Công an xâm phạm thân thể một nữ blogger tại đồn (sẽ phải đưa vào lịch sử ghi nhận)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-29
Hôm 28 tháng 12 khi phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn diễn ra công an đã bắt giữ, cô lập rất nhiều người tới xem phiên tòa trong đó có nhiều blogger. Một trong những người bị bắt là blogger Hoàng Vi; cô không những bị bắt mà còn bị công an hạ nhục, chà đạp nhân phẩm một cách tồi tệ.Hoàng Vi: Sáng nay Vi biết có phiên tòa phúc thẩm xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Khoảng gần 6 giờ sáng tôi bắt đầu ra khỏi nhà để đến dự phiên tòa. Khi tôi đi ngang qua trước tòa án thì thấy rất đông an ninh, không có người đi coi nhiều, nên tôi quyết định dừng xe ở một nơi gần đó và đi bộ đến.
Vào khoảng 8 giờ sáng tôi bắt đầu đi bộ qua công viên đối diện với Tòa án Nhân dân thành phố, thì khi bước qua công viên tôi thấy rất nhiều an ninh, nhưng tôi vẫn cứ đi. Khi đi ngang qua họ, họ thấy tôi và họ đứng lên đi theo, họ tập trung về hướng của tôi với rất nhiều camera hướng về tôi để chụp hình. Tôi vẫn bình thản và tìm cho mình một chỗ ngồi đối diện với Tòa án Nhân dân, đọc bài Kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho những người đang bị xét xử trong tòa án.
Tôi ngồi tại đó được một chút xíu thì công an, an ninh đến xua đuổi đi chỗ khác. Họ nói chỗ này hôm nay không được ngồi bởi vì họ đang làm nhiệm vụ cho nên không được ngồi ở đây. Lúc đó tôi mới từ công viên băng qua đường đi về phía tòa án, nhưng rất đông công an và an ninh đứng chận ở cổng tòa án, cho nên tôi quay về ngồi ngay chỗ nhà chờ xe buýt gần với tòa án.
Ngồi ở đó được một chút thì tôi bắt chuyện với nhóm người vốn đã ngồi ở đó từ lâu rồi. Trong đó cũng có một hai người đến để xem phiên tòa nhưng họ không dám nói ra, khi tôi hỏi thì họ mới nói. Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện thì công an kéo đến tiếp tục đuổi, không cho đợi xe buýt ở đó nữa. Tôi đi tới trạm xe buýt kế tiếp nhưng họ cũng không cho ngồi ở đó luôn. Thế là tôi quay trở lại công viên Bách Tùng Diệp đối diện với tòa án. Mặc Lâm: Khi ngồi như vậy Hoàng Vi có thấy còn ai đến nữa không?
Hoàng Vi: Vừa bước qua công viên thì tôi gặp Vũ Sĩ Hoàng với Bách Việt cũng vừa đến. Tôi thấy họ thì gọi họ lại và ba anh em tìm một chỗ trong công viên ngồi chơi và nhìn qua phía tòa án xem bên đó có động tịnh gì không.
Đang ngồi chơi nói chuyện với nhau như vậy bỗng đâu công an và an ninh rất là đông, một lực lượng hùng hậu mình thấy rõ luôn, họ kéo nhau ào về hướng chúng tôi. Lúc đó tôi nghĩ là sẽ có chuyện gì đó xảy ra rất là gay cho nên mọi người giải tán đi về, không ở lại nữa.
Khi chúng tôi vừa đứng lên đi thì một chú công an cũng hơi lớn tuổi rồi đi nhanh về phía tôi và giật tay tôi lại bắt tôi phải trình giấy tờ. Tôi mới hỏi là đi dạo trong công viên mà cũng bắt phải trình giấy tờ là sao chú? Ổng mới trả lời rằng “Tôi là công an tôi có quyền kiểm soát xem giấy tờ của người dân”. Lúc đó tôi mới nói lại rằng “Đúng chú là công an thì chú có quyền hỏi giấy tờ của người dân, nhưng mà kiểm tra giấy tờ của người dân cũng phải đúng pháp luật, tức là sau 23 giờ đêm khi mà tôi còn lang thang ngoài đường thì chú mới có quyền kiểm tra giấy tờ của tôi, chứ bây giờ đang ban ngày ban mặt đi dạo chơi công viên mà đòi kiểm tra giấy tờ thì rất là vô lý.”
Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.Tôi nói vậy mà ông ta vẫn một hai đi theo đòi kiểm tra giấy tờ, kèm theo đó là lực lượng đi theo ông ra rất là đông. Tôi cảm thấy là họ nhào vào bắt mình nên tôi bắt đầu chạy ra đường Lý Tự Trọng và la to cho mọi người đi đường chú ý. Lúc đó tôi nghe tiếng hiệu lệnh từ một người nào đó trong nhóm công an-an ninh phát ra đại khái là “Tóm lấy bọn nó”. Khi đó bắt đầu công an và an ninh nhào vào tóm lấy tôi và đẩy lên một chiếc xe đậu ở gần đó.
Blogger Hoàng Vi
Mặc Lâm: Lúc ấy blogger Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng có bị bắt cùng với Hoàng Vi hay không?
Hoàng Vi: Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ túm lấy, đè cổ anh đó xuống và họ đấm vào mặt làm anh bị rách môi, và họ khiêng anh như là khiêng heo quăng tống lên xe. Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.
Mặc Lâm: Về tới đồn công an rồi thì họ tuyên bố bắt Hoàng Vi về lý do gì?
Hoàng Vi: Không. Từ trước tới giờ trong những vụ việc bắt giữ như thế này họ hoàn toàn không tuyên bố lý do gì hết trơn hết trọi.
Mặc Lâm: Vâng. Và Hoàng Vi có hỏi họ tại sao bắt mình mà không có lý do hay không?
Hoàng Vi: À, câu hỏi này thì lúc nào tôi cũng hỏi họ hết, nhưng mà câu trả lời của họ rất vô lý là “Tại sao bao nhiêu người tôi không bắt mà tôi lại bắt chị? Tôi bắt chị tất nhiên là chị phải làm gì thì chúng tôi mới bắt chớ. Bao nhiêu người đi tôi không bắt mà lại bắt chị vào đây.”
Khi đó tôi cũng phản ứng lại câu hỏi của họ “Các anh nói tôi có gì thì các anh phải chứng minh là tôi có gì chứ các anh đừng có nói cái kiểu vu khống tôi như vậy. Cứ bắt tôi vào đây nói là tôi có gì mà cuối cũng tôi có gì không? Hay là sau khi bắt tôi về đồn rồi tôi mới có gì?”, thì họ im và họ không nói nữa và họ hành động theo ý của họ thôi.
Cố tình làm nhục
Mặc Lâm: Theo tin tức chúng tôi nhận được với hình ảnh của Hoàng Vi cho thấy rằng công an phường Nguyễn Cư Trinh đã có những hành động xúc phạm nhân phẩm nếu không muốn nói là hạ nhục Hoàng Vi trong đồn công an. Hoàng Vi có vui lòng cho thính giả nghe lại sự việc này hay không? Hoàng Vi: Dạ. Tôi nghĩ có lẽ đây là kế hoạch họ muốn làm nhục tôi. Họ đã bắt tôi nhiều lần. Nhiều lần họ đã dùng bạo lực cũng có, họ đã dùng tới vấn đề đó để mà dứt điểm tôi cũng có, nhưng họ vẫn không thể nào khiến tôi từ bỏ việc tôi làm.Tất nhiên những người bắt tôi họ dùng biện pháp ngày một mạnh hơn, và lần này họ đánh tôi nhiều hơn những lần trước. Họ viện lý do họ nghi ngờ tôi giấu đồ vật phạm pháp trong người cho nên họ đề nghị phải xét người tôi.
Lúc đó tôi không nghĩ là dùng biện pháp thô bạo để hạ nhục mình, mà nghĩ rằng họ cố tình gán ghép mình vào một tội gì đó, thì khi đó tôi mới rằng “Nếu anh chị đã nói vậy thì thôi, anh chị dẫn tôi ra ngoài đường có bàng dân thiên hạ, tôi sẽ tự lột đồ tôi xuống để chứng minh sự trong sạch của tôi cho các người coi”.
Họ nói “Em là con gái, không lẽ anh chị làm vậy thì nhân phẩm này kia kia nọ của em ra sao. Người ta nhìn vô em rồi người ta đánh giá làm sao?”
Khi đó tôi mới trả lời rằng “Đúng rồi. Đối với phụ nữ thì nhân cách, nhân phẩm của họ quan trọng lắm, nhưng mà sự trong sạch của họ, sự vô tội của họ còn lớn lao hơn, cho nên để chứng minh cho sự trong sạch của tôi thì tôi có thể hy sinh điều đó được.”
Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại vì họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.Nhưng họ không nghe theo lời của tôi và họ vẫn làm theo ý của họ là họ nhào vào giữ chặt tôi và lột đồ tôi ra.
Blogger Hoàng Vi
Mặc Lâm: Xin được ngắt lời Hoàng Vi, những người làm hành động lột đồ Hoàng Vi là nam hay nữ công an?
Hoàng Vi: Trong khi các phụ nữ cưỡng bức lột đồ tôi thì đám công an nam đứng nhìn, trong phòng cũng có mà ngoài phòng cũng có. Có một người cầm máy camera quay lại hết toàn bộ sự việc. Khi họ mới vừa giơ máy camera lên là tôi biết được ý định của họ không phải là vu vạ nữa, mà thực sự là họ muốn làm nhục mình để qua sự việc đó mình thấy mình bị tổn thương nhiều quá, mình bị mất nhiều quá thì mình chùn bước và mình bỏ cuộc thôi.
Khi nhận ra thủ đoạn của họ, âm mưu của họ như vậy cho nên tôi quyết định quay lại phía sau tại vì phía sau tôi ngồi có một cái gương soi. Tôi quay lại phía sau để chỉnh lại tóc tai cho gọn gàng, không còn lôi thôi lếch thếch, và quay lại cái camera và tôi chỉ thẳng vào cái camera và nói “Quay đi!”
Tôi nói lớn lên là “Quay đi! Quay nhớ post lên mạng để tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người”, và bắt đầu từ đó tôi giữ tư thế và thái độ rất bình thản, và điềm nhiên cho họ quay. Quay một chặp xong thì mọi người bỏ ra ngoài hết, bỏ lại mình tôi trong phòng.
Mặc Lâm: Rồi sau đó họ có quay lại và hỏi han gì thêm Hoàng Vi hay không?
Hoàng Vi: Sau đó họ quay lại và tiếp tục dùng biện pháp mạnh hơn. Họ nói là họ còn muốn tìm đồ vật gì đó trên người tôi mà tôi vẫn còn giấu trên người. Họ nói họ đề nghị lột hết tất cả đồ luôn tức là cả đồ lót của tôi luôn. Họ còn đòi khám xét cả chỗ kín của tôi.
Tôi không đồng ý điều đó, nhưng mà họ vẫn làm. Họ có số đông, tôi chống cự lại hết sức nhưng mà vẫn không lại họ. Bốn người họ nắm chặt lấy tay lấy chưn tôi và khiêng tôi lên bàn, kéo chưn kéo tay tôi dang ra và lột hết đồ tôi ra. Họ thọc tay vào chỗ kín của tôi. Xong rồi họ buông ra. Lúc đó tôi mệt quá, tôi ngồi thừ một lúc. Tôi suy nghĩ nhiều điều. Sau khi suy nghĩ thông thoáng rồi tôi lấy lại thái độ bình thản, mỉm cười coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi thực sự bình tĩnh. Chắc là họ không hiểu tại sao tôi lại thay đổi như vậy.
Có một điều tôi bổ sung thêm là lúc họ làm xong những chuyện đó rồi thì họ muốn mặc lại đồ cho tôi. Nhưng trước đó tôi đã tuyên bố với họ là “Cởi đồ tôi ra đã khó rồi, nhưng mà muốn mặc đồ lại cho tôi còn khó hơn”, cho nên tôi không chấp nhận cho họ mặc lại đồ cho tôi. Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại vì họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.
Mặc Lâm: Rồi công an thả Hoàng Vi ra vào lúc nào? Họ giam giữ Hoàng Vi bao nhiêu tiếng đồng hồ?
Hoàng Vi: Ở bên phường Nguyễn Cư Trinh họ giữ tôi từ khoảng đâu 9 giờ rưỡi cho tới khoảng 12 giờ trưa thì họ bàn giao về công an phường của tôi, và ở đây họ giữ từ 12 giờ cho tới khoảng gần 7 giờ tối họ mới thả ra.
Mặc Lâm: Và khi thả thì họ cũng không có một biên bản nào để mà thả cả cũng như khi họ bắt vào?
Hoàng Vi: Không có biên bản gì về bắt người cũng như thả người, cũng không có biên bản gì về lấy đồ cũng như trả đồ gì cũng không có hết. À, mà có thì họ tự viết với nhau và tự ký với nhau mà không cần tới mình luôn.
Mặc Lâm: Xin chia sẻ nỗi đau khổ của Hoàng Vi và cũng xin chúc Hoàng Vi mau lành lại vết thương này và mau quên cú sốc như thế này. Một lần nữa chúc Hoàng Vi bình an.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=FE_KGQyLf4o
Việt Nam gia tăng đàn áp tự do ngôn luận
Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội
chiều 27/12/2012 với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở
Saigon. (DR)
Vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân hôm qua tại Hà Nội cho thấy chính quyền
Việt Nam gia tăng đàn áp những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ
độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo nguồn tin từ thân nhân, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội, đã bị công an bắt giữ khi đưa con gái đến trường. Công an cũng đã khám xét nhà cũng như văn phòng của luật sư Quân và tịch thu nhiều tài liệu. Tờ Tuổi Trẻ hôm nay loan tin là ông Lê Quốc Quân đã bị khởi tố về tội « Trốn thuế ».
Luật sư Lê Quốc Quân nổi tiếng chủ yếu vì ông là tác giả nhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo đăng trên các trang blog. Ông cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trước khi bắt giữ luật sư Quân, công an Việt Nam đã gia tăng áp lực lên gia đình ông, chẳng hạn như đã bắt em trai của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản tại Hà Nội ngày 30/10, cũng với tội danh « Trốn thuế ».
Tội danh « Trốn thuế » đã từng được sử dụng để bỏ tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, trong 2 năm 6 tháng. Mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Hải lại bị ghép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/9, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, tòa đã y án tù đối với Điếu Cày vì ông vẫn dứt khoát không nhận tội, cũng giống như blogger Tạ Phong Tần.
Đối với ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, việc tuyên án các blogger nói trên với tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước » cho thấy chính quyền Việt Nam "chối bỏ một cách có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị".
Theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 28/12/2012, tuy đã mở cửa kinh tế từ cuối thập niên 1980 và hội nhập với thế giới, nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền tự do bày tỏ chính kiến. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Báo chí tư nhân hoàn toàn bị cấm. Các blogger, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền và những nhà hoạt động khác thường xuyên bị bắt giữ, bị kết án tù. Các phóng viên báo chí nước ngoài cũng bị hạn chế nghiêm ngặt, không phải muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, Internet đã trở thành một phương tiện đấu tranh hiệu quả của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, với vô số trang blog, trang Facebook chỉ trích chính quyền. Trên các trang mạng xã hội này, được mệnh danh là « báo lề trái », lan truyền rất nhiều thông tin mà chính quyền vẫn bưng bít trên các báo chính thức.
Vào tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa cảnh cáo các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ông tuyên bố tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2013 : « Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ». Ông Dũng còn tuyên bố « dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào. »
Trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2011-2012, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam ở thứ hạng 172 trên 179, đồng thời vẫn xem Việt Nam là một trong những quốc gia « Kẻ thù của Internet ».
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã từng kêu gọi mọi người đừng quên những phóng viên như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt giữ vào năm 2008 trong bối cảnh chính quyền đàn áp hàng loạt « nhà báo công dân » ở Việt Nam.
Thanh Phương (RFI)
Theo nguồn tin từ thân nhân, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội, đã bị công an bắt giữ khi đưa con gái đến trường. Công an cũng đã khám xét nhà cũng như văn phòng của luật sư Quân và tịch thu nhiều tài liệu. Tờ Tuổi Trẻ hôm nay loan tin là ông Lê Quốc Quân đã bị khởi tố về tội « Trốn thuế ».
Luật sư Lê Quốc Quân nổi tiếng chủ yếu vì ông là tác giả nhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo đăng trên các trang blog. Ông cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trước khi bắt giữ luật sư Quân, công an Việt Nam đã gia tăng áp lực lên gia đình ông, chẳng hạn như đã bắt em trai của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản tại Hà Nội ngày 30/10, cũng với tội danh « Trốn thuế ».
Tội danh « Trốn thuế » đã từng được sử dụng để bỏ tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, trong 2 năm 6 tháng. Mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Hải lại bị ghép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/9, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, tòa đã y án tù đối với Điếu Cày vì ông vẫn dứt khoát không nhận tội, cũng giống như blogger Tạ Phong Tần.
Đối với ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, việc tuyên án các blogger nói trên với tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước » cho thấy chính quyền Việt Nam "chối bỏ một cách có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị".
Theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 28/12/2012, tuy đã mở cửa kinh tế từ cuối thập niên 1980 và hội nhập với thế giới, nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền tự do bày tỏ chính kiến. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Báo chí tư nhân hoàn toàn bị cấm. Các blogger, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền và những nhà hoạt động khác thường xuyên bị bắt giữ, bị kết án tù. Các phóng viên báo chí nước ngoài cũng bị hạn chế nghiêm ngặt, không phải muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, Internet đã trở thành một phương tiện đấu tranh hiệu quả của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, với vô số trang blog, trang Facebook chỉ trích chính quyền. Trên các trang mạng xã hội này, được mệnh danh là « báo lề trái », lan truyền rất nhiều thông tin mà chính quyền vẫn bưng bít trên các báo chính thức.
Vào tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa cảnh cáo các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ông tuyên bố tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2013 : « Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ». Ông Dũng còn tuyên bố « dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào. »
Trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2011-2012, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam ở thứ hạng 172 trên 179, đồng thời vẫn xem Việt Nam là một trong những quốc gia « Kẻ thù của Internet ».
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã từng kêu gọi mọi người đừng quên những phóng viên như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt giữ vào năm 2008 trong bối cảnh chính quyền đàn áp hàng loạt « nhà báo công dân » ở Việt Nam.
Thanh Phương (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét