Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Khu Kinh tế Dung Quất: Hàng loạt dự án bỏ hoang (PN).  -  Những biểu tượng hoang tàn: Be bét tháp Doanh nhân (VEF).
KINH TẾ
IMF, WB sắp có phân tích đầu tiên về hệ thống tài chính Việt Nam (VnEco). VĂN HÓA-THỂ THAO
Nguyễn Quang Thiều: Mọi thứ phải được gắn kết bằng văn hóa (VNN). GIÁO DỤC-KHOA HỌC 
Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa dựa trên chương trình chuẩn (VNE).  - SGK chưa tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nửa triệu người có thẻ BHYT bơ vơ? (TT).  - “Sẽ có thêm 1.000 giường bệnh phục vụ nhân dân” (TTXVN). QUỐC TẾ
Công nhận liên minh Syria, Phương Tây tăng sức ép lên Assad (VOV).  - Đánh bom ở ngoại ô thủ đô Syria (VOV).  - Phiến quân Syria dọa tấn công ĐSQ Ukraine và Nga(TTXVN).

Đảng giải thích vụ 'chỉnh báo chí'

Tin trên báo Việt Nam về vụ tàu Bình Minh 02
Ban tuyên giáo nói bản chất của vụ việc khác với lần trước đó
Người phụ trách giao ban với các báo về chuyện Trung Quốc làm đứt cáp tàu Việt Nam đã lên tiếng giảm nhẹ sự nghiêm trọng của vấn đề.
Nói chuyện với BBC vào tối muộn ngày 12/12, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nói về cuộc họp mà trong đó ông dành nhiều thời gian để phê phán các báo đài đưa tin không đúng chỉ thị:
"Không có gì to chuyện đâu, chúng tôi thỉnh thoảng ngồi lại với nhau, việc gì làm tốt chúng tôi động viên, hoan nghênh, còn khi có sơ suất thì phải tự kiểm điểm với nhau.
"Đây chỉ là trao đổi nghiệp vụ báo chí. Tôi cũng là người từng làm báo 30 năm rồi, người làm báo phải đưa tin chính xác và khách quan mới có thuyết phục được.
"Vấn đề không phải là sợ ai cả. Mình đấu tranh với người ta [Trung Quốc], sai đến đâu nói đến đó."
Trước đó có tin lãnh đạo tuyên giáo đã mạnh mẽ chỉ trích Đài Truyền hình Việt Nam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Vietnam+, VnExpress, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, Petrotimes và Tiền Phong.
Tiến sỹ Kỷ nói với BBC chính Ban tuyên giáo đã mời Bộ Ngoại giao tới giải thích cho các báo về diễn biến vụ việc và các báo "cần xem lại tại sao lại đưa tin không chính xác như thế".
Quan điểm chính thức của Việt Nam là hai tàu của Trung Quốc khi bị xua đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam đã vô tình gây đứt cáp cho tàu Bình Minh.
'Làm nóng vấn đề'
Một nguồn thạo tin giải thích chiều 12/12 về chuyện tại sao Ban Tuyên giáo trung ương lại khiển trách các báo một ngày trước đó:
"Lý do chính là họ đã có chỉ đạo đề nghị các báo 'thông tin đúng bản chất sự việc, không làm nóng vấn đề, không bình luận gây căng thẳng cho mối quan hệ của hai bên và không nên để cho người dân bị kích động bởi thông tin không đúng sự thật, hoặc bị suy diễn.
"Các báo bị nhắc tên vì đã đặt tít làm nóng vấn đề."
Nguồn tin cũng cho BBC biết Đài Truyền hình Việt Nam bị nhắc nhở vì mục điểm báo với các tin liên quan tới Trung Quốc "cố tình làm không khí căng thẳng vào đúng thời điểm người dân biểu tình" ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ban tuyên giáo được cho là sẽ có công văn gửi tới các báo và cơ quan chủ quản của họ yêu cầu giải trình và sẽ có hình thức kỷ luật các báo đưa tin không đúng chỉ đạo.
Mặc dù vậy ông Kỷ nói ban của ông chỉ "tham mưu cho Đảng và Nhà nước" trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và nói quan niệm Ban tuyên giáo có quyền xử phạt báo chí là "cách nghĩ không chính xác".
"Chúng tôi đâu phải là cơ quan xử lý cái này đúng, cái kia sai," ông Kỷ nói.
'Đổi trắng thay đen'
Ông Kỷ cũng nhấn mạnh chuyện các báo không nên "nói vống lên hay nói quá đi" khi đưa các tin liên quan tới quan hệ Trung - Việt vì như vậy "gây bất lợi cho chính sách đối ngoại" của Việt Nam.
Vị tiến sỹ nhắc lại lịch sử của Việt Nam và nói nước này sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết để bảo vệ đất nước khỏi các "kẻ thù liều lĩnh".
"Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề lâu dài chứ không phải một bài báo, không phải bằng lời lẽ là xong.
"Người Việt Nam chúng tôi, khi Trung Quốc thế này, thế kia, người dân có thái độ phản đối, điều đó là đúng nhưng phải đề cao đối ngoại như nguyên tắc cao nhất để có hòa bình trên nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ," ông Kỷ nói.
Trước câu hỏi về chuyện Trung Quốc tố cáo chính quyền Việt Nam nói sai sự thật liên quan tới sự cố mới nhất đối với tàu Bình Minh 02, ông Kỷ nói:
"Có một sự thật lớn lao là Hoàng Sa là của Việt Nam, đã bao đời Việt Nam cai quản với bao bằng chứng lịch sử.
"Bây giờ họ [Trung Quốc] dùng vũ lực họ chiếm và họ nói rằng là của họ.
"Bởi vậy nếu họ đổi trắng thay đen không phải là điều đáng ngạc nhiên lắm."
(BBC)

Thôi mà, chú Tư! Đồng chí X. bị kẹt lắm rồi!


Thôi mà, chú Tư...Chú đừng nhìn như thế, em sợ!

... Thời mới qua, Dự án xây lắp khổng lồ nghìn tỉ kìn kìn ký mỏi tay, huê hồng thu mệt nghỉ. Thủ tướng của đất nước đỉnh cao trí tuệ, trong mấy năm liền, mỗi ngày tự tay ký một quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng cấp quốc gia. Doanh nghiệp đua nhau bỏ ngành nghề làm ăn bấy lâu, nhảy hết sang nhà đất và chứng khoán...

-----------:

Còn đang choáng váng với mấy cú đòn “hội đồng” tại Hội nghị TW 6, đồng chí X lại phải tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách mới phát sinh.

Bên trong, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi đã đẩy đồng chí khỏi vị trí vừa cầm còi vừa chơi bóng. Dù ghế này mới do ôngTượng giữ nhưng có tin đồn ra rằng ôngTượng đang quá mệt mỏi và muốn giao hết ấn tín cho một đại thần thân cận người gốc xứ Thanh vốn đã từng tặng đồng chí X 1 phiếu đề nghị kỷ luật trong Hội nghị TW 6.

Ngoài kia, nợ công 1 triệu tỉ, 2 triệu tỉ … ngập hết vào bất động sản. Với hệ thống thống kê tài tình và nhằng nhịt như của xứ Vịt thì chẳng ai lần ra được con số chính xác. Tuy nhiên, điều có thể nhận ra ngay là xứ Vịt bây giờ rệu rã, xanh xao bởi con quỷ nợ công, quỷ tham nhũng Dracula đang ngày càng chọc sâu cái vòi khát máu vào cơ thể quốc gia nhằm rút nốt những luồng sinh khí ít ỏi còn lại.

Nhớ lại một thời hoàng kim, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đất Vịt ta rầm rộ đi tắt đón đầu nhanh chân hòng tiến lên chủ nghĩa xã hội trước nhân loại. Dự án xây lắp khổng lồ nghìn tỉ kìn kìn ký mỏi tay, huê hồng thu mệt nghỉ. Thủ tướng của đất nước đỉnh cao trí tuệ, trong mấy năm liền, mỗi ngày tự tay ký một quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng cấp quốc gia. Không hiểu cái túi của Ngài phải bự cỡ nào mới chứa hết nổi tiền phần trăm, lại quả. Doanh nghiệp đua nhau bỏ ngành nghề làm ăn bấy lâu, nhảy hết sang nhà đất và chứng khoán. Vốn liếng được điều tiết vặn vòi cho chảy tiệt sang chứng khoán và bất động sản để ăn ngon và thu tiền tươi ngay. Cả nước biến thành đại công trường. Cả nước đi buôn đất. Cả nước chơi chứng khoán. Cả nước chạy dự án. Cả nước giải phóng mặt bằng. Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chính trị của toàn hệ thống Đảng, chính quyền (như đồng chí Bí thư Hoa Thanh Quế từng huấn thị khi huy động toàn hệ thống chính trị Hà Nội vào cuộc cướp đất dân).

Yên trí! Bác Cả nói rồi:
"Trong tình đồng chí
Thương yêu lẫn nhau;
Giúp nhau cùng tiến bộ!"

Dân dưới xuôi bị tước ruộng cấy cày bởi dự án công nghiệp, đô thị. Dân vùng ngược chịu mất đồi nương vì thủy điện, khai khoáng bán thô. Những con bạc càng chơi càng hăng máu trong sới bạc bịp vĩ mô cấp quốc gia. Lãi suất huy động tăng liên tục để có đủ tiền xỉa tiếp vào các cửa trong sới. Lãi suất ngân hàng cho vay buộc phải không ngừng tăng theo. Bí tiền, các con bạc gỡ cả tập đoàn nhà nước, nướng vào canh đỏ đen. Lỗ, thất thoát, thậm chí mất hàng chục nghìn tỉ trở thành quá nhỏ. Thời đại chỉ có thằng ngu và thằng mất trí mới lao đầu vào sản xuất chân chính. Hàng hóa buộc phải nhập ngoại từ cái tăm để trám lỗ hổng sản xuất trong nước. Cán cân thanh toán quốc gia bỗng chốc lộn tùng phèo không tài gì thăng bằng nổi.

Canh bạc bịp phát triển kịch điểm đến độ cháy sới, sắp vỡ bung. Một số con bạc tỉnh táo hơn, ăn non nhanh chân bán sới tạo hội chứng giật mình, tháo chạy. Chứng khoán ế xề bán không ai mua. Nhà đất thê thảm chào bằng 1/3 giá vẫn không người thăm hỏi. Ngoài chợ, giá rau, gạo mắm muối tăng từng giờ. Doanh nghiệp nhà nước luôn chứng tỏ vai trò chủ đạo trong việc không ngừng nâng giá mặt hàng độc quyền điện, xăng dầu … Các chính trị gia chẳng bỏ lỡ cơ hội trời cho nhanh tay tăng và sinh thêm nhiều thuế phí … Phúc cho dân Vịt tôi chưa. Có Đảng nào, Nhà nước nào trên quả địa cầu này lại quan tâm chăm lo đời sống của dân tốt như vậy ?

Ngân hàng, thúc đẩy bởi lòng tham, chính sách tồi và sự dối trá, nay đối xử với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như kẻ thù nhằm giành giật miếng ăn và sự sống. Trong sự giành giật này, doanh nghiệp buộc phải chết dưới mũi tên lãi suất cao. Khi doanh nghiệp chết rồi thì ngân hàng cũng chẳng thể tồn tại.

Không sao. Ngân hàng Nhà nước của anh Ruồi đã quán triệt tinh thần tự chủ cao. Phải dùng cả mỹ nam kế, cử đồng chí đại tá tình báo công an sử dụng “biện pháp nghiệp vụ” với nữ cán bộ nước ngoài mới nhập nổi mấy cỗ máy in tiền công suất lớn về cất một chỗ chờ khi hữu sự như ni. Thiếu tiền à? Các chú yên tâm, anh cứ ấn lệnh PRINT thì xã hội các chú có tiền lưu thông xả láng. Hôm trước đi ngủ, tháng lương lĩnh về còn mua được mươi cân gạo những mong sống qua ngày đoạn tháng. Sáng hôm sau ra chợ, nắm tiền này chỉ đủ hai chai mắm loãng cầm hơi.

Nông thôn hoang vắng như thời chiến. Người người, nhà nhà mất ruộng, bỏ sản xuất kéo nhau raphố bán nốt sức tàn kiếm chút tiền tươi. Nơi đô thị ồn ào, nhộn nhạo nghịt người, xì ke mại dâm ma túy tội phạm tràn lan ngộp thở. Khu công nghiệp mọc lên bừa bãi tận dụng “thế mạnh” nhân công giá rẻ, đất cướp được không. Nay lương không đủ sống, chủ vỡ nợ bỏ chạy, công nhân bãi công, biểu tình không lúc nào ngơi. Dự án đô thị bỏ bê như bãi tha ma. Khu đại công nghiệp không người khácgì nơi hoang phế …


Dạ, em xin chịu!
"Sao giống nhau đến thế?"
...Không thể biết
đây là đồng chí nào -X,Y, Z hay...?

Các nhà tài trợ cho xứ Vịt lại vừa nhóm họp. Thôi rồi luận điệu Việt Nam là mẫu mực tăng trưởng bền vững cho thế giới học tập. Thay vào đó là những lời chỉ trích, những cú thúc thay đổi hệ thống. Cam kết thì có vẻ nhiều nhưng ai mà tiêu được tiền trên giấy một khi giải ngân luôn gắn điều kiện cải cách. Thôi thì đồng chí X ta cứ hứa đại cho xong chuyện. Vả lại, hình thức đối tác với Vịt cũng thay đổi từ 2013. Tiền vốn cho không và cho vay lãi suất thấp sẽ giảm mạnh. Thay vào đó là vay thương mại, vay làm ăn. Tức là phải làm thật chứ không phải cho vay rồi để Vịt ta ném vào chơi bạc tiếp.

Ngoài Biển Đông, chú Vịt như con nai tơ đang ngày càng mắc sâu vào cái bẫy cò ke “16 vàng, 4 tốt” được chế tạo trên nền ý tưởng có từ lâu, tuy nhiên khâu thiết kế mới xúc tiến tại Hội nghị Thành Đô và sau đó được tranh thủ đem ngay ra chế tác bởi các chú thợ khéo tay và lành nghề của liên doanh Hợp tác xã thủ công Trung Nam Hải – Ba Đình, trong đó công lao to lớn thuộc về tay thợ cả với cái tên Lê Khả lẫy lừng.

Trong bối cảnh mình còn bê bết thì năm 2013 sẽ là năm bản lề với đồng chí X. Quyền lực chính trị của đồng chí sẽ ngày càng bị hạn chế, thậm chí tước bớt để đưa vào tay những đồng chí vốn đã và đang lăm le giáng đòn. Ngay cả trong bọn tướng lĩnh đang xếp hàng rồng rắn xin sắc phong, lũ báo chí ngày đêm túc trực chờ được ban phát thìcó nhiều kẻ đã ăn ở hai mang, thậm chí trở cờ, trở bút nhằm đón chủ mới.

Trước đây, đứa nào mở mồm phạm đến đồng chí X thì nhẹ ra bị báo chí đánh hội đồng, nặng ra thì bị an ninh túm cổ dần cho tới bến. Nay, có đứa réo chửi tận sân mà vẫn phải im re cho lành chuyện.

Giậu đổ bìm leo, cái ban Đảng chuyên lo chuyện ăn nói phát ngôn, lúc trước còn là chỗ thân thuộc với đồng chí X, nay vừa mang hẳn bảo kiếm vào trảm một đệ tử của đồng chí ngay giữa Sài Gòn, vài đệ nữa đất Hà Thành đang nằm im thúc thủ chờ tới lúc bị đối phương xin tí tiết. Mấy doanh nghiệp sân sau réo ời ời kêu cứu anh Ba (tức đồng chí X). Kêu chán rồi thì tự xin thoái vốn, rút phép, dằn lòng chơi chước chuồncho êm bởi chính anh Ba cũng đang dần lâm vào thế bất lực. Ôi, quả là đồng chí X. đang bị kẹt lắm! Yes! Kẹt dzữ lắm!

Cầu Nhật Tân

-------------------

< Đầu đề của BVB>

Theo Bùi Văn Bồng Blog

Nguyễn Vạn Phú - Kinh tế Việt Nam đi về đâu?

Nhìn sao cũng đúng
Nhiều người ắt hẳn rất ngạc nhiên khi thấy các chuyên gia kinh tế của các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới, kể cả các ngân hàng khi phân tích tình hình kinh tế Việt Nam đều tỏ ra lạc quan theo kiểu mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp, không có gì phải lo lắng. Ngạc nhiên là bởi cùng lúc đó phản ánh từ giới kinh doanh trong nước là một bức tranh u ám, một tình hình bi đát của hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ doanh nghiệp lớn cho đến doanh nghiệp gia đình.
Thật ra hai nhận định này không mâu thuẫn nhau là mấy, cái khác biệt là góc nhìn, là cách lượng giá các con số và các xu hướng.
Ví dụ lạm phát, từ chỗ lên đến 18,6% năm 2011, năm nay lạm phát đã được kéo về dưới một con số (dự báo cả năm chừng 9,2%), ắt hẳn các chuyên gia kinh tế sẽ đánh giá đây là một thành tựu đáng kể. Và những biện pháp được áp dụng để kiềm chế lạm phát sẽ được coi là đúng đắn như nâng lãi suất lên cao, thắt chặt tín dụng. Cũng những cụm từ đó nhưng nhìn từ góc độ doanh nghiệp lại là những hòn đá tảng, đè nặng lên vai họ: lãi suất cao, tức chi phí tài chính cao làm họ kiệt quệ, thắt chặt tín dụng đồng nghĩa ít có cơ hội cho họ vay vốn làm ăn dễ dàng như những năm trước.
Ở đây, phải thừa nhận công luận đôi lúc đảo chiều một cách thiếu nhất quán. Những năm trước, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao, có năm như năm 2007 tăng đến 51%, kéo theo lạm phát phi mã, dư luận ai nấy đều đòi hỏi phải siết lại việc cho vay dễ dãi của hệ thống ngân hàng. Nay tăng trưởng tín dụng thấp, chính là hệ quả của việc các ngân hàng thận trọng trở lại, từng bước giải quyết nợ xấu, các doanh nghiệp từng bước giải quyết việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá đáng, lại bị mọi người chỉ trích như một chỉ tiêu không đạt yêu cầu. Có lẽ việc công luận đảo chiều trong trường hợp này là do mức thay đổi quá lớn, tín dụng tính cho đến cuối tháng 11 chỉ tăng 4,15%.
Hay chuyện tính toán cán cân thương mại, lần đầu tiên trong nhiều năm Việt Namxuất siêu thay vì nhập siêu (mới năm ngoái đây thôi, Việt Nam nhập siêu đến gần 10 tỷ đô-la), không thể không xem đây là một thành tích đáng kể. Báo cáo của các tổ chức tài chính nước ngoài đều tô đậm yếu tố này bởi nó góp phần quyết định trong việc ổn định tỷ giá. Nhưng đó là góc nhìn vĩ mô; nhìn từ doanh nghiệp thì thấy tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu là do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước hầu như không tăng xuất khẩu. Còn nhập khẩu không tăng mạnh như mọi năm đồng nghĩa doanh nghiệp bế tắc, không thể nhập nguyên vật liệu về để sản xuất hoặc không bán được hàng nên không dám nhập hàng nhiều như các năm trước.
Một yếu tố khác cũng nhận được sự đánh giá khác nhau giữa hai góc nhìn vĩ mô và vi mô là chuyện nợ xấu. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Namthì lạc quan tin rằng Việt Namsẽ xử lý được vấn đề nợ xấu. Đó là bởi tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam, dù còn bất nhất nhưng cứ lấy theo tỷ lệ cao nhất là 10% trên tổng dư nợ tín dụng mà có lần Thống đốc Ngân hàng Nhà nước buộc miệng công bố trên diễn đàn Quốc hội thì vẫn còn rất thấp so với tỷ lệ này ở các nước lúc xảy ra khủng hoảng nợ xấu. Theo một nghiên cứu của McKinsey, sau cơn khủng hoảng tài chính năm 1997, nợ xấu của các nước châu Á tăng vọt, lên khoảng 30% GDP, ví dụ nợ xấu tính đến cuối năm 2001 của Trung Quốc là 44-55% GDP, của Malaysia là 36-48% GDP hay của Thái Lan là 36-41% GDP. So sánh như thế thì nợ xấu Việt Nam dù có lên đến 15% GDP vẫn có thể giải quyết được.
Thế nhưng nhận định này không tính đến hai chuyện. Thứ nhất, ngay sau khủng hoảng tài chính 1997, các nước nhảy vào quyết liệt giải quyết nợ xấu còn ở Việt Nam, bàn thì nhiều, phát biểu thì hăng say trong khi bắt tay vào giải quyết nợ xấu, cho đến giờ đề án tổ chức công ty mua bán nợ xấu vẫn chưa có! Thứ hai, vì chưa có hướng giải quyết triệt để, nợ xấu làm giới ngân hàng không muốn cho vay ra nữa, tiền chỉ đổ vào trái phiếu chính phủ và có lẽ sắp tới là trái phiếu chính quyền địa phương.
Như thế nhìn từ góc độ vĩ mô, tình hình kinh tế Việt Nam, theo các tổ chức tài chính quốc tế, dường như đang đi vào thế dần ổn định, thời điểm khó khăn nhất đã qua và các nguy cơ nổ ra khủng hoảng cán cân thanh toán hay khủng hoảng tài chính đã được giải quyết.
Tuy thế, nhìn từ góc độ doanh nghiệp các rủi ro khác vẫn có khả năng xảy ra. Đó là sự vỡ nợ dây chuyền từ doanh nghiệp này lây lan sang doanh nghiệp khác rồi từ doanh nghiệp đến ngân hàng hay từ doanh nghiệp đến người lao động. Ví dụ người ta chỉ chú ý đến hai bên trong tranh chấp bảo lãnh phát hành trái phiếu giữa Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel và ngân hàng SeABank mà quên đi nhân vật chính, Công ty Vina Megastar, nơi phát hành trái phiếu và nay không trả được nợ. Dự báo sẽ còn nhiều vụ như thế, nhất là các khoản nợ có liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước.
Đây là cái giá phải trả trong quá trình trở lại những giá trị kinh doanh căn bản chứ không chạy theo các loại bong bóng tài sản như trước. Tái cơ cấu một doanh nghiệp là đã tốn kém, huống gì phải tái cơ cấu cả nền kinh tế. Điều đáng băn khoăn là chi phí của quá trình này, nhất là khi liên quan đến khối doanh nghiệp nhà nước hay hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, lại đang được chia đều ra cho người dân ai cũng phải gánh. Dọn dẹp hậu quả của lòng tham thì lẽ ra thủ phạm chạy theo lòng tham phải gánh chịu trước tiên chứ không phải là người dân bình thường.

Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)

Việt Nam nhập lậu roi điện, dao găm Mỹ
Tuesday, December 11, 2012 5:52:26 PM




SÀI GÒN (NV) -
Hôm 11 tháng 12, Chi Cục Hải Quan Sài Gòn khám phá ba lô hàng chứa dao găm, roi điện nhập từ Hoa Kỳ qua ngỏ Hồng Kông về Tân Sơn Nhất.
Dao găm, roi điện nhập lậu từ Mỹ về Tân Sơn Nhất qua ngỏ Hồng Kông. (Hình: báo Tiền Phong)
Báo Tiền Phong cho biết ba lô hàng này chứa tổng cộng 4 roi điện và 6 dao găm giấu trong khăn, quần áo, thú nhồi bông... Có ba người nhận hàng “độc” khác nhau, nhưng chung một địa chỉ ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn.
Ðây là lần đầu tiên Hải Quan Sài Gòn khám phá được dao, roi điện từ Hoa Kỳ đưa về bên cạnh nguồn nhập lậu vũ khí thường xuyên từ Trung Quốc. Tại các cửa biên giới phía Bắc, công an cộng sản Việt Nam “lai rai” khám phá nhiều vũ khí lợi hại như kiếm, đao, súng, bình xịt hơi cay...
Sự kiện này khiến dư luận không còn hoài nghi về tình hình trật tự bất ổn tại nhiều vùng ở Việt Nam hiện nay. Hầu như không ngày nào không xảy ra những vụ giết người dã man bằng vũ khí.
Chỉ riêng từ đầu năm 2012 đến nay xảy ra hàng loạt vụ đâm chém, thanh toán, giết tróc lẫn nhau giữa các nhóm “giang hồ,” từ “giang hồ đất Cảng Hải Phòng,” “giang hồ xứ Nghệ, xứ Thanh,” Kinh Bắc, Hà Nội cho đến An Giang ...
Các “tay anh chị” trong hầu hết các vụ thanh toán đẫm máu này đều sử dụng vũ khí lợi hại để giết người “gọn, lẹ.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét