Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Tin Chủ Nhật, 30-12-2012

DSC01079
Bức ảnh trên được chụp hồi 9h30′ sáng nay, trước Vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Những người dân oan từ Bình Dương, Châu Đốc đứng giữa trời giá lạnh dưới 15 độ, gió mùa Đông bắc cấp 3-4 từ Hồ Tây thổi thốc lên sau lưng … Đêm nay, có lẽ như những lần trước, họ lại dựng lều ngủ lại tại vỉa hè này.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp (TVN). - Thanh Niên với Trường Sa (TN). - Giao lưu “Trường Sa – biển đảo mến yêu” (TT). - Hơn 2 tỉ đồng hướng về biển đảo quê hương (TT).
<- Tàu chiến Mỹ ghé cảng Philippines ngay sau khi tàu Hải tuần Trung Quốc xuống Biển Đông (RFI). Tướng Sabban, Philippines: “Chúng tôi cũng đã sẵn sàng thực thi luật pháp Philippines và quốc tế”.
- Khi các nước lớn hướng Đông (VNN).  – Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn lợi hải sản? (VnMedia). - Trung Quốc gây ô nhiễm biển Đông (TN). - Bùng nổ kinh tế Trung Quốc phá hủy các rạn san hô ở Biển Đông (Petrotimes). - Trung Quốc bắt đầu khai thác thương mại 2 mỏ dầu ở Biển Đông (Petrotimes).
Gây hấn với láng giềng, Trung Quốc làm lợi cho Mỹ? (VNM).
- Trung Quốc bất ngờ cam kết là “láng giềng tốt” (VnMedia). - Trung Quốc đang manh nha thành lập Bộ Hải dương? (GDVN). - “Trung Quốc chuẩn bị tiến tới chiến tranh thông tin” (TTXVN). - Tên lửa đạn đạo Trung Quốc mạnh cỡ nào? (VTC). - Hé lộ tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc (VTC).
- Đến lượt Đài Loan đẩy mạnh việc áp đặt chủ quyền tại vùng Trường Sa (RFI).

Tân thủ tướng Nhật muốn tăng cường quan hệ an ninh với Úc và Ấn Độ (RFI). – Quan hệ Trung-Nhật sẽ tiếp tục xấu đi trong năm 2013? (VOA).  – Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc phát biểu về vấn đề đảo Điếu Ngư: Không gây chuyện nhưng cũng quyết không sợ có chuyện (CRI). - Không được miếng cũng được tiếng (TN). - “Quan hệ Trung-Nhật sẽ tiếp tục xấu đi trong 2013” (TTXVN). - Đông Bắ́c Á có “êm ả̉” trong năm mớí? (ANTĐ).
- BIỂN ĐÔNG 2012-2013: TQ dẫn trước trong cuộc đua “Công tâm vi thượng” (PLTP). - Chuyển động không lực toàn cầu (TN).
- Hội thảo kỷ niệm 1.300 năm sinh thi hào Đỗ Phủ (QĐND). Ra sức nịnh nó, nó lại càng khinh, càng lấn lướt. Thay vì đứng thẳng lên, ngang hàng với nó, cho nó thấy rằng mình là đối thủ không dễ ăn hiếp, nó sẽ nghĩ lại mỗi khi muốn bắt nạt mình.
- Việt – Mỹ: Từ cựu thù tới bằng hữu (TVN). – Phép thử chất lượng ngoại giao Mỹ (BBC).  – Lê Phan: Muốn tất cả (Người Việt).
- Quân đội là của ai? (Người Việt). Dưới sự lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” của đảng, thì quân đội là của đảng chứ của ai?
Cần hiểu đúng về lương hưu (BoxitVN).
- Gia đình luật sư Lê Quốc Quân kêu cứu (RFI). – “Chồng tôi bị bắt rất đau lòng” (BBC).  – Đi tìm sự thật vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân   –   LÀM SAO ĐỂ TRÁNH ĐƯỢC TỘI ‘TRỐN THUẾ’ CỦA AN NINH VIỆT NAM? (VLB).
- Phóng viên Không biên giới chỉ trích bản án phúc thẩm đối với ba blogger (RFI). Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon không phạm bất cứ tội nào có thể biện minh cho những bản án như vậy. Khi tuyên y án tù sơ thẩm nặng nề đối với các blogger này, chính quyền chứng tỏ họ xem thường các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận”. - Những người đi lên   –  Tiến lên theo lời Tổ Quốc (DLB).
- Công an xâm phạm thân thể một nữ blogger tại đồn (RFA). Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi…”. - CHUYỆN XẢY RA TRONG NGÀY XỬ PHÚC THẨM CLB NBTD!!! (FB An Đổ Nguyễn). – Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị công an hành hung (DCVOnline).  – Nhớ Hoàng Vi (DLB). – VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN CỦA NGUYỄN HOÀNG VI (Quỳnh Trâm).
- Lê Công Giàu: MỘT CUỘC “BẮT CÓC” LY KỲ NGÀY 9/12/2012 (Người Lót Gạch).  – Sự giả dối công khai và thói lạm dụng quyền lực (FB Trịnh Kim Tiến).
3
- Bùi Tín: Trí thức dấn thân (VOA’s blog). Hãy tuyên chiến với mọi thế lực hủ lậu, già cỗi, bất lương, quá thời, kìm hãm dân tộc, phản bội nhân dân, tước đoạt thành quả phát triển riêng cho phe nhóm. Thật không may là cả Bộ Chính trị hiện tại đang là loại trí thức giả hiệu, giáo điều, lý sự cùn đến thậm tệ”. =>
- Hạ Đình Nguyên: SUY NGHĨ CUỐI NĂM NHÂN NGÀY TRUYỀN THỐNG PHONG TRÀO… (Hạ Đình Nguyên). “Trách nhiệm thuộc về những người hiện đang dẫn dắt đất nước nầy, với món nợ to lớn của quá khứ, trên đôi vai lịch sử, chính là sự trả lời cho câu hỏi: có giữ được độc lập, đưa đất nước thoát khỏi nanh vuốt của bành trướng Bắc Kinh, có tạo dựng được một nước VN độc lập, dân chủ, phát triển, và là một xã hội lương thiện, xứng đáng một quốc gia ngang với giá trị mà nó đã đánh đổi hay không?
- Kêu gọi Quốc hội hủy bỏ Điều 88 (BBC). – ‘Điều 88 gây nguy hiểm cho trí thức’ (BBC). “Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng điều 88 của Bộ luật hình sự có thể ‘gây nguy hiểm’ cho hoạt động phát ngôn của nhiều trí thức làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và yêu cầu hủy bỏ điều này trong một đơn kiến nghị chung có chữ ký của nhiều nhân sỹ, trí thức và quần chúng“.
-  Lại Nguyên Ân: ‘Vì sao tôi ký kiến nghị về nhân quyền’ (BBC). “… giới trí thức và nhân sỹ thấy rằng có thể ‘càng cần phải lên tiếng’ về điều này, nhất là trong ba tháng đầu năm 2013, là dịp các bộ phận dân chúng được yêu cầu góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được Quốc hội chuẩn bị”. - ĐÃ CÓ TRÊN 300 NGƯỜI KÝ TÊN VÀO LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (Huỳnh Ngọc Chênh). - DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (ĐỢT 1 VÀ ĐỢT 3) (BoxitVN).  Không thấy mấy blog Dân làm báoVua làm báo/ Quan làm báo đăng Lời kêu gọi này. Nhờ bà con xem dùm có đúng vậy?
- Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  –   Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp (VnMedia).  – Điều 4 Hiến pháp không còn liên quan tới “tự sát”?
- Lấy ý kiến nhân dân toàn bộ dự thảo Hiến pháp sửa đổi (VnEconomy). “Với câu hỏi của báo chí về lấy ý kiến của nhân dân cho điều 4 tại dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ông Lý khẳng định, dự thảo đã có một bổ sung rất quan trọng là quy định thêm trách nhiệm của Đảng, làm rõ hơn, đầy đủ hơn vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng. Nhân dân có thể góp ý về điều này như các nội dung khác, không có gì cấm kỵ”. Sẽ trưng cầu dân mạng về điều 4 Hiến pháp ngay tại blog này.
Không hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo (TN). – DỰ THẢO HIẾN PHÁP – BẢN LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN:Không còn quy định thành phần kinh tế chủ đạo (PLTP). - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận trách nhiệm vì thông tư gây khó cho dân (PLTP).
H3<= Song Chi: Một năm đầy sợ hãi của nhà cầm quyền CSVN (Người Việt). - Cùng nắm tay bước qua sự sợ hãi (DLB).   – Không gian blog: Đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam (Time/ TCPT).  – 2012: Một năm khó khăn cho Việt Nam (Diplomat/ TCPT).   – Nguyễn Hưng Quốc: Năm 2012: Khởi đầu ‘nội chiến’ (VOA’s blog).
- Minh Diện: VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN – SỰ TRẢ THÙ THẤP HÈN ! (Bùi Văn Bồng). “Ngàn năm sau sẽ còn  trơ cái bia miệng mà đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an thành phố Hải Phòng khắc vào lòng dân ngày hôm đó: ‘Cuộc cưỡng chế như một trận  đánh đẹp có thể viết thảnh sách dựng thành phim!’. Mỉa mai thay cho chữ ‘đánh đẹp’, khốn nạn thay cho một tâm hồn bệnh hoạn một kẻ cầm quyền! Ăn cơm dân, mặc áo dân, ngày nào cũng ra rả ‘vì nước quên thân vì dân phục vụ’ mà coi đàn áp dân là ‘một trận đánh đẹp’!”.
Vụ án tại Tiên Lãng: 2 người vợ kiến nghị điều tra lại (TT).
- Quyết định cưỡng chế Tiên Lãng có công bằng? (RFA). Tôi cho rằng có thể thành phố Hải Phòng không coi lời của thủ tướng ra gì; hoặc thủ tướng chỉ nói xong rồi để đó chứ không chỉ đạo, không thực hiện. Chúng tôi rất nghi ngờ, không biết tin vào đâu; đến bây giờ thực sự chúng tôi mất hết lòng tin rồi”. Ông Nguyễn Văn Thiệu, cố tổng thống VNCH có câu nói để đời: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”, mà nhiều người không nhớ?  - Đòi bồi thường về khoản … sợ (Nguyễn Tường Thụy).  – NGANG HƠN CUA VÀ GÀN HƠN… BÁT SÁCH (Văn Công Hùng).
- NHỮNG BỨC ẢNH ĐÔNG TRIỀU DẬY SÓNG (Người Lót Gạch).
- Bài viết đăng trên Nhà báo & Công Luận: Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang đã được tất cả các báo lớn đăng lại: VietNamNet; Thanh Niên; Tuổi Trẻ; Tiền Phong… nhưng đâu là sự thật? Mời bà con xem: Thợ cạo theo chân ‘Sứ mệnh cao cả của nhà báo đi tìm sự thật’ về nhà thờ của gia đình Thủ tướng (Trần Hùng).
Địa chỉ số 1108 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang mà nhà báo Ngọc Niên cho là “nhà thờ họ” của thủ tướng, theo thông tin trên mạng lại là trụ sở của Công ty TNHH Hoàng MỹCông ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh do bà Trần Thị Mỹ làm đại diện, đã từng bị tố cáo chiếm đoạt trên 8,6 tỉ đồng. Liệu đây có phải là sân sau của thủ tướng? Hay ông nhà báo lấy lộn địa chỉ? Địa chỉ nhà thờ họ của thủ tướng thật ra là ở đâu? Và đâu là sự thật hả ông nhà báo Ngọc Niên? “Thần khẩu hại xác phàm’ – ‘Một nửa sự thật đã là sự giả dối!’ có khi nó vận vào chính người viết!” – Nhà thờ họ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thực và hư (Han Times).
H2 Tấm ảnh bên có phải là nhà thờ họ của thủ tướng? Nếu đúng vậy, thì nhà thờ họ Nguyễn Tấn đã lấy gần như nguyên bản chùa Trấn Quốc. Độc giả Q.M. thắc mắc, có ảnh hưởng gì về phong thủy hay không và nhờ KTS Trần Thanh Vân giải thích. =>
- TOP TEN NHÂN VẬT 2012 (Sơn Thi Thư). “1. Lãnh đạo ‘hot’ nhất: Không ai xứng đáng hơn đồng chí X. với nụ cười bí hiểm mà chỉ có nàng Mô na Lida của Lê -ô – na Đa -vanh-xi mới hiểu được”. “Đồng chí X” tiếp tục được xếp hạng năm mờ quan!  - Báo chí 2012 – Một năm buồn (Petrotimes).
- Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Viết tiếp trang sử vẻ vang, nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN (ND). - ‘Điện Biên Phủ trên không là kỳ tích có một không hai’ (VNE). - Rõ thêm “kỳ tích”: 252. Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên? (Việt sử ký).
- “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” KHÔNG Ở ĐÂU XA ! (Bùi Văn Bồng). “Ai làm mất uy tín Đảng cộng sản và Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân và kìm hãm sự phát triển của đất nước, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, làm lung lay chế độ, làm xa rời, tách biệt khoảng cách dân với Đảng, đưa tới nguy cơ tồn vong của Đảng thì đó chính là thế lực thù địch của cách mạng, của toàn dân.   Trước thực trạng bệnh tứ chứng nan y lâu năm trong Đảng, cần nhận diện và nghiêm khắc trừng trị ‘thế lực thù địch’ ngay trong nội bộ. Cần gì tìm ở đâu xa?”. Cùng bài, trên blog Quê Choa có cái tựa khác: “Thế lực thù địch” ở ngay trong nội bộ Đảng!
- Bí thư Thành ủy TPHCM nhận lỗi trước Trung ương Đảng (Tin mới). - Quà biếu bị… biến thái (PLTP).
Công chức lấy cắp giờ công – chuyện phổ biến (TT).
Công an xã “xin” tiền doanh nghiệp (TT).
- Nghị quyết năm mới: Hãy chiếu ánh sáng nhằm giảm tham nhũng tại Việt Nam (World Bank/ TCPT).
- Kỷ luật lãnh đạo EVN gây hậu quả nghiêm trọng: khiển trách, cảnh cáo và… hết rồi! (Sống Mới).
- Cán bộ dừng đi nước ngoài để tiết kiệm (Sống Mới).
- Dân Bắc Trà My quen sống chung với động đất (RFA). Người dân thì bao giờ cũng muốn bên chính quyền quan tâm nhưng đâu lại vào đó. Quan tâm thì quan tâm nhưng lợi ích của chính quyền vẫn đặt lên hàng đầu thôi”.
- Dấu ấn công trình hạ tầng năm 2012  (TTVN/ CafeF). – Phiếm: Ở dưới có gì vui…?  (SGTT).
- Đào Sĩ Quý: Chém gió chết cả chim trời (Nguyễn Tường Thụy).
Phức tạp vụ kiện đòi 55 triệu USD (TN).
Quy định “mềm” về hôn nhân (TN).
Từ 1-1-2013: Dừng thu tại các trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách (SGGP).
“Để dân sợ cướp là chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ” (PLTP). - Mở chiến dịch lớn trấn áp tội phạm(TN).
4<- Ðàn ông Trung Quốc sang Việt Nam tuyển vợ gia tăng (Người Việt).  Báo Trung Quốc khen con gái Việt đòi hỏi thấp (PN Today) -MK, chó Tầu!.Theo báo Trung Quốc, chỉ cần có vài trăm triệu thanh niên nước này đã có thể lấy được cô vợ Việt xinh tương đối rồi nhưng cũng với số tiền đó chưa chắc đã qua được cửa nhà những cô nàng Trung Quốc xinh ở mức trung bình”. Nó nói phụ nữ Việt “không có giá”, không phải khen đâu.  – Bóc dỡ 2 ổ nhóm mua bán phụ nữ sang Trung Quốc (Mega News). - “Đại gia” Trung Quốc tuyển vợ chui trong khách sạn (NLĐ/DV).
- Bài kết về vụ luận văn xúc phạm Phật giáo Hòa Hảo: Ban Trị sự Trung ương và tín đồ PGHH: “Luôn nêu cao tinh thần hòa hảo” (chùa Phúc Lâm).
- TS Đinh Xuân Quân:  Ðọc “Bên Thắng Cuộc” (Người Việt).  – CAO HOÀI SƠN: QUA NHỮNG TRẠI TÙ CỘNG SẢN   –   NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH: CẦN THƠ VƯỢT BIÊN (Sơn Trung). Vượt biên mà không may thì làm mồi cho cá mập, còn may mắn thì đến xứ người cày tiếp, gửi tiền về trả nợ quê hương, được đảng và nhà nước ban cho mỹ từ “Việt kiều yêu nước”!
- Phạm Toàn: Thư giãn Chủ nhật NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG Ở LYON (BoxitVN).
- Huỳnh Văn Úc: Méo mó có hơn không (Nguyễn Tường Thụy).
- Vén màn tài sản ‘quý tộc đỏ’ ở Trung Quốc (BBC). Riêng ba người – con trai Vương Chấn, con rể Đặng Tiểu Bình và con trai Trần Vân – đã từng lãnh đạo hoặc vẫn đang quản lý các công ty quốc doanh với tổng tài sản lên đến 1.6 ngàn tỷ đôla năm ngoái”.
- Triều Tiên kỷ niệm ngày Kim Jong-un thành Tổng tư lệnh quân đội (GDVN).
- Liên Xô: một trong những thí nghiệm vĩ đại nhất của lịch sử thế giới (ruskline/ newsland/ Kichbu).

- Hai tàu cá cùng 62 ngư dân “đang trú ẩn ở Hoàng Sa” (TN). – Triển lãm ảnh “Báo Thanh Niên với Trường Sa”: Trường Sa thân yêu (TN).
- Cưỡng hiếp tiếng Việt (Đồng Phụng Việt).
LQQ- Thăm nhà Lê Quốc Quân sáng ngày 30 tháng 12 năm 2012 … Photo: FB Bùi Hằng. =>
– Sáng nay điểm và bình về tin Hội thảo thơ Đỗ Phủ trên báo QĐND, độc giả chỉ trích rồi phát hiện báo này đã gỡ hình, bớt chữ và nói là tiếc không kịp lưu lại làm bằng chứng, nhưng ngoài ra vẫn có Thể thao&Văn hóa thì còn rất chi tiết, cả hình của cái “vết sẹo và cái đầu hói”  trần trụi ra đó nữa. Cần đặt dấu hỏi là tại sao với một nhân vật mà ngày sinh không chính xác, không biết đến cả nơi sinh, mà suốt cả năm người ta không tổ chức kỷ niệm, mà chọn cái thời điểm này? (chó thật, thế VN này hết nhà thơ để kỷ niệm rồi chắc???)
1
KINH TẾ
Tài chính, ngân hàng trong cơn “thử lửa” (DV). - Cung tiền Tết Dương lịch, bơm kỷ lục 14.000 tỷ cho ngân hàng  (DĐDN). - Cuối năm càng khó vay vốn kinh doanh (VNE). - Mổ xẻ “mặt trái” từ thu phí rút tiền ATM nội mạng (Kiến thức).
10 đại gia ‘gục ngã’ trên sàn chứng khoán năm 2012 (Petrotimes). - Sếp VinaCapital lạc quan về chứng khoán Việt Nam năm 2013 (PetroTimes).  – Công ty chứng khoán, chết cũng không xong (VEF). Cho dù các cơ quan chức năng cho biết, không xác định số lượng CTCK phải rời bỏ thị trường trong quá trình tái cấu trúc nhưng trước đó một số đại diện cho biết, có thể có tới 70% số CTCK hiện tại sẽ không còn tồn tại trong thời gian tới”.
Giá vàng Việt Nam cao hay thực sự tiền đồng đã mất giá ? (Đông A). - “Danh tính” 31 đơn vị được kinh doanh vàng miếng (Vietstock).
- TS Lê Đăng Doanh: Cứu từ gốc (NLĐ).  – Văn phòng cho thuê ế dài (Sống Mới). - Năm 2013, BĐS phía Tây sẽ hút khách hàng châu Âu và Mỹ (GDVN).
- Rảnh quá, Thủ tướng huy động tổng lực chặn gà lậu dịp cao điểm Tết (DT).
Nhiều điểm sáng kinh tế trong năm 2012 (DV).
Hàn Quốc xem xét nối lại việc tiếp nhận lao động Việt Nam (TP).
Thuyền thúng Việt lần đầu sang… Thụy Sĩ (DV).
Cùng nhau vượt khó. Bài 4: Doanh nghiệp đồng hành (SGGP).
Siêu thị như ngày thường, quán nhậu vắng khách trong dịp lễ (DT).
Đua nhau mua tích trữ rượu trước giờ khai tử “quốc lủi” (Kiến thức). - “Quốc lủi” trước nguy cơ khai tử: Người nấu, người tiêu thụ đều hoang mang (Sohanews).
- Ngắm Ông già Nô-en qua lăng kính kinh tế học hành vi (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Peter Drucker – Người tôn vinh nghề quản trị (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Ngành ngân hàng Việt Nam mở rộng cửa đón Nhật Bản (RFI).
- Mỹ áp lực các nước xuất khẩu tôm (BBC).
- Pháp: Nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire nhận được hợp đồng hơn 1 tỉ euro (RFI). – Hội đồng Bảo hiến Pháp bác thuế suất 75% đánh vào người giàu (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Giám đốc bảo tàng xin lỗi về vụ mất cổ vật (TN).
“Giải mã” bảo vật quốc gia (TP).
Tháp Chăm của Tự (TN).
- Nguyễn Huệ Chi: Sự hoàn kết của “Thơ mới” 1932 – 1945 trong tư cách một trào lưu nghệ thuật gắn với lịch sử văn học một giai đoạn cụ thể (BoxitVN).
- VÌ SAO ÔNG GIÓNG VỀ TRỜI… (Cua Rận).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 5) (Nhật Tuấn).
- LÊ THÀNH NGHỊ – TINH THẦN CỦA LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT (VC+).
- GÓC CHIẾU GIỮA LÀNG THƠ (VC+).
- Duy Quang của một thời   –   Tiễn đưa ca sĩ Duy Quang lần cuối cùng (Người Việt).
- TỤC TẮM TIÊN XƯA VÀ NAY (AI HAY MẮC CỠ, XIN ĐỪNG MỞ XEM) (Người Hiếu Cổ/ Tễu).
GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là…không văn hóa! (ĐV).
Triển lãm tranh mỹ thuật Giai điệu màu nước (TT).
763-Tản mạn chuyện “dê” và “chó” trong làng điện ảnh (Gocomay).
- Thư giãn cuối tuần: ĐÂY ĐÁI ĐƯỢC, KHÔNG CẤM (Tễu). - Cũng không cấm nổ: Ngọt ngào những thành tựu! (Petrotimes).
“Cậu bé vàng piano” Nguyễn Việt Trung Muốn vượt Lang Lang (TP).
NS hài Vân Dung: Sợ nhất Táo quân, yêu nhất cũng… Táo quân (DV).
NSƯT Minh Hằng: Nhan sắc chưa bao giờ có lỗi (TP).
5 <- Rẻo cao ngày cuối năm (TVN).
- Bùi Đức Hào: Cái Đẹp như thách thức…  (Diễn Đàn).
- Những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới năm 2012 (PetroTimes).
- Học sinh nhí Việt chế Gangnam Style sốt dân mạng (Phạm Văn Cường). VN giờ chỉ được cái giỏi kiểu này!
- Thơ: CUỐI NĂM TỰ KIỂM (Nguyễn Duy Xuân).
- Năm mới, tập tục cũ (RFI). Điểm chính yếu trong lễ tất niên là thư thái, bỏ qua mọi thứ”.
- Chó đẹp trên thế giới về hội tụ ở TPHCM (GDVN). – Chiêm ngưỡng những chú chó “độc” đi thi “sắc đẹp” (DT).
- Osyougatu xứ hoa anh đào (Hiệu Minh).
- Huấn luyện viên cũng thất nghiệp (TT). Cả một đất nước với nền kinh tế bong bóng, giàu ảo, kéo theo giàu ảo, văn hóa, thể thao … ảo hết để rồi giờ thì vỡ mộng. - Cầu thủ không đá bóng thì làm gì? (PLTP). - Hứa… (PLTP). - Trọng Hoàng và bi kịch bóng đá thời suy thoái (DV). - Đỗ Minh Quân đi Mỹ học làm HLV (TT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Phải công khai chỉ tiêu (VnMedia).  - Dừng tuyển sinh 161 chương trình đào tạo thạc sĩ (Petrotimes). - Xử lý sau thanh tra sai phạm ĐH Kinh tế Quốc dân (GDVN).
Những thủ khoa “kép” đặc biệt năm 2012 (DT).
5 học trò nghèo vượt khó đáng khâm phục trong năm 2012 (DT/GDVN).
Khổ vì… cái sự học (Kiến thức).
Để nhà giáo sống được bằng nghề (GDTĐ). - Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố mới được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường (GDTĐ).
6Kiểm điểm cô giáo nghi học sinh trộm tiền (TT). - Kiểm điểm cô giáo nghi học sinh trộm tiền (PNTP).
- Gieo chữ – trồng người nơi chân sóng (GD&TĐ). Sao cứ đua nhau xài hoài cái khái niệm “gieo chữ” nhàm quá rồi! =>
- Cô giáo của những đề thi “độc”, những học sinh có bài văn “lạ” (GDVN).
Giám hiệu ĐH KD&CN lí giải “thi sắc đẹp sau án mạng” (Kiến thức).
Phiếu bé ngoan, chuyện không… bé (TN).
Chất xám Việt chinh phục thị trường Mỹ (TT).
- Hàng loạt scandal tự tử: Nốt trầm của ngành giáo Việt (Kênh 14).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- ‘Tiếng nổ vang trời làm đồ vật trong nhà rung chuyển’  (VNE). - Nguyên nhân hai người đi xe máy nổ tung xác (VnMedia). – Nổ xe máy 2 người chết qua lời nhân chứngNổ xe 2 người chết: Nạn nhân mang mìn đi trả thù? (VTC).  Nghi mang mìn đi giết người (TT). - Nổ xe máy ở Bắc Ninh: Do nạn nhân đem theo mìn (DV).
Tử vong do mái hội trường đổ sập (TT).
-  ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO: CHẾT BỞI TAY TRUNG QUỐC! (Nguyễn Phú).
Bác tin đồn có đỉa trong cốm vi sinh (SGGP).
Bình Định : Cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân (SGGP).
- Những vụ cướp kinh hoàng nhất năm 2012 (VNN).
7<- HÀ GIANG – CHÂN DUNG CUỘC SỐNG (Mai Thanh Hải).
2 đứa trẻ sống cùng “quái nhân”: Lo ngại (Tin mới).
- Nườm nượp người “rời đô” đón Tết Dương lịch (Sống Mới).
-  Bát nháo ở công viên bến Ninh Kiều (TP).
“Xẻ thịt” rừng nghiến cổ (TN).
Hàng chục tấn cá chết thối trên hồ (TN).
- Viện trợ Mỹ giúp Libăng trồng lại rừng cây hương nam (VOA).

QUỐC TẾ
- Đặc phái viên quốc tế Brahimi tới Nga để tìm giải pháp cho Syria (RFI). – Đặc sứ Brahimi, Ngoại trưởng Nga hội đàm về vấn đề Syria (VOA). - Xung đột ở Syria: Vẫn giao tranh đẫm máu (SGGP).
Tổng thống Ai Cập Morsi kêu gọi đoàn kết quốc gia (VOA).
Taliban bắn chết 21 binh sĩ Pakistan mới bị bắt cóc (TTXVN).
- Nạn nhân vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ qua đời tại bệnh viện ở Singapore (VOA).  – Cảnh sát New Delhi kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau cái chết của nạn nhân vụ hãm hiếp (RFI).   – Ấn: 6 nghi can vụ hiếp dâm bị truy tố về tội sát nhân (VOA). - Nạn nhân bị hiếp dâm tử vong: Dư luận Ấn Độ sôi sục đòi công lý (PLTP).
- Thượng viện Mỹ đồng ý triển hạn luật nghe lén không có trát tòa (VOA). – TT Obama hối thúc Quốc hội hành động để tránh bờ vực tài chánh (VOA). - Ông Obama không muốn tăng thuế giới trung lưu (TN). - Bộ Ngoại giao Mỹ công bố lệnh cảnh báo du hành đối với Haiti (VOA). - Bộ Ngoại giao Mỹ rung động sau cái chết của Đại sứ Christopher Stevens (GDTĐ). - Cấm súng bán tự động không phải dễ! (PLTP). - Mỹ tiếp tục nghe lén không cần lệnh tòa (PLTP).
Tranh cãi giữa Nga và Mỹ làm khó các cặp vợ chồng (TTXVN)
- Tháng 12, Ấn Độ đã nhận thêm 4 tiêm kích MiG-29K từ Nga (GDVN).
- Cộng hoà Séc luyện quân, chuẩn bị tung đến Afghanistan (GDVN).
H1- Chuyện lạ có thật: Thị trưởng Seoul quỳ lạy… cấp dưới (Kiến thức). Đây mới thật sự là một nhà lãnh đạo. Khi thành công, phải biết trân trọng những người đã kề vai sát cánh giúp mình, khi thất bại phải là người đầu tiên đứng ra nhận trách nhiệm. Ông Park Won-soon đúng là công bộc của người dân Seoul và là lãnh đạo của các viên chức TP này. Không dám kêu gọi lãnh đạo xứ mình học theo, vì họ không học được. Ngay cả chuyện làm sai, cần phải từ chức, họ cũng không làm được, nói chi tới những chuyện như thế này, ngoài khả năng của họ. Thị trưởng Seoul Park Won-soon quỳ xuống cảm ơn các cấp dưới và đồng nghiệp sau một năm nỗ lực làm việc. =>
- Mario Monti lãnh đạo cánh trung vận động bầu cử Quốc hội Ý (RFI).

Danlambao 30/12/2012

Những người đi lên

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Họ chọn con đường đi lên trên đôi chân bị xiềng xích. Chúng ta chọn con đường đi xuống trên đôi chân chưa bị xiềng xích.
Trong tâm tưởng của mình đường đời chung của chúng ta là lối mòn lịch sử đã an bài. Vì chúng ta không muốn mở ra trang mới tươi đẹp của lịch sử nên chúng ta không thể khai phá ra con đường mới đích thực của tự do và dân chủ. Bản năng sinh tồn nhắc nhở ta phải đi theo chiều của cây gậy chỉ đường của đảng. Từ đấy trên con đường đời này chúng ta dần dần đánh mất hầu như tất cả từ nhân cách, nhân phẩm, đạo đức, văn hóa và cả tổ quốc. Đích cuối cùng của con đường ấy là huyệt mộ nơi một ngày ta nằm xuống ở cuối cuộc đời mà có lẽ chúng ta chưa từng bao giờ đứng thẳng dù chỉ một ngày trên đôi chân và đôi vai của nhân phẩm và tự do.

Cùng nắm tay bước qua sự sợ hãi

Minh Việt (Danlambao) - Nếu bạn ở Việt Nam, đang vượt tường lửa để đọc những dòng này, chính là bạn đang thực hiện hành vi phản kháng bất bạo động.
Nếu bạn ở Việt Nam, đang giới thiệu với bạn bè và người thân những thông tin mà chỉ có báo ”lề Dân” đăng, và giúp nhau vào các trang bị tường lửa ngăn cản như vầy, bạn đang phản kháng bất bạo động.
Nếu bạn ở Việt Nam, đang lên tiếng thông qua những bài viết, những trang blog, những kiến nghị, những tuyên bố, chống lại những áp bức, bất công, nêu lên những giả dối, đưa ra những phản biện chống lại những chính sách, hành vi không đúng của những nhân viên, quan chức chính phủ, một cách hòa bình nhưng mạnh mẽ và dứt khoát, bạn đang phản kháng bất bạo động.

Chuyện xảy ra trong ngày xử phúc thẩm CLB Nhà Báo Tự Do

Nguyễn Hoàng Vi – Vượt qua vòng vây của an ninh bao quanh nhà để ra phiên tòa đã khó.
Cả đêm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm không ngủ được vì chỉ sợ mình nhắm mắt sẽ ngủ quên đi mất. Đành nằm đợi trời sáng.

Nhân dân được ‘cho ý kiến’ về điều 4 Hiến pháp

CTV Danlambao – Thông báo về việc lấy ý kiến nhân dân để sửa đổi hiến pháp, ông Phan Trung Lý khẳng định sẽ không có ‘cấm kỵ’, thậm chí cả với điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản.
“Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”. Phát biểu của ông Lý, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đưa ra tại buổi họp báo lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa Hiến pháp 1992 vào hôm 29/12.

Nhớ Hoàng Vi

Trần Thị Ngọc Minh (Danlambao) – Thấm thoát cũng gần ba năm trôi qua, hàng ngày phải bận rộn lo toan cuộc sống và lo cho Hạnh trong tù, tôi không còn để ý nhiều đến những việc xung quanh. Hôm nay, nghe người nhà báo tin về việc các blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do bị kết án nặng nề, rồi nghe chuyện những người đến theo dõi phiên xử bị đánh đập tàn nhẫn khiến tôi không khỏi đau lòng. Càng đau hơn khi nghe giọng nói đầy uất ức của Hoàng Vi kể lại những hành vị xúc phạm nhân phẩm hết sức thô bạo ngay trong trụ sở công an.

Sửa đổi hiến pháp thế nào – Vì sao phải bỏ điều 4? 

LS Trần Lâm và TS Nguyễn Thanh Giang (Danlambao)…Tuyên bố “Đảng ta bỏ Điều 4 là tự sát” phải chăng là câu gở miệng. Hãy nhớ, ngày 20 tháng 11 năm 1989 trong cuộc họp Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Xô, ông Michail Gorbachev vừa dóng dả: “Phải giữ cho được điều 6 Hiến pháp (tương tự Điều 4 của Việt Nam), đó không phải là tình trạng cứu hỏa và cũng không phải là tình trạng đặc biệt”. Oái oăm thay, đấy lại chính là “Tiếng chuông nguyện hồn ai” bi thảm, cáo chung đảng Cộng sản Liên Xô liền ngay sau đó. Đó là gương tầy liếp buộc người có trách nhiệm ở Việt Nam phải cảnh tỉnh…

Tối nay, Nhà thờ DCCT tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình sẽ được tổ chức vào lúc 20:00, ngày Chúa nhật, 30.12.2012, tại nhà thờ DCCT, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
VRNs (29.12.2012) -Sài Gòn – Tình trạng vi phạm nhân quyền công khai ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đang đẩy người dân đến chổ phải tự vệ chính đáng, và như thế sẽ bị nhà cầm quyền vu cho là chống nhà nước.

Công an tấn công chùa Liên Trì vì phát quà Noel cho Thương phế binh

VRNs (29.12.2012) – Sài Gòn – Chùa Liên Trì phát quà Noel cho các ông thương phế binh, hôm thứ Bảy 22.12.2012. 45 ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã nhận quà xong, ra về thì công an mới biết tin và điều đồng người đến gây rối.

Tiến lên theo lời Tổ Quốc

Bài hát ‘Tiến lên theo lời Tổ Quốc’ do chính tác giả Hải Thanh sáng tác và trình bày
Kính chào bạn đọc Dân Làm Báo
Qua Danlambao, tôi xin chuyển đến các độc giả một ca khúc của tôi với tiêu đề “Tiến lên theo lời tổ quốc”. Ca khúc này tôi đã viết từ năm 2008 với tâm trạng phẫn uất và căm giận cao độ khi chứng kiến chính quyền cộng sản Việt Nam hèn nhát với giặc Tàu, nhưng lại gian ác với nhân dân để cho bọn chúng sỉ nhục quốc thể chúng ta. Không ngờ đã sắp bước sang năm mới 2013 mà ca khúc này vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu. Thậm chí tình hình nước nhà càng ngày càng tồi tệ và bi đát hơn.

Sự giả dối công khai và thói lạm dụng quyền lực

Trịnh Kim Tiến – Ngành công an là “lá chắn của chế độ” nhưng không phải là “đầy tớ” phục vụ nhân dân như những gì mà họ vẫn nói. Tức nhiên không thể gộp chung tất cả những người công tác trong ngành công an lại để nói, nhưng hình ảnh những người công an đầy nhiệt huyết và tấm lòng là những hình ảnh hiếm xuất hiện trong lòng người dân. Thay vào đó hầu hết là hình ảnh của những “tên cướp”, của sự giả dối, và của những kẻ giết người không tội trạng. Không phải vì bố tôi bị công an đánh chết mà tôi viết những dòng này, mà những sự thực đang diễn ra đã cho tôi thấy điều đó. Sự giả dối công khai diễn ra ngay cả khi họ muốn xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về ngành của mình trong lòng người dân.

Bộ trưởng CA Trần Đại Quang được thăng hàm Đại tướng 

CTV Danlambao – Sáng ngày 29/12, Bộ trưởng CA Trần Đại Quang đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại Tướng.
Giáo sư, tiến sĩ Trần Đại Quang là ủy viên Bộ Chính trị, được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ CA vào tháng 8 năm 2011. Việc ông Quang được thăng hàm đại tướng đã được dự đoán trước, sau khi cuộc đấu đá quanh vị trí bộ trưởng CA kết thúc với thắng lợi tuyệt đối nghiêng về phe nhóm ông này.

Thời cuộc làm đất nước suy tàn 

Donguyen (Danlambao) – Thực sự, dù có làm gì đi chăng nữa, chúng ta cốt cũng là những con người đang và sẽ sống cùng với sự tồn vong đất nước này. Chúng ta không từ bỏ sinh mệnh của Tổ Quốc linh thiêng chỉ vì tiếng kêu gào của những thứ vật tầm thường.
Hôm nay, nhân sự kiện có tin báo rằng tổng thống đất nước Syria đã có quyết định cáo lui chính trị và đang xin tỵ nạn ở Venezuela, tôi gửi đến anh em một niềm tin rằng,đất nước chúng ta sẽ thay đổi trong nay mai. Và, chúng ta phải nhanh chóng tiến hành điều này.

Năm 2012: Khởi đầu ‘nội chiến’

Nguyễn Hưng Quốc (Blog VOA) - Năm 2012 vừa qua có nhiều sự kiện nổi bật ở Việt Nam. Chắc chắn sẽ có nhiều nhà báo tổng kết các sự kiện nổi bật ấy. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc đến một sự kiện, với tôi, quan trọng nhất và cũng tiêu biểu nhất: Đó là năm mở màn cho cuộc chiến trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Không gian blog: Đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam 

Patrick Boehler, Time / Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước - Nhìn lại năm 2012 hẳn không phải là một năm tốt đối với Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Nền kinh tế của đất nước này đang gặp nhiều rắc rối; các lãnh đạo độc tài đang bị chia rẻ và những gì được xem là đối thủ với Đảng Cộng sản, hiện đang tìm cách khuấy động các tiếng nói bất đồng chính kiến ​​thông qua các phương tiện truyền thông xã hội để họ có thể tự lên tiếng, và việc này đã bùng lên làn sóng phản kháng trên mạng trực tuyến hiện đã trở thành ngày càng khó kiểm soát.

Vụ án Đoàn Văn Vươn – sự trả thù thấp hèn! 

Minh Diện (Blog Bùi Văn Bồng) – Đêm qua, khuya lắm, chuông điện thoại của tôi bỗng reo. Tôi không quen biết người gọi mình. Anh ấy tự giới thiệu tên là Hưng ởxã Vinh Quang huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Anh Hưng nói với tôi:
- Tôi và mấy anh em là cựu chiến binh cùng lứa với Đoàn Văn Vươn vừa ghé qua nhà chị Thương. Được biết công an Hải Phòng đã chuyển kết luận điều tra vụ án Đoàn Văn Vươn sang Viện kiểm sát đềnghị truy tố tội giết người và chống người thi hành công vụ. Chị Thương cho số điện thoại của bác nên tôi gọi báo cho nhà báo biết.

Công an “xin” tiền doanh nghiệp

TT – Ngày 29-12, một số doanh nghiệp ở xã Tân Khai, huyện Hớn Quản (Bình Phước) cho biết họ rất bất bình khi nhận được công văn của công an xã xin ủng hộ tiền để tổ chức hội nghị với mức 2 triệu đồng/ doanh nghiệp.

Thống kê bố láo

Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

Phán quyết không thể chấp nhận được: Tòa phúc thẩm giữ y án nặng nề đối với các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do

Ngày 28/12/2012 – Phóng viên Không Biên giới lên án phán quyết mà quan tòa đã tuyên hôm nay đối với ba blogger – Nguyễn Văn Hải (còn được gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải (còn được gọi là Anhbasaigon) – và ngày hôm qua trong trường hợp của Nguyễn Văn Khương, phóng viên điều tra, được biết với tên Hoàng Khương.

Rồi sẽ có một ngày

Phan Nguyễn Việt Đăng (Danlambao) - Trong một buổi trưa chồng chất nặng nề, chờ kết quả phiên xử ba blogger tự do Điếu Cày, Anhbasg và Tạ phong Tần, lướt qua các tờ báo tiếng Việt ở trong nước, điều làm cho người ta cảm nhận nhanh chóng nhất, là một nền báo chí đã chết.
Hàng loạt các sự kiện dân sinh quan trọng, từ sự kiện dân huyện Ứng Hòa, Hà Nội chống trả chính quyền đàn áp cướp chợ, từ chuyện dân Kim Sơn, Quảng Ninh kéo quan tài ra chợ để giữ đất của ông cha… và thậm chí, chuyện liên quan đến sự sống còn của ngành báo chí, là chuyện phóng viên Hoàng Khương lại bị y án, như một đòn thù của của chế độ vì quá nhục nhã. Vậy mà mọi thứ thì vẫn im ắng như một mặt hồ tù đọng, như không có gì.

Khi người tiếp theo có thể là bạn

Minh Việt (Danlambao) - Phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger kết thúc. Nguyễn Văn Hải chịu 12 năm tù, Tạ Phong Tần 10 năm tù, và Phan Thanh Hải 3 năm tù. Tổng cộng hình phạt 25 năm tù cho ba người, trung bình hơn 8 năm tù cho một người. Những bản án quá nặng cho những bài báo.
Vụ án kết thúc năm 2012, đánh dấu một bước leo thang mới trong nỗ lực đàn áp phong trào phản kháng. Tổng kết, năm 2012, chính quyền Việt Nam tuyên 117,5 năm tù cho 18 người trong 9 vụ án. Nếu so với năm 2011, chính quyền Việt Nam kết án tổng cộng 95,5 năm tù trong 10 vụ án cho 21 nhà hoạt động [1].

Cập nhật: Nguyễn Hoàng Vi bị CA đánh đập và xúc phạm nhân phẩm

An ninh TP. Hồ Chí Minh xúc phạm blogger An Đổ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi)
VRNs (28.12.2012) – Sài GònNhư tin đã đưa, sáng nay khi phiên tòa phúc thẩm xử 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg đang diễn ra, một số bloggers như An Đổ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi), Hành Nhân, Đinh Nhật Uy, đạo diễn sân khấu Bách Việt, đến quan sát phiên tòa từ bên ngoài, tại công viên Bách Tùng Diệp đối diện Tòa án TP. Hồ Chí Minh, trên đường Lý Tự Trọng thì thình lình rất đông an ninh, mật vụ đã vô cớ tấn công họ. Trước hết, mật vụ sai công an sắc phục đến đòi những blogger này xuất trình CMND. Một trong số blogger là An Đổ Nguyễn phản đối yêu cầu này, vì đang ban ngày ban mặt không có lý do gì để kiểm tra CMND.

Chúng ta là đối lập chính trị – Tại sao không?

Thu An (Danlambao) – Lâu nay, những người đấu tranh Dân chủ – Tự do cho Việt Nam thường mới chỉ nêu ra, phản ánh hoặc phê phán những vấn đề nổi cộm trong đời sống hàng ngày của xã hội mà chúng ta trực tiếp chứng kiến cũng như trực tiếp va chạm, một số người đấu tranh có đầu tư công sức nhiều hơn để nghiên cứu đưa ra những chứng cứ lịch sử nhằm phản biện và lên án chế độ cộng sản, những khẩu hiệu, những biếm họa đòi hỏi Dân chủ cho Việt Nam chỉ xuất hiện nhiều trên mạng internet mà thực tế ngoài đời chưa nhiều. Điều đau đớn thay chúng ta – những người đấu tranh cho Dân chủ – lại bị một số người cho vào nhóm gọi là “Anh hùng bàn phím”, “Anh hùng bấm chuột”, “Anh hùng ảo”… tôi nghe thấy, đọc thấy cụm từ này tôi cũng buồn lòng và chạnh lòng lắm. Đúng là chúng ta còn thiếu một tổ chức, thiếu mục tiêu nhất quán, thiếu một cương lĩnh hành động xuyên suốt, thiếu sự hỗ trợ, thiếu tiền bạc… dù lực lượng – tâm – trí – dũng có thừa.

Một thảo luận bài viết “Từ Đảng Cộng sản ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay”

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) – Đó là bài viết của Thiếu tướng cộng sản Nguyễn Trọng Vĩnh, 96 tuổi, đăng trên boxitvn.net ngày 27/12/2012. Nhìn vào tuổi tác và những trọng trách mà ông thiếu tướng này đã từng đảm nhiệm, thì nọc tố độc hại (Mác nói là “opium”- thuốc phiện) của CNCS vẫn còn ngấm trong xương cốt của ông là điều dễ hiểu.

Chống Mỹ, theo Tàu, chui ống cống

Lĩnh Nguyên (Danlambao) – Rất khó nói đó là sự thành công khi mà Việt Nam chưa hình thành được một nền dân chủ thực sự theo cách thức mà họ chờ đợi sẽ làm được sau cuộc đánh chiếm Miền Nam năm 1975. Trong những ngày đây nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mở chiến dịch khơi lại lòng chống Mỹ, từ khi ông đại tá Trần Đăng Thanh được bật đèn xanh hô hào chống Mỹ thì hầu hết các tờ báo đảng cũng tung hô những bài ca ngợi quân, dân thủ đô bắn rơi pháo đài B-52 của Mỹ. Phải chăng đây là một động thái đánh lừa dư luận, hướng dư luận chống Mỹ, nào là Mỹ đã mang nợ máu với nhân dân Việt Nam, và Mỹ sẽ không bao giờ thương dân Việt Nam cả, nhằm xoa dịu người dân không còn căm hờn Trung quốc đang hoành hành trên Biển Đông. Đồng thời ca ngợi Trung quốc đã đồng kham cộng khổ với chúng ta, trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ, cho nên chúng ta phải biết ơn Trung quốc.

Hãy vất nó đi, không ai tin nữa: “từ đảng cộng sản ban đầu đến đảng cộng sản hiện nay” 

Bình Minh (Trí Nhân Media) Trời ơi! Đất nước đang lâm nguy. Đừng nhồi nhét thêm những tuyên truyền cũ rích với hy vọng cứu đảng.  Đừng mất thêm thì giờ truy tìm lại thuở “huy hoàng” cướp chính quyền để tô son phết vàng cho cái đảng đã rửa thối. Vực đảng dậy là mị dân, là đi ngược với lòng dân khao khát. Hãy vất nó đi. Không ai tin nữa…

Lỗi tại phù sa

Phù sa! Phù sa!
Sao không tan hòa vào biển
Lại lững lờ trước đê ngăn lắng xuống
Thành bãi, thành đầm

Chuyện sổ hưu

Hàn Lệ Nhân (Danlambao) - Thấy bài giảng của mình về Biển Đông cho lãnh đạo các trường Đại học trong đó có cả việc ông ruột ngựa liên kết chuyện sống còn của đảng, của nước Việt Nam XHCN với cái Sổ Hưu, bị ném đá kinh quá và cũng nhân tháng tận năm tàn 2012, ông tác giả đại tá PGS-TS kiêm Nhà giáo ưu tiên Trần Đăng Thanh, nghe lời vợ, đi xem bói. Ông thầy bói rờ mu của bà đại tá một lúc, phán:

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và 50% “tâm tình cùng thiếu tướng” 

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Thưa Thiếu Tướng, không rõ lắm quan niệm chuẩn mực của các quốc gia dân tộc trên thế giới, nhưng riêng Việt Nam mình thì trước bậc trưởng thượng cao niên thường thì cổ nhân khuyên mọi người hãy “kính lão để đắc thọ”. Tuổi tôi cũng ở tầm liệt vào hàng con cháu của Thiếu Tướng vì vậy cũng rất muốn “thọ” nên niềm tôn kính là điều trước tiên xin kính gửi đến Thiếu Tướng.

Chúng ta nghĩ gì qua bài nói của ông Trần Đăng Thanh

Bài 2: Đích danh kẻ thù
Lê Thái (Danlambao) – Khi đọc tiêu đề bài 2 này, một anh bạn tôi trách “giọng điệu sao hằn học thế?”. Tôi không hằn học cũng chẳng có ý cường điệu cho kêu mà chỉ muốn chính danh, phải xác định đúng đắn để có một thái độ minh bạch dứt khoát. Đừng như ông đại tá lơ lơ lửng lững, ba phần chỉ trích, bảy phần ca tụng, ba phần đối kháng, bảy phần quy hàng khi nói về “ông bạn vàng mười sáu” liền núi, liền sông này. Thế giới có cả khối nước liền núi liền sông chứ đâu phải chỉ riêng Việt-Hoa đâu, mà sao chỉ Việt Nam tôi là khốn khổ với anh láng giềng côn đồ, tham lam và hiếu chiến Trung cộng này? Có nước nào trên thế giới mà cứ lăm le xâm lấn láng giềng suốt cả chiều dài lịch sử, cho đến kỷ nguyên sống chung hòa bình như hiện nay vẫn chưa nguôi tham vọng? Nạn nhân không gọi “hắn” là kẻ thù thì gọi là gì?. Ấy thế mà ông đại tá lại hết lời vuốt ve ca tụng là “mối quan hệ đoàn kết lâu đời”, “chung lòng hữu nghị” mang ơn mang nghĩa…

1511. “MÙA XUÂN A RẬP” – HAI NĂM NHÌN LẠI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ năm, ngày 27/12/2012

“MÙA XUÂN A RẬP” – HAI NĂM NHÌN LẠI

TTXVN (Niu Yoóc 25/12)

 Tính đến nay, đã tròn hai năm trôi qua k từ sự kiện châm ngòi ở Tuynidi cho làn sóng  ni dậy ở một loạt quôc gia Arập, mang tên ”Mùa Xuân Arập”. Giờ đây, giai đoạn sôi sục và đầy cht bi tráng nhưng không kém phần lãng mạn của “Mùa Xuân” ấy đã kết thúc, và nhng người dân tại các nước này đang phải đi mặt với những thực tế khắc nghiệt. Họ đã được gì và bị mất đi những gì? Giáo sư Gilbert Achcar, người gc Libăng, làm việc tại khoa nghiên cứu Trung Đông-châu Phi thuộc Trường Đại học tng hợp Luân Đôn, Anh, đã làm rõ cân hỏi này qua bài trả lời phỏng vn Tạp chí “The Middle East”, nội dung như san :

Hỏi: Việc lật đổ Ben Ali tại Tuynidi đã mở đường cho những biến động hàng loạt ở Ai Cập với sự lật đổ Hosni Mubarak, ở Libi là Muammar Gaddafi, còn tại Yêmen là All Abdllah Saleh, và nó đang còn tiếp tục ở các nước vùng Vịnh và ở Xyri… ủng hộ nền dân chủ. Người ta có thể thấy ở các phong trào này những đặc tính gì?
Trả lời: Thực sự là các phong trào này đều có điểm chung là đòi dân chủ: chúng đều diễn ra tại các nước nằm dưới chế độ độc tài và đòi có một sự thay đổi chế độ, một sự thay đổi trong các hình thức cầm quyền và thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị. Đây là đặc tính của các phong trào đã nêu ở trên và đồng thời nó cũng tạo nên sức mạnh của họ bởi vì yêu sách dân chủ cho phép tập hợp đông đảo quần chúng và tạo thành một tiềm năng của cuộc nổi dậy xã hội rất mạnh mẽ trong khu vực. Không nên quên rằng ở Tuynidi cuộc nổi dậy đã bắt đầu bằng một sự bùng nổ xã hội. Chàng thanh niên Mohamed Bouazizi đã tự thiêu để phản đối những điều kiện sống chứ không phải là những yêu sách về chính trị. Trường hợp của chàng thanh niên Bouazizi đã cho thấy vấn đề thất nghiệp kinh niên tại các nước trong khu vực này, nhất là nạn thất nghiệp trong thanh niên, cuộc khủng hoảng kinh tế, việc không có những triển vọng về xã hội. Đó là những điều cơ bản tưởng chừng như rất bình thường. Nhưng khi chúng kết hợp với sự phản đối một chế độ độc tài thì nó tạo nên một sức mạnh to lớn như người ta đã từng chứng kiến tại các nước trên. Trái lại, tại các nước mà vấn đề độc tài không nghiêm trọng, ở đó chế độ tự do hơn và dung thứ hơn cho sự đa dạng về chính trị – chẳng hạn như Marốc – thì người ta thấy một phong trào được xây dựng dựa vào các vấn đề xã hội, nhưng vẫn chưa đạt tới qui mô bùng nổ rất nhanh chóng như ở Tuynidi, Ai Cập, Libi, Yêmen, Baranh và Xyri.
Hỏi: Ông thấy sự tiến triển trong chính sách của Mỹ và của các nước châu Âu trong khu vực này như thế nào? Các sự kiện ở Tuynidi, Ai Cập, nhất là cuộc can thiệp về quân sự ở Libi có phải là một sự sống lại của chủ nghĩa đế quốc không? Thái độ của Mỹ và các cường quốc châu Âu trước các sự kiện của Mùa Xuân Arập thế nào?
Trả lời: Mùa Xuân Arập đã ra đời bất chấp sự ủng hộ mà các Chính phủ Mỹ từ lâu nay vẫn dành cho các chế độ độc tài ở Tuynidi, Ai Cập, Baranh, Yêmen và những nơi khác. Sự ủng hộ của Mỹ dành cho nền độc tài Arập Xêút, rõ ràng là độc tài nhất và phản động nhất, đã giữ một vai trò chủ yếu trong việc đè bẹp các cuộc nổi dậy của nhân dân và các cuộc cải cách dân chủ của vương quốc dầu lửa này. Ớ Tuynidi và Ai Cập, chỉ khi thắng lợi đã đạt được thì Mỹ và phần lớn các nước châu Âu mới bắt đầu ủng hộ trên lời nói việc dân chủ hóa và chuyển giao có trật tự quyền lực. Mỹ đã duy trì sự ủng hộ cho các chế độ tàn bạo ở Yêmen và Baranh bất chấp họ đã vi phạm thô bạo các quyền con người, sát hại tùy tiện những người biểu tình hòa bình và bắt giam những nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách. Nhưng khi các chế độ này bắt dầu sụp đổ thì tất yếu Mỹ ngừng ủng hộ họ.
về Mỹ – lực lượng đế quốc chính trong khu vực – người ta có thể nói rằng Mỹ đã khôi phục được phần nào cán cân sau tình hình rất khó khăn mà các cuộc nổi dậy ở Tuynidi và Ai Cập đã gây ra nhưng nếu nói là “lại tiếp tục sáng kiến” thì dường như là quá mức. Mỹ đã có thể tô điểm lại một chút hình ảnh của mình bằng cách tiến hành can thiệp vào Libi với tư cách là người “đúng bên cạnh các cuộc nổi dậy”. Kèm theo đó là những tuyên bố chung chung về nền dân chủ – và trái với điều mà một số người nói – những bài diễn văn đạo đức giả này thậm chí nói rộng cả đến các chế độ quận chủ vùng Vịnh. Mỹ đã cố tỏ ra mình là người được gửi gắm những giá trị về quyền tự do mà họ đã không ngừng giơ ra như là vũ khí về tư tưởng từ nhiều thập kỷ nay, nhất là trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Tại Xyri, Mỹ đã làm điều đó một cách dễ dàng bởi vì đây là một chế độ đồng minh của Iran, chính vì vậy Mỹ không có sự quyến luyến đặc biệt, càng không như vậy đối với Chế độ Libi. Nhưng, nói rằng Mỹ đã lấy lại được vị trí bá quyền của họ trong khu vực là cực kỳ sai. Trên thực tế, các sự kiện đã diễn ra cho thấy sự suy sụp mạnh mẽ vị trí bá quyền của Mỹ. Người ta càng thấy rõ điều đó ở Xyri và Libi.
Tại Libi, cuộc can thiệp của phương Tây là một cuộc can thiệp chủ yếu từ xa mà không có quân ở mặt đất. Ảnh hưởng của Mỹ có thể có đối với tiến trình diễn ra ở Libi là rất hạn chế. Trên thực tế, không ai kiểm soát tình hình tại đất nước này và người ta thấy nổi lên những biểu hiện không hoàn toàn là điều Mỹ thích, kể cả một sự phản đối ngày càng lớn chống lại Hội đồng dân tộc chuyển tiếp và chống những mưu toan của hội đồng này – rất yếu ớt – tiến hành một sự tái thiết đất nước.
Tại Ai Cập, người ta thấy rằng các đồng minh quân sự của Mỹ, tuy đã ẩn mình, nhưng thực ra vẫn nắm tình hình trong tay. Còn chính quyền dân sự được bầu ra qua bầu cử thực ra lại đang là một chính quyền bị người dân chán ghét và tại đất nước này vẫn diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt và liên tục, nhất là về mặt xã hội. Thế mạnh trong cuộc bầu cử của các trào lưu Hồi giáo chứng tỏ một diễn biến mới trong khu vực: cho dù các trào lưu này không phải là một mối đe dọa đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ thì nó càng không phải là một công cụ hoặc một đồng minh dễ bảo như các nhà quân sự thời Hosni Mubarak trước đây. Có tình hình căng thẳng trong liên minh, trong sự hợp tác, giữa các nhà quân sự và tổ chức Anh em Hồi giáo và nó không giống như tình hình dưới thời Mubarak đối với Mỹ.
Điều đó cũng cho thấy rằng Mỹ đã phải tái xác định rất sâu rộng và triệt để chính sách của Mỹ tại khu vực này do các đồng minh truyền thống của Mỹ có rất ít quyền hợp pháp trong nhân dân – về điểm này thì Mỹ không hề quá ảo tưởng như những tiết lộ của Wikileaks đã cho thấy. Giờ đây, sự khẳn định chủ quyền của nhân dân là trên đường phố, Mỹ phải tìm được các đồng minh với một cơ sở xã hội thực Sự. Chính vì thế, Mỹ đã quay sang Anh em Hồi giáo, tổ chức mà suốt những năm qua Mỹ rất căm ghét, hiện nay được coi là những “người Hồi giáo ôn hòa”, những “người Hồi giáo tốt đẹp”, tương phản với phần tử Salafi. Tổ chức Anh em Hồi giáo có mặt ở khắp nơi trong toàn khu vực. Giờ đây Mỹ cần đến họ, cũng như thời xa xưa Mỹ cần liên minh với những người chống lại Nasser (tổng thống của Ai Cập trước đây), chống lại chủ nghĩa dân tộc Arập, chống lại Liên Xô và ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực những năm 1950 – 1980.
Các chế độ quân chủ vùng Vịnh – đặc biệt là hai nước trong số họ giữ một vai trò rất quan trọng trong thế giới Arập hiện nay là Arập Xêút và Cata – cũng nỗ lực tìm mọi cách để tồn tại yên bình. Hai nền quân chủ này không nhất thiết có cùng chính sách vì họ có một truyền thống đối lập nhau, đôi khi quan hệ giữa họ khá căng thẳng, nhưng lại cùng về phe với Mỹ trong nỗ lực định hướng các sự kiện theo chiều hướng không đe dọa đến các lợi ích của họ và cho phép họ ổn định tình hình khu vực trong thời hạn ngắn. Đặc biệt là Cata, nước này đã chứng tỏ ảnh hưởng của mình gia tăng đáng kể với các cuộc nổi dậy, trái với Arập Xêút là nước giống như Mỹ, bị suy giảm ảnh hưởng. Từ nhiều năm nay, Cata đã dựa vào mối quan hệ với tổ chức Anh em Hồi giáo, bằng cách trở thành người tài trợ chính cho tổ chức này, lập ra kênh truyền hình vệ tinh Al — Jazeera – một công cụ chính trị có sức mạnh đáng kể, đồng thời dành quyền sở hữu cho tố chức Anh em Hồi giáo. Từ lâu nay, Cata đã chơi con bài này và các sự kiện đã cho thấy rằng đây là những con bài mang tính chiến lược, nó khiến cho Cata trở thành một đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ, nước mà Cata từ lâu nay đã duy trì mối quan hệ rất chặt chẽ, cho Mỹ đặt căn cứ quân sự chính trên lãnh thổ của mình. Nhưng cũng có lúc Cata đã vun đắp mối quan hệ với Iran, với phong trào Hezbollah của Libăng v.v… để “phân bố những rủi ro”. Giờ đây, Cata có thể thể hiện đầy đủ ảnh hưởng khu vực của mình trước con mắt của Mỹ.
Hỏi: Ông phân tích thế nào về những kết quả bầu cử của các đảng Hồi giáo ở Tuynidi, Marốc và Ai Cập? Các kết quả này có thể được coi là một sự lặp lại cuộc cách mạng Iran hồi năm 1979 – 1981 không hay đây là một hiện tượng khác?
Trả lời: Khác nhau theo mỗi nước. Tại Marốc, tình hình không giống như ở Ai Cập hoặc ở Tuynidi. Tại đây, kết quả của đảng Hồi giáo rất tương đối, trước hết là bởi vì cuộc bầu cử đã bị tẩy chay hàng loạt. Theo các con số chính thức, số người tham gia thấp hơn nhiều số cử tri đã đăng ký. Ở Tuynidi và ở Ai Cập, thắng lợi bầu cử của các đảng Hồi giáo gây ấn tượng hơn nhưng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Trong trường hợp Ai Cập, cần phải nhấn mạnh những sự khác nhau giữa hai nước, các cuộc bầu cử diễn ra sau nhiều thập niên trong đó tổ chức Anh em Hồi giáo là phe đối lập duy nhất tồn tại trong khi những người Salafi vẫn được hưởng quyền tự do hoạt động bởi vì Hosni Mubarak coi họ như một lực lượng bổ trợ cho chế độ cua mình do họ chủ trương chủ nghĩa phi chính trị. Hai thành phần này của phong trào Hồi giáo đã có thể phát triển trong nhiều năm mặc dù tổ chức Anh em Hồi giáo đã phải chịu những điều sỉ nhục. Mặc dù hai thành phần này không phải theo sáng kiến của phong trào, quần chúng, khi phong trào này áp đặt được một sự dân chủ hóa tương đối các thể chế thì các lực lượng này ở vị thế tốt hơn bất kỳ ai đề lợi dụng điều đó. Không nên quên rằng mãi đến tháng 2/2011, Mubarak mới từ chức và họ chỉ có vài tháng để chuẩn bị bầu cử. Như vậy cũng không đủ thời gian để phá hủy một lực lượng của phe đối lập có uy tín và có thể chiến thắng trong bầu cử. Phong trào quần chúng đã phá hủy đảng của chế độ, nhưng đó là một cuộc nổi dậy phi tập trung hóa rộng lớn trong hình thức tổ chức, đúng ra là các mạng lưới chứ không phải là một đảng lănh đạo. Vì vậy, tố chức Anh em Hồi Gáo là lực lượng có tổ chức duy nhất có các phương tiện vật chất. trong phong trào.
Trường hợp Tuynidi lại khác bởi vì Ennahda — đảng Hồi giáo – đã bị truy hại và bị cấm hoạt động dưới thời Ben Ali. Nhưng chế độ trấn áp của Ben Ali cũng đã ngăn chặn sự nổi lên của các lực lượng cánh tả hoặc thậm chí là các lực lượng dân chủ. Các lực lượng này đã không đạt được qui mô như Ennahda vào đầu những năm 1990 trước khi bị trấn áp và Ennahda đã và đang xuất hiện trong nhiều năm như là lực lượng đối lập hùng mạnh nhất và cấp tiến nhất, với sự giúp đỡ của Al – Jazeera. Ennahda càng không theo sáng kiến của cuộc nổi dậy tại nước này nhưng do thời hạn chuẩn bị bầu cử ngắn nên nó ở vị trí tốt nhất so với các lực lượng chính trị khác.
Các đảng Hồi giáo ở Ai Cập và Tuynidi đều có tiền, đây là điều chủ yếu để tiến hành chiến dịch vận động bầu cử. Nếu trong quá khứ, các lực lượng cánh tả trong thế giới Arập có thể được Liên Xô hoặc chế độ theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa nghĩa nào đó giúp đỡ về vật chất, thì điều đó đã chấm dứt từ lâu rồi. Trái lại, đối với các đảng Hồi giáo, người ta thậm chí thấy có một sự cạnh tranh giữa các nước dầu lửa tài trợ cho họ: Cata, Iran, Arập Xêút. Về mặt này, vai trò của Cata rất quan trọng. Raehed Ghannouchi, nhà lãnh đạo của Ennahda, đã tới Cata trước khi trở về Tuynidi… Trụ sở mới hoành tráng của Ennahda tại Tuynít làm cho người ta không thể ngờ rằng đây là một tổ chức vừa thoát khỏi nhiều thập kỷ bị trấn áp. Tổ chức Anh em Hồi giáo của Ai Cập đã không ngừng khai trương các trụ sở ở khắp nơi trên đất nước, với nhiều phương tiện, từ tháng 2/2011 khi họ được hợp pháp hóa. Người ta đã chứng kiến các quĩ với số vốn rất đáng kể mà họ đã lập ra trong chiến dịch vận động bầu cử. Nhân tố tiền bạc giữ vai trò quan trọng cùng với biểu tượng là lực lượng đối lập chính và sự du nhập của họ với tư cách là lực lượng chính trị – tôn giáo đã lập ra một mạng lưới quan trọng thực hiện các công việc xã hội và từ thiện. Vì vậy, trong những điều kiện như vậy, không đáng ngạc nhiên các lực lượng này nổi lên là người chiến thắng chính trong cuộc bầu cử.
Hỏi: Liệu về lâu dài, các đảng Hồi giáo có thể bị thay thế bằng các lực lượng khác không?
Trả lời: Vấn đề lớn vào lúc này là không có sự lựa chọn thay thế đáng tin cậy. Không chỉ là thời gian, mà cả khả năng, sự tồn tại của một dự án chính trị và tổ chức đáng tin cậy. Lực lượng duy nhất có thể cân bằng với các đảng Hồi giáo trong khu vực không phải là những người có tư tưởng tự do mà là phong trào công nhân. Tại các nước như Tuynidi và Ai Cập, đây là một lực lượng đáng kể – một lực lượng có những gốc rễ từ nhân dân. Nó là nhân tố có tính quyết định trọng việc lật đổ Ben Ali, lật đổ Hosni Mubarak.Nhưng vấn đề là không có đại diện chính trị của phong trào công nhân ở Tuynidi và Ai Cập và phái tả cấp tiến ở những nước này đã không dành ưu tiên cho một chủ trương như vậy. Tại các nước vùng Vịnh, tình hình lại khác. Ở đó cũng có những phong trào nhân dân. Ở Ôman có một phong trào xã hội, ở Côoét có sự phát triển một phong trào chính trị, ở Arập Xêút có những phong trào phản đối và các cuộc bạo động – bị trấn áp mạnh mẽ. Ở Baranh tất nhiên là có, đây là chế độ quân chủ duy nhất ở vùng Vịnh đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy với qui mô lớn.
Đặc biệt ở Cata và các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, nơi từ 80% đến 90% số dân là “người nước ngoài”, tức là họ không có một quyền nào và có thể bị đưa đi đày bất cứ lúc nào. Vì vậy, Nhà nước không sợ các phong trào xã hội và Nhà nước được sự bảo trợ trực tiếp của các cường quốc phương Tây – Mỹ, Anh hoặc Pháp – những cường quốc này có mối quan hệ chặt chẽ với các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, nhất là về mặt quân sự.
Ở Baranh có cuộc nổi dậy mà chế độ quân chủ ở nước này và Arập Xêút đã ra sức coi là một phong trào của người Shiite – người Shiite chiếm đa số dân tại nước này – chống lại chế độ quân chủ Sunni. Tất nhiên, qui mô tín ngưỡng vẫn tồn tại và nó mạnh mẽ trong khu vực: người Shiite bị truy hại cả ở Baranh lẫn tại Arập Xêút (tại nước này họ chỉ chiếm thiểu số). Các chế độ cầm quyền sử dụng chủ nghĩa tín ngưỡng đê hèn để ngăn chặn sự tập hợp một phong trào quần chúng và kích động sự thù địch đối với người Shiite trong cơ sở xã hội riêng của họ. Tất nhiên, họ cũng sử dụng các phương tiện tài chính để mua những người mà họ có thể mua. Tại Baranh. người ta đã chứns kiến một phong trào dân chủ mà nếu không có sự can thiệp của nước ngoài thì phong trào này lẽ ra đã có thể – và còn có thể – lật đổ được chế độ quân chủ. Sự can thiệp bên ngoài mang hình thức quân đội của các nước vùng Vịnh, nhất là của Arập Xêút, đổ bộ vào hòn đảo này để thay thế các lực lượng địa phương theo cách mà họ có thể dùng để trấn áp phong trào. Nhưng phong trào vẫn tiếp tục diễn ra tại Baranh và nó không dễ gì bị dập tắt.
Cuối cùng là Yêmen, nước không thuộc các chể độ quân chủ vùng Vịnh nhưng vẫn thuộc khu vực này. Cùng với Xuđăng và Môritani, Yêmen là một trong những nước Arập nghèo nhất. Hai phần ba dân số nước này sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Từ nhiều năm nay, Yêmen đã trải qua một sự chuyển động hoàn toàn bất thường. Ngoài nhân tố bộ tộc, nhân tố khu vực đã gây ra những sự kiện mang dáng dấp của cái mà người ta có thể gọi là “cuộc nội chiến lạnh” giữa hai bộ phận dân chúng với những sự huy động lớn. của cả hai bên. Đây là nước duy nhất mà ở đó chính quyền đã tổ chức được những sự huy động đáng kể chân chính, trái với những sự huy động mà Gaddafi đã tổ chức ở Tripoli hoặc Assad đang tổ chức ở Xyri, một phần là giả tạo. Yêmen là một nước mà tình hình ảnh hưởng trực tiếp đến Arập Xêút, điều này giải thích tại sao Arập Xêút dính líu trực tiếp đến nước này như vậy: họ ủng hộ Saleh, họ đứng đằng sau sự “từ chức” của ông ta, đây là một sự giả dối không đánh lừa được ai, và nhất là không đánh lừa được phe đối lập cấp tiến vẫn đang tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại chính quyền mới “của Saleh, nhung không có Saleh”.
Hỏi: Khi đó, chẳng phải Chế độ Angiêri đã bị lung lay bởi những sự huy động nhân dân đó sao? Ông giải thích điều đó như thế nào?
Trả lời: Người ta có thể nói như vậy về Irắc, về Xuđăng, cũng như về Libăng. Đó là những nước đã trải qua những giai đoạn nội chiến kéo dài. Trong những điều kiện như vậy, điều dễ hiểu và tất nhiên là những nước này không muốn làm cho tình hình bất ổn nữa. Có một nỗi lo sợ về điều chưa biết, một nỗi lo sợ về sự trỗi dậy của các lực lượng cực đoan nhất, một nỗi lo sợ về việc tiếp tục lại, kể cả bằng mưu mô của chính quyền, cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Angiêri đã trải qua và người dân đã phải chịu hậu quả của nó. Không nên qụên rằng Angiêri là một nước năm 1988 đã trải qua một cuộc nổi dậy của nhân dân, tất nhiên qui mô chưa bằng lần này ở các nước Arập, hình thức tổ chức cũng không như người ta đã chứng kiến thời gian qua, nhưng vẫn dẫn đến một sự tự do hóa về chính trị. Việc Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và tiếp theo đó là cuộc đảo chính như người ta đã biết, và cuộc nội chiến. Tất nhiên là không ai muốn lặp lại kịch bản đó. Hiện nay, một nhân tố cản trở ở Angiêri là không có các lực lượng có thể tổ chức một sự tập hợp xã hội trên cơ sở giai cấp, có thể là cơ sở cho một cuộc nổi dậy mới. Đã có những mưu toan huy động ở Angiêri nhưng không gây tiếng vang. Triển vọng ấy dường như là u ám, chí ít là vào lúc này. Điều đó có thể thay đổi nếu phong trào khu vực, bắt đầu vào tháng 12/2010 ở Tuynidi, vẫn tiếp tục lan rộng với qui mô lớn. Cũng cần phải lưu ý đến thực tế là Angiêri thấy ở Tuymdi và Libi láng giềng trải qua những sự dân chủ hóa có lợi cho các lực lượng Hồi giáo tương tự như Mặt trận cứu nguy Hồi giáo, bị trấn áp ở Angiêri. Đến lúc nào đó, điều đó có thể có những hậu quả trực tiếp đến tình hình Angiêri và khiến các nhà quân sự cầm quyền lo ngại.
Hỏi: Ông có cho rằng những người cách mạng có thể chiến thắng ở Xyri không? Và những người cách mạng này là ai vậy?
Trả lời: Cuộc nổi dậy của quần chúng ở Xyri trước hết là một cuộc nổi dậy của nhân dân, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, chống lại một nền độc tài gia đình trị từ 41 năm nay. Hafez el – Assad đã chiếm quyền vào năm 1970 và ông ta chết vào năm 2000 sau 30 năm cầm quyền. Từ đó đến nay, tức là 12 năm qua, con trai ông là Bashar Al- Assad năm quyền, giữ chức vụ này từ khi mới 35 tuổi, như vậy là đã quá lâu với một chính quyền, nhất là thành phần xã hội hiện nay như nền tảng cũng như cơ sở cho các cuộc nổi dậy đều rất có sẵn ở Xyri. Đây là một nước từ nhiều thập kỷ nay phải tuân theo các cuộc cải cách kinh tế tự do, được đẩy mạnh trong những năm gần đây và dẫn đến việc giá cả trong đời sống người dân tăng phi mã, tình hình xã hội rất khó khăn, nạn nghèo khổ gia tăng (30% người dân sống dưới ngưỡng nghèo khổ)… Thêm vào đó là đặc tính thiểu số, tín ngưỡng của chính quyền, tầng lớp thống trị phần lớn thuộc dân tộc thiểu số Aiawite. Vì vậy, khi cảm hứng đến từ tấm gương Tuynidi, sau đó là Ai Cập và cuối cùng là Libi, kể cả cuộc can thiệp của quốc tế tại Libi, đã là động lực khuyếnkhích người Xyri hành động vì họ hy vọng rằng điều đó sẽ ngăn cản chế độ trấn áp bằng bạo lực – người ta đã chứng kiến sự bùng nổ phong trào này mà không một lực lượng chính trị nào có thể dám chắc kiểm soát được. Đó là các mạng lưới thanh niên – như người ta đã thấy ở khắp nơi trên đất Marốc cho đến tận Xyri, họ sử dụng các công nghệ truyền thông mới như Facebook mà người ta nói đến nhiều – đã hướng dẫn và tổ chức các cuộc nổi dậy này dưới hình thức các “ủy ban phối hợp địa phương” tiếp tục thúc đẩy phong trào. Họ không phụ thuộc vào chính trị nhưng có các lực lượng chính trị tổ chức để “giới thiệu” phong trào. Người ta đã chứng kiến sự nổi lên hai lực lượng, hai nhóm, cạnh tranh nhau. Một lực lượng chủ yếu gồm phái tả trong đó một số không nằm trong phe đối lập cấp tiến với chế độ và có thái độ mập mờ đối với chế độ, sau khi đã kêu gọi tiến hành đối thoại vì họ tin là có thể tự hòa nhập với tư cách là nhà trung gian hòa giải giữa cuộc nổi dậy của nhân dân và chế độ và thuyết phụcchế độ tiến hành các cuộc cải cách. Họ đã nhanh chóng thấy rằng điều đó không tiến triển và từ đó phần lớn trong số họ đã trở về mục tiêu lật đổ chế độ.
Nhóm khác là các đảng cấp tiến nhất trong việc chống đối chế độ, một sự khác nhau về lực lượng từ tổ chức Anh em Hồi giáo (giữ vai trò trung tâm) đến đảng dân chủ nhân dân (ra đời từ một sự chia tách đảng Cộng sản Xyri) đã lột xác về hệ tư tưởng nhưng vẫn là một phe đối lập thuộc phái tả chống chế độ, cũng như các đảng người Cuốc. Các lực lượng này đã lập ra Hội đồng dân tộc Xyri, được một bộ phận cơ sở của phong trào nhân dân chấp nhận như là người đại diện của họ, song không cần phải qua một sự kiểm soát của các mạng lưới quân sự. Đây là một tình hình đặc biệt thể hiện bằng việc họ đã quyết định trao chức chủ tịch Hội đồng dân tộc Xyri cho Burhan Ghalioun, một nhà độc lập, theo phái tả. Hiện nay người ta thấy một trò chơi ngoại giao với sự tham gia của tổ chức Anh em Hồi giáo cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Đây là một diễn biến nguy hiểm. Do Xyri không trải qua đời sống chính trị từ nhiều thập kỷ nay – mặc dù chế độ ở Xyri ít tàn bạo hơn ở Libi – việc biết được sức nặng tương đối của mỗi bên như thế nào là điều không thể. cần phải chờ đến khi lật đổ được chế độ, nếu xảy ra, và các cuộc bầu cử tự do diễn ra thì mới thấy được sức mạnh tương đối của các trào lưu chính trị có tổ chức.
Hỏi: Trở lại Libi, sự sụp đổ của Gaddafi có phải là chấm dứt cuộc nội chiến không hay người ta đang có thể phải chứng kiến sự trở lại của các cuộc đụng độ vũ trang và nếu có thì các nhân vật chính là những ai vậy?
Trả lời: Trước hết, cần nhấn mạnh rằng ở Libi, hơn 40 năm dưới chế độ độc tài đã phá hủy mọi hình thức dân chủ của đời sống chính trị. Vì vậy, Libi được coi là một mảnh đất chưa được khai phá về mặt chính trị và không ai biết bối cảnh chính trị ở đó sẽ như thế nào cũng như các cuộc bầu cử, nếu diễn ra, sẽ có thể mang lại những gì. Nếu cuộc chiến tranh đã đạt tới đỉnh cao bằng việc loại bỏ Gaddafi và sau đó là bắt con trai ông ta thì đó là điều chủ yếu đạt được cho đến lúc này. Hiện nay, tình trạng hỗn loạn đang bao trùm ở đây, giống như ở Libăng trong những năm đầu tiên của cuộc nội chiến sau năm 1975, hoặc cực điểm hơn là như ở Xômali. Libi đã có một chính phủ nhưng chưa có những thể chế đầy đủ của một Nhà nước.
Nếu người ta xác định Nhà nước trước hết phải có xương sống là quân đội thì ở Libi không còn quân đội nữa, cho dù đã có những kế hoạch tái lập một quân đội chỉ với các nhóm dân quân, được cơ cấu dựa vào các cơ sở khác nhau, khu vực, tôn giáo, bộ tộc chính trị – tư tưởng v.v…
Những ai cho rằng sự can thiệp của NATO có nghĩa là chấm dứt tính chất nhân dân của cuộc phiến loạn và biến quân phiến loạn thành bù nhìn của NATO là một sai lầm nghiêm trọng. Những ai cho rằng NATO đã kiểm soát được tình hình ở Libi sau khi lật đổ được Gaddafi là ảo tưởng lớn. Mỹ đã không kiểm soát được Irắc với việc triển khai hàng chục nghìn quân tại nước này, vậy thì làm sao tin được họ có thế kiểm soát được tình hình ở Libi nếu không có quân đội trên mặt đất. Dù sao thì với việc lật đổ chế độ cũ và bất chấp sự can thiệp của NATO vào cuộc xung đột, cũng như tất cả các nước trong khu vực, cho đến nay Libi là nơi mà sự thay đổi diễn ra triệt để nhất: Chế độ Gaddafi đã bị phá hủy triệt để cho dù vẫn còn những tàn dư gây ra các cuộc xung đột trong dân chúng. Nhưng các cơ cấu cơ bản của chế độ đều đã bị sụp đổ – điều này rất khác với Tuynidi, Ai Cập, chứ chưa nói đến Yêmen.
Hỏi: Những sự thay đổi ở Yêmen sau khi Tổng thống Ali Abdallah Saleh từ chức thế nào?
Trả lời: Phong trào vẫn tiếp tục ở Yêmen. Một bộ phận lớn của phe đối lập hiểu rõ ràng việc ông Saleh từ chức chỉ là một mưu toan thay đổi bề ngoài chứ không thay đổi về bản chất. Những yêu sách ly khai cũng ngày càng mạnh mẽ ở Nam Yêmen trước sự thỏa hiệp ít sức thuyết phục này. Không nên quên rằng mãi đến năm 1994, Yêmen mới được thống nhất sau một thời gian dài chia rẽ thành hai Nhà nước. Ở Yêmen cũng có một nhân tố chiến tranh tín ngưỡng và có mạng lưới khủng bố Al-Qaeda – hiện nay Yêmen là nước Arập có mạng lưới Al-Qaeda hùng mạnh nhất về mặt quân sự. Vì vậy, Yêmen vẫn đang là một thùng thuốc súng nguy hiểm, hãy coi chừng!./.

1512. Việt Nam đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải mãi nữa

chinanews.com

Việt Nam đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải mãi nữa

25-1-2012
Tác giả:  Nhiệm Á Thu
Người dịch:  XYZ
Reuters gần đây đưa tin, một nhóm nhỏ người Việt Nam đã thành lập một câu lạc bộ bóng đá chống Trung Quốc có tên là “NO U FC”. NO tiếng Anh có nghĩa là “không”,  U ám chỉ “đường 9 đoạn” (còn gọi là đường chữ U) Nam Hải do Trung Quốc chủ trương, FC theo tiếng Anh là nói tắt của “câu lạc bộ bóng đá” (Football Club), và cả “mẹ kiếp Trung Quốc” (Fuck China).Nghe nói, đội bóng này được hợp thành từ 120 người, mỗi tuần đá 2 lần. Các cầu thủ mặc đồng phục mặt trước in hình chữ “U” bị cắt chéo, mặt sau viết bằng tiếng Việt “Quần đảo Hoàng Sa (tức quần đảo Tây Sa Trung Quốc”. Các cầu thủ mỗi khi chúc mừng bóng vào lưới sẽ hét lên những câu khẩu hiệu chống Trung Quốc. Các fan hâm mộ phất những lá cờ có viết các khẩu hiệu chống Trung Quốc ở trên khán đài. Những người này đã biến trận đá bóng thông thường thành trò khôi hài chống Trung Quốc.

Có thể nói là một bộ phận người Việt Nam rất giàu trí tưởng tượng về mặt làm các động tác chống Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ chứng hysteria chống Trung Quốc của họ. Chỉ trong năm nay, họ đã làm nhiều tiểu động tác về mặt chống Trung Quốc và đòi chủ quyền ở Nam Hải. Chẳng hạn, điều máy bay chiến đấu không quân làm cái gọi là “trinh sát” quần đảo Nam Sa[ii] của Trung Quốc, điều nhà sư tới dựng đền chùa ở quần đảo Nam Sa của Trung Quốc; dùng gốm để đắp hình lá cờ Việt Nam khổng lồ trên mặt đất đảo Nam Uy[iii] thuộc quần đảo Nam Sa của ta; sửa đổi các địa danh có liên quan đến Trung Quốc trên đất Việt Nam, hạn chế các đài truyền hình phát các bộ phim truyền hình Trung Quốc… Thể thao chống Trung Quốc lại càng là một đại phát minh. Bản thân thể thao là một hoạt động cao thượng truyền đi thông điệp hòa bình và hữu nghị, song đã lại bị một số người mang tâm địa xấu xa bôi bẩn, đã bị họ lợi dụng để làm hoạt động chống Trung Quốc, mưu đồ tạo mối thù hận trong dân chúng Việt Nam, tạo dư luận để Việt Nam dây máu ăn phần Nam Hải. Cần chỉ ra rằng, chính nhà nước Việt Nam có mưu đồ xâm phạm chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc đã trợ sức cho hoạt động của những người này. Quốc hội Việt Nam đã thông qua “Luật biển Việt Nam” hồi trong năm, đã gộp quần đảo Tây Sa[iv] và quần đảo Nam Sa của Trung Quốc vào cái gọi là phạm vi “chủ quyền” và “thẩm quyền” của Việt Nam, đã bộc lộ bằng hết dã tâm xâm phạm chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc, nhằm đoạt lấy kho báu giàu có Nam Hải. Hành động trái khoáy này lẽ đương nhiên sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ và sự phản đối kiên quyết của chính phủ Trung Quốc.     
Cũng chỉ vì muốn nuốt chửng Nam Hải mà Việt Nam căm thù đến tận xương tủy “đường 9 đoạn” trong phạm vi chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc. Đâu đâu cũng phản đối và phỉ báng nó. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã cho ban hành hộ chiếu mới với bản đồ Trung Quốc có đường 9 đoạn Nam Hải trong đó. Đây vốn là chuyện tưởng không còn gì bình thường hơn, song Bộ ngoại giao Việt Nam lại đã vênh vang mượn cớ để ra lời phản đối nó. Trên đất Việt Nam lại còn vì thế mà đã nổ ra biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 19 tháng 12, công ty game Việt Nam đã hủy bỏ một trò chơi trực tuyến do công ty Trung Quốc sản xuất, mà nguyên nhân chỉ vì trong trò chơi này hiển thị một tấm bản đồ Trung Quốc có “đường 9 đoạn”.      
Tuy nhiên, những người am hiểu lịch sử đều biết rằng, đường 9 đoạn Nam Hải Trung Quốc mới đầu là đường 11 đoạn, chính phủ Trung Hoa Dân quốc khi ấy, ngay từ thập kỷ 30-40 của thế kỷ 20, đã thăm dò đo đạc và vẽ thành bản đồ, đã được sự thừa nhận của tất cả các nước cùng các chính quyền hợp pháp trên thế giới, trên bản đồ các nước đều thể hiện rõ bên trong đường 11 đoạn Nam Hải là sở hữu của Trung Quốc. Trong Chiến tranh thế giới II, Nhật Bản từng một độ chiếm giữ Nam Hải, nhưng sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, đã trao trả lại cho Trung Quốc nhiều vùng lãnh thổ Trung Quốc bị xâm chiếm như Nam Hải và Đài Loan… theo Công ước Potsdam, điều này cũng đã một lần nữa kiểm chứng chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải của Trung Quốc. Còn ở thập kỷ 60-70 thế kỷ trước, để giúp chính phủ Việt Nam có thể đánh đế quốc Mỹ một cách có hiệu quả, Trung Quốc đã cho phép Việt Nam xây dựng các công trình quân sự như trạm radar… trên lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc, đổi đường 11 đoạn thành đường 9 đoạn, đó chính là đường 9 đoạn Nam Hải như chúng ta nhìn thấy hôm nay.
Việt Nam ngày nay không những không cảm ơn Trung Quốc đã giúp đỡ và chi viện cho mình vào năm ấy, mà trái lại lại còn làm om sòm về vấn đề “đường 9 đoạn”, chẳng phải là cử chỉ của kẻ tiểu nhân hay sao?! Chỉ vì một chút lợi ích cỏn con về kinh tế mà đã trở mặt, thậm chí còn cướp đoạt cả lãnh thổ của nước khác, một đất nước như vậy có còn phẩm giá quốc gia nữa hay không, có còn nhận được sự tôn trọng của người khác trên vũ đài quốc tế nữa hay không?!  
Để đạt được mục đích của mình, Việt Nam thậm chí đã không còn phân biệt bạn thù, đã dựa vào Mỹ để chống lưng cho mình. Thế nhưng, không hiểu Việt Nam có còn nhớ không, ngay từ 40 năm trước, máy bay quân sự Mỹ đã điên cuồng ném bom trải thảm suốt 12 ngày đêm xuống Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, tổng cộng đã trút xuống thành phố này 20 nghìn tấn bom. Khi ấy, Mỹ đâu có đếm xỉa gì đến sự an nguy sống chết của người dân Việt Nam. Bây giờ Mỹ lôi kéo Việt Nam chẳng qua chỉ là muốn Việt Nam làm một con tốt trong bàn cờ chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của mình.       
Trung Quốc và Việt Nam cùng là nước xã hội chủ nghĩa, có hình thái ý thức tương đồng. Hai nước lại là láng giềng tốt, đã giữ được mối giao lưu hữu nghị và sự hợp tác cùng có lợi suốt bấy lâu nay. Trung Quốc là đối tác làm ăn số 1 của Việt Nam. Việt Nam lại càng tin cậy và coi trọng Trung Quốc hơn trong các lĩnh vực kinh doanh và du lịch. Nếu như Việt Nam thù địch với Trung Quốc, thì chịu thiệt thòi chắc hẳn sẽ chính là Việt Nam. Cho nên, suy ngẫm từ đại cục bảo vệ tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước Trung-Việt, lời khuyến cáo cho Việt Nam vẫn là đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải mãi nữa. 
Nguồn: chinanews.com
Bản tiếng Việt © BS2012
[i]   Tức Biển Đông
[ii]   Tức Trường Sa
[iii]  Tức Trường Sa Lớn
[iv]   Tức Hoàng Sa

252. Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Posted by vietsuky on 30/12/2012

Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Ba Sàm
Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”.
Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết.

Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. Thế nhưng, những người cộng sản xem ra táo gan hơn cả. Một cái “hơn” nữa của họ là quyết giữ bí mật cho những thủ thuật tuyên truyền quá độ đó đến bao giờ họ còn giữ được, đến … chết hoặc sụp đổ cả hệ thống, bất chấp đã có được chính quyền, cần giáo dục thế hệ sau phải trung thực, tôn trọng sự chân xác của lịch sử.
Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.
Từ mấy năm trước đã nghe loáng thoáng những thông tin ngoài luồng không như chính thống, thế là phải lần tìm, trước hết lần tới một trong hai tác giả của một cuốn sách công phu có tên “Chúng tôi và Mig 17”. Cô cho biết:VuXuanThieu
“Anh hùng Vũ Xuân Thiều, ngày 28 tháng 12 năm 1972 đã lái Mig 21, cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy – Thanh Hóa, được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch đến vùng trời Sơn La, đã bắn trúng chiếc B52 của quân đội Mỹ bốc cháy. Trong cự ly quá gần, anh đã không kịp thoát ly và anh dũng hy sinh.” 
Không thỏa mãn thông tin trên, liền thử tìm trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Phạm Tuân, có đoạn:
“Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.” 
Vậy là đã có sự khác nhau rồi, một đằng là bất khả kháng, một đằng có vẻ như chủ động “cảm tử”.
Vụ này xảy ra ngay sau sự kiện Phạm Tuân được chính thức cho là người đầu tiên hạ B52 có một ngày, ngày 27-12-1972.  
Thế rồi mới đây, trên trang FaceBook của mình, sau khi công bố cuốn “Bên thắng cuộc”, Nhà báo Huy Đức đã có những bình luận như sau:
“Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72’ tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B52 bằng cách đâm Mig vào B52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B52 hay không. Nhiều bạn trẻ shock, nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà ‘Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay… hết xăng’.
Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.”
Tiếp tục tìm trên Wikipedia, mục Vũ Xuân Thiều, có đoạn: “… ông đã phóng cả 2 quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó. Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném. Cũng có tài liệu khác cho rằng do tấn công từ cự ly quá gần nên ông đã thiệt mạng do máy bay va vào mảnh vỡ của chiếc B-52 đang cháy.”
Vậy là có 2 luồng thông tin khác nhau.
Đáng chú ý, hôm qua, trong bản Tin thứ Bảy 29-12-2012, một độc giả có nickname “Bản Làng” đã phản hồi trên trang BS:
“Ngày chị Ngân, chị của anh hùng Vũ Xuân Thiều còn sống, có lần tôi đến chơi thăm gia đình và được nghe câu chuyện sau: Trong chuyến xuất kích trước, Vũ Xuân Thiều đã bắn B52, nhưng không kết quả. Thiều báo cáo lại và đề nghị cho phép dùng Mig lao thẳng vào B52 như một hành động cảm tử. Nhưng cấp trên không đồng ý, vì sợ các đồng đội khác sẽ theo gương.
Lần xuất kích sau, khi phát hiện được B52, Xuân Thiều xin phép được tấn công, nhưng chỉ huy mặt đất không trả lời vì sợ Thiều sẽ lao máy bay [vào B52 địch]. Mặc dù không được lệnh, nhưng với lòng căm thù địch sâu sắc, với hành động anh hùng, Xuân Thiều đã dùng Mig lao thẳng vào B52. Xuân Thiều hy sinh, B52 bị tiêu diệt. Cùng thời điểm đó phi công Phạm Tuân cũng xuất kích, nhưng không bắn được B52. Cho nên chiến công của Xuân Thiều được gán cho Phạm Tuân, vì:
Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng đến gia đình anh, thông cảm về việc này.”
Tìm hiểu thêm qua báo chí thì anh hùng Vũ Xuân Thiều đúng là có người chị tên là Vũ Thị Kim Ngân.
Trên báo Quân đội ND, một bài viết của Đỗ Sâm có đoạn:
“Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.”
Như vậy, với từ “đã lao thẳng” trong bài trên, có thể xác định Vũ Xuân Thiều “chủ động” hoàn toàn để lao máy bay mình vào B52, chấp nhận hy sinh.
Thế nhưng, cũng trên báo Quân đội ND, Trung tướng Trần Hanh kể, có đoạn:
thật đau xót, lẫn trong xác B-52 là xác chiếc máy bay Mig-21 của Thiều.” Rồi khi được hỏi “Ta có phương án phi công quyết tử lao vào máy bay địch không? Thì ông trả lời: “Không có phương án ấy. Thiều biến máy bay của mình thành “quả tên lửa thứ 3″ tiêu diệt địch, theo chúng tôi là do hoàn cảnh khách quan không thể khác, ví dụ bám sát máy bay địch ở cự ly quá gần và không thể thoát ra được.”
Thật khó hiểu khi một vấn đề hệ trọng là Vũ Xuân Thiều có chủ động lao vào B52 hay chỉ là bị động mà ông Trần Hanh lại trả lời theo kiểu ỡm ờ, như thể cho qua chuyện như vậy? 
Từ những khác biệt, mâu thuẫn trên, có thể tạm đặt ra vài dấu hỏi như sau:
1- Nếu như Vũ Xuân Thiều hạ B52 rồi hy sinh, sau chiến công của Phạm Tuân 1 ngày, tại sao người ta lại không loan báo, ngợi ca không những chiến công của anh, nhất là cả sự hy sinh dũng cảm nữa, mà lại “cất” bỏ đi phí như vậy, giữa lúc rất cần có nhiều chiến công diệt B52 để động viên quân dân?
2- Tại sao không làm rõ sự hy sinh đó là “chủ động” hay “bị động”, bởi nó vừa rất có ý nghĩa cho tuyên truyền, lại rất quan trọng trong kỹ chiến thuật cần rút kinh nghiệm và với kỷ luật quân đội cần được nêu cao?
3- Nếu như sự hy sinh đó được xác định là “chủ động” thì tại sao không biểu dương, tuyên truyền thật mạnh, làm gương cho mọi cán bộ chiến sĩ giữa lúc cuộc chiến đang tới hồi quá quyết liệt, rất cần những cú “lên giây cót tinh thần”?
4- Tại sao mãi đến năm 1994, nhà nước mới truy tặng anh danh hiệu Anh hùng?
5- Việc truy tặng muộn màng đó có liên quan tới việc anh đã vi phạm kỷ luật quân đội, có ý định cố tình lao máy bay vào B52 trong khi không được phép hay không, hay nó liên quan tới một kiểu chiến công của “Thạch Sanh” đã được gán cho “Lý Thông”?
Và xin đưa ra vài câu trả lời giả định:
1- Đúng là Phạm Tuân có bắn rơi B52 ngày 27. Còn với Vũ Xuân Thiều, cũng hạ B52 vào hôm sau, nhưng lại có 1 trong 3 khả năng khác nhau:
a. Cũng hạ được B52 rồi hy sinh do quá gần nên không tránh kịp.
b. Hạ B52 bằng cách cố tình lao máy bay của mình vào.
c. Không những cố tình, mà trước đó còn nung nấu ý định này, bất chấp lệnh cấm của cấp trên.
2- Không có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52. Trong khi đó, Vũ Xuân Thiều đã hạ B52, cũng với 1 trong 3 khả năng khác nhau như nêu ở trên. Rồi người ta đã gán chiến công của Vũ Xuân Thiều cho Phạm Tuân, để “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giấu được vụ hy sinh không như mong muốn từ cấp trên của Vũ Xuân Thiều, vừa không để “phí” một vụ rơi B52, một hình tượng anh hùng, thứ đang quá cần lúc đó để củng cố tinh thần. Việc chọn thời điểm “bắn rơi” B52 cho Phạm Tuân là vào ngày 27, trước chỉ một ngày Vũ Xuân Thiều thực sự hạ B52 đầu tiên là thuận lợi để đánh lừa tình báo Mỹ, do chênh lệch múi giờ Việt Nam, Mỹ.
Vu-xuan-thieuCả 2 giả định trên kèm theo những giả định phụ, theo lẽ thông thường của lối tuyên truyền phục vụ chính trị, thì ngay trong lúc chiến tranh đang ác liệt sẽ đều không có lợi nếu nói lên sự thực Vũ Xuân Thiều đã phải “cảm tử”.   
Nếu gán cho Phạm Tuân chiến công không có thật của mình, trước tiên sẽ chứng tỏ không quân VN tài giỏi, sau là không thể để cho dư luận thấy phía ta bị thiệt hại nặng nề, lại trong tình huống bi thảm như vậy, sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu.   
Nếu Phạm Tuân có chiến công thật, thì nó sẽ bị lu mờ đi nếu như công bố thêm chiến công và sự hy sinh của Xuân Thiều không theo mệnh lệnh chỉ huy.  
Vương vấn những dấu hỏi trên, dù sao cũng làm cho bữa tiệc “Điện Biên Phủ trên không” kém đi phần thịnh soạn.
Tại sao những người cộng sản thời nay không tiếp bước nổi cha ông về tài tuyên truyền “biến không thành có, biến khó thành dễ”, bằng cách cho công luận biết rõ hết, rằng ngày đó các bậc tiền bối đã chọn lựa một giải pháp hết sức tinh quái, cho liệt sĩ Vũ Xuân Thiều được “hy sinh” một lần nữa cái sinh mạng chính trị của anh, mới góp phần động viên tinh thần chiến đấu hơn, làm nên chiến thắng huy hoàng? Để rồi nhiều năm sau, khi mọi sự đã yên rồi, mới cho anh “phục sinh”. Thế có phải là vẹn toàn không?!
Thử tưởng tượng trong buổi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” sáng qua, sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tướng Phạm Tuân sẽ bước lên tuyên bố một sự thực đã phải giấu kín suốt 40 năm qua … Cả nước sẽ nức nở về tài tuyên truyền khôn khéo của đảng, về tinh thần hy sinh dũng cảm của Vũ Xuân Thiều và cả người thân của anh đã nén đau thương, cay đắng cho lợi ích chung, về tinh thần minh bạch, hướng tới một tương lai văn minh tươi sáng hơn. Nức nở, ngợi khen, bàn luận … để rồi sẽ quên đi những khố khó trong đời sống hàng ngày, khi năm hết Tết đến, vợi đi nỗi bức xúc vì lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh đang xâm lăng ngoài biển đảo. Còn gì tuyệt hơn?!
BS

Chính trị – Xã hội

Posted by basamnews on 30/12/2012
Tàu chiến Mỹ ghé cảng Philippines ngay sau khi tàu Hải tuần Trung Quốc xuống Biển Đông (RFI)   —-Đến lượt Đài Loan đẩy mạnh việc áp đặt chủ quyền tại vùng Trường Sa  (RFI)   —Trung Quốc chi $1.6 tỉ xây dựng tại Tam Sa (Nguoiviet)    —-Ðài Loan chuẩn bị tìm dầu khí biển Ðông (Nguoiviet)    —-Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp - Tuần Việt Nam
TQ Tuần Tra, Bảo Kê Đài Loan Hút Dầu VN; Tàu TQ Tuần Tra Biển Đông, Xét, Bắt Giữ Tàu Nước Khác; Thái, Cam Bốt Thần Phục TQ (VB)
Phi: Đưa Dân Tới Ở Tại Đảo Thitu Thuộc Hoàng Sa (VB)   —–Gây hấn với láng giềng, Trung Quốc làm lợi cho Mỹ? - VnMedia   —–“Trung Quốc chuẩn bị tiến tới chiến tranh thông tin” - Vietnam Plus
Tân Hoa xã đã viết vì về Không quân, Hải quân Việt Nam?  - (GDVN) – Cách đây vài ngày, trên Tân Hoa xã, một trong những tờ báo chính thống của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói về “mục đích xây dựng không quân của…
Khi các nước lớn hướng Đông (VNN) -Trọng tâm quyền lực kinh tế và quân sự đang thay đổi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Phương Đông chưa bao giờ quan trọng đến như vậy trong trật tự quốc tế.   —Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn lợi hải sản? (VnMedia)
Trung Quốc bắt đầu khai thác thương mại 2 mỏ dầu ở Biển Đông (Petrotimes)   ——Trung Quốc bất ngờ cam kết là “láng giềng tốt” (VnMedia)
Từ cựu thù tới bằng hữu -George C.Herring/ American review magazine. Là một phần trong nỗ lực đầy tham vọng nhằm chấm dứt Chiến tranh lạnh, Carter đặt hy vọng hòa giải với Việt Nam. Chính quyền ông đã ngừng phản đối Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, hạn chế các lệnh cấm di chuyển đối với người Việt Nam, và cho phép các tổ chức phi chính phủ gửi viện trợ tới Việt Nam. Đổi lại, Mỹ chỉ yêu cầu có một hồ sơ hoàn thiện nhất về số người Mỹ mất tích trong chiến tranh. -Hổng được đâu,kẻ thù số 1 chớ bằng hữu gì,mất định hướng và chỉ đạo đấy,bằng hữu là 16-4 kìa ,phải hỏi lại ông Đại tá sổ hưu và Tướng Thanh Bộ,tướng Vịnh phó Bộ.
Trung Quốc gây ô nhiễm biển Đông -Thanh Niên - Trong 3 thập niên qua, tình trạng ô nhiễm do Trung Quốc gây ra khiến diện tích các rạn san hô ở biển Đông và các vùng lân cận giảm hơn 80%.
Tên lửa đạn đạo Trung Quốc mạnh cỡ nào? -(VTC News) – 10 năm sau lần thử nghiệm thất bại, Bắc Kinh lại phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-5 tại vùng biển quốc tế.

Công an xâm phạm thân thể một nữ blogger tại đồn (RFA)====>>>
VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN CỦA NGUYỄN HOÀNG VI (Nguyễn thu Trâm)
Phóng viên Không biên giới chỉ trích bản án phúc thẩm đối với ba blogger (RFI)   —Việt Nam gia tăng đàn áp tự do ngôn luận (RFI)
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân   <<<===‘Điều 88 gây nguy hiểm cho trí thức’ (BBC/nghe) – Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng điều 88 của Bộ luật hình sự có thể “gây nguy hiểm” cho hoạt động phát ngôn của nhiều trí thức làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và yêu cầu hủy bỏ điều này trong một đơn kiến nghị chung có chữ ký của nhiều nhân sỹ, trí thức và quần chúng.
Hành động công khai (BBC) -Nhà phê bình Lại Nguyên Ân giải thích lý do ký kiến nghị dân chủ  -Một nhà phê bình văn học ở trong nước vừa ký tên vào một kiến nghị tập thể ‘kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam’ cho rằng điều 88 của bộ luật hình sự về “tội tuyên truyền chống nhà nước” có thể “bóp nghẹt” quyền phát ngôn của trí thức, văn nghệ sỹ.
Kêu gọi Quốc hội hủy bỏ Điều 88 (BBC) -Hơn 300 người, gồm cả nhiều trí thức nổi tiếng, kêu gọi Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự và Nghị định cấm biểu tình.
“Chồng tôi bị bắt rất đau lòng” (BBC/nghe) -Vợ luật sư Lê Quốc Quân cho biết chi tiết về tình hình và phản ứng của gia đình sau khi nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ hôm 27/12/2012 với tội danh mà chính quyền cáo buộc là “trốn thuế.”  —-Gia đình luật sư Lê Quốc Quân kêu cứu (RFI)   —- LÀM SAO ĐỂ TRÁNH ĐƯỢC TỘI ‘TRỐN THUẾ’ CỦA AN NINH VIỆT NAM? (Vualambao)
Quyết định cưỡng chế Tiên Lãng có công bằng? (RFA)   —Cả nhà ông Đoàn Văn Vươn bị quy tội giết người ? (RFA)
Dân Bắc Trà My quen sống chung với động đất (RFA)  —-BT công an Trần Đại Quang được thăng cấp đại tướng (RFA)   —–Kỷ luật ông Phạm Lê Thanh, TGĐ EVN Tập Đoàn Điện Lực VN (RFA)  —Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Nga ở Á Châu (RFA)
Cô gái Việt, 2 lần thay gan, tham dự Rose Parade 2013 (Nguoiviet)
Quân đội là của ai? (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Ngày 3 tháng 10, 2012 một bài trên tờ Quân Ðội Nhân Dân ở Hà Nội nhìn nhận “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong từng nơi, từng lúc, với mức độ khác nhau.
Ðiểm sáng Ðông Á  (Nguoiviet) -Trong sự ảm đạm chung của kinh tế toàn cầu, năm 2013 sẽ thấy khu vực Ðông Á khởi sắc. Nhưng tại Ðông Á, kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc cũng có vấn đề.
Một năm đầy sợ hãi của nhà cầm quyền CSVN (Song Chi -Nguoiviet)
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi* (Võ Ý -Nguoiviet)Tôi được vợ chồng một người bạn khuyến khích tham dự buổi cơm gây quỹ của Ủy Ban Vận Ðộng Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH hôm 14 tháng 2, 2012 tại Paracel Seafood Restaurant (UBVÐ).

Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp (Danluan)

Lê Trọng Nhi – Cách tốt nhất để cướp một ngân hàng là sở hữu nó(Danluan)

Hành Nhân – Nguy hiểm cho… TỰ DO!(Danluan)

Nhã Trần – Những linh hồn uổng tử(Danluan)

An Đổ Nguyễn – Chuyện gì xảy ra trong ngày xét xử phúc thẩm các blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do?(Danluan)

<p>Đồng chí Triều “bạc” (Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh II, Bộ Công an), thì” href=”http://danluan.org/tin-tuc/20121229/cau-nhat-tan-bao-ve-dang-chong-dien-bien-ong-noi-ga-ba-noi-vit”>Cầu Nhật Tân – Bảo vệ Đảng, chống diễn biến: ông nói gà, bà nói vịt(Danluan)

Giang Lê – Dòng tiền hay tại sao không nên bỏ tiền cứu bất động sản vào lúc này?(Danluan)

Đào Tuấn – Màu hồng và màu đen(Danluan)

Lá thư từ Đức Quốc 28/12/2012: Philipp Roesler Sẽ Mất Ghế Phó Thủ Tướng Đức? Lê Ngọc Châu (Vietbao)
Sự giả dối công khai và thói lạm dụng quyền lực (FB Trịnh Kim Tiến)
SUY NGHĨ CUỐI NĂM NHÂN NGÀY TRUYỀN THỐNG PHONG TRÀO… -Hạ Đình Nguyên (Huynhngocchenh)

ĐÃ CÓ TRÊN 450 NGƯỜI KÝ VÀO LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (Huyngocchenh)
Cần hiểu đúng về lương hưu -Thái Bình – Boxitvn
Thư giãn Chủ nhật -NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG Ở LYON-Boxitvn
Sự hoàn kết của “Thơ mới” 1932 – 1945 trong tư cách một trào lưu nghệ thuật gắn với lịch sử văn học một giai đoạn cụ thể -Nguyễn Huệ Chi -Boxitvn
Pháp luật TPHCM -Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận trách nhiệm vì thông tư gây khó cho dân   —Tết không thưởng, làm gì cho hết 4 ngày? (VNN)   —-Bệnh không tiền thì chỉ có chết! (VNN) —–Không còn quy định thành phần kinh tế chủ đạo - Pháp luật TPHCM  —–Không hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo (TN)
Bạo lực do đâu? (NLĐ) -  Cảnh chém giết, nổ súng tràn lan trên màn ảnh nhỏ, rạp chiếu phim, internet, trò chơi trực tuyến… đã dần ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, lối sống, tính cách và hành động của một bộ phận giới trẻ   …..Giết người như ngóe!….   —-Tình hình tội phạm rất nghiêm trọng (NLĐ) -  Giáp Tết là thời điểm nở rộ tội phạm cờ bạc, ma túy, buôn lậu, cướp giật, trộm cắp… Công an các địa phương quyết tâm phối hợp truy quét
Vietnam Plus  -Sa Pa xuất hiện băng tuyết ở điểm cao từ 2.000m   —–Tàu cá chở 17 người gặp nạn trên biển Quảng Bình - Tuổi Trẻ

Kinh tế

Ngư dân tôm Hoa Kỳ nộp đơn xin áp thuế phá giá (RFA)    —Ngành ngân hàng Việt Nam mở rộng cửa đón Nhật Bản (RFI)   —-VnExpress -Những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới 2012   
Năm các đại gia lộ diện nợ nần - TP – Nhìn lại năm 2012, điều khiến những người làm kinh doanh đau lòng nhất, chính là việc nhiều đại gia “mơ về thời khốn khó”, khi mà nợ nần cứ thế lộ ra,…  —-Cuối năm càng khó vay vốn kinh doanh - VnExpress  —-10 đại gia ‘gục ngã’ trên sàn chứng khoán năm 2012 - Petrotimes  —Dự án nhà đất ồ ạt mở bán trong tháng cuối năm - VnExpress  —Đại gia địa ốc: ‘Đến nhà, tôi cũng bán đi để trả nợ’ - VTC   —-Thâu tóm BĐS, đại gia gom của để dành (VNN)
Công ty chứng khoán, chết cũng không xong (VEF)-  Ai bảo chết dễ đâu?-Sống càng khó,chết còn khó hơn.   —Ôtô chật sân, hàng đầy kho… DN chết ngạt (VNN)    —-Tái cơ cấu NH: Cố tình làm khó nhau (VEF)   —-Sốt thịt gà, điềm vui cuối năm (VEF)
Bỏ trần lãi suất cho vay gây lo ngại (NLĐ) -Nên bỏ ngỏ lãi suất đầu vào, áp trần lãi suất đầu ra để có môi trường cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch giữa các ngân hàng và doanh nghiệp    ——-Báo Hải Quan  Khó đưa hàng vào siêu thị
Vietnam Plus  -Daihatsu đầu tư 20 tỷ yen xây nhà máy ở Malaysia

Thế giới

‘Quý tộc đỏ’ (BBC) –  Con cháu các đại công thần Trung Quốc kiếm tiền thế nào.   —Năng lượng hạt nhân, đến lúc phải hoài nghi (RFI)
Miến Điện cho phép có báo chí tư nhân (BBC) – Chính phủ Miến Điện tuyên bố rằng sẽ cho phép tư nhân phát hành báo từ tháng Tư năm 2013, bước đi đầu tiên trong gần nửa thế kỷ.  >>>BBC khai trương truyền hình ở Miến Điện  >>>Suy nghĩ về tự do báo chí
Phát hiện mỏ dầu, Iran di chuyển sân bay (RFA)  —Thái Lan: Công Ty Mới Mở Nhiều Kỷ Lục (Vietbao)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tìm kiếm quan hệ an ninh với Úc và Ấn Độ (RFA)   —-Tân Thủ tướng Nhật báo hiệu sẽ có thay đổi chính sách năng lượng hạt nhân(VOA)   —–Quan hệ Trung-Nhật sẽ tiếp tục xấu đi trong năm 2013? (VOA)    —Thủ tướng Nhật thăm khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima (RFI)   —Tân thủ tướng Nhật muốn tăng cường quan hệ an ninh với Úc và Ấn Độ (RFI)
TT Obama hối thúc Quốc hội hành động để tránh bờ vực tài chánh(VOA)  —–Các lãnh tụ Thượng viện làm việc cuối tuần để đạt thỏa hiệp về ‘bờ vực tài chánh’(VOA)
‘Anh hùng sa mạc Schwarzkopf’ qua đời (BBC) – Tướng lục quân Norman Schwarzkopf, cựu binh Việt Nam và tư lệnh liên quân hồi cuộc chến Vùng Vịnh 1991, vừa qua đời.
Tổng thống Ai Cập Morsi kêu gọi đoàn kết quốc gia(VOA)  —-Chính phủ Cộng hòa Trung Phi và phe nổi dậy đồng ý thảo luận(VOA)
Hội đồng Bảo hiến Pháp bác thuế suất 75% đánh vào người giàu(VOA)     —Pháp: Nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire nhận được hợp đồng hơn 1 tỉ euro (RFI)
Phó Tổng thống Venezuela đi thăm Tổng thống Chavez tại Cuba(VOA)  —Viện trợ Mỹ giúp Libăng trồng lại rừng cây hương nam(VOA)
Đặc sứ Brahimi, Ngoại trưởng Nga hội đàm về vấn đề Syria(VOA)   —Phe nổi dậy xiết vòng vây căn cứ không quân Syria (NV)
VTC -Toàn cảnh thế giới đầy biến động năm 2012 (Phần 1)
Pakistan: 24 người chết vì uống thuốc ho (RFA)   —Ấn Độ: các nghi phạm trong vụ án hiếp dâm có thể bị tử hình (RFA)    —Ấn: 6 nghi can vụ hiếp dâm bị truy tố về tội sát nhân(VOA)     —Cảnh sát New Delhi kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau cái chết của nạn nhân vụ hãm hiếp  (RFI)  —Macau: đụng phà làm 27 người bị thương (RFA)
4 người thiệt mạng trong vụ máy bay rớt tại Moscow(VOA)   —-Máy bay bật khỏi đường băng, 2 phi công Nga thiệt mạng (RFA)   —-Tử tù Nhật Bản muốn biết trước ngày hành quyết (RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Tưởng nhớ huyền thoại Piaf qua giọng ca Patricia Kaas
Tưởng nhớ huyền thoại Piaf qua giọng ca Patricia Kaas (RFI)    -Cõi nhân sinh đâu có hiện hữu những niềm vui trường tồn vĩnh cửu. Bất cứ niềm hạnh phúc nào cũng tiềm ẩn phôi thai nỗi đoạn tuyệt giã từ.===>>>
Năm mới, tập tục cũ (RFI) -Thứ hai tới 31/12/2012 vào lúc nửa đêm, nhiều triệu người trên thế giới sẽ tưng bừng đón mừng năm mới.
Pháp luật TPHCM -240 suất học bổng ĐH và sau ĐH tại Hàn Quốc   ——Đào tạo hạng sang, SV kinh tế vẫn bị chê (VNN)   —Bùng nổ cận thị (TN)
Để không phải chuyện hên xui  (TN) -Sau những quyết định xử lý mạnh mẽ với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài sai phạm, những ngày cuối năm, Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả thanh tra các trường vi phạm về việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh. Đồng thời đề nghị xử lý kỷ luật cảnh cáo và khiển trách hiệu trưởng các trường có nhiều sai phạm.
Những học sinh “chẳng có chi”  -TT - Những đôi chân nhỏ dính đầy bụi đất chạy nhảy tung tăng trên sân trường đất đỏ. Không bảng tên, không phù hiệu, không đồng phục.


Hoàng Thùy Linh bốc lửa trên sân khấuHoàng Thùy Linh và lý do cho sự bốc lửa -Khampha.vn ===>>>
Giấu mìn trong người đi trả thù bị nổ chết (RFA)   —Quảng Ninh và “đặc sản” cà phê tẩm quất (NV)

  <<<===Điểm mặt những mỹ nhân Hoa ngữ là nạn nhân của trò ghép ảnh sex -Zing
Giết trẻ em vì nghi không phải là con ruột(NV)   —-Ðàn ông Trung Quốc sang Việt Nam tuyển vợ gia tăng(NV)
Kienthuc.net.vn -2 nạn nhân chết tan xác vì mang thuốc nổ đi trả thù?   —-Sững sờ với nam thanh niên “khỏa thân” giữa phố - (NLĐO)  —-Gái làng chơi quá ‘đát’ săn ‘gà Tây’ - Ngoisao.net   —-Khởi công 3 dự án nhà ở cho cán bộ Bộ Công an -VnEconomy
Những vụ cướp kinh hoàng nhất năm 2012 (VNN) -Tình trạng tội phạm đường phố trở nên nóng bỏng vào năm 2012, đặc biệt là ở Sài Gòn. Ngoài ra vấn nạn sử dụng “hàng nóng” cũng trở nên đáng quan ngại, gây bất an xã hội…
Hiện trường vụ nổ xe máy, 2 người chết (VNN)   —Sập sàn bê tông, 4 người thương vong (VNN)   —-Ngược đời “phi công trẻ” chu cấp nuôi “máy bay bà già” (VNN)   —-Thiếu nữ bị hiếp dâm tập thể trước mặt bạn trai (VNN)   —-Đi chơi Noel, hiếp dâm bạn gái (NLĐ)
Cave thời khủng khoảng (VNN) -Đã gần năm nay, các cô sống trong cảnh tối kiếm không đủ ngày tiêu, “khách hàng” thưa thớt và tiền công cũng rẻ mạt đi trông thấy.
Giám đốc bảo tàng xin lỗi về vụ mất cổ vật (TN)  —-Ngồi tù vì tung tin nhiễu thị trường (TN) - Thái lan  —-Đến lượt xe Mercedes bốc cháy (TN)   —-Cá hồ Phú Hòa chết hàng loạt (TN)   —-Cuộc thi chó đẹp 2012 ở TP.HCM (TNO)   —-Cãi nhau bỏ đi, quay lại liền bị đánh chết (NLĐ)  —-Đặc nhiệm nổ súng bắt 2 tên cướp(NLĐ)  —Bắt “động” mại dâm, phát hiện súng, kiếm và 2 kg bao cao su(NLĐ)   —Bắt 9 kẻ bán 60 bánh heroin(NLĐ)
Công an xã “xin” tiền doanh nghiệp  (TT)

Giang Lê – Dòng tiền hay tại sao không nên bỏ tiền cứu bất động sản vào lúc này? (Danluan)

Đặng Huy Văn – Chúc mọi nhà an vui, hạnh phúc trong năm mới!(Danluan)

Đào Tuấn – Màu hồng và màu đen(Danluan)

Đỗ Cao Cường – Hãy cẩn thận hơn khi ra đường gặp đội đặc nhiệm 141 [*](Danluan)

HÙNG LÊ * TRUNG CỘNG TĂNG CƯỜNG BINH BỊ -Chuyên gia Nga: TQ lập 11 tập đoàn công nghiệp quân sự  (Sơn Trung)

Còn bao nhiêu góc khuất như ACB ? (Buivanbong)
Phỏng vấn Ông Markus Löning, giới chức đặc trách nhân quyền của chính phủ Đức về chuyến công du Việt Nam vừa qua. (RCTM)
Phỏng vấn ông Vũ Quốc Tú (Uyên Vũ), một trong 5 người được giải Hellman Hammett 2012. (RCTM)
Địa ngục trần gian (PV Quốc Việt) ( phần 2) (RCTM)
5 năm bít lối lên rẫy của dân  -TP – “Hơn 5 năm qua, chúng tôi hầu như không làm rẫy được vì lối lên bị công ty Hoàn Cầu chắn. Nay tỉnh đã chỉ đạo mở lối cho dân lên rẫy nhưng họ vẫn không giao đất, vợ chồng tôi vẫn phải đi làm thuê để kiếm sống lai rai, trong khi hơn hai héc ta rẫy bỏ hoang”- Ông Trịnh Văn Tâm, một trong những hộ dân ở Phước Đồng, Nha Trang nói.
Tìm việc ngày càng khó (NLĐ) -Trong năm 2013, cùng với xu hướng cắt giảm nhân lực, doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khắt khe hơn ở người lao động, cạnh tranh việc làm gay gắt hơn…
Nhà thiếu tiền, có dám mua sắm?  -SGTT.VN – Mặc dù thừa nhận việc dự báo là khó lường trước biến động của thị trường nhưng ông Nguyễn Lộc An, vụ phó vụ Thị trường trong nước, bộ Công thương vẫn phác thảo nên một bức tranh tiêu dùng của năm 2013.
Cứu 2 tàu cá mắc cạn; còn 2 tàu đang mất tích (TN)   —Nhà xây tạm trong vùng quy hoạch cũng được đền bù (TN)
Khó lường  (TN) -Không như ở nhiều nước phương Tây, từ lâu đời, người tiêu dùng nước ta vẫn sử dụng vàng như một phương tiện giao dịch, thanh toán trong làm ăn, tích lũy căn cơ làm tài sản. Giá trị “của ăn, của để” ấy hiện đang dao động khó lường…
Cấm lợi dụng chức vụ để đi nước ngoài bằng tiền doanh nghiệp (TN)   -Liên tiếp thời gian gần đây, Ban Bí thư, Thủ tướng đều có chỉ thị, chỉ đạo nhấn mạnh đến yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí triệt để, trong đó có việc tiết kiệm chi phí từ việc cán bộ đi hội họp, công tác ở nước ngoài.  -Ai kiểm soát mấy dụ này? thiếu mẹ gì cách để lấy tiền của bất kỳ ai ,nhà cữa ruộng vườn….một đống chì ì mà còn lấy được  chớ đừng nói tiền vàng – ,không có một cơ quan Dân sự độc tập hay Tổ chức độc lập của Người Dân….thì đừng ra lệnh cấm với cái Xã hội hiện nay còn có “thành phần ưu tiên,ưu tú…”ngồi chiếu trên mà hưởng bỗng lộc của triều đình-Cứ nói hoài nghe mệt lỗ tai và giống con nít chơi nhà chòi.
Đua nhau nợ thuế đất (TN) -Hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP.HCM quá cao khiến người dân hầu hết ghi nợ tiền sử dụng đất. Sáng 16.12, tại Phòng Trước bạ nhà đất Chi cục Thuế Q.Gò Vấp (TP.HCM), bà Tâm cho biết, sáng nay, bà phải mượn người bán hộ xe bánh mì ở đầu hẻm để đi hoàn tất thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất (SDĐ).

Franky Nguyễn bán nude cho người tình tay trần ôm ngực khủng -Xahoi.com.vn===>>>
Tuổi Trẻ  Bắt 12 nghi phạm nước ngoài lừa đảo bằng công nghệ cao   —Xử vụ kiện đòi 55 triệu USD tiền trúng thưởng - Thanh Niên   —-Khởi tố vụ làm số nhà giả - Thanh Niên   —-Khách hàng đề nghị cấm xuất cảnh chủ Dự án Usilk City - VIR

  <<<==10 thảm họa thời trang nhức mắt năm 2012 (Danviet)
“Thảm họa” Can Lộ Lộ
Khởi tố lãnh đạo Công ty đa cấp Tâm Mặt Trời -Thanh Niên
Cấm cán bộ ngân hàng trục lợi nhờ đổi tiền lẻ Tết (VnEx)
Hà Tĩnh: 6 đối tượng chống người thi hành công vụ chia nhau hơn 11 năm tù  (Dantri)
Giao thông hỗn loạn vì một vụ tự tử bất thành  (Dân trí)
Cấm xe qua cầu Đà Rằng vì xuất hiện điểm lún sụp  (Dantri)
Để phân biệt gà loại thải nhập lậu (Dantri)
Đề nghị khởi tố các đối tượng “khủng bố” Ban Giám hiệu Đại học TDTT Bắc Ninh  (Dân trí)
Đâm chết lái xe taxi cướp 2,5 triệu đồng (DV)    —-Truy nã đối tượng nã súng vào trinh sát hình sự(DV)    —-Cán bộ không được dùng xe công đi lễ hội(DV)   —-Phát hiện xe tải chở 400kg nội tạng ôi thối (DV)

  <<<===Liễu Nham đùn đẩy vòng một quá đà
“Ăn cắp” giờ hành chính: Cỗ bàn nháo nhào vì… nhà báo đến (Infonet)—–Những hình ảnh làm xấu hổ du lịch Đà Nẵng (Infonet)
3 bầu ngực 'thị phi' nhất showbiz Việt - 1
    3 bầu ngực ‘thị phi’ nhất showbiz Việt -Eva.vn - Không ai có thể qua nổi 3 người đẹp này về các sự cố liên quan đến vòng 1.=>
Triệt phá băng nhóm lừa đảo qua mạng người Trung Quốc (LĐ)   —-Gây tai nạn chết 2 người, tài xế xe Lexus đe dọa phóng viên  (LĐ)   —-Sản xuất nước ngọt có gas từ nước giếng khoan và đường hóa học (TP)
Lừa thôn nữ lên Lạng Sơn trồng mía, bán lấy hơn 30 triệu (TP)   —-Triệt phá 3 đường dây bán người qua biên giới (TN)
‘Thư giãn đèn mờ’ trên đất mỏ (TP)     —-Đi mua đồ chơi, bị hiếp dâm (NLĐ)    —-Nhận án tù vì đưa xe tang vào trụ sở xã (VNN)    —-Bi hài đi đòi nợ để trốn nợ (VEF)
“Đại gia” Trung Quốc tuyển vợ miền Tây (NLĐO)- Ngày 28-12, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Cần Thơ cho biết vừa phát hiện 7 người đàn ông Trung Quốc xem mặt 4 phụ nữ Việt Nam trong khách sạn.    —Làm tiền trên xe khách: Công an ở đâu ? (NLĐ)

Chỉ huy trưởng quân sự xã tự sát (NLĐ)   —-Vụ nổ kinh hoàng ở Bắc Ninh, 2 người chết (TN)   —Bắc Ninh: Nổ xe máy, hai người tử vong tại chỗ (GSVN)
 Thấy có dấu hiệu bị giữ xe, cô gái bất ngờ quỳ xuống van xinTiếp tục bán gà “thải”, BigC Thăng Long thất hứa với NTD? (GDVN)
Cô gái trẻ quỳ xuống đường, chắp lạy van xin… CSGT (GDVN) -  Chỉ vì vi phạm giao thông và có thể bị tạm giữ phương tiện, giữa trưa nắng, một cô gái trẻ đã quỳ xuống đường, chắp tay van xin lực lượng CSGT đừng giữ xe.
Thấy có dấu hiệu bị giữ xe, cô gái bất ngờ quỳ xuống van xin===>>>

Cưỡng hiếp tiếng Việt

Bác Trần Hữu Dũng – người thực hiện trang web viet-studies.info – một trong những trang web rất đáng bỏ thời gian để xem qua mỗi ngày - vừa đề nghị mọi người hỗ trợ bác thực hiện “Từ điển Ngôn ngữ của Đảng CSVN”.

Theo bác Dũng, sở dĩ bác muốn thực hiện bộ từ điển đó, vì bác không may sống xa tổ quốc”, nhiều lúc bác hơi ngỡ ngàng về ngôn ngữ thường dùng của Đảng, hoặc những cán bộ cao cấp của Đảng (bởi chúng có những nghĩa khác với nghĩa mà bác đã biết).

Một bộ từ điển như bác Dũng mong có là điều hết sức chính đáng nên sau khi đọc được lời kêu gọi của bác Dũng, mình có ý định giúp bác và những người như bác.

Tuy nhiên, sau khi thử làm 15 mục từ mà bác Dũng đã tập hợp, liệt kê, dự định tìm nghĩa để đưa vào cuốn từ điển, mình chợt nhận ra rằng, cách đảng, nhà nước, chính phủ sử dụng từ ngữ - lý do khiến bác Dũng cảm thấy cần soạn từ điển riêng - chính là một lối “cưỡng hiếp tiếng Việt”.

Hóa ra, giúp bác Dũng sẽ không chỉ là hỗ trợ một ý tưởng độc đáo mà còn là cách để nhận ra rằng, tiếng mẹ đẻ đang bị cưỡng hiếp như thế nào.

Dưới đây là một số mục từ mà mình vừa thử định nghĩa. Xem xong, nếu hứng thú, các bạn nên vào viet-studies.info, phụ bác Dũng một tay…

*

“Bao cao su”: Không còn nghĩa là phương tiện dùng để ngừa thai hay hỗ trợ thực hiện tình dục an toàn. Đây là khái niệm mới, đề cập đến một loại chứng cứ, hỗ trợ nỗ lực tạm giam những cá nhân mà chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam muốn đem đi “cất”, song các cơ quan thực thi pháp luật của họ lại chưa tìm đủ chứng cứ hợp pháp. Căn cứ vào diễn biến thực tế trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, cụm từ này chỉ nên dùng với nghĩa vừa kể, khi nó có thêm yếu tố “đã qua sử dụng”. Ngoài ra cần bỏ trong ngoặc kép để tránh lầm lẫn với nghĩa thường dùng.

Bộ phận không nhỏ: Có nghĩa là đại đa số, gần như tất cả. Một kiểu uyển ngữ không cần thiết. không nên dùng vì ai cũng biết là không thật.

Cơ quan chức năng: Một cụm từ rất khó xác lập ngữ nghĩa chính xác, do người dùng không cho rằng “chức năng” tương đồng với “trách nhiệm”. Tạm mô tả đó là những cơ quan khi cần thì không có và lúc có thì không thấy cần.

Điên cuồng chống phá: Thường là nói, đôi khi là thực hiện một số hành vi ôn hòa dù đã được Hiến pháp minh định, rằng đó là quyền của mọi công dân nhưng lại làm Đảng, Nhà nước nổi điên.

Đối tượng xấu: Là những người không xấu như nguyên nghĩa của từ “xấu” trong Việt ngữ nhưng bị những kẻ thực sự xấu sợ và ghét.

Kẻ xấu: Xem mục “Đối tượng xấu”.

Kích động chống phá: Nói hoặc viết công khai những điều nhiều người nghĩ, nhiều người muốn.

Khiếu kiện nhiều (đông) người: Cụm từ chỉ hệ quả của việc khiếu nại, tố cáo, thưa kiện của một hoặc của một ít người nhưng không đem lại kết quả mà họ mong đợi.

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Tên gọi loại quái thai được lai ghép giữa tinh trùng “kinh tế thị trường” và trứng “định hướng xã hội chủ nghĩa”, trái các lý thuyết và kết quả thực nghiệm mà nhân loại đã biết. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, loại quái thai này gia tăng bất công, đói nghèo, đẩy nhanh tiến trình phân hóa xã hội, thúc đẩy các yếu tố tiêu cực di chuyển nhanh đến cực đại. Cũng vì vậy, thí nghiệm không được công nhận, ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thí nghiệm vẫn được ca ngợi là bằng chứng của “đổi mới”, “sáng tạo”.

Nghiêm: Tuy chỉ một từ nhưng có giá trị như một thành ngữ, dùng để diễn đạt chuyện chỉ nói rất nghiêm, còn khi làm thì có thể… nghỉ hoặc… nằm.

Phản động: Thường được dùng để chỉ những người bày tỏ những mong muốn chính đáng nhưng điều họ nói là chuyện chính quyền không muốn nghe, hoặc điều họ làm là chuyện chính quyền không muốn thấy.

Thành phần xấu: Xem mục “Đối tượng xấu”.

Tụ họp đông người: Một khái niệm, tuy là sự thóa mạ điều 69 của Hiến pháp 1992 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật) nhưng vẫn được chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam tán thưởng bằng Nghị định số 38/2005/NĐ-CP.

Xúi giục: Đề nghị thay đổi hoặc đề nghị nên làm những điều rất cần phải làm.

Xuyên tạc tình hình: Kể những sự thật mình biết cho nhiều người cùng biết. Nếu vừa kể, vừa đưa thêm nhận định cá nhân thì là “Kích động chống phá”. Xem thêm “Kích động chống phá”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét