1506. TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN
Thứ tư, ngày 26/12/2012
TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN
(Tạp chí “The Economist”)Người Palextin có ít nhất ba cực quyền lực, lôi kéo họ theo các hướng khác nhau.
Có vẻ như cuộc tấn công gần đây nhất của Ixraen vào dải Gada đã gắn kết những người Palextin ương bướng lại với nhau trong một làn sóng tình cảm dân tộc chung. Trên thực tế, họ bị chia rẽ như từ trước tới nay. Nhưng những người Hồi giáo của Hamas, những người đã nắm quyền ở Gada từ năm 2007, đang nổi lên, trong khi Fatah, phong trào thế tục do Yasser Arafat chi phối trong một thời gian dài và đã kiểm soát khu Bờ Tây dưới sự cầm quyền của Mahmoud Abbas với sự đồng thuận của Ixraen, lại một lần nữa đang suy yếu. Làm cho các vấn đề trở nên lộn xộn hơn, chính Hamas có một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, vói Ismail Haniyeh, thủ tướng của Gada, đấu tranh chống lại Khaleci Meshal. Trước đây từng được xem như nhà lãnh đạo chung, ông từ lâu đâ lãnh đạo phong trào trong tình trạng lưu vong, đặt trụ sở ở Xyri, và hiện nay đang nỗ lực lên tiếng đòi lại quyền lực của mình. Sau thỏa thuận ngừng bắn vừa qua, ván bài Palextin có thể sẽ được trao lại.
Gần đây, cánh quân sự của Hamas, được biết đến với tên gọi Lữ đoàn Qassam, đà giành được sự hoan nghênh ở khắp hai vùng lãnh thổ Palextin vì đứng lên chống lại Ixraen bằng cách bắn rốckét vào các vùng trung tâm của nước này gần Ten Avíp và Giêruxalem. Và ở khu Bờ Tây, Hamas đang ngày càng được lòng dân, thậm chí có thể còn vượt cả mức độ vào năm 2006, khi mà họ giành chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử, với 44% số phiếu so với mức 41% cua Fatah.
Hàng nghìn người Palextin trong những ngày qua đã xuống đường biều tình kêu gọi hai chính quyền Palextin, Chính quyền Hamas ở Gada và chính quyền do Fatah thống trị ở khu Bờ Tây, dàn xếp những khác biệt và thống nhất. Nhưng những nhân vật có ảnh hưởng lớn ở Gada, do ông Haniyeh dẫn đầu, những người tuyên bố rằng đã giành thắng lợi trong cuộc chiến, có thể sẽ không thích chia sẻ những chiến lợi phẩm về ngoại giao và chính trị. Họ từ lâu đã chống lại những nỗ lực của ông Meshal nhằm thành lập một chính phủ thống nhất bao gồm cả Fatah và hy vọng sẽ thay thế ông này trong các cuộc bầu cử nội bộ vẫn đang tiếp diễn.
Không may cho họ, cuộc chiến đã giúp ông Meshal lại được chú ý đến. Sau nhiều tháng bị cô lập kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad trục xuất khỏi trụ sở của mình ở Xyri vì ủng hộ những kẻ nổi dậy, ông Meshal đã được Tổng thống Ai Cập, Mohamed Morsi. đón nhận như một nhân vật trung gian hòa giải chủ chốt. Giọng nói của ông Meshal đã một lần nữa tràn ngập trên các sóng phát thanh Arập, trong khi các đối thủ Hamas của ông ở Gada ngồi im chờ đợi, trốn trong các hầm trú ẩn của họ.
Đầu năm nay, ông Meshal, vốn là một người khu Bờ Tây, đã nói rằng ông sẽ rút khỏi chức vụ thủ lĩnh Hamas, vị trí mà ông đã giữ từ năm 1996, để nhường chỗ cho một người Gada. Nhưng hiện nay, ông đang được nhiều người yêu cầu xem xét lại quyết định đó. Bassim Zaarir, một người Hồi giáo đến từ thành phố Hebron khu Bờ Tây, người đã giành được một ghế trong cuộc bầu cử năm 2006 với tư cách thành viên Hamas, nói “Các thủ lĩnh Hamas ở Gada nghĩ rằng họ được phép tự do xây dựng nhà nước của riêng mình, nhưng cuộc chiến đã cho thấy họ cũng dễ bị tốn thương và bị đàn áp như những người còn lại trong chúng ta. Chúng ta cần một người lãnh đạo từ bên ngoài, người có khả năng đi lại và vận động hành lang cho chúng ta”.
Một cuộc bầu cử cuối cùng cho Hội đồng Shura của Hamas, cơ quan điều hành của phong trào này, đã bị trì hoãn cho tới tháng 12/2012 vì cuộc chiến Gada. Các đối thủ của ông Meshal, những người muốn đưa trụ sở của Hamas trở về quê hương ở Gada, lập luận rằng những người giống như ông Haniyeh, những người đã chiến đấu với “kẻ thù theo chủ nghĩa Xiôn”, xứng đáng để cầm quyền, trong khi ông Meshal “phất phơ” quanh các khách sạn lớn ở nước ngoài.
Trong khi đó, ông Abbas của phe Fatah, người đã không tới Gada nhiều năm nay, đang tìm cách bù đắp những tổn thất về chính trị của mình trong những người Palextin bằng cách giành được sự nâng cấp tư cách lên thành nhà nước quan sát viên cho Palextin tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Việc duy trì quyền lực của mình đối với những người Palextin đang trở nên khó khăn hơn đối với ông, ngay cả ở khu Bờ Tây.
Mừng rỡ trước thành ông của Hamas – theo như những người Palextin ở cả hai vùng lãnh thố nhìn nhận – trong cuộc chiến đáp trả nhằm vào người Ixraen, các nhà hoạt động đã xung đột với các lực lượng Ixraen ở khu Bờ Tây và Đông Giêruxalem. Các chuyên gia an ninh của Ixraen nói rằng sau 6 năm bình lặng mong manh, nhiều chai cháy Molotov đã được ném vào các căn cứ quân sự của họ ở khu Bờ Tây hơn bất kỳ lúc nào kể từ cuộc (nổi dậy) Intifada của người Palextin kết thúc vào năm 2005. Các lực lượng Ixraen đã tấn công ồ ạt vào các trường đại học của người Palextin khu Bờ Tây, nơi tỷ lệ thương vong ngày càng tăng lên. Ít nhất hai người ở khu Bờ Tây đã thiệt mạng trong các cuộc phản kháng, Nếu như cuộc chiến Gada tiếp diễn, một số người nói rằng khu Bờ Tây có thể bùng nổ trong cuộc nổi dậy không có giới hạn.
Yếu ớt đến mức không thể ngăn chặn những người phản kháng, như bình thường vẫn vậy, Chính quyền Palextin (PA) của ông Abbas công khai chấp nhận những hành động của họ. Jibril Rajoub, một nhân vật cấp cao của Fatah, nói với đám đông ở Ramallah, trụ sở của PA: “Từ nơi đây, chúng tôi tuyên bố với các nhà lãnh đạo [của phe phái] khác rằng chúng tôi đang chấm dứt sự chia rẽ”. Các lực lượng Palextin. được cho là trung thành với ông Abbas, những người vẫn thường đánh đập bất cứ ai dám giương lên một ngọn cờ Hamas, lại giữ khoảng cách. Một thị trưởng Fatah mới được bầu lên nói rằng tại Tulkarm, ở phía Bắc của khu Bờ Tây, các lực lượng Palextin đã ngăn cản binh lính Ixrean tiến vào thành phố trong nhữns nỗ lực của họ “nhằm bảo vệ những người biểu tình”. Trong đám tang những người khu Bờ Tây thiệt mạng, các chính trị gia Hamas và Fatah bước đi tay trong tay. Tại trường Đại học Hebron, các sinh viên Fatah và Hamas cùng nhau vẫy các lá cờ. Một nhân viên an ninh Fatah ở Hebron nói “Hamas là bất khả xâm phạm. Không ai có thể nghĩ đến việc bắt giữ họ”.
Các nhà lãnh đạo của Fatah, tìm cách nương theo làn sóng được lòng dân của những người phản kháng, đã phải để cho chính bản thân mình bị quét đi cùng với sự trỗi dậy của Hồi giáo. Salam Fayyad, thủ tướng của PA và là chính trị gia Palextin được các chính phủ phương Tây hăng hái ủng hộ nhất, đã kêu gọi Hamas và thậm chí cả nhóm vũ trang cực đoan hơn, Thánh chiến Hồi giáo, tham gia chính phủ của ông. Các quan chức Fatah hy vọng rằng do ông Abbas đạt được sự công nhận Palextin với tư cách một nhà nước quan sát viên tại Liên hợp Quốc, cả ông lẫn Hamas đều sẽ có thế đứng trước người dân Palextin như những người chiến thắng, một ở trên thực địa tại Gada, và một ở trên vũ đài quốc tế. Sau đó, có thể, cuối cùng họ sẽ ban hành các hiệp ước hòa giải khác nhau mà họ đã kỹ trong quá khứ.
Fatah và ông Abbas đơn giản là đang ở thế phòng thủ. Muhammad Jabari, một vị tướng Fatah và là cựu cố vấn an ninh của ông Abbas nói khi gập lại các biểu ngữ từ các lều tang mà ông dựng lên ở Hebron để vinh danh Ahmed Jabari, một thành viên trong đảng và là người đứng đầu cánh quân sự của Hamas, người mà vụ ám sát ông này do Ixraen thực hiện đã nhóm lên tia lửa đầu tiên cho cuộc chiến: “Sau cuộc chiến này, thời kỳ của Fatah sẽ chấm dứt trừ khi chúng ta gia nhập Hamas”./.
1507. IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI
Thứ tư, ngày 26/12/2012
IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI
(Tạp chí “The Economist”)Tại sao Ixraen gây trở ngại cho việc hòa giải?
Sự tập trung vào chương trình hạt nhân Iran của Benjamin Netanyahu ít nhất đã có một tác dụng phụ tích cực cho vị thủ tướng Ixraen này. Trong khi Iran đang là tâm điểm chú ý, ít người gây áp lực với ông hơn về tiến trình hòa bình bị trì hoãn đã lâu giữa Ixraen và Palextin. Trong khi đó, tại các khu định cư của Ixraen nằm sâu bên trong khu Bờ Tây thuộc Palextin, nhà cửa đang được xây dựng thêm, được đặt tại đó một cách có chủ ý nhằm phá hoại khả năng về một giải pháp hai nhà nước.
Sự quan sát cứng rắn này là một lí do giải thích vì sao lịch sử mới dễ hiểu và giàu thông tin của Ixraen do Patrick Tyler viết lại hợp thời đến vậy. Ông Tyler, một nhà báo người Mỹ được kính trọng, bắt đầu ghi lại thành tài liệu sự không khoan nhượng của Ixaen trong việc hoà giải suốt quãng thời gian từ thời kỳ đầu của nhà nước Do Thái này. Thế giới cần phải được nhắc nhở về cuộc xung đột chưa được giải quyết và phải nhớ lại sự đóng góp của Ixraen vào tình trạng bế tắc đó. Tác giả ban đầu thừa nhận rằng các quốc gia Arập phải chịu trách nhiệm cho mối thù truyền kiếp và sự kích động chống lại Ixraen, nhưng nói rằng mục đích chính của ông là “giải thích một cách thực tế và công bằng sự thôi thúc đấu tranh trong xã hội Ixraen và trong giới tinh hoa cầm quyền của nước này đã làm xói mòn những cơ hội hòa giải như thế nào”.
Ông Tyler sắp xếp lập luận của mình một cách chi tiết. Ông viết vào năm 1982, “Sự thôi thúc đấu tranh khiến [Menachem] Begin, [Ariel] Sharon và quân đội tiến vào Libăng đã phớt lờ tất cả những lời cảnh báo từ lịch sử – rằng sức mạnh quân sự không thể tái sắp xếp trật tự chính trị phức tạp của Libăng… Nền móng cho hòa bình và khả năng cùng tồn tại với Ixraen chỉ có thể được thiết lập khi dàn xếp được vấn đề Palextin”. Tiếp theo, ông mô tả sự bất lực của thủ tướng lúc đó là Yizhak Rabin khi sức mạnh quân sự của Ixraer, tỏ ra không thể ngăn chặn làn sóng đánh bom tự sát sau Hiệp định Hòa bình Oslo năm 1993. Ông miêu tả một vị tướng Ixraen theo phái diều hâu đã rơi như thế nào vào một cái “bẫy tâm lý – tin rằng con người không thay đổi, do đó hòa bình là điều không thể, và điều duy nhất có tác dụng là một phương pháp hiệu quả, mang tính tàn phá để ngăn chặn sự chia cắt và lực lượng áp đảo”.
Tác giả đặt vấn đề bom hạt nhân của Ixraen vào đúng chỗ của nó – ngay tại tâm điểm của câu chuyện quốc gia. Bởi lẽ trong những năm qua người ta không mấy khi nói hoặc viết công khai về chuyện này, một số nhà sử học có xu hướng phớt lờ hay hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông Tyler trích lời David Ben-Gurion, người sáng lập ra nhà nước Ixraen và thuyết giảng cho Tổng thống Mỹ Eisenhower năm 1960: “Ixraen chỉ có hai lựa chọn. Hoặc Ixraen vẫn giữ tự do và độc lập, hoặc Ixraen sẽ bị hủy diệt đúng như Hítle đã tiêu diệt người Do Thái ở Đức”. Không nhà lãnh đạo nào nói rõ ràng về việc bom của Ixraen khi đó đang được chế tạo bí mật ở Dimona. Nhưng, như ông Tyler quan sát, “[Ben-Gurion] thực chất đang đưa ra lập luận ủng hộ Ixraen trở thành một cường quốc hạt nhân”.
Người hùng của cuốn sách là Moshe Sharett, vị thủ tướng thứ hai của Ixraen, mất năm 1965, một người bất mãn, hay nản lòng. (Con trai và cháu trai ông, cũng như nhà xuất bản Moshe Sharett Heritage Society, nằm ở vị trí đầu trong danh mục cảm ơn của tác giả Tyler). Với tư cách là ngoại trưởng Ixraen từ năm 1948, đồng thời là thủ tướng vào năm 1954-1955, ông Sharett đã tìm cách kiềm chế chính sách trả thù tàn bạo mà Ben-Gurion và quân đội theo đuổi nhằm chống lại những kẻ xâm nhập Palextin (một số trong đó là những kẻ cướp bóc thù địch, nhiều người là dân tị nạn không vũ trang). Nhìn chung ông đã thất bại. Như Sharett đã ghi chép lại trong những cuốn nhật ký chi tiết của mình, “tham vọng quân sự đã đánh bại quá thường xuyên khát vọng đạo đức”.
Tác giả Tyler lấy ông Sharett làm thước đo để đánh giá những nhà hoạch định chính sách tiếp theo. Mọi đề nghị hoà bình, mọi sự cảnh báo về lực lượng quân sự không cân sức được đưa ra là nhờ vào tầm nhìn và nguồn cảm hứng của Sharett. Chiến lược thận trọng của, vị thủ tướng thứ ba của Ixraen, Levi Eshkol, người đã miền cưõng phát động chiến tranh năm 1967, đã bị “lấn át theo cùng cách thức mà Ben-Gurion đã lấn át Sharett”. Moshe Dayan (người dẫn đầu những người lấn át) đã đề xuất rút quân khỏi kênh đào Xuyê 4 năm sau: “Đây là sự khôn ngoan mà Sharett đã tìm cách truyền lại cho các cộng sự của mình trước khi chết”. Khi Peace Now, một phong trào gồm những dân thường vô tội của Ixraen được thiết lập, ông Tyler viết, “tinh thần của Moshe Sharett đã tìm thấy tiếng nói mới trong một thế hệ viên chức mới”.
Nhưng qua thời gian và những thay đổi trong tình hình của Ixraen, việc tác giả Tyler đề cập đến Sharett trở nên ngày càng không thực tế. Chúng cũng cho thấy việc cố gắng định nghĩa một quốc gia không ổn định chỉ bằng khuôn mẫu nhận thức là khó khăn và vô ích đến thế nào. Tác giả Tyler đã chia người Ixraen thành nhóm sabras và không phải sabras (về mặt ngữ nghĩa mà nói, chỉ có những nsười Do Thái sinh ra ở Ixraen mới được gọi là sabras) và dùng những từ này đế gọi tắt những người theo chủ nghĩa hiếu chiến và những người có quan điểm ôn hòa. Tuy thể, việc ông miêu tả Eshkol, thủ tướng từ năm 1963 đến 1969 đồng thời là bộ trưởng quốc phòng trong phần lớn giai đoạn đó, là “vị thủ tướng không phải sabra, người chưa bao giờ phục vụ trong quân ngũ” phớt lờ thực tế rằng Eshkol từng là một thành viên trong bộ chỉ huy cấp cao Haganah, một tổ chức bán quân sự của người Do Thái, từ trước khi nhà nước Ixraen được thành lập và từng chịu trách nhiệm về việc mua sắm vũ khí. Gây nhầm lẫn y như thế là sự mô tả của Tyler về Shimon Peres, một kibbutznik (người sống trong một khu định cư tập thể của Ixraen) đã trở thành người chỉ huy trong một thời gian của Bộ Quốc phòng khi Ixraen chế tạo bom, là một người “không có bất cứ liên hệ nào với vùng đất này hay nghĩa vụ quân sự”.
Trên hết, việc Tyler miêu tả Ben-Gurion như một người hiếu chiến đã bỏ qua sự khôn khéo trong tư duy của Ben-Gurion. Trong cuộc chiến Arập-Ixraen đầu tiên năm 1948, Ben-Gurion đã cấm quân đội xâm chiếm khu Bờ Tây. Năm sau đó, trong một diễn văn trước Quốc hội của nhà nước mới, ông đã chỉ rõ ràng một nhà nước Do Thái mở rộng đến khu Bờ Tây không thể là một nhà nước dân chủ bởi lẽ số đông dân cư Arập đang sinh sống tại đó. “Chúng ta muốn có một nhà nước Do Thái, kể cả không phải trong toàn bộ đất nước. Chúng ta… không muốn tiến hành thêm cuộc chiến nào nữa chống lại người Arập”. Sau cuộc chiến tranh năm 1967 Ben- Gurion đã ủng hộ trao trả lại tất cả hay phần lớn lãnh thổ mà Ixraen đă xâm chiếm được.
Xã hội Ixraen, bao gồm cả giới tinh hoa quân sự của nó, phức tạp và đa sắc thái hơn nhiều so với những đặc điểm về lý thuyết trọng tâm của Tyler. Thậm chí ông thừa nhận rằng ông đã ngạc nhiên khi nhận thấy rất nhiều quan chức đã nghỉ hưu ủng hộ một đường hướng mang tính ngoại giao hơn và ngày càng quan ngại sâu sắc về việc thiết kế quân đội đang trở nên quá cúng rắn. Ông cũng ghi chép lại – ông là một phóng viên giỏi đến mức không thể làm mờ nhạt đi thực tế – rằng nhiều sáng kiến hòa bình được nỗ lực đưa ra trong những năm qua do các nhân vật sabra trong quân đội đi đầu, trong số họ có cả những vị tướng hàng đầu như Amnon Lipkin- Shahak và Ami Ayalon.
Hầu hết những nhân vật quan trọng trong giới quân sự, trong quá khứ và hiện tại, đều kiên quyết phản đối một cuộc tấn công đơn phương của Ixraen nhằm vào những quả bom đang trong quá trình chế tạo của Iran. Chính ông Netayahu và một vài bộ trưởng không thuộc quân đội của ông là những người ủng hộ việc ném bom. “Sự thôi thúc đấu tranh” chủ yếu trong chính sách của Ixraen, thứ đã cản trở chủ nghĩa ôn hòa và hòa bình, không phải là “chủ nghĩa hiếu chiến sabra” ban đầu mà tác giả Tyler chỉ trích, mà chính là nỗ lực nhằm tới một mục đích duy nhất là dàn xếp vấn đề đất đai. Lãnh đạo phong trào này là những nhà hoạt động Chính thống giáo theo dân tộc chủ nghĩa thuộc Gush Emunim (“Khối những người trung thành”, một nhóm cứu tinh ngoài Quốc hội, xuất hiện sau cuộc chiến tranh năm 1967, cam kết thiết lập các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây, dải Gada và Cao nguyên Golan). Sự chú trọng mới vào sức mạnh này tại trung tâm của hoạt động chính trị và xã hội Ixraen hầu như không được đề cập tới trong cuốn sách./.
1509. Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Bổ sung,một bài liên quan :Thợ cạo theo chân ‘Sứ mệnh cao cả của nhà báo đi tìm sự thật’ về nhà thờ của gia đình Thủ tướng (Trần Hùng).Nhà báo & Công luận
Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Thứ Sáu, 28/12/2012-5:00 PMSứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác – lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh – Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội – đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.
Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá – Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?…
Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…
Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!
Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!
Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ – tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang – đồng đội của thân phụ Thủ tướng – cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.
Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi “Nhà Thờ họ” của Thủ Tướng “nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”
SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…
Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ – Thờ Tự – tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.
Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…
Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” – tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…
Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây – tại Nghĩa trang liệt sĩ này – tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà – tức chế độ này!
NGỌC NIÊN
Hà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012
Công lận lan truyềnXung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”
Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” – nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật – đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?
Nguồn: Nhà báo & Công luận
—
* Tham khảo: Chuyện vỉa hè: Nhà thờ họ của thủ tướng và trưởng phòng cảnh sát giao thông Kiên Giang (TNTDDC/ Change We Need).
Xung quanh phóng sự “Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang” của nhà báo Ngọc Niên
NQL: Bỗng nhiên chiều nay có hàng chục trang mạng đăng bài Đi tìm sự
thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang của
nhà báo Ngọc Niên,
mình cũng hơi bị bất ngờ, bất ngờ về nhà thờ họ và bất ngờ cả sự đồng
loạt đăng… Một người bạn của mình cho biết: Ngọc Niên nói anh vào xem
tình cờ thôi chứ không có chủ ý viết nhưng thấy quá bất ngờ nên viết bài
này. Đọc thì thấy nhiều chi tiết đáng tin. Duy nhất có hai điều ngờ
ngợ, một là để chứng minh diện tích khuôn viên “cỡ năm sáu trăm mét
vuông là “kịch đường tàu” anh chỉ nói” bề dài mặt tiền chừng ba bốn chục
mét” chứ không hề nói gì đến chiều sâu của khuôn viên là bao nhiêu; hai
là các tấm ảnh không chứng minh được điều Ngọc Niên muốn chứng minh là
sự thật. Một nhà báo lão luyện như Ngọc Niên vô lẽ không để ý đến những
tấm ảnh có tác dụng như thế nào? Vì hai điều đó không thuyết phục được
mình nên mình cứ vẫn phải chưa tin.
Vì vậy nhất thời mình chưa bình luận gì, chỉ xin đưa hai bình luận, một
của nhà sư Thích Thanh Thắng và một của nhà văn Thùy Linh
Sư thầy Thích Thanh Thắng
NHÀ THỜ… VÀ TAM ĐOẠN LUẬN
Hôm nay, đọc bài báo “Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình thủ tướng
Nguyễn tấn Dũng ở Kiên Giang” của tác giả Ngọc Niên trên web Nhà báo và
Công luận, nhìn mấy cái ảnh có vẻ “cũ kỹ” về ngôi nhà của gia đình Ngài
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang, tôi thấy tác giả Ngọc Niên có vẻ
“dụng công” hơi nhiều và không cần thiết trước thông tin đồn thổi về
ngôi nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng.
Hầu hết các đại gia đình người Việt đều rất quan tâm đến việc thờ phụng
tổ tiên, nên một gia đình nào đó có nhà thờ họ có hoành tráng một chút
cũng không phải là điều quá mức ngạc nhiên. Hơn nữa, các con của Thủ
tướng đều là những người thành đạt, chỉ riêng cô Nguyễn Thanh Phượng,
ngoài việc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, còn
là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Bất động sản Bản
Việt.
Thiết nghĩ, những người con của Thủ tướng và kể cả bản thân Thủ tướng
cũng có thể xây một nhà thờ cho dòng họ của mình một cách đàng hoàng,
không cần phải giấu giếm, vì đó cũng là việc văn hoá, tâm linh, uống
nước nhớ nguồn.
Còn ở chỗ mười mắt trông vào, trăm tay chỉ vào, người có địa vị như Thủ
tướng cũng chẳng thể tránh được những lời đồn thổi, thêu dệt. Vì thế
quan trọng là nhân cách và việc làm của Thủ tướng sẽ minh chứng tất cả,
chứ chẳng có hình thức nào có thể bao biện, bao che được. Và cũng chẳng
cần một bài viết kiểu “thanh minh, thanh nga” như Ngọc Niên, bởi nó sẽ
càng tác động để cho những thêu dệt kia cất cánh mà thôi. Thực tế, có
những lãnh đạo cáo cấp chẳng có ngôi nhà hay ngôi nhà thờ hoành tráng
nào, nhưng của chìm thì ăn bao đời cũng không hết.
Đặc biệt khi tác giả viết: “Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu
chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi!
Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm
hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà
được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị
phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận
chỉ là xuyên tạc!”.
Nhẽ ra tác giả chỉ cần viết một bài: “Đi thăm ngôi nhà thờ họ của gia
đình Thủ tướng ở Kiên Giang” là đủ, và nếu cần thì đưa ra những hình ảnh
đầy đủ cho mọi người thấy sự chính danh và không quá phô trương của
ngôi nhà thờ này, còn viết theo cái kiểu vì một cái này không đúng, nên
tất cả cái khác đều không đúng như trên, thì đúng là ấu trĩ. Như thế có
khác gì lý luận theo kiểu tam đoạn luận: “tất cả loài chim đều biết bay,
đà điểu là chim nên đà điểu cũng biết bay”.
Theo blog FB của TTT
Nhà văn Thùy Linh:
MỘT ĐỀ NGHỊ NHO NHỎ
Nhân bài báo này, mình có một đề nghị nho nhỏ dành cho “Nhà báo và Công
luận” và nhà báo Ngọc Niên như sau: để phát huy tình yêu với sự thật,
Ngọc Niên nên tìm hiểu một số vấn đề (như đã cất công tìm hiểu nhà thờ
của thủ tướng) mà dư luận còn đang tranh luận, thiếu đồng tình, khó chấp
nhận những gì báo chí đăng tải lâu nay:
1.Các vụ án mà nhiều luật sư cho rằng không tuân thủ theo tố tụng, gây
nhiều bức xúc cũng như đánh mất niềm tin của người dân trong thời gian
qua. Mới ngày hôm nay là vụ án Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải.
Và luật sư Lê Quốc Quân vừa bắt, tòa chưa luận tội thì các báo đã đăng
tin luật sư này bị bắt do tội trốn thuế???
2. Các vụ cưỡng chế đất đai có gì khuất tất mà gần như vụ cưỡng chế nào
cũng khiến dân oan bỏ nhà cửa, công việc đi khiếu kiện? Không lẽ họ vô
công rồi nghề đến mức điên khùng lang thang ngày này năm khác để đi kiện
trong vô vọng?
3. Nhóm lợi ích là ai mà đến giờ chưa báo chí nào chỉ mặt, đặt tên cho
bất cứ ai, nhóm người nào? Không lẽ đó là “người vô hình”? Hội nghị TW,
chính phủ cũng nói về nhóm lợi ích này nhưng chưa tỏ rạng? Nói như tiến
sỹ Lê Đăng Doanh thì “Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc
lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị – xã
hội”. Họ là ai?
4. Nguyên nhân gây ra sự suy giảm kinh tế, khủng hoảng toàn diện, đời
sống khó khăn, đất nước kiệt quệ…là do ai? Vì sao? Vì đâu mà sự chênh
lệch giàu nghèo ở VN lại có khoảng cách khủng khiếp như vậy? Sự bất bình
đẳng này là vì sao? V.v…
5. Đồng chí X là ai mà đảng chưa thể (không thể) kỷ luật dù mắc nhiều khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng? v.vv…vvv…
Nhân dân rất muốn các nhà báo học tập nhà báo Ngọc Niên trung thực với
nghề nghiệp, yêu và tôn trọng sự thật điều tra làm sáng tỏ vài vấn đề
“nho nhỏ” trên để rộng đường dư luận…
Liệu có được chăng, thưa các nhà báo?
Theo blog TL Kế hoạch bắt giam LS Lê Quốc Quân được chuẩn bị từ lâu?
Luật sư Lê Quốc Quân, một trí thức, doanh nhân trẻ có những hoạt động
dấn thân cho công bằng, dân chủ xã hội tại Việt Nam, vừa bị bắt vào ngày
27 tháng 12 vừa qua.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 12, Gia Minh hỏi chuyện cô Lê thị Thao,
em gái của luật sư Lê Quốc Quân, về những thông tin liên quan. Trước
hết cô Lê thị Thảo thuật lại sự việc như sau:
Đã nhiều lần bị sách nhiễu
Cô Lê thị Thao: Anh đang trên đường ra xe đưa cháu đi học thì mấy người
ập đến. Một người bế cháu về thả cho chị, và đưa anh lên xe nghe nói đến
công ty khám và đưa anh đi đâu đến giờ chúng tôi cũng chưa biết. Còn
tại nhà thì một nhóm lục soát lấy máy tính xách tay, Ipad, một CPU, một
số giấy tờ… Sau đó họ lấy chìa khóa xe và khám xe.
Gia Minh: Nhóm người ăn mặc sắc phục công an, thế nào?
Cô Lê thị Thao: Xin lỗi hôm qua, tôi không biết chi tiết; nhưng bình thường họ không mặc sắc phục đâu.
Gia Minh: Lâu nay gia đình luật sư Lê Quốc Quân từng gặp những sự việc như thế rồi phải không?
Cô Lê thị Thao: Vâng, bình thường đến thật đông hầu như mấy chục người
mà chẳng ai mặc sắc phục cả, ngay cả người cao nhất ra lệnh cũng chẳng
mặc sắc phục. Chỉ có cảnh sát khu vực mặc sắc phục thôi.
Gia Minh: Nhờ chị cho biết lại những lần trước đã từng xảy ra với gia đình, khi đến khám xét có đưa ra giấy tờ gì không?
Cô Lê thị Thao: Hôm bắt đưa anh Quân đi họ tự vào lấy cặp sách, giấy
tờ…điện thoại, máy tính rồi bỏ vào túi quàng lên cổ khi hai tay bị khóa
rồi. Còn chúng tôi vào thì mỗi người trong nhà đều có người đi theo bên
cạnh không cho làm bất cứ việc gì, hành động gì. Lúc đó cũng nhiều người
lắm và chẳng ai mặc đồng phục gì cả. Tôi thấy bất công.
Gia Minh: Trường hợp luật sư Lê Quốc Quân hôm qua họ đến có đưa giấy tờ gì không?
Cô Lê thị Thao: Khi đưa lên trên kia thì không biết; nhưng dưới này nghe
nói có đọc. Đọc thôi chứ không đưa giấy tờ gì. Thường bên luật sư hay
hỏi chúng tôi sao không lấy lệnh đó; nhưng chưa bao giờ chúng tôi nhận
được lệnh đó, họ chỉ đọc qua thôi.
Gia Minh: Mạng Thông tấn xã Việt Nam hôm qua có bài viết về luật sư Lê Quốc Quân, không biết gia đình đọc bài đó chưa?
Cô Lê thị Thao: Rồi ạ.
“Mục tiêu của bọn tao là thằng Quân”
Gia Minh: Theo những điều đưa ra trong bài báo thì gia đình thấy có những gì không đúng thực tế gia đình làm lâu nay?
Cô Lê thị Thao: Theo bên em thấy là hoàn toàn sai, vì chúng tôi làm ăn
và biết ‘có để ý rồi’ nên chúng tôi cố gắng đến mức tối đa việc ‘trốn
tránh’ như thế cả. Vu khống cho anh Quân như thế em thấy sai. Bởi vì
không có bằng chứng, chứng cứ gì; chỉ tự dưng đưa lên và nói về hóa đơn,
tôi thấy sai và phủ nhận việc đó. Nhưng bây giờ chúng tôi chẳng biết
cãi lại ai. Họ lấy đi hết các giấy tờ và chẳng có chứng minh gì như thế.
Tôi nghĩ anh Quân cũng chẳng bao giờ làm việc đó.
Gia Minh: Gia đình có gửi một thư đến cho Ủy ban Công lý Hòa bình của
Hội đồng Giám mục Việt Nam và giám mục Vinh, vì sao gia đình làm thế?
Cô Lê thị Thao: Chúng tôi thấy oan ức quá, chèn ép công việc làm ăn cũng
như công lý không được thực hiện nên chúng tôi muốn lên tiếng để mọi
người có ý kiến gì không. Chúng tôi thấy việc cần làm nên làm thôi.
Gia Minh: Nhưng gia đình thấy giáo quyền có thể giúp được gì khi mà chính quyền đã nói như thế rồi?
Cô Lê thị Thao: Mọi người tin tưởng từ trước đến nay còn đến bây giờ phản ứng như thế nào thì không biết ra sao.
Gia Minh: Chị có nói không tin là trốn thuế, vậy chị có nghĩ là vì việc
gì khác để có thể dẫn đến chuyện bắt bớ như thế, và luật sư Lê Quốc Quân
từng bị bắt một số lần rồi?
Cô Lê thị Thao: Họ từng lục soát văn phòng công ty nhà em, không phải
công ty anh Quân, họ nói rằng ‘bọn mày thuế má gì’ ‘Dân Làm báo cũng đã
phát biểu thế rồi’ . Họ cũng tuyên bố thẳng với chúng tôi vào lúc người
em gái con cậu bị bắt khi đang mang thai. Hôm đó chúng tôi lên và họ
tuyên bố ‘mục tiêu của bọn tao là thằng Quân’. Họ tuyên bố rõ rang như
thế nên anh ‘tự hiểu’ , chứ ở đây không thuế má gì đâu.
Gia Minh: Người tuyên bố là ai, chức vụ là gì?
Cô Lê thị Thao: Ông Tư, Trịnh Văn Tư gì đó; nhưng rất tiếc chúng tôi
không ghi âm. Ông ta làm bên Công an Kinh tế. Hôm đó chúng tôi lên vì
bức xúc việc em Oanh đang mang thai mà bị bắt. Chuyện đó cách đây khoảng
hơn 20 ngày rồi. Em đó cũng làm trong công ty và họ ra lệnh triệu tập
không đi nên họ về phục ở nhà bắt.
Gia Minh: Hôm nay diễn ra phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Văn Hải, lúc đầu
bị bắt về tội trốn thuế và sau chuyển thành tội tuyên truyền chống nhà
nước, vậy gia đình có so sánh gì giữa hai trường hợp không?
Cô Lê thị Thao: Đến lúc này cũng không biết nói thế nào, chỉ hy vọng mọi
người lên tiếng giúp đỡ chúng tôi. Như anh Hải thì thời đó làm gì có
luật thu nhập doanh nghiệp; nhưng khi họ đưa ra thì mọi người có làm
được gì đâu. Tôi cũng sợ như thế…
Gia Minh: Cám ơn chị Thao đã lên tiếng với công luận.
2012-12-28
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét