Đinh Tấn Lực – Sóng Gió Đòn Thù Nhồi Thuyền Vỏ Trứng
Đinh Tấn LựcTác giả gửi tới Dân Luận
Như
những lão nông thuộc lòng từng luống cày, và như những ngư dân trông
mây chỉ hướng bão… bạn Lê Quốc Quân tự tra lấy lòng mình để đánh cuộc
với sóng gió thét gào bao đòn thù bạo lực.
Rõ là nhân dân và đảng đang chơi bài ngửa.
Dư luận nước ngoài cũng không nói khác: đảng coi giặc là cha, coi dân là kẻ thù, chỉ bởi vì dân kêu đòi chống giặc lấn đất/giành biển/chiếm đảo/cấm tàu/lũng đoạn thị trường/thu mua lãnh đạo…
Nhưng, tiếc thay, đảng đã kiệt quệ sáng tạo, nên loanh quanh cũng chỉ ngần đó phương án trả thù dân…
Những chèn xe/chộp nguội; những mắm tôm/dầu nhớt; những lệnh gọi/giấy mời; những bủa vây kinh tế; những cắt mạng/cúp phôn; những rỉ tai hàng xóm; những áp lực chủ nhà; những răn đe chủ xưởng…
Những nhân danh “trật tự lòng lề đường”… cần phải quay phim khám khẩn cấp các đũng quần phụ nữ, hoặc tống người yêu nước tới trại phục hồi nhân phẩm, lập biên bản “vi phạm hành chính” thay cho toa thuốc trị bệnh ngọng của quan chức thẩm tra.
Những tội danh “thiếu thuế cho thuê nhà” bỗng chốc biến thành “tuyên truyền chống chính quyền”, ngay trong lúc án tù nạn nhân chưa mãn hạn, là đủ để có án chồng lên án, sau khi dọa nóng “Tao sẽ làm mày mất khả năng đàn ông!”.
Những “bao cao su đã qua sử dụng”, nền tảng của “ổn định chính trị”, dẫn tới lệnh xét nhà/cướp máy/còng người/bắt cóc/mớm cung/ép cung…
Những “bản nhận tội – xin khoan hồng” chép tay, được đọc trước ống kính truyền hình, bổ xung cho các tùy bút/tản văn có tên là “bản cáo trạng”, hợp thành chứng cứ “án tại hồ sơ”.
Những vo ve tít giật trên hệ báo đài quốc doanh “Sự thật về…”, hay “Bộ mặt thật của…”, hay “Phá vỡ đường dây…”, hay “Lật tẩy âm mưu…”, đặc biệt là trên dàn cơ quan ngôn luận trung ương cùng an ninh các thứ.
Và trên tất cả, cốt lõi của tất cả chủ trương/chính sách, biểu hiện của tất cả đỉnh cao trí tuệ trên đường kách mệnh, đồng thời gói gọn toàn bộ lý luận quang vinh muôn năm: “Tự Do Kái Kon Kặc!”
Không ai thấy đâu mối tương quan lành mạnh giữa chính quyền với nhân dân. Chỉ nhan nhản trước những Tên/Bọn/Chúng/Chúng Nó… là những Tao và Bọn Tao đang đua nhau ra nghị quyết vinh danh ngọn hải đăng tư tưởng Không Kó Gì Quý Hơn Độc Lập Kái Kon Kặc…
Trong bối cảnh của những kế hoạch bắt người đã được chuẩn bị từ lâu, các thứ tội danh cũng đã được tính trước cho phù hợp các bản án bỏ túi sẵn… bạn Quân đã biết tỏng đường đi của tâm bão…
Bước 1: Liệt kê/Tổng hợp: Tội viết blog, chơi facebook. Tội hữu thần – Kitô giáo. Tội tu nghiệp ở ngay thủ đô Hoa Kỳ. Tội đọc sách ở thư viện quốc hội Mỹ. Tội trau dồi kiến thức về các mô hình dân chủ. Tội để cho BBC đăng bài. Tội trả lời phỏng vấn đài ngoại. Tội đòi thả các đồng nghiệp Lê Chí Quang/Nguyễn Văn Đài/Lê Thị Công Nhân/Nguyễn Bắc Truyễn/Cù Huy Hà Vũ/Lê Công Định/Phan Thanh Hải/Tạ Phong Tần…. Tội là doanh nhân thành đạt khi lập Cty Giải Pháp Việt Nam. Tội biểu tình trước dinh thái thú. Tội đặt vấn đề pháp quyền và năng lực chính phủ. Tội dám nêu câu hỏi “Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?”. Tội tiếp xúc với những Sheldon Whithouse/John McCain/Joseph Lieberman/Kelly Ayotte…; cùng những tội vân vân và vân vân…
Bước 2: Bao vây, bắn tỉa các chi nhánh của Cty Giải Pháp Việt Nam; sau đó, hô hoán tội danh trốn thuế để tóm thu nhân sự/vốn liếng/tài khoản của trung tâm, bằng những tuyên bố hùng hồn “Mục tiêu của bọn tao là thằng Quân!”.
Bước 3: Ráp nối nạn nhân với những nạn nhân khác, cho thành đường dây, hoặc “nguy hiểm” hơn, thành tổ chức… Rồi định danh cho tổ chức đó, tất nhiên phải là một tổ chức hoạt động cùng mục tiêu với (và có dính líu tới hay được sự hỗ trợ của) các tổ chức nhân quyền quốc tế thường được nêu đích danh trên báo đài nhà nước là các “thế lực thù địch vô cùng hiểm độc”…
Bước 4: Đánh số các loại hồ sơ “bút lục”, lên tới số ngàn càng tốt. Cải tạo đối tượng trong các buổi thẩm cung sao cho ra thành phẩm “thành khẩn khai báo”, nhiệt tình “nhận tội”, và tha thiết “xin khoan hồng”… để tiện việc hoàn tất kịch bản “quy trình tội lỗi” trình chiếu cho cả nước thưởng lãm tài năng sáng tác và đạo diễn của ngành công lực.
Bước 5: Hồ sơ “điều tra” của CA sẽ được sắp xếp thành cốt truyện để giao cho một vài phóng viên có thẻ nhà báo hẳn hòi ra sức hư cấu lại cho thành những phóng sự trường thiên nhằm bôi đen đối tượng, vẫn trong tinh thần “Mục tiêu của bọn tao là Tổ Chức Phản Động Của Thằng Quân!”.
Bước 6: Ngành tư pháp cùng bộ CA báo cáo lên “trên”, với lời đề nghị mức án, và đợi định hướng/chỉ đạo của BCT, tùy theo áp lực va phải từ nhiều phía, rồi tùy nghi điều chỉnh cách thức nghị án (và thách án ở mức sơ thẩm), sao cho mức án phúc thẩm được trả giá ngang bằng với án chỉ đạo bỏ túi của “trên”.
Bước 7: Chọn lựa đối tượng kế tiếp.
Lộ trình của tâm bão bạo lực này sẽ (mong là cách này hay cách khác) đánh sập ý chí/ước mơ/sức khỏe/nghị lực/sự nghiệp/gia đình… thậm chí cả sinh mạng của đối tượng. Như đã từng xảy ra với những bằng hữu đồng tâm/đồng hành/đồng nghiệp và có khi là đồng đạo của bạn Quân trước đây.
Chỉ không may là bạn Quân biết tất…
Ắt hẳn đó cũng là lý do Ls Lê Quốc Quân viết sẵn những lời tâm huyết tự bạch (phụ lục dưới đây), về động cơ dấn thân, mục tiêu nhắm tới, phương thức hoạt động… kèm cả dự kiến về các đòn thù bẻ cong sự thật của lãnh đạo các nhóm lợi ích núp bóng nhà cầm quyền thiểu trí, thiếu dũng và bất khiển dụng hiện nay.
Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu cứ tưởng chiếc thuyền vỏ trứng Lê Quốc Quân sẽ bị nhấn chìm trong cơn giông bão bạo lực của nhà cầm quyền.
Ngược lại hoàn toàn.
Một khi đã tới giai đoạn nhân dân lùa nhà cầm quyền vào ván bài ngửa/bàn cờ cờ thế, để quần nhau, thế này, thì hình ảnh chiếc thuyền vỏ trứng đó chính là tương lai mong manh của chế độ, đang nghiêng ngả chông chênh trong cơn giông bão bạo lực cuối đời của chính nó.
06-01-2013 – Kỷ niệm 54 năm ngày khánh thành Bảo tàng Kách Mệnh VN, với dự kiến cất hết cả chế độ ngu/hèn/tham/ác này vào đó.
Blogger Đinh Tấn Lực
________________
Đêm qua tôi nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Nên bão bố dập dồn chăng lưới bủa vây
Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa Bình,
Bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ Quốc
Chúng dẫm đạp lên giang hình đất nước
Một tấc biển cắt rời vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tầu
Sóng cuộn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ Quốc linh
thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa Bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình
* * *Thư Ngỏ
Là một công dân Việt Nam luôn tha thiết với sự lớn mạnh của Đất Nước và Dân Tộc mình, tôi tin rằng chỉ có Tự Do, Dân Chủ mới giải phóng con người, đem lại sức mạnh giúp Việt Nam phát triển.
Là một Luật Sư bất đồng chính kiến, tôi có thể gặp những khó khăn hoặc bị tù đày.
Bởi vậy tôi viết thư ngỏ này trình bày những điều, phòng sau khi mình không còn được tự do thì sẽ có nhiều thông tin không chính xác.
1/ Với sự hiểu biết về pháp luật của mình, tôi khẳng định rằng: những hoạt động tranh đấu, những bài viết, những lời nói của mình là tốt đẹp và hoàn toàn vô tội theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
2/ Tôi không hoạt động vì quyền lợi của bất cứ quốc gia nào khác, ngoài tổ quốc Việt Nam. Tôi hoạt động để góp phần xây dựng xã hội dân sự, tạo phong trào dân sự rộng rãi nhằm thực hiện nguyện vọng của nhân dân, thông qua cơ chế dân chủ và bằng phương pháp Bất Bạo Động.
3/ Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm và lập trường của mình về những vấn đề Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Tôi nỗ lực tối đa để bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên nếu khi tôi không còn được tự do, mà có những thông tin đi ngược lại với lý tưởng đấu tranh của mình, thì cần được coi là không phản ảnh đúng ý chí và lý trí của tôi. Những chứng cứ đó là hoàn toàn vô giá trị.
4/ Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà Tổ Quốc đã trao tặng cho mình. Tôi chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi của mình. Tôi sẵn sàng xin lỗi về những thiếu sót, nếu có, đối với anh em, bạn bè. Nhưng việc xử dụng các hành vi của tôi để buộc tội hoặc làm bằng chứng chống lại bất cứ ai, đều là vô hiệu. Tôi phủ nhận hoàn toàn mọi bằng chứng liên quan, làm phương hại đến các anh em khác đang tranh đấu vì một Việt Nam đổi mới, Dân Chủ, phát triển và giầu mạnh.
Cá nhân tôi luôn tin vào khát vọng và nỗ lực của chính nhân dân Việt Nam, tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta có được tự do, có được dân chủ thực sự. Mọi người dân Việt Nam đều có thể bày tỏ quan điểm của mìnhmột cách công khai, có quyền mưu cầu hạnh phúc và thành công ngay trên chính quê hương Việt Nam yêu dấu này.
Trân trọng kính thư,
Tôi, Luật sư Lê Quốc Quân, xin cám ơn.
Dư luận nước ngoài cũng không nói khác: đảng coi giặc là cha, coi dân là kẻ thù, chỉ bởi vì dân kêu đòi chống giặc lấn đất/giành biển/chiếm đảo/cấm tàu/lũng đoạn thị trường/thu mua lãnh đạo…
Nhưng, tiếc thay, đảng đã kiệt quệ sáng tạo, nên loanh quanh cũng chỉ ngần đó phương án trả thù dân…
Những chèn xe/chộp nguội; những mắm tôm/dầu nhớt; những lệnh gọi/giấy mời; những bủa vây kinh tế; những cắt mạng/cúp phôn; những rỉ tai hàng xóm; những áp lực chủ nhà; những răn đe chủ xưởng…
Những nhân danh “trật tự lòng lề đường”… cần phải quay phim khám khẩn cấp các đũng quần phụ nữ, hoặc tống người yêu nước tới trại phục hồi nhân phẩm, lập biên bản “vi phạm hành chính” thay cho toa thuốc trị bệnh ngọng của quan chức thẩm tra.
Những tội danh “thiếu thuế cho thuê nhà” bỗng chốc biến thành “tuyên truyền chống chính quyền”, ngay trong lúc án tù nạn nhân chưa mãn hạn, là đủ để có án chồng lên án, sau khi dọa nóng “Tao sẽ làm mày mất khả năng đàn ông!”.
Những “bao cao su đã qua sử dụng”, nền tảng của “ổn định chính trị”, dẫn tới lệnh xét nhà/cướp máy/còng người/bắt cóc/mớm cung/ép cung…
Những “bản nhận tội – xin khoan hồng” chép tay, được đọc trước ống kính truyền hình, bổ xung cho các tùy bút/tản văn có tên là “bản cáo trạng”, hợp thành chứng cứ “án tại hồ sơ”.
Những vo ve tít giật trên hệ báo đài quốc doanh “Sự thật về…”, hay “Bộ mặt thật của…”, hay “Phá vỡ đường dây…”, hay “Lật tẩy âm mưu…”, đặc biệt là trên dàn cơ quan ngôn luận trung ương cùng an ninh các thứ.
Và trên tất cả, cốt lõi của tất cả chủ trương/chính sách, biểu hiện của tất cả đỉnh cao trí tuệ trên đường kách mệnh, đồng thời gói gọn toàn bộ lý luận quang vinh muôn năm: “Tự Do Kái Kon Kặc!”
Không ai thấy đâu mối tương quan lành mạnh giữa chính quyền với nhân dân. Chỉ nhan nhản trước những Tên/Bọn/Chúng/Chúng Nó… là những Tao và Bọn Tao đang đua nhau ra nghị quyết vinh danh ngọn hải đăng tư tưởng Không Kó Gì Quý Hơn Độc Lập Kái Kon Kặc…
Trong bối cảnh của những kế hoạch bắt người đã được chuẩn bị từ lâu, các thứ tội danh cũng đã được tính trước cho phù hợp các bản án bỏ túi sẵn… bạn Quân đã biết tỏng đường đi của tâm bão…
Bước 1: Liệt kê/Tổng hợp: Tội viết blog, chơi facebook. Tội hữu thần – Kitô giáo. Tội tu nghiệp ở ngay thủ đô Hoa Kỳ. Tội đọc sách ở thư viện quốc hội Mỹ. Tội trau dồi kiến thức về các mô hình dân chủ. Tội để cho BBC đăng bài. Tội trả lời phỏng vấn đài ngoại. Tội đòi thả các đồng nghiệp Lê Chí Quang/Nguyễn Văn Đài/Lê Thị Công Nhân/Nguyễn Bắc Truyễn/Cù Huy Hà Vũ/Lê Công Định/Phan Thanh Hải/Tạ Phong Tần…. Tội là doanh nhân thành đạt khi lập Cty Giải Pháp Việt Nam. Tội biểu tình trước dinh thái thú. Tội đặt vấn đề pháp quyền và năng lực chính phủ. Tội dám nêu câu hỏi “Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?”. Tội tiếp xúc với những Sheldon Whithouse/John McCain/Joseph Lieberman/Kelly Ayotte…; cùng những tội vân vân và vân vân…
Bước 2: Bao vây, bắn tỉa các chi nhánh của Cty Giải Pháp Việt Nam; sau đó, hô hoán tội danh trốn thuế để tóm thu nhân sự/vốn liếng/tài khoản của trung tâm, bằng những tuyên bố hùng hồn “Mục tiêu của bọn tao là thằng Quân!”.
Bước 3: Ráp nối nạn nhân với những nạn nhân khác, cho thành đường dây, hoặc “nguy hiểm” hơn, thành tổ chức… Rồi định danh cho tổ chức đó, tất nhiên phải là một tổ chức hoạt động cùng mục tiêu với (và có dính líu tới hay được sự hỗ trợ của) các tổ chức nhân quyền quốc tế thường được nêu đích danh trên báo đài nhà nước là các “thế lực thù địch vô cùng hiểm độc”…
Bước 4: Đánh số các loại hồ sơ “bút lục”, lên tới số ngàn càng tốt. Cải tạo đối tượng trong các buổi thẩm cung sao cho ra thành phẩm “thành khẩn khai báo”, nhiệt tình “nhận tội”, và tha thiết “xin khoan hồng”… để tiện việc hoàn tất kịch bản “quy trình tội lỗi” trình chiếu cho cả nước thưởng lãm tài năng sáng tác và đạo diễn của ngành công lực.
Bước 5: Hồ sơ “điều tra” của CA sẽ được sắp xếp thành cốt truyện để giao cho một vài phóng viên có thẻ nhà báo hẳn hòi ra sức hư cấu lại cho thành những phóng sự trường thiên nhằm bôi đen đối tượng, vẫn trong tinh thần “Mục tiêu của bọn tao là Tổ Chức Phản Động Của Thằng Quân!”.
Bước 6: Ngành tư pháp cùng bộ CA báo cáo lên “trên”, với lời đề nghị mức án, và đợi định hướng/chỉ đạo của BCT, tùy theo áp lực va phải từ nhiều phía, rồi tùy nghi điều chỉnh cách thức nghị án (và thách án ở mức sơ thẩm), sao cho mức án phúc thẩm được trả giá ngang bằng với án chỉ đạo bỏ túi của “trên”.
Bước 7: Chọn lựa đối tượng kế tiếp.
Lộ trình của tâm bão bạo lực này sẽ (mong là cách này hay cách khác) đánh sập ý chí/ước mơ/sức khỏe/nghị lực/sự nghiệp/gia đình… thậm chí cả sinh mạng của đối tượng. Như đã từng xảy ra với những bằng hữu đồng tâm/đồng hành/đồng nghiệp và có khi là đồng đạo của bạn Quân trước đây.
Chỉ không may là bạn Quân biết tất…
Ắt hẳn đó cũng là lý do Ls Lê Quốc Quân viết sẵn những lời tâm huyết tự bạch (phụ lục dưới đây), về động cơ dấn thân, mục tiêu nhắm tới, phương thức hoạt động… kèm cả dự kiến về các đòn thù bẻ cong sự thật của lãnh đạo các nhóm lợi ích núp bóng nhà cầm quyền thiểu trí, thiếu dũng và bất khiển dụng hiện nay.
Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu cứ tưởng chiếc thuyền vỏ trứng Lê Quốc Quân sẽ bị nhấn chìm trong cơn giông bão bạo lực của nhà cầm quyền.
Ngược lại hoàn toàn.
Một khi đã tới giai đoạn nhân dân lùa nhà cầm quyền vào ván bài ngửa/bàn cờ cờ thế, để quần nhau, thế này, thì hình ảnh chiếc thuyền vỏ trứng đó chính là tương lai mong manh của chế độ, đang nghiêng ngả chông chênh trong cơn giông bão bạo lực cuối đời của chính nó.
06-01-2013 – Kỷ niệm 54 năm ngày khánh thành Bảo tàng Kách Mệnh VN, với dự kiến cất hết cả chế độ ngu/hèn/tham/ác này vào đó.
Blogger Đinh Tấn Lực
________________
Những lời tâm huyết cho quê hương của Luật Sư Lê Quốc Quân trước khi bị bắt
Tổ Quốc Gọi TênĐêm qua tôi nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Nên bão bố dập dồn chăng lưới bủa vây
Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa Bình,
Bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ Quốc
Chúng dẫm đạp lên giang hình đất nước
Một tấc biển cắt rời vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tầu
Sóng cuộn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ Quốc linh
thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa Bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình
* * *Thư Ngỏ
Là một công dân Việt Nam luôn tha thiết với sự lớn mạnh của Đất Nước và Dân Tộc mình, tôi tin rằng chỉ có Tự Do, Dân Chủ mới giải phóng con người, đem lại sức mạnh giúp Việt Nam phát triển.
Là một Luật Sư bất đồng chính kiến, tôi có thể gặp những khó khăn hoặc bị tù đày.
Bởi vậy tôi viết thư ngỏ này trình bày những điều, phòng sau khi mình không còn được tự do thì sẽ có nhiều thông tin không chính xác.
1/ Với sự hiểu biết về pháp luật của mình, tôi khẳng định rằng: những hoạt động tranh đấu, những bài viết, những lời nói của mình là tốt đẹp và hoàn toàn vô tội theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
2/ Tôi không hoạt động vì quyền lợi của bất cứ quốc gia nào khác, ngoài tổ quốc Việt Nam. Tôi hoạt động để góp phần xây dựng xã hội dân sự, tạo phong trào dân sự rộng rãi nhằm thực hiện nguyện vọng của nhân dân, thông qua cơ chế dân chủ và bằng phương pháp Bất Bạo Động.
3/ Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm và lập trường của mình về những vấn đề Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Tôi nỗ lực tối đa để bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên nếu khi tôi không còn được tự do, mà có những thông tin đi ngược lại với lý tưởng đấu tranh của mình, thì cần được coi là không phản ảnh đúng ý chí và lý trí của tôi. Những chứng cứ đó là hoàn toàn vô giá trị.
4/ Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà Tổ Quốc đã trao tặng cho mình. Tôi chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi của mình. Tôi sẵn sàng xin lỗi về những thiếu sót, nếu có, đối với anh em, bạn bè. Nhưng việc xử dụng các hành vi của tôi để buộc tội hoặc làm bằng chứng chống lại bất cứ ai, đều là vô hiệu. Tôi phủ nhận hoàn toàn mọi bằng chứng liên quan, làm phương hại đến các anh em khác đang tranh đấu vì một Việt Nam đổi mới, Dân Chủ, phát triển và giầu mạnh.
Cá nhân tôi luôn tin vào khát vọng và nỗ lực của chính nhân dân Việt Nam, tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta có được tự do, có được dân chủ thực sự. Mọi người dân Việt Nam đều có thể bày tỏ quan điểm của mìnhmột cách công khai, có quyền mưu cầu hạnh phúc và thành công ngay trên chính quê hương Việt Nam yêu dấu này.
Trân trọng kính thư,
Tôi, Luật sư Lê Quốc Quân, xin cám ơn.
Ung thư tăng vì người Việt bị “đầu độc” hàng ngày
(nói rõ luôn ra là do Thằng NÀO đầu độc đi!!!)
Phunutoday
(Bảo vệ người tiêu dùng)
– Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều bệnh nhân ung thư nhất
thế giới, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cốt yếu vẫn là do thức ăn hằng
ngày có nhiều chất bảo quản độc hại.
Ung thư nhiều nhất thế giới
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam vừa được công bố, hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư. Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng.
Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ)…
Trong một nghiên cứu tại khu vực ASEAN được công bố năm 2011, Việt
Nam là nước có tỉ lệ người tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần các
nước trong khu vực, cao hơn hơn 4 – 5 lần so với Lào, Philipines, Thái
Lan.
Năm 2010, một khảo sát khác cũng được thực hiện riêng với bệnh ung thu vú ở nữa giới. Kết quả cho thấy Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nước. Ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ có 30 người mắc ung thư vú, tỷ lệ này ở TP. HCM là 20/100.000 phụ nữ. Ung thư vú hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và tiếp tục tăng.
Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K năm 2006, Việt Nam là vùng có tỉ lệ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ở trẻ em… vào loại cao nhất thế giới và tiếp tục tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có thêm 100.000 người mắc ung thư mới.
80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, như chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm. Đặc biệt, thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân quan trọng để gây bện ung thư.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, người dân có ý thức cao hơn về phòng, chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Vì đâu ung thư nhiều?
Trong các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh ung thư ngày càng tăng vì người dân đang phải dùng nhiều thực phẩm và đồ dùng có chứa chất bảo quản thực phẩm độc hại.
Chỉ tình riêng trong năm 2012, hàng ngàn vụ việc liên quan tới thực phẩm “bẩn” đã bị phát hiện, bắt giữ, hàng hóa có cả nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, như xí muội, ô mai,
chứa chất tạo ngọt, tào màu cao gấp nhiều lần quy định, có thể chuyển
hóa thành chất cực độc gây bệnh ung thư, thoái hóa gan, thận, não, tiểu
đường…; bánh kẹo giá rẻ không rõ nguồn gốc; học sinh Hà Nội thì hằng
ngày thích thú ăn “thịt hổ khô” với giá chỉ 2.000 đồng/gói, hực chất đấy
không phải là thịt hổ mà chỉ là tạp phẩm tẩm ướp hóa chất nên có mùi vô
cùng khó chịu; gà thải chứa dư lượng thuốc kháng sinh…
Trong thời gian tháng 7 – 8/2012, hàng loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản vượt ngưỡng quy định từ vài lần tới hàng chục lần. Như nho, táo, lê, khoai tây…
Còn trong nước, nhiều người cũng vì lợi nhuận bất chất sức khỏe người tiêu dùng, như dùng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ, ủ chín đu đủ, chuối, cà chua…
Ngoài ra, những cơ sở sản xuất hàng thực phẩm khác cũng liên tục bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh, như các cơ sở dùng thịt thối để chế biến thực phẩm; tái chế dầu ăn từ dầu thải; dùng đường hóa học, chất tạo màu, tạo hương… để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, bia, rượu…
Không chỉ có thực phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng bị phát hiện chứa chất độc hại có thể gây ung thư, như quần áo, áo ngực chứa chất lạ, đồ chơi nhiễm kim loại nặng…
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ.
Để hiểu rõ hơn về quy định mới liên quan tới hàng chục triệu phương tiện này, phóng viên VTC News có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải về phí đường bộ.
- Chào ông, xin ông cho độc giả VTC News biết mức thu phí đường bộ cụ thể trên các loại phương tiện như thế nào? Người dân tới đâu để thu phí và có cần phải đi nộp phí luôn không?
Theo quy định, ôtô dưới 9 chỗ đóng 130.000 đồng/tháng; xe tải, xe chuyên dùng cao nhất là 1.040.000 đồng/tháng. Chủ xe đóng qua các lần đăng kiểm. Xe máy đóng 50.000 đồng/năm (dung tích dưới 100cm3), 100.000 – 150.000 đồng/năm (trên 100cm3). Chủ xe đóng qua UBND xã, phường, thị trấn.
Đối với ôtô, chủ xe không nên vội vã đóng phí dồn dập trong những ngày đầu năm 2013 bởi theo quy định sau ngày 30/6, nếu chủ xe ôtô không đến nộp phí thì lực lượng chức năng mới xử phạt.
Đối với môtô, theo quy định thì sẽ do phường, xã, tổ dân phố quản lý và thu. Hiện UBND các địa phương đang xây dựng mức thu, tỉ lệ để lại cho đơn vị thu phí phù hợp. Tuy nhiên, khi nộp sẽ cộng dồn phí các tháng trước đó tính từ ngày 1/1/2013.
- Nếu xe chưa đến hạn đăng kiểm và đóng phí bảo trì đường thì có bị phạt không? Khung hình phạt thế nào?
Về mức xử phạt: Theo quy định tại Nghị định số 71 thì: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy; các loại xe tương tự môtô không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định”.
Tuy nhiên, các chủ xe có thể yên tâm vì các loại phí nêu trong quy định trên (Nghị định 71) không bao gồm phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện.
-
Vì sao không đưa phí vào giá xăng mà lại thu trực tiếp trên đầu phương
tiện? Như vậy xe đi ít cũng phải nộp tiền như xe đi nhiều?
Theo thống kê, có khoảng 90% lượng xăng thông thường và 35% dầu diezel được sử dụng cho giao thông đường bộ, còn lại sử dụng cho các ngành khác như máy bơm nước, thủy nông, máy cưa, máy phát điện, công nghiệp xây dựng và vận tải biển…
Nếu thu phí thông qua xăng dầu thì việc hoàn trả cho các đối tượng không sử dụng này sẽ rất phức tạp.
- Về nguyên tắc, phí đường bộ dùng để làm đường và nâng cao cơ sở hạ tầng đường sá, vậy khi tiền vẫn thu mà đường vẫn hỏng xuống cấp thì trách nhiệm thuộc về ai?
Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu với quốc lộ. Vì vậy việc thu phí bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ là cần thiết.
Theo tính toán hiện nay, kinh phí cần cho nhu cầu bảo trì quốc lộ lên tới trên 12 nghìn tỷ đồng/năm. Vì vậy, số thu như bạn tính toán hiện nay cũng chỉ giảm bớt khó khăn về vốn trong công tác bảo trì.
- Những đối tượng nào được miễn giảm phí đường bộ?
Theo thông tư 197 của Bộ Tài chính, các đối tượng được miễn nộp phí sử dụng đường bộ gồm có: xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng cho lực lượng quân đội, xe chuyên dùng của lực lượng công an; xe mô tô của lực lượng công an, quân đội, xe mô tô đối với hộ nghèo theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn hộ nghèo.
Xin cảm ơn ông!
Khánh Hòa (thực hiện)
Bình Minh
Ung thư nhiều nhất thế giới
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam vừa được công bố, hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư. Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng.
Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ)…
Thực phẩm chứa dư lượng chất bảo quản độc hại là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam. Trong ảnh nho Trung Quốc dán mác nho Mỹ. Ảnh: TTO. |
Năm 2010, một khảo sát khác cũng được thực hiện riêng với bệnh ung thu vú ở nữa giới. Kết quả cho thấy Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nước. Ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ có 30 người mắc ung thư vú, tỷ lệ này ở TP. HCM là 20/100.000 phụ nữ. Ung thư vú hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và tiếp tục tăng.
Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K năm 2006, Việt Nam là vùng có tỉ lệ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ở trẻ em… vào loại cao nhất thế giới và tiếp tục tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có thêm 100.000 người mắc ung thư mới.
80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, như chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm. Đặc biệt, thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân quan trọng để gây bện ung thư.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, người dân có ý thức cao hơn về phòng, chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Vì đâu ung thư nhiều?
Trong các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh ung thư ngày càng tăng vì người dân đang phải dùng nhiều thực phẩm và đồ dùng có chứa chất bảo quản thực phẩm độc hại.
Chỉ tình riêng trong năm 2012, hàng ngàn vụ việc liên quan tới thực phẩm “bẩn” đã bị phát hiện, bắt giữ, hàng hóa có cả nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Hằng ngày, người Việt Nam phải tiếp xúc với nhiều vật dụng chứa chất độc hại, như quần áo, đồ chơi, đồ nhựa… Trong ảnh là chất lạ trong áo ngực Trung Quốc. |
Trong thời gian tháng 7 – 8/2012, hàng loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản vượt ngưỡng quy định từ vài lần tới hàng chục lần. Như nho, táo, lê, khoai tây…
Còn trong nước, nhiều người cũng vì lợi nhuận bất chất sức khỏe người tiêu dùng, như dùng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ, ủ chín đu đủ, chuối, cà chua…
Ngoài ra, những cơ sở sản xuất hàng thực phẩm khác cũng liên tục bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh, như các cơ sở dùng thịt thối để chế biến thực phẩm; tái chế dầu ăn từ dầu thải; dùng đường hóa học, chất tạo màu, tạo hương… để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, bia, rượu…
Không chỉ có thực phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng bị phát hiện chứa chất độc hại có thể gây ung thư, như quần áo, áo ngực chứa chất lạ, đồ chơi nhiễm kim loại nặng…
- Phạm Thanh
Oanh Yến Thị Phạm – Những lời có cánh
Tác giả gửi tới Dân Luận
Khi nói về biển Đông, không chỉ nói về biển Đông
mà còn phải nhìn mối mâu thuẫn
nhưng thống nhất biện chứng!? (1)
Khi nói về Trung Quốc, không chỉ nói về quân xâm lược Hán, Minh, Nguyên,bành trướng Bắc Kinh.
mà còn phải không được
“vong ân bội nghĩa”!? (2)
Khi nói về biểu tình chống Trung Quốc, không chỉ nói là “tụ tập đông người”
mà còn là gây bất ổn,
là chuyện “không nên”!? (3)
Khi nói về lợi ích quốc gia, không chỉ nói tới chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ
mà phải ứng xử với Trung Quốc,
theo ý thức hệ Cộng sản!?(4)
để bảo vệ sổ hưu (5).
Khi nói về cụ Tổng Trọng, không chỉ nói về Nghị quyết TW4
mà còn phải nhớ tới cụ nhóm lò
có tính nhân văn!?.
Khi nói về anh Tư Sang, không chỉ nói tới bầy sâu
mà còn phải nghĩ tới cái ghế,
sự suy vong của chế độ!?
Khi nói về anh Ba Dũng, không chỉ nói tới lời hứa chống tham nhũng
mà còn phải nhớ những khuyết điểm chính trị
và mật danh “X”!?
Khi nói về Quốc hội, không chỉ nói về Quốc hội
mà phải nhớ tiết chế lòng tham
và cùng nhau hứa không tham nhũng!?
Khi nói về các Bộ trưởng, không chỉ nói về các Bộ trưởng
mà phải nhớ để quên tài liệu,
câu trả lời ở nhà!?
Khi nói về VINASHIN, VINALINE, không chỉ nói về các tập đoàn thua lỗ
mà phải nhớ là nợ
chứ không phải là lỗ!? (6)
Khi nói về Ngân hàng, không chỉ nói về nợ xấu
mà phải nhớ còn bất động sản
thế chấp giá… trên trời.
Khi nói tới bờ – lốc, bờ leo, không chỉ nói tới bờ – leo, bờ lốc
mà phải nhớ tới uy tín của Đảng, Chính phủ
rẻ như bèo.
Khi nói về Bác Hồ, không chỉ nói về Bác Hồ
mà còn phải nghĩ tới Franklin,
Hamilton, Washington??? (7)
Khi nói về người thắng cuộc, không chỉ nói tới người thắng cuộc
mà còn nói tới người thua cuộc.
và sự giác ngộ.
Khi nói sửa Hiến pháp, không chỉ nói về việc sửa Hiến Pháp
mà phải nghĩ đến sửa làm gì
và loại nhân dân nào được góp ý!?
Khi nói về người cộng sản, không chỉ nói về người cộng sản
mà còn phải nhớ tới chú Cuội
bên gốc đa già.
Và cuối cùng khi nói về Tự do, không chỉ nói về tự do
mà nói về cái chân lý,
giữa hai cái chân thật.
Houston 01/04/2013
Oanh Yến Thị Phạm
1- Lời cụ Tổng Trọng khi nói về biển Đông
2- Lời Đại tá Trần Đăng Thanh
3- Lời Tướng Nuyễn Chí Vịnh “Biểu tình chống Trung quốc gây bất ổn” (anhbasam 1/1/2013)
4- Cũng lời cha Tướng này “Không quên quyền lợi Quốc gia nhưng ý thức hệ CS chi phối ứng xử với TQ” (anhbasam 1/1/2013)
5- Ai cũng biết của ai.
6- Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã phát biểu trong kết luận thanh tra các VINA.
7- Hình các vị Tổng thống Mỹ trên các tờ USD.
mà còn phải nhìn mối mâu thuẫn
nhưng thống nhất biện chứng!? (1)
Khi nói về Trung Quốc, không chỉ nói về quân xâm lược Hán, Minh, Nguyên,bành trướng Bắc Kinh.
mà còn phải không được
“vong ân bội nghĩa”!? (2)
Khi nói về biểu tình chống Trung Quốc, không chỉ nói là “tụ tập đông người”
mà còn là gây bất ổn,
là chuyện “không nên”!? (3)
Khi nói về lợi ích quốc gia, không chỉ nói tới chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ
mà phải ứng xử với Trung Quốc,
theo ý thức hệ Cộng sản!?(4)
để bảo vệ sổ hưu (5).
Khi nói về cụ Tổng Trọng, không chỉ nói về Nghị quyết TW4
mà còn phải nhớ tới cụ nhóm lò
có tính nhân văn!?.
Khi nói về anh Tư Sang, không chỉ nói tới bầy sâu
mà còn phải nghĩ tới cái ghế,
sự suy vong của chế độ!?
Khi nói về anh Ba Dũng, không chỉ nói tới lời hứa chống tham nhũng
mà còn phải nhớ những khuyết điểm chính trị
và mật danh “X”!?
Khi nói về Quốc hội, không chỉ nói về Quốc hội
mà phải nhớ tiết chế lòng tham
và cùng nhau hứa không tham nhũng!?
Khi nói về các Bộ trưởng, không chỉ nói về các Bộ trưởng
mà phải nhớ để quên tài liệu,
câu trả lời ở nhà!?
Khi nói về VINASHIN, VINALINE, không chỉ nói về các tập đoàn thua lỗ
mà phải nhớ là nợ
chứ không phải là lỗ!? (6)
Khi nói về Ngân hàng, không chỉ nói về nợ xấu
mà phải nhớ còn bất động sản
thế chấp giá… trên trời.
Khi nói tới bờ – lốc, bờ leo, không chỉ nói tới bờ – leo, bờ lốc
mà phải nhớ tới uy tín của Đảng, Chính phủ
rẻ như bèo.
Khi nói về Bác Hồ, không chỉ nói về Bác Hồ
mà còn phải nghĩ tới Franklin,
Hamilton, Washington??? (7)
Khi nói về người thắng cuộc, không chỉ nói tới người thắng cuộc
mà còn nói tới người thua cuộc.
và sự giác ngộ.
Khi nói sửa Hiến pháp, không chỉ nói về việc sửa Hiến Pháp
mà phải nghĩ đến sửa làm gì
và loại nhân dân nào được góp ý!?
Khi nói về người cộng sản, không chỉ nói về người cộng sản
mà còn phải nhớ tới chú Cuội
bên gốc đa già.
Và cuối cùng khi nói về Tự do, không chỉ nói về tự do
mà nói về cái chân lý,
giữa hai cái chân thật.
Houston 01/04/2013
Oanh Yến Thị Phạm
1- Lời cụ Tổng Trọng khi nói về biển Đông
2- Lời Đại tá Trần Đăng Thanh
3- Lời Tướng Nuyễn Chí Vịnh “Biểu tình chống Trung quốc gây bất ổn” (anhbasam 1/1/2013)
4- Cũng lời cha Tướng này “Không quên quyền lợi Quốc gia nhưng ý thức hệ CS chi phối ứng xử với TQ” (anhbasam 1/1/2013)
5- Ai cũng biết của ai.
6- Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã phát biểu trong kết luận thanh tra các VINA.
7- Hình các vị Tổng thống Mỹ trên các tờ USD.
Kỳ vậy, ông thuế?
Nguoilaodong
Thứ Bảy, 05/01/2013 22:54Không khỏi ngỡ ngàng khi nghe quan chức được xem là cánh tay mặt của vị “tư lệnh” về lĩnh vực đầu tư nước nhà phát biểu rằng hiện vẫn đang ở giai đoạn loay hoay tìm cách chống chuyển giá của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Có thể không ai bất ngờ với sự thừa nhận rằng còn lúng túng trong
việc chống chuyển giá của các DN FDI của ông bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu
tư tại cuộc họp báo đầu năm 2013 về tình hình phát triển kinh tế – xã
hội, thu hút vốn FDI và phát triển DN năm 2012.
Thế nhưng, người ta phải giật mình trước phát biểu của ông cục
trưởng Cục Đầu tư nước ngoài rằng bộ này và Bộ Tài chính có trọng trách
liên quan mới chỉ “trao đổi cấp chuyên viên” để đưa ra một số đề xuất,
như: hoàn thiện khung pháp lý, tuyên truyền để các DN hạn chế chuyển
giá, xây dựng đội ngũ chuyên viên chống chuyển giá…
Chuyển giá của các DN FDI vốn là một vấn đề đau đầu từ nhiều năm nay
với các cơ quan quản lý ở nước ta. Vậy mà, tới lúc này 2 bộ Kế hoạch –
Đầu tư và Tài chính vẫn còn loay hoay tìm phương thuốc đặc trị chống
chuyển giá. Sự lúng lúng, chậm trễ này không khỏi khiến nhiều người bật
ra câu hỏi thế thì ngân sách quốc gia đã thất thu bao nhiêu trong nhiều
năm qua?
Ông bộ trưởng Bộ Tài chính từng đề nghị hoãn thực hiện lộ trình
tăng lương tối thiểu trong 5 năm vì “bí” nguồn thu. Nói cách khác, thu
ngân sách đang là một nỗi đau đầu lớn. Chính vì nhằm góp phần giải quyết
nỗi “bí” nguồn thu mà nhiều loại thuế, phí, nhất là phí, đã tăng ào ào
thời gian qua. Vừa bước sang năm mới 2013 này, hàng triệu người dân đã
phải đối mặt ngay với một loại phí mới, trong đó có phí bảo trì đường bộ
vốn gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Mỗi loại thuế, phí, dù không phải là khoản tiền lớn nhưng cứ tăng
và “đẻ” ra liên tục đã trở thành gánh nặng cho người dân, đặc biệt là
rất đông người nghèo – những người mà tiết kiệm được đồng nào quý đồng
đó. Gánh nặng thuế, phí đè nặng trong thời buổi khó khăn đã tạo ra tâm
lý không hay là bị tận thu.
Tận thu người dân, DN trong nước trong khi lại không rốt ráo trong
việc tìm cách chống chuyển giá của các DN FDI là rất không công bằng.
Thời gian qua, dư luận đã đặt rất nhiều nghi vấn về sự chuyển giá của
các DN FDI lớn như Coca – Cola, Metro, Adidas… song chưa thấy cơ quan
chức năng có biện pháp hữu hiệu để làm rõ. Tận thu “bạc cắc” của dân
trong khi có thể để “sổng” nhưng con “cá khủng” FDI khiến dư luận phải
đặt câu hỏi: “Kỳ vậy, ông thuế?”.
PHẠM DƯƠNG
Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào?
(VTC News) – Dù đã bắt đầu áp dụng được gần 1 tuần, nhưng “nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào” vẫn là những băn khoăn thắc mắc cơ bản của người dân về phí đường bộ.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ.
Để hiểu rõ hơn về quy định mới liên quan tới hàng chục triệu phương tiện này, phóng viên VTC News có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải về phí đường bộ.
- Chào ông, xin ông cho độc giả VTC News biết mức thu phí đường bộ cụ thể trên các loại phương tiện như thế nào? Người dân tới đâu để thu phí và có cần phải đi nộp phí luôn không?
Theo quy định, ôtô dưới 9 chỗ đóng 130.000 đồng/tháng; xe tải, xe chuyên dùng cao nhất là 1.040.000 đồng/tháng. Chủ xe đóng qua các lần đăng kiểm. Xe máy đóng 50.000 đồng/năm (dung tích dưới 100cm3), 100.000 – 150.000 đồng/năm (trên 100cm3). Chủ xe đóng qua UBND xã, phường, thị trấn.
Đối với ôtô, chủ xe không nên vội vã đóng phí dồn dập trong những ngày đầu năm 2013 bởi theo quy định sau ngày 30/6, nếu chủ xe ôtô không đến nộp phí thì lực lượng chức năng mới xử phạt.
Đối với môtô, theo quy định thì sẽ do phường, xã, tổ dân phố quản lý và thu. Hiện UBND các địa phương đang xây dựng mức thu, tỉ lệ để lại cho đơn vị thu phí phù hợp. Tuy nhiên, khi nộp sẽ cộng dồn phí các tháng trước đó tính từ ngày 1/1/2013.
“Đối với ôtô, chủ xe không nên vội vã đóng phí dồn dập trong những ngày đầu năm 2013…” |
- Nếu xe chưa đến hạn đăng kiểm và đóng phí bảo trì đường thì có bị phạt không? Khung hình phạt thế nào?
Về mức xử phạt: Theo quy định tại Nghị định số 71 thì: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy; các loại xe tương tự môtô không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định”.
Tuy nhiên, các chủ xe có thể yên tâm vì các loại phí nêu trong quy định trên (Nghị định 71) không bao gồm phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện.
|
Theo thống kê, có khoảng 90% lượng xăng thông thường và 35% dầu diezel được sử dụng cho giao thông đường bộ, còn lại sử dụng cho các ngành khác như máy bơm nước, thủy nông, máy cưa, máy phát điện, công nghiệp xây dựng và vận tải biển…
Nếu thu phí thông qua xăng dầu thì việc hoàn trả cho các đối tượng không sử dụng này sẽ rất phức tạp.
- Về nguyên tắc, phí đường bộ dùng để làm đường và nâng cao cơ sở hạ tầng đường sá, vậy khi tiền vẫn thu mà đường vẫn hỏng xuống cấp thì trách nhiệm thuộc về ai?
Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu với quốc lộ. Vì vậy việc thu phí bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ là cần thiết.
Theo tính toán hiện nay, kinh phí cần cho nhu cầu bảo trì quốc lộ lên tới trên 12 nghìn tỷ đồng/năm. Vì vậy, số thu như bạn tính toán hiện nay cũng chỉ giảm bớt khó khăn về vốn trong công tác bảo trì.
- Những đối tượng nào được miễn giảm phí đường bộ?
Theo thông tư 197 của Bộ Tài chính, các đối tượng được miễn nộp phí sử dụng đường bộ gồm có: xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng cho lực lượng quân đội, xe chuyên dùng của lực lượng công an; xe mô tô của lực lượng công an, quân đội, xe mô tô đối với hộ nghèo theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn hộ nghèo.
Xin cảm ơn ông!
Việc áp dụng thu phí đường bộ còn những bất cập gì?
Theo ông Nguyễn Văn
Thanh – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, việc thu phí bảo
trì đường bộ trực tiếp theo đầu phương tiện hiện vẫn thấy có một số bất
cập và Hiệp hội cũng đã gửi đề xuất liên quan tới các bất cập này lên Bộ
Tài chính.
Cụ thể, theo quy định hiện nay, thời hạn thu theo kỳ cả năm của đăng kiểm sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp khi phải nộp dồn thay vì đi lúc nào nộp tiền lúc ấy như trước kia đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn sản xuất đình trệ hiện nay.
Thứ hai, đối tượng
được miễn nộp phí bảo trì đường bộ cần được điều chỉnh đối với xe buýt
và hướng dẫn chi tiết hơn đối với các trường hợp xe tai nạn, xe bị lực
lượng công an tạm giữ…
Bên cạnh đó, việc thu phí với rơmooc và sơmi romooc như các loại phương tiện khác là chưa hợp lý cho các doanh nghiệp. |
Phở gà miễn phí ở Hà Nội
(Cảm ơn tấm lòng của chủ quán, có điều cẩn thận nha, trước cũng có mấy cháu đi làm từ thiện ở cổng bệnh viện mà.... rồi đó)VnExpress
Sáng Chủ nhật, người nghèo ở phường Khương Trung (Hà Nội) được phát phiếu ăn phở gà miễn phí. Mỗi cuối tuần, 100 suất phở được phát miễn phí đã làm ấm lòng những người lao động, hoàn cảnh khó khăn trong giá lạnh.
Lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người già… đều có thể đến ăn phở miễn phí tại đây. Ngoài bán phở vào các ngày trong tuần, chủ nhật, quán sẽ miễn phí cho người nghèo. |
100 phiếu ăn sẽ được phát cho người nghèo từ thứ 6 và thứ 7. Sáng chủ nhật, họ chỉ cần mang phiếu đến hoặc nếu chưa nhận được phiếu có thể nói với chủ quán đều nhận được tô phở gà nóng hổi. |
Anh Khánh, chủ quán phở chia sẻ, gia đình anh có truyền thống làm từ thiện. Quanh khu vực anh sống có rất nhiều cụ già nghèo và người lao động không đủ tiền ăn một bát phở. Mục đích mở quán ăn miễn phí giúp họ ấm lòng những ngày đông giá lạnh. ‘Khách không cần phải mang bất cứ giấy tờ nào chứng minh mình nghèo, chỉ cần đến chúng tôi sẽ phục vụ’, chủ quán cho hay. |
Anh Khánh cho biết thêm, quán mở từ hôm 30/12 và tới chiều cùng ngày, 100 phiếu ăn đã thu về đủ. Phần lớn khách tới ăn phở miễn phí là người giúp việc, đánh giày, các cụ già và trẻ mồ côi. Thịt gà được ông chủ này đặt mua trên phố Hàng Bè rồi dậy từ 4h sáng tự tay chế biến và nấu. |
Bà Nguyễn Thị Pho, phường Khương Trung, chống nạng đến nhận phở miễn phí. Có hai con bị động kinh, bà lão hơn 80 tuổi này hàng ngày vẫn lê đôi chân tật nguyền đi xin ăn các gia đình hàng xóm. Bà tâm sự, chẳng bao giờ có tiền để ăn một bát phở. ‘Chú cho ăn miễn phí tôi mới biết đến mùi vị phở. Tuần trước được phát phiếu, tôi đến ăn rồi và thấy rất ngon’, bà Pho nói. |
Nhân viên và chủ quán chạy ra đỡ bà lão. |
Bà xách cặp lồng và cầm theo lá phiếu được phát từ tuần trước đến nhận phở về ba mẹ con ăn chung. |
Mỗi suất mang về, nhân viên đều chuẩn bị thịt và bánh phở đầy đặn hơn. |
|
Đang vào quán mời khách đánh giày, anh Lý (Nam Định) bất ngờ nhận được phiếu ăn miễn phí. Anh chia sẻ, tiền công đánh giày kiếm được phải dành dụm gửi về quê nên chẳng khi nào dám ăn phở. ‘Tôi sẽ về nói với những người bán hàng rong ở xóm trọ đến nhận phiếu’, anh Lý vui mừng nói. |
Bát phở gà miễn phí dành cho khách. |
Chủ quán cũng tận tình phục vụ khách miễn phí. |
Trung Quốc “dụ” Philippines “khai thác chung” dầu khí tại Bãi Cỏ Rong?
(GDVN)
– Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh vừa đưa ra một đề
nghị với chính quyền nước sở tại, Bắc Kinh và Manila nên “bắt tay khai
thác” dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong (trong quần đảo Trường Sa thuộc
chủ quyền Việt Nam – PV)
Tờ Inquirer Philippines ngày 7/1 đưa tin Đại sứ Trung Quốc tại
Philippines Mã Khắc Khanh vừa đưa ra một đề nghị với chính quyền nước sở
tại, Bắc Kinh và Manila nên “bắt tay khai thác” dầu khí tại khu vực Bãi
Cỏ Rong (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) trong
khi chờ đợi một giải pháp lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển
Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tờ Inquirer, Mã Khắc Khanh
cho biết Philippines và Trung Quốc nên cho phép tập đoàn Dầu khí hải
dương Trung Quốc (CNOOC) và tập đoàn Năng lượng Philippines của 2 doanh
nhân Mahuel V.Pangilinan và Enrique Razon Jr tham gia một thỏa thuận
thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực này.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh |
Ước tính khu vực Bãi Cỏ Rong có trữ lượng khoảng 3,4 nghìn tỉ mét
khối khí và 440 triệu thùng dầu, lớn hơn trữ lượng mỏ khí Malampaya ở
vịnh Palawan.
“Tôi nghĩ tập đoàn Năng lượng Philippines đang thảo luận về một vụ
hợp tác chung với Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu tích cực. Tại sao không
để cho hai công ty thảo luận về việc hợp tác (khai thác dầu khí trên
Bãi Cỏ Rong), tôi nghĩ rằng hợp tác này sẽ là cách tốt nhất”, Đại sứ
Trung Quốc nói.
Trước đó, 3 tập đoàn dầu khí của 3 nước là CNOOC của Trung Quốc,
Petron Corp của Philippines và Petro Vietnam của Việt Nam đã tham gia
một hoạt động chung – khảo sát địa chấn biển trong vùng biển tranh chấp
giữa 3 nước.
Tuy nhiên hoạt động này đã kết thúc mà không được tiếp tục triển
khai khi nội bộ Philippines có nhiều quan điểm cho rằng hợp tác 3 bên
thăm dò địa chấn trên Biển Đông là “không hợp hiến” vì nó không phù hợp
với quy định “sở hữu nước ngoài chỉ được chiếm tối đa 40% trong các dự
án thăm dò liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của Philippines”.
Trong khi đó, Mã Khắc Khanh cho rằng, nếu Philippines bắt tay với
Trung Quốc thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ Rong (trái phép – PV) lại hoàn
toàn “hợp lệ”:
“Tôi nghĩ rằng đó là một công thức rất hợp lệ trong khi chờ giải
quyết vụ tranh chấp”, bà Đại sứ này còn nói thêm, tranh chấp chủ quyền
vốn là vấn đề rất nhạy cảm.
Pangilinan, Chủ tịch tập đoàn Philex Mining cho biết ông đồng tình
với quan điểm của Mã Khắc Khanh, nhưng nhấn mạnh rằng ông phải đối mặt
với thực tế chính trị khi xem xét hợp tác tại Bãi Cỏ Rong.
Hồng Thủy (Nguồn: Inquirer)
Các nhà máy điện của EVN lãi khủng
(lãi lớn sao vẫn tăng giá???? Câu trả lời nằm ở chỗ khác....)
Tiền Phong
TP – Hàng loạt công ty ngành điện báo cáo lợi nhuận năm 2012 tăng đột biến, từ gấp rưỡi đến gấp 3-4 lần năm trước. Còn riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), theo Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, mức lợi nhuận khoảng 3.500 – 4.000 tỷ đồng.
Lãi cao nhất tới 400%
Báo cáo tài chính quý III-2012 của các doanh nghiệp ngành điện cho thấy hầu hết các công ty thủy điện thuộc EVN hoặc do EVN nắm giữ vốn chi phối có mức lợi nhuận khủng nhờ giá bán điện tăng và nước về các hồ chứa dồi dào trong các tháng của năm.
Nhiều đơn vị thu lợi nhuận tăng gấp 3, thậm chí tới gần 400% so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu do sản lượng tăng và nhờ giá bán điện bình quân tăng.
Trong báo cáo quý mới nhất, Cty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (thuộc EVN), kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 97,7 tỷ đồng, tăng 303,5% so với cùng kỳ năm trước. Cộng với lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 59,06 tỷ đồng, tăng 7 lần so cùng kỳ năm trước.
Theo đại diện công ty, nguyên nhân lợi nhuận quý 3 tăng mạnh so với cùng kỳ là do giá điện quý 3 cao hơn so với giá điện tạm hạch toán của năm trước. Ngoài ra, sản lượng điện thương phẩm tăng 65% so với cùng kỳ cũng góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Tại Cty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, đơn vị EVN đang nắm hơn 30,5% vốn điều lệ.
Theo ông Võ Thành Trung, Giám đốc Cty, năm 2012, công ty sản xuất với tổng sản lượng điện ước đạt 850 triệu kWh, tổng doanh thu đạt 567,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt khoảng 360,4 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý 3-2012, số dư khoản nợ Cty cho EVN vay đạt 100 tỷ đồng, riêng khoản doanh thu lãi vay từ EVN lên tới 34,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Cty còn có khoản phải thu thương mại với EVN lên tới 199,36 tỷ đồng, tăng 75,11 tỷ đồng so với số dư đầu năm.
Hàng loạt Cty trong và ngoài ngành điện khác cũng báo lãi lớn trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 3. Kết quả kinh doanh quý 3 của Cty CP Thủy điện Ry Ninh II thuộc Tổng Cty Sông Đà, đạt 20,05 tỷ đồng, lãi thuần đạt 7,13 tỷ đồng, tăng 26% so với quý cùng kỳ năm 2011. Lũy kế 9 tháng, Cty lãi 8,71 tỷ đồng, tăng 45% so với 9 tháng đầu năm 2011.
Với kết quả kinh doanh khá khả quan, ông Khương Đức Dũng, Chủ tịch HĐQT Cty đã ký nghị quyết phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2013 với mục tiêu sản xuất 52 KWh, đạt tổng doanh thu 42,95 tỷ đồng.
Dự tính lợi nhuận trước thuế của đơn vị đạt 14,95 tỷ đồng, nộp ngân sách 5,97 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận khá cao như vậy, Cty đặt mục tiêu thu nhập bình quân của 84 cán bộ công nhân viên thuộc Cty trong năm nay đạt 9,5 triệu đồng/người/tháng.
Tại Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung, theo Tổng giám đốc Nguyễn Hoài Nam, doanh thu thuần trong quý đạt 16,9 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, Cty lãi trước thuế 4,6 tỷ đồng tăng 170,5% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, nhờ thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm nên lợi nhuận sau thuế của đơn vị tăng lên 5,16 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần so với quý 3 của năm trước.
“Lũy kế 9 tháng đầu năm 2012, Cty đạt hơn 93 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 36,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 49,5 tỷ đồng tăng 108,8% so với 9 tháng đầu năm ngoái”- Đại diện Cty cho biết.
Cty cổ phần Thủy điện Thác Mơ cũng thông báo lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt gấp 2 lần kế hoạch cả năm 2012 đã được đại hội cổ đông thông qua trước đó.
Lãnh đạo đơn vị cho biết, sản lượng điện quý 3 tăng 9,2% nhờ lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Mơ tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia huy động 2 tổ máy nhà máy thủy điện Thác Mơ chạy nhiều hơn, sản lượng điện sản xuất đạt 266,7 triệu kwh, tăng 9,2% so với cùng kỳ là nguyên nhân khiến doanh thu tăng 29,4%.
“Kết thúc quý 3, Cty lãi tổng cộng 40,68 tỷ đồng sau thuế, tăng 23,64% so với quý 3 của năm ngoái. Lũy kế 9 tháng trước đó, công ty lãi ròng 86,7 tỷ đồng”- Đại diện Cty cho biết.
Ông Nguyễn Kim Phúc, Giám đốc nhà máy thủy điện Trị An cũng xác nhận Cty năm vừa rồi đã phát điện vượt khá nhiều so với năm 2011. “Sản lượng bình quân theo thiết kế của nhà máy khoảng 1,7 tỷ kWh nhưng năm 2012 chúng tôi phát khoảng 2 tỷ kWh. Nhờ việc phát vượt này và là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên tập đoàn mới có lãi nhiều”- Ông cho biết.
Lãi lớn sao vẫn tăng giá?
Hiện EVN chưa công bố lợi nhuận năm 2012, tuy nhiên trong kế hoạch, dự tính năm nay tập đoàn này lãi 3.500-4.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể khoản lợi nhuận từ việc tăng giá điện 5% từ ngày 20-12-2012, vì lợi nhuận này (khoảng 4.000 tỷ đồng, sau khi đã trừ chi phí tăng thêm) được hạch toán vào năm 2013.
Một chuyên gia ngành điện khẳng định với Tiền Phong, lợi nhuận thật
sự trong năm 2012 của EVN có thể cao hơn mức dự tính của tập đoàn này do
nhiều khoản chi phí được giảm trừ, cũng như các khoản lợi nhuận khác
chưa được tính đầy đủ như: Lợi nhuận thu về từ đầu tư ngoài ngành, cổ
tức từ các nhà máy do EVN nắm quyền chi phối, góp vốn cũng như số tiền
thu được từ các khoản khác như cho thuê cột điện, thu tiền từ chuyển
giao EVN Telecom cho Viettel….
Chính vì vậy, lợi nhuận thật sự của ngành điện chỉ khi kiểm toán mới xác định được.
Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, phải xem lại việc tăng giá điện của EVN trong năm vừa rồi, bởi họ lãi lớn nhưng vẫn tăng giá tới 2 lần (10%).
“Lạm phát năm 2012 thấp (dưới 7%), tỷ giá ổn định, trong khi các nhà máy thủy điện của ngành được huy động nhiều và đang lãi lớn. Việc điều chỉnh giá điện đã quy định rõ là dựa trên các chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Vì thế phải kiểm tra lại chi phí đầu vào của EVN năm qua có tăng không?
Hơn nữa trong bối cảnh kinh tế giảm phát, sức mua cạn kiệt, hàng tồn kho cao, nhiều doanh nghiệp khó khăn thì việc tăng giá như vậy có hợp lý không? Đây là việc cần xem xét. Còn doanh nghiệp quản lý không tốt dẫn đến việc phải tăng giá điện thì chả khác gì bắt người dân, doanh nghiệp gánh “sự yếu kém” cho mình”- Ông Long nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, sau khi tăng giá thêm 5% hồi tháng 7-2012, giá điện bán lẻ lên mức 1.506 đồng/KWh (tương đương 7,2 cent/kWh) và không phải là thấp so với một số nước. Với mức giá điện tăng thêm 5% nữa thì giá điện đã tăng tương ứng gần 8 cent/kWh.
Phạm Tuyên
> EVN SPC tăng trưởng kinh doanh và đầu tư
> ‘Gánh’ nợ và lỗ: 3 tháng EVN tăng giá điện một lần?
TP – Hàng loạt công ty ngành điện báo cáo lợi nhuận năm 2012 tăng đột biến, từ gấp rưỡi đến gấp 3-4 lần năm trước. Còn riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), theo Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, mức lợi nhuận khoảng 3.500 – 4.000 tỷ đồng.
Năm 2012 EVN và nhiều DN ngành điện lãi lớn nhưng vẫn 2 lần tăng giá điện (ảnh chụp tòa tháp đôi của EVN mới khánh thành tại Hà Nội). Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Báo cáo tài chính quý III-2012 của các doanh nghiệp ngành điện cho thấy hầu hết các công ty thủy điện thuộc EVN hoặc do EVN nắm giữ vốn chi phối có mức lợi nhuận khủng nhờ giá bán điện tăng và nước về các hồ chứa dồi dào trong các tháng của năm.
Nhiều đơn vị thu lợi nhuận tăng gấp 3, thậm chí tới gần 400% so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu do sản lượng tăng và nhờ giá bán điện bình quân tăng.
Trong báo cáo quý mới nhất, Cty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (thuộc EVN), kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 97,7 tỷ đồng, tăng 303,5% so với cùng kỳ năm trước. Cộng với lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 59,06 tỷ đồng, tăng 7 lần so cùng kỳ năm trước.
Theo đại diện công ty, nguyên nhân lợi nhuận quý 3 tăng mạnh so với cùng kỳ là do giá điện quý 3 cao hơn so với giá điện tạm hạch toán của năm trước. Ngoài ra, sản lượng điện thương phẩm tăng 65% so với cùng kỳ cũng góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Tại Cty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, đơn vị EVN đang nắm hơn 30,5% vốn điều lệ.
Theo ông Võ Thành Trung, Giám đốc Cty, năm 2012, công ty sản xuất với tổng sản lượng điện ước đạt 850 triệu kWh, tổng doanh thu đạt 567,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt khoảng 360,4 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý 3-2012, số dư khoản nợ Cty cho EVN vay đạt 100 tỷ đồng, riêng khoản doanh thu lãi vay từ EVN lên tới 34,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Cty còn có khoản phải thu thương mại với EVN lên tới 199,36 tỷ đồng, tăng 75,11 tỷ đồng so với số dư đầu năm.
Hàng loạt Cty trong và ngoài ngành điện khác cũng báo lãi lớn trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 3. Kết quả kinh doanh quý 3 của Cty CP Thủy điện Ry Ninh II thuộc Tổng Cty Sông Đà, đạt 20,05 tỷ đồng, lãi thuần đạt 7,13 tỷ đồng, tăng 26% so với quý cùng kỳ năm 2011. Lũy kế 9 tháng, Cty lãi 8,71 tỷ đồng, tăng 45% so với 9 tháng đầu năm 2011.
Với kết quả kinh doanh khá khả quan, ông Khương Đức Dũng, Chủ tịch HĐQT Cty đã ký nghị quyết phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2013 với mục tiêu sản xuất 52 KWh, đạt tổng doanh thu 42,95 tỷ đồng.
Dự tính lợi nhuận trước thuế của đơn vị đạt 14,95 tỷ đồng, nộp ngân sách 5,97 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận khá cao như vậy, Cty đặt mục tiêu thu nhập bình quân của 84 cán bộ công nhân viên thuộc Cty trong năm nay đạt 9,5 triệu đồng/người/tháng.
Tại Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung, theo Tổng giám đốc Nguyễn Hoài Nam, doanh thu thuần trong quý đạt 16,9 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, Cty lãi trước thuế 4,6 tỷ đồng tăng 170,5% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, nhờ thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm nên lợi nhuận sau thuế của đơn vị tăng lên 5,16 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần so với quý 3 của năm trước.
“Lũy kế 9 tháng đầu năm 2012, Cty đạt hơn 93 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 36,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 49,5 tỷ đồng tăng 108,8% so với 9 tháng đầu năm ngoái”- Đại diện Cty cho biết.
Cty cổ phần Thủy điện Thác Mơ cũng thông báo lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt gấp 2 lần kế hoạch cả năm 2012 đã được đại hội cổ đông thông qua trước đó.
Lãnh đạo đơn vị cho biết, sản lượng điện quý 3 tăng 9,2% nhờ lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Mơ tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia huy động 2 tổ máy nhà máy thủy điện Thác Mơ chạy nhiều hơn, sản lượng điện sản xuất đạt 266,7 triệu kwh, tăng 9,2% so với cùng kỳ là nguyên nhân khiến doanh thu tăng 29,4%.
“Kết thúc quý 3, Cty lãi tổng cộng 40,68 tỷ đồng sau thuế, tăng 23,64% so với quý 3 của năm ngoái. Lũy kế 9 tháng trước đó, công ty lãi ròng 86,7 tỷ đồng”- Đại diện Cty cho biết.
Ông Nguyễn Kim Phúc, Giám đốc nhà máy thủy điện Trị An cũng xác nhận Cty năm vừa rồi đã phát điện vượt khá nhiều so với năm 2011. “Sản lượng bình quân theo thiết kế của nhà máy khoảng 1,7 tỷ kWh nhưng năm 2012 chúng tôi phát khoảng 2 tỷ kWh. Nhờ việc phát vượt này và là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên tập đoàn mới có lãi nhiều”- Ông cho biết.
Lãi lớn sao vẫn tăng giá?
Năm 2012 nhiều DN ngành điện lãi lớn nhưng EVN vẫn tăng giá điện tới 2 lần (10%). (Ảnh chụp tòa tháp đôi của EVN mới được khánh thành). Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Hiện EVN chưa công bố lợi nhuận năm 2012, tuy nhiên trong kế hoạch, dự tính năm nay tập đoàn này lãi 3.500-4.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể khoản lợi nhuận từ việc tăng giá điện 5% từ ngày 20-12-2012, vì lợi nhuận này (khoảng 4.000 tỷ đồng, sau khi đã trừ chi phí tăng thêm) được hạch toán vào năm 2013.
“Trước khi tính đến việc tăng giá điện, EVN phải tính tới việc làm
giảm bớt các chi phí không cần thiết cũng như cải tổ bộ máy quản lý yếu
kém hiện nay. Đặc biệt, phải giảm nhanh mức tổn thất điện năng, vì hết
năm 2012 tổn thất điện năng vẫn 9,8%. Đây là mức cao so với khu vực, nên
nếu EVN cứ giảm thêm được 1% tổn thất điện năng, thì đã tiết kiệm được
hàng nghìn tỷ đồng, đỡ phải tăng giá điện”.
Một lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng cho biết |
Chính vì vậy, lợi nhuận thật sự của ngành điện chỉ khi kiểm toán mới xác định được.
Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, phải xem lại việc tăng giá điện của EVN trong năm vừa rồi, bởi họ lãi lớn nhưng vẫn tăng giá tới 2 lần (10%).
“Lạm phát năm 2012 thấp (dưới 7%), tỷ giá ổn định, trong khi các nhà máy thủy điện của ngành được huy động nhiều và đang lãi lớn. Việc điều chỉnh giá điện đã quy định rõ là dựa trên các chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Vì thế phải kiểm tra lại chi phí đầu vào của EVN năm qua có tăng không?
Hơn nữa trong bối cảnh kinh tế giảm phát, sức mua cạn kiệt, hàng tồn kho cao, nhiều doanh nghiệp khó khăn thì việc tăng giá như vậy có hợp lý không? Đây là việc cần xem xét. Còn doanh nghiệp quản lý không tốt dẫn đến việc phải tăng giá điện thì chả khác gì bắt người dân, doanh nghiệp gánh “sự yếu kém” cho mình”- Ông Long nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, sau khi tăng giá thêm 5% hồi tháng 7-2012, giá điện bán lẻ lên mức 1.506 đồng/KWh (tương đương 7,2 cent/kWh) và không phải là thấp so với một số nước. Với mức giá điện tăng thêm 5% nữa thì giá điện đã tăng tương ứng gần 8 cent/kWh.
Phạm Tuyên
> EVN SPC tăng trưởng kinh doanh và đầu tư
> ‘Gánh’ nợ và lỗ: 3 tháng EVN tăng giá điện một lần?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét