Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam
Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam
vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng
cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các
mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê,
Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết
hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.
Năm 2007, “tập đoàn” Formosa quốc tịch Đài Loan (hiện đã sang nhượng
toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) tiếp cận các quan đầu tỉnh của Hà Tĩnh
nhằm thôn tính vị trí đắc địa này phục vụ mưu đồ chiến lược lâu dài. Họ
vẽ ra 1 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài lên đến 23 tỉ USD, cộng với
khoản lót tay hậu hĩ nhằm làm mờ mắt các quan to.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo – Ảnh: Chinhphu.vn |
Ngày 16/1/2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi Tờ trình 102/UBND-CN2 lên Thủ
tướng Chính phủ xin Chính phủ cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án khủng
này. Trong khi “nhà đầu tư” chưa thực hiện các thủ tục theo Luật Đầu tư
để có tư cách pháp nhân thì ông Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã
nhanh chóng được Thủ tướng phân công ký thay cả Chính phủ và Thủ tướng
cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án trên (Quyết định 323/Ttg-QHQT ngày
4/3/2008). Lưu ý là chỉ trong vòng 1 tháng rưỡi từ 16/1 đến 4/3/2008
(trừ thời gian nghỉ Tết gần nửa tháng), các Bộ, Ban Ngành chức năng của
Việt Nam đã nhanh nhảu hoàn tất mọi đánh giá, báo cáo khả thi, kể cả
đánh giá môi trường, đánh giá an ninh quốc phòng, thẩm định dự án để
“phụ họa” thuyết phục Thủ tướng đồng ý cho phép Hà Tĩnh thực hiện ngay
dự án trên. Tư cách pháp nhân của “nhà đầu tư” cũng được các cơ quan
trung ương và địa phương thần tốc hoàn thiện “giúp”. Nhiều thủ tục pháp
lý của “nhà đầu tư” còn chưa thực hiện sau khi Hoàng Trung Hải ký quyết
định phê duyệt “dự án đầu tư”.
Cần nói rõ rằng quyết định do Hoàng Trung Hải ký, mọi văn bản thẩm định
của các Bộ, Ngành liên quan “phụ họa” cho dự án này là hoàn toàn trái
pháp luật và làm khống vì đều được ký khi “nhà đầu tư” chưa có tư cách
pháp nhân.
Có được sự bảo kê nói trên, Võ Kim Cự (Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh) đã hào phóng ra quyết định cấp ngay 33km2 đất chiến lược an ninh
quốc phòng khu vực cảng Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho “tập đoàn”
Formosa thuê trong 70 năm. Ngay lập tức, hàng chục nghìn công nhân Trung
Quốc được “nhà đầu tư” đưa ùn ùn sang Vũng Áng. Chúng sinh con đẻ cái,
chúng kết hôn với con gái địa phương và làm nhà làm cửa, định cư ngay
tại chỗ. Nhiều ”khu dân cư” Trung Quốc mọc lên nhan nhản quanh Vũng Áng.
Oái ăm thay, chính chỗ này, 33.000 dân Hà Tĩnh chính gốc lại bị đẩy đi
dưới cái tên “tái định cư” để đến nơi xa xôi và khó khăn hơn nhiều lập
nghiệp từ đầu. Chính quyền Trung ương và địa phương còn ra nhiều chính
sách trái pháp luật khác nhằm ưu đãi về thuế, về chính sách nhập khẩu
hàng hóa cho “nhà đầu tư” để họ gần như hưởng tự do tuyệt đối trên mảnh
đất mà nay đã thành Vương quốc Vũng Áng của riêng họ.
Sau khi chính quyền đã dành hàng nghìn tỉ đồng ngân sách để làm hạ tầng
phục vụ “nhà đầu tư”, chi cho di dân tái định cư, gần 5 năm đã trôi qua,
người dân địa phương chưa thấy tỉ đô la nào được “nhà đầu tư” rót vào
Vũng Áng, cũng chưa thấy “nhà đầu tư” giải quyết công ăn việc làm gì cho
dân địa phương. Các hạng mục chính về đầu tư đều chưa được triển khai.
Điều ai cũng nhận ra là “nhà đầu tư”, nay toàn bộ đã thuộc về Trung
Quốc, ngang nhiên chiếm được hẳn 1 khu vực cảng nước sâu chiến lược
trọng yếu của Việt Nam, chiếm được 33km2 ở khu vực yết hầu của nước ta.
Bên trong và xung quanh khu vực này, hiện có hàng chục nghìn người Trung
Quốc định cư với nhiều “khu dân cư” mọc lên rất náo nhiệt. Điều dễ nhận
ra nữa là hơn 33.000 dân địa phương sinh sống tại đây từ bao đời đã bị
chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo
lánh, khó khăn hơn nhiều.
Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm,
Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và
đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng
nhất của nước ta.
Cầu Nhật tân(Blog Cầu Nhật tân)
Việt Nam dưới cái nhìn của “thiên triều” Trung Quốc
Anti-China
protesters hold Vietnamese national flags and anti-China banners while
marching on a street in Hanoi December 9, 2012. (REUTERS/Stringer)
Hai ngày sau cuộc biểu tình ở Hà Nội
và Sài Gòn chống Trung Quốc gây hấn, các nhân sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Tương
Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu , Lê Hiếu Đằng ra bản tuyên bố lên án
chính quyền “ ngăn cản, chận bắt, đàn áp thô bạo công dân yêu nước”.
Chính sách hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông và sự kiện an ninh
Việt Nam trấn áp đồng bào Việt nam đã làm cho ngay những người có lập
trường thận trọng nhất cũng phải lên tiếng báo động “ Tổ quốc lâm nguy ”.
Từ sau Đại hội 18 của đảng Cộng sản kết thúc và qua báo động của báo chí Tây phương, công luận thế giới và một phần dân chúng tại Việt Nam biết được từ tháng Năm năm nay, Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” với đường 9 đoạn thâu tóm 80% Biển Đông. Lập tức, những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh quốc gia đã công bố một bản thông cáo lên án Trung Quốc xâm lược với nội dung mời gọi nhân dân Việt Nam cảnh giác trước âm mưu xâm lấn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, không rõ vì những lý do sâu xa nào mà những biến cố, những sự kiện liên quan đến an nguy lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đều không được chính phủ và truyền thông, do Nhà nước kiểm soát, loan tải đến dân chúng. Thông tin về vụ tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc tấn công vào cuối tháng 11 cũng bị kiểm duyệt hoặc thay đổi nội dung.
Vào ngày Chủ nhật 09/12/2012 vừa qua, khi diễn ra hai cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn chống Trung Quốc, công an Việt nam, thay vì bảo vệ trật tự cho đoàn biểu tình thì lại ra tay ngăn chận : 24 người bị bắt tại Hà-Nội. Tại Sài-Gòn, từ các nhân sĩ có tiếng tâm đến giới tranh đấu trẻ tuổi đã bị công an chận bắt trên đường, như trường hợp giáo sư Tương Lại, hay bị bao vây tại nhà như ông Lê Hiếu Đằng, Cao Lập…hoặc bị đánh như blogger Lê Cường.
Tại biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại có động thái leo thang mới, xung khắc với Nhật Bản. Hôm nay,13/12/202 sau nhiều tuần lễ đưa tàu “ngư chính” xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, lần đầu tiên, máy bay Trung Quốc vi phạm không phận. Nhật Bản phản ứng tức khắc, đưa máy bay quân sự vào vùng.
Philippines, dù quân đội yếu hơn cả Việt Nam, cũng tỏ ra cương cường, công khai kêu gọi Mỹ giúp đỡ quân sự và ủng hộ Nhật Bản tái võ trang để đối trọng với Trung Quốc.
Tại Pháp, giới chuyên gia địa lý chính trị, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông vào tháng 10/2012, ủng hộ chính nghĩa Việt Nam và Philippines và kêu gọi hai quốc gia Đông Nam Á này phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trong bài phân tích “ Quan hệ Việt-Trung/ Việt Nam trong tầm nhìn của thiên triều Trung Quốc - A propos des relations sino-vietnamiennes. Le Viet du Sud au miroir de la Chine impériale, giáo sư Trịnh Văn Thảo, đại học Aix-en-Provence, Pháp, nhận định : Từ năm 1972 , Trung Quốc xem Việt Nam là món hàng đổi chác với Mỹ để thực hiện giấc mộng bá chủ: Thanh toán nhà cải cách Hồ Diệu Bang, tiêu diệt phong trào sinh viên Thiên An Môn, truy bức không ngừng nghỉ giới trí thức kiên cường… tất cả đều nằm trong một chuổi “logic” … theo mô hình Trung Quốc, thiểu số có đặc quyền đặc lợi tóm thâu tài sản chung làm tài sản riêng, ép lương bắt chẹt công nhân và trưng thu ruộng đất của nông dân…
Theo giáo sư Trịnh Văn Thảo, đó là “số phận của các dân tộc láng giềng nếu mai đây Bắc Kinh làm chủ Đông Nam Á”.
Thật ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã biết âm mưu của Trung Quốc. Năm 1979, quyển sách “ Sự thật về quan hệ Việt nam Trung Quốc trong 30 năm qua ” do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, ghi rõ một câu nói của Mao Trạch Đông vào năm 1965 : “ Phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và Singapore….rất giàu, nhiều khoáng sản…”.
Lưỡi bò trên biển chỉ là tiếp nối của “lưỡi Mao trên bộ ”.
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để thoát được bàn tay đô hộ của đảng Cộng sản Trung Quốc? Theo nhà nghiên cứu thuộc khuynh hướng cánh tả Trịnh Văn Thảo thì toàn dân Việt Nam phải nhất quyết đương đầu với Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam không qua khỏi cuộc chiến bảo vệ chủ quyền này một cách an toàn. Phương án hiệu quả nhất là từ bỏ độc quyền yêu nước và phải cải cách chính trị phải dân chủ hóa chế độ.
RFI hôm nay xin trân trọng gởi đến thính giả những ý kiến mà giáo sư Trịnh Văn Thảo gọi là một đóng góp nhỏ nhoi của một người Việt trước tình hình nghiêm trọng của đất nước.
Giáo sư Trịnh Văn Thảo:
“…..từ năm 1972, khi (Tổng thống Mỹ) Nixon sang Bắc Kinh thì từ đó đến nay, Trung Quốc không phải là anh em với Việt Nam…. cái cuộc tranh chấp từ chiến tranh biên giới chuyển từ đường bộ xuống đường biển . Sau chuyến đi của Nixon sang Trung Quốc thì có một sự thay đổi rõ ràng trong chính sách của Trung Quốc đối với các nước lân cận. Họ xem Việt Nam và chiến tranh Việt Nam như là một món vật trao đổi với Mỹ để tìm quan hệ mới với Mỹ (thực hiện) ý đồ thống trị một cách khác sau khi chiến tranh nguội dần dần chấm dứt với sự suy yếu của Liên Xô.
Từ hai năm nay , sở dĩ Trung Quốc có thái độ hết sức khiêu khích, gây hấn với các nước lân cận, vì đó là hậu quả của chính sách chia cắt ảnh hưởng thế giới …mà Trung Quốc hiện giờ đang hy vọng thực hiện cái mộng bá chủ tại Đông Nam Á. Do Đông Nam Á có vị trị quan trọng trong quan hệ quốc tế thì cuộc tranh chấp hiện nay có thể đưa đến những hậu quả khó lường”
Người Việt Nam phải làm gì?
“ Bất cứ người Việt nào, ở trong hoàn cảnh nào, dù chính kiến thế nào, đều phải có thái độ nhất quyết đối với Trung Quốc vì Trung Quốc không có chính nghĩa. Thứ nhất, hành động hoạch định hải phận của Trung Quốc là đơn phương không có sự công nhận của ai cả…. hành động ngang ngược giống như ngày xưa Nhật Bản tự xem Mãn Châu là lãnh thổ của Nhật rồi từ đó tiến đánh Trung Quốc. Trung Quốc phải suy gẫm bài học lịch sử này. Thứ hai, với tư cách là cường quốc , thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc phải đem vấn đề hải phận ra một hội nghị quốc tế để thương thuyết chứ không thể dùng vũ lực trấn áp các nước nhỏ. Nếu luật rừng đó tiếp tục được áp dụng thì tương lai nhân loại đáng lo. Thứ ba, Trung Quốc không có thái độ quân tử , không có hành động của một người có chính nghĩa. Trước sức mạnh của Mỹ thì Trung Quốc nhượng bộ. Nếu yêu nước thì tại sao (chính quyền) Trung Quốc không ưu tiên “giải phóng Đài Loan” mà sao lại đi đánh phá thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam?”
Chính quyền Việt Nam phải làm gì trước âm mưu của Trung Quốc?
“ Đây không chỉ là nhận định, phân tích mà cần phải phác họa phương cách làm việc, vì đây là vấn đề trọng yếu : viễn ảnh xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc là có thật…. nếu người Việt không phản ứng kịp thì Trung Quốc sẽ gia tăng áp lực ngày càng nặng để bắt buộc các dân tộc khác phải chấp nhận sự đã rồi. tôi là người dân thì tôi phản đối , không bao giờ chấp nhận đòi hỏi không chính đáng của Trung Quốc.
Nếu tôi là người cộng sản thì tôi phải đặt lại một số vấn đề chẳng hạn như chân lý vật chất và tinh thần của chủ nghĩa cộng sản ngày nay có còn đứng vững hay không trước xu hướng bá chủ của ông bạn láng giềng? Phải đoàn kết dân tộc và đoàn kết các dân tộc Đông Nam Á để đối phó với hiểm họa chung là Trung Quốc.Chân lý đoàn kết vô sản quốc tế không còn ý nghĩa gì cả, không thể vì bất cứ một lý do gì mà làm ngơ trước cảnh tượng người Trung Quốc dùng tàu chiến đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Đoàn kết quốc tế vô sản là khẩu hiệu rỗng, nó ru ngủ chúng ta, không cho chúng ta ( người cộng sản Việt Nam) nhận thức hiểm họa Trung Quốc. Phải động viên tất cả năng lực trong nước, (chính quyền) không thể tiếp tục xem mình là kẻ có độc quyền suy nghĩ, độc quyền sai khiến. Nếu tôi là người cộng sản, tôi phải đặt lại vấn đề đó. Nói cách khác là tự mình sửa đổi. Phương châm quan trọng nhất trong giai đoạn này là đổi mới tư tưởng, cải cách chính trị ".
Tú Anh (RFI)
Từ sau Đại hội 18 của đảng Cộng sản kết thúc và qua báo động của báo chí Tây phương, công luận thế giới và một phần dân chúng tại Việt Nam biết được từ tháng Năm năm nay, Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” với đường 9 đoạn thâu tóm 80% Biển Đông. Lập tức, những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh quốc gia đã công bố một bản thông cáo lên án Trung Quốc xâm lược với nội dung mời gọi nhân dân Việt Nam cảnh giác trước âm mưu xâm lấn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, không rõ vì những lý do sâu xa nào mà những biến cố, những sự kiện liên quan đến an nguy lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đều không được chính phủ và truyền thông, do Nhà nước kiểm soát, loan tải đến dân chúng. Thông tin về vụ tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc tấn công vào cuối tháng 11 cũng bị kiểm duyệt hoặc thay đổi nội dung.
Vào ngày Chủ nhật 09/12/2012 vừa qua, khi diễn ra hai cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn chống Trung Quốc, công an Việt nam, thay vì bảo vệ trật tự cho đoàn biểu tình thì lại ra tay ngăn chận : 24 người bị bắt tại Hà-Nội. Tại Sài-Gòn, từ các nhân sĩ có tiếng tâm đến giới tranh đấu trẻ tuổi đã bị công an chận bắt trên đường, như trường hợp giáo sư Tương Lại, hay bị bao vây tại nhà như ông Lê Hiếu Đằng, Cao Lập…hoặc bị đánh như blogger Lê Cường.
Tại biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại có động thái leo thang mới, xung khắc với Nhật Bản. Hôm nay,13/12/202 sau nhiều tuần lễ đưa tàu “ngư chính” xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, lần đầu tiên, máy bay Trung Quốc vi phạm không phận. Nhật Bản phản ứng tức khắc, đưa máy bay quân sự vào vùng.
Philippines, dù quân đội yếu hơn cả Việt Nam, cũng tỏ ra cương cường, công khai kêu gọi Mỹ giúp đỡ quân sự và ủng hộ Nhật Bản tái võ trang để đối trọng với Trung Quốc.
Tại Pháp, giới chuyên gia địa lý chính trị, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông vào tháng 10/2012, ủng hộ chính nghĩa Việt Nam và Philippines và kêu gọi hai quốc gia Đông Nam Á này phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trong bài phân tích “ Quan hệ Việt-Trung/ Việt Nam trong tầm nhìn của thiên triều Trung Quốc - A propos des relations sino-vietnamiennes. Le Viet du Sud au miroir de la Chine impériale, giáo sư Trịnh Văn Thảo, đại học Aix-en-Provence, Pháp, nhận định : Từ năm 1972 , Trung Quốc xem Việt Nam là món hàng đổi chác với Mỹ để thực hiện giấc mộng bá chủ: Thanh toán nhà cải cách Hồ Diệu Bang, tiêu diệt phong trào sinh viên Thiên An Môn, truy bức không ngừng nghỉ giới trí thức kiên cường… tất cả đều nằm trong một chuổi “logic” … theo mô hình Trung Quốc, thiểu số có đặc quyền đặc lợi tóm thâu tài sản chung làm tài sản riêng, ép lương bắt chẹt công nhân và trưng thu ruộng đất của nông dân…
Theo giáo sư Trịnh Văn Thảo, đó là “số phận của các dân tộc láng giềng nếu mai đây Bắc Kinh làm chủ Đông Nam Á”.
Thật ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã biết âm mưu của Trung Quốc. Năm 1979, quyển sách “ Sự thật về quan hệ Việt nam Trung Quốc trong 30 năm qua ” do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, ghi rõ một câu nói của Mao Trạch Đông vào năm 1965 : “ Phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và Singapore….rất giàu, nhiều khoáng sản…”.
Lưỡi bò trên biển chỉ là tiếp nối của “lưỡi Mao trên bộ ”.
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để thoát được bàn tay đô hộ của đảng Cộng sản Trung Quốc? Theo nhà nghiên cứu thuộc khuynh hướng cánh tả Trịnh Văn Thảo thì toàn dân Việt Nam phải nhất quyết đương đầu với Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam không qua khỏi cuộc chiến bảo vệ chủ quyền này một cách an toàn. Phương án hiệu quả nhất là từ bỏ độc quyền yêu nước và phải cải cách chính trị phải dân chủ hóa chế độ.
RFI hôm nay xin trân trọng gởi đến thính giả những ý kiến mà giáo sư Trịnh Văn Thảo gọi là một đóng góp nhỏ nhoi của một người Việt trước tình hình nghiêm trọng của đất nước.
Giáo sư Trịnh Văn Thảo:
“…..từ năm 1972, khi (Tổng thống Mỹ) Nixon sang Bắc Kinh thì từ đó đến nay, Trung Quốc không phải là anh em với Việt Nam…. cái cuộc tranh chấp từ chiến tranh biên giới chuyển từ đường bộ xuống đường biển . Sau chuyến đi của Nixon sang Trung Quốc thì có một sự thay đổi rõ ràng trong chính sách của Trung Quốc đối với các nước lân cận. Họ xem Việt Nam và chiến tranh Việt Nam như là một món vật trao đổi với Mỹ để tìm quan hệ mới với Mỹ (thực hiện) ý đồ thống trị một cách khác sau khi chiến tranh nguội dần dần chấm dứt với sự suy yếu của Liên Xô.
Từ hai năm nay , sở dĩ Trung Quốc có thái độ hết sức khiêu khích, gây hấn với các nước lân cận, vì đó là hậu quả của chính sách chia cắt ảnh hưởng thế giới …mà Trung Quốc hiện giờ đang hy vọng thực hiện cái mộng bá chủ tại Đông Nam Á. Do Đông Nam Á có vị trị quan trọng trong quan hệ quốc tế thì cuộc tranh chấp hiện nay có thể đưa đến những hậu quả khó lường”
Người Việt Nam phải làm gì?
“ Bất cứ người Việt nào, ở trong hoàn cảnh nào, dù chính kiến thế nào, đều phải có thái độ nhất quyết đối với Trung Quốc vì Trung Quốc không có chính nghĩa. Thứ nhất, hành động hoạch định hải phận của Trung Quốc là đơn phương không có sự công nhận của ai cả…. hành động ngang ngược giống như ngày xưa Nhật Bản tự xem Mãn Châu là lãnh thổ của Nhật rồi từ đó tiến đánh Trung Quốc. Trung Quốc phải suy gẫm bài học lịch sử này. Thứ hai, với tư cách là cường quốc , thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc phải đem vấn đề hải phận ra một hội nghị quốc tế để thương thuyết chứ không thể dùng vũ lực trấn áp các nước nhỏ. Nếu luật rừng đó tiếp tục được áp dụng thì tương lai nhân loại đáng lo. Thứ ba, Trung Quốc không có thái độ quân tử , không có hành động của một người có chính nghĩa. Trước sức mạnh của Mỹ thì Trung Quốc nhượng bộ. Nếu yêu nước thì tại sao (chính quyền) Trung Quốc không ưu tiên “giải phóng Đài Loan” mà sao lại đi đánh phá thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam?”
Chính quyền Việt Nam phải làm gì trước âm mưu của Trung Quốc?
“ Đây không chỉ là nhận định, phân tích mà cần phải phác họa phương cách làm việc, vì đây là vấn đề trọng yếu : viễn ảnh xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc là có thật…. nếu người Việt không phản ứng kịp thì Trung Quốc sẽ gia tăng áp lực ngày càng nặng để bắt buộc các dân tộc khác phải chấp nhận sự đã rồi. tôi là người dân thì tôi phản đối , không bao giờ chấp nhận đòi hỏi không chính đáng của Trung Quốc.
Nếu tôi là người cộng sản thì tôi phải đặt lại một số vấn đề chẳng hạn như chân lý vật chất và tinh thần của chủ nghĩa cộng sản ngày nay có còn đứng vững hay không trước xu hướng bá chủ của ông bạn láng giềng? Phải đoàn kết dân tộc và đoàn kết các dân tộc Đông Nam Á để đối phó với hiểm họa chung là Trung Quốc.Chân lý đoàn kết vô sản quốc tế không còn ý nghĩa gì cả, không thể vì bất cứ một lý do gì mà làm ngơ trước cảnh tượng người Trung Quốc dùng tàu chiến đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Đoàn kết quốc tế vô sản là khẩu hiệu rỗng, nó ru ngủ chúng ta, không cho chúng ta ( người cộng sản Việt Nam) nhận thức hiểm họa Trung Quốc. Phải động viên tất cả năng lực trong nước, (chính quyền) không thể tiếp tục xem mình là kẻ có độc quyền suy nghĩ, độc quyền sai khiến. Nếu tôi là người cộng sản, tôi phải đặt lại vấn đề đó. Nói cách khác là tự mình sửa đổi. Phương châm quan trọng nhất trong giai đoạn này là đổi mới tư tưởng, cải cách chính trị ".
Tú Anh (RFI)
Trung Quốc và chiến thuật "góp gió thành bão" ở Biển Đông
Hộ chiếu có bản đồ hình lưỡi bò, cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam
được quyền bắt giữ tàu nước ngoài trên biển Đông, là một vài trong số
nhiều hành động gần đây của TQ khiến các nước láng giềng phải lo ngại.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc trong một cuộc diễn tập ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, ảnh chụp trước đây. |
Đây cũng là những hành động nằm trong một chiến lược lâu dài có tính
toán của Trung Quốc đối với toàn khu vực. Việt Hà phỏng vấn giáo sư môn
quan hệ quốc tế trường đại học De la Salle, Philippines, ông Renato Cruz
de Castro về vấn đề này.
Gia tăng sức ép
Việt Hà: Thưa ông, ông nhận định thế nào về hành động mới đây của Trung Quốc cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu và bắt tàu nước ngoài hoạt động trong khu vực biển Đông?
Đầu năm chúng ta thấy Trung Quốc gây hấn với Philippines, và bây giờ là với Việt Nam. Cho nên đây chỉ là thuộc chiến thuật góp gió thành bão. - GS Renato Cruz de Castro
GS Renato Cruz de Castro: Theo tôi đánh giá thì hành động cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được quyền bắt giữ tàu nước ngoài chủ yếu là nhằm vào Việt Nam với khu vực quần đảo Hoàng Sa. Thực tế thì đúng là chỉ nhằm vào Việt Nam, không nhắm vào các nước đòi chủ quyền khác trên biển đông tuy nhiên hành động này cho thấy Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật góp gió thành bão. Hồi đầu năm chúng ta thấy Trung Quốc gây hấn với Philippines, và bây giờ là với Việt Nam. Cho nên đây chỉ là thuộc chiến thuật góp gió thành bão mà Trung Quốc vẫn đang thực hiện mà thôi. Tất nhiên nó chỉ áp dụng đối với tàu thuyên dân sự, không áp dụng với tàu chiến, nó là vấn đề về kiểm soát quyền chủ quyền. Tôi nhắc lại dù không phải trực tiếp nhưng hành động này cho thấy Trung Quốc đang gia tăng sức ép, với những nỗ lực dần dần để thực hiện việc kiểm soát khu vực biển Đông của họ.
Việt Hà: Như vậy là dù không liên quan trực tiếp đến Philippines, hành động này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến Philipines?
GS Renato Cruz de Castro: Đúng vậy bởi vì nó là chiến thuật góp gió thành bão, giống như điều đã xảy ra với khu vực bãi cạn scaborough shoal, Việt Nam không can dự, nhưng nó đã góp phần chia rẽ ASEAN. Cho nên khi sự việc xảy ra ở Scaborough Shoal, chúng tôi đã không hy vọng có sự phản ứng dữ dội từ phía Việt Nam vì nó không có liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Bây giờ cũng vậy, Việt Nam cũng không thể mong là Philippines có phản ứng mạnh với vấn đề về quyết định của tỉnh Hải Nam vì nó không liên quan trực tiếp đến Philippines. Nhưng nó đã tạo ra hố ngăn cách giữa Philippines và Việt Nam.
Gia tăng sức ép
Việt Hà: Thưa ông, ông nhận định thế nào về hành động mới đây của Trung Quốc cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu và bắt tàu nước ngoài hoạt động trong khu vực biển Đông?
Đầu năm chúng ta thấy Trung Quốc gây hấn với Philippines, và bây giờ là với Việt Nam. Cho nên đây chỉ là thuộc chiến thuật góp gió thành bão. - GS Renato Cruz de Castro
GS Renato Cruz de Castro: Theo tôi đánh giá thì hành động cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được quyền bắt giữ tàu nước ngoài chủ yếu là nhằm vào Việt Nam với khu vực quần đảo Hoàng Sa. Thực tế thì đúng là chỉ nhằm vào Việt Nam, không nhắm vào các nước đòi chủ quyền khác trên biển đông tuy nhiên hành động này cho thấy Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật góp gió thành bão. Hồi đầu năm chúng ta thấy Trung Quốc gây hấn với Philippines, và bây giờ là với Việt Nam. Cho nên đây chỉ là thuộc chiến thuật góp gió thành bão mà Trung Quốc vẫn đang thực hiện mà thôi. Tất nhiên nó chỉ áp dụng đối với tàu thuyên dân sự, không áp dụng với tàu chiến, nó là vấn đề về kiểm soát quyền chủ quyền. Tôi nhắc lại dù không phải trực tiếp nhưng hành động này cho thấy Trung Quốc đang gia tăng sức ép, với những nỗ lực dần dần để thực hiện việc kiểm soát khu vực biển Đông của họ.
Việt Hà: Như vậy là dù không liên quan trực tiếp đến Philippines, hành động này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến Philipines?
GS Renato Cruz de Castro: Đúng vậy bởi vì nó là chiến thuật góp gió thành bão, giống như điều đã xảy ra với khu vực bãi cạn scaborough shoal, Việt Nam không can dự, nhưng nó đã góp phần chia rẽ ASEAN. Cho nên khi sự việc xảy ra ở Scaborough Shoal, chúng tôi đã không hy vọng có sự phản ứng dữ dội từ phía Việt Nam vì nó không có liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Bây giờ cũng vậy, Việt Nam cũng không thể mong là Philippines có phản ứng mạnh với vấn đề về quyết định của tỉnh Hải Nam vì nó không liên quan trực tiếp đến Philippines. Nhưng nó đã tạo ra hố ngăn cách giữa Philippines và Việt Nam.
Philippines không thể can dự và Trung Quốc biết là từng nước ASEAN chỉ
có thể có phản ứng khi quyền lợi chính của họ bị nguy hiểm. Một lần nữa,
đây là chiến thuật góp gió thành bão.
Việt Hà: Trước khi đưa ra quyết định này, Trung Quốc đã cho in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu và khiến một loạt nước phản đối. Hai hành động này xảy ra rất gần nhau…
GS Renato Cruz De Castro: Họ đang thử, họ muốn xem phản ứng thế nào, nhưng tôi không nghĩ là họ sẽ lui bước. Đó là những cố gắng dần dần của họ. Chúng ta không thể biết năm tới sẽ là gì.
Việt Hà: Về cuộc họp mà Philippines mời các nước thuộc ASEAN tham dự liên quan đến vấn đề biển Đông bị hoãn lại, ông có nhận xét thế nào?
GS Renato Cruz De Castro: Nó đã không thể được thực hiện vì theo tôi biết thì Trung Quốc đã tạo được sức ép, cho nên cuộc họp đã bị hoãn lại. Theo tôi biết thì sức ép này là trên 4 nước thuộc ASEAN có chủ quyền trên biển Đông. Đây là điều tôi nghe chứ không phải là một trích dẫn cụ thể. Cho nên tôi nghĩ quyết định là hoãn lại.
Việt Hà: Trước khi đưa ra quyết định này, Trung Quốc đã cho in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu và khiến một loạt nước phản đối. Hai hành động này xảy ra rất gần nhau…
GS Renato Cruz De Castro: Họ đang thử, họ muốn xem phản ứng thế nào, nhưng tôi không nghĩ là họ sẽ lui bước. Đó là những cố gắng dần dần của họ. Chúng ta không thể biết năm tới sẽ là gì.
Việt Hà: Về cuộc họp mà Philippines mời các nước thuộc ASEAN tham dự liên quan đến vấn đề biển Đông bị hoãn lại, ông có nhận xét thế nào?
GS Renato Cruz De Castro: Nó đã không thể được thực hiện vì theo tôi biết thì Trung Quốc đã tạo được sức ép, cho nên cuộc họp đã bị hoãn lại. Theo tôi biết thì sức ép này là trên 4 nước thuộc ASEAN có chủ quyền trên biển Đông. Đây là điều tôi nghe chứ không phải là một trích dẫn cụ thể. Cho nên tôi nghĩ quyết định là hoãn lại.
Chia rẽ ASEAN
Việt Hà: Vậy ông có nghĩ là Trung Quốc đang thành công và sẽ tiếp tục thành công trong việc chia rẽ ASEAN?
GS Renato Cruz De Castro: Tôi nghĩ là mình đang nhìn thấy sự
kết thúc của ASEAN đến dần dần, họ đã từ từ chia rẽ khối ASEAN. Đó là
cách tân công của Trung Quốc được bắt đầu từ ngay đầu thế kỷ này. Trước
hết họ tìm cách xâm nhập ASEAN, và bây giờ họ đang cố gắng để gặt lấy
thành quả từ những nỗ lực trước đó của mình.
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về hoạt động của ASEAN trong năm nay?
Hoạt động của ASEAN năm qua thật là không tốt, nó cho thấy rõ rang sự chia rẽ trong nội bộ khối ASEAN. TQ đã nhìn thấy sự chia rẽ này và đã nới rộng hố ngăn cách này. - GS Renato Cruz de Castro
GS Renato Cruz De Castro: Kinh khủng, tôi có thể nói là hoạt động của
ASEAN năm qua thật là không tốt, nó cho thấy rõ rang sự chia rẽ trong
nội bộ khối ASEAN. Chia rẽ giữa những nước thuộc khối nằm trong lục địa,
và những nước thuộc khối có chủ quyền trên biển. Trung Quốc đã nhìn
thấy sự chia rẽ này và đã nới rộng hố ngăn cách này.
Việt Hà: Nếu nói như vậy thì có phải là chúng ta cũng nên tự xem xét bản thân ASEAN trước, tự trách mình trước khi trách Trung Quốc?
Việt Hà: Nếu nói như vậy thì có phải là chúng ta cũng nên tự xem xét bản thân ASEAN trước, tự trách mình trước khi trách Trung Quốc?
GS Renato Cruz de Castro: Nhưng phải nói lại là Trung Quốc đã tạo được
sức ép bởi vì ngay cả trong số 4 nước có tuyên bố chủ quyền gồm Brunei,
Indonesia, Malaysia và Philippines thì chúng ta cũng thấy có sự cách
biệt. Việt Nam và Philippines là những nước chủ động nhất trong tranh
chấp chủ quyền với Trung Quốc. Còn Brunei và Malaysia chỉ có tranh chấp ở
dạng lặng lẽ. Và sự mở rộng phạm vi chủ quyền trên biển của Trung Quốc
hướng trực tiếp vào Philippines với Việt Nam, đây là vấn đề về địa lý.
Việt Hà: Thưa ông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đang trên đường công du đến các nước châu Á trong đó có Philippines, ông đánh giá thế nào về chuyến đi này?
GS Renato Cruz de Castro: Theo tôi đây chỉ là chuyến đi mà ông ấy nói lời từ biệt. Ông ấy sắp rời Bộ ngoại giao. Thêm nữa là ông ấy muốn đánh giá xem những nỗ lực mà ông đã làm trong thời gian qua với vấn đề biển Đông thế nào. Tôi nghĩ câu hỏi bây giờ là liệu Mỹ có thể tiếp tục được những gì mà họ đã thực hiện. Liệu người kế nhiệm sẽ tập trung vào vấn đề biển Đông? Theo tôi thì ông đã làm rất tốt công việc của mình, đã khiến cho bộ Ngoại Giao Mỹ và chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải tập trung vào vấn đề biển Đông. Ông đã hoàn tất công việc mình rất tốt trong 4 năm qua nhưng bây giờ câu hỏi lớn là liệu điều này có thể được tiếp tục trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Việt Hà, phóng viên RFA
Việt Hà: Thưa ông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đang trên đường công du đến các nước châu Á trong đó có Philippines, ông đánh giá thế nào về chuyến đi này?
GS Renato Cruz de Castro: Theo tôi đây chỉ là chuyến đi mà ông ấy nói lời từ biệt. Ông ấy sắp rời Bộ ngoại giao. Thêm nữa là ông ấy muốn đánh giá xem những nỗ lực mà ông đã làm trong thời gian qua với vấn đề biển Đông thế nào. Tôi nghĩ câu hỏi bây giờ là liệu Mỹ có thể tiếp tục được những gì mà họ đã thực hiện. Liệu người kế nhiệm sẽ tập trung vào vấn đề biển Đông? Theo tôi thì ông đã làm rất tốt công việc của mình, đã khiến cho bộ Ngoại Giao Mỹ và chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải tập trung vào vấn đề biển Đông. Ông đã hoàn tất công việc mình rất tốt trong 4 năm qua nhưng bây giờ câu hỏi lớn là liệu điều này có thể được tiếp tục trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Việt Hà, phóng viên RFA
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Việt Nam phản đối kế hoạch của Trung Quốc lục soát tàu trên Biển Đông
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc không có hành động cản trở hoạt động
nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam tại
các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 13.12, trước đề nghị cho
biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ra quy định cho phép
cảnh sát biển kiểm tra lục soát tàu nước ngoài tại Biển Đông, Người Phát
ngôn Lương Thanh Nghị cho biết: “Chúng tôi đã bày tỏ quan điểm đối với
“Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam” ngày 4.12 vừa
qua".
Người phát ngôn nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc không có
hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu
cá và ngư dân Việt Nam tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Quy định phi lý trên do chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông qua và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2013.
Đăng Thúy(Dân Việt)
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh không biết Tổ Quốc lâm nguy?
Phạm Trần
- Như nước đến mùa lại lên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh một
lần nữa chứng minh là đội ngũ tay sai đắc lực của đảng Cộng sản Việt Nam
nhưng vô tích sự đối với dân khi tổ quốc lâm nguy.
Điều này được phản ảnh trong các diễn văn của Tổng Bí thư đảng CSVN
Nguyễn Phú Trọng và của Lãnh đạo tổ chức có trên 7 triệu đoàn viên tại
lễ khai mạc Đại hội lần thứ X tại Hà Nội ngày 12/12/2012. Một Ban Chấp
hành mới của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ được bầu cho nhiệm
kỳ 5 năm 2012-2017.
Nhưng trong bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng; diễn văn khai
mạc của Bí thư thường trực Trung ương đoàn Phan Văn Mãi và Báo cáo chính
trị của ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX không ai
nói đến, dù chỉ 1 chữ, tình hình Trung Cộng gia tăng áp lực lấn chiếm
biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy việc làm này không lạ, nhưng Đại hội của những người sẽ thay
thế lớp cha anh để bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn cho đảng đã phản ảnh rõ
hơn cái tâm địa chịu nhục cúi đầu không dám làm mất lòng người láng
giềng phương Bắc của lớp Lãnh đạo CSVN tương lai, dù biết anh hàng xóm
xấu bụng và quỷ quyệt chưa bao giờ giữ phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Ngược lại, hết người này đến người khác từ ông Trọng trở xuống đều
khẳng định tiếp tục kiện trì Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ
Chí Minh để “bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”!
Điều này cho thấy tư duy chính trị chai mòn, lạc hậu tiếp tục kiềm
chế Việt Nam trong vòng đai ý thức hệ với Trung Cộng vẫn được lớp trước
truyền lại cho lớp sau, bất kể người dân có muốn hay không!
Trung Cộng bây giờ, dưới thời tân Tổng Bí thư đảng Cộng sản Tập Cận Bình, không còn “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin” như Việt Nam nữa mà họ đã bước vào giai đoạn mới với “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.
Theo cách lý giải tại Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) 18,
kết thúc ngày 14/11/2012 thì Chủ nghĩa đặc sắc đặt trọng tâm vào “Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng “Ba đại diện” của nguyên Tổng Bí thư đảng Giang Trạch Dân”.
Chính sách “ba đại diện” dựa vào: Lực lượng sản xuất tiên tiến nhất
với kỹ thuật hiện đại; Văn hóa dân tộc tiên tiến; và Phục vụ cho quyền
lợi của đại chúng, thay vì chỉ tập trung vào hai thành phần nông dân và
công nhân lao động như thời kỳ tiền Đặng Tiểu Bình.
Vậy tại sao Lãnh đạo Việt Nam từ khi có chủ trương Đổi Mới năm 1986
thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, khóa đảng VI, đến ông Nguyễn Phú
Trọng, khóa đảng XI năm 2011, không ai dám dứt bỏ ràng buộc chính trị
với Trung Cộng để canh tân đất nước theo nhu cầu riêng của Việt Nam?
Đã có nghi ngờ về một “thỏa hiệp ngầm hai nước phải cùng nhau duy trì Chủ nghĩa Cộng sản” và “đồng ý giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ, khai thác Bauxite trên Tây Nguyên và hải đảo”
giữa ông Nguyễn Văn Linh và Giang Trạch Dân tại Hội nghị Thành Đô (Tứ
Xuyên, Trung Cộng) năm 1990 khi hai nước thảo luận bình thường hóa quan
hệ ngoại giao sau cuộc chiến biên giới năm 1979 cho nên các Lãnh đạo
Việt Nam sau ông Linh buộc phải giữ lời hứa để được Trung Cộng viện trợ
kinh tế và bảo vệ!
Nhưng người Trung Quốc đã trở mặt qua việc cưỡng ép chiếm thêm đất và biển của Việt Nam qua “Hiệp ước biên giới trên đất liền”, được hai bên ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 và “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.
NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Chẳng nhẽ ông Trọng và thế hệ sẽ thay ông lãnh đạo đảng và nhà nước
sau này không biết những mất mát tủi nhục này hay sao mà ông vẫn hù họa
trong Diễn văn rằng: “Các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động
chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt
nhằm làm cho nội bộ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và lôi kéo một bộ
phận thanh niên xa rời chủ nghĩa yêu nước, xem nhẹ truyền thống cách
mạng, ít quan tâm sinh hoạt chính trị, sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ
cá nhân.”
Nhưng điều được gọi là “chủ nghĩa yêu nước” là yêu đảng và yêu chủ
nghĩa Cộng sản “made in China” phải không? Hay ông muốn bảo ai chống
đường lối chính trị sai lầm của đảng đều thuộc dạng “các thế lực thù
địch” hết trọi?
Chẳng thế mà ông đã nói tiếp: “Các tổ chức đoàn cần chủ động nắm
bắt và dự báo tình hình tư tưởng thanh niên. Đổi mới nội dung và phương
thức giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục lý
tưởng cách mạng, truyền thống văn hóa, lịch sử của Đảng và dân tộc cho
thanh niên. Coi trọng giáo dục đoàn viên, thanh niên qua hoạt động thực
tiễn và các phong trào thi đua yêu nước. Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập
và làm theo lời Bác; xây dựng và thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, định
hướng giá trị nhân cách, làm cho thanh niên hiểu, có khả năng tự đề
kháng và tích cực đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch.”
Quá hay! Nhưng ông Trọng dư biết và đã nhìn nhận đang có “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”
dưới quyền ông đã mất phẩm chất, suy thoái tư tưởng, dẫm đạp lên nhau
để tranh chức tranh quyền và tham nhũng thối nát trên lưng người dân từ
bao nhiêu năm rồi?
Bằng chứng như trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ngày 31/12/2011 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, phổ biến ngày 16/1 (2012), đã chứng minh điều đó.
Nghị quyết viết: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng
Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết
điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng
tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức
đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Văn kiện quan trọng này còn nói: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể
cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ
nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài,
kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Lãnh đạo đương thời là thế đấy mà tại sao ông Trọng còn khuyên Thanh niên: “Bản
thân mỗi đoàn viên, thanh niên cần phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn
luyện, phấn đấu vươn lên để đảm đương trọng trách công việc trong thời
kỳ mới… Các cấp bộ đoàn cần coi trọng nhiệm vụ chăm lo xây dựng Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh về cả chính trị, tư
tưởng và tổ chức, xứng đáng là người bạn đồng hành của thanh niên và đội
dự bị tin cậy của Đảng. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên
cả trong nước và ngoài nước bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú;
khắc phục những biểu hiện hình thức, hành chính hóa trong công tác Đoàn.
Chú trọng nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ Đoàn, nhất
là chất lượng chính trị, tư tưởng và tính tiên phong, gương mẫu.”
Ông Trọng không nên lạc quan lôi kéo được “thanh niên ở ngoài nước”
về với đảng vì họ biết rất rõ đảng chẳng coi họ ra gì sau khi đã “vắt
hết nước”, nếu họ dại dột nghe theo lời mời ngon ngọt về giúp nước!
Bằng chứng đã có những “trí thức Việt kiều” về thử rồi phải chạy
mau vẫn còn đầy dẫy ra đấy. Cứ hỏi ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thì
rõ.
Nhưng ông Trọng vẫn “đổ nước đường” vào miệng Thanh niên khi ông bảo họ rằng: “Đảng
ta đã nhiều lần khẳng định: Thanh niên là một bộ phận nòng cốt của xã
hội, rường cột của dân tộc, là lực lượng xung kích của cách mạng và là
chủ nhân tương lai của đất nước; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là
đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là công tác mang tính
chiến lược có ý nghĩa sống còn của dân tộc.”
Tất nhiên phải đúng vì trong số trên 7 triệu đoàn viên, đã có khống
ít người đã được đảng sử dụng tiếp tay với Công an, Cảnh sát đi tấn
công các Thanh niên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Sài
Gòn và Hà Nội từ 2011 đến lần mới nhất ngày 9/12 (2012) vừa qua.
Hình ảnh “đội quân áo xanh” quàng tay nhau bao vây người dân oan
biểu tình đòi công bằng, chống bất công, chống cưỡng chế đất đai hay bên
ngoài Tòa án khi có xét xử các nhóm Nhà báo tự do, tranh đấu dân chủ,
hay mới nhất ngày 30 tháng 10/2012 trong vụ xử hai Nhạc sỹ Việt Khang và
Trần Vũ Anh Bình là bằng chứng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là “lực lượng xung
kích” đã hết lòng bảo vệ đảng để được hưởng lợi về sau!
PHAN VĂN MÃI
Đó cũng là lý do giải thích tại sao trong Diễn văn khai mạc, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Phan Văn Mãi đã bảo: “Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là Đại hội của
hành động, Đại hội của Khát vọng tuổi trẻ dựng xây đất nước. Với khẩu
hiệu hành động Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài,
đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những quyết
định của Đại hội thể hiện ý chí và khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ Việt
Nam được đem tài năng, sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh…”
Nhưng điều được gọi là “khát vọng” cũng chỉ là thứ “đặc quyền, đặc
lợi” dành riêng cho lớp Thanh niên con ông cháu cha, dòng dõi đảng chứ
không là của mọi Thanh niên, bất kể thành phần xã hội hay giai cấp giàu
nghèo.
Cho nên ông Mãi đã phải hứa cho thật nhiều để được Lãnh đạo đảng chú ý như ông nói tiếp: “Phải
làm sao đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn hơn nữa
để Đoàn thật sự là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, để nguy
cơ “một bộ phận thanh niên phai nhạt lý tưởng cách mạng, chạy theo lối
sống thực dụng, vọng ngoại, chủ nghĩa cá nhân” mà Đảng ta đã cảnh báo
được ngăn chặn, đẩy lùi.
Phải làm sao để các phong trào hành động cách mạng của thanh
niên thiết thực, hiệu quả và lan tỏa hơn nữa, đóng góp được nhiều hơn
nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà và hội nhập quốc tế.”
NGUYỄN ĐẮC VINH
Về phần mình, ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương
Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn khóa IX đã đọc Báo cáo chính
trị trước Đại hội.
Trong vô số thành tích, ông Vinh có đề cập đến các chiến dịch “Hành
trình vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”,
“Góp đá xây Trường Sa”, hay “Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải
đảo” có bước phát triển mới, góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên,
thanh niên về lãnh thổ và chủ quyền của Tổ quốc.”
Đây rõ ràng là là một cách nói khác để phô trương về giáo dục “bằng
nước bọt” về chủ quyền Quốc gia cho Thanh niên, nhưng bằng chứng hàng
trăm, nếu không là hàng ngàn ngư phủ Thanh niên nghèo khó khác đã và
đang là nạn nhân trực tiếp của lính Trung Cộng, ngụy trang “cảnh sát
biển” đi trên các tầu Hải giám ở quanh vùng đánh cá truyền thống Hoàng
Sa và Trường Sa mà có Thanh niên nào của đoàn, ngay cả lực lượng Cảnh
sát biển hay Hải quân Việt Nam bảo vệ, cứu nguy khi gặp nạn?
Hàng trăm ngư phủ Việt Nam đã bị cướp, bị bắn chết, bị đâm thủng
thuyền trong đêm tối và bắt phải chuộc tiền cứu mạng và phải ký giấy
nhìn nhận xâm phạm lãnh thổ Trung Cộng!
Và giờ đây, ngay trong tháng 12/2012, hàng ngàn tầu đánh cá của
Trung Cộng có Hải quân bảo vệ đã xâm nhập sâu vào tận vùng biển Đà Năng,
Phú Yên, Côn Sơn và trong vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam để đánh bắt tự
do mà nếu có gặp, Cảnh sát biển Việt Nam chỉ dám “cảnh cáo” rồi xua họ
đi chỗ khác!
Theo nhiều ngư dân Việt Nam, các tầu Trung Cộng chỉ chạy quanh rồi
quay trở lại tiếp tục đánh bắt thâu đêm suốt sáng, đèn pha sáng trưng
như dạ hội trên biển, để thu vét hàng ngàn tấn hải sản của Việt Nam mà
nhà nước Việt Nam vẫn chỉ biết giương mắt ra nhìn!
Ông Vinh còn khoe: “Trong 5 năm qua, toàn Đoàn đã giới thiệu cho
Đảng xem xét kết nạp hơn 522 nghìn đảng viên, tỷ lệ đảng viên mới được
kết nạp từ đoàn viên ưu tú ngày càng cao so với tổng số đảng viên được
kết nạp hàng năm, riêng năm 2011 đạt 67,5%.”
Hãnh diện thay cho những “người con” của cha anh đã có chân có rễ
trong đảng vì họ biết chắc rằng, tương lai đảng và quyền lợi sẽ nằm
trong tay họ!
Thế rồi, bằng một giọng quả quyết, ông Vinh nói trước mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và hàng trăm viên chức khác rằng: “Với
khát vọng tuổi trẻ dựng xây đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X kêu gọi toàn thể thanh thiếu nhi Việt Nam hãy
giương cao ngọn cờ vinh quang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tiếp bước
truyền thống cha anh, nắm chắc thời cơ, vận hội mới, quyết tâm khắc phục
mọi khó khăn, thách thức, gánh vác trọng trách, phấn đấu cùng toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vì Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, thanh niên anh dũng tiến lên!”
Tiếc thay, hai chữ “tiến lên” đã bị dùng sai chỗ và lịch sử sẽ đánh giá ông Vinh và đoàn TNCS Hồ Chí Minh sau này.
Đáng lẽ ra ông Vinh và đoàn viên của ông phải có mặt với đồng bào
trong các cuộc biểu tình chống tham vọng xâm chiếm biển đảo Việt Nam của
Trung Cộng đã diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội mới đúng.
Đàng này ông chỉ hô “anh dũng tiến lên” bằng nước bọt để bảo vệ
đảng, bảo vệ cho quyền lợi vật chất và địa vị của nhau trong đảng cầm
quyền thì vinh dự gì trước con mắt cú vọ đang đằng đằng sát khí của lính
Trung Quốc nhìn từ bên kia biên giới và ngoài Biển Đông vào Việt Nam?
Chẳng nhẽ ông Nguyễn Đắc Vinh không biết đất nước ông đang nằm trong tầm tay của người Trung Quốc?
(12/012)
Ba Khựa và món giỗ cha
Bác Thảo Dân bất ngờ quá, hôm qua thằng Ba Khựa mời bác sang ăn đám giỗ
cha. Đã mấy chục năm rồi lần đầu tiên nó mời bác sang ăn giỗ, bác chưa
hiểu thâm ý của thằng đồ tể này. Hôm rồi bờ ao nhà bác sạt một góc, bác
mới lội xuống xem sao, ai ngờ túm được một bó cần câu ba ba nó cắm chìm
dưới mặt nước. Hỏi, nói nhăn răng cười: Bác đa nghi Tào Tháo quá, là
hàng xóm của bác, sớm tối có nhau Ba Khựa đâu nỡ làm cái việc đốn mạt
câu trộm ba ba nhà bác. Tôi về đây làm láng giềng với bác, coi bác như
anh em họ mạc trong gia đình. Người ta vẫn bảo “Bán anh em xa mua láng
giềng gần”, anh em với nhau như môi với răng, môi hở thì răng lạnh. Tôi
đâu lỡ làm hại bác, xin bác cứ tin như vậy…
Nghe nó thao thao như vậy bác Thảo Dân chả thèm cãi vã với nó làm gì. Vả lại, bác có bắt được quả tang nó ngâm cần câu đâu, nên bác chỉ chửi một câu cho bõ tức:
- Kẻ đốn mạt ấy rồi cũng bị trời tru đất diệt vì thói ăn trộm, ăn cướp thôi. Trời có mắt chứ không mù đâu…
Ba Khựa nhăn răng ra cười, giọng nó ngọng nghịu
- Cái pác (bác) này, ngoa ngoắt hơn cả đám tàn pà (đàn bà) lớ…
Bác Thảo Dân là người đầu tiên tới đám giỗ nhà Ba Khựa, nó ra tận cổng đón, miệng rối rít:
- Cảm ơn pác Thảo Dân nhiều đấy, hảo lớ à…
Bác đặt đĩa hoa quả và chiếc phong bì lên bàn thờ, vừa thắp hương bác vừa quan sát những đồ cúng bố của thằng Ba Khựa. Trên mâm cơm cúng nhà nó, chính giữa là chiếc lưỡi bò, một bát cà la thầu, một bát miến xào lòng gà cùng với món bóng bì, hai chiếc bánh bao…Có một điều rất lạ, nằm cạnh cái lưỡi bò là con dao nhọn buộc chỉ đỏ. Bác chưa hiểu nó thờ dao nghĩa là sao. Có phải con dao cha con nó dùng chặn đường cướp của nơi biên ải hay là con dao chọc tiết lợn? Đúng lúc đó thằng Khò Me tới, giọng nó oang oang ngoài sân:
- Tôi mà lên chức trưởng thôn thì giới thiệu Ba Khựa chức phó thôn đấy…
Ba Khựa cười hô hố:
- Cái thằng mổ lợn như tôi mà lên chức trưởng thôn thì trời sập. Nhưng biết đâu đấy, Trương Phi xuất thân là anh bán rượu, Lưu Bị là anh đan giày, dệt chiếu nhưng có chí đã trở thành anh hùng trong thiên hạ…
Bác Thảo Dân vừa thắp nén hương xong thì có người tận Lạng Sơn tới đăng ký mua ba ba giống, nên bác vội cáo lỗi ra về, không biết trong đám giỗ cha nhà Ba Khựa tới uống rượu có những ai, họ nói những chuyện gì. Nhưng sáng nay vừa bảnh mắt ra đã thấy vợ chồng Ba Khựa quát tháo om xòm, bác ngó sang mới hay cái lưỡi bò Ba Khựa cúng cha bị con mèo tha mất. Vốn tuổi chuột nên Ba Khựa chỉ biết quát vợ chửi con, chứ không dám động vào con mèo đang gừ gừ tha chiếc lưỡi bò vào gậm tủ.
Kể lại chuyện cái lưỡi bò mà Ba Khựa cúng cha bị mèo tha mất, lão Cò cười rung bả vai:
- Bọn vẽ đường lưỡi bò và kẻ cúng lưỡi bò chỉ sợ “mẽo” thôi nhá…
- Lão nói gì tôi chả hiểu- Bác Thảo Dân ngạc nhiên hỏi lại.
Lão Cò không đáp chỉ cười khục khục trong cổ vẻ sung sướng lắm…
Nghe nó thao thao như vậy bác Thảo Dân chả thèm cãi vã với nó làm gì. Vả lại, bác có bắt được quả tang nó ngâm cần câu đâu, nên bác chỉ chửi một câu cho bõ tức:
- Kẻ đốn mạt ấy rồi cũng bị trời tru đất diệt vì thói ăn trộm, ăn cướp thôi. Trời có mắt chứ không mù đâu…
Ba Khựa nhăn răng ra cười, giọng nó ngọng nghịu
- Cái pác (bác) này, ngoa ngoắt hơn cả đám tàn pà (đàn bà) lớ…
Bác Thảo Dân là người đầu tiên tới đám giỗ nhà Ba Khựa, nó ra tận cổng đón, miệng rối rít:
- Cảm ơn pác Thảo Dân nhiều đấy, hảo lớ à…
Bác đặt đĩa hoa quả và chiếc phong bì lên bàn thờ, vừa thắp hương bác vừa quan sát những đồ cúng bố của thằng Ba Khựa. Trên mâm cơm cúng nhà nó, chính giữa là chiếc lưỡi bò, một bát cà la thầu, một bát miến xào lòng gà cùng với món bóng bì, hai chiếc bánh bao…Có một điều rất lạ, nằm cạnh cái lưỡi bò là con dao nhọn buộc chỉ đỏ. Bác chưa hiểu nó thờ dao nghĩa là sao. Có phải con dao cha con nó dùng chặn đường cướp của nơi biên ải hay là con dao chọc tiết lợn? Đúng lúc đó thằng Khò Me tới, giọng nó oang oang ngoài sân:
- Tôi mà lên chức trưởng thôn thì giới thiệu Ba Khựa chức phó thôn đấy…
Ba Khựa cười hô hố:
- Cái thằng mổ lợn như tôi mà lên chức trưởng thôn thì trời sập. Nhưng biết đâu đấy, Trương Phi xuất thân là anh bán rượu, Lưu Bị là anh đan giày, dệt chiếu nhưng có chí đã trở thành anh hùng trong thiên hạ…
Bác Thảo Dân vừa thắp nén hương xong thì có người tận Lạng Sơn tới đăng ký mua ba ba giống, nên bác vội cáo lỗi ra về, không biết trong đám giỗ cha nhà Ba Khựa tới uống rượu có những ai, họ nói những chuyện gì. Nhưng sáng nay vừa bảnh mắt ra đã thấy vợ chồng Ba Khựa quát tháo om xòm, bác ngó sang mới hay cái lưỡi bò Ba Khựa cúng cha bị con mèo tha mất. Vốn tuổi chuột nên Ba Khựa chỉ biết quát vợ chửi con, chứ không dám động vào con mèo đang gừ gừ tha chiếc lưỡi bò vào gậm tủ.
Kể lại chuyện cái lưỡi bò mà Ba Khựa cúng cha bị mèo tha mất, lão Cò cười rung bả vai:
- Bọn vẽ đường lưỡi bò và kẻ cúng lưỡi bò chỉ sợ “mẽo” thôi nhá…
- Lão nói gì tôi chả hiểu- Bác Thảo Dân ngạc nhiên hỏi lại.
Lão Cò không đáp chỉ cười khục khục trong cổ vẻ sung sướng lắm…
http://trannhuong.com/tin-tuc-14495/ba-khua-va-mon-gio-cha.vhtm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét