- Ra khơi mùa biển động (PLTP). – Kiểm ngư Việt Nam hy sinh sẽ được công nhận liệt sĩ (DV/Infonet).
- Ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa (ANTĐ).
- Bước đi mới của Nhật Bản (ĐĐK). – Nhật tăng ngân sách quốc phòng (TT). – Tranh chấp Trung-Nhật leo thang nguy hiểm (VnMedia). – Nhật Bản tổ chức diễn tập nhảy dù đoạt đảo, răn đe đối phương (GDVN).
- TRUNG CỘNG LÀ MẪU QUỐC? CÓ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT LÃ BẤT VI (Huỳnh Ngọc Chênh). “Ngày
trước, miền Nam bị 500.000 quân Mỹ chiếm đóng, chính quyền miền Nam
cũng do họ tạo dựng nên, thế nhưng nhân dân miền Nam không hề sợ sệt Mỹ.
Ai cũng có thể công khai chửi bới ‘Đế Quốc Mỹ’, báo chí miền Nam công
khai chỉ trích Mỹ, cờ Mỹ bị đốt công khai giữa Sài Gòn, xe Mỹ bị sinh
viên học sinh ném bom xăng trên đường phố… Bây giờ Trung Cộng là cái gì
của Việt Nam? Là mẫu quốc? Là kẻ thống trị? Tại sao lại bắt cả nhân dân
rúm ró hèn nhược trước chúng? Tại sao nhà cầm quyền lại nịnh nọt bợ đỡ
chúng?”
- Chí Phèo Hay Chí Bèo? (FB William Truong/ LTDA).
- VỰC QUÀNH: “BẢO TÀNG CHIẾN TRANH”, LIỆU CÓ TRỞ THÀNH NỖI XÓT XA CỦA MỘT THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ? (Sao Hồng).
- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Phải nghe lại vụ Tiên Lãng” (TT). – Trần Trương: Phải trừng trị đích đáng bọn cường hào mới ở Tiên Lãng (Trần Nhương). “… chính
bọn cường hào ở Tiên Lãng là nằm trong bộ phận cán bộ không nhỏ, là
những bầy sâu phá hoại đất nước như TBT Đảng ta và chủ tịch nước đã nói”.
- PHÁT NGÔN SIÊU ẤN TƯỢNG DO TỐNG TRUNG (BÌNH PHƯỚC) ” DIỄN THƠ”…ĐỂ DỄ NHỚ (Phạm Viết Đào).
- Góp ý sửa Hiến pháp: Thủ tướng do dân bầu (VnEco). – Động lực từ cải cách Hiến pháp (LĐ).
- Canhco: Định mệnh lót cho ông chữ “Bá” (RFA’s blog).
- Tô Văn Trường: HỐ SÂU CŨNG TƯƠNG ỨNG VỚI ĐỈNH CAO ĐÃ DỰNG (Người Lót Gạch).
- Xưa&Nay/ VSK: 266. Không phải “bác Hồ” đặt tên cho Quảng trường Ba Đình,
mà là ông Đốc lý người Việt duy nhất, cuối cùng của Hà Nội, thuộc “chế
độ bù nhìn Trần Trọng Kim”, chấp chính chỉ trong 1 tháng.
- Tản mạn về Bên Thắng Cuộc (Nguyễn Thanh Sơn). – VỀ BỘ [CUỐN] SÁCH “GIẢI PHÓNG” CỦA HUY ĐỨC (Hồ Hải). Bộ sách tên là “Bên Thắng Cuộc”, gồm 2 cuốn: Giải phóng và Quyền bính.
- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết về chạy chức, chạy quyền… (TP). – Chỉ một người chạy chức? (NNVN). – ‘Văn hóa biếu xén’ ngày Tết không thể mất (NĐT).
- Huỳnh Văn Úc: Bóng đè (Trần Nhương).
- Nạn ăn mãi lộ: Vì là phụ nữ (NNVN).
- Bí thư xã làm đám cưới cho con trong khu di tích (TT). – Quan xã mở tiệc cưới trong khu thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực (NLĐ).
- Tìm trưởng thôn khó quá (DV).
- Thu phí bảo trì đường bộ sao cho thấu tình đạt lý (SGGP). – Thu phí rồi… bao giờ đường mới tốt? (Khampha). – Tiếp vụ kết luận thanh tra vỉa hè, lòng đường Hà Nội: Bộ GTVT bỏ mục thất thu hàng chục tỷ đồng (TP).
- Như tin chúng tôi đã đưa hôm 2-1-2013,
để “kỷ niệm” 39 năm ngày mất Hoàng Sa, tàu Trung Quốc sẽ viếng thăm Sài
Gòn trong 3 ngày kể từ ngày 7/1/2013. Độc giả L.A. vừa nhắn tin trên
FB: “Sáng nay có 3 tàu hải quân trung quốc cập cảng Sài Gòn, mà không tờ báo nào đề cập… Tôi có chụp hình bằng máy cá nhân, hơi xa nên không rõ lắm”. Nhờ bà con ở Sài Gòn xác minh thêm tin này.
Trung Quốc “dụ” Philippines “khai thác chung” dầu khí tại Bãi Cỏ Rong?- (GDVN) —-Nhật Bản ‘hòa’ với Hàn và ‘rắn’ với Trung! - Petrotimes —-Báo Đất Việt -Nhật lo Trung Quốc hóa phép nhiều loại tàu thành Hải giám —–Radar Đài Loan vươn tới Trường Sa,Nhật tăng ngân sách quốc phòng - Phunutoday.vn —-Zing -Xem bộ đội Việt Nam diễn tập quân sự lớn nhất từ 1975 tới nayTôn vinh liệt sĩ, tránh nhắc Trung Quốc? (BBC) – Có tranh cãi trên mạng quanh cách tường thuật của truyền thông Việt Nam về lễ an táng hài cốt liệt sĩ Lê Đình Chinh.
Kiểm soát quyền lực chỉ hiệu quả khi có các cơ quan độc lập
(RFA) – Tiếp xúc với cử tri Hà Nội vừa qua, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng “đã sinh ra quyền lực thì phải có các cơ
quan kiểm soát quyền lực” và thành lập thêm các ban mới nhằm thực hiện
việc này.
Biên độ đổi mới (BBC) – Ông Vương Đình Huệ sẽ làm gì ở Ban Kinh tế Trung ương?
Ôm hàng chục sổ đỏ vẫn trắng tay- TP – Báo Tiền Phong nhận được đơn kêu cứu của một số hộ dân ở Kiên Lương và TP Rạch Giá (Kiên Giang) khiếu nại việc họ mua đất hợp pháp, có sổ đỏ…
Định mệnh lót cho ông chữ “Bá” (Canhco -RFA)
Biên độ đổi mới (BBC) – Ông Vương Đình Huệ sẽ làm gì ở Ban Kinh tế Trung ương?
Báo Giáo dục Việt Nam -Ba thách thức với tân Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh —-Ông Nguyễn Bá Thanh: Đừng biến cái giản đơn thành phức tạp - Thanh Niên
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục rét đậm 1 tuần nữa - (Kienthuc.net.vn) —-Người Hà Nội chống chọi với rét buốt - Zing
Cái khó của Nguyễn Bá Thanh (VNN) -Tân
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh có nhiều lợi thế, vốn liếng
kinh nghiệm trong tay không phải ít, nhưng đồng thời cũng có cái khó của
mình. —Hơn 300 thí sinh thi trực tuyến vào Bộ Nội vụ (VNN) —-Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu tội phạm tăng (NLĐ)
Ôm hàng chục sổ đỏ vẫn trắng tay- TP – Báo Tiền Phong nhận được đơn kêu cứu của một số hộ dân ở Kiên Lương và TP Rạch Giá (Kiên Giang) khiếu nại việc họ mua đất hợp pháp, có sổ đỏ…
Định mệnh lót cho ông chữ “Bá” (Canhco -RFA)
Thử bàn về mô hình VACI cho người nông dân Việt Nam (Viettusaigon -RFA)
Bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc (Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Thời sự tuần qua: Hàng loạt đại gia bị bắt (VNN) —-Bàn luận xôn xao về ‘án tử ung thư’ (VNN) —Về quê, ra chợ đầu mối sắm tết tiết kiệm (VEF) —–Hàng ngàn trẻ chờ mổ tim (TNO) Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cao, trong khi các bệnh viện có chuyên môn chữa trị thì ít, nên hàng ngàn trẻ phải chờ mổ rất lâu.Công bố “trọng thể” quyết định xử phạt đua xe trái phép (TN) -Nhiều giải pháp mạnh, quyết liệt đang được Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) áp dụng nhằm ngăn chặn nạn đua xe trái phép xảy ra trên địa bàn. —Có thể áp dụng việc khóa bánh xe dừng đậu trái phép (TN)
Đau đớn bé trai 3 tháng tuổi tử vong sau tiêm vaccine “5 trong 1” (NLĐ) —Băn khoăn BHYT trọn gói (NLĐ)
Luật cần mềm dẻo (NLĐ) -Một số quy định trong Luật BHXH khi áp dụng vào thực tế, người lao động bị thiệt thòi
- “Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao nhất” (VnEco).
- Dự kiến “không dùng tiền ngân sách xóa nợ ngân hàng” (VnEco). – Ngành ngân hàng “vượt cạn” (ĐĐK). – Những ‘độc chiêu’ xử lý nợ xấu (CafeF).
- PVFC và Western Bank: “Ông nói có – Bà nói không” (Vietstock).
- Không để chủ thẻ ATM “nắm dao đằng lưỡi” (TT). – Trước giờ thu phí rút tiền từ ATM (TT/TP).
- 3 thách thức lớn nhất của chứng khoán năm 2013 (ĐTCK). – Hoàng Anh Gia Lai sắp huy động vốn “khủng” từ chứng khoán (DT).- Phát hành dưới mệnh giá, cửa đã mở! (ĐTCK). – Chín phiên, 14.000 tỉ đồng đổ vào chứng khoán (SGTT).
- Siết quản lý giá tính thuế (TP).
- Vinamit thắng kiện ở nước ngoài (ĐT).
- Cơ hội mới của kinh tế tư nhân (DV).
- Đánh thức du lịch nội địa (SGGP).
- Gạo miền Tây Nam bộ đi Nhật (SGTT). – Ấn Độ ‘qua mặt’ Việt Nam, Thái Lan về xuất khẩu gạo (Infonet).
- Nông dân trồng keo kêu trời! (NNVN). – Cuộc so kè ngô nội, ngoại (NNVN). – Nuôi yến – thế mạnh của Cần Giờ (SGGP).
- Thị trường quà tết: Chạy đua về giá (SGGP). – Thủ tướng yêu cầu không để sốt giá hàng Tết thiết yếu (Infonet).
- Đánh giá triển vọng kinh tế châu Á trong năm 2013 (TTXVN). – Tin vui cho các ngân hàng toàn cầu trong năm mới (Vietstock).
Tiền Phong -Các nhà máy điện của EVN lãi khủng —-Hàng Việt chiếm ưu thế dịp Tết (NLĐ) —Nợ xấu và tính minh bạch (RFA)
Hết thời buôn vàng như rau (VEF.VN)
- Thời kỳ buôn vàng như buôn rau, sắp chấm dứt. Buôn vàng sẽ ngày càng
khó nên không ít người đã rút lui sớm khỏi thị trường.
Càng làm càng lỗ! (TVN) -Bàn
về xuất khẩu lúa gạo GS Võ Tòng Xuân cho rằng vấn đề nằm ở chỗ người ta
hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ, không chịu tăng
giá gạo.
- Nhà báo Trần Đình Chính chào bán bản quyền bài thơ “Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ” để lấy tiền chữa bệnh (Quê Choa).
- Thương tiếc nhà văn Lê Quý Kỳ (Trần Nhương).
- LẠI TÁN DÓC VỀ CÀ PHÊ (Văn Công Hùng).
- Nhà văn Chinh Ba: Tiếc vì lời thề ngừng viết (SGTT).
- Phong Việt – người làm thơ tỉnh táo (SGTT). – Thơ Mai Văn Phấn được dịch sang tiếng Anh (TTVH).
- Kịch Tuổi trẻ tung chiêu hút khách (TP). – Hà Nội có CLB khán giả sân khấu (TTVH).
- “Chiếc khăn piêu” ẵm tiền tỉ, Lưu Thiên Hương lên tiếng (DV). – Uyên Linh khiếu nại, Tùng Dương chiến thắng (TTVH).
- Về làng Nguyễn ăn bánh cáy (ĐĐK). – Người quản rú trên phá Tam Giang (ĐĐK). – Vạch bóng thời gian tìm tiên tổ (NNVN).
- Kỳ dị với tranh ‘nổi’ trên đường phố (PetroTimes).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bài học nào từ giải quyết khiếu kiện tại Trường THCS – Thực hành Sư phạm Lý Tự Trọng (Kon Tum)? (GDTĐ).
- Khổ như sinh viên làm thêm dịp Tết (GiadinhNet).
- Thuyền lật giữa hồ, 2 học sinh chết đuối (VNN/SKĐS).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cứu nạn thành công tàu cá gửi tín hiệu khẩn cấp (TN). – Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cứu 2 tàu hàng trôi dạt trên biển (Infonet). – Vụ chìm tàu ở Quảng Bình: tìm thấy thi thể thứ hai (TT). – Cứu tàu cá và bảy ngư dân sắp chìm trên biển (TP). – Phát hiện thi thể một ngư dân trong vụ 14 người chìm cùng tàu cá (DT).
- Hàng nghìn hộp gia vị thực phẩm lậu bị bắt giữ (NNVN). – Rượu vang, nước ngọt làm từ… nước giếng khoan (Petrotimes). – Ngăn chặn thực phẩm bẩn tràn vào nội địa (SGGP).
- DN giải thể, Nhà nước ứng tiền cho lao động ăn tết (Infonet). – Tết cho người nghèo: Đã có 400 tỉ đồng, 23 nghìn tấn gạo (Petrotimes). – Hơn 90.000 hộ dân Nghệ An cần cứu trợ gạo ăn tết (PLTP).
- Hiểm họa từ chơi hụi (TTVH).
- Voi rừng lại “xuống núi” phá hoại (NNVN).
Xứ Isan: Giao lộ văn hóa Việt – Miên – Lào – Thái (RFI) -Miền Đông Bắc Thái Lan, được biết đến dưới tên gọi là vùng Isan, là một trong những khu vực năng động nhất nước về văn hóa.
Pháp buộc phải khai báo các sản phẩm chứa vật liệu nanô (RFI) —-Vi khuẩn xuất hiện trên Trái đất trước cả ôxy (VNN)
Chuyên gia Pháp ‘chấm điểm’ nền Toán học Việt (VNN) —Chuyện “thâm cung bí sử” trong biên soạn SGK ngữ văn (TN)
Ngây ngất ngày đầu năm với người mẫu bikini 9x -VnMedia===>>
Thời trang mỏng và hở kiểu “Nữ hoàng nội y” - VnMedia
Sốc trẻ 10 tuổi quan hệ tình dục tự nguyện -VnMedia - Thực tế hiện nay, lứa tuổi vị thành niên có khuynh hướng bước vào cuộc sống tình dục từ khi còn quá trẻ, trước khi hoàn toàn trưởng thành về mặt tâm sinh lý. Chính điều này đã gây không ít hậu quả đau lòng….
VnExpress Hỏa hoạn trong chợ tại Trung Quốc, 6 người chết
Biến Đại sứ quán thành nơi ăn chơi trụy lạc -VnMedia - Hãng tin BBC sáng nay (6/1) đưa tin, Đại sứ Honduras ở Colombia vừa bị sa thải sau khi phụ tá thân cận của ông mở một bữa tiệc sex trụy lạc nhân dịp Giáng…
Sohanews -Quy định vòng hoa trong đám tang công chức: “Kỳ quặc, khó hiểu” —-Bật cười vì… nghị định (TN) -Hôm qua, một cán bộ cao cấp (đã nghỉ hưu) bật cười khi được đề nghị bình luận về Nghị định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ VH-TT-DL vừa họp báo công bố. Ông gọi đó là sự “quan liêu và thiển cận”. Nghị định này quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần.—-Nước ngọt = nước giếng + đường Trung Quốc - ANTĐ
SGGP Hàng trăm tàu khách xả thải xuống vịnh Nha Trang —-Hàng trăm tấn hàng trong container bị mất cắp -Lao Động —-Cảnh giác! Không cầm giúp đồ cho người lạ ở sân bay, dù chỉ chai nước - Báo Giáo dục Việt Nam —Chăm người tâm thần, nữ điều dưỡng bị đâm dã man - Zing
Ghen tuông, vợ nấu nước sôi “luộc” chồng (VNN) —-Làng đánh vợ (VNN) —Lâm tặc đốn 12 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi (TN)
Nã súng vào ô tô giữa ban ngày (TN) -Khoảng 9 giờ ngày 6.1, trên đường Hoàng Văn Thụ, P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) xảy ra vụ nã súng vào ô tô du lịch.
Ồn ào đám cưới con “quan xã” (NLĐ) -Tại Khu Di tích Vàm Nhựt Tảo – Long An, nơi thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, gia chủ đãi khoảng 70 mâm, trước đó đã tổ chức tại nhà riêng chừng 30 mâm nên khách mời xấp xỉ 1.000 người
Xe khách đoạt mạng 2 anh em ruột (NLĐ) —-Lấn container, một người bị thương nặng (NLĐ) —-Một tháng cướp 18 vụ(NLĐ) —Uống say, vác dao chém chết người đang ngủ(NLĐ) —-Đặc nhiệm hình sự bắt 2 tên cướp nhiễm HIV(NLĐ) —-Bắt xe khách chở cầy vòi đốm và rắn rồng(NLĐ)
Xem cảnh mật phục bắt buôn lậu giữa đêm (VNN) -Hình
ảnh PV VietNamNet ghi lại cảnh bộ đội biên phòng mật phục giữa đêm tối
bắt tội phạm buôn lậu đang gia tăng vào dịp Tết. —-Bắt vụ vận chuyển 16,5 kg sừng tê giác (TN) —-Tập kết hàng giả để “bung” trong dịp tết (TN)
Thịt bẩn tràn vùng biên (NLĐ) -Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo, cá tầm, gà cay, khô “hổ”, bim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa tiêu thụ
Thịt bẩn tràn vùng biên (NLĐ) -Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo, cá tầm, gà cay, khô “hổ”, bim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa tiêu thụ
Nã súng vào ô tô giữa ban ngày (TN) -Khoảng 9 giờ ngày 6.1, trên đường Hoàng Văn Thụ, P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) xảy ra vụ nã súng vào ô tô du lịch.
Ồn ào đám cưới con “quan xã” (NLĐ) -Tại Khu Di tích Vàm Nhựt Tảo – Long An, nơi thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, gia chủ đãi khoảng 70 mâm, trước đó đã tổ chức tại nhà riêng chừng 30 mâm nên khách mời xấp xỉ 1.000 người
Xe khách đoạt mạng 2 anh em ruột (NLĐ) —-Lấn container, một người bị thương nặng (NLĐ) —-Một tháng cướp 18 vụ(NLĐ) —Uống say, vác dao chém chết người đang ngủ(NLĐ) —-Đặc nhiệm hình sự bắt 2 tên cướp nhiễm HIV(NLĐ) —-Bắt xe khách chở cầy vòi đốm và rắn rồng(NLĐ)
- Phe đối lập Syria không chấp nhận hòa giải (VOV). – Mỹ bác kế hoạch hòa bình của Tổng thống Syria (VOV). – Tổng thống Assad tuyên bố chiến đấu đến cùng (VnMedia). – AL sẽ họp ở Cairo bàn về vấn đề người tị nạn Syria (TTXVN). – Syria triển khai tên lửa tiêu diệt Patriot Mỹ trong nháy mắt (Infonet). – Tổng thống Syria đề xuất lối thoát, nhưng từ chối ra đi (LĐ). – Phe đối lập bác đề xuất của chính quyền Assad (TT).
- Ông Abbas ra sắc lệnh sử dụng tên Nhà nước Palestine (TTXVN). – Chính quyền Palestine đổi tên thành ‘Nhà nước Palestine’ (Tin tức).
- Một thế giới A Rập đang vỡ vụn (SGTT).
- Đằng sau vụ hiếp dâm tàn bạo ở Ấn Độ (VNE).
- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trở lại làm việc (TN). – Mỹ sắp có Bộ trưởng Quốc phòng mới (TP). – Ông Hagel sẽ được đề cử Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (TTXVN).
- Argentina ra thông cáo phản đối Anh đe dọa quân sự (TTXVN). – Anh sẵn sàng giao chiến để giữ quần đảo tranh chấp (LĐ).
Tổng thống Syria al-Assad đề nghị đối thoại (VOA) —-Syria: TT Assad kêu gọi đối thoại chấm dứt xung đột (RFA) —Phe đối lập ở Syria bác kế hoạch hòa giải của TT Assad - Kienthuc.net.vn —-Syria : « Sáng kiến hòa bình » của tổng thống Al-Assad bị bác bỏ (RFI) —Tổng thống Assad từ chối ra đi (BBC)Nổ súng giữa binh sĩ Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir(RFA) —Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan bắn nhau ở Kashmir (VOA) —Chạm súng Ấn Độ – Pakistan tại Kashmir (RFI) —Ấn Độ và Pakistan đụng độ ở Kashmir (BBC)
Ngân sách quốc phòng Nhật tăng 11%(RFA) —–Đa số thị trưởng Nhật đồng ý tái khởi động các máy hạt nhân (RFI) —Miến Điện : Hướng phản công đầu tiên của Nhật để chống áp lực từ Trung Quốc (RFI)
TNS Cộng Hòa Chuck Hagel có thể được đề cử làm BT Quốc Phòng(RFA) —Các nhà lập pháp Mỹ lại tranh luận về vấn đề nợ (VOA) —Cựu Thống đốc Bill Richardson đi Bắc Hàn làm công tác nhân đạo(RFA) —Nhà ngoại giao Canada che chở người Mỹ vụ khủng hoảng con tin Iran từ trần (VOA) —-Mỹ: Bốn người chết trong vụ bắt con tin tại Colorado (RFI)
Tin tặc Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (RFI)
Hồ sơ Kachin: Aung San Suu Kyi chỉ can thiệp nếu chính quyền yêu cầu (RFI) —Hàn Quốc : Những thử thách đối với nữ tổng thống tân cử (RFI) —-TT Ai Cập tăng ảnh hưởng của nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong Nội các(VOA)
Cha của nạn nhân vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ muốn công khai tên con gái(VOA) —Các nhà lập pháp Iran yêu cầu điều tra cái chết của 1 blogger(VOA) —Tổng thống Karzai đi Mỹ để bàn về tương lai Afghanistan(VOA)
Thổ Nhĩ Kỳ chặn giữ máy bay chở một tấn rưỡi vàng (RFI) —Đích thân Putin trao hộ chiếu Nga cho tài tử Pháp Gérard Depardieu (RFI)
Venezuela: H.Chavez khó có thể tuyên thệ nhậm chức tổng thống đúng ngày (RFI) —Lương quan chức hàng đầu của Mỹ (VEF)
Sao vợ chồng Clinton được người Mỹ yêu mến? (VNN)
PHÁT NGÔN SIÊU ẤN TƯỢNG DO TỐNG TRUNG ( BÌNH PHƯỚC) " DIỄN THƠ"...ĐỂ DỄ NHỚ
Mấy lời phi lộ:
Báo Tiền Phong (1/1/2013) vừa có bài
"10 phát ngôn siêu ấn tượng của quan chức Việt Nam", Tống Trung ở Đồng Xoài Bình Phước chép ra đây
để mọi người đọc cho vui. Nếu bạn nào muốn kiểm chứng thì tìm Tiền Phong đọc
nhé!
Mười phát ngôn ấn tượng
Mười phát ngôn ấn tượng
Tiền Phong vừa đưa lên
Tống Trung ở Bình Phước
Chép ra mọi người xem.
(Xin mở ngoặc nói thêm
Đọc vui, đừng cười Tống...)
1. Có thể viết thành sách
Vụ anh em lão Vươn
Công an và Quân đội
Tác chiến tuyệt vời luôn...
(Quân với dân như thế
Kể ra cũng đáng buồn)
2. Có nói là Nhà báo
Khi bị đánh hay không
Không có băng gốc đó
Khiếu kiện à, đừng mong...
(Đúng là vua bao biện
Nhân quyền gì thưa ông)
3. Tôi đã có bảo bối
Bảo vệ bản thân mình
Luật Doanh nghiệp, tôi soạn
Dư luận là cái đinh...
(Phát ngôn - Nguyên Bộ
trưởng
Nghe - đến già còn kinh)
4. Giờ làm ông chủ lớn
Lại chịu nhiều nắng mưa
Làm ăn nhỏ, ít nợ
Ước trở lại ngày xưa...
(Đúng! Thanh bần thường
lạc...
Các cụ dạy không thừa)
5. Kiềm chế được lạm phát
Vẫn tăng trưởng rất nhanh
Làm tốt một cái đó
Cho nửa giải (Nô ben) nghe
anh...
(Nợ xấu thành nợ lành
Có thể cho cả giải)
|
6. Bệnh nhân nằm điều trị
Bác sỹ nào lôi thôi
Đưa phong bì, chụp ảnh
Gửi hình ấy cho tôi!...
(Hoàng Khương báo Tuổi Trẻ
Học được không tù ngồi)
7. Từ nay quyết không tiếp
Các đoàn đến huyện tôi
Thủy điện hay thủy hại
Biết hỏi ai, hỡi trời...
(Bắc Trà Mi chấn động
Cả đất trời, lòng người)
8. Đặc xá vì quá tải
Trại giam chật quá rồi
Cải tạo ư - Đừng hão
Nhờn luật rồi ông ơi!
(Phạm tội - bắt rồi thả
Có việc làm, việc chơi)
9. Chạy công chức trăm
triệu
Điều tra ra: Có rồi
Hai cán bộ Giáo dục
"Dính chưởng" vừa
đó thôi...
(Mất trăm triệu, được việc
Lấy lại vốn mấy hồi)
10. Phải có sổ Hộ khẩu
Khi đi xe tên con
Nếu mượn xe bè bạn
Chắc là rắc rối hơn...
(Lỗ ai người nấy ở
Đúng là bố con lươn...)
|
VỀ BỘ SÁCH "GIẢI PHÓNG" CỦA HUY ĐỨC
Bình luận một cuốn sách chủ yếu là bình luận chủ đề tư tưởng của sách. Không nên bình luận tiểu tiết của sách viết gì sẽ làm loãng bình luận, mà không có trọng tâm? Cho nên có 2 loại người đọc sách:
1. Loại đọc để tìm chủ đề tư tưởng của tác giả muốn nói gì? Loại này hiếm người, và loại đọc sách khách quan.
2. Loại đọc để đi tìm bóng dáng mình trong sách. Loại này nhiều vô thiên lũng, và là loại đọc theo cảm tính.
Về bộ sách "Giải phóng" của Huy Đức, có nhiều người bình luận và đánh giá khắc khe, theo tớ thì cũng không nên cực đoan quá, Osin HuyDuc đã công khổ góp nhặt thông tin có chứng cứ và ngồi viết như vậy là đáng khích lệ lắm rồi.
Vấn đề chuyển tải thông tin cho các thế hệ mai sau về cuộc chiến tranh Việt Nam đúng với nó có là điểm cực kỳ quan trọng hơn tất cả. Vì theo như Joseph Goebbel thì "Chân lý là hàng ngàn lần nói láo". Nếu không có những bộ sách có tính ký sự về lịch sử như thế này thì e rằng thế hệ mai hậu sẽ chỉ biết những gì sử công viết cho chế độ đã thắng.
Dĩ nhiên trong khi viết ai cũng có cảm tính trong đó do quan hệ với nhau thân thiết. Nên nhớ rằng, ở đời không có gì là hoàn hảo cả. Nếu mọi cái đều hoàn hảo thì cuộc đời không còn là Đời mà là Đạo!
Song chủ đề tư tưởng của sách là đúng khi mở đầu bằng 2 câu thơ của Nguyễn Duy là tớ thấy chấp nhận tốt cho bộ sách này. Tớ ủng hộ hoàn toàn 2 tay 2 chưn . Hai câu thơ đó là:
"Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
Bên nào thắng thì nhân dân đều bại" - Nguyễn Duy.
Định mệnh lót cho ông chữ "Bá"
Mon, 01/07/2013 - 00:40 — canhco
Vài
ngày nay khi có tin ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ giữ hai chức
vụ quan trọng của Trung ương vừa mới "tái sinh": Ban Nội chính và Ban
Kinh tế Trung ương, các trang báo chính thống rộ lên các bài viết phấn
khởi nhưng chỉ dành cho một trong hai nhân vật này là Nguyễn Bá Thanh
còn ông Huệ không ai nhắc tới.
Người
ta còn nhớ, khi ông Vương Đình Huệ lên tiếng về giá xăng dầu và khẳng
định rằng sẽ không thể vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối mà phải
vì hơn 80 triệu dân”. Thậm chí, ông Huệ khẳng định như đinh đóng cột sẽ
“chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định giảm giá xăng dầu”.
Những
hân hoan sau lời tuyên bố có tính cách "hùng hồn" khó thấy trong thời
buổi "chung một tư cách" của các bộ trưởng không sống sót lâu quá ba
tháng. Ông Huệ trượt dài dưới cái nhìn của báo chí khi giá xăng vẫn ung
dung đi lên còn ông thì ung dung hỏi tờ Sài Gòn Tiếp Thị: Báo kinh tế
tại sao lại viết về chính trị?
Những
tiếng thở dài lượt thượt cũng không lâu tắt ngấm. Ông Huệ tiếp tục làm
Bộ trưởng Tài chánh và không thèm tuyên bố một lời nào nữa. Ông cảm thấy
làm dư luận chú ý đã đủ và bây giờ là lúc ông thu hoạch những gì mà ông
bỏ ra trong nhiều năm để leo lên chức vụ này.
Ông Huệ
biết rất rõ Trưởng ban Kinh tế Trung ương không phải là cây đũa thần có
thể giúp ông hô biến cho tình hình khủng hoảng nợ xấu, lạm phát cùng
hằng trăm vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay. Đối với ông Huệ, chức vụ mới sẽ
là bậc thang đưa ông lên chức Phó Thủ tướng và vì vậy cứ làm những việc
cầm chừng, không phạm sai lầm và nhất là... không tuyên bố linh tinh là
cách mà ông sẽ chọn.
Vậy thì báo chí không kỳ vọng một chút gì vào ông là điều hợp lý. Còn ông Nguyễn Bá Thanh thì sao?
Những
ai tới Đà Nẵng cách đây 10 năm và quay trở lại với thời gian hiện tại sẽ
thấy rằng một sự thay đổi khó tin đối với một thành phố miền Trung có
quá nhiều khó khăn vì các tỉnh vây chung quanh nó, sự nghèo đói kinh
niên đã trì kéo mọi nỗ lực phát triển.
Người
đứng ra chỉ đạo các cải tổ và phát triển cần thiết cho Đà Nẵng là ông
Nguyễn Bá Thanh. Trong vai trò vừa là Chủ tịch vừa là Bí thư ông Thanh
không khác gì một lãnh chúa miền Trung. Ông đưa ra quyết định nào thì
theo dõi nó có được thực hiện đầy đủ hay không. Ông nói chuyện với thuộc
hạ vừa như anh em bạn bè trong các buổi nhậu thân tình, vừa sẵn sàng
đập bàn vỗ mặt nếu anh nào theo quán tính của một cán bộ cộng sản "cứ
làm sai rồi sửa". Ông Thanh cho cả nước thấy Đà Nẵng có thể làm bất cứ
điều gì miễn là phát triển và ổn định.
Phát triển thì khó ai từ chối thành quả của ông còn ổn định thì còn phải xem lại.
Ông Nguyễn Bá Thanh trong cương vị chủ
tịch Hội Ðồng Nhân Dân và bí thư Thành ủy Ðà Nẵng đã khiến Tổng Lãnh sự
Mỹ tại Việt Nam hoảng hồn khi liệt kê các chi tiết mà ông đã đối xử với
địch thủ là Thiếu tướng Trần Văn Thanh, trong vai trò Chánh thanh tra
Bộ Công an được cử về điều tra vụ ông Bí thư ăn hối lộ 200 ngàn đô la.
Ông tướng này chẳng những không làm gì được lãnh chúa Đà Nẵng mà trái
lại còn bị chơi ra trò khi đang nằm hôn mê bất tỉnh trên giường bệnh
viện vẫn bị đẩy ra trước vành móng ngựa.
Chiêu
này của ông Nguyễn Bá Thanh cho thấy tính chất gian hùng của một thủ
lĩnh chính trị của ông có thừa đối với ai dám chống lại ông.
Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ôngThanh sẵn sàng áp dụng.
Người
dân Cẩm Lệ ở cửa ngõ tây nam thành phố Đà Nẵng còn nhớ như in cái chết
tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu chống lại chính
quyền phường Hòa Xuân giải tỏa trắng 430 ha để thực hiện dự án khu du
lịch sinh thái Hòa Xuân. Nằm trong địa bàn phường, thôn Cồn Dầu với diện
tích 100 ha cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục vụ dự án.
Anh Năm
bị công an trả về gia đình sau khi lấy khẩu cung và hai ngày sau thì
qua đời trong tình trạng không thể nào thương tâm hơn.
Trong
dự án thu hồi đất để giao cho tập đoàn Sun Group xây dựng khu sinh thái
đã gây tranh cãi mạnh mẽ với người dân Hòa Xuân này chính ông Nguyễn Bá
Thanh trong một cuộc họp với dân xác định rằng không chấp nhận những yêu
cầu không thể đáp ứng. Ngay trong phiên họp ngày 5/11/2009 ông Thanh đã
không giấu diếm sự răn đe của một lãnh chúa: “nếu hộ dân nào không đồng
ý với việc kiểm định thì chính quyền sẽ tiến hành kiểm tra hành chính
về nhà cửa đất đai.”
Ông
Nguyễn Bá Thanh đã nổi lên như một nhà cai trị thép. Người dân Đà Nẵng
nếu ai không bị mất đất, không bị công an tới tận nhà bắt phải ký tên
giao đất như dân Cồn Dầu sẽ nhìn ông như một nhà cải cách mang lại cho
Đà Nẵng nét đẹp đẽ hoành tráng. Ngược lại đối với người dân Cồn Dầu thì
ông Thanh vĩnh viễn là một ác bá không hơn không kém.
Đối với
Trung ương, nếu thỏa hiệp với ông Nguyễn Bá Thanh sẽ có hai cái lợi,
thứ nhất ông Thanh không ngại tiêu diệt đối thủ chính trị như đã từng
làm đối với tướng Trần Văn Thanh. Thứ hai ông Nguyễn Bá Thanh dù sao
cũng là gương mặt ít lem luốc nhất nếu so với toàn bộ Ban Bí thư từ ông
Dũng tới ông Sang, ông Trọng cho nên mang ông Bá Thanh vào ngồi ở cái
ghế "lửa" này là phù hợp với tình hình hiện nay. Vừa gây niềm phấn khích
giả tạo cho báo chí, người dân vừa tạo hình ảnh "nhiều chiều" của nội
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trước dư luận trong và ngoài nước.
Nếu ai là người lo ngại ông Bá Thanh nhất có lẽ là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Qua bài
phát biểu của ông Vịnh trên Tuổi Trẻ vừa qua, ai cũng thấy rõ vai trò
và bộ mặt thật của ông này trong ván bài Trung Quốc. Ông Vịnh và một số
rất lớn trong bộ máy thượng tầng đã âm thầm tán trợ chính sách đi đêm
với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và không ai ngây thơ tin rằng hai
Đảng bắt tay nhau giải quyết vấn đề này trên tinh thần Cộng sản.
Ông Nguyễn Bá Thanh có lẽ sẽ rất cô đơn trong Bộ chính trị nếu ông không thay đổi chính kiến của mình về vấn đề Trung Quốc.
Cách
đây vài năm, một audio clip cho thấy chính ông Thanh là người ra lệnh
cho gần 400 tàu cá của ngư dân ra khơi bao vây tàu cá Trung Quốc xâm
phạm lãnh hải Việt Nam. Vụ bao vây bất ngờ này làm cho Bộ chính trị mất
ngủ và không một thông tin chính thức nào được công khai trên báo chí.
Sau
biến cố này, ông Thanh được nhìn với đôi mắt khác: Sẵn sàng chống Trung
Quốc kể cả bằng những phương tiện thô sơ nhất. Hình thức mà ông Thanh
dùng chỉ có thể xem là phản ứng xốc nổi nhưng nếu xét cho kỹ thì chính
nó làm cho Trung Quốc khó đối phó nhất. Không lẽ đem tàu chiến ra tiêu
diệt hàng trăm tàu cá của thường dân khi họ không có tấc sắt trong tay
và trong chính phạm vi chủ quyền của Việt Nam?
Nếu ông
Nguyễn Bá Thanh vẫn giữ bản tính quyết đoán và không sợ hãi, khi ra Hà
Nội ông sẽ gặp phản ứng mạnh nhưng âm thầm từ thế lực đang khuynh loát
hệ thống chính trị Việt Nam, nói trắng ra là Trung Quốc và các nhóm lợi
ích dựa vào Trung Quốc.
Các
nhóm lợi ích này không những nằm trong khu vực kinh tế mà chính trị mới
là chỗ quan trọng nó tìm chỗ dựa vào. Nguyễn Chí Vịnh là một điển hình
cho nhóm này khi công khai bênh Trung Quốc, hạ bệ Mỹ và những người biểu
tình chống Trung Quốc.
Ông
Thanh có làm được gì hay không là một chuyện rất khó đoán. Dĩ nhiên thế
lực ủng hộ ông trong Bộ Chính Trị đã có nước cờ để đi nhằm cân bằng
quyền lực. Ít ra nước cờ này có thề giải thích vai trò ông Thanh là làm
cho dân chúng tin rằng nếu ông Thanh ngồi vào ghế trưởng ban Nội chính
thì cơ may chống tham nhũng sẽ tiến triển tốt hơn.
Cái cơ may ấy nếu tỉnh táo mà nói sẽ không có lý do gì để tồn tại.
Thứ nhất một người từng có tì vết tham nhũng sẽ không bao giờ chống được tham nhũng.
Thứ hai
một người từng nổi tiếng ngang trái trong cách giải quyết oan sai tại
Cồn Dầu không hy vọng gì có thể đặt quyền lợi người dân lên trên quyền
lợi của Đảng vì số tiền các tập đoàn đóng góp vào ngân sách sẽ là liều
thuốc giữ cho Đảng sống còn trong khi người dân kiệt sức vì cái chủ
trương nguy hiểm ấy.
Thứ ba,
ông Thanh có tiếp tục chống Trung Quốc như đã từng làm tại Đà Nẵng hay
không tùy vào vây cánh mà ông đang có và sẽ tạo thêm trong những ngày
sắp tới. Thế nhưng rất không may cho ông, hầu hết những người sẵn sàng
ngồi chung thuyền với ông lại rất ưa sự hào phóng của Trung Quốc và
không coi sinh mệnh đất nước là quan trọng hơn sinh mệnh của Đảng, của
gia đình.
Ông
Nguyễn Bá Thanh tại Đà Nẵng sẽ rất khác với Ông Nguyễn Bá Thanh tại Bộ
chính trị. Ở Đà Nẵng ông là vua, ở Hà Nội ông chỉ là một viên tướng.
Ở Đà Nẵng ông có thể gõ đầu các giám đốc sở nhưng ở Hà Nội không có ai để ông bị ông gõ đầu.
Ở Đà
Nẵng ông muốn làm gì cũng được kể cả tầy chay ngân hàng, kêu gọi người
dân chống không cho hoạt động, nhưng ở Hà Nội không ai cho phép ông mở
một cuộc họp chỉ mặt vào Ngân hàng Nhà nước mà ra lệnh này lệnh nọ.
Ở Đà
Nẵng ông quyết định quyền lợi cho chính ông và thuộc hạ. Ở Hà Nội người
khác quyết định thay ông và có thể ông sẽ trở thành thuộc hạ, một thuộc
hạ có máu mặt thế thôi.
Cuối
cùng của entry này tôi chia sẻ niềm vui với tất cả các trang blog có cảm
tình và hy vọng rất nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi đồng cảm và thao
thức cùng các bạn về một hy vọng mơ hồ của mọi người nhưng bấm bụng
không nói ra những khiếm khuyết quan trọng của ông Thanh chỉ vì không
muốn thanh kem ngắn ngủn của niềm hy vọng tan chảy quá nhanh trong bầu
không khí chính trị hiện nay.
Nhưng ngồi mút hoài thanh kem ấy trong tâm cảm tự đánh lừa mình là một sự cay đắng. Phải không bạn bè của tôi?
TRUNG CỘNG LÀ MẪU QUỐC?
.
CÓ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT LÃ BẤT VI
Đường về tổ quốc - Biếm hoạ Babui (Danlambao) |
Có quá nhiều sự việc phát sinh trong thời gian qua không khỏi không làm ta suy nghĩ về cái gì đó khó hiểu đang xảy ra.
Bia kỷ niệm của sư đoàn 337 chiến đấu chống "quân Trung Quốc xâm lược" bị đục bỏ đi chữ "Trung Quốc xâm lược"
Bổ sung: Bia trên mới đây được xây dựng lại
mới nhưng lại không dám ghi quân xâm lược là ai và ở biên giới
nào.(http://www.baomoi.com/Khanh-thanh-bia-chien-thang-mat-tran-bien-gioi-phia-Bac/121/8976364.epi)
Bia ghi công Nguyễn Huệ đánh tan "giặc Tàu" bị đục bỏ để thay bằng một tấm bia vô thưởng vô phạt khác.
Bia mộ của anh hùng liệt sỹ Trần
Văn Phương hy sinh trong trận chống quân Trung Cộng xâm chiếm Gạc Ma năm
1988 bị đục bỏ đi chữ "anh hùng"
Cờ sáu sao bổng dưng
xuất hiện trên truyền hình quốc gia VTV khi đài nầy đưa tin về chuyến
viếng thăm của ông Trọng đến Trung Cộng.
Cờ sáu sao lại oai vệ xuất hiện một lần nữa tại phủ chủ tịch khi đón quốc khách Tập Cận Bình qua thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thực hiện cầu truyền hình "Láng giềng
gần" giữa đài truyền hình địa phương của tỉnh Quảng Tây tự trị với đài
truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam VTV.
Hà Nội Việt Nam- Nam Ninh Quảng Tây láng giềng hảo hảo |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính
thức đón tiếp tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam và sau đó ký 7 thỏa thuận hợp tác
giữa tỉnh Vân Nam với nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Lý Kỷ Hằng. (Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN) |
Trấn áp tàn bạo những người biểu tình
chống Trung Cộng xâm lược Biển Đông. Đến nay còn giam giữ không lý do và
chưa đưa ra xét xử những người từng tham gia biểu tình chống Trung Cộng
như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Anh Ba Sài Gòn, Bùi Hằng...
Cấm đoán hoặc gây khó dễ hầu hết các
buổi hội thảo hoặc chiếu phim do nhân dân tổ chức liên quan đến chủ
quyền Hoàng Sa- Trường Sa. Cuốn phim " Hoàng Sa VN- Nỗi đau mất mát" của
ông Hồ Cương Quyết hoàn toàn bị cấm chiếu ở Việt Nam.
Hồ Cương Quyết đang pv vợ một ngư dân bị mất tích trên vùng biển Hoàng Sa trong phim Hoàng Sa VN nỗi đau mất mát |
Ngăn cản các hoạt động gặp mặt, trợ
giúp các chiến sỹ hải quân sống sót sau trận xâm chiếm đảo Gạc Ma. Ngăn
cản cả những hoạt động tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong trận
chiến trên.
Thậm chí người dân ghi ký hiệu "NO U"
để phản đối yêu sách ngang ngược về đường lưỡi bò của Trung Cộng trên áo
quần hoặc vật dụng cũng bị cấm đoán hoặc gây khó dễ. Hàng chục ngàn áo
"no u" của báo SGTT làm ra bị niêm kín trong kho không cho bán ra ngoài.
Doanh nghiệp hợp đồng với báo SGTT sản xuất ra áo đó cũng bị gây khó
dễ.
Những chiếc áo thế này cũng không được bán ra, không được mặc! |
Tất cả những sự việc đó nói lên điều
gì? Ai chủ trương làm những điều nầy? Ai lén lút giật dây để tạo ra
nhiều lần "sai sót" một cách cố ý?
Ngày trước, miền Nam bị 500.000 quân Mỹ
chiếm đóng, chính quyền miền Nam cũng do họ tạo dựng nên, thế nhưng
nhân dân miền Nam không hề sợ sệt Mỹ. Ai cũng có thể công khai chửi bới
"Đế Quốc Mỹ", báo chí miền Nam công khai chỉ trích Mỹ, cờ Mỹ bị đốt công khai giữa Sài Gòn, xe Mỹ bị sinh viên học sinh ném bom xăng trên đường phố...
Bây giờ Trung Cộng là cái gì của Việt
Nam? Là mẫu quốc? Là kẻ thống trị? Tại sao lại bắt cả nhân dân rúm ró
hèn nhược trước chúng? Tại sao nhà cầm quyền lại nịnh nọt bợ đỡ chúng?
Đường đường một quốc gia độc lập mà lại tự nguyện xếp ngang hàng với
một tỉnh biên giới của chúng là cớ gì? Hào khí một thời chống Pháp, chống Mỹ mất tiêu đâu rồi?
* *
*
Trung Hoa có truyền thống cài người vào
chính quyền các nước lân bang. Ngày xưa Lã Bất Vi là thương gia nước
Triệu, thấy Tử Sở là hoàng tử nước Tần, là cán bộ có tiềm năng, đang bị
khổ sỡ làm con tin ở nước Triệu, y mang về nuôi dưỡng, gã tì thiếp đã có
thai với mình cho Tử Sở để vừa dụ dỗ vừa khống chế. Sau đó y bơm tiền
ra lobby cho Tử Sở về nước và được lên ngôi vua. Y được làm tướng quốc
nước Tần rồi điều khiển chính trường Tần theo ý mình
Nhiều doanh nhân trong nước và nhiều
Việt Kiều kể rằng bên Quảng Châu có một khu ăn chơi kiểu "nhất dạ đế
vương" với hàng trăm cô gái đẹp tuyệt trần như cung tần mỹ nữ. Các doanh
nghiệp Trung Cộng hoặc Hồng Công thường mời quan chức nước ngoài vào đó
chiêu đãi ăn chơi, rồi có kẻ bí mật ghi lại hình để khống chế và sử
dụng lâu dài. Những quan chức nầy về sau lại được TC bơm tiền vào để
lobby cho nhanh thăng quan tiến chức, giữ các vị trí trọng yếu trong
chính quyền nước mình.
Khu ăn chơi đó đã có từ 20 năm trước và
rất gần với Việt Nam. Quan chức ta có dịp qua đó ký kết làm ăn không
tránh khỏi được các doanh nhân Trung Cộng mời vào đó chiêu đãi. Không
biết cách đây 15, 20 năm có ai bị ghi hình ở đó không nhỉ? Có ai bị ghi
hình nhưng sau đó về lên chức vùn vụt không nhỉ?
Có hay không có chuyện đó thì khó mà biết được vì đó là bí mật tình báo vào tầm chiến lược của Trung Cộng.
Tuy vậy, có một điều gì đó rất khó hiểu, rất Lã Bất Vi đang xảy ra ở nước ta mà chúng ta cần phải cảnh giác.
Nhưng liệu bây giờ mới cảnh giác thì có quá trễ hay không?
263. CÁC CUỘC HÔN NHÂN CỦA THÁI TỔ LÊ LỢI
CÁC CUỘC HÔN NHÂN CỦA THÁI TỔ LÊ LỢI
TS. ĐINH CÔNG VĨHai dòng họ lớn Lê – Trịnh ở Thanh Hóa nhiều đời gắn bó với nhau, hẳn một phần cũng góp vào cái thế “Lê tồn Trịnh tại” về sau. Mở đầu ta thấy nói đến Lê Lợi, Hoàng đế khai sáng nhà Hậu Lê lặp lại cha mẹ, Lê Lợi cũng lấy người con gái họ Trịnh và cùng với đệm tên là Ngọc”. Đó là Trịnh Thị Ngọc Lữ. Nhưng lần này lặp lại ở mức cao hơn vì vừa là được sự sắp đặt của cha mẹ như cũ, lại vừa là tình yêu đôi lứa. Ngọc Lữ nhớ mãi ngày cha mình dẫn về nhà một thanh niên “dung nhan tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng mồm rộng, bước đi oai vệ như rồng như hổ” đã bắn chết con hổ xám cứu ông trong một buổi đi săn. Điều đáng mừng nhất là thanh niên đó lại là người mà ông đã cùng Lê Khoáng sắp xếp cho đính ước với Ngọc Lữ từ trước.
Bẵng đi mấy năm, chàng bận đi tập hợp bè bạn, nghiên cứu binh pháp rồi lạc vào khoảng rừng họ Trịnh đi săn mà gặp lại. Tuy là đính ước nhưng theo tục cha mẹ đặt ngoài ý con ngày xưa nên giờ đây là người thân mà vẫn ban đầu gặp gỡ cũng không lạ. Ban đầu bốn mắt đăm đắm nhìn nhau mà hai lòng đều mừng thầm: trời xanh thật khéo run rủi, các bậc cha mẹ thật có con mắt tinh đời… Lê Lợi không cần bàn, sử sách đã ca ngợi nhiều. Còn Ngọc Lữ thật xứng đáng với tên đệm “Ngọc”, một viên ngọc rực rỡ không cần trang điểm vẫn nổi bật lên từ nơi đồng nội núi rừng xanh tươi của trang Bái Đê, huyện Lôi Dương, Thanh Hóa. Cho nên, dù gái hơn trai ba tuổi mà gái vẫn làm cho trái tim người anh hùng thật sự rung động. Sau đó là đám cưới của hai người “phỉ người sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng” vào năm 1401, lúc Ngọc Lữ 19 tuổi, sinh ra một trai: Lê Tư Tề và một gái là Lê Tần Tố Nữ, hiệu Đào Nữ theo truyền thuyết dân gian.
Truyền thuyết dân gian cho rằng: Trời đã mượn tay người vợ tấm cám ấy để trao thiên mệnh cứu nước cứu dân lên ngôi Hoàng đế cho Lê Lợi. Bởi chỉ có tấm thân ngọc nữ giáng trần cao quí đặc biệt đó mới xứng đáng làm môi giới giữa thiên đình với người anh hùng có chân mệnh thiên tử. Cụ thể là: Người phường chài ở sách Mục Sơn bắt được lưỡi kiếm báu có khắc dòng chữ triện dâng Lê Lợi, nhưng chuôi thì chính Ngọc Lữ với cặp mắt tinh anh đã phát hiện từ gốc đa có ánh sáng. Bà thấy rõ chuôi kiếm khắc hình rồng hổ với hai chữ “Thanh Thủy” hợp với biệt hiệu của mình là “Thanh Giang”. Ngọc Lữ còn bắt được quả ấn báu khi ra vườn với bốn chữ “Thuận Thiên Lê Lợi”. Bằng đầu óc thông tuệ bà đã góp phần cùng Lê Lợi giải thích trọn vẹn bài chú truyền ý của trời cho Lê Lợi. Sau đó là những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Trịnh Thị Ngọc Lữ là trợ thủ đắc lực nhất của Lê Lợi trong việc tích trữ lương thảo, vá may quân phục, động viên tướng sĩ. Khi khởi nghĩa, bà giữ trọng trách hậu cần, tổ chức đời sống bảo vệ hoặc sơ tán gia quyến tướng sĩ. Đáng tiếc công việc chưa đi đến đâu thì Ngọc Lữ hi sinh. Theo “Lê triều thông sử” của Lê Quý Đôn cho rằng bà mất vào năm Thái Hòa (khoảng 1443 – 1453) đời Lê Nhân Tông. Điều đó không đúng. Phải chăng năm 1438 Lê Tư Tề bị em ruột là Thái Tông hoàng đế ghen tị, sợ ảnh hưởng đến ngai vàng đã dựng án để cách tuột anh xuống làm thường dân… Con còn thế, liệu mẹ có thể yên không? Thật ra, vào một đêm ngày 16 tháng 4 năm Mậu Tuất (1418), tên Việt gian là Ái, phụ đạo trại Nguyệt Ấn dẫn quân Minh tắt lẻn đánh úp vào hậu cứ quân ta, bắt được hàng loạt gia quyến tướng sĩ trong đó có Trịnh Thị Ngọc Lữ. Để chống lại âm mưu của giặc Minh định dùng mình làm vật nhằm yêu sách Lê Lợi, đưa vị thủ lĩnh Lam Sơn vào tròng và để bảo toàn danh tiết , ngày 9 tháng 5 năm ấy, Ngọc Lữ đã tuẫn tiết. Đúng như dân gian đã truyền lại lời trăng trối của bà:
“Ta là lệnh nữ
Khi ta về trời
Không hòn tên mà chẳng mũi đạn,
Không có gươm đao của quỷ dữ ở đời
Chỉ cần một chén rượu thôi
Hồn ta thoát xác về trời”…
Sau hôn nhân ở Thanh Hóa đó là hôn nhân ở Nghệ An, khi nghĩa quân Lam Sơn mở rộng họat động vào xứ Nghệ theo lời bàn của tướng Nguyễn Chích. Lê Lợi sai các tướng Đinh Lễ, Bùi Bị liên lạc với trang Phụng Công, một trang trại rộng lớn với những lực lượng chống Minh của hoàng hậu Bạch Ngọc, vợ thứ ba vua Trần Duệ Tôn (1372 – 1377) đang ẩn náu ở lưu vực sông Sâu. Để tranh thủ các lực lượng chống Minh còn sót lại từ thời hậu Trần ở Nghệ An, do sự mối lái của Bùi Bị, Lê Lợi đã cưới công chúa Huy Chân (tức Ngọc Hiền, con gái bà Bạch Ngọc) làm thứ phi. Hôn nhân ấy đã sinh ra công chúa Ngọc Châu (tức Trang Từ). Sau này Trang Từ lớn lên kết hôn với Bùi Ban, con Bùi Bị để đáp lại công lao họ Bùi đã làm ông tơ cho vua ngày trước. Nhờ có mối duyên đẹp ấy, Lê Lợi có thể lấy trang Phụng Công làm căn cứ hậu cần để sử dụng một cách an toàn kín đáo toàn bộ khu vực từ bến đò Linh Cảm ngày nay cho đến phía chùa Am, nơi giao lưu đi Lào, đi đèo Ngang, đi núi Thành, Cửa Hội, chuẩn bị nhổ thành Rum (thành Nghệ An hay Lam Thành).
Trên bờ sông Cả, ở xã Triều Khẩu, phía nam thành Rum có ngôi đền thờ thần Cá Quả nổi tiếng linh thiêng. Khúc sông ở đây gió to sóng lớn thuyền bè qua lại thường bị lật úp. Người ta đồn rằng: thuyền lật vì không giết sinh vật để cúng thần. Đúng lúc nghĩa quân đang chuẩn bị phản công khắp các mặt trận, một cánh tiến vào giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa, một cánh tiến ra bao vây thành Diễn Châu và Tây Đô, làm bàn đạp tiến ra Bắc bao vây Đông Quan thì có tin vào tháng 4 năm 1425 bọn tham tướng nhà Minh là Lý An sắp dẫn một cánh quân vào giải vây Nghệ An. Nhóm tướng sĩ do Lê Sát cầm đầu với sự bàn bạc trước của các yếu nhân Phạm Hoành, Phạm Vấn chộp lấy cơ hội ấy tâu với Lê Lợi xin hiến một phụ nữ ném xuống sông Cả làm vợ thần Cá Quả để thần phù hộ cho cuộc kháng chiến của quân ta chắc thắng. Đây là một tàn dư kiểu lễ nghi dùng vật hi sinh cho thần quyền thời cổ đại của nhiều dân tộc để củng cố lòng tin vào bộ tộc hay vua chúa, động viên tinh thần quyết chiến trong chiến tranh. Nó cũng có một tác dụng nhất định. Nhưng ở vào giai đoạn tổng phản công ấy, thế tất thắng của nghĩa quân đã thấy rất rõ, không thể đảo ngược, không cứ phải cầu thần mới thấy. Vậy tại sao lại cứ phải làm chuyện vô nhân đạo, hy sinh một người con gái? Căn nguyên là: Sau khi bà Trịnh Thị Ngọc Lữ anh dũng hi sinh, con bà là Lê Tư Tề đã lớn tuổi, tham gia khởi nghĩa, lập nhiều chiến công, có uy tín đức độ nên được phong làm Tư đồ, Hữu tướng quốc, sau lại được Lê Lợi cho làm Quốc vương tạm coi việc nước. Với uy đức, công lao của bà Ngọc Lữ và với bản thân Tư Tề như thế thì cả về lý lẫn tình việc ông được nối ngôi Lê Lợi là hoàn toàn xứng đáng. Thế nhưng chốn hậu cung của Lê Lợi lúc này lại có một thứ phi Phạm Thị Ngọc Trần là con và em Phạm Hoành, Phạm Vấn, sinh được một con trai là Lê Nguyên Long mới 3 tuổi. Nếu Nguyên Long được nối ngôi Lê Lợi hẳn rất có lợi cho địa vị của Phạm Hoành, Phạm Vấn sau này. Cho nên, hai vị Hoành – Vấn ấy đã liên hệ cùng với nhóm Lê Sát là những kẻ vốn có mâu thuẫn sẵn với Lê Tư Tề để lật đổ ông, giành ngôi cho Nguyên Long, dù phải hy sinh người con và người em thân thiết của mình là Ngọc Trần. Nghe lời tâu của nhóm Lê Sát, Lê Lợi phân vân hỏi ý kiến quần thần. Nguyễn Trãi vì lòng nhân đạo và cũng vì biết rõ mưu gian của những kẻ định lật đổ Tư Tề nên tâu với Lê Lợi rằng: “Có thể dùng vật giống cái như bò, dê, lợn làm tam sinh để tượng trưng cho lễ hiến phù cũng được”. Song bọn gian thần đông hơn át đi. Chúng tâu rằng: “Làm theo Nguyễn Trãi là nhạo báng quỷ thần”. Có kẻ còn viện lại chuyện Trần Duệ Tông khi dẹp Chiêm Thành phải hy sinh thứ phi Nguyễn Thị Bích Châu tế thần Giao Long ở cửa biển Kỳ Anh. Có biết đâu việc hy sinh của Bích Châu là cao cả cần làm, còn việc ném xuống nước một người lúc này chỉ là mưu đồ cá nhân. Lê Lợi bất đắc dĩ phải hỏi xem trong đám thị tần của mình có ai vui lòng xuống làm vợ thần Cá Quả? Ngọc Trần với sự chuẩn bị sẵn và được mớm lời từ trước, tiến tên xin hy sinh với nguyện vọng độc nhất: “Thiếp ra đi không vướng mắc gì. Chỉ mong sau này cho con thiếp được nối ngôi thiên tử”. Trong cảnh sinh ly tử biệt này với cái gọi là hy sinh vì nghĩa cả nỡ nào Lê Lợi lại không theo để truyền ngôi cho đứa bé ba tuổi không có chút công lao nào. Như thế là bọn gian thần đã khéo léo buộc Lê Lợi, vị chân chúa rất trọng danh dự vào lời nguyền trước mặt đông đảo người đến chứng kiến, trong tiếng trống lệnh trang nghiêm để hồi hòa lẫn tiếng khóc nức nở của thân nhân và tiếng sóng rít vang lên từ sông Cả như than tiếc cho số phận bi thảm của người phụ nữ đã biến thành vật hi sinh cho những mưu đồ bất chính. Thứ phi Ngọc Trần mặt nhợt nhạt, khoác áo xanh thẫm, đội mũ cánh phượng xuống nước về thủy phủ với nhiều nghi thức phức tạp. Một bà phi bạn thân của Ngọc Trần, xin thay thế bà để làm nhũ mẫu cho Nguyên Long. Về sau, nhũ mẫu được Lê Thái Tông (tức Nguyên Long) phong làm Hoàng Thái phi.
Lê Lợi có một vợ lẽ khác là bà Phạm Thị Nghiêu sau này được phong làm Huệ phi. Từ lúc mới khởi nghĩa bà đã bị nội quan nhà Minh là Mã Kỳ bắt rồi thoát về. Những sử thần phù thịnh, chép theo ý chí của vương triều cho rằng bà “không giữ trọn khí tiết, bị đảng gian lừa dối, dụ dỗ, muốn mưu đồ việc phế lập. Vua (Thái Tông) cho về Lam Kinh coi giữ Vĩnh Lăng, Phi càng oán vọng nói những lời không hay, kẻ hầu gái trong cung tố cáo. Nhà vua nổi giận, giao cho đình thần luận tội, ban được chết. Trong tình hình thâm cung bí sử phức tạp của triều hậu Lê buổi đầu thì câu chuyện này mập mờ, đáng nghi. Phải chăng bà Nghiêu thấy việc lên ngôi của Nguyên Long là bất chính, việc đối xử với Tư Tề là không công bằng hay phải chăng vì những bất bình khác mà than thở. Những người đi theo bà chính là những tay chân của phe cánh Nguyên Long theo dò xét nên có kết cục đáng tiếc ấy.
Cuối cùng, theo cuốn “Ngọc phả họ Đinh” của Đinh Công Đột (tức Lê Công Nhiếp) con trai trưởng của thái sư Lân quốc công Đinh Liệt: Lê Lợi còn có một người vợ nữa là Đinh Thị Ngọc Ban, con gái Bình Ngô khai quốc công thần Thái phó Định quốc công Đinh Bồ, cháu gọi Đinh Liệt là chú ruột thuộc dòng dưới họ Ngoại của nhà Lê. Bà Ngọc Ban là người giúp chăm lo lương thực và khâu vá quần áo cho nghĩa quân Lam Sơn suốt cả ba lần thủ hiểm ở Linh Sơn và qua đời ở Linh Sơn lần thủ hiểm cuối cùng. Bài văn tế vào ngày kỵ Đinh Thị Ngọc Ban (ngày 15 tháng 2 âm lịch) do Đinh Công Đột viết đã ca ngợi bà, tạm dịch ra Việt văn như sau: “Hạnh kiểm đoan trang, chất người tinh tuý, mặt tiên sắc nước, tuyệt vời, cùng giai nhân Tống Tử, Tề Khương tranh vẻ đẹp. Thuở sống vốn thiên tư yểu điệu, lấy Lê Hoàng nâng chăn gối buổi đầu tiên. Sau nay thành thần nữ anh linh, hưởng Đinh tộc lễ chung thường muôn thuở”.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
264. CHUYỆN TÌNH ÁI CỦA VUA LÊ THÁI TÔNG
CHUYỆN TÌNH ÁI CỦA VUA LÊ THÁI TÔNG
TS. ĐINH CÔNG VĨKhông phải khó nhọc ra sinh vào tử mở nước như tiền nhân, mới 11 tuổi Thái Tông đã dễ dàng nối ngôi Lê Lợi nên ông sớm được hưởng lạc.
Vào tuổi biết yêu ngoài công việc triều chính, ông khác nào một con bướm mẫn cán tha hồ thưởng thức hương nhụy trong vườn hoa phi tần muôn tía nghìn hồng. Trong đó nổi bật lên ba đóa hồng rực rỡ: Dương Thị Bí, Lê Thị Mai, Nguyễn Thị Anh. Họ đã làm át đi những bông hoa bình thường như Lê Thị Ngọc Dao, con gái quan Đại Tư Đồ Lê Sát (từng được phong làm Nguyên phi) và Lê Thị Lệ, con gái quan đô đốc Lê Ngân (từng được thăng tới Huệ phi)…
Thái Tông Nguyên Long đang chán những bông hoa “vị cây dây cuốn” kiểu ấy, khao khát muốn tìm thấy những bông hoa lạ tự toát ra vẻ đẹp thì hạnh phúc biết bao khi ông gặp nàng Dương Thị Bí. Thái Tông tưởng chừng như sống lại mê hồn cái thuở thần tiên Dương Quí Phi Trung Hoa mà mình đã đọc trong sách. Nàng cũng họ Dương, cũng có thân hình nở nang mạnh mẽ và còn trẻ hơn cả cái tuổi “hây hây mười chín xuân hồng” hết sức quyến rũ, lại thông thạo mọi điều kín đáo ở chốn khuê phòng, khiến ngay từ những đêm đầu tiếp xúc với nàng, Thái Tông đã vô cùng hài lòng và kết quả là sự ra đời của Hoàng thái tử Lê Nghi Dân. Lê Thị Mai không nở nang mạnh mẽ như Dương Thị Bí nhưng nàng khác nào đóa hoa mai trinh trắng, đầy sự thanh khiết, vô cùng duyên dáng đã làm rung động ông vua trẻ đang thời mới lớn cần tìm thú lạ. Phải chăng những đêm kỳ lạ, hấp dẫn đó đã sinh ra hoàng tử Cung Vương Khắc Xương? Song không gì làm Lê Thái Tông say đắm một cách lâu bền như nàng Nguyễn Thị Anh, người xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Nàng Anh có một ngoại hình tuyệt vời. Nhất là đôi mắt huyền vừa mơ màng, vừa vô cùng sắc nước của nàng ngay từ hồi mời từ quê lên kinh đô đã làm chết mê chết mệt bao nhiêu người. Tài ăn nói lọt lòng người, khả năng ứng xử tức thời và mọi mẹo luật chiều chuộng đàn ông của nàng thì cả ba cung sáu viện cũng không ai bì kịp. Thế nên, trong xứ sở hồng tía đua tươi, nàng có “duyên tươi phận tốt hơn người”, dần dần độc chiếm được trái tim của chúa quân. Theo cuốn “Ngọc phả họ Đinh” chưa được công bố, do Đinh bộ thượng thư Đinh Công Nhiếp (còn gọi là Đột) con trai đầu của Thái sư Lân quốc công Đinh Liệt Bình Ngô khai quốc công thần nhà Hậu Lê biên soạn chúng tôi tìm thấy một số bài thơ của Đinh Liệt trực tiếp viết về Nguyễn Thị Anh và nhất là mối quan hệ của nàng với vụ thảm án Lệ Chi Viên. Thái sư Đinh Liệt nhận xét về Lê Thái Tông bằng một bài thơ Nôm:
“Tống Thai dáng dấp một anh quân
Đắm sắc say chơi biếng kiệm cần
Họa tự trong nhà nhô đầu mọc
Di căn bệnh hoạn hại cho thân”.
Ở hoàn cảnh Đinh Liệt, trong điều kiện cực kỳ phức tạp thời Hậu Lê, ông không thể nói tên thật nên phải dùng thủ pháp bóng gió, nói lộn ngược “Thái Tông” là “Tống Thai”. Đúng là “anh quân” vì Thái Tông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp yên phiên trấn, sùng nho, mở thi cử, làm văn vật rực rỡ. Song Thái Tông mắc phải cái tật quá lớn là quá đắm đuối về tửu sắc, không chế định được việc nhà và bản thân. Về “Họa tự trong nhà” Đinh Liệt có làm bài thơ:
“Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa,
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa”.
“Nhung tân”, đọc lái là “Nhân Tông”, vị vua thứ ba nhà Hậu Lê (tức Bang Cơ, con trai Nguyễn Thị Anh). “Thịnh y” là Thị Anh. Bài này có thể tạm dịch:
“Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh được
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha”.
Theo dư luận bấy giờ và theo truyền thuyết dân gian thì trước khi vào làm vợ thứ vua Thái Tông, Nguyễn Thị Anh đã dan díu với Lê Nguyên Sơn, một người thuộc dòng dõi xa họ dưới của dòng dõi ông Lê Khoáng, bố Lê Lợi. Lại có người cho rằng nàng đi lại với người trong họ Nguyễn (?). Kể từ ngày nàng gặp Thái Tông đến lúc nàng đẻ Nhân Tông chỉ có 6 tháng nên Nhân Tông không thể là con Thái Tông được. Sự kiện này hoàn toàn ăn khớp với lời: “Đại xá” thiên hạ sau khi lật đổ mẹ con Nguyễn Thị Anh của Lê Nghi Dân vào năm Diên Ninh thứ 6 (1459) ghi ở “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn… Diên Ninh (Lê Nhân Tông) tự biết không phải là con của tiên đế (Lê Thái Tông). Rõ ràng “di căn”, “họa tự trong nhà” chủ yếu là từ Thái Tông và Thị Anh với cái thai máu khác chứ không phải từ Lê Nghi Dân, người con đích trưởng mang dòng máu chính thống của Lê Thái Tông.
Trong bài thơ khác Đinh Liệt viết:
“Tống Thai mạc kiến nguy ký hiện
Nịch ái Thịnh y nhật nhật tăng
Mỹ sắc điềm ngôn gia phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp hải hà băng”.
(Thái Tông chẳng thấy nguy đã hiện
Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng
Sắc đẹp lời ngon kèm phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp có ngày băng).
Đúng như dự đoán của Đinh Liệt: mới 20 tuổi Thái Tông đã chết. Ông chết non một cách đột ngột, rất bí ẩn. Ai giết ông? Có thể do Thái Tông tự giết dần mình vì dâm dục, ăn chơi sa đoạ, để Thị Anh lợi dụng. Cũng có thể do Thị Anh giết. Bởi tiếng đồn về sự nhập nhằng của nàng ngày càng lan rộng. Bang Cơ càng lớn càng giống người mà nàng có thời trao gửi tấm thân trước khi vào ân ái với con trời. Nếu để lâu ra, Thái Tông rõ thì nguy quá. Vậy, Thị Anh phải lợi dụng vào cái chết do bệnh tình của bản thân vua, hay phải giết vua sớm để tránh vạ và để sớm đưa Bang Cơ lên ngôi. Cho nên, phải có sự dàn dựng ra hai vụ án liên đới day dứt muôn đời: Vụ án Nguyễn Trãi thi hành khẩn cấp vào ngày 16 tháng 8 năm 1442 và vụ giết hai quan thái giám thẳng thắn Đinh Thắng, Đinh Phúc để bịt đầu mối, cứu mẹ con Nguyễn Thị Anh. Với vụ án Nguyễn Trãi, Đinh Liệt viết:
“Oan ức nguyên do thiếp thả dong
Tru di ba họ nát tơ lòng”
Thị Anh và phe cánh từ lâu rất căm ghét vợ chồng Nguyễn Trãi vì hai vị biết mánh lới của chúng, thường xuyên tâu vua ngăn trở, nhất là hay che chở cho nàng Ngô Thị Ngọc Dao, một đóa ngọc quỳnh mới vào thời rực rỡ, thành tình địch mới và đáng gờm của Thị Anh. Cái chết của vua trong đêm ở vườn vải gắn với sự có mặt, hầu hạ của Thị Lộ: người đàn bà hơn Thái Tông nhiều tuổi nhưng tài sắc vẫn khiến nhà vua phải sủng ái. Đó là điều Nguyễn Trãi không lường trước ngăn trở, thành chỗ hở để Thị Anh khai thác, vu cho giết vua. Đáng chú ý là: khi Nguyễn Trãi sắp bị chém có than: “Đáng tiếc không nghe lời Hoàng Phúc”. Thượng thư Hoàng Phúc, quan cai trị nhà Minh rất giỏi phong thuỷ trước đây có xem mộ tổ nhà Nguyễn Trãi và ghi: “Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di”, khuyên ông sớm bỏ chức về nhà để tránh hậu họa. Chuyện này thật giả khó tra cứu. Song Thị Anh và tay chân đã triệt để lợi dụng, nói trá hai tiếng “Hoàng Phúc” thành “Thắng – Phúc” để vu cho Đinh Thắng – Đinh Phúc tội thông đồng với Nguyễn Trãi mà giết đi. Thực ra căn nguyên Thắng – Phúc bị giết vì hai vị đều là quan thị có trách nhiệm ghi ngày giờ phi tần vào nằm với vua mà phát hiện việc Thị Anh chửa sẵn. Hai người đã mật báo cho Đinh Liệt (và có thể cho cả Nguyễn Trãi) biết từ lâu. Chính Đinh Liệt đã viết:
“Nhung tân hà hữu tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình.
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh”.
(Nhân Tông đâu phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng.
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép,
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm).
Như thế, làm sao Nguyễn Thị Anh có thể vẹn toàn, không bị đổ?
Cuối cùng, trong các người vợ của Thái Tông chỉ có Ngô Thị Ngọc Dao là trọn tiết, có hậu vận tốt đẹp nhất, dù đã qua một thời trắc trở. Ngô Thị Ngọc Dao người xã Động Bàng, huyện Yên Định (Thanh Hóa), con gái Ngô Từ, gia thần tin cẩn của Thái Tổ Lê Lợi. Chị gái Ngọc Dao là Ngọc Xuân vào hầu vua Thái Tông ở hậu cung nên nàng có dịp theo chị vào nội đình, lọt vào mắt vua mà được phong làm Tiệp Dư, cho ở cung Khánh Phương. Sau những buổi ân ái cùng vua, lại mộng thấy tiên đồng giáng trần đầu thai mà Ngọc Dao có mang. Sợ Thị Anh ghen hại, nàng nhờ Nguyễn Trãi – Thị Lộ xin vua cho ra ở chùa Huy Văn (nay thuộc ngõ Văn Chương, Hà Nội). Chính sử và bài ký trong văn bia Hà Nội cho biết Ngọc Dao sinh ra Lê Tư Thành (tức Lê Thánh Tông sau này) ở chùa Huy Văn. Song theo gia phả họ Đinh Danh ở xã Bình Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và nhiều di tích còn lại ở Hưng Hà cho thấy: Đinh Liệt (với sự thống nhất của Nguyễn Trãi) đã đưa Ngọc Dao về Đô Kỳ – Ỷ Đốn thuộc huyện đó để lánh nạn, khi đến Cầu Tray, nơi giáp giới giữa Diên Hà và Thần Khê thì nàng lại dở dạ đẻ, đúng như câu ca dao Thái Bình:
“Đã là con mẹ con cha
Thời sinh ở đất Diên Hà – Thần Khê”.
Nhân Tông lên ngôi, Thị Anh không lo cho địa vị của con mình nữa, mẹ con Ngọc Dao mới được đón về triều. Sau sự biến Nghi Dân, Tư Thành được tôn làm vua và tôn mẹ làm Quang Thục hoàng thái hậu. Bà Quang Thục là người vợ duy nhất của Thái Tông nhờ sinh con quý tử mà cứu được bi kịch triều Lê do “Họa tự trong nhà”. Ngược với người chồng “di căn bệnh hoạn”, con quý tử của bà trở thành vua Thánh, đưa nhà Lê lên thời kỳ hoàng kim văn hóa, toàn thịnh nhất thời phong kiến Việt Nam.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
265. ÁI TÌNH TRONG MỘNG, TRONG THỰC CỦA LÊ THÁNH TÔNG
ÁI TÌNH TRONG MỘNG, TRONG THỰC CỦA LÊ THÁNH TÔNG
TS. ĐINH CÔNG VĨCó đêm nào tuyệt diệu như đêm nay: giữa những ngày nương náu trong dân, tránh sự truy lùng của phe cánh đối địch ở triều, bà Ngô Thị Ngọc Dao, vợ thứ của Hoàng đế đã quá cố Lê Thái Tông lại được gặp gỡ quan Điện tiền đô chỉ huy sứ Nguyễn Đức Trung, một người bạn hồi thơ ấu của bà.
Dịp đầu may mắn là thường: cuộc tái ngộ đó làm cho con trai bà Ngọc Dao là hoàng tử Lê Tư Thành giữa những ngày xuân trẻ tràn đầy mộng mơ gặp lại được Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ hai của quan Điện tiền. Như một cảm ứng “đồng thanh” có sẵn: bốn mắt nhìn nhau say đắm, hai khuôn mặt hồng lên vì xúc động. Rồi bỗng cả hai nhớ lại câu chuyện cũng vào mùa hạ này năm ngoái: Tư Thành có dịp về trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn (Thanh Hóa), gặp một người con gái đang vo gạo ở một bến nọ. Nàng không ăn mặc quý phái như hôm nay nhưng sắc đẹp khiến chàng không thể bỏ đi được. Đứng tần ngần hồi lâu xem nàng vo gạo, chàng bỗng buột miệng, đọc một vế đối:
“Gạo trắng nước trong mến cảnh lại càng thêm mến cả…” Câu đối của Tư Thành bỏ lửng, nhưng ý nghĩa quá rõ ràng. Cô gái nghe xong vẫn cúi đầu làm thinh. Cho tới lúc vo gạo xong, cắp rá lên, cô mới ngoái cổ đáp lại: “Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho…”. Câu đối cũng bỏ lửng rất tài tình ấy khiến Tư Thành mến phục và nhớ mãi không quên. Nhưng chỉ đến đêm nay chàng mới biết nàng ở chốn quyền môn lệnh tộc này. Nàng tên húy là Hằng, tên chữ là Huyên, cùng với bậc tiền bối là anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chung một viễn tổ là Định quốc công Nguyễn Bặc, đệ nhất công thần thời Đinh. Gặp gỡ chưa nhiều mà Tư Thành đã thấy lòng xao xuyến lạ lùng như đã bén duyên nhau từ thuở nào. Chàng thấy như văng vẳng đâu đây lời truyền tụng của dân gian về tiền duyên của hai người hợp với giấc mộng gặp tiên động ngọc nữ của mẹ mình:
“Gặp nhau từ thuở thiên đình
Lòng nào nỡ phụ tâm tình thế ru”.
Và điều đó như có sự ứng hợp: cũng đêm nay dưới ánh trăng huyền ảo, mẹ con chàng được nàng thổi cho nghe bài sáo theo điệu “lên tiên” và ngâm tặng hai bài thơ do chính mình sáng tác, với điển tích tiên nữ biệt thềm đỏ cung trăng (đan trì) mà tấm lòng lúc nào cũng như hoa quỳ, hoa hoắc hướng về mặt trời:
1. Từ ngày tạ biệt Đan Trì
Tấc lòng qui hoắc luống bề ngóng trông.
Vầng dương nay đúng ngọ hồng
Xin đem chút sáng sưởi nồng duyên xưa.
2. Hoài Công dưới nguyệt ôm cầm
Nước non ai thấu tri âm cho cùng?
Thề xưa nay mới trùng phùng
Tình ai há nỡ phụ lòng năm xưa?
Tiếng sáo trầm bổng tuyệt hay như ru con người vào chốn Dao trì, Bồng lai, dáng vẻ thanh cao duyên dáng khác nào Ngọc nữ của nàng, âm điệu, nội dung sâu nặng tình người của hai bài thơ khiến không những Tư Thành mà cả bà Ngọc Dao cũng thực sự cảm động. Bà chủ động bàn với song thân của Hằng việc đính ước cho đôi trẻ. Sau này Tư Thành được tôn làm Hoàng đế (tức vua Lê Thánh Tông) lập tức chàng đón nàng vào cung phong làm Sùng Nghi, cho ở cung Vĩnh Ninh, rồi nàng sinh Hoàng thái tử thì tấn phong làm quý phi. Khi vua Thánh Tông mất, con nàng là vua Hiến Tông lên ngôi mới tôn mẹ làm Hoàng thái hậu, đón vào ở điện Trường Lạc nên thường gọi là Trường Lạc thái hậu.
Duyên may run rủi cho gặp tiên nữ lại tái diễn một lần nữa, thuở mới lên ngai vàng của vị Hoàng đế trẻ. Có khác là lần này là tiên nữ thật sự theo truyền tụng dân gian: Một ngày đẹp trời, Lê Thánh Tông đi thăm trường Quốc tử giám. Lúc về, trên đường nhà vua ghé thăm chùa Ngọc Hồ (còn gọi là chùa Bà Ngô ở phố Nguyễn Khuyến thuộc Hà Nội hiện nay). Khi xa giá tới chùa, Thánh Tông bỗng nghe thánh thót tiếng ni cô tụng kinh, giọng trong trẻo, thanh cao khác thường. Vào chùa, nhà vua sững sờ,, ngây ngất trước sắc đẹp mê hồn như tiên nga giáng thế của ni cô. Ni cô lễ phép chào. Thấy nhà vua say sưa nhìn mình, đầy cảm mến, nàng liền lấy bút để vào vách chùa hai câu thơ nôm bằng nét chữ bay bướm:
“Vào chùa mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo bụt chưa khuây lòng trần”.
Thánh Tông thấy câu thơ nói đúng những ý tứ đang xao xuyến trong tim mình, khôn xiết vui mừng liền bảo các quan đi theo làm thơ vịnh. Tao đàn Phó nguyên súy Thân Nhân Trung viết luôn:
“Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười
Sắc không tuy bụt ấy lòng người.
Chầy Kinh một tiếng tan niềm tục,
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời.
Bể ái nghìn tầm mong tát cạn.
Nguồn ân muôn trượng chửa khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười”
Ni cô xem thơ xong phê rằng: “Hai câu thực ý chưa đủ, cần sửa lại là:
“Gió thông đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”.
Thánh Tông tràn ngập niềm sung sướng cho rằng mình không những gặp được mỹ nhân tuyệt thế, lại gặp được bạn thơ hiếm có trên đời, bèn trân trọng mời nàng cởi áo sư lên xe, xin đón về cung làm vợ. Xe chạy đến cửa Đại Hùng (thuộc khu vực Cửa Nam – Hà Nội bây giờ) thì không thấy ni cô đâu cả. Thánh Tông thấy lạ lùng, nhớ tiếc khôn nguôi, bèn sai xây lầu “Vọng tiện” ở cửa Đại Hưng để ghi nhớ kỷ niệm này và cũng để mong ngóng, hy vọng còn có dịp tái ngộ với con người tuyệt sắc.
Cùng những giai nhân trong mộng, ngoài đời mà vua Thánh Tông cảm mến nhất ấy còn ai nữa? Là Hoàng đế sống giữa vùng đế đô hoa lệ, vào thời hoàng kim của văn hóa Thăng Long, trong chế độ đa thê nên Thánh Tông có dịp thoả thích trong chốn vườn quỳnh muôn hồng nghìn tía đua tươi mà tìm được những bông hoa đáng kể như sau:
1. Nhu Huy Tích Quang Hoàng thái hậu họ Phùng, trước tên là Thục Giang, nhà vua thấy nàng dung nhan rực rỡ, dáng vẻ cao quý nên cho đổi là Diệu Quý. Nàng là người xã Mỹ Xá, huyện Ngự Thiên, con gái quan Gián nghị đại phu Phùng Văn Đạt. Vào cái tuổi “gái mười bảy bẻ gẫy sừng trâu”, sắc đẹp của nàng đã thắng nhiều bông hoa kiều diễm khác nên được tuyển làm cung tần, chăm sóc Thánh Tông khi nhà vua còn làm Hoàng tử, sinh ra Kiến Vương (bố Tương Dực đế sau này). Nàng thọ 46 tuổi, thờ ở Thái miếu.
2. Phạm Minh Phi: là con gái quan Đô đốc Khang Vũ bá Phạm Văn Liên. Nàng được tuyển vào cung năm Quang Thuận 2 (1461), sinh ra công chúa Oanh Ngọc, công chúa Lan Minh, hoàng tử Tống Vương Tung, mất năm 50 tuổi.
3. Nguyễn Kính Phi: người xã Bất Căng, huyện Lôi Dương thuộc vùng đất tắm gội của nhà Lê, là con gái quan Đô đốc thiêm sự, Đề đốc 4 vệ Thần vũ Nguyễn Đức Nghị. Nàng mồ côi cha từ nhỏ, làm con nuôi quan Thái bảo Giản cung hầu Lê Hươu nên phải nhập tịch làng Lam Sơn, được tuyển vào cung năm Quang Thuận 1 (1460), sinh ra công chúa thứ ba và công chúa thứ 11, mất năm 41 tuổi. Trong lời văn dụ tế, triều đình ca ngợi nàng là người “đức hạnh dung nghi, vẻ sao ngời sáng”. Sử của Lê Quý Đôn đã chứng thực điều này, khi đề cao nàng: “Tính khiêm tốn dịu dàng, vui buồn không lộ ra nét mặt; hầu hạ vua chu đáo lại ham đọc sách, thông hiểu đại nghĩa, ăn mặc tiết kiệm”.
4. Nguyễn Tài Nhân: người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, một trong “Tứ quý danh hương” nổi tiếng. Nàng là hậu duệ của một dòng họ nhiều đời làm quan, cha làm quan Thái trung Đại phu, Thượng thư tư khanh, Hộ bộ Tả thị lang Nguyễn Đình Hy. Nàng được tuyển vào cung, phong làm Tài nhân sinh ra hoàng tử Phúc Vương Tranh, thọ 35 tuổi.
5. Nguyễn Tư Dung: họ Nguyễn tên Kính, người xã Bối Khê, Thanh Oai, là con gái quan Trung thư lệnh Nguyễn Trực, năm Hồng Đức 3 (1472) được tuyển vào cung, phong làm Tư dung, không có con, được vua ban sắc, lấy công chúa thứ 16 làm con nuôi.
6. Nguyễn Quý Phi: so với các phi tần có phẩm hàm cao của Lê Thánh Tông, phần lớn thuộc dòng quan lại, được tuyển vào cung với sự sắp xếp có lợi cho cá nhân và phe cánh cầm quyền hồi ấy thì nàng khác hẳn. Nàng chỉ xuất thân bình dân, chưa được một ai nâng đỡ, không qua tuyển chọn. Trong đợt Nam chinh, đánh Chiêm Thành năm Kỷ Sửu (1469), điều làm cho Lê Thánh Tông thoả nguyện nhất là đạt được hai chiến thắng quan trọng: 1) chiến thắng Chiêm Thành; 2) chiến thắng trong tình yêu, đoạt được một bông hoa kiều diễm là nàng Nguyễn Quý Phi. Dân gian Hóa Châu có câu:
“Hóa Châu thắng được Chiêm Thành
Không bằng thắng được mắt xanh cô nàng”.
Nàng là người xã Hòa Thước, huyện Kim Trà (tức khoảng huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay). Đợt Nam chinh, có lúc Thánh Tông đóng quân ở Hòa Thước, thấy nàng gánh nước đi qua trong bộ quần áo lam lũ nhưng vẫn không giấu được thân hình kiều diễm, đầy vẻ hấp dẫn ở cái tuổi trăng tròn lộng lẫy. Nàng ra một câu đối mà tả hữu quanh Thánh Tông không ai đối được: “Gái Hòa Thước gồng nước pha trà, chan hòa từng chén”. Vì thế, Thánh Tông say mê. Thơ dân gian phản ánh điều này:
“Hỡi cô gánh nước bên đàng
Làm sao cô để mơ màng quân vương”.
Lê Thánh Tông liền đón nàng theo quân, đưa về triều, dần dần phong đến bậc quý phi. Nàng sinh ra hoàng tử Triệu vương. Thánh Tông hẳn còn những người vợ khác mà chúng ta chưa thể biết hết. Số con của ông cũng không ít (14 con trai, 20 con gái).
Sử sách (như “Đại việt sử ký toàn thư” dẫn lời bàn của sử thần Vũ Quỳnh) có “tiếc rằng vua nhiều phi tần quá nên mắc phải bệnh nặng. Trường Lạc hoàng hậu thì bị giam lâu ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh, bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ lở, bệnh vua thêm nặng lên rồi chết.
Người sau có thơ:
Mặt trời soi tỏ giữa tầng không
Sự nghiệp minh quân tiếng lẫy lừng
Học vấn nhất đời cao mại thế
Ai ngờ nữ sắc hại vô cùng.
Sự thực, nữ sắc không chỉ có hại: nữ sắc không điều độ làm Thánh Tông tổn thọ. Nhưng nữ sắc cũng góp một phần nhỏ an ủi, làm ông vươn lên phấn chấn trong những võ công văn trị, đưa nước Đại Việt lên thời kỳ toàn thịnh. Chính mối tình của ông với bà Trường Lạc thái hậu đã sinh ra vua Lê Hiến Tông, vị minh quân lỗi lạc và đã góp phần tạo nên một lực lượng những công thần trung trinh, xuất sắc, họ Nguyễn là một thế lực quan trọng bảo vệ ngai vàng họ Lê, cống hiến nhiều cho đất nước. Câu chuyện bà Trường Lạc Nguyễn Thị Hằng ám hại một người mà từ hồi trẻ đã có một tình yêu say đắm, với bao kỷ niệm đẹp với mình có thể tin được không? Tấm màn huyền ảo còn che khuất nhưng nghi án lịch sử cần vén lên.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
266. Không phải “bác Hồ” đặt tên cho Quảng trường Ba Đình
TẠP CHÍ XƯA & NAY… Mà là ông Đốc lý người Việt duy nhất, cuối cùng của Hà Nội, thuộc chế độ “bù nhìn Trần Trọng Kim”, chấp chính chỉ trong có 1 tháng.
Số 418, tháng 12/2012
Nhầm lẫn việc ai đặt tên Quảng trường Ba Đình
Trong chương trình Thời sự trên VTV1 phát sóng đêm 6-12 có đoạn ca ngợi việc giáo dục lịch sử của thầy giáo Hoàng Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Minh Khai 1, thành phố Thanh Hóa cùng người cộng sự Đinh Xuân Hướng đã xây dựng ý tưởng Vườn lịch sử xứ Thanh để giúp thầy cô giáo và các em học sinh dạy và học sử bằng trực quan sinh động, cung cấp kiến thức lịch sử về địa phương. Tiếc rằng, khi chú giải cũng như khi phát biểu, thầy giáo Hoàng Xuân Khánh đã nhầm lẫn, rằng: “Tảng đá mang tên Ba Đình, chiến khu Ba Đình và khi đọc mới biết được rằng, chính địa danh Ba Đình của Thanh Hóa đã được Bác Hồ lấy tên làm quảng trường nơi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập”. Nếu không có sự nhầm lẫn này thì việc thầy và cộng sự của mình xây dựng Vườn lịch sử xứ Thanh sẽ là mô hình được nhân rộng cả nước rất có ý nghĩa. Ở đây, việc nhầm lẫn của thầy không phải là ít, rất nhiều người từ trước đến nay vẫn nhầm lẫn như thế.Nhà văn Thái Vũ, người viết hai cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng về Cờ nghĩa và Ba Đình của phong trào Cần Vương tại Thanh Hóa đã đi vào lịch sử, trong thư gửi nhà báo Xuân Ba, đã tự nhìn nhận lại về việc tên gọi Quảng trường Ba Đình mà chính ông đã nhầm lẫn gần 50 năm, chúng tôi lược trích: “Cuộc khỏi nghĩa Ba Đình của nghĩa quân Đinh Công Tráng không hiểu sao luôn ám ảnh tôi? Năm 1958, hồi còn học ở đại học, tôi dự tính sẽ viết tiểu thuyết lịch sử về Ba Đình. Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu rất đồng tình. Thầy giáo tôi, cụ Đặng Thai Mai cũng như cụ Lê Thước đều khuyến khích và ai cũng nghĩ tên Quảng trường Ba Đình là do Bác Hồ đặt (có cả ý kiến của đồng chí Trường Chinh nữa).
… Viết mà vẫn áy náy về tên Quảng trường Ba Đình do ai đặt… mãi đến bây giờ khi đọc báo Tiền phong Chủ nhật, số 34, ra ngày 24/8/2003) tôi rất mừng khi biết được người đặt tên Quảng trường Ba Đinh là bác sĩ Trần Văn Lai”(1).
Nhà báo Xuân Ba trong bài viết Chút duyên Ba Đình đã nói về công lao của vị bác sĩ Trần Văn Lai: “Nhà văn Tô Hoài cho hay, hầu hết tên đường hiện nay ở nội thành đều do một tay bác sĩ Trần Văn Lai đặt cả. Điều hy hữu là ông chỉ giữ chức Thị trưởng từ ngày 20/7 đến 19/8/1945, mốc son của cuộc khởi nghĩa vĩ đại giành chính quyền của nhân dân Hà Nội. Ngài Thị trưởng Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim về sau đã trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội rồi Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh. Một nhiệm kỳ Thị trưởng ngắn ngủi có lẽ nhất hành tinh nhưng ông đã làm thay đổi bộ mặt thành phố bằng nhiều tên phố mới… Độc đáo nhất là thời điểm ấy cuối con đường mang tên vị linh mục Paul Puginier (nay là đường Điện Biên Phủ) ở mạn Bắc có một bãi đất trống cỏ dại mọc có tên là Poanh (Point: điểm bắt đầu phố). Bác sĩ Trần Văn Lai đã đặt tên cho bãi đất trống ấy là Quảng trường Ba Đình lấy tên căn cứ nghĩa quân Đinh Công Tráng chống Pháp rất anh dũng ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (chứ chẳng phải hồi trước ở đây có ba cái đình như mọi ngưòi vẫn lầm tưởng!). Và chỉ hơn một tháng sau khi có tên ấy, cùng với vận hội của đất nước, các phương tiện thông tin thế giới đã đồng loạt loan ra cái tin Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…”(2).
Để từ nay cũng như thế hệ mai sau hiểu rõ về Quảng trường Ba Đình do ai đặt, chúng tôi xin khẳng định lại, đó là bác sĩ Trần Văn Lai (1894-1975) vị Đốc lý người Việt đầu tiên của Hà Nội.
Nguyễn Tý
Báo Pháp luật tp. Hồ Chí Minh (ĐT: 0903.022.229)
CHÚ THÍCH: 1,2. Báo Tiền Phong, ra ngày 24 – 11 – 2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét