Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Tin ngày 30/12/2012

  • Năm mới, tập tục cũ (RFI) - Thứ hai tới 31/12/2012 vào lúc nửa đêm, nhiều triệu người trên thế giới sẽ tưng bừng đón mừng năm mới.
  • Tử tù Nhật Bản muốn biết trước ngày hành quyết (RFI) - Theo một báo cáo của Quốc hội Nhật, được hãng tin Kyodo công bố hôm nay 29/12/2012, có đến 113 tử tù ở nước này muốn biết trước ngày hành quyết và muốn chọn cách xử tử khác thay cho treo cổ.
  • Gia đình luật sư Lê Quốc Quân kêu cứu (RFI) - Gia đình của luật sư Lê Quốc Quân, bị bắt giữ tại Hà Nội ngày 27/12, vừa cho phổ biến một lá đơn kêu cứu khẩn cấp gởi đến Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, gởi đến các linh mục, tu sĩ, giáo dân,cũng như đến các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
  • Phóng viên Không biên giới chỉ trích bản án phúc thẩm đối với ba blogger (RFI) - Trong một thông cáo đề ngày hôm qua, 28/12/2012, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, trụ sở tại Paris, đã chỉ trích việc tòa án Việt Nam y án sơ thẩm đối với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anhbasaigon) trong phiên xử phúc thẩm ngày 28/12, cũng như y án sơ thẩm đối với nhà báo Hoàng Khương ngày 27/12. Tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí của Pháp cũng bày tỏ mối quan ngại về vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội ngày 27/12 và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động nhân quyền này.
  • Tàu chiến Mỹ ghé cảng Philippines ngay sau khi tàu Hải tuần Trung Quốc xuống Biển Đông (RFI) - Hai hôm sau khi Bắc Kinh loan báo cử chiếc tàu tuần tra đại dương đầu tiên của Trung Quốc xuống hoạt động tại Biển Đông, Philippines và đồng minh Hoa Kỳ đã nhanh chóng phản ứng. Vào hôm nay, 29/12/2012, một chiếc tàu ngầm hạt nhân và một khu trục hạm sẽ ghé cảng Philippines, trong lúc quân đội Philippines loan báo cho không quân tăng cường tuần tra trên không phận của mình ngoài Biển Đông.
  • TQ: lên mạng phải dùng tên thật (BBC) - Trung Quốc thắt chặt thêm nữa công tác kiểm soát, lọc xóa các nội dung và bắt đăng ký tên thật khi dùng mạng internet.
  • Chứng khoán VN phục hồi vào năm 2013? (BBC) - Hiện đang 'rẻ nhất Đông Nam Á', chứng khoán Việt Nam có cơ hội hồi phục trong năm 2013, theo niềm tin của một số quỹ đầu tư.
  • Kêu gọi Quốc hội hủy bỏ Điều 88 (BBC) - Hơn 300 người, gồm cả nhiều trí thức nổi tiếng, kêu gọi Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự và Nghị định cấm biểu tình.
  • Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52? (BBC) - Sau 40 năm từ trận ném bom thảm khốc vào Hà Nội vẫn chưa có con số thống nhất về số B-52 bị Bắc Việt Nam bắn hạ.
  • Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp (BaoMoi) - Kịch bản là bộ khung để phân tích tình huống. Giải pháp các bên chấp nhận mới là đích tìm kiếm của cả "ba tay chơi": Trung Quốc, Mỹ và ASEAN trong cuộc cờ hiện nay. Nếu không đi đến một kết cục có hậu thì một cuộc chiến tranh lạnh và ngăn chận mới có thể diễn ra trong tương lai.
  • Trung Quốc sẽ cứng rắn đến cùng với Nhật (BaoMoi) - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhijun hôm qua (28/12) tuyên bố, Trung Quốc chẳng tạo ra cũng chẳng e ngại bất kỳ rắc rối nào liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Ấn tượng năm 2012 (BaoMoi) - LTS: Trong vòng quay của thời gian, năm 2012 đầy khó khăn thách thức đã đi qua. Ở số báo cuối cùng của năm 2012, như tập quán của người Việt, chúng tôi muốn cùng bạn đọc nhìn lại một năm cũ để mở ra những hy vọng cho một năm mới đến. Một năm - 365 ngày với biết bao sự kiện, rất nhiều thành công và cả những hạn chế, giữa bộn bề đời sống của một đất nước đang trên đường hội nhập và phát triển. Những vấn đề nổi bật trong năm được chúng tôi bình chọn dưới đây hoàn toàn là góc nhìn riêng của Đại Đoàn Kết.
  • Đài Loan lại gây căng thẳng ở Trường Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Vùng lãnh thổ (VLT) này hôm 27/12 đã ngang nhiên tuyên bố sẽ bắt đầu kế hoạch thăm dò dầu khí ở Biển Đông, cụ thể là vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 2013.
  • Trung Quốc sẽ cứng rắn đến cùng với Nhật (BaoMoi) - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhijun hôm qua (28/12) tuyên bố, Trung Quốc chẳng tạo ra cũng chẳng e ngại bất kỳ rắc rối nào liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Philippines phản đối tàu tuần tra Trung Quốc tới biển Đông (BaoMoi) - Tờ Inquirer ngày 28-12 dẫn lời ông Raul Hernandez, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, tuyên bố Manila cực lực phản đối việc Trung Quốc đưa tàu tuần tra tới vùng lãnh hải Philippines tại khu vực biển Tây Philippines (tên Philippines đặt cho biển Đông).
  • Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu ra Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Philippines ngày 28-12 đã kịch liệt lên án hành động của Trung Quốc đưa tàu tuần tra ra Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez tuyên bố, Philippines cực lực phản đối việc Trung Quốc đưa tàu tuần tra tới vùng lãnh hải của nước này ở Biển Đông.
  • Đài Loan ngang nhiên thăm dò dầu khí Trường Sa (BaoMoi) - Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan hôm 27/12 đã ngang nhiên tuyên bố sẽ bắt đầu thăm dò dầu khí ở khu vực Biển Đông, cụ thể là ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm tới. Đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và là một hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực tranh chấp.
  • Biển Đông và “ba chân kiềng” chiến lược 2013 (BaoMoi) - SGTT.VN - Từ góc nhìn của Việt Nam, những vụ va chạm tại khu vực tranh chấp hay các hành động mời thầu dầu khí trái phép nằm trong vùng đặc quyền kinh tế đưa đến nhận định rằng Trung Quốc muốn đánh giá ba yếu tố chính: (1) khả năng sẵn sàng đối đầu của Việt Nam thể hiện qua các hành động trên thực địa và dư luận trong nước, (2) khả năng đoàn kết và ủng hộ của ASEAN trong việc ủng hộ các thành viên của mình liên quan tới tranh chấp và, (3) phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ đối với những hành động gây hấn. Có vẻ như Bắc Kinh đã thành công trong hai phép thử sau, khi Philippines quá yếu, một ASEAN chia rẽ, cũng như Hoa Kỳ vẫn chưa sẵn sàng để can thiệp hoàn toàn vào khu vực trong khi khủng hoảng kinh tế và vấn đề ở Afghanistan chưa được giải quyết triệt để.
  • Năm 2012: Thiên có thời, Địa có lợi...? (BaoMoi) - Khi nghĩ về vận mệnh một quốc gia, người ta cho rằng, cần cả ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba yếu tố đó quyết định quốc gia, hoặc hưng thịnh hoặc suy vi...
  • Syria, Myanmar: Tâm điểm của tình hình thế giới năm 2012 (BaoMoi) - Bức tranh thời sự thế giới năm 2012 lắm sắc màu tương phản. Nếu cuộc khủng hoảng Syria khởi phát từ năm 2011 và kéo dài suốt năm 2012 làm tổn hại sinh mạng hàng ngàn người là những mảng màu tối thì tiến trình dân chủ hóa nhanh chóng của Myanmar là ánh sáng bừng lên ở chân trời Đông Nam Á, đẩy lui dần bóng tối của bạo lực và tù đày. Năm 2012 còn là năm của nhiều biến chuyển quốc tế dồn dập ở Biển Đông với những bất đồng chưa có triển vọng giải quyết giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng.
Bản tin tiếng Anh


  • Sina reshuffle focuses on Weibo (Washington Post) - Sina Corp, the Chinese Web portal operator, has announced a major restructuring of its business, attaching greater importance to its micro-blogging service Sina Weibo as competition from rivals heats up.
  • Aviation sector cleared for takeoff (Washington Post) - General aviation, an industry that includes civil aviation other than commercial flights, is seen as a new engine for growth.
  • IPOs forecast to rise in 2013 (Washington Post) - Small and medium-sized initial public offerings by Chinese companies will be popular in 2013 and overseas offerings will increase, according to reports.
  • 80 million fly through Beijing airport (Washington Post) - Beijing Capital International Airport welcomed its 80 millionth passenger this year on Wednesday, reaching its designed capacity five years ahead of schedule.
  • Bumper crops mean China can feed itself (Washington Post) - China increased its grain imports this year, but thanks to consecutive years of bumper crops the country will continue to be able to largely feed itself, a senior agricultural official said on Tuesday.
  • Mainland firms cash in on Hong Kong IPOs (Washington Post) - Hong Kong was the largest fundraising hub for mainland enterprises in the first 11 months of 2012, according to statistics from China Venture.
  • Volunteers safeguard 'lake city' (Washington Post) - Ke Zhiqiang takes a stroll around East Lake in Wuhan every weekend, but it is not the fresh air or the exercise that draws him there. Rather than taking in the scenery, his gaze is generally fixed on the lake's surface, on the lookout for trash, dead fish or anything else that shouldn't be there. He is one of 40 volunteer guardians helping environmental authorities to protect the city's many lakes against new sources of pollution and illegal land reclamation projects.
  • A singer's cup is full (Washington Post) - A top record label hopes its latest signing will help change traffic patterns in music.
  • Evolution of a master (Washington Post) - Zhang Xiaogang says his latest show goes beyond intellectual expression - it gets physical.
  • Battle to save valuable Tibetan herbs (Washington Post) - Sangye seldom opens his collection room to visitors. The room is dark and chilly, and guarded by a mastiff dog attempting to break its chain.
  • Road trouble (Washington Post) - Gas leaks after a sinkhole nearly 10 meters wide broke three gas pipes and a water pipe in Taiyuan, capital of Shanxi province, on Wednesday.
  • When frost bites (Washington Post) - People's clothes are coated with frost as the temperature drops to minus 35 C in Heihe city, Northeast China's Heilongjiang province, Dec 25, 2012.
  • Bringing culture to rural homes (Washington Post) - Actors and actresses from a folk art troupe perform in the courtyard of a rural resident in Huachi county, Qingyang city of Northwest China’s Gansu province, on Dec 25, 2012.
  • Chinese Navy escort voyages fruitful (Washington Post) - Navy fleets escorting commercial vessels in the Indian Ocean have successfully accomplished their international missions over the last four years.

 Bùi Văn Bồng - ” Thế lực thù địch” ở ngay trong nội bộ Đảng!

Báo Quân đội nhân dân ngày 27-12 đưa tin: Tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 90 bản tham luận từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo quản lý các cấp, các tướng lĩnh.
Quả là ít có hội thảo nào mà số bản tham luận lại nhiều đến thế. Điều đó đã thể hiện đây là vẫn đề cấp thiết, là trăn trở lớn của xã hội từ lâu, bộc lộ rõ từ gần 3 thập niên đã qua. Và hiện nay đã trở thanh căn bệnh trầm kha nặng nề, biến chứng phức tạp. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu gọi là “ung thư” quá nặng, hết thuốc chữa. Từ thực trạng đó phải coi đây hội thảo đặc biệt, rất nhiều người mong chờ, kỳ vọng, ít nhất là thay đổi một cách nhìn chủ quan, khô cứng, duy ý chí, bảo thủ, đánh lừa nhân dân. Qua đây, có thể coi việc Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam xuất phát từ thực tế tình hình trong Đảng và đất nước, nhạy bén, chọn lọc, xác định và xoáy sâu vào chủ đề này là một liều thuốc được chăng?
Đây là nội dung không mới, nhưng đề tài này vẫn rất thời sự và hóc búa. Gần 20 năm qua trên báo QĐND thường có chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. Ai? Thế lực nào “diễn biến”, “thù địch” thì chưa thấy rõ. Nhưng “tự diễn biến”, phá từ nội bộ phá ra, chính mình tự phá mình thì ai cũng thấy.
Đưa tin về Hội thảo này, tác giả Vũ Xuân đã viết: Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể: Về nội hàm khoa học những khái niệm mà Đại hội XI của Đảng và trực tiếp là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) chỉ ra, đòi hỏi trả lời: ‘Tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là gì? Mức độ, sự giống và khác nhau, biểu hiện căn bản chủ yếu, mối quan hệ ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ với “diễn biến hòa bình”; Về việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ’tự chuyển hóa’ trên các lĩnh vực, các cấp, các ngành; Về dự báo sự biến động của tình hình, lý giải ở tầm cao hơn, ở mức độ sâu hơn việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong tiến trình không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế….

Hội thảo Chống ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’
Điểm nổi bật là các tham luận tại hội thảo đã phát hiện, góp phần tháo gỡ những lực cản, vướng mắc về chủ quan và khách quan: Từ nâng cao nhận thức tư tưởng tới dỡ bỏ những ách tắc về cơ chế vận hành, từ đổi mới phương thức thực thi tới đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát và từng bước hoàn thiện chế độ chính sách...
Các tham luận đều thống nhất khẳng định: Công tác phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đây là nhân tố quyết định thành công trong công tác này.
Ghi nhận trên đây được đăng trên báo QĐND là nét mới về ‘nhãn quan tả thực’, khác xa với những bài nếp cũ chỉ hô khẩu hiệu, trích nghị quyết và biểu dương thành tích một chiều, che giấu yếu kém, sai lầm nội bộ, đổ lỗi cho khách quan, cho “địch phá hoại”! Có phải chăng đây cũng là sự mở đầu cho đổi mới cách tuyên truyền của báo “lề phải”? Những căn bệnh tự diễn biến, tự chuyển hóa đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. PGS. TS Vũ Huy Phúc khẳng định đó chính là những nguy cơ “tự tan vỡ từ bên trong”.
Mới đây, tại Bộ Công an, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những thách thức đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay, nổi lên là các thế lực thù địch chống phá quyết liệt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta bằng diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý…
Nhiều người cho rằng, đó vẫn là cách chỉ đạo theo tư duy cũ, nếp quen. “Thế lực thù địch” ở đâu thì chưa thẳng thắn chỉ ra được, chưa có chứng cứ, vụ việc, con người cụ thể, nhưng rõ ràng giặc nội xâm trong một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức, lối sống, đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm dân chủ nghiêm trọng thì “nhìn ở đâu cũng thấy, sợ ở đâu cũng có” (Nguyến Phú Trong). “Thế lực thù địch” ngay trong lục phủ ngũ tạng cơ thể Đảng đã công khai trắng trợn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, thậm chí độc đoán chuyên quyền thì thấy quá rõ. Đó là nguy hại của ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, không nên né tránh đến mức đồng chí X,Y,Z…”.
Tinh thần tự phê bình, kiểm điểm của Nghị quyết Trung ương 4 và những cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bản nghị quyết về sự tồn vong của chế độ đã được nhiều đại biểu dẫn lại như lời cảnh báo, cảnh tỉnh với đội ngũ đảng viên. Các tham luận cũng tập trung phân tích tình trạng suy thoái trong một bộ phận đảng viên lãnh đạo.
Nhiều nhà nghiên cứu quân đội đã chỉ ra, ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ là nguy cơ xảy ra từ bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng…Điều quan trọng là giải pháp để đấu tranh với nguy cơ nói trên để củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nhắc lại bài học của Đảng cộng sản Liên Xô, cựu nhà báo Hữu Thọ (Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương) nêu rõ, chỉ có sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng mới có thể đưa đến sự suy sụp của Đảng. Do vậy phải phân tích và đấu tranh với các biểu hiện tự chuyển hóa, tự diễn biến ngay trong đội ngũ lãnh đạo.
Cựu nhà báo lão thành cũng trăn trở: “Tôi nhận thấy mối quan hệ giữa đảng viên và người lãnh đạo có khoảng cách ngày càng xa trong tình đồng chí chung chiến hào”.
Theo ông Hữu Thọ, sự xa rời ấy dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ tham mưu hiện nay tuy hùng hậu, bằng cấp đầy đủ nhưng không dám can ngăn thậm chí không dám phản ánh sự sai trái của một số chính sách. Đội ngũ tham mưu cũng không phản ánh trung thực những luồng ý kiến dư luận phàn nàn về đạo đức, lối sống của một số vị lãnh đạo. “Mà lãnh đạo ngày càng không muốn nghe những lời nói thẳng. Chỉ muốn nghe lời nói khen bùi tai nên đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”, ông Hữu Thọ kết luận.
 Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn - Tổng Cục chính trị, Bộ Quốc phòng phân tích: “Diễn biến” bắt đầu từ sự suy thoái đạo đức, hoài nghi, dao động về chính trị, mất định hướng, khủng hoảng niềm tin, vô cảm, buông lỏng kỷ cương, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng thời, cũng là quá trình diễn biến trong nội bộ mỗi chúng ta’’.
Trung tướng Vũ Hải Triều (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an)  bổ sung thêm, lòng tin của đảng viên và người dân đang ngày càng giảm sút trước thực trạng một bộ phận lãnh đạo quản lý kinh tế xã hội yếu kém. Rồi những vấn đề khác về đời tư, lối sống, tình trạng thất thoát, tham nhũng... Theo ông Triều, dư luận đặc biệt bức xúc quanh câu chuyện bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ không có đức tài. Hàng loạt yếu kém yếu kém nói trên đang làm mai một niềm tin của những đảng viên chân chính và của mọi tầng lớp nhân dân.
PGS. TS Vũ Văn Phúc nói thẳng ra rằng những căn bệnh ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. Đó chính là những nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong”. Theo ông Phúc, những “kẻ thù từ bên trong” ấy nằm ẩn khuất ngay trong đội ngũ, trong chính mỗi con người, rình chờ ai đó mất cảnh giác hay do dự, ngập ngừng để “tấn công”.
Thực trạng ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đã lộ diện ngay trong nội bộ đã được báo động từ Đại hội VI của Đảng: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền”. Thế nhưng, suốt 26 năm, qua 5 nhiệm kỳ Đại hội, nhiệm kỳ nào trong Nghị quyết Đảng cũng đánh gia như vậy, thậm chí còn sâu hơn, phân tích rõ hơn. Nhiệm kỳ nào cũng nêu quyết tâm cao, “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi”, nhưng ‘tự diễn biến’ rất nguy hại ấy ngày càng nặng nề. Đến cuối tháng 12-2011, Hội nghị Trung ương 4 vẫn nêu là “cấp bách”, đâu có khác hai chữ “cấp bách” trong Báo cáo Chính trị Đại hội VI cách đây 26 năm?
Lần này, Hội nghị Trung ương 4 chỉ rõ, lại liên tiếp 2 Hội nghị cùng chuyên đề này là 5, 6 nhưng kết cục vẫn là các ẩn số X,Y,Z…Hội thảo lần này nói thẳng, nói thật là thế, liệu rồi khi thực hiện có đi đến đâu? Các “thế lực thù địch” của Đảng, của dân lâu nay chỉ lo cố thủ trong nhiều thứ vỏ bọc, như nhà báo Hữu Thọ nói rằng họ “đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”. Chính vì thế mới đẻ ra thành bầy sâu, thành “bộ phận lớn”. Chính những kẻ đó mới là “thế lực thù địch”. Đừng để cho những kẻ ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ lợi dụng chức quyền, thế lực tiếp tục có cơ hội cố thủ vững, cố kết chặt hơn; để rồi làm hại, bắt bớ những người trung thực, thẳng thắn, vu cho họ là “thế lực thù địch”, kết tội họ là bôi nhọ lãnh đạo, nói xấu Đảng, Nhà nước, quy chụp người trung kiên, yêu nước là “phản động”.
Trung tướng, Phó GS,TS Nguyễn Tiến Bình nói: “Khi người cán bộ, đảng viên bị cuốn hút vào vòng xoáy của chủ nghĩa cá nhân cơ hội, thực dụng, chạy theo những toan tính cá nhân vì lợi ích gia tộc hoặc “lợi ích nhóm” thì họ chỉ mang danh “cán bộ của Đảng, Nhà nước”, lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để vụ lợi, trở thành những người giàu tiền bạc và nhiều của cải, nhưng nghèo tâm huyết và thiếu dũng khí, chắc chắn không thể là người tận tâm, tận lực vì nước, vì dân; trái lại còn làm tổn hại lợi ích của đất nước và của nhân dân, làm tổn thương uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị”. Nhìn rõ sự vật, hiện tượng, con người để đặt tên gọi chính xác nhất: Ai làm mất uy tín Đảng cộng sản và Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân và kìm hãm sự phát triển của đất nước, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, làm lung lay chế độ, làm xa rời, tách biệt khoảng cách dân với Đảng, đưa tới nguy cơ tồn vong của Đảng thì đó chính là thế lực thù địch của cách mạng, của toàn dân.
Trước thực trạng bệnh tứ chứng nan y lâu năm trong Đảng, cần nhận diện và nghiêm khắc trừng trị “thế lực thù địch” ngay trong nội bộ. Cần gì tìm ở đâu xa?

Bùi Văn Bồng

(Blog Bùi Văn Bồng)

 Bàn về Đối Lập Chính Trị

Cố GS Nguyễn Văn Bông
(TTHN) - Một bài viết thật sâu sắc mà những người hoạt động chính trị, dù trong bộ máy chính quyền, xã hội dân sự hay trong đối lập chính trị có tổ chức, nên đọc và suy ngẫm.

“Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.” - (Cố GS Nguyễn Văn Bông)

I. Định Nghĩa Và Các Quan Niệm Về Đối Lập
Nói đến Dân Chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?
A. Định Nghĩa
Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.
1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra, đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa.
2. Là một sự bất đồng về chính kiến. Đối lập phải có tính cách tập thể. Trong bất cứ lúc nào, luôn luôn có những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Có thể có một thiểu số đông anh em, thỉnh thoảng họp nhau, rồi trong lúc trà dư tửu hậu, bàn quốc sự, có một thái độ chống đối đường lối, chủ trương của chính phủ. Đó là những kẻ chống đối, những cá nhân đối lập. Và những kẻ chống đối ấy có thể có trong chính thể Độc Tài, Cộng Sản. Đó không phải là đối lập.
Đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến ấy có tính cách tập thể, khi nào nó là kết quả biểu hiện một sự hành động có tổ chức của những kẻ chống đối. Nói đến sự hành động có tổ chức là nghĩ ngay đến chính đảng. Chỉ có đối lập khi nào có một chính đảng đối lập.
3. Là một sự bất đồng về chính kiến có tính cách tập thể, đối lập phải hợp pháp nữa. Có thể vì một lý do gì mà một đoàn thể phải dùng võ lực chống lại chính quyền. Có thể vì một lý do gì mà một chính đảng phải hoạt động âm thầm trong bóng tối. Những hành động ấy, đành rằng nó có tính cách tập thể và kết quả của một sự bất đồng chính kiến, không được xem là đối lập. Những hành động ấy chỉ được xem là những cuộc âm mưu phiến loạn hay kháng chiến, nó không còn là đối lập nữa. Vì đối lập chỉ hoạt động trong vòng pháp luật. ["Hợp pháp" ở đây nên được hiểu là "bất bạo động" - non-violent. HN]
B. Các Quan Niệm Về Đối Lập
Một khi đã ý thức được danh từ “đối lập” và nhận định tầm quan trọng của nó trong cuộc sinh hoạt chính trị, vấn đề then chốt được đặt ra là xác định vị trí của đối lập trong các chính thể. Nếu tinh túy của dân chủ là lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị, thì lẽ tất nhiên lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị ấy được thể hiện trên bình diện chính trị, qua những quyền của đối lập và sự hiện diện của đối lập chỉ là kết quả của sự thừa nhận tự do chính trị. Đối lập chỉ có giá trị và hiệu quả trong một chế độ mà triết học chính trị là Dân Chủ Tự Do. Vì đối lập dựa trên tinh thần khoan dung, trên sự chính đáng của bất đồng chính kiến. Vì thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chính trị.
Một quan niệm đối lập như thế, dựa trên Chủ Nghĩa Tự Do, Chính Thể Độc Tài không thể chấp nhận được. Trong chính thể này, chính quyền là tất cả, còn đối lập chẳng những vô ích mà còn nguy hiểm nữa. Vô ích vì những nhà độc tài luôn cho rằng ý thức hệ của mình là bất di bất dịch và vai trò của cơ quan công quyền không phải tìm lấy một ý chí đi sát với nguyện vọng của quốc gia mà trái lại chỉ có nhiệm vụ áp dụng mệnh lệnh của chính đảng nắm quyền lãnh đạo. Chẳng những vô ích, đối lập còn nguy hiểm nữa. Nguy hiểm cho sự thực hiện nguyện vọng của quần chúng, vì hành động của đối lập phân ly quần chúng. Bởi thế, đối lập cần phải được thanh trừng và những cái mà người ta gọi là Dân Chủ, quyền tự do công cộng, những lợi khí mà đối lập dùng để hoạt động, lợi khí ấy cần phải được cấm nhặt.
Bị khước từ bởi những chính thể Độc Tài, đối lập chỉ được thừa nhận trong chính thể Dân Chủ, chẳng những trên bình diện triết lý chính trị, đối lập còn được chứng minh qua khía cạnh cuộc điều hành thực tiễn của định chế. Chính sự hiện diện của đối lập phản ảnh tính cách chân chính của ý chí quốc gia. Trong những chế độ mệnh danh là “nhất tề – nhất trí”, trong những chế độ mà người ta chỉ nghe 99 phần trăm, đành rằng không phải không thể có được, nhưng sự vắng mặt của đối lập làm cho người ta lắm lúc phải hoài nghi. Chỉ trên bình diện thực tại, vai trò của đối lập chứng tỏ rằng, mặc dù bị loại ngoài hệ thống chính quyền, đối lập cần có mặt và phát biểu.
Một quan niệm quá ư rộng rãi về Dân Chủ, lẽ tất nhiên – dựa trên một sự đối lập chân thành, xây dựng. Nhưng ý niệm đối lập ngày nay quá biến chuyển. Một hiện tượng mới đã xảy ra, một đối lập, không phải trong chính thể, mà chống chính thể Dân Chủ, một sự đối lập hoàn toàn phủ nhận nguyên tắc Dân Chủ, một sự đối lập về ý thức hệ. Tất cả vấn đề là thử hỏi, trước một sự đối lập như thế, thái độ của chính thể Dân Chủ phải như thế nào. Một vấn đề hết sức phức tạp, tế nhị và trên bình diện quốc tế, những giải pháp bảo vệ chính thể Dân chủ tùy thuộc hoàn cảnh thực tại chính trị của mỗi nước.
Dù sao, để trở lại vấn đề đối lập trong chính thể Dân Chủ, không ai có thể chối cãi tính cách chính đáng của sự hiện diện của đối lập. Nhưng đối lập, chẳng những phải có mặt mà còn phải có thể phát biểu nữa. Mà đối lập phát biểu để làm gì và hành động của đối lập sẽ có tác dụng gì trong guồng máy chính trị quốc gia? Và theo thủ tục nào, dưới hình thức nào, với những bảo đảm nào, đối lập có thể mạnh dạn và thành thực phát biểu ý kiến?
Đó là hai vấn đề cực kỳ quan trọng, vấn đề vai trò của đối lập và vấn đề qui chế của đối lập, hai vấn đề căn bản mà chính thể Dân chủ cần phải giải quyết một cách phân minh để ổn định cuộc sinh hoạt chính trị và để đối lập làm tròn sứ mạng của nó.
II- Vai Trò Của Đối Lập
Trong chính thể Dân Chủ thật sự, hiện diện của đối lập là một điều hết sức chính đáng. Chính đáng vì thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị. Chẳng những chính đáng, đối lập lại còn cần thiết nữa. Cần thiết cho phẩm tính, đối lập còn cần thiết cho sự hiện hữu của chính quyền nữa. Trong cuộc sinh hoạt chính trị ổn định, đa số ở đâu ra, chính quyền hiện tại ở đâu ra, nếu không phải là sự kết tinh của sự tranh chấp với đối lập? Trên khía cạnh này, đối lập đóng vai trò căn bản, vai trò hợp tác với chính quyền, đó là hai khía cạnh của vai trò đối lập.
A. Vai Trò, Hạn Chế Và Kiểm Soát Chính Quyền
1- Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đó là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Trước hết, ở giai đoạn tuyển cử đối lập có mặt, có thể phát biểu ý kiến, đối lập có quyền phủ nhận làm cho chính quyền bỏ bớt thái độ cứng rắn, những chương trình mỵ dân, những hứa hẹn hão huyền. Đối lập chận đứng lại những tư tưởng hẹp hòi, những quan điểm thiển cận, tư tưởng và quan điểm không phải của một chính phủ quốc gia mà hoàn toàn lệ thuộc vào mệnh lệnh của đảng phái.
2- Đối lập bảo đảm tính cách đích xác công khai của những quyết định của nhà nước. Thật vậy, khi mà chúng ta nói đến ý chí của toàn dân, ý chí của quốc gia, cần phải nhận định rằng đó chỉ là ý chí của đa số. Ý chí của đa số là ý chí của quốc gia, cái phương trình ấy chỉ có giá trị khi nào quyết định của đa số được chấp thuận trong một bầu không khí cởi mở, sáng tỏ và tự do. Chính đối lập bảo đảm tính cách đích xác của quyết định của đa số và bắt buộc đa số nắm chính quyền phải tham dự một cuộc tranh luận công khai. Vẫn biết rằng, trong chế độ Tổng Thống hay trong chế độ Đại Nghị mà chính phủ có đa số ở Quốc Hội, đối lập không thể ngăn cản chính quyền hành động theo ý của họ. Nhưng, tự do chỉ trích, đối lập bắt buộc địch thủ phải tiết lộ dự định của họ, những lý do của một quyết định của họ. Và như thế, đối lập bảo đảm rằng, khi một biện pháp hay chính sách được chấp thuận, những lý lẽ chống đối hay bênh vực biện pháp, chính sách ấy, đều được công khai đưa ra dư luận. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền, đối lập đảm đương một cách thiết thực hơn nữa trên diễn đàn Quốc Hội.
3 – Với phương tiện nào đối lập đóng vai trò của nó trên bình diện nghị viện? Đành rằng cơ cấu chính phủ nước này không giống nước kia, nhưng trong bất cứ chính thể Dân Chủ nào, người ta cũng tìm thấy từng ấy phương tiện cho phép đối lập phát biểu công khai ý kiến của họ. Trong những lúc bàn cãi và biểu quyết ngân sách quốc gia, sự hiện hữu của đối lập bắt buộc chính quyền bỏ hẳn chương trình mỵ dân, thái độ cứng rắn, và nhứt là chính quyền hết sức dè dặt khi bắt buộc toàn dân phải hy sinh quá độ. Cuộc đối thoại giữa chính phủ và quốc hội – chung qui giữa chính quyền và đối lập – qua những cuộc tranh luận, những câu hỏi, những cuộc tiếp xúc với ủy ban hay giữa phiên họp công khai là những dịp mà các vị Dân Biểu đối lập nói lên những lạm dụng của cơ quan hành chánh, hay nhận được – qua cuộc trình bày của các vị Bộ Trưởng – tin tức về một vấn đề nhất định hay câu trả lời đích xác. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền được biểu hiện một cách thiết thực nữa qua nguyên tắc trách nhiệm chính trị. Chúng ta biết rằng trong chế độ Đại Nghị, chính phủ bắt buộc phải từ chức khi đa số ở Quốc Hội biểu quyết chống chính phủ. Yếu điểm này sẽ là một ảo mộng nếu không có một đối lập thực sự. [Điều này cũng có nghĩa là cơ chế "bỏ phiếu tín nhiệm" trong cơ chế một đảng cũng sẽ chỉ là "ảo mộng" vì không có đối lập. HN]
Vậy qua từng giai đoạn của sự khởi thảo chương trình và trong hành động hàng ngày, chính quyền luôn luôn để ý đến lập trường của đối lập, tự kiểm soát lấy mình và trong việc ấn định kế hoạch quốc gia, lắm lúc phải nhận lấy chủ trương của đối lập. Thái độ này không nhằm làm vui lòng đối lập mà cho toàn dân, vì để ý đến lập trường của đối lập trong việc xác định đường lối chính trị, chính quyền hướng về nguyện vọng của quốc gia.
4 – Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Vai trò tối quan trọng này, không phải đối lập luôn luôn đảm đương với tất cả hiệu quả thật sự. Không, vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là ở khía cạnh tâm lý của toàn dân. Vấn đề là mỗi công dân có thể chắc chắn rằng, ngoài Quốc Hội hay trên diễn đàn Quốc Hội, có những người đại diện có thể phát biểu ý kiến của mình, không phải theo đường lối của chính quyền mà khác hẳn chính quyền. Và dù rằng ý kiến không được chấp thuận đi nữa, họ có cảm giác rằng sự kiện ấy do nơi quyền lợi tối cao của quốc gia, chứ không phải vì tính thị hiếu nhất thời, chuyên chế. Cần phải nhận định rằng, đối lập không những là tượng trưng cho một khuynh hướng chính trị, đối lập còn có giá trị tự bản chất nó nữa. Vì chỉ có đối lập và bởi đối lập mà việc kiểm soát của toàn dân mới có tính cách chân thành và hiệu lực trong một chế độ thương nghị, không những hạn chế, kiểm soát chính quyền, đối lập còn cộng tác với chính quyền nữa.
B. Vai Trò Cộng Tác Với Chính Quyền
Cho rằng đối lập cộng tác với chính quyền, đó là một khẳng định có hơi mâu thuẫn. Tuy nhiên chính đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lập. Và chúng ta có thể quả quyết rằng cái lợi của chính quyền là dung túng đối lập.
1 – Qua những cuộc tranh luận trong một bầu không khí cởi mở, những ý tưởng khích động tinh thần, những định kiến bớt phần cứng rắn, những ý kiến được chọn lọc và uy quyền sáng tỏ. Bất cứ một chính quyền nào cũng có khuynh hướng tự giam mình trong tình trạng cô đơn, chỉ nghe lời của đồng chí và lấy quyết định phù hợp với ảo vọng hoang đường qua những nhận xét riêng biệt của mình về thời cuộc. Đối lập có mặt, nhắc lại cho đoàn thể ở chính quyền tính cách phức tạp của thực tại chính trị, đem lại những màu sắc chính trị và đôi khi phản kháng lại những truyền tin báo cáo đơn phương của chính phủ. Qua những hành vi tích cực ấy, chính quyền thâu lượm được những dấu hiệu quý giá về tình trạng tinh thần của dư luận. Chẳng những trong lãnh vực thông tin, vai trò cộng tác với chính quyền của đối lập nổi bật lên nữa qua khía cạnh nghị viện.
2 – Tất cả những công việc thuộc về thiết lập chương trình nghị sự, về những vấn đề cần phải được thảo luận, những dự án ưu tiên, những cuộc tiếp xúc v.v…, tóm lại, vấn đề liên hệ đến việc tổ chức công tác của Quốc Hội, sự thỏa thuận giữa đối lập và chính quyền là điều kiện cốt yếu của một tình trạng chính trị ổn định. Và lịch sử đã chứng minh rằng, trong những trường hợp đặc biệt, trong những tình trạng khẩn cấp, tối cần, trong những trường hợp mà sinh tồn của quốc gia được đặt ra, trong những trường hợp ấy, lịch sử đã chứng minh rằng đối lập từ khước độc lập và lắm lúc lại ủng hộ chính quyền để bảo vệ uy thế của chính quyền lúc phải đương đầu với mọi cuộc ngoại xâm.
3 – Hướng dẫn chính quyền tham gia vào cuộc điều hành công tác Quốc Hội, một sự đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là chủ trương một chính sách để thay thế cho chính sách chính quyền. Cần phải nhấn mạnh đặc điểm này. Trong những xứ mà tình trạng chính trị chưa ổn định, trong những xứ mà đối lập vắng mặt, người ta luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị quốc gia. Ai sẽ thay thế nhà lãnh tụ hôm nay? Viễn tượng những cuộc cách mạng đẫm máu, những cuộc chính biến, viễn tượng những gián đoạn chính trị đầy hậu quả làm cho cuộc sinh hoạt chính trị kém phần tích cực. Đối lập, trong chính thể Dân Chủ, cho phép Quốc Gia xoay chiều, đổi hướng trong khung cảnh của định chế và không tổn thương đến sự liên tục của cuộc sinh hoạt chính trị. Đối lập là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền.
Một sự đối lập hữu hiệu là một lực lượng tích cực. Cần phải nhận định rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền. Đối lập và chính quyền là hai yếu tố căn bản của thế quân bình chính trị trong chính thể Dân Chủ.
Hạn chế và kiểm soát chính quyền, cộng tác với chính quyền, một khi đã hiểu như thế, vai trò của đối lập, vấn đề được đặt ra bây giờ là thử hỏi trong điều kiện nào đối lập có thể làm tròn sứ mạng của nó trong một bầu không khí khoan dung, khi mà một số quyền hạn của đối lập được xem là bất khả xâm phạm và đồng thời đối lập thông suốt nhiệm vụ của mình. Kê khai những quyền hạn ấy, ấn định nghĩa vụ của đối lập, tức là bàn đến vấn đề quy chế của đối lập.
III – Qui Chế Của Đối Lập
Vấn đề ấn định qui chế của đối lập tùy thuộc mỗi quan niệm riêng về đối lập. Nếu đối lập chỉ được xem là một quyền đối lập, nó chỉ là hậu quả tất nhiên của thể chế chính trị Dân Chủ Tự Do. Đối lập tức là có quyền xử dụng tất cả những tự do hợp pháp. Trái lại, nếu đối lập được đưa lên hàng một chức vụ rất cần thiết cũng như chính quyền, nếu đối lập được xem không phải là một việc bất đắc dĩ, mà là một liều thuốc kích thích chính quyền, thì theo quan niệm này, quy chế chẳng những bảo đảm tự do của đối lập mà còn chú ý tới công hiệu của nó nữa. Tổ chức đối lập, định chế hóa đối lập đó là quan niệm thứ hai của đối lập.
Nhưng dù có được định chế hóa hay không, đối lập để có thể đảm đương vai trò chủ yếu của nó, phải là một đối lập tự do và xây dựng. Nói đến đối lập tự do là phải nghĩ ngay đến quyền hạn của nó; nói đến đối lập xây dựng là nghĩ đến ngay nghĩa vụ của nó.
A – Một Trong Những Quyền Hạn Của Đối Lập
1 – Là quyền không thể bị tiêu diệt. Vì đối lập luôn luôn là một chướng ngại, chính quyền hay có khuynh hướng thừa một cơ hội nào đó, tẩy trừ phần tử rối loạn ấy đi. Vẫn biết rằng, có những lúc, những giờ phút nguy nan, đối lập hoặc tự mình, hoặc thỏa thuận với chính quyền, ngưng hẳn những phê bình hay chỉ trích. Nhưng đó chỉ là im hơi, lặng tiếng; chớ quyền sinh tồn vẫn là quyền tối cao của đối lập. Tiêu diệt đối lập tức là dọn đường cho Chủ Nghĩa Độc Tài. Đối thoại trở thành độc thoại.
2 – Quyền thứ hai của đối lập là quyền phát biểu. Và quyền phát biểu này được thể hiện bởi những cái mà người ta gọi là tự do công cộng. Số phận của đối lập sẽ ra sao nếu đối lập không tự do có ý kiến khác hẳn ý kiến chính quyền, và tự do phát biểu ý kiến ấy trên báo chí và sách vở? Nếu đối lập không được tự do hội họp? Chỉ có đối lập thật sự trong một chế độ mà các tự do này được ấn định và chế tài một cách hợp lý.
Chúng ta có nói rằng thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân Chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử.
Trên bình diện đại nghị, đối lập cần phải được đặc biệt bảo vệ. Trường hợp Dân Biểu đối lập bị bắt bớ hay tống giam không phải là những trường hợp hiếm có. Vì thế mà quyền bất khả xâm phạm của Dân Biểu là một thực tại.
Những quyền hạn mà chúng tôi đã sơ lược kê khai không phải chỉ dành riêng cho đối lập. Đó là quyền bảo vệ tất cả công dân trong chính thể Dân Chủ. Nhưng phải thành thật mà nhận định rằng tự do phát biểu, tự do tuyển cử, quyền bất khả xâm phạm v.v… là những điều kiện quí giá cho đối lập luôn luôn bị chính quyền đe dọa.
Đó là điều kiện tối thiểu. Một quan niệm cấp tiến đã đi đến chỗ định chế hóa đối lập. Đối lập trở thành một thực thể có hiến tính. Đó là trường hợp của Anh Quốc vậy.
Ở nước Anh, đối lập có một tước vị chính thức “đối lập của Nữ Hoàng”. Và đối lập của Nữ Hoàng có cả chính phủ riêng của họ, một nội các bóng trong Hạ Nghị Viện. Vị lãnh tụ đối lập của Nữ Hoàng là một nhân vật cao cấp đầy uy thế, luôn luôn được mời đến cùng vị Thủ Tướng tham dự những buổi lễ chính thức và luôn luôn được tham khảo ý kiến về những vấn đề chính trị trọng đại. Và xin nhắc lại một điều rất lý thú là “nhà nước lại phải trả lương cho vị lãnh tụ đối lập”.
Nhưng dù sao, định chế hóa hay không, quyền sinh tồn và những điều kiện thuận tiện để tự do phát biểu, chỉ có ý nghĩa khi nào đối lập tin tưởng có quyền nắm lấy chính quyền. Chính sự bình đẳng trong vận hội ấy làm cho cuộc sinh hoạt chính trị thêm phần phấn khởi.
Đối lập có vài quyền hạn để đảm đương vai trò của nó. Nhưng đối lập không phải chỉ có quyền. Một số nghĩa vụ hạn chế hoạt động của đối lập, nghĩa vụ nhằm mục tiêu tôn trọng tinh thần Dân Chủ.
B – Những Nghĩa Vụ Của Đối Lập
Một trong những nghĩa vụ của đối lập là thừa nhận qui luật đa số. Những ai quan tâm đến cuộc bầu cử đều rõ rằng có thể xảy ra trường hợp mà vị Tổng Thống đắc cử hay một chính đảng chiếm đa số ở Quốc Hội trong lúc phiếu của mình lại kém địch thủ thất bại. Nhưng đó chỉ là hậu quả kỹ thuật của luật tuyển cử. Và công lý là một chuyện, mà hợp pháp là một chuyện khác nữa. Trường chính trị là một cuộc tranh đấu công nhận qui luật đa số, tức là thẳng thắn tham gia cuộc đấu tranh bởi đó là luật lệ của nguyên tắc dân chủ.
Nghĩa vụ thứ hai của đối lập là hoạt động một cách ôn hòa xây dựng và có tinh thần trách nhiệm. Những chỉ trích vớ vẩn, những vu khống không có căn bản chính trị của những kẻ tự cho là chính khách, những phê bình chỉ đem lại hoài nghi và bất mãn, đó là những tệ đoan của sự đối lập không xứng đáng với danh hiệu của nó. Vì đâu lại có một hiện tượng bất thường như thế? Ngoài tham vọng cá nhân, hiện tượng này phát sinh từ một hệ thống chính đảng nhất định và liên quan đến khía cạnh ý thức hệ của một vài chính đảng.
Trong một xứ, một hệ thống đa đảng là một thực tại chính trị, khi mà không một chính đảng nào chiếm đa số hay ưu thế trên sân khấu chính trị. Chính phủ luôn luôn là một chính phủ liên hiệp. Mà liên hiệp tức là tập hợp những khuynh hướng mâu thuẫn, dung hòa những chính sách tương phản. Chính cái viễn tượng không bao giờ tự mình chiếm được hoàn toàn quyền và thực hiện những chương trình hứa hẹn làm cho chính đảng thiếu ý thức xây dựng và tinh thần trách nhiệm. Tính cách rời rạc và chia rẽ của đối lập, chỉ biết phá hoại biến đổi hẳn mối tương quan truyền thống giữa đa số và thiểu số. Đối lập không còn là đối lập ngoài và chống chính phủ, đối lập ở đây là đối lập trong chính phủ.
Chẳng những thế, khía cạnh ý thức của một vài chính đảng là nguyên do thứ nhì của sự thiếu tinh thần xây dựng. Đối lập chỉ có nghĩa trong một khung cảnh chính trị nhất định. Nếu chúng ta đồng ý về một nguyên tắc căn bản, nếu chúng ta thừa nhận chủ quyền nhân dân, nguyên tắc phân quyền, tự do chính trị, nếu chúng ta tôn trọng nhân vị, sự độc lập của Thẩm Phán hay quyền tự do phát biểu, thì cuộc tranh chấp chính trị chỉ nằm trên lãnh vực thực tiễn qua những nguyên tắc thứ yếu. Trái lại, nếu đối lập nhằm chống lại, không phải một khuynh hướng chính trị hay một chính sách nhất định, mà chính cả nền tảng của xã hội, nghĩa là chống cả chính thể, thì khẳng định rằng đối lập là chính phủ tương lai không còn giá trị nữa. Vì đặc tính của đối lập về ý thức hệ là chiếm chính quyền để rồi thủ tiêu quyền đối lập.
Trong một tình trạng như thế, trước tình trạng mà đối lập không thi hành nghĩa vụ của nó, những quyền hạn không còn lý do tồn tại nữa. Và “Chính Thể Dân Chủ” cần phải có những biện pháp thích nghi để đối phó. Sa thải những phần tử bất chính trong hành chính, bắt buộc đối lập phải có một chương trình và có năng lực nắm chính quyền trước khi lật đổ chính phủ, sửa đổi luật bầu cử, đặt ngoài vòng pháp luật những chính đảng quá khích, đó là một vài ví dụ cụ thể về biện pháp được áp dụng để bảo vệ Chính Thể Dân Chủ.
IV – Đối Lập Trong Các Quốc Gia Chậm Tiến
Phác họa như thế, vai trò và “qui chế đối lập” trong “chính thể dân chủ” qua sự biến chuyển của ý niệm trong xã hội cận đại, chúng ta không khỏi tự nhủ rằng đó là lý tưởng. Và tự hỏi rằng lý tưởng ấy có phù hợp với những quốc gia trên đường phát triển, với hiện tình những nước vừa thu hồi độc lập.
Thực tại chính trị cho chúng ta biết rằng, đối lập nếu không hoàn toàn vắng mặt, thì chỉ được dung túng một phần nào, một phần nhỏ nào, trong những nước mới này, những nước mệnh danh là Dân Chủ và đồng thời cũng được xem là những chính thể không độc tài. Tại sao lại có một sự kiện oái oăm như thế?
Lý do thứ nhất mà người ta đưa ra là sự đe dọa trầm trọng của độc tài Cộng Sản. Những nước mới này, là những nước bị nạn Cộng Sản đe dọa và có nước đang chiến đấu một mất một còn với Cộng Sản. Dung túng đối lập tức là cho Cộng Sản cơ hội núp sau lá cờ đối lập để phá hoại nền dân chủ. Đối lập Cộng sản là đối lập về ý thức hệ, và chúng ta biết rằng đối lập về ý thức hệ là đối lập chống chính thể Dân Chủ.
Lý do thứ hai là trình độ giáo dục của quần chúng. Người ta cho rằng dân chúng chưa có một trình độ giáo dục về chính trị khá đầy đủ để cho có thể xử dụng một cách hoàn hảo những quyền tự do công cộng. Và như thế, đối lập chỉ có hại vì nó sẽ là bức bình phong của những tham vọng cá nhân của những kẻ không cơ sở chính trị chỉ dựa trên cuộc chính đồ sinh hoạt. Hơn nữa, thì giờ gấp rút, nâng cao mực sống của toàn dân là một việc tối cần, lúc kiến quốc không phải lúc bàn cãi, phê bình hay chỉ trích.
Những lý do mà chúng ta vừa nêu ra rất là chính đáng. Nhưng chính đáng không có nghĩa là phải chấp nhận. Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.
Vả lại, vì thiếu đối lập mà Cộng Sản và những phần tử phản Dân Chủ nắm mất chính nghĩa đối lập và lợi dụng khai thác những bất mãn, than phiền của quần chúng.
Vậy để tránh mọi sự ngộ nhận giữa chính quyền và nhân dân, để cho trạng thái tinh thần khủng hoảng của dư luận được thể hiện một cách ôn hòa, để cho phần tử phiến loạn hết cơ hội lợi dụng tuyên truyền và khai thác, vấn đề đối lập tự do và xây dựng cần phải được đặt ra. Và như thế không những trong những nước tiền tiến, mà chính ngay trong những tân quốc gia, công cuộc kiến quốc và cứu quốc, công cuộc xây dựng nền Dân Chủ phải là kết tinh của hoạt động song phương giữa chính quyền và đối lập.

Giáo Sư Nguyễn Văn Bông

(Blog HN)

Biển Đông và “ba chân kiềng” chiến lược 2013

Từ góc nhìn của Việt Nam, những vụ va chạm tại khu vực tranh chấp hay các hành động mời thầu dầu khí trái phép nằm trong vùng đặc quyền kinh tế đưa đến nhận định rằng Trung Quốc muốn đánh giá ba yếu tố chính: (1) khả năng sẵn sàng đối đầu của Việt Nam thể hiện qua các hành động trên thực địa và dư luận trong nước, (2) khả năng đoàn kết và ủng hộ của ASEAN trong việc ủng hộ các thành viên của mình liên quan tới tranh chấp và, (3) phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ đối với những hành động gây hấn. Có vẻ như Bắc Kinh đã thành công trong hai phép thử sau, khi Philippines quá yếu, một ASEAN chia rẽ, cũng như Hoa Kỳ vẫn chưa sẵn sàng để can thiệp hoàn toàn vào khu vực trong khi khủng hoảng kinh tế và vấn đề ở Afghanistan chưa được giải quyết triệt để.

Hội thảo Việt Nam học là một trong những cách “ngoại giao học thuật” phù hợp với một nước có tiềm lực không lớn như Việt Nam. Ảnh: Huỳnh Phan

Việc thừa nhận hay bắt buộc phải thừa nhận Trung Quốc là một quốc gia mạnh hơn về nhiều mặt, từ quân sự đến kinh tế và nguồn lực con người đòi hỏi một tiếp cận đúng từ các bên yếu thế hơn. Ứng xử một cách thông minh trên Biển Đông là câu hỏi làm sao phát huy tốt nhất lợi thế của mình và hạn chế tối đa thế mạnh của đối phương. Lẽ đó, ba trụ cột xoay quanh giữa thể chế hoá, ngoại giao học thuật và dân sự hoá cần được xây dựng.

Luật chứ không phải nắm đấm

Người mạnh dùng sức, kẻ yếu mượn sức. Điểm tựa của mượn sức là tận dụng những đòn bẩy khác nhau để tạo ưu thế thương lượng cho mình. Lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy đã có nhiều quốc gia thành công trong việc mượn sức hay tạo đòn bẩy giành lấy mục tiêu cao nhất về cho đất nước. Mượn sức trong bối cảnh Biển Đông là ASEAN và việc xây dựng các thể chế mang tính ràng buộc. Sự yếu thế tương đối của ASEAN trong năm qua có thể làm nhiều người thất vọng, nhưng không thể phủ định hoàn toàn vai trò của tổ chức này trong việc thiết lập một diễn đàn để các nước có thể đối thoại với nhau, từ cường quốc cho đến các nước vừa và nhỏ. Đứng trong một môi trường “pháp trị”, yêu cầu dùng luật nhiều hơn nắm đấm. Dù rằng quá trình thể chế hoá nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái đích đến của nó vẫn là một khung pháp lý mang tính giới hạn hành động, mà trong đó có sự cân bằng tương đối giữa nước mạnh và nước yếu hơn.

Cụ thể thì trong năm 2013, mục tiêu mà Việt Nam đặt ra hàng đầu chính là thông qua một COC giữa ASEAN với Trung Quốc dựa vào ba điểm chính. Thứ nhất là về các vòng đàm phán và thời gian đàm phán cụ thể giữa các bên liên quan. Thứ hai là quyết định về các bên tham gia sẽ là đa phương với sự hiện diện của các cường quốc khác bên ngoài khu vực với vai trò trọng tài, hay song phương giữa ASEAN và Trung Quốc, tuyệt đối không chấp nhận quan điểm đàm phán song phương với tư cách quốc gia của Trung Quốc. Thứ ba là thông qua dự thảo chính thức về các vấn đề cần đàm phán giữa hai bên. Tuy nhiên, muốn đạt được điều đó thì việc cần làm ngay bây giờ chính là thúc đẩy đoàn kết ASEAN chống lại các chia rẽ về quan điểm và lợi ích, để sớm đưa ra một ý kiến thống nhất về vấn đề Biển Đông, từ đó tạo nên đối trọng phù hợp trong đàm phán COC với Trung Quốc. Đoàn kết ASEAN chính là chìa khoá quan trọng nhất mở ra giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông. Nếu cả ba mục tiêu trên đều đạt được thì năm tới sẽ là một năm đầy triển vọng cho Việt Nam trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Mượn luật cần lập luận và hậu thuẫn của toàn dân

Nền tảng của việc xây dựng một khung pháp lý hành động là hiểu và đồng thuận trên những vấn đề bất đồng, không những từ góc nhìn của ASEAN mà còn trên góc nhìn của Trung Quốc và các nước liên quan. Lẽ đó, học thuật hoá và ngoại giao học thuật là trụ cột quan trọng thứ hai. Nôm na, học thuật hoá là xây dựng những kiến thức – chuẩn mực chung, tập hợp lý lẽ, thu thập bằng chứng về một hiện tượng hay đối tượng nào đó cần nghiên cứu. Hiện tượng hay đối tượng này trước đây có thể được nói, viết, bàn luận nhiều, nhưng thiếu hoặc chưa có một nền tảng khoa học vững chắc để đưa ra nhận xét hay kết luận.

Sau đó sẽ là công tác tác động, ảnh hưởng hay truyền tải những lý lẽ, lập luận hay quan điểm đã được tập hợp ra các diễn đàn thế giới bằng học thuật, hay thông qua cộng đồng khoa học thế giới. Cách thức này trước đây đã được nhắc tới, tuy nhiên vẫn chưa được chú ý đúng mức, cũng như giới học giả Việt Nam vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ cho công việc này. “Ngoại giao học thuật” sẽ rất phù hợp với một nước có tiềm lực không lớn như Việt Nam, bởi chúng ta mạnh hơn Trung Quốc nhiều lần về mặt lý lẽ và luật pháp quốc tế, cũng như xu hướng “quốc tế hoá” vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những xu hướng chủ đạo.

Song song với việc đẩy mạnh học thuật hoá để tuyên truyền lý lẽ của Việt Nam tới cộng đồng quốc tế, thì việc đẩy mạnh dân sự hoá, tức hoạt động tuyên truyền, giải thích và phổ biến các chính sách của Nhà nước cho nhân dân cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, chúng ta cần giải thích các chính sách ngoại giao và các biện pháp giải quyết của Nhà nước, để người dân có cái nhìn đúng đắn và tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chính sách của quốc gia. Trang bị sự hiểu biết đúng đắn cho người dân cũng là xây dựng nền tảng cho đoàn kết dân tộc, đồng thời giúp giảm thiểu các mâu thuẫn dân sự có thể xảy ra trên Biển Đông, từ đó giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang và tạo ra điều kiện thuận lợi cho các giải pháp ngoại giao đạt hiệu quả.

Nhìn từ dài hạn, biện pháp dân sự hoá có thể bao gồm hai hướng căn bản, thứ nhất là truyền tải các thông tin chính xác và giúp đỡ người dân thực hiện các quyền lợi chính đáng của họ trên lãnh thổ hợp pháp của quốc gia. Qua đó, duy trì sự hiện diện dân sự liên tục để chống lại các hành vi xâm chiếm “dân sự hoá” của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi vẫn đảm bảo các điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi cho phát triển. Hướng thứ hai là xây dựng cầu nối thông tin giữa Chính phủ và nhân dân, giúp tận dụng tối đa các nguồn lực của quốc gia cho quá trình bảo vệ chủ quyền đất nước. Không chỉ giúp ích cho quá trình thông tin liên lạc, mà chính người dân cũng có thể đóng góp ý kiến và đưa ra một số giải pháp cho các chính sách của chúng ta, đặc biệt là các chính sách dân sự có liên quan trực tiếp như việc thiết lập các đội tàu đi biển có trang bị bộ đàm liên lạc, hay xây dựng đời sống kinh tế – xã hội trên hai quần đảo.

Trước sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông, thể chế hoá là nhu cầu cấp thiết nhất đối với các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc. Con đường phía trước còn dài, và khó khăn đang ngày một lớn. Việt Nam đã chậm chân hơn Trung Quốc trong quá trình học thuật hoá và dân sự hoá. Do đó, cần phải thúc đẩy hơn nữa hai biện pháp này để xây dựng mặt trận ngoại giao nhân dân vững mạnh, làm nền tảng cho quá trình đàm phán COC. Luật dựa trên đồng thuận lý lẽ cùng sự hậu thuẫn ở trong lẫn ngoài sẽ là nguồn sức mạnh cho ngoại giao Việt Nam hoàn tất trọng trách nặng nề năm 2013.

(Báo SGTT)

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan: Việt Nam cần cân bằng “chọn lựa chính sách” và “lợi ích quốc gia”

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan
Trăn trở với chuyện… mô hình kinh tế
Ông bình luận gì về mô hình của nền kinh tế Việt Nam hiện nay?
Trong thế giới đương đại hình thành ba mô hình kinh tế chính. Một là mô hình kinh tế tập trung, hai là mô hình kinh tế tân tự do, và thứ ba là mô hình kinh tế thị trường xã hội. Theo tôi thì từ khi triển khai công cuộc đổi mới, Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường xã hội, nghĩa là tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội. Dù gặp không ít khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đang cố gắng hoàn thiện. Tuy nhiên, cho đến nay, thực tế cho thấy, tiêu chí tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội vẫn chưa được đảm bảo toàn diện. Biểu hiện của điều đó là sự phân hoá giàu nghèo chưa có khuynh hướng giảm, liều lượng trong quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội vẫn là một câu hỏi lớn.
Khi theo đuổi mô hình kinh tế thị trường xã hội mà ông vừa đề cập, đâu là những khó khăn phải đối diện và theo quan điểm của ông, chúng ta phải làm gì trong thời gian tới?
Hiện nay, chí ít có ba mâu thuẫn về mặt kinh tế. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa tăng trưởng và lạm phát. Chúng ta đã và đang ra sức hạn chế mức lạm phát, tuy nhiên hệ quả đi kèm là tổng cầu và tốc độ tăng trưởng thuyên giảm. Thứ hai là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển các khu vực tiềm năng làm động lực kéo toàn bộ nền kinh tế lên và các khu vực khác. Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam đầu tư nhiều vào các khu vực kinh tế phát triển thì lượng đầu tư sẽ hụt dần ở các khu vực khác, dẫn đến mất cân đối vùng miền. Thứ ba là mâu thuẫn giữa đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập quốc tế với khả năng cạnh tranh và kích thích thị trường nội địa. Sẽ rất khó khăn để chúng ta đảm bảo cho cả hai phát triển đồng bộ và cùng theo chiều hướng tốt.
Thế nên, theo quan điểm cá nhân của tôi, khi chúng ta phải đối diện hai vấn đề: năng lực ít và khó khăn trong chọn lựa, trước hết chúng ta nên “nhịn cái gì đáng nhịn”. Nghĩa là hạn chế các mức tiêu xài chỉ phục vụ cho các nhóm lợi ích, hoặc nằm ngoài mục tiêu mang lại phúc lợi và công bằng cho người dân. Muốn thế, chúng ta cần đưa ra các cơ chế và Quốc hội nhất thiết phải giám sát các vấn đề liên quan ngân sách, chính sách và việc phân bố nguồn lực cho các lĩnh vực, các khu vực. Đồng thời, chuyển hướng tập trung ổn định, đảm bảo công bằng xã hội thông qua xây dựng tốt các hệ thống y tế, giáo dục…
Đối ngoại: giữa ngã ba đường?
Ông đánh giá thế nào về chính sách đối ngoại Việt Nam trong năm 2012 xét trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập?
Hội nhập quốc tế là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Chúng ta biết rằng khi chấp nhận vào cuộc chơi của hệ thống quan hệ quốc tế, Việt Nam đã và đang tiếp xúc với cả một mạng lưới các quốc gia, chứ không phải đơn tuyến. Thế nên, trong quan hệ chồng chéo, nhiều tầng, nhiều mức độ, nhiều cấp, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội và nhiều lựa chọn hơn. Điều đó đóng vai trò quan trọng để Việt Nam phát huy nội lực của mình một cách mạnh mẽ.
Năm 2012 là một năm khó khăn không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn là một năm đầy thách thức trong thực thi chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, xét cơ bản Việt Nam đã có những thành công nhất định. Thứ nhất phải kể đến việc Việt Nam tiếp tục duy trì được khuôn khổ quan hệ quốc tế, không bị đảo lộn tuy có xáo động. Thứ hai, Việt Nam vẫn duy trì được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết hoà bình vấn đề Biển Đông.
Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên thành lập liên minh quân sự hoặc tìm một đối tác để “chống vai”. Liệu đó có phải là một giải pháp?
Tôi muốn nhắc tới câu nói nổi tiếng: “Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, việc lựa chọn bạn thân hay đồng minh, hoặc đối tác đều phải tham chiếu lợi ích quốc gia. Và những lợi ích này cần phải được đánh giá ở góc độ tổng thể, đa chiều, xem xét cả trước mắt lẫn lâu dài.
Trên cơ sở những thành công của chính sách đối ngoại 2012, quan điểm xây dựng của ông cho chính sách đối ngoại Việt Nam 2013 là như thế nào?
Theo tôi, năm 2013 Việt Nam nên tập trung vào ba hướng chính. Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy và triển khai tốt chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ 11 về “Hội nhập toàn diện” chứ không phải chỉ hội nhập kinh tế. Toàn diện ở đây có nghĩa là hội nhập cả về mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đương nhiên ở mức độ và dưới các hình thức khác nhau. Thứ hai, vừa nỗ lực bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa cố gắng duy trì hoà bình ổn định, đặc biệt là trên Biển Đông. Vấn đề Biển Đông hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng giữ vững hoà bình, ổn định, đưa tranh chấp vào các kênh đàm phán song phương và đa phương. Thứ ba, lấy hoạt động đối ngoại hỗ trợ cho việc tái cấu trúc, phát triển nền kinh tế quốc gia. Bởi xét cho cùng, đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội, phản ánh mục tiêu chính trị mà chính sách đối nội đặt ra. Nền kinh tế hiện nay đang gặp phải những khó khăn nội tại lẫn tác động không thuận của kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì kinh nghiệm quản lý và xử lý khủng hoảng, giải pháp tái cấu trúc kinh tế cùng các phương thức kinh tế mới của các nước đối tác là rất cần thiết với chúng ta.
(Báo SGTT)

Bắt LS. Lê Quốc Quân phép thử chất lượng ngoại giao Mỹ

Tổng thống Obama đã chính thức đề cử ông John Kerry vào ghế ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Tạp chí có tiếng The Economist vừa có blog khuyến nghị người vừa được đề cử vào ghế ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, dùng vị thế và quan hệ của mình với Hà Nội để gây tác động tới các quyết định bắt giam giới bất đồng chính kiến trong nước, trong đó có luật sư Lê Quốc Quân, người vừa bị bắt.

Trong blog ra ngày 28/12 với tựa 'Hey John Kerry, free Le Quoc Quan' thuộc mục Chính trị Hoa Kỳ, tác giả ký tên M.S. mở đầu bằng nói về sự hoài nghi đối với chất lượng ngoại giao Mỹ khi xem Washington sẽ khó có thể thuyết phục được các nước khác thay đổi một cách đáng kể về những chính sách lớn.

Trong khi tồn tại sự nghi ngờ về những chủ đề vĩ mô như Taliban-Afghanistan, Bắc Hàn, Syria, sẽ đi tới những thành công với ghế ngoại trưởng mà ông Kerry sắp đảm nhận thì tác giả bài viết cho rằng đôi khi có một ngoại trưởng như ông lại có thể làm được những sự khác biệt lớn.

Ở cấp độ vi mô, có một quốc gia nơi mà Hoa Kỳ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng đặc biệt, và là nơi mà sự can thiệp ngoại giao của Hoa Kỳ thường có thể có tác động tích cực đáng kể đối với nhân quyền, ít nhất là các nhóm nhỏ trong dân. Đó sẽ là Việt Nam, The Economist nhận định.

Tác giả cho rằng ông Kerry có “điểm son” với Hà Nội sau khi ông cùng ông John McCain tham gia giải quyết chủ đề tù binh chiến tranh và lính Mỹ mất tích (POW/MIA) cũng như thiết lập lại quan hệ ngoại giao và mậu dịch với Việt Nam.

Ông Kerry không chỉ có được mối quan hệ trực tiếp tuyệt vời với giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mà bản thân ông là người nổi tiếng.

Ảnh ông được trưng bày để tuyên truyền tại nhiều viện bảo tàng ở Việt Nam, để mừng cho những gì mà chính phủ Việt Nam phô trương như hành động chuộc tội của Hoa Kỳ cho chính sách sai lầm trong thời gian chiến tranh.

Tất nhiên là hình ảnh này được dùng để phụ họa thêm cho mục đích của Hà Nội muốn chứng tỏ họ là một thành viên được cộng đồng thế giới chấp nhận trong bối cảnh có quan hệ với Hoa Kỳ một cách thân thiện nhưng cũng “lúc nắng lúc mưa”.
'Trấn áp blogger'


Hai trong số các người bạn của luật sư quân là Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn từng ngồi tù.
Điều này sẽ đưa ông Kerry ở một vị trí tuyệt vời để vận động cho những thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như, trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam bị bắt về tội trốn thuế.

Cần phải nói rõ là Lê Quốc Quân không bị bắt giam vì tội trốn thuế, bài blog bình luận. Đây là lần thứ ba luật sư này đã bị bắt.

Lần đầu tiên, ông bị bắt khi từ Hoa Kỳ trở về vào năm 2007 vì ông đã dám liều lĩnh nhận một học bổng để nghiên cứu chính trị dân chủ ở Viện Dân chủ Quốc gia.

Sau khi trở về Việt Nam, ông liên tục bảo vệ những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, tham gia vào các cuộc biểu tình cho tự do tôn giáo và bài Trung Quốc, và bản thân ông Quân đã dính vào các hoạt động chướng tai gai mắt vì có màu sắc chính trị.

Luật sư Quân nay bị bắt vì Việt Nam đang triển khai đợt trấn áp giới viết blog, rõ ràng là có liên quan đến thực trạng kinh tế ảm đạm của Việt Nam, rồi cả những vụ bê bối tham nhũng và những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, xảy ra trong một thế giới của sự cài cắm người thân và người quen trong quan hệ cấu kết tay đôi giữa chính phủ và doanh nghiệp, và sự bất mãn nói chung ngày càng gia tăng.

Việt Nam có rất nhiều nhà bất đồng chính kiến bị ngồi tù. Hoa Kỳ sẽ không thể ngăn Việt Nam bắt các nhà bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không muốn tự vẫn chính trị.

Và Hoa Kỳ cũng không thể ép Việt Nam cho phép công dân của mình làm bất cứ điều gì họ muốn trên internet.

Tuy nhiên, Việt Nam lại phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ và việc Washington hậu thuẫn cho quân sự và ngoại giao trong nỗ lực đương đầu với Trung Quốc về thẩm quyền hàng hải ở Biển Đông.

Điều đó tạo điều kiện cho Hoa Kỳ nói rõ lập trường rằng Việt Nam sẽ phải trả một giá có giới hạn, tức là sẽ bị bẽ mặt cũng như nhận được ít hơn sự ủng hộ, nếu Hà Nội đi quá đà trong việc trấn áp giới bất đồng chính kiến.

John Kerry, nhờ những phẩm chất cá nhân của mình, sẽ ở một vị trí để cắm mốc biên giới sâu rộng hơn một ngoại trưởng khác có thể làm, tức là đối với một ngoại trưởng mà không được Việt Nam xem là người hùng của quá trình hòa giải Mỹ-Việt.

Ông nên sử dụng vị thế đó để thử sức và đưa Lê Quốc Quân và một số các nhà hoạt động dân chủ thân hữu của Quân ra tù. Và tôi khá lạc quan ông sẽ làm điều đó, tác giả M.S. của tạp chí The Economist nhận định.
(BBC)

Không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi

Không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Đây là một trong những điểm mới của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ đưa ra lấy ý kiến góp ý của nhân dân từ ngày 2.1.2013 tới.
Chiều nay, 29.12, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức họp báo triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phát biểu chủ trì phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, người dân có thể góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 thông qua trang tin điện tử của Quốc hội (QH) tại địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông qua nhiều hình thức khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý chủ trì họp báo chiều 29.12
Theo ông Lý, thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2.1.2013 và kết thúc vào ngày 31.3.2013.
Tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và ở địa phương đều có quyền góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992.
“Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với Hiến pháp và thi hành Hiến pháp”, ông Lý nêu rõ.
Theo đó, toàn bộ nội dung dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ được đưa ra lấy ý kiến của người dân, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Hiến định thiết chế Hội đồng bảo hiến
Trả lời báo giới tại phiên họp, ông Lý cho hay Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này đưa ra lấy ý kiến nhân dân chỉ đưa ra một phương án duy nhất, nhưng không có nghĩa là nhân dân không được quyền đề xuất các phương án khác.
Đồng chủ trì buổi họp báo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm: So với dự thảo trình QH tại kỳ họp thứ 4, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra lấy ý kiến nhân dân có thêm nhiều điểm mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu QH vừa qua, trong đó có quy định về hội đồng bảo hiến.
Đáng chú ý, theo ông Phúc, so với bản dự thảo cũ, dự thảo mang ra lấy ý kiến nhân dân còn có điểm mới là không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo mà chỉ quy định mang tính nguyên tắc về các thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế này đều đặt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng như nhau trước pháp luật.
Bảo Cầm
(Báo Thanh niên)

Quân đội là của ai?

Một bản tin trên Nhật báo Người Việt cho biết ngày 3 tháng 10, 2012 một bài trên tờ Quân Ðội Nhân Dân ở Hà Nội nhìn nhận “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong từng nơi, từng lúc, với mức độ khác nhau. Một bộ phận không nhỏ những đảng viên rất thiếu ý thức khi học tập, nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghị quyết của đảng.”
Quân Ðội Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản nhắm vào những người cầm súng. Khi nói đến “bộ phận không nhỏ những đảng viên thiếu ý thức,” chắc tờ báo này nhắm vào đối tượng chính của họ là các đảng viên ở trong quân đội. Lời cảnh cáo trên cho thấy mối lo chung của nhóm cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ lo không thể tiếp tục coi tất cả các người cầm súng còn nhắm mắt làm tay sai cho các lãnh tụ đảng mãi mãi. Quyền hành của đảng Cộng Sản hiện đang được đám công an vũ trang bảo vệ. Nhưng nếu quân đội có thái độ trung lập, hay đứng về phía nhân dân, thì quyền hành đó sẽ tiêu tan.
Vì vậy, đảng Cộng Sản phải “động viên” lòng trung thành của quân đội bằng mọi cách. Ngày 23 tháng 12, 2012 cũng trên tờ Quân Ðội Nhân Dân phải đăng một bài khác nói rõ hơn, với tựa đề: “Không thể chấp nhận quan điểm quốc gia hóa quân đội,” ký tên Nguyễn Tiến Bình, một trung tướng, giám đốc Học Viện Quân Y. Không chấp nhận quốc gia hóa quân đội, Nguyễn Tiến Bình hô hào: “Quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng, phải bảo vệ các lợi ích của đảng!” Lời hô hào này lại càng cho thấy các lãnh tụ Ba Ðình đang lo lắng thật sự. Người Việt Nam nào bây giờ cũng biết đám cầm đầu đảng Cộng Sản, từ cao nhất đến cấp huyện, cấp xã, chỉ là một nhóm người vừa ngu dốt, bất lực vừa tham lam, bày ra mọi thủ đoạn bòn rút. Chính bọn người này gây ra tình trạng kinh tế yếu kém, giáo dục sa sút, đạo đức suy đồi, trong mấy chục năm qua.
Không một người nào có lương tâm lại chịu đóng vai làm tay sai đi “bảo vệ lợi ích” cho bọn quan chức “cướp ngày” này.
Trong một quốc gia tiến bộ, quân đội không bao giờ phải đóng vai tay sai của bất cứ một đảng chính trị nào cả. Ở các nước chưa tạo được tập quán dân chủ, có những lúc quân đội đảo chính để lật đổ một chính quyền không được lòng dân. Nhưng cuối cùng, các quân nhân cũng trao trả quyền hành cho các người lãnh đạo được dân bỏ phiếu bầu lên. Nam Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, vân vân, đã sống qua những thời kỳ quân đội nắm quyền. Nhưng cuối cùng quân đội cũng “rút về doanh trại,” để người dân quyết định chọn người lãnh đạo theo thể thức dân chủ. Gần đây nhất, năm 2006 các tướng lãnh Thái Lan đã đảo chánh lật đổ ông Thaksin, một vị thủ tướng bị tố cáo tham nhũng, lạm quyền. Nhưng chỉ trong một năm sau, người dân Thái Lan lại được cầm lá phiếu quyết định ai là người lãnh đạo quốc gia. Trong cuộc bầu cử năm 2011, đảng Pheu Thai lại thắng và cô em gái của ông Thaksin đã lên làm thủ tướng; mặc dù chính ông ta không dám về nước vì bản án về tội lạm quyền vẫn chưa được xóa bỏ.
Những nhóm quân nhân cầm quyền lâu nhất, sau cùng cũng phải rút về doanh trại, khi người dân ý thức được quyền tự do quyết định vận nước của họ. Tướng Suharto nắm quyền tại Indonesia hơn 30 năm, sau cùng bị dân nổi lên lật đổ. Hơn 10 sau đó nước Indonesia sống trong chế độ dân chủ tự do. Các tướng lãnh ở Miến Ðiện ý thức được sự bất lực của họ trước cảnh kinh tế suy sụp và lo sợ áp lực của Trung Quốc đè nặng, đang quay đầu về với dân, bước lên con đường dân chủ hóa. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang lo ngại vì tin tức về tiến trình dân chủ hóa tại Miến Ðiện có thể khiến nhiều người trong quân đội cũng tự hỏi tại sao nước Việt Nam lại chịu thua người ta, toàn dân phải tiếp tục sống dưới một chế độ độc tài bất lực và thối nát! Trước đây, một quân nhân đã được đảng Cộng Sản đưa lên cầm quyền ở Ba Lan là Tướng Wojciech Jaruzelski, chính ông đã góp công dân chủ hóa đất nước khi mời một người thuộc Công Ðoàn Ðoàn Kết lập chính phủ.
Nỗi lo sợ của đảng Cộng Sản Việt Nam thúc đẩy tờ báo tuyên truyền nhắm vào quân đội phải lớn tiếng báo động: Không thể chấp nhận “quốc gia hóa quân đội!” Mục đích là bắt quân đội tiếp tục ngoan ngoãn làm tay sai cho nhóm người cầm đầu đảng.
Nhưng ngay ở trong nước đã có nhiều người chế nhạo những luận điệu hàm hồ của bài báo trên. Ngày 26 tháng 12, 2012 đã xuất hiện một bài trên Facebook Doan Phung Viet phê phán những lý luận và bằng chứng sai lầm của tác giả. Một sai lầm nặng nhất là khi Nguyễn Tiến Bình dẫn chứng các sắc lệnh do Hồ Chí Minh ký từ năm 1946: Sắc lệnh số 71/SL, Sắc lệnh số 47/SL, Sắc lệnh số 60/SL.
Doan Phung Viet viết: “Tôi chỉ mới tra cứu sơ sơ đã thấy, ba sắc lệnh trưng dẫn, & cả ba không có điều, khoản nào đề cập đến chuyện ‘quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng và phải bảo vệ lợi ích của đảng!’” Nói rõ hơn: Sắc lệnh số 71/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946, quy định chi tiết về biên chế và cấp số của Ðại đoàn Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sắc lệnh số 47/SL ngày 1 tháng 5 năm 1947, qui định về việc tổ chức bộ tổng chỉ huy. Sắc lệnh số 60/SL ngày 6 tháng 5 năm 1946, đổi tên ủy ban kháng chiến toàn quốc thành Quân sự Ủy viên hội.
Ai cũng thấy: Tên gọi đầu tiên của quân đội là “Quân đội Quốc gia” chứ không phải là “Quân đội của đảng Cộng Sản!”
Các sắc lệnh trên, Hồ Chí Minh ký khi vẫn còn đeo mặt nạ “quốc gia,” trong thời gian đảng Cộng Sản đã được Hồ chính thức tuyên bố “giải tán” để đóng trò yêu nước! Tất nhiên, trước khi được Trung Cộng viện trợ để tái lập đảng dưới tên đảng Lao Ðộng, Hồ không dám nói quân đội chỉ là tay sai của một đảng!
Nguyễn Tiến Bình còn viết khen ngợi Hồ Chí Minh là biết “mềm dẻo về sách lược” khi nói một đằng, làm một nẻo. Doan Phung Viet nhận xét: “Khen như thế còn độc địa, nham hiểm hơn là chửi đó! Cứ như bác viết thì chẳng lẽ đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dùng Hiến pháp để bịp mọi người sao?”
Trong hai thế hệ, từ 1945 đến 1990, bao nhiêu thanh niên Việt Nam bị bịp hy sinh xương máu cho tập đoàn tham nhũng lên ngôi, để đất nước tới nỗi này!
Ðó là điều mà nhiều người trong quân đội tự đặt ra. Và họ thì thầm hỏi lẫn nhau: Không lẽ đến bây giờ lại để cho bọn Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, bịp bợm tiếp hay sao? Những người biết đặt câu hỏi đó được báo Quân Ðội Nhân Dân mô tả: “Suy thoái về tư tưởng chính trị diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong từng nơi, từng lúc, với mức độ khác nhau...” Những lời hô hào “Không chấp nhận quốc gia hóa quân đội! Quân đội phải bảo vệ các lợi ích của đảng!” là những lời hoảng hốt kêu cứu.
Ðúng là những lời kêu cứu. Bởi vì Nguyễn Tiến Bình lo sợ quân đội chỉ biết đến quốc gia, không biết đến đảng sẽ “làm cho đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền!” Bình đã đưa tấm gương sụp đổ của đảng Cộng Sản Liên Xô ra đe dọa. Khi chế độ Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, “lúc đó quân đội Liên Xô còn 3.9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược...” Chỉ vì đảng không kiểm soát được quân đội nên Liên Xô tan rã.
Nguyễn Tiến Bình đã quên, là vào năm 1991 không phải chỉ có quân đội Nga lọt ra ngoài tầm tay của đảng Cộng Sản. Ngay cả tổ chức KGB khổng lồ toàn mật vụ và công an cũng biết chán chế độ rồi. Họ thấy dù họ được hưởng đủ thứ đặc quyền đặc lợi, nhưng cứ tiếp tục sống trong một chế độ bất lực và tham nhũng thì con cháu họ sẽ không có tương lai! Chính các sĩ quan KGB đã từ chối không đưa tay ra cứu những người đảo chính bảo vệ chế độ Cộng Sản, cho nên cuộc cách mạng ở Nga mới thành công.
Bài báo của Nguyễn Tiến Bình chứng tỏ đảng Cộng Sản Việt Nam đang lo sợ là quân đội sẽ thức dậy. Không ai có thể cúi đầu làm tay sai mãi mãi. Ðầu năm 2012 có mấy quân nhân trong huyện đội Tiên Lãng đã được đưa tới tham dự vụ cướp đất ở khu đầm cá do anh em ông Ðoàn Văn Vươn khai phá. Ngay sau đó, một số tướng lãnh cảm thấy cả tập thể quân đội phải chịu nỗi nhục đi cướp đất của dân, đã lên tiếng phản kháng.
Quân đội còn cảm thấy nhục nhã hơn nữa, trước cảnh đảng Cộng Sản Việt Nam nhu nhược chịu khuất phục và bám lấy Trung Cộng. Khi các ngư dân Việt Nam bị bắn, giết, bắt cóc; khi các con tàu Việt Nam bị cắt dây cáp, người dân đều hỏi: “Thế quân đội mình đang ở đâu?”
Hàng triệu quân nhân nhìn nhau không biết trả lời sao! Dân Việt Nam còn tiếp tục biểu tình chống Trung Cộng, sẽ tới ngày lực lượng công an cũng không đủ để đàn áp. Nếu tập thể quân đội ý thức được rằng họ không phải là tay sai của một nhóm người nào, mà chỉ có bổn phận bảo vệ lợi ích của toàn dân, thì họ sẽ không bao giờ quay họng súng bắn dân để “bảo vệ các lợi ích của đảng” như lời kêu gọi của Nguyễn Tiến Bình.
Các chế độ độc tài chuyên chế chắc chắn sẽ sụp đổ, dù cộng sản hay không cộng sản. Loài người đang cùng nhau tiến trên con đường tự do dân chủ, không có đường nào khác. Trong mọi quốc gia văn minh, quân đội là của nhân dân, của đất nước. Những người quân nhân tự trọng không bao giờ cúi đầu làm tay sai cho một đảng phái nào cả! Dân Việt Nam không ngu đến nỗi không biết điều đó. Dân Việt Nam không hèn đến nỗi cứ cúi đầu chịu nhục mãi.

Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G.

(lưu ý là Bác sỹ "chính thống" không recommend thế này, họ yêu cầu mang đến viện ngay lập tức)

Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…
NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.

Hình minh họa
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
Hãy share nếu bạn muốn bạn bè đọc điều này!
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét