân tính và vi phạm nhân quyền đến man rợ như thế phải được chấm dứt ngay trong xã hội Việt Nam, để đồng bào của chúng ta, nhất là phái nữ, phái của những người có thiên chức làm mẹ, và là hiện thân của những người mẹ sẽ không còn bị xâm phạm thân thể quá thô bạo như vậy nữa. Vì dù là nhân viên y tế, là nhân viên an ninh hay ngay cả lãnh tụ Hồ Chí Minh của các ông đi nữa cũng đều phải được sinh ra bởi một người mẹ nào đó. Mong rằng khi đọc được bài này rồi, về sau, trong mọi công tác do đảng và nhà nước giáo phó, mỗi khi định xâm phạm đến thân thể của bất cứ một người phụ nữ nào thì các ông cũng cần phải nhớ ra rằng mọi người phụ nữ nào trên đời này cũng đều giống như đấng đã sinh ra các ông ở nhà đó thôi…

Mạnh dạng viết lên điều này bởi bản thân tôi cũng đã hơn một lần bị các nhân viên an ninh xâm phạm đến thân thể như vậy. Lần thứ nhất là vào tháng 12 năm 2007 khi tôi cùng HòaThượng Thích Nhật Ban, thầy giáo Lê Tuấn Kiệt và ba người đấu tranh cho dânoan tên Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Hạnh và Trương Thị Quang từ Sài gòn xuống Bạc Liêu vấn an ThượngTọa Thích Thiện Minh, chúng tôi đã bị hơn 40 công an Thành Phố - gồm những gươngmặt đã không còn xa lạ gì với chúng tôi - cùng với hơn 70 công an tỉnh Bạc Liênđã đột nhập vào nhà Thượng Tọa Thích Thiện Minh, bắt giữ còng tay chúng tôi, rồiáp giải tất cả chúng tôi về cơ quan công an thị  xã BạcLiêu để điều tra xét hỏi về mục đích của cuộc thăm viếng này. Chúng tôi đã bị giam giữ bị điều tra xét hỏi từ 13 giờ trưa ngày 02 tháng 12 cho đến hơn 22 giờ tối ngày 03 tháng 12 các lực lượng an ninh mới áp giải chúng tôi ra một đường cái rồi tống chúng tôi lên một chiếc xe chờ sẵn và trục xuất chúng tôi khỏi Bạc Liêu, về Sài gòn.

Trong thời gian điều tra xét hỏi chúng tôi tại cơ quan công an thị xã Bạc Liêu, một sỹ quan công an cấp bậc thiếu tá, tên Trần Văn Tư, phó trưởng phòng công an thị xã Bạc Liêu đã lột sạch quần áo của chúng tôi, khám xét từng centimet trên quần nhỏ áo lót của chúng tôi - trong khi đó hai nhân viên an ninh khác - một chụp hình, một quay phim cảnh chúng tôi đang bị tên Thiếu tá công an Trần Văn Tư lột quần áo, sau khi quay xong cảnh lột quần áo lớn nhỏ của chúng tôi, chúng lại tiếp tục quay cảnh các nhân viên an ninh khám xét từng ly từng tý trên mỗi manh quần tấm áo của chúng tôi, mà theo chúng là để tìm máy ghi âm. Trong khi đó, các nữ nhân viên an ninh thì lại khống chế chúng tôi để khám xét chổ kín cũng với mục đích là tìm máy ghi âm nhưng chúng tôi đã kháng cự quyết liệt và tuyên bố sẽ tự tự tại chổ nếu bị xâm phạm đến thân thể thô bạo như thế, nên phía cơ quan an ninh mới chịu dừng tay.

Trong vụ đàn áp này, cơ quan an ninh Bạc Liêu đã tịch thu nhiều máy móc của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tịch thu của tôi 1 điện thoại cầm tay hiệu Nokia 6300, tich thu của bạn Nguyễn Thi Thu số tiền mang theo là 12 triệu đồng, của Hòa Thượng Thích Nhật Ban 2 triệu đồng. Tất cả lai quần, lai áo của chúng tôi đều bị rạch nát. Sau khi bị trục xuất về Sài gòn Thu đã bị rối loạn tâm lý, trầm cảm suốt một thời gian dài từ chối mọi tiếp xúc, kể cả người quen.

Lần thứ hai tôi lại bị các nhân viên an ninh xâm phạm thân thể cùng hình thức đó là vào ngày 14 tháng 6 năm 2010 khi tôi đón tiếp nhà dân chủ Hồ Thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn từ miền Bắc vào Sài gòn thăm viếng các cựu tù lương tâm và các nhà đấu tranh dân chủ ở phía Nam. Chúng tôi đã bị bắt đưa về giam giữ tại cơ quan công an phường 8 quận Phú Nhuận, tại đó, chúng tôi cũng bị lột quần áo để khám xét, để tìm máy ghi âm. Sau khi khám xét xong trên quần áo, nhà dân chủ Hồ Thị Bích Khương và tôi đã bị đánh đập rất dã man vì chúng tôi phản kháng lại hành vi xâm phạm thân thể của các nhân viên an ninh, khi chúng muốn móc vào chổ  kín của chúng tôi để tìm máy ghi âm. Một sỹ quan công an tên Sơn đã đá vào chổ kín của chị Bích Khương sau khi đã đánh gãy xương đòn của chị ấy. Đến đêm 15 tháng 6, sau khi cả 3 chúng tôi đã bị đánh thừa chết thiếu sống các nhân viên an ninh đã mặc lại quần áo cho chúng tôi rồi chở chúng tôi ra quăng ở công viên Gia Định…

Một lần nữa, xin được thưa với quý vị rằng thật là xấu hổ khi phải viết lên những điều quá tác tệ này, bởi vết nhơ này đâu chỉ của riêng ngành công an Việt Nam hay của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, hay của riêng dân tộc Việt Nam, mà cả nhân loại đều phải cảm thấy xấu hổ vì những việc làm quá tác tệ, quá ô nhục của đồng loại mình – Những việc mà hoàn toàn không đáng tồn tại trong xã hội loài người. Vì vậy xin một lần nữa được nhắn nhủ đến các nhân viên an ninh cộng sản Việt Nam rằng, từ nay khi thi hành công vụ do đảng và nhà nước giao phó, mỗi lần định xâm hại đến thân thể của bất cứ một người phụ nữ nào để khám xét, để tìm máy ghi âm, xin các ông hãy nhớ đến đấng sinh ra các ông đang ở nhà, bởi tất cả phụ nữ đều giống nhau là đều có thiên chức làm mẹ và đều là hiện thân của người mẹ.

Xin được chia sẻ tâm trạng với Hoàng Vi nghiêng mình cảm phục người Anh Thư Nước Việt.


Ngày 29 tháng 12 năm 2012

Nguyễn  Thu Trâm.

Chú thích: Bài báo đăng tải sau khi chúng tôi bị bắt vào cuối năm 2007


Báo Vẹm Xuyên Tạc Vụ Việc Này

Báo Vẹm Xuyên Tạc Vụ Việc Này
Báo Vẹm Xuyên Tạc Vụ Việc Này
 

Đảng CSVN, phiên bản của tình báo TQ (Kỳ 1)

 “... Sự thực, Hồ Tập Chương (HCM) đã dâng Ải Nam Quan cho đảng CS Trung Quốc, vào ngày 01/10/1950, ngày quốc khánh CS Trung Quốc...”

Huỳnh Tâm (Danlambao) - LTS: Quý bạn đang theo dõi loạt bài của tác giả Huỳnh Tâm. Đây là một công trình thu thập tài liệu vô cùng gian nguy, đến 2 lần bị thương, và đầy thử thách. Tác giả đã vào sanh ra tử để cứu vớt những bạn thân, vướng vào lâm nguy ở bên Trung quốc và nhờ đó đã trở thành nhân chứng trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979-1998 và những năm sau này. Vì tài liệu được ghi theo mật mã của tình báo Hoa Nam nên việc giải mã đòi hỏi nhiều công sức. Tác giả phải chuyển ra tiếng phổ thông Trung hoa, rồi sau đó dịch sang tiếng Việt, do đó độc giả sẽ thấy những đoạn hành văn giới hạn trong mật mã. Những hình ảnh đính kèm thiên phóng sự này cho thấy những tài liệu mật chưa từng xuất hiện trên báo chí và phương tiện truyền thông hiện nay. Những sự kiện tưởng chừng khó tin nhưng rồi sẽ được đưa ra anh sáng. Xin bạn đọc tiếp tục theo dõi.
*
Họa thực dân chưa đi, ác CS đã kéo vào quê hương.
Một nhà kho nhỏ, chứa nhiều kệ sách báo, thứ tự danh mục, tư liệu giá trị, chúng thản nhiên ngủ yên 24 năm (1987‒2011). Bỗng một sớm mai mùa Đông vào dịp Noël 25/12/2011. Những sổ tay, hồi ký báo hiệu đã nằm trên kệ sách quá lâu, nơi vị trí trang trọng với sức nặng 63,3 kg. Chúng muốn chui ra từ trong một thùng xốp, gói bằng lớp nilon nén dày, chống ẩm cao, chịu đựng mọi thời tiết. Mười tám ngàn sáu trăm lẻ hai (18.602) trang hồ sơ, trong sổ tay, hồi ký vừa đứng lên vẫn còn sớ giấy mới, chính những lời nói bí ẩn của những người tình báo Trung Quốc. Chúng nói về thế sự của một đất nước xa xăm, nơi ấy đời sống xã hội lúc nào cũng rối bời không bao giờ người dân được hưởng thanh bình, và không có quyền suy tư cho chính họ.
Cùng lúc được tin, những chủ nhân sổ tay và hồi ký, không còn bao nhiêu người sống tại lục địa Trung Quốc, những tên tuổi tình báo Trung Quốc đã đi vào quá khứ, nhưng tư liệu còn sống mãi mãi bởi nó bí mật chuyển đến một mã số người chỉ huy "Cụm mây". Họ ghi chú tỉ mỉ từng chi tiết nội dung ngày đầu Cộng Sản Đông Dương (Pắc Bó) và CS Bắc Kinh hôn nhau thấm thiết, "Răng hở môi lạnh". Bí mật nào cũng chui ra từ bóng tối của Cát Thuần – Miêu Tuần Hóa (猫驯化), Đào Trinh (领导), HCC (美国郗蹉嗯), ĐBA – Đặng Bình Ánh (当平映), Trung Ương Cục (中央翼), HHN-Hà Hạ Nhân (何夏仁), Lương Quang Liệt (梁光烈), Trương Dũng- Trương Đình Tuyển Dũng (张庭选勇), Phùng Huy – Ư Y Bồng (于伊蓬), Chánh Phủ (政府). Và một số tư liệu riêng thu thập được trên chiến trường biên giới Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam, giáp Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc từ năm 1979-2010, đồng thời những tư liệu nền Đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, sau ngày 30/04/1975. Phơi bày một cục diện đất nước Việt Nam trải qua bóng ma tình báo CS Trung Quốc. 
Để nói lên những gì chưa phơi bày ra ánh sáng, và muốn đọc thật lớn những gì trong sổ tay của ĐBA (当平映), thế nhưng mới đọc vài trang giấy đã thấy choáng váng bởi nội dung tình báo của đảng CS Trung Quốc hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, và đảng CSVN ngày nay đích thực là hình "nhân" của CS Trung Quốc.
Mỗi sổ tay hầu hết ghi chú tất cả mã số hồ sơ, không khác nào rừng mây bao phủ trùng trùng bí mật. Chính cá nhân người tình báo, thú nhận ngày về chiều hay đã chết cũng không ai biết họ đem theo những gì! Tuy nhiên có một qui thức CSTQ buộc người tình báo tự nguyện làm thành lũy bao phủ trong lòng quốc gia khác (VN), riêng vùng cấm địa CS Trung Quốc người tình báo phục vụ cho những cái đầu chứa chất liệu đen lừa dối thiên hạ, CSTQ tự hãnh diện điên rồ dùng mỹ từ "nghĩa vụ CS Quốc Tế", đưa thiên hạ vào thế giới đại đồng lu bù, đến nay CS đã trở thành ảo tưởng.
Đôi lúc đọc được những giòng chữ: Người tình báo khao khát muốn sống bằng tên tuổi thật bình thường, đời sống tự do không còn tiếp nhận mệnh lệnh "vào sinh ra tử", thế nhưng nào ai có biết, người tình báo CS khi về chiều, sinh ra mâu thuẫn. Chính mình, thám thính mình để tránh né địch thủ (CSTQ). Một điều lạ không thể ngờ trong sổ tay của ĐBA (当平映), có viết một đoạn so sánh cùng một thời Tôn Trung Sơn sáng lập phong trào Tam Dân Chủ Nghĩa ở Trung Hoa, CS đang ồn ào ở nước Nga và Trung Hoa, riêng Việt Nam có Phan Châu Trinh với phong trào Duy Tân, mục đích đánh đổ chuyên chế, lập dân quyền tự do: Mùa hè năm 1906 có nhà chí sĩ Phan Châu Trinh về nước Việt Nam, dấn thân vào lòng cõi dân tộc, gieo tư tưởng Duy Tân vào lòng dân, đầu tiên ông gửi một bức thư chữ Hán "Đầu Pháp chính phủ thư" cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ-dân nước Việt Nam và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, Phan Châu Trinh đưa ra phương châm hoạt động "Tự Lực Khai Hóa" cùng tư tưởng dân quyền. Phan Châu Trinh cùng hai người bạn thân Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi khắp nơi truyền bá phong trào Duy Tân. Vận động quần chúng qua các khẩu hiệu của phong trào: "Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh". Phương thức hoạt động của phong trào bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay v.v...
Thời gian này, ông viết bài "Tỉnh quốc hồn ca", kêu gọi người dân theo hướng Duy Tân, Dân Chủ, người dân tiếp nhận hưởng ứng, lần lượt lập ra trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp v.v...
Tiếc thương nhà chí sĩ Phan Châu Trinh thừa ý chí nhưng không đủ thời gian truyền bá tư tưởng Duy Tân tiến bộ. Ông qua đời lúc 21 giờ 30 phút, đêm 24 tháng 3 năm 1926, tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn. Hưởng thọ 54 tuổi (1872-1926). Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Ảnh: internet
Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh để lại cho hậu thế những tác phẩm đáng đọc:

  • Ðầu Pháp chính phủ thư (1906)
  • Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự (1907)
  • Tây Hồ thi tập (tập hợp thơ làm trong nhiều năm)
  • Tuồng Trưng Nữ Vương (soạn chung với Huỳnh Thúc Kháng và Phan thúc Duyên (1910)
  • Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (1911)
  • Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ, soạn trong tù tại Pháp (1915)
  • Thư thất điều (thư vạch 7 tội của vua Khải Định (1922)
  • Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (7.000 câu thơ lục bát, soạn (1912-1913)
  • Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I, viết tại Việt Nam (1907), phần II, viết tại Pháp (1922). 
  • Đây là thơ hiệu triệu, thức tỉnh đồng bào, tạo dân khí mạnh, đề cao dân quyền)
  • Bức thư trả lời cho người học trò tên Ðông (1925)
  • Đông Dương chính trị luận (1925)
  • Ngoài ra, ông còn có các bài diễn thuyết về Đạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa, một số thơ (không nằm trong Tây Hồ thi tập) và nhiều câu đối chữ Hán ông làm từ 1902-1912...
Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh qua đời, Việt Nam rơi vào một khoảng trống rỗng. Đến thế hệ 1940 gặp phải đất nước có bàn tay bí ẩn CS, họ từ đâu đến, gieo rắc quá nhiều uất ẩn, gây chia rẽ trong lòng dân tộc Việt Nam; người dân VN tự mất cơ hội khôn ngoan để phản ứng trước tình thế đất nước đang lột xác ra khỏi đô hộ của người Pháp. Đất nước đang cần người có đủ bản lĩnh, thúc dục phong trào Duy Tân, đánh đổ chuyên chế, lập dân quyền tự do cho Việt Nam, hầu như không có ai! Lại một lần nữa, mọi tần lớp người dân yêu nước tiếp tục thiếp ngũ!
Bỗng năm 1940. Ngài Phạm Công Tắc, báo động đất nước đến hồi lâm nguy, tuyên bố: "Hôm nay đất nước Việt Nam chỉ có một trái đắng đỏ Hồ Chí Minh không trừ khử, mai sau ắt cả nước Việt Nam sẽ bị nhuộm đỏ". Lời báo động chưa bay xa, CS Trung Quốc đã ào ào kéo đến, gieo vào Pắc Bó biên giới Việt Nam một Hồ Tập Chương (HCM) thân thế bí mật.
Càng tìm hiểu vào lãnh vực tình báo CS Trung Quốc, lòng càng xây xẩm, bởi hồ sơ tình báo dày đặc, tối cả vung trời Việt Nam. Lòng bừng nóng tự hỏi: Lý do nào người Việt Nam sợ hải chạy theo ảo ảnh CS Trung Quốc, một cách mù quáng để rồi ngày nay nhuộm đỏ cả giang sơn đất nước Việt Nam!
Đến lúc cần phải giải mã một thứ mây trôi khó đoán định về tình báo CS Trung Quốc đã ngự trị trên đất nước Việt Nam 70 năm qua, cũng phải đến lúc cần suy nghiệm tìm một ít ánh sáng dẫn đến nội dung mã số bí ẩn, hy vọng tìm được mọi chân tướng tình báo cơ sở của CS Trung Quốc trên đất nước Việt Nam. Dù lắm trở ngại hay vất vả cũng khởi hành vào thế giới không thấy bóng người, đôi lúc bước chân đến nơi cánh cửa mã số vừa hé mở, liền bị phản gián CS Trung Quốc (中国共产党反间谍) báo động chuyển qua hướng khác! Thêm một lần nữa, và rất nhiều lần khởi lại hành trình mới, cứ thể một bóng đen đi giữa ban ngày, lây nhây tìm nội dung cần thiết có khả năng giải mã. Tuy có 63,3 kg, trên 18.602 trang hồ sơ, với mã số đã ở trước mặt, thế nhưng mọi tư liệu khó hiểu, nào ai biết nó nói những gì bởi những tờ giấy quá khôn ngoan, cuối cùng được em (A)....hướng dẫn một phương thức giải mã morse thông minh. Cảm ơn em (A).... nhiều và nhiều.
Thì ra, mọi mã số bước ra từ Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc (CPC). Thuộc chỉ đạo 24 Tổng cục tình báo và cơ quan, hoạt động trong mã số ấn định. Tổng cục 16 ấn bản mã số, nơi nghiên cứu kế sách hành động cho từng (Cụm mây).
Mã số VN0841. Morse Code Beacon Keyer Electronic Circuit (Quốc phòng). Nguồn: CPC-HN.1950.
Mã số HN1941S. Music have Morse code (Nhà nước). Nguồn: CPC-HN.1950
Mã số HN010232. (01/02/1950). Morse Code Forever (Văn kiện tình báo). Theo tình báo Hoa Nam, vào thời điểm 1987, máy truyền thông hay Radar định vị, thường bị phá sóng, mật mã lọt ra ngoài, cho nên tình báo Hoa Nam vẫn sử dụng Morse. Nguồn: CPC-HN.1950
Theo hồ sơ tình báo Hoa Nam (MSS) mã số HN0841: Đầu mùa Xuân năm 1940, đảng CS Trung Quốc lấy quyềt định bành trướng xuống Việt Nam, cho ra đời Cộng Sản Đông Dương (印度支那共产党 - Ấn độ chi na cộng sản đảng). Đến ngày 08 tháng 02 năm 1941, đảng CSTQ chọn biên giới Việt Nam làm thí điểm. Từ đó Việt Nam gặp phải một luồng mây nghìn nghịt đen, từ Phương Bắc kéo đến địa danh Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, gần các bản Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Lìn và Nà Lẹn thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Việt Nam, giáp ranh biên giới khu tự trị dân tộc Choang thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Tại cửa ngõ Pắc Bó cho ra luồng khí bẩm lạnh tanh, tràn lan giá buốc thấu xương bản làng biên giới, không bao lâu vào sâu lãnh thổ Việt Nam. Đúng lúc tình thế Việt Nam sôi động chính trị, từng giờ nóng lạnh bất thường. Gió Tây độc chuẩn bị giả từ trăm năm đô hộ Việt Nam, đột biến gió da vàng xuất hiện, Nhật Bổn, Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Gió da vàng CS Trung Quốc có lợi thế hơn, thừa dịp thổi tốc mái nhà Việt Nam.
Một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948. Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108… thời Pháp-Thanh. Ảnh: (HN-MSS).
Bắc Kinh cho Hồ Tập Chương (gốc Hẹ, nguyên quán Đài Loan - xem tài liệu “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” HoChiMinhSinhBinhKhao của Hồ Tuấn Hùng) thực hiện điệp vụ nhập xác Hồ Chí Minh (chết tại Hương Cảng năm 1932). Mã số HN1941S trong bàn tay phù thủy Bắc Kinh vận dụng hết khả năng hướng dẫn dư luận, đẩy nhịp độ cơ sở CS Pắc Bó thành con chim đầu đàn Đông Dương.
Bắc Kinh đứng trong vách núi, lệnh ban hành kế hoạch, định thời, dựng thế, tạo khí hậu nóng gắt, trút xuống một trận mưa CS trên đầu người dân Việt Nam, vốn không đề phòng hậu quả, tác hại lâu dài của khí độc CS, có người háo hức đến nỗi mơ hồ, uống nước mưa CS hy vọng chữa trị bá bệnh kinh niên nhược tiểu, không ngờ dịch CS ăn vào xương tủy, nó tự hoành hành, phá banh lục phủ, ngũ tạng dân tộc Việt Nam.
Hồ Tâp Chương (HCM) bí mật đi qua Ải Nam Quan đến Quảng Tây, vào ngày 16-01-1950. HCM trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình. Ảnh: (HN-MSS).
Một mã số HN011050. Hiện lưu trữ tại Học Viện Quân Sự Tình Báo Bắc Kinh (北京智能军校 – Bắc Kinh chí năng quân hiệu). "Hồ Tập Chương thay mặt đảng CS Đông Dương, tham dự quốc khánh Trung Quốc ngày 01/10/1950. Ông tuyên bố: "Từ ngày có đảng ta, khai hóa được nhược tiểu chư hầu VN, đến với trào lưu nghĩa vụ CS Quốc Tế, nay kính dâng lên đảng tùy nghi sử dụng cơ sở CS Đông Dương. Mao Chủ Tịch muôn năm"!
(之日起,我们党,文明的主要缺陷越南后,国际共产主义运动的进展,这种玻璃上升的基础处理越南共产党,万岁毛主席 - Chi nhật khởi, ngã môn đảng, văn minh đích chủ yếu khuyết hãm Việt Nam hậu, quốc tế cộng sản chủ nghĩa vận động đích tiến triển, giá chủng pha ly thượng thăng đích cơ sở xử lý Việt Nam Cộng Sản Đảng, vạn tuế Mao chủ tịch).
Ải Nam Quan trải qua các thời kỳ nhà Hán đặt tên: Úng Kê Quan, sau là Kê Lăng Quan, Giới Thủ Quan. Đến thời Gia Tĩnh nhà Minh đặt tên: Trấn Nam Quan. Ngoài ra, phía Việt Nam đặt tên: Ải Pha Lũy, trước thế kỷ 12 đã có tên Ải Nam Quan.
Người viết bài này xin trình bày đặc điểm hình thù của Ải Nam Quan bởi có đến nơi tham dự trao trả tù binh chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc tại địa điểm Ải Quan Trung Hoa (中国通), vào lúc 11 giờ, ngày 01 tháng 9 năm 1987 với tư cách ký giả. Nhân dịp dùng một photo chụp những năm cuối TK19 để chứng minh.
Chúng ta thấy đường lên cửa ải chạy dài từ Việt Nam xuyên qua con đường dốc thẳng đến chính diện cửa ải (nhỏ), nơi cửa ải nhỏ này thuộc về Trung Quốc với tên Ải Quan Trung Hoa (中国通), đã có từ ngàn đời, chính giữa cách khoảng đất trống của 2 ải (vùng phi quân sự), trung tâm một đường chiều dài 100m lót đá, cứ 10m chôn sâu một tảng đá làm mô (chướng ngại vật), theo nguyên tắc cắm móc biên giới từ xưa đến nay vẫn thế, hai ải xây dựng kích thước và kiến trúc như nhau và mỗi quốc gia đặt trạm canh biên phòng.
Lý do hình thù cửa ải bên Việt Nam thay đổi. Vào năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn, Nguyễn Trọng Ðang cho trùng tu xây dựng kiến trúc mái ngói cong theo văn hóa Việt Nam, cũng có ý biểu thị cửa ải nói lên tinh thần dân tộc Việt Nam, và phân biệt hai cửa ải.
Đến ngày 26 tháng 6 năm 1887, Pháp và Nhà Thanh ký Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 21 tháng 04 năm 1891 tiến hành cắm cột mốc tại vùng biên giới Ải Nam quan.
Định lệ, Pháp-Nhà Thanh căn cứ theo Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc: "Từ nay Trung Quốc có Ải Quan Trung Hoa (中国通). Việt Nam có Ải Quan Việt Nam (谁越南)". Pháp-Nhà Thanh đồng ý xây dụng lại cửa ải, kích thước lớn 100%. Một lần nữa cửa ải thay đổi kiến trúc, Pháp thực hiện trước, xây dựng lại hoàn toàn mới, theo mô hình kiến trúc cũ của Ðốc trấn Lạng-Sơn, Nguyễn Trọng Ðang. Từ đó cửa Ải Quan Việt Nam (谁越南) đồ sộ, tấm vóc hùng vĩ. Nhìn qua cửa Ải Quan Trung Hoa (中国通) nhỏ bé cho đến năm 1950.
Sự thực, Hồ Tập Chương (HCM) đã dâng Ải Nam Quan cho đảng CS Trung Quốc, vào ngày 01/10/1950, ngày quốc khánh CS Trung Quốc, và ông ta tự đổi tên Ải Nam Quan thành Mục Nam Quan, đến năm 1953 Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn thông qua với cái tên mới Mục Nam Quan. Một lần nữa, vào năm 1965 theo yêu cầu của đảng CSTQ đề nghị Hồ Tập Chương đổi tên Mục Nam Quan thành Hữu Nghị Quan. Báo chí CSVN đồng ca bài Hữu Nghị Quan, hướng dẫn dư luận thành công, một mỹ từ Hữu Nghị Quan quả nhiên dối trá được cả một dân tộc. Đến năm 1979, mới thực sự có ba tên, một Ải (Ải Nam Quan, Mục Nam Quan, Hữu Nghị Quan). Ngày nay cửa Ải Quan Trung Hoa (中国通) không còn, và (vùng phi quân sự), trung tâm một đường chiều dài 100m lót đá, cứ 10m chôn sâu một tảng đá làm mô (chướng ngại vật) đã biến mất; để nhường lại đường vận tải vũ khí cung cấp cho CS Đông Dương vào năm 1950.
Thương thay cho Cha-Ông ta xây dựng một dãy giang sơn gấm vóc Việt Nam, quá hoàn bích từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Nay đảng CSVN hai tay dâng hiến Ải Nam Quan cho CSTQ. Từ nay dấu chân tiền nhân Việt Nam không còn trong ký ức nhân loại và bản đồ thế giới chính thức xóa sổ Ải Quan Việt Nam (谁越南), người Việt mình, miệng gọi: "Ải Nam Quan" đã quen, nay không còn để gọi!
Thành lập nhà nước CS Pắc Bó
Đảng CS Đông Dương chuyển động, núp sau bóng tối của CSTQ để làm thây ma, CSTQ thừa dịp đẩy mạnh hướng dư luận, quảng cáo một nhân vật tình báo Hồ Tập Chương (HCM) (xem tài liệu “HoChiMinhSinhBinhKhao” của Hồ Tuấn Hùng). (HCM) gốc Hẹ, sinh tại Đài Loan, và đánh bóng, suy tôn lên tầm cở thánh tổ dân tộc VN. Bản thân Hồ Tập Chương thuộc chi bộ đảng CSTQ. Còn nhiều nhân vật tình báo chiến lược khác của Trung Quốc, tạm thời ẩn mình trong lớp áo Trung ương đảng CS Đông Dương. Đến nay chỉ mở được vài gói mã số, khó ai biết rằng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 08 năm 1911 tại Bắc Kinh Trung Quốc (tình báo Hoa Nam MSS), một hồ sơ khác của đảng CS Đông Dương, tạo dựng Võ Nguyên Giáp sinh tại tỉnh Quảng Bình Việt Nam.
1935 Võ Nguyên Giáp (武元甲), Nguyễn Chí Thanh (阮成志) được CS Trung Quốc đào tạo tại Học viện Quân sự Vân Nam (大将,越南国防部部长兼越南人民军总司令).
Đến ngày 08 tháng 02 năm 1941. ĐCSTQ thành lập một chính quyền Đỏ bù nhìn, và bộ máy chiến tranh thu nhỏ, trên 175 Quân cán chính từ Trung Quốc, đổ bộ đến hang Pắc Bó.

Những tên Tần Thủy Hoàng con, tung hoành tại Việt Nam, với danh xưng Cộng Sản Đông Dương. Trường Chinh, Hồ Tập Chương (HCM), Cố vấn Đại tướng Trần Canh (陈能). Trung tướng La Quý Ba (罗贵波), gốc Giang Tây, cố vấn trưởng, Đại sứ Trung Quốc tại Chiến khu Việt Bắc (Pắc Bó) năm 1950. Ảnh: THX.
Tổ chức bộ máy chiến tranh gồm có:
Chủ Tịch: Hồ Tập Chương (HCM) quyền đảng trưởng CS Đông Dương. CSTQ biệt phái Đại tướng Trần Canh (陈能), Tổng Tham mưu Trưởng Quân sự, cố vấn CSĐD.
Tổng Bí Thư: Trường Chinh quyền BT/CSĐD. CSTQ biệt phái Thượng tướng Đặng Dật Phàm (置风扇), cố vấn Đảng Ủy Trung Ương.
Thủ tướng: Phạm Văn Đồng quyền Thủ tướng CSĐD. CSTQ biệt phái Trung tướng Lã Quý Ba (罗贵波), làm Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, cố vấn Cán chính, thành lập chính phủ CSĐD.
- Tổng Thanh tra Chính phủ, Cố vấn Trung tướng Từ Văn Cương (从范).
- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Cố vấn Trung tướng Hàn Lộc Tướng (南禄一般).
Ngoại giao: Hoàng Văn Hoan Đại sứ CSĐD tại Bắc Kinh.
Tòa án Quân sự Trung ương: CSTQ biệt phái Trung tướng Mai Gia Sinh (麦嘉双曲正弦), tham mưu phó, Tổng cục Chính trị, kiêm nhiệm Tòa án Quân sự Trung ương.
Tòa án Nhân dân Tối cao: CSTQ biệt phái chuyên gia Tình báo, Quân báo, Thượng tướng Vương Nghiên Tuyền (美国研究事业), chủ nhiệm Tư pháp, cố vấn tác động quần chúng ( khích động).

Tòa Lao động: CSTQ biệt phái Trung tướng Trương Sinh Hoa (张庭广和市), chủ nhiệm Tòa Lao Động, cố vấn Tư pháp.
Quốc phòng: Võ Nguyên Giáp (武元甲) quyền Bộ trưởng Quốc phòng CSĐD. CSTQ biệt phái Thượng tướng Vi Quốc Thanh (韦国清) tham mưu trưởng cố vấn Quân sự, kiêm nhiệm đào tạo Tổng Cục Tình báo CSĐD. Thượng tướng Đặng Thanh Hà (当薄哈), chủ nhiện đào tạo Quân cán chính đảng bộ CSĐD. Mở hai trung tâm đào tạo quân sự Nam Ninh và Kaiyuan ở Vân nam, mỗi khoá 6 tháng.
Bộ binh: Trung tướng Vu Hóa Thầm (武安和), tham mưu trưởng quân đoàn, cố vấn các binh chủng. Đại tá Lý Ngọc Tiên (玉田) cố vấn Lục Quân, Đại tá Trần Ngũ Quan (五泉陈) cố vấn Học viện quân sự.
Pháo binh: Trung tướng Đậu Kim Ba (金三豆), tham mưu trưởng pháo binh, cố vấn Quân chủng Phòng không. Trung tá Trương Tường (张长城),
Lục quân: Trung tướng Phương Phương (横幅本地), chủ nhiệm Quân chủng Lục quân. Đại tá Hồ Thiên Thuỷ (何添翠). Đại tá Triệu Thuỵ Lai (万瑞丽),
Báo vụ điện đài: Thiếu tướng Tống Nhược Thạch, (童缺点撒奇) chủ nhiệm báo vụ điện đài, và các thành viện. Đại tá Lưu Chấn Hải (刘珍海), Thiếu tá Đinh Chấn Quang (与拦截器), Thiếu tá Lý Văn Đạt (范逸), Thiếu tá Bành Chi Lan (彭兰).
Quân báo: Trung tướng Lỗ Hiển Dư (显示多余的孔), đặc trách huấn luyện Quân báo, cố vấn Văn phòng các Bộ, dưới quyền có những thành viện: Đại tá Chu Ngọc Đường (储玉平阳), Thượng tá Quý Lai Hỷ (赖海兰), Thiếu tá Phú Từ Hán Văn (从东汉范),
Công nghiệp Quốc phòng: Trung tướng Trương Quảng Hoa (张庭广和市), văn phòng đoàn quân sự, cố vấn Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Tình báo MSS: Thượng tướng Diên Nguyệt Canh (荣裕), chủ nhiệm tình báo Hoa Nam MSS. Thiếu tướng Vương Chấn Hoa (王稹华), đặc trách huấn luyện Tình báo, và các Cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Quốc phòng. Thượng tướng Vương Gia Tường (黄墙), Phó chủ nhiệm cục Tình báo, dưới quyền có những thành viện như: Đại tá Triệu Tồn Hiếu (百万储备), Đại tá Tiết Tảo Ngọc (先進的藻類玉), Đại tá Quách Minh Kiếm (郭台銘搜索), Đại tá Vương Vĩnh Đức (美國榮德), Trung tá Lý Tiên Xuân (黎梯摁軒), Trung tá An Đình Lan (安庭蘭), Trung tá Quách Hữu (郭友).
- Trung tướng Lý Văn Nhất (凡山一) tham mưu trưởng Quân pháp Quân đoàn.
- Trung tướng Chu Hạc Vân (朱鶴範) tham mưu trưởng Quân đoàn Pháo binh.
- Thượng tướng Trương Quảng Hoa (張庭廣和市) cố vấn Học viện quân sự, đặc trách trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn, (trong lãnh thổ Trung Quốc).
- Trung tướng Trương Chí Thiện, (张庭选智添) chủ nhiệm kế hoạch chiến lược.
- Chuyện viên Lý Hàm Trân (火腿陳) chủ nhiệm viện Hộ lý (vợ của Trung tướng La Quý Ba Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam).
- Chuyện viên Hứa Kỳ Thanh (应许之国) chủ nhiệm binh đoàn Hộ lý (vợ của Thượng tướng Đặng Dật Phàm cố vấn Đảng Ủy Trung Ương, kiêm nhiệm đào tạo Tổng Cục Tình báo CSĐD).
Hậu cần: Trung tướng Vu Bộ Huyết (武血), Tổng cục Hậu cần, chủ nhiệm trưởng Quân nhu, Quân dụng. Thiếu tướng Mã Tây Phu (代碼西方夫人), Tổng cục tài chính, lương thực. Thiếu tướng Lý Học Thư (心理學的信), Quản lý vật tư. Đại tá Dương Đồng Văn ( ), chủ nhiệm cục trưởng Kế toán.
Tư Pháp, Nội vụ: Tượng tướng Nhạc Tinh Chiếu (基本的音樂篩選) chủ nhiệm Nội vụ kiêm nhiệm cục trưởng Công an. Thiếu tướng Châu Dật Chi (歐洲地球) đào tạo Kỹ thuật Công an. Lực lượng biên phòng. Thiếu tướng Hứa Kỳ Thanh (應許之國) vụ viện tình báo Lào, và Campuchia. Thiếu tướng Độc Kim Ba (單金巴) chủ nhiệm Cảnh sát, đặc ủy vụ viện tình báo miền Bắc VN. Thiếu tướng Hoàng Vi (晃六) vụ viện tình báo miền Trung VN. Thiếu tướng Châu Khuê (歐洲) tham mưu vụ Công an, vụ viện tình báo miền Nam VN.
Ngân hàng, Tài chính: Trung tướng Vân Dật (範逸), chủ nhiệm cục trưởng Tài chính. Trung tướng Thiên Hựu (神退休), chủ nhiệm cục trưởng Ngân sách quốc phòng. Trung tướng Thôi Ngô (來武) Viện trợ, kiêm nhiệm Phó ban chính trị đảng. Trung tướng Lý Quế Minh (闕胡志明市), cố vấn Ngân hàng CSĐD. Thiếu tướng Trương Ngọc Phong (張庭選玉海防), chủ nhiệm cục trưởng Kế toán.
Thông tin và Truyền thông: Thiếu tướng Trần Thủ Thành (陳星期四會員), chủ nhiệm tổng cục Báo vụ viên, kiêm phóng sự ảnh Hoa Nam MSS. Thiếu tướng Hà Thiệu Vũ (下阮文紹武), trưởng vụ viên Báo chí, chính ủy. Thiếu tướng Lương Trung Ngọc (陳德良的玉), phát ngôn viên chính phủ, kiêm đào tạo Báo vụ viên. Thiếu tướng Vương Chấn Phu (美國毯子), chủ nhiệm đào tạo truyền thông, kiêm nhiệm Quân bưu. Thiếu tướng Đỗ Kiến Hoa (做建華), chủ nhiệm Bộ Tư lệnh Quân khu, cố vấn các quân đoàn chủ lực.
Văn hóa, Giáo dục, Đào tạo: Thượng tá Lâm Quân Tài (遴驅埯財經), chủ nhiệm trưởng Hoa Văn. Thượng tá Trương Hưng (張庭選紅), chủ nhiệm Tôn giáo. Thượng tá Dương Cẩm Sơn (平陽才可兒子), chủ nhiệm cục trưởng giáo dục Văn hóa. Thượng tá Hoàng Kính Văn (皇家玻璃辦公).
Tướng lãnh Trung Quốc thành viên trung ương lãnh đạo CS Pắc Bó. Ảnh: (HN-MSS).
Quân đoàn: Thượng tướng Vương Thừa Vũ (的蘇阿武 ), Tham mưu trưởng Sư đoàn 308.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo (經濟道), chính uỷ Sư đoàn 308. Thượng tá Vương Thạc Tuyên (美國碩士宣言), cố vấn Sư đoàn 308. Trung tá Diêm Thử Khánh (有趣慶), chỉ huy trưởng trung đoàn 36, Sư đoàn 308. Trung tá Chu Diêu Hoa (週期調控), chỉ huy Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Trung tá Điền Đại Bang (進入大爆炸), chỉ huy Trung đoàn 102, Sư đoàn 308. Thiếu tướng Vương Vĩnh Pháp (美國榮法國), Tham mưu trưởng Sư đoàn 312. Thiếu tướng Tăng Diên Vỹ (增加光圈), chính uỷ Sư đoàn 312. Đại tá Nghiêm Dục Sinh (嚴格教育學生), cố vấn Sư đoàn 312. Trung tá Hầu Hàn Giang (最邗江), chỉ huy trưởng trung đoàn 36, Sư đoàn 312. Trung tá Hàn Lộc Tướng (南祿一般), chỉ huy trưởng trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Trung tá Thái Dũng (泰國阮晉勇), chỉ huy trưởng trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Thiếu tướng La Tự Hiền (洛杉磯車展), Tham mưu trưởng Sư đoàn 316. Thiếu tướng Triệu Tích Phong (百萬斯里蘭卡室), chính uỷ Sư đoàn 316. Thượng tá Như Phụng Nhất (由於鳳凰第一), cố vấn Sư đoàn 316. Trung tá Dương Tiến (海洋博士), chỉ huy trưởng trung đoàn 98, Sư đoàn 316. Trung tá Nhiệm Cùng (團一起), chỉ huy trưởng trung đoàn 174, Sư đoàn 316. Trung tá Kiếm Anh (搜索英國), chỉ huy trưởng trung đoàn 176, Sư đoàn 316. Thiếu tướng Phó Hiếu Trung (中國國務院副), Tham mưu trưởng Sư đoàn 304. Thiếu tướng Sư Địch Anh Kiệt (翻譯武文傑), chính uỷ Sư đoàn 304. Đại tá Trương Nãi Chiêm (章嗯愛沾), cố vấn Sư đoàn 304. Trung tá Lưu Sư Tường (保存的相似性), chỉ huy trưởng trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Trung tá Vương Nghị (美國法令), chỉ huy trưởng trung đoàn 57, Sư đoàn 304. Trung tá Tôn Đức Tu (文件太陽), chỉ huy trưởng trung đoàn 66, Sư đoàn 304.
Quân Y: Trung tướng Bác sỹ Lý Kiện Hoa (李建華), Tổng cục trưởng Quân y. Thiếu tướng Lâm Quân Tài (遴驅埯財經), Tổng cục phó Quân y. Thiếu tá Mạnh Đông Thăng (勝強), cố vấn Trợ lý thương binh. Thiếu tá Trần Bình Sơn (鎮平子), quảng trị bệnh xá. Thiếu tá Tập Tùng Anh (東英格蘭), đào tạo y tá.
Các cấp chỉ huy Trung đoàn của quân đội Trung Quốc, đóng quân tại bản Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, và Nậm Lìn thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: (HN-MSS).
Tất cả 11 trung đoàn bộ binh, còn có toàn bộ Sư đoàn công pháo 351 (45 khẩu pháo 105ly, 20 khẩu pháo 75 ly, 36 khẩu súng cối 120 ly, một số khẩu cao xạ pháo, súng máy cao xạ, 2 trung đoàn công binh).
Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc vận dụng mọi chủ lực tiến vào Việt Nam gồm Sư đoàn 308, 312, 316, Sư đoàn công pháo 351, trung đoàn 148, Sư đoàn 320, 304. Hầu xây dựng vững mạnh đảng CS Đông Dương, chủ yếu Việt Nam ưu tiên một!
Hậu phương: Dân công chuyển ra tiền tuyến chiếm một tỉ lệ lớn trong nhiệm vụ vận tải cung cấp trên 37.800 tấn lương thực, do Trung Quốc đảm nhiệm, riêng quần chúng dân tộc biện giới Việt Nam và vùng tự trị Choang đóng góp hơn 9.500 tấn. Quả nhiên sự quyết tâm lớn chưa từng có của đảng CSTQ, hậu hỹ cung cấp cho chiến trường Việt Nam.
Bộ máy chiến tranh từ trung ương đến bộ chỉ huy chiến trường chỉ còn vận hành theo lệnh của Mao Trạch Đông.
Trên 175 tướng lãnh, chuyên gia chiến lược, quân sự và chuyên gia thành lập hành chánh từ cấp Trung Ương đến địa phương. Trước khi tuyên bố đảng CS Đông Dương. Mao Trạch Đông cho trừ bị 320.500 quân binh bên kia biên giới Quảng Tây Trung Quốc, trấn giữ hậu phương để Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) tung hoành trong lãnh thổ Việt Nam.
Tháng 8/1950. Khi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Andrew Roth. Hồ Tập Chương (HCM) thừa nhận ảnh hưởng của Trung Quốc và phong trào giải phóng Việt nam đang chuyển mình theo mô hình của Trung Quốc.
Bản thân Hồ Tập Chương (HCM) nguyên chuyên viên tình báo Quốc tế, vẫn phải có những cố vấn tình báo nhị trùng bên cạnh, đặc biệt Đại tướng Trần Canh (陈能) một tướng lãnh thứ 23 của đảng CS Trung Quốc, cùng tháp tùng có 45 nhân vật tình báo cao cấp của Hoa Nam MSS, và cấp Thượng tướng. Đảng CSTQ cài sau lưng Hồ Tập Chương những nhân vật trên với cương vị cố vấn quân sự. Buổi sơ khai thành lập đảng CSĐD, CSTQ tranh thủ dựng lên một hang hốc Pắc Bó. Thời điểm này khó ai biết rõ Hồ Chí Minh còn sống hay đã chết, chỉ có Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, mới đủ tư cách xác nhận. Pắc Bó chỉ có Hồ Tập Chương, còn người đứng sau lưng bức màng bí mật là Mao Trạch Đông!
Theo mã số HN010232. Tình báo Trung Quốc còn ghi chú: "Ba tư liệu bí mật về HCM vẫn còn chứa bí ẩn".
1 ‒ Hồ sơ Di truyền của Hồ Chí Minh, giấy khai tử tại Hương Cảnh.
2 ‒ Mục đích đổi tên đảng CS Đông Dương, thành lập đảng Lao Động VN ngày 02/9/1945.
3 ‒ Một "Cụm mây" tình báo, ai sẽ là người thực hiện "trừ khử" Tướng lãnh ngoài mặt trận, khi phản bội đảng CSTQ.
Ai là người công bố hay thực hiệc 3 yếu tố trên, khó ai biết trước vì còn một mã số ẩn, bởi vậy mỗi khi nghe tiếng hắt xì từ Bắc Kinh, tất cả nhân vật nhà nước Pắc Bó phải tuân lệnh, sau đó đổ xuống đầu dân tộc Việt Nam, một gánh phân chứa nhiều độc tố, do đảng CS Đông Dương làm chủ chiến dịch, đảng CSTQ lãnh đạo thành công. CS Đông Dương người học trò tốt, tuân lệnh ngoan ngoãn theo lời chỉ dạy, rập khuôn mẫu thực hiện, chủ yếu phá tiêu tan nguồn sinh lực dân tộc Việt Nam, càng chứng tỏ trung thành với đảng CS Quốc Tế. Đặc biệt nhiệm vụ tình báo Hoa Nam (MSS), cài nhân sự vào các cấp, trải rộng khắp mọi nơi, ngoài ra mỗi năm gửi về Trung Quốc 350 Quân, Cán, Chính đào tại Tình báo và Quân sự v.v...!
Thế hệ 1940 rất nhiều người đầy nhiệt huyết đã từng lấy quyết định từ chối CS và không kỳ vọng vào Trung Quốc, họ từ giả trước cơn mưa rào chưa bao giờ thấm đất, và không hề xảy ra (cách mạng mùa thu 1945). Đảng CS Đông Dương chỉ nặn ra hình bóng cuộc tổng khởi nghĩa mùa Thu, mà họ cho rằng lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945. Quả nhiên hình nộm của đảng CS Trung Quốc xuất hiện ngay trong bao tử của đảng CS Đông Dương, người CS xem việc kỹ thuật truyền truyên là một phương tiện đẩy mạnh mùa Thu thành phép lạ, đưa dư luận đến nông thôn ra thành thị, với những người cướp tinh thần 9 năm kháng chiến chống Pháp, chống Nhật hối hả bu vào đống phân CS Đông Dương, không bao lâu cờ đỏ búa liềm xuất hiện, trút xuống và nhuộm đỏ một phần quê hương Việt Nam, biến thành một chư hầu mới, đắc lực cho đảng CS Trung Quốc, chấp nhận làm thân ngoại lai để rồi đem dân tộc Việt Nam vào lò thiêu, chủ nghĩa CS Quốc Tế.
Trước 1940, họ quá ngu ngơ tự rước CS vào Việt Nam, đương nhiên ngày nay phải có trách nhiệm với lịch sử dân tộc Việt Nam, bởi những thế hệ mai sau không thể chấp nhận ăn phải mọi cay đắng, và không thể thấy đất nước mãi mãi điêu linh. Kẻ cố ý đem đến cho Việt Nam một tai nạn CS, khó tha thứ được bởi tội đồ của Tổ Quốc Việt Nam.
Chính những nhà lãnh đạo sát máu của đảng CSVN đã công nhận rước Trung Quốc, thực hiện lừa đào nhân dân Việt Nam. Tạo ra nội vụ chiếc áo "Lụa" của Hồ Tập Chương (HCM) toàn quốc phải trả với giá 9 tấn vàng. Số vàng này đảng Lao Động Việt Nam triều cống cho tướng lãnh Quốc Dâng Đảng.
Tiếp theo một chân sau, đảng CS Trung Quốc. Tòa án Nhân dân Tối cao CS Đông Dương, do Thượng tướng Vương Nghiên Tuyền, nguyên chỉ huy Tình báo và Quân báo CS Trung Quốc, soạn thảo kế sách 然的 – Nhiên Đích (Ngũ san định). 1 ‒ Khích động xã hội tranh chấp. 2 ‒ Càn quét loại bỏ tư sản, phát hành phiếu tệ. 3 ‒ Cải Cách Ruộng Đất. 4 ‒ Tập trung lao động. 5 ‒ Chiêu mộ nhập ngũ.
Đích thân Hồ Tập Chương (HCM) tiếp nhận mệnh lệnh thực hiện (Ngũ sang định). Ngoài kế sách còn có chiến dịch, khích động những gia đình "tài phú" âm thầm đóng hụi chết trên 28 tấn vàng. Ra quân đợt đầu không một âm vang nhưng đem lại thành công rực rỡ, đảng Lao Động Việt Nam rất hài lòng và triều cống cho đảng CS Trung Quốc.
Huỳnh Tâm
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét