Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Thời sự nóng

Nguyễn Huy Canh - Nghị quyết Trung ương 4 và nỗi đau lịch sử

Ngay từ khi Nghị quyết Trung ương 4 (NQTW4) ra đời, tôi đã tiên liệu khẳng định: xây dựng, chỉnh đốn Đảng nếu không đúng hướng có thể làm hại tới Đảng, và cùng với điều đó là hại đất nước, dân tộc.
Hội nghị Trung ương 6 (HNTW6) bên cạnh nhiều công việc lớn đặt ra, nó được xem như là sự vận động logic của NQ4, và mọi người đều trông chờ vào kết quả của sự kiểm điểm phê và tự phê của các lãnh đạo cấp thượng tầng theo hướng sẽ có sự loại bỏ những ai đó trong “bộ phận không nhỏ” – một khái niệm chính xác của NQ4. Đó phải được xem là hành động mạnh mẽ có tính có tính khởi đầu và dẫn đường cho một quá trình làm trong sạch bộ máy Đảng và nhà nước ở các cấp, để củng cố niềm tin của dân chúng đang bị vơi đi quá nhiều sau nhiều sự cố.
Sự vận động triệt để của NQ4 sẽ phải đưa tới kết quả đó. Điều đó hoàn toàn tương xứng với ý chí và quyết tâm đã được xây dựng trong NQ, cũng như những khai triển mạnh mẽ, rầm rộ của nó ở những tháng sau đó. Nhưng HNTW6 đã đem lại cho chúng ta một kết quả làm rất nhiều đảng viên, các nhân sĩ, trí thức và lão thành cách mạng phải thất vọng: hòa cả làng.
Tôi còn nhớ cử tri Trần Viết Hoàn, một lão thành cách mạng đã phải thốt lên một cách đau đớn: để thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, nhưng không kỷ luật một ai, chỉ một lời xin lỗi là xong.
Từ mong muốn của nhiều người, có thể kết luận: NQ4 đã thất bại.
Nếu các nghị quyết xây dựng Đảng trước đây rơi vào tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, thì tôi cho rằng sự thất bại của NQ4 lại không phải trong hình thái đó.
NQ4 đã chỉ ra rất đúng nguy cơ tồn vong của chế độ. Nhưng rất tiếc rằng, công trình sư kiến thiết lên nó đã sai lầm từ công cụ/phương pháp cho đến phương hướng. Một kết quả triệt để, theo đó tôi đã tiên liệu trước rằng sẽ dẫn tới một nguy cơ mới cho sự tồn vong của Đảng còn nặng nề và tuyệt đối hơn: đó sẽ phải là sự chia rẽ, rối ren và khủng hoảng nội tình xảy ra. Vì thế sự thất bại của nó đã diễn ra trong cái sáng suốt của HNTW6, cũng như trong sự nhạy cảm chính trị mạnh mẽ của người đã sáng tạo ra nó, là linh hồn của nó. Ông đã chấp nhận sự thất bại bằng một sứ mệnh, một trách nhiệm mới rất khiêm nhường: Nó chỉ là “cái lò” để sưởi ấm cái không khí giá buốt của đêm đông tham nhũng do “bộ phận không nhỏ” tạo ra mà thôi.
NQ4 đem lại nỗi thất vọng chua cay trong nhiều chúng ta. Nhưng với tôi đó còn là sự thất vọng đối với người đứng đầu chế độ. Đó không phải vì ông đã không kỷ luật được một ai, mà trong chiều sâu hơn, đó là phương pháp, là phương hướng và định hướng chính trị của trình tư duy (của ông) đối với tiến trình vận động của chế độ chính trị, của đất nước, dân tộc.
Phương pháp ông sử dụng trong công trình NQ4 nói riêng cũng như trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của mình là duy tâm chủ quan về mặt triết học. Ông đã không hề nhìn thấy tính chủ thể của “bộ phận không nhỏ” chỉ là tính thứ hai của Tồn Tại, tính bị qui định của thế giới, của đời sống trong tính toàn thể của cấu trúc của nó.
Vì xuất phát từ tính thứ nhất của tính chủ thể đối với Tồn tại, nên ông đã xem sự suy thoái về phẩm chất chính trị và đạo đức của bộ phận không nhỏ từ chủ thể như là nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng, và do đó ông đưa ra yêu cầu về một sự tự phê, tự giác, tự rèn luyện, tự tu dưỡng của nó là một trong những phương pháp mạnh mẽ để đẩy lùi thoái hóa biến chất của “bộ phận không nhỏ”.
Chủ nghĩa Khổng Mạnh cũng nói đến tu thân và đề cao nó trong khung cảnh văn hóa cái giá trị của đời sống tinh thần được trọng vọng, được tôn thờ ở hàng thứ nhất: an bần lạc đạo.
Không tôn trọng các giá trị tinh thần sao được khi lịch sử nhân loại còn trong đói nghèo, lạc hậu, trong sản xuất manh mún nhỏ lẻ và biệt lập, khép kín như cái thân phận của người phụ nữ Á Đông.
Lịch sử đã thay đổi, toàn bộ nhân loại đã thay đổi, thực tại người VN cũng đã thay đổi: Vật chất, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm đã trở thành một lối sống, một đòi hỏi chính đáng của nó.
Cái thang giá trị của nhân loại đã đảo chiều: cái gì thuộc về Tồn tại, về tiện nghi của đời sống cũng như hình thức thể hiện bề ngoài của nó đã trở thành nhu cầu, thành cái được tôn trọng, thành vị trí đứng xứng đáng trong xã hội của nó…
Trong khung cảnh văn hóa ấy, phương pháp tu thân đòi hỏi con người ta phải sống trong sạch, liêm khiết, tự trọng và trung thực… chỉ còn như một lời dăn dạy đạo đức của một quá khứ nghèo nàn, xa xăm vọng lại, là tiếng gọi trống rỗng của hiện tại.
Nhưng điều này mới là quan trọng, trong rất nhiều trường hợp của thực tiễn chính trị nước ta, tham nhũng không chỉ là vấn đề của đạo đức con người trong tính chủ quan: nó là vấn đề của Tồn tại, thuộc về cơ cấu của tồn tại xã hội và tồn tại người.
Tham nhũng và những suy thoái của cán bộ đảng viên, trên nét tổng quát phải được xem chính là “lỗ hổng” của các cơ chế kinh tế, cơ chế quyền lực và các cơ chế xã hội khác được/bị chủ quan hóa thông qua sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu, khát vọng, của những thèm muốn chính đáng cũng như thái quá, vượt ngưỡng của các chủ thể tham dự.
Lòng tham lam – nhưng cũng chỉ vì Y là con người nên ra thế, nếu ta xét trong nhân cách và thân phận của nó – và các hành vi tham nhũng của quan chức phải được giải thích như là tính thứ hai của Tồn tại theo cách đời sống hóa của lý luận, thì sự bế tắc, thất bại của NQ4 là điều phải xảy ra.
Cho đến nay, đây là lần đầu tiên và, cũng là may mắn chăng – tiếc rằng chỉ bằng sức mạnh của nhạy cảm chính trị, TBT mới nhìn thấy một phần lỗ hổng trong các lỗ hổng kể trên là nguyên nhân cơ bản của nó: đó là lỗ hổng của cơ chế quyền lực mà ông đã diễn đạt nó một cách chính xác và sinh động bằng một thành ngữ của văn hóa dân gian: “tự tung tự tác” do thiếu cơ chế kiểm tra…
Đúng là quyền lực tuyệt đối, quyền lực không bị giám sát sẽ sinh ra tham nhũng. Vậy thì làm thế nào để ngăn chặn được tham nhũng, ngăn chặn được sự suy thoái của “bộ phận không nhỏ”?
Đó phải là sự lấp đầy lỗ hổng quyền lực. Nhưng theo cách nào, con đường nào? Một lần nữa chúng ta lại nhìn thấy sự bế tắc chính trị của ông khi, với tư cách TBT ông thấy rằng đó là con đường “dành” quyền lực về cho Đảng mà một thời dưới sự điều hành của cựu TBT Nông Đức Mạnh đã bỏ rơi bằng việc tái lập 2 ban của TW, Nội chính và Kinh tế.
Tôi cho rằng rồi đây lịch sử chính trị nước nhà sẽ phải nhắc nhiều đến vị cựu TBT này như một người tiên phong trong ý thức đổi mới, dù là bước đầu, cái cơ chế Đảng lãnh đạo – nhà nước quản lí. Ông là người đầu tiên đã mạnh dạn trao nhiều thực quyền cho quyền lực nhà nước mà đúng ra nó phải có. Đảng chỉ làm nhiệm vụ của người lãnh đạo: đưa ra đường lối chủ trương lớn như những nguyên lý tổng quát. Nhà nước triển khai thực hiện nó trong đời sống thực tiễn bao gồm tổ chức nhân sự, hoạch định phương pháp, tìm kiếm phương tiện và kiểm tra kết quả.
Đó là một quan điểm, luận điểm hoàn toàn chính xác về quyền lực nhà nước, và nó phù hợp với tư duy chính trị của xã hội hiện đại. Tôi cho rằng đây là công lao và dấu ấn duy nhất có được của ông Nông Đức Mạnh trong những năm làm nguyên thủ của mình.
Từ đây có thể thấy con đường của đương kim TBT là những vết xe đi đã quá cũ mòn, là sự xóa đi tất cả những tiến bộ còn khiêm tốn của người tiền nhiệm. Rồi đây có thể với cơ chế quyền lực này, bộ máy hành chính sẽ ngày một công kềnh đè lên vai lên cổ người dân ngày một nặng hơn; sự can thiệp ngày càng nhiều và sâu hơn của Đảng vào các công việc của nhà nước dẫn đến sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa chúng ngày một nặng nề, và có thể con đường cải cách thủ tục hành chính của chính phủ trong nhiều năm qua sẽ có thể trở nên vô nghĩa… Và đặc biệt Nhà nước sẽ tiến gần đến trạng thái vô trách nhiệm, hư quyền, và trong bộ máy đảng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những ông vua mới đầy quyền bính ở nhiều vùng, nhiều cấp trong cái đất nước trì trệ, đói nghèo và lạc hậu này.
Cần phải tiếp tục con đường mà người tiền nhiệm đã vạch ra còn nhiều bất cập để dẫn đến tình trạng “tự tung tự tác” của quyền lực chính phủ bằng cách dùng ngay quyền lực của các cơ quan của bộ máy nhà nước để kiểm tra, hạn chế lẫn nhau theo quan điểm san sẻ, phân chia quyền lực từ mô hình của nhà nước tam quyền sao cho thích ứng, phù hợp với văn hóa và thể chế nhất đảng của chế độ chính trị ở nước ta.
Có ai đó có một câu nổi tiếng rằng, quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối. Tôi xin được bổ xung thêm, tham nhũng tuyệt đối, và phổ biến như hiện nay đến mức nhiều vị ĐBQH xem tham nhũng như kẻ thù, tội tham nhũng như tội hình sự; và cuộc đấu tranh với nó như một trận đánh giả; là như chủ nghĩa hiện thực phê phán ở những năm 30 của thế kỉ trước không có lối ra… thì quyền lực tuyệt đối là chưa đủ. Tham nhũng đã trở thành yếu tố của cơ cấu tồn tại người, rằng nó đã được bổ sung bởi nhiều cơ chế xã hội, trong đó nổi bật là cơ chế xin-cho đang hiện diện ở nhiều lĩnh vực như đấu thầu dự án, đầu tư công…, và đặc biệt còn được bổ sung, kích thích mạnh mẽ bởi nguyên lý: kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nội dung cốt yếu của nó ở hai mệnh đề chính trị sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mà trong thực tiễn vận dụng, nó thực chất là thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của đảng dù chúng ta có diễn đạt nó bằng các chủ-vị từ nào.
- Kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước phải được duy trì, phát triển để đóng vai trò đầu tàu, xương sống, trụ cột và chủ đạo của nền kinh tế.
Chúng ta đã có kinh nghiệm cay đắng về sự tan rã của các hợp tác xã nông nghiệp cấp cao, các doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế tập trung – bao cấp bởi sự tham nhũng của các lãnh đạo kết hợp với sự giả dối của chính người lao động trong cái cơ chế kinh tế chúng ta vẫn gọi là Vô chủ này.
Kinh nghiệm ấy cho chúng ta niềm tin vào tính tự chủ trong xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu sản xuất cũng như tự chủ về vốn, công nghệ… sẽ như một sự cởi trói để các doanh nghiệp nhà nước tiến lên, làm ăn có lãi, và cùng cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng cái cơ chế tự chủ này kết hợp với trình quản lý lỏng lẻo, và lỗ hổng trong cơ chế quyền lực đã lại càng tạo ra sự kích thích mạnh mẽ cho tham nhũng bùng phát không thể có tai mắt nào, luật lệ nào có thể ngăn chặn được một cách có hiệu quả. Sự đổ vỡ, tan chảy của nhiều quả đấm thép của nền kinh tế đã hiển hiện trong sự tìm kiếm, thể nghiệm các mô hình và cơ chế quản  lý nó.
Như vậy con đường đấu tranh với một “bộ phận không nhỏ”, và trong phạm trù hẹp hơn là cuộc đấu tranh phòng chống và tiêu diệt tham nhũng để làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của Đảng không thể chỉ bằng những đạo luật hà khắc và bằng con đường tu thân, răn mình của NQ4 được, mà phải là công cuộc của Đảng và toàn xã hội chủ động cải cách toàn diện, đồng bộ thể chế từ kinh tế đến chính trị với lộ trình và bước đi thích hợp sao cho người dân phải là chủ thực sự của đất nước.
Các tôn giáo lớn và các nhà triết học của nhân loại từ nhiều nghìn năm nay đã dạy chúng ta một nguyên lý “vạn vật luôn thay đổi”, và từ quan điểm tính thứ 2 của chủ thể cho ta kết luận về sự phải thay đổi mọi tư duy, tư tưởng và quan niệm một khi sự vật, thực tiễn đã thay đổi trên cái mẫu số chung là lợi ích cốt tử của đất nước, của dân tộc phải được bảo vệ và giữ vững. Quan điểm có tính quy chụp về “tự diễn biến”, “trở cờ” chỉ đẩy chúng ta đến với sự ngưng đọng, trì trệ, ngu tín và mù lòa của tư duy chính trị, cũng như bao nỗi đau khác của kiếp người mà lịch sử này đã chứng kiến.

Ngày 12/12/2012
Nguyễn Huy Canh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 Hai bài viết nặng chùy của truyền thông Trung Quốc chỉ trích “nói” và “làm” của Việt Nam

越南等5国分食中国南海油气 获巨大利益
Hình minh họa
    Dưới đây là hai bài báo của Trung Quốc công bố trong những ngày gần đây, đều nhằm một mục đích phơi trần “sự giả dối” của Việt Nam giữa nói cũng như làm.

    Bài thứ nhất đăng trên trang mạng “Thiết huyết xã khu” 铁 血 社 区nói về việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình minh 02 của Việt Nam mà Anh Ba Sàm chỉ đưa gọn một phần cái “tít” cách đây vài hôm khiến có người thắc mắc. Bài này không ký tên, mánh khóe quỷ quyệt thì đáng gọi là bậc thầy chúng ta. Ở chỗ, họ đưa tin mà không nói tin này do cấp trên lệnh xuống như Ban Tuyên giáo Việt Nam thường làm, chỉ nói họ lấy lại tin từ báo Kyodo News Nhật Bản; cũng không nói tàu Hải giám của họ cắt đứt dây cáp tàu Bình minh 02 mà nói Việt Nam tuyên bố tàu cá của ngư dân nước họ động thủ. Nhưng việc cố tình cắt dây cáp thì họ đàng hoàng thừa nhận ngay từ cách đặt đầu đề (không cần ấp úng, hôm trước nói thế này, hôm sau lại truyền lệnh xuống cho báo chí phải cải chính, khiến người nghe dù cố nín mấy vẫn phải… cười ra nước mắt). Họ còn dõng dạc tuyên bố trước dư luận rằng địa điểm ngư dân Trung Quốc cắt cáp tàu chúng ta là xảy ra ở vùng phụ cận Huế-Thừa Thiên của ViệtNam, thuộc vùng biểnNam hải tức biển Đông. Trước sau nhất quán với tuyên bố “đường lưỡi bò chín đoạn”. Đáng phục!

    Bài thứ hai đọc rồi còn thấy đau hơn. Bài này của các hãng tin chính thống Nhân dân nhật báo và China.com, được công bố văn bản song song với giọng đọc của phát thanh viên, lên tiếng chỉ trích thẳng sự bất nhất của phía Việt Nam, hôm trước còn nói tàu Trung Quốc cắt cáp tàu mình, hôm sau đã phải cải chính rằng đó chỉ là việc “nằm ngoài ý muốn”. Rõ ra là sai trái về phía anh nên anh mới buộc phải… quay 180 độ thế chứ? Không chỉ vậy mà thôi. Một khi đối phương đã thú nhận, nghĩa là lúng túng run sợ rồi thì tội gì không ra đòn tiếp. Và họ đã “ra đòn”: cái việc nói sai sự thực rồi lại phải cải chính của anh thật ra không phải bây giờ mới diễn ra mà chính là từ lần trước, cách đây một năm, cũng đã diễn ra y hệt, một việc càn rỡ khiến cho ông Hồng Lỗi phải phí công mất sức bác bỏ anh, tệ hơn thế, lần đó anh không chỉ hoạt động phi pháp mà còn vô nhân đạo, đã để cho dây cáp vướng vào lưới tàu cá của ngư dân Trung Quốc, thế mà còn nỡ kéo tàu họ lật úp xuống và dong đi hàng cây số, bất chấp tính mạng người dân Trung Quốc sống chết như thế nào.

    Ghê chưa! Dầu biết là lời “tố ngược” láo xược và trịch thượng thì cũng liệu còn làm gì được nhau, vì… há miệng mắc quai! Thật là thiệt đơn thiệt kép.

    Thử hỏi, cái giá chúng ta phải trả lớn hay nhỏ qua một việc làm tỏ ra “chùn gân” mà dư luận mấy hôm nay rất bất bình?

    Nhưng nào đã hết. Được đằng chân lân đằng đầu, các thứ đài báo chính thống cộng sản này còn tiến thêm một bước nữa, bôi lem luôn quyết định mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa mới ký về việc thành lập Cục Kiểm ngư của Việt Nam, cho rằng đấy thực chất là một “trò tấu kèn đôi” (双簧戏,tức là một điển cố nói về trò ma mị của nghệ nhân Hoàng Phủ Thần giấu con dưới áo mình khi vào cung trình diễn để con thì ca cha thì đánh đàn, làm cho Từ Hy Thái hậu bị bất ngờ) giữa Chính phủ Việt Nam phối hợp với Công ty quốc doanh dầu mỏ PetroVietNam, nhằm vừa làm ra vẻ kiểm soát những hoạt động bất minh trên biển cốt tranh thủ sự đồng tình của quốc tế, vừa để cho tàu dầu của PetroViet Nam đến vơ vét tài nguyên bất chính.

    Chẳng cần giải thích gì thêm cũng đủ thấy bụng dạ ông anh mà ai đó đến nay vẫn công khai giữ tròn chữ tín, thực chất là “vàng” và “tốt” như thế nào. Họ thì tha hồ hài hước trong khi người dân nước mình chắc mặt phải cúi gầm, không nói hết ê trệ.
    Nguyễn Huệ Chi    
 1. Ngư dân Trung Quốc lại cắt đứt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam
Tin trên mục “Thiết huyết quân sự luận đàn” trang Thiết huyết xã khu, không đề ngày, không ghi tên người viết
Báo Kyodo News Nhật Bản đưa tin, Tập đoàn PetroVietNam đã tiết lộ, vào ngày 30 Tháng 11, tàu thăm dò dầu khí của PetroVietNam tại vùng phụ cận Huế-Thừa Thiên miền Trung Việt Nam, thuộc vùng biển Nam hải (Biển Đông), đã bị tàu của Trung Quốc quấy nhiễu, cáp thăm dò bị cắt đứt.
Các nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam sau khi nhận được báo cáo của PetroVietNam, đã báo với Trung Quốc Việt Nam phản đối loại hành vi như vậy. Trước mắt, Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra một lời tuyên bố chính thức của mình về việc này.
Bài báo nói rằng vụ việc xảy ra vào ngày 30 tháng 11, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế gây nhiều tranh cãi. Hai trong số rất nhiều tàu thuyền đánh cá Trung Quốc va chạm với tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Dây cáp dùng để thăm dò ở đuôi tàu thăm dò dầu khí Việt Nam kéo dài dưới biển đã bị ngư dân Trung Quốc cắt đứt.
Vào tháng 5 năm ngoái, tàu Hải giám Trung Quốc cũng đã từng cắt đứt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của ViệtNamtạiNamhải. Chính phủ ViệtNamlúc bấy giờ cũng đã đưa ra lời kháng nghị mạnh mẽ.
Nguyên văn:
中国渔民再次割断越南石油勘探船缆线
日本共同社报道,越南国家石油公司(PVN)人士3日透露,该公司的探测船于11月30日,在越南中部顺化附近的南海海域遭到中国船只骚扰,探测缆线被割断。
该人士透露称,越南外交部接到公司报告后,已告知中方越南对此类行为表示反对。 越南政府目前未对此发表官方声明等。
报道称,事件发生于11月30日,地点位于中越有争议的专属经济区内。众多中国渔船中的两艘与探测船发生了碰撞,越南探测船尾伸入海中的探测用缆线被中国渔民割断。
中国海监船在去年5月也曾在南海切断了越南探测船的缆线,越南政府当时也提出了强烈抗议。
 ****
2. Việt Nam nói bị tàu thuyền Trung Quốc quấy rối rồi lại cải chính đầu miệng rằng đó là việc nằm ngoài ý muốn
Tin do Lưu Cảnh biên tập, trên mạng china.com có kèm audio, ngày 6-12-2012
Tin tức  mạng CCTV: trước tiên tập trung vào vấn đề BiểnNamhải (Biển Đông). Ngày 03 tháng 12, PetroVietNam đã thông báo tàu thăm dò dầu khí của họ bị tàu Trung Quốc “quấy rối”, cáp bị “cắt”. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, vị lãnh đạo nắm quyền điều hành Tập đoàn dầu khí quốc doanh của Việt Nam lại nói rằng đó là việc “nằm ngoài ý muốn”. Nhưng, Chính phủ Việt Nam nhân cơ hội này cũng đã đề xuất một loạt sáng kiến, được xác lập để tăng cường cái gọi là chủ quyền về “nghề cá” và về “lãnh hải” của họ. Các nhà phân tích cho rằng, không loại trừ đây là một “trò tấu kèn đôi” khéo léo được Việt Nam bày ra.
Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam đã nói rằng ngày 30 tháng 11, tàu thăm dò dầu khí Bình minh 02 của PetroVietNam trong khi đang hoạt động tại khu vực gọi là “lãnh hải Việt Nam” thì gặp phải tàu Trung Quốc “quấy rối”, dây cáp bị “cắt đứt”. Tiếp theo đó, một số ít hãng truyền thông nước ngoài đã dùng những từ “hành vi mang tính khiêu khích cao độ”, hoặc “sự khởi đầu một làn sóng mới của hành vi ngạo ngược” để mô tả động thái của Trung Quốc.
Nhưng rồi Hà Nội lại đưa ra một lời tuyên bố khác. Hãng tin CEO của Tập đoàn PetroVietNam sau ngày hôm đó, trong một cuộc phỏng vấn điện thoại với Hãng tin Bloomberg, đã bày tỏ, dây cáp của phía Việt Nam bị cắt chỉ là  ”tai nạn ngoài ý muốn”, tuyệt không phải do người Trung Quốc cố tình phá hoại.
Trên thực tế, những lời buộc tội vô căn cứ của Việt Nam chống lại việc các tàu Trung Quốc cắt cáp đã từng có tiền lệ. Ngày 09 tháng 6 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ những lời chỉ trích tương tự của phía Việt Nam. Ông Hồng Lỗi cho biết, lời tuyên bố của cơ quan Việt Nam hữu quan nói rằng tàu thuyền đánh cá Trung Quốc cố tình cắt dây cáp điện của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam trong khi đang hoạt động tại biển Nam hải là hoàn toàn không phù hợp với sự thực. Sự thực là các hoạt động bình thường của tàu thuyền đánh cá Trung Quốc trong buổi sáng ngày hôm đó trên quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và vùng biển liền kề thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc, bị tàu Việt Nam có vũ trang xua đuổi một cách phi pháp, kết quả là lưới của một tàu đánh cá Trung Quốc vướng vào dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay ở hiện trường họ đang hoạt động phi pháp này. Phía tàu Việt Nam bất chấp sự an toàn của sinh mạng các ngư dân Trung Quốc, kéo lật các tàu đánh cá Trung Quốc xuống và cứ thế chạy suốt bao nhiêu tiếng đồng hồ, xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích về chủ quyền và quyền trên biển của Trung Quốc.
Cảm thấy bối rối khi thế giới bên ngoài nhận ra sự đảo ngược đột ngột đầy kịch tính [trong những lời phát ngôn], Chính phủ Việt Nam gần đây đã không ngừng có những động thái mới. Theo Cơ quan Thông tấn Trung ương của Đài Loan, vào ngày 3 [tháng 12], Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký một pháp lệnh về việc hoạt động của tổ chức ngư chính, để đến đầu sang năm thì thiết lập Cục Ngư chính [Cục Kiểm ngư], nhằm tăng cường bảo vệ quyền hành nghề đánh bắt cá và chủ quyền lãnh hải của nước mình. Được biết, trong tương lai Cục này chủ yếu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các việc tuần tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các công việc về nghề cá, đồng thời cũng sẽ thiết lập các Phân cục Ngư chính với các tàu thuyền kiểm soát hoạt động trên biển. Theo báo cáo, Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 25 tháng 1 năm tới. Báo Dân trí Online của Việt Nam cho biết rằng, đó là sự kiện trọng yếu nhất kể từ khi Việt Nam thực thi Luật Biển của họ đến nay. Theo Thông tấn xã Đức vào ngày 4 [tháng 12], Chính phủ Việt Nam trong ngày hôm đó tuyên bố rằng kể từ ngày 25 tháng 1 năm tới, sẽ đưa bốn con tàu đến ranh giới vùng biển Việt Nam để ngăn chặn các hoạt động có hại và đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo một báo cáo của hãng tin Reuters, Việt Nam hiện đương thành lập một đội tuần tra gồm [tàu thuyền] của thường dân, hỗ trợ cho cảnh sát hàng hải, ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm các luật về nghề cá, tại cái nơi gọi là “vùng biển Việt Nam”, để “bảo vệ ngư dân của mình ở biển Nam hải”. Điều kỳ quái là, ngày triển khai Đội tuần tra cũng trùng hợp vào 25 tháng Giêng năm tới.
Mặc dù phía Việt Nam đề ra những hình thức tổ chức khác nhau, nguồn tin nêu lên cũng bất nhất, nhưng hạn kỳ thực hiện thì đều thống nhất ở cùng một thời điểm, điều đó không tránh khỏi làm người ta nghi ngờ rằng, đây là một sự phối hợp diễn xướng “trò tấu kèn đôi”của Chính phủ Việt Nam với PetroVietNam. Trước hết để giành được sự đồng tình của bên ngoài trên tư thế “kẻ bị bắt nạt”, Chính phủ Việt Nam thừa cơ đề xuất một số những cái gọi bằng biện pháp “bảo vệ”, sau đó đương sự [tàu thuyền của PetroVietNam] mới tái xuất hiện để gạn lọc [tìm dầu], cốt không bỏ rơi bất kỳ “chút bổng lộc nào”,  thật đáng gọi là “dụng tâm quá vất vả” vậy.
Nguyên văn:
越南称遭中国船只骚扰 又改口称属意外
央视网消息:首先来关注南海问题。12月3日,越南国家石油公司对外宣称其石油探测船遭到中国船只“骚扰”,缆线遭“切断”。然而,短短一天之后,越南国 有油气集团首席执行官却又称此事纯属“意外”。但越南政府却乘机出台了一系列旨在强化所谓的“渔业”和“领海”权的举措。分析人士认为,不排除这是一出越 方早就安排好的“双簧戏”。
越南国家通讯社日前报道称,11月30日,越南国家油气集团勘探船“平明02号”在所谓“越南水域”作业时,遭中国船只“骚扰”,缆线被“切断”。随后,少数外媒用“高度挑衅性行为”、“新一波强硬行为的开始”等词,来形容中方的举动。
4号,河内却又传出另外一个说法。越南国有油气集团CEO杜文后当天在接受美国彭博社电话采访时表示,越方缆线受损只是“意外”,并非中国人故意弄断。
事实上,越方无端指责中国船只切断其缆线的事件早有先例。去年6月9日,中国外交部发言人洪磊就曾反驳过越方的类似指责。洪磊称,越方有关中国渔船蓄意割 断越南在南海作业的油气勘探船电缆的说法完全不符合事实,事实是中国渔船当天上午在中国拥有无可争辩主权的南沙群岛及其附近海域正常作业,遭越南武装舰船 非法驱赶,导致一艘渔船的渔网与在现场非法作业的越南勘探船的电缆缠在一起,越方船只不顾中国渔民生命安全,拖拽中国渔船倒行长达一个多小时。严重侵犯中 国主权和海洋权益。
就在陡然逆转的剧情让外界感到不解之时,越南政府近日却是动作不断。据台湾“中央社”3日报道,越南总理阮晋勇日前签署渔政组织运作法令,将在明年初设立 渔政局,以“强化保护越南的渔业权和领海主权”。据悉,该局未来主要负责执行海域巡逻、检查、监控,处理渔业业务等工作,并下设渔政分局,配备公务船执行 海上任务。据报道,该法令将从明年1月25日生效。越南民智报新闻网站报道称,这是越南实施海洋法以来的第1项重要文件。据德新社4号报道,越南政府当天 宣布,从明年1月25日起,将派出四艘船到“越南水域阻止有害活动和非法捕鱼”。另据路透社4号报道,越南正在建立一支以平民组成、海警提供支持的巡逻 队,以阻止外国船只在所谓越南“领海”违反渔业法,“保护其在南海的渔民。”奇怪的是,巡逻队的部署日期同样也是明年1月25日。
尽管越方的这些举措形式不同,报道的信源不一,但实施日期都如出一辙的定在了同一个日期,这不禁让人怀疑,这是一出由越南政府联手越南国家油气集团出演的 “双簧戏”,先以“被欺负”姿态上场博取外界同情,政府乘机出台多项所谓的“保护”措施,然后当事方再出面加以澄清,不落任何“口实”,真可谓是“用心良 苦”。
尽管越方的这些举措形式不同,报道的信源不一,但实施日期都如出一辙的定在了同一个日期,这不禁让人怀疑,这是一出由越南政府联手越南国家油气集团出演的 “双簧戏”,先以“被欺负”姿态上场博取外界同情,政府乘机出台多项所谓的“保护”措施,然后当事方再出面加以澄清,不落任何“口实”,真可谓是“用心良 苦”。
Nguyễn Huệ Chi dịch
(BVN)

Quân đội Mỹ Trung thảo luận về an ninh trên biển

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller trong cuộc họp báo tại Baghdad, 06/12/2012
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller trong cuộc họp báo tại Baghdad, 06/12/2012
REUTERS
Vào hôm qua, 12/12/2012, tại trụ sở bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở Washington, đã diễn ra cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ – Trung. Trưởng đoàn Mỹ là ông James Miller, Thứ trưởng Quốc phòng, phụ trách chính sách, còn phía Trung Quốc là trung tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Trong chương trình nghị sự, hồ sơ nổi cộm vẫn là vấn đề an ninh trên biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang can dự vào một loạt tranh chấp lãnh thổ gay gắt với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Trong một thông báo chính thức, Lầu Năm Góc cho biết là hai nước “đã thảo luận về chính sách tái cân bằng (lực lượng Mỹ) qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tình hình an ninh ở Trung Đông, Afghanistan và Pakistan”.
Trên vấn đề tranh chấp biển đảo, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều cho rằng cần phải tránh các tính toán sai lầm, kể cả trong các lĩnh vực không gian, không gian mạng, chính sách hạt nhân và phòng thủ tên lửa.
Bản thông cáo xác định là cả ông Miller và lẫn tướng Thích Kiến Quốc đều nhấn mạnh đến động lực tích cực của mối quan hệ giữa hai quân đội Mỹ – Trung trong năm nay, và kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong năm tới 2013.
Vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa bất chấp những lời can gián của cộng đồng quốc tế lẽ dĩ nhiên đã được Hoa Kỳ gợi lên trong khuôn khổ cuộc đối thoại quốc phòng thường niên.
Nhân buổi thảo luận giữa ông Miller với Trung tướng Thích Kiến Quốc, phía Mỹ đã yêu cầu Bắc Kinh gây áp lực trên Bắc Triều Tiên để chế độ Bình Nhưỡng tuân thủ các cam kết với cộng đồng quốc tế.

Indonesia cảnh báo phương thức ‘trả đũa’ trong tranh chấp Biển Đông

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa kêu gọi các bên cẩn trọng trước tình huống ‘ăn miếng trả miếng’sắp diễn ra ở Biển Ðông
13.12.2012 – VOA
Indonesia mới đây khuyến cáo về phương thức ‘trả đũa’ trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác cùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và kêu gọi cần có một khung làm việc để khuyến khích đối thoại.
Phát biểu với báo giới đầu tuần này, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đoan chắc rằng các vấn đề tranh chấp sẽ tiếp diễn qua sang năm.
Ông Natalegawa kêu gọi các bên cẩn trọng trước tình huống ‘ăn miếng trả miếng’sắp diễn ra.
Indonesia là nước không có tranh chấp ở Biển Đông và Ngoại trưởng Natalegawa đang nỗ lực vận động các nước ASEAN bao gồm Việt Nam thống nhất lập trường chung ứng phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Cùng lúc đó, Anh quốc kêu gọi Philippines giúp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông bằng cách thảo luận và cùng làm việc với các nước trong khu vực để tìm cách đạt thỏa thuận về giải pháp tốt nhất cho cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Hugo Swire, nói Anh quan ngại trước những căng thẳng ở Biển Đông nhưng quan điểm của chính phủ Anh là tranh chấp ở vùng biển này là một vấn đề khu vực và vì thế nên được giải quyết trong khu vực.
Ông Swire nhấn mạnh điều này có nghĩa là các nước ASEAN cần phải bàn bạc với nhau và cùng nhau giải quyết.

Chống 'đôla hóa' nhưng không làm khó dân dự trữ ngoại tệ

Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối đặt mục tiêu chống tình trạng “đôla hóa” nhưng Thường vụ QH chiều 13/12 lo ngại ảnh hưởng của việc hạn chế sử dụng ngoại tệ.
Đa số ý kiến thành viên UB Kinh tế, cơ quan thẩm tra, cho rằng cần tạo khung pháp lý đồng bộ và thống nhất để giải quyết tình trạng “đôla hóa”, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.
Quy định về phạm vi sử dụng ngoại tệ của cá nhân tại Pháp lệnh ngoại hối hiện hành là tương đối rộng, dẫn đến tình trạng sử dụng ngoại tệ phổ biến trong nước, làm gia tăng tình trạng đôla hóa, ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Do vậy, Pháp lệnh sửa đổi điều chỉnh theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân.
Dự thảo nêu "trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
Tuy vậy, UB Kinh tế lo ngại việc hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân là vấn đề nhạy cảm, có phạm vi ảnh hưởng lớn cũng như có thể tác động đến lợi ích của từng người dân và tổ chức kinh tế. "Phản ứng của những đối tượng này sẽ có tác động tiêu cực đến thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến lượng chuyển tiền kiều hối về Việt Nam hàng năm", báo cáo thẩm tra nêu.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng nhấn mạnh phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân. "Người dân được quyền dự trữ ngoại tệ, chỉ khi đưa vào lưu thông, kinh doanh thì mới phải qua hệ thống ngân hàng", ông Lưu nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ nhận định này. "Phải đảm bảo quyền của người dân dự trữ ngoại tệ, nếu muốn người dân đem gửi ngân hàng thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ", ông Hùng nói. "Hiện nay người dân ít làm như vậy là vì thủ tục khó khăn, phức tạp".
Chủ tịch QH đề nghị dành thêm thời gian xem xét việc sửa pháp lệnh này, tham khảo thêm ý kiến nhiều bên "để ký ban hành là khả thi".
Chung Hoàng
(VNN)

XƯA, DÁNG ĐỨNG – NAY, DÁNG KHOM?

         

 Bùi văn Bồng blog

DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM
                             * Lê Anh Xuân
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tỳ súng lên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Anh vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng
Như đôi dép dưới chân anh dẫm lên bao xác Mĩ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
Anh là chiến sỹ giải phóng quân
Tên anh đã thành tên đất nước
Ôi anh giải phóng quân!
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
          Ngày ấy chúng tôi đang học phổ thông. Các trường thời đó thường có những buổi họp để học tập các gương anh hùng vừa được tuyên dương. Tôi vẫn còn nhớ hôm đó thầy giáo của chúng tôi lên kể chuyện về anh hùng Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng: Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Trong cuộc họp ấy lần đầu tiên chúng tôi được nghe bài hát “Dáng đứng việt Nam” của mấy thầy cô giáo về trường thực tập. Trong trí óc non trẻ của mình tôi đồng nhất những anh hùng cũng chính là Dáng đứng Việt Nam mang đậm nét hồn Việt, một tính cách Việt, một truyền thống Việt.
          Tôi không chắc là các bạn trẻ bây giờ có hát (và có biết) bài hát Dáng đứng Việt Nam hay không nhưng thế hệ những người cầm súng qua chiến tranh như chúng tôi đều thuộc lòng bài thơ và sau đó được nhạc sỹ Nguyễn Chí Vũ phổ nhạc thành bài hát. Bài thơ đó, bài hát đó là hình ảnh của một Việt Nam anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được đúc kết qua những giá trị lịch sử ngàn năm của dân tộc. Và Dáng đứng ấy chỉ có ở một dân tộc mà “thà chết chứ quyết không làm nô lệ”.
          Trong chúng ta anh như những thiên thần: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng, Và Anh chết trong khi đang đứng bắn, Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng, Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn, Bởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
           Nhà thơ Lê Anh Xuân khắc họa thật tài tình cái tư thế của người chiến sỹ, cái tư thế ấy tượng trưng cho dáng đứng của cả một dân tộc không chịu “quỳ gối làm tỳ thiếp người” như Bà Triệu khi xưa và “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” hoặc ung dung ra pháp trường với bông hoa gài tóc…
 
Nhà thơ Lê Anh Xuân (trái) và nhà văn Anh Đức (phải) – Ảnh tư liệu
                Những câu trên nhạc sỹ Nguyễn Chí Vũ không đưa vào bài hát của mình. Anh chỉ bắt đầu ở khổ thơ thứ ba: Anh tên gì hỡi anh yêu quí…
                Mặc dù trong bài hát không có hình ảnh máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng, không có cảnh giặc hốt hoảng xin hàng khi người chiến sỹ đã chết nhưng vẫn bổ súng tiêu diệt kẻ thù, nhưng cả bài hát vẫn tạo thành cái “dáng đứng Việt Nam” tuyệt diệu: Chết nhưng vẫn đứng tấn công kẻ thù: “Anh tên gì hỡi anh yêu quý anh đứng đó tượng trưng cho thế hệ trẻ, như cây súng chắc trong tay, lưỡi lê sáng người giặc Mỹ bàng hoàng hoảng sợ khiếp kinh”.
               Cái đáng dứng ấy còn thế hiện ở nhịp của bài hát. Đoạn đầu vừa trầm hùng vừa như kể chuyện nhưng đoạn sau vút lên thành cao trào giống như đường đi của viên đạn. Nó dồn đập, hào sảng “Anh giải phóng quân ơi tên anh đã thành tên đất nước tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất dáng đứng tự hào dáng đứng Việt Nam”.
                Bài thơ và bài hát ngay từ khi ra đời (bài thơ viết năm 1968) nó như là lời hiệu triệu, lời thúc giục biết bao nhiêu lớp thế hệ trẻ lên đường. Ở thao trường hay trên đường hành quân ra trận người chiến sỹ hát bài đó như một lời tuyên ngôn một quyết tâm kế tiếp cái “Dáng đứng Việt Nam”. Cái dáng đứng ấy như được lưu truyền, được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác “lớp cha trước lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành”…
    
Hình ảnh những chiến sĩ giải phóng quân – Ảnh tư liệu
Cũng ít ai biết được rằng đây cũng chính là bài thơ cuối cùng nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) sáng tác. Chỉ mấy tháng sau đó ông đã anh dũng hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.
               Bài thơ hay lại được chắp cánh bởi những giai điệu tuyệt vời từ người nhạc sỹ tài hoa càng chắp cánh cho bài thơ bay xa. Thơ và nhạc như quyện vào nhau nâng nhau lên một tầm cao mới.
               Ca khúc cách mạng Việt Nam có thể nói đã rất thành công trong việc ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó không chỉ ca ngợi chung chung mà đi vào những chi tiết cụ thể, những hình ảnh cụ thể. Có khi là một làng quê (Làng tôi), một niềm nhớ (Trung du) một con người cụ thể (Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc…), đi từ cái tôi, đến cái chung của đất nước. Tất cả, tất cả đều hợp thành bản nhạc về cái Dáng đứng Việt Nam anh hùng, luôn vượt qua bão giông để đến một bờ vui mới.
               Truyền thống hào hùng tạc nên dáng đứng Việt Nam, lừng lững, hào hùng trên thế giới, nay những ai vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm ích kỷ, lối sống suy thoái, nhỏ hẹp ”cái tôi to hơn dân tộc” mà khom lưng, luồn lụy trước “thế lực thù địch” của cả dân tộc?
Hoa Anh Đào
—————-
 
Được đăng bởi

Chết dưới tay Trung Quốc, Chương V – Chết bởi thủ đoạn thao túng tiền tệ: Ngọa Hổ, Kình Long

Boxitvn

Peter Navarro & Greg Autry
Nhóm Lê Minh Thịnh dịch
Chúng tôi xin gửi đến quý vị Chương 5 của quyển sách Chết dưới tay Trung Quốc: Chết bởi thủ đoạn thao túng tiền tệ: Ngọa Hổ, Kình Long
Tuần qua, Canada đã đồng ý bán công ty dầu khí Nexen cho Trung Quốc. Có lẽ, chính phủ Canada đang ngậm phải hai trái bồ hòn: trái lớn là Hiệp ước Thương mại FIPA Canada – Trung Quốc, và trái nhỏ là thương vụ Nexen – CNOOC. Cho nên, qua quyết định bán Nexen trong khi dân Canada đang xôn xao đàm tiếu về chính phủ Bảo thủ của mình, Thủ tướng Stephen Harper chắc có ý định “ngậm đại bồ hòn nhỏ” làm ngọt. Còn trái lớn, chắc phải nhả ra, nếu không muốn đảng Bảo thủ bị thất bại trong nhiệm kỳ tới.
TS. Lê Minh Thịnh

Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh với công nhân Trung Quốc tính theo từng đồng đô la một. Nhưng họ không thể cạnh tranh khi tỷ giá đô la so với đồng nhân dân tệ bị thao túng.
– Eric Lotke, Chiến dịch vì Tương lai Hoa Kỳ
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là cái rễ cái phát sinh mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc. Hơn một thập niên, thâm hụt mậu dịch trầm trọng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và nâng cao tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ. Trung Quốc đã không thể tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh tế Hoa Kỳ nếu không có những nanh vuốt thao túng tiền tệ.
Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “gài” nhân dân tệ với đô la Hoa Kỳ ở một tỷ giá thấp dưới giá trị thật một cách bỉ ổi. Để hiểu lý do tại sao điều này lại phá hoại kinh tế Hoa Kỳ, cần biết rằng nền kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng chỉ phụ thuộc vào bốn yếu tố: mức chi tiêu của người tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “thặng dư xuất khẩu”.
Động lực tăng trưởng sau cùng – thặng dư xuất khẩu – là quan trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch của tổng số xuất khẩu trừ đi tổng số nhập khẩu. Nhận xét quan trọng dưới đây nhấn mạnh vai trò thiết yếu của thặng dư xuất khẩu đối với nền kinh tế:
Khi Hoa Kỳ chịu thâm hụt triền miên với Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quan trọng bị giảm nhiều. Tỷ lệ tăng trưởng bị chậm lại này lại làm giảm số công việc được tạo ra.
Dĩ nhiên, trong khi kinh tế Hoa Kỳ bị tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao thì Trung Quốc được hưởng tác dụng ngược lại. Con Rồng Trung Quốc thăng lên, trong khi Hoa Kỳ thoái lui.
Mỗi ngày một già hơn, một nợ nần hơn, một tăng trưởng chậm hơn
Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta so với Trung Quốc lớn đến mức nào? Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể giảm thiểu đáng kể mức thâm hụt mậu dịch? Chỉ khi biết được các câu trả lời, chúng ta mới có thể thoát khỏi bẫy thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Hãy bắt đầu với quy mô thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ.
Xét về con số tuyệt đối, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn xuất khẩu sang Trung Quốc gần 1 tỷ đô la mỗi ngày làm việc. Đây không phải lỗi đánh máy; hàng tỷ chứ không phải hàng triệu.
Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng làm kinh ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về hàng hóa của Hoa Kỳ hàng năm, và lên đến 75% khi không kể tới số nhập khẩu dầu hỏa. Như vậy, căn cứ trên các thống kê này thì suy luận hợp lý về chính sách là:
Nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, để tăng tỷ lệ phát triển, và tạo thêm nhiều việc làm thì điểm tốt nhất để bắt đầu chính là cải cách tiền tệ với Trung Quốc.
Tầm ảnh hưởng thực sự của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng ta giật mình sửng sốt. Cả thập niên vừa qua, mức thâm thủng mậu dịch so với Trung Quốc đã lấy mất gần nửa phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Con số trông có vẻ không lớn, nhưng nửa phần trăm này đã có tác động tích lũy làm kinh tế Hoa Kỳ không thể cung cấp hàng triệu việc làm. Giả sử chúng ta có được số việc làm này bây giờ, cộng thêm hàng triệu việc làm nữa trong khu vực sản xuất không bị hủy hoại do các thủ đoạn thương mại bất chính khác của Trung Quốc, chúng ta sẽ không thấy những hàng người thất nghiệp rồng rắn nối đuôi nhau quanh các tòa nhà chính phủ, những bãi hoang nhà khóa cửa im lìm chờ bị tịch thu, và những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Hoa Kỳ. Trái lại chúng ta hẳn vẫn cảm thấy an toàn thoải mái về tài chính.
Cũng xin nói thêm là những dữ kiện gây choáng ngộp này lại làm chúng ta nhớ tới chuyện Willie Sutton, một tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn trả lời, “Bởi vì ở đó có tiền”. Cũng giống như ngân hàng là nơi có tiền, nhắm vào chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc là cách có nhiều triển vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại phong độ tăng trưởng kinh tế.
Những thời khó khăn của Hoa Kỳ do chính sách khóa cứng tỷ giá của Trung Quốc
Như vậy Trung Quốc đã thao túng tiền tệ như thế nào? Họ đã thực hiện hữu hiệu bằng cách khóa cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô la ở một tỷ lệ thấp dưới giá trị thực: khoảng 6 nhân dân tệ đổi lấy 1 đô la. Đồng nhân dân tệ quá rẻ đã trở nên một thứ trợ cấp béo bở cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại là thứ thuế nặng đánh lên hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu vào Trung Quốc. Kết quả của chính sách thao túng tiền tệ này, phối hợp với các thủ đoạn thương mại bất chính khác như đã được đề cập, đã gây nên tình trạng thâm thủng mậu dịch mãn tính của Hoa Kỳ với mức độ trầm trọng mà chúng ta đã mô tả ở trên.
Và đây là điểm then chốt liên hệ tới vấn đề thao túng tiền tệ: sự bất cân xứng mậu dịch Hoa Kỳ – Trung Quốc đã không thể nào có được trong một thế giới tự do mậu dịch nếu Trung Quốc thả nổi tiền tệ của mình một cách tự do, cũng như bao loại tiền tệ thả nổi khác trên thế giới như yen của Nhật, real của Brazil, franc của Thụy Sỹ, rupee của Ấn Độ, và đô la của Hoa Kỳ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch với việc thả nổi hoàn toàn các tỷ giá, sự bất cân xứng thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc sẽ không bao giờ kéo dài, bởi vì khi mức thâm hụt của Hoa kỳ tăng lên, đồng đô la sẽ giảm giá đi so với đồng nhân dân tệ. Khi đô la mất giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách gài đồng nhân dân tệ vào đồng đô la, một Trung Quốc theo chủ nghĩa con buôn đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh mậu dịch tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng các bên cùng có lợi.
Con Rồng có móng vuốt hạt nhân tuyên bố một loại chiến tranh mới
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch đồng loạt tung ra các đe dọa kinh tế chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể đổi ra tiền mặt số trái phiếu Hoa Kỳ khổng lồ họ đang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các cô lập thương mại… Được mô tả như là “phương án chiến tranh hạt nhân” trên báo chí của chính phủ Trung Quốc, hành động đó có thể khiến cho đồng đô la sụp đổ… Nó cũng làm tăng vọt tỷ lệ sinh lời của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.
- The London Telegraph
Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ kẹt vào giai đoạn chạy tốc độ chậm trong khi hủy diệt hàng triệu việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết bởi thao túng tiền tệ” này lại đe dọa kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là những lời đe dọa mà những kẻ hiếu chiến đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra. Chúng gọi đó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao gồm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm xáo trộn các ngân hàng Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.
Để biết được mối đe dọa của Trung Quốc “thả bom” hệ thống tài chính là đáng tin đến mức nào, chúng ta nên mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó những đồng đô la này sẽ được đưa ra ngoài nước. Lúc này, để duy trì tỷ giá cố định đồng đô la so với đồng nhân dân tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển số “đô la Walmart” đó của chúng ta quay trở lại Hoa Kỳ bằng cách mua tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, bất động sản, hay các công ty Hoa Kỳ; nếu không, áp lực tăng giá sẽ bị áp đặt lên đồng nhân dân tệ.
Đây là mánh lới đáng chú ý nhất về thủ đoạn thao túng tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô la Walmart nào của chúng ta, họ phải thâu những đô la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này được thực hiện bằng một mánh lới khá lắt léo được gọi là “khử tiền” (sterilization).
Để “khử” những đồng đô la Walmart của chúng ta ra khỏi thị trường nội địa, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô la Hoa Kỳ. Khi giao tiền đô la cho chính phủ, các nhà xuất khẩu nhận được các trái phiếu “khử tiền” này với lãi suất khoảng 4%. Sau đó chính phủ Trung Quốc lại đầu tư những đô la này vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất thấp dưới 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô la Hoa Kỳ được “khử”, và khoản lỗ này lên đến hàng tỷ đô la.
Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh chịu khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và sự toàn trị đất nước hơn là việc kiếm tiền thực thụ. Đó là một trong những sự khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ thực dụng và chủ nghĩa tư bản bá đạo mà nhà nước Trung Quốc đã thực hiện qua chủ trương “đóng cửa đi ăn mày” (beggar the neighbour). Và họ không hề bận tâm là trong thủ đoạn thao túng tiền tệ “lợi mình hại người” này số việc làm tạo ra tại Trung Quốc lại chính là số việc làm bị mất đi trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
Thực vậy, thủ đoạn thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô la Hoa Kỳ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ, và ngân hàng này đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay cầm cố (mortgage banker) của người Mỹ. Để thấy rõ con số này lớn như thế nào, chúng ta sẽ rất kinh ngạc khi biết nó còn lớn hơn tổng sản lượng quốc gia (GNP) của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng GNP của nước Anh. Nó cũng lớn hơn tổng sản lượng nội địa (GDP) của cả ba nước Đại Hàn, Mexico, và Ireland gom lại!
Con số lớn kinh khủng này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Hoa Kỳ có niêm yết trên danh sách Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, trong đó có các công ty khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, mà vẫn còn dư tiền để mua phần lớn cổ phần của Apple, Intel, và Ford.
Chính sự tích lũy khổng lồ quỹ dự trữ ngoại hối bằng đô la Hoa Kỳ đã khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe dọa tàn phá hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như Hà Phàm (He Fan) thuộc Hàn lâm Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã nói – khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân” về tài chính – rằng giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô la thì “đồng đô la sẽ tuột giá thê thảm”. Và như trích dẫn ở đầu chương đã mô tả rất đầy đủ, sự sụp đổ đồng đô la “sẽ làm tăng vọt tỷ lệ sinh lời của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái”.
Thực vậy, đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy một chú Sam bạc nhược bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Hoa Kỳ vì sợ nguy cơ rất có thể xảy ra của phương án tấn công hạt nhân bằng tài chính từ phía Trung Quốc. Quả thật như vậy, hiện nay bất cứ khi nào mà Tòa Bạch Ốc, Quốc hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lên tiếng hăm dọa bài trừ các thủ đoạn thương mại bất chính, Trung Quốc liền bắn một phát hỏa tiễn cảnh cáo bằng cách đe dọa bán tháo – và trong vài trường hợp có bán tháo thật – dự trữ đô la. Thật vậy, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân tài chính” giải thích phần lớn hành động rụt rè triền miên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng Tài chính trong thập niên qua, từ Hank Paulson dưới thời Bush cho đến Timothy Geithner dưới thời Obama.
Mong bạn hiểu rõ điều này: với thời gian, quả là điều cực kỳ ngây thơ cho bất kỳ người Mỹ nào nếu họ nghĩ rằng chiêu thức “tống tiền bằng đồng bạc xanh” của Trung Quốc chỉ giới hạn trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này đối với bất cứ vấn đề địa lý chính trị nào: từ chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Đại Hàn, cũng như vấn đề nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.
Trung Quốc, xin các ngài cho chúng tôi vô số bạc cắc!
Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất chủ quyền chính trị của Hoa Kỳ. Nó còn làm nước Mỹ tự sa vào “nạn chi tiêu quá mức”. Xin nhớ rằng trong quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái tỷ giá cố định giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Bằng cách này, chủ nợ Trung Quốc của chúng ta đã giúp các nhà chính trị Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Điều mỉa mai là Trung Quốc đã giúp chúng ta có tiền để tài trợ các chương trình như chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ và chính sách cho vay dễ dàng của Cơ quan Dự trữ Liên bang. Bởi vì nói cho cùng thì chính vì mức thâm hụt ngoại thương hút máu với Trung Quốc mà các nhà chính trị Hoa Kỳ đã phải tiếp tục dùng khiếm hụt ngân sách để hà hơi tiếp sức cho nền kinh tế èo ọt, đến nỗi chúng ta ngày một mắc nợ sâu đậm hơn một chế độ độc tài đang hưởng lợi từ sự suy vong của Hoa Kỳ.
Thực vậy, tất cả quá trình buồn thảm này mà trong đó Trung Quốc đóng vai người cho Hoa Kỳ vay nợ, là một phần của cuộc “thương lượng với Quỷ dữ” mà Tổng thống Barack Obama đã thực hiện ngay từ lúc nhậm chức và quên lời hứa sẽ mạnh tay với chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong cuộc vận động tranh cử 2008, tại các tiểu bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên Tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thủ đoạn thương mại bất chính của Trung Quốc.
Tuy nhiên từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, do Timothy Geithner làm bộ trưởng như đã nói ở trên, đã nhiều lần từ chối không lên tiếng đổ lỗi cho Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Đáng tiếc là phải đổ lỗi như vậy thì Hoa Kỳ mới có lý do chính đáng để đánh thuế nhập khẩu nhằm hóa giải một trong những đòn lợi hại nhất của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Nhưng thay vì thực thi lời hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc thương lượng nguy hiểm với Quỷ Trung quốc: “Ngươi cứ tiếp tục mua trái phiếu của ta đi, và ta sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này, ngài Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính ngắn hạn của chính quyền ông ta lên trên triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là hoàn toàn sai, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô la Walmart” từ Trung Quốc để đổ vào nền kinh tế Hoa Kỳ, những đồng tiền kích thích này cũng chẳng đi đến đâu cho đến khi chúng ta có được cải cách tích cực về tiền tệ với Trung Quốc.
Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang máy kinh tế toàn cầu
Chúng tôi quá chán nản rồi. Chính sách con buôn của Trung Quốc đã làm thương tổn các nước trên thế giới, không phải chỉ Hoa Kỳ. Nó góp phần gây nên cuộc suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một nước đang phát triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.
-Thượng Nghị sĩ Lindsay Graham (Đảng Cộng hòa – tiểu bang Nam Carolina)
Sau hết nhìn trên bình diện toàn cầu, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Hoa Kỳ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ cấu trúc kinh tế toàn cầu và cơ cấu thương mại tự do. Vấn đề là ở chỗ: mỗi khi đồng đô la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yen – như hiện nay thường xảy ra – thì đồng nhân dân tệ cũng tuột giá theo nó. Việc tuột giá của đồng nhân dân tệ so với các tiền tệ khác lại cho con buôn Trung Quốc một lợi thế sắc bén hơn đối với các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Brazil cho đến Nhật Bản và Đại Hàn. Kết quả là xuất khẩu suy giảm đã đẩy châu Âu vào kinh tế trì trệ và kéo dài thêm sự tăng trưởng yếu kém của Nhật Bản vốn đã diễn ra cả chục năm nay. Trong khi đó, lạm phát gia tăng ở các quốc gia như Úc và Brazil, do các dòng tiền nóng đầu cơ và do sự tăng giá hàng hóa do ảnh hưởng đồng nhân dân tệ được định giá quá thấp.
Trong khi các diễn biến này xảy ra  – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ – Trung Quốc vẫn khăng khăng không chịu cải tổ. Đường lối cứng rắn này xuất phát ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói: “Cá ươn từ đầu trở xuống”.
Ví dụ, hãy nghe câu trả lời không ai tin được của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trước áp lực đòi định giá lại đồng nhân dân tệ của các thành viên khác trong khối G-20, thủ tướng Ôn nói: “Trước tiên, tôi không nghĩ đồng nhân dân tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, ông Ôn! [Nói như vậy thì chắc ông cũng nói rằng] không khí ở Bắc Kinh rất trong lành, người Tây Tạng rất thích đất nước họ là một phần của Trung Quốc, người dân được tự do ngôn luận ở Thượng Hải, và phi thuyền thăm dò mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy mặt Trăng làm bằng phó-mát Thụy Sĩ.
Thực vậy, với các kiểu trả lời vô lý như vậy của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trước áp lực quốc tế, không biết việc Trung Quốc chối không thao túng tiền tệ là một bi kịch của Shakespeare hay một hài kịch của Molière. Bởi vì nói cho cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi nhờ sự lên giá của đồng nhân dân tệ thì Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.
Trước hết, một đồng nhân dân tệ mạnh lên sẽ khắc phục lạm phát đang gia tăng nhanh chóng ở Trung Quốc, vì một đồng nhân dân tệ mạnh sẽ hạ giá xăng dầu, nguyên liệu, và vô số vật liệu mà Trung Quốc cần để vận hành các nhà máy. Thêm một điều quan trọng để chống lạm phát nữa là một đồng nhân dân tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng các dòng «tiền nóng» đầu cơ đang đổ vào làm tăng giá thị trường chứng khoán và thổi phồng cái bong bóng bất động sản tại Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất là đồng nhân dân tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể mãi lực của người tiêu dùng có thu nhập thấp ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ sẽ làm Trung Quốc phụ thuộc ít hơn vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới – một điểm yếu được mô tả như gót chân Achilles của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.
Tiếc thay, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của thông điệp này. Thay vào đó, những nhà ý thức hệ lỗi thời này vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm ngoan cố cho rằng nâng cao giá trị đồng nhân dân tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc vì xuất khẩu sẽ bị giảm mạnh. Nhưng đó cũng là một cách khác để nói rằng phương thức duy nhất giữ Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm cho các nước khác trên thế giới nghèo đi. Ta cũng cần nhận thấy rằng chủ trương làm nghèo các nước khác trên thế giới và đặc biệt là làm suy nhược nền kinh tế và sản xuất Hoa Kỳ, thực ra cũng rất có thể là một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược dài hạn của Trung Quốc.
Hết Chương V
P.N. & G.A.
Chú dẫn:
Death by China hay Chết dưới tay Trung Quốc được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Quyển sách dày 320 trang, thống kê một cách cặn kẽ những chiêu thức kinh tế, xã hội, chính trị, và quân sự của Trung Quốc đã làm mất đi hàng triệu việc làm của Hoa Kỳ cùng với 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. GS Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết “Thế giới phẳng”. Ông cho rằng thế giới quả thật sự phẳng chỉ khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung. Trung Quốc hoàn toàn không thuộc vào trường hợp đó.
Nhóm dịch giả gửi trực tiếp choBVN
Được đăng bởi bauxitevn

Người Buôn Gió - Đừng Vu Khống!!!

Đó là tin nhắn vào hộp thư của mình. Lần đầu tiên mình bị nhắc nhở về tội vu khống. Nói thì oan cũng đúng, không oan thì cũng đúng.
Chuyện là thế này, mình nghe trên facebook đồn anh Hồng Thanh Quang chính là Quý Thanh tác giả bài báo đánh Cù Huy Hà Vũ.
Mình bèn vào facebook của anh ấy nhắn rằng: "Nghe nói anh là Quý Thanh, tác giả bài báo vạch mặt tên phản động Cù Huy Hà Vũ, kẻ đã dám kiện thủ tướng xuất sắc nhất châu Á của nước ta. Chúc anh và gia đình anh hạnh phúc."
Ngay lập tức mình nhận tin nhắn của Hồng Thanh Quang khô khốc đầy cáu giận:
- Đừng Vu Khống.
Mình định trả lời, nhưng anh HTQ chặn nhau không thể liên hệ nữa.
Có lẽ tin đồn không đúng, mình nghiêng về giả thiết không đúng hơn. HTQ là một nhà thơ, nhà văn, xưa nay chém gió về văn học, nghệ thuật hay dạng đại loại như thế khá hay. Mình cũng chưa thấy khi nào HTQ bàn lấn sang chuyện dân chủ, đấu tranh, phòng chống diễn biễn gfi cả. Thế nên khi nhận được tin đồn, mình cũng còn cẩn trọng - Nghe nói anh là....
Nhưng chuyện không liên hệ với nhau thì chả quan trọng gì, anh ấy là nhà báo lớn, mình viết blog lôm côm. Không nhìn thấy nhau thì cũng là chuyện thường chứ đừng nói là có câu đụng chạm đến nhau.
Chuyện là về Quý Thanh và bài báo đó cơ.
Một bài báo đăng đĩnh đạc trên tờ báo lớn, hợp với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, một bài báo đầy tính chiến đấu.
Thế mà chả rõ ai viết. Người ta tưởng một người nào đó viết, khi được hỏi đến, lẽ thường không phải thì anh ta sẽ nhẹ nhàng nói - nhầm rồi không phải tôi viết bài đó. Hoặc nếu anh ta sẽ à ừ nửa nọ nửa kia.
Dù anh ta từ chối nhẹ nhàng hay ừ à không rõ ràng, nhưng chắc chắn trong lòng anh ta sẽ vui khi có người nghĩ nhầm mình viết một bài báo xã luận chính trị đăng trên báo lớn như vậy.
Nhưng người ta dẫy nảy, thậm chí cáu thực sự như bị vu khống nếu như ai đó nghĩ anh ta viết bài báo đó. Thế mới là chuyện lạ đời.
Thế phải xem bài báo đó có nội dung tử tế hay là khốn nạn. Mà đến mức độ người bị nghĩ nhầm là tác giả bài báo đó phải phản ứng gay gắt như vậy?
Chúng ta thấy những bài báo dạng này toàn ký một cái tên ất ơ, hoặc lờ mờ như là "nhóm phóng viên".
Chúng ta cũng thấy khi bắt bọn "gây rối trật tự ở Hồ Gươm" nhiều chiến sĩ công an thường phục giơ tay, ngoảnh mặt tránh ống kính.
Chúng ta cũng không thấy phóng viên nào khoe công khai rằng - tao viết bài đánh bọn tôn giáo, bọn biểu tình, bọn dân chủ...
Cũng không thấy chiến sĩ công an nào đi khoe hôm nay, hôm qua lập thành tích giải tán, bắt bớ bọn biểu tình Hồ Gươm.
Mình đứng bên ngoài cổng trại Lộc Hà, nhìn những chiếc xe con ra về chở những người an ninh làm việc với những người biểu tình bị bắt. Nét mặt những người trong xe có vẻ mệt mỏi, chán nản, khó chịu. Họ không hân hoan mãn nguyện như vừa lập chiến công. Còn những người bị bắt vì tội biểu tình ra khỏi cổng trại mặt mũi tươi hơn hớn, lại tiếp tục cười vang và hô khẩu hiệu, căng băng rôn, chụp ảnh lấy luôn cổng trại làm nền.
Nhưng vẫn có những bài báo lớn tiếng phê phán người bị bắt, bị cầm tù. Đả kích, mạt sát những người biểu tình Hồ Gươm bằng những bút danh không rõ là ai, được đậy như bí mật quốc gia. Những cuộc phỏng vấn hình mà không thấy phóng viên đâu, kể cả giọng nói. Chỉ có mấy loại cán bộ khu phố quèn, về hưu, bị đời quên lãng. Thấy cơ hội ngoi mặt lên ti vi là háo hức trả lời chỉ trích này nọ, phơi mặt ra để rồi được khoe là hôm nay lên truyền hình. Còn thực sự những kẻ đứng ra tổ chức ghi hình, viết bài, đưa tin... hầu như đều né mặt không muốn nhận với thiên hạ mình đã làm những việc được gọi là "chính nghĩa" ấy.
Nói đi thì cũng nói lại.
Đến cả cái công văn giải tán biểu tình của uỷ ban NDTPHN còn chả ai ký tên nữa là nói chi đến bọn phóng viên nội chính quèn.
Ô hay! Nhưng "chính nghĩa" ngày hôm nay là gì mà không ai dám nhận? Người ta ra rả về chính nghĩa, về đúng đắn khi xử tù những tên tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, những tên biểu tình phá hoại quan hệ hữu nghị Việt- Trung. Nhưng chỉ thấy "chính nghĩa" còn "chính danh" thì ở đâu đâu.
Thái độ của Hồng Thanh Quang với mình, chung quy cũng là thái độ của anh ta với bài báo của tác giả Quý Thanh.
Nếu mình hỏi có phải anh là tác giả bài thơ "Quê Hương" không. Anh là tác giả "Bên Kia Sông Đuống" hay "Màu Tím Hoa Sim"? Chắc sẽ không bị mắng là "vu khống" như vậy.

Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió

“Đừng lấy tiền ngân sách cứu doanh nghiệp sân sau”

Đó là lo ngại của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh trước việc bộ Xây dựng đề xuất chủ trương mua lại nhà chung cư làm nhà ở công vụ và nhà tái định cư, một động thái hy vọng tháo gỡ bớt khó khăn cho thị trường bất động sản.
Có tránh được tình trạng lại dùng nguồn vốn nhà nước để cứu một số doanh nghiệp thân quen, doanh nghiệp sân sau?
Ông Doanh nói: trong tình hình khó khăn này, ở một nền kinh tế thị trường, người ta trông đợi vào vai trò can thiệp của Nhà nước để khắc phục các khuyết tật yếu kém của kinh tế thị trường, mà ở đấy là yếu kém của thị trường bất động sản. Tuy nhiên tôi thấy đề xuất này rất khó khả thi bởi mấy lẽ: Đầu tiên là thu ngân sách hiện đã suy giảm rõ rệt, nguồn thu dầu thô không còn lớn; thu từ doanh nghiệp sụt giảm, nguồn thu “bán” đất cũng tương tự, các thành phố trước nay chủ yếu “bán” đất như Đà Nẵng đã khó khăn thấy rõ. “Trong tình hình đó thì không biết bộ Xây dựng có thảo luận với bộ Tài chính chưa, chứ theo tôi biết nhiều bộ khác đang rất mong được bộ Tài chính giải ngân cho một số khoản nhưng cũng chưa được, vậy giờ có thêm một khoản này đâu có dễ thu xếp”, ông Doanh băn khoăn.
Chuyên gia này đặt câu hỏi: việc này sẽ dựa trên tiêu chí nào, có công khai minh bạch hay không, có tránh được tình trạng lại dùng nguồn vốn nhà nước để cứu một số doanh nghiệp thân quen, doanh nghiệp sân sau? Theo ông, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản khó khăn như hiện nay thì người ta càng có lý do để e ngại điều này.
Chuyên gia này cũng đặt giả thiết: giả như có chuyện mua bán này thì vấn đề đặt ra là ai bù lỗ, và Nhà nước sẽ bán lại cho ai, cho ai thuê hay mua xong thì Nhà nước cũng để trống? Người dân được đền bù tái định cư liệu có đủ tiền để mua nhà với giá cao như giá nhà thương mại? Cho dù mua để cho thuê đi nữa thì giá thuê chắc cũng sẽ đội lên cao. “Còn nếu dùng để làm nhà công vụ thì ngân sách phải bỏ ra mà hoàn toàn không thu lại được đồng nào. Trong trường hợp này thì liệu bộ Tài chính có sẵn sàng chi ra một khoản tiền không nhỏ để có nguồn tiền mua lại”, ông Doanh nói.
Từ những phân tích trên, ông Lê Đăng Doanh kiến nghị: Phương án này tốt nhất nên đưa ra công khai thảo luận, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhất là các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản như tổng hội Xây dựng Việt Nam. Điều này, theo ông là “rất quan trọng, để tránh việc một chính sách ban ra quá vội vã, không khả thi hoặc giả có thực thi thì không đem lại hiệu quả”.
Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm, đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình đặt câu hỏi: bộ Xây dựng nói mua lại mà vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi 10 – 15% là so với giá nào? “Nếu là giá sàn trên cơ sở tính gồm giá đất cộng giá xây dựng rồi cho nhà đầu tư lãi 10 – 15% thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu lãi 10 – 15% mà so với giá đầu cơ thì không thể chấp nhận vì khi đó họ đã có thực lãi rồi thì sao phải tiếp tục bù thêm, khi đó chẳng khác nào để nhà đầu tư được hưởng hai lần lãi”, ông Kiêm bức xúc. Ông cho rằng điều đó đồng thời đi ngược lại nỗ lực mà ta đang phấn đấu thực hiện là đưa giá bất động sản về đúng giá trị thực của nó.
Ông Kiêm cũng băn khoăn về nguồn tiền để thực hiện đề xuất này, làm sao có đủ nguồn để giải cứu hết được, rồi thì có lấy tiền từ ngân sách không, nếu lấy ngân sách thì trong điều kiện ngân sách eo hẹp này lấy đâu ra! “Đó là chưa kể, phần lớn bất động sản đóng băng hiện là phân khu trung, cao cấp, chứ nhà giá rẻ thì rất ít đóng băng. Rồi phần nhiều nằm ở những vị trí đắc địa, địa chỉ vàng, đi đôi với hạ tầng, dịch vụ cao cấp thì giá (dịch vụ) cũng cao, vậy thử hỏi người dân tái định cư – thường là người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, sao họ có thể mua được nhà loại này mà vào đó sống, hưởng thụ”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm thì giải pháp nói trên mà bộ Xây dựng dự định trình Chính phủ không thể giải quyết được cơ bản vấn đề cứu thị trường bất động sản đóng băng. “Như thế chỉ là giải quyết một phần rất nhỏ của phần ngọn. Thay vào đó, cần phải làm hai việc: đưa giá bất động sản về giá trần của nó, tức sát với giá thực của nó; thứ hai là ngay khi đưa về giá trị thực thì giải quyết nguồn tiền cho người mua nhà. Thế thì ngoài phần dân tiết kiệm được, Nhà nước cũng cần cho vay, và vay với lãi suất phù hợp chứ như lãi suất thoả thuận hiện nay thì không ai dám vay để mua nhà cả”, ông chốt lại.
Trung Đức
(Báo SGTT) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét